Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 72 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
triart 30.06.2011 22:32:05 (permalink)
0





    LỤC HUYỀN HUYẾT HOA 


đêm phờ phạc dư âm con nắng.
treo trong trăng đứt đọan sợi lục huyền.
Đàn ơi có nghe
réo rắt gió. mây lạnh xõa kín mớ rối bờ vai lệch.

em.
giông cào lõa lồ tiếng cú kêu ma từ cõi bắc vọng nam phương.
chỏng chơ bơ vơ dăm miếng phù sa bạc nhạc thân trần trơ trụi.

MẸ.
đất. nước. cát. đá.
của tôi. của em. của người.
bệt máu quết lên thân em bạc nhược. lôi thôi chữ nghĩa chết chìm tức tưởi lêu bêu lệch lạc.
huyết hoa trổ đóa tinh anh khí phách ngạo nghễ vươn cao giữa tiếng tru bầy sói dữ.
bão nhạc cuồng điên.
đêm buông tiếng thở dài. ngao ngán. chán chường...
bời rời trong chậu âm thanh tanh hôi máu mủ chỗ tôi phù phiếm trầm mình.
màu em đã mờ mịt uyên nguyên. sợi dây tơ thắt cổ chữ tình nên tiếng đàn người trở nên đen đủi như đêm, đêm như đen vẫn đục. mù mờ dấu ngấn khỏa lằn ranh trung trinh và bội phản.
cánh buồm ma hung hăng chồm lên đất , nhục gặm liếm láp váng dầu loang nhớp nháp mùi màu kim ngân hắc ín.




...bởi tiếng hát nhân ngư em ru hồn người thủy thủ đà lạc giọng đục khàn.
nên biển ngỡ ngàng xa lạ, và em cũng trôi tôi.
chỉ tại em.
tại ba vòng chữ S, bụi ngải mê tâm gã sân si tham lam cuồng vọng.
chỉ tại em mê hư mà gò bồng sơn cước đã bị vòng tay người xiết chặc tím tái hàm hồ.
chỉ tại em dịu dàng quyến rũ mà vòng đôi cuối rẻo sẽ ố hoen vì một đứa trai vô liêm thấp hèn hằng mơ chiếm đọat.
chỉ tại em lưng ong đáy thắt mà lưỡi cày xâm thực rồi sẽ phơi ra nhục thể đất cát miểng sành.
nếu ôm ba khúc thân em bỏ gọn thùng đàn tôi chẳng ngại.
chỉ sợ miệng đời ngóac tiếng thị phi. những đứa ngu ngơ dại khờ vẫn thường hay hiếp dâm con chữ.
cánh buồm ố hoen tham vọng rồi ra sẽ mục nát với cơn khát đói đại dương.

có gì đâu ! đàn mãi thì thầm im ắng.
sóng vẫn vỗ. triều vẫn âm.
muối vẫn mặn môi người.
muối trắng cong lưng người nô lệ bốn nghìn năm đã phai màu xiềng xích
bông lúa con gái vẫn dâng hương trên từng sợi rễ thần kinh bó chặt đôi chân ruộng đồng giao chỉ.
tiếng đàn sẽ vẫn mãi ngân nga ẩn nhẫn; như lọn gió triền miên sẽ hòai làm nguôi đau lòng cát.
làm sao nói cho em hiểu âm ba hai chữ tự do và khát vọng...
lau sậy biết cách nghiêng rạp theo chiều trôi của cơn lốc xóay 
trên vũng máu quê hương đọa đày đóa huyết hoa đang chớm nở.
kìa ! người gác rừng đã tra chìa khóa tháo banh lồng ngực chỗ có nhịp đập trái tim
cánh cửa thâm u rừng sâu đã không còn khép nữa
lũ khỉ lầm lũi gầm mặt lết xuống cái ghế đang trừng nhìn nghiêm khắc của con Người.
đứa ngố leo lên. theo cách ngố riêng của ngố.
vén môi cười hăng hắc.
trong veo tiếng trẻ vô tư.
lục khục tiếng quê hương thổ huyết.

MẸ ngậm đi giấc cười thống khổ bốn nghìn năm.
 trăng ơi trăng thấy gì.
tôi ơi tôi thấy gì.
em ơi em thấy gì.
MẸ ơi mẹ thấy gì không ?
Có Đóa Hoa Máu rực rỡ vươn cao ngạo nghễ tử lõm khuyết vành trăng thùng đàn.
tiếng đàn đêm từ huyệt sâu lòng biển ngoi lên réo rắt.
biển không còn chết .
biển hồi sinh.
con dã tràng đã bò ra cồn xun xoe nghịch cát.
chiếc vỏ ốc lăn kềnh hất văng bể nát nỗi nhục nhược tiểu nhốt trong bát bình mang hình chữ S
chánh đạo mở toang nắp đậy hồ lô
thấy gì không? có gì không?
lục huyền huyết hoa

Huyết Hoa trong Đàn máu.
... sao em chưa trở lại trong tôi...
để thấy chỗ trũng sâu hai con mắt đục ngầu đang bật máu
để thấy mười đầu ngón tay đang rướm lệ.
lệ máu.huyết hoa.
quê hương.em.tôi.máu trong hoa. hay hoa trong máu?

hoa trong máu hay máu đơm hoa
là Máu đã đơm Hoa
là máu đã đơm hoa




 ( thân tặng Tà Áo Xanh )
half moon bay ngàythứctrắngJune.29.2011.dzuylynh


 



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/753B3A71DC1E40BC9B9B411B3DFE4E1A.jpg[/image]


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/08AB88DCDAA54A6D93DE195DE5947FBC.jpg[/image]


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/7E5928E0B5F54079BC77F4856CE8C9C9.jpg[/image]


Cái thực trong cái vô thực !
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.06.2011 22:40:43 bởi triart >
Attached Image(s)
SongHuong 01.07.2011 06:05:11 (permalink)
0
KHÉP LÒNG

Chúng mình giờ xa cách trở sơn khê
Thời thơ ấu đã dần vào dĩ vãng
Tóc phai úa bạc màu theo năm tháng
Chút hương chiều thoang thoảng níu đời nhau

Chỉ dòng sông còn giữ đến muôn sau
Lời hẹn ước rơi bên bờ hoang vắng
Hoa cỏ may trong những chiều nhạt nắng
Đậu xuống bờ lau trắng thuở mười ba

Ừ thôi thì chuyện cũ đã vời xa
Còn thương cũng chỉ một miền kí ức
Em xa quá giữa cuộc đời rất thực
Dẫu lối về rưng rức cánh hoa bay

Chuyện chúng mình thôi đành gởi gió mây
Gởi dòng sông xuôi một miền thơ dại
Chút rung động buổi đầu thời con gái
Giờ phong trần, dầu dãi gió phương xa

Thôi em về nguyên vẹn với người ta
Giữa bề bộn, con tay bồng tay bế
Chuyện ngày xưa dẫu tìm quên chẳng thể
Xin khép lòng đừng để xót đời nhau

Sông Hương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.07.2011 06:06:50 bởi SongHuong >
dohop 01.07.2011 09:28:26 (permalink)
0


 
 
  LÂM NGÔ - CHƯƠNG BẢY
http://www.box.net/shared/doodb03b5t2tc7d7sddc

Chú thích:

Bông-Tét Dì-Tình-Yêu = Pontiac GTO, một kiểu xe hơi của Mỹ do hảng Pontiac (General Motors) sản xuất từ năm 1964 -1974.

Cầu Kem Bang MÁT = địa danh Cambridge, MASS (bang Massachusetts) Hoa Kỳ

Con-nít-ti-cút = Connecticut, một bang ở Hoa Kỳ  

Dân = Dan, một thương binh sĩ quan ở Bệnh Viện Đà Nẵng, nằm kế bên Lâm.  

Gáp = Gulf, một địa danh ở ven biển, ở Florida, Hoa Kỳ.

Giao = Trung Tá Gooch.   Há Vợt  = Harvard University, đại học nổi tiếng thế giới ở Hoa Kỳ.  

Hét-Sì = Hershey, hiệu sô-cô-la nổi tiếng và rẻ tiền ở Mỹ, từ năm 1894.  



Trang chú thích: xin nhấn ở đây 
   
 

(Chương 7)  

Tui phải ở bịnh diện Đà Nẳng trong suốt 2 tháng. Nói dìa cái bịnh viện hông thôi thì hổng có cái gì để nói, nhưng mà tụi tui ngủ trên giường xiếp có cái mùng để muỗi khỏi cắng, sàn của bịnh diện bằng ván cây và được quét xặch xẻ một ngày hai lầng, và tui nói như dậy là nhiều rồi, so với cái cảnh sống rừng rú mọi rợ mà tụi tui đả quá quen rồi.
   

Có nhiều ngừi bị thương nặng hơn tui rất nhiều đang ở bịnh diện đó, tui xin nói cho bạn biết. Nhửng thằng trai trẻ mất tiêu nguyên cánh tay, nguyên cái chưng, hay bàn tay, bàng chưng mà mình hổng biết tụi nó còn mấc cái gì nửa hông, thiệc là tội nghiệp. Có nhửng thằng bị bắng lủng bụng lủng ngực dà lủng mặc luôn. Tối tối, chổ này đầy đủ tiếng kiêu rên rỉ như là phòng tra tấn – mấy thằng đó tru và khóc và kiêu má má của tụi nó.    


Có một ông nằm kế bên giường tui tên là Dân, ổng đả bị kẹt trong xe thiếc giáp khi xe bị nổ. Ổng bị phỏng tùm lum hết người, và tại giường có đủ thứ vòi và ống đi vô người ổng hay đi ra khỏi người ổng gì đó, nhưng tui chưa bao giờ nghe ổng rên la. Ông Dân ít nói và khi nói chiện thì nói rất nhẹ nhàng. Ổng tới từ bang Con-nít-ti-cút, và ổng đang là thầy giáo dạy lịch xử lúc ngừi ta tóm ổng và thảy ổng dô quân đội. Bởi dì ổng thông minh, ngừi ta gửi ổng tới trường đào tạo sỉ quang và phong cho ổng chức Trung Úy. Hầu hết mấy ông trung úy mà tui biết điều có đầu óc cù lầng hơi dống tui, nhưng ông Dân thì khác. Ổng có triết lý riêng của ổng dìa lý do tại sao ổng phải dô lính hay nằm trong bịnh diện này, đó là, có lẻ tụi tui đả làm sai dới nhửng lý do đúng, hay là tụi tui làm đúng nhưng với lý do tầm bậy, đại lọi như dậy, nhưng mà dới lý do nào củng dậy, tụi tui đả làm hổng đúng cách. Bởi dì ổng là sỉ quan thiếc giáp, v.v., ổng nói tụi mình đả thiệc là khôi hài khi tham chiến ở một chổ khó mà xài xe tăng được, nơi mà chỉ toàn là núi với sình lầy. Tui kể cho ổng nghe dìa thằng Bửu, và ổng gậc gù buồn bả, rồi ổng nói là xẻ có nhiều thằng Bửu khác bỏ mạng trước khi cuộc chiến này chấm dức.    


Khoản một tuần hay sao đó, ngừi ta chiển tui tới bộ phận khác của bịnh diện, nơi đây tụi tui chờ ngày khỏe mạnh lại nhưng mổi ngày tui trở lại khu chăm sóc đặt biệt và ngồi một hồi dới ông Dân.  Có lúc tui chơi ác-mô-ni-ca cho ổng nghe, và ổng khoái lắm.  Má tui đả gởi cho tui mấy thanh sô-cô-la Hét-Sì từ lâu, và mấy thanh kẹo này cúi cùng đả bắt được tui ở bịnh diện, tui muốn ăn chung dới ông Dân, nhưng ổng hổng ăn được cái gì hết ngọi trừ mấy cái mà ngừi ta bơm dô mấy cái ống dô bụng ổng.
   


