NHỮNG SUY NGHĨ RỜI
THƠ NGÃ DU TỬ 02.06.2020 00:20:57 (permalink)
NHỮNG SUY NGHĨ RỜI
ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG (Hà Nội)


Có lẽ, thời nầy thế kỷ 21 đất nước lẽ ra phải phát triển vượt bậc bởi chiến tranh đi qua đã trên 33 năm kể từ khi bàn thảo chuyện đường sắt Cát Linh – Hà Đông trên cao, nhưng bàn qua bàn lại hơn 3 năm, tháng 10/2011 mới bắt đầu khởi công. Toàn tuyến có chiều dài 13,5 km với 12 ga trên cao.
Sau nhiều lần điều chỉnh vốn đầu tư, dư án có tổng mức đầu tư là 968,04 triệu USD (18.001,6 tỷ VND), trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 13.800 tỷ VND)(1) đã 8 lần thay đổi tính đến 2019, vẫn nằm im lìm chưa thể đi vào hoạt động.
Cuối tháng 4 năm 2019, tuyến đường sắt vẫn không thể nào đi vào hoạt động do còn thiếu sót các hồ sơ kèm theo các hạng mục của dự án. Tính đến tháng 9 năm 2019, thời gian khai thác thương mại chính thức vẫn chưa được công bố (2)
Một đống tiền quá lớn của dân tộc được đỗ ra để các đổi lấy “con rắn khổng lồ ngoằn ngoèo uốn lượn” trên không gian thủ đô tăng thêm sự chật chội vốn đã đầy rẫy những bất hợp lý của văn minh thủ đô, ai chịu trách nhiệm trước bế tắc của công trình nầy.
Có nhiều người tắc lưỡi dè biểu “ Đất nước ta ai bảo nghèo, chúng ta dám bỏ ra khoảng tiền lớn có thể xây dựng cả trăm bệnh viện hay trường học để đổi lấy một "đại cảnh" mà không có đất nước nào trên hành tinh nầy có được, mai mốt sẽ khá đông khách du lịch hiếu kỳ đến Việt Nam để tận mắt xem con rắn khổng lồ uốn lượn quanh Hà Nội” mỉa mai thay sự phung phí, lại có người nói “Như thế mới là Hà Nội văn minh bậc nhất”, trời ơi, những dây cầu ở vùng cao hàng ngày dân lành “đu dây cầu tử thần” như các huấn luyện lực lượng đặc nhiệm. Chua xót quá trước những những cán bộ hàng đầu cùa quản trị phá hoại đất nước!.
Nếu như vận hành sắp tới thì có thể trên 650 nhân viên vận hành đoàn tàu đi đến cho quãng đường Cát linh- Hà Nội dài 13,5 km! 
Người dân không hiểu tại sao như thế có thể xãy ra trong thế kỷ 21 nầy. Chỉ có chính phủ mới trả lời câu hỏi nầy.
Song song với đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Nội, tại TpHCM có Sài Gòn – Suối Tiên, có chiều dài 19,7 km và có 14 ga trên cao.
“Điểm đầu của tuyến tại chợ Bến Thành, đi ngầm 2,6 km từ ga Bến thành đến qua ga Nhà hát Thành phố đến ga Ba Son tại khu đô thị Vinhomes Golden River sau đó đi trên cao 17,1 km theo rạch Văn Thánh rồi đi ngang qua sông Sài Gòn rồi chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới
Theo kế hoạch, dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên được phê duyệt lần đầu tiên vào năm 2007 với tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án được điều chỉnh lên hơn 47.000 tỷ đồng, tăng thêm 30.000 tỷ đồng so với dự tính. Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41.800 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố. Thủ tướng lúc đó là Nguyễn Tấn Dũng cho phép UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 8/2011”(3) và dự kiến năm 2021 sẽ đưa vào sử dụng.
Hãy chờ xem giữa hai nhà thầu chính Cát Linh-Hà Đông của Trung Cọng và Sài Gòn – Suối Tiên của Nhật Bản, chúng ta sẽ thấy sự hợp lý và bất hợp lý của đại diện 2 quốc gia. Người dân chắc chắn  rằng nhà thầu Nhật sẽ ngon lành hơn nhiều về tính minh bạch, kỹ thuật cao đúng mực và cả danh dự Nhật Bản còn Trung cọng thì dối trá và mưu đồ.
 
