Cuộc Đời Mẹ Maria
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 24 bài trong đề mục
nguyencongdieu 06.07.2009 23:52:21 (permalink)
CUỘC ĐỜI MẸ MARIA---THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM



LỜI MỞ ĐẦU
 Đức Mẹ Maria là Đấng quan trọng sau Chúa Giêsu Kitô trong mầu nhiệm Cứu Chuộc.  Mẹ là Đấng đã thực sự rõ ràng cộng tác vào việc Cứu Chuộc của Chúa Giêsu Con Mẹ. Ơn gọi và sứ mạng của Mẹ chính là ơn gọi Đồng Công Cứu Chuộc. Từ trước vô cùng, Thiên Chúa đã định đặt cho Đức Mẹ được ơn Đồng Công Cứu Chuộc.
Nhưng cuộc đời của Mẹ lại bị che khuất quá nhiều trong bóng im lặng. Phúc Âm nói rất ít về Mẹ.  Ngoài một vài chi tiết quá gọn ghẽ, ít oi, liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu. Thánh Luy Mônpho nhận xét:"Qua Phúc âm, ta chẳng biết cả đến Mẹ sinh ra bao giờ và ly trần khi nào nữa". Các vị tiến sĩ, các nhà thần học, các sử gia đã cố gắng nghiên cứu để tạo nên nhiều cuốn hạnh tích Mẹ Maria thật giá trị, nhưng những tác phẩm ấy cũng chỉ là sản phẩm của con người, không đáp ứng đủ được lòng hiếu kính của con cái Giáo Hội, luôn khao khát được hiểu biết về cuộc đời Mẹ hơn, để yêu mến Mẹ hơn.
Mẹ Maria và chính Thiên Chúa xem ra cũng chiều lòng khao khát ấy, nên vào thế kỷ 17, Mẹ đã được Thiên Chúa cho phép tỏ ra tất cả cuộc đời của Mẹ trong một cuộc Mặc khải tư, cho bà mẹ một đan viện Dòng thánh nữ Clara, để bà viết lại cho mọi người được biết.
Bà Mẹ ấy là Bà Đáng Kính Maria Agrêđa.  Bà sinh ngày mồng 02 tháng 04 năm 1602 tại Agrêđa, một thị trấn nhỏ trong nước Tây Ban Nha. Cha là ông Phanxicô Coronel, mẹ là bà Catarina Arana, cả hai cùng thuộc quí tộc và mồ côi từ nhỏ. Gia tài sa sút, nhưng lòng đạo đức của cả hai lại rất đáng chú ý. Tuy không quen biết nhau, nhưng cả hai xin Chúa ban cho mình sinh một người con để hiến dâng cho Chúa. Chấp nhận ý nguyện tốt lành ấy, Chúa cho hai người gặp nhau và cùng nhau xây tổ ấm.
Ông bà sinh được 11 người con, nhưng bảy người đã mất sớm. Về sau, ơn Chúa đã soi lòng cho cả gia đình dâng đời mình cho Chúa: Cha và hai con trai vào tu Dòng Anh em Hèn mọn, còn mẹ và hai con gái mà bà Đáng Kính nói đây là chị đã biến nhà mình thành một đan viện theo luật Dòng thánh nữ Clara.
 
Maria Agrêđa từ nhỏ đã trong sạch và sốt sắng như một thiên thần. Linh hồn bà càng ngày càng thêm thánh đức. Ma quỉ rất căm giận, quấy rối bà không biết bao nhiêu.
Nhưng Thiên Chúa soi cho bà biết rõ mưu gian của nó. Từ năm lên 11 tuổi, bà đã được hưởng rất nhiều ơn lạ siêu nhiên.
Năm lên 25 tuổi, bà được đặt làm bề trên đan viện mới
lập tại nhà bà, mặc dầu chưa đủ tuổi làm bề trên. Bà không dám nhận trách nhiệm nặng nề ấy, viện lẽ mình bất xứng. Nhưng Đức Mẹ đã hiện đến an ủi và Mẹ tự nhận gánh bề trên thay cho. Từ đó, Mẹ ban nhiều ơn lạ cho bà, tỏ cho bà biết tất cả các mầu nhiệm về cuộc đời Mẹ. Nhiều lần, Mẹ còn giục bà viết lại những gì bà thấy về cuộc đời Mẹ:
"Mẹ muốn rằng khi còn sống ở cuộc đời buồn thảm này, loài người nhìn vào những hồng ân Con Mẹ đã tặng Mẹ, để họ nhận ra mình vô ơn thế nào. Con hãy viết và thuật lại cuộc đời Mẹ, để làm nơi ẩn nương cho họ trong một đô thành huyền bí (mystica civitas). Mặc dầu nhận thấy mình dốt nát vì ít học hành, và ma quỉ cũng làm hết cách để ngăn cản, năm 1637,  bà đã vâng lời Đức Mẹ và các bề trên để viết ra.
 
Truyện viết xong, người ta đem tâu lên hoàng đế Philippê 4, vua Tây Ban Nha, một ông vua rất đạo đức, thường dùng bà Maria Agrêđa làm cố vấn qua thư tín.  Nhà vua cho sao lại ngay một bản, và trả bản thảo về cho bà.  Bản thảo này bà đã đốt đi cùng với nhiều bút tích khác theo lệnh của cha giải tội tạm thời đến hướng dẫn bà thay cha giải tội thường xuyên khi cha này đi vắng.  Lúc trở về, cha giải tội thường xuyên và các bề trên lại ra lệnh cho bà phải viết lại.
Bà không dám ngại vâng lời, nhưng công việc thật cam go.  Chúa Giêsu, Mẹ Maria phải đích thân hiện đến can thiệp. Chúa hiện ra phán bảo bà:" Con hãy viết lại hạnh tích Mẹ Thánh Cha một lần nữa và bổ túc thêm". Mẹ Maria nói với bà: "Mẹ chúc lành cho con để con viết lại cuộc đời Mẹ một lần nữa. Mẹ sẽ trợ lực cho". Đức Tổng thần Micae cũng hiện đến cùng với rất nhiều thiên thần khác, vừa khuyến khích vừa đe dọa để bà viết lại. Cho nên dầu sợ sệt e ngại, bà cũng không dám chối từ lệnh trời cao ban. Lần viết lại này, bà được Chúa cho thấy rõ những gì cần phải đưa lên mặt giấy.
 
Một hôm, bà rất áy náy tự hỏi không biết mình có viết đúng hay không, bà liền thấy Chúa Ba Ngôi ngự trên ngai lộng lẫy có Mẹ Maria ở bên hữu Chúa Con. Chúa Cha lấy ra một cuốn sách rất đẹp trao cho Ngôi Con mà nói: "Cuốn sách này và nội dung của nó đều là của Cha: Cha rất thích nó". Chúa Giêsu tiếp nhận một cách kính cẩn, rồi cùng với Chúa Thánh Thần, tỏ tình thỏa nguyện với cuốn sách. Mẹ Maria cũng hết sức bằng lòng. Bà  không dám hỏi xem đó là sách gì. Nhưng Mẹ Maria mở ra, trao cho bà đọc. Bà thấy đó là chính sách bà đã viết về cuộc đời của Mẹ Maria. Mọi nghi ngại đều biến tan.
Nhưng ma quỉ, như một con ruồi quấy nhiễu đe dọa gây nhiều trở ngại cho bản viết đó.
 
Ngày mồng 6 tháng 5 năm 1660, lễ Chúa Lên Trời, bà viết xong hạnh tích Mẹ Maria lần thứ hai. Bà đặt nhan đề là LA MISTICA CIUDAD DE DIOS: THÀNH HUYỀN NHIỆM  CỦA THIÊN CHÚA (THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM) . Sau đó, bà đệ lên các bề trên, nhất là Giáo Hội thẩm xét.
 
Năm năm sau, ngày 24 tháng 5 năm 1665  , lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, bà Maria Agrêđa từ trần, thọ 63 tuổi Bà đã được Giáo Hội tôn phong lên bậc Đáng Kính.
Bộ THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM bà viết ra lần này, người ta đem đối chiếu với bản lần trước mà hoàng đế
Philippê 4 đã cho sao lại, thấy trùng hợp nhau lạ lùng, chỉ trừ những chỗ được bổ túc theo lời Chúa Giêsu. Bề Trên Cả Dòng thánh Phanxicô liền lập một hội đồng các nhà thần học trứ danh nhất để khảo sát. Hội đồng đã khảo sát tác phẩm ấy từng ý từng lời, phân tích từng câu từng chữ, và kết luận là cuốn sách quả thực do Thiên Chúa soi sáng để viết ra. Hội đồng không cắt bỏ một chữ một tiếng nào. Bề trên Cả liền đệ lên Đấng Bản quyền địa phương, tức là Đức Giám Mục địa phận Tarazona, hồi đó là Đức Cha Dom Miguel de Escarti, một vị giám mục học vấn uyên bác, nổi tiếng khôn ngoan và đạo hạnh. Đức Cha viết một bản biểu chương dài hơn hai mươi trang giấy, tâu lên hoàng đế để xin phép in ra. Trong biểu chương đó, Đức Giám Mục de Escarti có chỗ viết rằng: Ngài sửng sốt khi khám phá ra trong tác phẩm này một nền thần học tuyệt vời, mà một cô gái vô học là Maria Agrêđa viết ra sáng sủa, thông minh hơn những vị đại tiến sĩ kinh viện gia từ trước. Cả chính những vị thần học gia tài giỏi thời đó đọc tác phẩm này cũng thú nhận rằng : Trí thông minh của họ chỉ là trò điên khi đem so sánh với giáo lý trời cao mà họ nhận thấy trong tác phẩm THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM. Do đó, theo ngài,không thể nào hoài nghi được là nền thần học đó không do Thiên Chúa mặc khải cho Maria Agrêđa.
Sau đó, Dòng thánh Phanxicô ủy cho cha Giuse Ximenès Samaniego Placentia đứng xuất bản. Cha Samaniego viết thêm tiểu sử Maria Agrêđa in ở đầu sách. THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM ra ánh sáng lần đầu tiên tại Madrid thủ đô Tây Ban Nha năm 1670 , chia thành tám cuốn.
 
Vừa ra đời, sách được niềm nở đón tiếp thật nhiều, mà bị gắt gao phê bình cũng lắm. Dòng thánh Phanxicô đã bác bỏ hết các luận điệu phê bình ấy . Mặc dầu thế, dư luận vẫn cho là sự bác bỏ ấy cho nhiều lập luận chủ quan ; nhiều phản ứng được đệ lên tận Hoàng đế. Vua Carolô II liền ủy cho hai trường đại học Salamanca và Alcala kiểm xét luận chứng của Dòng thánh Phanxicô. Sau hai năm tra xét nghiêm cẩn, hai Đại Học ấy đã xác nhận luận chứng biện hộ của Dòng thánh Phanxicô là chính đáng xác thực.
Năm 1715, hai tiến sĩ giáo sư Đại Học Louvain, nước Bỉ, là Herman Đamen và Antoine Parmentier lên tiếng tán tụng tác phẩm, cho rằng: "Người thông minh kẻ dốt nát, ai ai cũng sẽ hái lượm được những kết quả đặc biệt khi đọc tác phẩm này. Những điểm tuyệt vời trong thần học đều được trình bày sáng sủa, đơn sơ, dễ dàng, chỉ cần đọc với chút lương tri là hiểu được các mầu nhiệm cửa tôn giáo chúng ta.
Trang nào cũng chứa những vẻ đẹp tới nay chưa từng
thấy...Tác phẩm từng bị Phê bình gắt gao, nhưng chúng ta không lạ, vì có cuốn sách nào mà không bị phản đối? Đến ngay Thánh Kinh chứa đựng những lời chính Chúa mặc khải, cũng còn bị những đầu óc thông minh của thế gian chỉ trích!  Ý kiến của hai giáo sư trên kia cũng là ý kiến của Đại Học Toulouse về sau.
 