Tui ngỉ là ngồi ở đó nói chiện dới ông Dân đả có một ấn tượng thiệc lớn đối với cuộc đời của tui. Tui biết là bởi vì tui là một tên ngố, đúng ra tui hổng có cái triết lý gì của chính tui, nhưng có lẻ điều đó đả đúng chỉ vì hổng có ai đả từng dành thời giang để nói chiện dìa triết lý của tui. Triết lý của ông Dân là tấc cả mọi thứ sảy ra với chúng ta, hay củng theo cái lẻ đó, sảy ra với mọi vật, mọi thứ, ở bấc cứ chổ nào, điều tưng theo nhửng luật tự nhiên, và nhửng luật này chi phối toàn vủ trụ.  Quang điểm của ổng trong cái chủ đề này rấc là phứt tạp nhưng cái thực chấc của nhửng gì ổng đả nói đả bắc đầu thay đổi cái nhìn của tui đối dới mọi thứ.    

Trong suốt cuột đời của tui, tui hổng có hiểu cái khỉ gì hết dìa nhửng sự diệc đả xảy ra.  Một đìu dì đó sảy ra, rồi một cái gì khác sảy ra, rồi một cái dì khác nửa, và tiếp tục như dậy, và phân nửa của nhửng gì xảy ra hổng có ra cái con khỉ gì hết.  Nhưng ông Dân nối là tấc cả nhửng gì xảy ra điều là một phần của một nguyên tắc, một quy trình  gì đó, và cắch tốt nhức để đi tới là tìm ra cho được cách thức để mà hội nhập dô cái quy trình đó, và rồi ráng sức giử vị trí của mình trong quy trình. Dù sao, khi biết được điều này, mọi thứ có vẻ trở nên rỏ ràng hơn đối với tui.
   


Dù thế nào đi nửa, tình trạng của tui khá hơn nhiều sau vài từng, và cái đít của tui đả lành lặng đẹp đẻ.  Bác sỉ nói là chổ da của tui dống như da của con “tê giác” hay đại loại như dậy.  Ngừi ta có một phòng dải trí ở bịnh diện, và bởi vì tui hổng có chiện gì để làm, một hôm tui lang thang vô trỏng thì có 2 thằng đang chơi ping-pong. 


Một hồi sau, tui hỏi coi tui chơi được hông, và ngừi ta cho tui chơi. Tui thua một dài trận đầu nhưng hổng lâu sau, tui thắng luôn hai thằng này. “Hổng ngờ chú mày bự nhưng hổng có chậm chúc nào hết!” một thằng nói. Tui chỉ gậc đầu. Tui ráng chơi ping-pong mổi ngày, và bạn tin hay hổng tin, tui bắc đầu chơi khá lắm.
   

Mổi buổi trưa, tui tới thăm ông Dân, nhưng bủi sáng thì tui chỉ có mình tui. Ngừi ta cho phép tui rời bịnh diện nếu tui muốn, và có một chiếc xe buyết đưa nhửng ngừi như tui xuống phố để mà tụi tui có thể đi dòng quanh mua mấy thứ khỉ gì đó ở mấy tiệm của dân mít ở Đà Nẻng. Nhưng mà tui hổng cần thứ khỉ gì hết, bởi dậy, tui chỉ đi quanh guẩn, và ngắm cẳnh.    


Có một cái chợ nhỏ ở dưới bờ sông, nơi mà dân chúng báng cá và tôm và mấy thứ khác, và một hôm tui xuống dưới đó rồi mua ít tôm rồi một trong mấy đầu biếp ở bịnh diện luột tôm cho tui, thiệc là ngon. Tui ước gì ông Dân có thể ăn chúc tôm dới tui. Ổng nói có lẻ nếu tui đập dập nác mấy con tôm, ngừi ta có thể bỏ dô trong ống rồi bơm dô ổng. Ổng còn nói là ổng sẻ hỏi y tá dìa chiện đó, nhưng tui biếc là ổng chỉ giởn chơi cho dui thôi.    


Tối hôm đó, tui nằm trên giường xiếp rồi nhớ tới thằng Bửu, chắc nó củng khoái mấy con tôm đó lắm, tui nghỉ tới chiếc tàu đánh tôm của tụi tui, và mọi thứ. Tội nghiệp thằng Bửu.  Bởi dậy, ngày hôm sau tui hỏi ông Dân vì lẻ nào mà thằng Bửu phải bị chết, và cái loại luật tự nhiên khốn nạn nào cho phép cái chiện đó xảy ra. Ổng nghỉ một hồi rồi nói, “Để tui nói cho chú nghe, Lâm, hổng phải tấc cả nhửng luật này điều thỏa mản mọi người. Nhưng dù sao, luật là luật. Giả tỉ như khi một con cọp vồ được con khỉ –  đối với con khỉ, đó là điều xấu, nhưng đối với con cọp thì đó là điều tốt.  Đời là như dậy!”    


Khoản 2 hôm sau, tui trở lại chợ cá thì có một ông mít nhỏ con đang bán một bịt tôm thiệt là bự ở đó. Tui hỏi ổng bắc tôm ở đâu, rồi ổng sợ quá nói lung tung xà beng hết, bởi gì ổng hổng biết tiếng Anh. Dù sao đi nửa, tui bắc đầu quơ tay quơ chưng ra dấu giống như một tên Ấn độ hay đại loại như dậy, và sau một hồi, ổng hiểu và ra dấu cho tui đi theo ổng.  Lúc đầu tui còn nghi ngờ, nhưng rồi ổng cười, hay giống dậy, và rồi tui tin ổng.


Tụi tui đi bộ khoản gần 2 cây số hay sao đó, đi qua mấy cái tàu ở bải biển và nhiều thứ nửa, nhưng ông này hổng dẩn tui tới tàu. Tụi tui tới một chổ trong vùng đất lầy lội gần biển, dống như cái ao hay sao đó, rồi ổng lấy mấy cái lưới để xuốn chổ mà nước từ biển Nam Hải trào dô khi thủy triều dâng lên. Cái ông già này tích lủy  tôm trong đó!  Ổng lấy một cái lứi nhỏ rồi nhúng dô nước rồi múc lên, và đúng là có 10 tới 20 con tôm trong đó. Ổng cho tui một bịt tôm, và tui cho ổng một thanh sô cô la Héc-sì. Ổng khoái tới mức muốn ị trong guần luôn.    


Tối hôm đó, ngừi ta chiếu phim ngoài trời, gần bộ chỉ huy lực lượng dả chiến, và tui tới đó coi, rồi thì mấy thằng ngồi hàng ghế đầu bắc đầu goánh lộn dử dội dìa chiện gì đó, rồi một thằng bị quăng dô màn ảnh làm rách màn ản luôn và phim bị chấm dức ở đó. Bởi dậy, sau đó tui dìa nằm trên dường xiếp, và suy nghỉ, và bấc thình lình một sáng kiếng đến dới tui.  Tui biết là tui phải làm dì khi ngừi ta cho tui ra khỏi quân đội!  Tui sẻ dìa nhà và tự kiếm một cái ao nhỏ ở gần Gáp để tích lủy tôm!  Bởi dậy, có lẻ tui hổng thể mua một tàu đánh tôm bi giờ, bởi vì hổng có thằng Bửu, nhưng tui có thể lên tới mấy cái đầm lầy, rồi kiếm vài cái lưới bắc tôm, và đó là điều mà tui sẻ làm. Thằng Bửu chắc củng thích cái ý đó.    


Ngày nào củng vậy trong mấy tuần kế tiếp, mổi sáng tui đi tới cái chổ của ông già ngừi Việt nhỏ nhỏ đang tích lủy tôm. Tên ổng là ông Chí. Tui chỉ ngồi đó nhìn Mít-Tờ Chí làm diệc và sau một hồi, ổng chỉ tui phải làm như thế nào mới đúng cách. Ông Chí bắt được một số tôm con goanh mấy cái đầm trong cái lứi nhỏ cầm tay, rồi thả chúng dô ao của ổng. Rồi khi mà thủy triều tới, ổng quăng đủ thứ khỉ dô đó – đồ ăn cặng, và đủ thứ, làm cho mấy con tôm nhi đồng ốm nhách đó lớn lên, ăn no chóng mập. Thiệc là đơn giảng như dậy, ngay cả một thằng khờ củng có thể làm được.    


Một vài hôm sau, có mấy tên tự cao tự đại từ bộ chỉ guy của lực lượng dả chiến tới bịnh diện, bọn họ giống như đang cửng lên và nói, “Binh Nhì Lâm, chú mới được thưởng Guân chương Danh Dự của Quốc Hội dành cho bảng tính anh hùng cực độ, và ngày mốt chú sẻ được bay dìa Mỹ để được chính tay Tổng Thống Hoa Kỳ cài guân chương cho chú.” Bây giờ còn sáng sớm, và tui chỉ nằm đó, nghỉ đến việc dô nhà tắm, nhưng mà tui đoán là cái đám khỉ này đang chờ tui nói cái gì đó, và tui thiệt sự đang muốn xì cái bọng đái. Tuy nhiên, lần này tui chỉ nói, “Cám ơn,” rồi ngậm miệng luôn. Có lẻ điều này thuộc dìa luật tự nhiên của vạn vật.    


Dù sao, sau khi cái đám đó đi rùi, tui mới tới khu chăm xóc đặt biệt để gặp ông Dân, nhưng khi tui tới đó, cái giường của ổng bỏ trống, tấm niệm đả được xiếp lại và ổng đi đâu mất tiêu rồi. Tui sợ là chiện gì đả xảy ra cho ổng, và tui chạy đi kiếm y sỉ trực nhưng ổng củng hổng có ở đó.  Tui thấy một y tá ở cuối hành lanh nên hỏi cổ, “Có chiện gì sảy ra dới ông Dân vậy?” và cổ nói, “đi rồi.”  Rồi tui hỏi, “Đi đâu?” rồi cổ nói, “Tui hổng biết, chiện đó hổng có xảy ra trong ca trực của tui.”  Tui tìm gặp cô y tá trưởng rồi hỏi cổ, và cổ nói là ông Dân đả được đưa lên máy bay dìa Mỹ, bởi dì ngừi ta có thể chăm sóc ổng tốt hơn ở Mỹ. Tui mới hỏi ông Dân có sao hông, và cổ nói, “Ơ, ơ, hai lá phổi thì bị lủng hết, ruột thì bị đức khúc, cột sống thì bị hư, mất một bàn chưng, bị cục một cẳng, và hơn phân nửa người bị phỏng cấp 3…Nếu anh nói như dậy là hổng sao thì, thiệt, ông Dân hổng sao hết.” Tui cám ơn cổ, rồi tui đi.    


Trưa hôm đó tui hổng chơi ping-pong bởi vì tui quá lo dìa ông Dân. Tui có cái ý nghỉ là, có lẻ, ông đả chết rồi, nhưng hổng có ai muốn nói điều đó, bởi dì cái luật ở đây là phải báo cho thân nhưng trước rồi mới báo cho người khác, hay đại lọi như dậy. Ai mà biết!  Và tinh thần tui đang đi xuống cống Hà thành, tui đi lan than một mình, dừa đi tui dừa đá mấy cục đá trên đường, mấy cái hộp lon và mấy cái khỉ gì đó.    


