Thư gửi Vnthuquan.net
nguyen hoang 29.06.2007 21:04:31 (permalink)
kính gui vnthuquan!
thành thật cáo lỗi. Bộ tiểu thuyết Như lục binh trôi, tôi gửi cho thu quán vì lý do kỹ thuật bị trục trặc dẫn đến sai trong việc phân chương. Tôi chỉ phát hiện ra khi xem lại toàn bộ nội dung tiểu thuyết. Sai sót từ chương 63 đến chương 68. Nay tôi gửi bản chỉnh sửa lại chi vnthuquan, mong các bạn xóa những chương kể trên và đưa phần chỉnh sửa lại vào. Thành thật cáo lỗi.

______________________________

 
Chương 63

Ông Dương – trưởng phòng kế hoạch kẹp hồ sơ vào giữa miếng bìa cứng, rồi đưa cho Ngân:
- Ngài giám đốc muốn gặp cô để nghe cô trình bày chi tiết hơn về kế hoạch phát triển mạng lưới đại lý tiêu thụ của phòng ta, cô tới liền đi, Sếp đang chờ!
Ngân ngạc nhiên đưa mắt nhìn ông Dương rồi nhìn mọi người tỏ vẻ bối rối. Ngà cao giọng châm chọc:
- Chà, làm chưa được bao lâu mà đã được Sếp ưu ái đến thế đấy! Thậm chí qua mặt cả trưởng phòng Dương! Chắc là lại sử dụng chiêu “ đi ngang về tắt “ rồi!
Ngân tái mặt. Lắm đang chúi mũi vô đống hồ sơ, ngẩng mắt lên nhìn Ngà, mặt đanh lại khó chịu:
- Cô nói như vậy mà nghe được à? Kế hoạch của phòng chúng ta dựa vào những ý tưởng cơ bản của cô Ngân, vì thế cổ hiểu rõ hơn ai hết, Sếp không gặp cổ thì gặp ai nữa. Hay là cô đi thay vậy?
Ngà đuối lý nhưng vẫn cãi cố:
- Thôi, tôi làm gì đủ năng lực như người ta mà dám gặp Sếp. Có thêm “ đồng minh “  đánh trống, thổi kèn  khác gì hổ mọc thêm cánh!
Ông Dương giận dữ, đấm mạnh lên mặt bàn, lừ mắt nhìn Ngà, nói nổi cả gân cổ:
- Cô có im hay không? Bản kế hoạch của cô chẳng ra con khỉ gió gì hết, lem nhem như bài tập làm văn của đứa học trò hạng bét! Vậy mà hễ động tới là cô lại  suy bì tị nạnh. Cô coi lại mình đi. Để tôi phải nổi cáu thì mệt đấy!
Ngà tiu nghỉu, cúi gầm mặt xuống. Ngân ôm tập hồ sơ ngang ngực, đến gõ cửa phòng giám đốc.
- Vô đi! – Giọng cô thư ký dựa hơi giám đốc phát ra đầy uy quyền.
Ngân hé cửa, thò đầu vô, thấy cô Tuyết Nhung đang ngả ngớn trong lòng ông Van Vuuren, nút áo  ngực bị hở tung ra để lộ chiếc áo lót màu hồng ôm lấy bộ ngực trắng nõn. Ngân lúng túng, định xoay người bước đi, thì ông giám đẩy nhẹ cô thư ký, rồi nói ( ông Van Vuuren không biết tiếng Việt, chỉ nói bằng tiếng Anh ) :
- Em xuống phòng tổ chức làm cho anh cái này. – Sếp đưa cho Tuyết Nhung tờ giấy có đóng dấu đỏ chót.
- Trưa nay anh có mời em đi ăn không?
- Không, để khi khác!
Sếp chỉ chiếc ghế trống đối diện, ra hiệu Ngân ngồi xuống, rồi nói:
- Kế hoạch của cô đã gây sự chú ý cho tôi, tuy nhiên còn một số điểm, tôi chưa rõ lắm. Cô hãy trình bày một cách cặn kẽ. Tôi nghe cô đây.
Ngân mở tập kế hoạch ra diễn giải một cách chi tiết, có dẫn chứng rành rẽ. Ông Van Vuuren ngồi ngả người trên ghế xoay, gật gù tỏ vẻ hài lòng, thỉnh thoảng lại chen ngang, yêu cầu cô giải thích những vấn đề mà ông chưa được rõ. Ngân càng nói càng hăng, càng thêm tự tin. Thoắt đó đã vèo hết buổi sáng. Ông giám đốc vỗ tay cười thích thú:
- Được lắm! Tôi sẽ nghiên cứu thêm những đề án của cô đưa ra, và sẽ có quyết định trong thời gian sớm nhất. Cô hãy yên tâm chờ đợi.
Ngân gật đầu, đứng dậy. Ông giám đốc, kêu giựt lại:
- Tôi có thể mời cô một bữa được không?
Ngân rùng mình cảnh giác, định từ chối. Ông giám đốc bật cười ha hả:
            - Tôi mời cô với tư cách đồng nghiệp chớ không có mục đích nào khác. Nếu thích ai, tôi sẽ đặt thẳng vấn đề với người ấy.
Ngân mỉm cười gật đầu. Bây giờ đã là mười một giờ ba mươi phút.


_______________________________


Chương 64


Tháng sáu, tháng chánh thức bước vào mùa mưa. Mưa lớn chưa xảy ra chỉ có vài trận mưa lẻ tẻ. Những giọt mưa từ trời rớt xuống chưa kịp chạm đất đã bốc hơi vào không trung. Nắng khô rang khiến cho cây cỏ héo quắt lại. Ngoài đường phố, cánh đàn ông ở trần bận quần xà lỏn phô  những tấm lưng đen bóng nhễ nhại  mồ hôi. Ở ngay ngã ba, nơi có quán nước sâm của anh Khình( người Hoa ) lúc nào cũng chật ních người. Anh Khình trước kia nghèo kiết xác chuyên nghề làm bánh bao chỉ. Buôn bán ế ẩm, anh chuyển sang nghề bán nước sâm. Thứ nước sâm được nấu bằng bông cúc, mía lau và ít cây cỏ có tính giải nhiệt với ít đường thùng vàng khè, nhưng vị ngọt chủ yếu là nhờ vào đường hóa học. Anh Khình cho nhiều đường hóa học đến nỗi uống lâu rồi mà cổ họng vẫn cứ ngòn ngọt, đăng đắng rất khó chịu. Biết là vậy nhưng không hiểu sao thiên hạ vẫn rồng rắn xếp hàng chen chưn uống lấy uống để cứ như là thứ nước Thánh!  Đúng là buôn bán gặp thời.
Vào mùa nắng nóng như vầy mỗi ngày quán sâm anh Khình bán mỗi ngày áng chừng hai trăm lít nước sâm. Nước sâm nấu trong cái nồi tổ chảng đóng bợn phát khiếp, sau khi để nguội liền cho vô thùng đá bào nhuyễn,  khi nào vơi bớt thì tiếp tục đổ nước sâm, đổ đá vô. Khách tới uống, anh Khình chỉ cần cầm cái ly thủy tinh múc đầy rồi đưa cho khách. Khách khoái uống nước của anh Khình là nhờ sâm lạnh, lạnh đến ê cả chưn răng. Mấy quán khác phải thi nhau dẹp tiệm vì không có được ưu điểm này, bởi vì họ không dám mạo hiểm. ( bỏ đá quá nhiều nếu bán không kịp sẽ bị loãng và chỉ có cách là đem đi đổ ). Nhờ nghề bán nước sâm mà anh Khình đổi đời, từ căn nhà ọp ẹp nằm chúi bên bờ sông, anh chuyển ra ngôi  nhà mặt tiền đường ba từng lầu trị giá hàng trăm cây vàng, đó là chưa kể đến vô số của chìm của nổi khác. Nghe đồn tiền gởi nhà băng đã lên đến bạc tỉ! Các con của anh không học hành gì mà chỉ theo nghiệp của cha. Anh Khình múc nước sâm nhiều đến đỗi các móng tay đều bị lở lói tưởng chừng tuột ra khỏi các đầu ngón, lớp da tay bị bong lên, trắng bợt  như da người chết đuối lâu ngày. Người bán “ vô tư “ múc và khách vẫn cứ uống một cách “ vô tư “. Quán nước sâm tồn tại đã gần hai chục năm, chưa thấy ai bị ngộ độc thực phẩm bao giờ. Thế mới biết cái bao tử của dân nghèo rất quen chịu đựng!
 
