MỘT MỐI TÌNH CHUNG THỦY CÓ TÍNH CÁCH LỊCH SỬ CỦA CÔ HOÀN PV
thaisan 01.09.2007 09:34:54 (permalink)
MỘT MỐI TÌNH CHUNG THỦY CÓ TÍNH CÁCH LỊCH SỬ CỦA CÔ HOÀN
THỜI CHỐNG PHÁP, CHỐNG MỸ. PHAN VỊNH
xxx
 
CHƯƠNG I.- GIA-ĐÌNH VÀ CUỘC SỐNG CỦA CÔ HOÀN THỜI THƠ ẤU.
-Cô Hoàn là con gái út, được sinh ra và lớn lên trong một gia-đình địa-chủ giàu có tại làng Phú-Mỹ , Tổng An-Cư, Huyện Phú-Lộc, Thừa-Thiên Huế.
Thời Thực-Dân Phong-Kiến. Ông Trịnh-văn-Bình bố của cô Hoàn cũng có làm Xã-Trưởng, ông là người trí thức có học chữ Hán, Nôm nên ông  sống rất hiền-từ có đạo-đức văn-hoá, biết đối nhân xử thế,  nên trong làng ai ai cũng kính nể, vợ ông là bà Ngô-thị-Uyển người làng Phú-Bình, thời còn trẻ cũng rất đẹp gái, khi càng về tuổi già bà rụng răng móm xọm như là một mụ phù-thủy, chằng-lửa, hay chửi rủa dân làng, hà-hiếp đánh đập tôi-tớ, ai cũng ghét.
-Bà sinh cho ông được bốn ngưòi con, hai trai, hai gái. Ông anh đầu kêu tên theo thứ tự anh Hai Hành, cô gái thứ tên cô Ba Đệ, cậu trai thứ tên Tư Loàng. Hai người con  trai và cô gái út cho đi học chữ, còn cô Ba Đệ chỉ cho học may vá thêu thùa, nội trợ và thay mẹ trông coi công việc đồng áng.
 -Thời gian tiến triển hai ông anh Hai và Tư lớn lên ông bà lập gia-đinh cho hai ông, rồi cho ăn ở riêng chia đất ruộng cho phần ai tự lo  nấy.
-Trong gia-đình còn lại hai ông bà, hai người con gái, tôi tớ ba bốn người, đó là ngày thường. Còn đến lúc thời vụ mùa màng thì người đến làm mướn ăn ở rất đông. Thời Phong-kiến là thời hưng-thịnh của các gia-đinh Địa-Chủ.  Ông anh Hai của cô Hoàn dạo này được Hội-Đồng làng bàu làm Xã-Trưởng, tuổi trẻ sung sức, có quyền-thế, ông làm việc làng nước rất hăng hái, hét ra lửa, dân làng từ già đến trẻ ai ai thấy ông cũng sợ, có lần làng tu sửa lại Đình, có một người dân làng tên là anh Chung bận việc gia đình đến tr, ông thộp cổ đè đầu xuống đánh mười roi, mất mặt xấu hổ đâm ra tự-ái. “ Chết vinh hơn sống nhục” anh ta  đi thắt  vòng vào cổ tử vận, pháp luật thời ấy thật nghiêm-khắc thưa kiện đến quan trên thì lấy mạng đền mạng. Sẳn tiền lo lót ông cũng bình chung như vại, vẫn là Xã-Trưởng. Thời Thực-Dân Phong-Kiến là thời hưng-thịnh Quan-lại và Địa-Chủ giàu có. Thời này đồng tiền là sức mạnh vô hạn.
 
CHƯƠNG II.- TÌNH YÊU, NHIỆM-VỤ, CUỘC SỐNG, CỦA CÔ HOÀN và GIA-ĐÌNH  XẨY RA TRONG CUỘC BIẾN-CỐ 1945.
 
