Một mẩu chuyện tình
tahuudinhqn 03.07.2014 16:23:18 (permalink)
MỘT MẨU CHUYỆN TÌNH
 
 
Đáng lẽ tôi không nên kể lại chuyện này làm gì. Ví có thể nó sẽ làm cho bạn đọc không được vui. Nhưng ngặt vì một nỗi, nhân vật chính trong mẩu chuyện này lại là em tôi, mỗi khi nhớ quê, nhỡ lại chuyện cũ, lòng tôi lại bồi hồi, thổn thức khôn nguôi. Vừa thương em dại dột, vừa giận mấy kẻ lộng hành.
Song, cũng còn một lý do nữa. Đó là đã có một thời, một số không ít người, trong đó có cả một ông nhà thơ lớn đã nói rằng: “Chế độ ta ưu việt, cho nên không có bi kịch”. Chẳng biết nhà thơ quan niệm thễ nào là bi kịch? Tôi nghĩ rằng vui buồn là bản chất, là thuộc tính của cuộc sống. Ví dụ như trai gái yêu thương nhau, nhưng không lấy được nhau, chán đời, xuống tóc đi tu, ra sông nhẩy cầu, hay vào rừng ăn lá ngón chết. Chẳng lẽ đó lại không phải là bi kịch? Cho nên tôi đành lòng kể lại chuyện này, trước là như một nén hương tưởng nhớ em tôi, sau là để phản biện quan điểm của nhà thơ. Làm gì có xã hội nào lại chỉ có niềm vui, chứ không có nỗi buồn?
Ngày ấy thằng em con chú tôi 19 tuổi. Nó yêu cô lái đò xinh đẹp, 17 tuổi, người cùng xóm. Ở nông thôn thời xưa (cách nay hơn nửa thế kỷ), trai gái yêu nhau sợ xấu hổ, nên họ giữ rất kín. Nhưng rồi, người đầu tiên biết chuyện là mẹ cô gái. Bà mắng con: “Chúng mày còn là anh em đấy! Yêu đương thế không sợ người ta cười cho à?”. Cô gái xấu hổ mặt đỏ bừng, chỉ thốt lên mỗi tiếng “đâu!”. Rồi chạy ra bến đò. Mặc dù bến vắng, không có khách chờ. Từ “đâu” của cô gái vửa thốt, trong trường hợp này có thể có hai ý nghĩa. Ý thứ nhất là từ chối, không phải cô yêu, Ý thứ hai là phủ nhận, cô và người cô đang yêu có họ hàng gì đâu. Chẳng biết cô định dủng ý nào?...
Cha sinh cô gái là người họ Nguyễn (đã qua đời). Ông có hai bà vợ. Bà cả là người họ Tạ. Bà với cha sinh chàng trai là con chú con bác. Bà hai là người họ Hoàng. Cô lái đò là con bà hai. Như vậy, về huyết thống, thì chỉ những người con của bà cả mới có họ với chàng trai. Còn con bà hai thì hoàn toàn chẳng có dây mơ rễ má gì. Nhưng vì tập quán ở thôn quê rất coi trọng tình cảm xóm láng, trong họ ngoài làng. Cả hai gia đình vẫn đối xử với nhau là người họ hàng. Chàng trai vẫn gọi cả hai bà mẹ của cô gái bằng “cô”, và cũng coi cả hai bà là cô của mình.
Chuyện ngày càng vỡ lở, rồi cà hai bà mẹ và hai ông chú của cô gái cũng phản đối kịch lịêt. Nhất là người anh cả, con ông bác ruột cô gái. Ông bac đã qua đời. Anh cả vừa là trưởng tộc, vừa là người: “Quyền huynh thế phụ”. Anh giận dữ mắng mỏ: “Chúng bay là họ nhà tôm cứt lộn lên đầu à? Yêu đương như thế là loạn luân, là bôi gio trát trấu vào mặt cả họ, chúng bay có biết không?
Vấp phải sự phản đối quyết liệt của gia đình. Nhưng “Trót vì tay đã nhúng chàm”. Hai đứa trẻ đang bối rối như gà mắc tóc, chưa biết gỡ ra bằng cách nào? Thì, để thể hiện vai trò của người trưởng tộc, có trách nhiệm với họ hàng. Đồng thời cũng để tỏ ra mình là người hiểu biết, phải giữ gìn và bảo vệ thuần phong mỹ tục của quê hương. Cho nên anh Cả đã đem cái chuyện “tày đình” đó báo cáo lên Uỷ ban xã, và nhờ Uy ban ra lệnh ngăn cấm.
