Tác giả: Liên Hiệp Quốc - Tác phẩm: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Ngọc Lý 24.12.2007 11:18:10 (permalink)
 
Tác giả: Liên Hiệp Quốc - Tác phẩm: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
 
Trong tất cả các văn bản từng có mặt trên thế giới, không tác phẩm nào đánh dấu mức văn minh và tiến bộ của loài người bằng TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN, do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc soạn thảo và công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Ngày 10 tháng 12 năm 2007, hy vọng các quốc gia trên thế giới đã gia nhập vào Liên Hiệp Quốc tôn trọng và phát huy các nguyên tắc căn bản này, để mang dân tộc lên ngang hàng với tầm văn minh của nhân loại. Ngọc Lý
 
 
Tác giả: Liên Hiệp Quốc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Cờ của Liên Hiệp Quốc

Ngôn ngữ chính thức
Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Ả Rập

Tổng thư ký
Ban Ki-moon (1 tháng 1, 2007 – nay)

Thành lập
• với tư cách liên minh thời chiến:
• với tư cách một tổ chức quốc tế:

1 tháng 1, 1942
24 tháng 10, 1945

Các nước thành viên
192

Trụ sở
Thành phố New York, New York, Hoa Kỳ

Địa chỉ internet
http://www.un.org/


1 Các tên gọi chính thức khác:
  • United Nations (UN)
  • Organisation Nations Unies (ONU)
  • Naciones Unidas
  • Организация Объединённых Наций (OOH)
  • 联合国
  • امم متحدة


Liên Hiệp Quốc (còn gọi là Liên Hợp Quốc, tên gọi xuất xứ từ tiếng Hán 聯合國/联合国), viết tắt là Liên Hiệp Quốc, là một tổ chức quốc tế bao gồm nhiều thành viên quốc gia trên thế giới. Hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này. Tuy được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 tại San Francisco, California (dựa vào Hội nghị Durbarton OaksWashington, D.C.) nhưng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (General Assembly) đầu tiên, tham dự bởi 51 nước, không được tổ chức cho mãi đến ngày 10 tháng 1 năm 1946 (tại Nhà họp chính WestminsterLuân Đôn). Tiền thân của Liên Hiệp Quốc là Hội Quốc Liên (League of Nations), vốn là một sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Wilson sau Đệ Nhất Thế Chiến. Điểm nực cười là Hoa Kỳ tuy sáng lập nhưng lại không chính thức làm hội viên, hơn thế quy chế hoạt động của hội lại lỏng lẻo, các cường quốc như Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp, Nga, Đức, Ý, Nhật tham gia vốn chỉ để tranh giành ảnh hưởng cho mình. Dù hội đạt được một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như những hoạt động nhân đạo nhưng Đệ nhị thế chiến bùng nổ và buộc Hội quốc liên phải giải tán. Sau Đệ nhị thế chiến, chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh cũng như sự cần thiết của một tổ chức quốc tế để đứng ra nhận vai trò điều phối hòa bình cũng như khắc phục kinh tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, Liên Hiệp Quốc được thành lập. Hội viên của Liên Hiệp Quốc là tất cả những "nước yêu hoà bình", chấp nhận bổn phận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và, dựa theo ý kiến của tổ chức, có khả năng đáp ứng những bổn phận đó. Đại hội đồng của Liên Hiệp Quốc sẽ chọn một thành viên mới dựa theo lời khuyên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cho đến ngày 28 tháng 6 năm 2006, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, thành viên mới nhất là Montenegro (xem Danh sách Hội viên Liên Hiệp Quốc).

Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc ngày 20 tháng 9 năm 1977.

Mục lục


     Lịch sử hình thành

     

Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thành phố New York
 

Sau Thế chiến thứ hai, các nước Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới. Tại Hội nghị Yalta, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất thành lập tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Từ 24 tháng 4 đến 26 tháng 6 năm 1945, nguyên thủ của hơn 50 quốc gia đã họp tại San Francisco (Mĩ) để thông qua hiến chương Liên hợp quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên hợp quốc chính thức được thành lập.

"Một sự nghiệp vĩ đại để tạ ơn Đức Chúa toàn năng..." Tổng thống Mỹ Harry Truman đã nói như vậy về thành tựu của hội nghị tại San Francisco, một hội nghị đã góp phần vào việc soạn thảo bản Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945. Câu nói của tổng thống Truman đã đại diện cho hàng triệu người, những người tin rằng tổ chức mới này sẽ làm cho những cuộc chiến tranh thế giới lùi sâu vào dĩ vãng. Lời tựa của bản Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức này: "Chúng tôi, những dân tộc của Liên Hợp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm hoạ chiến tranh...".

Thành viên

Bài chi tiết: Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc

 


Một bản đồ thế giới thể hiện các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc


Tới năm 2006 có 192 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Trong số những nước không phải thành viên, đáng chú ý nhất là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), ghế của họ tại Liên Hiệp Quốc đã được chuyển giao cho Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 1971; Toà Thánh (thực thể quản lý Thành Vatican), vốn đã từ bỏ quy chế thành viên nhưng vẫn là một quốc gia quan sát viên; Nhà nước Palestine (là một quan sát viên cùng với Chính quyền Quốc gia Palestine). Hơn nữa, những dân tộc dưới chủ quyền nước ngoài và các quốc gia không được công nhận cũng không hiện diện tại Liên Hiệp Quốc, như Transnistria. Thành viên mới nhất của Liên Hiệp QuốcMontenegro, chính thức gia nhập ngày 28 tháng 6 năm 2006.

 Trụ sở




Bài chi tiết: Trụ sở Liên Hiệp Quốc


Toà nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc hiện nay được xây dựng trên một khu đất rộng 16 acre tại Thành phố New York trong giai đoạn từ năm 1949 tới 1950, bên cạnh Khu phía Đông của thành phố. Khu đất này được John D. Rockefeller, Jr. mua với giá 8.5 triệu dollar, con trai ông Nelson là nhà thương thuyết chủ yếu với chuyên viên thiết kế William Zeckendorf, vào tháng 12 năm 1946. Sau đó John D. Rockefeller, Jr. tặng khu đất này cho Liên Hiệp Quốc.

Trụ sở được một đội các kiến trúc sư quốc tế gồm cả Le Corbusier (Thuỵ Sĩ), Oscar Niemeyer (Brasil) và đại diện từ nhiều nước khác thiết kế. Wallace K. Harrison, một cố vấn của Nelson Rockefeller, lãnh đạo đội. Đã xảy ra một vụ rắc rối giữa những người tham gia về thẩm quyền của từng người. Trụ sở Liên Hiệp Quốc chính thức mở cửa ngày 9 tháng 1 năm 1951. Trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc nằm tại New York, trụ sở một số cơ quan khác của tổ chức này nằm tại Geneva, The Hague, Wien, Montréal, Copenhagen, Bonn và nhiều nơi khác.

Địa chỉ trụ sở Liên Hiệp Quốc là 760 United Nations Plaza, New York, NY 10017, USA. Vì những lý do an ninh, tất cả thư từ gửi tới địa chỉ trên đều được tiệt trùng.[1]


Các toà nhà Liên Hiệp Quốc đều không được coi là các khu vực tài phán chính trị riêng biệt,[cần chú thích] nhưng thực sự có một số quyền chủ quyền. Ví dụ, theo những thoả thuận với các nước chủ nhà Cơ quan quản lý thư tín Liên Hiệp Quốc được phép in tem thư để gửi thư tín trong nước đó. Từ năm 1951 văn phòng tại New York, từ năm 1969 văn phòng tại Geneva, và từ năm 1979 văn phòng tại Wien đã in ấn tem riêng của mình. Các tổ chức của Liên Hiệp Quốc cũng sử dụng tiền tố viễn thông riêng, 4U, và về mặt không chính thức, các trụ sở tại New York, Geneva và Wien được coi là các thực thể riêng biệt đối với các mục đích radio không chuyên.

Bởi trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc đã trải qua một quá trình sử dụng khá dài, Liên Hiệp Quốc hiện đang trong quá trình xây dựng một trụ sở tạm do Fumihiko Maki thiết kế trên Đại lộ thứ nhất giữa Phố 41 và Phố 42 để dùng tạm khi công trình hiện nay đang được tu sửa.[2]


Trước năm 1949, Liên Hiệp Quốc sử dụng nhiều địa điểm tại Londontiểu bang New York.[3]

Tài chính

Liên Hiệp Quốc hoạt động nhờ tiền đóng góp và tiền quyên tự nguyện từ các quốc gia thành viên. Những ngân sách chính thức hai năm của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức chuyên biệt của họ lấy từ những khoản đóng góp. Đại hội đồng thông qua ngân sách chính thức và quyết định khoản đóng góp của mỗi quốc gia thành viên. Điều này dựa chủ yếu trên năng lực chi trả của mỗi nước, tính theo những số liệu thống kê thu nhập cùng với những yếu tố khác.

Đại hội đồng đã đưa ra nguyên tắc rằng Liên Hiệp Quốc sẽ không quá phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia thành viên nào trong lĩnh vực tài chính cần thiết cho những hoạt động của mình. Vì thế, có một mức "trần", quy định khoản tiền tối đa một nước có thể đóng góp cho ngân sách. Tháng 12 năm 2000, Đại hội đồng đã sửa đổi tỷ lệ đóng góp để phản ánh chính xác hơn cục diện thế giới hiện tại. Như một phần của sự sửa đổi này, trần đóng góp được giảm từ 25% xuống 22%. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất đóng góp ở mức trần, nhưng những khoản tiền họ còn thiếu lên tới hàng trăm triệu dollar (xem Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc). Theo mức đóng góp mới được thông qua năm 2000, các nước đóng góp lớn khác vào ngân sách Liên Hiệp Quốc năm 2001 là Nhật Bản (19.63%), Đức (9.82%), Pháp (6.50%), Anh (5.57%), Ý (5.09%), Canada (2.57%), Tây Ban Nha (2.53%) và Brasil (2.39%).[4]
Các chương trình đặc biệt của Liên Hiệp Quốc không được tính vào ngân sách chính thức của tổ chức này (ví dụ như UNICEFChương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)), chúng hoạt động nhờ những khoản quyên góp tự nguyện từ các chính phủ thành viên. Một số các khoản đóng góp dưới hình thức các loại thực phẩm nông nghiệp viện trợ cho những người bị ảnh hưởng, nhưng chủ yếu vẫn là tiền mặt.

Ngôn ngữ

Liên Hiệp Quốc sử dụng sáu ngôn ngữ chính thức: tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ngatiếng Tây Ban Nha[5]. Ban thư ký sử dụng hai ngôn ngữ làm việc: (tiếng Anhtiếng Pháp).

Khi Liên Hiệp Quốc được thành lập, bốn ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập và tiếng Tây Ban Nha được đưa vào thêm năm 1973. Hiện có những tranh cãi trái chiều về việc liệu có nên giảm bớt số lượng ngôn ngữ chính thức (ví dụ chỉ giữ lại tiếng Anh) hay nên tăng thêm con số này. Áp lực đòi đưa thêm tiếng Hindi thành ngôn ngữ chính thức đang ngày càng gia tăng. Năm 2001, các nước nói tiếng Tây Ban Nha phàn nàn rằng tiếng Tây Ban Nha không có tư cách ngang bằng so với tiếng Anh[6]. Những nỗ lực chống lại sự tụt giảm vị thế của tiếng Pháp trong tổ chức này cũng rất to lớn (ví dụ xem [7]); vì thế tất cả các Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đều phải biết dùng tiếng Pháp và rõ ràng việc Tổng thư ký mới Ban Ki-Moon gặp khó khăn để có thể nói trôi chảy ngôn ngữ này trong buổi họp báo đầu tiên của ông [8] bị một số người coi là một sự mất điểm (ví dụ [9])

Tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc đối với các tài liệu bằng tiếng Anh (Hướng dẫn xuất bản Liên Hiệp Quốc) tuân theo quy tắc của tiếng Anh. Liên Hiệp Quốc và tất cả các tổ chức khác là một phần của hệ thống Liên Hiệp Quốc sử dụng phương pháp đánh vần Oxford. Tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về tiếng Trung (Quan thoại) đã thay đổi khi Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) phải nhường ghế cho Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa năm 1971. Từ năm 1945 đến 1971 kiểu chữ phồn thể được sử dụng, và từ năm 1971 kiểu chữ giản thể đã thay thế.

Trong số các ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga tại 4 và tiếng Trung Quốc tại 2 nước. Tiếng Bồ Đào Nhatiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên Liên Hiệp Quốc (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.

 Các mục đích và hoạt động

Các mục đích của Liên Hiệp Quốc

Những mục đích được nêu ra của Liên Hiệp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật. [10] Liên Hiệp Quốc tạo cơ hội cho các quốc gia nhằm đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhằm mục đích đó, Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn một Tuyên ngôn Chung về Nhân Quyền năm 1948. [11]

 Các hội nghị quốc tế

Các quốc gia Liên Hiệp Quốc và các cơ quan đặc biệt của nó — "những stakeholder" của hệ thống — đưa ra hướng dẫn và quyết định về những vấn đề lớn và vấn đề hành chính trong những cuộc gặp thông lệ được tổ chức suốt năm. Các cơ cấu quản lý được hình thành từ các quốc gia thành viên, không chỉ gồm Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế Xã hội và Hội đồng Bảo an, mà còn cả các cơ cấu tương đương chịu trách nhiệm quản lý tất cả các cơ quan khác của Hệ thống Liên Hiệp Quốc. Ví dụ Đại hội đồng Y tế và Ban Chấp hành quản lý công việc của Tổ chức Y tế Thế giới.

Khi một vấn đề được coi là có tầm quan trọng đặc biệt, Đại hội đồng có thể triệu tập một phiên họp đặc biệt để tập trung sự chú ý toàn cầu và xây dựng một phương hướng hành động chung. Những ví dụ gần đây gồm:

 


Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Châu Âu tại Geneva, Thuỵ Sĩ

 Những năm quốc tế và những vấn đề liên quan

Bài chi tiết: Năm quốc tế Liên Hiệp Quốc


Liên Hiệp Quốc tuyên bố và điều phối "Năm quốc tế..." nhằm tập trung sự chú ý của thế giới vào các vấn đề quan trọng. Sử dụng hình tượng Liên Hiệp Quốc, một logo được thiết kế đặc biệt cho năm đó, và cơ sở hạ tầng của Hệ thống Liên Hiệp Quốc nhằm phối hợp các sự kiện trên khắp thế giới, nhiều năm đã trở thành điểm xúc tác cho những vấn đề quan trọng trên phạm vi thế giới.


 Mục tiêu kiểm soát và giải giáp vũ khí

Hiến chương năm 1945 của Liên Hiệp Quốc dự định đưa ra một hệ thống quy định sẽ đảm bảo "sự chi tiêu nhỏ nhất các nguồn tài nguyên con người và kinh tế thế giới cho vũ khí". Phát minh ra các loại vũ khí hạt nhân xảy ra chỉ vài tuần sau khi Hiến chương được ký kết và ngay lập tức thúc đẩy ý tưởng hạn chế và giải giáp vũ khí. Trên thực tế, nghị quyết đầu tiên của phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng (ngày 24 tháng 1 năm 1946) có tiêu đề "Sự thành lập một Ủy ban giải quyết các Vấn đề Phát sinh do sự Phát minh ra Năng lượng Nguyên tử" và kêu gọi đưa ra những đề xuất khoa học cho "sự hạn chế trang bị các loại vũ khí nguyên tử và tất cả các loại vũ khí chính khác với mục đích hủy diệt hàng loạt".

