Hyperfocal Distance
CuuLong 16.01.2011 17:52:25 (permalink)
Cho mình hỏi, có ai nắm rõ về Hyperfocal Distance có thể chỉ cho mình được ko? cái vụ này rất quan trọng khi chụp phong cành mà mình thì thấy mông lung quá. Đọc trên mạng thì họ nói dài dòng lý thuyết cứ lùng bùng hết cà tai. Mình thấy trong này có Lachanh có nhắc đến , Lá có thể chỉ rõ cho mọi người cùng biết dc ko? Xin cám ơn trước.
#1
    Lá Chanh 17.01.2011 06:24:53 (permalink)
    Lá cũng tìm hiểu về hyperfocal một năm trước đây, dí mũi vào Net, đọc hết tiếng Mỹ đến tiếng Việt, một chút là ..."tẩu hỏa" luôn. Đọc rùi lấy bảng đo đạt công thức của ông kính ra, nằm dài nằm ngắn đo...chụp rồi chụp, hết gần đến xa, kết quả luôn luôn làm Lá thất vọng, vò đầu giứt tóc.."tại sao kỳ dzậy?". Suốt 6 tháng Lá mới hiểu được, bây giờ thì không lo khi chụp phong cảnh nữa.

    hyperfocal, là mình lấy focus ở một điểm nào đó để nó cho mình tấm hình đạt được rõ nhất từ trước ra sau. Cái này tùy thuộc vào ống kính, khẩu độ và khoảng cách. Cái bảng công thức này các bạn có thể kiếm trên Net, ở đâu cũng có nếu cứ đánh chữ hyperfocal (viết tới đây Lá có nhấy vào mấy cái web lấy công thức...hì hì...nhằm toàn là cái nó hổng cho Lá copy)

    Dựa vào công thức đó, Chín và các bạn có thể biết lấy focus ở đâu, nhưng tấm hình phong cảnh sau này Lá chụp Lá sử dụng hyperfocal


    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/F3FAA485E5614FAFBEBB7BC32FCBEEDD.jpg[/image]



    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/8B6048528178423EA4500D0D769AD07C.jpg[/image]


    Nhìn hai tấm hình trên Chín thử đoán xem Lá lấy focus ở đâu?
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2011 06:28:18 bởi Lá Chanh >
    Attached Image(s)
    #2
      Huyền Quang 17.01.2011 10:28:04 (permalink)
      Cửu huynh ,

      DOF là 1 thông số phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố , đã có người tốt bụng người ta đã thiết lập sẵn công thức cho mình , mình chỉ việc điền vào các tham số cần thiết là có thể tính được : Near limit , Far limit , Hyperfocul Distance .v.v...

      Huynh hãy đến website sau đây để tham khảo bản online : http://www.dofmaster.com/dofjs.html
      Giao diện của nó như sau :



      Hoặc nếu huynh có dùng SmartPhone , trên Market cũng có các Freeware DOF Calculator rất tiện dụng , xem huynh dùng Mobil phiên bản nào thì cứ tự download về dùng thoải mái thôi .

      Hy vọng HQ trả lời thế này có thể giúp được chút ít gì đó cho huynh .
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2011 10:37:04 bởi Huyền Quang >
      #3
        CuuLong 21.01.2011 14:33:04 (permalink)
        Lá ơi, lá xoá hết thông tin rồi làm sao mà đoán ra được lá focus vào đâu. Chỉ biết là khoảng rõ đến tận chỗ người chụp, vậy là lá đã focus gần hơn là khoảng cách chính xác trên lý thuyết phải không?
          Có 1 điều chín chưa rõ là làm sao biết được điểm focus cách mình bao nhiêu m nếu ống kính ko ghi khoảng cách? mà ước lượng thì đâu có chính xác? hay chỉ tương đối?
        @@ Huyền quang: mình đã vào xem rồi, nhưng mình thấy cái bảng công thức đó cho cả từng loại máy, nhưng có chỗ khác thì họ lại không cần. Có nơi công thức tính cũng khác nữa. Rồi có chỗ cho bảng tính sãn nhưng kết quả cũng khác biệt. Thật là loạn cả lên.
        #4
          Huyền Quang 22.01.2011 23:24:23 (permalink)
          Cửu huynh thân mến ,

