Thực Phẩm
HongYen 10.07.2005 04:34:15 (permalink)
Thứ sáu, 8/7/2005, 09:30 GMT+7

Muối giả tràn lan ở Trung Quốc

Nạn bán muối giả có dán nhãn chứa iốt đang tăng lên ở Trung Quốc và giới chức y tế nước này khuyến cáo rằng nó sẽ gây ra sự rối loạn phát triển cho trẻ sơ sinh.

Khoảng 30% số muối ăn ở Tây Tạng và 16% ở Bắc Kinh thiếu iốt, theo kết quả cuộc khảo sát do Bộ Y tế Trung Quốc tiến hành và công bố hôm qua. Tình trạng thiếu iốt cũng rất phổ biến ở khu tự trị Tân Cương, tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Hải Nam, Thanh Hải và Trùng Khánh.

Thiếu iốt trong thực phẩm có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, điếc và các rối loạn khác đồng thời tăng nguy cơ sảy thai đối với phụ nữ mang bầu.

"Nạn bán muối iốt giả tràn lan ở Bắc Kinh", Li Sumei, giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia về rối loạn do thiếu iốt, cho biết. "Người tiêu dùng thường không thể phân biệt được muối thường và muối giả iốt vì tất cả các gói đều giống nhau và đều in chữ 'có iốt'".

Báo cáo kể trên đổ lỗi cho các nhà sản xuất và cho rằng họ đã vi phạm sự độc quyền của chính phủ trong việc sản xuất muối iốt khi tung ra muối iốt giả.

Thiếu iốt là nguyên nhân của 80% trong số 10,17 triệu trường hợp trẻ em có vấn đề về phát triển ở Trung Quốc. "Ở một số khu vực, người dân không hiểu mức độ quan trọng của muối iốt và có rất ít kiến thức về các rối loạn do thiếu iốt gây ra. Vì thế, loại muối iốt giả và rẻ tiền mới tràn ngập thị trường", Li nói.

Trung Quốc là nước sản xuất muối lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.

Ngọc Sơn (theo Xinhua

http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2005/07/3B9DFE5F/
#1
    HongYen 10.07.2005 04:52:32 (permalink)


    Thứ sáu, 8/7/2005, 08:00 GMT+7

    Dứa ép có thể chống ung thư

    Các nhà khoa học Australia vừa tìm ra hai phân tử đặc biệt trong quả dứa chống lại tế bào ung thư rất tích cực. Phát hiện mới có thể đưa đến dòng thuốc thế hệ mới.

    Một phân tử gọi tắt là CCZ, có khả năng kích thích hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư. Phân tử kia là CCS, giúp khống chế protein Ras chuyên gây lỗi trong 30% của tất cả các loại ung thư.

    "CCS và CCZ có thể kìm hãm khả năng di căn của các tế bào ung thư, điển hình là ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng và da", thành viên nhóm nghiên cứu Tracey Mynott cho biết, "Cách thức hoạt động của chúng hoàn toàn khác với bất kỳ loại thuốc nào hiện nay".

    Nhóm nghiên cứu đang tập trung tìm hiểu nguyên nhân vì sao loại quả giàu enzyme này lại có tác dụng mạnh lên chất liệu sinh học. Nếu thành công, hai phân tử trên sẽ đại diện cho cách thức hoàn toàn mới trong điều trị bệnh.

    CCS và CCZ được chiết xuất từ lõi dứa ép, vốn được dùng để làm mềm thịt, lọc bia...

    Mỹ Linh (theo AFP)

    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/07/3B9DFE71/

    #2
      HongYen 22.07.2005 16:29:24 (permalink)
      Khoáng chất

      Thursday, July 14, 2005


      Bác Sĩ Nguyên Thế Thứ, DC. PhD.


      Nguồn gốc


      Cơ thể con người khi được phân chất bao gồm một hợp chất hóa học hữu cơ, vô cơ và nước. Hợp chất hóa học hữu cơ gồm có chất đạm, chất đường, chất béo. Các chất nầy được kết hợp bởi các phân tử Carbon, Oxygen, Hydrogen và Nitrogen. Nước và chất hữu cơ chiếm 96% sức nặng của cơ thể. Còn 4% là chất hóa học vô cơ. Khi cơ thể con người bị đốt cháy, các chất hữu cơ và nước bị cháy hết biến mất, chỉ còn lại chất hóa học vô cơ đọng lại thành tro. Các chất vô cơ nầy được gọi là khoáng chất. Phân chất các khoáng chất trong cơ thể sau khi bị đốt cháy thành tro, người ta thấy có khoảng trên 31 phân tử khác nhau được chia làm bốn loại:

      - Loại thiết yếu cho cơ thể và có số lượng lớn cần trên 100 milligram mỗi ngày là:

      1. Calcium - Ca (Canxi)

      2. Phosphorus - P (Phospho)

      3. Sodium - Na (Natri)

      4. Potassium - K (Kali)

      5. Chlorine - Cl (Clo)

      6. Magllesium - MG (Mage)

      7. Sulfur - S (Lưu huỳnh)

      - Loại thiết yếu cho cơ thể nhưng chỉ cần một số lượng nhỏ khoảng vài milligram mỗi ngày như:

      1. Iron - Fe (Sắt)

      2. Copper - Cu (Ðồng)

      3. Cobalt - Co (Coban)

      4. Zinc - Zn (Kẽm)

      5. Manganese - Mn (Mangan)

      6. Iodine - I (Iốt)

      7. Molybdenum - Mo (Môlípođen)

      8. Selenium - Se (Selen)

      9. Fluorine - F (Flo)

      10. Chromium - Cr (Crôm)

      - Loại có thể là cần thiết cho cơ thể và chỉ cần một số lượng rất nhỏ như:

      1. Tin - Sn. (Thiếc)

      2. Nickel - Ni (Kền)

      3. Silicon - Si (Silic)

      4. Vanadium - V (Vanađi)

      - Loại c6 rất ít không đáng kể có thể bị nhiễm vào cơ thể như:

      1. Lead - Pb (Chì)

      2. Cadmium - Cd (Cadimi)

      3. Mercury - Mg (Thủy ngân)

      4. Arsenic - As (Asen)

      5. Barium - Ba (Bari)

      6. Strontium - Sr (Stronti)

      7. Aluminum - Al (Nhôm)

      8. Boron - B (Bo)

      9. Lithium - Li (Lithi)

      10. Beryllium - Be. (Berili)

      11. Rubidium - Rb (Rubidi)

      12. Silver - Ag (Bạc)

      13. Antimony - Sb (Antimon)

      14. Gold - Au (Vàng)

      15. Bismuth - Bi (Bitmut)

      16. Gallium - Ga (Gali)

      Các loại khoáng chất kể trên kết hợp trong cơ thể dưới hình thức điện giải. Khoáng chất thuộc kim loại hợp thành dương điện như Calcium (Ca+), Potassium (K+) và Sodium (Na+) là các chất có điện dương. Các chất không phải là kim loại hợp thành âm điện như Chlorine (Cl), Sulfure (S) và Phosphore (P) là các chất có điện âm.


      Công dụng


      Khoáng chất giữ vai trò rất quan trọng cho sự sống của sinh vật:

      - Kiến tạo cơ thể. Khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong sự kiến tạo xương, răng làm cho rắn chắc, điều hòa sự sống của các tế bào, giữ vai trò xúc tác cho các chất điều tố, các chất chuyển mạch thần kinh.

      - Ðiều hòa hoạt động của cơ thể. Khoáng chất duy trì sự quân bình âm dương trong cơ thể, quân bình giữa độ Acid và độ kiềm trong cơ thể để mực độ pH luôn luôn ở gần độ trung tính cho sự sống được điều hòa.

      - Quân bình nước trong cơ thể: Trong cơ thể gồm có hai loại dung dịch nước được gọi là nước ở trong tế bào và nước ở ngoài tế bào. Nước ở ngoài tế bào là huyết thanh trong máu, và huyết thanh ở giữa tế bào nầy với tế bào khác. Dung dịch nước trong tế bào có các khoáng chất được tổng hợp lại có tổng số điện thế là âm và nước ở ngoài có các khoáng chất tổng hợp lại có điện thế là dương. Khi máu được chuyển vận đến các tế bào dưới áp suất mạnh, huyết thanh được thấm thấu vào trong tế bào, khoáng chất phối hợp với các chất đạm và chất béo như Phosphoproteins, Phospholipids để điều hòa số lượng nước trong và ngoài tế bào.