-Dạo nầy cô Hoàn mới mười lăm tuổi, cái tuổi dậy thì của con gái, mười lăm trăng tròn, mười sáu tròn trăng, con người cô rất dẹp gái, hình dáng vừa vặn, da thịt trăng nõn, mặt trái soan, mủi dọc dừa, thật dễ nhìn, một học sinh và hoa-khôi của làng Phú-Mỹ. Năm nay cô Hoàn vẫn còn di học, cô có bạn trai cùng chung lớp chung trường, tên anh ấy là Nguyễn-anh-Dũng rất đẹp trai con nhà giàu học giỏi, trai tài, gái sắc thật xứng đôi vừa lứa, mối tình đầu của cô Hoàn và Dũng thật là thơ mộng.
-Cuộc biến cố đệ II Thế Chiến xảy ra Nhật, Pháp bị Quân-Đội Đồng-Minh tước doạt vũ-khí, đuổi về nước. tháng 8-1945, Bác Hồ về nước kêu gọi toàn dân làm cuộc cách-mạng, lật đổ chế độ bù nhìn Bảo-Dại, Thành lập nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà, do Bác lãnh-đạo, đọc tuyên-ngôn độc-lập tại quảng-trường Ba-Đình Hà-Nội.
-Bác-Hồ cũng kêu gọi toàn dân đoàn kết.
- Bác-Hồ nói:
Hôm qua họ là kẻ thù của chúng ta, nhưng hôm nay họ biết ăn-năn hối cải, chúng ta cũng coi họ như là bạn bè, để cùng nhau góp công góp của xây dựng lại đất nước được giàu mạnh tốt đẹp  hơn.
-Ông  Hai Hành mới ngày hôm qua là Xã-Trưởng nắm bắt thời cơ ông tự nhiên cải lại chức-vụ là Chủ-Tịch làng Phú-Mỹ lúc giao thời. Tôi nghe ba tôi nói chuyện với mẹ tôi, những người có học thức giàu có thời nào nó cũng làm cha thiên hạ. Vì giòng họ Trịnh của ông có quyền thế từ xưa cho đến nay. Nên dân làng chẳng ai dám đớ đụng đến, thời thế cũng phải đổi thay.
Mùa Xuân năm 1946 Quân Pháp sang tái chiếm Việt-Nam. Ông sợ  quân Pháp bắt giết đêm  ngày phãi lẩn trốn. Vì trước kia làm Xã-Trưởng hà hiếp dân làng,  mặc dàu hôm nay ông là Chủ-Tịch của Việt-Minh, dân làng họ vẫn còn thù hận riêng về cá nhân ông hành-động hồi còn làm Xã-Trưởng của chế độ cũ, bị  Việt gian điềm chỉ Pháp bắt ông ra nhốt tại lao Thừa-Phủ, lúc này bố mẹ ông cũng già yếu kinh-tế của gia-đình suy-sụp, không kiếm đủ tiền chuộc về, nên bị Pháp thủ-tiêu bỏ mất xác.
Cô Đệ con gái thứ, dạo này tuổi đã ngoài tứ tuần, mình mẩy mập mạp, mặt mày xấu-xí, mà ỷ thế con nhà danh giá kén lựa, nên không ai thèm rước,  vẫn ở với cha mẹ. Ông Loàng lúc này cũng sợ liên can, nên cũng bỏ nhà bỏ cha mẹ gìa trốn theo Việt-Minh.
Cô út Hoàn được bố mẹ nuông chiều, dạo này tuổi của cô cũng vừa đôi chín vẫn còn đi học, cô Hoàn căm thù giặc Pháp tái chiếm đất nước còn bắt giết anh hai của cô, nên cô rủ  anh Dũng  người tình nghỉ học,  cùng thoát ly theo Việt-Minh để đánh Pháp, Cô Hoàn làm cán bộ Phụ-Nữ Xã. Anh Dũng đi làm Sĩ-Quan Bộ-Đội Cụ-Hồ. Tạm đình chỉ việc hôn nhân, để cùng nhau chống Pháp.
Trong tình huống dầu sôi lửa bỏng của đất nước hiện nay, nhiệm vụ của Thanh-Niên hiện tại, coi nợ nước trước tình nhà.
Anh Dũng là Bộ-Đội Chính-Quy Vệ-Quốc-Đoàn thời ấy, anh là một Cán-Bộ Sĩ-Quan ưu-tú, cầm quân đánh đâu thắng đó, rất xứng đáng với cái tên mà bố mẹ đặt cho anh hồi anh còn bé, cô Hoàn cũng lấy làm hãnh-diện cho người yêu lý tưởng của mình.
-Sau này anh cũng cầm quân tham dự trận đánh lớn tại Thanh-Hương, Lam-Bồ, trận nầy quân Pháp mở cuộc hành quân càn quét cấp Sư-Đoàn Bộ-Binh đầy đủ các Binh- Chủng, có Tàu-Bò Tàu-Thủy Pháo-Binh, Máy-Bay yểm trợ. Trận này giặc Pháp cũng bị quân ta giáng một đòn chí tử, bỏ xác tại trận hàng trăm tên.
Quân ta cũng có anh dũng hy-sinh một số ít, Trong đó có Đồng-Chí Sĩ-Quan Nguyễn-anh-Dũng là người chồng chưa cưới của cô Hoàn. Được bạn bè cho hay tin là Dũng đã hy-sinh trong trận đánh vừa qua, cô vô cùng cảm xúc buồn rầu thất vọng mấy tháng trời, cô căm thù giặc Pháp giết anh mình rồi nay lại giết người yêu, nhờ có anh Nguyễn-Văn-Thanh là bạn đồng-chí. Làm việc cùng một tổ, vỗ về an ủi cô mới khuây-khoả tiếp tục công tác. Tình cảm của cô Hoàn và anh Thanh mới chớm nở từ đó.  Ban đêm cô cũng có lén về thăm cha mẹ cô và cũng báo tin cho cha mẹ Dũng biết là Dũng đã hy-sinh.
-Từ ngày anh Dũng hy sinh, thời gian trôi qua gần một năm Thanh mới dám ngỏ lời cầu hôn với Hoàn, Hoàn nhận thấy Thanh cũng là người thông-minh, trí thức không thua gì Dũng, Cũng điển trai con nhà danh giá trung lưu ở làng Phú-Bình, miền duyên-hải gần với mật-khu của cô hoạt-đông. Cô xin để suy nghĩ ít hôm mới trả lời:
-Là cô đã nhất trí và đồng ý. Anh Thanh mừng quá như là mình đã vớ được một nàng Tiên-Nữ giáng trần, không bỏ lỡ cơ hội, sợ cô ta thay đổi ý kiến thì hỏng mất, khẩn cấp trình xin Uỷ-Ban Kháng-Chiến, được cấp Uỷ cho phép, anh tổ chức lễ tuyên hôn trong mật-khu. Mời Quý vị Đại-Diện cấp Ủy tham dự đọc lời tuyên hôn xong, bữa tiệc chỉ có bánh in  và nước trà mà thôi. Thời kháng chiến chống Pháp có câu ca : “A ly họ lờ … ngày xưa đám cưới heo gà… A ly họ lơ … ngày nay đám cưới nước trà bánh in…   Hò lơ… Hó lơ Lắng tai nghe,  tiếng ai hò lơ … hò lờ ……
Thế là hoàn thành thủ tục kết hôn của đôi trai tài gái sắc thời kháng chiến chống Pháp. Từ nay hai người được phép ăn ở chung sống với nhau.
Cha mẹ cô Hoàn lúc này già yếu bệnh hoạn, con thứ hai bị Pháp giết, con trai thứ tư, con gái út bỏ đi kháng-chiến, ông bà ở với cô gái thứ ba, tánh nết hay cáu-gắt,  không coi cha mẹ già ra gì, hai ông bà cô-đơn buồn rầu rồi cũng qua đời hết.  Gia-đình còn lại một mình cô Ba Đệ lỡ thời tuổi gần ngũ tuần, có người  mai mối cho một ông già đau bao tử chi có ăn cơm nếp, ở trong Đà-Nẵng ra rước đi. Đến 1953  chiến tranh gần kết thúc càng ác liệt cái nhà xây tường gạch lợp ngói Tây của bố cô Hoàn cũng bị Pháp đập tan nát, thế là gia đình V M  bị tán gia bại sản từ đây.
Cô Hoàn và Thanh chung sống hoạt động cho Việt-Minh trong mật khu cũng sinh được hai Công-Chúa kháu-khỉnh rất giống bố mẹ. Sau khi quân Pháp bị thất thủ trận Điện-Biên-Phủ. Buộc phải ký Hiệp-Định Giơ-ne-vơ tại Thuỵ-Sĩ  ngày 07-5-1954. Được đình-chiến tại Đông-Dương.
Sau ngày đình-chiến 1954 theo hiệp định,  lệnh phải tập kết, cán bộ và Quân-Đội Việt-Minh từ miền Nam ra tới vĩ-tuyến 17 phải rút hết ra Bắc, toàn miền Bắc vào đến vĩ-tuyến 17 cầu Hiền-Lương, Quân-Đội viễn-chinh Pháp phải rút hết vào Nam, giao lại miền Bắc cho Việt-Minh, Bác-Hồ lãnh đạo.
Anh Thanh phãi từ giã cha mẹ, vợ con, anh em lên đường tập kết ra Bắc, trước giờ phút chia tay tạm biệt, hai vợ chồng Thanh và Hoàn thề Non hẹn Biển những lời sắt-son vàng đá với nhau.
“Cùng nhau thề thốt nặng lời
Dẩu mòn bia đá chớ phơi tấc lòng”.
                                                   Nguyễn-Du
Nếu sau này có chuyện bất trắc, không xum họp cũng vẫn ở chờ đợi cho đến chết thì thôi, không ai được tự tiện phụ nhau đi theo người khác, là mang tội bội phản với Trời, Phật và thất tín với nhau. Thanh và Hoàn cả hai đều có ăn học, gia đình có văn-hoá truyền thống, họ tin nhau, nên khi xa nhau họ dám thề thốt nặng lời như vậy.
 
