Chuẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối
thaiha561 02.06.2014 10:43:52 (permalink)
Chuẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một bệnh thường gặp, nhất là ở người cao tuổi. Trên 50% người trên 35 tuổi có biểu hiện ít nhất một triệu chứng của bệnh, tỷ lệ này lên tới 80% ở những người trên 70 tuổi.
Đặc trưng của bệnh là tổn thương thoái hóa của sụn khớp với quá trình bong rộp sụn khớp từng mảng và tổn thương xơ hóa xương dưới sụn, từ đó dẫn tới hình thành tổ chức xương cạnh khớp (còn gọi là gai xương) và hốc xương dưới sụn, hoặc bị bệnh viêm khớp, gây đau nhức.

I. Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp dựa vào:

- Đau khớp kiểu cơ học: đau tăng khi vận động, đặc biệt khi chuyển từ tư thế ngồi sang đứng, đau khi ngồi xổm, đau tăng khi đi bộ, lên xuống cầu thang... đau giảm hơn khi nghỉ ngơi. Người bệnh có thể cảm nhận tiếng khớp lạo xạo khi vận động kèm hạn chế vận động gấp duỗi gối, khớp có thể biến dạng, sưng đau hoặc lệch trục kiểu vòng kiềng, chân chữ O, chữ X.

- Hình ảnh trên phim X.Quang điển hình của thoái hóa khớp gối bao gồm: hình ảnh hẹp khe khớp không đều (thường hẹp nhiều ở mặt trong). Kết đặc xương dưới sụn, hình ảnh mọc thêm xương (gai xương, chồi xương)

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối có thể thấy thêm tổn thương sụn khớp, sụn chêm và các dây chằng, thấy hình ảnh tràn dịch khớp gối, hình ảnh viêm nội mạc khớp gối kèm theo.

Dựa vào hình ảnh X. Quang và cộng hưởng từ khớp gối để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

II. Điều trị thoái hóa khớp gối:

Hiện tại chưa có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp gối, dieu tri benh thoai hoa khop gối nhằm mục đích giảm đau cho bệnh nhân và duy trì vận động của khớp.

Các phương pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Lựa chọn chương trình điều trị thích hợp cho bệnh nhân phải dựa trên hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân đó như: tuổi, trọng lượng cơ thể, mức độ thoái hóa, những bệnh khác kèm theo.

1. Điều trị nội khoa

- Cần tránh cho khớp gối không bị quá tải bởi mức độ vận động và trọng lượng cơ thể.

- Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt, với mục đích chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, bao gồm: massage cơ, tập vận động khớp và các biện pháp dùng nhiệt (hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân...)

- Tập luyện: có thể tập các bài tập như chạy bộ khi khớp chưa có tổn thương trên X. Quang. Tránh đi bộ nhiều trong giai đoạn khớp gối đang đau, bơi hoặc đạp xe là các biện pháp tập luyện tốt.

- Điều trị dùng thuốc: Thuốc được dùng trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối cũng như thuốc chữa bệnh viêm khớp, viêm đa khớp, đau mỏi vai gáy, hay thuoc chua benh thoat vi dia dem... đều chủ yếu là những thuốc giảm đau, chống viêm, đây là những thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, nếu sử dụng nhiều sẽ rất có hại cho cơ thể, nhất là dạ dày, vì vậy cần sử dụng hợp lý theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

• Thuốc giảm đau chống viêm: giảm quá trình viêm, giảm đau cho bệnh nhân, tuy nhiên các thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nên khi dùng phải theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
• Thuốc bổ sung sụn khớp và giúp sụn hạn chế bị phá hủy như: Glucosamin, UC-II (Jex)

• Thuốc tăng cường chất bôi trơn trong khớp như: Chondroitine, Hyaluronic acid...

• Tiêm corticoid vào khớp có thể kéo dài tác dụng chống viêm, giảm đau đến vài tháng tuy nhiên dễ gây nhiễm trùng khớp...

2. Điều trị ngoại khoa bao gồm:

- Nội soi khớp, đục xương chỉnh trục khớp gối, thay khớp gối...

- Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định với các trường hợp khớp gối hạn chế chức năng nhiều, khe khớp hẹp nặng, biến dạng khớp hoặc đau khớp gối nhiều mà điều trị nội khoa không kết quả

a. Điều trị nội soi khớp:

- Nội soi khớp gối: bơm rửa, cắt lọc, loại bỏ các tổ chức gây viêm bằng đầu đốt sóng RF. Lấy bỏ dị vật trong khớp (chuột khớp) gây kẹt khớp, có thể là các mẩu sụn khớp bị bong ra hoặc các thành phần bị calci hóa, gọt dũa bề mặt không đều của sụn khớp, cắt lọc sụn chêm bị tổn thương kèm theo.

- Sau nội soi chúng tôi dùng huyết thành giàu tiểu cầu của chính bệnh nhân để bơm vào khớp gối làm tăng cường tái táo sụn khớp và tạo ra dịch nhày cho khớp, hạn chế quá trình thoái hóa khớp và làm giảm đau khớp rất tốt. Ngoài ra có thể bơm thêm dung dịch acid Hyaluronic.

b. Đục xương chỉnh trục ở xương chày hoặc xương đùi

- Là kỹ thuật tốt để sửa chữa các khớp bị lệch trục như khớp gối vẹo vào trong hoặc cong ra ngoài

c. Thay khớp gối nhân tạo

- Chỉ định với các trường hợp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả

Thoái hóa khớp gối là bệnh cần được điều trị lâu dài, ngay khi có triệu chứng đau vùng gối bạn cần đi khám ngay để được chụp X. Quang và cộng hưởng từ, phát hiện và điều trị những tổn thương khớp gối, ngăn ngừa bệnh âm thầm tiến triển. Bạn cần thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sỹ.

Nguồn: dieu tri benh viem da khop dang thap
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9