Tôi đi biểu tình
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 5 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 61 bài trong đề mục
Quang Khôi 25.06.2007 07:31:51 (permalink)
Tôi đi biểu tình
 
Biểu tình hay từ chức cũng được cho là một tập tục được hình thành trong giai đoạn mới đây.
 
Xin kể vể việc tôi đi biểu tình.  Biểu tình là phản đối, đòi hỏi, hay gây sự chú ý...
 
Sáng sớm June 24, 2007 trên đoạn đường số 4th  S. gần thư viện ngàn kim cương, xe cảnh sát đậu chận đường không cho xe lưu thông.
 
Khi biểu tình thì Quý Bạn sẽ thấy cờ xí quốc gia, cơ sở, hay logo tượng trưng cho mình.
 
Tất nhiên có cà các chú chó mặc cùng màu áo với nhóm đó.
 
Chắc chắn rằng không thiếu các mảng rún hở mà da thịt đã bôi kim tuyến mấp nháy.
 
Noí về các cơ quan, cơ sở treo cờ xí, bong bóng đủ maù sắc để ủng hộ nhóm biểu tình hay phô trương quãng caó cho cá nhân mình.  Tuỳ Bạn.
 
Còn tôi thì tôi hoan hỗ cá nhân mình, nhất là ủng hộ chánh mình tôi.
 
Biểu tình chống chủ nghĩa ư, xưa rồi tám ạ.
 
 
Hôm nay tôi hiên ngang đi biểu tình để mọi người có thể nhìn thấy tôi cặp kẻ bạn đời tôi, đi hiên ngang.  Tôi và bạn đời tôi cùng mặc xa lỏn, aó thun dù trời có se lạnh cuả xứ mưa Seattle.
 
Biểu tình của chúng tôi, cuả Gay, Les, Trans, and... for ever
 
Mừng phong tục và văn hoá biểu tình.
 
#1
    Quang Khôi 25.06.2007 23:00:38 (permalink)
    Biểu tình khỏa thân 



    Hàng trăm người đã đạp xe tham gia cuộc biểu tình khỏa ở trung tâm Luân Đôn hôm cuối tuần.


    Cuộc biểu tình độc đáo này bắt đầu năm 2004 để cổ động cho việc sử dụng xe đạp chứ không lạm dụng xe hơi.





    ''Khỏa thân thế này cho thấy những người đi xe đạp mong manh thế nào giữa dòng xe cộ," một người tham gia nói.




    Theo luật trần truồng nơi công cộng sẽ bị cảnh sát bắt nhưng trong trường hợp này mọi người ít ra cũng còn mang dép!





    Ngoài Luân Đôn tại các thành phố khác như Brighton, Bath, York và Edinburgh cũng có tổ chức các cuộc biểu tình tương tự.




    document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';

    Theo thông tin của ban tổ chức, sự kiện này được thực hiện tại 70 thành phố trên thế giới. Trong hình là ở Mexico City.



     
    Du khách viếng Nhà Trắng ở Washington được dịp ghi lại những tấm hình thú vị.

    [/link]

    [link=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2007/06/070613_nakedprotest.shtml]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2007/06/070613_nakedprotest.shtml
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.06.2007 23:04:57 bởi Quang Khôi >
    #2
      Quang Khôi 26.06.2007 07:00:43 (permalink)



      Hàng vạn người chống phá thai biểu tình tại thủ đô Washington



      23/01/2007









      Các biểu ngữ ủng hộ và chống đối việc phá thaiHàng vạn người chống phá thai đã biểu tình tại thủ đô Hoa Kỳ hôm thứ Hai nhân dịp kỷ niệm 34 năm Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ xem phá thai là hợp pháp. Các cuộc biểu tình và tụ tập tương tự cũng đã được tổ chức tại nhiều thành phố Hoa Kỳ.
       
      Tại Washington đoàn biểu tình đã đi ngang qua trụ sở Quốc Hội và trụ sở Tối Cao Pháp viện.
       
      Tổng Thống Bush đã lên tiếng với đoàn biểu tình qua điện thoại và được phát lớn qua các loa. Ông nói rằng ông đồng tình với mục tiêu của đoàn biểu tình là mong có một ngày nào đó, trẻ em nào cũng được cuộc đời chào đón và được luật pháp bảo vệ.
      Nghị Sĩ Sam Brownback của đảng Cộng Hòa, người vừa loan báo ra tranh cử Tổng Thống kỳ tới, cũng tham gia cuộc biểu tình.
       
      Trong khi đó, phe ủng hộ phá thai cũng dự định tổ chức những cuộc biểu tình và tụ tập nhỏ hơn tại Washington và các thành phố khác.
       
      Vào ngày 22 tháng giêng năm 1973 Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết xem phá thai là việc làm hợp pháp, qua vụ án nổi tiếng, có tên là "Roe versus Wade" .

      http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2007-01/2007-01-23-voa3.cfm?CFID=92948271&CFTOKEN=15262281
      #3
        Quang Khôi 26.06.2007 07:06:11 (permalink)




        Biểu tình chặn đường tàu tại Trung Quốc
        Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói hơn 200 người biểu tình đã chặn các tuyến xe lửa chính do bị đe dọa giảm thu nhập
        » 97.39% Sự liên quan  |  22/03/2007  |  Á Châu
         





        Năm người chết trong biểu tình
        Ít nhất năm người Afghanistan thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối tranh biếm họa về Đấng tiên tri Muhammad
        » 97.39% Sự liên quan  |  06/02/2006  |  Tin thế giới
         






         





        Một cuộc biểu tình kỷ lục ở Beirut
        Gần một triệu người ủng hộ phe đối lập đã biểu tình ở thủ đô Beirut một tháng sau khi cựu thủ tướng bị ám sát
        » 97.39% Sự liên quan  |  15/03/2005  |  Tin thế giới
         





        Biểu tình ủng hộ Syria
        Hàng trăm ngàn người biểu tình tại thủ đô Lebanon, bày tỏ sự ủng hộ với Syria trong lúc Syria bắt đầu rút quân
        » 97.39% Sự liên quan  |  09/03/2005  |  Tin thế giới
         





        Biểu tình đòi rút quân khỏi Iraq
        Tại Anh hàng ngàn người biểu tình chống cuộc chiến Iraq đòi rút quân đội Anh khỏi Iraq
        » 97.39% Sự liên quan  |  18/10/2004  |  Tin thế giới
         





        Biểu tình lớn tại Haiti
        Hàng ngàn người Haiti đã xuống đường biểu tình tại thủ đô Port-au-Prince đòi Tổng thống Aristide phải từ chức
        » 97.39% Sự liên quan  |  15/02/2004  | 
         





        Biểu tình lớn chống Bush ở Luân Đôn
        Ít nhất 100.000 người đã biểu tình ở Trung tâm Luân Đôn phản đối tổng thống George Bush và thủ tướng Anh Tony Blair
        » 97.39% Sự liên quan  |  20/11/2003  | 
         





        Người Việt ở Ba Lan biểu tình
        Vài người biểu tình phản đối ông Trần Đức Lương, trong lúc hàng trăm người khác cầm cờ chào đón, quí vị nghĩ gì ?
        » 97.39% Sự liên quan  |  14/10/2003  | 
         





        Biểu tình phản đối tổng thống Ai cập
        Một cuộc biểu tình lớn diễn ra tại thủ đô Cairo đúng vào hôm ông Mubarak tuyên thệ nhậm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ năm
        » 96.87% Sự liên quan  |  27/09/2005  |  Tin thế giới

         
        http://newssearch.bbc.co.uk/cgi-bin/search/results.pl?scope=vietnamese&tab=vietnamese&order=sortboth&q=Bi%C3%AA%CC%89u+ti%CC%80nh&go.x=23&go.y=9
        #4
          Ngọc Lý 26.06.2007 07:17:22 (permalink)
          Con số Việt Kiếu biểu tình chống CSVN và ông Nguyễn Minh Triết trong tháng 6/2007

          Cho đến ngày 23/6/2007, trên toàn thế giới, số Việt Kiếu thay vì về thăm Việt Nam đã đi biểu tình chống phái đoàn Nguyễn Minh Triết.

          Con số tồng quát theo báo chí là:

          Tại Hoa Thịnh Đốn: Từ 1500 - 3000 ngưới [1]
          Tại California:   Tử 2000 - 5000 người  [2]
          Tại Sydney, Úc:  Khỏang 1,500 ngưới  [3]

          Tổng cộng từ 5000 - 10000 người Việt đã không về thăm VN mà lại đi biểu tính chống CSVN và sự đàn áp nhân quyền của họ.

          Tính tối thiểu mỗi người Việt mang vế 10,000 USD trong một chuyến vế thăm.

           Đảng CSVN và nhóm chủ trương đàn áp nhân quyển đã làm thất thu: 
           
          10000USD x 10000 Việt Kiều  = 100 triệu USD trong tháng 6.

          Số ngọai tệ này tương đương vối 1/10 số tiến giao thương với Trung Quốc mang lại trong năm qua.



          ______________
          [1] http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=278896
          [2] http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=278560
          [3] http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=279022&mpage=1&key=&#279022
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.06.2007 08:55:44 bởi Ngọc Lý >
          #5
            Quang Khôi 30.06.2007 10:44:18 (permalink)
            Đồng bào Tiền Giang vẫn còn tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 sang ngày thứ 4
             
            Sáng nay lúc 9 giờ sáng ngày 25 tháng 6 năm 2007, chúng tôi đã trao đổi với chị Hoa và được biết hiện nay số đồng bào Tiền Giang ở lại trước Quốc Hội 2 là trên 200 người và số vẫn còn nhiều đồng hương đang trên đường đến địa điểm biểu tình nên số người nầy sẽ tăng nhiều trong vài giờ nữa.
             
            Chị Hoa cho biết dù mệt mõi sau hơn 3 ngày di chuyển và ở ngoài đường, nhất là các vị cao niên nhưng tinh thần đồng bào rất mãnh liệt quyết tâm tiếp tục biểu tình cho đến khi nào nguyện vọng của họ đụợc giải quyết thích đáng chứ không phải chỉ là lời hứa suông cho qua chuyện như đã xẩy ra. Cơ quan Thanh Tra Chính Phủ Liên Ngành hứa sẽ giải quyết việc Ủy Ban Nhân Dân Tiền Giang đã chứa chấp cán bộ tiêu cực tham nhũng để cướp đoạt tài sản của dân. Ngoài ra, chị Hoa cũng cho biết đích thân ông Quận trưởng đại diện chính quyền hứa hẹn trong ngày hôm nay sẽ giải quyết đòi hỏi chính đáng của đồng bào, xin chờ xem.
             
            Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.
             
            Người đưa tin từ Sài Gòn
             
            http://www.canh-en.de/index.php?id=123&tx_mininews_pi1[showUid]=12892&cHash=bdf49d98d7
            #6
              Quang Khôi 30.06.2007 11:03:18 (permalink)
              Biến Cố Thiên An Môn, Bộc Phát Hay Ðược Sửa Soạn Trước ?
               
              Từ ngày biến cố Thiên An Môn xảy ra đến nay đã là 10 năm. Thời gian đã làm mờ đi bao kỷ niệm. Nhưng thời gian cũng giúp chúng ta có một cái nhìn bình thản, khách quan hơn về kỷ niệm, về biến cố. Chúng ta hãy cùng nhau hồi tưởng, tìm ra nguyên nhân xa gần và nhất là xét xem đó là một hiện tượng bộc phát hay có sửa soạn trước.
              Nguyên nhân xa gần:
              A. Nguyên nhân xa:
              Người ta có thể nói nguyên nhân sâu xa của biến cố Thiên An Môn 1989 là sự thành công của chính sách kinh tế cải cách của Ðặng Tiểu Bình, tình trạng phe phái trong nội bộ đảng cộng sản Tàu và những biến cố chính trị ở thế giới, nhất là tại Ba Lan và Liên Bang Nga.
              1) Sự thành công của chính sách cải cách kinh tế của Ðặng Tiểu Bình.
              Dù muốn hay không, ai cũng phải công nhận rằng cải cách kinh tế của họ Ðặng từ năm 1978 đã mang đến những kết quả to lớn, thay đổi hẳn xứ Tàu. Vào năm 1982, nhờ những cải cách ở nông thôn, trở về tư hữu hóa, canh nông đã có những thành quả to lớn. Sự thành công này đã đưa đến thực thể là kinh tế chiếm ưu thế trên ý thức hệ, làm đổ bể ý thức hệ Mác - Lê, Mao, và cả tư tưởng Khổng Mạnh cổ truyền, làm đảo lộn trật tự xã hội từ xưa đến nay.
              Trên thực tế Thương đã chiếm ưu thế. Ngày xưa để chế riễu sĩ, người ta có câu : "Nhất sĩ nhì nông, vác rá chạy rong, nhất nông nhì sĩ". Ngày nay lại có câu : "Nhất sĩ nhì thương, tiền bạc lương bương, nhất thương nhì sĩ". Ví dụ điển hình là một anh bán thuốc lá lẻ ở đầu đường Bắc Kinh xưa kia, nay nhờ khéo luồn lọt, mai mối, chạy được những môn bài, đã trở thành giàu có, chủ bự một hãng xuất nhập cảng, đi xe Mercedes, mướn cả chục kẻ sĩ, tiền lời hàng tháng gấp trăm vạn lần lương một giáo sư đại học. Lương công chức, giáo chức thì thuyên giảm từng ngày từng giờ vì lạm phát, trong khi đó thì tiền thù lao buôn bán có thể tăng theo lạm phát, ngay cả tiền thù lao của những người kéo xe, chạy taxi.
              Mặt trái của sự thành công về mặt kinh tế này là tạo thêm hố sâu giàu nghèo giữa người dân bần cùng và những người có quyền thế, từ đó gây ra nhiều bất mãn trong xã hội.
              2) Tình hình nội bộ đảng cộng sản Tàu.
              Về tình hình chính trị nước Tàu từ cuối năm 1986, lúc Hồ Diệu Bang từ chức, đến biến cố Thiên An Môn 89, đảng cộng sản Tàu chia làm ba khuynh hướng kình chống nhau: quân phiệt, bảo thủ và cải cách:
              a. Khuynh hướng quân phiệt
              Ðây là khuynh hướng của phần đông tướng lãnh già và những người cho rằng chính quyền chỉ có thể có được trên đầu súng. Những người nhắc đến Mao qua câu nói "Chính quyền trên đầu ngọn súng", hay Marx qua quan niệm "bạo động là bà đỡ của sự hình thành xã hội" cũng nằm trong khuynh hướng này. Mặc dầu có nhiều người theo nhưng khuynh hướng này không trở thành một lực lượng chính trị riêng biệt, nó thường "gió chiều nào theo chiều đó". Trước Hội Nghị Trung ương Ðảng tháng 1/1935 ở Thiểm Tây, họ theo Vương Minh. Sau Hội Nghị, Mao thắng thế, họ theo Mao. Khi Mao chết, họ theo Hoa Quốc Phong, rồi lại bỏ Hoa Quốc Phong theo Ðặng Tiểu Bình. Sự lật lọng này chứng tỏ họ không có một đường lối chính trị rõ rệt, nhưng họ lại là những người quyết định trong những cuộc tranh giành quyền hành, vì họ ngã theo phe nào thì phe đó thắng. Ai kiểm soát được quyền hành của đảng, bắt buộc phải có những người này hậu thuẫn.
              Vương Chấn, một ông tướng có cử chỉ thô bỉ, lời nói tục tằn, bất nhất, nhưng rất khéo đánh hơi để gió chiều nào theo chiều ấy, là đại diện cho khuynh hướng này. Họ không dùng cây súng ở chiến trường, nhưng họ rất giỏi dùng cây súng ở hậu trường, để giành quyền hành, địa vị. Ðặng Tiểu Bình đã gọi Vương Chấn : "Ðó là khẩu Bazoka đáng yêu của tôi". Họ có thể bắn bất cứ ai, bảo thủ hay cải cách, giáo điều hay cấp tiến. Họ là những giọt nước cuối cùng làm tràn ly, làm cho Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương phải từ chức.
              b. Khuynh hướng bảo thủ.
              Trước khi Mao được bầu làm Tổng Bí Thư trên đường Vạn Lý Trường Chinh, đảng cộng sản Trung Quốc bị chi phối bởi 28 người học ở Nga về, gồm có Trần Vân, Keng Sheng, Dương Thiệu Côn, v.v..., cầm đầu bởi Vương Minh và Bo Gu. Trên đường Vạn Lý (1934-1936), Mao, tân Tổng Bí Thư, thành lập Bộ Chính Trị nhưng vẫn phải nhượng bộ, để Trần Vân giữ chức tổ chức đảng và Keng Sheng đặc trách an ninh và xã hội. Từ khi đảng cộng sản Trung Hoa nắm chính quyền vào năm 1949, Trần Vân và Keng Sheng vẫn còn ảnh hưởng mạnh trong đảng, nhất là trong lãnh vực ý thức hệ và kinh tế.
               
