Cuộc sống thật và giả
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 9 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 121 bài trong đề mục
Đặng Quang Chính 16.07.2017 16:15:07 (permalink)
Dẫn nhập:
– Nói là “chuyện” vì không phải là bài bình luận, dù đôi khi có dạng giống như thế.
– “chuyện dài”: khi nào sự liên quan giữa Mỹ và VN còn, chuyện sẽ còn tiếp tục.
– Như tựa đề: “sà lách”, nên không theo thứ tự nào cả, nghĩa là không theo thứ tự thời gian, nội dung…nghĩa là, hễ người viết nảy sinh một ý nào đó, trong một lúc nào đó, sẽ viết bài.
– Nói là “sà lách” nghĩa là tạp bí lù, lấy ý từ bài viết khác, từ nhận xét khác…hay có thể là sự phối hợp. Nhất là có thể bài đã được viết, không phải chỉ từ ngẫu hứng mà còn do sự nhậy cảm riêng của người viết. Do đó, trong những trường hợp này, độc giả không cần đặt câu hỏi là ý tưởng đó dựa trên căn bản suy nghĩ ra sao.
 
 
--------------------------------------------
 
Đĩa sà lách Mỹ quốc (số 9)
Chuyện xem tướng
 
 
Lúc này, người Tây cũng thích xem tướng. Tin hay không chưa biết, vì có khi họ chỉ sử dụng vào mục đích chính trị.
 
Trong thời kỳ tranh cử, gần đến lúc ăn thua, không biết ai chi tiền mà chiêm tinh gia thế giới đã họp nhau tại California. Họ đi đến kết luận là bà Hillary sẽ đắc cử Tổng thống.
 
Điều thú vị là phạm vi xem tướng không chỉ là xem chỉ tay và xem khuôn mặt. Một ngành khoa học -tâm lý học- qua cử chỉ bộ điệu cũng có sự phán đoán về tư cách con người.
 
Bài viết: "Đĩa sà lách Mỹ quốc" số 7, ngày 30.01 (*) đã nói ít nhiều về điều này.
 
Từ ngày 30.01 đến nay, báo chí Tây phương (nhất là truyền thông thiên tả) khai thác nhiều lần về sự việc này. Chẳng hạn, vợ ông Trump khoát tay, không chịu cùng nắm tay với chồng, khi ra khỏi phi cơ. Cái bắt tay để ngữa lòng bàn tay của Trump khi đưa ra để Putin bắt, tại cuộc họp riêng tại G.20. Các giáo sư Tiến sĩ phân tích chi tiết ghê lắm về cái bắt tay đó.
 
Nhưng, họ còn thiếu một nhận xét khác mà chỉ có người viết bài này có được. Khi mới đắc cử, trong cuộc nói chuyện giữa hai người, cựu và tân TT, trước phóng viên, cách ngồi của ông Trump đã được người viết ghi nhận chính xác.
 
Cái lối ngồi, tựa khủy tay lên đầu gối, hai cánh tay khuỳnh lại và hay bàn tay bắt lại (hay xen kẻ vào nhau) cho thấy người này là một tay có võ công cao cường!. Thật thế, với cách ngồi này, địch thủ không biết lúc nào người có tư thế này sẽ tấn công...và tấn công theo kiểu cách nào.
 
Lâu nay, (từ ngày 30.01 đến nay) truyền thông Mỹ (dù thiên tả hay thân chính phủ -đài Fox chẳng hạn-) đều nói nhiều về một điều: cách nói của ông Trump tuy khó nghe...nhưng không ai có thể đoán ông ấy sẽ làm gì sau đó!!....
 
 
 
Đặng Quang Chính
16.07.2017
09:50
 
 
(*) https://www.tvvn.org/forums/xfa-blog-entry/%C4%90%C4%A9a-s%C3%A0-l%C3%A1ch-m%E1%BB%B9-qu%E1%BB%91c.4450/
#76
    Đặng Quang Chính 05.08.2017 17:30:16 (permalink)
    Tự thưởng thức bản nhạc tự chế
    (vụ việc Trịnh Xuân Thanh)
     
     
    Về vụ Trịnh Xuân Thanh, các trang mạng đầy những bản nhạc với những khấu túc khác nhau. Người viết cũng có một bản nhạc tự chế... và tự thưởng thức như sau
     
    Vụ Trịnh xuân Thanh khi mới xảy ra đã được tôi nhận định không sai. Trong khi những nguồn tin, những suy đoán lộn xộn không biết "xừ" Thanh còn trong nước hay đã chạy ra ngoài...và ở Pháp, Mỹ hay Canada, thì tôi đã xác định là "me xừ" này ở Đức. Chẳng phải tôi hay gì!...Chẳng qua là vì cách xì tin của anh chàng Dân làm báo (thì phải..?). Đâu phải chỉ có mình tôi biết được cái tin bị "xì" này...mà nhiều người vẫn biết...mà vẫn bị rối bong.
     
    Sau đó đến nay (trước khi Thanh bị bắt) người viết chỉ mong có một điều: khi một cuộc đổi mới xảy đến, khi có những vụ xử tội như vụ tội diệt chủng của Pôn Pốt, ông Thanh sẽ là nhân chứng cho việc bán tài nguyên, bán đất nước như thế nào..!
     
    Bản nhạc tự chế của tôi có đoạn kết như sau: ông Thanh, nếu không có sự phải đối của chính phủ Đức, sẽ bị "thanh toán" theo nghĩa chính xác của nó. Giống như Dương Chí Dũng và Phạm Quí Ngọ mà thôi. Thời gian: lâu hay mau do các nhân tố can thiệp vào sự việc.
     
    Nay, với yêu cầu của Đức, thời gian "im tiếng" (bị thanh toán) sẽ được bọn lãnh đạo "cơi nới" (chữ của mấy ảnh) ra. Nhưng, dù thế nào, cái kết cuộc của Thanh cũng bi thảm, chẳng khác nào học giả Lưu Hiểu Ba của Tàu. Cụ thể hơn, như trường hợp Nguyễn Bá Thanh (người từng là cựu tỉnh ủy Đà Nẵng)... nghĩa là, nếu tin về Thanh có được tung ra cho báo chí, lúc đó Thanh cũng bán sống bán chết bởi căn bệnh tự chế của bọn lãnh đạo CS trong nước. Chẳng ai có thể gần Thanh lúc đó...và có gần, Thanh cũng chẳng nói được gì!...
     
    Trên là bản nhạc tự chế và tôi tự thưởng thức. Hay dở phải do những người khác góp ý!
     
    Còn bản nhạc của bọn lãnh đạo Cs tại VN ra sao?
     
    Chúng chối bai bải về việc Thanh bị bắt cóc. Chúng rêu rao là Thanh tự thú. Chúng nói rằng Tô Lâm (trùm công an VN) chẳng biết tin gì về việc đó. Nếu không có nốt nhạc "tự thú", có lẽ thời gian tồn tại của Thanh còn có thể nối dài, trước khi sự việc được xếp đặt theo ý của bọn lãnh đạo. Nhưng với nước Đức, bản nhạc của chúng là "đếch sợ"!.
     
    Muốn đuổi bọn làm việc ngoại giao với Đức về lại VN, chính phủ Đức cứ làm. Muốn đoạn tuyệt hẳn về ngoại giao, cứ làm. Muốn chấm dứt việc làm ăn kinh tế. Cứ làm!...Tóm lại, bất quá cũng như bị Mỹ cấm vận từ sau 1975 đến 2001 là hết mức (*). Đây là một đoạn nhạc có thể khó hiểu đối với một số người Việt.
     
    Nhưng, nội dung của nó, với người để ý thời cuộc, thật ra chẳng có gì khó hiểu. Chúng, bọn Bắc bộ phủ, trước nay đã rất lâu, đứng trước hai lựa chọn "Đi với Mỹ mất đảng, đi với Tàu mất nước" ...mà con đường chúng đã chọn ra sao, kẻ bàng quang đều thấy rõ!. Nay, xá gì một nước Đức, dù hạng ba kinh tế trên thế giới chăng nữa, cũng có gì khiến chúng quan tâm. Đất nước có suy yếu, người dân có cùng khổ, tất cả đều không quan trọng. Điều quan trọng khiến chúng sợ nhất là, khi cái ghế cai trị của chúng, quyền lợi của chúng bị mất đi; đấy mới là điều đáng nói.
     
    Trong vụ Trịnh Xuân Thanh này, bọn lãnh đạo Bắc bộ phủ đang "tự sướng" với bản nhạc do chúng tự chế (bắt cóc được T.X.Thanh theo ý đồ đã dự trù)..nhưng sướng thế nào, sướng đến đâu...thời gian sẽ có câu trả lời chính xác.
     
     
    Đặng Quang Chính
    05.08.2017
    11:13
     
     
     
     
    (*)     http://vietnamembassy-usa.org/vi/basic-page/mot-so-moc-dang-nho-trong-quan-he-viet-nam-hoa-ky.
     
    18/10/2001: TT Bush ký nghị quyết thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
     
    #77
      Đặng Quang Chính 13.08.2017 02:05:47 (permalink)
      Chuẩn bị thời cuộc (2)
      Khoảng trống quyền lực
       
       
      Lịch sử cận đại của VN, từ những năm 1945 đến nay có những giai đoạn vẫn chưa rõ rệt. Nhưng, có lẽ do "truyền khẩu" lần hồi, lâu rồi trở nên có vẻ như hợp lý. Ở đây, chúng ta nên xem lại việc "Việt Minh cướp chính quyền" có điều gì không ổn nơi "giai thoại" đó không. Sau đó, ta xét xem, ngay sau khi một đột biến chính trị xảy ra, chúng ta sẽ làm gì để tránh đi một khoảng trống quyền lực. Nói khác đi, tuy là đột biến, nhưng sự liên tục kế tiếp của một thực tiễn chính trị khác, không tạo nên những khủng hoảng trầm trọng.
       
      * Sự thật về ngày 19.08.2017
         - cướp chính quyền
            Nhóm CS nằm trong Việt Nam đồng minh hội (Việt Minh) đã cướp chính quyền.
               "cướp" là chữ dùng đúng. Bên gọi là Quốc gia dùng chữ này như một tiêu cực (xấu)...nhưng, trên thực tế, khi một nhóm (đảng) chính trị nắm chính quyền không qua một cuộc bầu cử mà qua một hình thức bạo loạn thì chữ này được dùng đúng cách.
          - Giai thoại hơn chục đảng viên đầu tiên (du kích) của Võ Nguyên Giáp trên rừng Pắc Bó. Nói là giai thoại vì phía CS sử dụng như một lối tuyên truyền. Thực tế: có nhóm chính trị nào mà không bắt đầu từ một số ít người?.
       
             Có người cho rằng: "Trong lúc phôi thai ấy, bọn CS chỉ khoảng hơn 5000 người mà thôi. Với sự trợ giúp của Nhật, chính phủ Trần Trọng Kim có thể tiêu diệ và nhổ tận gốc rễ bọn CS thì đất nước VN đâu có cuộc chiến tranh VN và đâu có cái đại họa CS" (a)
       
      (Lời người viết: Ông Tuấn viết: "Trong lúc phôi thai ấy.." là lúc nào?. Lối viết này gây phân vân nơi người đọc. Và "khoảng hơn 5.000 người"...là lúc chúng cướp chính quyền vào ngày 02.09.1945 (?). Con số lấy từ dữ kiện nào?
       
