Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế giới_Phỏng vấn bác sĩ Lê Phương Thúy
Viet duong nhan 20.10.2010 05:17:03 (permalink)
Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế giới_Phỏng vấn bác sĩ Lê Phương Thúy
BS Lê Phương Thúy
 
Thưa quý vị, tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hoạt động trong tình trạng thiếu thốn nhân, vật và tài lực. Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế giới được Liên Đoàn Sức Khỏe Tâm Thần Thế giới (WFMH) đề xướng, với mục đích đưa vấn đề này lên hàng ưu tiên toàn cầu cao hơn. Ngày SKTT Thế giới được tổ chức lần đầu vào năm 1992, năm nay rơi nhằm ngày Chủ nhật 10 tháng 10, với chủ đề: Tương quan giữa sức khỏe tâm thần và các bệnh về thể chất. Trong Tạp chí Khoa học và Đời sống hôm nay, mời quý vị theo dõi câu chuyện giữa Hoài Hương và Bác sĩ Lê Phương Thúy, một bác sĩ tâm thần hành nghề tại San Jose.
Hoài Hương Thứ Sáu, 15 tháng 10 2010
 
“Thứ nhất là không biết rằng bệnh của mình có thể trị được. Thứ nhì, biết nhưng mà xấu hổ cho rằng mình bị điên, cho nên ngần ngại. Thứ 3 là cái ảo tưởng cho rằng mình có thể tự trị được. Cả 3 điều đó đều không đúng.”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói có hơn 450 triệu người – khoảng 12% dân số thế giới, phải sống trong tình trạng sức khỏe tinh thần suy sụp hoặc yếu kém. Phổ biến nhất là bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn xếp loại các trường hợp lạm dụng ma túy và nghiện rượu như những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người.

Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần vốn vẫn đan quyện với nhau. Theo chủ đề năm nay, các chuyên gia lưu ý rằng có nhu cầu thực sự phải giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần của những người mắc các bệnh kinh niên, và cần điều trị các bệnh nhân này qua một chương trình chăm sóc toàn diện.

“Chúng ta cần dồn nhiều nỗ lực hơn nữa để giải quyết những khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, và bảo vệ quyền làm người của các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng.”

Đó là phát biểu của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon hôm thứ Ba, khi ông kêu gọi thế giới tăng cường các tài nguyên để cung cấp dịch vụ cho những người cần được chăm sóc.

Trong câu chuyện với Ban Việt ngữ –Đài VOA nhân Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế giới sắp đến, một bác sĩ tâm thần hành nghề tại San Jose, Bác sĩ Lê Phương Thúy nói về những phát hiện và cách điều trị mới nhất trong việc điều trị các bệnh tâm trí:

Bác sĩ Thúy: “Cái mới nhất của bệnh tâm thần về phương diện chữa trị là ngày nay người ta đã hiểu được nguyên nhân đưa đến bệnh tâm thần nói chung và có những biện pháp điều trị rất là hiệu quả, từ uống thuốc, điều trị tâm lý và những máy móc dùng các luồng magnetic để mà kích thích những bộ phận ở trong não bộ, tạo ra những chất kích thích tố để trị bệnh trầm cảm. Rồi có những phương pháp có thể là giải phẫu để kích thích óc tiết ra những chất chống lại bệnh trầm cảm. Đó là những phát minh mới nhất đem lại niềm hy vọng mới cho những người mắc bệnh tâm trí.”

Về thách thức lớn nhất đối với các bác sĩ điều trị bệnh tâm thần, bác sĩ Lê Phương Thúy cho rằng đó là các bệnh nhân không chịu đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Bác sĩ Thúy nêu lên 3 lý do: “Thứ nhất là có thể không biết, không biết rằng bệnh của mình có thể trị được. Thứ nhì, có thể biết nhưng mà sợ mang tiếng, xấu hổ cho rằng mình bị tâm thần, bị điên, cho nên đó là những sự ngần ngại. Thứ 3 là cái ảo tưởng cho rằng mình có thể tự trị được. Câu nói mà tôi nghe thường xuyên nhất là tôi có thể cố gắng được, tôi có thể tập thể thao, dinh dưỡng hoặc là giải trí vv... hoặc là thiền, hoặc là sinh hoạt lành mạnh để mà trị lấy bệnh. Cả 3 điều đó đều không đúng.”