              Trong những năm đầu thập niên 1950, Trần Vân chủ trương một chính sách kinh tế hoàn toàn rập khuôn theo mô hình Staline: kế hoạch, tập trung đến mức độ cao nhất, đặt ưu tiên cho kỹ nghệ nặng, kỹ nghệ chiến tranh, hoàn toàn hy sinh canh nông. Sau này ông vẫn trung thành với kinh tế tập trung kế hoạch. Ông quan niệm kiểm soát kinh tế như kiểm soát con chim trong lồng, chim có thể bay nhảy, nhưng vẫn ở trong lồng. Về phương diện ý thức hệ, ông và Keng Sheng hoàn toàn theo Staline chủ trương độc đoán, độc tài trong lãnh vực văn hóa và tư tưởng, cấm triệt để tự do ngôn luận, báo chí và chính trị. Keng Sheng là người chống chủ nghĩa xét lại của Khrouchtchev mãnh liệt nhất.
              Khuynh hướng bảo thủ, chung quanh Trần Vân có Deng Liqun, Hồ Quý Mão, Yao Yilin và Song Ping.
              c. Khuynh hướng cải cách.
              Ðây là khuynh hướng của phần đông trí thức tiến bộ. Họ tin tưởng rằng tự do, dân chủ là động lực chính làm cho nhân loại tiến triển và nước Tàu muốn theo kịp đà tiến triển của nhân loại thì cũng phải chấp nhận tự do, dân chủ. Tự do, dân chủ phải là nguyên tắc hành động chính của đảng cộng sản Tàu. Ðây là những người xuất thân từ hai thế hệ, từ thời kháng chiến chống Nhật đến thời kháng chiến giải phóng. Họ luôn luôn là nạn nhân của phe bảo thủ và quân phiệt qua những lần tranh giành quyền hành và thanh trừng nội bộ.
              Trước và sau phiên họp khoáng đại trung ương đảng lần thứ 3 của đại hội đảng lần thứ 11, Hồ Diệu Bang cố gắng giải phóng tư tưởng, nhằm dân chủ hóa đời sống chính trị và văn hóa, thẩm định lại những tiền án bất công, do những vu khống, những lời buộc tội vô căn cứ gây nên trước kia. Do đó khuynh hướng này đã từ từ phục hồi và đã có thể đóng góp vai trò tiền phong trong công cuộc cải cách và phát triển của Trung Hoa. Tuy nhiên khuynh hướng này còn quá non yếu, bởi lẽ đó nó không thể đương đầu với hai khuynh hướng bảo thủ và quân phiệt.
               
              Ngày 30/12/86, Hồ Diệu Bang bị buộc phải từ chức. Sau đó, khuynh hướng thật sự cải cách, tự do, dân chủ ở trong đảng bị yếu hẳn đi, không còn người đại diện. Triệu Tử Dương không được nhóm trí thức tiến bộ ở trong đảng khâm phục. Vì vậy, phe cải cách quá yếu, khi phải đương đầu với phe quân phiệt và bảo thủ. Kế hoạch đánh phá phe cải cách của phe quân phiệt và bảo thủ bắt đầu từ 1986. Họ dùng chiến lược chia để đánh, trước đó là đánh Hồ Diệu Bang, sau đến lượt Triệu Tử Dương.
               
              Trong lúc khuynh hướng tự do, dân chủ đang bị yếu thế trong đảng thì ngược lại ngoài quần chúng, khuynh hướng này lại phát triển mạnh, nhất là trong giới sinh viên, học sinh và trí thức, có người vẫn tin tưởng Hồ Diệu Bang sẽ trở lại chính quyền. Do đó, tin Hồ Diệu Bang chết làm họ bàng hoàng, tuyệt vọng, đi đến bạo động.
              3) Tình hình cộng sản thế giới, nhất là tại Liên Xô và Ba Lan.
              Tình hình cộng sản thế giới vào những thập niên trước biến cố Thiên An Môn, bề ngoài có vẻ tốt đẹp nhưng bên trong khủng hoảng trầm trọng. Những chiến thắng ở Việt Nam, Cam Bốt và một vài cuộc đảo chính thành công của một vài tướng tá thân cộng ở Phi Châu, không thể che lấp những tranh chấp trở nên gay gắt giữa các nước cộng sản, tranh chấp Nga-Hoa, tranh chấp Việt-Hoa, tranh chấp Việt-Cam Bốt, và nhất là khủng hoảng nội bộ của Nga, như những ung nhọt, cố che đậy, nay đến ngày đến giờ nổ tung ra, lở loét khắp nơi.
              Chính vì vậy mà sau thế chiến, Staline muốn quay về hàn gắn nội bộ, hòa hoãn với tư bản, chủ trương "Cộng sản trong một quốc gia" (Communis- me dans un seul pays), chống lại quan niệm đẩy mạnh cách mạng cộng sản trên toàn thế giới của Trotski. Ngày nay qua những tài liệu mật ở Moscou được tiết lộ, thì ngay việc đóng quân lại ở Tây Ðức cũng đã là đề tài thảo luận sôi nổi của Bộ Chính trị đảng Cộng sản Liên Sô thời bấy giờ. Staline phân vân, Beria chống đối.
               
              Chính sách sửa sai nội bộ, hòa hoãn với tư bản, được tiếp tục bởi Khrouchtchev, mặc dầu Khrouchtchev chống chính sách tôn sùng và độc tài cá nhân của Staline.
               
              Khrouchtchev bị hạ bệ bởi Brejnev, chánh sách sửa sai nội bộ, hòa hoãn với tư bản bị bãi bỏ. Brejnev triệt để theo chính sách dấu diếm khó khăn nội bộ, triệt để đẩy mạnh cách mạng cộng sản trên toàn thế giới, bằng cách chạy đua vũ trang, hết sức giúp đỡ các phong trào cộng sản thế giới. Chính sách này quá hao tổn, làm kiệt quệ xứ Liên Sô, trong khi đó những khó khăn không giải quyết, bị dấu diếm, đến ngày đến tháng phát hiện, như một mụn nhọt, lở lói khắp nơi. Ðó là tình trạng Liên Sô vào cuối thời Brejnev và sau đó: hối lộ lan tràn khắp nơi, ăn cắp của công, nghiện ngập, ma túy, bỏ công sở trong giờ làm việc v.v...
              Brejnev chết, Andropov lên thay, Andropov chết, Chernenkov lên thay, rồi Chernenkov lại chết, Gorbatchev lên thay, tất cả diễn ra trong vòng hai năm trời, từ năm 1982 đến năm 1984. Người ta nghĩ chỉ có Gorbatchev là đại diện phe cải cách. Thực tế không phải vậy, Andropov cựu giám đốc KGB, đã là đại diện phe cải cách. Thay đổi chính sách là một câu hỏi lớn được đặt ra trong Trung ương đảng cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ.
               
              Ðiều oái oăm lại chính là phe quân đội và công an KGB là phe đòi thay đổi chính sách mạnh nhất. Phải chăng họ là những người có dịp tiếp xúc với bên ngoài, thấy rõ mọi yếu kém trên mọi lãnh vực của Liên Xô so với các nước tư bản.
              Từ 1984 đến 1989, năm năm trước ngày xảy ra biến cố Thiên An Môn, nước Nga dưới quyền lãnh đạo của Gorbatchev, đi theo chính sách trong sáng (Glasnost) và cải tổ (Perestroika). Lúc đầu Gorbatchev cũng không dám đi quá mạnh, chỉ đưa ra những đạo luật như cấm nghiện rượu, hút xách, phạt những người bỏ sở trong giờ làm việc. Nhưng những biện pháp này không có hiệu quả. Sau đó Gorbatchev phải đi đến những biện pháp mạnh như tự do hóa một phần nào chế độ, chấp nhận một phần nào những cuộc bàn cãi tự do trong nội bộ, thanh trừng gắt gao những phần tử cao cấp ăn hối lộ...
              Thêm vào đó lại còn có các nước Ðông Âu đòi độc lập, nhất là Ba Lan. Dân Ba Lan có một truyền thống quốc gia dân tộc, chống độc tài phát xít và cộng sản từ lâu, vì họ luôn luôn là nạn nhân của hai lực lượng này. Cuộc tranh đấu đòi dân chủ, tự do của họ đã mang đến những kết quả rõ rệt vào đầu năm 1989, ngày 6/2/89 khai mạc hội nghị bàn tròn tại Varsovie gồm 57 đại diện Chính quyền, Ðối lập và Tôn giáo để thiết lập chế độ đa khuynh đa đảng và bầu cử tự do.
               
              Không đầy một tuần sau, từ ngày 10 đến ngày 11/2/89, Trung ương đảng cộng sản Hung Gia Lợi họp hội nghị khoáng đại tại Budapest chấp nhận đa khuynh đa đảng và bầu cử tự do theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
               
              Tất nhiên là giới lãnh đạo Trung Hoa, nhất là Ðặng Tiểu Bình theo dõi kỹ tình hình thế giới, tình hình cộng sản quốc tế, đặc biệt là tại Liên Sô và Ðông Âu vào lúc này.
               
              Có một điều ngạc nhiên là cho đến cuối năm 1986, Ðặng Tiểu Bình còn muốn cởi mở chế độ, cải tổ cơ cấu chính trị. Từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 9/1986, Ðặng Tiểu Bình đề cập 4 lần đến cải tổ chính trị. Thế nhưng, ngày 30/12/86, Ðặng Tiểu Bình triệu tập Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Wan Li, Hu Qili, Lý Bằng và He Dongchang. Ông trách Hồ Diệu Bang chần chờ trong việc trục xuất Wang Rouwang ra khỏi đảng. Ông tấn công trực chỉ Fang Lizhi, bác học vật lý nguyên tử, Sakharov của Trung Hoa. Ông còn đòi trục xuất ông này ra khỏi đảng. Ngày 16/12/86, các đài phát thanh và truyền hình thông báo Hồ Diệu Bang từ chức Tổng Bí Thư.
               
              Tại sao họ Ðặng lại thay đổi ? Phải chăng họ Ðặng quan sát tình hình tại Liên Sô và Ðông Âu, thấy Gorbatchev dần dần không kiểm soát nổi tình hình, họ Ðặng sợ bị rơi vào cảnh của Gorbatchev ? Phải chăng trong đảng, phe bảo thủ và quân phiệt mạnh, Ðặng Tiểu Bình cũng không thể nào làm sao hơn là phải đứng về phía họ ?
               
              Phải chăng, trong biến cố Thiên An Môn, vì Triệu Tử Dương không kiểm soát nổi tình hình để sinh viên có những biểu ngữ chống họ Ðặng ? Phải chăng vì sinh viên đi quá lố, không có một chiến lược đấu tranh như Solidarnosc đi từng bước một, mà nhất quyết phải đạt đến mục đích tối hậu ngay từ lúc đầu, mặc dầu tương quan lực lượng còn chênh lệch và điều này đã làm cho Ðặng Tiểu Bình sợ mất quyền lực nên thay đổi thái độ ?
               
              Hai lý do này cũng chỉ đúng một phần, chứ không hoàn toàn; vì theo như những quan sát viên có thẩm quyền và am tường về tình hình nước Tàu thì họ Ðặng vẫn làm chủ tình hình nước Tàu và đảng cộng sản cho tới năm 1995. Bằng cớ là ngay sau biến cố Thiên An Môn, phe bảo thủ cũng không thể đưa người của mình lên chức Tổng Bí Thư. Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về họ Ðặng và chính họ Ðặng đã dập tắt cơ hội dân chủ hóa Trung Quốc.
               
              Sở dĩ Ðặng Tiểu Bình dập tắt phong trào Thiên An Môn 89 vì bản chất con người của Ðặng vẫn là con người bảo thủ. Ông theo cộng sản không phải là vì tiến bộ mà là vì ái quốc. Ông vẫn còn nặng đầu óc phong kiến và quân phiệt. Lúc đó trong đảng CS Tàu đang bàn cãi quan niệm : nên bỏ đường lối đệ tam quốc tế CS của Lénine để trở về đường lối đệ nhị Quốc tế CS Kautsky, Rosa Luxembourg, Bernstein, hay nói rõ hơn là theo đường lối Dân Chủ Xã Hội Tây Âu như Ðức, Pháp, Anh, Thụy Ðiển, v.v... hay không ? Nên nhớ đầu năm 1989, đảng Xã Hội Dân Chủ Ðức họp ở Berlin và chấp nhận cương lĩnh Berlin. Gorbatchev đã cho dịch bản cương lĩnh này ra tiếng Nga. Ông cho rằng Cương Lĩnh Berlin 89 là đường lối mà các đảng CS nên theo. Trong khi đó tại nước Tàu, trước đó có Hồ Diệu Bang, sau này có Triệu Tử Dương, Wan Li muốn trở về Ðệ Nhị Quốc Tế; Ðặng Tiểu Bình, vợ Chu ân Lai và những người bảo thủ vẫn muốn giữ đệ tam. Nói một cách khác đi, Thiên An Môn 89 là sự đối đầu của Ðệ Nhị và Ðệ Tam Quốc Tế Cộng sản.
              B. Nguyên nhân gần.
              Như đã nói ở trên, khuynh hướng đòi tự do dân chủ ngày càng phát triển mạnh trong giới quần chúng Trung Quốc. Lợi dụng ngày đại lễ kỷ niệm 4/5/1919, ngày học sinh, sinh viên nổi dậy chống chính quyền đương thời (người cầm đầu là Trần Ðộc Tú, sáng lập viên và Tổng Bí Thư đầu tiên Cộng đảng Tàu), ngày mà dân chúng có quyền tụ họp mà chính quyền không để ý, nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu những cuộc tập hợp đông đảo.
               
              Thêm vào đó, cái chết đột ngột của Hồ Diệu Bang vào ngày 15/4/1989 như một tiếng sét lớn trong dân và giới trí thức tiến bộ, bắt đầu từ thủ đô rồi lan truyền rộng rãi khắp trong nước. Khi nghe ông chết, dân chúng lập tức biểu tình ở thủ đô, rồi lan tràn khắp nơi, đưa đến cuộc biểu tình vĩ đại tại Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989.
              Biến cố Thiên An Môn bộc phát hay được sửa soạn trước ?
              Han Dan Feng, một lãnh đạo sinh viên ở quảng trường Thiên An Môn 89, cho rằng biến cố Thiên An Môn không có gì là sửa soạn trước, vì theo anh, trong một chế độ độc tài như chế độ Trung Cộng, nếu sửa soạn trước thì sẽ bị bắt ngay. Ðây cũng là ý kiến của một số người.
              Nhưng ai cũng rõ, trong một chế độ độc tài, nhất là một chế độ như cộng sản Tàu, người dân không ai dám tự động biểu tình, họ chỉ dám khi có hậu thuẫn của một phe phái nào ở phía sau như trường hợp Cách Mạng Hồng Vệ Binh thì có hậu thuẫn của Mao, và trường hợp  dân biểu tình ở Thiên An Môn năm 1976 và năm 1978 thì có hậu thuẫn của Ðặng.
               
              Cho tới ngày nay, qua nhiều tin tức, qua những sự phối kiểm, có giả thuyết cho rằng Triệu Tử Dương, đương kim Tổng Bí Thư và Wan Li, đương kim chủ tịch Quốc hội lúc ấy, hai nhân vật đại diện cho phe cải cách, đứng sau Thiên An Môn 89. Thêm vào đó còn có một nhóm trí thức của đại học Bắc Kinh, nhất là của Viện nghiên cứu Khoa Học Xã Hội.
               
              Hai ông Triệu Tử Dương và Wan Li đã vắng mặt lúc đầu. Họ Triệu thì công du ở Bắc Hàn, họ Wan thì công du ở Canada. Lúc phong trào trở nên mạnh thì hai ông mới trở về nước, nghĩ rằng Ðặng Tiểu Bình sẽ ngã theo phong trào. Nhưng hai ông đã lầm, vì lúc đó là lúc hai ông không kiểm soát nổi phong trào và đã có những phần tử chống Ðặng chăng biểu ngữ đã đảo họ Ðặng. Họ Ðặng ngã về phía bảo thủ. Triệu Tử Dương còn lầm ở chỗ cho rằng giới bảo thủ không bao giờ dám dùng quân đội đàn áp dân và sinh viên, phong trào sinh viên 89 sẽ kéo dài lâu, thức tỉnh dân, học sinh, sinh viên và thợ thuyền, đi đến chỗ tổ chức những hiệp hội sinh viên độc lập, công đoàn thợ thuyền độc lập, như kiểu ở Ba Lan, đòi chính quyền ngồi vào hội nghị bàn tròn, cởi trói chính quyền, tự do hóa chế độ.
              Chắc Triệu Tử Dương và những người đứng sau Thiên An Môn 89 đã nghiên cứu kỹ những biến cố đã xảy ra ở Ba Lan với công đoàn Solidarnosc trước đó. Tính toán này của họ Triệu cũng không phải dở. Hơn thế nữa, đã hơn một năm, mặc dầu là Tổng Bí Thư, nhưng họ Triệu đã bị đứng vào thiểu số trong Bộ Chính Trị và trong Trung ương đảng. Họ Triệu bắt buộc phải hành động và đây là cách hành động duy nhất để lấy lại quyền. Qua kinh nghiệm lịch sử gần nhất, Mao đã dùng Hồng Vệ Binh để lấy lại quyền năm 1965, Ðặng cũng dùng sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn 1978 để giành lại quyền với Hoa Quốc Phong, người thừa kế của Mao, sau khi Mao chết được hai năm.
               
