Chương vi Khải hoàn thầm
tahuudinhqn 09.06.2012 17:29:01 (permalink)
Chương VI
KHẢI HOÀN THẦM  
Cả ba cuốn phim tráng ra đều bị hỏng, thế có chết tôi không! Cuốn nào cũng bi một vệt đen bằng cộng tăm, kéo suốt từ đầu đến cuối cuốn. Những kiểu chụp nửa người, vệt đen nằm ở dưới ngực, đặt khuôn in cao lên thì còn lấy được. Còn những kiểu chụp cả người, vệt đen nằm ngang đầu gối thì lấy làm sao? Thế là đành phải bỏ. Phim là bản âm. Vệt đen ở bản âm, khi in ra ảnh (bản dương), sẽ thành trắng. Thời kháng chiến ai ai cũng mặc quần áo sẫm mầu, chụp ảnh, quần áo lại trắng lôm lốp thì ai người ta chịu. Hơn nữa trong thời chiến, những cuộc gặp gỡ, hen hò, đưa nhau đi chụp ảnh kỷ niệm, đâu có dễ dàng như thời bình. Anh bộ đội ghé qua nhà, người vợ trẻ ở vùng hậu địch đi thăm chông, có khi chỉ được một lần rồi thôi. Người đi không trở về. Ảnh hỏng lả mất vật kỷ niệm quý giá, làm sao có thể lấy lại được, chụp lại được!
Chỉ tại tôi nhẹ dạ cả tin. Mà cũng vẫn còn may đấy. Cha mẹ sinh ra tôi là cái thằng đàn ông, chứ nếu là đàn bà, con gái thì…thì…
Hàng tuần nay, ngày nào tay cháu bà chủ hiệu ảnh “Đại Chúng”, có cái tên là “Xuân Thu” mĩ miều như tên con gái ấy cũng mò sang nhà tôi chơi. Lại không ít lần hắn còn đem cả đàn ghi ta sang, đàn hát cho tôi nghe nữa. Phải nói là hắn có giọng hát khá hay, mượt mà, cuốn hút. Đến nỗi tôi quên, hay nói cho đúng là tôi bỏ cả công việc bận rộn, say mê hoà giọng hát cùng với hắn. Tôi đã qua tuổi thiếu niên, lứa tuổi nếu không có bạn, tưởng buồn cũng có thể chết được, và đang ở tuổi thanh niên. Cái tuổi rất dễ quen nhau, dễ có cảm tình, dễ tin, và yêu quý bạn. Tuổi mà thường có những điều chỉ thổ lộ với bạn bè, chứ không nói với anh em ruột thịt. Khi thân nhau rồi, Xuân Thu mới hỏi xem máy ảnh của tôi. Và còn khoe cô hắn, tức bà “Đại Chúng”, cũng đang muốn mua máy mới. Tôi sẵn sàng đem máy cho bạn xem. Nào ngờ…Đêm tráng phim thấy hỏng, bực quá, tôi vặn to ngọn đèn bão, mở máy dí sát đèn, soi đi, soi lại, tìm tòi hàng tiếng đồng hồ, mới phát hiện ra một lỗ châm kim tròn xoe ở săm máy. Đây rồi! Ánh sáng rọi qua lỗ châm vào mặt phim, gây tác dụng ngược thành vệt đen.
Từ đấy, anh bạn yêu mến của tôi lặn mất tăm! Chả là từ ngày bác cháu tôi về đây, khách hàng bỏ hiệu ảnh cũ, đổ xô đến hiệu mới. Hiệu cũ vắng khách, nên trả thù hiệu mới bằng cách như vậy. Thế là tôi vừa bị hỏng máy, hỏng phim, vừa mất bạn, Chỉ được mỗi bài học cay đắng, để đời, về sự cạnh tranh, ghen ghét của con người
Tôi đang ngồi lọc bỏ những kiểu phim hỏng, thấy ngoài sân có tiếng dõng dạc hỏi: “Ông chủ hiệu ảnh Tô Dung có nhà không đấy?”. Ghé mắt qua cửa sổ, thấy người có vẻ quen, tôi chạy ra xem ai? A…anh Hân, người tạp vụ của Đặc khu uỷ Hồng Gai. Ôi!...Lại cả anh Thanh Lương nữa. Người giảng viên lớp chỉnh huấn tôi học năm xưa. Có việc gì quan trọng mà một vị Tỉnh uỷ viên, Phó Ban tuyên giáo Đặc khu lại đến nhà tôi thế này? Lành hay dữ đây?..
Không ngờ lại được gặp “thầy” và người quen cũ, tôi mừng quá. Anh Thanh Lương niềm nở bắt tay tôi. Ngôì uống nước, anh hỏi thăm sức khoẻ, và công việc làm ăn của tôi, rồi nóí:
-       Dạo nay cậu có theo dõi tình hình thời sự không? Tôi trỏ ra cái chòi thông tin, làm trên ngọn cây thau ở trước cửa:
-       Nhà em ở ngay dưới chân chòi thông tin, chiều tối nào cũng được nghe loa, nhất là các bản tin chiến sự. Tình hình phấn khởi quá anh nhỉ?
-       Ừ. Có lẽ chiến dịch Điện Biên Phủ sắp kết thúc nay mai. Phái đoàn ngoại giao của Chính phủ ta đã lên đường, đi dự hội nghị Giơnevơ rồi. Anh Lương uống một ngụm nước, hai làn môi thoáng hé một nụ cười, rồi nói tiếp:
-       Mình đi công tác, tiện qua đây, muốn hỏi xem cậu có về dưới ấy công tác với anh em được không?
A…Thế là chuyện vui rồi! Từ nẫy đến giờ tôi cứ nơm nớp. Tôi cũng như con chim đã bén đạn một lần, nên cảnh giác. Nhưng rõ ràng có phải cây cong nào cũng là cung tên cả đâu? Thực lòng tôi rất muốn về khu mỏ, đất cũ, được sống cùng những người thân quen cũ. Và nhất là được làm một việc gì đó cụ thể, hằng ngày có thể trông thấy, và nắm bắt được kết quả, chứ không phải là công việc điều tra thầm lặng, mò mẫm, tìm tòi xem ai là người trung thành, kẻ nào là gián điệp giấu mặt giả danh, như kiểu “xẩm sờ gậy” thế này…Nhưng nghĩ đến việc anh Cần giao, tôi lại phân vân, do dự:
-       Vâng, em cũng muốn về dưới ấy. Nhưng em…còn…
-       Cậu muốn nói còn nhiệm vụ ở bên Công an phải không? Mình đã trao đổi với các anh ấy cả rồi. Cậu cứ yên tâm thu xếp đi. Cơ quan Thông tin Đặc khu đang cần một người có nghiệp vụ nhiếp ảnh như cậu. Hoà bình sắp đến nơi rồi. Trên mặt trận chính trị, tư tưởng, chúng ta có nhiều việc phải làm lắm, chứ không riêng gì việc đấu tranh chống bọn gián điệp đâu. Cậu cố gắng thu xếp đi, về được càng sớm càng tốt.
Thế là tôi sắp có nhiệm vụ mới rồi! Tôi lại được trở về vùng mỏ rồi! Nhất là được hoạt động công khai, được làm cái nghè mình yêu thích. Từ đây tôi không còn là cái anh nhân viên phản gián “nằm vùng mai phục” nữa.
Qua các bản tin hằng ngày, tôi biết quân Pháp đang thoi thóp ở cứ điểm Điện Biên Phủ. Để phối hợp với chiến trường chính, ở khắp nơi quân dân ta đang nổ súng diệt bốt, phá tề, bọn tề nguỵ tan rã hàng mảng. Chúng vác súng ra hàng, đi lốc nhốc hàng đàn trong khu căn cứ. Núi rừng Tân Mộc đã hàng tháng nay, không còn tiếng máy bay. Tuy chợ vẫn họp đêm, nhưng các loại chụp đèn, che chắn ánh sáng, không ai bảo ai, tự nhiên đã biến mất. Người ta còn đốt những cây đuốc bằng nhựa trám, sáng choang cả một vùng chợ để nhìn hàng hoá, nhìn mặt nhau cho sướng mắt.
Rải rác đã có nhiều gia đinh, gồng gánh lên đường hồi cư. Làng họ vừa nhổ bốt xong. Tiếng chào hỏi, nói gọi, nhắn gửi lúc tiễn đưa, râm ran trong rừng đại ngàn từ sớm tinh mơ sương gió, khiến ai cũng nức lòng, hồi hộp, mong đợi ngày về.
Rồi tin Điện Biên quân ta hoàn toàn chiến thắng, tướng Đờ Cát đầu hàng. Tin Hiệp định Giơnevơ ký kết. Nhất là buổi chiều tối hôm nghe loa báo tin: Ngày 27 tháng 7 năm 1954, lệnh ngừng bắn toàn  Miền Bắc. Đêm ấy, mới chớm vào thu, trời không mưa, trăng sao vằng vặc, tiếng loa vừa dứt, cả núi rừng Tân Mộc như rung chuyển lên, âm vang lên, bởi những tiếng reo hò ở các trại tăng gia, các xóm thôn, làng bản: “Hoà bình rồi! Hoà bình rồi anh em ơi! Hoà bình rồi trời đất, cha mẹ ơi!” Sung sướng, phấn khởi quá, người ta nhẩy lên, vừa reo hò, vừa vỗ đập ầm ầm vào cánh cửa, phên liếp, đập ống nứa vào gốc cây, khua chậu, gõ thùng, hay bất cứ vật gì có thể phát ra tiếng động. Cũng như ngày xưa, người ta gõ đập để đuổi “thực ăn trăng”, khi còn tin những tiếng vang động ở dưới đất, sẽ cứu được mặt trăng khỏi bị “ăn” mất trên bầu trời. Bây giờ người ta gõ đập để thoả mãn những tháng năm phải rời bỏ quê hương, náu mình ở chốn rừng sâu gian khổ.
Hai bác cháu tôi cũng chạy ùa ra gốc cây chòi thông tin để hỏi, để nghe, để đón nhận những phút giây đầu tiên của không khí tưng bừng và thiêng liêng ấy, cho sự sung sướng thấm vào từng đường gân, mạch máu của mình.
Sau khi anh Thanh Luong về, bác cháu tôi đã bàn đi tính lại kỹ càng. Và một lần nữa tôi lại quyết tâm từ bỏ nhà cửa của mình, để đi theo Cách mạng. Bác cháu tôi thu dẹp hiệu ảnh, thôi không nhận chụp nữa. Làm xong những cuốn phim đã chụp, tôi sẽ về Đặc khu ngay. Hồng ở nán lại để trả nốt ảnh cho khách. Hồng có ý không vui, vì cái mộng làm ảnh bấy lâu đeo đuổi, giờ bỗng nhiên tan vỡ…Nhưng bù lại, trong thời gian ở đây, tuy ngắn ngủi, hắn cũng kiếm được một cô bạn gái khá xinh đẹp. Tuy là goá phụ, nhưng cô ta chưa có con, và còn rất trẻ, kém Hồng mười tuổi. Chồng trước của cô là Đại đội trưởng Vệ quốc đoàn. Anh hy sinh trong trận quân ta đánh đồn Cẩm Lý. Cô là người Hồng Gai, nhưng đã sẵn sàng từ bỏ nếp sóng của người thành thị, để về quê người yêu, tổ chức đám cưới, rồi làm ăn sinh sống lâu dài ở nông thôn. Và từ đấy chắc chắn Hồng sẽ bằng lòng làm ruộng, vui thú điền viên.
Hôm đi, ăn sáng qua loa xong, tôi khoác ba lô, đeo máy ảnh lên đường. Đây là lần thứ ba tôi từ giã người thân, quê hương, và nơi làm ăn sinh sống quen thuộc của mình, để đi theo tiếng gọi của đất nước. Mỗi lần đi, tuy hoàn cảnh có  khác nhau, song cái buồn của lúc giã từ thì lần nào cũng vậy. Mà lần này còn buồn hơn, vì bạn bè chẳng có ai, nhất là bạn gái, để tiễn đưa, ngoài ông cháu họ, hơn tôi đúng mười tuổi, và một thiếu phụ sắp thành cháu dâu, đứng ở cửa nhìn theo.
Tôi nhìn lần cuối cùng, hai gian nhà gianh bé nhỏ. Nhìn gốc cây thau treo tấm biển đề bốn chữ “HIỆU ẢNH TÔ DUNG”. Nhìn rừng thau sắp vào mùa rụng lá. Ô…kìa…một chiếc lá đang bay trong gió! Rừng thau cũng tiễn chân tôi, hay bàn tay ai vẫy?...Thôi xin giã từ, giã từ tất cả! Tôi đi sâu vào trong rừng, theo con đường mòn quen thuộc về Suối Lở, căn cứ Đặc khu
Tuy tiếng súng đã ngừng, hoà bình đã được lập lại, nhưng miền duyên hải Bắc Bộ, còn nằm trong vùng tập kết ba trăm ngày của quân Pháp, nên các cơ quan vẫn ở nguyên vị trí cũ. Con đường từ Tân Mộc đi Suối Lở, tuy không nhiều đèo cao, suối sâu, nhưng cũng phải đi mất một ngày vất vả. Sau cả tuần mưa rừng, gió núi triền miên, trời bỗng sáng bừng lên, mây quang, mưa tạnh, nắng vàng như lụa ai phơi trên các ngọn cây, đang rì rào gió thổi. Con đường rừng vắng vẻ, nằm dưới tán cây râm mát, luồn lách quanh co trên các sườn núi, và thỉnh thoảng lại bị cắt ngang bởi các dóng suối nước trong, róc rách chẩy qua. Tiếng chim hót, mùi lá mục, lẫn mùi hoa rừng thoảng bay trong gió. Cảnh sắc tưng bừng mà quạnh vắng đến nao lòng, khiến tôi ước ao: Giá có một người bạn đường...
Chợt lại nhớ năm nào, tôi lên Sở Y tế liên khu Việt Bắc khám bệnh. Đến trạm Công an kiểm soát Thái Nguyên, tôi trình giấy tờ và hỏi thăm đường đi. Lúc đó cũng có cô gái đang trình giấy. Cô mau mắn bảo tôi: “Em biết đường. Anh đi rồi em chỉ cho”. Thế là tự nhiên tôi có bạn, mà lại là bạn gái mới vui chứ!
Cô ta tuy không thật đẹp, nhưng lại rất hấp dẫn, vì cử chỉ hồn nhiên, nét mặt tươi vui, hay nói, hay cười, với tấm thân nở nang, cân đối, khoẻ mạnh, tràn đầy sinh lực, và làn da trắng mịn. Chúng tôi rẽ sang đường Thái Nguyên đi Bắc Cạn, vừa đi vừa nói chuyện, làm quen nhau.