Từ chập tối ông trời cứ chớp nháng hoài mà không mưa. Huệ đang nặn mấy mụn trứng cá trên mặt,  ngửng mặt dòm trời, đoạn day sang Nhành đang trang điểm chuẩn bị “ đi làm “, nói lằm bằm:
- Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa, thế nào tối nay cũng mưa đùng đùng cho mà coi. Chị đi làm thế nào cũng bị ướt.
Mưa thì mát mẻ dễ chịu nhưng khổ nỗi lại phải bị cảnh dột, dột nhiều chỗ lắm. Mọi người phải lấy mấy cái thau nhỏ hứng nước. Nhưng bụi nước cứ văng vô mặt không sao ngủ được. Trang có sáng kiến, lấy giẻ rách bỏ vô, nước mới thôi văng. Thời gian gần đây lũ mèo hoang liên tục “ quần thảo “ trên mái nhà. Lớp giấy dầu mục nát lại bị lũ mèo khát tình làm rách từng mảng lớn. Thậm chí có lần quá “ say tình “ chúng trợt chưn rớt huỵch xuống sàn gác! Khiến mấy chị em đang mơ màng cứ tưởng là trời sập tới nơi!
Nhành cho thỏi son vô chiếc hộp trang điểm, nói:
-  Mưa gió bão bùng cũng phải đi, đã hẹn rồi mà thất hứa mai mốt ai dám mướn mình nữa. Mà ổng hằm hè vậy chớ không mưa nổi đâu.
Nhành vừa dứt lời thì trên nền trời xuất hiện vệt chớp ngoằn ngoèo như rễ cây, tiếp theo là những tiếng nổ như bom dội. Huệ hết hồn nhào tới ôm Nhành cứng ngắt. Huệ không sợ người mà sợ ông Trời với sợ ma. Nhành co chưn đá rầm cánh cửa. Mưa như trút nước.
Huệ trực nhớ  mấy bộ đồ đang phơi ngoài ban công bèn mở cửa chạy ra. Gió thổi mạnh. Mưa hắt vô nhà như ai cầm xô mà tạt. Khi  lấy được quần áo thì mình mẩy ướt mèm như chuột.
- Mưa lớn quá! Phơi cả ngày coi như công cốc.
Mưa tuôn rào rào trên mái nhà. Nước  xuyên qua các lỗ lủng, thấm qua  mấy miếng ván ép cong queo  trên trần, nhểu xuống thành từng vệt dài. Phút chốc khắp sàn gác  lênh láng. Bọt nước văng tung tóe.
- Chị Nhành với tay lấy cho em cái thau,  lẹ lên!
Nhành quăng cái thau cho Huệ. Hầu như tất cả các vật dụng trong nhà đều được “ trưng dụng “  để hứng nước, tuy nhiên vẫn không đủ, Huệ phải tận dụng cả cái tô đựng canh. Nhành lật đật cuộn mùng mền liệng vô chỗ khô, rồi lấy miếng giẻ lau nước đọng trên sàn gác cây. Chỗ nào cũng bị dột, vừa lau khô chỗ này thì chỗ khác lại ướt.
- Nhà cửa gì mà như ngoài sân! Vậy mà bà Bảy Tùng cứ lăm le đòi tăng tiền mướn nhà, chị coi có tức hôn.
Lúc này ở dưới nhà Ngân, Trang cũng lăng xăng chạy lên “ tiếp viện “. Ngó bề không xong. Nhành ra lịnh mọi người ôm mùng mền, chiếu gối xuống từng trệt. Ở từng dưới không bị dột nhưng bị nước mưa tạt qua ô bông[1] chẳng có cách gì che chắn được. Mấy chị em đành nép mình vô chỗ kín, ngửng cổ nhìn trời thở dài, Nhành nói:
- Trời nóng quá cũng khổ nhưng mưa như vầy thì càng khổ hơn. Không chừng đêm nay cả đám phải ngủ ngồi. 
Nhớ tới cuộc hẹn ở quán “  Đồng Xanh “ , Nhành rầu thúi ruột. Đang còn chùng chình chẳng biết tính cách nào  thì bất ngờ điện thoại reng lên.
- A lô! Cô Nhành đó hả? Cuộc hẹn tối nay tạm hoãn. Mưa lớn quá mấy chả không tới.
Nhành thở phào như tội phạm  vừa được tòa cho hưởng án treo. Dòm thấy cái quạt máy bị nước mưa bắn vô, Nhành la lên tắc tiếng:
- Huệ kéo cái quạt ra chỗ khác mau lên!
Mưa mỗi lúc càng dữ dội. Dường như, ông trời dành dụm nước cả năm chỉ để dành cho buổi tối hôm nay. Trang bíu chặt vô người Nhành,  đôi hàm răng không ngừng đánh bồ cạp [2]. Huệ nói, mưa lớn như vầy dễ bị cúp điện lắm.
Cái miệng ăn mắm, ăn muối của Huệ vừa thốt ra, ngay lập tức đèn đuốc tối thui. Hệ thống dây điện ở Bến Đình đã quá mục nát,  vì thế mỗi khi mưa lớn để đảm bảo an toàn là mấy ông nhà đèn chỉ có cách duy nhứt là cúp điện. Tạnh mưa thì mở  lại. Có khi mấy anh thợ điện mãi lo nhậu nhẹt quên đóng cầu dao, thế là dân Bến Đình đành phải chịu cảnh  ở thầm đến sáng.
Mấy chị em ngồi dồn cục để tránh mưa, chẳng ai màng tới việc đốt cây đèn cầy. Bóng tối là bàn tay vuốt ve nỗi cô đơn, là con nước ròng đưa những con thuyền xa xứ trở về  dòng sông hoài niệm một thời đã xa…
Họ ngồi lặng câm, hóa đá. Cơn mưa dữ tợn như con thủy quái hung hãn sút chuồng  kèm theo những cơn lốc xoáy. Những miếng lợp bằng giấy dầu rách nát  bay lả tả. Ngôi nhà xập xệ vặn mình kêu răng rắc tưởng chừng sẽ đổ sập xuống bất kỳ lúc nào. Mấy chị em Hiếu đã vài lần năn nỉ bà Bảy Tùng cho sửa lại. Bà ta đồng ý nhưng với một điều kiện là mọi người phải tự móc tiền túi và tuyệt đối không được trừ vô tiền mướn nhà!
Huệ cằn nhằn:
- Bả chơi khôn vậy ai mà chịu. Kệ, ướt cũng chẳng chết ai.
Gió thổi nghiêng làm nước tạt vô khắp nhà. Trang ngồi ngoài bìa bị ướt nhiều nhứt, để trốn mưa cô rúc đầu vô người Nhành. Bị nhột, Nhành liền đẩy ra. Ngân liền lấy tấm mền cũ phủ lên cả bọn. Ngoài trời tối đen như mực, chỉ thấy màn nước trắng đục tuôn ào ào như thác đổ. Tưởng đã yên thân nào ngờ nước mưa trên sàn gác thấm qua khe hở chảy xuống ròng ròng, khắp nơi đều dột. Bị nước nhểu xuống đầu, Nhành la bài hãi:
- Con Ngân tiện tay lấy mấy cái nón lá!
Trong màn đêm đen kịt, trong mưa gió tơi bời, trong ngôi nhà như hàm răng bà lão, bốn cô gái ngồi chùm hum cùng với bốn cái nón lá trên đầu coi thiệt ngộ nghĩnh. Huệ chép miệng than:
- Nước chảy tồ tồ như vầy trên gác chắc đã biến thành cái hồ bơi.
Không hiểu sao Trang lại có cảm giác thích thú khi nghe những tiếng mưa tí tách trên nón lá, bởi nó gợi cô nhớ lại những ngày đội mưa làm lúa. Những ngày mưa gió dầm dề,  cực mà vui.
Mưa bắt đầu ngớt, mấy chị em chưa kịp mừng thì ông Trời lại ào lên một cái dữ dội hơn. Gió xoáy như cánh tay khổng lồ đang cố nhấc cái mái nhà ném đi chỗ khác.
Lại Trời! - Trang nói lầm rầm :- Ông mà dở cái nóc nhà tụi con biết ngủ ở đâu?
Sấm sét vang rền. Mưa như chưa từng được mưa. Gió như chưa từng được thổi. Đêm như chưa từng có đêm. Cả thế gian oặn mình rên xiết trước cơn thịnh nộ của vũ trụ. Không hiểu ngày xưa Mẹ Âu Cơ khi sanh ra trăm trứng có oằn oại, vật vã như vầy không.
Những tấm mền cũ bắt đầu thấm nước khiến mấy chị em run lên lập cập. “ Lão bà bà “ Hiếu đi làm ca đêm coi như trốn được trận mưa quỷ quái này.
Ngồi  dòm mưa hoài cũng buồn, Nhành tìm cách  khơi mào câu chuyện để xua đi cảm giác lạnh lẽo cô đơn:
- Ở thành phố, mưa đầu mùa lớn như vầy chỉ làm buồn thúi ruột, chớ ở quê tụi mình thì vui, vui biết mấy!
Đúng rồi, ở dưới quê, mọi người náo nức chớ đón cơn mưa đầu mùa như ngày hội lớn. Nếu mưa vào buổi chiều tối thì càng vui. Cơn mưa đầu mùa mọi người kêu là “ mưa rước cá lên đồng “ . Lũ cá sông bụng mang dạ chửa chỉ chờ mưa đổ xuống ngập đồng, vừa ngớt hột là chúng liền lóc lên bờ, lao xuống ruộng để làm tròn chức năng sanh sản. Lũ cá lóc, rô, trê, sặc…thi nhau chen chúc đen kín cả con đê ngoằn ngoèo ngập nước. Người đi bắt cá lúc nào cũng chuẩn bị sẵn cái đèn soi . Đó là loại đèn gồm một cái niền gắn trên đầu, phía trước có lắp cái chóa và bóng đèn nối với cái bình accu xe gắn máy. Cá nhiều mà người cũng đông. Tiếng cười nói ồn ào hòa cùng  tiếng xuýt xoa vì bị sểnh[3] con cá lớn làm át cả tiếng mưa rơi, làm quên đi cái lạnh như những ngọn roi da quất vào da thịt. Con rô di chuyển bằng hai cái ngạnh, đuôi vẫy lung tung. Con sặc nẩy lách tách. Con trê ngoe  nguẩy. Khó bắt nhứt vẫn là con lóc. Cá lóc di chuyển toàn thân, tinh ranh như cáo hễ  thấy ánh đèn là nó phóng cái vèo mất hút. Muốn bắt được nó thường phải dùng lưới. Tạnh mưa vài giờ đồng hồ mà lũ cá vẫn thi nhau lóc lên bờ rồi xuống đồng để thực hiện thiên chức làm mẹ bất chấp nguy hiểm đang rình rập. Thế mới biết tình mẫu tử của loài cá cũng thiêng liêng như chính con người.
Sau một đêm thức trắng, ai nấy đều lạnh cóng cùng với niềm hân hoan rọ cá trĩu nặng. Cá đồng vào mùa này, con nào con nấy đều mập ù, bụng đầy trứng,  rất ngon. Cá rô làm sạch rồi đem kho tộ, chiên xù. Cá lóc nấu canh chua với bạc hà, cà chua hay đem nướng trui nhưng ngon nhứt vẫn là đem nướng bầu. Người ta dùng trái bầu non khoét lỗ vừa vặn con cá sau đó đặt lên vỉ than. Bầu chín cũng là lúc cá vừa chín tới, vị ngọt của trái bầu thấm vô con lóc, cắn một miệng ngọt lịm tới óc o[4]. Món cá trê, bắt mồi nhứt  vẫn là đem chiên giòn dầm nước mắm gừng, nếu có thêm dĩa củ cải bóp gỏi là tha hồ say sưa tới chữ.
Huệ nói:
- Nhà em nằm kẹp giữa con mương với ruộng nên chẳng phải mắc công đi đâu cho cực. Nước ngập lưng chừng, em cứ ngồi trên giường cùng cái vợt. Hễ cá lóc[5] tới thì chỉ việc cầm vợt mà quơ đại. Coi vậy mà có đêm em bắt được cả kí lô!
Gần hết mùa nước nổi. Khoảng tháng mười một âm, chờ những cơn mưa lớn cuối  mùa lũ cá lại tìm cách ngoi lên những thửa ruộng chật chội , hướng ra sông rộng tìm lấy tự do. Và người ta lại một phen bận rộn. Những cơn mưa như vầy được kêu là “ mưa rước cá xuống sông “. Tội nghiệp, lũ cá khốn khổ đổi lấy quyền làm mẹ, quyền được tự do phải đánh cược  bằng chính sự sống của mình. Riêng về điểm này nhân loại còn thua xa loài cá!
Nhành, mắt mơ màng:
- Trước khi có những trận mưa cuối mùa, ông già thường lấy thuổng ra đào bốn góc ruộng. Sau đó xuống sông vét bùn bỏ vào đó để dụ cá. Lũ cá hửi thấy mùi bùn tưởng là sông cứ thế mà rúc vô. Đợi nước rút, cứ thế mà bắt không kịp.
Ngân nói cũng tham gia câu chuyện cho có tụ:
- Sau mưa, em thường theo anh Hai đi bắt ếch. Lũ ếch sống dưới hang suốt mùa nắng chỉ chờ mưa xuống là ló ra kiếm ăn, kiếm bạn tình. Lũ ếch đực, ếch cái thi nhau muồi mẫn đến đỗi có người tới gần cũng chẳng thèm buông ra. Đúng là chết vì yêu. Anh Hai kêu là “ ếch bắt cặp “. Em không khoái ếch rô ti  mà chỉ thích ếch xào sả ớt.
Huệ im lặng suy nghĩ vu vơ.  Cô đang nghĩ về Nội, không biết giờ này ở quê có mưa không. Nhà bị dột Nội biết nằm ở đâu. Bất giác cô thở dài.
 
_________________

[1] Ô thông gió lắp ở phía trên ngôi nhà

[2]
Đánh cầm cập (  nói trại )

[3]
Sẩy, xổng, vuột mất.

[4]
Đỉnh sọ, ngay giữa sọ

[5]
Động từ =  Uốn mình vọt tới, trờ tới hay lần tới. ( đừng hiểu lầm là cá lóc )


_____________________________


Chương 65


Ông Khả bị chấn thương nặng. Máu tụ trong não phải tiến hành mổ gấp. Gần sáng, ca mổ thành công. Người ta đưa ông lên phòng chăm sóc đặc biệt, có bác sĩ thường xuyên túc trực theo dõi. Thức trắng đêm, trong trạng thái lo âu, căng thẳng bà Vân xuống sức thấy rõ, gương mặt bợt bạt như tờ giấy bản nhúng nước, đôi mắt sưng húp, có quầng đen.
- Thưa bác sĩ, chồng tôi khi nào tỉnh lại?
- Khó nói lắm! Có thể trong vài giờ, vài ngày, hay vài tháng cũng chưa biết chừng! Nói tóm lại là vầy, thành công y học là chín chục phần trằm, mười phần trăm còn lại phụ thuộc vào bản năng sống của người bệnh.
Bà Vân khóc sụt sịt, ngồi xuống bên  cạnh, tay lần trên miếng băng trắng toát thấm máu quấn quanh đầu chồng:
- Anh ơi, tỉnh lại đi! Sao anh lại nằm yên như vậy? Anh có nghe em nói gì không?
Không nén được kích động, bà Vân nhào xuống người ông Khả, khóc rống lên. Bác sĩ, y tá phải hè vô , khiêng bà Vân ra phía ngoài.
 
