Dòng thơ kệ
Anh Nguyên 16.11.2010 01:10:32 (permalink)

DÒNG THƠ KỆ



TS VẠN-HẠNH
       (?-1018)


Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Dịch:

Thân như bóng chớp có rồi không,
Cây cỏ xuân tươi, thu đượm hồng.
Mặc cuộc thạnh suy không sợ hãi,
Thạnh suy như cỏ hạt sương đông.

~TS Thanh Từ~

Thân như ánh chớp chiều tà,
Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời.
Sá chi suy thịnh ở đời,
Thịnh suy như giọt sương rơi đầu cành.

~T.T. Mật-Thể~

Thân như ánh chớp, có, không,
Vạn cây xuân tốt, thu cùng héo đi.
Vận suy thịnh, nhận sợ chi,
Thịnh suy, đầu cỏ, khác gì hạt sương...

~TK Chân-Lý~


VUA LÝ THÁI-TÔN
      
(1028-1054)


Bát nhã chân vô tông
Nhân không ngã diệc không
Quá hiện vị lai Phật
Pháp tính bản lai đồng.

Dịch:

Bát nhã vốn không cùng
Nhân không, ngã cũng không
Ba đời các đức Phật
Pháp tính vốn chung đồng.

~Thái-Tú-Hạp~
Chân Nguyên 37&38

Bát nhã thực không tông
Người không ta cũng không
Phật quá hiện vị lai
Pháp tính gốc vốn đồng.

~TK Chân-Lý~


TL ĐỊNH-HƯƠNG
       
(?-1051)


Bản lai vô xứ sở,
Xứ sở thị chân tông.
Chân tông như thị huyễn,
Huyễn hữu tức không không.
Xưa nay không xứ sở,
Xứ sở là chân tông.
Chân tông như thế huyễn,
Huyễn có là không không.

~TS Thanh Từ~


TS VIÊN-CHIẾU
    
(999-1090)


Thân như tường bích dĩ đồi thì,
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng,
Sắc không ẩn hiện nhậm suy di.


Dịch:

Thân như tường vách đã lung lay,
Đau đáu người đời luống sót thay.
Nếu đạt tâm không,không tướng sắc,
Sắc không ẩn hiện, mặc vần xoay.

~TS Thanh Từ~


TS CỨU-CHỈ
    
(?-1065)


Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch,
Thần thông biến hóa hiện chư tướng.
Hữu vi vô vi tùng thử xuất,
Hà sa thế giới bất khả lượng.
Tuy nhiên biến mãn hư không giới,
Nhất nhất quán lai một hình trạng.
Thiên cổ vạn cổ nan tỷ huống,
Giới giới xứ xứ thường lãng lãng.


Dịch:
 

Giác ngộ thân tâm vốn lặng yên,
Thần thông các tướng biến hiện tiền.
Hữu vi vô vi từ đây có,
Thế giới hà sa không thể lường.
Tuy nhiên đầy khắp cõi hư không,
Mỗi mỗi xem ra chẳng tướng hình.
Muôn đời ngàn đời nào sánh được,
Chốn chốn nơi nơi thường rạng ngời.

~TS Thanh Từ~

TS ĐẠO-HANH
      
(?-1115)


Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.


Dịch:

Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Vừng trăng vằng vặc in sông,
Chắc chi có có không không mơ màng

~Sư Huyền-Quang~

Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không.
Có, không, trăng đáy nước,
Đừng mắc có và không.

~TS Thanh Từ~

Có thì cả cát bụi đây,
Không thì cả đất trời này cũng không.
Có không trăng dưới dòng sông,
Đừng nên vướng mắc có không làm gì.

~TK Chân-Lý~

Nhật nguyệt tại nham đầu,
Nhân nhân tận thất châu.
Phú nhân hữu câu tử,
Bộ hành bất kỵ câu.


Dịch:

Nhật nguyệt tại non đầu,
Người người tự mất châu.
Kẻ giàu sẵn ngựa mạnh,
Bộ hành chẳng ngồi xe.

~TS Thanh Từ~

Thu lai bất báo nhạn lai qui,
Lãnh tiếu nhân gian tạm phát bi.
Vị báo môn nhân hưu luyến trước,
Cổ sư kỷ độ tác kim sư.


Dịch:

Thu về chẳng hẹn nhạn cùng bay,
Cười lạt người đời luống xót vay.
Thôi! Hỡi môn nhân đừng lưu luyến,
Thầy xưa mấy lượt hóa thầy nay.

~TS Thanh Từ
~

TS THUẦN-CHÂN
       
(?-1101)

Chân tánh thường vô tánh,
Hà tằng hữu sinh diệt.
Thân thị sinh diệt pháp,
Pháp tính vị tằng diệt.

Dịch:
 
Chân tánh thường không tánh,
Đâu từng có sanh diệt.
Thân là pháp sanh diệt,
Pháp tánh chưa từng diệt.

~TS Thanh Từ~

TS TRÌ-BÁT
(1049-1117)
 
Hữu tử tất hữ sinh,
Hữu sinh tất hữ tử.
Tử vi thế sở bi,
Sinh vi thế sở hỉ.
Bi hỉ lưỡng vô cùng,
Hốt nhiên thành bỉ thử,
Ư chư sinh tử bất quan hoài,
Án tố rô tố rô tất rị.

Dịch:
 
Có tử ắt có sanh,
Có sanh ắt có tử.
Chết là người đời buồn,
Sanh là người đời vui.
Buồn, vui, hai không cùng,
Chợt vậy thành kia đây,
Đối sanh tử chẳng để lòng,
Án tố rô tố rô tất rị.
~TS Thanh Từ`

TS HUỆ-SINH
     (?-1063)
 
Pháp bản như vô pháp,
Phi hữu diệc phi vô.
Nhược nhân tri thử pháp,
Chúng sinh dữ Phật đồng.
Tịch tịch Lăng-già nguyệt,
Không không độ hải chu,
Tri không, không giác hữu.
Tam-muội nhậm thông châu.

