Cởi oan
tahuudinhqn 10.09.2014 17:04:38 (permalink)
                                   CỞI OAN
                                                                     (Tặng Phùng Quang Rạng)
Cuộc đấu tố địa chủ Nguyễn Thị Năm, và Cải cách ruộng đất (Ccrđ) ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên, năm 1953 là cuộc đấu mở đầu thí điểm, để rút kinh nghiệm cho các cuộc cải cách sau này, khi kháng chiến chống Pháp đã hoàn toàn thắng lợi. Cho nên chỉ tiến hành ở Đồng Bẩm, và chỉ đấu tố riêng địa chủ Nguyễn Thị Năm.
Trước đó, từ năm 1952, ở Chiến khu Việt Bắc và các vùng căn cứ địa kháng chiến, các lớp học chính trị về đường lối đấu tranh giai cấp, phê phán chế độ phong kiến, đế quốc, áp bức bóc lột nhân dân, đã liên tiếp được mở ra. Để cải tạo tư tưởng cho bộ đội (goi là “chỉnh quân”). Và “chỉnh huấn” cán bộ các ngành, các cấp. Đồng thời báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, cũng ra sức tuyên truyền, giải thích về cuộc đấu tranh chính trị quan trọng này. Nhất là khi chiếu bộ phim “Bạch mao nữ” (của Trung Quốc), tố cáo tội ác của tên địa chủ Hoàng Thế Nhân, hãm hiếp một cô gái bần nông. Cô gái chạy trốn và ẩn náu ở một ngôi miếu cổ, sống nhờ vào lễ vật của người đi lễ. Cuộc sống đói khát và khiếp sợ đó, khiến mái tóc đen của cô trở thành tóc bạc!...
Nội dung cuốn phim, các lớp chỉnh huấn và báo chí kết hợp lại thành một luồng gió, đã thổi bùng lên ngọn lửa hận thù giai cấp. Ai cũng tin rằng tất cả nỗi khổ của đời mình, đều do bọn Đế quốc phong kiến như Hoàng Thế Nhân áp bức bóc lột mà sinh ra cả. Cho nên rất nhiều người khi xem phim đã khóc. Thậm chí không ít buổi chiếu phim hình ảnh tên Hoàng Thế Nhân trên màn hình đã bị bắn lén.
Trong không khí sục sôi thù hận đó, Đội Cải cách ruộng đất (Ccrđ) về Đồng Bẩm. Lại được cán bộ trung ương xuống trưc tiếp chỉ đạo và phát động cuộc đấu tranh. Cho nên giai cấp nông dân Đồng Bẩm đã vùng lên như tức nước vỡ bờ. Các báo chí, loa tay của các Tổ thông tin rầm rộ đưa tin từng giai đoạn, từng bước tiến triển, cho đến khi cuộc Ccrđ đầu tiên ở nước ta đã hoàn toàn thắng lợi. Tên tư sản, địa chủ cường hào gian ác, Nguyễn Thị Năm đã phải đền tội ác!
Song, hoàn toàn không có cơ quan truyền thông nào hé lộ cho người đọc biết, bà Nguyễn Thị Năm, tuy là tư sàn, là địa chủ, nhưng cũng là người công dân biết yêu đất nước của mình. Xin cảm ơn sự dũng cảm của nhà báo Xuân Ba. Trong bài: “Chuyện về người phụ nữ từng bị sử lý oan” (Báo An ninh Thế giới số 1.349, ngày 12/3/ 2014), ông đã giúp người đọc cả nước được biết, gia đình bà Nguyễn Thị Năm, đã hiến dâng tất cả những gì quý báu nhất của cuộc sống con người cho Tổ quốc và Cách mạng. Đó là nhân lực, vật lực và tài lực. Để bạn đọc ai chưa có dịp đọc bài báo đó, dễ nắm bắt nội dung bài viết này, chúng tôi  xin trích dẫn tóm tắt một số dòng sau đây:
Về nhân lực. Cả hai người con trai của bà Nguyễn Thị Năm, là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát (còn gọi là Công), cùng người con dâu (vợ Nguyễn Cát) là Đỗ Ngọc Diệp, đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944, trước khởi nghĩa tháng Tám. Sau Nguyễn Cát tòng quân, có thành tích và trở thành Trung đoàn trưởng, Đại đoàn 308. Cả bản thân bà Nguyễn Thị Năm, sau ngày toàn quốc kháng chiến, cũng thoát ly gia đình, lên Chiến khu Việt Bắc làm Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.
Về vật lực. Bà Nguyễn Thị Năm có ba ngôi biệt thự ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Bẩm, Thái Nguyên, cùng hai cửa hàng buôn bán nổi tiếng ở Hà Nội và Hải Phòng là “Cát Hanh Long”. Trước cách mạng tháng Tám, hai ngôi biệt thự nói trên, đã từng là cơ sở liên lạc của Việt Minh, và là địa điểm đi về, lui tới, được chở che của các ông Võ Nguyên Giáp, Trương Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ và nhiều yếu nhân khác. Cả biệt thự ở Đồng Bẩm, trước và sau ngày khởi nghĩa tháng Tám, cũng là nơi qua lại của các yếu nhân nói trên. Đồng thời đây còn là địa điểm trú quân, nơi bà Nguyễn Thị Năm đã bỏ lương thực, thực phẩm ra nuôi hàng Trung đoàn Vệ quốc quân trong thời gian dài. Rồi ngày toàn quốc kháng chiến, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tiêu thổ để kháng chiến”. Bà Nguyễn Thị Năm đã đưa búa cho Đội tự vệ phá tan ngôi biệt thự to lớn này. Còn hai cửa hàng buôn bán và hai ngôi biệt thự ở Hà Nội, Hải Phòng, sau ngày bà Nguyễn Thị Năm bị sử lý, trong bài viết không thấy nhà báo Xuân Ba nhắc đến nữa. Chắc Nhà nước đã tịch thu, nên sau khi hai ông Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát được tha tù (chứ không phải là mãn hạn tù. Vì khi bà mẹ bị đấu tố, thì hai ông con đang học ở Trung Quốc, bị gọi vể và đưa thẳng đến trại cải tạo. Cái tội của họ chắc không thành bản án, và cũng chẳng có Toà nào tuyên). Về Hà Nội, họ đã phải sống chen chúc sáu người, trên diên tích 20 mét vuông, ở 117 phố Hàng Bạc.
Về tài lực. Không kể số tiền bỏ ra nuôi quân, tiền mua máy chữ, mua vật liệu văn phòng, thuốc tây và các nhu yếu phẩm khác, từ vùng địch tạm chiếm chuyển lên Việt Bắc để phục vụ kháng chiến. Vì thực ra cũng không thể biết được là bao nhiêu mà kể. Chỉ tính riêng hai lần có con số cụ thể: Lần thứ nhất, trước ngày khởi nghĩa tháng Tám. Ông Nhi Quý, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên đã xác nhận: “Tháng 5 – 1945, anh Cát đem lên chiến khu 20 nghìn bạc Đông Dương (thời giá khi đó tương đương 700 lạng vang), tiền của gia đình anh ủng hộ Đoàn thể. Tôi đã nhận tiền và giao cho Ban cán sự Vó Nhai”. Lần thứ hai. Năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tổ chức “Tuần lễ vàng”, kêu gọi toàn dân ủng hộ vàng để mua vũ khí. Bà Nguyễn Thị Năm đã ủng hộ hơn 100 lạng vàng. Cộng cả hai lần thành hơn 800 lạng.
Lúc bầy giờ dân số nước ta còn ít và rất nghèo. Hai triệu người vừa chết đói. Dân số chỉ còn khoảng 18 triệu người. Trong đó không biết có bao nhiêu cô gái, khi đi lấy chồng, dẫu có nằm mơ cũng không dám ước ao có đôi khuyên tai một hai chỉ vàng. Thế thì số vàng hơn 800 lạng kía, đối với mỗi đời người to lớn biết nhường nào?...
Chắc có người sẽ bảo: “Sự giầu có đó là trên mồ hôi nước mắt của người lao động”. Vâng, tôi cũng tin là như vậy. Nhưng xã hội ta bây giờ không còn ai áp bức bóc lột nữa. Sao cũng có rất nhiều người giầu, mà không bị coi là áp bức bóc lột (không kể một số không nhỏ quan chức của Đảng và Nhà nước tham nhũng)?...
