GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 404142 > >> | Trang 41 của 58 trang, bài viết từ 601 đến 615 trên tổng số 867 bài trong đề mục
dzuylynh 14.04.2014 02:10:11 (permalink)
0


 
* * *


QUỐC HẬN THỨ 39 

 LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI 


Sài Gòn thất thủ – Kỳ 2

 Komori Yoshihisa – Khôi Nguyên dịch



 
Sư đoàn 18 bộ binh của VNCH dưới sự chỉ huy của dũng tướng Lê Minh Đảo đã chiến đấu thật kiên cường và đẩy lui những đợt sóng tấn công ào ạt của địch hoàn thành sứ mạng bảo vệ Xuân Lộc trong một chiến thắng oanh liệt…
“Xuân Lộc, một chiến thắng ngắn ngủi làm nức lòng dân”
Xuân Lộc là một thành phố chính yếu của tỉnh Long Khánh, có vị trí cách thủ đô Sài Gòn khoảng 60km về hướng Đông Bắc. Ở vào thời điểm cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam thì trận đụng độ tại nơi này giữa quân đội Bắc Việt và VNCH được coi như là một trận chiến khốc liệt nhất trước khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị thất thủ. Đây là trận chiến duy nhất mang tính cách quy mô toàn diện trong giai đoạn cuối của kế hoạch xâm chiến miền Nam, qua đó quân Bắc Việt đã tận dụng hết toàn bộ lực lượng quân chính quy với những hỏa lực hùng hậu nhất nhằm tấn công triệt để quân đội VNCH hầu tạo thế quyết định chiến trường.
 
 
Tướng Lê Minh Đảo và Đại tá tại Bộ chỉ huy chiến trường Xuân Lộc tháng 4 1975. Nguồn: vnafmamn.com
 

Nhưng có một điều mỉa mai và đau lòng đối với chính quyền Sài Gòn là qua trận chiến ác liệt này mặc dù sư đoàn 18 bộ binh của VNCH dưới sự chỉ huy của dũng tướng Lê Minh Đảo đã chiến đấu thật kiên cường và đẩy lui những đợt sóng tấn công ào ạt của địch hoàn thành sứ mạng bảo vệ Xuân Lộc trong một chiến thắng oanh liệt cũng như chiến thắng này đã đưa tên tuổi của tướng Lê Minh Đảo trở thành một vị anh hùng trong quân sử VNCH, nhưng chỉ một thời gian ngắn ngủi sau đó chính quyền Sài Gòn phải sụp đổ tan tành.
 
Thành phố Xuân Lộc có khoảng 100 ngàn dân cư, được những đồn điền cao su dày đặc bao bọc xung quanh. Trong thành phố, người ta thấy có rất nhiều tiệm buôn nho nhỏ xen kẽ với nhà cửa dân chúng và sự nổi bật của những ngôi nhà thờ nghiêm trang, cung kính như làm tăng thêm phần thanh nhã, êm đềm vốn là đặc tính của phong cảnh nơi này. Tôi cũng đã có nhiều dịp dùng xe đi ngang thành phố Xuân Lộc mỗi khi phải thực hiện phóng sự tại các tỉnh cao nguyên Trung phần và các thị trấn ven biển của miền Trung.
 
Mức độ tấn công của quân Bắc Việt vào Xuân Lộc đã thực sự trở nên ác liệt từ ngày 9/4/1975, tức thời điểm trước khi Sài Gòn thất thủ đúng 3 tuần lễ.
 
 
Bản đồ trận Xuân Lộc. Nguồn: Gucci – vnafmamn.com
 

Đầu tiên, để uy hiếp và trấn áp tinh thần của sư đoàn 18 bộ binh VNCH, quân Bắc Việt đã dùng loại pháo 130 ly liên tục pháo kích vào những cứ điểm đóng quân của sư đoàn này và hầu hết những địa điểm trong ngoài thành phố Xuân Lộc. Loại pháo 130 ly này có xạ trình đến 27 km do Liên Xô và Trung Quốc phối hợp chế tạo và là một trong những vũ khí có sức công phá dữ dội nhất của quân Bắc Việt.
 
Sau khi Sài Gòn bị rơi vào tay quân đội Bắc Việt, tôi đã được chúng kiến tận mắt loại pháo 130 ly này với một số lượng không sao đếm hết. Đồng thời, với kích thước to lớn của nó, cũng đã cho thấy phần nào hỏa lực hùng mạnh của quân Bắc Việt.
 
Với chiến thuật vừa pháo kích, vừa cho xe tăng bộ đội xâm nhập vào Xuân Lộc, cộng sản Bắc Việt trong chiến lược tấn công nơi này đã sử dụng toàn bộ lực lượng binh sĩ thuộc quân đoàn 4. Đây là một quân đoàn được hình thành từ việc sát nhập 3 sư đoàn quân Bắc Việt gồm sư đoàn 6, sư đoàn 7 và sư đoàn 341. Quân đoàn 4 của Bắc Việt có vị trí đóng quân tại những vùng phụ cận biên giới Campuchia, nằm về hướng Bắc của thủ đô Sài Gòn.
 
Qua việc tận dụng cả lực lượng chính quy của quân đoàn 4 trong mục tiêu đánh chiếm Xuân Lộc đã cho thấy phía Bắc Việt rất coi trọng địa điểm này trên quan niệm vị trí chiến lược xung yếu. Đó là, nếu chiếm được Xuân Lộc thì những lộ quân của Bắc Việt xuất phát từ đây sẽ dễ dàng phối hợp cùng những tuyến quân xâm nhập từ phía Đông Nam để chọc thủng các hàng rào phòng thủ cuối cùng quanh thủ đô Sài Gòn.
 
Từ đó, Xuân Lộc đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chiếc lược tấn công của Bắc Việt. Mặt khác, nếu nhìn từ Sài Gòn ta sẽ thấy Xuân Lộc quả thật là một thành trì quan trọng nằm ở hướng Đông, có khả năng che chở cho cả thủ đô vì nó là giao điểm của quốc lộ số 1 dọc theo các bờ biển Trung phần và quốc lộ số 2 từ các tỉnh cao nguyên miền Trung. Nếu cho quân thẳng tiến vào Nam thì phải đi theo 2 tuyến đường quốc lộ nói trên nên Bắc Việt có nhu cầu phải giải tỏa nút chặn chiến lược trọng yếu Xuân Lộc. Cũng vì vậy mà lúc đương thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã hạ lệnh cho quân đội VNCH phải tử thủ Xuân Lộc bằng mọi giá.
 
Sau khi chịu đựng những đợt pháo kích liên tục như bão táp mưa sa của quân Bắc Việt, lực lượng phòng thủ sư đoàn 18 VNCH với tương quan quân lực kém hẳn địch thủ là 1 đối 3 bắt đầu tổ chức những đợt phản công đánh trả lại một cách hữu hiệu. Và thật đáng kinh ngạc, những chiến sĩ sư đoàn 18 đẩy lui không biết bao nhiêu đợt tấn công xâm nhập vào Xuân Lộc của địch với gần 1000 xác quân Bắc Việt và mấy chục chiến xa phải bỏ lại tại thành phố đầy lửa đạn này.
 
Trong tình thế liên tiếp mấy ngày liền bị vây hãm như vậy, chính quyền Sài Gòn đã phái một số quân tinh nhuệ thuộc Sư đoàn Nhảy Dù lúc đó đang đóng tại phía Bắc Sài Gòn, dùng trực thăng đến Xuân Lộc để tiếp ứng. Dưới sự chỉ huy tài tình của dũng tướng Lê Minh Đảo, những chiến sĩ VNCH đã kiên cường cố thủ cũng như phản kích mạnh mẽ. Đối với họ, sự nhận thức về Xuân Lộc là một cứ điểm vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thủ đô Sài Gòn đã tạo nên một tinh thần quyết tử cao độ.
Kết quả, sau ba ngày tấn công tới tấp vào Xuân Lộc, quân Bắc Việt đã bị nhiều tổn thất nặng nề nên đành phải ngưng chiến. Liên quan đến sự kiện này, tướng Văn Tiến Dũng của Bắc Việt, tổng tham mưu cuộc tấn công Xuân Lộc, đã viết: “Tại Xuân Lộc, lần đầu tiên quân đội ta chạm phải một đội quân quyết tử của địch. Tuy quân ta đã nhiều lần xâm nhập được vào trong thành phố và tạo được thế uy hiếp mạnh mẽ nhưng đều bị đánh lui trở lại. Điều này chứng tỏ quân đoàn 4 của ta đã không lượng định được chính xác sức đề kháng kiên cường của địch”.
 
Thế là phía Bắc Việt đã thú nhận sự thất bại qua cuộc công kích vào Xuân Lộc lần đầu tiên và ngược lại đối với quân VNCH thì đây là trận chiến thắng mang nhiều ý nghĩa to lớn trong việc củng cố niềm tin của dân chúng miền Nam. Do đó, chính quyền Sài Gòn đã truyền đạt và phổ biến rộng rãi đến các cơ quan truyền thông ngoại quốc cũng như người dân miền Nam về chi tiết trận chiến thắng ở Xuân Lộc
 
Dĩ nhiên là người dân Sài Gòn rất hoan hỷ và càng tăng niềm hy vọng, tin tưởng nơi khả năng chiến đấu, bảo vệ lãnh thổ của quân đội VNCH.
 
Sau chiến thắng tại Xuân Lộc, tôi đã có dịp gặp hai viên sĩ quan trẻ tuổi phụ trách việc thông tin cho sư đoàn 18 tại văn phòng hãng thông tấn UPI ở Sài Gòn. Hai viên sĩ quan này vừa đưa tôi xem những hình ảnh của trận chiến Xuân Lộc vừa nói: “Sư đoàn 18 Number One!”, vì họ đã đánh lui được một phần lớn quân cộng sản Bắc Việt.
 
Tại thành phố Sài Gòn, không khí thật náo nức và nhộn nịp trong nỗi hân hoan chào mừng chiến thắng Xuân Lộc, một sự chiến thắng không ngờ. Với thắng lợi này, đa số dân chúng thủ đô đều nghĩ rằng quân Bắc Việt sẽ mỏi mệt và cần một thời gian khá dài để dưỡng sức, nhất là nếu có tướng Lê Minh Đảo thì Sài Gòn sẽ bình yên vô sự.
 
Cho đến này 13/4/1975 thì sinh hoạt tại Xuân Lộc đã tương đối trở lại bình thường với đường phố tấp nập xe cộ, người qua lại đông đúc. Cảnh mua bán rộn rịp, tưng bừng hẳn lên, hầu như họ đã quên rằng cách đó chỉ mấy chục cây số, quân Bắc Việt vẫn còn đóng chốt và chuẩn bị cho những cuộc tấn công khác.
 
Quả nhiên, quân Bắc Việt sau một thời gian ngắn ngủi tạm ngưng chiến đã dồn hết nỗ lực để bao vây chặt chẽ các khu vực chiến lược xung quanh Xuân Lộc tạo thế cô lập đối phương bằng cách cắt đứt các tuyến đường tiếp vận huyết mạch. Lúc này, 3 sư đoàn thuộc quân đoàn 2 Bắc Việt đã từ những vùng ven biển miền Trung kéo quân tiến đến Xuân Lộc để tăng cường thế công và tổng cộng có 3 sư đoàn của phía Bắc Việt với quân số đầy đủ vây hãm duy nhất một sư đoàn 18 của VNCH.
 
Bản đồ trận Xuân Lộc. Nguồn: Gucci – vnafmamn.com
Binh sĩ SĐ 18 Bộ . © Dirck Halstead
Tướng Lê Minh Đảo và Đại tá tại Bộ chỉ huy chiến trường Xuân Lộc tháng 4 1975. Nguồn: vnafmamn.com
Một góc chiến trường. © Dirck Halstead
© Dirck Halstead
Quân VNCH rút khỏi Xuân Lộc. © Dirck Halstead

© Dirck Halstead
© Dirck Halstead

Sau đúng một ngày cầm cự, chịu đựng không nổi trước chiến thuật áp đảo của địch, sư đoàn 18 VNCH đã bắt đầu triệt thoái khỏi thành phố Xuân Lộc vào ngày 20/4/1975. Sau đó, sư đoàn này được tái tập trung và đóng quân phòng thủ ngay sát nách Sài Gòn về phía Đông, nhưng đã quá muộn màng vì quân Bắc Việt gỡ được nút chận Xuân Lộc và các tuyến quân Nam tiến của họ đã tựa như thế chẻ tre tiến công ào ạt về Sài Gòn khiến cho quân đội miền Nam bị tan rã thành từng mảnh, từng mảnh.
 
Dũng tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh sư đoàn 18 cùng các binh sĩ của ông chiến đấu đến giờ phút cuối cùng nên bị quân Bắc Việt bắt giữ. So với một số tướng lãnh VNCH đã tháo chạy từ những ngày trước đó, tướng Lê Minh Đảo đã được dân chúng ngưỡng mộ và ca ngợi tinh thần dấn thân vì nước của ông.
 
Sau ngày miền Nam sụp đổ, tướng Lê Minh Đảo cũng như đa số sĩ quan cao cấp của VNCH đã bị nhà cầm quyền cộng sản giam giữ tại các trại tù khổ sai, cưỡng bức lao động. Kết cuộc, nhờ vào sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ, sau mười mấy năm tù đầy, tướng Lê Minh Đảo đã được sang Mỹ để đoàn tụ cùng gia đình vào năm 1994.
 
Người Hùng Xuân Lộc năm nào nay đã trở thành người hùng cô đơn với nhiều tâm sự mà ít người thấu hiểu.
 
©Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên @HVR

nguồn
dzuylynh 15.04.2014 02:01:13 (permalink)
0
QUỐC HẬN THỨ 39  
 LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
 
Sài Gòn Thất thủ - Kỳ 3: Hoa Kỳ triệt thoái  


ĐS Graham Martin @On the Net

Lần đầu tiên bắt tay với ông Graham Martin, vị đại sứ của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam, tôi đã có một cảm giác lạ kỳ mà cho tới nay tôi vẫn không thể nào quên được, vì nơi lòng bàn tay của ông ta không có một chút sức lực nào tập trung vào đó cả.

Tôi đã được gặp ông Martin lúc ấy vào khoảng thời gian cuối năm 1973 tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đặt ngay trung tâm thành phố Sài Gòn. Sau này nghe kể lại tôi mới biết ông Martin vì bị trọng thương do một tai nạn giao thông trước đó đã lâu nên lực bóp của bàn tay đã trở nên yếu hẵn.

Ông Martin là vị đại sứ cuối cùng của Hoa Kỳ tại miền Nam. Với thân hình gầy ốm, trông ông tôi có cảm giác như ông là một người không được sáng sủa cho lắm. Chuyên về ngành ngoại giao, ông đã làm đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp, Ý và Thái Lan. Vào tháng 7/1973, ông Martin lúc đó đã 67 tuổi được bổ nhiệm đến Sài Gòn. Tuy ông là một người thường hay đau yếu bệnh hoạn, nhưng ông rất kỳ vọng vào chính quyền Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và có lập trường chống cộng rất triệt để đối với thế lực của MTGPMN. Trong lúc Quốc Hội Hoa Kỳ có những do dự trước việc tiếp tục trợ giúp quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn thì đại sứ Martin cũng là người đã có nỗ lực vận động nhiều nhất để yêu cầu Hoa Kỳ nên tái viện trợ cho VNCH.


Đại sứ G. Martin trình ủy nhiệm thư tháng 7/1973 @On the net

Có giả thuyết cho rằng sở dĩ ông nhiệt tâm trong vấn đề này vì ông có một người con trai là binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã tử trận tại Khe Sanh vào năm 1968 trong cuộc đụng độ với quân Bắc Việt.

Sau khi hiệp định Ba Lê được ký kết, ông Martin đã đưa ra một kế hoạch với chủ trương là nếu Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ thật dồi dào cho VNCH trong khoảng 5 năm nửa thì miền Nam sẽ trở thành một quốc gia có tư thế chính thức trong khối tự do và đủ sức bảo vệ lãnh thổ của mình. Vì vậy, ông lại càng được sự ủng hộ của chính quyền miền Nam.

Đến thời điểm tháng 3/1975, khi quân Bắc Việt mở những cuộc tiến công như vũ bão trên các địa bàn rộng lớn, tạo thế nguy ngập cho chính quyền miền Nam thì mọi người rất trông đợi cũng như hy vọng tràn trề vào quyết định của Quốc Hội chính phủ Hoa Kỳ lúc đó đang thảo luận việc viện trợ khẩn cấp 700 triệu mỹ kim cho miền Nam để đảo ngược cục diện. Nhưng không ngờ Quốc Hội Hoa Kỳ đã lạnh lùng cắt đứt luôn toàn bộ nguồn viện trợ cơ bản.

Riêng cá nhân ông Martin vẫn tin tưởng rằng cho dù Bắc Việt với thế lực đại quân số có tấn công trực tiếp vào Sài Gòn đi nữa thì miền Nam cũng chưa đến nỗi mất hết hy vọng nên ông đã  vận động những cuộc thương thuyết để giải quyết vấn đề  và cho đến phút cuối ông vẫn chống lại những mệnh lệnh triệt thoái toàn diện từ Washington.


Công điện ĐS Martin gửi NT Kissinger ngày 28/4/1975


ĐS Martin-Tướng Weyand-NT Kissinger-TT Ford 1975 @On the Net

Đối với phía Hoa Kỳ, cuộc triệt thoái cuối cùng của họ chính thức bắt đầu từ lúc 2 giờ trưa ngày 29/4/1975. Họ đã dùng trực thăng quân sự để di tản các nhân viên chính phủ Hoa Kỳ tại Sài Gòn cũng như những nhân viên, cán bộ, binh sĩ của chính quyền miền Nam cùng thân nhân đến chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội Hải Quân Hoa Kỳ đang đậu tại biển Đông tiếp giáp với cửa khẩu sông Sài Gòn. 





 @On the Net

Trong khi đó, đối với những ngoại quốc ở Sài Gòn, Hoa Kỳ đã dùng ám hiệu để thông báo về một cuộc triệt thoái cuối cùng bằng cách cho phát thanh liên tục bản nhạc “White Christmas” ngay tại vùng đất nhiệt đới nóng bức này. Tuy nhiên, vì muốn ở lại cho đến giờ phút cuối cùng với một số ít nhân viên phụ tá, ông Martin đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cho kéo dài thêm thời gian cuộc triệt thoái nói trên. Nhưng cho đến lúc nhận được những mệnh lệnh trực tiếp và nghiêm khắc từ cố vấn Kissinger thì ông Martin đã không còn cách nào khác nên đành rời khỏi Sài Gòn vào lúc 4 giờ sáng ngày 30/4/1975. Vì vậy, ông Martin là người Mỹ cuối cùng theo đúng danh nghĩa đã rời khỏi Việt Nam.



 

Theo tôi, ý nghĩa của cuộc triệt thoái này được kết luận rằng đó là những dấu hiệu sau cùng cho thấy sự can thiệp của cường quốc Hoa Kỳ vào VN từ thập niên 1950 đã hoàn toàn không đạt được mục đích gì và Hoa Kỳ phải ra đi trong sự thất bại, nhưng nếu mục kích quang cảnh sự di tản của Hoa Kỳ thì nhiều người thường có những nhận định thật lầm lẫn như “Những người Mỹ cuối cùng đã bị đánh bại trước thế lực của quân Bắc Việt và dùng trực thăng tẩu thoát trước khi Sài Gòn thất thủ”.

Bởi vì trên thực tế, quân đội Hoa Kỳ đã rút quân khỏi VN từ hai năm trước đó và đối với họ thì những liên hệ trực tiếp về quân sự với cuộc chiến tranh VN đã thực sự chấm dứt từ lúc đó. Nói cách khác, Hoa Kỳ đã tuân theo đúng tinh thần của hiệp định Ba Lê và triệt thoái toàn bộ quân đội vào năm 1973. Tôi cũng đã chứng kiến cảnh những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi VN vào ngày 29/3/1973.

