Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 72 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Cà Na tn nguyen 18.06.2011 04:40:46 (permalink)
0




Cà Na cảm ơn Tỷ Phù Vân đã nhanh chóng cung cấp thông tin về cuộc lộn xộn ở thành  phố Vancouver.
Vancouver là thành phố đẹp và ấm áp nhất  Canada. Những chuyện bạo đông như vậy tương đối hiếm ở quốc gia yên bình này !
Cà Na ở cách nơi bạo động đó gần 5 giờ bay nên..hổng sao !  Vẫn bình yên thơ thẩn trong vườn chụp ảnh loài hoa xanh rất nhỏ này tặng Tỷ và mọi người đây...




Bình yên...

Cà Na
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.06.2011 17:54:57 bởi Ct.Ly >
#61
    Phù vân 18.06.2011 06:02:23 (permalink)
    0


     
    AUDIO CHƯƠNG HAI phần 3 +AUDIO CHƯƠNG BA phần 1

    Chương 2 Phần 3
     


    Vài ngày sau, ngừi ta giống như tổ chức lể lộc gì đó ở tòa án. Má tui mặc đồ vét cho tui rồi đưa tui tới tòa án, và tụi tui gặp một ông có râu mép tay cầm một cái bìa thật bự, và ông này rất tử tế với tụi tui, ổng nói một đống chuyện gì đó dới ông quan tòa, rồi mấy ngừi khác, kể luôn má tui, củng nói mấy chiện khỉ gì đó, và rồi cuối cúng, đến phiên tui nói.


     


    Cái ông có râu mép đở tay tui cho tui đứng dậy, rồi ông Tòa hỏi tui mọi chiện đả xảy ra như thế nào?  Tui hổng biết phải nói gì, bởi thế tui chỉ nhún vai rồi ông Tòa mới hỏi tui có điều gì tui muốn nói thêm dô hông, vì vậy tui mới nói, “Tui phải đi đái,” bởi dì tui đả ngồi ở đó gần nửa ngày rồi và tui thực sự muốn bể bong bóng luôn! Ông quan tòa thò đầu ra từ cái bàn bự và củ kỷ của ổng rồi nhìn tui một cách kỳ cục như tui là ngừi Hỏa Tinh hay đại loại như dậy. Lúc đó, ông có râu mép mới lên tiếng và rồi ông Tòa mới kiêu ông có râu dẫn tui tới L. và ổng dẫn tui tới L cho tui tè.  Khi tui rời hội trường, tui nhìn lại thì thấy má đang gục đầu vô hai bàn tay và chậm nước mắc bằng khăn mù-xoa thấy mà tội nghiệp.


     


    Dù sao đi nửa, khi tui trở lại, ông quan tòa đang gải cằm và nói toàn bộ câu chiện “thiệt là quái dị,” nhưng mà ổng nghỉ là tui nên đi lính hoặc làm việc gì giống như dậy để mà cho tui được nên người. Má tui mới nói dới quan tòa là Quân Đội Hoa Kỳ không chấp nhận tui, bởi vì tui quá ngốc, thế nhưng mà mới sáng này, trường Đại Học đả gửi thư cho tui nói là nếu tui chịu đá banh cho họ thì tui có thể học ở đại học mà hổng phải trả học phí.


     


    Quan tòa mới nói điều đó nghe củng thật quái đản, nhưng mà ông chấp nhận, miển sao là tui đem cái đít bự của tui ra khỏi cái phố này là được rồi.


     


    Sáng hôm sau, tui cuống gói lên đường, còn Má, Má đưa tui đến trạm se buýet ròi đưa tui lên xe. Tui nhìn ra cửa xổ, còn Má, Má đang khóc và đang chậm mắc dới chiếc khăn mù-xoa.


     


    Hình ảnh đó đả trở thành một cảnh góa quen thuộc đối dới tui. Nó đả được đóng dấu vô ký ứt của tui. Dù sao, mọi ngừi đả lên xe hết và xe đả đề pa, và tui bắt đầu xa Má.


     


    (Hết Chương 2)




    Chú thích:

    A-la-ba-má  = Alabama, một bang ở Hoa Kỳ

    bí-dì-nựợt = business.

    Cường = Curtis, bạn chung phòng đầu tiên của Lâm, ở ký túc xá ở đại học.

    Mỏ-Bài = Mobile, một địa danh ở Hoa Kỳ

    Ộp = Opp, một địa danh ở Hoa Kỳ

    Lâm Ngố


    Chương 3 _ Phần 1


    Khi chúng tui tới trường đại học, Huấn Liện Diên ông Gấu đả đi tới Dim hay là phòng thể dục thể thao, ở đây chúng tui đã mặc guần sọt và áo thung, ông Gấu bắt đầu đọc diển văng. Cũng cùng một loại bài mà Huấn liện diên ông Té đả đọc, ngay cả một thằng đầu óc đơn giảng như tui củng có thể hỉu được là ông Huấn liện diên này chỉ muốn nói chiện bí-dì-nựợt, tức là sẻ làm diệc đâu ra đó! Bài diễn văng của ổng ngắn gọn và dể mến, và kết luận dới một câu là cái người cuối cùng lên xe buyết để đi tới sân tập thì sẻ khỏi cần bước lên xe, bởi dì ổng sẻ đá dô đít ngừi đó một cú thiệt mạnh cho bay thẳng tới sân đá banh luôn! DẠ!  CHÚNG TUI  NGHE! Tụi tui hổng có nghi ngờ lời nói của ông Gấu tí xíu nào, và cả đám tụi tui chen nhau bước lên rồi ngồi rụp rụp trên chiếc xe buýet y như là một đống chén dỉa được xếp lên cái giá dĩa.

    Và điều này sảy ra trong tháng 8 ở bang A-la-ba-má, là nơi nóng hơn mấy chổ khác. Ở đây ngừi ta nói là nếu bạn đập một cái trứng dịt lên cái nón cối đá banh thì chừng 10 giây sau bạn sẻ có món trứng ráng đẹp như mặt trời buổi trưa. Đương nhiên hổng có ai trong đám tụi tui dám thử cái trò này dì ai củng sợ ông Gấu nổi dận. Đó là một điều hổng ai muốn sảy ra, bởi vì ông Gấu chưa nổi giận mà mọi chiện đả góa nghẹt thở gần như không chịu nổi nửa rồi.

    Huấn liện diên Gấu củng có mấy tên khủng bố của ổng để đưa tui đi đây đi đó. Mấy tên đó đưa tui tới chổ tui sẻ ở, đó là một ngôi nhà gạch đẹp mắt trong khuôn viên đại học mà hổng biết ai đó đặc tên cho nó là cái “Cung Khỉ.” Bọn khủng bố dẩn độ tui tới một nhà đậu se rồi dắt tui lên cầu thang tới phòng của tui. Điều đáng tiếc là tuy bên ngoài Cung Khỉ là một tòa nhà thiệt đẹp, bên trong thì hổng phải đẹp như dậy. Lúc đầu, tui thấy có vẻ như là lâu lắm rồi hổng có ai trú ngụ ở đây, có góa nhiều bụi, đất và đủ thứ tầm bậy tầm bạ tùm lum tà la hết, gần như cánh cửa nào củng bị xúc, bể hay méo, và gần như tấc cả cửa sổ củng bị tiêu tùng luôn.

    Một vài anh chàng đang nằm trên giường xiếp ở trong đó, tất cả ăn mặc guần áo hết sức khiêm tốn bởi vì ở trỏng đó nóng tới 45 độ và ruồi nhặng và đủ thứ có cánh bay vò vè xò xè rả rít. Ở hành lang có một chồng báo chí thiệc là bự, lúc đầu tui sợ ngừi ta sẻ bắt tui đọc bởi dì đây là đại học hay đại loại như vậy, nhưng sau đó thì tui biết đống báo này để ở đó để cho tụi tui lót sàn nhà cho tụi tui khỏi đạp lên đấc hay đủ thứ rác rưởi tầm bậy khi tụi tui đi goanh trong nhà.

    Mấy tên khủng bố đưa tui tới phòng của tui và nói là họ hy vọng gặp được bạn cùng phòng của tui tên là Cường gì đó, nhưng mà họ kiếm tên này goài không được. Bởi vậy, họ kiêu tui lấy đồ của tui ra ngoài rồi chỉ cho tui nhà tắm chổ nào, cái phóng tắm còn ẹ hơn cái mà bạn hy vọng kiếm được ở trạm xăng nhỏ có một ống bơm, song rồi mấy tên khủng rút lui. Nhưng trước khi đi, một tên khủng bố nói là tui dới lại thằng Cường thế nào củng hạp nhau bởi vì cả hai đứa tụi tui điều có khối óc bự bằng trái cà tím hay cà trứng dê dì đó.  Nghe dậy, tui bèn nhìn trừng trừng dô mặt thằng khủng đó, bởi vì tui nghe mấy thứ bậy bạ như dậy nhiều lần góa rồi, nhưng rồi thằng đó kiêu tui bỏ hết đồ xuống rồi hít đất 50 cái cho nó coi. Kể từ đó, mấy tên khủng bố kiêu tui làm gì thì tui làm y như dậy, khỏi thắc mắc.

    Sau khi lấy dấy báo trải lên cái giường xếp để che bụi bặm, tui leo lên nằm ngủ, và tui đang có một giấc mơ xum họp trong phòng khắch dới má tui như chúng tui thường làm khi trời nóng bứt, và Má sẻ làm cho tui một ly nước đá chanh rồi nói cho tui nghe hàng giờ - nhưng bất thình lình, cánh cửa phòng bị ai đó đá mở banh cái rầm làm tui hoản sợ gần chết! Một anh chàng đứng sửng dửa khung cửa dới khuông mặc điên dại, cặp mắt lồi ra như con ếch không có răng cửa, cái mủi thì giống như trái dưa vàng và tóc của hắn thì dựng đứng lên y như là của gúy của hắn bị cắm dô ổ cắm điện. Tui đoán được cái tên này phải là thằng Cường.

    Thằng đó bước dô phòng cái kiểu như là đang chờ ai nhảy dô người hắn, hắn nhìn goa nhìn lại rồi bước thẳng dô cái cửa mà hắn mới đá dăng ra.  Cường hổng cao lắm, nhưng phải nói là nhìn nó giống như một cây nước đá. Việc đầu tiên, hắn hỏi tui ở vùng nào tới. Khi tui trả lời là tui từ Mỏ-Bài, hắn nói cái làng đó chỉ toàn là dân còn bú sửa mẹ, rồi hắn nói dới tui là hắn từ Ộp, nơi mà ngừi ta sản xức bơ đậu phộng, và nếu tui hổng thích bơ đậu phộng thì chính hắn sẻ khui một lon bơ rồi trét hết dô đích tui! Trong mấy ngày, đối thoại giửa hai chúng tui đại loại là như thế đó.


    Chú thích:

    A-la-ba-má  = Alabama, một bang ở Hoa Kỳ

    bí-dì-nựợt = business.

    Cường = Curtis, bạn chung phòng đầu tiên của Lâm, ở ký túc xá ở đại học.

    Mỏ-Bài = Mobile, một địa danh ở Hoa Kỳ

    Ộp = Opp, một địa danh ở Hoa Kỳ
     
    http://www.box.net/shared/5soqxyliltbu22cus1i4

    PHẦN 2  HẾT CHƯƠNG 3

    Phần 2  Chương 3
     
    Bương = Mister Boone, giảng viên môn Anh Văn, dạy Ngô Lâm tại Đại Học.
     
    Bửu = Bubba, một cầu thủ trong đội banh ở Đại Học, Bửu dạy Ngô Lâm chơi khẩu cầm.
     
    Gió-Già = Georgia, một địa danh ở Hoa Kỳ.
     
    Phí-Dịt = physic
     
    Quai = Giáo sư Quai, Proffessor Hooks, giáo sư môn dạy Ngô Lâm môn Quang Học tại Đại Học.
     

    Trưa hôm đó lúc tụi tui tập dợt ở sân banh, trời nóng tới 10 ngàn độ, mấy tên khủng bố của ông Gấu chạy dòng vòng la héc và chửi bới và bắc tụi tui tập dợt.  Cái lưởi của tui đả thè dài ra ngoài như cái cà-ra-vác hay đại loại như dậy, nhưng tui vẩn cố gắng làm diệc ngim chỉnh. Cúi cùng, mấy tên khủng bố chia tụi tui ra từng nhóm, và cho tui đứng phía sao, rồi tụi tui bắc đầu chạy theo đội hình.

    Hừm, trước khi tui tới Đại Học, ngừi ta gửi cho tui một thùng chứa cả triệu thế chơi banh, lúc đó tui hỏi Huấn liện diên Té là tui phải làm dì với cái đống dấy đó, ổng chỉ lắc đầu buồn bả và nói là tui hổng cần phải làm cái gì hết – và chỉ cần chờ tới ngày dô Đại Học, ngừi ta sẻ tìm cách chỉ tui phải làm gì.