Trong bài báo nói trên, nhà báo Xuân Ba viết: “Năm 1956, ông Lê Đưc Thọ đã được Bác Hồ cử làm Trưởng ban sửa sai…”. Vâng, nhưng đó là sửa sai lần Ccrđ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau ngày kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Còn Ccrđ ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên trước đó 3 năm (1953) thì nằm ngoài vùng phủ sóng của lần sửa sai đó.
Việc bà Nguyễn Thị Năm bị sử lý sai, phải sau nghị quết 1986, mở cửa, đổi mới nền kinh tế. Rồi năm sau, 1987, UBND tỉnh Bắc Thái thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, mới ra quyết định sửa thành phần cho bà Nguyễn Thị Nam là: “tư sản, địa chủ kháng chiến”. Bỏ cụm từ: “cường hào gian ác”. Nhưng quyết định này chỉ gửi tù cấp trên xuống cấp dưới để thi hành, chứ không đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho nên người dấn không ai được biết. Và cũng năm 1987, ông Lê Đức Thọ, lần đầu tiên đến số nhà 117 Hàng Bạc thăm các con cháu bà Nguyễn Thị Năm. Ông bảo: “…Mình đã biết hoàn cảnh gia đình cùng nhiều chuyện khác nữa, nhưng công việc bộn bề bấn bíu…”. Trong khoảng ba cái chấm lửng này, chắc ông Thọ muốn nói: Vì “bấn bíu”, nên suốt 34 năm qua, từ cơ quan trung ương Đảng ở Hà Nội, ông không có thì giờ  đến 117 Hàng Bạc cũng ở Hà Nội để thăm được!
Trong đời sống con người, từ dân thường cho đến các quan chức, ai cũng có lúc, có thời gian bận rộn, nhưng “bấn bíu” đến những 34 năm, không có một chút thì giờ để đi thăm người thân, thì quả là một sự lạ, chưa ai được thấy bao giờ ?... “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”. Sao ông Thọ không nói thẳng ra là, vì đường lối của Đảng đã xác định giai cấp địa chủ, cường hào gian ác là kẻ thù của cách mạng. Ông là cán bộ cao cấp của Đảng,  nên ông không thể đến thăm được, nhưng vẫn nhớ tình xưa nghĩa cũ. Thế có hơn không? Việc gì phải giấu diếm? Còn bây giờ bà Năm đã được xuống thành phần rồi, ồng đem tin vui đến, và nhân ông có tập thơ mới in, ông đem đến tặng: “Thân mến tặng Công (tức Nguyễn Cát – THĐ) và Hanh để chấm dứt sự đau buồn của gia đinh và của chung. Hà Nội, ngày 28 tháng Giêng 1987, ký,Thọ”.
Tuy ông Thọ viết tặng như vậy, nhưng chắc không phải ông cho rằng: nhờ được ông tặng thơ, mà chấm dứt được sự đau buồn của gia đình và của chung. Mà là nhân dịp bà Nguyễn Thị Nắm được xuống thành phần , ông đem tin vui đến (nhân đó tặng thơ), mà chấm dứt được sự đau buồn của gia đình và của chung. Nếu đúng là thế thì ông Trưởng Ban tổ chức trung ương nhầm mất rồi. Một người đã bị mất danh dự, mất công lao cống hiến, mất tất cả tài sản, thậm chí mất luôn cả mạng sống của mình. Nhưng khi được xoá bỏ cái danh xưng bị áp đặt, và cái tội mà mình không có là “cường hào gian ác”, thì mọi đau buồn của gia đình và của chung đều được chấm dứt. Đó quả là một điều hoang tưởng! Làm gì có chuyện, được bỏ cái tội mình không có, còn mạng sống thì đã mất rồi, mà lại chấm dứt được đau buồn?! ..
Cải cách ruộng đất là chủ trương đường lối, của thể chế chính trị Xã hội chủ nghĩa, đồng thời Ccrđ cũng là giải pháp, để Nhà nước xây dựng nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Thời gian đó các nhà hoạch định chính sách cho rằng, đánh đổ giai cấp áp bức bóc lột, xoá bỏ kinh tế cá thể, thành lập kinh tế tập thể, người lao động không bị áp bức bóc lột nữa, sức lao động đượnc giải phóng, thì năng suất lao động sẽ tăng lên. Nhưng trong thực tiễn áp dụng, thì không phải là như vậy. Nền kinh tế tập trung công hữu, bỏ qua quy luật cạnh tranh, cho nên không phát triển được, phải chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Vậy, tại sao khi mô hình kinh tế đã thay đổi rồi, mà Ccrđ vẫn được coi là một chủ trương đúng. Bà Nguyễn Thị Năm vẫn là địa chủ, chỉ được xoá bỏ cái danh xưng không có thật là: “cường hào gian ác”? Trong khi ở miền Nam, sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước không tiến hành Ccrđ. Giai cấp địa chủ miền Nam không bị đấu tố, không bị sử lý bằng bạo lực, không bị tịch thu ruộng đất. Nhưng nền kinh tế miền Nam vẫn phát triển. Thậm chí còn phát triển nhanh hơn và bền vững hơn miền Bắc đã Ccrđ. Như vậy có phải là oan uổng cho giai cấp địa chủ ở miền Bắc không? (Theo sách kinh tế Việt Nam, của Viện kinh tế xuất bản, thì miền Bắc đã Ccrđ ở 3.563 xã với 173.008 địa chủ).
Nếu còn ai đó cho rằng Ccrđ vẫn là một chủ trương đúng. Vậy người đó có giám khẳng định rằng: Không Ccrđ ở miền Namn là sai không? Nếu không Ccrđ ở miền Nam là đúng. Thì tất nhiên Ccrđ ở miền Bắc là sai, hoặc không cần thiết. Vậy sao Đảng và Nhà nước không cởi oan, trả lại sự công bằng cho giai cấp địa chủ ở miền Bắc, và cả bà Nguyễn Thị Năm?
                                            x   x   x
Từ khi bà Nguyễn Thị Năm được xuống thành phần địa chủ kháng chiến, và nhất là từ ngày có nghị quyết của Chính phủ (24/4/1995) ưu đãi người có công, các con bà Nguyễn Thị Năm dã hơn 20 lần (số liệu của nhà báo Xuân Ba) gửi đơn đến các cơ quan, từ xã phường lên đến trung ương. Đề nghị Nhà nước tặng thưởng huân chương, và công nhận bà Nguyễn Thị Năm là liệt sĩ. Nhưng đã gần 20 năm trôi qua, mà vẫn chưa thấy các cơ quan Nhà nước trả lời.
Vì sao vậy?
Khen thưởng một người đã từng bị coi là có tội, bị sử lý ở mức cao nhất (tử hình). Bây giờ lại thành ra người có công, mà cái tội cũ chưa có cơ quan, tổ chức nào đứng ra minh oan, thì quả là một việc vô cùng khó khăn. Nhất là trong bối cảnh còn rất nhiều người có công, không vướng víu gì về thành phần, chỉ vì thất lạc giấy tờ mà chưa được khen thưởng. Cho nên việc khen thưởng bà Nguyễn Thị Năm đã vượt ra ngoài khả năng giải quyết, của các cơ quan chuyên trách như : Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp (Kể cả Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Cho nên cơ quan nào cũng chọn giải pháp an toàn, là im lặng để né tránh.
Song, đó là một món nợ của sự công bằng. Càng để lâu càng bất lợi. đã đến lúc phải ơn trả oán đền, không nên im lặng nữa. Nhà nước nên có quyết định công nhận Bà Nguyễn Thị Năm là công dân và cán bộ phụ nữ yêu nước, có công lao to lớn đồi với Tổ quốc, với Cách mạng và kháng chiến. Truy tặng bà Huân chương Độc Lập, Huân chương Sao Vàng, hay Huân chương kháng chiến bậc cao nhất.cũng đều là xứng đáng. Quyết định này đồng thời cũng là lời minh oan cho nạn nhân nên công bố cho toàn dân được biết.
Còn yêu cầu công nhận bà Nguyễn Thị Năm là liệt sĩ thì không nên. Vì danh hiệu này chỉ dành riêng cho các lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến.
Có làm được như vậy, mới đúng với truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: “Uống nước nhớ nguồn”./.