Dịch:
 
Pháp vốn như không pháp,
Chẳng có cũng chẳng không.
Nếu hiểu được pháp ấy,
Chúng sinh, Phật vẫn đồng.
Trăng Lăn-già phẳng lặng,
Thuyền Bát-nhã chân không.
Biết không rồi biết có,
Tam muội mặc dung thông.
~TT Mật Thể~

Pháp gốc như không pháp,
Chẳng có cũng chẳng không.
Nếu người biết pháp ấy,
Chúng sanh cùng Phật đồng.
Trăng Lăng-già vắng lặng,
Thuyền Bát-nhã rỗng không.
Biết không, không giác có,
Chánh định mặc thong dong.
~TS Thanh Từ~

Thủy hỏa nhật tương tham,
Do lai vị khả đàm.
Báo quân vô xứ sở,
Tam tam hựu tam tam.
Tự cổ lai tham hoc,
Nhân nhân chỉ vị Nam.
Nhược nhân vấn tân sự,
Tân sự, nguyệt sơ tam.

Dịch:
 
Nước lửa ngày hỏi nhau,
Nguyên do chưa thể bàn.
Đáp anh không nơi chốn,
Tam tam lại tam tam.
Xưa nay kẻ tham học,
Người người chỉ vì Nam.
Nếu người hỏi việc mới,
Việc mới ngày mùng ba.

~TS Thanh Từ~


<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2010 09:01:41 bởi Anh Nguyên >
#1
    Anh Nguyên 24.12.2010 08:42:23 (permalink)


    TS NGỘ-ẤN
     (1019-1088)

    Diệu tánh hư vô bất khả phan,
    Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
    Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
    Liên phát lô trung thấp vị càn.

    Dịch:
     
    Diệu tánh rỗng không chẳng thể vin,
    Rỗng không tâm ngộ việc dễ tin.
    Tươi nhuần sắc ngọc trong núi cháy,
    Lò lửa hoa sen nở thật xinh.

    ~TS Thanh Từ~

    Chân tính hư vô khó đến nơi,
    Chỉ hư tâm đạt đến mà thôi.
    Trên núi ngọc thiêu, màu vẫn thắm,
    Trong lò sen nở, sắc thường tươi.

    ~Nguyễn-Lang~


    TS MÃN-GIÁC
        
    1052-1096
     
    Quê Lũng-Triều, An-Cách, được vua
    Lý-Thái-Tông và Sư Viên-Chiếu nuôi
    làm con, 20 tuổi vào cung dạy hoàng tử,
    21 tuổi đi xứ nhà Tống, đi tu với sư Quảng-
    Trí, mất năm 44 tuổi.


    CÁO TẬT THỊ CHÚNG

    告疾示眾

    春去百花落,
    春到百花開。
    事逐眼前過,
    老從頭上來。
    莫謂春殘花落盡,
    庭前昨夜一枝梅。

    Xuân khứ bách hoa lạc,
    Xuân đáo bách hoa khai.
    Sự trục nhãn tiền quá,
    Lão tòng đầu thượng lai.
    Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
    Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

    Dịch nghĩa:

    Xuân đi, trăm hoa rụng,
    Xuân đến, trăm hoa nở.
    Việc đời ruổi qua trước mắt,
    Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
    Đêm qua, một cành mai trước sân.

    Dịch thơ:

    Xuân đi trăm hoa rụng,
    Xuân đến trăm hoa cười.
    Trước mắt việc đi mãi,
    Trên đầu già đến rồi.
    Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
    Đêm qua sân trước một cành mai
    ~TS Thanh Từ~

    Xuân đi trăm đóa hoa rơi,
    Xuân về trăm đóa hoa cười với ta,
    Việc đời trước mắt trôi qua,
    Theo đầu tóc bạc cái già đến nơi.
    Xuân tàn tưởng hết hoa rồi,
    Đêm qua sân trước sáng ngời cành mai.
    ~TK Chân-Lý~

     
    TS KHÁNH-HỶ
      (1066-1142)
     
    Lao sinh hưu vấn sắc kiêm không,
    Học đạo vô như phỏng tổ tông.
    Thiên ngoại mích tâm nan định thể,
    Nhân gian thực quế khởi thành tùng.
    Càn khôn tận thị mao đầu thượng,
    Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung.
    Đại dụng hiện tiền quyền tại thủ,
    Thùy tri phàm thánh dữ tây đông.

    Dịch:
     
    Uổng công thôi hỏi sắc cùng không,
    Học đạo gì hơn phỏng tổ tông.
    Ngoài trời tìm tâm thật khó thấy,
    Thế gian trồng quế đâu thành tòng.
    Đầu lông trùm cả càn khôn thảy,
    Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong.
    Đại dụng hiện tiền tay nắm vững,
    Ai phân phàm thánh với tây đông.

    ~TS Thanh Từ~

    TS GIỚI-KHÔNG

    Ngã hữu nhất sự kỳ đặc,
    Phi thanh huỳnh xích bạch hắc,
    Thiên hạ tại gia xuất gia,
    Thân sinh ố tử vi tặc.
    Bất tri sinh tử dị lộ,
    Sinh tử chỉ thị thất đắc.
    Nhược ngôn sinh tử nhị đồ,

    Dịch:
     
    Ta có một việc kỳ đặc,
    Chẳng xanh vàng đen đỏ trắng,
    Cả người tại gia, xuất gia,
    Thích sinh, chán tử là giặc.
    Chẳng rõ sanh tử khác đường,
    Sanh tử chỉ là được mất.
    Nếu cho sanh tử khác đường,
    Lừa cả Thích-ca, Di lặc.
    Ví biết sanh tử, sanh tử,
    Mới hiểu lão tăng chỗ náu.
    Môn nhân hậu học các người,
    Chớ nhận khuôn mẫu pháp tắc.
    ~TS Thanh-Từ~

    TS CHÂN-KHÔNG
           (1045-1100)
     
    Diệu bản hư vô minh tự khoa,
    Hòa phong xuy khởi biến ta bà.
    Nhân nhân tận thức vô vi lạc,
    Nhược đắc vô vi thủy thị gia.

