Tổ Chức Y Tế Thế Giới: WHO
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 22 bài trong đề mục
HongYen 05.07.2006 23:04:51 (permalink)
Tổ Chức Y Tế Thế Giới: WHO

WHO cảnh báo về tác hại của các loại dược thảo gia truyền

2004.06.24

Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, cho biết các lọai dược thảo gia truyền, được sử dụng phổ biến ở những nước đang mở mang, đã gây tác dụng nguy hiểm đáng kể trong 3 năm qua.

WHO cảnh báo rằng sự phản tác dụng hay không dùng đúng cách lọai dược thảo thiên nhiên này thậm chí có thể gây chết người.

Trợ lý tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế Giới, bác sĩ Vladimir Lephakin, đưa ra thí dụ về trường hợp TQ, cho biết trong năm 2002, Trung Quốc đã báo cáo gần 10 ngàn trường hợp bị công phạt thuốc như vậy. Và con số này tăng gấp đôi so với hồi thập niên 1990 tại Hoa lục.

http://www.rfa.org/vietnamese/tintuc/2004/06/24/139340/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.11.2006 16:31:18 bởi HongYen >
#1
    HongYen 17.11.2006 16:33:46 (permalink)
    WHO có tân tổng giám đốc

    10/11/2006


    Bà Margaret Chan được bầu làm tân tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới


    Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã xác nhận cựu Bộ Trưởng Y Tế Hong Kong Margaret Chan, vào chức vụ tân Tổng Giám Đốc WHO.

    Năm nay 59 tuổi, và ra đời tại Hong Kong, Bà Margaret Chan được sự hậu thuẫn của 150 thành viên tham gia phiên họp khoáng đại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, diễn ra tại Genevè.

    Bà Chan cam kết sẽ dồn hết nỗ lực làm việc để biến thế giới thành một nơi chốn lành mạnh hơn. Bà lưu ý về tầm quan trọng đặc biệt của các nỗ lực này tại Châu Phi.

    Theo lịch trình, bà Margaret Chan sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 4 tháng Giêng, thay thế cố Tổng Giám Đốc Lee Jong-Wook, người Nam Triều Tiên, từ trần hồi tháng Năm.

    Bà Chan từng phục vụ trong tư cách Trợ Lý Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đặc trách các bệnh truyền nhiễm.

    Trong chức vụ là người lãnh đạo ngành Y Tế Hong Kong, bà Chan đã cầm đầu các nỗ lực của đặc khu Hong Kong trong việc kiềm chế vụ bộc phát bệnh SARS và sự lây lan của virút SARS hồi năm 2003, và trước đó vụ bộc phát bệnh cúm gia cầm hồi năm 1997.

    http://www.voanews.com/vietnamese/2006-11-10-voa6.cfm

    >>>>>>>>>>>>>>>>

    WORLD HEALTH ORGANIZATION: WHO
    #2
      HongYen 17.11.2006 16:35:58 (permalink)
      WHO phát động kế hoạch toàn cầu chống nạn làm thuốc giả

      15/11/2006



      Tổ chức Y tế Thế giới và hơn 20 đối tác quốc tế đang phát động một kế hoạch hành động toàn cầu nhằm chống nạn làm giả các sản phẩm y khoa.

      Các giới chức của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết kế hoạch bao gồm một loạt các biện pháp nhắm mục đích giúp các giới hữu trách quốc gia bảo vệ dân chúng trước các mối hiểm nguy của thuốc men giả mạo.

      Kế hoạch hành động 5 điểm của tổ chức thế giới đề nghị phát triển các kỹ thuật tốt hơn để ngăn chặn việc làm giả và truy tìm các mặt hàng giả trên thị trường và trên các trang web.

      Trợ lý Tổng giám đốc đặc trách Dược phẩm và Kỹ thuật Y tế của Tổ chức Y tế Thế giới, ông Howard Zucker cảnh giác mọi người phải hết sức thận trọng khi mua thuốc men trên mạng Internet.

      Kế hoạch cũng kêu gọi các quốc gia áp dụng luật lệ mạnh hơn để trừng phạt những người làm và bán thuốc giả. Tổ chức thế giới nói rằng các mối hiểm nguy của thuốc giả nghiêm trọng nhất tại các nước nghèo.

      Các ước tính mới nhất cho thấy hơn 30% lượng thuốc men ở nhiều nơi tại châu Mỹ Latinh, đông nam châu Á và vùng Châu Phi phía nam sa mạc Sahara là giả mạo.