Ngã Du Tử 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.09.2020 16:49:11 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
#1
    THƠ NGÃ DU TỬ 04.09.2020 16:43:04 (permalink)
    TỪ NHÀ CHÚ HỎA ĐẾN BẢO TÀNG MỸ THUẬT TPHCM
     
    Cho đến bây giờ ít ai còn nhớ đến ngôi nhà 99 cửa của chú Hỏa (1845-1901) nguyên mẫu của kiến trúc sư người Pháp tên là Rivera bắt đầu thi công vào năm 1929 và được hoàn thành vào năm 1934, do con trai trưởng của Chú Hỏa quản lý. Bản vẽ có đến 100 cửa, thế nhưng vì phạm phải một sai lầm ghê gớm cửa chính ngôi biệt thự ấy còn lớn hơn cửa của quan to nhất Đông Dương lúc bấy giờ là Dinh Tòan quyền (nay là Dinh Thống Nhất), vì vậy nhà cầm quyền cấm mở cửa chính, nên chỉ còn 99 cửa như dân gian Sài Gòn thường gọi.
    Và đây cũng là ngôi biệt thự có thang máy đầu tiên tại Sài Gòn lúc bấy giờ.
     
    Từ huyền thoại ngôi nhà và phim Con ma nhà họ Hứa
     
    Thời bấy giờ đồn đoán rằng chú Hỏa tên thật là Hứa Bổn Hòa ông gốc người Tàu thời phản Thanh phục Minh chạy lánh nạn sang Việt Nam ghé lại Sài Gòn làm nghề ve chai-Thu nhặt phế liệu, do siêng năng chăm chỉ nên trở nên giàu có. Lại có đồn đoán rằng gia đình ông là người làm kinh tài cho chính quyền phong kiến Trung Hoa, khôn khéo giấu của cải đến khi yên ắng, ổn định ông mới bắt đầu phô trương thanh thế, với người viết bài nầy thì cho rằng dữ liệu sau có vẻ đúng hơn.
    Ngôi nhà tọa lạc trong khuôn viên hơn 4000m2, bao quanh là 3 con đường Nguyễn Thái Bình, Phó Đức Chính và Lê Thị Hồng Gấm. Mặt tiền chính là 97 Phó Đức Chính, Q1, TP HCM bây giờ là Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM
    Ngôi nhà có kiến trúc khá hài hòa với phong cách Đông Á và Châu Âu, với một tầng trệt và 3 tầng lầu, mái được lợp ngói với phong cách Á đông, tường dày 40- 60 phân, sàn các tầng lát gạch đều khác nhau, các cửa sổ có kính màu đậm nét của thời phục hưng châu Âu. Đây là một kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Sài Gòn- TP HCM.
    Phim CON MA NHÀ HỌ HỨA là phim đen trắng,bắt đầu bấm máy năm 1972 và hoàn tất năm 1973 do xưởng phim Dạ Lý Hương sản xuất, đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện, dựa theo câu chuyện kể và thêu dệt về cô tiểu thư Hứa Tiểu Lan con chú Hỏa vì mang bệnh phong cùi, thời ấy là bệnh nan y không thể chữa trị, được trình chiếu tại Sài Gòn như một hiện tượng lạ đến nổi các tờ báo lúc bấy giờ ồn ào về doanh số thu. Cụ thể: Công chiếu ngày đầu tiên doanh thu là 4 triệu rưỡi, hơn cả phim màu “Nhà tôi” cũng đình đám thời ấy,nhưng chỉ 3 triệu mà thôi.
     
