CUNG GIŨ NGUYÊN, NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI
hientran 07.11.2012 08:04:19 (permalink)
CUNG GIŨ NGUYÊN, NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI
Tang Lễ Cụ Cung Giũ Nguyên http://www.youtube.com/watch?v=2awNhUJBlUQ
Cho Sinh Nhật Con Trai Ba Tuổi 26 Tháng 8
Nhạc LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=J2Cj34mNGAc&feature=plcp
Vu Lan Huyền Diệu Đê Đầu Mẹ Cha
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền
Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=a-m4JEQcO1M&feature=youtu.be
Thắp Ân Tình Tàn Phai
Nhạc : LMST. Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Youtube : Trần Minh Hiền .
http://youtu.be/1jSWcqOFVrQ
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng, Ca Sĩ hát : Trung Hiếu , Thực Hiện PPS Video YouTube : Trần Minh Hiền
http://youtu.be/9ftBuD9DBOE
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời
Nhạc : LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca Sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Video : Trần Minh Hiền .http://youtu.be/ot8bP950McE
Mẹ Hiền Là Nguồn Thơ. Nhạc : LMST2012, Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aFI6OTJSHEs&feature=youtu.be
Cha Là Mùa Xuân Xanh Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=1aK5FNQItqA&feature=youtu.be
Mẹ Là Nguồn NƯớc Dòng Sông Nhạc Nguyễn Hữu Tân Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hát Mẫu Nguyễn Hữu Tân Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aJkDf11tEzo&feature=plcp
Viết Bài Thơ Cho Mẹ Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=lzvVaR6EKjo&feature=plcp
Vong Thân THời Vị Lai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=vyMEdzjzyjU&feature=plcp
Anh MUốn Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=sKqo8oV54lo&feature=plcp
Thắp Ân Tình Tàn Phai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=EKu1N4hwN7I&feature=plcp
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=mVDQmDzKw3A&feature=plcp
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4 Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=nyCBlVI3Hbc&feature=plcp
Cho mai Vàng TRọn Năm Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=ymDNDFSjRS4&feature=plcp
Mylène Farmer - Nobody knows ( Avant que l'ombre ) http://www.youtube.com/watch?v=KDE9Ya-Jvt0&playnext=1&list=PL56AB756306E85F66&feature=results_main
DCS Ft. Juan Magan - Angelito sin alas (Remix Dj Sane 2012) http://www.youtube.com/watch?v=n7M54Y_UgPc
Cro - Einmal um die Welt - Meine Musik Mixtape http://www.youtube.com/watch?v=KMI55xh73Ro
L'amore si odia - Noemi ft. Fiorella Mannoia http://www.youtube.com/watch?v=MII0JcHk4HA
Flumpool フランプール - Hoshi Ni Negai Wo 星に願いを Lyrics and English Translation http://www.youtube.com/watch?v=w-lgH0cgfT4
Some Nights - Fun - Official YouTuber Music Video http://www.youtube.com/watch?v=kQsN-pvokrw
Some Nights by Fun. (Chris Routhe HD Piano Cover) http://www.youtube.com/watch?v=np72aZV51_8
Some nights - Fun. (piano & guitar cover) w/CHORDS http://www.youtube.com/watch?v=CDqe0UTZSlg
Some Nights; viola cover http://www.youtube.com/watch?v=DRBk0pQRX-s
Fun - Some Nights - Official Acoustic Music Video Cover - Emily Harder http://www.youtube.com/watch?v=7BhqhrAN0jE
Some Nights Fun acoustic guitar instrumental cover backing track w lyrics karaoke http://www.youtube.com/watch?v=Nqf2OzAYI8c
Some Nights by Fun (saxophone) http://www.youtube.com/watch?v=DBdGt_CwJaU
Rong Rêu Nguyên Khang http://www.youtube.com/watch?v=ki9gx3ClU58
Rong Reu -Hoang Thanh Tam -Vu Khanh-NH .mp4 http://www.youtube.com/watch?v=wD_7JvAUPYA
Rong Reu - Nguyen Tam http://www.youtube.com/watch?v=xTcDrWwpWUo




