ĐỌC GIÙM BẠN ! - Mười tật xấu của người Việt
hnvatoi 01.10.2006 14:44:15 (permalink)
Cùng các bạn trong vnthuquan thân mến ! Dưới đây là một cảm nghĩ của bạn: Mai Văn Khách Trên: Tiềnphong Online Chúng ta cùng đọc và suy ngẫm nhé !

1- Hay ồn ào nơi công cộng, chưa có ý thức tôn trọng người khác. Gặp nhau trên xe buýt, trên tàu, nhà ga… thường nói oang oang coi như không có ai. Vào quán nhậu thì “một, hai, ba… dô!…”. Vui đấy nhưng ảnh hưởng người khác. “Sáng tạo” đổi “bô” xe máy, đổi còi xe để tiếng nổ quái dị hơn. Hay làm ầm ĩ nơi cầu thang, nói chuyện tiếng to như cãi vã, nên mặt và cổ nổi đầy gân guốc…

2- Không có phong thái lịch sự khi giao tiếp, điệu bộ cử chỉ “quê mùa”. Khi nói chuyện thường không nhìn thẳng nên có cảm giác như muốn che giấu điều gì đó. Khi bắt tay quan trên hoặc người quan trọng thì cúi lưng rồi làm động tác “lật đật” (dân Nhật hoặc dân Thái thì lại khác). Chưa được mời đã sỗ sàng ngồi chễm chệ nên thường ngồi sai vị trí theo ý muốn của gia chủ. Khi ngồi còn co chân lên ghế. Hay cười thì tốt nhưng nhiều khi cười rất vô duyên. Đa số không biết nện gót giầy, mặt ngẩng cao, sải bước dài. Tay lại hay vẩy tứ tung nên trông rất lận đận, ngay cả các người mẫu.

3- Không kiềm chế tốt nên hơi cãi vã là có thể dẫn đến đánh nhau, có khi còn rút cả dao ra đâm chém nhau trong khi vấn đề chẳng có gì nghiêm trọng. Đặc biệt người Việt hay sĩ diện hão (nhà chẳng có gì, thậm chí không có bộ bàn ghế, cốc chén ra hồn để tiếp khách, nhưng lại dốc hết tiền mua xe máy đẹp, điện thoại đẹp để khoe mẽ). Ngay ở một số thành phố lớn, nhiều người phương tiện sinh hoạt lạc hậu nhưng ra ngoài lại rất “oách”. Điệu bộ cử chỉ lời nói, hành động mâu thuẫn với hình thức.

4- Lúng túng, không tự nhiên trong ứng xử, nhất là các tình huống bất ngờ (khác với sự chuẩn bị). Rất ít người có tài hùng biện mà đa số phải giở giấy viết sẵn ra đọc, ngay cả đọc cũng vấp váp liên tục.

5- Bừa bãi, bạ đâu vứt đó mà ít tuân thủ nguyên tắc, quy định của cộng đồng. Như ăn chuối, ăn kẹo, kem, kẹo cao su… tiện tay vứt xuống đường. Tham gia giao thông thì mạnh ai nấy chạy, coi mặt đường như của riêng mình. Khi không có cảnh sát, sẵn sàng bất chấp. Sai thì cố cãi bằng được, không được thì xin xỏ, không xin xỏ được thì giở trò đút lót…

6- Hay cậy thế nhờ vả họ hàng là quan chức, “thấy kẻ sang bắt quàng làm họ”. Sẵn sàng đút lót để đạt mục đích, không chú tâm rèn luyện chuyên môn mà tìm mọi cách chạy vòng vo mang tính khôn lỏi. Sẵn sàng chà đạp lên người khác để đạt mục đích nên rất nhiều quan có chức to nhưng bất tài. Cả xã hội lao vào con đường chạy chọt: Chạy vào trường điểm, thuê thi hộ, chạy vào cơ quan Nhà nước nhiều lộc, chạy quyền chạy chức, chạy dự án, chạy quy hoạch… Người Việt rất khéo trong việc đút lót nên thường đã “đút” là “thành công”.