Bỗng thấy hai chiếc máy bay “B26”, bất ngờ hiện ra trên đỉnh núi trước mặt. Tôi chỉ kịp kêu : “Máy bay!”, và nhẩy ngay xuống bãi cỏ ven đường, định chạy vào chân núi. Cả cô bạn cũng nhẩy theo. Không ngờ đây là bãi sình lầy, rút được chân này lên, thì chân kia lại thụt sâu xuống bùn, không sao rút được. Trong lúc hai chiếc máy bay đã nghiêng cánh bắn. Tiếng động cơ và tiếng đại liên “12 ly 7” gầm rú lên tưởng tan hoang cả đất lẫn trời. Cô bạn đường (lúc ấy tôi chưa biết tên), đưa cả hai tay chới với về phia tôi kêu lên: “Ối anh ơi! Cứu em với!”. Tôi nắm chặt tay cô, cố sức kéo lên, nhưng cũng không nhích lên được là bao. Tôi nói như ra lệnh: “bò”. Chúng tôi bò, lê lết mài mới đến được một mô đất có mấy bụi mái để ẩn nấp. Cũng may là mấy băng đạn ấy chúng không dành cho chúng tôi, chúng nhằm vào múc tiêu khác ở trong thị xã. Hai đứa ngồi tựa vào nhau, nấp dưới gốc mái, thở một lúc cho hoàn hồn, rồi mới nhận ra: Cả bốn bàn chân đều tuột mất dép.
Lúc bấy giờ ta chưa có lực lượng phòng không, máy bay địch tự do bắn phá.
Khi không nghe thấy tiếng máy bay nữa, và trên đường lác đác đã có người đi, chúng tôi mới đi tìm dép. Nhưng tìm đi, tìm lại, mò mẫm mãi cũng chỉ thấy ba chiếc. Đôi của em và chiếc của tôi. Hôm ấy trời cũng nắng như hôm nay, ở giữa bãi bùn xăm xắp nước, càng về trưa. càng nòng bỏng. Chúng tôi đành bỏ cuộc lên bờ, đi tìm chỗ có nước gột rửa chân tay, quần áo. Khi em xắn quần lên, té nước vào đôi chân tròn, trắng muốt, mắt tôi bỗng hoa lên. Đây là lần đầu tiên tôi được trông thấy đôi chân trần của người con gái.
Chúng tôi vào quàn nghỉ, uống nước. Rồi sợ hết giờ buổi sáng khám bệnh, tôi vội vàng khoác ba lô đứng dây, chia tay cô gái, chân không dép bước đi. Đã lâu tôi không đi đất, bây giờ giẵm phải chỗ sỏi đá, gan bàn chân thấy nhói đau, phải dò dẫm, tìm chỗ có cỏ, hay đất phẳng để đặt bàn chân xuống. Thành thử bước ngắn, bước dài, rất khó chịu. Đã thế lại còn xấu hổ nữa chứ! Người ta nhìn. Ai cũng có giầy, có dép, sao mình lại đi chân không? Liệu người ta có hiểu cho là mình chạy máy bay mất dép? Hay lại tưởng mình là một kẻ “mặt dầy”, ăn quà chịu, bị lột mất dép? Đi một quãng khá xa, tôi nhìn lại, thấy em vẫn đứng nhìn theo…
Tôi đến phòng khám bệnh, thì đã hết giờ làm việc, phải chờ đến buổi chiều. Phòng khám ở giữa rừng, chẳng biết đi đâu. Tôi đành nhịn bữa cơm trưa, ngồi đây chờ vậy. Chờ gần hai tiếng đông hồ, mà tưởng như gần hai tháng. Chiều, khám xong, bác sỹ cho tôi về. Ông bảo tôi chẳng có bệnh gì, ngoài sốt rét, mà sốt rét thì phải chờ ngày hoà bình, về dưới xuôi mới chữa khỏi hẳn được.
Quay về, tôi định đi cố đến trạm Công an, ở đấy mới có cửa hàng, để giải quyết cả hai nhu cầu cùng bức bách là đôi chân, và cái bụng. Đến chỗ quán nước ban sáng, tôi vừa liếc mắt vào, đã thấy bà chủ quán vẫy tay gọi: “Này! Chú gì ơi! Vào đây tôi bảo cái này đã!”. Bà đưa cho tôi đôi dép cao su đen.  Ơ…kìa! Đúng là đôi dép cũ của tôi. (Dép làm bằng săm lốp ô tô cũ, rách. Lốp cắt làm đế, săm cắt làm quai, rất thông dụng ở vùng kháng chiến) Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, bà tủm tỉm cười: “Là cô sáng nay ngồi đây gửi cho chú đấy. Lúc chú đi rồi, cô ấy lại đi tìm. Máy bay nó bắn, hai người chạy mất dép phải không? Gớm, cô ấy chờ chú lâu quá, mãi vừa rồi mới chịu đi đấy!”.
Tôi cảm ơn bà chủ quán, và bồi hồi xúc động vì tấm lòng em…
Từ bấy đến nay, đã ba, bốn mươi năm trôi qua, tên người và cả khoé mắt, nụ cười, tôi cũng đã quên, nhưng chút tình gặp gỡ giữa đường ấy thì vẫn còn đây, nguyên vẹn như xưa…
Tụt xuống một cái dốc dài dằng dặc, rồi con đường lao ra cánh đồng lúa Mai Siu bằng phẳng. Lúa đang làm đòng, có sào đã lấp ló trổ bông, hương thơm ngào ngạt bay trong nắng gió, Thời gian còn chưa im tiếng súng, mỗi lấn đi qua đây, chúng tôi phải đi thật nhanh, vì sợ máy bay. Năm 1948, quân Pháp đã nhẩy dù xuống cánh đông này, chúng gây cho ta khá nhiều thiệt hại. Sau đó, cả cánh đồng đã mọc lên tua tủa những cây cọc gỗ, đầu nhọn hoắt như những cây cọc của các trận thuỷ chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng, để chống quân nhẩy dù. Giờ thì cọc chẳng còn cây nào, vì máy bay địch đã hoàn toàn “gẫy cánh”
Đi qua cánh đồng, đường lại luồn vào trong rừng, lại đèo, lại suối. Đi đã thấm mệt, tôi nghỉ chân bên một con suối nhỏ. Chẳng biết suối có tên không? Và dòng nước trong vắt này, cũng chẳng biết đang mải miết chẩy về đâu? Tôi lấy khăn rửa mặt, chụm tay vốc nước uống. Nước thấm vào da, Nước chẩy trong lồng ngực mát lạnh. Nhưng cái cảm giác cô đơn, một mình giữa núi rừng hoang vắng, vẫn xao xuyến khôn nguôi. Rồi một sự liên tưởng, khiến tôi nhớ lại hôm đi xem xử án. Có lẽ cũng trong bối cảnh núi rừng vắng vẻ tương tự như thế này, chỉ vì không chế ngự được dục vọng, mà một người lương thiện đã trở thành kẻ giết người!
Hắn là Xã đội trưởng ở vùng du kích (vùng đang tranh chấp giữa ta và địch), lên khu căn cứ họp. Cùng đi với hắn là một chị người làng đi thăm chồng. Đi trong rừng sâu, hoang vắng, chỉ có hai người, lúc ngồi nghỉ hắn giở trò gạ gẫm. Chị phản đối quyết liệt. Nhưng một mình người đàn bà, làm sao chống lai đựơc gã đàn ông to lớn, khoẻ mạnh, lại có vũ khí (hắn có khẩu súng trường). Chị bị hắn cưỡng hiếp. Nhưng vì không biết đường, nên sau đó chị vẫn phải đi cùng với hắn. Chị không ngờ “chó cùng cắn giậu”. Tên bạo dâm, sợ lên vùng tự do, chị sẽ tố cáo, nên nó đã bắn chị chết. Nhưng sự việc đâu có đơn giản như hắn tưởng. Vụ án mạng vỡ lở. Hằn bị bắt ngay trong lúc đang họp. Tỉnh Quảng Yên lập phiên toà xét xử công khai. Dân Tân Mộc náo nức cầm đèn, đốt đước rủ nhau đi xem, đông y như đi xem hội. Tôi cũng đi. Toà tuyên án tử hình. Án quyết được thi hành ngay sau khi xét xử. Kẻ phạm tội bị bịt mắt, trói vào cọc. Sau tiếng hô ngắn gọn của người chỉ huy: “Bắn!”. Một loạt năm khẩu súng trường cùng nhả đạn. Tiếng súng công lý vang lên, rồi tan nhanh vào núi rừng đêm tối mênh mông. Mọi người tản mác ra về, lao xao bàn tán. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy quyền uy của Pháp luật, và cũng là lần đầu tiên tôi phải xấu hổ về cánh “mày râu”, trong đó cũng có mình.
Tôi tiếp tục đi. Còn năm hay sáu cây số nữa mới đến Vĩnh Ninh. Cái “phố kháng chiến” ấy là điểm nghỉ chân, ăn uông duy nhất trên con đường này. Đường vẫn vắng, đi khá lâu mới gặp một vài người đi ngược chiều. Từ ngày ngừng bắn, lưu lượng khách bộ hành đã giảm sút đi nhiều.
Vinh Ninh đây rồi! Nhưng phố xá vắng tanh. Mấy chục nóc nhà tre nứa này, đã một thời tấp nập, đông vui. Bây giờ đâ đầy vẻ hoang tàn. Nhiều nhà bỏ không, hẳn là chủ nhân đã gồng gánh về xuôi. Những nhà còn ở lại, chắc quê quán họ là vùng tập kết của quân Pháp. Cả nhà hàng ăn uống to, đông khách nhất phố, mà chủ nhân đã một thời nổi tiếng khắp vùng, về chuyện ngoại tình, bây giờ cũng chỉ còn trơ hai mái lá.
Tôi đi tìm hàng cơm, nhưng chỉ còn hàng nước, đành vào một hàng nghỉ chân. Thấy bà chủ có vẻ niềm nở, mến khách, tôi trỏ sang nhà bên hỏi:
-       Gia đình bà Mến hồi cư rồi, phải không bà? Bà hàng hỏi lai:
-       Chú là người nhà, hay người quen bà ấy?
-       Không ạ. Cháu ở Tân Mộc, trước thỉnh thoảng đi qua đây có vào hàng bà ấy nghỉ. Và… cũng biết vụ án xử bà ấy, bây giờ thấy nhà cửa như vậy thì hỏi, chứ cháu không phải là nghười nhà.
-       À thế. Thấy chú để ý, tôi cứ tưởng…Lũ con về quê. Còn mụ ta được chiếu cố con thơ, bây giờ mới phải thi hành án, cũng mới đi đấy, còn là mọt gông. Thế mới đáng đời!
Vụ án xử đã mây năm rôi, nhưng vẫn còn để lai ít nhiều mặc cảm cho những người phụ nữ đoan chính ở đây, cho nên bà chủ quán này mới có thái độ gay gắt như vậy. Biết mình vô ý, đã nhắc đến chuyện tế nhị, không vui, tôi lặng im ăn bánh, uống nước rồi lên đường. Nhưng ngôi nhà hoang vắng, và chuyện tình của người đàn bà đã có năm con, vẫn ám ảnh tôi trong lúc đi…
Ngày tôi còn bé ở quê nhà, cứ mỗi lần làng mở hội, hai anh em tôi lại chạy ra đình xem tế, xem những bộ đồ thờ, sơn son thiếp vàng chói lọi, đến hoa cả mắt. Trong đó có hai bức tượng lại không sơn, để mộc. Đúng ra đó là hai cái kỷ, hay giá. Làng gọi là cái “Giá quán tẩy”, đặt ở hai đầu hương án, để hai bát rượu cho các quan viên nhúng tay “tẩy uế”, trước khi vào tế. Cũng như “bồn nước thánh” ở trước cửa nhà thờ đạo Thiên Chúa, để con chiên nhúng tay làm phép.
Giá được tạc thành hai bức tượng “Long cuốn thuỷ” rất đẹp. Nguyên là hai khúc gỗ mít tròn, hình trụ, đường kính khoảng ba mưoi lăm phân, cao mét hai, mét ba, đứng trên bệ gỗ. Mặt bệ chạm khắc hình hồ sen, sóng nước, hoa lá đua chen. Lại có con chim nằm nép mình trong một bông sen to nhất. Toàn khối trụ là một con rồng nấp trong mây, thò vòi xuống mặt hồ hứt nước, khiến cho sóng vỗ, nước cồn, dựng đứng lên thành cột. Đuôi rồng nhọn như mũi mác, chĩa thẳng lên trời. Và trên một khúc uốn lượn của thân rồng bị đám mây che khuất, người thợ tài hoa nào đó, đã đục vào thân gỗ một cái hõm để đặt bát rượu “Quán tẩy”.
Hôm ấy về, hai anh em tôi đố nhau xem đứa nào đoán đúng, con chim nằm trong bông sen là chim gì? Đứa bảo chích choè, đứa bảo bông lông. Đứa nào cũng tranh mình đúng. Cuối cùng, phải đi hỏi mẹ chúng tôi. Mẹ bảo: “Chẳng đứa nào đúng! Đấy là con chim uyên ương”.
-       Sao nó không đậu trên cây, mà lại đậu ở bông sen hả mẹ?
-       Thế mới thành chuyện chứ. Chính vì bông sen mà nó phải mang tiếng oan đấy! Để lúc nào rỗi, mẹ kể cho mà nghe.
Chỉ riêng cái tên “uyên ương” đã lạ lắm rồi, chúng tôi chưa nghe thây bao giờ. Lại còn chuyện bị oan nữa, mà không được nghe ngay thì chịu làm sao được. Anh em tôi nài nỉ, van xin mãi, cuối cùng cũng phải đến lúc ngồi vào khung cửi dệt, mẹ mới kể:
“ Ngày xưa, có đôi chim uyên ương đẻ được năm quả trứng. Hai vợ chồng thay nhau ấp. Đến ngày, đến tháng, năm trứng nở ra được năm con. Đàn con hay ăn chóng lớn. Chim bố, chim mẹ lại thay nhau, con ở “nhà” trông con và giữ tổ, con bay đi kiếm mồi về cho các con ăn. Nhưng càng lớn, chúng càng ăn nhiều. Chim bố, chim mẹ đã rất vất vả mà có ngày đàn con vẫn không đủ no. Một hôm vào lúc trời đã muộn, đàn con vẫn há mỏ đòi ăn. Chim mẹ thương con, liền vỗ cánh bay đi kiếm mồi. Chim chui vào bông sen bắt nhện. Không ngờ chiều tối hoa sen khép cánh lại. Chim mái không bay về được nữa. Mãi sáng hôm sau, khi ông mặt trời tỉnh giấc. vén tấm chăn mây, nhìn xuống hạ giới, hoa sen mới mở cánh ra, và lúc ấy chim mái mới bay về tổ được. Nhưng chim trống không tin chuyện cánh sen khép mở, mà đổ oan cho chim mái là “Gái đã năm con, nhưng ăn ở chưa hết lòng vì chồng”. Uất ức quá, chẳng còn cách nào để minh oan, Chim mái đã liều mình tuẫn tiết!
Từ đấy, người ta đem chuyện chim uyên ương tạc vào gỗ đá, để cho mọi người biết chuyện”.