              Nhưng Triệu không phải là Mao và Triệu cũng không phải là Ðặng. Uy tín của Mao khác hẳn uy tín của Triệu, trên Mao không có ai, trên Triệu còn có Ðặng, Mao quyết liệt và đi đến cùng, trong khi đó thì Triệu lừng khừng không quyết đoán. Triệu Tử Dương cho ta có cảm tưởng chỉ là người do thời cuộc, biến cố đưa lên, hơn là người tạo ra biến cố. Vì thế cuộc biểu tình ngày 4/6/1989 đã thất bại.
               
              Bởi lẽ đó phong trào Thiên An Môn 89 đã mang màu sắc chính trị ngay từ lúc đầu. Nó có tính bộc phát vì cái chết bất ngờ của Hồ Diệu Bang. Nhưng nó có tính chất sửa soạn trước ở chỗ những người theo khuynh hướng cải cách, tự do, dân chủ, ý thức được trào lưu tiến hóa của nhân loại, muốn giải phóng xứ Tàu khỏi độc đoán, độc tài của chế độ độc đảng. Tuy có sự yểm trợ ngầm của Triệu Tử Dương, nhưng quyền hành của họ Triệu đã từ từ sút giảm, vì họ Ðặng đã lấy một số quyền của họ Triệu trao cho Lý Bằng.
              Hậu quả tại nước Tàu và trên trường quốc tế
              A. Hậu quả tại nước Tàu
              "Một chế độ bắn vào dân, vào sinh viên học sinh là một chế độ bắn vào tương lai của mình" (F. Mitterrand)
              Thật vậy, lịch sử cận đại Trung Hoa, hay đúng hơn lịch sử đảng cộng sản Trung Hoa có hai vết nhơ, không bao giờ rửa sạch, là Hồng Vệ Binh 1965 và Thiên An Môn 1989.
              Lần đầu, với Hồng Vệ Binh, giới trẻ mang bố mẹ, ông bà, thầy cô của mình ra đấu tố, đánh đập, mang sách vở ra đốt, phá hủy những di tích lịch sử, những dấu vết của văn hóa. Họ nghĩ rằng phá hủy cái cũ để xây dựng cái mới. Nhưng họ đã lầm, phá cái cũ, bỏ quá khứ là phá hủy nền tảng trên đó sẽ xây dựng cái mới là hiện tại và tương lai.
               
              Văn hóa, văn minh chính là sự tích lũy hiểu biết và việc làm từ đời này qua đời nọ, là sự đấu tranh không ngừng của con người từ thế hệ này qua thế hệ khác, để đưa cuộc sống của con người, của dân tộc đến chỗ mỗi ngày một tốt đẹp hơn, đưa đến hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và con người, giữa con người và xã hội cùng những giai tầng khác; là quân bình giữa vật chất và tinh thần, quá thiên về vật chất như những xã hội Tây phương cũng không được; nhưng quá nghiêng về tinh thần, tôn giáo như ấn Ðộ cũng không xong; là sự quân bình giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, quá thiên về quá khứ cũng không tiến được; nhưng quá ngã về tương lai thì mất gốc, mất thăng bằng, đi đến mạo hiểm, có thể phá hủy tất cả. Văn hóa, văn minh có thể ví như một cây cổ thụ, rễ cây là quá khứ, thân cây là hiện tại và cành lá là tương lai. Chặt bỏ rễ cây thì thân cây và cành lá làm sao có thể sống? Nhưng không có cành lá thì làm sao có thể hấp thụ dưỡng khí, ánh sáng mặt trời, điều hay, vật lạ?
              Lần sau, với Thiên An Môn, giới già dùng súng bắn vào giới trẻ. Một chế độ dùng súng bắn vào quá khứ, bắn vào tương lai, tương lai của chế độ và dân tộc đó sẽ đi về đâu? Phải chăng hai biến cố, Hồng Vệ Binh và Thiên An Môn, là một sự trả thù lịch sử, giữa giới già và giới trẻ? Một quốc gia, dân tộc mà thành phần xã hội này trả thù thành phần xã hội khác và ngược lại, thì tương lai quốc gia, dân tộc đó sẽ như thế nào?
               
              Phải chăng đó là hậu quả của chủ thuyết Mác-Lê chia xã hội ra thành giai cấp, quan niệm rằng lịch sử là đấu tranh giai cấp, mà những người như Lênin, Mao và một số nhà lãnh đạo các nước Á, Phi chưa hiểu rõ những tai hại của nó, đã vội vã nhập cảng vào; trong khi những nước có văn hóa cao và kinh tế phát triển như Anh và Ðức, hai nước mà Karl Marx đặt kỳ vọng cho rằng cách mạng cộng sản sẽ tất yếu xảy ra ở đây, cả hai nước này đã chối từ lý thuyết của Marx, làm cho K. Marx hoài công chờ đợi suốt cả đời.
              Phải chăng hiện tượng Hồng Vệ Binh và Thiên An Môn chỉ là hậu quả của lý thuyết đấu tranh giai cấp, của một thời đại nhất định của lịch sử Trung Hoa, chứ không phải là văn hóa Trung Hoa, lịch sử Trung Hoa ? Hãy hy vọng như vậy ! Hy vọng rằng hành động đập phá quá khứ, bắn vào tương lai chỉ là hành động của một nhóm người, một số lãnh đạo, chứ không phải là hành động của dân tộc Tàu, dân tộc có một lịch sử phong phú, với biết bao tư tưởng triết học, bao sáng kiến, phát minh, đã đóng góp nhiều vào nền văn hóa, văn minh thế giới.
              B. Hậu quả trên trường quốc tế
              Ôn lại hai biến cố Thiên An Môn 5/1989 và Roumanie 12/1989, biến cố Thiên An Môn là thật, nhưng thất bại, biến cố Roumanie là giả, Iliescu và Trung ương đảng cộng sản Roumanie đã lấy quyết định từ trước loại bỏ vợ chồng Ceausescu, làm một cuộc cách mạng giả, để chính thống hóa việc nắm quyền của mình trước mắt dân và dư luận quốc tế; thật sự là lừa dối dân, lừa dối dư luận quốc tế, nhưng lại thành công; chúng ta thấy có thể rút tỉa ra những nhận xét sau:

              - Cả hai biến cố đều bị báo chí, truyền thanh, truyền hình dùng phản tuyên truyền, phóng đại sự việc và số nạn nhân so với sự thật. Vai trò báo chí, truyền thanh, truyền hình quả thật quan trong trong việc vận động dư luận quốc tế.
              - Người ta có thể thay đổi những tượng đá, tượng đồng nhưng người ta khó có thể thay đổi những thành kiến trong đầu óc con người, nhất là đầu óc những giới lãnh đạo già.
              - Lịch sử gần như diễn lại, ngày xưa Brutus, con của Cesar, giết Cesar, thì ngày nay Iliescu, tay chân thân cận của Ceausescu giết Ceausescu; Triệu Tử Dương, người được Ðặng Tiểu Bình chỉ định kế vị, muốn hạ bệ Ðặng.
              - Hơn thế nữa, để thay đổi một chế độ, một hệ thống phải chăng chỉ có người của chế độ, của hệ thống mới có thể thay đổi nổi? Nói như Galbraith, một nhà tư tưởng Hoa Kỳ : "Chỉ có người của hệ thống mới có thể thay đổi hệ thống" (Seul l'homme du système peut changer le système).

              Lời kết
              Lịch sử cận đại Trung Hoa, hay đúng hơn là lịch sử đảng cộng sản Trung Hoa, có hai vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Ðó là cách mạng Hồng Vệ Binh 1964 và Thiên An Môn 1989. Hình ảnh con đấu cha, học trò đánh đập thầy cô, đốt sách, phá hủy di tích lịch sử, cũng như hình ảnh quân đội bắn vào dân, hình ảnh một sinh viên đứng ra cản đường đoàn xe tăng, những hình ảnh đó không bao giờ phai mờ trong tâm khảm những người biết suy nghĩ, có văn hóa, có đầu óc dân chủ và tiến bộ, cả người Trung Hoa lẫn người ngoại quốc. Người ta có thể viện dẫn nhiều lý do để bênh vực cho Cách Mạng Hồng Vệ Binh và Biến Cố Thiên An Môn. Nhưng người ta ai cũng ý thức được rằng cả hai biến cố này không những ngăn cản bước tiến của Trung Hoa mà còn làm cho Trung Hoa trở nên lạc hậu. Cả hai biến cố đều làm xấu đi trên trường quốc tế hình ảnh của dân tộc Trung Hoa, dân tộc có một lịch sử lâu dài, phong phú, với biết bao tư tưởng nhân bản, với biết bao phát minh sáng kiến, đã đóng góp nhiều vào nền văn hóa, văn minh nhân loại.
               
              Chu Chi Nam
               
              http://www.lmvntd.org/vndc0699/bai07.htm
               
              #7
                Quang Khôi 30.06.2007 11:12:58 (permalink)
                #8
                  Quang Khôi 30.06.2007 22:48:56 (permalink)
                  Bei Dao, nhà thơ lưu vong của thời đại chúng ta




                  Topics - Tạp ghi

                  Written by Nguyễn Mạnh Trinh   

                  Thursday, 15 June 2006
                   

                   
                   
                  TẠP GHI VĂN NGHỆ - Nguyễn Mạnh Trinh

                  Tôi nhớ khoảng tháng năm năm ngoái, nhà thơ Bei Dao có đến đại học UCLA để nói chuyện và đọc thơ. Buổi seminar này do  UCLA Asia Institute  tổ chức  nhằm giới thiệu một khuôn mặt thi ca lưu vong Trung Hoa đã phải trốn khỏi đất nước sau biến cố Thiên An Môn. Cuộc tiếp xúc sẽ  diễn ra vào giữa trưa nên tôi dự trù  sẽ lấy giờ lunch để tham dự. Tôi rất thích thú được gặp một nhà thơ mà tôi thường đọc và yêu quý. Thế mà, vì bận công việc  trong sở  nên dự trù ấy không thực hiện được. Tôi cứ tiếc mãi…

                  Bei Dao là bút hiệu của một sinh viên Trung Hoa Zhao Zhenkai, là một nhà văn nhà thơ rất nổi tiếng trên thế giới. Ông là một trong hàng đầu danh sách  những người được chọn lựa  cho giải Nobel văn chương của Hàn Lâm Viện Thụy Điển trong vài  năm gần đây. Bút hiệu  Bei Dao có nghĩa là  ‘Bắc Đảo‘ - Northern Island, là một trong nhiều tên mà ông đã dùng trong thời gian đã qua ở Trung Quốc để tránh sự theo dõi của chính quyền Cộng Sản. Là một trong những lãnh tụ sinh viên của ngày nổi dậy mùng 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, ông phải chạy trốn và lưu vong sang các nước Tây phương. Ông đã sinh sống ở  bẩy  quốc gia, kể cả Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Pháp, Hoa Kỳ. Những tác phẩm của ông được dịch ra nhiều ngôn ngữ Anh, Pháp, Đức ngữ…

                  Được tôn xưng là nhà thơ lưu vong của thời đại, Bei Dao đã từng tham gia Hồng Vệ Binh dưới thời Mao Trạch Đông trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Thế mà, năm 1969 ông bị cải tạo bẩy năm ở vùng biên giới với công việc khổ sai cưỡng bách lao động trong các công trình xây dựng. Trong thời gian này ông cực kỳ bất mãn với hệ thống chính quyền Trung Quốc và ông ngấm ngầm tham gia vào những tổ chức  cầm bút phản kháng. Ông bắt đầu viết văn và làm thơ. Ông xuất bản nhiều ấn phẩm lậu bí mật và đã góp mặt trong một tờ báo có ảnh hưởng rất lớn mặc dù hoạt động rất ngắn, nhật báo của văn chương ở dưới hầm tối ‘ Jintan’ – Ngày nay. Ông kể lại mới đầu khi tham gia Hồng Vệ binh ông rất tin tưởng vào khẩu hiệu chính trị đã được  tiêm nhiễm qua giáo dục và tuyên truyền. Nhưng khi đi lao động cưỡng bách để xây dựng các xí nghiệp ở vùng biên địa, ông thấy sự nghèo khổ lầm than của dân chúng cũng như lề lối áp đặt chuyên chế của nhóm người lãnh đạo, ông thay đổi thái độ, và thấy rằng  chữ nghĩa  sẽ có tác dụng để chống lại cường quyền bất công. Ông bắt đầu học từ sách vở và viết như một cách thế để tranh đấu cho sự sống còn của mình. Những truyện ngắn, ghi lại  một phần đời sống tuy có nhiều nét buồn thảm nhưng không đến nỗi bi quan.Trong lốc xoáy của thời thế, vẫn có sự tin tưởng vào những giá trị đích thực nhân bản.Thực tế của đất nước Trung Hoa đã cho thấy khoảng cách thật xa giữa đời sống hiện thực và những cái hứa hẹn cũng như những khẩu hiệu đã được vạch ra và tôn sùng.

                  Trong thời kỳ cởi trói văn hóa ở thập niên 1980, Bei Dao bắt đầu được nhiều người biết đến và là một trong những khuôn mặt trí thức được coi là phát ngôn viên của phong trào phê phán chính quyền, đòi hỏi tự do dân chủ. Khi sinh viên nổi dậy và chiếm quảng trường Thiên An Môn năm 1989, họ đã đọc thơ và hát nhạc phổ thơ cuả Bei Dao và trang trí bằng những tấm biểu ngữ có những hàng chữ rực lửa;

                  Tôi sẽ không quì gối sát mặt đất
                  Dù chực chờ dưới  tay  đao phủ vẫn ngẩng cao đầu.


                  Bei Dao sinh năm 1949 tại Bắc Kinh trong một gia đình trung lưu. Cha của ông là một viên chức cán bộ chính quyền và mẹ của ông là một bác sĩ y khoa.Trong thời kỳ Cách Mạng văn hóa, ông dù đã gia nhập Hồng Vệ Binh nhưng cũng phải bị đi  cưỡng bách lao động ở vùng biên giới.

                  Cầm bút với phong cách khai phá tân kỳ, những truyện ngắn của ông nói về những cuộc sống bị hủy hoại và những sự kiện cực kỳ phi lý của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Cuốn sách được xuất bản nhan đề ‘Bodong’ và được dịch sang Anh ngữ ’ Waves’. Đây là một tác phẩm được coi như hàng đầu của một chân dung văn học  hiện đại Trung Hoa, Sử gia Jonathan Spencer viết trong ‘New York Times Book Review’ đã gọi tập truyện ngắn này là biểu tượng của nỗi niềm chua cay sâu sắc đếân mức hầu như không chịu đựng nổi. Hình ảnh những truyện ngắn của Bei Dao thường có sức mạnh lôi cuốn vào những cảnh sống thực, của nhữngngười bị lôi cuốn vào cơn lốc bạo tàn của thời thế. Nó vỡ òa ra những nhân dáng tiêu biểu của thời đại,của một xã hội đầy những sự kiện tàn nhẫn đến phi lý. Cái nhìn của ông trong văn chương không phải hoàn toàn là nỗi thất vọng mặc dù ông đã nhìn và nghe với một thái độ đã được trấn tĩnh sự xúc cảm. Như trong truyện ngắn “The Homecoming Stranger” người cha trở về nhà sau hơn hai mươi năm đầy ải trong các trại tù của chính trị phạm. Hầu như tất cả nỗi cô đơn của những năm tháng  phải chịu đựng một mình đã tạo cho người cha một nếp sống trầm lặng. Câu chuyện kết thúc với  món quà trang sức mà người cha đã làm trong những năm tháng địa ngục cho người con gái yêu dấu. Chuỗi hạt mà ông đã nâng niu giữ gìn suốt bao nhiêu năm và đã đánh bóng bằng những vật thô sơ như cái bàn chải đánh răng cũ nát. (Hình như chuyện này quá quen thuộc với những người tù cải tạo Việt Nam. Những vòng đeo tay, những lược, những trâm cài đầu, … mà người tù cải tạo làm cho vợ, cho con, có lẽ là chứng tích của lòng nhớ thương gia đình của những người tù. Thế mà, ở văn đàn thế giới vẫn chưa có những trang văn chương dưới đáy địa ngục của người cầm bút Việt nam về sự kiện ấy!).