      - Chuyển mạch thần kinh. Khoáng chất giữ vai trò chính trong sự chuyển mạch thần kinh cho ta cảm giác. Khoáng chất Sodium có nhiều ở ngoài tế bào đo được 142mEq/L trong khi đó trong tế bào chỉ có 10mEq/L và Potassium nhiều ở trong tế bào đo được 141mEq/L, bên ngoài tế bào Potassium chỉ có 5mEq/L khi có một chuyển động nhẹ Sodium thấm thấu vào bên trong tế bào và Potassium thấm thấu ra bên ngoài tế bào làm cho bên trong tế bào trở nên dương điện và bên ngoài tế bào trở thành âm điện tạo thành một phản ứng dây chuyền chuyển mạch thần kinh cho ta cảm giác, và Calcium được biết đóng vai phụ giúp cho Sodium vào trong tế bào được dễ dàng.


      Giữ vai trò quan trọng trong các chất điều tố


      Nhiều chất điều tố phải cần có khoáng chất mới có thể tác động được và khoáng chất giữ vai trò kích điều tố trợ giúp cho các chất điều tố tác dụng vào các hoạt động của cơ thể.

      Ngoài ra còn nhiều công dụng khác như làm đông máu, làm các tế bào máu, giúp cho sự tăng trưởng và có thể tạo ô nhiễm bệnh hoạn cho cơ thể.

      Tất cả các khoáng chất được đem vào cơ thể do thực phẩm ăn hằng ngày và khoáng chất có thể tiêu hủy khi bị nấu chín.

      Các khoáng chất cần cho cơ thể được trình bày sau đây.


      Calcium và Phosphorus


      Trong cơ thể con người, Calcium và Phosphorus có liên hệ mật thiết với nhau và giữ vai trò chính trong xương, 99% tổng số Calcium và 85% tổng số Phosphorus trong cơ thể đóng tại xương.

      Và tỷ số Calcium và Phosphorus trong xương hầu như không thay đổi lúc nào cũng theo tỷ lệ 2:1, bất cứ sự thay đổi nào về số lượng của khoáng chất nầy cũng ảnh hưởng tới khoáng chất kia. Ngay trong cơ thể có một hạch tuyến có trách nhiệm điều hòa số lượng Calcium và Phosphorus là hạch tuyến giáp trạng và phó giáp trạng ở cổ. Hạch phó giáp trạng tiết ra chất điều tố phó giáp trạng nhiều thì Calcium được thẩm thấu vào nhiều và đồng thời Phosphorus cũng bị bài tiết ra nhiều. Nếu hạch phó giáp trạng tiết ra ít chất điều tố phó giáp trạng thì số lượng Calcium trong cơ thể ít và số lượng Phosphorus được giữ lại cơ thể nhiều. Hạch tuyến giáp trạng tiết ra chất điều tố Calcitonin, chất nầy có trách nhiệm giảm số lượng Calcium trong máu khi thấy số lượng Calcium trong máu quá cao và sự kiểm soát hồi chỉnh lúc nào cũng điều hòa số lượng Calcium và Phosphorus trong cơ thể theo tỷ lệ vào khoảng 2:1. Trung bình mỗi một trăm phân khối máu có từ 9 đến 11 mg Calcium và 4 đến 5mg Phosphorus. (9-11mg/100mL Calcium và 4-5mg/100mL Phosphorus).

      tiếp....
      #3
        HongYen 22.07.2005 16:34:26 (permalink)
        tiếp....

        Calcium


        Calcium là chất chiếm số lượng nhiều nhất trong số khoáng chất trong cơ thể khoảng 2% tổng số sức nặng của cơ thể hay 40% tổng số khoáng chất trong cơ thể, 99% tổng số Calcium trong cơ thể được thấy trong xương và răng, 1% số còn lại trong máu, và trong các tế bào khác trợ giúp trong các hoạt động biến năng.

        Số lượng Calcium được đem vào cơ thể được thẩm thấu nhiều nhất tại phần trên của ruột non vào máu. Sự thẩm thấu nầy tùy thuộc vào ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời, cơ thể được phơi bày ra nắng nhiều hay ít, những tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời tác dụng vào da thịt tạo nên Vitamin D hoặc uống Vitamin D và tùy thuộc ở tuổi tác già trẻ, nam hay nữ. Theo sự nghiên cứu và khảo sát của các nhà khoa học thì trẻ em đang tuổi trưởng thành có thể thẩm thấu vào máu được tới 70% số lượng Calcium được đem vào cơ thể. Trong khi đó người lớn chỉ có thể thẩm thấu được tới tối đa từ 30% đến 60% số lượng Calcium ăn vào cơ thể (5) và những người già nhiều khi chỉ thẩm thấu được khoảng 10% số lượng Calcium ăn hay uống (7).

        Những đồ ăn giúp cho sự thẩm thấu Calcium gia tăng là các loại Amino acid như Lysine, Arginine, Vitamin D, Coca, đậu nành, rau dền. Những thực phẩm làm giảm sự thẩm thấu là những loại thực phẩm có nhiều chất Phosphorus như gạo lức (6), cám, lúa mì, những đồ ăn có chất kiềm. Các ảnh hưởng khác giảm sự thẩm thấu như thời gian tiêu hóa quá mau, không vận động, buồn chán, dùng thuốc Cortisol, thuốc ngăn ngừa kinh phong. Ðàn ông thẩm thấu Calcium vào nhiều hơn đàn bà (7) đó là lý do có thể giải thích được đàn bà bị bệnh Osteoporosis (xốp xương, loãng xương) nhiều hơn đàn ông.

        Số lượng Calcium không thẩm thấu được vào máu bị đào thải qua đường đại tiện không những chỉ có số lượng Calcium ăn vào mà còn có số lượng Calcium được tế bào của ruột tiết ra không được tái thẩm thấu trở lại, khoảng chừng 15%. Số lượng Calcium được tế bào ruột tiết ra bị đào thải qua đường đại tiện trung bình khoảng 130mg mỗi ngày. Số lượng Calcium trong cơ thể còn bị thải ra qua đường mồ hôi mất đi khoảng từ 20 đến 350mg mỗi ngày tùy theo ra mồ hôi nhiều hay ít (8) và có thể lên tới 1.000mg mỗi ngày nếu một người thợ làm việc trong tình trạng nóng bức.

        Khi Calcium vào được máu đi nuôi tế bào, máu lưu thông trong cơ thể đều phải liên tục qua thận để lọc. Mỗi trái thận có trên một triệu bộ phận lọc được gọi là phẫu cầu thận, mỗi một phẫu cầu thận có một cái như cái rổ để lọc được gọi là túi lược và túi Bowman có ống dài nối với những ống lớn tích lũy nước tiểu.

        Chung quanh ống nầy có mạch máu quấn quanh. Máu được đổ vào túi lược, tất cả huyết thanh được chảy qua túi lược xuống túi Bowman, những chất bổ dưỡng, nước được thẩm thấu trở lại mạch máu bao quanh ống lọc, chất cặn bã dư thừa được tích lũy thành nước tiểu đào thải ra ngoài. Các tế bào của máu như hồng huyết cầu, bạch huyết cầu tiếp tục chạy theo mạch máu hòa vào với huyết thanh được thẩm thấu trở lại sau khi đã được lọc những chất bẩn. Mỗi ngày có khoảng 10.000mg Calcium được lọc qua túi lược và bị bài tiết qua nước tiểu khoảng 100 đến 150mg Calcium. Một người bình thường có thận khỏe mạnh số lượng Calcium được thẩm thấu trở lại máu lên tới 99% (9) (10) (11).

        Tóm lại một người lớn mỗi ngày ăn vào khoảng 1.000mg Calcium, số lượng được thấm thấu vào máu khoảng 40% nghĩa là khoảng 400mg. Trong khi đó cơ thể tiết ra và bài tiết theo đường đại tiện khoảng 130mg, theo mồ hôi khoảng 100mg và bài tiết theo thận qua đường tiểu tiện khoảng 100mg. Tổng số bài tiết khoảng 330mg Calcium.