Chuyện chim uyên ương bị nghi oan là “Truyện cổ tích” từ ngày xửa ngày xưa. Còn chuyện của bà Mến bây giờ, cũng đúng là gái đã có năm con, nhưng tiếc thay bà không bị oan như chim, mà là sự thật, thật đến mức tàn nhẫn, xót xa. Bà Mến đã thực hiện trọn vẹn, và trót lọt, âm mưu của người tình: Nấu cháo gan cóc đầu độc chồng chết, khi người chồng ở bộ đội được nghé thăm nhà. Hậu quả là kẻ chủ mưu phải lĩnh án tử hình, còn quả phụ bị tám năm tù giam.
Thiển nghĩ, nếu chuyện xẩy ra vào thời bình, chắc luật pháp không nặng tay đến thế. Nhưng tình yêu nào có xá gì  hoàn cảnh và thời gian đâu. Mãcxim Gorki cho rằng trong tình yêu có cả yếu tố mê tin. Đúng vậy. Mê là không tỉnh, là u tối, không sáng suốt. Và từ ngàn xưa đã xẩy ra những cuộc tình trái ngang như vậy. Cho nên con người mới ước mơ, sự thật đau đớn của giống nòi mình, rồi cũng chỉ là “nỗi oan” của loài chim uyên ương chăng?
Thôi, đó là chuyện của muôn thuở người đời. Còn tôi? Cho đến lúc ấy, tôi mới chớm bước vào ngưỡng cửa của ngôi nhà tình yêư, mà đã bị đến hai lần điêu đứng. Vậy, tình yêu là gì mà ghê gớm thế? Có phải nó là “Cốc rượu vừa đắng cay, vừa ngọt bùi” như người ta vẫn ví von, hay nó còn có cả máu và nước mắt nữa?..
 
***
 
Tôi về cơ quan mới, vào giữa lúc ta đang mở chiến dịch tuyên truyền, vận động rất rầm rộ, chống lại âm mưu của địch đang ráo riết lôi kéo, dụ dỗ đồng bào trong vùng tập kết di cư vào Nam. Nhất là trong đồng bào công giáo.
Bọn phản động đã lợi dụng trình độ dân trí còn thấp. Chúng sản xuất những tấm kính cỡ 9 x 12, có rãnh hằn dài ngắn, cao thấp, nông sâu khác  nhau, nàm song song trên mặt kính, theo hình tượng Chúa. Do tính khúc xạ của ánh sáng, khi cầm kính đưa qua, đưa lại, thấy thấp thoáng có bóng dáng Chúa. Chúng bảo đấy là “Chúa hiện hình về, khuyên con chiên đi theo Chúa vào Nam”.
Kỹ thuật này, chắc hẳn chúng đã bắt chước người thợ gốm thời xưa, sản xuất những bộ chén, có những chỗ đầy mỏng, nông sâu khác nhau, theo hình khôn mặt người con gái. Khi rót nước vào chén, chỗ dầy sẽ tối và thành mắt, thành hõm má. Chỗ mỏng sẽ sáng, thành mũi, thành gò má. Do quy luật tôi – sáng, nên khi nhìn vào đáy chén, thấy một khuôn mắt người con gái đang cười. Nếu uống hết nước, thì khuôn mặt cô gái sẽ biến mất. Cũng như tấm kính, nếu để yên thì chẳng thấy hình Chúa đâu !
Rõ là bịa đặt và xảo trá! Chúa ở mọi cõi lòng, ở khắp nơi trên trái đất, chứ sao lại ở kia, không ở đây?. Vả chăng trước khi trở về “cõi Chúa”, Chúa đã từng sống ở cõi đời này hai nghìn năm trước. Từ bấy đến nay, con người đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh, mà trong đó cũng không ít con chiên của Chúa đã phải hy sinh tính mạng. Vậy những lần ấy Chúa có hiện hình về bảo con chiên bỏ đây đi kia không?...
Ta phải giữ dân ở lại, phải giúp họ nhận rõ đúng sai, thật giả. Phải cùng họ đấu tranh giữ lấy hầm mỏ, xí nghiệp, máy móc, điện nước, và tất cả những cơ sở thiết yếu để tồn tại và phát triển. Mặt khác lại phải gấp rút chuẩn bị vật chất và tinh thần để trở về tiếp quản khu mỏ. Thật đúng là trăm công nghìn việc, mà việc nào cũng khẩn trương, cấp bách.
Ngoài việc chụp ảnh phóng sự, tài liệu, cơ quan còn giao cho tôi tổ chức các cuộc triển lãm, nhằm phục vụ cho mục đích nói trên. Ảnh do cơ quan Thông tấn xã Việt Nam cung cấp.
Sau ngày tiếp quản Thủ Đô, lần đầu tiên tôi được đi Hà Nội công tác, Hay gọi là “về” cũng có thể được. Vì từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, hai anh em tôi phải rời Hà Nội, đến nay mới được về đất cũ. Tôi đi cùng anh Thanh Lương Trưởng ty Thông tin, và anh Trần Quốc Lân, Trưởng Ban tố chức tỉnh. Hai anh lên Trung ương họp. Tôi đến Thông tấn xã lấy ảnh, và mua một số vật liệu về làm ảnh. Lúc bấy giờ các cơ quan Đặc khu đã chuyển ra Đông Triều. Và chưa cơ quan nào có xe ô tô. Chúng tôi đi xe hàng. Anh Thanh Lương đem theo chiếc xe đạp độc nhất của cơ quan. Chiếc Mẽciê, để đi lại trong thời gian họp. Đang chờ đưa xe đạp lên mui ô tô, bất chợt anh Thanh Lương bảo tôi: “Hay…nếu cậu thích xem phong cảnh thi đi xe đạp?”. Ôi trời! Sao anh lại có sự gợi ý trúng tâm can tôi, và đúng lúc đến thế? Đã bao năm chui lủi ở trong rừng, giờ mới được ra đồng bằng, được trông thấy đất trời cao rộng, được đi trên con đường rải nhựa  bóng loáng, phẳng lỳ. Một trăm cây số từ Đông Triều đến Hà Nội, chẳng xá kể gì. Bây giờ tôi đi xe đạp đã vững tay rồi. Không phải lái bằng cả người như chuyến đi Bố Hạ ngày náo nữa. Tôi bèn nhây lên xe phóng đi. Tưởng đâu như mình vừa mọc cánh!
Nhưng rồi ruộng đồng, làng mạc, phố phường, người, xe xuôi ngược, nhìn mái cũng “no” mắt, sức đạp cứ mỏi dần. Gần tối hôm ấy tôi mới đến Thông tấn xã. Cũng may là lúc bấy giờ, hầu hết cán bộ nhân viên còn ở tập thể trong cơ quan, nên tôi không phải kiếm chỗ ngủ trọ. Làm xong công việc cơ quan giao, tôi dành thời gian đi thăm những nơi quen biết cũ.
Qua báo chí, tôi biết những ngày đầu kháng chiến, người Hà Nội đã tự đục tường nhà mình, mở :”giao thông hào nổi” cho Tự vệ Thủ Đô chiến đấu. Và nhất là qua bài hát tôi vẫn hát: “…Đây Thăng Long…Đây Đông Đô Hà Nội…Hà Nội cháy khói lửa ngợp trời…” Và tôi cũng hiếu sau sáu chục ngày đêm chiến đấu quyết tử, người Hà Nội đã đốt nhà cửa, phố phường của mình để ra đi kháng chiến trường kỳ. Với ý niệm đó, bây giờ trở về, tôi vẫn đinh ninh Hà Nội còn đầy thương tích. Nhưng không! Phố phường hầu vẫn nguyên vẹn như xưa. Chỉ có điều hơi khác là nhà cửa bây giờ hình như nhỏ bé hơn xưa. Hay vì bây giờ tôi đã lớn, nên nhìn ra vậy chăng?
Từ cơ quan Thông tấn xã, tôi đi ra quảng trường Ba Đình, cố hình dung xem chỗ nào đã dựng lễ đài mít tinh, để Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn độc lập”. Kia, ngôi biệt thự cú của viên “Toàn quyền” thực dân vẫn còn nguyên vẹn. Chỉ khác là hai người gác cổng bây giờ là hai chiến sĩ Vệ quốc đoàn, mũ áo một mầu lá cây xanh biếc.
Tôi đến vườn hoa “Canh nông”, ngồi nghỉ chân trên chiếc ghế đá, nhớ lại những đêm trăng sáng năm nào, tôi vẫn đến đây hóng mát, và nghe ông Sẩm mù thổi sáo. Ôi!...Cái tiếng bổng trầm, réo rắt trong đêm khuya ấy, sao gợi nỗi nhớ nhà đến thế? Vườn bây giờ có vẻ thoáng rộng hơn xưa, vì bức tượng đài có tên lính “mũi lõ”, giương súng bắn vào thành Cột Cờ đã phá bỏ. Rồi tôi đến Cửa Nam, tìm số nhà 216 Bis, gác trên là chỗ ở đầu tiên khi tôi đến Hà Nội. Đây, íâm biển “Thời Long” của chú khách, vẫn treo nguyên dưới cái ban công cũ kỹ, nơi tôi vẫn ngồi xem vườn hoa và tượng bà “Đầm Xoè”. Chú khách chắc đã già, người bán hàng bây giờ là một cô gái trẻ. Tôi ước ao giá được gặp lại anh Quý, người đã đưa tôi vào xem Nhà thờ lớn Hà Nội, trong ngày “Lế trọng” năm xưa. Nhưng chắc ràng Cách mạng tháng tám đã giúp anh khép lại quãng đời đi ở. Anh đã về quê lấy vợ, làm nhà…Hay cũng như bao chàng trai khác, anh đã thành người chiến sỹ quyết tử cho Thủ Đô? Tôi rất muốn vào hỏi thăm tin tức, nhưng lại sợ cô gái trẻ kia hiểu lầm…                    
Tôi lên Hàng Bông, rẽ sang con đường quen thuộc. Trường học cú của tôi đây. Vẫn nguyên hàng chữ nửa Tây nửa ta, đắp nổi: “Ecole de Thăng Long”. Cụ Nguyễn Du đã viết:
“…Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”…
Nước ta ở vùng khí hậu nhiệt đới, có thảm thực vật quanh năm xanh tốt. Hơn nữa đã nhiều năm tôi sống ở trong rừng bạt ngàn cây cối. Nhưng chỉ những gốc cây ở vườn nhà mình, và sân trường minh học, là suốt cả đời, dù đi đâu, ở đâu, cũng không bao giờ quên đựợc. Tôi muốn vào trong trường thăm phòng mình đã ngồi học. Và nếu được gặp thầy giáo cũ, dù thầy đã quên tôi, dù đã quá muộn, tôi cũng phải cảm on thầy. Vì thầy đã khộng đuổi tôi ra khỏi lớp, khi biết cái thằng học trò nhà quê này, chẳng biết một chữ Pháp bẻ đôi nào. Rồi sẽ ra sân trường thăm những gốc cây, nơi tôi đã cùng các bạn bè vui chơi, đánh bi, đánh đáo…Nhưng cổng trường khép kín. Chiều đã muộn, tan học rồi, hay sang thời ta trường chỉ học một buổi?
Tôi quay về, rẽ qua cửa nhà “cái Lộc”, đứa bạn đầu tiên khi tôi rời luỹ tre làng. Nó vốn là gái mặc giả trai, đã khiến tôi nhầm khi kết bạn. Hiệu giầy nhà Lộc vẫn còn nguyên đây. Chỉ khác trước là có ít hàng bày, và tủ kình mờ đục, nước dầu quang lâu ngày phai nhạt. Không thấy ai ngồi bán hàng. Tôi không dám vào, chỉ giả vờ như người khách đi qua, dừng chân lại xem hàng. Thực ra, tôi đang cố hình dung xem Lộc bây giờ cao lớn ra sao? Và đoán chắc bây giờ bạn đã thành một “tiểu thư” Hà Nội xinh đẹp và dịu dàng. Tôi thầm gọi: “Lộc ơi! Mình về đây, mình đến thăm Lộc đây, Lộc có nhớ mình là ai không? Bạn hãy còn son, hay là đã lấy chồng? Hay là…
Ngày còn ở ngành Công an, có lần tôi đã đựợc nghe kể về chiến công của chị Lộc, một người Hà Nội, đã anh dũng hy sinh, trong vụ đánh đắm chiếc thông báo hạm “Amiô Danhvin” của quân Pháp, ở ngoài cửa biển Sầm Sơn. Thời gian ấy chiến công đó còn bí mật chưa công bố. Vâng. Hay là…Biết đâu chị Lộc ấy lại chính là người bạn cũ của tôi đây?...
 
***
 
Công việc chuẩn bị tiếp quản ngày càng gấp rút, tất cả cán bộ nhân viên đều được nghỉ việc để đi học. Học tám chính sách về quản lý đô thị, cải tạo công thương nghiệp, và mười điều kỳ luật khi vào tiếp quản.
Học xong. Chúng tôi được phát mỗi người một bộ quần áo. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong đời người viên chức, ai cũng có một bộ đồng phục vải ca ki Trung Quốc, may theo kiểu “Tôn Trung Sơn”, nhưng lại gọi là “Đại cán”. Chẳng biết do ai đặt tên, và đặt tù bao giờ?  Áo  bốn túi, hai túi ngực, hai túi vạt, cổ đứng, ve nhọn, hoặc tròn, khuy cài lên đến cổ. Và một đôi giầy vải, mầu nâu hoặc xanh. Với cái mũ lưỡi trai (còn gọi là mũ công nhân).
Đây chắc là khoản viện trợ của nước bạn, giúp ta về tiếp quản vùng đô thị.
Về trang phục của chúng tôi xưa nay rất tuỳ tiện, có sao mặc thế, thậm chí rách, vá cũng là bình thường. Trừ một số anh em có gia đình khá giả tiếp tế. Họ may những bộ ka ki gabadin Mỹ hay Canada sang trọng. Còn tất cả đều là vải phin đen, may kiểu ta. Khá hơn một chút thì có bộ diện: quần tây, vải chéo go xanh, áo sơ mi vải phin, mầu trứng sáo hay da trời. Mùa đông mặc thêm chiếc áo len hoặc sợi dệt, cụt tay, mầu gio hay nâu để chống chọi với gió rét. Anh nào giầu mói kiếm được cái áo khoác ngoài bằng len dạ. Thế mà bây giờ lại được phát cả  một bộ comlê ngoại, đủ cả giầy lẫn mũ. Mừng quá! Chưa vào tiếp quản mà mặt anh nào cũng cỏng lên, hơn hớn tươi vui, hãnh diện như đang đứng dưới cờ hát khúc “Khải hoàn ca” vậy!
“Người đẹp vì lụa, lúa đẹp vì phân”. Chẳng biết đóng bộ “Đại cán” vào, chúng tôi có đẹp hơn không? Nhưng quả thật trông anh nào cũng hao hao như mấy vị chuyên gia nước bạn. Nếu thêm chiếc dây lưng to bản, và hai ống chân quấn “xà cạp” nữa, thì chúng tôi đã thành ra anh chiến sỹ “Bát lộ quân” hay “Tân tứ quân”, trong phim “Nam chinh bắc chiến” rồi!
