GIAI ĐIỆU PHÙ TRẦM
Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 49 của 58 trang, bài viết từ 721 đến 735 trên tổng số 867 bài trong đề mục
dzuylynh 27.09.2014 06:50:08 (permalink)
0
thương yêu


BUỒN NGHIÊNG
 

buồn nghiêng, hóa đá tiếng cười
hóa cây chùm gởi, hóa người lãng du
nỗi vui hóa kiếp, tạ từ
lên rừng lá thấp, hoang vu một đời
*
sầu nghiêng, hạt mặn nhiều lời
uốn từng giọt lệ thế tôi rưng giòng
đã từng mượn đở lòng sông
cho mưa ở trọ, trốn buồn hành môi
*
khóe nghiêng, chạm bóng tim người
dang tay ôm lấy tiếng cười mật ong
khi đêm về, gối ướt thầm
mở ra, uống chút giọng từng dỗ tôi
*
nghiêng qua phiá sao đổi ngôi
băng trời, xuống biển, hóa tôi ngân hà
buồn nghiêng chạm nắng phù sa
thủy triều sóng sánh vào ra nỗi mình !

đht


merci đônghương "nhà thơ hỏa tiễn" với nỗi ...buồn nghiêng chạm nắng phù sa, thủy triều sóng sánh vào ra nỗi mình... hỉ!
ức cái chi mà buồn nhiều rứa hè?
 
tình thân
dl

<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2014 21:51:19 bởi dzuylynh >
dzuylynh 27.09.2014 06:55:30 (permalink)
0
hai1957


 
CON VỀ

Con về thăm mẹ chốn yêu xưa
Lặng lẽ chiều nghiêng mấy bóng dừa
Giậu đổ bìm leo sâu đẻ trứng
Con cò đứng ngóng những cơn mưa
Em lấy chồng xa đời lưu lạc
Chị còn chạy gạo buổi cơm trưa
Nhìn quẩn quanh tìm cây gậy trúc
Cha già tai điếc đã nghe chưa?

Bao người lữ thứ vắng quê hương
Một nửa đồng xanh nửa phố phường
Trót mối mang đành rao gả bán
Mai còn gì nữa để yêu thương
Cởi áo phơi ra lời trách móc
Mang tình cốt nhục chẳng thiên lương
Ngựa chạy đâu còn che mắt nữa
Sao mờ mịt mãi những đêm sương?

Con về rũ lại bụi phù vân
Thắp nén hương xa chuộc tình gần
Đứng ngắm giang sơn nghìn mảnh vá
Chạnh lòng con quốc khóc thương thân
Dĩ vãng nhẹ tênh tình non nước
Dặm trường mê mãi mõi đôi chân
Đành nợ anh linh người đi trước
Lối vào thương tiếc cỏ trên sân

Chút tình xưa cũ cũng phôi phai
Bừng tỉnh cơn mê giấc mộng dài
Đất khổ lòng đau kêu thống thiết
Mẹ già tóc trắng xác xơ bay
Niềm riêng xa lắc ngồi nghe ngóng
Đồng vọng về đâu liễu chương đài
Xiềng xích trên vai người hào kiệt
Cổng nhà chó đá sủa chân ai?

Lê Phú Hải

 
@ LPH :  lâu ngày gặp lại , nghe thơ 1957 thấm thía qúa Hải ơi !
 
 
 
c ỏ  b ồ n g  d ấ u  n g ự a 
 ( tặng lêphúhải )
 
lặng lẽ tịch tà cơi ánh dương 
non xanh mây khói phủ biên cương
vó câu mù mịt đường thiên lý  
ráng hồng pha huyết lệ sầu bi 
 
ta ngẩn ngơ nghe rừng hoang phế 
một thuở sa trường bẻ kiếm cung
lá cũng lao lung chìm đáy vực
nhạn vẽ lưng trời đục sắc mây
 
cỏ bồng dấu ngựa vầy lau sậy
thương nhớ rừng xưa mục lá bồi
chưa tàn hợp cẩn đã ly bôi
quân tử thuyền quyên cách biệt rồi
 
chia tay quan ải đồi sim tým
nắng tẩm hòang hôn tým chiến bào
sa cơ thất thế anh hào tận
trống trận khua hồi nức nở ngân
 
xẻ vạt mây rong tầng nhân thế
tiếng nhạc lời thi khéo não nề
ai đẩy tâm hư kề xảo tự
ai bày tâm ảnh đổi ngôn thi
 
thư án trầm tư mờ di cảo
mịt mù sương khói tảo hương xưa
ta nhóm trúc rừng cơi chút lửa
cho em đun nửa vựa duyên thừa
 
núi thẳm non xanh chừng mỏi vó
ta về vui chốn cổ sơn trang
hiên ngòai đàn tích tịch tình tang
trong lều cỏ ngâm câu thơ vụng 
 
phím cung sên phách ngang chùng
cỏ bồng dấu ngựa mịt mùng thảo hư...

hoàng hoa lũng chớm thu nhâm ngọ.sept.26.2014.dzuylynh
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.09.2014 07:42:14 bởi dzuylynh >
dzuylynh 27.09.2014 07:21:50 (permalink)
0
 
 
 
 
 
 

https://app.box.com/s/wqdfnl0fitwfp4hsoulm

NGỒI XUỐNG ĐÂY! TAO ĐÚT CHO MẦY.
thơ Giồng Ông Tố-GOT2|nhạc|trình bày mũxanhdzuylynh
( cho TPB /QLVNCH...
 kỉ niệm 60 năm ngày thành lập TQLC.VNCH )

Ngồi xuống đây tao đút mầy lần cuối
Để mai này biết có gặp nữa không
nợ trần gian nợ cơm áo chất chồng
Tao bương chải đời long đong vô định

 
Ngồi xuống đây giữa tâm tình người Lính
Đừng nghĩ gì những toan tính thế gian
Tao với mày từng vượt những gian nan
Đã sống chết - lầm than - và tủi nhục

 
Ngồi xuống đây tao đút mầy thêm chút
Cũng như mầy ngày xưa đút cơm tao
Giữa Cổ Thành tiếng quân dậy lao xao
Tao gục xuống và mầy lao ra cứu

 
Tao biết lắm mầy sống đời mãnh thú
Con hùm thiêng trong giây phút sa cơ
Thân phế nhân đành trôi nổi mịt mờ
Muốn sống lại thuở viễn mơ rừng núi

 
Thôi mầy ạ! Đời chúng mình gió bụi
Chết ngang tàng trong ngày tháng Tư Đen
Tao với mày chinh chiến đã thành quen
Thì tủi nhục cũng để rèn nhân cách

 
Vậy hãy sống ngẩng cao đầu trong sạch
Biết tử sinh thì nhận lấy cho hùng
Tao với mầy có dòng máu chảy chung
Thà đổ xuống không bao giờ khuất phục

San Jose,California.USA những hạt mưa đầu mùa Sept 25.2014.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2014 18:50:48 bởi dzuylynh >
Đóa Hồng Tím 29.09.2014 03:26:02 (permalink)
0
 
tôi bất chợt nhìn mình, con thú lạ
 nửa hoang đường, nửa một trái tim kiêu
vân vê tóc, nghe thơm mùi hoang dã
hình hài như con sóc ướt sương chiều
*
lòng tay lỏng chảy giọt buồn từng kẽ
ánh trời sâu trong đồng tử hoặc huyền
thoang thoáng bóng linh hồn tôi ngạo nghễ :
- ta thấy ta khuôn đúc cánh ưu phiền
 *
ta bất chợt thấy bước chân vô định
quay vài vòng rồi trở lại đường xưa
tìm hướng tổ có vầng trăng tuyệt đỉnh
đã một ngày đem hạnh phúc tặng ta
 *
tôi rẽ dốc, hai cuộc đời chia hướng
hướng bên nào là hướng chết đời tôi
tôi ôm tôi, gào cho vơi tâm tưởng
mai khi về nhớ vất tuổi cuồng quay
 *
những bất chợt tận cùng trong một khắc
chẻ làm đôi tiếng khóc giữa mông mênh...
 
