Bánh Đúc
Ann 18.05.2010 20:10:12 (permalink)
0
Bánh đúc là loại bánh dân dã VN có từ miền Bắc vào đến miền Nam. Bánh đúc thuần túy rất giản dị được nấu từ bột gạo pha với ít vôi tôi. Bánh có vị lạt, nồng nhẹ mùi vôi, khi ăn cắt miếng nhỏ hay cắt sợi và được ăn kèm với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau… từ riêu cua cho đến mắm tôm, tương bần, từ mật ong, mật mía, mứt trái cây cho đến cá kho, thịt kho… nếu thích. Và bánh đúc cũng có ít nhiều biến tấu khi người cho vào bánh đúc màu xanh của lá dứa để làm thành món bánh đúc cẩm thạch của miền Nam, rồi thêm đậu phụng trên mặt bánh để gọi là bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, làm bằng bột bắp để có bánh đúc ngô v.v…

Trong khi đó tại làng Đồng Quan, huyện Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc người ta làm bánh đúc bằng cách ngâm gạo qua ba bốn ngày, thay nước hằng ngày… cho đến khi bóp thấy hột gạo bở bục ra mới đem nấu với nước vôi tôi chứ không xay cho nên bánh đúc Đồng Quan nổi tiếng với hương vị rất… đặc sản. À, còn tại sao gọi là bánh đúc? Có người giải thích rằng đó là bột gạo nấu chín rồi đổ lên tấm lá chuối thì nó đúc thành hình dẹp, đổ vào cái chén thì nó đúc thành hình tròn… nghĩa là đổ vào đồ chứa như thế nào thì nó đúc thành hình y như vậy!



Làm bánh đúc theo cách của người Bắc.

Nguyên liệu & vật dụng
- 1kg gạo ngon vo sạch (hoặc 1kg bột gạo khô đã chế biến).
- 10g vôi ăn trầu + 1 lít nước
- Đậu phọng luộc bóc vỏ lụa (thêm dừa bào sợi nếu làm theo gout người SG)
- Nồi gang , đũa cả quấy
- Dĩa sâu lòng hoặc khay hay mâm có đáy sâu.

Cách làm

- Làm theo cách xay gạo : Pha vôi ăn trầu màu trắng với nước theo tỷ lệ 1 lít nước + 10g vôi ăn trầu để lắng trong, dùng nước vôi này (hay nước tro) ngâm gạo qua 12 giờ, lượng nước ngâm sấp mặt gạo. Sau khi ngâm, xả sạch nước ngâm với nhiều lần nước lạnh cho kỹ, đem gạo đi xay với lượng nước : 1 chén gạo + 2 chén nước, đủ cho bột tuôn ra dễ dàng, xay lại hai đến ba lần cho bột thật mịn. Lược lại bột đã xay qua rây.
- Làm theo cách dùng bột khô: Hoà tan bột với phân lượng 1kg bột + 2 lít nước vôi trong pha, lược lại qua rây.

- Quấy bột: Bắc nồi bột lên bếp, canh lửa vừa chỉ cho sôi váng hơi, dùng đũa cả khuấy một chiều trong nồi bột, liên tục và đều tay, khuấy bột cho đến khi thấy bột chín sệt lại cho đậu phọng vào, tiếp tục quấy cho tới khi bột trở trong mượt thì tắt bếp.

- Thoa ít dầu ăn (có thể cho một 1/2 muỗng nhỏ canh dầu ăn vào bột trước khi quậy) vào lòng đĩa hoặc đáy khuôn đổ bột vào , nếu đổ khuôn, chỉ đổ dày khoảng 3cm đừng đổ dày quá. Để nguội, bánh sẽ đông cứng lại, cắt miếng ....

Làm bánh đúc theo cách của người Huế.

Ngoài vôi còn dùng thêm ít tro bếp sàng sạch theo tỷ lệ 5g/1 lít nước. Và khuấy trên bếp cho bột nửa sống nửa chín (gọi là dáo bột) sau đó mới đổ vào chén, dĩa… đem hấp cách thủy lại lần nữa cho bột chín và đặc lại hoàn toàn.