Liên Hiệp Quốc đã lập ra nhiều diễn đàn nhằm giải quyết các vấn đề giải giáp vũ khí đa biên. Các diễn đàn chính là Ủy ban Thứ nhất của Đại hội đồng và Cao ủy về Giải giáp vũ khí Liên Hiệp Quốc. Những vấn đề được đưa vào chương trình nghị sự gồm việc ước tính những giá trị có được sau những hiệp ước cấm thử hạt nhân, kiểm soát vũ khí không gian, những nỗ lực nhằm ngăn chặn các loại vũ khí hóa học, giải giáp vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, những khu vực không vũ khí hạt nhân, giảm bớt ngân sách quân sự, và các biện pháp nhằm tăng cường an ninh quốc tế.
Hội nghị Giải giáp là một diễn đàn được cộng đồng thế giới lập ra để đảm phán về các thỏa thuận kiểm soát vũ khí đa bên và giải giáp vũ khí. Diễn đàn có 66 thành viên đại diện cho mọi khu vực trên thế giới, gồm cả năm quốc gia hạt nhân chính (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Nga, Anh Quốc và Hoa Kỳ). Tuy hội nghị không phải là một tổ chức chính thức của Liên Hiệp Quốc, nó kết nối với tổ chức này thông qua sự hiện diện cá nhân của Tổng thư ký; người đồng thời cũng là tổng thư ký của hội nghị. Những nghị quyết được Đại hội đồng thông qua thường yêu cầu hội nghị xem xét các vấn đề giải giáp riêng biệt. Đổi lại, hàng năm hội nghị thông báo các hoạt động của mình cho Đại hội đồng.

 Giữ gìn hòa bình

External References to UN Security Council Resolutions


Lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc được gửi tới nhiều vùng nơi các cuộc xung đột quân sự mới chấm dứt, nhằm buộc các bên tôn trọng các thỏa thuận hòa bình và ngăn chặn tình trạng thù địch tái diễn, ví dụ tại Đông Timor cho tới khi nước này giành độc lập năm 2001. Các lực lượng đó do các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đóng góp, và việc tham dự vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình là không bắt buộc; tới nay chỉ có hai quốc gia là CanadaBồ Đào Nha, đã tham gia vào tất cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình. Liên Hiệp Quốc không duy trì bất kỳ một lực lượng quân sự độc lập nào. Tất cả các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc phải được Hội đồng bảo an thông qua.

Những người sáng lập Liên Hiệp Quốc đã thực sự hy vọng rằng tổ chức này sẽ hoạt động để ngăn chặn những cuộc xung đột giữa các quốc gia và các cuộc chiến tranh trong tương lai. Những hy vọng đó không hoàn toàn trở thành hiện thực. Trong thời Chiến tranh Lạnh (từ khoảng năm 1945 tới năm 1991), sự phân chia thế giới thành những phe thù địch khiến thỏa thuận gìn giữ hòa bình rất khó được thông qua. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lại tái xuất hiện những lời kêu gọi biến Liên Hiệp Quốc trở thành một cơ quan đảm bảo hòa bình quốc tế, bởi hàng chục những cuộc xung đột quân sự vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp thế giới. Nhưng sự tan vỡ của Liên bang Xô viết cũng khiến Hoa Kỳ có được vị thế thống trị toàn cầu duy nhất, tạo ra nhiều thách thức mới cho Liên Hiệp Quốc.
Các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc sử dụng nguồn tài chính từ các khoản đóng góp, tính theo công thức đóng góp tỷ lệ thông thường, nhưng gồm cả những chi phí cộng thêm đối với năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, những nước có quyền thông qua việc tiến hành những chiến dịch gìn giữ hòa bình đó. Khoản thu thêm này sẽ bù đắp cho những khoản phí gìn giữ hòa bình của các quốc gia kém phát triển. Tháng 12 năm 2000, Liên Hiệp Quốc đã sửa đổi tỷ lệ đóng góp vào ngân sách hoạt động và ngân sách gìn giữ hòa bình. Tỷ lệ đóng góp cho việc gìn giữ hòa bình sẽ được thay đổi sáu tháng một lần và dự kiến là gần 27% cho năm 2003. Hoa Kỳ dự định đóng góp chi phí gìn giữ hòa bình ở mức thấp này và đang tìm kiếm sự ủng hộ pháp lý từ phía Nghị viện nhằm cho phép giải ngân các khoản góp họ còn nợ Liên Hiệp Quốc.

Các lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc (được gọi là Quân mũ nồi xanh) đã nhân được Giải Nobel năm 1998 cho công lao giữ gìn Hòa bình của họ. Năm 2001, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã đoạt giải Nobel Hòa bình "vì nỗ lực cho một thế giới hòa bình và được tổ chức tốt hơn."

Liên Hiệp Quốc có nhiều loại Huy chương Liên Hiệp Quốc để trao cho những thành viên quân sự tham gia vào việc gìn giữ các thỏa thuận hòa bình của tổ chức này. Huy chương đầu tiên ra đời là Huy chương Phục vụ Liên Hiệp Quốc, được trao cho các lực lượng Liên Hiệp Quốc tham gia vào cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Huy chương NATO cũng ra đời với mục tiêu như trên và cả hai loại này đều được coi là huy chương quốc tế chứ không phải huy chương quân sự.

 Nhân quyền

Xem thêm: Hiệp định Bổ sung năm 1956 của Liên Hiệp Quốc về việc Xóa bỏ chế độ Nô lệ và Hiệp ước về Quyền Trẻ em


Việc theo đuổi mục tiêu nhân quyền là một lý do chính của việc thành lập Liên Hiệp Quốc. Sự tàn bạo của Thế chiến thứ hai và nạn diệt chủng dẫn tới một kết luận chung rằng tổ chức mới này phải hoạt động để ngăn chặn bất kỳ một thảm kịch nào như vậy trong tương lai. Một mục tiêu ban đầu là tạo ra một khung pháp lý để xem xét và hành động trước những vấn đề về vi phạm nhân quyền.

Hiến chương Liên Hiệp Quốc bắt buộc tất cả các quốc gia thành viên phải khuyến khích "sự tôn trọng toàn diện, và sự tuân thủ, nhân quyền" và tiến hành "các hành động chung hay riêng rẽ" cho mục tiêu đó. Tuyên bố Chung về Nhân quyền, dù không chính thức ràng buộc, đã được Đại hội đồng thông qua năm 1948 như là một tiêu chuẩn chung để hướng tới đối với mọi nước thành viên. Đại hội đồng thường đề cập tới các vấn đề nhân quyền.

Ngày 15 tháng 3 năm 2006 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu với kết quả áp đảo để thay thế Uỷ ban nhân quyền (Human rights Commission) bằng Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (Human Rights Council) [12]. Mục tiêu của nó là giải quyết các vụ vi phạm nhân quyền. Uỷ ban nhân quyền đã nhiều lần bị chỉ trích vì thành phần thành viên của nó. Đặc biệt, chính nhiều nước thành viên của cơ quan này cũng có thành tích nhân quyền kém cỏi, gồm cả những nước có đại diện được bầu làm chủ tịch ủy ban.

Hiện có bảy Cơ cấu hiệp ước nhân quyền liên quan tới Liên Hiệp Quốc, gồm Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp QuốcỦy ban về Sự hạn chế và Ngăn chặn bạo hành chống Phụ nữ. Ban thư ký của sáu (trừ Ủy ban Hạn chế và ngăn chặn bạo hành chống phụ nữ) đều do văn phòng Cao Ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc điều hành.

Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của mình là nhân tố chủ chốt thúc đẩy và áp dụng các nguyên tắc thiêng liêng trong Tuyên bố Chung về Nhân quyền. Một trường hợp như thế là việc Liên Hiệp Quốc hỗ trợ các nước đang trong quá trình chuyển tiếp sang chế độ dân chủ. Hỗ trợ kỹ thuật trong việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng, cải thiện các cơ cấu pháp lý, khởi thảo hiến pháp, huấn luyện các nhân viên nhân quyền, và chuyển các phong trào vũ trang thành các đảng chính trị đã đóng góp rất lớn vào quá trình dân chủ hóa trên khắp thế giới. Liên Hiệp Quốc đã giúp tổ chức các cuộc bầu cử tại những quốc gia vốn có thành tích dân chủ yếu kém, gồm cả hai quốc gia gần đây là AfghanistanĐông Timor.

Liên Hiệp Quốc cũng là một diễn đàn hỗ trợ quyền phụ nữ tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước họ. Liên Hiệp Quốc góp phần vào việc hướng sự chú ý của dư luận vào khái niệm nhân quyền thông qua các hiệp ước của nó và sự chú ý của tổ chức này vào những vụ lạm dụng đặc biệt thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an hay thông qua những quyết định của ICJ.

Đầu năm 2006, một nhóm hội thảo chống tra tấn tại Liên Hiệp Quốc đã đề xuất việc đóng cửa Nhà tù Vịnh Guantanamo và chỉ trích cái gọi là sự sử dụng những nhà tù bí mật và sự nghi ngờ việc vận chuyển tù nhân tới nước ngoài cho mục đích hỏi cung của Hoa Kỳ. Một số thành viên Đảng Dân chủ Hoa Kỳ và các nhóm nhân quyền cho rằng hệ thống nhà tù bí mật của CIA không cho phép giám sát được các vụ vi phạm nhân quyền và hy vọng chúng sẽ sớm bị đóng cửa.

 Hỗ trợ nhân đạo và Phát triển quốc tế

Phối hợp với các tổ chức khác như Chữ thập đỏ, Liên Hiệp Quốc cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi cư ngụ và các dịch vụ nhân đạo khác cho những người dân đang phải chịu nạn đói, phải rời bỏ nhà cửa vì chiến tranh, hay bị ảnh hưởng bởi các thảm họa khác. Các cơ quan nhân đạo chính của Liên Hiệp Quốc là Chương trình Lương thực Thế giới (đã giúp cung cấp thực phẩm cho hơn 100 triệu người mỗi năm ở hơn 80 quốc gia), Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn hiện điều hành các dự án ở hơn 116 nước, cũng như các chiến dịch gìn giữ hòa bình tại hơn 24 quốc gia. Nhiều lần, các nhân viên cứu trợ của Liên Hiệp Quốc đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công (xem Các vụ tấn công vào nhân viên cứu trợ nhân đạo).

Liên Hiệp Quốc cũng tham gia vào việc hỗ trợ phát triển, ví dụ thông qua việc đưa ra Các mục tiêu Thiên niên kỷ. Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) là tổ chức đa bên lớn nhất tiến hành hỗ trợ kỹ thuật trên thế giới. Các tổ chức khác như WHO, UNAIDS, và Quỹ thế giới Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét — là các định chế hàng đầu trong cuộc chiến chống lại bệnh tật trên thế giới, đặc biệt tại các nước nghèo. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc là nhà cung cấp chính các dịch vụ sinh sản. Quỹ này đã giúp giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em tại 100 quốc gia.
Hàng năm Liên Hiệp Quốc đưa ra Chỉ số Phát triển Con người (HDI), một biện pháp so sánh xếp hạng quốc gia theo sự nghèo khổ, học vấn, giáo dục, tuổi thọ, và các yếu tố khác.

Liên Hiệp Quốc khuyến khích phát triển con người thông qua nhiều cơ quan và văn phòng của mình:


Ngày 9 tháng 3 năm 2006, Tổng thư ký Kofi Annan đã lập ra Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp Trung ương (CERF) dành cho những người dân Châu Phi đang bị nạn đói đe doạ.[13]
Liên Hiệp Quốc cũng có một cơ quan gọi là Hội đồng Lương thực Thế giới với mục đích phối hợp các bộ nông nghiệp các nước nhằm giảm nhẹ nạn đói và suy dinh dưỡng. Tổ chức này tạm ngừng hoạt động năm 1993.

Các hiệp ước và luật pháp quốc tế

Liên Hiệp Quốc đàm phán các hiệp ước như Thỏa ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển nhằm tránh những nguy cơ xung đột quốc tế tiềm tàng. Những tranh cãi về việc sử dụng các đại dương có thể được phân xử tại một tòa án đặc biệt.
Tòa án Pháp lý Quốc tế (ICJ) là tòa án chính của Liên Hiệp Quốc. Mục tiêu của tòa án này là để phán xử những tranh cãi giữa các quốc gia thành viên. ICJ bắt đầu hoạt động năm 1946 và vẫn đang xem xét nhiều vụ việc. Các trường hợp đáng chú ý gồm:




Cũng có một SCIU (Đơn vị Điều tra những Tội ác Nghiêm trọng) cho Đông Timor.

 Những gương mặt nổi tiếng của Liên Hiệp Quốc

Nhiều cá nhân theo chủ nghĩa nhân đạo và người nổi tiếng đã cùng hoạt động với Liên Hiệp Quốc, gồm Amitabh Bachchan, Audrey Hepburn, Eleanor Roosevelt, Danny Kaye, Roger Moore, Peter Ustinov, Bono, Jeffrey Sachs, Angelina Jolie, Mẹ Teresa, Shakira, Jay ZNicole Kidman.

 Cải cách

Bài chi tiết: Cải cách Liên Hiệp QuốcCải cách Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc


Những năm gần đây đã có nhiều lời kêu gọi cải cách Liên Hiệp Quốc. Nhưng vẫn chưa có nhiều triển vọng sáng sủa, chỉ riêng việc các nước chịu đồng thuận với nhau, về cách cải tổ như thế nào. Một số nước muốn Liên Hiệp Quốc đóng một vai trò lớn và hiệu quả hơn trong các công việc chung của thế giới, những nước khác muốn giảm xuống chỉ còn vai trò nhân đạo. Cũng có nhiều lời kêu gọi cải cách quy chế thành viên trong Hội đồng Bảo an nhằm phản ánh chính xác hơn tình thế địa chính trị quốc tế ngày nay (ví dụ tăng số thành viên Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á). Năm 2004 và 2005, những chứng cớ như quản lý kém và tham nhũng liên quan tới Chương trình đổi dầu lấy lương thực cho Iraq dưới thời Saddam Hussein khiến một lần nữa những lời kêu gọi cải cách lại dấy lên.

Một chương trình cải cách chính thức đã được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đưa ra một thời gian ngắn sau khi ông nhậm chức trong nhiệm kỳ đầu tiên ngày 1 tháng 1 năm 1997. Những hành động cải cách liên quan tới việc thay đổi số lượng thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (hiện chỉ phản ánh quan hệ quyền lực năm 1945); biến quá trình hoạt động của bộ máy trở nên công khai hơn, nhấn mạnh trên hiệu quả; biến Liên Hiệp Quốc trở nên dân chủ hơn; và áp đặt một biểu thuế quốc tế trên các công ty sản xuất vũ khí toàn cầu.'