    Dịch:
     
    Diệu bản thênh thang rõ tự bày,
    Gió hòa thổi dậy khắp ta bà.
    Người người nhận được vô vi lạc,
    Nếu được vô vi mới là nhà.
    ~TS Thanh-Từ~

    TS KHÔNG-LỘ
          
    (?-1119)

    Trạch đắc long xà địa khả cư,
    Dã tình chung nhật lạc vô dư.
    Hữu thời trực thướng cô phong đảnh,
    Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

    Dịch:
     
    Lựa nơi rồng rắn đất ưa người,
    Cả buổi tình quê những mảng vui.
    Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm,
    Một hơi sáo miệng lạnh bầu trời.
    ~Ngô-Tất-Tố~

    Chọn nơi địa thế đẹp sông hồ,
    Vui thú tình quê quen sớm trưa.
    Có lúc trèo lên đầu chót núi,
    Kêu dài một tiếng lạnh hư vô...
    ~Nguyễn-Lang~

    TS ĐẠO-HUỆ
        
    (?-1172)

    Địa thủy hỏa phong thức,
    Nguyên lai nhất thiết không.
    Như vân hoàn tụ tán,
    Phật nhật chiếu vô cùng.
    Sắc thân dữ diệu thể,
    Bất hợp bất phân ly.
    Nhược nhân yếu chân biệt,
    Lô trung hoa nhất chi.

    Dịch:
     
    Đất nước lửa gió thức,
    Nguyên lai thảy đều không.
    Như mây lại tan hợp,
    Phật nhật chiếu không cùng.
    Sắc thân cùng diệu thể,
    Chẳng hợp chẳng chia lìa.
    Nếu người cần phân biệt,
    Trong lò một cành hoa.
    ~TS Thanh-Từ~

    TS BẢO-GIÁM
         
    (?-1173)

    Đắc thành chính giác hãn bằng tu,
    Chỉ vị lao lung, trí tuệ ưu.
    Nhận đắc ma-ni huyền diệu lý,
    Chỉ như thiên thượng hiển kim ô.
    Trí giả du như nguyệt chiếu thiên,
    Quang hàm trần sát chiếu vô biên.
    Nhược nhân yếu thức tu phân biệt,
    Lãnh thượng phù sơ tỏa mộ yên.

    Dịch:
     
    Được thành chính giác ít nhờ tu,
    Ấy chỉ nhọc nhằn, trí tuệ ưu.
    Nhận được ma-ni lý huyền diệu,
    Vì thế trên không hiện vừng hồng.
    Người trí khác nào trăng rọi không,
    Chiếu soi khắp cõi sáng không ngần.
    Nếu người cần biết, nên phân biệt,
    Khói mù man mác phủ non chiều.
    ~TS Thanh-Từ~

    TS BỔN-TỊNH
       
    (1100-1176)

    Nhất quỹ nhất quỹ,
    Thạch miêu diêu vĩ.
    Trịch thân tróc thử,
    Hoàn hóa vi quỉ.
    Nhược yếu phân minh,
    Kim sinh lệ thủy.

    Dịch:
     
    Một đạo một đạo,
    Mèo đá vẫy đuôi.
    Nhảy bổ chụp chuột,
    Lại hóa thành quỉ.
    Nếu cần rành rõ,
    Vàng sanh sông Lệ.
    ~TS Thanh-Từ~

    Huyễn thân bản tự không tịch sinh,
    Du như cảnh trung xuất hình tượng.
    Hình tượng giác liễu nhất thiết không,
    Huyễn thân tu du chứng thật tướng.
     
    Dịch:
     
    Thân huyễn vốn từ không tịch sanh,
    Dường tợ trong gương hiện bóng hình.
    Bóng hình giác rõ không tất cả,
    Thân huyễn chớp mắt chứng tướng chân,
    ~TS Thanh-Từ~


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2010 09:04:58 bởi Anh Nguyên >
    #2
      Anh Nguyên 24.12.2010 08:56:00 (permalink)


      TS TRÍ

      Đạm nhiên tự thủ,
      Duy đức thị vụ.
      Hoặc vân thiện ngôn,
      Quyền quyền nhất cú.
      Tâm vô bỉ ngã,
      Ký tuyệt hôn mai.
      Nhật dạ trắc giáng,
      Vô hình khả trụ.
      Như ảnh như hưởng,
      Vô tích khả thú.

      Dịch:
       
      Đạm bạc tự giữ,
      Chỉ đức là vụ.
      Hoặc nói lời lành,
      Tha thiết một câu:
      Lòng không bỉ ngã.
      Đã dứt bụi mù,
      Ngày đêm lên xuống,
      Không hình khá trụ.
      Như bóng như vang,
      Không vết khá đến.
      ~TS Thanh-Từ~

      NI SƯ DIỆU-NHÂN
            
      (1041-1113)

      Sinh lão bệnh tử,
      Tự cổ thường nhiên.
      Dục cầu xuất ly,
      Giải phược thiêm triền.
      Mê chi cầu Phật,
      Hoặc chì cầu thiền.
      Thiền, Phật, bất cầu,
      Uổng khẩu vô ngôn.

      Dịch:
       
      Sanh già bệnh chết,
      Xưa nay lẽ thường.
      Muốn cầu thoát ra,
      Mở trói thêm ràng.
      Mê đó tìm Phật,
      Lầm đó cầu thiền.
      Phật, thiền, chẳng cầu,
      Uổng miệng không lời.
      ~TS Thanh-Từ~

      TS GIÁC-HẢI
           
      (?-1138)

      Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
      Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ.
      Hoa điệp bổn lai giai thị huyễn,
      Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.

      Dịch:
       
      Xuân về hoa bướm gặp nhau đây,
      Hoa bướm phải cần họp lúc này.
      Hoa bướm xưa nay đều là huyễn,
      Giữ tâm bền chặt bướm hoa thây.
      ~TS Thanh-Từ~

      TS TỊNH-KHÔNG
              
      (?-1170)

      Thượng vô phiến ngõa giá,
      Hạ vô trác chùy địa.
      Hoặc dịch phục trực nghệ,
      Hoặc sách trượng nhi chí.
      Chuyển động xúc xứ gian.
      Tợ long dước thôn nhĩ.
      Dịch:
      Trên không miếng ngói che,
      Dưới không đất cắm dùi.
      Hoặc đổi áo thẳng đến,
      Hoặc xách trượng mà đi.
      Khoảng chuyển động xúc chạm,
      Tợ rồng vẫy đớp mồi.

