Tác giả - Tác phẩm
Huvo 08.12.2011 09:08:06 (permalink)
 
Thơ Hư Vô,
Ngọn Lửa Đang Cháy Bùng Trong Yên Lặng
           
              

Kiên Nguyễn


Hầu như về tất cả mọi phương diện, thế giới chúng ta sống ngày nay đã khác quá xa với thế giới đã được biểu lộ qua những dòng thơ của Hư Vô. Trong thơ của Hư Vô, Sàigòn là miền đất của những cặp tình nhân trẻ trung, yêu đời, yêu người. Thật vậy, tình yêu là một đề tài bất hủ khi ông viết về khoảng thời gian đó.


Tại em bước vội qua cầu,
Đâu hay ngọn tóc vướng vào vai anh…
(Người Tình Hư Vô)
 
Hoặc:
 
Nắng trong veo, thấu lụa là
Áo em mỏng quá lòng ta gập ghềnh
Dù là một thoáng lênh đênh
Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn.
(Aó Hạ Vàng)
 
Đó là một thế giới tình yêu thật thà, đơn giản, thơ mộng, thủy chung, hiếm hoi và bất diệt dường như không còn thấy trong thế giới yêu đương thời hiện đại.
 
Đâu biết trước đời nhiều dâu bể
Chạy loanh quanh tóc đã hai màu
Tìm được lối về, trăng rơi xuống đất
Chúng mình mất hết, chỉ còn nhau
(Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau)
 
Với phong cách phóng bút điêu luyện thơ tình của Hư Vô thủ thỉ với độc giả như những câu hò, lời ru tiếng hát không phải chỉ để tiêu khiển trong giây phút ngắn ngủi. Nó hàm chứa nhiều sự rung động của trái tim chan chứa tình yêu cùng thú đau thương tuyệt vời mà tác giả đã cho chúng ta cảm nhận được.
 
Cuồng say hơn rượu phạt
Uống cho đầy một hơi
Cạn ly chưa cạn cuộc
Bên môi xưa rã rời.

Em ơi, đừng bối rối
Đời còn có bao lâu
Chắc gì nụ hôn cuối
Hay chỉ mới bắt đầu.

(Lận Đận Tìm Môi Nhau)
 
Giống như những bài hát trữ tình, thơ của ông cô đọng được nhiều nỗi ngọt ngào cay đắng của một mối tình lãng mạn. Tình yêu là linh hồn của tác giả, trong mỗi bài thơ dường như là một hơi thở từ tâm linh giục giã gọi nhau về. Ông đã mở rộng lối để có thể quay đi hoặc bước tới trước ngưỡng cửa của tình yêu.


Sau cánh cửa là thiên đàng.
Mở ra. Lạ chỗ, bàng hoàng hương đêm,
Khép vào. Một cõi vô biên.
Giữa đường trăng mật còn thơm môi trần.

(Lạ Chỗ)
 
Mối tình mà ông mong đợi, như ẩn như hiện, mơ hồ ảo vọng, hình bóng “ai” như có như không, thoảng qua như bóng như vang, chốc đã trôi về phương trời biền biệt... xa thẳm…
 
Gửi em sợi nắng vô thường
Về phơi nhan sắc hoang đường bên song
Em hình như có. Như không
Ta nghiêng cổ xuống giữa thòng lọng cao…
(Như Không)
 
Hoặc:
 
Hồn phách chia lìa đêm lạnh cóng.
Thật có em, thật có ta không?
(Sắc Không)
 
Tác giả tâm sự với độc giả qua ngòi bút điêu luyện, mỗi câu thơ là một âm vang lên xuống nhịp nhàng, tha thiết, mối tình tuyệt đẹp đã từng đến và đi ngang qua cuộc đời - êm ả, cuồng bạo như một luồng gió mạnh cuồn cuộn qua một cánh đồng mênh mông rồi tan biến vào hư vô.


Tôi vo tròn sợi tóc em huyền tuyệt
Buộc lại trần ai mối gút thăng trầm
Lần mò mãi vuột tay vào vô tận
Níu áo em về một nhúm hư không!

(Valentine, Mùa Vàng Son Đã Mãn)



Nếu văn chương được thể hiện qua một cuốn tiểu thuyết dài thì độc giả có nhiều thì giờ để hiểu rõ về những nhân vật trong truyện. Người viết bỏ rất công phu để tô điểm cho những nhân vật chính trong truyện của họ. Nhưng trong một bài thơ ngắn ngủi văn chương rất là bị hạn chế bởi vì người viết cũng như người đọc chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là dành rất ít thời gian cho nhân vật trong thơ. Bởi vì sự hạn chế này thì làm sao có thể  bộc lộ được nỗi buồn vô hạn của một mối tình tuyệt vọng đã không còn nữa?
 
Đường đã cùng đã tận
Đâu còn chỗ rút chân
Lạnh tanh dòng trăng rụng
Nguyệt khuyết dấu lưng trần...

(Động Nguyệt)


Từ một cõi riêng của Hư Vô, với ngòi bút lão luyện và tâm hồn gắn bó trong văn chương ông đã chú trọng đến giá trị nghệ thuật văn học, vẻ đẹp gợi cảm, âm điệu nhịp nhàng, trang nhã và sang trọng của từ ngữ, cùng với những dòng thơ xúc tích ông đã gói ghém và trừu tượng hóa tình yêu của ông.  Những uẩn khúc của tác giả trong tình yêu đã giúp ông che đậy những vết thương lòng.
 
Cõng cùng cái nỗi buồn tôi
Chân chưa động đất đã còi cọc em

Đường xa lạ hoắc lạ quen
Đâu còn ai đợi mà chen chúc vào.

(Cõi Không Chân)
 
Những  dòng thơ càng ẩn dụ chừng nào thì từ ngữ trong thơ của ông dùng càng chính xác điêu luyện chừng đó và vì thế sự đớn đau mất mát càng sâu sắc và thâm thúy.  Vì những lý do đó vết thương của trái tim
tan vỡ đã được trang trải lên những bài thơ bằng những từ ngữ tượng hình, bóng bảy với âm điệu trữ tình lãng
mạn.
 
Hỏi ta hồn phách đong đưa
Nghiêng hai con mắt cho vừa vặn đau
Một đời chổng cẳng hư hao
Đợi trăm năm nữa có lâu lắc gì!


Ta ngồi giữa lúc ta đi
Đường trần riêng một lối về, đó em
Mất nhau chưa kịp gọi tên
Trăng khuya mãn nguyệt, miếu đền bỏ hoang…

(Đợi Trăng)
 
Những dòng thơ hợp lại với nhau thành một tập thơ đã kết tụ một luồng ánh sáng chiếu thẳng vào tâm hồn của tác giả,  phản ảnh tình yêu của ông với một người
yêu độc nhất vô nhị -  người yêu trong thơ đã cùng với tác giả rong chơi đắm say trên con đường tình ái trầm luân nghiệt ngã.
 
Nói tóm lại tập thơ bất hủ này đã cho tác giả một giọng nói mãnh liệt, diễn đạt được những ý tưởng thầm kín, lột tả được từng chi tiết nhỏ nhất, sống động của một ngọn lửa tưởng chừng như đã nguội tàn nhưng vẫn còn âm ỹ cháy trong tâm hồn đau đớn của tác giả với người tình qua những tháng năm dài chia cách.
 
Nhưng bạn hãy coi đi, tình yêu thơ mộng tuyệt vời đau đớn này sẽ còn dư âm văng vẳng mãi đến bất tận.
 
Kiên Nguyễn
 
Introduction
 
In almost all respects, the world we now live is vastly different from the world that is reflected in Hu Vo’s body of work.  In Hu Vo’s poems, Saigon was a city for young lovers, indeed, love was perhaps his greatest story of the time.  It was an era of simplicity, of beauty, and of everlasting love – reverberating as the most loyal and sacred revere in his literature, which seemed no longer possible to discern in modern poetry.
In many ways, Hu Vo’s love poems have something in common with songs, not just the devoured-in-a-single-sitting aspect of them, but their distillation of emotion and circumstance, their fascination in exquisite pain. Like songs, his poems are all about a love gone tragic. This love represents his life and possibilities, spiritual entrances and exits, which are never within his reach but, as his words tell us, due to interesting, musical, and sorrowful particularities, pass by and away and without – like a long, gushing wind across a terrain.
If literature exists, as in a novel, where readers can spend time with characters a writer has committed a lot of time to develop, then a short poem would encounter a great deal of limitation when its author – as well as its readers – has only had one choice: to spend an abbreviated amount of time with its inhabitants. And because of this limitation, how would a poem accounts for such prevailing sadness of an unrequited love? As in Hu Vo’s case, an ardent linguophile, he has an interest in the value, beauty, and malarkey of words that can disguise and obscure his own understanding the nature of love – a psychological and profoundly dramatic emotion that shapes his own experiences.  That is how the wounds of his broken heart are best captured on the page: through the sounds and lyrics of his language.  When the poems are collected and put together in the assembling of a book, they shine a light upon the depth of the author’s soul – his knowledge of his singular character – the object of his affection.
In the end, the assortment of Hu Vo’s poems have rendered the author a chance to emerge as a strong voice, to express in clairvoyant, appalling details of the smoldering, heart-wrenching love affair between his own tormented, torturous spirit and the innocent, barely-of-age protagonist, and the decades that have been keeping them apart.
But look at what gloriously remains of this passion.
 
Kiên Nguyễn

 
 
 
 
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2018 08:05:22 bởi Huvo >
#1
    Viet duong nhan 11.12.2011 06:53:13 (permalink)

    Hư Vô


    Tên thật:

    Hùng Võ

    Nghề nghiệp:

    Kiến Trúc Sư, Đại Học Kiến Trúc Sàigòn

    Sinh quán:

    An Xuyên (Cà Mau, Việt Nam)

    Trú quán:

    Sydney, Australia

    Tác phẩm:

    -Thành Phố Anh Đến, Thơ 1974

    -Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau, Thơ 2007

    -Tuyển Tập 6 Nhà Thơ Úc Châu,Thơ 2010, (in chung với 5 tác giả khác)

    -Người Tình Hư Vô, Thơ 2011

    -Người Tình Hư Vô, CD 2011 (gồm 12 bài thơ được phổ nhạc bởi Phạm Quang Ngọc)

    Sẽ in:

    -Lưng Nguyệt, Thơ.

    -Đường Vào Bể Dâu, Hồi Ký

    -Bản Thảo Hư Vô.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.12.2011 07:00:14 bởi Viet duong nhan >
    #2
      Huvo 11.12.2011 10:35:41 (permalink)
      Nét Khúc Xạ Duy Thực Luận
      Trong Thơ Tình Lãng Mạn Của Thi Sĩ Hư Vô…
                                                                       
                                       

      Vương Thiên Vũ


      Trong bài thơ Uất kim hương, Thi sĩ Hư Vô đã cho thế nhân một ý niệm, một định nghĩa về thơ tình lãng mạn như là niềm tin vĩnh cửu vào giá trị đích thực của những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hằng ngày hơn là đi tìm chân lý hữu thể “Chân thiện Mỹ “của lời thơ:
       
      Đừng hỏi những câu thơ vô nghĩa
      Vội vàng anh viết <<Qu’est – ce que l ‘amour?>>
      Chính anh viết, anh còn không hiểu
      Tự điển nào cắt nghĩa nổi chữ yêu.

      (Uất kim hương, Qu’est – ce que l’amour? Thơ Hư Vô)
       

      Nếu thế nhân lạc vào vườn thơ tình lãng mạn của thi sĩ Hư Vô, nếu có thời gian mà ngâm vịnh theo bốn mùa của đất trời để tìm hiểu nhiều khía cạnh về con người, lòng yêu thương, cảm xúc, tình cảm …như là tìm về con người thực của chính mình (Hữu Tự Tại = Tiểu Ngã) trước không gian bao la của vũ trụ, thì hỡi thế nhân xin hãy đừng ngần ngại chi, mời vào lâu đài văn chương, đắm mình theo lời thơ, tiếng nhạc …của thơ tình lãng mạn của thi sĩ Hư Vô để được tắm gội trong suối nguồn vô thức của dòng sông biến dịch Heraclitus, và hiểu rằng đàng sau thân thể và tâm trí, con người còn có một cái gì khác và chính cái khác này cấu tạo nên cái tôi đích thực của mỗi cá nhân:
      Con người là sinh vật cảm nhận được những biến chuyển của tâm linh và những biến động của vũ trụ và thường ghi nhớ bao nỗi niềm thương cảm chất ngất tình người để biết rằng con người đang hiện hữu: Sự quay nhìn về thời xưa cũ và soi mình vào quá khứ của thời gian để ghi nhận những nét diễm kiều, huy hoàng, rực rỡ … của những  hoàng hôn dĩ vãng và đón nhận những bình minh rạng rỡ của ngày mai như là tình yêu mến những tâm hồn sinh động của thế nhân, được thi sĩ Hư Vô ghi lại bằng lời thơ như là ông đã khắc lên vũ trụ vạn lời yêu thương:
       
      Cõi ta, như đã mơ hồ
      Cõi em, từ độ hư vô tượng hình
      Giật mình hồn vía phiêu linh
      Cơn đau đã đến thình lình đó em
      (Cõi hoang – thơ Hư Vô)

       

      Thi nhân đi tìm những bí ẩn sinh động trong cuộc sống với không biết bao nhiêu ưu phiền, trầm luân…bao gồm cả một dòng sông dĩ vãng, cả một thời xưa cũ, cả một dòng năm tháng đã trôi xa …và nó vẫn hiện hữu và biến động để hình thành một tương lai với những ước mơ, những kỳ vọng …cho một ngày mai tươi đẹp …
      Mời thế nhân buông bỏ những ưu phiền buồn khổ của kiếp nhơn sinh ngắn ngủi, hãy để tâm hồn mình lắng động mà nghe lời thơ tạ tình thay hồn vô ngôn với những ẩn dụ vẫn hằng hiện hữu và mãi trường tồn trong dòng sông biến dịch của sinh thức: tình yêu thương và những tuyên ngôn của lòng trắc ẩn, chất chứa bao niềm thương cảm về sự hiện hữu của con người trong vũ trụ bao la, dẫu biết rằng thời gian thì biến dịch, không gian thì vô tận…và tất cả luôn luôn chuyển động ngoài tâm thức của con người nhưng ý chí, tâm hồn, tình cảm ….của con người thì nó vẫn hiện hữu và sừng sững như cội thông già trên trường sơn lộng gió …
       
      Anh một đời nghiệt ngã
      Cát lùa vàng dấu chân
      Em bến bờ xa lạ
      Khóc hoang phế đường trần.
      (30 năm chưa gặp -  thơ Hư Vô)
       

      I - Ngôn Ngữ Thơ Hư Vô Với Ẩn Dụ Văn Chương
       

      1 – Vài nét về nhà thơ Hư Vô
       
      Thi sĩ Hư Vô tên thật là Hùng Võ, quê quán An xuyên, tỉnh Cà Mâu cuối trời Việt Nam, tuổi Kim Ngưu, nghề nghiệp kiến trúc sư, tốt nghiệp viện đại học kiến trúc Saìgon,
      Đã có nhiều bài viết đăng trên sách, báo, tạp chí văn chương…xuất bản tại Huê Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi … và trên những trang Web trên thế giới ,
      Hiện là chủ biên trang thơ trên bán tuần báo Việt Luận Úc Châu, Phó chủ bút Văn Đàn Đồng Tâm tại Huê Kỳ.
      Những tác phẩm đã phát hành: Thành Phố Anh Đến (thơ 1974), Chúng Mình Mất Hết , Chỉ Còn Nhau (thơ 2007), Người Tình Hư Vô  (tập thơ 2011) và CD Người Tình Hư Vô (2011, gồm 12 bài thơ Hư Vô, nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc phổ nhạc).
      Đường Vào Bể Dâu (hồi ký), Lưng Nguyệt (tập thơ), Bản Thảo Một Cõi Thơ Hư Vô (tạp bút) sẽ xuất bản.
       
      2 – Khái luận về ngôn ngữ thơ
       
      Trong tác phẩm Văn Đàn Bảo Giám của học giả Trần Trọng Kim xuất bản năm 1926 có bài thơ
      “Khóc Bằng Phi “của thi hào Dục Tông (Hoàng đế Tự Đức) có hai câu thơ mà hồn thơ ngân vang lời yêu thương miên viễn, ý thơ gợi bóng và hình quyện vào nhau trong một lời thơ mang nặng âm hưởng Duy thực Luận với những nét đẹp tính thủy chung trong tình yêu diễm ảo:
       
      Đập cổ kính ra tìm thấy bóng
      Xếp tàn y lại để dành hơi

       
      Hỡi thế nhân! hãy xếp tàn y lại mà nghe tình yêu thăng hoa, tỏa mùi trinh nguyên ónh ánh, những ngại ngùng thẹn thùng, da diết, quấn quít…của đôi tâm hồn son trẻ, có cùng một hướng nhìn về tương lai…theo những bản tình ca dìu dịu; tràn ngập hương nồng của những nụ hôn đầu đời không vướng bận những hạt bụi trần :
       
      Có gì đâu để phân vân
      Ta và em, hạt bụi trần, thế thôi
      Đời sau, em được làm người
      Đừng quên da thịt, một thời cõi ta…
      (Cõi hoang -  thơ Hư Vô)

       

      3 -Vài nét về cấu trúc ngôn ngữ thơ Hư Vô:
       
      Ngày nay khoa ngữ học văn chương đã xử dụng phương pháp đối chiếu ngôn ngữ để phân biệt ngôn ngữ văn học thông dụng và ngôn ngữ thơ nhạc:
      Ngôn ngữ văn học bao gồm ngôn ngữ đối thoại, thư từ, thông cáo, quyết định …. lấy ý niệm thực tế làm căn bản, mang tính thực dụng và đặt trên quan hệ viết và đọc vì thế phải rõ ràng, trong sáng, thực dụng … và ngôn ngữ thơ mang nặng tính trừu tượng với nhiều ẩn dụ, có tính hư cấu…vì thế nó những đặc tính sau :
      -Tính đích thực và hàm nghĩa (Connotation): mang nặng nhiều cảm tính nhưng vô thủy vô chung, hiện hữu thực tế, trường tồn và bất biến …nó phản ảnh chính nó bao gồm những ưu tư, phiền muộn, tương đắc, lãng mạn, tha thiết, ray rức, cảm thông ...
       
      Lần đầu môi biết tìm môi
      Nhọn tựa chiếc lá đâm chồi gai non
      Đẹp như con gái Sàigòn
      Đêm ngồi xõa tóc cho còn thơ ngây
      (Lá đêm - thơ Hư Vô)

       

      -Tính nghịch lý (Paradox):  mang nặng tính tr
      ừu tượng, không cụ thể, thiếu tính thực dụng, quy chiếu “tri và hành“…nên nó vươn mình theo óc tưởng tượng của thi nhân mặc cho không gian có đổi thay, thời gian có lửng lờ trôi theo ngàn năm mây bay…:  nó vẫn hiện hữu như từng hiện hữu: đây là một thực tế sinh động với muôn ngàn hệ lụy: ….
       
      Tám mươi năm, mẹ vẫn còn ngồi đợi
      Thằng con trở lại với cội với nguồn
      Để thấy tóc mẹ trổ màu bông bưởi
      Rụng xuống thơm tho, trắng cả góc vườn
      ….
      Tám mươi năm mẹ vẫn ngồi vá áo
      Mắt nhạt nhòa theo mũi chỉ đường kim
      Kim khâu cả đời chưa lành nỗi nhớ
      Thì sợi chỉ nào vá nổi trái tim…
      (Tám mươi năm , mẹ vẫn ngồi đợi -  thơ Hư Vô)
       

      Mẹ Việt Nam ơi! tám mươi năm mẹ vẫn ngồi đợi, vẫn chờ những người con vong thân trên bờ ảo mộng duy vật, đã gây không biết bao nhiêu chinh chiến điêu linh, bao hoang tàn đổ nát, bao hận thù dân tộc…với hàng triệu thây người gục ngã…và bây giờ đây quê hương Việt Nam mãi điêu linh khốn khổ… và đang đứng trên bờ hiểm họa diệt vong thì sợi chỉ nào vá nổi trái tim của Mẹ! Mẹ Việt Nam ơi!….. : Thơ Hư Vô mang bầu nhiệt huyết sục sôi niềm uất ức, nghẹn ngào, thương cảm mẹ Việt Nam và niềm hy vọng vẫn là ước mơ những người con lầm đường lạc lối hãy quay về với cội nguồn dân tộc…
       
      -Tính đa hiệu (Plurisignation): Ngôn ngữ thơ dù được dù được gieo mầm ở bất cứ khung trời nào và dù phải trải qua bao tình huống khó khăn khắc nghiệt của thời tiết nó vẫn mãi cưu mang những tình cảm của con người như: suy tư, cảm xúc, thương yêu ….và luôn luôn được thi nhơn thẫm mỹ hóa bằng những thực hữu cho lời thơ thăng hoa vậy.
      Trong ngôn ngữ thơ phải ẩn tàng, chất chứa ngữ âm, điệu bộ, dáng dấp …của nhà thơ
      Qua cảm xúc của thi nhân, ngôn ngữ thơ mang đầy đủ nhạc điệu, tiết tấu, âm thanh .. được gói trọn vẹn trong lời thơ cho nên ngôn ngữ thơ luôn luôn mang tính đồng nhứt, toàn diện, mạch lạc, trong sáng ..
      Tính thực dụng hay khả năng cảm nhận qua những mẫu đối thoại, những tình tiết, những cảnh ngộ, những tâm tình … của từng nhân vật được thi nhân diễn tả…và người đọc cảm nhận bằng trực giác, tri giác, tình cảm…:  Thì hồn thi ca sẽ xuất hiện như ngôn ngữ mà nó được mô tả, nhưng nó cũng chính là nó  …
      Vậy tính đa hiệu của ngôn ngữ thơ dẫn người đọc đến ý niệm chủ định (Intentionalism), cho nên chữ nghĩa thơ văn mà nhà thơ Hư Vô xử dụng đầy tính“Duy Thực Luận“ phản ảnh những tình cảm, những thương yêu, những cảm xúc…thật tuyệt vời với bao nhiêu sinh thức vẫn hiện hữu trong con người …từ lúc môi trần..
       