 
                                             TP Uông Bí, ngày 2/4/2014
                                                         Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
                                   CỞI OAN
                                                                     (Tặng Phùng Quang Rạng)
Cuộc đấu tố địa chủ Nguyễn Thị Năm, và Cải cách ruộng đất (Ccrđ) ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên, năm 1953 là cuộc đấu mở đầu thí điểm, để rút kinh nghiệm cho các cuộc cải cách sau này, khi kháng chiến chống Pháp đã hoàn toàn thắng lợi. Cho nên chỉ tiến hành ở Đồng Bẩm, và chỉ đấu tố riêng địa chủ Nguyễn Thị Năm.
Trước đó, từ năm 1952, ở Chiến khu Việt Bắc và các vùng căn cứ địa kháng chiến, các lớp học chính trị về đường lối đấu tranh giai cấp, phê phán chế độ phong kiến, đế quốc, áp bức bóc lột nhân dân, đã liên tiếp được mở ra. Để cải tạo tư tưởng cho bộ đội (goi là “chỉnh quân”). Và “chỉnh huấn” cán bộ các ngành, các cấp. Đồng thời báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, cũng ra sức tuyên truyền, giải thích về cuộc đấu tranh chính trị quan trọng này. Nhất là khi chiếu bộ phim “Bạch mao nữ” (của Trung Quốc), tố cáo tội ác của tên địa chủ Hoàng Thế Nhân, hãm hiếp một cô gái bần nông. Cô gái chạy trốn và ẩn náu ở một ngôi miếu cổ, sống nhờ vào lễ vật của người đi lễ. Cuộc sống đói khát và khiếp sợ đó, khiến mái tóc đen của cô trở thành tóc bạc!...
Nội dung cuốn phim, các lớp chỉnh huấn và báo chí kết hợp lại thành một luồng gió, đã thổi bùng lên ngọn lửa hận thù giai cấp. Ai cũng tin rằng tất cả nỗi khổ của đời mình, đều do bọn Đế quốc phong kiến như Hoàng Thế Nhân áp bức bóc lột mà sinh ra cả. Cho nên rất nhiều người khi xem phim đã khóc. Thậm chí không ít buổi chiếu phim hình ảnh tên Hoàng Thế Nhân trên màn hình đã bị bắn lén.
Trong không khí sục sôi thù hận đó, Đội Cải cách ruộng đất (Ccrđ) về Đồng Bẩm. Lại được cán bộ trung ương xuống trưc tiếp chỉ đạo và phát động cuộc đấu tranh. Cho nên giai cấp nông dân Đồng Bẩm đã vùng lên như tức nước vỡ bờ. Các báo chí, loa tay của các Tổ thông tin rầm rộ đưa tin từng giai đoạn, từng bước tiến triển, cho đến khi cuộc Ccrđ đầu tiên ở nước ta đã hoàn toàn thắng lợi. Tên tư sản, địa chủ cường hào gian ác, Nguyễn Thị Năm đã phải đền tội ác!
Song, hoàn toàn không có cơ quan truyền thông nào hé lộ cho người đọc biết, bà Nguyễn Thị Năm, tuy là tư sàn, là địa chủ, nhưng cũng là người công dân biết yêu đất nước của mình. Xin cảm ơn sự dũng cảm của nhà báo Xuân Ba. Trong bài: “Chuyện về người phụ nữ từng bị sử lý oan” (Báo An ninh Thế giới số 1.349, ngày 12/3/ 2014), ông đã giúp người đọc cả nước được biết, gia đình bà Nguyễn Thị Năm, đã hiến dâng tất cả những gì quý báu nhất của cuộc sống con người cho Tổ quốc và Cách mạng. Đó là nhân lực, vật lực và tài lực. Để bạn đọc ai chưa có dịp đọc bài báo đó, dễ nắm bắt nội dung bài viết này, chúng tôi  xin trích dẫn tóm tắt một số dòng sau đây:
Về nhân lực. Cả hai người con trai của bà Nguyễn Thị Năm, là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát (còn gọi là Công), cùng người con dâu (vợ Nguyễn Cát) là Đỗ Ngọc Diệp, đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944, trước khởi nghĩa tháng Tám. Sau Nguyễn Cát tòng quân, có thành tích và trở thành Trung đoàn trưởng, Đại đoàn 308. Cả bản thân bà Nguyễn Thị Năm, sau ngày toàn quốc kháng chiến, cũng thoát ly gia đình, lên Chiến khu Việt Bắc làm Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.
Về vật lực. Bà Nguyễn Thị Năm có ba ngôi biệt thự ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Bẩm, Thái Nguyên, cùng hai cửa hàng buôn bán nổi tiếng ở Hà Nội và Hải Phòng là “Cát Hanh Long”. Trước cách mạng tháng Tám, hai ngôi biệt thự nói trên, đã từng là cơ sở liên lạc của Việt Minh, và là địa điểm đi về, lui tới, được chở che của các ông Võ Nguyên Giáp, Trương Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ và nhiều yếu nhân khác. Cả biệt thự ở Đồng Bẩm, trước và sau ngày khởi nghĩa tháng Tám, cũng là nơi qua lại của các yếu nhân nói trên. Đồng thời đây còn là địa điểm trú quân, nơi bà Nguyễn Thị Năm đã bỏ lương thực, thực phẩm ra nuôi hàng Trung đoàn Vệ quốc quân trong thời gian dài. Rồi ngày toàn quốc kháng chiến, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tiêu thổ để kháng chiến”. Bà Nguyễn Thị Năm đã đưa búa cho Đội tự vệ phá tan ngôi biệt thự to lớn này. Còn hai cửa hàng buôn bán và hai ngôi biệt thự ở Hà Nội, Hải Phòng, sau ngày bà Nguyễn Thị Năm bị sử lý, trong bài viết không thấy nhà báo Xuân Ba nhắc đến nữa. Chắc Nhà nước đã tịch thu, nên sau khi hai ông Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát được tha tù (chứ không phải là mãn hạn tù. Vì khi bà mẹ bị đấu tố, thì hai ông con đang học ở Trung Quốc, bị gọi vể và đưa thẳng đến trại cải tạo. Cái tội của họ chắc không thành bản án, và cũng chẳng có Toà nào tuyên). Về Hà Nội, họ đã phải sống chen chúc sáu người, trên diên tích 20 mét vuông, ở 117 phố Hàng Bạc.
Về tài lực. Không kể số tiền bỏ ra nuôi quân, tiền mua máy chữ, mua vật liệu văn phòng, thuốc tây và các nhu yếu phẩm khác, từ vùng địch tạm chiếm chuyển lên Việt Bắc để phục vụ kháng chiến. Vì thực ra cũng không thể biết được là bao nhiêu mà kể. Chỉ tính riêng hai lần có con số cụ thể: Lần thứ nhất, trước ngày khởi nghĩa tháng Tám. Ông Nhi Quý, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên đã xác nhận: “Tháng 5 – 1945, anh Cát đem lên chiến khu 20 nghìn bạc Đông Dương (thời giá khi đó tương đương 700 lạng vang), tiền của gia đình anh ủng hộ Đoàn thể. Tôi đã nhận tiền và giao cho Ban cán sự Vó Nhai”. Lần thứ hai. Năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tổ chức “Tuần lễ vàng”, kêu gọi toàn dân ủng hộ vàng để mua vũ khí. Bà Nguyễn Thị Năm đã ủng hộ hơn 100 lạng vàng. Cộng cả hai lần thành hơn 800 lạng.
Lúc bầy giờ dân số nước ta còn ít và rất nghèo. Hai triệu người vừa chết đói. Dân số chỉ còn khoảng 18 triệu người. Trong đó không biết có bao nhiêu cô gái, khi đi lấy chồng, dẫu có nằm mơ cũng không dám ước ao có đôi khuyên tai một hai chỉ vàng. Thế thì số vàng hơn 800 lạng kía, đối với mỗi đời người to lớn biết nhường nào?...
Chắc có người sẽ bảo: “Sự giầu có đó là trên mồ hôi nước mắt của người lao động”. Vâng, tôi cũng tin là như vậy. Nhưng xã hội ta bây giờ không còn ai áp bức bóc lột nữa. Sao cũng có rất nhiều người giầu, mà không bị coi là áp bức bóc lột (không kể một số không nhỏ quan chức của Đảng và Nhà nước tham nhũng)?...