Cả bọn đang mặc thử quần áo mới, bỗng có tiếng kêu lên:
-       Ới các cậu ơi! Tớ trông thằng Soạn hệt như lão Xú Hoóng bên Hoa Kiều vụ. Thế là cả bọn cùng nhao lên, tranh nhau phụ hoạ:
-       Đúng rồi! Cũng mẵt một mí, cũng hai cái má bầu bầu.
-       Lại cũng lùn, và béo cùn béo cụt nữa chứ!
Soạn vốn là “cây văn nghệ” của Ty Thông tin, hát hay, chơi ghi ta giỏi, lại mới đi học lớp biên đạo múa về, và đang phụ trách tuyển diễn viên, lập Đoàn văn công cho tỉnh. Nó đang vui, vì bốc thăm gặp may, vớ được bộ quần áo mầu vàng nhạt vừa ý. Lập tức nó nhún chân, phẩy tay, phác qua một vài nét đã tạo thành dáng điệu một người gánh nặng, rồi bắt chước người Hoa Kiều ngọng nghịu, cất tiếng hát:
-       Ô..Ồ..ngổ ở pên tàu là ngổ mới sang.. a..à..à..Ố Nàm (An Nam) ây à…pán puôn, pán puôn ấy…a…làm giàu à…à…
-       Hảo! Hảo lớ!
Cả bọn cùng phá lên cười rũ rượi.
Sau khi làm xong nhà, Ty Thông tin cùng các cơ quan Đặc khu, chuyển về xã Quảng La, huyện Hoành Bồ. Cả cơ quan bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho cuộc mít tinh, chào mừng chiến thắng và hoà bình. Đây là cuộc mít tinh lớn nhất từ trước đến nay của Đặc khu. Vì được tổ chức trong thời bình, và không chỉ có nhân dân Hoành Bồ, mà Đặc khu còn mời cả nhân dân trong vùng tập kết Hồng Gai, Bãi Cháy, Hà Lầm, Hà Tu ra dự, nhằm cổ vũ, động viên họ hăng hái đấu tranh, chống mọi âm mưu tháo gỡ máy móc, và dụ dỗ đồng bào vào Nam của địch. Ngoài phần mít tinh, còn có triển lãm ảnh, và liên hoan văn nghệ. Đoàn văn công Ca - Múa - Nhạc, do anh Soạn phụ trách, đang gấp rút luyện tập hoàn thành tiết mục. Bộ phận triển lãm chúng tôi, dán các bộ ảnh lên những tấm bìa lớn, và viết chú thích. Cuối mỗi bộ ảnh, có panô ghi các số liệu thành tích của từng trận đánh, hoặc của cả chiến dịch. Bộ phận ấn loát, anh Hoàng Sơn hối hả in tài liệu để kịp tán phát. Lúc bầy giờ Ty Thông tin chưa có máy móc gì, việc in ấn còn làm theo kiểu thủ công, vừa vất vả, vừa chậm chạp. Phải viết chữ ngược lên tấm đá chuyên dụng, đã được mài nhẵn và kẻ ô ly. Phải lau đá bằng dung dịch a-xít, xong ngâm nước đường đen, để giữ chân chữ. Rồi mới lăn rulô mực và đặt giấy, rồi lăn rulô sạch lên giấy, lầy giấy ra mới thành bản chữ xuôi như bình thường.
Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, vào tháng 12 – 1954, cuộc mít tinh được tổ chức tại Trại Me, xã Sơn Dương. Đây là địa điểm giáp ranh giữa vùng tự do và khu vực tập kết. Lễ đài được dưng lên, đồng thời là sân khấu, ở trên một gò đất cao, phía trước có bãi đất rộng, được cắm cọc, căng dây, chia thành hai ô vuông lớn. Một ô dành riêng cho lực lượng vũ trang, ô còn lai là khu vực của các cơ quan và nhân dân.
Xong việc ỏ phòng triển lãm, tôi đi ra chỗ mít tinh, thấy người đông nghịt. Nửa bãi bên dân chính, người ngồi tràn cả ra ngoài hàng cọc dây. Trước ô bộ đội, đặt một đãy dài, đủ các loại vũ khí to, nhỏ, từ cối cao xạ, đến đại liên, nòng súng chĩa lên trời, trông thật oai nghiêm. Gió thổi, cờ bay, người người náo nức, tất cả dều hướng lên lễ đài,
 Tôi đang đi tìm vị trí thuận lợi, để chốc nữa khai mạc sẽ chụp ảnh, bỗng thấy tiềng gọi:
-       Anh Quế! Anh Quế ơi! Tôi ngạc nhiên đứng lại nhìn vào đám đông. Quế là cái tên ngày tôi hoạt động bí mật ở nội thành. Chắc là người quen nên mới biết, nhưng ai thế?
-       Em đây ! Anh không nhận ra em à?
Một người mặc quần áo cộc đen, đầu trùm khăn đen, buộc xuống cằm kín mít, tay xách túi hành lý đang lách đám đông bước ra. Khi tấm khăn trùm kéo xuống vai, tôi mới nhận ra người quen:
-       Ôi cô Vân! Cô lớn quá, mà ăn mặc cứ như thám tử ấy, thì làm sao tôi nhận ra ngay được. Cô ra dự mít tinh à?
-       Vâng!
Tôi hơi ngạc nhiên, chẳng hiểu sao một cô gái ở vùng địch vừa mới lớn, mà lại giàm vượt qua hai, ba vị trí quân Pháp để ra vùng tự do dự mít tinh. Hay là  Vân đi còn có mục đích gì nữa đây?...
Tôi đưa Vân ra bò cỏ ngồi, xa đám đông một chút cho dễ nói chuyện. Vân là con gái bà Bang, người tám năm trước đã nhận tôi, do chị Hội giao, và đưa tôi đến ở nhà bá Nhau. Khi còn ở Hồng Gai, tôi với Vân chỉ biết nhau, mỗi khi gặp mặt chỉ chào hỏi, chứ chưa bao giờ hai đứa ngồi  nói chuyện riêng. Bây giờ, sau thời gian xa cách, gặp lại nhau ở đây, tự nhiên cả hai đứa cùng cảm thấy gần gũi, thân mật. Vân ngoan ngoãn đi theo tôi. Hơn nữa, Vân còn là bạn thân của Yến, cô bạn láng diềng của tôi, người mà một thời tôi đã thầm yêu trộm nhớ. Vân cũng có quầy hàng vải như Yến. Đôi bạn ấy đi đâu cũng có nhau, sao bây giờ vào đây lại chỉ có một mình Vân? Dường như đoán được thắc mắc ấy của tôi, Vân nói:
-       Yến nó gửi lời thăm anh đấy!
A!...Thế là em vẫn không quên tôi. Tôi mừng quá. Nhưng có phải em còn chờ tôi không, hay em đã lấy chồng rồi? Tôi hỏi Vân:
-       Thế à! Cô áy và gia đình có khoẻ không? Sao cô ấy không ra dự mít tinh? Vân tránh cái nhìn dò hỏi của tôi. Cô im lặng một lúc rồi mới nói:
-       Nó lấy chồng rồi anh ạ. Chồng nó là sĩ quan quân đội Cộng hoà. Anh ta theo duổi ba bốn năm nay, mãi rồi nó mới đồng ý. Vừa nhận lời người ta xong, thì được tin đình chiến. Nó cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ. Vì bọn em đã hẹn với nhau, bao giờ hoà bình rồi mới lấy chồng. Bây giờ nó đang chuẩn bị vào Nam anh ạ.
Cái tin người yêu đi lấy chồng, xưa nay đã nhiều người nếm trải, và cũng không ít nhà thơ đã viết nên những câu tuyệt bút. Còn tôi, một người bình thường, khi nghe tin ấy thì sao? Có buồn không? Có lẽ chẳng cần phải nói. Vì ai cũng biết cả rồi. Một người yêu đang bị giam cầm, chưa biết đến bao giờ mới thành án. Một người đã lấy chồng. Thế là bao nhiêu mơ ước bấy lâu dành cho lúc trở về của tôi, giờ đây đã hoàn toàn tan vỡ. Mà còn bị chạnh lòng ghen tị. Vì người được Yến chọn, sao không phải là ai khác, mà lại là người ở phía bên kia? Tôi hỏi Vân:
-       Chắc cô Yến hạnh phúc lắm, phải không Vân?
-       Cũng không hẳn thế đâu anh ạ. Em vừa nói đấy, nó nhận lời người ta rồi mới có tin hoà bình. Mà bọn con gái chúng em còn nhiều thứ ràng buộc lắm. Thôi, chuyện còn dài, để đến ngày anh về. À, anh Nhân, chị Đức gửi quà cho anh đây này. Biêt Vân muốn kết thúc cuộc nói chuyện. Tôi hỏi thăm ông bà Bang, bá Nhau, anh Nhân, chị Đức, và cảm ơn Vân.
Đưa gói quà cho tôi, vẻ mặt Vân tự nhiên đổi khác, hai má đỏ hồng lên, mặc dù trời đang lạnh, mắt nhìn bối rối. Rồi Vân nhỏ gọng gàn như thì thầm: “Lời thăm và quà tặng, đều là của người khác. Còn em…Em có gì đâu mà anh cảm ơn. Thôi em đi vào đây!”.
Vân chạy đi, rồi lẫn vào đám đông. Tôi đứng nhìn theo, vẩn vơ suy ngẫm…Tôi càng nghi ngờ, không tịn, chưyến đi của một cô gái, từ vùng địch ra vùng tự do, vừa vất vả, vừa nguy hiểm, mà lại chỉ có mỗi một mục đích là dự mít tinh, và chuyển quà giúp người hàng xóm?...
Người ta bảo các cô gái hay nói “không” là “có”. Vân cũng bảo: “Em chẳng có gì”. Hay là…Bá Nhau đã nghĩ đến chuyện vợ con cho tôi, sau này khi tôi về tiếp quản. Mà người bá đã nhắm là Vân? Và chắc bà Bang cũng bằng lòng, cho nên hai bà cho Vân đem quà ra Trại Me gặp tôi chăng?...
Mặt khác, trong chuyến đi này, rất có thể đã có một cuộc “thoả thuận ngầm” giữa Yến và Vân. Như kiểu ngày xưa Thuý Vân nhận lời thay chị Thuý Kiều chăng?..
Nếu đúng như vậy, thì thật uổng công cho những người xếp đặt. Vì chính sách cải tạo công thương nghiệp, tôi đã học rồi. Gia đình Vân có hai chiếc tầu vận tải, chắc chắn sẽ bị quy là thành phần tư sản. Mà lúc bấy giờ tư sản đang là đối tượng của cuộc đấu tranh giai cấp, một mất, một còn. Cho nên, chuyện con gái nhà tư sản lấy chồng là cán bộ chỉ có thể xẩy ra ở trong mơ mà thôi!...
Mít tinh xong, tôi mở gói quà. Không thấy thư của anh Nhân. Chắc anh đề phòng, sợ Vân đi có thể bị quân Pháp khám xét. Trong gói có hai cái áo. Cái áo len cộc tay, mầu hạt dẻ, đẹp y như cái áo cô Minh đan cho tôi năm nào. Và chiếc bu dông vải ximini Thuỵ Sỹ, mầu đá, mặt nhẵn mượt như nhung. Vải lót mầu cánh giản bóng nhẫy, có khoá dây và hai túi chéo. Tôi mặc thử, vừa như in.
Đây là lần đầu tiên, sau hai mươi bốn năm có mắt ở đời này, tôi mới được làm chủ sở hữu những vật đẹp đẽ đến thế. Tục ngữ nói: “Già bát canh, trẻ manh áo mới”. Tôi đã đến tuổi trưng diện từ lâu rồi. Nhưng  “Mười điều kỷ luật tiếp quản”, đã khiến tôi phải băn khoăn, suy nghĩ…Món quà này vì sao, ví đâu, và vì ai mà có? Và người tặng là ai? Anh Nhân, chị Đức là hai người con nuôi của bá Nhau, về mặt tình cảm, tuy chúng tôi đã coi nhau, đã nhận nhau là anh chị em, nhưng thực chất họ vẫn là “quần chúng cơ sở”. có cảm tình, có hoạt động giúp đỡ Cách mạng, chứ không phài là cán bộ, hay người ruột thịt của tôi. Như vậy, cũng có thể nói là họ tặng áo cho tôi, nhưng vì Cách mạng, chứ không phải vì tôi. Hay là vì cả hai? Nếu thé thì càng thêm phức tạp. Vì căn cứ vào đâu mà có thể phân định, đo đếm tình cảm của con người? Nào ai biết có bao nhiêu phân ly ở bên này, còn bao nhiêu ở bên kia? Nếu cứ mặc áo, nhỡ cấp trên hỏi, thì biết ăn nói làm sao? Thôi, hay là…trả lại? Trả lại thì tiếc lắm. Mặc thì lại lo sợ. Ôi! Rõ thật phức tạp, rắc rối, thà rằng chẳng có cho xong…
Tôi đấu tranh tư tưởng, trằn trọc, cân nhắc mãi, rồi mới đi đến một quyết định dung hoà: Trả lại áo bu dông. Còn cái áo len dễ giấu, tôi mặc vào trong áo sơ mi, bên ngoài vẫn mặc chiếc áo sợi như cũ.
Hôm sau, chờ lúc trời đẹp, tôi mặc áo bu dông, đưa máy ảnh cho anh Sơn, nhờ anh chụp cho một kiểu, để kỷ niệm chút tình của người cho áo, Rồi tôi cất áo vào trong đáy ba lô, chờ ngày về tiếp quản, sẽ trả lại chủ nhân của nó.
 
***
 
Ngày 24 thang 4 năm 1955, ta về tiếp quản khu mỏ. Chính phủ đã quyết định hợp nhất tỉnh Quảng Yên và Đặc khu Hồng Gai thành khu Hồng Quảng. Tôi ở Đoàn vào tiếp quản thị xã Hồng Gai, thủ phủ của khu. Sáng sớm hôm ấy, khi quân Pháp vừa rút khỏi vị trí Trới, huyện Hoành Bồ, Đoàn cán bộ các cơ quan khu Hồng Quảng đã có mặt ở bến đò Trới, xuống thuyền đi Hồng Gai. Một số cán bộ ở “Uỷ ban quân quản” của ta đã vào nội thành làm việc với đối phương từ mấy hôm trước. Theo kế hoạch đã định, các đơn vị bộ đội vào tiếp quản từ mỏ Mông Dương, qua Cửa Ông, Cẩm Phả rồi vào Hồng Gai.