7- Hay nói nước đôi lập lờ nên nhiều khi không biết đâu mà lần. Có nhiều người trong phòng nhưng hai người thì thầm nhỏ to, mắt liếc ngang liếc dọc như đang nói xấu ai đó. Đi đường hay rẽ ngang mặc dù đang thực hiện một việc khác, tệ “buôn dưa lê”cũng từ thói quen này mà ra. Khi nhìn cái gì lạ thường không biết kiểm soát hành động như để mồm há hốc, mắt thô lố…

8- Ưa nịnh, khi bị phê bình hoặc tố cáo thường tấn công lại chính người đã tố cáo phê bình mình mà ít khi tự xem sai lầm ở chỗ nào. Hay tìm cách đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm… Nhiều nhà văn chẳng có tác phẩm nào gây sự chú ý của độc giả mà chỉ suốt ngày mượn mặt báo để khích bác nhau, lại còn chơi chữ nữa chứ!

9- Thụ động, sức sáng tạo kém khi ra bên ngoài do bị giáo dục một chiều, quen vâng lời. Phải mất một thời gian dài mới hòa nhập được. Có người hồi bé do hồn nhiên trong sáng nên làm thơ hay tuyệt, sau này trưởng thành không biết có phải vì được giáo dục nhiều “tính” quá nên nay viết dở.

10- Thích đủ thứ nhưng không muốn phải mất tiền (cũng do nghèo nên hèn?). Đi nhà hát, xem ca múa nhạc kịch… là để các nghệ sỹ có điều kiện sống và phát triển nghề phục vụ lại công chúng thì đa số thích xem ti vi (miễn phí) ở nhà. Phần mềm máy tính thì chỉ săn Free, Crack hoặc cùng lắm là “tải về bản dùng thử”. Con cái các quan giàu có là thế cũng cố cướp lấy tiêu chuẩn ưu tiên dành cho người nghèo, người giỏi. Ngay cả cựu Bộ trưởng đi học cũng muốn được Free (miễn phí).
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.10.2006 19:16:35 bởi Ct.Ly >
#1
    Hàn Lệ Nhân 02.10.2006 01:52:29 (permalink)


    Trích đoạn: hnvatoi

    Cùng các bạn trong vnthuquan thân mến ! Dưới đây là một cảm nghĩ của bạn: Mai Văn Khách Trên: Tiềnphong Online Chúng ta cùng đọc và suy ngẫm nhé !