    Đến Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh
     
    Năm 1987, TPHCM giao ngôi nhà 97 Phó Đức Chính, Q1 cho Bảo tàng Mỹ thuật quản lý, hơn 2 năm kiến thiết và chỉnh trang năm 1989 đã đi vào  hoạt động đón tất cả những ai muốn tham quan, với cách sắp xếp và bài trí khá hợp lý.
    Tầng 1 được dành để triển lãm, trưng bày, kinh doanh tranh và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
    Tầng 2 trưng bày các tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật đương đại.
    Tầng 3 trên cùng trưng bày các bộ sưu tập mỹ thuật cổ đại, cận đại và mỹ thuật thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam, mục đích cho những người yêu thích văn hóa nghệ thuật tha hồ khám phá và tìm nguồn cảm hứng sáng tạo
     
    Hơn 30 năm một chặng đường khá dài các thế hệ lãnh đạo và viên chức Bảo tàng Mỹ Thuật đã rút ra nhiều kinh nghiệm càng ngày càng hoàn thiện hơn.
    Bảo tàng Mỹ thuật cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo quản các hiện vật và di sản, rất hợp lý về khoa học bảo quản
    Những vấn đề được quan tâm đúng mức hơn về việc bảo quản hiện vật là Bảo tàng Mỹ thuật đã đầu tư lắp đặt hệ thống kệ, giá treo cho các kho tranh, trang bị các máy hút ẩm, đo nhiệt độ, độ ẩm, đặc biệt là trang bị các tủ chuyên dụng, các loại hộp, giấy lót chuyên bảo quản các hiện vật bằng giấy, phim ảnh.
    Một trong những khó khăn lớn nhất là công tác bảo quản các tác phẩm mỹ thuật đương đại gồm nhiều chất liệu, chế độ bảo quản đòi hỏi phải nghiêm ngặt hơn tất cả các chất liệu, để hạn chế ảnh hưởng xấu đến hiện vật, Bảo tàng Mỹ thuật đã cố gắng phân thành các kho bảo quản theo từng chất liệu: sơn mài, sơn dầu, lụa, giấy, gốm v.v…
    Theo tư liệu của Bảo tàng Mỹ thuật thì:
    Năm 2017 Bảo tàng Mỹ thuật tiếp nhận khuôn viên còn lại (phía sau tòa nhà II), đúng dịp kỷ niệm 30 năm thành lập cũng là dịp kết thúc quá trình tiếp nhận và mở rộng cơ sở vật chất với ba tòa nhà trên toàn bộ khuôn viên gần 10.000m2 tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
    Nếu như, khi thành lập, ngày 5-9-1987, Bảo tàng Mỹ thuật được UBNDTP Hồ Chí Minh chính thức giao khu nhà 97 A (nhà I), đường Phó Đức Chính, Quận 1 làm trụ sở. Công việc bắt đầu từ sự cải tạo nội thất của tòa nhà vốn là công sở và nơi ở, chứ không phải công năng của một bảo tàng thì tháng 6 năm 2009, Bảo tàng được giao thêm tòa nhà 97 Phó Đức Chính (nhà II). Do nhiều lý do khách quan và chủ quan, đầu năm 2011 mới thực hiện xong việc cải tạo tòa nhà và một phần sân vườn. Ngày 23-4-2011 tòa nhà đã được đưa vào sử dụng với tầng II làm khu trưng bày chuyên đề và tầng trệt dùng cho các triển lãm ngắn hạn. Tòa nhà I trở thành khu trưng bày thường xuyên các sưu tập của Bảo tàng. Cuối năm 2014, Bảo tàng được giao thêm tòa nhà 54 Nguyễn Thái Bình (nhà III), khu nhà cuối cùng trong khuôn viên.
    Hiện tại Bảo tàng Mỹ Thuật TPHCM có 4 phòng, 3 phòng chuyên môn: Phòng nghiên cứu sưu tầm, phòng trưng bày giáo dục truyền thông, phòng kiểm kê bảo quản và 1 phòng hành chánh trang bị khá tốt để phục vụ.
    Như vậy, tính từ năm 2017 hiện tại Bảo tàng Mỹ thuật đã có diện tích toàn khu bảo tàng là gần 10.000m2. Dự án cải tạo mở rộng Bảo tàng Mỹ thuật sẽ tiếp tục thực hiện với dự kiến xây thêm một tòa nhà thứ tư đáp ứng cho yêu cầu về kho hiện vật, mở rộng khu trưng bày và 
    khu vực hành chính. Tòa nhà này sẽ được thiết kế sao cho phù hợp nhất trong ba tòa nhà đáp ứng yêu cầu về công năng và thẩm mỹ kiến trúc.
    Trong bảo tàng Mỹ thuật hiện tại đã có bộ sưu tập trên 21.000 tác phẩm đủ chủng loại từ khắp đất nước. Chúng ta có quyền hy vọng càng ngày Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM sẽ là nơi xứng đáng hơn với một vị thế là bảo tàng về mỹ thuật to lớn của cả nước.
     