Cuối cùng, khi tui trở lại giường của tui thì có thơ cho tui để trên giường, nhửng lá thơ gửi từ đời nào cuối cùng củng bắt được tui ở đây.  Má tui gửi thơ nói là nhà của tụi tui đả bị cháy, và bị cháy rụi hàon toàn, và hổng có bảo hiểm hay gì hết nên Má phải dô ở nhà tế bần. Má nói là nhà bị bắt lửa cháy khi cô Phượng đang xấy lông cho con mèo cổ dừa tắm cong, và cô dùng máy sấy tóc để sấy mèo, rồi thì hổng biết con mèo bị bắc lửa hay cái máy sấy tóc bị bắc lửa, cổ liệng cái máy sấy đang cháy hay con mèo đang cháy chạy tùm lum, và chiện là như vậy đó.  Và Má nói, từ bây giờ tui phải nhờ hội tế bần “Các Ma Sơ Nhỏ của Người Nghèo” chiển thơ tới Má.  Tui nghĩ ra là trong nhiều năm tới sẻ có nhiều nước mắt lắm.


Có một thơ nửa gửi cho tui, nói là “Thưa Ông Lâm: Ông đã được chọn lọc để mà có thể trúng giải một chiếc xe hơi Bông-Tét Dì-Tình-Yêu mới toanh, nếu ông chỉ cần gửi lại cái thẻ ghi lời hứa là sẽ mua bộ tự điển bách khoa toàn thư tuyệt vời này và một cuốn sách cập nhật cho bộ tự điển vào mỗi năm cho đến cuối đời của ông, với giá chỉ 75 đô-la mỗi năm.”  Tui quăng cái thơ này dô xọt rát.  Một thằng ngốc như tui thì muốn cái khỉ gì từ bộ tự điểng bắch khoa? Và ngoài ra, tui củng cóc biết lái se.    


Nhưng lá thơ thứ ba là thư riêng viết cho tui, và đằng sao bao thơ có ghi, “Mỹ Duyên, Hộp thơ Tổng Hợp, Cầu Kem, Bang MÁT.”  Bàn tay tui run góa cở, làm tui mở bao thơ hổng muốn được nửa.    

“Anh Lâm mến,” Duyên viết, “Má em đã chuyển thơ của anh tới em, những lá thơ mà bác gái đã đưa cho Má. Em rất đau xót khi biết là anh đang đi lính và phải tham dự vào một cuộc chiến tranh ghê rợn và phi đạo đức.” Duyên nói là cổ biết nó ghê sợ cở nào, với tấc cả sự diết chóc, bằm sương nác thịch đang xảy ra, và tấc cả. “Nó đã lấy mất đi một phần lương tâm của anh khi anh tham gia vào cuộc chiến, mặc dù em biết là anh đã bị ép buộc, và đó không phải ý của anh.” 


Duyên viết là chắc là tui khổ lắm bởi vì hổng có guần áo sạch để mặc, hổng có thức ăn tươi để ăng, và tất cả, nhưng mà cổ thiệc hổng hiểu tui nói gì khi tui viết là tui phải “nằm úp mặc dô cái đám kức sỉ quan trong hai ngày”
   


“Em không thể tin nổi,” cổ nói, “là người ta lại có thể bắt anh làm cái điều tục tĩu đến như vậy.”  Tui nghỉ là có lẽ trong thơ trước, đúng ra tui nên dải thích rỏ hơn cho Duyên hiểu cái chiện nằm úp mặc dô kức.    


Dù sao đi nửa, Duyên nói là “Chúng ta đang tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống lại bọn heo phát xít để mà có thể chấm dứt cuộc chiến tranh kinh khiếp và phi đạo đức và hãy để tiếng nói của dân chúng được nghe.” Cổ nói mấy chiện đại loại như dậy hết một trang thơ luôn hay sao đó, nhưng mà toàn bộ mấy cái khỉ mà cô viết tui thấy có vẻ dống nhau hết. Nhưng dù sao, tui củng đọc hết và đọc kỷ bởi dì chỉ thấy tuồng chử của Duyên thui củng đủ làm cho cái bụng tui ót éc phập phồng rồi.
   


“Cuối cùng,” Duyên viếc ở phần cuối, “anh đã gặp lại được Bửu, và em biết là anh rất vui vì có một người bạn trong hoàn cảnh khốn khó.” Cổ củng gửi lời thăm hỏi tới thằng Bửu, và trong phần tái bút, cô nói là cổ kiếm được chúc tiền nhờ trình diển trong một bang nhạc nhỏ khoẳng hai ngày mổi từng tại một quán cà phê gần trường Đại Học Há Vợt, niếu tui có đi tới đó để kiếm cổ. Cổ nói nhóm của cổ có tên là Trứng Nức. Kể từ đó, tui bắc đầu kiếm cớ để đi tới Đại Học Há Vợt.    


Tối hôm đó, tui dọn dẹp đồ khỉ của tui để trở dìa nhà để mà nhận Guân Chương Danh Dự và gặp Tổng Thống Hoa Kỳ. Nhưng mà tui hổng có cái khỉ gì hết để đem đi ngoại trừ bộ quần áo ngủ pi da ma và bàn chải răng, lưởi lam cạo râu ngừi ta cho tui ở bịnh diện, bởi vì mọi thứ tui có đang ở căn cứ Pleiku. Nhưng mà có một ông Trung Tá nhỏ con nhưng tốt bụng từ Lực Lượng Dã Chiến tới, và ổng nói, “Bỏ mấy cái khỉ đó đi, Lâm – Tụi tao sẻ đặt cho chú mày một bộ quân phục mới toanh, may riêng cho chú mày – ngay tối hôm nay, sẽ có hai tá dân mít thợ may ở Sài Gòn cùng nhau may đồ cho chú mày, bởi vì chú mày hổng thể mặc đồ ngủ để gặp Tổng Thống đâu.”  Ông trung tá nói là ổng sẻ đi kèm tui tới Hoa Thịnh Đốn, lo cho tui có chổ ở, chổ ăng đàng hoàng dà sẻ đưa tui đi tới bấc cứ chổ nào, và ổng củng sẻ dạy tui cắch sử xự luôn, đại loại là như dậy.
   


Ổng tên là ông Trung Tá Giao.    


Tui chơi một dán ping-pong cuối cùng tối hôm đó, dới một tay từ bộ chỉ huy của trung đội Lực Lượng Dã Chiến, và tay này được xem là vô địc bóng bàn trong quân đội hay đại lọi như dậy. Đó là một tay nhỏ con nhưng dẻo dai, tên này hông thèm nhìn dô mắt tui nửa, hơn nửa, hắn đem theo cây dợt riêng của hắn, bỏ trong cái túi bằng da. Khi mà tui dức đẹp vô đít tên này mấy ván, hắn nghỉ chơi và nói rằng cái đám banh bị hư hết rồi, bởi dì hơi ẩm đả làm hư hết banh. Rồi hắn cuốn gói cuốn dợt đi dìa, bỏ lại một đống banh hắn đả mang tới, tui hổng có phiền lòng cái điều này, bởi vì người ta có thể xài chúng ở đây, trong phòng giải trí của bịnh diện.    


Sáng hôm sau rui rời bịnh diện, một y tá tới đưa tui một phong thơ có tên tui trên đó. Tui mở ra coi, đó là lá  thơ ông Dân gởi cho tui, cuối cùng thì ổng đả hổng sao, và thơ diết như vầy:  


Lâm thân  


Tôi xin lỗi chú, đã không còn thời gian để mà chúng ta gặp nhau trước khi tôi rời quân y viện.  Các bác sĩ đã quyết định thật nhanh, và trước khi tôi biết quyết định của họ, họ đã dời tôi đi đến chỗ khác, nhưng mà tôi đã xin được nấn ná thêm để viết lá thơ này, bởi vì chú đã thật tốt với tôi trong thời gian tôi ở đây.    


Lâm, tôi có thể cảm nhận được là chú đang rất gần một sự kiện trọng đại trong đời chú, một sự biến chuyển, hay một biến cố quan trọng làm thay đổi hướng đi của chú, và chú phải chụp lấy thời cơ, đừng để lỡ mất cơ hội. Khi tôi nghĩ lại về thời gian gần chú, tôi nhớ là tôi có thấy cái gì đó trong mắt của chú, như một ánh lửa nhỏ thỉnh thoảng lóe lên, nhất là khi chú cười, và trong những lúc như vậy, tôi tin rằng tôi đã thấy được cái căn nguyên của khả năng của chúng ta – khả năng của loài người – khả năng để tư duy, sáng tạo và hiện hữu.    


Cuộc chiến tranh này không phải dành cho chú, anh bạn của tôi à – và cũng không dành cho tôi – và tôi đã thoát khỏi nó rồi, và tôi cũng quả quyết là mai này chú cũng sẽ vượt qua nó. Câu hỏi then chốt là chú sẽ làm gì?  Tôi không nghĩ chú là một tên ngố tí nào cả.  Có lẽ, nếu đo lường bằng những bài test hoặc bằng sự phán quyết của kẻ khờ, chú có thể rơi vào cạm bẫy này, hay cạm bẫy khác, thế nhưng sâu thăm thẳm, Lâm, tôi đã thấy được ánh hào quang sáng rực của sự hiếu kỳ đang bừng cháy sâu trong tâm của chú. Hãy đón nhận lấy ngọn thủy triều, anh bạn trẻ của tôi, và chú sẽ được ra khơi, hãy làm cho con nước làm việc cho chú, hãy chiến đấu với mực nước cạn và những va chạm làm cản trở con tàu, và đừng bao giờ chùn bước, đừng bao giờ đầu hàng. Lâm, chú là một anh chàng rất tốt, chú là một người thật quảng đại.  


Người bạn của chú  


DÂN      


Tui đọc đi đọc lại thơ của ông Dân mười lần hay hai chục lần dì đó, và có nhiều thứ trong đó tui hổng hiểu. Ý tui nói là, tui nghĩ là tôi hiểu ổng muốn nói dì, nhưng có nhiều câu dà nhiều chử tui hổng nghỉ ra nổi nghỉa của nó. Sáng hôm sao Trung Tá Giao tới và nói là tui dới ổng phải đi ngay bi giờ, đầu tiên là xuống Sài Gòn để lấy cái bộ quân phục mới mà 20 thợ may Mít đả cùng may cho tui hồi tối hôm goa, rồi dìa thẳng nước Mỹ, và tất cả. Tui đưa cho ổng coi lá thơ của ông Dân và hỏi ổng chính xác cái thơ đó nói cái gì vậy, rồi Trung Tá Giao liếc dô nó rồi đưa lại tui rồi nói, “Lâm nè, theo tao thấy thì ông này nói quá rỏ ràng trong thơ, là chú mày tốt hơn hết là đừng có địc tầm bậy tầm bạ mọi thứ lên khi mà Tổng Thống cài guân chương cho chú mày. Chú mày nhớ chứ?”


(Hết chương 7)  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.07.2011 13:17:05 bởi dohop >
Phù vân 01.07.2011 23:06:43 (permalink)
0
CƯỜI CHÚT CHƠI , CÁC BẠN
 
" ANH ƠI ! BƠM EM PHÁT... THÔI THÌ QUAY ĐÍT VÀO ĐÂY ! "
 
Thời bủi kĩ thuật số đì gi tồ cây kim đồng hồ chọt con ngừi chạy cong đui đến nỗi viết chữ cũng fải ngắn gọn, nói chiện cũn nên vắn tắc...đôi khi cũng làm cho Phù Vân hỏng hỉu nhữn mẫu đối thọi này nữa các bạn à !
Cong nhựn tiến Diệc mến iu thiệt là dễ thươn đáo để...GHÊ  !
Cô em bắc kì múibỉn, mít Ẹc và béhộpngố vốn là nhữn chiên da ngọng ngịu de kiu có hỉu hông? dịch wa tiếng sề gòong cho tỷ đả thông dí nhen !
nge mừ cứ ngờ ngợ gờn gợn ửng đỏ đôi má đào lộn hột của tỷ làm sao 
 


 


Có một em tuổi dậy thi ở Hà-Nội vừa dắt xe ra khỏi cửa thì vỏ xẹp lép do hết hơi.
Dắt xe ra đầu đường, vừa trông thấy anh thợ sửa xe, cô nàng liền gọi to:

- Anh ơi, "bơm em phát"!



