Đọc Tin Tức Việt Nam
Quang Khôi 03.07.2008 11:56:58 (permalink)
01 Tháng 7 2008 - Cập nhật 12h12 GMT

Đại hội X đã bầu chọn thủ tướng Dũng

Trước sự quan tâm tăng lên về tình hình Việt Nam trong một giai đoạn nhiều chuyển biến quan trọng, BBC xin trích giới thiệu bài mới nhất của Shawn W Crispin, nhà quan sát Đông Nam Á, trên báo điện tử Asia Times.
Khi Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng trở về nhà từ chuyến đi cầu cạnh tới Hoa Kỳ, ông phải đối diện với tình trạng kinh tế xuống dốc, bất ổn xã hội và các chống đối trong hậu trường đảng Cộng sản đối với phong cách lãnh đạo cũng như các chính sách kinh tế của ông.
Việc kinh tế VN suy sụp bất ngờ và trầm trọng đang gây ra các rạn nứt chưa từng thấy nhưng khá rõ ràng trong nội bộ đảng cầm quyền.
Sự bất lực của ông Dũng trong kiềm chế lạm phát và trấn an giới kinh doanh đã mở rộng đường cho các thành phần bảo thủ trong đảng có cớ chỉ trích vị thủ tướng theo cải cách, vốn đã làm nhiều nhân vật kỳ cựu và lãnh đạo các tỉnh khó chịu vì cách quản lý mang tính cá nhân và không theo đồng thuận của ông.
Các phân tích gia nay đang tìm hiểu xem các chia rẽ trong đảng CS liệu có đủ mạnh để đảo ngược các chương trình tự do hóa kinh tế tài chính đầy tham vọng của ông Dũng, trong có chính sách mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài, hay không.
Các bên cùng có lợi
Rõ ràng, toàn bộ các ủy viên trung ương cao cấp trong đảng CS đều thu lợi ích to lớn từ quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng ở trong nước. Trước mắt có lẽ không có nhân vật bảo thủ nào có thể thách thức trực diện vị trí của ông Dũng.







 Đang có đồn đoán rằng một đại hội đảng bất thường giữa kỳ sẽ được triệu tập, lần đầu tiên kể từ năm 1994.
 

Tuy nhiên nhiều người tin rằng tình trạng căng thẳng bên trong đảng CS đã lên tới mức độ cao nhất trong hơn một thập niên nay và sẽ bùng lên tại hội nghị trung ương vào tháng Bảy tới.
Cũng đang có đồn đoán rằng một đại hội đảng bất thường giữa kỳ sẽ được triệu tập, lần đầu tiên kể từ năm 1994, khi có chia rẽ sâu sắc bên trong đảng về đường hướng phát triển kinh tế của VN.
Một đại hội đảng như vậy sẽ là diễn đàn cho các đảng viên kỳ cựu bàn luận về nhiệm kỳ của ông Dũng và là cơ hội cho phe thủ cựu giành lại ảnh hưởng đối với các chính sách và cải cách kinh tế.
Là thủ tướng trẻ nhất ở VN từ khi đảng CS lên cầm quyền, ông Nguyễn Tấn Dũng, 59 tuổi, đã khẳng định xu hướng tiến bộ của mình từ khi nhậm chức năm 2006. Bằng chứng là các chính sách mở cửa về thương mại và đầu tư mà ông đưa ra, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 1/2007.
Khi bắt đầu có cải cách năm 1992 nhằm chuyển giao một phần trách nhiệm từ tay Bộ Chính trị tới các bộ trưởng, Văn phòng Thủ tướng đã mở rộng cả về kích cỡ và tầm ảnh hưởng.
Vị trí lung lay?
Với độ tuổi tương đối trẻ và xuất thân miền Nam, nhiều người trông đợi ông Dũng sẽ làm thủ tướng hai nhiệm kỳ. Việc ông được bổ nhiệm được nhìn nhận như việc đảng cộng sản chấp thuận cải cách kinh tế tài chính nhanh chóng và rộng khắp, điều mà sau đó đã được thực hiện.







 Thành công của ông Dũng làm lu mờ ảnh hưởng của ông Mạnh.

Nay, khi có quan ngại về khủng hoảng tài chính và nguy cơ bất ổn xã hội, bắt đầu có nghi ngờ về việc ông Dũng sẽ tái đắc cử chức thủ tướng trong đại hội đảng năm 2011.
Thêm nữa, phe cải cách trong đảng vừa bị tổn thất nặng nề sau cái chết của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà ngay cả sau khi về hưu cũng vẫn thuyết phục được nhiều quan chức trong đảng, kể cả ông Dũng trong chừng mực nào đó.
Với sự ra đi của ông Kiệt, phe cải cách đã mất một người đỡ đầu quan trọng đằng sau hậu trường.
Cùng lúc đó, trong hai năm làm thủ tướng ông Dũng đã tạo cho mình một số đối thủ hùng mạnh. Nhiều người trong đó không ưa cách ông rời xa phong cách hoạch định chính sách dựa vào đồng thuận của đảng cũng như sự nổi trội của ông trong nền văn hóa chính trị vốn đề cao tính tập thể vô danh.
Ông còn bị chỉ trích là đã tìm cách làm lu mờ ảnh hưởng của tổng bí thư đảng CS Nông Đức Mạnh, lãnh đạo cao cấp nhất trong Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên.
Bạn và thù
Chống đối ông Dũng tích cực nhất có lẽ là ba phó thủ tướng theo xu hướng bảo thủ Trương Vĩnh Trọng, Phạm Gia Khiêm và Nguyễn Sinh Hùng, đều thăng tiến nhân dịp Đại hội đảng 1996.
Năm 2007 trong một kỳ cải tổ nội các, ông Dũng đã thử nhưng không thành công trong việc gạt ông Hùng ra ngoài và tước chức bộ trưởng ngoại giao của ông Khiêm.
Ông buộc phải giảm ảnh hưởng của phe thủ cựu bằng việc tăng con số phó thủ tướng từ ba lên năm, bổ nhiệm hai nhân vật kỹ trị là ông Nguyễn Thiện Nhân và ông Hoàng Trung Hải.







 Cách lãnh đạo mang tính cá nhân của ông Dũng cũng thu hẹp tầm ảnh hưởng của một số nhân vật bảo thủ trong đảng.
 

Cách lãnh đạo mang tính cá nhân của ông Dũng cũng thu hẹp tầm ảnh hưởng của một số nhân vật bảo thủ trong đảng, như Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Văn hóa Truyền thông Lê Doãn Hợp và Chánh thanh tra Nhà nước Trần Văn Truyền.
Một số nhà phân tích đang dò đoán xem ông Lê Hồng Anh, một người miền Nam nay giữ vị trí số hai trong Bộ Chính trị, có nhân thời kỳ khó khăn của ông Dũng mà nhắm tới chức vụ thủ tướng tại đại hội đảng năm 2011 hay không.
Hiện còn chưa rõ ông Anh có bao nhiêu hậu thuẫn trong đảng, nhưng nếu tình trạng lạm phát phi mã chuyển sang thành khủng hoảng tài chính thực sự thì ông có thể sẽ trở thành người có khả năng nắm giữ vị trí thủ tướng.
Lợi ích kinh tế
Ban Chấp hành Trung ương đảng CS bao gồm ba thế hệ và nhóm các thành viên trẻ đa phần tiến bộ chiếm khoảng 45%. Họ đã dẫn đường trong công cuộc thực hiện các chương trình cải cách của ông Dũng từ 2006 tới nay.
Tuy nhiên nếu không kể tới tuổi tác và tính cách, thì bất đồng trong nội bộ đảng còn xoay quanh quyền lợi kinh tế.
Tại một kỳ hội nghị trung ương, theo chủ kiến của ông Dũng, đảng, quân đội, công an và các tổ chức xã hội được yêu cầu rời bỏ các doanh nghiệp sinh lợi của họ.
Vào đầu năm 2007, quân đội VN có trong tay 140 công ty khác nhau và thu về hai tỷ đôla tiền lời trong năm 2006.
Cam kết cải cách sẽ được thử lửa trong những tháng tới đây và sẽ được chốt lại tại các cuộc họp của đảng.









Hội nghị Trung ương sẽ bàn chính sách kinh tế
Ông Dũng được giới kinh doanh và tài chính trong nước ủng hộ, nhưng trong khi tình trạng suy giảm kinh tế tiếp tục, ông sẽ phải chịu nhiều áp lực từ phe bảo thủ trong nhiều lĩnh vực thuộc về chính sách.
Các chuyên gia chỉ ra rằng hồi đầu những năm 1990, đảng CS đã từng mở cửa cho đầu tư nước ngoài xong rồi lại đóng cửa ngay lập tức vì có quan ngại từ các nhân vật kỳ cựu bài ngoại trong đảng.
Trước kỳ hội nghị trung ương sắp tới, chắc chắn ông Dũng sẽ tuyên truyền mạnh về các hợp đồng thương mại và đầu tư mà ông đạt được trong chuyến đi Hoa Kỳ tuần rồi, cũng như các cuộc gặp cấp cao với tổng thống George W Bush và cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ Alan Greenspan.
Thế nhưng trong bối cảnh các vấn đề kinh tế và tài chính hiện nay, không rõ các thành tựu đó có gây ấn tượng như hồi năm ngoái khi VN gia nhập WTO hay không.
Có chuyên gia nhận định rằng ngay cả khi trong đảng đang căng thẳng, Ban Chấp hành Trung ương có lẽ vẫn sẽ đưa ra quyết định dung hòa cho cả hai phe cải cách và bảo thủ.
Nhưng điều sẽ bị đe dọa chính là phong cách lãnh đạo cá nhân mạnh bạo của ông Dũng, vốn đã giúp ông thực hiện các cải tổ kinh tế - đầu tư khó khăn. Nay nó đang gặp nguy cơ bị các nhân vật thủ cựu xóa sổ và thay bằng kiểm soát tập thể đối với cải cách kinh tế và lãnh đạo toàn dân.
Tương lai kinh tế của VN đang phụ thuộc vào cán cân chính trị.
Bài phản ánh quan điểm tác giả, một nhà bình luận chuyên về Đông Nam Á cho Thời báo Kinh tế Viễn Đông (FEER) và New York Times. Ý kiến của ông không phải của BBC. Quý vị có nhận xét gì xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên phải.