CUNG GIŨ NGUYÊN, NGƯỜI THẦY VĨ ĐẠI
(Tưởng Niệm 4 năm ngày mất Nhà Văn Hóa Cung Giũ Nguyên - 7 tháng 11 năm 2008- 7 tháng 11 năm 2012)
trần minh hiền orlando ngày 6 tháng 11 năm 2012
THấm thoát mà 4 năm đã trôi qua từ ngày nhà văn hóa, người thầy, nhà văn, vĩ đại của Việt Nam , cụ Cung Giũ Nguyên đã ra đi vĩnh viễn lúc 3 giờ 15 phút sáng ngày 7 tháng 11 năm 2008 . Cuộc đời của 1 nhà văn hóa, 1 nhà văn, 1 thầy giáo, 1 huynh trưởng vĩ đại mà cuộc đời suốt gần 1 thế kỷ đã làm tấm gương sáng và ảnh hưởng sâu đậm đến biết bao thế hệ học trò . Người viết bài này (TMH) có may mắn được học với thầy . Gia đình tôi có rất nhiều người học với thầy : Ba tôi ông Trần Điền, bản thân tôi Trần Minh Hiền, em gái tôi Trần Thục Quyên, các người thân của tôi đều học với thầy . Kỷ niệm về thầy rất nhiều và cũng như nhiều câu chuyện tưởng như là huyền thoại . Thầy là 1 nhà giáo dạy biết bao thế hệ học trò và lúc nào cũng đam mê, say mê trong công việc của mình . Chúng tôi còn nhớ ngày học với thầy, thầy lúc nào cũng chỉnh tề vừa nghiêm túc vừa hóm hỉnh, dí dỏm . Thầy là 1 cuốn tự điển sống , chỉ 1 từ le temps mà thầy có thể giảng hai tiếng đồng hồ còn hơn cả quyển la rouse , kiến thức rộng mênh mông và luôn luôn học hỏi tìm tòi . Ông viết bằng tiếng Việt, tiếng Anh và nhất là tiếng Pháp, quyển Le Fils de la baleine là quyển được đề cử giải Goncourt năm 1959 .
Nhà văn hóa Cung Giũ Nguyên sinh tại Huế vào ngày 28-4-1909, nếu tính theo tuổi ta thì ông “trụ thế” được 100 tuổi. Theo Từ điển văn học (bộ mới, NXB Thế Giới 2004) thì Cung Giũ Nguyên là một nhà giáo dục, nhà báo, nhà văn Việt Nam. Ngoài ra ông còn có tên trong danh sách các nhà văn thế giới viết văn bằng tiếng Pháp.

Cả cuộc đời nhà văn hóa Cung Giũ Nguyên có khoảng 70 năm trực tiếp dạy học. Ông được bổ làm trợ giáo tập sự tại Trường Nam tiểu học Nha Trang vào năm 1928.

Từ 1975 về trước nhà giáo Cung Giũ Nguyên đã dạy các môn Việt văn, Hán văn, Latin, Pháp văn, Anh văn, sử địa, kinh tế học, triết học, văn học tại các trường ở Nha Trang như: Kim Yến, Trường dòng Thánh Giuse Bình Tân, La San, Phanxicô, Collège de Nha Trang, Võ Tánh, Lê Quý Đôn. Đồng thời ông đã 20 năm làm hiệu trưởng Trường trung học đệ nhị cấp Lê Quý Đôn (Nha Trang,1955-1975) và làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học cộng đồng Duyên Hải, Nha Trang trước đây và giảng dạy môn ngôn ngữ và văn chương Pháp tại khoa Pháp văn Trường cao đẳng Sư phạm Nha Trang (1989-1999).

Về văn chương, Cung Giũ Nguyên được đánh giá là có “đóng góp lớn cho văn học Việt Nam”. Ông là một nhà văn viết thuần thục nhiều thứ tiếng, đặc biệt là tiếng Pháp; viết nhiều thể loại khác nhau (tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, tản văn, khảo luận...). Tác phẩm của ông đã được các nhà xuất bản ở Pháp, Đức, Canada, Hoa Kỳ, Việt Nam phát hành. Trong đó có những tác phẩm được chú ý nhiều như, về tiếng Việt: Một người vô dụng (Tín Đức Thư Xã, Sài Gòn, 1930); Nhân tình thế thái (tập truyện ngắn, Phổ Thông Văn Xã, Gia Định, 1931); Nợ văn chương (Nhà in Châu Tịnh, Vinh, 1934), Những ngày phiêu bạt (ký), Nửa gánh tang bồng, Một chuyến về…

Về tiếng Pháp, Cung Giũ Nguyên có những tác phẩm nổi tiếng được thế giới biết đến nhiều vào những năm 1950-1960 như: Le fils de la Balaine (tiểu thuyết, Paris, 1956 - dịch sang tiếng Việt là Kẻ thừa tự ông Nam Hải, NXB Văn Học, Hà Nội 1995), LeDomaine Maudit (tiểu thuyết, Fayard, Paris, 1961); tiểu luận Volontés d’existence (France-Asie, Sài Gòn 1954; dịch sang tiếng Việt là Những ý chí sinh tồn); Le Boujoum (do roman Dallas, Tesax, USA, tái bản 2002; dịch sang tiếng Việt là Thái huyền); tập thơ Texte Profane (Bản văn trần tục)…