    Tui ước gì tui đả không nghe theo ông Té, bởi dì khi tui chạy đợt đầu, tui chạy ngược chìu, và tên trùm khủng bố chạy ào tới tui la hét om xòm, và khi hắn hết la hét, hắn hỏi tui tại sao tui hổng học mấy cái thế chơi ngừi ta đả gởi cho tui?  Khi tui nói, “Vậy sao,” hắn bắc đầu nhảy tưng tưng, guơ tay guơ chưng như khỉ mắc phong hay như là hắn đang trần truồng ở dửa đám ong tò vò, rồi khi hắn hết nhảy tưng tưng, hắn biểu tui chạy 5 dòng goanh cái sân banh trong lúc hắn đi gặp ông Gấu để bàn chiện dìa tui.

    Ông Gấu đang ngồi chểm chệ ở trên một cái tháp thiệc là bự nhìn xuống tụi tui y như là ông Phật Di Lặc, còn tui thì dừa chạy vừa nhìn cái tên khủng bố leo lên tháp, và khi hắn lên tới chổ cao nhức để mà đía dới ông Gấu thì ông Gấu thò cái cổ dài của ổng ra phía trước, tui cảm thấy là ánh mắc của ổng đang đốt cháy cái đích dừa bự vừa ngốc của tui. Bấc thình lình, một dọng nói phát ra từ cái loa bự tổ chảng cho mọi ngừi nghe, “Cầu thủ Ngô Lâm, hảy báo cáo với tháp huấn liện,” rồi tui thấy ông Gấu và tên khủng bố trèo xuống. Trong xuốc thời giang chạy ngoài đó, tui ước gì trước đó tui đã chạy chìu ngược lại.

    Nhưng bạn biếc tui ngạc nhiên cở nào hông khi tui thấy rỏ ràng là ông Gấu đang cười.  Ổng ra dấu cho tui tới băng ghế ở khán đài rồi chúng tui ngồi xuống, ổng mới hỏi tui lần nửa là tại sao tui hổng có học mấy tờ giấy ngừi ta gửi cho tui. Tui mới bắc đầu dải thích cho ổng nghe nhửng gì ông Té nói dới tui nhưng ổng chận ngang rồi kiêu tui trở lại hàng rồi bắc đầu chụp banh, và rồi tui nói với ổng một chiện khác tui đoán là ổng hổng muốn nghe, đó là tui chưa bao giờ chụp banh ở trung học, bởi dì ngừi ta thấy là dạy cho tui biết và nhớ lằn gôn nằm chổ nào củng đủ mệt rồi, huống hồ gì mà tui vừa chạy dòng vòng vừa chụp banh trên không.

    Khi nge tui nói như dậy, mắc ông Gấu tự nhiên lé xẹ một cách kỳ khôi, rồi ổng nhìn dào khoảng xa, dống như là ổng nhìn suốt tới mặt trăng hay đại loại như dậy. Xong rồi ổng kiêu tên khủng bố đem trái banh cà na lại, rồi khi có banh, ổng Gấu ra lịnh cho tui chạy một khúc rồi dòng lại. Khi tui vừa goay lại, ổng thải trái banh dô tui. Tui thấy trái banh như bay tới tui từ từ y như trong phim chậm, nhưng rồi nó dăng ra khỏi tay tui rồi rớt xuốn đất.  Ông Gấu gậc gù cái đầu lên xuống dống như ông nói là đúng ra ổng phải thấy cái điều này từ trước, nhưng dù sao, tui cảm thấy là ổng hổng có khôái lắm.

    Từ lúc tui còn nhỏ, cứ mổi lần tui làm dì xai, má tui sẻ nói, “Lâm, con phải cẳn thận, nếu không ngừi ta xẻ tống cho con đi múc chỉ cà tha.”  Tui sợ tống đi tới chổ “múc chỉ cà tha” đến nổi tui luôn luông cố gắng để khá hơn, nhưng trời chắc sập nếu còn một chổ nào ẹ hơn cái Cung Khỉ mà tui đang ở để mà ngừi ta gửi tui đi?

    Tại cái Cung Khỉ này con ngừi ta còn làm nhửng chiện tục tằn rát rưởi mà tui nghỉ là ngay cả cô giáo ở trường ngố của tui trước đây củng chịu hổng nổi – thí dụ như là phá banh mấy cái L. và mấy cái bô để… tè ở trong L, nếu bạn dô phòng tắm bạn sẻ hổng thấy cái khỉ gì hết ngoài cái lổ ở trên xàn nhà để mà ị dô, và có lần tên nào liệng nguyên cái bô nặng chịch goa cửa sổ rớt dô mui một chiếc xe hơi đang chạy ngang. Một đêm, có một thằng đem cây súng bắn đạn là nhửng trái banh đánh gôn củ bắn dô toàn bộ các cửa sổ bằng kiếng của một ký túc xá đại học bên kia đường.  Cảnh sát đại học ào tới liền, nhưng cái tên đó quăng một cái máy ghe thiệt là bự từ cửa sổ xuống, hổng biết hắn kiếm được từ đâu nửa, và cái máy tàu rớt ngay dô mui xe của cảnh sát.  Ông Gấu đả bắc cái tên đó phải chạy thêm mấy chục vòng chung goanh sân banh để phạt hắn.

    Tui và Cường hổng có hạp nhau dử lắm, chưa bao dờ tui cảm thấy cô đơn như ở đây. Tui nhớ Má, và tui muốn trở dìa nhà. Một vấn đề dới Cường là tui hổng hiểu hắn. Câu nói nào của hắn củng dính nhiều chử chửi thề trong đó, tới chừng tui nghỉ ra hết được nhửng chử mà hắn muốn nói trong câu thì câu sau, củng đầy nhóc chử chửi thề, đả đi xuống ống cống Hà thành dô mấy bó rau muốn mấc tiêu rồi. Hầu như goa tất cả câu nói của Cường, tui chỉ gom lại được một ý chính là thằng khỉ này hổng có vui gì cái chuyện khỉ gì đó.

    Thằng Cường có một chiếc xe hơi và hắn thường cho tui góa dang tới chổ dợt banh, nhưng một hôm tui gặp nó, nó đang chửi thề và gầm gừi cái gì đó bên xe hơi rồi khom ngừi nhìn xuống một cái vỉ thưa bằng sắc trên mặt đường che lổ ống cống. Hình như là cái xe của nó bị xẹp bánh rồi nó phải thay bánh xe-cua, khi mà hắn gắn cái mâm xe dô, hắn dô ý đá dăng cả đám mấy con bù lon con tán của bánh xe dô lổ cống hết. Tụi tui chắc chắn là sẻ trể giờ tập dợt, và điều này là điều hổng có tốt tí xíu nào, bởi dậy, tui mới kiêu thằng Cường, “Tại sao mày hổng gở một con ốc từ mổi bánh xe khác rồi gắn chúng dô đây, như dậy thì bánh xe nào củng có 3 con ốc bù lon hết, củng đủ cho tụi mình lết tới sân banh kịp giờ?”

    Thằng Cường ngưng chửi thề trong một lúc rồi nhìn lên tui rồi nói, “Mày đúng ra là thằng ngốc mà, làm sao mà mày nghỉ ra cách đó vậy? Tui mới nói là, “Có lẻ tao ngố thiệt, nhưng mà ít ra, tao hổng có ngu,”  lúc này thì thằng Cường nổi khùng lên rồi dí tui chạy có cờ,  mà trong tay hắn vẩn còn cầm mỏ lết, xà beng con tán đủ thứ, vừa rược tui hắn dừa chửi tui bằng những chử ngỉa ẹ và bậy bạ nhức tui chưa bao giờ nghe bao giờ, và từ đó, quan hệ giửa hai chúng tui xem như đi xuống cống Hà thành thiệc luôn.

    Sau vụ đó, tui guyết định kiếm chổ khác để ở, bởi dậy, sau khi dợt banh xong, tui đi xuống tầng hầm của Cung Khỉ và tui ở dưới đó suốt đêm. Chổ này hổng có dơ hơn mấy phòng trên lầu, lại có một bóng đèn điện nửa.  Ngày hôm sao, tui đem cái dường xếp của tui xuống đó và tui sống trong tầng hầm kể từ đó.

    Trong thời gian đó, Đại Học đả khai giảng, và ngừi ta phải tìm cách làm gì đó cho tui.  Có một nhân diên của  Phân Khoa Thể Dục Thể Thao hình như là hổng làm việc gì hết ngoài các diệc tìm cách làm sao cho mấy thằng ngố thi đậu. Một dài môn có vẻ như dể, như môn Thể Dục, nên ngừi ta ghi danh cho tui dô môn đó. Nhưng mà tui bắc buột phải học một môn Ănh Văn và một môn khoa học hay toán, mà mấy cái môn này thì khó mà đi goanh đi quẹo để vượt qua lắm. Sau đó tui biết là có một số thầy cô sẳng sàng nhẹ nhàng dới cầu thủ đá banh, nghỉa là họ sẳng sàng hiểu rằng cầu thủ thì luôn bận rộn dới việc thi đấu nên hổng thể nào dành nhiều thời gian cho việc học được. Một trong nhửng thầy cô này là một ông trong phân khoa Khoa Học, nhưng xui là ổng chỉ dạy cái gì đó gọi là “Quang học trung cấp,” hình như là cần thiết cho mấy sinh viên đi dìa ngành Vật Lý hay đại loại như dậy. Nhưng mà dù sao ngừi ta củng ghi tên tui cho học mộn đó, mặc dù tui hổng biết nghành Vật Lý khác Thể Dục ở chổ nào, tên nghành nào củng có chữ Phí-Dịt trong đó.

    Tui hổng may mắng lắm trong môn Ănh Văn. Hình như là hổng có thầy cô nào bao giung rộng lượng trong toàn bộ cái phân khoa đó, bởi dậy, ngừi ta kiêu tui cứ học đại, thi rớt củng được, rồi thì ngừi ta sẻ ráng tìm cách khác để mà xoay xở sau.

    Trong môn Quang Học Trung Cấp, ngừi ta đưa cho tui một cuốn sách giáo khoa nặng 2 ký rưởi và giống như sách coi tử vy của mấy ông Chệt ở Chợ Lớn. Nhưng mổi đêm, tui cứ đem cuốn sách này xuống tầng hầm rồi ngồi trên cái giường xiếp của tui, dưới cái bóng đèn, sau một thời gian, hổng biết do nguyên do kỳ cục gì đó, tui thấy coi bộ tui bắc đầu hiểu được môn này.  Cái mà tui hổng hiểu nổi là tại sao ngay từ đầu ngừi ta đả xếp cho tụi tui học cái môn Quang Học, nhưng tui thấy ra là hiểu mấy cái phương trình khỉ khô đó gỏa là dể như ăn xôi.  Giáo Sư Quai dạy tui môn Quang Học mời tui tới văn phòng của ổng ngay sau kỳ thi đầu tiên. Ổng hỏi, “Lâm, tui muốn anh nói thiệc cho tui nghe, có phải có ngừi nào đó cung cấp cho anh câu trả lời của bài thi không?”  Và tui lắt đầu, ông bèn đưa tui một tờ giấy trên đó có một bài toán Quang Học rồi kiêu tui ngồi tại chổ để giải. Khi tui làm song, Giáo Sư Quai xem bài tui làm rồi lắc đầu, rồi nói, “Bố Khỉ! Đúng là một phép lạ!”

    Môn Ănh Văn lại là một vấn đề khác hoàng toàn.  Ông thầy tên là ông Bương, và ông rất là bướng và khó chịu, lại nói nhiều nửa.  Bửa học đầu tiên vừa chấm dứt, ổng biểu tụi tui tối hôm đó phải ngồi xuống rồi tự viết một tiểu sử ngắn dìa đời mình.  Có lễ đây đúng là một việt khó nhức mà tui đả cố gắng làm, nhưng mà tui đả thức gần như trắng đêm, suy nghỉ và viết, tui chỉ viết lại tấc cả những ý gì lọt dô đầu tui, bởi vì tui nhớ là ngừi ta đả kiêu tui cứ học đại môn này, thi rớt củng được.

    Vài ngày sau, Ông Bương mới phát lại bài làm của tụi tui và ông phê bình, chọc guê, biêu xấu bài viết của từng ngừi. Tới phiên bài của tui, tui đã chắc chắng là kết gỏa sẻ đen như mỏm chó. Nhưng ổng cầm bản tiểu xử của tui lên rồi bắc đầu đọc lớn cho mọi ngừi nghe, ổng cười và mọi ngừi cùng cười.  Tui đả viết về bản thân mình trong ngôi trường ngố năm xưa, rồi chơi banh cho Huấn liện viên Té, rồi đến cái bửa tiệc của Túc Cầu Toàn Tiểu Bang, rồi tới bộ phận Tổng Động Viên, rồi tới Duyên và Tui trong rạp xi-nê, và đủ thứ nửa. Khi đọc xong, Ông Bương mới nói, “Đây mới là nguyên bản độc đáo! Đây mới là điều mà tui muốn các anh chị làm,” và ai cũng ngoái đầu nhìn tui, và ông Bương nói tiếp, “Ngô Tiên Sinh, tôi thấy anh nên nghỉ đến việc ghi danh vào phân khoa Văn Chương, chuyên về viết lách, sáng tạo – nhưng mà làm thế nào mà anh nghỉ ra được cách viết như thế này vậy?”  Và tui trả lời, “Tui phải đi đái.”