Quân đội Hoa Kỳ thực sự có mặt tại VN vào năm 1962 khi những viện trợ về nhân lực, vũ khí được gửi đến VN từ căn cứ Okinawa tại Nhật Bản. Năm 1964, lực lượng TQLC Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng đánh dấu sự kiện lần đầu tiên Hoa Kỳ đưa những chiến sĩ bộ binh của mình vào VN. Từ năm 1968 đến 1969, tổng số quân lính của Hoa Kỳ trú đóng tại VN đã lên đến hơn 540.000 người và từ cuối tháng 3/1973 những liên hệ quân sự này đã hoàn toàn chấm dứt.

Nghi thức tiển biệt cuối cùng để đưa quân đội Hoa Kỳ về nước được chính quyền miền Nam tổ chức tại căn cứ không quân ở phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 29/3/1973 dưới những cơn gió thật lớn, thổi mạnh mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ. 




Tướng Cao Văn Viên -Tướng Federick Weyand- 1973

Lúc đó, đứng ngay cạnh tôi là nhà văn Kaiko Takeshi cũng đang ghi chép để thực hiện bài phóng sự về buổi lễ này. Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng VNCH đã đọc bài diễn văn bằng Anh ngữ để chuyển lời cảm tạ của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Frederick Weyand, vị Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ đặc trách viện trợ quân sự cho miền Nam đã đọc lời từ biệt bằng tiếng VN một cách ấp úng như sau: “Quân đội của quý vị nay đã có đủ khả năng chiến đấu để tự bảo vệ và điều này đã được chứng thực rõ ràng”.

Dĩ nhiên là lời nói này hoàn toàn không đúng với hiện thực, nhưng trên thực tế có 516 quân nhân các cấp của Hoa Kỳ mới chính là những quân nhân cuối cùng rời khỏi VN sau đó. Đa số họ là những sĩ quan, cố vấn và hạ sĩ quan của Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại VN. Trong tư thế điềm nhiên, những quân nhân Hoa Kỳ trông rất bình thản leo lên máy bay C-141 để về nước. Tuy vậy, cũng có một số người đã tuôn rời dòng lệ xúc cảm. Vì thế, sau này khi Sài Gòn thất thủ sự chú ý của tôi đã hướng về sự kiện người VN di tản nhiều hơn sự di tản của những người Mỹ cuối cùng tại đây.

Vào ngày 29 đến ngày 30/4/1975, số người Hoa Kỳ dùng trực thăng rời khỏi Sài Gòn ước chừng khoảng 1000 người và phần lớn là nhân viên ngoại giao, chuyên viên kỹ thuật chỉ có một số ít là dân thường. Riêng những người có mang vũ khí đều là những tướng tá và binh sĩ có nhiệm vụ bảo vệ toà Đại Sứ, con số này chỉ vỏn vẹn có 10 mấy người mà thôi.

Ngược lại, trong cùng thời điểm này các trực thăng Hoa Kỳ đã thực hiện cuộc di tản cho gần 10.000 người VN, tức gấp 10 lần số người Mỹ vằ nếu tính luôn vài ngày trước đó thì Hoa Kỳ đã giúp đỡ việc di tản cho người VN gấp 10 mấy lần nhân số của họ. Nói khác hơn, Hoa Kỳ đã tận lực trong trách nhiệm cuối cùng của mình khi Sài Gòn hấp hối.



 

Xế trưa ngày 29/4/1975, từ văn phòng làm việc ở một cao ốc, tôi đã nhìn thấy từ xa những cảnh di tản hỗn loạn, ồn ào trên các đường phố Sài Gòn. Trên bầu trời vang dội những âm thanh gay gắt của loại trực thăng AH-1G Cobra và Cobra bay khắp nơi trong thành phố. Nhìn từ cửa sổ, tôi trông thấy quang cảnh chính diện trên sân thượng của Trung Tâm Văn Hóa Pháp có nhiều người VN cả nam lẫn nữ đang đứng xếp hàng nối đuôi nhau như một đàn kiến và từng người một leo lên chiếc thang của những trực thăng Hoa Kỳ bay đến rồi đáp xuống tại đây.




Nói chung là ở vào cục diện cuối cùng của cuộc chiến tranh VN, điều khẳng định xác thực là Hoa Kỳ không phải là một nhân vật chính mà đây chỉ là sự xung đột làm chuyển đổi lịch sử giữa một bên phòng thủ là miền Nam và một bên tấn công để xâm chiếm là phía Bắc Việt.

©Komori Yoshihisa  & Khôi Nguyên @ HVR
nguồn
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.04.2014 02:02:14 bởi dzuylynh >
dzuylynh 15.04.2014 02:11:34 (permalink)
0
QUỐC HẬN THỨ 39  
 LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
 
 
 
  Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 4: Hư cấu về MTGPMN
 

@On the Net

Tại lãnh thổ miền Nam VN, thế lực chống lại chính quyền Sài Gòn và lực lượng quân đội Hoa Kỳ là thế lực nào? Những người đã dùng hình thức quân sự để tấn công quân đội và chính phủ miền Nam là ai?”. Đó là những câu hỏi trực tiếp liên quan đến bản chất của cuộc chiến tranh VN mà mỗi khi đặt vấn đề này, chúng ta cần phải nhận thức cho rõ ràng. Đối với một đặc phái viên của tờ báo Mainichi ở Sài Gòn lúc đó như tôi thì sau khi đặt chân đến đây, đó là những vấn đề trọng yếu hàng đầu mà tôi thường suy nghĩ để tìm hiểu.

Những người đấu tranh ở miền Nam tự xưng là MTGP và thế lực này đã chủ trương rằng chính phủ miền Nam vốn chỉ là một sản phẩm của thực dân Pháp trước đó và sau này trở thành chính quyền bù nhìn của chủ nghĩa đế quốc Mỹ để được nhận viện trợ, vì vậy họ đã tuyên bố chống lại chính phủ miền Nam trong mục đích đánh đuổi ngoại bang, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, giành lại độc lập quốc gia.



@On the Net

Vào năm 1960, thế lực này đã chính thức kết thành một tổ chức gọi là MTGPMN. Tổ chức này đưa ra chủ trương rằng những hoạt động của họ là đấu tranh vì tự do độc lập cho dân tộc, chứ không đặt dưới một chủ nghĩa hay ý thức hệ nào khác. So với phía Bắc Việt, họ là một tổ chức riêng biệt của những người dân thuần túy ở miền Nam. Đương thời, MTGPMN đã sử dụng các hình thức quân sự để chiến đấu với chính quyền ông Ngô Đình Diệm, mặt khác họ còn thực hiện không biết bao hành vi khủng bố để tạo áp lực khiến cho chính quyền lúc đó cũng có phản ứng lung lay dao động. 

Tuy nhiên, ông Diệm với sự viện trợ của Hoa Kỳ từ trước đó, đã thành công trong việc củng cố thế lực và tăng cường sức mạnh quân đội nên chính quyền miền Nam tương đối tạo được nền tảng vững chắc.

Năm 1969, MTGP tuyên bố thành lập chính phủ CMLTMNVN để khuếch trương thế lực chính trị và tạo thế hiện hữu song hành cùng chính phủ VNCH. Đương nhiên, họ cũng vẫn tuyên bố là “không hề dính líu với phía Bắc Việt cũng như tại miền Nam không hề có sự hiện diện chiến đấu của quân lính cộng sản Bắc Việt”.




Những tuyên bố trên đây quả là điều hư cấu vĩ đại, hay nói khác đi đó là sự nguỵ tạo lịch sử to lớn do phía Bắc Việt dựng nên vì trong lịch sử hơn 30 năm của cuộc chiến VN từ đầu chí cuối đều là do quân đội Bắc Việt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản VN gây ra.

Đạo quân này đã giữ một vai trò chính yếu trong tất cả những cuộc tấn công về quân sự lẫn chính trị để chống lại miền Nam VN. Ngoài ra, lồng trong cuộc chiến đấu với mục đích vì độc lập tự do của dân tộc mà họ nêu ra, quân Bắc Việt còn được trang bị bằng những ý thức hệ của chủ nghĩa Mác- Lênin một cách cuồn tín nhằm thực hiện một cuộc cách mạng theo khuynh hướng chủ nghĩa cộng sản. Ngay chính đảng cộng sản VN sau khi chiếm được miền Nam cũng đã bộc lộ một cách trắng trợn đến mức làm cho mọi người phải kinh ngạc về cái gọi là “cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc” của MTGPMN vốn thuần túy dân tộc không bị áp đặt dưới một ý thức hệ chính trị nào, khi cho thấy đây chỉ là tấm bình phong ngụy tạo bằng cách khai tử lập tức tổ chức MTGPMN.



Hội nghị "Hiệp thương thống nhất" 27-11-1975

Việc những người thực hiện cuộc đấu tranh cách mạng vì lòng tin của họ trên quan điểm chính nghĩa và họ tự đặt ra những điều hư cấu để tác động vào mặt tuyên truyền hầu đạt được mục đích chiến thắng tuy là một điều hết sức tự nhiên, nhưng đối với những người thứ ba đứng ngoài cuộc chiến, tức không có liên hệ gì lại đi thông tin và truyền đạt rộng rãi những điều tuyên truyền mang tích cách hư cấu này thì nó lại là một vấn đề khác.

Đó chính là trường hợp của đa số những người trí thức và giới báo chí truyền thông Nhật Bản. Tuy có nhiều người biết hoặc không biết về sự thật hay sự ngụy tạo của ý nghĩa cuộc chiến tranh VN nhưng dường như tất cả vẫn mặc nhiên chấp nhận và loan tải một cách không suy xét, tức là “nghe sao nói vậy”.

Bản thân tôi cũng xuất thân từ môi trường hiểu biết cũng như những nhãn quan chính trị của Nhật Bản rồi sau đó lại được có cơ hội sống tại VN nên việc tôi tương đối nhận thức được mức độ cách biệt giữa sự chân thật và ngụy tạo nơi cuộc chiến VN cũng không có gì là lạ lùng.

Và giờ đây nghĩ lại, quả thật là trong 3 năm rưỡi ở VN đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm về những lường gạt chính trị vĩ đại này qua việc từng chiếc mặt nạ trá hình lần lượt bị rơi xuống phơi bày những sự thật rõ ràng.





Đường mòn HCM 





Đơn vị chính quy CSBV trên đường vào Nam 




Võ Nguyên Giáp và các Tướng CSBV trên đường mòn HCM

Khi quyết định sống ở Sài Gòn, tôi đã cố gắng nhớ tiếng Việt và tiếp xúc với thật nhiều người bản xứ. Đầu tiên, tôi đã hiểu rằng việc người dân ở đây gọi thế lực chống lại chính quyền miền Nam bằng danh từ “cộng sản” vốn là điều thông thường. Và ai cũng biết rằng thế lực của cộng sản với phía Bắc Việt thật ra chỉ là một cho nên sự nhận thức này của họ được suy diễn rộng ra như vậy cũng là mang tính cách đương nhiên. Nhưng ở Sài Gòn cũng có người gọi lực lượng cộng sản là lực lượng cách mạng.

Tuy nhiên, trong giới truyền thông Nhật Bản lại thường sử dụng từ ngữ “lực lượng giải phóng” để ám chỉ những thành phần chống lại chính phủ miền Nam. Mặc dù tổ chức MTGPMN được gọi tắt là MTGP, nhưng ta không thể nào gán ghép từ ngữ “giải phóng” vào những danh xưng như “quân giải phóng”, “phe giải phóng”, “lực lượng giải phóng” để gọi tên các thế lực chống đối miền Nam một cách tùy tiện và chủ quan như vậy được.

Ngay cả giới truyền thông quốc tế như các hãng thông tấn AP, UPI, AFP v.v.., họ cũng chỉ dùng các từ như “quân Bắc Việt”, “phía cộng sản”, “việt cộng” hoặc “lực lượng cách mạng” mà thôi. Theo sự hiểu biết giới hạn của tôi, thì họ không bao giờ sử dụng các từ ngữ “quân giải phóng”, “phe giải phóng”, “lực lượng giải phóng” để nói về MTGP hoặc quân đội Bắc Việt cả. 



Biểu tình phản đối chiến tranh VN tại Nhật, 27-4-1965

Do đó, danh xưng MTGP chỉ là một trường hợp đặc biệt, vì ý nghĩa của ngôn từ giải phóng đã mang theo một tác động tâm lý về mặt tuyên truyền rất hiệu quả là cởi mở sự trói buộc để trở thành tự do. Có nghĩa là tự thân của từ ngữ này đã vô hình chung mang một ý nghĩa rất chủ quan.

Trong một cuộc đấu tranh, nếu ta gọi một bên là phe giải phóng thì tất nhiên ta đã coi bên kia là phía trói buộc, đàn áp tự do và chẳng khác nào ta đã nhận định chủ quan để phân chia ra hai bên gồm một bên thiện và một bên ác, trong khi ta lại chưa rõ hư thực thế nào. 

Và nếu như vậy thì ta đặt trường hợp ở bán đảo Triều Tiên xảy ra cuộc chiến do phía Bắc Hàn thực hiện việc Nam tiến để đánh lại quân đội Hoa Kỳ và Đại Hàn thì lúc đó giới truyền thông Nhật cũng gọi quân Bắc Hàn là “quân giải phóng” hay “lực lượng giải phóng” hay sao?

Vì từ trước đến nay, Bắc Hàn luôn đề xướng một cuộc giải phóng để đánh đổ chính quyền Đại Hàn và chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ. Rõ ràng là khi Bắc Hàn đưa ra chủ trương giải phóng như vậy, ta đã nhận thấy tính phi hiện thực nơi lập trường cực đoan của họ vì khách quan mà nhìn nhận thì Bắc Hàn mới chính là nơi cần được giải phóng. 

Ngược lại, đứng trên lập trường dư luận quốc tế, Nhật Bản là một quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ lẫn Đại Hàn thì nếu trường hợp Đại Hàn bị bại dưới tay Bắc Hàn, liệu giới truyền thông có thấy được sự kỳ dị của “sự giải phóng” này không? Và lúc đó nên gọi là “sự kiện” gì đây?






Cải táng nạn nhân bị Việt Cộng thảm sát, Huế 1968

Tóm lại, những lực lượng đấu tranh tự xưng mình là lực lượng giải phóng, lực lượng cách mạng chỉ phản ảnh sự chủ quan về cách nhìn nơi cuộc chiến đấu mà họ cho là có chính nghĩa. Cũng như nếu nhìn ngược lại từ phe đối lập thì phe giải phóng hoặc phe cách mạng cũng chỉ là những thành phần phản loạn mà thôi. Cho nên khi người thứ ba đứng ngoài cuộc chiến gọi một bên là lực lượng giải phóng thì chỉ cho thấy một sự phán đoán không trung thực và thiên kiến. 

Đặc biệt là trong thời gian chiến tranh tại VN tất cả báo chí toàn quốc Nhật Bản đều lấy tin tức liên quan từ hãng thông tấn Kyodo một cách thật cực đoan, mà hãng Kyodo cũng chỉ dịch lại những bài ký sự của những hãng thông tấn ngoại quốc như UPI, AP một cách sai lạc về từ ngữ, vì trong khi nguyên văn tiếng Anh là “quân Bắc Việt”, “quân cộng sản” thì ban dịch thuật của Kyodo lại chuyển dịch thành “quân giải phóng”, “lực lượng giải phóng” khiến dư luận Nhật Bản vốn đã mù mờ về cuộc chiến VN càng trở nên lệch lạc thêm nhiều hơn.




Nếu thực sự họ có ý đồ bẻ cong ngòi bút dịch thuật như vậy thì họ đã trở thành những nhà báo thiên kiến quá đáng, không làm tròn chức năng của người ký giả trong lĩnh vực truyền thông quốc tế.

©Komori Yoshihisa  & Khôi Nguyên @ HVR
nguồn 
(Còn tiếp)
 
dzuylynh 16.04.2014 22:56:52 (permalink)
0
QUỐC HẬN THỨ 39  
 LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI  
 
 
Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 5: Sự bắt đầu của màn chung kết




Ngày 10/3/1975, thị xã Ban Mê Thuột của tỉnh Đắc Lắc ở cao nguyên Trung phần miền Nam Việt Nam sau khi bị quân Bắc Việt đột kích và tấn công dữ dội đã thất thủ. Tính từ ngày này cho đến vỏn vẹn 50 ngày sau đó thì thủ đô Sài Gòn cũng chịu chung số phận như Ban Mê Thuột, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của chính quyền miền Nam và mở đầu cho giai đoạn chấm dứt cuộc chiến Việt Nam kéo dài hơn 30 năm.

Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia nhận được viện trợ về kinh tế lẫn quân sự từ Hoa Kỳ một cách liên tục. Tuy một phần lãnh thổ bị quân Bắc Việt chiếm đóng, nhưng quốc gia này vẫn kiểm soát được khoảng 20 triệu dân và có khoảng 1 triệu quân nhân, đồng thời được sự công nhận của hơn 90 quốc gia trên thế giới lúc bấy giờ. Việt Nam Cộng Hòa đã hứng chịu sự de dọa và công kích của phía Bắc Việt trong suốt một thời gian dài để rồi cuối cùng sau một chiến dịch tấn công quân sự quy mô trong vòng 50 ngày của đối phương, quốc gia này đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là một sự kiện hiếm có đối với nền lịch sử cận đại của thế giới.

Trong những giai đoạn chuyển biến quan trọng cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, tôi đã có mặt ở Sài Gòn với nhiệm vụ thông tin. Thời gian 3 năm làm công tác phóng viên tại đây, đối với tôi là một chuỗi ngày dài với những bận rộn về viết lách, những lúc di động cấp tốc để bám sát chiến trường, những nỗi khủng hoảng lo sợ về tình hình chiến cuộc căng thẳng, những phẫn nộ về các mưu mô chính trị, những cảm xúc trước tình cảnh bị thương v.v..., tất cả đều là những sự kiện mà đối với sự suy nghĩ thông thường của một đặc phái viên, có nằm trong mơ tôi cũng không thể tưởng tượng được các diễn biến đột ngột và khích động này.

Từng đợt sóng cuồng ào ạt dâng lên trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, có lúc tạm lắng yên và tưởng đâu nó sẽ trở lại bình thường nhưng chỉ trong khoảng khắc cường độ sôi động của chiến trường lại tăng lên gấp bội, đưa đến những cục diện phũ phàng. Cuộc chiến tranh Việt Nam là như vậy đó.


Thị xã Phước Bình, tỉnh Phước Long 

Đối với miền Nam, trong ngày Tết Nguyên Đán năm 1975 đã xảy ra một điềm bất thường là việc thị trấn Phước Bình của tỉnh Phước Long cách Sài Gòn khoảng 130km về hướng Bắc đã bị quân Bắc Việt chiếm đoạt . Phước Bình vốn là một thị trấn nhỏ nằm trong vùng núi non hiểm trở. Kể từ khi hiệp định Ba Lê được ký kết, tại nơi đây không xảy ra một cuộc giao tranh quân sự nào cả. Vì thế, đây là một hành động vi phạm trắng trợn điều khoản cơ bản hiệp định Ba Lê của phía Bắc Việt, nhưng họ vẫn tiếp tục mở rộng địa bàn tấn công và sau đó đã làm chủ tình hình toàn bộ tỉnh Phước Long. Trâng tráo hơn nữa là phía Bắc Việt đã tuyên bố rằng vì quân đội miền Nam vi phạm hiệp định Ba Lê nên họ phải tấn công bằng quân sự như vậy. Nhưng về sự kiện này, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại có hành động khó hiểu là không cho viện binh đến Phước Long để tiếp cứu.



@ on the Net

Xét về mặt chiến lược, Phước Long là một cứ địa nằm dọc theo biên giới Campuchia, có dân số ít ỏi lại thiếu tài nguyên, đồng thời nó cũng nằm sát ngay khu vực của đường mòn HCM nên khá bất lợi trong việc đưa quân đến đây để phản kích lại quân Bắc Việt. Nhưng điều quan trọng hơn là có lẽ ông Thiệu đã muốn chứng minh cho Hoa Kỳ thấy rằng Bắc Việt đang ngang nhiên vi phạm hiệp định Ba Lê và uy hiếp miền Nam, như vậy, Hoa Kỳ sẽ không thể ngưng viện trợ được. Đây chính là một sách lược của ông Thiệu. 


