Một Huyền Thoại Thi Ca
Thay đổi trang: << < 1920 | Trang 20 của 20 trang, bài viết từ 286 đến 293 trên tổng số 293 bài trong đề mục
Nhân văn 21.01.2023 16:17:36 (permalink)

                                      *  Bài giới thiệu của Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng, đã được in trong
                                               Tạp chí “THĂNG LONG VĂN VIỆT” của HNVVN
                                            ( Tập 14 - Báo tết năm Quý Mão * Tháng 1.2023 )
                                 - Do chính Chủ tịch Hội nhà văn Nguyễn Quang Thiều làm Tổng biên tập.        
                                                  
                                                    
                                                                             NGUYỄN THỊ HOÀNG 

                                                                      Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm                                                                                                                
                                                                                
               
                            GIỚI THIỆU THI TẬP
            “THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN”
                         CỦA PHẠM NGỌC THÁI
 
                                                   NGUYỄN THỊ HOÀNG
                                                                 Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm
                                                                                (giới thiệu)
        

       Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI
        Tập "Thơ tình hay kiệt xuất thế gian" này do chính tác giả biên soạn, gồm 70 bài thơ tình (sách dày khoảng 200 trang), trích ra từ trong các tác phẩm thi ca hiện đại của ông.

           Thi phẩm đã được đăng trên Website Việt Nam Thư Quán ở Mỹ - Mở đọc theo link sau:
                    http://diendan.vnthuquan....x?m=907532  
   Nói về thi ca, nhất là thơ tình Phạm Ngọc Thái: Nhà bình luận đương thời Nguyễn Đình Chúc nhận xét: 
     "Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đạt độ viên mãn về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nghệ thuật và tính nhân văn là rất nhiều. Mức độ hay mỗi bài khác nhau, nhưng những tình thi đó đều cảm hóa được trái tim người yêu thơ. Về bút pháp nhiều bài thơ tình của anh được hòa trộn trong khuynh hướng của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Điển hình là thuyết " tương ứng cảm quan" của nhà thơ tương trưng bậc thầy ở Pháp Charles Baudelaire (1821 - 1867) lúc đó chủ xướng ".
                      ( Trích " Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại ", 2014 ) 


 
 Thế nào là thơ hay của ngàn năm Thăng Long? Chính Nhà thơ – Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái trong bức thư gửi lên "Bộ chính trị, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ" ngày 29.9.2022 đã viết:
       “... Thơ hay bậc nhất của ngàn năm Thăng Long phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà - Đó là loại thơ có hàng đẳng cấp cao nhất. Thí dụ:
       Những bài thơ ngắn tuyệt hay trong thi đàn Thăng Long xưa nay (không kể KIỀU bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể loại tiểu thuyết thơ):
-  Bà Huyện Thanh Quan:  Qua Đèo Ngang
-  Hàn Mặc tử: Đây thôn Vĩ Dạ; Mùa xuân chín; Bẽn lẽn
-  Nguyễn Khuyến: Thu điếu; Khóc Dương Khuê
-  Tú Xương:  Thương vợ; Sông Lấp
-  Huy Cận:  Tràng Giang;  Các vị La Hàn chùa Tây Phương;
-  Xuân Diệu: Yêu;  Vội vàng;  Đây mùa thu tới; Tương tư chiều
-   Nguyễn Bính:  Chân quê;  Lỡ bước sang ngang;  Tương tư;  Những bóng người trên sân ga
-  Hồ Xuân Hương: Làm lẽ;  Cảnh thu;  Động Hương Tích;  Cái quạt; Thơ tự tình
-  Thời sau này có Xuân Quỳnh: Với tuyệt tác “Thuyền và biển”... 
 
       Mở đầu tập sách tác giả công bố "Tám bài thơ tình hay hàng tuyệt phẩm thi ca":
      Người đàn bà trắng  /  Váy thiếu nữ bay  /  Sáng thu vàng  /  Nhìn trăng nhớ em  /  Tôi khóc em tôi  /  Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối  /  Em về biển  /  Anh đứng nhìn theo bóng chim câu 
       Tôi xin phân tích khái quát vài bài trong số những bài thơ tình hay tuyệt tác đó !? Để thấy tầm vóc thi nhân lớn hàng kiệt xuất của ông. 
 
1.  TRƯỚC HẾT NÓI VỀ BÀI "NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG" - Một trong tám tuyệt phẩm thi ca:  
     Cũng như "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử ( thuộc trong ít bài thơ nổi tiếng nhất thế kỷ XX ) với bài "Người đàn bà trắng" của Phạm Ngọc Thái: Cả hai thi phẩm tuy ra đời cách nhau hơn nửa thế kỷ nhưng đều được viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu, ẢO và THỰC đan nhau tạo nên sự huyền diệu.
-    Liệu NĐBT đã hay được như ĐTVD của HMT chưa? Theo nhận thức của tôi: Hơn thì không dám nói nhưng chắc là cũng hay không kém. 
     Như nhận xét: Thơ HMT nhẹ nhàng, đầy ánh trăng và thanh... dễ đi vào lòng người – Thơ PNT thăm thẳm triết luận, càng đọc càng thấy hay !? Hay ở từng câu chữ, chứa đựng cả những trăn trở của nhà thơ trong đó.
      Một đời thơ có được một bài thơ hay như "Đây thôn Vĩ Dạ" ... cũng đã bất tử !!!  Chưa nói là ngoài "Người đàn bà trắng", PNT vẫn còn cả một vòm trời thơ hay các loại.
 
2.   THIÊN TÌNH CA "SÁNG THU VÀNG" -  Cũng như “Người đàn bà trắng” -   “Sáng thu vàng” được viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu đầu thế kỷ XX - Một trong tám bài thơ hay hàng tuyệt phẩm thơ tình của thi nhân.
     Trong ngàn năm Thăng Long có hai bài mùa thu nổi tiếng nhất, đó là "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến và "Cảnh thu" Hồ Xuân Hương... ( Tiếc là bài "Tiếng thu" tuyệt hay của Lưu Trọng Lư... bị cho là cóp lai hình ảnh “rừng thu...” từ bài thơ của Nhật từ thế kỷ XVI – Bởi vậy cố thi nhân mất không một tình thi bất hủ)
       Tuy không thể đem “Sáng thu vàng” ra ướm thử với “Thu điếu” của cụ Nguyễn Khuyến - Vì hai bài thi pháp và giọng điệu rất khác nhau, so sánh sẽ khập khiễng !? Song nó cũng là một trong những tình thơ mùa thu hay nhất thời hiện đại.
 
3.  “VÁY THIẾU NỮ BAY” -  Hay hàng tuyệt tác, như nhà bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc đã viết:
        “... Trong nhân sinh quan ta thấy rõ ràng nhà thơ đứng về phía nhân gian, ca ngợi tình yêu sự sống ở chốn cộng đồng. Bài thơ nói lên rằng, ở nơi "bờ bãi con người..." em như hoa trái của sự sống. Sự sống mà không có hoa trái thì sẽ khô xác, chỉ như là cái xác chết...
       ... Từ thuở thiên thai khi mà người đàn bà còn chưa biết mặc váy? Cái đó đã có rồi - Nó mãi mãi là một bích phẩm bất hủ nhất, của cả tạo hoá lẫn xã hội con người. Thơ đã mang màu sắc triết học, nghĩa kết vào nhau rất chặt chẽ.
      Còn về ý nghĩa tiến hoá vạn vật trong vũ trụ hay của thế giới nhân quần, khởi thuỷ và muôn năm cũng là ở trong cái ấy mà ra. Sự sống và văn minh, tiến bộ thế giới... đều phải bắt đầu từ đấy!
                      Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
      ... Như nhà thơ Nga M.Lermôntốp đã viết những câu thơ bất hủ về tình yêu với người đàn bà:
                        Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
                        Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ.
      Cái mà đã dấu trong chiếc váy của người thiếu nữ lại bao trùm lên cả hồn thời đại? Làm say đắm thế gian? Không phải chỉ bây giờ, mà từ xa xưa đến mai sau,  vẫn thế.
      ... Với ý nghĩa chân chính, lòng ham muốn cái đó là đỉnh cao tột cùng trong sự thăng hoa của tình yêu con người! Cái hạnh phúc vô giá, niềm đam mê vô tận. Nó vừa tạo nên những sướng vui, đồng thời cũng là nguồn gốc của nỗi đau khổ. Nó mang đến ý nghĩa thánh thiện, đức nhân ái và bao dung. Nó chính là hạt nhân của tình lứa đôi.
       Và nhà phê bình văn học kết luận: “... Từ khi có vũ trụ cùng thế giới con người - Đến nay đã có cái gì được coi là cao hơn, vĩ đại hơn “cái ấy” đâu !? Dù nhân loại có tiến triển đến hàng triệu năm nữa, nó vẫn vĩ đại nhất!
      “Váy thiếu nữ bay” một bài thơ hoàn hảo, có đầy đủ phẩm bích ca ngợi về cái kiệt tác của thượng đế đã ban cho con người - Nó xứng đáng là một tuyệt phẩm thi ca” !!!
                                                  ( Trích tập “Phê bình & tiểu luận thi ca PNT”, 2013)
 