Về phía giáo quyền trung ương, tức Tòa Thánh Rôma, tác phẩm THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM đã trải qua một lịch trình chìm nổi như sau:
Năm 1680, Đức Giáo hoàng Alêxan 8 cho phép đọc, mặc dầu  sách đang khơi lên nhiều cuộc bút chiến sôi nổi .
Ngày 4 tháng Tư năm 1681 , Thánh Bộ Sách Cấm đã duyệt bỏ sách này, nhưng bảy tháng sau,
ngày mồng 9 tháng 11  , Đức Innôcentiô 11 ra đoản sắc rút lại việc duyệt bỏ ấy.
Năm 1704, Đức Clêmentê 11 cấm hẳn không được ghi sách này vào Sổ Sách cấm. Pháp đình Tôn giáo Tây Ban Nha cũng cho phép đọc trong khắp phạm vi tài phán của mình.
Năm 1713, Đức Giám Mục địa phận Cênêđô cấm giáo hữu địa phận ngài đọc,
nhưng ngày 15 tháng 9 cùng năm ấy Thánh Bộ Thánh Vụ can thiệp truyền rút lệnh đó trong một bản sắc dài ba mươi trang gửi cha Raphael de Lugangno, Tổng vụ Dòng thánh Phanxicô, đã ca tụng THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM một cách long trọng huy hoàng.
Thánh Bộ Lễ Nghi đồng ý với bản sắc đó, cho phép tiến hành việc tra án phong chân phúc và hiển thánh cho bà Maria Agrêđa, mà không phải xét gì về cuốn THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM nữa.
Phép ban tối cao này đã có một hiệu lực rất xác thực,
không một giáo quyền nào có thề làm ngược lại được. Phép ban ấy có nghĩa là bộ sách THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM không chứa đựng một điều gì phản lại tín điều và luân lý Phúc âm. Như vậy, Giáo Hội đã minh nhiên khuyến khích ta tin và đọc Cuộc đời Mẹ Maria qua mặc khải cho bà Đáng Kính Maria Agrêđa như là bộ sách được chính Thiên Chúa tỏ lộ. Giáo Hội khuyến khích sự kiện ấy bằng những văn kiện, những sắc lệnh, tức bằng Giáo Huấn thường quyền của mình, Giáo Huấn mà Đức Piô 12 gọi là " qui luật tối cận và phổ quát của chân lý" (Ad caeli Reginam, 11 . 10. 1954).
Về bộ THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM, ngoài những sắc lệnh nói trên, theo cha Don Cereseto trong bài tựa bản dịch tiếng Ý năm 1881, Đức Bênêđitô 14 còn ra hai sắc lệnh năm 1754 và 1757 xác nhận nữa.
Những chứng lý đó quá đủ để ta tin không sợ sai lầm.
 
Tuy nhiên, vẫn có một hoài nghi là không biết bộ sách phát hành năm 1670 có phải thực sự là của chính bà Maria Agrêđa viết ra, hay chỉ là của cha linh hướng của bà viết, rồi gán cho bà. Để giải mối thắc mắc này, Tòa Thánh ra lệnh đem cả hai bản thảo - một của bà viết lần sau, một do vua Philippê cho sao lại và tất cả bút tích của bà từ bên Tây Ban Nha sang Rôma đề khảo sát. Sau khi đã xem xét lại kỹ lưỡng, ngày 11 tháng 3 năm 1771, Đức Clêmêntê 14 ký sắc lệnh xác nhận rằng bút pháp của bộ THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM phù hợp với bút pháp trong các tác phẩm khác của bà Maria Agrêđa. Do đó, kết luận rằng cuốn Cuộc đời Đức Mẹ ấy thực sự do bà Maria Agrêđa viết ra, chứ không do một ngòi bút khác.
Nhiều nhà thần học, nhà văn danh tiếng khác đương thời, được hân hạnh so sánh duyệt xét cũng công nhận như vậy, chẳng hạn: Cha Gioan a Sanctô Tôma, một thần học gia rất nổi tiếng; đức cha Bênađinô Sienna, giám mục Viseo; đức cha Pedro Maveo, giám mục Tarazona; đức cha Cêxa Monti, sứ thần Tòa Thánh tại Tây Ban Nha, sau làm Hồng Y Tổng Giám Mục Milan; cha Gioan de Palma, cha giải tội của hoàng hậu Elisave de Bourbon; cha Alonzo Salizanèa, Tổng vụ Dòng thánh Phanxicô v.v...Cả tòa Pháp đình Tôn giáo, một cơ quan thẩm xét, cũng cho là do Thiên Chúa mặc khai cho bà Maria Agrêđa viết ra, sau 14 năm tra xét kỹ lưỡng. Khi tác phẩm được xuất bản tại Bồ Đào Nha, tòa Pháp đình Tôn giáo tại đây cũng lại đem lên bàn mổ xẻ một cách công bằng vô tư. Sau đó, Pháp đình đã chấp nhận hoàn toàn, với chữ ký của các cha: Phanxicô Almada và Antôn Moraes, tiến sĩ thần học Dòng Tên,  Anrê Mendez Dòng Tên, giảng thuyết tại Triều đình, nhân viên Pháp đình; dom Diego de Silva, tiến sĩ thần học Bề trên Cả Dòng Bênêđitô, rồi Giám mục Cadix...
 
Ngay từ sau khi xuất bản lần thứ nhất, theo kinh sĩ Victor Viala, bộ THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM đã được dịch sang tất cả các thứ tiếng Âu Châu và được xuất bản rất nhiều lần. Riêng tiếng Pháp có bản dịch của Cha Thomas Croset, Dòng thánh Phanxicô, xuất bản năm 1694. Bản dịch này, ngay trong năm xuất bản, đã bị trường Đại Học Sorboune trích một ít trang, phê phán rất ngặt nghèo, cho là giả tạo, trái giáo lý. Nhưng những phê bình đó ít giá trị, vì nó dựa theo một chủ quan chính trị giữa Pháp và Tây ban nha, và lập luận theo chiều hướng của thuyết Giansênít và duy lý. Đức Hồng Y d'Aguirre đã lên tiếng cực lực đả kích luận điệu của Đại Học Sorboune, và nhiệt liệt biện hộ cho tác phẩm mặc dầu ngài không ưng bản dịch của Thomas Croset mấy, vì cho rằng nó không trung thành với nguyên văn. Tuy nhiên, bản dịch ấy vẫn được tái bản nhiều lần vào năm 1857, 1862 và gần đây là năm 1972.
 
Nhân dịp tái bản vào năm 1857, cha Dom Guéranger, viện phụ đan viện Solesme, đã viết trên báo Univers (Vũ trụ) năm 1858 và 1859 nhiều bài nghị luận rạch ròi, đánh đổ tất cả các vấn nạn nêu ra từ trước, nhất là của Đại Học Sorbonne. Bản dịch này quá lớn, in thành sáu cuốn, dầy trên 3300 trang, chữ cỡ 8, ít người có thời giờ đọc được, nên vào khoảng năm 1916, kinh sĩ Victor Viala, địa phận Pamiers, đã cho phát hành một bản lược toát dầy 460 trang.
Gần đây, nhà xuất bản Saint Michel ở Saint Céneré, Pháp, in lại tới năm lần tính đến năm 1969. Theo lời nhà xuất bản này, lần phát hành nào của họ cũng được nồng nhiệt đón tiếp, không đủ sách bán ra.
 
Tại Việt Nam không phải là giáo dân chưa biết đến bộ sách THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM, kể lại Cuộc đời Mẹ Maria của bà Đáng Kính Maria Agrêđa.
Cách đây gần một thế kỷ, đúng ra là vào năm 1882, cha H. Azemar, một vị thừa sai Pari thuộc địa phận Sài gòn, đã cho phát hành một bản dịch nhan đề là "Sách Truyện Đức Chúa Bà", lược tóm từ sách của "một Đức Giám mục ngồi thành Rôma, thuộc về Hội đồng giúp việc Đức Giáo Tông đã dọn" (Sách Truyện Đức Chúa Bà trang 7, sách này dầy 716 trang, dịch tại Lái Thiêu năm 1882, in tại Tây Đàng Ngoài năm 1883).
Bản dịch ấy đối với ngày nay vừa có một lối diễn văn quá xưa vừa dài dòng, khúc mắc với những tiếng địa phương cổ.
Mặt khác, bản dịch ấy hiện nay lại rất khó kiếm, họa may chỉ còn sót lại trong thư viện của những tu viện hoặc cơ sở lâu đời. Cho nên ai dầu có thiện chí tìm đọc cũng khó đạt ước muốn.
 
Với nguyện ý trao vào tay bạn đọc một bản hạnh tích  đầy đủ về cuộc đời Mẹ Maria, Người Mẹ không thể nào thiếu mặt được trong mầu nhiệm Cứu Chuộc, theo Thiên Chúa đã an bài, chúng tôi xin mạo muội dịch một bản mới, căn cứ vào cuốn lược toát của kinh sĩ Victor Viala nói trên.
 
Theo cha Dom Guéranger, "Điểm tối thiểu người ta có thể nói để ca tụng tác phẩm này là: Nó vẫn mãi là một trong những công trình vĩ đại quan trọng nhất của tài năng nhân loại đòi tác giả viết ra nó phải thâm hiểu được các mầu nhiệm Kitô giáo một cách lạ lùng nhất, nhận thức được luân lý cửa đạo một cách sâu xa nhất, và thấu hiểu được Thánh Kinh một cách thật họa hiếm". Đó là về phương diện Thần học. Về phương diện thần bí, có chứng từ của học giả Gheyn, trong Tự Điền Thần Học Công Giáo (D.T.C. cuốn I, cột 629- 631) từng quả quyết rằng bộ THẦN ĐÔ HUYỀN NHIỆM rất có giá trị về phương diện tu đức và giáo hóa.
 
Các linh mục André Tanquerey và G.M. Roschini cũng công nhận bộ đó có rất nhiều giá trị tu đức và thần bí...
 
Bản "hạnh tích đầy đủ về cuộc đời Mẹ Maria" dưới đây là công dịch của Tu sĩ Phan Thiện giản, Dòng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc Việt Nam (CMC), chưa được phổ biến nhiều.
(Fort Worth, Texas 1994)
Nay xin đưa lên internet mong giúp một số độc giả biết, hiểu và yêu mến Mẹ Maria, nhờ Mẹ giúp cho yêu mến Thiên Chúa, và được ơn cứu rỗi.
Linh mục Mark Đoàn Quang, CMC.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2009 07:56:57 bởi Ct.Ly >
#1
    nguyencongdieu 06.07.2009 23:56:24 (permalink)


