(url) Trần Dần - (1926-1997)
Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 32 bài trong đề mục
Ngọc Lý 25.08.2006 11:38:57 (permalink)




Vui vẻ nha chị, mình là bạn mà.

Sắp 2-9 rồi đó, cảm ơn chị đá nhớ đến Bản Tuyên ngôn lập quyốc.





Vâng,

"hữu tình ta lại gặp ta
chớ nề u hiển mới là chị em..."


thế thì chúng mình cùng đồng lòng nhé,

Tôi thích nhất đoạn này:

Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.


thật thích hợp với tinh thần này của John Locke

"The ruler's powers are given to him as a trust
for the good of the citizens,
and if the trust is broken
his powers should be taken away".


Dịch:

Quyền hành của vị lãnh đạo được ban cho như là một sự tin tưởng vì phúc lợi của người dân, và nếu sự tin tưởng ấy đổ vỡ, quyền hành ấy sẽ bị tước bỏ.

Trở lại Trần Dần và Nguyễn Vũ Bình, cho đúng đề mục.

Mong tinh thần nhà văn Việt luôn ngời sáng theo gót Trần Dần và Nguyễn Vũ Bình. Và xin trân trọng đức hy sinh của Bà Khuê, vợ Trần Dần, và chị Kim Ngân, vợ Nguyễn Vũ Bình.

Xin được trân trọng ngòi bút của Trần Dần, Nguyễn Vũ Bình, cùng bao nhiêu nhà văn Việt Nam đã sống và viết đúng lương tâm, không ngừng tranh đấu cho sự thật và nền nhân văn Việt.


Ngọc Lý.

#16
    Tử Đinh Hương 25.08.2006 11:48:04 (permalink)


    Trích đoạn: Ngọc Lý




    Vui vẻ nha chị, mình là bạn mà.

    Sắp 2-9 rồi đó, cảm ơn chị đá nhớ đến Bản Tuyên ngôn lập quyốc.





    Vâng,

    "hữu tình ta lại gặp ta
    chớ nề u hiển mới là chị em..."


    thế thì chúng mình cùng đồng lòng nhé,

    Tôi thích nhất đoạn này:

    Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
    tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.


    Ngọc Lý.


    Vâng... Chúng ta cùng trở lại với Tuyên Ngôn Độc Lập nhé:

    TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP




    Hồ Chí Minh



    Hỡi đồng bào cả nước,
    "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

    Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

    Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi ".
    Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

    Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

    Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

    Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

    Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

    Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

    Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

    Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

    Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm để gây dựng nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

    Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

    Một dân tộc đã gan góc chống ách nộ lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

    Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

    Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

    HCM
    #17
      Ngọc Lý 25.08.2006 12:15:25 (permalink)
      .

      Trong các loài chim, có chim Họa Mi là đặc biệt nhất.
      Chỉ hót khi nghe tiếng đồng loại cùng hót.

      "Đồng thanh tương ứng"

      Con chim Họa Mi ôm bao khúc nhạc tự do thanh bình trong lồng ngực, khát khao.

      Tìm đâu một tri âm?

      Cho đến khi, lảnh lót giữa đen tối đau thương, rộn ràng một tấu khúc.

      Nốt nhạc đầu tiên

      Độc Lập

      Nốt nhạc thứ hai

      Tự Do

      Nốt nhạc thứ ba

      Hạnh Phúc

      Giao hưởng trong âm giai Dân Chủ...

      Réo rắt bổng trầm cơn mơ dài tô bởi bao xương máu trầm kha đớn đau tức tối tủi nhục u hờn... ác mộng từ đêm tối bỗng biến thành mơ hoa một sáng bình minh...

      Triệu con chim Việt cùng ngứa cổ hót vang

      Đàn chim kêu thiết tha qua núi cao rừng xa....

      Độc Lập

      Tự Do

      Hạnh Phúc

      Dân Chủ

      ....

      Khi khám phả ra tiếng hót lảnh lót kia
      chỉ thực ở một nốt đầu
      chuỗi nhạc còn lại
      phát ra từ một con chim máy được lên giây thiều
      bởi một bàn tay đỏ bọc nhung

      ...

      thì những con họa mi đã bị lùa vào lồng
      mất tự do
      không hạnh phúc
      và tấu khúc

      dở

      dang


      ....

      năm triệu con họa mi đã chết vì đồng thanh tương ứng tiếng chim máy gài vào họng súng...

      ....

      triệu triệu lũ chim non đang tập hót
      cùng một bài bản

      khi được lên giây thiều

      trong đêm


      ác mộng
      lảnh lót tiếng nhạc

      bầy chim hót
      trong lồng
      đẫm máu




      .
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.08.2006 09:30:55 bởi Ngọc Lý >
      #18
        Tử Đinh Hương 25.08.2006 12:30:26 (permalink)
        Xin góp vui với chị Ngọ Lý những suy nghĩ về chim cuốc:

        Có con chim cuốc
        Nó kêu
        Quốc...
        Quốc...

        Suốt ngày
        Đôi khi là cả suốt đêm
        Cổ tích các cụ bảo nó là loài mất nước
        Quốc...
        Quốc...

        Sao mà thê lương
        Mà thảm thiết quá
        Vang vọng khắp nơi ngòi rãnh
        Đầu bờ cuối bãi
        Góc ao

        Đôi khi mất cả giấc ngủ trưa
        Quốc...
        Quốc...

        Chị à... Em cũng có 1 bài hay lắm về Hoạ mi, lúc nào rảnh post chị coi.. Nhưng cũng hơi ngại mọi người trách lấy cái đẹp để phụ vụ ý đồ này nọ. Chúc chị vui...
        #19
          Ngọc Lý 25.08.2006 22:48:45 (permalink)


          Trích đoạn: Trở lại bến xưa

          Ủa! Vậy ra Ngọc Lý là phái hồng nhan ư? Bất ngờ, bất ngờ.





          mấy ai học được chữ ngờ



          #20
            Sở Khanh 26.08.2006 17:42:31 (permalink)
            Xin lỗi vì mấy hôm nay chưa có thời gian để vào hầu bạn NL. Không phải Sở khanh tôi nói ngược mà NL bạn cố tình hiểu ngược. Và tôi vẫn giữ nguyên ý kiến, cá nhân bạn NL cố lạm dụng văn học để phục vụ cho mục đích của mình - chứ không phải là nói đến cái vĩ mô VĂN HỌC và CHÍNH TRỊ.

            Tuy nhiên, SK tôi cũng hiểu lí do tại sao 1 số cây bút viết chưa thật sắc cứ phải đi tìm cái lí do nào đó để biện minh cho cái sự bút không sắc của mình. Và cái lí do dễ nghe nhất đó là "ngòi bút của tôi bị cầm tù" -
            Và bút bây giờ có 1 chủ đề để viết: kêu gào về cái sự cầm tù, đòi hỏi phải đấu tranh giải phóng...
            Tiếc thay lúc này văn đã thành vật mất rồi, dù có biện minh đến đâu thì vẫn thế.


            Trích đoạn: Ngọc Lý

            Hình như Sở Khanh nói ngược.

            Hoặc bạn đã lầm hoặc bạn đã bị nhập nhằng giữa Văn Học và Chính Trị.

            Khi Trần Dần bị bắt và bị vu cáo đến phải cứa cổ tự tử, đó là lúc Chính Trị đàn áp văn học.

            Khi Hữu Loan bị lên án, bị trù dập, vì làm bài thơ tình "Màu Tím Hoa Sim" cho người vợ bé bỏng của ông, với đầy tình người, đó là lúc Chính Trị đàn áp văn học.

            Khi Phùng Quán bị lên án vì yêu người con gái có gia đình là "địa chủ", và bị lên án vì "Tôi sẽ là một nhà thơ chân thật, chân thật trọn đời", đó là lúc Chính Trị đàn áp Văn Học.

            Khi cả nước mà Văn Học tụt hậu, bài luận điểm 10 của kỳ thi vào Đại Học là một bài sao chép, văn sĩ chân thật bị cầm tù, tác phẩm bị tịch thu, còn nhan nhãn trên chợ văn chương là những thứ khiêu dâm, khích dục, tán tụng xác chết, đó là lúc Chính Trị đàn áp Văn Học.

            Nếu bạn đọc lại Lịch Sử Văn Học từ 1945 đến nay, bạn sẽ thấy Văn Học Việt Nam bị chính trị bóp chết, cầm tù, ám hại, mạ lỵ, chụp mũ, phỉ báng... đến độ thảm thương.

            Tôi nghĩ khi chúng ta can đảm nhìn ra điều này, là lúc chúng ta đang cố vực dậy một Nền Văn Học Tự Do, Độc Lập, và trả lại quyền sáng tác cho các ngòi bút chân chính.

            Bạn hãy đọc Vương Trí Nhàn, tại đây: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=161292

            Bạn hãy đọc Phạm Khải, trong văn nghệ công an, tại đây:
            http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=186957

            Bạn hãy đọc Phùng Quán, tại đây:
            http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=185598

            và hãy lắng nghe tiếng kêu của nền Văn Học Việt.

            Đã đến lúc chúng ta trả lại sự tự do tư tưởng cho mỗi người Việt, và trả lại sự suy tư độc lập cho mỗi ngòi bút Việt. Đây là một quyền căn bản của mỗi con người, được quy định trong Quốc Tế Nhân Quyền.

            Đây là điều Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1946 đã lớn tiếng hứa hẹn với toàn dân Việt Nam, từ 50 năm trước.

            Đã đến lúc chúng ta khẳng định là Chính Trị không được quyền can thiệp, chụp mũ, cầm tù, vu khống, giết chết VĂN HỌC VIỆT nữa.


            Ngọc Lý

            .

            #21
              Tử Đinh Hương 26.08.2006 18:36:30 (permalink)
              Hôm qua biết bạn đi vắng mình đã vào... hầu Ngọ Lý giúp bạn rồi. Ngòi bút vốn đã ko sắc lại rỉ sét vì đã quá cổ xưa. Thật bất bình khi người ta dùng chim hoạ mi - 1 con vật hồn nhiên với những khúc ca tươi sáng tặng đời - làm công cụ phục vụ mục đích xấu xa. Đáng tiếc... Đáng tiếc...
              #22
                Ngọc Lý 16.08.2007 14:13:14 (permalink)
                 

                Trần Dần - nhà cách tân thơ Việt
                Nguyễn Trọng Tạo - www.nld.com.vn
                23-02-2007 22:22:33 GMT +7.



                LTS: Nhân sự kiện các nhà văn, nhà thơ: Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Lê Đạt vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, kể từ số báo hôm nay, trên trang Tác giả- tác phẩm số báo thứ bảy hằng tuần, chúng tôi giới thiệu những bài viết về con người và tác phẩm của các nhân vật nổi tiếng này.

                Không phải đến hôm nay người ta mới gọi Trần Dần là “nhà cách tân”. Từ năm 1946 khi tham gia nhóm Dạ Đài, Trần Dần đã cùng với Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Vũ Hoàng Địch… soạn ra bản “tuyên ngôn tượng trưng” nhằm cách tân thơ Việt sau rất nhiều thành công của Thơ Mới (trước năm 1945). Ông cũng là nhà tiểu thuyết đầu tiên viết về chiến dịch Điện Biên Phủ với nhan đề Người người lớp lớp được phổ biến rộng rãi sau năm 1954. Dù được khen ngợi nhiều, nhưng Trần Dần vẫn chưa ưng ý. Ông thú nhận trong nhật ký rằng: “Tôi vừa viết xong cuốn Người người lớp lớp. Viết về chiến tranh ở Điện Biên Phủ đấy. Nhưng mà tôi đã chán rồi. Tại vì rằng tôi ít thấy sự thực của chiến tranh trong đó quá. Và vì rằng tôi ít thấy sự thực của bản thân tôi trong đó quá. Chưa phải là chiến tranh và chưa phải là tôi. Cho nên tôi viết tới hơn 300 trang mà không thích bằng một bài thơ tôi cũng mới làm về chiến tranh: Anh đã thấy (mes douleurs) trên dưới có 6 trang! Vài trang thơ này tôi còn thấy chiến tranh nhiều hơn, và thấy tôi nhiều hơn 300 trang Người người lớp lớp”. Nghĩa là ông luôn trăn trở cho thơ văn phải hướng về phía trước, phía cách tân. Sau này, suy nghĩ về thơ, ông tuyên bố “phải chôn Thơ Mới”, tức là phải sáng tạo ra một thứ thơ khác, thời đại hơn, mới mẻ hơn những thành tựu đã có, dù Thơ Mới đã làm xong cuộc cách mạng thơ đặc sắc.

                Cuộc cách tân thơ của Trần Dần sau hòa bình năm 1954 vừa mới khởi ra chưa được bao lâu thì đã bị tai nạn “Nhân văn – Giai phẩm”. Ông bị kỷ luật và bị “treo bút” 3 năm, nhưng thực ra thì mãi 30 năm sau mới xuất hiện trở lại văn đàn. Thuở ấy ông làm một cuộc du ngoạn vào Huế chơi với anh em văn nghệ chúng tôi. Những bài thơ dài của ông thời “Nhân văn – Giai phẩm” như Nhất định thắng, Hãy đi mãi… được nhiều người đọc lại. Còn ông thì khoe với tôi (ông ở nhà tôi mấy ngày) những tập bản thảo mà ông đã viết trong 30 năm im lặng ấy, gần 30 tác phẩm, đó là thơ-tiểu-thuyết Cổng tỉnh, tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, Đêm núm sen… các tập thơ Mùa sạch, Thơ mini, Việt Bắc, v.v… Còn thơ trong các cuốn “sổ bụi” của ông thì nhiều vô kể. Đọc một số bản thảo của ông, tôi không ngờ rằng, một người nhỏ thó, gầy đét như ông lại có cả một trái tim lớn lao như vậy. Đấy là trái tim khát vọng “làm quốc ngữ”, làm “người nhân loại”. Có thể nói rằng bi kịch và cô đơn hoàn toàn đã buộc ông phải chiến thắng bằng vũ khí ngôn ngữ. “Thơ nay hầu như vẫn đặt nghĩa. Tôi đặt thơ là chữ. Con chữ nó làm nghĩa. “Mai sau dù có bao giờ” là con chữ. “Chữ tài liền với chữ tai một vần” là đặt nghĩa” – ông quan niệm. Chính vì làm thơ kiên trì với quan niệm đó mà thơ ông đã mang đến cho nền thơ chung một lối thơ độc sáng. Có nhiều người ảnh hưởng lối thơ Trần Dần, nhưng không ai có thể vượt qua ông về lối thơ đó, vì đấy là thơ tự thân, đó là máu, mồ hôi và óc não của ông đọng thành những con chữ.

                Thuở đầu, Trần Dần thích thơ Maiacovski. Những bài thơ bậc thang của ông đã tạo nên những nhịp điệu quyết liệt mạnh mẽ khi diễn tả những rung cảm đa chiều của ông về cuộc sống, về dân tộc:

                “Biển súng rừng lê bạt ngàn con mắt
                Quân ta đi tập trận về qua
                Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà…


                Nhưng về sau thơ ông đã đổi khác. Ông tạo ra những con chữ độc đáo, sinh động và đa nghĩa:

                “Đừng ngại mây che từng cây số buồn rầu!
                Đừng ngại mở trong lòng vài khung cửa nhớ…
                Thì hãy lấy mùi soa đêm chùi đôi mắt khổ
                Hơn là mỏi răng nhai ràu rạu vỉa hè…”.


                Người ta nói rằng Trần Dần đã thổi hồn vào từng sự vật, thổi sự sống vào từng con chữ. Nhưng cái làm cho người đọc luôn bất ngờ là cái cách tư duy ngôn ngữ táo bạo, độc đáo và mới lạ của ông đã tạo nên những ấn tượng mạnh, thậm chí thoạt đầu gây sốc. Gây sốc bởi vì nó mới quá, nó lạ quá, nó không giống “thơ cũ”. Gây sốc bởi ông chủ trương “làm chữ”, làm những chữ mới và làm mới những chữ cũ. Đấy chính là Trần Dần một cá thể thơ.

                Ngôn ngữ của Trần Dần luôn biến động và ta thấy cả sự lao tâm của ông cho từng con chữ. Lê Đạt nói “nhà thơ là phu chữ”, tôi nghĩ cụm từ này dùng để gọi Trần Dần thì vô cùng đắc địa. Ngay trong cả loại thơ kiểu văn xuôi của ông vẫn ngồn ngộn hình ảnh và cảm xúc thiên hà. Thơ trẻ hiện nay cố gắng nhiều trong thơ không vần hay thơ văn xuôi, nhưng đọc lại Trần Dần 30 năm trước, vẫn thấy ông còn mới mẻ đến bất ngờ:

                “Tôi có nghèo đâu, trăng sao lủng liểng. Mây phơi dằng dặc khắp chân trời. Hương hỏa của tôi, kho nào chứa xuể? Ê hề vũ trụ sao bay. Tôi di lại cho ai giờ? Tầng tầng mây, lục địa lục địa của cải”. (Sổ bụi 1979)


                Thơ Trần Dần (cũng như tiểu thuyết sau “Nhân văn – Giai phẩm” của ông) ngồn ngộn chữ, ngồn ngộn da thịt, sự sống. Ông không phải một nhà thơ dễ đọc. Ông cũng không phải nhà thơ quần chúng hóa, mặc dù ông thơ hóa nhiều ngôn ngữ quần chúng. Những vấn đề cuộc sống và nghệ thuật luôn được ông soi rọi, chăm chút, xuất thần theo kiểu riêng của mình. Chính vì thế mà ông là người mở đường, người đi trước suốt nửa thế kỷ qua. Tôi khâm phục sự học của ông. Ông học bằng cách đọc thế giới (sách), đọc và quan sát suộc sống, học làm người nghĩa là làm một nhân cách cá biệt, đôi khi như kẻ lập dị giữa đời, giữa đám đông. Học bằng cách làm việc cật lực cho văn thơ. Học bằng cách ngồi dịch sách, dich tài liệu để kiếm sống. Năm 1983, nhạc sĩ Văn Cao nhờ tôi sang nhà Trần Dần mời ông đến nhà uống rượu nhân 60 tuổi, tôi chú ý vết đen trên tường sau chiếc ghế ông ngồi. Cái vết đen như một hình nhân, như cái bóng của ông. Ông đã ngồi dựa tường như vậy suốt mấy chục năm, để đau khổ, để cô đơn toàn phần, để suy nghĩ, để đọc và để viết. Ông viết rất chậm. Có lần Phùng Quán bảo anh Dần viết chậm thế thì bao giờ mới xong tiểu thuyết. Ông thủng thẳng trả lời: “Viết văn chứ có phải đi ăn cướp đâu mà cần nhanh”. Vâng, ông cứ đĩnh đạc như thế, cứ nặng chùy như thế. Và thế mới là Trần Dần.