Tháng 9 năm 2005, Liên Hiệp Quốc đã triệu tập một Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới với sự tham gia của hầu hết nguyên thủ quốc gia các nước thành viên, trong một khóa họp toàn thể của phiên họp toàn thể Đại hội đồng lần thứ 60. Liên Hiệp Quốc gọi cuộc họp thượng đỉnh là "một cơ hội hàng thế hệ mới có một lần nhằm đưa ra những quyết định quan trọng về phát triển, an ninh, nhân quyền và cải cáh liên hiệp quốc".[18] Tổng thư ký Kofi Annan đã đề xuất hội nghị đồng ý về một "thỏa thuận cả gói" để cải cách Liên Hiệp Quốc sửa chữa lại các hệ thống quốc tế vì hòa bình và an ninh, nhân quyền và phát triển, để khiến chúng có khả năng giải quyết những thách thức rất lớn mà Liên Hiệp Quốc sẽ phải đối mặt trong thế kỷ 21. Các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng thuận trên một văn bản về những vấn đề đáng chú ý đó như:

Dù các nước thành viên Liên Hiệp Quốc chưa đạt được nhiều thành quả trên con đường cải cách sự quan liêu của tổ chức này, Annan vẫn tiếp tục tiến hành những cải cách trong phạm vi quyền hạn của mình. Ông đã lập ra các văn phòng đạo đức, chịu trách nhiệm trừng phạt những hành vi gian lận tài chính mới bị phanh phui và đề xuất những chính sách ngăn ngừa mới. Tới cuối tháng 12 năm 205, ban thư ký đã hoàn thành việc xem xét lại toàn bộ ủy nhiệm của Đại hội đồng từ hơn năm năm trước. Việc điều tra này là cơ sở căn bản để các quốc gia thành viên quyết định tăng hay giảm các chương trình hoạt động theo hiệu quả của chúng.

 Những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

Bài chi tiết: Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ


Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là tám mục tiêu mà toàn bộ 192 nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã đồng ý sẽ hoàn thành vào năm 2015. Borgen Project ước tính rằng cần chi khoảng 40-60 tỷ dollar mỗi năm để đạt tám mục tiêu trên.
Tuyên bố thiên niên kỷ Liên Hiệp Quốc, được ký kết tháng 9 năm 2000, hứa hẹn:
  1. Loại trừ nghèo đói;
  2. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học;
  3. Khuyến khích bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ;
  4. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em;
  5. Cải thiện sức khỏe bà mẹ;
  6. Chiến đấu chống HIV/AIDS, sốt rét, và các bệnh tật khác;
  7. Đảm bảo môi trường bền vững;
  8. Khuyến khích một mối quan hệ đối tác phát triển quốc tế.

Những thành công và thất bại trong các vấn đề an nính

Một phần lớn trong chi tiêu của Liên Hiệp Quốc là để giải quyết các vấn đề cốt lõi về hòa bình và an ninh của Liên Hiệp Quốc. Ngân sách gìn giữ hòa bình năm tài chính 2005-2006 gần 5 tỷ dollar (so với mức gần 1.5 tỷ dollar ngân sách chính của Liên Hiệp Quốc trong cùng giai đoạn), với khoảng 70.000 quân được triển khai cho 17 chiến dịch khắp thế giới. Báo cáo An ninh Con người 2005 [21], do Trung tâm An ninh Con người thuộc Đại học British Columbia đưa ra với sự hộ trợ từ nhiều chính phủ và quỹ khác cho thấy một sự sụt giảm lớn, nhưng phần lớn không được công nhận, trong số lượng các cuộc chiến, những vụ diệt chủng và những vụ vi phạm nhân quyền từ cuối giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Những con số thống kê gồm:

Báo cáo, do Oxford University Press, cho rằng sự tuyên truyền cho một học thuyết quốc tế - chủ yếu do Liên Hiệp Quốc đề xướng - là nguyên nhân chính mang lại sự sụt giảm những cuộc xung đột quân sự, dù bản báo cáo cho thấy bằng chứng về sự tranh cãi này đa phần chỉ mang tính hoàn cảnh.
Bản báo cáo chỉ ra nhiều khoản đầu tư riêng biệt đã chi: [22]

Tính trung bình, những nỗ lực trên vừa nhiều vừa quá lớn lại phức tạp hơn những chiến dịch thời Chiến tranh Lạnh.

Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, các thắng lợi gồm:

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc bất đắc dị phải thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Iraq được cho là đã vi phạm 17 nghị quyết của Hội đồng bảo an từ ngày 28 tháng 6 năm 1991 cũng như đã tìm cách né tránh những lệnh trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Quốc. Trong gần một thập kỷ, Israel bất chấp các nghị quyết kêu gọi tháo dỡ các khu định cư của họ tại Bờ TâyDải Gaza. Những thất bại đó xuất phát từ tình trạng phụ thuộc đa chính phủ của Liên Hiệp Quốc - ở nhiều khía cạnh đây là một tổ chức gồm 192 quốc gia thành viên và luôn cần phải có sự nhất trí, chứ không phải là một tổ chức độc lập. Thậm chí khi các hành động được 15 nước thành viên Hội đồng bảo an thông qua, Ban thư ký hiếm khi cung cấp đủ các nguồn tài nguyên cần thiết để thực hiện các sứ mệnh đó.
Những thất bại khác trong vấn đề an ninh gồm:
 Chỉ trích và mâu thuẫn

Xem thêm: Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc, Israel và Liên Hiệp Quốc, Liên bang Xô viết và Liên Hiệp Quốc, và Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc


Hội đồng bảo an

Xem bài chính tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc đã bị chỉ trích vì không thể hoạt động một cách rõ ràng và kiên quyết khi đối đầu trước một vụ khủng hoảng. Những ví dụ gần đây gồm chương trình hạt nhân của Iran và sự diệt chủng trong cuộc xung đột Darfur, Sudan. Vì mỗi nước trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an đều có quyền phủ quyết, và bởi vì họ thường bất đồng với nhau, đã rất nhiều lần không có bất kỳ một hành động nào được thông qua. Thông thường, nhưng không phải là luôn luôn, sự chia rẽ này xuất hiện giữa Hoa Kỳ ở một phía và Trung Quốc, Nga hay cả hai ở phía kia. Một số lần Hội đồng bảo an đồng thuận với nhau nhưng lại thiếu sự quyết tâm hay phương tiện để thực thi các nghị quyết của họ. Một ví dụ gần đây là Cuộc khủng hoảng Israel-Liban 2006, không hành đông nào được thực hiện theo Nghị quyết 1559Nghị quyết 1701 để giải giáp các lực lượng du kích phi chính phủ như Hezbollah. Những lời chỉ trích đặt nghi vấn về hiệu năng và sự thích hợp của Hội đồng bảo an bởi vì khi vi phạm vào một nghị quyết do Hội đồng này đưa ra, thường cũng không xảy ra hậu quả nào cả. (Xem Cải cách Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.)

 Giám sát nhân quyền

Các quốc gia như SudanLibya, với những nhà lãnh đạo rõ ràng có bảng thành tích nhân quyền kém cỏi vẫn được là thành viên của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (HRC) cũ,[29][30] và việc Libya được bầu làm chủ tịch của Ủy ban này, đã từng là một vấn đề bàn cãi. Những nước đó cho rằng, các quốc gia phương tây, mà họ cho là có thái độ thù địch thực dân và tàn bạo, không có quyền đặt vấn đề về tư cách thành viên của họ trong Ủy ban này.

Tuy nhiên vào ngày 15 tháng 3 năm 2006 Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết thành lập một cơ chế mới - Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc – để thay thế Ủy ban trên. Cơ quan này có các quy định chặt chẽ hơn về quy chế thành viên gìn giữ hòa bình gồm cả một bản thành tích chung về nhân quyền và tăng số lượng phiếu cần bầu cần thiết để một quốc gia có đủ tư cách tham gia, từ hình mẫu bầu theo danh sách vùng với Hội đồng kinh tế xã hội 53 thành viên chuyển sang tất cả một nửa trong số 192 thành viên của Đại hội đồng.

Ngày 9 tháng 5 năm 2006 47 thành viên mới được bầu vào hội đồng. Trong khi một số chính phủ có thành tích nhân quyền kém cỏi, như Cuba, Pakistan, Nga, Ả Rập SaudiAzerbaijan được bầu, thì một số nước vi phạm nhân quyền khác không được có mặt trong Hội đồng mới:


Vì những thay đổi trong cơ chế thành viên giữa Ủy ban và Hội đồng, số lượng quốc gia bị Hội đồng Tự do coi là "Không tự do" chiếm hơn một nửa.[31][32][33]

 Thiếu hiệu năng do tính quan liêu

Liên Hiệp Quốc đã bị cáo buộc thiếu tính hiệu năng và lãng phí vì cơ cấu cồng kềnh và quan liêu quá mức của nó. Trong thập niên 1990, Hoa Kỳ, nước hiện đóng góp nhiều nhất cho ngân sách tổ chức này, đã coi sự thiếu hiệu quả là một nguyên nhân khiến họ trì hoãn các khoản đóng góp. Việc chi trả những khoản thiếu này chỉ được thực hiện với điều kiện về sáng kiến cho một cuộc cải cách lớn. Năm 1994 Văn phòng Dịch vụ Giám sát Nội bộ (OIOS) được thành lập theo quyết định của Đại hội đồng nhằm đóng vai trò giám sát tính hiệu năng của tổ chức.[34] Một chương trình cải cách đã được đề xuất, nhưng vẫn chưa được Đại hội đồng thông qua.[35][36]

Sự phân biệt đối xử chống Israel

Hình:Stampogdrprop.jpg
Tem của phiên bản GDR của UNO



Xem thêm: Israel và Liên Hiệp Quốc


Liên Hiệp Quốc cũng đã bị cáo buộc thực hiện tiếp cận một chiều đối với các vấn đề Trung Đông và cuộc xung đột Israel-Palestine.[26][27][28]. Những lời cáo buộc cho rằng Israel đã bị phân biệt đối xử trong tổ chức quốc tế này với cách đối xử chỉ trích một chiều độc nhất từ trước tới nay. Không giống như tất cả các nhóm người tị nạn khác, người Palestine có cơ quan riêng của họ bên trong Liên Hiệp Quốc (Cơ quan Cứu trợ và Việc làm Liên Hiệp Quốc cho người tị nạn Palestine) tách biệt với Văn phòng Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn, vốn chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề người tị nạn trên thế giới. [29]

Cho tới tận năm 2000, Israel không có tư cách thành viên bên trong bất kỳ một nhóm cấp vùng nào của Liên Hiệp Quốc. Trên thực tế, điều này có nghĩa là Israel bị cấm hoạt động trong các cơ quan Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Bảo an. Việc cho phép Israel tham gia đầy đủ hơn bên trong Liên Hiệp Quốc với tư cách là một quốc gia thành viên Tây Âu và các nhóm cấp vùng khác gần đây chỉ mang tính tạm thời và bắt buộc phải được gia hạn định kỳ. Israel chỉ được phép tham gia vào các hoạt động tại Thành phố New York của Liên Hiệp Quốc và bị loại trừ khỏi các văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Nairobi, RomaWien là những văn phòng quản lý các vấn đề như nhân quyền và kiểm soát vũ khí. Việc chỉ trích Israel đã trở thành một công việc thường ngày đối với nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Nhân quyền.

Bất lực trước vấn đề diệt chủng và nhân quyền


Liên Hiệp Quốc cũng bị cáo buộc đã cố tình làm ngơ trước hoàn cảnh khó khăn của nhiều người trên khắp thế giới, đặc biệt tại nhiều vùng ở Châu Á, Trung ĐôngChâu Phi. Những ví dụ hiện tại gồm việc Liên Hiệp Quốc không hành động gì trước chính phủ Sudan tại Darfur[30], việc thanh lọc sắc tộc của chính phủ Trung Quốc tại Tây Tạng và Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine.

 Bê bối trong chương trình đổi dầu lấy lương thực

Xem thêm: Chương trình đổi dầu lấy lương thực


Chương trình đổi dầu lấy lương thực được Liên Hiệp Quốc đưa ra năm 1996. Mục tiêu của nó là cho phép Iraq bán dầu ra thị trường thế giới để đổi lấy lương thực, thuốc men, và các đồ nhu yếu phẩm khác cho người dân Iraq bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận kinh tế quốc tế, mà không cho phép Chính phủ Iraq tái xây dựng lại lực lượng quân đội của mình sau cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất. Chương trình đã bị ngắt quãng vào cuối năm 2003 trước những lời cáo buộc ngày càng lan rộng về sự lạm dụng và tham những. Cựu giám đốc, Benon Sevan người Kypros, là người đầu tiên bị đình chỉ chức vụ và sau đó phải từ chức khỏi Liên Hiệp Quốc, khi một bản báo cáo tạm thời của ban điều tra do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker kết luận rằng Sevan đã nhận đút lót từ phía chính quyền Iraq và đề xuất việc bãi bỏ quyền bất khả xâm phạm thuộc Liên Hiệp Quốc của ông ta nhằm mở đường cho một cuộc điều tra tội phạm.[37]

Dưới sự bảo hộ của Liên Hiệp Quốc, số lượng dầu mỏ trị giá hơn 65 tỷ đôla của Iraq đã được bán ra thị trường thế giới. Về mặt chính thức, khoảng 46 tỷ đã được chi cho các mục đích nhân đạo. Số còn lại được dành trả cho những khoản bồi thường cho cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh thông qua một Quỹ Chi trả, số tiền quản lý và hoạt động của Liên Hiệp Quốc cho chương trình này chiếm 2,2%, và chương trình thanh sát vũ khí chiếm 0,8%.

Con trai của Kofi Annan là Kojo Annan cũng dính líu tới vụ này, với lời buộc tội đã kiếm được một cách bất hợp pháp nhiều hợp đồng trong chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hiệp Quốc cho công ty Cotecna Thụy Sĩ. Ngoại trưởng Ấn Độ, Natwar Singh, đã phải từ chức vì vai trò của ông trong vụ này.

Chính phủ Úc đã lập ra Cole Inquiry vào tháng 11 năm 2005 nhằm điều tra xem liệu Ủy ban Bột mì Úc (Australian Wheat Board - AWB) có vi phạm điều luật nào khi thực hiện những hợp đồng của họ với Iraq trong Chương trình đổi dầu lấy lương thực. AWB đã trả chính quyền của Saddam Hussein khoảng 300 triệu đôla, thông qua một công ty bình phong là Alia, để có được những hợp đồng cung cấp bột mì cho Iraq. Thủ tướng Úc (John Howard), Phó thủ tướng (Mark Vaile) và Bộ trưởng ngoại giao (Alexander Downer) bác bỏ việc họ có biết về việc đó khi bị gọi ra điều trần trước ủy ban. Đã có thông tin cho rằng dù chính phủ Úc không điều hành AWB một cách đủ hiệu quả để ngăn chặn sự việc đó, Liên Hiệp Quốc đúng ra phải tích cực hơn trong việc yêu cầu chính phủ nước này tiến hành điều tra. Cole Inquiry dự định sẽ báo cáo vào ngày 24 tháng 11 năm 2006.[38]

Những cáo buộc lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc cưỡng dâm tại Congo, Haiti, Liberia và Sudan


Tháng 12 năm 2004, trong chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Congo, ít nhất 68 vụ bị cho là cưỡng hiếp, mại dâm và hơn 150 cáo buộc khác đã bị các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc phát giác, tất cả đều có liên quan tới binh lính gìn giữ hòa bình, đặc biệt là các binh lính từ Pakistan, Uruguay, Maroc, Tunisia, Nam PhiNepal. Những binh lính gìn giữ hòa bình từ 3 trong số các quốc gia này cũng bị cáo buộc cố tình cản trở quá trình điều tra [31]. Tương tự, một chuyên gia hậu cần Liên Hiệp Quốc người Pháp tại Congo cũng bị cáo buộc hãm hiếp và khiêu dâm trẻ em trong cùng tháng [32].