Cung Giũ Nguyên còn là nhà báo đã viết hàng ngàn bài cộng tác trên nhiều tờ báo trong, ngoài nước. Ông đã cùng với Raoul Serène - tiến sĩ khoa học từng làm giám đốc Viện Hải dương học Đông Dương - chủ trương ra nguyệt san Tạp Chí Tuổi Trẻ (Le Cahiers de la Jeunesse; 1938-1940) ở Nha Trang; làm chủ bút nguyệt san song ngữ Tương Lai Tạp Chí, Nha Trang (1939) và làm chủ bút nhật báo Châu Á Buổi Chiều (Le Soir d’Asie, Sài gòn; 1939-1942) và chủ bút tuần báo Báo Chí Viễn Đông (La Presse d’Extrême - Orient, Sài Gòn; 1954)…

Cung Giũ Nguyên (28 tháng 4 năm 1909 – 7 tháng 11 năm 2008) là một nhà văn, nhà báo Việt Nam gốc Hoa được biết đến với những tác phẩm tiếng Pháp. Về mặt văn chương, tên tuổi ông được ít người Việt biết đến vì các tác phẩm của ông được viết bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên về mặt hoạt động xã hội, ông là một huynh trưởng nổi bật thuộc thế hệ sáng lập ra phong trào Hướng đạo Việt Nam.
Cuối đời, ông cư ngụ tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà và mất tại đây ( 60 Hoàng Văn Thụ Nha Trang)
Ông sinh tại Huế, họ thật là họ Hồng. Tổ tiên của ông, người Phúc Kiến, đã qua lập nghiệp tại Việt Nam từ giữa thế kỷ 19. Thân phụ là ông Cung Quang Bào, một Đốc học. Thân mẫu là Nguyễn Phúc Thị Bút, trưởng nữ của Quận công Hồng Ngọc và cháu nội của An Thành Vương Nguyễn Phúc Miên Lịch (con út vua Minh Mạng).
Sinh trưởng trong một gia đình nghèo và đông con, học xong trung học tại trường Quốc học Huế những năm 1922-27, ông phải từ bỏ giấc mộng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội để đi làm việc. Năm 1928 ông được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam Tiểu học Nha Trang, nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức, vì lý do chính trị. Sau đó ông phiêu lưu vào Sài Gòn, Đà lạt, Huế, Nha Trang.
Năm 1936 cha của ông mất. Vì trách nhiệm đối với gia đình, ông về lại Nha Trang và năm 1941 trở lại nghề dạy học. Ông đã dạy các môn Việt văn, Hán văn, La tinh, Pháp văn, Anh văn, sử địa, kinh tế học, triết học, văn học... ở các trường Kim Yến, Trường Dòng Thánh Giuse Bình Tân, La San, Phanxicô, Collège de Nha Trang, Võ Tánh, Lê Quý Đôn... Trong khoảng 1955-75, ông làm hiệu trưởng trường Trung học đệ nhị cấp Lê Quý Đôn, Nha Trang. Trong thời gian 1972-1975 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Cộng đồng duyên hải, Nha Trang.
Từ 1989 đến 1999, ông là giáo sư thỉnh giảng môn ngôn ngữ và văn chương Pháp tại khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang.
Năm 1944, ông đảm nhiệm khoá huấn luyện chót ở Trại trường Bạch Mã thay thế Trưởng Tạ Quang Bửu vì bận việc riêng.
Năm 1958, Trại trường Quốc gia Tùng Nguyên được thành lập tại Ðà Lạt dưới quyền điều khiển của ông. Đây là nơi đào tạo hầu hết các trưởng của thế hệ 1958-1975.
Ông từng làm phụ tá Trại trưởng Trại Huấn luyện Hướng đạo quốc tế Gilwell, Anh Quốc. Đây là nơi huấn luyện các huynh trưởng Hướng đạo.
Cho đến năm 2007, ông đã 98 tuổi nhưng vẫn còn gắn bó với phong trào Hướng đạo tại Việt Nam; hướng dẫn Toán Alpha và Bêta Hướng đạo Việt Nam tại Nha Trang.
Tác phẩm