Từ sông Trới, đoàn thuyền chúng tôi đi ngang qua Giếng Đáy vào Cửa Lục. Cũng dòng sông này chín năm trước, chị Hội và tôi đã từ phố Bang, đi theo nhánh sông Đông bắc, qua mỏ Cái Đá ra Cửa Lục, vào Hồng Gai. Không ngờ tôi lại có mặt ngày hôm nay, để trở về sông cũ, bến xưa. Chỉ tiếc cho người cùng đi năm ấy, đã mãi mãi không trở về! Chị chẳng bao giờ được nhìn thấy ngày hôm nay tưng bừng, cờ hoa chiến thắng! Trong giờ phút trọng đại này, không biết ở đâu đó trên mộ chị, có ai thắp ba nén hương tưởng niệm chị không?...Hôm ấy trời nắng. Ánh nắng dịu dàng đang lúc chuyển mùa. Mùa xuân còn chưa muốn ra đi, và mùa hè cũng chưa vội đến. Khi đoàn thuyền chúng tôi đi đến chỗ ngang bến phà Bãi Cháy, thì chuyến tầu “Há mồm” cuối cùng của quân Pháp cũng rời bến Hồng Gai. Những tên lính Âu – Phi đứng lố nhố trong lòng tầu. Bọn chúng đều nhìn cả lên bờ, như vẫn còn nuối tiếc nôi chúng vừa phải bỏ lại.
Tôi lại nghĩ đến tên Phổ, kẻ đã từng rình rập, săn đuổi chúng tôi, và cố hình dung ra vẻ mặt của kẻ thật bại, bây giờ nhăn nhó, phở phạc ra sao?...Và nghĩ đến con cáo già Ray, một tên thực dân nham hiểm, quyền uy khét tiếng, mà bao lần tôi đã phải vào thưa ra bẩm. Không biết trong lúc cuốn cờ, rã đám này, liệu tên chỉ huy chiếc tầu “Há mồm” kia, có chấp thuận cho y đem theo chiếc xe kéo gọng vàng không? Hay cũng như nước Pháp phải từ bỏ cuộc xâm lăng nước Việt, y cũng phải bỏ lại khu mỏ cái vật cố hữu của đời y?
Đối với các viên chức người Pháp của Sở than Bắc Kỳ, ta đã cho họ được quyền tự do lựa chọn, ai muốn ở lại làm việc với ta, ta sẵn sàng tiếp nhận. Nhưng có lẽ vì xấu hổ, vì tự ái, hay tự tôn mà họ không ở lại. Trong đó có cả sếp Vecdô cũ của tôi cũng vậy.
Tôi lại nhớ cô Minh, người đã một thời gửi mộng đẹp vào phía người đi kháng chiến. Bây giờ không biết em suy tính sao đây? Chắc em không cam chịu để mình thành một “me tây” như bà chủ nhà  nơi tôi trọ học năm nào, hay như bà Phi, chị thầy giáo Tình của tôi? Nếu vậy, chắc em đã  phải gạt nước mắt,  bước xuống tầu, đi xứ lạ, bỏ lại sau lưng cha mẹ, quê hương, và đất nước mình. Khi được tin em lấy chồng người Pháp, tôi đã khen em khéo chọn, và mừng cho em được hạnh phúc. Còn bây giờ, chắc không hoàn toàn là như vậy. Nhưng thuyền phải theo lái, gái phải theo chồng, chứ còn biết làm sao!
Được trở về thành phố thân quen, nơi trước đây vì nó mà mình đã chịu nhiều lo âu, và gian nan nguy hiểm, tôi vui sướng nhìn như dán mắt lên ngọn núi Bài Thơ xanh biếc, và những mái nhà cao thấp nhấp nhô, nhìn hai chiếc cần cẩu “Con cóc” cũ kĩ ở bến cảng, và nhìn những hàng phi lao xanh mướt bên đường, mà năm nào hằng ngày tôi vẫn đi qua. Thuyền càng tiến gần đến Hồng Gai, tim tôi càng bồi hồi, rạo rực. Tôi chỉ muồn gọi to lên: “Hồng Gai ơi! Tôi về đây!”. Vâng, tôi còn sống đây! Tôi đang thầm hát khúc khải hoàn đây! Hãy nhanh lên! Nhanh nữa lên thuyền ơi!
Đây rồi! Phố Bến Đoan quen thuộc. Nơi những ngày chủ nhật năm nào, tôi cùng anh Năng vẫn ra đây tắm biển, để kiếm ít phút tự do, không phài đề phòng những con mắt xoi mói của bọn mật thám, chỉ có mình với sóng nước, được thả sức vẫy vùng. Từ ngày chia tay nhau ở Xích Thổ, chỉ có một lần tôi gặp anh ở dốc Đèo Bụt, huyện Sơn Động. Lưng khoác ba lô, tay chống gậy, anh vừa thở, vừa rên, bảo: “Tớ chuyển sang đơn vị chiến đấu rồi, dạo này ốm lắm, sốt rét liên miên. Bây giò phải đi quân y đây”. Không biết bây giờ anh Năng đang ở đâu?
Thuyền vào bến. Cùng anh em chuyển xong đồ đạc lên trụ sở mới trên dốc Bồ Hòn, tôi lao ngay ra ngoài phố. Có lẽ chỉ những người ở Hồng Gai đi kháng chiến, và những người đã vào đây hoạt động như tôi, mới cảm nhận được hết sự vui mừng của lúc trở về. Tôi muốn nhìn thấy phố phường, và muốn gặp ngay những người thân thuộc.
Theo đúng quy định của “Uỷ ban quân quản”, tôi mặc bộ quần áo “Đại cán” mới phát, mầu vàng nhạt, đầu đội  mũ lưỡi trai, chân  đi giầy vải, ngực cài tấm “Biểu trưng tiếp quản”, nền đỏ, sao vàng. Khi tôi ra đến đường trung tâm thị xã, thì cuộc đón tiếp bộ đội về tiếp quản đã xong. Mặt trời đã đứng bóng. Đường phố vẫn đỏ rực cờ sao, nhưng người đi lại đã thưa vắng. Tôi đi dọc phố chính, vừa đi vừa ngắm nhìn, rồi rẽ vào phố Cây Tháp, vòng xuống chùa Long Tiên, rồi quay lên phố Hàng Nồi. Cửa hàng nước mắm Cát Hải của anh Vượng đây. Nơi ngày nào Tổ điều tra chúng tôi vẫn đến họp. Anh Quân. anh Vượng đã bị bắt từ đêm bọn mật thám vây nhà bà Nhiếp. Các anh đã vượt ngục trốn tù, đã được đối phương trao trả Chính phủ ta, theo hiệp định đình chiến đã quy định, hay đã bị chúng ấn vào bao tải, buộc đá gìm xuỗng biển mất tích rồi? Các anh có được thấy ngày hôm nay chúng ta thắng lợi trở về không? Thật đáng tiếc, từ bấy đến nay tôi không được tin tức gì về họ. Chỉ biết cửa hiệu nước mắm đây, giờ đã thuộc về chủ khác, người bán ngư cụ.
Tôi đi tiếp đến đầu Phố Chợ. Ô kìa! Cô Vân! Em đứng tựa cửa như đang ngóng chờ ai?... Trông thấy tôi Vân reo lên, rối rít nói:
-       Ôi anh Quế! Anh Quế về rồi! Anh vào trong nhà đi! Bá Nhau cũng đang ở chơi đây với mợ em. Hai bà vừa đi đòn bộ đội về, đang vui chuyện. Anh vào nhà đi!
Tôi mỉm cười và khẽ lắc đầu:
-       Không vào được đâu Vân ạ. Cô cho tôi gửi lời chào hai bà. Và nhờ cô nói với hai bà là kỷ luật tiếp quản không cho phép, nên tôi không về nhà được. Hôm nào hết lệnh giới nghiêm tôi sẽ về.
Vân ngẩn người ra, không hiểu vì sao lại thế? Trông gương mặt tươi cười, và ánh mắt đang bừng sáng của Vân, bỗng tối sầm lại, khiến lòng tôi đang vui, cũng gợn lên một thoáng buồn, thương, và ái ngại. Cũng chẳng biết nói gì với nhau trong hoàn cảnh ấy, tôi đành chào Vân rồi tiếp tục đi. Tôi không dám ngoái lại, vì biết rằng phía sau lưng mình, Vân đang ngơ ngẩn nhìn theo…
Tuy đã biết trước gia đình Vân rồi sẽ bị quy là tư sản, nhưng tôi không ngờ rẳng đây lại là lần cuối cùng hai đứa được tiếp xúc với nhau. Vì ngay sau đó chính sách cải tạo công thương nghiệp được áp dụng, hoàn cảnh gia đình Vân đúng như tôi đã dự đoán. Và từ đấy khiến tôi đã phải xa Vân mãi mãi. Mặc dù hai đứa vẫn ở cùng một thị xã, thỉnh thoảng vẫn trông thấy nhau, nhưng những lần ấy, hình như bao giờ hai đứa cũng tìm được sự hợp lý, tự nhiên, để khoảng cách chỉ đủ nhìn thấy nhau, chứ chưa đủ gần để phải hỏi chào!
Tôi viết những dòng buồn bã này, nếu sau đây có ai đọc đến mà thắc mắc khồng hiểu vì sao? Thì tôi xin thưa trước rẳng: Vì tôi sợ bị “liên quan” đến giai cấp tư sản áp bức, bóc lột. Lúc bầy giờ, và cả mấy chục năm sau đó cũng vậy, cái tội của kẻ “liên quan” cũng rất nặng nề, chẳng kém “thủ phạm” là bao.
Còn Vân?  Em xa lánh tôi, có thể vì lòng tự trọng, vì tự ti, tủi phận, hay còn vỉ thương tôi, muốn tránh phiền phức cho tôi nữa chăng?.,.
Sau đó, để trút bỏ cái “Gánh giai cấp” quá nặng nề đã đè lên vai gia đình mình, ông bà Bang đã ra ngoại ô mua đất làm nhà, sống bằng nghề trồng rau, và chăn nuôi gia súc, mong được cải đổi thành phần, trở thành người nông dân lao động chân tay chân chính.
Tôi đi dọc Phố Chợ, đến trước ngôi nhà số bốn hai quen thuộc. Nhà bá Nhau đây. Bên cạnh là nhà Yến. Cà hai nhà trông bên ngoài cũng vẫn như xưa. Nhà bá Nhau cửa mở, nhưng không thấy ai. Còn nhà Yến cửa đóng then cài. Chắc cả gia đình Yến đã di cư vào Nam.
Thôi, thế cũng được rồi. Tuy không được trông thấy lúc nhân dân Hồng Gai đón bộ đội về, nhưng tôi đã được thăm phố phường, thăm những chỗ thân quen. Tôi quay về, leo lên dốc Bồ Hòn.
Khoảng bốn năm tháng sau, có lẽ là vảo dịp lễ kỷ niệm Quốc khánh năm ấy, cuốn phim: “Việt Nam trên đường thắng lợi”, của nhà làm phim Xô Viết, Cácmen, được chiếu trên màn hình khu mỏ. Tôi mới được trông thấy quang cảnh cờ hoa rức rỡ, của nhân dân Hồng Gai xuống đường, hân hoan đón tiếp những người con chiến thắng trở về. Trong phim có hình ảnh cảm động nhất là một lão bà, mặc áo dài nâu, đội khăn mỏ quạ, cặp mắt to, sâu, miệng móm. Bà lão vui mừng, nhẩy nhót, reo hò y như một đứa trẻ nhỏ, bên cạnh đoàn quân đang rầm rập tiền vào thị xã.
Sau đó đoạn phim này còn được các nhà làm phim Việt Nam trích in vào nhiều bộ phim khác. Và từ đấy hình ảnh người công dân cao tuổi ấy đã trở thành bất tử, mãi mãi cùng tồn tại với lịch sử chiến thắng của non sông đất nước ta. Nhưng chắc rằng khán giả xem phim đương thời cũng như mai sau, sẽ không có ai biết bà lão ấy là ai? Trừ một số người ở Hồng Gai đã sống cùng thời với bà. Là một người có may mắn được biết bà, tôi xin thưa: Người ấy chính là “bá Nhau”, bà Nguyễn Thị Nhau, người đã nuôi tôi, một nhân viên hoạt động nội thành, trong những ngày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang gay go quyết liệt.
Những năm sau này, khi Nhà nước có chính sách khen thưởng, đãi ngộ những người có công, thì bá Nhau đã qua đời, cho nên trước, sau bá vẫn là người vô danh chẳng ai biết đến.
Tôi đọc sách cũ thấy chuyện: “Nhiếp Chính giết chết Hiệp Luỹ, Tướng quốc nước Hàn, để trả thù cho người tri kỷ của mình là Nghiêm Trọng Tử. Sợ lộ mặt sẽ nguy hai cho chị gái tên là Vinh, hành xử xong, Chính bèn bóc da mặt, móc mắt tự tử chết, Nước Hàn phơi thây Nhiếp Chính ở chợ, treo giải cao cho ai biết mặt và tố cáo kẻ hành hung. Được tin, chị Vinh đến chợ. Thấy quả đúng là em mình. Chị liền nằm bên xác em khóc lóc thảm thiết, bảo: “Đây là Nhiếp Chính, em tôi. Nó đã vì người tri kỷ mà chết. Tôi há chẳng dám vì em mà liều thân, để cho tiếng thơm của nó mất đi hay sao?”.
Tôi xin mạo muội mượn cái ý ấy của người thời xưa để nói chuyện thời nay. Nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến, những người có công đã được ghi nhận rất nhiều. Nếu có thể ví họ nhiều như cây, như lá rừng, thì những người như bá Nhau, bà Nhiếp, anh Nhân, anh Vượng, anh Quân…cũng nhiểu như rễ cây. Tuy không mấy ai nhìn thấy, nhưng “rễ cây” vẫn âm thầm tồn tại.
Ngay chiều hôm ấy, tôi được điều xuống Phòng Thông tin thị xã Hồng Gai. Trụ sở Phòng là ngôi nhà hai tầng khá rộng, ở phố Cây Tháp. Trên gác là chỗ ở và nơi làm việc của cán bộ nhân viên. Dưới nhà dành làm phòng triển lãm. Nhà này trước cũng là trụ sở cơ quan thông tin của chính quyền cũ. Bộ phận triển lãm có ba người, tôi và hai anh mới ở bộ đội chuyển sang. Ngày hôm sau chúng tôi bắt tay ngay vào công việc. Đây là lần đầu tiên chúng tôi được tổ chức triển lãm ở thành phố vừa mới giải phóng. Có thể nói là hơn bất cứ bao giờ, lần này phải làm cho thật đẹp. Song, chúng tôi cũng không dám mơ ước có khung kính để treo ảnh. Mà chỉ căng vải ngang tường, rồi ghim các tấm bìa ảnh lên. Trông cũng khang trang hơn trứơc. Có đặt bàn và sổ để người xem ghi cảm tưởng. Lại có cả hai nhân viên thuyết minh nữa.
Triển lãm được mở cửa trong lúc nhân dân đang vui mừng, phấn khởi, ai cũng náo nức muốn xem, muốn tim hiểu vể Chính quyền mới. Nhất là tìm hiểu về sức mạnh của quân đội ta, làm thế nào mà bắt được một đội quân hùng mạnh như quân đội Pháp phải đầu hàng ở Điện Biên Phủ. Người vào xem rất đông. Nhất là buổi tối, có lúc người đến sau phải chờ người đến trước xem xong ra, rồi mới có chỗ vào.
