NIỀM TIN CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ TÍN LÝ thái san
thaisan 13.07.2010 15:43:11 (permalink)
NIỀM TIN CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ TÍN LÝ
thái san
 
-Trong triết học người ta nói đó là vật chất.
-Và suy nghĩ là sản phẩm của vật chất có phải vậy không nào?
-Còn suy tư, hay cảm tính cũng là sản phẩm tất nhiên cũng là sản phẩm của vật chất thế thôi phải vậy không vật chất là quả tim. Ta thử luận thuyết về yêu:
-Yêu là một sự mường tượng không có thực nhưng có thực do tha thiết gần gũi với bóng dáng, hình ảnh, mùi vị, phong cách, dáng điệu, trong đó nếu nói rõ hơn có cả và thường thêm vào đó là dục tính đơn thuần như mọi dục tính khác như muốn ăn, muốn mặc, muốn đái v.v… hay nói rõ và trắng dã ra là cái cần của một con đực với một con cái hay ngược lại thế thôi, nếu mất con người có thể tìm cái khác, thường sự là như vậy tùy theo tinh thần của con người còn chững chạc hay đã bạc nhược chứ nói đến kẻ đứng đắn hay suy đồi.
Còn nói đến tin: ta thí dụ có một cái máy dập đĩa xe đạp hay honda (ý nói nó dập miếng sắt dầy hàng phân huống hồ cái tay xương thịt con người) chẳng hạn ta chêm chặt vào đó một cái chốt thật an toàn khi biết chắc chúng không dập đến tay ta khi để xuống đúng chỗ dập, nhưng khi ta thấy máy dập xuống ta cũng vội đưa rụt tay vì sợ vào mình. Đấy chưa nói đến con người vì con người còn có cảm tính nên chưa biết chắc ông hay anh ta có còn giữ nguyên như thế không hay lúc đó bất chợt thay đổi ý, gợi cho một niềm tin có thực mà khi con người thể hiện đó.
-Xin lỗi đáng lẽ còn dài dòng thên nữa nhưng vì không cho phép hẹn sẽ hàn huyên khi khác và có thể trao đổi thêm nhé chào chúc may mắn cứ với niềm tin mãnh liệt của trí non nớt và suy tưởng của em nhé chào thân mật.
Vài hôm sau có một thiệp cầu nguyện gửi mail đến: thanhlinh.net/cau nguyen
-Theo tôi cứ sống cho ra người đã là tuyệt vời rồi, miễn là đừng đi bằng bốn chân cũng đủ làm gương cho mọi người rồi, lại nữa còn sống sờ sờ ra đó đối xử chẳng ra gì còn đợi đến khi chết mới nhang đèn, khói, xây mộ cho to, còn làm những căn nhà riêng, mua hai con chó đá coi mộ, làm cho hai bài thơ trên đá, phỏng người chết có đọc được không hay cảm nhận được gì? Bởi thế sự tôn trọng chưa có thể nói mai ngày sẽ đối xử tốt, đấy là cách sống của tôi, chẳng cần đi nhà thờ đi lễ làm chi cho nhiều. Nhưng cô bé không chịu hỏi:
-Vậy thưa bác cháu đồng ý với bác như vậy nhưng đi đạo không tin kẻ có đạo ạ?
-Cái đó cháu còn muốn giảng giải nữa ư?
-Đối diện với thực tế cho thiệt đủ nhân cách đã, rồi sau đó mới nói đến tín lý những chuyện đó có vẻ xa vời quá mấy ai hiểu tận tường mà chi hiểu mù lòa nên đó cũng chỉ thất sách thôi ạ mong cho có lấy một người hiểu biết đơn giản và truyền bá một cách chân thật cũng là quý lắm rồi, miễn là đa số sống một cách thực tế: Biết yêu thương cha, mẹ, anh, em, và những người đang cùng sống gần bên cạnh như hàng xóm cận thân cận lân…..
-Thế thì có lẽ tôn giáo phải nhường cho một lối đi rõ ràng rồi chú bé ạ!
-Làm sao mà lý tưởng hóa được một thế hệ như vậy hở bác?
-Bao nhiêu nhà hiền triết suy gẫm điều này lắm mà vô phương chú bé à.
Các ông cha xứ cũng đang rối đầu nên đó cậu thấy không, những người có tiền thì vào nước Thiên đàng hết rồi, nhất là tiền ĐÔ khi chết cũng xin được nhiều lễ, còn kẻ nghèo thì khó vào lắm có ai xin cho nhiều kễ đâu, tối còn kinh kệ suốt không vào cũng phải vội trốn vào thật nhanh càng tốt kẻo con người quấy nhiễu suốt, từ cách mời đi dự những tiệc, kiện tụng về những cái gì thuộc về đất đai, về thuộc nhà xứ, thuộc công việc linh hồn, vễ lễ lậy, ôi bao nhiêu om xòm kiện tụng thưa gửi lên tòa này tòa kia, tội cho đến cái tiểu sử xứ đạo mà cũng không dám viết sợ người ta xúi dục lộ tẩy tất cả nhưng thực tế cũng chẳng có đạo diễn cho tốt toàn tay ngang không à làm sao đây cho được.