      Từ đêm tháng bảy môi trần
      Em ngồi trang điểm dự phần dung nhan
      Tim tôi cửa nẻo hoang tàn
      Có em khép mở ngổn ngang một đời
      ….
      Cũng may còn nửa đời sau
      Để mưa ngâu kịp bắc cầu em qua
      Mong manh như dãy lụa là
      Em từ huyền thoại bước ra muôn trùng
      (Sinh nhật tháng bảy – thơ Hư Vô)

       

      Thi nhân sống với niềm cảm xúc dâng trào quyện vào với bao kỷ niệm của những tháng ngày dĩ vãng…được diễn tả bởi những ngôn ngữ về dĩ vãng như: buị thời gian, đằng đẵng mấy mùa thu, héo hon đợi chờ, thời ấu thơ, mơ ước của ngày xanh ….
       
      Như dòng sông chia hai nhánh rẽ
      Lòng vẫn y nguyên những ngọt ngào
      Mơ ước một lần, dù ít ỏi
      Có em bên đời, sống chết như nhau
      (Chúng mình mất hết, chỉ còn có nhau – thơ Hư Vô)

       

      “Sống chết như nhau“, một ý niệm về sự hiện hữu của thân xác và tâm linh được thi nhân xử dụng để diễn tả ý niệm thời gian theo quy trình tạo dựng và phá hủy của mọi vật thể hữu hình: một tri thức bắt đầu bằng trực giác và nó cũng chính là cảm giác.
      Vào Duy Lý Luận của đại triết gia Kant, Immanuel ( 1724 – 1804 )  thì đối tượng của trực giác là hiện tượng ( Erscheinung, Appearance ) bao gồm yếu tố vật chất và hình thể của hiện tượng và hình thể thuần tuý của cảm giác là không gian và thời gian mà không gian là hình thức của tất cả cảm giác ngoại tại và thời gian là hình thức cảm giác nội tại.
      Vậy căn cứ vào những yếu tố kể trên, mọi người thừa nhận rằng đại triết gia Kant, Immanuel và ngay cả thi sĩ Hư Vô có cùng một nhận thức mang dấu ấn Duy Lý Luận trong văn chương.
      Quả thực vậy con người nhận biết vạn vật qua hiện tượng (Erscheinung, Appearance) và trí năng (understanding): vậy trí năng là khả năng suy tư các dữ kiện bằng ý niệm và kết hợp với cảm giác tạo thành tri thức về các đối tượng: ngôn ngữ thơ của thi sĩ Hư Vô mang dấu ấn Duy Lý Luận trong cuộc hành trình tìm kiếm giá trị đích thực của Chân, Thiện, Mỹ là tìm về bản thể (substance) là phạm trù đầu tiên cùa mọi vât thể :
       
      Một ngày tháng tư đang cơn hấp hối
      Tôi lao vào lửa khói tới đón em
      Phố xá tan hoang mịt mù thuốc súng
      Chiếc ghế ngồi chung chổng cẳng ngỡ ngàng
      (Saigòn tháng tư – thơ Hư Vô)
       

      Thi hào Trần tử Ngang xúc động trước sự hửng hờ của thời gian: thời gian vẫn cứ quay đều, không ngừng nghỉ: một sự yên lặng kinh hồn: như vạn lời thơ vô ngôn :
       
      Tiền bất kiến cổ nhân
      Hậu bất tri lai giả
      Niệm thiên địa chi du du
      Độc thương nhiên nhi thế hạ
      Đăng U Châu Đài Ca thơ Trần tử Ngang
      Dịch nghĩa :   Ai người trước đã qua
      Ai người sau sẽ tới
      Ngẫm trời đất mông lung
      Lòng ta rơi lệ thảm
      Dịch thơ :   Hướng về trước , người xưa vắng vẽ
      Ngoảnh lại sau , quạnh quẽ cô đơn
      Ô hay trời đất dài lâu
      Lòng ta ngấn lệ, hạt sầu rụng rơi
      (“Bài ca lên đài U Châu“  thơ TTN, VTV dịch)

       

      Vậy căn cứ vào tính đa hiệu của ngôn ngữ thơ, thơ của thi sĩ Hư Vô hàm chứa tính minh triết của những sự vật hiện thưc và tính thực hữu của “Tiến trình thực hữu của những hiện thực“
      (Ordre des coexistences và “Tiến trình biến thể của những sự việc sẽ hiện hữu“ (Ordre des successions possible) theo quy trình sinh diệt của thời gian
      Ngôn ngữ thơ Hư Vô phản ảnh những hình thái sinh động của trực giác có được qua kinh nghiệm, xuất phát từ ý niệm chủ quan của chủ thể, được xếp vào loại lý tưởng siêu nhiên
      (idéaltité hanscendantale) phát triển từ khối óc thông tuệ của một tâm hồn đầy huệ khí và được chứng nghiệm bởi những cảm nhận với chiều sâu thẳm của cảm tính tình cảm, tri thức được gạn lọc qua ý thức (donnée immediate de la conscience) và thăng hoa cho lòng thương yêu tràn ngập con tim thế nhân vì thế nó vượt ra khỏi phạm trù ngôn ngữ văn học và luận lý biện luận và phản biện; đây là hồn vô ngôn của thơ Hư Vô, là thủ pháp văn chương ẩn hiện những nét đẹp thẫm mỹ của ngôn ngữ (tính cân đối), vừa tinh anh trung thực như là chân lý hữu thể : Chân, Thiện, Mỹ;
       
      Ngồi xuống đi em, chiều đã giáp
      Cùng anh uống cạn chén bạc đầu
      Ba muơi năm cũng đâu dài lắm
      Chắc gì đã đủ để quên nhau
      (Quán tao phùng – thơ Hư Vô)

       

      II – Nét Khúc Xạ Trong Thơ Tình Lãng Mạn của Hư Vô
       
      Vào thế giới chữ nghĩa văn chương của một nền văn hóa là con người mở một cuộc hành trình đi tìm “Chân, Thiện, Mỹ “để làm phong phú đời sống tâm linh nhằm xây dựng hạnh phúc của cuộc sống hiện tại và khai triển những ước mơ cho một ngày mai tươi đẹp.
      Trong tiến trình đó, thi sĩ Hư Vô, đã xử dụng một bút pháp văn chương đầy tính khai phóng để diễn tả những tư tưởng mới, đầy màu sắc của những hoa thơm, cỏ lạ …của  ngôn ngữ thơ…để tô điểm những cảm xúc tuyệt vời của thi nhân và trân trọng nó cũng như hơi thở của chính mình nhằm ca ngợi sự tự do suy nghĩ, viết lách…:  mà tự do suy nghĩ và sáng tác chính là những tâm thức sinh động của tất cả những hữu thể tự quy.
      Nếu định nghĩa: “văn hóa là tòan bộ những thụ đắc về văn chương, nghệ thuật, thủ công nghiệp, kỹ thuật, khoa học, phong hóa, luật lệ, cơ chế, tục lệ truyền thống, cách suy nghĩ, cách ứng xử và xử dụng thuộc mọi lãnh vực, những lễ nghi, những thần thoại và tin tưởng: tạo nên một di sản cộng đồng và đặc tính của cả nước, một dân tộc hay một nhóm sắc dân, một quốc gia …”
      Căn cứ vào định nghĩa nói trên và dựa vào sự khai phóng ngôn ngữ thơ của Hư Vô , mọi người sẽ cảm nhận được lý tính văn học và những ý nghĩa tốt đẹp văn chương và những tư tưởng trong sáng của suy tư, của ước mơ … với mục đích hoàn thiện tâm linh của con người hay một cộng đồng thì có thể nói, thi sĩ Hư Vô: một nhà thơ khiêm ái, đầy mẫn cảm và là một người hoạt động văn hóa cộng đồng
       
      Ghềnh khơi con nước động tình
      Mùa thu cởi áo, phơi hình hài em
      Tơ vàng trải lối chưa quen
      Ngại em dốc lạ, đường trơn khó vào…
      (Người tình Hư Vô – thơ Hư Vô)

       

      Vào thu, muôn lá vàng bay và cây sẽ trơ trụi lá trong đông tàn lạnh lẻo: Nhưng cây vẫn sống và em vẫn sống, em phải sống cho dù em phải thay áo mùa thu, hơi thu khẻ lạnh khi gió heo mây về và vào những ngày đông tàn lạnh lẻo và khi niềm cô đơn đã lên ngôi: Cây phải thay lá và đổi màu lá theo bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông: Để cây sống còn, và cây vẫn sống và nó chính là nó: thơ Hư Vô: Hồn Vô Ngôn.
      Thơ Hư Vô: Hồn Vô Ngôn và Duy Thực Luận của triết gia Aristotle có cùng luận lý triết học và cả hai cùng có một nền móng tư tưởng về “cái chung của hữu thể sự vật“ .
      Duy thực Luận của đại triết gia Aristotle đặt “cái chung của hữu thể sự vật“ trên các phạm trù bất biến và tri thức cảm giác của con người vào cái chung trong các phạm trù : “bản thể, phẩm chất, số lượng, liên hệ nhân quả, không gian, thời gian, vị trí, trạng thái , tác động và thụ động”.
      Và nếu mọi người cảm nhận rằng tri thức của con người được hình thành như là bản thể của Đại Ngã, thì con người khi đã hiểu hay đã giác ngộ được thân phận nhỏ bé, sự hiện hữu vô thường, cái có và không, quy luật sinh diệt, cái chết ở một ngày mai …tất cả thuộc về tương lai vô định, tức là con người đã thoát ra khỏi Tiểu Ngã mê lầm mà hòa nhịp cộng hưởng cùng Đại Ngã mà Đại Ngã chính là nguyên nhân vận hành vũ trụ, có quyền năng trên sự sống của vạn vật:  Đó chính là lẽ sinh tồn của vũ trụ,
      Thơ Hư Vô đã thoát ra khỏi Tiểu Ngã của chính thi nhân và quyện vào Đại Ngã vũ trụ: Triết gia Aristotle, đại tiền bối và nhà thơ Hư Vô, tiểu hậu sinh, cùng quy chiếu vào Đại Ngã và cả hai có cùng nhân sinh quan nhóm màu Duy Thực Luận :
       
      Hãy níu hồn nhau vào nhịp thở
      Để em không còn kịp bỏ đi
      Màu nắng trôi theo chiều tóc xõa
      Áo em vàng góc phố Sydney
      (Áo em vàng góc phố Sydney – thơ Hư Vô)

       

      1 - Vẻ Đẹp Văn Chương Qua Chân Lý Hữu Thể Của Nhà Thơ Hư Vô
       
      Những trang thơ tình lãng mạn của Hư Vô hiển lộ những nét chấm phá đầy tính khai phóng trong ngôn ngữ thơ và ẩn hiện tinh thần Duy Lý Luận văn chương của  Ammunuel, Kant và  lại có cùng bản thể Duy Thực Luận của  Aristotle: Đó chính là những nỗi đam mê đầy cảm xúc tự quy khi tư tưởng của thi nhân trải dài theo không gian vô hạn và thời gian vô định của vũ trụ,và những cảm xúc tuyệt vời này chính là món quà vô giá mà thi nhân Hư Vô hiến dâng cho đời :
       
      Một đóa dã quỳ ai đánh rớt
      Nằm phơi lăn lóc lối tình nhân
      Tôi biết ngày mai em sẽ khóc
      Cho người khách lạ tưởng chưa thân…
      (Quán tình nhân – thơ Hư Vô)

       

      Và nếu men vào nền văn chương của nhân loại, mọi người đã rõ, đại thi hào Wordsworth, William ( 1770 – 1850 ) một thi nhân vĩ đại trong nền văn học nước Anh (một đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn = The empire on wich the sun never sets) thì nhận ra rằng thi hào đã để lại nhiều tác phẩm văn chương vô cùng giá trị: The prelude, The excursion , Description of the scenery of the lakes in North Angland, The white Doe of Rylstone, Letter to a friend of Burns, The river Dudlon , yarrow revisited, poems chiefly of early and late years ….
      Với tính khai phóng văn chương và biệt tài xử dụng ngôn ngữ thơ, thi hào Wordworth, William đã diễn tả niềm cảm xúc tuyệt vời trước những nét hùng vỹ, uy linh của núi rừng xanh thẳm, của những huyền diệu kỳ bí của thiên nhiên, và như những vần thơ :
       
      All things that love the sun are out of doors ,
      The sky rejoices in the morning ‘s birth ,
      The grass is bright with raindrops ; - on the moors
      Thehare is running races in her mirth …
       

      Thi hào Wordsworth, William đã khai sinh một trời thơ trữ tình lãng mạn của nền văn chương nhân loại, ông đã dẫn dắt thế nhân vào khung trời mộng mơ huyền diệu với biết bao nguồn cảm xúc với một văn phong đặc biệt mà cho đến mấy thế kỷ sau, một kẻ hậu sinh, thi sĩ Hư Vô cũng có cùng niềm cảm xúc, có cùng nguồn suối suy tư và biệt tài xử dụng ngôn ngữ thơ đầy nét tương đồng và mỗi người một vẻ:
       
      Bàn tay mấy ngón tình nhân
      Ngón nào đeo nhẫn đợi lần hứa hôn
      Nhẫn tôi liễu óng tơ tròn
      Kề em nhan sắc còn thơm da người..
      (Đêm mơ Thánh nữ - thơ Hư Vô)

       

      Thi hào Wordsworth William và kẻ hậu sinh Hư Vô đã xử dụng ngôn ngữ thơ vô cùng chính xác, chuẩn mực, trong sáng và thuần nhất về nội dung và hình thức văn tự. Về nôi dung là chất liệu căn bản, là bản thể bất biến của chính nó…và về hình thức, ngôn ngữ thơ phải mang đầy đủ tính cân đối, tính trong sáng và thẩm mỹ … như vẻ đẹp của một loài hoa, vẻ oai linh của núi rừng xanh thẳm, vẻ kiêu hùng của người lính chiến, vẻ đẹp đài cát quý phái của những mệnh phụ đầy hấp lực… và nó được xem là biểu tượng của chân lý nhưng nó vẫn không phải là chân lý vì chân lý không dựa vào ngôn ngữ mà có được, và chân lý tự nó tỏa ánh hào quang rực rỡ như hai vừng nhật nguyệt  trong sáng trên bầu trời xanh thẳm: Nó trường tồn và bất biến
       
      Em về soi lại dung nhan cũ
      Thấy có còn tôi giữa muôn trùng
      Từ đêm rượu ướt đôi môi đỏ .
      Nhỏ xuống hư vô dấu nguyệt trần …
      (Lưng nguyệt – thơ Hư Vô)

       

      Vẻ đẹp trong chân lý hữu thể của ngôn ngữ thơ Hư Vô chính là một nhân sinh quan sinh thực, ẩn tàng trong cuộc sống trầm lặng của thế nhân vì thế con người muốn  khám phá, thưởng ngoạn những vẻ đẹp kỳ bí của thiên nhiên, của đất trời bao la, của những thăng trầm của cuộc đời … thì ít nhất cũng phải sống trọn vẹn, đầy tình nghĩa .. cho hiện tại sinh thực và không nhìn về dĩ vãng với bao niềm luyến tiếc của một thời quá khứ mà bất mãn với hiện tại đầy nhiêu khê trắc trở của cuộc đời và vẽ vời một tương lai không thực cho một ngày mai mờ ảo .
      Vậy qua ngôn ngữ thơ Hư Vô, nếu muốn tìm về chân lý hữu thể, mọi người đều phải có một cái nhìn vô cùng khách quan, trung thực, chính xác…về cái Tiểu Ngã, bản thân tự quy, cái nhân sinh quan hiện thực vào cuộc sống của chính mình, cho mình về mọi khía cạnh của cuộc sống  hiện tại và tương lai của chính mình:
       
      Bài thơ viết nửa đời còn dang dở
      Bởi anh quên tóc em chẻ bên nào
      Tìm nhau theo dấu mòn ngày tháng cũ
      Trăng quên tròn, biết tóc chẻ về đâu
      ….
      Về đâu trăng chơi vơi bờ bến
      Lối em qua bóng ngã bên nào
      Anh nghiêng xuống nỗi buồn mọc nhánh
      Bài thơ viết tiếp nửa đời sau…
      (Mái tóc ngang đời – Thơ Hư Vô)

       

      Nếu có người tìm kiếm hồn thơ Hư Vô mà giống như vô tình nhìn mặt nước hồ thu êm đềm, không một gợn sóng tung tăng thì có cảm nghĩ thi sĩ Hư Vô, một kiến trúc sư, một họa đồ sư hơn là một nhà phân tâm học hay một thi nhân mang nhiều ấn dấu Duy Thực Luận vì  lời thơ đã nhóm màu triết học khi đi tìm chân lý hữu thể với một tâm thức sinh thực bằng một văn phong độc đáo như đã trình bày ở trên và cũng chính nó đã mang tính khoa học thực dụng để diễn tả một bản thể tự quy trên con đường tìm về Chân - Thiện - Mỹ: Hồn thi nhân cũng giống như lời thơ rồi sẽ lướt qua bao biển dâu khổ lụy, bao nỗi thăng trầm của thế giới vô thường, biến động của không gian, của thời gian … và  hy vọng rằng nó sẽ mãi  mãi trường tồn trong vũ trụ nhân luân, khá đẹp thay!
       
      Nửa đêm pha rượu vào nhan sắc
      Vườn khuya đã động khúc nguyệt cầm
      Mùa thu như thoáng chiêm bao tới
      Theo bước em qua lối thăng trầm..
      (Lưng nguyệt – thơ Hư Vô)
       

      2 - Vào cõi Hư Vô
       
      Thơ tình lãng mạn của thi sĩ Hư Vô thể hiện tình yêu mến thiên nhiên, những nét đẹp hùng vỹ của quê hương, những ân tình giữa những con người với nhau… , thi nhân đã cho người đọc những cảm giác bùi ngùi, nhớ nhung, thương tiếc… những giọt máu nhỏ xuống thành thơ …thi nhân đã mời thế nhân vào cõi Hư Vô… . Để: trả em nhan sắc buồn vô tội của những mùa thu lá bay ngập 36 phố phường …. quê hương yêu dấu
       
      Tôi vẽ em, mùa Thu Hà Nội
      Lá bàng trôi tím mặt Hồ Gươm
      Em bước qua bóng còn ở lại
      Để tôi mắc nợ những con đường .
      ….
      Tôi vẽ em, mùa Thu phố lạ
      Chờ nghe hương cốm ngọt môi quen .
      Để nước mắt chia vào hai ngả
      Chảy thành giọt máu xuống đời em ..
      (Tôi vẽ em mùa thu Hà Nội -- thơ Hư Vô)

       

      Nếu chúng ta đi tìm hiểu gía trị đích thực của cuộc sống mà vào cõi mù không của tâm thức và rồi phải từ biệt nó để ra đi và đi vào cõi hư vô  ….và nếu luận gía trị đích thực này bằng ngôn ngữ  “sắc -sắc, không – không“ theo kinh  “Trí Huệ Đáo Bỉ Ngạn“ của Phật Giáo Đại Thừa thì chúng ta nhận biết rằng “sắc“ ám chỉ  sự vật và “không“ám chỉ hữu thể, thì thế nhân nhận diện được những ẩn dụ tuyệt vời trong thơ tình lãng mạn của thi sĩ Hư vô trong cõi chân không vô thức :
       
      Tôi lần mò giữa hư vô
      Trượt chân vấp xuống cuối dòng nhân gian
      Vườn em xưa đã lỡ làng
      Trăng khuya quay mặt ngang ngang ngửa đời
      ….
      Đường trần mất lối dấu yêu
      Bóng tôi đổ dốc ngược chiều trăm năm
      ….
      Ngày em tóc xõa theo chồng
      Có nghe sám hối động phòng cô dâu?
      (Chân không – thơ Hư Vô)

       

      Và nếu một mai không còn một ai cùng ta chung bước đồng hành và cuộc hành trình đơn lẻ thì thế nhân cảm nhận nỗi cô đơn tận cùng của một kiếp người, thi sĩ Hư vô đã cho chúng ta hiểu những thấm thía của nỗi cô đơn của tâm hồn trước những mênh mông của không gian vô hạn và thời gian vô định;
      Suy luận theo phân tâm học thì tiềm thức (vô thức) chi phối, điều khiển ý thức, thì chúng ta hiểu rằng chân lý của hữu thể không phải là ý thức, mà nó cũng không phải là tiềm thức (vô thức). Hữu thể không tìm thấy trong chủ thể dù là ý thức hay vô thức cho nên thơ của thi sĩ Hư Vô như niềm vô thức trào dâng mời gọi một ý thức tuyệt vời để ta được cùng em mãi sánh bước bên nhau để ngàn năm mãi mãi yêu em ….tình nhân ơi! đã tới cuối đường cùng: một sinh lộ mới cho cuộc hành trình của một ngày mai tươi sáng, mà hiện tại là dĩ vãng của ngày mai  :
       
      Ta thầm ước kim đồng hồ quay ngược
      Cho nụ hôn còn được kéo dài thêm
      Sân ga nhỏ, hắt hiu buồn man dại
      Từng chuyến tàu đang chạy tới vô biên
      ….
      Ta vẫn biết xoay lưng là vĩnh biệt
      Tình nhân ơi! đã tới cuối đường cùng
      ….
      Tay ta ngắn, vuốt chưa dài sợi tóc
      Vói cả đời không giáp một mùi hương
      ….
      Tàu chở bể dâu, biết đâu bờ bến ,
      Đường trăm năm còn có lối quay về?!
      (Tình nhân ơi, đã tới cuối đường cùng – thơ Hư Vô)

       