Một người vô dụng (1930)
Nợ văn chương (1931)
Volontés d'existence (NXB France-Asie, Saigon, 1954)
Le Fils de La Baleine (NXB Arthène Fayard, Paris, 1956) bản dịch tiếng Việt Kẻ thừa tự của ông Nam Hải của Nguyễn Thành Thống (NXB Văn học, Hà Nội, 1980).
Le domaine maudit (NXB Arthène Fayard, Paris, 1961)
Le Boujoum (1980)
Thầy Cung Giũ Nguyên sinh ngày 20 tháng 11 năm 1909 tại Huế. Họ thật là Hồng bị cải thành Cung khi vua Tự Đức, húy Hồng Nhậm lên ngôi. Vì lý do chính trị hay kinh té - tổ tiên của Cung Giũ Nguyên, người Phúc Kiến, đã qua lập nghiệp tại Việt Nam giữa thế kỷ XIX . Tại đây, họ Hồng cùng với nhiều họ Trung Hoạ khác, lập ở Bao Vinh, Thừa Thiên, phố Thanh Hà, sau thành làng Minh Hương , và sau đó đều được xem là người Việt Nam. Thân phụ Cung Giũ Nguyên là Ông Cung Quang Bào, một đốc học. Thân mẫu là bà Nguyễn phước thị Bút, trưởng nữ quận công Hồng Ngọc, và cháu nội Ngài Nguyễn Phước Miên Lịch , An Thành Vương, con út Vua Minh Mạng, và có lần đã làm Nhiếp chánh Thân thần.



- Ông học cấp trung học tại trường Quốc Học Huế những năm 1922-1927. Đáng lẽ đi học trường Cao đẳng Mỹ thuật Hànội, nhưng vì con trưởng một gia đình nghèo và đông con, phải từ bỏ mộng trở nên họa sĩ để kiếm kế sinh nhai. Năm 1928, được bổ làm trợ giáo tập sự tại trường Nam tiểu học Nha Trang nhưng đến đầu năm 1930 bị bãi chức ; nghị định thải hồi của Khâm sứ Trung kỳ không nêu lý do, nhưng có thể ước đoán là vì lý do chính trị. Năm 193O là năm thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, và cũng là năm Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí trong Việt Nam Quốc dân đảng bị xử tử tại Yên Báy. Trong bài thơ Le Mot đăng trong tạp chí France-Asie, Sài Gòn, tháng 7 năm 1948, Cung Giũ Nguyên có nhắc đến biến cố nầy. Giáo sư Bùi xuân Bào trong phần giới thiệu các nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp trong quyển Littérature de langue francaise hors de France, đã nhắc lại bài thơ ấy và xem 1930 là năm đánh dấu khúc quanh đời của tác giả.







- Cung Giũ Nguyên viết văn từ năm 1928 và từ đó, đã cộng tác với nhiều báo chí trong nước và ngoài nước, trong số có : Đông pháp thời báo (Sài Gòn), Sài Gòn-Mới Nam Phong (Hà nội) , L’Indochine Nouvelle (Sài Gòn) , France-Annam. La Gazette de Huế , Tân Văn (Sài Gòn) Symposium (Syracuse) Books Abroad (Oklahoma, Hoa Kỳ) France-Asie . (Sài Gòn) . Bách Khoa (Sài Gòn) , Présence Francophone (Sherbrooke, Canada) Đại Học (Huế) , Tri Thức (Đà Lạt). La Tribune (Sài Gòn) .v.v.

- 1938-1940 - Cùng với Raoul Serène, sau nầy là Giám đốc Hải Học Viện Đông dương, chủ trương nguyệt san Les cahiers de la jeunesse, Nha Trang.

- 1939 - Chủ bút Nguyệt san song ngữ Tương Lai tạp chí, Nha Trang

- 1940-1942 - Chủ bút nhật báo Le Soir d’Asie, Sài Gòn.

- 1954 - Chủ bút tuần báo La Presse d'Extrême Orient, Saigon





Văn chương - Báo chí-Tác phẩm
- Một người vô dụng, tiểu thuyết. Tín đức thư xã, Sài Gòn, 1930 ;

- Nhân tình thế thái, truyện ngắn, (Phổ thông văn xã, Gia định, 1931,

- Nợ văn chương, tiểu thuyết, Nhà in Châu Tịnh, Vinh 1934) ;

- Volontés d’existence, tiểu luận Editions France-Asie Sài Gòn 1954 ;

- Le Fils de la Baleine, tiểu thuyết, Editions Arthẻme Fayard, Paris 1956. Bản dịch tiếng Đức : Der Sohn das Walfischs, Helmut Kossodo Verlag, Frankfurt & Genf (Genève), 1957. Bản dịch tiếng Việt của Nam Hải: Kẻ thừa tự , Nxb Văn Học Hà nội 1995;

- Le Domaine Maudit, tiểu thuyết, Fayard Paris 1961 ; Bản dịch tiếng Việt: Thái Huyền, tiểu thuyết, Nxb Đại Nam, Glendale, Hoa Kỳ, 1995...