    Ông Bương có vẻ như là dực bắng ngừi trong một tích tắc, nhưng rồi ổng cười lăn lộn luôn và mọi ngừi khác cũng vậy, và ông Bương nói, “Ngô Tiên Sinh, anh gỏa thật là một anh chàng rất khôi hài.”

    Và một lần nửa, tui hết sức ngạc nhiên.

    Trận banh đầu tiên rơi vào ngày Thứ Bảy, một vài tuần sau khi nhập học. Trong suốt thời gian đó, tui tập dợt hổng tốt tí nào, cho đến khi ông Gấu nghỉ ra cách phải làm gì dới tui, điều này củng giống như mấy thứ mà ông Té đả vấp phải khi tui còn học trung học.  Ngừi ta chỉ đưa banh cho tui rồi để cho tui chạy. Tui chạy rất tốt trong trận banh đầu, và 4 lần tui ôm banh chạy được tới gôn của đối phương rồi đặt banh xuống sân, và tụi tui guất đẹp đội banh trường Đại Học Gió-Già với tỉ số 35-3, và mọi ngừi vổ lên lưng tui cho đến khi tui đau mới thôi. Sau khi tui tắm rửa xong, tui gọi điện thoại cho Má và Má nói má đã theo dỏi trận đấu ở trên đài, và Má mừng góa đến nổi má muốn nổ tung luôn!  Tối hôm đó, mọi ngừi rủ nhau đi ăn và làm mấy chiện bậy bạ gì đó, nhưng hổng ai rủ tui một tiếng, bởi vậy, tui xuống tầng hầm một mình. Tui ở đây một lúc thì nghe tiếng nhạc tới từ chổ nào đó ở trên lầu, tiếng nhạc nghe thiệc là hay, và hổng hiểu sao, tôi tự ý đi lên lầu để coi tiếng nhạc đó ở đâu ra.

    Tôi tới chổ đó, có một thằng này tên là Bửu, nó đang ngồi trong phòng và đang chơi khẩu cầm. Thằng Bửu bị gảy bàn chưng trong lúc tập dợt nên hổng chơi banh được và củng hổng có chổ nào để đi chơi. Nó cho tui ngồi trên một cái giường xiếp và nghe nó chơi Ác-Mô-Ni-Ca, tụi tui hổng nói chiện hay làm gì khác, nó ngồi trên một giường, còn tui thì ngồi trên một giường khát. Khoảng một tiếng sau hay sao đó, tui hỏi hắn tui có thể chơi thử được hông, hắn nói, “Được chứ.”  Lúc đó, tui hoàng toàn không hề biết là điều này sẻ thay đổi đời tôi mải mãi.

    Sau khi tui chơi với cái đó một lúc, tui đả đạt đến mức mà tui chơi coi bộ khá lắm, và thằng Bửu khoái điên luôn, nó nói là nó chưa bao giờ nghe ai chơi hay như dậy. Trời đả khuya, thằng Bửu kiêu tui giử cái Ác-Mô-Ni-Ca đó đi, và cái đó theo tui dô tầng hầm, và tui tiếp tục chơi lâu lắm, chơi cho tới khi tui buồn ngủ và ngủ luôn.

    Ngày hôm sau, Chủ Nhựt, tui tới thằng Bửu để trả Ác-Mô-Ni-Ca cho nó nhưng thằng Bửu nói là nó tặng tui, bởi vì nó còn một cái nửa, và tui vui thực là vui, và tui đi dạo rồi ngồi suống một gốc cây rồi chơi Ác-Mô-Ni-Ca nguyên một ngày cho tới lúc tui không còn biết bài nào khác nửa để chơi tiếp.

    Chiều ngày hôm đó, sau khi mặt trời gần mất dạng, khi tui bắt đầu cuốc bộ về “Hầu Cung” hay là Cung Khỉ.  Tui đang băng qua bãi cỏ tới ký túc xá thì bất thình lình tui nghe tiếng con gái gọi tui, “Anh Lâm!”

    Tui quay đầu lại, và đứng sau lưng tui là không ai khác ngoài Duyên.

    Một nụ cười thiệc tươi trên khuôn mặt trái xoan của nàng, và Duyên tới nắm tay tui rồi nói là cô ta thấy tui chơi banh ngày hôm qua và tui chơi hay quá xá, và đại loại như vậy. Thì ra, Duyên đã không có nổi khùng hay giận gì hết dìa cái chuyện sảy ra trong rạp xi-nê, Duyên còn nói là hổng phải lỗi tại tui, mà chỉ là cái khỉ gì đó trong đời. Duyên mời tui đi uống cô-ca-cô-la với cổ.

    Đời quá đẹp đến nổi tui tưởng mình đang mơ, tôi đang ngồi với Duyên, cô nàng nói đang học về kịch nghệ và âm nhạc và Duyên muốn trở thành một diển viên hay một ca sĩ.  Duyên củng sinh hoạt văn nghệ trong một ban nhạc nhỏ chuyên về nhạc dân gian, dân ca gì đó, và kiêu tui đến tòa nhà Hội Sinh Viên vào tối ngày mai, nơi ban nhạc sẻ chơi, và cô nàng mời tui tới. Và, cho phép tui nói, là tui rất nóng lòng chờ đến tối mai.

    (Hết chương 3)



    <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.06.2011 00:17:14 bởi Ct.Ly >
    #62
      triart 18.06.2011 21:29:22 (permalink)
      0
       
      CUỐI CÙNG CHO MỘT TÌNH YÊU
       
      http://www.box.net/shared/2rsb3i07ia6o3f5qvx03

       
      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/6D67AC94941C4D828EFC21C4CBE926CF.jpg[/image]
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.06.2011 21:33:01 bởi triart >
      Attached Image(s)
      #63
        Phù vân 18.06.2011 23:30:38 (permalink)
        0
         
                                                                             


                                                                                    http://www.box.net/shared/znik9x0r4aqvl5ghnuoc[/link]
         

        Chương 4
         
        Chú thích :
         
        Bị-Thỏ-Vẹm = Liệt và Bị-Thỏ-Vẹm, Liszt và Beethoven, các thiên tài nhạc Dương Cầm.
         
        Bóp Đi-lăng = Bob Dylan, ca sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, họa sĩ Hoa Kỳ có ảnh hưởng rất lớn với nhạc Pop.
         
        Bốp = Thi hào Anh, Pope.
         
        Cối = Mills, tên một bác sĩ tại Đại Học
         
        Đờ-rái-đần = Thi hào Anh, Dryden
         
        Ghuy Dâm Gọt-Quẹt = Đại thi hào William Wordsworth.
         
        Gioan Bi-dơ = Joan Chandos Baez, nữ ca sĩ nhạc dân ca Hoa Kỳ, có giọng hát rung đặc biệt.
         
        “Hít-Hít, Chú Rồng Kỳ Diệu” = “Puff, the Magic Dragon”, một bài hát nổi tiếng của Leonard Lipton và  Peter Yarrow.
         
        Hồ = tên một cầu thủ trong đội, còn được gọi là Weasel hay là “Chồn”.
         
        Liệt = Liệt và Bị-Thỏ-Vẹm, Liszt và Beethoven, các thiên tài nhạc Dương Cầm.
         
        Mai-Ém-Mi = Thành phố Miamia ở bang Florida.
         
        Nơ-Bơ-Rát-Ca = Bang Nebraska của Hoa Kỳ.
         
        Phê-rô, Pao-lô và Ma-ri = Peter, Paul and Mary, tam ca nhạc dân ca nổi tiếng trong thập niên 60.
         
        Túc Cầu Cam Cuối Mùa = Giải túc cầu The Orange Bowl, một giải túc cầu giữa các đại học ở Mỹ,  chơi ở
        Sun Life Stadium ở  Miami Gardens, Florida, Hoa Kỳ từ  1/1/ 1935.
         
        Tỵ = Tên một cầu thủ tiền vệ, còn có tên là Snake, “Mãng xà”.
         
        Vĩnh = Gwinn, tên một cầu thủ hậu vệ.
         
         
         
        Vào lúc này ông Gấu và đám khủng bố đang tính toán làm một chuyện bí mậc, và mọi người xem như hổng được phép nhắt đến, ngay cả đám cầu thủ tụi tui củng phải xem như hổng biết.  Ngừi ta đa đang chỉ tui bắc banh trên không.  Mổi ngày, sau khi dợt song, tui phải làm việc dới hai tên khủng bố và các cầu thủ hàng tiền dệ, tui vừa chạy vừa bắc banh trên không, cho tới khi tui mệt lả và lưởi của tui thè tới rún. Nhưng trong thời dan tui tập bắc banh trên không, ông Gấu nói là đây xẻ là “Vủ khí bí mậc” của đội, y chang như là “bom gài nơi công cộng của VC” hay đại loại như dậy, bởi vì không lâu, mấy đối thủ của chúng tui sẻ đoán ra được tại sao hổng có ai tung banh tới tui hết, và như thế họ sẻ hổng có đề phòng việc tui có thể bắc banh từ trên không.
         
        “Lúc đó,” ông Gấu cho biết, “chúng tui sẽ hô biến, và cái đít bự của chú mày sẻ như được nới lỏng bù lon, và khối thịt cao trên 2 mét, nặng  110 kí-lô của chú mày sẻ được phóng đi như hỏa tiển, chú mày sẻ xơi đẹp 200 mét trong 9 dây đồng hồ! Thiên hạ sẻ lé con mắc!”
         
        http://3.bp.blogspot.com/_1p20WdeXKKs/TBIafwQHNmI/AAAAAAAAI8s/OBgiDrPVd7Y/s1600/ForrestGumpBubba.jpg
        Bửu (bên trái) và Lâm
         
        Lúc này, thằng Bửu dới tui đả trở nên đôi bạn chí thân, và nó giúp tui học chơi Ác-mô-ni-ca thêm vài bài mới.  Có lúc hắn đi xuống tầng hầm chơi chung dới tui và tụi tui cùng nhau hòa tấu khẩu cầm, nhưng thằng Bửu nói là tui chơi hay hơn nó nhiều lắm và nó sẻ hổng thể nào chơi được như tui. Tui phải nói cho các bạn nghe, nếu mà hổng có nhạc Ác-mô-ni-ca chắc là tui đả cuốn gói dìa nhà rồi, nhưng âm nhạc đả làm tui cảm thấy hết sức thỏi mái, tui hổng thể nào mô tả được cái cảm giác đó. Giống như là toàn thân của tui là cái Ác-mô-ni-ca và âm nhạc làm tui sướng lâng lâng đến nổi da gà khi tui chơi nó. Hầu hết các thủ thuật chơi là từ cái lưởi, môi, mấy ngón tay và cách di động cái cần cổ. Tui nghỉ là việc tập chạy và bắc banh đả làm cho cái lưởi của tui thè ra dài hơn – có thể nói tui kiếm cái lưởi đó từ địa ngục mang dìa.
         
        Thứ sáu tới, tui ăn mặc bóng lưởng, và thằng Bửu cho tui mượn dầu chải tóc, dầu thơm cạo râu rồi tui đi tới tòa nhà của Hội Sinh Viên. Có một đám đông ở đó và đương nhiên, Duyên và ba, bốn người nửa trên sân khấu. Duyên mặc cái áo đầm dài và chơi Tây Bang Cầm, một ngừi nửa chơi băng cầm và có một tên chơi đàn cò đàn trâu gì đó và đang dựt dựt băng băng ra mấy nốt với mấy ngón tay của hắn y như là đang nhổ lông gì đó.
         
        Âm thanh nghe thiệc là hay, và Duyên nhận ra tui trong đám đông, cô nàng cười và dùng mắt ra dấu cho tui tới ngồi ở hàng ghế đầu. Thiệc là tuyệt khi tui ngồi đó thưởng thức âm nhạc và ngắm nhìn Duyên. Tui củng nghỉ như là lần sau mình sẻ có dịp mua bánh dẻo và hổng chừng Duyên củng thích ăn bánh dẻo giống cô Phượng.
         
        Bang nhạc chơi khoảng một tiếng  hay đại loại như vậy, và ai củng có vẻ vui vẻ thoải mái. Họ chơi nhạc của Gioan Bi-dơ, Bóp Đi-lăng, Phê-rô, Pao-lô và Ma-ri. Tui đang ngả lưng dô ghé và nhắm mắt nghe nhạc, rồi bấc thình lình, hổng hiểu chiện gì xảy ra, nhưng tui móc cây khẩu cầm ra rồi chơi cùng với nhạc của họ.
         