Phú, Quảng Bình
Thủ tướng Dũng nhìn bề ngoài là người thích thể hiện cá nhân chứ không chỉ là phong cách lãnh đạo. Ông có xu hướng cải cách mạnh mẽ và tham vọng thực hiện được trong vòng 8 năm! Tuy nhiên, để thực hiện thành công cải cách thì đòi hỏi lâu hơn, thậm chí lâu hơn nhiều. Việc nôn nóng của ông Dũng dẫn đến những thoả hiệp bất lợi cho nhân dân và tạo điều kiện cho một bộ phận nhỏ giàu lên nhanh chống trong khi đại đa số nhân dân ngày càng khổ cực đi. Thủ tướng là đầu tàu của nền kinh tế nặng về chính sách như việt nam, chúng tôi đi sau...nếu đi chậm hoặc lùi lại...ông ấy phải chịu trách nhiệm!
Shooter, Bình Dương
Quá trình gia nhập WTO của Việt nam không phải bắt đầu từ khi ông Dũng lên ghế thủ tướng mà Việt Nam đã chuẩn bị từ trước đó những 10 năm. Ở đây, trong bài viết này tác giả cố tình sử dụng từ chia rẽ rất nhiều lần nhằm nhấn mạnh việc chia rẽ nội bộ trong bộ máy chính trị của VN. Cố tình nâng cao tầm ảnh hưởng của thủ tướng Dũng, tô vẽ nên nhiều điều mới lạ nhằm hấp dẫn người đọc để rồi đánh đổ cả một dàn bài khi tình huống lên đến cao trào nhằm kích động lòng người đọc mà đối tượng chính ở đây là người Việt trong và ngoài nước. Tôi biết, tầm ảnh hưởng của ĐCS trong lòng dân đã không còn như xưa, nhưng hãy để cho người dân Việt tự phán xét và đưa ra những chính kiến của mình. Chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến. Lịch sử không bao giờ quay lại. Thời gian sẽ minh chứng cho tất cả.
Phan Nam, HN
Theo tôi thực chất của bài viết này là 1 hình thức phản động, yêu cầu BBC đừng bao giờ đăng những bài có tính chất phản đảng cộng sản Việt Nam như thế này.
Thanh Nguyen
Tôi rất tin tưởng vào những cải cách kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tôi tin rằng Thủ tướng sẽ vượt qua khó khăn này và tin rằng Đảng ta sẽ tiếp tục ủng hộ đường lối cải cách của Thủ tướng. Tôi đồng ý với ý kiến rằng nên xóa sổ các Tổng Công ty và các Công ty trực thuộc Bộ Quốc Phòng như: Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Lũng Lô... Sự có mặt của các Công ty này gây khó khăn nhiều cho các Công ty dân sự, cạnh tranh không công bằng.
Binh, Úc
Tác giả đang nhìn sự lãnh đạo của đảng CS dưới lăng kính của chế độ tư bản đa đảng, trong đó vai trò cá nhân của người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng chứ không như chế độ XHCN sự lãnh đạo của tập thể, của đảng mới là nhân tố chủ chốt. Tôi không nghĩ đang có sự chia rẽ và đấu đá trong đảng. Nếu có thì chỉ là quan điểm cá nhân của từng người thích hay không thích chính sách cá nhân của Thủ tướng Dũng. Mà đảng CSVN là một tập thể đoàn kết nên cá nhân từng người sẽ không bao giờ thay đổi được sự lãnh đạo của tập thể. Tôi là người miền Nam nhưng tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng CS lúc này, đảng CS đã có quá thừa kinh nghiệm lãnh đạo, và gốc rễ của sự lãnh đạo của đảng là vì dân và lo cho dân từ khi đất nước còn là nô lệ.
Neo
Việc thứ nhất ở đây ta chỉ có thể phân thành 2 phe phái là phe bảo thủ và phe cải cách chứ chẳng phải là phe miền Bắc hay miền Nam, vì chưa chắc phe miền Bắc là bảo thủ và ngược lại. Thứ hai vấn đề cứ vẫn nhắc đi nhắc lại về việc có người cứ lảm nhảm về Đảng CSVN và cơ chế của nó. Ai lập ra vậy ? Người Việt Nam, chả phải người Mỹ, người Tàu, người Âu nào cả. Và vì thế khi người Việt tạo ra Đảng để lãnh đạo xã hội sẽ tự biết duy trì, sửa chữa Đảng thế nào để không bị xã hội đào thải. Một khi người dân Việt Nam đã thừa hưởng một số thành tựu, sinh hoạt giải trí của thời kỳ đổi mới đem lại, sẽ không có chuyển quay ngược trở lại và họ sẽ làm mọi giá để được hơn nữa, quy luật của sự phát triển. Ông Dũng cố gắng để đem lại phát triển cho đất nước, thế còn tốt hơn ông đem lại cái sự "ổn định lâu dài" một cấp chậm chạp cho đất nước nhưng "tiền trong túi" ông lại phát triển như một số lãnh đạo trước đây.
Unknown
Căn bệnh cơ bản nhất của các nhà lãnh đạo ĐCS hiện nay là tham quyền và tham tiền một cách vô độ dẫn đến đất nước có hậu quả như ngày nay. Nếu như các nhà lãnh đạo ĐCS học cao hiểu rộng và hạn chế tham nhũng thì đất nước không đến nỗi như vậy.
VN là đất nước đi trái quy luật. Theo quy luật thì Tiền - Chức - Quyền. Còn VN thì Chức - Quyền - Tiền. Có chức mới có tiền nên hầu như nhà lãnh đạo nào lên nắm quyền đều không có tầm nhìn xa là sẽ phát triển đất nước đến đâu mà họ chỉ nhăm nhe là trong những năm mình đương nhiệm, mình thu được bao nhiêu tiền vào túi cá nhân. Điều đó dẫn đến VN không có được một chiến lược phát triển bài bản và quy mô mà chỉ trong ngắn hạn vì thời gian ngắn hạn đó đủ để nhà lãnh đạo ĐCS vơ vét rất nhiều tiền và sau đó đất nước đi đến đâu thì họ không cần biết. Kết quả là phát sinh rất nhiều vấn đề để dẫn đến bờ vực khủng hoảng kinh tế chính trị ngày nay.
Là một người dân VN, hơn lúc nào hết, tôi mong đất nước mình phồn thịnh, dân mình được sống trong môi trường lành mạnh về chính trị và kinh tế. Với bộ máy lãnh đạo hiện nay của VN, không biết bao giờ VN mới khởi sắc.
Son Khanh, HN
Tôi không ủng hộ những chính sách kinh tế làm lợi phần lớn cho nước ngoài dẫn đến tình trạng yếu kém ngày nay của ông Dũng, nhưng tôi cũng không ủng hộ những phản ứng thái quá của những người chỉ trích ông ấy. Hơn lúc nào hết phải đoàn kết lại để vượt qua khó khăn, lấy dân làm gốc, tức bảo vệ lợi ích dân tộc. Chứ nếu đấu đá nhau thế này thì việc dẫn đến sụp đổ và tan rã nhanh chóng. Đảng hơn lúc nào hết cần tỉnh táo, rất tỉnh táo để đoàn kết toàn dân lại mới vượt qua khủng hoảng được.
ABC
Có thể nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một người lãnh đạo tài ba! Tôi tin là không có chuyện phe phái này hay phe phái kia, nhưng tôi biết là ở bất kì đâu cũng vậy, phàm Người tài năng như Thủ tướng Dũng luôn bị ganh ghét và lịch sử cũng luôn cho thấy là những người lấy lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia ra làm kim chỉ nam cho hành động như thủ tướng sẽ luôn là người chiến thắng!! Chúc Thủ tướng và gia đình luôn khỏe mạnh, sáng suốt!
Long Bien, Việt Nam
Tôi cho rằng con tàu Đổi mới đã rời bến rồi, và nó cũng đã kiếm được nhiều cá đấy chứ, đa phần người dân Việt Nam đều được hưởng lợi từ nó mà, còn bây giờ đúng lúc gặp bão mà những người chèo lái con thuyền đó lại mâu thuẫn tìm cách thể hiện ảnh hưởng của mình chắc chắn sẽ làm con tàu đi chệch hướng, bị lật nhào giữa biển và chìm nghìm là điều dễ thấy.
Hãy giương buồm và tiến lên thôi quay đầu lại là chết. Người dân lại khổ cực thiếu thốn, lúc đó mọi việc sẽ khác nhiều. Chắc chắn sẽ không còn cơ hội để lãnh đạo Đảng ngồi lại với nhau để thoả thuận chia sẻ được nữa.
Tat Thanh
Bài này viết chưa sát thực tế Việt nam, vì ở Việt Nam hiện nay chưa rõ đâu là phe cải cách, đâu là phe bảo thủ. Tác giả chỉ nhìn từ bên ngoài mà thôi. Ông Dũng chưa chắc đã phải là phe cải cách mà là người đang thể hiện tính cách cá nhân nhiều mà thôi. Việt Nam chưa có gì thay đổi đáng kể từ khi ông Dũng lên Thủ tướng mà chỉ toàn nghe ông ấy nói thôi.
Ẩn danh
Sự bất lực của ông Dũng trong kiềm chế lạm phát và trấn an giới kinh doanh đã mở rộng đường cho các thành phần bảo thủ trong đảng có cớ chỉ trích vị thủ tướng theo cải cách, vốn đã làm nhiều nhân vật kỳ cựu và lãnh đạo các tỉnh khó chịu vì cách quản lý mang tính cá nhân và không theo đồng thuận của ông.
Sao TPHCM
Phải thừa nhận rằng chuyện đấu đá này cũng bình thường thôi: Thắng thua thì cũng một phần do thời thế. Tôi rất tán thành ý kiến của bạn Thiện. Hiện tại ông Dũng sẽ chẳng bị thay nhưng vấn đề là ông Dũng có đủ khả năng vượt qua những trở lực bây giờ không. Nhưng còn một số yếu tố khác chưa được bàn đến đó là: Vai trò của ông Sang và Triết; ý thức chính trị vùng miền của những người miền Nam trong ban chấp hành TW đảng (đặc biệt là sau khi việc mở rộng HN, HN sợ Sài Gòn thôn tính kinh tế)...
Điều này có nghĩa là dù thế nào thì H.Anh hay V.Trọng cũng chẳng thể để phe miền Bắc quá lấn lướt mà ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của cả miền Nam (dù có biều hiện sự chống đối đi chăng nữa). Nếu tình hình không thuận lợi phe miền Nam vẫn nắm quyền kinh tế nhưng việc VN trở thành con hổ sẽ chậm lại.
Duy Nguyen, HCMC
Theo tôi, đánh giá của tác giải bài báo nghe tưởng chừng rất "sâu sắc" thực ra chỉ là cái "sâu sắc của một người bàng quan, ít hiểu biết về hệ thống chính trị và chính trường Việt Nam. Đồng ý mâu thuẫn về quan điểm chính trị, trong đó có đường lối ngoại giao và phát triển kinh tế là tất yếu trong bất cứ một hệ thống chính trị hay trong bất cứ một đảng nào.
Song nếu cho rằng mâu thuẫn "trầm trọng" như tác giải nêu là hết sức phiến diện, bởi lẽ nếu không chấp nhận đường lối "cải cách, hội nhập" thì các thành phần "bảo thủ" trong đảng cộng sản sẽ không đưa ông Nguyễn Tấn Dũng lên vị trí Thủ tướng (trong khi nói theo kiểu của quí vị thì ở Việt Nam rất phổ biến tình trạng "đảng cử, dân bầu").
Trinh Mpol, Hanoi
Nói chung bài viết có những cái nhìn tương đối sâu sắc và có vẻ chính xác. Con người ai cũng có chính kiến, quan điểm và xu hướng khác nhau là chuyện bình thường nên trong Đảng CS VN và bộ Chính trị chắc chắn có sự khác nhau ít nhiều về chủ trương mở cửa, cải cách nhanh hay chậm. Toàn Đảng CSVN đồng thuận về cải cách và mở cửa nhưng đúng là có nhóm cấp tiến hơn và có nhóm bảo thủ hơn; chuyện thường.
Vấn đề là ông Thủ tướng Dũng có đưa ra các chính sách phù hợp không. Không nhất thiết là cải cách, cấp tiến là hoàn toàn tốt nhất là lúc này khi nhập siêu đang tăng nhanh do kinh tế thế giới khủng hoảng trong khi nền kinh tế VN quá mở (cán cân thương mại so với GDP) lại quá non yếu nên cần phải thận trọng trong việc mở cửa theo WTO. Chính phủ đã chậm và chưa lường hết các khó khăn này. Không biết ông Dũng có "cá nhân" gì không trong việc để cho các Tập đoàn kinh tế Nhà nước mở rộng tràn lan.
Là người Bắc tuy nhiên vẫn tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của ông Dũng, một người Nam cũng như việc tôi luôn ủng hộ ông Kiệt trong dự án Đường dây 500KV mà hiêu quả đến nay ai cũng thấy. (Tất nhiên tôi không đồng tình với ông Kiệt khi quá cứng nhắc và quá kiên quyết khi dứt khoát phải xây nhà máy lọc dầu tại Dung Quất - có thể có cái riêng nào đó ở đây chăng?)
Tóm lại Thủ tướng cần mạnh dạn nhưng thận trọng hơn và tránh lãng mạn quá, mọi người nhất là Trung ương phải ủng hộ thống nhất tiếp tục cải tổ: chống tham nhũng, hạn chế đầu tư công, tăng cường phát triển hạ tầng sử dụng nguồn nhân lực và nguyên vật liệu trong nước... bên cạnh đó toàn dân phát huy tinh thần dân tộc tăng cường sử dụng hàng SX tại VN, hạn chế tiêu thụ hàng ngoại nhập nhất là những mặt hàng xa xỉ phẩm.
Trang, SG
Nói một cách vắn tắt là ngày nào mà ĐCS còn thống trị đất nước thì ngày đó người dân còn khổ. Cho dù các đảng viên CS có đoàn kết nhất trí với nhau đi nữa thì cũng không thể làm cho đất nước giàu có và văn minh bằng các nước láng giềng được bởi cái chế độ hà khắc đã cản trở sự phát triển của đất nước.
Lee, HN
Theo tôi, bài viết này dù có một số điểm thiếu căn cứ nhưng phản ánh rất sâu sắc đến tình hình kinh tế và chính trị ở Việt Nam. Thiết nghĩ VN đang rất cần có một "Putin". Chỉ có lòng yêu nước, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết thảy mới mong đưa dân tộc thoát khỏi nghèo đói hèn kém. Người dân VN phần lớn vẫn tin tưởng vào ĐCS vì vậy rất hy vọng các vị chức sắc bớt đấu đá để chuyên tâm lo cho kinh tế cứu vãn đời sống nhân dân.
Nguyen Nam Phong, Hanoi
Tôi là một công dân 8x sống dưới chế độ XHCN. Tôi nghĩ mọi vấn đề nảy sinh hiện nay là do cơ chế. Quyền lực tập trung vào một bộ phận lãnh đạo, bỏ qua quyền có thể quyết định của nhân dân. Họ, những người lãnh đạo, không tin tưởng vào nhân dân. Người dân có quyền đi bầu cử các đại biểu Quốc hội. Nhưng thử hỏi, với cách thức bầu cử như hiện nay thì làm sao có thể chọn được người tài, người có tâm huyết với nước.
Cách bầu cử chủ yếu là người dân đến nơi bầu cử, đọc tiểu sử và bầu cho người mình ưng nhất, như thế, những người có tiểu sử "đẹp" sẽ dễ được bầu nhất, để có tiểu sử "đẹp" người ta có thể đi học để lấy thật nhiều bằng cấp, mà ở Việt Nam, bằng cấp người ta có thể mua như ta mua một mớ rau ngoài chợ. Khi những đại biểu Quốc hội không có chất lượng, thì ai đảm bào rằng những vị lãnh đạo do Quốc hội bầu ra sẽ có đủ năng lực. Do đó, tôi thiết nghĩ, người dân Việt Nam cần được trao nhiều quyền hơn.
ndpdove, Đà Nẵng
Phe nhóm, nói không có cũng không phải. Nhưng nó đâu chỉ có trong mỗi ĐCSVN. Đa đảng nước ngoài chẳng phải là phe nhóm ở mức độ lớn hơn hay sao? Thử hỏi nó có phải là công nhân chiếm số đông trong xã hội không? Không đâu. Công nhân thì đào đâu ra hàng tỷ USD mà đi vận động tranh cử. Chỉ của tư sản cả thôi. Đa đảng chẳng phải là các phe trong giai cấp tư sản chia ra hay sao? Tư sản cứu sống XHCN à? Mơ cũng không có. Tiêu diệt phe XHCN là mục tiêu của tư bản.
Nguyễn Văn Trung, TP HCM
Bài nhận định này tôi cho là duy ý chí. Tác giả không hiểu gì về Đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi xin đưa ra đây lời nhận định của một vị cấp cao trong ĐCSVN nói về vai trò của ĐCSVN như sau: "Sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, song có hai thời kỳ khác nhau cơ bản: thời kỳ chính quyền chưa về tay nhân dân và thời kỳ chính quyền đã về tay nhân dân. Do có những thuận lợi và khó khăn khác nhau giữa hai thời kỳ đó, nên nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng cũng có những điểm khác quan trọng, song về bản chất lãnh đạo trong cả hai thời kỳ đó vẫn có một điểm chung cơ bản: Lãnh đạo là ngọn đuốc soi đường, là trí tuệ chỉ đường, là tổ chức, vận động, thuyết phục… không phải là mệnh lệnh hành chính đối với Nhà nước và xã hội".
Phương thức lãnh đạo của ĐCSVN đã được quy định trong Cương lĩnh năm 1991 như sau: "Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác, bằng công tác tuyên truyền thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Chủ trương lãnh đạo của Đảng phải phù hợp với quy luật và thực tiễn khách quan, phù hợp với lòng Dân, không bao giờ là mệnh lệnh hành chính đối với Nhà nước và xã hội."
Bởi vậy không có chuyện phe bảo thủ hay phe cải cách trong nội bộ ĐCSVN hay trong bộ máy chính phủ. Muốn nhận xét đúng về tình hình chính trị Việt Nam thì phải nắm bắt được về Điều lệ, cương lĩnh của ĐCSVN, về các định chế pháp luật. Qua đó mới thấy rõ bản chất của chế độ ĐCSVN.
Nguyễn Hồng Quốc, Sài Gòn
Bất cứ ai, không riêng gì ông Dũng, làm thủ tướng trong thời điểm này đều phải gánh chịu những ảnh hưởng từ những biến đổi của nền kinh tế toàn cầu và, xa hơn nữa, sự yếu kém của cả một hệ thống chính trị kéo dài mấy thập niên qua. Cái chính là sự trải đều quyền lực có phân chia giữa Nam và Bắc chẳng cho vị thủ tướng nào toàn quyền trong cải cách. Hà Nội muốn hai chữ Cộng Sản luôn song hành cùng sự phát triển của VN nhưng, xem ra, họ giống như một anh chàng muốn đuổi bắt hai con thỏ cùng một lúc!
Trần Minh Thông, Sài Gòn
Tôi không nghĩ tương lai kinh tế VN sẽ hoàn toàn nằm trong tay của nhóm bảo thủ trong ĐCSVN bởi vì dù sao VN đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập WTO, trở thành thành viên HĐBA... tức là đã vào một guồng máy vận hành không thể đảo ngược trước xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ.
Ông Dũng chẳng phải người kỹ sư vận hành bộ máy đó, cũng như ông Mạnh chẳng thể là vật cản đứt cái ròng rọc kinh tế đang được kéo lên bởi cỗ máy đó.
Ổn định nội bộ là việc phải làm trong đảng. Đối với ĐCSVN điều khác với các đảng chính trị khác là mâu thuẫn với nhau do quyền lợi kinh tế, chức quyền chứ không phải mâu thuẫn vì quan điểm, quyền lợi dân tộc.
8X, TP HCM
Cám ơn BBC đã cho đăng bài viết rất khách quan và sâu sắc này. Tôi là một viên chức nhà nước Việt Nam nên tôi hiểu khá rõ sự cạnh tranh khốc liệt trong các cơ quan công quyền của đất nước này. Thật sự là đời sống đại đa số nhân dân trong nước đang gặp khó khăn hơn theo từng ngày. Tuy nhiên, tôi tuyệt đối ủng hộ con đường của ông Dũng vì chỉ có như vậy thì tiền đồ của đất nước và dân tộc mới có hy vọng. Chúc ông luôn mạnh khỏe và thành công.
Nguyen Thieu Hy, Seoul
Trong bối cảnh hiện này, mặc dầu ông Dũng không giỏi lắm nhưng tìm trong bộ chính trị bây giờ không còn ai xứng bằng ông Dũng vì toàn bộ 14 ủy viên của bộ chính trị và ông Nông Đức Mạnh cũng chỉ là những người học hành không đến nơi đến chốn, đặc biệt là thiếu tầm nhìn về kinh tế, bảo thủ duy trì quyền lực. Nếu một trong 15 người này lên thay ông Dũng thì chỉ bóp nghẹt nền kinh tế non trẻ này, xem các doanh nhân là tư sản, là kẻ thù, bóp chết tự do tôn giáo và báo chí (mà tôn giáo và báo chí cũng đang chết).
Shenlong, Nhật Bản
Trong khi tình hình kinh tế trong nước đang rối ren, các nhân vật chủ chốt trong Đảng không lo tìm ra phương hướng giải quyết mà chỉ lo đấu đá nhau.Họ thừa biết đất nước VN chịu sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là ĐCS VN vậy mà không lo củng cố vai trò của Đảng để tạo lòng tin cho nhân dân.Trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang nỗ lực phấn đấu đưa VN đi lên thì lại có thành phần khác trong Đảng tìm cơ hội lật đổ chỉ vì quyền lực của mình bị ảnh hưởng.
Nếu như họ đem cái sức lực dư thừa đó trợ giúp ông Dũng thì có phải hay hơn không? Những bài viết đại loại như thế này thật là nhàm chán, chẳng giúp ích gì được cho đất nước VN mà chỉ càng đào sâu thêm mâu thuẫn trong Đảng.
Dân nghèo VN
Vì danh vọng cá nhân mà quên đi việc nước, đấu đá nhau thì chẳng đáng lãnh đạo, chẳng đáng để dân tin. Ông Nguyễn Sinh Hùng do có quan hệ đặc biệt với ông Mạnh đương nhiên là chống ông Dũng rồi. Nhưng ông Lê Hồng Anh và Trương Vĩnh Trọng là người miền Nam nhưng chống ông Dũng thì có lẽ nhiều người hiểu vì hai ông này chẳng có tài cán gì nhưng thích quyền lực, đâm ra ganh tị và nhân dịp đục nước thả câu thôi.
Nếu ông H.Anh mà làm Thủ tướng thì chẳng khác nào giao cho người không biết gì về y dược bốc thuốc chữa bệnh vậy. Bệnh nhân dân Việt chắc khó sống. Bỏ qua quan điểm chính trị cá nhân, với tình hình mất đoàn kết trong lãnh đạo này thì nước nào cũng tàn lụi. Chỉ tội cho dân nghèo chưa kịp hết khổ lại sắp bị tái nghèo, tái khổ.
Tran Quang Thien, TP HCM
Khi Liên Xô tan rã, chế độ CSVN chao đảo tưởng chừng rã theo. Họ học Đặng tiểu Bình, đua bàn tay cầu cứu phương Tây và thực vậy chính khối tư bản đã cứu CSVN, và cũng chính tư bản đầu tư và viện trợ ODA mạnh mẽ mới đưa nền kinh tế và xã hội VN thay đổi như ngày nay.
Các nhà lãnh đạo CS nói riêng và các cán bộ đảng viên nói chung đã được hưởng lợi nhiều nhất, còn đại bộ phận nhân dân chỉ là hưởng cơm thừa. Bây giờ kinh tế khủng hoảng , lạm phát cao các nhà lãnh đạo VN trông cậy vào ai đây để qua cơn khốn khó này? TQ chăng? Chắc không ai ngoài khối tư bản.
Người Nhật có vẻ mệt vì đã dốc hầu bao ODA vào VN quá nhiều rồi. Chỉ còn người Mỹ và số Việt Kiều mỗi năm gửi về nước hàng tỉ dollar. Tôi nghĩ Hà nội đang trông chờ vào sự hào phóng của Mỹ. Cuộc tranh chấp trong nội bộ đảng CSVN lúc này nếu có thì cũng không thể trông chờ vào nguồn tài trợ nào khác ngoài các nước tư bản. Nên các nhà lãnh đạo CSVN cũng không dám tìm người thay thế ông Nguyễn tấn Dũng để giảm ảnh hưởng của Mỹ .