CHƯƠNG III.-  SAU NGÀY CHIA TAY THANH LÊN ĐƯỜNG TẬP KẾT RA BẮC & CÔ HOÀN VỀ LÀM DÂU SỐNG VỚI BỐ MẸ CHỒNG.
 
Sau khi Thanh đi rồi Hoàn đem hai đứa  con mình về sống với bố mẹ chồng, thủ tiết nuôi con. Lúc nầy bố mẹ chồng còn mạnh khoẻ, từ làng Phú-Bình dời nhà về làng Trung-Kiền gần chợ Thừa-Lưu, Xã Lộc-Tụ. Ở đây gần chợ búa, mới thuận tiện việc buôn bán làm ăn, ông già chồng làm Thầy Lang buôn bán thuốc Bắc, mẹ chồng trông nom hai cháu và lo việc bếp núc, Cô Hoàn và hai em gái hàng ngày chạy chợ gia-đình sống qua ngày, kiếm tiền nuôi hai con ăn học. Chờ đến tháng 7.1956 nhà nước tổ chức tổng-tuyển-cử thống nhất hai miền Nam Bắc với nhau thì anh  Thanh sẽ về sum họp vợ chồng. Ai ngờ Mỹ đưa cụ Ngô về làm Thủ-Tướng miền Nam, lật đổ chế độ Vua bù nhìn Bảo-Đại, đình-chỉ tổng-tuyển-cử, bởi vậy mới có cuộc chiến phân chia lãnh-thổ lâu dài. Anh Thanh phải sống độc thân tại miền Bắc suốt hai mươi năm. Hai cô em gái của anh Thanh trưởng-thành cũng đi lấy chồng hết.
-Lúc này cô Hoàn tuy đã có hai mặt con nhưng còn trẻ, vẫn đẹp gái như ngày nào, biết bao anh chàng trai trẻ muốn xin cưới cô làm vợ, nhưng cô khéo-léo chối từ, cô nhất quyết  một lòng ở vậy nuôi con và chờ đợi chồng về.
Như bài ca hòn-vọng-phu 1 của Lê-Thương.
-“Bao nhiêu năm bồng con dứng đợi chồng về..
Bao nhiêu năm thời gian không phai lời thề…
Người đi ngoài vạn lý quan-san…
Người mong chồng vẫn sống nuôi con….”
“ Xin lỗi tác giả tôi có cải một vài lời cho hợp với câu chuyện”.
Gia đình bố mẹ chồng và  cô vẫn làm ăn buôn bán sống cũng được.
-Bất thần ngày 1-11-1963 Dương-Văn-Minh lật đổ Ngô-Đình-Diệm, lúc nầy tình hình an-ninh bất ổn, Mỹ ồ ạt đổ quân sang miền Nam Việt-Nam. Tình hình chính-trị quá rối ren. Quân giải-Phóng cũng lớn mạnh lên,  ban đêm kéo về đánh trụ sở Xã Lộc-Tụ, Nghĩa-Quân canh-gác Xã người chết, kẻ bị thương, nhà cô Hoàn bị hư hại nặng, ông bà già chồng của cô Hoàn thấy tình-hình rối ren, phần thì nhớ con trai đi tập-kết không về, buồn rầu ốm đau cũng qua đời cả ông lẫn bà cùng trong một năm. Sau ngày chôn cất cha mẹ chồng xong năm  tháng sau mẹ con Cô Hoàn từ bỏ quê, dắt díu nhau vào thành phố Đà-Nẵng ở với bà Đệ chị ruột, cô xa lánh mấy ông cán bộ địa phương của thời Tổng-Thống Nguyễn-văn-Thiệu, họ biết chồng cô là VC làm khó dễ. Nên cô phải bỏ quê  tìm nơi an phận, để buôn-bán tảo-tần nuôi dạy hai con, kiếm trường cho con nhập học, Hiếu và Hạnh con gái của cô rất ngoan-ngoãn thông minh, học hành tiến bộ thật xứng đáng công lao của cô chăm sóc nuôi nấng từ lâu.
-Có câu:
“Con nhà tông không giông lông cũng giống cánh”.
Hai cô càng lớn càng đẹp gái, lộng lẫy như hai nàng Công- Chúa, học-hành thành-đạt nên người, dạo này hai nàng đã đến tuổi trưởng-thành. Cô Hoàn nuôi dạy con rất chuẩn-mực, tánh-tình rất đằm-thắm nết-na, đầy-đủ các đức-tính như: Tam tòng, tứ đức, công, dung, ngôn, hạnh. Các quan lớn chế độ cũ đến ngắm-nghé, muốn hỏi làm vợ nhưng cô nhất quyết không gả, vì cô đã kinh-nghiệm, thời chiến-tranh lấy chồng quan  hay đi đánh trận bỏ con mình phòng không gối chiếc, có khi tử trận con mình bị goá-bụa. Cô phân-tách hơn thiệt cho hai con cô hiểu.
Có quyền cao chức trọng, giàu có cũng chẳng màng.
Kiếm dân thường có kiến-thúc, hoặc là bác-sĩ kỹ-sư kết duyên.
Hạng người này thời chiến-tranh hiếm-hoi lắm, thanh-niên trí-thức ai cho làm thường dân thời này.
Xét suy cho kỹ cô Hoàn chẳng có thích gì ba ông quan chế-độ Sài-Gòn đâu, mà không gả cho mấy ông này thì con mình ở goá hay sao ?  Hay cho con đi làm Ni-Cô có thể không ? Cô tự hỏi tấm lòng của cô, rồi cô tự trả lời:
-Không nên, không thể như vậy được. Hai con mình tuổi đang non trẻ, có tội tình gì mà phải đầy đọa chúng như vậy, thì tội nghiệp cho chúng nó. Suốt cuộc đời minh đã hy-sinh cho Tổ- Quốc, cho chồng, cho con, mà quan trọng nhất là tương-lai của hai con mình. Bất đắc dĩ cô mới cho hai con tuỳ ý kén chồng. Hai cô có học thức cũng khôn ngoan hiểu ý mẹ, hai cô chọn chồng Quan Văn có học thức chuyên-môn làm việc trong các Bộ - Ngành quan trọng của chế-độ Sài-Gòn. Lần hồi theo thời-gian cũng được thăng quan tiến chức, lên cấp bậc Trung-Tá, Đại-Tá, làm việc trong Bộ Quốc-Phòng và Bộ Ngoại-giao, có một ông rể của cô Hoàn đi theo phái đoàn Mỹ Việt chế độ Sài-Gòn hội nghị tại Ba-Ri năm 1971-1973.
Nên các ông biết trước tình hinh của miền Nam sau nầy.
Hai ông cột chèo bàn với nhau, tìm cách đưa ba mẹ con sang định-cư bên Mỹ trước ngày giải-phóng một năm.
Đến ngày 30-4-1975 hai chàng cũng đồng hành theo Mỹ sang sum họp mẹ con. Qua Mỹ hai ông rể cũng tiếp tục làm việc ngành ngoại-giao với Mỹ. Sau ngày giải-phóng miền Nam mẹ con cô Hoàn sống đoàn tụ hạnh-phúc trên đất Mỹ.
 
