Chuyện lão hâm - tập truyện ngắn của Phan Chí Thắng
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 48 bài trong đề mục
Trăng Quê 04.08.2006 10:40:21 (permalink)
Cảm ơn Ct.Ly đã đưa vào thư viện những truyện ngắn có chất lượng trên đây để nhiều độc giả được đọc một cây bút viết rất " văn sỹ Bắc hà" này!
Phan Chí Thắng không phải là người viết chuyên nghiệp nhưng văn phong chuẩn xác, gọt giũa đến từng câu chữ. Người đọc luôn cảm thấy được tôn trọng khi đọc truyện bởi lối viết cầu kỳ, lôi cuốn. Những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn, không câu khách và chạy theo thị hiếu tầm thường.

Truyện đã vậy nhưng Thơ của Phan Chí Thắng trong cảm nhận của Trăng Quê còn hay hơn nhiều. Hy vọng rồi gần đây PCT sẽ đóng góp cho Thư viện những bài thơ hay của mình!

Là người ngưỡng mộ tài năng của PCT kể cả Thơ và Truyện Ngắn - ngay từ những lần đọc đầu tiên trong bài viết của mình " Truyện ngắn hay của Phận Họa May"
http://www.nuocnga.net/forum/viewtopic.php?t=1862&postdays=0&postorder=asc&&start=45
Trăng Quê xin chúc mừng Phan Chí Thắng và chúc PCT viết nhiều và hay hơn nữa!


<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2006 12:45:42 bởi Trăng Quê >
#16
    PCT 04.08.2006 11:16:07 (permalink)
    Chuyện ở Phố Huyện
    (04/06/2004)

    Trước ngày Phật Đản mấy hôm, thằng Ba gà gọi điện cho lão Hâm:
    - Bác cả ơi, chiều ngày Rằm này bác sang em nhé, em khai trương ban Phật, không có bác là không xong đâu.

    Từ trước tới nay, hễ có việc gì Ba gà đều gọi lão Hâm. Nó coi lão như ông anh cả của nó, mà lão cũng coi nó như em út trong nhà. Tường - anh cả thật của nó học cùng phổ thông với lão. Tường người nhà quê, cách Hà nội hơn 30 km, lên Hà nội ở trọ, vừa đi làm nuôi thân vừa đi học. Tường làm thuê cho một xe phở trên phố Hàm Long. Thời đó Hà nội còn có những quán phở lưu động, tối tối bán đến khoảng 9-10 giờ là thu dọn nồi niêu bàn ghế cho lên xe đẩy về nhà. Thằng Tường ít nói, học với nó hơn một học kỳ rồi mà chẳng ai biết nó làm công cho hàng phở. Một lần đá bóng, lão bắt gôn, nhảy lên ôm gọn cả quả bóng lẫn đầu thằng Tường trong tay, lão Hâm ngửi thấy tòan mùi phở thì mới biết. Đêm đêm nó phải thức giữ thùng ninh xương sôi liu riu để nước phở đuợc trong, dần dần mùi phở ám vào người nó, kỳ cọ mấy cũng không hết. Từ đó thỉnh thoảng Tường phở rủ lão ra thu dọn hàng (ông chủ ôm bị tiền đạp xe về nhà trước) và hai thằng cùng nhau đào mả thoải mái. Ngày ấy hiệu phở không bán xương đã qua sử dụng cho đám nhậu ít tiền như ngày nay, mà thường cho không người làm và mấy bà quét rác ngồi gặm, coi như bồi dưỡng ca đêm. Từ đó lão Hâm mới biết mọi bí quyết làm phở bò. Đang tuổi ăn tuổi lớn, lão Hâm rất khoái cái món đặc sản kia, tối nào cũng ra giúp Tường dọn hàng rồi hai thằng thủng thẳng đẩy xe về tận nhà chủ ở cuối phố Chợ Đuổi (ngày nay là phố Tuệ Tĩnh). Vừa đi vừa ngắm cảnh đêm Hà nội thanh bình, vừa tranh thủ làm bài tập, về nhà chỉ việc chép vào vở. Hai thằng trở nên thân nhau.

    Giữa năm lớp 9 thì Tường đi bộ đội. Lão Hâm mượn xe đạp của mẹ chở Tường phở về quê, đó là lần đầu tiên lão Hâm biết quê bạn. Gọi là nhà quê nhưng lại là phố - phố huyện. Gọi là phố huyện nhưng vẫn là nhà quê, hơn 5 giờ chiều phải kê chõng ra sân ăn kẻo tối.

    Lúc đó thằng Ba mới học hết lớp ba, cái lớp mà nó cho là đã quá cao, không thèm học tiếp nữa. Bố nó, bác phó mộc với đôi mắt kèm nhèm đánh nó gãy mất mấy cái thước, cuối cùng đất không chịu trời thì trời chịu đất: “Mả bố mày, muốn ra sao thì ra!”.

    Thằng Ba lười học nhưng rất nhanh trí, lắm tài vặt. Mới mười tuổi mà cu cậu lặn đi đâu một chốc lúc về đã thấy lủng lẳng trên tay một xâu cá, vài con gà đồng. Nó biết ăn cả bọ xít, cái thằng trời đánh ấy!

    X
    X X


    Về nước sau khi để lại đất Nga một thời sinh viên dại khờ, lão Hâm đạp cái xe mới cứng, bây giờ là của lão, xe Спорт đàng hoàng, về phố Huyện thăm gia đình Tường. Ông phó mộc đã còng lưng, lấy vạt áo lau cặp mắt gần như lòa dắt tay lão Hâm vào thắp hương cho Tường. Lục lọi một chốc trong ngăn kéo tủ thờ xiêu vẹo, ông đưa cho lão Hâm một gói nho nhỏ bọc kín trong miếng vải mưa: một lá thư viết trên tờ giấy xé từ sổ tay và một gói gần 100 bóng bán dẫn lấy từ vũ khí điện tử của Mỹ. Bức thư khá dài, viết vội và giống như tất cả các bức thư bộ đội hồi đó, nó rất lập trường quan điểm, chỉ xin chép lại một đoạn:
    “...Tớ gửi thư này cho một anh ở đoàn Văn công Giải phóng trên đường ra Bắc. Hình như cậu học ngành điện tử, tớ nhặt nhạnh được một ít bóng bán dẫn, liệu có ích gì cho cậu không?
    Cuộc chiến đấu còn trường kỳ và gian khổ nhưng nhất định thắng lợi, tớ hy vọng ngày chiến thắng sẽ trở về gặp cậu và các bạn. Nhưng nếu tớ phải hy sinh cho ngày chiến thắng ấy, tớ nhờ cậu một việc: cậu có thể để ý giúp mấy đứa em tớ được không?...”


    Thắp hương xong, lão Hâm bảo con Út đi tìm thằng Ba. Khoảng nửa giờ sau một thằng thanh niên đen đủi tập tễnh bước vào, tóc xoăn tự nhiên, lẳng lặng đứng dựa cột nhà không nói không rằng.

    - Anh cả muốn nói chuyện với mày, ông phó mộc gầm gừ.

    Không biết bắt đầu từ cái gì, lão Hâm nhìn xuống chân thằng Ba:
    - Chân chú làm sao thế?
    - Em đá bóng...
    - Đá bóng đâu mà đá bóng, con Út rít lên, trèo tường nhà người ta thì có.
    Thằng Ba không thèm phản ứng trước lời tố cáo của em gái, trơ mắt nhìn lão Hâm.

    - Năm nay chú mười bảy rồi, chú định làm gì?
    - Cưới vợ.

    Giời đất ơi, anh mày đây còn chưa lo cưới vợ, mày mới nứt mắt, không nghề ngỗng gì mà đòi cưới vợ?
    - Mày lấy vợ rồi ai nuôi?
    - Tôi nuôi.
    - Nuôi bằng gì?
    - Tôi làm kiếm tiền.
    - Làm gì?
    - Anh bày cho tôi.