đht




Ct.Ly 29.09.2014 03:33:23 (permalink)
da vàng 29.09.2014 22:57:05 (permalink)
0
Ra mắt sách "Đại Họa Diệt Chủng" của tác giả Trần Nhu
 
[tube]https://www.youtube.com/watch?v=497H1ZmjSGo[/tube]
 
dzuylynh 30.09.2014 08:38:02 (permalink)
0
Ct.Ly


Ngồi xuống đây, tao đút cho mầy

Nghe bài này cảm thấy thấm thía cuộc đời quá ông Lynh hở


Ừ ! thấm lắm chứ !
Công tử Ly , ngồi xuống đây tui đút cho bồ !
mời nghe thêm bài thơ này của BHL, một người Lính chưa bao giờ giải ngũ nhé !


https://app.box.com/s/wsp3j4s87pw34p99nuvt
Đêm Nay, Đêm Thao Thức
thơ Bùi Hồng Lĩnh | diễn đọc Dzuylynh
 
Người lính của đạo binh đã cùng nhau bàn bạc đêm qua
Khi những luồng gió buốt thổi thốc vào chiến địa hoang vu
Gió làm bay đi mảnh áo trận chỉ còn lại cái cổ vướng sát hàng rào thép rỉ
Gió phủ bụi đã gần hết ba chiếc nón sắt lăn lóc, không động đậy đã bao năm 

Đêm trên đồi cao sương mù sẫm đục tỏa khắp vùng đồi núi
Đêm chỉ còn những tiếng côn trùng báo hiệu sự sống đã bao năm
Những người lính của đạo binh thả hồn trên núi rừng bao la
Dưới những giao thông hào, những hầm hố cá nhân
Thả hồn ngoài bờ kẽm gai, bay qua những bờ lau sậy rạp mình duói những luồng gió
Nhớ lại một thời cầm súng đã qua

Đêm nay núi rừng và đồi thiêng gọi đội binh về tập họp
Điểm danh ai còn ai mất, và ai đang rã ngũ đêm nay

Trong mờ ảo của đêm, hàng hàng lớp lớp người xưa trở về hàng ngũ
Bao người đã chết từ ngày khởi đầu binh nghiệp đưa mắt nhìn nhau
Bao người đã chết bên bờ ruộng xanh, trên bờ cỏ úa đứng dậy phủi nhanh bờ áo
Bao người đã chết khi chiếm lại cổ thành Đinh công Tráng, khi giương cờ phục hận còn kể lại chuyện xưa
Đêm còn có những người lính trở về từ bên kia trái đất, đứng lên từ nơi phủ ngọn cờ vàng

Đêm đó, đêm nay
Đêm của những người trai không hề than khóc
Khi viên đạn cào nhói buồng tim, khi máu hồng mang đi sức sống 

Đêm tiếng còi tập họp rít lên khi gió hú qua những khe núi, bên bờ đất nước
Đêm tiếng còi tập họp, bi ai truy điệu lặng lẽ cất lên bên kia bờ đất nước 

Đêm nay
Đạo binh ngày xưa trở về thật đông, tràn ngập cổ thành
Bay trên đồi cao, dẫy đầy thành phố, thanh thoát trên những cánh đồng
Trở về những ngôi nhà xưa cũ, cầm lên tay những cây súng hoang lạnh
Quay về đồn cũ, đội lên đầu những chiếc nón sắt rỉ hoen
Đến bên hàng rào, gỡ lại mảnh áo tả tơi của mình
Xếp lại những bao đất mới còn nồng mùi thuốc súng
Qua rồi những cơn đau, những trái tim không còn nguyên vẹn, những đầu óc vỡ tan
Dòng máu trào hết đã khô, và những giọt nước mắt cũng đã khô

Đạo binh ngày xưa đêm nay sống lại
Muốn vẫn còn khi bóng đêm qua đi
Muốn vẫn còn khi bình minh đến

Những người lính đã chết đêm nay trở lại
Ngọn cờ vàng mãi phất phới trong cơn gió, dù xếp lại
Và tiếng khóc than bên anh văng vẳng tiếng kèn thúc quân
Muốn cùng người lính già tiếp tục trang sử hào hùng của dân tộc
Muốn cùng người lính già tiếp tục viết nên trang sử hào hùng của quê hương

Đêm nay, đêm mai
Đêm dài thao thức
Đêm không thể ngồi yên khi đạo binh ngày xưa theo tiếng gọi trở về.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.09.2014 08:41:35 bởi dzuylynh >
Phù vân 07.10.2014 07:17:26 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


Người Việt Viết Tiếng Việt. "Người Giệc Giết" Tiếng Việt.

C.vanto

Hồi còn nhỏ tôi thường nghêu ngao câu: “Con cò, con giệc, con nông, sao mày dẫm lúa nhà ông, hỡi cò?”, thì nay, nhân việc một số báo nói, báo viết ở xứ tỵ nạn CS lại cứ đi chôm chĩa “ngôn ngữ VC” khiến tôi lại phải nghêu ngao:

Con cò, người giệc có lông, sao mày nỡ giết tiếng nước ông, hỡi giệc?”.

Người Việt chọn tự do. Tự do là tư hữu, là ruộng của ai người đó cày, nên người Việt viết tiếng Việt. Việt Cộng chọn Cộng Sản, nghĩa là cộng tất cả những gì cá nhân có để chơi chung hưởng chung, tất cả cày chung một miếng ruộng, sản phẩm tạo ra thì hưởng chung hoặc gửi nhà trẻ quốc doanh. Cái chế độ ảo tưởng CS đó nó đã “chết-mother” nó từ lâu rồi, chết ngay từ cái gốc, chết từ nơi ông tổ khơi ra nó. Nó cũng “chết-father” nó ở cái XHCNVN từ lâu rồi, chỉ còn sót lại cái đuôi “định hướng XHCN”. Nhưng những ngôn ngữ quái đản mà chúng tạo ra vẫn còn di hại mãi về sau, nó như những mầm mống ung thư giết chết tiếng Việt. Nhưng có một số người Việt tỵ nạn CS hay bỏ chạy VC để tha phương cầu thực thì không chịu viết tiếng Việt mà thấy VC đỏ tưởng chín nên vẫn cứ nói theo, viết theo những thứ tiếng khỉ gió đó, mà nổi đình, nổi đám trong số đó là “Người Giệc”.

Nếu là chuyện cá nhân, theo voi nhai bã mía thì kệ... họ. Nhưng là truyền thông Tự Do mà theo đuôi ngôn ngữ VC thì ẹ quá, mang vi trùng lao gieo rắc đó đây những mần mống bệnh hoạn giết chết tiếng Việt thì thôi sắc quá. Có người bảo tôi rằng vấn nạn này nó như bệnh nan y rồi, hết thuốc chữa, cứ mở radio ra mà nghe một số xướng ngôn viên các đài phát thanh. Ông xướng, bà xướng, cô xướng, cậu xướng, họ đang xướng với nhau những chữ quái đản “quá trình, tham quan, hoành tráng, rốt ráo, khuyến mãi, khống chế, thiếu đói v.v..”. Ông Võ Kê của Saigòn Nhỏ mà cà-kê-dê-ngỗng tin tức trên radio thì có bao nhiêu chữ “mới” ông dùng hết. Ông xướng Có Công Mậu Ngủ thì đọc tin tức:

Nếu Syria bị đánh, họ sẽ chống trả quyết liệt, trong quá trình chống trả ấy sẽ khiến HK không giải quyết được rốt ráo vấn đề

Là xướng ngôn viên, dịch một bản tin sang tiếng Việt để đọc cho hằng triệu thính giả Việt nghe mà không hiểu nghĩa 2 chữ “quá trình” thì... sình quá.

Nghe xướng ngôn viên lão ông “Có Công” vuốt đuôi cái “quá trình” của VC thì bà lão Yên Than Người Giệc cũng vuốt theo. Trong buổi tường trình về lễ giỗ của Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận tại trung tâm Công Giáo Orange, lão bà tường trình rằng:

Một màn hình lớn chiếu những thước phim quay tại Roma về QUÁ TRÌNH phong thánh cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.