Được hỏi về một công nghệ cụ thể hiện được sử dụng trong việc điều trị bệnh nhân bệnh tâm thần,

Bác sĩ Thúy nói: “Hiện giờ tôi cho rằng một phương pháp sử dụng kỹ thuật mới có tên viết tắt là TMS (Transmagnetic stimulation). Theo phương pháp này, có một thiết bị giống như một cái ghế khi mình đi khám răng, bệnh nhân ngồi vào ghế đó, rồi bác sĩ sẽ dùng máy, một dụng cụ hơi giống như máy sấy tóc, để lên phần bên trái trán. Bên trái là bởi vì phía trong não là cơ quan có thể tạo kích thích chống lại bệnh trầm cảm. Máy sẽ phát ra những luồng từ điện, magnetic, và kích thích bộ phận đó trong não, làm bộ phận đó tạo ra những chất truyền, neurotransmitters trong não bộ và trị bệnh trầm cảm. Tôi cho rằng đây là khám phá mới nhất đang được sử dụng, được cơ quan FDA (Cơ quan Kiểm soát Thực Phẩm và Dược Phẩm) của chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ.”

VOA: Thưa bác sĩ, phương pháp điều trị đó nó có tác dụng phụ không ạ?

BS Thúy: “Chắc chắn là bất cứ phương pháp điều trị nào, từ thuốc uống cho đến giải phẫu, đều có những tác dụng phụ. Nhưng cho tới giờ phút này, thì những tác dụng phụ không đáng kể, so với những lợi ích mà phương pháp này đem lại.”

VOA: Thưa bác sĩ, Tổ chức y tế Thế giới nói bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt chiếm phần lớn tỷ lệ những người mắc bệnh tâm thần...

BS Thúy: “Bệnh tâm thần phân liệt chiếm 1% dân số, tức là cứ 100 người là có một người bị, là nhiều lắm, và con số này giống nhau ở mọi sắc dân, chủng tộc, chứ không phải là người da trắng thì bị nhiều hơn, không phải vậy. Còn trầm cảm thì là 20%, một con số rất lớn, bệnh trầm cảm xảy ra ở phụ nữ gấp hai lần đàn ông.”

Bác sĩ Lê Phương Thúy cho biết là theo một thống kê thì phụ nữ từ lứa tuổi từ 20 đến 40 tuổi là lứa tuổi dễ bị mắc bệnh trầm cảm nhất.

VOA: Thưa bác sĩ, có thể giải thích lý do tại sao mà phụ nữ lại bị trầm cảm nhiều hơn nam giới không thưa bác sĩ?

BS Thúy: “Cho tới giờ này, chúng tôi cho rằng vì những thay đổi trong kích thích tố nữ nơi người phụ nữ, chẳng hạn như hàng tháng vì có ảnh hưởng của kích thích tố nữ lên xuống cho nên phụ nữ mới có kinh nguyệt, có khả năng mang thai, khi mang thai thì kích thích tố để nuôi dưỡng bào thai cũng gia tăng. Rồi sau khi sanh, kích thích tố nữ estrogen và progesterone hạ xuống một cách đột ngột, do đó người phụ nữlại có thêm cái bệnh gọi là trầm cảm hậu sản. Về sau khi tới tuổi tắt kinh thì lại không được sự bảo vệ của những kích thích tố nữ nữa, thành ra sau thời kỳ tắt kinh, phụ nữ cũng có thể có những bệnh trầm cảm hay là lo lắng. ”

VOA: Thưa bác sĩ vậy thì tạo hóa bất công với phụ nữ quá, phải không ạ?

BS Thúy: “Về phương diện đó, nhưng biết đâu phụ nữ chúng ta lại được những phần thưởng khác. Tôi có một cái nhìn khá lạc quan, tôi thấy rằng đúng như câu nói bên đạo Thiên Chúa, khi mà Chúa đóng cánh cửa này thì sẽ mở những cánh cửa khác, cho nên biết đâu phụ nữ lại có những đặc ân khác, thành ra mình phải nhìn vấn đề một cách toàn diện.”

VOA: Vâng thưa bác sĩ, xin bác sĩ một lời gọi là kết cho câu chuyện của chúng ta hôm nay, nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới sắp tới.