          Nói nôm na cho dễ hiểu thì kỹ thuật lấy nét Hyperfocal chỉ là để mình đạt đến DOF cực đại mà thôi . Đúng như huynh nói , điểm đó chỉ có giá trị tương đối , nếu huynh lấy nét vào chủ thể ở phía sau Hyperfocal Distance ( xin phép viết tắt là HD ) thì ảnh vẫn rõ cho đến vô cực ( Infinity ), không ảnh hưởng gì nhiều đâu huynh . Khi chụp phong cảnh , muốn tấm ảnh của mình rõ đến tận chân trời , thường thì mình hay lấy nét vào chủ thể ở vô cực , điều này đúng , ảnh sẽ rõ từ vô cực cho đến 1 khoảng cách trước máy , khoảng cách không rõ nét này gọi là HD , nhưng đó không phải là cách tốt nhất , mà muốn có DOF cực đại mình phải lấy nét vào điểm Hyperfocal cơ , khi đó ảnh sẽ rõ nét từ vô cực cho đến điểm giữa của HD .

          Khoảng vượt tiêu cự Hyperfocal Distance phụ thuộc nhiều vào thiết lập tiêu cự và khẩu độ của ống kính. Còn trong cái bảng mà đệ giới thiệu với huynh người ta còn tính cả yếu tố máy chụp , vì mỗi 1 loại máy đêu có kích thước cảm biến khác nhau , điều này cũng có ảnh hưởng đến độ nét ở vùng gần nhất và xa nhất của tấm ảnh nữa .

          Theo HQ thì mình chỉ là thợ chụp ảnh chứ không phải là giảng viên , cho nên mình chỉ cần ghi nhớ HD cho máy của mình và cho vài khẩu độ mà mình hay dùng nhất là được , không cần phải nhớ tất cả , như vậy sẽ đơn giản hơn nhiều , huynh sẽ không còn cảm thấy rối tang bành như bây giờ nữa . Hihihiiiiii ......

          Còn ước lượng khoảng cách thì cứ tập từ từ rồi sẽ quen thôi . Nếu bắt mình phải ước lượng 1 điểm nào đó cách xa mình 20m , 100m chẳng hạn thì điều này không phải ai cũng có thể làm được . Nhưng nếu cần nhắm 1,5 m , hay 6m thì việc đó đơn giản hơn nhiều . 1 cô gái VN khi nằm dài ra thì từ chân đến đầu của cô ấy sẽ khoảng từ 1,5m đến 1,6m ( xin lỗi các nàng có chiều cao lý tưởng nha ! ) , còn chiều dài nhà của huynh là bao nhiêu huynh có biết không ? Đã có bao giờ huynh căng thước ra đo thử chưa ? Vậy 6m sẽ là khoảng cách từ cửa nhà cho đến đâu ? HQ chọn những hình ảnh như vậy để so sánh vì đó là những thứ thân quen nhất mà mình tiếp xúc hàng ngày , sẽ cho mình ấn tượng rõ ràng nhất . Vả lại , có lấy nét xa hơn 1 chút xíu thì cũng không sao cơ mà .

          Ví dụ cụ thể nhá ? HQ hay dùng ống 18-50 để chụp phong cảnh , ống này có khẩu độ lớn nhất là f/2,8 , nếu muốn nét hơn thì bóp khẩu lại f/11 . Máy của HQ là CANON 500D . Vậy HQ chỉ cần nhớ 2 thông số sau , tính theo freeware DOF Calculator :

          1. Focal Length : 18mm , Aperture f/2.8 => Near Focus Limit : 3,257m , HD sẽ là 6,09m .
          2. Focal Length : 18mm , Aperture f/11 => Near Focus Limit : 1,269m , HD sẽ là 1,55m .