Việc phong thánh cho Đức Cố Hồng Y đang được Tòa Thánh xúc tiến ở giai đoạn xét hồ sơ chân phước, sau đó mới tới giai đoạn phong Á Thánh, tiến trình kế tiếp mới xét tới phong Thánh. Giáo dân còn cầu nguyện và chờ đợi dài dài, chuyện phong Thánh còn ở xa tít tương lai, vậy mà lão bà phang cho 2 chữ “quá trình” phong Thánh thì trật đường rầy, là lộn ngựơc.

Muốn hiểu rõ “quá trình” là gì thì hãy đến trung tâm văn hóa Hồng Bàng mà hỏi, đừng hỏi thầy cô giáo dậy tiếng Việt, mà hỏi ngay các em đang bập bẹ học tiếng Việt thì các em sẽ giải thích rõ ràng như thế này:

- Sáng nay em ăn nhiều đậu, trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, đậu phát sinh ra nhiều hơi nên bây giờ em tức bụng, em muốn đánh... Quá trình là chuyện đã xẩy ra trong quá khứ, tức là sáng nay, còn bây giờ là hiện tại em đang muốn pupu.”

Các em đã giải thích rồi đấy nhé, các ông, bà, cô, bác, cậu, mợ, chú, dì, mi, mày, bay phải hiểu cho rằng “quá trình” chỉ dùng cho những diễn tiến đã xảy ra trong quá khứ, không bao giờ được phép dùng cho hiện tại và tương lai. VC dùng “quá trình” cho bất cứ thời gian nào, nó dốt nó “say so”, vậy thì đừng dốt theo nó. Nếu không biết thì đừng “quá trình” nữa mà hãy dùng những chữ dễ hiểu, thông dụng, dễ dùng cho bất cứ thời gian nào, đó là: “trong lúc, trong khi, trong thời gian, lúc mà, v.v...”.

Xin đưa ra một thí dụ người thiếu phụ than phiền về chồng cho dễ hiểu, dễ nhớ:

- Đêm qua, trong lúc em ngủ say thì anh sờ mó cái gì đó làm cho em thức giấc, bực cả cái mình. Bây giờ trong khi em thức thì anh lại nằm ì ra đó.

Lần sau, lúc mà em ngủ thì anh đừng có làm phiền người bên cạnh đang cần sự yên lặng để nghỉ ngơi nữa à nha...
Các cô cậu xướng ngôn thử nhét cái “quá trình” vào câu thí dụ trên xem nó ra cái gì?
Thế còn rốt ráo là, là cái củ... cà rốt gì?

Tự điển tiếng Việt của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ do nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1970 tuy có định nghĩa “rốt ráo” là chót, nốt, cuối cùng (tt), nhưng trong chữ viết và tiếng nói của VNCH không bao giờ thấy “rốt ráo” cả. Nó chỉ xuất hiện sau 30/4/1975 và như một chìa khóa “bát-bạc-tú”, họ dùng 2 chữ “rốt ráo” cho mọi hành động, mọi nơi, mọi lúc!

Tiếng nước tôi đâu có nghèo nàn đến thế. Tùy nơi, tùy lúc, tùy hành động, tùy cử chỉ mà có những chữ dùng cho thich hợp như: dứt khoát, gọn ghẽ, mau chóng, sạch sẽ, gọn gàng vv..

Những xướng ngôn viên khi đọc bản tin thì đã xen vào những tiếng lạ tai, khó nghe, nhưng khi đọc quảng cáo thì cứ tự nhiên như người “Hà-Lội”, như người của thành Hồ, thành Ao cứ “hoành tráng, khuyến mãi” loạn cào cào cả lên. Lão bà-bà Huỳnh Cương quảng cáo rằng:

- “Tết Trung Thu đã được tổ chức trong khu Phước Lộc Thọ rất là HOÀNH TRÁNG, các loại bánh trông rất ẤN TỰƠNG và có chương trình KHUYẾN MÃI!!!

Tôi hưởng tết Trung Thu từ ngày mặc quần đùi, thò lò mũi, rước đèn bằng loon sữa bò cho đến nay đã quá 7 bó mà chưa bao giờ nghe cái tên “Trung Thu Hoành Tráng”! Thế còn “khuyến mãi” là gì nhỉ? Có phải “khuyến mãi” là nói tắt của chương trình dạy học sinh tiểu học xử dụng áo mưa, tức khuyến khích mãi... âm? Thà nói tiếng Mỹ là đít-cao hay tiếng Việt là giảm giá, bớt giá, hạ giá có phải dễ nghe và lành mạnh không nào?

Huỳnh Cương là một ca sĩ thanh sắc vẹn toàn, khó có ai bì kịp, trong vai trò xướng ngôn viên, cô là người học cao hiểu rộng, nhưng chỉ vì vô ý tiếp xúc với virus Vicoism “hoành tráng, khuyến mãi” mà cô bị biến tướng thành lão bà-bà, thật đáng tiếc. Dầu sao thì trên các làn sóng phát thanh những chữ nghĩa mà các cô cậu chôm chĩa của VC thì nó cũng bay đi, tuy nó làm chói tai, tức bụng, nhưng rồi cũng qua đi như sau khi ấy xong là rửa tay (i). Nhưng cái tai hại là nếu các cô cậu, các nhà zăng, nhà báo viết ra trên giấy trắng mực đen những ngôn ngữ VC cho đồng hương tỵ nạn CS đọc thì thật là bây nặng quá.

Tôi đem vấn nạn này đi hỏi PNN, một nhà văn, nhà báo hải ngoại rằng thì là tại làm sao lại xẩy ra hiện tượng quái đản này thì ông bảo:

- Một số người sống lâu trong chế độ CS đã quen với lối nói này rồi, nay ra hải ngoại vẫn chưa thay đổi được. Một số báo cứ “copy và paste” những bản tin trong nước làm của mình mà không dám ghi xuất xứ, mà cũng không có người sửa.

Lời giải thích của nhà văn nhà báo này đúng quá và cũng đau quá. Ý ông muốn nói lấy của người khác làm của mình là ăn trộm, lấy bài viết của người khác mà không ghi xuất xứ là đạo văn. Làm báo mà chỉ “cắt, dán”, “cọp dê, bát” thì chán quá ớ mấy anh chị ơi!

Sống trên đất tự do, chúng tôi luôn tôn trọng tự do cá nhân, dù cho những thói quen của CS đã xâm nhập vào máu, một sớm một chiều chưa gột rửa được những thói xấu thì cũng không thành vấn nạn. Thí dụ như thói quen vào nhà hàng mà “an to noi lon”, ăn xong lấy tăm xỉa răng ngay tại bàn mà không che miệng, lại còn cầm cái tăm lướt qua lướt lại hàm răng vẩu cải mả, tựa như các “dương cầm thủ” lướt những ngón tay trên phím đàn thì cũng chả chết ai. Xỉa răng cọp xong bèn... nước trà một bát, thuốc “nào” một hơi, làm một hớp trà, rồi phùng mang “xục xục” vài phát, nuốt cái ực ra chiều khoan khoái, móc điếu thuốc “có cán”...

Nhưng tiếng Việt là của chung, sống ở hải ngoại tự do mà bôi bẩn lên tiếng Việt thì không chấp nhận được. Tự Do và CS có ranh giới rõ ràng. Ở chế độ CS mà anh nói, viết rằng những cái xe nó đụng nhau “liên hoàn” trên xa lộ thì kệ các anh, nhưng ở xứ tỵ nạn mà các anh chị viết xe dụng nhau “liên hoàn” trên xa lộ thì không ai ngửi được.

Báo trong nước VnExpress vừa loan tin trên xa Saigòn-Biên Hòa xẩy ra một tai nạn 10 xe đụng nhau “liên hoàn” thì vài ngày sau, Người Giệc tháng 8/2013 cũng đăng tin trên xa lộ 405 vửa xẩy ra một tai nạn giao thông 20 xe đụng nhau “liên hoàn”!