4 + 5.  “NHÌN TRĂNG NHỚ EM” & “TÔI KHÓC EM TÔI” -
Đều là hai bài thơ tình tuyệt hay của PNT! Độ dài và phong dáng có thể ví hay nghiêng ngửa với tuyệt tác “Thuyền và biển” – Đỉnh thi ca cao nhất của nữ sĩ tài danh Xuân Quỳnh.
      * Người thì nhận xét: Thơ Xuân Quỳnh triết lý sống đơn giản, dễ nhận biết, dễ vào lòng người – Thơ PNT trác Việt, cao siêu, nặng về triết lý....
      *  Nhận xét khác:  Thật tuyệt vời với 2 bài thơ tình cực hay (cả PNT và XQ)! Tôi thích bài thơ của Phạm Ngọc Thái - Vì nó mang tính khái quát, triết lý sâu sắc.
       * Lại có cảm nhận: Hai thỏi son đắt giá tô đẹp cho đời. Hai bài thơ mỗi bài một nét khâc nhau, nhưng đều có chung một cái tình lãng mạn, da diết, cháy bỏng,  cuốn hút bạn đọc...
 
6.   “ANH VẪN VỀ THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI” -
 Là một thiên tình ca  được viết theo thể kể chuyện bắt đầu bằng lời thổ lộ của người tình gái... Đọc thơ ta tưởng cứ như là câu chuyện tình đêm khuya... thường phát trên Đài tiếng nói Việt Nam. Về độ dài, phong dáng gần giống như bài "Hai sắc hoa ti-gôn"...
       Cô giáo Nguyễn Thị Xuân - GV Trường THPT Ba Đình HN, khi bình bài thơ đã đánh giá "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối" hay hàng kiệt tác thơ tình! Có đoạn viết:
-  Có lẽ qua hơn nửa thế kỷ, từ khi trên thi đàn Việt xuất hiện bài thơ tình nổi tiếng "Hai sắc hoa ti-gôn" của nữ sĩ TTKH... (được mệnh danh là một thiên tình ca bất hủ, làm rung động trái tim mọi thời đại), đến nay mới lại có một áng thơ tình của nhà thơ đương đại Phạm Ngọc Thái hay thế!
       ... Cô giáo phân tích: “Trong đời thi ca Phạm Ngọc Thái, bài thơ "Người đàn bà trắng" đã rất có danh tiếng trên văn đàn và được đánh giá cao! Song, theo nhận định của tôi (tức cô giáo): Thiên tình ca "Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối", còn có thể hay hơn, hấp dẫn hơn !? Độ hay trong tính nghệ thuật thi ca của mỗi bài khác nhau, nhưng chí ít đều đạt là hai tình thơ tuyệt tác của nền văn học nước nhà – Tình thi xứng đáng là một kiệt tác thơ tình của ngàn năm Thăng Long”.
                                      ( Trích tập "Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN", 2019)

 
        
Đấy là mới nói đến những bài thơ hay hàng tuyệt phẩm thi ca  – Còn các bài thơ hay, đặc sắc khác (cả thơ TÌNH lẫn thơ ĐỜI) của ông thì nhiều lắm !? Chưa từng có thi nhân nào trong ngàn năm văn hiến Thăng Long viết được nhiều phẩm bích thi ca như thế!
          Xin kể ra vài chục bài tiêu biểu:
         *  Khoảng trôi trong lá -  Em bán xoài -  Em sống mãi bên anh -  Đất nước tôi yêu – Trong mưa -   Con đường phượng đỏ -   Mẹ quê hương -  Người thôn nữ miền sông nước -  Tiếng hát đời thường -  Phố thu và áo trắng -   Khóc Hàn Mặc Tử - Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau  - Thế là Hà Nội văng con -  Xem tranh bán lõa thể -  Trước Núi Mỹ Nhân  -  Cô quét lá đêm hồ  -   Em ơi! Thành phố lại mưa – Mưa bay trong tiếng chuông  -  Anh vẫn ở bên Hồ Tây -  Một góc Hồ Tây -  Nghe tin em sốt  -  Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ  -  Đêm tóc đá  -  Em là người tình của lính  -  Sáng xuân nay -  Trái tim tan vỡ  - Thời áo trắng  v.v...


 

                   XIN ĐĂNG BỐN TUYỆT PHẨM THI CA
    ( Trong thi tập 70 bài “Thơ tình hay kiệt xuất thế gian” của Phạm Ngọc Thái – Đã được Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng bình như trên )
 
           NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG       
 
                        Người đàn bà đi trong mưa rơi
                        Chứa một trời thầm như hoa vậy...
                                   (Tặng Bích Đào)
                                             *
Chiếc mũ trắng mềm, em đội bầu trời
Khóm mây trắng bay, nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!
 
Em đi, về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Xoã ngang vai mái hất tơi bời
 
Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
 
Đường xưa đó về đây, em ơi!
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa.
 
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi, suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau
 
Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...
 
 
            SÁNG THU VÀNG
 
                          Nhớ ngày gặp lại em bên hồ gió
                                             *
Gặp lại em một sáng thu vàng
Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố
Với trời xanh, hồ xanh gió
Gió đưa làn tóc em bay...                       
 
Sáng thu này trĩu cả hàng cây
Đô thành dịu mát
Ông lão ngồi bên gốc cây,
                bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời
Bà xúc tép váy khều khào nước...
 
Một thời xa lắc
Em nghiêng chao về một thời xa

Người con gái đã thành chính quả!
(phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha)
Đôi mắt em, bóng trúc bay xoà...
Đường phúc hậu, vầng trăng đầy nở...
Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!

Sáng thu vàng mông mênh, mênh mông
Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ
Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ
Và trái tim cũng không còn.

Sáng thu vàng xang xênh, xênh xang
Những con đường xưa tắm hơi em
Môi em cười... hoa lá nát đau thêm
Thời gian trôi, cuộc sống buồn tênh

Một mùa thu lá lá
Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang
Người đàn bà, em nuốt mùa thu tan…
 
 
          VÁY THIẾU NỮ BAY
 
                   Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
                  Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
                                  (Nguyễn Du)
                                         *                                                    
Váy thiếu nữ bay để ngỏ
Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong
Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở
Tìm vào cung cấm của em

“Bờ bãi con người” em trổ hoa trái ngọt
Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài, điện ngọc
Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm

Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại
Mênh mông bầu trời, say đắm thế gian
Có phải đó khúc quân hành nhân loại
Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh

Váy thiếu nữ bay để thấy đời còn có lý!
Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh
Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang.
 
 
          NHÌN TRĂNG NHỚ EM
                                 Tặng Ánh Tuyết
 
Nhìn mảnh trăng trời lại nhớ em
Trăng trôi miên man khi mờ, khi tỏ
Chúng mình đến với nhau, không còn thơ bé
Nhưng lòng tha thiết yêu thương
 
Trăng giữa tháng khuyết dần, tình cứ tràn dâng
Cả tới khi không còn trăng nữa
Thì em vẫn bên vành vạnh tỏ
Đưa anh vào giấc mộng ru đêm
 
Để cùng nhau say cảnh thần tiên
Cho quên hết biển đời ngang trái
Cuộc sống mưu sinh với bao mệt mỏi
Chân trời sẽ lụi tàn, nếu chẳng có tình em
 
Ôi, mảnh trăng nhỏ bé giữa mênh mang
Vẫn soi ngập cõi không gian vô tận
Sâu tận cùng trái tim anh hưng phấn
Đêm nằm thao thức vấn vương
 
Thần thánh hiện hình trong một mảnh trăng em
Dìu anh qua phong ba, bão táp
Giữa giấc ngủ chập chờn đêm bất diệt
Anh bay về ôm lấy em thương.
 