      Bài viết này không đi sâu vào cách viết của ông Tuấn. Người viết chỉ nêu ra để mọi người thấy, vì ông Tuấn giới thiệu sách, nên có thể viện dẫn sự việc qua loa như vậy. Nhưng, ghi nhận một sự kiện lịch sử, không thể làm theo cách đó được)
       
      Nhưng, dù con số nhân lực của CS như thế nào, họ đã: (1) Họ đã nhận được hỗ trợ tình báo của Đội yểm trợ không lực Hoa Kỳ (AGAS); do đó, nhận được trang bị quân dụng, vũ khí, đạn dược và sự huấn luyện. (2) Bọn cán bộ CS cao cấp trà trộn vào mọi cơ Quan từ trung ương ở Huế, cho đến tận Nam Kỳ. Chẳng hạn, Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Minh Giám, Phạm Ngọc Thạch, Phạm Văn Bạch..v..v..Ngoài ra, tên Phạm Khắc Hòe, ngự tiền Đổng lý của Bảo Đại làm tay sai cho chúng (3) Lợi dụng sự không cảnh giác vì trong cùng Mặt trận Việt Minh, cán bộ CS ra sức truy lùng, chém giết các lãnh tụ đối lập, các thành phần yêu nước trong các đảng phái Quốc gia.
       
      Việt Minh (VM) lợi dụng Pháp và Nhật đang tranh giành ảnh hưởng nên có cơ hội bành trướng và phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, trận đói năm Ất Dậu làm chết cả triệu người là dịp để VM tuyên truyền đánh Pháp, diệt Nhật cứu nước.
       
      Trong khi đó "...Nội các Trần Trọng Kim gần như không có một lực lượng quân sự nào, kể cả Nghĩa Dõng Quân, tiền thân của lính Khố đỏ thời Pháp. Cảnh sát cũng do người Nhật nắm giữ.." nên khi Thiên Hoàng đầu hàng "...cả nước không có quân lực để bảo vệ quyền lực nên mới bị CS cướp đoạt quyền lực một cách dễ dàng, bằng vài ba cây súng..." (b)
       
      (Lời người viết: bài viết này không đi sâu vào các dữ kiện lẻ tẻ của các bài viết khác. Nhưng, lối nói "...bằng vài ba cây súng..." khiến người xem ít nhiều ngạc nhiên, vì những thuận lợi của bọn VM khá nhiều (như ghi trên) mà lại có vài ba cây súng, như tác giả này và một số người khác đã viết, khiến các dữ kiện như đối nghịch nhau)
       
      Đưa ra một ít nhận xét về sự đột biến quyền lực vào giai đoạn trước và đến ngày 02.09.1945, người viết muốn vạch ra rằng: KHÔNG có sự chuẩn bị thời cuộc, phe muốn nắm quyền lực sẽ KHÔNG có thế thượng phong. Đó cũng là nhược điểm khi khoảng trống quyền lực đã không được lực lượng toàn dân nắm giữ!.
       
      Với hiện tình VN, "lực lượng toàn dân" là ai?.
      Có phải là "Tập hợp Quốc dân Việt"?
      Còn những nhóm "Tổ chức dân sự xã hội" làm được gì?
      Đã có đảng nào được thành lập ở VN chưa?
       
      Nếu chắc chắn sẽ có chiến tranh Tàu-Mỹ...lực lượng nào sẽ thúc đẩy toàn dân làm cuộc đổi thay tại VN?
       
      Nếu không có cuộc chiến tranh đó, làm thế nào để tạo nên một vụ "cháy rừng" (thay đổi quyền lực lãnh đạo đất nước)?. Nếu 42 năm nay qua, người dân Việt chưa có được một "diêm quẹt", những lực lượng du kích ban đầu (như ở khu rừng Bắc Bó) thì vì tiền đồ và tương lai đất nước, chúng ta (người Việt trong và ngoài nước) nên cố sức thành lập nên những nhóm du kích như thế. Trễ còn hơn không!...
       
      Nói đến những lực lượng du kích như thế, chúng ta không có đường lựa chọn nào khác là trở về phương cách dùng "đoản kiếm và trường thương" như đã nói ở bài trước.
       
       
      Đặng Quang Chính
      12.08.2017
      18:50
       
       
       
       
      Ghi chú: 
      (a) https://mg.mail.yahoo.cóm...ch?.rand=6tk2tkk3ro4g9
           Ts Nguyễn Anh Tuấn, một trong những bài giới thiệu sách "Bảo Đại- Trần Trọng Kim và đế quốc Việt Nam
      (b) https://www.tvvn.org/dau-...hinh-quyen-muong-giang
       
       
       
         
       
       
       
       
       
       
      #78
        Đặng Quang Chính 20.08.2017 12:06:10 (permalink)
        Nghe mà ham !..
         
         
        Ai thấy tựa đề một bài viết như sau mà không ham, chắc có lẽ đã "liệt dương"!. Bài viết có tựa: "Những dấu hiệu báo tử cho chế độ CSVN".
         
        Chế độ độc tài toàn trị tại VN đã được "báo tử" nhiều lần, bởi những người Việt hải ngoại. Nhưng, hình như giấy báo tử chưa nhận được dấu công chứng, nên cái chết của bọn CS (ngụy Tàu) vẫn còn là việc tiên đoán.
         
        Bài viết được đưa lên trang mạng ngày 18.08. Có lẽ người đưa tin muốn nhấn mạnh sự việc nên viện dẫn nhiều nguồn tin và giải thích như có vẻ nói đi nói lại (1) nên người viết chỉ lấy ra một giải thích có thể thích hợp cho nhiều người như sau:
         
        "Trong thực tế, cho dù Việt Nam tăng lãi suất gửi đồng USD trong thời gian tới, động tác này cũng khó làm hấp dẫn thêm lượng tiền kiều hối ở nước ngoài gửi về. Lý do đơn giản là mặc dù Ngân nhà nhà nước Việt nam đã duy trì chính sách gửi đồng USD với lãi suất bằng 0 trong cả năm qua, vẫn có nhiều người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp tìm cách lách luật bằng việc vẫn gửi USD vào ngân hàng rồi ngay sau đó, họ lại thế chấp sổ tiết kiệm để vay lại VNĐ với lãi suất 4%-5%/năm, tiếp tục gửi tiết kiệm VNĐ với lãi 6%-7%. Như vậy, người gửi USD đã có mức sinh lời 2%/năm, và các ngân hàng thương mại vẫn đang huy động USD với mức lãi suất là 2%. Do đó, nếu Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất huy động USD lên 0,25-0,5% thì cũng chỉ là bước đi nhằm dần dần hợp thức hóa những gì mà các ngân hàng thương mại đang làm, chứ không thể tăng huy động thêm USD cho nền kinh tế".
         
        Người viết rất ham nghe và thấy về việc chế độ toàn trị tại VN được báo tử. Nhưng, nghĩ cho cùng, có lẽ việc đó sẽ xảy ra, nhưng thời gian cho cái chết này không thể sớm như chủ quan của nhiều người.
         
        Sau đây là một vài yếu tố khác, kéo dài cái chết của CSVN.
        - Nếu dự báo của Pew Research Center về kiều hối năm 2017 về Việt Nam chỉ có 5,4 tỷ USD là đúng, đây sẽ là cú tụt hậu có giá bằng 10 năm: mức kiều hối 2017 sẽ tụt về năm 2007.
          Điều trên có nghĩa là: chế độ đã sống từ năm 2007 đến nay nên dù ngắt ngoải vẫn cứ sống "nhăn răng" như thường (dù sống như thế nào, trả lời cho các chủ nợ quốc tế ra sao). Bây giờ, nếu người dân thắt lưng buộc bụng (bất đắc dĩ vì vật giá tăng cao), các chủ nợ quốc tế, vì nhiều lý do, cứ nuôi con bò ốm đói, để lấy sữa...bò vẫn còn sống. Khi chưa thật cần thiết, họ vẫn chưa "giết" con bò (con nợ). Chẳng hạn trường hợp của Hy Lạp)
         
        - Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ sẵn sàng mở rộng vòng tay, trong chiến lược bá chủ thế giới (Obor)(2)
         
        - Chuyện TT.Mỹ ký sắc lệnh cấm gửi tiền về VN, đâu phải đến đời TT. Trump mới nghĩ đến; nhưng chính phủ Mỹ còn chần chờ phải có những lý do riêng của họ.
         
        Chuyện chúng ta đợi CSVN sụp đổ vì khủng hoảng kinh tế là việc của chúng ta. Căn nhà VN giống như một cây ăn trái, có những trái đang chờ rụng vì quá chín, nhưng nếu chúng ta dùng cây thọt cho trái rụng sớm hơn; điều này có lợi hơn. Những cuộc tranh đấu -dù bất cân phân sức lực như hiện tại- vẫn cần duy trì, để đạt đến tình trạng giống như hình ảnh vừa được nêu ra.  
         
         
         
        Đặng Quang Chính
        19.08.2017
        22:40
         
         
         
        (1)https://mg.mail.yahoo.com...h?.rand=6mir9orf3fbum#
        (2)https://www.tvvn.org/obor...cua-trung-quoc-tu-thuc
        #79
          Đặng Quang Chính 22.08.2017 19:17:18 (permalink)
           
          Qua cái chết của Lưu Hiểu Ba
           
          Lưu Hiểu Ba là nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Trung Quốc, được giải Nobel đã qua đời ngày 13.07. Tính đến nay thời gian đó đã hơn một tháng. Sự việc đã lắng đọng...hay hậu quả của cuộc chiến đấu sẽ còn như vết hằn, lưu mãi trong tâm tư những con người đặt nặng nhân quyền lên trên những giá trị khác?!...
           
          Chúng ta điểm qua vài nét về nhà nhân quyền này, trước khi trả lời câu hỏi nêu trên.
          «Tên tuổi vị giáo sư, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng này gắn liền với sự kiện Thiên An Môn năm 1989 khi nhà cầm quyền Trung cộng cho quân đội, công an giết hại, thảm sát hàng ngàn người biểu tình ôn hòa đòi dân chủ. Giáo sư Lưu khi đó còn rất trẻ, đang thỉnh giảng tại đại học Columbia ở New York. Lòng yêu nước và sự quả cảm của một trí thức chân chính đã thúc đẩy ông bay về Bắc Kinh, đồng hành với giới trẻ Trung Quốc, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa và chứng kiến tận mắt tội ác của nhà cầm quyền Trung cộng.
           
          Cùng với một số người sống sót khác, ông Lưu Hiểu Ba được thừa nhận là đã có công thương thuyết với quân đội để cứu hàng trăm (có tài liệu nói hàng ngàn) người biểu tình khỏi sự giết hại và rời khỏi quảng trường một cách an toàn  (1)
           
          Từ năm 1989 đến năm 2008, nghĩa là "...kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn đến trước năm 2008, Lưu Hiểu Ba liên tục bị khủng bố, đe dọa và đã từng hai lần bị bắt đi tù. Ông từng từ chối đi tị nạn chính trị ở Úc, quyết định ở lại Trung Quốc để đấu tranh, vận động nhân quyền trong bối cảnh bị khủng bố rất khốc liệt.
           
          Năm 2008, ông và một nhóm trí thức đã giúp soạn thảo ra một cương lĩnh mang tên Hiến chương 08. Tài liệu này đã kêu gọi một loạt những cải tổ dân chủ ở Trung Quốc bao gồm một Hiến pháp mới và một nền dân chủ tư pháp. Các đòi hỏi này được ghi trong một tài liệu dựa theo khuôn mẫu « Hiến Chương 77 » của nhà ly khai Tiệp Khắc Vaclav Havel. Được đăng tải nhân dịp một trăm năm Hiến Pháp Trung Quốc và kỷ niệm 60 năm bản Tuyên bố phổ quát về nhân quyền, bản « Hiến Chương 08 » đã gây tiếng vang trong một thời gian dài.
           
          Hai ngày trước khi Hiến chương được công bố trên mạng, cảnh sát đã tới lục soát nhà ông và bắt ông đi. Trong phiên tòa xét xử ông năm 2009, Lưu Hiểu Ba tuyên bố: «Tôi muốn nhắc lại với cái chế độ đã tước quyền tự do của tôi là tôi không có kẻ thù, tôi không thù oán ». Ông cũng nói sau phiên tòa xử rằng:"Tôi vẫn luôn mạnh mẽ tin rằng những tiến bị chính trị của Trung Quốc sẽ không ngừng lại và tôi với niềm lạc quan sâu sắc, mong muốn được thấy một đất nước Trung Quốc tự do trong tương lai" và ông cho rằng "Vì không có thế lực nào có thể ngăn chặn được đòi hỏi của con người được có tự do và Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia được điều hành bởi luật pháp, nơi nhân quyền là trên hết"​.
           
