KỸ THUẬT THƠ VIỆT NAM HIỆN ÐẠI
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 37 bài trong đề mục
BĂNG NGUYỆT 15.07.2006 18:58:37 (permalink)
0

Tôi xin phép luôn là sẽ mở một topic bàn về thơ kỹ thuật hay không kỹ thuật như kiểu tranh luận của mấy tay photo là PS hay không PS vậy.


Bạn ko buồn vì những lời trên của bn là bn mừng rồi... rất vui được bạn chia sẽ những cái biết và chưa biết.... tranh luận kiểu gì, của ai thì bn không được biết nhưng hy vọng sẽ được trao đổi trên tinh thần hòa nhã.... văn chương... VTA đồng ý ko nè....:)
#16
    VuTuanAnh 15.07.2006 19:33:52 (permalink)
    0
    Tôi chỉ buồn khi mọi người thiếu nhiệt tình với thơ thôi, còn mọi vấn đề khác chẳng mấy khi tôi động tâm làm buồn. Đùa một câu này: Không hòa nhã thì định ăn thịt ai?
    #17
      Trần Mạnh Hùng 16.07.2006 00:58:05 (permalink)
      0
      Chủ topic không hài lòng thì vô tư rồi, thế tôi cũng không hiểu có bao nhiêu người hài lòng với topic này? Tôi đăng ký ở đây cũng đã lâu lâu, hôm nay mới qua chơi. Thấy bùn cười cho việc này. Tôi xin phép luôn là sẽ mở một topic bàn về thơ kỹ thuật hay không kỹ thuật như kiểu tranh luận của mấy tay photo là PS hay không PS vậy. Thân! Tôi luôn vui nếu ai đó dám đối diện với ý kiến trái mình.


      Tôi chỉ buồn khi mọi người thiếu nhiệt tình với thơ thôi, còn mọi vấn đề khác chẳng mấy khi tôi động tâm làm buồn. Đùa một câu này: Không hòa nhã thì định ăn thịt ai?

      Vũ Tuấn Anh


      Bạn thân

      Tôi xin được góp ý kiến thắc mắc về câu nói của bạn "Tôi chỉ buồn khi mọi người thiếu nhiệt tình với thơ thôi"

      Tôi xin hỏi bạn:
      1./ bạn lấy chỉ số thăm dò nào mà bạn quả quyết như vậy?
      2./ Nếu bạn có thăm dò khoảng bao nhiêu người bạn đã hỏi ý kiến mười người, trăm người, nghìn người , hoặc nhiều hơn thế nữa bằng những câu hỏi của bạn là những câu hỏi như thế nào?
      3./ Được bao nhiêu phần trăm số người đồng ý với bạn , và bao nhiêu phần trăm số người không đồng ý với câu hỏi của bạn
      4./ Những người bạn hỏi thuộc thành phần nào?: Sinh viên, học sinh, công chức, lính tráng, thợ thuyền , thương gia, nông dân...

      Về câu nói đùa. ( Nói đùa như thật, nói thật như đùa ) Hư hư , thật thật
      Một người tri thức không bao giờ nói đùa như vậy , trên diễn đàn vnthưquán hàng ngày có khoảng hàng nghìn người trên thế giới tham quan, một câu nói đùa thiếu tế nhị
      " Không hòa nhã thì định ăn thịt ai " họ có ấn tượng về bạn như thế nào, đều này bạn hiểu rõ.

      Trở lại vấn đề thơ
      Thơ là sản phẩm rung động tâm hồn của con người khi đứng trước một hoàn cảnh, một môi trường cảm thông trong tâm hồn, biểu hiện ra ngôn từ , viết ra thành chữ tuỳ theo thể điệu ta gọi là thơ hay là văn. Nếu không viết ra thành chữ được gọi là thơ truyền khẩu
      như cao dao, phong dao, tục ngữ, châm ngôn...

      Chắc bạn đã từng nghe không biết bao nhiêu lần lời ru của mẹ đó là những bài thơ ca dao. phong dao truyền khẩu theo thể LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT những bài thơ này đều có quy luật riêng của nó. Và bạn không bao giờ nghe những lời ru của mẹ bằng THỂ THƠ TỰ DO.

      Và trong kho tàng văn chương cao dao, phong dao, tục ngữ của nước ta truyền khẩu từ mấy ngàn năm, không có bài nào của thể thơ tự do.