                Bây giờ ông đã xa cõi trần hơn 10 năm, đã được in tuyển thơ dày dặn và những tập sách khác, đã được giải thưởng Hội Nhà văn, Giải thưởng Nhà nước… Tôi nghĩ không có phần thưởng nào lớn hơn khát vọng của ông về chân trời và đường bay của nhân dân, của dân tộc. Hai câu thơ ông khóc hay là ông mơ ước:

                “Tôi khóc những chân trời không có người bay
                Lại khóc những người bay không có chân trời”.



                Hy vọng

                Dù bị vứt bên lề đường
                Dù bị tàn tật
                Ta vẫn khăng khăng yêu Tổ quốc thật lòng
                Dù manh tải đùm thân
                Bị gậy bơ vơ trời không che đất không chở
                Dù đêm nghe gió quét gậm cầu
                Chỉ vài ánh sao lu làm củi lửa
                Ta vẫn khăng khăng yêu Tổ quốc thật lòng
                Dù chỉ còn một bên tai
                Tai sẽ đón tiếng chim ru
                Còn một bên tay - tay sẽ quờ quào
                Vục một chút màu xanh quê cũ
                Cho đôi môi khô uống một hụm trời

                Dù xa lắc biển gầm Côn Đảo
                Dù nơi đây sóng mặn chát lòng tằm
                Ta vẫn sững mái đầu xờm con mắt xếch
                Ngùn ngụt bể Đông xa
                Tia mống cụt đâm trời
                Dù ném thây ta cho cá rỉa
                Ta sẽ cựa luân hồi đạp cửa thác sinh
                Ta sẽ đầu thai làm gió lốc
                Cùng các đám đông đi phố đỏ rừng cờ
                Hãy đợi ở cầu Xanh hãy chờ nơi phố Hẹn
                Vạt áo tứ thân con mắt ố đừng chùi
                Nín đi thôi. Nín đi thôi các đại lộ nhiều cây
                Đừng sa sút lá.
                Để ta còn khuyên gió… gió đừng rung cây.



                NGUYỄN TRỌNG TẠO


                Đọc tiếp theo cùng đề mục:
                « Bên Nhà: Nhân Văn-Giai Phẩm được tặng giải
                « Văn Nghệ: Có phải người Việt thường không triệt để ?
                » Bên Nhà: Hà Nội xin lỗi không chính thức phong trào Nhân Văn Giai Phẩm ?
                » Văn Nghệ: Thượng đế sẽ mỉm cười


                 


                http://ykien.net/blog/?p=586

                <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.08.2007 14:19:25 bởi Ngọc Lý >
                #23
                  Ngọc Lý 27.02.2008 12:25:37 (permalink)
                  Phạm Xuân Nguyên

                  Trần Dần - Thơ ở đâu?
                   


                  Hà Nội, sau hơn một tháng chịu đựng cái rét lạnh lùng đến mức kỷ lục, ngày Rằm tháng Giêng (21/2/2008) bỗng bừng nắng ấm. Ngày thơ Việt Nam lần thứ VI ở Hà Nội tổ chức tại Văn Miếu như thường niên vì vậy được hưởng lộc đất trời, thu hút rất đông người đến xem, đến nghe, đến gặp gỡ, giao lưu. Nhưng trong khá nhiều người đến Văn Miếu rằm này, vì xuân, vì thơ, riêng còn một lý do cũng rất thơ rất xuân: đón nhận tập thơ mới của Trần Dần. Vâng, sau những Bài thơ Việt Bắc, Cổng tỉnh, Mùa sạch từ thời đổi mới, sau Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật mới được trao vài năm trước, bây giờ Trần Dần lại xuất hiện. Trần Dần – Thơ. Một tập sách dày gần năm trăm trang in lại và in mới (chủ yếu) những sáng tác của Trần Dần trong mấy chục năm im lặng khuất mình trong bóng tối hiến mình cho con chữ. Bìa gấp ngoài tập thơ in một bức vẽ của chính Trần Dần minh họa cho một bài thơ ông viết thời 1960 – 1964:


                  Bài hát người lớn

                  Đi chởi! Đi chơi!
                  Đầu trọc bình vôi
                  Hai tay hai hòn sỏi
                  Đi chơi! Đi chởi!
                  Hai tay hai hòn sỏi
                  Đầu trọc bình vôi...

                  Đi chởi! Đi chơi!





                   
                  Trần Dần - Thơ là một ấn phẩm thơ sang trọng, bề thế, xứng đáng với người thơ ấy và thơ này, xứng đáng sự háo hức chờ đợi của người yêu thơ. Việc ra được tập thơ là một công gian khó của Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam phối hợp cùng Nhà xuất bản Đà Nẵng. Tập thơ in ra là một sự kiện của văn học và văn hóa. Và mọi người yêu thơ, yêu Trần Dần, háo hức trông chờ ngày Thơ năm nay tại Văn Miếu được cầm trên tay Trần Dần - Thơ với tâm trạng đón chờ một sự kiện đẹp của Thơ, của Người.

                  Nhưng cái sự kiện ấy đã trở thành phản sự kiện.

                  Trong dòng người chen vai thích cánh vào Văn Miếu (một dấu hiệu đẹp cho Thơ), nhiều người đã được biết Trần Dần - Thơ ra đời, đã hay tin hôm nay tập thơ được bày bán tại quầy của Nhã Nam ở cả sân Thái Miếu và sân Thái Học. Họ đến quầy sách, họ nhìn vào các tập sách bày ra: Trần Dần - Thơ không thấy có. Họ hỏi các nhân viên bán hàng, đáp lại là sự im lặng rụt rè, và một câu trả lời nhỏ và ngắn: không được bày bán. Các nhà thơ hỏi nhau: vì sao? Các nhà báo hỏi nhau: vì sao? Chuông điện thoại réo rắt và thông tin được cập nhật truyền miệng: trước hôm rằm, Cục Xuất bản đã có cú điện thoại cho Nhã Nam bảo không được đưa Trần Dần - Thơ vào bán trong Văn Miếu ngày thơ. Nhưng... Nhưng... ai muốn mua, ai muốn có tập thơ ngay, hãy ra nhanh phố sách Đinh Lễ là có. Và từ Văn Miếu đã có những người ra vội Đinh Lễ.

                  Một số phóng viên túm lấy tôi phỏng vấn nhanh. Câu hỏi: Việc này thế nào và tại sao lại thế. Việc thế nào thì tôi cũng chỉ cập nhật tức thì những thông tin như đã nêu trên và nói lại với các phóng viên. Còn tại sao ư? Tại vì nỗi sợ của ai đó. Sợ Trần Dần - Thơ xuất hiện trong ngày thơ sẽ hút sự chú ý, đặc biệt chú ý, của mọi người vào ông và thơ ông. Sợ những con chữ Trần Dần sẽ khuấy động, khuấy đảo tâm cảm mỗi người đọc và gây ra những phản ứng thơ mạnh mẽ có thể khiến bàng hoàng trước một khối năng lượng sáng tạo cực mạnh, cực lớn từ gần nửa thế kỷ trước soi chiếu và phóng nổ vào hôm nay. Nói chung lại là sợ Chữ, sợ Thơ của một Nhà Thơ. Lẽ ra những điều này phải là mừng, là vui, và thế thì Trần Dần - Thơ là điểm nhấn đẹp cho ngày thơ năm nay, là niềm vinh quang cho những người làm thơ Việt. Nhưng đã không có sự lẽ ra đó.

                  Các nhà thơ ở Văn Miếu cũng đành hèn yếu và im lặng trước việc Thơ bị chặn cửa như vậy. Họ xì xào, họ xôn xao khi không thấy có Trần Dần - Thơ. Nhưng họ không dám trực tiếp lên tiếng hỏi thẳng ban tổ chức, hỏi nhà chức quyền, vì cớ gì một tập thơ đã được cấp giấy phép xuất bản, một tập thơ đã được in ra sau khi bị loại bỏ khoảng bốn chục trang, bỏ đi một số bài viết và bài thơ theo yêu cầu biên tập, tập thơ đó lại không được xuất hiện đàng hoàng, công khai tại một nơi không thể đẹp hơn cho thơ là văn Miếu và vào một ngày không thể hay hơn cho thơ là ngày thơ Việt Nam.

                  Một nhà báo nữ đã làm luận văn thạc sĩ về những bài viết về Trần Dần đến Văn Miếu mang theo cả toàn bộ bản thảo tập thơ với háo hức mua Trần Dần - Thơ để đối chiếu xem những chỗ nào bị cắt bỏ. Trước việc xảy ra, chị phẫn nộ và bảo tối qua tình cờ đọc đúng cái câu Trần Dần như đã tiên liệu số phận của mình và thơ mình:


                  Tất cả đến với tôi - phải đến tự đàng trước.
                  Đàng sau có gì? toàn LÁ-CHẾT những ngày qua.

                  Đến với Trần Dần và thơ ông là phải đến từ tương lai, chứ không phải đến từ quá khứ. Cái sự hành xử đối với Trần Dần - Thơ tại Văn Miếu trong Ngày thơ Việt Nam lần VI đúng là “LÁ-CHẾT những ngày qua”.







                  Ba tấm poster cho tác phẩm Trần Dần – Thơ do Công ty Nhã Nam chuẩn bị không được trưng bày
                  Từ Văn Miếu tôi và họa sĩ, nhà thơ Như Huy (người có bài viết “Tác phẩm Mùa sạch của Trần Dần qua góc nhìn của Nghệ thuật Ý niệm” in trong tập) đến trụ sở Công ty Nhã Nam. Ông giám đốc dẫn chúng tôi lên tầng ba. Ba poster dành cho Trần Dần - Thơ được chuẩn bị công phu đã không ra được Văn Miếu nên đành đứng đó. Ôi, Trần Dần!

                  Tôi có vệ tinh
                  rồi có nhà ga xanh
                  nhà ga tim
                  trong một vũ trụ
                  chẳng hiền lành.

                  Cái lồng chim quá chật
                  tôi bay đâu
                  cũng đụng đầu.

                  Giám đốc Nhã Nam cho biết một thông tin từ Đinh Lễ báo về là đã có người lấy sách thật Trần Dần - Thơ mang đi. Thế nghĩa là gì anh biết không? Nghĩa là chỉ ít hôm nữa Trần Dần - Thơ sách lậu sẽ tràn lan. Mà những kẻ làm lậu cuốn này chắc phải dùng scanner thôi, chứ không thể kỳ khu làm đúng như Nhã Nam đã làm được. Bởi vì Trần Dần - Thơ thật ngoài những bản thơ in đúng kiểu viết, kiểu chữ, kiểu trình bày của Trần Dần, còn có những bản in màu như tranh các trang thơ thị giác ông làm ra.

                  Trần Dần - Thơ ở đâu?

                  Thưa: ở thơ ông, ở người đọc thơ là bạn, là tôi. Ông không hiện diện ở Văn Miếu không phải do ông, không phải do Văn Miếu. Nhưng bạn sẽ gặp được ông, đọc được ông ở nơi bạn đến. Và khi đọc thơ Trần Dần, bạn hãy cùng ông thanh thản trong một tình yêu thương lớn và một niềm tin lớn.

                  Hãy ôm thế giới này, tha thứ cho nó.
                  Hãy thắp sáng mọi chòm sao cũ!
                  Cả những vì sao đã tắt lụi từ lâu.

                  Tôi chẳng muốn mang sang gì cả.
                  Nỗi buồn ga cuối còn nguyên.

                  Bạn hãy nhận lấy Trần Dần - Thơ như vậy!

                  Hà Nội – Sài Gòn
                  Rằm tháng Giêng Mậu Tý 2008

                  © 2008 talawas

                   

                  http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12371&rb=0101

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.02.2008 12:28:23 bởi Ngọc Lý >
                  #24
                    Ngọc Lý 01.03.2008 14:49:35 (permalink)
                    Cha tôi - Nhà thơ Trần Dần
                    Trần Trọng Vũ
                     

                    TP - Cuốn “Thơ” của Trần Dần mới xuất bản đã gây sự chú ý của dư luận. Chúng tôi xin trích giới thiệu bài viết của họa sĩ Trần Trọng Vũ, con trai của nhà thơ, để góp phần cùng bạn đọc giải mã một giai đoạn sáng tác của ông.




                    Năm 1993 tôi được đọc lần đầu Paul Auster qua bản dịch tiếng Pháp L’invention de la solitude. Cuốn tiểu thuyết mang nhiều tự sự, nhật ký và hồi ký.

                    Sau khi cha ông mất, nhà văn trở lại căn hộ nơi gia đình ông đã sống nhiều năm trước, để ngồi lại trong phòng riêng của cha, để nhận ra rằng ông đã không biết gì nhiều về cha ông, để lục tìm những đồ vật cũ, gạn hỏi quá khứ, để hiểu hơn về con người này.

                    Thời ấy, họ sống ngay cạnh nhau, trong cùng một căn hộ, nhưng mỗi người trong phòng của mình, nhưng không có những chia sẻ thân thiết. Vì nỗi cô đơn của mỗi người quá lớn.

                    Cuộc tìm kiếm quá khứ của nhà văn lại kéo dài khoảng cách của họ. Những sự kiện đến từ quá khứ mỗi lúc một thêm cụ thể thì hình ảnh cha ông ngày càng mờ nhạt, đến lúc dường như cha ông chưa bao giờ tồn tại trong cuộc đời của ông.

                    * * *

                    Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội. Phải đợi nhiều thời gian sau tôi mới cảm thấy sẵn sàng mở lại di cảo của ông. Nhưng không phải với hy vọng được xích lại gần với ông hơn, không phải để hiểu ông hơn. Cũng không phải vì sợ mất ông. Tôi đã không thể xử sự được như trong văn học.

                    Quan hệ chật hẹp của chúng tôi chưa bao giờ sóng gió đã cho phép tôi lựa chọn phần riêng tư nhất trong hàng trăm bản thảo và tình phụ tử nhiều ích kỷ dĩ nhiên đã khiến tôi, một cách tầm thường nhất, chỉ giữ lại những gì liên quan đến con người Trần Dần và nhà thơ Trần Dần.

                    Tất cả những sổ nhật ký của ông đều còn nguyên vẹn, nối liền những năm những tháng, ròng rã từ năm 1954 tới 1989. Nếu như những sổ tay đầu mang đề tựa Ghi vặt, có thể giúp tôi đọc lại được nhật ký của một người bố, một người chồng, một người yêu, thông qua những sự kiện thường nhật thì từ năm 1973 những sổ nhật ký đã trở thành những sổ thơ và từ năm 1979 là những sổ bụi hoặc vở bụi.

                    Không còn những chuyện đời thường, để có thể đem kể lại cho một ai đó để cung cấp bí mật về các nhân vật có thật hoặc để làm tổn thương danh dự của một vài người. Không còn cách nào khác là phải đọc cuộc đời của ông bằng văn học.

                    Nhưng một lần nữa tính ích kỷ của lòng hiếu lại cho phép tôi được xếp trả vào di cảo một phần rất lớn của những sổ thơ và sổ bụi này. Đó là khi nhà thơ viết lại những suy nghĩ chồng chéo của ông về một cuốn sách, một đoạn trích, một tác giả, một buổi nói chuyện văn học, một ý kiến Triết học hoặc Phật học, hoặc Kinh dịch, trong những phép chính tả của riêng ông, đôi khi trong những ký hiệu thị giác chưa ai có thể giải mã được.

                    Tôi chỉ có thể lấy ra những câu thơ hoặc bài thơ nằm rải rác khắp nơi trong ba mươi tư sổ tay- nhật ký văn học của ông, như những hạt bụi trong muôn vàn cơn mưa bụi.

                    TÔI và CHO TÔI

                    Nếu như các nhân vật xưng TÔI của Nhất định thắng, Cổng tỉnh, Bài thơ Việt Bắc , Jờ joạcx, Mùa sạch…có thể gợi ý người đọc liên tưởng tới Trần Dần thì chữ TÔI của các sổ bụi được khẳng định là tác giả khi ông gọi chúng là journal sauvage, là nhật ký anti - tự sự.

                    Phản tự sự không có nghĩa không có tự sự, mà trái lại tự sự là một trong những vị trí trung tâm của nhật ký. Không có tự sự thì làm sao phản được tự sự?

                    Nhưng nhật ký theo kiểu Trần Dần lại vượt khỏi mọi giới hạn của tự sự, để trở thành VĂN HỌC. Tự sự bị phản bội bởi chính nhà thơ vì văn học không bao giờ thuộc sở hữu của một người.

                    Chữ TÔI của ông, từ sổ thơ đến sổ bụi, không dùng để làm đối thoại. Những hội thoại văn học được bình lại trong nhật ký thường không có chữ TÔI.

                    Rất khó tìm thấy ở đây những đại từ nhân xưng mà người Việt ưa dùng để định vị trí, đẳng cấp của nhau, và để tỏ thái độ với nhau. Khi thuật lại một cuộc nói chuyện ba người dài suốt cả một cuốn sổ thơ (1976) ông bắt đầu thế này:

                    «Một hôm, vô hại, vô thưởng vô phạt, như mọi hôm vô vị vô mùi:

                    BÀNG: Có khi cần một travail symbolique?