      Ở các nền kinh tế đang phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới ước lượng con số thuốc giả là 10%.

      http://www.voanews.com/vietnamese/2006-11-15-voa26.cfm
      #3
        HongYen 09.03.2007 10:37:01 (permalink)
        WHO: Khu vực Nam Thái Bình Dương có nhiều người béo phì nhất thế giới
        Phil Mercer
        Sydney
        26/02/2007
         
        Tổ chức Y tế thế giới, WHO cho hay khu vực phía Nam Thái Bình Dương là khu vực có số dân nặng cân nhất trên thế giới, và đảo quốc nhỏ bé của nước cộng hòa Nauru được xếp loại là quốc gia có những người mập nhất thế giới. Một nghiên cứu của tổ chức WHO cho thấy 8 quốc gia có nhiều người béo phì nhất trên thế giới nằm ở khu vực phía Nam Thái bình Dương và Hoa Kỳ và Kuwait nằm trong số 10 nước đứng đầu có những người béo tròn.
         
        Nauru là một đảo quốc nhỏ nằm ở phía đông bắc của nước Papua-New Guinea. Đảo quốc này đang đối phó với cuộc khủng hoảng tệ hại nhất về nạn béo phì. Theo WHO thì hầu hết tất cả người lớn trong số dân của Nauru có vòng eo đang ngày càng phình ra.
         
        Tình trạng béo phì ở Liên bang Micronesia, Tonga, và đảo Cook thì có khá hơn chút đỉnh.
         
        Tổ chức Y tế thế giới cho biết khoảng 90% đàn ông và phụ nữ sống ở khu vực hẻo lánh này của Thái Bình Dương đang tăng cân hoặc bép phì. Khu vực này có 8 nước có dân số mập nhất thế giới, trong khi Hoa Kỳ và Kuwait nằm cuối cái danh sách không ai muốn so bì của 10 nước có người dân bị béo phì.
         
        Có những lý do về văn hóa dẫn tới tình trạng béo phì. Một vài nhóm người sống ở khu vực Nam Thái Bình Dương, đặc biệt là những người Polynesia, theo truyền thống vẫn xem sắc đẹp tương đương với tầm vóc của thân thể.
         
        Tuy nhiên, một sự thay đổi trong chế độ ăn uống kiêng kem và thiếu sự vận động là những yếu tố chính dẫn tới tình trạng béo phì. Càng ngày càng có nhiều người dân ở các đảo quốc của khu vực Thái Bình Dương dựa vào các thực phẩm nhập từ nước ngoài, những thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo, vì những thực phẩm ấy rẻ tiền và dễ thay thế các thực phẩm như: cá, trái cây và rau quả.
         
        Bà Louise Hardy, một chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm Tăng trọng và Béo phì ở New South Wales, nói rằng chế độ ăn uống có chừng mực đôi khi đã bị phá hủy. Bà nói như sau: 
         
        “Chúng ta biết rằng cách sống của họ đã thay đổi một cách đáng kể qua thời gian. Bây giờ thì họ sử dụng nhiều đường và chất béo vào khẩu phần ăn của mình, và có thể cái lối sống theo phong tục cổ truyền của họ đã bị xói mòn, và bây giờ họ ngồi một chỗ ở nhà nhiều hơn.”
         
        Các bác sĩ đã cảnh báo rằng nạn béo phì có thể dẫn đến chứng bệnh tiểu đường, các bệnh về tim mạch và viêm khớp. Những đứa trẻ mập mạp ngày càng có sức khỏe yếu kém và bị khuyết tật.
         
        Vấn đề này hiện nay thực sự mang tính cách toàn cầu. Ngay cả tại những khu vực mà trước đây có số dân thon thả theo truyền thống, như ở Đông Á, thì hiện nay nạn béo phì và những hệ quả của nó cũng đã xuất hiện.
         
        Tổ chức Y tế thế giới ước tính rằng có khoảng 1,6 tỉ người lớn béo phì trên toàn cầu. Người ta trù liệu con số này sẽ tăng 40% trong vòng thập niên tới.
         
        http://www.voanews.com/vietnamese/2007-02-26-voa15.cfm
        #4
          HongYen 09.03.2007 10:46:01 (permalink)

          Nauru là một đảo quốc nhỏ nằm ở phía đông bắc của nước Papua-New Guinea

           
           
           
          #5
            HongYen 07.04.2007 21:53:12 (permalink)
            WHO: Việt Nam nên gia tăng công cuộc chủng ngừa gia cầm
            06/04/2007
             
             
            Bác sĩ Hans Troedsson, đại diện cho tổ chức
             WHO tại Việt Nam
             
            Một giới chức của Tổ chức y tế thế giới hôm thứ sáu nói rằng Việt Nam nên gia tăng công cuộc chủng ngừa gia cầm, và chú trọng nhiều hơn đến các đàn vịt.
             
            Ông Hans Troedsson, đại diện cho tổ chức này tại Việt Nam nói rằng công cuộc chủng ngừa gia cầm tại Việt Nam đã giúp giải thích lý do tại sao Việt Nam đã không có ca bịnh cúm gia cầm nơi người nào kể từ tháng 11 năm 2005.
             
            Ông nói thêm rằng điều quan trọng là Việt Nam cần gia tốc việc chủng ngừa thêm nữa, và chú trọng nhiều hơn đến các đàn vịt.
             