-Lại nữa trước mắt nhiều tiền thì xin lễ nhiều còn ít tiền thì sao?
-Tôi cũng thấy nhiêu cái vô lý cho nên cũng chẳng biết ra sao, nhưng việc tôi tin vẫn tin, vì mình lấy một cái đạo để cho các con cái nó noi đã, ngày bà nhà tôi mất sơm tôi cũng buồn cố tình học nhân điện để chữa mọi ông cha cũng đều khuyên nhủ nhưng tôi thấy hết cách chữa và bà ấy vẫn chết, không biết có phải là cái số, vậy nếy là cái số thì còn chúa bà nào ở đấy nữa. Tôi nghĩ đêm nghĩ hôm mà một bà sồn sồn đi giảng đạo, tự dấu diếm những phiền toái trong cơ thể để dụ dỗ những bà mà vô tình trong gia đình có những câu không đáng đã xẩy ra để gia nhập vào hội hiền mẫu, từ đó ta lại đi đến gặp những hội 25/12 rước chúa hài đồng, hội lêgiô quan trọng trong tín lý là mình hiểu tất cả như thế nào, và mình phải ứng xử khi gia đình khó khăn ra sao vân vân và vân vân. Cái lý lẽ là một điều cuộc sống bủa vây những điều ngoài tín lý, ngoài ra ta đối xử giữa vợ chồng, anh em bố mẹ, tất cả có theo đúng những thánh kinh hay sách vở tức bài bản của một người tôn giáo nào (ở đây tôi không bao giờ dùng chữ công giáo) vì làm như vậy thóa mạ người theo đạo thiên chúa, ki tô giáo, vcó tính cách tự mãn cái đạo của ta đi đây là chính phẩm còn cái đạo của họ là thứ phẩm, hay không chính lý. Nói chung theo đạo giữ đạo là một điều tuyệt vời, vì các cụ có nói rằng:
-Tu là cội phúc tình là dây oan, câu thứ hai là:
-Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.
Đối với tôi đó là một lợi dụng của chính trị, trong bốn điều:
-Năn nỉ, rỉ tai, hăm dọa, theo luật cây gậy và  củ cà rốt, đối với những kẻ mạnh. Trên thực tế những ông trùm xứ đạo cũng làm phiền người tín hữu và từ đó cái cuộc hướng thiện cũng loãng thêm ra sau khi từ ông LM này phải được thay đổi bằng ông LM khác mọi người đổ dồn dần lộ ra cái kẻ thương người ghét làm cho cái trật tự trong xứ đạo càng ngày càng thay đổi và cái căn bản dần sai đi. Lại nữa các LM tranh chấp đất đai, nhà cửa một cách quá phũ phàng làm lòng dân chúng cũng bất kính đi hẳn, đấy là không nói đến những kẻ mù lòa khi cứ mỗi lần đi qua cửa thánh đường lại phải cúi đầu vái chào. Chào ai? Có nên không nhưng khi về nhà thì đối xử với gia đình chẳng ra thể thống gì nữa, cứ mỗi lần có câu chuyện chẳng đâu ra đâu như con gà nhẩy từ hè xuống lại kêu lên:
-Giêsu lạy chúa tôi.
Nhưng chính chồng ngồi liệt một chỗ chưa chăm sóc cho được một lần bỏ chăn, mùng, trong khi đã sống với nhau có tám đứa con tất cả.
-Hay là thiên đàng là đó mà cũng địa ngục ở đó. Cũng có thể đó lại là luận thuyết VAY TRẢ  của phật giáo.
-Tại sao ứng dụng cho người thiên chúa giáo? Cái này cũng tùy thuộc người suy luận.
-Nhưng chúa đã định cơ mà, mọi sự trên đời đều do thánh ý chúa định cả dù một sợi tóc trên đầu rơi xuống cũng không ngoài thánh ý của chúa.