Áp môi hôn lên vầng nguyệt của Cưng
Nghe trái đất dưới thân mình rung chuyển
Thế thái nhân tình dẫu bao đổi biến
Chẳng đảng phái nào sánh được hơn
 
Cả nhân thế này chỉ một "mảnh trăng con"
Sống mãi muôn đời, dù thay bao chủ nghĩa
Thức nhớ em hoài, trăng khuất không biết nữa
Nhìn khắp thiên hà càng da diết yêu thêm.
 
 
                                                              
                      
 

<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.01.2023 22:02:27 bởi Nhân văn >
Nhân văn 22.03.2023 12:38:10 (permalink)
 
                   GÓP “CỔ PHẦN” ĐỂ TRỞ THÀNH KỊCH GIA  
     “TUYỂN KỊCH NÓI SÂN KHẤU” & CÔNG DIỄN TOÀN QUỐC
                 ( Mời các Quí hữu, bạn bè trong nước & hải ngoại ) 
 
                                                          PHẠM NGỌC THÁI
                                                                   Kịch gia
                                                       Hội NS sân khấu Thủ đô
 
      Suốt 20 năm lăn lộn trên kịch trường đất nước & sáng tác kịch bản trong các hội diễn - Đến nay PNT đã viết thành công “Tuyển kịch nói sân khấu” với 5 kịch bản, có giá trị bằng cả đời viết kịch của một NS Kịch gia... 
    Các vở kịch đó dù lớn hay nhỏ đều có đủ tầm vóc công diễn trên các đoàn kịch quốc gia, như:
-   Nhà hát kịch Trung ương
-   Nhà hát kịch tuổi trẻ (chuyên diễn 2-3 kịch ngắn trong một tối) 
-   Nhà hát kịch Hà Nội
-   Đoàn kịch nói của Tổng cục chính trị trong Quân đội...
 
  1. A.    SƠ LƯỢC VỀ TUYỂN KỊCH NÓI SÂN KHẤU
                         Với 5 vở kịch nói sân khấu đó:
          -  Giá trị bằng cả đời viết kịch của một NS Kịch gia - Đã được đăng trên Web. “Việt Nam Thư Quán” tại Hoa Kỳ - Có thể mở đọc kịch bản theo các link:
1/.  Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng - kịch dài
          http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=900607
2/.  Bản án dưới mồ - Kịch dài              
          http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=901204
3/.   Ba vở kịch ngắn
         http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=901114
 
      Nhà văn – Thi nhân -  Kịch gia PNT từng giao tiếp về kịch bản với các Nhà hát kịch ở thủ đô, như: Nhà hát kịch Trung ương, Đoàn kịch Tổng cục chính trị bên quân đội, Nhà hát kịch Hà Nội, Nhà hát kịch Tuổi trẻ ở Hà Nội... được biết:
     Muốn kịch bản được công diễn nhanh: Chỉ cần hỗ trợ cho Nhà hát kịch kinh phí để dàn dựng vở diễn, hoặc bồi dưỡng cho Hội đồng nghệ thuật của nhà hát - Họ sẽ mời đạo diễn dàn dựng và công diễn toàn quốc.
     Thí dụ *  Vở kịch dài “Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng” lớn nhất của Phạm Ngọc Thái: Chính NSND Đạo diễn Lê Hùng - Nguyên GĐ Nhà hát kịch T.Ư nói: Nếu có một quí nhân hỗ trợ nhà hát tiền chi phí để dàn dựng vở kịch, thì Nhà hát sẽ công diễn ngay.
                 *  Về ba vở kịch ngắn - Nhà hát kịch Tuổi trẻ Hà Nội
                                 (thường hay diễn 2-3 kịch ngắn trong một tối)
- NSUT Chí Trung, Nguyên GĐ Nhà hát kịch Tuổi trẻ, từng nói với tôi: “ Kịch của anh hay! Nhưng cần bổ khuyết chất hài…” – Nếu giờ ta hỗ trợ cho họ kinh phí để dàn dựng? Tôi chắc là, Nhà hát sẽ khắc phục yếu tố hài để công diễn, không khó.

         B.  HƯỚNG ĐÓNG GÓP CỔ PHẦN ĐỂ TRỞ THÀNH
                KỊCH GIA CHO CẢ “TUYỂN KỊCH NÓI SÂN KHẤU”
     Sau khi Quí hữu đã đóng góp “cổ phần” rồi !!! Bước đầu tiên sẽ tiến hành cho xuất bản thành tác phẩm: 
                        “TUYỂN KỊCH NÓI SÂN KHẤU”
                  ( gồm cả 5 kịch bản - Đồng tên hai tác giả )
     Nghĩa là: Từ nay và mãi mãi... khi công diễn bất cứ vở kịch nào trong "Tuyển kịch nói sân khấu" đó - Tác giả vĩnh viễn thuộc quyền của cả hai người.
      ( Các chi phí như việc xin giấy phép xuất bản quốc gia, in sách... sau đó gửi sách đi các nhà hát kịch trong nước, để họ có kịch bản khi muốn công diễn - Phạm Ngọc Thái sẽ lo tiến hành mọi việc cần thiết ).
 
           C.  GIAO THIỆP VỚI CÁC NHÀ HÁT KỊCH
                        ĐỂ CÔNG DIỄN TOÀN QUỐC
      Sau khi xuất bản cả "Tuyển Kịch nói sân khấu" (đồng tác giả) rồi !!! Tiếp tục giao thiệp với nhà hát kịch, tiến hành công diễn vở kịch lớn nhất " Người nhạc trưởng và dàn hợp xướng":

   * Khoản tiền cần chi phí... cho nhà hát kịch dàn dựng và công diễn, sẽ căn cứ vào thực tế và yêu cầu cụ thể của nhà hát kịch? Khoản tiền này chưa được tính trong việc góp “cổ phần” – Sẽ tính riêng.
          - Nếu ta hỗ trợ, chi phí khoản tiền hợp lý cho việc dàn dựng vở diễn, với tầm vóc kịch bản của Phạm Ngọc Thái – Các nhà hát dễ dàng thỏa thuận, chấp nhận dựng kịch bản để công diễn toàn quốc. 
 
              D.  NÓI QUA  SỰ NGHIỆP VĂN HỌC VÀ TẦM VÓC
                               KỊCH GIA PHẠM NGỌC THÁI
      Trong sự nghiệp văn học: Nhà văn - Thi nhân - Kịch gia Phạm Ngọc Thái đã cho xuất bản gần 20 tác phẩm các loại: 
 1)  Mười một tác phẩm thơ và bình luận
 2)   Hai tiểu thuyết:
 -  Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm
 -  Chiến tranh và tình yêu (hai tập)
3)  Năm kịch bản sân khấu lớn, nhỏ.
 
                                    SỰ NGHIỆP VĨ ĐẠI NHẤT
                       CỦA NHÀ VĂN, KỊCH GIA PHẠM NGỌC THÁI
     Những tác phẩm tiêu biểu:
-   Chân dung nhà thơ lớn thời đại                                         2014
-   Cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam                  2019     
-   Tuyển thơ chọn lọc                                                            2019  
-   64 bài thơ hay                                                                    2020

 1/.  Đọc bài bình luận của Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng – Nguyên GV Trường ĐH sư phạm, nhan đề:
                “ PHẠM NGỌC THÁI CÂY ĐẠI THỤ,
            ĐẠI THI HÀO CỦA THI CA HIỆN ĐẠI VN ”
+  Đăng trong nước, link sau:
         https://tranmygiong.blogspot.com/2021/09/pham-ngoc-thai-cay-ai-thu-ai-thi-hao.html?fbclid=IwAR1W9jPWt6LYK4M6_p3ZDH_ARHis12B6qd5S_NJO9zK4o2YbD-90RaHcJnA
+  Đăng ở Mỹ:
                http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=899365
2/.   Đọc thư của chính Nhà văn, kịch gia Phạm Ngọc Thái: Gửi các Nguyên thủ quốc gia ngày 29.9.2022, nhan đề:
          “ CỰU QUÂN NHÂN PHẠM NGỌC THÁI THƯ GỬI
           BỘ CHÍNH TRỊ, NHÀ NƯỚC, QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ
                NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM “
            ( V/v Phạm Ngọc Thái đã trở thành thi nhân vĩ đại nhất
                                                      của văn học hiện đại VN )
     *    Mở đọc theo link:
             https://tranmygiong.blogspot.com/2022/09/cuu-quan-nhan-pham-ngoc-thai-thu-gui-bo.html?fbclid=IwAR2L-KidLgeKK51hT44KhbDMqjZw_fnf8CBaSM3dMCeuwsSBmt0XQ7bhAA0
 
     TÓM LẠI: Phạm Ngọc Thái – Một thiên tài, có tầm vóc một Đại thi hào của văn học hiện đại VN !? Tên tuổi và các tác phẩm ( thơ - tiểu thuyết - kịch bản) sẽ sống mãi trong nền văn học nước nhà.
     Mời các văn nhân, thương gia, chí sĩ trong nước cũng như hải ngoại !? Một khi quí nhân đã góp “cổ phần” để đồng tên tác giả với kịch gia Phạm Ngọc Thái thì...  tên tuổi bạn cũng sẽ bất tử, lưu truyền cho con cháu muôn đời !!!
 