            Các loại thủy cầm là nguồn gốc sinh nhiều bịnh tật và có thể làm lây lan virut H5N1 trong phân của chúng trong khi chúng sống bay nhảy trên ruộng lúa. Vịt thường không cho thấy triệu chứng bịnh cúm gia cầm, và vì thế người ta khó ngăn chặn loại virut này.
             
            Tuần trước, virut H5N1 đã giết chết 65 con vịt tại tỉnh Cà Mau, hai tuần lễ sau khi Việt Nam bãi bỏ một lịnh cấm ấp trứng vịt. Việt Nam dự định dùng 500 triệu liều thuốc chuủng của Trung quốc và Hà lan trong năm nay và năm tới.

            Bộ nông nghiệp cho biết sẽ tiêm chủng tới 90% số gia cầm để ngăn không cho virut H5N1 xuất hiện trở lại trong mùa đông, khi cúm gia cầm tác hại nhiều nhất.
             
            Bộ trưởng y tế Việt Nam bà Trần Thị Trung Chiến nói rằng cúm gia cầm gây nên mối hiểm nguy lớn nhất cho sức khỏe của dân chúng, vì bịnh này rất phức tạp vầ dễ trở thành một đại dịch.
             
            Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm ngày Sức Khỏe thế giới hôm thứ sáu, bà Chiến nói rằng Việt Nam luôn luôn coi việc ngăn chặn đaị dịch là một ưu tiên hàng đầu và sẽ làm việc chặt chẽ với các chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế để chia xẻ thông tin và kỹ năng trong cuộc chiến chống bịnh cúm gia cầm.
             
            Một giới chức của Tổ chức y tế thế giới hôm thứ sáu nói rằng Việt Nam nên gia tăng công cuộc chủng ngừa gia cầm, và chú trọng nhiều hơn đến các đàn vịt.
             
            Ông Hans Troedsson, đại diện cho tổ chức này tại Việt Nam nói rằng công cuộc chủng ngừa gia cầm tại Việt Nam đã giúp giải thích lý do tại sao Việt Nam đã không có ca bịnh cúm gia cầm nơi người nào kể từ tháng 11 năm 2005.
             
            Ông nói thêm rằng điều quan trọng là Việt Nam cần gia tốc việc chủng ngừa thêm nữa, và chú trọng nhiều hơn đến các đàn vịt.
             
            Các loại thủy cầm là nguồn gốc sinh nhiều bịnh tật và có thể làm lây lan virut H5N1 trong phân của chúng trong khi chúng sống bay nhảy trên ruộng lúa. Vịt thường không cho thấy triệu chứng bịnh cúm gia cầm, và vì thế người ta khó ngăn chặn loại virut này.
             
            Tuần trước, virut H5N1 đã giết chết 65 con vịt tại tỉnh Cà Mau, hai tuần lễ sau khi Việt Nam bãi bỏ một lịnh cấm ấp trứng vịt. Việt Nam dự định dùng 500 triệu liều thuốc chuủng của Trung quốc và Hà lan trong năm nay và năm tới.

            Bộ nông nghiệp cho biết sẽ tiêm chủng tới 90% số gia cầm để ngăn không cho virut H5N1 xuất hiện trở lại trong mùa đông, khi cúm gia cầm tác hại nhiều nhất.
            Bộ trưởng y tế Việt Nam bà Trần Thị Trung Chiến nói rằng cúm gia cầm gây nên mối hiểm nguy lớn nhất cho sức khỏe của dân chúng, vì bịnh này rất phức tạp vầ dễ trở thành một đại dịch.
             
            Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm ngày Sức Khỏe thế giới hôm thứ sáu, bà Chiến nói rằng Việt Nam luôn luôn coi việc ngăn chặn đaị dịch là một ưu tiên hàng đầu và sẽ làm việc chặt chẽ với các chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế để chia xẻ thông tin và kỹ năng trong cuộc chiến chống bịnh cúm gia cầm.
             
            http://www.voanews.com/vietnamese/2007-04-06-voa8.cfm
            #6
              HongYen 10.04.2007 09:25:31 (permalink)
              WHO cảnh báo về mối đe dọa của bệnh tật xuyên biên giới
              07/04/2007

               
              Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới,
              bà Margaret Chan
               
              Tổ chức Y tế Thế giới hối thúc các nước hợp tác chặt chẽ hơn để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của những bệnh tật xuyên biên giới.
              Trong bản báo cáo công bố nhân Ngày sức khỏe thế giới, tổ chức WHO cảnh báo về sự xuất hiện của mối đe dọa quốc tế đối với sức khỏe của công chúng.
               
              Báo cáo này cho rằng con số những bệnh truyền nhiễm như HIV/Aids, Ebola, Sars và những ca bệnh cúm gà nơi người đã gia tăng rất nhanh.
              Tổ chức WHO cho biết thiên tai, sự thay đổi của môi trường, nạn khủng bố sinh học và những vụ loang hóa chất cũng tạo ra những thách đố nghiêm trọng.
               