                    ỔI: Không, không, mọi thiết định! Không?

                    CÁT: Làm quái gì, travail théorique?

                    BÀNG: Ừ, làm quái gì? …»

                    (Bàng = Trần Dần. Ổi = Đặng Đình Hưng. Cát = Đoàn Chúc [chú thích của ttv]).

                    Không thấy ai xưng danh cả. Và những trang thoại dài như thế đòi được giải mã, chỉ ngay từ những cái tên người. Nhưng tôi không nghĩ tất cả những độc thoại này đều chỉ đơn thuần là những ghi chép? Mà là một hình thức của văn luận?

                    Nếu có chữ TÔI trong những tranh luận này thì đó là những câu trích thơ của ông, lấy lại từ chính những trang khác của nhật ký. TÔI của sổ thơ của sổ bụi là chữ dành riêng cho tự sự, và cho thơ. TÔI không thể đứng chung với một người nào khác. TÔI để báo trước một cá thể cô độc. Có thể dựng lại chân dung và cuộc đời của người xưng TÔI, một cách hoàn chỉnh, từ lúc sinh tới khi chết, thông qua rất nhiều chữ TÔI như thế này:

                    Tôi chôn rau ở tận trời sao. (Sổ thơ 1973)

                    Tôi chẳng phải tù binh quả đất. (Sổ bụi 1979)

                    Tôi đã leo nhiều ngõ cụt cổ điển. (Sổ bụi 1979)

                    Tôi không bao giờ hú với chó sói, chỉ một tội này họ chẳng thể tha tôi. (Sổ bụi 1982)

                    Chết đi, tôi vẫn mất ngủ. (Sổ bụi 1988)

                    TÔI bao giờ cũng ngạo nghễ, đầy khí phách, nhưng cũng không ít mâu thuẫn, không ít dằn vặt, không kém phức tạp. Những cuộc gặp gỡ trong văn chương Việt Nam thường xuyên chỉ cho tôi làm quen với những cái tôi đạo đức như ngọn cỏ, hoặc dễ chịu như một vị anh hùng không có thật.

                    Ít thấy ở đâu có ai dám đặt mình bên cạnh quả đất, vũ trụ, nhân loại, chân trời, cõi chết, vì sao bay, hoặc tồi nhất thì cũng dám đứng gần chó sói, sâu bọ, nhà tù… TÔI của sổ bụi không bao giờ còn đi cùng một cái tên cụ thể, dù chỉ là một địa chỉ như Tôi ở phố Sinh Từ của năm 1955.

                    Cùng với thời gian phố Sinh Từ đã bước ra khỏi cuộc đời nhà thơ, ra khỏi bản đồ hành chính thành phố Hà Nội, để ba mươi hai năm sau ông viết: Tôi sống ở hai chân trời… một trời hoành đạt, một trời sao bay?

                    Chữ TÔI của sổ bụi thường xuyên được đặt cùng với những yếu tố tích cực, luôn thay đổi, luôn chuyển động, không kích thước: chân trời, chân mây, gió, mưa, các vì sao.

                    Ông đã đến rất nhiều chân trời để biết rằng mỗi thay đổi chân trời / một thay đổi nhân sinh, để báo trước «đám ma tôi» : hôm ấy - lã chã sáu chân trời, lã chã sáu chân mây.

                    Và cũng để thú nhận rằng ông mỗi ngày thay áo mấy chân mây. Và các chân trời cũng đối ngược nhau làm sao. Nếu có một lúc nào đó ông nói: ở một chân trời tôi mở những chân mây, nếu có một lúc nào đó ông phàn nàn:
                     
                    những giờ phút vắng chân mây? bao nhiêu lấp hổng không vừa, thì cũng nhiều khi chân trời lại làm ông thất vọng: bốn cẳng chạy tới chân trời? không bõ? không bõ? vớt về một canh cánh chiêm bao.

                    …Rồi có một lần, ông nói về hạnh phúc, nhưng không có chữ TÔI, và bản thân hạnh phúc cũng khó khăn thế nào : Thôi đi những hạnh phúc - quần đùi may sẵn! giầy dép - đóng sẵn! Số? Cỡ? Hạnh phúc chẳng mua ở công ti-may mặc-sẵn? những si lip sách chẳng vừa…cóoc sê jáo khoa ca mà thịt hở… (Sổ thơ kể kệ 1976) Hoặc những phút hiếm hoi như thế này cũng được kể lại theo cách viết rất riêng của ông:

                    «Tôi có nghèo đâu, trăng sao lủng liểng. Mây phơi dằng dặc khắp chân trời. Hương hỏa của tôi, kho nào chứa xuể? Ê hề vũ trụ sao bay. Tôi di lại cho ai giờ? Tầng tầng mây, lục địa lục địa của cải» (Sổ bụi 1979)


                    Nhưng có khi TÔI trở thành CHO TÔI. Cặp quan hệ «tôi cho ai» và «ai cho tôi» có mặt trong thơ ông từ thời Cổng tỉnh, chẳng bao giờ được trả lời. CHO TÔI thực ra là cái vô lý mà trong đó TÔI không thể hiểu được, là cái không thể mà TÔI khao khát, là những tình thế mà TÔI không thấy lối ra. Nếu như TÔI có mặt thường trực suốt cuộc đời thơ của ông, thì CHO TÔI lại chỉ tập trung ở những thời gian nhất định, có vắng bóng, có hội ngộ:

                    sao lại cho tôi quê cháo lú. quên cha quên mẹ. quên ngày hội. quên chạm ngõ. cưới xin. chôn cất. tang chồng không để. để tang xô.

                    cho tôi về dưới Tía. cả ngày chong bóng xế. cho tôi về quá Mễ. tào lao giấc trắng phèo phèo.

                    sao lại cho tôi nhiều xương sống thế? trước quyền không biết lom khom? (Sổ bụi 1979)

                    Ai xuất tiền mặt cho tôi? (Sổ bụi 1982)


                    cho tôi ngồi fố khói? ga khói của lòng? bướm khói liệng sân ga? (Sổ bụi 1989)


                    Chữ TÔI kiểm điểm bản thân cùng một thời đại buồn rầu của Cổng tỉnh năm 1960 đến những sổ bụi không còn xếp cùng với thời đại của ông nữa. TÔI những năm tám mươi từ chối bên ngoài:

                    Nhân loại - tôi không chơi với các anh nữa

                    Ván nào anh cũng ăn jan… (Sổ bụi 1982)




                    Người đọc cũng có thể hiểu được rằng con đường từ TÔI đến TÔI đâu phải chỉ khép lại trong cô đơn, mà là kết quả của rất nhiều năm lao động: Từ tôi tới mình? vạn lí trường chinh..? mấy ai đi hết lữ trình? nửa đường rơi rụng sinh linh? (Sổ bụi 1987). Người đọc cũng có thể được lý giải vì sao chữ TÔI của thơ mini 1988 vừa khỏe mạnh, vừa đau đớn, lại vừa kiêu hãnh, đến ấm lòng:

                    Tôi khóc những chân trời không có người bay

                    Lại khóc những người bay không có chân trời

                    Có thể đây là một trong những lý do vì sao những bài thơ ngắn và cực ngắn, bắt đầu từ các sổ thơ 1973 đôi khi chỉ được đánh số thứ tự, phần nhiều chỉ được gọi là những bài «thơ lẻ», phải đợi đến năm 1988 những bài thơ ngắn mới được gọi là «thơ mini».



                    Thơ và họa của Trần Dần


                    THƠ và KHÁCH THƠ


                    Khi đọc bố tôi viết tác phẩm là bản gốc, đời là bản sao (Sổ bụi 1988) tôi đã cho rằng hai mươi ba năm sống cạnh ông tôi mới chỉ học thuộc bản sao của ông. Bản sao này cũng không trọn vẹn.

                    Tôi không được ở cùng bố tôi tám năm cuối của ông. Sau khi ông mất, bản sao này dần dần được thay thế bằng một cái gì khác, một cái gì mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn không dám khẳng định có phải là THƠ của ông, là di cảo của ông. Tôi vẫn muốn làm sao giữ lại được bản sao ấy, dù chỉ là bản sao, dù nó không hoàn thiện.

                    Nhưng nếu cuộc đời ông đã được ông đem tặng cho THƠ? Nhưng nếu cuộc đời ông chính là một tác phẩm không được viết?

                    Tuy nhiên tôi không muốn băn khoăn tìm hiểu vì lý do gì cuộc sống gia đình và những thăng trầm của xã hội không được tham gia trực tiếp vào nhật ký của ông từ 1973. Ông còn có một mối nợ khác vô cùng riêng tư, mối nợ vẫn đi theo ông từ Bài thơ Việt Bắc, từ Nhất định thắng, từ Cổng tỉnh:

                    Tôi như có lời hứa chưa xong. Có lời nguyền chưa trọn. Có câu thề còn trăn trở nơi tim - thơ là trò rồ của những kẻ như tôi.  (Sổ thơ 1976)


                    Thơ là thuốc chữa cho ta, bệnh sống.

                    Chẳng bệnh gì đâu, chỉ mỗi bệnh sống. Không thơ, lấy jì chữa chạy júp dùm ta? (Sổ thơ 1975)


                    Thơ với tôi như tôn giáo không nhà thờ - không giáo chủ. Chẳng tăng sư? tôi vẫn chốt ở đền Bay-on chữ. Thơ là mạng sống, là lý lịch thật đời tôi. (Sổ bụi 1988)


                    Mối nợ của ông là THƠ. Mặc dù TÔI của sổ thơ sổ bụi đã được ông đem tặng hết cho THƠ vẫn có những lúc ngắn ngủi THƠ tách ra khỏi TÔI cũng giống như tạm xếp lại những tình bạn tuy thắm thiết nhưng lại ít dễ chịu của họ.
                     
                    Những lúc ấy ông hiểu rằng: Thơ vì thơ, tuyệt đối. Hễ vì bất cứ gì khác, dù cao quý mấy, thơ sẽ chẳng còn là thơ. Vì vậy, thơ khôn thể vì chim gái chẳng hạn. Những thơ tình, thơ chính trị, bất kì tính từ nào, đều vô nghĩa, với tôi. (Sổ bụi 1988). Và THƠ không có TÔI lập tức vứt bỏ mọi ràng buộc và giới hạn, của ngôn từ và kích cỡ, được nhà thơ chiêm ngưỡng từ xa, vô cùng say sưa:

                    Thơ là cái thăm thẳm. (Sổ bụi 1988)


                    Có một vùng thơ tên gọi không lời. (Sổ bụi 1988)


                    Vùng mù…vùng tổ của vùng thơ. (Sổ bụi 1984)


                    Tuy nhiên, việc phi thường chờ người phi thường, có nhà thơ mới có thơ (Sổ bụi 1984), nhà thơ được ông gọi là người thơ, thi sĩ… và khách thơ. KHÁCH THƠ mang nhiều trùng lập với con người Trần Dần, cả hai cùng bị lạc tới quả đất, và ông quan sát KHÁCH THƠ với nhiều thương xót.

                    Bản thân ông là người chôn rau ở tận trời sao, bản thân ông còn xa lạ quá quả đất, để có thể cảm thông với vị khách lạc, để nói nhưng không rõ với ai:

                    Khách thơ chẳng thích gì quả đất. Anh lạc hành tinh rồi! Tội nghiệp! (Sổ thơ 1975)


                    Trong cùng một sổ thơ, ông gặp những con đường cũng biết ước mơ, gặp một sân ga im lặng trắng, gặp những vì sao biết là áy náy hộ vì ai, gặp khách thơ nhưng không bao giờ, và bao giờ, khách thơ có chỗ, ở trong huyên náo địa dư-người.

                    Ông trách: Trăng Á mặt trời Âu đều chẳng chiếu. Vào chỗ nào là chỗ khách thơ đau. Trong những sổ thơ và sổ bụi sau này không thấy KHÁCH THƠ quay trở lại quả đất nữa. KHÁCH THƠ giống như một cuộc viếng thăm không lời, đến từ một vùng thơ không lời, và vội vàng khép lại…

                    Đến thời gian làm thơ mini 1988 nhà thơ của ông có lúc không còn mang bóng dáng của người khách thơ im lặng và thi sĩ đầy khát vọng, mà gai góc khó chịu: Mỗi nhà thơ mang một địa ngục. không ai người chung sống nổi với nhà thơ. Nhưng nhiều khi nhà thơ ấy lại đời thường biết bao, và ngay cái đời thường lại nghịch lý đến tầm thường. Tôi không thể mỉm cười được trước những bông hoa không được rắc nước hoa, bởi bài thơ chính là quan niệm của ông về THƠ và NHÀ THƠ:

                    người thơ
                    không rắc nước hoa
                    lên những bông hoa mình trồng.


                     

                    Sổ bụi CUỐI

                    Tôi đã không tự hỏi, khi lục tìm di cảo, đâu là những dòng viết cuối của bố tôi? Tôi đã bắt đầu bằng những tác phẩm nằm, là những trường ca, những tập thơ đã hoàn chỉnh, những tiểu thuyết, tranh vẽ và thơ vẽ không có lời mà ông gọi là Thơ cơ bản, rồi những tập thơ có lời mà ông lại gọi là Thơ không lời.

                    Bốn năm sau khi ông mất, tôi mới đọc những sổ thơ và sổ bụi. Tôi nghĩ đã thu xếp cho mình đủ bình tĩnh để đọc nhật ký của người khác. Tôi đã đọc ba mươi tư sổ tay, không theo trình tự, không hiểu hết, không nhớ hết, và không biết tôi đã đọc những dòng viết cuối của ông từ lúc nào.



                    Năm 1989 bắt đầu, và thật kỳ lạ, đây là trang sổ bụi duy nhất có ghi ngày tháng, nằm lẫn vào trong những trang cuối của sổ bụi 1988:

                    “Ngày 23 tháng 1 năm 89, tức ngày mùng 10 Chạp Thìn.

                    Dương đã 89. Âm vẫn chửa sang trang Kỷ Tị. Thời gian châu Á vẫn tiêu sâm…

                    Tôi chẳng muốn mang sang gì cả. Nỗi buồn ga cuối còn nguyên”.

                    Sổ 1988 hết trang, ông sang sổ mới. Đây mới là cuốn nhật ký cuối cùng của ông, sổ bụi 1989. Ông bắt đầu như thế này:
                     

                    Canh bạc giao thừa - thua cũng được?

                    đời

                       đau - thi

                              cách rõ ràng…
                     

                    Rồi có những bài thơ mini:
                     

                    Tia mắt chiêm bao ngạt ngào quanh thế. Người về bang cũ có buồn không?

                    Cố nhân bang mới buồn như khói? Tấm lòng ga cuối lặng như đêm.

                    ngã ba đen? ngã ba đen?

                    sự vật không đèn?

                    ai khóc?

                    ngã ba tim?
                     

                    Và rất nhiều chữ CUỐI, chưa bao giờ cùng tụ tập lại như thế này:
                     

                    - hoa soi? hoa sói. hoa sòi. hoa khói? ga cuối của lòng.

                    tim cuối? hai bàn chân cuối?

                      “Đây rồi phố cuối – khóc đi thôi”

                    - tuổi cuối?

                    hai bàn chân cuối vẫn ra đi

                    - xá gì khi khói - cuối đã bay đi?

                    mây cuối của lòng?

                    con mắt cuối vẫn chong chong?

                    - tuổi cuối?

                    ga cuối của lòng

                    nghe hát thương hoa…


                     

                    Ở một trang khác, là chính ông đứng chống gậy ngoài phố. Ngoài ngã ba phố hay ngã ba tim? Đây chính là hình ảnh ông mà ai đã biết ông đều nhận ra. Đây cũng chính là một ông già tập tễnh trong mắt người đời, trong con mắt trẻ con, bị trẻ con trêu. Không thể đọc một cách bình thản được:

                    “ngã ba tim. từ ngã ba tuổi. từ đèn ngã ba? - ông già hoè? ông koè? tôi iêu ông già hoè?

                    không iêu ông già koè? - tôi iêu ông jà koè! tôi iêu ông jà hoè!”

                    Nhưng rồi những day dứt của ông lại nhanh chóng nhường chỗ cho một mùa thu rất xanh và một cơn mưa mà ông đã gặp từ hồi Nhất định thắng, từ hồi Cổng tỉnh:

                    “cho tôi ngồi fố khói? ga khói của lòng? bướm khói liệng sân ga? tầu khói. chung nhau màu tuổi khói? đâu dè mắt khói chiêm bao. mây bay? chung đôi ngồi kể khói? mưa rất xưa mà thu rất xanh. mắt khói thế này. mắt khói để cho ai?”

                    Tôi không cho rằng một mùa thu rất xanh có thể đóng lại toàn bộ những sáng tác của ông. Tôi vẫn biết không bao giờ ông bằng lòng với những gì ông đã làm.

                    Không hiếm khi ông đã tự trách mình: tuổi 60 rồi? không viết nổi một câu thơ? Anh 60 rồi chẳng có quê? Cho dù đối với ông ghi trở nên một hình phạt (1958) ông vẫn tiếp tục viết những bức thư không gửi cho những sổ tay, những đau lòng sổ bụi. Phải lâu lắm tôi mới tìm lại được trong sổ bụi 1988, khi ông nói về thơ mini, những dòng chữ sau: tôi thích viết cái chưa biết, mặc các ông viết cái đã biết. 90 có hoàn thành không? có thành công không để mà đốt đi? Tôi đã đốt tôi đi không phải chỉ đôi lần…cái chưa biết- cái khó - thậm chí cái bất khả thu hút và đắm đuối tôi.

                    Dấu vết nhỏ bé này đã cho phép tôi đặt câu hỏi có phải ông đã tự chuẩn bị cho mình ngày đóng cửa bốn mươi sáu năm ghi nhật ký từ một năm trước?

                    Có phải những năm sau 89, ông đã không còn muốn nhẩy qua bóng của mình? Có phải ông đã có linh cảm không lành về cái mới, về bệnh tật sẽ cướp đi trí nhớ và sự minh mẫn của ông năm năm cuối đời?