Anh thợ sửa xe nhìn rồi đáp:



- Non thế bơm cái gi?



Đang vội nên cô gái nhanh nhẩu:



- Tối qua em vừa sờ rồi, chưa thủng đâu, cứ bơm đi!



Anh thợ sửa xe bèn lắc đầu:



- Thôi thì quay đít vào đây...
                                                                            
                                                                             

<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.07.2011 23:13:28 bởi Phù Vân >
#109
    Phù vân 02.07.2011 01:35:09 (permalink)
    0
     





                                                                
    TIẾNG HÁT KHÓI SƯƠNG
    Album ViễnPhươngThiCác

    thơ tânhìnhthức : Phù Vân
    diễn ngâm : Dzuylynh
    ( tặng triềuâm.diễmxưa.tócnâu.thươnggiang.cananguyen.aB. )

    http://www.box.net/shared/0bijocy6nqaunejnd5r7


     





    có cần thiết
    để em ngồi xuống gọt lại một vần thơ ?
    lúc đã nhọc hơi buông lơi ngọn dao nhọc nhằn ra ngòai cửa sổ
    khung cửa hẹp gió đời chập chùng hơi thở
    vẫn khép hờ ...

    vật vã đời cơm áo có gì đâu mà phải nhớ ?
    em vùi mình dưới trầm tích biển thơ ...
    những vần thơ không gói đủ nghĩa mộng mơ
    tôi vẫn bảo là nghiệp vướng cung tơ
    con chữ ban đầu là khởi nguồn hơi thở
    từ trong tim òa vỡ

    máu đọng lại thành thơ ...

    hãy để nguyên Thơ _ cảm xúc thuở ban sơ
    bởi ngôn ngữ âm giai không thờ ơ vần điệu
    tiếng hát hoang tiêu sương khói quyện đôi bờ rặng liễu
    xa tít tắp ngất nghễu mấy trùng dương bời bời sóng vỗ
    tiếng đàn tôi là chiếc thìa mớm cho em từng hơi thở

    này sông nhỏ phù sa ơi ... trôi nổi giữa đời thường ...

    nỗi nhớ niềm thương những ngày xưa thân ái
    ngày tháng cũ thuở còn thơ...
    chỉ là gót trở về miền tâm thức khói sương
    là những ngân vọng trùng dương
    nhỏ từng giọt tan nhanh vào cuộc vô thường nhân thế
    sao cứ mãi vấn vương với một thời dâu bể
    dòng sông nhiêu khê dẫn con sóng nhỏ đi về ...

    một kiếp người không dài đủ nghĩa chữ lê thê
    sao cứ mãi cuộn mình trong những điều kể lể ?
    hãy xếp sợi tóc thề trong ngăn kệ thời gian em nhé
    thổi vụng về ngày tỉnh mê , mộng du ký ức đi hoang
    cho đêm lang thang tâm thức hỗn mang miền giai điệu ...
    nắng sáng mưa chiều đìu hiu

    đã phôi phai lọn tóc đuôi gà thời con gái !

    nơi đây .
    tôi ngồi lặng thinh...
    nhọc nhằn băng ngang từng thác nhớ ghềnh thương
    treo lên đỉnh mù sương

    mượn áng phù vân, xin ngọn xuân phong phơi khô ký ức

    bên kia .
    em tận cùng đáy vực

    hụt hơi ...
    kiễng chân trên đầu ngọn cỏ . chơi vơi trèo lên con dốc chữ thư phù
    nghe lặng lờ trong tiếng hát khói sương ...
    có tiếng ru cánh buồm dĩ vãng .

    ngủ ngoan em .
    một sáng mùa xuân từ thung lũng mặt trời
    nhòa trong nắng , âm âm tiếng hát khói sương ...

    cho em .


    .thunglũngmặtrời .Feb.22.2011 .phùvân. 
          
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.07.2011 06:05:21 bởi Phù Vân >
    #110
      triart 02.07.2011 08:33:18 (permalink)
      0





      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/1F1EFA1DB24643A8A1CA6E00621431A0.jpg[/image]

      Cái thực trong cái vô thực
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.07.2011 08:34:20 bởi triart >
      Attached Image(s)
      #111
        dzuylynh 02.07.2011 11:00:12 (permalink)
        0
                                                    THI NHẠC GIAO DUYÊN

        CÂU LẠC BỘ TRI ÂM HÂN HẠNH GIỚI THIỆU GIÒNG LỆ TÝM THÚY LAN _ VNTQ

        Giòng lệ tým Thúy Lan rơi xuống bao la con nước VNTQ chìm nhanh không chút cau mặt hồ; nhưng đã làm tým thẫm vạt thơ rung ngân cung phách người chọn Thiền Ca làm giai điệu thư phù.
        Dzuylynh phổ bài thơ đầu tiên khởi đầu cho cái NGHIỆP thi ca của người làm thơ chọn tên thật làm bút hiệu. Hơn nữa là tấm chân dung một Thúy Lan thật đã dành cho tôi một mỹ cảm đặc biệt:
        Một người thật treo chữ thật trên vách ảo !

                                                                                  

                                                                                                                           Tranh Triart _ Sơn Acryylic trên lụa

         
        Khởi đi từ " Nửa Đời Tìm Nhau " đắng cay nghiệt ngã, nửa kiếp chơi vơi cùng nỗi đau hụt hẫng mà vết xước ban sơ chẳng bao giờ chịu thôi cơn quằn quại... Đã vô tình đẩy người thơ nghịch ngợm vào con hẻm hiện thực chông gai về cuối trời chân như tĩnh thức...

        Tôi gọi những con suối nhỏ đã được chuyên cần chăm chút khơi nguồn rạt rào tuôn chảy trong thơ Thúy Lan là những dòng huyết lệ đã khô !

        Bài thơ MêHư không phải là hồn ma bóng quế của vũ khúc nghê thường vua Đường minh Hòang một thủơ.
        MêHư lại càng không phải như phút mặc niệm để tưởng nhớ Từ Thức lạc Thiên Thai của chuỗi dây thần kinh đam mê trú ẩn trong ngọn bút Thúy Lan.
        Hiểu cho tận cùng ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mê Hư để phổ nhạc còn khó hơn là phổ bài thơ mới khác !
        Và để nghe khổ chủ bài thơ nói :
        " Trời đất ! Chú hiểu thơ Thúy Lan còn hơn người khai sinh ra nó nữa !
        Không phải vậy đâu Tým Rỵm à ! Chỉ là phải hiểu tác giả trước khi muốn hiểu tác phẩm !
        Tôi chưa bao giờ tin ai nói hiểu Thơ tức hiểu Người .

        Trong cõi u minh sương khói liêu trai nhập nhòa con chữ tác giả của dòng thơ nổi lọan này, tôi đưa tay đón bắt và cảm nhận có thiền vị trong MêHư.
        " thân trần mơn trớn tình thư
        ngỡ da thịt quyện tương tư một đời "
        Thực tế, Tình Thư và Da Thịt trong thơ chỉ là huyễn cho thích nghi với thế giới Ảo mà người thơ thoắt ẩn thoắt hiện mà thôi !
        Một đam mê có giới hạn.
        Biên giới giữa Lãng Mạn và Lãng... Nhách mong manh như một đường tơ !
        Nhục thể trong Mê , cái Ngã trong Mê thực ra chính là cái Tỉnh trong Thức.
        HưMê như một công án Thiền thắt gút từ :
        ..." đàn xa đưa vẫy gọi
        làm em đắm Cung Mê "
        Bỗng thênh thang xé tọac rộng mở , xác định cõi Hư trong chốn Thực cuối cùng chỉ là chốn Thực ẩn cõi Hư :

        " Dối lòng tình đã vùi chôn
        Trái tim si dại em còn HƯ KHÔNG !
        Khi quyết định làm quen dòng thơ Tým qua nhịp cầu thang âm, Dzuylynh hiểu thiền ngữ hư không theo cách riêng của mình bằng phép đảo ngữ :

        " Thực tình, lòng đã vùi chôn
        Trái tim dẫu dại, em còn KHÔNG HƯ..."

        Phải nghiền ngẫm thật kỹ qua mười sáu câu và chín mươi tám chữ đếm từ khởi thỉ Mê Hư cho đến Hư Không chung cuộc, mới thấy hết cái sự " lém lỉnh tinh quái một cách kinh dị đáng yêu " của người Tým Thúy Lan

        Viết được một Mê Hư như vậy, tại sao người đã đặt quả tim rộng lượng khô máu trên khung thơ " lệ tým " cong oằn khát vọng yêu thương Thúy Lan lại không có đủ mấy đồng trinh để mua một cái Nick name , một bút danh làm thương hiệu cho Trang Thơ Thúy Lan_VNTQ ?

        Thế thì ai Hư? Thế thì ai Mê? Biết Hư sao vẫn còn Mê? Biết Mê sẽ hư sao vẫn muốn Hư với Mê ?

        Dấu chấm hết cho MêHư là tình yêu nhục thể cuốn trong chăn màn chiếu gối đã được khéo léo đặt nằm kế bên, gần kề một chiếc Bồ Đòan Vô Lượng.

        Dzuylynh cũng xin một lần làm người bôhêmiên hát dạo hào sảng gọi Thúy Lan là " Nàng Thơ MêHư " nick!

        Thân mời qúy tao nhân mặc khách cùng chúng tôi nâng gót hài đan cỏ chỉ dẫm nhẹ vào vạt Thơ LanMêHư với thỏang âm hưởng dân ca bình nguyên dã thảo, nhạt thoa chút phấn hồng làm điệu thêm thẫm nét ả đào :

        MÊ HƯ
        em lạc chốn phù du
        cánh tiên hồng mê mãi
        bay bay hòai lạc lối
        sa vào động mê hư
        thân trần mơn trớn tình thư
        ngỡ da thịt quyện tương tư một đời
        bọt tình theo gió mây trôi
        hòai vương nỗi nhớ chơi vơi đêm về

        anh chẳng hứa chẳng thề
        cánh chim trời chưa mỏi
        đàn xa đưa vẫy gọi
        làm em đắm cung mê
        tơ chùng phím lỡ tái tê
        trỗi cung biệt khúc hồn về cô thôn
        đối lòng tình đã vùi chôn
        trái tim si dại em còn hư không...