          Bản án 11 năm tù vào năm 2009 (sau hơn 1 năm bị tạm giam) là bản án dài nhất trên con đường tranh đấu mà ông từng nhận, tận đến khi ông qua đời" (1).
           
          Đâu phải chỉ cá nhân ông Ba, vợ ông ấy "… bà Lưu Hà cũng bị nhà cầm quyền Trung cộng khủng bố, đe dọa và ngăn cản quyền tự do đi lại».
           
          Do vậy, giải thưởng Hòa bình Nobel 2010 dành cho ông ấy tuy là một danh dự cao quí, nhưng như một bát cơm có thịt được đưa đến cho một ông nhà giàu (đầy lòng nhân ái)!
           
          Nhưng ông nhà giàu đầy lòng nhân ái đó cũng không được nhà cầm quyền của đất nước ông ấy cho phép đi nhận!. Sau khi được tặng giải thưởng này, bà Lưu Hà, vợ ông, cũng bị quản thúc tại gia, bị cách biệt không được nhận những trợ giúp của gia đình và những người ủng hộ. Giới chức trách Trung Quốc không bao giờ giải thích tại sao họ lại giới hạn việc đi lại của bà.
           
          Không những thế, nhà cầm quyền Trung cộng khi đó đã phản đối rất gay gắt giải thưởng này dành cho ông, đồng thời không ngừng cho báo chí bôi nhọ và mạ lị ông. Họ miêu tả ông là một tội phạm có mục đích "lật đổ nhà nước». Tên tuổi Lưu Hiểu Ba không xuất hiện trên báo chí Trung Quốc kể từ có những kẻ phạm tội hình sự.
           
          Sau cái chết của Lưu Hiểu Ba, những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực nào đã xảy ra?
          «Số phận của bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba hiện là một câu hỏi lớn, ngay cả với những người bạn thân thiết của gia đình. Nhà thơ, nhiếp ảnh gia 56 tuổi đã bị quản thúc tại gia từ khi người chồng bị lãnh án năm 2009. Sự cô lập này khiến bà Lưu Hà bị trầm cảm nặng nề. Đôi khi bà được phép đi thăm ông Lưu Hiểu Ba tại trại giam. Trong nhiều năm dài, chính quyền Trung Quốc thỉnh thoảng cho bà đến ăn cơm với cha mẹ một lần trong tuần, nhưng bà vừa bị mất đi người cha năm ngoái, và đến tháng Tư năm nay thì mẹ bà Lưu Hà cũng qua đời» (2) .
           
          Luật sư Mạc Thiểu Bình (Mo Shaoping), người đã cố biện hộ cho Lưu Hiểu Ba từ khi ông mới bị bắt vào năm 2008 nhận định: «Lưu Hiểu Ba là ngòi nổ của phong trào đấu tranh cho nhân quyền. Ông đã hy sinh trọn cuộc đời cho tình nhân loại và cho Trung Quốc».
           
          Các nhà đối lập luôn được các nhà ngoại giao phương Tây tại Trung Quốc khẳng định sự ủng hộ. Nhưng họ tự hỏi, nếu ở cấp cao nhất, trong các dịp tiếp xúc giữa các nguyên thủ, những nhà lãnh đạo các nước này có can đảm đối đầu với Tập Cận Bình hay không. Đa số nước phương Tây khác, trong đó có cả Pháp, tự bằng lòng với việc công bố các thông cáo của bộ Ngoại Giao, đòi hỏi Bắc Kinh tôn trọng ý nguyện cuối cùng của Lưu Hiểu Ba muốn rời khỏi Trung Quốc. Mức độ phản đối chỉ đến thế thôi!
           
          Thái độ tránh né chỉ trích Bắc Kinh trong vấn đề Lưu Hiểu Ba của các lãnh đạo hàng đầu thế giới như tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu Donald Tusk và nhiều lãnh đạo khác, như đã chứng tỏ rằng Trung Quốc đã tính toán đúng đắn.
           
          Đối với Trung Quốc, việc xử lý bệnh tình của « tù nhân » Lưu Hiểu Ba là công việc nội bộ của Trung Quốc, nước ngoài không có quyền xen vào. Khi quốc tế đòi Trung Quốc cho Giải Nobel Hòa Bình xuất ngoại, Bắc Kinh đã từng bác bỏ mọi yêu cầu, cho rằng nhà ly khai đã được chăm sóc một cách tốt nhất tại Trung Quốc!.
           
          Nhận định về thái độ trên đây của Trung Quốc, nhật báo Thụy Sĩ Le Temps cho rằng có lẽ Bắc Kinh cảm thấy đủ sức chấp nhận rủi ro của việc để cho Giải Nobel Hòa Bình duy nhất của họ chết trong vòng lao lý. Tính toán của Bắc Kinh, theo Le Temps, là họ sẽ không bị hề hấn gì trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc nổi lên là cường quốc kinh tế hàng đầu của hành tinh, một cứu tinh của nền kinh tế và thương mại tự do, một thế lực đáng kể trên chính trường quốc tế.
           
          Theo báo Le Monde, càng tạo được tin tưởng trên trường quốc tế, Trung Quốc càng khép chặt trong nội bộ, dưới bàn tay sắt của Tập Cận Bình. Ông Hồ Giai (Hu Jia), nhà ly khai bị quản thúc, được Nghị Viện Châu Âu tặng giải thưởng Sakharov năm 2008 vẫn còn choáng váng trước thông tin về cái chết của Lưu Hiểu Ba. Ông nói:«Sự hợp tác của Trung Quốc là cần thiết, cho dù về kinh tế hay về hiệp định khí hậu Paris (…) Tuy nhiên chúng ta đang sống trong một thế giới hai mặt. Toàn thế giới tưởng niệm Lưu Hiểu Ba, nhưng trên internet Trung Quốc, tất cả đều bị xóa sạch» (2)
           
          Luật sư Đằng Bưu (Teng Biao), sang Hồng Kông tị nạn rồi sang Hoa Kỳ sau khi bị biệt giam suốt 70 ngày vào năm 2011, nhận xét: «Vấn đề nhân quyền không còn được nêu ra như một chủ đề chính trong các diễn đàn như hội nghị G20». Ông tin rằng các nhà đấu tranh đã đông đảo hơn trong những năm gần đây, nhưng lại bị nguy hiểm nhiều hơn và cảm thấy rõ là ít được bên ngoài hỗ trợ hơn, «không còn có ý định gây áp lực lên Trung Quốc». Luật sư nói:«Thật đáng thất vọng » (2)
           
          Ju Jie, một nhà bất đồng chính kiến, bạn thân của cặp vợ chồng ông Lưu, nói rằng ông rất buồn và tức giận khi biết tình trạng suy yếu của ông Lưu. Ông Yu nói, Trước mắt thế giới, ông Lưu Hiểu Ba bị sát hại bởi Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, và không có nhân vật chính trị phương Tây nào chỉ trích ông Tập.  Đây là dấu hiệu cho thấy sự thất bại hoàn toàn của ngoại giao nhân quyền ở phương Tây» (3)
           
          Riêng ông Lưu, đã qua đời, nhưng còn để lại những ý tưởng sâu sắc về nhân phẩm con người: Những gì tôi đòi hỏi cho chính tôi, dù là một con người hay là một văn sĩ, Tôi luôn nguyện vọng sống một đời thành thật, có trách nhiệm, và có phẩm hạnh».  “Tôi không có kẻ thù và đó là lời tuyên bố sau cùng.” (3)
           
          Một bông hoa nhân quyền đã rơi rụng, trước giông bão của sự độc ác. Loài người, trước sự gẩm rú của sự xấu xa, hung dữ, đã tạm thời tìm một nơi trú ẩn. Nhưng giông bão chắc chắn sẽ qua, hạt giống nhân quyền sẽ vươn trỗi mạnh mẽ. Điều đó sẽ xảy đến, như loài người, sau khi trải qua nhiều giai đoạn suy, thịnh vẫn còn hiện diện trên hành tinh nhỏ bé này.
           
          Nhưng, thời gian bao lâu để hạt giống nhân quyền có thể sẽ vươn mầm trỗi dậy chính là suy tư của những người còn mang tính nhân bản thiên phú trong người.
           
           
           
          Đặng Quang Chính
          22.08.2017
          08:48
           
           
           
          (1)   https://www.facebook.com/thanh.nghien.1/posts/786220098206122
          (2)   https://mg.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=dslsdia5deg6r#
          (3)   http://www.baocalitoday.com/the-gioi/tu-nhan-chinh-tri-doat-giai-nobel-luu-hieu-ba-tu-tran.html
          #80
            Đặng Quang Chính 24.08.2017 00:52:26 (permalink)
            Đĩa sà lách Mỹ Quốc (11)
            Thầy tướng "thứ thiệt"


            Lần đầu tiên, khi Phát Ngôn Viên Tòa Bạch Ốc, Sean Spicer xuất hiện, người viết thấy ông này có vẻ chân chất sao đó. Nhưng, vì ông ấy chỉ là phát ngôn viên nên người viết không quan tâm lắm.

            Nhưng đến khi TT Trump ra lệnh bắn hỏa tiển vào Syria vì chính quyền nước này bị nghi là dùng vũ khí hóa chất tấn công thường dân, và khi ông Spicer nói chuyện với báo chí, người viết cảm thấy ông này không chuẩn bị "bài vở" gì cả! (học trò mà trả bài cho thầy, cô kiểu trật lất như vậy thì chỉ nhận đươc điểm 0). Ai đời, lại cho rằng, Hitler không dùng hóa chất tại các trại tập trung Holocaust.

            Spicer nói với TT Trump cho ông ta vài tuần để có được một sự chuyển tiếp công việc một cách nhẹ nhàng vì không thể có nhiều thợ nấu trong một nhà bếp.

            Nhưng khi Anthony Scaramucci -người thay Spcier- xuất hiện lần đầu trên truyền hình (mà tôi thấy được) tôi có cảm giác anh ta là "dân chơi" thứ thiệt!. Có thể vì khuôn mặt dài, tóc chải tém...và mang kiếng mát (?).

            Hôm qua, xem trên báo Na Uy, đọc đến câu mà Scaramucci dùng để phản ứng lại một nhân vật nào đó, trong đó có vài chữ diễn ý rằng: "...tôi (Scaramucci) không phải là loại người bú...c...của tôi", người viết cảm thấy nhận xét đầu tiên của mình không sai lắm! (hy vọng rằng, người viết không đọc lộn câu mà từ nhân vật nào khác).

            Vì thế, người viết muốn biết thêm nhân vật này là ai?

            Scaramucci là phó chủ tịch ngân hàng xuất-nhập khẩu của Mỹ, một cơ Quan công quyền (1)

            Anh này không có kinh nghiệm gì về truyền thông nhưng chắc do ảnh hưởng nghề nghiệp nên rất "dẻo mồm"!

            Trước báo chí, xuất hiện trong vai trò thay thế Spcier, anh ta khen rất ngọt, cho rằng Spcier là người yêu nước và vô cùng duyên dáng (incredibly gracious). Đồng thời, Scaramucci còn "nâng" TT Trump theo kiểu như là, một con người tuyệt vời và tôi yêu Tổng thống và muốn làm việc tại nơi đây. Lời xin lỗi này, khác hẳn với chỉ trích trước đây của Scaramucci. Vào tháng 8, 2017, trong cuộc phỏng vấn của Fox Business, hắn đã xem thường ông Trump với cách nói ông Trump như là "một tên hay phá bỉnh, một người được tiền thừa kế với cái "mồm lớn"! (2)

            Do đó, chẳng trách Spcier có nhận xét, Scaramucci đại diện cho sự xung động có ý nghĩa lớn nhất trong nhóm tham mưu tối cao và có thể là dấu hiệu của những sự chấn động lớn hơn sắp xảy đến.

