nhờ tìm hộ những giải thích về hai chữ "xương mai"
lá chờ rơi 27.04.2015 14:19:55 (permalink)
Xin nhờ giải thích :
 
Trong văn học ta thường gặp câu “ mình hạc xương mai” để tả người phụ nữ đẹp. Trong bài Thề Non Nước, Tản Đà cũng có câu “xương mai một nắm hao gầy”.
Nên xin nhờ quý bạn nào biết giải thích hộ “xương mai” là xương của con gì, hoặc là vật gì mà lại được dùng để mô tả hình dáng đẹp đẻ của người phụ nữ.
Chân thành cám ơn quý bạn.
Lá chờ rơi 27/04/2015 
 
#1
    casau 28.04.2015 12:35:13 (permalink)
    Đúng ra phải là "mình hạt sương mai" chứ. Có nơi giải thích có nghĩa là mỏng manh như "hạt sương mai".
    #2
      lá chờ rơi 01.05.2015 08:53:27 (permalink)
      chào bạn Siêu Hiệp Sĩ
       
      Mình hạc xương mai
      Câu trả lời của bạn không thuyết phục được cá nhân tôi, vì xưa nay tôi chỉ gặp các từ “mình hạc, xương mai” như trong bài Thề Non Nước của Tản Đà với câu “Xương mai một nắm hao gầy”. Còn ngày xưa tôi cũng có một người bạn trẻ mô phỏng theo âm thanh mà nói diễu chơi rằng đó là mình hạt sương mai. Nhưng chỉ là sự diễu chơi mà thôi !
      Thân mến chào bạn.
      Lá chờ rơi 01/05/2015
       
       
      #3
        casau 03.05.2015 08:49:54 (permalink)
        Cũng có thể bạn nói đúng, nhưng đi tìm nguồn gốc của một số từ ngữ tiếng Việt quả thực không phải là một việc dễ.
        Một số từ ngữ (hay thành ngữ) đôi khi do dân địa phương đọc trại đi, lâu ngày cách viết cũng thoát thai hẳn ý nghĩa ban đầu của từ ngữ đó.
        Chẳng hạn từ "cắc chú" để chỉ những người Tàu, thật ra ban đầu là từ "khách trú" để ám chỉ những Hoa kiều sinh sống ở Việt Nam.
        Thành ngữ "ăn như tạ hồ đôn" để chỉ những người ăn mạnh, ăn khỏe thật ra phải là "ăn như Hạ Hầu Đôn". Hạ Hầu Đôn là một nhân vật trong truyện Tam Quốc ăn rất khỏe.
        Chẳng thấy từ điển nào giải thích từ nguồn gốc "xương mai" cả, chỉ thấy giải thích ý nghĩa của cụm từ đó thôi.
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.05.2015 00:07:52 bởi casau >
        #4
          lá chờ rơi 09.05.2015 08:34:45 (permalink)
          casau


          Cũng có thể bạn nói đúng, nhưng đi tìm nguồn gốc của một số từ ngữ tiếng Việt quả thực không phải là một việc dễ.
          Một số từ ngữ (hay thành ngữ) đôi khi do dân địa phương đọc trại đi, lâu ngày cách viết cũng thoát thai hẳn ý nghĩa ban đầu của từ ngữ đó.
          Chẳng hạn từ "cắc chú" để chỉ những người Tàu, thật ra ban đầu là từ "khách trú" để ám chỉ những Hoa kiều sinh sống ở Việt Nam.
          Thành ngữ "ăn như tạ hồ đôn" để chỉ những người ăn mạnh, ăn khỏe thật ra phải là "ăn như Hạ Hầu Đôn". Hạ Hầu Đôn là một nhân vật trong truyện Tam Quốc ăn rất khỏe.
          Chẳng thấy từ điển nào giải thích từ nguồn gốc "xương mai" cả, chỉ thấy giải thích ý nghĩa của cụm từ đó thôi.

          Chào bạn CASAU
           
          Cám ơn sự góp ý của bạn. Rất đúng như bạn nói. Có những cụm từ là chữ nghĩa văn chương, nhưng người bình dân ít học (nhứt là thuở xưa) chỉ nghe rồi bắt chước nói lại thành ra sai lệch. Má tôi cũng ở trong trường hợp nầy, cụm từ “bất đắc dĩ” má tôi chỉ nói là “bất dĩ” nhưng người nghe vẫn hiểu.
          Về chữ “xương mai” tôi nghĩ có lẽ để nói là vóc dáng “mảnh mai” của người phụ nữ.
          Nhưng tôi nêu ra hỏi cả làng để biết chắc hơn.
          Thành thật rất cám ơn bạn.
          Lá chờ rơi 09/05/2015
           
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9