BS Thúy: “Vâng, điều mà tôi mong mỏi nhất như tôi đã thưa lúc nãy, không phải là không có phương tiện hay không có phương cách để mà điều trị. Vấn đề ở đây là mình không biết tới để mà đi tìm thầy tìm thuốc, nhất là đối với người Việt Nam mình, lời kêu gọi của tôi là nên học hỏi tìm hiểu, cập nhật hóa kiến thức vẫn là điều cần thiết. Nguyên tắc nằm lòng là khi chúng ta có một vấn đề gì, đừng nghĩ rằng nỗi lòng một mình mình biết, khi có vấn đề gì, thì người khác cũng đã có vấn đề đó rồi, cũng là con người cả với nhau, cho nên cái quan trọng là tìm hiểu rồi đi hỏi người gần gũi nhất với mình, là bác sĩ gia đình, thì nên hỏi và kể lể những triệu chứng của mình và từ đó, bác sĩ gia đình giới thiệu mình đến bác sĩ tâm trí. Khi đi thì đừng ngần ngại, ngày nay sự hiểu biết về bệnh tâm trí cho thấy rằng bệnh là do sự mất cân bằng về hóa chất, sự xáo trộn những chất truyền, chất hóa học ở trong não bộ, chứ không phải là tà ma quỉ ám, hay là thiếu phúc đức.”

Thưa quý thính giả, Bác sĩ Lê Phương Thúy, một bác sĩ tâm thần hành nghề tại San Jose, trong câu chuyện với Ban Việt ngữ –Đài VOA nhân Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế giới 10 tháng 10 năm 2010.
Xin cám ơn bác sĩ đã dành cho VOA-Việt ngữ cuộc phỏng vấn này

Thưa quý vị, tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần hoạt động trong tình trạng thiếu thốn nhân, vật và tài lực. Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế giới được Liên Đoàn Sức Khỏe Tâm Thần Thế giới (WFMH) đề xướng, với mục đích đưa vấn đề này lên hàng ưu tiên toàn cầu cao hơn. Ngày SKTT Thế giới được tổ chức lần đầu vào năm 1992, năm nay rơi nhằm ngày Chủ nhật 10 tháng 10, với chủ đề: Tương quan giữa sức khỏe tâm thần và các bệnh về thể chất. Trong Tạp chí Khoa học và Đời sống hôm nay, mời quý vị theo dõi câu chuyện giữa Hoài Hương và Bác sĩ Lê Phương Thúy, một bác sĩ tâm thần hành nghề tại San Jose.
Hoài Hương Thứ Sáu, 15 tháng 10 2010
“Thứ nhất là không biết rằng bệnh của mình có thể trị được. Thứ nhì, biết nhưng mà xấu hổ cho rằng mình bị điên, cho nên ngần ngại. Thứ 3 là cái ảo tưởng cho rằng mình có thể tự trị được. Cả 3 điều đó đều không đúng.”
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói có hơn 450 triệu người – khoảng 12% dân số thế giới, phải sống trong tình trạng sức khỏe tinh thần suy sụp hoặc yếu kém. Phổ biến nhất là bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn xếp loại các trường hợp lạm dụng ma túy và nghiện rượu như những vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần, ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người.

Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần vốn vẫn đan quyện với nhau. Theo chủ đề năm nay, các chuyên gia lưu ý rằng có nhu cầu thực sự phải giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần của những người mắc các bệnh kinh niên, và cần điều trị các bệnh nhân này qua một chương trình chăm sóc toàn diện.

“Chúng ta cần dồn nhiều nỗ lực hơn nữa để giải quyết những khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, và bảo vệ quyền làm người của các bệnh nhân bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng.”

Đó là phát biểu của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon hôm thứ Ba, khi ông kêu gọi thế giới tăng cường các tài nguyên để cung cấp dịch vụ cho những người cần được chăm sóc.

Trong câu chuyện với Ban Việt ngữ –Đài VOA nhân Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế giới sắp đến, một bác sĩ tâm thần hành nghề tại San Jose, Bác sĩ Lê Phương Thúy nói về những phát hiện và cách điều trị mới nhất trong việc điều trị các bệnh tâm trí:

Bác sĩ Thúy: “Cái mới nhất của bệnh tâm thần về phương diện chữa trị là ngày nay người ta đã hiểu được nguyên nhân đưa đến bệnh tâm thần nói chung và có những biện pháp điều trị rất là hiệu quả, từ uống thuốc, điều trị tâm lý và những máy móc dùng các luồng magnetic để mà kích thích những bộ phận ở trong não bộ, tạo ra những chất kích thích tố để trị bệnh trầm cảm. Rồi có những phương pháp có thể là giải phẫu để kích thích óc tiết ra những chất chống lại bệnh trầm cảm. Đó là những phát minh mới nhất đem lại niềm hy vọng mới cho những người mắc bệnh tâm trí.”