Một hôm ở trên gác, tôi đi xuống dưới nhà, nhân lúc thấy vắng khách, định xem sổ cảm tưởng xem có gì hay không. Chợt thấy một cô gái đang xem ảnh, hướng về phía cầu thang nhìn tôi, với ánh mắt rất lạ. Cô ta mặc áo dài, quần trắng, dáng người đầm đậm, không cao, không thấp, bối tóc, nét mặt nghiêm trang, không son phấn. Sau cái nhìn, cô ta không xem tiếp nữa, mà đến bàn ghi sổ cảm tưởng rồi đi ra. Cô ta chẳng có vẻ gì cuốn hút, nhưng chỉ riêng cái nhìn lạ lùng và bỏ dở cuộc xem, cũng khiến tôi phải chú ý tò mò. Tôi đến bàn mở sổ, thấy ghi: “Nguyễn Thị Thu Nguyệt, số nhà...phố…”. Ơ…chẳng có gì gọi là cảm tưởng cả! Rõ ràng đây chỉ là một địa chỉ.
Lạ thật! Chưa thấy ai ghi sổ cảm tưởng thế này bao giờ? Chắc có chuyện gì bí ẩn đây?..
Nghĩ mãi tôi mới mang máng nhớ, và đoán có thể cô ta là người có tấm ảnh tôi đang giữ đây chăng? Tôi lên gác tìm quyển sổ ảnh xem. Không! Không phải. Người ghi sổ và người trong ảnh hoàn toàn khác nhau. Người trong ảnh đội khăn mỏ quạ, và đẹp hơn người ghi sổ nhiều. Tôi lật tấm ảnh xem phía sau: “Kính tặng cậu. Cháu Nguyễn Thị Thu Nguyệt”. À ra thế!
Năm ngoái. Sau cuộc mít tinh ở Trại Me xã Sơn Dương huyện Hoành Bồ, Tỉnh lại tổ chức tiếp một cuộc mít tinh nữa ở đảo Cái Rồng, huyện Cẩm Phả (tức đảo Kế Bào, nay thuộc huyện Vân Đồn). Chúng tôi cũng ra đấy tổ chức triển lãm ảnh. Hôm mít tinh tôi gặp anh Lê Nguyên, bạn cùng ngành cũ, từ ngày còn ở khu căn cứ Vị Loại.
Ngày ấy, có lần anh Nguyên được lệnh vào vùng địch công tác. Trước hôm đi, anh rủ tôi ra bờ suối ngồi nói chuyện. Anh bảo những thằng chưa có vợ con như tôi, đi kháng chiến sướng thật, chẳng phải lo nghĩ gì. Anh khuyên tôi nên để đến ngày hoà bình rồi hãy lấy vợ. Chuyện dông dài một lúc rồi anh mới ngỏ ý:
-       Mình sắp đi công tác xa, còn một viếc đang băn khoăn, muốn nhở cậu, không biết cậu có bằng lòng giúp không?
-       Có việc gì anh cứ nói. Nếu làm được, tôi sẽ sẵn sàng.
-       Mình đi, mẹ con cô ấy sẽ không có chỗ dựa. Thằng bé thì ốm đau luôn. Cô ấy lại trẻ người non dạ. Mình nhờ cậu trông nom giúp đỡ, những lúc cháu nó trái gió trở giời, có được không?
-       Tưởng gì quan trọng, chứ có thế sao anh phải lo. Còn cơ quan, còn bao nhiêu người nữa cơ mà. Anh cứ yên tâm đi. Tôi sẽ không phụ lòng anh tin cậy đâu.
Lúc đứng dây về, anh cười nửa đùa, nửa thật nói:
-       Tiếc rằng mình không có em gái, chỉ có đứa cháu họ ở Hồng Gai. Hay để bao giờ về mình giới thiệu cho.
Tưởng chỉ là chuyện nói cho vui lúc ấy, không ngờ hôm gặp ở đảo, anh lại đưa cho tôi tấm ảnh này. Nể anh, cảm động vì tấm lòng và sự giữ lời hứa của anh, thì tôi cầm, chứ vốn là thợ ảnh, tôi hiều giữa ảnh và người bao giờ cũng có một khoảng cách khá xa. Mà để đi đến tình yêu, thì khoảng cách ấy còn xa vời hơn nữa. Tôi kẹp tấm ảnh vầo sổ tay, rồi thời gian và công việc khiến rôi quên đi, hôm nay mới có lý do nhớ đến. Và tử bấy đến nay vẫn chưa có dịp nào tôi gặp lại anh Nguyên. Chỉ nghe tin, hình như anh đang công tác ở Cẩm Phả. 
Nhưng qua sự việc này, lại nẩy ra một khía cạnh lạ lùng khác là: Anh Nguyên chưa bao giờ có ảnh của tôi, dù anh có gửi thư cho Nguyệt, nòi gì về tôi đi chăng nữa, thì bằng cách nào mà Nguyệt lại biết mặt tôi và biết tôi đang ở đây? Người tôi thì không có đặc điểm gì rõ rệt, cũng mồm ngang, mũi dọc, cũng tai mắt, đầu mình và chân tay, na ná, hao hao như tất cả mọi người. Thật là lạ! Nhất là với một người đã qua công tác tình báo như tôi. Tôi có cảm tưởng như mình  đã bị một lực lượng bí mật nào đó bao vây, theo dõi từ bao giờ mà mình không biết, đến khi biết thì lại không tìm được kẻ giấu mặt!
Thế rồi, lại một bất ngờ nữa xẩy ra ngay tối hôm ấy, anh Nguyên đến Phòng thông tin tìm tôi. Và thế là bức màn bí mật đã một phần hé lộ. Nhưng không ngờ lại nhanh chóng thế. Chúng tôi chuyện trò, thăm hỏi nhau một lúc, rồi anh Nguyên rủ tôi đi chơi. Bước ra cửa Phòng triển lãm, dưới ánh đèn đường, và ánh trăng mờ mờ, tôi thấy một cô gái mặc áo dài, đứng dưới gốc cây, bên cạnh “Cây Tháp”. Anh Nguyên ghé vào tai tôi nói thầm : “Đấy là Nguyệt, cháu mình, cùng chúng ta đi chơi”. Ba người đi dạo một lát, rồi anh Nguyên lấy cớ có việc phải về cơ quan ngay, để tôi và Nguyệt tiếp tục đi.
Lần đầu tiên đi chơi với một người con gái hoàn toàn xa lạ, mà lại trong hoàn cảnh cả hai bên cùng biết trước mục đích của chuyến đi, khiến tôi bối rối quá, chẳng biết bắt đầu thế nào? Định nói gì, hòi gì cũng phải đắn đo, cân nhắc, chỉ sợ đối phương cho là mình “ngố”. Mà trò đời càng im lặng lâu, thì càng thêm lúng túng. Thật là khổ cho cái thân tôi, bị ông Nguyên ông ấy “nhẩy dù”, chẳng kịp chuẩn bị tinh thần, vật chất gì cả. Đêm trăng gió mát như ru, mà người tôi cứ nóng bừng bừng. Tuy vẫn thuộc lòng câu nói: “Người với người là bạn” đấy, nhưng những giây phút đầu tiên để đến với một người khác giới, sao tôi cảm thấy khó khăn và cô đơn đến thế? Mình phải tự mở lấy lối cho mình, chứ chẳng cậy nhờ ai được. Rồi cuối cùng sự im lặng của tôi, dường như đã quá sức chịu đựng của Nguyệt, cô lạnh lùng lên tiếng trước:
-       Tại sao ông lại yêu tôi?
Câu nói đầu tiên này, được tung ra như một cú đấm bất ngờ, để nắn gân, thử sức đối phương. Đáng lẽ là hành vi của một đấu thủ ở võ đài, chứ không phải là của một cô gái đâng định trở thành một người tình. Nhưng dù sao nó cũng giải toả cho sự lúng túng của tôi. Và lập tức tôi đáp lại:
-       Không! Tôi chưa yêu cô. Chúng ta đang làm quen nhau, tìm hiểu nhau. Còn tình yêu là chuyện khác. Chuyện của trái tim, và hoàn toàn chỉ của trái tim thôi, chứ không phải là của một sự môi giới, xếp đặt.
Sự bế tắc đã khai thông. Từ đấy, chúng tôi nói chuyện với nhau dễ dàng hơn, thoải mái hơn. Và Nguyệt cũng không gọi tôi là “ông” và xưng “tôi” nữa. Thì ra cái vẻ cứng cỏi lúc đầu ấy, chẳng qua cũng chỉ là cái vỏ bọc ngoài, còn bên trong vẫn là sự yếu mềm muôn thuở của phái đẹp.
Chẳng ai có chủ định phải đi đâu. Tiện đường, hai đứa vửa đi vừa nói chuyện, và tiến dần về phía Lán Bè. Lúc bầy giờ đoạn đường này chưa có nhà cửa. Phía nam còn là bãi biển, rác rưởi ngập ngụa. Phía bắc là bức tường xám mộc meo, bao chắn bãi than. Chúng tôi rẽ vào Phố Mới, ngồi nghỉ dưới chân Núi Đạo một lát rồi quay về. Chiếc đồng hồ đeo tay của tôi bị hỏng, từ ngày còn ở trong rừng, chưa chữa được, nên không biết lúc ấy là mấy giờ, nhưng thấy đường đã vắng. Chúng tôi vừa đi váo đến đầu phố thì thấy tiếng nói: “Mời anh chị vào trong này!”. Nhìn tấm biển, tôi mới biết đây là Trạm Công an kiểm soát.
-       Yêu cầu anh chị cho chúng tôi xem giấy tờ!
Nguyệt sợ tái mặt đi, lo lắng nhìn tôi và khẽ lắc đầu. Gay quá! Tôi cũng chẳng có giấy tờ gì, đành phải khai:
-       Tôi ở Sở Thông tin, còn đây là cô bạn tôi. Chúng tôi đi dạo mát, nên chẳng đem giấy tờ gì, xin các anh thông cảm, cho chúng tôi đi.
-       Không được! Nếu đúng là cán bộ Thông tin thì anh phải biết lệnh giới nghiêm chứ? Bây giờ đã hơn mười giờ đêm rồi.
-       Vâng, tôi biết, nhưng vì không có đồng hồ, không biết đã hết giờ được tự do đi lại. Xin các anh miễn thứ cho. Vả lại đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi vi phạm.
Anh Công an lặng lẽ đứng dậy đi vào phòng trong. Tôi nghe thấy tiếng chuông điện thoại. Lát sau quay ra, anh ta bảo:
Thôi được. Chúng tôi cho anh về. Còn chị, chúng tôi phải giữ lại. Sáng mai hết giờ giới nghiêm mới được về. Mời chị đi theo tôi.
Sự việc xẩy ra vừa quá bất ngờ, lại vừa nhanh chóng, khiến chúng tôi chỉ kịp nhìn nhau một cái đã thành ra người trong song, kẻ ngoài cửa. Thôi, thế là nguy to rồi! Đây không còn đơn thuần là việc vi phạm quy chế hành chính nữa. Mà còn liên quan đến lĩnh vực khác, quan trọng hơn nhiều. Đó là vấn đề đức hạnh, phẩm giá của người con gái. Lúc bấy giờ tuy không ai cấm trai gái đi chơi với nhau. Nhưng cái tiếng “trai gái đêm hôm”, thì người ta vẫn giữ gìn, tránh né, và còn coi đó như một thứ thước đo đức hạnh của con người. Mà cái khái niệm về đức hạnh ấy lại đáng buồn thay là chỉ bó hẹp trong phạm vi quan hệ của ngươì con gái với người con trai. Chứ không phải là “CÔNG - DUNG – NGÔN - HẠNH”! Đã thế, nhiều khi người ta còn coi cái thứ “đức hạnh” hẹp hòi ấy quan trọng hơn cả tính mạng con người!
Việc chẳng may của chúng tôi xẩy ra ở cái thị xã nhỏ bé này, thì chỉ sau mấy tiếng đồng hồ nữa là cái tin: “Cô Nguyệt, con ông ấy, bà ấy, ở phố ấy, đêm hôm qua đi chơi với trai, bị Công an bắt”, sẽ không cánh mà bay đi khắp đường ngang ngõ hẹp. Rồi các cô, các chị, các bà, các giới thạo tin, săn tin sẽ chụm đầu vào nhau, xôn xao bàn tán. Họ sẽ nhanh chóng biến hoá nỗi bất hạnh của người khác thành trò vui, thành câu chuyện làm quà, và cả thành sự tự đề cao phẩm giá của mình nữa. Và chắc chắn họ sẽ hỏi nhau, cùng nhau phán đoán xem liệu đêm hôm qua cô Nguyệt có giữ được mình không? Hay đã…
Làm thế nào bây giờ? Tránh làm sao được búa rìu của dư luận bây giờ? Thanh minh, gột rửa bằng cách nào cho danh dự của Nguyệt đây? Hàng trăm câu hỏi rối bời trong đầu óc tôi. Nhưng cũng không tìm được cách nào khác là phải trình bày, phải tha thiết xin Trạm kiểm soát, để họ thông cảm cho Nguyệt về. Về bản thân, tôi sẵn sàng nhận kỷ luật của cơ quan, vì đã vi phạm lệnh của Uỷ ban quân quản. Nhưng còn Nguyệt, một người dân ở trong vùng địch chiếm, vừa mới giải phóng, lại không có giấy tờ gì để chứng minh là người lương thiện, thì biết nói năng làm sao? Giá tôi cũng là người dân, vin vào lý do không có đồng hồ, thì còn dễ nói. Đằng này, tôi lại là cán bộ mới vào tiếp quản. Rất có thể Trạm kiểm soát đã nghi ngờ Nguyệt là phần tử xấu, mua chuộc, lôi kéo cán bộ, nên giữ Nguyệt lại để thẩm vấn. Nếu đúng như vậy thì càng không thể nói năng gì nữa. Vả chăng Trạm kiểm soát cũng như cỗ máy đang vận hành, theo lệnh của người bấm nút điều khiển từ xa, có nói năng gì cũng là vô ích.
Tôi hoàn toàn bất lực, và đành lủi thủi ra về. Suốt đêm không chợp mắt. Tôi lo nghĩ quẩn quanh, rồi giận lây sang cả anh Nguyên. Tại ông ấy hấp tấp, vội vàng, để nên nông nỗi, làm khổ bạn, khổ cả cháu mình. Còn Nguyệt, chỉ đi chơi mà bị bắt giữ, chắc đây là lần đầu tiên trong đời. Có lẽ Nguyệt đã khóc lóc suốt đêm, vì lo lắng, sợ hãi…
Sáng hôm sau tôi dậy sớm, về Sở Thông tin tìm anh Soạn, kể lại sự việc và thăm dò thái độ của lãnh đạo. Anh bảo:
-       Không thấy các ông ấy nói gì, ngoài việc xác nhận đúng người của cơ quan, và yêu cầu họ cho cậu về. Mà làm sao mày nhanh tay thế? Nàng có xinh không?