    1. ÐỨC MARIA TRONG ƠN TIỀN ĐỊNH TỪ ĐỜI ĐỜI  
    Với con mắt trí năng, tôi thấy Đấng Tối cao tự tại như thế nào: Người có một bản thể và những thuộc tính vô cùng, một Chúa duy nhất, nhưng là Ba ngôi. Từ đời đời, Ba ngôi bằng nhau hoàn toàn. Tôi được dự vào cuộc Người quyết định thực hiện những công trình ra bên ngoài, từ hư không, Người dựng nên tất cả những hữu thể có trong tư tưởng Người.
    Tri thức của Thiên Chúa là tri thức đơn giản và không phân chia, nhưng để trí ta có thể hiểu được, phải chia tri thức ấy ra từng hành vi, hay từng lúc, từng giai đoạn. Nhất là khi những thụ tạo ta tìm hiểu càng tùy thuộc nhau, nối tiếp, lôi cuốn nhau, càng phải phân chia tri thức của Chúa ra mới hiểu được.
    - Giai đoạn đầu tiên, Người "muốn" thông mình ra ngoài bản tính Người, nghĩa là cho các thụ tạo Người thích, được tham dự vào thần tính của Người.
    - Giai đoạn thứ hai, Người "quyết định" thực hiện việc thông mình ra để tôn vinh Người bên ngoài,  để biểu lộ những vẻ cao cả của Người ra.
    - Giai đoạn ba, Thiên Chúa "xác định trật tự" việc thông mình Người ra, để có một hòa điệu tốt đẹp nhất giữa các hữu thể thụ tạo. Trước hết theo quyết định của Người, Ngôi Lời của Người sẽ hợp nhất với một linh hồn và một thể xác. Thứ đến, có những hữu thể khác sẽ được tạo nên theo hình ảnh Người, làm nên loài người. Ngay lúc đó, hết mọi người đã được hiện diện trong trí Người. Như vậy, việc Ngôi Hai hiệp với bản tính loài người là tác phẩm hướng ngoại đầu tiên của Thiên Chúa. Sau khi Thiên Chúa tự nhận biết mình, yêu mến mình, Người cũng nhận biết và yêu mến một sự kiện hết sức liên khít với thần tính Người, đó là việc Ngôi Hiệp. Và Ngôi Lời trở nên người sẽ là Thủ lãnh mọi thụ tạo, và qua Ngôi Lời, mọi thụ tạo đều nhằm tới Đấng Sáng Tạo mình. Đó là việc rất hợp lý.
    - Giai đoạn bốn, Thiên Chúa "quyết định nhân tính của Ngôi Lời" sẽ tiếp nhận tất cả những ân sủng có thể, và linh hồn Người có sức bao nhiêu, sự thánh thiện, tri thức, hạnh phúc và vinh quang sẽ tràn vào bấy nhiêu. Thứ đến, theo một hậu quả tất yếu, Người Mẹ sinh ra Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ Maria, cũng đi liền với quyết định này. Trí năng Thiên Chúa quan niệm về Mẹ là thụ tạo đầu tiên trong toàn thể thụ tạo, và lập tức thần tính và các thuộc tính của Thiên Chúa đổ tràn vào Mẹ như một con sông lớn. Thiên chức làm Mẹ của Mẹ đòi phải có bao nhiêu, và Mẹ có khả năng tiếp nhận bao nhiêu, con sông đó sẽ tràn vào bấy nhiêu. Tôi nhận thấy, khi tác tạo nên Mẹ Maria, Thiên Chúa đã tỏ ra kì diệu hơn khi tạo dựng tất cả các thụ tạo khác hợp lại. Nấc thứ ba trong giai đoạn này là Thiên Chúa quyết định sáng tạo một nơi để cho Ngôi Lời Nhập Thể và Mẹ Người cư ngụ: Chúa quyết định sáng tạo Thiên đàng và vũ trụ này chỉ cốt dành cho hai Mẹ Con chí thánh ấy.
    - Giai đoạn năm, Thiên Chúa ban lệnh sáng tạo thiên thần, gồm ba phẩm trật và chín đẳng cấp, trước hết để tôn vinh Thiên Chúa, sau để nhìn nhận Ngôi Lời Nhập Thể làm Vua và Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mẹ Người làm Nữ Vương, ngay từ lúc đó, thiên thần đã được áp dụng công trạng Chúa Giêsu Kitô sẽ lập làm giá mua ân sủng dành cho họ. Cũng trong giai đoạn này, thiên thần lành được tiền định và thiên thần dữ bị đoạ phạt, tùy họ sử dụng ý chí tự do của họ. Thiên Chúa sáng tạo một thiên đàng cho thần lành, và một hỏa ngục tại trung tâm trái đất cho thần dữ, cũng trong giai đoạn này.
    - Sau cùng là giai đoạn sáu, Thiên Chúa quyết định sáng tạo cho Chúa Giêsu Kitô một dân tộc gồm rất đông những người được sáng tạo theo hình ảnh Người, để họ vừa là anh em, vừa là tôi tớ của Chúa. Phải có một người nam duy nhất và một người nữ duy nhất để khởi phát và tăng triển nhân loại, đó là ông Adong bà Evà. Tất cả những ân sủng Chúa Giêsu Kitô sẽ lập cho loài người đều được qui cho Adong là con người đầu tiên ấy. Adong có thể đã bảo tồn mãi được ơn công chính nguyên thủy, nhưng Thiên Chúa cũng thấy trước là Adong sẽ sa ngã và tất cả dòng dõi ông cũng sa ngã trong ông, trừ một mình Rất Thánh Trinh Nữ Maria. Phương thuốc để cứu chữa sự sa ngã thảm thương ấy cũng được Thiên Chúa xác định và đặt cả trong cuộc tử nạn cùng sự chết của Chúa Giêsu. Thiên Chúa lại cũng quyết định luôn rằng, nếu không có tội lỗi để tái tạo, nhất định Ngôi Lời cũng xuống trần gian, vì đó là làm vinh quang tối cao cho Thiên Chúa, và là nguyên nhân cứu cánh của việc sáng tạo. Nhưng nếu thế, Chúa Giêsu sẽ được các ơn ngoại nhiên không thể đau khổ và không chịu chết.
    Số phận đời đời của loài người cũng đã được xác định trong lúc ấy, tùy công trạng họ lập hay tội họ phạm, cũng như đã xác định cho thiên thần. Không một kẻ nào bị đoạ phạt có thể than trách được Thiên Chúa, vì nếu họ đã dùng ý muốn tự do của họ mà phạm tội, họ cũng có thể nhờ ân sủng không ai thiếu để thánh hóa mình.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2009 08:04:36 bởi Ct.Ly >
    #2
      nguyencongdieu 06.07.2009 23:59:23 (permalink)
      2. THIÊN ĐÀNG CHỜ ĐỢI NGÀY ĐỨC MARIA CHÀO ĐỜI  
      Tới lúc thuận tiện để thực hành chương trình từ đời đời là trào thông mình ra ngoài, trước hết Thiên Chúa sáng tạo thiên đàng làm nơi lưu ngụ vĩnh viễn cho những người được tuyển chọn, và trái đất làm nơi tạm gửi cho loài người. Lúc đó trái đất còn trống không, hoang dại. Nhưng từ  phút hiện hữu đầu tiên, thiên thần đã được ở trên trời và được ân sủng trang sức, nhưng chưa được phúc hưởng kiến. Họ chỉ được hưởng phúc này sau khi đã trung tín trong thử thách để lập công.
       
      Thiên thần vừa được tạo dựng là chịu ngay một cuộc thử thách gồm ba giai đoạn:
      - Trước hết, họ được biết Thiên Chúa và được lệnh thờ lạy Người.
      Họ mau mắn tuân lệnh ngay, trừ ra Luxiphe. Vị thần mang ánh sáng này quá kiêu hãnh về vẻ cao trọng của mình, nên chỉ tôn thờ Thiên Chúa cách miễn cưỡng, vì lý hơn vì tình. Y đâm ghen cả với Thiên Chúa, muốn có đủ các thuộc tính của Thiên Chúa.
      - Tiếp đến, Thiên Chúa báo cho thiên thần biết Ngôi Lời sẽ hiệp với bản tính nhân loại, và họ có trách vụ phải tôn thờ Đấng là Người - Chúa ấy. Luxiphe phẫn nộ, vừa kiêu căng vừa ghen tương, y muốn chính mình được hiệp với Ngôi Hai. Y vừa phạm thượng vừa phủ quyết không chịu tôn thờ một Thiên Chúa - làm người, vịn cớ rằng bản tính thiên thần vượt cao trên bản tính  nhân loại. Y đem ra một ảo ảnh độc lập để lôi cuốn một số đông thiên thần khác theo y, lập một vương quốc khác đối địch với vương quốc Chúa-Người. Nhưng số khác đông đảo hơn lại hứng khởi hoan hô Con Một Thiên Chúa  Nhập thể làm người.
       
      -  Sau đó Thiên Chúa ra lệnh cho các thiên thần phải nhìn nhận một Đức Nữ làm Nữ Vương, Đức Nữ mà Người sẽ thi hành việc Nhập thể trong lòng, tất nhiên vì đặc ân đó, Đức Nữ phải cao trên hết mọi thụ tạo khác về phẩm chức và vinh quang. Thiên Chúa đã tỏ Đức Nữ ấy ra trong trưởng tượng của các thiên thần y như thánh Gioan Tông đồ đã tả ra trong chương mười hai sách Khải huyền. Đức Nữ ấy mặc mặt trời, tức mặc Thiên Chúa là mặt trời công chính. Đức Nữ ấy đạp gót chân chiến thắng lên mặt trăng, tức là trên bóng tối và trên những quyến dũ tội lỗi tượng trưng bằng mặt trăng. Đức Nữ ấy đội một triều thiên mười hai ngôi sao, diễn tả những nhân đức của Người và những người được tiền định sẽ nhìn nhận Người làm gương mẫu và làm Đấng bênh vực phù trì. Sau cùng, Đức Nữ ấy sinh ra một người Con thần linh, Người Con này sẽ chịu sát tế, nên Đức Nữ mới than lên những tiếng kêu rên xiết.
      Cuộc xuất hiện mầu nhiệm ấy gây nên một trận đại chiến giữa các thiên thần. Luxiphe và đồng đảng của y vùng dậy chống lại Đức Nữ được Thiên Chúa hết sức ưu ái ấy, và chống lại quyền ưu tiên của Người. Tên tướng ngụy thần đó thét lên: "Mệnh lệnh truyền chúng ta phải cúi mình trước người Phụ Nữ đó là một mệnh lệnh bất công, thật sỉ nhục cho ta quá..." Vừa kiêu hãnh vừa căm hờn điên cuồng cực điểm, y xấc xược tới mức dám nói với Thiên Chúa: "Tôi sẽ lật ngược ý định của Chúa, tôi đả đảo phụ nữ ấy, không cho bà ta được cái vinh dự Chúa đã dự định ban cho bà". Thiên Chúa trả lời y: "Này, Đức Nữ mà ngươi không muốn tôn kính đó sẽ chiến thắng ngươi, sẽ đạp nát đầu ngươi".
      Đức Thánh Micae thủ lãnh các thần lành, lên tiếng hiệu triệu phải khiêm nhượng và yêu mến tùng phục mệnh lệnh của Đấng Sáng Tạo. Đức Thánh hô to: "Ai bằng Thiên Chúa? Ai dám sánh mình với Người là Đấng thông minh, quyền phép, công bằng và nhân từ vô cùng? Người chẳng phải là Chủ mọi ơn Người ban ra ư? Hãy tôn kính Ngôi Lời nhập Thể và Đức Nữ Người dùng để thực hiện mầu nhiệm này. Hãy thành tâm nhận Đức Nữ ấy làm Nữ Vương chúng ta". Hai phần ba thiên thần liên minh với Đức Micae.
      Không chịu hàng phục những lý lẽ rất chính đáng của Đức Micae để hối hận mà trở lại, các thần dữ vẫn cứ bị tên tướng phản phúc đó sách động, đâm lì ra trong phạm thượng và nổi loạn vì kiêu ngạo phóng túng. Đức Micae uổng công thuyết phục chúng cần phải tuân phục. Tên nào cũng hét lên: Không, không, ta không lụy phục. Đó là tiếng cuối cùng chúng thốt ra từ ý chí suy đồi không sao chữa được nữa.
      Hình phạt lập tức giáng xuống trên các thần bất tuân phục. Luxiphe vì kiêu hãnh với vẻ đẹp của mình cách quá tội lỗi, nên phải rúc vào hình con rắn rất ghê tởm có bảy đầu, bảy triều thiên là bảy mối tội đầu, và mười sừng là hình ảnh những lực lượng tội ác. Đức Micae được Thiên Chúa dùng làm dụng cụ công chính và quyền năng của Người, đã đánh đuổi Luxiphe nhào xuống hỏa ngục. Trong cuộc chiến tranh đáng ghi nhớ này, Đức Micae đã đặt cho Luxiphe những tên mới là: Con rồng đại ác, con rắn già, thằng quỉ, thằng Satan. Theo sau Satan là một bọn ma quỉ đê mạt khác. Nơi cư ngụ của chúng trên thiên đàng từ đó được dành cho những người trung tín.
       