 
-CHƯƠNG IV.-CUỘC SỐNG CỦA ÔNG THANH SAU NGÀY GIẢI PHÓNG ÔNG TÌM VỀ QUÊ HƯƠNG KIẾM VỢ CON.
 
Ngày giải phóng, thống nhất đất nước anh Thanh trở về quê-hương tìm lại nhà xưa chốn cũ thì thấy cảnh tiêu điều hoang vắng không còn ai, anh hỏi những người ở chung quanh lạ hoắc, họ chẵng biết anh là ông mô, mà anh cũng chẳng biết họ là ai nữa, vì anh hỏi mấy người trẻ tuổi họ làm sao biết được. Anh suy nghĩ một lát anh hỏi tiếp:
-Ở đây có ông bà già nào sáu bảy mươi tuổi còn sống không ? Anh A trả lời:
-Chú cứ tới đằng kia hỏi nhà ông Lưu ông ấy già lắm rồi, anh đi đến hỏi thì ông nầy có biết, ông ấy nói:
-Sau ngày đình chiến 1954 ông bà Khoá đã dời nhà lên chợ Trung-Kiền ở để buôn bán, nay thì ông bà đã qua đời hết rồi, tôi nghe người ta nói sau khi ông bà mất, con Hoàn lo chôn cất ông bà xong xuôi, cách măm sáu tháng sau ba mẹ con dắt nhau vào Đà-Nẳng ở, tôi chỉ biết đến đây mà thôi, vì tôi già rồi chẵng đi đâu xa mà rỏ hết được, anh nên lên trên làng Phú-Mỹ mà hỏi thì chắc có người họ biết rỏ hơn.
-Anh Thanh cám ơn rồi cáo từ ông già ra đi lên làng Phú-Mỹ hỏi ra thì người thân còn quá nhiều, anh chị em ruột cô Hoàn không còn ai, chứ con cháu  của cô già có. trẻ có, cả họ Trịnh ai mà chẵng biết o Hoàn, anh xưng với họ, anh là chồng chính thức của o Hoàn đi tập kết ra Bắc năm 1954 đến nay mới được về. Bà con họ cho anh hay tiếp, thế thì hỏng việc rồi, từ ngày dượng đi cho đến nay o Hoàn không thèm lấy chồng vẫn ở một  mình nuôi con chờ dượng về, sao dượng chẳng về, o tưởng dượng đã chết hoặc đã lấy vợ khác bỏ o rồi, nên ba mẹ con o đã qua Mỹ trước ngày giải phóng hơn một năm nay rồi. Anh Thanh được tin này chính xác một trăm phần trăm, anh buồn rầu thất vọng. Anh nhớ lại thời còn trẻ vợ chồng cùng chung chí hướng đánh Pháp thắng lợi. Nhưng rồi phải chia tay vợ con tập kết ra Bắc tiếp tục chống Mỹ hai mươi năm gian khổ vào sanh ra tử, nhờ Trời Phật độ trì sống sót. Nay về quê nhà gặp lại vợ con để sum họp ca khúc khải hoàn mừng ngày chiến thắng, đất nước được thống-nhất độc-lập tự-do. Nếu như vợ con còn ở tại VN thì mình được sống hạnh-phúc, và lấy làm hãnh-diện với quê-hương làng nứơc biết bao.
-Ông Thanh về quê-hương đã lâu mà chẳng thấy chính-phủ Cách-Mạng Lâm-Thời bổ-nhiệm một chức-vụ gi xứng đáng, chỉ có đi làm các việc tạp-nhạp mà thôi. Vì công lao của anh quá lớn, mười năm chống Pháp, hai mươi năm chống Mỹ, đóng góp cho đất nước hết hai phần đời người, tuổi tác của ông đã trên ngũ tuần, mà chỉ có hai bàn tay trắng, ông suy nghỉ: “mình đi đánh đuổi Mỹ, mà vợ mình quên lời thề thốt ngày xưa, đem con mình đi theo Mỹ phản-bội lại minh, phản- bội cả Tổ-Quốc, mặt mũi nào mà nhìn bà con bạn bè làng nước, chẳng còn con đường nào nữa mà thấy được mặt mủi vợ con”.  Ông đâm ra chán-nản nhìn lại cuộc đời ông dến dường cùng, chẳng thấy gì là sáng sủa nữa, lúc nầy ông vô cùng tuyệt-vọng con người ông dở điên dở tỉnh, sức khoẻ của ông lúc này thấy hơi tiều-tuỵ xuống cấp.
 
CHƯƠNG V.-CÔ HOÀN Ở BÊN MỸ ĐƯỢC TIN ÔNG THANH CÒN SỐNG VỀ TẠI QUÊ NHÀ ĐI TÌM CÔ NÊN CÔ BAY VỀ.
 