            Chẳng trách Deidre Ball, vợ của Scaramucci, đã nộp đơn ly hôn với chồng, một tuần sau khi Scaramucci trở thành giám đốc truyền thông của Tòa Bạch Cung.

            Nếu người viết là thầy xem tướng "thứ thiệt", tôi sẽ không nhận tiền của Scaramucci, để luận đoán tương lai của người thân chủ "thứ thiệt" này!



            Đặng Quang Chính
            29.07.2017
            23:20




            Ghi chú:
            (1) http://www.bbc.com/news/world-us-canada-40690501
            bài viết có tựa: "Sean Spicer quits: White House press secretary plays down 'row'
            (2) he dismissed Mr Trump as a "hack" and "an inherited money dude" with "a big mouth".
            (3) http://www.msn.com/en-us/news/polit...divorce/ar-AAp0f5G?li=BBmkt5R&ocid=spartandhp
            #81
              Đặng Quang Chính 27.08.2017 16:29:11 (permalink)
              Tại sao tự do bị cấm..?
               
              Câu hỏi có vẻ lỗi thời, nhưng trên thực tế, đã bị lãng quên nhiều ít, nhất là trong các chế độ độc tài, đảng trị. Trong các chế độ này, người dân đã bị tẩy não một cách tinh vi và triệt để nên việc đòi hỏi nhân quyền bị xem như một điều gì xa xỉ!
               
              Trong việc quản trị xã hội, hai đối thể tương nghịch luôn có sự tác động qua lại: chính quyền và lực lượng đông đảo nhân dân. Chính quyền, trong chế độ độc tài thường không để người dân có tự do theo ý muốn của họ.
               
              Nhưng, tại sao các chế độ độc tài lại không muốn người dân có được sự tự do?
               
              Trước hết, vì việc họ lên nắm chính quyền hoặc do bạo lực hay qua sự lường gạt, dối trá.
               
              Nhưng khi những người CS đã nắm chính quyền, họ vẫn tiếp tục dùng sự lường gạt, dối trá như là chủ trương cố hữu. Nhà báo Robert Templer, trong cuốn sách Bóng và Gió, có nhận xét:"Sự dối trá trong xã hội cộng sản tồn tại như một định chế và được sự bảo kê cần thiết để tồn tại và phát triển".
               
              Gần nhất, qua xôn xao làng mạng về điều được gọi là, CS đã chấp nhận VNCH, một tác giả trẻ đã có nhận xét như sau: "Người ta đang xôn xao về cái gọi là “Công nhận Việt Nam Cộng Hòa” trong sách lịch sử của đảng CSVN. Nhưng cái điều đó có gì mới không ? Thật ra thì Nguyễn Tấn Dũng đã từng lên tiếng trước Quốc Hội CSVN về việc Hoàng Sa – Trường Sa là của VNCH. Nhưng rồi thì sao ? 3X vẫn chửi VNCH là “Mỹ - Ngụy” như thường. Và CSVN vẫn tiếp tục bán biển đảo cho Tàu, vẫn đàn áp thương phế binh VNCH như đã từng làm bao năm qua. Rồi cái gọi là “Hòa Giải- Hòa Hợp” thì sao ? Cũng là từ cái miệng nói láo lem lẻm của CSVN. Để rồi cuối cùng như ai cũng thấy, chúng chỉ nói cho sướng miệng và gạt lừa những ai nhẹ dạ, cả tin mà thôi. Chúng ta đã từng nghe biết bao điều CSVN nói, biết bao lời hứa có cánh của chúng, nhưng đã bao giờ chúng làm đúng một điều gì tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam của chúng ta hay chưa ? Xin trả lời là chưa bao giờ cả" (*).
               
              Cuối cùng, trong phần kết luận, anh ta nhấn mạnh: "Mọi thứ đều là giả dối bởi vì nó được xuất phát từ thứ chủ thuyết luôn dạy người ta phải giả dối. Chưa kể, nó cộng với những tên lãnh đạo nhờ sự dối trá, lọc lừa để cầm quyền đất nước cho nên tất cả chỉ là giả cũng là điều không có sai. Khi mà dối trá đã trở thành lẽ sống của đảng CSVN, của những người dân bị đảng nhồi sọ thì giả dối cũng là chuyện thường tình. Mà nói cho cùng, sống chung với giả dối, sống chung với ma quỷ thì nếu không biết giả dối cũng chẳng thể sống được. Cho nên, chỗ nào cũng thấy giả và giả mà thôi…."
               
              Tổng Thống VNCH đã nói câu nói để đời: "Đừng nghe CS nói mà nhìn những gì CS làm".
               
               
               
              Đặng Quang Chính
              27.08.2017
              10:16
               
               
               
               
              (*) https://mg.mail.yahoo.com...h?.rand=cbf88bda1jluf.
              Đặng Chí Hùng
              #82
                Đặng Quang Chính 02.09.2017 17:10:07 (permalink)
                Thừa giấy vẽ voi (II)
                 
                 
                Trên diễn đàn mạng, người ta gần đây (nhất là sau vụ bầu cử TT ở Mỹ) hay được nghe (thấy) nhóm chữ "truyền thông cánh tả" và "truyền thông thổ tả" và "fake news". Có lẽ cộng đồng mạng người Việt bây giờ, đối với một số trang mạng (người gửi bài), họ đã tổng hợp được tất cả những chữ vừa nói trên.
                 
                Chẳng hạn, trong thời gian qua, có nhiều bài gửi đăng có nội dung, đại ý rằng, Trịnh Vĩnh Bình không thể tiết lộ thông tin về vụ án (kiện nhà nước CSVN). Xin lỗi!...người viết không muốn xem nội dung, sau khi đọc đề tựa như thế. Chuyện thưa kiện, dù cá nhân, sau khi kết thúc, nếu cả hai bên đều đồng ý không tiết lộ gì hơn, câu chuyện xem như kết thúc. Đàng này, vụ kiện giữa một cá nhân và một tập thể, đại diện cho một chính quyền, với mức độ phải chịu trả cho cá nhân ấy số tiền bồi thường lên đến hơn cả ngàn triệu mỹ kim, là chuyện càng cần được dấu kín. Có chi là lạ. Đừng "thừa giấy vẽ voi"!
                 
                Chuyện khác về một tựa đề, nội dung đại khái là: Trần Đại Quang đang được bảo vệ tại miền Tây...rồi, Trần Đại Quang đã xuất hiện, được hứa sẽ ban cho một chức vụ...Tin này, vừa có tính "truyền thông thổ tả"...và "fake news". Tại sao thế?. Xin xem bài viết: Thừa giấy vẽ voi (Trịnh Xuân Thanh) (1)
                 
                Chuyện khác, có tựa đề, đại khái là, cán bộ xã ngoài Vũng Tàu đã từ chức hàng loạt. Người xem tin sẽ đặt câu hỏi: cán bộ xã hay tỉnh. Vào xem nội dung, mới biết, ý người đưa tin là, nhà nước CS thâm thụt công quĩ, hết tiền trả lời cho cán bộ xã. Nhưng, câu chuyện không dừng tại đấy. Một loạt bài cũ trước đây mà lúc bấy giờ, có tựa đề, đại khái là, CSVN sẽ sụp đổ tức khắc, nếu không có kiều hối được gửi về. Người viết có một bài góp ý về niềm lạc quan quá mức ấy. Bài viết góp ý có tựa: "Nghe mà ham" (2). Bây giờ, họ đổi đề tài qua việc cán bộ xã Vũng Tàu từ chức hàng loạt, để đưa ra chuyện cũ là, CSVN sẽ sụp đổ nếu không có kiều hối!.
                 
                Ý riêng người viết, kết thúc ở đây là, ngoài những nhóm chữ mà chúng ta đã hay nghe (thấy) như đã nêu trên, chúng ta nên gom chúng vào một nhóm chữ khác, cho dễ thấy sự kết hợp lộn xộn những tính cách loan tin làm mất thì giờ của người đọc là, "thừa giấy vẽ voi"!
                 
                 
                Đặng Quang Chính
                02.09.2017
                10:58
                 
                 
                 
                (1)   https://www.tvvn.org/forums/threads/c%C3%B3-g%C3%AC-kh%C3%B3-hi%E1%BB%83u.77148/
                (2)   https://mg.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=cmrpqr4fen1m1#
                trên trang mạng ngày 20.08, qua link của Truongvobiquocgiavietnam
                #83
                  Đặng Quang Chính 08.09.2017 15:49:17 (permalink)

                  Vài hàng về cuộc triển lãm "Hướng về phía rừng"
                  từ ngày 06.05.17 — 08.10.17.
                   

                  Mỗi cuộc triển lãm về tranh ảnh đem lại cho người xem một suy nghĩ khác nhau. Nhưng, riêng tôi, lần triển lãm này đã cho tôi một ý niệm khá đặc biệt. Ý niệm đó là, tranh của Munch ít ra đã mang một tư tưởng gì đó. Nếu diễn tả ở mức độ cao hơn, ta có thể nói, đó là tính triết học.
                   
                  Vì thế, tôi đã viết ra đoạn ngắn cảm nhận đó như sau:
                   
                  Cám ơn Munch
                  Cám ơn Karl Ove Knausgård và Kari Brandtzæg

                  Tôi nghĩ rằng, phần đông người đến thăm Viện Bảo tàng Munch, muốn xem tranh của danh họa này vì tính hiếu kỳ của họ. Danh họa được nhiều người trên nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Nhưng danh họa được biết đến vì điều gì?. Phần nhiều họ không biết đủ kiến thức hội họa nên họ không quan tâm đến điều đó. Khá hơn điều đó là những bức tranh đã làm họ xúc động và truyền cho họ cảm hứng- điều đó tốt, nhưng còn thiếu cái gì đó.
                   
                  Và cái thiếu đó là gì?
                  Những đề tài triển lãm trước đây cho cảm tưởng như nhãn hiệu dán trên một sản phẩm. Một khái niệm hay một ý tưởng. Không gì hơn...!
                   
                  Quan điểm của người họa sĩ là gì?
                   
                  Chắc chắn anh ta không chỉ muốn biểu thị kỹ thuật, nhưng còn muốn rằng, tác phẩm của ông ta sẽ truyền đi sự hiểu biết sâu sắc và cảm hứng của ông ấy. Và không ít tâm hồn hay tính triết học. Với cuộc triển lãm này, ý tôi là, người xem đã cảm nhận một điều gì đó là tâm hồn của Munch.
                   
                  Dĩ nhiên, tâm hồn đó được nhận thức qua hai người đã dàn dựng và chịu trách nhiệm về cuộc triển lãm này, Knausgårds og Brandtzægs, nhưng điều đó tốt hơn một khái niệm hay "nhãn hiệu" trên một cuộc triển lãm.
                  Trong tương lai, có thể chúng ta sẽ có một cuộc triển lãm với chủ đề: "Hướng về thành phố"(?)- Tôi không rõ, nhưng lần triển lãm này đã đủ đối với tôi, vì thế tôi muốn nói: Cám ơn Munch, Knausgård og Kari Brandtzæg»!
                   
                   
                   
                  Đặng Quang Chính
                  08.09.2017
                  09:37
                  #84
                    Đặng Quang Chính 13.09.2017 04:34:38 (permalink)
                    Kinh nghiệm xương máu


                    Ngày mai 11.09.17, Na Uy có cuộc bầu cử Quốc Hội. Qua đó, một thủ tướng mới (lãnh đạo khối đa số) sẽ lên cầm quyền. Đây là một cuộc tranh cử có tầm quan trọng rất lớn, quyết định tương lai một nước Na Uy, từng có lần đã được bầu là một trong các quốc gia có cuộc sống tốt đẹp cho người dân.

                    Tình hình tranh cử, nói chung, diễn tiến ra sao?