    Nghe được đấy, một thằng nhà quê học chưa hết lớp 3, chân tươi chân héo mà nói thế! Ối thằng học xong đại học còn chưa xin được việc làm đấy con ạ. Lão Hâm quay sang ông phó mộc:
    - Ý bố thế nào?
    - Tôi đã nhắm cho nó con bé Thoan làng Thượng, cho nó cưới chứ không lại như anh cả Tường, nhà này rồi không có người thắp hương, với lại tôi cũng già rồi.

    Thế là thằng Ba gà lấy vợ, thế là lão Hâm trở thành anh cả của đám Ba gà lúc nào không hay.

    Chả biết bắt nguồn từ đâu mà nó có cái tên phụ là gà. Tại nó thích chọi gà hay tính nó gà vịt linh tinh, chả ai biết nhưng cả cái phố Huyện gọi nó thế.

    Lão Hâm mua một cái đài ba bóng Điện Thông, mở ra xem trong đó có những thứ gì rồi mò mẫm len lỏi Chợ Giời hai ngày mua đủ bộ linh kiện, mua cả mỏ hàn, thiếc hàn, panh, kìm cắt, đủ cả. Nói mỏ hàn cho nó oai chứ đấy chỉ là một khúc đồng đỏ mài vát, lấy dây thép quấn làm tay cầm, muốn hàn phải nung trên ngọn lửa bếp dầu. Lão mang toàn bộ đồ lề đó sang phố Huyện và bắt đầu dạy thằng Ba gà lắp đài ba bóng. Lão bắt nó tháo tung cái đài ra rồi hàn lại như cũ. Ông phó mộc cùng con út lăng xăng bên cạnh điếu đóm. Thằng Ba khéo tay, tuy mới cầm mỏ hàn mà mối hàn của nó không kém gì của thợ bậc 3, tròn xoe, bóng loáng. Nó được cái sáng ý, thậm chí là thiên tài về học lỏm. Hì hục từ sáng đến trưa rồi nó cũng lắp xong cái đài nhưng không dám lắp pin, mặt nó ngây dại, tay nó run run:
    - Anh cả kiểm tra xem được chưa.

    Lão Hâm đặt cái đài lên bàn thờ, trước ảnh Tường rồi từ từ nối dây pin, vặn nút dò sóng. Cả căn nhà cũ nát vang lên “Èn en èn en en... Đây là Đài Tiếng nói Vệt nam, phát thanh từ Hà nội...”.

    Ông phó mộc đần người ra, ngồi thụp xuống đất, kéo vạt áo lau mắt. Con út nhảy đến đấm vào lưng thằng Ba thùm thụp còn thằng Ba mím môi nhìn ra phía cuối phố, nơi có cơn gió tung bụi mù mịt...

    X
    X X


    Cứ như thế dần dần thằng Ba gà biết cách lắp đài ba bóng. Nó tự tìm mua linh kiện, vỏ hộp thì đã có ông phó mộc đóng nên cái sản phẩm của nó hơn hẳn những đài quốc doanh, to đẹp và nhờ thế tiếng cũng ấm hơn.

    Người nhà quê đồn nhau: “Thằng Ba gà có ông kỹ sư học ở tây về truyền nghề cho, đặt hàng nó là yên tâm”. Thế là nó thừa việc làm nuôi cả nhà, lại để dành mua được con JAVA05 cũ, chiều chiều chạy vè vè dọc phố, mấy chục đứa trẻ con bám theo. Nó xin lão Hâm mấy tờ báo tiếng Nga vứt lăn loc trên bàn, đi đâu ra ngoài thì nó đút một tờ vào túi quần sau, chân thọt khiến cái mông nó cứ ngoáy ngoáy tờ báo một cách điệu đàng. Sau này, khi người ta hay chào nhau hê lô và bai bai thì nó thay tờ tiếng Nga bằng tờ tiếng Anh nào đó, ở cửa hàng ngoại văn bán khối.

    Mỗi tháng nó về Chợ Giời một lần mua linh kiện, la cà làm quen với đám thợ tay ngang như nó ở Hà nội và nhờ cái tài học lỏm, chỉ sau một năm là nó đã nắm khá chắc mọi bí quyết của việc lắp đài khuyếch đại thẳng. Nó nói về hệ số khuyếch đại, chế độ AB, giải tần của loa v.v. mấy người dân quê cứ là há hốc mồm ra nghe mà phục sát đất. Riêng cái đoạn nếm bóng bán dẫn để xác định chất lượng và hệ số khuyếch đại của bóng thì mấy ông giáo sư Tây có nhìn thấy cũng phải chịu thua.

    Sau ngày giải phóng miền Nam, người ta mang ra bắc rất nhiều máy thu hình, tất cả đều là đen trắng, dùng đèn điện tử, đồ mới cứng thì ít, đa phần là đồ cũ. Việc đầu tiên là phải chuyển trung tần tiếng từ 4,5 Mhz sang 6,5 Mhz thì mới nghe được THVN phát theo tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình của Liên xô. Thời kỳ đầu tiền công chuyển hệ là 70 đồng (bạn hãy so sánh: lương kỹ sư bậc 1 có 63 đ/tháng), mà không phải dễ kiếm ra thợ.

    Một buổi sáng Chủ nhật thằng Ba lạch phạch cái JAVA05 sang nhà lão Hâm:
    - Bố bảo anh cả về khai trương cửa hàng.
    - Cửa hàng gì?
    - Sửa chữa TiVi.
    - Ai chữa?
    - Em.
    - Mày tưởng cái TV nó cũng như cái đài ba bóng nhà mày ấy hả?
    - Thì anh cứ về đi đã.

    Cái nhà ọp ẹp của bố con ông phó mộc bị một cái biển to tướng che mất gần một nửa “Văn Ba - Sửa chữa TiVi các loại - Uy tín - Đảm bảo”. Chui vào nhà, tợp một hơi chén chè mạn từ tay ông phó mộc nay đã mù hẳn, lão Hâm thở dài:
    - Này Ba, chú định sửa TV kiểu gì nói anh nghe xem nào!
    - Đầu tiên anh cả bày cho em cách chỉnh tiếng, em chỉ chuyên trị chỉnh tiếng thôi, còn máy nào hỏng thì em nhận về để đấy, Chủ nhật anh cả hay bạn anh cả sang sửa, rồi em học dần.
    Nhìn khuôn mặt đần thối của lão Hâm, thằng Ba quát con Út:
    - Mày còn đứng trơ mắt ra đấy à, không đi bắt gà làm cơm cho anh cả ăn!
    Con Út đã dậy thì, ngực nhu nhú, hai má hây hây, ngúng nguẩy chạy ra vườn: ”Em bắt con gà mái hoa anh cả nhé!”.

    Lão Hâm bày cho thằng Ba cách thay tụ, cắt bớt dây cuộn trung tần âm, cách chỉnh tiếng. Sau dăm buổi kèm cặp, nó đã khá thạo. Từ đó cửa hàng Văn Ba liên tục phát triển.

    Ngoài cái khéo, thằng ba còn có cái khôn. Người nhà quê đã không khôn thì thôi, hễ khôn thì khôn hơn dân thành phố. Nó bảo kê tất cả tivi, đài đóm của lãnh đạo tất cả các ban ngành của huyện. Bảo kê nhưng không dám thò tay vào chữa, nó vừa xoa tay vừa cười hề hề với ông Trưởng Công an huyện:
    - Cái con TiVi của bác là Mỹ - Nhật hợp tác sản xuất (!?), nó là hàng cao cấp, chất lượng cao, phải đích thân bác cả nhà em ra tay. Em nói thật đấy, không phải thợ nào cũng dám sờ vào cái TiVi nhà bác đâu.

    Ông lãnh đạo công an huyện sướng âm ỉ, dù sao làm lãnh đạo cũng phải có cái gì đó hơn dân thường chứ? Ngoài ra, “bác cả” có cái tính hâm là chữa không lấy tiền. Lão Hâm luôn áy náy một điều: nhân dân cho mình ra nước ngoài ăn học, chữa cái máy vô tuyến cho dân có là cái gì so với lượng học của mình, mình lấy tiền thì có xứng đáng không?

    Thằng Ba thì khác, muc đích duy nhất và kiên định của nó là kiếm tiền. Cái bóng công suất bên Hà nội bán 150 đồng, thay cho khách nó tỉnh bơ tính 250 đồng, chưa kể tiền công. Nhiều khi nó xoa tay cười dễ dãi:
    - Chỗ hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau, em làm giúp bác ấy mà!