-Cô Hoàn bên Mỹ nhận được tin chồng mình còn sống đang đi tim mình tại quê nhà, cô đi Thẩm-mỹ-viện sửa lại sắc đẹp cho cô trẻ lại như con gái, mặc dầu năm nay tuổi của cô đã ngoài bốn mươi. Cô ra lệnh cho hai ông con rể lo thủ tục giấy tờ và vé máy bay để cô bay về Việt-Nam thăm Bố. Năm 1977 trong thời gian mới giải phóng, tình hình chính-trị chưa được ổn-định, thời còn quan-liêu bao-cấp, thời ngăn sông cấm chợ, nội bất xuất, ngoại bất nhập, thế mà cô Hoàn từ Huê-Kỳ bay về  Việt-Nam một cách dễ dàng như đi chợ, để thăm chồng, thăm bà con làng xã. Vì không có thời-gian cô đi khắp nơi thăm hết bà con làng xã , bà con ai được tin cô về tới thăm thì dược cô tặng 500$ tiền VN hồi đó, quy ra tiền bấy giờ là 50.000$ VN, nên bà con đồn-đãi ra trên làng dưới xóm họ rồng-rồng kéo nhau đến tấp-nập thăm cô, bất cứ bà con hay người dưng nước lã, cô cũng tặng tiền như nhau, nên bà con làng xóm ai cũng mến cô. Cô có hai thằng cháu cũng lớn tuổi sấp xỉ bằng cô, là con của ông anh ruột hai Hành bị Pháp giết bỏ mất xác, cậu anh gia-đình đóng 5.000$ Đông-Dương cho VM đưa ra Bắc học để sau này báo thù nhà, trả nợ nước.  Khi giãi phóng trở về dược cấp nhà đất, thì o cho tiền ít, còn cậu em đi theo lính Ngụy khi giải phóng trở về ruộng đất cha ông bị đưa vào tập thể, gia-đinh cậu quá nghèo khổ, thất cơ lở vận, ở cái nhà xập-xệ dột nát, chỉ ăn khoai mì, bobo khoai lang mà sống, nhìn thấy thật bi thảm, thi  cô cho nhièu tiền hơn và cung cấp tiền xây cho cậu một nhà to lợp ngói để gia-đinh cậu ở và thờ phụng tổ tiên. Ông em đi sai đường lối đáng lẽ cô phạt mà cô lại ưu-tiên hơn, thế mới tréo cẳng ngỗng.
Thời gian cô và ông Thanh ở lại nhà cháu, tại làng Phú-Mỹ ông Thanh thấy cô cho tiền bà con nhiều quá, ông tiếc của sốt ruột bảo với cô nên di tản địa điểm cư trú.
Sau mấy ngày thăm viếng bà con cháu chắt thỏa mãn, cô dắt ông Thanh bay vào Sài-Gòn thuê khách sạn lưu trú, chung sống với nhau, để có không-gian, thời-gian yên-tĩnh, cô thuyết-phục dụ-dỗ chồng cô bỏ Đảng theo mẹ con cô để sang Huê-Kỳ sum-họp gia-đình.
Khi đến Sài-Gòn cô thuê phòng khách-sạn hạng nhất, nghỉ ngơi cho thoải-mái, ngày hôm sau cô mới bắt đầu câu chuyện.
-Hồi đầu cô dỗ ngon dỗ ngọt đi theo cô để sang Mỹ, ông  chẵng thèm mghe.
Ông Thanh nói:
-Thời mình còn thanh-niên, trốn chui, trốn nhủi, chịu đói, chịu rét, vào sinh, ra tử, trường-kỳ kháng-chiến, mười năm gian-khổ đánh đuổi được quân Pháp, đình chiến em ở nhà nuôi con phụng-dưỡng cha mẹ, anh còn tập- kết ra Bắc tiếp tục nhiệm-vụ hai mươi năm chống Mỹ, hôm nay mình đã thắng Mỹ.
-Đất nước được độc-lập thống-nhất, em biết không? Anh đã góp công sức hết hai phần đời người, trung-thành với Đảng mới được ngày hôm nay, em xúi-dục anh bỏ Đảng theo mẹ con em là bỏ thế nào được. Ông  nói tiếp, tôi không thể bỏ Đảng đi theo Mỹ được, cô đừng nằm mơ, cô biết không? Hành-động như vậy là phản-bội lại nhân-dân, phãn-bội Tổ-Quốc, tội nầy trời không dung, đất không tha, ai đời đi đánh Mỹ rồi lại theo Mỹ răng được, không thể.
Cô Hoàn cứ ung-dung tự-tại lắng tai nghe ông nói cho hả dạ không cãi lại một lời nào cả, sẳn đà ông moi hết những gì ấm-ức trong lòng từ lâu, ông xổ ra hết muốn toẹt cả móng heo. Ông còn trách mắng cô Hoàn những câu thậm tệ, ông bão cô quên hết lời thề hẹn, trong ngày chia tay tạm biệt ra Bắc tập-kết. Ông bảo cô Hoàn là con người một dạ hai lòng, gió chiều nào cờ bay theo chiều nấy, dắt con của ông đi theo Mỹ là phản-bội lại ông và Tổ-Quốc.
-Cô Hoàn rất vui, cứ tươi như hoa, chẳng nói, chẳng rằng, cô đưa tay lên ngực của ông vuốt-vuốt ba cái, rồi lại thơm vào má của ông hai cái để cho ông xuống cơn nóng dận, cô xem lại đồng hồ đã điểm Oh40, cô bảo:
-Những gi anh nói ra em đã nghe hết và hiểu rõ, thôi khuya lắm rồi mình đi nghỉ  đi anh, còn chuyện gì tối mai tiếp-tục.
 
-Qua ngày mai cô cũng ngọt-ngào khuyên nhủ anh nên suy nghĩ cho thật kỹ, em sẽ lo cho sang Mỹ vợ chồng cha con sống đoàn-tụ với nhau.
-Đầu óc, bụng ruột, đến cử chỉ của ông Thanh càng cứng nhắc hơn, ông tưởng cô Hoàn đuối lý nên chẵng phản-đối lời nào. Ông lầm to.
Ông Thanh nói tiếp:
-Đối với Tổ-Quốc thì em đã có lỗi rõ ràng, còn về tình sâu nghĩa nặng phu-thê, thì anh cũng thông-cảm cho hoàn-cảnh và thời-thế mà tha-thứ, anh cũng cám ơn em trong khi vắng anh, em một lòng chung-thủy ở một mình nuôi con mà không đi lấy chồng khác.
-Nếu hiện nay mà em vẫn còn yêu anh như ngày nào, thì em hãy bay về Mỹ bàn lại với hai con và hai cái thằng rể, rồi thu- xếp về lại VN ở với anh là hợp tình hợp lý nhất, để chúng ta hưởng-thụ hạnh-phúc  tuổi già. Con cái lỡ sang bên ấy rồi cứ để tụi nó sống, em cứ coi như anh chẳng có con cái gì cả. Em cứ làm theo ý anh là vợ chồng ta trọn tình, trọn nghĩa, mà riêng anh cũng tránh được cái tiếng tăm phản-bội bỏ Đảng, bỏ Tổ-Quôc.
-Cũng đáng khen cho cô Hoàn chịu ẩn-nhẫn cứ im-lặng để cho ông nói, cô cứ lắng tai nghe để cho ông trút hết cái bầu tâm-sự cho sạch-sẽ không còn gì để nói nữa.
-Bây giờ cô Hoàn mới hỏi ông:
-Anh còn gì để nói nữa không ?
 Ông Thanh trả lời:
-Không, những gì cần nói anh đã nói với em hết rồi.
 Cô Hoàn:
-Khuya lắm rồi anh ! minh đi nghỉ đã, ngày mai thư-thả em sẽ đáp lễ theo ý kiến và nguyện-vọng của anh.
 