Về thách thức lớn nhất đối với các bác sĩ điều trị bệnh tâm thần, bác sĩ Lê Phương Thúy cho rằng đó là các bệnh nhân không chịu đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Bác sĩ Thúy nêu lên 3 lý do: “Thứ nhất là có thể không biết, không biết rằng bệnh của mình có thể trị được. Thứ nhì, có thể biết nhưng mà sợ mang tiếng, xấu hổ cho rằng mình bị tâm thần, bị điên, cho nên đó là những sự ngần ngại. Thứ 3 là cái ảo tưởng cho rằng mình có thể tự trị được. Câu nói mà tôi nghe thường xuyên nhất là tôi có thể cố gắng được, tôi có thể tập thể thao, dinh dưỡng hoặc là giải trí vv... hoặc là thiền, hoặc là sinh hoạt lành mạnh để mà trị lấy bệnh. Cả 3 điều đó đều không đúng.”

Được hỏi về một công nghệ cụ thể hiện được sử dụng trong việc điều trị bệnh nhân bệnh tâm thần,

Bác sĩ Thúy nói: “Hiện giờ tôi cho rằng một phương pháp sử dụng kỹ thuật mới có tên viết tắt là TMS (Transmagnetic stimulation). Theo phương pháp này, có một thiết bị giống như một cái ghế khi mình đi khám răng, bệnh nhân ngồi vào ghế đó, rồi bác sĩ sẽ dùng máy, một dụng cụ hơi giống như máy sấy tóc, để lên phần bên trái trán. Bên trái là bởi vì phía trong não là cơ quan có thể tạo kích thích chống lại bệnh trầm cảm. Máy sẽ phát ra những luồng từ điện, magnetic, và kích thích bộ phận đó trong não, làm bộ phận đó tạo ra những chất truyền, neurotransmitters trong não bộ và trị bệnh trầm cảm. Tôi cho rằng đây là khám phá mới nhất đang được sử dụng, được cơ quan FDA (Cơ quan Kiểm soát Thực Phẩm và Dược Phẩm) của chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho sử dụng tại Hoa Kỳ.”

VOA: Thưa bác sĩ, phương pháp điều trị đó nó có tác dụng phụ không ạ?

BS Thúy: “Chắc chắn là bất cứ phương pháp điều trị nào, từ thuốc uống cho đến giải phẫu, đều có những tác dụng phụ. Nhưng cho tới giờ phút này, thì những tác dụng phụ không đáng kể, so với những lợi ích mà phương pháp này đem lại.”

VOA: Thưa bác sĩ, Tổ chức y tế Thế giới nói bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt chiếm phần lớn tỷ lệ những người mắc bệnh tâm thần...

BS Thúy: “Bệnh tâm thần phân liệt chiếm 1% dân số, tức là cứ 100 người là có một người bị, là nhiều lắm, và con số này giống nhau ở mọi sắc dân, chủng tộc, chứ không phải là người da trắng thì bị nhiều hơn, không phải vậy. Còn trầm cảm thì là 20%, một con số rất lớn, bệnh trầm cảm xảy ra ở phụ nữ gấp hai lần đàn ông.”

Bác sĩ Lê Phương Thúy cho biết là theo một thống kê thì phụ nữ từ lứa tuổi từ 20 đến 40 tuổi là lứa tuổi dễ bị mắc bệnh trầm cảm nhất.

VOA: Thưa bác sĩ, có thể giải thích lý do tại sao mà phụ nữ lại bị trầm cảm nhiều hơn nam giới không thưa bác sĩ?