Xế trưa có hai viên sĩ quan công an đến lấy lời khai. Bà Vân hoàn toàn mù tịt nên chẳng cung cấp được tin tức gì.
Một trong hai người hỏi:
- Chồng bà có kẻ thù nào không?
- Không, ảnh sống rất chuẩn mực, đạo đức, bạn bè đồng nghiệp, bà con xóm giềng đều quý mến, tôn trọng thì làm gì có kẻ thù.
Người đó lại hỏi:
- Trong công việc, ông ấy có hiềm khích với ai không?
- Chuyện này tôi không rõ lắm. Các  anh hãy đến viện mà tìm hiểu. Nhưng theo tôi biết, chỗ ảnh làm việc chỉ đơn thuần là cơ quan nghiên cứu chớ không dính líu đến chuyện kinh doanh, tiền bạc thì  khả năng thù tức khó xảy ra.
- Chúng tôi  nghe loáng  thoáng chuyện ông Khả có mối quan hệ phức tạp, bà có biết chuyện đó không?
Bà Vân chột dạ, thoáng biến sắc mặt, nhưng rất nhanh bà ta vội gạt phắt:
- Các anh nghe ai nói thì hãy xác định rõ tư cách của người đó. Chuyện thiên hạ, các anh còn lạ gì nữa, không thành có, có một thành mười, mười thành trăm. Về phần tôi, với tư cách là nguời vợ đã từng sống chung suốt mười mấy năm, tôi xin khẳng định chuyện ấy là hoàn toàn bịa đặt. Ảnh rất yêu tôi, hết lòng nâng niu hạnh phúc gia đình của mình.
-  Ông bà chung sống ngần ấy năm mà chưa có con, liệu đây có phải là lý do khiến chồng bà..
Bà Vân nói át đi:
- Các anh không được xúc phạm đến anh ấy và bản thân tôi!
Viên sĩ quan cảnh sát điều tra đứng dậy, thò tay vào túi áo đưa ra tấm card:
           - Đây là địa chỉ, số điện thoại của tôi. Khi nào ông ấy tỉnh dậy, bà hãy thông báo cho chúng tôi biết càng sớm càng tốt.
Bà Vân đón lấy, cho vô xắc tay, nhìn theo bóng dáng hai người ̣ khuất sau dãy hành lang rồi thở dài ngán ngẩm.
 
oOo
 
Kể từ buổi chiều hôm đó kéo dài đến tận mấy ngày sau, Trang sống trong tâm trạng lo lắng, hoảng loạn tột độ. Nhớ lại thái độ hung hãn của Thật, cô ân hận vì đã bộc bạch lòng mình  không đúng lúc. Hôm ấy Thật đã nốc bia như  hũ chìm. Men rượu dễ làm con người ta hành động thiếu suy nghĩ. Hơn nữa, Thật như con thú cùng đường, không lối thoát. Ánh mắt khủng khiếp của Thật khiến cô liên tưởng đến tên giết người chuyên nghiệp mà cô đã có lần nhìn thấy trong bộ phim “ sự im lặng của đàn cừu “ chiếu trên vô tuyến . Nỗi lo sợ càng tăng lên gấp bội khi mấy ngày nay cô không nhận được tin tức gì từ phía ông Khả. Mọi ngày ông vẫn gọi điện cho cô, vậy mà mấy bữa rày bỗng bặt tin. Không thể ngồi yên được nữa, cô gọi di động cho ông nhưng không thấy ai mở máy, gọi vìa nhà cũng không thể liên lạc được. Nóng ruột quá, cô vội đạp xe đến nhà ông Khả xem động tĩnh thế nào thì chỉ thấy cánh cửa đóng im lìm.
Mải đến cả tuần sau, Trang mới liên lạc được. Người nói chuyện với cô qua ống nghe là chị Lài.
- A lô tui, Trang đây.
- Chèn đét ơi! Cô Trang đó hả!  Mấy rày  tui muốn kiếm cô mà không có địa chỉ. Bà chủ cấm tui không được hé răng, nguyên do tại làm sao thì tui không biết. Nhưng tui thì thấy chuyện này khủng khiếp quá nên không thể im lặng cho được.
- Chuyện gì vậy? – Trang bồn chồn.
- Ông chủ bỗng dưng bị ai đó dùng gậy phang bể đầu phọt óc! Tánh mạng đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc!
Trang sững người  đánh rớt cái  ống nghe, cặp gối run lên không sao đứng vững được nữa. Vậy là Thật đã ra tay độc ác! Anh Thật ơi, tại sao anh lại...Mắt cô hoa lên....Mấy người đang đứng gần đó vội lao đến. Cô chỉ kịp nói lào phào:
- Kẹo ...kẹo...
 
Gần một tiếng sau, Trang có mặt ở bịnh viện. Lòng vòng một hồi, cô cũng tìm được nơi ông Khả đang nằm. Nhưng người đầu tiên Trang nhìn thấy không phải là ông Khả mà là Bà Vân. Bà Vân đang ngồi trên băng ghế gỗ ngoài phòng “ chăm sóc đặc biệt “. Buồn so. Nghe tiếng động, hé đôi mắt mệt mỏi, không còn chút sinh khí nhìn cô.
- Sao cô biết chuyện mà tới? – Giọng bà Vân lộ vẻ không vui.
Từ hôm ông Khả bày tỏ tình cảm tại khách sạn, Trang không có dịp gặp lại  ông  nữa, bởi vì sau đó vài ngày  ông  phải đi công tác ở Singapore suốt một tháng ròng. Vừa về đến sân bay, ông đã gọi điện cho cô. Giọng ông tha thiết:
- Trang ơi! Anh, Khả đây. Anh nhớ em đến phát điên lên. Anh thèm món ốc đắng chấm nước mắm giấm ngọt ngọt, cay cay quá, Trang ơi!
Tâm hồn cô tròng trành như con thuyền, vừa vật vã say sóng, vừa nhẹ nhõm lâng lâng. Cô lặng im lắng nghe tiếng trống ngực đập liên hồi. Ông Khả vẫn thốt lên những lời yêu thương say đắm:
- Trang ơi , anh muốn được nhìn thấy em. Anh muốn ôm em vào lòng và gắn lên đôi môi những nụ hôn..
Cô buông ống nghe, đứng dựa lưng vô tường, lắng nghe tiếng con tim đang thổn thức.  Cô muốn nói, em cũng nhớ ông, nhớ nhiều lắm, nhớ cả lúc đi, lúc đứng, lúc ăn, lúc nằm, không lúc nào là em không nhớ tới ông, hình bóng của ông luôn lởn vởn trong tâm trí em. Nhưng Trang im lặng, bởi vì cô không được quyền yêu thương người đàn ông đó.
 
Hôm bà Vân đưa Trang đi khám. Bác sĩ  biểu đã cấn thai, Trang mừng muốn rớt nước mắt. Cô suy nghĩ vẩn vơ, phải chăng mầm sống chỉ phôi thai  khi tình yêu đơm bông kết trái. Càng vui cô càng nhớ tới ông, nhớ nhiều lắm. Giờ đây cô đang mang giọt máu của ông trong cơ thể và cô có bổn phận gìn giữ, nâng niu nó như chính sự sống của mình. Cảm giác xôn xao khó tả xâm chiếm tâm hồn cô. Cô tưởng tượng người đang đứng trước mặt mình là ông Khả chớ không phải bà Vân. Ông đang nhìn cô bằng ánh mắt thán phục:
- Cuối cùng chúng ta cũng có một đứa con. Em là người phụ nữ tuyệt vời nhất thế gian! Cám ơn em đã đem đến cho anh những niềm hạnh phúc vô biên. Rồi ông bước đến nắm lấy vai cô, nhẹ nhàng đặt nụ hôn lên đôi môi nóng bỏng.
Cô ngửng mặt dòm ông xúc động:
- Em cũng có cảm giác như ông…
 Nhưng người hạnh phúc nhứt chính là bà Vân. Người đàn bà lận đận về đường con cái đã trải qua những ngày tháng khủng khiếp nhứt đời mình. Như con sâu đo[1] cố đo hết chiều dài nỗi đau mong vươn đến bến bờ khác tốt đẹp hơn. Nhưng nỗi đau thì cao vòi vọi mà kiếp côn trùng  thì quá ngắn ngủi, có thể con sâu đo nhỏ nhoi tội nghiệp đó  sẽ ngậm ngùi hóa kiếp chưa kịp hoàn tất cuộc hành trình cay nghiệt. Giả vụ, cuối cùng bà cũng vươn đến  bến bờ  hằng ao ước thì liệu có tốt đẹp như ý muốn? Nhưng dù sao thì màn một cảnh một bi kịch lớn nhứt trong vở  trò đời cay nghiệt đã hạ màn. Những màn tiếp theo sẽ đeo đẳng bà cho đến tận cùng số kiếp.
Nhìn ông Khả nằm yên bất động như cái xác không hồn, đầu  cạo trọc lóc, quấn băng trắng toát, tự nhiên cũng mủi lòng muốn khóc. Tuy nhiên cô đã kịp kềm hãm lại, bởi vì cô không là gì cả. Tạo hóa sanh ra và ban cho phận đàn bà tất cả các quyền, trong đó có quyền được yêu, quyền được làm mẹ, quyền được cười vui khi tìm được hạnh phúc, quyền được khóc khi gặp phải  trái ngang khổ hạnh. Nhưng cô lại là trường hợp ngoại lệ, phải chăng lão Trời già trong một phút lơ đễnh tạo ra hình hài  mà quên thổi cái hồn vào  sinh linh bé nhỏ để có thể sống làm người.  Hai người đàn bà chuyện trò gượng một lúc thì bác sĩ đến hối cả hai ra ngoài để tiện việc khám bịnh. Cả hai ra ngồi trên băng ghế trước phòng. Phía trước họ là cái hồ hình tròn cẩn gạch men màu xanh nước biển, chính giữa có vòi phun nước. Đàn cá tai tượng lội lượn lờ,  tranh giành từng mẩu bánh mỳ do người đàn ông ném xuống. Ngồi nói chuyện mà bà Vân liên tục ngáp chảy nước mắt:
- Cả tuần  rồi tôi chưa chợp mắt chút nào cả.
- Sao bà không tìm người thay thế nếu cứ  như vầy hoài  thế nào bà cũng sẽ quỵ mất thôi.
- Giao cho chị Lài, tôi không yên tâm lắm. Chị ta siêng năng mà thô vụng, lại không có chút kiến thức chăm sóc người bệnh.
- Bà nên về nhà tắm rửa nghỉ ngơi một chốc cho lại sức. Em ngồi nhà hoài cũng buồn lắm! Bác sĩ khuyên nên đi lại, vận động sẽ tốt cho cái thai.
Bà Vân suy nghĩ một lúc rồi khẽ gật đầu.  Mệt mỏi, buồn ngủ nên  không còn cách chọn lựa nào khác . Bà cảm thấy phần nào an tâm khi chồng còn chưa tỉnh lại, tuy vậy trong lòng vẫn chút ghen. Tuy nhiên,  bà không vội đi ngay mà cố tình  nấn ná thêm một lúc:
- Cái thai vẫn phát triển bình thường, không có gì trục trặc chớ?
- Dạ, tốt lắm ạ. Nó máy hoài hà!
Thai còn nhỏ xíu, tay chưn chưa định hình  làm sao biết máy, bà Vân cười thầm trước cách nói thêm[2] không đúng sách của Trang. Đoạn bà  ngước mắt nhìn Trang:
- Tôi tính đưa cô đi khám thai theo định kỳ thì ảnh lại gặp tai họa. Tôi  nghĩ  hoài mà không thể nào đoán ra ai là thủ phạm. Người như anh Khả làm sao có kẻ thù được chớ! Hôm nọ, công an có tới làm việc. Họ hỏi han, hạch sách đủ điều. Dường như họ đã ít nhiều biết chuyện của chúng ta. Tôi lo lắm.
Trang cũng thấy lo. Chuyện này mà đổ bể  ra thì cô còn mặt mũi đâu mà vìa quê gặp người thân họ hàng. Bà Vân nói:
- Thật ra họ chẵng làm gì được ta cả. Luật tố tụng hình sự, dân sự đâu có những điều khoản này. Cô biết rồi, chồng tôi là người có tên tuổi, uy tín nếu để lộ thì coi như mất hết. Tôi dặn cô nên kín miệng, đừng có nói lung tung!
- Dạ em hiểu!
Bà Vân suy nghĩ rất hung rồi  thốt lên bằng giọng căm phẫn:
- Cho dù tốn kém đến đâu, tôi cũng quyết tìm ra thủ phạm đã ra tay tàn nhẫn với chồng tôi. Hắn đáng được đem ra xử bắn - Bà Vân rít lên :-  Đợi chồng tôi tĩnh lại, trắng đen thế nào cũng rõ.
Trang rùng mình,  bỗng nghĩ đến Thật, không biết bây giờ anh ta đang ở đâu? Vẫn ở chỗ cũ hay trốn chui trốn nhủi trong xó xỉnh nào đó? Khi bình tâm lại, anh có ân hận với những việc làm của mình hay là đang hả hê đắc chí? Cô không giận, không căm ghét anh mà trong lòng chỉ tràn ngập nỗi lo canh cánh. Nếu để công an bắt được, anh sẽ bị kết tội cố ý giết người. Án tù không nhẹ. Tự nhiên cô thấy căm ghét chính bản thân mình. Tại cô mà hai người đàn ông rơi vào hai hoàn cảnh bi đát khác nhau, không có cô thế giới sẽ an toàn biết bao.
- Cô đang nghĩ gì vậy?
- À không, em đoán thế nào ông ấy sẽ hồi tỉnh lại nhanh thôi.
- Tôi cũng cầu mong như vậy. Cô biết khôn, đối với tôi, ảnh là tất cả. Những việc mà tôi đang làm cũng vì ảnh mà thôi. –  Giọng bà Vân bỗng chùn xuống:-  Nếu ảnh có mệnh hệ gì, chắc tôi không sống nổi.
Bà Vân khóc, hỉ mũi rột rột vô chiếc khăn tay. Những lời nói thật lòng của bà ta tựa như những phát đạn nã  vào người cô. Oằn oại. Đau đớn. Trời ơi, nếu  biết rõ chuyện thầm lén giữa cô và ông Khả, người đàn bà bất hạnh sẽ vô cùng tuyệt vọng. Nhìn bà Vân, liên tưởng đến Thật, cô cảm thấy sợ hãi. Người đàn ông khi bị đau khổ vì tình có thể hủy hoại  một con người, còn người đàn bà mang trong mình nỗi hận tình có thể thiêu rụi cả thế gian!
- Tôi mệt quá phải về chợp mắt một chút. Cô làm ơn coi giúp. Nếu có gì mới cô làm ơn báo ngay cho tôi biết.
Bà Vân vừa đi khỏi, Trang liền lách mình vào trong, ngồi xuống  bên ông Khả. Nhìn người yêu nằm bất động như cái xác không hồn lòng dạ cô rối bời, nước mắt cứ trào ra. Cô vuốt ve khắp gương mặt ông, cầm cánh tay ông đặt lên ngực mình rồi kể lể như người mộng du:
- Ông ơi! Hãy tĩnh lại đi! Ông đừng nằm im như vậy, em sợ lắm. Ông có biết người ngồi bên cạnh ông là ai hôn? Là con nhỏ mà ông đã từng nói lời yêu thương tha thiết! Ông đã từng hỏi em không biết bao nhiêu lần, có yêu ông không. Lúc ấy vì nhiều nguyên do mà em chưa thể trả lời với ông được. Bây giờ ông hãy tĩnh lại mà nghe em nói đây. Trang kề sát vào tai ông Khả thốt lên: Em yêu ông! Ông có nghe thấy hôn? Hãy trả lời cho em biết. Em yêu ông! Em yêu ông một ngàn lần!
Trang kể lể như mưa gần hết buổi sáng. Sau đó cô lấy khăn đi xấp nước ấm lau mặt cho ông Khả. Khi cô từ toa lét bước ra thì thấy mấy ngón tay của ông khẽ cữ động. Lúc đầu cô tưởng mình bị hoa mắt, nhưng nhìn kỹ một hồi, cô xác định đó là sự thật:
- Ôi, ông đã tỉnh rồi!
Cô reo lên, chạy đi báo bác sĩ trực. Mọi người hối hả  chay đến thì cũng vừa lúc ông Khả vừa hé mắt ra:
- Trang! – Ông Khả cất giọng yếu ớt.
Bác sĩ khám rất lâu, hỏi thăm nhiều chuyện chẳng ra đầu cua tai nheo nào. Sốt ruột! Cuối cùng một người đến bắt tay cô,  gật đầu cười hoan hỉ:
- Tốt! Bây giờ thì có thể khẳng định mọi việc đã ổn. Ông ấy tĩnh lại, nhận thức được mọi thứ xung quanh, nhớ được chuyện đã qua. Chúng ta chẳng còn gì phải lo lắng nữa. Xin chúc mừng!
Hai người nhìn nhau rất lâu bằng ánh mắt đắm say tha thiết, hồi lâu ông Khả nói:
- Anh nằm mơ thấy mình đang đi xuống mười  tầng địa ngục. Toàn là lũ quỷ sứ với bọn đầu trâu , mặt ngựa. Cảnh hành hình tra tấn diễn ra ghê gớm lắm, nhưng không hiểu sao anh lại không cảm thấy sợ mà cứ đi,  đi mãi...Khi đến cánh cửa tầng ngục cuối cùng chợt nghe tiếng nói  tha thiết của em, thế là anh bừng tỉnh...
- Ông đã nghe em nói những gì?
- Em nói rằng “ em yêu anh! “.
Trang cười đỏ mặt:
- Ông đã nghe lộn rồi. Em chẳng bao giờ yêu ông!
Nhưng ánh mắt của cô đã phản bội lại chủ nhân của nó. Ông Khả đã đọc được những ý nghĩ thầm kín trên gương mặt đẹp kìn kịt lo toan, nở nụ cười hân hoan mãn nguyện:
- Cuối cùng em cũng đã chấp nhận tình yêu của anh. Chưa bao giờ anh thấy hạnh phúc như lúc này. Em hãy ngồi xích lại gần anh hơn. Anh muốn được nhìn em thật kỹ, được nắm bàn tay của em. Anh muốn...
- Ông còn yếu lắm, đừng nói chuyện nhiều, không tốt.
- Anh khỏe rồi! – Ông Khả động đậy.
Trang ấn ông nằm xuống:
- Đã biểu chưa khỏe mà cố làm gì. Đúng là anh hùng rơm!
Ông Khả bật cười, nằm yên ngoan ngoãn như đứa trẻ. Trang nói:
- Người ông đầm đìa mồ hôi, để em lau cho.
Ông Khả lim dim, đón nhận sự chăm sóc của cô. Lau xong Trang đem đi xả rồi vắt chiếc khăn lên thành giường. Hỏi:
- Ông có thấy khát không? Để em lấy nước cho ông uống.
- Em đã ở bên anh suốt từ hôm ấy đến nay à?
- Không, em vừa mới đến thay cho vợ ông. Bà ấy vừa về nhà chợp mắt một tẹo. Vợ ông rất lo cho ông khóc đến đỗi  sưng cả mắt. Trông thiệt tội.
Gương mặt ông Khả lộ vẻ căng thẳng. Trang hiểu ông đang nghĩ gì, cảm thấy lo âu:
- Bà Vân là người vợ tốt, bà ấy rất yêu ông, không thể sống thiếu ông.
Ông Khả lại im lặng, không nói gì. Trực nhớ một chuyện, Trang nói:
- Có phải người đánh ông là anh Thật không?
Ông Khả khẽ nhíu mày. Im lặng. Trang thốt lên:
- Ảnh đã hành động một cách nông nổi, em không hiểu làm sao nữa. Trước đây ảnh  không như vậy bao giờ. –  Giọng cô tỏ vẻ lo lắng:- Ông có định thưa ảnh ra tòa hôn? – Trang xuống giọng nói nhỏ:- Thiệt ra trong chuyện này tất cả là lỗi của em.
Ông Khả lào phào kể tóm tắt chuyện đã qua. Trang ngồi nghe chăm chú, nét mặt liên tục biến đổi theo diễn biến câu chuyện. Cuối cùng ông Khả nói:
- Anh sẽ không làm gì anh ta cả. Dù sao Thật cũng là chàng trai tội nghiệp đáng thương.
Trang mừng rỡ ra mặt, cô ríu rít như chú chim non:
- Em cám ơn ông. Ông là người có tâm hồn rộng lượng!
Hai người ngồi bên nhau say sưa chuyện trò quên cả thời gian. Ông Khả áp tai lên bụng cô, reo lên:
- Anh đã nghe con chúng ta đang cựa quậy! Dường như cu cậu đang thích chí khi nghe cha mẹ chúng tâm sự với nhau. Ồ, nó đang nói chuyện với anh đây này.
Trang nhoẻn miệng cười:
- Ông chỉ khéo tưởng tượng! Mới mấy tháng, chưa thành tay thành chưn thì làm sao trò chuyện với ông được.
- Không, anh nghe thật mà. Nó nói rất rõ!
- Vậy ông  nghe con nói gì?
- Nó nói rằng,  nó rất yêu ba, yêu mẹ mong hai người mãi mãi bên nhau!
Trang cười buồn:
- Chúng ta sẽ không được gặp nhau một cách công khai nữa. Bà Vân nói, vai trò của ông đã chấm hết. Từ nay mọi việc sẽ do bà ấy tự lo liệu. Em nghĩ cũng đúng thôi.
- Vân đã tỏ ra thiếu tế nhị trong việc này. Dù sao anh cũng là cha của đứa trẻ. Không ai có cái quyền tước đoạt trách nhiệm làm cha của anh, cũng như không ai có thể ngăn cấm được tình yêu của anh dành cho em!
Trang ngửng mặt nhìn ra cửa sổ, nén tiếng thở dài..
 