                  Hơn 130 trang sách của “Waves“ là tiếng nói chân thực của nhữngngười bị bóp nghẹt, của một trí thức thấy những giá trị của con người bị suy đồi đến một mức khó tưởng tượng nổi. Những truyện này  đã đăng rải rác trong tờ báo xuất bản bất hợp pháp  (báo in chui) “Today” từ những năm 1974, rối 1976 và trở lại năm 1979. Đây à những chứng tích của một thời đại đen tối nhất của lịch sử Trung Hoa…

                  Là thi sĩ, Bei Dao là một trong những nhà khai phá của ‘thi ca mù sương’ trong sự tăm tối, siêu hiện thực, mới lạ trong ngôn ngữ và tân kỳ trong cách biểu hiện diễn tả để qua mặt những cơ quan kiểm duyệt của Đảng Cộng Sản trong mục tiêu tấn kích chế độ.Những tập thơ được chuyển dịch sang Anh Ngữ gồm “Notes from the City of the Sun”, “The August Sleepwalker”, “New Directions”, ”Old Snow”, “Forms Of Distance“ và “Landscape Over Zero”. Tuyển tập mới nhất là “Unlock” gồm bốn mươi chín bài thơ mới viết ở Hoa Kỳ.

                  Viết về ‘Unlock’, nhà phê bình Andrew Ervin của Philadelphia Inquirer đã viết : ”Nếu phân loại Bei Dao chỉ đơn thuần là một người cầm bút phản kháng hay lưu vong  thì chúng ta đã nhầm lẫn lớn. Ông chỉ đơn giản là một thi sĩ. Thật là không có sự  đe dọa lớn lao cho các chủ nghĩa chuyên chế độc tài bằng  sự tôn trọng tính chất cá nhân và trong phần nào của đời sống người viết đã làm chủ tiếng nói thanh nhã mà chúng ta đã lắng nghe từ Unlock.” 

                  Trong tuyển tập thơ “From Old  Snow”, tính chất  phản kháng được nhìn rõ nét. Trong bài thơ “Requiem” ông đã vinh danh những người đã gục ngã cho tự do ở Thiên An Môn Cũng như trong bài thơ “Prague” thi sĩ đã viết về những bóng ma của lịch sử  ở trên đường phố Prague để mọi người tưởng tượng ra bóng ma trên đường phố Bắc Kinh. Ký ức ấy là một biểu hiện của đạo đức và luân lý con người. Sự trao đổi hai chiều người trao và người nhận những kinh nghiệm xương máu của chính trị làm thông hiểu hơn hai mặt của cuộc sống. Có những ký ức, không bao giờ bị tàn phai…

                  Hãy đọc bài thơ “Requiem“ mà tôi chuyển ngữ sau đây:

                  Cầu Hồn
                  (chiêu niệm cho những người nằm xuống ngày 4 tháng 6)


                  Không phải sự sống mà là nỗi chết.
                  Dưới bầu trời tím ngắt của ngày tận thế.
                  Đi thành toán.
                  Thống khổ dẫn đường về đằng trước thống khổ
                  Tận cùng của căm hờn là nỗi hờn căm
                  Mùa xuân khô hạn trôi qua
                  Đại họa căng ra không đứt
                  Con đường trở về có khi là phải biệt xứ

                  Không phải thượng đế mà là trẻ thơ
                  Giữa âm thanh đe dọa của nón sắt
                  Nói lời nguyện cầu
                  Những hiền mẫu nuôi dưỡng ánh sáng
                  Bóng tối lại làm họ đứt hơi
                  Đá tảng lộn nhào, kim đồng hồ quay ngược
                  Mặt trời hình méo bầu dục hoàn toàn ngự trị .

                  Không phải thân xác các bạn mà linh hồn các bạn
                  Thế nào cũng chung nhau ngày sinh nhật mỗi năm
                  Các bạn đồng niên tuế.
                  Yêu thương đã hình thành từ nỗi chết
                  Trong miên viễn bước đồng hành
                  Các bạn ôm nhau xiết chặt nhau
                  Cuộc thảm nạn ghi tên tử biệt.

                   
                  Bài thơ có tiếng nói trầm thống của những đớn đau cố gắng  dồn chặt vào ký ức. Nói về cái chết, với những người đồng hành, để tưởng niệm những hy sinh cho tự do dân chủ.

                  Một bài thơ khác,bài “Prague” viết về những ngày thủ đô Tiệp Khắc quặn mình dưới vết xích ce tăng của Hồng Quân Nga Xô Viết. Một liên tưởng,từ Prague đếnBắc Kinh, cũng là  trường hợp những người tay không đứng lên chống trả bạo quyền. Có những cái chết,máu đổ nhưng không vô ích. Hoa tự do đã tưới bằng máu của hy sinh.

                  Prague


                  Hàng hàng bầy của xứ sở loài  mọt tấn công thành phố
                  Những cột đèn đường, những dung nhan ác quỷ
                  Kiễng chân mỏng manh chống đỡ bầu trời đêm

                  Nơi toàn là bóng ma,đó là lịch sử
                  Mạch ngầm sâu lòng đất không tăm tích trên bản đồ
                  Là của Prague khí phách vùng dậy

                  Thời niên thiếu của Kafka đã trải qua trên quảng trường này
                  Giấc mơ chơi trò trốn học, ơi giấc mơ
                  Là người cha nghiêm khắc, đã lên ngôi từ những áng mây

                  Nơi mà người cha, là quyền hạn của sự kế thừa
                  Lũ chuột dạo chơi xuyên qua những hành lang cung điện
                  Bóng tối có mặt từ tụ họp vòng quanh
                   
                  Bánh xe Kolesa đã vào cửa ngõ thế kỷ
                  Trở về từ hàng xe tăng dọc theo con phố.
                  Chân lý được chọn bởi kẻ thù.
                   
                  Nơi chân lý ở, là nỗi lãng quên
                  Đong đưa giống như nhụy hoa theo gió, thân người
                  Đã rớt xuống lời nguyền rủa tục tĩu dơ bẩn
                   
                  Cầu của vượt thời gian qua Vlatava
                  Một đi vào ánh sáng ban ngày chói lọi
                  Cả đến những tượng đài cũ xưa cũng tràn đầy ghét hận

                  Nơi  mà  ghét hận, là sự vinh quang
                  Người bán dạo thần kỳ  chìa ra một mảnh nhung
                  Hãy mua thời tiết đẹp với những hạt ngọc kết thành.


                  Những hình ảnh thoạt tưởng như rời rạc mà lại có sự liên kết nào đó. Cảm xúc, không phải là những ấn tượng ập nhanh đến, mà là những chuỗi liên tưởng lan mãi ra, để một lúc biến thành nỗi mênh mông của những tâm tư muốn ngỏ. Thơ, như không có nhịp cầu dẫn dắt  mà  lại là trong cái tự nhiên của lòng người sẽ cảm nhận trực tiếp.

                  Thơ Bei Dao, là những âm vọng trầm thống. Nó đi xuyên qua sự lựa chọn của tri giác để thành những lời thẩm thấu.

                  Trong cuộc phỏng vấn của The Journal of The International institute, ông khẳng định rằng ông hay hướng ý nghĩ mình về một số người bạn thân sẽ là độc giả. Ông viết cho một nhóm nhỏ những người cùng tâm huyết hơn là viết cho tập thể đại chúng rộng lớn mặc dù đó là mục tiêu chính phải thuyết phục. Ông nói tôi không muốn thơ của tôi có vẻ giống như âm thanh đã được chọn lựa sẵn cho một bản đồng ca đã làm mệt mỏi người nghe. Thơ của ông, nói về tình yêu và nỗi chết, dĩ nhiên, của một người bình thường và không qua một lăng kính triết hoc và luận lý nào. Thơ là Thơ, trước nhất và sau cùng chỉ có vậy. Nhưng thơ, chính là ngôn ngữ tồn đọng lại từ những năm tháng lịch sư  dằng dặc của cả một dân tộc. Thơ nói lên tất cả những nỗi niềm khó ngỏ nhất. Thơ có chữ mà như không chữ. Dướng như trong cái không lại chứa đựng mênh mông hơn… Thơ Bei Dao có những hình tượng của lịch sử, mà nhiều khi trong sự chiêm nghiệm, là những tình cờ của kiếp sống. Con đường cụt, không phải là con đường sai, lầm lẫn còn sửa chữa được chứ cụt đường thì vô phương. Làm người lưu vong vì  văn chương phản kháng, chắc không phải là con đường cụt?

                  Tiểu luận văn chương của Bei Dao được in trong “Blue House” mà một nhà phê bình văn học đã cho rằng volume của chính trị đã được vặn nhỏ ở đây. Cuốn sách gồm bốn phần,là những chân dung văn học gần gũi với tác giả: Allen Ginsberg, Gary Snyder, Elliot Weinberger, Clayton và Caryl Eshelman, Jonathan Spence, Tomas Transtsmer và Octavio Paz. Ở đây cá tính của mỗi người được  làm nổi bật và văn chương cũng phần nào biểu lộ tâm, sinh lý của từng khuôn mặt. Như Ginsberg với 1 tâm thức mênh mông đến có lúc như một người điên bất chợt, của khuôn dáng lúc xa vắng lúc nồng cháy. Như Snyder  phong cách một thiền giả, nhưng trong cơn vật vã của tiềm thức cũng không trấn tỉnh nổi những xao động hiện đến.Như Weinberger như một hình dạng Don Quixote của “cynicism”. Như Octavio Paz thì vĩ đại và là một sư tử già ngẩng cao đầu. Nhưng tất cả đều là hình tượng của những tính chất lưu vong. Allen Ginsberg thì lưu vong từ quá khứ của mình. Snyder thì lưu vong từ văn minh và văn hóa của chính quê hương ông.Eshlman là một điển hình của lưu vong từ sự cách tân. Giáo sư của đại học Yale, Jonathan Spence, lưu vong trong cái kinh ngạc của sử học. Cũng như  thi sĩ Thụy Điển Trantsmer, sau cơn nhồi máu cơ tim đã lưu vong trong chính thân xác của mình.

                  Bei Dao viết trong tâm cảm của người luôn nhìn về quê hương và những kỷ niệm sống trong tâm ông đến tận bây giờ.  Hầu như tất cả độc giả của văn chương Anh Ngữ hiện đại đều hiểu chất văn chương của James Joyce là “ thầm lặng, lưu vong, duyên dáng”. Bei Dao không muốn lưu vong, nhưng trong ý nghĩ đã làm thành một Joyce đổi thay tốt đẹp hơn  xem như rất đỗi lạ lùng. Âm vọng của ngôn ngữ tao thành cảm xúc không đến nỗi quá sức chịu đựng. Bei Dao muốn về trở lại quê nhà và giấc  mơ ấy thể hiện trong những trang tiểu luận. Ông thường nói về thời đã qua của văn minh Trung Hoa cổ xưa, nhưng cũng có lúc, chân thực hơn : ”Trong những điều hồi nhớ lại từ quá khứ tôi không bao giờ có sự thơ mộng lãng mạn của tuổi trẻ. Trong những năm tháng ấy mỗi người trong bọn tôi là những con sói đơn độc hung dữ, chịu đựng, kiên trì, ích kỷ và luôn luôn sẵn sàng để đấu chiến”. Bây giờ, đường về quê nhà như một ngõ cụt, tâm trạng ấy được viết trong” Daughter”., một  thế giới cô độc khủng khiếp in sâu trong tiềm thức. Người châu Mỹ có thể hiểu biết điều ấy từ lúc mở mắt chào đời nhưng với người Trung Hoa thì phải học hỏi kinh nghiệm ấy. Nhưng chẳng có bài học nào chính thức, mà mỗi người qua đời sống để hiểu được bài học tự nhiên cho mình.

                  Nếu bài học cô đơn không có trường lớp nào dạy bảo thì với Bei Dao, qua kinh nghiệm 15 lần đổi chỗ cư trú qua 7 nước phương tây  trong khoảng thời gian từ 1989 đến 1995, tất cả trong “Moving” như một  trường hợp cô độc của một người Á Châu đến xã hội phương Tây.

                  Tất cả trong ‘Blue House“ là những hình ảnh trong suốt của một niềm mơ ước  an lành. Từ “ God’s Chinese Son” đến “Gao Ertai, Witness”, rồi “Reciting”, thiên nhiên và con người hòa nhập. Những câu văn chuẩn có giá trị như thước đo một tâm tình lưu vong chuộng yên bình nhưng vẫn phải lang thang trong những nơi chốn xa lạ.

                  Trở về quê hương là một giấc mộng, với Bei Dao. Năm 1994, ông về thăm gia đình thì bị giữ lại ở phi trường, cô lập và hạch hỏi về những việc làm đối kháng trước đó và hiện tại. Công an truy vấn về những bài viết đăng trong báo in không giấy phép ‘To day” và những hành vi liên quan đến sự nổi dậy của sinh viên tại Thiên An Môn. Rốt cuộc ông phải quay trở lại Hoa Kỳ. Trùng phùng với vợ con chỉ là giấc mộng,với một thi sĩ yêu hòa bình yêu tự do!

                  Bei dao hiện giờ là giáo sư dạy môn Creative Writing tại Beloit College. Ông cũng là giảng sư tại Đại học Stanford. Cũng như nhận giải Gugeinheim Fellowship và là thành viên danh dự của “The American Academy of Art and Letters“.Tác phẩm của ông được dịch ra 25 ngôn ngữ và cũng là chủ bút của tạp chí văn học  Trung Hoa ”Today”. Năm 2000, ông dẫn đầu trong danh sách những người là candidate của giải Nobel văn chương. Và chỉ thua Cao Hành Kiện có một phiếu. ..
                   
                  Nguyễn Mạnh Trinh
                   
                  http://www.viet.no/content/view/327/67/
                  #9
                    Quang Khôi 01.07.2007 23:45:11 (permalink)
                    Dân Chủ Đích Thực
                      Nguyễn Trọng Việt


                    Trong ngôn ngữ chính trị, không có một danh từ nào được dùng nhiều như từ ’dân chủ’, vì ngày nay, người ta đã coi dân chủ là lý tưởng của mọi chế độ chính trị. Vậy Dân Chủ là gì?
                     




                     


                    Giới trẻ Thiên An Môn biểu tình ôn hoà đòi dân chủ thực sự cho Trung Hoa vào tháng 6/1989.
                    Lý tưởng dân chủ thoát thai từ ý niệm Tự Do. Ngay từ thuở khai thiên lập địa, con người sinh ra đều có tự do và bình đẳng. Bình đẳng ở đây là về nhân quyền và dân quyền chứ không phải về địa vị xã hội. Vì sự ham chuộng tự do tiềm tàng ở bản tính con người nên tự do không thể quan niệm như một quyền có thể hành xử nhất thời hay dưới những điều kiện nhân tạo được. Vì vậy lý tưởng dân chủ còn là một sự nhận thức về các quyền căn bản của con người, về tương quan giữa người và người, cá nhân và xã hội.
                     
                    Lý tưởng dân chủ còn xuất phát từ thực tiễn đời sống của con người, trong đó cá nhân và cộng đồng là hai mặt không thể tách rời. Mỗi cá nhân có toàn quyền định đoạt số phận của mình, nhưng cộng đồng cũng có quyền đó. Để dung hòa hai thực thể cá nhân và cộng đồng, người ta đưa ra biện pháp lý tưởng là các cá nhân trong cộng đồng vừa chấp nhận khác biệt để tìm lấy cái chung, vừa trực tiếp tham dự việc vận hành cộng đồng. Sự chấp nhận khác biệt để tìm lấy cái chung, là do sự thuận thảo giữa nhiều thành phần quần chúng khác nhau, sống trên cùng một lãnh thổ, chia xẻ chung một số quy ước căn bản. Nếu không có quy ước chung, cộng đồng sẽ không thể ổn định được. Nhưng quy ước chung không có nghĩa là mọi cá nhân, mọi thành phần bị đồng hóa, trở thành những con người đồng dạng, không có bản sắc riêng.
                     