              Bà Margaret Chan, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, nói rằng các nước cần chia sẻ trách nhiệm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để đối phó với những mối đe dọa này.

              http://www.voanews.com/vietnamese/2007-04-07-voa16.cfm
              #7
                HongYen 01.05.2007 07:09:18 (permalink)
                 
                WHO: Tai nạn giao thông ở Việt Nam đã trở thành đại dịch
                18/04/2007
                 
                 
                Xe cộ lưu thông trên đường phố thủ đô Hà Nội
                 
                Hôm thứ tư, Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi Việt Nam giảm thiểu tổn thất nhân mạng trong các vụ tai nạn giao thông hiện đã trở thành một đại dịch quốc gia.
                 
                Bản tin của AFP trích thuật số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết Việt Nam có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày, trong số hơn 12,300 nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông trong năm ngoái.
                 
                Giám đốc Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, ông Hans Troedsson, phát biểu tại buổi khai mạc Tuần lễ An toàn Giao thông Đường bộ Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc rằng tai nạn giao thông ở Việt Nam đã lên tới tỉ lệ của một đại dịch.
                 
                Ông nói thêm rằng an toàn trên đường bộ không chỉ là vấn đề về sức khỏe mà còn là vấn đề kinh tế xã hội, ông đã trích dẫn thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy hàng năm Việt Nam thiệt hại khoảng 850 triệu đô la vì các vụ tai nạn giao thông.
                 
                Việc không tuân thủ luật lệ giao thông và lái xe quá tốc độ thường xuyên xảy ra trên khắp đất nước.
                 
                Chỉ có một số ít người trong số 85 triệu người Việt Nam đội mũ bảo hiểm mặc dù có khoảng 18 triệu chiếc xe máy đăng ký lưu thông trên đường phố. Giới hữu trách đã nhiều lần tìm cách khuyến khích thói quen đội mũ bảo hiểm nhưng đều gặp sự khước từ của công chúng.
                 
                Ông Troedsson nói rằng Việt Nam cần quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên tất cả mọi con đường và thực thi quy định này một cách hiệu quả bởi đây là một trong những biện pháp quan trọng để giảm bớt tình trạng tử vong và chấn thương ở đầu.
                 
                Ông cũng nói thêm rằng khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đều do thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 24 gây nên, số thanh niên ở độ tuổi này chiếm 20% dân số của Việt Nam.
                 
                Ông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ giao thông Vận tải trích thuật một số liệu từ một cuộc thăm dò của bệnh viện Chợ Rẫy ở TP. Hồ Chí Minh cho biết khoảng 85% những vụ tại nạn giao thông đều có liên quan đến những người điều khiển xe máy.

                http://www.voanews.com/vietnamese/2007-04-18-voa9.cfm
                #8
                  n.trang 02.05.2007 00:26:03 (permalink)
                  Đúng rồi đó, dạo này xe cộ ở VN chạy thệt là đáng sợ hãi.
                  Muội chạy biết bao lâu mà cứ nghe tiếng kèn xe bus là run hết cả tay.
                  #9
                    HongYen 08.05.2007 22:16:08 (permalink)



                    WHO: Trung Quốc không đề cập về một chứng bệnh giết chết hàng trăm con heo

                    Luis Ramirez
                    Bắc Kinh
                    08/05/2007



                    Các giới chức thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho hay, chính phủ Trung Quốc đã không đề cập gì mấy đến một chứng bệnh chưa được xác định đã làm hằng trăm con heo bị chết tại vùng Hoa Nam.
                     
                     
                    Mãi đến khi các nhật báo tại Hồng Kông đưa tin về chứng bệnh này thì báo chí chính thức tại Hoa Lục mới đề cập tới vụ bộc phát chứng bệnh vừa kể. Cư dân tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc nói rằng chứng bệnh làm cho các con heo bị xuất huyết đến chết này đã xảy ra ngay từ hồi tháng Hai năm nay và đã lây sang hơn 1000 con heo.
                     
                    Tình trạng này làm người ta nhớ lại vụ bộc phát bệnh SARS hồi những năm 2002-2003. Trong trường hợp đó, chính quyền tỉnh Quảng Đông cũng như chính quyền trung ương đã giữ bí mật trong nhiều tháng về chứng bệnh này cho tới khi bệnh lan qua biên giới sang Hồng Kông, và những nơi khác tại Á Châu.
                     
                    Ông Quách Phú Sinh là một cố vấn kỹ thuật làm việc tại Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh nói rằng, cơ quan của ông vẫn còn đang đợi nhà chức trách Trung Quốc cho biết về chứng bệnh nơi loài heo này.
                     
                    Chúng tôi đã thảo luận với Bộ Nông Nghiệp thì họ nói rằng sẽ đưa ra một tuyên bố về vấn đề này. Họ chỉ cung cấp rất ít thông tin về bệnh này cho chúng tôi.
                     