Ối trời cao đất dầy ơi! Nó dốt nó không biết phân biệt thế nào là liên tiếp, thế nào là liên hoàn nên nó mới viết xe 10 xe hơi đụng nhau liên hoàn trên xa lộ, tức là cái xe bị đụng đầu tiên (số 1) quay vòng ngược trở lại để húc, đụng đầu vào đít xe cuối cùng (xe số 10). Chuyện này, nếu có thì chỉ có thể xẩy ra ở xa lộ vòng tròn, còn trên đường thẳng thì chỉ có ở chế độ CS. Những chuyện tưởng như đùa mà có thật, như chuyện thầy giáo Xương dẫn học trò gái cho giám đốc công an, tỉnh ủy xướng, như chuyện đổ bể công an làm thịt lại thầy giáo bất lực Trần Đức Xương.

Nhưng chuyện đụng xe “liên hoàn” trên xa lộ 405 hay bất cứ xa lộ nào khác trên đất Mỹ là chuyện hoang đường, vậy mà Người Giệc cũng viết ra được thì họ là ngừơi hoang tưởng, họ là Người Giệc giết tiếng Việt.

Trong bản tin về trung tâm Vân Sơn, bà Tức Đuấn ghi lại lời của Vân Sơn:

- Bên cạnh phần mang lại tiếng cười cho khán giả, tuy chương trình có vẻ nặng về MẢNG hài, chúng tôi vẫn không lơ là về MẢNG sáng tạo nội dung sống động cho phần ca hát. Đó là mặt mạnh của chúng tôi, bởi vì đội ngũ nghệ sĩ tham gia MẢNG hài của TTVS được xem là phong phú.

Chả hiểu có phải chính VS dùng chữ “mảng hài” để nói về chương trình hài hước của anh ta hay ký giả-giả người Giệc này mang cái “mảng hài” ra nhét vào miệng VS. Bất cứ anh nào đi nữa mà nói như vậy thì đúng là hề thật.

Tự điển tiếng Việt định nghĩa “mảng” là “mảnh”, mảng vườn, mảnh vườn, mảnh đất, mảng da, mảng áo tơi. ”Áo tơi một mảng lặng ngồi thả câu” chứ đâu có ai gọi là mảng văn nghệ, mảng hài bao giờ! Thấy VC gọi “mảng văn hóa” là các anh nhái theo “mảng hài”! Hề quá.

Cũng vẫn là Người Giệc, cô Lọc Ngan thì gọi những người phụ trách trang trí sân khấu là những ông “đạo cụ”! Ơ hay nhỉ, tại sao lại có mấy ông cụ “cụ đạo” mò vào hậu trường sân khấu TN Paris để làm gì khi các ca sĩ thay đồ để bị cô Lọc Ngan mắng cho là đồ “đạo cụ”.

Ký giả-giả Người Giệc giết thế thì cũng không lạ, vì “ở bầu thì tròn, ở bí thì dài”. Họ đã quen với ngôn ngữ ở bầu XHCN nơi họ sinh ra và lớn lên và nay cái hơi hớm ấy vẫn còn lảng vảng trong “mảng” Người Giệc. Nhưng còn một ông có chữ, theo gốc gác thì chẳng có dính dáng gì với XHCN, ông là gốc Bắc Kỳ di cư 54 như tôi, chứ không phải BK mang AK vào Nam nhận hàng sau 30/475. Nhưng ông lại thích quên chữ Việt của ông để vuốt đuôi ngôn ngữ VC trong bài viết cảm tưởng của ông về một ngừơi bạn, gốc quân đội VNCH, vừa mới ra đi. Tôi đọc được điếu văn của ông như thế này:

- Anh (người quá cố) là một thành viên hoạt động NĂNG NỔ, chắc chắn anh sẽ gặp lại những người THÂN THƯƠNG.

Thưa ông nhiều chữ họ Đoàn Thanh, trong tự điển tiếng Việt xuất bản trước năm 1975 tại miền Nam có 14 chữ NĂNG..., nhưng không có chữ nào là “năng nổ” cả, có 70 chữ THÂN..., nhưng không có “thân thương”.

Người quá cố trong quá khứ là một chuyên viên về đạn to, súng dài, từng nổ chụp, nổ chậm, nổ xuyên phá, nổ TOT lên đầu VC khiến chúng tan hàng, tan tác, nay tỵ nạn CS thì ông chống Cộng triệt để, ông thường “bá ngọ” chữ nghĩa VC, vậy mà khi ông vừa ra đi thì bạn ông, nỡ lòng nào lại gán cho ông là “năng nổ”! Bản tính người quá cố là hăng say, hoạt bát, nhiệt tình, nhanh nhẹn, quyền biến, linh hoạt, có tình thần trách nhiệm v.v.., bao nhiêu đức tính sẵn có của nguời lính VNCH, của Can Trường Trường Can thì ông Niên không dùng lại đi mượn cái chữ của VC nghèo nàn mà gán vào áo quan cho người quá cố thì phản bạn quá!

Cũng vẫn là Người Giệc, tối hôm trước tôi xem TV thấy lính cứu hỏa đã kiểm soát, ngăn chặn, dập tắt được những đám cháy ở khu du lịch nổi tiếng thì sáng hôm đã sau thấy Ngươi Giệc loan tin: “lính chữa cháy đã KHỐNG CHẾ được ngọn lửa...”

Người XHCN đã bị kiềm chế, hạn chế đủ mọi thứ, chỉ còn lại có cái “khống chế” để dùng cho mọi trường hợp, khống chế bọn trộm cắp, khống chế giá cả gia tăng, khống chế được triều cường, khống chế đám cháy v.v.. Thế còn Người Giệc, chữ nghĩa của cơ quan truyền thông đâu mà sao cứ bắt chước cái nghèo nàn chữ nghĩa của VC?

Người sính chữ nghĩa VC, dùng chữ VC thì bào chữa là không phải của VC, mà có trong tự điển tiếng Việt từ lâu. Tôi đồng ý với lập luận lập lờ này, đành rằng có một số chữ như “tiếp cận, đăng ký, ấn tượng, khẩn trương” v.v... có trong tự điển, nhưng chúng ta ít dùng và nếu có dùng thì dùng lúc lúc đúng chỗ. Thí dụ như “tình trạng khẩn trương, những đường tiếp cận, có ấn tượng tốt” v.v.. chứ không dùng lộn tùng phèo làm nghèo nàn tiếng Việt như họ hiện nay. Thế còn “đái khẩn trương lên”? Đại đa số từ ngữ khó nghe này đều là do những “đỉnh cao trí tệ sáng tạo”.

Cái gốc của nó nghèo nàn thì kệ họ, cả một đất nước đẹp giầu còn chúng còn muốn dâng cúng cho Tàu Cộng thì xá chi một vài chữ nghĩa! Tiếng Việt còn thì nước Việt còn. Nay chúng dâng biên giới, biển đảo cho “tàu lạ” thì việc chúng giết tiếng Việt cũng không lạ. Cái lạ là “người Việt viết tiếng Việt” bỗng chốc trở thành “người Giệc giết tiếng Việt”.

Lại có bạn than rằng nạn chôm chĩa chữ nghĩa VC là hết thuốc chữa rồi, nó làn tràn khắp nơi do nghị qu.. 36, có nói cũng như nước đổ lá môn, nước đổ đầu vịt v.v... Tự bản thân mình yếu đuối nên cái gì cũng đổ thửa cho cái “nghị cu 36 kiểu”. Tự mình gây chia rẽ, tranh giành cái hão danh, cái miếng ươn nên mang con ngáo ộp NQ36 ra bào chữa cho cái hèn của chính mình. Nước đổ lá môn không được, nhưng các lão bà xướng ngôn, nhà báo, văn sĩ đâu phải lá môn, còn các ông thì đâu phải là đầu vịt, chỉ vì tí $ quảng cáo, viết văn dễ tính mà nỡ giết chết tiếng Việt

Cái cần làm ngay để giữ cho tiếng Việt được trong sáng, tiếng Việt còn thì nước Việt còn là tất cả những báo chí, tập san, đặc san, lỏng san có gốc lính phải tuyệt đối làm gương trước không để sót bất cứ một tên du kích “bức xúc” nào chui vào. Không những diệt tận gốc mà còn có bổn phận phổ biến rộng rãi, quảng bá nhiều lần những biện pháp ngăn ngừa và tiêu diệt chữ nghĩa VC. Những người từng cầm súng diệt Cộng, nay cầm viết thì vẫn có nhiệm vụ diệt chữ nghĩa VC, chứ đừng lười biếng, cẩu thả viết chữ VC mà giết chữ Việt Nam Cộng Hòa.