                    Trong khi đó, các cá nhân trực tiếp tham dự vào việc điều hành cộng đồng là một ý niệm nói lên đặc tính chủ quyền của nhà nước thuộc về người dân. Ý niệm này thoát thai vào thế kỷ thứ 10 trước Tây Lịch, một số đô thị Hy Lạp với dân số giới hạn từ 10 đến 15 ngàn người đã sinh hoạt như những quốc gia tự trị. Dân chúng tụ tập ở một nơi công cộng gọi là Nghị Trường (Forum) quyết định những công việc cần làm và ai sẽ làm những công việc đó. Mỗi người đều có thể được cử ra lãnh nhiệm vụ điều hành bộ máy nhà nước. Như vậy người cầm quyền với kẻ thuộc quyền tuy hai nhưng là một. Tất cả mọi người đều cai trị mà mỗi người vẫn tự điều khiển mình. Từ ý niệm này, danh từ dân chủ đang được dùng ngày nay, theo tiếng Anh là Democracy phát xuất từ danh từ Demoscratos của Hy Lạp, trong đó Demos là nhân dân và Cratos là cai trị.
                     
                    Định nghĩa về dân chủ nêu trên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của người dân trong việc trị nước để chấm dứt những sự ức hiếp, bóc lột, lạm dụng quyền hành của một người hay của một số người. Tránh được các tệ đoan trên, mỗi cá nhân trong cộng đồng mới hưởng được tự do, bình đẳng và công bằng. Tuy nhiên trong thực tế, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để toàn dân hàng triệu người cùng thảo luận, thỏa hiệp chung về một vấn đề và trực tiếp giữ việc trị nước? Trả lời câu hỏi này, nhân loại đã trải qua hàng chục thế kỷ đấu tranh khốc liệt, từng bước hệ thống hóa lý tưởng dân chủ để ngày nay người ta đã định nghĩa dân chủ là ’chính thể vì dân, do dân và bởi dân’.
                     
                    Mặc dù những ý niệm cao đẹp của dân chủ đã được con người tìm ra và áp dụng nó ngay từ thời Thượng cổ, nhưng nó đã bị chôn vùi hàng ngàn năm sau đó dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Mãi cho đến thế kỷ thứ 10 trở đi, do ảnh hưởng của các tư tưởng mới về thần linh, các ý niệm về thiên nhiên và ý niệm sơ đẳng về luật pháp đối với sự áp dụng quyền lực của các vị vua chúa bắt đầu xuất hiện, trong một vài vị quân vương tại Tây phương và Đông phương, đã đề cao ý niệm về quyền lợi chung và tự hạn chế những quyền hành tuyệt đối của mình. Lúc đó, các vua chúa thường hay hỏi ý kiến khối người đại diện của các nhóm quần chúng trong xã hội. Sự tập họp của những ngưòi đại diện này là khởi điểm của quốc hội lập pháp mà các quốc gia dân chủ tân tiến áp dụng sau này.
                     
                    Nhiều thế kỷ sau đó, mặc dù chế độ quân chủ còn thịnh hành, nhưng do sự phát triển của xã hội và các tiến bộ về mặt tư tưởng, đặc biệt là sự ra đời của thuyết ’quyền thiên nhiên’, theo đó mỗi người được hưởng một số quyền tối thiểu như quyền sinh sống, quyền tự do về vật thể và tinh thần mà nhà vua hay bất cứ ai không được xâm phạm, đã làm cho tư tưởng về dân chủ được hệ thống hóa. Tới thế kỷ 18, cuộc cách mạng Hoa Kỳ (1783) và cuộc cách mạng Pháp (1789) đã đưa hai quốc gia Mỹ và Pháp trở thành hai nước đầu tiên áp dụng thể chế dân chủ. Bước vào thế kỷ 20, chế độ dân chủ đã được các quốc gia áp dụng một cách rộng rãi. Nhưng vì người dân không thể nào trực tiếp hành xử quyền lập pháp và hành pháp của mình, nên phải cử đại diện vào nghị trường để thay mình điều hành quốc gia. Người ta gọi đây là hình thái của chế độ đại nghị. Trong chế độ này, mọi quyết định đều theo đa số, thiểu số phục tùng. Nhưng để bảo vệ quyền lợi của thiểu số, người ta cũng có những luật lệ mà đa số không thể lấn át, quy định theo một căn bản luật pháp của quốc gia.
                     
                    Nhưng ngày nay, dân chủ không thể thiếu vắng tính đa nguyên trong xã hội. Vậy Đa Nguyên là gì?
                     
                    Đa nguyên mà chúng ta thường hay nghe nói đến ngày nay, chỉ mới xuất hiện trong vòng vài thập niên trở lại đây. Thật vậy, nếu dân chủ manh nha có từ thời Hy Lạp, rồi thành hình một cách có hệ thống thời Trung Cổ và biến thái thành chế độ đại nghị vào cuối thế kỷ 19, thì đa nguyên được hệ thống hóa thành một học thuyết mạch lạc từ đấu thế kỷ 20, bởi một số nhà văn như F. Maitland, S. Hobson, H. Laski... ở Anh Quốc. Lúc đó, để phản ứng lại sự tha hóa của con người trước sự lớn mạnh về kinh tế và sự gia tăng dân số không có gì kềm chế nổi của nền



                    Một nền dân chủ đích thực phải đi đôi với ý thức đa nguyên. Một nền dân chủ không đa nguyên chỉ dẫn đến những chế độ dân chủ hình thức.kinh tế tư bản, con đẻ của cuộc cách mạng kỹ nghệ, các nhà văn này cho rằng nếu mỗi cá nhân được coi là một đơn vị hội nhập vào xã hội thì ý thức cộng đồng nơi mỗi cá nhân sẽ làm cho xã hội phát triển hài hòa hơn. Từ ý niệm căn bản đó, các nhà văn đa nguyên nghĩ rằng sự tản quyền về kinh tế và hành chánh sẽ trừ khử được những mặt tiêu cực của xã hội tư bản kỹ nghệ. Do đó, sự hệ thống hóa chủ nghĩa đa nguyên của các nhà văn nói trên, cho thấy là bất cứ một vấn đề gì cũng có thể có nhiều giải pháp giải quyết khác nhau và nó là kết tinh của nhiều nỗ lực đóng góp từ các thành phần khác nhau. Vì thế, tính chất đa nguyên sẽ đưa đến nhiều giải pháp đa dạng cho xã hội cũng như bảo vệ được nhiều quyền tự do cơ bản cho mỗi cá nhân, giúp từng cá nhân phát triển khả năng của mình, góp phần làm cho xã hội thêm phong phú, giàu có về vật chất và tốt đẹp về văn hóa.
                     
                    Thế Nào Là Dân Chủ Đích Thực?
                     
                    Trên nguyên tắc, một nền dân chủ đích thực phải đi đôi với ý thức đa nguyên. Một nền dân chủ không đa nguyên chỉ dẫn đến những chế độ dân chủ hình thức, theo đó mọi quyền lực tập trung vào tay một người hay một nhóm người. Đó là các chế độ độc tài quân phiệt, chuyên chính vô sản. Nền dân chủ có đa nguyên coi sự biểu quyết của đa số chỉ là một ngoại lệ để lấy quyết định, hay chỉ dành cho những vấn đề không quan trọng. Khi có những quyết định tối cần cho xã hội, dân chủ đa nguyên đòi hỏi một sự đồng thuận khá rộng rãi của mọi thành phần cũng như xu hướng chính trị, xã hội và tôn giáo. Nói cách khác, Dân Chủ Đích Thực là nền tảng dân chủ mà trong đó phải tìm đủ mọi phương pháp bảo đảm một cách hợp lý nhất quyền hạn cá nhân hay đoàn thể trong mọi lãnh vực mà không nhất quyết chỉ phải áp dụng phương pháp biểu quyết đa số. Muốn được như vậy, phải tạo cho mọi cá nhân, đoàn thể có quyền và có cơ hội đồng đều để phát biểu, thuyết phục. Đây chính là tinh thần thuận thảo mà đảng Việt Tân quan niệm rằng: ’Trong một nước, với nhiều thành phần quần chúng khác nhau, sự thuận thảo chỉ có, nếu mỗi người chấp nhận sự khác biệt để cùng tìm lấy cái chung. Sự thuận thảo không thể có, nếu một nhóm người áp đặt một khuôn mẫu độc nhất để loại trừ mọi hình thức khác biệt. Sự chấp nhận khác biệt để tìm lấy cái chung chỉ đạt được nếu mỗi người đều có quyền và có cơ hội phát biểu, thảo luận, thuyết phục’.
                     
                    Một quốc gia có nền Dân Chủ Đích Thực thì mới có đa nguyên về chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, giáo dục, văn hóa. Thật vậy, trong một quốc gia, sinh hoạt chính trị có đặt tính chi phối các loại sinh hoạt khác, vì vậy, người ta thường nghĩ tới đa nguyên chính trị khi nói tới một xã hội đa nguyên. Mặt khác, chính trị có đa nguyên và dân chủ thì mới có đa đảng. Trạng thái đa đảng chỉ là một biểu hiện tự nhiên khi đã có đa nguyên trong chính trị. Đa đảng không tạo ra đa nguyên mà là kết quả của xã hội đa nguyên. Đa đảng sẽ có khi nào ta có được đa nguyên về chính trị.
                     
                    Một xã hội có Dân Chủ Đích Thực là xã hội mà mọi thành phần quần chúng đều có quyền lực chính trị bình đẳng như nhau. Khi chính quyền có nhiệm vụ và khả năng thực sự bảo về quyền bình đẳng chính trị đó, người ta coi xã hội có dân chủ đích thực. Thông thuờng, xã hội có dân chủ đích thực là kết quả của tình trạng chính trị đa nguyên và dân chủ là kết quả của tình trạng chính trị đa nguyên thực sự này. Mọi công dân trong một nước đều được quyền suy tư tự do, bày tỏ lập truờng và chính kiến của mình, cho dù đối nghịch lại với ý kiến ’chính thống’. Chẳng hạn như công dân được quyền trình bày ý kiến của mình về các vấn đề môi sinh, xã hội, chính sách của chính phủ hay của đảng cầm quyền mà không bị trù dập, khủng bố.
                     
                    Trên quan điểm này, đảng Việt Tân đã chủ trương: ’Trong nền dân chủ đích thực, người dân có quyền, có cơ hội và phương tiện để chọn lựa thể chế chính trị, chọn lựa người đại diện để bênh vực cho mình, tham gia vào các quyết định giải quyết các vấn đề dân sinh và xã hội như mình mong muốn. Người dân có quyền phê bình góp ý, phát biểu ý kiến bất đồng với chính sách chính trị đương thời, có quyền vận động thay đổi những người đại diện không chu toàn hay làm sai nhiệm vụ, mà không bị đàn áp hay trả thù’.
                    Từ những sinh hoạt chính trị tự do này, những cá nhân có cùng một quan điểm, mục tiêu, lập trường sẽ tự kết hợp lại để hình thành chính đảng. Các chính đảng được bình đẳng và tự do hoạt động để phát triển thành viên, phổ biến quan điểm chính trị của mình, phê bình nhưng không xuyên tạc quan điểm của chính đảng khác. Tuy nhiên, các sinh hoạt đảng phái phải tuân thủ theo những điều khoản của lập pháp, để không đưa đến những rối loạn vì xung đột và tranh chấp. Các đảng phái nếu không thượng tôn pháp luật có thể dẫn đến khủng hoảng chính trị bởi những tranh chấp quyền lực. Ngược lại, sinh hoạt đa nguyên chính trị giúp quốc gia có được nhiều phương án để giải quyết những khó khăn, khủng hoảng hoặc làm một bước ngoặc tiến bộ. Dĩ nhiên, chính đảng nào có khả năng đáp ứng những yêu cầu của một giai đoạn, và thỏa mãn được nguyện vọng của quần chúng thì sẽ được tín nhiệm và tồn tại.
                     
                    Mặt khác, tại các quốc gia có nền Dân Chủ Đích Thực, đa nguyên kinh tế tức là hình thái sinh động của tự do kinh doanh. Tự do kinh doanh là hệ luận đầu tiên của nền kinh tế tự do hay còn gọi là kinh tế thị trường, trong đó người dân có toàn quyền mưu cầu phúc lợi riêng tư qua mọi hình thức sinh hoạt thương mại tự chọn, miễn là không vi phạm luật pháp do chính họ góp phần thiết lập. Trong khi đó, vai trò của chính quyền trong lãnh vục kinh tế, thực sự không vượt quá những bảo đảm cần thiết cho quyền bình đẳng của mọi công dân trong thương trường và bảo đảm việc áp dụng luật pháp một cách đồng đều. Nói cách khác, vai trò của chính quyền là nhằm bảo đảm các quy ước của nền kinh tế thị trường được thi hành đúng đắn. Chính quyền ấn định các luật lệ (luật pháp) và làm trọng tài phân giải (hành pháp, tư pháp). Nếu các quyền đó nằm trong tay một nhóm người thì không có gì bảo đảm rằng các luật lệ được đặt ra sẽ phản ảnh ý muốn chung của mọi người. Và cũng không có gì bảo đảm rằng việc thi hành luật lệ được công minh, lương thiện. Trong quan niệm này, đảng Việt Tân chủ trương: ’chính quyền chỉ giữ nhiệm vụ giám sát, điều hòa ưu tiên phát triển dựa trên thực tế đất nước, để vận hành kinh tế được ổn định, quyền lợi kinh tế dân tộc được bảo đảm, lợi tức kinh tế được phân phối hợp lý, công bằng và môi trường được bảo vệ’.
                     
                    Tóm lại, Dân Chủ Đích Thực là nền tảng của xã hội đa nguyên, trong đó những ý kiến, quan điểm, hành động của mọi cá nhân được đặt trên căn bản của sự thuận thảo. Nó đề cao việc bảo vệ sự hiện hữu và quyền bình đẳng của mọi thành phần xã hội và xã hội chỉ tiến hóa khi tận dụng được những sắc thái đa diện của mỗi cá nhân làm giải pháp cho các vấn đề của cộng đồng, của quốc gia.
                     
                    http://www.viettan.org/article.php3?id_article=208
                    #10
                      Quang Khôi 01.07.2007 23:47:22 (permalink)
                       
                      Thiên An Môn 1989
                      http://www.doi-thoai.com/baimoi1005_162.html
                       
                      >>>>>>>>>>>>>>>>>>>
                       
                       
                      16 Năm Sau Biến Cố Thiên An Môn
                       
                      Cái không khí tại quảng trường Thiên An Môn ở Trung quốc vào ngày thứ bảy vừa qua rất là ngột ngạt, nhìn đâu cũng thấy công an canh phòng cẩn mật. Tuy không có lệnh cấm người dân đến quảng trường Thiên An Môn vào ngày này nhưng chẳng mấy ai dám ló mặt tới đó vì sợ mang họa vào thân. Thứ bảy ngày 4 tháng 6 vừa qua là ngày kỷ niệm 16 năm biến cố Thiên An Môn..
                       
                      Cái không khí ngột ngạt đó không phải chỉ thấy ở quảng trường Thiên An Môn mà có thể nói là nó bao phủ toàn thủ đô Bắc Kinh trong suốt hai tuần qua. Một số trường đại học bị lực lượng công an vừa chìm vừa nổi canh gác suốt ngày đêm vì có tin là sinh viên sẽ tổ chức lễ truy điệu cho ông Triệu Tử Dương, Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc, một nạn nhân của biến cố Thiên An Môn. Ông Triệu Tử Dương đã đọc cho một người bạn rất thân của mình là ông Tông Phượng Ô viết lại những gì mà ông Dương cho rằng ông Đặng Tiểu Bình đã sai lầm nghiêm trọng trong việc sử dụng vũ lực để giải quyết vụ Thiên An Môn, kêu gọi Đảng nên từ bỏ đường lối độc tài để đi theo con đường tự do dân chủ nếu không thì mọi cải cách kinh tế sẽ không bao giờ có hiệu quả, ngoại trừ làm giàu thêm cho một số thành phần có đặc quyền, đặc lợi.
                       
                      Ông Trình Tường, một ký giả người Singapora của tờ Straits Times, tìm đến nhà ông Tông Phượng Ô ở Quảng Châu để xin bản cảo bài viết đó để phổ biến nhưng đã bị chính quyền địa phương bí mật bắt giữ. Việc bắt ký giả Trình Tường xảy ra vào ngày 22 tháng 4 năm 2005 thế mà đến ngày 2 tháng 6 nhật báo Straits Times mới biết tin và lập tức lên tiếng yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải trả tự do ngay cho ký giả Trình Tường. Ngày 2 tháng 6, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung quốc là ông Khổng Tuyền họp báo tuyên bố ngắn gọn là ký giả Trình Tường bị bắt giữ về tội gián điệp. Ngay sau lời tuyên bố của ông Khổng Tuyền, Hiệp hội ‘‘ Ký giả không biên giới’’ đã cùng với Hiệp hội ký giả Hồng Kông tổ chức một cuộc biểu tình đòi hỏi chính quyền Bắc Kinh phải tôn trọng quyền tự do báo chí, quyền được đi thu tin của ký giả, phải thả tự do ngay cho ký giả Trình Tường. Không thể buộc bất kỳ ai vào tội gián điệp mà không trưng dẫn bằng chứng xác đáng theo luật pháp quy định về tội danh này.
                       