Rất đáng tiếc là chuyện này lại xẩy ra trong bối cảnh quê hương chúng tôi vừa tiến hành Cải cách ruộng đát (Ccrđ). Các cán bộ chủ chót như Bi thư và Chủ tịch, những cán bộ đã có bề dầy công tác, có kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định, thì đều bị xử lý trong Ccrđ mất rồi. Trong sửa sai, họ đã được trả lại tự do, vả đã được phục hồi đảng tịch. Nhưng tai hoạ quá lớn, khiến họ chưa kịp cân bằng tư tưởng. Vả lại, những chức vụ trước đây họ nắm giữ, thì nay đã sang tay người khác rồi. Đó là những nhân tố “cốt cán” trong Ccrđ, do Đội Ccrđ bồi dưỡng, đào tạo cấp tốc rồi giao nhiệm vụ cho họ, Họ rất hăng hái, nhiệt tình, tận tâm với công việc. Nhưng không có trình độ ngang tầm với công việc được giao phó. Có thể nói rằng, trong thời gian được đào tạo gấp gáp, vội vàng ấy, họ chưa kịp hiểu cụ thể hai cái từ “hủ hoá” nghĩa là gì, mà chỉ hiểu một cách hết sức giản đơn, dân giã là chuyện giai trên gái dưới bất chính, xấu xa cần phải nghiêm cấm. Mà cái tội hủ hoá thời bấy giờ thì quan trọng lắm. Có lẽ cũng chẳng thua kém gì tội Việt gian, phản động là bao nhiêu!
Ông Cả vừa về. Lập tức Chủ tịch xá cho gọi Bí thư Đoàn thanh niên đến, và giao nhiệm vụ cho Đoàn phải “lôi cổ” hai đứa phạm tội ra phê bình, kiểm điểm trước toàn Đoàn. Ông bảo: “Các đồng chí cứ cạo cho thật nực vào, để chúng nó phải chừa cái bệnh hủ hoá đi”. Nhận nhiệm vụ xong, Bí thư Đoàn đã đứng dậy, nhưng ông Chủ tịch còn dặn tiếp: “Này! kiểm điểm xong, đồng chí bắt chúng nó phải nàm giấy cam đoan, cắt đất quan hệ ngay nập tức. Mà đồng chí phải cử người theo dõi xem, nếu thấy chũng nó còn nén nút đi nại với nhau, tôi cho phép đồng chí cứ việc gô cổ chúng nó nại, giải nên huyện để huyện xử ní”.
Bí thư Đoàn thanh niên xuất thân trong một gia đình bần nông,, đang học lớp bốn, thì phải bỏ học để đi ở trừ nợ cho một nhà giầu. Ngày Đội Ccrđ về làng, anh được cán bộ Đội “bắt rễ”, và bồi dưỡng trở thành “cốt cán”. Rồi do tích cực công tác, tích cực đấu tranh trong Cải cách, anh được kết nạp đảng, và trở thành Bí thư Đoàn thanh niên xã. Tại cuộc họp, tuy là để phê bình, kiểm điểm đoàn viên có khuyết điểm, nhưng do không được học hành đào tạo về công tác đoàn thể. Cho nên cuộc họp đã hao hao giống như một cuộc đấu tố trong Ccrđ vậy. Tức lả người mắc khuyết điểm cũng phải đứng lên (tại chỗ), và cũng phải trả lời những câu chất vấn của các thành viên trong cuộc họp.
Thế là cái thói đời, không ai muốn cho ai khá được dịp bung ra. Họ bắt đôi trai gái phải trả lời những câu hỏi rất thô lỗ, và hoàn toàn trái ngược với mục đích của cuộc họp là phê bình, để thoả mãn sự tò mò hạ đẳng của con người, như: “Yêu nhau tìư bao giờ? Đã đi chơi với nhau bao nhiêu lần rồi? Đã hôn nhau chưa?”. Và nhất là: “Đã ngủ với nhau chưa?”. Bảo chưa thì nhiều người không tin. Họ vẫn tiếp tục sỗ sàng cật vấn.