                    Có phải ông đã huỷ toàn bộ phần sau của sổ bụi để tay không mà đi sang BÊN KIA. Như ông vẫn nói: Tôi chẳng muốn mang sang gì cả. Nỗi buồn ga cuối còn nguyên.
                     

                    Paris, tháng 4 năm 2003
                    Trần Trọng Vũ
                     
                     
                    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=112924&ChannelID=7
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.03.2008 15:00:11 bởi Ngọc Lý >
                    #25
                      Ngọc Lý 05.03.2008 01:46:51 (permalink)
                      Bùi Minh Quốc
                      Thư ngỏ về việc tập sách Trần Dần–Thơ bị đình chỉ phát hành

                      Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 2008


                      Kính gửi:
                      Tôi là Bùi Minh Quốc, một người làm thơ, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ký tên dưới đây, xin trân trọng gửi các vị thư ngỏ này nhân vụ việc liên quan đến tập sách Trần Dần–Thơ (Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản, 2008) vừa bị ngừng phát hành.

                      Thưa các vị,

                      Toàn bộ thông tin về vụ tập sách Trần Dần-Thơ tôi nhận được là từ lời Tổng biên tập Nhà xuất bản Đà Nẵng trả lời phỏng vấn của đài BBC và từ bức Thư ngỏ viết ngày 01.03.2008 của các đồng nghiệp

                      Nguyễn Huệ Chi
                      Giáo sư, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn học Việt Nam

                      Dương Tường
                      Nhà thơ, dịch giả

                      Phạm Xuân Nguyên
                      Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội

                      Hoàng Hưng
                      Nhà thơ, dịch giả

                      Giáng Vân
                      Nhà thơ, nhà báo

                      Phạm Toàn (Châu Diên)
                      Nhà văn, dịch giả

                      Tôi tin rằng những thông tin ấy là chính xác.

                      Tôi đề nghị các đồng nghiệp tác giả bức thư ngỏ nói trên cho tôi được cùng ký tên vào đó.

                      Ngoài ra, xin được phát biểu thêm (và nhắc lại) một số ý kiến như sau:
                      1. Việc bắt phải ngừng phát hành tập sách Trần Dần–Thơ với lý do “vi phạm hành chính về xuất bản” cần phải được công bố công khai trên các báo đài trong nước để “dân biết, dân bàn”.
                      2. Theo nhận xét của riêng tôi, việc bắt phải ngừng phát hành tập sách Trần Dần–Thơ với lý do “vi phạm hành chính về xuất bản” thực chất chỉ là hành vi tiếp tục vùi dập một công trình văn hóa bị buộc phải cất kỹ trong ngăn kéo đằng đẵng bao năm qua, trong khi đáng ra công trình ấy cần được đưa tới bạn đọc càng sớm càng tốt.
                      3. Nhà thơ Trần Dần đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (cùng với các bạn ông trong nhóm Nhân văn-Giai phẩm là Phùng Quán, Hoàng Cầm, Lê Đạt), đấy là biểu hiện một bước nhích tới rất đáng khích lệ của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới. Hành vi của một số người chủ chốt trong đoàn thanh tra liên ngành do Bộ Thông tin–Truyền thông cầm đầu thực chất là hành vi chống đổi mới, làm tổn thương danh dự của Đảng và Nhà nước ta trước giới trí thức văn nghệ sĩ cả nước và toàn thế giới.
                      4. Hành vi nêu trên thực chất là nối tiếp một cách khác nhiều hành vi tương tự trước đây, mà điển hình là vụ đưa vào máy nghiền một tác phẩm rất giá trị và không hề vi phạm pháp luật là cuốn tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Điều đó chứng tỏ có một thế lực chống đối mới trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ đang lộng hành hoạt động phá hoại dai dẳng và có hệ thống; thế lực này tiếp tục vùi dập các tác phẩm giá trị và các tác giả tài năng đồng thời mở lối rất dễ dãi cho xuất hiện tràn lan những sản phẩm tầm thường. Tôi xin nhắc lại, tai họa lớn, bao trùm, (và dai dẳng) đối với nền văn hóa Việt Nam hiện nay chính là sự lấn át tràn lan của cái tầm thường.


                      5. Vì vậy, tôi khẩn thiết yêu cầu Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt nam cần có thái độ về vụ việc này đồng thời tổ chức ngay một hội thảo chuyên đề về hai tác phẩm bị cấm, bị nghiền là Trần Dần–Thơ và tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000.
                      6. Tôi hy vọng tất cả các đồng nghiệp trong và ngoài Hội Nhà văn Việt Nam có tiếng nói kịp thời của mình. Tôi đặc biệt chờ đợi ý kiến của các nhà văn Vũ Tú Nam, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên tổng thư ký, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, nguyên phó tổng thư ký, Xuân Cang, nguyên trưởng ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam.
                      7. Quyền tự do sáng tác phải gắn liền với quyền tự do báo chí và tự do xuất bản chứ không thể là tự do sáng tác để cất vào ngăn kéo. Luật báo chí và luật xuất bản hiện hành là vi phạm hiến pháp vì không đảm bảo quyền tự do báo chí và tự do xuất bản của công dân. Đây là trở lực lớn nhất cần phải sớm tháo gỡ để mở đường cho sự nghiệp phát triển văn hóa Việt nói riêng và sự nghiệp dân chủ hóa đất nước Việt Nam nói chung. Vụ việc đối với tập sách Trần Dần–Thơ càng thôi thúc các nhà văn Việt Nam phải kiên quyết hơn nữa trong cuộc chiến đấu (ôn hòa và hợp pháp) để giành lại quyền tự do cơ bản ấy mà chúng ta đã từng có (một thời gian ngắn) sau Cách mạng tháng Tám 1945 và sau tháng 10 năm 1954 (trên miền Bắc).
                      Bùi Minh Quốc
                      03 Nguyễn Thượng Hiền-Đà Lạt
                      ĐT: 063-815459 * 0918007842



                      Phụ lục
                      Thư ngỏ


                      Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2008


                      Kính gửi:
                      Chúng tôi, những nhà hoạt động văn hóa, văn nghệ, khoa học, và những người yêu quý văn học nghệ thuật, ký tên dưới đây, xin trân trọng gửi các vị thư ngỏ này nhân vụ việc liên quan đến tập sách Trần Dần – Thơ (Công ty Văn hóa Truyền thông Nhã Nam và Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản, 2008) vừa bị ngưng phát hành.

                      Thưa các vị,

                      Trần Dần (1926–1997) là một nhà thơ nổi tiếng và quan trọng của Việt Nam. Ông là một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp, là một nhà văn nhà thơ đã có nhiều tác phẩm đóng góp cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của đất nước. Mặc dù bị oan khiên hoạn nạn trong vụ Nhân văn–Giai phẩm, nhiều chục năm phải sống trong im lặng và bóng tối, Trần Dần với bản lĩnh của một nghệ sĩ chân chính vẫn không ngừng sáng tạo và đã để lại một di cảo đồ sộ có giá trị cách tân to lớn đối với văn học Việt Nam. Mười năm sau khi ông qua đời, mới chỉ có một phần nhỏ của di cảo đó được xuất bản: Bài thơ Việt Bắc, Cổng tỉnh, Mùa sạch, và tập Cổng tỉnh đã được nhận Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994. Năm 2006, Trần Dần đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng với các bạn ông trong nhóm Nhân văn–Giai phẩm là Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán.

                      Nhưng trong khối di cảo đồ sộ của Trần Dần vẫn còn nhiều sáng tạo giá trị. Độc giả, đặc biệt là những người yêu thơ, vẫn khao khát chờ đợi được biết thêm, khám phá thêm những thể nghiệm thơ phong phú, đa dạng của ông suốt trong ba mươi năm lầm lũi làm việc trong bóng tối theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tập Trần Dần–Thơ, được chắt lọc từ di cảo với nhiều tâm huyết và công sức, là một cố gắng của gia đình nhà thơ, của những người biên soạn và của nhà xuất bản nhằm đưa ra ánh sáng những sáng tác của một nhà thơ lớn, đáp ứng yêu cầu thưởng thức của công chúng độc giả. Đây có thể coi là một tuyển tập thơ Trần Dần tương đối đầy đủ và toàn diện, khả dĩ có thể làm vinh dự cho nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Cuốn sách đã in xong, đã được phép phát hành, và đã được đưa ra thị trường. Giới văn học cả nước và đông đảo công chúng yêu thơ đang háo hức tìm mua, tìm đọc. Nhưng trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ VI (21/2/2008) tổ chức tại Văn Miếu, Hà Nội, tập Trần Dần–Thơ đã không được phép đưa vào bán bình thường như các cuốn sách khác, theo một lệnh miệng từ Cục Xuất bản. Tiếp đó, ngày 26/2/2008, sau cuộc làm việc của đoàn thanh tra liên ngành do Bộ Thông tin-Truyền thông cầm đầu với Công ty Nhã Nam, tập Trần Dần–Thơ đã bị ngưng phát hành vì lý do “vi phạm hành chính về xuất bản”.

                      Thưa các vị,

                      Những động thái nói trên đối với tập sách Trần Dần-Thơ từ phía cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông đã thực sự gây băn khoăn và lo ngại cho giới văn học và công chúng. Một tập thơ đã được chuẩn bị và biên soạn kỹ lưỡng, công phu trong suốt hai năm trời, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình xuất bản, vừa được ra đời và phát hành thì đột nhiên bị ngưng với một lý do hoàn toàn không phải về tư tưởng, nội dung. Chúng tôi lấy làm khó hiểu về điều này. Và từ thực tế hành xử của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các tác phẩm sáng tạo trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà lâu nay, chúng tôi lấy làm lo ngại cho số phận của tập sách Trần Dần–Thơ. Xin phép được nhắc lại với các vị hai việc gần đây là việc thu hồi và thủ tiêu tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn (2000) và việc gỡ tác phẩm đang triển lãm của hai họa sĩ Trương Tân và Nguyễn Quang Huy (2007).

                      Ở nước ta lâu nay việc cấm đoán tương tự đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật thường xảy ra. Ai cũng biết hành động này không những thiếu văn minh và không mang tính pháp lý, mà còn bóp nghẹt tự do sáng tạo, kìm hãm sự phát triển văn hóa, biểu hiện sự thô bạo và ấu trĩ của một cung cách quản lý xã hội bất chấp pháp luật và đứng trên những quan hệ dân sự tối thiểu của một quốc gia thực tâm định hiện đại hóa. Tuy nhiên nó cứ tiếp tục diễn ra chỉ vì lâu nay không mấy ai lên tiếng phản đối, và có phản đối thì cũng bị vùi lấp trong sự im lặng đáng sợ.

                      Thưa các vị,

                      Nhân danh những người Việt Nam yêu nước,

                      Nhân danh những người Việt Nam có tri thức và có văn hóa,

                      Nhân danh những người Việt Nam có tinh thần và năng lực công dân,

                      Vì sự tồn vong và phát triển của đất nước,

                      Chúng tôi, ký tên dưới đây, yêu cầu các vị:

                      Trước mắt, hãy xem xét và đình chỉ ngay mọi hành xử nhằm ngăn chặn việc phát hành sách Trần Dần–Thơ của một nhà thơ quá cố mà nội dung chỉ đem lại vinh dự cho dân tộc Việt Nam văn hiến này.

                      Tiếp đó, hãy xem xét lại cung cách ứng xử của những cơ quan nhà nước về mặt pháp lý và về quan hệ dân sự đối với những trường hợp tương tự trường hợp của nhà thơ Trần Dần, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, các họa sĩ Nguyễn Quang Huy và Trương Tân.

                      Sau nữa, trên tinh thần tôn trọng pháp luật và tôn trọng các giá trị nhân quyền và văn hóa, từ nay cần chấm dứt cách thức hành xử thiếu văn minh và thiếu cơ sở pháp lý đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật nói riêng, các sáng tạo tinh thần nói chung.

                      Xin kính gửi các vị lời chào trân trọng và xin cám ơn trước về những biểu hiện văn minh dân sự mà chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được từ các vị.

                      Nguyễn Huệ Chi
                      Giáo sư, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Văn học Việt Nam
                      Dương Tường
                      Nhà thơ, dịch giả
                      Phạm Xuân Nguyên
                      Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
                      Hoàng Hưng
                      Nhà thơ, dịch giả
                      Giáng Vân
                      Nhà thơ, nhà báo
                      Phạm Toàn (Châu Diên)
                      Nhà văn, dịch giả

                      © 2008 talawas
                       
                      http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12446&rb=0102
                      #26
                        HongYen 06.03.2008 11:23:56 (permalink)




                        26 Tháng 2 2008 - Cập nhật 13h50 GMT
                         
                         
                        Rắc rối cho thơ Trần Dần  









                        Thơ Trần Dần được ấn hành sau nỗ lực của nhiều người
                        Chỉ vài ngày sau khi tập thơ Trần Dần được phát hành ở Việt Nam, đã lan đi tin đồn rằng cuốn sách có thể bị thu hồi. Nửa thế kỷ từ sau biến cố Nhân văn - Giai phẩm, cuốn Thơ Trần Dần dày gần 500 trang, do NXB Đà Nẵng và Công ty Nhã Nam ấn hành, được xem là tác phẩm bề thế nhất từ trước tới nay của nhà thơ được in chính thức ở Việt Nam.
                         
                        Tuy nhiên, trong ngày thứ Ba 26-2, tin đồn về chuyện tập thơ vừa mới xuất bản của Trần Dần có thể bị thu hồi trở thành đề tài liên tục được các blogger trên mạng bàn tán.
                        Gây chú ý
                        Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói với BBC rằng ông nghe tin trong chiều nay đã có buổi làm việc giữa đoàn liên ngành của Bộ Văn hóa với công ty Nhã Nam.
                        "Tôi nghe nói cuốn sách bị tạm thời chưa cho phát hành, áp dụng cho số sách còn nằm trong kho của Nhã Nam. Lý do vì sao, tôi chưa rõ. Có nguồn tin nói lý do liên quan quy trình sản xuất cuốn sách, chứ không phải vì nội dung."







                         Tôi nghe nói cuốn sách bị tạm thời chưa cho phát hành, áp dụng cho số sách còn nằm trong kho của Nhã Nam Phạm Xuân Nguyên
                        Nhà sách Nhã Nam đã dành khá nhiều công sức cho việc giới thiệu quyển thơ của Trần Dần, nhân vật được coi là đi đầu trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, một thời gian dài bị lên án, bị cấm tại Việt Nam, nhưng gần đây được công nhận trở lại, được đánh giá công trạng.
                        Tuy vậy, thái độ của giới lãnh đạo văn nghệ tại Việt Nam có vẻ vẫn còn ít nhiều e dè với cả lý lịch lẫn tư tưởng cách tân của nhà thơ Trần Dần.
                        Ông Phạm Xuân Nguyên cho biết trong Ngày Thơ Việt Nam ở Văn Miếu hôm 21-2, tập Thơ Trần Dần đã không được phép bày bán tại đây.
                        Trước mắt, tin đồn trên mạng khiến một số người yêu thơ chạy đi mua những quyển thơ đang còn nằm trong hiệu sách.
                        Từ Hà Nội, những người có trách nhiệm ở nhà sách Nhã Nam từ chối trả lời chính thức bất cứ câu hỏi nào của BBC.
                        Đây là sản phẩm do Nhã Nam cộng tác với NXB Đà Nẵng. Ông Nguyễn Đức Hùng, phó giám đốc NXB Đà Nẵng và cũng là người chịu trách nhiệm biên tập di cảo thơ của Trần Dần, không khẳng định với BBC là tập thơ có bị thu hồi hay không.







                         Nếu có động tác thu hồi, đó là quyết định cực kỳ sai lầm  Nguyễn Đức Hùng
                        Nhưng ông nhấn mạnh nếu có quyết định thu hồi, thì đó là quyết định sai lầm.
                        "Tất cả quy trình chuẩn bị cho việc xuất bản tập thơ được làm rất kỹ và đúng luật. Bản thảo giao cho chúng tôi là 2006, nay mới xuất hiện. Không có lý do gì mà thu hồi cuốn sách. Trần Dần là nhà cách tân lớn của văn học Việt Nam. Cho nên nếu có động tác thu hồi, theo tôi, đó là quyết định cực kỳ sai lầm và sẽ gặp sự phản đối rất mạnh mẽ."
                        Truân chuyên
                        Trong phong trào Nhân văn - Giai phẩm đòi tự do ngôn luận trong thập niên 1950 ở miền Bắc, Trần Dần là một trong những gương mặt quan trọng nhất.
                        Bài thơ 'Nhất định thắng' của ông, in ở Giai phẩm mùa xuân tháng Hai 1956, bị phê phán nặng nề.
                        Trong thời gian bị bắt giam ba tháng, Trần Dần từng dùng dao lam cứa cổ trong một khoảnh khắc muốn tự sát.
                        Tháng Bảy 1958, Trần Dần, cùng một số người khác, bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn, mở đầu giai đoạn suốt 30 năm bị gạt ra khỏi sinh hoạt chính thống.
                        Năm ngoái, 10 năm sau khi Trần Dần qua đời, Giải thưởng Nhà nước trao cho bốn người - Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán (mất năm 1995) và Trần Dần - được xem là sự tôn vinh chính thức của chính quyền đối với những người từng liên lụy vì Nhân văn - Giai phẩm.
                        Việc xuất bản di cảo của Trần Dần không hẳn đã suôn sẻ.
                        Tác phẩm Thơ Trần Dần từng được gửi cho NXB Hội Nhà Văn năm 2006, nhưng bị trả lại.
                        Để được ra mắt đầu năm 2008, cuốn sách đã phải bỏ bớt một vài bài thơ của tác giả.
                        Tuy vậy, không phải tất cả những người quan tâm ở Việt Nam đều cho rằng tin về việc thu hồi tập thơ là vì những lý do liên quan nhà thơ hay nội dung sách.
                        Theo một người quen thuộc với vụ việc, thì cũng có tin nói rằng rắc rối cho tập thơ lại xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ trong NXB Đà Nẵng.
                        Nguồn tin này nhận xét "ở Việt Nam, người ta cứ hay quy kết mọi chuyện theo góc độ chính trị, nhưng đôi khi lý do nằm ở những chỗ khác."
                        Những ý kiến trong giới văn học nói với BBC bộc lộ hai luồng khác nhau.
                        Một phía lo ngại cho số phận cuốn di cảo của một nhà cách tân mà cho đến hôm nay vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.
                        Phía khác lại cho rằng sau những ồn ào, cuốn sách rồi vẫn sẽ tiếp tục có mặt ở những tiệm sách tại Sài Gòn, Hà Nội.
                        Điều có thể thấy được là trong những ngày qua, Thơ Trần Dần đã được nhiều người đọc tìm mua ráo riết.