                    Rất sôi nổi và căng thẳng. Sôi nổi vì qua những cuộc điều tra thăm dò, đảng chính quyền (hữu phái, Cấp tiến, Cơ Đốc Giáo, đảng cánh trái -Venstre part-) và nhóm đảng xã hội dân chủ (dẫn đầu là đảng Lao Động -arbeiderparti-) tỷ lệ cao, thấp không nhiều và thay đổi hàng tuần (nếu không nói là hằng ngày). Căng thẳng vì qua những cuộc đối luận trực tiếp trên truyền hình, tám người, đại diện cho các chính đảng lớn, được chất vấn qua nhiều đề tài khác nhau, có vẻ như không đại diện nào có câu trả lời đáp ứng được hầu hết khán giả theo dõi.

                    Sôi nổi và căng thẳng đến độ một trong những nhật báo lớn (Aften Posten) đưa tựa là, những lá phiếu cá nhân, sau cùng có thể làm ảnh hưởng đến kết quả chung.

                    Hy vọng số người đi bầu sẽ cao hơn trong những lần bầu cử trước. Điều này được đặt ra, vì trước đây, khi những nhân vật chính trị nước Mỹ được phỏng vấn, đã cho rằng, sự chênh lệch giữa hai khuynh hướng (cánh hữu và cánh tả) tại Na Uy là không đáng kể!. Trong khoảng 40 năm qua, đời sống người dân ổn định nên họ có tâm lý, giao chính quyền (qua việc bầu cử) cho chính phủ nào cũng không đáng quan tâm.

                    Là công dân Na Uy, tôi không thể không tham dự vào cuộc bầu cử. Trước đây, khi còn đi làm, thuộc Tổng Công Đoàn Lao Động (LO), tôi gần như tham gia hầu hết các cuộc đàm luận, họp bàn do LO tổ chức, nên có một ít hiểu biết về cách vận động của các đảng phái chính trị tại nước này. Đặc biệt, LO xem như một cánh hỗ trợ rất lớn đối vói đảng Lao Động (Arbeidepartiet).

                    Chẳng phải vì là một thành viên của LO mà tôi ủng hộ đảng Lao Động. Cũng phải chẳng lý thuyết to lớn gì cả (hôm nay, báo Aften Posten) đưa ra 60 mươi hạng mục và mức độ ủng hộ hay chống đối của các đảng lớn tại Na Uy, để người đọc có thể có nhận định đúng mức. Câu trả lời là tại sao tôi ủng hộ, tổng quát, có lẽ sẽ được người hỏi ít, nhiều đồng ý.

                    Câu trả lời sẽ là, nếu lợi tức quốc gia của Na Uy không thể đạt được đến mức phát triển cao hơn nữa (nguồn lợi chủ yếu là dầu hỏa và cá, lâm nghiệp, nhưng trong thời gian rồi, chỉ còn ngư nghiệp có mức xuất khẩu đáng kể) tôi sẽ bầu cho đảng Lao Động.

                    Đó là kinh nghiệm xương máu mà hầu hết người dân Việt Nam, từ 1975-1990, đã nhận ra được. Đó là thời kỳ VN có mức lợi tức quốc gia thấp nhất. Đó là thời kỳ người dân chịu cảnh đói kém cao độ. Nhưng, dù bưng bít hay không, thời kỳ đó, tham nhũng không trở thành quốc nạn. Có tài nguyên, lợi tức gì bán đi được để xảy ra cảnh đó. Những vụ thanh toán, tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn mafia đỏ của chính quyền bọn CS, chỉ xảy ra trong vòng khoảng hơn mười năm qua mà thôi!

                    Nếu cần giải thích chi tiết, hình ảnh đơn giản sau, nói lên khá đủ. Một cái bánh có mười phần, mà chỉ có mười người dân, sự phân chia sẽ đem lại sự công bằng tương đối. Khi chỉ có mười người dân mà phần bánh lên đến con số 30(40) miếng, lúc đó cứ để những ai có khả năng, tự mình tranh lấy số phần bánh, nhiều hơn những người yếu khả năng làm việc. Theo nhận định riêng, cái bánh Na Uy đã không có nhiều phần bánh hơn trước. Nhưng, nếu để tình trạng cạnh tranh xảy ra, xã hội sẽ có sự chênh lệch rất lớn giữa các thành phần dân chúng.

                    Sự chênh lệch giữa các thành phần dân chúng đã là đề tài tranh cảnh sôi nổi qua lập luận của các đảng chính trị Na Uy, trong suốt thời gian qua.

                    Hy vọng rằng, sau cuộc bầu cử, đảng chính quyền hiện nay (được diễn tả là blåblå -có thể dịch là "xanh đậm"- có khuynh hướng thiên hữu) nếu chiếm được đa số, sẽ tiếp tục cầm quyền, nhưng sẽ không quên rằng, sự chênh lệch xã hội sẽ làm nẩy sinh những vấn đề quan trọng, gây ảnh hưởng đến tương lai phát triển của đất nước.


                    Đặng Quang Chính
                    10.09.2017
                    18:49
                    #85
                      Đặng Quang Chính 16.09.2017 15:58:59 (permalink)
                      Một ngày bâng khuâng
                       
                       
                      Sáng, trong lúc điểm tâm, mở truyền hình xem kết quả bầu cử. Các đài truyền hình Na Uy có lệ là không mở chương trình trước 7:00. Chỉ một số đài và chỉ vì chương trình đặc biệt nên mới mở trước giờ này. Chương trình phát hình trực tiếp, nhưng có lẽ là phần đã thâu vào tối hôm qua; trước khi chấm dứt bầu cử: 21:00 ngày thứ hai 11.09.17.
                       
                      Khoảng 09:00, trong lúc chờ khám bệnh, xem báo của trường Đại học Blindern. Trong có bài, tựa nói đại ý là, sinh viên cho rằng, đảng Rødtgrønne (chủ lực là đảng Lao động) tốt nhất. Diễn giải bên dưới, nói thêm rằng, đảng này đưa đến đường lối tốt hơn đảng cầm quyền, nhưng những vấn đề quan trọng nhất đối với họ đã được giải quyết tốt trong thời gian đảng blåblå (đảng bảo thủ, chủ lực là đảng Høyre) cầm quyền (vừa qua)!
                       
                      Ngồi đợi trong phòng giao dịch của ngân hàng, trên màn ảnh truyền hình, đưa tựa đề, có sự lo ngại rằng, người dân không tham gia đủ vào ngày bầu cử.
                       
                      Ngồi đợi xem phim tài liệu trong phòng chờ đợi của đại học Blindern, mở máy vi tính. Một bản tin của BBC cho biết, đảng cầm quyền (blåblå) chiếm được 89 ghế trong Quốc hội, còn đảng Rødtgrønn (chủ lực là đảng Lao động) chiếm được 80 ghế. Do đó, đảng cầm quyền tiếp tục lãnh đạo thêm 4 năm nữa.
                       
                      Trong lúc xem phim, chợt đưa mắt nhìn ra ngoài, trên một chiếc xe Trikk, hình ảnh ứng cử viên Lao động, Jonas Gahr Støre, được chụp chính diện, trông thật ăn ảnh. Nếu đây là mặt của người thắng cử, nét mặt chắc sẽ vui hơn nhiều, trong thực tế.
                       
                      Sau khi xem xong, nhận được một email của LO (Công đoàn Lao động, một lực lượng chủ lực của đảng Lao dộng) với lời của Chủ tịch công đoàn, Mette Nord, đại ý là, không nghi ngờ là chúng ta đã thất vọng với kết quả bầu cử, nhưng đồng thời chúng ta thấy rằng, đảng cầm quyền đã yếu đi rất nhiều.
                       
                      Thật thế, lúc tôi có mặt trong phòng bầu cử, bấy giờ mới thấy, các đảng chính đã bị chia phiếu lung tung. Bởi lúc tranh luận trên đài (và theo dõi chính sự lâu nay) phần đông ai cũng chỉ biết đến tám đảng nồng cốt. Ai ngờ, vào phòng phiếu thấy có tổng cộng tất cả 20 đảng lớn nhỏ. Có những đảng người ta chưa từng nghe đến tên; chẳng hạn, đảng hưu trí, đảng sức khỏe..v..v...Đảng cầm quyền tiếp tục cầm quyền, vì với sự hợp tác của đảng Cấp tiến, số ghế chiếm trong Quốc Hội khá cao (dù cả hai, theo thống kê, đã giảm tỉ lệ tin cậy) trong khi đảng Lao động, dù tỉ lệ tin cậy cao, nhưng đảng phụ trợ chiếm số ghế không nhiều, nên tổng cộng, vẫn thấp hơn đảng blåblå!.
                       
                      Như đã nói trong bài trước (Kinh nghiệm xương máu) uy tín giữa những đảng lớn và khuynh hướng của họ không khác nhau nhiều (dù mang danh đảng bảo thủ hay cánh tả). Nhưng, ở vị thế cầm quyền, trong thời gian khá lâu trước ngày bầu cử, Bộ trưởng bộ nhập cư (đảng Cấp tiến) đã đưa ra các biện pháp khá cứng rắn, nên con số nhập cư của người nước ngoài đã giảm. Vì thế, đây là đòn làm nặng thêm cán cân cho phe bảo thủ!.. bởi người dân đã chán nhiều, ít với các cuộc di dân (nhất là với dân Syria trong thời gian gần đây)
                       
                      Dù thế nào, cuộc bầu cử Quốc hội của Na Uy, năm 2017 đã chấm dứt. Không khí trước và sau ngày bầu cử, nói chung, có thể nói là tốt đẹp. Nếu cần đưa ra so sánh, có lẽ, tốt hơn cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ vừa qua.
                       
                      Nhưng, điều bâng khuâng của người viết không nằm nơi hai cuộc bầu cử đó.
                       
                      Hôm qua, trên Facebook, tình cờ tôi đọc được những lời phê bình qua lại, qua việc những người Việt đi làm công tại nước ngoài (Đại hàn, Đài Loan..v..v..). Một bên chỉ trích những người đã hết hợp đồng vẫn còn ở lại, trong thế bất hợp pháp, khiến một số khác trong nước, bây giờ muốn ra nước ngoài làm việc bị trở ngại. Bên kia cho rằng, mỗi hoàn cảnh phải ứng phó, khiến họ phải ở lại ngoài ý muốn. Không thể không có ý kiến, tôi đã góp ý về việc này. Đại ý là, vì nghèo nên phải đi ra nước ngoài làm công. Nhưng, xứ ta, tiền rừng biển bạc kia mà!. Con ông, cháu cha của những người bán rừng, bán biển, mỗi cuối tuần, qua Ma Cao, Hồng Kông, Singapour ăn chơi, bài bạc...Chúng ta chỉ biết cày..và làm thân trâu ngựa cho bọn "bán rừng, bán biển" cưỡi!. Chúng ta như "gà què ăn quẩn cối xay" cắn nhau tơi tả...mà không ai để ý đến nguyên do tại sao chúng ta phải luẩn quẩn trong vòng nghèo khó!
                       
                      Đã hơn 42 năm, bao lần bầu cử (gian dối) tại nước nhà. Bao lần công quĩ (tiền thuế của dân) được trích ra để chỉ thực hiện mỗi một việc: đảng cử, dân phải bỏ phiếu! (dù biết rằng nhóm được bầu cũng chỉ là bù nhìn trong cái gọi là Quốc Hội). Có ai thắc mắc đến tính chính danh của nhóm cầm quyền đâu.
                       
                      Sự phán xét và phẫn nộ đã chai lì.
                       
                      Lớp người lớn tuổi ở hải ngoại ngày dần dần như lá mùa thu, không biết khi nào rụng. Thế hệ thứ hai tại hải ngoại, nếu nhập vào dòng chính, có khi quên hẳn quê hương của cha, mẹ. Hoặc, họ cũng năng nổ, hăng hái nhưng hình như sau một thời gian, vì lẽ nào đó, đi chệch hướng của cha, anh. Lớp người trẻ trong nước, vì nhiều lý do, hình như lâu dần cũng trở nên thụ động, ù lì. Chữ nhiều người hay dùng hiện nay là họ đã mắc chứng bệnh vô cảm!
                       