          Dễ nhớ không huynh ? Thuộc lòng các thông số này có cái lợi là mình có thể dùng manual , chỉnh sẵn tiêu cự 1 lần vào điểm HD , khóa luôn Aperture lại , rồi sau đó chỉ cần đưa máy lên là bụp liền khỏi cần lôi thôi , miễn sao chủ thể đừng gần hơn Near Focus Limit là được rồi . Còn nếu không thuộc nổi thì cũng không sao , đã có bảng tra sằn , hay dùng thước đo trên lens ( nếu có ) .

          Để rõ hơn , sau đây HQ xin mạn phép được chuyển đăng 1 bài HQ sưu tập được , theo HQ là khá rõ ràng . Huynh xem thêm nha !
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.01.2011 06:28:57 bởi Huyền Quang >
          #5
            Huyền Quang 22.01.2011 23:26:40 (permalink)
            Khoảng vượt tiêu cự là một trong những khái niệm phức tạp nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh nâng cao



            Ảnh bên trái ngoài cùng lấy nét vào tiền cảnh. Những chiếc lá rất nét nhưng nền phía sau lại mờ. Ảnh giữa lấy nét vào hậu cảnh. Đám cây phía sau rất nét nhưng những chiếc lá lại mờ. Ảnh cuối lấy nét vào khoảng vượt tiêu cự giúp độ sâu trường ảnh đạt giá trị cực đại. Ảnh: Blogspot.

            Khi bạn lấy nét vào một điểm nằm ở xa vô cực, ảnh thu được sẽ tạm coi là rõ nét từ vô cực cho đến một khoảng cách nào đó trước ống kính. Khoảng không rõ nét trước ống kính lúc này được gọi là khoảng vượt tiêu cự (tạm dịch từ "Hyperfocal distance").

            Khoảng vượt tiêu cự là một trong những khái niệm phức tạp nhất của kỹ thuật nhiếp ảnh nâng cao. Khi ống kính lấy nét vào đúng giới hạn ngoài cùng của khoảng vượt tiêu cự, ảnh sẽ nét từ điểm chính giữa khoảng vượt tiêu cự cho đến vô cực. Lúc này, độ sâu trường ảnh (DOF) đạt giá trị cực đại. Kỹ thuật lấy nét theo khoảng vượt tiêu cự sử dụng khi chụp hình trong đó có nhiều chủ đề đòi hỏi rõ nét từ khoảng cách gần nhất đến xa nhất, như chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc...



            Sơ đồ mô tả khoảng vượt tiêu cự và vùng lấy nét đạt được khi lấy nét vào khoảng vượt tiêu cự.
            Ảnh: Nikonian.


            Khoảng vượt tiêu cự phụ thuộc nhiều vào thiết lập tiêu cự và khẩu độ của ống kính. Với các ống góc rộng, khoảng này khá ngắn khi đặt giá trị khẩu độ lớn (khép khẩu càng sâu). Chẳng hạn, khoảng vượt tiêu cự của một ống 35mm f/16 gắn trên máy phim 35mm chỉ tầm 2,4m. Mọi vật thể ở khoảng cách 1,2m so với ống kính cho đến vô cực sẽ được coi là sắc nét nếu lấy nét vào khoảng vượt tiêu cự (2,4m). Các ống tiêu cự dài rất hiếm khi được sử dụng để chụp một vùng ảnh lớn do nhược điểm về góc bao quát hẹp cũng như độ dài của khoảng vượt tiêu cự quá lớn. Khi lấy nét vào một điểm nằm ở xa vô cực, các vật thể ở gần sẽ mờ tịt. Ngược lại, khi cố lấy nét vào các vật ở gần, phần hậu cảnh phía sau sẽ mất hết chi tiết.