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080701_viet_reform.shtml

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.07.2008 11:58:49 bởi Quang Khôi >
#1
    HongYen 03.07.2008 22:46:27 (permalink)
    Đang dạo Thư quán: 2478
     
    Cho ké đọc tin tức VN với há.
     




    Việt Nam loan báo kết quả điều vụ sập cầu Cần Thơ


    03/07/2008









    Cây cầu bị sụp hôm 26/9/2007 khiến 54 công nhân thiệt mạng và 80 người khác bị thươngHôm thứ Năm, chính phủ Việt Nam loan báo kết quả cuộc điều tra vụ cây cầu trị giá 343 triệu đô la bị sụp đổ tháng 9 năm ngoái khiến 54 công nhân thiệt mạng và 80 người khác bị thương.

    Theo tin của AP và DPA, cuộc điều tra kết luận rằng tình trạng bất cân bằng trong lớp đất làm nền móng cho cho một đài móng trụ tạm đã là nguyên nhân chính khiến một đoạn của cây cầu Cần Thơ dài 2 ki lô mét 7 bắc ngang sông Hậu trong vùng đồng bằng sông Cửu Long bị sụp đổ.

    Đoạn cầu dài 74 mét này bị sụp hôm 26 tháng 9 khi hơn 200 công nhân đang làm việc tại hiện trường, khiến hàng tấn bê tông đổ từ trên cao 30 mét xuống bờ sông Hậu làm 54 người chết, 80 người bị thương. Thi thể nạn nhân cuối cùng được đưa ra khỏi hiện trường hôm 17 tháng 10.

    Việc xây cất cây cầu Cần Thơ, được ca ngợi là cây cầu treo dài nhất vùng Đông Nam Á, khởi sự năm 2004 với sự tài trợ của Nhật và dự trù hoàn tất năm 2008.

    Cây cầu với 4 làn xe chạy được xây cất để thay thế cho những chiếc phà hiện chuyên chở mỗi ngày khoảng 87,000 hành khách và 20,000 xe hơi qua sông Hậu, một nhánh sông Cửu Long, nằm giữa hai tỉnh Cần Thơ và Vĩnh Long.

    Cho tới nay, chưa ai bị bắt giữ về vụ cầu sụp, nhưng một viên chức chính phủ nói rằng nhà thầu chính là công ty thép Taisei-Kajima-Nippon của Nhật và hai công ty phụ Nippon Koei và Chodai đã đền bù cho nạn nhân và gia đình trong tinh thần trách nhiệm cao độ.

    Tin trích lời Bộ Trưởng Xây Dựng Nguyễn Hồng Quân nói rằng Bộ Công An đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ này, dựa vào kết quả cuộc điều tra về nguyên nhân khiến cây cầu sụp đổ.

    Tin của AP cho biết ông Quân còn tuyên bố rằng tình trạng lún lệch trong phạm vi hẹp một đài móng trụ tạm là một tình huống rủi ro, khó lường trước được trong thiết kế thông thường.