        ĐÒNG TÊN TÁC GIẢ VỚI ĐẠI THI HÀO PHẠM NGỌC THÁI – MAI SAU NHƯ BẠN ĐÃ ĐỒNG TÊN TÁC GIẢ VỚI ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU – DANH CÒN VANG MÃI THIÊN THU !!!
 
 
       Mọi thỏa thuận với Nhà văn Phạm Ngọc Thái
                  Liên hệ theo địa chỉ:
-   NR:  Ngõ 218 ngách 27/8, số 19 - phố Lạc Long Quân,
                                               Quận Tây Hồ, Hà Nội, VN
-   ĐT:    038 302 4194
-   Email:      ngocthai1948@gmail.com     
 
                                                Hà Nội, mùa xuân Quí Mão 2023
                                                                  Kịch gia
                                                           PHẠM NGỌC THÁI  
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.03.2023 12:43:28 bởi Nhân văn >
Nhân văn 24.04.2023 15:46:08 (permalink)
 
 
                                                         Hà Nội,          . 4. 2023
                           Trân trọng gửi:   Nhà thơ - Chủ tịch HNVVN 
                                                          Nguyễn Quang Thiều
 
      Hồi trong năm, tôi có soạn thảo một tập thơ gồm 70 bài thơ tình hay nhất của đời thi ca Phạm Ngọc Thái, rút ra từ các thi phẩm đã xuất bản trước - Lấy tên đề:
                          " THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN"
    ( Đã cho đăng trọn bộ 70 bài thi tập ấy trên Web. "Việt Nam Thư Quán" 
   - Một website tiếng Việt về "Văn học nghệ thuật" lớn ở Mỹ)
      Sau đó, tôi có mời Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm viết giúp lời giới thiệu thi phẩm, rồi gửi lời giới thiệu đến số báo chí xin đăng quảng bá.
        (Trong lời giới thiệu ấy có đính kèm cả link đã đăng Thi Tập, mọi người có thể mở đọc tác phẩm được dễ dàng)
      Nhà giáo Nguyễn Thi Hoàng đã gửi bài viết đó đến xin đăng trên Tạp chí THĂNG LONG VĂN VIỆT do chính Chủ tịch HNVVN Nguyễn Quang Thiều làm Tổng biên tập – Nhan đề bài viết gọi là:
                                  GIỚI THIỆU THI TẬP
                    " THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN"
                                  CỦA PHẠM NGỌC THÁI
      Tuy vậy, tôi vẫn hoàn toàn bất ngờ, khi biết tin bài giới thiệu lại được ông Chủ tịch HNVVN - Tổng biên tập báo duyệt cho đăng trọn vẹn trong"Thăng Long Văn Việt”
                                  ( Tập 14, số Tết, tháng 1/2023 )
 -  Điều đó không chỉ chứng tỏ trình độ cảm nhận tinh tường về thi ca hiện đại, còn biểu hiện cả tấm lòng chân thiện, nhân cách cao thượng của ông Chủ tịch NQT - Cám ơn ông đã đăng cho PNT bài viết quí hóa trên trang Tạp chí của Hội vào dịp Tết vừa qua.
      Nay - PNT cho đóng thành tập bản thảo của thi phẩm "Thơ tình hay kiệt xuất thế gian" đó, vẫn gồm 70 bài thơ tình hay và lời giới thiệu của Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng - Gửi tới ông Chủ tịch xin được cấp giấy phép xuất bản của Nhà Xuất Bản HNVVN.
      Đời văn chương PNT vừa sáng tác và xuất bản gần 20 tác phẩm các loại ( thơ, tiểu thuyết, kịch bản ), đây là lần đầu tiên tôi gửi tác phẩm để xin cấp giấy phép in sách tại Nhà xuất bản HNVVN.
     Thực tình PNT bây giờ già yếu bệnh tật nhiều, sống trong tình trạng không khác gì kẻ đang hấp hối: Mắc phải căn bệnh "tắc nghẽn phổi mãn tình" và suy tim nặng... thường xuyên phải vào viện điều trị. Ngày ngày đã phải dùng đến máy thở ô-xy để tồn tại. Sự sống và cái chết chưa biết sẽ đến bất cứ lúc nào?
     Về kinh tế gia đình, PNT cũng không còn khả năng để tự xuất bản sách được nữa - Song nghĩ: Với tập "Thơ tình hay kiệt xuất thế gian" này? Nếu được ông Chủ tịch duyệt cấp giấy phép xuất bản tại NXB HNVVN thì... sẽ mời được một công ty sách com măng xuất bản !? Hoặc nhờ HNVVN giúp PNT tìm nơi nhận thầu việc phát hành sách để bán rộng rãi trong nước.
      Nếu được thế thì thật là tốt phúc cho PNT !!! Một lần nữa xin cảm tạ tấm lòng của Chủ tịch NQT về những việc đã làm cho PNT vừa qua - Chúc ông Chủ tịch ngoài sư nghiệp thơ phú văn chương, càng thăng hoa sáng tác được nhiều bức họa đẹp bán ra thị trường.
               Vạn sự ở trời.
 
                                                                           Trân trọng
 
 
 
 
 
                                                             Nhà thơ PHẠM NGỌC THÁI 
 
 
 
 
 -  ĐT:   038 302 4194
 -  Email: ngocthai1948@gmail.com
 
 
Nhân văn 29.05.2023 16:10:50 (permalink)
 
 
          CHÙM THƠ TỰ THÁN – PHẠM NGỌC THÁI

                               
 
           KIẾP SAU
 
Đi tìm thăm cụ Nguyễn Du
Mới nay mà ngỡ thiên thu hỡi người !
Tôi - Cụ mọi thứ xa vời
Người chuyên lục bát, tôi thời tân thơ
Cố nhân đứng đỉnh đầu xưa
Hậu duệ hiện đại chắc chưa ai cùng
Nước non non nước trùng phùng
Thơ riêng một cõi vẫy vùng ngàn năm
 
Tìm ông HÀN giữa xa xăm
Chỉ xin hóa một ánh trăng cùng Người
Máu xưa loang đỏ góc trời
Câu thơ để lại sáng ngời còn đau
 
Hồ Xuân Hương giờ nơi đâu
Mộ Bà đã mất, ngàn sau thơ còn (1)
 
Tiếng thu ai đó ru hồn (2)
Chào cụ Nguyễn Khuyến: Cụ còn đi câu?
 
... 
 
Kiếp sau qua cuộc bể dâu
Sông thơ bắc một nhịp cầu tôi đi
Thiên thu mai sẽ nói gì
Thi sĩ họ Phạm là chi hả trời !...
 
                       26.5.2023
 
(1)  Nghe nói: Mộ Hồ Xuân Hương trước đây được chôn bên Hồ Tây, bị mất không tìm thấy.
(2)  "Thu điếu" (Đêm thu câu cá) là bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Khuyến
 
 
 
           TỰ HỌA
 
Sống thì điên đảo thế gian
Để khi nằm xuống lũ tràn, rồng bay
Cánh rồng, cánh phượng rẽ mây
Hồn nơi trái đất, thân say đỉnh trời
Tám mươi năm ở cõi người
Đọa đầy nếm đủ, để cười kiếp sau
Làm ngôi miếu phủ tường rêu
Vô vi trời đất, cao siêu mấy tầng
Thôi... Đời cát bụi trùng phùng
Ngàn thu một bức tượng đồng nước non.
 