-Cũng như mai ngày tôi không còn được làm chỉ huy cái bộ phận chủ hội 25/12 thì tôi sẽ về bán hòm và sẽ đặt tên tiệm là TOBIA chỉ nhớ kỹ nhưng có điều là khi chào khách hàng thường phải dùng câu: "sau có kẻ nói TỒBIARA"
-Chúc mọi người trong gia đình an mạnh. Và chỉ cần nhớ kỹ là những người mua hòm chẳng bao giờ thấy họ đổi lại bao giờ dù rằng đã có những người vừa hạ huyệt thì nắp hòm đã bị bật nắp, và lúc đó chỉ việc trả lại cho họ trăm bạc là xong ngay, thời nay cần tiền nhưng sự việc ấy không thay đổi hơn được nữa, vì vậy mình mới êm xuôi trong việc cho con đi nước Đài cho nghỉ vì đang học dở khoa Báo chí dù rằng con đã mang tất cả tâm huyết để cố gắng thi cho bằng được vào mà đời bố thì quá ư là chật với cuộc sống lại nữa cái lý lịch của bố dù bé tý xíu cũng cố gắng chạy chọt vào bằng được sư đoàn dù chắc chắn rằng mình không đủ ký lô sức nặng, lại nữa sau cuộc sống đã giải phóng lại càng không được có chỗ đứng nên bao nhiêu bây giờ tập trung vào tiền là chính. Sau khi đưa đứa con gái qua với chị, thì chị lại bị thất sủng vì chỉ đẻ được hai đứa con gái nên bển họ đòi đổi người vợ khác, cảm thấy mình đang ở cửa sau nên chị vội vàng đuổi em về ngay làm đứa em đang dở dang khoa báo chí bèn về kiếm việc làm mà thôi. Rồi ngày qua ngày cô em đi lấy chồng thế là bố hết nhờ đứa con gái bé. Chỉ trông chờ con gái lớn mà thôi đấy cũng là một tín lý của cuộc đời.
-Ông già rồi nhưng dê quá mà.
-Tôi không dê sao lại đẻ ra chị. Tiếng hai bố con cãi nhau vì ông bố lấy vợ quá sớm khi mẹ của đứa con chết vừa đúng một trăm ngày nên đứa con cũng muốn nguyền rủa bố, người bố cũng chẳng chịu, nhưng cho đến nay cô con đẽ biến thành nữ hội trưởng hội Hiền mẫu như ra vẻ đi rao giảng đạo khắp nơi, chỗ nào cũng vơ vao cào cuống rủ rê vào hội hiền mẫu, nhưng đa số xong khi về đến nhà chẳng chăm sóc nổi một đứa con đa số để buông lỏng tùy theo ý chúng muốn làm gì mặc thây, đến nỗi chúng vác gái về nhà ở chung cũng rất tật tự nhiên. Lòng ông bố cũng chùng hẳn xuống vì cách cư xử của đứa con gái, buồn lòng cũng biến thành những người chăn dắt những người theo đạo dụ dỗ những người ngoài vào đạo, chịu khó đi xa hàng chục cây số dậy dỗ những người mới theo gọi là tân tòng, phần vì buồn cho chính mình đã tính toán sai vì lập gia đình quá sớm làm bao nhiêu con cái tan đàn xẻ nghé, chúng đâm ra oán thán ông bố, dù rằng công việc ông lập gia đình không tính toán trước vả lại hai người cũng chẳng tình ý gì, nhưng mà cũng lạ lại sinh thêm được 4 đứa con nữa mới sinh ra thêm bao nhiêu việc phải nói thêm vì chia đất đai, tranh giành quyền lợi đến khổ. Ông qua đi để lại cho người anh cả một gánh nặng trên vai và bắt buộc phải chia đều cho mỗi người một thửa đất để ở vì trong lúc này ông anh cũng chưa thấu hiểu bố là mấy. Đó là một kinh nghiệm xương máu cho ông anh và cho mọi người sau này làm gương, nếu dù cuộc đời qua đi nhưng các việc làm đó cũng nói nên một ý nghĩa bao trùm tín lý trong một xứ đạo. Cái đáng nói là bà chị lớn nhất trong nhà thường xoi mói ông bố một cách tồi tệ khi mỗi lần ông bố đẻ một đứa em thì lại có tiếng ra tiếng vào: “Sao mà lại đẻ nhiều quá thế không biết”, mới đó quang quanh đã bốn đứa rồi. Đúng ra bà chị chẳng hiểu một ti mảy may nào về cuộc đời và con người và cái dục…..
Ngẫm nghĩ  tôi muốn im lặng cho qua tất cả bản thân tôi cũng còn cảm thấy những tình dục bủa quanh nên hiểu ông bố nhiều hơn, có điều không biết trong tín lý đạo giáo có bủa vây không thế thôi. Còn xét cho cùng sự sống nào cũng bắt buộc phải đi kèm những phiền muộn chứ không riêng gì về việc đó.
Đến nay bố tôi đã qua đi gần chục năm tôi nồi nghĩ mới thấy hiểu hơn và tha thứ cho người thật nhiều mong ở duới suối vàng ông vui vẻ mát mẻ. Có lẽ đây chính là điều tôi ân hận những ngày gần đây nhất.
Kỷ niệm tròn mười năm ngày mất của người. Tôi dâng lên người những hình ảnh thật đẹp về một người bố dũng cảm khi xưa ngày cháy cái đèn cồn tại nơi xứ quê ngoài miền bắc. Ông can đảm cầm cái đèn đang cháy bốc lửa mang ngay vào chỗ bồn rửa nước để sau đó dập tắt. Ngày nay tôi cũng đã trên sáu mươi mới thấu hiểu được những việc đơn giản tưởng chừng như thế mà bao nhiêu năm mới hiểu rõ tường tận.
 
 
thái san
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2010 17:48:35 bởi thaisan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9