6 nguyên nhân khiến dân công sở dễ đau dạ dày
thaiha561 21.11.2014 15:58:55 (permalink)
6 nguyên nhân khiến dân công sở dễ đau dạ dày

Có thể nói tỷ lệ mặc bệnh dạ dày hiện nay cao nhất ở lứa tuổi từ 18-40 tuổi, với sự gia tăng nhanh đến chóng mặt, sinh viên với lối sống không còn sự quản lý, thường thiếu chú trọng chăm lo cho cuộc sống, ăn uống sai bữa, nhìn đói nên rất dễ bị đau dạ dày, đặc biệt là dân công sở, với cuộc sống bận rộn với công việc, việc ăn uống sai bữa, không đủ no, thường xuyên phải nhậu nhẹt rượu chè là không thể tránh khỏi, những áp lực cũng vì thế đè nặng lên dạ dày nhiều hơn. Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến dân công sở dễ mắc bệnh dạ dày nhất, hãy cùng tìm hiểu để có cách khắc phục và giúp cho những ai đang bị bệnh có thể chữa bệnh đau dạ dày được hiệu quả hơn nhé.

1. Ăn bù
Vì bận rộn, dân công sở thường ăn sáng vội vàng hoặc thậm chí bỏ qua, sau đó ăn bù vào bữa ăn trưa hoặc tối. Chế độ ăn uống không điều độ, đặc biệt là ăn nhiều vào bữa tối trước khi đi ngủ nếu kéo dài sẽ phá hủy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Việc ăn tối quá nhiều hay ăn ngay trước khi đi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn đến béo phì mà còn khiến đường tiêu hóa vào tình trạng hoạt động quá tải. Các tiết dịch quá mức của dạ dày sẽ ăn mòn niêm mạc, lâu dài sẽ dẫn đến xói mòn, viêm loét dạ dày và các bệnh khác.

2. Ăn không vệ sinh

Điều ngạc nhiên là dân công sở lại thuộc nhóm ăn uống thiếu vệ sinh nhất. Nguyên nhân chủ yếu do họ thường xuyên phải lựa chọn cơm hộp.

Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi khuẩn gây bệnh tăng trưởng một cách nhanh chóng, thực phẩm dễ bị giảm dinh dưỡng và bị hư hỏng. Nếu bạn ăn thức ăn không vệ sinh hoặc thức ăn để lâu sẽ dễ gây ra viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy hơi và các triệu chứng nôn mửa.

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một yếu tố gây bệnh quan trọng dẫn đến sự xuất hiện cũng như phát triển của bệnh dạ dày mãn tính. Vi khuẩn này chủ yếu bắt nguồn từ ăn uống không vệ sinh và nhiễm trùng ở một vài bộ phận đường tiêu hóa. HP ký sinh trong niêm mạc dạ dày và tá tràng gây ra viêm niêm mạc và các vấn đề dạ dày khác. Đặc biệt là khi gia đình có tiền sử viêm loét dạ dày, viêm dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

3. Ăn lạnh

Dạ dày là một cơ quan rất nhạy cảm với khí hậu và nhiệt độ. Khi bị kích thích bởi không khí lạnh, dạ dày dễ bị những cơn co thắt, gây đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Đặc biệt với những ai đang dùng thuốc chữa bệnh đau dạ dày thì không nên uống nước lạnh và những món ăn lạnh, điều này cực kỳ không tốt cho dạ dày, có thể gây kích ứng và tạo ra các cơn đau dạ dày.

Hầu hết mọi người thường chú ý ăn đồ nóng, ấm vào mùa thu và mùa đông mà không biết rằng vào mùa hè, ăn nhiều đồ ăn tính hàn, trái cây ướp lạnh hoặc đồ ăn để ở môi trường điều hòa lâu cũng khiến cho dạ dày tiếp xúc với lạnh, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

4. Lao động mệt mỏi

Tình trạng quá tải về thể chất cũng như tâm thần lâu dài đều dẫn đến sự mệt mỏi, làm suy yếu hệ miễn dịch và vai trò phòng thủ của niêm mạc dạ dày. Điều này dễ dàng dẫn đến nguồn cung cấp máu cho dạ dày không đủ, gây rối loạn chức năng bài tiết, giảm nước nhầy trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn hại.