      TS Thanh Từ

      TS ĐẠI-XẢ
       (1120-1180)

      Tứ xà đồng khiếp bổn lai không,
      Ngũ uẩn sơn cao diệc bất tông.
      Chân tính linh minh vô quái ngại,
      Niết bàn sinh tử nhậm già lung.

      Dịch:
       
      Bốn rắn chung rương trước giờ không,
      Núi cao năm uẩn đâu chủ ông.
      Chân tánh sáng ngời không chướng ngại,
      Niết bàn sanh tử mặc che lồng.
      ~TS Thanh-Từ~

      Thạch mã xỉ cuồng nanh,
      Thực miêu nhật nguyệt minh.
      Đồ trung nhân cộng quá,
      Mã thượng nhân bất hành.

      Dịch:
       
      Ngựa đá nhe răng cuồng,
      Ăn mạ ngày tháng kêu.
      Đường cái người đồng qua,
      Trên ngựa không người đi.
      ~TS Thanh-Từ~

      TS TÍN-HỌC
          
      (?-1190)

      Sơn lâm hổ báo,
      Hoành văn ban bác.
      Nhược dục chân biệt,
      Tử thốt mẫu trác.

      Dịch:
       
      Núi rừng cọp beo,
      Vằn vện lẫn lộn.
      Nếu muốn phân rành,
      Con kêu, mẹ mổ.
      ~TS Thanh-Từ~

      TS TRƯỜNG-NGUYÊN
               
      (1110-1165)

      Tại quang tại trần,
      Thường ly quang trần.
      Tâm phủ trừng triệt,
      Dữ vật vô thân.
      Thể ư tự nhiên,
      Ứng vật vô ngân.
      Tông tượng nhị nghi,
      Đào thải nhân luân.
      Đình độc vạn vật,
      Dữ vật vi xuân.
      Tác vũ thiết nữ,
      Đả cổ mộc nhân.

      Dịch:

      Ở chỗ bóng trần,
      Thường lìa bóng trần.
      Tâm phủ lóng tột,
      Cùngvật không thân.
      Thể vốn tự nhiên,
      Hiện vật không thiên.
      Tài bằng trời đất,
      Vượt cả nhân luân.
      Dưỡng nuôi muôn vật,
      Cùng vật làm xuân.
      Đứng múa gái sắt,
      Đánh trống người cây.
      ~TS Thanh-Từ~

      TS TỊNH-LỰC
         
      (1112-1175)

      Tiên tuy ngôn cát, hậu ngôn hung,
      Tự thị Thái Tổ húy bất tùng.
      Vi ngộ kiến long vi Phật tử,
      Hốt tao thử xuất tịch vô cùng.

      Dịch:
       
      Trước tuy nói kiết, sau lại hung,
      Từ thời Thái Tổ kiêng chẳng tùng.
      Vì thấy rồng lên làm Phật tử,
      Chợt trông chuột hiện lặng vô cùng.
      ~TS Thanh-Từ~

      TS TRÍ-BẢO
          
      (?-1190)

      Bồ-tát tư tài tri chỉ túc,
      Ư tha từ bi bất dâm dục.
      Thảo diệp bất dữ ngã bất thủ,
      Bất tưởng tha vật đức như ngọc.
      Bồ-tát tự thê phương tri túc,
      Như hà tha thê khởi tham dục?
      Ư tha tê, thiếp, tha sở hộ,
      An nhẫn tự tâm khởi tâm khúc.

      Dịch:
       
      Của dùng Bồ-tát biết vừa đủ,
      Đối người thương xót chẳng lấn tham.
      Vật mọn không cho ta chẳng lấy,
      Chẳng quản của người đức ngọc lành.
      Bồ-tát vợ nhà còn biết đủ,
      Tại sao vợ người lại khởi tham?
      Thê thiếp của người người bảo hộ,
      Đâu nỡ lòng mình khởi vạy tà.
      ~TS Thanh-Từ~


      < Sửa đổi bởi: Anh Nguyên -- 24.12.2010 9:20:
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2010 09:08:01 bởi Anh Nguyên >
      #3
        Anh Nguyên 24.12.2010 09:05:56 (permalink)


        TS NGUYÊN-HỌC
                
        (?-1174)

        Đạo vô ảnh tượng
        Xúc mục phi diêu
        Tự phản suy cầu
        Mạc cầu tha đắc
        Túng nhiêu cầu đắc
        Đắc tức bất chân
        Thiết sử đắc chân
        Chân thị hà vật
        Sở dĩ
        Tam thế chư Phật
        Lịch đại Tổ sư
        Ấn thọ tâm truyền
        Diệc như thị thuyết.

        Dịch:
         
        Đạo không hình tướng,
        Trước mắt chẳng xa,
        Xoay lại tìm kiếm,
        Chớ cầu nơi khác.
        Dù cho cầu được,
        Được tức chẳng chân.
        Ví có được chân,
        Chân ấy vật gì?
        Vì thế,
        Chư Phật ba đời,
        Lịch đại Tổ sư,
        Ấn thọ tâm truyền,
        Cũng nói như thế.
        ~TS Thanh-Từ~

        Liễu ngộ thân tâm khai tuệ nhãn,
        Biến hóa linh thông hiện bảo tướng.
        Hành trụ tọa ngọa độc trác nhiên,
        Ứng hiện hóa thân bất khả lượng.
        Tuy nhiên sung tắc biến hư không,
        Quan lai bất kiến như hữu tướng.
        Thế gian vô vật khả tỷ huống,
        Trường hiện linh quang, minh lãng lãng.
        Thường thời diễn thuyết bất tư nghì,
        Vô đắc nhất ngôn dĩ vi đáng.