                      Bọn cầm quyền làm gì cho đất nước?
                       
                      Nhóm chữ "bọn mafia đỏ" hay "Thái thú tân thời" đã được dùng lâu nay. Có người còn gọi họ là "Tàu ngụy (hay Hán ngụy). Dù gọi thế nào, việc bán tài nguyên, rừng biên giới, đảo ngoài khơi đã là việc càng ngày càng rõ nét! Nay mai, sát nhập vào Tàu như là một bang phía Nam của Tàu là việc trước hay sau, mau hay chậm mà thôi.
                       
                      Chả bù với nhân vật Akbar trong phim tài liệu. Akbar đã từng là đại đế của đế quốc Mughal, bắc Ấn Độ từ những năm 1542. Akbar không những giỏi về quân sự mà còn là người đã làm đế quốc Mughal lớn hơn và giàu hơn trước đó gấp ba lần. Ngoài ra chính Akbar đã nối kết được hai tôn giáo lớn là Muslim và Hindus (*).
                       
                      Thế mới biết, dựng nước và giữ nước đã khó...mà làm cho đất nước phát triển, sánh vai cùng các quốc gia khác trên thế giới là việc không dễ chút nào. Tượng đài của ông Hồ, xây cất tốn đến cả ngàn tỉ có ý nghĩa gì...khi đất nước cứ càng ngày càng lụn bại.
                       
                      Bao giờ đất nước ta sẽ phát triển và thịnh vượng ngang hàng với các quốc gia bạn vùng Đông Nam Á? Chưa nói đến mong muốn đó, chỉ việc đoàn kết được mọi người dân, trong và ngoài nước; điều đó đã là một thành công lớn. Đã 42 năm rồi... nhóm lãnh đạo đất nước ta còn chờ đến bao giờ?! Một bâng khuâng như thế đã vương vấn nơi tôi trong suốt một ngày se lạnh của mùa thu.
                       
                       
                       
                      Đặng Quang Chính
                      12.09.2017
                      22:22
                       
                       
                       
                       
                       
                      Ghi chú:
                      * https://www.biography.com...kbar-the-great-9178163
                      #86
                        Đặng Quang Chính 22.09.2017 00:03:14 (permalink)
                         
                        Như đã nói trong phần trước "Vài hàng về cuộc triển lãm "Hướng về phía rừng", cuộc triển lãm "Mot skogen" lần này tại Viện bảo tàng Munch, có ý nghĩa đặc biệt (đối với riêng tôi).
                         
                        Nếu tranh chỉ đưa ra những nét kỹ thuật riêng của họa sĩ, nói rằng tác giả đã theo một trường phái hội hoạ nào đó, tạo nên một hứng khởi gì nơi người xem; điều đó, đối với tôi chưa đủ.
                         
                        Tôi nhìn tranh, qua những điểm kể trên, nhưng cũng nhìn tranh qua tâm trạng, suy nghĩ của người họa sĩ. Họ tạo nên bức tranh, cũng qua đó, gửi gắm một tâm tư hay nói cho quan trọng hơn, có khi đó cũng là một ý nghĩa có tính triết học.  
                         
                        Lần triển lãm này, qua hai người chịu trách nhiệm là Karl Ove Knausgård và Kari Brandtzæg, họ đã nói giùm Munch điều đó. Vì thế, tôi muốn đi sâu hơn những gì mà hai người chịu trách nhiệm nói trên muốn truyền tải đến người xem.
                         
                        Sau đây, một ý nghĩ được đào sâu thêm.
                         
                         
                        ------------------------------
                         
                         
                        Nếu Knausgård đã là một chính khách....

                         
                        Trong lần bầu cử vừa rồi và sau đó, khi Hadia Tajik là Bộ trưởng văn hóa, đã có cuộc bàn cãi về những gì thật sự là giá trị của Na Uy. Khi lần tranh cử trong năm nay gần kề, có một cuộc bàn cãi lớn và bánh waffles, dâu tây và cà phê được đưa ra như là món đặc trưng của người Na Uy.
                         
                        Nhưng chúng ta có cần đưa ra nhiều chỉ dấu để chứng tỏ rằng một sắc dân đặc biệt (có sự) tùy thuộc vào nhau?
                         
                        Trong phần cuối của khu vực triển lãm có tên "Lys og kaos" của buổi triển lãm "Mot skogen", có đoạn văn trên vách như sau:
                         
                        "Munch lưu tâm đến việc một bức tranh có thể thay đổi như thế nào (nội dung) một bức tranh khác, làm thế nào mối quan hệ và bối cảnh tạo ra một cái gì đó nhiều hơn các công trình cá nhân, một âm thanh, theo cách gọi của Munch.

                        Điều đó cũng giống như con người, cùng nhau hợp lại chúng ta hơn những cá nhân đơn lẽ và đó là những khuôn mặt khác chúng ta cùng sống, không phải riêng của chúng ta, nơi ấy chúng ta không thấy gì".
                         
                        Đó chính là giá trị cơ bản của xã hội Na Uy. Từ đó, Na Uy đã tạo nên một hệ thống xã hội an sinh, đã hơn hai trăm năm. Do đó, khi nào chúng ta còn nhớ và nghe được chữ "klangen", chúng ta vẫn còn có hệ thống an sinh tại Na Uy.
                         
                        Tiếc rằng, Knausgård không phải là một chính khách, do đó, chẳng ngạc nhiên chúng ta, những cá nhân đơn lẽ tiếp tục tự tìm kiếm.
                         
                         
                         
                        Đặng Quang Chính
                        21.09.2017
                        17:56
                        #87
                          Đặng Quang Chính 24.09.2017 04:59:21 (permalink)
                           

                          Giai cấp trên cao
                           

                          Nếu nhận định đó không sai với điều mà nhiều người thấy được, chuyện của bà Kiều Chinh chẳng có gì là khó hiểu.

                          Bà ta là một diễn viên điện ảnh có tiếng của miền Nam, trước năm 1975. Bà ta đã từng ở nước ngoài trước khi miền Nam thất thủ vào tay CS miền Bắc. Tại nước ngoài, bà này vẫn tiếp tục nghề nghiệp của mình. Và dĩ nhiên, cuộc sống của bà, nếu không nói thuộc về tầng lớp cao, cũng có thể được xếp vào loại trung lưu. Nhưng, điều quan trọng nhất là, bà ấy không thể có kinh nghiệm (kể cả cảm giác) của những người từng là nạn nhân của cuộc chiến 1954-1975. Cảm giác đó, nếu có được, cũng chẳng qua là cảm giác thấy được qua màn ảnh truyền hình. Dân Mỹ, vì thế, trở nên phản chiến. Vô hình trung, họ phản bội ngay chính cả sự huy sinh của con, em mình. Điều đó đã được chúng ta thấy qua trường hợp Jane Fonda.

                          Từ sau 1975, theo nhiều bài viết, bà Kiều Chinh đã về VN làm từ thiện. Nơi những thành phố lớn tại VN, bộ mặt "phồn vinh giả tạo" -chữ mà bọn CS hay dùng để tuyên truyền, khi chúng còn đánh phá miền Nam- đã khiến bà ta bị "thuyết phục". Những nơi mà bà ta đến làm việc từ thiện, dĩ nhiên là nghèo khó, thiếu thốn. Bà ta cảm động. Nhưng, bà đâu có dịp nói chuyện, tâm sự, tìm hiểu với những người dân sống trong nghèo khổ. Bà không có thì giờ. Với bà, giúp xây dựng trường học (chẳng hạn), thế là đủ. Bà không biết nguyên nhân vì sao mà đất nước ta "Rừng vàng, biển bạc" -cũng là lối nói tuyên truyền của người CS- mà người dân vẫn sống đời cơ cực. Vả lại, chắc gì người dân ở đó dám thố lộ với bà. Nếu họ làm được điều này, chắc bà ta phải ngạc nhiên (?) vì có một địa phương yếu kém về kinh tế mà tại nơi đấy, người ta đã quyết tâm xây dựng tượng đài ông Hồ với tốn phí hơn cả ngàn tỉ đồng!

                          Kinh tế suy thoái, không còn là một cảm giác. Đó là qua báo cáo kinh tế của các tập đoàn tư bản phương Tây. Quả thế, nếu không có nguồn tiền do người Việt ở nước ngoài gửi vê, ngày sụp đổ của tập đoàn cai trị tại VN chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Nhưng qua những phô trương (xây cao ốc, khách sạn...v..v..) bằng sự đầu tư của công ty nước ngoài (qua đó, hối lộ tham nhũng có đất phát triển) đã làm mờ mắt một số người. Trẻ em lớn lên tại VN không thấy được điều đó là điều dễ hiểu. Nhưng cả đến những người đã làm việc trong chính phủ VNCH trước kia mà còn không phân biệt được, đâu là phát triển thật sự, đâu là "phồn vinh giả tạo". Điều đó cho thấy sự tuyên truyền của tập đoàn cai trị đã thành công nhiều, ít.

                          Dân xa thành phố vẫn sống đời cơ cực, trong khi tầng lớp cán bộ xây nhà cửa như dinh thự, có cuộc sống xa hoa, cho thấy đây là chính sách của tập đoàn cai trị. Họ xem đó như là một cách thế để củng cố quyền lực trung ương. Những ai đấu tranh chống lại sự bất công đó, chống lại đường lối hối lộ, tham nhũng, bị xử án nặng. Những người chống lại những sai trái có tính xâm phạm đến quyền lợi của quốc gia, càng đáng bị xử gắt gao hơn, theo cái nhìn của tập đoàn thống trị. Chẳng hạn vụ Fomorsa, tội danh có âm mưu lật đổ nhà nước "nhân dân", được gắn cho người chống đối, là điều chẳng làm ai ngạc nhiên.

                          Vì thế, nếu bà Kiều Chinh quả thật không nhận ra được những điều sơ lược như vừa kể; đấy là điều đáng thương nơi chính bà ta. Bởi vậy, bà đã thốt lên rằng: “Tại sao tôi lại gặp cái cảnh này ?! Tôi đã làm gì nên tội?”. Bà đã bị một số người đồng hương, tham dự cuộc họp mặt la lớn, “Cộng sản! Cộng sản! đi xuống”. Đó là một từ ngữ thóa mạ nặng nề nhất, đối với người Việt tị nạn tại Little Sài Gòn. Câu nói đó được ghi nhận sau cuộc gặp gỡ với đồng bào quận Cam, năm 2000 trước đây (1) 
                           

                          Dù thế nào, tầng lớp trên cao của thượng tầng cấu trúc xã hội, vẫn dễ dàng đến với nhau (như nói ở đầu bài). Họ có thể hoán đổi vị trí và tầm vóc lợi lạc (không phải quyền lực) để cùng nhau hợp tác (dù ở bất cứ mức độ nào). Điều ấy được thấy qua tường thuật của phóng viên Orange County Register: Tôi đã có mt ngôi nhà đp ti Hà Ni và tôi mt nó. Tôi cũng đã có mt ngôi nhà đp ti Sài Gòn và tôi cũng mt nó. Vì thế hin nay tôi đang có mt căn nhà khác, nhưng tôi s chng quan tâm nếu tôi li mt nó”, bà Kiều Chinh nói
                          Bà đã thản nhiên vứt bỏ những căn nhà của bà bởi vì bà kiếm ra nó dễ dàng quá, nó chỉ là một góc sự sản của bà. Sau khi vứt bỏ căn nhà ở chỗ này thì bà lại có một căn nhà khác tại chỗ kia to đẹp hơn, cho nên bà có thể bình thản khi nghĩ tới những lần mất nhà. Người ta có thể luận đoán rằng, sự sản mà bà Kiều Trinh bỏ ra, theo lượng định của bà ấy, chẳng so được với danh tiếng mà bà ta tạo ra qua công việc làm từ thiên. Điều luận đoán này, có thể sai mà cũng có thể đúng. Áp dụng vào trường hợp của Jan Fonda, cũng chẳng sai nhiều. Danh tiếng của một minh tinh màn bạc sẽ sáng chói hơn qua hình ảnh một Jane Fonda đã tươi cười, ngồi lên chiếc ghế của một khẩu súng phòng không tại Hà Nội.