                      Theo hãng thông tấn Reuter thì ngày 6 tháng 4 vừa qua tại công viên Victoria ở Hồng Kông đã có một cuộc mít ting thắp nến để truy điệu cho các nạn nhân đã hy sinh trong biến cố Thiên An Môn với sự tham gia đông đảo của hơn 45 ngàn người mà chính quyền Bắc Kinh khó có thể ra lịnh đàn áp được vì chính sách một quốc gia hai chế độ. Tại Thủ đô Washington và một vài tiểu bang khác ở Hoa Kỳ, cộng đồng người Hoa cũng đã tổ chức nhiều cuộc tưởng niệm biến cố Thiên An Môn đồng thời lên án chính sách độc tài đảng trị, tố cáo những chính sách vi phạm nhân quyền của đảng Cộng sản Trung quốc. Tuy nhiên tại thủ đô Bắc Kinh và những thành phố lớn khác ở Trung quốc tuy không có xảy ra một cuộc biểu tình nào cả, nhưng tình hình cũng rất căng thẳng. Lực lượng công an vũ trang đi tuần tiểu khắp nơi, còn quân đội thì bị cắm trại 100%. Cũng theo hãng thông tấn Reuter thì chính quyền Bắc Kinh đã lợi dụng cơ hội này để bắt thêm một số nhà trí thức khác mà phần đông là những người đang phục vụ tại Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội với tội danh tình nghi ‘‘Tiết lộ bí mật quốc gia’’.
                       
                      Hơn ai hết, nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay biết rằng phương cách giải quyết vụ Thiên An Môn của ông Đặng Tiểu Bình và một số nhân vật lãnh đạo hồi đó đã làm cho người dân oán hận đảng Cộng sản Trung quốc, nhưng ngoài miệng thì chính quyền Bắc Kinh cho đến nay vẫn tuyên bố rằng những vị lãnh đạo tiền nhiệm đã giải quyết vụ Thiên An Môn rất đúng vào thời điểm đó, chính nghĩa ở về phía lãnh đạo chứ không về phía những kẻ phản động. Vụ Thiên An Môn đã được giải quyết xong không còn lý do gì để đem ra xét lại, nhưng thực tế cho thấy những gì mà chính quyền Bắc Kinh tuyên bố đều hoàn toàn trái ngược với thực tế. Người dân Trung quốc đặc biệt là gia đình các nạn nhân và những nhà đấu tranh cho nhân quyền vẫn tiếp tục lên tiếng đòi nhà nước và đảng Cộng sản Trung quốc phải phục hồi danh dự cho các nạn nhân của biến cố này. Một sự kiện xảy ra đã làm cho chính quyền Bắc Kinh lúng túng đang tìm cách chống đỡ đó là việc ông Trần Dụng Lâm (Đệ nhất tham vụ Ngoại giao tại tòa Tổng lãnh sự trung quốc ở Sydney) cùng gia đình chính thức xin tị nạn tại Úc. Quan chức ngoại giao của một nước cộng sản xin tị nạn là chuyện thường xảy ra, chẳng có gì đáng nói nhưng việc xin tị nạn của ông Lâm lần này rất đáng nói vì ông ta là một trong những nạn nhân của biến cố Thiên An Môn.
                       
                      Ông Lâm khi xin tị nạn chính trị đã nói rằng: Tôi không thể nào im lặng hơn được nữa trước sự ngụy biện của đảng và nhà nước cộng sản Trung quốc đối với vụ Thiên An Môn. Họ không có quyền bóp méo sự thật và bôi lọ danh dự các nạn nhân hơn được nữa. Làm như thế đã 16 năm trời rồi mà vẫn chưa hài lòng sao? Độc tài, độc đảng quả thật là một chế độ đáng loại bỏ.
                       
                      Biến cố Thiên An Môn có lẽ sẽ đi theo đảng Cộng sản Trung quốc xuống đến tận mồ chôn, cũng giống như vụ Cải Cách Ruộng Đất bám theo đảng Cộng sản Việt Nam cho đến khi nào cái đảng này cáo chung mà cũng chưa chắc xóa được hết sự oán hận của người dân. Thật vậy, những phát triển kinh tế hào nhoáng bề ngoài của Trung Quốc hiện nay đã không thể nào che dấu vết thương Thiên An Môn của năm 1989 và nó như là một ngòi nổ chờ cơ hội bộc phá từ trong trái tim căm hờn của từng người dân Trung Quốc yêu chuộng tự do, dân chủ. Chính ngòi nổ này đã làm cho tình hình chính trị Trung Quốc luôn luôn bất ổn và đặt cho lãnh đạo Bắc Kinh luôn luôn sống trong phập phồng lo âu.
                       
                      http://www.viettan.org/article.php3?id_article=1712
                       
                      http://images.search.yahoo.com/search/images/view?back=http%3A%2F%2Fimages.search.yahoo.com%2Fsearch%2Fimages%3Fei%3DUTF-8%26p%3DThi%25C3%25AAn%2520An%2520M%25C3%25B4n%2520%2520in%25201989%26fr2%3Dtab-web%26fr%3Dyfp-t-482&w=250&h=267&imgurl=www.viettan.org%2FIMG%2Fjpg%2Ftian.jpg&rurl=http%3A%2F%2Fwww.viettan.org%2Farticle.php3%3Fid_article%3D1712&size=24.6kB&name=tian.jpg&p=Thi%C3%AAn+An+M%C3%B4n++in+1989&type=jpeg&no=3&tt=3&oid=4c8c09b41a519854&ei=UTF-8
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.07.2007 23:52:28 bởi Quang Khôi >
                      #11
                        Quang Khôi 08.07.2007 00:06:33 (permalink)




                        Tiếp tục biểu tình đòi đất ở TP HCM
                         










                        Cờ và biểu ngữ bên ngoài văn phòng quốc hội
                        Nhiều người dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An và Bình Thuận, đang trụ bên ngoài trụ sở Văn phòng Quốc hội II ở Tp Hồ Chí Minh để biểu tình đòi "công lý".  Thế nhưng cuộc biểu tình đã kéo dài sang cả hai tuần nay mà vẫn chưa thấy báo chí trong nước đăng tin tức gì.
                         
                        Được biết vào sáng thứ Sáu, hàng trăm người đã mang theo biểu ngữ và tiến hành biểu tình có trật tự.
                         
                        Họ bày tỏ sự bất bình về việc "các quan" chiếm đất và tham nhũng.
                        Một người dân chứng kiến sự việc cho BBC biết: “Tại ngã ba Hồ Văn Huê và Hoàng Văn Thụ, nhiều người tập trung hơn mọi ngày. Cũng có cờ đỏ sao vàng và búa liềm".
                        "Một người cầm cả loa quay vào văn phòng quốc hội rồi hô đả đảo cướp đất. Họ đòi công lý, đòi lại đất đã bị chiếm đoạt”.
                         
                        Ông kể tiếp: “Trong khi đó, công an dùng camera để quay hình đám người biểu tình. Lực lượng dân phòng khá đông. Ai đứng lại quan sát cũng bị họ mời đi. Bản thân tôi cũng bị đuổi khi đang đứng đọc các băng rôn”.
                         
                        “Tôi cũng cảm thấy buồn và bức xúc vì sự việc như vậy xảy ra trước văn phòng quốc hội hơn mười ngày nay mà chưa giải quyết được”.
                         
                        Theo một người dân Bến Tre tham gia biểu tình, có khoảng trên dưới 400 người vẫn bám trụ bên ngoài ngoài trụ sở Văn phòng Quốc hội cơ sở phía Nam.
                         







                         Họ đòi công lý, đòi lại đất đã bị chiếm đoạt. Một người dân
                        Bà nói: “Dân từ các tỉnh An Giang, Tiền Giang và Long An bám trụ ở đây 15 – 20 ngày rồi, còn người dân Bến Tre mới chỉ tới đây khoảng 4 ngày. Chúng tôi yêu cầu trả lại đất tập đoàn, đất đền bù không thỏa đáng”.
                         
                        Một người khác nói thêm: “Yêu cầu giải quyết đất tập đoàn của tỉnh Bến Tre bị cán bộ tự động lấy rồi chia chác, bán cho người này người nọ”.





                        Le Nguyen, California, USA
                        Thành thật mà nói, báo chí tại Việt Nam chỉ là những công cụ của đảng cộng sản Việt Nam mà thôi. Họ chỉ dám nói những điều được phép nói và chỉ dám làm những điều được phép làm. Một ví dụ điển hình là cuộc phỏng vấn của ông Triết với CNN trong thời gian ở Mỹ vừa qua. Tất cả các báo tại Việt Nam chỉ "trích đăng" những phần không liên quan đến nhân quyền và dân chủ. Nếu ai biết tiếng Anh, thì xin vào http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.01.html để được đọc tòan bộ cuộc phỏng vấn. Để hiều được sự "đưa tin khách quan" của các báo tại Việt Nam hư thế nào.
                         
                        Mai, Florida, Hoa Kỳ
                        Ý kiến của một số các bác không ổn rồi! Quốc Hội là đại biểu của 84.000.000 dân Việt chứ đâu phải chỉ đại diện cho 1.000 người? Còn công an có mặc thường phục trà trộn vào hàng ngũ biểu tình, quay phim, chụp ảnh là chỉ để bảo vệ người biểu tình vì nhở có ai đó ném đá bể đầu rồi vu oan cho công an nhân dân đàn áp sao? Đừng ồn ào, hãy để yên lặng cho các đại biểu làm việc! Còn báo chí thì đang bận rộn chuyện tường thuật họp ở trung ương đảng chứ đâu có rỗi rãnh đâu. Đấy, ai cũng bận tíu tít cả chứ đâu có như mấy người biểu tình rách việc đâu! Đã bảo dân đừng có no. Đảng no đủ rồi!
                         
                        Thanh Tùng, Đồng Nai
                        Khi nhìn một số lượng lớn bà con tập trung biểu tình, có người vội kết luận:"đấy, VN ta dân chủ tràn trề đấy, cũng cho phép biểu tình đấy!" Nhưng nghĩ lại, biểu tình này đâu phải như những sinh hoạt chính trị thường xuyên như các quốc gia dân chủ. Dân VN chưa quen biểu tình, nay họ bị dồn vào đường cùng nên phải làm vậy. Nhiều người khi về quê cũng đâu còn đất để ở, nên cũng phải ráng bám TP để đòi lại đất. Khả năng để họ đòi lại thành công thì rất thấp, nhưng nguy hiểm mà họ phải đối mặt thì rất nhiều. Nhưng họ vẫn cứ làm. Chẳng lẽ cứ bám TP mà biểu tình mãi? Và cuối cùng họ sẽ nhận được gì từ chính quyền đây?
                         
                        Quang, Paris
                        Đây lại là một ví dụ nữa về khẩu hiệu "báo chí là công cụ của Đảng". Thật buồn cho người dân kiện và cho những nhà báo nữa.
                         
                        MH, Hà Nội
                        Bài viết này làm tôi cảm thấy rất đau xót cho những con người nghèo khổ ở VN. Chi mà phải qua tận Mỹ để đòi công lý vậy, ngay trên quê hương mình còn không có công lý kia kìa. Tôi van xin các ông các bà ủng hộ chế độ làm ơn dành chút tình thương cho những người này mà nói lên tiếng nói chính nghĩa , đừng vì quyền lợi cá nhân mà nói ra những lời trái lương tâm của mình!
                         
                        Hanh, TP HCM
                        Tôi nghĩ nếu BBC loan tin sai, như cách bạn Phi Long VN phản ánh, thì BBC cũng nên đưa tin đính chính cho rõ lập trường trung lập của tờ báo. Nhưng có điều, những gì tôi thấy trong mấy ngày gần đây ở tại nơi bà con tập trung biểu tình, gần nơi tôi ở, lại rất giống những gì mà BBC và nhiều bạn đọc phản ánh. Vậy thế này là thế nào? Có lẽ nào TPHCM rộng lớn quá chăng?
                         
                        Lắng nghe
                        Những người biểu tình khiếu kiện chắc hẳn thuộc thành phần giai cấp vô sản. Họ đang làm theo qui luật "có áp bức thì có đấu tranh" của Mác. Họ đang đấu tranh với những người có chức có quyền và có cả rất nhiều tiền (Tư sản đỏ).
                        Cuộc đấu tranh của họ đang ở giai đọan tự phát. Nếu bây giờ có người lãnh đạo đem "ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê nin nguyên bản" đến cho họ, biến phong trào đấu tranh từ "tự phát đến tự giác", rằng cuộc đấu tranh là không khoan nhượng, kêu gọi "giai cấp vô sản đoàn kết lại", phải "dùng bạo lực cách mạng", v.v...
                        Nói chung là cứ lấy đúng trong sách vở Mác Lê ra mà ứng dụng (tuyệt đối không cần dùng bất cứ cái gì dính líu tới Mỹ, như "dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng"), thì họ có phải là những! tên phản động ăn bơ thừa sữa cặn của bọn đế quốc phản bội đất nước không nhỉ!!!
                         
                        Phi Long, VN
                        Sao những gì tôi chứng kiến lại khác xa với miêu tả của BBC nhỉ? Tôi thiết nghĩ biểu tình là chuyên rất bình thường và nó cũng được VTV phản ánh trong bản tin thời sự. Nhưng không hiểu sao BBC lại đưa tin theo kiểu giật gân như vậy. Tôi là người chứng kiến cuộc biểu tình ở Sài Gòn, và cũng là người đã từng tham gia biểu tình ở Vạn Phúc - Hà Đông 3 năm về trước . Tôi chưa thấy Công an có hành động "đàn áp người biểu tình" theo cách BBC miêu tả bao giờ cả, có chăng sự xuất hiện của họ chỉ để đảm bảo an ninh như cảnh sát của bao nhiêu nước khác mà thôi.
                         
                        Hà, Đà Lạt
                        Tôi còn nhớ trước đây vài tháng, vào dịp bầu cử QH của nước ta, trên diễn đàn BBC xuất hiện nhiều ý kiến rất hăng hái. Họ cho rằng, những người được bầu làm Đại Biểu QH Việt Nam thực sự là những người xứng đáng đại diện cho những cử tri trên cả nước. Họ đả kích những người vốn phê phán bầu cử giả tạo là những người phản động và không yêu nước. Chỉ vài tháng sau bầu cử, những hình ảnh mỹ miều của những ĐB nhân dân đã bị thay đổi nghiêm trọng. Vậy thì những người yêu nước ơi, hãy lên tiếng giùm đồng bào nghèo bị áp bức đi chớ!
                         
                        Ẩn danh
                        Đồng bào các tỉnh khốn khổ lên Sàigòn hơn hai tuần nay đòi đất đai bị chiếm đoạt,khiếu nại đến quốc hội để đòi công lý ,vậy mà hơn 600 tờ báo ở VN đang ở đâu , đặc biệt các tờ báo ở Sài gòn mà không đưa tin phóng sự. Vậy mà đảng CSVN nói hay lắm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết còn nói nhà nước, đảng ta sẽ lắng nghe nguyện vọng của nhân dân.
                        Thế đấy, hàng trăm báo chí trong nước không nghe, không thấy, không đi, không viết, không có lương tâm nghề nghiệp và chắc lo chạy tin kiếm tin riêng hết rồi. Thật vậy, ở VN có hơn 600 tờ báo mà không có một tờ báo độc lập để nói lên sự chân chính của xã hội của đất nước VN đang bước vào thời kỳ hội nhập hướng tầm nhìn ra quốc tế.
                         
                        Dân đen, TP HCM
                        Tin vắn báo chí (trong nước): vì mấy ngày qua lực lượng phóng viên của các tờ báo trong nước chúng ta đang bận viết bài về chuyến đi rất thành công của Chủ Tịch Triết sang Hoa Kỳ, nên chúng tôi tạm thời chưa có điều kiện cho đồng bào biết về những tin xung quanh văn phòng Quốc Hội 2 tại TPHCM. Nhìn chung Văn phòng QH đang hoạt động bình thường, tuy có nhiều đơn cần giải quyết hơn trước, nhưng các vị đại biểu nhân dân luôn hoàn thành trách nhiệm, nhằm lập thành tích chào mừng kỳ họp đầu tiên của QH khoá mới sắp diễn ra.
                         