            Khoảng vượt tiêu cự chỉ mang tính chất tương đối ngay cả khi cố định tiêu cự và khẩu độ của ống kính. Điều này có thể lý giải là do khái niệm "độ sắc nét" không hoàn toàn đồng nhất trên mọi khoảng cách so với người chụp. Với kỹ thuật lấy nét hyperfocal, các điểm nằm ở chính giữa vùng vượt tiêu cự và ở vô cực có độ nét kém nhất. Khi phóng to những khu vực ảnh này, những chấm mờ (circle of confusion) cũng sẽ lớn dần lên, khiến khái niệm "sắc nét" không còn đúng nữa. Nói cách khác, khoảng vượt tiêu cự còn phụ thuộc vào kích thước bản in. Chẳng hạn, với ống kính Nikon 24mm thiết lập f/16, khoảng vượt tiêu cự trên bản in kích thước 25cm và 40cm sẽ lần lượt là 1,1m và 1,8m. Tóm lại, khoảng vượt tiêu cự phải tăng lên khi bạn muốn in một bức ảnh lớn hơn.

            Khoảng vượt tiêu cự còn phụ thuộc vào kích thước cảm biến hoặc phim máy ảnh. Kích thước cảm biến khác nhau dẫn đến vùng ảnh thu được cũng có sự sai khác. Cảm biến nhỏ hơn kích thước full frame sẽ phải chịu thêm hiệu ứng cắt cúp (hay còn gọi là hệ số nhân tiêu cự) có tác dụng gần giống như việc phóng to phần trung tâm bức ảnh chụp bởi máy phim chuẩn 35mm. Điều này khiến kích thước các chấm mờ tăng lên tương tự như trường hợp ở trên. Do đó, khoảng vượt tiêu cự tăng tỷ lệ nghịch với kích thước cảm biến. Chẳng hạn, ống kính Nikon 50mm thiết lập f/16 trên thân máy D3 sẽ cho hyperfocal distance vào khoảng 4,8m. Khi sử dụng trên D300 (crop factor 1,5x), con số này sẽ là 7,3m.




            Ống kính đời cũ. Ảnh: DOFMaster.

            Hầu như không thể xác định được khoảng vượt tiêu cự khi nhìn qua kính ngắm hoặc màn hình trong chế độ chờ, vì lúc ấy ống kính mở khẩu cực đại để lượng ánh sáng đi vào là nhiều nhất. Việc áng chừng khoảng vượt tiêu cự khi nhấn nút xem trước độ sâu trường ảnh (DOF Preview) cũng rất khó vì ống kính khép khẩu sâu khiến ảnh rất tối và khó phân biệt vùng giao mờ - nét trên khung ngắm. Với những người mới bắt đầu, một số tài liệu hướng dẫn lấy nét vào các vật nằm ở gần và khép khẩu lại thật sâu. Khi đó, vùng không gian từ giữa khoảng vượt tiêu cự đến vô cực sẽ hiện ra khá rõ nét trên ảnh. Cách này có ưu điểm là đơn giản nhưng lại mang tính tương đối cao và gây nhiều bối rối cho những người mới cầm máy.

            Một số ống kính đời cũ được trang bị đồng thời cả thước đo khoảng cách và thước ước lượng độ sâu trường ảnh (thước DOF). Người sử dụng sẽ dễ dàng xác định khoảng vượt tiêu cự nhờ rãnh Focus Index nằm chính giữa thước ước lượng độ sâu trường ảnh. Chẳng hạn, hình trên cho thấy ống kính đang được đặt ở khẩu độ f/16 (đánh dấu bằng số 16 màu xanh lơ). Điều chỉnh thước đo khoảng cách sao cho ký hiệu vô cực nằm thẳng hàng với vạch màu xanh lơ tương ứng nằm trên thước DOF. Có thể nhận thấy, độ sâu trường ảnh kéo dài từ 9 feet đến vô cực. Vạch Focus Index màu trắng nằm chính giữa thước DOF cho thấy khoảng vượt tiêu cự là 18 feet. Khi thiết lập ở các giá trị khẩu độ khác, ta tìm đến màu ứng với giá trị khẩu độ đó trên thước DOF và suy ra hyperfocal distance với cách làm tương tự trên.



            Bảng tra cứu khoảng vượt tiêu cự trên một số tiêu cự ống kính thông dụng. Ảnh: Nikonian.