    Bỏ mẹ cái ông hàng xóm ấy rồi, gần Tết mà không biếu thằng Ba gà một cặp gà thì lương tâm cắn rứt lắm.

    Ở trên đời, nghề nào cũng vậy, không gian manh không kiếm được tiền. Chú cảnh sát giao thông đứng suốt ngày hít bụi đường không kiếm tý thì lấy gì nuôi vợ nuôi con? Cái khoản bịp khách thì lão Hâm phải gọi Thằng Ba là sư tổ. Thông thường trong TV các bóng đèn khuyếch đại tín hiệu rất ít khi hỏng, vì vậy giá của chúng thường rất rẻ, thậm chí dân thợ còn cho không nhau. Thằng Ba luôn ngầm phá hỏng bóng trung tần để khách phải thay. Nó giàu lên trông thấy.

    X
    X X


    Đến khoảng năm 85 thì thằng Ba gà xây nhà, nhà một tầng thôi nhưng mái bằng đàng hoàng, oách nhất phố. Con Thoan vợ nó béo đẫy, chả phải làm gì ngoài việc mặc bộ đồ Sài gòn đi ra đi vào.

    Con Út được thằng Ba chạy mất mười mấy cây sang Đức lao động, lấy một thằng Đức, đẻ ra hai chú lai xinh đáo để. Có đận cả nhà kéo nhau về thăm quê ngoại, bốn người xuống xe hơi mà nước hoa thơm phức cả phố huyện. Thôi cũng là mừng cho nó.

    Sau năm 85 việc sửa TV không còn ăn mấy, Ba gà chuyển sang làm đại lý bán TiVi. Sửa chữa thì chỉ là làm chân thợ, làm dịch vụ hầu hạ người đời nhiêu khê lắm, bán hàng đại lý mới không vất vả, không phải bỏ vốn, lại không phải chịu trách nhiệm gì sất.
    -" Máy mới dùng đã hỏng à? Bố nhà quê ơi, ai bảo bố lúc máy hoạt động không dỡ cái khăn che bụi đi, máy giời cũng phải nóng lên mà hỏng, thế bố ngủ với vợ bố cũng không tụt quần ra cho con nhờ à? À, thế Bố có tháo khăn che ra à? Vậy thì đây, bố mang máy đến địa chỉ XYZ mà bảo hành nhé, Công ty người ta có trách nhiệm bảo hành cho bố, bố hiểu chưa?"

    Khoảng năm 95 thì thằng Ba giầu vào hạng nhất nhì phố huyện, bây giờ thỉnh thoảng ông Chủ tịch huyện ghé vào nhà nó chơi, nói chuyện thời sự quốc tế, hút thuốc ba số (bạn đọc thân mến ơi, bạn thử tìm xem có ông chủ tịch huyện nào ngoài giờ hành chính còn bàn chuyện huyện sự không, nếu có tôi chỉ xin bé bằng con kiến), và nếu cần thì vay tạm một ít tiền để giải quyết công chuyện gì đấy. Thằng Ba cho vay, tất nhiên là không lấy lãi. Lãi chính là uy tín cá nhân của nó ngày càng cao, vừa rồi bầu Hội đồng Nhân dân huyện nó suýt trúng đấy, chỉ thua cái nhà anh tiến sỹ gì có mấy phiếu thôi. Dân trong huyện cứ tấm tắc khen ông tiến sỹ là giỏi, chả thấy vắng mặt đi học ngày nào bỗng dưng có ngay cái bằng tiến sỹ kinh tế! Mấy thằng thanh niên mất dạy thì gọi ông ta là tiến sỹ kinh thế!

    Rồi thằng Ba đập cái nhà cũ đi xây nhà mới bốn tầng. Đất nhà nó rộng cả sào bắc bộ, mà nó lại xây nhà kiểu ống cho giống trên Hà nội, bề ngang bốn thước, hun hút ra tận cầu ao. Người nhà quê họ quê ở chỗ cái gì cũng bắt chước làm như Hà nội, bắt chước cả cái người ta cực chẳng đã phải làm. Hôm khai trương nhà, thằng Ba cũng mời lão Hâm sang ăn tân gia. Nó dẫn lão Hâm đi khắp bốn tầng nhà, khoe mấy cái toilet hiện đại nước xối phe phé. Có cười khiêm tốn một cách đắc ý:
    - Em dân quê làm nhà chắc còn nhiều khiếm khuyết, có gì bác cả bảo ban thêm.
    - Mày không hỏi tao từ trước khi xây, bây giờ ván đã đóng thuyền, góp ý vuốt đuôi góp làm gì!
    Không lạ gì tính bác cả Hâm, thằng Ba bẻo lẻo:
    - Chính tay em làm xong rồi mà còn thấy nhiều điểm chưa ưng ý, huống hồ bác đi nhiều biết rộng chắc phải thấy nhiều cái chưa được mắt.
    - Thế tao bảo mày phá đi làm lại mày có nghe tao không? Lão Hâm trêu.
    - Cái gì cần đập em sẵn sàng đập, bác biết tính em rồi.
    - Thế thì tao chỉ nói có hai cái thôi. Một: nhà mày to thế mà cái bàn thờ bé tý, không ổn. Mày phải làm to ra, lấy kích thước theo Lỗ Ban. Mang ảnh ông bà già và ông cả Tường lên Hà nội cho họ làm lại trên máy vi tính, về treo cho thật trang trọng. Cái này dễ phải không? Hai: khi nào đập được thì mày đập mẹ nó cái mái chóp cho tao nhờ, nhà nhà chóp chóp, người người chóp chóp, rõ là dân nhà quê. Cười cái gì, ngay giữa Hà nội cũng là dân nhà quê nốt, đạo Hồi không phải, đạo Ấn độ không phải, làm cái chóp làm gì, voi đú chuột chù cũng đú!

    X
    X X


    Ba năm lại đây, thằng Ba gà không buôn bán gì nữa, nó xoay sang kinh doanh internet. Gian phòng rộng phía trước nó cho lắp đặt 20 cái PC, xài ADSL đàng hoàng. Biển hiệu đơn giản “Văn Ba - Internet”. Nó cho vợ nó trông coi cửa hàng, còn nó tham gia hội phật tử, đội nhang đi khắp các chùa trong nam ngoài bắc.

    Hôm nay nó khai trương ban Phật, mời ba bốn chục người tham dự. Hóa ra nó đập cái mái chóp theo lời khuyên của lão Hâm mấy năm trước, cơi ra thành một căn phòng rộng rãi, lập ban thờ Phật. Nó mặc bộ đồ nâu phật tử, kính trắng lấp lánh dưới mái tóc xoăn tự nhiên đã bắt đầu điểm bạc, vui vẻ tiếp khách. Sau một tuần trà thuốc, nó mời mọi người lên ban Phật tụng kinh.

    Nó gõ mõ, tụng kinh rất thành thạo, vẻ mặt thành kính và thanh thóat.

    Kinh Phổ môn đang tụng dở dang, bỗng dưới nhà có tiếng ồn ào:
    - Thằng Việt Cường đi xe máy ngã gãy chân rôi ông Ba gà ơi.

    Thằng Ba vứt dùi vứt mõ tập tễnh vịn cầu thang chạy xuống, mọi người vội vàng chạy theo. Lão Hâm biết mình chả giúp được việc gì, ngồi trầm ngâm ngắm nhìn bức tượng Phật Bà Quan Âm mờ tỏ sau lớp khói hương. Dưới kia, sau ô cửa sổ là cái ao nhà bên cạnh, mấy con vịt lặn ngụp trong đám rác và túi ni lông nổi lều bều...