BS Thúy: “Cho tới giờ này, chúng tôi cho rằng vì những thay đổi trong kích thích tố nữ nơi người phụ nữ, chẳng hạn như hàng tháng vì có ảnh hưởng của kích thích tố nữ lên xuống cho nên phụ nữ mới có kinh nguyệt, có khả năng mang thai, khi mang thai thì kích thích tố để nuôi dưỡng bào thai cũng gia tăng. Rồi sau khi sanh, kích thích tố nữ estrogen và progesterone hạ xuống một cách đột ngột, do đó người phụ nữlại có thêm cái bệnh gọi là trầm cảm hậu sản. Về sau khi tới tuổi tắt kinh thì lại không được sự bảo vệ của những kích thích tố nữ nữa, thành ra sau thời kỳ tắt kinh, phụ nữ cũng có thể có những bệnh trầm cảm hay là lo lắng. ”

VOA: Thưa bác sĩ vậy thì tạo hóa bất công với phụ nữ quá, phải không ạ?

BS Thúy: “Về phương diện đó, nhưng biết đâu phụ nữ chúng ta lại được những phần thưởng khác. Tôi có một cái nhìn khá lạc quan, tôi thấy rằng đúng như câu nói bên đạo Thiên Chúa, khi mà Chúa đóng cánh cửa này thì sẽ mở những cánh cửa khác, cho nên biết đâu phụ nữ lại có những đặc ân khác, thành ra mình phải nhìn vấn đề một cách toàn diện.”

VOA: Vâng thưa bác sĩ, xin bác sĩ một lời gọi là kết cho câu chuyện của chúng ta hôm nay, nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới sắp tới.

BS Thúy: “Vâng, điều mà tôi mong mỏi nhất như tôi đã thưa lúc nãy, không phải là không có phương tiện hay không có phương cách để mà điều trị. Vấn đề ở đây là mình không biết tới để mà đi tìm thầy tìm thuốc, nhất là đối với người Việt Nam mình, lời kêu gọi của tôi là nên học hỏi tìm hiểu, cập nhật hóa kiến thức vẫn là điều cần thiết. Nguyên tắc nằm lòng là khi chúng ta có một vấn đề gì, đừng nghĩ rằng nỗi lòng một mình mình biết, khi có vấn đề gì, thì người khác cũng đã có vấn đề đó rồi, cũng là con người cả với nhau, cho nên cái quan trọng là tìm hiểu rồi đi hỏi người gần gũi nhất với mình, là bác sĩ gia đình, thì nên hỏi và kể lể những triệu chứng của mình và từ đó, bác sĩ gia đình giới thiệu mình đến bác sĩ tâm trí. Khi đi thì đừng ngần ngại, ngày nay sự hiểu biết về bệnh tâm trí cho thấy rằng bệnh là do sự mất cân bằng về hóa chất, sự xáo trộn những chất truyền, chất hóa học ở trong não bộ, chứ không phải là tà ma quỉ ám, hay là thiếu phúc đức.”

 
_____
i-meo
#1
    Viet duong nhan 20.10.2010 05:20:27 (permalink)





    Quên quên nhớ nhớ

     
    Mười người Việt Nam bước vào văn phòng của tôi thì hết tám người than:
    "sao tôi hay quên quá bác sĩ ơi!".

    Hay quên, không kiểm soát được những việc mình làm, không tự chủ được mình, không chắc là mình có làm xong việc không, hay... lại quên nữa rồi, tạo cho chúng ta một cảm giác lo sợ, sợ làm lỡ những việc quan trọng, và sợ bị luôn bệnh quên lẫn (Alzheimer), hoặc bị bướu trong óc. Sợ mắc hai bệnh này là những nỗi lo thầm kín không nói ra (nói ra sợ xui xẻo) của nhiều người. Việc làm đầu tiên của tôi là trấn an mọi người.
    Đúng như vậy, bị bệnh quên lẫn Alzheimer như ông Tổng Thống Reagan là chuyện tương đối hiếm. Nếu bị bướu não thì  hay quên không phải là triệu chứng đầu tiên và cũng không phải là triệu chứng duy nhất. Chuyện xảy ra thường hơn nơi người cao niên, từ 50 tuổi trở lên là chuyện... đãng trí, do thiếu tập trung tư tưởng. Có bốn giai đoạn cần phải xảy ra trước khi một dữ kiện gì đó được ghi khắc vào trong trí nhớ ngắn hạn rồi sau đó vào trí nhớ dài hạn. Đó là
    Chú ý (attention)
    Tập trung (concentration)
    Ghi nhận (registration)
    Nhớ  (memory)

    Người cao niên bình thường hay quên vì thiếu chú ý hoặc thiếu tập trung (đãng trí), chứ không phải bị mất trí nhớ như người bị bệnh quên lẫn. Do đó, nếu chúng ta khắc phục được sự chú ý và tập trung tư tưởng, thì người lớn tuổi vẫn có thể làm việc hiệu nghiệm như người trẻ, hoặc hiệu nghiệm hơn cả người trẻ vì có nhiều kinh nghiệm và nhẫn nại hơn, tuy có thể chậm chạp hơn vì tuổi già.
     