BBC đã thông báo rằng các cô gái trẻ đã bị binh lính gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc lạm dụng và hãm hiếp tại Port-au-Prince.[33]. Những lời cáo buộc tương tự cũng đã được nêu ra tại Liberia [34] và Sudan. [35]

 Chính sách nhân sự

Liên Hiệp Quốc và các cơ quan của mình được hưởng quy chế miễn trừ đối với pháp luật tại các quốc gia nơi họ hoạt động, gìn giữ không thiên vị với sự tôn trọng nước chủ nhà, và quốc gia thành viên. Việc thuê mướnsa thải, giờ làm việc và môi trường làm việc, thời gian nghỉ, hưu trí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tuổi thọ, lương bổng, tiền trợ cấp xa gia đình và các điều kiện sử dụng lao động chung thực hiện theo các quy định của Liên Hiệp Quốc. Sự độc lập này cơ pbép các cơ quan thực hiện các chính sách nguồn nhân lực thậm chí trái ngược với luật lệ của nước chủ nhà hay quốc gia thành viên. Ví dụ, một người không đủ tư cách làm việc tại Thụy Sĩ, nơi Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đóng trụ sở, không thể được làm việc cho ILO trừ khi anh/cô ta là người của quốc gia thành viên ILO.

 Người hút thuốc
Tổ chức Y tế Thế giới, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, đã cấm tuyển mộ những người hút thuốc từ ngày 1 tháng 12 năm 2005, nhằm khuyến khích một môi trường làm việc không thuốc lá.[39] Cũng có một lệnh cấm hút thuốc bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc, nhưng một số quốc gia thành viên cho phép hút thuốc bên trong đại sứ quán của mình tại Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, những người sử dụng ma tuý không được phép làm việc cho Liên Hiệp Quốc.

 Hôn nhân đồng giới
Dù có sự độc lập trong những vấn đề chính sách nguồn nhân lực, các cơ quan Liên Hiệp Quốc tự nguyện áp dụng các điều luật của các quốc gia thành viên về vấn đề hôn nhân đồng giới, cho phép các quyết định về tình trạng sử dụng nhân công có hôn nhân đồng giới được đưa ra dựa theo từng quốc gia. Họ công nhân các cuộc hôn nhân đồng giới chỉ khi người đó là công dân của các quốc gia công nhận sự hôn nhân đó. Một số cơ quan cung cấp khoản trợ cấp hạn chế cho những vợ/chồng người địa phương của nhân viên của mình.

 Liên Hiệp Quốc trong văn hóa đại chúng

Bài chi tiết: Hình ảnh Liên Hiệp Quốc trong văn hóa đại chúng


Một hoạt động giáo dục được gọi là Mô hình Liên Hiệp Quốc đã trở nên quen thuộc trong các trường học trên khắp thế giới. Mô hình Liên Hiệp Quốc có các sinh viên đóng vai (thông thường) một cơ cấu trong Hệ thống Liên Hiệp Quốc để giúp họ phát triển khả năng trong tranh luận và trong ngoại giao. Những cuộc hội thảo được cả các trường đại học và cao đẳng tổ chức. Các ủy ban thường được đưa ra làm mô hình gồm các Ủy ban Đại hội đồng, các ủy ban ECOFIN, Hội đồng bảo an và một số lớn các ủy ban chuyên trách như một Hội đồng Lịch sử An Ninh hay Nhóm Quản lý Cấp cao. Các sinh viên tranh luận về các chủ đề Liên Hiệp Quốc đang tham gia tháo gỡ và tìm cách thể hiện quan điểm của quốc gia mình nhằm tiến tới một giải pháp chung.

Nhận thức Liên Hiệp Quốc với tư cách một tổ chức lớn, bao hàm chính phủ các nước trên thế giới khiến nhiều ý tưởng về chính phủ thế giớidân chủ toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều. Liên Hiệp Quốc cũng là mục tiêu của các học thuyết âm mưu.[40]

Xem thêm
Tham khảo


^ Security Notice. United Nations (2001).
^ See United Nations headquarters#Renovation plans
^ The Story of United Nations Headquarters www.un.org, United Nations, Accessed September 20, 2006
^ United Nations Fact Sheet. USDOS Fact Sheets. U.S. Department of State (2001-09-07).
^ What are the official languages of the United Nations? (bằng English). United Nations. Được truy cập ngày 2006-12-23.
^ Plea to UN: 'More Spanish please' (bằng English). BBC News (2001-06-21). Được truy cập ngày 2006-12-23.
^ Next U.N. secretary-general flunks first French test with U.N. press corps (bằng English). International Herald Tribune (2004-12-14). Được truy cập ngày 2007-15-12.
^ Press Conference by Secretary-General-designate (bằng English). UN (2006-12-14). Được truy cập ngày 2007-15-12.
^ Is Ban Ki-moon a franco-phoney? (bằng English). CBC (2006-12-14). Được truy cập ngày 2007-15-12.
^ UN Charter
^ Human Rights
^UN creates new human rights body”, BBC, 15 March 2006.
^ [1]
^ [2]
^ [3]
^ [4]
^ [5]
^ [6]
^ [7]
^ [8]
^ [9]
^ p. 9
^ http://www.gao.gov/new.items/d06331.pdf
^ http://www.rand.org/pubs/monographs/2005/RAND_MG304.sum.pdf
^ [10]
^ [11]
^ [12]
^ [13]
^ [14]
^ [15]
^ "Successful UN Human Rights Council Elections Demonstrate UN Members are Taking Reform Effort Seriously." Open Society Policy Center. 9 May 2006
^ "International Institutions: UN Reform." Citizens for Global Solutions. 10 May 2006. 1 Aug. 2006.
^ "Annex a: Election Result Tables." Open Society Policy Center. 9 May 2006. 1 Aug. 2006 .
^ Reddy, Shravanti (2002-10-29). Watchdog Organization Struggles to Decrease UN Bureaucracy (bằng English). Global Policy Forum. Được truy cập ngày 2006-09-21.
^ Annan, Kofi (2005). In Larger Freedom (bằng English). United Nations. Được truy cập ngày 2006-09-21.
^ F. Stockman, J. Lauria (2005-09-11). UN faces major hurdles on reform measures (bằng English). The Boston Globe. Được truy cập ngày 2006-09-21.
^ [16]
^ http://www.ag.gov.au/agd/www/UNOilForFoodInquiry.nsf
^ World Health Organization (2006). What are we looking for? (bằng English). WHO Employment Site. Được truy cập ngày September 22, 2006.
^ Tiêu bản:Cite interview


    Đọc thêm


    Liên kết ngoài
    Tìm thêm thông tin về Liên Hiệp Quốc bằng cách tìm kiếm tại một trong những đồng dự án khác của Wikipedia:
    Wiktionary (từ điển mở)
    Wikibooks (sách giáo khoa mở)
    Wikiquote (trích dẫn)
    Wikisource (thư viện mở)
    Commons (hình ảnh)


     Bản đồ
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2007 11:35:17 bởi Ngọc Lý >
    #1
      Ngọc Lý 24.12.2007 11:39:08 (permalink)
      Tác giả: Liên Hiệp Quốc - Tác phẩm: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
       
      Trong tất cả các văn bản từng có mặt trên thế giới, không tác phẩm nào đánh dấu mức văn minh và tiến bộ của loài người bằng TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN, do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc soạn thảo và công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Ngày 10 tháng 12 năm 2007, hy vọng các quốc gia trên thế giới đã gia nhập vào Liên Hiệp Quốc tôn trọng và phát huy các nguyên tắc căn bản này, để mang dân tộc lên ngang hàng với tầm văn minh của nhân loại. Ngọc Lý


      Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
      Bách khoa toàn thư mở Wikipedia





      Eleanor Roosevelt cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền


      Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc là tuyên ngôn đưa ra một quan điểm về các quyền con người cơ bản như quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm,...

      Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.

      Theo bản Tuyên ngôn này, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.

      Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn có viết "Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này".

      Xem thêm

      Liên kết ngoài

      Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n

      Thể loại: Nhân quyền | Nghị quyết của Đại Hội đồng LHQ | Liên Hiệp Quốc | 1948
      #2
        Ngọc Lý 24.12.2007 11:41:53 (permalink)
        Tác giả: Liên Hiệp Quốc - Tác phẩm: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
        Trong tất cả các văn bản từng có mặt trên thế giới, không tác phẩm nào đánh dấu mức văn minh và tiến bộ của loài người bằng TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN, do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc soạn thảo và công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Ngày 10 tháng 12 năm 2007, hy vọng các quốc gia trên thế giới đã gia nhập vào Liên Hiệp Quốc tôn trọng và phát huy các nguyên tắc căn bản này, để mang dân tộc lên ngang hàng với tầm văn minh của nhân loại. Ngọc Lý
         
         
        TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

        LỜI MỞ ĐẦU
         
        Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới,
         
        Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, được giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,
         
        Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền,

        Xét rằng điều cốt yếu là phải phát triển những tương quan hữu nghị giữa các quốc gia,
         
        Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đã tái xác nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống trong một môi trường tự do hơn,
         
        Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản,
         
        Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.


        Vì vậy,
         
        ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC
         

        Công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thổ bị giám hộ.
         
        Điều 1:
        Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
         
        Điều 2:
        Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
         
        Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lănh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.
         
        Điều 3:
        Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.
         
        Điều 4:
        Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm chỉ.

        Điều 5:
        Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
         
        Điều 6:
        Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.
         
        Điều 7:
        Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
         
        Điều 8:
        Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận.
         
        Điều 9:
        Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.
         
        Điều 10:
        Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.
         
        Điều 11:

        1. Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.
        2. Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.



        Điều 12:
        Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.
         

        Điều 13:



        1. Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia.
        2. Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.

        Điều 14:

        1. Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác.
        2. Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.

        Điều 15:

        1. Ai cũng có quyền có quốc tịch.
        2. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.

        Điều 16:

        1. Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn.
        2. Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận tính hoàn toàn tự do của những người kết hôn.
        3. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.

        Điều 17:

        1. Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác.
        2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.

        Điều 18:
        Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.

        Điều 19:
        Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vào  những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.

        Điều 20:

        1. Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.
        2. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.

        Điều 21:

        1. Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn.
        2. Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
        3. Ýnguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.

        Điều 22:
        Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.

        Điều 23:

        1. Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.
        2. Cùng làm việc ngang nhau, mọi người được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử.
        3. Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xã hội khác.
        4. Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

        Điều 24:
        Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và giải trí, được hưởng sự hạn định hợp lý số giờ làm việc và những ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

        Điều 25:

        1. Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn.
        2. Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau.

        Điều 26:

        1. Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ cập cho mọi sinh viên trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn.
        2. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ những hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hòa bình.
        3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con.

        Điều 27:

        1. Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy.
        2. Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình.

        Điều 28:
        Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.

        Điều 29:

        1. Ai cũng có nghĩa vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của mình có thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ.
        2. Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn. 
        3. Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.


        Điều 30:
        Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.


        (Phỏng theo bản dịch của Trung Tâm Việt Nam Về Nhân Quyền
        với sự tu chính của Ủy Ban Luật Gia Bảo Vệ Nhân Quyền.)
         
        Về đầu bài
          [Tiếng Anh]

        Lời giới thiệu
        Lời nói đầu
        Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
        Quyền Dân Sự, và Chính Trị
        Quyền Kinh Tế, Xă Hội, và Văn Hóa
        Phần Diễn Giải
        Nhân Quyền Bậc 1
        Nhân Quyền Bậc 2
           Quyền An Cư
           Quyền Lạc Nghiệp
        Nhân Quyền Bậc 3
        Phụ Đính 1





        Lấy toàn bài: [Microsoft Word 277Kb] [Zipped MS DOC 45Kb]
        Lời giới thiệu: [
        Microsoft Word 29Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
        Lời nói đầu: [
        Microsoft Word 32Kb] [Zipped MS DOC 7Kb]
        Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [
        Microsoft Word 52Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
        Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [
        Microsoft Word 84Kb] [Zipped MS DOC 14Kb]
        Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xă Hội, và Văn Hóa: [
        Microsoft Word 54Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
        Phần Diễn Giải: [
        Microsoft Word 31Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
        Nhân Quyền Bậc 1: [
        Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
        Nhân Quyền Bậc 2: [
        Microsoft Word 24Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]
        Quyền An Cư: [Microsoft Word 34Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
        Quyền Lạc Nghiệp: [Microsoft Word 40Kb] [Zipped MS DOC 9Kb]
        Nhân Quyền Bậc 3: [
        Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
        Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
        Microsoft Word 26Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]





        http://www.vietnamhumanrights.net/viet/vintbill/phanmodau.htm
        http://www.vietnamhumanrights.net/index.html
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.12.2007 11:46:46 bởi Ngọc Lý >
        #3
          Ngọc Lý 24.12.2007 11:45:01 (permalink)
          Trong tất cả các văn bản từng có mặt trên thế giới, không tác phẩm nào đánh dấu mức văn minh và tiến bộ của loài người bằng TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN, do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc soạn thảo và công bố ngày 10 tháng 12 năm 1948. Ngày 10 tháng 12 năm 2007, hy vọng các quốc gia trên thế giới đã gia nhập vào Liên Hiệp Quốc tôn trọng và phát huy các nguyên tắc căn bản này, để mang dân tộc lên ngang hàng với tầm văn minh của nhân loại. Ngọc Lý
           
          CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
          VỀ NHỮNG QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ (1966)
          Lời Mở Đầu

          Các Quốc Gia Hội Viên ký kết Công Ước này:

          Xét rằng, chiếu theo những nguyên tắc công bố trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.

          Nhìn nhận rằng những quyền này xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người.

          Nhìn nhận rằng, chiếu theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lý tưởng về một con người tự do được hành xử những quyền dân sự và chính trị cũng như được giải phóng khỏi sự sợ hăi và khốn cùng, chỉ có thể đạt được nếu hội đủ những điều kiện thuận tiện để con người được hưởng những quyền dân sự và chính trị cũng như những quyền kinh tế, xă hội và văn hoá.

          Xét rằng nghiă vụ của các quốc gia hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con người.

          Nhận định rằng con người có nghiă vụ đối với những người khác cũng như đối với cộng đồng, nên có trách nhiệm phải phát huy và tôn trọng những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này.