                                                PNT
                            24.5.2023
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.05.2023 16:12:24 bởi Nhân văn >
Nhân văn 04.08.2023 11:06:39 (permalink)
 
 
                                           Ngày 22.7.2023 - Thư tới TW. Đảng, Chính phủ,
                               Nhà nước, Quốc hội - Đã được gửi qua hơn 200 email
                               Quốc hội, Ban Tuyên giáo TW, Cơ quan Chính phủ &
                               Văn phòng Chủ tịch nước
 
                                                *
 
                   NHÀ THƠ CCB PHẠM NGỌC THÁI THƯ GỬI 
              TW ĐẢNG, CHÍNH PHỦ, NHÀ NƯỚC, QUỐC HỘI
                        NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM
              (V/V khẳng định chân dung thi nhân vĩ đại nhất của thi ca hiện đại VN)
                                                                  
                                      Hà Nội 22.7.2023
                  Kính thưa:   Các cấp lãnh đạo cao cấp nhất
                                         của Tổ quốc Việt Nam
     Ngày 29.9.2022 Phạm Ngọc Thái đã viết một bức thư tới Bộ chính trị, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ - Gửi qua hơn 200 email Quốc hội cùng các báo điện tử của TW Đảng Cộng sản VN... Thưa rằng:
      Sau gần chục năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên – Nam Bộ, khi đất nước vẫn còn chiến tranh. Hòa bình, tôi giải ngũ trở về quê hương ở thủ đô Hà Nội, công tác trong ngành ngoại thương VN.
 
       Mở link sau để đọc bức thư gửi Bộ chính trị ngày 29.9.2022:
              https://tranmygiong.blogspot.com/2022/09/cuu-quan-nhan-pham-ngoc-thai-thu-gui-bo.html?fbclid=IwAR03pC4sBuRT_UitqrOO9XAv-Us-8WmKIhk9-Ir0jGouI57900-7OLUXPo8 
 
     Nói về thơ ca: Thơ tầm bậc nhất của ngàn năm Thăng Long phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà. Đó là loại thơ có đẳng cấp cao nhất – Thí dụ ( không kể Kiều bất hủ của Đại thi hào Nguyễn Du, thuộc loại tiểu thuyết thơ ), các bài thơ hay đích thực như:
-  Qua Đèo Ngang của BHTQ
-  Làm lẽ, Cảnh thu, Động Hương Tích, Cái quạt, Tự tình của Hồ Xuân Hương
-  Thương vợ, Sông Lấp Tú Xương
-  Thu điếu, Khóc Dương Khuê Nguyễn Khuyến
-  Đây thôn Vĩ Dạ,  Mùa xuân chín,  Bẽn lẽn Hàn Mặc Tử
     Các nhà thơ lớn thời tiền chiến như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,  Nguyễn Bính là các mảng thơ viết từ trước CM.
-   Thời sau này có Xuân Quỳnh với tuyệt tác thi ca “thuyền và biển”, bài thơ “sóng” của bà cũng khá hay.
 
      Hơn 30 năm vừa cùng gia đình mưu sinh vừa dành tâm trí lao vào con đường sáng tác thơ văn – Tôi đã cho ra đời gần 20 tác phẩm văn học các loại:
-   Xuất bản 11 tập thi ca và bình luận.
-  Hai tiểu thuyết:
   .  Cuộc chiến Hà Nội 12 ngày đêm
   .  Chiến tranh và tình yêu (hai tập)
-  Sáng tác 5 vở kịch nói sân khấu lớn, nhỏ - Đều đủ tầm công diễn trên các đoàn kịch quốc gia.
     Tuy nhiên trong sự nghiệp văn chương của PNT, vĩ đại nhất là thi ca !!!
-   Những bài thơ hay và tuyệt tác thi ca đối với ngàn năm Thăng Long, PNT đã đạt được nhiều xưa nay chưa từng có (chỉ trừ Kiều vĩ đại của Nguyễn Du).
      Thơ hay hàng tuyệt phẩm thi ca có 8 bài:
         Người đàn bà trắng  /  Váy thiếu nữ bay  /  Sáng thu vàng  /  Nhìn trăng nhớ em  /  Tôi khóc em tôi  /  Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối  /  Em về biển  /  Anh đứng nhìn theo bóng chim câu 
      Còn những thi phẩm hay, đặc sắc với các cung bậc khác nhau (cả thơ TÌNH lẫn thơ ĐỜI ) thì nhiều lắm !... Xin kể vài chục bài tiêu biểu:       
      *  Con đường phượng đỏ - Khoảng trôi trong lá -  Em bán xoài -  Em sống mãi bên anh -  Đất nước tôi yêu – Khóc Hàn Mặc Tử - Trong mưa -   Mẹ quê hương – Tiễn anh trên đất khách -  Người thôn nữ miền sông nước -  Tiếng hát đời thường -  Phố thu và áo trắng - Chuyện về hai ngôi mộ cha con mai sau  - Thế là Hà Nội vắng con -  Xem tranh bán lõa thể -  Trước Núi Mỹ Nhân  -  Cô quét lá đêm hồ  -   Em ơi! Thành phố lại mưa – Mưa bay trong tiếng chuông  -  Anh vẫn ở bên Hồ Tây -  Một góc Hồ Tây -  Nghe tin em sốt  -  Dưới hàng sấu đêm và con phố nhỏ  -  Đêm tóc đá  -  Em là người tình của lính  - Biển hát....
     Kết hợp với cả trăm thi phẩm tinh sắc của tuyển... mà tạo thành một “vạn lý trường thành” kì vĩ thơ đặc sắc, thơ hay trong kho tàng văn học hiện đại VN.
 
     Năm 2019, khi cho xuất bản “Tuyển thơ chọn lọc” dày gần 400 trang với hơn 200 tình thơ, tôi đã viết một lá thư gửi kèm tác phẩm, biếu ông Viện trưởng Viện văn học VN và ông Chủ tịch HNVVN... mà nói rằng:
     ...  Đánh giá về "Tuyển thơ chọn lọc" ? Với nhận thức bản thân, tôi tin chắc chắn rằng: Trong dãy thi sơn có nhiều ngọn, tôi đã lên đến điểm đỉnh một ngọn "Hy-ma-lay-a" kỳ vĩ !... Nhất là thơ tình, của thi ca hiện đại Việt Nam.
     Trong văn học ngàn năm Thăng Long của nước nhà, nếu nền thơ cổ đã có một Nguyễn Du... thì thơ ca hiện đại VN cũng có Phạm Ngọc Thái – Vâng, tôi tin như vậy.
 
      Từ xưa tới giờ, các bậc thi nhân tầm vóc, thiên tài trong nhân loại đều tự khẳng định được mình, với thời đại đang sống và mai sau. Thí dụ:
*  Đại thi hào Pushkin, thiên tài thi ca vĩ đại nhất nước Nga – Đương thời, ông từng viết:
               Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!
               Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
               Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
               Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi
      Nghĩa là, thi nhân khẳng định: Dù ở trên đời chỉ còn lại một thi nhân? Thi nhân ấy là Pushkin.
 
*  Đại thi hào Walt Whitman nước Mỹ (1819 - 1892), mặc dù lúc đương thời Tuyển thơ “lá cỏ” của Người đã bị hầu hết các văn sĩ Mỹ dè bỉu, chê bai là tầm thường, dung tục? Chỉ riêng Whitman vẫn tin vào tương lai tác phẩm của mình.  Trong bài về thành phố New York, ông viết:
-  Hỡi thành phố, sẽ có lúc Người trở nên nổi tiếng: Vì ta đã sống ở đây.
     Và ông đã đúng! Walt Whitman đã trở thành Đại thi hào – Người sáng lập ra nền thơ ca mới của Mỹ.
 