     
     
    http://www.voanews.com/vietnamese/2008-07-03-voa13.cfm
    #2
      Quang Khôi 04.07.2008 07:48:13 (permalink)
      01 Tháng 7 2008 - Cập nhật 10h10 GMT





      Uc hỗ trợ Việt Nam chống tham nhũng
       










      Tham nhũng tài sản công là vấn đề lớn tại Việt Nam
      Úc cam kết tài trợ khoảng 500.000 đôla Úc cho một chương trình đào tạo chống tham nhũng cho các viên chức của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam.Loan báo được đưa ra trong chuyến thăm Việt Nam hôm 1-7 của Ngoại trưởng Stephen Smith.
      Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Úc cho biết dự án xuất phát từ chính yêu cầu của Việt Nam muốn có hỗ trợ chống tham nhũng.
       
      Tham nhũng được thừa nhận là một thách thức cho công cuộc phát triển của Việt Nam.
      Chương trình đào tạo sẽ đón nhận tối đa 25 viên chức cao cấp của Đảng Cộng sản để học về nỗ lực phát hiện và ngăn ngừa tham nhũng.
       
      Việc đào tạo sẽ được tiến hành ở Úc.
      Phía Úc nói chương trình mới này bổ sung cho những hỗ trợ trước đây của nước này cho Việt Nam, bao gồm công tác cải thiện minh bạch về hoạch định tài chính và theo dõi luồng lưu chuyển tiền.
       
      Chuyến thăm đầu tiên
      Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một bộ trưởng từ khi tân chính phủ của Thủ tướng Kevin Rudd nhậm chức.
      Chuyến thăm hai ngày cũng đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
      Ngoại trưởng Stephen Smith sẽ thảo luận với Việt Nam về một số vấn đề khu vực nhân việc Việt Nam trở thành uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc niên khoá 2008-2009.
      Thống kê chính thức cho biết tổng kim ngạch thương mại song phương đạt sáu tỷ đôla Úc vào năm ngoái.
      Hiện Úc là đối tác lớn thứ năm của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác phát triển

       
      http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=372387

      #3
        Quang Khôi 05.07.2008 00:52:05 (permalink)
        Hôm nay ghi vào sổ tay đã đọc bài:

         
        03 Tháng 7 2008 - Cập nhật 07h31 GMT

        Thanh Niên thay tổng thư ký tòa soạn
         




        Báo Thanh Niên đã lên tiếng mạnh về vụ hai nhà báo
        Tin cho hay nhà báo Đặng Việt Hoa vừa nhận vị trí Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên thay cho ông Hoàng Hải Vân.
         
        Trước đây, ông Hoa giữ chức Phó tổng thư ký tòa soạn.
        Cũng có đồn đoán rằng nhà báo Hoàng Hải Vân phải ra đi vì liên quan tới việc đưa tin hai nhà báo bị bắt.
        Sau khi hai phóng viên bị bắt hồi tháng Năm, tờ Thanh Niên từng giật tít: “Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính.”
        Trong bài báo ở mục Chính trị - Xã hội, Thanh Niên nêu ý kiến của độc giả, cho rằng “việc khởi tố, bắt tạm giam hai nhà báo là không có đầy đủ căn cứ xác đáng, không có lợi cho sự nghiệp chung.”
        Trên báo Thanh Niên, bản in, đã thay tên tổng thư ký trong mục Thông tin Tòa soạn.
        Quyền lực
        Vụ bắt giữ hai phóng viên báo Tuổi Trẻ Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến của Thanh Niên từng gây rúng động truyền thông trong nước.
        Hai nhà báo bị khởi tố bắt giam vì tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
        Khi tin vừa loan ra, các báo trong nước đã lên tiếng kêu gọi thả tự do cho hai ông Hải và Chiến.
        Đương nhiên mạnh bạo nhất là hai tờ báo chủ quản của hai ông, Tuổi Trẻ và Thanh Niên.
        Tuy thế truyền thông do nhà nước quản lý sớm im tiếng do nhận chỉ thị từ trên.
        Thư ký tòa soạn trong các tờ báo là người thay mặt tổng biên tập chịu trách nhiệm về bài vở và khai thác tin bài mỗi ngày.


        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080703_managingeditor_reshuffle.shtml

        >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

         
         
         
        >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


        04 Tháng 7 2008 - Cập nhật 16h23 GMT
        Đảng và công an họp về vụ bắt hai nhà báo

         



        Nhà báo Nguyễn Việt Chiến (trái) bị giam trong vụ án thu hút dư luận

        Một cuộc họp quan trọng cuối tháng 6 ở Hà Nội đã đề ra định hướng "về công tác tư tưởng" cho các ban ngành ở Việt Nam nhân vụ bắt hai nhà báo.
        Đây là lần đầu tiên, nhà chức trách cho các cử tọa được chọn lọc biết chi tiết về việc hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải đã khai báo ra sao.

        Cuộc họp chiều 26/6/2008, giữa Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Hội nhà báo Việt Nam đã bàn về vụ khởi tố hai phóng viên của Thanh Niên và Tuổi Trẻ.

        Các cơ quan này cũng bàn về cách xử lý dư luận báo chí trong và ngoài nước trước vụ bắt hai nhà báo và vụ khởi tố hai sĩ quan công an là Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc và Thượng tá Đinh Văn Huynh.

        Khai hay không khai
        Theo tài liệu được phát tại cuộc họp, việc bắt giữ hai nhà báo chỉ là đỉnh điểm của cuộc điều tra kéo dài một năm, xuất phát từ lo ngại nội dung tường thuật trên báo chí về vụ PMU 18 đã “tác động tiêu cực đến dư luận xã hội.”

        Văn bản 12 trang này nói rằng công an đã thẩm vấn gần 40 phóng viên, cùng các cán bộ trực tiếp điều tra vụ PMU 18.


         Nguyễn Việt Chiến khai có ghi được nội dung lời nói của một cán bộ điều tra nhưng không chịu nộp tài liệu cho cơ quan an ninh


         


        Tài liệu từ cuộc họp



        Từ những cuộc tiếp xúc này, Bộ Công an kết luận nhiều sự việc “tuy có trong vụ án nhưng bị phóng viên thổi phồng, xuyên tạc.”
        Về các phóng viên bị thẩm vấn, hầu hết được cho là đã “có thái độ hợp tác, khai báo thành khẩn, rõ ràng về nguồn tin, chủ yếu từ ông Phạm Xuân Quắc, ông Đinh Văn Huynh."

        Biên bản cũng ghi hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải "thừa nhận có nhiều thông tin tự suy diễn, thổi phồng, bịa đặt”.

        “Một số thông tin khác, họ không chịu khai báo nguồn cung cấp. Nguyễn Việt Chiến khai có ghi được nội dung lời nói của một cán bộ điều tra nhưng không chịu nộp tài liệu cho cơ quan an ninh."





        Các diễn biến từ PMU18 đến vụ thả ông Nguyễn Việt Tiến và bắt hai nhà báo đều thu hút dư luậnTất cả được đặt trong bối cảnh vụ án đối với cựu thứ trưởng Giao thông, ông Nguyễn Việt Tiến được đình chỉ.
        Cuộc họp cho thấy mục tiêu của Đảng cầm quyền và nhà chức trách tại Việt Nam hiện nay là "đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội" trong bối cảnh dư luận đặt nhiều câu hỏi về vụ án.
        Họ muốn ngành tuyên huấn phải hướng dẫn dư luận để "các tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng, rõ về bản chất sự việc, tôn trọng quyết định của cơ quan tố tụng,"

        Trong các điều gây tranh cãi nhất có quyết định phục hồi sinh hoạt đảng cho ông Nguyễn Việt Tiến.
        Đặc biệt, chính quyền lo ngại "các thế lực xấu, cơ hội, phản động, thù địch lợi dụng kích động, vu cáo, phá hoại" nhân vụ việc.
        Không chỉ chính phủ nước ngoài như Hoa Kỳ bày tỏ sự quan ngại mà các tổ chức nhân quyền quốc tế thời gian qua cũng cho rằng vụ bắt hai nhà báo là dấu hiệu báo chí bị kiểm soát chặt hơn.


        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080704_vietpresscasemetting.shtml
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.07.2008 00:22:29 bởi Quang Khôi >
        #4
          Quang Khôi 05.07.2008 01:16:16 (permalink)
          Thú vui là được đọc tin tức và nghiền ngẫm

          >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

          USAID sẽ mở rộng chương trình trợ giúp tại Việt Nam

          04/07/2008




          Cơ quan Phát Triển Quốc Tế của Hoa Kỳ , thường được gọi tắt là USAID, sẽ 'đào sâu và mở rộng' chương trình trợ giúp tại Việt nam trong các lãnh vực như ngân hàng, giáo dục và y tế trong những năm tới.

          Tin của Tân Hoa Xã cho hay trong một cuộc gặp gỡ với báo chí tại Hà Nội hôm thứ Sáu, bà Henrietta Fore, một viên chức cao cấp của USAID, nói rằng cơ quan của bà sẽ trợ giúp Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa trong nhiều lãnh vực, kể cả việc tăng cường hoạt động theo dõi và phát triển thị trường chứng khoán, cung cấp học bổng, phòng chống dịch bệnh HIV/AIDS và nạn buôn người, cải cách luật pháp và quản lý, giúp đỡ tài chánh cho những người tàn phế hoặc bị ảnh hưởng của thiên tai và giải quyết các vấn đề môi sinh.

          Tin nói rằng trong năm 2003, các chương trình do USAID tài trợ tại Việt Nam trị giá 6 triệu đô la và đã tăng lên 70 triệu trong năm 2008. Trong số 70 triệu đô la này, 45 triệu được dùng cho các hoạt động chống HIV/AIDS.

          Bà Fore, Giám Đốc Chương Trình Trợ Giúp Nước Ngoài của USAID, hôm thứ Sáu đã thảo luận với một Thứ Trưởng Tài Chính của Việt Nam và rung chuông khiam phiên giao dịch tại Trung Tâm Chứng Khoán ở Hà Nội, biểu lộ sự hậu thuẫn của USAID đối với những bieän phaùp cải cách về quản lý kinh tế của Việt Nam.

          Theo bà Fore, USAID, trước đây giúp soạn thảo các luật lệ về chứng khoán cho Việt Nam, đang thăm dò một khuôn thức mới để huy động nguồn vốn tư nhân cho các dự án phát triển hạ tầng cơ sở. Sau cuộc gặp gỡ báo chí, bà Fore đã tham dự buổi lễ nâng cấp phái bộ USAID tại Việt Nam lên thành phái bộ toàn diện.

          Trong chuyến viếng thăm Hà Nội và Sài gòn từ ngày 3 tới ngày 5 tháng 7, bà dự trù gặp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Trưởng Tài Chính Vũ Văn Ninh và Bộ Trưởng Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc.

          http://www.voanews.com/vietnamese/2008-07-04-voa11.cfm
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.07.2008 01:18:21 bởi Quang Khôi >
          #5
            Quang Khôi 07.07.2008 02:26:40 (permalink)
            Sài Gòn trên đỉnh Địa Cầu: Đường lên Bắc Cực của Nguyễn Khải
            Thursday, July 03, 2008
             






            Anh Nguyễn Khải đang cầm cờ của công ty Vicaar và tấm bảng “Saigon” tại Bắc Cực ngày 10 Tháng Tư, 2008.



            Nhóm của Nguyễn Khải đang lên trực thăng tại căn cứ Barneo để bay đến vĩ tuyến 89 độ 40', khởi hành chuyến trượt tuyết đến Bắc Cực.



            Ông Christoph Hobenreich. (Hình: Franzjosefland.com)



            Ông Georges Baumann. (Hình: Georges-Baumann.com)



            Anh Nguyễn Khải và một quân nhân Ấn Ðộ tại sân bay Longyearbyen trước khi đến căn cứ Barneo.






