Thuyết Định Mệnh - Tác Giả Venus - Cực Sốc !!!
hamtuduong 14.02.2011 18:44:12 (permalink)
0
Thuyết Định Mệnh Tác Giả : Venus

LỜI GIỚI THIỆU

“Thuyết Định Mệnh” ra đời trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt và được viết bởi một con người cũng đặc biệt không kém. Ý tưởng của cuốn tiểu thuyết được ra đời khi tác giả đứng trên cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) ngắm nhìn thành phố
San Francisco xinh đẹp.Chính vẻ đẹp lãng mạn của cầu Cổng Vàng đã khiến cho kí ức về tình yêu và cuộc đời của tác giả dần hiện về.

Khi hạnh phúc hòa trong nỗi đau, khi kỉ niệm chợt tràn về như làn khói mây mờ ảo, thì ý tưởng về “Thuyết Định Mệnh” ra đời, là tập hợp những trải nghiệm về tình yêu cháy bỏng và cuộc đời đầy đen tối của tác giả hơn 20 năm qua…

“Thuyết Định Mệnh” được kì vọng là quả bom tấn làm chấn động nền văn học trẻ toàn Châu Á, đồng thời giáng một đòn mạnh vào tầng lớp già lỗi thời, bảo thủ… luôn coi thường, lên mặt, đánh giá thấp thế hệ trẻ 8x, 9x… Thông qua “Thuyết Định Mệnh”, tiếng nói của thế hệ trẻ được khẳng định một cách mạnh mẽ, vững chắc như một lời tuyên ngôn bất hủ…

“Thuyết Định Mệnh” đã khẳng định tài năng, trí tuệ, ý chí và khát vọng của thế hệ thanh niên tri thức. Họ là những con người trẻ tuổi nhưng có nghị lực phi thường, dám nghĩ dám làm, không sợ khó khăn nguy hiểm,… sẵn sàng đấu tranh đến cùng với “thế lực đen”, kể cả hy sinh tính mạng nhỏ nhoi của mình để bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật…Họ chính là những con người tiên phong mang ánh sáng và niềm tin cho thế hệ trẻ, với nguyện vọng lớn lao là cùng tạo lên một thế giới mới tốt đẹp hơn, nơi mà giới trẻ có tiếng nói riêng của mình, và góp phần quyết định đến vận mệnh, tương lai của quốc gia.

“Thuyết Định Mệnh” là giấc mơ về một thế giới tốt đẹp hơn, công bằng hơn : “...con người có thể được sống tự do, được làm những gì mình thích, được yêu thương chia sẻ, được sống là chính con người mình...”

Xin lưu ý, “Thuyết Định Mệnh” viết về giới trẻ nhưng có nội dung khá sốc, mức độ nóng ngày càng tăng dần, có nhiều đoạn liên quan đến bạo lực của giới trẻ và xã hội đen… vì vậy độc giả lưu ý trước khi đọc (đảm bảo không có nội dung sex, đồi trụy hay khiêu dâm).

Chủ đề của “Thuyết Định Mệnh” là ca ngợi tình yêu, tự do và tuổi trẻ, vì vậy các phần liên quan đến chính trị - xã hội bị cắt giảm để không làm ảnh hưởng đến chủ đề chính.

Khi đọc “Thuyết Định Mệnh”, mong rằng các bạn trẻ sẽ trưởng thành hơn, cố gắng phấn đấu và phát huy những thế mạnh vốn có của mình, tạo nên một tiếng nói có sức mạnh và trở thành những lãnh đạo tương lai của quốc gia.

Hàm Tử Dương và tác giả rất mong nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, hãy giới thiệu cho thật nhiều bạn bè của mình để “Thuyết Định Mệnh” được nhiều người biết đến, tạo nên một làn sóng mới của cộng đồng teen Việt.

Trong quá trình đăng tải, sao chép nội dung của “Thuyết Định Mệnh”, rất mong mọi người tôn trọng bản quyền bằng cách đảm bảo tuyệt đối chính xác giống như bản dịch được công bố, tránh tình trạng “tam sao thất bản” dẫn đến sai lệch về nội dung gây hậu quả nghiêm trọng. “Thuyết Định Mệnh” đã được thông qua kiểm duyệt vì vậy mà Hàm Tử Dương phải cân nhắc từng câu chữ để đảm bảo cho nội dung phù hợp với truyền thống, phong tục, văn hóa và luật pháp Việt Nam. Vì vậy nghiêm cấm mọi hành vi sửa đổi hoặc lợi dụng cuốn truyện vào mục đích xấu, nếu mọi người phát hiện ra điều này thì hãy thông báo ngay lập tức cho Hàm Tử Dương qua email : hamtuduong@gmail.com

Sau đây Hàm Tử Dương sẽ giới thiệu và tóm tắt qua nội dung của “Thuyết Định Mệnh”.

“Thuyết Định Mệnh” gồm hai phần cơ bản và tách biệt nhau hoàn toàn về nội dung lẫn hình thức. Đây chính là một nét đặc biệt chưa từng có, đó là trước khi đọc cuốn truyện “Thuyết Định Mệnh”, độc giả sẽ được trải nghiệm về cuộc đời nổi loạn và tình yêu đầy sóng gió của một cô gái trẻ.
#1
    hamtuduong 14.02.2011 18:53:34 (permalink)
    0
    Phần I là tổng hợp từ các cuốn hồi kí của tác giả trong suốt hơn 10 năm qua, bao gồm 6 cuốn viết tay và các blog điện tử. Thế nhưng tác giả chỉ có thể công bố một số phần chính, còn lại vẫn được giữ bí mật vì lí do nhạy cảm, liên quan đến vẫn đề chính trị, an ninh quốc gia…

    Vì là tổng hợp lại từ các cuốn hồi kí nên không theo trình tự thời gian ngày, tháng, đồng thời giúp rút ngắn hồi kí lại để tránh tình trạng lan man và độc giả dễ tiếp nhận, dễ hiểu hơn… Tuy nhiên trong quá trình kiểm duyệt, Hàm Tử Dương đã cắt giảm một số đoạn có nội dung quá nóng và sốc…, vì vậy mà độc giả sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi đang đọc đến đoạn gay cấn lại phải dừng lại.

    Sau đây Hàm Tử Dương sẽ giới thiệu sơ qua về cuộc đời và tình yêu tác giả, đảm bảo mọi người sẽ không phải thất vọng khi bỏ thời gian công sức ra đọc tác phẩm. Có thể nói là li kì, hấp dẫn, nóng bỏng, hồi hộp đến nghẹt thở trong từng hành động, suy nghĩ và bước đi của tác giả.

    Tác giả là một cô gái sinh ra và lớn lên tại một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt, thế nhưng nơi cô sống là khu ổ chuột giành cho người nghèo thuộc tầng lớp thấp kém của xã hội ( chủ yếu là những người nhà quê lên thành phố mưu sinh). Có thể nói đó là một mô hình thu nhỏ của khu ổ chuột Dharavi ở Mumbai (Ấn Độ).

    Sống trong một gia đình nghèo khó, khi mới hơn 10 tuổi tác giả và em trai đã phải nhặt rác kiếm thêm thu nhập ở bãi rác thành phố (đó là một trong những nghề mưu sinh phổ biến của những người nghèo sống tại khu ổ chuột). Từ đó, bãi rác đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tác giả, vừa là nơi kiếm sống mưu sinh, vừa là nơi cô bé vui đùa, nghịch ngợm cùng lũ trẻ con trong xóm.

    Phần 1 “Vua bãi rác” tái hiện toàn cảnh cuộc đời của những con người mưu sinh với nghề nhặt rác (vất vả, độc hại, ô nhiễm…). Thế nhưng ở nơi đó vẫn đầy ắp tình người, tình yêu thương nồng ấm, ngập tràn niềm vui, tiếng cười của những đứa trẻ nghèo. Khi đọc “Vua bãi rác”, độc giả sẽ rất bất ngờ khi được khám phá một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới chỉ có rác là rác, nhưng rác ở đây lại được hiện lên một cách đầy sinh động, thân thuộc và ý nghĩa…

    Câu chuyện về rác như cục nam châm cuốn hút độc giả, mang đến cho mọi người những giây phút thoải mái, hài ước và thú vị. Mong rằng các bạn sẽ cảm nhận được những hạnh phúc nhỏ nhoi, những tình cảm chân thành,những ước mơ thật giản dị nhưng đầy ý nghĩa của những con người bất hạnh nơi đây. Hàm Tử Dương cũng hi vọng, mọi người sau khi đọc xong phần này sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng một thế giới xanh - sạch - đẹp (chính là đẹp cho bạn, đẹp cho tôi và đẹp cho tất cả mọi người).

    Cuộc đời tác giả là một chuỗi những thăng trầm nối tiếp nhau, có thể nói “thăng” thì ít, mà “trầm” thì nhiều.

    Mặc dù sinh ra trong một gia đình khó khăn, thiếu thốn , phải đi nhặt rác cùng bạn bè để phụ giúp gia đình. Thế nhưng chính sự khó khăn đó đã khiến cô bé trở nên trưởng thành hơn, quyết tâm hơn bạn bè cùng lứa. Cùng với đó, tác giả được ông trời ưu ái ban cho một trí tuệ thông minh sắc sảo…Chính vì vậy mà trong suốt những năm học Tiểu học và đầu Trung học cơ sở, cô bé luôn là học sinh giỏi xuất sắc nhất lớp và đứng trong tốp đầu của trường.

    Lên THCS, cô bé được tuyển vào trường chuyên của thành phố, nơi giành cho những học sinh giỏi (nhưng thực ra là giành cho người có tiền). Bước chân vào ngôi trường mới, cô bé đã quyết tâm học thật giỏi để không thua kém bạn bè nơi đây, và thành tích cao nhất của tác giả đạt được là giải nhỉ toán và giải ba văn cấp tỉnh. Thế nhưng những thành tích xuất sắc đó lại không mang lại hạnh phúc cho tác giả, mà ngược lại cô bé phải đối mặt với sự đố kị, nghen nghét, chèn ép của bạn bè trong lớp (đặc biệt là con bé lớp trưởng). Bọn thành phố nhà giàu không ưa cô vì cô bé chỉ là một đứa nhà nghèo nhưng lại học giỏi hơn, không những thế bọn chúng luôn bị giáo viên, bố mẹ lấy làm gương để dạy dỗ, chỉ bảo làm theo… điều đó càng khiến cho bọn nó nghét cô bé hơn.

    Cùng với đó là sự mặc cảm của chính tác giả khi thấy mình luôn thua kém với bạn bè cùng lớp, cô bé đã nhận ra sai lầm khi học tại ngôi trường này, bởi vì đây là nơi giành cho những người giàu có và có tiền, còn thân phận của cô bé lại quá thấp kém. Sự chênh lệch đó khiến luôn cảm thấy mình lạc lõng và bị bạn bè coi thường, giễu cợt…Đọc đến đây chắc chắn mọi người sẽ rất cảm động và đồng cảm với thân phận của cô bé, đặc biệt là đối với những người đã từng có hoàn cảnh giống như vậy.

    Điều gì đã xảy ra khiến cho thành tích học tập của tác giả xa sút trong những năm còn lại…mọi người hãy đọc và cùng khám phá nhé.

    Phần 2 “Giấc mơ Mĩ” là phần đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về hệ tư tưởng cũng như con đường chính trị của tác giả. “Giấc mơ Mĩ” cũng chính là niềm mơ ước, khát vọng của cô bé mong muốn thoát khỏi thân phận nghèo hèn, được sống và cống hiến cho nền “tự do” nhân loại.

    Độc giả có lẽ sẽ bị bất ngờ khi thấy cô bé còn trẻ mà đã hiểu biết về các vấn đề chính trị, xã hội của thế giới, đặc biệt là chính trị của Hoa Kỳ. Sự am hiểu kiến thức chính trị đó một phần nhờ vào sự thông minh, ham học hỏi của tác giả và một phần là nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo của ông chủ tiệm sách.

    Tình yêu của tác giả giành cho nước Mĩ được thể hiện một cách sâu sắc và đầy nhiệt huyết. Qua tình yêu đó, độc giả sẽ hiểu thêm về chính trị và văn hóa Mĩ, một đất nước nổi tiếng với nền tự do dân chủ nhưng cũng lắm thủ đoạn, mưu mô… Đối lập với tình yêu nước Mĩ, tác giả kịch liệt phản đối nền chính trị Bắc Triều Tiên, một đất nước mà người dân không biết đến hai chữ “tự do”.

    Trong phần này tác giả nhấn mạnh đến vai trò to lớn của chính trị, nó quyết định đến vận mệnh và tương lai của quốc gia, điều đó giải thích vì sao lại có nước giàu có, phát triển.. và lại có nước thì rất nghèo và lạc hậu..

    “Giấc mơ Mĩ” cũng là phần mà Hàm Tử Dương phải cân nhắc kĩ càng trước khi công bố nội dung vì nó liên quan đến vấn đề chính trị nhạy cảm, vì vậy phần này đã bị cắt bỏ khá nhiều. Đồng thời chính trị là lĩnh vực khô khan, khó hiểu nên việc cắt giảm là cần thiết, góp phần làm nổi bật chủ đề chính của tác phẩm.
    #2
      hamtuduong 14.02.2011 19:00:25 (permalink)
      0
      Tác giả còn là một con người say mê đọc sách, bắt đầu chỉ là những cuốn sách nhặt được ở ngoài bãi rác đọc cho đỡ buồn, rồi sau đó tác giả nghiện đọc sách lúc nào không hay. Chính niềm đam mê đọc sách và sự ham mê học hỏi đã khiến tác giả có trí tuệ và nhận thức vượt xa bạn bè cùng lứa, sánh ngang với các bậc tiền bối trên tuổi. Nhưng cũng chính trí tuệ đã biến tác giả từ một con người có trái tim trong sáng trở thành một con người đen tối, máu lạnh, tàn bạo, nham hiểm và đầy mưu mô xảo quyệt.