        Dịch:
         
        Thân tâm liễu ngộ mắt tuệ mở,
        Biến hóa linh thông bày tướng báu.
        Đi đứng ngồi nằm riêng vững vàng,
        Hóa thân ứng hiện đâu tính được.
        Mặc dầu đầy dẫy cả hư không,
        Xem ra nào thấy có tướng gì.
        Thế gian không có vật để sánh,
        Thường hiện linh quang sáng khắp nơi.
        Luôn luôn diễn nói không nghĩ bàn,
        Không có một lời cho thỏa đáng.
        ~TS Thanh-Từ~

        TS MINH-TRÍ
             
        (?-1196)

        Tùng phong thủy nguyệt minh,
        Vô ảnh diệc vô hình.
        Sắc tướng giá cá thị,
        Không không tầm hưởng thinh.

        Dịch:
         
        Gió tùng, trăng nước sáng,
        Không bóng cũng không hình.
        Sắc tướng chỉ thế ấy,
        Trong không tìm tiếng vang.
        ~TS Thanh-Từ~

        TS BẢO-GIÁC
             
        (?-1173)

        Vạn pháp quy không vô khả y,
        Quy tịch chân như mục tiền ky.
        Đạt ngộ tâm viên vô sở chỉ,
        Thủy tâm thủy nguyệt dẫn tâm nghì.

        Dịch:
         
        Muôn pháp về không không thể nương,
        Chân như lặng lẽ hiện tỏ tường.
        Thấu tột nguồn tâm không chỗ chỉ,
        Nước tâm bóng nguyệt bặt nghĩ bàn.
        ~TS Thanh-Từ~

        TS TỊNH-GIỚI
             
        (?-1207)

        Thử thời thuyết đạo hãn tri âm,
        Chỉ vị như tư tán đạo tâm.
        Hề tợ Tử Kỳ đa sảng sấm,
        Thính lai nhất đạt Bá Nha cầm.

        Dịch:
         
        Thời may giảng đạo hiếm tri âm,
        Chỉ bởi vì người mất đạo tâm.
        Nào giống Tử Kỳ nghe nhạc giỏi,
        Nghe qua suốt cả Bá Nha cầm.
        ~TS Thanh-Từ~

        Thu lai lương khí sảng hung khâm,
        Bát đấu tài cao đối nguyệt ngâm.
        Kham tiếu thiền gia si độn khách,
        Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm?

        Dịch:
         
        Thu về mát mẻ thích trong lòng,
        Tám đấu tài cao hát thong dong.
        Cửa thiền những thẹn người si độn,
        Biết lấy câu gì để truyền tâm?

        ~TS Thanh-Từ~

        TS QUẢNG-NGHIÊM
                     (1121-1190)
         
        Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
        Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.
        Nam nhi tự hữu xung thiên chí,
        Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.

        Dịch:
         
        Lìa tịch mới bàn câu tịch diệt,
        Được vô sanh, sau nói vô sanh.
        Làm trai có chí xông trời thẳm,
        Chớ dẫm Như Lai vết đã qua.

        ~TS Thanh-Từ~

        TS THƯỜNG-CHIẾU
                      (?-1203)
         

        Tại thế vi nhân thân,
        Tâm vi Như Lai tạng.
        Chiếu diệu thả vô phương,
        Tầm chi cánh tài khoáng.

        Dịch:
         
        Ở đời làm thân người,
        Nơi tâm Như Lai tạng.
        Chiếu soi cùng khắp nơi,
        Tìm đó lại càng rỗng.

        ~TS Thanh-Từ~

        Đạo bản vô nhan sắc,
        Tân tiên nhật nhật khoa.
        Đại thiên sa giới ngoại,
        Hà xứ bất vi gia.

        Dịch:
         
        Đạo vốn không nhan sắc,
        Ngày ngày lại mới tươi.
        Ngoài đại thiên sa giới,
        Chỗ nào chẳng là nhà.
        ~TS Thanh-Từ~

        TS Y-SƠN
           (?-1213)
         
        Như Lai thành chính giác,
        Nhất thiết lượng đẳng thân.
        Hồi hỗ bất hồi hỗ,
        Nhãn tình đồng tử thần.
        Chân thân thành vạn tượng,
        Vạn tượng thành chân thân.
        Nguyệt điện vinh đan quế,
        Đan quế tại nhất luân.

        Dịch:
         
        Như Lai thành chánh giác,
        Tất cả lượng bằng thân.
        Xoay lại chẳng xoay lại,
        Trong mắt con ngươi nằm,
        Chân thân thành vạn tượng,
        Vạn tượng thành chân thân.
        Cung trăng cành quế đỏ,
        Quế đỏ tại một vầng.
        ~TS Thanh-Từ~

        TS HIỆN-QUANG
              
        (?-1221)

        Huyễn pháp giai thị huyễn,
        Huyễn tu giai thị huyễn.
        Nhị huyễn giai bất tức,
        Tức thị trừ chư huyễn.

        Dịch:
         
        Pháp huyễn đều là huyễn,
        Tu huyễn đều là huyễn.
        Hai huyễn đều chẳng nhận,
        Tức là trừ các huyễn.
        ~TS Thanh-Từ~

        VUA TRẦN THÁI-TÔNG
                   
        (1218- 1277)

        Phổ thuyết sắc thân
        Vô vị chân nhân xích nhục đoàn,
        Hồng hồng bạch bạch mạc tương man.
        Thùy tri vân quyện, trường không tịnh,
        Thúy lộ thiên biên, nhất dạng san.

        Dịch:
         
        Nói rộng sắc thân
        Vô vị chân nhân thịt đỏ au,
        Hồng hồng bạch bạch chớ lầm nhau.
        Ai hay mây cuộn, không toàn tịnh,
        Sương biếc bên trời một núi xanh.
        ~TS Thanh-Từ~


        <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2010 09:10:38 bởi Anh Nguyên >
        #4
          Anh Nguyên 24.12.2010 09:17:09 (permalink)


          TUỆ-TRUNG THƯỢNG SĨ
                     
          (1230-1291)

          Bản vô tâm vô đạo,
          Hữu đạo bất vô tâm.
          Tâm đạo nguyên hư tịch,
          Hà xứ cánh truy tầm.