                    Các nhật báo đã nói về hằng trăm con heo bị xuất huyết đến chết tại tỉnh Quảng Đông. Hôm nay, tin tức báo chí tại Hoa Nam nói rằng chính phủ đã ra lệnh cho các nhà chăn nuôi chích ngừa cho đàn heo mặc dầu các giới chức vẫn còn chưa xác định được nguyên nhân gây ra chứng bệnh vừa kể.
                     
                    Tin tức báo chí trích thuật lời các cư dân địa phương nói rằng, chứng bệnh kỳ bí này đã làm 80 con heo bị chết tại tại các khu vực Cao Diêu và Vân Phú của tỉnh Quảng Đông. Một nhật báo trích thuật lời một giới chức địa phương nói rằng số liệu đó không đúng sự thật.
                     
                    Các giới chức y tế thế giới đang theo dõi vụ bộc phát bệnh này, bởi vì các chứng bênh nơi đàn heo đôi khi có thể lây sang người.
                     
                    Tổ Chức Y Tế Thế Giới chỉ trích giới lãnh đạo Trung Quốc là đã không chuyển kịp thời các mẫu bệnh phẩm của người và gà bị nhiễm virut H5N1. Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đã chỉ trích sự do dự của chính phủ Bắc Kinh trong việc cung cấp đầy đủ thông tin về vụ bộc phát bệnh SARS.
                     
                    http://www.voanews.com/vietnamese/2007-05-08-voa9.cfm
                    #10
                      HongYen 09.05.2007 22:53:20 (permalink)



                      Indonesia-WHO gần đạt thỏa thuận chia sẻ mẫu bệnh phẩm cúm gia cầm

                      Chad Bouchard
                      Jakarta
                      09/05/2007



                      Các giới chức y tế Indonesia cho hay, họ hy vọng sẽ đạt được một thoả thuận quốc tế vào tuần tới liên quan tới việc chia sẻ các mẫu bệnh phẩm về bệnh cúm gà để sử dụng cho việc khảo cứu các vaccine.
                       
                       
                      Mẫu bệnh dùng để thử nghiệm vaccine chống cúm gia cầm
                       
                      Indonesia và Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tranh cãi với nhau từ tháng Hai năm nay về vấn đề liệu Indonesia có phải hiến tặng các mẫu bệnh phẩm của họ liên quan tới virut H5N1 cho các cuộc khảo cứu của các xí nghiệp dược phẩm Tây Phương hay không.
                       
                      Những tranh chấp

                      Các giới chức Bộ Y Tế Indonesia nói rằng, các nước giầu đang thâu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ các bằng sáng chế sử dụng các mẫu bệnh phẩm của Indonesia về loại virut H5N1 gây bệnh cúm gà, trong khi Indonesia không đủ khả năng chi trả cho những vaccine để sử dụng cho chính nước mình.
                       
                      Loại virút H5N1 tại Indonesia đã tỏ ra là đặc biệt độc hại. Hồi tháng Hai năm nay, một công ty dược Australia đã sử dụng loại virut đó để phát triển một loại vaccine thương mại mà không hề tham khảo ý kiến Indonesia.
                       
                      Ông Triyono Sundoro, Giám đốc cơ quan khảo cứu và phát triển của Bộ Y Tế Indonesia, nói rằng, những hành động như vậy vi phạm các hướng dẫn quốc tế nói rằng phải có sự đồng ý của chính phủ nước liên hệ thì mới có thể đem ra sử dụng các mẫu bệnh phẩm của họ để phát triển các vaccines và xin cấp bằng sáng chế.
                       
                      Ông nói rằng không nên để các công ty kiếm lợi nhuận khổng lồ trong khi những người cần thuốc của các công ty đó phải chịu cảnh không có tiền mua thuốc.
                       
                      Nếu dân chúng các nước nghèo bị bóc lột để quý vị kiếm được những món lợi khổng lồ đó thì có nên trách cứ chúng tôi lên tiếng về chuyện đó không. Bởi vì trong thực tế thì các công ty dược đã có được bằng sáng chế nhưng các nạn nhân cần thuốc lại không đủ khả năng mua thì đó có phải là chuyện đáng nói hay không.
                       
                      Indonesia đã đạt được một một thoả thuận về việc chia sẽ những mẫu bênh phẩm với Tổ Chức Y Tế Thế Giới hồi tháng Ba, nhưng vẫn tiếp tục giữ những mẫu bệnh phẩm đó. Chính phủ Indonesia nói rằng, trước hết họ muốn có một bảo đảm của cộng đồng quốc tế là Indonesia sẽ có thể đủ khả năng mua mua bất cứ vaccine nào được phát triển từ những mẫu bệnh phẩm đó.
                       
                      Thỏa thuận gần kề

                      Hôm nay, tại Jakarta, các giới chức Indonesia đã nói với các nhà báo rằng, họ hy vọng là một thoả thuận như vậy sẽ đạt được trong hội nghị của Tổ Chức Y Tế Thế Giới tại Geneve sẽ diễn ra trong tuần tới.
                       