        Calcium trong máu (huyết thanh)


        Số lượng Calcium trong máu được thấy qua ba trạng thái: (a) Calcium phối kết với chất đạm; (b) Ðiện ứng hóa Calcium (Ca++) và (c) Calcium hợp với chất hữu cơ như Citrate, hoặc chất vô cơ như Sulfate và Phosphate.

        Trong huyết thanh, Calcium phối kết với chất đạm chiếm khoảng 46% tổng số, phần lớn phối kết với bạch đạm (81%) số còn lại 19% phối kết với cầu đạm. Số lượng điện ứng hóa Calcium trung bình khoảng 50% tổng số hay 5mg/100mL, khi số lượng nầy xuống thấp, máu thiếu Calcium đưa đến run rẩy tay chân, bắp thịt co giựt, vọp bẻ, tim đập giựt nhói, bị thiếu lâu ngày sinh ra mắt có màng, tay chân thỉnh thoảng bi tê, mất cảm giác, ảnh hưởng tới thần kinh suy yếu.

        Nếu số lượng Ca++ trên lên quá cao, máu quá nhiều Calcium, đưa đến chóng mặt, nôn mửa, mệt mỏi cơ thể, táo bón, áp huyết cao, đái đêm, đái nhiều, bắp thịt suy yếu, sinh sạn thận. Tất cả các triệu chứng trên biến mất khi mức độ Calcium trở lại bình thường (12).

        Nếu trong máu thiếu Calcium, nên uống bổ túc thêm Calcium với số lượng khoảng 1.000mg đến 1.500mg mỗi ngày, Calcium viên thường có Calcium Gluconate (9% Calcium), Calcium lactate (13% Calcium) Calcium Carbonate là tốt hơn cả, không nên uống Calcium Chloride hại bao tử, và nên ăn những đồ ăn có nhiều Calcium.


        Calcium trong xương


        Xương được cấu tạo bằng một màng lưới sơ Collagen mọc ngang, dọc theo một khuôn được gọi là khuôn lưới. Những sơ Collagen nầy vài ngày sau trở thành Osteoid, giống như sụn, và từ tủy xương một loại tế bào nhân gọi là Osteoblast và Osteoclast tới vướng đọng tại khuôn lưới. Osteoclast trở thành Osteocytes là tế bào xương, sau đó ít ngày cho tới vài tuần một loại muối khoáng chất Calcium gồm có Calcium, Phosphorus và một số khoáng chất khác được gọi là Hydroxyapatite (Ca10(PO4)6(OH2) đóng đọng vào giữa khuôn lưới làm cứng lại thành xương vững chắc giống như xi măng cốt sắt vậy. Cùng lúc đó mạch máu và dây thần kinh mọc trong khuôn lưới.

        Xương được liên tục đóng đọng muối khoáng Calcium do tế bào Osteoblast và sau đó tế bào Osteoclast soi rỗng mất chất muối khoáng, nhiều khi lỗ rỗng tới 1mm đường kính. Ngoại trừ thời kỳ xương đang mọc, tế bào Osteoblast đóng đọng muối khoáng Calcium đầy đủ cho xương lại biến đổi thành tế bào Osteoclast soi rỗng mất chất muối khoáng. Những tế bào nầy thay đổi cùng một lúc đều nhau làm cho toàn bộ xương không bị thay đổi độ cứng rắn của xương.

        Sự biến đổi xương nầy tùy thuộc vào tuổi tác. Trẻ em sơ sinh tới một tuổi sự biến đổi tới 100% mỗi năm và giảm dần còn khoảng 10% đến tuổi trưởng thành. Khi lớn tuổi ở tuổi 25 xương không mọc dài ra được sự biến đổi khoảng từ 2 đến 4% mỗi năm theo bề ngang.

        Số lượng Calcium đóng đọng tại xương trong thập niên đầu tiên của trẻ em khoảng 150mg mỗi ngày. Trong thời kỳ trưởng thành mỗi ngày Calcium đóng động khoảng từ 275mg đến 500mg mỗi ngày, đến tuổi 40 đến 50 xương dần dần bị rỗng, nhất là đàn bà, tổng số lượng xương khối bị giảm.

        Những nguyên nhân đóng đọng muối khoáng Calcium, sự biến đổi các tế bào làm đóng đọng và soi rỗng xương, cùng những tiến trình phát triển và suy thoái xương theo tuổi tác hiện chưa được rõ, nhiều giả thuyết nêu lên nhưng không được đứng vững.


        Công dụng của Calcium


        Ngoài công dụng chính là kiến tạo xương, răng, Calcium còn giúp cho sự chuyển mạch thần kinh.

        Khi mạch thần kinh chuyển đến chỗ tiếp nối dây thần kinh với bắp thịt thì Calcium khích động để tiết ra một hóa chất gọi là Acelylcholine giúp cho sự chuyển mạch qua chỗ tiếp nối. Calcium giúp cho bắp thịt co, giãn, điều hòa, giúp cho máu đông (xem phần Vitamin K) giúp cho sự chuyển vận qua màng tế bào, giúp cho sự thẩm thấu Vitamin B2.

        Thiếu Calcium ở trẻ em đưa đến bệnh Ricket, chậm lớn, người lớn thiếu Calcium sinh bệnh Osteomalacia, bệnh Osteoporosis. Các bệnh nầy được bàn kỹ trong chương sau.

        Mức độ Calcium trong cơ thể thấp đưa đến sự nhiễm độc làm cho cơ thể giữ lại quá nhiều kim loại như nhiều Calcium sinh ra bệnh áp huyết cao, làm co mạch máu tại thận, làm hỏng thận (15). Thiếu Calcium làm cho chất Fluoride trong cơ thể gia tăng đưa tới mất men răng, răng bị mục và xương bị mục (15).


        Nhu cầu dưỡng sinh


        Số lượng Calcium được đề nghị hằng ngày cho người lớn là 800mg. Số lượng nầy căn cứ vào số lượng Calcium bị mất đi hằng ngày khoảng 320mg và sự thẩm thấu Calcium vào máu khoảng 20-30%, số lượng đề nghị được coi như quân bình Calcium hằng ngày.

        Nhưng những người già phải cần số lượng nhiều hơn để tránh khỏi bệnh xốp xương nên dùng khoảng 1.000mg mỗi ngày, những người có thai và cho con bú là 1.200mg mỗi ngày. Trẻ em từ 1 đến 10 tuổi cần 800mg mỗi ngày (13) (xem bảng 6-2, Nhu cầu dưỡng sinh Calcium)

        Thực phẩm có nhiều Calcium như sữa, các loại rau màu xanh, thịt, cá.

        tiếp.....
        #4
          HongYen 22.07.2005 16:37:23 (permalink)
          tiếp...

          Phosphorus


          Công dụng

          Phosphorus đứng hàng thứ hai trong số khoáng chất trong cơ thể, khoảng 1% tổng số sức nặng của cơ thể hay 22% tổng số khoáng chất trong cơ thể. 85% Phosphorus được thấy trong xương, số còn lại trong các tế bào của cơ thể. Phosphorus trong cơ thể hợp với các hóa chất khác gọi là Phosphate, thường dưới trạng thái điện ứng PO. Ðiện ứng Phosphate (PO) rất thiết yếu cho sự biến năng chất đường, chất đạm và chất béo có tác dụng như một khích điều tố góp phần tạo ra năng lượng. Phosphate còn có trách nhiệm quân bình Acid và kiềm trong cơ thể để độ pH được điều hòa, giúp cho sự trưởng thành và phát triển của xương, điều hòa các hoạt động biến năng của các loại B Vitamin.

          Trong điều kiện bình thường, Phosphate được đem vào cơ thể có thể thẩm thấu vào máu qua ruột non, sự thẩm thấu có thể từ 70% đến 90% số lượng ăn vào và bình thường hằng ngày có thể thẩm thấu từ 1.000mg đến 1.500mg. Số lượng bài tiết qua đường đại tiện do ruột tiết ra khoảng 200mg mỗi ngày. Số lượng bài tiết qua đường tiểu tiện khoảng từ 600mg đến 900mg mỗi ngày. Các chất kích thích tố tăng trưởng, thuốc Cortisol tăng cường sự bài tiết Phosphorus. Các chất điều tố tuyến giáp trạng và phó giáp trạng giảm sự bài tiết (17).