TT Nguyễn văn Thiệu và TT Richard Nixon @ nixonlibrary.gov

Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ đã không có một phản ứng gì về việc này, hay nói đúng hơn là ngoài việc lên tiếng chỉ trích, phê phán Bắc Việt vi phạm hiệp định Hoa Kỳ đã không có một hành động can thiệp nào và Quốc Hội Mỹ vẫn tiếp tục chương trình cắt giảm ngân sách viện trợ cho miền Nam. Bởi vì lúc đó, Tổng Thống Nixon, người từng tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ không ngồi yên nhìn Bắc Việt vi phạm hiệp định ngưng bắn”, đã phải từ chức sau vụ tai tiếng “Watergate” và dư luận dân chúng Hoa Kỳ cũng đang tạo áp lực mạnh mẽ lên Quốc Hội về việc yêu cầu chính phủ chấm dứt những hành động can thiệp vào Việt Nam.



@ The New York Times 

Đối với những nhân vật đầu não của Bắc Việt thì thái độ của Hoa Kỳ lúc này chính là một yếu tố quyết định trong kế hoạch tấn công quy mô cuối cùng để chiếm lấy miền Nam và nó cũng mang ý nghĩa chiến lược có tầm vóc lịch sử. Theo hồi ký của Văn Tiến Dũng, thời điểm này Bắc Việt đã hoàn tất một kế hoạch tổng tấn công quy mô sau khi phán đoán về phương tiện chiến đấu giảm sút của quân đội Việt Nam Cộng Hòa vì bị Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ. Tuy vậy, phản ứng của Hoa Kỳ vẫn còn là chìa khoá quyết định thành bại của kế hoạch tổng tấn công cho nên theo nhận định này thì nếu Hoa Kỳ tiếp tục ứng viện cho miền Nam bằng những cuộc oanh tạc miền Bắc thì quân cộng sản Bắc Việt sẽ có khó cơ hội chiến thắng. Đây quả là một chiến lược khôn khéo tránh đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ của phía Bắc Việt và cũng vì vậy mà họ đã tung quân đánh chiếm Phước Long để dò thử phản ứng của Hoa Kỳ.

Thế nhưng, sau khi chiếm được Phước Long một cách dễ dàng thì Bắc Việt đã đi đến quyết định là cho dù Hoa Kỳ có phản ứng ra sao đi nữa thì họ vẫn không lùi bước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cuộc chiến, Bắc Việt đã có một quyết định dứt khoát tấn công triệt để.



Võ Nguyên Giáp, Hà Nội 1-1975 @ on the Net

Trước đó, vào ngày 8/1/1975, bộ chính trị trung ương đảng lao động Việt Nam, tức đảng cộng sản VN đã dự định trong kế hoạch tấn công nói trên rằng: “Sẽ bắt đầu tổng công kích miền Nam vào mùa Xuân năm 1975 và trong vòng hai năm, tức đến giữa năm 1976 sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam”. Tóm lại, cuộc tấn công Ban Mê Thuột vào tháng 3/1975 đã chính thức mở màn cho chiến dịch tổng tấn công này.

Để thực hiện cuộc tổng tấn công, Văn Tiến Dũng đã bí mật rời khỏi Hà Nội vào tháng 2/1975 vào Nam bằng những con đường mòn bí mật mới được thiết lập tại phía Đông dãy Trường Sơn. Tại đây, Văn Tiến Dũng đã trực tiếp chỉ huy những cuộc tấn công bất ngờ vào Ban Mê Thuột và lúc đó ở chung quanh tỉnh Pleiku, một trong các cứ địa hiểm yếu của miền Trung cũng đã bị bao vây chặt chẽ bởi đại quân của Bắc Việt với mục địch ngụy trang cho một cuộc tấn công chính thức vào đây hầu phân tán sự phòng thủ của quân đội VNCH tại Ban Mê Thuột. Tuy nhiên, trên thực tế đã có tới 3 sư đoàn quân Bắc Việt đã hiện diện sẵn để chuẩn bị cho những cuộc tấn công bất ngờ vào Ban Mê Thuột. Trong khi đó, thành phần chủ lực của VNCH là sư đoàn 23 được điều động về Pleiku để tiếp ứng tạo thành một lực lượng phòng thủ hùng hậu duy nhất tại đây.



Điều này cho thấy sự thay đổi mục tiêu tấn công trong lúc có đầy đủ binh lực với thế áp đảo đối phương của Bắc Việt, lần đầu tiên đã trở thành một điều căn bản trong chiến lược của họ. Cùng thời điểm này, tại quân khu 2 bao gồm toàn thể miền Trung, quân VNCH đang hiện diện với quân số tương đương với 2 sư đoàn nhưng Bắc Việt cũng đã phối trí tại đây tới 5 sư đoàn. Với tương quan lực lượng về quân số như vậy, dĩ nhiên là những trận tập kích sau đó vào Pleiku của quân Bắc Việt được coi như sẽ dễ dàng tạo áp lực nặng nề cho quân đội VNCH. Hơn nữa, Pleiku lại là một cứ điểm quan trọng của Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 VNCH nên ai cũng nghĩ rằng quân đội miền Nam sẽ tử thủ để bảo vệ cứ địa này.

Trong tình thế khẩn cấp như vậy, vào buổi sáng ngày 16/3/1975 khi tôi đang có mặt ở Sài Gòn thì phóng viên kỳ cựu Nguyễn Gia Thôi của đài phát thanh chính phủ miền Nam hớt hãi báo tin cho tôi biết rằng: “Ông ơi, tại Pleiku hình như đã xảy ra chuyện gì rồi, vì đột nhiên những tin tức truyền từ đó về đây đã hoàn toàn bị cắt đứt. Nhưng quân cộng sản vẫn chưa tấn công vào Pleiku kia mà? Thật là khó hiểu quá”. Đối với tôi thì đây là một nguồn tin có tính cách liên quan đến biến chuyển lịch sử bại trận hoàn toàn của quân đội miền Nam. 

Thì ra, ông Thiệu bỗng nhiên ra lệnh bỏ Pleiku và triệt thoái cao nguyên, rút hết toàn bộ quân đội đang phòng thủ ở miền Trung về Nam. Ông Thiệu đã nhận định là vì Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ nên quân đội miền Nam đã không đủ vũ khí đạn dược để chiến đấu cùng quân số hùng hậu của quân BV. Sau khi rút quân từ miền Trung, quân đội VNCH sẽ tập trung để tạo thành tuyến phòng thủ bao bọc các nơi đông dân cư ở ven biển và thủ đô Sài Gòn trong một chiến thuật triệt để tử thủ phần đất miền Nam còn lại. 









Thế nhưng, chiến thuật này đã hoàn toàn thất bại vì đội quân triệt thoái của miền Nam đã tựa như những mảnh băng sơn tan rả và bị chôn vùi dưới cơn hồng thủy lánh nạn của người dân miền Trung lúc đó thật ào ạt và mãnh liệt. 
Nói khác đi là quân đội VNCH đã mất đi thế lực chiến đấu. Sự kiện này đối với Văn Tiến Dũng chẳng khác nào một cơ hội bằng vàng vì “bất chiến tự nhiên thành” và theo kế hoạch về một tình thế khống chế toàn bộ miền Trung sẽ bắt đầu từ năm 1976 nay lại hoàn thành sớm hơn dự định. Vì vậy, Văn Tiến Dũng đã ra lệnh cho toàn quân Bắc Việt truy kích ráo riết các tuyến đường tháo lui của quân đội miền Nam.

Vào lúc này, Hà Nội đã dốc hết toàn lực để sớm đánh chiếm Sài Gòn bằng cách đưa thêm quân số của quân đoàn 2 cùng dân quân tự vệ vượt qua vĩ tuyến17 để đột nhập Quảng Trị và Huế, đồng thời còn tận dụng cả lực lượng dân quân trừ bị khiến cho số lượng nhân viên trong bộ máy hành chính và sản xuất đã giảm xuống còn 1/3. Nói chung là Hà Nội đã rót hết lực lượng chiến đấu vào miền Nam với tổng cộng 20 sư đoàn dân quân lúc đó đang trên đường Nam tiến.




Kết quả là phía miền Nam đã từ từ mất Huế, Đà Nẵng và các khu vực chung quanh Sài Gòn cũng lần lượt bị rơi vào vòng kiểm soát của quân Bắc Việt. 

Trong quá trình này đã có tới mấy triệu người dân miền Nam phải bỏ chạy lánh nạn cũng như có biết bao thảm cảnh bi thương thống khổ đã xảy ra khắp nơi tại miền Nam Việt Nam.

©Komori Yoshihisa  & Khôi Nguyên @ HVR
nguồn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2014 22:59:08 bởi dzuylynh >
dzuylynh 16.04.2014 23:00:43 (permalink)
0
QUỐC HẬN THỨ 39   
 LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI  
 
Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 6: Những cảm nhận sâu sắc về sự tàn ác của chủ nghĩa cộng sản  
 



Ông Trần Văn Đỗ, circa 1990 @ On the Net

Lẽ ra hai miền Nam Bắc Việt Nam đã được tiếp tục chung sống một cách lâu dài theo tinh thần của hiệp định đình chiến Genève, nhưng vì phía Bắc Việt đã chủ trương dùng quân sự thôn tính miền Nam nên đã bắt đầu cho một cuộc chiến kéo dài cho đến ngày hôm nay”. (Cựu Ngoại trưởng VNCH Trần Văn Đỗ)

Người đã từng 3 lần giữ chức Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao của miền Nam là ông Trần Văn Đỗ, một nhân vật mà thỉnh thoảng gợi lên nơi tôi sự tưởng tượng về hình ảnh của loài chim hạc trắng vì dáng người ông cao ốm, mảnh mai nhưng cử động nhanh nhẹn, cộng thêm mái tóc bạc mềm mại và khuôn mặt trắng, thon dài. Tóm lại, tất cả những biểu hiện bên ngoài nơi ông đã khiến cho tôi có cảm giác như vậy.

Cho đến thời điểm cận ngày Sài Gòn thất thủ, tôi vẫn thường ghé thăm ông và được nghe ông nói chuyện về tình hình chính trị cũng như về mặt ngoại giao của VNCH. Nhà ông ở một căn apartment không lớn lắm nằm trên đại lộ Hồng Thập Tự gần ngay Dinh Độc Lập. Những lúc gặp gỡ như vậy, ông thường nói chuyện rất dài và lúc nào cũng tiếp đãi khách bằng những ly trà nóng thơm mùi hoa lài. Và nếu càng nghe ông phân tích về những biến chuyển tình thế của từng giai đoạn, ta sẽ càng cảm nhận sâu sắc thêm về ý nghĩa của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Ông Đỗ sinh năm 1931 tại miền Bắc Việt Nam. Ông đã tốt nghiệp đại học Y khoa tại Paris nên được coi là một trong những nhân tài ưu tú của VN dưới thời Pháp thuộc. Sau đó, ông đã phục vụ cho Pháp lẫn Việt Nam qua cương vị bác sĩ và cho đến năm 1951 khi vua Bảo Đại trở thành nguyên thủ quốc gia thì ông được tuyển nhiệm làm chức vụ Giám Đốc Quân Y. Vào năm 1954, ông Đỗ là người đại diện cho chính phủ miền Nam VN tại hội nghị Génève, đồng thời kiêm luôn chức Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao cho đến năm sau đó, tức năm 1955 khi chính quyền Tổng Thống Ngô  Đình Diệm được thành lập.


Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ 1967 @ on the Net

Sau khi chính quyền ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ qua cuộc đảo chính năm 1963 thì đến năm 1965, ông Đỗ trở thành Phó Thủ Tướng trong nội các của Thủ Tướng Phan Huy Quát. Từ đó cho đến năm 1967, mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng ông cũng đã giữ chức Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao lần thứ hai. Với quá trình thay đổi chức vụ của ông Đỗ liên tục như vậy, cũng phần nào cho thấy sự phức tạp của dòng lịch sử cận đại Việt Nam.


BS Trần Văn Đỗ và Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu
TTK/UBLĐQG 1967 @ on the Net

Lúc tôi quen biết được ông thì ông cũng đã khoảng 70 tuổi và mỗi khi tôi ngỏ ý được tiếp kiến thì ông đều vui vẻ, sảng khoái nhận lời. Qua những lần gặp gỡ đó, ông  Đỗ tuy vốn có trình độ Anh ngữ cao, nhưng ông đã sử dụng lối giải thích thật dễ hiểu để phân tích cho tôi nghe về tình hình và lịch sử VN cũng như những vấn đề liên quan đến cục diện quốc tế. Có lần ông đề cập đến việc quân đội Nhật xâm chiếm bán đảo Đông Dương trong thời Pháp thuộc như sau: “Quân đội Nhật khi đến VN thì kể cả sĩ quan và binh linh đều có một tinh thần kỷ luật cao độ và uy thế của họ đã áp đảo hẳn quân đội Pháp thời bấy giờ. Tôi rất ngưỡng mộ tinh thần tôn trọng kỷ luật của họ”.

Đối với tôi, những điều đã được học hỏi từ trước đến nay về hành động xâm chiếm Đông Nam Á của quân đội Nhật được coi như là một chuyện không đúng nên nhận xét của ông Đỗ đã khiến tôi thật bất ngờ. Có lẽ là một người đã từng trải và có nhiều kinh nghiệm về lịch sử nên ông tỏ ra có lập trường dứt khoát nơi sự thiện cảm đối với tinh thần kỷ luật quân đội Nhật. 
Rồi kế đến, những nhận xét của ông về hội nghị Génève lại càng súc tích và sâu sắc hơn. Ông nói rằng với cương vị đại diện cho phái đoàn miền Nam Việt Nam lúc đó, ông đã không có một sự nhượng bộ nào để làm mất danh dự cho quốc gia mình và hội nghị Génève 1954 nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp tại Việt Nam trong một tình thế hỗn loạn khi quân đội Pháp đang chiến đấu chống lực lượng Việt Minh do HCM lãnh đạo khởi đầu cho giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh Việt Nam.  


Hội nghị Geneve 1954 @ on the Net

Trong hội nghị này đã có sự tham dự của đại diện các nước như Ngoại Trưởng Bidault của Pháp, Ngoại Trưởng Eden của Anh, Ngoại Trưởng Motolov của Liên Xô, Ngoại Trưởng Dulles của Hoa Kỳ. Phía Trung Quốc và Bắc Việt cũng cử hai đại diện là Thủ Tướng Chu Ân Lai và Thủ Tướng Phạm Văn Đồng.


Đại diện 4 nước CS tại hội nghị Geneve 1954
Nam Il (Bắc Hàn) Molotove (liên Sô) Chu Ân Lai (Trung Cộng) P V Đồng (CSVN)

Tại hội nghị Genève đã ký kết một bản hiệp định đình chiến giữa các phe tham chiến ở Việt Nam và đưa ra một bản tuyên ngôn cuối cùng quy định về việc tạm thời chia cắt Việt Nam ra làm hai miền và hai năm sau đó sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất quốc gia. Nhưng trên phương diện áp buộc của luật pháp quốc tế thì chỉ có việc đình chiến là được thực hiện còn bản tuyên ngôn cuối cùng nói trên thì không một đại diện nước nào chịu ký kết vào đó cả. Hơn nữa, phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cũng  biểu quyết phản đối bản tuyên ngôn này, và vì vậy ông Đỗ đã nhấn mạnh rằng: “Lẽ ra hai miền Nam Bắc Việt Nam đã được tiếp tục chung sống một cách lâu dài theo tinh thần của hiệp định đình chiến Génève, nhưng vì phía Bắc Việt đã chủ trương dùng quân sự thôn tính miền Nam nên đã bắt đầu cho một cuộc chiến kéo dài cho đến ngày hôm nay”.



Ông cũng cho rằng qua hiệp định Ba Lê được ký kết năm 1973, trên thực tế Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa coi như đã đầu hàng quân Bắc Việt: “Hiệp định Génève đã thành công hơn hiệp định Ba Lê rất nhiều vì nó quy định được việc rút quân của phía Bắc Việt và người dân hai miền Nam Bắc đều được tự do chọn lựa nơi sinh sống của mình. Còn thì hiệp định Ba Lê chỉ đề cập đến việc quân đồng minh triệt thoái khỏi lãnh thổ Việt Nam và chấp nhận sự hiện diện của quân xâm lăng Bắc Việt tại miền Nam Việt Nam. Trong khi Hoa Kỳ với 500.000 binh sĩ mà không diệt được quân Bắc Việt, còn chúng tôi với lực lượng đơn độc làm sao có thể thắng được kẻ địch. Tóm lại, với nỗ lực ngoại giao của ông Kissinger vị cố vấn tối cao của một cường quốc hạng nhất thế giới là Hoa Kỳ trong ba năm qua là sự lãng phí vô ích và rốt cuộc chỉ nhận được kết quả là sự đầu hàng mà thôi”.


Ngoại trưởng Mỹ Kissinger và Lê Đức Thọ, bên lề hội nghị Paris 1973 @ on the Net

Ông Đỗ đã vạch cho ra cho tôi biết về bản chất thật sự của cuộc chiến tranh Việt Nam, đó là một cuộc chiến được kết hợp bởi sự chiến đấu giành lại độc lập dân tộc với một cuộc cách mạng mang đặc tính chủ nghĩa cộng sản cũng chủ trương giành lại độc lập, nhưng chủ nghĩa cộng sản có thật sự tốt hay không hoặc chủ nghĩa cộng sản có đại diện cho chính nghĩa hay không thì đó còn là một nghi vấn. Hơn nữa, để lật đổ chế độ thực dân tại sao lại chỉ áp dụng phương pháp cách mạng đặc tính của chủ nghĩa cộng sản.

Ông Đỗ còn giải thích rõ cho tôi nghe về lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp.

Sau khi bị đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp kể từ những năm đầu thập niên 1880, tinh thần đấu tranh vì độc lập của người Việt Nam ngày càng dâng cao mãnh liệt. Đương thời, những tổ chức kháng chiến chống Pháp có hệ thống chặt chẽ là Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quang Phục Hội, đảng Đại Việt v.v... Vì những tổ chức này không tiêm nhiểm tư tưởng cộng sản nên được gọi là những lực lượng chủ nghĩa dân tộc. Trong khi chủ thuyết Mác Lênin do HCM đề xướng tại Việt Nam, lúc đó đang có những liên hệ mật thiết với khối cộng sản quốc tế. Còn những lực lượng chủ nghĩa dân tộc đối với phe theo chủ thuyết Mác Lênin thì có hai lập trường một là không màng đến, hai là coi như kẻ địch. Và ông Trần Văn Đỗ là một trong những nhân vật tiếp nối hệ phổ của những người đã từng có kinh nghiệm đấu tranh thuộc đảng Đại Việt và Việt Nam Quốc Dân Đảng đương thời đang ở Sài Gòn như ông Trần Văn Tuyên Dân Biểu Hạ Viện Quốc Hội, ông Đặng Văn Sung Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy v.v...

Sau khi quân Nhật đầu hàng vào năm 1946, các thế lực kháng chiến Việt Nam đã kết hợp lại để thành lập chính phủ liên hiệp kháng chiến và một cán bộ của Việt Nam Quốc Dân Đảng là ông Trần Văn Tuyên đã cho biết về kinh nghiệm liên hiệp với phe HCM như sau: “Trong chính phủ liên hiệp, đảng cộng sản Việt Nam đã dùng tất cả những thủ đoạn để loại trừ các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc”.


HCM và chính phủ Liên hiệp kháng chiến 1945 @ on the Net

Âm mưu của đảng cộng sản Việt Nam là, đầu tiên, để chống lại kẻ thù chung thực dân Pháp họ đã kêu gọi sự tập hợp của những lực lượng kháng chiến theo chủ nghĩa dân tộc hầu lợi dụng những thành phần này để bành trước thế lực, sau đó phe cộng sản lại giết hại bất cứ những ai không đi theo chủ nghĩa cộng sản như họ, để độc quyền thao túng vũ đài chính trị tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Huy và ông Đặng Văn Sung cũng đã đưa ra nhiều bằng chứng xác thực về trường hợp những nhà cách mạng dân tộc không theo chủ nghĩa cộng sản thời đó đã bị phe Việt Minh, tức cộng sản dùng các thủ đoạn tinh vi để lường gạt hoặc sát hại. Tóm lại, đối với những thế lực chính trị không đồng thuận cùng tử tưởng với chủ nghĩa cộng sản thì họ đã cảm nhận đến xương cốt và hiểu biết một cách sâu sắc về bản chất tàn ác của chủ nghĩa cộng sản.