_________________________
[1]
Loại sâu nhỏ, khi đi thì thun khúc mình sau lại rồi trườn khúc trước mà tiến tới.
 

[2]
Động từ = Thêm thắt, nói dư ra một vài điều không có thật ( người Nam Bộ thường sử dụng  )



____________________________________________________________


 
chương 66



Ngân vừa đạp xe vô hẻm đã thấy Huệ đứng đợi sẵn trong bộ đồ tươm tất như chuẩn bị đi đâu đó, chưa kịp hỏi gì thì Huê đã giằng lấy xe nói cho mượn đi công chuyện gấp. Chiếc xe đạp cà tàng của Huệ đã đem đi “ đại tu “ ở tiệm sửa xe gần chợ.
- Đi đâu mà gấp dữ vậy?
- Có gì gấp hơn chuyện tình yêu chớ! Anh Hoạt hẹn tui ăn tối và sau đó là vô rạp chiếu phim.
Thật ra người hẹn Huệ không phải là Hoạt mà là Tiền. Lúc trưa Tiền đạp xe tới trong khi Huệ đang phơi quần áo ngoài ban công. Nhìn thấy anh chàng lơ ngơ như bò đội nón lá, Huệ kêu lớn:
- Kiếm ai vậy hén?
Tiền ngẩng mặt lên, thấy Huệ trong bộ đồ ngắn ngủn, nhàu nát, tóc tai rối bù như con điên, bất giác bật cười:
- Trông Huệ lạ quá!
Chết cha! Huệ giựt  mình chạy tuốt vô  trong chải đầu, thay quần áo. Tiền đứng đợi dưới sân mắt nhìn sang nhà chị Hai, phì phà điếu thuốc. Lúc sau, Huệ mở cửa mời vô nhà.
- Có chuyện gì gấp gáp mà mò đến tận đây?
Tiền gỡ cặp kính, lấy khăn mùi soa lau bụi, cặp mắt láo liên:
- Chà chỗ ở cũng lý tưởng đó nghen! Nhà của Huệ à?
Huệ xì một tiếng:
- Cái lò gạch này mà anh biểu tươm tất sao? Nhà mướn đó ông ơi!
- Vậy sao? Vậy mà tôi cứ tưởng..Nhưng dù sao vẫn còn hơn cái xà lim của tôi. Mùa mưa thì ướt như chuột, mùa hè thì nóng như cái lò nướng bánh. Sáu thằng trần trùng trục, lưng bự  như tấm ván, ra vô đụng chan chát đến tóe lửa!
- Anh ví von nghe ghê quá! Có việc gì, nói đi.
- Bạn bè đến nhà mà không đãi nhau được ly nước sao? – Tiền vừa nói, vừa cười. Huệ lấy nước. Uống xong, Tiền cười tít mắt:
- Giá như ngày nào Huệ cũng dễ thương như vầy.
- Dễ thương nhưng thương không dễ đâu! Vòng vo hoài hà!
Tiền cố tình dây dưa để được gần Huệ lâu hơn. Khi thấy Huệ quá sốt ruột, Tiền mới thủng thẳng nói:
- Tôi vừa tìm được một mối mở hàng. Người đầu tiên tôi nhớ đến là Huệ.
- À ra thế! Họ mướn mấy người?
- Hai; một nam, một nữ. Bà này bán cẩm thạch ở chợ An Đông giàu sụ, con cháu thì định cư ở nước ngoài hết rồi. Bả cặp bồ với một thằng đáng tuổi cháu nội mới ngoài hai mươi tuổi. Cả hai đang ôm nhau trên giường thì bà già hồi xuân muộn màng bỗng  lên cơn co giựt chết trong sung sướng. Người ta đồn thằng bồ nhí dùng thủ đoạn để hưởng cái gia tài kếch xù. Thôi, chuyện đó để cơ quan pháp luật giải quyết. Năm giờ chiều nay , tôi và Huệ nhập vai hai đứa con. Thời gian nửa tiếng. Trăm ngàn mỗi người.
- Chèn ơi, coi bộ anh cũng biết làm ăn dữ ha! Đồng ý.
Tiền  không về liền mà ngồi tán hươu  tán vượn một hồi lâu phát chán. Cuối cùng Huệ phải nói là mắc công chuyện , anh ta mới chịu nhấc đít lên. Đàn ông gì mà ngồi ở đâu mọc rễ ở đó!
 