          Phosphorus trong một tế bào có khoảng 75mEq/L và ở ngoài tế bào chỉ có 4mEq/L.

          Phosphorus ở trong máu dưới hai dạng thức điện ứng: Monohydrogen Phosphate (HPO) chiếm 85% số lượng và Dihydrogen Phosphate (H2PO) số còn lại. Trung bình trong máu có khoảng từ 3mg tới 4mg/100mL máu, trẻ em có nhiều hơn khoảng từ 5 đến 6mg/100mL máu, nếu số lượng Phosphate trong máu giảm, đưa đến sự tăng độ pH trong máu và cơ thể lấy Phosphate trong tế bào ra để đưa vào máu sinh ra các bệnh về tim, sạn thận, đái đường, đau bắp thịt, thần kinh bấn loạn. Sự thiếu Phosphate nầy thường thấy trong những người nghiện rượu, những người bị đói, những người bị bệnh không thể ăn được phải chích đồ ăn vào máu, quá nhiều điều tố phó giáp trạng, bệnh gan và uống quá nhiều các loại thuốc đau bao tử (18) (19).

          Quá nhiều Phosphate do phó giáp trạng bị hư không tiết ra đủ chất điều tố có thể đưa đến kinh phong, tê giật tay chân.

          Nhu cầu dưỡng sinh: Giống như Calcium khoảng 800mg Phosphorus mỗi ngày. (Xem bảng 6-5, Nhu cầu dưỡng sinh cho Phosphorus) (13).

          Thực phẩm có nhiều Phosphorus trong hầu hết các loại thực phẩm và số lượng rất nhiều, nhiều nhất trong thịt, cá, sữa. Do đó các nhà dinh dưỡng không chú ý nhiều đến nhu cầu dưỡng sinh Phosphorus mấy, vì không bao giờ bị thiếu (Xem bảng 6-6, Phosphorus trong thực phẩm).

          tiếp...
          #5
            HongYen 22.07.2005 16:40:11 (permalink)
            tiếp...

            Magnesium


            Magnesium đứng hàng thứ tư trong số các khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể và là chất đứng hàng thứ hai sau Potassium ở trong tế bào. Phần lớn Magnesium được chứa trong xương và chỉ có một số nhỏ hiện diện trong bắp thịt và trong huyết thanh ngoài tế bào.

            Trung bình Magnesium trong máu khoảng từ 1.5 đến 2.1mEq/L. (1mEq = 0.5mmol = 12mg) dưới ba trạng thái: Trạng thái điện ứng dương hóa trị hai nguyên (Mg++) chiếm khoảng 55%. Trạng thái hỗn hợp với các điện ứng khác như citrate, phosphate, chiếm 13% và trạng thái kết phối với chất đạm chiếm 32%. Trong nước màng óc và tủy xương có 2,5mEq/L chỉ có hai dạng thái là điện ứng nguyên và hỗn hợp điện ứng. Trong mồ hôi có khoảng 0,6meq/1, trong nước dãi, mật, nước acid trong bao tử có một số lượng rất ít (20).

            Magnesium có nhiều trong các loại thực phẩm và được thẩm thấu tại ruột non vào máu khoảng từ 30 đến 40% số lượng ăn vào số còn lại đào thải ra qua đường đại tiện và đàn bà Magnesium thẩm thấu nhiều hơn đàn ông khoảng 6% (22). Magnesium không bị tiết ra từ trong máu vào ruột nên không bị bài tiết qua đại tiện như Phosphorus. Số lượng Magnesium bài tiết qua đường tiểu tiện khoảng 40 đến 50%.

            Trong cơ thể Magnesium giữ vai trò rất quan trọng: phụ giúp cho ít nhất 300 loại điều tố cho cơ thể biến năng như Phosphate hóa tiến trình biến năng của chất đường, chất đạm, ra thành năng lượng, biến tạo ra các yếu tố di truyền RNA và DNA, giúp cho các hoạt động của các cơ của tim, bắp thịt, các hoạt động điện ứng trong tế bào (23) (24). Magnesium rất cần thiết để chuyển năng lượng cho bắp thịt co giãn, cho hệ thống thần kinh chuyển mạch. Magnesium và Calcium có nhiệm vụ tương tự nhưng đôi khi đối kháng nhau như Calcium tác động để bắp thịt co lại, trong khi đó Magnesium làm cho bắp thịt giãn ra. Quá nhiều Magnesium ngăn không cho Calcium làm nhiệm vụ hóa cốt, làm cho xương rắn chắc. Magllesium còn có thể ngăn ngừa tình trạng đóng cứng động mạch và bệnh nghẽn máu ở tim (27), ngăn ngừa đóng sạn Oxalate tại thận.

            Cơ thể thiếu Magnesium có thể đưa tới các bệnh như chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt không hoạt động được điều hòa, đưa đến thiếu Calcium và Potassium đưa tới các triệu chứng như buồn nôn, mất ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi đau nhức, run rẩy, co giật tay chân, kinh phong và có thể bất tỉnh (25). Sự thiếu Magnesium nầy có thể do bệnh nghiện rượu, do bệnh thận, do hạch phó giáp trạng tiết ra quá nhiều, do cơ thể không thẩm thấu được vào máu hoặc do những người bệnh được nuôi dưỡng bằng cách đem đồ ăn thẳng vào máu.

            Nhu cầu dưỡng sinh cho Magnesium là 800mg mỗi ngày cho người lớn, đàn bà cho con bú hoặc có thai cần khoảng 450mg mỗi ngày. Trẻ em cần từ 60 đến 250mg mỗi ngày (Bảng 6-7).

            Thực phẩm có nhiều Magnesium là rau đậu, ngũ cốc, Coca, đồ biển (Bảng 6-8, Thực phẩm có nhiều Magnesium).

            tiếp...
            #6
              HongYen 22.07.2005 16:44:47 (permalink)
              tiếp...

              Sulfur


              Sulfur được thấy ở trong tất cả các tế bào của cơ thể nhưng nhiều nhất là trong chất Keratin của móng tay, của da và trong tóc.

              Sulfur có trong các loại chất đạm và các loại Amino acid, trong Vitamin, Thiamin và Biotin, nên số lượng đem vào tùy thuộc ở một số lượng ăn những chất kể trên và số lượng Sulfure được bài tiết qua đường tiểu tiện khoảng 1g mỗi ngày.

              Hiện nay chưa có thống kê nào về các bệnh xảy ra vì thiếu Sulfur và cũng không có ấn định nhu cầu dưỡng sinh cho loại nầy vì lẽ có quá nhiều trong đồ ăn hằng ngày.


              Sắt (Iron)


              Sắt là chất mà loài người từ lâu đã biết dùng làm dụng cụ và vũ khí. Sau đó nhiều ý kiến dùng sắt để chữa bệnh, đầu tiên được thấy người thượng cổ Ai Cập dùng rỉ sắt trộn với dầu để chữa bệnh sói đầu, người Hy Lạp dùng sắt ngâm trong rượu vang để chữa bệnh bất lực. Ðến thế kỷ thứ 17 sắt được tìm thấy là nguyên nhân của bệnh Chlorosis, một loại bệnh thiếu iron trong cơ thể đưa đến triệu chứng thiếu máu.

              Năm 1860, ông Boussingault là người đầu tiên tìm thấy sắt là chất dinh dưỡng cần thiết cho súc vật, sau đó nhiều nghiên cứu về vai trò của sắt trong cơ thể đã được chứng minh và sự thiếu chất sắt trong cơ thể đưa đến một số các loại bệnh cũng đã được thống kê. Hiện nay nhiều nghiên cứu vẫn tiếp tục đến sự thiếu chất sắt trong cơ thể và vai trò của sắt trong dinh dưỡng. Có thể nói sắt là loại khoáng chất được hiểu biết tường tận hơn các loại khoáng chất khác được liệt kê có rất ít trong cơ thể.

              Trong cơ thể con người có khoảng từ 3 đến 5g chất sắt. Số lượng chất sắt được tính theo sức nặng của cơ thể. Ðàn ông có từ 40 đến 50mg cho mỗi ký lô sức nặng, đàn bà từ 35 đến 50mg cho mỗi ký lô và tổng số vào khoảng 250mg.