      Và nếu một mai thế nhân ghi nhận những huyền diệu văn chương trong thơ tình lãng mạn mà thi nhân đã cống hiến cho đời thì những vần thơ chất chứa bao nỗi niềm, bao yêu thương, bao tâm sự của những thi nhân…qua những bài thơ tình lãng mạn mãi mãi được mọi người tìm đọc, suy gẫm, ca tụng …và mọi người rồi sẽ tự quay lại suy tư, hoài niệm cho tình cảm chân thành, những ngang trái trong tình yêu của chính bản thân mình, thì hỡi cố nhân ơi! người đang ở phương trời nào và có thấu cho hồn ta sẽ trôi dạt về đâu, khi ta mãi nhớ thương hình bóng của cố nhân :
       
      Mưa dầm gió bấc cố nhân ơi!
      Áo rét nàng đan lỡ hẹn rồi
      Sông lạnh khi nàng ra giũ lụa
      Vớt  giùm trong nước lấy hồn tôi
      (Gởi Cố Nhân – thơ Nguyễn Bính)

       

      Khi nhà thơ gởi vào thi ca niềm tâm sự u hoài của một cuộc tình say đắm là thi nhân đã trải rộng hồn mình theo đất trời bao la như vạn lời than vãn, như là những thổn thức thật tuyệt vời của con tim đang ấm nồng vì đang yêu và muốn được yêu: Đó chính là nét đặc trưng của lời thơ tiếng nhạc quyện vào nhau; Thơ và nhạc là hai chị em song sinh, cho nên khi thế nhân tỏ lòng yêu thương và mong muốn được bên kia đáp trả là lúc đang khổ lụy vì yêu hay say đắm khi được yêu thì tình thơ lai láng và ý nhạc ngân vang :
       
      Quấn vào nhau đêm đang bùng lửa
      Đắm cuồng si theo phím nguyệt cầm
      Đừng để mất nhau thêm lần nữa
      Cuộc đời đâu dễ có trăm năm.
      (Trăng mật – thơ Hư Vô)
       

      Những trở ngại về gia cảnh, tôn giáo, chiến tranh… là những ngang trái, những nghịch cảnh có thể là những nguyên nhân của sự không trọn vẹn cho một cuộc tình; để niềm thương nhớ mãi là nỗi nhớ nhung ray rức, Xuân Diệu, một nhà thơ trong trường phái thi ca lãng mạn cũng là nòi tình như thi sĩ Hư Vô, vương mang mùi tục lụy của thế nhân, và có thể đồng bệnh tương lân …
       
      Nằm đêm anh cứ thương em
      Rơi nghiêng nước mắt một bên gối nằm
      Thế này cho hết trăm năm
      Đến muôn năm vẫn âm thầm thương em
      (Nằm đêm Anh cứ thương Em – thơ Xuân Diệu)
       

      Và trong cõi hư vô, từ thủa khai thiên, nỗi buồn giao phối vẫn còn nguyên hình hài

      …Tìm nhau một cuộc trầm luân
      Biển xa mất dấu mưa trần trụi đau ….
      … Gọi tên em, gọi tình nhân
      Từ đêm mông mị hóa thân ta về
      Hình như đâu phải cơn mê
      Bởi da thịt đã cận kề chiêm bao …
      (Gọi tên em, tình nhân – thơ Hư Vô)

       

      3 - Thay lời kết
       
      Những tri thức dẫu mang nhiều những dấu ấn nhọc nhằn của cuộc sống, những oan khiên của tình yêu, những bi lụy và hoan ca của hạnh phúc….là những chất liệu của thơ tình lãng mạn và nó chỉ được thăng hoa khi tâm tình đã được phơi bày trên Dòng Sông Biến Dịch của tư tưởng của con người: Thi nhân đã hiến dâng cho đời những án thơ văn , những nhạc khúc diễm tình…trên con đường đi tìm chân lý hữu thể của tình yêu: Phía bên này của Dòng Sông Biền Dịch; thi nhân với  lời thơ chất chứa không biết bao nhiêu say đắm, yêu thương, nhớ nhung ….mà không bút mực nào có thể diễn tả cái hồn vô ngôn của tình yêu …khi mất em rồi, xa em rồi :
       
      Mất em rồi, đời anh kể bỏ
      Nói năng gì cũng chỉ thất ngôn
      Cho em dăm bài thơ viết dở
      Mang theo chồng làm của hồi môn.
      (Phá sản – thơ Hư Vô)

       
      Bên kia bờ Bĩ Ngạn, thời gian vẫn cứ lững lờ trôi, không gian sẽ thay màu…định mệnh của cuộc đời vẫn cứ như những làn sóng xô đẩy nhau về chân trời vô định…và những tình cảm thương yêu trong thơ tình lãng mạn chỉ còn là những nối kết của tình yêu, nuối tiếc, hoài mong, nhung nhớ…để thế nhân mãi đi tìm “Chân Dung Tình Yêu“
       
      Thương em mái tóc xõa dài
      Chải trăm năm một hình hài đời sau
      Này em, bước tới bể dâu
      Chải chung hai nhánh cùng đau một lần
      (Chải tóc- thơ Hư Vô)
       

      Nếu ánh sáng mặt trời chạm vào vùng không gian có nhiều hơi nước thì nó sẽ khúc xạ nhiều lần và phát tán phổ quang thành “cầu vồng hay mống hoặc ráng“ với bảy màu tổng hợp: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím và thế nhân dựa vào đó  mà tiên đoán thời tiết  :
       
      Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa
      Ráng mở gà trời gió, ráng máu chó trời mưa …
       

      Thơ tình lãng mạn của Hư Vô khi vào vùng trời thương nhớ…thì nó cũng bị luồng địa nhiệt ( Năng lượng từ lòng đất: từ lõi hay trung tâm trái đất nhiệt độ từ 5.000 đến 7.000 độ C ) làm khúc xạ nhiều lần để vào “Duy Thực Luận“ và cho thế nhân bao lời thơ ngọt ngào để ngợi ca tình yêu dẫu mai kia dù có thế nào thì tình yêu mãi mãi ngự trị trong lòng nhân thế và mãi mãi không bao giờ thay đổi :
      Tình yêu rất dịu dàng, rất rực rỡ, rất ngọt ngào, rất hạnh phúc, rất vui tươi …nhưng nó vô cùng mong manh như sợi nắng vàng của những bình minh muôn chim ca hát, như ánh trăng huyền diệu để tiếng nhạc lời ca của 12 tình khúc do nhạc sĩ Phạm Quang Ngọc phổ từ thơ của Hư Vô mãi ngân vang trong lòng nhân thế :
       
      Buồn ngang vết cắt da đau
      Bóng em hóa hạt bụi đào ngây ngô
      Này em, ôm sát hư vô
      Chải vào hoang phế hương bồ kết xưa …
      (Chải tóc – thơ Hư Vô)

       
      Châu Đại Dương , Vùng Biển Mặn
      Vương Thiên Vũ
      (Lão Đưa Đò Trên Dòng Sông Biến Dịch)
       

      Tài Liệu Tham Khảo :
      Wordworth William, English Poet, Cambridge university 1947
      Kant ‘ s Philosophy of Law, Berlin university 1932
      Khảo luận Văn Chương Việt Nam – VTV
      Mặc Giao - Một Cái Nhìn Khác Về Văn Hóa Việt Nam
      Chân dung tình yêu: tiểu luận - VTV
      Việt Nam Văn Hóa sử cương -  VTV
      The Burning Fountain, WhelWright, R : Astudy in the language of Symbolism, Indiana university Press, Blơmington
      Tuyển Tập 6 Nhà Thơ Úc Châu - Australia 2010
      Jacques Prévert, Paris university – 1954
      Greek Teacher And Philosopher Aristotle ( c384 – 322Bc ) NY.U.1945
       
       

       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.03.2013 05:58:01 bởi Huvo >
      #3
        Huvo 22.03.2013 14:35:27 (permalink)
        Đi Vào Cõi Thơ Hư Vô
        Ngô Nguyên Nghiễm


        Đi vào cõi thơ Hư Vô như một cuộc du hành chiêm nghiệm đầy tình cờ, giống như suốt bao nhiêu năm tháng qua, sự tò mò đã giúp tôi tìm đọc và phân tích tính thơ của các bằng hữu. Hôm đọc tạp bút của nhà văn Toại Khanh, về điện thư chủ đề Vàng Em Áo Hạ, kèm theo file video thơ Hư Vô, nhạc Phạm Quang Ngọc, nhận định của ông, khiến tôi thật sự tâm đắc về nét nhìn thoáng rộng và sâu sắc của hai người bạn văn nghệ chưa hề quen biết hay gặp mặt nhau một lần. Ngôn ngữ mà nhà văn Toại Khanh ghi nhận về thơ Hư Vô có một góc cạnh tinh khôi, mà ông cho là mới lạ… theo tinh thần Phật pháp. Quả nhiên, rải rác trong dòng thơ tình của nhà thơ Hư Vô, sự tinh khiết chìm đắm trong ngôn ngữ kỳ diệu một con tim, tạm gọi là kinh tình yêu… Lật lại từng trang sách ẩn hiện dòng thi ca đầy ảo hóa của nhà thơ, hầu như tâm thức anh đi thẳng vào một đề tài muôn thuở. Thời gian xa xưa trôi qua cuộc hóa thân trên ngôn từ, chiêu niệm cho một thời áo trắng tàn phai theo năm tháng. Anh ngược dòng nắm bắt lại những hình tượng mơ hồ còn đọng lại trong kỷ niệm: Hình ảnh tinh khôi của tình yêu muôn đời vĩnh cửu, trải dài trên bước đường phiêu lãng mà Hư Vô đang ngược chiều trở lại quá khứ. Ôm những vầng nhật nguyệt bay quanh những ngày tình, những ngày còn vang đầy tiếng guốc mộc, trên mê lộ phố xưa, vẫn còn nghe lạ lẫm mùi hương trải vô biên xuống tiệc đời…


        Nét tinh khôi trong dòng thơ Hư Vô đánh dấu thành tựu cho một ngôn ngữ sáng hóa, làm giàu cho ngữ điệu mà thế giới thi ca lúc nào cũng cần thiết để tạo hình. Vì vậy, trong thơ những hình ảnh khơi dựng những ngọn đèn tàn canh thắp lên để buộc nhau nối khúc tử sinh đôi bờ, là ấn tượng sâu lắng đầy hình ảnh đạo vị,  khiến Hư Vô có một thế giới thơ riêng biệt, giúp dòng thơ nhẹ nhàng trôi lướt giữa phù hư, sương khói. Nhưng tuyệt nhiên, những hình ảnh Phật pháp nếu có chỉ là lớp áo trong thơ anh, như tiếng nói giúp người nghe định vị được phương hướng người thơ đang hiện hữu. Thơ Hư Vô có một sức sống chan hòa của tâm và ý, lắng đọng như những hạt châu, chỉ rực rỡ trong môi trường đầy bóng sáng của thái dương. Chính vậy, đạo vị chỉ là phương thức đưa dòng thơ Hư Vô thêm một chút ảo mộng, mà huyền thoại tình yêu phải gắn chặt vào nỗi nhớ, như một đêm mơ Thánh Nữ bên góc giáo đường. Nỗi nhớ thanh thoát tượng hình, như một
        bóng ai nghiêng xuống hoàng hôn để cho góc phố nhà ai đứng đợi, chờ đợi mãi đến ngàn sau… Trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, nhà sư Hư Trúc lạc vào một mê cung băng tuyết giữa những buổi trăng vàng nghiêng soi bên góc cổ điện, mà giữa Tình Lang và Tình Nương chìm ngấm trong giấc ngủ mê tình, chưa hề hiển lộ dung nhan… Thơ tình của Hư Vô cũng đầy ảo giác, vẫn ôm ấp suốt một khoảng không – thời gian định mệnh một cách thủy chung, mà anh luôn bảo mật vì em còn nguyên huyền thoại / kéo dài tới bể dâu…

        Hình ảnh vay mượn từ cái tử sinh, bể dâu, tàn canh, thăng trầm, bóng nguyệt, nhân duyên… hình như chỉ là lớp áo đầy vẻ đạo vị, nhưng chỉ làm phong phú thêm hướng sáng tạo của thơ. Hoàn toàn đó chỉ là ngôn từ, chưa phải chính pháp, như những hạt bèo trôi dạt trên mặt nước, mà hữu vi đi nữa pháp cũng phải lắng dịu dưới lòng sông. Huống hồ cái vô vi còn chờ người cởi bỏ mọi mê chấp, đi thẳng hay tiệm tiến. Tôi hiểu tâm hồn của nhà thơ luôn luôn muốn nắm bắt ảo diệu ngôn ngữ của thi ca, nên Hư Vô phải chuyển tải nhuần nhuyễn tâm thức trên đường đi của thơ anh, thêm những ngộ nhập bất chợt giữa hành trình. Hư Vô đảnh bẫy nhiều hình tượng, nên thơ anh hình như có một sự suy luận, mà luôn luôn cái kết đầy vẻ e ấp, thanh xuân, hờn dỗi, phân bua, đúng của dòng thơ tình:
        tôi buồn cái nỗi buồn tôi / sống là đã chết thật rồi, đó em! / tan tành bóng nguyệt, hình trăng / làm sao tôi dám trách phiền người dưng… Đại khái là như vậy, khác với thơ Nguyễn Tất Nhiên và Trịnh Bửu Hoài, cái mộc mạc so sánh và quyết đoán tư duy là cái nhập thể vững chãi trong thơ Hư Vô. Từ dấu son môi thời mới lớn, để nghìn trùng không đuổi kịp chuyến tàu, vì chỉ biết thẩn thơ chờ em ngang giấc chiêm bao lạ lùng. Thật đẹp não nùng, và chỉ có thơ là như vậy, như đuổi bắt ánh trăng, như vớt trong không khí hương hoa vừa bừng nở… Chính những cái ảo giữa hiện thực, giấc mộng trong tỉnh thức mong chờ, hoài thai cho một kiếp lặng lẽ, đẹp lãng bạt vô ngần trong bao nhiêu trần tục vây quanh…

        Những lúc anh em văn nghệ ngồi quanh bàn tiệc tâm giao, phần đông mỗi người đều dư thừa trong sức sống, ý tưởng và sáng tạo một cách riêng tư kỳ bí. Hầu như mỗi nghệ sĩ đều có riêng cho mình một thế gian mê đắm riêng biệt, không thể trộn lẫn du nhập vào thế giới của nhau. Nhưng vẫn chấp nhận khung trời của nhau, chỉ cần hé mở một góc phù du, như vén rèm cho ánh tinh quang bình minh soi nhẹ, vì anh em tôn trọng vũ trụ của riêng nhau. Giống như hình ảnh lạc thân lạc chợ bơ vơ, nằm co giữa cõi vô thường… cũng chỉ  là một vở kịch riêng dành cho chính mình ở một cõi phù du riêng biệt, không có một bóng dáng bằng hữu nào được phép bay nhảy lượn quanh, mặc tình cho người ôm thơ quằn quại tử sinh trong sân khấu tư riêng. Chính vậy, hướng thơ là của riêng anh, có thể giữa cõi phiêu linh hứng được một bát đầy tinh túy của thơ, thì chưa chắc người bên cạnh, hứng được giùm anh một chút cặn bã dư thừa. Rõ hơn, chỉ người thơ là chủ nhân tội nghiệp trong mảnh đất sáng tạo riêng tư, bất khả xâm phạm. Mỗi nhân cách đều thể hiện đằng đẵng từ não cân, tâm huyết và tài hoa riêng. Nhiều lúc gọi hồn Thánh Nữ, một Nguyễn Tất Nhiên thì
        thà như giọt  mưa rớt trên tượng đá… còn Trịnh Bửu Hoài thì như giọt sương trên đọt nhãn sớm mai. Còn Hư Vô thì bước tới linh hồn để  buồn no con mắt quấn quanh cuối đường. Cung cách biểu lộ tâm kinh của bằng hữu, khác nhau như những đốm sáng tung rải giữa rừng, bay tản mạn trong một không gian bốn phương tám hướng mà cách biệt ngàn trùng.

        Thật ra, thế giới thơ của nhà thơ Hư Vô, là dòng thơ tình có vẻ mộc mạc và trong sáng đầy vẻ e ấp, chịu đựng. Nét hiền dịu, đầy hình ảnh tượng trưng, như tạo dựng một bức họa phẩm chứa đựng nhiều tình tiết vô chiêu, mới đó
        một đóa dã quỳ ai đánh rớt / nằm phơi lăn lóc lối tình nhân, thì hình như bóng dáng Thánh Nữ còn bay xa, không hiểu có một cái vẫy tay chào không, chỉ thấy thơ đi loang lổ trong bóng đêm dạ tửu: uống đêm chưa cạn hương mười sáu / mà buồn như đã tới đáy ly.
        Có dạo, tôi ngồi cùng Nguyễn Tôn Nhan, Phạm Nhã Dự, Minh Nguyễn, Chu Ngạn Thư, Lưu Vân… chữ Thánh Nữ được Nhan dùng như một tôn xưng hoan hỉ với một người bạn nữ. Và hình như, Thánh Nữ được rộng rãi phổ biến trong những dịp trà dư tửu hậu, để nâng ly chan hòa đạo vị nhân sinh, tô điểm nét tuyệt diệu cho nhau trong những lúc cõi ta như đã mơ hồ / cõi em từ độ hư vô tượng hình. Chính vậy, với thơ tình của Hư Vô, cũng không ngoại lệ, với Thánh Nữ chân trần, làm thanh thoát và sương khói cho một dòng thơ, mà bên góc giáo đường của đêm mơ Thánh Nữ khiến tôi như ngã xuống mùi hương dại khờ. Thêm một điểm son, và đầy sáng hóa thi vị cho một hướng thơ đi… Hư Vô làm thơ gần 40 năm nay, dĩ nhiên tâm thức lắng đọng nhiều biến hóa kỳ diệu cho ngôn từ. Cái tuyệt vời của nghệ thuật là sáng tạo, lập thuyết và tài hoa. Không ai chối bỏ hay quyết đoán, thơ mới hay cũ chỉ là bước đo giá trị trong thi ca. Mọi trật tự trong vũ trụ hữu hình cũng phải đi từ cái không đến có, từ hỗn độn đến trật tự, từ sơ khai đến sáng hóa… Có những lúc, nhiều thuyết tân lập đang rặn mình hóa sinh, đó là điềm lành cho sự tuần hoàn, thành trụ hoại diệt. Sinh tử là lẽ thường hằng, hữu duyên năng tương ngộ, không duyên thì bất tương phùng, nên tất cả những gì hiện hữu đều là sự sinh hóa văn minh mà lẽ sống phải có. Thơ tình hóa sinh hằng bao nhiêu ngày tháng, từ cổ phong, cổ ngữ đến hình thức, tân lập, cũng là nét sinh hóa văn minh đó. Chính vậy, có nguồn cội mới có chi có nhánh, đến nay nhiều khi đọc lại các bài Đường thi của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… sự rung cảm vẫn chất ngất trong hồn.
        Nhà thơ Hư Vô cũng có nét cổ phong trong dòng thơ riêng mình, nhưng đầy hình ảnh ẩn dụ, đưa thơ anh vừa dịu dàng đa cảm, vừa hóa thân vào một chân dung tượng hình đầy sáng tạo:

        Bóng em hóa hạt bụi đào, ngây ngô

        Này em, ôm sát hư vô
        Chải vào hoang phế, hương bồ kết xưa…


        Có thể khẳng định, Hư Vô rất thành công ở thơ vần, nhất là dòng 6 – 8, những hình ảnh tượng trưng ẩn dụ được nhà thơ dùng thật nhuần nhuyễn, tự nhiên như gió thổi trăng bay. Cái say mê cùng cực trên đường đi với thi ca, đã giúp Hư Vô hoàn chỉnh được hình dáng của mình trong một lớp dạ phục đơn sơ, đầy nét tinh quang tuyệt diệu…


        Ngô Nguyên Nghiễm

        Viết tại Thư trang Quang Hạnh
        Tháng 6/2011

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.06.2015 15:39:46 bởi Huvo >
        #4
          Huvo 22.03.2013 14:58:50 (permalink)
          Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau 
          Khúc Tình Hư Vô

          Phạm Quang Ngọc
          Sydney, 2007
           
          Hư Vô là một bút hiệu có lẽ còn như một khuôn mặt xa lạ với giới yêu thơ nói chung ở xứ Úc Châu .
          Thực tế, anh là một nhà thơ đã trải qua một thời kỳ sinh hoạt khá sôi nổi:
          - Sáng lập thi văn đoàn Miền Cuối Việt năm 1967
          - Cộng tác với các báo: Mầm Non, Thiếu Nhi, Tuổi Ngọc, Thời Tập, Khởi Hành… (trước 1975)
          Tuy định cư ở Sydney như đã thân thuộc với những địa danh ở bang này, anh vẫn như chiếc bóng cô đơn, lặng lẽ, lồng trong một hồn thơ phong phú, đa dạng với nét tài hoa đích thực ngày càng nở rộ.
          Với bản tính khiêm tốn, Hư Vô đã dùng nhiều bút hiệu khác nhau khi gởi đăng thơ ở các báo:
          - Chuông Sài Gòn, Văn Nghệ… (Úc)
          - Làng Văn (Canada)
          Trong quá khứ, Hư Vô từng có những tác phâm đã in ấn và phát hành như:
          - Thơ Mười Sáu (Thơ, 1971 – Tuyệt bản)
          - Thành Phố Anh Đến (Thơ, 1974 – Tuyệt bản)
          Anh dự tính ra mắt giới yêu thơ bằng đứa con tinh thần mới nhất của mình một ngày gần đây. Đó là thi phẩm: “Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau”
          Nhìn chung, “Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau” không hẳn là một tập thơ theo đúng với mỹ từ của nó. Khúc Tình của Hư Vô gồm 12 bài thơ đủ mọi thể loại với nội dung nghiêng về tình yêu là một đề tài vốn đã mung lung muôn thuở. Qua những bài thơ nhỏ nhoi, dễ thương,
          đầy nhạc tính, Hư Vô đã gây một cảm xúc khá lãng mạn với giới yêu thơ.
          Ở thời buổi kim tiền và máy móc, chạy theo thơ là một điều không tưởng. Bỏ tiền in thơ để thi phẩm mình mốc meo trong các kệ bán sách cũng quả là niềm viễn mơ chạy theo ảo ảnh của thứ tình yêu động cỡn xác thịt, của thứ ánh trăng nằm lơ lửng trên vòm cây trụi lá… Thơ đi chân đất lầm lũi trong bóng tối, thay vì phải hình dung qua lối lãng mạn ước lệ ”gót hài lay động sương hoa” xưa xửa xừa xưa… Vậy mà Hư Vô vẫn làm thơ ca ngơi tình yêu cho riêng mình. Dâng đời. Thật đáng yêu và thú vị!
          Tuy tốt nghiệp Đại Học Kiến Trúc ở Sài Gòn từ năm 1979, anh tự chọn bút hiệu riêng cho mình thật ngộ nghĩnh: Hư Vô! Không có gì hết! Một khoảng trống vô vị! Sao anh không “kiến trúc” đời sống cũng như bồi đắp mảnh đời ngày càng thăng hoa với đà tiến hóa của nhân loại đúng với sự nghiệp anh đã chọn? Nói theo nhà văn Mai Thảo – với nhận xét người viết, ông làm thơ hay hơn viết văn nhiều – “Dưới nữa là không. Cõi không. Không còn gì nữa. Cõi không là thơ. Không còn gì hết nữa la thơ”
          Như dính vào định mệnh, thơ Hư Vô thấm buồn man mác, cô đơn, nhớ thương trong tâm tưởng những nàng thơ đã được anh mô tả bằng những vần thơ trầm luân, nghiệt ngã:
           
          Lỡ tay đánh mất nửa đời trước
          Còn nửa đời sau cho hết em
          Hơn nửa đời ta chung thành một
          Tính ra còn được cả trăm năm.
           
