Nghệ sĩ Minh Cảnh - Từ cậu bé nhặt ve chai trở thành “Ông hoàng Vọng cổ”
hinh 19.07.2019 23:47:40 (permalink)
Khán giả biết đến “Ông hoàng Vọng cổ” Minh Cảnh với ánh hào quang của một nghệ sĩ tài danh. Song, để đạt được danh vọng đó, con đường của ông không ít thăng trầm, buồn vui mà không phải ai cũng biết

>> Xem thêm: Những vở Cải lương đặc sắc nhất của “Ông hoàng Vọng cổ” Minh Cảnh

“Thần đồng” vọng cổ
Dù tuổi thơ trải qua nhiều cơ hàn, vất vả nhưng nó cũng nuôi dưỡng niềm đam mê sân khấu vọng cổ cho Minh cảnh. Năm 21 tuổi ông đã tạo được tiếng vang lớn trên sân khấu đoàn Cải lương Kim Chung. Và được ký giả Nguyễn Áng Ca khi đó gọi là “thần đồng”. 

“Thần đồng” Vọng cổ Minh cảnh năm 21 tuổi

Tuổi thơ cơ hàn, vất vả
Quê nội của Minh Cảnh ở tận Quảng Bình. Cha vào Sài Gòn lập nghiệp, còn mẹ ông mua gánh bán bưng phụ giúp chồng nuôi con. Mẹ ông sinh đến 20 lần, nhưng vì nghèo khó bệnh tật, 12 người anh chị của ông đã mất đi chỉ còn lại ông với 7 người em khác.
 
Năm 11 tuổi, Minh Cảnh về sống với bà ngoại ở góc đường Nguyễn Thiện Thuật — Điện Biên Phủ (quận 3 — TPHCM). Gia cảnh khó khăn, ông quyết định nghỉ học đi lượm ve chai kiếm tiền trang trải, buổi trưa, còn tranh thủ bán thêm chuối chiên, bánh cam. Chỗ ông nhận chuối, bánh nằm trong con hẻm sau lưng nhà NSND Út Trà Ôn. Bữa nào ông cũng dành chút thời gian dựa tường lắng tai nghe những âm điệu vọng cổ vang vọng. Cứ như thế, nghe riết thành quen.
 
Bước đầu chạm tới ước mơ
Khi bà ngoại dọn nhà về quận 8, cậu bé Minh Cảnh được một người thợ hớt tóc dạy ca theo đờn. Dịp giỗ tổ sân khấu năm 1960, ông bán bánh gần rạp Aristo trên đường Lê Lai. Tình cờ làm quen nhạc sĩ Năm Được, đàn violon trong ban cổ nhạc Đoàn Cải lương Kim Chung.
Ông được nghệ sĩ Năm Được dẫn vào hậu trường chơi. Năm Được giới thiệu ông ca 6 câu vọng cổ Lá thư người tình. Không ngờ, bầu Long nghe xong bèn mời ông ký hợp đồng 2 năm. Nghệ danh Minh Cảnh là do vợ nhạc sĩ Năm Được đặt cho ông.
 
Trở thành “ngôi sao” trên sân khấu Kim Chung
"Ông hoàng vọng cổ" được khán giả nhớ đến khi ông vận dụng hơi ca dài để sáng tạo trường phái mới khi biểu diễn. Cách ca hơi dài, vô câu vọng cổ 53 chữ, chêm vào bài hò Huế trong tuyệt phẩm đầu tiên Quán gấm đầu làng (soạn giả Loan Thảo) đã tạo nên “thương hiệu” riêng biệt trên thị trường 
 
Các nghệ sĩ khác nổi danh trên sân khấu rồi mới được các hãng dĩa mời mọc, Minh Cảnh thì ngược lại. Ông chưa làm kép một ngày nào đã là ngôi sao làng đĩa nhựa với số lượng phát hành vượt trội. Tất cả là nhờ giọng hát rung động lòng người.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.07.2019 22:00:19 bởi hinh >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9