        Điều kỳ cục nhức, là  Duyên đang hát bài “Thổi vào gió”, và khi tui chơi Ác-mô-ni-ca, cô nàng ngưng trong một giây, rồi anh chàng chơi băng-giô cũng ngưng đàn, họ rất ngạc nhiên tui thấy được trên nét mặc, rồi Duyên tặng tui một nụ cười duyên dáng rồi mới hát tiếp, rồi anh chàng chơi băng cầm ngưng để cho tui cơ hội chơi khẩu cầm một đoạn, đám đông bắt đầu vổ tay tán thưởng khi tui chơi xong. Sau đó, Duyên bước xuống từ sân khấu và bang nhạc tạm ngưng chốc lát, cô nàng nói với tui, “Anh Lâm, chèng đéc ơi, anh học chơi cái đó hồi nào vậy?”  Dù sao đi nửa, Duyên mời tui chơi với ban nhạc của cô ta. Cứ mỗi thứ sáu, nếu hổng phải chơi banh ở vùng khác, tui kiếm được 25 đô mỗi tối.  Cuộc sống tui như là ở thiên đàng cho tới khi tui khám phá ra được là cô nàng Duyên đang mần cái thằng chơi đàn băng-giô.
         
        Xui xẻo thay, tui hổng làm bài tốt lắm trong lớp học Ănh Văn. Ông thầy Bương biểu tui lên gặp ổng sau khoảng một tuần hay đại loại như vậy, từ lúc ổng đọc tiểu sử tự viết của tui cho cả lớp học nghe, ổng nói, “Ngô Tiên Sinh, tui nghỉ là đả đến lúc anh nên chấm dức mấy cái trò đùa của anh được rồi và bắc đầu ăn nói, viết lách cho đàng hoàng.” Ổng đưa lại bài viết của tui về nhà thơ Ghuy-Dâm Gọt-Quẹt.
         
        “Thời kỳ Lảng Mạng,” ổng nói, “hổng có tiếp theo một đám ‘rác rưởi cổ điển’. Thi hào Bốp và  Đờ-rái-đần củng hổng tiếp theo bằng một hai tên ‘ích kỷ dơ bẩn tục tằn.’” Ổng bắc tui làm bài lại, và tui mới bắt đầu hiểu ra là lão Bương hoàn toàn không biết tui là một tên ngố, nhưng mà thế nào lảo củng phải khám phá ra điều này thôi.
         
         
        Củng vào thời gian này, ngừi nào đó chắc có nói gì đó với ngừi nào khác, bởi vì một hôm, ban cố vấn hướng dẫn khỉ khô gì đó của phân khoa thể dục thể thao kiêu tui tới văn phòng, nói là tui được phép bỏ mấy giờ học kế để sáng mai báo cáo với Bác Sĩ Cối tại Trung Tâm Y Khoa Đại Học. Sáng sớm tui đả tới đó, thấy bác sĩ Cối và một chồng dấy tờ ngay trước mặt ổng, vừa nhìn qua dấy tờ, ổng vừa kiêu tui ngồi xuống rồi bắt đầu hỏi tui này nọ. Khi hỏi xong, ổng kiêu tui cởi hết quần áo – cởi hết nhưng chừa lại quần xịp, câu sau này làm tui dể thở hơn bởi vì kinh nghiệm quá khứ của tui với cái lần đụng mấy tên bác sỉ quân đội – và ổng bắc đầu xem xét tui kỷ thiệc kỷ, nhìn sâu dô mắc tui, rồi gỏ vô đầu gối tui dới cái búa nhỏ bằng mủ.
         
        Sau đó, bác sỉ Cối hỏi tui có chịu trở lại trung tâm vào buổi trưa dới cây ác-mô-ni-ca của tui, bởi vì ổng có nghe qua, và tui có chịu chơi nhạc cho một trong mấy lớp y khoa của ổng nghe hông? Và tui nói tui chịu, mặc dù ngay cả một tên ngu như tui củng thấy điều này có vẻ hết sức kỳ quặc.
         
        Có khoảng một trăm ngừi trong lớp Y, tất cả điều mặc tạp dề màu sanh lá cây và cầm viết ghi chép. Bác sỉ Cối cho tui ngồi trên ghế trên sân khấu, có một bình nước thủy tinh và một ly nước trước mặc tui.
         
        Ổng bắc đầu xổ rẹt rẹt ra một bãi luôn tui hổng hiểu được, nhưng sau một hồi, tui có cảm giác là ổng đang nói dìa tui.
         
        Nhà bác học Ngốc,” ổng nói lớn, và mọi ngừi nhìn trừng trừng dìa phía tui.
         
         “Một ngừi hổng biết thắc cà-dạt, một ngừi chỉ tạm biết cột dây dày sơ xịa, và có một đầu óc có lẻ chỉ bằng một đứa trẻ 6 tới 10 tuổi,  và – trong trường hợp này – lại sở hửu một thân hình của…,  của ai nhỉ? đúng rồi, một thân hình vạm vỡ, tráng kiện của Thần Tình Ái Hy Lạp.”  Bác sĩ Cối cười dới tui, một nụ cười tui hổng khoái, nhưng tui đoán là tui đang bị kẹt cứng rồi.
         
         “Thế nhưng,” ổng nói tiếp, “trong cái trí óc của nhà bác học Ngố này có mấy cái túi thông minh hiếm hoi, để mà Lâm Ngố có thể giải được những phương trình toán học cao cấp mà ngay cả quý vị ngồi ở đây phải bí, Lâm Ngố có thể tiếp thu những âm điệu phức tạp một cách dể dàng như ăn bún, y như là thiên tài Liệt hay là Bị-Thỏ-Vẹm. Xin giới thiệu với quý vị, nhà bác học Ngố.” Lảo ta nói một lần nửa và chỉa tay dìa phía tui.
         
        Tui hổng biết phải nên làm cái khỉ gì ở chổ này, nhưng ổng Cối kiêu tui chơi cái gì đó đi, bởi vậy, tui lấy ác-mô-ni-ca ra rồi bắt đầu chơi bài “Hít-Hít, Chú Rồng Kỳ Diệu” Mọi ngừi ngồi đó nhìn tui giống như tui là một con sâu hay đại loại như vậy, và khi bài nhạc chấm dứt, tấc cả ngồi im nhìn trừng trừng dô tui – hổng có một tiếng vổ tay hay khỉ khô gì hết. Tui nghỉ là họ hổng thích bài đó, bởi dậy, tui đứng lên rồi nói, “Cám ơn,” rồi tui đi khỏi trung tâm. Cầu mong có ngày kức và rác rưởi đổ lên đầu cái đám ngừi này.
         
        Trong suốt học kỳ đó chỉ có hai chiện nửa có thể nói là hơi hơi quang trọng. Cái thứ nhức là khi chúng tui thắng dải Vô Địch Túc Cầu Đại Học Toàn Quốc và đi tới giải Túc Cầu Cam Cuối Mùa, và chiện thứ hai là khi tui khám phá ra Duyên đang chịch tay đàn băng cầm.
         
        Tối hôm đó, bang nhạc tụi tui theo kế hoặch chơi ở tòa nhà ký túc xá Đại Học. Tụi tui có ngày dợt banh dới nhiều cố gắng kinh khủng, và tui hết sức khác nước, tui tưởng tượng có thể uống nước từ trong bồn cầu trong L như là một con chó. Có một cái quán nhỏ cách cái Cung Khỉ 5 hay 6 căn phố, và sau khi dợt xong, tui đi bộ tới đó tìm mua chanh để ực nước chanh dới đường như má tui thường làm cho tui. Có một bà già mắt lé trong quầy nhìn tui giống như tui là tên cướp hay đại loại như dậy. Tui ráng kiếm mấy trái chanh màu xanh, sau một hồi, bả mới hỏi, “Anh bạn cần cái gì?” và tui nói, “Tui muốn mua mấy trái chanh,” rồi bả nói  ở đây hổng có chanh. Bởi vậy, tui mới hỏi bả có chanh vàng không, bởi vì tui nghỉ là chanh vàng chắc củng được, nhưng mà bả củng hổng có chanh vàng luôn, củng hổng có cam hay cái khỉ gì hết. Quán của bả hổng phải loại quáng đó. Tui liếc nhìn quanh guẩn khoảng một tiếng đồng hồ hay sao đó, và bà già này bắc đầu hồi hộp, và cuối cùng bả mới nói, “Anh bạn hổng mua cái gì sao?” bởi dậy, tui lấy một lon trái đào từ trên kệ, lấy một chút đường, nghỉ là mình có thể làm cái gì đó để uống đở, như nước đào đường – hay đại loại như dậy, và tui sắp sửa chết khác đến nơi.  Tui trở về tầng hầm của tui, mở hộp trái đào với con dao, rồi nhét mấy trái đào dô một chiếc dớ rồi mới bóp nó dô một cái hủ. Tui bỏ chút nước dô, rồi bỏ đường rồi khuắy lên, nhưng mà, mấy bạn biết không, nó hổng giống nước chanh chúc nào hết – thực ra, nó có vị giống mấy thứ khác nhiều hơn… thí dụ như giống mấy chiếc vớ bị cháy.
         
        Dù sao, tui phải tới tòa nhà ký túc xá lúc 7 giờ, và khi tui tới đó, vài anh chàng đang dựng rạp, kéo dây điện, nhưng hổng ai biết Duyên và tay chơi băng cầm ở chổ nào hết. Tui hỏi lòng dòng một hồi, rồi tui đi ra chổ bải đậu xe để hít thở cho bớt ngộp. Tui thấy se của Duyên ở đó, và tui nghỉ là có lẻ Duyên mới tới thôi.
         
        Toàn bộ mấy cái cửa kiếng của xe bị đóng hơi mờ câm luôn nên tui hổng thấy gì bên trong hết. Rồi thì, bất thình lình, tui nghỉ là có lẻ Duyên bị kẹt trong đó nên hổng ra ngoài được, có lẻ cô nàng bị nhiểm độc khói xe hay đại loại như dậy,  bởi dậy, tui mở cửa xe và nhìn dô trong. Khi tui mở cửa xe, đèn trong xe xáng lên.
         
        Và Duyên đang nằm trong đó, ở băng ghế sau, phần trên của cái áo đầm thì bị kéo xuống, phần dưới của áo đầm thì bị kéo lên. Tay chơi đàn băng cầm củng ở trong xe, trên ngừi của Duyên. Duyên thấy tui thì bắc đầu la hét và guơ tay tùm lum hết y chang như lần ở trong rạp xi-nê, và bất thình lình, tui chợt nghỉ là có lẻ Duyên đang bị cái tên này xúc phạm, bởi dậy, tui mới túm áo tên chơi băng cầm, mà hắn chỉ mặc có cái áo chứ còn cái gì khác nửa đâu, rồi tui bứt cái đích của tên khỉ này ra khỏi Duyên và liệng nó ra ngoài se.
         
        Và… ngay cả một thằng ngốc củng có thể đoán được tui vừa làm một chiện tầm bậy nửa. Bởi dì,  Lạy Chúa, bạn không thể tưởng tượng nổi chiện gì sảy ra.  Thằng đó nguyền rủa tui, Duyên vừa nguyền rủa tui vừa ráng kéo áo lên, kéo áo suống, và cuối cùng nàng nói, “Lâm – sao anh dám làm như vậy!” rồi nàng bỏ đi. Tay chơi đàn băng cầm cũng thọt tay dô xe lấy cây đàn rồi bỏ đi luôn.
         
        Dù sao đi nửa, sau chiện đó, tui có vẻ hổng còn được đón mời để chơi trong cái bang nhạc nhỏ đó nửa, tui mới đi dìa căn hầm của tui. Tui vẩn không hiểu được chính sát chuyện gì đả sảy ra, nhưng khuya hôm đó thằng Bửu thấy ánh đèn của tui từ tầng hầm nên đi xuống thăm tui, và tui kể chiện đó cho nó nghe,  nó nói “Ông nội ơi, Lâm, người ta đang mần tình đó!” Ừ mà tui nghỉ đúng ra tự tui phải đoán ra chiện đó, nhưng thiệc tình mà nói, chiện đó hổng phải là chiện tui muốn biết.  Nhưng mà, có lúc, người đàn ông củng nên nhìn dô thực tế.
         
        Có lẻ, điều tốt là tui đang thiệc bận rộn dới túc cầu, bởi dì cái cảm giác đó thiệt là ghê rợn, cái cảm giác biết Duyên đang làm chiện đó dới tay chơi đàn băng-giô, và cái cảm giác biết là Duyên hổng hề nghỉ tới tui trong phương diện đó.  Nhưng trong khoảng thời gian này, chúng tui đã bất bại trong nguyên một mùa đá banh và đang chuẩn bị chơi Vô Địch Túc Cầu Toàn Quốc trận Cam Cuối Mùa, goánh cái bọn lột vỏ bắp bang Nơ-Bơ-Rát-Ca. Chơi banh dới một đội từ miền Bắc bao giờ củng là chiện lớn, bởi dì thế nào củng có cầu thủ da màu trong đội, và đó là lý do làm cho một số cầu thủ khiếp sợ - thí dụ như thằng Cường bạn chung phòng củ của tui -  mặc dù chính bản thân tui hổng lo ngại chiện đó, bởi vì hầu hết nhửng người da màu mà tui từng gặp thường tốt bụng hơn cái đám da trắng.
         