Trước thái độ vùi dập phũ phang, tàn nhẫn đó của những người cùng trang lứa, cô gái run bắn người lên, ngồi sụp xuống úp mặt vào hai bàn tay khóc. Bí thư Đoàn bảo em trai tôi làm giấy cam đoan. Rồi nhân danh Bí thư Đoàn thanh niên xã, tuyên bố kỷ luật hai đoàn viên sai phàm với mức cao nhất: Khai trừ ra khỏi Đoàn. Hơn 60 đoàn viên dự họp, đều giơ tay biểu quyết tán thành.
Đọc đến đây chắc có bạn sẽ hỏi. Đôi trai gái ấy biết mình không có quan hệ huyết thống với nhau, sao họ không giải trình? Và ngoài hai người ra, chẳng lẽ trong họ ngoài làng không có ai là người hiểu biết sự thật, và đứng ra bênh vực họ? Thưa bạn, lẽ phải bao giờ cũng thuộc về số đông, và nhất là số đông ấy đang nắm giữ vai trò lãnh đạo ở địa phương. Đôi trai gái tự biết mình không có lỗi. Nhưng họ không có đủ lý lẽ để trình bày, và cũng tự biết mình không thể chống lại được quyền lực và số đông. Còn những người hiểu biết ở ngoài cuộc, dù ấm ức, nhưng cũng đành phải im lặng, vì biết mình chẳng làm gì được. Như trong Ccrđ đấy, dù biết địa chủ cũng có người tốt, nhưng có ai dám công khai nói ra như vậy đâu?...
                                   *   *   *
Rồi chẳng biết hai đứa đã bàn định với nhau từ bao giờ, mà chỉ chiều ngày hôm sau cái đêm họp Đoàn, họ đã chuẩn bị xong cho cuộc ra đi vĩnh viễn. Thằng em tôi lấy trộm con dao bầu của gia đình anh Hai tôi. Con dao được thửa để hàng ngày băm rau lợn. Nhưng có mũi nhọn để chọc tiêt lợn vào những dịp lễ tểt. Nó sang nhà cô lái đò. Hai đứa đưa nhau ra gốc mịt ở sau hè nói chuyện. Rồi cô gái sãn sàng đón nhận một mũi dao của người yêu cắm vào trái tim đang đau đớn ê chề của mình. Khi thấy người yêu đã chết, em tôi cũng tự cho minh một muĩ dao y như vậy!
Nhận được tin, tôi về đến nhà thì việc khâm liệm đã xong, em tôi đã nằm trong quan tài. Chú tôi giơ hai tay lên vừa ôm, vừa đổ gục vào tôi nức nở khóc. Rồi ông đưa cho tôi một mảnh giấy, được xé ra từ một quyển vở học trò. Tôi lấy tay gạt nước mắt đọc. Chỉ có mấy chữ, nhưng nước mắt vẫn xối xả trào tuôn, mãi mới đọc hết.
“Bố mẹ,
Con biết con làm việc này là bất hiếu với bố mẹ, nhưng con không còn cách nào khác. Xin bố mẹ tha thứ cho con. Tạ Hữu Hành”./.
 
                                           TP Uông Bí, ngày 13/5/2012
                                                      Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
MỘT MẨU CHUYỆN TÌNH
 
 
Đáng lẽ tôi không nên kể lại chuyện này làm gì. Ví có thể nó sẽ làm cho bạn đọc không được vui. Nhưng ngặt vì một nỗi, nhân vật chính trong mẩu chuyện này lại là em tôi, mỗi khi nhớ quê, nhỡ lại chuyện cũ, lòng tôi lại bồi hồi, thổn thức khôn nguôi. Vừa thương em dại dột, vừa giận mấy kẻ lộng hành.
Song, cũng còn một lý do nữa. Đó là đã có một thời, một số không ít người, trong đó có cả một ông nhà thơ lớn đã nói rằng: “Chế độ ta ưu việt, cho nên không có bi kịch”. Chẳng biết nhà thơ quan niệm thễ nào là bi kịch? Tôi nghĩ rằng vui buồn là bản chất, là thuộc tính của cuộc sống. Ví dụ như trai gái yêu thương nhau, nhưng không lấy được nhau, chán đời, xuống tóc đi tu, ra sông nhẩy cầu, hay vào rừng ăn lá ngón chết. Chẳng lẽ đó lại không phải là bi kịch? Cho nên tôi đành lòng kể lại chuyện này, trước là như một nén hương tưởng nhớ em tôi, sau là để phản biện quan điểm của nhà thơ. Làm gì có xã hội nào lại chỉ có niềm vui, chứ không có nỗi buồn?
