Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh
Nhạn Linh Phong 11.03.2007 18:58:01 (permalink)
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN
THỜI ĐẠI MỚI
 Ngay từ ngày đầu lập nước, trải qua hơn bốn nghìn năm, ông  cha chúng ta đã  cùng hợp sức chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, bão lụt, hơn thế nữa, lịch sử nước nhà là lịch sử của một dân tộc chống giặc ngoại xâm. Nhiều trang sử của cha ông đã nổi tiếng và trở thành huyền thoại - một huyền thoại bằng máu thịt, sống động và đầy sức mạnh can trường. Quá trình dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, trong đó nổi bật là lòng nhân ái, bao dung, là tư tưởng nhân văn đầy cao cả.
Lòng nhân ái của từng người dân đã gắn chặt với sự sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường Tổ quốc thân yêu. Càng thương con người, càng có thêm ý chí kiên cường, bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc; dám vươn lên để khơi mạch cho dân tộc thoát khỏi đói nghèo, xây dựng đất nước phồn vinh. Ngược dòng lịch sử,  chúng ta, những người con của thế hệ vàng vẫn giữ vững ý chí sắt son đó. Tất cả đều quyết tâm khẳng định từ trong tiềm thức điều mong mỏi đất nước độc lập, mọi người đều được ấm no, hạnh phúc. Và quả thật, để đạt thành kết quả đó thật không dễ dàng, bao nhiêu xương máu đã đổ, biết bao tấm gương anh dũng đã vì nước hy sinh. Các chú, các anh, các chị đã là cầu nối cho chúng ta với những thiên anh hùng ca từ thuở bé.
Trong lòng một dân tộc có truyền thống yêu nước và nhân ái, bao dung như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nối truyền thống cha ông, đồng thời tiếp nhận trọn vẹn những tinh hoa của chủ nghĩa Mác-Lênin, thấm nhuần học thuyết nhân đạo hiện thực của chủ nghĩa Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình thành và xây dựng nên một nền tảng tư tưởng nhân văn mang tính “vĩnh cửu” từ nhân loại. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã trở thành lẽ sống, yêu thương con người gắn với lòng tin ở con người, dùng sức mạnh của con người để giải phóng và phục vụ con người.
"Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn… Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người", Hồ Chí Minh đã từng nói như vậy, quan niệm “bốn bể đều là anh em” rất rõ ràng, cụ thể. Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh chính là sự đồng cảm với những người cùng chung cảnh ngộ, của những người dân mất nước, nô lệ, lầm than. Trái tim Người hoà nhịp với khát vọng cháy bỏng được giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Người đau nỗi đau chung của nhân loại lầm than. Xuất phát từ tình yêu thương ấy mà Người đã đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải phóng khỏi mọi áp bức, bất công. “Từ giải phóng những người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng con người”. Đó chính là mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định trong Lời ra mắt của báo “Người cùng khổ” (Le Paria) tại nước Pháp năm 1921.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Người đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với việc chống giặc ngoại xâm. Người yêu cầu những người lãnh đạo chính quyền phải chăm lo đến đời sống nhân dân, phải chăm lo kể từ việc “tương cà mắm muối” cho dân.  Tất cả vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, cường thịnh, đủ sức "sánh vai với các cường quốc năm châu".
Trước lúc đi xa, Người đã viết trong “Di chúc”: “... Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế". Suy cho cùng, triết lý về cuộc sống mà Người hằng tâm niệm chính là vấn đề làm người: “Phải thương nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức”. Tình thương ấy bao trùm cả loài người, không phân biệt sắc tộc, màu da.
Điểm nhấn trong tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh không những là tình thương, sự đồng cảm với những con người cùng cảnh ngộ. Thực chất, đó không phải là lòng thương hại, mà chính là lòng tin vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Tư tưởng “Dĩ dân vi bản” (Lấy dân làm gốc) với Người vẫn muôn đời không đổi. Lòng tin của Người vào sức mạnh và tính sáng tạo của quần chúng nhân dân đã khẳng định điều đó. Sống trong lòng nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân nên suy nghĩ thường trực trong Người là “đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”.
Trên cơ sở của tình thương để đặt niềm tin vào con người, đây là nền tảng thiết yếu của một hệ thống tư tưởng lớn hơn. Từ Thương (đồng cảm) đến Tin rồi mới Trọng. Đây là một quá trình hoàn toàn biện chứng, Hồ Chí Minh đã vận dụng vô cùng tinh tế truyền thống của cha ông trong một triết lý: “Có trọng người, kính người thì người mới trọng ta”. Ngày nay, nội dung trên càng có ý nghĩa lớn lao, nó đã thúc đẩy và tạo được mối dung hoà, gắn kết bền chặt ở cả lý luận và thực tiễn.
Thật đúng như vậy, con người, bao giờ cũng có cả cái tốt và cái xấu đan cài. Bởi vậy, nếu "làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân” thì chắc chắn rằng “phần xấu sẽ bị mất dần đi". Bản thân mỗi người nếu được thức tỉnh, được tái tạo lương tâm hẳn rằng những gì là CHÂN-THIỆN-MĨ sẽ được khơi dậy một cách đủ đầy và phát tiết để thành những tinh hoa cho nhân loại. Cả cuộc đời của Người là một chuỗi ngày đánh thức những giá trị nhân văn của thời đại mới. Và cũng trong con người Hồ Chí Minh sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người, cùng họ hướng tới niềm tin nhằm hoà hợp trong sự tôn trọng để giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đó cũng chính là lý tưởng của con người thời đại mới đang cùng hướng về hạnh phúc của hiện tại và tương lai.
 