      Phần 3 “Gia đình tội phạm” và phần 4 “Phượng hoàng gãy cánh” là hai phần có nội dung gây sốc nhất, độ nóng của nó khiến cho độc giả phải hồi hộp, chờ đợi, suy đoán từng hành động, bước đi của tác giả. Phần 3 và 4 có nội dung hoàn toàn khác so với 2 phần trước đó, tập trung phản ánh cuộc sống ăn chơi, sa đọa của thế hệ trẻ mất phương hướng. Đây cũng là phần sẽ tạo ra phản ứng mạnh mẽ và gây tranh cãi lớn từ phía độc giả, ủng hộ có, phản đối cũng có trước hành động tàn bạo của tác giả thời niên thiếu.

      Hàm Tử Dương đã phải sử dụng ngôn ngữ một cách thật khôn khéo và linh hoạt nhằm làm cho cán cân luôn nghiêng về tác giả, như vậy độc giả sẽ luôn ủng hộ về phía tác giả cho dù đó là những sai lầm, những tội ác không thể chấp nhận được.

      Sau đây là nội dung tóm tắt hai phần trên :

      Cuối những năm THCS, cuộc sống của gia đình tác giả gặp nhiều khó khăn vì bãi rác đóng cửa do quá tải, làm ảnh hưởng đến cuộc sống mưu sinh của hàng trăm con người nơi đây. Không những thế, tai họa liên tiếp ập xuống gia đình tác giả (mẹ mất do mắc bệnh lao, ba thất nghiệp…), khiến cho kinh tế gia đình trở nên kiết quệ, nợ nần chồng chất. Tưởng chừng như ông trời đã quá tàn nhẫn với gia đình cô bé thì một sự kiện bất ngờ đã xảy ra… Cũng chính từ sau sự kiện này, cuộc đời và gia đình cô bé đã chuyển sang một trang mới, một kỉ nguyên mới. Đó cũng là nội dung chính của phần 3 “Gia đình tội phạm”.


      Bước sang tuổi 16, tác giả đã lột xác trở thành một con người hoàn toàn khác, một cô gái đẹp dịu dàng, thơ ngây. Thân phận nghèo hèn trước kia bây giờ chỉ còn là quá khứ, địa vị của cô đã hoàn toàn khác trước, là người có tiền, có quyền. Vậy điều gì đã làm cho thân phận tác giả thay đổi nhanh chóng như vậy…?

      Cùng thời gian đó, tác giả đỗ vào trường chuyên THPT của thành phố, nhưng tổng điểm lại thua kém kẻ thù của mình, chính là con bé lớp trưởng đáng nghét. Chớ trêu thay, hai người lại cùng học một lớp, và một cuộc tranh đua khốc liệt đã xảy ra giữa hai người, nhưng kết quả lại không như tác giả mong muốn.

      Càng về sau, tác giả càng trở nên ăn chơi sa đọa, biến mình thành một cô gái hư hỏng, đua đòi, lêu lổng… Điều đó làm cho thành tích học tập của tác giả giảm sút nhanh chóng, thất bại trước cuộc ganh đua với con bé lớp trưởng khiến tác giả trở lên cay cú, hận thù rồi trả thù đối phương bằng thủ đoạn cực bỉ ổi…

      Khi đọc phần 3 và 4, độc giả sẽ thấy tác giả là một người cực kì xảo quyệt, là con cáo già mưu ma, nham hiểm… như thế nào?. Câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao tác giả từ con người có trái trong sáng, đẹp nhân hậu lại trở nên đen tối, xấu xa như vậy? Mọi người hãy đọc và khám phá cùng tác giả nhé!

      Tất cả như một định mệnh, cả gia đình tác giả đều trở thành người của xã hội đen (duy chỉ có em gái út là giữ được sự trong sáng vốn có). Cũng chính nhờ những hoạt động làm ăn phi pháp mà gia đình tác giả trở nên giàu có, trở thành những nhân vật có địa vị trong xã hội.

      Xã hội đen là một thế giới ngầm bí ẩn và trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nếu như xã hội đen luôn được gắn với cái mác xấu xa, độc ác, tàn bạo… thì xã hội đen trong cuộc đời tác giả lại có sự khác biệt hoàn toàn. Xã hội đen cũng có đạo đức của xã hội đen, cũng có cái đẹp cao cả và nghĩa khí anh hùng mà chỉ xã hội đen mới có. Dĩ nhiên tác giả và gia đình là xã hội đen nên cách nhìn và suy nghĩ cũng sẽ khác với người ngoài như chúng ta.

      Một điều khá thú vị ở đây là tác giả không những không lên án xã hội đen mà ngược lại lên án các cơ quan nhà nước như cảnh sát, an ninh… là một lũ tham quan bất tài vô dụng, chỉ biết ăn đút lót, nhận hối lộ.. nhưng lại luôn nhận mình là trong sạch, là đại diện cho công lý…

      Dựa vào sức mạnh của đồng tiền và sắc đẹp của mình, tác giả đã vươn lên tranh giành quyền lực với những đối thủ sừng sỏ khác. Không còn là một cô gái ngây thơ, nhút nhát của ngày xưa, mà là một con người máu lạnh, tàn bạo, hiếu thắng, luôn chèn ép kẻ khác để vươn lên đứng đầu. Vì trả thù đời, trả thù những năm tháng tác giả bị người ta coi thường vì nghèo hèn… tác giả đã biến mình thành một con người ăn chơi sa đọa, tiêu tiền như rác, phiêu du theo những cuộc chơi thâu đêm bất tận. Các quán bar, vũ trường… trở thành tụ điểm ăn chơi của tác giả và những đứa con nhà giàu hư hỏng khác. Đồng tiền đã khiến cho tác giả mù quoáng và lạc lối trong lối sống suy đồi, trụy lạc… Đây là điều rất đáng tiếc, mong rằng các bạn trẻ sẽ không mắc phải sai lầm và đi theo vết xe đổ của tác giả.

      Khó có thể nói do dòng đời xô đẩy hay chính tác giả tự đào mồ chôn vùi tuổi trẻ của mình. Độc giả sẽ bị sốc hơn khi biết tác giả đã dính vào con đường ma túy, rượu và thuốc lá… Các loại thuốc kích thích đã làm cho tác giả ngày càng trở nên lạc lối và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tác giả cũng thừa nhận mình không phải là một con người tốt đẹp gì, nhưng theo đánh giá riêng của Hàm Tử Dương thì cô vẫn là một người có trái tim đẹp cho dù đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, còn độc giả đánh giá như thế nào thì tùy vào quan điểm cá nhân của mỗi người…

      Thành phố nơi tác giả sinh sống nổi tiếng với sự hoành hành của thế giới tội phạm, bọn chúng hoạt động một cách công khai và trắng trợn. Tác giả cũng là một trong những thành phần như vậy, cô tham gia vào nhóm “Sói hoang”, một nhóm nổi tiếng toàn nữ quái con nhà giàu ăn chơi, đua đòi, hư hỏng. Với đầu óc thông minh sắc xảo và đầy mưu ma, tác giả nhanh chóng đánh bật kẻ đứng đầu để trở thành con sói đầu đàn lãnh đạo cả nhóm. Hầu hết các thành viên của “Sói hoang” đều có dính đến ma túy và thuốc lắc. Đồng thời “Sói hoang” còn là một tổ chức “bán tội phạm” khá nổi tiếng. Ngoài các hoạt động chơi bời trác táng, quậy phá, đua xe, đánh nhau, trêu cảnh sát… nhóm “Sói hoang” còn dính líu đến hoạt động buôn bán lẻ ma túy cho các thành viên cũng như môi giới cho bọn nghiện khác. “Sói hoang” còn tổ chức các hoạt động phi pháp như lừa đảo, bán dâm và tống tiền các đại gia mua dâm… Mọi người đừng hiểu lầm tác giả bán dâm rồi tống tiền nhé, ngược lại tác giả là người duy nhất giữ được sự trong sạch cho dù cô sống ở một nơi đầy cám dỗ và đen tối..
      Tất cả các hoạt động trên đều diễn ra bí mật và do con sói đầu đàn chỉ huy. Sau này “Sói hoang” được tác giả đổi tên thành hội “Phượng Hoàng” và người đứng đầu có biệt danh là “Phượng hoàng lửa”. Trong thời gian lãnh đạo nhóm “Sói hoang”, tác giả đã biết sử dụng thành thạo súng, một vật tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh của kẻ đứng đầu.

      Như đã nói ở trên, xã hội đen cũng có đạo lý của xã hội đen. Vì vậy khi tác giả biết một người bạn thân trong nhóm “Sói hoang” bị cưỡng bức, cô đã vô cùng tức giận và đòi trả thù nhưng bị cô gái đó ngăn cản. Sau sự kiện cô gái đó chết do sốc thuốc, tác giả vô cùng căm phẫn và quyết tâm trả thù cho cái chết oan uổng của bạn mình. Với tính cách tàn bạo, máu lạnh của một con sói hung dữ, tác giả đã nhờ đến người cha nuôi máu mặt để trừng trị tên khốn đó. Với quan điểm nợ máu phải trả bằng máu, vì vậy tác giả đã dùng phương châm lấy cái ác trừng trị cái ác khiến cho kẻ khốn nạn đó phải sống dở chết dở, hay nói đúng hơn là sống không bằng chết. Theo luật giang hồ (luật xã hội đen), thì hành động của tác giả không có gì sai, không những thế mà còn được coi là cao cả, nghĩa hiệp khi trừng trị kẻ xấu. Nhưng về mặt luật pháp thì đó là hành động sai trái, vi phạm pháp luật và sẽ bị kết án. Vì vậy sẽ có rất nhiều người lên án hành động sai trái đó, nhưng cũng sẽ có nhiều người ủng hộ tác giả, đặc biệt là những bạn nữ… Còn Hàm Tử Dương từ chối bình luận về vấn đề này.

      Chuyện tình yêu của tác giả trong giai đoạn này cũng rất đáng chú ý. Tác giả đã bất chấp thủ đoạn kể cả dùng chiêu bài lợi dụng tình cảm để đạt được mục tiêu của mình như đục khoét, trả thù, hành hạ, làm nhục đối phương… Thế nhưng kết quả của các hành động đen tối này lại rất bất ngờ và thú vị.


      Con người máu lạnh của tác giả còn được thể hiện bằng chính hành động liều lĩnh, táo tợn của cô. Chỉ vì sự khiêu khích của đối phương mà tác giả sẵn sàng rút dao đâm 2 phát vào bụng kẻ đó, rồi thản nhiên quay vào ngồi uống rượu hút thuốc như không có chuyện gì xảy ra. Sau này tác giả lại biến kẻ đó thành con chó trung thành của riêng mình.

      Có thể nói phần 3 đã phản ánh chân thực thế giới của xã hội đen, những việc làm ăn phi pháp, những thủ đoạn tinh vi, những mối quan hệ bí mật giữa quan chức và xã hội đen… Tuy tội phạm là một xã hội đen tối nhưng ở đó vẫn hiện lên những con người có trái tim đẹp và cao cả… Qua câu chuyện này có lẽ mọi người sẽ có cách nhìn mới về thế giới của xã hội đen.

      Ngoài tác giả thì “Gia đình tội phạm” còn tập trung kể về các thành viên trong gia đình và người thân của cô như em trai, cha đẻ và cha nuôi… những con người này đều bước chân vào xã hội đen nhưng vấn toát lên vẻ đẹp và bản lĩnh anh hùng… Đặc biệt là người em trai, tuy còn nhỏ nhưng lại có nghị lực và ý chí kiên cường, là con người dũng cảm và không bao giờ sợ hãi trước kẻ thù… tư chất đó được kế thừa từ “dòng máu anh hùng” của người cha. Hai chị em họ đã trở thành một cặp bài trùng, phối hợp ăn ý trong việc đấu đá tranh giành quyền lực thế giới ngầm..

      Phần 4 “Phượng hoàng gãy cánh” là dấu chấm hết của thời kì đen tối của tác giả. “Phượng hoàng gãy cánh” ở đây không phải là tác giả bị bắt vào tù mà là sự sụp đổ về hệ tư tưởng, là thời kì tác giả gặp phải khủng hoảng trầm trọng… dẫn đến sự thay đổi lớn trong con người tác giả.

      Sau cái chết của người bạn, cái chết của ông chủ tiệm sách.. điều gì đã khiến cho tác giả quyết tâm cai nghiện (ma túy, thuốc lá và rượu) để làm lại cuộc đời. Liệu tác giả có thể vượt qua được những khó khăn thử thách, vượt qua được chính mình để hoàn thành ước mơ là trở thành một phóng viên chiến trường, một chính trị gia đấu tranh cho tự do.

      Đoạn cuối của phần 4 là một kết thúc có hậu, khi mà tác giả đã tìm lại được chính con người mình, đó là những khát vọng đam mê và tình yêu cháy bỏng của tuổi trẻ. Có thể nói kết thúc phần 4 rất bất ngờ, khi mà những người mà tác giả coi là kẻ thù lại trở thành những người bạn thân thiết của nhau.

      Sau cái chết của ông chủ tiệm sách, cô đã phát hiện ra một bí mật lớn. Cũng chính từ đây tác giả trở thành một trong những nhà hoạt động chính trị trẻ tuổi nhất (chưa đầy 19 tuổi). Cùng với đó là sứ mệnh và trách nhiệm cao cả tiến hành cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng và kế hoạch “đại phục hưng quốc gia”.