          Anh bước lạc xứ người xa lạ
          Biết đâu là nhà giữa phố đông
          Bỏ quên em tuổi đời xanh mộng
          Ngày theo chồng khóc nhiêu lắm, phải không?
           
          Như dòng sông chia hai nhánh rẽ
          Lòng vẫn y nguyên những ngọt ngào
          Mơ ước một lần, dù ít ỏi
          Có em bên đời, sống chết bên nhau.
           
          Đâu biết trước đời nhiều dâu bể
          Chạy loanh quanh tóc đã hai màu
          Tìm được lối về trăng rơi xuống đất
          Chúng mình mất hết, chỉ còn nhau…
          (Chúng mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau)
           
          Khúc Tình Hư Vô đến với người viết như một mối duyên văn nghệ đáng trân quý! Bởi Hư Vô Võ Văn Hùng (tên thật của anh) chỉ có những giao tình qua âm nhạc mà thôi. Ít khi nghe anh bàn luận về thơ văn. Người viết mỗi lần gặp anh chỉ thích rỉ rả thứ nhạc “thu đi cho lá vàng rơi” đến ngây ngất tâm hồn. Nghe đã, cả hai anh em cùng thấm, cùng buồn. Thế thôi! Bẵng đi một thời gian khá lâu vì cuộc sống riêng tư, Hư Vô tưởng đâu là một người em nhạt dần trong tâm tưởng của tôi.
          Trung tuần tháng 12 vừa qua, tôi gặp lại anh trong này phát hành CD của nhạc sĩ Nguyễn Nhật Tân
          Tôi nhận ra anh khác hẳn. Trầm tư. Lặng lẽ. Sau vai câu thăm hỏi xã giao vì lâu ngày không gặp, anh bỏ tôi đứng trơ vơ giữa những giòng âm thanh lúc sôi nổi, lúc êm dịu của Nguyễn Nhật Tân.
          Khoảng 15 phút sau anh quay trở lại, nhìn tôi với nụ cười hiền hòa, đôi mắt nháp nháy sau làn kính cận, trên tay cầm một ấn bản bìa màu trắng, pha màu tím nhạt với lối trình bày rất trang nhã. Đó là Khúc Tình Hư Vô với tựa đề “Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau”
          Tôi nhìn anh đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Thì ra ông em của tôi làm thơ. Một thi sĩ ẩn danh. Anh tránh mặt tôi lâu nay cũng vì thế chăng?
          Tôi cám ơn Hư Vô, cõi lòng phơi phới thấy rõ! Từ nay mình có thêm một người đồng hành cho bớt phần “lẻ loi một mình”
          Tôi đọc lướt 12 bài trong tập thơ nhỏ nhoi, thật tình nói với tác giả:
          - Thơ cậu tới lắm, đầy nhạc tính! Có dịp tôi sẽ phổ dăm bài thơ của cậu!
          Anh nhìn tôi nửa như được mở tấc lòng, nửa nghi ngờ ông anh cho mình “đi tàu bay giấy”
          Cả một buổi tối, dưới ánh đèn vừa đủ sáng, tôi đọc thơ Hư Vô trong một tâm trạng hào hứng và sảng khoái vô cùng. Chưa hẳn thơ Hư Vô là những viên ngọc quý toàn bích. Nhưng ít ra thơ Hư Vô đã thoát ra những rung cảm úc lệ, lẩm cẩm, già nua hơn cả thời gian trước mặt.
          Nói như nhận xét của nhà phê bình âm nhạc Phạm Văn Kỳ Thanh: “Thơ tự nó đã có nhạc tính. Nhất là thơ Việt, qua sự chọn chữ, sắp câu, gieo vần, hiệp vận và ngắt nhịp, cũng đủ tạo nên một ca khúc hoàn hảo…”
          Ngay đến văn hào Schiller cũng phải tâm sự: “Trúc hết tâm hồn tràn ngập bởi một ý hướng âm nhạc vào đó, và tư tưởng thi ca tìm đến tiếp theo – Khi tôi ngồi làm một bài thơ, cái mà tôi thường thấy xuất hiện trước mắt tôi là yếu tố âm nhạc của bài thơ chứ không phải quan niệm rõ rệt về chủ đề…”
          Sở dĩ tôi phải dẫn chứng cà kê như vậy vì thơ Hư Vô đầy nhạc tính và hình ảnh lồng trong một tứ thơ mới lạ rất thơ, rất tình…
           
          Em qua bóng đổ hiên ngoài
          Đàn chim sáo nhỏ vụt bay cuối ngàn
          Giật mình hạ rớt thênh thang
          Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa.
           
          Nắng trong veo, thấu lụa là
          Áo em mỏng quá lòng ta gập ghềnh
          Dù là một thoáng lênh đênh
          Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn.
           
          Từ em xõa tóc sang ngang
          Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau.
          Em mang mùa hạ qua cầu
          Ta như khách lạ tìm đâu bóng mình
           
          Bên đời nắng có lung linh
          Để em giấu kín chút tình phôi pha
          Còn thương góc phố quê nhà
          Vàng em áo hạ, buồn ta mưa về…
          (Áo Hạ Vàng)
           
          Chất hư vô đã vây kín trong bài ”Sắc Không”:
           
          Em về,
          ngọn nến lung linh gió
          Trải xuống vô cùng sợi sắc
          không
          Đưa tay khuấy bóng em
          thành khói
          Chợt
          cõi muôn trùng nở rộ bông.
          Bàng hoàng ta hất tung
          giấc mộng
          Vẫn thấy em
          còn giữa mênh mông
          Hồn phách chia lìa đêm
          lạnh cóng
          Thật có em,
          thật có ta không?
          (Sắc Không)
           
          Trong “Chúng Mình Mất Hết, Chỉ Còn Nhau” có nhiều câu thơ hay đầy xúc cảm và nhạc tính như chính nỗi dìu dặt của lòng mình:
           
          Anh nín thở
          chờ em khoe da thịt
          Đêm tượng hình chảy xuống
          nửa bờ trăng
          Cởi áo lụa là phơi vào
          hoang dại
          Thương em
          buồn nhánh tóc chẻ ăn năn.
          ……………………
          Gối chăn đâu che giáp vườn
          con gái
          Áp sát
          môi nhau rụng trắng lối quỳnh
          Sáng thức dậy còn nghe quen
          tóc rối
          Chảy qua đời, sóng vỗ ngát
          hương trinh..
          (Dã Quỳnh)
           
          Cái chất thơ của Hư Vô cũng làm anh động lòng vì những dòng lệ không đâu của người bạn nhỏ:
           
          …. Này Bạn Nhỏ, bên kia đời đang khóc?
          Gửi anh giọt nước mắt để làm tin
          Cũng may anh còn giữ nguyên sợi tóc
          Chưa giáp xuân thì, dài đã trăm năm…
          (Bạn Nhỏ)
           
          Trong Khúc Tình Hư Vô cũng có những câu lục bát gợi tình, rung cảm lạ, ngắt câu êm đềm như những cung bậc của âm thanh:
           
          Xuân em trổ nhánh vào thơ
          Thương ai xõa tóc so đo đợi chờ?
          Anh về như một giấc mơ
          Tặng em chiếc nón che hờ chiêm bao.
           
          Hạ nghiêng áo trắng ngọt ngào
          Nương theo bóng nắng chiều thao thức vàng
          Tặng em hết một trần gian
          Gom về gìn giữ để ràng buộc nhau.
           
          Mùa thu mấp mé hiên rào
          Heo may ngang đọt lụa đào sân trong
          Tặng em bóng nguyệt tơ hồng
          Đếm từng chiếc lá gói lòng người dưng.
          …….
          (Tặng Phẩm Tình Nhân)
           
          Có lẽ bài “Cà Phê Đời” đã gây cho người viết một ấn tượng thích thú nhất khi lướt mắt đọc lần đầu:
           
          Anh giọt cà phê đắng
          Em hạt đường chưa tan
          Muỗng khua vòng đáy tách
          Khuấy tình ta trăm năm.
           
          Anh lang thang cuối phố
          Đếm hạt mưa bay qua
          Đếm nỗi buồn ở lại
          Em mấy lần xót xa
           
          Giọt cà phê đắng chát
          Chảy trên môi xanh xao
          Hạt đường chưa tan hết
          Mình đã vội mất nhau.
           
          Bên kia bờ biển lớn
          Em ngọt lịm thênh thang
          Anh trưa chiều ngồi quán
          Uống từng giọt rưng rưng…
          (Cà Phê Đời)
           
          Bài thơ cảm động, giản dị đã gợi hứng để tôi phổ thành ca khúc đầu tiên trong thơ của Hư Vô
          Gần đây, Hư Vô còn tiếp tục gửi đến tôi hàng loạt các bài thơ mới đã gợi nguồn cảm hứng để anh sáng tác thật đều tay trong sự nhậy cảm của con tim thi sĩ
          Những bài thơ mới sau này của anh ngày càng khởi sắc. Tôi mừng trong lòng về nhịp độ sáng tác đều đặn của anh. Sáng tác nhiều chưa hẳn là những vần thơ óng ả, lụa là, miễn sao chỉ ghép chữ và vần cho đầy trang giấy mà thôi!
          Không đâu! Người viết không thích bốc nhằng, mà chỉ muốn giới thiệu những tài năng đích thực không kể khuynh hướng và tuổi tác. Đó cũng là chủ trương của Dân Việt!
          Với Hư Vô, âu đó cũng là cái duyên của hai hồn thơ chạm nhau không ê đầu, vỡ trán. Ngược lại, cả hai anh em đều hành trình vào cõi thơ-lãng-mạn lạc-thời-đại, đọc chẳng giống ai! Nhưng thấy vậy mà không phải vậy!
          Nhưng thơ muôn đời vẫn là thơ! Bóng lầu Hoàng Hạc còn đó! Hồn Núi Tản, Sông Đà thênh thang còn kia! Đá có thể mòn, sông có thể cạn, nhưng tiếng thơ sẽ bất diệt mãi trong lòng người ái mộ…..
           
          Phạm Quang Ngọc
          Sydney, 2007
           
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.03.2013 06:01:50 bởi Huvo >
          #5
            Huvo 24.03.2013 10:33:40 (permalink)
            Áo Hạ Vàng, Tâm Kinh Thời Đại
            Tùy Bút Toi Khanh  
             
            Áo Hạ Vàng  
             
            Em qua bóng đổ hiên ngoài
            Đàn chim sáo nhỏ vụt bay cuối ngàn
            Giật mình hạ rớt thênh thang
            Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa.
             
            Nắng trong veo, thấu lụa là
            Áo em mỏng quá lòng ta gập ghềnh
            Dù là một thoáng lênh đênh
            Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn.
             
            Từ em xõa tóc sang ngang
            Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau.
            Em mang mùa hạ qua cầu
            Ta như khách lạ tìm đâu bóng mình
             
            Bên đời nắng có lung linh
            Để em giấu kín chút tình phôi pha
            Còn thương góc phố quê nhà
            Vàng em áo hạ, buồn ta mưa về…
             
            Hư Vô

            Nói y như trong kinh thì vạn hữu không gì là ngẫu nhiên. Mỗi cọng rêu, ngọn cỏ hay từng con ong, cái kiến thảy đều do nhân duyên mà có. Ai người học Phật đều ít nhiều biết qua chuyện đó. Vậy mà có ai trong số này lại không một lần bất chợt đứng dưới hiên mưa mà bỗng nhiên nhớ về một chuyện xưa cũ càng không hò hẹn. Không phải ngẫu nhiên thì còn là gì nữa. Một câu hát bâng quơ nghe được ở đâu đó, một gương mặt hay ánh mắt tình cờ bắt gặp trên đường nhiều khi cũng đủ làm một cái cớ để vực dậy một hồi ức tưởng như chẳng mắc mớ liên can gì hết. Kỳ thực, từng cái xem chừng là ngẫu nhiên ấy cũng là một kiểu nhân duyên khác. Thiếu đi những thứ nhân duyên bất ngờ và đa đoan đó, biết đâu cuộc đời càng buồn thêm. Cuộc đời là một tuồng ảo hoá, khách trầm luân là những diễn viên, chuyện đời từ đó phải cần đến những khía cạnh kịch tính. Chuyện tu học của tôi cũng là một thứ chuyện đời, nghĩa là nó cũng không nằm ngoài nguyên tắc đó.Hồi nào đầu óc giản đơn, học kinh Phật như một cái máy, cách cảm nhận lời Phật của một cậu bé chỉ đơn giản là chụp lại mọi sự bằng chiếc máy ảnh không biết suy tư. Thấy sao tin vậy, nghe sao hiểu vậy. That’s  it, no more. Rồi thì một ngày, người ta già hơn, có thể hư đốn hơn, lem luốc hơn, nhưng cách hiểu vấn đề cũng được thay đổi để lời kinh xưa lúc này coi như đã trở thành một nguồn sống sinh động và thấm thía hơn, nếu người ta vẫn chưa bỏ Phật mà đi.Một ngày của tuổi bốn mươi, tôi ngẫu nhiên bắt gặp trong hộp thư email của mình một cái thư lạ. Lạ vì cái Subject của nó, và cũng vì người gửi là một nhân vật kỳ lạ. Chưa biết mặt nhau bao giờ, từ vài tháng nay bỗng nhiên cứ dồn dập gửi cho thiệt nhiều email. Không thăm hỏi gì hết, chỉ ròng những thứ góp nhặt từ muôn phương, để tôi nghe, ngắm và đọc.Chẵng gì ghê gớm, vài ba tấm ảnh lạ, dăm thứ tin tức giật gân, đôi khi là một nhạc khúc. Có cũng vui, không cũng được, dù nhiều khi buồn buồn  tôi lại có ý trông. Chiều nay, tôi lại nhận được một cái email của người bạn giấu mặt đó. Một chuyện bình thường nhưng có chút lạ. Nó lạ từ cái chủ đề: Vàng Em Áo Hạ. Cả một thứ tiếng Việt dễ dãi nhất cũng không ai nói năng, viết lách kỳ cục như vậy. Nhưng mà nó lạ, và cứ nghe hay. Gói theo cái email đó là một cái File Video https://www.youtube.com/watch?v=kxOJXKJ551Q (thơ của Hư Vô, nhạc Phạm Quang Ngọc). Tôi mở ra và bàng hoàng. Cái mà tôi nghe được, xin thề, tuyệt không phải thứ tình ái lăng nhăng mà nhạc khúc đó đang diễn tả. Tôi vừa cảm nhận được cái mà nói bằng ngôn ngữ của ngành Vật Lý hiện đại là Chiều Thứ Tư của Phật Pháp. Một góc cạnh thật mới lạ, tinh khôi, dù thực ra muôn thuở đã là vậy. Mới là mới đối với gã dốt này thôi. Ô hay, tôi tự hỏi mình, sao thiên hạ bây giờ lại không thử dùng cách nói này để nói về Phật chứ, dĩ nhiên nên nghiêm túc hơn một tí là được. Người ta viết nhạc Phật giáo mà cứ như để xua đuổi thiên hạ. Thay vì réo gọi nhau về dưới chân Phật, người ta lại khiến thiên hạ bỏ chùa mà đi, nhiều khi còn chạy mất cả dép. Ai hổng tin xin cứ kiếm mấy cái CD nhạc đạo nghe thử một lần thì biết. Nhưng đó là chuyện của ai, ở đây tôi chỉ xin nói chuyện mình.

            Em qua, bóng đ hiên ngoài
            Đàn chim sáo nh
            vt bay cui ngàn
            Gi
            t mình h rt thênh thang
            N
            trên nhánh tóc, em vàng cánh hoa.


            Mùa hạ ở đây bỗng dưng là một thứ gì đó có đủ hồn vía hẳn hoi, như một sinh vật, không còn là một hiện tượng thiên nhiên nữa. Nó còn ly kỳ hơn, khi  đường hoàng hoá thân vào từng cánh hoa phượng vàng, và cùng đưa em vào hạ. Em, hoa vàng và mùa hạ lúc này đã là một. Tôi đã xem, nghe rồi chợt nhớ về một bài học cũ. Toàn bộ cái gọi là thế giới, trong kinh Phật, chỉ là con số 18: Lục Căn, Lục Trần và Lục Thức. Ngoài ra không còn gì nữa. Từ cái hiểu lầm, người ta biết thương ghét và nghĩ ra muôn thứ ảo tượng và đặt cho chúng những tên gọi Chính Trị, Văn Hoá, Khoa Học, Nghệ Thuật, Triết Học, Lịch Sử, Ngôn Ngữ, kể cả Tôn Giáo. Một mớ khái niệm cộng với chút tình cảm ghét thương đã làm nên mọi sự ở đời. Tất thảy những thân sơ thù bạn, ân oán tình thù đều chỉ là những cuộc chơi của người chưa biết mình thực ra là những gì ghép lại. Tôi yêu em, thế là nhìn thấy trong hoa có em, trong em có mùa hạ, và rồi một ngày, cả ba chỉ là một. Để mùa hạ có thể rơi trên tóc người, và màu vàng của hoa đã là một với em. Nhưng như thế đã hết đâu:

            Nng trong veo…thu la là
            Áo em m
            ng quá, lòng ta gp ghnh
            Dù là m
            t thoáng lênh đênh
            Đã nghe mùa h
            chy trên phím đàn
            Từ em tóc xõa sang ngang
            Hàng cây nghiêng nón r
            n ràng tin nhau.


            Thơ hay của thiên hạ tôi đọc cũng nhiều, nên có dốt mấy, cũng có thể bảo rằng bài thơ này chưa phải là tuyệt tác. Có điều lạ lùng, có lẽ đây là lần đầu tiên tôi chịu nghe và đọc một bài thơ tình bằng một tâm cảm đã đời đến vậy. Tôi đã nghe thấy ở đó một bài tâm kinh, nhưng không phải Tâm Kinh Bát Nhã của nhánh Bắc Truyền. Tâm Kinh ở đây là kinh nói về đạo qua ngõ tình và phải được cảm (không phải hiểu) bằng trái tim (không phải óc). Đến nắng ở đây cũng đã được ghép thêm phần hồn. Nó soi thấu lụa là một cách có ý thức, không phải một hiện tượng thiên nhiên. Vì trong nắng bây giờ có gã tình si mê gái đang dõi nhìn gót sen người đẹp. Thế là hắn xem ánh nắng như một tên đồng lõa. Và nếu vật vô tri có thể trở thành động vật thì ở đây cái phàm tâm của gã tục tử kia cũng có thể là một với trời đất quanh mình để có thể gập ghềnh, triền dốc như mặt đường mà em đang đi trên đó, để sóng dậy đất bằng, để bóng sắc em tuy chẵng ba đào mà vẫn có thể khiến chết đuối người trên cạn mà chơi!
            Lục Trần, Lục Thức, Lục Căn ở đây đã phổ vào nhau đến tận tuyệt. Mùa hạ đã là cái tâm cái tình của gã tục tử để góp mặt hết mình vào cuộc chơi. Nó len vào từng nốt nhạc trên dây đàn và trong cõi âm thanh đó, những hàng cây kia bỗng dưng là những khách mời, những chứng nhân cho một cuộc tình vỡ giữa chiều nắng hạ. Tôi lại nhớ hai câu thơ của Trần Dạ Từ: Lần đầu ta ghé môi hôn, mấy con ve nhỏ hết hồn kêu vang. Bao nhiêu Uẩn Xứ Giới Đế có rảnh thì đều cùng về tham dự hết.
            Rồi thì:

            Em mang mùa h qua cu
            Ta nh
            ư khách l tìm đâu bóng mình
            Bên đ
            i có nng lung linh
            Đ
            em giu kín chút tình phôi pha
            Còn th
            ương góc ph quê nhà
            Vàng em áo h
            , bun ta mưa v

            Như trên đã thưa, mùa hạ bây giờ đã được chuyển thể (transform) để có thể theo em qua cầu bỏ lại một thằng khờ sau lưng. Em và mùa hạ đã là một, em đi rồi mùa hạ cũng đi. Và cả ánh nắng mùa hạ nữa, nó cũng tham dự vào nổi chia xa của chúng ta. Và không phải chỉ hôm nay, đến bao giờ em còn là một cố nhân chưa quên nổi thì cứ thấy nắng hạ hoa vàng thì tôi sẽ thấy em về, như từ bây giờ, những cơn mưa với nổi buồn của tôi sẽ mãi mãi là một. Trong ngôn ngữ lòng tôi từ giờ sẽ mãi hoài đọng lại hai cụm từ ghép không thể tách rời: Vàng Em Áo Hạ và Buồn Tôi Mưa Về. Nhưng đâu phải chỉ một mình tôi ngớ ngẩn đến vậy, hồi xưa còn sống, ông Nguyên Sa cũng hơn một lần mơ hồ như thế vào một thuở yêu người:

            Áo nàng vàng, anh v yêu hoa cúc
            Áo nàng xanh, anh m
            ến lá sân trường!