-       Rõ khổ, nào mình có quen biết gì cô ấy đâu. Cô ấy là cháu ông Nguyên. Ông ấy giới thiệu. Hôm qua, lần đầu hai đứa mới gặp nhau. Đêm tối, thực tình mình cũng chưa nhìn được rõ ràng.
-       Cậu cứ yên trí, chắc chẳng có gì quan trọng đâu. Chúng ta vào tiếp quản làm gì có giấy tờ, ngoài cái “bảng” to tổ bố treo ở ngực.
Một phần nào đã yên tâm về phía cơ quan quản lý mình, tôi về Phòng Thông tin làm việc. Chiều hết giờ, theo địa chỉ Nguyệt ghi trong sổ cảm tưởng, tôi đi tìm nhà Nguyệt. Phố tên Tây, có độc mỗi chữ “Lin” cộc lốc. Người Pháp thật có khiếu hài hước, phố chỉ thấy toàn đá xanh mốc thếch, nhà xây trên đá, chen bên cạnh đá, và luồn vào phía trong đá, chẳng thấy nhà nào buôn bán vải sợi, hay bất cứ thứ hàng gì có liên quan, mà cũng gọi là Phố Lanh. Nhà cửa, đường xá nhỏ hẹp, luồn lách dưới chân núi Bài Thơ. Nhìn đúng số nhà, tôi bước vào, thấy một bà khoảng sáu mươi tuổi, người nhỏ nhắn, tóc bạc, mặt mũi khôi ngô, ngồi trên giường têm trầu. Tôi cúi đầu rất thấp, thấp hơn tất cả những lần đã cúi trong đời. Vì hiểu rằng khi biết tên tôi, trước mặt bà, tôi chỉ là một thằng “Sở Khanh”, quyến rũ và đê tiện:
-       Chào bà ạ! Thưa bà, cháu xin phép hỏi: Đây có phải là nhà cô Nguyệt không ạ?
Bà ngước lên nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi có cảm giác, cái nhìn lia đi đến đâu, thì người tôi lạnh toát đến đấy. Rồi bà đẩy miếng trầu đang nhai vào giữa hai hàm răng, nghiến chặt lại và cúi xuống cơi trầu. Im lặng. Không biết bằng giác quan nào, hay chính vì cái cúi đầu quá thấp của tôi, mà bà nhận được mặt “Sở Khanh”? Và có lẽ, vì nể cái bộ “Đại cán” tôi đang mặc trên người, nên phải kiềm chế. Nếu không, chắc bà đã “tương” cả cái cơi trầu vào mặt thằng đểu, chứ chẳng chịu ngồi yên! Người tôi đang lạnh toát, bỗng nóng ran lên, mồ hôi vã ra dưới chân tóc. Tôi liếc vào phòng trong, xem có thấy Nguyệt không. Nhưng chỉ thấy một ông già to lớn, phương phi, mặt mũi đỏ au, tóc, râu trắng như bông, ngồi im phăng phẳc trên sập. Sợ quá. Tôi đang nghĩ cách tháo lui, thì Nguyệt chạy ra, dẫn tôi lên gác. Sốt ruột quá, chưa kịp ngồi tôi hỏi ngay:
-       Tình hình thế nào rồi, cô Nguyệt?
-       Hôm qua, lúc anh về rồi, Công an họ hỏi em, họ lập biên bản. Em khai em là cháu cậu Nguyên ở Công an, có giấy tờ, nhưng là thẻ căn cước của Chính quyền cũ, em bỏ ở nhà. Họ hỏi địa chỉ, và tên bố mẹ em, rồi bắt em ký vào biên bản. Sáng họ cho em về.
-       Còn tình hình ở nhà ta bây giờ?
-       Mẹ em đang chửi em đấy. Sáng em về, vừa trông thấy mặt, bà cụ đã vặn hỏi, làm ầm lên. Mà cùng khổ thân hai ông bà già, đêm khuya không thấy con gái về, nhưng không dám đi hỏi han, tìm kiếm, vì đã đến giờ giới nghiêm, cứ phải đóng cửa, chong đèn ngồi đợi suốt đêm. Cũng may, nhờ có ba em bênh, chứ không thì em đến chết mất!
Nguyệt ngừng lời, chơm chớp hai hàng mi đầy ngấn nước, và nhìn tôi như giao cái hậu quả đầy tai tiếng này cho tôi phải giải quyết. Tôi lo lắng hỏi thêm:
-       Nguyệt nói rõ hơn cho tôi biết thái độ của ông nhà, có được không?
-       Ba em chẳng mắng chửi gì, chỉ bảo: “Thằng đàn ông, đi chơi vói con đàn bà là chuyện dĩ nhiên, có làm sao mà bà cứ làm như là mất vàng ấy!”. Rồi thấy tiếng mẹ Nguyệt ở dưới nhà giật giọng gọi:
-       Nguyệt! Nguyệt ơi! Con Nguyệt xuống ngay tao bảo đây!
Không thể nhẫn nhục được nữa rồi! Nào tôi có làm điều gì xấu xa cho cam. Cơn giận sôi lên, mặt nóng bừng bừng, lập tức tôi xuống cầu thang, bước thẳng ra ngoài cửa, cắm đầu đi, không ngoái lại, mặc cho cô ấy khổ sở nhìn theo, và thề với mình rằng, sẽ không bao giờ quay lại đây nữa. Cho dù con gái bà ấy có phép lạ, hoá thành Tây Thi, thành Vương Tường cũng mặc. Mà nào con gái bà ấy có nghiêng nước nghiêng thành gì cho cam. Da ngăm ngăm. Gò má quá cao. Mặt tròn vành vạnh!...
Về nhà, tôi nằm vật xuống giường, nghĩ đi, nghĩ lại. Nếu phuổi tay buông trôi, thì tự mình đã làm cho mình thành kẻ bạc bẽo, phụ tình. Nhất là đôi với anh Nguyên. Mà quay lại đấy để nói năng, cầu xin bà ấy tha thứ, thì quả thật tôi không còn mặt mũi nào. tôi không có đủ can đảm.
Từ đấy mỗi lần tôi ra ngoài phố, đi đến đâu cũng thấy những cặp mắt tò mò. Nhất là các cô gái trẻ. Họ náo nức, hăm hở, người nọ chỉ trỏ bảo cho người kia biết mặt tôi, y như họ đi xem mặt chú rể ở đám cưới vậy, Nào họ có biết đâu tôi đang khổ sở, chẳng phải vì tình yêu, mà chỉ vì mấy phút quá giờ!
Sau cuộc triển lãm ấy, lãnh đạo lại rút tôi về Sở.
Theo quyết định của Chính phủ, Sở Thông tin – Tuyên truyền đã đổi thành Sở Văn Hoá khu Hồng Quảng, do anh Trần Quốc Lân, Trưởng ban tổ chức tỉnh quyền Giám đốc. Trụ sở chuyển xuống Bến Đoan, ở ngôi nhà của chủ Tây bỏ lại. Tôi lại tiếp tục công việc ở phòng ảnh và triển lãm.
Lệnh giới nghiêm cùng chế độ  hành chính quân quản đã bãi bỏ, mọi người được tự do đi lại, giao tiếp như lúc bình thường. Một buổi tối thứ bẩy tôi về thăm gia đình bá Nhau. Sau bấy nhiêu năm xa cách , bây giờ trở về mà chẳng có một chút gì gọi là quà để lót tay. Nghĩ thật là ngượng. Cũng may là lúc bầy giờ việc quà cáp vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thời kháng chiến. Tức là người ở nhà gửi quà cho người đi xa, chứ không phải người đi mua quà về cho người ở nhà. Thay cho gói quà, tôi đem theo gói áo bu dông để trả lại anh Nhân.
Cả nhà ai cũng mạnh khoẻ. Ai cũng vui mừng. Bá Nhau tuy có già đi hơn trước, nhưng vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn. Anh chị Nhân đã sinh cháu gái đầu lòng. Ông Hương đã nghỉ hưu về quê. Anh Nhớn vẫn chăm chỉ dấm chuối, nuôi lợn và vẫn chẳng bận tâm gì đến chuyện lấy vợ, lập gia đình.
Chuyện trò thăm hỏi một lúc khá lâu. Sau bá Nhau thân chinh dẫn tôi sang thăm vợ chồng chị Đức. Trước khi đi, không để cho bá nhìn thấy, sợ bá nghĩ ngợi, tôi dúi vào tay anh Nhân gói áo, nói thầm: “Cảm ơn anh chị, em sợ kỷ luật tiếp quản không dám mặc”. Anh Nhân càm gói áo, nhìn tôi đầy vẻ cảm thông. Song nét mặt anh lại buồn buồn, lặng lẽ. Sau biết tôi không cớ bút máy viết, anh đã mua cho tôi cây bút Parker.
Lúc quay về, bá Nhau bảo: “Chiều mai bá làm mâm cơm, mừng chú được về tiếp quản. Có bạn bè chú cứ mời giúp bá. Bá tiếp cho thêm vui”. Chiều chủ nhật. Cấc bạn tôi đều có chương trình cả rồi, tôi rủ anh Bội cùng về cho vui.
Đối với những người quen ăn ở bếp tập thể, mỗi tháng đóng mười lăm đồng tiền ăn như chúng tôi, thì bữa cơm ở nhà bá Nhau quả là một “đại yến”. Và cũng chỉ đến bữa tiệc ấy, tôi mới biết ở trên đời này lại có món ăn bằng vây và bong bóng cá mập. Nếu nói về sự ngon lành của các món ăn, thì ngọn bút vụng về của tôi không thể nào tả được, cho nên tôi không dám nói tới. Vả chăng cái cao quý đâu phải chỉ ở các món ăn, mà chủ yếu là ở tình người. Chỉ có vài mâm cơm, mà bá Nhau cho gọi cả hai chị cháu họ, rất giỏi nghề đầu bếp đến để nấu nướng. Khi vào tiệc cả nhà ăn uống vui vẻ, riêng bá không ăn, chỉ thỉnh thoảng uống một hớp rượu. Bá ngồi gắp thức ăn để vào bát tôi, bát anh Bội, và luôn luôn giục: “Chú ăn đi!”. Có lẽ bá vui quá, nên chỉ uống mấy hớp rượu cũng đủ no rồi.     
Khi về anh Bội bảo tôi: “Cậu có bà mẹ nuôi thất tuyệt vời!”. Vâng. Tôi cũng nghĩ như vậy.
Chủ nhật sau tôi lên Vụng Đâng. Tôi định đến thăm mẹ anh Năng, và hỏi xem bây giờ anh ở đâu. Xóm thợ vẫn nghèo như cũ, chỉ khác là nhà cửa chen dầy hơn trước. Phải hỏi thăm hai ba lần, tôi mới tìm được nhà. Vừa bước lên đầu sân, tôi đã trông thấy anh Năng ngồi trước cửa. Ôi! thật bất ngờ! Anh đã trở về mạnh khoẻ. Tôi vừa chạy lên, vừa gọi: “Anh Năng! Anh Năng ơi! Quế đây!”. Ơ kìa…sao anh vẫn ngồi yên chẳng biểu lộ gì? Đến nơi tôi ôm lấy vai anh, hỏi lại: “Quế ngày nào cùng làm ở Phòng giao địch với anh đây mà, anh quên rồi sao?”. Bây giờ anh mới nói: “Nhớ chứ! Anh là thiếu ta Minh Sơn, chỉ huy Tình báo miền Duyên hải chứ gì”. Ôi thôi chết rồi! Anh Năng của tôi làm sao thế này? Tôi hoang mang, và cảm động đứng ngây ra nhìn lại anh. Không , anh vẫn béo tốt, khoẻ mạnh. Béo hơn ngày tôi gặp anh ở dốc Đèo Bụt nhiều. Nhưng nhìn kỹ thì vẻ mặt, và ánh mắt nhìn đã hoàn toàn khác trước: Đờ đẫn, ngây ngô. Bà mẹ ở ngoài vườn về. Khi nhận ra tôi, bà bật lên tiếng khóc…
Rồi bà kể, anh Năng bị thương ở chiến dịch Hoàng Hoa Thám, và bị bệnh “Tâm thần”. Vết thương thân thể đã lành lặn từ lâu. Còn bệnh tâm thần thì vô phương cứu chữa., Anh nằm ở Trại an dưỡng thương binh. Sau ngày hoà bình, bà đón anh về. Thỉnh thoảng anh lại lên cơn, chạy lên đồi hò hét, hô quân “xung phong”. Nếu không có người giữ lại, anh cứ chạy và hò hét cho đến lúc ngã vật ra, mê man không cử động được nữa, rồi ngủ thiếp đi, cơn mới chấm dứt.
Đối với những người mắc bệnh như anh, thật là khổ. Ngay cả lúc được gọi là “tỉnh”, cũng như lúc lên cơn, họ không còn khái niệm gì về thời gian nữa. Họ quên hết quá khứ, và chẳng biết tương lai là gì. Họ chỉ nhớ quãng thời gian quyết liệt, sống chết ở ngoài mặt trận mà họ đã trải. Và khi quãng thời gian ấy đã qua đi rồi , họ cũng không ý thức được. Đất nước đã hoà bình rồi, nhưng những người bệnh binh ấy vẫn vĩnh viễn sống trong chiến tranh! Đến thăm anh Năng tôi mới hiểu cái giá của hoà bình, ngoài máu xương và nước mắt, còn có cả sự hy sinh suốt đời của những bệnh binh tâm thần nữa.
Những ngày mới vào tiếp quản, công việc thật bận rộn. Chúng tôi phải làm việc liên miên, chẳng kể gì giờ giấc, chẳng kể gì ngày lễ hay chủ nhật. Chỉ riêng việc của cơ quan mình thôi cũng đủ bận rồi. Thế mà còn phải đi giúp cơ quan bạn nữa chứ. Chả là ngành Thuế vụ sinh sau đẻ muộn, mãi đến ngày vào tiếp quản rồi mới được thành lập. Biên chế phần lớn là cán bộ Miền Nam ra tập kết. Họ có kinh nghiệm trong đấu tranh kháng chiến, nhưng chưa được đào tạo về quản lý đô thị. Nên bộ máy vừa thiếu lại vừa yếu. Trước thực tế đó, tỉnh đã quyết định “trưng dụng” một số cán bộ các cơ quan đi giúp ngành Thuế, xuống khu phố tuyên truyền giải thích và hướng dẫn các hộ công thương kê khai hàng hoá, để tính thuế “Tồn kho”. Sở Văn hoá cử một số cán bộ đi, trong đó có tôi.
Theo chính sách thuế tồn kho quy định, thì ta truy thu cả thời gian ba trăm ngày quân Pháp còn tập kết, nên vấp phải sự phản ứng của giới công thương. Họ thắc mắc, kêu ca rất gay gắt, rằng: “Thu như vậy là không công bằng, Vì thời gian ba trăm ngày họ đã phải đóng thuế cho Chính quyền cũ rồi”. Mà cũng không riêng gì giới công thương, ngay cả học viên chúng tôi, khi còn ở trường cũng thắc mắc, cho việc ta truy thu là không hợp lý. Nhưng giảng viên đã giải thích: “Kể từ ngày Hiệp định đình chiến có hiệu lực, thì từ vĩ tuyến mười bẩy trở ra đã thuộc về ta. Còn khu vực tập kết chẳng qua chỉ là vấn đề kỹ thuật trong việc rút quân của Pháp mà thôi. Cho nên ta truy thu vẫn là hợp lý. Vâng! Đó chính là cái lý của người chiến thắng!
