SƯ HIỂU BIẾT VÀ CÁCH XỬ DỤNG CỦA DÂN VIỆT thái san
thaisan 22.05.2012 11:04:27 (permalink)
http://thuykhue.free.fr/stt/n/nhanvan15-3.html
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/thuy-khues-new-bk-mlam-05192012150830.html
http://thuykhue.free.fr/NVGP/index.html
http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9127
http://groups.google.com/group/soc.culture.vietnamese/browse_thread/thread/c8e4ccd0170f3c82
http://groups.google.com/group/soc.culture.vietnamese/browse_thread/thread/683ce3086057ce9c
http://vnlac.org/?p=1248
 

1.  VI HÀNH – NGUYỄN ÁI QUỐC
 
Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bao giờ cũng là lời giải đáp cho hai câu hỏi: Viết để làm
gì? Viết cho ai? Vậy Vi hành viết để làm gì và viết cho ai?.
 
Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự một cuộc “ đấu xảo” thuộc địa ở
Macxây. Mục đích của chúng là lừa gạt nhân dân Pháp, đấy là vị quốc vương An Nam đã hoàn toàn quy
phục “ mẫu quốc”. Qua sự có mặt và thái độ hèn hạ của Khải Định, chúng muốn khẳng định với nhân dân
Pháp: tình hình Đông Dương đã ổn định, cần nhiệt tình ủng hộ cuộc đầu tư lớn của chính phủ Pháp vào
Đông Dương để khai thác xứ thuộc địa béo bở này và tiếp tục đem văn minh đến “ khai hóa” cho dân bản
xứ mông muội này.
 
Để đập tan âm mưu ấy của bọn cướp nước, Nguyễn Ái Quốc viết ngay một loạt tác phẩm vạch trần chất
bù nhìn, tư cách tầm thường hèn hạ của Khải Định: kịch Con rồng tre, truyện ngắn Lời than vãn của bà
Trưng Trắc, bài báo châm biếm Sở thích đặc biệt. Vi hành ra đời đầu năm 1923, cũng nhằm trong mạch
văn đầy tính chiến đấu và nóng hổi tính thời sự này.
 
Vi hành là một truyện ngắn có sức mạnh châm biếm đả kích rất lớn với nhiều thủ pháp nghệ thuật độc
đáo, biến hóa linh hoạt và đầy sáng tạo.
 
a> Tạo tình huống nhầm lẫn, tạo tính huống này, tác giả có thể đạt tới hai hiệu quả, châm biếm sâu sắc,
đồng thời tạo được sức thuyết phục cao đối với người đọc ( chủ yếu là người Pháp)
Giữ được khách quan của người kể chuyện: đây là dân chúng Pháp họ nhìn và đánh giá Khải Định rẻ
mạt đến thảm hại như vậy, chứ không phải cái tôi là người cộng sản Việt Nam cố tình lố bịch hóa kẻ thù
giai cấp của mình để làm nhục ý đâu.
 