          Đồng chấp thuận những điều khoản sau đây:
           

          PHẦN I
           
          Điều 1:




          1. Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xă hội và văn hoá.
          2. Để đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của ḿnh, miễn là không vi phạm những nghiă vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp các phương tiện sinh sống của nghiệp đoàn không thể bị tước đoạt.
          3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lănh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
          PHẦN II
           
          Điều 2:




          1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được nhìn nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lănh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xă hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
          2. Trong trường hợp những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong luật pháp quốc gia, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước cam kết sẽ ban hành các đạo luật theo thủ tục luật pháp quốc gia và theo các điều khoản của Công Ước để các quyền này có hiệu lực.
          3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết:

        • Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được đền bù hay đ̣i bồi thường thỏa đáng khi những quyền tự do của họ bị vi phạm, dầu rằng người vi phạm là một viên chức chính quyền.
        • Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được khiếu nại tại các cơ quan tư pháp, hành chánh hay lập pháp quốc gia, hay tại các cơ quan có thẩm quyền và phát triển quyền khiếu tố trước toà án.
        • Bảo đảm các cơ quan thẩm quyền phải thi hành nghiêm chỉnh những sự đền bù hay bồi thường đă tuyên cáo.

        • Điều 3:
          Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ trong việc hành xử những quyền dân sự và chính trị ghi trong Công Ước.

          Điều 4:




          1. Trong khi tuyên bố tình trạng khẩn trương công cộng vì lý do quốc gia bị đe doạ, Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này có thể ban hành một số biện pháp đình chỉ thi hành các nghiă vụ của quốc gia ấn định trong Công Ước này. Tuy nhiên những biện pháp này phải có tính cách thật cần thiết vì nhu cầu của tình thế, và không vi phạm các nghiă vụ của quốc gia phát sinh từ luật pháp quốc tế, và cũng không được dùng để kỳ thị chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo hay nguồn gốc xă hội.
          2. Trong mọi trường hợp những quyền dân sự và chính trị ghi trong các điều 6, 7, 8 (khoản 1 và 2), và trong các điều 11, 15, 16, 18 của Công Ước không thể bị đình chỉ thi hành.
          3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này phải lập tức thông báo qua vị Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc cho các quốc gia hội viên kết ước khác hay biết những điều khoản nào trong Công Ước đă bị đình chỉ thi hành, và vì lý do gì. Ngay sau khi chấm dứt t́nh trạng khẩn trương công cộng, họ cũng phải thông báo theo thủ tục nói trên.


          Điều 5:




          1. Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đă được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước.
          2. Các quốc gia hội viên kết ước nào đă thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn.
          PHẦN III

        •  
          Điều 6:



          1. Mọi người đều có quyền sống. Đây là một quyền bẩm sinh được luật pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán.
          2. Trong các quốc gia chưa băi bỏ hình phạt tử hình, toà án chỉ được tuyên án tử hình đối với những tội hình sự nghiêm trong nhất chiếu theo luật pháp áp dụng trong thời gian phạm pháp và không trái với những điều khoản của Công Ước này và của Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng. Hình phạt tử hình chỉ có thể được thi hành chiếu theo một bản án chung thẩm của một tòa án có thẩm quyền.
          3. Điều luật này không cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này được giải trừ các nghiă vụ ghi trong Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng trong trường hợp sự hành quyết hay sát nhân cấu thành tội diệt chủng.
          4. Các bị cáo bị tuyên án tử hình có quyền xin ân xá hay ân giảm hình phạt. Lệnh đại xá, ân xá hay ân giảm hình phạt có thể được ban hành trong mọi trường hợp.
          5. Án tử hình không được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp, và cũng không được thi hành đối với các phụ nữ mang thai.
          6. Điều luật này không thể được viện dẫn để trì hoăn hay ngăn cản việc băi bỏ hình phạt tử hình tại các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này.

          Điều 7:
          Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người. Đặc biệt là, nếu không có sự ưng thuận tự do của đương sự, không ai có thể bị dùng vào những cuộc thí nghiệm y học hay khoa học.

          Điều 8:



          1. Không ai có thể bị bắt làm nô lệ; chế độ nô lệ và mọi hình thức buôn bán nô lệ đều bị cấm chỉ.
          2. Không ai có thể bị bắt làm nô dịch.

        • Không ai có thể bị cưỡng bách lao động.
        • Khoản 3 (a) nói trên không được áp dụng tại các quốc gia trong đó luật pháp cho phép toà án có thẩm quyền tuyên án tù khổ sai.
        • Trong phạm vi khoản này, không được coi là "lao động cưỡng bách":
        • Ngoài trường hợp nêu ở khoản (b) trên đây, những công tác hay dịch vụ mà các tù nhân phải làm trong thời gian bị giam giữ chiếu theo một bản án hợp pháp của toà án, hay phải làm trong thời gian được phóng thích có điều kiện.
        • Nghiă vụ quân sự, hay nghiă vụ quốc gia áp dụng cho những người được luật pháp cho miễn thi hành nghiă vụ quân sự v́ lư do lương tâm.
        • Nghiă vụ cộng đồng trong trường hợp khẩn trương hay thiên tai đe doạ đời sống hay sự an lạc của cộng đồng.
        • Những nghiă vụ dân sự thông thường.
           

          Điều 9:




          1. Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định.
          2. Khi bị bắt giữ, bị cáo phải được tức thời thông báo về lý do bắt giữ, và phải được thông báo không chậm trễ về tội trạng bị cáo buộc.
          3. Bị cáo bị bắt giữ hay giam cầm về một tội hình sự phải được dẫn giải không chậm trễ tới một vị thẩm phán (hay một viên chức có thẩm quyền tư pháp theo luật), để được xét xử trong một thời hạn hợp lý hay được phóng thích. Theo thông lệ, không nhất thiết phải câu lưu bị cáo trước ngày toà xử. Tuy nhiên để bảo đảm sự hiện diện của bị cáo trong phiên xử hay trong các giai đoạn thẩm vấn, và để thi hành bản án, nếu cần, sự phóng thích tạm bị cáo đòi hỏi phải có bảo đảm.
          4. Những người bị bắt giữ hay giam cầm đều có quyền yêu cầu toà án thụ lý không chậm trễ về tính hợp pháp của sự giam giữ, và phải được phóng thích nếu sự giam giữ được xét là bất hợp pháp.
          5. Các nạn nhân trong những vụ bắt giữ hay giam cầm bất hợp pháp có quyền khiếu tố và đòi bồi thường thiệt hại.


          Điều 10:



          1. Những người mất tự do vẫn phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm.

        • Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, các bị cáo chưa được xét xử phải được giam giữ cách biệt với những người đă can án, và phải được đối xử theo quy chế của những người không can án.
        • Các bị cáo thiếu nhi phải được giam giữ cách biệt với người lớn và phải được xét xử trong thời hạn sớm nhất.
        • Chế độ lao tù phải đặt trọng tâm vào việc cải huấn tù nhân, tạo cho họ cơ hội cải hoá và hội nhập vào đời sống xă hội. Các thiếu nhi phạm pháp phải được giam giữ cách biệt với người lớn, và phải được đối xử tuỳ theo tuổi tác và t́nh trạng pháp lư của chúng.






            Điều 11:
            Không ai có thể bị giam giữ chỉ vì không có khả năng thi hành một nghiă vụ khế ước.

            Điều 12:



            1. Những người cư trú hợp pháp trong lănh thổ một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong lănh thổ.
            2. Mọi người đều được quyền tự do rời khỏi một quốc gia, kể cả quốc gia của mình.
            3. Những quyền tự do ghi trên không thể bị giới hạn, ngoại trừ những trường hợp luật định vì nhu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác, và nếu không trái với những quyền tự do khác được thừa nhận trong Công Ước này.
            4. Không ai có thể bị tước đoạt quyền hồi hương một cách độc đoán.

            Điều 13:
            Ngoại kiều cư trú hợp pháp trong lănh thổ các quốc gia hội viên kư kết Công Ước này chỉ có thể bị trục xuất do một quyết định hợp pháp. Trừ trường hợp có lư do cưỡng thúc về an ninh quốc gia, người bị trục xuất có quyền trình bày lý do để chống lại quyết định trục xuất, và có quyền nhờ người biện hộ nạp đơn xin tái xét hồ sơ trục xuất tại các cơ quan hay người đại diện cơ quan có thẩm quyền.

            Điều 14:



            1. Mọi người đều bình đẳng trước toà án. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án độc lập, vô tư và có thẩm quyền theo luật, để phán xử về những tội trạng hình sự mà ḿnh bị cáo buộc hay về những quyền lợi và nghiă vụ của mình trong các vụ tranh tụng khác. Báo chí và công chúng có thể không được tham dự một phần hay toàn thể phiên xử, vì nhu cầu đạo lý, trật tự công cộng hay an ninh quốc gia trong một xă hội dân chủ, hay để bảo vệ đời sống riêng tư của các đương sự tranh tụng, hay, trong những trường hợp thật cần thiết, khi toà án quyết định rằng xét xử công khai sẽ làm thiệt hại quyền lợi của công lý. Tuy nhiên các bản án hình sự và các bản án khác phải được tuyên đọc công khai trước toà, ngoại trừ trường hợp để bảo vệ quyền lợi của thiếu nhi hay của gia đ́nh trong những vụ tranh tụng về hôn nhân hay về việc giám hộ các con.
            2. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật.
            3. Trong các vụ hình sự, tất cả các bị cáo đều được hưởng đồng đều những bảo đảm tối thiểu sau đây:

          1. Được tức thời thông báo tội trạng với đầy đủ chi tiết bằng ngôn ngữ mà họ thông hiểu.
          2. Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị sự biện hộ và được quyền liên lạc với luật sư do ḿnh lựa chọn.
          3. Được xét xử mau chóng, không diên trì quá đáng.
          4. Được hiện diện trong phiên xử để tự biện hộ hay nhờ luật sư biện hộ do mình lựa chọn; được thông báo về quyền này trong trường hợp tự biện hộ; và được quyền có luật sư biện hộ miễn phí vì nhu cầu công lý nếu bị cáo không có phương tiện mướn luật sư.
          5. Được đối chất với các nhân chứng buộc tội và được quyền đ̣i nhân chứng và chất vấn các nhân chứng gỡ tội cho ḿnh, theo cùng một thủ tục.
          6. Được quyền có thông dịch viên miễn phí, nếu bị cáo không nói hay không hiểu ngôn ngữ của toà.
          7. Được quyền không khai, để khỏi phải tự buộc tội mình, hay khỏi phải thú nhận tội trạng.








              1. Trong các vụ án thiếu nhi, thủ tục xét xử phải căn cứ vào tuổi tác của bị cáo và hướng về mục tiêu cải huấn can phạm.
              2. Các bị cáo bị tuyên phạt có quyền kháng cáo lên toà trên theo thủ tục luật định.
              3. Trong trường hợp bị cáo bị tuyên hình phạt chung thẩm và sau này bản án bị tiêu huỷ hay đương sự được ân xá vì có sự kiện mới phát giác cho biết bị cáo đă bị phạt oan uổng, người bị kết án có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo luật, trừ phi có bằng chứng cho biết, sở dĩ sự kiện mới này không được phát giác trong thời gian xử án, một phần hay hoàn toàn tại vì bị cáo.
              4. Không ai có thể bị tái thẩm hay bị tuyên phạt một lần nữa về một tội trạng đă được toà án phán xử chung thẩm bằng cách tuyên phạt hay tha bổng, chiếu theo luật pháp và thủ tục h́nh sự hiện hành.

              Điều 15:



              1. Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đă làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế áp dụng hồi đó; mà cũng không bị tuyên một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp. Tuy nhiên bị cáo được quyền hưởng hìnhphạt khoan hồng hơn chiếu theo luật mới ban hành sau ngày phạm pháp.
              2. Điều luật này không có tác dụng ngăn cản việc xét xử hay tuyên phạt một bị cáo vì đă làm hay không làm những hành vi cấu thành tội hình sự chiếu theo những nguyên tắc luật pháp tổng quát được thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia trong thời gian đương sự phạm pháp.

              Điều 16:
              Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.

              Điều 17:



              1. Không ai có thể bị xâm phạm trái phép hay độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm trái phép đến danh dự và thanh danh.
              2. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy.

              Điều 18:



              1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
              2. Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.
              3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, v́ nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.
              4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.

              Điều 19:



              1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
              2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
              3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:

            1. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
            2. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lư.






                Điều 20:



                1. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ võ chiến tranh phải bị luật pháp cấm chỉ.
                2. Mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng tộc hay các tôn giáo phải bị luật pháp cấm chỉ.

                Điều 21:
                Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xă hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác.

                Điều 22:



                1. Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình
                2. Việc hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xă hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý, hay những quyền tự do của người khác. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử quyền tự do lập hội của các giới quân nhân và cảnh sát.
                3. Điều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước Lao Động Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội, được ban hành hay áp dụng những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm về những quyền tự do ghi trong Công Ước Lao Động Quốc Tế.

                Điều 23:



                1. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản trong xă hội và phải được xă hội và quốc gia bảo vệ.
                2. Thanh niên nam nữ đến tuổi thành hôn có quyền kết hôn và lập gia đ́nh.
                3. Hôn thú chỉ được thành lập nếu có sự ưng thuận hoàn toàn tự do của những người kết hôn.
                4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này phải ban hành những biện pháp để bảo đảm sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm của vợ chồng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú, cũng như khi ly hôn. Trong trường hợp ly hôn phải quy định những biện pháp bảo vệ quyền lợi của các con.

                Điều 24:



                1. Không phân biệt chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia hay xă hội, tài sản hay ḍng dơi, các trẻ em, với tư cách vị thành niên, phải được gia đ́nh, xă hội và quốc gia bảo vệ.
                2. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi sinh, và được đặt tên họ.
                3. Trẻ em có quyền thủ đắc quốc tịch.

                Điều 25:



                1. Không bị kỳ thị (như đă quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lý, mọi công dân đều có quyền và có cơ hội:

              1. Được tham gia vào việc điều hành chính quyền, hoặc trực tiếp hoặc qua những đại biểu do ḿnh tự do tuyển chọn.
              2. Được bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý
                nguyện của cử tri.
              3. Được quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.






                  Điều 26:
                  Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Trên phương diện này, luật pháp cấm mọi kỳ thị và bảo đảm cho tất cả mọi người quyền được bảo vệ một cách bình đẳng và hữu hiệu chống mọi kỳ thị về chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xă hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào.

                  Điều 27:
                  Đối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo, hay ngôn ngữ tại các quốc gia hội viên, Công Ước này bảo đảm cho các thành phần thiểu số cũng với những người khác trong cộng đồng của họ được quyền hưởng văn hoá riêng, được truyền giáo và hành đạo riêng, và được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.