Vào thời điểm cuối cùng tháng 4/1975 trong tình thế nguy ngập, ông Đỗ đã rời khỏi Sài Gòn đi tỵ nạn ở ngoại quốc và cho đến những giây phút cuối ông vẫn lên tiếng chỉ trích, phê phán hành động phản bội đồng minh của phía Hoa Kỳ.
Từ lúc Sài Gòn thất thủ cho đến 15 năm sau đó, tôi vẫn tiếp tục liên lạc với ông Đỗ đã định cư tại Pháp và sống chung với người con trai là bác sĩ có phòng mạch tại Paris. Cứ khoảng hai năm một lần tôi đều đến viếng thăm ông. Nhà ông ở trong một chung cư gần đại lộ Victor Hugo và vẫn như lúc còn ở Sài Gòn ông luôn tiếp đãi tôi bằng những ly trà thơm dịu mùi hoa lài cùng với lối ăn mặc chỉnh tề. Ông phân tích cho tôi nghe chuyện chiến tranh Việt Nam. Mặc dù đã là quá khứ nhưng tôi cứ tưởng như những chuyện đang xảy ra trước mắt mình. 

Vào mùa Thu năm 1990, thật là hiếm hoi khi tôi nhận được thư ông nhắn rằng:“Xin mời anh đến để chúng ta cùng nói chuyện”. Và tôi lập tức bay sang Pháp thăm ông. Thời điểm này, Việt Nam đang sa lầy vào cuộc chiến Campuchia và tình hình quốc nội đang gặp phải nhiều khó khăn cùng cực. Qua cuộc gặp gỡ này, ông Đỗ có vẻ như già yếu hẳn đi, ông nói: “Việt Nam hiện nay tựa như một căn nhà đang chìm đắm tai ương hoạn nạn”. Cuộc gặp ông lần đó đã để lại trong tôi một tình cảm lạ kỳ, thật khó tả.

Một tháng sau, tôi nhận được tin ông Đỗ đã qua đời.

*
(Ghi chú của HVR: Thân phụ ông Trần Văn Đỗ là cụ Trần Văn Thông, từng làm Tổng đốc Nam Định 17 năm. Cậu ruột ông là cụ Bùi Quang Chiêu, người sáng lập Đảng Lập Hiến Đông Dương. Ông là em ruột luật sư Trần Văn Chương, nguyên Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ thời đệ nhất Cộng Hòa, bà  Trần Lệ Xuân vợ Cố vấn Ngô Đình Nhu gọi ông là chú).

©Komori Yoshihisa  & Khôi Nguyên @ HVR

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2014 00:13:39 bởi dzuylynh >
dohop 17.04.2014 04:58:07 (permalink)
0
 
Ngày Nào Trên Quê Hương... nhạc và lời Đỗ Bích Hợp. trình bày Dzuylynh. album Sóng Âm Bích Hợp.mp3 - File Shared from Box
NGÀY NÀO TRÊN QUÊ HƯƠNG 
nhạc và lời: Đỗ bích Hợp | trình bày Dzuylynh

Ngày nào trên quê hương tôi có tia nắng sưởi ấm lòng người?
Ngày nào trên ruộng đồng xanh tươi dân nghèo tôi lại sống an vui!
Ngày nào trên non sông thương yêu gió tự do phất phới muôn chiều?
Bé thơ lại nở nụ cười, người người nói " Tiếng Nước Tôi "...
Ngày nào trên đất Nam Quan dân Hùng Vương hát tiếng Hồng Bàng?
Ngày nào trên nước Nam ta sóng triều dâng đắp bồi phù sa!
Ngày nào trên quê hương đau thương ta cười vui giữa những vô thường?
Bước chân đùa với lá vàng, mừng vui gặp mộ cha, anh!
Ôi! Những dòng chữ Việt hằn sâu mộ chí cha anh
Ôi! Những dòng máu đào mờ phai bia đá bao năm
Thời gian vô tình ... tưởng như đã là bụi mờ
Tưởng như đã là vô thường... tưởng như đã là hư không...
Ôi! Những dòng chữ Việt hằn sâu mộ chí cha anh
Ôi ! Những dòng máu đào mờ phai bia đá bao năm
Như đã là vô thường! Tưởng như đã là hư không... 
Ngày nào tổ quốc non sông Việt Nam vẫn còn trong lòng
Ngày nào trên sóng triều dâng phù sa thẫm chữ Việt Nam
Và rồi ta lại gặp nhau mái sương bên đầu tóc bạc
Xiết tay nhau cùng dỗ dành Rằng Ta vẫn còn đây!
Rằng quê hương này là ta ! Quê Hương này là ta!
Australia. Tháng Tư Quốc Hận 39

Kính tặng QUÊ HƯƠNG.
Kính tặng Ca Nhạc Sỹ DZUYLYNH và DA VÀNG
dohop




 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.04.2014 11:35:05 bởi dohop >
Attached Image(s)
Đóa Hồng Tím 21.04.2014 06:45:11 (permalink)
0

BÂY GIỜ ĐI ĐÂU ?


( Cám ơn Thao Thức * đã cho đông hương những cảm xúc để viết được những giòng thơ này . Cám ơn anh Cao Nguyên)

tháng Ba*, chim gửi lại rừng
đồi thông xơ xác, lá rưng rưng buồn
thời gian vụt cánh bay luôn
mặt trời chết yểu, vết thương trăng bầm
*
tháng Ba, em đứng sau lưng
gốc già trụi vỏ, nhựa, nguồn héo khô
bên triền, con hoẳng ngủ trưa
nai con khát sữa, mẹ vừa bỏ đi
*
tháng Ba em nhớ xuân thì
mênh mông quá khứ hiện về: chiến tranh
muốn quên đại lộ kinh hoàng
ôn ngày hôn lễ, vôi hồng trầu cau
*
tháng Ba, chợt bỗng đỏ au
tay em chạm phải máu nhau trên người
chợt nghe gầm rít trên đồi
nhớ ra, thôi đã cuối rồi tháng Ba

***
tháng Tư ! di tản, biệt ly
tháng Tư đôn đáo người đi, kẻ chờ
súng như mưa rụng trên bờ
anh thân chiến hữu, bây giờ tù lao
*
* tháng Tư, khăn trắng quấn đầu
vong hồn ở lại, con chào mộ Ba
thắp hương cầu khẩn cùng cha
cha ơi !phù hộ
cho anh em con... lên được tàu .

đông hương

*tháng bắt đầu di tản chiến thuật từ Ban Mê Thuột
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2014 06:51:33 bởi thương yêu >
Phù vân 21.04.2014 10:16:29 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Cộng Sản và ngày 30 tháng 4: MÓNG VUỐT GẤU NGA CỘNG SẢN 1933-2014

Thành tích giết người không gớm tay của chế độ cộng sản; công khai trước đây như Lenin, Staline và núp danh nghĩa bảo vệ sắc tộc hôm nay như Putin để nhận chân bộ mặt thật của người Nga qua mọi thời kỳ lịch sử. Bài này chú trọng về vụ tàn sát ở Đức năm 1945 và vụ gây nạn đói giết chết hơn 7 triệu dân Ukraine năm 1933.

Cali Today News - Nhân vụ cựu viên chức tình báo KGB, TT Nga Vladimir Putin sáp nhập Crimea của Ukraine vào “liên bang” Russia hôm 18/3/2013 và hiện đang đặt 30,000 quân bao vây xứ này để sáp nhập nốt các tỉnh có người nói tiếng Nga còn lại, hãy “ôn cố tri tân” về thành tích giết người không gớm tay của chế độ cộng sản; công khai trước đây như Lenin, Staline và núp danh nghĩa bảo vệ sắc tộc hôm nay như Putin để nhận chân bộ mặt thật của người Nga qua mọi thời kỳ lịch sử. Bài này chú trọng về vụ tàn sát ở Đức năm 1945 và vụ gây nạn đói giết chết hơn 7 triệu dân Ukraine năm 1933.  
Lénin trước khi chết đã khuyên: “...không nên dùng Staline vì đồng chí Staline là kẻ thô bạo”. Kẻ thô bạo ấy đã nắm quyền sinh sát từ1924 đến 1952 và đã ra tay tàn sát ở nhiều nơi, vô số lần và vô số dân lành. Sau khi giết hại trên 5,000 trí thức Ukraine năm 1929 để bóp chết tinh thần đòi độc lập của họ, y đã thất bại trong chính sách hợp tác xã hóa kiểu cộng sản ở xứ này năm 1930. Để trừng phạt dân Ukraine, y đã họp BCH/TƯ Đảng ngày 11/9/1932 đề ra biện pháp phong tỏa biên giới, cướp tất cả lúa gạo và cấm canh tác; gây nạn đói khủng khiếp ở xứ này vào mùa đông 1932-1933 khiến khoảng từ 7-11 triệu dân Ukraine chết đói; trong đó có trên 3 triệu trẻ em; tức 25% dân số 32 triệu của nước này. Theo thống kê Vasyl
Hryshkocho trong mùa đông năm ấy, cứ mỗi ngày có 25,000 người chết, tức 1,000 người mỗi giờ, 17 người mỗi phút! Chưa kể hàng trăm ngàn dân Ukraine bị giết bên trong lãnh thổ Nga khi liều qua tìm thực phẩm (mà tài liệu văn khố Nga sau khi Liên-xô sụp đổ đã cho thấy).
 
Năm 1945 trên đường tiến quân vào Đức, quân Liên-xô đã qua Áo hôm 10/4/1945; chỉ tiêu diệt những ổ kháng cự dọc đường chứ không dừng lại đóng quân; chẳng hạn sư đoàn 6 kỵ binh Đức mà nhà báo Sepp Dietrich bảo còn đúng 6 chiếc xe tăng như tên của sư đoàn này! Dù thủ đô Vienna bỏ ngỏ, quân Nga bắn giết bất cứ ai mặc quân phục Đức và đeo kính trắng! Lính Nga cướp vô số xe đạp, áo da và đồng hồ đeo tay. Quân Nga đến một ngôi trường ở Gertlauken, E. Prussia hôm 3/5/1945; hiếp dâm các nữ sinh trường này. Em Christel Beckmann 15 trốn thoát; vượt bộ qua Nehrung, Danzig, Pomara để đến Mecklenburg. Tại đây suốt thời gian lính Nga đóng, tiếng khóc la của phụ nữ và trẻ gái diễn ra suốt đêm và hằng đêm. Khi quân Mỹ đến đây, chỉ còn 120 cụ già sống sót. Ina von Kardorff bị cướp đồng hồ tay, vật giá trị duy nhất còn lại trong người. Bà đến Gustrow trú tại nhà một bạn thợ làm bánh; nhờ biết tiếng Nga và vẽ tranh Staline nên không bị hiếp.
Trên đường rút quân hồi tháng 1/1945, lính Đức đã bốc mộ cố TT Hindenburg và phu nhân ở nghĩa trang Tannenberg rồi phá hủy đài tưởng niệm ở đây để tránh bị quân Nga xúc phạm. Hai quan tài được chở bằng tàu Emden băng biển Baltic đến Postdam; đặt tại BCH.KQ Kurfurt ở Wildpark gần đó. Tháng 2/1945, cốt của vua Frederick the Great và vua cha Frederick William I đựng trong hòm để dưới hầm nhà thờ Garrison cũng được đem đi bảo tồn. Nhà thờ bị bom Đồng Minh phá hủy hôm 14/4/1945. Hôm chủ nhật 11/3/1945, Hauptmann W. Seegebarth đem cả ba bộ hài cốt đến một mỏ chứa muối ở Thuringia cùng các báu vật như thảm, sách và nhạc cụ của họ. Quân Mỹ khám phá ra ba quan tài này hôm 27/4/1945 rồi đem đi Marburg cất trong hầm nhà thờ St. Elisabeth của thành phố theo yêu cầu của Oskar von Hindenburg, tù binh và con trai cả của vị cố Tổng Thống Đức; và theo lệnh của BTL quân Mỹ; dưới sự chứng kiến của Hoàng Tử Louis Ferdinand của Prussia, con trai của vị Thái Tử nước này và phu nhân Kira của ông. Nhà thờ Garrison bị hủy lần nữa hồi thập niên 1960s nên quan tài của Frederick William I được chôn lại ở Freidenskirche. Frederick The Great được chôn lại ở Sanssouci cùng con berger của ông theo di chúc. Thi hài hai ông năm 1952 lại được dời đi Burg Hohenzollern gần Hechingen ở Wurttemberg. Tại đây, quan tài của Frederick The Great bị bung vì mục nát phải thay bằng cái khác. Huy chương con ó đen trên ngực áo nhà vua bị đánh cắp; có lẽ bởi một lính Mỹ.
 
Joseph Staline: Một tên độc ác và thô bạo. Photo courtesy: epicrapbattlesofhistory.wikia.com
 
Quân Nga vào Berlin hôm 2/5/1945 sau khi Tướng Đức Weidling ký lệnh ngưng bắn. Có 134,000 quân Đức trong thủ đô buông súng theo lệnh Tướng Fritzche. Tướng Đức Keitel đến BCH quân Nga đóng trong một trường học ở Karlshorst hôm 8/5/1945; trình văn kiện đầu hàng của người kế vị Hitler, Đô Đốc Donitz ở Rheims và run rẩy đến độ văng kính một tròng khi ký giấy đầu hàng vô điều kiện. Tại đây đêm đó, Tướng Nga Yhukov nhảy Russkaya trong một tiệc mừng chiến thắng dài 4 giờ. Tất cả rượu ngon Claret có đến 65,000 chai trong kho của khách sạn lớn Adlon bị cướp sạch; lớp uống trong tiệc, lớp “to go” đem đi. Tổng cộng có 8 triệu tù binh Đức bị bắt tính đến tháng 5/1945; trong đó 7.6 triệu bị liên quân Đồng Minh bắt.
 
Ký giả Nga Konstantin Simonov thấy xác thú cùng xác lính Đức nằm bên nhau trong sở thú ở Tiergarten. Khắp nơi trong thủ đô, cảnh tượng đều giống nhau: Lính Nga vừa cướp đồng hồ vừa la“Uhri, Uhri” (đồng hồ); đeo thành chuỗi trên hai cánh tay; nhiều đến nỗi họ phải bỏ những cái lấy trước để giữ những cái sau cùng đắt tiền hơn. Lúc rảnh rỗi họ lại lấy ra chỉnh giờ, lên giây thiều, áp vào tai nghe ngóng và cười nói lép nhép khoái trá! Lính Nga quê mùa đến độ tưởng ánh sáng tự phát ra từ bóng đèn đường nên họ leo lên vặn lấy để đem về quê dùng sau này! Và cũng tựa bộ đội của “Bác” Hồ 30 năm sau, bộ đội “Bác” Staline thích thú bỏ rau trái và khoai tây vào bồn cầu tiêu để giật nước rửa trước mỗi bữa ăn! Họ cũng sưu tầm bật lửa; mỗi anh cất mấy cái trong túi để dùng hút thuốc lá và ca điệp khúc “đời ta có Đảng”!.
 
Thỏa mãn với vô số “chiến lợi phẩm” đắt giá, quân Nga liền đi tìm đồ ăn và rượu. Đồ gì kềnh càng như tranh vẽ, tượng ảnh, piano . . . thì đập bỏ. Sau rượu là say xỉn và hiếp dâm. Có ít nhất khoảng 20,000 phụ nữ Berlin bị lính Nga hiếp trong thời gian hai tháng quân Nga “một mình một chợ” ở đây; bắt đầu từ 6 giờ chiều ngày 27/4/1945. Họ thích đàn bà mập vì tưởng sai rằng mập thì mạnh khỏe. Anh nào tìm được gái trinh thì khoe rối rít. Phụ nữ nào được sĩ quan chiếu cố thì yên thân hơn lại còn có chút bánh và thuốc lá. Trẻ nhỏ và cụ già bị hiếp xong rồi thì bị giết để phi tang. Hai chị em làm y tá ở một bệnh viện bị hiếp và lây bệnh giang mai. Ruth Freidrich không bị hiếp vì chồng là Leo Borchard, một nhạc trưởng nói thạo tiếng Nga. Cô gái hàng xóm được ông nhận là con gái cũng tránh được số phận. Phụ nữ có thai lớn được miễn trừ. Một cô lesbian mặc đồ con trai nên thoát nạn. Có phụ nữ bị hiếp hội đồng bởi 7 lính Nga. Những phụ nữ trí thức và mệnh phụ thường trữ sẵn thuốc độc để quyên sinh trước khi quân Nga tới. Gia đình tài tử điện ảnh Paul Bildt, vợ và con gái tự sát nhưng ông may mắn còn sống sót. Nạn hiếp dâm bởi lính Nga chỉ chấm dứt sau khi quân Đồng Minh vào Berlin tháng 7/1945. Nhiều trẻ sơ sinh ở Wilmersdorf là con lính Nga thời đó. Riêng năm 1946 có 1/6 trẻ là con lính Nga ở Đức; tức 150,000 đến 200,000 đứa. Có 10% nạn nhân bị nhiễm giang mai. Một kí cà phê mới đổi được Penicillin. Phần lớn thai nhi bị phá mặc dù có tin đồn Staline ra lệnh cấm phá thai để đồng hóa dân Đức.
Dân Berlin sợ bom mỹ đến độ có thành ngữ truyền khẩu dạo đó “Besser ein Iwan aufdem Bauch als ein Ami auf dem Kopf” (thà để thằng Nga trên bụng còn hơn để thằng (bom) Mỹ trên đầu”. Một lính Nga vị thành niên hiếp một bà độ tuổi 50s, bạn của ký giả Ruth Freidrich rồi sau đó khen bà rằng âm hộ của bà “khít” hơn là của phụ nữ Ukraine! Bạn Elizabeth của bà này chống cự bị đánh mất gần hết răng mà rồi cũng vẫn bị hiếp. Bà bạn của Margret Boveri chống cự bị lính Nga bắn chết. Phụ nữ đeo kính trắng thường bị chê; có lẽ lính Nga tin lời đồng chí Mao: “trí thức không bằng cục phân” chăng!? Klein Machnow 18 tuổi bị hiếp 60 lần đành kết một anh đại úy Nga cho đỡ khổ. Một bà ở Zehlendorf bị lôi ra từ nơi trú ẩn rồi bị 23 lính Nga hiếp hội đồng đến rách âm hộ; lại bị người tình bỏ rơi. Có bà bị hiếp 50 lần trong một đêm ở Kolin. Phụ nữ tên Wanda bị lính Nga hiếp 128 lần ở trại Rothenstein. Tại trại tập trung Pohrlitz, con gái từ 7 tuổi đến cụ già 80 tuổi đều bị hiếp. Một nữ y tá hội HTT phản đối việc này liền bị 5 tên lôi đi đánh đập và hiếp để trừng phạt. Liên xô cướp đất của Tiệp-khắc và Poland rồi đền bù bằng cách bắt hai nước này di dân đến Đức để cướp đất. Tại đó, các đồng chí Poland và nhất là Tiệp đã đối xử với dân Đức địa phương bất luận nam phụ lão ấu như thú vật; giết họ bằng những nhục hình chỉ có thời Trung Cổ. Tướng Nga Gordow bảo Bs Hans Wagner về việc thiếu giường bệnh cho bệnh nhân tù “nếu không đủ giường sao không liệng họ xuống sông Vltava còn thiếu gì chỗ trống đó!”. Do đó, 15 bệnh nhân lao phổi bị đem đi bắn ở trại Tabor! Hung thần nổi tiếng ở trại này là Karel “Kadle” Vlasak, trưởng trại có thú vui làm nhục nạn nhân trước khi giết. Một tù nữ Đức tóc vàng bị lột truồng và cột tay chân vào 4 con ngựa rồi đánh ngựa cho chúng chạy tán loạn để xé xác nạn nhân ra nhiều mảnh! Y sau bị mất chức; không phải vì kém bạo tàn mà vì giấu “chiến lợi phẩm” không nộp cho đồng chí cấp trên.