Vi hành là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh viết để tố cáo tên vua bù nhìn Khải Định trong
dịp sang “ mẫu quốc” Pháp năm 1922 để tán dương quan thầy, bịp bợm thế giới, lừa đảo nhân dân và
làm nhiều điều xấu xa, ám muội khác. Vi hành chủ yếu là đánh vào sự ám muội của Khải Định trên đất
Pháp và đó là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Sáng tạo từ cách đặt tên cho tác
phẩm là Incognito được dịch là Vi hành. Trong chữ Hán, vi hành vừa có nghĩa là con đường nhỏ ( tiểu
kinh) vừa có nghĩa là cuộc đi kín đáo không muốn ai biết của những bậc tôn quý torng xã hội, ví như
truyền thuyết kể về chuyện vua Thuấn ( Trung Quốc) xưa chẳng hạn. Còn ở đây, Nguyễn Ái Quốc dùng
chữ vi hành là để chỉ cuộc đi lén lút, ám muội Khải Định trên đất Pháp. Kể cũng là hóm hỉnh, là trí tuệ. Và
toàn bộ câu chuyện Vi hành là một sự bịa đặt như thật để nói một sự thật trăm phầm trăm nhưng dưới
hình thức “ bịa”. Quy luật sáng tạo nghệ thuật cho phép, thậm chí là kiểu đòi hỏi như vậy mà không phải
cây bút nào cũng dễ thành công với đòi hỏi, với phương thức nghệ thuật này. Ở đây Nguyễn Ái Quốc đã
“ bịa” (nghệ thuật) bằng cách dựng lên một cuộc lầm lẫn lộn tùng phèo: một đôi trai gái người Pháp trẻ
tuổi yêu nhau lầm một người hoàng đế An Nam, dân chúng lầm tác giả và tất cả người da vàng trên đất
Pháp là hoàng đế An Nam. Đến cả chính phủ Pháp đích danh mời hoàng đế An Nam sang làm thượng
khách cũng không nhận ra hoàng đế An Nam nên để tránh thất thố trong ngoại giao, đành đối xử với tác
giả như đối xử với vị hoàng đế An Nam kia. Thử hỏi thực tế có như thế không? Chắc chắn không ai tin vì
thực tế lầm lẫn kỳ lạ đó. Nhưng đó chính là nghệ thuật và là nghệ thuật độc đáo , kỳ lạ. Kỳ lạ ở chỗ qua
một chuyện đúng là đùa, là “ bịa” ra chu vui lại thấy cả sự thật trăm phần trăm, sự thật về Khải Định sang
Pháp đã đi lén lút, đã làm bao nhiêu điểu ám muội mà ở đây tác giả gọi là Vi hành. Khải Định không vi
hành như thế thì làm gì có sự nhầm lẫn thế. Cần nói thêm trong bút pháp của Nguyễn Ái Quốc ở đây,
không chỉ có “ bịa” nghệ thuật mà là cách “ gợi” chứ không phải “ tả”. Trong nghệ thuật, gợi và tả có liên quan mật thiết với nhau nhưng không phải là một. Vẫn có chỗ khác nhau. Tả thì cần nhiều chi tiết và
thường là trực tiếp hơn. Gợi thì ít chi tiết hơn và thường là gián tiếp. Tả đạt hiệu quả nghệ thuật đến
thẳng với người đọc. Gợi muốn đạt hiệu quả nghệ thuật, nhất định phải thông qua sức tưởng tượng, khả
năng suy đoán của người đọc. Truyện ngắn Vi hành sử dụng tinh thần phương thức gợi đó. Qua những
chuyện lầm lẫn lộn tùng phèo đó, bằng sức tưởng tượng, bằng sự hình dung của người đọc, một hình
tượng Khải Định – như nó vốn có trong thực tế chuyến sang Pháp năm 1922 đó – hiện lên thật là sinh
động nhiều mặt.Qua những lời bàn tán của cặp tình nhân thanh niên Pháp là cả một vị vua mũi tẹt, mắt
thì xếch, mặt thì bủng như vỏ chanh, thái độ thì nhút nhát, lúng ta, lúng túng ( đúng là một anh chàng
hoàng đế nhưng đi lén lút), trang phục thì quýnh, có gì là phô ra hết, đủ cả bộ lụa là, cả bộ hạt cườm,
như cái manơcanh không hơn không kém. Một vị vua chỉ đáng làm trò hề cho giải trí cho người Pháp,
giữa lúc mà trí không mất một xu. Trong khi người ta đi xem vợ lẽ nàng hầu của vua Cao Miên và trò
nhào lộn của sư thánh xứ Công gô cũng còn mất bao nhiêu là tiền, chưa nói là xem trò sác –lô. Trong
truyện ngắn Vi hành còn có xen lẫn những lời như tác giả kể chuyện cho cô em họ ( mà có lẽ cũng là bịa
ra nốt). Với hình thức này, tác giả trực tiếp tố cáo tội lỗi của Khải Định đã thừa lệnh quan thầy đầu độc
nhân dân bằng rượu và thuốc phiện, đưa họ vào vòng đói khổ. Cái độc đáo của Nguyễn Ái Quốc ở đây là
đưa đẩy câu chuyện một cách dí dỏm và đặc biệt là tài tình là nói một lời mà tỏa bao nhiêu chuyện. Nói
như sách lý luận văn học hay nói là tạo ra một thứ ngôn ngữ đa nghĩa ( một lời nhiều nghĩa), đa thanh (
một lời nhiều giọng).
 