#1
    sóng trăng 15.03.2007 21:44:19 (permalink)
    .

    Trong tất cả các tư tưởng của Hồ Chí Minh, tôi nghĩ đây là tư tưởng hay nhất, và áp dụng đúng lúc nhất để tạo được sức mạnh đoàn kết vô cùng sâu rộng cho toàn dân Việt Nam năm 1945, đưa đến chiến thắng Điện Biên năm 1954, và đã tạo ra bao tinh thần yêu nước lý tưởng, trong sáng, của tầng lớp trí thức kiệt hiệt nhất vào giai đoạn này.

    1- Cǎn cứ vào điều kiện lịch sử, tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước, nhận rằng lúc này chính là cơ hội nghìn nǎm có một cho nước Việt Nam giành quyền hoàn toàn độc lập;
     
    2- Xét rằng: muốn hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng vĩ đại ấy, sự đoàn kết nhất trí của toàn dân không phân biệt giai cấp, đảng phái là một điều kiện cốt yếu;
     
    3- Để tỏ rằng: những đảng viên cộng sản là những chiến sĩ tiền phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tụy vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc;
     
    4- Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà.
     
    Ban Chấp hành Trung ương
    Đảng Cộng sản Đông Dương
    họp ngày 11 tháng 11 nǎm 1945, nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương.
     
    Những tín đồ của chủ nghĩa cộng sản muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương".

    Tiếc thay, tư tưởng này chỉ được tuân theo và phát huy trong một thời gian rất ngắn ngủi.

    Đến năm 1954, thì loạt tư tưởng Mao Trạch Đông với Cải Cách Ruộng Đất đã hoàn toàn xóa bỏ tư tưởng dân tộc của người trẻ Nguyễn Tất Thành, tạo bao oan nghiệt cho đến mãi hôm nay.

    Tôi đoán nếu Nguyễn Tất Thành còn giữ đủ chí khí tự do, lý tưởng dân chủ, tình tự dân tộc, thì ông buồn lắm vào những năm 1954 trở đi. Có phải con người dân tộc của ông lúc ấy đã bị giam lỏng hay chết rồi?

    Ngày nay, chúng ta đang ở giai đoạn độc lập, tự chủ, sao không theo đuổi tư tưởng này, để lớp người bỏ mình những năm 1945 - 1954 -1968 - 1975 - 1985 - cho đến nay, được giải oan, ngậm cười nơi chín suối:

     
    Kính xin ông bà tổ tiên
    các anh hùng liệt sĩ đã thành hồn thiêng sông núi
    phù hộ cho dân Việt vượt qua các u mê
    để tha thứ cho tội ác của người chết
    đừng bắt oan và hành hạ người sống
    mà hãy trọng dụng các người yêu nước
    để ra khỏi vũng lầy hiện tại
    và tiến đến một tương lai tươi sáng hơn
    trong tinh thần Dân Tộc
    không theo đuổi các bài bản ngoại lai
    từ phương Bắc hay phương Tây,
    phản với tinh thần Lạc Việt.
     
    sóng trăng
     
     

    http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=2&subtopic=7&leader_topic=81&id=BT2650338650
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.03.2007 21:55:06 bởi sóng trăng >
    #2
      long tong 16.03.2007 09:12:04 (permalink)
      Để bổ túc cho tiểu đề "Hồ Chí Minh không vợ, sống độc thân" trong bài của bạn Marcel, long tong xin đóng góp một tài liệu nói về cuộc đời tình ái của HCM dưới đây:
       
      Ông Hồ mấy vợ? (Phần I)
       
      Ông Hồ mấy vợ? (Phần II)
       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.03.2007 09:14:01 bởi long tong >
      #3
        long tong 16.03.2007 11:29:35 (permalink)
         




        Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có gì để học?