Huệ đạp xe lần dò theo địa chỉ, cuối cùng cũng đến nơi. Tiền đã ngồi đợi sẵn ở xe nước mía cạnh đó. Thấy Huệ, Tiền  lập tức tính tiền. Hai người quẹo vô con đường nội bộ vừa đủ chiếc xe tải hạng nhẹ đi lọt. Đón hai người là một anh thanh niên chừng hai mươi hai, hai mươi ba tuổi, đầu chít khăn tang mà mặt tươi roi rói:
- Tiến hành ngay đi. – Anh chàng ra lịnh :- Đám ma mà không có tiếng khóc coi nó vô duyên làm sao đâu á!
Huệ hơi run run theo chưn Tiền vô bên trong. Chính giữa nhà chễm chệ cỗ  quan tài bằng gỗ cẩm lai nổi vân láng bóng, bên trên đặt mấy ngọn đèn sáng choang lồng trong những khung giấy hình quả trứng. Phía trước có kê một cái bàn đặt đi ảnh người quá cố. Đó là một người đàn bà, không, đúng hơn là một bà lão già khằn ăn vận sang trọng, ngồi trên chiếc ghế đẩu, tay đặt lên chiếc bàn gỗ tròn, nét mặt đầy vẻ mãn nguyện. Trước di ảnh là cái lư hương nghi ngút mùi nhang trầm thơm phưng phức. Tiền kề tai Huệ nói khẽ:
- Bà ta dễ đến tám mươi. Từng tuổi này mà còn “ sinh hoạt “ làm sao mà không nhồi máu cơ tim!
Huệ không nói gì, mắt dán chặt vào cỗ quan tài không chớp:
- Nhà này chơi sang thiệt! Chôn người chết bằng cây cẩm lai! Nội cái hòm tốn cả chục triệu chẳng chơi!
Thân nhân  người chết  hầu như không có ai, chủ yếu là mấy người hàng xóm. Những thanh niên thất nghiệp, thích bù khú nhậu nhẹt nhân cơ hội này được chè chén  miễn phí. Họ ngồi chen chúc quanh cái bàn tròn kê sát góc nhà. Giữa bàn đặt chai Gò Đen lít rưởi và mấy dĩa thức ăn, thuốc lá... Cái chung nhỏ liên tục được chuyền tay, hầu như không chạm xuống mặt bàn. Vừa nhậu nhẹt, họ vừa bàn tán chuyện trên trời, dưới đất rồi chun xuống  tận dưới âm ty địa phủ. Một người được coi là chủ xị nói lè nhè:
- Sau này tao chết, tụi bây nhớ  chôn theo mấy chai bốn chục độ. Xuống dưới tao nhậu với Diêm Vương một bữa quắt cần câu  rồi mới yên tâm nhảy vô vạc dầu!
Dàn nhạc tang tranh thủ không có người đến cúng nằm ngồi ngả ngớn trên chiếc đi văng. Bên cạnh họ là mâm cơm ê hề rượu thịt, ruồi nhặng đen kịt như rắc đậu đen. Một người trong bọn ngáy ro ro, nước miếng ke chảy thành dòng.
Tang chủ chỉ vô họ, nói:
- Mấy người này biểu để họ khóc luôn cho tiện. Nhưng tôi không đồng ý, bởi vì họ thiếu tính chuyên nghiệp. Hai người  mà lấy được nước mắt thiên hạ, tôi thưởng  trăm phần trăm.
Nói rồi, anh ta liệng hai bộ đồ tang đã chuẩn bị sẵn. Trong khi hai người đang mặc quần áo,  thì gia chủ  thúc giục đám tay chưn câu dây loa, đem ra đặt ngay lối ra vô. Một thanh niên cởi trần cầm chiếc micrô, tay kia điều chỉnh volum cái amply hiệu Sansui đen bóng.
- A lô! A lô..một, hai, ba bốn. Một, hai ba, bốn, được rồi!
Tiền cũng hơi hồi hộp, mấy nốt mụn bọc đỏ ửng cả lên. Nỗi sợ của Tiền  lây sang cả Huệ. Tiền hỏi Huệ, ai sẽ khóc trước, Huệ nói để cô khóc trước.
Huệ bắt đầu khóc thì một người đã xăng xái chạy tới đặt cái micrô trước mặt  Cô thật sự lúng túng khi gặp phải cảnh khó xử như vầy. Khóc đám ma mà cầm micro như ca sĩ! Sau phút giây ngỡ ngàng Huệ lập tức trấn tĩnh lại . Những lời lẽ bi ai, thống thiết qua bộ khuếch đại âm thanh, loa, vang xa cả một vùng, làm náo động cả khu cư xá vốn dĩ yên tĩnh.
- Ôi, má  ơi. Sao má  nở ra đi để con trở thành đứa bơ vơ côi cút....Đứa con bất hiếu này chưa một lần đền đáp công ơn sanh thành, dưỡng dục…
Đám con nít đang chơi đá banh trên bãi đất trống bên cạnh trường cấp một đang trong giai đoạn sửa chữa,  nghe ồn ào lập tức ngừng cuộc chơi , vểnh tai nghe ngóng. Ban đầu chúng cứ đinh ninh gánh cải lương “ bầu tèo “ nào đó  trên đường lưu diễn ghé tạt qua đây kiếm thêm chút đỉnh. Thế là không ai biểu ai chúng rồng rắn kéo đến. Khi vỡ lẽ chỉ là đám khóc mướn, vài đứa tiu nghỉu bỏ đi. Tuy nhiên đa phần vẫn nán lại theo dõi. Vừa nghe, chúng vừa trầm trồ bàn tán. Có đứa áp hẳn tai vô cái loa, cười như nắc nẻ. Vài đứa khác làm ra vẻ đăm chiêu, xúc động, thỉnh thoảng đưa tay chỉ trỏ vào bên trong vừa cười vừa nói. Lúc sau xuất hiện thêm nhiều người  nam có, nữ có đứng chật cả lối đi xe cộ không sao lách qua được, họ lắng nghe có vẻ nghiêm túc, vài người cảm động lấy tay quệt nước mắt.
...Má ôi. Trong giờ phút này đây, con như con thuyền không bến trôi dật dờ giữa dòng đời nghiệt ngã. Con không biết nơi đâu là chốn....
Đang khóc ngon trớn, bỗng cái loa tắc tị. Mấy người phụ đám ma liền chạy tới vỗ vỗ lên cái amply nhưng nó chỉ phát ra những tiếng u..u..nhức lỗ tai. Huệ chưa biết xử trí trong tình huống dở khóc dở cười, thì Tiền nháy mắt ra hiệu cô cứ tiếp tục, đừng để gián đoạn. Mấy đứa trẻ bên ngoài được dịp cười một trận bò lăn, bò càng. Cáu tiết, một người co chưn đá mạnh vô cái chưn bàn:
- Mẹ kiếp! Mày mà không lên tiếng, tao quẳng ra đường!
Không hiểu có phải sợ bị biến thành cục sắt vụn hay không mà nó bỗng dưng làm việc trở lại. Tiếng khóc của Huệ qua màng loa phầm phập nghe như buổi trình diễn ca nhạc. Lúc này anh chủ nhà đang ngồi uống rượu Tây với mấy người ăn mặc sang trọng. Chai Napoleon đã vơi quá nửa. Một người cất giọng lè nhè:
- Bữa nay, tôi với ông phải uống cho tơi bời hoa lá mới thôi. Nào cạn trăm phần trăm!
- Ừ, thì  cạn! Sợ đách gì – Chủ nhà nâng chiếc cốc đế cao, chạm mạnh vào cốc người bạn, cả hai uống một hơi hết sạch, lại rót...
- Này, ông còn nhớ con Tuyết Phương hôn?
- Tuyết Phương nào ta?
- Bộ “ mecury “ của ông bị chập rồi hả? Con Phương vú bự ở quán “ Mây Hồng “ đó, nhớ chưa?
- Ừ, rồi sao nữa?
- Nó khen ông chơi rất đẹp, nhắn tôi kêu ông lại đẳng.
- Đám ma làm sao đi được? Để khi khác.
- Tranh thủ một chút thôi mà. Mụ ấy chết rồi, chẳng lẽ đội mồ sống dậy đánh ghen? – Đoạn người đó cười hề hề, nói:- Cậu mất mấy năm trường kỳ mai phục, cuối cùng cũng đến ngày “ gặt hái ! “ Chúc mừng! Chúc mừng!
- Suỵt! Nói nhỏ thôi cha nội ! Bọn chúng mà nghe được thì lôi thôi lắm.
Đám cô hồn các đãng đang nhâm nhi món đế Gò Đen nhìn sang bàn gia chủ thấy chai rượu ngoại chình ình trên bàn, tỏ vẻ tức tối. Một gã gầm gừ:
- Mẹ kiếp! Tụi mình uống Gò Đen, còn bọn nó chơi Napồ. Rõ ràng bên trọng bên khinh. Tụi bây ngồi đây để tao qua bển quậy cho một trận tới bến luôn.
- Thôi đi cha nội! – Một người can:- Có rượu uống là may lắm rồi. Tụi nó quen thân mấy thằng “ Khu vực “ , ú ớ lên đồn ngủ với muỗi bỏ mẹ.
Huệ khóc một hơi đúng nửa tiếng thì tới lượt Tiền.

___________________________________________



Chương 67


Công việc ở xí nghiệp lúc trồi, lúc sụt. Hôm thì nghĩ chờ dài cổ như cổ cò, hôm thì tăng ca mệt nghỉ. Gần tháng nay, toàn bộ công nhân xí nghiệp bị quay như cái chong chóng. Ông Chang – giám đốc đổ thừa  là “ yếu tố khách quan “ phải khắc phục khó khăn vì quê hương đất nươc. Có người cắc cớ nói quê hương của chúng tôi là nước Việt Nam chớ không phải ở tít Đài Loan. Ông Chang trả lời, xí nghiệp càng  ăn nên làm ra thì sẽ đóng thuế cho nhà nước Việt Nam  càng nhiều. Đấy cũng là cách cống hiến cho Tổ quốc của các bạn! Vì cống hiến cho Tổ quốc mà công nhân phải làm việc từ năm giờ sáng đến tận tám, chín giờ tối mới được rời khỏi xưởng. Ai không chấp hành lịnh tăng ca thì sẽ bị trừ lương, thậm chí cho nghỉ việc. Làm cực quá, trong khi giờ tăng ca chỉ được tính bằng giờ hành chính nên nhiều người bất bình, kéo đến khiếu nại với công đoàn xí nghiệp. Nhưng vai trò của công đoàn chỉ là hình thức cho có, kỳ thực chỉ là bù nhìn. Cách đây hai hôm Ban giám đốc thấy vài người ở xưởng may áo gió rủ rê mọi người lãn công. Ngay lập tức mấy người đó bị chụp cái mũ gây rối làm đình trệ sản xuất , và dĩ nhiên bị tống ra khỏi xí nghiệp một cách không thương tiếc! Cuối cùng những công nhân thấp cổ bé miệng vì miếng cơm manh áo mà chịu câm nín, nuốt cục tức vô bụng. Mấy cậu trong tổ sửa chữa văng tục:
- Mẹ kiếp! Cả tháng trời làm cực như con chó, về tới nhà chưa kịp tắm là lăn ra ngủ nói chi đến chuyện  gặp người yêu! Phen này chắc để thằng khác nó rinh mất “ dĩa mứt gừng! “. 
Đang ca cẩm thì bà Trần đột ngột xuất hiện, cả bọn ngậm tăm, không dám hó hé một tiếng! Mấy cô thợ may được dịp trêu tức bõ ghét, mọi khi có việc nhờ đến là cham chảm yêu sách.

Bữa nay bà Trần không đến xưởng, trong lòng hiếu nóng ran như lửa hơ. Hỏi , ai cũng lắc đầu nói không biết. Tan ca vào lúc tám giờ tối, Hiếu vô nhà tắm  tranh thủ tắm táp mát mẻ. Lúc này bên trong có vài cô cũng đang tắm, họ trần truồng, tóe nước vào nhau, cười rặc rặc, thậm chí còn ra sức bình phẩm thân thể của nhau. Cô này vú tròn, đít lép; cô kia ngực quá nhỏ, chưn đi vòng kiềng! Rồi lá tre, lá vông. Cô nọ có đôi chưn dài nhưng xương sườn lộ từng giẽ trông giống bộ xương khô! Ôi thôi đủ cả! Mọi khi chuyện này diễn ra rất bình thường. Nhưng không hiểu sao tối nay Hiếu mới để ý đến. Cô nhìn họ không chớp mắt , trong lòng bỗng trỗi dậy cơn ham muốn nhục thể dữ dội. Cô liên tục nuốt nước miếng và tưởng tượng đang làm tình với họ và dường như quên mất sự tồn tại của mình. Cứ thế, cô đắm chìm trong cơn hoan lạc thể xác bằng trí tưởng tưởng bay bổng...
- Chị Hiếu! Làm gì đứng trơ ra như  khúc cây vậy? Không tắm sao?
Hiếu bừng tỉnh, cởi quần áo và hòa  vào đám đông. Cô không thể nào rời mắt khỏi cô gái có cặp ngực như hai quả đào chín đỏ. Mỗi khi cô ta cử động, đầu vú núng nính như mời mọc. Không dằn được, Hiếu bước đến đưa tay tóm lấy. Cô gái ré lên:
- Bàn tay chị Hiếu thấy ghê quá, rờ đến đâu da gà nổi đến đó!
Toàn thân Hiếu như bị ngọn lửa đam mê thiêu đốt, ánh mắt si dại dán chặt vào phần dưới cơ thể cô gái. Cô bé chợt nhận ra thái độ kỳ quặc của Hiếu, đẩy một cái thiệt mạnh  thiếu điều té chúi nhủi:
- Chị làm vì vậy?
- À không, giỡn thôi mà! – Hiếu chống chế, giội nước ào ào. Làn nước mát lạnh vẫn không thể nào xua tan cái nóng bên trong. Cô bỗng nhớ đến bà Trần, nhớ quay cuồng!