            Bài: Hoàng Mai Ðạt/Người Việt


            Mùa Hè này bạn tính đi nghỉ mát ở đâu? Có nên đến một nơi mà ánh sáng Mặt Trời rọi chiếu suốt ngày và suốt đêm, một nơi không có bãi cát trắng mịn mà chỉ có hàng trăm dặm tuyết trắng xóa mênh mông, băng đá lạnh cóng, chung quanh không một bóng người, không nhà cửa, và sự hiểm nguy cho tính mạng luôn rình rập đâu đó từng phút, từng giây trong luồng gió hàn khí tê buốt dưới không độ?
            Anh Nguyễn Khải đã đến một nơi hoang vu, hiểm trở như vậy: Bắc Cực.
            Bắc Cực đây không là một địa điểm ở tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ, hoặc ở Canada, mà còn xa hơn nữa, xa lắm. Bắc Cực đây cũng không là nơi mà Ông Già Nô En đang sinh sống, ngày ngày bận rộn chế tạo đồ chơi chờ dịp cuối năm để đi phân phát cho trẻ em.
            Bắc Cực đây nằm ở đỉnh đầu trên trục xoáy của Trái Ðất, chính xác tại vĩ tuyến 90 theo địa lý. Anh Nguyễn Khải có lẽ là người Việt Nam đầu tiên đặt chân tại đúng vị trí cực đỉnh của Ðịa Cầu.
            “Tôi đã tìm kiếm trên mạng Internet và không tìm ra tên của một người Việt Nam nào từng đến Bắc Cực. Thành ra có thể tôi là người Việt đầu tiên đến nơi đây,” anh nói với ký giả của nhật báo Người Việt sau khi kết thúc một chuyến du hành đầy gian nan, đòi hỏi sự chịu đựng tột cùng của thể xác và tinh thần, mà cũng rất hấp dẫn đối với những ai thích phiêu lưu mạo hiểm.
            Nguyễn Khải, 36 tuổi, đến Bắc Cực ngày 10 Tháng Tư, 2008. Trong hơn một thế kỷ qua, các quốc gia tại Âu Châu và hầu hết các nước khác trên khắp thế giới, kể cả những nơi trong vùng nhiệt đới như Ấn Ðộ, Malaysia, và Singapore đã có người đặt chân đến Bắc Cực. Riêng tại Việt Nam, chưa nghe có ai đến cực đỉnh của phương Bắc trước anh Nguyễn Khải.
            Mỗi năm, sau sáu tháng chìm trong bóng tối suốt ngày và suốt đêm, Bắc Cực bắt đầu có lại ánh sáng Mặt Trời vào cuối Tháng Ba. Kể từ đó cho đến gần hết Tháng Chín, mặt trời không bao giờ lặn tại miền băng giá này. Trong hơn một tuần vào đầu Tháng Tư mà anh Khải đã có mặt trong vùng Bắc Cực, ánh nắng luôn xuất hiện ở chân trời. Ðến cuối Tháng Sáu, Mặt Trời mọc tới điểm cao nhất mà cũng chỉ ngang tầm mắt, không lên tới đỉnh đầu như ở hầu hết các nơi khác trên Trái Ðất. Sau đó ánh thái dương bắt đầu lặn dần, nhường chỗ cho bóng đêm trong sáu tháng Mùa Ðông.
            Trong chu kỳ giữa ánh sáng và bóng tối, Tháng Tư là thời điểm nhộn nhịp, lý tưởng nhất cho các sinh hoạt của loài người tại cực đỉnh của Trái Ðất, vì mặt trời xuất hiện để ban ánh sáng trong khi băng đá vẫn còn đủ dày thuận tiện cho những chuyến đi trên mặt tuyết.
            Khác với Nam Cực, vùng Bắc Cực không nằm trên một lục địa cố định mà thật sự là một khối băng đá vĩ đại đóng trên mặt đại dương vào Mùa Ðông, tan bể thành những tảng nhỏ trôi về phương Nam trong Mùa Hè.
            Người ta đến đây với nhiều lý do: du hành trên băng đá bằng phương tiện trượt tuyết, nhảy dù từ trên phi cơ, thực hiện những cuộc nghiên cứu về khí hậu, du lịch chớp nhoáng trong vài ngày hoặc quan sát từ trên máy bay để biết nơi đây như thế nào, và mới nhất là chạy việt dã (marathon).

            Niềm ao ước lên Bắc Cực

            Lý do nào khiến anh Nguyễn Khải muốn đến Bắc Cực?
            “Tôi đã từng du lịch nhiều nơi trên thế giới, tận dụng thời gian được nghỉ làm để đi xa,” anh viết bằng tiếng Anh trong thư e-mail dành cho báo Người Việt.
            “Tôi đã đến 54 quốc gia và có mặt tại các lục địa, kể cả lục địa Nam Cực. Trong hầu hết các chuyến đi, tôi du hành như những người đeo ba-lô. Nói như vậy anh cũng thấy tất cả tiền đi làm của tôi đều dành cho du lịch.”
            “Vì một lý do nào đó, tôi thấy miền cực Bắc rất quyến rũ. Có thể vì miền đất ấy rất đẹp và có ít người đến, cho tôi cơ hội được thám hiểm một nơi mới lạ. Sau khi đến lục địa Nam Cực, tôi muốn có dịp được đi đến tận cực Bắc hoặc cực Nam của Trái Ðất,” anh Khải tâm sự.
            Người thích giang hồ đó đây này đã chào đời năm 1972 tại Sài Gòn, là con thứ 10, cũng là con trai út, trong một gia đình có 11 anh chị em. Anh đoàn tụ với gia đình tại Toronto, Canada vào năm 1992, tốt nghiệp Khoa Học Ðiện Toán tại University of Toronto, đến thành phố San Jose, tiểu bang California năm 2000. Nay anh viết nhu liệu điện toán cho công ty Cisco.
            “Khi nghe tôi bày tỏ ý định đi Bắc Cực, ông anh liền nói, ‘Bộ hết chỗ đi sao lại chọn chỗ đó.’ Nói vậy nhưng rồi anh cũng trợ giúp tôi. Còn cô em thì la lên, ‘Trời ơi, điên rồi! Bộ hết chuyện làm rồi sao mà lại muốn đi Bắc Cực?’” anh Khải cười khi kể lại cho ký giả nghe qua điện thoại ngày 2 Tháng Bảy. Người anh của anh tên là Khang và cô em út tên là Khuê.
            “Mẹ tôi chỉ nói con hãy cẩn thận. Bà đã lớn tuổi, chắc cũng quen sau những lần nghe tôi nói tôi sắp đi chơi xa. Bà tưởng Bắc Cực cũng giống mấy nơi khác mà tôi từng đi,” anh kể.
            Hầu hết những chuyến đi Bắc Cực được thực hiện bằng phi cơ. Từ các quốc gia trên thế giới, những người ghi danh tham dự cần bay đến Longyearbyen, một thị trấn nằm trên quần đảo Svalbard và thuộc về Na Uy. Với trên 2,000 cư dân, Longyeardbyen là thị trấn có từ 1,000 dân trở lên nằm gần Bắc Cực nhất. Từ Longyearbyen, người du hành được trực thăng hoặc phi cơ chở đến trại Barneo (có khi được viết là Borneo) để có thể tiếp tục hành trình trên mặt băng đá đến Bắc Cực.
            Trại Barneo do người Nga thành lập dành cho những công tác nghiên cứu khoa học hoặc những chuyến du hành đến Bắc Cực. Vì tình trạng tảng băng thay đổi vị trí từng ngày, người Nga phải dựng lại trại mỗi năm trong Mùa Xuân.
            Tại căn cứ Barneo, tùy theo sự lựa chọn dựa trên khả năng và thể lực của người tham dự, họ được trực thăng thả xuống một địa điểm xa hoặc gần Bắc Cực ở bên trên vĩ tuyến 89, để thực hiện giai đoạn quan trọng nhất đến vĩ tuyến 90 trong hành trình của họ. Nếu không có sức khỏe để đi trên mặt tuyết, người ta vẫn có thể đến thẳng Bắc Cực bằng trực thăng hoặc quan sát từ trên phi cơ. Chi phí cho các loại dịch vụ khác nhau của các công ty được ghi nhận là từ $9,000 đến trên $27,000 Mỹ kim.
            “Tôi đã tốn $26,000 chưa kể tiền vé máy bay và những chi tiêu khác,” anh Khải cho biết. “Tổng số tiền có lẽ là trên $30,000.”
            Anh đã chọn công ty Vicaar để thực hiện chuyến đi Bắc Cực. Ðối với những ai muốn trượt tuyết đến Bắc Cực, công ty này có bốn lựa chọn từ dễ đến khó: touch (“biết sơ qua” trong 4 ngày với 3 ngày trượt tuyết), challenge (“thử thách” trong 6 ngày với 5 ngày trượt tuyết), adventure (“phiêu lưu” trong 9 ngày với 8 ngày trượt tuyết, và extreme (“cực khó” trong 18 ngày với 17 ngày trượt tuyết). Anh Khải đã chọn “phiêu lưu.”
            “Tôi đã từng du hành khá nhiều nên tôi muốn đẩy mình xa hơn, xem thử sức chịu đựng của tôi đi đến đâu. Bắc Cực là mục tiêu hoàn toàn đúng cho ý muốn của tôi,” anh Khải nói.
            “Bắc Cực đúng là một nơi đặc biệt trên Trái Ðất. Mặc dù nhiều người, kể cả tôi, ao ước được đến nơi đó, thế nhưng thật sự Bắc Cực chỉ là một địa điểm không có gì để ngắm nghía. Hành trình đến đó mới quan trọng, ít nhất là đối với tôi.”
            “Một chuyến đi Bắc Cực sẽ cho tôi nếm được cảm giác của người thám hiểm, một cách tài tử hoặc trong ao ước được trở thành người thám hiểm, cho dù ngày nay không khó như mấy thập niên trước.”

            Ai có khả năng đến Bắc Cực?

            Polar Explorers, một chi nhánh của công ty The Northwest Passage tại Canada, đã viết rõ những điều kiện dành những ai muốn đến Bắc Cực:
            “Chuyến đi này dành cho người khỏe mạnh và nôn nóng muốn tự đẩy mình xa hơn về thể lực và tâm lý. Tuy trượt tuyết rất cần thiết, khả năng này không là điều kiện quan trọng (vì sự di chuyển cũng giống như đi bộ trên hai cây trượt đeo vào chân). Bạn cần phải có tim mạch chịu đựng dẻo dai và khả năng kéo xe trượt tuyết nặng (từ 30 đến 40 kí-lô) trong nhiều giờ đồng hồ mỗi lần.”
            “Ðến cuối ngày, khi mà chúng ta ngưng di chuyển, điều đáng chú ý là bạn cần có năng lực dự trữ để dựng lều, đun tan tuyết để pha trà hoặc cocoa, và nấu ăn. Quan trọng nhất là bạn cần có khả năng kiểm soát nhiệt độ trong cơ thể để cho bạn không bị lạnh quá hoặc nóng quá trong lúc di chuyển.”
            “Chuyến đi sẽ diễn ra trong hoàn cảnh cực lạnh, và sống trong sự lạnh buốt đó 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày có thể là một thử thách lớn. Bạn không cần là một lực sĩ hạng thế giới để tham dự và tận hưởng chuyến đi, thế nhưng mỗi một cân lượng của sự tập dượt và chuẩn bị sẽ giúp chuyến đi được lý thú và an toàn hơn.”
            Ðể chuẩn bị, anh Nguyễn Khải đã tập thể dục trên máy stairmaster trong gần ba tháng, năm ngày mỗi tuần. Ðối với những ai nghĩ rằng họ cần phải có một vóc dáng to lớn để chinh phục Bắc Cực, kích thước của anh Khải cho thấy họ không cần như vậy. Anh là người tầm thước, cao 5 feet 4 inches (1.6 mét), nặng 120 pounds (54.4 kí lô).
            Vào cuối Tháng Giêng, anh bay từ San Francisco đến Barrow, một thị trấn nằm cực Bắc của tiểu bang Alaska, để tập dượt sống ở nơi cực lạnh và thử nghiệm các dụng cụ. Barrow là trị trấn xa nhất về phương Bắc của nước Mỹ, nằm ven biển Bắc Cực và có trên 4,000 cư dân.
            Trong buổi chiều đầu tiên tại Barrow, anh Khải kể trong nhật ký đăng trên một trang blog: “Marleen rất thân thiện (Marleen là một phụ nữ làm việc tại khách sạn). Hầu hết những người ở miền Bắc đều rất thân thiện, có lẽ vì thời tiết và sự cô lập. Marleen đề nghị tôi đi dạo với bà. Trước khi rời khách sạn, chúng tôi làm một ly trà nóng. Ngay khi bước ra ngoài trời, ly trà của tôi đã mau nguội.”
            “Vì muốn uống nước trà để được ấm, tôi không đeo mặt nạ. Thật là một sai lầm. Mặt của tôi bị đông lạnh gần như ngay tức khắc. Tôi cầm ly trà áp sát vào mặt để giữ hơi ấm, thế nhưng càng tai hại hơn vì mặt tôi có hơi ẩm. Tôi không có cảm giác trên mặt. Marleen phải tháo găng tay, chà tay ấm lên mặt để giúp tôi được ấm (...)Tôi học được một bài học: Phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước ra ngoài.”
            Trong ngày hôm sau anh đi được một dặm. “Ðó chẳng là bao nhiêu. Tôi cần phải đi gấp đôi, gấp ba hoặc gấp bốn lần như vậy. Tôi cũng cần phải đeo trên lưng những thứ nặng.”
            Cũng trong nhật ký viết bằng Anh ngữ, anh cho biết hầu hết các quán ăn Á Châu ở Barrow đều do người Ðại Hàn làm chủ. Một phụ nữ Ðại Hàn nói rằng bà thích sống ở Barrow vì nơi đây yên tịnh, không có những người Ðại Hàn “ganh đua” như ở Los Angeles. Anh cũng nghe nói có vài người Việt Nam sống nghề lái xe taxi ở đây mà anh mong được gặp.
            Trong những ngày tập dượt tại Barrow, Nguyễn Khải khám phá “tay của tôi bị lạnh rất nhanh.” Thế nhưng sau một thời gian thì anh cũng cảm thấy ấm áp như là “cơ thể của tôi đã ra lệnh cho trái tim hãy làm việc nhiều hơn để bơm hơi nóng và máu đến khắp cơ thể.” Anh đã thất vọng vì kiếng che mắt (goggles) bị mờ mặc dù được quảng cáo có khả năng giữ kiếng được trong suốt. Quần áo ấm lót ở bên trong cũng không mang lại hiệu quả giữ hơi ấm. Riêng những cặp vớ bằng lông cừu và lụa thì “làm việc như ảo thuật. Chân không bị ướt, rất thoải mái và ấm.”