          Dịch:
           
          Vốn không tâm không đạo,
          Có đạo chẳng không tâm.
          Tâm đạo vốn rỗng lặng,
          Chỗ nào đâu đuổi tầm?
          ~TS Thanh-Từ~

          Bản lai vô cấu tịnh
          Cấu tịnh tổng hư danh
          Pháp thân vô quái ngại
          Hà trược phục hà thanh?

          Dịch:

          Xưa nay không dơ sạch
          Dơ sạch toàn tên suông
          Pháp thân chẳng ngăn ngại
          Gì đục lại gì trong?
          ~TS Thanh-Từ~

          VUA TRẦN NHÂN TÔNG
          SƠ TỔ TRÚC LÂM
                
          (1258-1308)

          Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
          Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
          Gia trung hữu bảo hưu tầm mích,
          Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

          Dịch:
           
          Ở trần vui đạo hãy tùy duyên,
          Đói đến thì ăn nhọc ngủ liền.
          Trong nhà có báu thôi tìm khiếm,
          Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
          ~TS Thanh-Từ~

          Thân như hô hấp tỵ trung khí,
          Thế tự phong hành lĩnh ngoại vân.
          Đỗ quyên đề đoạn nguyệt như trú,
          Bất thị tâm thường không quá xuân.

          Dịch:
           
          Thân như hơi thở qua buồng phổi,
          Kiếp tựa mây luồn đỉnh núi xa.
          Chim quyên kêu rã bao ngày tháng,
          Đâu phải mùa xuân dễ luống qua.
          ~Nguyễn-Lang~

          Thị phi niệm trục triêu hoa lạc
          Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn
          Hoa tân vũ tình sơn tịch tịch
          Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

          Dịch:
           
          Thị phi buổi sớm theo hoa rụng
          Danh lợi mưa đêm với lạnh tàn
          Hoa hết mưa ngừng non vắng lặng
          Tiếng chim chợt hót báo xuân tàn.
          ~TK Chân-Lý~

          - Hữu cú vô cú
          Đằng khô, thụ đảo.
          Kỷ cá nạp tăng,
          Chàng đầu hạp não.
          - Hữu cú vô cú
          Thể lộ kim phong
          Hằng hà sa số
          Phạm nhẫn thương phong.
          - Hữu cú vô cú
          Lâp tông lập chỉ
          Đả ngỏa toản qui
          Đăng sơn hiệp thủy.
          - Hữu cú vô cú
          Phi hữu, phi vô.
          Khắc chu cầu kiếm,
          Sách ký án đồ.
          - Hữu cú vô cú
          Hỗ bất hồi hỗ
          Thủ chu đãi tố
          Lạp tuyết hài hoa.
          - Hữu cú vô cú
          Tự cổ tự kim
          Chấp chỉ vong nguyệt
          Bình địa lục trầm.
          - Hữu cú vô cú
          Như thị như thị
          Bát tự đả khai,
          Toàn vô ba tỵ.
          - Hữu cú vô cú
          Cố tả cố hữu
          A thích thích địa
          Náo náo quát địa.
          - Hữu cú vô cú
          Đao đao phạ phạ
          Tiệt đoạn cát đằng
          Bỉ thử khoái hoạt.

          Dịch:

          - Hữu cú vô cú
          Bìm khô cây ngã
          Mấy kẻ nạp tăng
          U đầu sứt trán.
          - Hữu cú vô cú
          Thể lộ gió thu
          Hằng hà sa sô
          Va dao chạm bén.
          - Hữu cú vô cú
          Lập tông lập chỉ
          Đập ngói dùi rùa
          Trèo non lội nước.
          - Hữu cú vô cú
          Chẳng có chẳng không,
          Khắc thuyền tìm kiếm
          Tìm ngựa cứ hình
          - Hữu cú vô cú
          Hồi hỗ hay không
          Nón tuyết dày hoa
          Ôm cây đợi thỏ.
          - Hữu cú vô cú
          Tự xưa tự nay
          Chấp tay quên trăng
          Đất bằng chết chìm.
          - Hữu cú vô cú
          Như thế như thế
          Chữ bát mở ra
          Sao không nắm mũi.
          - Hữu cú vô cú
          Ngó tả ngó hữu
          Lau chau mồm mép
          Ồn ào náo động.
          - Hữu cú vô cú
          Đau đáu lo sợ
          Cắt đứt sắn bìm
          Đó đây vui thích.
          ~TS Thanh-Từ~

          TS PHÁP-LOA
            
          (1284-1330)

          Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn
          Tứ thập dư niên mộng huyễn gian
          Trân trọng chư nhân hưu tá vấn
          Na biên phong nguyệt cánh man khoan.

          Dịch:
           
          Muôn duyên cắt đứt một thân nhàn
          Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng
          Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi.
          Bên kia trăng gió rộng thênh thang.
          ~TS Thanh-Từ~

          TS HƯƠNG-HẢI
              
          (1628-1715)

          Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
          Thẩm sát tư duy tử tế khan
          Mạc giáo mộng trung tầm tri thức
          Đương lai diện thượng đồ sư nhan.
          Dịch:
          Nghe lại điều mình thấy những ngày
          Suy đi nghĩ lại kỹ càng hay
          Chớ tìm tri thức trong cơn mộng
          Có thế mới hay nhận được thầy.
          ~Thích-Mật-Thể~

          Nhạn quá trường không,
          Ảnh trầm hàn thủy.
          Nhạn vô di tích chi ý,
          Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

          Dịch:
           
          Nhạn bay trên không,
          Bóng chìm đáy nước.
          Nhạn không ý để dấu,
          Nướng không tâm lưu bóng.
          ~TS Thanh-Từ~

          Nhạn bay qua vút tầng không,
          Bóng chìm đáy nước lạnh lùng trôi đi.
          Nhạn không để bóng làm gì,
          Nước không giữ lại làm chi bóng hình.
          ~TK Chân-Lý~

          Tâm, pháp song vong du cách vọng,
          Sắc, không bất nhị thượng dư trần.
          Bách điểu bất lai xuân hựu quá,
          Bất tri thùy thị trụ am nhân.