        Dù sao, tụi tui đi tới Giải Cam Cuối Mùa ở thành phố Mai-Ém-Mi, và giờ thi đấu đả tới, tụi tui là lý do làm cho cuộc thi náo động lên. Ông Gấu tới phòng thay và hổng nói chiện nhiều, ngoại trừ, nếu chúng tui muốn thắng, chúng tui phải thiệc cố gắng hay đại loại như dậy, và rồi chúng tui ra sân, và ngừi ta đá trái banh tới chúng tui. Trái cà na bay thẳng tới tới tui và tui bắt nó trong không khí rồi chạy một mặch dô thẳng một đống đen đủi dân lột dỏ bắp ở Nơ-bơ-rát-ca và mấy thằng già da trắng bự khổng lồ mổi thằng nặng 2 tạ rưởi.
         
        Hết một buổi trưa xảy ra như dậy. Vào khoảng giửa trận đấu, đối phương đả dẩn trước dới tỉ số 28-7 dà tụi tui là một lủ đau khổ tiệt vọng đáng thương. Ông Gấu bước dô phòng thay đồ và lắc cái đầu liên tu như là ổng nghỉ là tụi tui đang làm ổng thất dọng. Rồi ổng bắc đầu vẻ cái gì đó trên bảng đen và nói chiện dới thằng Tỵ, tụi tui gọi thằng này là Mảng Xà, là tiền vệ của đội, và mấy cầu thủ khác, rồi ổng kiêu tên tui rồi biểu tui đi dới ổng tới hành lang.
         
        “Lâm,” ổng nói, “mấy thứ tầm bậy tầm bạ thúi goắc này phải chấm dức.” Mặt của ổng thẳng dô mặc tui, và tui cảm thấy hơi thở nóng rang của ổng phà lên gò má tui. “Lâm,” ổng nói, “suốt một năm dài tụi tui chạy, ném banh và truyền đủ thế banh tới chú mày một cách bí mật, và chú mày chơi củng hết xảy con cào cào. Bây giờ đả tới lúc chúng ta dùng chiến thuật bí mật để đè bẹp tụi lột vỏ bắp mất dạy này, bọn chúng sẻ hoảng sợ đái trong guần, và guần của tụi nó sẻ rớt xuống mắc cá chưng. Nhưng mọi diệc tùy thuộc vào chú mày hết, Lâm – bởi dậy, chú mày hảy ra sân và chạy, chạy, chạy như là đang có con bò điên đang dí theo chú mày.”
         
        Tui gậc đầu, và lúc đó củng là lúc phải trở ra sân đấu. Mọi người tru tréo và reo hò vui vẻ, nhưng tui có cái cảm giác như là một gánh nặng đang đè lên vai tui, thiệc là hổng công bằng tí nào.  Thôi thì kệ bà nó – có lúc đời là như vậy mà.
         
        Màn đầu tiên khi chúng tui có banh, thằng Mảng Xà, tiền vệ nói riêng dới tui, “OK, tụi tao sắp chạy chiến thuật Ngô Lâm,  mày chỉ cần chạy 20 thước rồi nhìn lại, và trái cà na sẻ ở ngay chổ đó.”  Và trời sập nếu banh hổng ở đó!  Bất thình lình tỷ số là 28-14.
         
        Tụi tui chơi thiệt là đã điếu từ lúc đó, ngoại trừ là cái đám Nơ-bơ-rát-ca lột bắp đen thui và mấy thằng trắng, bự nhưng đần độn hổng phải chỉ coi tụi tui tấn công không không thôi. Bọn chúng củng có mấy mánh khóe của bọn chúng – cái chính là tụi nó chạy lên người tụi tui như là tụi tui là dấy cạc-tông hay đại loại như vậy.
         
        Nhưng bọn chúng vẩn có vẻ ngạc nhiên đôi chúc là tui có thể bắt banh trên không, và sau khi tui bắc banh được 4, 5 lần nửa, và tỉ số là 28-21, bọn chúng bắc đầu cho hai tên bự chiên môn rượt và cản tui. Và như dậy, thằng Vỉnh, hậu vệ hổng còn bị ai kèm hết, và nó chụp banh đưa tới từ thằng Mảng Xà và đẩy tới tụi tui ở vạch 14 mét. Và thằng Hồ, tụi tui gọi hắn là Chồn tinh, có cú đá rất đẹp, tung một bàn thắng và tỉ số bây giờ 28-24.
         
        Ông Gấu chạy tới gần lằng biên rồi nói dới tui, “Lâm, dù chú mày có thể có đầu óc như con K., nhưng chú mày ráng dồn trí lực cho đội. Đích thân tao sẻ làm mọi cách cho chú mày trở thành Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ hay là bấc cứ chức vụ gì khác mà chú mày muốn, nếu chú mày chỉ cần đưa trái cà na đó tới lằng gôn một lần nửa thôi.”  Ổng vuốt đầu tui lúc đó, y chang như là tui là một con chó, và rồi tui trở lại sân đấu.
         
        Thằng Tỵ Mảng Xà, nó bị kẹt ở lằng biên bên phải ngay từ cú đầu, và đồng hồ sân đang ngựa phi. Tới cú thứ hai, nó giả bộ đưa banh tới tui, thay vì ném banh, nhưng ngay lúc đó, khoảng hai tấn thịt bò Nơ-bơ-rát-ca đen và trắng nhảy đè lên ngừi tui ngay tức thì. Tui nằm đó, lưng tui sóng xoài trên sân, tưởng tượng ra cái cảnh một tấn chuối đổ dô người tía của tui, và lúc đó tui bật dậy được liền từ cái đống thịt đó.
         
         “Lâm,” thằng Tỵ nói, “Tao làm bộ thảy banh cho thằng Vỉnh, nhưng tao sẻ tung banh tới mày, vậy tao muốn mày chạy xuống dưới đó tới góc trong rồi quẹo goa phải và trái banh sẻ ở đó cho mày.”  Mắt thằng Tỵ đang long lên như mắt cọp. Tui gậc đầu và làm theo lịnh.
         
        Đúng như dậy, thằng Tỵ ném trái banh dô tay tui và tui xé chạy tới giửa sân và mấy cái cột gôn đang ở trước mặc.  Nhưng bấc thình lình, một tên khổng lồ bay tới cản đường tui, và rồi toàn bộ đám lột bắp đen thui và mấy thằng trắng và ngu nhức trên thế giới điều hướng dô tui chụp, đạp, đục đẻo, nhảy dô người tui và tui bị té xuống.  Tụi tui chỉ còn một dài thước là ghi bàn thắng. Khi tui đứng lên được, tui thấy thằng Tỵ đả xếp mọi ngừi vô hàng cho màn chót, bởi vì chúng tui hổng còn giờ nghỉ nửa. Ngay sau khi tui tới chổ của tui, hắn tức tốc đặc banh xuống sân rồi đẩy xuống, tui chạy ra nhưng bất thình lình hắn tung trái cà na khoảng 6 mét qua khỏi đầu tui, cố ý ra khỏi biên – tui nghỉ là để ngưng đồng hồ sân, lúc đó chỉ còn 2 hay 4 dây đồng hồ.
         
        Rủi thay, thằng Tỵ bị quên hay rối trí vì cái gì đó, tui đoán là nó nghỉ là còn tụi tui mới chơi ba màn và còn một màn nửa, nhưng sự thực là tụi tui đã chơi 4 màn, và vì vậy, tụi tui mất banh, và dĩ nhiên, là thua luôn trận đấu. Trận đấu mà có vẻ như phần thắng đả ở trong tay.
         
        Dù sao đi nửa, việc này càng thêm buồn cho tui, bởi dì tui tưởng tượng là Duyên có lẻ đang theo dỏi trận banh và có lẻ, nếu tui được banh và thắng, chắc là cô nàng sẻ thử tha thứ cho tui dìa cái chiện tui mới làm vừa rồi trong xe hơi. Nhưng chắc là Duyên sẻ không thể tha thứ tui. Ông Gấu buồn thê thảm dìa kết quả của trận đấu nhưng ổng ráng nuốt hết nổi buồn và nói, “Thôi các em trai, bao giờ cũng còn cơ hội cho năm sau.”
         
        Ngoại trừ tui, đúng vậy. Tui củng hổng thể có cơ hội đó nửa.
         
         
        (Hết chương 4)



        <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.06.2011 02:49:24 bởi Phù Vân >
        #64
          triart 19.06.2011 08:20:12 (permalink)
          0

           Mườichínthángsáu ,ngày tưởng nhớ và vinh danh Cha ,cũng là ngày thành lập QĐVNCH !trong sâu thẳm tâm hồn những người con có Cha đã một thời kiêu hùng đền nợ nước..! nay...ở đâu ! xin thành kính tưởng niệm những người con Tổ Quốc đã nằm xuống ! cho một giai đoạn lịch sử nồi da xáo thịt ,đau đớn thương tâm..!Cũng chỉ vì một chủ nghĩa ngoại lai...Ôi! hồn Dân Tộc...nay ở đâu?!!!


          http://mp3.zing.vn/bai-hat/Nguoi-Tinh-Khong-Chan-Dung-Khanh-Ha/IWZACO6Z.html


          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/597266E14E724CFA910E09E69A587F0D.jpg[/image]

          Vinh danh các Anh Hùng...đã sinh nhằm thế kỷ !






        •  
          Nhớ năm nào thiền sư Thích Nhất Hạnh về Việt nam làm lễ cầu siêu cho các vong linh tử nạn trong chiến tranh Việt Nam...
          Gần đây, khi giặc Tàu bành trướng gây hấn ở biển Đông, người ta mới thấy trên báo chí trong nước có nhắc tới những người lính Việt Nam Cộng Hòa tử nạn trong cuộc chiến không cân sức bảo vệ Hoàng Sa.
          ...
          Còn bao nhiêu cái nón sắt vô danh nằm đâu đó ...

        • <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2011 07:18:37 bởi triart >
          Attached Image(s)
          #65
            dzuylynh 19.06.2011 09:41:38 (permalink)
            0
             
              HỒ TRƯỜNG dịch thơ: nguyễn bá trác _ phổ nhạc & trình bày: dzuylynh


            ... Hỡi người try kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường...

                                                       http://www.box.net/shared/svujqt6fg01hir5z90ra

            vothuong thương tặng béhộp.emmúi.emcana.emyênly.emtóc.cháuthúylan.màuhoakhế.triart.ngãdutử.cathyly.
            đặc biệt cám ơn emdiênvỹ đã gợi ý cho Nlynh phổ nhạc bài thơ khẩu khí tuyệt vời này.
                                                                                  
             ĐÔI DÒNG SƠ LƯỢC VỀ BẬC TRƯỢNG PHU TIỀN BỐI xuất thân từ quê hương Ngũ Phụng Tề Phi...

            Nguyễn Bá Trác & Khúc Ca Hồ Trường
            Bùi Thụy Đào Nguyên 




            Hình ảnh


            #1



            #2


            Nguyễn Bá Trác (1881-1945), bút hiệu Tiêu Đẩu, sinh năm Tân Tỵ (1881) tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

            Thuở nhỏ ông theo học ở Quảng Nam, năm 1906, thi đỗ Cử nhân ở Huế.
            Hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du, ông ra Hà Nội học tiếng Pháp và năm 1908, ông sang du học ở Nhật. Nhưng cũng ngay năm ấy, dưới sức ép của Pháp, chính phủ Nhật đã giải tán phong trào Đông Du, ông phải sang Trung Quốc rồi trở về Hà Nội (Việt Nam) năm 1914, làm ở Phòng báo chí Phủ Toàn quyền Đông Dương và Chủ bút phần Hán văn tờ Cộng Thị cho đến năm 1916.

            Năm 1917, dưới sự bảo trợ của Louis Marty, Phạm Quỳnh sáng lập Nam Phong tạp chí, ông nhận làm Chủ bút phần Hán văn. Sau, thôi làm ở báo Nam Phong, ông vào Huế làm Tá lý Bộ Học và lần lượt trải qua các chức vụ: Tuần phủ Quảng Ngãi, Tổng đốc Thanh Hóa, Tổng đốc Bình Định.

            Tháng 8 năm 1945, Việt Minh lên nắm chính quyền, ông bị xử bắn công khai tại Quy Nhơn (Bình Định).

            Ngoài nhiều bài viết trên tờ Nam Phong từ năm 1917 cho đến năm 1932, Nguyễn Bá Trác đã biên soạn thêm nhiều tác phẩm sau:

            *Cổ Học Viện thư tịch thủ sách (soạn cùng với Nguyễn Tiên Khiêm) gồm 11 quyển (1921)
            *Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu (1925)
            *Bàn về học thuật nước Tàu (1918)
            *Hạn mạn du ký (1920. Năm 1921, Đông Kinh ấn quán - Hà Nội in lại)
            *Bàn về Hán học (1920)
            *Hương Giang mộng (1920)
            *Ngã An Nam dân tộc Nam tiến chi lịch sử (1921)
            *Mấy lời chung cáo của các nhà Nho (1921)
            *Nguyễn Bá Học tiên sinh chi lược sử cập kỳ di ngôn (1921)
            *Du Thanh Hòa ký (19210)
            *Hán học văn học khảo (1917-1932)...