                      Ông Nyoman Kumara Rai, quyền giám đốc cơ quan đặc trách cúm gia cầm của Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng, Tổ Chức Y Tế Thế Giới rất thông cảm với những mối quan tâm của Indonesia.
                       
                      Nhiều nước thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng chia sẻ những quan tâm của Indonesia và chúng tôi tin rằng cuối cùng chúng ta có thể tìm ra một giải pháp thích đáng để giải quyết vấn đề này.
                       
                      Cúm gia cầm vẫn hoành hành

                      Hôm nay, Indonesia đã xác nhận ca tử vong thứ 75 tại nước họ vì virút H5N1, trong đó có 18 người đã qua đời trong năm nay. Indonesia là nước có số người chết vì bệnh cúm gà cao nhất thế giới.
                       
                      Hầu hết các ca bệnh cúm gà nơi con người là do lây nhiễm từ các loài chim, nhưng các nhà khoa học lo ngại rằng căn bệnh này có thể biến chủng qua một dạng dễ lây lan giữa người và người và tạo ra một đại dịch toàn cầu gây tử vong cho hằng triệu người.
                       
                      http://www.voanews.com/vietnamese/2007-05-09-voa7.cfm
                      #11
                        HongYen 17.05.2007 08:59:02 (permalink)




                        Sự cố vaccine: WHO tham gia hội đồng chuyên môn
                        Thứ Tư, 16/05/2007, 07:47
                         
                        TP - Hôm qua (15/5), Cục Y tế dự phòng đã trình lãnh đạo Bộ Y tế ký quyết định thành lập Hội đồng chuyên môn kỹ thuật đánh giá toàn diện sự cố tai biến vaccine viêm gan B.
                         





                        Hội đồng có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận liên quan như Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý dược Việt Nam, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, Thanh tra Y tế, đặc biệt sẽ có sự tham gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
                         
                        Hội đồng sẽ tham gia giải quyết các vấn đề như đánh giá nguyên nhân gây tai biến, lập đề án chi tiết cung ứng vaccine viêm gan B, tăng cường quy trình tiêm chủng.
                         
                        Cùng ngày, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết: Sở Y tế Hà Nội  đã có công văn chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Y tế các quận huyện thu hồi loại vaccine viêm gan B do hãng LG (Hàn Quốc) sản xuất ngay sau khi có quyết định của Bộ Y tế về việc dừng vaccine này.
                         
                        Đã có 99.000 liều vaccine viêm gan B của hãng LG đã được thu hồi về Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội. Số vaccine này sẽ được nộp cho Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ.
                        Thái Hà









                        Tin bài liên quan:
                            Trước 2006, vắc xin Euvax không hề được kiểm định!
                            Không kiểm định được chất lượng văcxin?
                            Trẻ tử vong sau tiêm vaccine: Do nhồi máu cơ tim cấp sơ sinh
                            Lịch sử y văn chưa thấy sự cố nào trầm trọng như vậy!
                            Thành lập hội đồng điều tra sự cố vắc xin viêm gan B

                        http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=84226&ChannelID=9
                         
                        #12
                          HongYen 22.05.2007 08:39:28 (permalink)
                          Tạm ngừng trên toàn cầu 2 lô văcxin Euvax
                          Thứ bảy, 19/5/2007, 07:48 GMT+7

                          Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ khuyến cáo tạm ngừng sử dụng hai lô văcxin liên quan đến các ca tai biến sau tiêm phòng viêm gan B ở trẻ em. Đó là các lô văcxin Euvax số 06006 và 05028.

                          > Tử vong sau khi tiêm viêm gan B
                           
                          Hai lô văcxin kể trên đều được nhập vào Việt Nam trước thời điểm Bộ Y tế quy định phải kiểm dịch từng lô đối với văcxin ngoại.

                          Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cũng cho biết, hôm nay, một chuyên gia của WHO từ Geneva sẽ đến Việt Nam, một chuyên gia khác từ Manila đã đến từ hai ngày trước. Họ sẽ cùng Hội đồng chuyên môn về sự cố văcxin làm việc trong những ngày cuối tuần này để nhanh chóng tìm nguyên nhân và khắc phục tình trạng thiếu văcxin.
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 22.05.2007 08:41:44 bởi HongYen >
                          #13
                            HongYen 14.08.2007 13:30:00 (permalink)
                            Viễn Ảnh về Một nền Y Tế Toàn Cầu 
                             

                            Claire Panosian và Thomas J. Coates trong mục “Viễn ảnh” của tờ New England Journal of Medicine số 17 ra ngày 27-4-2006 đã đề cập đến viễn ảnh của một nền y tế toàn cầu.