      Phần cuối cùng là câu chuyện tình yêu của tác giả khi cô bước chân vào cổng trường đại học năm thứ nhất. Sau cuộc gặp ngỡ “định mệnh”, cuộc đời tác giả lại một lần nữa bước sang một trang mới, cũng chính từ đây tình yêu, tình cảm đơn phương của tác giả giành cho “anh” bắt đầu nảy nở. Vậy anh chàng đó là người như thế nào mà có thể chinh phục được trái tim sắt đá của tác giả, khiến cho cô phải ngục ngã, không đánh mà đổ.. Có lẽ mọi người vẫn còn tiếc cho tình cảm giữa tác giả và “Bin” hồi cấp 3, một tình cảm sâu nặng nhưng tiếc rằng hai người lại không có duyên đến với nhau.

      Sự xuất hiện của anh chàng lạ mặt làm cho câu chuyện càng trở nên nóng bỏng và hấp dẫn hơn. Một con người bí ẩn, một tính cách đặc biệt chưa từng có, một trái tim bằng đá, một trí tuệ siêu việt, một… và có quá nhiều điều lạ lùng về con người này. Mọi người hãy đọc và khám phá cùng tác giả nhé.

      Tình yêu tác giả giành cho anh rất chân thành và mãnh liệt, nhưng tiếc rằng nó lại trao ko đúng người vì trái tim anh đã chết một lần cũng chỉ vì yêu. Cho dù biết anh vẫn yêu người đó, biết thân phận thực sự của anh.. thì cô vẫn cứ yêu, vẫn cứ đợi chờ... Tiếc rằng đây lại là một tình yêu không đầu không cuối (không có mở đầu và cũng chẳng có kết thúc). Một kết thúc buồn khi hai người li biệt theo hai con đường riêng của mình, liệu có khi nào trên con đường đã chọn, họ lại vô tình gặp lại nhau lần nữa.

      Phần cuối cũng trở nên cực nóng khi tác giả công bố một loạt các thông tin nhạy cảm về chính trị an ninh của các quốc gia lớn như Mĩ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… đặc biệt là các chính sách ngoại giao. Liệu các nước nhỏ sẽ suy nghĩ như thế nào khi biết mình chỉ là quân cờ để các nước lớn thao túng, thương lượng, trao đổi, mua bán trên bàn cờ chính trị… Tuy nhiên tùy tình hình mà tác giả có thể công bố một phần, toàn bộ hay hủy bỏ để tránh ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia.

      Giới thiệu về nội dung của tiểu thuyết : Tạm thời Hàm Tử Dương mới chỉ giới thiệu Phần I của “Thuyết Định Mệnh”, vì các phần khác đang trong giai đoạn hoàn thành.

      “Thuyết Định Mệnh” có nội dung hư cấu, kì ảo.. mô típ truyện rất độc đáo, đặc sắc và đầy tính sáng tạo, luôn có những yếu tố bất ngờ đánh lừa người đọc, chính điều đó đã tạo nên sức hút mới mẻ đối với độc giả. Khi đọc “Thuyết Định Mệnh”, tác giả luôn khiến cho mọi người phải suy nghĩ xem tình yêu là gì mà sao lại có sức mạnh to lớn đến như vậy, làm thay đổi con người, thay đổi thế gian..

      Tình yêu có vẻ đẹp trong sáng và diệu kì, nhưng nó cũng dễ dàng bị tổn thương, tan vỡ nếu không biết giữ gìn, nó để lại những vết sẹo trong tim mà thời gian mãi không thể xóa nhòa được. Ai cũng biết ái tình là con dao hai lưỡi, nó vừa là dòng suối của hạnh phúc chảy mãi không ngừng, nó cũng là cội nguồn của những đau khổ, bi ai.. Thế nhưng cho dù biết trước yêu là khổ đau nhưng họ vẫn cứ đến với nhau, sẵn sàng chấp nhận hi sinh tất cả.. chỉ cần được bên nhau hàng ngày, được yêu thương chia sẻ, được sưởi ấm cho nhau khi mùa đông về..

      Nội dung tiểu thuyết là một chuỗi những bi kịch cay đắng về tình yêu, những sai lầm chết người cùng với sự hối hận muộn màng, những ích kỉ hờn nghen làm tình yêu tan vỡ, những âm mưu đen tối đầy thủ đoạn.. tất cả đã tạo nên một bản anh hùng ngợi ca tình yêu và tuổi trẻ. Trong tiểu thuyết, cái chết của các nhân vật vì ái tình là những hình ảnh đẹp nhất, ấn tượng nhất và không thể quên trong lòng độc giả, tạo nên những bước ngoặt đối với tác phẩm.

      Cái chết là hình ảnh của sự tang thương, đau xót.. nhưng cái chết của các nhân vật trong tác phẩm lại là minh chứng cho tình yêu bất tử, vĩnh hằng.. “cái chết không phải là dấu chấm hết, cái chết mới chỉ là sự bắt đầu..”. Tuy nhiên việc các nhân vật lựa chọn cái chết bằng cách tự sát có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lí người đọc, đặc biệt là các bạn trẻ có suy nghĩ còn chưa chững chạc và chín chắn.

      Tiểu thuyết đang trong quá trình sáng tác vì vậy khi tác giả hoàn thành phần nào thì Hàm Tử Dương sẽ post phần đó lên mạng và blog cá nhân. Rất mong các bạn độc giả giúp đỡ và góp ý để cho tác giả nhanh chóng hoàn thiện tác phẩm này.

      Toàn bộ “Thuyết Định Mệnh” do Hàm Tử Dương đăng tải và chịu trách nhiệm kiểm soát, công bố, liên hệ… với độc giả. Vì vậy, mọi vấn đề liên quan đến tác phẩm xin liên hệ với Hàm Tử Dương qua email : Hamtuduong@gmail.com, tác phẩm được đăng tải tại : http://me.zing.vn/hamtuduong, và 2 mạng văn học số 1 Việt Nam là http://www.wattpad.com ; http://www.e-thuvien.com, cùng với một số web khác. Vì vậy để cập nhập những thông tin mới nhất về tác phẩm, các bạn hãy truy cập vào các web trên để chia sẻ những bình luận và nhận xét của riêng bạn.


      Và bây giờ Hàm Tử Dương xin nhường lại phần mở đầu của “Thuyết Định Mệnh”, chúc bạn đọc thư giãn qua lời kể của tác giả.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.02.2011 16:07:08 bởi hamtuduong >
      #3
        hamtuduong 14.02.2011 19:07:40 (permalink)
        0
        Lời Mở Đầu
        Xin chào các bạn, trước khi đọc cuốn tiểu thuyết này, mình xin kể cho mọi người về cuộc đời của mình, có thể nói nó rất đen tối nhưng mình nghĩ dù sao thì nó cũng là một đời người, không ai có thể quyết định hay biết trước mình sinh ra sẽ như thế nào, cho nên dù số phận có như thế nào đi nữa thì mình cũng vẫn chấp nhận. Khi mình viết cuốn truyện này thì mình đã trở thành một cô gái trưởng thành có địa vị và quyền lực, thế nhưng những kỉ niệm về tuổi thơ và quá khứ vẫn luôn hiện rõ trong kí ức của mình.

        Trong câu chuyện kể này, mình xin được giấu thông tin cá nhân và danh tính của mình và các nhân vật liên quan, còn lí do vì sao mình phải làm vậy thì mọi người đọc sẽ hiểu. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm và đọc câu chuyện này của mình.

        Phần 1 : Vua Bãi Rác

        Mình sinh ra trong một gia đình nghèo, cái nghèo ở đây không phải là nghèo chung chung mà người ta vẫn nói, mà là “nghèo đô thị” một trong những loại nghèo đang trở nên phổ biến ở các thành phố và đô thị lớn. Mình không muốn lấy cái nghèo ra để kể khổ nhưng vì nó có ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của mình sau này nên mình vẫn nhắc đến cho mọi người hiểu.

        Gia đình mình có ba chị em, mình là chị cả, còn hai đứa em sinh đôi một trai một gái. Tiếc rằng khi mẹ mình mang thai hai đứa em thì bà bị cảm nặng, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy mà khi mẹ mình mang thai đến tháng thứ 8 thì đẻ non, tuy vẫn cứu được 2 đứa trẻ nhưng chúng khá yếu, phải ấp lồng để chăm sóc. Sau này chỉ có em trai là phát triển bình thường, còn em gái mình thì không nói được, có lẽ là do khi mẹ mình mang thai sức khỏe kém nên đã ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

        Ba mình là một người cần mẫn, chăm chỉ, cho dù làm quần quật cả ngày nhưng cũng chỉ nhận được một mức lương còm cõi, chỉ đủ nuôi sống qua ngày. Còn mẹ mình mắc bệnh phong gây biến chứng ở khớp và xương. Năm mình học lớp 3, mẹ mình đi chợ bị một tên quan chức cảnh sát say rượu lái xe ô tô đâm vào, khiến cho bà bị gẫy chân và sau này đi lại rất khó khăn, thế nhưng hắn chỉ đền cho mẹ mình một ít tiền rồi chẳng quan tâm gì nữa, gia đình mình chẳng thể làm gì được vì hắn là cảnh sát, có thể đổi trắng thành đen. Từ đó mình đã có tư tưởng căm nghét bọn cảnh sát và những người giàu có. Kinh tế gia đình mình hoàn toàn phụ thuộc vào ba.

        Ba mẹ mình đều là những người không được học hành, thế nhưng họ vẫn cố gắng để cho 3 chị em mình đi học, có lẽ ba mẹ mong muốn con cái có một tương lai tốt đẹp hơn chứ không tăm tối mù mịt như cuộc sống hiện nay. Được đi học đáng lẽ ra là một điều may mắn, thế nhưng đối với mình thì nó lại khác, mình không thích đi học vì mặc cảm với bạn bè. Cho dù lúc đó mình còn rất bé nhưng vẫn nhận thức được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, vì vậy mình rất rụt rè, ít giao tiếp và thích cuộc sống một mình. Trong suốt những năm học tiểu học, mình cố gắng học hành chăm chỉ để không thua kém bạn bè trong lớp và làm vui lòng ba mẹ. Kết quả là mình trở thành học sinh giỏi của lớp và trường. Thế nhưng mình lại chẳng cảm thấy điều đó là vinh dự cả, nhiều khi lên nhận phần thưởng còn cảm thấy tủi thân khi được cái danh hiệu “học sinh nghèo vượt khó”. “Nghèo không phải là tội, Nghèo không phải là nhục, nhưng tại sao chẳng ai muốn kết bạn với Nghèo”.

        Tuy được coi là sinh sống ở thành phố nhưng đâu phải cứ sống ở thành phố là có cuộc sống khá giả, nơi mình sống là vùng rìa ngoài của ngoại ô, là khu vực tập trung cộng đồng những người nghèo và tầng lớp thấp (chủ yếu là người nhập cư). Thời ấy những người thành phố gọi khu vực đó bằng cái tên cũng chẳng đẹp đẽ gì và còn có ý miệt thị, coi thường những người sống nơi đây.

        Sự phát triển kinh tế một cách thần tốc làm cho bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt, đi cùng với đó là sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc hơn, điều đó tạo nên một nghịch lí là người giàu thì càng giàu hơn, còn người nghèo thì lại càng nghèo. Đồng hành với sự bùng nổ kinh tế là sự bùng nổ về rác thải và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy mà khu vực mình ở đã thành một bãi rác khổng lồ, là nơi tập kết rác của cả thành phố và một số khu vực khác. Sự xuất hiện của bãi rác đã làm thay đổi khu vực mình sinh sống, tiêu cực có, tích cực cũng có.

        Vào những ngày nắng nóng, mùi hương nồng nàn từ bãi rác bay xa tới cả chục km, bao trùm cả một khu vực rộng lớn. Mùi hương nồng nàn đó không một từ ngữ nào có thể lột tả chính xác được, khủng khiếp như mùi của người chết bị phân hủy vậy, đó là thứ mùi mà người dân ở đây có đến chết cũng không thể quên được.

        Mùi hương đó mang đến sự khiếp sợ đối với con người nơi đây, thế nhưng nó lại quyến rũ lũ ruồi nhặng đến đây kiếm ăn và sinh sản.

        Ruồi nhặng tập trung đông đến không thể tưởng tượng nổi, chúng bay thành từng đàn đen kịt làm u ám cả bầu trời. Đầu tiên chúng tập trung ở bãi rác, sau đó thì mở rộng địa bàn hoạt động ra phạm vi xung quanh và cuối cùng là cả khu vực dân cư nơi đó.

        Thảm họa Ruồi là nỗi khiếp sợ lớn thứ hai sau thảm họa mùi hương của người dân nơi đây. Lũ ruồi hoạt động mọi nơi, mọi lúc, cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết. Không có gì có thể ngăn cản sự hoạt động của chúng, có vẻ như thượng đế rất ưu ái cho khả năng sinh tồn của loài ruồi nhặng.

        Ruồi có mặt ở khắp mọi nơi, bất cứ chỗ nào đậu được là chúng bám vào. Từ trong nhà, ngoài sân cho đến vỉa hè, đường cái, chỗ nào cũng có mặt bọn chúng. Việc bị ruồi nhặng bâu vào người rất khó chịu, có vẻ chúng thích chọc tức con người vậy, ngay cả đến chó mèo cũng còn cảm thấy khó chịu và bức xúc khi bị lũ ruồi làm cho mất giấc ngủ. Trong bữa ăn chúng cũng không để cho người ta được yên, cứ bay vòng vèo qua mặt, có con còn táo bạo đậu cả vào giữa bát cơm cứ như nhận phần “chỗ này là của ông”. Còn trong thức ăn có lẫn ruồi cũng trở lên phổ biến, thôi thì cũng đành chấp nhận, coi như là được bổ sung chất đạm miễn phí. Nếu như trước kia người ta nói “chó ngáp phải ruồi”, thì bây giờ người ngáp phải ruồi là chuyện bình thường. Ngay cả đến mình còn bị ruồi bay lạc hướng chui tọt vào miệng, nhổ mãi không ra và mắc trong cổ họng, cuối cùng đành chấp nhận uống nước để cho nó chui tọt vào bụng.