              Bảy mươi phần trăm số lượng sắt trong cơ thể được thấy trong huyết đạm của hồng huyết cầu và trong cơ đạm của tế bào cơ, trong chất điều tố và khích điều tố, 85% của số lượng trên trong huyết đạm, 5% trong cơ đạm, 10% trong điều tố và khích điều tố. Số còn lại 80% chất sắt được tồn trữ tại gan, tỳ tạng và trong tủy xương dưới dạng thái Ferritin và Hemosiderin (28).

              Các chất hóa học vô cơ có trong thực phẩm được đem vào trong cơ thể, chất sắt được hòa tan và bị nước cường toan trong bao tử giảm thể và điện ứng hóa thành Ferrons (Fe++) được thẩm thấu phần lớn qua phần trên của ruột non vào máu, số nhỏ tác hợp với chất Apoferritin thành Ferritin đóng tại màng tế bào nhờn của ruột (29) (30).

              Trong ruột, những yếu tố giảm sự thấm thấu của chất sắt là thời gian bài tiết nhanh, quá nhiều chất Phosphate, Phytates và độ pH tăng. Trà và cà phê giảm sự thẩm thấu, tỷ lệ giảm tới 60% cho trà và 40% cho cà phê, lúa mì, gạo, cám, bột có chất Phytates kết phối với iron làm giảm sự thẩm thấu.

              Những yếu tố gia tăng sự thấm thấu như Ascorbic acid làm giảm thể Ferric (Fe+++) xuống thành Ferrous (Fe++) là chất dễ dàng thẩm thấu. Chất Calcium giúp tách rời các chất Phosphate, Phytate, Oxalate ra khỏi Iron để một mình iron có thể thẩm thấu được.

              Ngoài ra còn có những yếu tố trong gia tăng sự thấm thấu huyết sắt cũng như sự tăng trưởng đòi hỏi thấm thấu nhiều chất sắt.

              Số lượng chất sắt được bài tiết qua đường đại tiện là những chất sắt được ăn vào nhưng không thấm thấu được vào bao tử. Chất sắt trong cơ thể không bị bài tiết ra ngoài qua đường tiểu tiện và mồ hôi vì tất cả được thấm thấu trở lại máu. Con người chỉ bị mất chất sắt khi bị mất máu, riêng đàn bà thời kỳ có kinh mỗi ngày mất khoảng 1.4mg, bị mất ít nhất là thiếu nữ ở tuổi 15 và mất nhiều nhất là đàn bà tuổi 50. Ðàn bà có thai mất khoảng 170mg trong suốt thời kỳ mang thai, khoảng 200mg đến 370mg sang cho hài nhi, khoảng 30mg đến 170mg cho nhau và cuống máu. Trong lúc sanh mất khoảng 90mg đến 300mg. Thời kỳ cho con bú mất khoảng 0,5 đến 1mg mỗi ngày. Như vậy tổng số mất khoảng từ 420 đến 1.030mg, hoặc 1 đến 2,5mg mỗi ngày trong suốt thời gian 15 tháng. Những người hiến máu mỗi lần khoảng 500 phân khối máu mất khoảng 200 đến 250mg chất sắt. Các bà nếu hiến máu mà không uống iron phụ thêm sẽ bị bệnh thiếu máu.

              Ðàn ông có thể bị mất khoảng 1mg ở trong trường hợp mất máu và thận thẩm thấu không được hết, mất trong mật bị bài tiết ra ngoài (31).


              Sự thiếu chất sắt


              Thiếu chất sắt trong cơ thể có thể do một hoặc những nguyên nhân sau đây: Thiếu dinh dưỡng, ruột không thấm thấu được đủ chất sắt, mất máu hoặc có thai, nếu bị thiếu lâu ngày hoặc không uống Iron phụ thêm sẽ đưa đến bệnh thiếu chất sắt trong máu đưa tới hồng huyết cầu nhỏ, teo, đỏ nhạt khi được nhìn trong kính hiển vi và trong tủy xương bị thiếu không đủ chất sắt để sinh sản ra tế bào mới lành lặn. Một loại bệnh được gọi tên là Thalassemias nguyên do trong máu thiếu chất sắt làm cho hồng huyết cầu bệnh hoạn, to nhỏ không đều, mầu sắc lợt lạt. Bệnh nầy có tính chất di truyền và thấy nhiều nhất ở các nước thuộc Ðịa Trung Hải. Nhưng trong cuộc di cư của người Việt Nam sang Hoa Kỳ vừa qua có tới trên 25% tổng số người Việt bị mắc bệnh nầy (32) đã làm ngạc nhiên những người Việt rất nhiều. Như vậy có ít nhất trên 25% người Việt ở miền Nam Việt Nam đã bị bệnh nầy và chắc chắn số người sống ở miền Bắc sẽ bị nhiều hơn con số 25%.

              Ðặc tính của bệnh nầy là làm tan hồng huyết cầu vàng da, sưng tỳ tạng.


              Công dụng của chất sắt


              Chất sắt trong huyết đạm của hồng huyết cầu giữ vai trò chuyển vận dưỡng khí từ phổi đi nuôi các tế bào và từ tế bào mang thán khí đi tới phổi để bài tiết ra ngoài. Hồng huyết cầu trong thai nhi được sinh ra tại gan và tì tạng. Nhưng hồng huyết cầu trong cơ thể con người được sinh ra từ tủy xương ống. Trong hồng huyết cầu có huyết đạm, trong huyết đạm có huyết tố, sắt và chất cầu đạm. Chất sắt chiếm khoảng 1% số lượng của huyết đạm, và đời sống của hồng huyết cầu là 120 ngày và mỗi ngày có khoảng 200 tỷ hồng huyết cầu chết mỗi ngày và khoảng 200 tỷ hồng huyết cầu được sinh ra từ tủy xương ống mỗi ngày. Ðiểm đặc biệt hồng huyết cầu được sinh ra từ tủy xương ống, và khi chết lại trở về tủy xương ống để chết, để cho có nguyên liệu sinh sản ra hồng huyết cầu khác. Một số ít hồng huyết cầu bệnh hoạn, già nua bị chết dọc đường trong máu, được một loại bạch huyết cầu tên là Recticulo endothelial viết tắt là R.E. có nhiệm vụ tuần lưu trong máu, ăn những xác hồng huyết cầu nầy đem chất sắt về tủy xương, chất cầu đạm đổi ra Amino acid, chất huyết tố được đổi thành Bilirubin đem tới gan đi vào mật bài tiết ra ngoài. Tuổi thọ của hồng huyết cầu bị giảm nếu trong máu thiếu Vitamin B12, Ascorbic acid, Vitamin E và Folic acid.

              Chất sắt trong cơ đạm có công dụng tương tự như trong huyết đạm điều hòa sự hô hấp của tế bào, sự biến năng của các chất dưỡng sinh để tạo ra năng lượng (33).

              Quá nhiều chất sắt do uống hoặc do chích Iron vào cơ thể hoặc do nghiện rượu kinh niên, bệnh gan do nghiện rượu, hoặc lá lách bị yếu đưa đến làm hư hại các tế bào đặc biệt là tế bào gan nơi tồn trữ nhiều chất sắt được gọi là bệnh Hemochromatosis thường sinh ra bệnh viêm gan, bệnh đái đường, da bị sạm nám, làm cho tim đập bất bình thường, yếu tim, ngọc hành bị teo nhỏ. Dễ bị ung thư gan, chiếm tỷ số tới 29% những người bị ung thư gan. Khoảng 30% người bị Hemochromatosis là những người nghiện rượu, triệu chứng chính là chậm chạp uể oải, tâm thần lẫn lộn, thiếu sáng suốt, không tỉnh táo, mất ngủ. Có thể đưa tới ảnh hưởng bệnh di truyền (34).

              Nhu cầu dưởng sinh

              Iron rất cần cho sự tăng trưởng để đáp ứng đủ cho số lượng hồng huyết cầu gia tăng nên nhu cầu từ 0,35 đến 0,7mg mỗi ngày cho con trai và 0,3 đến 0,45 cho con gái.

              Ðối với người lớn tùy thuộc ở đàn bà trong thời kỳ có kinh và mang thai cần nhiều hơn khi không có kinh

              Thực phẩm có nhiều chất sắt nhất là gan, thịt, lòng đỏ trứng, các loại rau mầu xanh, các loại trái cây nho khô, mận.