    1- Hay ồn ào nơi công cộng, chưa có ý thức tôn trọng người khác. Gặp nhau trên xe buýt, trên tàu, nhà ga… thường nói oang oang coi như không có ai. Vào quán nhậu thì “một, hai, ba… dô!…”. Vui đấy nhưng ảnh hưởng người khác. “Sáng tạo” đổi “bô” xe máy, đổi còi xe để tiếng nổ quái dị hơn. Hay làm ầm ĩ nơi cầu thang, nói chuyện tiếng to như cãi vã, nên mặt và cổ nổi đầy gân guốc…
    2- Không có phong thái lịch sự khi giao tiếp, điệu bộ cử chỉ “quê mùa”. Khi nói chuyện thường không nhìn thẳng nên có cảm giác như muốn che giấu điều gì đó. Khi bắt tay quan trên hoặc người quan trọng thì cúi lưng rồi làm động tác “lật đật” (dân Nhật hoặc dân Thái thì lại khác). Chưa được mời đã sỗ sàng ngồi chễm chệ nên thường ngồi sai vị trí theo ý muốn của gia chủ. Khi ngồi còn co chân lên ghế. Hay cười thì tốt nhưng nhiều khi cười rất vô duyên. Đa số không biết nện gót giầy, mặt ngẩng cao, sải bước dài. Tay lại hay vẩy tứ tung nên trông rất lận đận, ngay cả các người mẫu.
    3- Không kiềm chế tốt nên hơi cãi vã là có thể dẫn đến đánh nhau, có khi còn rút cả dao ra đâm chém nhau trong khi vấn đề chẳng có gì nghiêm trọng. Đặc biệt người Việt hay sĩ diện hão (nhà chẳng có gì, thậm chí không có bộ bàn ghế, cốc chén ra hồn để tiếp khách, nhưng lại dốc hết tiền mua xe máy đẹp, điện thoại đẹp để khoe mẽ). Ngay ở một số thành phố lớn, nhiều người phương tiện sinh hoạt lạc hậu nhưng ra ngoài lại rất “oách”. Điệu bộ cử chỉ lời nói, hành động mâu thuẫn với hình thức.
    4- Lúng túng, không tự nhiên trong ứng xử, nhất là các tình huống bất ngờ (khác với sự chuẩn bị). Rất ít người có tài hùng biện mà đa số phải giở giấy viết sẵn ra đọc, ngay cả đọc cũng vấp váp liên tục.
    5- Bừa bãi, bạ đâu vứt đó mà ít tuân thủ nguyên tắc, quy định của cộng đồng. Như ăn chuối, ăn kẹo, kem, kẹo cao su… tiện tay vứt xuống đường. Tham gia giao thông thì mạnh ai nấy chạy, coi mặt đường như của riêng mình. Khi không có cảnh sát, sẵn sàng bất chấp. Sai thì cố cãi bằng được, không được thì xin xỏ, không xin xỏ được thì giở trò đút lót…
    6- Hay cậy thế nhờ vả họ hàng là quan chức, “thấy kẻ sang bắt quàng làm họ”. Sẵn sàng đút lót để đạt mục đích, không chú tâm rèn luyện chuyên môn mà tìm mọi cách chạy vòng vo mang tính khôn lỏi. Sẵn sàng chà đạp lên người khác để đạt mục đích nên rất nhiều quan có chức to nhưng bất tài. Cả xã hội lao vào con đường chạy chọt: Chạy vào trường điểm, thuê thi hộ, chạy vào cơ quan Nhà nước nhiều lộc, chạy quyền chạy chức, chạy dự án, chạy quy hoạch… Người Việt rất khéo trong việc đút lót nên thường đã “đút” là “thành công”.
    7- Hay nói nước đôi lập lờ nên nhiều khi không biết đâu mà lần. Có nhiều người trong phòng nhưng hai người thì thầm nhỏ to, mắt liếc ngang liếc dọc như đang nói xấu ai đó. Đi đường hay rẽ ngang mặc dù đang thực hiện một việc khác, tệ “buôn dưa lê”cũng từ thói quen này mà ra. Khi nhìn cái gì lạ thường không biết kiểm soát hành động như để mồm há hốc, mắt thô lố…
    8- Ưa nịnh, khi bị phê bình hoặc tố cáo thường tấn công lại chính người đã tố cáo phê bình mình mà ít khi tự xem sai lầm ở chỗ nào. Hay tìm cách đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm… Nhiều nhà văn chẳng có tác phẩm nào gây sự chú ý của độc giả mà chỉ suốt ngày mượn mặt báo để khích bác nhau, lại còn chơi chữ nữa chứ!
    9- Thụ động, sức sáng tạo kém khi ra bên ngoài do bị giáo dục một chiều, quen vâng lời. Phải mất một thời gian dài mới hòa nhập được. Có người hồi bé do hồn nhiên trong sáng nên làm thơ hay tuyệt, sau này trưởng thành không biết có phải vì được giáo dục nhiều “tính” quá nên nay viết dở.
    10- Thích đủ thứ nhưng không muốn phải mất tiền (cũng do nghèo nên hèn?). Đi nhà hát, xem ca múa nhạc kịch… là để các nghệ sỹ có điều kiện sống và phát triển nghề phục vụ lại công chúng thì đa số thích xem ti vi (miễn phí) ở nhà. Phần mềm máy tính thì chỉ săn Free, Crack hoặc cùng lắm là “tải về bản dùng thử”. Con cái các quan giàu có là thế cũng cố cướp lấy tiêu chuẩn ưu tiên dành cho người nghèo, người giỏi. Ngay cả cựu Bộ trưởng đi học cũng muốn được Free (miễn phí).

    --------------------------
    Nhân đọc bài "10 tật xấu " bạn đã có nhã ý chia sẻ với Quán, mình gửi tăng cường 10 câu hỏi dưới đây.