Lưu ý :
- Nếu nhiều nước vôi trong thì bánh sẽ đắng ; nước vôi tron có thể lấy vôi trắng ngâm với nước để lắng rồi dùng với liều lượng 1 chén nước vôi pha trong 2lít nước sạch và 1kg bột gạo khô

- Vôi có tác dụng làm cho dòn bánh, tro làm cho bánh có mùi nồng nhẹ… Lưu ý nếu bánh bị nồng mùi vôi tro là đã sử dụng vôi và tro quá nhiều. Không nên dùng tro bếp đốt từ cây cao su hoặc những loại cây có mủ.

- Bánh mềm hay cứng còn tùy vào chất lượng bột của loại gạo. Có thể cùng phân lượng nhưng bột nở nhiều thì bánh sẽ cứng hơn hoặc ngược lại.

#1
    Ann 18.05.2010 20:25:18 (permalink)
    0
    BÁNH ĐÚC MẶN (miền Nam)




    Nguyên liệu:

    Bột gạo : ½ kg
    Khoai môn :½ kg
    Dừa nạo : 1kg
    Củ sắn : ½ kg
    Tôm khô nhỏ :100gr
    Hành tím
    Hành hương (hành lá)
    Gia vị : muối , đường , tiêu , dầu ăn, hạt điều màu
    Hành tím phi vàng , đậu phọng rang vàng giã nhỏ

    Cách làm

    1. Chuẩn bị nguyên liệu trộn bột

    Dừa nạo vắt lấy nước cốt, dảo dừa khoảng 1,5 l



    Khoai môn xắt sợi nhuyễn (để trộn vào bột)



    2. Trộn bột
    Xào khoai môn trong nồi với 1 ít nước dừa cho đến khi khoai vừa hơi đổi màu
    Cân lượng bột gạo và nước, khuấy đều
    Tỉ lệ pha bột : 1 bột -3 nước
    Đổ bột này vào khoai, đặt lên bếp, khuấy liên tục
    Khi bột và khoai bắt đầu thơm, trút hỗn hợp này vào khuôn để hấp
    Thời gian hấp khoảng 15’ - 20’

    3. Chuẩn bị nguyên liệu xào nhân

    Củ sắn, Cà rốt, hành tím xắt sợi nhỏ xong băm nhuyễn




    Tôm khô rửa sạch (ngâm mềm), để ráo nước



    4. Xào nhân
    Phi hành thơm, cho tôm khô vào trộn đều, sau đó cho lần lượt cà rốt, củ sắn
    Nêm vừa ăn, khi nhắc xuống cho hành lá xắt nhuyễn vào, trộn đều
    Khi cho nhân lên mặt bánh xong, cho thêm đậu phộng và hành phi, mỡ hành lên

    5. Pha nước mắm



    http://www.dailymotion.com/swf/x9aeoq_banh-duc-man_lifestyle&related=1

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.05.2010 20:29:16 bởi Ann >
    #2
      C Pham 19.05.2010 13:18:54 (permalink)
      0

      Trích đoạn: Ann

      BÁNH ĐÚC MẶN (miền Nam)







       
       Nhìn hấp dẫn lắm đó Ann ui! Món này CP cũng có làm qua, bữa nào post lên coi có khác của Ann không nha!! Thanks Ann nhiều nè!!
      #3
        Ann 24.05.2010 21:22:24 (permalink)
        0

        Trích đoạn: C Pham
        Nhìn hấp dẫn lắm đó Ann ui! Món này CP cũng có làm qua, bữa nào post lên coi có khác của Ann không nha!! Thanks Ann nhiều nè!!


        Bánh đúc đâu rồi CP ới ời ời ........ Ann vừa ăn hết mới nhớ chưa chụp hình nên lên đây đòi CP nè
        #4
          C Pham 25.05.2010 05:53:47 (permalink)
          0

          Trích đoạn: Ann

          Bánh đúc đâu rồi CP ới ời ời ........ Ann vừa ăn hết mới nhớ chưa chụp hình nên lên đây đòi CP nè

           
          Tới liền nè Ann ui, gì mà mới ăn đã đói rồi sao?  Bánh này C làm đơn giản lắm, bột gạo với bột năng thôi, không có khoai môn đâu Ann ơi!!
           
           
          Ann nhớ cho C mượn chén nước mắm chút nha!
           
           
          #5
            Ct.Ly 30.05.2010 17:21:35 (permalink)
            #6
              Chuyển nhanh đến:

              Thống kê hiện tại

              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
              Kiểu:
              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9