Trong bài báo nói trên, nhà báo Xuân Ba viết: “Năm 1956, ông Lê Đưc Thọ đã được Bác Hồ cử làm Trưởng ban sửa sai…”. Vâng, nhưng đó là sửa sai lần Ccrđ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau ngày kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Còn Ccrđ ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên trước đó 3 năm (1953) thì nằm ngoài vùng phủ sóng của lần sửa sai đó.
Việc bà Nguyễn Thị Năm bị sử lý sai, phải sau nghị quết 1986, mở cửa, đổi mới nền kinh tế. Rồi năm sau, 1987, UBND tỉnh Bắc Thái thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, mới ra quyết định sửa thành phần cho bà Nguyễn Thị Nam là: “tư sản, địa chủ kháng chiến”. Bỏ cụm từ: “cường hào gian ác”. Nhưng quyết định này chỉ gửi tù cấp trên xuống cấp dưới để thi hành, chứ không đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho nên người dấn không ai được biết. Và cũng năm 1987, ông Lê Đức Thọ, lần đầu tiên đến số nhà 117 Hàng Bạc thăm các con cháu bà Nguyễn Thị Năm. Ông bảo: “…Mình đã biết hoàn cảnh gia đình cùng nhiều chuyện khác nữa, nhưng công việc bộn bề bấn bíu…”. Trong khoảng ba cái chấm lửng này, chắc ông Thọ muốn nói: Vì “bấn bíu”, nên suốt 34 năm qua, từ cơ quan trung ương Đảng ở Hà Nội, ông không có thì giờ  đến 117 Hàng Bạc cũng ở Hà Nội để thăm được!
Trong đời sống con người, từ dân thường cho đến các quan chức, ai cũng có lúc, có thời gian bận rộn, nhưng “bấn bíu” đến những 34 năm, không có một chút thì giờ để đi thăm người thân, thì quả là một sự lạ, chưa ai được thấy bao giờ ?... “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”. Sao ông Thọ không nói thẳng ra là, vì đường lối của Đảng đã xác định giai cấp địa chủ, cường hào gian ác là kẻ thù của cách mạng. Ông là cán bộ cao cấp của Đảng,  nên ông không thể đến thăm được, nhưng vẫn nhớ tình xưa nghĩa cũ. Thế có hơn không? Việc gì phải giấu diếm? Còn bây giờ bà Năm đã được xuống thành phần rồi, ồng đem tin vui đến, và nhân ông có tập thơ mới in, ông đem đến tặng: “Thân mến tặng Công (tức Nguyễn Cát – THĐ) và Hanh để chấm dứt sự đau buồn của gia đinh và của chung. Hà Nội, ngày 28 tháng Giêng 1987, ký,Thọ”.
Tuy ông Thọ viết tặng như vậy, nhưng chắc không phải ông cho rằng: nhờ được ông tặng thơ, mà chấm dứt được sự đau buồn của gia đình và của chung. Mà là nhân dịp bà Nguyễn Thị Nắm được xuống thành phần , ông đem tin vui đến (nhân đó tặng thơ), mà chấm dứt được sự đau buồn của gia đình và của chung. Nếu đúng là thế thì ông Trưởng Ban tổ chức trung ương nhầm mất rồi. Một người đã bị mất danh dự, mất công lao cống hiến, mất tất cả tài sản, thậm chí mất luôn cả mạng sống của mình. Nhưng khi được xoá bỏ cái danh xưng bị áp đặt, và cái tội mà mình không có là “cường hào gian ác”, thì mọi đau buồn của gia đình và của chung đều được chấm dứt. Đó quả là một điều hoang tưởng! Làm gì có chuyện, được bỏ cái tội mình không có, còn mạng sống thì đã mất rồi, mà lại chấm dứt được đau buồn?! ..
Cải cách ruộng đất là chủ trương đường lối, của thể chế chính trị Xã hội chủ nghĩa, đồng thời Ccrđ cũng là giải pháp, để Nhà nước xây dựng nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Thời gian đó các nhà hoạch định chính sách cho rằng, đánh đổ giai cấp áp bức bóc lột, xoá bỏ kinh tế cá thể, thành lập kinh tế tập thể, người lao động không bị áp bức bóc lột nữa, sức lao động đượnc giải phóng, thì năng suất lao động sẽ tăng lên. Nhưng trong thực tiễn áp dụng, thì không phải là như vậy. Nền kinh tế tập trung công hữu, bỏ qua quy luật cạnh tranh, cho nên không phát triển được, phải chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Vậy, tại sao khi mô hình kinh tế đã thay đổi rồi, mà Ccrđ vẫn được coi là một chủ trương đúng. Bà Nguyễn Thị Năm vẫn là địa chủ, chỉ được xoá bỏ cái danh xưng không có thật là: “cường hào gian ác”? Trong khi ở miền Nam, sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước không tiến hành Ccrđ. Giai cấp địa chủ miền Nam không bị đấu tố, không bị sử lý bằng bạo lực, không bị tịch thu ruộng đất. Nhưng nền kinh tế miền Nam vẫn phát triển. Thậm chí còn phát triển nhanh hơn và bền vững hơn miền Bắc đã Ccrđ. Như vậy có phải là oan uổng cho giai cấp địa chủ ở miền Bắc không? (Theo sách kinh tế Việt Nam, của Viện kinh tế xuất bản, thì miền Bắc đã Ccrđ ở 3.563 xã với 173.008 địa chủ).
Nếu còn ai đó cho rằng Ccrđ vẫn là một chủ trương đúng. Vậy người đó có giám khẳng định rằng: Không Ccrđ ở miền Namn là sai không? Nếu không Ccrđ ở miền Nam là đúng. Thì tất nhiên Ccrđ ở miền Bắc là sai, hoặc không cần thiết. Vậy sao Đảng và Nhà nước không cởi oan, trả lại sự công bằng cho giai cấp địa chủ ở miền Bắc, và cả bà Nguyễn Thị Năm?
                                            x   x   x
Từ khi bà Nguyễn Thị Năm được xuống thành phần địa chủ kháng chiến, và nhất là từ ngày có nghị quyết của Chính phủ (24/4/1995) ưu đãi người có công, các con bà Nguyễn Thị Năm dã hơn 20 lần (số liệu của nhà báo Xuân Ba) gửi đơn đến các cơ quan, từ xã phường lên đến trung ương. Đề nghị Nhà nước tặng thưởng huân chương, và công nhận bà Nguyễn Thị Năm là liệt sĩ. Nhưng đã gần 20 năm trôi qua, mà vẫn chưa thấy các cơ quan Nhà nước trả lời.
Vì sao vậy?
Khen thưởng một người đã từng bị coi là có tội, bị sử lý ở mức cao nhất (tử hình). Bây giờ lại thành ra người có công, mà cái tội cũ chưa có cơ quan, tổ chức nào đứng ra minh oan, thì quả là một việc vô cùng khó khăn. Nhất là trong bối cảnh còn rất nhiều người có công, không vướng víu gì về thành phần, chỉ vì thất lạc giấy tờ mà chưa được khen thưởng. Cho nên việc khen thưởng bà Nguyễn Thị Năm đã vượt ra ngoài khả năng giải quyết, của các cơ quan chuyên trách như : Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp (Kể cả Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Cho nên cơ quan nào cũng chọn giải pháp an toàn, là im lặng để né tránh.
Song, đó là một món nợ của sự công bằng. Càng để lâu càng bất lợi. đã đến lúc phải ơn trả oán đền, không nên im lặng nữa. Nhà nước nên có quyết định công nhận Bà Nguyễn Thị Năm là công dân và cán bộ phụ nữ yêu nước, có công lao to lớn đồi với Tổ quốc, với Cách mạng và kháng chiến. Truy tặng bà Huân chương Độc Lập, Huân chương Sao Vàng, hay Huân chương kháng chiến bậc cao nhất.cũng đều là xứng đáng. Quyết định này đồng thời cũng là lời minh oan cho nạn nhân nên công bố cho toàn dân được biết.
Còn yêu cầu công nhận bà Nguyễn Thị Năm là liệt sĩ thì không nên. Vì danh hiệu này chỉ dành riêng cho các lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến.
Có làm được như vậy, mới đúng với truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: “Uống nước nhớ nguồn”./.