Lính Nga thích lấy kèn Harmonica và máy hát dĩa; vừa thổi vừa nhảy múa và uống rượu mỗi khi có dịp. Họ dùng máy hát dĩa không ngưng nghỉ cho đến khi dĩa bị lũng, kim bị mòn và máy hư rồi lại đi tìm cướp cái khác. Họ cũng hay cướp xe đạp nên dân Berlin phải đi bộ. Có đứa phải tập lái xe đạp trên con đường Hasenheide cho đến khi gãy guidon và cong bánh xe; vẫn chưa biết lái, lại phải đi tìm cướp chiếc khác. Cách thức để cướp là giật mạnh; bị chống cự mới đem súng ra. Nhiều người bị lính Nga bắn chết vì cố giữ phương tiện giao thông duy nhất còn lại này. Lính Nga chở nhau trên xe đạp; cười hô hố nói lép nhép và ngồi vắt vẻo trông tựa khỉ làm xiếc! Trớ trêu thay, công dân Charlott Enburger bị giật chiếc áo da đắt tiền; rồi được quẳng lại cho chiếc áo “bông” kệch cỡm “made in USSR” để chịu qua mùa đông lạnh nhất năm 1945; và thật kinh ngạc vì trong túi của nó có sẵn 2 đồng hồ đeo tay và 2 nhẫn vàng! Dân Đức phần lớn không còn đồng hồ đành phải đoán hoặc hỏi giờ!
 
Người chết vì dịch tả, vì đói, tai nạn, bị giết chỉ được vùi sơ sài dưới những lớp gạch vụn hoặc bị bỏ rơi trong các nhà quàng hoặc may ra được lính Nga bắt tù binh đào hố chôn tập thể. Triết gia chống Nazis Otto Diberlius ở Dahlem quan tâm đến việc chung sự thiêng liêng này nên ông đã mở chiến dịch làm cây thánh giá để đánh dấu nơi chôn và tên tuổi nạn nhân. Người chết đầu tiên được chôn cất tử tế là một cô gái nhảy từ lầu ba để tránh bị lính Nga hiếp. Nhiều vụ giết tập thể do các đồng chí Nga gây ra; nổi tiếng là vụ thủ tiêu trên 20,000 sĩ quan Poland chống cộng sản mà Staline đổ thừa cho Hitler. Vụ Konigsberg ít nổi tiếng hơn khi quân Nga đi ngang qua thành phố thuộc ngoại ô Ponarth này. Họ phong cho một đảng viên CS địa phương tên Hermann Matzkowski làm “thị trưởng” để điều tra dân số. Sau đó 15,000 dân ở đây bị thủ tiêu. Riêng hôm 20/6/1945 có 1,000 người bị lính Nga chặt đầu trước sự chứng kiến của y.
 
Chỉ 10 ngày sau khi chiếm đóng Berlin, dân thủ đô mà phần lớn chỉ còn ông già bà lão, phụ nữ và trẻ em bị quân Nga buộc dọn dẹp đường xá sau suốt 4 năm bom đạn. Berlin nay phải theo giờ Moscow. Mọi trang bị kỹ nghệ bị tháo gỡ đem về Nga. Mặc dù UB quân quản Nga thải ra ít bột mì mốc và ám đen khói súng, thực phẩm và nước uống rất khan hiếm nên rất nhiều người bị chết đói không thể kiểm kê số lượng. Còn chiếc bus nào trong thành chạy được phải tái hoạt động từ 13/5. Cũng tựa bộ đội bác Hồ 30 năm sau, quân bác Staline khuyến khích ai tố cáo “ác ôn” thì không bị giết. Khi lính Nga giết một con bò; dân quanh vùng xúm lại xin những phần thừa thãi. Bữa ăn thịnh soạn là súp khoai tây nấu với phổi hoặc da ngựa cắt từ con vật chết dưới đường phố. Khoai thường được trồng xen kẽ những đống gạch vụn. Củi lấy từ gỗ trong đống gạch vụn ấy hoặc từ cành cây trơ trụi còn sót ở ngoài đường. Fraulein Roscies mót được nửa miếng bánh ăn giở và miếng chanh vắt giở để ăn với súp nấu bằng xương gà lính Nga vứt lại và ít rau mọc hoang. Một bà mẹ đông con nhỏ ở Neukolln liều đến trại lính Nga để xin sữa thì được trả lời rằng con bà “chết bây giờ hay cuối năm thì có khác gì nhau”! Mỗi ngày có hàng trăm người chết vì dịch tả, đói, bệnh, thương tích không thuốc men trong các trại tập trung của quân Nga. Trong khi đó 90 con bò sữa trong một nông trại ở Dahlem bị quân Nga lùa chở về Liên-xô; dù chúng bị bệnh lở mõm và móng. Đơn vị Nga nào trước khi rời Berlin đều đem theo rượu Đức. Quân Nga nhận đổi vàng và đồng hồ lấy bột hay súp ở Keithstrasse. Cả đường rầy xe lửa cũng bị gỡ đem về Nga. Bs Hussels ở bệnh viện Zehlendorf cho biết 2,500 giường ở đây đã bị quân Nga lấy đem về nước.
 
Toán quân Mỹ đầu tiên vào Berlin muộn màng hôm 1/7 do Đại tá Frank Howley cùng 85 sĩ quan và 136 binh sĩ. Quân Anh vào cùng ngày nhưng bị quân Nga chận đóng cầu Magdeburg phải tìm lối khác. Lính Anh thấy dưới lòng sông lềnh bềnh vô số xác phụ nữ Đức tự sát hoặc bị lính Nga giết. Khi đã đóng quân ổn định, BTL liên quân Anh-Mỹ ban lệnh “frat” của Tướng Eisenhower cấm quan hệ với dân cư và nhất là với phụ nữ Đức. Một sĩ quan Anh tên Arthur Radley đóng ở Áo bị ra tòa án quân sự rồi giáng xuống binh nhì chỉ vì tội trả lời một cô gái Đức hỏi giờ! Khi BTL Mỹ than phiền vụ thủy thủ Nga hiếp một cô gái Đức, phía Nga chối; nói không hề có HQ Nga tại đây. Vì biết quân Mỹ được lệnh bắn bất cứ ai hiếp dâm phụ nữ, BCH quân Nga đổi giọng; nói chắc là vài lính Nga đào ngũ hay say rượu! Nạn cưỡng hiếp phụ nữ Đức ở Berlin chỉ chấm dứt sau vụ một số lính Nga bị một viên Trung Sĩ Anh bắn chết tại một trạm xe điện ngầm. Berlin có điện lại từ 25/7 và bưu điện từ 5/8/1945 sau khi liên quân Anh-Mỹ vào thành. Lính Anh được cung cấp 200 điếu thuốc lá mỗi tuần khiến họ biến thành “vua” không ngai ở đây! Lính Mỹ phải canh chừng MP mỗi khi gần gái Đức. Mùa đông 1946-1947 sau đó càng lạnh kỷ lục trong thập niên này khiến 60,000 người Đức trong thủ đô chết rét (và đói). Tướng Nga Yhukov bảo Tướng Clay của Mỹ rằng quân đội Nga không có quỹ nuôi dân Đức; để nhường Mỹ lãnh việc này. Tướng Nga Gorbatov thì đổi thừa nạn đói do lính Đức thu gom thực phẩm nuôi quân. Vì thế, cơ quan CARE của Mỹ chở qua 1.9 triệu phần ăn cho dân Đức trong tháng 4/1946. Năm 1947, quân Anh Mỹ cung cấp 30,000 tấn thực phẩm cho dân Đức trong vùng kiểm soát của mình. Trẻ em Đức còn được tập đánh bóng rổ, ăn bánh kẹo, chocolat và chewing gum.
 
Nói chung, các chế độ cộng sản ở Liên-xô, Đông Âu, Tàu, Việt Nam, Bắc Hàn và Cam-bốt; mỗi nơi đều giết ít nhất 10% dân số. Soviet dưới bàn tay sát sinh của Staline, kẻ mà thi nô Tố Hữu đã ngâm nga tụng niệm “tiếng đầu lòng con gọi Sít-Ta-lin”, là một lò sát sinh khổng lồ từ Ukraine đến tận Siberia! Chính Mikhail Gorbachev thú nhận đã từng thấy danh sách 11 triệu tử tội do Staline ký từ 1937-1941. Staline năm 1942 cũng thú nhận với Churchill rằng y đã giết 10 triệu người trong chính sách hợp tác xã kiểu cộng sản của y. Chỉ riêng về cải cách ruộng đất, chưa nói đến trả thù chính trị, CS Nga bởi Staline đã giết 20 triệu, CS Tàu bởi Mao giết 65 triệu, CS Bắc Hàn bởi Kim Nhật-Thành 2 triệu, CS Việt Nam bởi Hồ chí Minh trên 1 triệu và CS Miên bởi Polpot trên 2 triệu. Riêng CSVN đã giết vài chục ngàn viên chức CQ quốc gia hồi 1945, đầu tố giết hại gần 200,000 “địa chủ” từ 1957-1959, ám sát hàng chục ngàn viên chức VNCH từ 1954-1975, giết khoảng 6,000 dân Huế dịp Tết 1968, pháo kích giết hàng chục ngàn dân chạy loạn trong trận Hè 1972 (Easter Offensive), giết hàng trăm ngàn người di tản và tù binh VNCH sau 30/4/1975; chưa kể nửa triệu người vượt biên bỏ thây ngoài biển Đông. Và bàn tay đẫm máu ấy vẫn còn đang tiếp tục cuộc “cắt mạng” còn dang dở này; theo tôn chỉ được “bật mí” bởi thi nô Tố Hữu: “giết, giết nữa, bàn tay không được nghỉ”!
 
Liên Hiệp Quốc năm 2003 đã xác nhận tội ác diệt chủng của Soviet ở Ukraine năm 1933. Ngày 28/11/2006, Quốc Hội Ukraine lên án tội ác diệt chủng này. Quốc Hội châu Âu ngày 23/10/2008 và Quốc Hội Ukraine ngày 13/1/2010 đều ra nghị quyết coi nạn nói gây ra bởi chế độ cộng sản Soviet năm 1933 tại Ukraine là tội ác diệt chủng. Nhiều đài kỷ niệm nạn đói này được dựng lên khắp Ukraine và nhiều nơi trên thế giới; trong đó có đài tưởng niệm ở Edmonton, Canada xây năm 1983. Nghị quyết lên án tội ác này của tỉnh Ontorio lập ngày 9/4/2009. Hoa Kỳ lập ngày Ukrainian Holodomor Remembrance Day để tưởng niệm nạn nhân quốc gia này qua bài diễn văn của TT Mỹ Obama đọc hôm 13/11/2009. Trong khi đó, Hà Lội (Hà Nội) là nơi duy nhất ở ĐNÁ vẫn còn sừng sững tượng Lenin, một biểu tượng của độc tài độc đảng, man rợ khát máu, đói nghèo điêu linh và chết chóc diệt vong.
 
Chỉ nhìn vào phần nào thảm cảnh được phát giác xảy ra ở thủ đô Berlin và những nơi trên đường tiến quân của Nga năm 1945, hãy suy ra tai họa ra sao nếu quân Nga của Putin tiến vào Ukraine nay mai!? Chỉ nhìn vào thảm họa gây ra bởi các bác Mao bên Tàu, bác Kim bên Bắc Hàn và bác Hồ hồi thế kỷ XX ở Việt Nam thì suy ra mức độ tai họa lớn lao đến mức nào nếu quân Tàu của “bác Tập” tràn vào chiếm Việt Nam ồ ạt bằng võ lực với sự đồng lõa tiếp tay của chế độ độc tài khát máu, bán nước hại dân và tham nhũng thối nát Cộng Sản VN để đàn áp cuộc nổi dậy của toàn dân lật đổ chúng!? Chế độ CSVN“cõng rắn cắn gà nhà” ấy đang sung mãn với viện trợ trên 10 tỷ Mỹ-kim hàng năm của“Việt kiều yêu nước” (sic) hải ngoại; thu gom bởi các chùa chiền mọc ra như nấm, điềuhành bởi các sư sãi quốc doanh mất phẩm chất gởi sang; và bởi các nhà thờ điều hànhbởi các con chiên “ngoan” đạo, tu sĩ “cơ hội” và linh mục, mục sư “không làm chính trị”(sic)! 

 HÀ BẮC 
(tham khảo tài liệu của Giles McDonogh và các tài liệu cập nhật khác)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2014 16:48:41 bởi Phù vân >
da vàng 21.04.2014 16:57:38 (permalink)
0
Thủ phạm bán đứng VNCH :
Hoa Kỳ Quyết Định Để Cho Miền Bắc Xâm Lăng Miền Nam
 


 
Người Trung Hoa có một câu châm ngôn: “Thất trận rồi người ta mới đếm xác chết và mới đi tìm người trách nhiệm.” Phản ứng của người dân, thường hay trút hết trách nhiệm cho người lãnh đạo hoặc cho người lính chiến. Tại Việt Nam thì cả hai đều có phần trách nhiệm của mình, nhưng cả hai đều không thể làm gì hơn được với hai bàn tay trắng vì đã bị người ta tước hết khí giới từ lâu! 

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên không thể sản xuất vũ khí được, do đó trong cuộc chiến, cả hai bên miền Nam và miền Bắc đều bắt buộc phải nhận sự viện trợ quân sự từ bên ngoài. Do vậy, người ta thường nói rằng chỉ cần chấm dứt viện trợ ngoại quốc cho cả hai bên Nam và Bắc thì ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam sẽ yếu dần và đi đến chỗ tàn lụi ngay, cuộc chiến đương nhiên phải chấm dứt. Nhưng cũng có người chỉ đứng về một phía, đã khẳng định quá đơn phương, và khiếm diện rằng chỉ cần người Mỹ, hay đúng hơn là đế quốc Mỹ như người ta đã cáo buộc, chấm dứt mọi viện trợ kinh tế và quân sự cho miền Nam Việt Nam, là miền Bắc sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh nầy trong chiến thắng. Và đó là những điều đã xảy ra trên thật tế.

Người ta đã từng cho rằng chiến tranh ở Việt Nam không phải là một cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc, vì nếu giữa người Việt với nhau thì không chóng thì chầy họ đã có thể đạt được một sự thỏa thuận nào đó với nhau rồi. “Nhưng đây là một cuộc chiếntranh giữa các siêu cường”

Nhưng đây là một cuộc chiến tranh giữa các siêu cường quốc, mượn tay người Việt Nam (hay sinh mạng người Việt Nam cũng thế) và ngay trên lãnh thổ Việt Nam, để so tài hơn thua cao thấp với nhau, ngăn chặn nhau không cho bên nào bành trướng thêm ra hơn nữa, vì hai bên không thể trực tiếp đối đầu với nhau được, tránh bị tổn thất nặng có thể đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau. Có điều là cả hai bên đều nuôi dưỡng một mối thù hằn mà nguyên nhân không phải xuất phát từ nước Việt Nam và nước Việt Nam cũng không có gì để mà thiết tha quan tâm đến.

 
 
Hoa Kỳ thì “ngăn chận”Khối Cộng Sản thì “xâm chiếm, bành trướng”

Người ta có thể thấy được rất rõ là Nga và Trung Quốc vẫn không bao giờ che dấu tham vọng xâm chiếm toàn cầu của họ theo đúng hướng chiến lược đã hoạch định trước rất rõ ràng, và nếu Hoa Thịnh Đốn chỉ bo bo theo sách lược “tạo uy tín và bành trướng kinh tế” thì chiến lược đó của Hoa Kỳ hoàn toàn nằm trong thế thủ, bị động. Đặc biệt là ở Á Châu, Hoa kỳ nhất nhất theo thuyết “ngăn chận” các bước tiến của Cộng Sản. Do vậy mà trên mảnh đất đầy hình ảnh đau thương và tàn khốc của cuộc chiến, người ta đã “đóng khuôn” cho miền Nam Việt Nam trong nhiệm vụ phòng thủ thụ động, và các đồng minh lớn của họ không bao giờ muốn cho họ đi ra ngoài khuôn khổ nhiệm vụ đó, trong khi bộ đội Bắc Việt thì được tung ra trên khắp cả 3 nước Đông Dương, từ Lào, Cam Bốt đến Miền Nam Việt Nam, ẩn hình dưới danh nghĩa của lực lượng cách mạng Pathet Lào, Khmer đỏ, và Việt Cộng, để rồi cuối cùng họ cũng phải bỏ cái mặt nạ của họ ra, hiện “nguyên hình” là quân xăm lăng Bắc Việt, là kẻ chiến thắng, để tiến vào Sài Gòn.

Tuy trận tấn công vào tỉnh lỵ Phước Long vào tháng 1-75 của bộ đội Bắc Việt là một cuộc tấn công có giới hạn (mà phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa một phần vì sợ bị nhử vào bẫy có thể bị hao quân và mất thêm chiến cụ, một phần cũng không có đủ lực lượng để đối phó được với một loại tấn công qui mô như vậy, nên không có phản ứng đối kháng mạnh, nhưng họ cũng thu lượm được quá đủ bằng cớ để chứng minh với những ai còn chút nghi ngờ, là “Hoa Kỳ không còn can thiệp vào chiến cuộc nữa”. Và như vậy là Bắc Việt cho tiến hành ngay cuộc tổng tấn công mùa xuân với đầy đủ bảo đảm trong một sự an toàn tuyệt đối.

Rõ ràng là Hoa Kỳ đã khuyến khích Bắc Việt bằng thái độ im lặng và quá thụ động của họ sau vụ tấn công quan trọng vi phạm rất nặng và rất trắng trợn “Hiệp Định Paris 1973 về Ngừng Bắn và Tái Lập Hòa Bình ở Việt Nam”. Thật ra, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã được báo động về thái độ “bất can thiệp” nầy của Hoa Kỳ từ lâu rồi. Trong những tháng 1, 2, và 3-75, đã có nhiều nghị sĩ dân biểu Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam và đã từng xác nhận với Tổng Thống Thiệu là “viện trợ của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa trong những ngày sắp tới sẽ rất là mong manh trong may rủi”. Mỉa mai thay, viện trợ nầy trước đó đã được Tổng Thống Hoa Kỳ là ông Nixon long trọng tuyên hứa với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa!!!Những cuộc vận động của Hoa Kỳ

Tại Guam, Tổng Thống Nixon đã công bố kế hoạch 5 điểm trong sách lược yểm trợ Thế Giới Tự Do của Hoa Kỳ, chính yếu là “cây dù nguyên tử” và viện trợ đầy đủ vô điều kiện cho tất cả mọi quốc gia dân tộc nào chứng minh có quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của mình.

Hiệp Định Paris 1973, cuối cùng rồi cũng được Tổng Thống Thiệu bằng lòng ký tên vào, vì ông không còn có khả năng từ chối thêm lần thứ hai, dù đó chỉ là trong cung cách ngoại giao thôi, nhưng với những lý lẽ vững chắc mà ông đưa ra trước khi ký, Tổng Thống Nixon đã phải đích thân nhận chịu trách nhiệm chẳng những bằng lời nói mà còn cả trên giấy trắng mực đen nữa:

“Hoa Kỳ sẽ cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa để giúp Việt Nam Cộng Hòa đương đầu với mọi biến cố mà vì không có thiện ý, Bắc Việt sẽ có thể không ngớt tạo ra sau nầy.”

 

 
Nếu trước kia Tổng Thống Nixon đã thật lòng đưa ra lời hứa chắc chắn như vậy, không có một hậu ý quanh co ngoằn ngoèo nào, thì sau đó với một anh chàng Kissinger mà ông chưa từng quen biết nhưng vì áp lực từ sự vận động của cánh Do Thái sau khi ông đắc cử, ông đã trở nên bớt nhiệt tình hơn nhiều đối với những gì mà ông đã long trọng cam kết với ông Thiệu.

