Tìm hiểu về Bệnh trỉ
mrharo 12.09.2010 15:14:39 (permalink)
Bệnh trỉ

Vùng hậu môn trực tràng có hai đám rối tĩnh mạch,đám rối tĩnh mạch trĩ trên nằm trên vùng lược,tạo nên trĩ nội nằm trong lòng hậu môn trực tràng được phủ bởi lớp niêm mạc nhưng khi quá to thì sa xuống nằm ngoài ống hậu môn; đám rối tĩnh mạch trĩ dưới tạo nên trĩ ngoại luôn nằm ngoài ống hậu môn và được da che phủ.Cả trĩ nội và trĩ ngoại thường có 3 búi trĩ: búi phải trước, búi phải sau và búi trái;nếu người bệnh đến muộn có thể xuất hiện các búi trĩ phụ nằm xen kẽ giữa các búi chính.Khi các búi trĩ đó liên kết với nhau gọi là trĩ vòng. Khi có cả trĩ nội và trĩ ngoại, lúc đầu chúng được phân cách nhau bằng vùng lược,về sau dây chằng parks bị nhẽo trĩ nội thông với trĩ ngoại tạo thành trĩ hỗn hợp.Cho đến nay,nguyên nhân chính xác của bệnh trĩ chưa được xác định,song có một số yếu tố thường xuyên được nhắc đến:
- Tư thế đứng:Trĩ gặp nhiều ở những người thường xuyên phải đứng lâu hay ngồi nhiều như nhân viên văn phòng,lái xe đường dài..
- Lỵ và táo bón:Ở những người này khi đại tiện phải rặn nhiều, khi rặn áp lực trong ống hậu môn tăng lên khoảng 10 lần dễ gây ra bệnh trĩ.
- Tăng áp lực trong khoang ổ bụng hay gặp ở những người lao động chân tay nặng nhọc, những người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính…
- Ngoài ra trĩ còn xuất hiện trong một số bệnh lý khác như xơ gan,u vùng hậu môn trực tràng và tiểu khung…
- Bệnh xuất hiện không rõ ràng,người bệnh cũng như thầy thuốc không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh.
- Chảy máu hậu môn và đại tiện ra máu tươi: Đây là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu máu chảy ít, kín đáo nên người bệnh không để ý, nếu dùng giấy vệ sinh sẽ thấy máu dính trên giấy,về sau máu ra nhiều hơn,thành giọt theo sau cục phân, muộn hơn thì cứ ngồi xổm đại tiện là máu chảy ra.
- Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn.
- Sưng nề vùng hậu môn khi có đợt cấp hoặc trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to và ta có thể sờ thấy dễ dàng.
Phần lớn người bệnh khi đến khám là trĩ vòng hoặc trĩ hỗn hợp.Vì vậy,muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ , ngoài việc nhìn, sờ nếu thấy búi trĩ sa ra ngoài cần phải thăm khám trực tràng bằng tay và soi trực tràng.Qua soi sẽ xác định được độ tổn thương của búi trĩ, số lượng, kích thước và vị trí các búi trĩ.
Để điều trị, trước hết cần ngăn chặn các yếu tố phát sinh bệnh trĩ bằng cách: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu,trà, các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, uống nước đầy đủ, ăn nhiều chất xơ, tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ. Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh lỵ… Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.Khi phát hiện bệnh trĩ cần đi khám để có chẩn đoán và điều trị hợp lý,  không nên tự ý sử dụng thuốc dễ gây ra nhiều biến chứng.
Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí và số lượng búi trĩ mà có thể sử dụng các biện pháp điều trị như dùng thuốc, điều trị vật lý như tiêm xơ, thắt vòng cao su, quang đông bằng hồng ngoại… Khi trĩ đã có biến chứng thì phải điều trị bằng ngoại khoa mới có kết quả.Với trĩ ngoại điều trị nội khoa đơn thuần trong trường hợp trĩ ngoại phù nề, điều trị thủ thuật với các trường hợp trĩ gây tắc mạch, đau, điều trị phẫu thuật với các đám rối tĩnh mạch đã giãn nở lớn.
BS. Nguyễn Bạch
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2010 15:21:05 bởi mrharo >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9