        Cuộc chiến giữa con người và ruồi có lẽ chẳng bao giờ kết thúc, mặc dù con người đã tìm mọi cách để tiêu diệt chúng, kể cả là phun thuốc diệt ruồi đồng loạt nhưng hình như chẳng ảnh hưởng đến quân số và hoạt động của chúng. Hồi đó, mình có nghe một nhân viên phun thuốc diệt ruồi nói một cách hóm hỉnh rằng : “Loài ruồi là sinh vật rất thông minh, chúng hoạt động rất có tổ chức và chặt chẽ, nơi nào ruồi mới bị phun thuốc diệt xong là chúng lập tức cho quân tiếp viện tới ứng cứu và tiếp tục duy trì hoạt động, không bao giờ để lãng phí vườn không nhà trống cả”.

        Vì vậy mà con người nơi đây vừa tìm cách chống lại ruồi nhưng cũng dần chấp nhận sống chung với ruồi như một quy luật tự nhiên của xã hội “ở đâu có người thì ở đấy có ruồi, ở đâu có ruồi thì ở đấy có con người”.

        Thế nhưng bất chấp những hậu quả tiêu cực mà bãi rác gây ra thì nó lại trở thành nguồn sống để kiếm ăn qua ngày của một bộ phận cư dân nghèo nơi đây. Và cũng chính từ khi bãi rác xuất hiện, một nghề mới được hình thành và ngày càng phát triển, đó là nghề “bới rác”.

        Thế nhưng bất chấp những hậu quả tiêu cực mà bãi rác gây ra thì nó lại trở thành nguồn sống để kiếm ăn qua ngày của một bộ phận cư dân nghèo nơi đây. Và cũng chính từ khi bãi rác xuất hiện, một nghề mới được hình thành và ngày càng phát triển, đó là nghề “bới rác”.

        Thời gian đầu chỉ có vài người làm công việc này, nhưng sau đó họ rủ người thân và bạn bè cùng làm, từ đó nghề “bới rác” trở thành một nghề hót ở nơi đây. Bình thường mỗi ngày có khoảng một trăm đến hai trăm người làm công việc này, có lúc đỉnh điểm lên đến ba bốn trăm người. Công việc của những người bới rác là nhặt những đồ bỏ đi như vỏ chai, lon bia, bao tải, săm lốp, nhựa, dây điện, dây cáp, túi nilon… hay bất cứ thứ gì có thể bán được tiền.

        Những người làm công việc này gồm đủ mọi thành phần, lứa tuổi, có những đứa trẻ 9, 10 tuổi đã theo ba mẹ đi làm và cả những ông bà già sấp xỉ 70 tuổi vẫn cố làm lụng kiếm thêm chút đồng bạc lẻ sống qua ngày. Ba mình cũng đi làm công việc này nhưng chỉ tranh thủ lúc 3h đêm đến 6h sáng mà thôi vì lúc đó các xe chở rác tập kết về bãi nhiều nhất. Thời gian này hàng trăm con người bịt khẩu trang vây quanh các xe chở rác vừa mới đổ xuống để dùng cào bới các bao rác đã bó thành từng túi nilon lớn. Đây là công việc rất vất vả và nguy hiểm, có người đã bị đè gãy chân vì xe rác đổ vào người, vì vậy trẻ con chúng mình không được phép làm vào thời gian này.

        Năm mình học lớp 4, hai chị em mình đã cùng bọn trẻ con trong xóm tụ tập nhau lại cùng đi nhặt rác ở bãi để kiếm tiền phụ giúp gia đình và mua sắm sách vở. Chị em mình và bọn trẻ con chỉ có thể tranh thủ vào lúc không đi học và những ngày chủ nhật được nghỉ phép, còn lại vẫn phải chăm chỉ cắp sách đi học như bình thường.

        Nhặt rác ban ngày nhàn hạ hơn lúc sáng sớm vì xe chở rác không nhiều, thế nhưng bãi rác vẫn không bao giờ dưới một trăm người, cả lớn lẫn trẻ nhỏ. Bãi rác rộng lớn là vậy nhưng lòng tham của con người dường như vô đáy, họ tranh giành nhau những chỗ làm ăn tốt nhất dẫn đến những cuộc ẩu đả cãi nhau chí chóe… Bọn mình là trẻ con nên chỉ biết đứng ngoài cuộc xem mà thôi và cũng không dám tranh giành với họ. Cứ cái gì liên quan đến tiền, đến lợi ích là con người ta chẳng còn kiêng nể gì nhau hết. Một số người châm biếng nói “ý thức con người chẳng bằng con ruồi” cũng chẳng sai vì loài ruồi ở đây đông đúc hơn con người hàng tỉ lần nhưng chúng chẳng bao giờ tranh giành với nhau mà còn biết phân chia địa bàn một cách hợp lý.


        Mọi người đừng coi thường những con người nơi đây tranh giành nhau chỉ vì thứ rác rưởi bẩn thỉu. Mà ở các nước phương tây họ cũng tranh giành nhau thứ “của nợ” hái ra tiền này. Đặc biệt là ở thành phố cảng Napoli miền Nam nước Ý, nơi mà bọn tội phạm Mafia hoành hành, bọn chúng coi rác là mỏ vàng quý giá mang lại nguồn thu nhập khổng lồ hàng năm, kể cả là ma túy cũng không thể sánh bằng. Chính vì vậy mà ở Ý đã xảy ra cuộc khủng hoảng rác trầm trọng nhất trong lịch sử thể giới, khiến cho cả thành phố Napoli phải khốn đốn, vật lộn trong biển rác.

        Bãi rác thành phố thực ra cũng bị một thế lực ngầm kiểm soát và thao túng. Những khoản tiền khổng lồ mà chính quyền thành phố chi ra để xử lý rác hầu hết đều rơi vào túi của một số quan chức và công ty quản lý môi trường… Chính vì vậy rác được xử lý một cách rất cẩu thả và qua loa, không theo những quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ môi trường, kết quả đã gây ra ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước ngầm cả khu vực dân cư xung quanh.

        Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm dẫn đến người dân không có nước sinh hoạt, phải bỏ tiền đi mua nước của các công ty tư nhân với giá cắt cổ, cuộc sống vốn khó khăn của người dân nơi đây nay lại càng cực khổ hơn. Thương dân cực khổ vì không có nước sạch dùng, thế là mấy ông “tham quan” liền giương cao khẩu hiệu “ bằng mọi giá phải có nước sạch cho nhân dân”. Chỉ trong thời gian ngắn sau đó, mấy ông quan tham đã xin được tiền vốn từ cấp trên lên tới cả triệu đô, nhà máy nước sạch cũng được nhanh chóng xây dựng cho kịp tiến độ, không để cho dân phải chờ lâu.

        Khi nhà máy được khánh thành, người dân vô cùng vui sướng, hạnh phúc. Thế nhưng niềm vui sướng đó chẳng được bao lâu, nhà máy hoạt động cầm chừng và chất lượng nước ngày càng kém, chưa đầy 4 tháng sau, nhà máy ngừng hoạt động vì hỏng hóc. Sau đó, họ đưa ra đủ mọi lí do cho sự ngừng hoạt động này và cuối cùng nhà máy đóng cửa vĩnh viễn. Thế là người dân lại quay trở về với cuộc sống ngày xưa là đi mua từng thùng nước về dùng.

        Hồi đó mình nghe những người lớn tuổi nói rằng khi xây dựng nhà máy nước sạch đã bị mấy ông tham quan và chủ thầu xây dựng vơ vét gần hết, cuối cùng nhà máy được xây dựng cho có lệ mà thôi. Sau này mình sống và làm việc cùng cha nuôi thì mới hiểu được số tiền chi cho dự án này được chia thành rất nhiều phần, một phần biếu cho cấp trên đã kí quyết định và cấp vốn xây dựng( nếu không biếu bọn này thì họ không bao giờ kí quyết định), một phần biếu các sở nghành liên quan, một phần cho những ông “tham quan” thương dân ở địa phương đã vận động xây dựng nhà máy, một phần cho chủ thầu xây dựng dự án… và cuối cùng số tiền bé nhỏ còn lại mới được giành cho xây dựng công trình thế kỉ.

        Thế mới hiểu họ vận động xây dựng nhà máy nước sạch không phải vì thương dân, mà thực ra là để vơ vét tiền của nhà nước mà thôi, cứ mỗi một dự án là họ lại có tiền đút túi làm của riêng bất chấp nỗi khổ của dân chúng. Lúc đó mình còn quá nhỏ để hiểu được những vẫn đề đó, mình chỉ biết nghét “tham quan, tham nhũng” vì thấy người ta lên án, còn nó là cái gì thì mình cũng không hiểu.

        Sau một năm nhà máy nước sạch đóng cửa, có một công ty tư nhân đã mua lại và bỏ vốn xây dựng cơ sở vật chất, đưa nhà máy hoạt động trở lại như cũ, từ đó cuộc sống của người dân mới bớt khổ hơn.

        Cuộc sống của những đứa trẻ nhặt rác nơi đây cũng chẳng tốt đẹp gì, một tương lai u ám không gì sáng sủa, một số phận bấp bênh sống dựa vào sự lên xuống của rác. Tuy sống trong rác chết vùi trong rác, nhưng những đứa trẻ như mình luôn ý thức một rằng phải giữ cho con người và tâm hồn mình trong sáng, không vì rác mà bị vấy bẩn.

        Nhặt rác là một công việc khá vất vả, đòi hỏi phải có sức chịu đựng tốt vì luôn đối mặt với mùi hôi thối và ruồi nhặng. Thời gian đầu hai chị em mình cảm thấy rất khó chịu, chóng mặt và buồn nôn, về nhà cơm cũng chẳng muốn ăn. Thế nhưng nhìn những đứa trẻ khác trong xóm làm được thì chị em mình tự nhủ phải cố gắng hơn, quyết không để thua kém bọn nó. Sau gần hai tháng miệt mài, hai chị em mình cũng dần quen được môi trường khắc nghiệt đó. Tuy nhiên, những ngày nắng nóng và mưa phùn vẫn khiến cho tụi trẻ con chúng mình phát ớn vì khó chịu. Ngày nắng nóng thì mồ hôi nhễ nhại, nắng cháy da và mùi thối của rác bốc lên nồng nặc. Còn những ngày mưa phùn thì tồi tệ hơn, rác trở lên lấm bẩn vì dính nước mưa.. rác mà bẩn thì tụi mình cũng bẩn theo, thế là không có quần áo thay, càng khiến cho tụi mình khó chịu hơn.

        Có rất nhiều người tò mò hỏi về thu nhập của công việc nhặt rác, nhưng họ lại không hiểu rằng một khi làm cái nghề thấp hèn này thì không ai muốn trả lời câu hỏi đó, họ chỉ cần hiểu một điều đơn giản là công việc này giúp cho những người nghèo nơi đây đủ trang trải cuộc sống khó khăn hàng ngày.

        Ai cũng nghĩ đây là một nghề thấp hèn của xã hội, nhưng mọi người nơi đây thì lại quan niệm khác “không có nghề hèn, chỉ có người hèn”, vì vậy mặc kệ người ta nói gì, những người nhặt rác vẫn cứ cần cù chăm chỉ làm việc, mong tích cóp được một khoản tiền nhỏ để cho con cái sau này có một tương lai sáng sủa hơn..

        Nhặt rác là công việc vất vả nhưng còn có một mối nguy hiểm tiềm ẩn mà không ai ngờ tới, đó chính là ô nhiễm, độc hại làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Mình cũng chứng kiến nhiều người nhặt rác phải gánh chịu hậu quả và di chứng, có đôi vợ chồng cưới nhau mấy năm nhưng ba bốn lần sẩy thai, đến năm thứ 5 mới đẻ được nhưng đứa trẻ rất gầy còm, chậm phát triển.., 4 người bị phát hiện ung thư, một số người chết non không rõ nguyên nhân.., chưa kể rất nhiều người mắc các bệnh về hô hấp, da liễu... Ai cũng biết làm cái nghề này rất độc hại, nhưng họ chẳng còn con đường nào khác, rác là lựa chọn duy nhất của những con người khốn khổ nơi đây. Cho dù rác độc hại nhưng cũng chẳng mấy ai quan tâm, nghèo khổ thì chẳng bao giờ sợ chết, chỉ có bọn nhà giàu lắm tiền mới phải lo lắng điều đó.

        Con người cho dù sinh ra có cuộc sống sung sướng hay nghèo khổ, có thân phận cao sang hay thấp hèn.. thì khi chết đi đều được đem về an táng chung một nơi là nghĩa địa. Những vật phẩm hàng hóa của con người sản xuất ra cũng giống như vậy, cho dù đó là sản phẩm đắt giá hay rẻ tiền, cao quý hay bình dị.. nhưng một khi không còn giá trị hay không được sử dụng nữa thì cùng chung một số phận là bị người ta vất ra bãi rác.. Chính vì vậy mà ở bãi rác có tất cả mọi thứ, có thứ còn dùng được, có thứ không, có thứ người này không sử dụng được nhưng người khác lại dùng được.. tất cả đều nằm lẫn lộn với nhau.

        Những người nhặt rác tận dụng tất cả những gì có thể bán được tiền và cả những thứ còn sử dụng được đem về nhà dùng. Họ còn nhặt cả những thứ đồ chơi mà bọn thành phố vất đi để mang về cho con nhỏ ở nhà chơi (búp bê, gấu bông, ô tô…). Chứng kiến cảnh đó mình có cảm giác buồn khó hiểu và trong đầu đặt ra một câu hỏi lớn : “tại sao lại có sự bất công lớn như vậy, có đứa sinh ra trong giàu có được mua đồ chơi mới, còn những đứa trẻ nghèo phải dùng đồ vất đi của bọn chúng”. Tuy mình cũng ước ao có được cuộc sống giàu sang như họ, nhưng không hiểu sao mình lại có tư tưởng nghét người giàu có, còn nguyên nhân vì sao thì mình cũng không giải thích nổi.