    Ngã Du Tử
     
     
    #2
      THƠ NGÃ DU TỬ 04.09.2020 17:11:41 (permalink)
      Dịch Covid Vuhan
       
      Tín điều xa lắc xưa lỗi thời thậm chí tệ hại khốn nổi lại là bộ phận rất quyền uy cứ ôm giữ lấy và còn nạm vàng để lóa mắt bàng dân thiên hạ nhất là con dân của đất nước họ rồi hao hao tự đắc những điều không thật ấy thành châu ngọc làm hoang tưởng những người mang áo mão cân đai, như cơn lên đồng của toàn bầy cừu bị chích loại thuốc tâm thần quá liều lượng.
      Đại nịnh là đại trung, điều gì không thật nói hoài cũng trở thành sự thật, người Tàu từ xa xưa đã vậy, truyền thống ấy đã ăn thâm căn vào tính "người" của họ, khó mà cãi thiện đầu óc đặc sệt lúc nào cũng hoang tưởng mình vĩ đại. Nạn ăn cắp và trả thù có thể nói rất kinh khiếp nhất hành tinh.
      Có điều thế kỷ 21 nầy mọi sự thực hầu như cả tinh cầu đã hiểu khi cô Covi bé tí tẹo hiển thị tháng 11/2019 làm thất kinh hồn vía của loài người khắp hành tinh đang trên đường đi đến hòa bình và thịnh vượng chung.
      Nỗi hoang vắng trên các thành phố lớn lúc nào cũng nhộn nhịp không bao giờ ngủ làm giật mình cả loài người thậm chí run rẩy, hoang mang. Bình yên bỗng chốc hoang tàn. Ôi chao, một động vật không thấy được như có phép mầu làm ngưng trệ cả hoạt động nhân loại, chưa bao giờ thế giới nầy suy nghĩ được. Đầu óc những nhà văn viễn tưởng du thông minh nhất cũng thua xa.
      Rồi đây thế giới sẽ ra sao trong tương lai, chắc chắn có sinh có diệt nó cũng phải chết theo chu kỳ nhất định, nhưng rõ ràng đã để lại nhiều hệ lụy kinh hoàng trong đó có phần trách nhiệm của ông chủ tịch WTO mà lịch sử nhân loại sẽ nhắc tới trận đại dịch Covi 19 nầy là một đại họa mà thủ phạm là bọn ĐẠI HÁN - made in China-Vuhan Covid và rồi ai trong cuộc làm người cũng nguyền rủa.
      Ngồi nhà viết lại mấy câu,
      cầu mong cho kiếp nạn nầy chóng xa.