            Nếu ống kính không được trang bị thước DOF, có thể tự tìm khoảng vượt tiêu cự bằng cách tính toán dựa vào công thức, tra bảng hoặc áng chừng dựa trên kinh nghiệm bản thân. Có thể chụp trước một bức ảnh với điểm lấy nét ở vô cực, từ đó suy ra khoảng vượt tiêu cự nằm ở ranh giới giữa vùng ảnh nét và mờ trên ảnh.



            Cần chú ý đến khoảng vượt tiêu cự trong những bức ảnh phong cảnh rộng lớn.
            Ảnh: Digital Photography School.


            Mọi vật thể tính từ điểm chính giữa khoảng lấy nét đến vô cực sẽ thuộc DOF kể cả khi ống kính lấy nét vào điểm đằng sau khoảng vượt tiêu cự. Điều này đồng nghĩa với việc có thể lấy nét thoải mái vào sau khoảng vượt tiêu cự mà ảnh vẫn nét khá đều. Tuy nhiên, khi đó DOF sẽ thu hẹp lại. Chẳng hạn, khi khép khẩu f/8, hyperfocal distance sẽ đạt 12 feet. Vùng ảnh nét sẽ trải từ 6 feet đến vô cực. Nếu bạn lấy nét vào điểm cách ống kính 15 feet thì các vật ở khoảng cách 7,5 feet cho đến vô cùng cũng vẫn sẽ nét. Tuy nhiên, khi thực hiện điều này, vùng DOF của bạn đã bị thu hẹp đi 7,5 - 6 = 1,5m.

            Không nên lấy nét vào điểm phía trước khoảng vượt tiêu cự vì các vật ở rất xa sẽ trở nên hơi mờ.

            Khép khẩu lại hẹp nhất nếu có thể để khoảng vượt tiêu cự tiến lại gần ống kính. Khi đó, vùng DOF sẽ mở rộng và bức ảnh sẽ trở nên nét đều tại mọi điểm. Tuy nhiên, việc khép khẩu quá hẹp có thể làm ảnh hơi mờ do hiện tượng nhiễu xạ xảy ra khi kích thước lỗ sáng nhỏ cỡ milimet. Đối với máy ảnh sử dụng cảm quang full frame, khẩu độ tối thiểu cho phép là f/16.

            Trần Hạ
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.01.2011 23:32:17 bởi Huyền Quang >
            #6
              CuuLong 28.01.2011 04:23:57 (permalink)
              Cám ơn HQ nhiều nha, mình đã nghiệm ra rồi. Điều quan trọng của KT này là ở cái khoảng mờ ngoài Hyperfocal Distance. Khi mình ko muốn những chướng ngại, vật cản dính vào bức ành thì cho nó ra ngoài vùng rõ là được như ý.
              #7
                Lá Chanh 30.01.2011 12:41:21 (permalink)
                Xin Lỗi Lá bận quá! cứ nói để vào trả lời nhưng...hứa hẹn hoài ngày qua ngày...hè hè

                Đọc câu trả lời của Chín, úi! Chín nghiệm ra rồi, mà hình như là hơi bị "tẩu hỏa" nên cái nghiệm ra này dường như "đậu phộng" đó Chín. Đừng giận! Lá rất muốn chia sẻ những cái Lá biết nhưng....nhiều khi bị hỉu lầm lên mặt chỉ dậy, nên Lá hơi bị ngại ngùng.

                HQ cũng copy trên Net mang về giúp anh chị em hiểu thêm, nhưng đọc hiểu ra được thì không sao, hiểu trật đường là đi tới đâu luôn không biết. Điều quan trọng là làm sao chụp được.

                Trước hết, Lá trả lời về hai tấm hình trên của Lá về điểm focus, thật sự Lá không nhớ (Lá sẽ nói về cái này sau) Lá mang ra đố Chín chỉ muốn dẫn Chín đến cái suy nghĩ về focus. Hai hình trên Chín thấy không đạt được rõ như Chín nghĩ về hyperfocal, nhưng thật sự nó được chụp bằng KT hyperfocal, Chín phải nhớ một chiện, chụp nước di động với tốc độ chậm để thấy nước di chuyển, không phải dễ dàng đạt tới rõ như chụp núi non được. Hơn nữa là Lá muốn chụp làm sao để người xem thấy được sự chuyển động của nước.