- Trên bốn mươi (40) đầu sách khác chờ xuất bản .

- Cung Giũ Nguyên trở lại nghề dạy học từ 194O.

Giáo dục
Tại Nha Trang, ông đã dạy (các môn, tùy theo trường : Việt văn, Hán văn, Latinh, Pháp văn, Anh văn , Sử địa. Kinh tế học, Văn học, Triết học...) ở các trường Kim Yến, Collège Français de Nha Trang, Võ Tánh, Lê quý Đôn, các Trường Dòng Phanxicô, Lasan, Giuse, Lớp Tu Muộn Địa phận , Lớp Kỹ thuật viên Viện Pasteur. Lớp Anh văn Trung Học Y tế v.v..

- Từ 1955 đến 1975 : Hiệu trưởng trường trung học bán công Lê quý Đôn, Nha Trang,

- 1972-1975 - Giáo sư thỉnh giảng Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải Nha Trang, trưởng phòng Pháp văn, phụ trách nội san Duyên Hải.

- 1990-1999 - Giáo sư thỉnh giảng (Ngôn ngữ và văn chương Pháp), Khoa Pháp văn, Trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang.







Công tác xã hội :
- Phó hội trưởng Hội Khuyến Học Nam kỳ (Société d’Enseignement Mutuel de Cochinchine), Sài Gòn 1940-1942

- Hội trưởng Hội Vinh Sơn (Conférence de Saint Vincent de Paul) Nha Trang. 1950-1952. Hội trưởng Hội Kiến Hương, Nha Trang, 1950.

- Uỷ viên Đạo trưởng Đạo Nam Hội Hướng Đạo Trung Kỳ, 1938-1944.

- Deputy Camp Chief of Gilwell. Phụ tá Trại trưởng Gilwell. Thành viên Ban Huấn luyện Trại trường Hướng đạo thế giới, London Anh quốc, 1957. Uỷ viên Huấn luyện Hội Hướng đạo Việt Nam, Trại trưởng Việt Nam 1958-1963.

- 1950-1954. Nghị viên Hội đồng quốc gia lâm thời.

- 1972 - Hội viên Hội Nhà Văn Tiếng Pháp, Association des Ecrivains de langue francaise (ADELF), Paris .