Nhiều cuộc tranh luận gay gắt đã xảy ra trong những cuộc thăm viếng sau đó, và ông Thiệu đã phải can thiệp thẳng với Nixon để cho thơ từ công văn của ông, thường không được hồi âm, nay phải được tới tay ông Nixon mà không đi qua sự kiểm duyệt của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Dã tâm của Kissinger, một con người mà ai cũng cho là “bạn”, là “tri kỷ”, sau đó được phát giác tiết lộ ra là: xuyên qua một đệ tam nhân, ông đã có những lời hứa hẹn cũng như thi hành những cam kết không đồng nhứt với từng nhân vật cùng có trách nhiệm trong công tác ngăn chận bước tiến của Cộng Sản Bắc Việt trên bán đảo Đông Dương, như Hoàng Thân Souphana Phouma, Thống Chế Lon Nol và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Thế nhưng, vụ việc gây nhiều tai tiếng “Watergate” đã đưa Nixon ra khỏi Nhà Trắng đồng thời giết chết cả thân thế và sự nghiệp chính trị của ông ta, dẫn đến hậu quả tai hại là những gì ông Nixon đã cam kết, dù là trên giấy trắng mực đen, đã không còn một chút giá trị nào nửa. Và sau đó, vào tháng 8-1973, Thượng Viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thuận cho tu chính án “Case-Church” nhằm cắt hết ngân khoản dành cho mọi viện trợ quân sự cho các quốc gia Đông Nam Á.

 
Cộng Sản tiến chiếm miền Nam qua hai cửa ngỏ chính: Cam Bốt và Lào
 
Do vậy, việc Mỹ chánh thức hứa giúp thành lập và trang bị quân đội Cam Bốt với quân số 205,000 người phải được hủy bỏ. Hình thành được việc nầy sẽ giúp cho Cam Bốt chẳng những có thừa khả năng dẹp được lực lượng Khmer Đỏ (tất cả cán bộ khung đều là bộ đội Bắc Việt) mà còn lập lại được trật tự trong nước, đuổi các sư đoàn Bắc Việt ra khỏi lãnh thổ Cam Bốt nữa, vì chính các đơn vị xăm lăng Bắc Việt nầy đã tạo ra không khí cách mạng bất ổn ở nông thôn Cam Bốt, sau đó Hoàng Thân Shianouk đã phải thoái vị và nước Cộng Hòa Khmer ra đời.

Điều đáng tiếc là ở Cam Bốt cao trào của giới trẻ mà người ta gọi là “những anh lính chiến giờ thứ 24” đang lên vùn vụt, trong số nầy có những sinh viên và học sinh lớp 5 lớp 6, tình nguyện ra mặt trận, chiến đấu rất anh dũng bằng vũ khí tịch thu được của quân ngoại xâm Bắc Việt. Những người “Khmer Tự Do” nầy (Khmer Krom) đã học và tiêm nhiễm lịch sử Pháp, rất tự tin và đặt hết lòng tin vào lời hứa của Hoa Kỳ, đã nhất tề đứng dậy khi tổ quốc lâm nguy, y như người Pháp chúng ta trong những biến cố cách mạng trong lịch sử vậy. Trong lúc đó tại Thượng Viện Hoa Kỳ, nghị sĩ Fulright lại tuyên bố là cuộc chiến ở Cam Bốt là một “cuộc chiến vô đạo đức!” Với một ít ngân khoản vụn vặt du di được đâu đó, chánh phủ Hoa Kỳ “nhỏ từng giọt” giúp cho Cam Bốt, trong khi những sư đoàn Bắc Việt ồ ạt viện trợ đúng mức cho các đơn vị “Khmer Đỏ” đang thành lập, càng ngày càng lớn mạnh thêm lên. Do đó quân lực Cộng Hòa Khmer bị tiêu hao lần lần để đi đến sụp đổ, và ngày 1-4-75, Thống Chế Lon Nol phải “chạy” khỏi thủ đô Cam Bốt, sau đó Phnom Penh bị thất thủ vào ngày 10-4-75. Cũng trong thời gian nầy, nỗ lực thành lập một chánh phủ “liên hiệp 3 thành phần” tại Vương Quốc Lào bị thất bại và Cộng Sản Pathet Lào lên nắm chánh quyền, tuyên bố không chấp nhận sự có mặt của người Mỹ tại đây.

Người ta thường hay nói chiến tranh ở Việt Nam chỉ là một cuộc nội chiến, rất hạn chế giữa người Việt và người Việt mà thôi. Nhưng đến cuối cùng sự thật cho thấy không phải như vậy. Cam Bốt là mục tiêu chủ yếu, là bàn đạp quan trọng hàng đầu để từ đó Cộng Sản tiến chiếm miền Nam Việt Nam, và theo quan điểm từ đầu của Hà Nội thì mục tiêu không phải chỉ có miền Nam Việt Nam mà phải là toàn bộ bán đảo Đông Dương, vì đó mới là giấc mơ thật sự từ lâu của Hồ Chí Minh.

Việc chiếm giữ các tỉnh miền Đông của cả hai quốc gia Lào và Cam Bốt là chỉ nhằm dọn đường cho công tác tiếp vận của quân đội Bắc Việt. Sau khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết, trong thời gian hơn một tháng, hệ thống đường mòn thường gọi là “đường mòn Hồ Chí Minh” được họ cải tiến, mở rộng và trải đá suốt cả tuyến đường, để từ Hà Nội, Bắc Việt có thể đưa quân lính, chiến cụ, đạn dược cũng như xăng nhớt, đến một nơi chỉ còn cách Sài Gòn dưới 100 cây số (Lộc Ninh) mà chỉ mất trên dưới có 5 ngày đường. Các sư đoàn Bắc Việt đóng quân thường xuyên dọc theo biên giới Lào và Cam Bốt, trên các cao điểm từ Bắc xuống Nam, từ đó lúc nào cũng sẵn sàng tấn công xuống Miền Nam Việt Nam, một lãnh thổ quá dài mà bề ngang quá hẹp, có đoạn dưới 100 cây số tính từ miền núi xuống đến biển, nên thủ đô Việt Nam Cộng Hòa luôn bị đe dọa vì Sài Gòn chỉ cách biên giới Lào-Khmer không quá 100 cây số ngàn, cũng giống y như hiệp ước đình chiến 1919 của nước Pháp chúng ta đã “bị” để cho các đơn vị Đức đóng quân ở vùng Aisne và La Marne vậy.

Ngày 10-4 thủ đô Phnom Penh bị thất thủ, ở Vientiane thì một chánh phủ Cộng Sản đã lên cầm quyền, trong khi Vùng I và Vùng II của Việt Nam Cộng Hòa cũng đã bị rơi vào tay Bắc Việt, như vậy Hà Nội được quá rảnh tay để sẵn sàng đưa quân tràn xuống vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 
Hoa Kỳ sẽ không can thiệp nữa

Nhưng vẫn còn một yếu tố chưa biết rõ được: đó là phản ứng của Hoa Kỳ. Trước đó, ngày 21-3-75, chánh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt), trong một bản tuyên bố, đã yêu cầu chánh phủ Hoa Kỳ chấm dứt tất cả mọi dính líu quân sự và mọi hành động can thiệp vào việc nội bộ của Miền Nam Việt Nam. Ngày 25-3-75, Tổng Thống Ford gởi đến Sài Gòn tướng Weyand, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ. Tướng Weyand có vẻ thuận cho một hành động tiếp ứng tuy hơi muộn nhưng hữu hiệu bằng cách cho lệnh thiết lập hai cầu không vận Bangkok-Saigon và Manila-Saigon, để kịp tiếp vận cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 3-4-75, trong một cuộc họp báo, Tổng Thống Ford tuyên bố là ông sẽ không bỏ rơi Đông Nam Á. Ông nói không nhất thiết ông Thiệu phải rời khỏi chánh quyền, nhưng ông cũng bảo đảm thêm rằng cho dù có một sự thay đổi nào đó của cấp lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa thì sự việc đó cũng không thay đổi được nỗ lực của Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Ngày 10-4-75, ngay lúc Phnom Penh thất thủ, trong bài diễn văn đọc trước Quốc Hội, Ông cho biết là ông có ý định tiếp tục cuộc chiến ở Việt Nam, và tiếp tục ủng hộ chánh phủ Thiệu. Ông đề nghị với Quốc Hội một ngân khoản viện trợ quân sự 722 triệu đô la, và một ngân khoản viện trợ kinh tế là 250 triệu. Các nghị sĩ Stevenson, Humphrey, Jackson, Mc Govern và Kennedy đều chống lại đề nghị nầy. Gần như Quốc Hội Hoa Kỳ đã mặc nhiên bỏ rơi cả ông Ford. Thế là hết ! Hoa Kỳ sẽ không can thiệp, và những quốc gia đã từng ký tên bảo đảm cho việc thi hành Hiệp Định Paris 1973 cũng giữ một sự im lặng hoàn toàn! Còn nước Pháp thì xuyên qua lời tuyên bố của Tổng Trưởng Ngoại Giao tại Dublin, trước một số ngoại trưởng phần đông đều không muốn chen sâu vào việc nội bộ của một nước khác, thì lại tỏ ý muốn thấy Tướng Thiệu rút lui, một điều rất trùng hợp với sự mong muốn của Cộng Sản Bắc Việt, vì dưới con mắt của họ Tướng Thiệu là biểu tượng của một tinh thần chống Cộng cực đoan, chống đến giọt máu cuối cùng.

Như vậy là thật sự Bắc Việt nay đã được rảnh tay trong hành động rồi. Họ đã được bảo đảm là Hoa Kỳ sẽ không còn can thiệp được nữa. Họ cũng đã thấy một sự tán thành ngấm ngầm của các nước khác, không những trong khối Cộng Sản mà còn có cả các quốc gia cấp tiến, tự do nữa, trong đó dĩ nhiên là có cả nước Pháp. Với tất cả mọi điều kiện thuận lợi chánh trị và quân sự như thế, Bắc Việt quyết định cho tiến hành ngay “chiến dịch Hồ Chí Minh”, không cần phải mất thêm thời gian chờ thành lập một “chánh phủ ba thành phần”, để nhanh chóng thôn tính cả bán đảo Đông Dương trên cả hai phương diện quân sự và chánh trị.

Đúng như họ tuyên bố đây là một cơ hội ngàn năm mới chỉ có một lần !

Vậy liệu người ta có nghi ngờ là người Mỹ đã phản bội đồng minh ? Nhân vật chính yếu liên can trong nội vụ là Tổng Thống Thiệu, người biết rõ nhiều về những lời hứa hẹn, cam kết, và thi hành. Ông đã công khai nêu rõ trước dư luận mà Hoa Kỳ không dám có một tiếng trả lời, có chăng chỉ là những lời an ủi cam kết quá muộn màng của một mối tình bạn bè, một mối tình loại “qua đường!”

Ông Thiệu là người không muốn chơi trò người hùng, cũng không thích biểu tình hoan hô rầm rộ, nhưng rất nhạy cảm với lòng tin tưởng sâu đậm của đồng bào miền Nam, bây giờ ván bài đã ngã ngũ, ông đã thua cả về chánh trị lẫn quân sự, nên ông quyết định phải rời quê hương mà ông đã từng hiến dâng tất cả. Với một tâm hồn chết lặng ông nói lên những lời từ biệt cuối cùng. Những lời lẽ thật cảm động của ông được truyền đi trên đài phát thanh làm cho những người dù cứng lòng đến đâu cũng phải nhỏ lệ, ngay những người đã từng muốn ông phải từ chức cũng vậy. Ông ra đi, mang theo sự tin yêu và lòng mến phục của dân chúng miền Nam mà từ đây không có ông, họ sẽ cảm thấy mất mát một cái gì …


Đối với người Mỹ, ông đã có những sỉ vả thật dữ dội và nặng nề:

-Tôi đã nói với họ (Hoa Kỳ) rằng: Các ông muốn rút chân ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam trong danh dự, mà các ông đòi hỏi chúng tôi những điều thật vô lý không thể làm được chút nào. Đánh giặc mà viện trợ quân sự cứ nay bị cắt mai bị xén mốt bị cúp mãi như thế, thì có khác nào chỉ cho tôi mỗi ngày có 3 đồng mà bảo tôi phải ăn tiêu như một ông hoàng hay một người khách du lịch sang trọng! Các ông muốn chúng tôi hôm nay với một “xu ăn mày” phải làm được những gì mà ngày hôm qua các ông không sao làm được với ngân khoản 6 tỷ đô la …! Tôi đã nói với họ rằng câu hỏi duy nhất hiện giờ là liệu Hoa Kỳ có quyết định giữ những gì mà Hoa Kỳ đã cam kết với Việt Nam Cộng Hòa hay không? Và liệu những lời nói và chữ ký của Tổng Thống Hoa Kỳ còn có chút giá trị gì nữa hay không!
Thế là quá rõ, Hoa Kỳ thật sự đã phản bội…..

Ngạo mạn và ngu xuẩn, lưỡng viện Hoa Kỳ đã nói lên sự vui mừng của họ về sự từ chức của ông Thiệu, vì họ nghĩ nhờ đó sẽ có khả năng “đạt được một nền hòa bình nào đó trong thương lượng” với Cộng Sản, trong giới hạn một thời gian nào đó, “với đường lối chánh trị mềm dẻo hơn, để làm giảm đi những chết chóc vô ích, và nhất là để bảo vệ cho những người Mỹ hiện còn tại miền Nam Việt Nam”. Nước Pháp cũng có một thái độ tương tự, vì hoàn toàn không nắm vững được tình hình và cũng vì quyền lợi của chính nước Pháp. Đối với Hoa Kỳ, trên thế giới nầy tất cả đều có thể bị mất hết, chỉ riêng có người công dân Mỹ, được coi như thần thánh, là không thể mất được.Ngũ Giác Đài không chấp nhận như vậy

Các cấp chỉ huy quân sự của Ngũ Giác Đài cũng như các cấp quân nhân đã từng tham chiến bên cạnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không đồng ý về những hành động của Hoa Kỳ, vì tình cảm gắn bó với người chiến hữu Việt Nam cũng như gắn bó với quốc gia nầy, giống như người Pháp chúng ta vậy. Họ có cố gắng thử giúp đỡ cho Việt Nam một cái gì đó, nhưng người ta đã ngăn cấm họ. Họ chỉ còn có một cách là càu nhàu, và sự hằn thù trong căm lặng nầy mãi mãi sẽ là một yếu tố của tình trạng phân hóa tại Hoa Kỳ.
Bốn năm trước đó, dựa theo bản tuyên ngôn Guam của Tổng Thống Nixon, Ngũ Giác Đài đã soạn thảo một quan niệm mới cho chiến lược ở Á Châu. Bây giờ thì bắt buộc họ phải duyệt xét lại để giảm bớt khả năng tiềm lực quân sự của Hoa Kỳ: đó là bỏ cả các căn cứ ở lục địa Á Châu và các quốc gia đồng minh “nhược tiểu”, dùng Nhật Bản và Úc Châu như những pháo đài phòng thủ cho lục địa Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương. Dầu sao, theo họ nói, đó là một quyết định cấp quốc gia mà họ là những người chịu trách nhiệm, không thể cưỡng lại được: “quân nhân chúng tôi trước quyết định như vậy không thể làm gì hơn là phải thi hành, dù dư luận Mỹ có cho rằng Hoa Kỳ không nên sửa đổi chiến lược như vậy.”  


 
Hoa Kỳ đã không làm đúng lời hứa của họ. Họ đã phản bội những người mà chính họ đã đưa vào cuộc chiến, một cuộc chiến mà họ chẳng những phải tốn quá nhiều đô la mà còn phải hy sinh gần 60 ngàn quân nhân các cấp (chưa tính thương binh) để chỉ đem về một “con số không” to tướng. Nói như thế có gì quá đáng lắm không?

Tướng Westmoreland, cựu chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ tại Việt Nam thì phát biểu có phần nào nhẹ lời hơn cho Hoa Kỳ, nhưng cũng đã quy trách nặng nề cho giới chánh trị về hành động làm mất hết danh dự của Mỹ: “Miền Nam Việt Nam phải chăng không thể tránh được một sự chiến bại? Vâng, đúng như vậy. Nhưng chúng ta phải xét lại tình hình: Bắc Việt đã vi phạm hoàn toàn Hiệp Định Paris 1973, Hoa Kỳ hoàn toàn bất lực trên phương diện chánh trị, và các quốc gia có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành Hiệp Định thì hoàn toàn im lặng không nhúc nhích.”

Người ta phải nhìn những cảnh cướp xe, hôi của, dọn sạch nhà cửa, phòng ốc hay kho tàng của người Mỹ tại Sài Gòn, thì mới thật sự thấy được mức độ thù ghét Hoa Kỳ của cả một dân tộc. Người ta phải nhìn cảnh ông Martin, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc rời khỏi Việt Nam sau khi cho di tản xong xuôi người Mỹ cuối cùng, thì mới thấy được cả một sự thẹn thùng nhục nhã của Hoa Kỳ trên nét mặt xanh xao như người chết của ông. Và người ta cũng phải nhìn thấy cảnh một người Việt Nam kéo lê bằng hai ngón tay lá cờ Mỹ to lớn của tòa Đại Sứ Mỹ để dìm xuống rạch những “50 sao và 13 vạch” mà người Mỹ thường hãnh diện.

Tổng Thống Hoa Kỳ, Ông Ford, đã từng nói: “Chúng tôi không thể bỏ được những người bạn của chúng tôi.”
Nhưng nói là nói như vậy, mà họ lại không làm đúng như vậy!Tác giả: Vanuxem, cựu Trung Tướng Quân Lực Pháp
Phỏng dịch: Cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa  


 
 
Tổng thống Nixon từng đe dọa “cắt đầu” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
Wednesday, June 24, 2009
Nguồn: BBCVietnamese.com

  
‘Tôi không rõ đe dọa đó có đủ hay không, nhưng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì, kể cả cắt đầu của y nếu cần thiết’. (Lời Tổng thống Nixon đe dọa Tổng thống Thiệu).
***
Các cuốn băng ghi âm từ năm 1973 được giải mật cho thấy Tổng thống Richard Nixon đã muốn đạt được thỏa thuận tại Hòa đàm Paris với Hà Nội bằng mọi giá và gây sức ép rất lớn đối với Sài Gòn.


Một đoạn băng trong số 150 giờ thu âm và 30 nghìn trang tài liệu được Thư viện Nixon công bố hôm thứ Ba vừa qua có lời của Tổng thống Nixon nói với Cố vấn An ninh Henry A. Kissinger về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Nixon nói để bắt Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ký vào hòa đàm, ông sẵn sàng ‘cắt đầu y nếu cần thiết’ (cut off his head if necessary).

Bài của Shaun Tandon trên AFP hôm 23 tháng 06 thì mô tả ông Nixon đã yêu cầu ông Kissinger nói với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa rằng Quốc hội Mỹ sẽ cắt viện trợ nếu Sài Gòn không đồng ý với kết quả hòa đàm.

Nhưng có vẻ như ông Nixon sẵn sàng làm mạnh hơn nếu lời đe dọa cắt viện trợ không đạt mục đích.

Các đoạn băng cũng cho thấy một thứ ngôn ngữ rất ‘Kissinger’ mà Cố vấn An ninh của Tổng thống Hoa Kỳ dùng để nói về đồng minh.

Ông Kissinger nói với Tổng thống về Ngoại trưởng Trần Văn Lắm của Nam Việt Nam, người có mặt khi đó tại Paris để dự họp.

Dùng từ tục để gọi ông Lắm là ‘an ass’, ông Kissinger nói ‘ Y cũng chẳng làm được gì cả đâu’.

Cũng chỉ tháng trước, ông Nixon đã tiếp Ngoại trưởng Nam Việt Nam và hứa sẽ ‘làm tất cả để giúp Nam Việt Nam’ và ‘nền độc lập’ của nước này.

Ông Nixon còn nói: ‘Điều chính yếu là cần phải nhớ: chúng tôi biết ai là những người bạn thực thụ’.

Nhà nghiên cứu về Nixon, ông Ken Hughes từ đại học Virginia nói ông bị chấn động khi nghe đoạn ghi âm mà ông Nixon nói về ông Thiệu.

Báo New York Times 23/06/2009 trích lời ông Hughes, người nghiên cứu các băng ghi âm của nhiều tổng thống Mỹ, nói cuộc đàm thoại trên càng làm ông tin tưởng vào quan điểm rằng cả ông Nixon, ông Thiệu và ông Kissinger đều biết trước rằng cuộc ngưng bắn không thể duy trì nổi.

Đó cũng chẳng phải là ‘hòa bình trong danh dự’ như ông Nixon mô tả, mà chẳng qua chỉ là cách để Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến mà ‘không mất mặt’.

Vẫn các báo Mỹ trích lời Ken Hughes tin rằng các nhân vật trong cuộc biết rằng Bắc Việt Nam sẽ vi phạm thỏa thuận ngưng bắn và tiến chiếm miền Nam.