          Dịch:
           
          Tâm, pháp đều quên còn cách vọng
          Sắc, không như một vẫn thừa trần
          Trăm chim chẳng đến, xuân cứ tiến
          Nào biết là ai người trụ am?
          ~TS Thanh-Từ~

          TS NHẤT-CÚ TRI-GIÁO

          Xuân sắc sắc, thảo nhung nhung,
          Vạn vũ chi điều khai thiết thiết.
          Nhất hành dương phát sản trùng trùng,
          Thủy tẩm nguyệt viên trừng hải đế,
          Sơn đầu nhật xuất lộ nham phong.

          Dịch:
           
          Xuân sặc sỡ, cỏ như nhung,
          Khắp chốn ngàn cây bông trổ gấp.
          Một cành dương liễu nảy trùng trùng,
          Trăng chìm đáy biển nước lóng lặng.
          Đảnh núi nhật lên bày chót cao.
          ~TS Thanh-Từ~

          Xuân muôn sắc, cỏ như nhung,
          Khắp nơi cành nhánh vội cùng trổ ra,
          Cành dương lớp lớp mượt mà.
          Nước trong, đáy biển vầng nga tròn đầy,
          Mặt trời đầu núi sương dầy.
          ~TK Chân-Lý~

          TS THỦY-NGUYỆT
                     
          (1704)

          Sơn chức cẩm thủy họa đồ,
          Ngọc tuyền dũng xuất bạch đà tô.
          Ngạn thượng hoàng hoa oanh lộng ngữ,
          Ba trung bích thủy điệp quần hô.
          Nguyệt bạch đường đường ngư phủ túy,
          Nhật hồng cảnh cảnh kiển bà bô.

          Dịch:
           
          Núi dệt gấm, nước vẽ hình,
          Suối ngọc chảy, tuôn rượu đà tô.
          Bờ cúc nở hoa, hoàng oanh hót,
          Nước trong, sóng biếc, cá điệp nhào.
          Trăng sáng rỡ ràng, ông chài ngủ,
          Trời soi rừng rực, kén nằm nhô.

          TS Thanh Từ

          TS THÔNG-GIÁC
                (1637-1704)

          Nhất thiết pháp bất sinh,
          Nhất thiết pháp bất diệt.
          Phật Phật, Tổ Tổ truyền,
          Uẩn không liên đầu thiệt.

          Dịch:
           
          Tất cả pháp chẳng sanh,
          Tất cả pháp chẳng diệt.
          Phật Phật, Tổ Tổ tuyền,
          Uẩn không sen đầu lưỡi.
          ~TS Thanh-Từ~

          Sơn chức cẩm thủy họa đồ
          Ngọc tuyền dũng xuất bạch đà tô
          Ngạn thượng hoàng hoa oanh lộng ngữ
          Ba trung bích thủy điệp quần hô
          Nguyệt bạch đường đường ngư phủ túy
          Nhật hồng cảnh cảnh kiển bà bô.

          Dịch:
           
          Núi dệt gấm, nước vẽ hình
          Suối ngọc chảy, tuôn rượu đà tô
          Bờ cúc nở hoa hoàng oanh hót
          Nước trong sóng biếc cá điệp nhào
          Trăng sáng rỡ ràng ông chài ngủ
          Trời soi rừng rực ké nằm nhô.
          ~TS Thanh-Từ~

          TS TÔNG DIỄN
              
          (1640-1771)

          Ưng hữu vạn duyên hữu
          Tùy vô nhất thiết vô
          Hữu vô câu bất lập
          Nhật cảnh bổn đương bô.

          Dịch:
          Cần có muôn duyên có
          Ưng không tất cả không
          Có không hai chẳng lập
          Ánh nhật hiện lên cao.

          TS Thanh Từ

          Hoa khai xuân phương đáo,
          Diệp lạc tiện tri thu.
          Chi đầu sương oánh ngọc,
          Ngạc thượng tuyết liên châu.
          Thanh thần vân tán sản long giáp,
          Bạch nhật hà quang lỏa tượng khu.
          Báo văn tuy kiến nhất,
          Phụng chúng thể toàn câu.
          Đạt-ma Tây lai truyền hà pháp,
          Lô hoa thiệp hải thủy phù phù.
          Dịch:
          Xuân đến hoa chớm nở,
          Thu về lá vàng rơi.
          Đầu cành sương lóng lánh,
          Cánh hoa tuyết rạng ngời.
          Buổi sáng trời trong rồng bày vảy,
          Ngày trưa mây sáng voi hiện hình.
          Vằn cọp tuy thấy một,
          Bày phụng thể toàn đồng.
          Đạt-ma Tây sang tuyền pháp gì?
          Cành lau qua biển nổi phau phau.

          TS Thanh Từ

          TS ĐẠO-NGUYÊN
                    
          (1807)

          Tùy thời ứng dụng,
          Ngộ vật kiến cơ.
          Tánh bản như như,
          Hà quan nội ngoại.

          Dịch:
           
          Theo thời ứng dụng,
          Gặp vật thấy cơ.
          Tánh vốn như như,
          Nào ngại trong ngoài.
          ~TS Thanh-Từ~

          Quang phóng mi gian vô đạo Phật,
          Vân sinh túc hạ vị ngôn Tiên.
          Nhiêu quân bảo dưỡng ngưu nhi tráng,
          Triêu tịch thục canh bỉ thốn điền.

          Dịch:
           
          Quang phóng giữa mày không phải Phật,
          Dưới chân mây trắng chẳng là Tiên.
          Bảo ông nuôi dưỡng trâu cường tráng,
          Hôm sớm cày sâu mảnh ruộng nhà.
          ~TS Thanh-Từ


          <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2010 09:44:14 bởi Anh Nguyên >
          #5
            Anh Nguyên 24.12.2010 10:54:20 (permalink)


            HT CHUYẾT-CÔNG
                      
            (1644)

            Sấu trúc trường tùng trích thúy hương,
            Lưu phong sơ nguyệt độ vi lương.
            Bất tri thùy trụ Nguyên Tây tự,
            Mỗi nhật chung thanh tống tịch dương.