                        Đà Giang
                        Từ nhỏ tôi đã nghe xì xèo đến tên Trần Dần, và một số nhà thơ, nhà văn, nhà báo mà gọi chung là nhóm Phan Khôi, họ bị đảng thanh trừng. Nhưng thơ văn, khẩu khí của họ thì tôi chỉ nghe loáng thoáng,cứ lẫn lộn tác giả này với tác giả khác trong nhóm. Có sống, có từng trải như tuổi tôi bây giờ mới thấy những nhà thơ như Trần Dần quả là những nhà văn hóa cang trực,tôn trọng văn hóa, dám bộc lộ cảm nghĩ, dám tiên phong tư tưởng. Cho nên bây giờ có ngăn cấm thơ văn của Trần Dần, cũng không thể xóa được tên ông, mà cái tên của ông cũng đủ gợi cho người ta một tinh thần bất khuất,yêu dân tộc. Lạ lùng thay phần đông ngưỡng mộ tên các nhà thơ, nhà văn bị "còng tay, bẻ bút", mà không thuộc một bài nào của họ.
                         
                         
                        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/02/080226_tran_dan_book.shtml
                        #27
                          HongYen 06.03.2008 11:28:16 (permalink)
                          04 Tháng 3 2008 - Cập nhật 16h26 GMT
                           
                          Thư ngỏ phản đối vụ thơ Trần Dần
                           
                           
                          Cuốn Trần Dần - Thơ do công ty Nhã Nam và NXB Đà Nẵng phát hành
                           
                          Những ngày gần đây, trong giới văn chương Việt Nam rộ lên tin nói rằng tập thơ vừa phát hành của cố thi sĩ Trần Dần đã bị tạm ngưng phát hành.
                           
                          Trong nước đã xuất hiện môt bức thư ngỏ kiến nghị nhà nước bỏ đi quyết định này. Bức thư do một số nhà hoạt động văn hóa văn nghệ soạn thảo, được tin đã gửi đi các cơ quan chính phủ vào thứ Hai 3/3.
                           
                          Bản thảo bức thư nhắm gửi tới nhiều cơ quan ban ngành khác nhau trong nước như Quốc hội, Bộ Thông tin - Truyền thông, Thanh tra Chính phủ và Hội Nhà văn Việt Nam và được lan truyền rộng rãi trên mạng internet cũng như các phương tiện thông tin cá nhân khác.
                           
                          Thư ngỏ này viết: "Trần Dần (1926 – 1997) là một nhà thơ nổi tiếng và quan trọng của Việt Nam".

                          Nghe phỏng vấn nhà thơ Hoàng Hưng
                           
                          Theo các tác giả thư ngỏ, bao gồm giáo sư Nguyễn Huệ Chi, các nhà thơ Dương Tường, Giáng Vân, Hoàng Hưng, nhà bình luận Phạm Xuân Nguyên và nhà văn Phạm Toàn (Châu Diên), cuốn "Trần Dần - Thơ" có thể được coi như tổng hợp tương đối đầy đủ và toàn diện về các tác phẩm của ông.
                          Cuốn này, dù đã được chuẩn bị biên soạn trong hai năm, đã bị ngưng phát hành vì lý do “vi phạm hành chính về xuất bản”.
                           
                          Do vậy, các tác giả thư ngỏ yêu cầu các cơ quan chức năng 'xem xét và đình chỉ ngay mọi hành xử nhằm ngăn chặn việc phát hành sách Trần Dần – Thơ'.
                           
                          Cấm đoán nghệ thuật







                           Trần Dần là một nhà thơ nổi tiếng và quan trọng của Việt Nam. 
                          Bản thảo thư ngỏ đề ngày 1/3 cũng nhận xét: "Ở nước ta lâu nay việc cấm đoán tương tự đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật thường xảy ra".
                           
                          Thư này nhắc tới các trường hợp các nhà thơ, họa sỹ khác cũng bị đối xử tương tự và kêu gọi:
                           
                          "Hãy xem xét lại cung cách ứng xử của những cơ quan nhà nước về mặt pháp lý và về quan hệ dân sự đối với những trường hợp tương tự trường hợp của nhà thơ Trần Dần, nhà văn Bùi Ngọc Tấn, các họa sĩ Nguyễn Quang Huy và Trương Tân".
                           
                          Những người viết thư cũng kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ. Nhà thơ Trần Dần là một tác giả trong nhóm Nhân văn - Giai phẩm.
                           

                          Nghe ý kiến nhà thơ Ngô Văn Phú
                          Ông được coi là một nhà thơ tiêu biểu cho xu hướng cách tân. Tuy nhiên chỉ tới mười năm sau khi ông qua đời, năm 1994, tác phẩm của ông mới bắt đầu được cho in. Năm 1995, tác phẩm Cổng Tỉnh của ông đã được giải thưởng tặng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam.
                           







                           Thơ của Trần Dần rất hùng tráng, có những nhận xét, triết lý có tính trí tuệ nhiều hơn. Đó là nhà thơ có phong cách riêng, có ý thức đổi mới, tìm tòi ở trong ngôn từ, trong nhịp điệu, trong cách viết Nhà thơ Ngô Văn Phú, nguyên Giám đốc NXB Hội Nhà văn
                          Một trong những người tham gia xuất bản các tác phẩm của nhà thơ Trần Dần khi đó là nhà thơ Ngô Văn Phú, nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà Xuất bản Hội Nhà văn.
                          Ông cho BBC Việt ngữ biết các tác phẩm như Bài thơ Việt Bắc, Cổng Tỉnh, Mùa Sạch xuất bản giai đoạn đó là những tác phẩm mang tính trí tuệ, có nghệ thuật cao, đổi mới của nhà thơ Trần Dần.
                          Ông nói: "Thơ của Trần Dần rất hùng tráng, có những nhận xét, triết lý có tính trí tuệ nhiều hơn. Đó là nhà thơ có phong cách riêng, có ý thức đổi mới, tìm tòi ở trong ngôn từ, trong nhịp điệu, trong cách viết".
                          Năm 2006, Trần Dần đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng với ba tác giả khác trong nhóm Nhân văn - Giai phẩm là Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán.
                           
                          Hy vọng ứng xử đẹp
                          Trao đổi với BBC Việt ngữ, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, một trong các đồng tác giả của bản thảo bức thư ngỏ cho hay mặc dù bức thư mới được soạn thảo ở dạng bản thảo và được lưu hành không chính thức trên mạng, ngay trong 3 ngày đầu đã thu thập được hơn 100 chữ ký ủng hộ.
                           







                           Các cơ quan hữu trách nên sớm xoá bỏ lệnh ngưng phát hành để cho tập thơ của Trần Dần, vốn đã được xuất bản theo rất đúng mọi quy trình thủ tục, kể cả việc nộp lưu chiểu, phát hành, được phát hành một cách đàng hoàng, đúng theo luật, không bị tình trạng ngưng Nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng
                          Nhưng ông nhấn mạnh là cho tới ngày 4 tháng 3, bức thư ngỏ mới ở dạng bản thảo và sẽ được gửi đi sau đó qua con đường chính thức. Ông hy vọng, khi đó, con số chữ ký thu thập được sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều.
                           
                          Nhà thơ Hoàng Hưng cũng tin rằng đây là lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một bức thư ngỏ theo dạng này. Trước đây, theo ông, chỉ có một số các ý kiến theo dạng đóng góp tiếng nói, ý kiến, kiến nghị lẻ tẻ của một số người nào đó về các công tác văn hoá văn nghệ mà thôi.
                           
                          Ông hy vọng các cơ quan bộ, ngành hữu trách ở Việt Nam sẽ nghiên cứu kiến nghị trên tinh thần tiếp thu, cởi mở với một ứng xử đẹp, văn minh, đúng với pháp luật. Ông nói:
                           
                          "Tôi tin rằng với xu thế ngày càng cởi mở, ngày càng mở rộng, ngày càng dân chủ hoá đời sống văn hoá và xã hội, sau khi chúng ta đã cởi mở và dân chủ hoá rất mạnh đời sống kinh tế, lời kêu gọi, tiếng nói của chúng tôi sẽ được lắng nghe".
                           
                          Ông hy vọng và kiến nghị sẽ có các điều chỉnh quyết định hợp lý để mau chóng đưa tập thơ của nhà thơ Trần Dần sớm đến tay bạn đọc:
                           
                          "Các cơ quan hữu trách nên sớm xoá bỏ lệnh ngưng phát hành để cho tập thơ của Trần Dần, vốn đã được xuất bản theo rất đúng mọi quy trình thủ tục, kể cả việc nộp lưu chiểu, phát hành, được phát hành một cách đàng hoàng, đúng theo luật, không bị tình trạng ngưng."
                           
                          Ông cho rằng việc ngưng đó vừa không tốt đẹp cho nền văn hoá Việt Nam cũng như không tốt đẹp cho chính sách mở cửa, đổi mới toàn diện của Nhà nước Việt Nam. Và còn có thể dẫn đến nguy cơ ngưng hẳn phát hành cuốn sách.
                           
                          Điều mà ông cho sẽ có thể là một bất lợi cho bản thân Nhà nước Việt Nam và nền văn học Việt Nam.
                           
                          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/03/080304_trandan_letter.shtml
                           
                          #28
                            Ngọc Lý 08.03.2008 00:13:40 (permalink)
                            .
                            Nam Dao
                            Bây giờ tôi hát lạc quan đen?
                            05.03.2008
                            http://hoiluan.vanhocvietnam.org/?p=127
                             


                            Bây giờ tôi hát lạc quan đen là thơ Trần Dần. Dấu hỏi là của tôi, nhân sự cố “ông Nhà Nước” (chữ trong tham luận của Tô Nhuận Vỹ) vừa không cho phát hành tập Trần Dần-Thơ trong ngày thơ Việt Nam lần thứ 6 ở Văn Miếu 21-02 mới đây. Phạm Xuân Nguyên lưu ý có hai nỗi sợ. Xin trích:
                             
                            “Tại vì nỗi sợ của ai đó. Sợ Trần Dần - Thơ xuất hiện trong ngày thơ sẽ hút sự chú ý, đặc biệt chú ý, của mọi người vào ông và thơ ông. Sợ những con chữ Trần Dần sẽ khuấy động, khuấy đảo tâm cảm mỗi người đọc và gây ra những phản ứng thơ mạnh mẽ có thể khiến bàng hoàng trước một khối năng lượng sáng tạo cực mạnh, cực lớn từ gần nửa thế kỷ trước soi chiếu và phóng nổ vào hôm nay. Nói chung lại là sợ Chữ, sợ Thơ của một Nhà Thơ.’’
                             
                            Ai Sợ Chữ? “Ông Nhà Nước” chứ còn ai! Tại sao? Có phải vì thơ Trần Dần đi ngược lại với tiêu chí Dân giầu Nước mạnh Xã hội Văn minh và Công bình… và vân vân? Ai tin như vậy xin chứng minh cho tôi. Ấy là, xin nhắc “ông Nhà Nước” đã kiểm duyệt, cho phép xuất bản sau khi “cắt” khoảng 40 trang. Nhưng đùng một cái Cục Xuất Bản không cho phát hành. Xin miễn hỏi ai trong cái Cục đó, vấn đề nội chính của “ông Nhà Nước”. Xin không nói là “ông Nhà Nước” đang quẩn: lẽ ra phải đi đối phó với quốc nạn tham nhũng, với chuyện cướp đất của nông dân, với sự xuống cấp trầm trọng của nền giáo dục và y tế, với nạn đô thị hóa lung tung tùy tiện, với vay vốn ngoại quốc bừa bãi mà làm ăn không hiệu quả của các tập đoàn công ty nhà nước để mặc cho ‘’thế hệ sau” phải thanh khoản, với gần đây nhất là tệ lạm phát tái xuất giang hồ khiến dân nghèo không có miếng mà ăn… thì “ông Nhà Nước” ra uy với tập Trần Dần-Thơ, dọa để gây nỗi sợ thứ hai:
                             
                            ‘’ … Các nhà thơ ở Văn Miếu cũng đành hèn yếu và im lặng trước việc Thơ bị chặn cửa như vậy. Họ xì xào, họ xôn xao khi không thấy có Trần Dần - Thơ. Nhưng họ không dám trực tiếp lên tiếng hỏi thẳng ban tổ chức, hỏi nhà chức quyền, vì cớ gì một tập thơ đã được cấp giấy phép xuất bản, một tập thơ đã được in ra sau khi bị loại bỏ khoảng bốn chục trang, bỏ đi một số bài viết và bài thơ theo yêu cầu biên tập, tập thơ đó lại không được xuất hiện đàng hoàng, công khai tại một nơi không thể đẹp hơn cho thơ là văn Miếu và vào một ngày không thể hay hơn cho thơ là ngày thơ Việt Nam.’’
                             
                            Nhắc để biết, ông Dần đã ‘’được phục hồi hội tịch” (Hội Nhà Văn), được trao giải thưởng Thơ với tập Cổng Tỉnh, rồi năm ngoái, ông được Giải Thưởng Nhà Nước, vinh quang chỉ thua có Giải Thưởng Hồ Chí Minh đấy! Bị bóp cổ gần 40 năm, nay Trần Dần đã thành người thiên cổ mà “ông Nhà Nước” vẫn còn tìm cách khoá miệng. Ghê nhỉ!
                             
                            SỰ CỐ KHÓA MIỆNG TẬP TRẦN DẦN –THƠ VÀ CHỦ ĐỀ HỘI NHẬP CỦA HỘI LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM
                             
                            Nhận xét tức thì từ sự cố nói trên là “ông Nhà Nước” có thể khóa miệng bất cứ ai. Hệ luận: nhà văn/nhà thơ hải ngoại là cái ‘’thá’’ gì đây mà viển vông chuyện in ấn và có tiếng nói của mình trong nước? Ban Chủ Trương đề xuất:
                             
                            “Đề tài đầu tiên chúng tôi đề nghị trên diễn đàn Hội Luận Văn Học Việt Nam là vấn đề Hội Nhập giữa những người cầm bút trong nước và ở hải ngoại trong xu hướng tạo ra một lực liên vận.”
                             
                            Tổng hợp những đóng góp chúng ta có thể đọc được trên diễn đàn trong 1 tháng qua, những điểm sau là nổi bật:
                             
                            a- Hội nhập chỉ có nghĩa là giao lưu, là mở rộng giao lưu với những nhà văn/nhà thơ trong nước, và là chuyện tư riêng cá nhân của mỗi người. Viết là sáng tạo, và sáng tạo từ mỗi cá nhân tự do, không cần đến bất cứ phong trào nào. Vậy, hội nhập rất tự nhiên với những nhà văn/nhà thơ tự do cùng tần số, hợp nhau thì chơi, không thì thôi, giản dị có vậy.
                            b- Còn một hệ thống chính trị như hiện nay ở Việt Nam thì… vô phương (thậm chí, có bạn lưu ý cảnh báo, kêu gọi hội nhập có thể là hình thức toa rập với nghị quyết 36 đang ‘’dụ” Việt Kiều).
                            c- Không thể tách văn chương–văn hóa khỏi chính trị, vì thế lời dẫn của Ban chủ trương Hội Luận “Về căn bản, xin nhấn mạnh, đây là một diễn đàn đóng khung trong những thảo luận trên các vấn đề văn học nghệ thuật ’’ là không khả thi, thậm chí huyễn hão. Và thôi, hỡi những nhà văn/nhà thơ hải ngoại, đừng ý kiến gì nữa, hãy viết cho hay, cho chất lượng. Với Internet, blogs… ta có thể phổ biến tác phẩm đến mọi người, ở mọi nơi, không cần in ấn phép tắc phiền phức gì nữa.
                            d- Nhà văn/nhà thơ hải ngoại có chấp nhận được ‘’kiểm duyệt’’ của “ông Nhà Nước” hay không? Nếu chấp nhận, thì ở mức độ nào? Câu hỏi này chỉ được trả lời ở mức chưa thể kết luận gì.
                             
                            Với tư cách cá nhân một người tham gia HộI Luận, tôi xin phép được phản hồi quan điểm của riêng tôi, góp một tiếng nói vào cuộc HộI Luận của chúng ta:
                             
                            Về điểm a: Đối với tôi, giao lưu giữa những cá nhân người viết ở trong nước và hải ngoại rất quan trọng, và là điều kiện cần để tạo ra một lực liên vận (synergy) văn hóa. Đây là một quan hệ hàng ngang, trong thuật ngữ của Hannah Arendt (The Origin of Totalitarism, 1951), để phân biệt với những quan hệ hàng dọc trong những chế độ toàn trị. Chế độ này thiết lập những hội đoàn và tạo ra quan hệ hàng dọc (chẳng hạn Hội Nhà Văn ở cấp trung ương, cấp địa phương; tất cả được điều hành bởi Tuyên Huấn-Tuyên Giáo, và cao nhất là Bộ Chính Trị ĐCS), vô hiệu hóa mọi quan hệ hàng ngang khiến cá nhân đơn lẻ không có tác động gì (ngoài sự thù tạc) trên phương diện xã hội. Nếu đặt vấn đề tạo ra sức liên vận, tức nhằm thiết lập một lực xã hội có vận hành và tác động lên văn hóa, chúng ta không thể đặt cơ sở chỉ trên cơ sở những giao lưu cá nhân riêng lẻ.
                             