Các đoạn băng được ghi bằng các microphone mật đặt trong Phòng Bầu Dục từ tháng 1 đến tháng 2/1973.

Theo New York Times, các cuốn băng rọi thêm ánh sáng vào một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Mỹ, gồm cả lễ đăng quang lần thứ nhì của Tổng thống Nixon, cuộc ngưng bắn tại Việt Nam, vụ xử bảy người đột nhập vào trụ sở đảng Dân chủ tại khu nhà Watergate.

    nguồn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2014 17:02:45 bởi da vàng >
Phù vân 25.04.2014 22:48:44 (permalink)
0
QUỐC HẬN 30/4/1975 - 30/4/2014
 

Quốc Kỳ: Hồn Thiêng Sông Núi

“Chuỗi Sinh Hoạt 30/04/2014: Chủ đề “Toàn Dân Vùng Lên Cứu Nước” năm nay, có công tác truyền thống “Treo Cờ Việt Nam-Hoa Kỳ từ 19/04/2014 đến 04/05/2014 tại Westminster và Garden Grove”.

Đúng y như vậy, ngày 19 ra đường thấy quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà và Hoa kỳ bay phất phới trên các con đường chánh của hai thành phố trung tâm của Little Saigon. Nhớ trước đây người viết bài nầy lúc bấy giờ đã 72 tuổi nước mắt đã khô với sự đời khá nhiều vinh nhục, vẫn phải cố cắn răng để ngăn nước mắt ứa ra vì nghe một đồng bào Việt đi biểu tình đã nói với một cảnh sát Mỹ, “Chúng tôi bỏ nhà, bỏ nước ra đi, mất tất cả, chỉ còn lá cờ này đây…” Bây giờ nhìn những lá cờ VN Cộng Hoà do cộng đồng, đoàn thể và cá nhân tình nguyện tốn công sức treo và giữ gìn từ 19/04/2014 đến 04/05/2014 tại Westminster và Garden Grove mà cảm thấy tâm can khơi động bởi hồn thiêng sông núi VN. Không phải những người đi treo quốc kỳ, đi biểu tình bảo vệ quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ hết mình, mà hầu hết người Việt Quốc Gia ở hải ngoại trung thành và bảo vệ với tất cả tâm can. Tại sao? Xin nói ngay, nói gọn, nói rõ, vì quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là hồn thiêng sông núi Việt Nam ở hải ngoại đối với người Việt Quốc Gia ở hải ngoại và trong quốc nội. Người Việt Quốc Gia không ở được với CS trong nước nên thỉnh hồn thiêng sông núi, mà quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng, theo mình trên đường lưu vong, tại nước định cư, khi nước nhà VN bị CS tạm chiếm.

Thực vậy, Saigon sụp đổ năm 1975. Người Việt Quốc Gia mất tất cả. Mất quyền làm người, mất qui chế công dân, mất chánh quyền, mất nước. Không sống được với CS Hà nội, cả triệu người vượt biên, vượt biển tạo thành một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN. Kẹt lại gần 30 triệu người từ Bên Hải trở vô phải sống trong chế độ CS, như những công dân hạng hai ngay trên đất nước, quê cha đất tổ mình.

Đất nước còn thì còn tất cả; đất nước mất thì mất tất cả. Câu này đúng trên phương diện vật chất. Nhưng có một biệt lệ tinh thần. Biệt lệ tinh thần đó là hồn thiêng sông núi VN mà quốc kỳ nền vàng ba sọc đó là biểu tượng. Quốc kỳ được một số nhà xã hội học đánh giá như một biểu tượng thiêng liêng gần như tôn giáo. Nhưng đối với người Việt mất tất cả những gì thuộc về vật chất, không sống được với CS nên phải bỏ nước ra đi, đã đem hồn thiêng sông núi theo mình. Quốc kỳ vì thế trở thành một cái gì cao quí, thiêng liêng, ngôn ngữ thông thường không thể mô tả được. Chỉ người trong cuộc mới cảm nhận được bằng ngôn ngữ không lời, hình ảnh thẫm thấu vào tâm hồn, tư tưởng, nhãn quan tạo thành cái tâm Việt; như người ngộ đạo, theo đạo không phải bằng bộ óc, con tim mà bằng trực giác.

Một, trên bình diện quốc tế, người Việt tỵ nạn CS không sống được ở VN nằm trong gọng kềm CS thì mang hồn thiêng sông núi VN theo mình và phát huy, phát triển, giương cao lên nơi quê hương mới. Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ được ba triệu rưởi người Việt hải ngoại định cư khắp năm châu, bốn biển, trên 80 quốc gia biến thành hiện thân của tinh thần quốc gia dân tộc Việt.

Trong sự phát triễn của tập thể người Việt Quốc gia ở hải ngoại không có ý niệm, giá trị, niềm tin, biễu tượng nào phát triễn mạnh mẽ, rộng khắp, giương cao hơn quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ. Gần một trăm đơn vị chánh quyền thành phố, quận hạt, và hàng chục tiểu bang của hơn nửa dân số Mỹ đã thừa nhận quốc kỳ VNCH là biểu tượng tự do, dân chủ, di sản của người Mỹ gốc Việt. Đến đỗi Ô Lê văn Bằng, một nhà ngoại giao chuyên về Mỹ Châu sự vụ của CS Hà nội, mô tả nghịch lý này như là một trở ngại trung tâm trong bang giao Hà nội-Washington. Vì trên phương diện quốc tế công pháp, quốc kỳ VNCH tượng trưng cho một chế độ đã mất; nhưng trên phương diện thực tế quốc kỳ đó sống mãi tại một quốc gia lớn là Mỹ đang có bang giao với chế độ VN đương đại. Chẳng những thế quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ sống lại mà còn lùa cờ CS Hà nội có bang giao với Mỹ vào ru rú trong các cơ sở ngoại giao như con gián ngày vậy.

Không có cuộc chống đối nào mạnh hơn, đông hơn việc chống đối sự xâm phạm quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ. Một cá nhân Trần Trường treo cờ CS thay cho cờ Quốc Gia bị hàng mấy chục ngàn người ở Little Saigon biểu tình chống đối. Một trường học trung hay đại học Mỹ lỡ treo cờ CS theo qui chế ngoại giao, không sinh viên gốc Việt này thì cũng sinh viên kia báo động cho cộng đồng Việt bằng cách này hay cách khác can thiệp hạ cờ VC xuống, treo cờ Quốc Gia lên dù cờ VC là biểu tượng của chế độ đang có bang giao với Mỹ, và một vài nước ở Tây Âu. Nhiều khi cuộc đấu tranh bảo vệ quốc kỳ làm thay đổi thông lệ treo cờ của các viện đại học Mỹ, có sinh viên của chế độ CS Hà nội đến học, mà không treo cờ VC trong trường hay ngày ra trường. Các trường học nhứt là đại học Mỹ thường đồng ý với các tổ chức đấu tranh và cộng đồng của người Mỹ gốc Việt sau khi hiểu biềt tâm tư, nguyện vọng chánh đáng của người Mỹ gốc Việt. Ngay với cơ quan ngôn luận, một tờ báo nào, cơ sở thương mại, bưu điện, bất kỳ Việt hay Mỹ vô tình hay cố ý để lọt cờ CS Hà nội vào là có can thiệp, nếu không được sẽ có biểu tình chống đối.

Hai, trên bình diện nội bộ cộng đồng và cá nhân người Việt ở hải ngoại. Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là một biểu tượng của hồn thiêng sông núi VN nên người Việt không phân biệt tuổi tác, giới tính, nguồn gốc, địa phương, chánh tri (trừ độc tài CS), tôn giáo ở hải ngoại đều đứng chung dưới bóng cờ này. Từ tôn giáo, hội đoàn, đảng phái, tổ chức đấu tranh, tất cả những cuộc tụ họp, nghi thức vẫn có chào quốc kỳ VN. Vì đó là hồn thiêng sông núi VN. Vì trước khi theo đạo, vô hội viên, vô đảng, gia nhập phong trào, đi biểu tình, người Việt hải ngoại là người Việt Nam. Vì đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN là đấu tranh cho quốc gia dân tộc Việt mà quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ là biểu tượng.

Không có mẫu số chung nào là người Việt hải ngoại cảm thấy thuộc về nhau, gần gũi nhau, đoàn kết, gắn bó với nhau hơn quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ. Đứng dưới quốc kỳ như đang ở trong lòng dân tộc, cùng cảm thấy mình cùng là con của một Mẹ Việt Nam, cùng một lý tưởng, một lập trường Quốc Gia. Và không có sự xúc phạm tập thể nào đối với người Việt hải ngoại trầm trọng hơn sự xúc phạm quốc kỳ nền cờ vàng ba sọc đỏ.

.

Sống cách nước nhà xa nửa vòng Trái Đất, người Việt hải ngoại mỗi lần thấy quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ là thấy mình nhớ nhà, nhớ nước, nhờ đồng bào đang đau khổ trong gọng kềm CS. Giờ phút đứng nghiêm chào quốc kỳ, hát quốc ca, người Việt cảm thấy sao thiêng liêng, sao tự hào, sao tri ơn những người đã chết vì quốc kỳ này để niềm tin tự do vẫn còn sống, để mình bây giờ được sung sướng và tự do ở đây. Ngày giờ cầm quốc kỳ đi biểu tình sao thấy hãnh diện với danh dự và trách nhiệm của một người dân Việt đối với quốc gia dân tộc quá. Sao thấy mình liên đới với đồng bào đang khổ cực ở nước nhà và thấy mình không phản bội niềm tin và kỳ vọng được nối tiếp của những anh linh tử sĩ đã chết cho tư do, dân chủ trước đây./.

Vi Anh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2014 03:29:04 bởi Phù vân >
thiên thanh 26.04.2014 03:21:34 (permalink)
0
nghe nhạc cuối tuần  
 
 
 
 

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi giết thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thu
Từ ngày, từ ngày chinh chiến mùa Thu 
Có chàng ra lính biên khu ai ơi tung hoành (ư ư ừ)
Chiều về trên cánh đồng xanh.
Chiều quê hằng nhớ người trai 
Và em nhìn tháng ngày trôi
Nhớ người xa, xa vời
Người vì non nước xa xôị 

Một chiều, một chiều trên quãng đường xa
Bóng người anh dũng năm xưa ra đi chốn này (ư ư ừ)
Chàng về nay đã cụt tay
Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thụ 
Người quê còn nhớ người chăng 
Vì vào chốn tử sinh
Chiến trường quên, quên mình
Người về có nhớ thương binh.

Người về, người về có nhớ thương binh.
Tôi về tôi nhớ chiều xanh ra nơi sa trường (ư ư ừ)
Và ngày tôi đã bị thương
Và ngày, và ngày tôi đă bị thương 
Thân tàn nay sống hậu phương ai ơi bên người (ư ư ừ)
Chiều về thương nhớ đầy vơi 
Người xa gửi đến quà xa
Ngồi đây tưởng đến lệ rơi
Hỡi người xa, xa vời 
Ðẹp lòng tôi lắm ai ơi !
dzuylynh 27.04.2014 03:01:48 (permalink)
0
Cánh cổng thiền Torii trong văn hóa Nhật


Cánh cổng sơn đỏ được coi là ranh giới giữa cõi trần và nơi thanh tịnh, trong sạch.



 
Đến bất cứ nơi đâu trên đất nước mặt trời mọc, du khách dễ dàng nhận thấy một cánh cổng sơn đỏ chói đặc trưng, xuất hiện trước cổng đền, chùa và lăng của các vị vua. Đó là cổng Torii, một trong những hình ảnh biểu tượng Nhật.  



 Theo truyền thuyết, nữ thần Amaterasu vì giận dỗi em trai mình đã trốn biệt và không còn tỏa sáng nữa. Người dân Nhật lo sợ mặt trời không còn sưởi ấm trái đất đã nghĩ ra một cách. Họ dựng lên một cái sào bằng gỗ, để cho tất cả gà trống đậu lên đó và gáy ầm ĩ. 




 
 Vì quá tò mò, nữ thần đã hé mắt nhìn qua hang động nơi bà đang trốn. Ánh sáng của mặt trời xuyên qua kẽ hang và người ta tìm thấy chỗ bà ẩn nấp. Một sumo trong làng nhìn thấy đã chạy ra bê tảng đá chặn cửa hang lại để mặt trời lại tiếp tục tỏa sáng rực rỡ. Cây sào trong câu chuyện chính là phiên bản đầu tiên của cánh cửa sơn Torii này. 



 
Cũng từ câu chuyện này mà cánh cửa mới có tên là Torii, trong tiếng Nhật có nghĩa là nơi chim đậu, hay còn gọi là cổng “điểu cư”. Những cánh cổng lớn này thường được sơn đỏ, xây bằng đá hoặc gỗ. Theo thần đạo Nhật Bản, bước qua cánh cửa này nghĩa là bước từ chốn trần gian vào nơi linh thiêng. Cổng Torii càng gần chính điện lại càng thêm phần thiêng liêng. 



 
Người Nhật trước khi bước qua cổng còn có nghi lễ rửa tay, ngậm nước cho cơ thể sạch sẽ trước khi bước qua cổng. Họ cũng tin rằng nếu ném một hòn đá về hướng cổng Torii mà hòn đá đậu lại trên đó nghĩa là may mắn sẽ đến. 



 
Cánh cổng Torii nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào là cổng đền Itsukushima. Cánh cổng lớn được dựng ngay trên mặt hồ rộng lớn, yên ả được công nhận là di sản thế giới của UNESCO. 



 
Vì tin vào sự linh thiêng của cánh cổng thiền, rất nhiều người thường xuyên bỏ tiền hiến tặng cổng cho đền, chùa. Ngôi đền Fushimi Inari thậm chí còn có cả một dãy hành lang bằng cổng Torii xếp liền vào nhau. Mỗi cánh cổng đều có ghi tên người hiến tặng. 





Kawaii

<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.04.2014 03:07:04 bởi dzuylynh >
Phù vân 28.04.2014 07:34:43 (permalink)
0
 
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

SAIGON VÀ NHỮNG CÁI NHẤT


Không ai không có những kỷ niệm về thời thơ ấu, trẻ trung. Người Sài Gòn lại càng sẽ nhớ nơi mình sinh ra, hoặc lớn lên từ đó. “Hòn ngọc Viễn Đông” còn có nhiều “cái nhất” mà người Sài Gòn đôi khi không biết đến. Đó là gì? và bây giờ ra sao?

Ngôi trường cổ nhất: Trường Lê Quý Đôn
Trường Lê Quý Đôn được xây dựng vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Chasseluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau. Năm 1967, trường được trả cho người Việt quản lý mang tên Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. 




 
Trường Lê Quý Đôn xưa. Hình tư liệu


Trường Lê Quý Đôn nay. Nguồn: diendanlequydon.com

 
Bệnh viện cổ nhất: Bệnh viện Chợ Quán

Bệnh viện Chợ Quán xây dựng năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 giao cho Quân đội gọi là Viện bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn Việt. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. 


 
Bệnh viện Chợ Quán xưa. Hình Tư liệu

Bệnh viện Chợ Quán ngày nay. Nguồn: VnExpress.net
 
Nhà thờ cổ nhất: Nhà thờ Chợ Quán

Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5 xây dựng từ năm 1674 là nhà thờ cổ nhất không chỉ ở Sài Gòn, mà cổ nhất ở cả miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1,000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo Chợ Quán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷ Nhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Hồng thập tự Quận 5 (Chợ Lớn).


 
Nhà thờ Chợ Quán xưa. Hình Tư liệu.


Nhà thờ Chợ Quán ngày nay. Nguồn: honngocviendong.worldpress.com
 
Ngôi đình cổ nhất: Đình Thông Tây Hội

Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ là đình Thông Tây Hội, xây dựng vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông–thôn khởi nguyên của Gò Vấp–sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). 

Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. 

 
Đình Thông Tây Hội nay: Nguồn: vi.wikipedia.org
 
Ngôi chùa cổ nhất: Chùa Huê Nghiêm

Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến là chùa Huê Nghiêm, ở Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở Sài Gòn, nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m.

Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầu đăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Chùa Huê Nghiêm là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ. 


 
Chùa Huê Nghiêm xưa. Nguồn: phahe.vn

Chùa Huê Nghiêm ngày nay. Nguồn: mytour.vn
 
Nhà hát cổ nhất: Nhà hát lớn

Nhà hát lớn thành phố do kiến trúc sư người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện của chính quyền Sài Gòn. Tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn, toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát được phục chế lại như nguyên mẫu ban đầu. 



Nhà hát lớn xưa. Hình Tư liệu.


Và ngày nay. Nguồn: nhadepkientruc.com

Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất: Ngôi nhà trong khuôn viên Toà Tổng giám mục Sài Gòn.


Ngôi nhà này nằm trong khuôn viên Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn (Quận 3). Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá Đa Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây dựng bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá Đa Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay. Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục.

Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trổ công phu hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Đá Ba Lộc, một bên là “Tứ Kỳ Thịnh Hy”, một bên là “Thần Chi Cách Tư”. Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống- bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch. 




Ngôi nhà cổ nhất. Nguồn: VnExpress.net


Toà Tổng giám mục xưa: panomario.com


Toà Tổng giám mục nay: Nguồn: panomario.com



Sài Gòn có những toà kiến trúc mang ‘dấu ấn’ của người Pháp. 
 

Khách sạn cổ nhất: Khách sạn Continental
Khách sạn Continental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, xây dựng năm 1880 do Kiến trúc sư người Pháp thiết kế, tên khách sạn có ngay từ những ngày đầu, nhưng sau 1975 bị đổi tên thành Hải Âu. Đến năm 1989, khách sạn được nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental có diện tích 3,430m2 (tương đương 0,8 ha), cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, khách sạn Continental là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế.



 
Khách sạn Continental Saigon xưa. Hình Tư liệu.

 
Khách sạn Continental Saigon ngày nay. Nguồn: lachong.vn

Nhà văn hóa cổ nhất: Cercle Sportif Saigonnais 

Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cercle Sportif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Trước 1975, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho cả giới quý tộc. Sau 1975, nơi đây được gọi là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân lao động. Diện tích 2,8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của Sài Gòn. 


  
  Cercle Sportif Saigonnais. Hình Tư liệu


 
Cung Văn hoá lao động ngày nay


Công viên lâu đời nhất: Thảo Cầm viên

Thảo Cầm Viên do người Pháp xây dựng năm 1864. Nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi trồng những động thực vật vùng nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki…Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn… Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được cải tạo, mở rộng và nhập thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã gần 150 tuổi, là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương. 

  
Thảo Cầm Viên xưa. Hình Tư liệu

 
Thảo Cầm viên ngày nay: Nguồn: baomoi.com

 
Tượng giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm viên-ông Louis Pierre. 

Đường sắt đầu tiên: Sài Gòn-Mỹ Tho

Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đừơng sắt Sài Gòn–Mỹ Tho dài 71km, xây dựng năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi 3 đường Hàm Nghi–Huỳnh Thúc Kháng–Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đường sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn–Mỹ Tho ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gòn được dời về Ga Hoà Hưng. Trên nền Ga Sài Gòn cũ ngày 8/8/1998, khởi công xây dựng Trung Tâm Văn Hoá Thương Mại Sài Gòn. 


 
Tuyến đường sắt đầu tiên. Nguồn Tư liệu


 
Ga Gài Gòn cũ, nay là Trung tâm văn hoá thương mại Sài Gòn, hay còn gọi là Thương xá Tax.

Sách lịch sử, tờ báo đầu tiên, và tự điển tiếng Việt đầu tiên của Sài Gòn

Người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp: Trương Vĩnh Ký
Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Trương Vĩnh Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hoá phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán–Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn “Giáo trình lịch sử An Nam” đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời.  



  
Trương Vĩnh Ký (1837-1898)


 
 
Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên: Gia định báo 
 
Tờ “Gia Định Báo” là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869.  



 
Gia Định báo: Hình tư liệu




Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ “Nữ Giới Chung” nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công nông thương, đề cao người Phụ nữ trong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tính dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc “Nữ quyền”. Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nôi trợ phải am hiểu “tình trong thế ngoài”. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thương đồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng “Nữ Giới Chung” cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay. 