      Nói như vậy bạn yêu thích thể thơ tự do là quyền của bạn, những người không cùng sở thích với bạn, không như bạn nghĩ "Tôi chỉ buồn khi mọi người thiếu nhiệt tình với thơ thôi"

      Vài lời tâm sự vói bạn, mong rằng chúng ta hiểu nhau hơn

      Trân trọng chào bạn
      Trần Mạnh Hùng
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2006 01:05:12 bởi Tran Manh hung >
      #18
        Trần Mạnh Hùng 16.07.2006 17:26:04 (permalink)
        0

        Trích đoạn: VuTuanAnh

        Chủ topic không hài lòng thì vô tư rồi, thế tôi cũng không hiểu có bao nhiêu người hài lòng với topic này? Tôi đăng ký ở đây cũng đã lâu lâu, hôm nay mới qua chơi. Thấy bùn cười cho việc này. Tôi xin phép luôn là sẽ mở một topic bàn về thơ kỹ thuật hay không kỹ thuật như kiểu tranh luận của mấy tay photo là PS hay không PS vậy. Thân! Tôi luôn vui nếu ai đó dám đối diện với ý kiến trái mình.


        Thân gởi bạn Vũ Tuấn Anh

        Thưa bạn, bạn là người mới, tôi là người cũ - thành viên của vnthưquán - và lẽ tất nhiên người cũ bao giờ cũng đón tiếp nồng hậu , chia sẻ những gì hiểu biết vói người mới để cùng nhau hoà nhập chung vui trong tinh thần hoà ái văn thơ. Chúng tôi hoan nghênh bạn vào bất cứ topic nào của bất cứ ai mà bạn thích để post bài viết của mình mục đích trao đổi tâm tình vói nhau trên văn chương , thi phú.
        Nhưng thưa bạn , khi đọc những dòng chữ bạn viết , tôi đã thất vọng về bạn mà trước kia tôi nghĩ rằng bạn là một người hoà ái, chững chạc, ăn nói dịu dàng rất xứng đáng làm bạn với chúng tôi. Và tôi càng thất vọng hơn về về tư cách, bạn đã thách thức chúng tôi khi bạn nói rằng : "Tôi luôn vui nếu ai đó dám đối diện với ý kiến trái mình." Thưa bạn, bạn nghĩ bạn là ai??? Khi bạn nói chữ " DÁM " Bạn là Ông Hoàng, hay Bà Chúa , hay bạn là đại văn hào, đại thi sĩ, Dù là bạn là gì đi nữa cũng không nên nói lên câu Cao Ngạo, coi trời bằng vung làm mất đi phẩm giá của mình. Thưa bạn, Tôi tình nguyện DÁM đứng đối diện với Ý KIẾN TRÁI với bạn.
        Tôi xin nhường bạn đưa bất cứ đề tài về văn chương , thi phú ra thảo luận
        ( Xin nhớ rằng trên tinh thần hoà nhã )
        Trân trọng chào bạn
        Trần Mạnh Hùng
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2006 17:32:44 bởi Tran Manh hung >
        #19
          Taisaoko 16.07.2006 19:45:56 (permalink)
          0
          Em mới vào VNthuquan chơi, thấy rất nhiều điều bổ ích, nhất là với người yêu thơ, topic này dạy người ta cách làm thơ rất hay, thú thực bạn gì đấy trên kia có nhiều câu phản cảm và xúc phạm các anh chị ở đây, BQT cần nghiêm trị đích đáng. Em hay vòng vèo qua các diễn đàn thơ, thấy bạn này chửi bậy hoài. Nhất là bên www.ttvnol.com/thica.ttvn bạn này toàn dùng ngôn ngữ đầu đường xó chợ, làm rất nhiều người khó chịu và BQT nhiều diễn đàn Thơ đã thường xuyên lock nick này. Em thấy nếu có thể BQT mạnh tay cho, để ngăn chặn từ đầu, tránh hậu quả về sau. Em có bằng chứng đây. http://5nam.ttvnol.com/forum/t_536371
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2006 19:47:58 bởi Taisaoko >
          #20
            ha noi trong toi 16.07.2006 20:26:51 (permalink)
            0
            Thời buổi này ít người làm thơ theo cái kiểu nguyên tắc thế này nguyên tắc thế nọ lắm , chỉ có các cụ hay dân chuyên nghiệp mới làm thế , mà chưa chắc đã có nhiều người đọc . Thơ là từ tâm hồn chứ thơ đâu fải là cái gì có sẵn . Thơ có công thức nhưng luôn linh hoạt , thơ mà cứng nhắc thì ai đọc đây . Em là em ủng hộ thơ không nguyên tắc nhưng là từ tâm hồn , từ tình cảm và lời thơ sâu lắng , chứ nói thực em cũng không nuốt nổi mấy ông làm thơ mới bây giờ , làm không khác gì đang ăn mà tự dưng nghẹn , khó nuốt , mắc họng . Đau lòng lắm . Mấy ổng bây giờ thích thơ là phải gãy khúc , đang trên mây nhảy vèo cái xuống đất , thơ là cứ phải như thế các ông mới cho là thơ đó . Em mạo muội nói vậy mong mọi người ko giận . Em lâu rồi ko có làm thơ chỉ vào đọc thơ của diễn đàn , may mà diễn đàn mình ko có nhiều người như mấy ông kia .
            #21
              diên vỹ 16.07.2006 22:12:17 (permalink)
              0
              zup, dv thì chỉ thích những bài thơ ý sâu, lời đơn giản...đơn giản nhưng không đến nỗi quá bình dân hihihi :), đơn giản kiểu học trò, nó hay hay làm sao á....