                                                         


                                             

                                          MÊHƯ. Album LệTým.thơ Thúy Lan . phổ nhạc & trình bày Dzuylynh

                                            http://www.box.net/shared/ydo4e8asuarcsragz3ty
         

                                                              
                                                   
                                                                               
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.07.2011 13:38:19 bởi dzuylynh >
        #112
          Phù vân 03.07.2011 22:12:33 (permalink)
          0
           
          CLB TRI ÂM ĐỌC BÁO GÌUM BẠN
                                                                                                  





           

                                                                                           

                                                                 

                                         Dân Việt vùng Hoa Thịnh Đốn diễn hành


          Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ - Independence Day
          By Tâm Khánh Nam
                                                                                           


          Ngày 4 tháng 7 năm 2006, khắp nơi trên nước Mỹ từ thành phố đến thị xã tràn nhập những cuộc diễu hành, đốt pháo bông, và những buổi liên hoan thịt nướng ngoài trời (barbecues). Người dân tổ chức ngày sinh nhật thứ 230 của Hoa Kỳ (1776-2006), ngày Lễ Độc Lập mà người ta quen gọi là "The Fourth of July". Dân Mỹ có đủ lý do để ca tụng ngày lập quốc vì nó là một nước văn minh, hùng mạnh, tự do, và dân chủ. Hơn bốn năm sau kể từ ngày nước Mỹ bị tấn công (11/9/2001), những bài diễn văn trong các buổi lễ bớt đi các câu chuyện nhạt nhẽo, nhưng tập trung nhiều vào mục đích chính ý nghĩa của ngày lễ lập quốc. Người Mỹ muốn gây dựng lại tinh thần đoàn kết trong thời kỳ danh dự của đất nước bị tổn thương.




          Vài ý nghĩa trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập
          Ngày Lễ Độc Lập mang một ý nghĩa thật quan trọng. Nó không đơn thuần chỉ là một ngày lễ, mà là biểu hiện nền tảng và ý nghĩa của Hoa Kỳ từ khi lập quốc. Trong suốt hơn hai trăm ba mươi năm qua, kể từ khi bản Tuyên Ngôn Độc Lập được đọc trước công chúng vào ngày 8 tháng 7 năm 1776, tại thủ đô đầu tiên của Hoa Kỳ là Philadelphia, Pennsylvania (1775-1789). Rất nhiều người, cả giới trí thức và dân lao động không ai tường tận hết những chi tiết của bản tuyên ngôn bất hủ mà tác giả là ông John Hancock, cùng với tất cả các đại diện của mười ba tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ đã ký tên. Tuy nhiên, ít người kể cả người nước ngoài, không ai không biết đến lời mở đầu của đoạn thứ văn thứ hai của bản tuyên ngôn này: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Đấng Tạo Hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc.” (We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.) (1)
          Danh từ độc lập được tuyên bố trong bản tuyên ngôn là sự xác định quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Quyền sống có nghĩa là mỗi một cá nhân có quyền độc lập riêng cho bản thân trong đời sống, đời sống của người đó là của chính riêng họ, không thuộc quyền của người khác sử dụng nếu thấy thích hợp. Quyền tự do có nghĩa là quyền tự do hành động, hành động theo sự phán xét của cá nhân. Không phải quyền tự do chĩa súng vào đầu của một người nào đó ép buộc người ta thi hành mệnh lệnh của kẻ khác. Và quyền được mưu cầu hạnh phúc có nghĩa là mỗi cá nhân có thể theo đuổi niềm hạnh phúc riêng, sự nghiệp riêng, bạn bè, và sở thích riêng. Con người không phải tồn tại để làm công cụ phục vụ mục đích của kẻ khác. Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ còn là một bản cáo trạng về tội của Vua nước Anh và cũng là nền tảng căn bản để xây dựng chính quyền. Nhưng niềm kiêu hãnh nhất của người Mỹ trong hơn hai trăm năm qua vẫn là quyền bình đẳng, quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc của mỗi công dân được luật pháp bảo vệ.




          Cách nhìn của người Mỹ




          Đối với một số đông người Mỹ, “The Fourth of July”, không chỉ là cơ hội nghỉ ngơi, quảng cáo thương mại, mua sắm, liên hoan, diễu hành, hay chỉ là một ngày lễ thông lệ hàng năm. Họ muốn mang ý nghĩa của từ “độc lập” vào ngày Lễ Độc Lập cuả Hoa Kỳ. Nước Mỹ, trong cách nhìn của nhiều quốc gia nó vẫn là biểu tượng niềm hy vọng của những con người còn đang bị áp bức trên thế giới. Những người Mỹ ái quốc ưu tư vì trên đà tư bản chủ nghĩa, người ta ngày càng bị các nhà lãnh đạo kéo rời họ ra khỏi ý nghĩa thực sự của Ngày Độc Lập, một triết lý đã hình thành Liên Hiệp Quốc Hoa Kỳ. Ngày nay, chúng ta vẫn thường nghe các nhà chính trị, trí thức, và giới truyền thông nói đến thời đại của "sự phụ thuộc lẫn nhau”, và độc lập là một việc lỗi thời. Hơn thế nữa, người ta xem quyền được sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc là điều tất nhiên. Đôi khi người ta xem độc lập trong chính trị không phải là yếu tố chính. Nó nằm trên một nền tảng quan trọng của sự độc lập khác: độc lập trong ý trí của con người. Khi con người có khả năng tự suy nghĩ cho chính mình và có nguyên tắc riêng cho đời sống, họ có thể làm cho nền độc lập chính trị xảy ra khi cần thiết.
          Cũng có đa số dân Mỹ coi “The Fourth of July” là cơ hội cho họ đi mua hàng hạ giá. Họ coi việc đi liên hoan, vẽ mặt, hoá trang, diễu hành, dự đại nhạc hội, xem đốt pháo bông, và tham gia nhiều hình thức giải trí khác nhau là những điều quan trọng cần phải có trong ngày Lễ Độc Lập. Tóm lại, ý nghĩa độc lập thật sự trong cái nhìn của người Mỹ ngày nay chắc khác hẳn với 230 năm về trước: trông cậy vào sự phán đoán và ý kiến của cá nhân. Người ta không muốn hy sinh tâm trí cho chính quyền, nhà thờ, quốc gia, hay kẻ lân cận. Quyền tự do độc lập dẫn đến chủ nghĩa cá nhân là điều tất yếu .




          Suy tư của người Việt về ngày Lễ Độc Lập




             Gần hai triệu người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại, nhất là ở Hoa Kỳ, dù không thông hiểu hết lịch sử và sự hình thành của các Tiểu Bang Hoa Kỳ, nhưng ai cũng biết ngày “July 4th”. Một ngày nghỉ lễ là cơ hội cho những người Việt tha phương gặp cố tri, bạn bè họp mặt, và cùng nhau hàn quyên tâm sự, tiệc tùng. Cũng như đa số người Mỹ, người Việt tại Hoa Kỳ coi ngày "The Fourth of July" chỉ là một ngày lễ theo thông lệ, không hơn không kém. Người ta cũng đi mua sắm, liên hoan, tắm biển, và có khi tham gia các cuộc diễn hành trong cộng đồng Á Đông ở thành phố. Với nhiều người Việt tại Mỹ, họ tìm thấy niềm vui và vinh dự khi được dự phần trong việc kỷ niệm ngày Quốc Khánh, nơi mà họ được thừa hưởng quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Bên cạnh họ, cũng nhiều người Việt khác mang tâm thức trở về nguồn và nặng lòng cho dân tộc. Với những người này, ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ gợi nên sự xót xa và nỗi buồn không nguôi.

          Người Việt cũng yêu chuộng độc lập, tự do dân chủ và ao ước có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc như hàng trăm triệu người Mỹ. Người Việt tỵ nạn trên đất người được sống cuộc đời cho chính họ, họ không bị coi là của riêng của một chính quyền hay của một đảng phái nào.
          Người dân Hoa Kỳ coi sự độc lập là nền tảng khai quốc, là di sản của tổ tiên họ để lại. Đối với họ, gìn giữ sự độc lập và ý nghĩa của nó trong ngày Lễ Độc Lập, không phải chỉ vì nó là một di sản, mà nó còn là lẽ phải và sự công bằng. Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ giúp ta hiểu thêm ý nghĩa thật của sự độc lập. Người dân có quyền độc lập thật sự khi chính họ có được quyền sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc. Chỉ độc lập về chính trị hay độc lập của một chính quyền đảng phái thì chỉ là một chiêu bài của áp bức, và chuyên chế của một chế độ độc tài, nó kìm hãm con người trong sự nghèo nàn và lạc hậu. Trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào, quyền sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc không phải tự nhiên mà có. Người ta phải đánh đổi bằng một giá nào đó mới có được: có khi phải trả bằng những cuộc đấu tranh đầy gian thử thách với tính mạng của nhiều người ngã xuống . Ngày Lễ Độc Lập không chỉ dành riêng cho người dân Hoa Kỳ, mà là lời nhắn cho những dân tộc đang còn thiếu tự do, bị áp bức và mất quyền làm người.



          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.07.2011 13:40:56 bởi Phù Vân >
          #113
            dzuylynh 04.07.2011 05:48:48 (permalink)
            0
             
                                           LỤC HUYỀN HUYẾT HOA 
                                                                             
             Thơ tânhìnhthức Dzuylynh _ TÓC NÂU diễn đọc
             
                                                                http://www.box.net/shared/hfhtzjbiki6sumg6gney

                                                                                    Huyết Hoa trong Đàn máu.
                                ... sao em chưa trở lại trong tôi...
                                                                                                để thấy chỗ trũng sâu hai con mắt đục ngầu đang bật máu
            để thấy mười đầu ngón tay đang rướm lệ.
                                                               lệ máu.huyết hoa.
            quê hương.em.tôi.máu trong hoa. hay hoa trong máu?

                                                                hoa trong máu hay máu đơm hoa
            là Máu đã đơm Hoa
                                                                             là máu đã đơm hoa


                                                                          half moon bay June.29.2011.dzuylynh

                                                                       

                                                                                                    
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.07.2011 01:10:18 bởi dzuylynh >
            #114
              triart 04.07.2011 08:03:14 (permalink)
              0

              LỤC HUYỀN HUYẾT HOA
                 http://www.box.net/shared/6q0mo05qh7uxuuxyygsb




              [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/93E8D5FB11C745F89260B650B39B0350.jpg[/image]

              Cái thực trong cái vô thực
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.07.2011 08:04:23 bởi triart >
              Attached Image(s)
              #115
                Thúy Lan 04.07.2011 12:55:17 (permalink)
                0
                Thúy Lan mến chào quý ACE đang cộng sự với trang Câu Lạc Bộ Tri Âm cùng quý bạn đọc ...

                Thúy Lan phải nói là xúc động lắm khi xem bài viết GLTTL và nghe giai điệu Mê Hư qua thể hát ả đào thiệt tình là rất lạ đối với Lan ...Khi người ca sỹ cất tiếng hát hòa quyện vào tiết tấu tạo ra một âm hưởng thanh bình bất tận.... Thúy Lan dường như đang chu du qua khắp các miền " huyễn " cứ tưởng chừng Lan sẽ đi xa và không bao giờ về nữa .... nhưng mầu nhiệm nhất là sự tỉnh thức đã lay động một niềm tin thiết tha giữa hai bờ Hư Thực , giữa cõi đời trần trụi...vẫn còn đâu đó tình người , tình yêu , tình bè bạn ... Mê Hư của Lan hình như Chú đã hoá giải nó thật tuyệt vời dù không nghi lể, không chuông cầu , không kinh kệ và cũng không nhang khói , hương trầm . Vậy mà nó thấm tới tận xương tủy Chú ạ ... Thời gian cùng sự biến chuyển dòng đời ... làm Thúy Lan ... " NGỘ "

                Thúy Lan lại một lần nữa chân thành cảm tạ Thi Ca Nhạc Sĩ DzuyLynh về bài viết " GIÒNG LỆ TÝM THÚY LAN " cùng bài thơ phổ nhạc Mê Hư .

                Thân chúc quý vị luôn vui khoẻ và bình an đời thường.