            Là vậy đó. Gì cũng là một cuộc chơi. Và, dẫu chong đèn thức trăm năm, người sinh tử vẫn mãi nằm chiêm bao!
             
            Santosa, 11/27/08
            To
            i Khanh

             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2018 08:52:03 bởi Huvo >
            #6
              Huvo 25.11.2017 04:20:57 (permalink)
              Thoáng cảm nhận về bài thơ: “Cuối Đường Em Đi” của Thi Sĩ Hư Vô. Tùy bút Sương Lam.  

              Khi học phổ thông bọn tôi chuyền nhau chép một câu danh ngôn mà lúc đó thật sự tôi không hiểu gì hết “Tình yêu ở xa là một viên kim cương, khi lại gần là một giọt nước mắt”, thú thật ngày ấy tôi không biết tình yêu là gì, câu nói ấy cứ ám ảnh mãi trong tâm trí tôi và phải rất lâu, rất lâu sau tôi mới hiểu (theo cách hiểu của riêng tôi) Khi chưa yêu người ta thường khao khát được yêu, một lần được yêu trong đời nhưng khi có được tình yêu thì bắt đầu xuất hiện ý niệm khổ đau. Khổ đau vì những nghi ngờ, là những lo lắng không thể có một kết thúc trọn vẹn, là không còn yêu nhau trở thành xa lạ thậm chí thù hận…
               
              Khi tôi biết thơ Hư Vô, tôi đọc khá nhiều bài thơ của thi sĩ, tôi chợt nhận ra một sự đồng cảm trong tình yêu đó là nỗi đau của một tình yêu không trọn vẹn:
               
              Cuối Đường Em Đi
               
              Có trèo qua dốc núi
              Chưa chắc tới đỉnh sầu
              Thì dầu gì đi nữa
              Mình cũng nợ nần nhau.
               
              Chỗ anh vào nương náu
              Em cất giấu muộn phiền
              Giữa trái tim khập khiễng
              Là ngàn nỗi oan khiên.
               
              Đất có dài hơn biển
              Cũng đâu nối liền bờ
              Anh lần mò mê mải
              Vẫn ở ngoài bến mơ.
               
              Lối anh đi không đến
              Chỗ em về tai ương
              Chưa qua khỏi nghiệp chướng
              Biết còn nhau cuối đường?
               
              Thêm một lần thất hứa
              Để em biết bạc tình
              Từ trái tim rướm máu
              Còn ngọt ngào dấu đinh.
               
              Đóng anh vào quá khứ
              Cho đời em thênh thang
              Bước ngang qua giọt lệ
              Nhỏ xuống ngọn nến tàn…
               
              Hư Vô
               
              Tôi thích thơ ngũ ngôn, lục ngôn vì nó phù hợp với kết cấu của một câu chuyện, nó giống như một lời tự tình miên man như một dòng chảy của tâm trạng không có điểm dừng, như dòng suối, như một thác ghềnh và là những dòng lệ trào tuôn.
               
              Khổ thơ đầu bài thơ “Cuối Đường Em Đi” làm tôi nhớ đến một câu hát trong “Đời Đá Vàng” của Vũ Thành An: “Ta một mình leo mãi, không qua được vách sầu. Ta tìm một tiếng yêu chỉ toàn là sầu đau”, Hư Vô cũng trèo qua đỉnh núi để tìm kiếm dốc sầu của cuộc tình buồn:
               
              Có trèo qua dốc núi
              Chưa chắc tới đỉnh sầu
               
              Nhưng Vũ Thành An đã chạm tới đỉnh của nỗi sầu. Hư Vô thì không bởi vì:
               
              Thì dầu gì đi nữa
              Mình cũng nợ nần nhau.
               
              Một tâm trạng dùng dằng muốn và không muốn, kết thúc và không kết thúc, không phải vì còn yêu, còn mê mà còn nợ nần nhau. Nợ thì trước sau gì cũng phải trả; không trả trước thì phải trả sau, không trả được kiếp này thì phải trả kiếp tới, đường tình trở thành đường không lối, quẩn quanh, bế tắc, muộn phiền, oan trái, đớn đau:
               
              Chỗ anh vào nương náu
              Em cất giấu muộn phiền
              Giữa trái tim khập khiễng
              Là ngàn nỗi oan khiên.
               
              Tình yêu làm người ta yêu đời và trần gian trở thành thiên đường, những người yêu nhau họ thấy trái tim luôn trỗi dậy những bài tình ca với niềm hân hoan, chất ngất. Chàng đã tìm được thế giới tình yêu của mình nhưng hoan lạc vắng không, thiên đường không có hoa thơm cỏ lạ mà chỉ những “muộn phiền”. Sự nương náu để tìm sự đồng cảm, yêu thương chỉ có “nỗi oan khiên”. Ý thơ làm tôi chợt nhớ đến bài thơ “Xa Cách” của thi sĩ Xuân Diệu:
               
              Dầu tin tưởng: chung một đời, một mộng.
              Em là em, anh vẫn cứ là anh.
              Có thể nào qua Vạn Lý Trường Thành
              Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.
               
              Có lẽ cái mà tôi cho rằng không thể vượt được trong tình yêu chính là sự xa cách của hai tâm hồn không đồng điệu. Yêu đấy nhưng không hiểu nhau, yêu đấy nhưng không sẻ chia, yêu đấy nhưng chỉ muốn chiếm hữu tất cả…và cũng từ đấy sự xa cách đã bắt đầu xuất hiện trong tình yêu- Sự xa cách không dễ gì nhận ra và nếu có nhận ra đôi khi đã quá muộn màng. Không thể nói với nhau nên nỗi muộn phiền chỉ riêng em mang lấy, muộn phiền che lấp mất anh, trái tim không còn dành cho anh tất cả và thế là cứ ngày một xa.
               
              Gần trong gang tấc mà xa nhau muôn trùng. Tình yêu không còn giới hạn trong “lòng anh, lòng em” nữa mà đã trở thành đại dương mênh mông:
               
              Đất có dài hơn biển
              Cũng đâu nối liền bờ
              Anh lần mò mê mải
              Vẫn ở ngoài bến mơ.
               
              Cái lạnh của không gian bắt đầu chiếm lĩnh “anh”, khoảng cách giữa hai con người gần như một lại thành hai, hai đến diệu vợi. Khổ thơ như một nỗi tuyệt vọng, một kết thúc không thể cứu vãn. Có biển là có bờ, có bờ là có bến, có anh thì phải có em nhưng tất cả đã không theo qui luật vốn có của nó, tất cả đã ngoài tầm với, “Anh lần mò mê mải/ vẫn ở ngoài bến mơ”, hạnh phúc xa tầm với, tình yêu không chờ đợi anh, cuộc đời xô đẩy đành lạc mất nhau.
               
              Lối anh đi không đến
              Chỗ em về tai ương
              Chưa qua khỏi nghiệp chướng
              Biết còn nhau cuối đường?
               
              Cái không thể vượt qua chính là định mệnh. Hai con người vì duyên mà yêu nhau và vì không duyên lại xa nhau. Tình yêu kết thúc có khi là kết thúc luôn cả cuộc đời là về với thế giới không còn nỗi đau; có khi kết thúc lại là một ám ảnh khó quên, nhói một góc lòng và cũng có thể bắt đầu từ đấy trái tim băng giá không còn có thể yêu thêm lần nữa…
               
              Khi còn trẻ, có lẽ ai yêu cũng muốn được sống với người mình yêu đến bạc đầu nhưng bây giờ tôi lại không nghĩ như vậy bởi vì chắc gì ở đến trăm năm vẫn cứ còn yêu. Tình yêu dở dang sẽ làm người ta nhớ mãi, nhất là những lúc cuộc đời nghiêng ngã, ê chề, trong chúng ta (có tôi) cũng muốn được nương tựa vào một mối tình quá khứ không có kết thúc trong cuộc đời. Nó sẽ là một dòng sông tưới mát cuộc ta trong những còn mất của đời người. Phải chăng điều đó đã trở thành khát khao trong tim của những con người chỉ có mất mát và cô đơn trong đời. Tình hết và những lời lý giải vì sao ta xa nhau trỗi dậy trong một khổ thơ đa thanh trắc, giọng thơ vút lên những âm thanh khô khốc, những âm vực thăm thẳm đến tái tê:
               
              Thêm một lần thất hứa
              Để em biết bạc tình
              Từ trái tim rướm máu
              Còn ngọt ngào dấu đinh.
               
              Tôi đến để yêu em và cũng chính tôi rời xa em nhưng sự rời xa ấy không phải vì tôi không còn yêu mà nó còn là biểu hiện sâu đậm, nồng nàn hơn bao giờ hết. Em cứ trách, cứ giận, cứ hờn kẻ bạc tình. Chỉ có tôi mới biết sự lìa xa làm trái tim tôi rướm máu, dấu đinh mãi hằn nơi trái tim không thể nguôi ngoai, nỗi đau và hoan lạc đan trùng khít. Đoạn thơ dường như là sự giải bày tự trách nhưng không tự hối bởi vì trong tình yêu không có đúng sai được mất mà chỉ có duy nhất sự ngọt ngào, dấu tích của một thuở yêu thương. Tôi cảm nhận bài thơ có nhiều cung bậc của hạnh phúc, của dịu dàng, của thống khổ, của đam mê và tận cùng là sự nuối tiếc, của sự biết ơn, biết ơn em đã cho anh đến với tình yêu, cho anh nếm trái hạnh phúc dù chỉ là phút thoáng qua trong đời. Tình là một ý niệm khổ đau, tình đóng đinh vào quá khứ, vào cảm xúc, vào trái tim. Trái tim tan vỡ, tình tan vỡ và đằng sau tan vỡ là sự lãng quên:
               
              Đóng anh vào quá khứ
              Cho đời em thênh thang
               
              Tôi cảm nhận nỗi bi tình thống thiết đang tỏa khắp không gian làm thinh không rơi lệ. Tôi đã từng có cảm nhận “Lệ trần gian một thuở chia lìa”. Nếu ai đã từng yêu, từng mất mát thì mới thấy câu thơ mà cung bậc của nỗi đau từ cao vút đột ngột xuống thấp chỉ còn lại những vang âm thật nhẹ của những thanh bằng “Cho đời em thênh thang”.
              Quên anh đi, cuộc đời em cánh cửa vẫn còn rộng mở những bước thênh thang và có người sẽ chờ đợi em cuối con đường. Câu thơ gợi ra hai ý nghĩa: mong em hạnh phúc/ lòng anh nát tan. Dường như thi sĩ đang mâu thuẫn với chính mình. Thi sĩ muốn níu giữ nhưng cũng muốn buông tay nhưng cuối cùng sự chọn lựa vẫn là sự mưu cầu hạnh phúc cho người mình yêu thương. Nếu anh không thể cho em điều hạnh phúc thì chỉ có một cách là rời xa:
               
              Đóng anh vào quá khứ
              Cho đời em thênh thang
              Bước ngang qua giọt lệ
              Nhỏ xuống ngọn nến tàn…
               
              Nước mắt tuôn chảy, ánh sáng tắt lịm. Câu thơ chỉ còn những giọt lệ và bóng tối phủ vây. Thi sĩ như chết đuối trong nỗi đau chất ngất. Tứ thơ làm tôi nhớ đến “Những Giọt Lệ” của Hàn Mặc Tử:
               
              Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
              Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
              Sao bông phượng nở trong màu huyết,
              Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?
               
              Giọt lệ của Hàn Mặc Tử là những hạt châu long lanh của những tiếc nuối, thống hận của một người một đời khát khao mà chỉ là hư ảo, giọt lệ của Hư Vô thật nhẹ rơi xuống tắt nốt những ánh sáng cuối cùng còn sót lại của ngọn nến, của tình yêu. Kết thúc. Khép lại. Nhưng lại mở ra một biển tình mênh mông, một khát khao mong người con gái tôi từng yêu mãi mãi hạnh phúc.
               
              Bài thơ với tôi lạ: Tình buồn- Nỗi đau- Mất mát nhưng lại thấm đậm đến da diết một tình yêu lãng mạn- Yêu không có nghĩa là chiếm hữu, yêu không có nghĩa là được, yêu là hãy đem đến cho người mình yêu yên bình và hạnh phúc. Hãy chọn cho mình một cách yêu tôi nghĩ đó là thông điệp ở Cuối Đường Em Đi mà nhà thơ muốn nói và cách yêu của thi sĩ không phá cách- nó nằm trong tiêu chí của lãng mạn cổ điển thấm đẫm chất nhân văn của người Việt Nam từ nghìn xưa- Yêu là hy sinh.
               
              Sương Lam
              15.11.2017
              (Kính tặng nhà thơ Hư Vô)
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2018 08:09:06 bởi Huvo >
              #7
                Huvo 18.04.2018 18:49:08 (permalink)
                CHIA TAY MÙA XUÂN TRONG THƠ HƯ VÔ.
                Tùy bút Sương Lam
                 
                Chia Tay Mùa Xuân
                 
                Hôm chia tay Sài gòn vừa chớm Tết
                Trong mắt em như thể đã ra giêng
                Phố xá gập ghềnh chông chênh nhịp guốc
                Còn xôn xao từng chiếc lá công viên.

                 
                [<font] Môi em hiền tựa như mùi hương cốm
                Áp vào tôi ngọt đắm nụ tầm xuân
                Giọt lệ không chân long lanh vàng đá
                Đang mặn mà em đã vội quay lưng!

                 
                Bỏ lại Sài gòn rưng rưng góc phố
                Ngọn đèn vàng xô dạt bước chân tôi
                Trời đất mịt mù ngày mưa giông tới
                Nơi máu trong tim chưa kịp luân hồi.

                 
                Mà cũng có đôi lần em biết khóc
                Lối hẹn hò cỏ mọc đã xanh um
                Để nhớ một thời em còn xoã tóc
                Chỗ lời tình thổn thức tiếng vô ngôn …

                 
                Hư Vô
                 
                Tết đến có nghĩa là xuân về. Mùa xuân trong đời thực lẫn trong thơ làm bao nhiêu người đắm say, ngơ ngẩn. Bởi vì mùa xuân là mùa tình yêu, mùa của sự sống, của lộc biếc căng tràn. Tôi yêu Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử, yêu Xuân Thì của Phạm Duy, yêu Bến Xuân của Văn Cao… Đó là những bài  thơ, bài hát ca ngợi mùa xuân đẹp, thanh xuân đẹp và tình yêu cũng đẹp như xuân. Hư Vô cũng đến với mùa xuân nhưng không phải bằng một tâm trạng lâng lâng hạnh phúc của thi nhân mà là một nỗi niềm thăm thẳm:
                 
                Hôm chia tay Sài gòn vừa chớm Tết
                 
                Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ. Chỉ cần xa một vài giờ là nhớ là mong là đợi chờ gặp gỡ. Yêu thế mà chia tay. Anh phải đi, phải xa chưa một lời hứa hẹn tao phùng. Cô gái không kịp nói lời từ biệt nhưng đôi mắt đã thay điều muốn nói:
                 
                Trong mắt em như thể đã ra giêng
                 
                Mùa xuân mới bắt đầu, sự ngọt ngào vừa thấm vào cảnh vào hồn người thì nỗi buồn đã tràn đến bủa vây “chớm / chia tay” Ngữ nghĩa dường như đối kháng nhau tạo ra một nghịch cảnh trớ trêu:
                 
                Phố xá gập ghềnh chông chênh nhịp guốc
                Còn xôn xao từng chiếc lá công viên.

                 
                Tình đang đắm say mà lại cách xa, con đường tình bắt đầu gập ghềnh cho em lao đao. Tiếng guốc khua trên hè với nhịp chông chênh, đổ vỡ, tiếng guốc tạo những âm thanh chí chát đánh thức cả những hàng cây lá công viên đang còn mơ màng trong giấc xuân. Và trong mắt em đang ánh lên tia nhìn xa vắng.  Thời gian không dừng lại, đang trôi qua không thể níu giữ “chớm tết mà đã ra giêng”. Tôi cảm nhận cô gái đang mòn mỏi, đợi chờ.
                 
                Phương xa, nhân vật trữ tình mãi ngày nhớ đêm mong về một bóng hình trong tim và hình ảnh người con gái đã hiển hiện với muôn sắc màu, hương vị, hình ảnh vừa thực vừa mơ:
                 
                Môi em hiền tựa như mùi hương cốm
                Áp vào tôi ngọt đắm nụ tầm xuân

                 
                Môi em thơm mùi hương cốm, mềm như vạt lụa và hiền tựa chiêm bao. Một người tình nho nhỏ, dễ thương. Ý thơ làm tôi nhớ đến một câu thơ của Đỗ Quý Toàn trong “Chuyện tình”:
                 
                Ôi anh yêu em vì em biết nói
                Em đã biết thưa em còn biết gọi

                (Đỗ Quý Toàn)
                 
                Chàng trai trong  “Chuyện tình” yêu cái nết ngoan hiền ở người con gái, yêu tiếng dạ thưa ngọt ngào làm mê đắm lòng người còn chàng thi sĩ của chúng ta cũng yêu em bởi nết ngoan hiền. Tình yêu đến không chỉ vì nhan sắc mà còn từ sự dịu dàng trong em. Sự dịu dàng đã làm hồn chàng tan chảy đến mê đắm. Hư Vô diễn tả nụ hôn cũng thật lạ lẫm.
                 
                Khi đọc Nụ Hôn Đầu của Trần Dạ Từ tôi cảm nhận một không gian nhã nhạc, một hồn phách tiêu tan, một cảm xúc bàng hoàng và như một giọt nước mắt đang rơi trong chứa chan hạnh phúc của nụ hôn đầu đời:
                 
                Lần đầu ta ghé môi hôn
                Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
                Vườn xanh cỏ biếc trưa vàng
                Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông.

                (Trần Dạ Từ)
                 
                Nụ hôn đầu của Trần Dạ Từ đã làm thay đổi cả thế giới, cả không gian rất lặng ngoài kia, tất cả đều đổi thay hướng về cái đẹp một loạt màu sắc hiện lên cạnh nhau những gam màu hội họa đối lập mà đan xen của một cảm giác mê đắm, chất ngất “vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng, phượng đỏ” thật là khi yêu đâu đâu ta cũng thấy một màu yêu.
                Thế giới tình yêu của Hư Vô cũng là thế giới của sắc màu yêu “hương cốm, nụ tầm xuân, vàng đá”  nhưng ông không chọn sắc màu rực rỡ, lộng lẫy như Trần Dạ Từ mà thật hiền hòa, nhẹ nhàng của sắc xanh đồng nội tỏa ta từ cốm, sắc hồng tỏa từ những đóa tầm xuân nằm mơ màng bên lưng giậu, góc hiên nhà như màu hồng của má hồng con gái. Tôi yêu chút hây hây hồng trên đôi má thanh xuân.
                 
                Đi vào thế giới thơ Hư Vô là đi vào thế giới của sắc màu bình dị pha lẫn kiêu kỳ khiến nhan sắc em vừa mê đắm vừa hồn hậu, dịu dàng. Hôn em, hôn môi hiền, nụ hôn thơm như ướp mật. Mùi hương cốm tỏa nhẹ qua môi hôn, môi em xinh như nụ tầm xuân trinh nguyên của vườn thiếu nữ. Nụ hôn là hội tụ của hương hoa, của đất trời, của những gì thân thuộc của quê hương. Môi hôn vì thế dù đắm say vẫn đượm một chút gì hiền thục, đằm thắm. Tự nhiên hay là một lựa chọn mà thi sĩ đã đặt hương cốm cạnh nụ tầm xuân dường như chẳng có sự nối kết về thời gian. Cốm có vào mùa thu, hoa tầm xuân nở vào tháng chạp, tháng giêng. Tôi cho là một sự sắp xếp cố ý của thi sĩ để nới rộng biên độ thời gian để khẳng định tình yêu là vô tận ở đó không có không gian, cũng không có thời gian mà nơi đó chỉ là hội tụ của cả một khối tình. Câu thơ biểu lộ một niềm tin vào sự thủy chung son sắt trong tình yêu. Tình yêu đã cho nhân vật trữ tình đôi cánh bay lên vào huyền thoại. Hạnh phúc làm rưng rưng những giọt lệ long lanh như những hạt châu:
                 
                Giọt lệ không chân long lanh vàng đá
                 
                Âm vang của ngôn ngữ vì thế cũng mờ đi, nhòe dần trong suy tưởng. Tôi nghe được lời cám ơn thầm lặng của thi sĩ với người tình: Cám ơn em đã yêu anh. Cám ơn vì em chấp nhận sự cách xa vẫn yêu anh, cám ơn em đã cho anh một tình yêu ngọt ngào, cám ơn em đã luôn cho anh niềm tin vào độ bền của lòng chung thủy…
                Nhưng niềm hạnh phúc không kéo dài, bóng mây đen đã che ngang mặt trời làm không gian thoáng đãng, rực rỡ bỗng tối sầm:

                Đang mặn mà em đã vội quay lưng!
                 
                Em đã từng nói yêu tôi, em đã từng chung thủy với tình tôi, em đã từng chờ đợi ngày tôi về nhưng thật chóng vánh nhanh đến không ngờ “quay lưng!”
                 