OEUVRES -TÁC PHẨM
1. TRUYỆN ( Một người vô dụng (Tin đức thư xã, đường Sabourain, Saigon, 1930)- Nhân tình thế thái ( Phổ thông văn xã, Gia định, 1931 ) - Nợ văn chương ( Nhà in Châu Tịnh, Vinh, 1934)
2 NHỮNG NGÀY PHIÊU BẠT, ký.
3 ĐỌC THOREAU - Kèm bản dịch Walden, Đời phóng khoáng.
4 ĐỌC BERTOLT BRECHT - Kèm theo bản dịch Cơn Khát.
5 NOUVELLES ( Le génie en fuite - Les eaux noires - Le pseudonyme, etc)
6 TRUYỆN NGẮN ( Ngàn đời nhớ anh - Nung lửa thử vàng - t.v.v.)
7 VOLONTÉS D’EXISTENCE, essai. Ed. France-Asie, Saigon 1954.
8 LE FILS DE LA BALEINE, roman. Ed. Arthème Fayard Paris 1956- Antoine Naaman, Sherbrooke, Québec, Canada, 1978. DER SOHN DAS WALFISCHS - Helmut Kossodo Verlag, Genf & Frankfurt, 1958 - KẺ THỪA TỰ ÔNG NAM HẢI, tiểu thuyết. (Nxb Văn Học, Hanoi 1995)
9 LE DOMAINE MAUDIT, roman. - Fayard, Paris 1961
10 MỘT CHUYẾN VỀ ( Duyên nợ miền Nam - Nhớ lại Bạch Mã)
11 NỬA GÁNH TANG BỒNG ( Từ rê sang rẽ - Huế 52 - Ri mô tê - )
12 DANH VÀ LÝ Phiếm luận về ngôn ngữ
13 LE SERPENT ET LA COURONNE, roman
14 UN CERTAIN TSOU CHEN roman
15 BÀI GIẢNG TRIẾT HỌC
16 PHIẾM LUẬN VỀ TOÁN VÀ SỐ
17 TRÒ CHƠI TRÒ THIỆT
18 TRIẾT LÝ ĐÔI MẮT
19 JOURNAL DU KAUTHARA suivi de L’ÉTERNITÉ D’UN JOUR, L’ACTUALITÉ VIEILLIT VITE
20 NOTES MARGINALES chroniques
21 CHUYỆN MỘT NGÔI TRƯƠNG
22. LA ROBE DE PAPIER ( Une ville entre deux nom
23 LE BOUJOUM roman - Ed. Cunggiunguyen Center Publications Dallas,Texas, USA, THÁI HUYỀN truyện. Tập I (Nxb Đại Nam, Glendale,Cali, HKụ, 1991)
24 CORRESPONDANCE AVEC RAOUL SERÈNE ( 1976-1989)
25 QUÂN VI KHINH Phiếm luận về chính trị
26 -TEXTE PROFANE, suivi de Poèmes du Boujo
27 THE YUYUN PAPERS Letters from Hung Yuyun to his grandson in Sydney.
28 DANH TỪ TRIẾT HỌC TIẾNG PHẠN
29 LA TACHE DE VERMILLON roman
30 NHẬT KÝ ( Anh quốc, Aán độ, Miến điện...)
31 ĐỌC SIMONE WEIL - Kèm bản dịch Aùp bức và tự do
32 ĐỌC KAFKA - Kèm bản dịch Biến hình
33 CÂU CHUYỆN HƯỚNG ĐẠO
34 ĐỌC BERDIAEFF - Kèm bản dịch Năm suy gẫm về cuộc sống
35 TÂM LINH KỲ BÍ - Quyển 1 - ĐỜI SỐNG TÂM LINH VÀ NHỮNG ĐẠI TÔNG SƯ.
36 Q2 MA THUẬT
37 Q3 HIỆN TƯỢNG DI THƯỜNG CỦA TÂM LINH
38 Q4 MỘNG - Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA MỘNG.
39 Q5 BIỂU TƯỢNG
40 Q6 DỊ THƯỜNG VÀ TÔN GIÁO
41 Q7 TÂM LÝ HỌC VỀ DỊ THƯỜNG
42 Q8 DỊ THƯỜNG VÀ KHOA HỌC
43 NHATRANG, NGÀY....
44 RỨA CHƯ RĂNG, ký
45 PHIẾM LUẬN VỀ VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC
46 MESDAMES MESSIEURS Discours et Causeries.
47 CÂU CHUYỆN NGÀNH TRÁNG Nxb , : CunggiunguyenCenter Publications, Dallas, Texas, USA. 2002:
48 TIN NGƯỞNG TRUYỀN THỐNG NGƯỜI TÂY NGUYÊNù
49 TẠP LỤC...
50 MỘT CỌNG CÕ THI, Phiếm luận về Kinh Dịch.
51 VĂN HỌC PHÁP GIẢN LƯỢC. Q.1.THỜI TRUNG CỎ.
53 U VÁ U
54 BIA MIỆNG
55 CÓ NHỮNG BỨC THƯ

Cung giũ Nguyên sinh năm 1909 tại Huế, cha làm quan Nam-triều, mẹ dòng Tôn-thất, học ở Thanh-hóa rồi chuyển về Quốc-học, sau đi dậy học. Khoảng 1930, khi có vụ Việt-Nam quốc-dân-đảng nổi dậy rồi bị đàn-áp, Cung giũ Nguyên cũng bị sa-thải, có-lẽ vì lý-do chính-trị. Giai-đoạn sau đó, ông viết báo. Sau này, dưới thời độc-lập, ông được trở lại ngành giáo-dục, dậy Triết, Pháp-văn và có thời trách-nhiệm hiệu-trưởng một trường tại Nha-trang.