                Thúy Lan

                <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.07.2011 00:52:29 bởi Thúy Lan >
                #116
                  Cà Na tn nguyen 05.07.2011 02:05:46 (permalink)
                  0

                  LỤC HUYỀN HUYẾT HOA

                                                                                          Huyết Hoa trong Đàn máu.
                                       ... sao em chưa trở lại trong tôi...
                                                                                                       để thấy chỗ trũng sâu hai con mắt đục ngầu đang bật máu
                  để thấy mười đầu ngón tay đang rướm lệ.
                                                                      lệ máu.huyết hoa.
                  quê hương.em.tôi.máu trong hoa. hay hoa trong máu?

                                                                      hoa trong máu hay máu đơm hoa
                  là Máu đã đơm Hoa
                                                                                   là máu đã đơm hoa


                                                                                 half moon bay June.29.2011.dzuylynh

                                                                              



                  Cà Na có bức ảnh " thời sự  " này tặng Câu lạc bộ Tri âm. Đặc biệt là  "Ông Tư ", Mr Ec & dohop




                  Nợ nước non...

                  Cà Na
                  #117
                    dohop 06.07.2011 05:47:13 (permalink)
                    0


                     
                     
                      LÂM NGÔ - CHƯƠNG TÁM - PHẦN 1
                    http://www.box.net/shared/yrrlgmu3s1uvsia9x9gk



                    Chú thích:
                     
                    Băng Lan = Iceland
                     
                    Ca-li = California, một bang ở miền Tây Hoa Kỳ.

                    Cạp Thồ = Capitol, Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn (Washington)

                     
                    “Dân Nẩu Bí Và Lỳ Hiu” = “The Beverly Hillbillies.” Chương trình TV hài hước phát sóng trên đài CBS từ năm 1962 đến 1971.
                     
                    Doãn Sơn = Tổng Thống Johnson của Hoa Kỳ
                     
                    Em Bì = M.P., Quân cảnh
                     
                    Giẹc Hồ =  Jethro, một nhân vật trong chương trình  “The Beverly Hillbillies.” (“Dân Nẩu Bí Và Lỳ Hiu”).
                     
                    Tét Xát = Texas, bang lớn nhất của Hoa Kỳ.
                     
                    “Trăm Đồng Sáu Cô” = San Francisco, một thành phố nổi tiếng ở Hoa Kỳ

                     
                    Trang chú thích: xin nhấn ở đây
                     
                     
                     
                    (Chương 8 – Phần 1)
                     
                     
                    Chúng tui đan bay thiệc cao trên biển Thái Bình Dương thì Trung Tá Giao nói dới tui nào là tui sẽ thành một đại anh hùng, tui sẽ là Bát Ngô dĩ đại sống mãi trong xự nghiệp của chúng ta khi chúng tui trở dìa Hoa Kỳ. Ổng nói là quần chúng sẻ xếp hàng, diển hành chào đón tui, sẻ cảm động dà khóc, đại loại khỉ khọt như dậy, đến nổi tui sẻ hổng thể mua được một lon nước hay một món đồ ăng cho chính tui, bởi dì ai củng chờ đợi để mua nước, mua đồ ăn cho tui. Ổng còn nói là Quân Đội sẻ còn đưa tui đi đây đi đó để cổ động tiên triền cho phong trào mua công khố phiếu, phong trào đi bộ đội tham da ngỉa dụ guân xự, đại loại nhửng thứ khỉ rác rưởi như dậy, và tui sẻ được tiếp đải như “một ông hoàng.” Dìa chiện này thì Trung Tá Giao có phần đúng.
                     
                     
                    Khi chúng tui đáp xuốn phi trường “Trăm Đồng Sáu Cô”, một đám đông thiệt bự đang chờ chúng tui xuóng máy bay. Ngừi ta cầm bảng dà biểu ngử hay đại lọi như dậy. Trung Tá Giao nhìn ra cửa sổ máy bây rồi nói là ổng rất ngạc nhiên tại sao hổng thấy bang nhạc hành khúc nào ra chào đón hai đứa tui. Nhưng ròi tui sẻ rỏ là cái đám đông như dậy củng là góa đủ cho tụi tui rồi.
                     
                     
                    Chiện đầu tiên sải ra khi chúng tui bước xuống máy bay là đám đông bắc đầu ca hát cho tụi tui nghe đại lọi như là như có tên khùng trong cái gì đó rồi một trái cá chua thiệc bự bay dô mặc Trung tá Giao. Sau đó thì cái khỉ gì củng trở thành điên khùng khỉ khọt y như mấy câu hát đó. Có cảnh sát ở đó nhưng cái đám đông quần chúng này tràn lấn cảnh xát rồi tràng lên luôn tới chổ tụi tui và la rống đủ thứ lời dơ bẩn dà tục tiểu, có tới hai ngàng mạng, râu ria dài và bù xù hay đại loại như dậy, và đây là cái cảnh đáng sợ nhức mà tui đả thấy kể từ khi tui trở lại ruộng lúa nơi mà thằng Bửu bị giết.
                     
                     
                    Trung tá Giao đang cố gắn lau xạch cà chua trên mặc ổng dà cư xử cho đàng hoàn, nhưng mà tui nghỉ là, kệ mẹ dới phẩm cách, phẩm chất cái con khỉ dì, bởi dì tụi tui một chọi một ngàn, và hổng có dủ khí để hổ trợ. Bởi dậy, tui bắc đầu chạy.
                     
                     
                    Cái đám guần chúng đó củng chắc chắng là đang kiếm cái khỉ dì đó để dí cho dui, bởi dì ai củng bắc đầu rượt theo tui như là bọn chúng thường làm khi tui còn nhỏ, cái đám này dừa chạy dừa la hò la hét, guơ biểu ngử. Tui chạy gần hết khỉ cái đường băng ở sân bay, rùi trở lại tới chổ máy bay đáp lần nửa, chiện này còn ghê hơn là cái đám guậy phá lột bắp Ne bơ rát ca rượt tui ở trận Túc Cầu Cam Cuối Mùa nửa.  Cúi cùng, tui chạy dô một cái L. rồi ngồi trên bồn cầu và khóa cửa cho tới lúc tui nghỉ là cái đám guần chúng đả chịu thua dà đả dìa nhà rồi. Chắc là tui đả ngồi ở đó một tiếng hay đại lọi như dậy.
                     
                     
                    Khi tui đi ra và đi bộ xuống hành lang thì thấy Trung Tá Giao ở đó, chung guanh ổng là một trung đội cảnh sát và quân cảnh Em Bì, ổng coi bộ rất thiểu nảo, thấy tui ổng mừng lắm. “Lẹ lên, Lâm!” ổng nói. “Ngừi ta phải neo máy bay lại chờ tụi mình để bay tới Hoa Thịnh Đốn.”
                     
                     
                    Khi tụi tui lên máy bay để tới Hoa Thịnh Đốn, củng có một đám phái đoàn dâng sự trên máy bay, và Trung Tá Giao dới tui ngồi ở hàng ghế trước. Máy bay chưa cất cánh mà cái đám người chung quanh tụi tui đả đứng dậy kiếm chổ khác ngồi đàng sau đuôi máy bay rồi. Tui mới hỏi Trung tá Giao tại sao có chiện như dậy, rồi ổng nói có thể là bởi dì tụi tui có mùi hơi ngộ hay đại lọi như dậy. Ổng nói tui đừng có bậng tâm. Ổng nói là mọi thứ sẻ tốt hơn khi tới Hoa Thịnh Đốn. Tui hy dọng như vậy, bởi gì ngay cả một tên khờ như tui củng thể thấy ra được là từ nải dờ, mấy thứ sảy ra điều hổng giống như ông trung tá đả từng nói.
                     

                    Ngô Lâm và Lâm Tượng Đài Hoa Thịnh Đốn (Washington)

                     
                     
                     
                     
                    Khi máy bay tới Hoa Thịnh Đốn, tui mừng đến nổi muốn nổ banh luôn!  Tui có thể thấy Tượng Đài Hoa Thịnh Đốn như cây diết chì dựng đứng và tòa nhà quốc hội Cạp Thồ của Hoa Kỳ và mọi thứ từ cửa sổ mà trước đây tui chỉ thấy được trong hình, và bây giờ tất cả trước mắc tui, thiệc như là mưa gió. Quân đội đả gởi một chiếc se ra để đón tụi tui và đưa tới một khách xạn thiệc là đẹp đẻ, dới thang máy và nhiều thứ và có ngừi kéo mấy cái đồ khỉ dùm cho bạn. Tui chưa từng dô thang máy bao dờ.
                     
                     



                    Toà nhà Cạp Thồ (Capitol) ở Hoa Thịnh Đốn

                     
                     
                     
                    Sau khi tụi tui dô phòng và xiếp mọi thứ xong, Trung tá Giao tới phòng tui và nói là chúng tui sẻ ra ngoài để giải khác tại một cái ba nhỏ, ổng nhớ là chổ đó có nhiều gái đẹp lắm, rồi ổng nói là ở đây khác dới Ca-li nhìu lắm bởi dì ngừi mở miền Đông là ngừi dăng minh hay đại loại như dậy. Ổng bị sai bét một lần nửa.
                     
                     
                    Tụi tui ngồi ở một bàn rồi Trung tá Giao kiêu bia cho tui và cái gì đó cho ổng, rồi ổng bắc đầu dạy tui ngày mai tui phải đi đứng ăng nói ra làm sao khi Tổng Thống gài guân chương dô áo tui.
                     
                     
                    Ổng đang nói nửa chừng thì có một cô gái xinh sắng tới bàn tụi tui và Trung tá Giao nhìn lên rùi kiêu cổ lấy thiêm hai cái bia nửa, tui nghỉ là ổng tưởng cô này là bồi bàn. Nhưng cổ nhìn xuống rồi nói, “Một ly nước miếng còn nóng tui củng hổng thèm lấy cho ông nửa, cái đồ dơ bẩn, cái đồ bú…” Rồi cổ goay qua tui rồi nói, “Ê, khỉ đột bự, hôm nay ngươi ăn thịt được mấy em bé rồi?”
                     
                     
                    Rồi thì tụi tui trở dìa khách sạn từ lúc đó, rồi kiêu bia từ phòng tụi tui, và Trung Tá giao mới có thể nói xong nhửng dì tui cần phải làm dào ngày mai.
                     
                     
                    Sáng hôm sau tụi tui thức dậy sớm dà sảng khái rồi đi bộ đến Tòa Bạch Ốc, nơi Tổng Thống ở. Đó là một căn nhà thiệc đẹp, dới thảm cỏ xanh bự, cái biệc thự này củng bự cở cái tòa thị xảnh ở Mỏ Bài.  Có thiệc là nhiều ngừi trong quân đội ở đó bắc tay tui liên tục như bơm hơi rồi nói tui thiệc là một ngừi đứng đắng, cao thượng cao gúy, vỉ đại, rồi thì tới giờ nhận huân chương.
                     
                     
                    Tổng Thống là một ông già bự con nói chiện giống trong phim cao bồi Tét Xát hay đại lọi như dậy, dà có một đội ngủ nhân diên tập trung ở đó dống như là người ở hay là bồi bàn, thợ lau chùi, hay dống dậy, nhưng tấc cả đả ra ngoài trong khu vường đầy bông hồng, dưới ánh nắng bang mai.
                     
                     
                     
                     




                    Ngô Lâm và Tổng Thống Doãn Sơn (Johnson)
                       
                     
                     
                    Một tay từ quân đội bắc đầu đọc mấy cái khỉ bậy bạ dì đó và ai củng chú ý lắng nge, trừ tui ra, bởi dì tui đang chết đói, vì chưa có một miếng điểm tâm trong bụng. Cúi cùng tên đó củng nói song, rồi Tổng Thống bước tới lấy guân chương từ một cái hộp rồi gài lên ngực áo tui. Rồi ổng bắc tay tui rồi toàn bộ mấy ngừi này bắc đầu chụp hình té lọe và dổ tay hay đại loại như dậy.
                     