        Nguyễn Văn Đài, luật sư từ Hà Nội
         
        www.nguyenvandai.blogspot.com
         
        Ngày nay những gì được gọi là tư tưởng của Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng lý luận, và là chỗ dựa tinh thần cũng như để che đậy sự cai trị độc đoán, chuyên quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Gần đây bộ chính trị cộng sản đã ra chỉ thị 06-CT/TW để yêu cầu toàn dân học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp theo ngày 16-1-2007 ra quyết định số 35-QĐ/TW thành ban chỉ đạo trung ương cuộc vân động toàn dân học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Vậy Hồ Chí Minh có tư tưởng gì mà những người cộng sản phải tiêu tốn nhiều tiền của của nhân dân để nghiên cứu rồi bắt học sinh, sinh viên, nay là là toàn dân học tập. Sau khi tôi đã đọc quyển giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh do nhà xuất bản chính trị quốc gia phát hành tháng 8 năm 2006 và đọc một số cuốn sách viết về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tôi chỉ thấy trong con người của Hồ Chí Minh có hai nhận thức quan trọng nhất và mang tính nền tảng trong cả cuộc đời hoạt động chính trị của ông, nhưng trong suốt 60 năm qua đảng cộng sản Việt Nam đã cố tình quên lãng, không áp dụng trong đường lối của họ. Hai nhận thức quan trọng đó là: Nhận thức về tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Đại cách mạng Pháp, Nhận thức thứ hai đó là về tư tưởng dân chủ, về giá trị quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hồ Chí Minh không có những tư tưởng của riêng mình, mà ông chỉ tiếp thu và làm theo tư tưởng của những người đi trước như Mác, Lê Nin, Mao.

        Nhận thức về tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ đã được Hồ Chí Minh thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập được đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Và trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946.

        Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cộng hoà Pháp năm 1789, điều này cho thấy Hồ Chí Minh mong muốn xác lập vững chắc những nguyên tắc bảo vệ quyền cá nhân con người trước quyền lực, khẳng định các quyền tự nhiên không thể bị tước đoạt của mỗi người. Hồ Chí Minh còn mong muốn xây dựng nhà nước dựa trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân và có nghĩa là: “Để đảm bảo cho các quyền này, con người thiết lập ra các chính phủ và chính sức mạnh của các chính phủ này là xuất phát từ sự ưng thuận của nhân dân. Và khi một hình thức chính phủ nào đó trở nên đối nghịch với các mục đích trên thì nhân dân có quyền thay đổi, hay phế bỏ chính phủ đó, và thiết lập nên một chính phủ mới, dựa trên nền tảng những nguyên tắc như vậy và tổ chức các quyền lực của mình theo hình thức nào đó để cho các quyền lực ấy có khả năng đảm bảo an ninh và hạnh phúc cho họ nhiều nhất.”

        Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946, thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng xã hội Việt Nam trên nền tảng dân chủ, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hiến pháp năm 1946 xây dựng trên ba nguyên tắc:

        “ - Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
        Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
        Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân và do nhân quyết định”.

        Hiến pháp 1946 khẳng định ngay trong điều đầu tiên là: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
        Điều đó có nghĩa mọi người dân Việt Nam đều có quyền tham gia chính trị thông qua các đảng phái chính trị mà họ là thành viên hoặc với tư cách độc lập. Và việc đảng phái chính trị nào lãnh đạo đất nước phải do toàn dân lựa chọn và quyết định thông qua cuộc bầu cử tự do dân chủ.

        Tóm lại trong cả cuộc đời hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh, ông ấy đã tiếp thu hai tư tưởng về nhân quyền và dân chủ có giá trị kinh điển từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cộng Hoà Pháp năm 1789 để áp dụng vào việc xây dựng đất nước Việt Nam dân chủ với thể chế chính trị đa đảng, tôn trọng phẩm giá của con người tức là tôn trọng những quyền tự nhiên, bất khả xâm phạm và thiêng liêng của mỗi con người. Và xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân. Đáng tiếc, đảng cộng sản Việt Nam sau khi nắm được quyền lực, họ đã thực hiện nền chuyên chính của mình, thực hiện chế độ độc đảng cầm quyền, hạn chế và tước bỏ đi những quyền căn bản nhất con người như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài, tự do biểu tình….