Trong truyện ngắn vi hành, hình ảnh của vị vua An Nam “ vi hành” lén lút, ám muội mới là một mặt và dĩ
nhiên là mặt chính. Còn thái độ người Pháp đối với vị vua An Nam. Đó là một sự khinh bỉ qua cách gọi “
hắn” hắn đấy ( gọi một vị hoàng đế mà như thế đấy), cách chỉ trỏ, lời bàn luận và cách nhìn như một “
thằng người” mọi rợ, lố bịch, không đáng đồng xu ( có thể là trong cách nhìn này có ít nhiều màu sắc tư
tưởng tâm lý nước lớn mà người đọc phản bác dù là cũng khinh ghét Khải Định). Còn có chuyện quan
thầy o bế tên vua bù nhìn, tay sai lúc đưa hắn sang Pháp như thế nào. Còn có bọn thực dân theo dõi,
vây bủa người Việt Nam trên đất Pháp, đặc biệt là với Nguyễn Ái Quốc, như thế nào trong dịp Khải Định
Pháp du. Đúng là lôi`1 viết biến hóa kỳ thú, một mũi tên trúng hai kẻ thù phong kiến tay sai và quan thầy
thực dân cướp nước với bao nhiêu thứ tội lỗi của chúng.
 
Vi hành thể hiện đầy đủ đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc, và quan trọng hơn, nó là
tác phẩm nghệ thuật kết tinh xuất sắc.
 
 
Tìm trong truyện một câu văn có thể giúp bạn hiểu đúng nghĩa của chữ vi hành dùng làm tựa đề tác
phẩm. Việc mượn chuyện Khải Định cải trang, Khải Định vi hành để là “ cái tứ” cho cốt truyện, 
 
Bên cạnh những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay có những
ông hoàng, bà chúa, để tiện việc riêng và vì những lý do không cao thượng bằng, cũng “ vi hành” đấy.
 
Việc Nguyễn Ái Quốc mượn chuyện Khải Định cải trang vi hành làm “ cái tứ” cho câu chuyện, chí ít cũng
có những tác dụng sau:
 
Cho thấy Khải Định, không nghi ngờ gì nữa, thuộc loại “ những ông hoàng, ông chúa…cũng vi hành đấy”,
nhưng vì những lý do chẳng cao thượng gì. Tìm đến những tiệm rượu, tiệm hút, và “nếm thử cuộc đời
của các công tử bé”. Và nếu ở Paris, tại bất cứ đâu người ta cũng cảm thấy được một Hoàng đế An Nam
vi hành thì điều đó chứng tỏ gì, nếu không phải là: Tên vua trác tang, đồi trụy Khải Định này xem ra
không có xó xỉnh nào không mò tới?.
 
Cho thấy những điều xưa nay vẫn được tô vẽ cho đấng quân vương, nào là “ long nhan” ( mặt rồng) nào là “ dung mạo phi phàm”…trong trường hợp Khải Định, chỉ là một thứ trò hề. Bởi khi đã cải trang, thì vị
Hoàng thượng này, có thể lập tức bị lẫn ngay với một người nông dân bình thường nhất. Nghĩa là, tên
vua ấy là bậc quân vương chỉ nhờ vào tấm áo manh quần, không có gì hơn thế.
 