 
                                             TP Uông Bí, ngày 2/4/2014
                                                         Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
                                   CỞI OAN
                                                                     (Tặng Phùng Quang Rạng)
Cuộc đấu tố địa chủ Nguyễn Thị Năm, và Cải cách ruộng đất (Ccrđ) ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên, năm 1953 là cuộc đấu mở đầu thí điểm, để rút kinh nghiệm cho các cuộc cải cách sau này, khi kháng chiến chống Pháp đã hoàn toàn thắng lợi. Cho nên chỉ tiến hành ở Đồng Bẩm, và chỉ đấu tố riêng địa chủ Nguyễn Thị Năm.
Trước đó, từ năm 1952, ở Chiến khu Việt Bắc và các vùng căn cứ địa kháng chiến, các lớp học chính trị về đường lối đấu tranh giai cấp, phê phán chế độ phong kiến, đế quốc, áp bức bóc lột nhân dân, đã liên tiếp được mở ra. Để cải tạo tư tưởng cho bộ đội (goi là “chỉnh quân”). Và “chỉnh huấn” cán bộ các ngành, các cấp. Đồng thời báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, cũng ra sức tuyên truyền, giải thích về cuộc đấu tranh chính trị quan trọng này. Nhất là khi chiếu bộ phim “Bạch mao nữ” (của Trung Quốc), tố cáo tội ác của tên địa chủ Hoàng Thế Nhân, hãm hiếp một cô gái bần nông. Cô gái chạy trốn và ẩn náu ở một ngôi miếu cổ, sống nhờ vào lễ vật của người đi lễ. Cuộc sống đói khát và khiếp sợ đó, khiến mái tóc đen của cô trở thành tóc bạc!...
Nội dung cuốn phim, các lớp chỉnh huấn và báo chí kết hợp lại thành một luồng gió, đã thổi bùng lên ngọn lửa hận thù giai cấp. Ai cũng tin rằng tất cả nỗi khổ của đời mình, đều do bọn Đế quốc phong kiến như Hoàng Thế Nhân áp bức bóc lột mà sinh ra cả. Cho nên rất nhiều người khi xem phim đã khóc. Thậm chí không ít buổi chiếu phim hình ảnh tên Hoàng Thế Nhân trên màn hình đã bị bắn lén.
Trong không khí sục sôi thù hận đó, Đội Cải cách ruộng đất (Ccrđ) về Đồng Bẩm. Lại được cán bộ trung ương xuống trưc tiếp chỉ đạo và phát động cuộc đấu tranh. Cho nên giai cấp nông dân Đồng Bẩm đã vùng lên như tức nước vỡ bờ. Các báo chí, loa tay của các Tổ thông tin rầm rộ đưa tin từng giai đoạn, từng bước tiến triển, cho đến khi cuộc Ccrđ đầu tiên ở nước ta đã hoàn toàn thắng lợi. Tên tư sản, địa chủ cường hào gian ác, Nguyễn Thị Năm đã phải đền tội ác!
Song, hoàn toàn không có cơ quan truyền thông nào hé lộ cho người đọc biết, bà Nguyễn Thị Năm, tuy là tư sàn, là địa chủ, nhưng cũng là người công dân biết yêu đất nước của mình. Xin cảm ơn sự dũng cảm của nhà báo Xuân Ba. Trong bài: “Chuyện về người phụ nữ từng bị sử lý oan” (Báo An ninh Thế giới số 1.349, ngày 12/3/ 2014), ông đã giúp người đọc cả nước được biết, gia đình bà Nguyễn Thị Năm, đã hiến dâng tất cả những gì quý báu nhất của cuộc sống con người cho Tổ quốc và Cách mạng. Đó là nhân lực, vật lực và tài lực. Để bạn đọc ai chưa có dịp đọc bài báo đó, dễ nắm bắt nội dung bài viết này, chúng tôi  xin trích dẫn tóm tắt một số dòng sau đây:
Về nhân lực. Cả hai người con trai của bà Nguyễn Thị Năm, là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát (còn gọi là Công), cùng người con dâu (vợ Nguyễn Cát) là Đỗ Ngọc Diệp, đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944, trước khởi nghĩa tháng Tám. Sau Nguyễn Cát tòng quân, có thành tích và trở thành Trung đoàn trưởng, Đại đoàn 308. Cả bản thân bà Nguyễn Thị Năm, sau ngày toàn quốc kháng chiến, cũng thoát ly gia đình, lên Chiến khu Việt Bắc làm Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.
Về vật lực. Bà Nguyễn Thị Năm có ba ngôi biệt thự ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Bẩm, Thái Nguyên, cùng hai cửa hàng buôn bán nổi tiếng ở Hà Nội và Hải Phòng là “Cát Hanh Long”. Trước cách mạng tháng Tám, hai ngôi biệt thự nói trên, đã từng là cơ sở liên lạc của Việt Minh, và là địa điểm đi về, lui tới, được chở che của các ông Võ Nguyên Giáp, Trương Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ và nhiều yếu nhân khác. Cả biệt thự ở Đồng Bẩm, trước và sau ngày khởi nghĩa tháng Tám, cũng là nơi qua lại của các yếu nhân nói trên. Đồng thời đây còn là địa điểm trú quân, nơi bà Nguyễn Thị Năm đã bỏ lương thực, thực phẩm ra nuôi hàng Trung đoàn Vệ quốc quân trong thời gian dài. Rồi ngày toàn quốc kháng chiến, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tiêu thổ để kháng chiến”. Bà Nguyễn Thị Năm đã đưa búa cho Đội tự vệ phá tan ngôi biệt thự to lớn này. Còn hai cửa hàng buôn bán và hai ngôi biệt thự ở Hà Nội, Hải Phòng, sau ngày bà Nguyễn Thị Năm bị sử lý, trong bài viết không thấy nhà báo Xuân Ba nhắc đến nữa. Chắc Nhà nước đã tịch thu, nên sau khi hai ông Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát được tha tù (chứ không phải là mãn hạn tù. Vì khi bà mẹ bị đấu tố, thì hai ông con đang học ở Trung Quốc, bị gọi vể và đưa thẳng đến trại cải tạo. Cái tội của họ chắc không thành bản án, và cũng chẳng có Toà nào tuyên). Về Hà Nội, họ đã phải sống chen chúc sáu người, trên diên tích 20 mét vuông, ở 117 phố Hàng Bạc.
Về tài lực. Không kể số tiền bỏ ra nuôi quân, tiền mua máy chữ, mua vật liệu văn phòng, thuốc tây và các nhu yếu phẩm khác, từ vùng địch tạm chiếm chuyển lên Việt Bắc để phục vụ kháng chiến. Vì thực ra cũng không thể biết được là bao nhiêu mà kể. Chỉ tính riêng hai lần có con số cụ thể: Lần thứ nhất, trước ngày khởi nghĩa tháng Tám. Ông Nhi Quý, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên đã xác nhận: “Tháng 5 – 1945, anh Cát đem lên chiến khu 20 nghìn bạc Đông Dương (thời giá khi đó tương đương 700 lạng vang), tiền của gia đình anh ủng hộ Đoàn thể. Tôi đã nhận tiền và giao cho Ban cán sự Vó Nhai”. Lần thứ hai. Năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tổ chức “Tuần lễ vàng”, kêu gọi toàn dân ủng hộ vàng để mua vũ khí. Bà Nguyễn Thị Năm đã ủng hộ hơn 100 lạng vàng. Cộng cả hai lần thành hơn 800 lạng.
Lúc bầy giờ dân số nước ta còn ít và rất nghèo. Hai triệu người vừa chết đói. Dân số chỉ còn khoảng 18 triệu người. Trong đó không biết có bao nhiêu cô gái, khi đi lấy chồng, dẫu có nằm mơ cũng không dám ước ao có đôi khuyên tai một hai chỉ vàng. Thế thì số vàng hơn 800 lạng kía, đối với mỗi đời người to lớn biết nhường nào?...
Chắc có người sẽ bảo: “Sự giầu có đó là trên mồ hôi nước mắt của người lao động”. Vâng, tôi cũng tin là như vậy. Nhưng xã hội ta bây giờ không còn ai áp bức bóc lột nữa. Sao cũng có rất nhiều người giầu, mà không bị coi là áp bức bóc lột (không kể một số không nhỏ quan chức của Đảng và Nhà nước tham nhũng)?...