Ông viết cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp. Những tác-phẩm Việt-Nam được nhắc đến như Một người vô dụng (1930), Nhân tình thế thái (1931) và Nợ văn chương (1934). Từ khoảng 1934, ông viết nhiếu bằng tiếng Pháp hơn. Năm 1935, ông lo cho tờ nguyệt-san Les cahiers de la Jeunesse, năm 1939, làm chủ-bút cho nhật-báo Le Soir d'Asie, viết mục Notes marginales. Ông cũng viết cho các báo France-Asie, La tribune và nhận trách-nhiệm chủ-bút La Presse d'Extrême-Orient. Năm 1952, ông viết Aperçu sur la littérature au Việt-Nam. Năm 1954, ông ghi-nhận những suy-tư của con người đạo-đức Việt-Nam trong Volontés dexistence được sự chú-ý ở Pháp và ở ngoại-quốc. Năm 1956, ông ra cuốn Le fils de la baleine được tiếp đón nồng-nhiệt tại quốc-ngoại,-dịch sang Đức-ngữ Der Sohn des Walfischs, 1957- Năm 1961, ông ra thêm cuốn Le domaine maudit. Ông viết nhiều bài ngắn cũng như thơ trên các báo Présence francophone và một số truyện mới do Yeager nhắc tới như Un certain Tsou Chen và Le Serpent et la couronne. Năm 1980, cuốn Le Bonjoum ra mắt và sau đó, chính ông đã dịch ra tiếng Việt dưới nhan-đề Thái-huyền. (nxb Đại Nam)
Nhận xét

Cung giũ Nguyên suy-tư nhiều về giá-trị nhân-bản nói chung, đặt trong khung-cảnh thuộc-địa và cuộc tranh-đấu cho tự-do của dân ta nói riêng.

Tả về cuộc tranh-đấu đau-khổ và anh-dũng của dân-tộc ta, ông đã mượn lời kêu của 13 chí-sĩ Yên-bái và dùng lời thơ thô-bạo baroque khiến ta nhớ lại giọng thơ tương-tự của dAubigné trong Les Tragiques tả cảnh máu-trôi-thành-sông và xương-rắc-đầy-đồng trong buổi chiến-tranh tông-giáo thế-kỷ 16 và 17 ở Pháp:

Des tais de condamnez et coupables sans couples
Ils parent leurs buffets et font tourner leurs coupes
Des os plus blancs et netz leurs meubles marquetez
Resjouissent leurs yeux de fines cruautez;
Ils hument à longs traits dans leurs coupes dorees
Suc, laict, sang et sueurs des vefves esplorees.

Bài thơ Le Mot nhắc đến hai-tiếng Việt-Nam từ miệng của Nguyễn thái Học và các liệt-sĩ Yên-bái vang lên đã được in trong France-Asie năm 1948.

Gần đây, khi bị chất-vấn tại sao dân ta hãy còn thiếu tự-do khi nhà nước nêu cao khẩu-hiệu nhàm tai Không gì quý bằng độc-lập và tự-do, đảng đã chống-chế giải-thích rằng lãnh-tụ nói đến tự-do của đất nước chứ không phải tự-do cá-nhân. Tự-do của đất nước hiểu nôm-na là độc-lập. Nhưng nếu "tự-do của đất nước" không đi song-song với tự-do của toàn-dân thì sẽ dẫn đến độc-tài mình (một người hay một dòng-họ cai-trị độc-tài) bóc-lột (dân) mình; hay một giai-cấp (độc-tài ưu-đãi) bóc-lột nhân-dân (còn lại, ngoài giai-cấp thống-trị).

Năm 1954, Cung giũ Nguyên đã nói rõ đến vấn-đề này trong Volontés d'existence khi thực-dân và cộng-sản tranh-giành quyền cai-trị và quyết-định định-mệnh nhân-dân cả nước. Tự-do của nước không phải là chuyển quyền-hành cai-trị từ phe-phái này (thực-dân-ngoại-quốc) sang phe-phái khác (độc-tài trong nước); tự-do cá-nhân không thể là sự tự hủy-hoại bừa-bãi. La révolte est un échec quand il ne s'agit que de changement de signes, de transfert de situations và la révolte de l'individu est imparfaite, si elle s'arrête sur le chemin de la nés d’existence

Chúng tôi xin giới-thiệu hai đoạn trích-diễn sau.

Việt-Nam (Le Mot)

C'est à ce mot qu’il y a dix-huit ans
Moururent treize personnes dans une petite ville.
Seulement pour que sonne haut un doux mot
Elles tombèrent sur l'échafaud de fortune
Dressé devant la force rangée et le triste silence
Des foules sans nom, victimes, complices et bourreaux.

Le sang chaque année repeint la bannière
Sous laquelle fleurissent l'espérance et la colère
D'enfants écartelés entre une sagesse et la liberté
La chaleur du sang éclate les vaisseaux et les cœurs,
La vue du sang échauffe les cervelles sœurs.
Destins des têtes dures, cruel destin, têtes brisées!