                Lá tính lấy hình Lá chụp mấy cái hồ và núi bằng KT này, rồi cắt zoom vào cho Chín thấy rõ độ nét xa cũng như gần, nhưng Lá bận quá! post hình nhỏ nhỏ thì không thể thấy hết được, cho Lá khất lại khi nào rảnh rảnh Lá sẽ làm.



                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/F8D6C108A3AD4ED7A063450CCBED9E7F.jpg[/image]

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/666663FB92EB4B3FB46B929631F75FE0.jpg[/image]



                Lá có làm hai cái bản tính toán cho 2 cái máy D90 và D700 của Lá, máy FF và máy DX (crop Frame) của Nikon, Lá không biết Canon gọi là gì nhưng Lá nghĩ Nikon và Canon tương đương với nhau, nên có thể sử dụng cũng chung cái bản tính toán này. Còn những máy khác thì tùy thuộc vào sensor nên ...tính hơi khác. Lá không làm vì nghĩ mình hổng có cơ hội sài đến máy loại khác, một loại đủ cạn túi rồi. Còn một chiện nữa Lá sử dụng Feet chứ không phải Met vì Lá quen đơn vị đo của Mỹ.

                Đây là kinh nghiệm của Lá, Lá biết mình có ống kính gì, chụp hình ở đâu, Lá để ý và đoán vào khoảng giờ đó ánh sáng như thế nào để chọn khẩu độ, để có tộc độ cỡ nào. Truy vào bảng tính Lá biết mình phải lấy focus ở khoảng cách nào. Ví dụ Lá chọn F16 cho ống kính 17mm -35mm ( Lá để hết cỡ 17mm cho nó rộng, chụp phong cảnh mà)cho cái máy D700 (FF)thì Lá biết điểm focus của mình là 1.98feet, Lá cắt sợi dây dài 1.98 feet, lấy máy ra đo từ máy ngay chỗ sensor bằng sời dây mới cắt, Lá dựng một "chủ thể" (bình, lọ , tượng..v...v) rồi lấy focus ở đó, sau đó Lá dùng băng keo dán ống kính lại cho khỏi chạy ra chạy vào, cứng ngắc luôn, giữ focus ở đó. Thế là ra chỗ chụp Lá chỉ việc lấy khung hình thôi, và chỉnh tốc độ cho phù hợp, nếu tốc độ không vừa ý thì Lá chỉnh ISO để đạt được cái Lá muốn, không cần lấy focus...cứ thế mà chụp. Lá biết điểm rõ sẽ cách từ sensor của máy Lá 0.99 feet cho đến vô cực. Chính vì vậy mà Lá nói ở trên là điểm focus của hai hình trên Lá không nhớ vì Lá đã làm như vậy.

                Nếu các bạn muốn thật sự chọn chụp phong cảnh, Lá khuyên các bạn, nên lựa trời khác thường, sau hay trước cơn mưa bão, hoặc giữa mùa thu có tuyết rơi, cái gì khác với bình thường mới có thể cho chúng ta hình đẹp khác với người khác còn không phải lựa góc hình gì chưa có ai khai thác, còn không hình của mình chỉ là snap shot bình thương.