      Sau đó Thiên Chúa thông ban cho các thiên thần đang ngây ngất cảm phục, được hiểu rõ về mầu nhiệm Nhập thể và Cứu chuộc, về định mệnh vô song của Mẹ Maria, về sứ mạng của họ bên cạnh loài người, nhất là bên cạnh Ngôi Lời Nhập Thể và Người Mẹ cao sang của Người. Ngôi Lời Nhập Thể và Người Mẹ ấy sẽ làm hài lòng Thiên Chúa vô cùng, hơn cuộc nổi loạn của Satan đã làm Người phải phiền khổ.
      Vì thế, trong hỏa ngục ma quỉ lồng lên điên cuồng để chống lại hai vị đó, vì hai Vị đã là cớ cho chúng bị thất bại não nề. Bị áp lực của cơn điên cuồng đó thúc đẩy, Satan đã bạo gan xin Thiên Chúa cho phép y được đem toàn lực ra cám dỗ hai Vị đó cũng như cám dỗ loài người.
      Thiên Chúa muốn nêu cho các linh hồn khi bị thử thách những tấm gương trọn hảo, nên cho phép Satan được cám dỗ Chúa Giêsu, Đức Mẹ và loài người sau này.
       
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2009 00:24:14 bởi nguyencongdieu >
      #3
        nguyencongdieu 07.07.2009 00:11:13 (permalink)
        3. THÁNH GIOAKIM VÀ ANNA CẦU XIN CÓ CON
         


        Trong một lúc bị choáng váng vì vẻ đẹp của linh hồn và thân xác của Adong và Evà, mà Thiên Chúa đã làm nên giống Chúa Kitô và Mẹ Maria sau này , Luxiphe đã hằn học làm cho hai ông bà mất hạnh phúc. Nó đến quyến dũ ông bà đừng tuân phục Thiên Chúa. Nó căm giận ganh ghét đến cám dỗ Evà trước, vì thấy bà không có khí phách kiên dũng như Adong. Trước khi đến cám dỗ bà bội tín như Thánh Kinh kể lại, Satan đã khuấy khuất bà qua những tư tưởng phóng túng mạnh mẽ kinh hồn.
         
        Thành công, nên Satan say niềm vui thú, nhưng niềm vui thú đó rất ngắn. Nó thất vọng sâu sắc khi thấy Adong Evà đã hối hận. Thiên Chúa đã thương xót tha tội cho ông bà ngay. Nhưng nhất là nó căm tức run lên khi Thiên Chúa nhắc lại cho nó lời Người đã đe phạt nó ở trên trời: "Đức Nữ ấy sẽ đạp nát đầu ngươi".
        Thiên Chúa chọn một dân tộc riêng để bảo tồn lời hứa đó, và dùng dân tộc ấy để thực hiện. Đó là dân Israel.
         
        Tội lỗi đã mở rộng quyền ảm đạm của nó hầu như không còn biên giới. Sự mù tối của những kẻ phàm hèn nô lệ nó thành mù tối rất sâu đậm, đến nỗi chúng không nghĩ tới giải thoát mình nữa. Mỗi người tự tạo ra cho mình một vị chúa để tôn thờ, trong khi họ bỏ quên Thiên Chúa chân thật. Tắt rằng, Luxiphe vênh váo ngự trị trên ngai tòa tạo bằng tất cả những sự xấu xa dưới quyền chỉ huy của tật kiêu ngạo. Còn Thiên Chúa lại bị khinh bỉ. Ngay trong bóng đêm tối tăm dầy đặc ấy, Thiên Chúa xét đã tới lúc thắp lên hai ngọn đuốc rất sáng, báo tin trước mặt trời công chính sẽ mọc. Hai ngọn đuốc đó là thánh Gioakim và thánh nữ Anna.
        Thánh Gioakim sinh trưởng tại Nagiaret. Người là người lúc nào cũng khiêm nhu, trong sạch, đầy nhiệt tâm và thánh thiện. Thánh nữ Anna sinh trú tại Belem. Từ nhỏ bà đã có một đức thanh tịnh, đức khiêm nhu, một nền thánh đức và một vẻ đẹp hoàn toàn xuất chúng. Đức tin, đức cậy, đức mến của bà thật vô song. Bà không ngừng cầu xin Thiên Chúa ban Đấng Cứu chuộc rất cần thiết cho thế gian. Ngoài ra, vì phận nữ, bà cầu xin Chúa ban cho bà một người bạn trăm năm để cùng nhau phụng sự Chúa cách hoàn hảo, theo quan niệm chung của dân Israel thời ấy. Đồng thời lúc bà cầu xin như thế, thánh Gioakim cũng dâng lời cầu tương tự.
        Cuộc hôn nhân được lo liệu ngay, Lúc ấy, thánh Gioakim đã 46 , còn thánh Anna lên 24 tuổi.
        Đôi bạn thánh ấy biến nơi cư ngụ của mình ở Nagiaret thành một đền thờ để cùng nhau ca tụng Thiên Chúa, dâng mình phụng sự Người. Anna đem hết tâm tình khiêm nhu tùng phục ý muốn Gioakim, Gioakim đón trước những ước muốn của người bạn đường mà Người hết sức chiều nể.
        Tuy nhiên, 25 năm đã trôi qua mà không có con để đem lại vui tươi cho ngôi nhà vắng vẻ của ông bà. Người Do thái cho đó là một sỉ nhục, họ quở trách hai ông bà cách gay gắt nhục nhã. Nhưng Thiên Chúa dùng cái nhục nhã ấy để chuẩn bị cho hai ông bà được hưởng niềm vui đang thiếu thốn. Người cho ông bà hoàn toàn tùng phục thánh Ý quan phòng của Người, và để gieo trong nước mắt một kết quả mà ông bà nhất định sẽ hái lượm được. Theo ơn Chúa thúc giục bên trong, ông bà cầu xin Chúa ban cho được sinh con, và đoan hứa sẽ dâng con ấy vào Đền thờ, để con tận hiến cho Người...
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2009 00:23:39 bởi nguyencongdieu >
        #4
          nguyencongdieu 07.07.2009 00:15:20 (permalink)
          4. ÐỨC MẸ MARIA ĐƯỢC ĐẦU THAI VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI  
          Ngày thể xác Mẹ Maria được hình thành là ngày Chúa Nhật, tương ứng với ngày đầu tiên trong công cuộc sáng tạo trời đất. Thể xác Mẹ chỉ tiếp nhận ân sủng, cho nên, toàn thể đều rất trọn vẹn, rất siêu nhiên. Không bao giờ có một thể xác con người nào được hình thành với bấy nhiêu hoàn thiện, bấy nhiêu tinh tế và bấy nhiêu mĩ lệ. Mặc dầu thể xác Mẹ có thể chịu đau khổ, nhưng không hề có một mầm giống bệnh hoạn, chết chóc và hư hoại nào, tức là những hậu quả của hình phạt vì tội lỗi Adong.
          Ngày Thứ Bảy tiếp đó, một ngày ứng với ngày nghỉ, ngày đại lễ chung kết cho việc sáng tạo, Thiên Chúa tạo nên linh hồn Mẹ Maria.  Để kỷ niệm biến cố này, Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Giáo Hội dâng ngày Thứ Bảy trong tuần kính Mẹ Maria. Lúc sáng tạo linh hồn đầy phúc đức hơn hết mọi linh hồn này, Thiên Chúa Ba ngôi đã tỏ hết tình âu yếm hơn cả trước khi sáng tạo con người đầu tiên. Ngài nói: " Ta hãy sáng tạo Maria giống hình tượng và tương tự Ta. Ta hãy làm cho Maria nên Nữ Tỳ thật của Ta, nên Hiền Thê thật của Ta, để Maria xứng đáng làm Mẹ Con duy nhất của Cha hằng hữu". Sau khi sáng tạo linh hồn Mẹ rồi, Chúa Ba Ngôi còn kêu lên một cách khoái thú hơn ở địa đường ngày trước rất nhiều: " Tất cả mọi phương diện nơi Maria đều hoàn toàn thiện mỹ".
          Thật vậy, không những linh hồn Mẹ không mắc tội nguyên tổ, mà còn rực rỡ với những ơn cao cả Thiên Chúa ban riêng, tới cao độ tuyệt vời, đến nỗi tất cả các bậc thần thánh hợp một cũng không thể sánh lại được.  Không ngôn ngữ loài người nào có thể diễn tả được. Khi vừa được sáng tạo, linh hồn Mẹ đã hợp nhất ngay với xác thể đang chờ linh hồn.  Đó là sự Đầu Thai Vô Nhiễm.
          Chúa ban cho Mẹ những ơn lạ lùng không thể tưởng: Trí khôn Mẹ được thấu hiểu các mầu nhiệm về Thần tính, về Chúa Ba Ngôi, về ơn Nhập Thể và Cứu Chuộc, về những vẻ đẹp đẽ của cuộc sáng tạo trời đất, về thiên thần và loài người, về lịch sử dân riêng Chúa chọn, các Tổ phụ, các tiên tri, thiên đàng, luyện ngục, ngục tổ tông, và hỏa ngục. Linh hồn Mẹ được trang điểm bằng những ơn Thánh và các nhân đức với một mức độ hoàn toàn cao siêu.
          Vì Mẹ vượt trên các thiên thần và loài người, nên khi vừa đầu thai,  Mẹ Maria đã làm những việc nhân đức hợp với cấp bậc trong thai của Mẹ. Mẹ đã dâng lên Thiên Chúa những việc  tôn thờ, ca tụng, biết ơn, yêu mến, để phụng sự Người và cho vinh quang Người.  Mẹ cũng sấp mình trước Oai Nghi Thiên Chúa để tỏ lòng tôn thờ bề ngoài.  Mẹ đã dâng lên Thiên Chúa lời cầu xin cho loài người,  cũng như cầu xin cho Đấng Cứu Chuộc mau đến giải thoát loài người khỏi ách nô lệ ma quỉ.
          Ngay còn trong thai, Mẹ đã thực hiện những việc thờ phượng Chúa, nên Mẹ đã lập công trạng lớn lao hơn  tất cả các thánh sau này.
           
          Lời Mẹ nhắn nhủ:
          Con hãy chú ý và tin tưởng lắng nghe Mẹ. Mẹ sẽ nói cho con nghe những lời hoàn thiện nhất, những lời sinh sự sống đời đời…
          "Con người, khi vừa biết dùng trí khôn, phải thờ lạy, yêu mến, phụng sự và tôn vinh Đấng Sáng Tạo nên mình như Chúa độc nhất tối cao.
          Các bậc cha mẹ có trách vụ tự nhiên là phải dạy dỗ con cái mình về điều ấy ngay từ khi chúng hiểu biết, và phải hướng dẫn chúng về Thiên Chúa là cùng đích sau cùng của chúng.  Họ phải hướng dẫn chúng bỏ những trò trẻ con phóng túng đưa tới sa ngã.  Ngay trước khi chúng sinh ra, họ đã phải nhiệt thành cầu xin cho chúng được thoát khỏi cảnh nô lệ tội tổ tông qua Bí tích Rửa tội rồi..."
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2009 00:23:04 bởi nguyencongdieu >
          #5
            nguyencongdieu 07.07.2009 00:25:51 (permalink)
            5. ÐỨC MẸ TRONG QUÃNG ĐỜI THAI NHI  
            Mẹ được ơn chiêm ngắm Hữu Thể Thiên Chúa cách tỏ tường, đốt tâm hồn Mẹ cháy lên niềm mến yêu Thiên Chúa.  Mẹ không hề ngưng tôn thờ Thiên Chúa và cầu xin Thiên Chúa thay cho loài người, cùng với các thiên thần Mẹ hằng tiếp xúc.  Nhờ thế, Mẹ không hề cảm thấy khó chịu khi nằm trong lòng thánh nữ Anna.
            Đã đến lúc Mẹ xuất hiện trên trần gian.
            Về phần thánh nữ Anna, Bà hết sức êm nhẹ đợi chờ con mình sinh ra.  Để thêm vinh hiển cho bà, Chúa Quan Phòng cũng để bà phải chịu một ít phiền não.
            Từ lâu rồi, tên ngụy thần này vẫn để ý tìm tòi trong những phụ nữ thánh thiện xem ai là người sẽ đạp nát đầu nó.  Nó từng quan sát kỹ sự thánh thiện khác thường của bà nội trợ Ông Gioakim, cũng như tất cả những gì đã xảy ra.
            Bị mối não nề đó thúc bách, nó quyết định giết chết bà hoặc ít là ngăn cản việc sinh con bà.  Nó cám dỗ bà cách ghê sợ để giục bà phạm lỗi lầm nào đó, hoặc làm cho bà phải kinh sợ mà chết.  Nhưng bà vừa bình tĩnh vừa dũng mạnh đẩy lui những tấn công của Satan. Luxiphe đem thử những cách cám dỗ khác một phen nữa.  Nó dụng tâm phá đổ nhà thánh nữ Anna để khủng bố bà giữa những đổ nát tan tành, nhưng các thiên thần ngăn cản không cho nó làm.  Lúc đó, nó đi xúi siểm nhiều người đàn bà khác có tính nhẹ dạ đến la mắng tháùnh nữ.  Bọn này đến văng ra những lời xỉa xói nhục mạ.  Nhưng thánh nữ chỉ đáp trả bằng những lời ngọt ngào và những giúp đỡ cần thiết.
             Lời Mẹ nhắn nhủ:
            E sợ và yêu mến đã tạo nên trong linh hồn Mẹ một hòa điệu chí thánh đưa Mẹ tránh xa khỏi mọi cái ác và kết hợp Mẹ lại với Thiên Chúa.  Hai ơn đó rất cần cho đời sống công giáo. Con hãy để mặc Chúa lo liệu việc con.  Hãy nắm chặt lấy tay Người. Hãy để Người làm chủ mọi sự trong con cho tới khi biến hóa con trong Người.  Để được thế, con chớ tin vào phán đoán riêng con; con hãy luôn luôn hỏi han nơi đức tuân phục, vì không có đức tuân phục  người ta có thể hoàn toàn lạc lối cả trong khi theo đuổi một mục đích tốt, và chỉ hái lượm được những kết quả non vô ích.
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.07.2009 00:27:56 bởi nguyencongdieu >
            #6
              nguyencongdieu 07.07.2009 00:29:19 (permalink)
              6. ÐỨC MẸ ĐƯỢC SINH VÀO TRẦN THẾ
               