Ngày ấy thằng em con chú tôi 19 tuổi. Nó yêu cô lái đò xinh đẹp, 17 tuổi, người cùng xóm. Ở nông thôn thời xưa (cách nay hơn nửa thế kỷ), trai gái yêu nhau sợ xấu hổ, nên họ giữ rất kín. Nhưng rồi, người đầu tiên biết chuyện là mẹ cô gái. Bà mắng con: “Chúng mày còn là anh em đấy! Yêu đương thế không sợ người ta cười cho à?”. Cô gái xấu hổ mặt đỏ bừng, chỉ thốt lên mỗi tiếng “đâu!”. Rồi chạy ra bến đò. Mặc dù bến vắng, không có khách chờ. Từ “đâu” của cô gái vửa thốt, trong trường hợp này có thể có hai ý nghĩa. Ý thứ nhất là từ chối, không phải cô yêu, Ý thứ hai là phủ nhận, cô và người cô đang yêu có họ hàng gì đâu. Chẳng biết cô định dủng ý nào?...
Cha sinh cô gái là người họ Nguyễn (đã qua đời). Ông có hai bà vợ. Bà cả là người họ Tạ. Bà với cha sinh chàng trai là con chú con bác. Bà hai là người họ Hoàng. Cô lái đò là con bà hai. Như vậy, về huyết thống, thì chỉ những người con của bà cả mới có họ với chàng trai. Còn con bà hai thì hoàn toàn chẳng có dây mơ rễ má gì. Nhưng vì tập quán ở thôn quê rất coi trọng tình cảm xóm láng, trong họ ngoài làng. Cả hai gia đình vẫn đối xử với nhau là người họ hàng. Chàng trai vẫn gọi cả hai bà mẹ của cô gái bằng “cô”, và cũng coi cả hai bà là cô của mình.
Chuyện ngày càng vỡ lở, rồi cà hai bà mẹ và hai ông chú của cô gái cũng phản đối kịch lịêt. Nhất là người anh cả, con ông bác ruột cô gái. Ông bac đã qua đời. Anh cả vừa là trưởng tộc, vừa là người: “Quyền huynh thế phụ”. Anh giận dữ mắng mỏ: “Chúng bay là họ nhà tôm cứt lộn lên đầu à? Yêu đương như thế là loạn luân, là bôi gio trát trấu vào mặt cả họ, chúng bay có biết không?
Vấp phải sự phản đối quyết liệt của gia đình. Nhưng “Trót vì tay đã nhúng chàm”. Hai đứa trẻ đang bối rối như gà mắc tóc, chưa biết gỡ ra bằng cách nào? Thì, để thể hiện vai trò của người trưởng tộc, có trách nhiệm với họ hàng. Đồng thời cũng để tỏ ra mình là người hiểu biết, phải giữ gìn và bảo vệ thuần phong mỹ tục của quê hương. Cho nên anh Cả đã đem cái chuyện “tày đình” đó báo cáo lên Uỷ ban xã, và nhờ Uy ban ra lệnh ngăn cấm.
Rất đáng tiếc là chuyện này lại xẩy ra trong bối cảnh quê hương chúng tôi vừa tiến hành Cải cách ruộng đát (Ccrđ). Các cán bộ chủ chót như Bi thư và Chủ tịch, những cán bộ đã có bề dầy công tác, có kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định, thì đều bị xử lý trong Ccrđ mất rồi. Trong sửa sai, họ đã được trả lại tự do, vả đã được phục hồi đảng tịch. Nhưng tai hoạ quá lớn, khiến họ chưa kịp cân bằng tư tưởng. Vả lại, những chức vụ trước đây họ nắm giữ, thì nay đã sang tay người khác rồi. Đó là những nhân tố “cốt cán” trong Ccrđ, do Đội Ccrđ bồi dưỡng, đào tạo cấp tốc rồi giao nhiệm vụ cho họ, Họ rất hăng hái, nhiệt tình, tận tâm với công việc. Nhưng không có trình độ ngang tầm với công việc được giao phó. Có thể nói rằng, trong thời gian được đào tạo gấp gáp, vội vàng ấy, họ chưa kịp hiểu cụ thể hai cái từ “hủ hoá” nghĩa là gì, mà chỉ hiểu một cách hết sức giản đơn, dân giã là chuyện giai trên gái dưới bất chính, xấu xa cần phải nghiêm cấm. Mà cái tội hủ hoá thời bấy giờ thì quan trọng lắm. Có lẽ cũng chẳng thua kém gì tội Việt gian, phản động là bao nhiêu!