Sáng nay vợ chồng vệ-sinh ăn điểm tâm xong, cô điện-thoại mướn một chiếc xe con rất đẹp để đưa ông Thanh đi xem quang-cảnh thành-phố Sài-Gòn, cô bảo tài xế nơi  nào có lầu- đài đẹp, phong-cảnh đẹp anh đưa vợ chồng tôi đến đấy để xem, rồi cô bảo tài xế chạy chậm-chậm khắp Sài-Gòn Chợ-Lớn cho Ông Thanh xem cho đã đời choá mắt, đến giờ ăn cô bảo tài xế, nhà hàng  ăn uống nào sang nhất, ngon nhất, có tiếng tăm, anh đưa vợ chồng tôi đến đó để dùng bữa. Bác Tài cũng tinh mắt biết vợ chồng cô là Việt-Kiều nên Bác chìu hết cỡ. Sau khi ăn uống ở tại nhà hàng xong, Bác tài đưa vợ chồng cô về trả lại chỗ khách-sạn cô mướn để ở mấy hôm nay, cô trả công cho Bác Tài bằng tiền đôla sòng phẳng.
-Hai vợ chồng nghỉ ngơi, chiều lại cơm nước xong xuôi như mọi ngày trước.
 
-Hai hôm liền cô Hoàn nhường cho ông Thanh trút cạn bầu tâm sự, cô không xen vào lời nào cả.
-Cô Hoàn rất khôn, cô đề nghị trước khi đối đáp những lời ông Thanh phê-bình chỉ-trích cô liên-tiếp hai hôm vừa rồi.
-Cô Hoàn nói:
 Hai hôm vừa rồi là em nhường-nhịn để anh trút bàu tâm-sự cho nhẹ-nhõm tâm-hồn của anh, hôm nay là hôm thứ ba, anh không có gì nói nửa thì anh nhường lại thời- gian để em đáp-từ lại những câu chuyện mà anh  đã nói với em hai hôm nay nhé !
-Ông Thanh:
-Có gì em cứ nói, anh sẵn-sàng nghe đây.
-Cô Hoàn Hỏi ông Thanh:
-Hôm qua mình đi dạo quanh thành-phố, anh thấy thế nào ? Ông Thanh trả lời:
-Cũng đẹp, cũng nhộn-nhịp xe-cộ, lầu-đài cũng đồ-sộ, đâu có thua gì Hà-Nội. Nhà hàng ăn uống cũng sang-trọng và ngon miệng.
Cô Hoàn nói: 
-Bây giờ buôn-bán, nhà hàng, khách-sạn, vui chơi giải-trí chưa được năm phần trăm hồi còn chiến-tranh, hồi còn Mỹ đóng quân tại đây, vui chơi, buôn-bán, xe-cộ nhộn-nhịp gấp trăm lần, đây là Thủ-Đô của chế-độ cũ thời còn chiến-tranh. Bây giờ thành-phố buồn quá không vui nhộn tấp-nập như trước ngày còn chế-độ cũ. Ông thanh ngơ-ngáo chẳng hiểu gì cả.
-  Ông hỏi lại:
-Tại sao hoà-bình độc-lập mà lại buồn ?
-Cô Hoàn:
-Tại vì nhà nước ngăn sông cấm chợ và Mỹ cấm vận Việt-Nam.
-Cô Hoàn nói:
-Thôi tạm ngừng mấy chuyện vớ-vẫn này đi.
-Bấy gìơ anh hãy  lắng tai nghe em nói đây.
-Anh phê-bình, chỉ-trích em có sáu điễm và đề-nghị một điều sau cùng.
-Em ghi nhận vào trong lòng em đầy-đủ.
-Em xin giải-đáp từng điểm một, để anh dễ hiểu :
 
-Thứ I.- (1 điểm). Quên lời thề :
-Ngày anh lên đường tập-kết ra Bắc, em đem con về ở làm dâu bố mẹ anh, một lòng chờ chồng nuôi con, phụng-sự cha mẹ anh khi tuổi cao sức yếu, khi qua đời. Em lo ma chay tống-táng mồ yên mả đẹp, tìm nơi yên-ổn buôn-bán tần-tảo sống một mình nuôi con, không đi lấy chồng khác. Chờ đợi anh cho đến bây giờ.
Mà anh bảo em quên lời thề là quên chỗ nào được.
 
-Thứ II.- (2 đ.). 1.-Một dạ hai lòng. 2.- Gió chiều nào phất cờ chiều nấy:
-Anh thử nghĩ, em không chồng một tay ôm hai đứa con dại, khi quê-hương mất an-ninh, bom đạn nhà tan cửa nát, mẹ con em không thể sống được, tìm nơi yên-ổn buôn-bán tảo-tần nuôi con khôn lớn cho ăn học thành-đạt, dạy-dỗ nên người, lo gả chồng đàng-hoàng. Thời chiến-tranh em hai bàn tay trắng mà làm được như vậy thì quá sức tưởng-tượng.
-Thời-gian vắng anh trên hai mươi năm em chăm lo nuôi con không tham-gia việc gì trong chính-quyền chế-độ cũ, anh có tin hay không tuỳ ý, đến nỗi con anh trưởng-thành rồi mà em chẳng muốn gả cho những người làm việc cho chế-độ Sài-Gòn và Mỹ.
Anh ơi:  việc đời đúng hay sai làm sao chúng ta hiểu nổi, đúng với hôm nay nhưng ngày mai sai bét, sai hôm nay mà ngày mai kia thì đúng, mà lại càng quá đúng cũng nên, thời-gian thay đổi mãi, tình-thế rồi đây cũng phải đổi thay, không có gì bình-thường lâu dài được.  Anh nên nghĩ kỹ mà xem. Em đã suy nghĩ muốn bể cả đầu óc, em mới cho phép hai con tuỳ ý kén chồng. Hiện nay hai con gái của mình đã có gia- thất. Chồng của con mình cũng có địa-vị trong xã-hội  giàu-có sung-sướng, hạnh-phúc là tốt rồi, đấng làm cha mẹ nuôi con chi ước-ao như vậy là đủ rồi, chẵng còn gì hơn,  dù ở đâu cũng được, đất lành chim đậu. Còn anh nói em theo Mỹ, Không bao giờ. Em chỉ theo con.
-Thì làm sao mà một dạ hai lòng, gió chiều nào cờ phất chiều ấy được.
 