                            Về điểm b- Xin cùng nhận định, rõ là khó mà làm bất cứ gì vơí “ông Nhà Nước”. Vì vậy, những nhà văn/nhà thơ trong nước và hải ngoại chỉ có thể tập hợp thành một tổ chức dân sự không để bị khống chế bởi những thế lực chính trị nhất thời. Khác biệt cơ bản giữa những nhà chính trị và những nhà văn hoá là tầm nhìn và trọng tâm. Nhà chính trị nhìn ngắn hạn, trọng tâm là chiếm, giữ, và ổn định quyền lực trong điều kiện cụ thể của xã hội và lịch sử. Nhà văn hóa có tầm nhìn dài hạn hơn, trọng tâm là con người, và lực tiến hóa xã hội trong một viễn tưởng có thể tốt đẹp hơn. Chính sự khác biệt cơ bản này khiến những nhà văn hóa chỉ có thể, giỏi lắm, là liên minh nhất thời với những nhà chính trị. Ở thời điểm hiện nay, bạo hành chỗm trệ ngồi lên mặt đạo lý, đất nước tụt hậu mọi bề và không có triển vọng thay đổi được gì trong thể chế hiện hành, tôi thật không thấy được sự liên minh nào, dù nhất thời, như vừa nói, giữa văn hóa và ‘’chính trị”.
                            Tôi chưa bao giờ hình dung đặt vấn đề hội nhập là dẫn đến sự thủ tiêu quyền sáng tác tự do của bản thân mỗi người viết. Thành thật, tôi nghĩ rằng nhân tố của sự hội nhập là những cộng đồng văn chương, với nhiều lý do, bị phân hoá phân liệt. Tôi thiết tưởng những lý do đó nay phải được soi rọi, và gạt bỏ, để tất cả chúng ta thiết lập một nền Cộng Hòa Văn Chương, cách gọi rất ý nghĩa, mà hai anh Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn đã định danh từ nhiều năm trước
                             
                            Về điểm c- Có một (hay nhiều) tổ chức dân sự thao tác trong địa hạt văn hóa như vừa trình bày góp phần trả lời phản biện. Không, hay khó, có thể tách văn chương-văn hóa khỏi chính trị. Nhưng chuyện tách khỏi mọi cơ quan chính quyền, đưa hoạt động văn hóa vào những tổ chức dân sự là khả thi. Dĩ nhiên, hiện thực hóa những tổ chức này không dễ, nhưng, như trong tham luận của nhà thơ Hoàng Hưng trong ngày khai mạc Hội Luận, những nhà văn/nhà thơ Trung Quốc đã làm thế được!
                            Còn như tin rằng Internet, blog là thay thế được tất cả thì tôi rất nghi ngờ. Sự bùng nổ thông tin đang là một cái nạn trên thế giới: làm sao phân biệt được thông tin thật/giả, có giá trị/không giá trị… Có quá nhiều thông tin mà người tiêu dùng không định phẩm được chỉ dẫn đến rối loạn, và lừa lọc. Hiện nay, có những cơ quan chuyên thẩm tra giá trị thông tin, chẳng hạn trong khâu khuyến mại và trong khoa học. Có thông tin, đã đành. Nhưng cần là có người cho ta biết sự tồn tại, và giá trị, của những nguồn thông tin đó.
                             
                            Cuối cùng, lời khuyên hãy viết, và viết cho hay, thực chí lý. Nhưng viết mà không có người đọc, mấy ai viết được (trừ một số rất ít người như Trần Dần). Hiện nay, ở hải ngoại, trên mặt cầu, số người đọc giảm dần với tuổi tác. Mặt khác cũng có thể vì, trên mặt cung, không còn người sáng tác (trong điện đàm với Nguyễn Mộng Giác mới đây, anh bảo bây giờ bắt làm lại tờ Văn Học thì anh không dám, có ai viết lách gì nữa đâu). Làm sao khuyến khích được những nhà văn/nhà thơ trẻ nếu họ không thấy có bạn đọc. Một việc thực tế là hội nhập đồng nghĩa với mở ra cho người viết ở hải ngoại một ‘’thị trường tiêu thụ” văn chương mà trong nước là một thị trường rất tự nhiên. Với tình trạng hiện tại, chỉ dăm năm nữa sẽ chỉ còn báo chợ: nền văn chương hải ngoại coi như cáo chung, không kèn, không trống, thậm chí chẳng có đến mảnh cáo phó trên báo phát không ở Little SaiGon!
                             
                            Còn đối với những nhà văn/nhà thơ trong nước, phổ biến tác phẩm ra hải ngoại cũng là một nhu cầu. Trong điều kiện sinh hoạt trong nước hiện nay, những sản phẩm văn chương không được chấp nhận ngay có thể in ấn ở hải ngoại (đã có rất nhiều thí dụ, như văn chương của những cây viết trẻ trên Tiền Vệ, Da Màu, Talawas; những tác phẩm của Trần Vàng Sao, Tiêu Dao Bảo Cự… in thành sách; v.v…) Tóm lại, lượng người đọc lớn lên sẽ là một nhân tố để các nhà văn/nhà thơ trong nước cũng như hải ngoại viết nhiều hơn, hay hơn. Đó là một trong những lý do cần hội nhập.
                            Về điểm d- Tôi xin phép được bàn ở phần sau…
                             
                            NHÀ VĂN/ NHÀ THƠ, HỌ LÀ AI ĐÂY?
                             
                            Trong bức thư trao đổi với một thành viên của Hội Luận, một nhà văn trẻ mới ra sống ở hải ngoại 7 tháng, hỏi thế nào là nhà văn/nhà thơ trong nước? Và thế nào là nhà văn/nhà thơ hải ngoại? Câu hỏi mới nghe qua tưởng là ‘’hồn nhiên‘’, có thể dễ dàng đáp ‘’tất nhiên”, viết lách sinh sống trong nước (hải ngoại) thì là nhà văn/nhà thơ trong nước (hải ngoại). Nhưng nghĩ kỹ, chẳng đơn giản vậy. Và trả lời câu hỏi trên là một cuộc mạo hiểm, ở đầu câu cuối chữ, chỗ nào cũng cạm bẫy, và chắc chắn sẽ không khỏi gây tranh cãi. Nhưng cuộc hội nhập chúng ta đang thảo luận nhằm các vấn đề:
                             
                            “… phải chăng đã đến lúc những người viết ở trong nước và ở hải ngoại đặt câu hỏi phải làm thế nào để thúc đẩy tương quan giao lưu giữa họ với nhau nhằm tạo ra một thứ synergy, lực liên kết và đồng vận, trong công cuộc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, điều kiện quan yếu hòng giữ bản sắc với bối cảnh trên? Đâu là những vấn đề nổi cộm trong tương quan này? Synergy, gọi gọn là lực liên vận, nói trên là gì? Nếu thể hiện được, nó sẽ đóng góp ra sao? ” (Trích Thư Ngỏ của Ban chủ trương)
                             
                            Cho phép tôi dùng con số để biểu trưng (một cách thô thiển nhưng dễ hiểu) lực liên vận nói trên. Lấy 1+1, với lực liên vận, ta sẽ có 3. Lấy 1×1, sẽ có 2. Lấy 2×2, là 6… Nói gọn, với lực liên vận, một tập hợp tạo ra được thành quả chung lớn hơn là tổng số thành tựu của những yếu tố đơn lẻ rời rạc. Nhưng muốn hiểu và xác lập lực liên vận đó, dĩ nhiên một mặt phải tìm biết 1 = nhà văn/nhà thơ trong nước, và mặt kia 1 = nhà văn/nhà thơ hải ngoại là gì. Rất khó: họ không phải là những con số 1,2… Họ là những con người truân chuyên trải nghiệm những hoàn cảnh dị biệt, với những di căn văn hóa, tác động chính trị và tâm lý phức tạp.
                             
                            Trước tiên, thế nào là nhà văn/nhà thơ? 
                             
                            Câu tôi buột miệng là lời Hàn Dũ: ‘’Bất bình tắc minh’’, xin dịch thô: ‘’Không nhịn được, nên phải nói thành lờI”. Lời đó là từ tâm can, chắc hẳn khác xa với trường hợp ông Đinh Bá Anh đề cập đến: những vị doanh nhân Việt Kiều về nước in 1 tập thơ mang tặng như một thứ danh thiếp cho giao dịch… lên cấp ‘’văn hóa’’. Với tập thơ (giá khá rẻ khi in trong nước), vị doanh nhân vừa là ‘’sĩ’’ lại vừa là ‘’thương’’, hoán vị chiếm đến 2 trong cái bảng xếp sĩ-nông-công-thương hình như còn ám ảnh, và hiển nhiên chuyện này không ăn nhậu gì với câu chuyện hội nhập của chúng ta.
                            Nhà văn/nhà thơ ‘’không nhịn được nên nói thành lời‘’ khác vị doanh nhân. Không nhịn được gì, và vì sao? Mỗi người viết có những niềm riêng. Vì cái nghiệt ngã vây quanh. Vì oan trái khổ ải đắng ngắt của cuộc sống. Vì cái đẹp thăng hoa bị kéo chúi xuống đất đen để miếng ăn bổng lộc quyền lực xéo lên… Và không nhịn được là chuyện đến từ lòng. Chưa kể tài vội, chữ tâm kia mới là điều đáng bàn, nó bằng ba chữ tài kia mà. Vâng, nhưng còn nỗi sợ. Không dũng thì nhân, trí chỉ có thể đóng thành u trong tâm, thường là u ác (ung thư), nếu cái tâm kia bị những nỗi sợ đẩy cho oằn lưng, khiến thở còn chẳng nổi nói chi đến mở miệng thành lời chân thật.
                             
                            Nhà văn/nhà thơ hải ngoại: Những nỗi sợ giắt tay hai chữ ngọt ngào
                             
                            Ngọt ngào thay, hai chữ Tự Do. Nhưng để có nó, không thể van xin cầu cạnh ai. Giá phải trả, đôi khi rất cay đắng. Ở hải ngoại, văn chương những năm ngay sau 1975, là thể loại của đắng cay, mất mát, lưu vong. Đó là những sự kiện và tình cảm được phần đông người Việt di tản, rồi vượt biển, và sau là HO1, HO2… chia xẻ. Người đọc ở hải ngoại xoi mói quan điểm người viết, hoài vọng một quá khứ còn gậm nhấm căm hận nỗi nước mất nhà tan, đong đo tính chống Cộng, lòng hận thù… Trong khi đó thì, dẫu có đôi khi nói miệng với những tuyên ngôn ‘’lưỡi gỗ’’ kiểu người Việt Nam hải ngoại là một bộ phận khắng khít của dân tộc, thế quyền chễm trệ trên chiến thắng gọi những kẻ phải ra đi là ‘’phản quốc’’. Nhà văn Nhật Tiến, vượt trên nỗi kinh hoàng và những thảm kịch cá nhân, cho ra đời tập “Mồ hôi của đá”, nói những tiếng nói đầu của lòng độ lượng, và như thế, ông “thân Cộng”. Trong một phỏng vấn mới đây (Hợp Lưu, Xuân Mậu Tý, tháng 1&2, 2008, tr. 112), nhà văn sáng giá và tài năng Trần Vũ viết: 
                             
                            ‘’ Khi nhà văn Nhật Tiến tuyên bố ông thiếu tự do của ngòi bút vì sinh sống ở quận Cam, nơi đông đảo các hội đoàn Việt Nam, nhà văn Hoàng Khởi Phong đã trả lời: Tự do của nhà văn nằm trong chính thái độ sống của nhà văn, anh có muốn cho mình tự do không mới là điều quan trọng …Tuy vậy, hôm nay đang xẩy ra hiện tượng: Khối đông nhà văn di dân, sau khi vượt biển đánh đổi cái chết để tìm tự do, đã không muốn hành xử quyền tự do của chính mình, ngay trên vùng đất mà quyền tự do ngôn luận được hiến pháp bảo vệ. Nhà văn Việt chấp nhận chịu cai quản bằng visa. Tôi cũng ở trong số đông những người viết này, bắt đầu phải suy nghĩ viết gì, và viết như thế nào, để sống an toàn, để có thể trở về và chết chôn trên đất nước mình 1. Tôi không còn cảm thấy tự do nữa.’’
                             
                            Nay, căm thù Cộng Sản (CS) còn, nhưng giảm cường độ2, và ngay cả những phong trào chính trị ở hải ngoại hô hào dân chủ cũng sẵn sàng ‘’đối thoại’’ cơ mà! Cái mũ VC đã hết thời, chụp lên không còn tạo ra những cơn sóng phỉ báng như thời nhà văn Nhật Tiến thở than. Nhà văn/nhà thơ hải ngoại nay qui cố hương không phải ít. Họ có ‘’giao lưu’’ với những nhà văn/nhà thơ trong nước không? Chắc có đấy. Nhưng từ những ‘’giao lưu’’, họ viết được gì sau những chuyến tham quan. Có lẽ ít 3. Và có viết, cũng chẳng nhà văn/nhà thơ trong nước nào biết đến vì làm sao mà quảng bá được 4!
                            Tóm lại, nếu xưa nhà văn/nhà thơ hải ngoại sợ chuyên chính Phúc-Lộc-Thọ ở chợ Bolsa thì nay, có khác, họ chỉ sợ không có visa về để ‘’tỏ tình yêu đất nước’’ và ‘’chết chôn trên đất nước mình’’. Mới đây, chỉ cần thị thực mình là người Việt Nam chính hiệu con nai vàng, sẽ không cần visa nhập cảnh, nhưng visa xuất cảnh thì sao? Một mối lo mới, và lo thế, hai chữ Tự Do bọc đường rất ngọt ngào, nhưng bị nỗi sợ còng tay, có giơ lên vẫy cũng không thể là cái chào đoàn viên với cội nguồn dân tộc và sử dụng cái chức năng nhà văn/nhà thơ của mình.
                             
                            Bây giờ quay lại trả lời chuyện kiểm duyệt trong điểm-d tôi đã xin khất nợ.
                             
                            Đầu tiên, là tự kiểm duyệt. Điều này khiến tôi liên tưởng đến một bức thư của các nhà văn/nhà thơ công bố thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa sau đảo chính Diệm-Nhu. Trí nhớ tôi không đủ để trích lại nguyên văn, nhưng có câu tự trách gồm những đoạn rất kêu như: ‘’chúng ta (tức là họ, hơn 50 năm trước) đã bôi đen lương tri, đánh đĩ tâm hồn…’’ và vân vân. Nào có ai bắt bạn viết đâu. Nếu viết, thì chức năng một nhà văn đích thực không cho phép bạn ruồng rẫy chính mình. Ngứa tay, bạn có thể viết những chuyện sex, án mạng, tình ái trên bến xe, trong quán nước… để mua vui cho người, mua danh cho bạn, mua chút ái tình đầu hè của người đẹp dễ tính… Những câu tôi luận bàn chắc chắn không liên quan gì đến bạn.
                             
                            Bây giờ, đến mục kiểm duyệt của chính quyền. Tôi nhớ có thấy ai đó nói kiểm duyệt thì đâu cũng có, cũng thế: cứ thử ca tụng Bin Laden thì sẽ ‘’chết ngay‘’. Chết thế nào, tôi không biết. Nhưng nếu bạn chống chiến tranh của tập đoàn Bush ở Afghanistan hay Irak thì, như đạo diễn Michael Moore, vẫn sống nhăn, với bộ phim chiếu trên toàn thế giới (phim Farenheit 9/11) cáo buộc chính sách ‘’chống khủng bố’’ với những mặt sau của nó. Tôi không bài, cũng không a dua theo, và ngây thơ ca ngợi Mỹ là đất nước của dân chủ với tự do. Chuyện này tương đối, bắt ta dùng phương pháp so sánh: Mỹ tự do hơn và dân chủ hơn Bắc Hàn, Trung Quốc, và Miến Điện (tôi tránh không nói Việt Nam vì nể nang đấy!). Mời bạn phản biện!
                             
                            Với kiểm duyệt trong nước, tôi xin nói ngay, và rất cụ thể, rất chủ quan: nhà văn/nhà thơ hải ngoại không chỉ vì in ấn phổ biến mà đánh mất tự do - và thế là đánh mất mình – hạ mình chấp nhận những thao tác kiểm duyệt khiến nội dung mình muốn chuyển tải mất đi, hoặc giảm thiểu, hoặc biến dạng thành thứ sản phẩm muốn hiểu thế nào thì hiểu với cái danh xưng mỹ miều trá hình mang tên ‘’ẩn dụ’’ mà thực ra chỉ là loại hình xìu xìu ển ển của những nhà ảo thuật. Nếu kiểm duyệt câu chữ (cho rành mạch, sát gu độc giả với những từ ngữ mới thời thượng), thông báo và chỉ in ấn khi có sự đồng tình của tác giả thì ta chấp nhận thì được: đây là trách vụ biên tập - ‘’editing’’- một sự cố bình thường ở mọi địa bàn văn chương, nhất là ở Mỹ và ở nhiều nước Âu châu. Chúng ta không thể dễ dãi nhân nhượng gì với kiểu kiểm duyệt va chạm đến quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Làm thế, ta phủ định chức năng nhà văn/nhà thơ. Ngược lại ta được gì? Huyễn tưởng có tác phẩm đến với công chúng? Công chúng nào cho những tác phẩm mà nhà văn vong thân đánh mất mình? Còn như nếu bạn cho rằng phải thế mới đến được độc giả thì…. xin thưa ngay, trí nhớ của độc giả ngắn còn hơn một câu văn không thật, tức là zỏm, như bản thân người viết đánh mất mình. Thế thì in để làm gì nhỉ?
                             