 


Tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ: Nữ Giới Chung

 
Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên: Đại Nam Quốc Âm Tự Vị 
 
[font="arial, helvetica, sans-serif; font-size: small; line-height: 2"]“Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ Latinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ. 


 
Tự điển đầu tiên

Ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, ông giỏi chữ Nho, thông hiểu Ngũ Kinh Tứ Thư, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với các giáo sĩ. Ông được giám mục Gauthier đưa sang Paris năm 1858. Ông am hiểu chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Năm 1861 ông trở về nước, tàu ghé Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc phải làm phiên dịch cho người Pháp. Trong lúc ở Sài Gòn, ông đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao lô (trên đường Cường Để, nay là Tôn Đức Thắng). Đây là công trình xây dựng theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được xây dựng từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gôtic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây dựng này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao Lô vẫn giữ được đường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp. 


 
  Kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên-Nguyễn Trường Tộ. Nguồn: vi.wikipedia.org

 
Thành An
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.04.2014 19:40:57 bởi Phù vân >
da vàng 28.04.2014 19:14:15 (permalink)
0
 
 
 
 
Gửi Súng Cho Tao
Thơ Nguyễn Cung Thương - Nhạc Phan Huyền Thoại
Thực hiện Trần Huyền Đồng
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=60mX61MHUtQ[/YouTube]
da vàng 28.04.2014 19:50:23 (permalink)
0

Chuyện Về Bức Tượng TQLC

 
Tô Văn Cấp 

(Xin gửi bài này như một món quà Giáng Sinh và năm mới đến tất cả quý vị đã một lần đứng ngắm bức tượng TQLC. Xin bái phục các Mũ Xanh đã góp công sức thực hiện và bảo vệ bức tượng, và cám ơn quý anh đã cung cấp tin tức để viết)




“Lão Xit đẻ ở nước Nga, cớ sao sang đứng vườn hoa nước mình?”
Thằng cháu con ông anh ngâm xong câu thơ rồi quay sang hỏi tôi:
- Chú có thể cho cháu biết “lý lịch” của bức tượng hai người lính TQLC trước tòa nhà Quốc Hội ở Sài-Gòn được không?
- Ư, ư ! Tưởng cháu hỏi lý do lão Xít lão Mao tại sao lại bị gậy sang ăn mày nước ta thì chú sẽ giải thích cặn kẽ rõ ràng, còn hỏi về bức tượng TQLC đứng trước tòa nhà quốc hội thì quả thực chú không rành lắm, chú không biết!
- Chuyện lão Mao lão Xít muốn thịt dân ta thì tụi cháu cũng còn biết, huống chi là người lớn. Nhưng các chú thường hãnh diện là lính Mũ Xanh, đi hành quân từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, từ Cao Nguyên xuống đầm lầy, có mặt khắp mọi miền đất nước, vậy mà ngay tại trung tâm thủ đô VNCH có bức tượng TQLC nổi tiếng mà chú không biết gì về lý lịch của bức tượng này thì lạ thật..!

Thằng cháu con ông anh bỏ lửng câu hỏi rồi mỉm cười khiến tôi nóng mặt. Nhưng sự thật là vậy thì biết phản ứng ra sao, thôi thì đành hứa với cháu là chú sẽ tìm hiểu rồi trả lời sau.

Nghĩ lại mà ngượng và buồn, gia đình tôi có ba anh em đều là lính và hiện tỵ nạn tại Little SG nên mỗi cuối tuần, anh em tôi luân phiên họp mặt cả ba gia đình với con cháu, nhân dịp này cha chú kể chuyện đời lính cho thế hệ sau nghe. Người em kể về đời lính Không Quân, ông anh Cảnh Sát nói chuyện đô thành, còn tôi TQLC nói về hành quân và lao tù CS, như vậy là đầy đủ những chuyện trên trời dưới đất và hỏa ngục. Vậy mà tôi lại mù tịt về bức tượng nổi danh của Binh Chủng sừng sững giữa trung tâm thủ đô! Buồn thật! Ta buồn ta đi hỏi.




Hỏi từ các anh cao đến em thấp trong binh chủng, hỏi trên diễn đàn TQLC, mỗi người cho một tin, góp một ý, tất cả đều do trí nhớ cách nay đã hơn 40 năm. Những ý kiến tương đối chính xác, nhưng rất tiếc không tìm được tài liệu trên giấy tờ để chứng minh cụ thể nên tôi chỉ xin ghi lại, xem như một giai thoại về bức tượng hơn là một “tài liệu” chính thức. Vì vậy nếu có những chi tiết không phù hợp với ý nghĩ của bất cứ ai thì xin miễn trách.

Năm 1966, Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ giao cho mỗi đơn vị quân đội dựng một biểu tượng cho đơn vị mình tại các công viên hay công trường trong thành phố Saìgon và Chợ Lớn, những kiến trúc ấy như sau:

Hải Quân dựng tượng thánh tổ Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng.
Không Quân với “Tổ Quốc và Không Gian” trước tòa Đô Chính.
TQLC với bức tượng 2 người lính ở vườn hoa trước Quốc Hội.
Pháo Binh có biểu tượng trước hội trường Diên Hồng.
Truyền Tin với thánh tổ Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành.
Thiết Giáp là Phù Đổng Thiên Vương tại bùng binh ngã sáu Saigon.
BĐQ có tượng 3 người lính tại ngã sáu Lý Thái Tổ.
Nhẩy Dù có biểu tượng đặt trước bệnh viện Sùng Chính.
Quân Nhu đặt biểu tượng trên đường Hồng Bàng Chợ Lớn.
Quân Cụ đặt biểu tượng trên đường Khổng Tử.
Cảnh Sát đặt hai nhân viên đứng thao diễn nghỉ trên đường Thành Thái v.v..

Cái lý do thủ tướng cho thiết lập các biểu tượng này là muốn thay đổi nét mặt của thủ đô đẹp hơn và cũng mang một dáng dấp “Nội Các Chiến Tranh”. Nhưng thời gian đó cũng có những cuộc biểu tình phản chiến thường tập trung tại những địa diểm này để phản đối chính phủ, đồng thời nhiều tin đồn là một số tu sĩ của tôn giáo nọ dự định chiếm các nơi này để dựng những “hình ảnh” tôn giáo với mục đích làm khó dễ chính phủ nên chính phủ phải ra tay trước (người viết xin nhắc lại đây chỉ là tin đồn, thực hư tùy người nghe), giao cho các đơn vị quân đội thực hiện biểu tượng của mình thật gấp với lý do để kịp khánh thành vào ngày kỷ niệm NCCT chấp chánh.

Vị trí cho từng đơn vị thì được bốc thăm (?) và chính phủ cấp cho mỗi đơn vị một ngân khoản rất hạn chế. Ngân khoản hạn chế, thơi gian gấp rút nên đa số các biểu tượng không được đúng với tiêu chuẩn nghệ thuật. Đẹp và có ý nghĩa nhất là tượng Phù Đổng Thiên Vương, Thánh Tổ Thiết Giáp (TTTG), Đức Trần Hưng Đạo (TTHQ), ĐứcTrần Nguyên Hãn (TTTrTin). Người viết không dám có ý kiến về các biểu tượng khác, nhưng riêng về biểu tượng của TQLC là hai người lính trước tòa nhà Quốc Hội thì nhiều người cho là có vị trí đẹp nhất. Nhưng với tôi, vị trí lý tưởng nhất là công viên trước tòa Đô Chính với biểu tượng “Tổ Quốc và Không Gian” của KQ, và tượng Đức Trần Hưng Đạo của HQ tại công trường Mê Linh, bến Bạch Đằng.




Nói về tượng TQLC, họa sĩ Lương Trường Thọ (TTHL/TQLC) góp ý:
- “Tượng TQLC đặt trước quốc hội là một vị trí đẹp nhất của đô thành Saigon, chính vì vậy mà được nhiều người biết đến. Đầu tiên là Thiếu Tá Huỳnh Huyền Đỏ, thuộc bộ TTM làm phác thảo mẫu tượng với ba người lính TQLC. Th/tá Đỏ là điêu khắc gia xuất thân trường Mỹ Thuật Gia Định, khi đang thực hiện công trình này thì vì một lý do nào đó ông không thể tiếp tục được nữa nên giao công việc đang còn dang dở cho TQLC.

Vì phải hoàn thành đúng thời hạn để kỷ niệm ngày chấp chánh nên TQLC giao cho Thiếu Úy Đinh Văn Thuộc tiếp tục công việc với sự góp ý và hường dẫn của Họa Sĩ Lê Chánh (BTL/TQLC) và HS Lương Trường Thọ (TTHL/TQLC).

Thiếu úy Đinh Văn Thuộc là đại đội trưởng đại đội Công Vụ TQLC. Tuy không là họa sĩ hay điêu khắc gia mà chỉ là tay ngang, tay súng vậy mà ông cùng anh em đại đội Công Vụ đã nhận lãnh trách nhiệm do trên giao, họ làm việc liên tục 24/24 và anh em đã hoàn thành nhiệm vụ.

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu đã tốn công tốn của và được phủ tồng thống yểm trợ tối đa nên mới hoàn thành được bức tượng “Tiếc Thương”, còn Thiếu Úy Đinh Văn Thuộc và anh em binh sĩ TQLC chỉ là tay ngang mà đắp được bức tượng đồ sộ như thế thì đáng khâm phục, không thể phê bình hay đòi hỏi gì hơn về nghệ thuật chuyên môn như của một điêu khắc gia được.

Nhưng bức tượng hai người lính TQLC lại là một bức tượng nổi tiếng, nhiều người biết đến do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó có thể là do hướng súng đại liên, và nhất là trong ngày cuối cùng của VNCH, một vị anh hùng đã chọn chân tượng đài TQLC để tự sát, chết theo thành (phố).



Hai người lính TQLC ôm súng xung phong vào tòa nhà Quốc Hội?

Chi tiết này là nguyên do chính được nhiều người biết đến và cũng là lý do khiến bức tượng hai người lính này “vất vả” với các vị dân cử ngồi trong tòa nhà quyền lực cao nhất nước! Lính TQLC thật thì đang vất vả với súng đạn khói lửa, sống chết trong nháy mắt trên khắp chiến trường để bảo vệ chế độ. Khi họ đã hy sinh mạng sống, hồn thiêng về ngồi nghỉ bên bức tượng thì lại bị các vị dân cử trong Quốc Hội hỏi “giấy phép” và bắt đi chỗ khác chơi !

Tại sao? Vào thời điềm này thì các vị dân cử thường “mổ bò” thay vì bàn quốc sự, môt số dân cử trốn lính “trốn làm” quay sang đối lập với Nội Các Chiến Tranh nên tranh dành đủ thứ gây ra tình trạng hỗn loạn và rồi đổ thửa tại hai người lính TQLC hướng súng vào tòa nhà Quốc Hội khiến họ bị xúi-quẩy!

Đồng thời một vị dân biểu bị ám sát chết (dân biểu Văn) nên một số vị dân cử càng tin “cuốc hội xui xẻo” vì cái họng súng đen ngòm kia! Dị đoan bói toán đã là một “yêu” điểm của các ông tai to mặt lon ở hậu phương nên các ông này chính thức lập phái đoàn để chất vấn TQLC về lý do tại sao lại cho lính ôm súng “xung phong vào quốc hội?”.

Thiếu Tá Lê Đình Bảo, Trưởng Phòng Chính Huấn BTL/TQLC nói:
- Một phái đoàn gồm nghị sĩ và dân biểu ( Th/Tá Bảo có nêu đích danh một số vị nhưng người viết xin miễn ghi, phí giấy) họp và thảo luận với BTL/TQLC về bức tượng với mục đích muốn dời tượng đi chỗ khác. Lý do là súng đại liên TQLC chĩa vào quốc hội? Nhưng một vị thuộc BTL xác định với phái đoàn như sau:




- “TQLC không hướng súng vào Quốc Hội mà là bảo vệ Quốc Hội, súng TQLC nhắm vào bên hông trái* QH, nơi có hang ổ của phản chiến và nội tuyến. Quý vị có thể ra tận nơi để xác định hướng súng. Hơn nữa, mỗi ngày có hằng trăm anh em chúng tôi hy sinh tại chiến trường trong khi ở hậu phương chỉ có một dân cử bị nạn mà quý vị đòi dẹp bỏ biểu tượng của TQLC chúng tôi!”

(* Xin mở dấu ngoặc ở đây để nói thêm về vị trí nhà hàng Givral và khách sạn Continental. Nếu chúng ta đứng dưới chân tượng TQLC nhìn về QH thì bên tay trái chúng ta, góc đường Lê Lợi và Tự Do là nhà hàng Givral, băng qua đường Tư Do là khách sạn Cotinental, cả hai nơi này là tụ điểm của những nhà báo và những tên tình báo thường xuyên lui tới để trao đồi tin tức, luận bàn tình hình chính trị và chiến trường thường có khuynh hướng bất lợi cho chế độ VNCH)

Thú thực khi được Th/tá TP/CH nhắc lại lời của cấp chỉ huy ngày trước, cách nay gần nửa thế kỷ, mà tôi cảm động đến nóng người, như trông thấy ông là “cây tùng trước bão”, trông thấy ông như bức tượng đồng trơ gan cùng “tuế nguyệt”. Tôi kính phục ông, kính phục ông, chỉ tiếc một điều là ông thiếu một cái nắm tay đập mạnh xuống mặt bàn., ngón tay chỉ ra cửa .. “get out”.

Rồi những con người “dị đoan” kia ra đứng dưới “chân” bức tượng để nhắm hướng và quả thực họ đã nhận thấy mũi súng của anh lính TQLC hướng thẳng vào ổ gián điệp, vào lũ phản chiến, một bọn luôn mong nền Đệ Nhị Cộng Hòa sụp đổ! Nhưng hai người lính TQLC vẫn sừng sững giữa thủ đô trong khi những người muốn đuổi họ đi chỗ khác thì đã cao bay xa chạy! Tụt quần mà chạy, bỏ lon bỏ chức mà chạy và họ đã cảm thấy an toàn hạnh phúc, thở phào nhẹ nhõm khi được chùm lên người một bộ áo giáp an toàn: “Thuốc DDT”, còn hai anh lính vẫn vững tay súng, họ chỉ sụp đổ sau khi chế độ đã bị giật sập!

Nhưng bức tượng hai anh lính TQLC không cô đơn, còn có một anh hùng khác cũng thác theo thành (phố) ngay bên cạnh các anh. Ông Phan Tấn Ngưu, THT Tổng Hội Cảnh Sát Quốc Gian VN Hải Ngoại xác nhận:

Người tự sát dưới chân tượng đài TQLC là Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long, Ông là Chánh Sở Tư Pháp vùng I, mới vừa di tản về Saigòn. Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn long có biệt danh là .. “Long-Lý”.

Người ta gọi ông là Long-Lý, vì ông làm việc với phương châm “Pháp bất vị thân”. Thân sơ gì cũng không tha, một khi vi phạm luật pháp quốc Gia thì chỉ có nhẹ thì giam, nặng thì “trảm”. Dễ gì có được một “Bao Công” thời đại như ông, tôi xin kính cẩn cúi đầu lạy ông: Ông Long-Lý.

Trở lại cây súng của hai anh linh TQLC, Tr/Tá Đoàn Trọng Cảo nói:

- Khi đặt bức tượng, các thẩm quyền TQLC cũng suy nghĩ nhiều lắm, không phải vì lý do phong thủy quỷ quái gì cả mà vì vấn đề tế nhị, không thể để hai cái mông hướng về các vị dân cử được, mà phải là hướng mặt về cơ quan quyền lực nhất nước. Nhưng phải xê dịch làm sao cho mũi súng chếch sang một bên, sang bên trái thì có ý nghĩa hơn. Continental là nơi bọn phá thối, bọn ăn cơm Quốc Gia thờ ma VC hay ngồi bàn chuyện “dại sự”, hãy hướng mũi súng về đó.

Chỉ huy là tiên liệu, cấp chỉ huy của chúng tôi đã tiên liệu và sự việc đã xảy ra đúng như dự đoán, các cấp chỉ huy của chúng tôi đã đi “bốt-đờ-sô” vào trong bụng mấy anh dân cử đối lập cuội nhưng phản chiến thực. Để kiểm chứng, tôi gọi cho cựu dân biểu Tô Đức H. đơn vị Lâm Đồng, hiện ở Alhambra:
- Ê H.. hồi đó có chuyện mấy tên dân cử đòi bứng tượng TQLC đi không?

- Có, nhưng họ bị hố, khi xem lại thì mới biết súng nhắm vào Continental.

Nội dung bức tượng hai người lính TQLC như vậy là tuyệt vời, đầy đủ ý nghĩa, nhưng hình thức thì .. với cái nhìn méo mó mắt trần của cá nhân tôi thì có một vài khuyết điểm, thí dụ như lòng cây súng đại liên ngắn quá. Còn cái mông của người lính thì ôi thôi.. đời lính hành quân chỉ nhá toàn cơm sấy với rau rừng, khô cá mối, thịnh soạn thì may ra có thêm thịt ba-lát ration C thì lấy gì tẩm bổ mà cái mông to thế! Nghe tôi phê bình nghệ thuật, mấy MX bên cạnh kê nhẹ một phát:
- “Anh không thích mông to nhưng nhiều người lại yêu nét duyên dáng ấy”

Thấy các tay súng này bắt đầu bàn ngang, bắn hoảng, hs Thọ vội giải thích:
- Một điêu khắc gia chính hiệu có khi ngồi hằng giờ chỉ để sửa lại một nét trên tác phẩm của họ, có khi sửa hôm nay, mai đục đi đắp lại, nghệ thuật mà, trong khi Th/Úy Thuộc và anh em thuộc Đ.Đ Công Vụ chỉ là tay ngang lại phải đắp tượng trong điều kiện “khắc nghiệt”, thời gian bị hạn chế, tự lo tìm vật liệu thì không có bất cứ một nhà điêu khắc nào làm hơn các anh được. Theo bản vẽ lúc đầu của điêu khắc gia Huỳnh Huyền Đỏ là ba người lính, nhưng khi toán Th/Uy Thuộc đắp thì chỉ có hai, có lẽ vì đắp lớn quá nên thiếu chỗ.

- Thực ra các với sự góp ý của họa sĩ Lê Chánh, các anh đắp cũng nghệ thuật lắm, nhưng vì toàn trọng lượng của bức tượng này quá nặng, phải dùng xe cần cẩu để đưa vào đúng vị trí, lại phải xê dịch nhiều lần theo ý của cấp trên sao cho hướng súng không “trực xạ” vào Quốc Hội, vì thế lòng súng bị cong và mông người lính bị nứt! Ngày khánh thành gần kề, không còn thời gian sửa chữa nên ông Thuộc cho cưa bớt phần cong lòng súng đi. Còn cái mông anh lính? Lại phải độn thêm, đắp thêm nhiều lớp đề che đi chỗ bị nứt và kết dính các bộ phận khác vào với nhau, đó cũng là một nghệ thuật.




Người viết lại tiểu sử bức tượng hai người lính TQLC trước tòa nhà QH/VNCH với sự góp ý khá chính xác của những nhân chứng sống, nhưng vẫn xin được xem như câu chuyện “bên lề” vì thiếu tài liệu chứng minh. Trong tương lai nếu có những góp ý khác tôi sẽ xin bổ sung sau, nhưng nếu ai chưa có tài liệu chính xác mà phản bác điều tôi ghi chép thì tôi xin miễn trả lời đúng sai.

Nhưng có một điều mà những ai có một tấm lòng của con người thì đều thấy sai, đó là hành động phá bỏ những tác phẩm nghệ thuật của bọn Taliban. Taliban chính hiệu lấy súng cà-nông bắn nát những bức tượng Phật, bọn taliban cu-mu-lít vixi thì !!! Bần tiện hơn, chúng đục đẽo bào gọt phá bỏ cả bảng tên kỷ niệm những nạn nhân hy sinh trên đường tìm tự do ở một hòn đảo hoang vu ngoài lãnh thổ VN thì chúng tha gì những hình ảnh của VNCH, dù là nghệ thuật.

Tô Văn Cấp
nguồn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.04.2014 19:51:42 bởi da vàng >
Thay đổi trang: << < 404142 > >> | Trang 41 của 58 trang, bài viết từ 601 đến 615 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9