              đại khái, mỗi người có một cái thích khác nhau....., nên không thể chê cái thích của người mà bảo cái thích của mình là trên cả mọi thứ....

              đối với dv, đơn giản là không thích thì chẳng có tội tình gì mà phải đọc, hay để ý tới..... càng không có lý do hay quyền hạn gì mà chê bai cái sở thích của người......

              người khác, mình khác, so đo làm chi cho mệt hơi á..... nếu là người bình luận hay là một nhà văn học thì lúc đó tìm tòi cái hay để so sánh thì may ra có ích cho người, cho mình...còn như trên net chỉ vào viết cho vui....thì hơi sức nào mà để ý thị phi chi cho mệt.....

              thích thơ ai thì đọc, không thích thì đừng tự làm khổ mình....


              ý riêng của dv là vậy á...!
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.07.2006 22:18:21 bởi diên vỹ >
              #22
                Nguyên Đỗ 16.07.2006 23:23:08 (permalink)
                0
                Chào tất cả anh chị em,

                Bài của anh Nguyễn Vũ Văn do chị Việt Dương Nhân góp nhặt về hay lắm, tạo cho chúng ta những người đã, đang hay sẽ làm thơ một ít khái niệm về kỹ thuật thơ.

                Theo thiển ý của ND là một người yêu chuộng thơ, đọc thơ và cũng làm thơ chút chút thì thơ phải có hồn, có vần, có điệu, có luật, dù là luật cũ hay luật mới, ngay cả khi viết văn cũng có những qui tắc mình phải tuân theo để đem tác dụng văn tới đỉnh cao, chứ không phải bạ đâu viết đấy, viết cho lạ cho kêu thì đã là sáng tạo.

                Đa số chúng ta đều là những người viết mãi mà nên, cuốc mãi mà thành, chứ không phải ai cũng là thiên tài xuất khẩu thành thơ như Tào Thực. ND dám bảo đảm là Tào Thực nhỏ tuổi nhưng đã đọc cả ngàn bài thơ rồi mới có khả năng bước một bước làm một câu thơ.

                Thơ xuất phát tại hồn, nhưng người viết phải bỏ công ra mài giũa, trau chuốt cho có vần có điệu, ngôn từ thanh thóat cho người đọc cùng cảm nhận ý mình, đồng cảm với tiết điệu tâm hồn mình lãnh nhận.

                Thời Thơ Mới xuất hiện đã có cuộc tranh chấp lớn giữa phái Thơ Cổ ( các loại thơ Đường Luật, Lục Bát, Song Thất Lục Bát...) và phái Thơ Mới ( thơ tự do kiểu tám chữ, bảy chữ, sáu chữ ...) khiến thi ca Việt Nam tiến thêm một bước nữa, bây giờ có trường phái Tân Hình Thức ra đời cũng gây rầm rộ khắp nơi...