-Thứ III.- (3 đ.). 1.- Anh bảo em phản bội anh. 2.-Phản bội Tổ-Quốc. 3.-Dắt con anh đi Mỹ.
-Em vẫn giữ trọn lời thề cho đến ngày hôm nay, đêm ngày em thường nguyện-cầu cho anh được sức khoẻ, em thường ước mơ có ngày vợ chồng gặp nhau, em ở bên Mỹ dù xa xôi vạn dặm, được tin anh còn sức khoẻ về làng tìm em, em mừng quá bay về liền để thăm anh.
Em chẵng làm điều gì có tánh cách chống lại dường lối của Đảng của Cách-Mạng và Nhà-Nước, lo làm ăn nuôi con, không tham gia cộng tác với chế-độ cũ và Mỹ.
-Con của anh qua Mỹ sinh sống, là vì phận con gái giữ đạo tam tòng.
Có câu ca dao, tục ngữ:
Lấy chồng thì phải theo chồng,
Ơn cha để đó nghĩa chồng phải theo.
Lấy chồng thì phải theo chồng,
Chồng vô hang rắn hang rồng cũng vô.
 (Lấy gà theo gà. lấy chó theo chó).                                      
-Anh xa vợ con hơn hai mươi năm không có tin tức, mẹ con em chẳng biết ngày nào đất nước được giải phóng, không biết anh còn hay mất, lúc nào anh về lại với mẹ con em, mà ở VN chờ đợi anh về. Anh không về thì em già yếu rồi sống với ai, nên em phải theo con, chứ anh bảo em theo Mỹ ai cho theo mà theo.
-Em chẳng phản bội ai cả, em cũng chẳng dắt con anh theo Mỹ.
 
Thứ IV.- 1.- Điều yêu-cầu. -Ông Thanh yêu cầu cô Hoàn về VN sống, để hưởng thụ tuổi già.
-Cô Hoàn phân tích cho ông Thanh hiểu. Để ông đi theo cô.
-Vợ chồng mình tuổi tác đã nhiều rồi, tính đến năm nay tuổi anh trên năm muơi, em cũng gần xấp-xỉ, đã tuột xuống cái dốc bên kia rồi, đâu có còn non trẻ gì nữa, tuổi này mình nên lo hậu sự thì tốt hơn anh ơi !
-Có câu tục ngữ:
-Trẻ cậy cha, già cậy con. Vợ chồng mình đã già rồi, đi theo con để nhờ con. Tại sao đầu óc của anh lại cứng nhắc như vậy, cái gì anh cũng dành phần thắng về anh cả. Việc gì anh cũng bắt em theo anh. Tại sao anh không theo mẹ con em một chuyến thử xem.
-Anh không theo mẹ con em anh ở VN anh được cái gì nào ?
Anh trả lời cho em nghe đi!
Ông Thanh bí quá trả lời cụt lủn, chỉ được Bằng Khen, Lời Khen.
 Rằng: Anh tham gia cách mạng đánh thắng Pháp, rồi thắng Mỹ, thật là Anh-Hùng, Anh-Dũng đó sao.
-Cô Hoàn nói: Thắng thì cũng đã thắng rồi, khen thì cũng được toàn dân khen, trên đài báo và cả Thế-Giới khen quá thể rồi sao, anh còn đòi gì nữa ?
-Em hỏi anh? Bằng-Khen, Người Khen,  anh thữ nghĩ có được đồng tiền bát gạo nào để mình sống qua ngày không ? Em hiểu quá, không bao giờ có chuyện đó.
-Anh ơi! Có câu tục ngữ: em nói để anh nghe cho vui nhé.
-Ông Thanh: anh đang nghe đây mà, không những nghe, mà còn nghe rỏ, em cứ tiếp tục.
-Cô Hoàn: làm cho người khen ho hen hết nổi,
Làm cho họ chê ngũ nghê sung-sướng.
-Hai vợ chồng phì cười xé tan bàu không-khí.
-Cô Hoàn xem đồng hồ rồi nói:
-Khuya rồi anh ơi ! Mình đi nghĩ đã, ngày mai tiếp tục.
 
-Đêm nay nữa là qua đêm thứ tư. Vợ chồng cô cũng tại khách sạn Sài-Gòn.
Cô Hoàn hỏi ông Thanh: 
-Miền Nam giải-phóng gần trọn hai năm, anh hồi hương về quê mình.  Cách-Mạng có cho anh làm chức-vụ gì lớn không ? Ông Thanh trả lời chẳng có làm chức gì cả.
 Cô Hoàn hỏi vì sao không làm gi ?
 Ông Thanh nói:
 -Vì mẹ con em theo Mỹ thì ai cho làm.
-Cô Hoàn: Em hiểu rồi anh đừng có bịa đặt, vì anh già rồi chỉ còn lại cái xác phàm chẵng làm gì được, họ cho  anh về vườn là phải. Anh nên nghe theo em đi, đừng có cứng nhắc mà suốt đời phải khổ, và cũng tựa hồ như con ếch nằm đáy giếng mà thôi.
-Em cũng hiểu rõ những câu  văn kích-động tuổi trẻ,  thời anh và em còn thanh-niên:
Nợ nước trước tình nhà, câu này dành cho tuổi thanh niên mới lớn còn hăng say bầu nhiệt huyết.
-Còn anh và em đã đóng góp công sức hết hai phần đời người, đã trả xong nợ nước rồi. Thì cũng phải có tình nhà một chút chứ . Dù sao mình cũng là một con người như mọi người khác, có phải là Thần Thánh gì đâu. Anh đã bỏ cha già mẹ yếu, vợ dại con thơ, tình làng, nghĩa xóm đi làm Cách-Mạng ba mươi năm.
Cũng may sao em vướng bận hai đứa con của mình, ở nhà nuôi con, phụng dưỡng cha mẹ già thay anh. Không thì chữ Hiếu ai lo cho anh. Nếu không có em, thì anh được chữ Trung mất chữ Hiếu, anh là con người có kiến thức, đạo làm trai Trung, Hiếu vẹn toàn, nếu không có em  giúp một tay, thì bản thân của anh công thì ít tội lại nhiều. Vợ chồng mình Trung Hiếu đều toàn vẹn.
-Tuổi già rồi đừng nên mơ-mộng hão-huyền, anh nên thủ phận  giữ-gìn sức khoẻ, tìm nơi có thuốc-men tốt để điều-trị cái bệnh già của anh đi càng sớm càng tốt, để sống với vợ con, ít năm nửa của quãng đời còn lại, việc nước non nay đã ổn-định, để nhường lại cho thế-hệ con cháu họ lo.
-Những lời của em nói, anh nghe có phải không anh ?
-Ông Thanh:
-Phải phải, còn gì em cứ tiếp-tục, anh đang nghe.
Cô Hoàn: 
-Đất nước mình bị chiến-tranh lâu dài, mới được giải-phóng, kinh-tế còn khó-khăn, chế-độ quan-liêu bao-cấp, ngăn sông cấm chợ, lại bị Mỹ cấm vận. Đồng-Bào đói-khổ. Em nhìn thấy mà chính anh cũng chứng kiến. Bà con của mình trong làng Phú-Mỹ,  quần áo thi mặc bằng vải bao đựng cát làm công sự chiến-đấu của Mỹ, còn thức ăn thì khoai lang, khoai mì và bo-bo, không bằng thực-phẩm cho súc-vật ăn, em nhìn thấy họ ăn, mà đứt cả đoạn ruột. Anh còn bão em về nước sống với anh, để hưởng-thụ hạnh-phúc tuổi già, em buồn cười thật, em mà về VN lúc này thì chết đói với anh cho có đôi, chứ hạnh-phúc cái nổi gi?
-Anh nên suy nghĩ lại thật kỹ một lần cuối nữa đi, đồng ý đi theo mẹ con em, để em còn lo thủ-tục bảo lãnh. Đừng chần chừ rồi mai này không kịp hối.
-Nếu anh không chịu theo em theo con thì anh cứ ở đây với Đảng mà phục vụ Tổ-Quốc.
-Em cũng đóng góp sức lực mười  năm chống Pháp, còn  anh ba mươi năm chống Pháp rồi lại chống Mỹ, mà chưa đủ hay sao?
-Anh nên nhường lại trách-nhiệm phục-vụ Tổ-Quốc cho thế hệ con cháu không thì nó bị thất nghiệp mất.
-Bộ anh tưởng VN bây giờ không còn người nào tài giỏi như anh nữa hay sao ?  Anh có muốn phục vụ cũng chẳng ai cho.  Họ cho anh nghỉ dưỡng già mà thôi.
-Anh không biết lo cái thân già đa bệnh, thương đến vợ nhớ đến con. Đi lo những chuyện “bao đồng chí đìa, những chuyện voi chết không hòm, có Mợ thì chợ vẫn đông, không Mợ thì chợ vẫn đông như thường”. Đã già khụ-rụ rồi mà chẵng lo bản thân, chẳng lo cho con vợ. Thật là ngớ-ngẩn và vô lý. Em khuyên anh một lần cuối cùng này nữa, anh nên trả lời gấp, để em còn thu xểp trở về  Mỹ, giấy phép về VN đã gần hết hạn rồi. Anh mà không nghe em dạo này em về Mỹ ở luôn, không bao giờ về lại VN, em đã mang tiếng phản bội, thì phản bội luôn, đi theo Mỹ  thì đi  luôn.
Ông Thanh:
-Em nói cũng phải lắm, nhưng muộn quá mình nên nghỉ ngơi cho có sức khoẻ, sáng mai anh trả lời sớm.
 