Ông Cả vừa về. Lập tức Chủ tịch xá cho gọi Bí thư Đoàn thanh niên đến, và giao nhiệm vụ cho Đoàn phải “lôi cổ” hai đứa phạm tội ra phê bình, kiểm điểm trước toàn Đoàn. Ông bảo: “Các đồng chí cứ cạo cho thật nực vào, để chúng nó phải chừa cái bệnh hủ hoá đi”. Nhận nhiệm vụ xong, Bí thư Đoàn đã đứng dậy, nhưng ông Chủ tịch còn dặn tiếp: “Này! kiểm điểm xong, đồng chí bắt chúng nó phải nàm giấy cam đoan, cắt đất quan hệ ngay nập tức. Mà đồng chí phải cử người theo dõi xem, nếu thấy chũng nó còn nén nút đi nại với nhau, tôi cho phép đồng chí cứ việc gô cổ chúng nó nại, giải nên huyện để huyện xử ní”.
Bí thư Đoàn thanh niên xuất thân trong một gia đình bần nông,, đang học lớp bốn, thì phải bỏ học để đi ở trừ nợ cho một nhà giầu. Ngày Đội Ccrđ về làng, anh được cán bộ Đội “bắt rễ”, và bồi dưỡng trở thành “cốt cán”. Rồi do tích cực công tác, tích cực đấu tranh trong Cải cách, anh được kết nạp đảng, và trở thành Bí thư Đoàn thanh niên xã. Tại cuộc họp, tuy là để phê bình, kiểm điểm đoàn viên có khuyết điểm, nhưng do không được học hành đào tạo về công tác đoàn thể. Cho nên cuộc họp đã hao hao giống như một cuộc đấu tố trong Ccrđ vậy. Tức lả người mắc khuyết điểm cũng phải đứng lên (tại chỗ), và cũng phải trả lời những câu chất vấn của các thành viên trong cuộc họp.
Thế là cái thói đời, không ai muốn cho ai khá được dịp bung ra. Họ bắt đôi trai gái phải trả lời những câu hỏi rất thô lỗ, và hoàn toàn trái ngược với mục đích của cuộc họp là phê bình, để thoả mãn sự tò mò hạ đẳng của con người, như: “Yêu nhau tìư bao giờ? Đã đi chơi với nhau bao nhiêu lần rồi? Đã hôn nhau chưa?”. Và nhất là: “Đã ngủ với nhau chưa?”. Bảo chưa thì nhiều người không tin. Họ vẫn tiếp tục sỗ sàng cật vấn.
Trước thái độ vùi dập phũ phang, tàn nhẫn đó của những người cùng trang lứa, cô gái run bắn người lên, ngồi sụp xuống úp mặt vào hai bàn tay khóc. Bí thư Đoàn bảo em trai tôi làm giấy cam đoan. Rồi nhân danh Bí thư Đoàn thanh niên xã, tuyên bố kỷ luật hai đoàn viên sai phàm với mức cao nhất: Khai trừ ra khỏi Đoàn. Hơn 60 đoàn viên dự họp, đều giơ tay biểu quyết tán thành.
Đọc đến đây chắc có bạn sẽ hỏi. Đôi trai gái ấy biết mình không có quan hệ huyết thống với nhau, sao họ không giải trình? Và ngoài hai người ra, chẳng lẽ trong họ ngoài làng không có ai là người hiểu biết sự thật, và đứng ra bênh vực họ? Thưa bạn, lẽ phải bao giờ cũng thuộc về số đông, và nhất là số đông ấy đang nắm giữ vai trò lãnh đạo ở địa phương. Đôi trai gái tự biết mình không có lỗi. Nhưng họ không có đủ lý lẽ để trình bày, và cũng tự biết mình không thể chống lại được quyền lực và số đông. Còn những người hiểu biết ở ngoài cuộc, dù ấm ức, nhưng cũng đành phải im lặng, vì biết mình chẳng làm gì được. Như trong Ccrđ đấy, dù biết địa chủ cũng có người tốt, nhưng có ai dám công khai nói ra như vậy đâu?...