Những ai “có chức” khi đứng trước đám đông muốn nói gì thì nói nhưng phải uốn lưỡi 7 lần để khạc ra những cục đàm “ấn tượng, thân thương, tham quan” v.v... Muốn viết văn thư, thông cáo, thông báo thì phải lách cho kỹ, cho sạch ngôn ngữ VC kẻo bị người đời cười chê, bị mang tiếng là người “có chứt”. Những ai chữ nghĩa bề bề thì không thể buông thả, khi viết thì phải lách, phải loại bỏ những ngôn ngữ VC đi.

Sau nữa là ước mong người dân tỵ nạn CS đã bỏ chạy khỏi nạn CS thì tiếp tục “bỏ chạy” ngôn ngữ VC đi. Truyền thông, báo chí tỵ nạn CS nêu cao tấm gương bảo vệ tiếng Việt cho được trong sáng, ước mong không vì vài đồng bạc cắc mà bán rẻ chữ nghĩa tiếng Việt trong sáng để mua về, ôm vào báo chí của mình những cái nghèo nàn dốt nát của VC.

Người Việt viết tiếng Việt, đừng giết tiếng Việt.

C.vanto
thiên thanh 09.10.2014 17:19:03 (permalink)
0
dzuylynh 09.10.2014 18:12:21 (permalink)
0
 
 
 
 
 
 
https://app.box.com/s/m93gl9py4otd03mk5iwu


THĂM MỒ BẠN CŨ
 thơ Nguyễn Thanh Khiết | nhạc & trình bày Dzuylynh


    một nén tâm hương cho đồng đội
    một chén rượu đào dâng núi sông
    một cho hào kiệt không đất sống
    một cho tổ quốc ở trong lòng
    ( hàndạlữ.Oct 8.2014 )

Tao rót cho mầy nửa ly thôi
Để nửa kia tế cáo đất trời
Tế thiên hạ, tế người cùng giống...
Tế tao, tế mầy, tế núi sông

Tao nhớ cái ngày ta thua trận
Giặc đuổi sau lưng, pháo nổ bầy
Một cái poncho gói mầy giữa núi
Đất đấp vội vàng lộ cả thây

Ngày nầy năm đó mầy chết trận
Năm đó ngày nầy - tao kẻ thua
Nát áo về thành - thành đã mất
Nhục rửa làm dơ mấy cảnh chùa

Uống đi mầy uống nửa ly thôi
Chia với tao những đắng cay nầy
Mấy mươi năm - cái đời cơm áo
Tao sống còn - nửa tỉnh nửa say...

Chỉ tội thân mầy nằm ở đây
Mả lệch mồ xiêu đã bao ngày
Tấm bia vỏn vẹn hai cây chéo
Nợ nước thù nhà trả hai tay

Thì cứ nằm đây như lúc xưa
Mặc núi, mặc rừng, mặc gió mưa
Mặc nước, mặc non thay tên chủ
Mặc cho trăm họ sống như thừa

Tao rót thêm mầy nửa ly sau
Rải nửa ly nói với núi rừng
Bên mồ người trẻ - xưa chết trận
Bạn cũ về thăm dòng lệ rưng...

Mai mốt nầy nếu có cơ may
Tao đưa mầy lên chỗ gần mây
Có biển xanh gió lùa vách đá
Mặt trời lên rực rỡ ngày ngày

Mầy sẽ thấy bên kia phía biển
Đông lắm bạn bè bỏ xứ đi
Đứa giống con hoang - xin giữa chợ
Thằng như ở chực - chẳng ra gì

Thôi kệ - nằm đây giữ dùm tao
Một cái giang sơn thấm máu đào
Một đời lá cờ vàng ba sọc đỏ
Mấy đời vì nó - mấy đời đau
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.10.2014 14:18:25 bởi dzuylynh >
dzuylynh 10.10.2014 16:58:48 (permalink)
0
 
   Văn học Pháp được vinh danh với giải Nobel 2014 về tay Patrick Modiano
 
Mai Vân


Nhà văn Pháp Patrick Modiano, Nobel Văn học 2014.C.Hélie / Gallimard

Quả là một bất ngờ thú vị. Giải Nobel Văn học năm 2014 vừa được trao tặng vào hôm nay, 09/10/2014, cho tiểu thuyết gia người Pháp Patrick Modiano, 69 tuổi. Ông đã trở thành tác giả người Pháp thứ 15 nhận được giải thưởng cao quý này, thêm tên mình vào danh sách các văn hào Pháp như Anatole France (1921), Albert Camus (1957)..., hay gần đây nhất là Jean-Marie Le Clézio, đoạt giải Nobel Văn học vào năm 2008.

 
Trong một bản thông cáo, Viện Hàn lâm Thụy Điển giải thích là Patrick Modiano được vinh danh nhờ "nghệ thuật viết ký ức qua đó ông đã gợi lại được số phận khó nắm bắt nhất của những con người và bộc lộ được thế giới của thời nước Pháp bị Đức quốc xã chiếm đóng".
 
Nhà văn Pháp đã tập trung toàn bộ tác phẩm của mình vào thủ đô Paris thời Đệ nhị Thế chiến, lột tả gánh nặng của những sự kiện bi thảm trong một thời kỳ nhiễu nhương đã đè nặng trên số phận của những nhân vật rất bình thường.
 
Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia Thụy Điển SVT, ông Peter Englund, Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Thụy Điển tỏ ý tiếc rằng đã không liên lạc được với Patrick Modiano trước khi loan báo tin vui.
 
Giải Nobel Văn học 2014 không xa lạ gì với những ai hâm mộ văn học Pháp. Ông từng đoạt Giải thưởng lớn về Tiểu thuyết của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 1972 với tác phẩm Các đại lộ vành đai (Les Boulevards de ceinture), Giải Goncourt năm 1978 với quyển Phố những cửa hiệu u tối (Rue des Boutiques Obscures) và Giải thưởng lớn toàn quốc về Văn chương vào năm 1996, vinh danh toàn bộ công trình của ông.
 
Các tác phẩm của Patrick Modiano đã được dịch ra 36 ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có tiếng Thụy Điển, do nhà xuất bản Thụy Điển Elisabeth Grate ấn hành, một nhà xuất bản rất có tài vì cũng đã phát hành tác phẩm của Jean-Marie Le Clézio, giải Nobel Văn học 2008.
 
Như vậy, tiểu thuyết gia Pháp Patrick Modiano đã ghi tiếp tên mình trên bảng vàng giải Nobel Văn học, sau thành công vào năm ngoái của nữ văn sĩ người Canada chuyến viết truyện ngắn bằng tiếng Anh Alice Munro
 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.10.2014 02:41:12 bởi dzuylynh >
Phù vân 14.10.2014 21:26:24 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
PHẬT BÊN HÈ PHỐ OAKLAND
Trần Khải

Vina Vo (left), Lien Huynh and Kieu Do pray at Buddhist shrine.
Crime in the neighborhood has plunged since the shrine went up.
Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Câu chuyện được kể lại bởi phóng viên báo San Francisco Chronicle (sfgate.com) và đài truyền hình KPIX5: một tượng Phật nhỏ để ở góc phố, nơi đầy dẫy tội hình sự xảy ra, thế rồi trở thành một cái am nhỏ, và tội phạm khu phố giảm 82%... Chuyện hy hữu này xảy ra ở thành phố Oakland, Bắc California.