        Nay, để duy trì sự lãnh đạo độc đảng của minh, đảng cộng sản Việt Nam kêu gọi, vận động toàn dân học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, điều nay không thực tế, bởi chính đảng viên đảng cộng sản phải là những người phải học, và phải thấm nhuần những giá trị về dân chủ và nhân quyền mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu và để lại cho họ. Khi mà ngày nay vấn đề nhân quyền đã mang ý nghĩa toàn cầu và tôn trọng nhân quyền đã trở thành hòn đá thử vàng và là biểu tượng của công lý trong công việc đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia. Chỉ khi công lý được thực thi thì đảng cộng sản mới có thể tồn tại được, còn không thì sẽ tự huỷ diệt chính bản thân họ. Hồ Chí Minh đã có một câu nói khá nổi tiếng đó là: “ Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập chẳng có nghĩa gì”(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Sự thật 1984, Tập 4, tr 35)

        Những tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp thu mà nay đảng cộng sản Việt Nam phải thực thi ngay đó là: Tôn trọng tuyệt đối tất cả các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam . Từ bỏ chế độ độc đảng cộng sản lãnh đạo, chấp nhận xây dựng chế độ dân chủ đa đảng. Cùng với đại diện của các đảng phái, tổ chức chính trị, đại diện các tôn giáo, các tổ chức chính trị xã hội thành Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp và tiến hành soạn thảo Hiến pháp mới, luật bầu cử mới, tiến hành trưng cầu dân ý và bầu cử tự do, dân chủ có sự giám sát của cộng đồng quốc tế.
         
        Hà nội, ngày 31-1-2007
         
         
        http://anhduong.net/binhluan/Feb07/NVDai-HCM.htm
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.03.2007 11:33:55 bởi long tong >
        #4
          Ngọc Lý 07.11.2007 22:23:25 (permalink)

          Trong tất cả các tư tưởng của Hồ Chí Minh, tôi nghĩ đây là tư tưởng hay nhất, và áp dụng đúng lúc nhất để tạo được sức mạnh đoàn kết vô cùng sâu rộng cho toàn dân Việt Nam năm 1945, đưa đến chiến thắng Điện Biên năm 1954, và đã tạo ra bao tinh thần yêu nước lý tưởng, trong sáng, của tầng lớp trí thức kiệt hiệt nhất vào giai đoạn này.




          Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán,
          ngày 11-11-1945

          1- Cǎn cứ vào điều kiện lịch sử, tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước, nhận rằng lúc này chính là cơ hội nghìn nǎm có một cho nước Việt Nam giành quyền hoàn toàn độc lập;

          2- Xét rằng: muốn hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng vĩ đại ấy, sự đoàn kết nhất trí của toàn dân không phân biệt giai cấp, đảng phái là một điều kiện cốt yếu;

          3- Để tỏ rằng: những đảng viên cộng sản là những chiến sĩ tiền phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tụy vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc;

          4- Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà.

          Ban Chấp hành Trung ương
          Đảng Cộng sản Đông Dương
          họp ngày 11 tháng 11 nǎm 1945, nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương.

          Những tín đồ của chủ nghĩa cộng sản muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương".

          Tiếc thay, tư tưởng này chỉ được tuân theo và phát huy trong một thời gian rất ngắn ngủi.

          Đến năm 1954, thì loạt tư tưởng Mao Trạch Đông với Cải Cách Ruộng Đất và tiêu diệt giai cấp trí thức tiểu tư sản của Việt qua vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm, đã hoàn toàn xóa bỏ tư tưởng dân tộc của người trẻ Nguyễn Tất Thành, tạo bao oan nghiệt cho đến mãi hôm nay.

          Tôi đoán nếu Nguyễn Tất Thành còn giữ đủ chí khí độc lập, tự do, lý tưởng dân chủ, tình tự dân tộc, thì ông buồn lắm vào những năm 1954 trở đi. Có phải con người dân tộc của ông lúc ấy đã bị giam lỏng hay chết rồi?

          Ngày nay, chúng ta đang ở giai đoạn độc lập, tự chủ, sao không theo đuổi tư tưởng này: giải tán Đảng Cộng Sản, để lớp người bỏ mình những năm 1945 - 1954 -1968 - 1975 - 1985 - cho đến nay, được giải oan, ngậm cười nơi chín suối:




          Kính xin ông bà tổ tiên
          các anh hùng liệt sĩ đã thành hồn thiêng sông núi
          phù hộ cho dân Việt vượt qua các u mê
          để tha thứ cho tội ác của người chết
          đừng bắt oan và hành hạ người sống
          mà hãy trọng dụng các người yêu nước
          để ra khỏi vũng lầy hiện tại
          và tiến đến một tương lai tươi sáng hơn
          trong tinh thần Dân Tộc
          không theo đuổi các bài bản ngoại lai
          từ phương Bắc hay phương Tây,
          phản với tinh thần Lạc Việt.

          sóng trăng



          http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=2&subtopic=7&leader_topic=81&id=BT2650338650
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2007 22:40:39 bởi Ngọc Lý >
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9