Thói quen bẻ khớp tay chân và tác hại của nó
thaiha561 16.09.2014 09:48:42 (permalink)
Thói quen bẻ khớp tay chân và tác hại của nó

Ngày từ khi còn bé, chúng ta thường có thói quen bẻ khớp tay khớp chân mỗi lúc các khớp ít vận động, mệt mỏi uể oải, để tìm lại cảm giác thoải mái, hoặc đơn giản chỉ là thấy bạn bè hay bẻ, mình cũng bẻ theo cho vui, dần dần tạo thành một thói quen và cứ vậy, lâu lâu lại bẻ khớp tay, khớp chân. Những điều này tưởng chừng như không có gì, nhưng trên thực tế lại ảnh hưởng rất không tốt đến hệ thống xương khớp của chúng ta, dễ gây ra các bệnh viêm khớp, đau khớp, bệnh thoái hóa khớp... ảnh hưởng lớn tới sức khỏe lúc về già.
Khi bẻ khớp làm gân, dây chằng giãn ra hết mức và gây tổn thương cấp tính như bong gân, trật khớp, thậm chí giãn hoặc rách dây chằng.Viêm xương khớp: Các yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh Những thực phẩm chị em nên ăn để giảm đau do viêm khớp Bí quyết giúp hệ xương, khớp chắc khỏe khi giao mùa
Bẻ khớp tay, chân, đầu... không tốt cho sức khỏe, vì dễ khiến khớp bị tổn thương, thoái hóa.

Không những bẻ khớp tay, chân, nhiều người còn hay bẻ khớp cổ, khớp lưng(đốt sống), vặn người kêu cái rắc... thoải mái thế nào thì không rõ, nhưng chỉ cần làm quá mạnh có thể khiến bạn trẹo cả người vì khớp bị tác động mạnh gây đau, thậm chỉ trật khớp, đó cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh nhân dieu tri benh thoat vị dia dem, vì một thói quen không đâu.

BS Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng khoa cơ xương khớp, BV Nhân Dân 115 trả lời:

Những thao tác vặn khớp tay, vai, lưng, cổ… sẽ giúp tinh thần sảng khoái, lấy lại tập trung sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ như khớp phì đại, giảm sức cầm nắm (bàn tay), tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Vì mỗi khớp chỉ chịu được một lực nhất định. Nắn, bẻ khớp làm khớp hoạt động nhiều, gây lực ép lớn lên khớp khiến khớp bị tổn thương.

Điểm nối giữa hai khớp có dây chằng, chất hoạt dịch lỏng, gân… Khi bẻ vặn khớp làm gân, dây chằng giãn ra hết mức và gây tổn thương cấp tính như bong gân, trật khớp, thậm chí giãn hoặc rách dây chằng.

Điểm nối giữa các khớp cột sống chữa chất nhầy, gân và đĩa đệm... hoạt động vặn mình, ngả mình quá mức ra sau để tạo ra tiếng kêu làm cho các đĩa đệm bị dồn nén quá mức, gây ra các bệnh đau lưng. Không ít người phải sử dung các loại thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng khi về già, một phần cũng vì những nguyên nhân này gây thoái hóa đốt sống.

Ngoài ra, sụn khớp là thành phần trắng, giòn, làm lớp đệm giữa hai đầu xương, giúp giảm lực ma sát khi chúng trượt lên nhau, giúp con người có thể đi lại, vận động, sinh hoạt dễ dàng. Trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoái hóa.

Chưa kể, do sụn bị bào mòn và không có khả năng hồi phục, gai xương sẽ mọc ra tấn công vào mô gây đau nhức khớp. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Để giảm cảm giác mệt mỏi, bạn có thể tập các động tác tay nhẹ nhàng thay vì bẻ khớp. Nếu phải làm việc văn phòng, không nên ngồi quá lâu một chỗ, cách 30 phút nên đi lại cử động một lần


Để phòng ngừa và chua benh voi hoa cot song, thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoái hóa khớp và các bệnh đau khớp tay, chân, cột sống khác cần loại bỏ ngay các thói quen có hại này. Tập luyện những thói quen vận động tốt như xoa bóp các khớp, vận động nhẹ nhàng thư giãn mỗi khi các khớp nhức mỏi ...
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9