Phóng viên Chip Johnson kể lại trên báo SFGate.com ngày 15-9-2014, rằng pho tượng Phật đã làm cho một khu  phố Oakland bình an.
Dan Stevenson không phải Phật Tử, cũng không phải tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào. Anh chỉ là một cư dân bình thường trên đường 11th Ave., trong khu phố Eastlake của Oakland. Năm 2009, khi vào tiệm bán vật dụng xây dựng Ace, chợt khởi tâm từ bi và đã mua pho tượng Phật cao 2 feet (tương đương 61 centimét) bằng đá, và anh gắn tượng này vào một góc phố trong khu cư dân góc đường 11 và đường 19.

Images of Buddha are the centerpiece of an
altar that grew around a single statue
placed by a non- Buddhist.
Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Anh hy vọng rằng tượng Phật để góc phố như thế sẽ làm bình an cho khu phố khét tiếng về tội hình sự này, nơi đủ thứ chuyện mua bán ma túy, sơn xịt, xả rác, bán dâm, cướp bóc, đánh nhau và trộm cắp. Vậy mà tuyệt vời, theo bài báo SFGate và đài KPIX. Cư dân tới cúng nơi chân tượng Phật: hoa, thức ăn, đèn cầy. Một nhóm phụ nữ Việt Nam mặc áo tràng bắt đầu tới trước pho tượng tụng kinh, câù nguyện.

Khu phố thay đổi lạ kỳ. Dân chúng không xả rác vào góc phố này nữa. Bọn thanh niên ngưng màn sơn xịt các bức tường quanh đó. Các tay buôn ma túy cũng kiếm chỗ khác làm ăn. Các cô gái mãi dâm lẳng lặng tìm nơi tụ tập xa hơn.

Phóng viên Chip Johnson hỏi cảnh sát về thống kê tội hình sự khu phố quanh pho tượng. Kể từ năm 2012, khi quý bà tới tụng kinh hàng ngày, tội hình sự giảm 82%. Các trường hợp cướp bóc giảm từ 14 vụ xuống còn 3 vụ, tấn công từ 5 vụ xuống thành số không, trộm từ 8 vụ còn 4 vụ, ma túy từ 3 vụ xuống số không, và bán dâm từ 3 vụ xuống cũng số không.

Người cảnh sát thống kê nói rằng không thể nói nguyên nhân vì sao, nhưng đó là các số thống kê.

Hồi năm 2009, khi người ta nghe chuyện Stevenson gắn pho tượng, bất giờ nhiều thứ cúng dường tới đặt nơi cửa nhà anh. Nghe y hệt như trong cuốn phim của Clint Eastwood có tựa đề "Gran Torino."
Stevenson kể, “Người ta để cả tấn trái cây, và thức  ăn đặc sản Việt Nam, và kẹo nữa, nhưng chỉ có tôi và vợ tôi tên là Lu đây, và chúng tôi không ăn hết nổi, nhưng chuyện cảm động là vậy.”

Anh nói với nhà báo, “Tôi đã cố gắng giảỉ thích về lý do đặt tượng Phật ở góc phố. Tôi không có gì xúc phạm hết, nhưng tôi không tin những gì quý vị tin.”

Vậy mà anh chàng vô thần Stevenson đã biến đổi cả khu phố.


Vina Vo (left) and Kieu Do pray at sunrise near a Buddhist shrine
at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland.
Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Bây giờ, cứ mỗi buổi sáng, lúc 7 giờ sáng, các Phật Tử rung chuông, gõ mõ, tụng kinh buổi sáng. Pho tượng nguyên thủy bây giờ được đặt trong một cái am nhỏ xây lên, trong đó có kiến trúc ngôi chùa gỗ tí hon, cao 10 feet (tương đương 3 mét), và trong am  này có thêm một số tượng nhỏ nữa, và vật phẩm thờ cúng.

Alicia Tatum, 27 tuổi, nói với phóng viên, “Chỗ này hồi đó bị người ta tới xả rác. Nhưng bây giờ chung quanh là hoa cúng Phật, và cứ mỗi sáng quý bà ra góc phố này tụng  kinh.”

Và những ngày cuối tuần, tín đồ tới khoảng hơn một tá người: dân da đen, dân da trắng, đủ sắc dân... theo lời Andy Blackwood, một cư dân gần đó. Mới hai tuần trước, một nhóm du khách Đức quốc tới thăm ngôi đền thờ tí hon này.

Blackwood  nói, “Mấy tay buôn ma túy biến đi hẳn rồi, các cô  gái giang hồ cũng không thấy tới nữa.”
Ngồi đền tí hon thờ Phật này hai lần đứng vững trước nỗ lực muốn gỡ bỏ: 1 lần là từ dân hình sự, lần thứ  nhì là từ chính quyền. Cả 2 lần đều không đẩy được tượng Phật này đi.

Hồi mới gắn tượng Phật ra góc phố, một tên trộm tìm cách cạy tưọng này ra, nhưng Stevenson trước đó đã hàn cứng khung bằng các thanh sắt và chân đế dán bằng keo tổng hợp trị giá 35 đôla. Thế nên, tượng Phật không hề nhúc nhích.

Rồi vào năm 2012, sau khi một cư dân than phiền, thành phố cho nhân viên xuống gỡ pho tượng, nhưng dân chúng túa ra bảo vệ ngôi chùa tí hon, và các viên chức thành phố quyết định là sẽ “nghiên cứu” thêm chuyện này. Hai năm sau, chuyện này không được chính quyền nhắc tới nữa, và tượng Phật vẫn an vị nơi đó.

Khi phóng viên Chip Johnson tới thăm ngôi chùa nhỏ này, lúc đó có 4 phụ nữ nơi đó, họ có vẻ không nói được, hay không hiểu  được tiếng Anh, nhưng có vẻ như họ tin rằng Johnson là mới chuyển sang theo  Đạọ Phật.

Phóng viên báo  SFGate kể rằng khi anh bắt đầu nói, một phụ nữ trong nhóm đó lễ phép lấy cây bút của anh từ một tay, lấy cuốn sổ từ tay kia của anh, và hướng dẫn anh cách chắp tay trước ngực, cúi đầu vái pho tượng và lập laị lời niệm Phật theo phụ nữ này. Anh Johnson cũng làm theo y hệt vậy.

Đám đông nhìn thấy anh chắp tay, niệm Phật như thế... đã “oh..." rồi "ah...”... Phụ nữ kia mới bảo anh Johnson ngồi xuống, xếp bằng trên một chiếc thảm đặt trên đường, và đặt một kệ gỗ với cuốn kinh trước mặt anh Johnson...  Anh ngồi như thế và hạnh phúc khi tự thấy anh ngồi kiểu giống hệt như Đức Phật. Và anh nghĩ, có lẽ đó là lý do quý bà Phật tử chung quanh ưa thích thấy anh như thế.

Thế rồi, khi anh đưa ra một câu hỏi... và lần này, vị phụ nữ hướng dẫn tâm linh như dường hiểu, và nói mấy chữ tiếng Anh, “Next week.” (Tuần sau nhen.)

Anh Johnson nghĩ rằng anh đã tìm thấy đủ những gì anh tìm... và kết quả là bài phóng sự trên báo SFGate.com.