    Đã mang vào thư viện
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2006 04:37:11 bởi Ct.Ly >
    #17
      PCT 04.08.2006 11:31:06 (permalink)


      Trích đoạn: Ct.Ly

      Chào Phan Chí Thắng

      Những truyện trong tập truyện đã mang vào thư viện

      Cảm ơn Phan Chí Thắng đã góp sức cho thư viện

      Chúc vui



      Cảm ơn Ct.Ly nhiều!
      #18
        PCT 04.08.2006 14:44:17 (permalink)
        Mùa gặt
        (Không phải kịch, không phải truyện, không phải văn, gồm 4 phần, viết tháng 2 năm 2006)

        Phần 1:
        Sếp tôi không giống các sếp khác. Ông tử tế. Ông không vòi vĩnh.
        Có sếp khác, đi họp về nói lửng lơ với nhân viên:
        - Hồi này thấy các anh trên Thành phố toàn xài O2.
        Vào cuộc họp, ông nào cũng có cái O2 to như hai cái bánh dầy kẹp chả đeo ở thắt lưng, thỉnh thoảng quay video, chụp ảnh mấy em thư ký, còn chủ yếu là để gọi di động.
        Ấy thế là có đứa phải mua tặng ông cái O2 trên ngàn đô. Ở đời ngoài khí O2, người ta còn cần nhiều cái 02 khác để bảnh chọe.
        Nhưng thôi, đó là chuyện mấy sếp không tốt. Còn sếp tôi thuộc loại tốt thực sự. Trước Tết ông dặn kỹ các phòng ban là năm nay không phong bao phong bì gì hết, chống tham nhũng phải làm từ cơ sở, phải làm ngay, không nói suông.

        Phần 2:
        Con Bống mới xin được vào cơ quan, nó cứ kỳ kèo với mẹ:
        - Mẹ phải có quà tết gì cho sếp chứ, chẳng lẽ để sếp nghĩ mình vô ơn?
        Con Bang đến kỳ lên lương, thủ thủ với chồng:
        - Tranh thủ Tết, mình biếu sếp tý gì cho phải phép?
        Thằng Tèo muốn đi học cao học, nói khó với bố:
        - Bố phải đến thăm sếp tết nay đấy nhá!
        Thằng Tịt bị bắt quả tang ăn cắp vật tư, đang chờ kỷ luật, van xin chị:
        - Chị cứu em, Tết em phải đến thăm sếp để sếp còn thông cảm…
        v.v.

        Phần 3:
        Con mẹ bán rượu ngoại trên phố Hàng Buồm có thâm niên hành nghề mấy chục năm. Người ta đi nước ngoài, ngại xách nặng, về hàng mụ mua bánh kẹo ngoại để làm quà. Thuốc lá ngoại các loại mụ cũng có, nhưng chủ yếu là rượu, đủ các tên tuổi danh tiếng và không danh tiếng trên thế giới.
        Chai rượu giá trên một triệu đồng, không thể để người mua lừa gạt bằng cách quay lại chê rượu giả, bắt đền. Do đó mụ có cách đánh dấu bí mật chai rượu do mình bán ra, khi cần mụ sẽ chỉ ra cái ám hiệu đó.
        Nhờ đó, mụ biết một chai rượu của mụ chạy đi chạy lại trong “một cõi đi về” dịp Tết ra sao. Ai đến tặng rượu, vợ sếp gom lại, vài ngày ra hàng Buồm “đổi chai” một lần, nghiã là bán rượu lại cho cửa hàng, mang tiền ra Quỹ Tiết kiệm ngay gần đấy gửi. (Nói đến “đổi chai”, tôi chợt nhớ thời sinh viên, lâu lâu mang một túi nặng vỏ chai đi đổi, mua được chút ít thực phẩm vào những lúc cháy túi, nhưng thôi, không đi lạc đề!).
        Mụ bán rượu cười bả lả với vợ sếp:
        - Vẫn chai đấy bà chị ạ, lần thứ mấy mươi rồi?

        Phần 4:
        Ở nhà quê bây giờ có chỗ người ta cấy xong rồi, có chỗ chưa. Qua tháng 3 âm lịch mới là mùa gặt, mà có gặt thì mỗi người lao động nông nghiêp được mấy chai rượu?
        Dù sao sếp tôi vẫn là sếp tốt. Và vẫn gặt.


        R
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2006 04:40:35 bởi Ct.Ly >
        #19
          PCT 04.08.2006 22:53:23 (permalink)
          Ảo giác

          Thời bọn tôi học phổ thông, học sinh trong lớp hơn kém nhau dăm ba tuổi là chuyện bình thường. Hai chị em Hồng và Văn cùng học một lớp. Văn có cậu bạn thân là Bảo. Bảo thường hay đến nhà Văn chơi, học bài, tán phét hay rủ nhau đi đá bóng.
          Trái tim thiếu nữ trong Hồng dần dần nghiêng về phía Bảo. Khi yêu người ta hay cố tìm nơi người mình yêu những biểu hiện của sự hồi đáp thì những cử chỉ thân ái bình thường giữa những người bạn cũng được tưởng tượng thành dấu hiệu của tình yêu thầm kín. Bảo quý mến Hồng như đối chị gái, đi đâu chơi với Văn về, Bảo cũng nhớ mua một gói ô mai cho Hồng, hôm nào Văn ốm thì Bảo chở Hồng đi học.
          Hồng nghĩ Văn cũng có những tình cảm như mình và cũng che dấu nó y như mình. Họ còn quá trẻ, nề nếp gia đình và xã hội thời đó không cho phép các cô cậu học sinh có quan hệ yêu đương quá sớm như ngày nay.
          Hết Phổ thông, Văn vào bộ đội, Hồng sang Liên xô học đại học. Hai con tàu đi về hai hướng khác nhau, giữa họ không xảy ra “cuộc chia ly màu đỏ” như trong một bài thơ nọ, nhưng Hồng đã mang mối tình với Bảo đến với nước Nga lạnh lẽo suốt năm năm vất vả học tập ở một trường nổi tiếng ở Matxcơva. Nhiều bạn trai, nhiều anh nghiên cứu sinh tìm cách tiếp cận Hồng, nhưng Hồng hoàn toàn “khiếm thị”, Hồng sống trong ảo giác tình yêu với Bảo và của Bảo. Hai người không hề có thư từ gì cho nhau, chiến tranh mà, Bảo lại ở chiến trường, Hồng tự giải thích cho mình như vậy.
          Năm 1972 về nước, Hồng vào làm ở Truyền hình Việt nam. Đám bạn gái lần lượt đi lấy chồng. Hồng vẫn đợi ngày Bảo từ chiến trường trở về. Giải phòng miền Nam xong, có tin Bảo vẫn còn sống, Hồng mừng lắm.
          Năm 1978 Bảo ra quân, tìm đến thăm Văn và Hồng. Hồng cố kìm không để nước mắt trào ra, đã 13 năm trôi qua họ chưa gặp nhau kể từ mùa hoa phượng tốt nghiệp phổ thông! Suốt 13 năm qua Hồng chỉ gặp Bảo trong những giấc mơ, cố hình dung ra hình ảnh anh, người lính quân Giải phóng! Trước mắt Hồng bây giờ là một Bảo gầy, xanh xao, nghèo như bất kỳ anh lính giải ngũ nào. Anh ít nói, Hồng lại nghĩ là Bảo mặc cảm.
          Rồi Bảo vào Đại học Bách khoa, Hồng chờ đợi ngày hai người trở nên tương xứng về trình độ học vấn. Có lẽ đến ngày đó Bảo mới dám ngỏ lời chăng?
          Văn tranh thủ nói với Bảo về tình yêu của Hồng dành cho Bảo. Bảo sững sờ! Anh không yêu Hồng, trớ trêu thay. Ước gì anh có được một cô gái mà anh yêu và yêu anh như vậy.
          Giải pháp là phải đi xa, thật xa Hà nội, thật xa Hồng. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Bảo xin vào Sở Công nghiệp Kiên Giang làm việc, ở đó anh có những người bạn chiến đấu, đó là mảmh đất có thấm máu của anh và từ đó anh sẽ tìm cách viết thư nói cho Hồng biết anh đối với Hồng chỉ là một người bạn thời niên thiếu.
          Hồng đau khổ, không đau khổ nào có thể lớn hơn sự sụp đổ của một ảo giác kéo dài gần hai mươi năm. Hai cô em gái của Hồng đều thất bại trong cuộc hôn nhân đầu tiên, Hồng nhận các cháu về nuôi để các em có thời gian làm lại cuộc đời. Hồng chôn cất mối tình của mình trong sự bận rộn chăm lo cho các cháu ăn học.
          Và cũng đến ngày Hồng phải về hưu chế độ, mái tóc đã bạc gần hết.
          Gần đây tôi nghe có người nói Hồng tham gia một câu lạc bộ khiêu vũ, một tuần ba lần đi nhảy với những người bạn hưu. Hồng trẻ ra, khoẻ manh, tóc nhuộm đen.
          Và tôi cũng nghe nói Hồng yêu ông thầy giạy nhảy. Ông này rất quan tâm hướng dẫn, uốn nắn từng động tác cho Hồng. Hồng lại tìm thấy ở đó những biểu hiện kín đáo của tình yêu, mặc dù đối với mọi học trò ông thầy đều nhiệt tình như nhau.
          Bây giờ Hồng sống với mối tình mới, mối tình ảo giác thứ hai trong cuộc đời.
          Xin bạn đọc đừng mỉm cười thương hại Hồng. Lũ chúng ta có ai là sống không có một chút ảo giác? Nhìn cuộc sống bằng con mắt trần trụi, ngày nay bằng kính hiển vi điện tử, chúng ta sẽ thấy được gì?
          Tình yêu là xứ sở của ảo giác.
          #20
            PCT 05.08.2006 09:33:43 (permalink)
            Woman in black