              Ngày mồng 8 tháng 9, thánh nữ Anna hiểu rằng bà sắp sinh Người Con bà hằng ước nguyện.  Bà sấp mình cầu xin Thiên Chúa chúc phúc cho con mình.  Lúc đó, Mẹ Maria được Chúa cho xuất thần rất cao cả, không thấy được mình sinh vào trần gian như thế nào.  Lúc ra khỏi cơn xuất thần ấy, Mẹ đã thấy mình đẹp đẽ nằm trên tay thân mẫu mình.  Thánh nữ Anna được gìn giữ khỏi mọi đau đớn thông thường nơi các bà mẹ sinh con.
              Các thiên thần hầu cận Mẹ, cùng với vô số thiên thần khác tháp tùng, đến tỏ niềm tôn kính Mẹ.  Họ hát lên một khúc ca thiên đàng, rồi bắt đầu phục vụ Mẹ.
              ...Sau đó, Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ cho các thiên thần biết rằng từ đời đời Người đã tác tạo cho Mẹ và cho Ngôi Con danh hiệu MARIA và GIÊSU.  Trong hai danh hiệu đó, Người được thỏa lòng hoàn toàn.  Rồi Người phán: "Danh hiệu Maria phải được hiển vinh lạ thường.  Những ai thành thực sốt sắng kêu cầu danh hiệu ấy sẽ được ban nhiều ân sủng.  Những ai kính cẩn đọc lên sẽ được ủi an.  Mọi người đều tìm được trong danh hiệu ấy phương dược trị liệu bệnh tật mình; được ánh sáng soi đường; được kho tàng cứu giúp sự túng nghèo.  Danh hiệu Maria làm run sợ hỏa ngục và đạp nát đầu cựu xà Satan". Chính Chúa đặt danh hiệu ấy cho Mẹ.
               
              Lời Mẹ nhắn nhủ:
              Con hãy gắng noi gương Mẹ trong việc Mẹ đã làm suốt đời Mẹ từ khi Mẹ sinh ra.  Lúc bắt đầu ngày mới, Mẹ sấp mình dưới chân Chúa, ca tụng Chúa vì những ưu phẩm vô cùng của Người, rồi nhìn nhận chủ quyền tuyệt đối của Người trên vạn vật.  Mẹ cũng cảm tạ Chúa vì Người đã kéo Mẹ ra khỏi hư vô.  Mẹ hoàn toàn phó thác dâng mình cho Người, để Người định đoạt về Mẹ tùy ý Người muốn trong ngày, và trong suốt cuộc sống của Mẹ.  Mẹ cầu xin Người cho Mẹ nhận biết những gì đẹp lòng Người, để Mẹ chu toàn.  Mẹ xin Người hướng dẫn, ban phép và chúc lành cho hết mọi việc Mẹ làm.  Mẹ còn nhắc đi nhắc lại những hành vi đó nhiều lần trong ngày nữa.
              Càng thực tâm nhiệt thành tôn kính danh hiệu Maria rất dịu ngọt của Mẹ, con càng đi trên đường của Mẹ.  Con nên biết rằng Thiên Chúa đã ban cho Danh hiệu ấy không biết bao nhiêu đặc ân.  Mẹ không thể nghĩ đến hay nghe đọc đến mà lại không dâng lời cảm tạ Chúa
               
              #7
                nguyencongdieu 07.07.2009 00:31:43 (permalink)
                7. CUỘC ĐỜI BA NĂM ĐẦU
                 
                Luật ghi trong chương 12 sách Lêvi buộc mọi người mẹ, 60 ngày sau khi sinh hạ một con gái, phải lên Đền Thờ Giêrusalem dâng một con chiên một tuổi và một con chim gáy hay một bồ câu nhỏ. Thánh nữ Anna sung sướng vì được dâng lên Thiên Chúa Người Con chí thánh Chúa đã ban cho bà, Người Con chính bà đang ẵm trên tay.  Có rất nhiều thiên thần đi theo bà.  Khi bà tới Đền Thờ, đại tư tế Simeon đã ra tiếp đón. Thánh nữ Anna dâng của lễ cách sốt sắng đến rơi lệ.  Bà tuyên lại lời khấn sẽ hiến dâng Con gái mình vào Đền Thờ Thiên Chúa khi con tới tuổi thích hợp.  Khi các nghi lễ đã xong, hai mẹ con hoan hỉ trở về Nagiarét.  Ở đây, Mẹ Maria được nuôi dưỡng y như các trẻ đương thời.  Lương thực Mẹ dùng cũng là lương thực chung mọi người, nhưng Mẹ dùng rất ít.  Mẹ ngủ đã ngắn giấc, mà còn phải ru phải dỗ mới ngủ được.  Mẹ rất ngoan ngoãn, nhưng cũng rất đoan trang, ai đến gần cũng phải tôn kính.  Mẹ cũng hay khóc và khóc nức nở, song chỉ là khóc để thương cho tội lỗi thế gian, và nài xin Đấng Cứu Chuộc đến.  Nơi Mẹ, không bao giờ có chút gì là con nít, tuy vậy Mẹ cũng sẵn lòng để thánh nữ Anna chiều chuộng.
                Mẹ liên lỉ cầu nguyện cùng Thiên Chúa, dù giấc ngủ cũng không gián đoạn việc cầu nguyện ấy, vì trí năng có thể hoạt động không cần giác quan giúp đỡ.  Mẹ được hưởng đặc ân ấy cho tới khi ly trần. Không bao giờ Mẹ ngưng chuyện vãn với Chúa.
                Nhưng với loài người  suốt 18 tháng đầu tiên đời Mẹ, Mẹ đã im lặng y như các trẻ thơ khác.
                Sau mười tám tháng, Mẹ mới bắt đầu nói. Chúa dạy Mẹ cầu nguyện mỗi ngày nhiều lần để Con Chúa mau Nhập Thể, và hãy khóc lóc vì tội lỗi loài người.
                Trong mười tám tháng tiếp đó, nghĩa là cho tới khi Mẹ lên ba tuổi, Mẹ nói rất ít.
                Cha mẹ của Mẹ không giầu lắm, cũng không nghèo lắm.  Ông bà có đủ của để may sắm cho Mẹ những bộ y phục đẹp đẽ nhưng rất đoan trang.  Trong thời gian Mẹ chưa nói, Mẹ để mặc thánh nữ Anna sắm liệu cho Mẹ, không tỏ dấu gì cưỡng lại.  Nhưng khi đã được Chúa ban lệnh nói năng,  Mẹ xin thân mẫu may cho mình những y phục vải thô, nghèo nàn, đơn bạch, mầu tro xám và, nếu có thể,  đã cũ, đồ thừa.  Thánh nữ Anna rất kính nể và tôn trọng con mình như Bà Chủ, nhưng bà không đành lòng để cho con còn thơ dại yếu đuối phải mặc áo thô.  Bà chỉ theo ý con về mầu áo và kiểu cắt may, tức mầu xám và kiểu áo của những trẻ nữ cha mẹ đã khấn hứa cho một điều nào đó.
                Trong ba năm đầu đời Mẹ, Mẹ luôn thực hiện đức vâng lời hoàn thiện này.  Mẹ thường đón trước ý của thánh nữ Anna mà làm.
                Khi đã lên trọn hai tuổi, Mẹ bắt đầu thi hành đức ái đối với người nghèo.  Mẹ đến xin thân mẫu của này vật nọ bố thí cho họ.  Đôi lần Mẹ còn bớt cả phần ăn của mình để cho họ nữa.  Mẹ cũng cầu nguyện cho linh hồn họ.
                Mặc dầu Mẹ đầy tràn tri thức thiên phú về mọi sự vật thụ tạo, Mẹ cũng sẵn sàng được người ta dạy dỗ y như các trẻ khác, như là không biết gì. Mẹ hết sức ngoan ngoãn học hỏi nơi cha mẹ. Khi có ai chỉ dẫn thêm điều gì, hoặc khiển trách điều gì, Mẹ luôn luôn cúi đầu chấp nhận, không hề cãi trả.
                Sáu tháng  trước khi chẵn ba tuổi, Mẹ Maria đã nhắc cho thân mẫu lòng Mẹ ước ao được vào sống trong Đền Thờ.  Để chuẩn bị tâm hồn thân mẫu cho ngày biệt ly, Mẹ nhắc lại những hồng ân Thiên Chúa ban cho cả hai mẹ con. Nghe con nói, thân mẫu Mẹ quyết định tùng phục thánh ý Chúa để chu toàn lời đã khấn.
                Lời Mẹ nhắn nhủ:
                Nếu con người cứ miệt mài với những thú vui của trần gian, xa lìa Thiên Chúa và bưng tai lại trước những tiếng gợi cảm thương của Người,  họ không đáng tình thương của Người thúc bách nữa. 
                Họ càng lì lại trong tình trạng đó,  đam mê và Satan càng xiết chặt họ lại làm cho họ không thể trở lại lành mạnh được. 
                Cho nên, điều vô cùng quan trọng là ngay từ đầu phải lợi dụng ơn Chúa ban.  Được cứu rỗi hay hư mất là tùy ở đó. Vì thế, phải giáo dục cho trẻ em có những tư chất tốt ngay từ sớm mới thấm nhiễm hương thơm đức hạnh được.
                 