                     
                    Tui nghỉ là chắc mọi diệc đả xong xui, và tui có thể ra khỏi cái chốn khỉ này, nhưng Tổng Thống, ổng dẩn còn đứng ở đó, nhìn tui hơi ngộ ngỉnh. Cuối cùng, Tổng Thống nói, “Ê nhóc, có phải tiếng gầm gừ ọt ẹc đó kiêu từ bụng chú mày phải hông?”
                     
                     
                    Tui liếc goa Trung Tá Giao nhưng ổng chỉ trợn mắc lên, nên tui mới gậc đầu, rồi tui nói, “Ừa!” rồi Tổng Thống nói, “Tưởng cái gì chứ, dải guyết cái chiện đó dể ẹt, chú mày theo tao qua đây kiếm cái gì ăng đi!”
                     
                     
                    Tui theo ổng dô trong một cái phòng nhỏ tròn tròn, rồi Tổng Thống kiêu một anh chàng ăng mặc dống bồi bàn đem điểm tâm tới cho tui. Chỉ có hai đứa tụi tui ở trong đó, và trong khi chờ điểm tâm, ổng bắc đầu hỏi tui ít thứ, thí dụ tui có biếc tại sao tui phải goánh VC hông, rồi thì ngừi ta có đối xử đàng hoàng dới tui trong quân đội hông. Tui chỉ gậc đầu và sau một hồi ổng hổng hỏi nửa dà mọi chiện trở nên im lặng, rồi ổng nói, “Chú có muốn coi TV khi tụi mình chờ đồ ăn hông?”
                     
                     


                     

                    Dân Nẩu Bí Và Lỳ Hiu




                     
                    Tui gậc đầu lần nửa, rồi Tổng Thống bậc TV kế bên bàn của ổng, rồi tụi tui coi “Dân nẩu Bí Và Lỳ Hiu.” Tổng Thống có vẻ khoái lắm và nói ổng xem chương trìn này mổi ngày và ổng thấy tui giống nhân dật Giẹc Hồ trong TV. Điểm tâm xong, Tổng Thống hỏi tui có muốn ổng dẩn đi quanh nhà cho biết hông, và tui nói, “Ừ,” và rồi tụi tui đi. Khi tụi tui ra ngoài, cái đám mấy anh chàng thợ chụ hình đi lòng dòng theo tụi tui, lúc đó, Tổng Thống quết định ngồi xuống một băng ghế nhỏ rồi ổng nói dới tui,  “Ê chú em, chú em đả bị thương  phải hông?” và tui gậc đầu, rồi ổng nói, “Nè, chú coi nè,” và Tổng Thống kéo áo lên để khoe tui một dết thẹo củ thiệt bự trên bụng ổng, nơi mà ổng bị mổ hay sao sao đó, rồi ổng hỏi, “Chú em bị thương chổ nào đâu?” Và bởi dậy, tui cởi guần ra để cho ổng thấy dấu đạn của tui. Rồi thì, cả đám mấy anh chàng chụp hình ào tới bắc đầu chụp hình liên tục, và một vài tay khác củng chạy tới, dội dàng nơ tui ra chổ khác, tới chổ Trung Tá Giao đang chờ.
                     
                     
                    Trưa hôm đó ở khách sạn của tụi tui, Trung Tá Giao bấc thình lình tung cửa dô phòng tui với một mớ báo chí trên tay, ôi trời ơi, ổng đang nổi khùng lên. Ổng bắc đầu rống lên rồi chửi thề om xòm rồi quăn cái đống báo đó lên dường tui và tui có thể thấy hình của tui ở trang đầu tiên, đang khoe cái đít bự tổ bố của tui và Tổng Thống củng kéo áo lên khoe thẹo. Một tờ báo còn vẻ một lằng đen lên hai mắc của tui để ngừi ta hổng nhận ra tui, y như là ngừi ta hay làm dới mấy cái hình tục tiểu.
                     
                     
                    Và cái tít dưới hình thì ghi là  “Tổng Thống Doan Sơn và Anh Hùng Chiến Tranh Đang Thư Giãn ở Vườn Hồng”
                     
                     
                    “Lâm, sao mày ngu quá dậy!” Trung tá Giao nói. “Sao mày có thể làm chiện như dày với tao? Tao tiêu tùng rồi.  Sự nghiệp của tao chắc sắp sửa dô… lăng rồi!”
                     
                     
                    “Tui đâu có biết,” tui nói, “nhưng mà tui ráng làm theo lẻ phải.”
                     
                     
                    Dù sao đi nửa, sau cái dụ đó, đời tui một lần nửa đen như mỏ chó, nhưng mà ngừi ta dẩn còn chưa dẹp hết sự hy vọng vào tui.   Quân đội đả guyết định là tui sẻ đi tua để có thiêm người ghi tên đi lính cho cuộc chiến, dà Trung Tá Giao đả kiếm ai đó diết bài diển văn cho tui. Bài diển dăng đó dài và nhét đủ mấy thứ như “Trong thời điểm gian khổ, hổng có gì danh dự và để bày tỏ lòng ái quấc hơn là phục vụ đất nước trong Quân Đội,” và cả đám rác rưởi thúi goắc như dậy. Dấn đề là tui hổng thể nào nhét được cái bài diển văng đó dô đầu. Ừ mà tui có thể thấy hết mấy chử đó trong đầu tui, nhưng tới khi tui cần đọc ra thì mọi thứ chử đó quậy dới nhau thành giống như một bải sình lầy.
                     
                     
                    Trung Tá Giao phải làm diệc một mình dới tui. Ổng bắc tui thức tới nửa điêm mổi ngày, ráng đọc diển văng cho iêm xui, nhưng cuối cùng ổng đưa hai tay lên đầu hàng rồi nói, “Tao hổng thể nghỉ là cách này xài được!”
                     
                     
                    Cuối cùng ổng ngỉ ra được một ý kiến.  “Lâm,” ổng nói, “đây là cách tụi mình xẻ làm.  Tao sẻ tỉa cái bài diển văng ngắng gọn, để mà chú mày chỉ cần nói vài thứ.  Mình sẻ thử cách này.”  Rồi thì ổng tỉa ngắn hơn, rồi ngắng hơn nửa, rồi tỉa nửa, cho đến khi ổng thỏa mản là tui sẻ nhớ bài diển dăn và tui sẻ hổng có vẻ giống một tên ngố. Và cuối cùng, toàn bộ tui phải nói là “Hảy tham gia Quân Đội và đấu tranh cho tự do.”
                     
                     
                    Trạm dừng đầu tiên của tụi tui là một trường đại học nhỏ, có vài phóng diên và phó nhòm ở đó, và tụi tui ở trên sân khấu của một giảng đường thiệt bự. Trung Tá Giao đứng lên và bắt đầu bài diển dăng mà đúng ra tui phải đọc. Rồi khi ổng đọc song, ổng nói, “Và bi dờ, chúng ta sẻ được vài lời từ một chiến sỉ mới được Guân Chương Danh Dự cao quý của Quốc Hội, xin giới thiệu Binh Nhức Ngô Lâm,” rồi ổng ra dấu cho tui bước tới.  Một số người đang dổ tay, và khi tiếng dổ tay chấm dứt, tui đưa ngừi tới rồi nói, “Hảy tham gia Quân Đội và đấu tranh cho tự do.”
                     
                     
                    Tui đoáng là ngừi ta chờ tui nói thiêm, nhưng mà tui đả được lịnh nói nhiêu đó, bởi thế tui chỉ đứng đó, ai củng nhìn tui hết, và tui thì nhìn họ lại. Rồi bấc thình lình, ai đó ở hàng ghế trên cùng la lên, “Ông nghỉ như thế nào dìa cuộc chiến tranh này?”  Và tui nói cái ý nghỉ đầu tiên tới trong đầu tui, đó là, “Nó là một đống kức.”
                     
                     
                    Trung tá Giao tới chụp cái mi-cờ-rô kéo ra xa khỏi chổ tui và bắc tui ngồi xuống, nhưng tấc cả phóng diên ghi chép liên tục trong sổ tay của họ, và cái đám phó nhòm thì chụp hình liên tu, và mọi người trong đám khán thính dả khoái điên luôn, người ta nhảy lên nhải xuốn và la hoang hô hoan hô. Trung tá Giao tức tốc đưa tui ra ngoài, và tụi tui lên xe hơi phi thiệc nhanh ra khỏi phố, và ông trung tá hổng nói dì dới tui hết, nhưng ổng nói cái gì đó dới chính ổng, rồi ổng cười một cách kỳ cục, dống như một tên khùng.
                     
                     
                     
                    Sáng hôm xau, tụi tui đang ở khách sạng và chuẩn bị đọc diển văng lần thứ hai thì điện thoại reo. Cú điện thoại này là dành cho Trung tá Giao.  Ngừi nào đó ở đầu dây bên kia có vẻ dành hết phần nói chiện, và ông trung tá chỉ làm cái phần nghe và chỉ nói “Dạ thưa, vâng” thiệc là nhiều lần,  và thỉnh thoản, ổng liếc nhìn tui. Cuối cùng, khi ổng gác điện thọi suốn, ổng mới nói, “Nè, Lâm, chú mày đả dức đẹp mọi thứ rùi. Tua của chúng ta đả bị căng-xeo. Chấm hết. Tao đả bị chiển nhiệm sở dìa một trạm khí tượng ở Băng Lan, tao hổng biếc và củng cóc cần biết cái số phận của cái đít bự đáng tiếc của chú mày.  Tui hỏi Trung Tá Giao là hai đứa tụi tui có thể uống Cô ca cô la bi dờ hông, rồi ổng nhìn tui trong một phúc, rồi bắc đầu nói cái gì đó dới chính ổng, rồi ổng cười một cách kỳ cục, dống như một tên khùng.
                     
                    (Hết phần 1, Chương 8)
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2011 21:03:45 bởi dohop >
                    #118
                      triart 06.07.2011 06:41:42 (permalink)
                      0


                      Cà Na có bức ảnh " thời sự " này tặng Câu lạc bộ Tri âm. Đặc biệt là "Ông Tư ", Mr Ec & dohop

                      Nợ nước non...

                      Cà Na


                      Càna à,mrec thấy bên vườn Cà có :




                      Mắt em buồn Sầu muộn...
                      nợ Nước non...       [ cho đủ cặp ]




                      Dạo này Càna luyện chiu "Cái thực trong cái vô thực " được tám thành trừu tượng rùi a ,hihi chỉ là một góc nhìn khác ,có thể không đẹp hình thức nhưng đẹp nội dung a.

                      Bi chừ một nhẹ nhàng "Hoài cổ " cho nhà OngTư




                      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/A477422D81384719881529BD368786F4.jpg[/image]
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.07.2011 06:48:32 bởi triart >
                      Attached Image(s)
                      #119
                        Phù vân 06.07.2011 07:10:58 (permalink)
                        0

                        Trích đoạn: tn nguyen


                        LỤC HUYỀN HUYẾT HOA

                                                                                                Huyết Hoa trong Đàn máu.
                                             ... sao em chưa trở lại trong tôi...
                                                                                                             để thấy chỗ trũng sâu hai con mắt đục ngầu đang bật máu
                        để thấy mười đầu ngón tay đang rướm lệ.
                                                                            lệ máu.huyết hoa.
                        quê hương.em.tôi.máu trong hoa. hay hoa trong máu?