            Nguyễn Bá Trác biên soạn nhiều sách, nhưng được nhiều người biết đến hơn cả là tập Hạn mạn du ký (có nghĩa là đi chơi phiếm). Đây là thiên ký sự bằng chữ Hán gồm 14 chương, sau ông mới đem dịch ra Việt văn, rồi đăng trên Nam Phong tạp chí từ số 38 đến số 43 vào năm 1920.

            Nguyên nhân sáng tác, trong lời mở đầu, Nguyễn Bá Trác đã cho biết như sau:
            Tôi về nước đã 5 năm nay, kể từ năm 1908 bước chân đi, đến năm 1914 tôi trở về Sài Gòn giữa ngày tháng 8, tính đốt ngón tay một dạo phiếm du chốc đã 6 năm có lẽ. Loanh quanh trong nước một năm, tạm trọ ở Xiêm La hơn 10 ngày, làm khách qua Nhật Bản một tháng, rồi lại sang Trung Hoa, bao nhiêu thương phụ to, tỉnh thành lớn, như Ba Thục miền Tây, U Uyên đất Bắc, Quế Việt cõi Nam, đều là chỗ mình có để ít nhiều dấu xe dấu ngựa. Nay đem đường lối phong cảnh mà mình đã trải qua nơi đất khách, chép nhặt một vài, còn chuyện chi chi (ý nói đến việc đi làm cách mạng của ông) không rổi mà nói đến.

            Đề cập đến tác phẩm này, nhà nghiên cứu văn học Phạm Thế Ngũ viết:
            ...Câu Việt văn khác mạch lạc suông sẻ, đôi chỗ đăng đối du dương. Những tình tiết ly kỳ của cuộc phiêu lưu nơi đất lạ đã đem lại cho câu chuyện nhiều vẻ hấp dẫn. Nhất là đối với các Nho gia ta khi ấy từng ôm cái mộng Đông du; nếu không thì trí não cũng đầy kỷ niệm văn chương về danh nhân, danh thắng Trong Hoa, đọc Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trạc thật là thú vị. Cả nữ giới cũng hoan nghênh lắm. Bà Tương Phố từng kể hay gối Nam Phong ở đầu giường để đọc du ký của ông Quỳnh (Phạm Quỳnh), ông Trác mà mộng du đất Pháp, đất Tàu. Ông Dương Quảng Hàm khi làm sách Quốc văn trích diễm (1925) dành hẳn cho thiên du ký của Nguyễn Bá Trác hai bài trích, đó là Đường đi Hương Cảng và Điếu Kim lăng[1], đủ thấy độc giả đương thời đã thích thưởng thức dường nào.[2]

            Và trong tập sách này có một khúc ca phương Nam do ông dịch, đã giúp ông thêm nổi danh.

            Hồ trường
            Cái tên Hồ Trường do người đọc trích chữ trong lời ca mà gọi chứ không phải do Nguyễn Bá Trác đặt. Và cho đến nay (2009), vẫn chưa rõ bài ca ấy tên gốc là gì, tác giả là ai.

            Bài này nằm ở chương 10 tập Hạn mạn du ký. Ở chương này, tác giả cho biết vào khoảng năm 1912, khi lưu lạc đến Thượng Hải, ông đã gặp một người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát hay (giọng Quảng Đông). Một đêm nọ, hai người đi uống rượu, “rượu ngà ngà, Nguyên quân đứng dậy mà hát” (mà sau này gọi là Nam phương ca khúc). Ở bàn bên cạnh, một võ quan họ Lưu, người Trực Lệ, nghe điệu hát, sang hỏi là điệu gì, được trả lời: “Ấy là một điệu đặc biệt ở phương Nam”, họ Lưu nói “nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, Nam phương mà có điệu hát đến thế ru?”. Sau đó họ Lưu xin người hát chép ra giấy lời ca ấy để giữ xem....

            Giới thiệu bản dịch bài Nam phương ca khúc, Phạm Thế Ngũ viết: Trong thiên du ký (Hạn mạn du ký), đặc biệt có một bài ca do một người bạn tác giả gặp ở Thượng Hải, cùng trong cái cảnh đào vong vì quốc sự, thường nghêu ngao hát những lúc mượn chén tiêu sầu nơi lữ điếm. Bài ca ấy độc giả bấy giờ và nhất là những người cách mạng lớp sau, ai cũng thích, thường học thuộc và ngâm nga...[2]
            Sau đây là bản phiên âm Hán-Việt trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920, trang 400 – 401 và bản dịch của Dương Bá Trạc (đã chỉnh lại lỗi chính tả so với lần in đầu) do nhà biên khảo Phạm Hoàng Quân sao chép lại.

            Nam phương ca khúc
            Trượng phu sanh bất năng phi can chiết hạm vị thế phù cương thường
            Tiêu dao tứ hải, hồ vị hồ thử hương
            Hồi đầu nam vọng mạc vô cực hề, thiên vân nhất sắc đồ thương thương
            Lập công bất thành, học bất tựu, thiếu tráng hữu cơ thời hề, toạ thị bách niên thân thế khu âm dương
            Phủ chưởng cuồng ca vấn tư thế, mang mang thiên địa, an đắc tri nhất tri kỷ hề, thí lai đối chước hữu dư thương.
            Dư thương trịch hướng đông minh thủy, đông minh chi thủy vạn đội khởi cuồng lan
            Dư thương trịch hướng tây sơn vũ, tây sơn chi vũ nhất trận hà uông dương
            Dư thương trịch hướng bắc phong khứ, bắc phong dương sa tẩu thạch phi thù phương
            Dư thương trịch hướng nam thiên vụ, vụ trung hữu nhân khai khẩu nhất ẩm cừ nhiên túy
            Thiên địa vũ trụ hồn tương vong, dư bất túy hĩ, dư hành dư chí
            Nam nhi tự cổ sự tang bồng, hà tất cùng sầu khấp phần tử.[3]

            Dịch nghĩa:
            Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời
            Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?
            Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ! Trời mây nối màu xanh ngắt
            Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.
            Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này
            Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng
            Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng
            Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác
            Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn
            Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm
            Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.

            Nguyễn Bá Trác dịch thơ:
            Trượng phu không hay xé gan bẻ cột phù cương thường;
            Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
            Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
            Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
            Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
            Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
            Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
            Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
            Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
            Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
            Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
            Nam nhi sự ngiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.[4]

            Bùi Thụy Đào Nguyên, biên soạn.

            Chú thích
            1. Khi soạn Việt Nam thi văn hợp tuyển, Dương Quảng Hàm có trích thêm một bài nữa trong Hạn mạn du ký của Nguyễn Bá Trạc, đó là Quanh đường vượt ra khơi. (Nxb Trung tâm học liệu, Sài Gòn, bản in lại lần thứ 10, 1968, tr. 200)
            2. a b Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Quốc học tùng thư xuất bản, tập 3, Sài Gòn, 1965, tr.326-327.
            3. Giải thích từ khó hiểu bài Hồ trường:
            -Nam phương (Phương nam) ở đây chỉ miền Lĩnh Nam (Trung Quốc).
            -Cương thường: Do chữ "tam cương" (vua tôi, cha con, chồng vợ) và "ngũ thường" (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) ghép lại.
            -Bẻ cột (chiết hạm):  Có nhiều người lầm viết là bẻ cật. Điển tích “bẻ cột” xuất phát từ sách Hán thư – truyện Chu Vân: Thời Hán Thành Đế, Hòe Lý Lệnh (một chức quan trong hàng Tam Công) là Chu Vân tâu với vua xin giết An Xương Hầu Trương Vũ, vua nổi giận sai chém Chu vân. Khi bị bắt lôi đi, Chu Vân uất ức bám tay vào cột điện, cột cung điện bị vặn gãy. Nhân lúc lộn xộn ấy, Tân Khánh Kỵ giải cứu Chu Vân. Sau, Thành Đế biết Chu Vân xin giết Trương Vũ là vì lòng trung, bèn tha tội. Và khi cho sửa cung điện, ông vua này ra lệnh phải giữ nguyên dạng phần cột bị gãy, nhằm lấy hình ảnh đó mà biểu dương lời nói ngay thẳng. Đời sau thường dùng từ “chiết hạm” để chỉ hành vi dũng cảm trong việc dùng lời lẽ để can gián vua.
            -Thương (được lặp lại nhiều lần trong lời ca): Có thể đọc là “trường” hay “tràng” mà Nguyễn Bá Trác đổi thành “Hồ trường”. Thương có ba nghĩa:
            1/ Là cái chén uống rượu giống như cái tước, làm bằng sừng, “thương” là chén rót đầy rượu, khi chưa rót rượu vào thì gọi là “chí”. 2/ Mời rượu người khác một cách kính trọng gọi là “thương”. Sách Lã Thị Xuân Thu – thiên Đạt Úc có câu “Quản tử thương Hoàn Công” (Quản Từ kính cẩn mời rượu Tề Hoàn Công). 3/ Tự uống rượu một mình gọi là “thương”, Phạm Thành Đại trong bài “Túc tư khẩu thỉ văn nhạn” có câu “bá tửu bất năng thương” (nâng ly khó uống một mình).
            -Phần tử: (ở cuối bài, tác giả dịch là cỏ cây): Là từ được ghép bởi “Phần du” và “Tử lý” (hoặc “Tang tử”). Đây là tên các loại cây mà người đời sau cùng chữ này để chí cố hương..
            4.Bài Hồ trường khi đăng ở Nam Phong không có phần dịch nghĩa & chú thích từ khó hiểu. Và có ít nhất năm bản dịch đang tồn tại, mà ở các bản đều có vài từ không giống nhau.

             

                                                                                     

             

            <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.06.2011 10:36:30 bởi dzuylynh >
            #66
              Tóc nâu 19.06.2011 19:56:08 (permalink)
              0

              Trích đoạn: dzuylynh




               



              LỜI THƯA

              BQT.DDVNTQ / TTK 

                           
              Khuôn viên Thú Tiêu Khiển, mảnh đất an bình nhất VNTQ ; dưới sự chăm sóc của " quận chúa kỳ hoa dị thảo " VănThiSỹ Tóc Nâu quả thực là nơi không khoan kịp giếng để có đủ nước chiêu trà bồi tiếp tao nhân thi khách. Một đóa hồng cho TN .


                                                                          



              TN xin chào và chúc mừng CNS dzuylynh với Câu Lạc Bộ Tri Âm thật ấm cúng, đặc sắc cùng những sáng tác tuyệt vời của quý bạn. Mến chúc CLBTÂ luôn đầy nét đẹp thư thái tâm hồn !





              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/C21F906047F24EF1869A879F58057EBB.jpg[/image]



              Phòng TTK là nơi vui chơi của mọi thành viên , TN chỉ góp chút ít hiểu biết chứ hoàn toàn không dám nghĩ là sỹ gì đâu NLynh ui ! Vẫn xin nhận đoá hồng không sắc , vô hương....


              <bài viết được chỉnh sửa lúc 19.06.2011 19:57:44 bởi Tóc nâu >
              Attached Image(s)
              #67
                dzuylynh 19.06.2011 23:51:28 (permalink)
                0

                Trích đoạn: Tóc nâu


                TN xin chào và chúc mừng CNS dzuylynh với Câu Lạc Bộ Tri Âm thật ấm cúng, đặc sắc cùng những sáng tác tuyệt vời của quý bạn. Mến chúc CLBTÂ luôn đầy nét đẹp thư thái tâm hồn !

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/C21F906047F24EF1869A879F58057EBB.jpg[/image]

                Phòng TTK là nơi vui chơi của mọi thành viên , TN chỉ góp chút ít hiểu biết chứ hoàn toàn không dám nghĩ là sỹ gì đâu NLynh ui ! Vẫn xin nhận đoá hồng không sắc , vô hương....


                 
                ACE CLBTÂ Cám ơn Tóc đạp ta Nhăn nhiều nhen ! :)
                đóa hồng không sắc vô hương chính là đóa hoa vô thường đấy thôi... quả thật là..nghìn năm tóc vẫn y như dị..hừa hừa
                 
                Nlynh thân chúc
                 
                Tóc Nâu luôn giữ nguyên màu cổ
                Thi mộng; sông hồ ru khúc tâm 
                Ngao Du bốn bể tầm dị cảo
                Ươm đóa thanh cao tháp gốc đời...
                 
                 
                                    TẠ ƠN EM TẠ ƠN ĐỜI _ thơ dolanchy. diễn đọc diênvỹdzuylynh. viết lời dẫn tócnâu
                 
                                                   http://www.box.net/shared/log6jf8tk2jzm4piybfz
                #68
                  triart 20.06.2011 06:42:26 (permalink)
                  0

                  HỒ TRƯỜNG dịch thơ: nguyễn bá trác _ phổ nhạc & trình bày: dzuylynh


                  ... Hỡi người try kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường...


                       Phải công nhận ÔnLynh phổ giai điệu và "Hét " HỒ TRƯỜNG diễn đạt Hùng Tâm của kè Sĩ Tiền bối Nguyễn Bá Trác rất "Tâm trạng .." !