Trong bài báo nói trên, nhà báo Xuân Ba viết: “Năm 1956, ông Lê Đưc Thọ đã được Bác Hồ cử làm Trưởng ban sửa sai…”. Vâng, nhưng đó là sửa sai lần Ccrđ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau ngày kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Còn Ccrđ ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên trước đó 3 năm (1953) thì nằm ngoài vùng phủ sóng của lần sửa sai đó.
Việc bà Nguyễn Thị Năm bị sử lý sai, phải sau nghị quết 1986, mở cửa, đổi mới nền kinh tế. Rồi năm sau, 1987, UBND tỉnh Bắc Thái thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, mới ra quyết định sửa thành phần cho bà Nguyễn Thị Nam là: “tư sản, địa chủ kháng chiến”. Bỏ cụm từ: “cường hào gian ác”. Nhưng quyết định này chỉ gửi tù cấp trên xuống cấp dưới để thi hành, chứ không đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho nên người dấn không ai được biết. Và cũng năm 1987, ông Lê Đức Thọ, lần đầu tiên đến số nhà 117 Hàng Bạc thăm các con cháu bà Nguyễn Thị Năm. Ông bảo: “…Mình đã biết hoàn cảnh gia đình cùng nhiều chuyện khác nữa, nhưng công việc bộn bề bấn bíu…”. Trong khoảng ba cái chấm lửng này, chắc ông Thọ muốn nói: Vì “bấn bíu”, nên suốt 34 năm qua, từ cơ quan trung ương Đảng ở Hà Nội, ông không có thì giờ  đến 117 Hàng Bạc cũng ở Hà Nội để thăm được!
Trong đời sống con người, từ dân thường cho đến các quan chức, ai cũng có lúc, có thời gian bận rộn, nhưng “bấn bíu” đến những 34 năm, không có một chút thì giờ để đi thăm người thân, thì quả là một sự lạ, chưa ai được thấy bao giờ ?... “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”. Sao ông Thọ không nói thẳng ra là, vì đường lối của Đảng đã xác định giai cấp địa chủ, cường hào gian ác là kẻ thù của cách mạng. Ông là cán bộ cao cấp của Đảng,  nên ông không thể đến thăm được, nhưng vẫn nhớ tình xưa nghĩa cũ. Thế có hơn không? Việc gì phải giấu diếm? Còn bây giờ bà Năm đã được xuống thành phần rồi, ồng đem tin vui đến, và nhân ông có tập thơ mới in, ông đem đến tặng: “Thân mến tặng Công (tức Nguyễn Cát – THĐ) và Hanh để chấm dứt sự đau buồn của gia đinh và của chung. Hà Nội, ngày 28 tháng Giêng 1987, ký,Thọ”.
Tuy ông Thọ viết tặng như vậy, nhưng chắc không phải ông cho rằng: nhờ được ông tặng thơ, mà chấm dứt được sự đau buồn của gia đình và của chung. Mà là nhân dịp bà Nguyễn Thị Nắm được xuống thành phần , ông đem tin vui đến (nhân đó tặng thơ), mà chấm dứt được sự đau buồn của gia đình và của chung. Nếu đúng là thế thì ông Trưởng Ban tổ chức trung ương nhầm mất rồi. Một người đã bị mất danh dự, mất công lao cống hiến, mất tất cả tài sản, thậm chí mất luôn cả mạng sống của mình. Nhưng khi được xoá bỏ cái danh xưng bị áp đặt, và cái tội mà mình không có là “cường hào gian ác”, thì mọi đau buồn của gia đình và của chung đều được chấm dứt. Đó quả là một điều hoang tưởng! Làm gì có chuyện, được bỏ cái tội mình không có, còn mạng sống thì đã mất rồi, mà lại chấm dứt được đau buồn?! ..
Cải cách ruộng đất là chủ trương đường lối, của thể chế chính trị Xã hội chủ nghĩa, đồng thời Ccrđ cũng là giải pháp, để Nhà nước xây dựng nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Thời gian đó các nhà hoạch định chính sách cho rằng, đánh đổ giai cấp áp bức bóc lột, xoá bỏ kinh tế cá thể, thành lập kinh tế tập thể, người lao động không bị áp bức bóc lột nữa, sức lao động đượnc giải phóng, thì năng suất lao động sẽ tăng lên. Nhưng trong thực tiễn áp dụng, thì không phải là như vậy. Nền kinh tế tập trung công hữu, bỏ qua quy luật cạnh tranh, cho nên không phát triển được, phải chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Vậy, tại sao khi mô hình kinh tế đã thay đổi rồi, mà Ccrđ vẫn được coi là một chủ trương đúng. Bà Nguyễn Thị Năm vẫn là địa chủ, chỉ được xoá bỏ cái danh xưng không có thật là: “cường hào gian ác”? Trong khi ở miền Nam, sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước không tiến hành Ccrđ. Giai cấp địa chủ miền Nam không bị đấu tố, không bị sử lý bằng bạo lực, không bị tịch thu ruộng đất. Nhưng nền kinh tế miền Nam vẫn phát triển. Thậm chí còn phát triển nhanh hơn và bền vững hơn miền Bắc đã Ccrđ. Như vậy có phải là oan uổng cho giai cấp địa chủ ở miền Bắc không? (Theo sách kinh tế Việt Nam, của Viện kinh tế xuất bản, thì miền Bắc đã Ccrđ ở 3.563 xã với 173.008 địa chủ).
Nếu còn ai đó cho rằng Ccrđ vẫn là một chủ trương đúng. Vậy người đó có giám khẳng định rằng: Không Ccrđ ở miền Namn là sai không? Nếu không Ccrđ ở miền Nam là đúng. Thì tất nhiên Ccrđ ở miền Bắc là sai, hoặc không cần thiết. Vậy sao Đảng và Nhà nước không cởi oan, trả lại sự công bằng cho giai cấp địa chủ ở miền Bắc, và cả bà Nguyễn Thị Năm?
                                            x   x   x
Từ khi bà Nguyễn Thị Năm được xuống thành phần địa chủ kháng chiến, và nhất là từ ngày có nghị quyết của Chính phủ (24/4/1995) ưu đãi người có công, các con bà Nguyễn Thị Năm dã hơn 20 lần (số liệu của nhà báo Xuân Ba) gửi đơn đến các cơ quan, từ xã phường lên đến trung ương. Đề nghị Nhà nước tặng thưởng huân chương, và công nhận bà Nguyễn Thị Năm là liệt sĩ. Nhưng đã gần 20 năm trôi qua, mà vẫn chưa thấy các cơ quan Nhà nước trả lời.
Vì sao vậy?
Khen thưởng một người đã từng bị coi là có tội, bị sử lý ở mức cao nhất (tử hình). Bây giờ lại thành ra người có công, mà cái tội cũ chưa có cơ quan, tổ chức nào đứng ra minh oan, thì quả là một việc vô cùng khó khăn. Nhất là trong bối cảnh còn rất nhiều người có công, không vướng víu gì về thành phần, chỉ vì thất lạc giấy tờ mà chưa được khen thưởng. Cho nên việc khen thưởng bà Nguyễn Thị Năm đã vượt ra ngoài khả năng giải quyết, của các cơ quan chuyên trách như : Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp (Kể cả Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Cho nên cơ quan nào cũng chọn giải pháp an toàn, là im lặng để né tránh.
Song, đó là một món nợ của sự công bằng. Càng để lâu càng bất lợi. đã đến lúc phải ơn trả oán đền, không nên im lặng nữa. Nhà nước nên có quyết định công nhận Bà Nguyễn Thị Năm là công dân và cán bộ phụ nữ yêu nước, có công lao to lớn đồi với Tổ quốc, với Cách mạng và kháng chiến. Truy tặng bà Huân chương Độc Lập, Huân chương Sao Vàng, hay Huân chương kháng chiến bậc cao nhất.cũng đều là xứng đáng. Quyết định này đồng thời cũng là lời minh oan cho nạn nhân nên công bố cho toàn dân được biết.
Còn yêu cầu công nhận bà Nguyễn Thị Năm là liệt sĩ thì không nên. Vì danh hiệu này chỉ dành riêng cho các lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến.
Có làm được như vậy, mới đúng với truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: “Uống nước nhớ nguồn”./.