      Ngã Du Tử
      Mùa dịch Covid 19/ năm 2020

       
      #3
        THƠ NGÃ DU TỬ 21.12.2020 21:53:42 (permalink)
        THƠ DỊCH Trường ca CHƠI GIỮA THƯỜNG HẰNG
         
        Tác giả:   Ngã Du Tử
        Dịch giả: Bá Lethanh
         
        I/ CHƯƠNG MỞ ĐẦU
        VƯƠNG VẤN
        Nhà thơ: NGÃ DU TỬ
        BEING ATTACHED TO …
        Poet/Translator: LÊ ANH (ABAHN LETH – Ba Lethanh)
        Ho Chi Minh City (Vietnam), 5th Sept. 2020


        Bến đò cũ con sông xưa, vầng trăng ngày nào hiện ở đầu sông, trăng khuya xanh ngắt một màu huyền ảo, tác giả đến đây để cảm nhận sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, giữa hiện thực và tâm linh, giữa hình và bóng, cũng như giữa sinh và mệnh, hình và bóng, lúc ẩn rồi hiện khi có ánh sáng, dòng sông buồn vui theo tâm trạng của tác giả, dòng sông được nhân cách hóa và chợt hiểu ngay khi bình minh ló dạng đón những tia nắng đầu ngày, và giờ đây dòng sông quên cả tên lẫn nguồn cội đã từ đâu đến, quê quán ở đâu, có phải từ những giọt nước trên trời, trong không gian ấy, tác giả hướng nội trở về với chính mình và chiêm nghiệm bản ngã đẹp đẽ và vô tư như nụ hoa Vô Ưu, với tâm hồn thành kính như cánh chim muốn thanh thản bay vào cõi hư vô bất tận, hát khúc thiên niên kỷ trách người hay trách mình còn nặng nợ trăm năm. Sinh, lão, bệnh, tử là những thứ tuyệt đối vĩnh hằng trong cõi vô thường, vật chất là phi vật chất và ngược lại. Đi tìm niềm vui để niềm vui qua đi để rồi lại buồn, tác giả hay ai đó với những cảm xúc trong sáng, chân thật đang theo đuổi một tình yêu đầy rẫy trăn trở, trăn trở với trăm nỗi buồn đau. Có còn cách nào để bình yên trong những tầng mây không? Tác giả hiểu ngay:
        “Bâng khuâng trên nhánh sông băng
        Sao bằng tắm gội thường hằng pháp luân
        Diệu thay dưới cội vô ngần
        Vui thay nhận ánh hào quang rạng ngời”.

        The old wharf of the old river, the moon appears at the end of the river of that day, the late moon is blue with a magical color, the author has come here to feel the mixture of the present and the past, between reality and spirituality, between image and shadow, as well as between birth and fate, image and shadow, now hidden then appeared when the light comes, the river is sad or happy according to the mood of the author, the river is personified and understood immediately. when dawn comes for the first rays of the day, and now the river forgets both the name and the source where it came from, where is its home town, is it from the drops of water in the sky, in that space, the author returns to himself and contemplates the beautiful and carefree ego like a flower bud, with a devout mind like a bird wanting to fly serenely into the infinite realm of emptiness, singing the millennium song, blaming people who blame himself heavily owe hundreds of years of life to birth, old age, sickness, and death are absolute things in the realm of impermanence, the matter is immaterial and vice versa. Going looking for joy so that the joy will pass away someone will be sad, the author or someone with pure and honest emotions is pursuing an anxious love of hundreds of sorrows and grieves. Is there still a way to peace in the levels of clouds? The author immediately understands:
        “Wondering on the glacier branch of loving
        Is not equal to dharma bathing and washing
        How miraculous it is under the root of purity
        In order to receive the brilliant halo joyfully”

        Bến tình còn nỗi vương mang
        Vầng trăng cổ độ vừa ngang giang đầu
        Trăng khuya xanh ngát một màu
        Người tìm gieo hạt bên cầu tâm linh
        The wharf of love is still attached to the old moon as ever
        The moon of the old wharf has risen at the end of the river
        The late moon was in the dark blue the only color
        By the spiritual bridge, there's a sowing-seed searcher

