TƯ DUY HẰNG NGÀY
tueuyen 24.01.2012 01:31:38 (permalink)
0
NGÀY MỘT THÁNG GIÊNG

Hãy có niềm tin trong khả năng tâm linh tiềm tàng của chính mình, khả năng để tìm ra một cung cách đặc thù của chính mình. Chắc chắn là phải học hỏi với người khác và sử dụng những gì chúng ta thấy hữu ích, nhưng cũng phải học để tin tưởng tuệ trí bên trong của chính mình. Hãy có lòng can đảm. Hãy tỉnh thức và tỉnh thức. Cũng hãy nhớ rằng Đạo Phật không phải về việc là một Phật tử; mà nó là việc đạt được một dấu hiệu xác chứng mới. Không phải là việc tích lũy những kiến thức trong đầu, những sự thực tập và những kỷ năng. Một cách căn bản là việc xả bỏ tất cả những hình thức và khái niệm và trở thành tự do.

- Joshua Snelling, Elements of Buddhism
#1
    tueuyen 25.01.2012 21:08:10 (permalink)
    0
    NGÀY HAI THÁNG GIÊNG

    Một học nhân một lần nọ đã nói: "Khi tôi là một Phật tử, tôi làm cho cha mẹ và bạn bè tôi phát điên lên, nhưng khi tôi là một vị Phật hoàn toàn không có ai khó chịu cả."

    - Jame Kabat-Zinn, Wherever You Go, There You Are
    #2
      tueuyen 25.01.2012 21:12:45 (permalink)
      0
      NGÀY BA THÁNG GIÊNG

      Có một phương pháp đơn giản để trở thành một vị Phật: Khi chúng ta tránh khỏi những hành động bất thiện, không vướng mắc với sinh và tử, và từ bi đối với tất cả chúng sinh, tôn trọng người già và ân cần với người trẻ, không loại trừ hay tham muốn bất cứ điều gì, không với những tư tưởng trù tính hay lo lắng, chúng ta sẽ được gọi là một vị Phật. Không tìm cầu bất cứ điều gì khác.

      - Zen Master Dogen, Moon in a Dewdrop, edited by Kazuaki Tanahashi
      #3
        tueuyen 27.01.2012 05:37:37 (permalink)
        0
        NGÀY BỐN THÁNG GIÊNG

        "Này các tì kheo, trước khi giác ngộ, trong khi ta chỉ là một Bồ tát chưa giác ngộ, tự ta cũng là đối tượng để sinh, tìm kiếm những gì cũng là đối tượng của sinh; tự ta là đối tượng của già, bệnh, chết, sầu khổ, và nhiễm ô, ta tìm kiếm những gì cũng là đối tượng của già, bệnh, chết, sầu khổ, và nhiễm ô. Rồi thì ta đã quán chiếu như vầy: 'Tại sao tự mình là đối tượng để sinh, ta có tìm cầu những gì của đối tượng của sinh hay không? Tại sao tự mình là đối tượng của già, bệnh, chết, sầu khổ, và nhiễm ô, ta có tìm kiếm những gì là đối tượng của già, bệnh, chết, sầu khổ, và nhiễm ô hay không? Giả sử rằng tự mình là đối tượng để sinh, đã thấu hiểu hiểm họa trong những gì là đối tượng của sinh, ta tìm kiếm sự không sinh siêu việt an toàn khỏi những xiềng xích, Niết bàn. Giả sử rằng tự mình là đối tượng của già, bệnh, chết, sầu khổ, và nhiễm ô, đã thấu hiểu hiểm họa trong những gì là đối tượng của già, bệnh, chết, sầu khổ, và nhiễm ô ta tìm kiếm sự không già, không bệnh, không chết, không sầu khổ, và không nhiễm ô siêu việt an toàn khỏi xiềng xích, Niết bàn."

        - Ariyapariyesana Suta, in The Middle Length Discourses of the Buddha, trans by Bhikkhu Boddhi
        #4
          tueuyen 27.01.2012 06:41:30 (permalink)
          0
          NGÀY NĂM THÁNG GIÊNG

          Điều đáng chú ý ... là câu chuyện về những đỉnh cao hành trình tâm linh của Đức Phật với sự giác ngộ của ngài nhưng không phải chấm dứt ở đây. Ngay cả khi Ngài đang hưởng thụ thể trạng an lạc hạnh phúc theo sau sự tỉnh giác của Ngài, theo sự giải thích truyền thống, Ngài được tiếp cận bởi những đoàn chư thiên, những vị này thỉnh cầu Ngài hãy từ bỏ trạng thái an lạc ngây ngất cá nhân để Ngài có thể chia sẻ sự giác ngộ của Ngài đến những ai vẫn đang khổ đau. Tuy nhiên một cách huyền thoại, sự chạm trán này và sự biểu hiện của nó làm nên một sự kiện mà tính chín chắn tâm linh bao gồm khả năng để hiện thực tuệ giác siêu việt trong đời sống hằng ngày. Đức Phật được nói là đã du hoá khắp miền Bắc Ấn trong bốn mươi năm, giảng dạy Giáo Pháp không mệt mõi. Quyết định của Ngài đứng lên từ thiền toà dưới cội cây bồ đề và đi vào thế gian có thể được xem như là bước đầu tiên của một Đạo Phật dấn thân trong xã hội. Những lãnh vực của Đức Phật có năng lực cách mạng trong xã hội trong thời đại của Ngài, kể cả vô số thông điệp đối diện với những chủ đề của 'thế giới phàm tục này" chẳng hạn như chính trị, một chính quyền tốt, nghèo đói, tội ác, chiến tranh, hoà bình, và môi trường.

          - Kenneth Kraft, Inner Peace, World Peace
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2012 07:12:21 bởi tueuyen >
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9