Hình ảnh ngôi chùa hè phố này ở đây:
http://www.sfgate.com/bayarea/johnson/article/Buddha-seems-to-bring-tranquillity-to-Oakland-5757592.php
Bản tin truyền hình ở đây:
http://www.youtube.com/watch?v=OdJIV28_NUo
dzuylynh 14.10.2014 22:08:11 (permalink)
0
THAM ĐẮM MÙI VỊ
Quảng Tánh


 
Từ xa xưa cho đến tận ngày nay, người tu tập vốn rất nhiều nhưng người thành tựu Thánh quả thì thật hiếm hoi. Điều này cũng dễ hiểu vì chúng sanh phước mỏng nghiệp dày mà phiền não thì vô lượng, nên dù đã phát tâm hướng thượng nhưng không phải người tu nào cũng đi hết lộ trình, có không ít người phải dừng lại hoặc chuyển hướng vì đường tu hành quá đỗi gian nan.
Ấy vậy mà trong pháp thoại dưới đây, Thế Tôn nói việc tu hành nghe sao khá dễ. Dễ đến mức là trong vô số phiền não, người tu chỉ cần diệt một pháp thôi thì sẽ đắc thần thông, thành A-la-hán. Pháp đó chính là diệt trừ sự tham đắm mùi vị. Bình tâm để lắng nghe Thế Tôn dạy về pháp tu đơn giản mà kết quả thật diệu kỳ:
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Hãy diệt một pháp, Ta sẽ chứng cho các thầy thành quả thần thông, các lậu được dứt. Thế nào là một pháp? Đó là tham đắm mùi vị. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy diệt sự tham vị này, Ta sẽ chứng cho các thầy thành quả thần thông, các lậu được dứt.
Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ: Chúng sanh đắm vị này/ Chết đọa trong đường ác/ Nay nên xả dục này/ Liền thành A-la-hán.
Thế nên, các Tỳ-kheo thường nên xả bỏ ý tưởng tham đắm vị này. Như vậy, các Tỳ-kheo, nên học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Lợi dưỡng,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.153)
Thì ra, tu tập không nhất thiết là ngồi thiền nhập định, cũng không cứ là niệm Phật nhất tâm… mà có thể tu ngay nơi cái mũi và cái lưỡi của mình. Pháp tu này còn gọi là tu căn, tức làm chủ các giác quan. Mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị mà tham đắm khởi lên thì sẽ hướng chúng sanh đi vào đường ác. Ngược lại mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị mà không tham đắm thì tự khắc được thảnh thơi, giải thoát.
Nói đến mùi vị thì đầu tiên chúng ta nghĩ ngay đến đồ ăn thức uống mà mình thọ dụng hàng ngày. Dĩ nhiên ăn món lạ và ngon thì ai cũng thích nhưng quá nuông chiều theo sở thích mùi vị đã khiến cho nhiều người phải khổ nhọc. Điều quan trọng là mùi thơm và vị ngon của một số món ăn đôi khi lại không liên quan gì đến dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta thật sự cần. Cho nên, người không có tiền để ăn rồi suy dinh dưỡng, bệnh tật thì đã đành nhưng người thừa tiền ăn uống thoải mái rồi sinh bệnh cũng không phải ít.
Muốn tu cái mũi và cái lưỡi thì hãy bắt đầu bằng tuệ giác về ẩm thực, nên ăn uống những gì cơ thể cần hơn là thọ dụng những gì mà chúng ta thích để tiết chế tâm tham đắm mùi vị. Người tu thường ăn ít (có người chỉ ăn một bữa trong ngày), chỉ vài món đạm bạc nhưng nhờ họ ăn chậm, nhai kỹ và chú tâm nên tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt.
Với người tu, cách ăn quan trọng hơn cả món ăn. Ẩm thực là lễ nghi, có cả một Nghi thức Quá đường đàng hoàng rất trang nghiêm và cẩn mật. Cách ăn này thật chậm rãi trong yên lặng hoàn toàn, ăn với chánh niệm cao độ, cảm nhận rõ ràng những hương vị thiên nhiên tinh khiết của thực phẩm đồng thời biết ơn sâu sắc những người đã dày công tạo ra thực phẩm cho mình. Người biết cách ăn uống có chánh niệm như vậy thì sự tham đắm mùi vị được loại trừ.
Mặt khác, mùi và vị không đơn giản chỉ hạn cuộc nơi đồ ăn thức uống mà còn nhiều thứ khác nữa. Nói chung những gì mà mũi và lưỡi cảm nhận và yêu thích đều gọi là hương trần và vị trần. Tùy theo nghiệp của mỗi người mà có sự tham đắm về mùi và vị khác nhau. Mùi thơm của thực phẩm, hoa trái cây cỏ, hương liệu; mùi của người nam (nữ); mùi hương của ký ức (tâm tưởng)… chính là hương dục. Vị cũng vậy, vị ngon ngọt, vị cay đắng, vị nồng nàn… tất cả hương và vị dục đều khiến cho con người tham đắm, không dứt ra được.
Thực ra thì hương và vị vốn không có lỗi. Lỗi ở chỗ tâm chúng ta tham đắm và dính mắc vào hương trần và vị trần. Nên phải duy trì chánh niệm thường trực để ngửi hương biết rõ mùi mà không say, nếm vị biết rõ vị mà không đắm. Nếu làm được vậy thì chúng ta “xả dục”, dù sống trong hồng trần mà chẳng vướng bụi trần. Căn thanh tịnh thì chắc chắn nghiệp thức sẽ thanh tịnh, đây là cơ sở của “thành quả thần thông, các lậu được dứt, thành A-la-hán”.
 
nguồn : Thư Viện Hoa Sen
Phù vân 20.10.2014 22:19:30 (permalink)
0
 
 
 
 
Dân chúng Bắc Cali kinh ngạc vì “thần y” của thầy Võ Hoàng Yên đến từ Việt Nam  
 
[YouTube]http://www.youtube.com/watch?v=22MCgFsUsnM[/YouTube]


Nhà sư không hề lấy lệ phí trị bệnh mà thậm chí ngôi chùa nơi mà nhà sư đến còn phát thức ăn miễn phí cho những người tìm đến với nhà sư. Trong một căn phòng bên trong chùa, các bệnh nhân đứng chật kín đợi đến lượt mình được trị bệnh. Nhà sư cùng với các học trò của ông làm việc không nghỉ tay, họ chữa trị cho sáu bệnh nhân mỗi lần, bên ngoài ngôi chùa cũng phủ kín những người đang đứng đợi.
 
Cali Today News – Trên trang báo điện tử của tờ Contra Costa Times số ra ngày thứ năm, có một bài viêát mang tựa đề: “Followers flock to Morgan Hill Buddhist temple to see Vietnamese healer”, nói về tình trạng đông đảo dân chúng, Việt có và các sắc dân khác cũng có, xa cũng có và gần cũng có, đã kéo về ngôi chùa Tâm Từ tại Morgan Hill, Bắc California đêå hoặc là được chữa bệnh một cách kỳ lạ hoặc là chứng kiến, mục kích việc chữa bệnh một cách lạ lùng… Trong lúc các ký giả Mỹ theo dõi và viết bài tường trình mà Linh Lan xin lược dịch lại dưới đây, thì anh Nguyễn Xuân Nam và phóng viên truyền hình của nhật báo Cali Today cũng đã có mặt tại chỗ để thực hiện phóng sự truyền hình chớp nhoáng về việc chữa bệnh kỳ lạ này mà nhiều người gọi là mầu nhiệm, của thầy Võ Hoàng Yên và phái đoàn đến từ Việt Nam. Mời qúy khán/độc giả của Cali Today có thể vào trang web truyenhinhcalitoday.com để theo dõi phóng sự này.
 
Khi bình minh bắt đầu ló dạng, những tia sáng đầu tiên của ngày thứ Tư chiếu rõ hình ảnh hàng trăm người hành hương đang tập trung tại một ngôi chùa có tên gọi Tâm Từ. Tất cả những người này đều là những người bị bệnh, người tàn tật và những người đang trong cơn tuyệt vọng, họ đến đây với hy vọng sẽ được chữa lành bệnh. Nhiều người trong số họ đã đợi ở đây cả đêm.
 


Một em bé 21 tháng ngồi không được đã được thầy Yên chữa trị. Photo : Calitoday

 
Một số người rất đông gồm những bệnh nhân ở mọi độ tuổi: từ già cả đến trung niên và trẻ tập trung tại ngôi chùa này để được gặp Võ Hoàng Yên, một nhà sư bí ẩn đến từ Việt Nam. (Lời tòa soạn: Ông thú nhận không phải là nhà sư, mà là một cư sĩ, để tóc, để râu, nhưng nguyện ăn chay, làm lành, niệm Phật).
 