                Thơ bao giờ cũng biến chuyển với thời gian, phải uyển chuyển như sông như suối, hòa nhịp với bước tiến của dân tộc, cuộc đời mới ra tới biển cả thi ca. Thơ phải đổi mới với thời cuộc. Thơ chỉ chú trọng vào mới lạ, không lấy hơi thở từ thực tế cuộc sống sẽ khó mà tồn tại, hay có một người bạn thơ nói với tôi "Thơ chết"! Chúng ta không nên công kích lối thơ này, lối thơ nọ mà hãy đọc những bài thơ của từng lối thơ, để riêng bài thơ đó nói với hồn mình, để mình cảm nhận tứ thơ từ người viết. Không phải trái cam nào cũng ngọt dù cùng một gốc cam, có trái cam xanh đắng ngắt, có trái chua lè, trái vừa độ chín thì ngọt tuyệt, chứ trái chín quá lâu có khi lại ủng.

                Cá nhân tôi thấy lối thơ cũ như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật, Ngũ Ngôn Đường Luật, Lục Bát, Song Thất Lục Bát, hay các lọai thơ tư do mới đã được thử luyện với thời gian và đã thành công rực rỡ, các bạn mới làm thơ nên học hỏi trong đó trước rồi từ từ tiến, trước khi xông pha vào chiến tuyến Tân Hình Thức vì luật lệ chưa hẳn hoi và cũng chưa có gì để bảo đảm sống mãi trong lòng nhân dân trong nước và Việt kiều trên các nẻo đường thế giới. Đừng ỷ y ta mới theo mới khi không nắm vững luật cũ đã được rèn luyện từ bao đời.

                Thơ là hồn mình, mỗi người nên thận trọng chọn khuôn mẫu thuyền thi ca để đóng chiếc thuyền thơ bền chặt vững chắc đưa mình đi tới vùng trời ước mơ, đừng vội vã đóng bậy bạ mà chết chìm! Cầu chúc anh chị em sáng tác vui vẻ hòa nhã và sáng tạo.


                Nguyên Đỗ
                #23
                  Hoàng Hoa 16.07.2006 23:49:59 (permalink)
                  0
                  Thật ra, theo HH nghĩ, thơ thì có nhiều thể loại, nhiều kỹ thuật... Đó chính là sự đúc kết lại những kỹ thuật diễn ý, kỹ thuật dùng từ, phối từ, hài thanh, hài vần...

                  Topic này chị 7 mở ra và sưu tầm các thể loại và kỹ thuật thơ hiện đại Việt Nam. Dù chưa đầy đủ nhưng cũng khá nhiều. Ai muốn tham khảo thì vào tham khảo. Vậy thôi!



                  Trích đoạn: VuTuanAnh

                  Chủ topic không hài lòng thì vô tư rồi, thế tôi cũng không hiểu có bao nhiêu người hài lòng với topic này? Tôi đăng ký ở đây cũng đã lâu lâu, hôm nay mới qua chơi. Thấy bùn cười cho việc này. Tôi xin phép luôn là sẽ mở một topic bàn về thơ kỹ thuật hay không kỹ thuật như kiểu tranh luận của mấy tay photo là PS hay không PS vậy. Thân! Tôi luôn vui nếu ai đó dám đối diện với ý kiến trái mình.
                  Tôi chỉ buồn khi mọi người thiếu nhiệt tình với thơ thôi, còn mọi vấn đề khác chẳng mấy khi tôi động tâm làm buồn. Đùa một câu này: Không hòa nhã thì định ăn thịt ai?




                  1. - Tiêu đề Topic chị 7 mở ra là: Kỹ thuật thơ hiện đại Việt Nam"
                  - Mục đích: Cho những người cần tham khảo
                  - Nội dung: Các thể loại thơ và các kỹ thuật làm thơ

                  2. Những lời nói Vũ Tuấn Anh nêu lên đều chẳng có gì để anh chị em phải tranh luận bởi vì: "Nêu luận điểm không ăn nhập gì với topic này!"

                  3. Nói như Diên Vỹ thì:

                  "đối với dv, đơn giản là không thích thì chẳng có tội tình gì mà phải đọc, hay để ý tới... càng không có lý do hay quyền hạn gì mà chê bai cái sở thích của người..."

                  Rất đúng!

                  Nói chung, chẳng có gì cần thiết để tranh luận với VTA. Vậy thì khép lại vấn đề ở đây chắc được rồi!
                  #24
                    tulipdenus 16.07.2006 23:54:49 (permalink)
                    0
                    TL rất ủng hộ ý kiến của bạn Trần Mạnh Hùng:

                    Chắc bạn đã từng nghe không biết bao nhiêu lần lời ru của mẹ đó là những bài thơ ca dao. phong dao truyền khẩu theo thể LỤC BÁT, SONG THẤT LỤC BÁT những bài thơ này đều có quy luật riêng của nó. Và bạn không bao giờ nghe những lời ru của mẹ bằng THỂ THƠ TỰ DO.