                #8
                  nguyencongdieu 07.07.2009 00:33:26 (permalink)
                  8. ĐỨC MẸ DÂNG MÌNH TRONG ĐỀN THỜ GIÊRUSALEM
                   
                  Thánh Gioakim và thánh nữ Anna từ Nagiarét đưa Mẹ lên Đền Thờ Giêrusalem với mấy người thân thuộc đơn sơ. Khi tới Đền Thờ, ông bà cầm tay Con dẫn vào bên trong.  Cả ba cùng sốt sắng cầu nguyện, rồi ông bà dâng hiến Mẹ cho Thiên Chúa.  Mẹ cũng tự hiến dâng trọn vẹn trót mình dứt khoát cho Người. Sau khi cầu nguyện, thánh Gioakim và Anna dẫn  Mẹ ra giới thiệu với một vị tư tế.  Vị này chúc lành cho Mẹ.  Rồi tất cả cùng đưa Mẹ tới khu nhà dành riêng cho việc giáo dục những thiếu nữ theo một kỷ luật đạo hạnh. Muốn tới khu nhà ấy, phải đi qua một cầu thang 15 bậc.  Vị có nhiệm vụ hướng dẫn Mẹ là một tư tế phẩm trật thấp nhất.  Ông đặt Mẹ lên bậc đầu cầu thang. Rồi quay về phía song thân,  Mẹ quì gối xin phép lành, hôn kính tay cha mẹ và xin cha mẹ dâng hiến mình cho Thiên Chúa.  Thánh Gioakim và Anna vừa bùi ngùi rơi lệ, vừa âu yếm chúc lành cho Con.  Sau đó, một mình Mẹ quả quyết bước lên thang, không quay nhìn lại, không rơi một giọt lệ, không chút phàn nàn vì phải lìa cha mẹ.
                  Thượng tế Simeon, đón nhận Mẹ và trao cho những cô giáo đạo đức việc đào tạo Đức Maria.
                  Trong các cô giáo này, có bà tiên tri Anna, bà này đã được Chúa ban ơn soi sáng riêng,  chỉ định làm giáo chức đảm nhiệm coi sóc Đức Nữ. Sau khi tiếp xúc với bà giáo Anna, Mẹ đi gặp mọi thiếu nữ trong viện, chào hỏi niềm nở đoan trang.
                  Khi ở một mình trong phòng nhỏ, Mẹ sấp mình xuống, thờ lạy cảm tạ Chúa và khấn cùng Chúa sẽ giữ: Khiết trinh, thanh bần, tuân phục và vĩnh viễn ở trong Đền Thờ.
                  Mẹ đi tìm bà Anna, nộp cho bà tất cả những gì song thân đã cho, để bà định đoạt tùy ý bà.  Sự Mẹ khiêm nhượng từ bỏ mọi sự đã xin được Chúa ban cho Mẹ ơn siêu thoát mọi thụ tạo và chính mình, để chỉ còn sống trong tình yêu mến Chúa và yêu chịu sỉ nhục.  Không hề cho phép mình dùng một vật dụng nào thừa thãi, Mẹ tự cắt xén cả một đôi dụng cụ cần thiết.  Mẹ dùng thời giờ rất thận trọng, giờ nào việc ấy khít khao nhau.  Thời giờ Mẹ dùng nhiều nhất là thời giờ đọc Thánh Kinh, nhất là những trang liên quan đến ơn Nhập Thể Cứu Chuộc.
                   
                  Lời Mẹ nhắn nhủ:
                  Hạnh phúc lớn nhất Chúa có thể ban cho một linh hồn ở đời này là gọi họ dâng mình phụng sự Người.  Vì thế, ma quỉ hết sức đánh lạc họ xa ơn gọi ấy. Khi đã tuyên khấn rồi  phải tuân giữ, vì lời khấn cất bỏ tự do làm xấu để bảo đảm tự do làm tốt. Cuộc sống trở nên như cuộc sống thiên thần. Mẹ bảo đảm với con rằng: Công đức các tu sĩ có thể sánh bằng và cả vượt trên công đức của các vị tử đạo nữa
                   
                  #9
                    nguyencongdieu 07.07.2009 00:35:03 (permalink)
                    9. MẸ MARIA CHỊU THỬ THÁCH TRONG ĐỀN THỜ
                     
                    Nhi nữ Maria cần phải được đau khổ làm cho nên hoàn thiện và phú quí. Thiên Chúa đã báo trước cho Mẹ sẽ phải chịu những đau khổ mà người đời thường ghê sợ.  Đức Maria thưa sẵn sàng vâng Ý Chúa mọi đàng, chỉ xin ơn Chúa giúp đỡ cho mình.
                    Thiên Chúa đã báo ngay cho Mẹ biết rằng thánh Gioakim, cha của Mẹ  sắp qua đời, và Mẹ sẽ mất hết những nâng niu khoái lạc của Thiên Chúa, của cha mẹ và của cô giáo trong Đền Thờ.
                    1- Bất thình lình, Mẹ phải rơi vào -một đêm tối tăm, Chúa và các thiên thần hầu cận ẩn mặt không còn tỏ ra cho Mẹ như trước nữa trong suốt tữ hồi Mẹ lên ba tuổi rưỡi tới khi Mẹ được 12 tuổi, tức là suốt 10 năm đau khổ vô ngần. Nhưng Mẹ hằng khiêm nhượng, nhẫn nại và nhiệt thành đi tìm Chúa trong đức tin, đức cậy, đức mến không ngừng.
                    2- Chúa lại cho phép Satan bày đủ thứ tư tưởng tội lỗi cám dỗ Mẹ, kể cả mưu hại mạng sống Người.  Nhưng tất cả đều uổng công.  Mẹ Maria càng gia tăng tình yêu mến Chúa nóng hổi.
                    3- Satan xúi những thiếu nữ đồng tu để mưu hại Mẹ.  Nó nhóm lên trong lòng các cô một ngọn lửa ganh ghét căm hờn, đến nỗi các cô nhỏ đó đồng ý nhau hành hạ Đức Nữ Maria.  Các cô xúm nhau buông lời nặng nhẹ chê bai, nói xấu Đức Maria đủ thứ.  Cứ hễ gặp Maria đâu là các cô xỉa xói, chua cay.  Các cô hùa nhau xử với Mẹ rất tàn nhẫn, buộc tội cho Mẹ là kẻ gây xáo trộn, kẻ giả hình, kẻ đưa điều, báo cáo ton hót với bề trên.  Trước những sỉ vả bêu riếu đó, Mẹ vẫn khiêm nhượng tự nhận là kẻ hèn hạ nhất.  Xin các chị tha thứ cho, và còn hứa sống như tôi tớ các chị, xin vâng lời các chị tất cả.
                    Những lời lành đó không uốn mềm được cõi lòng chai cứng của những cô nhỏ đáng thương kia.  Bị rắn già hỏa ngục xúi bẩy, tiêm nọc độc căm phẫn của nó vào, các cô dám mưu giết chết Mẹ cho rảnh.  Nhưng Thiên Chúa không cho phép các cô thi hành những ý định đen tối dại dột đó.
                    4- Chửi rủa Mẹ chưa đủ, các thiếu nữ vừa xô vừa đánh đập vừa la lối om xòm.  Tiếng ồn ào mắng nhiếc vang tới tận Đền Thờ.  Các cô giáo và tư tế bèn chạy đến ngay, hỏi xem duyên cớ.  Thế là các cô đồng thanh lớn tiếng tố cáo Maria, đổ mọi tội lỗi lên đầu Mẹ: Nào là con nhỏ Maria Nagiarét rất khó nết, tính nó kỳ quặc không ai chịu nổi.  Nào là không thể chung sống với nó được, cứ hễ vắng mặt thầy cô là nó chửi bới chúng con.  Nào là nó không lúc nào để chúng con yên tâm học hành, chỉ phá phách chọc nhạo mọi người.  Nào là nó kiêu căng hợm hĩnh, phách lối làm tàng:  Có trách bảo nó, nó lại lên mặt bà cụ non, sấp mình xuống đất, giả bộ khiêm nhượng xin lỗi, nhưng rồi chứng nào tật ấy.  Nào là con quỉ con Maria còn đưa điều, ăn không nói có, làm rộn chúng con không còn ai tin ai nữa.  Thôi thì đủ thứ tội mà các cô có thể tưởng tượng ra.  Lời các cô quả quyết làm cho các tư tế bị lừa.
                    5- Bị mồ côi cha mẹ (Thánh Gioakim và Anna chết khi Mẹ còn ở trong Đền thờ).
                     
                    Lời Mẹ nhắn nhủ:
                    Hỡi con, con hãy tin thật rằng: thụ tạo phải chịu đau khổ là một ơn Chúa thương ban. Đau khổ là giá cần thiết để mua sắm vinh quang đời đời. Con Chí Thánh Mẹ đã chọn số phận đau khổ cho Người và cho những người ưu tuyển.
                    Mẹ muốn con sẵn sàng vui tươi đón nhận mọi bách hại vu khống của thụ tạo, khi Chúa Quan Phòng ban cho con ơn ấy.  Những kẻ bị hư mất, những kẻ nô lệ tật kiêu ngạo mù quáng không thể nhìn thấy kho tàng giấu ẩn trong đau khổ và trong sự thứ tha sỉ nhục phải chịu đâu.  Chúng còn hãnh diện vì báo thù được.
                    Con hãy lấy ơn trả oán, yêu thương trả hận thù, ca tụng trả lăng mạ, chúc phúc trả nguyền rủa.  Như vậy, con sẽ cai trị được bản tính, thắng vượt được hỏa ngục, xúc động được Trái  Tim Thiên Chúa.  Sau cùng,  con sẽ bắt chước Mẹ, khi có ai nổi giận Mẹ, Mẹ đã không hề giận lại họ, Mẹ không nghỉ yên cho tới lúc làm hết sức để họ được sống đời đời,  hầu thưởng công họ vì ơn họ đã làm cho Mẹ.
                     
                     
                    #10
                      nguyencongdieu 07.07.2009 00:37:55 (permalink)
                      10. ÐỨC  MẸ CHỊU TANG  CHA MẸ
                       
                      Đức Maria yêu mến cha mẹ cách rất mãnh liệt.  Để trả món nợ vừa tự nhiên, vừa ân sủng ấy, Mẹ đã sốt sắng cầu xin Chúa cho cha già được qua đời an lành. Để được ơn ấy, Mẹ dâng mình chịu hết mọi đau khổ Chúa muốn.
                      Thiên Chúa vui nhận lời cầu xin của Đức Maria, Mẹ được báo tin trước tám ngày và cả giờ thánh Gioakim giã thế.  Lúc đó, Mẹ ra lệnh cho mười hai thiên thần đặc cách thừa ủy nhiệm Mẹ đến giúp cha già.  Trong giờ sau hết của thánh nhân, Mẹ lại sai cả một nghìn thiên thần hầu cận Mẹ tới giúp đỡ.  Thánh nhân qua đời lúc 69 tuổi rưỡi.  Các thiên thần đem linh hồn Người vào ngục Tổ tông.  Như một sứ giả của Thiên Chúa, Người báo tin cho các thánh về Đức Maria Mẹ Đấng Cứu Thế  muôn dân đợi trông hiện đã sinh ra trên trần gian.  Tất cả các thánh trong ngục đều hết sức hân hoan, dâng lên Thiên Chúa nhiều khúc ca tán tụng.
                      Khi Mẹ lên 12 tuổi, Thiên Chúa cũng cho Mẹ biết tin về thân mẫu của mẹ là thánh Anna sắp qua đời. Chúa ra lệnh cho các thiên thần đem Mẹ đến bên giường thánh nữ.  Khi đến bên thân mẫu trên giường hấp hối, Mẹ hết sức kính cẩn hôn tay thân mẫu và cầu xin Thiên Chúa ban sức mạnh cho mẹ Người cùng xin mẹ làm phép lành cho Người lần cuối.  Sau đó, Mẹ dọn lòng cho thánh nữ Anna can đảm và tin tưởng đón nhận sự chết.  Mẹ bày tỏ với thân mẫu rất nhiều suy niệm đầy an ủi.  Một trong những suy niệm đó là: "Tất cả chúng ta đều phải qua cửa chết để vào cõi sống đời đời mà chúng ta mong đợi.  Quả thật, lúc đi qua cửa ấy cũng rất khổ não, nhưng rất có công hiệu, vì ta tuân phục như vậy để làm trọn thánh ý Chúa. Người là nguyên lý an toàn và an nghỉ, thụ tạo nhờ đau khổ ấy đền bù những quên lãng, thiếu sót trong cuộc đời mình". 
                      Thánh nữ Anna khuyên con đừng ra khỏi Đền Thờ trước khi các tư tế chọn cho một bậc sống. Nếu Chúa muốn, xin Chúa  chọn cho con một bạn đời thuộc chi tộc Giuđa, miêu duệ Đavít.  Bà muốn con phân phát cho người nghèo phần tài sản cha mẹ để lại cho con.. Chính trong lúc nói với Đức Nữ Maria những lời đó, thánh nữ Anna cảm thấy sự chết đến gần kề.  Bà dựa trên cánh tay Con rất yêu dấu, và trút linh hồn trong Chúa.  Bà được dẫn xuống u ngục ngay.  Các vị tổ phụ, các vị tiên tri, các vị hiền nhân trong đó vui mừng nhận ra bà, và đem hết niềm tôn kính bà.
                      Bà hưởng thọ 56 tuổi: Lên hai mươi bốn, bà kết hôn với thánh Gioakim, chịu cảnh muộn mằn hai mươi (20) năm.  Năm bốn mươi tư (44) tuổi mới sinh ra Đức Nữ Maria.  Sau đó, bà sống 3 năm với con và 9 năm xa con khi con ẩn mình trong Đền Thánh.
                      Đức Maria đã khép mắt cho mẹ mình.  Khi đã khâm liệm xác mẹ xong, Đức Maria được các thiên thần đưa trở lại Đền Thờ.  Chúa không để Mẹ khỏi đau đớn tự nhiên trước nỗi buồn vĩnh biệt thân mẫu.  Nhưng nỗi buồn ấy lại nâng cao và thánh hóa Mẹ.  Từ khi thánh Gioakim qua đời tới giờ, Chúa vẫn ẩn kín không hiện ra cho Mẹ xem thấy, cả các thiên thần cũng vậy.  Nhưng lúc này, Chúa dọi vào bóng đêm tăm tối của Mẹ một vài tia sáng rạng ngời. Người sắp xuất hiện. Để chuẩn bị cho Mẹ tiếp nhận ơn ấy, các luyến thần hầu cận Mẹ khơi thêm những ngọn lửa yêu đương cháy trong Trái Tim Mẹ.  Trong những đợt lửa yêu mến nồng nàn bắn lên mỗi lúc một mạnh. Ngay lúc đó Chúa đã hiện ra với Mẹ Maria trong một thị kiến rất sáng láng, rất cao cả.  Sấp mình dưới chân Chúa, Mẹ thờ lậy và cảm tạ vô biên....Bấy giờ vào cuối năm thứ mười hai cuộc đời Mẹ ở trần gian.
                       