5. Thần kinh căng thẳng
Dân công sở vận động trí óc thường xuyên nên dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, trầm cảm… Trong khi đó, sự xuất hiện và phát triển của nhiều vấn đề dạ dày liên quan chặt chẽ với những cảm xúc và trạng thái tâm thần. Khi một người khó chịu, căng thẳng hay giận dữ, những cảm xúc xấu sẽ ảnh hưởng đến sự tiết dịch dạ dày, tiêu hóa và các chức năng khác. Do đó, trầm cảm kéo dài, lo lắng, hoặc chấn thương cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày. Để chữa bệnh đau dạ dày hãy tìm cách thư giãn đầu óc, bớt suy tư long lắng lại.

6. Nghiện thuốc lá

Sức ép công việc đôi khi khiến cho nhiều người kết thân với thuốc lá nhằm làm giảm căng thẳng. Thuốc lá không chỉ gây tổn hại cho hệ thống hô hấp của cơ thể mà còn gây thiệt hại khá nặng nề cho dạ dày. Hút thuốc nhiều khiến xu hướng viêm dạ dày ngày càng gia tăng và thường dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng. Điều này là do chất nicotine trong thuốc lá làm thiệt hại niêm mạc dạ dày.

Cụ thể như sau: nó thúc đẩy co mạch, giảm cung cấp máu cho niêm mạc dạ dày, ức chế tổng hợp prostaglandin (một chất đóng vai trò sửa chữa bảo vệ niêm mạc dạ dày), có thể gây ra sự rò rỉ mật vào dạ dày khiến cho các thành phần trên niêm mạc dạ dày bị tổn thương mạnh mẽ, đồng thời có thể thúc đẩy tiết ra axit dạ dày và pepsin, trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng,...

Nguồn: Trung tâm da liễu Đông y Việt Nam .
#1
    nthp2013 31.12.2014 16:23:37 (permalink)
    Nước ta ước chừng có tới khoảng 5- 10% dân số có bệnh  viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình. Trước đây bệnh chỉ được phát hiện khi bệnh nhân có những triệu chứng, biểu hiện của đau dạ dày. Nhưng hiện nay với công nghệ tiên tiến bệnh đã được phát hiện sớm và điều trị sớm, nhờ nội soi mà người ta phát hiện ra tới 26% bệnh nhân bị viêm loét mà chưa có triệu chứng rõ ràng. Viêm loét dạ dày tá tràng sảy ra do mất hệ cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây loét.
     
    Các triệu chứng thường gặp của bệnh:
     
    Đau:
     
    Là triệu chứng đặc biệt và thường xuyên không tránh khỏi khi bạn mắc phải căn bệnh này, bệnh thường đau ở vùng từ rốn trở lên đến phía dưới các xương sườn hay xuất hiện sau khi bạn ăn xong. Những cơn đau ở vùng thượng vị kéo dài từ 20 phút tới hơn 1 giờ. Cơn đau có thể xuất hiện ở bên trái nếu là viêm loét dạ dày hoặc xuất hiện bên phải nếu là viêm loét tá tràng. Cơn đau thường dai dẳng nó có thể lan ra vùng hông sườn phải hoặc có thể đau ra phía sau lưng nếu như bạn bị loét ở thành sau dạ dày.
     
    Ợ chua:
     
    Hầu hết những người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trong gian đoạn đầu thời kì bệnh phát triển đều có hiện tượng ợ chua, vì thời kì này thường thấy dịch vị có độ chua cực kì cao. Thường bị vào sáng sớm khi ta ngủ dậy hoặc sau khi ăn xong. Ợ chua và đau là hai triệu chứng thường xuất hiện cùng một lúc và gặp ở bất kì bệnh nhân nào mới bị đau dạ dày.
     
    Ợ hơi:
     
    Ợ hơi là hiện tượng hơi ở dạ dày đưa lên miệng và thoát ra ngoài thành tiếng. Thông thường chúng ta ăn xong cũng có thể ợ hơi nhưng nếu ợ quá nhiều thì đó cũng là dấu hiệu để mình nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
     
    Buồn nôn và nôn:
     
     

     
    Nôn là thường gặp ở lúc dạ dày đang tiêu hóa thức ăn, khi bị đau nhiều dạ dày sẽ co bóp mạnh theo phản xạ tự có thức ăn bị đẩy ra ngoài, sau khi nôn mửa xong sẽ thấy cơn đau giảm đi. Đây là hiện tượng thường thấy trong bệnh viêm dạ dày tá tràng.
     
    Chậm tiêu, có thể bị táo bón
     
    Thức ăn được đưa vào dạ dày nhưng do dạ dày bị viêm loét nên sự co bóp và nghiền nát thức ăn quá trình này sẽ bị gián đoạn khả năng tiêu hóa thức ăn sẽ giảm nên sẽ dẫn tới hiện tượng chậm tiêu và những bệnh nhân này dễ bị táo bón..
     
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9