                Dấu chấm cảm cuối dòng để biểu lộ nỗi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng của kẻ đang yêu, được yêu và đang hạnh phúc với tình yêu. Nếu là tôi có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ hỏi lý do người bỏ ta đi chỉ đơn giản là câu hỏi chẳng bao giờ có câu trả lời mà cho dù có cố gắng trả lời chỉ là những lời không thật để cố gắng tránh làm tổn thương nhau. Tôi nghĩ thi sĩ không hỏi mà đây chỉ là cái cớ để anh trang trải nỗi niềm khi tình yêu đã mất:
                 
                Bỏ lại Sài gòn rưng rưng góc phố
                Ngọn đèn vàng xô dạt bước chân tôi
                Trời đất mịt mù ngày mưa giông tới
                Nơi máu trong tim chưa kịp luân hồi.

                 
                Ý thơ làm tôi nhớ đến ca từ trong một bài hát của Trịnh Công Sơn “Em đi bỏ lại con đường/ Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em”. Một con đường thôi mà đã bao nhớ nhung còn đây là cả một thành phố của những con đường bao dấu chân qua. Tôi thích “Sài gòn rưng rưng góc phố”. Tiếng khóc nghẹn chưa tuôn thành giọt lệ chỉ mới rưng rưng mà chừng như trái tim đã xót. Tình yêu đã đọng lại thành giọt châu rơi, những giọt không chân, mênh mông trời đất bây giờ chỗ nào cũng là em, là bóng em, dáng em, bước chân, nụ hôn nồng nàn của em… giọng thơ hình như đã nghẹn dần thành một chuỗi bi thương, câu chữ như cuộc tình bị đẩy xô trôi dạt để rồi về lại nơi đây ngổn ngang, tăm tối, tù mù “Ngọn đèn vàng xô dạt bước chân tôi, trời đất mịt mùng, máu không kịp chảy trở về…”
                 
                Tôi cảm nhận không gian hình khối đang vỡ tan, dòng máu đang tuôn chảy, nỗi đau cào cấu linh hồn. Từng chữ, từng câu đang cứa nát tất cả, như muối đang chà xát vết thương ứa máu chưa lành để người con gái quay lưng kia cũng đôi lần “biết khóc”
                 
                Mà cũng có đôi lần em biết khóc
                Lối hẹn hò cỏ mọc đã xanh um
                Để nhớ một thời em còn xoã tóc
                Chỗ lời tình thổn thức tiếng vô ngôn …

                 
                Giọt lệ của ăn năn, của nuối tiếc và cũng là một an ủi cho thi nhân khi tình yêu đã ngoài tầm với. Lối thu xưa, lối xuân xưa không còn em và tôi qua lại chỗ cỏ đã phủ xanh xao lòng phố.
                 
                Đau xót khó nguôi ngoai. Có lẽ nỗi đau còn vì tình chưa phai nên vẫn nhớ đến hình bóng của người xưa một thời tóc xoã xanh um như ngọn cỏ. Không thể nói ra lời tình nhưng trái tim vẫn thổn thức tiếng vô ngôn.
                 
                Con người sinh ra khó ai vượt qua được chữ tình. Tình yêu dù có một kết thúc trọn vẹn hay dở dang vẫn cứ đẹp. Nhưng có lẽ những cuộc tình không trọn vẹn sẽ làm người ta nhớ mãi, không quên, nhớ đến muôn đời. Chia tay – mùa xuân đặt cạnh nhau trong mối quan hệ tương phản càng làm dấy lên trong lòng ta một nỗi buồn vô hạn về kiếp tình ngắn ngủi của những người có duyên không phận và chính điều đó đã tạo cho nhân loại những bài thơ tình êm đềm như dòng sông trôi đi vào mênh mang của đất trời trong một trạng thái mông lung: Đời ta trôi về đâu, tình ta đi về đâu trong cái vô cùng vô tận của đất trời…
                 
                Cũng là cuộc chia tay nhưng thi sĩ đã chọn không gian mùa xuân chính điều này đã làm cho lần cuối cùng gặp gỡ không tuyệt vọng mà vấn vương, thương nhớ đến cả cuộc đời. Chia tay mùa xuân, chia tay hoàng hôn cũng vẫn là những cuộc chia tay đau khổ nhưng dường như thi sĩ vẫn kịp cho mình chiếc áo khoác mùa xuân phủ lên cuộc tình tan của mình một hương vị lạ: Tình xa nhưng không mất như mùa xuân đi nhưng rồi lại quay về dù đó là sự quay về của ký ức nhưng vẫn đáng quý, đáng yêu. Bài thơ buồn nhưng không bi lụy. Tôi vẫn thấy mùa xuân đang lộng lẫy khoác áo lụa vàng đứng bên cạnh tôi với cái nắm tay thân thiết mà tôi đang cảm nhận: “Mùa xuân đang chạm tới da trần”. (Hư Vô)
                 
                Sương Lam
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2018 08:10:08 bởi Huvo >
                #8
                  Huvo 18.04.2018 19:01:55 (permalink)
                  ÁO HẠ VÀNG - THƠ HƯ VÔ MỎNG TÊNH NHƯ TƠ LỤA.
                  TÙY BÚT SƯƠNG LAM
                   
                  Áo Hạ Vàng
                   
                  Em qua bóng đổ hiên ngoài
                  Đàn chim sáo nhỏ vụt bay cuối ngàn
                  Giật mình hạ rớt thênh thang
                  Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa.
                   
                  Nắng trong veo, thấu lụa là
                  Áo em mỏng quá lòng ta gập ghềnh
                  Dù là một thoáng lênh đênh
                  Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn.
                   
                  Từ em xõa tóc sang ngang
                  Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau.
                  Em mang mùa hạ qua cầu
                  Ta như khách lạ tìm đâu bóng mình
                   
                  Bên đời nắng có lung linh
                  Để em giấu kín chút tình phôi pha
                  Còn thương góc phố quê nhà
                  Vàng em áo hạ, buồn ta mưa về…
                   
                  Hư Vô
                  Mùa hè, mùa của hoa rực rỡ, của trái chín trĩu cành, của lời mời gọi ta đến với biển với nắng. Mùa hè mở vào tâm hồn ta những khát khao thầm kín, dấy lên trong ta những yêu thương, những đam mê bỏng cháy. Trong bài Hạ Hồng, Phạm Duy dường như cũng bốc cháy với mặt trời trên cao:
                   
                  Mùa hè thiên nhiên như tỉnh giấc
                  Mùa hè đưa ta tới hồng hoang
                  Trần truồng yêu nhau trong trời đất
                  Mùa hè của uyên ương.
                   
                  Hư Vô đến với mùa hè bằng khúc lục bát bềnh bồng, mơ hồ đến mênh mông:
                   
                  Em qua bóng đổ hiên ngoài
                  Đàn chim sáo nhỏ vụt bay cuối ngàn
                  Giật mình hạ rớt thênh thang
                  Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa.
                   
                  Mặt trời lên cao nhưng không sáng chói, mặt trời được miêu tả một cách gián tiếp qua “bóng” em. Là bóng thôi, không là hình, bước vào thế giới tình yêu dường như ta đã chạm phải nỗi buồn và hình như ý niệm hiện hữu của “em” đang nhạt nhòa dần trong không gian, trong thời gian của một ngày nắng hạ. Thoáng thấy bóng em ngoài hiên, chỉ thoáng thấy bằng mắt hay bằng tâm không rõ nhưng rõ nhất là hình ảnh của đàn sáo nhỏ. Sáo vụt bay về cuối ngàn. Cách miêu tả âm thanh của thi sĩ lạ: “vụt” một động tác bay đột ngột, rất nhanh của cả đàn sáo. Ta nghe thật rõ tiếng đập cánh của đàn chim trong buổi trưa hạ, âm thanh của sự sống nhưng chỉ vút lên rồi tất cả lại rơi vào yên lặng. Trong cái tĩnh lặng của cõi tình tiếng đập cánh bay của đàn sáo nhỏ không chỉ khuấy động không gian mà còn khuấy động cả lòng người:
                   
                  Giật mình hạ rớt thênh thang
                  Nở trên nhánh tóc em vàng cánh hoa.
                   
                  Tôi ít thấy chữ “rớt” trong thi phẩm nhất là thơ tình. Chữ rớt thường được dùng như một khẩu ngữ. Nhà thơ chọn hạ rớt chứ không chọn hạ rơi (chữ rơi được dùng nhiều trong văn chương bình dân lẫn văn học viết). Khẩu ngữ vào thơ không làm câu chữ trở thành bình dân mà vẫn giữ được vẻ đẹp kiêu sa của nó. Rơi là một thanh bằng chưa đủ lực làm nhân vật trữ tình giật mình phải là rớt. Thanh sắc dấy động tất cả, khơi dậy tất cả một sự bừng thức của không gian “thênh thang”, một sự bừng thức của “anh”, về “em”. Cái đẹp cũng bừng thức, hoa là em, là mùa hạ, là hoa vàng – màu của mùa hè.
                   
                  Nếu thi sĩ giật mình vì bóng em khơi dậy cả mùa hạ trong anh thì tôi giật mình vì chữ nghĩa vào tay thi sĩ nó không còn tuân theo qui luật vốn có của nó. Tôi đọc khá nhiều thơ, tôi đã gặp không ít trạng thái “Giật mình” của thơ xưa cũng như nay: Nguyễn Du viết “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh? Giật mình mình lại thương mình xót xa”. Tú Xương viết Sông Lấp: ”Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”, Nguyễn Duy viết: “Ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình”. Giật mình của Nguyễn Du gợi cảm xúc thương thân của Kiều, giật mình của Tú Xương là nhớ tiếc những cái tốt đẹp cứ mất dần đi, giật mình của Nguyễn Duy là sự tự hối và cái giật mình của Hư Vô mới đậm chất lạ lùng sao? Một ngẫu hứng duy lý trong một tương quan chặt chẽ “em- mùa hạ- – nỗi nhớ- lãng quên- trở về” sự khuấy động tâm thức, thời gian, không gian làm cho ta cảm nhận chữ tình trong anh trĩu nặng và chân dung của “em” cứ mở rộng dần trong bức tranh mùa hè huyền diệu:

                  Nắng trong veo, thấu lụa là
                  Áo em mỏng quá lòng ta gập ghềnh
                  Dù là một thoáng lênh đênh
                  Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn.
                   
                  Mùa hạ đã định hình trong màu hoa vàng trên tóc em, mùa hạ lên cao nhập vào trong nắng tạo màu “trong veo”. Tôi thương nắng thủy tinh của Trịnh Công Sơn, tôi thích câu hỏi của nhạc sĩ với “em” màu nắng hay là màu tóc em? Nắng mùa hạ trong nhạc Trịnh như khối thủy tinh đúc cho nắng lung linh vàng rồi nắng đi vào trong mắt em. Một sự hóa thân, hòa nhập của hai vẻ đẹp: mặt trời-em. Tôi cũng thích cái nắng loạn trong thơ Hàn Mặc Tử “nắng ửng, nắng chang chang, nắng thơm” nắng hè chói chang, nóng rát không còn thay vào đó là nắng tươi, nắng thơm của gấm lụa, của dung nhan. Nắng đã trở thành biểu tượng cho cái đẹp. Nắng của Hư Vô “trong veo” nghĩa là nắng như tấm gương soi không đáy, nắng hữu hình đến trong veo. Chữ nghĩa tượng hình dần như chân dung “em” rõ dần. Không còn là bóng, không còn là mùi hương “hoa vàng” mà là hình hài, là xương thịt là vẻ đẹp kiêu sa. Tôi nghĩ Hư Vô đã dùng nét vẽ tượng trưng cho bức chân dung tình yêu của mình. Tôi nghe giọng thì thầm của thi sĩ. Em mềm như lụa, mong manh như tơ trời, áo là sương khói cho hồn ta thoáng gập ghềnh, lênh đênh. Nhan sắc của người tình sao mong manh, nét đẹp được lọc qua cảm xúc thật tinh tế, thật lãng mạn, vẻ  đẹp vừa táo bạo nhục thể vừa thanh tao duyên dáng “trong veo, thấu,mỏng” nó làm tan chảy mọi cảm giác để chỉ còn đọng lại một cảm xúc tuyệt vời: “Đã nghe mùa hạ chảy trên phím đàn”.
                   
                  Nguyễn Hồng Ân trong bài: “Chiều biển vắng thênh thang” đã viết: “Mang tên em chiều in màu lá / Vừa tàn mùa sen hạ cháy trên cành.”
                   
                  Hạ cháy của Nguyễn Hồng Ân khơi gợi một sự bừng thức, ngỡ ngàng về mùa hè, Hư Vô lại cảm nhận “mùa hạ chảy trên phím đàn” thì quả là tuyệt bút. Chữ mềm như nhung lụa và tan chảy thành dòng âm nhạc thì không còn gì phải bàn đến vẻ đẹp của ngôn từ. Mỹ học của bài thơ tỏa từ hội họa màu sắc, từ thi ca mùa hạ chảy, từ âm nhạc trên phím đàn. Ta dường như lạc vào thế giới của cõi mơ, của âm nhạc, của cõi tình mê đắm. Ta đang tan chảy vào vẻ đẹp của đất trời, của tình yêu và đồng thời cũng tan chảy vào trong cảm xúc của Hư Vô. Tâm khơi, tình động cho quay quắt một hình hài:

                  Từ em xõa tóc sang ngang
                  Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau.
                  Em mang mùa hạ qua cầu
                  Ta như khách lạ tìm đâu bóng mình.
                   
                  Mái tóc thề, mái tóc bao lần vào thi ca tạo nên bao hình tượng thẩm mỹ đẹp lạ thường. Lúc còn đi học một cô bạn đã tặng tôi hai câu thơ:

                  Ta phiêu du mãi chưa về
                  Biết em còn để tóc thề hay không?
                   
                  Tôi đã yêu mái tóc thề ngày đó, tôi không ngạc nhiên khi ký ức tình yêu của thi sĩ có mái tóc thề nhưng mái tóc ấy không phải xõa xuống tạo bóng mát cho tình yêu, tạo chiếc cầu cho anh sang em mà là mái tóc xõa để em đi lấy chồng. Oái oăm và trớ trêu là ở đó. Thiên nhiên sao vô tình với nỗi đau của kẻ tình si: “Hàng cây nghiêng nón rộn ràng tiễn nhau.”
                   
                  Buồn vì tình yêu không trọn vẹn, buồn khi mình tiễn đưa người yêu lấy chồng, thi sĩ lạc lõng trong chốn trần gian “rộn ràng”. Mùa hạ, mùa tình yêu, mùa của hoan lạc, hạnh phúc viên mãn cũng theo em, thi sĩ trở thành khách lạ ngay trong thế giới của riêng mình “Ta như khách lạ tìm đâu bóng mình”, hình như tôi đang cảm nhận nỗi chua chát đến tê đầu lưỡi, nỗi cô đơn đến rợn ngợp “khách lạ không tìm thấy bóng mình”. Tôi lại thấy đâu đây bóng hình Hàn Mặc Tử:

                  Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
                  Em lấy chồng rồi thôi ước mơ.
                   
                  Với Mặc Tử khi em lấy chồng là kết thúc tất cả: cõi mơ, tình mộng, niềm vui, nỗi buồn… Hư Vô không kết thúc vẫn đong đầy những khát khao:

                  Bên đời nắng có lung linh
                  Để em giấu kín chút tình phôi pha
                  Còn thương góc phố quê nhà
                  Vàng em áo hạ, buồn ta mưa về…
                   
                  Nắng đâu còn trong veo, nắng đã lung linh nhuốm màu hư ảo, màu của lãng quên, thi sĩ vẫn mong mỏi đến tuyệt vọng “em giấu kín chút tình phôi pha”. Mối tình ấy sâu đậm đến khắc cốt ghi tâm, không thể quên và không bao giờ quên. Tình ấy mãi vần vương đến “còn thương góc phố quê nhà”, nơi chúng ta từng hẹn, nơi tình yêu của tuổi học trò bừng cháy những khát khao, chữ nghĩa bây giờ dung dị, giản đơn như một khúc ca dao buồn, da diết vang lên từ làng quê Nam bộ “còn thương” hai thanh bằng tạo âm hưởng kéo dài thê thiết của mối tình quá khứ làm sao quên, thương góc phố, quê nhà lặng lẽ, thương hạ vàng áo em và thi sĩ càng cảm nhận nỗi cô đơn cứ rộng đến vô cùng để rôi kết đọng lại thành những cơn mưa hạ ướt đẫm hồn, ướt đẫm tình, tình vô biên. Giấu … như một quãng lặng của cảm xúc ngậm ngùi, của mối u tình mà dẫu cơn mưa có ướt, có thấm đẫm cũng không thể phôi pha. Áo hạ vàng- một bài thơ của tình yêu dang dở, khúc ca buồn của Hư Vô về một cuộc tình đã qua nhưng không tan biến. Tình đã hòa thành dòng chảy của thời gian để rồi rung lên thành cung đàn bất tận. Tôi như thấy thi sĩ ngồi giữa biển hoa vàng nghe hạ chảy trên tay. Không gian, thời gian dường như trầm mặc như tâm trạng đầy uẩn khúc của thi sĩ. Hạ vàng hay áo em nhuộm vàng mùa hạ, nhuộm hồn anh tơi tả những dấu mưa.
                   
                  Sương Lam
                  (Kính tặng nhà thơ Hư Vô.)
                  22/11/2017
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2018 08:10:44 bởi Huvo >
                  #9
                    Huvo 17.08.2018 07:56:01 (permalink)
                    BẾN BỜ HƯ VÔ.
                    Tùy bút Trần Sương Lam
                     
                    Bến Bờ
                    Gọi đò, đò đã sang sông
                    Gọi em, em cũng ngược dòng nhân gian
                    Gọi nhau một khúc tình tan
                    Em, người dưng đã, hoang đàng, thơ tôi!

                    Lời tình còn đọng trên môi
                    Trái tim tôi đã tơi bời xanh xao
                    Sông sâu có khúc bạc đầu
                    Đò em lỡ chuyến biết đâu mà chờ!

                    Khi xưa lỡ một chuyến đò
                    Đi lên đi xuống vòng vo nỗi buồn
                    Bây giờ cách mấy đại dương
                    Muốn thăm em, đâu biết đường mà đi!

                    Chiều phơi cuối ngọn xuân thì
                    Phủi tay, biết có còn gì cho nhau
                    Chuyến đò chở khẳm bể dâu
                    Bỏ tôi ở lại vực sầu lạnh tanh…

                    Hư Vô

                    .......

                    Một buổi trưa không biết ở thời nào
                    Như buổi trưa nhè nhẹ trong ca dao
                    Có cu gáy, có bướm vàng nữa chứ
                    (Đi Giữa Đường Thơm – Huy Cận)

                    Có lẽ như nhà thơ Huy Cận đã viết: “Ca dao luôn sống mãi trong bao tâm hồn Việt. Nó chính là dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn đời ta“. Đối với người xa quê, ca dao dường như đã trở thành quê hương, thành xương thịt, là dòng tâm tưởng tràn trề, lai láng. Nó gợi nhớ tình quê, gợi những kỷ niệm một thời xa vắng. Chọn thể thơ lục bát của ca dao, Hư Vô đã làm ta sống lại những cảm xúc đã dồn nén bao lâu bỗng tuôn trào, lai láng. Đọc Bến Bờ của thi sĩ ta không chỉ cảm nhận đang về lại quê hương với dòng sông, con đò, bến đợi và bên tai vẫn cứ văng vẳng những làm điệu dân ca, ca dao về những tình yêu không trọn vẹn mà chính là ta đang sống trong một thế giới của âm nhạc, của cảm xúc, suy tưởng.

                    Con đò, dòng sông là mô típ thường thấy trong ca dao. Ca dao thường mượn hình ảnh con đò, bến nước, cây đa để thể hiện tình yêu thuỷ chung hay ly biệt, nhớ thương:

                    – Con đò với gốc cây đa
                    Cây đa muôn thuở chẳng xa con đò.

                    – Cây đa bậc cũ lỡ rồi
                    Đò đưa bến khác bạn ngồi chờ ai.

                    – Gọi đò chẳng thấy đò sang
                    Phải chăng bến cũ phụ phàng khách xưa.

                    “Thuyền đi để bến đợi chờ,
                    Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau.
                    Chẳng nên tình trước nghĩa sau,
                    Bến này dãi bóng trăng thâu đợi thuyền”

                    Chọn một hình ảnh thường xuất hiện trong đời sống, trong ca dao, nhà thơ dễ dàng truyền đến người đọc sự đồng cảm ngay từ phút giây đầu.

                    Gọi đò, đò đã sang sông
                    Gọi em, em cũng ngược dòng nhân gian
                    Gọi nhau một khúc tình tan
                    Em, người dưng đã, hoang đàng, thơ tôi!
                    (Hư Vô)

                    Đoạn thơ xuất hiện hình ảnh dòng sông, bến đợi, con đò và khách sang sông. Nhưng tất cả đều thể hiện sự trễ muộn. Đò đã sang sông, em ngược dòng nhân gian. Câu chữ không theo quy luật, hình ảnh cũng ngược chiều. Tất cả đều oái oăm, ngang trái. Tình tan, mộng dở dang. Lời gọi đò, gọi em, gọi nhau chỉ còn là những âm thanh buồn bã, tắt lịm. Dòng sông vẫn trôi, đò vẫn cứ sang sông không đợi khách bộ hành. Em không chờ tôi về đã vội vã bỏ đi, lạc hướng mịt mờ bóng chim tăm cá. Tình tan, em - muôn đời vẫn làm
                    người dưng, hoang đàng theo mỗi bước thơ tôi.