            Hành trình tìm Bắc Cực từ đầu thế kỷ 19

            Trước khi Nguyễn Khải chuẩn bị cho cơ thể của anh thích ứng với khí hậu khắc nghiệt tại miền băng giá, nhân loại đã bị thu hút bởi Bắc Cực từ mấy trăm năm trước. Trong thế kỷ thứ 16, có những người tin rằng Bắc Cực là một khối băng đá đóng trên mặt đại dương. Vào đầu thế kỷ thứ 19, người ta ao ước tìm được một “thông lộ” dành cho tàu bè xuyên qua khối tảng băng lớn như một lục địa, nối liền Ðại Tây Dương với Thái Bình Dương.
            Người đầu tiên được ghi nhận có ý định tìm vị trí của Bắc Cực là ông William Edward Parry, một sĩ quan hải quân Anh. Vào năm 1827, đội thám hiểm của ông chỉ tiến tới đường vĩ tuyến 82 độ 45', còn rất xa vĩ tuyến 90 của Bắc Cực. Ðến năm 1871, thảm họa xảy ra ông Charles Francis Hall, một người Mỹ cầm đầu một đội thám hiểm đến Bắc Cực.
            Cũng với sự khao khát tìm đến tột đỉnh của phương Bắc, vào năm 1895 hai nhà thám hiểm Na Uy Fridtjof Nansen và Fredrik Hjalmar Johansen đã vượt xa hơn. Họ rời một chiếc tàu và trượt tuyết đến vĩ tuyến 86 độ 14'. Hai năm sau, kỹ thuật gia Thụy Ðiển Salomon August Andrée và hai người đồng hành đã dùng khinh khí cầu để bay đến Bắc Cực. Thế nhưng khinh khí cầu của họ bị vướng mắc tại một hòn đảo cách xa Kvitoya khoảng 300 cây số về phía Bắc. Di cốt của họ được tìm thấy trên đảo cô độc này vào năm 1930.
            Ðược chú ý nhất, và cũng sôi nổi nhất, là cuộc “ganh đua” giữa hai người Mỹ mà cho đến 100 năm sau sự tranh luận vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Nhà thám hiểm Frederick Albert Cook đã tuyên bố đặt chân đến Bắc Cực vào ngày 21 Tháng Tư, 1908. Cùng đi với ông là hai thổ dân Inuit. Thế nhưng ông không có chứng cớ xác thực để thuyết phục dư luận, và qua những vụ lừa gạt sau này, người ta càng nghi ngờ ông không thật sự đặt chân trên đỉnh của Trái Ðất.
            Người có chứng cớ cụ thể hơn là kỹ sư hải quân Mỹ Robert Edwin Peary. Ông tuyên bố đến Bắc Cực vào ngày 6 Tháng Tư, 1909. Ðội thám hiểm của ông còn một người Mỹ và bốn thổ dân Inuit. Như ông Cook, hành trình của ông Peary đi xuyên qua miền Bắc Canada để đến Bắc Cực. Mặc dù đáng tin tưởng hơn ông Cook, ông Peary vẫn để lại những chi tiết mà cho đến nay một số người vẫn nghi ngờ ông chưa thật sự đến vị trí chính xác của Bắc Cực.

            Lên đường đến Bắc Cực

            Sau mấy tháng chờ đợi, luyện tập cơ thể và chuẩn bị tinh thần, đến cuối Tháng Ba 2008 anh Nguyễn Khải đáp một chuyến bay từ San Francisco, tiểu bang California đến thủ đô Oslo, Na Uy để bắt đầu “một chuyến đi lớn nhất trong đời tôi. Ðây không chỉ là một chuyến du hành mà có gì đó lớn hơn rất nhiều. Một chuyến phiêu lưu trong cuộc đời của tôi,” anh viết trong nhật ký.
            Từ Oslo, anh bay đến thị trấn Longyearbyen nằm trên quần đảo Svalbard. Trên nhật ký blog, kỹ sư điện toán Khải cho thấy anh đã có niềm ao ước đến cực Bắc từ lâu. “Ðây là lần thứ nhì tôi đến Longyearbyen. Ba năm trước tôi từng đến đây để quan sát thị trấn, tìm hiểu những nhóm tổ chức thám hiểm Bắc Cực. Tôi cũng tìm xem có cơ hội nào chăng để có thể tham dự một chuyến đi vào phút chót với giá rẻ, như tôi từng có tại Punta Arena trong chuyến đi lục địa Nam Cực.”
            “Thị trấn này vẫn vậy, chỉ khác là có thêm tuyết và sáng sủa hơn. Mặt trời tỏa ánh sáng rực rỡ. Phi công từng nói nơi Longyearbyen đang lạnh -17 độ C, mà tôi cảm thấy ấm hơn, chỉ lạnh chừng -10 độ C mà thôi. Ðón tôi tại phi trường là anh Mikhail, một nhân viên của công ty Vicaar,” anh viết trên trang nhật ký đề ngày 28 Tháng Ba.
            Ngoài khí lạnh ở độ âm trong Mùa Xuân, điểm đặc biệt mà anh Khải nhận ra ngay lập tức là vật giá đắt đỏ tại Na Uy.
            “Giá thực phẩm mắc quá sức tưởng tượng,” anh viết. “Tôi đã trả 27 đồng kroner, khoảng $5.5, cho một chai Pepsi nửa lít. Và bạn biết không, người ta không cho uống nước miễn phí trên phi cơ! Tôi không biết họ nghĩ sao, chẳng lẽ cho hành khách chết khô trên chuyến bay dài bốn tiếng đồng hồ (từ Oslo đến Longyearbyen). Tôi phải trả $4 cho một chai nước lạnh. Tôi còn nhớ tôi từng trả $16 cho một bữa ăn tại McDonald's ở Oslo ba năm trước đây.”
            Trong mấy ngày chờ đợi tại Longyearbyen, anh Khải xem xét, thử lại các dụng cụ cần thiết cho hành trình gian nan sắp tới, tiếp xúc với các bạn du hành từ những quốc gia như Ý, Tây Ban Nha, Ecuador, Ấn Ðộ, và Singapore, và lang thang ngoài phố vắng vẻ, chỉ có những dãy nhà nằm im lìm trong tuyết trắng. Nhà du hành từ miền nắng ấm California này cũng tham dự một chuyến đi ngắn vào sâu trong hang động được hình thành trong một khối tảng băng.
            “Lần trước tôi đến đây trong Tháng Năm. Vì lúc đó trời đã ấm áp nên tất cả những hang động trong tảng băng đều đóng cửa bởi có nước ở bên trong hang,” anh Khải viết. “Tôi tự hứa với chính mình rằng nếu có cơ hội trở lại Longyearbyen, tôi sẽ đi xem hang động trong tảng băng.”
            Bên trong hang động có nhiều thạch nhũ nhọn, đẹp lạ lùng và cũng rất nguy hiểm. Anh Khải viết: “Hang động không kỳ ảo như những động thạch đá vôi mà tôi từng xem trước đây. Thế nhưng hang động ở đây đặc biệt vì nằm trong tảng băng. Trong hang có thạch nhũ có hình dạng như cây Nô-En trên mặt băng, như đèn chandlier từ trên trần nhà và có những bức tường trong như thủy tinh. Thế nhưng hang động cũng rất nguy hiểm vì mặt đá rất trơn trượt.”
            Trên đường ra ngoài hang đá, anh Khải bị trượt chân, ngã ngửa ra đằng sau, và đập đầu vào một khối băng đá. “Rất may tôi không bị sao hết vì cơ thể của tôi nhận hầu hết sự va chạm. Tôi chỉ bị u nhẹ đằng sau đầu. Thế nhưng tôi đã hoảng hốt khi thấy có gì đó chảy ra từ tóc của tôi (...)Nó chỉ là đá tan chảy thành nước từ trên đầu của tôi. Hú hồn!”

            Trượt tuyết đến vĩ độ cuối cùng

            “Tôi đang nôn nao một cách chính thức,” anh Nguyễn Khải viết trên trang nhật ký blog đề ngày 1 Tháng Tư, 2008.
            Tựa đề của trang này nói lên niềm hân hoan sau nhiều ngày, nhiều tháng chờ đợi của anh: “Tôi đang trượt tuyết đến vĩ độ cuối cùng!”
            “Ðúng vậy, chúng tôi bắt đầu lên đường đến Bắc Cực theo đúng chương trình ngày 2 Tháng Tư,” anh viết.
            Một chuyện đã xảy ra không đúng chương trình. Ban đầu anh Khải tưởng nhóm thám hiểm của sẽ có chừng 12 người. Thế nhưng đến phút chót nhóm chỉ còn bốn người, kể cả chuyên viên dẫn đường. Nhóm hải quân Ấn Ðộ muốn đi riêng, các ký giả Ý muốn chuyến đi ngắn hơn, nhóm Tây Ban Nha có người Tây Ban Nha hướng dẫn, thành thử nhóm của anh Khải chỉ còn ba người mà trong đó có anh và Sergei là hai người mới tham dự một chuyến thám hiểm Bắc Cực lần đầu tiên. Ðến phút chót có một người thứ tư tham dự.
            Rất may cho anh Khải trong “chuyến đi lớn nhất trong đời tôi,” vì người hướng dẫn nhóm của anh là một tên tuổi quen thuộc trong thế giới phiêu lưu mạo hiểm ở những nơi tuyết giá. Ông Christoph Hobenreich, 40 tuổi, là người Áo, từng tốt nghiệp tiến sĩ địa lý học, giáo sư môn thể thao, có chứng chỉ hướng dẫn leo núi và trượt tuyết.
            Tiến Sĩ Hobenreich đã hướng dẫn người khác đến Bắc Cực ít nhất 10 lần, và cũng từng cầm đầu nhiều chuyến leo núi trên thế giới kể cả Hy Mã Lạp Sơn, Karakoram, Causasus, Andes và Phi Châu. Ông cũng từng điều hành căn cứ nghiên cứu Vinson của Hoa Kỳ tại Nam Cực.
            Thành quả lẫy lừng nhất trong đời ông Hobenreich là chuyến thám hiểm Franz Joseph Land (tên của một hoàng đế), một quần đảo hoang dã thuộc lãnh thổ Nga, nằm trong biển Barents và chỉ cách Bắc Cực 900 cây số. Ông thực hiện chuyến đi cùng với một đồng hương Áo và hai người Nga, cộng thêm một con chó.
            Vào Mùa Xuân 2005, chỉ với ván và xe trượt tuyết, đội của ông Hobenreich đi lại một “thông lộ” nối liền Châu Âu và Châu Á. Lần cuối cùng loài người vượt qua hành trình đầy hiểm trở này là vào năm 1873. Ðội của ông Hobenreich khám phá miền đất Franz Josef Land vẫn trinh nguyên như một đội thám hiểm Áo-Hungaria từng thấy hơn 130 năm trước. Giữa nơi hoang dã, các nhà thám hiểm nhận thấy hàng ngàn tổ chim trên các vách núi và rêu nhiều màu xuất hiện trong mùa ở miền băng giá. Ông Christoph Hobenreich đã viết sách về chuyến đi đó (Expedition Franz Josef Land).
            Người thứ nhì trong đội của anh Khải cũng có nhiều kinh nghiệm trên miền Bắc Cực là ông Georges Baumann, một nhà thám hiểm Pháp. Ông đi theo nhóm của anh Khải vào phút chót chỉ nhằm thí nghiệm những dụng cụ mà ông muốn dùng trong một chuyến vào đầu năm sau.
            Trong hành trình vào Tháng Giêng 2009, ông Baumann muốn đi một mình từ Tây Bá Lợi Á ở bên Nga, vượt qua miền Bắc Cực để đến Canada. Không chỉ đi bộ và trượt tuyết, ông còn phải bơi qua biển lạnh tại vài nơi và không cần sự trợ giúp của một ai. Mặc dù từng thất bại một lần, ông Baumann muốn đi một lần nữa. Cùng lúc muốn trở thành người đầu tiên trên thế giới thực hiện một hành trình như vậy, ông Baumann có viết trên trang mạng của ông: “Ði bộ 1,800 cây số trong sự cô độc để gây quỹ cho hai tổ chức chuyên trợ giúp trẻ em đang bị đau khổ.”
            Người thứ ba trong nhóm của anh Khải là ông Sergei, một phó giám đốc công ty cung cấp dụng cụ y khoa. Anh viết vài dòng về ông như sau: “Mặt khác, ông Sergei không có vẻ gì chuẩn bị cho chuyến đi này. Ông ta vẫn còn trong trạng thái làm việc. Ông mang theo hồ sơ, tài liệu và vẫn gọi về những người làm việc tại cơ sở của ông. Hy vọng ông đừng chờ đợi chúng tôi phải lo hết cho ông. Ðây không là một chuyến nghỉ Hè hoặc là một chuyến du lịch ở Phi Châu.”