                            Tác giả bắt đầu bằng cách nêu lên họat động tự phát của một số sinh viên y khoa tình nguyện làm công tác y khoa trong một thời gian tại các nước đang mở mang ở Phi châu và Á châu, trong đó có cả Việt nam.
                            Một số có sáng kiến tổ chức “câu lạc bộ y tế toàn cầu”, thu hút một số thành viên.

                            Số sinh viên y khoa Hoa kỳ đi làm công tác thiện nguyện tại các nước ngòai đã tăng lên: 20% sinh viên tốt nghịệp năm 2003 so với 6% năm 1984.

                            Tại nhiều trường y khoa, đã có các lớp nhập môn về y tế toàn cầu. Từ 1991, họat động của Hiệp hội Giáo dục y tế toàn cầu (Global Health Education Consortium-GHEC) đã làm tăng sự chú ý đến vấn đề này.
                            Năm 2005 Hiệp hội đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Huấn luyện nhân lực cho Y tế toàn cầu” Năm 2005 khóa hội thảo của Hiệp hội các trường Y khoa Hoa kỳ cũng đề cập đến vấn đề này với bài phát biểu của nguyên ngọai trưởng Madeleine Albright. Các nhóm như GHEC và Hội Y khoa Nhiệt đới Hoa kỳ cũng chủ trương cập nhật hóa và tiêu chuẩn hóa chương trình huấn luyện y tế tòan cầu.

                            Điều đáng chú ý là nhiều sinh viên thiện nguyện đã phải bỏ tiền túi để làm công tác tại nước ngoài; các trường y khoa và chương trình huấn luyện không giúp gì hơn là cổ võ tinh thần và cho thêm tín chỉ. Một số đông sinh viên nộp đơn xin một số hoc bổng ít oi.

                            Năm 2005 có 130 người nộp đơn xin 10 học bổng của hội Y khoa Nhiệt đới Hoa kỳ.

                            Ở mức hậu đại học, chương trình của trường đại học Yale và chương trình Nghiên cứu sinh về Y khoa quốc tế của Johnson&Johnson trợ cấp một phần chi phí cho một số bác sĩ được tuyển lựa. Chương trình này hỗ trợ công tác luân chuyển mỗi 4-8 tuần tại các nước như Haiti, Brazil, Eritrea, Honduras, India, Mexico, Nepal, Russia, South Africa, Uganda, Vietnam và Zambia. Hai phần ba bác sĩ thường trú trong các chương trình tu nghiệp về nội, Nhi và Y khoa gia đình của trường Yale tham dự cùng với 30 bác sĩ tình nguyện được tuyển chọn khác.

                            Động cơ nào thúc đẩy một số thầy thuốc của thế hệ tương lai đi làm công tác tại nước ngoài? Theo Michele Barry đồng sáng lập viên của chương trình ở trường Yale, một số người của thế hệ trẻ này đã đi du lịch rất nhiều, giới truyền thông cũng làm tăng sự hiểu biết của họ về các vấn đề sức khỏe trên thê giới.

                            Có người nhớ tới nguồn gốc cha mẹ mình từ Phi châu, muốn trở về huấn luyện cho những nhân viên y tế để săn sóc sức khỏe cho những người nghèo nhất trong số những người nghèo Dù động cơ đầu tiên là gì, lợi ích lâu dài của thời gian dù chỉ vài tuần sống ở nước ngoài cũng tăng thêm sự hiểu biết về văn hóa và kiến thức lâm sàng.

                            Là các nhà giáo dục về y khoa, Michele Barry và Frank Bia nhận thấy lợi ích thực tiễn để ứng dụng trong nước của chương trình mà họ đã bắt đầu với một ngân sách eo hẹp từ 25 năm trước. Họ tin rằng thời gian một số tuần mà các bác sĩ thường trú sống ở những nơi có tài nguyên thấp dạy cho họ ý thức về chi phí trong điều trị và ý thức trở lại nguyên tắc cơ bản trong chẩn đóan.

                            Theo Malini Anand, bác sĩ thường trú trưởng trong chương trình tu nghiệp về sản phụ khoa của trường đại học California, trung tâm Los Angeles, các bác sĩ thường trú sau khi công tác trở về, tiếp tục là nhân chứng cho đồng nghiệp, gia đình và bạn bè về tình trạng y tế tại các nơi mà họ đã thấy. Sự tường thuật của họ đã tăng sự hiểu biết của quần chúng và có lẽ đã một phần ảnh hưởng đến sự tăng trợ giúp của Hoa kỳ cho y tế tòan cầu.

                            Trong lịch sử, “y khoa truyền giáo” chú trọng đến tôn giáo và nhân đạo. Ngày nay, động lực thúc đẩy những cố gắng về y tế toàn cầu có tính chất trần thế hơn. Dẫu sao chương trình vẫn đuợc thúc đẩy bởi ý niệm về sứ mệnh truyền đạt (về tư tưởng và kỹ thuật).