 
                                             TP Uông Bí, ngày 2/4/2014
                                                         Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
                                   CỞI OAN
                                                                     (Tặng Phùng Quang Rạng)
Cuộc đấu tố địa chủ Nguyễn Thị Năm, và Cải cách ruộng đất (Ccrđ) ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên, năm 1953 là cuộc đấu mở đầu thí điểm, để rút kinh nghiệm cho các cuộc cải cách sau này, khi kháng chiến chống Pháp đã hoàn toàn thắng lợi. Cho nên chỉ tiến hành ở Đồng Bẩm, và chỉ đấu tố riêng địa chủ Nguyễn Thị Năm.
Trước đó, từ năm 1952, ở Chiến khu Việt Bắc và các vùng căn cứ địa kháng chiến, các lớp học chính trị về đường lối đấu tranh giai cấp, phê phán chế độ phong kiến, đế quốc, áp bức bóc lột nhân dân, đã liên tiếp được mở ra. Để cải tạo tư tưởng cho bộ đội (goi là “chỉnh quân”). Và “chỉnh huấn” cán bộ các ngành, các cấp. Đồng thời báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, cũng ra sức tuyên truyền, giải thích về cuộc đấu tranh chính trị quan trọng này. Nhất là khi chiếu bộ phim “Bạch mao nữ” (của Trung Quốc), tố cáo tội ác của tên địa chủ Hoàng Thế Nhân, hãm hiếp một cô gái bần nông. Cô gái chạy trốn và ẩn náu ở một ngôi miếu cổ, sống nhờ vào lễ vật của người đi lễ. Cuộc sống đói khát và khiếp sợ đó, khiến mái tóc đen của cô trở thành tóc bạc!...
Nội dung cuốn phim, các lớp chỉnh huấn và báo chí kết hợp lại thành một luồng gió, đã thổi bùng lên ngọn lửa hận thù giai cấp. Ai cũng tin rằng tất cả nỗi khổ của đời mình, đều do bọn Đế quốc phong kiến như Hoàng Thế Nhân áp bức bóc lột mà sinh ra cả. Cho nên rất nhiều người khi xem phim đã khóc. Thậm chí không ít buổi chiếu phim hình ảnh tên Hoàng Thế Nhân trên màn hình đã bị bắn lén.
Trong không khí sục sôi thù hận đó, Đội Cải cách ruộng đất (Ccrđ) về Đồng Bẩm. Lại được cán bộ trung ương xuống trưc tiếp chỉ đạo và phát động cuộc đấu tranh. Cho nên giai cấp nông dân Đồng Bẩm đã vùng lên như tức nước vỡ bờ. Các báo chí, loa tay của các Tổ thông tin rầm rộ đưa tin từng giai đoạn, từng bước tiến triển, cho đến khi cuộc Ccrđ đầu tiên ở nước ta đã hoàn toàn thắng lợi. Tên tư sản, địa chủ cường hào gian ác, Nguyễn Thị Năm đã phải đền tội ác!
Song, hoàn toàn không có cơ quan truyền thông nào hé lộ cho người đọc biết, bà Nguyễn Thị Năm, tuy là tư sàn, là địa chủ, nhưng cũng là người công dân biết yêu đất nước của mình. Xin cảm ơn sự dũng cảm của nhà báo Xuân Ba. Trong bài: “Chuyện về người phụ nữ từng bị sử lý oan” (Báo An ninh Thế giới số 1.349, ngày 12/3/ 2014), ông đã giúp người đọc cả nước được biết, gia đình bà Nguyễn Thị Năm, đã hiến dâng tất cả những gì quý báu nhất của cuộc sống con người cho Tổ quốc và Cách mạng. Đó là nhân lực, vật lực và tài lực. Để bạn đọc ai chưa có dịp đọc bài báo đó, dễ nắm bắt nội dung bài viết này, chúng tôi  xin trích dẫn tóm tắt một số dòng sau đây:
Về nhân lực. Cả hai người con trai của bà Nguyễn Thị Năm, là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát (còn gọi là Công), cùng người con dâu (vợ Nguyễn Cát) là Đỗ Ngọc Diệp, đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944, trước khởi nghĩa tháng Tám. Sau Nguyễn Cát tòng quân, có thành tích và trở thành Trung đoàn trưởng, Đại đoàn 308. Cả bản thân bà Nguyễn Thị Năm, sau ngày toàn quốc kháng chiến, cũng thoát ly gia đình, lên Chiến khu Việt Bắc làm Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.
Về vật lực. Bà Nguyễn Thị Năm có ba ngôi biệt thự ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Bẩm, Thái Nguyên, cùng hai cửa hàng buôn bán nổi tiếng ở Hà Nội và Hải Phòng là “Cát Hanh Long”. Trước cách mạng tháng Tám, hai ngôi biệt thự nói trên, đã từng là cơ sở liên lạc của Việt Minh, và là địa điểm đi về, lui tới, được chở che của các ông Võ Nguyên Giáp, Trương Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ và nhiều yếu nhân khác. Cả biệt thự ở Đồng Bẩm, trước và sau ngày khởi nghĩa tháng Tám, cũng là nơi qua lại của các yếu nhân nói trên. Đồng thời đây còn là địa điểm trú quân, nơi bà Nguyễn Thị Năm đã bỏ lương thực, thực phẩm ra nuôi hàng Trung đoàn Vệ quốc quân trong thời gian dài. Rồi ngày toàn quốc kháng chiến, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tiêu thổ để kháng chiến”. Bà Nguyễn Thị Năm đã đưa búa cho Đội tự vệ phá tan ngôi biệt thự to lớn này. Còn hai cửa hàng buôn bán và hai ngôi biệt thự ở Hà Nội, Hải Phòng, sau ngày bà Nguyễn Thị Năm bị sử lý, trong bài viết không thấy nhà báo Xuân Ba nhắc đến nữa. Chắc Nhà nước đã tịch thu, nên sau khi hai ông Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát được tha tù (chứ không phải là mãn hạn tù. Vì khi bà mẹ bị đấu tố, thì hai ông con đang học ở Trung Quốc, bị gọi vể và đưa thẳng đến trại cải tạo. Cái tội của họ chắc không thành bản án, và cũng chẳng có Toà nào tuyên). Về Hà Nội, họ đã phải sống chen chúc sáu người, trên diên tích 20 mét vuông, ở 117 phố Hàng Bạc.
Về tài lực. Không kể số tiền bỏ ra nuôi quân, tiền mua máy chữ, mua vật liệu văn phòng, thuốc tây và các nhu yếu phẩm khác, từ vùng địch tạm chiếm chuyển lên Việt Bắc để phục vụ kháng chiến. Vì thực ra cũng không thể biết được là bao nhiêu mà kể. Chỉ tính riêng hai lần có con số cụ thể: Lần thứ nhất, trước ngày khởi nghĩa tháng Tám. Ông Nhi Quý, nguyên Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên đã xác nhận: “Tháng 5 – 1945, anh Cát đem lên chiến khu 20 nghìn bạc Đông Dương (thời giá khi đó tương đương 700 lạng vang), tiền của gia đình anh ủng hộ Đoàn thể. Tôi đã nhận tiền và giao cho Ban cán sự Vó Nhai”. Lần thứ hai. Năm 1946, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tổ chức “Tuần lễ vàng”, kêu gọi toàn dân ủng hộ vàng để mua vũ khí. Bà Nguyễn Thị Năm đã ủng hộ hơn 100 lạng vàng. Cộng cả hai lần thành hơn 800 lạng.
Lúc bầy giờ dân số nước ta còn ít và rất nghèo. Hai triệu người vừa chết đói. Dân số chỉ còn khoảng 18 triệu người. Trong đó không biết có bao nhiêu cô gái, khi đi lấy chồng, dẫu có nằm mơ cũng không dám ước ao có đôi khuyên tai một hai chỉ vàng. Thế thì số vàng hơn 800 lạng kía, đối với mỗi đời người to lớn biết nhường nào?...
Chắc có người sẽ bảo: “Sự giầu có đó là trên mồ hôi nước mắt của người lao động”. Vâng, tôi cũng tin là như vậy. Nhưng xã hội ta bây giờ không còn ai áp bức bóc lột nữa. Sao cũng có rất nhiều người giầu, mà không bị coi là áp bức bóc lột (không kể một số không nhỏ quan chức của Đảng và Nhà nước tham nhũng)?...