                    Và trong kho tàng văn chương cao dao, phong dao, tục ngữ của nước ta truyền khẩu từ mấy ngàn năm, không có bài nào của thể thơ tự do.

                    Nói như vậy bạn yêu thích thể thơ tự do là quyền của bạn, những người không cùng sở thích với bạn, không như bạn nghĩ "Tôi chỉ buồn khi mọi người thiếu nhiệt tình với thơ thôi"

                    Và ý của bạn Nguyên Đỗ:

                    Thơ xuất phát tại hồn, nhưng người viết phải bỏ công ra mài giũa, trau chuốt cho có vần có điệu, ngôn từ thanh thóat cho người đọc cùng cảm nhận ý mình, đồng cảm với tiết điệu tâm hồn mình lãnh nhận.
                    ...
                    Thơ là hồn mình, mỗi người nên thận trọng chọn khuôn mẫu thuyền thi ca để đóng chiếc thuyền thơ bền chặt vững chắc đưa mình đi tới vùng trời ước mơ, đừng vội vã đóng bậy bạ mà chết chìm! Cầu chúc anh chị em sáng tác vui vẻ hòa nhã và sáng tạo.


                    Ngọc thì dù thế nào cũng là Ngọc dù không cần mài dũa, thế nhưng muốn đẹp, muốn sáng và thể hiện được con người sử dụng nó cũng như để đến được với người ưa ngọc thì phải trải qua mài dũa và chau chuốt, cũng như đã là đá thì có mãi dũa cỡ nào cũng là đá...
                    để cho ta thấy cái cốt lõi bên trong là quan trọng, thế nhưng hình thức bên ngoài cũng không phải là dư thừa...cũng như thơ, chúng ta thấy vì sao những bài thơ được lưu truyền là những bài thơ như thế nào? diễn tả được nội tâm mà cũng hoàn thiện được hình thức...tuy vậy không phải nói như vậy có nghĩa là loại bỏ những tác phẩm chưa được đi vào nguyên tắc...nó hơn nhau ở chỗ tồn tại, đâu hẳn những bài thơ hoàn chỉnh về niêm luật đều được đánh giá cao, cũng vì nó thiếu đi cái cốt lõi bên trong, cái bên trong đã bị hình thức phong tỏa...
                    Khi đánh giá hay xem xét một vấn đề chúng ta có quyền chọn lựa phù hợp với cá nhân yêu thích nhưng chúng ta có thể ý nhị đánh giá hoặc nhìn nhận ( không nói nếu không thích cũng không sao) để tránh bớt sự thiếu ôn hòa trong quan hệ...
                    Có khi ta không thích một tác phẩm chưa hẳn tác phẩm đó là dở và ngược lại...sự cảm nhận tùy vào thời điểm cảm xúc cũng như khả năng cảm nhận của mỗi người...
                    mỗi cá nhân khi có một "đứa con tinh thần" đều có ý riêng, hiểu được hay không hiểu đó chỉ là phán đoán, cảm nhận cá nhân của người đọc vì vậy không phải cảm nhân nào cũng đúng...
                    Không cùng vượt đèo với nhau sao biết đoạn đèo đó giải quyết thế nào và có những vấn đề gì?
                    Chúng ta có thể viết những gì chúng ta thích, hiểu những gì hiểu, nói những gì nên nói và chắc chắn...
                    Chúc mọi người vui vẻ


                    #25
                      Taisaoko 17.07.2006 00:10:47 (permalink)
                      0
                      Các anh chị, suy nghĩ thật sâu sắc, lý luận hay quá, chắc bạn ấy sợ rồi. Nhưng em cứ phân, không biết mọi người thế nào, chứ em đọc mãi có mỗi thơ anh Nguyên Đỗ là đáng phải suy nghĩ còn lại nó nhàn nhạt thật, em xin làm đệ tử anh Nguyên Đỗ được không? Anh dạy em làm thơ nhé?
                      #26
                        Nguyên Đỗ 17.07.2006 12:20:56 (permalink)
                        0
                        Ấy ấy, trên Diễn Đàn VN Thư Quán, có rất nhiều anh chị rành rẽ và làm thơ rất hay không phải chỉ một mình ND đâu nhé, mỗi người một sở trường đó. ND ban đầu học luật thơ ở:

                        http://www.nonsong.org

                        Bạn vào đó đọc Thi Luật của các lọai thơ để nắm khái quát rồi vào vnthuquan làm thơ, biết gì các bạn khác và ND sẽ hướng dẫn thêm sau, chứ nhận học trò thì thật ND không dám. Bạn bè giúp nhau là chuyện thường thôi!