    Quán tính "bảo hoàng hơn vua" dường như trời phú riêng cho hậu duệ Trăm Trứng. Này nhé:

    1/ Thời Tàu thuộc, Nho Việt chua hơn Nho Tàu. Đọc sách văn học cũ, mình có cảm tưởng hình như cái gì từ sách Tàu đều được sĩ phu Giao Chỉ cương lên thành Sách Thánh Hiền, là chánh thư toàn bích ; hầu hết các sách cổ Việt Nam có tí mùi biên khảo đều phải mượn oai các điển cố từ các chú làm chỗ dựa, không Tử này Tử kia viết thì cũng Bách Gia Chư Tử, Đông Châu, Tam Quốc ... và xổ toẹt những gì không có mùi Tàu.

    2/ Thời Pháp thuộc, Tây An Nam còn tây hơn tây Paris nữa. Trong sự nhập nhằng Tàu đi, Tây đến, sĩ phu Giao Chỉ và trí thức An Nam chí tình đấu đá nhau còn hơn cuộc xung đột Đông-Tây giữa hai mẫu quốc. Kết cuộc là Thơ Mới ra đời, thôi thì Rimbaud, Verlaine, Musset, Eluard ... ngự trị trong đầu, trên ngòi bút của mỗi mỗi thi văn nghệ sĩ nước ta...

    3/ Thời Nhật thuộc, tuy ngắn ngủi nhưng trên đường phố VN chẳng thiếu gì những bộ dạng Lạc Long, Âu Cơ kéo guốc lẹt đẹt sao cho thật giống ... vịt Nhật, sang sảng Sayonara, Arigato nhặng xị.

    4/ Thời Nam-Bắc tương tàn, một phương thì Mỹ hơn cả Mỹ NewYork , một phương thì đỏ hơn cả Nga Mát-xkơ-va và Tàu Bắc Kinh.

    Rồi hai mươi năm qua, nơi nơi – đặc biệt là chính nơi xuất xứ – Tư Bản Luận, Cẩm Nang Đỏ này nọ hoặc đã được đưa vô bảo tàng viện đồ cổ, hoặc bị vất thẳng vào thùng rác lịch sử với lý giải "mèo trắng, mèo đen bất luận miễn là bắt được chuột". Duy ở một góc có dáng cong chữ S, còn một nhúm người là cố chịu đấm ăn xôi, vỏ đỏ ruột xanh, treo đầu beo bán thịt mèo ...

    Xin hỏi các bạn:

    Việt Nam ta đến nay, ngoài hào quang chiến tranh và chiến tranh ra, có gì xứng đáng để hãnh diện với các dân tộc khác?

    - Cá nhân mình nhận thấy rằng đuổi ngoại xâm, VN là Number One ; còn đuổi nội xâm là Number Ten !

    Câu hỏi :

    "Việt Nam ta đến nay, ngoài chiến tranh và chiến tranh ra, có gì xứng đáng để hãnh diện với các dân tộc khác? "

    Vốn là câu hỏi đã được nhiều bạn ngoại quốc đặt ra cho mình như tra vấn. Hầu hết họ chỉ biết đến Việt Nam qua phong trào phản chiến chống Mỹ và đặc biệt qua hai chữ Boat People. Tất nhiên là họ hết sức khâm phục tinh thần anh dũng, anh hùng của người Việt Nam, nhưng lại chấm hết ở bốn chữ anh dũng-anh hùng trong chiến tranh. Thậm chí họ ngỡ ngàng khi thấy mình viết chữ Việt bằng mẫu tự la-tin vì trong đầu họ chữ Việt phải là "du caractère chinois / chinese character" tức chữ Hán. Mình chưa kịp giải thích, trong số các bạn đó, có người biết về vần đề này, đã trả lời rằng chữ viết hiện hành của Việt Nam là do một cố đạo người Pháp ở Avignon tên Alexandre de Rhodes biến chế ra trong hậu bán thế kỷ XVII, ngụ ý cũng chẳng phải tự người Việt anh dũng-anh hùng làm ra.
    Chuyện Boat People thì khỏi cần nói ra vì trẻ già người nước ngoài hầu như ai cũng biết. Riêng chuyện chuyển mình của đất nước ta, qua tiêu chí Đổi Mới (nghĩa là trở về cái cũ hay cũ người mới ta) cũng gây ngạc nhiên, trầm trồ không kém, có điều họ có mấy câu hỏi làm bản thân mình – một người rất tự hào là người Việt Nam – lâm vào thế kẹt:

    1/ Những toà khách sạn cao cấp sang trọng ở Hà Nội, Huế, Sàigòn... đa số do ai làm chủ ? Khách trong đó chủ yếu là ai ? Và tuyệt đại đa số nhân viên dịch vụ (thí dụ dọn giường, chùi nhà vệ sinh) trong đó là ai ?

    2/ Xem VTV4 bản tiếng Pháp, tiếng Anh thì VN đã xuất khẩu cả vàng đen nhưng Thô hay đã lọc thành Xăng ?

    3/ Rừng VN được đốn chặt gần trụi lụi như thế, chắc hẳn 82 triệu dân đều đã có cơ ngơi đàng hoàng ?

    4/ VN có luật giao thông chưa ? Chắc chắn là đã có từ lâu, nhưng sao xe cộ chạy cứ như lên đồng ? Vì họ nghe nói người mình vốn thượng tôn kỹ luật, nhất là dưới chính quyền một mình một chợ, sắt đá nghiêm minh và thượng tôn hiến pháp và quyền lợi quốc gia trên đảng lệ và quyền lợi cá nhân, phe nhóm từ bao nhiêu năm nay.

    5/ Sau 1975, đảng CSVN qua trung gian chính phủ CHXHCN Việt Nam, coi như đã bang giao thân thiện lại với mọi kẻ thù trong chiến tranh Đông Dương 2, mà sao riêng đối với Boat People vẫn lay hoay nửa hát chèo, nửa hài kịch ?

    6/ Đối với người nước ngoài, dân mình cực kỳ hoà nhã, hiếu khách, lễ độ, khiêm cung, chín bỏ làm mười v.v. và v.v. mà sao giữa người Việt trong và ngoài nước, đặc biệt trong nghịch cảnh (chẳng hạn vì bất đồng quan điểm), chúng mình xử sự với nhau - dù chỉ trong ngôn từ - cứ như giữa kẻ thù bất cộng đái thiên?

    7/ Hiện nay, vì nhiều lý do và hoàn cảnh khác nhau, khoảng ba triệu Con Rồng, cháu Tiên (trong đó có mình) đã nhập tịch các quốc gia khác trên thế giới, kể cả những quốc gia – so với Việt Nam ta - bé nhỏ, chậm tiến, lụi đụi như Lào, Kampuchia ... Và, Việt Nam hầu như đang lướt phăng trên đường băng ngon lành trên mọi mặt, đúng theo lời các truyền thông nội địa chính thống, vậy đã có ai từng có ý tưởng ba lơn thử làm một bản thống kê nho nhỏ vui vui xem là đã có mấy người nước ngoài (kể cả người Lào, người Miên) hăng say, cố gắng học tập xin nhập tịch ké với nòi giống anh dũng-anh hùng, bách chiến bách thắng ; độc lập, ấm no, tự do, hạnh phúc v.v. và v.v...?