Hiếu đạp xe nhằm nhà bà Trần thẳng tiến. Đi được một đoạn khá xa thì nghe có tiếng kêu ơi ới ở phía sau. Không cần quay người lại, cô cũng biết người đó chính là Tưởng. Tưởng rạp người trên yên, guồng nhanh đôi chưn, thoắt đó đã vượt song song với cô:
- Còn sớm mà, đi coi phim với anh đi!
Hiếu đạp nhanh cố bỏ xa Tưởng, nhưng anh ta không chịu buông tha con mồi, miệng cứ  lải nhải bài ca con cá sống vì nước:
- Đi đi mà.
- Tui đã biểu anh hãy tránh xa tôi!
- Không, anh thề sẽ đeo đuổi em cho tới khi nào em chấp nhận anh mới thôi.
- Tui đã có người yêu rồi, anh nghe rõ chưa?
- Rõ - Tưởng cười khì khì :- Người yêu của em là cái mụ La Sát ấy chớ gì?
Hiếu giận dữ nhảy xuống xe, nhìn thẳng vô mắt Tưởng, mặt cô tái đi vì giận:
- Ừa, thì đã sao nào? Anh ghen đó hả?
Tưởng gật đầu tỉnh bơ :
- Ừ, thì  ghen. Với lại  anh muốn cứu vớt em khỏi nanh vuốt con mẻ. Phải là cậu với mợ  nằm cùng giường mới đúng lẽ đời. Ai lại mợ với mợ vô duyên lắm!
- Anh cút ngay. Nếu không tui sẽ la lên đó.
- Thì em cứ việc la! – Tưởng khêu khích, từ từ sấn tới.
Tưởng cứ đinh ninh Hiếu chỉ hù suông, không ngờ cô làm thiệt.
- Bớ người ta, có ông này định sàm sỡ với tui nè!
Hiếu la rất lớn khiến vài người phải dừng xe lại nghe ngóng. Tưởng hết hồn, vội đạp xe đi thẳng không dám ngoáy cổ lại.
Lát sau, Hiếu đã đứng trước cửa nhà bà Trần, thấy cánh của bị khóa cô lắc đầu thất vọng rồi  đạp xe quành về. Bây giờ cô cảm thấy đường về nhà sao mà xa vời vợi!

oOo

- Cạn hết ly này, em xin ngừng cuộc vui, hẹn các anh dịp khác.
Mấy gương mặt đỏ ké cặp kè nhau ra chiếc taxi nổ máy đợi sẵn. Thuê Nhành là một người đàn ông nhỏ thó, liên tục cựa mình trong bộ quần áo quá cỡ. Ông ta cũng là dân bợm nhưng mấy bữa nay bị chứng đau bao tử hành hạ nên không thể uống được rượu. Tiền mình bỏ ra lại phải giương mắt nhìn thiên hạ chén chú chén anh vừa tiếc của hùi hụi vừa thèm nhểu nước miếng!
- Ghê thiệt! Có mấy thằng mà tụi nó “ đập phá “ bằng cả đại đội lính tinh nhuệ!  Mẹ kiếp! Của chùa nên chúng nó nốc cứ như rồng uống nước!
Ông ta vừa chửi bới, vừa thò tay vô túi áo, đếm tiền trả cho Nhành. Nhành tự nhiên cầm lấy cho vô túi xách.
- Khi nào hết bịnh, nhứt định tôi phải mời cô so một trận thấp cao. Ai thua người đó trả tiền!
Nhành nhún vai, cho xe vọt đi. Tối nay, Nhành thấy trong người không được khỏe, lại vừa bia, vừa rượu Tây loại nặng độ nên mau say, mấy lần vô nhà vệ sinh móc họng, nhưng không nôn ra được. Đi được chừng mươi phút, rượu bắt đầu ngấm. Mệt đứ đừ. Mắt nhìn “ quáng gà “. Đôi tay run lẩy bẩy khiến chiếc xe chạy ngoằn ngoèo theo đường chữ chi. Trong tình trạng say nhừ tử như vậy không biết bằng cách nào Nhành về được tới nhà mà không gặp chuyện gì, cứ như có phép lạ. Vừa quẹo vô hẻm. Chưa kịp rút chìa khóa xe ra khỏi công tắc Nhành đổ  gục ngay vũng nước dơ ngay hẻm. Chập tối chị Hai làm cá, nước dơ không đổ xuống cống mà lại đổ ra sân. Hôi rình.  Lúc này Hiếu cũng mới vừa về. Trong nhà không có ai, Hiếu đành phải ì ạch kéo Nhành vô bên trong, sau đó giải quyết nốt chiếc xe đang nằm chỏng vó.
- Nhành! Nhành! – Hiếu đưa tay vỗ vỗ lên má Nhành :- Hôi quá trời! Dậy thay đồ rồi ngủ. Nhậu chi dữ vậy không biết.
Nhưng Nhành đã hoàn toàn bất tỉnh. Hiếu lên gác lấy bộ đồ bộ khô, rồi dùng khăn xấp[1] nước lau người Nhành. Khi chiếc áo ngoài được cởi bỏ, để lộ thân thể nõn nuột, hấp hổi, cơn đam mê thể xác trong người Hiếu bỗng trổi dậy. Hiếu nuốt nước bọt ừng ực, đôi tay run rẩy rờ rẫm khắp cơ thể bất động như xác chết của Nhành. Trong cơn mê muội, lý trí cô bỗng thức tỉnh, nó biểu cô phải chấm dứt ngay cái trò đồi bại này. Mình đang làm gì thế nhỉ? Hiếu hốt hoảng đặt Nhành xuống, lùi lại vài bước, mắt nhìn sang chỗ khác. Nhưng con quỷ nhục dục một  lần nữa lại xúi giục cô, và lần này cô không thể nào cưỡng lại được nữa. Hiếu cúi xuống hôn Nhành, hôn khắp nơi trên cơ thể. Hơi nóng rừng rực từ người Nhành tỏa ra khiến Hiếu ngây ngất. Cô đứng dậy trút bỏ quần áo trên người và...

oOo

Vì phải hoàn tất bản báo cáo để sáng mai kịp trình bày với giám đốc và đoàn cán bộ công ty mẹ từ Hà Lan sang nên Ngân phải tranh thủ hoàn tất. Gần mười giờ đêm công việc mới tạm ổn, chỉ cần sửa chữa lại một ít là có thể in ra giấy. Lúc đầu cô định làm luôn nhưng cái bụng cứ liên tục réo lên, đói, khiến cô không thể tập trung vào công việc, cứ hết sai chỗ này rồi sai chỗ khác, cuối cùng cô quyết định gác lại. Về nhà ăn uống nghỉ ngơi cho lại sức, mai đến sớm hoàn thành nốt cũng được.
Về đến nhà, thấy cửa đóng, bên trong lại không có ánh sáng, Ngân nghĩ chắc mọi người đã đi ra ngoài hết rồi. Khóa nhà là loại khóa sập, chỉ cần ấn cái nuốm tròn bằng đầu ngón tay bên trong, kéo mạnh cửa là nó tự khóa lại. Muốn vô được phải dùng khóa mở ra, mà Ngân lại không có chìa. Thật ra Ngân cũng có một chiếc nhưng cô đã vô ý làm rớt từ tuần trước, chưa kịp làm cái khác. Ngân ngồi bệt xuống mái hiên thở dốc,  chờ có người về mở cửa. Ngồi được một lúc, Ngân bỗng nghe có tiếng động phát ra từ bên trong. Áp tai vô cánh cửa kiếng, nghe rõ ràng là tiếng khò khè hơi thở người. Lúc đầu cô cứ  tưởng mình nghe lộn,  nhưng khi tiếng tiếng hôn chụt chụt trên da thịt, tiếng da thịt vỗ vào nhau...thì cô chắc chắn là không thể có chuyện lầm lẫn. Cô đứng dậy, nhìn qua khe hở. Trong ánh sáng nhờ nhờ từ cái bóng đèn trái ớt trên tran thờ hắt xuống, Ngân thấy hai thân hình trắng phau đang cuốn vào nhau. Trời ơi, cái gì vậy?  Lại dòm thiệt kỹ. Trời ơi! Hai người đàn bà đang.... Không thể nào giữ bình tĩnh được nữa, Ngân đấm mạnh lên cánh cửa kiếng màu khói:
- Mở cửa!
Bên trong có tiếng quẫy đạp, tiếng loảng xoảng, tiếng vải sột soạt.
- Mở cửa! Ai ở trỏng vậy?
Gần hai phút sau,  bên trong sáng đèn. Tiếng “ tách “ cái ổ khóa. Hiếu thò đầu ra nhìn Ngân sượng sùng, lúng túng. Thấy Hiếu  áo quần xốc xếch, tóc tai bù xù, Ngân lờ mờ đoán ra sự việc. Cô lách mình vô bên trong. Nhành nằm bất động. Chiếc khăn tắm phủ hờ lên thân thể lõa lồ.
- Chị Hiếu! Chuyện gì đã xảy ra?
- Có gì đâu. Nhành, nó say rượu té vô vũng nước dơ, tao thay đồ cho nó. Hiếu trả lời lúng búng trong cổ họng, mắt không dám nhìn thẳng người đối diện.
- Rồi sau đó chị còn làm gì nữa? Em đã thấy hết trơn!
Hiếu đứng xụi lơ cán cuốc. Mấy bữa rày do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trời lạnh mà trên trán Hiếu ướt đẫm mồ hôi. 
- Tại sao chị lại làm như vậy, hả chị Hiếu? Em cứ nghĩ đây là cơn ác mộng. Trời ơi, chị đã mang nỗi ám ảnh khủng khiếp đó vô cái nhà này! Chị...chị định biến tất cả mọi người thành...
Ngân không thể nào nói tiếp được nữa, cô đứng dựa lưng vô vách tường, ngửa cổ nhìn lên trần nhà thở khò khè, ánh mắt còn hiển hiện sự kinh hoàng tột cùng.
Hiếu run lập cập, đôi chưn mềm nhũn như bún. Đoạn cô gieo cơ thể nặng nề như treo đá ngồi chum hum[2] dưới nền nhà, mái tóc rối nùi che kín gương mặt nửa sáng nửa tối. Lát sau Hiếu ngẩng lên, gương mặt nhòe nước:
-  Tao ..tao, à không, chị..chị không hiểu tại sao nữa, cứ như là bị ma xúi. Tự nhiên chị không thể nào dừng lại được và thế là...
- Chị đừng nói nữa! Tôi kinh tởm chị! – Ngân nói nhỏ vừa đủ nghe, nhưng giọng lạnh và sắc như lưỡi dao dao bầu chặt phăng những câu nói rời rạc của Hiếu thành từng mẫu vụn:- Ngay từ đầu, mọi người đã hết lời ngăn cản chị nhưng chị chẳng thèm đoái hoài đến. Bây giờ mọi việc đã ra nông nỗi như vầy đây! Chị đã tự đánh mất mình. Và giờ đây chị còn tính lôi mọi người vô cuộc chơi quái dị này!
“ Lưỡi dao bầu “ đã chém Hiếu đổ gục như thân chuối bị đẵn gốc:
- Thậm chí chị còn kinh tởm chính mình. – Hiếu nói vừa hụt hơi, vừa run rẩy:-  Nhiều lần chị cố xua đi cơn thèm muốn bịnh hoạn đó, nhưng chị không thể!
Cả hai im lặng tránh nhìn vào mắt nhau, Hiếu bỗng quỳ sụp xuống dưới chưn Ngân, thốt lên những lời ai oán:
- Chị đã bị cuốn vô cái  vòng tròn tội lỗi này mất rồi. Bây giờ thì chị không thể nào thoát ra được nữa, chỉ có cái chết mới có thể gột rửa tội tình! Ngân hãy giúp chị! Chị khẩn cầu, van xin em!
Hiếu liệng con dao yếm[3] bén ngót trước mặt Ngân.
Ngân bật khóc, đỡ Hiếu dậy. Tiếng khóc của hai người đàn bà nghe sao mà buồn não ruột. Ngoài kia chợt phát ra những âm thanh “ lốc cốc “ những thanh tre khua vào nhau lúc xa, lúc gần. Đấy là tiếng rao mời của mấy người bán mỳ gõ. Ngân thấy bao tử mình chợt quặn lên từng đợt.

_______________


[1] Động từ = Nhúng vào nước; dấp · Xấp khăn lau mặt.

[2] Ngồi khom lưng co rút người lại

[3] Dao lưỡi mỏng, mũi bằng, góc trên vuông, góc dưới tròn, dùng thái thịt, thái da heo.