        Phải chăng đối bóng lẫn hình
        Dòng sông trực ngộ khi bình minh lên
        Rằng quê quán lẫn tuổi tên
        Hình như từ ấy lỡ quên mất rồi
        Is it true the shadow follows the image when lighting
        The river suddenly understand this at the dawn rising
        Its original source as well as its name, you see
        Since then It seemed to forget them all already

        Chiều nào giũ áo ra phơi
        Bên đường gặp phải một lời từ tâm
        Từ khi trăng đã là rằm
        Còn đâu quê quán trăm năm cõi người
        Which afternoon I stretch wet clothes to dry
        I have to meet a kindness word by the roadside
        From the day when the moon was a full moon
        A hundred-year vow was no more in life soon

        Ta về ngắm khóm vô ưu
        Gặp em trên nhánh ưu tư phận mình
        Ô hay một nhánh phù sinh
        Còn bao nhiêu mộng phiêu linh rợp ngày
        A bouquet of flower Asoka I returned to watch
        Meeting you on the branch of my grievous fate
        Alas! a branch of a floating life I could not repay
        I still have a lot of wandering dreams by all days

        Nghêu ngao mở rộng vòng tay
        Con chim mộ đạo đậu vào tánh không
        Hát vang câu hát phiêu bồng
        Ngàn năm không sắc, sắc không bên trời
        Vaguely whispering, I widely opened my loose arms
        The devout bird perched in the Emptiness as an alarm
        To sing a millennium song in a floated-wandering flight
        The matter is immaterial, vice versa cyclic beside the sky

        Em từ theo đuổi cuộc chơi
        Đuối bao nhiêu mộng bên đời thanh lương
        Gặp nhau trong cõi hằng thường
        Ai hay trăm nhánh sầu vương tơ vò
        Since the day you've pursued the game of love tie
        A lot of dreams has drowned in your sincere life
        We met together in the existence of absolute things
        Who would know the sorrow of tangled feelings

        Nỗi niềm đầy rẫy âu lo
        Đã bao nhiêu lệ đẫm pho sử tình
        Một đời cay đắng điêu linh
        Còn không lối rộng giữa thinh không này
        Which secret confide was full of anxiety
        Many teardrops have wetted a love story
        A human life of the spiritual bitterness
        Is there a wide path in the Emptiness?

        Trời xanh biết mấy từng mây
        Tầng nào vừa nở chân ngày bước vô
        Khoan dung từng bước giang hồ
        Giục người khách tục mà hô lên rằng
        In the blue sky, how many levels of cloud building
        What cloud level has just opened for true days step in
        Tolerance step by step is wandering at last
        They urge the worldly guest to exclaim that

        “Bâng khuâng trên nhánh sông băng
        Sao bằng tắm gội thường hằng pháp luân
        Diệu thay dưới cội vô ngần
        Vui thay, nhận ánh hào quang rạng ngời”
        “Wondering on the glacier branch of loving
        Is not equal to dharma bathing and washing
        How miraculous it is under the root of purity
        In order to receive the brilliant halo joyfully”
        Abahn_Leth@All Rights Reserved

        Tác giả NGÃ DU TỬ
        Dịch giả: BA LETHANH
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.01.2021 20:27:30 bởi THƠ NGÃ DU TỬ >
        #4
          THƠ NGÃ DU TỬ 13.01.2021 20:23:31 (permalink)
           NHÂN ĐÔI NIỀM VUI CỦA MẸ