            Vào sân Mỹ Đình xem trận VN-Porto B theo kiểu “ăn theo”, lão Hâm không có vé, ngồi đại lên một chỗ ngay sát lối đi để nếu chủ nhân của chiếc ghế màu xanh Thái (màu áo đội Thái Lan) đến đòi thì mình chuồn cho lẹ. Mải mê xem các cầu thủ khởi động và đội vận hành Cờ to nhất Việt nam chuẩn bị đưa Cờ vào cuộc, lão Hâm hơi bị bất ngờ khi một bàn tay phụ nữ xoè ra hai tấm vé, ngụ ý đòi lại chỗ ngồi. Lẳng lặng đứng lên trả chỗ, lão Hâm kịp quan sát hai mẹ con kẻ đã đuổi mình ra đứng suốt trận đấu trên lối đi. Người phụ nữ khoảng ngoài 35 tuổi, mặc bộ đồ đen hàng Tầu bán đầy trên Hàng Ngang Hàng Đào: quần thun, áo thêu con rồng trên ngực. Một tay nàng dắt đứa bé lên mười, một tay cầm túi ni lông trong đó có hai bịch nước và hai ổ bánh mỳ.

            Phải nói thật với bạn đọc là lão Hâm có tính xấu hay thích ngắm phụ nữ, và cũng phải khen luôn là lão có khả năng làm việc đó mà đối tượng ít khi phát hiện ra. Nàng trang điểm kín đáo đến mức hầu như không trang điểm. Trên cái cổ trắng muốt mềm mại một sợi dây chuyền mỏng mảnh bằng bạc, mái tóc cắt uốn cẩn thận hơi phủ lên cặp lông mày tỉa khéo rất hài hoà với cặp mắt đen trong trẻo.

            Lão Hâm bắt đầu bị thu hút bởi hai mẹ con – hai con người xa lạ kia. Bạn đừng cho rằng Lão Hâm mắc bệnh sa tim, cứ thấy phụ nữ là xiêu lòng! Chẳng qua là Lão Hâm thấy ở mẹ con họ có một cái gì đó không bình thường. Tại sao lại chỉ có hai mẹ con đi với nhau? Tại sao họ không chuyện trò mà chỉ kín đáo ra hiệu một cách bí ẩn?

            Suốt thời gian của trận đấu, thỉnh thoảng lão Hâm lại nhìn về phía họ. Lúc quân ta ghi bàn vào lưới, giống như 4 vạn người trên sân Mỹ Đình (trừ tổ trọng tài và toàn đội Porto, tất nhiên), hai mẹ con họ nhảy lên sung sướng, cậu bé hét giọng lanh lảnh: “Vaaaaaào rôôôồi!!!”, còn người mẹ để cho một giọt nước mắt long lanh trên khoé mắt.
            Sang hiệp hai, ta thua hai bàn liền trong vòng mấy phút. Khán giả lầu bầu chửi từ ông HLV người Braxin đến các cầu thủ đội tuyển quốc gia, ai thích chửi người nào thì cứ tự nhiên ngoác mồm ra mà chửi. Người đàn bà mặc bộ đồ đen nhìn xa xăm vào một nơi bất định, nắm chặt tay đứa bé gần như bị xỉu do thất vọng.

            Bóng đá là thế đấy, cùng với nó ta có thể lên thiên đàng, xuống địa ngục và ngược lại trong một khoảng thời gian không lâu.

            Lão Hâm thắc mắc, sao lúc nghỉ giải lao hai mẹ con nhà ấy không đi WC nhỉ? Và tự trả lời: “Hâm lắm ạ, chẳng nhẽ cô ấy dắt con vào vào WC nữ, mà để nó đi một mình vào WC nam thì bọn thanh niên chúng nó đè bẹp mất!”.

            Đang tự thú vị với câu trả lời của mình, lão Hâm bị thằng bé giật tay: “Bác ơi, bác làm ơn đưa cháu xuống Toa-let!”.

            Dắt tay thằng bé chui vào không gian đầy uế khí của sản phẩm dị hoá, lão đánh bạo hỏi:
            - Mẹ cháu thích xem đá bóng lắm à?
            - Vâng.
            - Nhưng sao bác không thấy mẹ hò hét như mọi người?
            Thằng bé bối rối:
            - Mẹ cháu …câm.

            Lão Hâm không biết nói gì hơn, hình như lão đã mất luôn cơ quan phát âm. Lúc trao trả đứa bé cho người đàn bà mặc bộ đồ đen, lão không dám nhìn vào đôi mắt nàng. Lão sợ nhìn thấy lời cảm ơn trong đôi mắt ấy (chắc chắn nàng chỉ có thể cảm ơn bằng mắt) và sợ chính lão sẽ để lộ ra một cái gì đó như thương cảm trong cái nhìn của mình.

            Đi xem bóng đá là thế đấy, có thiên đàng, có địa ngục và có cả những số phận con người!
            #21
              PCT 05.08.2006 09:48:53 (permalink)
              Cô bé đá bóng
              (02/01/2004)


              Năm tôi đã xong phổ thông, tập trung học tiếng để đi học nước ngoài, thì một chuyện buồn cười (buồn cười đối với bọn mới lớn chúng tôi hồi đó) xảy ra với Tuấn - cậu bạn vừa hàng xóm vừa cùng lớp với tôi: Tuấn có em bé!

              Bố Tuấn là bộ đội, ông đi chiến trường lúc Tuấn mới hơn một tuổi, mười lăm năm sau trở về đã là một bác thương binh đầy thương tật và bệnh tật. Tuổi xuân của mẹ Tuấn trôi qua trong đợi chờ, tần tảo nuôi con và kết thúc bằng việc sinh ra cho Tuấn một em bé gái (trước khi mẹ sinh em, bố Tuấn đã qua đời).

              Nếu bớt đi dăm tuổi hẳn chúng tôi đã trêu chọc Tuấn chuyện có em bé đến phát khóc mới thôi, chẳng hiểu vì sao lần này không ai làm việc đó, thậm chí mấy bạn gái còn đến giúp may tã, kiếm vải cũ may áo may mũ cho em. Bé trở thành đứa em chung của nhóm bạn chúng tôi.

              Gần sáu năm sau tôi về nước, Tuấn bạn tôi đang ở chiến trường. Tôi mang cho em, cô học sinh lớp hai, con búp bê lật đật. Lần đầu tiên biết tôi, em rụt rè không dám nhận, nhưng sau thì không rời xa con lật đật một phút nào. Sau này tôi ân hận mãi, sao không cho em một con búp bê tóc vàng mắt xanh xinh đẹp, lại cho em con lật đật để sau này cuộc đời em lận đận kéo dài.