                            Nhà văn/nhà thơ trong nước: Những nỗi sợ đến liệt tuyến thần kinh
                             
                            Sợ, sợ vô cùng. Đời một nhà văn trải qua Kháng Chiến chống Pháp, Cải Cách Ruộng Đất, Chỉnh Đốn Tổ Chức, rồi Nhân Văn Giai Phẩm, chống Xét Lại… thì sợ là điều kiện sống còn. Câu chuyện Nguyễn Tuân khóc rưng rức bảo với Nguyễn Minh Châu rằng ‘’… tôi tồn tại được là vì tôi biết sợ!’’ nay ai cũng biết, xin thôi nhắc. Thời đó, thế quyền hơi một tí là dùng chiêu bài giải phóng dân tộc lồng vào cái khung cách mạng và khẩu hiệu chuyên chính vô sản cả vú áp vào lấp khiến nhà văn/nhà thơ như Trần Dần nghẹt thở, nói lúng búng, chỉ ít lâu là đi lao động cải tạo cho thuần. Cứng cổ thì mời ông đứng sang bên lề ròng rã hơn 30 năm, không có quyền in ấn, sinh hoạt gì. Nhiều nạn nhân buông bút. Một số rất ít, âm thầm viết trong cô đơn, nuôi lửa văn chương bằng cách nhắm mình với rượu quốc lủi. Trần Dần, ‘’thủ lĩnh trong bóng tối‘’ theo cách gọi của nhà văn Phạm Thị Hoài, là một người như thế. Ông tiếp tục sáng tạo, chỉ những con chữ nuôi ông sống, mắt rừng rực lửa thiêu cháy những thứ văn chương ù lì rỗng tuếch tung hô này nọ. Một hôm, năm 1989, tôi hỏi ông, anh có bao giờ sợ không? Đúng lệ, ông im lặng, nhìn chòng chọc thật lâu, rồi gọn lỏn: sợ chứ! Nhưng ông vẫn tiếp tục làm thơ. Những bài thơ mini, âm tiết còn gọn hơn 17 âm tiết Haiku của Nhật. Tôi hiểu lúc nào ông cũng vươn lên khỏi nỗi sợ đời thường.
                             
                            Đến Trần Dần mà sợ, lẽ gì không thông cảm được những nỗi sợ đã làm liệt tuyến thần kinh của rất đông những nhà văn/nhà thơ trong nước? Chẳng những thông cảm, tôi cho rằng họ còn tồn tại cũng đã là một phép lạ! Và thế thì đừng trách họ bẻ cong ngòi bút, oằn lưng viết loại văn phò chính thống. Nếu tư cách hơn, họ viết kiểu vô thưởng vô phạt, và dũng cảm một chút thì đèo vào những sáng tạo hình thức, tí ti sex, tí ti nổi loạn ở cấp dưới thắt lưng quần. Và cũng đừng ngạc nhiên khi đa số hô hào tiến bộ với những tên tuổi ông Tây bà Đầm nhưng chỉ đọc văn chương ‘’nội địa’’ vì không có vốn ngoại ngữ (xem bài phỏng vấn Nguyên Ngọc trên HộI Luận), lại xốn xang khi nhà văn gốc Tàu Cao Hành Kiện đoạt giải Nobel, và hồn nhiên hỏi nhau ầm ĩ , tại sao người Việt Nam chúng ta không có giải này, bao giờ ta đoạt giải, và thế giới không biết đến chất lượng văn học ta chẳng qua là vì thiếu thông tin, thiếu người dịch nên…. và… vân vân. Trong khi đó, xã hội thực bên ngoài đầy ‘’chất’’ để viết: sống lại, ông Vũ Trọng Phụng chắc đẻ ra con cháu đầy đàn cho Xuân tóc đỏ, ông Nam Cao hẳn cũng có dịp đưa rất nhiều Thị Nở vào nhà hộ sinh, và Chí Phèo có thể lái Xì-ke mà tiến thân lên làm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại Thương kiêm Tư lệnh Bộ Đội Biên Phòng… Nhưng không, văn học mười năm trở lại đây không ‘’dính dáng’’ đến xã hội đời thường, chẳng đụng chạm đến hàng trăm dân oan đi khiếu kiện nhà đất, đến hàng chục ngàn công nhân đình công… Không, văn chương của chúng ta trong nước ‘’sạch‘’, không ô nhiễm chất xã hội (trừ những phóng sự của Trang Hạ), không vạch lưng cho người xem, tức là ngoan, hiền, chẳng để các anh trong Ban Văn hóa-Tư tưởng phiền lòng.
                            Nhà văn Nguyên Ngọc trong phỏng vấn đã kể trên, một khuôn mặt đàn anh quan trọng trong việc cởi trói văn chương thời Đổi Mới, nhận định rằng lâu nay trong nước không sản xuất được những tác phẩm tầm cỡ. Ông bàn về vấn đề nội lực một nền văn học, qui trách nhiệm phần nào vào sự việc không có tự do sáng tác. Theo thiển ý, không tự do tư duy, rồi tư duy bị chẹn họng không được thành ngôn luận, người viết đành bẻ bút vặn vẹo khôn ngoan né tránh thứ quyền lực lăm le lưỡi dao Damocles thì… chỉ còn than, cái nước ta nó thế đấy! Sản phẩm từ hoàn cảnh ức ép đó, giỏi thì cũng chỉ phản ánh được sự thật tô son, tức là một mẩu sự thật. Một mẩu bánh, vẫn là bánh, ăn được. Một mẩu sự thật là dối trá, và viết ra để người ta tin vào là nâng dối trá lên cấp lũy thừa cho toàn xã hội! Trong số trên tám trăm Hội viên Hội Nhà Văn, có người không viết gì từ nhiều năm. Ngày trước, tôi lắc đầu không hiểu. Nay, tôi chỉ chặc lưỡi.
                             
                            HỘI NHẬP LÀ LÀM SAO?
                             
                            Nỗi sợ của những nhà văn/nhà thơ trong nước cũng như ở hải ngoại là một thực tế tâm lý không thể chối cãi. Nói chung, chẳng phải chỉ có nhà văn/nhà thơ mà ai cũng sợ. Sự sợ đó phát xuất từ một bối cảnh chính trị-xã hội toàn trị mà nếu không thay đổi được thì tương lai sẽ là những bước gập gềnh chông chênh bên vực thẳm. Nhưng ngoài sự sợ, bối cảnh toàn trị nói trên còn tạo ra một thuộc tính nguy hiểm khác. Trong một xã hội tổ chức hàng dọc, phần hàng ngang, là những cá nhân, không những chỉ rời rạc mà còn ứng xử với nhau một cách khá đăc biệt: tiến thân là leo ‘’lên’’ theo hàng dọc, nên tị hiềm với nhau, nhất là khi không còn chia chung một số phận (như những người lính bắt buộc phải dựa vào nhau để tồn tại). Từ đó, chia rẽ, nghi kị, và đội trên đạp dưới, và thao tác tranh công… là những ứng xử ‘’bình thường’’ nhằm thăng tiến cá nhân. Một số giá trị bị đảo lộn. Dối trá, ngậm miệng ăn tiền, thành khôn ngoan. Chân thật, há mồm nói thẳng, hóa ra ‘’hâm’’, thậm chí dại, hão… Từ đó ‘’con người-xã hội’’, nghĩa là những con người cùng lý tưởng, ước vọng, liên kết đồng thuận với tình cảm gắn bó và lòng xót thương lẫn nhau, bị giới hạn, thậm chí bị thủ tiêu. Chỉ còn con người cô đơn, con người xác định bằng những quyền lợi cá lẻ, chi phối bởi phần ‘’vật chất’’ ban phát từ một quyền lực nhân danh chính mình. Tính liên đới căn bản gầy nên keo sơn gắn bó thực sự tạo ra xã hội, được hiểu như một mạng lưới liên kết toàn diện chứ chẳng phải là tập hợp rời những cá nhân đơn lẻ ‘’duy vật’’ rời rạc, bị xói mòn, tiêu hủy. Và, nói với một chút cường điệu, đó chính là nguy cơ phá sản văn hóa, nguy cơ xã hội tiêu vong 5 .
                             
                            Tôi nghĩ nỗi sợ và lòng nghi kị chia rẽ là hai khó khăn tâm lý phải vượt nếu chúng ta mong mỏi có được một cuộc hôi nhập giữa những nhà văn/nhà thơ trong nước và ở hải ngoại. Hai khó khăn đó, với di căn của một lịch sử đầy chia cắt, hận thù, chỉ có hy vọng cùng nhau vượt qua bằng trí tuệ và nhất là lòng độ lượng trong tiến trình hòa giải thực sự. Là lớp đặc tuyển trong mọi xã hội, tôi đặt niềm tin vào khả năng ấy của tất cả nhà văn/nhà thơ Việt Nam, không phân biệt trong-ngoài.
                             
                            Bạn sẽ hỏi ngay, hội nhập là làm sao?
                             
                            Tránh nói suông, tôi xin cụ thể, dẫu biết rằng một số ý 6 cần bổ xung trên nhiều mặt:
                             
                                  1- Cùng nhau, chúng ta lập ra một tập hợp thân hữu những người chia xẻ tâm huyết với tương lai của văn chương tiếng Việt. Tập hợp này, trọng tâm là văn hóa, sẽ độc lập với mọi chính quyền và mọi tổ chức chính trị.
                                  2- Sử dụng diễn đàn Hội Luận như nhịp cầu đầu tiên thúc đẩy quan hệ giữa những nhà văn/nhà thơ bất kể trong nước hay hải ngoại.
                                  3- Mở rộng chủ đề của Hội Luận, tìm cách hiển thị những sáng tác chất lượng nhưng có khó khăn trong việc phổ biến đến bạn đọc.
                                  4- Tìm phương tiện phát hành định kỳ Tuyển Tập những sáng tác đã hiển thị trên diễn đàn này.
                                  5- Tìm phương tiện tổ chức những cuộc giao lưu thân hữu, ban đầu với qui mô nhỏ, ở trong cũng như ở ngoài nước.
                             
                            Cho phép tôi tóm lược rằng quá trình hội nhập không phải nay mới có. Trước tiên là công khai phá của Hợp Lưu, với sự năng nổ của nhà văn-hoạ sĩ Khánh Trường đầu thập niên 1990. Ở thời điểm ban đầu, khó cả với cộng đồng người Việt ở hải ngoại lẫn với những nhà kiểm soát văn hóa tư tưởng trong nước. Mặc dầu rất khoan nhượng, lắm lúc nhũn ra, thậm chí tự kiểm duyệt khá nhiều, nhưng Hợp Lưu vẫn bị cấm cản, không visa nhập cảnh, phải đi chui. Tình trạng tác phẩm trong nước được phổ biến ra ngoài thì nhiều, nhưng tác phẩm hải ngoại ‘’qui cố hương‘’ hầu như không có. Năm, sáu năm trở lại đây, với kỹ thuật điện toán, Talawas, rồi Tiền Vệ, Da Màu đã là những webb site có tiếng, phổ biến những tác phẩm đến từ mọi nơi. Sự kiện này khiến chúng ta có cơ hội được đọc những tác phẩm của những nhà văn/nhà thơ trong nước, phần lớn là lớp trẻ tìm môi trường để ‘’quậy’’, nhưng ngược lại, văn chương hải ngoại nhập cảnh thì vẫn chẳng có bao nhiêu. Tuy nhiên, như Hoàng Hưng thông báo, đã có những biểu hiện bớt nghiệt ngã khắt khe của những cơ quan có chức năng kiểm soát tư tưởng-văn hóa như việc trao giải thưởng cho nhà văn Thuận cư trú ở Pháp năm ngoái, và nhà văn Đoàn Minh Phượng cư trú ở Đức năm nay. Kể ra những tổ chức trên, tôi xin lưu ý một vấn đề: diễn đàn Hội Luận trong chiều hướng đề nghị phải cố gắng tránh dẵm chân lên những diển đàn bạn, đừng sút bóng vào gôn nhà, và đừng ngáng chân anh em. Tất cả chúng ta đều cùng mục đích, nên triệt đề cảnh giác truyền thống xã trưởng, gây tranh đoạt, chia rẽ, thị phi (cứ nhìn hàng vài chục hội đoàn người Việt ở quận Cam chẳng hạn để nhủ mình). Vì thế, diễn đàn Hội Luận phải động não tìm ra một cái niche (đặc thể) để tiến hành sinh hoạt như đề ra ở trên.
                             
                            Bạn lại hỏi, tại sao hội nhập bây giờ?
                             
                            Xin thưa, đã chậm, đã quá chậm. Nhưng muộn còn hơn không! Vả lại, Việt Nam đang hội nhập với cả thế giới, cớ gì những nhà văn/nhà thơ cùng viết tiếng Việt lại không có quyền tự do hội nhập với nhau, trong chiều hướng cùng nhau đóng góp mong văn chương đừng tụt hậu? Ngoài ra, cái xã hội phân-quản-xin-cho đang từ từ biến vào quá vãng. ‘’Gì cũng phân - gì cũng quản’’, và như dân kêu, ‘’đến c… cũng phân cũng quản‘’ không còn tồn tại. Chuyện trò với Dương Nghiễm Mậu, tôi hỏi theo anh biến cố lịch sử nào là trọng đại sau 1975. Anh đáp ngắn gọn: ngày không còn sổ gạo! Vậy, bỏ đói không còn có thể dùng làm phương tiện ‘’trị dân‘’. Và vì bức bách của thực tiễn, chính sách lý lịch cũng phải lơ dần. Nay không có một cuộc giải phóng dân tộc - cuộc giải phóng đã hằn sâu trong tiềm thức của dân tộc đã hàng nghìn năm phải chiến đấu để xác quyết quyền tự chủ - chỉ còn cái chiêu bài ổn định nhằm thực hiện những chữ Dân giầu Nước mạnh Xã hội công bằng văn minh. Chữ là chữ thôi, thực tế thì dân Việt Nam đi làm công cho nước ngoài, phụ nữ ‘’được’’ xuất khẩu hàng loạt, nợ ngoại quốc chồng chất, làm ăn thất thoát vì tham nhũng… Và tuổi trẻ thì cứ thế, nạn nhân của một chính sách văn hóa giáo dục ‘’ngu dân’’, ngày càng tuột dốc, về tri thức, văn hóa cũng như đạo lý. Hội nhập ở góc độ văn hóa văn chương là một bước. Rộng hơn, và cũng bức bách không kém, là một cuộc hòa hợp hoà giải thực sự. Đó là qui luật. Đi ngược lại, là tự sát bằng một lưỡi dao cùn, không chết ngay được, mà đau, dài dài.
                             
                            Hôm qua, tôi nhận được tin sau:
                             
                            TRẦN DẦN – THƠ” đã bị niêm phong và thu hồi ngày hôm nay 26 tháng 2 năm 2008, tại Công ty Truyền thông & Văn hóa Nhã nam, Hà Nội. Một đoàn thanh tra liên ngành gồm Cục xuất bản, Thanh tra văn hóa, nhân viên nội vụ A25 đã có mặt tại hiện trường để thi hành quyết định.”
                            Cái tin không vui làm tôi nhớ Trần Dần, nhớ lần cuối cùng tôi gặp ông, người không hiểu sao tôi gọi là ông ‘’cọp ngày’’. Đó là năm 1989. Chúng tôi rủ nhau vào Sài Gòn, đi xe lửa liên Việt, ghé mỗi nơi một tí. Ông rất vui, gật gù. Vài ngày sau thì có tin báo ‘’trục trặc’’. Thế là tôi đành đi trước, hụt chuyến vào Huế thăm anh em Sông Hương, và chỉ gặp lại ông trong miền Nam, rủ rê ông gặp Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn… Vui với nhau được ít buổi. Rồi tôi phải đi, và đến chia tay một buổi trưa nắng rát mặt. Thấy cây gậy trúc ông cầm, tôi linh tính một cái gì đó mong manh, xin cây gậy giữ làm kỷ niệm. Ông ngần ngừ, rồi thốt: Bửu Chỉ cho mình. Rồi ông loay hoay, chữ như kiến bò, viết trên một cái vỏ bao thuốc lá: tôi đã hát những lạc quan không hát / bây giờ tôi hát lạc quan đen, miệng vẫn kiệm lời: giữ cái này vậy… Từ ngày ấy, tôi không còn được gặp ông vì bị cấm cửa từ năm 1990 đến 1997 mới lại được ‘’cho về’’.
                             
                            Vô phép, tôi kèm một dấu hỏi vào câu thứ nhì của hai câu mini. Nếu ông giận, thì tôi sẽ nhắc, anh Dần ạ, ấy là bởi em còn hai câu khác của anh nó ám ảnh. Đó là:
                             
                            Tất cả đến với tôi - phải đến tự đàng trước.  
                            Đàng sau có gì? toàn LÁ-CHẾT những ngày qua.

                             
                            Rồi ai cũng chết, nhưng từ đằng truớc, xá gì đám lá mục đằng sau.
                             
                            28/2/2008
                            Nam Dao
                             
                             







                            1 Mở ngoặc báo một thông tin. Sống mà trở về, tôi không biết nhưng chết thì dễ hơn. Tôi có một người bạn lìa cõi này cách đây hai năm, trong di chúc dặn vợ con đốt nhục thể thành tro rồi mang về Nha Trang để trong một cái chùa. Chi phí dịch vụ cho Đại Sứ Quán chỉ 100 đô cho phép chuyển tro bụi về với tro bụi, nhấp nhỉnh phí xin visa, nhưng giải quyết rất nhanh và gọn, không cần kiểm tra lý lịch như với người sống. Chết chôn trên đất nước mình không mắc mỏ như vật giá đâu! Sống mới thiên nan vạn nan.
                             
                            2 Cứ gọi CS vì quen miệng thôi, làm gì còn, chỉ còn Cảnh Sát là chính thôi. CS gì mà ở trong nước, cả giáo dục, y tế… đã ‘’xã hội hóa’’ (tức đùn cho nhân dân lao động). Và tài sản như đất đai, công ty nhà nước thì ‘’cổ phiếu hoá’’ (tức rơi vào tay tư nhân quyền thế). Sự giảm cường độ căm thù là có vì những chuyến về thăm quê của những ‘’khúc ruột ngàn dậm‘’ nay lên mức gần nửa triệu mỗi năm, xênh xang áo gấm về làng, một số ít ‘’hồ hởi’’ khi nghe bà con kể cũng đỡ rồi chứ không như xưa, rồi uống bia, ăn phở và đi mua dâm, giá thật rẻ so với giá ‘’quốc tế’’. 
                             