            Chín ngày gian nan đến Bắc Cực

            Kể từ ngày 2 Tháng Tư, sau khi đến trại Barneo, anh Nguyễn Khải không thể viết nhật ký trên blog như trong mấy ngày trước đó, mà chỉ có thể dùng điện thoại vệ tinh để gởi đánh mật mã và gởi về trang mạng ghi nhận những sự kiện nổi bật nhất trong ngày.
            Trại Barneno nằm về phía Nam vĩ tuyến 89. Vì băng đá đang trôi về phương Nam khá nhanh, ông Christoph Hobenreich quyết định di chuyển về hướng Ðông Bắc khoảng gần một độ và tận dụng dự di chuyển của băng đá. Như một cuộc hành quân trên chiến thường, trực thăng đã thả đội của Khải xuống vĩ tuyến 89 độ 40'. Từ đó họ đi bộ tiến về hướng Bắc Cực dựa theo máy GPS (Hệ Thống Ðịnh Hướng Toàn Cầu).
            Những đoạn mật mã ngắn gọn, được anh Khải gọi đùa là “Da Nguyen Code,” được giải mã như sau:
            2 Tháng Tư: Chúng tôi đến trại Barneo an toàn. Tôi cảm thấy khỏe. Nhiệt độ là -35 độ C. Băng đá đang trôi nhanh về hướng Nam. Khởi hành từ nơi nào là điều chúng tôi chưa biết. Phong cảnh đẹp không thể ngờ.
            3 Tháng Tư: Tôi ngủ ngon trong đêm qua. Băng đá vẫn trôi rất nhanh. Chúng tôi ở lại trại, sẽ thám hiểm chung quanh vùng trong lúc chờ đợi. Nhiệt độ vẫn -35 độ C và có gió. Tôi đang giữ cho cơ thể được ấm.
            Chúng tôi tập dượt đi bộ trong vùng lân cận. Ði tốt nhưng hơi mệt. Không biết 7 ngày sắp tới sẽ ra sao. Tôi có một bữa ăn liền khá ngon. Băng đá trôi nhanh hơn, 14 cây số kể từ ngày hôm qua. Chúng tôi sẽ bắt đầu trượt trên băng đá vào lúc 11 giờ trưa mai.
            4 Tháng Tư: Ông Georges Baumann gia nhập nhóm của chúng tôi. Quá tốt vì có sự trợ giúp của ông. Trực thăng thả chúng tôi xuống vị trí 89 độ 40'. Chúng tôi bắt đầu trượt tuyết. Trời rất lạnh, thế nhưng sự di chuyển giúp cơ thể được ấm.
            5 Tháng Tư: Ngày hôm qua chúng tôi đi được 1.5 cây số. Ngày hôm nay chúng tôi đi được 7 cây số. Băng đá không còn trôi như trước. Có lẽ ngày mai sẽ khá hơn. Sẽ ăn tối và đi ngủ liền.
            6 Tháng Tư: Ðính chánh. Ngày hôm qua chúng tôi đi bộ được 12 cây số mà không có tình trạng trôi băng. Ngày hôm nay tảng băng trôi chậm 300 mét/giờ. Chúng tôi đi bộ 7 cây số với băng đá đang trôi. Khoảng cách còn cách xa Bắc Cực khoảng 32 cây số.
            Tôi đang nấu ăn, món ba chỉ với mì ăn liền. Ghê thấy mồ (yuk), nhưng tôi cần chất mỡ. Tôi cũng trộn thêm nước uống power drink nóng, chocolate và sữa, nhưng sữa nếm chua như cheese. Thêm một cái yuk.
            7 Tháng Tư: Ðịa thế rất hiểm trở để di chuyển, có nhiều dãy đồi băng đá. Chúng tôi đi được 7 cây số. Cách Bắc Cực khoảng 29 cây số. Hầu như không có tình trạng trôi băng.
            (Nhân dịp nói chuyện với ký giả sau này, anh Khải cho biết đường đi rất lồi lõm, gập ghềnh, nguy hiểm trên băng đá trơn trợt, không dễ như trượt tuyết mà người ta thường nghĩ. Gặp núi tuyết cao thì phải tìm cách vượt qua. “Có lúc quá mệt mỏi nhưng tôi cố gắng không ngã gục, vì ngã là sẽ chết,” anh kể lại).
            Tôi nấu món chili của người Mễ Tây Cơ với thịt ba chỉ. Không tệ chút nào. Tôi thèm uống một lon coke trong lúc đi bộ trên băng đá. Lạ ha! Ðây có thể là quảng cáo tốt cho Coca Cola.
            Tôi toát mồ hôi rất nhiều trong lúc đi bộ. Mỗi đêm, bên trong lều trông giống phòng giặt quần áo. Chúng tôi đun nhiều nước (lấy từ tuyết), và uống như con lạc đà. Tôi phải đi ngủ liền.
            8 Tháng Tư: Mỗi ngày và mỗi đêm đều tốt đẹp cho đến hôm nay. Có sương mù và khó thấy đường. Chúng tôi còn cắm trại, chờ đợi thời tiết khá hơn. Trong lều thì rất ấm.
            Băng đá lại trôi nhanh với tốc độ 600 mét/giờ. Chúng tôi nghe có đội chó kéo xe ở chung quanh. Rất vui khi biết có người sống gần đây.
            Chúng tôi được nghỉ ngơi. Thời tiết bây giờ tốt. Có thể chúng tôi sẽ bắt đầu đi bộ để bù lại thời gian nghỉ.
            9 Tháng Tư: Chúng tôi không đi bộ cho đến sáng hôm nay. Một ngày đẹp trời để đi bộ. Chúng tôi chỉ đi được 5 cây số ngày hôm nay. Trực thăng sẽ đến đón chúng tôi vào ngày mai và đưa đến Bắc Cực, và rồi trở về đất liền (đó là về Longyearbyen). Ngày mai là một ngày trọng đại. Tôi nôn nao quá.
            10 Tháng Tư: Chào mọi người, tôi đang ở Bắc Cực.

            Sài Gòn trên đỉnh Ðịa Cầu

            Trong thời gian đứng ở đúng vĩ tuyến 90, anh Nguyễn Khải đã ăn mừng, uống champagne với ba người bạn đồng hành và chụp hình lưu niệm, hình đứng và hình nằm trên tuyết. Những bức hình cho thấy sự mệt mỏi đồng thời niềm hân hoan từ thành quả đạt tới đích.
            Trong một bức hình, anh Nguyễn Khải đã cầm cờ màu xanh dương của công ty Vicaar và đặt đúng vị trí của Bắc Cực, như hầu hết các thân chủ khác của công ty này từng làm. Thế nhưng khác với tất cả những người du hành từng đến đây, anh Khải đã mang theo một chút quê hương Việt Nam mà đến phút chót anh mới thể hiện một cách hãnh diện ở tột đỉnh của cuộc hành trình lớn nhất trong đời. Ðó là một tấm bảng nhỏ mang chữ “Saigon.”
            “Tôi từng thấy những tấm bảng chỉ hướng đến các thành phố nổi tiếng tại Bắc Cực, nên tôi cầm theo tấm bảng Saigon, cất nó ở trong túi xách từ lúc rời California,” anh nói qua điện thoại với ký giả. “Tôi muốn nơi đó có một tấm bảng chỉ về hướng quê hương của tôi.”
            Trên các trang nhật ký cũng như qua những lần liên lạc ban đầu với ký giả báo Người Việt, anh Khải không nhắc đến tấm bảng “Saigon” mà anh đã cất giữ trong hành trang đến cực Bắc của Trái Ðất. Tuy vậy, anh đã không quên nó trong những giây phút phù du chỉ xảy ra một lần trong đời người. Như một người bạn đồng hành, tấm bảng “Saigon” đã nằm trong túi xách, lên đường cùng với anh Nguyễn Khải, vượt qua hàng nghìn dặm từ San Francisco đến Oslo, ghé qua Longyearbyen và trại Barneo, trước khi xuất hiện trong giây phút hân hoan nhất trong đời của anh Khải.

            Về lại California ngọt ngào

            Trong vài ngày ở lại Na Uy, anh Khải mua vài món lưu niệm kể cả một cây gậy chống tuyết mà anh đã sử dụng trên đường đến Bắc Cực. Anh muốn mua trọn bộ ván và gậy trượt tuyết, nhưng vì không còn đủ tiền nên anh chỉ mua một cây gậy mà thôi.
            Trên trang nhật ký đề ngày 16 Tháng Tư, anh viết, “Như một giấc mơ. Ðến Bắc Cực là một giấc mơ. Không có khái niệm về thời gian. Mặt Trời mọc suốt 24 tiếng đồng hồ. Tất cả đều một màu trắng. Không khí luôn luôn cực lạnh. Mọi công việc đều đều giống nhau mỗi ngày. Và tất cả đều như không có thật mà lại có thật. Tôi rất vui là tôi đã sống được giấc mơ này.”
            “Ðêm qua, sau khi về từ sở làm và ăn tối, tôi bỗng thèm ngọt. Tôi mở tủ lạnh, thấy mứt chanh mà mẹ tôi đã làm khi bà đến thăm tôi vài ngày trước khi tôi khởi hành đi Bắc Cực. Mấy miếng mứt chanh ấy ngon và ngọt vô cùng,” anh Khải viết.
            Anh đang dự định viết lại chuyến đi Bắc Cực bằng tiếng Việt. Mặc dù đã hết tiền và mới trở về từ một hành trình đầy ắp ấn tượng, anh Khải đang bắt đầu dành dụm để thực hiện “một chuyến đi đến cực đỉnh Nam Cực” trong tương lai. Một bà chị ruột đã hứa cho cậu em Khải một hoặc hai ngàn đô-la, anh tâm sự với ký giả.
            “Tôi thích được tự do, được có khả năng đi đó đi đây, đến những nơi khác lạ,” anh nói. (h.d.)
             
            http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=81047&z=1
             
            #6
              Quang Khôi 08.07.2008 00:34:00 (permalink)
              caí vui là viết mỏi tay rồi post thì mỏi mắt; nhưng có cái vui cuả post.
               




              Việt Nam xem xét đề xuất diễn tập hải quân chung với Hoa Kỳ



              27/06/2008



              Một viên tướng của Hải quân Mỹ nói rằng Việt Nam đang nghiên cứu một đề xuất mà ông đã đưa ra trong tuần này, để hai nước mở những cuộc diễn tập hải quân chung. Đề xuất được đưa ra nhân dịp có chiếc tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ đang hoạt động tại Nha Trang. Thông Tín Viên đài VOA Al Pessin ở trụ sở Bộ Quốc Phòng có thêm chi tiết.






              Phó Đô Đốc Doug Crowder, Tư lệnh các lực lượng Hải quân của Hoa Kỳ trong vùng Tây Thái Bình Dương và khắp vùng Ấn Độ Dương Phát biểu với báo chí trên con tàu bệnh viện Mercy, Phó Đô Đốc Doug Crowder, Tư lệnh các lực lượng Hải quân của Hoa Kỳ trong vùng Tây Thái Bình Dương và khắp vùng Ấn Độ Dương, nói rằng hôm thứ Năm, ông đã có một buổi nói chuyện thân mật với Phó Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân Việt Nam, và đôi bên đã thảo luận chuyện phát triển giao tiếp giữa Hải quân hai nước.

              Phó Đề đốc Crowder nói tiếp: "Chúng tôi không nhắm đến bất kỳ dự án cụ thể nào. Chúng tôi chỉ đồng ý rằng chúng tôi sẽ làm việc thông qua các cơ quan, và thông qua hai chính phủ. Tôi đã đưa ra nhiều đề xuất để họ tham gia một vài cuộc diễn tập. Thực ra, trong tuần này, có 5 sĩ quan quân đội Việt Nam đến quan sát một trong những cuộc diễn tập quân sự song phương của Hoa Kỳ tại Singapore, với tư cách là khách mời."

              Phó Đô Đốc Crowder còn nói rằng các sĩ quan quân đội Việt Nam đã nhiều lần quan sát các cuộc diễn tập của Hải quân Mỹ với nhiều nước khác trong khu vực, và dường như họ cũng có vẻ sẵn sàng muốn tham gia. Ông mong họ sẽ tham gia vào mùa hè sang năm, trong cuộc diễn tập song phương hàng năm mà Hạm đội số 7 đã từng thực hiện với các nước Đông Nam Á, và sự tham gia này sẽ bắt đầu bằng những những động thái đơn giản.