                        Ho, TP HCM
                        Mấy người bạn chúng tôi kể rằng, rất nhiều công an đã trà trộn trong đoàn người biểu tình, họ mang máy quay phim, chụp hình để ghi lại hình ảnh những người biểu tình nhằm mục đích nhận diện và lưu giữ vào sổ "bìa đen". Đặc biệt, Công an luôn kèm sát dân chúng di chuyển trên đường khi ngang qua số 194 Hoàng Văn Thụ, làm dân chúng khiếp sợ không thể tiếp tế hay an ủi gì được cho các dân oan.
                         
                        NKM, Hà Nội
                        Dân biểu tình là phải rồi. Họ trả dân quá rẻ.Trong khi bán lại cho doanh nghiệp cao gấp mấy lần số tiền họ trả cho dân.Tôi được biết khi doanh nghiêp muốn thuê đất họ ra giá cao gấp mấy lần rồi yêu cầu doanh nghiệp chỉ được bồi thường theo giá quy định còn phần chênh lệnh họ nói còn phải chi cửa này cửa nọ.Vậy là doanh nghiệp muốn có đất để sản xuất thì phải bấm bụng mà làm theo,còn không làm theo cách đó thì vĩnh viễn không bao giờ có đất mà sản xuất.Mà chuyện này làm sao giấu được dân mãi.
                         
                        Ẩn danh
                        Không biết mấy ông vừa trúng cử đại biểu Quốc hội VN để làm gì mà không cứu dân mình đang bị oan sai, bức xúc.Thế là cán bộ quan chức trở thành những ông trời con tham nhũng, bóc lột, đàn áp, ăn cướp đất đai dân chúng. Như vậy áp dụng lý thuyết Marx- là phải đấu tranh quyết liệt để đòi công lý. Đây là nỗi đau khổ của những người dân dưới đáy cùng của xã hội bị bóc lột, bị lừa đảo, bị chiếm đoạt, và bị đàn áp thật là to lớn.
                         
                        Bac, TP HCM
                        Theo chúng tôi biết, chính quyền không những không tiếp tục giải quyết các khiếu kiện của người dân mà họ tìm mọi cách để làm khó dễ sinh hoạt của đồng bào. Ví dụ như thay vì tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào trong hoàn cảnh khó khăn để chờ cứu xét , thì họ lại cố tình "làm tình làm tội" người khiếu kiện nhiều hơn. Từ nửa khuya, ban quản lý trụ sở Quốc Hội đã cho khóa cửa toàn bộ các nhà vệ sinh bên khu nữ, và bên khu nam thì chỉ mở một cái gây sự xáo trộn khi nhiều người phải tranh nhau sử dụng nhà vệ sinh. Và đến sáng thì tất cả nhà vệ sinh đều bị khóa chặt cũng như các cửa vào Quốc Hội cũng được "niêm phong" bằng các "bạc" để bên ngoài không thể nhìn vào bên trong.
                         
                        Một người dân
                        Qua những diễn biến gần đây, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng: - Quốc Hội, nơi mang danh là đại diện của cử tri, thực chất không hề lưu tâm đến quyền lợi người dân. Họ chịu sự kiểm soát của Đảng, và tuân lệnh Đảng. Trong những trường hợp này, họ đã sẵn sàng đi ngược lại quyền lợi của cử tri, những người đã đi bỏ phiếu bầu nên họ.
                        - Những người làm lãnh đạo VN đã hành xử không theo luật pháp. Khiếu kiện của dân không được họ tôn trọng và giải quyết rốt ráo. Hơn thế nữa, họ hành động không một chút cảm thông, không một chút nhân đạo đối với những người dân nghèo bị ảnh hưởng từ chính các chính sách mà họ đã ban hành. Đó phải chăng là một hình ảnh lập lại của "Cải cách ruộng đất" 50 năm về trước?
                          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/07/070706_landprotest.shtml
                        #12
                          Quang Khôi 08.07.2007 06:04:41 (permalink)


                          • Đồng bào Tiền Giang biểu tình - ngày thứ 13
                          • Bản tin thêm về những ngày đồng bào tỉnh Tiền Giang biểu tình tại Sài Gòn.

                          Đồng bào Tiền Giang vẫn còn tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 sang ngày thứ 13 :
                          • Bị tịch thu điện thoại di động và máy chụp hình trong khu vực biểu tình
                          • Mời qua Phòng Tiếp Dân để được giải quyết vào lúc 8 giờ sáng 3 ngày 4-5-6/07/2007 nhưng đồng bào “chê” không chịu qua.

                          Hôm nay bước sang ngày thứ 13 cũng là ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ (04 tháng 7) nên từ sáng sớm đồng bào đã tụ tập giăng “băng rôn” và biểu ngữ rất đông trước cửa và dùng loa phóng thanh hô những khẩu hiệu chống đối chính quyền của địa phương mình tham nhũng và hướng các loa vào phía trong Văn Phòng Quốc Hội 2 (VP/QH2). Từ lúc 7:00 giờ sáng đồng bào đi ngang qua VP/QH2 đã thấy những biểu ngữ giăng đầy dọc theo đường Hoàng Văn Thụ với các nội dung “Dân Oan đi tìm công lý, đòi đất đòi nhà”, “Làm Quốc lộ 1A giải tỏa trắng, chính quyền quên tái định cư cho dân”, Chính quyền lừa bịp, phản dân hại nước” … Có một cụ già đã dùng loa phóng thanh cầm tay hướng vào trong Quốc Hội cùng với nhiều người trong nhóm Tiền Giang hô khẩu hiệu đã đảo chính quyền Tiền Giang với sự hỗ trợ của các nhóm người ở địa phương khác. Chúng tôi ghi nhận có hơn 10 nhóm từ các nơi như Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Dương, An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Bình Thuận, Bình Phước, Quận 4/ TP.HCM … tổng số lúc cao điểm lên đến hơn 800 người. Chiều lại, dù trời mưa lớn nhưng vẫn còn nhiều người đứng dưới mưa để tiếp tục biểu tình, còn những người khác thì rút vào trong nhà Quốc Hội nên bên ngoài chỉ còn khoảng hơn 100 người dầm mưa để cầm biểu ngữ và cờ … đứng dọc theo đường.
                          Vài người sử dụng điện thoại di động để liên lạc trong nhà Quốc Hội hay chụp hình thì bị CA tịch thu máy hay xóa bộ nhớ, CA và Dân quân kiểm soát trong ngoài rất chặc chẽ không cho ai được chụp hình hay quay phim.
                          Một điều đồng bào quan tâm đến cuộc biểu tình kéo dài gần 2 tuần tại VP/QH2 đều ngạc nhiên không thấy 600 tờ báo trong nước, cũng như cơ quan truyền thanh, truyền hình đề cập đến việc khiếu kiện của dân oan, phải chăng việc nầy dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa đã quen và không coi đó là quan trọng (?) phải chăng “dân chết thì mặc bây, tiền thầy thầy bỏ túi” ?
                          Đặc biệt hôm nay, phái đoàn Thanh Tra Chính Phủ đã … vắng bóng và một thông báo mời đồng bào khiếu kiện đến số 210 Võ Thị Sáu là Trung Ương 2 Phòng tiếp dân lúc 8 giờ sáng mỗi ngày từ 08:00 mỗi ngày từ ngày 4 đến ngày 6/07/2007 để đươc giải quyết, nhưng đồng bào đã bị lừa nhiều lần nên không thể nhẹ dạ tin vào lời hứa hẹn để đi qua bên đó làm đoàn biểu tình bị phân tán nên đã “chê” không thèm đi.
                          Được biết hiện nay ở nhiều nơi xa như Cần Thơ, Cờ Đỏ, An Giang, Đồng Tháp … dù bị Công an ngăn chặn nhưng họ vẫn từ từ kéo lên để nhập cuộc với đoàn biểu tình tại VP/QH2 ở Sài Gòn hứa hẹn số người tham dự biểu tình sẽ không giãm mà còn tăng thêm.
                          Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến.
                          Người đưa tin từ Sài Gòn
                          Lúc 10:30 tối tại Sài Gòn ngày 04/07/2007




                          Bản tin thêm về những ngày đồng bào tỉnh Tiền Giang biểu tình tại Sài Gòn hiện nay chống chính quyền CSVN tham nhũng và ăn cướp là thủ phạm gây ra mọi bất công
                          Cuộc xuống đường biểu tình của đồng bào tỉnh Tiềng Giang đòi đất đai tài sản đã bị chính quyền Cộng Sản tỉnh Tiền Giang cướp đoạt của nhân dân đã kéo dài 10 ngày ở Sài Gòn.
                          Trước ngày 22-06-2007, do phía công an cộng sản tỉnh Tiền Giang đã đánh hơi được bà con khiếu kiện đã đồng lòng cùng nhau kéo về thành phố Sài Gòn xuống đường biểu tình đòi tài sản, nên chúng đã ra sức đổ lực lượng xuống ngăn chặn. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn vị bị cản trở nhưng với quyết tâm cao nên bà con đã bằng nhiều cách để vượt qua sự trở ngại của mật vụ công an tỉnh Tiền Giang. Chị Cao Quế Hoa được phía công an cộng sản đánh giá là một người có chí khí kiên cường và có nhiều uy tín với đồng bào dân oan tỉnh Tiền Giang. Bởi thế nên đã bị mấy chục mật vụ bao vây nhà để giữ chân chị lại, nhưng chị chẳng hề biết sợ và cố gắng vượt qua hàng rào cản trở của bọn chó săn mật vụ cộng sản để lãnh đạo và hòa nhập cùng nhân dân tranh đấu đi đòi quyền lợi. Mỗi khi bước ra khỏi nhà, chị đã bị 4 con mật vụ nữ bám gót đeo chị như lũ đỉa. Chị đã kiểm chứng bằng cách 4 lần lên xe và 4 lần xuống xe, thì chị đều đã xác định 100% đây chính là những mật vụ an ninh của A38 công an tỉnh Tiền Giang. Chị cảm thấy bị xúc phạm đến quyền tự do cá nhân của mình mặc dù chị không hề là đối tượng hình sự phải bị theo dõi. Chị nhiều lúc đã chỉ thẳng vào mặt chúng và chửi rằng “Mấy con đĩ chó kia. Tao đã làm gì, mà chúng mày cứ theo dõi tao hoài hả ? ”. Tụi nữ mật vụ CS trơ trẽn trả lời : “ Bà có quyền đi, chúng tôi cũng có quyền đi ”. Nhưng với quyết tâm và nhanh trí, bọn chúng cũng không thể giữ nổi bước chân của chị.

                          Ảnh đoàn biểu tình gồm toàn là chị em phụ nữ tỉnh Bến Tre đang cầm biểu ngữ đấu tranh và nón viết nội dung tố cáo chính quyền CSVN tỉnh Bến Tre cướp đất đai nhà cửa, tài sản của đồng bào. Đây là quê hương mà chính quyền CSVN vẫn tự hào đặt tên là “quê hương của phong trào Đồng khởi” cuả những năm đầu thập niên 1960. Nay đồng bào tỉnh nhà lại phát huy truyền thống đồng khởi đấu tranh sẵn có của mình để đứng lên đòi công lý, lẽ phải với những kẻ vỗ ngực mạo danh mình là đại diện chân chính, là nhà nước của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân.
                          Sáng thứ 6 ngày 22-6-2007.
                          Hơn 100 người dân khiếu kiện ở tỉnh Tiền Giang đã vượt qua sự cản trở của công an tỉnh Tiền Giang bằng nhiều cách trong lúc trời mưa to gio lớn sấm chớp ầm ầm, cuối cùng thì bà con cũng đến được Sài Gòn. Đến 8 giờ sáng. Bà con đã được gặp nhau tại điểm đường 161 Lý Chính Thắng là trụ sở 2 của Đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam nhưng trụ sở này không mở cửa.
                          - Đến 13 giờ 30’ hơn 100 người dân xuống đường cầm băng rôn biểu ngữ hô to khẩu hiệu
                          + Đã đảo – đã đảo bọn tham nhũng.
                          + Đã đảo – đả đảo chính quyền tỉnh Tiền Giang.
                          - Đoàn người đi qua đường Trần Quốc Thảo gặp một tốp người mặc đồ thường phục, không đeo bảng tên. Họ đã xuất trình thẻ công an và yêu cầu kiểm tra giấy tờ của con trai chị Cao Quế Hoa. Ngay lúc đó con trai chị Hoa đã xuất trình giấy tờ đầy đủ. Lúc này có khoảng 10 công an đến để tiếp sức cho đồng bọn, mặc dù tất cả đoàn người đi biểu tình có giấy tờ tùy thân đầy đủ, nhưng chúng vẫn muốn tịch thu mọi phương tiện của đoàn biểu tình. Con trai chị Cao Quế Hoa đã phản đối quyết liệt liền bị nhóm công an mật vụ xông vào đánh tới tấp rất dã man. Dân khiếu kiện đã chứng kiến từ đầu đến giờ quá phẫn nộ và bất bình với cách hành xử của công an Cộng sản Sài Gòn. Nhân dân đã phản đối quyết liệt rồi lao vào giữ chiếc xe lại, quang cảnh lúc đó rất hỗn loạn. Thấy nhân dân phản kháng mạnh quá, bọn chúng vội lên xe bỏ chạy tan tác.
                          - Đến 16 gìơ 30 phút đoàn người biểu tình đã kéo đến văn phòng Quốc Hội 2 đại diện phía Nam ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ và cắm chốt tại đó.
                          - Ngày 23-6-2007, bà con tiếp tục giăng băng rôn – biểu ngữ trước toà nhà Quốc Hội 2. Lúc này quân số của bà con khiếu kiện ngày một tăng nhanh. Tại đây, người dân đã được các tổ chức nhân đạo giúp đỡ bằng những thùng nước uống tinh khiết, cơm hộp, bánh mì thịt, bánh bao và thuốc Tây trị bệnh. Tụi an ninh Cộng Sản cũng tăng quân số lên dầy đặc . Mặt thằng nào cũng đằng đằng sát khí như chực ăn tươi nuốt sống đám dân này vậy, nhưng dân oan vẫn hiên ngang đứng dưới mưa bão tầm tã căng biểu ngữ không hề tỏ ra sợ sệt.
                          - Ngày 24-6-2007, số dân nhập vào đoàn biểu tình đấu tranh cứ tăng dần. Ban ngày thì ra đấu tranh, đêm đến họ ngủ la liệt ở dưới nền đất không có lấy 1 tấm bạt lót lưng. Các cụ già bắt đầu ngã bệnh trước, có 2 bà phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Đó là Bà Năm Long ở tỉnh Gò Công và Bà Ba Hưng ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
                          - Ngày 25-6-2007
                          Số người biểu tình đã tăng lên, hơn 300 người. Làn sóng và khí thế đấu tranh cũng tăng cao. Bà con biểu tình với những tấm biểu ngữ cột vào cây liên kết thành 1 dải rất dài làm che lấp hết mặt tiền của văn phòng Quốc Hội. Đồng thời họ cùng nhau hô to những khẩu hiệu nội dung:

                          Đả đảo bọn tham nhũng
                          Đả đảo – Đả đảo
                          Đả đảo bọn Quan tham
                          Đả đảo – Đả đảo