Để Khải Định có thể đi vào nhân dân Pháp, qua đó, cho thấy hắn là thế nào trước họ ( mọi trò giải trí chỉ
đáng kể ở chỗ đến lúc và người xem tha hồ nhìn ngấu nghiến và đàm tiếu thỏa thích mà chẳng phải mất
chút tiền nào.
 
Tạo cơ hội cho pháp hội giả trang (cacnavan), cho tình huống nhầm lẫn – những yếu tố làm động lực cho
câu chuyện vận hành, để đem lại những biến ảo kỳ thú.
 
· Bên dưới nhan đề Vi hành ấy, tác giả đặt một dòng phụ đề, trích Những bức thư gửi cô em họ do tác
giả dịch từ tiếng Nam, bạn có cho rằng những bức thư thật gửi cô em thật, rồi tác giả đem dịch thuật từ
tiếng Nam sang tiếng Pháp hay không? Hay đây chỉ là một cách nói nghệ thuật thôi? Nếu chỉ là cách nói,
thì cách nói này có giúp gì cho việc đạt tới mục đích sang tác của tác giả hay không?
Công chúng văn học Pháp vốn quen thuộc và yêu thích hình thức kể chuyện dưới dạng ( Thư Ba Tư của
Môngtexkiơ, Những bức thư gửi từ cối xay gió của tôi của Đôđê..)
 
Mặt khác, sự hướng tới phương Đông, sự khát khao được thưởng thức những càm giác lạ từ chốn xa
xăm ấy cũng là xu thế trong văn học phương Tây không chỉ một thời.
 
Vì thế, dòng dụ đề trong truyện đem lại một ấn tượng thích hợp với khẩu vị văn chương của công chúng
Pháp. Vì điều đó chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc rất trung thành với phương châm sang tác của mình: Phải
nhận thức rõ “ Viết cho ai?” xác định để đúng “ Viết cái gì?” và “ Viết thế nào?”.
 
· Hãy cắt nghĩa xem, tại sao mục đích sang tác có tính chất chính trị nghiêm trang như thế mà tác giả lại
thể hiện qua một câu chuyện chẳng nghiêm túc một chút nào của cặp tình nhân?
Câu chuyện đôi trai gái ấy đúng là chẳng mấy nghiêm trang. Nó phù phiếm, tào lao, như thường vẫn thế,
mà phải thế, ở câu chuyện của những lứa đôi, bởi lẽ, sự thích thú, đắm say nhau hoàn toàn không cần
đến tính chất nghiêm trang của nội dung đàm thoại.
 
Thế nhưng việc lấy cuộc chuyện trò không mấy nghiêm túc này của cặp tình nhân để thể hiện một nội
dung chính trị nghiêm trang lại hoàn toàn không phải là một sự lựa chọn nghệ thuật không hợp lí. Trái lại,
đây chính là biểu hiện của tài năng. Là bởi:
 
Một cách làm thế này rõ rang là độc đáo, không mấy ai nghĩ ra, càng không mấy ai làm nổi.
 
 
Đó chính là một cách thú vị để “ hạ bệ” tên vua Khải Định. Vầng hào quan đấng quân vương chẳng còn
gì. Khải Định trở nên vô nghĩa, khi vốn là một hoàng đế, lại bị đặt xuống đất đen, trở thành đối tượng
nhạo cợt, chế giễu rẻ tiền nhất trong một câu chuyện tầm phào.
 
Đó cũng là dịp để Nguyễn Ái Quốc cho thấy, dưới mắt người dân Pháp, Khải Định được nhìn và được
đánh giá thế nào. Câu chuyện không đâu nhưng hồn nhiên ấy là một cái tát không chỉ giáng vào bộ mặt
đáng kinh của Khải Định mà còn giáng vào cà sự lừa bịp của bọn thực dân khi bày trò đón tiếp rùm beng
tên vua hèn hạ ấy.
 