                    “Gọi” lập lại ba lần, “đò” lập lại hai lần, em- người dưng đã vừa lập lại vừa nhấn, câu cuối những dấu phẩy cắt câu bát thành bốn theo nhịp 1/3/2/2 diễn tả một sự rối loạn của cảm xúc. Thảng thốt, đau đớn, rã rời để rồi buông trôi, buông xuôi. Một nỗi đau định hình, sự thất vọng não nề hiện lên từng câu chữ. Có một chút gì cay trong mắt, có một chút gì nhói trong tim. Có lẽ là nỗi đau từ khúc tình tan của khách sang sông. Cấu trúc câu thơ với nhiều thanh bằng nhưng dường như không tạo được cảm giác nhẹ nhõm mà nhân rộng, toả rộng nỗi đau bởi vần “an”. Ngôn từ, cảm xúc của thi sĩ gợi tôi nhớ đến Lời thề cỏ may của Phạm Công Trứ:

                    Em đi để lại chuỗi cười
                    Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.
                    Trăng vàng đêm ấy bờ đê
                    Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…

                    Phạm Công Trứ gỡ bỏ lời thề cỏ may, Hư Vô khác xưa, hoang đàng cuộc đời, hoang đàng thơ. Chữ tình hư ảo sao làm tan nát bao cuộc đời, bao con người và có đôi khi sự tổn thương đã khép lại hoàn toàn trái tim yêu. Có lẽ điều này đúng với những người vốn có trái tim đa sầu, đa cảm như chàng trai đa tình trong thi phẩm. “Hoang đàng” có lẽ là câu chữ của thi sĩ thể hiện một sự thay đổi của nhân vật trữ tình, con người bình thường xưa đã không còn nữa, sự thay đổi quả thật đau lòng. Có lẽ chàng trai không thể chấp nhận được tình tan. Xưa nay tôi vẫn cho rằng tình là vô thưởng bởi nó đến rồi đi không hề báo trước, chính vi vậy khi tình yêu tan vỡ có những người không thể vượt qua có lẽ với một người bản lĩnh cách hành xử trên có phần nào yếu đuối, tiêu cực nhưng chưa hẳn như vậy bởi điều mình đặt hết tâm huyết vào nếu mất đi không thể xem là chuyện bình thường, bởi vậy mà “khúc tình tan” của thi sĩ bắt đầu lên tiếng:

                    Lời tình còn động trên môi
                    Trái tim tôi đã tơi bời xanh xao
                    Sông sâu có khúc bạc đầu
                    Đò em lỡ chuyến biết đâu mà chờ!
                    (Hư Vô)

                    Tình yêu trong Hư Vô thường là nỗi đau, thường là chia ly. Thi sĩ không nói rõ vì sao mà ly tan nhưng đôi khi chính người trong cuộc cũng không hiểu vì sao? Chỉ biết khi tình lỡ nỗi đau dường như làm ta tuyệt vọng. Nhưng có một điều tôi nhận ra nỗi đau tình trong thơ Hư Vô không quằn quại của những rên xiết, thét gào mà thật da diết đến đớn đau của những vết cắt sâu để rồi thành những đoá hoa sầu, những giọt lệ thầm trong đêm sâu khi chỉ một mình trong thăm thẳm của bóng đêm để rồi thảng thốt chợt nhận ra mình đã không còn như ngày xưa:

                    Gọi nhau một khúc tình tan
                    … Trái tim tôi đã tơi bời, xanh xao.

                    “Tơi bời” câu chữ đơn sơ, giản dị gần như là một khẩu ngữ tạo một định hình cho nỗi đau rất thực. Tơi bời là kết quả của một không gian vừa trải qua một cơn lũ tràn, một cơn bão lớn. Tất cả tan hoang, vỡ nát, rời rã, tang thương. Cơn bão tình làm giông tố phá nát hồn anh, đời anh. Cơn bão đi qua, sự sống rồi sẽ hồi sinh nhưng cơn bão tình thì mãi mãi thổi, linh hồn thành hoang mạc, nỗi sầu tạo thành quách trong tim. Cơn bão tình- cõi vô vọng đang hoà vào nhau tạo thành khúc tình tan. Có lẽ nỗi đau của khúc tình tan sẽ mãi theo chàng thi sĩ suốt những tháng ngày còn lại. Khi tôi đọc đến câu thơ này tôi liên tưởng đến bài thơ Bão của Tế Hanh:

                    Cơn bão tạnh lâu rồi
                    Hàng cây xanh thắm lại
                    Nhưng em đã xa xôi
                    Và cơn bão lòng ta thổi mãi.
                    (Tế Hanh- Bão)

                    Để rồi tôi cảm nhận ra cơn bão lòng tôi vẫn còn thổi mãi một niềm đau quá khứ có lẽ vì vậy mà tôi hiểu “trái tim xanh xao” của chàng trai, lại một câu chữ biến hoá trong tay của thi sĩ, lấy nét vẽ ngoại hình “xanh xao” để miêu tả thế giới nội tâm của riêng mình, một sự nhiễu loạn về màu sắc đỏ thành xanh, sự sống đã lìa bỏ, đã cạn nguồn khi em rời xa tôi. Nhẹ mà thấm, mà đau, câu chữ của Hư Vô vốn là vậy. Tim thay màu, không gian cũng thay màu:

                    Sông sâu có khúc bạc đầu
                    (Hư Vô)

                    Sông bạc đầu hay màu sông cũng đổi thay dường như là lời tự vấn của thi sĩ. Em bạc lòng, sông cũng bạc lòng, thiên nhiên vốn ít khi thay đổi mà vẫn đổi thay huống chi là con người. Em thay lòng, em làm tan nát cuộc đời tôi lời nhẹ trách mà thương nhiều. Trái tim nhà thơ vốn vậy luôn bao dung, luôn đầy đạm. Lời trách cứ thành âm vang trôi xuôi theo dòng sông:

                    Đò em lỡ chuyến biết đâu mà chờ!
                    (Hư Vô)

                    Em đi rồi khó quay trở lại. Nhưng cho dù có trở lại nhưng tất cả đã lỡ làng, đã kết thúc, câu thơ vang lên một âm thanh buồn bã của sự đợi chờ vô vọng “biết đâu mà chờ!”. Thời gian không đợi, người không hẹn quay về chỉ còn lại dòng sông và tâm trạng nỗi sầu của người đợi đò. Câu thơ gợi nhớ những câu ca dao với những nỗi buồn sông nước:

                    -Nước sông lững đững lờ đờ
                    Thương người nói vậy biết chờ hay không.

                    -Sông sâu cá lội ngù ngờ
                    Biết em có đợi mà chờ uổng công

                    -Sông dài cá lội biệt tăm
                    Thấy anh người nghĩa mấy năm em cũng chờ.

                    -Sông sâu biết bắc mấy cầu
                    Khi thương thì anh thương vội
                    Khi sầu anh để lại cho em

                    Gì buồn hơn giữa những dòng sông đỏ nước phù sa, con thuyền không thấy quay về. Dòng sông buồn thấm vào ca dao, chảy tràn qua thơ Hư Vô để thi sĩ ngẩn ngơ, nuối tiếc, xót xa, hụt hẫng và rồi chỉ biết buông xuôi:

                    Khi xưa lỡ một chuyến đò
                    Đi lên đi xuống vòng vo nỗi buồn
                    Bây giờ cách mấy đại dương
                    Muốn thăm em, đâu biết đường mà đi!
                    (Hư Vô)

                    Ở khổ thơ thứ hai, “Khi xưa” không và chưa bao giờ mất đi trong lòng thi sĩ; nó luôn song hành cùng thực tại “Bây giờ” đó là ranh giới của tình yêu: Anh vẫn không đổi thay. Không gian xưa hẹp chỉ là một bến sông, mà anh luôn đợi dù biết đợi chờ cũng chỉ để ngậm ngùi “Đi lên đi xuống” tôi thích chữ “ vòng vo” mà thi sĩ dùng. Đẹp, lạ và mang hơi hướm của ca dao tạo sự chân thực trong từng câu chữ. Vòng vo là trạng thái đi không định hướng, câu chữ gợi tôi nhớ đến chàng trai trong bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa” với động tác trèo lên/ bước xuống dường như vô thức để diễn tả sự mất phương hướng khi lỡ duyên. Và thi sĩ của chúng ta lại chọn bến sông để “đi lên đi xuống vòng vo” để diễn tả một cảm xúc buồn khi tình yêu đã hết. Vòng vo của bước chân lên xuống vô định kia làm trái tim người đọc cũng như lây nhiễm nỗi đau tình. Hư Vô đang đánh thức điệu hồn ca dao dậy để nỗi ngậm ngùi như sâu, như rộng, như dài hơn dường như để bắt kịp không gian. Ngày xưa là một không gian hẹp “bến sông” bây giờ là một không gian rộng “cách mấy đại dương”. Xưa chỉ một không gian hẹp mà đã lạc nhau một đời, giờ là không gian rộng thì làm sao mà tìm! “Muốn thăm em, đâu biết đường mà đi!”. Câu thơ dường như phá cách trong kỹ thuật hài thanh, câu chữ dường như không xuôi chiều, dường như có sự chống đối lại nhau. Tôi nghĩ câu thơ có thể viết thành “Muốn thăm em, biết đường nào mà đi!” nhưng thi sĩ không viết vậy bởi vì anh muốn dùng “biết đâu” ở khổ thơ trên thành “đâu biết” ở khổ thơ này như một cách nhấn. Biết đâu là một phủ định, đâu biết cũng là một phủ định, một khẩu ngữ dù có đảo cách nào đi chăng nữa cũng để thể hiện một nỗi niềm sự bế tắc, mịt mờ phương hướng của những kiếm tìm. Tôi nghe như lời tình vô vọng đang vang lên để rồi đọng lại thành nỗi buồn sông nước. Bến chờ, bến đợi trong ca dao chỉ còn trong tâm tưởng, bến sông xưa đã ngăn cách mấy đại dương nên bến tình buồn hiu hắt. Tôi thương những dòng sông đợi đò trong chiều vắng ngắt chỉ có gió lạnh đi qua không nói năng gì, tôi thương lữ hành đợi người nơi bến vắng chiều mưa để bao nhiêu hơi buốt giá thấm vào hồn:

                    Chiều phơi cuối ngọn xuân thì
                    Phủi tay, biết có còn gì cho nhau
                    Chuyến đò chở khẳm bể dâu
                    Bỏ tôi ở lại vực sầu lạnh tanh…
                    (Hư Vô)

                    Chiều xuống, chiều đang rơi, chiều tàn… Đó là cách mà ta thường dùng khi nói về hoàng hôn, Hư Vô viết “chiều phơi cuối ngọn xuân thì” cách viết vừa lạ, vừa hình tượng. Tôi tưởng tượng buổi chiều như đang phơi trần trước ta, dấu vết cuối ngày đã buồn lại càng buồn hơn khi hình ảnh người con gái ngồi phơi cuối ngọn xuân thì. Cái đẹp dường như đã tàn, đã kết thúc tạo nỗi ngậm ngùi dài và rồi nhân vật trữ tình cũng rời bỏ nỗi muộn phiền của đời mình trong một nồi niềm day dứt:

                    Phủi tay, biết có còn gì cho nhau
                    (Hư Vô)

                    Yêu là để chờ trong muộn màng, nuối tiếc; yêu là để trĩu nặng niềm ray rứt không nguôi, yêu là những bâng khuâng, nhung nhớ… Tình yêu là hạnh phúc trong nỗi thương đau, lặng im để tưởng niệm một thời tình đã qua… Phải chăng trong thi sĩ, trong tôi và chúng ta những người từng có một thời yêu có phải đã từng cho rằng: Yêu là được nhớ nhung, giữ gìn một ai đó trong tim dù có trải qua bao dâu biển đổi dời tình ấy không mất đi mà vẫn luôn nguyên vẹn.Tình yêu không đợi có nhau trong cuộc đời mà nó sẽ là một hình bóng luôn vẹn nguyên trong tâm hồn ta, nó là động lực giúp ta đứng lên khi bị cuộc đời xô ngã. “Phủi tay” có nghĩa là buông bỏ, là không còn nghĩ đến để vui hay để buồn nhưng chỉ là cái động tác ngoại hình bởì trong tâm hồn ông chữ tình vẫn chất chứa không nguôi “biết có còn gì cho nhau” một cụm từ phủ định nhưng lại mang ý nghĩa khẳng định của sự dâng hiến đầy yêu thương. Câu thơ buồn trong từng câu chữ nhưng lại trĩu nặng những “dấu tích trần ai”. Và trong tận cùng của quá khứ hình ảnh con đò lại quay trở về:

                    Chuyến đò chở khẳm bể dâu
                    (Hư Vô)

                    Khổ thơ đầu là “đò”, khổ thơ tiếp là “đò em” và hai khổ còn lại thi sĩ viết “chuyến đò” như một trình tự tăng tiến đò chở khách qua sông, em là chiếc thuyền tách bến sang sông một mình và cuối cùng là chuyến đò cuộc đời. Trễ đò, khách tiếc nhớ, mong đợi. Đò em sang sông, anh hụt hẫng đau thương. Đò đời chở nặng giông tố, biển dâu chỉ mình anh nhận thì quả thật là chua xót.

                    Hai câu thơ cuối khoanh tròn kiếp người, kiếp tình thành nỗi buồn phơi trên ngọn xuân thì. Phủi, bỏ, ở lại.. một loạt từ diễn tả những trạng thái ngược nhau là những suy ngẫm về cuộc đời, về tình yêu. Đời là biển dâu, chàng trai đã nhận trong khoảng đời phiêu bạt, có những nỗi buồn, nỗi nhớ không thể tỏ bày và tình yêu cũng mất chỉ còn lại thi sĩ và vực sầu lạnh tanh. Lạnh tanh nghĩa là rất lạnh. Tình lạnh, đời lạnh chồng lên nhau, nỗi đau của tình lỡ, nỗi đau của bể dâu cuộc đời chỉ mình “tôi” mang không người chia sẻ. Tại sao không là “để tôi” mà lại là “bỏ tôi”. Chữ bỏ đã nói lên tất cả. Bỏ mặc, không đếm xỉa, không đoái hoài là sự từ bỏ, bỏ rơi nó là kết quả của tình yêu một thời tươi đẹp. “Bỏ tôi” đã làm tăng cao nỗi cô đơn, bẽ bàng của thi sĩ, nó dồn ép cảm xúc là một sự cam chịu đầy cay đắng, tôi thương sự cô đơn của thi sĩ trong cuộc đời, tôi cảm nhận được vực sầu lạnh tanh mà anh viết. Hai vần”anh” liền kề tạo một âm vang, âm vang từ đáy vực nên thăm thẳm mất hút trong không gian nên cuối cùng âm thanh cũng im bặt chỉ còn lại khoảng trắng lặng im càng tô đậm dáng vẻ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Lạnh tanh” tôi rằng nó là cụm từ đắc địa thể hiện trọn vẹn cảm xúc của bài thơ. Lạnh của yêu thương, lạnh của nhân tình, cái lạnh đã trùm suốt bài thơ nhưng càng về cuối cái lạnh càng lạnh hơn nữa thành một chuỗi âm vang không lời thể hiện cái lạnh lẽo, trơ trọi của một nỗi đau tình khi chỉ còn mình “anh” đi trên con đường tình, đường đời bơ vơ.

                    Khúc tình tan của Hư Vô đã cho tôi một khoảng lặng của ngậm ngùi, của xót xa khi tình yêu tan vỡ. Nếu Xuân Diệu đã từng làm xúc động bao trái tim người yêu thơ với “Cung Nguyệt Lạnh” thì Hư Vô đã đem đến cho người đọc mê lộ cùng đường của “Khúc Tình Tan”. Trong khúc ca tan vỡ kia tôi thấy thấp thoáng bóng của ca dao hiện về với giọng hò thê thiết trên sông nước mênh mông với những khúc ca não lòng của tình yêu tan vỡ. Tôi tìm thấy trong khúc tình tan của Hư Vô nỗi chạnh lòng, nỗi thương thân trong kiếp tình buồn, trong cuộc đời dâu biển đa đoan và khi bài thơ khép lại thì cái giọt “lạnh tanh” kia chính là giọt sầu, giọt đời thi sĩ, tôi, bạn đang uống từng ngày và ngày vẫn cứ trôi trong tiếng vọng của ngàn xưa với khúc tình tan của chàng thi sĩ có tên gọi HƯ VÔ.

                    August, 2018
                    Trần Sương Lam
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2018 08:15:41 bởi Huvo >
                    #10
                      Huvo 17.08.2018 08:00:38 (permalink)
                      THI SĨ HƯ VÔ - NHƯ LOÀI CHIM THORN BIRDS.
                      Tùy bút Trần Suơng Lam
                       
                      Như Loài Chim Thorn Birds
                       
                      Tôi phiêu lãng mang hồn đi ở trọ
                      Chỗ nhân gian lạc lõng tiếng khóc cười
                      Để thấy em hoá thân thành người lạ
                      Rồi lân la chen chúc bước vào đời.
                       
                      Dấu chân hoang còn in trên phiến đá
                      Từ trăm năm một di tích luân hồi
                      Như chiếc bóng cựa mình trong lòng mắt
                      Có xốn xang thì cũng mất nhau thôi!
                       
                      Tôi lảo đảo tựa loài chim Thorn Birds
                      Gọi thất thanh lời yêu dấu sau cùng
                      Chùm gai nhọn xuyên qua đời thảng thốt
                      Đâu chắc gì em đã kịp khóc chung.
                       
                      Thì cũng có một thời em lỡ vận
                      Ngồi tựa lưng cùng những bụi mận gai
                      Nghe máu chảy sụt sùi quanh vết nhọn
                      Ghim ngọt ngào một dấu tích trần ai…
                      Hư Vô
                       
                      Hình ảnh chim, cánh chim không lạ trong văn chương Việt Nam xưa cũng như nay. Ta có thể bắt gặp trong văn chương trung đại cánh chim mang cả buổi chiều trong đôi cánh nhỏ, chao nghiêng; cánh chim bơ vơ, lạc loài cuối chân trời tìm về chốn bình yên; cánh chim với giọng hót nức nở của nỗi thương nhà, nhớ nước… Nối tiếp dòng văn thơ cổ, nhiều thi phẩm hiện đại vẫn thấp thoáng những cánh chim bay:
                       
                      “Chim trời thả bóng vào mây
                      Ngẩn ngơ thả nhớ vào ngày xa em”
                      (Hoàng Đình Quang –Chiêm Bao)
                       
                      Ngày mai nhạn sẽ hợp đôi
                      Ngày mai tôi sẽ ngỏ lời yêu em (Ngày mai)
                       
                      Nhưng tội nghiệp, trên trời đôi nhạn lạc,
                      Cứ yêu nhau đừng tưởng đến ngày mai..
                      (Lòng anh – Hàn Mặc Tử)
                       
                      Những cánh chim trong thi đàn hiện đại Việt Nam thường là cánh chim chuyển tải những cảm xúc của con người trong tình yêu với khúc hoan ca lẫn bi ca về tình yêu. Hư Vô cũng hòa vào chương khúc tình yêu của Việt Nam, của nhân loại lời hát tình yêu “Như Loài Chim Thorn Birds”.
                       
                      Trong truyền thuyết có một loài chim là Thorn Birds. “Loài chim ấy chỉ hót một lần trong đời nhưng là tiếng hót hay nhất thế gian. Có một lần nó rời tổ bay đi tìm cho bằng được một bụi mận gai. Giữa đám cành gai gốc, nó cất tiếng và hát bài ca của mình rồi lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Nó không biết sức mạnh nào đã buộc nó lao vào mũi nhọn đến chết mà vẫn hót. Lúc mũi gai xuyên qua tim, nó không nghĩ rằng mình sắp chết, nó chỉ hót cho đến lúc mất tiếng đứt hơi”…và thi sĩ Hư Vô đã mượn loài chim Thorn Birds để gửi vào đó khúc tình buồn của mình.
                       