              Phó Đô Đốc Crowder nói: "Có thể chúng tôi trông đợi cuộc diễn tập đầu tiên với Việt Nam là diễn tập về công tác tìm cứu. Từ mức công tác tìm cứu, chúng tôi sẽ đi lần lên các mức cao hơn, giống như chúng tôi đã làm với nhiều quốc gia trong khu vực."

              Phó Đô Đốc Crowder nói rằng ông cần biết trước khoảng 6 tháng để xem Việt Nam có muốn tham gia cuộc diễn tập vào mùa hè sang năm hay không.







              Tàu bệnh viện Mercy Chuyến đi Việt Nam của ông diễn ra vào lúc chiếc tàu bệnh viện Mercy sắp sửa chấp dứt chuyến công tác 10 ngày tại Việt Nam. Ông cho biết chiếc tàu này đã chữa trị cho hơn 8 ngàn bệnh nhân, tiến hành hơn 200 ca phẫu thuật, trong đó có gần phân nửa là các ca trẻ em bị sứt môi và bệnh vòm miệng. Các chuyên viên y tế dân sự và quân sự trên tầu cũng lên bờ để sửa chữa các trạm xá, thiết bị y tế, đào tạo chuyên viên, và giúp tân trang một trại nuôi trẻ mồ côi.

              Trước đó, tàu đã ghé Philippines và sau đó sẽ đi Đông Timor, Papua New Guinea và Micronesia. Đại tá Bill Kearns, người chỉ huy chương trình nhân đạo trên tàu, nói rằng các chuyến đi này cũng giúp các hoạt động cứu trợ khẩn cấp thêm hiệu quả, ví dụ trong trường hợp có thiên tai.

              Chuyến ghé Việt Nam của tàu bệnh viện Mercy trùng hợp với chuyến đi Mỹ của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

              http://www.voanews.com/vietnamese/2008-06-27-voa34.cfm
               
              >>>>>>>>>>>>>>>>>>>
               




              BS trên tàu bệnh viện USNS Mercy khởi sự chữa trị cho bệnh nhân VN



              20/06/2008









              Tàu bệnh viện USNS Mercy Các bác sĩ trên một tàu bệnh viện của Hải Quân Mỹ đang neo tại một hải cảng của Việt Nam hôm thứ Sáu đã khởi sự chữa trị cho các bệnh nhân tại địa phương trong khung cảnh áp dụng đường lối ngoại giao qua y khoa đối với một nước cựu thù.

              Bản thông cáo báo chí của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và tin của AFP cho hay nhân viên của quân đội và các cơ quan từ thiện Mỹ, cũng như của các nước đối tác, đang chuẩn bị chữa trị cho hàng trăm bệnh nhân trên tàu và trên bộ trong thời gian tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải Quân Mỹ lưu lại thành phố Nha Trang trong 10 ngày.

              Chiếc tàu chở dầu khổng lồ được sửa sang thành tàu bệnh viện này, sơn màu trắng với những chữ thập đỏ lớn, đang neo ngoài khơi Nha Trang, gần Vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ trong cuộc chiến tranh chấm dứt năm 1975.

              Trung Úy David Bennet của tàu này cho hay từ 1975 tới giờ, tàu chưa bao giờ làm việc chung một cách chặt chẽ với chính phủ Việt Nam như thế này, và theo ông, đây là một bước tiến tốt để tạo một mối quan hệ đối tác mới.

              Trong số những bệnh nhân đầu tiên được chữa trị trên tàu có ông Ngô Kim Hùng, 82 tuổi, cựu chiến binh trong các cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, và chính ông cũng là một bác sĩ y khoa, xin giải phẫu túi mật. Ông Hùng nói rằng cuộc chiến bây giờ đã trở thành quá khứ và nhân dân hai nước đang hướng về tương lai.

              Cũng theo ông Hùng, sự cộng tác về mặt y khoa giữa hai nước là một việc tốt, nên được tiếp tục. Các nhà ngoại giao Mỹ cho biết chuyến viếng thăm của chiếc tàu bệnh viện này là một phần trong những hành động nhằm củng cố thêm cho mối quan hệ có từ khi Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995.

              Theo dự trù, tuần tới Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ gặp Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush tại thủ đô Washington. Phó Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông John Aloisi, tỏ ý hy vọng chuyến viếng thăm của tàu bệnh viện có thể giúp xây dựng năng lực để ứng phó với một thiên tai trong tương lai, đồng thời là một phần trong nỗ lực toàn diện nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ với Việt Nam.







              Bà Cindy McCain (phải) và em Lê Thị Phước 11 tuổi, được chính ông bà McCain giúp tài trợ cho vụ phẫu thuật làm thay đổi cuộc sống của emHôm thứ Năm, công tác trợ giúp y tế đã đưa bà Cindy McCain, phu nhân ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ John McCain của Đảng Cộng Hòa, tới Việt Nam. Tại đây, bà đã ghé thăm tổ chức từ thiện có tên là Chiến Dịch Nụ Cười, trong đó bà là một thành viên.

              Tổ chức từ thiện này, trụ sở đặt tại tiểu bang Virginia, chuyên chữa trị cho trẻ em bị những dị tãt bẩm sinh trên mặt như sứt môi và hở hàm miệng, và các bác sĩ giải phẫu đang chuẩn bị chữa trị cho khoảng 90 em trong cuối tuần này.

              Chiếc tàu bệnh viện USNS Mercy, được thiết lập để săn sóc binh sĩ trong thời chiến và cứu trợ thiên tai, có phòng chấn thương, các máy móc chụp quang tuyến X, CAT Scan, phòng giải phẫu nha khoa, phòng thử mắt và kính, trung tâm chữa phỏng và một ngân hàng máu.


               




              BS trên tàu bệnh viện USNS Mercy khởi sự chữa trị cho bệnh nhân VN


              20/06/2008









              Tàu bệnh viện USNS Mercy Các bác sĩ trên một tàu bệnh viện của Hải Quân Mỹ đang neo tại một hải cảng của Việt Nam hôm thứ Sáu đã khởi sự chữa trị cho các bệnh nhân tại địa phương trong khung cảnh áp dụng đường lối ngoại giao qua y khoa đối với một nước cựu thù.

              Bản thông cáo báo chí của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và tin của AFP cho hay nhân viên của quân đội và các cơ quan từ thiện Mỹ, cũng như của các nước đối tác, đang chuẩn bị chữa trị cho hàng trăm bệnh nhân trên tàu và trên bộ trong thời gian tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải Quân Mỹ lưu lại thành phố Nha Trang trong 10 ngày.

              Chiếc tàu chở dầu khổng lồ được sửa sang thành tàu bệnh viện này, sơn màu trắng với những chữ thập đỏ lớn, đang neo ngoài khơi Nha Trang, gần Vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ trong cuộc chiến tranh chấm dứt năm 1975.

              Trung Úy David Bennet của tàu này cho hay từ 1975 tới giờ, tàu chưa bao giờ làm việc chung một cách chặt chẽ với chính phủ Việt Nam như thế này, và theo ông, đây là một bước tiến tốt để tạo một mối quan hệ đối tác mới.

              Trong số những bệnh nhân đầu tiên được chữa trị trên tàu có ông Ngô Kim Hùng, 82 tuổi, cựu chiến binh trong các cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, và chính ông cũng là một bác sĩ y khoa, xin giải phẫu túi mật. Ông Hùng nói rằng cuộc chiến bây giờ đã trở thành quá khứ và nhân dân hai nước đang hướng về tương lai.

              Cũng theo ông Hùng, sự cộng tác về mặt y khoa giữa hai nước là một việc tốt, nên được tiếp tục. Các nhà ngoại giao Mỹ cho biết chuyến viếng thăm của chiếc tàu bệnh viện này là một phần trong những hành động nhằm củng cố thêm cho mối quan hệ có từ khi Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995.

              Theo dự trù, tuần tới Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ gặp Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush tại thủ đô Washington. Phó Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông John Aloisi, tỏ ý hy vọng chuyến viếng thăm của tàu bệnh viện có thể giúp xây dựng năng lực để ứng phó với một thiên tai trong tương lai, đồng thời là một phần trong nỗ lực toàn diện nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ với Việt Nam.







              Bà Cindy McCain (phải) và em Lê Thị Phước 11 tuổi, được chính ông bà McCain giúp tài trợ cho vụ phẫu thuật làm thay đổi cuộc sống của emHôm thứ Năm, công tác trợ giúp y tế đã đưa bà Cindy McCain, phu nhân ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ John McCain của Đảng Cộng Hòa, tới Việt Nam. Tại đây, bà đã ghé thăm tổ chức từ thiện có tên là Chiến Dịch Nụ Cười, trong đó bà là một thành viên.

              Tổ chức từ thiện này, trụ sở đặt tại tiểu bang Virginia, chuyên chữa trị cho trẻ em bị những dị tãt bẩm sinh trên mặt như sứt môi và hở hàm miệng, và các bác sĩ giải phẫu đang chuẩn bị chữa trị cho khoảng 90 em trong cuối tuần này.

              Chiếc tàu bệnh viện USNS Mercy, được thiết lập để săn sóc binh sĩ trong thời chiến và cứu trợ thiên tai, có phòng chấn thương, các máy móc chụp quang tuyến X, CAT Scan, phòng giải phẫu nha khoa, phòng thử mắt và kính, trung tâm chữa phỏng và một ngân hàng máu.

              http://www.voanews.com/vietnamese/2008-06-20-voa10.cfm
               
              #7
                Quang Khôi 08.07.2008 00:37:05 (permalink)



                Lực lượng hải quân Hoa Kỳ thực hiện công tác dân vận chung với VN



                01/07/2008










                Nhật báo Navy Compass, tờ báo chính thức của Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, hôm thứ Hai có bài cho hay binh sĩ thuộc Tiểu Ðoàn 133 Xây Dựng Lưu Động của Hải quân Hoa Kỳ tại Gulfport thuộc tiểu bang Mississsippi cùng quân nhân thuộc Tiểu Đoàn 1 Xây Dựng Thủy Bộ căn cứ tại San Diego đã thực hiện các công tác dân vận chung với lực lượng công binh của Hoàng Gia Úc và Việt Nam từ hôm 19 tháng 6, song song với hoạt động dân vận của chiếc tầu bệnh viện Mercy của Hải Quân Hoa Kỳ đậu ngoài khơi thành phố Nha Trang.

                Tin nói rằng các binh sĩ vừa kể đã giúp xây hàng rào, đổ móng, gắn quạt trần, chạy giây đèn và xây một tháp có sức chứa 1,500 lít nước cho bệnh xá Diên Hòa tại địa phương. Trong khi đó, cũng theo báo vừa kể, lần đầu tiên trong 32 năm nay, chính phủ Việt nam cho phép người dân đặt chân lên một tầu của quân đội Hoa Kỳ hôm 20 tháng 6 vừa rồi khi chiếc tầu bệnh viện Mercy của Hải Quân Mỹ được phép tới Nha Trang để thực hiện một sứ mạng nhân đạo.

                Đây cũng là lần đầu tiên kể từ hơn 30 năm nay các vụ giải phẫu được thực hiện trên một chiếc tầu của quân đội Hoa Kỳ đậu trên hải phận Việt Nam. Tin nói rằng bác sĩ Eric Kuncir của chiếc tầu Mercy và bác sĩ Đỗ Hoài Kỳ của Việt Nam đã cùng chung thực hiện một vụ giải phẫu túi mật.

                Cuộc giải phẫu thành công này diễn ra trong hai tiếng đồng hồ và là cuộc giải phẫu đầu tiên của nhiều cuộc giải phẫu khác trên chiếc tầu Mercy khi tầu đậu tại Nha Trang.

                Theo bác sĩ Kuncir, cuộc giải phẫu này phản ánh niềm tin và mối quan hệ ràng buộc giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ông cũng hãnh diện được là người thực hiện vụ giải phẫu đầu tiên trên hải phận Việt Nam với sự cộng tách của đồng nghiệp người Việt.

                Báo Navy Compass cũng cho biết trong thời gian đậu ngoài khơi Nha Trang, tầu bệnh viện Mercy đã tham dự vào chiến dịch Nụ Cười, thực hiện những vụ giải phẫu chữa trị cho các em bị dị tật sứt môi bẩm sinh, mang lại nụ cười cho các em.

                Bác sĩ Tom Crabtree cho hay đã có 90 em đăng ký xin được giải phẫu, và các bác sĩ trên tầu đã giải phẫu cho 25 em mỗi ngày. Tầu bệnh viện Mercy đã kết thúc sứ mạng tại Việt Nam hôm 29 tháng 6.

                 
                http://www.voanews.com/vietnamese/2008-07-01-voa14.cfm
                #8
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9