                  (Với sự tu chính của Uỷ Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam)
                  Về đầu bài
                   [Tiếng Anh]

                  Lời giới thiệu
                  Lời nói đầu
                  Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
                  Quyền Dân Sự, và Chính Trị
                  Quyền Kinh Tế, Xă Hội, và Văn Hóa
                  Phần Diễn Giải
                  Nhân Quyền Bậc 1
                  Nhân Quyền Bậc 2
                    
                  Quyền An Cư
                    
                  Quyền Lạc Nghiệp
                  Nhân Quyền Bậc 3
                  Phụ Đính 1







                  Lấy toàn bài: [
                  Microsoft Word 277Kb] [Zipped MS DOC 45Kb]
                  Lời giới thiệu: [
                  Microsoft Word 29Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                  Lời nói đầu: [
                  Microsoft Word 32Kb] [Zipped MS DOC 7Kb]
                  Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [
                  Microsoft Word 52Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                  Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [
                  Microsoft Word 84Kb] [Zipped MS DOC 14Kb]
                  Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xă Hội, và Văn Hóa: [
                  Microsoft Word 54Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                  Phần Diễn Giải: [
                  Microsoft Word 31Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                  Nhân Quyền Bậc 1: [
                  Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                  Nhân Quyền Bậc 2: [
                  Microsoft Word 24Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]
                  Quyền An Cư: [
                  Microsoft Word 34Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                  Quyền Lạc Nghiệp: [
                  Microsoft Word 40Kb] [Zipped MS DOC 9Kb]
                  Nhân Quyền Bậc 3: [
                  Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                  Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
                  Microsoft Word 26Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]





                  Mang Luoi Nhan Quyen Viet Nam
                  [
                  Trang nha] [MLNQ] [Luat nhan quyen] [Tai lieu] [Tin nhan quyen] [Dien dan] [Tham gia] [Tai xuong] [Lien ket]
                1. #4
                    Ngọc Lý 04.01.2008 12:59:12 (permalink)
                    .
                     
                    CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
                    VỀ NHỮNG QUYỀN
                    KINH TẾ, XĂ HỘI VÀ VĂN HÓA
                    (1966)
                     

                    Lời Mở Đầu
                     
                     


                     Các Quốc Gia Hội Viên ký kết Công Ước này:


                    Xét rằng, chiếu theo những nguyên tắc công bố trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng và bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới.

                    Nhìn nhận rằng những quyền này xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người.

                    Nhìn nhận rằng, chiếu theo Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, lý tưởng về một con người tự do được giải phóng khỏi sự sợ hăi và khốn cùng, chỉ có thể đạt được nếu hội đủ những điều kiện thuận tiện để con người được hưởng những quyền kinh tế, xă hội và văn hoá, cũng như những quyền dân sự và chính trị.

                    Xét rằng nghiă vụ của các quốc gia hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc là phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do của con người.

                    Nhận định rằng con người có nghiă vụ đối với những người khác cũng như đối với cộng đồng, nên có trách nhiệm phải phát huy và tôn trọng những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này.

                    Đồng chấp thuận những điều khoản sau đây:

                    PHẦN I
                     
                    Điều 1:


                    1. Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo quyền này, họ được tự do quyết định về chế độ chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xă hội và văn hoá.
                    2. Để đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của ḿnh, miễn là không vi phạm những nghiă vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế. Trong mọi trường hợp các phương tiện sinh sống của nghiệp đoàn không thể bị tước đoạt.
                    3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lănh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
                    PHẦN II
                     
                    Điều 2:


                    1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết, sẽ tự mình và do sự tương trợ và hợp tác quốc tế, đặc biệt về kinh tế và kỹ thuật, ban hành những biện pháp tận dụng những nguồn lợi quốc gia vào mục đích thực thi lũy tiến và đầy đủ những quyền được nhìn nhận trong Công Ước này bằng những phương pháp thích nghi, đặc biệt là bằng việc ban hành các đạo luật.
                    2. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm thực thi các quyền liệt kê trong Công Ước này không phân biệt chủng tộc, mầu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xă hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
                    3. Trong chiều hướng tôn trọng nhân quyền và căn cứ vào khả năng kinh tế trong nước, các quốc gia đang phát triển có thể ấn định những quyền kinh tế nào trong Công Ước này sẽ được bảo đảm áp dụng cho những người không có tư cách công dân.

                    Điều 3:
                    Các quốc gia hội viên kư kết Công Ước này cam kết bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ trong việc hành xử những quyền kinh tế, xă hội và văn hoá liệt kê trong Công Ước này.

                    Điều 4:
                    Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này nhìn nhận rằng, về việc hành xử những quyền ghi trong Công Ước, họ chỉ có thể ấn định các giới hạn luật định phù hợp với bản chất của những quyền này và chỉ nhằm mục đích phát huy sự an lạc chung trong một xă hội dân chủ.

                    Điều 5:


                    1. Không một quốc gia, một phe nhóm hay một cá nhân nào có quyền giải thích các điều khoản trong Công Ước này để cho phép họ hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu diệt những quyền tự do đă được Công Ước thừa nhận, hoặc để giới hạn những quyền tự do này quá mức ấn định trong Công Ước.
                    2. Các quốc gia nào đă thừa nhận một số nhân quyền căn bản trong luật pháp quốc gia, công ước, quy chế hay tục lệ, sẽ không được quyền giới hạn hay đình chỉ thi hành các nhân quyền căn bản đó, viện cớ rằng Công Ước này không thừa nhận những nhân quyền đó, hay chỉ thừa nhận trong một phạm vi hạn hẹp hơn.
                    PHẦN III
                     
                    Điều 6:


                    1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền làm việc và cam kết sẽ ban hành những biện pháp để bảo đảm quyền này. Quyền làm việc bao gồm quyền co cơ hội sinh sống nhờ công việc, quyền tự do nhận việc hay lựa chọn việc làm.
                    2. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này sẽ ban hành những biện pháp để thực thi đầy đủ quyền làm việc, như những chương tŕnh huấn luyện, hướng dẫn kỹ thuật và hướng nghiệp, những chính sách và kỹ thuật để phát triển đều đặn về kinh tế, xă hội và văn hoá, cùng sự toàn dụng nhân công vào việc sản xuất trong điều kiện những quyền tự do chính trị và kinh tế căn bản của con người được bảo đảm.

                    Điều 7:
                    Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này nhìn nhận cho mọi người quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt với những bảo đảm sau đây:

                    1. Về việc trả lương cho các công nhân, tối thiểu phải có:
                    2. Tiền lương tương xứng và công bằng cho các công việc có giá trị ngang nhau không phân biệt đối xử. Đặc biệt phụ nữ được bảo đảm có những điều kiện làm việc tương xứng như nam giới, làm việc ngang nhau được trả lương ngang nhau.
                    3. Một mức sống xứng đáng cho bản thân và gia đình phù hợp với những điều khoản của Công Ước này.

                  • Có điều kiện làm việc an toàn và không hại đến sức khoẻ.
                  • Có cơ hội thăng tiến đồng đều cho mọi người và chỉ căn cứ vào thâm niên và khả năng.
                  • Có quyền nghỉ ngơi và giải trí; được ấn định hợp lý số giờ làm việc, kể cả những ngày nghỉ định kỳ có trả lương và những ngày nghỉ lễ có trả lương.


                      Điều 8:


                      1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết bảo đảm:
                      2. Quyền tự do thành lập nghiệp đoàn và tham gia nghiệp đoàn (theo nội quy và điều lệ), để bảo vệ và gia tăng quyền lợi kinh tế và xă hội của ḿnh. Sự hành xử quyền này chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu sinh hoạt trong một xă hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hay sự hành xử quyền tự do của người khác.
                      3. Quyền của các nghiệp đoàn được kết hợp thành các tổng liên đoàn quốc gia, và từ đó thành lập hay gia nhập các tổ chức tổng liên đoàn quốc tế.
                      4. Các nghiệp đoàn được quyền tự do hoạt động và chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu sinh hoạt trong một xă hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, hay sự hành xử quyền tự do của những người khác.
                      5. Quyền đình công được hành xử theo luật quốc gia.

                    1. Điều luật này không có tác dụng ngăn cấm việc ban hành các giới hạn luật định liên quan đến sự hành xử những quyền này của các giới quân nhân, cảnh sát và công chức quốc gia.
                    2. Điều luật này không có hiệu lực cho phép các quốc gia hội viên kư kết Công Ước Lao Động Quốc Tế năm 1948 về Quyền Tự do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Lập Hội được ban hành những đạo luật có tác dụng vi phạm những bảo đảm ghi trong Công Ước Lao Động Quốc Tế.


                        Điều 9:
                        Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận quyền của mọi người được hưởng an sinh xă hội và bảo hiểm xă hội.

                        Điều 10:
                        Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này nhìn nhận rằng:

                        1. Vì gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản trong xă hội nên phải được bảo vệ và hỗ trợ mạnh mẽ nhất, đặc biệt trong giai đoạn thành lập và trong khi thi hành nghiă vụ chăm sóc và giáo dục các trẻ em. Hôn thú được thành lập do sự ưng thuận tự do của những người kết hôn.
                        2. Xă hội phải đặc biệt giúp đỡ các sản phụ trong một thời gian hợp lư trước và sau khi sinh nở. Trong thời gian này, các bà mẹ đi làm được nghỉ phép có trả lương hay được hưởng trợ cấp an sinh xă hội cần thiết.
                        3. Quốc gia phải ban hành những biện pháp đặc biệt để bảo vệ và hỗ trợ các trẻ em và thiếu niên không phân biệt t́nh trạng phụ hệ hay bất cứ thân trạng nào khác. Trẻ em và thiếu niên phải được bảo vệ chống mọi h́nh thức bóc lột về kinh tế và xă hội. Các thiếu niên không được tuyển dụng vào các công việc nguy hiểm đến đời sống hay phương hại đến đạo lư, sức khỏe hay đến sự phát triển b́nh thường của tuổi trẻ. Vi phạm điều này phải bị truy tố theo luật. Quốc gia cũng phải ấn định số tuổi tối thiểu cho các thiếu niên làm việc lao động có trả lương. Tuyển dụng các thiếu niên dưới tuổi luật định phải bị cấm chỉ và truy tố theo luật.

                        Điều 11:


                        1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền được hưởng một mức sống khả quan cho bản thân và gia đ́nh, đủ cơm ăn, áo mặc và nhà ở. Mức sống này phải được nâng cao liên tục. Các quốc gia hội viên kết ước sẽ ban hành những biện pháp thích nghi để quyền này được thực hiện, ý thức rằng sự hợp tác quốc tế trên căn bản tự nguyện giữ vai trò thiết yếu trong việc này.
                        2. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền căn bản được giải thoát khỏi sự đói khổ, và cam kết sẽ ban hành những biện pháp do quốc gia và do sự hợp tác quốc tế, để thực hiện những chương tŕnh đặc biệt cần thiết như:

                      1. Cải tiến những phương pháp sản xuất, tồn trữ và phân phối thực phẩm bằng cách tận dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng, phát triển hay canh tân nông nghiệp để đạt được năng suất tối đa về phát triển và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
                      2. Trên phạm vi toàn cầu, phải tiến tới sự phân phối công bằng và hợp lý các thực phẩm trên thế giới tùy theo khả năng của các quốc gia xuất cảng thực phẩm và nhu cầu của các quốc gia nhập cảng thực phẩm.




                          Điều 12:


                          1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe thể chất và tâm thần.
                          2. Để quyền này được thực thi đầy đủ, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này sẽ ban hành những biện pháp cần thiết sau đây:

                        1. Giảm bớt tỷ lệ tử vong của thai nhi và hài nhi, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.
                        2. Cải thiện những điều kiện vệ sinh trong môi trường sinh thái và môi trường kỹ nghệ.
                        3. Ngăn ngừa, điều trị và kiểm soát các bệnh dịch, các bệnh đặc biệt tại một địa phương hay tại một loại nghề nghiệp, cũng như các bệnh khác.
                        4. Tạo điều kiện để bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc bệnh nhân khi đau yếu.




                            Điều 13:


                            1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận cho mọi người quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách và nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; cho mọi người được thực sự tham gia sinh hoạt trong một xă hội tự do, đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo, và yểm trợ các hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hòa bình.
                            2. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này nh́n nhận rằng, đường hướng sau đây sẽ giúp vào việc thực hiện đầy đủ quyền giáo dục:
                            3. Giáo dục tiểu học phải có tính cách cưỡng bách và miễn phí cho tất cả mọi người.
                            4. Giáo dục trung học kể cả các ngành phổ thông, kỹ thuật và hướng nghiệp phải được phổ cập cho tất cả mọi người bằng những phương pháp thích nghi và đặc biệt phải tiến dần đến miễn phí.
                            5. Giáo dục đại học phải được phổ cập bình đẳng cho mọi sinh viên bằng những phương pháp thích nghi, căn cứ vào khả năng, và đặc biệt phải tiến dần đến miễn phí.
                            6. Giáo dục căn bản tráng niên được khuyến khích và tăng cường tối đa cho những người chưa tốt nghiệp tiểu học.
                            7. Hệ thống giáo dục các cấp phải được tích cực phát triển, hệ thống học bổng tu nghiệp phải được thiết lập và điều kiện vật chất của các nhân viên giảng huấn phải được cải thiện liên tục.
                            8. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền tự do của phụ huynh học sinh hay người giám hộ, được lựa chọn trường cho con em ngoài hệ thống giáo dục công lập, nếu trường này hội đủ những tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu do quốc gia ấn định. Các phụ huynh hay người giám hộ cũng được quyền phụ trách về giáo dục tôn giáo và đạo lư cho con em theo tín ngưỡng của họ.

                          1. Điều luật này không có tác dung can thiệp vào quyền tự do của các cá nhân hay tổ chức trong việc thiết lập và điều hành các định chế giáo dục tư thục với điều kiện cùng theo đuổi những mục tiêu giáo dục nêu ở khoản 1 điều này, và nếu hội đủ tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu do quốc gia ấn định.


                              Điều 14:
                              Trong thời gian ký kết hay gia nhập Công Ước này, nếu các quốc gia hội viên nào chưa tổ chức được hệ thống tiểu học cưỡng bách và miễn phí trong quản hạt quốc gia (hay trong các lănh thổ mà họ bảo hộ hay giám hộ), họ cam kết sẽ thiết lập trong vòng 2 năm một chương trình hành động với đầy đủ chi tiết để tuần tự ban hành trong một thời gian hợp lý có ghi rõ trong chương trình, một hệ thống giáo dục cưỡng bách và miễn phí cho tất cả các học sinh tiểu học

                              Điều 15:


                              1. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này thừa nhận quyền của mọi người:

                            1. Được tham gia vào đời sống văn hoá;
                            2. Được hưởng các lợi ích của những tiến bộ và sáng chế khoa học.
                            3. Được bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình.




                              1. Để thực thi đầy đủ quyền này, các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết sẽ ban hành những biện pháp cần thiết trong việc bảo tồn, phát triển và phổ biến khoa học và văn hoá.
                              2. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền tự do cần thiết cho việc nghiên cứu khoa học và sáng tạo văn học nghệ thuật.
                              3. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này ghi nhận những lợi ích trong việc khuyến khích và phát triển những liên lạc và hợp tác quốc tế trên lănh vực khoa học và văn hoá.