*  Đại hào Nguyễn Du của ta cũng vậy! Khi đương thời tác phẩm Kiều bất hủ của Người đã phải chịu cảnh hiu hắt, lầm lụi trong chốn dân gian. Nguyễn Du từng than:
                    Bất tri tam bách dư niên hậu
                    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
      Nghĩa là, hơn ba trăm năm nữa, liệu trong nhân thế ai người khóc Tố Như?
      Và phải hơn 200 năm sau, KIỀU của Nguyễn Du mới được đánh giá vĩ đại như ngày nay. Vậy còn:
 
                      PHẠM NGỌC THÁI THÌ SAO ?
      Trong bài thơ “Ta khóc cho ta”, tôi đã viết:
                     Quan san muôn dặm sơn hà
                     Nguyễn Du người trước, tôi là người sau
                     Hôm nay rỏ chút lệ sầu
                     Thương Người rồi lại chạnh đau phận mình
                      .........................................  
                     Người Đường cổ - Tôi Tân thơ
                     Ngàn năm văn hiến xin thưa cùng Người.
                                     ( trích tập “64 bài thơ hay”, Nxb Hồng Đức 2020 )
      Tôi tin: Tuyển thơ nói chung... với những bài thơ hay và tuyệt tác thi ca của Phạm Ngọc Thái nói riêng, sẽ còn lưu truyền mãi trong nhân gian và nền văn học của tổ quốc Việt Nam thân yêu !!!
 
            Kính thưa: Các bậc lãnh đạo của TW. Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội
-  Năm 2014, tôi đã cho xuất bản Tuyển thơ “ PNT chân dung nhà thơ lớn thời đại” dày 372 trang sách - Giữa văn đàn của Thủ đô Hà Nội, đến nay cũng đã được mười năm. Tác phẩm vẫn hiên ngang, sừng sững trong đương đại, để khẳng định về chân giá trị và tầm vóc thi ca PNT.
-   Năm 2019 tại Nxb Thanh niên, tôi lại cho ra đời “Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN” – Đến nay cánh đại bàng thi ca vẫn tung bay, ngày càng cao, càng bay xa... 
      Chỉ có chủ nhân của nó: Nhà thơ CCB Phạm Ngọc Thái thì ngày càng già yếu, ốm đau, bệnh tật – Rồi tới lúc tôi không còn trên cõi đời này nữa, nhưng cánh đại bàng thi ca PNT vẫn vỗ cánh mà bay cao, bay mãi tới ngàn thu...
      Phải chăng: Ngoài Nguyễn Du - Ngàn năm Thăng Long đã sinh ra Phạm Ngọc Thái trong thời thơ ca hiện đại VN !? Ngàn năm sau không biết có có không? Những tác phẩm văn học nói chung của PNT và thi ca nói riêng, sẽ là cả giá trị bất hủ trong nền văn học nước nhà.
      Cũng như trong thư ngày 29.9.2022 gửi tới các lãnh đạo của TW. Nhà nước... Tôi đã viết:
-  Nhà thơ Cựu quân nhân Phạm Ngọc Thái sẵn sàng tiếp đón Ban tuyên giáo tại nhà riêng. Nếu Bộ chính trị, Nhà nước, Quốc hội và chính phủ cho trát đòi? PNT  vẫn còn đầy đủ các tác phẩm cơ bản, khẳng định chân dung thi nhân vĩ đại nhất về thi ca hiện đại... Sẽ mang đến để trình diện Người !!!
      Mong TW. Chính phủ, Nhà nước, Quốc hội gặp gỡ: Để thẩm tra về thiên tài thi ca hiện đại PNT - Tầm vóc thi nhân vĩ đại bậc nhất đương thời !?
      Với tư cách một cựu quân nhân từng tham gia cả giai đoạn dài trong cuộc chiến tranh, đóng góp xương máu mình cho cuộc sống hòa bình của đất nước hôm nay – Tôi xin chịu trách nhiệm về lời tuyên bố, khẳng định của mình, trước lịch sử và trước dân tộc Việt Nam !!!
 
      PNT hiện đang sống tại:
-   Ngõ 218 ngách 27/8 – Số 19, phố Lạc Long Quân, Q. Tây Hồ, Hà Nội
 
                                                         Nhà thơ Cựu quân nhân
                                                           PHẠM NGỌC THÁI
                                                             ĐT:  038 302 4194
                                                                           Email: ngocthai1948@gmail.com
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2023 11:08:34 bởi Nhân văn >
Nhân văn 13.09.2023 17:54:43 (permalink)
 
               EM BÁN XOÀI
 
                        Nhớ về người con gái sống giang hồ
                         đã gặp sau chiến tranh, 1975.
 
                                           *
- Anh trai mua xoài cho em đi?
Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang!

Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh.

Xoài em chín. Đêm tàn canh em đón khách…
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Em bán xoài thơm! Em bán xoài thơm!
Biển to lớn. Bóng em nhỏ thẫm.
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?

Thế giới em đi “vòng thiên la địa võng“
Tóc còn xanh, em bán kiếp đời trôi
Xoài em thơm, hương toả mát thân người
Ai mua xoài? Còn ai có mua em?
 
Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.
 
                                                                 
 
          ANH VẪN Ở BÊN HỒ TÂY
 
                                   Nhớ em nữ sinh
                          Trường “sư phạm ngoại ngữ” năm xưa
                                               *
Tình để lại vết thương không lành được
Soi mặt hồ, in mãi bóng thời gian
Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan

Ta cũng già rồi, em ơi! Vết thương còn đau buốt
Hạnh phúc qua như một cánh chim bay
Nông nỗi đời người để đâu cho hết
Tình thơ ngây, tình sao mãi thơ ngây.
 
Nhớ buổi đón em cổng trường sư phạm
Đôi mắt từ xa đã nhận ra người
Tình yêu có cái nhìn trong linh cảm
 Giờ ở đâu, người con gái xa xôi?

Thế đó, em ơi! Tình qua không trở lại
Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
Anh ở đây... vẫn bên hồ Tây, mây trôi...
 
 
Nhân văn 28.10.2023 13:08:42 (permalink)
 
 
               
      
 
                                                                                            
 
                                                                                      TUYẾT NGA   
                                                                      GV Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn
                                                                                          (giới thiệu)
 
                              6 TUYỆT PHẨM THI CA HÀNG ĐẦU
                                       CỦA PHẠM NGỌC THÁI
                         * Trích trong Thi tuyển gồm 171 bài: “15 BÀI THƠ TÌNH HAY XUẤT SẮC với 156 BÀI HAY VỪA & ĐẶC SẮC ”. 
                             

       Mời các văn, thi sỹ cùng những nhà lý luận, phê bình văn học... muốn nghiên cứu về chân dung THI NHÂN LỚN Phạm ngọc Thái !? Hãy đọc “Thi tuyển” có đầy đủ 171 bài thơ đó của thi nhân.
       Đăng trong Web. Việt Nam Thư Quán ( vnthuquan.net) ở Mỹ, mở link sau:
                  http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=912639
 
 
                                                         Ở đây Tuyết Nga chỉ xin giới thiệu với đôi lời phân tích về:
                                  SÁU TUYỆT PHẨM THI CA HÀNG ĐẦU PHẠM NGỌC THÁI
 
      Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng – Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm, từng nhận định:
        “... Thơ hay bậc nhất của ngàn năm Thăng Long phải là loại thơ có khả năng sống trường cửu tháng năm, tồn tại muôn đời trong nền văn học nước nhà – Thơ của mọi thời đại. Đó là loại thơ có đẳng cấp cao nhất. ”
 
1.  "NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG": Cũng như "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử ( thuộc trong ít bài thơ nổi tiếng nhất thế kỷ XX )... với bài "Người đàn bà trắng" của Phạm Ngọc Thái - Cả hai thi phẩm tuy ra đời cách nhau hơn nửa thế kỷ, song đều được viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại châu Âu... tạo nên sự huyền ảo, kỳ diệu.
-    Liệu NĐBT đã hay được như ĐTVD của HMT chưa?
     Như nhận xét: Thơ HMT nhẹ nhàng, đầy ánh trăng và thanh... dễ đi vào lòng người – Thơ PNT thăm thẳm triết luận, càng đọc càng thấy hay !? Hay ở từng câu chữ, chứa đựng những trăn trở của nhà thơ trong đó.
      Một đời thơ có được tuyệt tác thi ca như "Đây thôn Vĩ Dạ" của HMT cũng đã bất tử, danh lưu muôn đời !!!  Chưa nói là ngoài "Người đàn bà trắng", PNT vẫn còn cả ngọn thi sơn thơ hay các loại, để sánh với hàng bậc “thi nhân lớn” kiệt xuất xưa nay - Trừ Truyện Kiều vĩ đại của Đại thi hào Nguyễn Du.
 
          NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG
 
                         Người đàn bà đi trong mưa rơi
                        Chứa một trời thầm như hoa vậy...
                                   (Tặng Bích Đào)
 
Chiếc mũ trắng mềm, em đội bầu trời
Khóm mây trắng bay, nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!
 
Em đi, về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Xoã ngang vai mái hất tơi bời
 
Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?
 
Đường xưa đó về đây, em ơi!
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa.
 
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi,
                                      suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau
 
Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng.
 
2.  TÌNH CA “SÁNG THU VÀNG”: Cũng được viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp vào đầu thế kỷ XX, nhưng phát triển theo khuynh hướng của thuyết “Tương ứng cảm quan” do Charles Baudelaire (1821-1867), bậc thầy của trường phái thơ tượng trưng châu Âu lúc đó khởi xướng. Baudelaire đã định nghĩa trong thuyết “Tương ứng cảm quan” như sau:
                     Thiên nhiên là một ngôi đền mà trong đó
                                                                          những cột sinh linh
                     Thỉnh thoảng phát ra những ngôn ngữ mơ hồ,
                     Con người đi trong thiên nhiên qua những rừng biểu tượng...
     Nghĩa là: giữa vật này với vật khác, giữa con người – cuộc sống với thiên nhiên, đều có thể thay thế nhau bằng biểu tượng. Để phản ảnh một cách tương ứng, nhưng dựa vào cảm thụ được phát ra từ các giác quan (gọi là cảm quan), hay từ trong tâm linh, cho nên thỉnh thoảng ngôn ngữ mơ hồ…
 
     Trong ngàn năm Thăng Long có hai bài mùa thu nổi tiếng nhất, đó là "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến và "Cảnh thu" Hồ Xuân Hương... ( Bài "Tiếng thu" tuyệt hay của Lưu Trọng Lư, bị cho là cóp lai hình ảnh “rừng thu...” từ bài thơ của Nhật từ thế kỷ XVI – Bởi vậy ngày nay trên văn đàn không mấy ai còn nhắc đến).
       Không thể đem “Sáng thu vàng” ra ướm thử với “Thu điếu”, hay “Cảnh thu”... của các cố nhân ?... Vì hai bài thơ này theo thi pháp dòng thơ cổ, giọng điệu rất khác nhau so với “Sáng thu vàng” của PNT - So sánh sẽ khập khiễng !?
    “Sáng thu vàng” là một thiên tình ca, phảng phất phong dáng của trường ca: Vào một buổi sáng đô thành dịu mát, trong khoảng không gian thiên nhiên dựng bên câu chuyện tình như truyền thuyết.
       Về phương pháp nghệ thuật “Sáng thu vàng”  được xây dựng theo nhịp điệu tựa một cánh võng mùa thu - Mới đầu còn đưa nhẹ, giọng thơ ru uyển chuyển,   hình ảnh người con gái tóc xoà bay trong gió... Sang đến khổ thơ ba và bốn thì cánh võng mùa thu đã được đẩy lên bay bổng:
                    …Sáng thu vàng mông mênh mênh mông 
                    …Sáng thu vàng xang xênh xênh xang 
       Nhà thơ Nga M.Lermôntốp từng viết những câu thơ nổi tiếng, bất hủ về tình yêu với người đàn bà, dù mối tình đã qua đi:
                        Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng
                        Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ.
       Đọc “Sáng thu vàng” của PNT đã được viết bằng một thi pháp nghệ thuật rất cao siêu: Ta thấy như cả mùa thu nghiêng chao theo người con gái, để nhắc lại một thời đôi trai gái đã từng hạnh phúc yêu nhau.
                                  MỘT THIÊN TÌNH CA MÙA THU HAY NHẤT THỜI HIỆN ĐẠỊ !!!
 
           SÁNG THU VÀNG
 
                       Nhớ ngày gặp lại em bên hồ gió
 
                                        *
 Gặp lại em một sáng thu vàng
Nơi em đứng nắng tràn ngoài phố
Với trời xanh, hồ xanh gió
Gió đưa làn tóc em bay...                       
 
Sáng thu này trĩu cả hàng cây
Đô thành dịu mát
Ông lão ngồi bên gốc cây,
                bán những cây sáo trúc thổi vói lên trời
Bà xúc tép váy khều khào nước
 
Một thời xa lắc
Em nghiêng chao về một thời xa

Người con gái đã thành chính quả
(phảng phất trên đầu đôi nét phôi pha)
Đôi mắt em, bóng trúc bay xoà...
Đường phúc hậu, vầng trăng đầy nở...
Nghe không gian đổ vỡ cả mùa thu!

Sáng thu vàng mông mênh, mênh mông
Anh đứng trông em bên bờ sóng vỗ
Hồn đã mất trong rừng hoang thiếu nữ
Và trái tim cũng không còn.

Sáng thu vàng xang xênh, xênh xang
Những con đường xưa tắm hơi em
Môi em cười... hoa lá nát đau thêm
Thời gian trôi, cuộc sống buồn tênh

Một mùa thu lá lá
Nơi ấy giờ chỉ còn có cỏ
Bướm vàng hoa cũ vẫn bay ngang
Người đàn bà, em nuốt mùa thu tan.
 
3.  NHÌN TRĂNG NHỚ EM:  Theo nhận xét của Nhà giáo Nguyễn Thị Hoàng, về độ dài và phong dáng có thể ví hay nghiêng ngửa với tuyệt tác “Thuyền và biển”,  bài thơ hay nhất của nữ sĩ tài danh Xuân Quỳnh. Tuy mỗi bài một cách hay riêng, nhưng đều có chung cái tình lãng mạn, da diết, cháy bỏng, cuốn hút bạn đọc. 
      * Người thì nói: Thơ Xuân Quỳnh triết lý sống đơn giản, dễ nhận biết, dễ vào lòng người...
      *  Không ít bạn đọc lại nhận xét: Thơ PNT trác Việt, cao siêu... Nó mang tính khái quát, triết lý sâu sắc.
      Hai bài thơ như hai thỏi son đắt giá tô đẹp cho đời.
 
         NHÌN TRĂNG NHỚ EM
                           Tặng Ánh Tuyết
 
Nhìn mảnh trăng trời lại nhớ em
Trăng trôi miên man khi mờ, khi tỏ
Chúng mình đến với nhau, không còn thơ bé
Nhưng lòng tha thiết yêu thương
 
Trăng giữa tháng khuyết dần, tình cứ tràn dâng
Cả tới khi không còn trăng nữa
Thì em vẫn bên vành vạnh tỏ
Đưa anh vào giấc mộng ru đêm
 
Để cùng nhau say cảnh thần tiên
Cho quên hết biển đời ngang trái
Cuộc sống mưu sinh với bao mệt mỏi
Chân trời sẽ lụi tàn, nếu chẳng có tình em
 
Ôi, mảnh trăng nhỏ bé giữa mênh mang
Vẫn soi ngập cõi không gian vô tận
Sâu tận cùng trái tim anh hưng phấn
Đêm nằm thao thức vấn vương
 
Thần thánh hiện hình trong một mảnh trăng em
Dìu anh qua phong ba, bão táp
Giữa giấc ngủ chập chờn đêm bất diệt
Anh bay về ôm lấy em thương
 
Áp môi hôn lên vầng nguyệt của Cưng
Nghe trái đất dưới thân mình rung chuyển
Thế thái nhân tình dẫu bao đổi biến
Chẳng đảng phái nào sánh được hơn
 
Cả nhân thế này chỉ một "mảnh trăng con"
Sống mãi muôn đời, dù thay bao chủ nghĩa
Thức nhớ em hoài, trăng khuất không biết nữa
Nhìn khắp thiên hà càng da diết yêu thêm.
 
4.  VÁY THIẾU NỮ BAY: Cái mà dấu trong chiếc váy của người thiếu nữ lại bao trùm lên cả hồn thời đại? Làm say đắm thế gian? Không phải chỉ bây giờ, mà từ xa xưa đến mai sau, vẫn thế.
      Với ý nghĩa chân chính, lòng ham muốn tột độ... là đỉnh cao trong sự thăng hoa của tình yêu con người! Cái hạnh phúc vô giá, niềm đam mê vô tận - Đó chính là hạt nhân của tình lứa đôi: Vừa tạo nên những sướng vui và có khi cả nỗi đau khổ !? Nó mang đến ý nghĩa thánh thiện, đức nhân ái, bao dung trong tình yêu con người.
      Không ít các nhà phê bình văn học, từng bình luận: “... Từ khi có vũ trụ cùng thế giới con người, đến nay chưa có cái gì được coi là cao hơn, vĩ đại hơn “cái ấy” !... Dù nhân loại có tiến triển đến hàng triệu năm nữa, nó vẫn vĩ đại nhất!
      “Váy thiếu nữ bay” một bài thơ hoàn hảo, có đầy đủ phẩm bích ngợi ca về cái kiệt tác của thượng đế đã ban cho con người - Nó xứng đáng là một tuyệt phẩm thi ca” !!!
 