                          Ngày nay, Jane Fonda đã 72 tuổi, không còn việc gì làm trong ngành điện ảnh, nhưng được cựu TT Obama vinh danh là một trong 100 người đàn bà của thế kỷ (2). Vợ Obama cho đó là người đàn bà đẹp, sâu sắc và là người có hiểu biết và tham gia chính trị (3). Điều này không thiệt gì cho bà ta và chắc bà ta cũng chẳng thắc mắc gì về việc làm của mình, hơn 30 năm trước đây.

                          Jane Fonda là một người nước ngoài, nếu có hối hận về việc mình đã làm, đã bị gán tiếng "phản quốc" bởi những người đồng hương của bà ấy...thì đó là việc của người Mỹ. Nhưng, bà Kiều Chinh, đến nay đã 17 năm, không biết bà ấy có còn thắc mắc gì về việc mình bị thóa mạ nặng nề vào lúc đó hay không (?)!



                          Đặng Quang Chính
                          23.09.2017
                          21:54




                          (1) https://mg.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=afftknng2marq

                          (2) [link=https://www.change.org/p/president-obama-stop-the-honoring-of-jane-fonda-as-woman-of-the-century]

                           




                          (3) https://www.change.org/p/...s-woman-of-the-century

                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.09.2017 05:10:11 bởi Đặng Quang Chính >
                          #88
                            Đặng Quang Chính 28.09.2017 04:52:36 (permalink)
                            Tôi yêu nước...mắm

                            Thanh niên theo cha mẹ định cư ở nước ngoài, khi tuổi còn nhỏ...hoặc họ được sanh trưởng tại nước ngoài, lúc nói chuyện với người lớn tuổi, giọng nói mang âm hưởng lai căng. Đôi khi họ không diễn tả được điều muốn nói, hoặc cố găng diễn đạt, cũng ít nhiều phải chêm vào câu nói những chữ của ngôn ngữ bản địa.

                            Đôi người khó tính, đưa lời phê bình này khác. Nhưng, rồi họ cũng quen dần với sự khó chịu đó. Chính họ, sống tại nước ngoài khá lâu, cũng quên đôi chữ bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ. Vì thế, khi đọc tin (trên báo hoặc trên mạng) lâu ngày, nhiều người nhiễm luôn những tiếng lạ quắc, đang được xài bên Việt Nam. Trước thì giải phóng, cải tạo, tranh thủ...Nay thì vô tư, triều cường, mấy K (mấy chai ..v..v..

                            Trước đây, có lúc vợ tôi chưa có việc làm, nhận nuôi trẻ cho một cô có chồng Na Uy. Người vợ cẩn thận, nhắc vợ tôi đừng cho trẻ ăn mặn. Việc ăn uống tại nhà riêng của họ, theo người vợ, ông chồng không muốn vợ mình cho con tập ăn các món ăn Việt; nhất phải chấm nước mắm.

                            Sau này, khi gặp lại đôi lần, đứa bé càng ngày càng có vẻ xa cách. Dĩ nhiên, ông bà nó ở VN, nó còn xem như người lạ, nói chi chúng tôi. Lần gặp sau cùng, có lẽ nó đã được 19(20) tuổi rồi.

                            Chúng tôi hỏi nó còn nhớ chúng tôi không. Nó ú ớ trả lời không thông. Không hiểu học từ cha mẹ hay học lóm từ bạn bè người Việt, thay vì diễn tả, tôi yêu nước VN lắm!...nó nói theo kiểu của nó thành "Tôi yêu nước...mắm".

                            Sau 42 năm sống tại nước ngoài, một số người lớn tuổi có suy nghĩ và diễn tả cũng na ná như người thanh niên đó. Nói lớn tuổi ở đây là độ tuổi trên 55 trở lên. Họ thuộc đủ thành phần. Có lẽ họ ăn phải bả "Nghị quyết 36" hay sao, nên nói, viết sặt mùi "yêu nước "(mắm) XHCN!.

                            Ông nào cũng một túi tài liệu to tướng (lấy đâu ra không biết), cố chứng minh chính phủ ông Diệm có đủ tật xấu. Thật ra, có chế độ hoàn hảo 100%. Nhưng, chúng cậy cho được đôi cái xấu, để nhằm chứng minh, vì thế miền Bắc mới "giải phóng" miền Nam. Bọn này không bao giờ đụng đến cái xấu của miền Bắc, dù trước hay sau năm 75. Dù có chứng minh cho chúng sự thật rằng, bản ghi công to tướng nơi ngôi mộ của Lê Duẫn là, chúng đánh mướn cho Liên Sô, Tàu cộng, chúng cũng tìm cách đánh trống lảng chuyện khác.

                            Ông nào cũng tài liệu to tướng, kích động chuyện tôn giáo này khác. Ông Công giáo nói xấu ông Phật giáo, và ngược lại. Nói quanh nói quẩn, chỉ có ông CS là nhất mà thôi (dĩ nhiên, họ chứng minh quanh co, chứ không nói thẳng tuột -còn ngại có người phản pháo-)

                            Có ông khoe rằng, ổng chẳng ăn một hạt thóc của chế độ miền Nam, nghĩa là chẳng hưởng gì nên chẳng phải cám ơn ai. Có người lên gân, chửi tướng này tướng nọ. Không biết khi trước, lúc còn trong quân ngũ hay dù là thường dân, mấy người đó có dám to tiếng không..?!. Nói cho ngay, nếu họ còn trong nước, họ còn sợ đến công an phường, đừng nói đến tướng tá. Mà hể bước ra khỏi nước rồi thì thằng Tổng bí thư cũng chẳng ra gì!. Rồi, để lấy cái chung che lấp cái riêng, chúng chê những người chạy ra nước ngoài trước ngày 30.04.1975 là bọn thỏ đế.

                            Còn nhóm hăng máu nhất là nhóm lợi dụng chửi cái riêng, nói đến cái chung một cách "vô tư (tiếng dùng trong nước). Chúng, lấy một hai điểm xấu nào đó, rồi bảo vệ rằng, nhà nước VN hiện nay đang xây đắp, phát triển thế này, thế kia. Đừng chỉ trích, để họ làm nước giàu dân mạnh (để cống nạp trọn vẹn cho Tàu cộng!). Chúng viện dẫn buồn cười là, Mật ước Thành đô có ai thấy mà lo mất nước. Chúng làm như không biết Hoàng sa, Trường Sa đã dâng cho Tàu. Chúng làm như không biết, các xí nghiệp nhà máy do Tàu khai thác, rải ra khắp nước Việt. Nơi nào trọng điểm chiến lược là nơi ấy có công ty Tàu cắm sào, lập nghiệp. Chỉ đợi đến lúc thuận lợi, Tổng Trọng sát nhập thành một bang trong liên bang Tàu đỏ, như hồi Tổng Trọng tuyên bố lúc chưa làm Tổng bí Thư; lúc đó, bọn chúng mới sáng mắt. Thật ra, chỉ sáng là sáng những người dân trong vòng kiềm tỏa của bọn bán nước, chứ bọn "yêu nước mắm" này, cái gì có lợi cho chúng là đủ rồi. Ai chết cũng không sao. Miễn là tiền của Nghị quyết 36 được cất vào túi của chúng là tốt thôi.

                            Già mà không có tư cách, người ta nói là già mất nết. Bọn ăn bả NQ 36 như diễn tả ở trên nên được gọi là bọn "yêu nước mắm" XHCN; nghĩa là, thấy gió chiều nào che chiều đó, thấy lợi nhắm mắt làm càn, chứ yêu nước VN bao giờ!.



                            Đặng Quang Chính
                            27.09.2017
                            22:36
                            #89
                              Đặng Quang Chính 30.09.2017 23:47:50 (permalink)
                              Cán cân chính tr
                               
                              Biểu tượng công lý là hình ảnh một cái cân có hai đĩa, treo lủng lẳng hai bên. Có người cho rằng, hai đĩa đó tượng trưng cho thiện và ác...và những đặc trưng khác, có tính đối chọi nhau, như điều phải, trái hay thưởng, phạt, sự bất công và lẽ công bằng, sự thật và gian trá.
                               
                              Cán cân chính trị ra sao?
                               
                              Theo người viết, một đĩa cân là những điểm tiêu cực (chẳng hạn, gian trá) của cán cân công lý ở trên, nhưng cái túi bao bọc tất cả những điểm tiêu cực nói trên là Cường quyền và sức tấn công chủ yếu của nó là quân sự. Đĩa bên kia là những điểm tích cực (chẳng hạn, sự thật) nhưng nhưng cái bọc của nó là Nhu quyền (quyền lực mềm) và sức tấn công chủ yếu của nó là các cuộc vận động có tính chính trị.
                               
                              Liên hệ giữa cường quyền và nhu quyền ra sao?
                               
                              Nói gọn, có lúc cường quyền thắng thế. Câu nói được nhiều người biết là của Mao Trạch Đông "Chân lý trên đầu mũi súng"!. Cường quyền có hình ảnh như lửa, có thể làm sôi nước lạnh...và sôi lâu, nước sẽ biến mất dạng nguyên thủy. Nhưng nước có thể làm lửa tiêu biến hoàn toàn. Nước bốc hơi, nhưng hội đủ một số yếu tố khác ở trên không, sẽ kết tụ và rơi xuống đất, trở lại thành nước. Nhưng, lửa khi bị dập tắt rồi, không thể có sự tuần hoàn như nước. Hình ảnh Sơn tinh và Thủy tinh trong cổ tích xưa của ta, nói lên gần hết ý nghĩa của hai lực lượng đối chọi này.
                               
                              Đưa những điều vừa nói trên và thực tế chính trị tại VN, chúng ta thấy được gì?
                               
                              Chế độ thực dân và thuộc địa của Pháp tại VN trước kia, với cách cai trị hà khắc, sắt máu, như lửa (cường quyền) kéo dài cả trăm năm, vì thế và lực của người dân Việt trong thời gian ấy, như nước (nhu quyền). Nhưng nước ấy quá ít, không đủ dập lửa. Khi sóng triều dâng lên (lòng dân bùng dậy) + ngoại lực cần thiết (có thêm càng tốt) chế độ thuộc địa bị xóa bỏ. Do đó, dù không có ngày 02.09 năm 1945 năm xưa, một ngày 02.09 của những năm khác, cũng sẽ xảy ra. Chắc chắn xảy ra!.. (có mt lut loi tr nơi đây, s được nói phn dưới trong bài)
                               
                              Để kháng cự lại một chính quyền dựa vào Tàu cộng từ những năm 1940 đến nay, lực lượng yêu nước chưa tạo được thế tiến công. Thế này, sau 42 năm (1975-2017) vẫn chưa ở thế khởi động thật mạnh. Hiện tình trong nước là một chỉ dấu khá rõ. Chưa có cá nhân nào là tiêu điểm cho người dân nhắm tới, xem như một điển hình, một tấm gương noi theo. Cá nhân đã thế, nói gì đến một đoàn thể, đảng phái.
                               
                              Do đó, việc liên kết trong ngoài là chuyện đương nhiên. Và dĩ nhiên, Nhà nước "nhân dân" tại VN lúc nào cũng muốn phân tách hai lực lượng này. Một sự thật không thể chối cãi là, tuy nhà nước đó phong tặng "đảng khủng bố" cho Việt Tân, nhưng người dân không sợ đó là đảng gặp ai nấy giết. Một sự thật khác là, suốt 42 năm qua, đảng này chưa tạo được thế đối trọng thật sự.
                               