    TẠI SAO NGƯỜI CAO NIÊN HAY BỊ ĐÃNG TRÍ
     

     
    Càng có nhiều chuyện phải lo nghĩ thì càng khó chú ý và tập trung.
    Đãng trí cũng là một trong những suy giảm do tuổi già mang lại, cùng với những sự thay đổi khác, như  chậm chạp hơn, thị lực kém hơn, lãng tai hơn, v.v... Người cao niên Việt Nam tại Hoa Kỳ lại còn phải đương đầu với biết bao những áp lực của đời sống và phải học hỏi thêm những điều mới lạ do nếp sống văn minh đem lại, như lái xe, ngôn ngữ, điện thoại cầm tay, giấy tờ an sinh xã hội, luật lệ mới v.v... Khi mình có rất nhiều công việc phải lo nghĩ, thì chắc chắn, khả năng chú ý và tập trung tư tưởng cho một công việc mới phải sút giảm. Người cao niên tị nạn còn mang theo trong tâm khảm những vết thương tâm hồn, do những sự mất mát chồng chất dần theo năm tháng (mất tài sản, địa vị, chia cách, mất quê hương, tù cải tạo v.v...). Những vết thương tâm hồn này, chắc chắn sẽ làm giảm sự chú ý và tập trung rất nhiều.
     
    CÁCH ĐỐI PHÓ
     



    Khi đã chấp nhận rằng chúng ta sẽ già hơn theo năm tháng, hay quên và đãng trí là chuyện đương nhiên, chúng ta sẽ thi hành một cách mạnh dạn những phương pháp giúp trí nhớ đểø hoàn tất công việc như sau:

    Không dựa vào trí nhớ để nhớ những chuyện cần làm nữa: hãy dùng giấy viết, sổ sách, lịch tay, lịch treo tường. Văn minh hơn thì dùng Palm, organizer (muốn dùng các thứ này lại phải luyện tập để dùng và nhớ cách dùng). Để dành trí óc để suy nghĩ những việc trừu tượng hay giải quyết vấn đề. như chọn trường cho con, chọn nhà hàng, chọn nhà băng, chọn bác sĩ. Khi chọn rồi, làm hẹn thì ghi giờ hẹn, địa điểm hẹn vào sổ sách. Không nên cố gắng thuộc số điện thoại nếu điều này quá khó khăn, Nhưng nên ghi các số điện thoại cần thiết, ngày sinh, số an sinh xã hội và cất ở một nơi có thể lấy ra dễ dàng khi cần. Mỗi tối cần xem lại sổ lịch để nắm vững những chuyện phải làm ngày mai để chuẩn bị cho chu đáo.
    Ngoài cái xách tay khá lớn để để những đồ dùng cần thiết, nên chọn một nơi duy nhất trong nhà làm nơi để các món đồ thường dùng, như chìa khóa, sổ lịch, điện thoại cầm tay, ví  đựng bằng lái xe hoặc thẻ căn cước v.v... Khi tôi cởi đồng hồ hay nữ trang, tôi luôn để vào một nơi nhất định, cho dù phải đi lên lầu rất mất công. Tôi thà là cứ mang luôn khi rửa tay hay rửa chén, nếu không thuận tiện đi cất vào chỗ đã định trước, chứ không cởi ra để bên cạnh và nghĩ rằng mình sẽ nhớ. Tôi đã học bài học rất đắt tiền này.
    Dành nhiều thì giờ để chuẩn bị trước cho những việc dự định làm, Không chờ nước đến chân mới nhảy. Không làm nhiều chuyện cùng một lúc. Thí dụ như khi làm giỗ thì cần làm danh sách khách mời, danh sách các món ăn, danh sách những chuyện phải làm và tuần tự thi hành dựa trên những gì đã viết.
    Nếu ngày mai là một ngày quan trọng, nên chuẩn bị từ tối hôm trước những việc cần đem theo, để vào một nơi không thể quên được, như dưới chân cầu thang, hay trước cửa ra vào. Nếu đem được ra xe luôn là tốt nhất.