                            3 Có những ngoại lệ. Tôi mạn phép xin kể ra hai là những tác phẩm đầy tình nhân ái với những con người nạn nhân. Một của Trần Mộng Tú, tựa Những Người Lính Cũ, Hợp Lưu, Xuân Mậu Tý, nói về những người lính VNCH xưa chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị. Và hai, của Mai Ninh, tựa Con Đường Đồi Cát, nói về những phụ nữ xưa là Thanh Niên Xung Phong, tham gia chiến trường miền Trung (cả hai văn bản có thể truy cập trên http://amvc.free.fr). Ngoài ra, chắc chắn cũng có, nhưng không phải nhiều, những tác phẩm của nhà văn/nhà thơ hải ngoại đề cập đến con người Việt Nam sau dâu biển.
                             
                            4 Tôi liên tưởng đến tiểu thuyết Cá Voi Trầm Sát của tác giả Mai Ninh. Đi hỏi những cửa hàng sách ở Hà Nội, nói rõ nhà xuất bản Trẻ, năm… nhưng cô bán hàng bảo không, tra cứu cômpiutơ, hô, không thấy. Vào Sài Gòn, cũng vậy. Tò mò hỏi. Cô tiếp thị trong cửa hàng sách trên đường Nguyễn Huệ nhỏ nhẹ: ‘’Anh à, cuốn đó có được quảng cáo khuyếch mại không? Không thì… in ít, phát hành mỏng lắm!‘‘. Vào tham khảo Thư Ấn Quán, webb gom góp những tác phẩm văn học bất cứ nguồn gốc nào. Cũng tìm ‘’em’’ như thể tìm chim, mặc dầu Cá Voi Trầm Sát là một tiểu thuyết xuất sắc, in trong nước thì có Nguyên Ngọc giới thiệu rất trang trọng!
                             
                            5 Xin tham khảo Nam Dao, ‘’Vốn xã hội, nguy cơ phá sản?’’, Talawas, 11-12-2007; và những bài cùng chủ đề của Thái Kim Lan, Nguyễn Huệ Chi và Nguyễn Xuân Lộc.
                             
                            6 Trích tham luận của nhà thơ Hoàng Hưng:
                            ‘’… Đầu năm 2007, khi đi dự Hội nghị Văn bút Quốc tế Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (với tư cách một nhà văn độc lập trong nước Việt Nam), tôi mới biết rằng đã có một tổ chức quy tụ các cây bút Trung Hoa trong và ngoài nước: Independent Chinese Pen Center (Trung tâm Văn bút Trung văn Độc lập), thành lập từ 2001, với nhiều trung tâm địa phương ở hải ngoại và hai trung tâm địa phương trong nước (chắc là hoạt động không chính thức). Hàng năm Trung tâm này đều tổ chức các hội thảo về văn chương tiếng Trung có cả nhà văn trong lẫn ngoài nước tham dự, và trao giải thưởng chung cho văn phẩm không kể trong hay ngoài nước. Khó tin là các nhà văn Việt Nam làm nổi một chuyện tương tự. Do nhiều khó khăn riêng của hoàn cảnh Việt Nam mà ai cũng biết, trong đó là gánh nặng tâm lý của cuộc phân cách kéo dài quá lâu và điều kiện kinh tế. Tôi hy vọng và chúc cuộc Hội Luận này sẽ mở ra một bước ngoặt cho việc quy tụ - ít nhất về mặt tinh thần, và sau đó là những sáng kiến thực hành – các cây bút tâm huyết với tương lai của văn chương tiếng Việt.’’
                             
                             
                            http://hoiluan.vanhocvietnam.org/?p=127
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.03.2008 00:15:25 bởi Ngọc Lý >
                            #29
                              HongYen 10.03.2008 14:03:23 (permalink)
                              Trần Dần - Thơ” ở đâu?
                              2008.03.09
                              Minh Thùy, thông tín viên đài RFA
                               
                              Trong Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 6 tổ chức tại Văn miếu, Hànội ngày 21.2.2008 vừa qua, một sự kiện mới xảy ra gây ngạc nhiên và bức xúc với nhiều bạn đọc yêu thơ, đó là lệnh ngưng phát hành thi tập Trần Dần-Thơ, gồm những sáng tác của Trần Dần trong hơn 30 năm qua, và những bài viết về con người, thơ văn của ông.
                               
                              Tiếp theo ngày 26/2/2008, sau cuộc làm việc của đoàn thanh tra liên ngành do Bộ Thông tin - Truyền thông cầm đầu với Công ty Nhã Nam, tập Trần Dần - Thơ đã bị ngưng phát hành vì lý do “vi phạm qui trình xuất bản”. Gần 200 nhà báo, nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước cùng ký tên trên một thư ngõ gửi đến các cơ quan văn hoá và quốc hội Việt Nam, yêu cầu nhà nước: “Hãy xem xét lại cung cách ứng xử và chấm dứt cách thức hành xử thiếu văn minh, vô pháp luật đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật nói riêng, các sáng tạo tinh thần nói chung”.
                               
                              Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, dịch giả Dương Tường, nhà thơ Hoàng Hưng, dịch giả Phạm Toàn, Cao Việt Dũng, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên... cùng chấp bút cho bức thư ngõ phản đối việc cấm phổ biến tập Trần Dần-Thơ. Sau đây là phần phỏng vấn của Minh Thùy với ông Phạm Xuân Nguyên.
                               
                               
                              “Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà,
                              Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.”
                               
                               
                              Hai câu thơ gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Trần Dần, một gương mặt của nhóm Nhân Văn giai phẩm. Ông mất năm 1997, sau hơn 30 năm chịu đựng nhiều nỗi oan khuất và đau khổ. Phải đợi đến thời đổi mới, những sáng tác của ông như Bài thơ Việt Bắc, Cổng Tỉnh và Mùa Sạch mới được ra mắt bạn đọc. Riêng tiểu thuyết thơ Cổng Tỉnh từng được nhận Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1994.
                               
                              Đầu năm 2007, nhà thơ Trần Dần lại được vinh danh với Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật, nhưng số phận những sáng tác thơ văn của ông có lẽ cũng lao đao như cuộc đời ông. Thi tập TRẦN DẦN-THƠ, dày hơn 500 trang, được đánh giá như một di cảo lớn của Trần Dần vừa mới ra mắt bạn đọc thì bị lệnh ngưng phát hành ngay trong Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 6.
                               
                              Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà phê bình văn học Phạm xuân Nguyên đã có bài viết Trần Dần-Thơ ở đâu? Minh Thùy đã nói chuyện cùng ông Phạm xuân Nguyên.


                              Lẽ ra trong ngày thơ Việt Nam, với tập Trần Dần-Thơ dày dặn, cho thấy những sáng tạo, cách tân của một nhà thơ lớn thì là một sự kiện lớn, sự kiện đáng vui mừng thì nó gây ra thất vọng. Thật ra thì nó nằm trong cái chuỗi của các tác phẩm gần đây khi có vấn đề gì mà bị cấm, hoặc bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi thì thường người ta chỉ nêu ra lý do hành chính như là lý do thông dụng nhất, dễ nói nhất, chứ không bao giờ nói thẳng là tác phẩm ấy thực ra bị như thế là vì vấn đề nội dung, tư tưởng của nó.
                              Phạm xuân Nguyên

                              Kính chào anh Phạm xuân Nguyên. Mới đầu năm ngoái, trong số các nhà thơ được vinh danh với Giải thưởng nhà nước, có 4 gương mặt của các nhà thơ trong nhóm Nhân Văn giai phẩm trước kia là Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán và Trần Dần. Nhiều bạn đọc yêu thơ trong nước và nước ngoài cũng hân hoan với tin này. Thế mà đầu năm nay thi tập TRẦN DẦN-THƠ lại bị ngưng phát hành với một lý do tôi thấy không chính đáng lắm. Anh nghĩ sao về tình trạng bất cập này?
                               
                              Phạm xuân Nguyên: Không chỉ riêng gì chị mà cả tôi, cũng như với tất cả những ai yêu thơ Trần Dần nói riêng và yêu thơ Việt nói chung, nhất là trước động thái năm 2007 Trần Dần cùng với Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán, có thể nói là 4 gương mặt tiêu biểu của vụ án Nhân Văn giai phẩm trước đây đã được truy tặng và trao tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật, đây là tín hiệu rất đáng mừng.
                               
                              Với tất cả diễn biến như vậy thì người ta trông chờ một việc là những sáng tác của các nhà thơ này trong thời kỳ hoạn nạn, trong thời kỳ im lặng và bóng tối của họ sẽ dần dần được xuất hiện, trả lại cho thời gian, trả lại cho nhà thơ và công chúng. Tập Trần Dần-Thơ này mọi người cũng nghĩ là phải được chào đón, thế nhưng cái động thái như không được bày bán trong Văn Miếu tại ngày Thơ Việt Nam, bị ngưng phát hành, thì là rất gây bất ngờ, gây ngạc nhiên và phải nói là gây thất vọng.
                              Lẽ ra trong ngày thơ Việt Nam, với tập Trần Dần-Thơ dày dặn, cho thấy những sáng tạo, cách tân của một nhà thơ lớn thì là một sự kiện lớn, sự kiện đáng vui mừng thì nó gây ra thất vọng. Thật ra thì nó nằm trong cái chuỗi của các tác phẩm gần đây khi có vấn đề gì mà bị cấm, hoặc bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi thì thường người ta chỉ nêu ra lý do hành chính như là lý do thông dụng nhất, dễ nói nhất, chứ không bao giờ nói thẳng là tác phẩm ấy thực ra bị như thế là vì vấn đề nội dung, tư tưởng của nó.
                              Minh Thùy: Được biết tuy được ra mắt, nhưng trong tập thơ có một số bài thơ đã bị cắt bỏ, những bài thơ đó là gì, vì sao lại bị bỏ bớt đi? Có vi phạm luật lệ hay “phạm húy” gì không?
                               
                              Phạm xuân Nguyên: Trần Dần, như người ta được biết, trong hơn 30 năm bóng tối của ông thì ông vẫn lao động một cách âm thầm miệt mài. Ông là ngưòi sống với chữ, sống với thơ, sống với sự sáng tạo văn học nghệ thuật. Cho nên các hoàn cảnh thì càng mài sắc thêm cái ý chí, khát vọng đó của ông.
                               

                              Nhà phê bình Phạm xuân Nguyên (ảnh PXN, đầu năm 2005 tại Frankfurt-Germany)
                               
                               
                              Có thể nói Trần Dần là một nhà thơ đúng nghĩa của 2 chữ Nhà Thơ, do đó di cảo của ông để lại là khá lớn, chúng tôi có dùng chữ là di cảo đồ sộ. Khi làm tuyển tập này gia đình nhà thơ cũng như công ty văn hoá truyền thông Nhã Nam, nhà xuất bản Đà nẵng, mong muốn nhân kỷ niệm 10 năm mất của Trần Dần, ông mất năm 1997, thì lẽ ra tập thơ này đã ra vào 2007 là 10 năm mất của nhà thơ.
                               
                              Gia đình và Nhã Nam muốn giới thiệu 1 cách có hệ thống những sáng tạo, cách tân của Trần Dần về thơ, kết hợp với một số bài viết tiêu biểu về thơ Trần Dần, khi ông được xuất hiện lại trên thi đàn. Nhưng trong quá trình biên tập có thể do yêu cầu của nhà xuất bản, do hoàn cảnh chính trị văn hoá xã hội cũng đã bỏ bớt một số bài.
                               
                              Theo tôi biết ví dụ như về sáng tác của Trần Dần, 36 bài Thở dài đã có trong bản thảo nhưng bị đưa ra, và trong số những bài viết về Trần Dần bị bỏ ra khá nhiều như Hồi ký của Hoàng Cầm về Trần Dần, bài viết của nhà văn Phạm thị Hoài, một bài viết rất sâu sắc dựng lên được chính xác chân dung của Trần Dần, bài viết: Thủ lĩnh trong bóng tối, bức thư của nhà văn Nguyễn đình Thi với tư cách đồng nghiệp và là chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam gửi cho Trần Dần cũng bị bỏ ra.
                               
                              Đấy là những phần tiêu biểu của Trần Dần, kể cả những sáng tác đã công bố trước đây cũng như những phần còn nằm trong di cảo và những bài viết của các văn hữu, của các nhà phê bình, để dựng lên một hành trình thơ, một con đường đi của Trần Dần, thì do những lý do này khác phải bỏ ra.
                               
                              Tất nhiên khi bị bỏ ra như vậy thì cấu trúc quyển sách có thay đổi nhưng trong hoàn cảnh xuất bản này thì các bên đều nhân nhượng nhau, tuy vậy cuốn sách khi ra đời vẫn dày dặn. Nếu như nó được phát hành bình thường đến tay bạn đọc thì cũng là 1 tác phẩm hay đứng về mặt thơ và là cuốn tài liệu quí cho những ai muốn tìm hiểu Trần Dần nói riêng và tìm hiểu thơ Việt nói chung.
                               
                              Minh Thùy: Bản thân tôi khi đọc những câu thơ của Trần Dần như :
                               

                              Bía cuốn Thơ Trần Dần do Nhã Nam & NXB Đà Nẵng ấn hành. Bìa sách là hình minh họa của chính tác giả cho bài thơ "Bài hát cho người lớn".
                               
                               
                              Thơ là mạng sống, là lý lịch thật đời tôi
                              Thơ tôi có 30 năm đóng chai. Nó có thể...chờ

                              Và những câu khác:
                              Càng chết tôi càng bất tử
                              Eo ôi
                              chết vẫn không yên....

                               
                              tôi cảm thấy ngậm ngùi và băn khoăn, không biết có phải ông đã tiên liệu được số phận gian truân của mình và văn thơ mình ngay cả sau cái chết ? Với tư cách nhà phê bình văn học anh có nhận định gì về thi tập này, về những bài thơ có tính cách tân, rất mới lạ của ông, dù ông sinh ra từ thế kỷ trước?


                              Cho đến khi đọc cuốn Trần Dần-Thơ này, thì cái cảm giác đó trong tôi càng đầy lên. Và đúng như chị nói, và đúng như những ai đọc Trần Dần biết, hình như ông là người tiên cảm được số phận của mình, như ông nói xây một tập thơ là xóa một nhà tù và ông nói, như trong bài tôi đã viết sau sự kiện ở Văn Miếu trong bài Trần Dần-Thơ ở đâu,là đến với tôi phải đến bằng cửa trước.
                              Phạm xuân Nguyên

                              Phạm xuân Nguyên: Có lẽ nhiều người nếu đã tiếp xúc với thơ Trần Dần thì đều có cảm xúc và suy nghĩ như chị. Cũng như tôi, cách đây 10 năm khi Trần Dần vừa nằm xuống, khi tôi viết bài để hình dung Trần Dần, khi được tiếp xúc với một số ít bản thảo của những người con Trần Dần đưa tôi, thì phải nói cảm giác của tôi hết sức bàng hoàng và kinh ngạc, vì cái cách tân, sự mới mẻ của ông.
                               
                              Vì lâu nay tôi đọc thơ theo điệu khác, theo thói quen thuộc, nhưng cũng với những con chữ ấy trong tiếng Việt, vẫn những thanh âm ấy trong tiếng Việt, dưới bàn tay người thợ luyện chữ, người cách tân như Trần Dần thì nó đưa đến những cảm nhận hết sức bất ngờ, hết sức mới mẻ và sảng khoái. Bản thảo mà tôi được tiếp xúc 10 năm trước đó là tập ông viết đề là 1963-1964 Học theo ca dao, tức là ông luyện chữ bắt đầu đi từ ca dao, bắt đầu viết cho đúng nghĩa của chữ trưóc khi biến tấu âm, biến tấu chữ để bật ra những nghĩa mới.
                               
                              Cho đến khi đọc cuốn Trần Dần-Thơ này, thì cái cảm giác đó trong tôi càng đầy lên. Và đúng như chị nói, và đúng như những ai đọc Trần Dần biết, hình như ông là người tiên cảm được số phận của mình, như ông nói xây một tập thơ là xóa một nhà tù và ông nói, như trong bài tôi đã viết sau sự kiện ở Văn Miếu trong bài Trần Dần-Thơ ở đâu,là đến với tôi phải đến bằng cửa trước.
                               
                              Như vậy là một người sáng tạo, một người cách tân có ý thức, có chủ ý, biết rất rõ con đường mình đi thì những câu thơ ông để lại rõ ràng đã tiên liệu số phận ông. Và hơn thế nó thách thức sự tiếp nhận ông, như vậy chúng ta càng cảm phục ông, càng tin rằng những câu chữ ông để lại, thơ ông để lại, những hành trình sáng tạo cách tân của ông đã đi qua và để lại rồi cuối cùng nó cũng sẽ tìm đường đến được với công chúng, với độc giả. Cũng như đến lúc nào đó toàn tập Trần Dần ra sẽ cho chúng ta hình dung đầy đủ về con người Trần Dần và về vai trò, ý nghĩa của ông đối với nền thơ ca Việt đương đại.
                               
                              Minh Thùy: Xin cám ơn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã trả lời phỏng vấn.
                               
                              Minh Thùy thực hiện
                              Mời các bạn đọc Thư ngõ phản đối việc cấm phổ biến thi tập TRẦN DẦN-THƠ và cùng tham gia ký tên vào Thư ngõ theo đường link sau:
                               
                              http://gopetition.com/online/17462.html
                               
                               
                               
                              http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2008/03/09/VietnameseProminentPoetSince1950sTranDan_MThuy/
                               
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > | Trang 2 của 3 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 32 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9