                                  (Với sự tu chính của Ủy Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam)
                                   
                                   
                                  Về đầu bài
                                  [
                                  Tiếng Anh]

                                  Lời giới thiệu
                                  Lời nói đầu
                                  Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
                                  Quyền Dân Sự, và Chính Trị
                                  Quyền Kinh Tế, Xă Hội, và Văn Hóa
                                  Phần Diễn Giải
                                  Nhân Quyền Bậc 1
                                  Nhân Quyền Bậc 2
                                     
                                  Quyền An Cư
                                     
                                  Quyền Lạc Nghiệp
                                  Nhân Quyền Bậc 3
                                  Phụ Đính 1







                                  Lấy toàn bài: [
                                  Microsoft Word 277Kb] [Zipped MS DOC 45Kb]
                                  Lời giới thiệu: [
                                  Microsoft Word 29Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                  Lời nói đầu: [
                                  Microsoft Word 32Kb] [Zipped MS DOC 7Kb]
                                  Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [
                                  Microsoft Word 52Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                  Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [
                                  Microsoft Word 84Kb] [Zipped MS DOC 14Kb]
                                  Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xă Hội, và Văn Hóa: [
                                  Microsoft Word 54Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                  Phần Diễn Giải: [
                                  Microsoft Word 31Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                  Nhân Quyền Bậc 1: [
                                  Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                  Nhân Quyền Bậc 2: [
                                  Microsoft Word 24Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]
                                  Quyền An Cư: [
                                  Microsoft Word 34Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                  Quyền Lạc Nghiệp: [
                                  Microsoft Word 40Kb] [Zipped MS DOC 9Kb]
                                  Nhân Quyền Bậc 3: [
                                  Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                  Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
                                  Microsoft Word 26Kb] [Zipped MS DOC 5Kb] 
                                  _____________

                                  Mang Luoi Nhan Quyen Viet Nam
                                  [
                                  Trang nha] [MLNQ] [Luat nhan quyen] [Tai lieu] [Tin nhan quyen] [Dien dan] [Tham gia] [Tai xuong] [Lien ket]
                                1. #5
                                    Ngọc Lý 14.01.2008 01:04:53 (permalink)
                                    .
                                    NHÂN QUYỀN BẬC 1:
                                    QUYỀN TỰ DO THÂN THỂ
                                     


                                    Một số quyền tự do thân thể được coi là bất khả xâm phạm, không thể bị tước đoạt hay đình chỉ thi hành dầu có chiến tranh hay khẩn trương công cộng, như quyền sống, quyền tự do không bị nô lệ hay nô dịch, không bị tra tấn hành hạ, không bị giam giữ vì thiếu nợ, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền không bị kết án do những hành động không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế (trong đó có Luật Quốc Tế Nhân Quyền).


                                    Công Ước Dân Sự Chính Trị chi tiết hóa những quyền tự do thân thể ghi trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:

                                    1) Quyền Sống
                                    (Right to Life) (điều 3 TNQTNQ và điều 6 CUDSCT).

                                    Là quyền thiết yếu nhất của con người được luật pháp bảo vệ chống lại mọi hành động sát nhân độc đoán
                                    Con người được bảo vệ quyền sống từ khi mới thụ thai.



                                    Chế độ án tử hình được bãi bỏ hay hạn chế tối đa; chống nạn diệt chủng tập thể; không được tuyên án tử hình đối với các thiếu nhi dưới 18 tuổi, và các phụ nữ mang thai. Các bị cáo bị tuyên án tử hình có quyền xin ân xá, ân giảm hay hoán cải hình phạt. Các quốc gia đã bãi bỏ án tử hình không được tái lập chế độ này.

                                    2) Quyền Không Bị Tra Tấn
                                    (Freedom from Torture) (điều 5 TNQTNQ và điều 7 CUDSCT).

                                    Quyền này áp dụng cho mọi người, không bị tra tấn về thân thể, không bị hành hạ về tinh thần và tâm trí khi bị bắt giữ. Không bị những hình phạt tàn ác, vô nhân đạo làm tổn thương nhân phẩm khi bị kết án và giam giữ. Hình phạt chỉ được áp dụng cho kẻ phạm tội, không liên lụy đến gia đình. Các bị cáo chờ tòa xử phải được đối xử như những người chưa can án. Hình phạt tước đoạt tự do (phạt tù) phải nhằm mục đích cải hóa để tù nhân có thể trở về cuộc sống bình thường sau khi được trả tự do.

                                    3) Quyền Không Bị Làm Nô Le
                                    ä (Freedom from Slavery) (điều 4 TNQTNQ, điều 8 CUDSCT)

                                    Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch. Cấm tổ chức buôn bán phụ nữ và gái vị thành niên. Không ai bị làm công việc khổ sai nếu không có án tòa hợp lệ. Trong mọi trường hợp, công việc khổ sai không được làm tổn thương đến phẩm giá và phương hại đến khả năng thể chất hay tinh thần của tù nhân. Các tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm phải được đối xử nhân đạo, chăm sóc sức khỏe, không bị kết án tù khổ sai. Các hội bảo vệ nhân quyền quốc tế như Hội Ân Xá Quốc Tế, Hội Quan Sát Á Châu, Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế, Hội Nhân Quyền Quốc Tế v.v... là những tổ chức phi chính phủ đứng ra đấu tranh đòi phóng thích các tù nhân lương tâm bị giam giữ chỉ vì họ có lập trường hay tư tưởng chống lại chính sách của nhà cầm quyền.

                                    4) Quyền Tự Do Nhân Thân
                                    (Right to Personal Liberty) (điều 9 TNQTNQ và điều 11, 14 khoản 6 CUDSCT)

                                    Ai cũng có quyền tự do nhân thân và an toàn thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ và giam cầm độc đoán. Khi bị bắt giữ để điều tra, bị cáo được quyền thông báo lý do hay tội trạng bị trách cứ. Bị cáo phải được dẫn giải không chậm trễ tới toà án để xét xử theo luật trong một thời gian hợp lý, hay để được toà án phóng thích vô điều kiện, hay được tại ngoại có thế chân. Những ai bị giam giữ đều có quyền yêu cầu toà án có thẩm quyền xét xử, để yêu cầu toà trả tự do nếu sự bắt giữ được xét là bất hợp pháp. Các nạn nhân trong những vụ bắt giữ và giam cầm trái phép co quyền được chính phủ bồi thường thiệt hại. (điều 14 khoản 6 CUDSCT)


                                    Không ai có thể bị câu thúc thân thể vì thiếu nợ (điều 11 CUDSCT)

                                    5) Quyền Được Xét Xử Công Bằng
                                    (Right to a Fair Trial) (điều 10, 11 TNQTNQ và điều 14 CUDSCT)

                                    Mọi người đều được bình đẳng trước toà án, được quyền có một toà án độc lập, vô tư có thẩm quyền xét xử một cách công bằng và công khai để phán định về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hoặc về những tội trạng mà mình bị trách cứ về mặt hình sự. Bị cáo về các tội hình sự có quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội theo luật. (điều 11 TNQTNQ, điều 14 khoản 2 CUDSCT)
                                    Trong vụ tranh tụng, mọi người đều được hưởng những bảo đảm sau đây về quyền biện hộ:

                                      1. Được quyền có thông dịch viên miễn phí do toà án cung cấp nếu bị cáo không hiểu tiếng và danh từ của toà án.
                                      2. Quyền được thông báo tội trạng với đầy đủ chi tiết trước khi toà mở cuộc điều tra và thẩm vấn.
                                      3. Quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị sự biện hộ trước toà.
                                      4. Quyền tự biện hộ hay nhờ luật sư do mình lựa chọn để biện hộ cho mình và được quyền tự do tiếp xúc với luật sư.
                                      5. Quyền được có luật sư biện hộ là một quyền bất khả chuyển nhượng, luật sư được chỉ định miễn phí trong trường hợp bị can không tự biện hộ và không có khả năng muớn luật sư.
                                      6. Quyền đối chất với nhân chứng trước toà, được đòi nhân chứng ra hầu toà kể cả các chuyên viên để làm sáng tỏ các sự kiện hồ sơ.
                                      7. Quyền giữ im lặng không phải khai để khỏi tự buộc tội mình, quyền không bị cưỡng bách nhận tội. Sự nhận tội chỉ có giá trị nếu không bị cưỡng bách hay hăm doạ.
                                      8. Quyền được chống án lên toà trên nếu bị xác nhận tội trạng; khi được toà tuyên phán là vô tội phải được phóng thích ngay và không thể bị truy tố lần thứ hai cũng về tội này.
                                      9. Cuộc thẩm vấn và tranh luận trước toà phải diễn ra công khai với sự tham dự của báo chí và công chúng.


                                    6) Quyền Được Toà Án Bảo Vệ
                                    (Right to Judicial Protection) (điều 8 TNQTNQ và điều 2 khoản 3 CUDSCT)

                                    Để chống lại các hành vi độc đoán trái phép của các nhân viên công quyền làm thiệt hại quyền lợi hay vi phạm nhân quyền, mọi người đều có quyền khiếu tố trước toà án để đòi những biện pháp đền bù hữu hiệu (effective remedy), như hủy bỏ một quyết định hành chánh, tuyên bố một đạo luật vi hiến, truyền phóng thích bị cáo vì bị giam giữ trái phép, hay buộc chính phủ bồi thường thiệt hại cho nạn nhân v.v...
                                    Các quốc gia kết ước cam kết sẽ tổ chức hệ thống tư pháp hữu hiệu để có thể cung cấp cho mọi người quyền khiếu tố trước toà án có thẩm quyền hầu bênh vực các quyền tự do của con người được luật pháp quốc tế nhân quyền bảo vệ. Những biện pháp bồi thường thiệt hại do toà tuyên án phải được thực sự thi hành.

                                    7) Quyền Được Luật Pháp Bảo Vệ
                                    (Right to Legal Protection) (điều 11 khoản 2 TNQTNQ và điều 15 CUDSCT)

                                    Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những hành động không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế, luật pháp quốc tế được hiểu là những nguyên tắc tổng quát của hình luật được công nhận bởi cộng đồng các quốc gia (văn minh)



                                    Không ai phải chịu hình phạt nặng hơn hình phạt dự liệu bởi luật áp dụng trong thời gian phạm pháp. Tuy nhiên bị cáo có thể được hưởng hình phạt nhẹ hơn chiếu theo các điều khoản của luật mới ban hành.

                                    8) Quyền Được Coi Là Con Người Có Tư Cách Pháp Nhân Trước Pháp Luật Và Được Bình Đẳng Trước Pháp Luật
                                    (Right to Juridical Personality and Right to Equal Protection) (điều 6, 7 TNQTNQ, điều 16, 26 CUDSCT)

                                    Nhân quyền quan trọng hơn hết là quyền được công nhận tại bất cứ ở đâu, là một con người có tư cách pháp nhân trước pháp luật và được pháp luật đối xử bình đẳng (dầu là công dân hay không công dân, dầu có chính kiến khác biệt với chính sách của nhà cầm quyền v.v...)



                                    Về đầu bài 

                                     [
                                    Tiếng Anh]

                                    Lời giới thiệu
                                    Lời nói đầu
                                    Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
                                    Quyền Dân Sự, và Chính Trị
                                    Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa
                                    Phần Diễn Giải
                                    Nhân Quyền Bậc 1
                                    Nhân Quyền Bậc 2
                                       Quyền An Cư
                                       Quyền Lạc Nghiệp
                                    Nhân Quyền Bậc 3
                                    Phụ Đính 1





                                    Lấy toàn bài: [
                                    Microsoft Word 277Kb] [Zipped MS DOC 45Kb]
                                    Lời giới thiệu: [
                                    Microsoft Word 29Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                    Lời nói đầu: [
                                    Microsoft Word 32Kb] [Zipped MS DOC 7Kb]
                                    Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [
                                    Microsoft Word 52Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                    Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [
                                    Microsoft Word 84Kb] [Zipped MS DOC 14Kb]
                                    Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa: [
                                    Microsoft Word 54Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                    Phần Diễn Giải: [
                                    Microsoft Word 31Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                    Nhân Quyền Bậc 1: [
                                    Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                    Nhân Quyền Bậc 2: [
                                    Microsoft Word 24Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]
                                    Quyền An Cư: [
                                    Microsoft Word 34Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                    Quyền Lạc Nghiệp: [
                                    Microsoft Word 40Kb] [Zipped MS DOC 9Kb]
                                    Nhân Quyền Bậc 3: [
                                    Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                    Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
                                    Microsoft Word 26Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]






                                    Mang Luoi Nhan Quyen Viet Nam
                                    [Trang nha] [MLNQ] [Luat nhan quyen] [Tai lieu] [Tin nhan quyen] [Dien dan] [Tham gia] [Tai xuong] [Lien ket]
                                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.01.2008 01:06:49 bởi Ngọc Lý >
                                    #6
                                      Ngọc Lý 18.01.2008 03:12:29 (permalink)
                                      .
                                       
                                      NHÂN QUYỀN BẬC 2:
                                      QUYỀN AN CƯ VÀ LẠC NGHIỆP
                                       


                                      Quyền an cư và lạc nghiệp bao gồm hai loại nhân quyền:


                                      I -
                                      QUYỀN AN CƯ:

                                      Gồm những quyền dân sự cho phép con người được sinh sống yên ổn trong xã hội.

                                      II -
                                      QUYỀN LẠC NGHIỆP:

                                      Gồm những quyền kinh tế xã hội và văn hoá giáo dục cho phép con người sinh hoạt và phát triển để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

                                      Những quyền dân sự
                                      gồm có quyền được có đời sống riêng tư, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền tị nạn, quyền có quốc tịch và thay đổi quốc tịch, quyền kết hôn lập gia đình, và quyền sở hữu.

                                      Những quyền kinh tế xã hội
                                      gồm có quyền làm việc, quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đình công, quyền an sinh xã hội, quyền bảo vệ gia đình, quyền có mức sống khả quan, quyền y tế về thân thể và tinh thần v.v...

                                      Những quyền văn hoá giáo dục
                                      gồm có quyền được hưởng giáo dục, quyền được sinh hoạt văn hoá, quyền được bảo vệ tác quyền v.v...