            Dịch:
             
            Tre gầy thông vót nước rơi thơm,
            Gió thoảng trăng non mát rờn rờn.
            Nguyên Tây ai ở người nào biết,
            MỗI chiều chuông nổi đuổi hoàng hôn.
            ~TS Thanh-Từ~

            TS MINH-LƯƠNG

            Mỹ ngọc tàng ngoan thạch,
            Liên hoa xuất ứ nê.
            Tu tri sinh tử xứ,
            Ngộ thị tức bồ đề.

            Dịch:
             
            Ngọc quý ẩn trong đá,
            Hoa sen mọc từ bùn.
            Nên biết chỗ sanh tử,
            Ngộ vốn thật bồ đề.
            ~TS Thanh-Từ~

            TS CHÂN-NGUYÊN
                     
            (1726)

            Hiển hách phân minh thập nhị thì,
            Thử chi tự tính nhậm thi vi.
            Lục căn vận dụng chân thường kiến,
            Vạn pháp tung hoành chính biến tri.
            Dịch:
            Bày hiện rõ ràng được suốt ngày,
            Đây là tự tánh mặc phô bày.
            Chân thường ứng dụng sáu căn thấy,
            Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay.
            ~TS Thanh Từ~

            TS NHƯ-TRỪNG LÂN-GIÁC
                             
            (1733)

            Bản tùng vô bản,
            Tùng vô vi lai,
            Hoàn tùng vô vi khứ.
            Ngã bản vô lai khứ,
            Tử sinh hà tằng lụy.

            Dịch:

            Vốn từ không gốc,
            Từ không mà đến,
            Lại từ không mà đi.
            Ta vốn không đến đi,
            Tử sanh làm gì lụy.
            ~TS Thanh-Từ~

            TS TÍNH-TUYỀN
                   
            (1744)

            Chí đạo vô ngôn,
            Nhập bất nhị ngôn.
            Pháp môn vô lượng,
            Thùy thị hậu côn.
            Dịch:
            Đạo cả không lời,
            Vào cửa chẳng hai.
            Pháp môn vô lượng,
            Ai là kẻ sau.
            ~TS Thanh-Từ

            TS HẢI-QUÝNH
                  
            (1811)

            Chư pháp không tướng,
            Bất sinh bất diệt,
            Dĩ vô sở đắc.
            Thị chân Phật thuyết.

            Dịch:
             
            Các pháp không tướng,
            Chẳng sanh chẳng diệt,
            Bởi không chỗ đắc.
            Là thật Phật nói.
            ~TS Thanh-Từ~

            ĐS KIM-LIÊN TỊCH-TRUYỀN
                     
            (1816)

            Tâm vi thiên địa tiên
            Thân vi thiên địa hậu
            Thân tâm thiên đị nội
            Tuần hoàn vô cùng dĩ.

            Dịch:
             
            Tâm là trước đất trời
            Thân là sau trời đất
            Thân tâm trong đất trời
            Tuần hoàn không cùng tận.
            ~TS Thanh-Từ~

            ĐS TƯỜNG-QUANG
            CHIẾU-KHOAN
                  
            (1830)

            Nhất đẳng nhân tu vô vi pháp
            Nhị đẳng nhân phước tuệ song tu
            Tam đẳng nhân hành thiện trở ác
            Tứ đẳng nhân tam tạng tinh thông.

            Dịch:
             
            Người bậc nhất tu pháp vô vi
            Người bậc nhì phước tuệ đầy đủ
            Người bậc ba làm thiện chừa ác
            Người bậc tư tam tạng tinh thông.
            ~TS Thanh-Từ~

            ĐS PHỔ-TỊNH

            Kinh niên tĩnh tọa Đại Hùng phong
            Thật thị thân cùng đạo bất cùng
            Lục tự chuyên trì thân thụ ký
            Lưu truyền hậu thế hiển tông phong.

            Dịch:
             
            Nhiều năm ngồi tịnh núi Đại Hùng
            Quả thật thân cùng đạo chẳng cùng
            Sáu chữ chuyên trì thân thọ ký
            Truyền mãi đời sau sáng tổ tông.
            ~TS Thanh-Từ~




            <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2010 01:37:27 bởi Anh Nguyên >
            #6
              Anh Nguyên 24.12.2010 20:30:51 (permalink)


              ĐS THÔNG VỊNH

              Tâm không cảnh tịch việt thánh siêu phàm
              Ý nhiễm tình sinh vạn đoan hệ phược
              Thiên nhân chư pháp tận tại kỳ trung
              Bỉ ngã nhất thể nguyên bản duy tâm.

              Dịch:
               
              Tâm không cảnh lặng vượt thánh siêu phàm
              Ý nhiễm tình sanh muôn mối trói buộc
              Trời người các pháp trọn tại trong đây
              Ta người một thể gốc chỉ là tâm.
              ~TS Thanh-Từ~

              TS NGUYÊN-THIỀU
                      
              (1729)

              Tịch tịch kính vô ảnh
              Minh minh châu bất dung
              Đường đường vật phi vật
              Liêu liêu không vật không.

              Dịch:
               
              Lặng lẽ gương không bóng
              Rỡ rỡ châu chẳng hình
              Rõ ràng vật phi vật
              Vắng vẻ không chẳng không.
              ~TS Thanh-Từ~

              TS MINH CHÁNH

              Công danh cái thế màng sương sớm
              Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
              Chẳng biết bản lai vô nhất vật
              Công phu luống uổng một đời ai.

              THÁI HẬU Ỷ-LAN
              (Đệ tử của Quốc sư Thông Biện,
              Bà có bài kệ ngộ đạo trình ngài)


              Sắc thị không, không tức sắc
              Không thị sắc, sắc tức không
              Sắc không câu bất quản
              Phương đắc khế chân tông.

              Dịch:
               
              Sắc là không, không tức sắc
              Không là sắc, sắc tức không
              Sắc không đều chẳng quản
              Mới được hợp chân tông.

              ~TS Thanh-Từ~


              <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2010 01:55:54 bởi Anh Nguyên >
              #7
                Anh Nguyên 25.12.2010 09:45:12 (permalink)





                <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2010 01:55:11 bởi Anh Nguyên >
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9