______________________________________________



Chương 68

Bầu không khí ngáy ngủ ở Bến Đình được khuấy động bởi ba chuyện khá li kỳ vừa xảy ra trong tuần rồi. Đi một vòng từ đầu trên đến xóm dưới đâu đâu cũng nghe thiên hạ bàn tán một cách hào hứng quá đà còn sôi nổi hơn tình hình chiến sự diễn ra phức tạp ở Trung Đông, những vụ đánh bom  cảm tử của những người Hồi giáo ở dải Gaza.  Trong các quán phở, quán cơm, quán nhậu, quán cà phê bình dân mọc rải rác xung quanh chợ, người ta vừa nhâm nhi  vừa đem những chuyện tai nghe, mắt thấy phân tích, mổ xẻ rồi đưa ra những nhận xét của riêng mình. Ai cũng cho lý lẽ của mình là đúng. Và  thẳng tay phản bác,  thậm chí chế giễu ý kiến của đối phương. Đã có vài trường hợp thượng cẳng hạ tay đến u đầu sứt trán  vì không cùng “ quan điểm “. Cánh đàn bà có vẻ “ nhu mì “ hơn trong chuyện dùng bạo lực nhưng lại tỏ ra lấn lướt khi dùng  ngôn ngữ chợ búa. Chuyện động trời thứ nhứt, chị Thu, vợ Tám Hoành bỗng bị bắt về tội hành nghề mãi dâm! Khi công an phường xuống nhà để lấy lời khai, anh Tám chưng hửng, đôi mắt một mí trợn to  lộn tròng,  cặp môi dày thâm đen như da trâu mở hết cở để lộ hàm răng ám khói thuốc:
- Cái gì? Mấy anh nói giỡn! Vợ tui mà làm chuyện đó  Thiên Lôi có giáng bảy búa tui cũng không tin. Người giống người thôi, mấy cha!
Anh thượng úy – cảnh sát khu vực gân cổ cãi lại:
- Làm sao trật được khi mà tên tuổi, địa chỉ, thậm chí số chứng minh nhân dân cũng trùng khớp. Đội phòng chống mãi dâm thành phố vừa điện về xong. Vợ anh bị tó  tại khu nhà trọ bình dân bên cạnh bến xe Miền Đông. Khi các ngành chức năng xông vô, bả với một thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch đang ôm nhau lăn lộn trên giường, quần áo thì lòng thòng dưới đất. Bắt tận tay day tận trán còn chối cãi gì nữa.
Tám Hoành, mặt đỏ như gà nòi. Chành môi cãi đến văng nước miếng:
- Xúc phạm như vậy là quá lắm! – Đoạn anh ta vung tay đấm ngực thùi thụi :- Các anh nhìn coi,  nhà  tui đâu phải dạng nghèo túng, nếu không nói là có của ăn của để thì hà tất phải làm những chuyện đồi bại như vậy? Tui đã nói là có sự nhầm lẫn. Có khi đứa nào đó ghen ăn tức ở rắp tâm  hạ thấp uy tín của vợ chồng tui cũng chưa biết chừng!
Quả thật, nhà Tám Hoành được xếp vào nhóm có máu mặt ở Bến Đình, chỉ chịu kém nhà anh Thái điện tử  và bà Hợi trùm hụi mà thôi. Anh Tám được mệnh danh là phù thủy xe gắn máy, chỉ cần nghe tiếng pô[1] là anh biết ngay nó bị bịnh gì . Những chiếc xe bị “ ung thư giai đoạn cuối “ hết thuốc trị, anh rờ vô là khỏi bịnh tức thì! Tiếng lành đồn xa. Thậm chí có người ở tận các tỉnh lân cận cũng không quản ngại  đường sá xa xôi, giao con ngựa sắt cho anh bắt mạch kê toa. Vì thế, mặc dù tiệm sửa xe của Tám Hoành nằm tuốt luốt  trong hẻm sâu hun hút vẫn không làm hết việc. Tám Hoành phải mướn thêm vài người thợ và bốn đứa học việc. Thợ được trả lương theo đầu xe. Còn đám cu li phải trả tiền ngược lại; bốn chỉ vàng bao ra nghề. Tiền vô như nước. Cách đây mấy tháng, Tám Hoành còn kịp xây nhà mới ba từng lầu, nội thất khang trang toàn là hàng xịn. Vậy thì vợ Tám Hoành làm chuyện đó để làm gì?
- Anh hỏi tui thì tui biết hỏi ai? – Anh cảnh sát khu vực nỗi quạu:- Gặp bả đi thì biết. Một là anh bảo lãnh cho bả về, hai là cho bả vô mấy trại phục hồi nhân phẩm, có vậy thôi mà cứ vòng vo!
Anh ta đưa thơ mời cho Tám Hoành rồi đi thẳng một nước. Anh Tám bỏ cả buổi làm , phóng xe đi kiếm vợ. Vợ chồng Tám Hoành chỉ có một cô tiểu thơ đang học bán trú ở một trường công lập. Sáng đưa. Chiều đón. Chị Tám rảnh rỗi chẳng có việc gì làm nên xin chồng phụ bán hàng cho một người bà con xa ở chợ Bến Thành.
Chiều vợ, Tám Hoành lập tức gật đầu cái rụp mà không thèm suy nghĩ:
- Tiền bạc không thành vấn đề, miễn sao em vui là được. Nhớ đừng phung phí sức kẻo đổ bịnh thì không có ai lo cho đâu!
Tám Hoành lớn hơn vợ đúng một con giáp, anh ba mươi tám, vợ hai mươi sáu, nhưng do làm lụng quá sức lại có cái tật đại khái, qua loa nên coi già trước tuổi. Chị Tám thì ngược lại, thích chưng diện, là khách hàng thường xuyên của mấy thẩm mỹ viện  và mấy câu lạc bộ aerobic. Trên bàn trang điểm nhà chị có vô số mỹ phẩm của các hãng nổi tiếng, kem làm trắng da, kem chống nhăn, kem chống nắng. Son môi thì có đủ các loại từ màu đỏ tươi, màu hồng đến gam màu lạnh theo mốt Hàn Quốc. Còn dầu thơm, nước hoa thì đếm không xuể. Chính vì thế trông chị  hơ hớ, trẻ trung xinh xắn như những cô bé mắt nai!
Đến khi giáp mặt vợ, Tám Hoành mới nhận ra sự thật phũ phàng cay đắng. Anh ta nổi điên đập phá đồ đạc, rồi đóng cửa tiệm, cả ngày làm bạn với mấy chai “ Nàng Hương “ và thuốc lá đen khét lẹt. Sau vụ đó, cô vợ mắc cỡ không dám bước ra khỏi nhà. Mọi việc chợ búa, đưa rước con cái phó thác cho bà mẹ vợ già lọm khọm. Tội nghiệp bà già trên đầu đã hai thứ tóc, mỗi khi đi ra đường phải kéo nón lá che kín mặt. Tám Hoành gọi vợ ra, bắt đầu lục vấn:
- Tui lo cho cô  không thiếu thứ gì, tại sao cô lại làm cái việc đó hả? Cô cần tiền để làm gì, nuôi thằng nào phải không. Nói!
Cô vợ ngồi yên như tượng, không hé răng nói một lời. Ông chồng càng sôi máu , tán cho mấy cái tóe lửa, chị Tám vẫn trơ trơ. Thấy dùng tay không tác dụng, anh Tám phóng con dao găm dính lên mặt bàn, cán dao rung bật bật:
- Cô phải nói thiệt. Nếu không, tui sẽ giết cô rồi tự sát luôn!
Mặc cho Tám Hoành hầm hè đe dọa, cô vợ vẫn tuyệt nhiên không hé răng. Tám Hoành chịu hết xiết, vò đầu bứt tai, gào lên trong bất lực:
- Mẹ kiếp! Nếu cô sanh ra sớm vài chục năm, tham gia cách mạng thế nào cũng được thưởng huân chương!
Hết cách Tám Hoành đành chịu thua mà không hiểu tại sao cô vợ nõn nà của mình lại làm như thế. Đây là nghi án mà cả Bến Đình bàn luận cả tuần nay mà vẫn chưa ngã ngũ.
Điểm tập trung dân ngồi lê đôi mách là tại quán Tư Râu ngó xéo qua chợ chừng vài mét. Quán vừa bán cà phê vừa bán bia rượu và thức nhắm linh tinh. Thứ cà phê lỏng le lỏng lét, sáu phần bắp bốn phần là cà phê chẳng thơm tho gì ngoài vị đăng đắng, khen khét. Rượu, tất nhiên phải là thứ hạng bét,  dân Bến Đình làm gì có tiền mà nhấm nháp rượu ngon. Loại rượu này có sức tàn phá hệ tiêu hóa khủng khiếp, uống vô đầu nhức bưng bưng, ruột cứ sôi lên òng ọc phải liên tục “ ngồi đồng “ trong cầu tiêu rồi chạy vắt giò lên cổ ra mấy tiệm thuốc Tây. Thấy đủ  mặt “ bá quan văn võ “ , mụ Khóa mập bèn khơi mào câu chuyện:
- Mấy người có biết tại sao con vợ thằng Tám lại đĩ ngựa như vậy hông?
Vừa dứt lời thì cánh đàn ông ngồi ở dãy bàn nhậu bên này lập tức lên tiếng:
- Vạn sự chẳng qua là tiền! – Một người trong bọn ngửa cổ nốc cạn chung rượu, đánh khà một tiếng rồi tiếp tục nổ lốp bốp như bắp rang:- Thằng Tám tuy thương vợ nhưng ke re cắc rắc với bên vợ từng xu. Tui ở sát nhà nó nên rõ lắm.
- Không phải,  - người đàn bà gầy đét như con mắm, xoay xoay mâm xôi vò bụi bặm trên tay, rồi cúi xuống thò tay vào ống quần gãi sồn sột. Mấy mụn ghẻ ngứa tróc mày rướm máu:
- Bên nhà con Tám cũng đâu nghèo  đến nỗi mà ngửa tay lấy tiền của con gái. Ừ thì, nếu đó là đồng tiền ngay ngắn  thì nhận cũng được, đàng này lại là tiền dơ tiền bẩn, cha mẹ nào mà dám cầm. Vả lại tui cũng đã tìm hiểu cặn kẽ, hoàn toàn không có chuyện đó. Hôm nọ gặp tui, dì Sáu, má con Tám cứ khóc hu hu thú nhận không hiểu tại làm sao nữa. Bả còn nói cha mẹ sanh con, trời sanh tánh!
Người bàn bên này đốp lại:
- Sao mấy bà ngây thơ quá! Ăn vụng còn dính mép đã chối leo lẻo nữa là. Nếu không vì tiền bạc thì vợ Tám Hoành làm chuyện ấy nhằm mục đích gì? Chẳng lẽ cốt để thỏa mãn cơn ngứa ngáy?
- Dám lắm chớ! – Vợ Hai cạo heo tém mái tóc cứng như rễ tre bĩu môi nói:- Tám Hoành tuy cưng vợ. Nhưng mấy người cứ nhìn mà coi,  thằng chả suốt ngày đầu tắt mặt tối, tay chưn mặt mũi lúc nào cũng dính đầy dầu nhớt cứ như thằng ngốc bán than! Tắm rồi  mà cứ như là chưa tắm! Sáng sớm vừa bảnh mắt ra đã thấy một tay cầm ổ bánh mỳ, tay kia cờ lê, mỏ lết. Tối đến vừa vứt mấy món đồ nghề thì ngã lăn quay ra ngáy o o chẳng biết trời trăng gì nữa, trong khi cô vợ thì cứ hừng hực như hỏa diệm sơn  thì trách làm sao  chẳng tòm teng với thằng khác!
- Nghe nói mà rởn da gà! – Bên bàn nhậu cự lại:- Người ta sống cốt ở cái tình cái nghĩa, con người hơn con vật là ở cái lý trí, hễ ngứa ngáy lên là chạy rong như chó tháng bảy thì còn gì là tình.
- Tình gì thì tình,  - bên bàn cà phê lập tức “ phản pháo “ :-  Cũng chẳng qua nổi cái tình dục! Đàn bà một khi đã no cơm, no tình thì cho dù phải lên núi dao, vượt qua biển lửa họ cũng chẳng từ nan. Đàng này để cho đói thì làm sao không sanh chuyện.
Bên bàn nhậu, một người ở trần để lộ mấy giẽ xương sườn bỗng cười ré lên:
- Hé ..hé..Vậy thằng Sáu Dư,  chồng bà có “ trả bài “ đầy đủ hôn mà hai vợ chồng lục đục hoài vậy? Sáng gây, tối cũng gây!
Vợ Sáu Dư  cũng chẳng phải tay vừa, vỗ bàn chửi lớn:
- Cái thằng ôn dịch kia! Đang nói chuyện nhà Tám Hoành sao mày bỗng dưng xía chuyện nhà bà? Vợ chồng bà cãi lộn hay ăn nằm với nhau thì mắc mớ gì đến mày? Bà nhắc cho mà nhớ, đụng đến bà là đụng tới tổ ong vò vẽ, biết chưa con?
- Sao không mắc mớ? Mẹ kiếp! Cứ gây lộn um sùm cả xóm, không ai ngủ nghê gì ráo! Mấy người muốn làm gì thì làm nhưng đừng phiền người khác!