              Rồi tôi lại đi xa, lần này về em đã 9-10 tuổi. Phố tôi có cái vỉa hè vào loại rộng nhất Hà nội, bao thế hệ trẻ con đá bóng trên vỉa hè này. Chiều chiều đi làm về tôi dừng lại xem chúng đá bóng, ngạc nhiên thấy cô em của chúng tôi cũng đang lăn xả tranh chấp quả bóng với bọn con trai cùng trang lứa. Mái tóc xõa bay, hai mắt long lanh, mỗi khi ghi bàn thắng bé khua khua chiếc áo sợi cộc tay quanh đầu. Từ đó chiều nào tôi cũng ghé qua Hàng Bông mua que kem đậu xanh gói vào tờ báo mang về cho em. Nhìn em đứng mút kem, mắt liếc về phía bọn nhóc trai đầy tự hào và khiêu khích, tôi thấy lòng mình ấm áp lạ thường.

              Ngày đám cưới tôi, em đã là một cô gái dậy thì. Em vít đầu tôi xuống thì thầm: “Sau này lớn lên em sẽ lấy một người như anh”. Như anh ư, tôi nghĩ, quá dễ, người như anh vô khối!

              Những ngày có mặt ở Hà nội, bao giờ tôi cũng dành thời gian dạy thêm cho em. Không có kỹ năng sư phạm nên tôi không dạy em cụ thể môn gì, giúp em giải bài toán bài lý nào. Tôi chỉ muốn gieo vào lòng em niềm đam mê kiến thức, ham muốn học hỏi, phương pháp tư duy chặt chẽ và quan trọng nhất là tính nghi ngờ khoa học, điều rất cần thiết cho những ai làm công tác nghiên cứu. Than ôi, nếu như em không quá thông minh, không hề biết nghi ngờ là gì thì đến giờ này em đâu phải cô đơn như vậy.

              Em học rất giỏi, được đi nước ngoài, ở lại chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Ngày về nước, em nhắn tôi ra sân bay đón. Một người không còn là thiếu nữ nhưng chưa nhuốm bụi trần ai chạy ào đến hôn vào má tôi. Nhớ lại, chỉ có mẹ hay hôn vào má tôi hồi tôi còn bé và hai đứa con tôi khi chúng còn chưa lớn.

              Nhận việc ở một viện nghiên cứu, em khá bận rộn. Trưa chủ nhật nào em cũng đến nhà tôi, lăng xăng giúp vợ tôi nấu nướng, hỏi bài hai đứa con tôi và đến chiều thể nào hai anh em cũng đi xem đá bóng, hạng A hạng B gì cũng xem. Em hiểu và yêu bóng đá như cách của một người thông minh đã từng chơi bóng đá. Thật thú vị mỗi lần anh em tranh nhau bình luận, em hăng lên quên cả việc tôi hơn em đến gần một thế hệ, nói năng rất ngầu.

              Cứ thế ngày tháng trôi đi, tôi không một lần dám hỏi chuyện chồng con của em. Đó là khu cấm địa trong quan hệ hai anh em chúng tôi. Cho mãi đến ngày con gái lớn tôi làm đám cưới, tôi vít đầu em xuống thì thầm: “Bao giờ đến lượt cô?”

              Trong mắt em một nỗi buồn sâu thẳm mà tôi bắt gặp lần đầu. Em ngoảnh mặt nhìn ra hướng khác không trả lời.

              Chắc hẳn nhiều chàng trai đã đến với em, nhiều người giỏi giang, đẹp đẽ và giàu có. Sao em không chọn cho mình một người trong số đó, một người để chia sẻ với em những buồn vui cuộc đời, một người để mỗi ngày đi làm về em cảm thấy náo nức đúng nghĩa mấy chữ trở về nhà? Hay có một kẻ trai nào đó đã làm em thất vọng? Hay không có trên đời này một tấm đàn ông nào xứng đáng với em?

              Tết này em đang ở Pháp thỉnh giảng. Tôi viết bài này tặng em, cô bé đá bóng thủa nào...
              #22
                PCT 06.08.2006 09:17:17 (permalink)
                Cũng là một câu chuyện tình

                Chí lại đến Vũng Tàu công tác. Khác với những lần trước, anh không thuê xe ôm chạy từ từ qua một cư xá trên đường Trần Hưng Đạo với một hy vọng mong manh vô tình nhìn thấy Hà, lần này anh chỉ thả bước lững thững dọc con đường ven biển, ngắm cảnh quan Vũng Tàu ngày một đẹp đẽ phong quang hơn. Khi chân đã khá mỏi, anh vào một quán giải khát, vừa uống từng ngụm nhỏ nước chanh đá, vừa đưa ánh mắt ra xa, nơi những con sóng đùa dỡn không biết mỏi mệt.

                Bỗng có hai cô gái chạy ào vào quán, cô mặc áo thun quần gin va cả vào thành ghế của anh.
                - Cháu xin lỗi chú, cô bé ngượng nghịu lý nhí nói và gần như ngay lập tức quay lại cười nói như sáo sậu với cô bạn cùng đi.

                Khuôn mặt cô bé bất ngờ xuât hiện làm Chí sững sờ vì nó giống hệt khuôn mặt Hà hơn hai mươi năm trước. Sau một lúc lặng lẽ quan sát hai cô bé vui vẻ trò chuyện, anh tiến đến bên bàn của hai cô, nói với cô bé đụng ghế anh hồi nãy:
                - Xin lỗi cháu, nhà cháu có ai tên Hà không?
                Bất ngờ trước câu hỏi của người đàn ông trung niên nói giọng Bắc, cô bé lại lý nhí như lúc nãy:
                - Cháu là Hà.
                Bây giờ đến lượt Chí bị bất ngờ. Sao vậy nhỉ?
                - Mẹ bạn ấy cũng tên là Hà. Cô bạn nói xen vào.
                Trời đất! Thế là thế nào?
                - Cháu là Ngọc Hà, mẹ cháu là Bích Hà.
                - Có phải mẹ cháu ngày trước học Kinh tế ở Sài gòn?
                - Dạ phải.

                Bao nhiêu năm đi tìm Hà, bây giờ Chí lại gặp đúng con gái của Hà! Cuộc đời cũng lắm thứ kỳ lạ thật.

                Nhìn vẻ mặt của người đàn ông, Ngọc Hà hình như hiểu ra một điều gì đó:
                - Chú có quen mẹ cháu?
                - Không hẳn là quen, nhưng có biết mẹ Hà hơn hai mươi năm trước. Bây giờ mẹ cháu làm gì, ở đâu?
                - Mẹ cháu ở Vũng Tàu đây thôi, làm trong Liên doanh Vietxopetro.
                Chí từng nhiều lần vào làm việc với Vietxopetro, sao anh không gặp Hà nhỉ?
                - Chú muốn gặp mẹ cháu không? Cô bé hỏi với một thoáng tinh nghịch.
                - Gặp ư? Gặp được thì cũng thú vị.
                - Vậy để cháu gọi cho mẹ cháu, từ chỗ cơ quan mẹ cháu ra đây chỉ mấy phút chạy xe. Nhưng cháu phải nói với mẹ cháu chú tên là gì?

                x
                x x


                Vào đầu những năm 80, Chí đưa một đoàn chuyên gia Liên xô vào miền Nam công tác. Đoàn đi nhiều thành phố, trong đó có Tp. HCM và Vũng Tàu. Trong thời gian ở Tp HCM, đoàn làm việc với Công ty Cơ khí miền Nam. Ông Phó Tổng Giám đốc Công ty này là được giao đón tiếp và tổ chức cho đoàn làm việc. Vốn ham vui và chịu chơi, ông Phó Tổng hay mới đoàn bạn đi nhậu. Song cũng vì ham vui và chịu chơi nên ông bị bà vợ người gốc Hà Đông kiểm soát gắt gao, luôn cho con gái đi giúp bố trong việc tiếp khách nước ngoài. Cô bé đang học năm thứ 3 môn Kinh tế, mới bập bẹ một ít tiếng Nga nên thích nói chuyện với mấy “ông Tây” hiền lành vui tính.

                Cô rủ thêm Hà, bạn cùng lớp đi chung. Nhờ vậy Chí quen Hà.