        #4
          hamtuduong 14.02.2011 19:18:03 (permalink)
          0
          Điều thú vị và bất ngờ nhất đối với người nhặt rác là lượm được tiền, có thể nói không ai làm cái nghề này mà không nhặt được tiền bao giờ, không ít thì nhiều và tùy thuộc vào sự may mắn nữa. Có những người được “thánh cho ăn lộc” còn nhặt được cả vàng và bọc tiền lớn, chắc mọi người cũng hiểu cảm giác đó tuyệt vời như thế nào. Thế nhưng đâu phải ai cũng được hưởng diễm phúc như vậy, nếu không những người nhặt rác biến thành tỉ phú hết cả rồi. Hồi đó mình còn quá trẻ con nên có ao ước viển vông rằng nhặt được một bao tải tiền và trở nên giàu có, tha hồ mà tiêu xài mua sắm.., sau này mỗi khi nghĩ đến mình lại cảm thấy thật buồn cười và ngốc nghếch.

          Mỗi khi lượm được tiền, cho dù đó chỉ là những đồng tiền lẻ nhưng điều đó cũng khiến cho những người nhặt rác cảm thấy phấn khởi và hạnh phúc, xua tan đi những nhọc nhằn mệt mỏi trong người và cố gắng làm việc hơn. Muốn nhặt được tiền cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tiền thường được tìm thấy ở những chỗ như trong quần áo cũ, trong chăn ga, gối đệm.. bị người ta vô tình vất đi mà không biết.

          Chị em mình cũng hay may mắn nhặt được tiền, tuy không nhiều nhưng cũng khiến chị em mình vui lắm rồi. Và thường khi lượm được tiền, sau buổi làm việc hôm đó hai chị em đều mua kem để tự thưởng cho chính mình. Đối với người thành phố thì họ chẳng thèm ăn thứ kem mút rẻ tiền như vậy, nhưng với những đứa trẻ nghèo như tụi mình thì đó lại là món ăn hảo hạng tuyệt vời nhất. Mặc kệ quần áo lấm lem dính bẩn, mặc kệ mặt mũi chân tay chưa rửa, chị em mình vẫn cầm que kem ăn một cách ngon lành, đã thế vừa ăn lại phải đuổi lũ ruồi đáng nghét đang bâu xung quanh. Tuy bị lũ ruồi làm cản trở việc thưởng thức món kem hảo hạng nhưng trên khuôn mặt chị em mình vẫn rạng rỡ nụ cười hạnh phúc, đó là những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất của tuổi thơ hai chị em. Có ai ngờ hạnh phúc là những điều giản dị như vậy, và những thứ hạnh phúc bình dị đó cho dù có tiền chị em mình cũng không mua lại được, nó chỉ còn hiện lại trong kí ức đẹp đẽ mà thôi. Sau này mình trở lên giàu có, được thưởng thức những món kem đắt tiền nhất, sang trọng nhất ở cả trong và ngoài nước, thế nhưng nó lại không bao giờ có cảm giác ngon lành như que kem rẻ tiền hồi ấy, cuộc đời này đúng là có nhiều điều kì lạ phải không các bạn.

          Quả thực ở bãi rác có rất nhiều câu truyện khó tin mà chỉ có những con người nơi đây mới hiểu và thấm thía được.

          Ngoài lượm được tiền ra, những người người bới rác còn nhặt được cả những giấy tờ cá nhân quan trọng khác như chứng minh nhân dân, bằng lái xe, hộ chiếu.. Đây là những giấy tờ quan trọng, vì vậy khi nhặt được mọi người đều tìm cách liên lạc để trả lại cho chủ nhân, vừa làm được điều tốt lại vừa được người ta hậu tạ tùy theo mức độ quan trọng của giấy tờ đó. Tuy nhiên, nhiều khi “làm ơn phải tội”, đã không được hậu tạ cái gì lại còn bị người ta quy cho cái tội ăn cắp, rồi giả vờ nhặt được để xin tiền… Cuộc đời này đúng là có lắm kẻ khốn nạn, đạo đức sống không bằng loài vật, coi thường người nghèo như rác rưởi. Mình cũng chứng kiến cảnh một tên nhà giàu sơ ý làm mất một bọc tiền và lẫn trong đống rác, khi hắn đến bãi rác nói chuyện với mọi người thì có thái độ hách dịch, quát mắng mọi người nếu nhặt được mà không đem trả sẽ trả thù.. Lúc đó mình và những người nhặt rác đều biết ai nhặt được bọc tiền đó, nhưng vì thấy thái độ không tử tế của hắn nên tất cả mọi người đều im lặng, thà để số tiền đó rơi vào tay người khác còn hơn đem trả cái loại cầm thú như vậy. Điều đáng nói ở đây chính là mọi người rất biết bảo vệ và giúp đỡ nhau trong những trường hợp đặc biệt..

          Làm việc ở đây có rất nhiều điều thú vị mà chỉ có những người nhặt rác và các chủ nhà hàng mới biết được. Đó là khi các xe đổ rác xuống bãi, trong những thứ rác hỗn độn đó thỉnh thoảng có những con chó hoặc mèo chết không biết vì nguyên nhân gì. Và thế là những người bới rác nhặt những con vật chết đó rồi đem bán cho mấy ông chủ quán thịt ở gần đấy. Sau đó, ông chủ quán sẽ làm thịt và chế biến bằng phương pháp đặc biệt, cuối cùng cung cấp thịt cho các nhà hàng trong thành phố.. Và thế là những con chó mèo chết đó lại biến thành những món ăn đặc sản hảo hạng giành cho những dân bợm nhậu và đại gia lắm tiền thích ăn nhà hàng. Có khi chính chủ nhân vất con vật chết đó đi lại ăn phải món ăn đặc biệt ấy mà vẫn khen ngon hết lời.

          Có lần mình phát hiện một con chó chết đã bốc mùi thối và ruồi nhặng bậu đầy xung quanh, mình không biết lão chủ quán đó có nhận mua con vật chết thối này không. Suy nghĩ một hồi hai chị em mình vẫn cho nó vào bao tải rồi đem bán thử xem sao. Không ngờ lão chủ quán lại chẳng thèm chú ý đến xem con vật chết thối đến mức độ nào mà vẫn vui vẻ nhận mua và trả tiền, đã thế hôm đó lại trả giá cao hơn bình thường vì đang cần hàng, khiến cho chị em mình vui lắm, thế là lại có tiền ăn kem.. Cuộc đời luôn là vậy, nếu bạn không ăn thì hãy để người khác ăn, không có gì là lãng phí cả.


          Hồi đó mình còn quá nhỏ để nhận thức được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vì vậy đã vô tình tiếp tay cho hành động mất nhân tính của những kẻ xấu đó. Mình nghe nói bọn họ dùng các loại hóa chất tẩy rửa “thần kì” làm cho thực phẩm thiu thối lại biến thành thực phẩm tươi sống giống như bình thường, gần như là không thể phát hiện ra được, kể cả những người có kinh nghiệm chọn thực phẩm.

          An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn nạn lớn của quốc gia khi mà có hẳn một nghành công nghiệp dịch vụ chuyên tái chế các thực phẩm chết, hôi thối, phế thải… để đem trà trộn với các thực phẩm tươi sống khác, thu lợi nhuận bất hợp pháp hàng tỉ đôla Mĩ mỗi năm. Liệu có ai hiểu khi bước chân ra nước ngoài đó là một nỗi nhục đáng hổ thẹn, một vết sẹo lớn làm hoen ố hình ảnh quốc gia. Vì vậy khi trở thành một nhà hoạt động chính trị, mình thề rằng sẽ phải làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo nên một hình ảnh mới “thân thiện” với tất cả mọi người chứ không phải là cái gai trong mắt, một kẻ thù đáng sợ, một nỗi nguy hiểm tiềm ẩn mà những người nước ngoài vẫn hay nghĩ… (Đoạn này tác giả có ẩn ý, không hẳn chỉ nói về an toàn thực phẩm mà còn ám chỉ cái khác lớn lao hơn, vì vậy độc giả cần phải liên tưởng tới “hình ảnh quốc gia” thì mới thấu hiểu ý nghĩa sâu sắc của nó.)

          Chứng kiến cảnh những con vật chết thối đó lại được tái chế để đem bán cho các nhà hàng thì hai chị em thề rằng không bao giờ ăn thịt chó mèo ngoài quán (nói vậy thôi chứ cũng chẳng có tiền mà được ăn uống như người ta). Sau này em trai mình trở nên giàu có thì nó cũng chỉ dám ăn thịt chó mèo nếu biết trước con vật đó xuất xứ từ đâu mà ra. Khổ thân em trai, có lẽ nó vẫn còn mắc cái bệnh nghề nghiệp.

          “ Hàm Tử Dương : Vấn đề vệ sinh thực phẩm quả thực tui không dám có bình luận gì, nhưng tốt nhất là không nên biết thì hơn, các cụ đã bảo rùi “Điếc không sợ súng”, thế nên không biết thì cứ thoải mái ăn chẳng lo ghĩ gì, nhưng nếu đã trót dại biết thì chẳng ai dám ăn, mà có ăn thì cũng mất hết vị ngon. Mà mọi người ai cũng hiểu rồi đó, thời buổi bây giờ cái gì cũng mất vệ sinh, cái gì cũng độc hại…, thế nên biết để làm gì, cứ ăn cứ chơi tẹt ga đi, sống chết đã có số.. Mà có lỡ ngộ độc thì cũng chẳng lo, bảo hiểm nhà nước bắt đóng rùi, không dùng thì cũng phí. Ta có thể chết vì ăn, chết vì uống, chết vì gái… nhưng quyết không thể chết vì thiếu ba thứ đó.”

          Ở bãi rác có rất nhiều đứa trẻ cùng lứa tuổi với hai chị em mình, nhà chúng nó cũng nghèo và phải đi bới rác kiếm tiền. Bãi rác vừa là nơi kiếm ăn nhưng cũng là vừa là sân chơi của tụi trẻ con. Vì có đông đảo lực lượng nên chúng mình thường chơi trò đánh trận giả, chia làm nhiều bên rồi đánh nhau chiếm đảo. Đảo ở đây thực chất là những đống rác chất cao như núi.

          Để trò chơi đánh trận giả thêm phần hấp dẫn, mỗi đội quân có lá cờ riêng của mình. Cờ bọn mình sử dụng là cờ thật hẳn hoi, nhưng không phải đi mua mà là nhặt từ bãi rác. Như mình đã nói ở trên, bãi rác là kho tàng lưu trữ tất mọi thứ vất đi và không còn giá trị sử dụng, ngay cả quốc kì thiêng liêng cao quý như vậy cũng không thoát khỏi số phận hẩm hiu này..

          Có lẽ nhiều người khá bất ngờ vì ở đây có cả cờ của nước ngoài như Mĩ, Anh, Nhật… và hầu hết chúng đều còn lành lặn. Những lá cờ này là do các công ty nước ngoài khi vào làm ăn ở nước mình thì đều treo cờ giễu võ giương oai. Sau khi những lá cờ này cũ thì họ vất đi để thay bằng những lá cờ mới, còn lá cờ cũ thì bị tống vào thùng rác một cách không thương tiếc và cuối cùng rơi vào tay tụi mình. Những lá cờ này không thể là của Đại sứ quán hay lãnh sứ quán vì họ không bao giờ ném quốc kì của mình vào thùng rác mà thực hiện nghi lễ đốt cờ để hủy nó đi. Chỉ có các công ty làm ăn bố láo mới to gan mới vứt lá cờ của mình ra bãi rác, không bít người dân của họ khi nhìn thấy quốc kì của nước mình nằm ở bãi rác hôi thối thì họ sẽ suy nghĩ thế nào nhỉ..

          Trò chơi đánh trận giả diễn ra hết sức náo nhiệt và hoành tráng, lá cờ đại diện cho quân của mỗi bên, “tượng trưng cho sức mạnh và khí thế hào hùng của thế hệ trẻ”… Trong khi chơi, lũ trẻ lao vào chiếm đảo của nhau, xô đẩy nhau lăn lông lốc từ trên cao xuống rồi lại hăng hái leo lên vật lộn và quần nhau tiếp. Cứ như vậy bãi rác trở thành bãi chiến trường cho những đứa trẻ nghèo như tụi mình vui chơi. Trò chơi chỉ kết thúc khi bên nào chiếm được toàn bộ đảo và bên kia không còn khả năng chiếm lại được nữa, lúc đó lá cờ của bên thắng trận sẽ tung bay trên hòn đảo cao nhất như khẳng định cho chiến thắng vẻ vang mà quân mình đã giành được.


          Chơi đánh trận giả thích nhất là được cầm cờ, (nhưng mình nghe nói trong chiến tranh thì không ai muốn cầm cờ vì cầm cờ là chết, lúc chiến đấu hai bên đều tập trung bắn vào người cầm cờ của đối phương, cứ người cầm cờ này ngã xuống thì lập tức người sau đó lại cầm lên, không được để cờ nằm phủ dưới đất, lá cờ thể hiện khí thế tấn công, tinh thần quyết thắng, vì vậy mà lá cờ lúc nào cũng phải tung bay trên trận địa để cổ vũ tinh thần chiến đấu của tất cả binh lính). Còn hình ảnh lá cờ tung bay ở đây lại thể hiện niềm khát khao của những đứa trẻ nghèo mong muốn vượt qua số phận, vượt lên chính mình, đồng thời thể hiện ước mơ về một ngày mai tươi sáng, hạnh phúc hơn..

          Có lần trong trò chơi đánh trận giả, phe liên quân mang cờ nước ngoài giành chiến thắng, hôm đó mình lại là người may mắn được cầm cờ, nhưng không phải là cờ quốc gia mà là cờ Mĩ, mọi người đừng nghĩ là phản động nhé vì tụi mình lúc đó không quan tâm đến vấn đề chính trị, nói chung là không biết gì. Lúc đấy mình vui lắm, vẫy là cờ chiến thắng tung bay trên thành cát cuối cùng của quân địch, nụ cười rạng rỡ của tụi trẻ con chúng mình khiến cho cả những người lớn đang nhặt rác cũng cảm nhận được, có lẽ họ mong rằng tương lai của tụi trẻ sẽ không phải vất vả, lam lũ mưu sinh trên bãi rác này.