Thế là hai bên xoắn tay áo xông vô đấu võ miệng. Tất nhiên cánh đàn ông không thể nào bì lại bọn đàn bà già mồm lẻo sự. Bên bàn nhậu cãi không lại, tức quá, co chưn đá cái bàn đổ rầm một cái. Tư Râu  do bị say rượu từ đêm hôm trước, mắt nhắm mắt mở chạy ra thì bị hứng nguyên ca nước đá vô mặt. Cuộc chiến tạm kết thúc phần thắng nghiêng về phía động vật có vú!
Vụ  thứ hai là chuyện Mười “ đau khổ “. Nửa đêm tuần trước  Bến Đình đang ngáy ngủ thì bị dựng dậy bởi hàng chục anh công an súng ống sẵn sàng đứng chặn tất cả lối ra vô. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Sau đó đích thân viên trung tá trưởng phòng cảnh sát hình sự đến gõ cửa nhà Mười “ đau khổ “ . Gõ hoài mà không thấy động tĩnh gì, ông ta bèn hất hàm ra lịnh cho nhân viên tông cửa xông vô. Bên trong vắng hoe, đồ đạc rơi vãi tứ tung. Sau một hồi lục lạo, người ta thu được rất nhiều vàng, đô la và có cả một cây súng sáu[2]! Trời ạ, thì ra bấy lâu dân Bến Đình sống chung với tên tướng cướp cạn khoác bộ mặt lương thiện! Không tìm được kẻ phạm tội mấy anh công an thu hồi vật chứng chuẩn bị ra về thì bất ngờ có tiếng ho phát ra từ mấy tấm plafon. Mười “ đau khổ “ bị bắt vì cái cổ ngứa mất trật tự!
Tư thợ mộc ra vẻ là người có hiểu biết:
- Nếu quân đội là trường đại học tổng hợp để rèn luyện con người thì nhà tù là nơi để nâng cao “ nghiệp vụ “  cho bọn ma cô!
Thọ “ ba xị “ cãi lại:
- Ông nói nghe không lọt lỗ tai! Theo tui được biết, nhà tù là nơi cải tạo, giáo dục phạm nhân trở thành con người tốt, chớ ai lại…
Một người ngồi gần đó đế vô:
- Đúng vậy! Nhà tù mà là nơi dạy nghề đạo tặc thì thế giới này quả thật nhiễu nhương!
- Ê, Tư thợ mộc,  mày có vô xị nào chưa mà nói năng tùm lum tà la vậy?
Đợi mọi người nói cho sướng cái miệng, Tư thợ mộc vừa nhổ râu càm vừa cười hềnh hệch:
- Vậy tui hỏi mấy người , ở Bến Đình này từ trước tới nay có bao nhiêu đứa chuyên môn vào tù ra khám? – Rồi không đợi mọi người trả lời, Tư thợ mộc nói luôn:- Năm đứa, có phải vậy hông?
Mấy cái đầu bờm xờm cùng gật lia lịa. Nhóm “ ngũ quỷ “  chuyên chọc trời khuấy nước ở khu vực Bến Đình là: Hậu lé, Tài ghẻ, Hảo đen, Minh khùng và người cuối cùng có tên trong bảng phong thần là Mười “ đau khổ “. Tư thợ mộc để cọng râu vừa nhổ được vô lòng bàn tay rồi thổi phù một cái ra chiều khoái chí lắm:
- Vậy tui hỏi mấy người trước kia thằng Hậu lé bị phạm tội gì?
Một người lẹ miệng đáp:
- Tội đá gà!
- Vậy sau khi ra tù nó làm gì?
- Hậu lé ra tù, nhờ có số má nên nhảy lên làm chủ một lúc mấy  trường gà.
Tư thợ mộc  cười ha hả rồi nói:
- Tài ghẻ bị bắt lần đầu về tội đánh bài, sau khi ra tù nó tổ chức chứa bài. Thằng Hảo đen ở tù về tội cắp xe đạp, ra tù nó “ thổi “ toàn xe gắn máy mắc tiền. Minh khùng trước đó phạm tội ghi đề, ra tù nó nghiễm nhiên làm thầu đề. Còn Mười “ đau khổ “ làm nghề đạo chích không xong, vậy mà giờ đây bỗng trở thành tay tổ trong việc mở két sắt!
Cuối cùng Tư thợ mộc kết luận một câu xanh dờn:
- Các người mở miệng nói trại cải tạo là nơi  giáo dục phạm nhân trở thành người tốt. Tốt đâu không thấy mà chỉ thấy tụi nó phạm tội càng tinh vi hơn, liều lĩnh hơn và có tổ chức hơn. Tui nói có đúng hông?
Cả bọn cứng họng nín khe, dòm Tư thợ mộc bằng ánh mắt tâm phục, khẩu phục.
Vụ thứ ba lại liên can đến bọn đàn ông ham nhậu nhẹt, tuy không rùm beng như hai vụ kia nhưng không  vì thế mà giảm đi kịch tính. Chuyên là  vầy; thứ Ba tuần trước Hai cạo heo đi đám giỗ về vì uống chưa đủ “ đô “ nên khi thấy bàn nhậu của Sáu Lùn bèn sà đại. Hai cạo heo nhậu xấu nết nên chẳng ai muốn tiếp. Thấy mọi người “ liệng cục lơ “ , Hai cạo heo nổi nóng đưa tay đập bàn:
- Tụi bây khinh thằng này không uống nổi chắc? Tao tuy đã sương sương mấy xị nhưng vẫn còn sức để hạ đo ván cả đám tụi mày. Thằng nào dám thi thố với tao không?
Thấy Hai cạo heo đã xà quần không ai thèm chấp, nhưng anh ta được thể càng làm tới, cởi áo vắt vai, ra sức thách thức:
- Đồ hèn! Về nhà lấy quần mỹ a  của vợ mà bận vô! Đồ không đáng mặt đàn ông!
Quá lắm rồi! Mặt mình như vầy mà hắn dám biểu mặc quần đen của vợ thế có nóng mũi  không chớ. Nhục mà không rửa được thì không đáng mặt nam tử hán! Sức mày nhậu được mấy lăm hơi [3] mà bày đặt thách với đố. Được rồi, muốn “ chiến đấu “ tới cùng thì thằng này chiều luôn! Thử xem mèo nào cắn đuôi mèo nào.
Sáu lùn ra điều kiện:
- Ai gục trước ngoài việc phải thanh toán tiền rượu còn phải bái người kia làm sư phụ, và kể từ nay không được héo lánh đến chỗ đàn anh nhậu nhẹt.
- Tưởng gì! Tao đồng ý! Tụi bây đâu! Dẹp bàn, bày rượu cho hai đại ca so tài cao thấp!
Dĩa khô cá sặc chỉ bằng mấy ngón tay cái,  cóc ổi, nước trà đá đều bị gạt sang một bên. Hai cạo heo ra điều kiện, trong lúc uống rượu không được ăn mồi, không được “ chữa lửa”, chỉ được nốc rượu suông, và phải uống bằng chén ăn cơm, ai ói trước  người đó thua!
Một người xách can rượu năm lít đổ vô cái thau nhôm bự chà bá, đặt lên bàn. Bên cạnh là hai cái chén sành hình bát tiên. Hai cạo heo hôn chụt lên ông Lý Thiết Quài, cười ha hả:
- Ông là bạn của tui, hãy giúp tui hạ thằng này!
Đám bộ sậu tản ra hai bên làm trọng tài, khua soong nồi ầm ĩ. Mấy người đi đường hiếu kỳ dừng lại, ghé mắt vô coi mỗi lúc một đông. Thoắt một cái họ đã đứng chật ních cả lối đi mặc cho mấy chiếc xe gắn máy bóp kèn inh ỏi.
- Bắt đầu!
Cả hai cầm chén thò vô thau rượu múc đầy và đưa lên  miệng tu ừng ực. Chén thứ nhứt Hai cạo heo hết trước, anh ta ra sức khiêu khích đối phương:
- Nè, nên lượng sức mình chịu thua sớm đi, đỡ nhục!
- Tao mà thua mày thề sẽ tam bộ nhứt bái từ đây về nhà như Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê!
Ba chén đầu vô khá ngọt, nhưng đến chén thứ tư thì cả hai bắt đầu thấy dội,
nhưng hơi men làm máu sĩ diện bốc lên chẳng ai chịu thua ai. Bên ủng hộ cũng chia làm hai phe, họ gào thét cổ vũ gà nhà bằng tất cả những gì có được trong tay. Phe Sáu lùn có ưu thế hơn nhờ sớm mượn được mấy cái nắp soong của chủ quán gõ chập cheng. Bên Hai cạo heo chỉ có mấy cái ly mẻ cộng với vài chiếc đũa nên có phần yên ắng.
Uống đến chén thứ sáu thì rượu chạy ngược trở ra, Hai cạo heo đưa tay vuốt ngực nuốt trở vô, nước mắt tóe ra. Sáu lùn cũng chẳng hơn gì, nốc một hơi không nổi, đành phải nhấp từng ngụm. Hai cạo heo nói lẹo lưỡi:
- Uống rượu mà cứ như nốc thuốc chuột! Chịu thua, tao tha cho cái khoản tam bộ nhứt bái!
- Mẹ kiếp! Coi thường quá đáng, coi nè!
Sáu lùn nín thở uống sạch. Vừa đặt chén xuống lập tức đưa tay bịt miệng, tuy nhiên cũng có vài giọt chảy ra. Đom đóm lập lòe trước mặt.
- Thua rồi!
- Chưa thua!
Hai bên cãi nhau nhặng xị, cuối cùng cuộc thi vẫn tiếp tục.
Thau rượu đã vơi gần hai phần ba. Lúc này Hai cạo heo nhướn mắt không nổi, xương hàm cứng lại không sao cử động được. Sáu lùn cũng chẳng khá hơn. Mẹ Kiếp! Thằng Hai cạo heo nhậu ghê thiệt. Nó mà nốc thêm chén nữa chắc mình xếp giáo  quy hàng.
Chén thứ tám. Hai bên chưa vội uống mà đưa mắt nhìn nhau rồi nhìn chén rượu mà rợn cả người, không ai chịu uống trước, cả hai đều biết rằng khó lòng qua nổi cửa ải này. Hai cạo heo nói mà khớp hàm không động đậy:
- Mày uống trước đi, Sáu lùn.
- Kính lão đắc thọ! Mày lớn hơn tao một tuổi, tao nhường mày trước.
- Không, cả hai cùng uống!
Cả hai đặt chén lên môi,  mắt không rời nhau. Đám lâu la vứt hết tất cả, nín thở quan sát. Hai cạo heo uống được phân nửa thì bỗng ngã đùng ra bất tỉnh nhân sự. Sáu lùn thì thê thảm hơn, mắt trợn ngược, tay chưn co giựt như lên cơn động kinh rồi ngoẻo đầu xuống...
Đúng là kỳ phùng địch thủ! Nai vạt móng thì chó cũng le lưỡi!
Mọi người xô vô giựt tóc mai, cạo gió nhưng vô hiệu. Một người tỏ vẻ biết chuyện biểu phải đưa vô bịnh viện gấp vì đấy là hiện tượng ngộ độc rượu để lâu Trời cứu!.
Chiếc xích lô lập tức được trưng dụng đưa hai đệ tử thần Lưu Linh vô thẳng
bịnh viện. Gần nửa tiếng sau, bà Năm, má Sáu lùn bán vé số về nghe tin lật đật chạy thẳng vô nhà thương, vừa chạy vừa nguyền rủa thằng con vô tích sự chẳng biết làm gì ngoài việc nốc rượu. Riêng chị Hai thì dửng dưng, ham ăn ham nhậu cho chết! Thằng chả mà chết, tao cúng ông Địa nải chuối, rồi cấm thằng Giống, thằng Nòi  không được vô thăm.
Tưởng từ  chết tới bị thương, nào dè, tờ mờ sáng hôm sau đã thấy hai người cặp kè dắt díu nhau về nhà. Hỏi, thì cả hai nhoẻn miệng cười tỉnh rụi. Trốn viện! Tiền nhậu không đủ lấy đâu mà đóng viện phí. Sau lần đó, Hai cạo heo nghĩ nhậu đúng một tuần. Còn Sáu lùn thì lâu hơn vài ngày.
Cánh đàn bà được dịp bêu riếu. Tại sao không chết phứt vài thằng cho chúng nó sáng mắt ra. Đàn ông gì mà chỉ biết khư khư cái chai từ sáng đến tối, chẳng làm nên trò trống gì. Bọn nhậu nhẹt “ phản pháo “ lại:
- Còn mấy mà? Bộ tốt lắm hả? Quẳng gánh ra là sà ngay vô sòng tứ sắc đến tối mịt, bỏ mặc con cái, chẳng màng đến chuyện cơm nước, giặt giũ. Thứ đồ đàn bà hư!


__________________
[1] Ống giảm thanh

[2] Súng lục

[3] Không mạnh (khỏe), không giỏi   · Nó mà bao lăm hơi mà đòi nhậu với tao.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.07.2007 02:21:43 bởi NuHiepDeThuong >
#1
    NuHiepDeThuong 01.07.2007 02:37:01 (permalink)
    Đã chỉnh sửa từ Chương 63 - 68 theo bản hiệu đính của tác giả.

    Chân thành cảm ơn Nguyen Hoang đã giúp đỡ.

    Chúc tác giả vui khỏe, có thêm nhiều sáng tác mới.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.07.2007 17:56:27 bởi NuHiepDeThuong >
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9