                Bố Hà người Quảng Ngãi tập kết ra Bắc, lấy vợ Hà nội, sau Giải phóng đưa cả gia đình vào Vũng Tàu sinh sống. Do đó nơi Hà tổ hợp đủ các nét của ba miền: một chút dịu dàng của người Hà nội, một chút lãng mạn của người miền Trung và một chút táo bạo của người Nam bộ.

                Hai cô sinh viên nói chuyện líu lo với các bạn Nga, đôi khi bí từ phải nhờ Chí giúp đỡ. Dần dần Hà thân với Chí, đúng hơn thì đó là sự hâm mộ của cô gái mới lớn dành cho chàng trai khôi ngô hát hay và nói chuyện dí dỏm. Còn anh thì bị cái ngây thơ tươi trẻ của cô hấp dẫn. Cô hẹn bao giờ đoàn về Vũng Tàu công tác thì cô sẽ “dzọt” về Vũng Tàu chơi với Chí, cô cho địa chỉ, hẹn anh tìm đến nhà cô (hồi đó chưa có điện thoại nhiều như bây giờ).

                Thế là một chiều nọ hai người rủ nhau ra Bãi Sau tắm biển. Cô gái Vũng Tàu bơi tốt hơn Chí, cô bơi ra xa, cười chế nhạo anh không dám ra theo, còn anh chỉ dám bì bõm ở chỗ nước không quá ngực. Bỗng nhiên cô vội vàng bơi vào bờ, lảo đảo đến gần anh, giọng run run:
                - Em bị cảm.

                Nhìn khuôn mặt tái xám của Hà, Chí luống cuống đưa nàng lên bờ, vội vàng lấy chiếc khăn tắm quấn quanh người nàng, trong khi Hà hầu như không đi vững được nữa. Biết là Hà cần nhanh chóng trút bộ đồ ướt và làm ấm cơ thể, anh thuê một phòng trọ ngay sát bờ biển, dìu nàng vào đó. Sau khi ra ngoài kiếm dầu gió trong khi Hà thay đồ, anh nhanh chóng cạo gió cho nàng. Bàn tay anh di chuyển khắp lưng, vai và cả một phần ngực của nàng. Hai mắt nàng mở to, nhìn anh trân trân. Đôi mắt như dại đi, như van xin anh đừng làm một điều gì đó hay hãy làm một điều gì đó, anh cũng không hiểu.

                Kiếm tấm mềm mỏng đắp lên người nàng, anh nói nhỏ:
                - Em hãy nằm nghỉ rồi một chút nữa khoẻ anh đưa em về.

                Hà vẫn nhìn anh như thế và cái nhìn ấy cứ theo anh đi suốt cuộc đời.

                Sáng hôm sau, khi xe sắp chuyển bánh về sài gòn, Hà vội vã chạy đến. Hai người chỉ có hơn một phút để chia tay nhau. Mắt Hà đẫm lệ, hai tay nàng nắm chặt lấy tay anh. Trước khi chạy về xe, Chí chỉ kịp rút chiếc bút bi 3 màu đang gài trên túi áo ngực gài lên áo nàng. Và rồi hai người không bao giờ gặp lại nhau nữa vì ngay sau khi ra Hà nội anh lại phải đi xa mất 3-4 năm, khi trở về anh không dám viết thư cho nàng.

                x
                x x


                Một người đàn bà ngoài bốn mươi tuổi, ăn mặc theo kiểu văn phòng, dáng tự tin bước vào quán cafe. Nàng nhận ra Chí ngay, chủ động chìa tay cho anh bắt.

                Bé Ngọc Hà láu lỉnh nhìn mẹ:
                - Tụi con phải đi đây, mẹ trả tiền nước cho tụi con luôn nhé!

                Hai người nói cho nhau nghe về mình, về những sự kiện trong cuộc sống sau khi chia tay nhau. Họ có hạnh phúc không? Hình như có mà cũng hình như không. Trong cuộc đời có ai hạnh phúc trọn vẹn? Lạ một điều là họ trao cho nhau name-card như hai nhà ngoai giao. Vào phút chia tay, nàng mở bóp tặng lại anh chiếc bút bi ba màu, chiếc bút mà anh gài lên áo nàng ngày nào!

                x
                x x


                Về Hà nội, vừa bật máy tính anh đã thấy có mail của Hà:
                “Anh ơi, em vẫn tin là sẽ có ngày gặp lại anh và em đã được gặp anh. Lúc ở quán cafe, em không kịp nói với anh một điều: ”Ngày đó chưa hẳn là em đã yêu anh, có thể đó chỉ là một thoáng rung động đầu đời. Nhưng sự kính trọng và trìu mến anh để lại nơi em đã làm cho em luôn cảm thấy, nếu có một người đàn ông cho một đời đàn bà của em thì người đó chính là anh”. Bây giờ chúng ta đều có tổ ấm của riêng mình, em xin chúc anh và gia đình luôn vui vẻ và hạnh phúc”.

                Anh không trả lời mail của Hà vì tin là nàng biết anh sẽ đọc nó.
                #23
                  PCT 06.08.2006 09:24:01 (permalink)
                  Nàng công chúa biển
                  (5/9/2004)

                  Gã thuê một apartment 80 USD/đêm ở Tuần Châu, dúi cho chú lái xe 300.000đ bảo tìm chỗ cất xe và trú ngụ qua đêm. Sau bữa tối nhẹ nhàng với ly rượu cô-nhắc, gã thả bước dọc theo bờ biển, để cho tâm hồn phiêu lãng cùng với sóng nước và mây trời. “Ngũ thập tri thiên mệnh”, gã qua ngũ thập mấy năm rồi, mệnh của gã chỉ còn mấy năm nữa là về hưu, điều này ghi rõ ở Luật công chức viên chức nhà nước, khỏi cần tài giỏi gì cũng biết.

                  Gã để đôi chân trần được cát ướt vuốt ve. Bãi cát nhân tạo ở Tuần Châu có nhiều hạt thô ráp không mịn như những bãi cát tự nhiên. Quay đầu nhìn về phía sau, gã thấy những vết chân của gã bị sóng chồm qua xoá nhoà như chúng chưa hề có.

                  Bỗng gã thấy một con cá bé xíu kẹt lại trên bờ, nó quẫy mạnh hòng ném mình xuống nước nhưng càng quẫy nó càng rơi xa mặt nước hơn nên đợt sóng kế tiếp không liếm được đến chỗ nó. Gã dừng lại, tò mò xem số phận con cá ra sao. Đời gã nhiều lần sa vào cảnh như con cá nọ và cũng nhiều lần chính gã đẩy người khác vào chỗ cùng quẫn không kém.

                  Con cá mỏi mệt và tuyệt vọng, nó cất tiếng người, giọng nhẹ như tơ: “Ông ơi cứu tôi với!”. Ngạc nhiên, gã nhặt con cá lên, đặt vào lòng bàn tay. Con cá bé nhỏ này rất lạ, thân nó lóng lánh ngũ sắc, đặc biệt rất nhiều vây, hai hàng vây cạnh sườn giống như những mái chèo con thuyền đua trên sông Hàn.

                  Thay vì thả con cá xuống biển, gã chạy vội về căn hộ sang trọng kiếm cái xô mang ra múc đầy nước biển và thả con cá vào đó. Con cá bình tĩnh trở lại, ngon lành đớp từng ngụm nước biển quen thuộc, ngước mắt nhìn gã cảm ơn.

                  Thế là nhà gã có thêm một bể cá mới, bể cá nước mặn. Trong phòng ăn gã đã có con hồng long giá mười triệu, ngoài sân gã có hòn non bộ với tám con cá vàng một con cá đen (số lượng đúng theo phép phong thuỷ). Riêng con cá mới nhặt được ở Tuần Châu gã để trong phòng ngủ, bể cá gã thuê làm bằng kính dày 1,5cm, chạy dài suốt cả bức tường. Con cá rất đẹp, gã nhờ người hỏi xem là giống cá gì mà không ai biết, kể cả mấy chuyên gia ở Viện Hải dương học. Tuy được gã đặc biệt quan tâm, con cá vẫn buồn bã, không hề ăn bất cứ thứ gì gã cho, nó lờ đờ bơi quẩn quanh ống xục khí như nhớ thương cố hương biển cả mênh mông của nó.