                Ai có gì thắc mắc về hyperfocal xin hỏi tiếp, Lá không biết vài chữ văn tắt của Lá có thể chỉ cho các bạn hiểu rõ về kỹ thuật này không? kỹ thuật này cho chúng ta hình ảnh rõ từ phía trước ....chạy dài phía xa xa cuối chân trời. Không có chuyện, loại trừ BG hay chướng ngại vật ra khỏi vùng nếu không thích. Sorry Chín.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.01.2011 13:11:01 bởi Lá Chanh >
                Attached Image(s)
                #8
                  CuuLong 30.01.2011 17:02:04 (permalink)
                  Lá ơi, tất cả những điều Lá viết, chín đều hiểu và thấy đúng hết. Cái việc nghiệm ra của chín là chín muốn nói về cách áp dụng nó vào thực tế. Ví dụ như hình ví dụ của HQ, khoảng rõ tối đa (HF distance) ở hình là 6 cây, focus ở khoảng cách 29,5m. Nhưng Chín muốn rõ ở 4 cây ở hình trên thôi, nên Chín focus vào điểm cách 3m. Lá thấy có đúng không? Còn kinh nghiệm của Lá dán băng keo thì chín đề nghị dùng bút lông có lẽ tiện hơn, rộng rãi hơn và có thể dùng số 1-2-3... cho mỗi khẩu độ tương đương cũng như dùng màu xanh hoặc đỏ... cho mỗi tiêu cự..?
                  #9
                    Lá Chanh 30.01.2011 23:27:14 (permalink)
                    ...Tức đã hổng có thời gian đang...gõ gõ nửa chừng bị đá văng ra...sư phụ Mars ơi! chán quá!

                    Chín,
                    Coi kỹ lại ví dụ cái hình 6 cây của HQ mê về. Trong đó có 2 phần, phần trên nói về lấy focus ở subject distance đó là cách chụp hồi trước đến giờ Chín vẫn chụp mà lấy focus vào chủ thể (subject), họ giới thiệu 2 phần để giúp người đọc phân biệt kỹ thuật hyperfocal và không phải là kỹ thuật của hyperfocal, Phần dưới họ lấy focus ở điểm hyperfocal distance, cái này mới là cái họ chỉ về hyperfocal. Chín đọc và coi kỹ lại đi, Chín đang muốn tìm hiểu về hyperfocal mà, chứ không phải tìm hiểu cách chụp bình thường.

                    Lá dán băng keo, mục đích không phải đánh dấu mà là để dán chặt ống kính không di chuyển, thay đổi điểm focus mà Lá đã đo, hôm qua Lá quên nhắc các bạn một chiện quan trọng là sau khi dán băng keo, nhớ vặn máy và ống kính qua M focus (Manual focus). Thật ra đi đâu Lá cũng thủ một sợi dây mà Lá đã cột nút từng điểm khoảng cách cho những khẩu độ và ống kính mà Lá hay sài, chiếu theo cái bảng tính toán, và một cuộn băng keo. Tới địa điểm chụp Lá nhìn phong cảnh và biết mình phải sử dụng khẩu độ nào theo ý muốn, Lá chuyển khẩu độ rồi lôi sơi dây đã đo sẵn, kiếm gốc cây cột vào rồi đâu kia Lá keo ra tới máy để lấy focus, rồi dán băng keo vào ống kính....sau đó bò ra chỗ mình muốn chụp.

                    Hyperfocal không chỉ dùng cho chụp phong cảnh, mà còn rất tiện cho những phóng viên chụp hình thời sự, vì nhiều khi sự kiện xẩy ...chắc hẳn các bạn thấy nhiều tay phóng viên dơ máy lên cao chụp, nếu muốn được rõ đúng focus...họ sài kỹ thuật hyperfocal, dán ống kính trước khi ra trận, để dơ cao cơ nào cũng không cần tốn thời gian ghé mắt đến lấy focus. Còn đôi lúc chụp đám cưới, tiệc tùng...chật hẹp nên Lá cũng sử dụng cho việc đi chào bàn...cứ dơ cao lên chụp, góc lạ, mà tiện cho người hơi bị thiếu chiều cao như Lá.
                    #10
                      CuuLong 02.02.2011 04:22:18 (permalink)
                      À, thì ra Lá dán băng keo để giữ cho chắc, nhưng đã để máy ở chế độ M và ống kính cũng M rồi thì nó đâu có chạy đi đâu nữa mà phải dán hả Lá . Còn đánh dấu thì mình có thể còn chuyển được sang khẩu độ khác chớ. Mà để chế độ AV (Canon) thì ống kình cũng ko chạy mà. Hôm trước Chín hiểu sai, cứ nghĩ như trước đến giờ là thay đổi điểm focus thì HF Distance cũng thay đổi. Giờ mới nghiệm ( chắc là ko Đậu phộng nữa) là HF Distance là ko thay đổi khi mình đã chỉnh và giữ chết khẩu và f, thì mình chĩa vào đâu cũng vậy hết. Lá thấy vậy đúng chưa?. Sang năm mới ko có gì Lỳ xì cho Lá, chỉ chúc Lá và gia đình vui vẻ, hạnh phúc và chụp nhiều ảnh đẹp nhé.[sm=flower.gif][sm=flower.gif][sm=flower.gif]
                      #11
                        Lá Chanh 13.02.2011 23:13:07 (permalink)
                        Chín ơi! Cám ơn Chín lời chúc tết, phải nói Lá mỗi ngày lại thêm lu bu, sinh hoạt nhiếp ảnh ở ngoài đời nhiều nên không có thời gian vào diễn đàn nữa, nên lâu lâu mới nhẩy vào một tị.