Tôi được giao phụ trách hơn chục hộ ở khu phố chính. Rất may là không có gia đình nào thuộc diện tư sản. (gia đình Vân ở phố Hàng Nồi), Nhưng quả thật cũng không dễ dàng gì. Có gia đình tôi đến họ không tiếp, với lý do còn bận bán hàng. Họ hẹn đến tối, nhưng tối đến họ lại đóng cửa đi vắng. Có lúc đôi bên gần như đấu khẩu, cãi lý với nhau. Bảng kê khai phải làm đi làm lại nhiều lần. Tất nhiên tôi đã giải thích về nghĩa vụ công dân, về lợi ích, về sự cần thiết phải thực hiện chính sách thuế, và khuyên họ cứ nộp thuế đi, còn chính sách có điểm nào chưa hợp lý, họ có quyền đề nghị. Nếu xét thấy hợp lý, Nhà nước sẽ điều chỉnh sau. Nhưng muốn nói gì thì nói, chính sách trước sau cũng vẫn là chính sách.
Và, tuy thắc mắc, nhưng trước sự thúc ép mạnh mẽ của chúng tôi - những người chiến thắng - cuối cùng họ vẫn phải nộp đủ thuế, Và họ cũng hiểu rằng: Một khi đồng tiền ở túi họ đã chui vào kho bạc của Nhà nước, thì  chẳng bao giở còn trở lại với họ nữa.
 
***
 
Các nhà nghiên cứu xã hội thường đánh giá gia đình là một hình thái tổ chức có bề dầy lịch sử lâu dài, và bền chặt nhất của xã hội. Nó chi phối toàn bộ đời sống của con người, và không mấy ai vượt được ra ngoài sự chi phối ấy, kể cả những người tàn phế, hay ốm đau bệnh tật. Anh Ba tôi cũng vậy, biết mình có bệnh lây, anh rất ngại việc lập gia đình, nhưng cuối cùng rồi cũng phải lấy vợ. Chị là người Đông Triều, giá đình tản cư lên Đức Lân. Hai người quen biết nhau từ ngày anh xuất ngũ về đây sinh sống.
Ngày hoà bình, anh chị chuyển về thị trấn Đông Triều. Khi vào tiếp quản Hông Gai, tôi nói với bá Nhau, nhờ bá thu xếp thuê nhà chị Đức, để anh chị chuyển hiệu ảnh về đây sinh sống lâu dài. Và từ đấy anh chị em chúng tôi lại được ở gần nhau.
Rồi một hôm chủ nhật, tôi về nhà anh Ba chơi, thì chị Nhân đến tìm tôi, bảo: “Chú về bên chị ngay, có người cần gặp”. Thấy gương mặt chị nghiêm trang, lại có vẻ buồn buồn, khiến tôi chột dạ nghĩ, hay anh Nhân có chuyện gì chăng? Từ ngày anh Nhân đi học tập lớp cải tạo viên chức “Lưu dung”, không mấy khi thấy chị vui vẻ. Mặc dù tôi đã cố gắng giải thích là việc anh đi học chỉ có lợi, chứ chẳng thiệt hại gì. Vẫn nguyên lương, nguyên chức. Công ty than trước đây là của chủ Tây, bây giờ thành xí nghiệp của Nhà nước. Anh thành viên chức Nhà nước. Không đi học, không được học, thì làm sao hiểu được đường lối, chính sách cúa Nhà nước mà làm việc. Ngay cả cán bộ kháng chiến cũng phải đi học, chứ có riêng gì cán bộ “Lưu dung” đâu. Tuy rất tin tôi, nhưng trong thâm tâm, anh chị vẫn không thật yên lòng. Tôi vội vàng hỏi:
-       Ai hỏi em, có việc gì thế chị?
-       Chú cứ về rồi sẽ biết.
Khi thấy tôi càng tỏ vẻ băn khoăn, lo lắng, chị mới cười. Nhưng nụ cười cũng chỉ thoáng qua thôi, Chị lại nghiêm nghị hỏi tôi:
-       Chú định đùa với tình yêu đấy à?
-       Chị định nói đến chuyện em với cô Nguyệt phải không? Ai nói mà chị biết thế? Chính em đang bị lương tâm giày vò khổ sở đây, nào em có dám đùa cợt gì đâu.
-       Là người đàn bà đã có gia đình, đã trải qua tình yêu, chị biết. Lửa đấy em ạ. Chớ có dại mà đem làm trò đùa. Nguyệt nói hết với chị rồi. Chị thấy nó yêu chú thực lòng đấy. Chú lên gác với nó đi!
Tôi hoàn toàn bị động, không ngờ Nguyệt lại biết quan hệ giũa tôi với gia đình chị Nhân. Và càng không hiểu bằng cách nào, cô ấy đã gây được thiện cảm, để kéo chị Nhân vào việc này? Tôi đoán ngày hai gia đình cho Vân vào Trại Me gặp tôi, chắc chắn chị Nhân cũng tán thành. Nhưng bây giờ, với sự nhậy cảm về thời cuộc chị đã hiểu hoàn cảnh của Vân, và ngả về phía Nguyệt, giúp đỡ Nguyệt.
Tôi đi lên gác, thấy Nguyệt ngồi cúi mặt nhìn xuống bàn, đày vẻ ưu tư, buồn bã. Biết tôi lên Nguyệt vẫn ngồi im lặng.
-       Nguyệt chờ đã lâu chưa? Tôi hỏi. Vẫn nhìn xuống, Nguyệt khẽ lắc đầu, nói:
-       Không! Em vừa đến.
Im lặng một lát sau. Rồi bất chợt, Nguyệt ngước lên nhìn tôi đăm đăm, bằng ánh mắt vừa tủi hờn, vừa trách móc:
-       Em chờ anh đã lâu rồi. Chắc anh bận lắm phải không? Hay anh đã quên rồi? Chủ nhật nào em cũng mong, mong mỏi cả mắt mà chẳng thấy anh đâu!
Tôi cười nửa đùa nửa thật:
-       Tôi cũng muốn đến lắm, nhưng tính lại dát đòn. Sợ mẹ em vác gậy đuổi đánh thì chết! Nguyệt cười:
-       Anh chỉ giỏi bịa! Anh là gan cóc tía đấy. Cậu em kể hết cho em nghe rồi. Đến quan Chánh mật thám anh cũng chẳng coi vào đâu chứ là mẹ em. À, anh này, mẹ em không giận nữa đâu. Mẹ bảo em mời anh đến chơi đấy.
Theo yêu cầu của Nguyệt, chiều nhôm ấy tôi trở lại Phố Lanh, thăm và xin phép gia đình, cho tôi được lui tới như bạn của Nguyệt. Bà mẹ vui vẻ nhận lời. Tiếp tôi một lát, rồi bà lui vào phòng trong, để Nguyệt tiếp tôi. Không biết có phải bà chủ động bảo Nguyệt mới tôi đến chơi? Hay Nguyệt đã khóc lóc, buộc bà phải chiều lòng? Nhưng so với lần trước, lần này thái độ của bà đã hoàn toàn thay đổi.
Một hôm tôi vừa ở buồng tối ra, đang xả nước vào chậu ảnh, gặp anh Lân ở trên gác đi xuống. Anh bảo:
-       Này, cơ quan vừa quyết định cho cậu đi học lớp Cải cách ruộng đất đấy. Cậu xem thu xếp công việc đi. Trước hết phải xác định tư tưởng, tinh thần, học tập cho thật tốt, để sau về còn công tác đấy. Có trở ngại vướng mắc gì không?
Tôi mừng quá. Vì lúc bấy giờ được đi cải cách ruộng đất, cũng coi như cùng một lúc mình được cả hai niềm vinh dự. Được cơ quan tín nhiệm, và được phục vụ cho giai cấp nông dân lao động, lực lượng tin cậy của Cách mạng. Tôi đáp:
-       Thưa không ạ.
-       Thế còn chuyện cô gì, bạn gái cậu ấy, tình hình thế nảo rồi?
Tôi quen biêt anh Lân từ ngày anh còn là Bí thư Huyện uỷ Hoành Bồ. Cơ quan Huyện uỷ và Công an ở gần nhau. Những buổi chủ nhật rỗi, anh vẫn sang chơi với chúng tôi. Tính anh điềm đạm, khiến chúng tôi dễ mến, dễ gần. Và từ đấy, ngoài quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, chúng tôi còn có tình cảm, coi nhau như anh em trong nhà. Tôi kể hết chuyện tôi với Nguyệt cho anh nghe. Anh lắc đầu bảo:
-       Không được! Bố cô ấy là Đội lính khố đỏ ở Pháp về hưu đấy. Cơ quan khồng đồng ý cho cậu đặt vấn đề với cô ấy đâu. Cậu phải giải quyết dứt khoát trược khi đi học đấy. 
Thôi thế là to chuyện rồi! Không ngờ việc riêng của tôi mà cơ quan cũng phải điều tra, xem xét về gia đình Nguyệt. Tôi cũng vô ý không hỏi, nên hoàn toàn không biết ông thân sinh Nguyệt làm gì. Mà có lẽ cũng chẳng có người con trai nào, mới quen người con gái lại hỏi: “Bố em làm gì?”. Chỉ tại anh Nguyên, khi giới thiệu tôi, anh không nói gì đến chuyện thành phần gia đình Nguyệt. Anh định giấu tôi? Hay vì anh hoạt động ở vùng địch lâu ngày, ít được học tập, nên chính anh cũng không biết những điều cấm kỵ đó?
Thế là vết thương lần trước đi quá giờ, còn chưa kịp lành, thì lần này lại phạm phải lỗi lầm còn nghiêm trọng hơn, và không thể vượt qua được. Vi đó là đường lối, chính sách, và là mệnh lệnh của cấp trên, dù muốn, dù không tôi cũng phải chấp hành.
Đối với Nguyệt, tôi không có cái may là bị chinh phục ngay từ những giây phút gặp gỡ đầu tiên, nên bây giờ phải chia tay nhau, tôi không cảm thấy buồn bã, khổ sở vì thất vọng. Mà chỉ thương cho đức hạnh của người con gái đã không may bị dư luận nghi ngờ oan uổng. Vâng, đúng là tôi chưa yêu Nguyệt, và cũng chưa có đủ thời gian để trái tim tôi rung động trước tình yêu  của Nguyệt đã dành cho tôi. Tôi băn khoăn lo lắng, không hiểu khi biết tin này Nguyệt sẽ ra sao? Chị Nhân bảo tình yêu dữ dội và nguy hiềm như lửa cháy. Nếu đúng như vậy, thì ngọn lửa ấy rồi đây có tàn phá đời Nguyệt không?...
Suy đi tính lại, thấy không còn cách nào khác, tôi đến nói với chị Nhân, nhờ chị ra quầy hàng xén tìm Nguyệt. Chị lo lắng ái ngại nhìn tôi, rồi tự nói một mình, sau một tiếng thở dai: “Rõ khổ thân con bé, bao nhiêu hy vọng thế là…”.
Tôi đã trải qua nhiều lần và nhiều giây phút hiểm nguy, lo lắng, sợ hãi, nhưng chưa bao giờ lại lo lắng căng thẳng như lần này. Vì thương người bị mình cự tuyệt. Hay nói cho thật đúng là bị đường lối không chấp nhận. Cách mạng không cho phép cô được yêu tôi. Cũng như Nhà thờ Kitô giáo cấm con chiên không được lấy người ngoại đạo.
Khi Nguyệt đến, đắn đo, rào mở mái rồi tôi mới dám  nói cho Nguyệt biết quyết định của cơ quan. Mặt Nguyệt xám ngắt đi, và nước mắt trào tuôn. Nguyệt gục xuống bàn, hai tay ôm mặt, vai rung lên khóc như mưa như gió. Tôi chẳng biết làm thế nào, đành nói mây câu an ủi suông: “Thôi em ạ! Em đừng khóc nữa. Chúng ta chẳng có lỗi lầm gì. Đây là lỗi của quá khứ, mà chúng ta phải gánh chịu một cách oan uổng. Từ nay chúng ta hãy coi nhau là anh em, là bạn bè, và mãi mãi không bao giờ quên nhau”. Nhưng Nguyệt vẫn khóc, và càng khóc to hơn. Lúc ấy tôi mới hiểu mình đã nói những lời vô nghĩa. Tôi đứng dậy, định xuống dưới nhà nhờ chị Nhân lên an ủi em. Nhưng Nguyệt đã nắm tay tôi kéo lại, như người đắm đò vớ lây bất cứ vật gì trong tầm tay với. Sợ mình cũng “chết đuối”, tôi gỡ tay em ra, bước vội xuống cầu thang.
Tôi đi học. Lớp học ở thị xã Hồng Gai. Học viên đều là cán bộ các cơ quan trong tỉnh, nên không phải ở nội trú, đến giờ vào lớp, hết giờ lại về  cơ quan.
Khoảng cuối thời gian học, tôi nhận được thư của Nguyệt. Sau mấy dòng thăm hỏi, Nguyệt báo cho tôi biết: Kết thúc đợt xung phong đi đắp đê Hà Nam, cùng các bạn thanh niên thị xã Hồng Gai, Nguyệt đã nghỉ bán hàng tạp hoá, và chuyển lên Hà Nội học nghề dệt. Cô ấy rất hi vọng trong một tương lai gần, mình sẽ thành một người công nhân sản xuất thực thụ, chứ không phải là dân tiểu thương buôn bán nữa.
Có lẽ Nguyệt cũng như ông bà Bang, và tất cả những người có hoàn cảnh tương tự, họ đang mong muốn đoạn tuyệt với quá khứ, để trở thành những người công dân mới, có rthành phần và phẩm giá phù hợp với xã hội mới. Nhưng họ có biết đâu, quá khứ và hiện tại khồng phải là một vất thể hữu hình, mà người ta có thể cắt rời, hoặc vứt bỏ đi được. Mặc dù trên giấy trắng mực đen đã ghi rõ: “Ba năm cải tạo lao động, con người đã biến đổi thành phần”. Mà cũng chẳng phải nói đâu xa xôi, chỉ nhìn vào gia đình Nguyệt cũng đủ rõ rồi. Ông thân sinh Nguyệt đi lính cho Tây là quá khứ, mà hiện tại bây giờ Nguyệt vẫn phải gánh chịu hậu quả đó thôi.
Tôi viết thư hoan nghênh, và động viên Nguyệt cố gắng học cho thành nghề. Đồng thời tôi cũng cho Nguyệt địa chỉ của anh cả tôi, để Nguyệt có thêm chỗ thân quen ở nơi xa lạ.
 
 (Tiểu thuyết của Tạ Hũu Đỉnh)

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9