-Sáng mai vợ chồng thức dậy, vệ-sinh, thể-dục, rồi ăn điểm tâm thoải mái.
-Ông Thanh: Đêm nay anh không ngủ được nằm suy nghi kỹ.
-Em hoàn toàn  đúng. Anh sai rồi, những lời anh nói oan ức với em cho anh xin lỗi. Em có tha thứ cho anh không ?
Cô Hoàn : chẳng có chi mà tha với thứ, vợ chồng mà anh !
Ông Thanh:  
-Anh nhất trí và đông-ý theo mẹ con em, chứ em đừng có bắt anh theo Mỹ nghe chưa. Ông Thanh tếu cho vui.
-Cô Hoàn:  Ô kê năm bờ oan, ít nhất cũng phải như vậy mới khôn mới  ngoan.
Hai vợ chồng cười với nhau vui vẻ.
Ông Thanh:
-Em của anh quá khôn khéo. “Có câu Kiều: Việc đời tri quá thì nên, khôn ngoan đúng mực nói năng phải lời”.  Từ đây anh chịu thua em rồi, anh xin dong cã hai tay đầu hàng vô điều kiện.
 
CHƯƠNG VI :-KẾT THÚC:
 ÔNG NGUYỄN-VĂN-THANH ĐƯỢC HAI ÔNG CON RỂ BÃO LÃNH SANG HOA-KỲ SỐNG ĐOÀN-TỤ GIA-ĐÌNH.
 
-Thế là cô Hoàn sắp sửa tạm biệt ông Thanh, cô còn để lại một số tiền lớn, bảo với ông hãy mua thuốc men mà dùng, đừng có hà tiện, mua thức ăn, để ăn-uống bồi- dưỡng cơ-thể và nên giử-gìn sức khoẻ, nếu anh xài hết tiền thì em bảo với tụi nó gởi tiếp tiền Đô về cho anh xài thoải mái.  Cô sắp đặt công chuyện xong xuôi, dặn dò kỹ-lưởng, cô đọc cho Ông Thanh  nghe bốn câu thơ thất ngôn, lục bác rằng:
- Anh ơi !
 Quả đất tròn còn  ngày gặp lại,
Bầu trời tuy rộng có gì xa.
Em đi, anh ở quê nhà
Chớ ăn rau muống với cà dầm tương.
Hai người cười vui vẻ.
Ông Thanh đưa cô  Hoàn ra  Phi-Trường Tân-Sơn-Nhất để về lại Mỹ.
-Cô Hoàn bái-bai ông Thanh.  Rồi lên Phi-Cơ bay về Mỹ.
-Đến nhà cô bảo ngay hai ông rể:
Anh Long và Hùng, hai anh lo liệu thủ-tục gấp-gấp, bão-lãnh ông  Nguyễn-văn-Thanh bố vợ sang Mỹ để đoàn-tụ và sum-họp gia-đình, vợ chồng, cha con.
Một thời gian ngắn, là ông Thanh được hai chàng rể bão lãnh sang Mỹ một cách dể dàng.
-Trên  trần gian này thế-lực và đồng đô-la của Mỹ là số một.
 
Hôm nay ông Thanh đã sang tới bên Mỹ.
Cha con xa cách nhau trên hai mươi năm , là vi cuộc chiến-tranh phân chia Nam, Bắc, nay đất nước VN được độc-lập. Gia-đình ông Thanh mới được đoàn tụ, vợ chồng, cha con ôm hôn nhau, mừng-mừng, tủi-tủi, thật là sung-sướng và hạnh-phúc tại Hoa-Kỳ.
Này chồng, này vợ, này con
Này hai chàng rể, này là cháu ngoan
Gia-đình sum-họp đàng hoàng
Ông Thanh cởi bỏ lầm than cuộc đời
Từ đây sung-sướng thảnh-thơi
Tiền đô đầy đủ cuộc đời nở hoa
Mới là hưởng thụ tuổi già
Con  hiếu rể thảo, ông bà sống vui.
-Đại gia đình được sum-họp, đoàn-tụ giàu có sung-sướng vui tươi và hạnh-phúc tại nước Mỹ.
-Mối tình Chung-Thủy Cô Hoàn và Ông Thanh  cũng được trẻ lại rất nhiều.
 
“Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười răm xưa”.
Nguyễn-du
 
HẾT.
Tác giả : PHAN-VINH.
-Viết xong bản thảo. Ngày 22-8-2007.
 
 
 
 
 
 Đã mang vào thư viện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2007 16:47:04 bởi Ct.Ly >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9