    8/ Phải chăng tiềm thức người Việt nói chung vốn được phú bẩm vi-rút chuộng ngoại ? Nhận thấy, bất cứ một điều gì có thương hiệu ngoại quốc hầu như đều được chúng ta đánh giá cao, cao hơn hàng nội địa là cái chắc. Trong một bài viết ngắn "Tôi không im lặng nữa " của LS Lê Quốc Quân, đăng trên Tuổi Trẻ Online, có câu «khi đủ đồng tiền ăn mặc là lúc tôi lại thấy thiếu một cái gì đó lớn hơn. Đó là quyền được phát triển. Tôi thất vọng khi phải cùng anh em "thổi ý tưởng" vào cho các chuyên gia ngoại "cố vấn lại" thì lãnh đạo người Việt mới nghe». Bạn nghĩ gì đoạn trích này ?
    Đơn cử thêm một ví dụ bé nhỏ khác đang là thời thượng mấy tuần nay trên mạng, chẳng hạn một câu nói, một bản nhạc có liên quan tới VN với phẩm chất trung bình nhưng bởi được ký tên John, Paul, Adeline, Cecilia ... thì người Việt chúng mình - đặc biệt những người biết ngoại ngữ - hùa nhau cương lên thành tuyệt phẩm, thành "hiện tượng", lăng xê ầm ầm nghẹt cả liên mạng ... đến chính tác giả và nhà sản xuất cũng phải trố mắt kinh ngạc trước sự nhạy cảm quá dễ dàng của chúng ta vì, theo họ, cái mà chúng ta đang xuýt xoa nuốt từng nửa lời từng nửa nốt nhạc - miễn phí - giữa chúng ta chỉ là bản nháp, bản thử nằm trong kịch bản thăm dò dư luận, quả bong bóng marketing ! Xin chân thành nêu thắc mắc: Nếu cũng câu nói đó, bản nhạc đó ký tên Nguyễn thị Mít, Trần văn Xoài ... liệu nó có thành "hiện tượng" không ?

    9/ Tư tưởng Hồ-Chí-Minh là gì ? Sinh thời của tác giả, tư tưởng đó đã trước tác thành sách chưa ? Và 36 năm sau ngày tư tưởng gia ấy qua đời (1969), tim óc vĩ đại kia đã được tinh lọc, hệ thống hoá thành kim chỉ nam hầu đóng góp chút chút cho thế giới đại đồng chưa ? Nếu đã có thì có từ bao giờ và ấn bản ngoại ngữ có tựa ra sao ?

    10/ Và bạn nghĩ gì về câu nói "Làm thế nào một dân tộc hạng ba có thể sinh ra được một chính quyền hạng nhất" ? và từ trăm năm trở lại đây "Vì đâu một dân tộc hạng nhất lại luân phiên đẻ ra toàn loại chính quyền hạng ba?"

    Mấy trăn trở đại khái nêu trên đã và đang vò nát lòng mình, bạn có vui vẻ và bình tâm "gỡ rối tơ lòng" cho mình không? (Mười câu hỏi chờ được trả lời, HLN)

    Cần lưu ý ngay rằng, mình chỉ biết đặt câu hỏi mà chẳng có câu trả lời, vì nếu bản thân mình có sẵn câu trả lời hoá ra mình là chính trị gia mất rồi !
    #2
      hnvatoi 03.10.2006 11:37:08 (permalink)
      Chào bạn: Hàn Lệ Nhân !
      Tôi có đọc kĩ 10 câu hỏi của bạn. Nhưng xem ra tất cả đều đã có đáp án
      ngay trong đó ! Tôi thấy,bạn là người có tâm huyết với tổ quốc của mình.
      cách bạn bầy tỏ quan điểm thật là điềm đạm. Nhưng có nhiều câu hỏi lẽ ra bạn không nên đưa ra (câu : 1,2,3) Rõ ràng ở những thời điểm nước ta
      bị đô hộ bởi một cường quốc "hủ nho" !? Dân bị đô hộ đương nhiên phải qui thuận nền văn hóa của họ.
      Những câu còn lại có lẽ để mọi người đọc và tự trả lời. Bởi vì không phải
      chỉ mình bạn đặt ra những câu hỏi này đâu !
      Cá nhân tôi có vài điều ngắn gọn sau :
      1/ Giáo điều > Bảo thủ > Lạc hậu
      2/ Tham nhũng > Bao che > Mù chữ mới
      3/ Dân trí thấp > văn hóa pháp luật gần bằng : 0

      Vài lời ngắn gọn hy vọng bạn nguôi ngoai. Xin nhắc lại,đây chỉ là ý kiến cá nhân.
      Theo tôi,chúng ta nên "khóa" chủ đề này lại vì vnthuquan.
      Có lẽ bạn biết tại sao rồi đó.
      Chúc bạn và gia đình hạnh phúc và mạnh khoẻ !
      Thân kính.




      #3
        Ct.Ly 03.10.2006 19:14:00 (permalink)
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9