                      Lời Mẹ nhắn nhủ:
                      Hỡi con, khoa học cao cả nhất của thụ tạo là phó thác cho Thiên Chúa.  Người biết rõ tại lý do nào Người đã sáng tạo nó, phải hướng dẫn nó thế nào.  Người chỉ huy mọi biến cố để sinh lợi cho những ai tin cậy nơi Người.  Người gửi tai ương đến để họ chịu đựng và sửa dạy họ.  Người ban ơn xuống an ủi họ và làm họ linh hoạt.
                      Hỡi con, con hãy phó mọi lo lắng của con vào tay Chúa Quan Phòng: Người khôn ngoan và quyền năng vô cùng.  Người yêu thương con hơn con yêu chính bản thân con.  Người định ban cho con những ơn lớn lao hơn con có thể ước muốn rất nhiều.
                      Hỡi con, bài học này Mẹ sẽ còn dạy đi dạy lại nhiều lần nữa, nó vô cùng quan trọng, đó là: Phải nhận biết và mến yêu thánh giá.  Trong thánh giá, con sẽ gặp được thánh ý Chúa và làm hài lòng Người.  Nếu loài người không dại khờ, họ sẽ biết ước ao thánh giá để làm đẹp lòng Chúa: Người tôi tớ tốt bao giờ cũng phải thích làm vui lòng chủ hơn lo tiện ích riêng mình.
                       
                      #11
                        nguyencongdieu 07.07.2009 00:42:11 (permalink)
                        11. ĐỨC MẸ KẾT BẠN CÙNG THÁNH GIUSE
                         
                        Khi được 13 tuổi rưỡi, Đức Nữ Maria đã phát triển đầy đặn cả về thể xác tươi đẹp lẫn tâm hồn thánh thiện.
                          Trong một thị kiến, Thiên Chúa ban một mệnh lệnh làm cho lòng Mẹ tràn ngập bỡ ngỡ và đau đớn.  Chúa phán quả quyết với Mẹ mà không một lời giải thích lý do: "Con Cha, con phải tìm một bạn đường cho cuộc đời con".  Ôi! mệnh lệnh đó có thể nào phù hợp được với lời khấn khiết trinh Mẹ đã khấn với biết bao hạnh phúc, lời khấn mà Mẹ thường luôn khấn lại?  Trái Tim Mẹ chỉ khắn khít với một mình Thiên Chúa, mà Chúa cũng đã từng long trọng nhận lời Mẹ khấn và nhận Mẹ làm Bạn Tình trinh khiết đời đời.  Cho nên Mẹ chê bỏ mọi thụ tạo.  Đối với Mẹ, được lệnh phải kết bạn là phải chịu một hy sinh lớn lao hơn cả hy sinh của Abraham khi được lệnh phải giết tế con mình: Mẹ còn khắn khít với đức khiết trinh hơn tổ phục Abraham khắn khít với Isaac nữa.
                        Nhưng Mẹ rất khôn ngoan, không phán đoán gì về mệnh lệnh rất trái ý, làm Mẹ phải ngỡ ngàng này.  Dầu không còn gì để hy vọng Mẹ cũng cứ hy vọng. Mặc dầu có xao xuyến và buồn sầu, lúc đó Mẹ cũng quyết định vâng lời Chúa, một hành vi tuân phục anh hùng nhất đời Mẹ từ trước tới giờ.
                        Lúc ấy, Chúa báo mộng cho thượng tế Simeon, truyền phải tìm cho Maria một người bạn trăm năm. Các vị tư tế đã theo lệnh Chúa, họp nhau bàn bạc và quyết định một ngày, triệu tập các thanh niên thuộc hoàng tộc Đavít đang ở Giêrusalem đến Đền Thánh để các ông lựa chọn.  Vào đúng ngày đó Mẹ Maria lên 14 tuổi chẵn.
                        Tuy nhiên, cũng cần phải hỏi ý kiến của Mẹ, nên thầy thượng tế đi tìm Mẹ mà hỏi xem sao.  Trước câu hỏi khôn ngoan của thầy thượng tế, gương mặt Mẹ sáng lên một vẻ thẹn thùng trinh vẹn, Mẹ trả lời:
                        - "Phần riêng con, con quyết định sống đời trinh khiết để hiến thân phụng sự Chúa trong Đền Thờ này trọn đời con.  Nhưng thầy là Đại Diện của Chúa, thầy có quyền nói cho con biết con phải làm điều nào hợp với thánh ý Chúa nhất".
                        Trong khoảng chín ngày đó, Mẹ Maria luôn luôn đẫm lệ xin Chúa chu toàn thánh ý Người. Đã tới ngày các tư tế chỉ định. Các thanh niên ở Giêrusalem thuộc nhà vua Đavít, được triệu tập tại Đền Thờ.  Trong bọn họ, có một thanh niên nghèo, sinh quán tại Nagiarét, tên là Giuse, bà con gần với Đức Trinh Nữ.  Giuse khi lên 12 tuổi đã tuyên khấn giữ đức khiết trinh trọn đời.  Lúc này chàng được 33 tuổi, vẻ mặt khôi ngô, lộ ra một đức hạnh vô song.  Chàng đã sống một cuộc đời rất trong sạch.  Chàng được đặt biệt mời đến dự cuộc họp này, mặc dầu chàng không có ước vọng kết hôn. Trong khi các thanh niên khác đều ước ao kết hôn với Maria là người có duyên sắc, có tài sản, có đức hạnh tuyệt vời, thì Giuse âm thầm tuyên lại lời khấn khiết tịnh, đột nhiên cành cây của Giuse nở một chồi hoa, rồi một bồ câu đến đỗ trên đầu chàng.
                        Trước quang cảnh lạ thường đó, các tư tế nhìn nhận ngay Giuse là Người được Chúa chọn.  Các vị cho gọi Maria đến.  Mẹ xuất hiện cách đoan trang, nết na.  Các tư tế giao kết Đức Nữ với Giuse thành vợ chồng.
                        Sau đó, Đức Maria giã từ các tư tế và bà giáo Anna, xin họ chúc lành.  Mẹ cũng khiêm tốn xin lỗi tất cả các cô bạn cùng nhà, cảm ơn mọi người vì tình nghĩa, vì ơn đã dành cho Mẹ trong những năm dài chung sống. Mẹ ra khỏi Đền Thờ lòng đau như cắt.  Rồi cùng với thánh Giuse, Mẹ trở về Nagiarét.
                        Tại Nagiaret, hai Đấng đã tỏ cho nhau lời khấn Trinh khiết trọn đời của mình và hứa cùng nhau chung sống như anh em để tôn vinh Chúa.
                        Hai Đấng bàn nhau chia của cải giúp người ngheo, một phần dâng vào Đền thờ Giêrusalem, một phần để vốn làm ăn. Thánh Giuse sẽ làm nghề thợ mộc để kiếm của nuôi gia đình mới. Mẹ Maria là nội trợ.  Không bao giờ Mẹ đi mua bán hay làm việc nào ngoài mái ấm gia đình. Hai Đấng tỏ lòng kính trọng nhau, Mẹ luôn vâng phục hỏi ý Thánh Giuse. Các Người sống thật hạnh phúc.
                         
                        Lời Mẹ nhắn nhủ:
                        Hỡi con, phán đoán của Chúa rất bí nhiệm cao sâu, thụ tạo không thể nào dò hiểu được.
                        Không có bậc sống nào người ta lại không thể làm đẹp lòng Chúa.  Cách Mẹ xử sự nói lên bậc hôn nhân cũng là bậc thực thi sự trọn lành.  Mẹ đã sống dưới mái ấm nhà của Bạn Hiền Mẹ, sốt sắng y như ở Đền Thờ, vì dầu đổi bậc sống, song Mẹ không đổi tâm tình với Chúa.  Trái lại, Mẹ còn tăng thêm lòng yêu mến và tùng phục để chu toàn nghĩa vụ mới của Mẹ.
                         
