Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Nhưng Bị Phạt Theo Lãi Cho Vay Có Đúng Không?
lehieu1995 30.03.2019 16:19:53 (permalink)
Với xu thế hội nhập toàn cầu, nhu cầu mua bán hàng hóa trong và ngoài nước ngày càng phát triển, vì vậy việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, gần đây việc xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đã gây khó khăn cho các bên. Vậy tranh chấp hợp đồng mua bán hàng bị phạt theo lãi cho vay thì có đúng không? Hãy cùng tôi trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng là gì?
  

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận. Cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có các đặc điểm sau:
  • Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm.
  • Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra.
  • Có lỗi của bên vi phạm.
Có phạt theo lãi vay khi có tranh chấp hợp đồng?
Căn cứ theo nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm. Phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết này là lãi, lãi suất, phạt vi phạm trong hợp đồng vay tài sản; lãi suất trung bình trên thị trường; quyết định lãi, lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án.
Đối với những vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực nhưng kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.
Hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc lĩnh vực thương mại, như vậy khi có những tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa mà được Tòa án thụ lý trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực và kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết. Như vậy, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bị phạt theo lãi cho vay theo nghị quyết này là hoàn toàn đúng.
Quyết định lãi, lãi suất trong tranh chấp hợp đồng
Căn cứ theo Điều 13 của Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP thì khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án thì Tòa án phải quyết định như sau:
  • Đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận về mức lãi suất thì quyết định theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Đối với trường hợp khoản tiền phải thu nộp vào ngân sách Nhà nước mà pháp luật có quy định nghĩa vụ trả lãi; hoặc khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; hoặc trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ về tài sản trong hoặc ngoài hợp đồng khác mà các bên không thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357 là trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, và điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

khi tranh chấp hợp đồng cần giải quyết vấn đề lãi suất
Mức lãi suất hai bên thỏa thuận là mức lãi suất nợ quá hạn các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc tại Tòa án. Trường hợp, các bên không có thỏa thuận về mức lãi suất nợ quá hạn thì mức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% mức lãi suất trong hạn.
Thật sự đây là một trang web thông tin về lĩnh vực pháp luật rất bổ ích. Mình rất thích đọc tin từ trang web này.
Luật sư Phan Mạnh Thăng
Văn phòng: 81 Cách Mạng Tháng Tám, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM
Email: info@chuyentuvanluat.com
Điện thoại: (028) 39 25 39 69
Hotline: 0908748368
Website: https://chuyentuvanluat.com
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.03.2019 16:22:54 bởi lehieu1995 >
Attached Image(s)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9