              (Còn tiếp)


              Bác sĩ Nguyễn Thế Thứ DC, PhD.

              7891 Westminster Blvd.

              Westminster, CA 92683

              DT. 714-891-7775

              (Chuyên chữa trị các bệnh cụp xương sống)
              #7
                HongYen 25.07.2005 16:50:47 (permalink)
                Thứ hai, 25/7/2005, 09:13 GMT+7

                Phát hiện thuốc trừ sâu trong sữa mẹ


                Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ.


                Thuốc trừ sâu DDT vốn bị thế giới nghiêm cấm sử dụng từ lâu, nay lại được tìm thấy trong sữa của những bà mẹ trẻ ở Hong Kong với nồng độ cao. Nguyên nhân có thể do họ ăn phải cá nhiễm độc từ Trung Quốc đại lục.

                DDT là chất ô nhiễm hữu cơ dạng bền và trẻ dễ hấp thu toàn bộ hóa chất này từ sữa mẹ, giáo sư sinh vật học Chris Wong Kong-chu, Đại học Baptist, Hong Kong, khẳng định. Chris Wong và cộng sự vừa công bố kết quả nghiên cứu trên 37 bà mẹ mới sinh ở Hong Kong, được tiến hành từ năm 1999 đến 2000. Sau khi phân tích mẫu sữa và mô mỡ từ bụng của số phụ nữ này, họ phát hiện thấy lượng DDT trung bình trên một gam mỡ là 2,79 mg, vượt xa các con số ở Nhật Bản (0,78), Italy (1,98) và Mỹ (2,52). Tình trạng này còn tồi tệ hơn ở Trung Quốc đại lục (7,6) và Mexico (5,66).

                Theo nhóm nghiên cứu, nồng độ DDT ở Mexico cao là do nó được dùng phổ biến để khống chế dịch bệnh sốt rét và bị nghiêm cấm mới đây. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc và Hong Kong thì kết quả trên hoàn toàn gây bất ngờ vì DDT đã bị cấm từ năm 1983.

                Hóa chất độc hại này có thể thâm nhập vào cơ thể phụ nữ Hong Kong qua cá. Càng ăn nhiều cá thì nồng độ DDT hấp thu càng cao. Trong khi đó, phần lớn các loại hải sản tiêu thụ ở Hong Kong lại do Trung Quốc đại lục cung cấp. “Rất có thể còn tình trạng sử dụng bất hợp pháp thuốc trừ sâu DDT ở Trung Quốc…”, Chris Wong nhận định.

                DDT bị nghiêm cấm sử dụng vào năm 1972 ở Mỹ sau khi người ta phát hiện hóa chất này gây tổn thương khả năng sinh sản cho một số loài chim. Tuy nhiên, DDT vẫn có thể tồn dư trong môi trường qua nhiều năm. Một số nghiên cứu còn cho rằng thuốc trừ sâu có thể kích thích sự phát triển của tế bào ung thư vú.

                “Mặc dù các mẫu xét nghiệm được thu thập từ năm 1999 và 2000, song kết quả vẫn còn mang tính thời sự. Thậm chí nếu thu thập mẫu xét nghiệm một lần nữa từ cùng một đối tượng thì nồng độ DDT sẽ không thay đổi”, Chris Wong nói. Nhóm nghiên cứu hiện chưa tìm hiểu tác hại của DDT đối với trẻ sơ sinh, song theo các nhà khoa học Mỹ thì người mẹ bị nhiễm DDT sẽ sinh con thiếu tháng và nhẹ cân.

                Mỹ Linh (theo Reuters)

                http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/07/3B9E06DD/
                #8
                  HongYen 27.07.2005 16:47:23 (permalink)
                  Thứ ba, 26/7/2005, 11:33 GMT+7

                  Ăn đường giảm cân


                  Thêm chút đường vào tách cà phê có thể giúp giảm cân.


                  Bỏ một chút đường vào tách trà hoặc cà phê sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ tăng cân, một nghiên cứu trên 5.000 người của Đan Mạch khẳng định.

                  Đường lâu nay vẫn bị coi là nguyên nhân hàng đầu gây béo phì, song "thật ngạc nhiên là rất ít người bị tăng cân trong số những người uống cà phê và trà với đường", giáo sư Finn Gyntelberg, Bệnh viện Bispebjerg ở Copenhagen cho biết.

                  Gyntelberg và cộng sự đã phân tích dữ liệu từ 5.200 người ở Copenhagen trong một nghiên cứu từ những năm 1970 về mối liên hệ giữa bệnh béo phì, rượu cồn, thuốc lá, cà phê và luyện tập thể chất. Kết quả cho thấy những người thường xuyên thưởng thức cà phê hoặc trà với chút đường có ít nguy cơ bị béo phì hơn so với người uống nhạt.

                  Theo Gyntelberg, nguyên nhân có thể do sự kết hợp giữa đường với các chất kích thích trong trà và cà phê kích hoạt những hoóc môn làm giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về cơ chế này.

                  Mỹ Linh (theo IOL)

                  http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/07/3B9E07A9/
                  #9
                    HongYen 21.08.2005 18:12:29 (permalink)
                    Chủ nhật, 21/8/2005, 09:00 GMT+7

                    Nên bổ sung axit folic từ trước khi mang thai



                    Phần lớn các bà mẹ ngày nay đều biết axit folic rất cần cho sự phát triển của thai nhi, nhưng ít người biết rằng việc bổ sung chất này cần được thực hiện từ rất sớm, vì dị tật nứt đốt sống do thiếu folate xảy ra ngay trong tháng đầu tiên của thai kỳ.

                    Axit folic (vitamin B9) là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh. Tình trạng thiếu chất này có thể gây khiếm khuyết ống thần kinh mà biểu hiện là nứt đốt sống, vô sọ, thoát vị não... và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch... Vì vậy, phụ nữ có thai được khuyên bổ sung axit folic.

                    Tại hội thảo ngày 19/8 về vai trò của chất này đối với thai kỳ do báo Gia đình Xã hội và công ty New Zealand Milk tổ chức, tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết: "Việc thiếu các vitamin đều gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, với nhiều loại vitamin, khi phát hiện bệnh, chỉ cần bổ sung là cơ thể trở lại bình thường. Nhưng với nhiều vitamin khác, trong đó có B9, nếu không được cung cấp đủ sẽ gây dị tật mà việc bổ sung sau đó không đem lại kết quả gì. Cụ thể, khi đã phát hiện thai nhi bị khiếm khuyết ống thần kinh thì không có cách nào khắc phục nữa".

                    Các khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi do thiếu axit folic xuất hiện ở tuần thứ 3 của thai kỳ - khi mà phần lớn bà mẹ chưa biết mình mang thai. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ đều chỉ để ý đến chuyện bổ sung chất này khi đã biết chắc mình có bầu. Đứa trẻ rất dễ bị thiếu axit folic nếu trước đó bà mẹ không có chế độ ăn đa dạng. Bởi vậy, các chuyên gia khuyên nên quan tâm đến axit folic ngay khi có ý định mang thai.

                    Axit folic có nhiều trong các loại rau lá xanh và hạt ngũ cốc, nhưng rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cũng như quá trình chế biến. Vì thế, để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể, thai phụ được khuyên dùng thuốc hoặc thức ăn có bổ sung chất này, nhất là sữa. Việc uống sữa được khuyến khích vì thai phụ sẽ đồng thời được cung cấp đủ năng lượng và nhiều vi chất khác đủ cho 2 mẹ con. Điều này đặc biệt cần thiết với những bà mẹ có nhiều nguy cơ sinh con bị khiếm khuyết ống thần kinh (bị tiểu đường type 1, động kinh, dùng thuốc đối kháng axit folic hoặc có tiền sử sinh con bị dị tật này).

                    Theo tiến sĩ Nguyễn Viết Tiến, một nghiên cứu trên gần 32.000 phụ nữ ở Trung Quốc đã chứng minh, việc bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày đã làm giảm 79% tỷ lệ nứt đốt sống. Một nghiên cứu khác tại New Zealand cho thấy, những phụ nữ uống sữa bổ sung axit folic sẽ có hàm lượng chất này trong máu tăng cao rõ rệt so với nhóm chứng (dùng sữa bình thường).