                              Đảng VT không phải là đảng đối trọng vì không có lực lượng (nói rõ, là không có lực lượng quân sự). Đảng này chưa có được một dạng như MTGPMN trước kia, ở trong Nam, làm thế khuấy động tình hình an ninh của đối phương. Nói là, thời điểm đặc biệt này không cần lực lượng quân sự, có phần đúng. Nhưng, đã vin vào thời điểm đặc biệt này, không thể không có lực lượng chính trị. Lực lượng chính trị đó là lực tạo nên các cuộc vận động có tầm vóc lớn rộng trong dân chúng.
                               
                              Không tạo được lực lượng chính trị trong nước, đảng này (hay bất cứ đảng nào) phải tạo được lực chính trị tại nước ngoài, để yểm trợ cho lực lượng trong nước. Lực này càng được nhanh chóng tạo dựng, càng tốt cho thời thế chung của đất nước. Đây là điểm mấu chốt, vì Lenin cũng đã nói: Thời gian là người thầy của chiến lược"
                               
                              (Đây là lut loi tr nói trên. Vào ngày 02.09 năm 45, nếu không có s biến đi chính tr ln như thế, chưa chc sau đó s xy ra được ngay. Có khi mt c 10(20) năm sau và như thế bước tiến ca dân Vit đã b cn li. Nhưng, cũng có th ch ba (bn) năm sau cũng không chng. Có người cho rng, khi các nước láng ging được tr đc lp, VN cũng s có s đc lp mà không cn đ xương máu. Đó là điu đúng...nhưng đúng vi con mt nhn xét ca nhng chc năm v sau (sau ngày 02.09.1945)...ch khi lòng người dân đã sôi sc, không có lc lượng đng phái nào cn h được. Đng này, vào ngày 02.09.1945, đng CSVN, dưới hình thc liên kết vi các đng phái quc gia, có tên là Vit Minh, li mun kích đng lòng người dân, đ h có cơ hi xut hin trên vũ đài chính tr.)
                               
                              Nhưng, nếu muốn tạo lực lượng chính trị tại nước ngoài, không thể có một sách lược tương tự như sách lược của đảng CS trong nước. Những hình ảnh áo nâu (hay đen) khăn rằn quấn cổ, chắc chắn không ăn khách (nhất là khi tổ chức đó đã ước định được thời gian họ cần có để làm một cuộc thay đổi là dài, ngắn đến đâu). Những xảo thuật ngắn hạn chỉ đem lại tác dụng ngược. Có những cách làm, tưởng có thể "ăn ngay"...nhưng đó là một loại thực phẩm độc hại trong thời gian lâu dài.
                               
                              Trường hợp cô Trần Kim Ngọc gần đây tại Úc châu, một hiện tượng "nổi lên như sao xẹt", đã dấy lên một sự phản ứng khá sôi nổi trên các diễn đàn mạng. Có nghĩa là tập thể người Việt đã, đang và sẽ lưu ý đến trường hợp này. Nếu như ngay từ đầu, giả dụ người ta biết được cô ta là một thành viên của Việt Tân, có lẽ phản ứng sẽ khác đi. Cũng như Trịnh Hội trước đây. Kể cả hiện tượng "sao xẹt" Trúc Hồ. Mà tại sao "vàng thật lại sợ lửa"?!..
                               
                              Cán cân chính trị, hễ tính sai, dù chỉ một ly cũng làm cho một đảng phái đi trệch hướng có khi cả hàng dặm xa. Bên có chính nghĩa, đặc trưng là một thứ nhu quyền, sẽ có chiến thắng tối hậu. Chắc chắn sẽ thắng. Nhưng phải được lòng dân. Điều đó chẳng qua là tôn trọng sự thật và tạo được tín nhiệm trong mọi tầng lớp dân chúng. Hãy nhớ cho chính xác câu nói của Nguyễn Trãi: "Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cho cường bạo", chứ không phải thấy đối phương gian trá, lừa đảo..v..v...và để đối phó, lại ôm nguyên đường lối của chúng mà áp dụng!
                               
                               
                               
                              Đng Quang Chính
                              28.09.17
                              21:18
                               
                               
                               
                               
                               
                              --------------------------------------------
                               
                              Cán cân chính trị
                               
                               
                              Biểu tượng công lý là hình ảnh một cái cân có hai đĩa, treo lủng lẳng hai bên. Có người cho rằng, hai đĩa đó tượng trưng cho thiện và ác...và những đặc trưng khác, có tính đối chọi nhau, như điều phải, trái hay thưởng, phạt, sự bất công và lẽ công bằng, sự thật và gian trá.
                               

                               
                               
                               
                              Cán cân chính trị ra sao?
                              Theo người viết, một đĩa cân là những điểm tiêu cực (chẳng hạn, gian trá) của cán cân công lý ở trên, nhưng cái túi bao bọc tất cả những điểm tiêu cực nói trên là Cường quyền và sức tấn công chủ yếu của nó là quân sự. Đĩa bên kia là những điểm tích cực (chẳng hạn, sự thật) nhưng nhưng cái bọc của nó là Nhu quyền (quyền lực mềm) và sức tấn công chủ yếu của nó là các cuộc vận động có tính chính trị.
                               
                              Liên hệ giữa cường quyền và nhu quyền ra sao?
                              Nói gọn, có lúc cường quyền thắng thế. Câu nói được nhiều người biết là của Mao Trạch Đông "Chân lý trên đầu mũi súng"!. Cường quyền có hình ảnh như lửa, có thể làm sôi nước lạnh...và sôi lâu, nước sẽ biến mất dạng nguyên thủy. Nhưng nước có thể làm lửa tiêu biến hoàn toàn. Nước bốc hơi, nhưng hội đủ một số yếu tố khác ở trên không, sẽ kết tụ và rơi xuống đất, trở lại thành nước. Nhưng, lửa khi bị dập tắt rồi, không thể có sự tuần hoàn như nước. Hình ảnh Sơn tinh và Thủy tinh trong cổ tích xưa của ta, nói lên gần hết ý nghĩa của hai lực lượng đối chọi này.
                               
                              Đưa những điều vừa nói trên và thực tế chính trị tại VN, chúng ta thấy được gì?
                               
                              Chế độ thực dân và thuộc địa của Pháp tại VN trước kia, với cách cai trị hà khắc, sắt máu, như lửa (cường quyền) kéo dài cả trăm năm, vì thế và lực của người dân Việt trong thời gian ấy, như nước (nhu quyền). Nhưng nước ấy quá ít, không đủ dập lửa. Khi sóng triều dâng lên (lòng dân bùng dậy) + ngoại lực cần thiết (có thêm càng tốt) chế độ thuộc địa bị xóa bỏ. Do đó, dù không có ngày 02.09 năm 1945 năm xưa, một ngày 02.09 của những năm khác, cũng sẽ xảy ra. Chắc chắn xảy ra!.. (có một luật loại trừ nơi đây, sẽ được nói ở phần dưới trong bài)
                               
                              Để kháng cự lại một chính quyền dựa vào Tàu cộng từ những năm 1940 đến nay, lực lượng yêu nước chưa tạo được thế tiến công. Thế này, sau 42 năm (1975-2017) vẫn chưa ở thế khởi động thật mạnh. Hiện tình trong nước là một chỉ dấu khá rõ. Chưa có cá nhân nào là tiêu điểm cho người dân nhắm tới, xem như một điển hình, một tấm gương noi theo. Cá nhân đã thế, nói gì đến một đoàn thể, đảng phái.
                               
                              Do đó, việc liên kết trong ngoài là chuyện đương nhiên. Và dĩ nhiên, Nhà nước "nhân dân" tại VN lúc nào cũng muốn phân tách hai lực lượng này. Một sự thật không thể chối cãi là, tuy nhà nước đó phong tặng "đảng khủng bố" cho Việt Tân, nhưng người dân không sợ đó là đảng gặp ai nấy giết. Một sự thật khác là, suốt 42 năm qua, đảng này chưa tạo được thế đối trọng thật sự.
                               
                              Đảng VT không phải là đảng đối trọng vì không có lực lượng (nói rõ, là không có lực lượng quân sự). Đảng này chưa có được một dạng như MTGPMN trước kia, ở trong Nam, làm thế khuấy động tình hình an ninh của đối phương. Nói là, thời điểm đặc biệt này không cần lực lượng quân sự, có phần đúng. Nhưng, đã vin vào thời điểm đặc biệt này, không thể không có lực lượng chính trị. Lực lượng chính trị đó là lực tạo nên các cuộc vận động có tầm vóc lớn rộng trong dân chúng.
                               
                              Không tạo được lực lượng chính trị trong nước, đảng này (hay bất cứ đảng nào) phải tạo được lực chính trị tại nước ngoài, để yểm trợ cho lực lượng trong nước. Lực này càng được nhanh chóng tạo dựng, càng tốt cho thời thế chung của đất nước. Đây là điểm mấu chốt, vì Lenin cũng đã nói: Thời gian là người thầy của chiến lược"
                               
                              (Đây là luật loại trừ nói ở trên. Vào ngày 02.09 năm 45, nếu không có sự biến đổi chính trị lớn như thế, chưa chắc sau đó sẽ xảy ra được ngay. Có khi mất cả 10(20) năm sau và như thế bước tiến của dân Việt đã bị cản lại. Nhưng, cũng có thể chỉ ba (bốn) năm sau cũng không chừng. Có người cho rằng, khi các nước láng giềng được trả độc lập, VN cũng sẽ có sự độc lập mà không cần đổ xương máu. Đó là điều đúng...nhưng đúng với con mắt nhận xét của những chục năm về sau (sau ngày 02.09.1945)...chứ khi lòng người dân đã sôi sục, không có lực lượng đảng phái nào cản họ được. Đằng này, vào ngày 02.09.1945, đảng CSVN, dưới hình thức liên kết với các đảng phái quốc gia, có tên là Việt Minh, lại muốn kích động lòng người dân, để họ có cơ hội xuất hiện trên vũ đài chính trị.)
                               
                              Nhưng, nếu muốn tạo lực lượng chính trị tại nước ngoài, không thể có một sách lược tương tự như sách lược của đảng CS trong nước. Những hình ảnh áo nâu (hay đen) khăn rằn quấn cổ, chắc chắn không ăn khách (nhất là khi tổ chức đó đã ước định được thời gian họ cần có để làm một cuộc thay đổi là dài, ngắn đến đâu). Những xảo thuật ngắn hạn chỉ đem lại tác dụng ngược. Có những cách làm, tưởng có thể "ăn ngay"...nhưng đó là một loại thực phẩm độc hại trong thời gian lâu dài.
                               
                              Trường hợp cô Trần Kim Ngọc gần đây tại Úc châu, một hiện tượng "nổi lên như sao xẹt", đã dấy lên một sự phản ứng khá sôi nổi trên các diễn đàn mạng. Có nghĩa là tập thể người Việt đã, đang và sẽ lưu ý đến trường hợp này. Nếu như ngay từ đầu, giả dụ người ta biết được cô ta là một thành viên của Việt Tân, có lẽ phản ứng sẽ khác đi. Cũng như Trịnh Hội trước đây. Kể cả hiện tượng "sao xẹt" Trúc Hồ. Mà tại sao "vàng thật lại sợ lửa"?!..
                               
                              Cán cân chính trị, hễ tính sai, dù chỉ một ly cũng làm cho một đảng phái đi trệch hướng có khi cả hàng dặm xa. Bên có chính nghĩa, đặc trưng là một thứ nhu quyền, sẽ có chiến thắng tối hậu. Chắc chắn sẽ thắng. Nhưng phải được lòng dân. Điều đó chẳng qua là tôn trọng sự thật và tạo được tín nhiệm trong mọi tầng lớp dân chúng. Hãy nhớ cho chính xác câu nói của Nguyễn Trãi: "Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cho cường bạo", chứ không phải thấy đối phương gian trá, lừa đảo..v..v...và để đối phó, lại ôm nguyên đường lối của chúng mà áp dụng!
                               
                               
                               
                               
                              Đặng Quang Chính
                              28.09.17
                              21:18
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                               
                              #90
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 9 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 121 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9