Trong chín năm qua, nhà tu hành này đã đi khiến cho cả thế giới đổ xô tìm đến những nơi mà ông đang ở với niềm tin rằng ông có thể thực hiện những phép lạ. Họ tin rằng bằng cách đặt bàn tay của ông trên người bệnh, ông có thể cứu chữa cả những người bị đột quỵ và những chứng tật khác như câm, điếc, khối u nhỏ, chứng đau nửa đầu, tê liệt hay đau nhức. Tony Nguyễn, người đã lái xe đến đây hôm thứ Ba từ San Diego nói:
 
“Bác sĩ của tôi nói rằng cách duy nhất để thính giác của tôi có thể cải thiện là phải thực hiện một cuộc đại phẫu thuật.”


Một bệnh nhân bị bại liệt và không đi đứng lại được đang được thầy Yên và các sư môn chữa trị. Sau khoảng 5 phút thì người nay có thể đi và đứng bình thường so với trước. Photo: Calitoday
 
Ông và vợ của ông vẫn còn chưa hoàn hồn vì vài phút trước khi tham gia phỏng vấn, nhà sư Võ Hoàng Yên đã dùng ngón tay cái để tác động vào ống tai của ông Tony, một cựu giáo sư đại học đã 74 tuổi. Và sau đó, trước sự chứng kiến của đám đông, ông đã cho mọi người thấy rằng ông có thể nghe bằng cả hai tai trở lại.
Ông Tony nói tiếp:
 
“Mặc dù không phải là khỏi hẳn 100%, nhưng khả năng nghe của tôi đã được cải thiện phần nào nhất định.”
Ông Toni cho hay ông biết đến nhà sư là qua một người thân ở Houston, người này trước đây cũng bị chứng nháy mắt liên tục nhưng đã được nhà sư chữa khỏi.
 
Tuy nhiên, không ít người đặt ra câu khỏi rằng liệu kiểu chữa bệnh này có thực sự có hiệu quả? Bên ngoài ngôi chùa, những người đến vì hoài nghi cũng rất nhiều. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã ghi nhận trên trang web của mình rằng: 
 
“Khi một bệnh nhân có lòng tin mạnh mẽ rằng một người nào đó có thể chữa lành cho họ, sẽ tạo ra một hiệu ứng chữa lành giả hay còn gọi là tạm thời. Lòng tin có thể chữa bệnh vì nó thúc đẩy sự an tâm, giảm căng thẳng, giảm đau và lo lắng, ngoài ra còn tăng cường ý chí để sống.”


Một bệnh nhân khác được thầy Yên chữa và có thể đi lại được. Photo Courtesy: Calitoday
 
Nhà sư không hề lấy lệ phí trị bệnh mà thậm chí ngôi chùa nơi mà nhà sư đến còn phát thức ăn miễn phí cho những người tìm đến với nhà sư. Trong một căn phòng bên trong chùa, các bệnh nhân đứng chật kín đợi đến lượt mình được trị bệnh. Nhà sư cùng với các học trò của ông làm việc không nghỉ tay, họ chữa trị cho sáu bệnh nhân mỗi lần, bên ngoài ngôi chùa cũng phủ kín những người đang đứng đợi. Một số người đã lên lịch hẹn với nhà sư thông qua chùa, nhưng phần lớn trong số họ đến với hy vọng sẽ gây được sự chú ý và nhận được ‘phép lạ’ từ nhà sư này.
 
Huy Trần, 46 tuổi, một người đàn ông khiếm thính và khiếm thị bẩm sinh. Nhà sư đã chọn Huy trong đám đông những người đến chùa để chữa bệnh. Sau đó, Huy đã chứng minh cho những người có mặt tại đó thấy rằng anh ta có thể nghe được tiếng vỗ tay và những lời nói của những người từ phía sau. Và rồi Huy cất tiếng nói bằng một giọng the thé, cho thấy anh ta không có khái niệm về kiểm soát được âm lượng và giọng điệu của mình. Bỗng những tràng pháo tay cất lên tán dương vị tu sĩ có vẻ ngoài như một người bình thường – nhà sư không mặc áo cà sa mà chỉ mặc quần tây áo sơ mi bình thường. Nhà sư cũng đã giúp cho bà Hồ Hương 57 tuổi, một người bị đột quỵ và không có khả năng đi lại. Bà Hương đã bị bại liệt trong suốt hai năm qua, nhưng sau khi được nhà sư massage chân bằng dầu Kwong Loon Oil, bà đã có thể tự đứng lên và đi bộ trong căn phòng lần đầu tiên sau hai năm ròng. Những bệnh nhân bại liệt khác như Yên Quách 83 tuổi từ Fremont, Tri Đao 65 tuổi đến từ Milpitas cũng đã được chữa lành. Với phương pháp massage, bấm huyệt, nhà sư đã giúp trấn tĩnh một cô bé bị tự kỷ và một cậu bé 2 tuổi tự ngồi dậy lần đầu tiên trong cuộc đời. Ông cũng làm mất đi những khối u dưới da trên khuôn mặt và cổ của các bệnh nhân chỉ trong vài phút.
 
Trên những băng ghế xung quanh căn phòng rộng 40x40 feet, những học trò và trợ lý của nhà sư cũng làm việc với những bệnh nhân bị đau lưng và những vấn đề cơ bắp khác bằng phương pháp bấm huyệt, nắn khớp xương và xoa bóp.
 
Tuấn Nguyễn, một nha sĩ tại San Jose đã đưa cô con gái bị chứng tự kỷ của mình đến tham dự buổi điều trị lần thứ hai với nhà sư. Người cha vui mừng kể lại:
 
“Mọi chuyện xảy ra rất nhanh. Con bé đã dừng việc lặp đi lặp lại những hành vi của nó, những hành vi mà nó đã làm trong nhiều năm nay. Điều này thật tuyệt vời.”
 
Thông qua một thông dịch viên, Võ Hoàng Yên cho biết ông sinh năm 1975 trong một gia đình rất nghèo ở tỉnh Cà Mau của Việt Nam. Khi ông 16 tuổi, ông được gửi đến một ngôi chùa Phật giáo, nơi ông được học các phương thức chữa bệnh từ các nhà sư.
 
Khi ông bắt đầu đi vòng quanh thế giới để hành nghề chữa bệnh, ông tuyên bố sẽ không bao giờ lấy tiền của bệnh nhân và còn yêu cầu những ngôi chùa mà ông đến giúp ông cung cấp bữa ăn miễn phí cho khách hành hương. Nhà sư sẽ trở lại ngôi chùa ở Morgan Hill vào ngày thứ Năm, chữa trị cho bất kỳ người nào đến đây  trước khi trở về Việt Nam. Linh Lan (Theo Contracostatimes.com)
 
Ngày thứ năm, vào lúc 4 giờ chiều, trước khi ông Võ Hoàng Yên và phái đoàn bay trở về Việt Nam, nhóm truyền hình Cali Today có dịp trở lại ngôi chùa Tâm Từ này, và chứng kiến nhiều người được chữa khỏi. Cứ mỗi khi có một người điếc nghe lại được âm thanh, khi người câm trở lại nói được và khi người bại liệt nhiều năm đứng lên đêå đi, tiếng vôã tay vang dội vang lên từ trong chùa làm chấn động cả một vùng quê hoang dã và khô cằn đang bốc lên vì bụi sau những đoàn xe ra vào tấp nập.
 
Thầy Võ Hoàng Yên khiêm tốn nói rằng đây là chữa trị đông y, chứ không phải là phép lạ, thế nhưng nhìn con mắt tròn xoe ngạc nhiên của mọi người, họ cứ nghĩ rằng họ đang chứng kiến phép lạ xảy ra tại thung lũng  Silicon Valley này.
 
Linh Lan

 
da vàng 25.10.2014 02:03:25 (permalink)
0
 
 
 
THƯ CỦA VẸM PHẢN ĐỐI NGHỊ QUYẾT KHU VỰC KHÔNG CỘNG SẢN Ở SAN JOSE
 
 
 

Thay đổi trang: << < 495051 > >> | Trang 49 của 58 trang, bài viết từ 721 đến 735 trên tổng số 867 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9