                  KKK,TRIÂM, Đệ hầu Huynh chén ,,,Hồ Trường



                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/9F66C636217F437581FE05214BF8D67F.jpg[/image]

                  Kakaka..."Giang hồ siuquậy LươngSơnẹc " mạn phép "Bang chủ bang Vô thường " thay Bầu và chén tống ,mới đã a ,dohop-SongHuong hai hiền đệ maumau ra cùng ÔLynh một chén Hồ Trường cho trọn tình TRIÂM nha ,hehe...khi TRIKỶ thì chén đầu kính huynh...chén giữa...dzô huynh....chén cuối...ún mầy

                              kẻo
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.06.2011 06:54:19 bởi triart >
                  Attached Image(s)
                  #69
                    THƯƠNG GIANG 20.06.2011 07:19:51 (permalink)
                    0
                    Ngày của Cha

                     


                    Tình cha

                    Đường xa heo hút dặm ngàn
                    Đời cha vất vả ,gian nan thác ghềnh.
                    Nhiều khi cuộc sống bấp bênh
                    Nẻo khơi một bóng cha lênh đênh thuyền...
                    Khó khăn đeo bám triền miên,.
                    Đi xa chẳng quản , kiếm tiền  nuôi con.
                     
                    Con bây giờ đã lớn khôn.
                    Thương cha, lòng dạ héo hon nỗi sầu.
                    Cha già hay ốm hay đau
                    Lắm khi ngã bệnh, con đâu có gần...
                    Biết  cha lo lắng trăm phần
                    Khi con cách biệt người thân...ruột rà 
                    Nào  vui gì  chốn phồn hoa,
                    Về quê  ấm áp tình cha vô bờ...

                     Thương Giang


                    #70
                      Phù vân 21.06.2011 03:42:12 (permalink)
                      0

                      Trích đoạn: THƯƠNG GIANG

                      Ngày của Cha


                      Tình cha

                      Đường xa heo hút dặm ngàn
                      Đời cha vất vả ,gian nan thác ghềnh.
                      Nhiều khi cuộc sống bấp bênh
                      Nẻo khơi một bóng cha lênh đênh thuyền...
                      Khó khăn đeo bám triền miên,.
                      Đi xa chẳng quản , kiếm tiền  nuôi con.

                      Con bây giờ đã lớn khôn.
                      Thương cha, lòng dạ héo hon nỗi sầu.
                      Cha già hay ốm hay đau
                      Lắm khi ngã bệnh, con đâu có gần...
                      Biết  cha lo lắng trăm phần
                      Khi con cách biệt người thân...ruột rà 
                      Nào  vui gì  chốn phồn hoa,
                      Về quê  ấm áp tình cha vô bờ...

                       Thương Giang

                       
                       
                      tỷ Phù Vân rất cảm khái những dòng tâm sự về người cha yêu kính từ Thương Giang :
                       
                       ĐƯỜNG ĐỜI NHIỀU NẼO KHÓ ĐI
                       CON THƯƠNG CHA LẮM BIẾT KHI NÀO VỀ
                       
                       ca khúc phổ thơ của cộng tác viên CLBTÂ từ Australia Phù Vân dành tặng cho raumún nè...
                       
                                                                                                                                 
                       
                                                                                                                              NHỚ ƠN CHA
                       
                                                                                            http://www.box.net/shared/itnz0fq64odydiu38iaz
                       
                                                                                                 Thơ Hạnh Nguyên _ Nhạc Nguyễn ngọc Trí _ trình bày Xuân Phú
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.06.2011 03:52:00 bởi Phù Vân >
                      #71
                        Phù vân 21.06.2011 06:40:26 (permalink)
                        0
                         
                                                                
                         
                         
                                                                                                                 LÂM NGÔ - CHƯƠNG NĂM_phần1
                                                                                     http://www.box.net/shared/pc04dkjhn2iodk1z0y6b                                            

                         

                        Chú thích:
                         
                        Cầy Bí = KP. “Kitchen Police” cảnh sát trong nhà bếp, tiếng lóng của quân đội Mỹ có nghĩa là làm những việc ở nhà bếp hay nhà ăn của quân đội.
                         En-xờ-ten = Nhà bác học Einstein, người tìm ra thuyết tương đối.
                         Phước Bình = căn cứ quân sự Fort Benning của Hoa Kỳ ở Georgia (“Gió-Già”)
                         
                        Trang chú thích:
                        http://diendan.vnthuquan.net/fb.aspx?m=693354
                         
                        Chương 5
                         
                        Phần 1 – Chương 5
                         
                        Sau giải túc cầu Cam Cuối Mùa, phân khoa thể dục thể thao tính điểm và hạng của tui cho học kỳ một ở đại học, và hổng bao lâu sau, ông Gấu mời tui tới văng phòng của ổng. Khi tui tới đó, mặt ông Gấu giống như một con cá chết.
                         “Lâm,” ổng nói, “Tao hoàng toàn hiểu được cái việc chú mày bị chìm xuồng trong môn Anh Văn vá vỏ xe, nhưng hết mấy ngày goa, tao suy nghỉ bể cái đầu từ sáng tới tối củng hổng hiểu nổi làm cách nào mà chú mày kiếm được điểm ưu hạng trong cái môn Quang Học Trung Cấp mà lại đạp vỏ chuối trong cái môn thể dục thể thao – khi mà người ta mới tặng cho chú mày cái danh hiệu Trung Vệ Sáng Giá Nhức ở Hội Nghị Đông Nam.
                         Đó là một chiện khá dài nên tui hổng muốn làm cho ông Gấu bị chán với câu chiện của tui, nhưng mà tui hổng biết vì cái con khỉ gió gì mà người ta bắc tui nhớ khoảng cắch dửa hai cái cột gôn trong sân đá banh quốc tế?  Và rồi ông Gấu nhìn tui dới khuông mặc buồn ủ rủ. “Lâm,” ổng nói, “Goa xin lổi, goa rất đau lòng khi phải nói mấy câu này cho em nghe, nhưng mà cái việc em thi rớt môn thể dục đả làm ngừi ta cho em ra khỏi trường rồi, goa hổng còn cắch nào cứu em được nửa.”
                         Tui chỉ đứng đó vặng vẹo hai bàn tay dới nhau, cho tới một lúc tự nhiên tui hiểu được nhửng gì ông Gấu đả nói – tui sẻ hổng được chơi đá bănh nửa. Tui sẻ phải xa trường Đại Học. Có thể là tui sẻ hổng bao giờ gặp các bạn chơi banh của tui nửa. Có thể là tui củng sẻ hổng bao giờ được gặp Duyên nửa.  Tui phải dọn ra khỏi tầng hầm của tui, và tui sẻ hổng được học môn Quang Học Cao Cấp trong học kỳ tới như Giáo Sư Quai đả khuyên tui.  Tui hổng biết là nước mắt của tui đả trào ra từ lúc nào. Tui hổng nói tiếng nào hết.  Tui chỉ đứng đó nhìn xuốn khoảng nền nhà quen thuộc nhưng sẻ trở thành xa lạ dới tui.
                         Rồi ông Gấu đứng dậy và đi tới, hai tay ổng ôm lấy tui.
                         Ổng nói, “Lâm, đừng buồn nửa, con trai, mọi chiện rồi sẽ qua.  Khi em mới tới đây, goa củng đã nghỉ là chiyện như hôm nay sẻ sảy ra. Lúc đó, goa rán năn nỉ họ, “Hảy để cậu ấy cho tui chăm sóc trong một mùa banh thôi củng được!” Lúc đó, goa chỉ ước ao chừng đó.  Và, con trai thấy hông, nhờ con mà chúng ta đã có một mùa banh hết sức tuyệt vời. Hổng ai chối cải được điều này. Và chắc chắng là con đả hoàng toàn hổng có lỗi gì hết khi mà thằng Tỵ làm mất banh vào phút chót…”
                         Tui nhìn lên, và tui củng thấy được nhửng dọt nước mắc trên mặc ông gấu, ổng nhìn vào tui rất lâu.
                         “Lâm,” ổng nói, “chưa bao giờ có một cầu thủ chơi banh cho trường giống như con đã chơi, và sẻ hổng bao giờ có nửa. Con đả chơi hay lắm.”
                         Rồi ông Gấu đi tới cửa sổ, rồi nhìn ra ngoài, và ổng nói, “Chúc con nhiều may mắng, con trai – bây giờ, hảy đem cái đích bự và ngố của chú mày ra khỏi chốn này.”
                         Và tui phải ra khỏi Đại Học.
                         Tui trở dìa tầng hầm để mà gom đồ đạc khỉ của tui.  Thằng Bửu xuống thăm và mang hai lon bia, nó đưa tui một lon.  Tui chưa từng uống bia, nhưng bi giờ thì tui hiểu tại sao mà ngừi ta có thể thích cái vị của nó.
                         Từ Hầu Cung, thằng Bửu đi bộ dới tui ra ngoài, và trong sự ngạt nhiên của tui, cả đội banh đả đứng sẳng ở bên ngoài để từ giả tui.
                         Mọi ngừi điều iêm lặng, và thằng Tỵ tiến tới bắc tay tui rồi nói, “Lâm, cho tao xin lổi thật nhiều vì đả làm mất banh vào phút chót, cho tao xin lổi nhe?”  “Chắc chắng là không sao mà “Mảng Xà!”. Và rồi từng ngừi một tới bắc tay tui, ngay cả thằng bạn củ của tui, thằng Cường, củng bắc tay tui, nó đang đeo kiềng và nẹp đầy ngừi, từ cổ trở xuống, chắc là bởi vì nó đả đập và đá bể góa nhiều cửa ở Cung Khỉ.
                         Thằng Bửu nói nó sẻ dúp tui đem mấy cái đồ khỉ của tui tới bến xe đò, nhưng tui nói tui muốn đi một mình ên hơn. “Đừng để mất liên lạc nhe Lâm,” thằng Bửu nói như dậy.   Dù xao, trên đường tới bến xe đò, tui đi ngang qua cửa hàng của Hội Sinh Viên, nhưng tối nay hổng phải là tối thứ sáu nên bang nhạc của Duyên hổng có chơi, bởi vậy tui mới nghĩ, kệ bà nó, rồi tui đón xe đò để dìa nhà.
                            Mải đến khuya xe đò của tui mới tới Mỏ Bài.  Tui đả hổng có báo cho má của tui biết sự tình, bởi vì tui biết là Má sẻ buồn lắm, và tui cuốc bộ dìa nhà, nhưng khi tui dô nhà tui thấy có một ánh đèn từ phòng Má, và Má đang ở đó, Má đang khóc tỉ tê như tui đả thấy trong dịp nào đó. Má nói là Quân Đội Mỹ đả biết được là tui thi rớt ở đại học, và cùng ngày đó, một thông báo đả tới biểu tui báo cáo dới Trung Tâm Tuyển Mộ Quân Đội. Nếu lúc đó tui mà biết rỏ mọi thứ như bây dờ, tui đả không bao giờ trình diện.
                         
                        Mấy ngày sau, má tui đưa tui xuống chổ đó. Má làm cho tui một một gà mên đồ ăn trưa, để lở mà tui bị đói bụng dọc đường. Có khoản 100 thanh niên đang đứng dà khoảng 4 hay 5 chiếc xe buýet đang chờ ở đó.  Một ông thượng sỉ già đang la hò và hét vào mổi ngừi, và Má đi tới ổng rồi nói, “Tui không hiểu tại sao ông có thể bắt thằng con trai của tui dô lính – bởi vì nó là một thằng ngố,” nhưng lảo thượng sỉ già chỉ nhìn lại Má rồi nói, “Nhưng, thưa bà, bộ bà nghỉ là mấy thằng thanh niên khác đang ở đây hổng có ngố sao? Bộ tụi nó là En-xờ-ten hả? Rồi lảo ta tiếp tục la hò, la hét. Hổng bao lâu, lảo thét dô mặc tui luôn, rồi tui bước lên se buyết, và se chiển bánh.
                         Kể từ lúc tui rời ngôi trường ngố của tui, ngừi ta đả liêng tục thét dô mặt tui – mấy ông huấn liện diên, ông Té, ông Gấu và cái đám khủng bố của mấy ổng, rồi bây giờ là tới cái đám ngừi trong quân đội.  Nhưng mà, cho phép tui nói điều này, cái đám ngừi trong quân đội la hét lớn hơn và lâu hơn và dơ bẩn tục tằng hơn mọi ngừi khác. Họ hổng bao giờ dừa ý. Và hơn nửa, họ hổng bao giờ than phiền là bạn ngu hay ngốc như mấy ông huấn liện diên hay than phiền – họ chỉ để ý đến của gúy và chổ kín của bạn hay bộ phận bài tiết từ ruột già trở suống, và bởi thế cho nên trước khi nói câu gì, họ điều phải thét lên mấy chử như là “đầu con K.” hay “cái lổ đích.”  Thỉnh thoảng tui có ý tưởng là hổng chừng thằng Cường đả ở trong quân đội trước khi hắn trở thành cầu thủ chơi túc cầu.
                         