                    Theo các chuyên gia, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung axit folic nếu có các triệu chứng báo động như: khó thở khi gắng sức, viêm lưỡi, chán ăn... Làm vậy là bạn đã tạo một mảnh đất tốt để gieo mầm của sự sống - thụ thai đứa con tương lai của bạn.

                    Thanh Nhàn

                    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/08/3B9E1527/
                    #10
                      HongYen 23.08.2005 14:20:41 (permalink)

                      Post: #7


                      Vitamin (tiếp theo)

                      Wednesday, August 10, 2005


                      Bác Sĩ Nguyễn Thế Thứ DC., PhD.


                      Vitamin hòa tan được trong dung dịch chất béo

                      Những loại Vitamin nầy có thể thẩm thấu được cùng với chất béo qua mạch bạch huyết vào máu gồm có Vitamin A, D, E và K.


                      Vitamin A

                      Thời thượng cổ Ai Cập người ta đã vắt nước nguyên chất trong gan đã nấu chín để nhỏ vào mắt người bị bệnh quáng gà (4). Trong sách y khoa của người Ai Cập viết vào (3) 500 năm trước có ghi dùng gan bò nướng hay gan gà ác chữa bệnh quáng gà. Thời kỳ Hy Lạp Hippocrates cũng dùng gan bò để chữa bệnh quáng gà (9).

                      Cho mãi tới năm 1918, ông Mendel và Osborn đã nhận thấy rằng, gia súc không thể lớn và khỏe mạnh nếu trong thực phẩm thiếu chất béo. Ngoài ra mắt của những con vật nầy bị toét và mờ trông không rõ. Nhận xét này được đưa ra cùng lúc với nhận xét tương tự của hai ông McCollum và David cả hai nhóm đều cho rằng các triệu chứng kể trên sẽ mau hồi phục nếu trong thực phẩm có chất béo mà ông ta gọi là “chất A hòa tan trong chất béo” chất này cũng thấy có trong thảo mộc được gọi là Carotene nhưng khác là có màu vàng, trong động vật màu trắng và ông Moore người Anh đã chứng minh là chất Carotene là chất tiền dẫn của Vitamin A.

                      Năm 1930 ông Karrer và đồng nghiệp của ông người Thụy Sĩ đã tìm ra phương trình cấu tạo Vitamin A và Beta-carotene.


                      Phân loại và phương trình cấu tạo


                      Vitamin A đã được phân loại (5), (6) như sau:

                      Vitamin A (tên cũ Fat-soluble A, Biosterol, Ophthalamin, hay Vitamin chống nhiễm trùng).

                      Công thức: C20H30O.

                      Retinol (tên cũ Vitamin A1 hoặc Axerophthol).

                      Công thức: C20H30O.

                      Tên hóa học: 9, 18-dimethl-7-(1,1,5-trimethyl-6-cyclohexen-5-yl)-7, 9, 11, 13-nonatetraen-15-ol.


                      Ðặc tínhÐặc tính

                      Vitamin A, dưới thể Esters được phân chất từ gan dầu cá bằng phương pháp nấu cất, được phân chất ra có phương trình C20H29OH là một chất rượu được đặt tên là Retinol.

                      Trong thảo mộc, rau trái, Vitamin A được phân chất ra từ chất Carotenoid gồm 40 tinh thể Carbon có thể biến đổi thành hai phân tử Retinol C20 hay C19 Aldehyde và Acetylene. Như vậy Carotenoid là chất tiền dẫn của Vitamin A.

                      Cả hai hình thức phân chất trên đều được đưa ra thị trường thương mại, số tiêu thụ gia tăng rất nhiều trong mỗi năm.


                      Ðặc tính


                      Vitamin A và Carotenoid hòa tan hầu hết trong dung dịch hữu cơ, không tan trong nước, có thể tồn trữ được lâu nếu để trong lọ đậy kín để trong tối và chỗ khô ráo. Carotenoid cũng để được lâu nhưng không bằng Retinol.

                      Vitamin A và Carotenoid dễ bị Ốc-xýt hóa và bị đồng phân và biến đổi khi bị hòa tan trong một dung dịch dưới ánh sáng và có Ốc-xy-gen và ở nhiệt độ cao.

                      Ðơn vị đo lường đặc tính sinh hóa của Vitamin A là một Microgram toàn thể đối Trans Retinol, dù ở trong trạng thái thiên nhiên hay biến chế đơn vị đo lường vẫn giống nhau. Một hình thức khác dùng đơn vị đo lường I.U. (1I.U. = 0,300mg toàn đối Trans Retional). Năm 1967 ủy ban chuyên môn của FAO/WHO đề nghị dùng đơn vị tương đương với trọng lượng của Retinol để đo lường sự thẩm thấu Vitamin A và trong cơ thể gọi là R.E. (Retinol Equivalent A).

                      1 RE = 1mg Retinol

                      1 RE = 6mg Beta Carotene

                      1 RE = 12mg tiền dẫn Vitamin A (Carotinoid)

                      1 RE = 3,33IU Retinol

                      1 RE = 10IU Beta-Carotene

                      tiếp....

                      http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=30431&z=14
                      #11
                        HongYen 23.08.2005 14:24:06 (permalink)
                        ....

                        Vitamin A

                        Sự biến năng của Vitamin A


                        Sự biến năng của Vitamin A và Carotenoid bắt đầu khi được tiêu hóa trong bao tử và ruột, thẩm thấu vào hệ thống bạch huyết (14) dưới hình thức Chylomicron chuyển vận qua máu tồn trữ tại gan. Từ gan phối tác với chất đạm tỏa thấu vào tế bào.

                        Số lượng Vitamin A được đưa vào cơ thể có khoảng từ 5% đến 20% không được thẩm thấu qua ruột non bị theo phân thải ra ngoài. Từ 10% đến 40% được tồn trữ tại gan để biến tạo ra mật, phần lớn mật được đào thải theo phân ra ngoài. Một số vào tế bào bị ốc-xýt hóa đẩy ra ngoài qua đường tiểu tiện, một số thành CO2 theo thán khí ra ngoài. Tóm lại Vitamin A được đem vào cơ thể trung bình 10% không được tiêu hóa, 20% hòa với mật bị thải ra ngoài theo phân, 17% thải ra theo nước tiểu, 3% theo CO2, còn 50% được tồn trữ tại gan (13).


                        Công dụng


                        Vitamin A có nhiều công dụng, công dụng trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp ảnh hưởng thẳng tới thị giác và gián tiếp ảnh hưởng tới sự biến sinh của Amino acid, sự tiết ra các chất nhờn của tế bào, sự miễn nhiễm, sự sinh sản và sự cấu tạo các tế bào, các cơ và các bộ phận của cơ thể.


                        Ảnh hưởng đối với thị giác


                        Tia sáng đi vào mắt của con người phải qua các bộ phận kể từ ngoài vào trong (xem hình 5-9 bắt đầu từ giác mô qua chất nước lỏng gọi là nước dịch trạng, đi qua đồng tử rồi qua chất lỏng dịch pha lê vào võng mạc, từ võng mạc kể từ trong ra ngoài gồm có tế bào Glanglion, màng Plexiforn màng nhân tế bào, màng giới hạn vòng ngoài của võng mạc rồi tới màng ngoài tận cùng chứa nhiều những hình trụ (Rods) và hình nón (Cones). Những trụ và nón nầy nhận những tín hiệu truyền qua thần kinh thị giác vào trung khu thị giác ở sau não bộ cho ta thấy hình ảnh (hình 5-10).

                        Các trụ và nón chứa đựng một hóa chất khi gặp ánh sáng, sự biến chất nầy kích thích thần kinh thị giác vào não bộ cho ta hình ảnh.

                        Hóa chất ở trụ gọi là Rhodopsin và hóa chất ở nón gọi là Iodopsins. Trụ kích thích ánh sáng cho ta đen trắng. Nón kích thích ánh sáng cho ta màu sắc.