Và cuối cùng, khi ghi lại lời bàn tán chính và rất hồn nhiên, rất vô tâm mà phải xem là rất chân thực ấy của người chính quốc đối với người thuộc địa, mà chuyện ngắn có thể - một cách kín đáo và đau xót –
nói lên nỗi tủi nhục khi phải làm vong quốc nô ách thực dân.
 
Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-05-19

Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm giới thiệu tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của nhà phê bình văn học Thụy Khuê.

Photo courtesy of Diễn Đàn Việt Thức
“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của nhà phê bình văn học Thụy Khuê.
Tác phẩm đang có một tiếng vang lớn về công trình nghiên cứu của bà có liên quan đến những điều mà nhiều người gọi sự giả dối của lịch sử, mời quý vị theo dõi.
Nhà phê bình văn học nổi tiếng
Thụy Khuê là một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Công việc chính của bà trong nhiều năm là phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật trên đài phát thanh Pháp Quốc RFI từ tháng 12 năm 1990 cho đến tháng 3 năm 2009 thì về hưu. Những tên tuổi bà đã phỏng vấn đáng chú ý nhất là các thành viên quan trọng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, trong đó có nhân vật nổi tiếng Nguyễn Hữu Đang vài năm trước khi ông trở về với cát bụi. Bà có những tác phẩm phê bình văn học công phu như Cấu Trúc Thơ, Sóng Từ Trường I, II và III, Nói chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp.
Bà viết rất nhiều tiểu luận phê bình văn học xuất hiện trên các tạp chí văn học hải ngoại.
Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ sinh năm 1944 tại làng Doanh Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1954 bà theo gia đình di cư vào Nam. Tháng 9 năm 1962 bà sang Pháp du học.
Hai mươi hai năm sau bà về nước lần thứ hai vào năm 1984 và trong chuyến đi này theo bà kể lại đã để lại dấu ấn sâu đậm vì đã xa nhà từ lúc 18 tuổi. Cũng từ lần về nước này bà chạm mặt với những hình ảnh thật của quê hương đã khiến bà có ý định viết lách.
Tìm lại dấu vết Nhân Văn Giai Phẩm
Tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” được bà hoàn thành năm 2012 và do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tại Virginia Hoa Kỳ ấn hành năm 2012. Sách dày 976 trang với 25 chương và phần phụ lục.
Trong phần lời tựa tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” Thụy Khuê viết:
Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ.
Nhà văn Thụy Khuê
“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.
Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”
Chứng minh sự giả mạo lịch sử
Thụy Khuê dành 8 chương để viết về những nhân vật chủ chốt trong vụ án. Đầu tiên là Thụy An, kế đến là Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Cung. Trong chương 21 dành cho Phan Khôi và chương 23 dành cho Nguyễn Mạnh Tường.
Có lẽ mục đích chính của tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thụy Khuê là bà cố gắng chứng minh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra có nguyên ủy từ những ngày đầu khi Nguyễn Tất Thành dùng bút hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng về mình mà sự đánh bóng ấy không mấy lương thiện.
“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” chứng minh sự “giả mạo lịch sử” của nhân vật Nguyễn Tất Thành để từ đó như một vệt xăng dẫn đường đến những vụ cháy sau này trong chính sách oan khiên áp dụng vào Nhân Văn Giai Phẩm nhiều chục năm sau đó. Chúng tôi chú ý các điểm mấu chốt chính mà tác giả nêu ra nơi trang 470 chứng minh những điều mà Trần Dân Tiên khẳng định về vai trò của Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động chính trị quan trọng tại Pháp khi ông viết:
Thứ nhất: chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam yêu nước.
Thứ hai, chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện thư ở Hội nghị Hòa Bình Versailles, năm 1919.
Kế đó, chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.
Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Nhóm Người An Nam yêu nước đã hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng.
Nơi trang 458 Thụy Khuê cũng phân tích tại sao tiểu sử của Hồ Chí Minh luôn là những trang viết đầy bí mật. Với những phân tích sâu sắc Thụy Khuê đã làm công việc của một sử gia, lật lại những hồ sơ lâu năm trong thư khố quốc gia Pháp về những văn bản như: Đơn xin học của ông Nguyễn Tất Thành vào trường Thuộc địa và rồi lần tới trình độ học vấn thật sự của ông Nguyễn Tất Thành. Quan trọng nhất Thụy Khuê chứng minh ngày mà ông Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Paris không phải như báo chí Việt Nam luôn viết là năm 1914 mà thật ra là tháng 8 năm 1919 để từ đó mọi chứng cứ ngụy tạo đã bị đánh đổ bởi những khám phá này.
Công trình hơn 20 năm
Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với tác giả Thụy Khuê nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến trong lúc bà viết và thu nhặt chứng cứ, tài liệu về vấn đề hệ trọng này. Trước tiên bà cho biết thời gian mà bà thật sự bỏ ra cho bộ sách:
Thụy Khuê: “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” nếu mà nói cuốn sách này làm trong bao lâu thì quả tình tôi cũng không biết là bao lâu. Từ ngày tôi bắt đầu chủ định viết về Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã 20 năm rồi. Trong suốt quãng thời gian đó dĩ nhiên tôi cũng làm những việc khác nhưng luôn luôn để thời giờ thêm ra để viết nó nếu phát hiện ra thêm một tư liệu gì đó. Cho dù nhỏ đến đâu hay là có một cuộc phỏng vấn gì liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm thì tôi cũng tìm cách đưa lên đài phát thanh hồi đó khi tôi làm cho RFI. Hoặc là tôi viết ra và đưa lên báo. Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.
Mặc Lâm: Không riêng gì tôi mà rất nhiều thính giả yêu quý chương trình bà phụ trách trên đài RFI đều thấy rằng bà đặc biệt thích thú và mài miệt với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm, tôi nghĩ là trong từng ấy chương trình có lẽ những gì cần viết, cần khai thác về chủ đề này chắc cũng tạm đủ… Vậy bà có thể cho thính giả biết những yếu tố mới trong “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” có phải tập trung vào ba chữ Nguyễn Ái Quốc như tựa của cuốn sách hay không?
Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.
Nhà văn Thụy Khuê
Thụy Khuê: Trong khi mình tập trung nghiên cứu thì có những tình cờ nó len vào. Riêng về vấn đề Nguyễn Ái Quốc lúc đầu tôi không chủ động để viết về Nguyễn Ái Quốc nhưng khi tôi nghiên cứu Phan Khôi là một nhân vật chủ chốt của Nhân Văn Giai Phẩm thì sau khi tìm kiếm tôi mới thấy ông Phan Khôi có một giai đoạn liên hệ mật thiết với cụ Phan Chu Trinh, và khi tìm hiểu cụ Phan Chu Trinh thì tôi lại thấy thời gian mà cụ ở Pháp rất lâu.
Tất nhiên thời gian đó thì ai cũng biết là khoảng mười mấy năm. Cụ ở Pháp từ 1911 trở đi thế nhưng không ai biết rõ trong thời gian đó cụ làm gì và chúng ta chỉ biết sơ sơ là lúc đó cụ và cụ Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc là ba người mà cho tới bây giờ người ta cứ kể như cột trụ của phong trào ái quốc đầu tiên ở Pháp.