                                      Đối với các cộng đồng thiểu số về chủng tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ, Luật Quốc Tế Nhân Quyền bảo đảm cho họ quyền được hưởng văn hoá cổ truyền, được truyền giáo và hành đạo và được sử dụng tiếng nói riêng của họ (điều 27 CUDSCT)



                                      Về đầu bài 

                                        [
                                      Tiếng Anh]

                                      Lời giới thiệu
                                      Lời nói đầu
                                      Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
                                      Quyền Dân Sự, và Chính Trị
                                      Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa
                                      Phần Diễn Giải
                                      Nhân Quyền Bậc 1
                                      Nhân Quyền Bậc 2
                                         Quyền An Cư
                                         Quyền Lạc Nghiệp
                                      Nhân Quyền Bậc 3
                                      Phụ Đính 1







                                      Lấy toàn bài: [Microsoft Word 277Kb] [Zipped MS DOC 45Kb]
                                      Lời giới thiệu: [
                                      Microsoft Word 29Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                      Lời nói đầu: [
                                      Microsoft Word 32Kb] [Zipped MS DOC 7Kb]
                                      Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [
                                      Microsoft Word 52Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                      Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [
                                      Microsoft Word 84Kb] [Zipped MS DOC 14Kb]
                                      Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa: [
                                      Microsoft Word 54Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                      Phần Diễn Giải: [
                                      Microsoft Word 31Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                      Nhân Quyền Bậc 1: [
                                      Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                      Nhân Quyền Bậc 2: [
                                      Microsoft Word 24Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]
                                      Quyền An Cư: [
                                      Microsoft Word 34Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                      Quyền Lạc Nghiệp: [
                                      Microsoft Word 40Kb] [Zipped MS DOC 9Kb]
                                      Nhân Quyền Bậc 3: [
                                      Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                      Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
                                      Microsoft Word 26Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]









                                      Mang Luoi Nhan Quyen Viet Nam
                                      [Trang nha] [MLNQ] [Luat nhan quyen] [Tai lieu] [Tin nhan quyen] [Dien dan] [Tham gia] [Tai xuong] [Lien ket
                                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2008 03:13:53 bởi Ngọc Lý >
                                      #7
                                        Ngọc Lý 27.01.2008 13:48:54 (permalink)
                                        .
                                        NHÂN QUYỀN BẬC 3:
                                        QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ
                                        (Những Quyền Tự Do Tinh Thần và Tự Do Chính Trị)
                                         
                                         

                                         

                                        Năm 1948 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được 48 quốc gia chấp thuận. Năm 1966 hai Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền đã được hơn 100 quốc gia ký kết để 10 năm sau có hiệu lực chấp hành. Công Ước Kinh Tế, Xã Hội Văn Hóa dành 10 điều cho các quyền kinh tế xã hội và văn hoá giáo dục. Công Ước Dân Sự Chính Trị chỉ dành 5 điều cho các quyền tự do tinh thần và tự do chính trị, như tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do phát biểu quan điểm, tự do hội họp và lập hội và quyền tham gia chính quyền.
                                         
                                        Tuy nhiên đây là những quyền tối quan trọng như tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo là những quyền không thể bị thâu hồi hay đình chỉ dầu trong trường hợp quốc gia ban hành tình trạng chiến tranh hay khẩn trương.
                                         
                                        Các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm là những nạn nhân của các chính quyền độc đoán đã vi phạm những quyền tự do chính trị và tự do tinh thần ghi trong Công Ước Quốc Tế cũng như trong hiến pháp và luật pháp quốc gia. Nhưng dầu vi phạm, họ vẫn chối cãi. Họ còn không thừa nhận có tù nhân chính trị. Họ giải thích rằng các tù nhân này đã được toà án thường tụng xét xử nên đã trở thành tù thường phạm. Chủ trương như vậy, họ đã phủ nhận tư cách tù nhân chính trị của các nhà tiền bối của họ bị bắt giam về các tội phản nghịch hay phá rối trị an. Họ đã lầm lẫn thủ tục với tội danh.

                                        23) Tự Do Lương Tâm và Tự Do Tôn Giáo (Freedom of Conscience and Religion) (điều 18 TNQTNQ và điều 18 CUDSCT)

                                        Quyền tự do tôn giáo bao gồm quyền thờ phượng, quyền truyền giáo, và hành đạo cũng như quyền thay đổi tôn giáo. Thờ phượng và truyền bá tín ngưỡng có thể diễn ra tại các nơi công cộng hay tại nhà riêng, có tính cách tập thể hay riêng tư. Cũng như các quyền tự do khác như tự do phát biểu quan điểm, tự do hội họp và lập hội, tự do đi lại, tự do xuất ngoại v.v... việc hành xử quyền tự do tôn giáo chỉ có thể bị giới hạn theo luật để bảo vệ các quyền và tự do của người khác, đáp ứng nhu cầu chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng, an ninh quốc gia, sức khỏe công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. (điều 29 TNQTNQ và điều 12, 18, 19, 21, và 22 CUDSCT)

                                        Như đã quy định ở điều 13 CUKTXHVH về quyền tự do giáo dục, cha mẹ và phu huynh được lựa chọn trường học được lựa chọn trường học cho con em, kể cả việc giáo dục về tôn giáo và đạo lý theo tín ngưỡng của gia đình.

                                        24) Tự Do Tư Tưởng và Phát Biểu Quan Điểm (Freedom of Thought and Expression) (điều 18, 19 TNQTNQ và 19 CUDSCT)

                                        Ai cũng có quyền tự do tư tưởng và phát biểu ý kiến của mình, được quyền tự do giữ vững quan điểm mà không bị người khác can thiệp. Ai cũng có quyền tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tin tức và ý kiến về mọi vấn đề, bằng mọi phương tiện truyền thông không phân biệt biên giới quốc gia. Tuy nhiên quyền tự do phổ biến tin tức và phát biểu quan điểm cũng bị hạn chế theo luật như quyền truyền bá tôn giáo và hành đạo.

                                        Như Tuyên Ngôn về Quyền Con Người và Quyền Công Dân Pháp đã quy định từ cuối thế kỷ 18, "quyền tự do phát biểu quan điểm là một quyền cao quý nhất của con người. Công dân có quyền nói, viết và in ấn tự do và chỉ chịu trách nhiệm khi có sự lạm dụng tự do trong những trường hợp luật định." Nghiã là ai cũng có quyền phát biểu tin tức, ý kiến, lập trường bằng tài liệu mà không phải kiểm duyệt trước (prior censorship). Nghiã là công dân được quyền tự do ra báo, in sách, phát truyền đơn mà không cần phải xin phép xuất bản. Trong trường hợp việc hành xử quyền này vi phạm luật pháp như:

                                        a.        Xâm phạm quyền lợi hay danh dự người khác,

                                        b.       Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, thuần phong mỹ tục v.v...
                                         
                                        các cơ quan tư pháp hay nạn nhân có quyền truy tố đương sự ra toà án về mặt hình sự hay dân sự để trả lời về trách nhiệm của họ. (subsequent liability)

                                        Các đạo luật báo chí còn dự liệu cho nạn nhân Quyền Trả Lời (Right of Reply), bắt buộc các cơ quan ngôn luận vi phạm quyền lợi và xúc phạm danh dự của nạn nhân phải đăng tải bài trả lời theo những điều kiện tương xứng với bài báo đã phổ biến. Dầu sao quyền trả lời không có hiệu lực miễn trừ cho người phạm luật những hình phạt hay những khoản bồi thường thiệt hại do toà án quyết định. Liên Hiệp Quốc nhận định rằng với trật tự xã hội và trật tự quốc tế mới, đại gia đình nhân loại chỉ có thể được hưởng Tự Do, Hòa Bình và Công Lý nếu các quốc gia và cá nhân biết đối xử với nhau trong tình huynh đệ, hữu nghị, bình đẳng, ôn hòa, và hợp tác. Do đó các Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền cấm lạm dụng quyền tự do phát biểu quan điểm để tuyên truyền cổ võ chiến tranh, kích thích bạo động, gieo rắc thù hận và kỳ thị giữa các quốc gia, các chủng tộc, và các tôn giáo. (điều 20 CUDSCT)

                                        25) Tự Do Hội Họp và Lập Hội (Right of Assembly and Freedom of Association) (điều 20 TNQTNQ và điều 21, 22 CUDSCT)
                                         
                                        Ai cũng có quyền hội họp một cách hoà bình. Quyền tập hợp ôn hòa không bạo động và không võ trang được các quốc gia thừa nhận, như tham dự các cuộc biểu tình, tuần hành để bày tỏ quan điểm và nguyện vọng, hay để phản kháng những vi phạm về quyền con người và quyền công dân. Quyền tập hợp vì lý do chính trị, văn hoá kinh tế, xã hội cũng được tôn trọng như quyền tập hợp để thờ phượng, truyền giáo và hành đạo. Những giới hạn ghi trên của quyền tự do tôn giáo cũng áp dụng cho việc hành xử quyền tự do chính trị.

                                        Ai cũng có quyền tự do lập hội để cùng theo đuổi những mục tiêu về ý thức hệ, tôn giáo, chính trị (thành lập chính đảng), kinh tế, lao động, (thành lập nghiệp đoàn), xã hội, văn hoá, thể thao v.v...

                                        Quyền lập hội có thể bị hạn chế theo luật đối với các thành phần quân nhân và cảnh sát. Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (1966) và Công Ước Nhân Quyền Âu Châu (1950) còn mở rộng sự hạn chế này đến với giới công chức quốc gia. Công Ước Nhân Quyền Mỹ Châu (1969) không cấm công chức tham gia đảng phái.

                                        Quyền tự do lập hội lên án chế độ độc đảng. Nó không cho phép một chính đảng nào được độc quyền sinh hoạt trong đời sống chính trị quốc gia.

                                        26) Quyền Tham Gia Chính Quyền (Right to Participate in Government) (điều 21 TNQTNQ và điều 25 CUDSCT)

                                        Các công dân được hưởng quyền và cơ hội bình đẳng để tham dự vào chính quyền quốc gia, hoặc trực tiếp (bằng cách ứng cử) hay gián tiếp qua trung gian các đại biểu do họ tự do lựa chọn (bằng bầu cử).
                                         
                                        Những cuộc tuyển cử phải được tổ chức theo từng định kỳ bằng phương thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín để quyền tự do lựa chọn của cử tri được tôn trọng. Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia. Ý nguyện này phải được biểu lộ trung thực qua các cuộc tuyển cử tự do và công bằng.

                                        Những điều kiện ứng cử vào các chức vụ công cử được quy định trong các đạo luật tuyển cử căn cứ vào tuổi, quốc tịch, cư trú, tư pháp lý lịch v.v...

                                        Quyền bình đẳng có cơ hội tham gia công vụ không cho phép một chính đảng nào được độc quyền lãnh đạo quốc gia. Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam phải được bãi bỏ.

                                        Trong các chế độ độc tài đảng trị, những quyền tự do tinh thần và tự do chính trị thường bị vi phạm thô bạo là những quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do phát biểu quan điểm, tự do hội họp, tự do lập hội và quyền bình đẳng cơ hội tham gia chính quyền. Các nạn nhân bị giam giữ do việc hành xử các quyền tự do tinh thần, tự do chính trị được Hội Ân Xá Quốc Tế vinh danh là tù nhân lương tâm.
                                         


                                        Lấy toàn bài: [Microsoft Word 277Kb] [Zipped MS DOC 45Kb]
                                        Lời giới thiệu: [
                                        Microsoft Word 29Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                        Lời nói đầu: [
                                        Microsoft Word 32Kb] [Zipped MS DOC 7Kb]
                                        Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [
                                        Microsoft Word 52Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                        Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [
                                        Microsoft Word 84Kb] [Zipped MS DOC 14Kb]
                                        Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa: [
                                        Microsoft Word 54Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                        Phần Diễn Giải: [
                                        Microsoft Word 31Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                        Nhân Quyền Bậc 1: [
                                        Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                        Nhân Quyền Bậc 2: [
                                        Microsoft Word 24Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]
                                        Quyền An Cư: [
                                        Microsoft Word 34Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                        Quyền Lạc Nghiệp: [
                                        Microsoft Word 40Kb] [Zipped MS DOC 9Kb]
                                        Nhân Quyền Bậc 3: [
                                        Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                        Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
                                        Microsoft Word 26Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]
                                         
                                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2008 13:55:10 bởi Ngọc Lý >
                                        #8
                                          Ngọc Lý 07.02.2008 09:57:41 (permalink)
                                          .
                                           
                                          Ngày đầu năm Mậu Tý, chúc toàn thế giới đạt được mục tiêu đặt ra từ năm 1945
                                           
                                          CÁC ĐIỀU KHOẢN NHÂN QUYỀN
                                          TRONG HIẾN CHƯƠNG LIÊN HIỆP QUỐC (1945)
                                           
                                           
                                          Điều 1
                                          Những mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là:
                                          1. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
                                          2. Phát triển tương quan hữu nghị giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng quyền lợi và quyền dân tộc tự quyết, cùng thi hành mọi biện pháp thích nghi để củng cố hòa bình thế giới.
                                          3. Đạt tới sự hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, hay nhân đạo, và phát huy, khuyến khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.
                                          Điều 55

                                          Nhằm mục đích đạt được những điều kiện về ổn định và phúc lợi cần thiết cho việc thiết lập những tương quan hòa bình và hữu nghị giữa các quốc gia đặt căn bản trên sự bình đẳng quyền lợi và quyền dân tộc tự quyết, Liên Hiệp Quốc đề xướng thực thi:
                                        • Một mức sống cao hơn, sự toàn dụng nhân công và tạo những điều kiện tiến bộ và phát triển về kinh tế xã hội
                                        • Tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề kinh tế xã hội và văn hóa, thực thi sự hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục, và
                                        • Tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo.  
                                            Điều 56

                                            Các Quốc Gia Hội Viên cam kết, bằng những hành động riêng rẽ hay phối hợp, sẽ cộng tác với Liên Hiệp Quốc trong việc thực hiện những mục tiêu ghi trong điều 55 nói trên.
                                            Về đầu bài
                                             [
                                            Tiếng Anh]

                                            Lời giới thiệu
                                            Lời nói đầu
                                            Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
                                            Quyền Dân Sự, và Chính Trị
                                            Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa
                                            Phần Diễn Giải
                                            Nhân Quyền Bậc 1
                                            Nhân Quyền Bậc 2
                                               Quyền An Cư
                                               Quyền Lạc Nghiệp
                                            Nhân Quyền Bậc 3
                                            Phụ Đính 1










                                            Lấy toàn bài: [Microsoft Word 277Kb] [Zipped MS DOC 45Kb]
                                            Lời giới thiệu: [
                                            Microsoft Word 29Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                            Lời nói đầu: [
                                            Microsoft Word 32Kb] [Zipped MS DOC 7Kb]
                                            Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, phần mở đầu: [
                                            Microsoft Word 52Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                            Công Ước Quốc Tế về những Quyền Dân Sự, và Chính Trị: [
                                            Microsoft Word 84Kb] [Zipped MS DOC 14Kb]
                                            Công Ước Quốc Tế về những Quyền Kinh Tế, Xã Hội, và Văn Hóa: [
                                            Microsoft Word 54Kb] [Zipped MS DOC 10Kb]
                                            Phần Diễn Giải: [
                                            Microsoft Word 31Kb] [Zipped MS DOC 6Kb]
                                            Nhân Quyền Bậc 1: [
                                            Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                            Nhân Quyền Bậc 2: [
                                            Microsoft Word 24Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]
                                            Quyền An Cư: [
                                            Microsoft Word 34Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                            Quyền Lạc Nghiệp: [
                                            Microsoft Word 40Kb] [Zipped MS DOC 9Kb]
                                            Nhân Quyền Bậc 3: [
                                            Microsoft Word 37Kb] [Zipped MS DOC 8Kb]
                                            Phụ Đính 1: các điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: [
                                            Microsoft Word 26Kb] [Zipped MS DOC 5Kb]








                                            Mang Luoi Nhan Quyen Viet Nam
                                            [Trang nha] [MLNQ] [Luat nhan quyen] [Tai lieu] [Tin nhan quyen] [Dien dan] [Tham gia] [Tai xuong
                                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.02.2008 10:12:00 bởi Ngọc Lý >
                                          1. #9
                                              Chuyển nhanh đến:

                                              Thống kê hiện tại

                                              Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                              Kiểu:
                                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9