                                                                            hoa trong máu hay máu đơm hoa
                        là Máu đã đơm Hoa
                                                                                         là máu đã đơm hoa


                                                                                       half moon bay June.29.2011.dzuylynh

                                                                                    



                        Cà Na có bức ảnh " thời sự  " này tặng Câu lạc bộ Tri âm. Đặc biệt là  "Ông Tư ", Mr Ec & dohop




                        Nợ nước non...

                        Cà Na


                         
                         
                        ÔNG TƯ đại diện béhộp và mít Ẹc , nhờ tỷ Phù Vân gửi lời đội ơn Bé Cà đã tặng tấm hình thật ý nghĩa nhen Càna !
                        May mừ hùi đó Ông Tư biết bơi... chớ hông thì bị chú Chệt múm rùi á CàNa ạ !
                        Là con Hồng cháu Lạc, dẫu cho có lết đi bụi đời 4 Bể 5...Châu ,nhưn khi ĐẤT cần thì NƯỚC phải chải ngược dòng dìa mừ TƯỚI chớ a !
                        Ngày xưa Ông Cha ta đã óanh giặc Nguyên , giặc Mông Cổ bỏ gánh de chai lông dịt mừ chại thí mụ nụi lun mà...
                        để coi GIẶC TÀO HŨ  lần này có còn..NGUYÊN MÔNG hông? hay bị..tét mông... nguyên một cặp lun ???
                        Nước NON hay NƯỚC GIÀ chi cũng đìu là H2O mừ con gái ui !
                        ờ mừ HO 2 hay H2O wên rùi ta?
                        HO đã thành Suyễn !
                        H2 hông bằng 2 hát hén !
                        chúc Cà lun tưi trẻ đẹp đẽ như hùi nào giờ nhen.
                         
                        ÔNG TƯ
                         
                                                                                                                 





                        Gặp nhân chứng trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974
                         

                         
                         
                         



                        Monday, 04 July 2011 15:50


                        Cali Today News – Tờ báo Đại Đoàn Kết là tờ báo trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, một cơ sở ngoại vi của Đảng CSVN. Thế nhưng, trong bài này, họ gọi “chính quyền Việt Nam Cộng hòa” chứ không còn gọi là “ngụy quyền” như trước, và đặc biệt hơn nữa, họ phỏng vấn và ca ngợi long dũng cảm của Hải quân VNCH, và không còn gọi là “ngụy quân” như trước… Chiến tích oai hùng của Hải quân VN trong việc bảo vệ đất nước đã lưu lại sử xanh, dù chúng ta không giữ được Hoàng Sa lúc ấy…  Và nếu nhìn thêm một góc khác, thì chính cố thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng đã ký giấy xác nhận Hoàng sa là của Trung Cộng… Ôi thôi, ai chính và ai tà, là chuyện đã rõ ràng trong lịch sử.


                        Đại diện Báo Đại đoàn kết trao đổi với các nhân chứng của trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 - Ông Nguyễn Văn Chọn, thủy thủ tuần dương hạm HQ-6 (trái); Ông Tư Hà, thủy thủ tuần dương hạm Nhật Tảo - HQ-10 (giữa)

                        "Sáng 19-1, khi tàu Nhật Tảo tới đúng tọa độ vị trí tập trung thì đã thấy 3 tàu bạn có mặt, nhưng cách khu vực tập hợp vài hải lý còn có thêm 4 tàu Trung Quốc cùng xuất hiện. Linh tính tôi mách bảo chắc chắn sắp xảy ra giao tranh giữa hai phía".
                        Cuối tuần qua, đại diện báo Đại Đoàn Kết đã tìm về miền Tây Nam Bộ để gặp lại những nhân chứng sống trực tiếp tham gia trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19-1- 1974. Qua từng câu chuyện cảm động được các ông kể, chúng tôi cảm nhận cảm xúc đặc biệt mà những người Việt đã phải trải qua khi chứng kiến biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm chiếm bằng vũ lực.


                        Chiến đấu tới hơi thở cuối cùng
                        Giai đoạn 1973 - 1974, khi Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris đã được ký kết, việc quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được trở thành việc riêng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đặc biệt, cùng với rút quân trên bộ, Đệ nhất Hạm đội Hoa Kỳ cũng được lệnh rút hỏi khu vực Biển Đông.
                        Mỹ rút, đồng nghĩa với việc viện trợ quân sự của Mỹ ngày càng giảm buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa phải chuyển dần các lực lượng hải quân đang chiếm giữ tại quần đảo Hoàng Sa về hỗ trợ cuộc chiến trên đất liền, chỉ để lại một trung đội địa phương trấn giữ. Ngay sau đó, Trung Quốc tiến hành liên tiếp các cuộc đổ bộ xâm chiếm các đảo đá và bãi ngầm trên quần đảo Hoàng Sa, cho đến khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa phát hiện được vào tháng 1-1974 và xảy ra trận thủy chiến để bảo vệ Hoàng Sa.
                        Ông Trần Văn Hà (tên thường gọi Tư Hà, 58 tuổi, hiện cư ngụ tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu), thủy thủ tàu Nhật Tảo (HQ - 10), một trong 4 chiến hạm của Việt Nam Cộng hòa tham gia vào trận chiến kể lại: "Chiều 18-1, khi đang tuần tra ở vùng biển Đà Nẵng - Quy Nhơn, tàu chúng tôi bất ngờ nhận được lệnh đi Hoàng Sa. Không khí của các thủy thủ tàu lúc đó đều hết sức căng thẳng, nhưng tất cả đều sẵn sàng chiến đấu vì chủ quyền thiêng liêng của cha ông để lại. Cũng ngay chiều cùng ngày chúng tôi được học các ký hiệu nhận dạng tàu địch để sẵn sàng chiến đấu".
                        Theo ông Hà bồi hồi nhớ lại, cùng với tàu HQ-10, còn có 3 tàu khác của Việt Nam Cộng hòa tham gia trận chiến là tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4). "Sáng 19-1, khi tàu Nhật Tảo tới đúng tọa độ vị trí tập trung thì đã thấy 3 tàu bạn có mặt, nhưng cách khu vực tập hợp vài hải lý còn có thêm 4 tàu Trung Quốc cùng xuất hiện. Linh tính tôi mách bảo chắc chắn sắp xảy ra giao tranh giữa hai phía".
                        Tiếp đó, các tàu Việt Nam liên tục phát tín hiệu hàng hải yêu cầu tàu Trung Quốc di chuyển ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, phía tàu Trung Quốc cũng phản ứng lại tương tự. Tới 10h30 cùng ngày, khi Trung Quốc tiếp tục bất hợp tác, có dấu hiệu cố tình gây sự, dùng bạo lực tấn công xâm chiếm biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam thì không còn cách nào khác, tàu Nhật Tảo được lệnh khai hỏa.
                        Ngay sau đó, liên tục các tiếng nổ lớn dồn dập oang trời từ cả hai phía. Riêng tàu HQ-10 bị hỏa lực của địch bắn dữ dội; thông tin cháy ở các buồng máy 1, sau đó là buồng máy số 2 được truyền đi liên tục qua bộ đàm. "Bộ phận thủy thủ cơ khí chúng tôi được lệnh lên boong tàu hỗ trợ lực lượng trực chiến lúc này đã bị chết phần nửa. Xác chết đầy trên boong; tàu bị hư hỏng nặng và bốc cháy nhiều vị trí. Ngay cả hạm trưởng Ngụy Văn Thà cũng bị chết do đài chỉ huy bị hỏa lực địch bắn trúng". Ông Hà nhớ như in: "Khi tàu đã mất khả năng khiển dụng, HQ-10 phát tín hiệu cầu cứu sang các tàu bạn, tuy nhiên lúc này cả HQ-4 và HQ-5 đã rời đi, còn tàu HQ-16 tuy chưa rút kịp nhưng cũng bị hư hỏng nặng, khó có thể tương trợ HQ-10. Ngay trong khoảnh khắc đó, chúng tôi nghe lệnh mới từ Bộ Chỉ huy yêu cầu thủy thủ tàu đào thoát xuống các bè lưới trôi trên biển".
                        Ông Trần Văn Hà, một trong những thủy thủ thoát khỏi tàu sau cùng và nằm lênh đênh trên biển trong khu vực xảy ra trận chiến nên đã chứng kiến và kể lại: "dù bị hư hỏng nặng, phần nửa thủy thủ tàu đã chết, tuy nhiên những thủy thủ bị thương không còn khả năng đào thoát vẫn tiếp tục bám giữ vị trí chiến đấu. Các khẩu pháo 40 ly từ HQ-10 vẫn nổ giòn giã vào tàu Trung Quốc khiến các tàu này phải vất vả chống trả. Cuộc đấu súng cứ thế kéo dài tới chiều tối mới kết thúc khi hỏa lực từ tàu HQ-10 ngừng hẳn và chìm xuống biển sâu".
                        "Có lẽ đến lúc đó những thủy thủ còn lại trên tàu đã kiệt sức hoặc bị trúng đạn. Họ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để hơn 20 đồng đội đào thoát thành công trên các bè lưới. 58 người con nước Việt đã ngã xuống biển sâu trong trận chiến này vì đã chiến đấu đến cùng để bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc Việt Nam", ông Tư Hà xúc động.
                        "Cảm nhận chủ quyền dân tộc nơi đảo xa"
                        Ông Nguyễn Văn Chọn (61 tuổi, hiện ngụ tại xã Phú Nghĩa Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), thủy thủ tuần dương hạm HQ-6 kể lại: "Sáng ngày 19-1, tàu HQ-6 được lệnh tức tốc ra Hoàng Sa hỗ trợ trận chiến. Tuy nhiên, do xuất phát chậm, HQ-6 đã không thể tới kịp hỗ trợ đồng đội, cùng lúc đó thì tin hộ tống hạm Nhật Tảo bị nạn khiến chúng tôi hết sức lo lắng về số phận của anh em thủy thủ tàu. Thật may, 4 ngày sau tin anh Tư Hà (tên thường gọi của ông Trần Văn Hà-NV) cùng 19 thủy thủ khác được tàu Hà Lan cứu sống đã phần nào khiến chúng tôi nguôi ngoai. Sau đó hầu hết chúng tôi được phân công nhiệm vụ khác".
                        Từng nhiều lần tuần tra trên quần đảo Hoàng Sa, ông Chọn cho biết: "trong giai đoạn từ năm 1971 - 1973, tuần dương hạm HQ-6 từng nhiều lần được lệnh tuần tra khu vực quần đảo Hoàng Sa. Trong những lần ấy, tôi từng trực tiếp phát hiện các bia chủ quyền có khắc ngự bút của vua Minh Mạng, ngoài ra có một đảo tương đối lớn (không nhớ tên) còn có cả Đài Khí tượng do Pháp dựng từ các thập kỷ trước đó".
                        Về sau này, trong các tài liệu còn lưu giữ lại xác nhận Đài Khí tượng trên quần đảo Hoàng Sa là do Pháp xây, trực thuộc Ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một đơn vị hải quân của Chính quyền Sài Gòn cũ. Điều này cho thấy hồi ức của ông Chọn là có cơ sở, hơn nữa cũng phù hợp với các thư tịch từ thời Nhà Nguyễn đã xác định.
                        "Cuộc chiến đã lùi xa hơn 38 năm, dù không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của ông cha nhưng chúng tôi luôn nhận thức nơi biên cương ấy vẫn là vùng biển đảo chủ quyền của dân tộc Việt Nam; là máu, là nước mắt mà biết bao con người Việt Nam đã hi sinh để bảo vệ", ông Chọn tâm sự.
                        Theo Đại đoàn kết

                        #120
                          Thay đổi trang: << < 789 > >> | Trang 8 của 72 trang, bài viết từ 106 đến 120 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9