          Trong lúc mình và tụi trẻ đang hân hoan đón mừng chiến thắng thì có một người lạ đã chụp được khoảnh khắc độc nhật vô nhị trong lịch sử này. Mình và tụi trẻ lúc đó không quan tâm đến sự hiện diện của của người chụp ảnh, đến bây giờ mình cũng không xác định đó là phóng viên, nhà báo hay chỉ là nhà nhiếp ảnh tự do ngẫu hững chụp bức ảnh vừa rồi. Thế nhưng không hiểu vì sao mà bức ảnh lại không bao giờ được công bố cho dư luận biết, có thể họ lo ngại bức ảnh đó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chính trị vì lá cờ mình đang cầm trên tay là của nước Mĩ, cũng có thể người chụp ảnh không hiểu được giá trị thực sự của nó mà đem vứt vào một xó.. Đến bây giờ mình vẫn còn băn khoăn một điều, nếu như bức ảnh đó được công bố rộng rãi cho dư luận biết, đặc biệt là dư luận Mĩ thì họ sẽ có phản ứng như thế nào, liệu có tạo nên được lán sóng dư luận làm rung chuyển cả nước Mĩ hay không. Có lẽ người Mĩ sẽ bị sốc khi lá cờ của họ, lá cờ đại diện cho đất nước, cho sức mạnh quyền lực và nền tự do dân chủ lại tung bay bởi một cô bé lấm lem bẩn thỉu nhưng lại rạng rỡ nụ cười hạnh phúc của niềm vui chiến thắng. Hơn nữa lá cờ đó lại tung bay trên đỉnh của bãi rác, một nơi không có gì là đẹp đẽ cả..

          Dĩ nhiên dư luận Mĩ sẽ không lên án hành động cầm lá cờ bôi nhọ hình ảnh nước Mĩ, mà ngược lại họ vô cùng xúc động khi thấy cuộc sống mưu sinh của những đứa trẻ nghèo nơi đây, đằng sau những nụ cười rạng rỡ đó là một cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh.. Và với tính cách của người Mĩ thì họ sẽ không bao giờ bỏ rơi những đứa trẻ như vậy, đặc biệt là mình, cô bé đã giương cao ngọn cờ chiến thắng, biểu tượng của nền tự do dân chủ Hoa Kỳ. Có khi mình lại được đưa sang Mĩ nuôi dưỡng và học hành miễn phí, ôi “giấc mơ Mĩ” của những đứa trẻ nghèo…

          “Hàm Tử Dương : Đừng nên coi thường một bức ảnh, bởi vì nó có thể làm thay đổi cuộc đời của cả người chụp và người được chụp, để hiểu thêm về lĩnh vực này độc giả nên tìm hiểu về 100 bức ảnh làm thay đổi cả thế giới và giải thưởng Ảnh báo chí thế thới World press photo (trong đó có rất nhiều ảnh của Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ)”.

          “Hình ảnh tác giả giương cao ngọn cờ tự do của Mĩ “ám chỉ” rất nhiều vấn đề, có thể tác giả muốn ca ngợi nước Mĩ, ca ngợi nền tự do dân chủ Mĩ, cũng có thể tác giả muốn gửi một thông điệp đến nước Mĩ rằng người Mĩ cần có trách nhiệm và phản ứng mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội ở các nước nghèo kém phát triển..”

          Tuy “giấc mơ Mĩ” không thành sự thật nhưng hình ảnh lá cờ Mĩ đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc. Sau này Hoa Kỳ đã trở thành đất nước mình yêu thích nhất, là lý tưởng cho mục tiêu và sự nghiệp chính trị, là niềm tin vững chắc để mình mang tư tưởng tự do dân chủ đến các nước Á Châu.

          Mấy năm trời miệt mài làm nghề bới rác, những đứa trẻ tụi mình cứ nghĩ rằng bãi rác này sẽ mãi mãi tồn tại để kiếm sống mà lại không hiểu rằng cái gì cũng có giới hạn của nó. Bãi rác rộng lớn là vậy nhưng sau gần chục năm hoạt động cũng phải nói lời kết thúc vì không thể chứa thêm được nữa, đồng thời bị phản đối từ phía dư luận vì gây ô nhiễm. Thế là họ quyết định đóng cửa bãi rác và mở một bãi rác mới ở nơi khác. Cuối cùng thảm họa mùi và thảm họa ruồi cũng phải chấm dứt, đa phần người dân cảm thấy vui sướng khi đón tin này, nhưng một phần còn lại thì có tâm trạng buồn thảm vì mảnh đất kiếm sống của họ sẽ không còn nữa. Rác là nguồn sống của họ, rác không còn nữa đồng nghĩa với cuộc sống của họ sẽ khó khăn hơn, vất vả hơn.

          Tụi trẻ con chúng mình cũng cảm thấy buồn, từ giờ không còn được tụ tập vui chơi trên bãi rác nữa, không còn được chơi trò đánh trận giả, lá cờ cũng không còn được tung bay trong niềm vui chiến thắng của tụi mình. Tất cả đã kết thúc, kỷ nguyên của rác giờ chỉ là quá khứ và thay vào đó là một kỷ nguyên mới, còn đối với chị em mình thì đó là kỷ nguyên của sức mạnh đồng tiền.

          The end

          Kết thúc phần 1 “Vua bãi rác”, và xin mời độc giả đón đọc tiếp phần 2 “Giấc mơ Mĩ”.

          Còn nữa…
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2011 23:14:59 bởi hamtuduong >
          #5
            hamtuduong 22.02.2011 12:17:13 (permalink)
            0
            “Giấc mơ Mỹ” (American Dream)
            “Giấc mơ của cô bé nhặt rác”

            Tác giả : Vệ Nữ (Venus)

            Nguồn : http://www.e-thuvien.com (lưu ý : truyện thuộc dòng văn học mạng không mang mục đích thương mại nên mọi người có thể copy truyện một cách tự do mà không cần xin phép chủ nhân nhưng với điều kiện đảm bảo giữ nguyên bản gốc).

            “Giấc mơ Mỹ” là phần tiếp theo của “Vua bãi rác” và là một phần trong bộ tiểu thuyết dài tập “Thuyết Định Mệnh” của tác giả, vì vậy nếu ai chưa đọc phần 1 thì xin truy cập vào Link này để theo dõi từ đầu : http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=39959 hoặc cũng có thể đọc luôn vì hai phần có nội dung khá độc lập với nhau.

            Phần 2 là tiếp diễn hành trình cuộc đời tác giả, nhưng khác với phần 1 vì nó tập trung diễn tả tâm lí và suy nghĩ của tác giả về cuộc sống và xã hội đầy những bất công mâu thuẫn… “Giấc mơ Mỹ” là giấc mơ của tác giả về một tương lai tươi sáng, một cuốc sống ấm no hạnh phúc và hơn thế nữa là giấc mơ về một miền đất tự do mang màu sắc phương Đông..

            Hàm Tử Dương và nhóm biên tập xin chúc tất cả độc giả sẽ thực hiện được giấc mơ mà mình mong ước. Còn nếu ai chưa có giấc mơ thì mong rằng khi đọc xong cuốn truyện này sẽ tìm được giấc mơ chân chính của mình, giống như giấc mơ của tác giả.

            Sau đây chúng tôi xin mời độc giả theo dõi tiếp cuộc đời của tác giả trong những năm cắp sách đến trường. Đó là thời gian tác giả gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, nhưng với nghị lực vươn lên trong cuộc sống, tác giả đã vượt qua tất cả để thực hiện giấc mơ của mình.
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.07.2011 17:20:04 bởi hamtuduong >
            #6
              hamtuduong 26.02.2011 09:52:26 (permalink)
              0
              Chập 1




              Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên cắp sách đến trường, đó là ngày mùa thu vàng rực nắng. Không quần áo đẹp, không sách vở mới nhưng tôi rất háo hức và phấn khởi vì bước vào môi trường mới, khác hẳn với nhiều đứa trẻ miệng còn hơi sữa khóc lóc một cách đáng thương và được bố mẹ dỗ dành, an ủi.. Trong khi lũ trẻ vẫn còn đang rụt rè thì tôi đă chạy tung tăng khắp mọi nơi để khám phá thế giới mới. Hôm đó có người mời ba con tôi chụp ảnh, ba tôi đồng ý và chụp 2 bức, một tấm là của riêng tôi và một tấm ba bế tôi lên trong sự hãnh diện, tuy nhiên ba tôi phải trả một khoản tiền kha khá cho người chụp ảnh. Sau này mỗi khi xem lại những tấm ảnh đó tôi lại thấy thật buồn cười, con người và trang phục thời đó thật lạc hậu và quê mùa, khác xa so với thời đại bây giờ, cũng dễ hiểu vì đất nước mới thoát khỏi khủng hoảng và bắt đầu bước vào thời kì tăng trưởng, hội nhập.

              Những năm đầu học tiểu học, tôi là một cô bé rất nghịch ngợm và ương bướng, có thời gian tôi bị giáo viên chủ nhiệm liệt vào danh sách những học sinh bất trị. Hồi mới đi học tôi thuận tay trái nên khi viết cũng bằng tay trái nốt, cô giáo cứ bắt tôi phải viết bằng tay phải nhưng tôi không chịu nghe, ở nhà ba mẹ cũng hay uốn nắn tập viết nhưng do chứng nào tật ấy nên chỉ được một lúc là tôi lại đổi sang viết tay chiêu. Ngay cả lúc cầm đũa ăn cơm tôi cũng dùng tay trái, người ta bảo thuận tay chiêu rất thông minh, sáng tạo nhưng với tôi những thứ đó chẳng thấy đâu chỉ thấy bướng và nghịch. Điều kì lạ là ba mẹ tôi thuận tay phải nhưng cả 3 chị em lại thuận tay trái, vì vậy ba mẹ cũng không quá ép buộc chúng tôi từ bỏ thói quen đó.

              Thế nhưng cô giáo ở trường lại khác, cô giống một bà chằn suốt ngày lải nhải rằng “tay trái sai, tay phải đúng” khiến tôi nhức hết cả đầu. Thấy tôi không nghe lời bà chằn lấy cây thước kẻ bằng gỗ dài cả mét đánh vào tay tôi, đau thấu sương buốt tận óc. Bị mấy trận đòn khiến tôi sợ và phải nghe theo lời áp đặt, nhưng tôi chỉ thực hiện kiểu chống đối, hễ thấy cô giáo ở bên cạnh là viết theo “lề phải”(1), còn cô đi chỗ khác là lại lập tức đổi sang “lề trái”(2). Nhờ vậy mà tôi viết thành thạo cả hai lề với hai kiểu chữ hoàn toàn khác nhau.

              Nhiều khi tôi thấy tự hào vì lối viết “lề trái” của mình, bởi đó là lề mà tôi thích, lề tôi được chọn lựa chứ không phải là kiểu ép buộc, áp đặt của giáo viên. Dù là viết theo “lề trái” hay “lề phải” thì tôi cũng tự nhủ rằng hãy viết bằng trái tim của mình, đừng để trái tim phải nhói đau khi mà tay viết lề này nhưng trái tim lại đặt lề bên cạnh. Viết theo lề nào là quyền của người cầm bút lựa chọn, đừng để người khác áp đặt mà ép buộc mình viết ra những thứ khiến lương tâm phải cắn dứt. Nhưng dù sao cũng không thể phủ nhận lợi thế của người viết được bằng hai tay, nếu chẳng may có bị tai nạn cụt mất tay phải thì tôi vẫn còn tay trái để viết, chứ những học sinh khác mà cứ viết theo “lề phải” thì chỉ có nước “tắc tịt”
              .
              Chú thích : (1) ; (2) “lề trái”, “lề phải” : nghĩa đen là viết tay trái, tay phải, còn nghĩa bóng thì tác giả sẽ giải thích rõ hơn ở phần sau.
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.07.2011 17:21:18 bởi hamtuduong >
              #7
                hamtuduong 24.07.2011 17:22:39 (permalink)
                0
                Ngay từ nhỏ ba mẹ đă tự hào vì tôi nhanh nhẹn hoạt bát, ai cũng bảo tôi lớn trước tuổi. Có lẽ cũng chính vì vậy mà bản tính của tôi trở nên nghịch ngợm, cứng đầu hơn hẳn so với bạn bè cùng lứa. Trong khi mấy đứa trẻ sinh cùng tháng mới biết bi bô gọi ba mẹ thì tôi đã biết chửi thề “mẹ mày”, “con bà mày”… do học lỏm từ mấy anh chị lớn tuổi. Năm học mẫu giáo tôi được mệnh danh là “nữ quái” vì chuyên giành và cướp đồ ăn của bạn bè, thấy đứa nào có bánh, kẹo, trái cây là tôi xin, xin không được là tôi cướp, bị giành mất đồ ăn mà chúng nó chỉ biết khóc, còn đứa nào bật lại là bị tôi túm cổ đánh cho rúm ró, đáng đời, ai bảo có đồ ăn mà không biết chia sẻ cho bạn bè.