          VÁY THIẾU NỮ BAY
              Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
                  Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
                                  (Nguyễn Du)
 
                                           *
Váy thiếu nữ bay để ngỏ
Một khoảng trời nghiêng ngửa bên trong
Gió réo rắt, nắng bồn chồn hơi thở
Tìm vào cung cấm của em

“Bờ bãi con người” em trổ hoa trái ngọt
Đến đế vương cũng khum gối cầu mong
Váy thiếu nữ bay lộ một lâu đài, điện ngọc
Nơi sự sống nhân quần tiến hoá muôn năm

Váy thiếu nữ bay mang cả hồn thời đại
Mênh mông bầu trời, say đắm thế gian
Có phải đó khúc quân hành nhân loại
Em giữ trong mình nguyên thuỷ lẫn văn minh

Váy thiếu nữ bay để thấy đời còn có lý!
Sự sống anh cùng nhân thế tồn sinh
Dù dung tục vẫn thánh tiên bậc nhất
Khởi điểm cho các luồng chính trị toả hào quang.
 
                                 HAI TÌNH THI SAU KHÔNG PHÂN TÍCH CHO BÀI BỚT DÀI
 
5.       CON ĐƯỜNG PHƯỢNG ĐỎ

Em mang màu phượng đỏ ra đi
Anh tha thẩn dọc hè phố nhỏ
Nơi kỉ niệm của mối tình sinh nữ
Xác ve còn bám ở thân cây.

Con đường phượng đỏ đêm nay
Mây lãng du bay, trời xanh vô định
Những cánh hoa rung trong hoài niệm
Nghe lòng thổn thức đâu đây

Phượng đã cháy lên một thời
Nửa tóc bạc rồi, nửa mái xanh phơ phất
Tới một ngày chúng cũng tàn úa hết
Ta sẽ thành ông bà lão, em ơi!

Con đường tình đẫm giọt sương rơi
Gió vẫn xạc xào vi vút thổi
Giá hồi ấy chúng mình lấy nhau, rồi sinh năm đẻ bảy
Thì đâu còn phượng để anh ru?

Em đã mang màu phượng ấy ra đi...
 
 
6.            ANH VẪN VỀ
   THEO DÒNG LỆ EM TIẾC NUỐI
                                        
Em nói với tôi rằng: “Muốn có một đứa con…”
Dù xa cách nhớ nhau trong hoài niệm
Năm tháng dáng hình em hiển hiện
Phía chân trời thắp sáng lửa tim tôi!
 
Người thục nữ tôi yêu, những năm cuối cuộc đời
Cho tới lúc nấm mồ anh xanh cỏ
Em hãy thắp nén hương lòng tưởng nhớ
Để hồn anh siêu thoát dưới trời âm
 
Gặp em muộn rồi, bóng xế hoàng hôn
Tóc cũng bạc đôi phần, dẫu tim còn khao khát
Ngày anh khuất chắc làm em thổn thức
Nước mắt tràn trên nấm mộ thương yêu
 
Thì đời này, em ạ! Có trớ trêu
Nhưng ta đã bên nhau sưởi ấm mùa đông rét
Anh hôn lên đôi môi em, như một vầng trăng khuyết
Thấy cả bầu trời du ngoạn cõi hồn xanh
 
Lại bùng cháy trong thơ ngọn lửa trái tim
Ngọn lửa của tình yêu vĩnh diệt
Em đừng khóc cho lòng anh thêm tan nát
Có rời chốn dương trần, anh không chết đâu em!
 
Chỉ hóa kiếp mình, tiếp cuộc trường sinh
Cùng thi ca, anh sẽ sống muôn đời trong nhân thế
Vẫn khắc khoải quanh nàng vào nỗi nhớ
Với mối tình nồng thắm của em yêu
 
Nếu giây phút nào, em lạc bến cô liêu?
Giọt lệ thơ rơi nhòa trang giấy trắng
Hãy tìm đến nấm mồ anh, miền xa vắng
Rồi âm thầm một chút khóc cho nhau
 
Anh thương em đời gặp cảnh bèo dâu
Em nhớ về anh sống kiếp chàng du mục
Thời trai trẻ phong trần, qua chiến tranh loạn lạc
Khi tuổi già, có vợ vẫn cô đơn
 
Anh tìm đến em, lúc đã tàn úa mái đầu xanh
Yêu tha thiết mà cách ngăn thế giới
Anh vẫn về theo dòng lệ em tiếc nuối
Và yên lòng nơi nấm mộ ngàn thu.
 
                         Thơ Phạm Ngọc Thái
                               TUYẾT NGA
                               (giới thiệu)
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2023 18:16:53 bởi Nhân văn >
Nhân văn 04.12.2023 15:59:31 (permalink)
 
 
                                 TỰ THÁN VỀ CUỘC ĐỜI
 
                                                         PHẠM NGỌC THÁI
 
 
 
        Mình bây giờ ngày ngày sống vật vã, yếu ớt trong bệnh tật. Đã lâu không vào được facebook, cũng không vào nhà ai để thăm hỏi được. Chỉ an ủi mình rằng: Ta đã trở thành bất tử !!! Tên tuổi sẽ mãi mãi vĩnh cửu với chân dung một nhà thơ lớn.
      Với 15 bài thơ tình hàng đầu hay kiệt xuất... Sao có thể mất được !?
 
                Mở link sau xem "15 BÀI THƠ TÌNH HAY BẤT TỬ CỦA PHẠM NGỌC THÁI"
                      Đã đăng trên số trang mạng:
                            https://tranmygiong.blogs...B5w8FS5nkQzZPSPDaWMIVM

                                                                     
 
                                     Ảnh giới thiệu thi tập
                       “THƠ TÌNH HAY KIỆT XUẤT THẾ GIAN”
                        của Phạm Ngọc Thái đã được đăng trong:
                  Tạp chí “THĂNG LONG VĂN VIỆT” của HNVVN
                       ( Báo tết năm Quý Mão * Tháng 1.2023 )
     - Do chính Chủ tịch Hội nhà văn Nguyễn Quang Thiều làm Tổng biên tập.
 
      Xưa tới nay có biết bao bậc thi nhân lớn, như: Hàn Mặc Tử - Nguyễn Khuyến - Tú Xương - Hồ Xuân Hương - Kể cả Đại thi hào Nguyễn Du... cuộc đời có được sống trọn vẹn sung sướng đâu? Nhưng danh tiếng mãi mãi vẫn được đời ngưỡng vọng !!!! Nào phải riêng ta.
      Âu rằng, "cõi người" cũng chỉ là cõi tạm. Sướng khổ rồi cũng ra cát bụi. Nhờ có thi ca, ta đã làm nên tên tuổi để mai đây lưu danh đến trường thiên bất tử !!! Đó là hạnh phúc lớn trên đời mà thượng đế đã cho.
     Một đời phong trần, ta đã làm nên cả một kỳ tích hơn chán vạn nhà thơ: Dẫu viết cả nghìn bài, xuất bản in hàng chục tập? Nhưng Chết tất cả là hết! Đời rồi quên lãng... thơ ca thành bụi cả - Nghĩ vậy, lấy đó làm nguồn vui lớn. Về già có phải chịu cảnh vật vã, buồn đau? Cũng là lẽ thường, có gì phải oán thán.
 
      TA SẼ MÃI MÃI SỐNG GIỮA NHÂN GIAN VÀ TỔ QUỐC!
 LƯU DANH TÊN TUỔI MỘT THI NHÂN KỲ VĨ CỦA NƯỚC NON NÀY.
                Chẳng lẽ cuộc đời như thế không đáng giá hay sao?
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2023 16:06:44 bởi Nhân văn >
Thay đổi trang: << < 1920 | Trang 20 của 20 trang, bài viết từ 286 đến 293 trên tổng số 293 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9