                                   *   *   *
Rồi chẳng biết hai đứa đã bàn định với nhau từ bao giờ, mà chỉ chiều ngày hôm sau cái đêm họp Đoàn, họ đã chuẩn bị xong cho cuộc ra đi vĩnh viễn. Thằng em tôi lấy trộm con dao bầu của gia đình anh Hai tôi. Con dao được thửa để hàng ngày băm rau lợn. Nhưng có mũi nhọn để chọc tiêt lợn vào những dịp lễ tểt. Nó sang nhà cô lái đò. Hai đứa đưa nhau ra gốc mịt ở sau hè nói chuyện. Rồi cô gái sãn sàng đón nhận một mũi dao của người yêu cắm vào trái tim đang đau đớn ê chề của mình. Khi thấy người yêu đã chết, em tôi cũng tự cho minh một muĩ dao y như vậy!
Nhận được tin, tôi về đến nhà thì việc khâm liệm đã xong, em tôi đã nằm trong quan tài. Chú tôi giơ hai tay lên vừa ôm, vừa đổ gục vào tôi nức nở khóc. Rồi ông đưa cho tôi một mảnh giấy, được xé ra từ một quyển vở học trò. Tôi lấy tay gạt nước mắt đọc. Chỉ có mấy chữ, nhưng nước mắt vẫn xối xả trào tuôn, mãi mới đọc hết.
“Bố mẹ,
Con biết con làm việc này là bất hiếu với bố mẹ, nhưng con không còn cách nào khác. Xin bố mẹ tha thứ cho con. Tạ Hữu Hành”./.
 
                                           TP Uông Bí, ngày 13/5/2012
                                                      Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
MỘT MẨU CHUYỆN TÌNH
 
 
Đáng lẽ tôi không nên kể lại chuyện này làm gì. Ví có thể nó sẽ làm cho bạn đọc không được vui. Nhưng ngặt vì một nỗi, nhân vật chính trong mẩu chuyện này lại là em tôi, mỗi khi nhớ quê, nhỡ lại chuyện cũ, lòng tôi lại bồi hồi, thổn thức khôn nguôi. Vừa thương em dại dột, vừa giận mấy kẻ lộng hành.
Song, cũng còn một lý do nữa. Đó là đã có một thời, một số không ít người, trong đó có cả một ông nhà thơ lớn đã nói rằng: “Chế độ ta ưu việt, cho nên không có bi kịch”. Chẳng biết nhà thơ quan niệm thễ nào là bi kịch? Tôi nghĩ rằng vui buồn là bản chất, là thuộc tính của cuộc sống. Ví dụ như trai gái yêu thương nhau, nhưng không lấy được nhau, chán đời, xuống tóc đi tu, ra sông nhẩy cầu, hay vào rừng ăn lá ngón chết. Chẳng lẽ đó lại không phải là bi kịch? Cho nên tôi đành lòng kể lại chuyện này, trước là như một nén hương tưởng nhớ em tôi, sau là để phản biện quan điểm của nhà thơ. Làm gì có xã hội nào lại chỉ có niềm vui, chứ không có nỗi buồn?
Ngày ấy thằng em con chú tôi 19 tuổi. Nó yêu cô lái đò xinh đẹp, 17 tuổi, người cùng xóm. Ở nông thôn thời xưa (cách nay hơn nửa thế kỷ), trai gái yêu nhau sợ xấu hổ, nên họ giữ rất kín. Nhưng rồi, người đầu tiên biết chuyện là mẹ cô gái. Bà mắng con: “Chúng mày còn là anh em đấy! Yêu đương thế không sợ người ta cười cho à?”. Cô gái xấu hổ mặt đỏ bừng, chỉ thốt lên mỗi tiếng “đâu!”. Rồi chạy ra bến đò. Mặc dù bến vắng, không có khách chờ. Từ “đâu” của cô gái vửa thốt, trong trường hợp này có thể có hai ý nghĩa. Ý thứ nhất là từ chối, không phải cô yêu, Ý thứ hai là phủ nhận, cô và người cô đang yêu có họ hàng gì đâu. Chẳng biết cô định dủng ý nào?...
Cha sinh cô gái là người họ Nguyễn (đã qua đời). Ông có hai bà vợ. Bà cả là người họ Tạ. Bà với cha sinh chàng trai là con chú con bác. Bà hai là người họ Hoàng. Cô lái đò là con bà hai. Như vậy, về huyết thống, thì chỉ những người con của bà cả mới có họ với chàng trai. Còn con bà hai thì hoàn toàn chẳng có dây mơ rễ má gì. Nhưng vì tập quán ở thôn quê rất coi trọng tình cảm xóm láng, trong họ ngoài làng. Cả hai gia đình vẫn đối xử với nhau là người họ hàng. Chàng trai vẫn gọi cả hai bà mẹ của cô gái bằng “cô”, và cũng coi cả hai bà là cô của mình.