                        Chín à! Chín cứ chuyển ống kính và máy qua M đi rồi sẽ thấy nó chạy đi đâu liền hà! Chín thứ để focus qua M, rồi đụng tay nhẹ vào ống kính...chắc chắn một chiện focus thay đổi mờ mịt liền nói gì đến chiện di chuyển, bỏ máy vào túi, lôi ra lôi vào, Chín không thể bảo đảm được 100% là không có đụng đến ống kính ...Vậy nên nó chạy lung tung là chuyện quá thường tình, dán băng keo để nó ít chạy thui, chứ không biết cách dán coi chừng nó cũng chạy loạn lên đó.



                        Màu Chiều _ Mono Lake


                        Lá lấy thêm hình này để các bạn hiểu rõ hơn về hyperfocal, ví dụ như chụp bình thường nhìn vào khung cảnh này, muốn chụp khối đá vôi dài đàng xa, chúng ta lấy focus ở khối đá đó (chủ thể chính) thì chuyện gì xẩy ra? tảng đá nhỏ trước mặt không rõ được, những dẫy núi xanh phía sau chưa chắc rõ nét được nhất là chụp vào buổi chiều tối, thiếu sáng (ý mà hình của Lá sáng trưng à! nhưng thật sự lúc đó ánh sáng rất yếu) Hình này Lá sử dụng hyperfocal, vì Lá cần lấy tảng đá nhỏ để thấy được khoảng cách xa gần, nếu Lá lấy focus vào tảng đá nhỏ thì ...chủ thể của Lá sẽ bị mờ.

                        Ngắm nhìn phong cảnh, mình muốn chụp bắt được những gì?






                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.02.2011 23:18:59 bởi Lá Chanh >
                        #12
                          Chân Phương 15.05.2012 13:50:45 (permalink)
                          Chào Lá, các anh Cửu Long và Huyền Quang;

                          Từ lâu rồi CP đã dùng qua DoF Calculator mà HQ đem link và ảnh về như phương tiện đối chiếu. Còn các utilities khác như là DoF charts của anh HQ và Lá đem vào thì chưa dùng đến. Tuy nhiên, CP có nhận xét về sự nhầm lẫn chung của các phương tiện này là DoF của một ống kính hoàn toàn không phụ thưộc vào format của cameras (DX, FF, or medium... ). Các camera's formats chỉ làm ảnh hưởng đến FoV của các ống kính mà thôi!
                          Do đó, lẽ ra các charts của D90 (crop factor 1.5) và D700 cũng phải identical. Điều này cũng holds true với các máy Canon FF hoặc có crop factors là 1.3 và 1.6 ... và ngay cả với các máy P&S; nếu chúng ta căn cứ vào REAL focals của các ống kính mà không đếm xỉa chi đến các tiêu cự tương đương.

                          Lá là người hay tìm tòi, hãy ráng tìm cách trả lời sao cho đúng vấn đề CP vừa mới lưu ý bên trên, được không?
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.05.2012 14:38:29 bởi Chân Phương >
                          #13
                            Lá Chanh 05.06.2012 04:45:40 (permalink)
                            Rảnh Lá sẽ nghiên cứu thêm để trả lời câu hỏi của anh CP
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9