                        Chúc bạn sáng tác thơ nhiều.

                        Nguyên Đỗ
                        #27
                          Huyền Băng 17.07.2006 14:37:14 (permalink)
                          0
                          Chào các bạn,

                          Thật là ấm cúng và hào hứng khi các bạn cùng đóng góp vào topic này. điều này rất có ý nghĩa, vì mọi người đều xem đây là mái nhà thơ của mình... của chúng ta.

                          Chúc các bạn vui hơn và thi tứ dồi dào hơn...

                          HB
                          #28
                            ha noi trong toi 17.07.2006 18:56:56 (permalink)
                            0
                            Em đã từng có lần nói chuyện với anh NĐ về vấn đề này , công nhận là thơ thì có nhiều kiểu , mỗi người nên chọn 1 kiểu riêng cho mình , nhưng thơ hay văn cũng là cuộc sống , nó phản ánh cuộc sống của con người ở những thời đại nhất định , xưa các cụ chơi thơ , thả thơ , làm thơ phải có luật , nhưng xem các cụ thời đó là thời đại nào , phong kiến cổ hủ , làm cái gì cũng bị xem xét , viết thơ còn sợ bị phạm húy , thơ đó là thơ thời xa xưa , không thể ôm thơ thời xa xưa cho thời đại này , tại sao chúng ta lại đọc thơ Mới , điển hình là Xuân Diệu , Huy Cận....ai dám nói thơ họ ko hay ? thơ họ chẳng có luật gì cả , nhưng thơ họ xuất phát từ tâm hồn ,từ thời đại của họ . Theo em nghĩ thì đừng nên nói rằng làm thơ là phải có luật thơ ở thời đại mới này nữa , cái xưa chỉ là hoài niệm mà ko có thực tiễn. Hoài niệm thì người ta có thể ghi vào sử sách , cho vào bảo tàng để thế hệ sau đọc , chiêm ngưỡng và học tập nâng cao lên chứ ko phải là để sử dụng .
                            #29
                              ThuongquaVN 17.07.2006 21:23:53 (permalink)
                              0
                              Xin có vài ý kiến

                              Trong ý kiến của các bạn, tôi xin góp thêm ý kiến của tôi. Lúc trước tôi cũng hay post thơ cho vui, nhưng sau lần một bài bị một bạn trong diễn đàn quote lại và chỉ ra những chỗ sai về luật bằng trắc trong bài thơ. Cảm xúc đầu tiên của tôi, chắc các bạn cũng đoán được như thế nào, và phản ứng đầu tiên của tôi là làm một bài thơ khác để "đấu" lại. Nhưng tôi đã có quyết định đúng đắn là không post bài đó lên. Điều đó không phải tôi đồng ý với lời phê bình là đúng, mà vấn đề tôi không muốn gây thêm phiền tóai. Cuộc sống còn nhiều việc đáng làm hơn. Nhưng hôm nay tôi muốn có ý kiến, để nói lên kinh nghiệm mà chắc nhiều bạn cũng gặp phải. Những bạn muốn phê bình thơ người khác, nên gửi thư riêng, đó là điều lịch sự tế nhị tối thiểu. Vì như nhiều bạn cũng nói, một bài thơ làm theo đúng luật chưa chắc đã hay, bài thơ đối với người này hay nhưng với người khác thì không. Tôi đọc thơ Bùi Giáng, chẳng thấy hay chỗ nào, nhưng với rất nhiều người khác thì ngược lại, thì có sao đâu. Tôi nghĩ sinh thời chắc Bùi Giáng cũng bị người đời chê bai nhiều. Nhưng họ là ai, bây giờ, chẳng ai nhớ, nhưng hầu như ai có làm thơ cũng nghe đến tên Bùi Giáng. Biết đâu, trong số chúng ta vài năm nữa lại có một Bùi Giáng khác thì sao. Nói tóm lại, theo tôi chỉ trích thơ của người khác, nhất là với một cách thiếu tế nhị, là một việc làm thiếu khôn ngoan, dù với ý tốt, trừ khi người làm thơ mong muốn được góp ý công khai thì không kể.

                              ThuongquaVN
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 37 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9