                         
                        #12
                          nguyencongdieu 12.07.2009 00:18:36 (permalink)
                          13-14. TRUYỀN TIN NGÔI HAI NHẬP THỂ
                           
                          Thời giờ Nhập Thể đã đến.  Thiên Chúa ủy nhiệm cho Tổng Thần Gabrie sứ mạng đến với Đức Trinh Nữ Maria.
                          Hôm đó, Mẹ Maria được 14 tuổi, 6 tháng, 17 ngày. 
                          Tầm vóc Mẹ lúc ấy đã cao lớn hơn tầm vóc của những thiếu nữ đồng trạc.  Thân hình Mẹ rất cân đối, đẹp tuyệt vời, một vẻ đẹp thánh thiện sung mãn.  Mặt Mẹ hình trái xoan thanh nhã; không mập cũng không gầy.  Nước da mặt sáng sủa ngả mầu ngà.  Trán Mẹ rộng và vuông.  Đôi lông mày hơi cong nổi bật nét đen đẹp.  Đôi mắt tròn trịa đoan trang hơi đen và xanh xanh; ánh mắt trong sáng, dịu dàng với nụ cười duyên dáng.  Miệng Mẹ nhỏ giữa đôi môi thắm tươi dưới sống mũi thẳng thật đều.  Ánh nhìn của Mẹ vừa tỏa ra một thiện cảm lôi cuốn mọi người, vừa gây cho mọi người một niềm tôn kính, với những tâm tình thanh khiết.  Y phục Mẹ mặc tuy nghèo, nhưng sạch sẽ, mầu xám tro và rất  nết na.
                          Lúc Đức Tổng Thần đến, Mẹ đang ở trong một căn phòng đơn sơ. Mẹ đang suy niệm về những ơn lạ lùng Chúa ban cho trong chín ngày vừa qua...
                          Đúng lúc Mẹ dâng những lời cầu xin, thì sứ đoàn Gabrie đông đảo hiện ra với Mẹ.  Hôm đó là ngày thứ năm, lúc bảy giờ chiều; màn đêm bắt đầu buông.
                          Mẹ chỉ nhìn Sứ Thần Thiên Chúa với một cái nhìn vừa đủ để nhận ra.  Sứ Thần chào mừng Mẹ:
                          "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ".  Không mất bình thản, nhưng Mẹ bối rối: Mẹ vẫn tin mình là cuối rốt mọi thụ tạo.
                          Sứ Thần trấn an Mẹ:
                          "Hỡi Đức Maria, xin đừng ngại,  Ngài đã được đầy ơn trước mặt Chúa. Ngài sẽ thụ thai...".
                          Mẹ xin Chúa ơn đặc biệt để hành động sao cho phù hợp với thánh ý Chúa, trong công trình rất quan trọng ấy. Mẹ suy nghĩ lâu và cầu nguyện...     Những cảm kích rất sống động, rất hăng nồng của Mẹ ấy đã gây nên một hiệu quả như là tự nhiên: Trái Tim rất khiết trinh của Mẹ như ép lại do một sức mạnh nồng nàn, tiết ra ba giọt máu rất trong sạch xuống lòng đồng trinh của Mẹ. Chúa Thánh Linh lấy ba giọt máu đó tạo nên Thân Xác Chúa Giêsu Kitô, trong lúc Mẹ cúi đầu, chắp tay trước ngực, với một thái độ rất khiêm nhượng để nói lên sự ưng thuận của mình:
                          "Này tôi là tôi tá Chúa! Tôi "xin vâng" như lời Thiên thần truyền".
                          Việc lạ lùng vĩ đại này được thực hiện vào Thứ Sáu, 25 tháng 3, lúc bình minh, trùng vào giờ Thiên Chúa sáng tạo Adong ngày trước, năm 5199 tính từ khi sáng tạo vũ trụ.
                           
                          Lời Mẹ nhắn nhủ:
                          Hỡi con, để chuẩn bị đón nhận các ơn Chúa ban, con phải thanh tẩy hồn con, phải khước bỏ tất cả những gì trần tục, và nhìn nhận mình bất xứng.
                          Con phải tôn thờ Chúa mọi nơi mọi lúc, nhất là lúc con  rước Chúa trong Thánh Thể.
                          Con hãy kết hợp với Chúa Giêsu, sao cho giữa con và Người không còn một thụ tạo nào len vào nữa.
                          Con hãy tìm ra Thiên Chúa, ca tụng Người khi nhìn trời xanh bao la, cỏ cây muôn thứ, đồng nội tươi mầu, nhất là sự cao trọng của thiên thần và các thánh.
                          Hãy tránh xa những thú vui trần tục, xúc phạm đến Chúa.
                           
                          (Trích sách Thành của Chúa (The City of God), mạc khải Đức Mẹ dạy Sơ Maria Agreda)
                           
                           
                          #13
                            nguyencongdieu 12.07.2009 00:21:42 (permalink)
                            14. ĐỨC MẸ THĂM BÀ ISAVE
                             
                            Hôm đó là ngày thứ bốn sau khi Ngôi Lời Nhập Thể. Mẹ và Thánh Giuse liệu chút ít món ăn đường; một người láng giềng cho 2 Đấng mượn con lừa. Khi vừa ra khỏi nhà, Mẹ quì xuống xin Thánh Cả Giuse ban phép lành. Vì khiêm nhượng, Thánh Giuse chối không dám, nhưng Mẹ Maria cứ nài nẵng ép buộc mãi, nên Thánh Cả phải chúc lành cho Mẹ.
                            Sau 4 ngày đường mệt mỏi, Mẹ Maria và Thánh Giuse tới Giuđa, một thành nhỏ cách Nagiarét 27 dặm và cách Giêrusalem chừng 2 dặm. Thánh Giuse tiến lên trước một quãng để báo tin cho gia đình ông Giacaria. Được Thánh Giuse báo tin, bà hoan hỉ ra đón Mẹ ngay. Mẹ đã lên tiếng chào bà trước: "Chào chị thân ái, Chúa ở cùng chị". Thánh nữ Isave đáp lời: "Xin Chúa thưởng công cho em vì em đã vất vả đến an ủi chị như vậy".  Rồi hai chị em cùng vào nhà, một lần nữa Mẹ lại chào người chị họ: "Chị thân ái, xin Chúa giữ gìn chị; xin Ánh Sáng của Người ban ân sủng sự sống cho chị".
                            Vừa xong lời chào đó của Mẹ, thánh Gioan Tẩy giả liền được giải thoát khỏi tội Tổ tông và được đầy ơn Chúa Thánh Thần.  Lúc ấy, bà Isave cảm thấy con nhảy trong lòng mình. Chính bà cũng được đầy ơn Chúa Thánh Linh. Bà nhận ra Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa, vẻ mặt uy nghi của Mẹ tỏ rõ chức phận đó.  Ngoài ra, như qua một tấm gương trong suốt, bà còn được nhìn thấy Ngôi-Lời-làm-Người trong lòng Mẹ Maria, và con mình được thánh hóa như thế nào trong lòng mình nữa. Bà kêu lên "Em thật tốt phúc nhất trong nữ giới, và hoa trái lòng em cũng thật diễm phúc....
                            Mẹ đầy khôn ngoan khiêm nhượng đã đáp lời bà Isave bằng một khúc ca tuyệt diệu: "Linh hồn tôi ngợi khen Chúa..."
                            Trong thời gian ở nhà thánh nữ Isave, Mẹ đã âm thầm cầu nguyện cho gia đình bà, cho ông Giacaria đang bị câm và cho những người trong gia đình ông được ơn cải thiện. Mẹ còn phục vụ cả những tôi tớ trong nhà bà nữa. Mẹ hay xuống bếp giúp họ rửa chén bát, lau quét cửa nhà, giặt quần áo...Đức khiêm tốn của Mẹ làm cho những việc nhỏ mọn ấy nên cao quí.
                            Đã tới ngày sinh ông Gioan. Mẹ đã cho ông những khăn áo, Mẹ đích thân đến chúc mừng bà chị tốt phúc và ẵm bế con trẻ thánh mới sinh. Theo lời bà Isave xin, Mẹ dâng con trẻ lên Cha hằng hữu. Ông Gioan được ơn nhận ra Đức Mẹ, ông đã hết lòng tôn kính Mẹ Chúa Trời.
                            Tới ngày cắt bì và đặt tên cho con trẻ, bà Isave nài nẵng xin Mẹ Đồng Trinh tham dự lễ nghi.  Cũng trong dịp này, ông Giacaria đã được ơn khỏi câm để mở lời ca tụng Chúa.
                             
                            Lời Mẹ nhắn nhủ:
                            Hỡi con, dầu phải nỗ lực bao nhiêu, con cũng chớ lơ là với những điều con biết là thánh ý Chúa. Con cứ can đảm và tin tưởng vào Người mà làm, rồi con sẽ thấy ơn can thiệp của Chúa thắng được hết mọi trở ngại.
                             
                             
                            #14
                              nguyencongdieu 13.07.2009 00:16:35 (permalink)
                              15. THÁNH GIUSE ĐỊNH BỎ ÐỨC MẸ
                               
                              Sau khi Đức mẹ và Thánh Giuse từ nhà Ông bà Giacaria-Isave về lại Nagiaret, Chúa cho phép quỉ đến cám dỗ Đức Mẹ, để tăng công phúc cho Người.
                              1/ Satan cám dỗ Đức mẹ về 7 mối tội đầu, nhưng Đức Mẹ khiêm tốn ẩn mình trong Chúa, khinh chê mọi sự nên thắng được hết.
                              2/ Satan lại gieo mối bất hòa trong nhiều người thân cận với Đức Mẹ, khiến họ đến chửi bới Đức Mẹ thậm tệ. Đức Mẹ không hề mất bình tĩnh, và rất khiêm nhượng, Mẹ không chữa lỗi, nhưng xin họ tha cho những gì làm họ khó chịu. Mẹ nói cách rất nhân từ êm dịu cảm hoá họ.
                              3/ Luxiphe lại triệu tập quân binh tấn công vào tất cả những yếu điểm thánh đức của Mẹ, nhưng tâm hồn Mẹ luôn bình thản và tôn thờ Thiên Chúa và kêu lên:Ai bằng Thiên Chúa? Rồi Mẹ truyền cho quỉ dữ phải cút về hoả ngục.
                              4/ Nhưng rồi Mẹ lại phải chịu một thử thách thống khổ khác từ phía Thánh Giuse. Khi thấy Đức Mẹ có thai, dù Người không hề nghi ngờ sự trong trắng của Đức Mẹ, nhưng Người không biết làm sao hơn là quyết định bỏ Đức Mẹ mà ra đi.
                              Thánh Cả không sao giữ kín hoàn toàn được nỗi khổ tâm của mình. Có lúc, Người đã nghi hoặc và nói năng với Mẹ một cách ngường ngượng, ít tự nhiên hơn trước. Mẹ Maria thấy rõ những ưu tư dằn vật Bạn Thánh mình, nhưng không hề dám nói một lời trước việc Người mang thai Con Chúa. Người chỉ biết phó thác cho Chúa và cầu nguyện thiết tha.
                              Thánh Cả Giuse ngày một mỏi mòn, Người quyết định phải lìa biệt Mẹ. Biết được ý định của Thánh Cả, Mẹ Maria cầøu xin với Con Mẹ can thiệp. Chúa hứa sẽ sai thiên thần tỏ cho thánh Giuse về mầu nhiệm ấy.
                              Tâm hồn tan nát đau khổ, Thánh Giuse quyết định hôm ấy sẽ ra đi vào lúc nửa đêm. Khi cầu nguyện theo thường lệ, Người cầu xin Chúa phù hộ cho Người vào vào sa mạc.  Người tuyên khấn sẽ dâng kính vào Đền Thờ Giêrusalêm một phần số bạc nhỏ của Người, để xin Chúa gìn giữ Người Bạn Thánh rất yêu dấu, rất đáng kính của mình khỏi mọi tai nạn. Mẹ Maria rất xúc động vì mối ân cần chu đáo của Người: từ phòng nguyện của Mẹ, Mẹ thấy rõ tất cả sự tình. Khi Thánh Giuse thiếp ngủ đi. Thiên chúa ra lệnh cho Tổng Thần Gabriel đến mặc khải cho Người mầu nhiệm đã làm nơi Mẹ Maria.
                              Thức dậy, Thánh Giuse tràn ngập vui mừng. Người sấp mình cảm tạ Chúa và chờ xin lỗi Mẹ Maria. Người quyết chí từ nay làm tôi tớ hầu hạ Đức Mẹ Chúa Trời trong chương trình cứu chuộc.
                               
                              Lời Mẹ nhắn nhủ:
                              Con phải khai trừ ngay những cám dỗ của ma quỉ. Tránh dịp tội là cách tốt nhất để thắng tội. Con hãy ẩn náu trong Trái Tim Chúa. Hãy chăm chỉ làm việc nhân đức trái với nết xấu đối lập. Nhất là con hãy cầu xin công nghiệp Chúa Giêsu giúp con. Cầu xin Mẹ bảo trợ cho nữa, vì Mẹ là Mẹ của con; xin các thiên thần  các thánh bảo trợ.
                              Con hãy noi theo Mẹ, học cho biết cách không bao giờ chữa mình, dầu là con vô tội đến đâu đi nữa; và hãy chỉ trao phó thanh danh con cho một mình Chúa thôi. Con cũng hãy noi gương Thánh Giuse đừng bao giờ phán đoán xấu về một ai, cả khi thấy rõ ràng có những dấu hiệu đáng giận. Như vậy, con phải ngưng phán đoán của con và giải thích mọi sự một cách có lợi, nếu không có tội lỗi rõ ràng.
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 24 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9