Chuyện ngày càng vỡ lở, rồi cà hai bà mẹ và hai ông chú của cô gái cũng phản đối kịch lịêt. Nhất là người anh cả, con ông bác ruột cô gái. Ông bac đã qua đời. Anh cả vừa là trưởng tộc, vừa là người: “Quyền huynh thế phụ”. Anh giận dữ mắng mỏ: “Chúng bay là họ nhà tôm cứt lộn lên đầu à? Yêu đương như thế là loạn luân, là bôi gio trát trấu vào mặt cả họ, chúng bay có biết không?
Vấp phải sự phản đối quyết liệt của gia đình. Nhưng “Trót vì tay đã nhúng chàm”. Hai đứa trẻ đang bối rối như gà mắc tóc, chưa biết gỡ ra bằng cách nào? Thì, để thể hiện vai trò của người trưởng tộc, có trách nhiệm với họ hàng. Đồng thời cũng để tỏ ra mình là người hiểu biết, phải giữ gìn và bảo vệ thuần phong mỹ tục của quê hương. Cho nên anh Cả đã đem cái chuyện “tày đình” đó báo cáo lên Uỷ ban xã, và nhờ Uy ban ra lệnh ngăn cấm.
Rất đáng tiếc là chuyện này lại xẩy ra trong bối cảnh quê hương chúng tôi vừa tiến hành Cải cách ruộng đát (Ccrđ). Các cán bộ chủ chót như Bi thư và Chủ tịch, những cán bộ đã có bề dầy công tác, có kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định, thì đều bị xử lý trong Ccrđ mất rồi. Trong sửa sai, họ đã được trả lại tự do, vả đã được phục hồi đảng tịch. Nhưng tai hoạ quá lớn, khiến họ chưa kịp cân bằng tư tưởng. Vả lại, những chức vụ trước đây họ nắm giữ, thì nay đã sang tay người khác rồi. Đó là những nhân tố “cốt cán” trong Ccrđ, do Đội Ccrđ bồi dưỡng, đào tạo cấp tốc rồi giao nhiệm vụ cho họ, Họ rất hăng hái, nhiệt tình, tận tâm với công việc. Nhưng không có trình độ ngang tầm với công việc được giao phó. Có thể nói rằng, trong thời gian được đào tạo gấp gáp, vội vàng ấy, họ chưa kịp hiểu cụ thể hai cái từ “hủ hoá” nghĩa là gì, mà chỉ hiểu một cách hết sức giản đơn, dân giã là chuyện giai trên gái dưới bất chính, xấu xa cần phải nghiêm cấm. Mà cái tội hủ hoá thời bấy giờ thì quan trọng lắm. Có lẽ cũng chẳng thua kém gì tội Việt gian, phản động là bao nhiêu!
Ông Cả vừa về. Lập tức Chủ tịch xá cho gọi Bí thư Đoàn thanh niên đến, và giao nhiệm vụ cho Đoàn phải “lôi cổ” hai đứa phạm tội ra phê bình, kiểm điểm trước toàn Đoàn. Ông bảo: “Các đồng chí cứ cạo cho thật nực vào, để chúng nó phải chừa cái bệnh hủ hoá đi”. Nhận nhiệm vụ xong, Bí thư Đoàn đã đứng dậy, nhưng ông Chủ tịch còn dặn tiếp: “Này! kiểm điểm xong, đồng chí bắt chúng nó phải nàm giấy cam đoan, cắt đất quan hệ ngay nập tức. Mà đồng chí phải cử người theo dõi xem, nếu thấy chũng nó còn nén nút đi nại với nhau, tôi cho phép đồng chí cứ việc gô cổ chúng nó nại, giải nên huyện để huyện xử ní”.