                        Khi một tia quang tử rọi vào võng mạc (10) tia sáng bị thấm hút vào hóa chất Rhodopsin trong trụ và Iodopsin trong nón. Liền sau đó Rhodopsin đổi từ 11 Cis-retinol đồng phân thành toàn đối Transretenol và Scotopsin ra Prelumi Rhodopsin, tan đổi ngay sang Lumirhodopsin rồi đổi sang Metarhodopsin I rồi Metarhodopsin II rồi Metarhodopsin III. Sau đó vì tính chất bất ổn, các hóa chất lại tái hồi trở lại Scotopsin và toàn thể đối Trans Retinol. Sự biến đổi nầy kích thích tín hiệu truyền lên óc. Sau đó toàn đối Trans Retinal lại đổi sang 11-Cis-retinol do chất xúc tác Retinol Isomerse (Hình 5-11).

                        Hai loại Retinene được cấu tạo bởi hai loại Vitamin A hoặc biến đổi ngược lại cùng thể 11-cis hay cùng toàn đối Trans (Hình 5-12) (11).

                        tiếp....

                        http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=30431&z=14
                        #12
                          HongYen 23.08.2005 14:27:42 (permalink)
                          Vitamin A


                          Sự biến đổi theo phương trình sau:

                          Ðối với hình ảnh màu, tác dụng của Vitamin A vào nón giống như vào trụ chỉ khác là hóa chất của nón là Opsin gọi là Photopsins, còn hóa chất của trụ là Scotopsin. Photopsin có khả năng phân biệt được ba loại mầu. Màu xanh lục có cao tầng là 430mÈ, mầu đỏ có cao tầng là 575mÈ, còn cao tầng Rhodopsin của trụ là 505mÈ cho ánh sáng đen trắng.

                          Ảnh hưởng gián tiếp

                          Vitamin A còn có những công dụng gián tiếp trong những hoạt động của cơ thể ảnh hưởng đến những màng tế bào. Thiếu Vitamin A, tế bào tiết ra chất nhờn bị biến thành tế bào tiết ra màng cứng, khô (16), (17). Người bị tế bào đóng thành vẩy khô thay vì tiết ra chất nhờn vì bị thiếu Vitamin A như ta thấy những người bị da khô tróc vẩy, nếu uống thêm Vitamin A những tế bào này trở lại bình thường tiết ra chất nhờn đều đặn (15) (18). Do đó Vitamin A bị thiếu có thể biến thể các hoạt động của tế bào đã được thấy cả trong phòng thí nghiệm lẫn thực tiễn với con người.

                          Vitamin A còn ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục của phái nam lẫn phái nữ, sự cảm hứng này trực tiếp đến những tiến trình của tình dục hay chỉ ảnh hưởng đến thời kỳ biến đổi đến đặc tính phát triển nam, nữ của tế bào tình dục thì người ta chưa được rõ. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự miễn nhiễm, sự biến năng của một vài loại Fatty acids, của Amino acids và giảm khả năng biến đổi Glucose ra thành Glycogen.

                          Thiếu Vitamin A


                          Thiếu Vitamin A trong dinh dường thường thấy nhiều nhất trong số các học sinh học vỡ lòng ở Ðông Nam Á Châu và một phần Phi Châu và Nam Mỹ. Riêng tại Á Châu, mỗi năm có khoảng 250,000 trẻ em bị mù (19). Ða số bị mù vì hai loại bệnh: Quáng gà hay Nyctalopia và bệnh Xerophthalmia, và bệnh Keratomalacia (20). Bệnh quáng gà (Nyctalopia) là một loại bệnh không thể nhìn thấy lúc chập choạng tối vì lẽ cả hai trụ và nón trong võng mạc thiếu chất Retinol nên không thể đáp ứng được sự thiếu ánh sáng, người bị bệnh quáng gà thường hay bị bệnh viêm gan và các bệnh khác liên quan đến gan, vì gan là nơi tồn chứa Retinol, có lẽ vì thiếu Retinol nên gan sinh bệnh. Bệnh Xerophthalmia là một loại bệnh khô mắt - Nguyên do, tế bào trong hạch tuyến nước mắt thường tiết ra nước mắt nhưng vì thiếu Vitamin A nên tế bào bị khô cứng, màng mắt bị khô, vi trùng, vi khuẩn không rửa sạch ở mắt, mí mắt sưng cứng đóng rỉ mắt. Nhiều khi mắt có mủ và bị nhiễm trùng nặng có thể đưa tới mù. Bệnh Keratomalacia là bệnh màng giác mô bị mềm, áp suất nước ở trong đẩy lồi màng giác mô ra ngoài.

                          Da bị khô và đóng vẩy là do cơ thể thiếu Retinol ở thời kỳ thứ nhất. Nhiều khi mọc những mụn nhỏ ở chân tóc, cổ, vai, lưng, bụng, mông và chân. Thiếu Retinol làm cho răng bi hư và thiếu men răng, làm cho xương chậm mọc, giây thần kinh bị teo, ngọc hành bị nhỏ, xuống cân có thể bị ỉa chảy (Hình 5-13, 5-15).

                          tiếp...

                          http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=30431&z=14
                          #13
                            HongYen 23.08.2005 14:31:22 (permalink)
                            .....

                            Quá nhiều Vitamin A


                            Sử dụng quá nhiều Vitamin A một lúc hay trong một thời gian lâu dài sinh độc và bệnh. Uống một lúc trên 660,000IU cho người lớn, và trẻ em uống một lúc trên 830,000IU sinh ra nôn, mửa, xây xẩm, chóng mặt, mờ mắt nhìn thấy hai hình, bắp thịt không phối hợp hoạt động được. Triệu chứng này có thể kéo dài trong hai ngày. Khi liều thuốc uống quá nhiều đưa tới sẩn, ngứa, co quắp tay chân và bất tỉnh, cuối cùng có thể chết vì phổi không thở được (21).

                            Hàng ngày uống 25,000IU trở lên trong một thời gian 30 ngày đưa đến tình trạng nhiễm độc kể trên (22).

                            Uống quá nhiều chất Carotenoids như uống nguyên chất cà rốt, nước cà chua có thể bị độc như: Mũi nhăn, vàng da, mắt có vẩy cá. Nhưng không bị độc giống như uống Vitamin A vì chất Carotenoid phải biến đổi từ từ sang Vitamin A ở trong cơ thể nên không thể làm độc ngay một lúc được.


                            Ðề nghị nhu cầu hàng ngày


                            Mục đích của đề nghị nhu cầu Vitamin A phải đem vào cơ thể hàng ngày để:

                            - Tránh những triệu chứng thiếu Vitamin A trong cơ thể.

                            - Duy trì cho trẻ em đủ lớn mạnh.

                            - Chữa trị những triệu chứng của các loại bệnh thiếu Vitamin A.

                            - Cung cấp đủ số lượng cần thiết cho cơ thể điều hành hoạt động.

                            - Bảo đảm cơ thể đủ số lượng cần thiết tồn trữ mà không bị nhiễm độc.

                            Bảng đề nghị nhu cầu được ghi ở bảng 5-2 dưới đây căn cứ vào đề nghị của cơ quan Food and Drug Administration của Hoa Kỳ là một nước người dân được ăn uống đầy đủ và đã dựa vào thống kê kết quả của các điều tra số lượng thực phẩm các loại được nuôi dưỡng cho dân Mỹ cho thấy số lượng Vitamin A đã có trong thực phẩm hàng ngày bằng số lượng đề nghị trong bản nhu cầu. Như vậy số lượng Vitamin A có trong thực phẩm của một nước tiên tiến chỉ bằng 1/2 số lượng đề nghị cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Do đó có thể dựa vào đề nghị nầy để có thể tạm áp dụng cho Việt Nam dinh dưỡng còn thiếu hụt nhưng bù lại cơ thể nhỏ bé hơn, khi chúng ta chưa đủ điều kiện nghiên cứu kỹ lưỡng.

                            Nguồn cung ứng Vitamin A trong thực phẩm

                            Thực phẩm có nhiều chất tiền dẫn Vitamin A và Carotenoid trong thực phẩm là gan, trứng, sữa, thịt gà, và Carotenoid trong cà rốt, rau dền, rau diếp, cà chua, đu đủ, xoài và cam (Bảng 5-3).


                            Bác Sĩ Nguyễn Thế Thứ, DC. PhD

                            7891 Westminster Blvd.

                            Westminster, CA 92683

                            714-891-7775

                            (Chuyên chữa trị các bệnh đau lưng cup xương sống)

                            http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=30431&z=14
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9