                Ở mẫu giáo tôi còn được biết với vụ án “thảm sát hoa hồng” nổi tiếng, thực ra cũng chả có gì là to tát, ở hành lang mẫu giáo có trồng một vườn hoa rất đẹp, chủ yếu là hoa hồng. Hôm đó chẳng may tay tôi cọ vào bụi hoa hồng bị gai làm xước chảy máu, chả hiểu vì bực tức hay vì ngẫu hứng mà tôi nổi máu vặt trụi cả vườn hoa, không bỏ sót bông nào, hoa to hoa nhỏ, nụ chưa nở hay mới nhú cũng vặt sạch, xong rồi vứt hết xuống đất, giờ trông vườn hoa địa đàng chẳng khác nào còn gà vặt trụi lông. Lúc cô giáo phát hiện ra thì chuyện đã rồi, mặc dù tức nổ mắt nhưng cũng ko thể cứu vãn được, thế là tôi bị cô sách tai lôi vào lớp đánh cho một trận nhừ tử, 10 ngón tay xinh xinh bị đập cho tả tơi, đúng là hoa rơi hữu ý nhưng lệ chảy vô tình. Cứ dăm ba bữa tôi lại bị cô cho ăn đòn một trận, còn dọa đuổi tôi khỏi mẫu giáo nữa nhưng nghe quen rồi, đuổi hoài mà có thấy sao đâu, cuối tuần lại còn được phát phiếu bé khỏe bé ngoan mới chết chứ.

                Những năm đầu tiểu học tôi vẫn là đứa nghịch ngợm, cứng đầu khó bảo nhất lớp, nhiều thằng con trai còn phải dè chừng khi chơi với tôi. Năm học lớp 1, tôi có ngồi với một thằng con trai, chẳng hiểu nó vẩy bút kiểu gì mà mực bắn vào vở tôi, tức quá tôi liền vẩy mực vào vở thằng đó, nó thấy vở bị dính mực nhiều hơn thì vẩy thẳng vào áo trắng của tôi, lần này thì tôi điên thật, khỏi phải vẩy qua vẩy lại làm gì cho mệt, tôi dốc cả lọ mực lên áo trắng của nó, giờ trông thằng đó chẳng khác nào con mực sống. Khỏi phải nói thằng bé khóc tu tu, còn tôi bị cô giáo lấy thước gỗ vụt cho chục nhát vào tay và mông, đau đừng hỏi, thời đó giáo viên tiểu học nghê lắm, đánh học sinh một cách dã man tàn bạo, không thương hoa tiếc ngọc gì cả, đơn giản có phải con mình đâu mà xót.

                Sau vụ đó tôi bị chuyển sang bàn khác ngồi chung với một thằng mập to con nhất lớp. Tôi và thằng mập này cũng chẳng ưa nhau, thỉnh thoảng lại cãi nhau chỉ vì lý do vớ vẩn. Một lần tôi sơ ý làm rách bìa sách của nó, thế là nó nổi khùng lên xé giả làm rách mấy trang liền của tôi, tức quá tôi nhảy sổ lên định cào vào mặt nó nhưng chưa làm được gì đã bị nó đẩy cho ngã chổng vó xuống sàn. Vẫn không chịu thua, tôi cố chịu đau vùng dậy cầm ngay cây thước gỗ to khụ rồi phang thẳng mặt thằng đó. Cây thước kẻ này thực chất là một thanh gỗ lim dài, thẳng, nhẵn - không biết ba tôi tha từ đâu về, thấy đẹp tôi mang nó đến lớp làm thước kẻ, được coi là hàng độc vì tìm mỏi mắt không có cái thứ hai. Bởi thằng mập to hơn nhiều lên tôi biết không đánh lại được, với lại nghe mấy anh chị lớn hay xui dại trẻ con rằng “không đánh được cứ gạch mà tương”, mà trong lớp không có gạch lên tôi vớ ngay cây thước độc tôn của mình đập vào mặt thằng béo. Bị tôi phang thẳng mặt, thằng béo ôm mặt khóc rống nên như con lợn chọc tiết, nhìn thấy nó như vậy tôi hả hê lắm, ai bảo nó dám chơi lại tôi chứ.

                Nhưng khi bị cô giáo biết thì tôi còn thê thảm hơn cả nó, không cần biết đúng sai thế nào, cô giáo liền lấy cây thước gỗ đánh cho tôi một trận, bị đánh bởi chính cây thước của mình mới đau chứ. Sau đó tôi bị cô bắt đứng phạt ở góc lớp đến hết buổi, tê hết cả chân, còn thằng mập được cô giáo bênh cứ nằm ở bàn ăn vạ, khóc thì không ra khóc, cứ rên “Ư ử… ư ử…” nghe sốt hết cả ruột, vừa nãy tôi bị cô giáo đánh cũng có khóc nhưng chỉ một lúc là thôi, đâu như thằng mập “khóc dai như đỉa”, con trai con đứa mà hèn.

                Vụ này tôi bị thiệt hại nhiều quá, sau khi phạt đủ kiểu cô giáo tuyên bố tịch thu luôn cái thước gỗ với lý do hung khí gây án, đã bị đánh đau lại còn mất cả thước, tôi không hiểu bà ấy tịch thu xong sẽ làm gì nó, hôm sau tôi có hỏi xin lại cây thước nhưng cô bảo đem nhóm lò rồi… híc, sao bà ý ác thế không biết, cây thước yêu quý của tôi thế là toi đời rồi, ít ra cũng phải để tôi nhìn mặt nó lần cuối chứ.
                #8
                  hamtuduong 24.07.2011 17:25:39 (permalink)
                  0
                  Những ngày đầu mới học lớp 2, tôi phát hiện trong lớp có một tổ ong vàng to bằng miệng bát con. Sau nhiều lần ngắm nghía quan sát, tôi quyết định hạ thủ để lấy nhộng ong, món này ăn ngon phải biết. Quyết định như vậy tôi liền ra sau trường nhổ một cây dóc dài mang vào lớp, lúc đầu tôi xui dại mấy thằng con trai chọc cho tổ ong rụng xuống nhưng mấy thằng đó nhát quá, thế là tôi lại phải đích thân hành sự, cầm que dóc lên rồi : Chọc… Chọc… Chọc… và Bụp... một cái, tổ ong rơi lăn lóc xuống đất, thế là cả một lũ con trai lao vào tranh cướp, đáng lẽ ra tôi định đợi ong bay đi hết rồi mới vào lấy cho an toàn nhưng nhìn thấy mấy thằng con trai kia xông vào cướp thành quả công sức của mình thì tôi không thể đứng yên được. Thế là tôi cũng lao vào tranh giành cướp đoạt, xô đẩy giằng xé lẫn nhau nhưng chỉ giành được có một miếng to bằng cái chén, vừa nhàu vừa nát chẳng dùng được việc gì, nhưng thảm hơn là tôi bị ong nó đốt vào cổ buốt tận họng, tối về còn không ăn được cơm.

                  Tổng cộng có 5 đứa bị đốt trong đó có 2 đứa vô tội, có lẽ ong muốn “giết nhầm còn hơn bỏ xót”, tôi bị đốt vào cổ là còn may chán, thằng bên cạnh bị đốt vào mí mắt xưng húp lên không nhìn thấy trời đất đâu cứ sụt xịt khóc, mặt đứa nào đứa ấy nghệt ra như bánh bao dúng nước, “Tham thì thâm” các cụ bảo chẳng sai, nhưng ở đời có ai là không tham, tuổi nhỏ đã tham sau này ắt dựng lên nghiệp lớn. Vụ chọc tổ ong này tôi là đứa đầu têu nên bị cô giáo phạt nặng nhất, hầu hết các vụ nghịch ngợm là do tôi cầm đầu hoặc dính líu đến, vì vậy nếu xảy ra tai họa gì thì tôi là đứa bị xử phạt đầu tiên để làm gương cho cả lớp.

                  Ở trường nổi tiếng là quậy, còn ở nhà tôi cũng nhiều trò không kém. Hồi nhỏ tôi hay sang nhà thằng hàng xóm chơi, nó là bạn chí cốt của tôi thời tiểu học. Chơi với tôi chắc thằng bé kinh ba đời vì nó toàn bị tôi xui dại và lãnh chịu hậu quả thay. Ngày bé, mỗi khi mùa hè trời nắng nóng, đứa trẻ nào chả muốn được ăn kem, nhưng vấn đề là “tiền đâu”. Tôi xin tiền ba ăn kem nhưng ba bảo kem mút bán ngoài đường bẩn lắm, rồi ba hùng hồn kể chuyện hồi ông ăn kem từ ngảy nảo ngày nao rằng khi đang ăn kem thì nhìn thấy một con đỉa nằm trong đó, một lúc sau kem tan thì con đỉa bò nguây nguẩy trên đường… rồi nó toàn múc nước cống để làm kem, bẩn lắm và khuyên tôi đừng ăn. Tôi không biết ba nói thật hay bịa ra chuyện này để không phải bỏ tiền mua kem cho tôi ăn, nhưng lúc đó tôi không quan tâm, bẩn tôi cũng ăn hết, các cụ chả bảo “ăn bẩn sống lâu” là gì.

                  Không xin được tiền ba, tôi sang hỏi thằng bạn nối khố xem thế nào, nó cũng bảo không có, nhưng một lúc sau lại bảo là có rồi chỉ vào con lợn đất nằm trễm trệ trong tủ kính. Tôi cũng biết chuyện nó nuôi heo đất, chủ yếu là tiền mừng tuổi và tiền tiêu vặt, nhưng ba mẹ nó kiểm soát chặt lắm, tiền cho bao nhiêu đều bắt nó đút hết vào heo không sợ tiêu mất. Tôi còn lạ gì trò của người lớn, cho con tiền nuôi heo nhưng đến khi mổ heo ra thì lại lấy số tiền đó dùng vào việc gì đó như mua quần áo, sách vở mới cho con… nhưng nếu không nuôi heo thì nó vẫn được hưởng như vậy mà, đây gọi là cướp trên giàn mướp, cuối cùng chỉ có trẻ con là thiệt. Thế nên cứ có tiền là tôi ăn trước cái đã, tiền để lâu dễ sinh bệnh trong người lắm.

                  Tôi cầm con lợn nhựa của thằng bạn lên ngắm nghía, lắc lên lắc xuống rồi nhòm qua cái lỗ bé tí tẹo xem bên trong thế nào… Bỗng nhiên tôi nảy ra ý tưởng rút tiền mà không phải mổ heo, tôi bảo thằng bạn cầm cái nhíp kẹp lông mi của mẹ nó mang ra cho tôi xử lý. Thằng bạn lập tức nghe theo và cứ trố mắt nhìn tôi rút tiền, thỉnh thoảng khuyên tôi rút ít thôi không mẹ biết, tôi chỉ ậm ừ cho qua, mẹ của nó chứ có phải mẹ tôi đâu mà sợ. Thế là từ hôm đó, cứ cách vài ngày tôi và nó lại rút tiền đi mua kem, kẹo, bánh về ăn, đời sống nâng cao hẳn lên, nhiều đứa trẻ trong xóm phải ngước nhìn. Tôi không nhớ rõ là đã rút bao nhiêu lần, nhưng thấy con heo gầy đi nhiều, sợ bị ba mẹ nó phát hiện tôi liền đút giấy vào cho đầy, giờ trông heo chẳng khác nào lúc trước, có khi còn béo tốt hơn đấy chứ.

                  Trước hôm khai giảng năm học mới, ba mẹ nó quyết định mổ heo lấy tiền mua sắm quần áo, sách vở cho thằng cu. Thằng bạn tôi lúc đó hí hửng lắm, tưởng trong đó vẫn còn nhiều tiền, ai ngờ đến khi mổ heo ra cả nhà nó tá hỏa, bên trong toàn giấy lộn, số tiền tiết kiệm tính ra còn không đủ mua cái cặp mới. Thế là bố mẹ nó đùng đùng nổi giận tra hỏi xem tiền đi đâu hết rồi, lúc đầu thằng bạn tôi còn chối đây đẩy nhưng thấy ba mẹ làm dữ quá nên nó khai hết, rồi đổ hết trách nhiệm lên đầu tôi mới đau chứ. Sau đó thằng bạn tôi bị đánh lên bờ xuống ruộng, còn tôi cũng không thoát, bố mẹ nó sang mách ba mẹ tôi thế là tôi cũng bị ăn chục cây roi vào mông, đúng là sướng cái mồm thì đau cái đít.

                  Sau vụ đó tôi và nó giận nhau nửa tháng, cả hai đều đổ lỗi cho nhau, lúc ăn thì hí ha hí hửng, còn lúc xảy ra chuyện thì chẳng ai chịu nhận. Thằng bạn chắc hận tôi lắm vì bị tôi xui dại không biết bao nhiêu lần, mỗi lần nhớ lại là cười ra nước mắt. Hôm đó thằng bạn phải ở một mình trông nhà, trông nóc nhà thì đúng hơn vì toàn bỏ đi chơi. Lúc tôi và thằng bạn đang chơi trò bắn bi thì nghe thấy tiếng kèn của chú bán kem mút ngoài đường, thế là tôi và nó bỏ chơi chạy ra xem, nhìn mấy đứa trẻ con khác mút kem khiến tôi và nó thèm chảy nước miếng.

                  Hồi đó trẻ con thường hay nhặt chai lọ, nhựa, sắt vụn … đem đổi lấy những chiếc kem mút mát lạnh tuyệt hảo. Cái bệnh thèm ăn lại nổi lên, thế là tôi và nó chạy về nhà tìm xem còn thứ gì đổi được kem không, tìm mãi tìm hoài mà chẳng có gì, chợt tôi nhìn thấy cái hai cái vung nồi nằm góc sân giếng, tôi hỏi có đem đi đổi kem được không, nó lắc đầu bảo còn dùng nấu cơm và nấu canh. Đang thèm ăn cộng với sợ chú bán kem đi mất, nên đầu óc mụ mị không biết gì nữa, tôi bảo nấu cơm canh không cần vung nồi vẫn nấu được rồi giục nó quyết định nhanh lên, nó ậm ừ một lúc rồi gật đầu đồng ý, chẳng biết đầu óc nó suy nghĩ thế nào, tôi đã mụ mị vì ăn giờ lại đến lượt nó nữa.