          Bé Thục xúng xính trong bộ quần áo đẹp của me mới đem về hôm qua, trưa nay niềm vui cứ được ngân vang trong tâm hồn các em, huyên thuyên với nhau, mẹ Hạnh mới cho chị em mình để mặc khoe tết với chúng bạn, mẹ mình tuyệt chị Hiền hả
          Hai chị em một lớp ba, một lớp một hình như khôn trước tuổi, trời đất vốn công bằng, khiếm khuyết không cha, bù lại tháo vác, nhanh nhạy, luyến thoắn và ngoan ngoãn lễ phép nên cả xóm ai cũng thương yêu và nể nang mẹ con chúng. Tuy mồ côi cha sớm nhưng mẹ Hạnh khá nền nã, sáng đi làm, chiều về nhà chăm sóc con cái, không có la rầy cũng chẳng thấy bóng dáng đàn ông nào lai vãng trong căn nhà nhà nhỏ gọn gang dù Hạnh rất trẻ.
          Hôm trước, người bạn cũ tốt bụng gọi Hạnh lên nhà, trong thâm tâm Hạnh cũng đã hiểu người bạn thân của mình rất tốt bụng, thường giúp đỡ những bè bạn và hay làm những việc thiện lành trong những lúc thiên tai, chị cố gắng nghỉ buổi làm để đến nhà Hương. Hạnh mãi phân vận “Hay là nó biết mình còn khổ tần tảo nuôi con, không nghĩ đi đến bước nữa và quá vất vả gian nan chắc nó sẽ tặng mình ít tiền chi tiêu trong dịp tết, và gửi cho mấy nhỏ lì xì trước” suy nghĩ vẫn vơ vậy nên đã qua trạm dừng nhưng Hạnh không hay, như phản ứng tự nhiện, Hạnh nói:
          -       Thôi chết rồi, bác tài xế cho tôi xuống mau, qua trạm rồi.
          -       Đợi đến trạm hãy xuống, xuống không đúng chỗ cảnh sát phạt chị à, người phụ xe giọng điệu nhỏ nhẹ
          Hạnh bồn chồn quá, đường phố ngày tháng chạp người ta đông chen chúc đến nổi bác tài xế xe buýt phải kéo còi inh ỏi và xe cũng dừng lại trạm sau.
          Bấm chuông, Hương ra cửa vồn vả đón Hạnh, và hai người thong thả bước vào, chỉ có hai người trong căn phòng rộng và bày biện khá đẹp mắt. Hạnh khá bình tĩnh sau cốc nước mát pha tí mật ong Hương đem lên làm mát lòng, Hạnh từ tốn:
          -       Cậu gọi mình lên có việc gì không vậy? còn non nửa tháng là đến tết, mình tranh thủ làm để có tiền sắm sửa ít bánh mứt và vật dụng cho mấy nhỏ khỏi tủi thân, vốn các cháu đã mất cha, nét trầm buồn cố hữu của Hạnh làm cho Hương cũng bùi ngùi.
          Hương ôm chầm Hạnh như hiểu được tâm tư bạn mình, bỗng cả hai rưng lệ, thì ra tình bạn cao thượng và vĩ đại là thế.
          -       Bạn không nói mình cũng hiểu, đâu phải bây giờ, từ ngày anh ấy mất mình đã cảm nhận được mà, còn quá trẻ mà mất chồng lại có hai đứa con, nuôi con cho thành người cũng bở hơi tai, thôi mọi việc hãy gắng trong sức lực mình Hạnh nhé, bên cạnh bạn có Hương.
          -       Cảm ơn bạn, mỗi chúng ta ai cũng có hoàn cảnh riêng, cậu hiểu mình nên chỉ biết vậy từ trong tim mình.
          -       Mình để dành dăm bộ quần áo cho hai cháu Hiền, Thục, cậu mang về cho cháu và gửi cháu ít tiền lì xì trước để sắm sửa, có thể tết nầy mình về quê, không ghé thăm gia đình Hạnh được.
          Hạnh như thẹn thùng trước tâm hồn độ lượng của Hương, người bạn nối khố từ thời trung học cơ sở, đến hết tú tài.