                          Khí thế bừng bừng vang động cả đường phố đã làm cho mọi người dân đi qua đi lại đã phải dừng xe cộ để chia sẻ những nỗi khổ của người dân chúng tôi và tỏ thái độ rất bức xúc với những kẻ cầm quyền CSVN. Có nhiều người đã phải rơi nước mắt khi nhìn thấy cảnh tượng người dân phải khốn khổ như vậy. Chiều hôm ấy những tấm lòng vàng đã đến, có người đã đem 4-5 bao quần áo đến cho bà con, số quần áo trên được chuyển vào cho bà con có quần áo thay ngay lập tức. Vì trời mưa gió đã làm quần áo cũ bà con đã mặc trên người từ vùng quê lên ướt át, hôi hám và quá dơ bẩn rồi. Những ông bà già đã có những chiếc áo ấm để ủ cho đỡ lạnh. Thật là cảnh tương thân tương ái cảm động, nghẹn ngào của đồng bào ruột thịt trong hoàn cảnh phải đương đầu với bạo quyền CSVN.
                          Có lẽ phía chính quyền Cộng Sản thấy làn sóng đấu tranh, cũng như lượng dân oan ngày một đông. Họ đã bàn bạc và đưa ra phương án để cản trở bằng cách ngăn chặn tất cả những người chuyển lương thực đến giúp đỡ cho số đồng bào đang biểu tình tại đây. Đồng thời đóng cửa văn phòng không cho dân trú mưa và đi vệ sinh nữa, nhưng bà con vẫn không giải tán tiếp tục bám trụ để đấu tranh ngày một kiên quyết hơn.
                          - Ngày 26-6-2007
                          Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tinh thần đồng bào biểu tình vẫn quyết tâm cao không bỏ cuộc.
                          - Ngày 27-6-2007
                          Đoàn cán bộ của tỉnh Tiền Giang gồm 4 người là :
                          - Ông Nguyễn Văn Phòng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang.
                          - Ông Phước Phó Chánh Thanh Tra tỉnh Tiền Giang
                          - 2 sĩ quan an ninh phòng PA 38 công an tỉnh Tiền Giang.
                          Tốp cán bộ CS tỉnh Tiền Giang đã liên hệ và phối hợp với các quan chức văn phòng Quốc Hội 2, là ông Nguyễn Văn Vạng giữ chức Vụ trưởng Trụ Sở Quốc Hội 2 đã gặp bà con và yêu cầu tất cả hãy trở về địa phương để được giải quyết, nhưng đồng bào không đồng ý. Vì đã bị chính quyền lừa gạt nhiều lần khi lên đón dân về từ những lần trước. Khi đồng bào trở về đến địa phương thì chẳng ai được giải quyết gì cả. Người dân đã bị lừa còn chính quyền Cộng Sản bị mất uy tín. “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Người dân bây giờ không còn niềm tin gì với chính quyền Cộng sản VN này nữa. Thấy nhân dân kiên quyết không trở về địa phương. Lực lượng công an CS hơn 100 tên cứ đảo qua đảo lại chung quanh trụ sở để hăm dọa đồng bào. Lúc này không khí rất căng thẳng làm cho dân không dám ngủ lo sợ lợi dụng đêm đến công an sẽ đàn áp nhân dân hoặc đem giam giữ ở những trại bảo trợ quanh SàiGòn ở Thủ đức như chúng vẫn từng làm với những người dân oan cả nước.
                          - Ngày 28-6-2007
                          Tình hình hôm nay căng thẳng hơn nhưng hôm trước lực lượng công an dầy đặc. Họ tung tin hôm nay sẽ giải tán đám dân biểu tình này, ai ngoan cố chống đối sẽ bắt giam hết. Thế nhưng bất chấp những lời hăm dọa đó của công an CSVN tất cả cùng quyết tâm ở lại, họ vẫn căng biểu ngữ và đứng biểu tình trước trụ sở và sẵn sàng tư thế phản ứng với lực lượng công an khi bị đàn áp và sẵn sàng hy sinh chứ không chịu giải tán.
                          - Ngày 29-6-2007
                          Hôm nay không khí đã dịu xuống bớt phần căng thẳng hơn. Nhưng bà con đã thấm mệt nhiều người chịu không nổi đã ngã bệnh. Nhưng bà con đã tự lo và chăm sóc cho nhau để vẫn kiên quyết bám trụ đấu tranh không chịu giải tán.
                          - Ngày 30-6-2007
                          Bà con nói nhau nghỉ ngơi để dưỡng sức. Qua tuần tiếp tục đấu tranh trên diện rộng hơn. Lúc này số dân biểu tình đấu tranh đã được tăng cường thêm từ dân ở tỉnh Đồng Tháp lên Sài Gòn.
                          Nhưng mọi việc đã không thành công như mong muốn và kế hoạch của đoàn biểu tình, do vào lúc 15g ngày 30-6-2007 công an Cộng Sản đã tổ chức bắt cóc chị Cao Quế Hoa và chị Lê Thị Nguyệt tại quận 6 Thành Phố Sài Gòn và đưa xe về công an quận 6 để giam giữ. Khi biết tin này, hơn 60 người dân oan tỉnh Tiền Giang đã kéo đến đồn công an quận 6 để đòi thả người. Số dân này đã đấu tranh rất dữ dội. Kết quả có 1 bà bị ngất xỉu mà phía công an quận 6 vẫn không chịu thả người ra. Hiện nay khi chúng tôi viết bản tin này thì chị Cao Quế Hoa và chị Lê Thị Nguyệt đã bị công an tỉnh Tiền Giang đưa về địa phương để quản thúc tại gia. Lúc chúng bắt cóc chị Hoa, cả lũ mấy chục tên mật vụ, chúng giằng xé rách hết quần áo làm chị lõa lồ thân thể, nên chúng phải dùng mền quấn kín che dấu đi nhưng vẫn còng tay đưa lên xe chạy thẳng về tỉnh Tiền Giang ( Mỹ Tho cũ), còn mồm miệng thì chúng dán bịt băng keo kín y như bắt một con súc vật vậy. Cả 2 chị Hoa và Nguyệt đều bị chúng cướp điện thoại khi bị bắt để ngăn chặn các chị trả lời phỏng vấn các đài báo chí hải ngoại và quốc tế bên ngoài.
                          Hơn 250 người dân vẫn tiếp tục bám trụ đấu tranh ở văn phòng quốc hội 2 đại diện phía nam tại Sài Gòn. Nhưng mọi việc đã không thành công như mong muốn và kế hoạch của đoàn biểu tình bị lỡ dở. Nguyên do là vào lúc 15 giờ ngày 30-6-2007 công an Cộng Sản đã tổ chức bắt cóc chị Cao Quế Hoa và chị Lê Thị Nguyệt tại quận 6 Thành Phố Sài Gòn và đưa xe về công an quận 6 để giam giữ. Khi biết tin này, hơn 60 người dân oan tỉnh Tiền Giang đã kéo đến đồn công an quận 6 để đòi thả người. Số dân này đã đấu tranh rất dữ dội. Kết quả có 1 bà bị ngất xỉu mà phía công an quận 6 vẫn không chịu thả người ra. Hiện nay khi chúng tôi viết bản tin này thì chị Cao Quế Hoa và chị Lê Thị Nguyệt đã bị công an tỉnh Tiền Giang đưa về địa phương để quản thúc tại gia.
                          Hôm sau có rất nhiều bà con các tỉnh như An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Bình Phước, Long An…. tiếp tục kéo lên Sài Gòn nhập vào đoàn biểu tình của tỉnh Tiền Giang đang nổ ra tại đây làm quân số tham gia đấu tranh thêm đông đảo. Nhưng đáp lại chính quyền CSVN cũng huy động thêm lực lượng công an, mật vụ, cảnh sát dã chiến được trang bị đầy đủ dụng cụ để sẵn sàng chờ lệnh từ trung ương đàn áp bà con. Chúng cũng đem đến đây mấy xe ô tô có lắp đặt các phương tiện chuyên dụng kỹ thuật làm nhiệm vụ phá sóng điện thoại để ngăn cản các cuộc phỏng vấn của đoàn người biểu tình với giới truyền thông bên ngoài.
                          Khi chúng tôi làm bản tin này xong, thì cuộc biểu tình của bà con mấy tỉnh vẫn tiếp tục diễn ra quyết liệt không có biểu hiện chùng xuống và tan rã…
                           
                          Bà Cao Quế Hoa
                          - Thường trú tại: 18/548 khu 3 thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
                          - Chị Hoa có 4 người con trai
                           
                          Chị Lê Thị Nguyệt
                          - Thường trú tại: ấp 5 - xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
                          - Chị Nguyệt có 1 con 13 tuổi
                          Tường trình tại thành phố Sài Gòn hồi 17 giờ ngày 01/7/2007

                          Nhóm phóng viên Người đưa tin Sự Thật từ thành phố SàiGòn
                          Đọc tiếp theo ngày:
                          « Chúng tôi không vô cảm trước nỗi đau của nhân dân bị đàn áp khốc liệt
                          China nightclub blast kills 25, injures 33 »

                          Đọc tiếp theo cùng đề mục:
                          « Khiếu Kiện: Chúng tôi không vô cảm trước nỗi đau của nhân dân bị đàn áp khốc liệt
                          » Khiếu Kiện: Đơn Tố Cáo Khẩn Cấp






                           
                            http://ykien.net/blog/?p=1814

                           
                          #13
                            Quang Khôi 08.07.2007 10:10:06 (permalink)



                            Dân Tiền Giang Biểu Tình Ở Quốc Hội 2 SG Ngày Thứ 14
                             
                            Việt Báo Thứ Sáu, 7/6/2007, 12:02:00 AM



                            (Sài Gon-VNN) Người đưa tin từ Sài Gòn hôm Thứ Năm 5-7-2007 cho biết, đồng bào biểu tình trước tại Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2 đã vừa tròn 2 tuần lễ, dù gian nan cực khỗ màn trời chiếu đất, mưa nắng suốt 14 ngày đã làm nhiều đồng bào ngã bịnh nhưng vì sự chèn ép bóc lột hết nhà cửa ruộng vườn của chính quyền địa phương và đẩy họ đi vào đường cùng. Đó là động cơ nung đúc sự uất ức, bức xúc của đồng bào các nơi đã đổ về càng ngày càng đông để hòa nhập với đồng bào Tiền Giang cùng bày tỏ sự phẩn nộ, sự phản đối hành động tham những, lạm quyền cướp đoạt tài sản dân của các quan chức địa phương qua các biểu ngữ, băng rôn dăng đầy dọc đường Hoàng văn Thụ với nội dung: "Bà Lạc chánh án tòa tỉnh Tiền Giang lợi dụng chức vụ lãnh đạo thẩm phán xữ án để trục lợi cá nhân", "Đã đảo bà Nhàn - Thanh tra Tiền Giang áp dụng luật rừng với dân - Đề nghị cách chức"; "Khẩn cầu Thủ Tướng cứu dân Tiền Giang bị oan sai bức xúc"; "Chủ tịch UB Tiền Giang vi phạm luật KN - T Cáo gây bức xúc lòng dân, yêu cầu bãi nhiệm!!!" Tỉnh Tiền Giang dùng chỉ thị để hợp thức hóa đất đã bị một số cán bộ cướp của dân"; "Đường Cao Tốcyêu cầu giải quyết theo nghị định của chíng phủ"; Dân Long An, dân an cư mới lạc nghiệp. Dân giàu, nước mạnh!!! Đã đảo tham nhũng- Còn tham nhũng thì dân còn khổ"....

                            Hôm nay đã có thêm một số đồng bào Kiên Giang, Đồng Tháp lên thêm để tăng cường cho đoàn biểu tình.

                            Trong khi đó, về phía chính quyền không những không tiếp tục giải quyết các khiếu kiện của người dân mà họ tìm mọi cách để làm khó dễ sinh hoạt của đồng bào như thay vì tạo điều kiện giúp đỡ đồng bào trong hoàn cảnh khó khăn để chờ cứu xét, thì họ lại cố tình "làm tình làm tội" người khiếu kiện nhiều hơn. Từ nửa khuya, ban quản lý trụ sở Quốc Hội đã cho khóa cửa toàn bộ các nhà vệ sinh bên khu Nữ, và bên khu nam thì chỉ mở một cái gây sự xáo trộn khi nhiều người phải tranh nhau sử dụng cầu tiêu cầu tiểu. Và đến sáng thì tất cả nhà vệ sinh đều bị khóa chặt cũng như các cửa vào Quốc Hội cũng được "niêm phong" bằng các "bạc" để bên ngoài không thể nhìn vào bên trong.

                            Ngoài ra, bảo vệ còn ngăn chặn không cho đồng bào mua đem thức ăn vào khu vực trong hàng rào của khu vực. An ninh và công an đã bắt một thanh niên khi đem bánh mì phân phối cho đồng bào đặt mua đưa vào Quốc Hội. Thấy chuyện phi lý vì thanh niên nầy chỉ đi giao bánh mì cho người đặt hàng mà bị CA và nhân viên an ninh bắt nên đồng bào tụ lại để giải thoát cho thanh niền nầy nhưng trong khi giằng co với CA, một bà lớn tuổi đã bị CA bẽ loại tay, tuy nhiên cũng làm cho CA phải bỏ ý định bắt người vô cớ.

                            Theo một số đồng bào cho biết thì từ sáng sớm đã có một phái đoàn gồm 5 bộ của chính phủ (?) đã đến Quốc Hội bằng ngõ sau và vào họp bên trong cho đến hơn 7 giờ tôi vẫn chưa chấm dứt nhưng không rõ nội dung của cuộc họp.

                            Ngoài ra, đồng bào còn ghi nhận CA mặc dân phục vẫn trà trộn trong đoàn người biểu tình, đem cặp mắt cú vọ dõi theo đoàn dân khốn khổ này, chúng mang máy quay phim, chụp hình để ghi lại hình ảnh dân chúng qua lại, lưu giữ hình ảnh để nhận diện và tìm mọi cách khủng bố nguội sau nầy để cố tình che đậy và bao che cho việc làm gian ác của quan chức địa phương. Đặc biệt, CA luôn kèm sát dân chúng di chuyển trên đường khi ngang qua số 194 Hoàng Văn Thụ, làm dân chúng khiếp sợ không thể tiếp tế hay an ủi gì được cho các dân oan.

                             
                            http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=110656
                            #14
                              Quang Khôi 08.07.2007 10:12:59 (permalink)
                              Dân Tiền Giang Biểu Tình Ở Quốc Hội 2 SG Ngày Thứ 14
                              Việt Báo Thứ Bảy, 7/7/2007, 12:02:00 AM
                               
                              (Sài Gòn-VNN) Cuộc biểu tình của của dân oan tỉnh Tiền Giang, kéo theo các tỉnh khác trước văn phòng Quốc Hội 2 CSVN ở Sài Gòn đã bước sang ngày thứ 15. Mặc dầu mưa tầm tả, đồng bào biểu tình vẫn che lều căn bạt dưới mưa để tiếp tục biểu tình. Theo lời báo động của chị Cao Quế Hoa, hôm nay, 6-7, tình trạng an ninh của chị lại bị đe dọa phải nhờ đồng bào bảo vệ mới được an toàn

                              Người đưa tin từ Sài Gòn hôm nay cho biết, lúc gần 4 giờ chiều nay, 6-7 giờ VN, một phụ nữ tự xưng là người của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đang có mặt tại Phòng Tiếp Dân số 210 Võ Thị Sáu, và một người tên là Long, cũng tự xưng là Phó chủ nhiệm VP/QH2 Sài Gòn đã đến đưa thư mời cá nhân chị Hoa qua bên trung tâm Tiếp Dân để làm việc, nhưng chị Hoa không đi, và đồng bào cũng lo cho an ninh của chị nên cũng đồng lòng ngăn cản không cho chị đi. Hơn 20 CA đã được bố trí sẵn định xông vào cưỡng bách chị Hoa đi nhưng trước những phản kháng để bảo vệ chị Hoa của đồng bào nên CA không thể ra tay. Tin cũng cho biết, hôm nay CA sắc phục cũng như CA chìm được huy động từ các địa phương có đồng bào lên Sài Gòn khiếu kiện tụ tập ở các bến xe để nhận diện người địa phương, tìm cách ngăn cản không cho đến VP/QH2 để gia nhập đoàn biểu tình khiếu kiện. Ngoài ra, tại khu vực trụ sở VP/QH2 cũng được tăng cường CA sắc phục và an ninh chìm đế giám sát, theo dõi, nhận diện thu hình những người tham dự biểu tình, mà người ta dự đoán có thể để "bắt nguội" về sau này.

                              Vào xế trưa thì trời đỗ cơn mưa to nhưng cũng không thể ngăn được quyết tâm của đồng bào nên họ đã căng bạt, bận áo mưa để tiếp tục biểu tình.

                              Trả lời phỏng vấn của đài VN Sydney Radio hôm nay, chị Lê Thị Nguyệt đã cho biết CA quận 6 đã đối xử với chị một cách tàn nhẫn "... CA quận 6 bắt chúng tôi trong khi quần áo lõa lồ, tôi chỉ còn mang 1áo nịt ngực và 1 quần lót, từ TP/HCM về... đánh chúng tôi dã man... làm gãy ngón chân của tôi đến độ tôi bị ngất xỉu không biết gì cả...".

                              Nguồn tin cũng ghi nhận có hai quân xa đã đậu ở hai đầu của trụ sở nhiều giờ, phải chăng quân đội đã được huy động "sẵn sàng ứng chiến" để dẹp biểu tình nếu có bạo động.

                              Mặc dù có sự ngăn cản "trắng trợn" của CA ở bến xe cũng như tại chỗ biểu tình, đồng bào từ mọi nẽo cũng đã cố gắng bươn chãi để được hòa nhập vào đoàn biểu tình khiếu kiện đã bước sang ngày thứ 15.

                              Tình trạng khó khăn của đoàn biểu tình càng ngày càng khỗ cực hơn, nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục đóng cửa các nhà vệ sinh cũng như ngăn chặn không cho đồng hương tiếp tế giúp đỡ ẩm thực cho đồng bào biểu tình, đến nỗi những người phân phối bánh mì hay thực phẩm, được đồng bào biểu tình đặt mua, phải vội vàng ném các bao thực phẩm qua hàng rào rồi tháo chạy thoát thân không thì sẽ bị CA "hỏi thăm". (theo Người đưa tin từ Sài Gòn- Lúc 11:00 đêm tại Sài Gòn ngày 06/07/2007)
                               
                              http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=110706
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 5 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 61 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9