Trong bài báo nói trên, nhà báo Xuân Ba viết: “Năm 1956, ông Lê Đưc Thọ đã được Bác Hồ cử làm Trưởng ban sửa sai…”. Vâng, nhưng đó là sửa sai lần Ccrđ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau ngày kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Còn Ccrđ ở Đồng Bẩm, Thái Nguyên trước đó 3 năm (1953) thì nằm ngoài vùng phủ sóng của lần sửa sai đó.
Việc bà Nguyễn Thị Năm bị sử lý sai, phải sau nghị quết 1986, mở cửa, đổi mới nền kinh tế. Rồi năm sau, 1987, UBND tỉnh Bắc Thái thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, mới ra quyết định sửa thành phần cho bà Nguyễn Thị Nam là: “tư sản, địa chủ kháng chiến”. Bỏ cụm từ: “cường hào gian ác”. Nhưng quyết định này chỉ gửi tù cấp trên xuống cấp dưới để thi hành, chứ không đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, cho nên người dấn không ai được biết. Và cũng năm 1987, ông Lê Đức Thọ, lần đầu tiên đến số nhà 117 Hàng Bạc thăm các con cháu bà Nguyễn Thị Năm. Ông bảo: “…Mình đã biết hoàn cảnh gia đình cùng nhiều chuyện khác nữa, nhưng công việc bộn bề bấn bíu…”. Trong khoảng ba cái chấm lửng này, chắc ông Thọ muốn nói: Vì “bấn bíu”, nên suốt 34 năm qua, từ cơ quan trung ương Đảng ở Hà Nội, ông không có thì giờ  đến 117 Hàng Bạc cũng ở Hà Nội để thăm được!
Trong đời sống con người, từ dân thường cho đến các quan chức, ai cũng có lúc, có thời gian bận rộn, nhưng “bấn bíu” đến những 34 năm, không có một chút thì giờ để đi thăm người thân, thì quả là một sự lạ, chưa ai được thấy bao giờ ?... “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật”. Sao ông Thọ không nói thẳng ra là, vì đường lối của Đảng đã xác định giai cấp địa chủ, cường hào gian ác là kẻ thù của cách mạng. Ông là cán bộ cao cấp của Đảng,  nên ông không thể đến thăm được, nhưng vẫn nhớ tình xưa nghĩa cũ. Thế có hơn không? Việc gì phải giấu diếm? Còn bây giờ bà Năm đã được xuống thành phần rồi, ồng đem tin vui đến, và nhân ông có tập thơ mới in, ông đem đến tặng: “Thân mến tặng Công (tức Nguyễn Cát – THĐ) và Hanh để chấm dứt sự đau buồn của gia đinh và của chung. Hà Nội, ngày 28 tháng Giêng 1987, ký,Thọ”.
Tuy ông Thọ viết tặng như vậy, nhưng chắc không phải ông cho rằng: nhờ được ông tặng thơ, mà chấm dứt được sự đau buồn của gia đình và của chung. Mà là nhân dịp bà Nguyễn Thị Nắm được xuống thành phần , ông đem tin vui đến (nhân đó tặng thơ), mà chấm dứt được sự đau buồn của gia đình và của chung. Nếu đúng là thế thì ông Trưởng Ban tổ chức trung ương nhầm mất rồi. Một người đã bị mất danh dự, mất công lao cống hiến, mất tất cả tài sản, thậm chí mất luôn cả mạng sống của mình. Nhưng khi được xoá bỏ cái danh xưng bị áp đặt, và cái tội mà mình không có là “cường hào gian ác”, thì mọi đau buồn của gia đình và của chung đều được chấm dứt. Đó quả là một điều hoang tưởng! Làm gì có chuyện, được bỏ cái tội mình không có, còn mạng sống thì đã mất rồi, mà lại chấm dứt được đau buồn?! ..
Cải cách ruộng đất là chủ trương đường lối, của thể chế chính trị Xã hội chủ nghĩa, đồng thời Ccrđ cũng là giải pháp, để Nhà nước xây dựng nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa. Thời gian đó các nhà hoạch định chính sách cho rằng, đánh đổ giai cấp áp bức bóc lột, xoá bỏ kinh tế cá thể, thành lập kinh tế tập thể, người lao động không bị áp bức bóc lột nữa, sức lao động đượnc giải phóng, thì năng suất lao động sẽ tăng lên. Nhưng trong thực tiễn áp dụng, thì không phải là như vậy. Nền kinh tế tập trung công hữu, bỏ qua quy luật cạnh tranh, cho nên không phát triển được, phải chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Vậy, tại sao khi mô hình kinh tế đã thay đổi rồi, mà Ccrđ vẫn được coi là một chủ trương đúng. Bà Nguyễn Thị Năm vẫn là địa chủ, chỉ được xoá bỏ cái danh xưng không có thật là: “cường hào gian ác”? Trong khi ở miền Nam, sau ngày thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước không tiến hành Ccrđ. Giai cấp địa chủ miền Nam không bị đấu tố, không bị sử lý bằng bạo lực, không bị tịch thu ruộng đất. Nhưng nền kinh tế miền Nam vẫn phát triển. Thậm chí còn phát triển nhanh hơn và bền vững hơn miền Bắc đã Ccrđ. Như vậy có phải là oan uổng cho giai cấp địa chủ ở miền Bắc không? (Theo sách kinh tế Việt Nam, của Viện kinh tế xuất bản, thì miền Bắc đã Ccrđ ở 3.563 xã với 173.008 địa chủ).
Nếu còn ai đó cho rằng Ccrđ vẫn là một chủ trương đúng. Vậy người đó có giám khẳng định rằng: Không Ccrđ ở miền Namn là sai không? Nếu không Ccrđ ở miền Nam là đúng. Thì tất nhiên Ccrđ ở miền Bắc là sai, hoặc không cần thiết. Vậy sao Đảng và Nhà nước không cởi oan, trả lại sự công bằng cho giai cấp địa chủ ở miền Bắc, và cả bà Nguyễn Thị Năm?
                                            x   x   x
Từ khi bà Nguyễn Thị Năm được xuống thành phần địa chủ kháng chiến, và nhất là từ ngày có nghị quyết của Chính phủ (24/4/1995) ưu đãi người có công, các con bà Nguyễn Thị Năm dã hơn 20 lần (số liệu của nhà báo Xuân Ba) gửi đơn đến các cơ quan, từ xã phường lên đến trung ương. Đề nghị Nhà nước tặng thưởng huân chương, và công nhận bà Nguyễn Thị Năm là liệt sĩ. Nhưng đã gần 20 năm trôi qua, mà vẫn chưa thấy các cơ quan Nhà nước trả lời.
Vì sao vậy?
Khen thưởng một người đã từng bị coi là có tội, bị sử lý ở mức cao nhất (tử hình). Bây giờ lại thành ra người có công, mà cái tội cũ chưa có cơ quan, tổ chức nào đứng ra minh oan, thì quả là một việc vô cùng khó khăn. Nhất là trong bối cảnh còn rất nhiều người có công, không vướng víu gì về thành phần, chỉ vì thất lạc giấy tờ mà chưa được khen thưởng. Cho nên việc khen thưởng bà Nguyễn Thị Năm đã vượt ra ngoài khả năng giải quyết, của các cơ quan chuyên trách như : Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp (Kể cả Bộ Lao động Thương binh và Xã hội). Cho nên cơ quan nào cũng chọn giải pháp an toàn, là im lặng để né tránh.
Song, đó là một món nợ của sự công bằng. Càng để lâu càng bất lợi. đã đến lúc phải ơn trả oán đền, không nên im lặng nữa. Nhà nước nên có quyết định công nhận Bà Nguyễn Thị Năm là công dân và cán bộ phụ nữ yêu nước, có công lao to lớn đồi với Tổ quốc, với Cách mạng và kháng chiến. Truy tặng bà Huân chương Độc Lập, Huân chương Sao Vàng, hay Huân chương kháng chiến bậc cao nhất.cũng đều là xứng đáng. Quyết định này đồng thời cũng là lời minh oan cho nạn nhân nên công bố cho toàn dân được biết.
Còn yêu cầu công nhận bà Nguyễn Thị Năm là liệt sĩ thì không nên. Vì danh hiệu này chỉ dành riêng cho các lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và dân công hoả tuyến.
Có làm được như vậy, mới đúng với truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta: “Uống nước nhớ nguồn”./.
 
                                             TP Uông Bí, ngày 2/4/2014
                                                         Tạ Hữu Đỉnh
 
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9