                  Khi tôi và nó mang hai cái vung nồi ra đổi kem, thằng cha bán kem liền hỏi “nồi đâu, sao chỉ có vung”, tôi chưa kịp trả lời thì thằng bạn đã toe toe nói rằng “nồi còn phải để nhà nấu cơm, chỉ đổi vung thôi”. Mẹ kiếp, thằng cha bán kem này cũng đểu thật, rõ ràng biết chúng tôi mê ăn kem nên quẫn trí đem cả vung nồi đi đổi, thế mà hắn vẫn tỉnh bơ như không có gì, rồi phát cho mỗi đứa hai que kem cho chúng mày mút thụt lưỡi thì thôi. Hiếm khi nào được ăn một lúc hai que kem liền, tôi và thằng bạn sướng rên, vừa ăn vừa cười toe toét như đười ươi giữ ống.

                  Đến chiều mẹ nó nấu cơm hỏi vung nồi đâu, thằng bạn chối biến bảo không biết, mẹ nó tức lên quát trông nhà kiểu gì mà để mất cả vung nồi rồi cầm cái que đời vụt cho nó một trận… thằng cu hãi quá liền khai hết ra rồi đổ tội cho tôi. Lúc đó tôi đang chơi ở sân, nghe thấy tiếng thằng bạn kêu la thì nhòm qua tường, thấy nó bị mẹ lột trần như nhộng, vừa đánh vừa đuổi khiến thằng cu chạy khắp sân khóc lóc xin tha. Nhìn thấy kết cục thằng bạn như vậy tôi biết thế nào cũng bị vạ lây, quả đúng như vậy, xử lý thằng con xong bà ý sang mách ba mẹ tôi khiến tôi bị sút hai phát vào đít, cấm từ nay không được sang đó chơi nữa, không thì… Cấm thì tôi bị cấm từ lâu rồi, nhưng cấm mãi cấm hoài mà có cấm được đâu, mấy bữa là đâu lại vào đấy ý mà, có điều tôi không biết tối hôm đó nhà nó nấu cơm kiểu gì thôi.

                  Nghịch thì nghịch như vậy thôi nhưng mẹ nó cũng quý tôi lắm, có bánh kẹo là lại bảo con trai mang sang cho tôi ăn cùng, lại còn bảo sau này cho hai đứa lấy nhau, híc, không biết bà ý nghĩ thế nào lại bảo vậy, lấy về để tôi phá nát nhà nó ra à.

                  Hôm tôi sang nhà nó chơi, nghịch trong ngăn kéo thấy có cái bút điện, hồi ấy tôi chưa biết đó là cái bút dùng để thử điện, chỉ nhớ là có một lần nhìn thấy ông thợ điện dùng nó chọc vào ổ cắm. Thấy hay hay tôi liền đem ra áp dụng, vừa chọc bút vào ổ điện thì thấy nó phát sáng, tôi và thằng bạn khoái chí cười toe toét không biết sao lại như vậy.

                  Tò mò, tôi hết chọc bên này rồi ngoáy sang bên nọ, thế nhưng chỉ có một bên sáng còn bên kia lại tịt, chả hiểu mô tê gì cả, cùng là hai lỗ giống nhau nhưng sao lỗ này ấy được lỗ kia lại không, đang mải mê suy tưởng thì thằng bạn ở bên cạnh cứ muốn được chọc nhưng tôi không cho, khi tôi đang chơi vui thì đố đứa nào giành được. Không có bút để nghịch, thằng bạn vớ được cái đinh to đùng ở bên cạnh cửa sổ, rồi cũng đòi tranh với tôi chọc vào ổ điện. Thấy cái đinh to tổ bố như vậy tôi khuyên bảo “cái đinh này to lắm, không đút vừa đâu”, nhưng nó vẫn cãi lại bảo là vừa, tôi cũng chẳng thèm tranh cãi với nó làm gì, nhường cho nó hẳn một ổ điện tự sướng.

                  Tay nó vừa chọc vào ổ điện xong tôi liền thấy tiếng nổ bụp một cái cùng với tia lửa tóe ra, còn thằng bạn bị bắn bật tung ra đằng sau đập đầu vào thành nghế ngã sõng soài ra nền nhà, chân tay giẫy đành đạch như con trạch. Nhìn thấy cảnh tượng như vậy tôi thất kinh, mặt tái như con nhái, tôi tưởng nó ra đi ngay lần đấy nhưng phúc tổ là nó vẫn chưa chết, chỉ bị choáng một lúc, đơ toàn tập, mồm không há ra được, hai ngón tay bị cháy xém một mảng, xưng vù như con chuột chù… Nó bị như vậy là đáng đời lắm, ai biểu không chịu nghe lời tôi, đã bảo không vừa lại còn cứ đút vào, giờ thì sướng chửa. Từ lần đấy tôi và nó biết thế nào là sự lợi hại của điện, chừa luôn không dám bén mảng vào và rút ra một bài học đáng giá ngàn vàng “không phải cái gì cũng đút được vào, và không phải thằng nào muốn cũng cho đút”.

                  Sau vụ điện giật suýt chết, không hiểu sao thằng bạn học giỏi hẳn lên, trước kia nó học dốt như bò à, chắc tại điện giật đã làm đả thông kinh mạch của thằng cu, tuy vậy nó vẫn bị tôi lừa và dắt mũi suốt, không phải vì nó quá dốt chẳng qua vì tôi quá thông minh mà thôi. (cười, tự sướng).
                  #9
                    hamtuduong 24.07.2011 17:27:01 (permalink)
                    0
                    Từ năm lớp 1 đến năm lớp 3 thì thành tích học tập của tôi không có gì là nổi bật, chỉ là học sinh khá bình thường, nhưng như vậy cũng khiến khối đứa phải ngước nhìn, chẳng qua vì thời gian đó tôi mải chơi nên chưa có ý thức về việc học hành.

                    Năm tôi học lớp 2 thì cũng là lúc hai đứa em bắt đầu vào lớp 1. Chúng nó chỉ sinh cách tôi hơn một năm do ba mẹ gặp sự cố “vỡ kế hoạch”. Khi tôi được 7 tháng tuổi thì mẹ tôi mới phát hiện mang thai được gần 3 tháng rồi, vì thương đứa trẻ trong bụng nên ba mẹ tôi quyết định giữ lại. Nhưng mọi chuyện đâu dễ dàng như vậy, ba mẹ tôi bị bọn “chó đàn” bên ngoài ép buộc phải phá bỏ cái thai nếu không sẽ bị xử theo luật chó rừng. Mẹ tôi lúc đó đang làm việc cho nhà máy sợi, vì không chịu từ bỏ cái thai nên bà bị đuổi việc, thất nghiệp mẹ tôi chuyển sang buôn bán lặt vặt để có tiền sống qua ngày. Tiếc rằng khi mẹ tôi mang thai hai đứa em thì bà bị cảm nặng, dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, đến tháng thứ 8 thì đẻ non, tuy vẫn cứu được 2 đứa trẻ nhưng chúng khá yếu, phải ấp lồng để chăm sóc. Sau này chỉ có em trai là phát triển bình thường, còn em gái tôi thì không nói được, có lẽ là do trong quá trình mang thai sức khỏe mẹ tôi không được tốt nên đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

                    Gia đình tôi vốn đã khó khăn, giờ phải nuôi thêm hai đứa nhỏ không biết cuộc sống sẽ vất vả thế nào nữa. Thấy gia đình tôi đông con lại nghèo khó, có người ngỏ ý muốn ba mẹ tôi bán đi một đứa hoặc cả hai để chúng nó được sống ở một gia đình khá giả. Hồi đó giá một bé gái khoảng 50 Usd, còn bé trai cao hơn khoảng 90 Usd, nếu bán cả hai đứa thì giá khoảng 160 Usd, một số tiền khá lớn vào thời kỳ bấy giờ. Nhưng ba mẹ tôi không lỡ bán đứa con đứt ruột do mình đẻ ra, dù cuộc sống có khó khăn thế nào thì ba mẹ tôi vẫn quyết tâm nuôi con đến cùng.



                    Khi hai đứa em tôi bắt đầu học lớp 1 thì cũng là lúc chị em tôi phải đối mặt với nhiều vấn đề và rắc rối lớn. Tuy vậy được cắp sách tới trường vẫn là một may mắn lớn so với rất nhiều đứa trẻ cùng số phận khác vì ở cái chế độ khốn nạn này nếu không có cái “ấy” thì không được “ấy”; cái “ấy” ở đây chính là tờ giấy khai sinh (giấy chứng nhận làm người). Chao ôi! Một tờ giấy mỏng manh bé nhỏ nhưng lại quyết định tương lai và sự nghiệp cả đời của đứa trẻ, muốn đi đâu làm gì hợp pháp đều phải có tờ giấy đó, còn không sẽ bị coi như người từ trên trời rơi xuống. Vì cái chính sách chó chết đó mà có biết bao đứa trẻ không bao giờ được cắp sách đến trường, không được hưởng các quyền lợi chính đáng và còn hơn thế khi không được làm người theo đúng nghĩa.

                    Hai đứa em học cùng một lớp để có thể dễ dàng giúp đỡ nhau khi cần thiết, đặc biệt là em gái vì nó bị câm bẩm sinh. Khi đi học em gái tôi bị bọn trẻ trong trường trêu chọc là “đồ câm” khiến cho tôi và em trai vô cùng tức giận. Em trai tôi học cùng lớp với em gái nên chứng kiến cảnh đó thường xuyên nhất, để bảo vệ em gái nó chống lại cả một lũ con trai trong lớp. Nhiều lần một mình em trai tôi đánh nhau với cả 4, 5 đứa liền, nhưng nó vẫn không sợ hãi mà lùi bước, bản chất của nó là lì lợm và cũng chính tính cách đó đã biến nó trở thành con người đầy bản lĩnh.

                    Tôi học trên hai đứa một lớp, nhưng nhiều khi đi học về thấy em gái bị trêu tôi cũng chửi lại, có khi còn đánh nhau với bọn nó, hồi đó tôi cũng không phải loại vừa, thấy chướng tai gai mắt là chửi hoặc động thủ tay chân, thành ra nhiều hôm đi học về trên người đầy vết xước do cào cấu.. Còn em trai thì bị nặng hơn do nó đánh nhau theo phong cách của con trai, bị sứt đầu mẻ chán, chảy máu là chuyện bình thường. Đi học về thấy em trai bị thương, ba mẹ có hỏi vì sao nhưng cả hai đứa đều lì lợm không trả lời, chỉ bảo là nô đùa bị ngã.. Nhưng cũng chỉ nói dối được vài bận là bị phát hiện ra do ba mẹ dò hỏi thông tin từ em gái. Thế là ba mẹ cấm hai chị em tôi được đánh nhau và bảo rằng cứ kệ cho bọn nó trêu, nếu không nói gì thì chúng sẽ chán không muốn trêu nữa, chứ càng chống lại thì càng làm em bị trêu nhiều hơn. Nghe ba mẹ nói vậy, hai chị em tôi dạ dạ vâng vâng như đúng rồi, nhưng đâu phải cứ người lớn nói gì là trẻ con nghe vậy, được dăm bữa nửa tháng là đâu lại vào đấy, đánh nhau là việc của chị em tôi, còn quát mắng là việc của ba mẹ.. giống như một vòng tuần hoàn luẩn quẩn, hễ ba mẹ mắng là hai chị em lảng đi chỗ khác, mà có cầm que đánh thì chạy trốn, đợi hết giận thì mới bò về, rồi lại hứa không tái phạm, sau đó lại tiếp diễn như chưa từng hứa vậy. Hồi đó chị em tôi không hề sợ ba mẹ, có lẽ do ba mẹ cưng chiều con cái từ nhỏ, cũng có thể do chúng tôi không sai vì bảo vệ em gái nên càng không sợ bị quát mắng. Sau nhiều lần nói mà không được, ba mẹ tôi cũng mặc kệ hai chị em, miễn là chúng tôi không bị sứt đầu mẻ chán là được, còn lành lặn thì không có vấn đề gì. Chúng tôi cũng tìm cách “bịt miệng” em gái, cấm nó không được để bố mẹ biết, dĩ nhiên là nó gật đầu đồng ý, nó sợ chị em tôi còn hơn sợ ba mẹ.

                    Trong ba chị em, tôi là người có uy quyền nhất, tôi bảo gì chúng nó đều phải nghe theo. Em gái tôi là nhỏ nhất vì nó sinh sau, tuy sinh đôi nhưng nó vẫn đẻ sau em trai, thành ra nó luôn là bé nhất, anh chị bảo gì nó đều vâng lời. Ba mẹ thường khen tôi có nụ cười đẹp, như nắng mùa thu, nhưng thực sự là em gái tôi mới là đứa có nụ cười đẹp nhất, tiếc rằng nó rất hiếm khi cười, nếu là người ngoài thì có lẽ chẳng bao giờ nhìn thấy nụ cười của nó, em gái tôi luôn mang một vẻ mặt trầm tĩnh đến lạ lùng.

                    Nhìn em gái tôi thì ai cũng phải thốt lên rằng nó giống như một thiên thần vậy. Cho dù nó chỉ mặc chiếc váy áo bình thường nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng. Nhưng liệu ông trời có quá tàn ác với em tôi không khi ban cho nó một vẻ đẹp thánh thiện mà lại lấy đi tiếng nói của nó, biến nó thành một con chim không bao giờ hót. “Họa mi không biết hót”, đó là những gì mà họ nói về em tôi, nhiều người còn nói bằng giọng chua chát hơn “xinh thế mà câm, thật là phí...”, nghe thấy những lời nói đó tôi cảm thấy đau lòng và căm hận họ, tôi không cần họ phải thương hại em mình, nhưng cũng không muốn người ta nói bóng gió như vậy. Em tôi bị câm nhưng nó không điếc, nếu nó nghe được những câu nói như vậy liệu khác gì vết dao cứa vào trái tim bé bỏng còn non nớt của nó.
                    #10
                      Chuyển nhanh đến:

                      Thống kê hiện tại

                      Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                      Kiểu:
                      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9