                        Dù sao đi nửa, sau khoảng một trăm tiếng đồng hồ trên xe buyết, tụi tui đả tới căn cứ Phước Bình thuộc Gió-Già, và tui đang nghỉ dìa tỉ số 35-3, là tỉ sổ trận đấu mà tụi tui quất đẹp bọn Cẩu Gió-Già. Tình trạng của trại lính thiệc ra khá hơn ở cái Cung Khỉ một chúc xíu, nhưng mà đồ ăn thỉ hổng được như ở cung khỉ - đồ ăn ở đây rất gớm, nhưng phải công nhận là có nhiều đồ ăn lắm.
                         Ngoài diệc đó ra, chúng tui chỉ cần làm theo mệnh lện và chịu khó nghe người ta la hét trong nhiều tháng tới. Ngừi ta dạy tụi tui bắng sún, quăng lụ đạn và bò lê dưới đất. Khi mà tụi tui hổng làm mấy chiện đó thì tụi tui hoặc là chạy lòng dòng, hoặc là rửa L., chùi bồn cầu hay đại lọi như dậy. Một điều tui nhớ ở Phước Bình là có vẻ như hổng có ai thông minh hơn tui nhiều, và điều đó chắc chắng đả làm tui cảm thấy khá thoải mái.
                         
                        Tới trại hổng bao lâu thì tui bị bắc làm Cầy Bí hay là lao công nhà biếp, bởi vì tui đả vô ý bắn lủng cái bồn nước trên cái tháp nước khi mà tụi tui tập bắn súng ở trường bắn súng.  Khi tui đi tới nhà bếp thì hình như là tên đầu bếp đả nghỉ bệnh hay sao đó, và một tên chỉ dô tui rồi nói, “Lâm, hôm nay mày là đầu bếp.”
                         “Nhưng mà tui nấu cái gì?” Tui hỏi. “Tui hổng nấu cái dì bao giờ hết.”
                         “Ai mà để ý cái chiện đó,” một tên khác nói. “Chổ này đết có phải là khách sạn tỉnh quỷ hay thành quỷ gì đó, mày biết mà.”
                         “Sao mày hổng làm cái món hầm?” Ai đó nói dô. “Món này dể làm hơn.”
                         “Món này làm bằng cái gì?” Tui hỏi.
                         “Mày cứ nhìn dô mấy cái tủ lạnh dới lại mấy cái gạc măng dê,” một anh chàng gợi ý. “Rồi mày dục hết tất cả mấy thứ mày thấy dô nồi rồi nấu cho sôi.”
                         “Nhưng mà nếu nó hổng ngon thì sao?” Tui thắc mắc.
                         “Kệ mẹ nó, hổng có ai để ý cái cục kức gì đâu. Mà mày có ăn cái gì gọi là ngon ở đây bao giờ chưa?”
                         Tui phải công nhận, thằng đó nói một điều quá đúng.
                         
                        Rồi thì tui bắc đầu dới bấc cứ cái gì tui đụng dô trong mấy cái tủ lạnh và gạc măng dê. Có mấy chục lon cà chua, mấy chục lon đậu, và trái đào, cùng với thịt heo miếng đả xông khói, gạo và mấy bịch bột mì và mấy bị khoai tây, và tui hổng biết còn cái gì mà tui chưa lấy.  Tui gom lại cả đống rồi hỏi một trong mấy tên ở đó,  “Tui phải nấu cái đống này trong cái gì bây dờ?”
                         “Có mấy cái nồi trong tủ,” thằng đó nói, nhưng khi tui nhìn dô tủ thì chỉ thấy mấy cái nồi nhỏ, và chắc chắng là hổng có cái nồi nào đủ bự cho tui nấu cái món hầm cho hai trăm ngừi ăn.

                        “Tại sao mày hổng hỏi ông Trung Úy?” Một người khác nói.
                         Và ai đó trả lời “Ổng đang bận thao diển ở ngoải,”
                         “Tao hổng biết,” một anh chàng nói, “nhưng mà khi cái đám khỉ đó trở lại đây hôm nay, tụi nó là ma đói, bởi dậy, mày phải nghỉ ra một cách nào đó để nấu.”
                         “Còn cái nồi này thì sao?” Tui hỏi. Có một cái khỉ tròn tròn gì đó bằng sắc cao gần 2 thước, và chu di khoảng 1 thước rưởi đang nằm chìn ìn ở một góc.
                         “Cái đó?  Cái khỉ đó là cái nồi súp-de. Mày hổng có nấu cái gì trong đó được đâu!”
                         “Tại sao dậy?” Tui hỏi.
                         “Hừm… Tao hổng biết. Nhưng nếu tao là mày tao sẻ hổng xài cái đó để nấu.”
                         “Cái đó nóng lắm. Có nước trong đó nửa,” Tui nói.
                         “Mày muốn làm cái gì thì làm,” ai đó nói dới tui như dậy, “Tụi tao còn nhiều thứ khỉ khác phải làm nửa.”
                         
                        Và bởi thế cho nên tui xài cái nồi súp-de để hầm đồ ăn.  Tui mở hết mấy lon đồ hộp và gọt dỏ khoai tây và liệng toàn bộ thịt thà mà tui kiếm được dô trỏng, rồi tui bỏ hành củ, cà rốt, mười tới hai chục chai sốt cà và hột cải và toàn bộ nhửng gì tui nghỉ ra được. Khoảng một tiếng sau, tui có thể nghe mùi đồ ăn từ cái nồi hầm của tui.
                         “Sao, bửa ăn tối tới đâu rồi?” Sau một hồi, ai đó lên tiếng hỏi tui.
                         “Tui phải nếm thử mới biết được,” Tui nói.
                         Tui mở chốt nồi súp-de rồi nhìn dô, và tui thấy được toàn bộ mấy thứ khỉ đang nổi bong bóng bập bùng và đang xôi, thỉnh thoảng, có một củ hành hay một củ khoai nổi lên trên mặc rồi goay dòng dòng.
                         “Để tao niếm thử,” một anh chàng hỏi tui. Hắn lấy một cái lon bằng thiếc nhúng vô nồi súp-de rồi múc ra được một tí súp.
                         “Hừm… Cái khỉ này chưa có gần chín nửa,” hắn nói.  “Mày nên vặng lửa cao hơn. Bọn ma đói sẻ dìa tới bất cứ lúc nào.”
                         Bởi dậy, tui vặng lửa cao hơn và đúng như thằng đó nói, cái đám lính đó bắc đầu dìa tới. Tui có thể nghe bọn chúng dô trại và đang tắm nước từ vòi hoa sen và lục đục mặc đồ để ăn tối, và không bao lâu cái đám đó sẻ tràn dô nhà ăn.
                         Nhưng cái nồi hầm của tui dẩn chưa xong. Tui nếm thử lần nửa, nhưng nhiều thứ vẩn chưa chín. Bên ngoài nhà ăn đả có đủ thứ tiếng gầm gừ hầm hừ rồi thành ca hát, vì vậy tui mở lửa lớn thêm lần nửa.
                         Khoảng một tiếng sau hay sao đó, bọn lính bắc đầu gỏ bàn dới mấy con dao và mấy cái nỉa y như là tù nhân đang nổi loạn, và tui biết là tui phải làm cái gì đó cho thiệc nhanh, bởi dậy, tui mở lửa cao hết cở luôn, không còn cách nào cao hơn nửa được.
                         Tui ngồi đó canh chừng và hồi hộp đến nổi tui hổng biết làm gì khác, rồi bấc thình lình, ông thượng sỉ nhức tung cửa dô biếp.
                         “Cái khỉ gì đang xảy ra ở trong này dậy?” Ổng hỏi. “Đồ ăn của bọn lính ở đâu rồi?”
                         “Dạ sắp có rồi, Thượng Sĩ,” tui nói, và đúng lúc đó, cái nồi súp-de bắc đầu rung rinh và lắc dử dội. Hơi nóng bắc đầu bốc ra bên hông và một trong mấy cái cẳng của nồi súp-de bị xức ra ngoài và dăng lên sàn.
                         “Cái đó là cái gì dậy?” Ông thượng sỉ hỏi tui. “Chú mày nấu cái gì trong cái nồi súp-de sao?”
                         “Dạ, đó là bửa ăn tối,” Tui nói, rồi cái mặc của ông thượng sỉ có vẻ ngạc nhiên lắm, nhưng một dây sau, ông ta có vẻ khiếp sợ cái gì đó, như là có chiếc xe tải đang lao dô ổng vậy, và ngay lúc đó, cái nồi súp-de phát nổ.
                         ...Tui hổng biết chính xác chiện dì đả xảy ra sau đó. Tui nhớ là cái mái của nhà ăn bị bay mất tiêu và toàn bộ cửa sổ, và cửa cái củng đi đâu mất tiêu luôn.
                         Cái nồi súp của tui củng thổi cái anh chàng rửa chén bay suyên goa tường, và cái tên đang xếp chén dỉa bị bắn bay lên trời y chang như là người đạn cà-nông trong ghánh xiệc.
                         
                        (hết phần 1 chương 5)
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.06.2011 06:45:36 bởi Phù Vân >
                        #72
                          dzuylynh 21.06.2011 11:57:51 (permalink)
                          0
                           

                                                                                             



                                                                                                    Lửng khúc nguyệt cầm

                                                                                                      Thơ Triều Âm _ diễn đọc Dzuylynh
                           
                                                                                                                                http://www.box.net/shared/6bm0aiexdxam6ur2c06u

                          Trăng khuya nay có buồn vương kinh khổ
                          Leo dốc đời mấy độ thuỷ triều lên
                          Người có nghe lời mộ khúc ưu phiền
                          Vang vang đó giữa rừng xưa thinh lặng

                          Lời tình kinh chìm trong lòng biển mặn
                          Cơn sóng ngầm nay mấy độ trào dâng
                          Dâng lên cao hoá thành ngọn sóng thần
                          Đạp đổ hết thế gian này sân hận

                          Quàng câu thơ, trăng không còn buồn giận
                          Chỉ lững lờ giữa mặc định không gian
                          Lời yêu thương chẳng còn chút buộc ràng
                          Nên sóng cũng ngẩn ngơ đời thương tiếc

                          Chập chùng xa trên từng con sóng biếc
                          Mảnh linh hồn trôi dạt đến nơi nao
                          Tìm cho nhau một giòng suối ngọt ngào
                          Chốn bình an giữa bon chen  nhân thế

                          Đêm về khuya đêm càng thêm quạnh quẽ
                          Vọng âm nào cho góc trái nhói đau
                          Cung đàn xưa người gảy khúc tình sầu
                          Nên lạ lẫm khi niềm vui đến vội

                          Dáng thanh linh đêm dài ra đến tội
                          Trăng vô hồn nay le lói rừng khuya
                          Linh hồn nhỏ theo con sóng sẻ chia
                          Trôi đi mãi về phương xa bất tận

                          Người ngồi đây buồn vui đều đón nhận
                          Phổ khúc sầu gởi tình gió mang đi
                          Nhân gian ơi, một mai đây thế tận
                          Ai nhớ rằng xưa huyền sử còn ghi....

                                                                                 khúc nguyệt cầm dang dở
                                                                               Quyển tình kinh chép mãi chẳng xong
                                                                               Ta làm ma nhỏ long nhong
                                                                               Trôi về viễn kiếp huyễn mông đời người

                          Triều Âm 13.06.2011

                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.06.2011 13:20:15 bởi dzuylynh >
                          #73
                            SongHuong 22.06.2011 15:49:48 (permalink)
                            0
                            Sau TRI KỶ của aB, là TRI NGỘ gởi vườn TRI ÂM
                             
                             
                            TRI NGỘ
                            Tặng aB
                             
                            Chỉ là chút tình cờ thôi
                            Gặp em giữa vườn thơ ảo
                            Câu thơ níu choàng vai áo
                            Hoá thành... tri ngộ người ơi
                             
                            Chỉ là mênh mang mưa rơi
                            Nỗi buồn giấu sau gác vắng
                            Dài theo những chiều thầm lặng
                            Hoá thành tri ngộ tương giao
                             
                            Mắt ai thăm thẳm trời sao
                            Lặng như nốt trầm sương khói
                            Ta gọi đó là tri ngộ
                            Bên trời treo nửa vầng trăng
                             
                            Chỉ là giọt sương long lanh
                            Giấu mình phía sau chiếc lá
                            Đâu hay bình minh nắng toả
                            Ánh hồng mắt biếc tri giao
                             
                            Chúng mình như những vì sao
                            Muôn phương hoá thành tri ngộ
                            Chút tình ngỡ là hư ảo
                            Trở về rất thực đêm nay
                             
                            Huế 22/6/2011
                            Sông Hương
                             
                             
                             
                             
                             
                             
                             
                            #74
                              triart 23.06.2011 23:24:16 (permalink)
                              0
                                




                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/936F3B42A3C24179A445077BC29D81A9.jpg[/image]

                              Một chút dịu êm

                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/51BCE45F93DD492E814484D850A439CD.jpg[/image]

                              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/316F90372A0143A5B45E1177FCB7C537.jpg[/image]

                              Em về tinh khôi



                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.06.2011 23:27:32 bởi triart >
                              Attached Image(s)
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 72 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9