          -       Hương à, Mình biết cậu từ thời còn quá nhỏ đến mãi bây giờ, chẳng biết nói gì thêm nữa, trời đất sẽ độ trì cho những người luôn tốt bụng như cậu, vậy thôi.
          -       Cảm ơn bạn, nếu có thì giờ ăn trưa cùng mình, còn không về với các cháu, mình biết thời giờ tháng chạp rất cần cho cuộc chạy đua tài chính của Hạnh.
          -       Vậy để mình về nhé, các cháu cũng cần mình về.
          -       Bye Hương nghe, mọi sự an lành, hạnh phúc, hẹn gặp lại.
           *
          Mẹ Hạnh ơi, làm gì mẹ có tiền mua cho chúng con mỗi đứa hai bộ đồ đẹp vậy, chắc nhiều tiền lắm mẹ hả, hôm qua chị Hiền cho con mặc thử hai bộ đồ, nhất là bộ đồng phục đẹp, vừa vặn, con thích quá, con nói với chị “chắc bây giờ mẹ làm có nhiều tiền hơn”
          -       Ừ, mẹ làm thêm nhiều thời gian hơn nên có tiền khá hơn, ai cũng vậy, trong xí nghiệp may của mẹ mọi người đều như thế cả,
          -       Hôm qua con đứng trước bàn thờ cha nói chuyện với cha rồi, hình như con nghe cha cũng “ừ” như mẹ.
          Hạnh nhìn con thương quá và nhìn di ảnh chồng, niềm vui và nổi buồn đan xen, nước mắt chảy xuống cùng phận người với Hạnh trong giây phút nầy chỉ có Thượng đế và Hạnh mới hiểu, nhưng trước niềm vui của các con, Hạnh nói vừa đủ cho chính mình nghe:
          -       Anh à, Tết gần đến em cố gắng sắm cho các con cũng mới mẻ như con thiên hạ, anh linh thiêng gia hộ cho em có sức khỏe để nuôi con, anh vắng số quá còn mỗi mình em trên thế gian nầy, em vừa là cha, vừa là mẹ, con đường phía trước còn dài quá anh à, biết em có còn đủ sức vượt qua, con bé nhìn mặt mẹ thấy mắt mẹ đỏ hoe, nhưng hồn nhiên trong tâm hồn trẻ là bản chất của trẻ nhỏ nên vô tư. Con bé cũng chen vào:
          -       Cha ơi, mẹ có tiền nhiều sẽ cúng bánh mứt, trái cây nhiều cho ba và mua cho các con đồ chơi nữa, ngày mai mẹ nói cha cho con mặc bộ đồng phục mới đi học để con khoe với các bạn con, bộ đồ tới trường con cũng cũ quá rồi, hôm trước con Thanh bạn con nó nói vậy, mẹ à, nó thơ ngây và hồn nhiên như thế làm mẹ Hạnh nghẹn trong thanh quản, Chị quay ra sau chùi vội dòng lệ nóng vừa chảy xuống.
          Hôm sau hai chị em trong bộ đồng phục mới đến trường, mẹ dẫn chúng đến trường lòng Hạnh thì trăm mối ngỗn ngang, nhưng với các con nỗi niềm hân hoan có bộ đồ mới như hiện rõ trên đôi mắt hồn nhiên thơ ngây mà rực rỡ.
          Đường phố những ngày giáp tết tấp nập xe cộ hơn, hình như mọi người cũng đẹp như lòng chúng - lòng hai đứa nhỏ vui hơn buổi tựu trường, mẹ nó cũng mĩm cười, nụ cười Hạnh được nhân đôi, niềm vui của tụi nhỏ và với cả người bạn Hương chân thành mà độ lượng trong yêu thương tình bạn.
          Buổi sáng tháng chạp trời trong và cao rộng, những ngày sắp sang xuân hương hoa đất trời vốn dĩ làm lòng người phơi phới, hân hoan hình như sự rộn ràng của thành phố làm cho Hạnh cũng vui hơn theo nhịp thở của thị thành.
          Hạnh nở nụ cười nhẹ nhàng khá đẹp của một góa phụ tuổi mới quá ba mươi.
               
          Ngã Du Tử
           
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9