Montagnes blanchies d'os, fleuves rougis, broderies de style
Allongent la tapisserie dont les menus fils
Défient les ravages du temps comme les affronts des hommes.
Dans la nuit de maints siècles brillait ce tracé de feu
Envers et contre toutes malchances et maldonnes.
Les sacrifices sans fin ont de quoi plaire aux dieux.

Au loin, de bien loin, quand tintent ses syllabes chantantes,
Le mot apaise les morts, agite les indignes vivants:
Vingt millions d'êtres assoiffés tendus vers le même ciboire
Ensemble, de leurs vux, vallons et coteaux se renvoient l'écho,
Sur le visage des lacs, dans les eaux des yeux, se mire le ciel de gloire
Aux mille et une splendeurs qu'annonce et bâtit le mot.

"“Le Mot", France-Asie, juillet 1948

Valeur spirituelle et humaniste de la révolte

A faire cet examen de la révolte de l'individu vietnamien, qui a coincidé avec la révolte du peuple entier, nous ne méconnaissons pas les difficultés qui assaillent ce double effort vers une existence pleine et entière...l'issue de la crise actuelle du Việt-Nam, notre peuple aura exprimé sans ambiguïé, mais non sans douleur, sa volonté d'être...

Nous estimons enfin que l'essentiel de la vie ne réside pas tant dans les oeuvres que dans l'esprit qui les suscite, dans les moyens qui les réalisent; il n'est pas tant dans les activités que dans la valeur de ces activités; l'essentiel n'est pas l'ordre social (le confucianisme autant que le nazisme établissaient un ordre), mais la place et la dignité des hommes dans la communauté. Avec Nicolas Berdiaeff, nous pensons que chaque génération est une fin en soi, porte en elle la justification et le sens de sa propre vie par les valeurs qu'elle crée et les élans spirituels qui la font se rapprocher de Dieu, et non par le fait quelle sert de moyen aux suivantes, mais il conviendrait d'ajouter, et moins encore aux générations défuntes ou au mythe dont elles sont auréolées.

Volontés d'existence 1948

(Tài-liệu: Marc Laurent trong Présence Francophone, #5: Automne 72; Nguyễn xuân Hoàng trong Văn, #39: 3-2000; Nguyễn Vỹ trong Văn-thi-sĩ tiền-chiến )

Résumé Cung giũ Nguyên (1909-) étudiait au Collège national de Huế. Il enseignait la philosophie et le français dans un lycée du Việt-Nam Central. Il servait comme éditeur à plusieurs journaux et périodiques. Il écrivait en vietnamien aussi bien en français. Ses titres en français sont: Aperçu sur la littérature au Việt-Nam, Volonté d'existence, Le fils de la baleine, Le domaine maudit. Un certain Tsou Chen, Le Serpent et la Couronne, et Le Bonjoum.

Il associa la lutte pour l'indépendance nationale avec la demande pour la liberté individuelle et il proclama que chaque génération est un fin en soi, rejetant l'emprise absolue des traditions et le control excessif de la famille sur l'individu.
Summary Cung giũ Nguyên (1909-) graduated from the National College of Hue and taught philosophy and French in a coastal city of Central Viet-Nam. He was the editor of several French newspapers and periodicals. He writes in both Vietnamese and French. Among his French titles were Volonté d'existence, Le fils de la baleine (translated into German as Der Sohn des Walfischs), Le domaine maudit, Un certain Tsou Chen, Le Serpent et la Couronne, et Le Bonjoum.

He associated the struggle for national independence with the quest for individual freedom, saying that each generation has its own raison-d’être, therefore rejecting the powerful ascendance of traditions and the excessive control of the family over the individual in Orient.

***
Nói tóm lại, thầy Cung Giũ Nguyên là 1 nhà văn hóa lớn, 1 nhà văn tài ba, và 1 nhà giáo vĩ đại . Những cống hiến của thầy cho nhân loại nói chung và cho Việt Nam nói riêng là vô cùng to lớn, sâu rộng và ý nghĩa . Chúng ta những bậc hậu duệ mang ơn ông cho những lời dạy quý giá, cho những tác phẩm để đời và cho những hoạt động hướng đạo, hoạt động xã hội vì mọi người ...
Một lần nữa xin cảm ơn thầy, người thầy vĩ đại của tất cả chúng ta .
trần minh hiền orlando ngày 6 tháng 11 năm 2012





https://twitter.com/#!/hienminhtran
http://www.facebook.com/profile.php?id=643665706
http://http://my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/my.opera.com/hientrankhanhdo/blog/
http://hientrankhanhdo.wordpress.com/
http://www.facebook.com/pages/Tran-minh-hien/167914163328628?notif_t=page_new_likes
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9