                      Khúc tình buồn ấy bắt đầu bằng câu chuyện thuở mới quen nhau:
                       
                      Tôi phiêu lãng mang hồn đi ở trọ
                      Chỗ nhân gian lạc lõng tiếng khóc cười
                      Để thấy em hoá thân thành người lạ
                      Rồi lân la chen chúc bước vào đời.
                      (Hư Vô)
                       
                      Hai câu thơ đầu tôi cảm nhận lạnh, lạnh tanh. Trần gian lạc lõng, chơi vơi. Trần gian đơn điệu chỉ có tiếng khóc, tiếng cười. Trần gian không có gì để gắn bó nên chẳng thiết tha. Lạnh, nhạt, câu chữ hằn một nỗi chán chường đến mệt mỏi. Nhưng chàng thi sĩ không đi một mình, vô tình nhận ra “em” cũng bước vào cõi tạm với sự “lân la, chen chúc” hai từ này trong văn nói thường mang nghĩa “chê” (nghĩa âm tính), nhưng khi ngôn ngữ đã thành thơ sẽ trở nên sống động, tượng hình lạ lùng. Còn từ “hóa thân” lại là một từ đẹp. Tôi cho rằng “em” ở đây có một cái gì không như trước, không giống như xưa và khi hai người yêu thương nhau không cảm nhận sự gần gũi thì sao có thể gắn bó. “em hoá thân thành người lạ” dường như là lời báo trước của thi sĩ về cuộc tình tan. Kiếp trước hẹn hò gặp nhau kiếp sau. Nhưng kiếp sau lại có một cái gì chênh giữa hai con người ấy. Tôi cảm nhận hình như giữa hai con người ấy “lạc” mất nhau rồi. Nhớ lời thề nguyền, tìm dấu tình yêu, tìm chốn ước hẹn chờ người:
                       
                      Dấu chân hoang còn in trên phiến đá
                      Từ trăm năm một di tích luân hồi
                      (Hư Vô)
                       
                      Lãng tử tìm thấy dấu chân thuở trước như một di tích luân hồi. Nhẽ ra dấu vết ấy nên dùng chứng tích hay dấu tích nhưng nhà thơ lại chọn di tích luân hồi. Một nghệ thuật cường điệu để dấu tích trần ai bình thường thành di tích luân hồi đặc biệt. Đặc biệt vì khối tình ấy như khối ngọc lưu ly không tan, luân hồi theo kiếp người. Tình đẹp, thi sĩ nặng tình. Câu thơ ấm áp, tỏa rạng, cảm xúc thăng hoa. Nhưng cái gì đẹp lại không ở với ta lâu, tình như chiếc bóng vừa thấy đã tan biến. Sự chóng vánh tạo giọng điệu xót xa:
                       
                      Như chiếc bóng cựa mình trong lòng mắt
                      Có xốn xang thì cũng mất nhau thôi!
                      (Hư Vô)
                       
                      “Cựa mình” câu chữ chạm đến sự mong manh. Tình sao mong manh thoáng qua trong tia nhìn rồi hun hút trôi đi. Hụt hẫng, bàng hoàng, tiếc nuối. Trái tim nặng tình đau xót không nguôi. Ý thơ làm tôi nhớ đến một câu ca dao:
                       
                      “Xốn xang như muối xát gừng,
                      Phải chi hồi trước ai đừng biết ai!” (Ca dao)
                       
                      Người tình trong ca dao hối tiếc vì biết duyên không thành thì thà đừng quen nhau. Lãng tử không hối tiếc mà đau xót vì không giữ được tình đã đợi chờ nhau bao kiếp.
                      Tình yêu đã hết thì không thể quay lại được nữa, cho dù tâm còn động, cho dù không thể quên. Điều này đến bây giờ tôi mới cảm nhận được: Người ta rời bỏ nhau không phải vì hết yêu nhau mà vì không còn có thể ở cùng nhau được nữa. Có lẽ vì vậy mà câu thơ “Có xốn xang thì cũng mất nhau thôi!” đã trở thành nỗi ngậm ngùi dài.
                      Vì sao mà chia tay có lẽ chỉ mình lãng tử hiểu và đã là niềm riêng thì sao có thể sẻ chia chính vì cứ mang nên nỗi sầu cứ nhân lên nhiều dần cho đến một lúc phải vỡ tung, phải kết thúc, phải dừng lại. Khổ thơ tiếp tôi cho rằng nó là khổ thơ nặng chất kịch tính đẩy cảm xúc của thi sĩ lên cao trào:
                       
                      Tôi lảo đảo tựa loài chim Thorn Birds
                      Gọi thất thanh lời yêu dấu sau cùng
                      Chùm gai nhọn xuyên qua đời thảng thốt
                      Đâu chắc gì em đã kịp khóc chung.
                      (Hư Vô)
                       
                      “Tôi” xốn xang, lảo đảo, thất thanh, thảng thốt… một loạt từ láy diễn tả nhiều cung bậc của tâm trạng tràn ngập những âu lo, thảng thốt, hãi hùng. Âm thanh, cảm xúc, hành động được khuấy động lên như một cơn giông bão mịt mù. Động lực cuối cùng để tồn tại cũng không còn. Tình bao kiếp cũng tan vỡ, sức chịu đựng hoàn toàn sụp đổ thương quá hình hài của chàng trai “phiêu lãng mang hồn đi ở trọ” âm thanh thảng thốt cuối cùng cất lên là khúc hát về tình yêu bất tử trỗi dậy trước khi nhận chùm gai nhọn xuyên thấu qua trái tim mình. Dòng máu chim Thorn Birds đang tuôn chảy, dòng máu của chàng trai đang tuôn chảy cuốn theo dòng nước mắt của tôi – người đã chứng kiến mối tình giẫy chết. Hóa thân của tình yêu sao quá đắt, gục xuống trên chùm gai nhọn vẫn là kiếp cô đơn và trong tận cùng sâu thẳm của linh hồn yêu vẫn khắc khoải một điều da diết: mong giọt nước mắt em rơi trước chân tình của tôi. “Đâu chắc gì” vẫn là giọng buồn thương da diết ẩn chứa một nỗi niềm một hoài vọng, mong ngóng. Không có dịp để làm người tình chung nhưng không thể thì mong được một lần “khóc chung”. Ước muốn đơn giản nhưng vẫn không thành hiện thực. Lời thơ chất chứa những đắng cay.
                       
                      Sự ruồng bỏ đã thành hình nhưng trái tim tình yêu vẫn không ngừng khắc khoải một ước mơ: chàng trai phiêu lãng gửi lại cho đời khúc tình yêu bất tử, một tặng vật tình yêu quý giá cho những tình nhân đang tha thiết yêu nhau:
                       
                      Thì cũng có một thời em lỡ vận
                      Ngồi tựa lưng cùng những bụi mận gai
                      Nghe máu chảy sụt sùi quanh vết nhọn
                      Ghim ngọt ngào một dấu tích trần ai…
                      (Hư Vô)
                       
                      Một hồi ức về tình yêu đã qua. Vẫn là cái nhìn bao dung, nhân hậu của thứ tha. Em cũng đã từng yêu tôi, từng hy sinh cho một tình yêu vĩnh cửu cũng từng bị gai cào nát thịt da. Dấu tích tình yêu, sự tận hiến của em cho tình vẫn còn ghi dấu, cho dù hôm nay em đã quên, đã không còn yêu thương tôi vẫn không trách hờn, tôi vẫn muốn để lại cho em một khúc hát của tình yêu bất tử, món quà tôi tặng ghi dấu những hoan lạc của tình yêu cùng những ngọt ngào, cay đắng. Đó là “dấu tích trần ai” Nếu chỉ là dấu chân hoang qua cõi tình nhiều kiếp chỉ là một “di tích luân hồi” nhưng đã là sự hiến dâng thì lại là một kết thúc luân hồi để tình yêu chuyển sang một cung bậc mới “dấu tích trần ai”. Tình yêu định hình trở thành những vết cắt đớn đau “Nghe máu chảy sụt sùi quanh vết nhọn” nhưng rồi nó “ghim” thành một một dấu tích ngọt ngào. Điều rất sâu trong cảm nhận của thi sĩ là nỗi đau đớn của kiếp tình sẽ thăng hoa trở thành một bông hoa, bài nhạc khi nó được trui rèn trong sóng gió, trong sự tha thứ, bao dung, trong sự tận hiến của con người như Meggie Cleary – người phụ nữ trong tiểu thuyết “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai” được Colleen Mc Culough xây dựng lên chính là hiện thân của loài chim Thorn Birds. Meggie biết tình yêu không phải chỉ là vị ngọt, nó có cả vị mặn chát, chua, cay của nước mắt, của ghen tuông, của hiểu lầm, của chia ly… mà nhiều khi, cái vị ngọt ngào của hạnh phúc, trong cả cuộc yêu mình chỉ nếm được một lần. Nhưng cái gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi người ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại. Bởi vậy nên cô cứ lao ngực vào bụi mận gai, vắt kiệt sức mình vì tình yêu, dù biết nó có thể vô cùng đau đớn.
                       
                      Bụi mận gai không lạ với những tình yêu mãnh liệt. Ở đó, những tình nhân đã từng nếm nhiều hương vị của tình yêu ngọt ngào, chua cay lẫn đớn đau. Mỗi lần đớn đau là thương tích toàn thân, nỗi đau như máu tim chảy tràn. Lời thơ làm tôi nhớ đến lời của một bài nhạc “Speak Softly Love” của Nino Rota do Larry Kusik viết ca từ và Trường Kỳ dịch lời Việt: “Có biết đau thương mới như là tình / Say đắm trong đời thì mới là yêu. / Tình như đớn đau tình xé lòng nhau / Muôn đời không lành.” (Thú Yêu Thương)
                      Chết cho tình yêu, cái chết ngọt ngào tuy đớn đau nhưng khẳng định cái quý giá của tình yêu. Nếu cuộc sống trần gian không còn chỗ cho tình yêu tồn tại thì nơi ấy đã tận thế.
                       
                      Đọc bài thơ tôi tự hỏi: Tình yêu không phải lúc nào cũng là khúc ca hoan lạc mà có khi còn là khúc bi ai. Phạm Thái vì tình mà vỡ tan giấc mộng anh hùng, Honoré de Balzac chờ đợi hơn hai mươi năm để đến với tình yêu muộn của mình và còn bao nhiêu cặp tình nhân đã như loài chim Thorn Birds kia chấp nhận cái chết để dâng tặng cuộc đời một khúc ca tuyệt vời, như Meggie Cleary hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình cho “người tình trăm năm” mà không hề hối tiếc. Vị đắng của tình yêu càng nhiều thì vị ngọt ngào càng có ý nghĩa hay nói một cách khác tình chỉ đẹp, mãi mãi tồn tại nếu ta biết dâng hiến, chấp nhận mọi nỗi đau chỉ cho riêng mình.
                       
                      Trần Sương Lam
                       
                      Tài liệu tham khảo:
                      Trang Tho Hư Vô
                      https://evan.vn- : Hạ Miên

                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2018 08:13:43 bởi Huvo >
                      #11
                        Huvo 17.08.2018 08:21:03 (permalink)
                        THÊM MỘT LẦN THÁNG BẢY...
                        Tuỳ bút Trần Sương Lam
                         
                        Kỷ niệm đối với tôi đó là những gì thật sự trân quý. Có thể đó là một kỷ niệm vui cũng có khi là kỷ niệm buồn. Nhưng cho dù vui hay buồn nó vẫn luôn hiện diện trong tâm hồn tôi, ru ngủ tôi trong những tất bật của cuộc sống. Tôi thường gọi đó là những hoài niệm khó quên. Nhất là những hoài niệm về những mối tình đã đi qua trong lứa tuổi học trò đẹp như những bông hoa phượng vĩ trên cành chỉ rực rỡ mỗi độ hè về.
                         
                        Nhà thơ Hư Vô cũng đi qua tuổi học trò với những mối tình sầu mãi mãi còn trong bao thăng trầm của đời sống. Thêm một mùa thu qua, thêm một tuổi thì nỗi nhớ dường như càng nồng nàn, say đắm hơn vì mối tình ấy chưa đi đến cuối đường đã vội vàng rẽ nhánh để lại sau lưng những đau khổ, nuối tiếc khôn nguôi như bài thơ “Thêm Một Lần Tháng Bảy“ của thi sĩ Hư Vô
                         
                        Tôi không nhớ Sài gòn trước đây tháng bảy thế nào? Vì tháng bảy là tháng nghỉ hè. Tôi thuở nhỏ lại là con mọt sách hình như chữ “chơi” với tôi là một khái niệm mơ hồ. Nhưng khi đọc bài thơ thì trong tôi mùa mưa Sài gòn, mùa thu Sài gòn như đang hiển hiện trước mắt bềnh bồng, mơ hồ, xa xăm… Một Sài gòn chưa đi đã nhớ, càng ở càng thương. Tôi nhớ những con đường cây xanh bóng mát ngày hai buổi đi về. Con đường Đoàn Thị Điểm, Ngô Thời Nhiệm, Phan Thanh Giản, Bà Huyện Thanh Quan … sao mà thương đến thế. Thế giới tôi chỉ đơn giản là con đường đến trường với những tàng cây rợp mát, hoa Ngọc Lan thơm ngát con đường mưa. Nhưng đối với Hư Vô lại là con đường của hẹn hò, của tình yêu tuổỉ học trò thơm ngát. Mưa, tà áo dài, mái tóc thề ngang lưng ngày ấy có lẽ đã trở thành một hình ảnh quen thuộc của thơ ca trước đây:
                         
                        Mưa Sài Gòn còn thơm dáng tóc
                        Thả xuống lưng chừng vai áo xưa
                        Đường Tự Do hay Thương Xá Tax
                        Chỗ nào cũng có bóng em qua!
                        (Hư Vô)
                         
                        Mưa thơm. Mưa không màu, không mùi vào trong thơ thành mưa thơm. Mưa thơm vì mưa thấm em, thấm mùi hương áo em, tuổi thanh xuân, mùi thơm thật khó quên, mùi thơm làm bao nhiêu trái tim phải bối rối ngăn cảm xúc đang tuôn chảy thành dòng. Có một thời tôi rất yêu “Một Chút Mưa Thơm” của Mường Mán nhà thơ của Sinh viên Sài Gòn những năm 70.
                         
                        Mưa thân ái trên tay
                        Tay mỏi rời trong tóc
                        Tóc nhớ ai mọc dài
                        Mắt nhớ ai muốn khóc
                        Tay của em
                        Tóc của em, và
                        Mắt của em
                        Của mưa của mưa, ừ
                        Của mưa
                        Tay em tay mưa
                        Tóc em tóc mưa
                        Mắt em mắt mưa…
                        (Mường Mán)
                         
                        Để rồi cũng cơn mưa thơm ấy vào tôi cũng trở thành ám ảnh chẳng nguôi ngoai:
                         
                        Cho em chút mưa thơm
                        Rơi trên tay ngọt ngào
                        Mưa ơi em quên hết
                        Giọt sầu môi run run
                        (Mường Mán)
                         
                        Mở đầu không gian tình yêu của Hư Vô là không gian của khứu giác: tưởng nhớ một mùi hương. Không hiểu sao khi tôi đọc “Mưa Sài Gòn còn thơm dáng tóc” tôi lại nhớ đến một tình Kim Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với câu thơ thật lãng mạn “Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình” mùi hương “xộc” vào tâm hồn ta; mưa và mái tóc dài ngang lưng thật ấn tượng. Người lãng mạn ai mà không yêu mưa. Những cơn mưa thấm đất, thấm vào lòng người, thấm vào cuộc tình nỗi nhớ miên man:
                         
                        Ở đầu kia nỗi nhớ
                        Nằm đếm tiếng mưa rơi
                        Đếm mấy triệu hạt rồi
                        Mà chưa vơi nỗi nhớ
                        (Trần Đình Chính)
                         
                        Để rồi những hạt mưa thấm đẫm mái tóc em ướt bờ vai con gái thành một ám ảnh không phai. Tháng bảy mưa. Mưa suốt cả ngày, cả chiều và cả đêm. Những hàng cây rũ rượi trong mưa. Những mái hiên che dọc đường Tự Do, thương xá Tax thành chỗ trú mưa, thành chốn em qua. Những con đường em đến và đi trong cuộc tình đã trở thành con đường mang tên em.
                         
                        Chỗ nào cũng có bóng em qua!
                        (Hư Vô)
                         
                        Tôi thích ngôn ngữ thơ của Hư Vô đơn sơ nhưng gợi. “Chỗ nào” thì hình như đã là tất cả, nghĩa là thế giới của anh, em đã chiếm lĩnh tất cả nhưng buồn ở chỗ nó không phải “dáng em” mà là “bóng em” nghĩa là nó đã trở thành mơ hồ, sương khói, chỉ là bóng không còn là hình, chỉ còn là hư ảo với bao nhớ tiếc khôn nguôi.
                         
                        Bốn câu thơ đầu, Hư Vô để chút hương gây mùi nhớ, để cơn mưa làm tan biến cái hữu hình và bức chân dung tình yêu trải rộng một nỗi nhớ “hư hao”.
                         
                        Phố mưa- mái tóc- con đường cuộn tròn lại thành nỗi nhớ, thành nụ hôn đầu của em mười sáu tuổi:
                         
                        Thanh xuân lại chìm ngập không gian yêu. Thời gian quay lại thanh xuân. Hư Vô quay lại với nụ hôn đầu mê đắm:
                         
                        Phố xá dường như đang mười sáu
                        Từ em thảng thốt nụ hôn đầu
                        Còn giấu hồn tôi trong vạt áo
                        Cho nợ nần quấn quít đời nhau.
                        (Hư Vô)
                         
                        Nụ hôn vội vàng, cuống quýt, lơ ngơ sao mà dễ thương chi lạ. Nụ hôn mà bao năm rồi vẫn cứ làm ta ngơ ngẩn, ngẩn ngơ. Nụ hôn mà Trần Dạ Từ từng say đắm đến dại khờ:
                        Lần đầu ta ghé môi hôn
                         
                        Trăm con ve nhỏ hết hồn kêu vang.
                        (Trần Dạ Từ)
                         
                        Nụ hôn “hết hồn” trăm con ve nhỏ, hết hồn chàng thi sĩ đa tình và “em” cũng ngẩn ngơ theo. Nụ hôn của Hư Vô với tình nhân là “thảng thốt”. Cả hai thi sĩ đều có một cảm giác bất ngờ, bàng hoàng đến ngẩn ngơ với nụ hôn đầu đời và có lẽ thế giới đang chuyển động phải dừng lại nhiều giây chờ nụ hôn đầu. Câu thơ gợi lại trong ta- những người đã từng có “nụ hôn đầu” một cảm xúc khó diễn tả thành lời. Nụ hôn là kết đọng của cảm xúc, của tình yêu, của những thăng hoa. Nụ hôn đầu của Hư Vô làm sống lại những gì già cỗi trở lại thanh xuân và cũng từ đây cõi riêng của “anh và em” bắt đầu những nợ nần, quấn quít đời nhau. Giọng thơ mê man, chìm đắm trong cõi riêng, ta cảm nhận hình như đã đủ đầy hạnh phúc, đủ đầy yêu thương.
                         
                        Tình yêu đẹp như một giấc chiêm bao. Câu thơ dường như là chiêm nghiệm của thi sĩ: Cái gì đẹp thường không ở với người ta lâu. Mưa tháng bảy và giấc mơ dường như đã báo trước sự tan rã của đôi tình nhân:
                         
                        Không phải chiêm bao thì cũng đã
                        Có một thời rộn rã tình nhân
                        Để em ve vuốt cùng tháng bảy
                        Những hạt mưa lăn ướt môi trần.
                        (Hư Vô)
                         
                        Tôi đã từng đầu trần trong mưa lang thang bao nhiêu con đường những lúc cô đơn và tôi hiểu mưa là mở ra một thế giới tâm trạng với bao uẩn khúc. Hư Vô đã đưa tình yêu của mình vào thế giới mưa- thế giới của bao nỗi ngậm ngùi. Mưa vuốt ve ướt môi trần tình nhân. Những giọt mưa ve vuốt em, cái lạnh cũng theo về. Mưa tháng bảy dường như đã đưa ta vào thế giới lạnh lẽo với “những hạt mưa lăn”, mưa không rơi mà lăn như tô son lên môi tình nhân. Môi như mềm hơn nhưng lại ướt trong lạnh lẽo.Tôi cảm nhận sự chia ly đã bắt đầu từ đây, từ những giọt mưa lăn trên đôi môi người con gái.
                         
                        Để rồi cái ngày chia ly cũng đến, cũng chạm vào cuộc tình thơ mộng thuở đầu đời:
                         
                        Cũng có đôi lần em biết khóc
                        Khi phố phường đã vắng bóng tôi
                        Dù Sydney hay Los Angeles
                        Thì buồn nào cũng giống nhau thôi.
                        (Hư Vô)
                         
                        Nhà thơ đã tượng hình một không gian ảo trên cái nền hiện thực Sài gòn- Sydney- Los Angeles nơi Hư Vô đã từng đặt dấu chân qua: Sài gòn chỉ còn là miền ký ức, tình yêu anh đã để lại nơi này, để lại em với “dòng nước mắt” cùng nỗi nhớ tình nhân. Em biết khóc đôi lần có phải Hư Vô tham lam muốn người ở lại cả đời cứ nhớ, cứ thương một người mù khơi hay nhà thơ đang hỏi lại mình. Có bình yên nơi xa xôi không? Hay vẫn cứ canh cánh một nỗi niềm ray rứt không nguôi. Tình buồn và nỗi nhớ khó nguôi ngoai. Tôi không còn bên em, không gian chúng mình thật diệu vợi, lạc nhau, mất nhau rồi nỗi buồn như nhân đôi “Dù Sydney hay Los Angeles/ Thì buồn nào cũng giống nhau thôi.”
                         
                        Thể thơ thất ngôn phù hợp với biểu hiện cảm xúc tâm trạng, cả câu thơ chỉ duy nhất một thanh bằng tạo một cảm giác lạc lõng, chơi vơi không định hướng để rồi chìm đắm trong cõi sầu bát ngát. Dòng tiếp theo lại có đến 5 thanh bằng để rồi kết thúc bằng âm vang “thôi”. Thôi là kết thúc, là chấm dứt là không còn gì. Chữ nghĩa dường như nhòe đi trong sự se xót. Buồn, em ở lại, tôi đi, sự chia cắt rạch ròi cả hai không còn chung lối, tình lỡ, nỗi buồn như ngân vang thành tiếng thơ đến xé lòng.
                        Tháng bảy mùa ngâu, mưa như trút nước. Mưa gợi nhớ bao nhiêu điều; có điều mọi người ai cũng hiểu nhưng có điều chỉ có mình nhà thơ hiểu:
                         
                        Mà chỉ riêng một mình tôi hiểu
                        Đường ngược chiều mù lá sương bay
                        (Hư Vô)
                         
                        Con đường tình yêu không còn chung một lối. Tôi và em ngược hướng nhau rồi. Sự dõi tìm là vô vọng. Chiều đã xuống, sương phủ nhạt nhòa và lá bay khi mùa thu tới. Tất cả đã chìm khuất, mịt mờ. Trong sương khói của mưa, của mùa thu bóng em vẫn hiện ra thật đậm, thật rõ ràng với những bước chân thật dài, bước chân đuổi theo tình yêu đã mất dần dấu vết:
                         
                        Em bước cho dài thêm tháng bảy
                        Cũng đâu níu kịp một hình hài…
                        (Hư Vô)
                         
                        Tôi chạnh thương người con gái với tình đầu dang dở, có thể đối với một ai đó nó chỉ là một thoáng phôi pha nhưng có thể với ai đó thì ngàn năm vẫn không quên.
                        Tình yêu chỉ mang đến cho ta thoáng ngậm ngùi, nỗi khổ đau nhất là đối với những tình yêu không trọn vẹn.
                         
                        Thêm một lần tháng bảy là thêm khoảng cách của chia ly, thêm một lần nhói buốt trái tim yêu, thêm một nỗi niềm thống khổ của hai con người yêu mà không thể ở gần nhau. Đã là mưa thì ở đâu cũng thế. Cũng buồn như nhau. Đã là ly tan thì ở đâu cũng đau. Mùa mưa vẫn cứ về như một quy luật tuần hoàn của thời gian nhưng tình yêu thì không có quy luật, đến và đi là lẽ vô thường. Vì vô thường nên ta cứ đau mãi không nguôi, nên vẫn cứ cúi xuống khóc cho những mối tình dang dở…
                         
                        Trần Sương Lam
                        July, 2018

                        #12
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9