Bí thư Đoàn thanh niên xuất thân trong một gia đình bần nông,, đang học lớp bốn, thì phải bỏ học để đi ở trừ nợ cho một nhà giầu. Ngày Đội Ccrđ về làng, anh được cán bộ Đội “bắt rễ”, và bồi dưỡng trở thành “cốt cán”. Rồi do tích cực công tác, tích cực đấu tranh trong Cải cách, anh được kết nạp đảng, và trở thành Bí thư Đoàn thanh niên xã. Tại cuộc họp, tuy là để phê bình, kiểm điểm đoàn viên có khuyết điểm, nhưng do không được học hành đào tạo về công tác đoàn thể. Cho nên cuộc họp đã hao hao giống như một cuộc đấu tố trong Ccrđ vậy. Tức lả người mắc khuyết điểm cũng phải đứng lên (tại chỗ), và cũng phải trả lời những câu chất vấn của các thành viên trong cuộc họp.
Thế là cái thói đời, không ai muốn cho ai khá được dịp bung ra. Họ bắt đôi trai gái phải trả lời những câu hỏi rất thô lỗ, và hoàn toàn trái ngược với mục đích của cuộc họp là phê bình, để thoả mãn sự tò mò hạ đẳng của con người, như: “Yêu nhau tìư bao giờ? Đã đi chơi với nhau bao nhiêu lần rồi? Đã hôn nhau chưa?”. Và nhất là: “Đã ngủ với nhau chưa?”. Bảo chưa thì nhiều người không tin. Họ vẫn tiếp tục sỗ sàng cật vấn.
Trước thái độ vùi dập phũ phang, tàn nhẫn đó của những người cùng trang lứa, cô gái run bắn người lên, ngồi sụp xuống úp mặt vào hai bàn tay khóc. Bí thư Đoàn bảo em trai tôi làm giấy cam đoan. Rồi nhân danh Bí thư Đoàn thanh niên xã, tuyên bố kỷ luật hai đoàn viên sai phàm với mức cao nhất: Khai trừ ra khỏi Đoàn. Hơn 60 đoàn viên dự họp, đều giơ tay biểu quyết tán thành.
Đọc đến đây chắc có bạn sẽ hỏi. Đôi trai gái ấy biết mình không có quan hệ huyết thống với nhau, sao họ không giải trình? Và ngoài hai người ra, chẳng lẽ trong họ ngoài làng không có ai là người hiểu biết sự thật, và đứng ra bênh vực họ? Thưa bạn, lẽ phải bao giờ cũng thuộc về số đông, và nhất là số đông ấy đang nắm giữ vai trò lãnh đạo ở địa phương. Đôi trai gái tự biết mình không có lỗi. Nhưng họ không có đủ lý lẽ để trình bày, và cũng tự biết mình không thể chống lại được quyền lực và số đông. Còn những người hiểu biết ở ngoài cuộc, dù ấm ức, nhưng cũng đành phải im lặng, vì biết mình chẳng làm gì được. Như trong Ccrđ đấy, dù biết địa chủ cũng có người tốt, nhưng có ai dám công khai nói ra như vậy đâu?...
                                   *   *   *
Rồi chẳng biết hai đứa đã bàn định với nhau từ bao giờ, mà chỉ chiều ngày hôm sau cái đêm họp Đoàn, họ đã chuẩn bị xong cho cuộc ra đi vĩnh viễn. Thằng em tôi lấy trộm con dao bầu của gia đình anh Hai tôi. Con dao được thửa để hàng ngày băm rau lợn. Nhưng có mũi nhọn để chọc tiêt lợn vào những dịp lễ tểt. Nó sang nhà cô lái đò. Hai đứa đưa nhau ra gốc mịt ở sau hè nói chuyện. Rồi cô gái sãn sàng đón nhận một mũi dao của người yêu cắm vào trái tim đang đau đớn ê chề của mình. Khi thấy người yêu đã chết, em tôi cũng tự cho minh một muĩ dao y như vậy!
Nhận được tin, tôi về đến nhà thì việc khâm liệm đã xong, em tôi đã nằm trong quan tài. Chú tôi giơ hai tay lên vừa ôm, vừa đổ gục vào tôi nức nở khóc. Rồi ông đưa cho tôi một mảnh giấy, được xé ra từ một quyển vở học trò. Tôi lấy tay gạt nước mắt đọc. Chỉ có mấy chữ, nhưng nước mắt vẫn xối xả trào tuôn, mãi mới đọc hết.
“Bố mẹ,
Con biết con làm việc này là bất hiếu với bố mẹ, nhưng con không còn cách nào khác. Xin bố mẹ tha thứ cho con. Tạ Hữu Hành”./.
 
                                           TP Uông Bí, ngày 13/5/2012
                                                      Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9