     
    GIỮ GÌN BỘ ÓC VÀ TRÍ NHỚ

    Làm những điều như trên, không có nghĩa là không sử dụng bộ óc nữa. Trái lại, bộ óc được bảo vệ để sử dụng vào những việc thích thú và hữu ích hơn, như suy nghĩ, tính toán, sáng tạo, học hỏi và thưởng thức đời sống. Nếu chúng ta cần tập thể thao cho thân thể khỏe mạnh thì bộ óc cũng cần được vận dụng mỗi ngày để luôn luôn sáng suốt và sắc bén. Thí dụ như đọc sách báo để cập nhật kiến thức, thảo luận với đồng nghiệp về những phát minh mới v.v...
     




     

     
     Em đã viết thư tình trên Net
    Gửi anh yêu nhưng không thấy Reply
    Và mỗi lần em thử Retry
    System hỏi User name và password......

    Anh vội bước ra đi quên Logoff
    Chẳng một lời dù chỉ tiếng Standby
    Anh quên hết kỷ niệm xưa đã Add
    Quẳng tình em vào khoảng trống Recycle Bin.
    Em vẫn đợi trên nền xanh Desktop
    Bóng anh vừa Refresh hồn em
    Từng cú Click anh đi vào nỗi nhớ
    Trong tim em... Harddisk .. dần đầy.

    Em ghét quá, muốn Clean đi tất cả
    Nhưng phải làm sao khi .. chẳng biết Username
    Hay mình sẽ một lần Full Format
    Anh đã change .. Password cũ còn đâu!
    Em sẽ cố một lần em sẽ cố
    Sẽ Retry cho đến lúc Error.
    Nhưng anh hỡi làm sao em có thể ..
    Khi Software em dùng... đã hết Free Trial

    Hình bóng anh vẫn mãi Default...
    Trái tim anh, em Select bằng Mouse
    Chốn hẹn hò: Forum - Internet
    Lời yêu thương truyền bằng phương thức Get
    Nhận dáng hình qua địa chỉ IP
    Nếu một mai anh vĩnh viễn ra đi
    Em sẽ chết giữa muôn ngàn biển Search

    Lời tỏ tình không dễ gì Convert
    Lưu ngàn đời vào biến Constant
    Em nghèo khó mang dòng máu Sun
    Anh quyền quý với họ Microsoft
    Hai dòng Code không thể nào hoà hợp
    Dẫu ngàn lần Debug anh ơi
    Sao không có một thế giới xa xôi
    Linux cũng thế mà Windows cũng thế

    Hai chúng ta chẳng thể nào chia rẽ
    Run suốt đời trên mọi Platform.
    Có nhiều lúc gục đầu trên Keyboard
    Em vô tình nhấn Shift viết tên anh
    Em yêu anh mà anh chẳng Open
    Mở cửa trái tim và Save em vào đó
    Cửa nhà anh mẹ đã gài Password
    Suýt nữa em rách váy vì cố vượt Firewall

    Giá như em có thể ấn Ctrl+Z
    Để Undo những gì đã xảy ra
    Ngay cả những lập trình viên quốc tế
    Còn có thể mắc lỗi nữa là....
    Giá như em có thể ấn Ctrl+Z
    Một lần, chỉ đúng một lần thôi.
    Em sẽ Debug những lỗi lầm đáng ghét
    Anh sẽ hiểu em đâu phải bé tồi.

    Giá như em có thể ấn Ctrl+Z
    Thì khi này em đã ở bên anh
    Chứ đâu phải cô đơn ngồi quét
    Những con Virus đang tràn ngập trái tim.
    Nhưng em không thể ấn Ctrl+Z
    Trong phần mềm có tên gọi là tình yêu
    Chỉ có thể chọn Continue hay Exit
    Và tất nhiên em chưa muốn xa anh.

    Hãy hiểu cho lòng em anh nhé
    Và xin anh, hãy rộng mở lòng anh
    Khi mã nguồn trái tim không còn đóng
    Em sẽ viết lên đó dòng tên anh


    ____________
    Nguồn : e -mail
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9