                            Viện Y khoa năm 2005 khuyến cáo thành lập một quỹ do liên bang tài trợ để gửi các nhân viên y tế ra nước ngòai tăng cường sự đáp ứng của địa phương đối với nhiễm HIV và bệnh liệt kháng, lao, sốt rét, cấp học bổng hay trợ cấp một phần chi phí của sinh viên; tăng cường sự hợp tác về y tế. Một chương trình như vậy sẽ có thể giúp một số nhà chuyên môn trẻ trong sự cống hiến của họ cho nền y tế tòan cầu.

                            Bs Nguyễn văn Đích tóm lược .
                             
                            Ý kiến riêng - Thật đáng khích lệ khi thấy những người Mỹ trẻ tuổi bỏ thời giờ và tiền bạc đến làm việc làm tại những nơi xa lạ. Điều đó chứng tỏ rằng động cơ nguyên thủy khiến nhiều người chọn nghề y không phải vì tiền bạc hay địa vị mà vì tình thương đồng lọai.


                            Từ những năm 1960, có tình trạng “mất chất xám” khi nhiều thanh niên sinh viên từ các nước thứ ba du học tại Âu châu và Hoa kỳ đã không trở về phục vụ tại nguyên quán. Họ có nhiều lý do, vì chính trị không ổn định, vì kinh tế nghèo nàn, vì nước nơi họ sinh ra không có đủ điều kiện để họ sử dụng cái học của mình…

                            Hoa kỳ là một nước có thể chế cởi mở, có chính sách thu hút nhân tài nên xã hội ngày càng phát triển. Đứng về phương diện nhân lọai mà nói, cái hố ngăn cách giữa các nước giàu và nước nghèo vẫn cần được san bằng. Mỗi khi có thiên tai, dịch họa, người ta thường quay về Hoa kỳ, muốn Hoa kỳ đóng góp phần lớn hơn. Có vẻ như đó là một sự đòi hỏi không hợp lý Nhưng Hoa kỳ đã lấy nhiều từ thế giới nên cũng cần trả lại.

                            Người ta đã thực hiện kinh tế tòan cầu nên nói đến y tế tòan cầu cũng không phải là lạ.

                            Với tốc độ của thông tin và di chuyển, thế giới trở nên nhỏ hơn. Sự nghèo đói và bệnh tật ở các nước trước đây được coi là xa xôi nay lại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các nước giàu. Bệnh AIDS đang lan tràn tại Phi châu nay được coi là một vấn đề an ninh của Hoa kỳ.

                            Siêu vi trùng cúm H5N1 từ nền kinh tế lạc hậu ở Nam Trung hoa hay đồng bằng sông Cửu long, đã bay sang Alaska và đang đe dọa xâm nhập vào Bắc Mỹ. Những bệnh lạ và hiếm ở các nước giàu nay có thể do các nguời đi du lịch từ khắp nơi mang về.

                            Vậy sự trợ giúp của các nước giàu để ngăn chặn các bệnh dịch và nâng cấp cơ cấu y tế của các nước đang mở mang là một nghĩa vụ nhưng cũng là một nhu cầu.

                            Đứng về phương diện tư tưởng mà nói, tri thức là của cả nhân lọai, ta có nghĩa vụ chia sẻ với mọi người, không thể dùng như một phương tiện để trao đổi. Y khoa, trước hết và sau hết vẫn là nhân đạo.


                            Bs Nguyễn văn Đích
                            Ngày 11-4-2006

                            http://www.yduocngaynay.com/1-1%20topic%2016.html
                            #14
                              HongYen 18.09.2007 21:13:37 (permalink)
                              WHO cảnh báo dịch bệnh do lối sống
                              16-09-2007 10:53:15 GMT +7
                               






                              WHO kêu gọi mọi người tăng cường vận động - Ảnh: Reuters
                              Số người chết vì các bệnh liên quan tới phong cách sống sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015 nếu không có biện pháp phòng chống thích hợp. Đó là cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra hôm 14-9.
                               


                              Theo WHO, hiện mỗi năm có khoảng 17 triệu người chết sớm vì các bệnh mạn tính có thể ngăn ngừa được, chủ yếu là các bệnh về tim mạch (đau tim và đột quỵ), ung thư, tiểu đường và béo phì.
                               
                              "Nếu các nước không sớm có biện pháp can thiệp kịp thời để giảm tình trạng bùng phát bệnh mạn tính thì 36 triệu người sẽ chết từ nay đến năm 2015, gần một nửa trong số này chết trước khi bước qua tuổi 70", ông Shigeru Omi, Giám đốc WHO tại khu vực Tây Thái Bình Dương, cảnh báo.
                               
                              Theo WHO, ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu vận động thân thể và hút thuốc lá.
                              Hai năm về trước, WHO đã đề ra mục tiêu toàn cầu giảm tỷ lệ tử vong vì bệnh mạn tính khoảng 2%/năm cho đến năm 2015.
                               
                              Theo H.Y (Thanh Niên)
                               
                              http://www.nld.com.vn/tintuc/suc-khoe/202488.asp
                               
                               
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 22 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9