Tôi tìm đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc bằng tiếng Pháp thì tôi thấy rằng những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc viết tiếng Pháp rất tài năng mà một tài năng như vậy không thể nào là của một người mới học tiếng Pháp hay có một trình độ kém mà có thể viết được. Lúc đó tôi mới liên kết tới những yếu tố trong một hồi ký của Hồ Chí Minh ký tên là Trần Dân Tiên thì ông ấy nói là lúc sang Pháp ông ấy mới học tiếng Pháp! Điều đó làm cho tôi hồ nghi và vì thế nên tôi phải đi vào vấn đề văn bản Nguyễn Ái Quốc để tìm xem Nguyễn Ái Quốc là ai và những người viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc là ai, sự tình là nó như thế.
Mặc Lâm: Trong khi tìm hiểu như vậy bà đã đi đến kết luận cụ thể bằng những tài liệu khả tín mà các sử gia có thể chấp nhận phải không ạ?
Thụy Khuê: Thưa anh chắc chắn! Ở trong cuốn sách đó tôi chứng minh nhiều khía cạnh lắm. Dĩ nhiên phương pháp khoa học thì không bao giờ dám nói chứng minh của mình là cái cuối cùng, nhưng ít ra tôi nghĩ chứng minh của tôi là chứng minh đầu tiên rằng những người ký tên Nguyễn Ái Quốc thời đó là các ông Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh chứ không phải ông Nguyễn Tất Thành tức là ông Hồ Chí Minh về sau này.
HCM là người chịu trách nhiệm về vụ NVGP
Mặc Lâm: Quay trở lại với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm không biết những sự mờ ám mà bà chứng minh về tư cách của ông Nguyễn Tất Thành có liên quan gì đến bi kịch Nhân Văn Giai Phẩm sau này không thưa bà?
Thụy Khuê: Có thể gọi sự mờ ám của lịch sử trong lúc đầu thì mình thấy là những sự kiện lịch sử đã được ít nhiều tráo lộn và thay đổi nguồn gốc phát xuất. Tạm gọi là “người anh hùng” đi, tức là ông Hồ Chí Minh, thì mình thấy là tất cả những nguồn gốc phát xuất đó nó đưa đến những hệ quả như thế nào về văn hóa. Về sau này khi ông Hồ Chí Minh lên cầm quyền ông ấy tiếp tục chính sách có thể gọi là không những coi thường văn hóa, mà còn chà đạp lên văn hóa nữa. Đấy là hậu quả mà mình nhìn thấy về sau. Cái hậu quả có thể gọi là tàn khốc nhất về văn hóa là vấn đề Nhân Văn Giai Phẩm. Cùng với Nhân Văn Giai Phẩm là tất cả những sự đối xử với văn hóa miền Nam chẳng hạn thì đó là hậu quả.
Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy.
Nhà văn Thụy Khuê
Mặc Lâm: Theo bà thì chính ông Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm về vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm tuy nhiên khi theo dõi những ý kiến của người trong cuộc thì hầu như ai cũng kết án Tố Hữu, cùng lắm đi xa hơn một chút thì cho rằng những chính sách của Trường Chinh đã bị Tố Hữu lạm dụng và bẻ cong để hãm hại văn nghệ sĩ theo khuynh hướng cải cách. Bà nghĩ sao về điều này?
Thụy Khuê: Thưa anh từ chuyện ông Hồ Chí Minh tới ông Tố Hữu thì sự liên kết của nó có thể về mặt chính trị. Khi bất cứ một chuyện xảy ra như Nhân Văn Giai Phẩm nếu mình thấy ngoài mặt thì Tố Hữu có trách nhiệm trực tiếp nhưng nếu nhìn sâu thêm một chút nữa thì Tố Hữu cũng chỉ là người thi hành thôi. Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy. Trong chế độ toàn trị những người như ông Mao, ông Hồ không thể nói họ không có trách nhiệm.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Thụy Khuê.
Thưa quý vị vừa rồi là cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi và nhà phê bình văn học Thụy Khuê về tác phẩm mới nhất của bà mang tên “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc”. Chúng tôi cũng được biết vào ngày 19 tháng 5 này tác giả có buổi ra mắt sách tại Thủ đô Washington, mong rằng nhiều người Việt sẽ có tác phẩm quan trọng này trong tủ sách gia đình để so sánh, đối chiếu một sự thật lịch sử mà tác giả dày công chứng minh qua kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu của bà về đề tài này.
Theo dòng thời sự:
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.05.2012 10:58:13 bởi thaisan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9