                  Hàng tuần gã nhờ chú lái xe ra Tuần Châu lấy dăm bảy can nước biển mang về đổ vào bể thay cho lượng nước được hút ra làm sạch. Trong một lần thay nước như vậy, chú lái xe phát hiện thấy con cá bé nhỏ ăn mấy cọng rong biển, từ đó lần nào chú cũng cố tìm những sợi rong biển non nhất mang về cho cá.

                  Một đêm thu dịu mát, gã mở bản Ánh trăng, châm điếu thuốc thơm, lim dim mắt hưởng thụ giây phút thư thái sau một ngày vật lộn với bốn năm cuộc họp căng thẳng. Gã ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng từ trong bể cá một cô gái xinh đẹp bước ra, áng chừng chưa đến 15 tuổi. Gã từng biết nhiều người đàn bà, nhiều tấm thân nõn nà người mẫu, nhưng đẹp và thuần khiết như cô gái này thì những lúc mơ mộng nhất gã cũng chưa bao giờ tưởng tượng nổi.

                  - Thưa chú, cháu cảm ơn chú đã cứu sống cháu. Nhưng cháu không thể sống trong cái bể chật hẹp này được, cháu phải về với cha mẹ cháu, với đại dương của cháu.
                  - Nàng là ai, hỡi nàng tiên xinh đẹp của ta?
                  - Không dấu gì chú, cháu là con gái Thuỷ Tề, hôm đó ham đi chơi xa bị sóng đánh lên bờ, nhờ chú cháu mới thoát chết, nay cháu xin chú cho cháu trở về biển cả.
                  - Ô, nàng hãy ở lại đây với ta, hãy làm vợ ta. Ta với nàng có duyên gặp nhau là trời đã định rồi, nàng đừng từ chối.
                  - Nhưng cháu còn bé lắm chú ơi.
                  - Ta đợi nàng lớn thêm mấy năm nữa.
                  - Nhưng chú đã có vợ rồi, vợ chú nằm ngay phòng bên cạnh kia thôi!
                  - H h h ừm, ta với bà ấy chỉ là nghĩa thôi, không còn tình nữa.
                  - Không được đâu chú ơi, cô bé oà khóc rồi biến vào bể trở lại thành con cá bé nhỏ.

                  Bàng hoàng chợt tỉnh, gã đăm đăm nhìn con cá đang lờ đờ bơi ở một góc bể, không biết câu chuyện vừa rồi là thật hay mơ. Gã chạy sang hỏi vợ, người phụ nữ đã về hưu đang ngồi lần tràng hạt lẩm bẩm đọc kinh Phật:
                  - Bà có nghe thấy tiếng động gì trong nhà không?
                  - A di đà phật, ông làm tôi giật mình, tôi có nghe thấy gì đâu?

                  Vợ chồng gã lấy nhau đã gần ba mươi năm. Hồi đó gã vừa tốt nghiệp khoa VTĐ ĐHBK là xung phong đi bộ đội ngay, thời ấy hầu hết thanh niên là như vậy. Gã được đưa về đơn vị thông tin thuộc một Sư trong đoàn 559, làm quen với cô bác sỹ quân y xinh đẹp có đôi mắt mở to như chú nai vàng trong thơ Lưu Trọng Lư. Một năm sau hai người làm đám cưới giữa hai đợt bom B52 của Mỹ. Ba tháng sau đám cưới, gã nhận lệnh về đi học Học viện quân sự ở nước ngoài, còn cô bác sỹ mắt nai thì chuyển về một bệnh viện ở Hà nội. Hoá ra bố cô bác sỹ là một vị tướng Tư lệnh quân khu!

                  Có bằng cấp, có lý lịch tốt, có quá trình ở chiến trường, gã leo tắt những bậc thang danh vọng nhẹ nhàng như người ta làm xiếc. Cô gái mắt nai nay đã nhìn rõ sự đời, nhìn rõ tâm can của gã, chỉ còn muốn an lạc nơi chốn Phật, mặc gã tự do với nhưng mưu đồ chính trị và đám gái gọi chạy xe Dylan.

                  Đêm hôm sau gã giả vờ ngủ gật, cô Công chúa biển lại hiện lên:
                  - Nếu chú thả cháu, Vua cha sẽ tặng chú 100 ngàn đôla.
                  - Từng ấy không bằng số tiền ta đã chi ra cho cậu út sang Mỹ ăn học.
                  - Một triệu đôla!
                  - Cái nhà này của ta có giá còn cao hơn.
                  - Thế thì một viên ngọc minh châu trường sinh!
                  - Trường sinh làm gì, nếu không có nàng làm vợ?
                  Thất bại trong vụ mặc cả, nàng Công chúa biển lại nức nở khóc, quay về với cái bể cá thắp nhiều bóng đèn màu rực rỡ.

                  x
                  x x


                  Những hôm không phải đưa thủ trưởng đi công tác, chú lái xe quay về nhà Sếp, đảm nhiệm thêm việc làm vườn, chăm lo cây cảnh và mấy bể cá nhà Sếp. Chú rất thương con cá ngũ sắc bị nhốt trong cái bể đẹp đẽ trong phòng ngủ của Sếp. Chú đặt cho nó cái tên là Sa, ngụ ý nó bị sa vào chốn tù hãm. Chú đâu có biết đó chính là nàng công chúa biển, chú cũng không hay dưới đáy biển, trong kho của Thuỷ Tề có hằng hà sa số vàng bạc châu báu mà nếu chú giúp giải thoát con gái Người thì Người sẵn sàng ban thưởng cho chú. Chủ chỉ thương nó, thế thôi.

                  - Sa ơi, anh sẽ tìm cách thả em về với biển.
                  Con cá ngừng bơi, chăm chú nhìn chú nghi hoặc:
                  - Anh cần tiền hay cần tình yêu?
                  - Sao em lại hỏi thế? Chàng trai buồn bã, bao giờ chú cũng buồn khi người đời đo bụng chú bằng thước đo trong bụng người ta. Chú càng buồn hơn vì con cá xinh đẹp cũng suy nghĩ tầm thường như vậy. Nước mắt chú ứa ra, vô tình rơi vào bể cá. Không rõ mấy giọt nước mắt của chú có mặn hơn nước biển hay không mà con cá bơi lên cao, đớp chúng vào bụng rồi tỏ ra rất xúc động.

                  x
                  x x


                  Đến ngày Rằm tháng Bảy, bà bác sỹ về hưu nói với chồng với giọng nghiêm trọng:
                  - Căn bệnh phổi của em lâu nay bây giờ được kết luận là “K” rồi, đã di căn. Các giáo sư quen biết không muốn dấu em - một người đồng nghiệp.

                  Gã choáng váng như lần đang đeo tai nghe bị sét đánh vào đường dây thông tin, há hốc mồm nhìn vợ. Lâu lắm rồi gã không nhìn kỹ vợ, khuôn mặt thân thương đã có nhiều nếp nhăn nhưng chưa già. Có lẽ nào, cái chết đến đơn giản thế sao? Thế là xong một kiếp người, là sẽ nhắm lại đôi mắt đen huyền ảo kia?
                  - Em hỏi có loại thuốc nào đắt nhất anh cũng sẽ tìm mua cho em, ở Mỹ ở Anh ở đâu anh cũng mua được.
                  - Y học thế giới bó tay. Chỉ còn một cách duy nhất, sư ông trụ trì chùa Quảng khuyên em ăn chay và phóng sinh. Nhân ngày Rằm tháng Bảy, anh cho em phóng sinh cá và chim, mỗi thứ 900 con.

                  Gã nhờ chú lái xe đi mua cho bằng được ngần ấy chim và cá còn sống mang lên Phủ Tây Hồ thả. Đàn chim ào ào bay đi, để lại một đám lông rụng bay theo gió ven hồ.

                  Ba tháng sau, vợ gã đi kiểm tra lại, thấy bệnh tình không những không phát triển, thậm chí hai đáy phổi có sáng lên. Gã mừng lắm, mail ngay sang Mỹ cho cậu út báo tin lành. Quả là có thờ có thiêng, có kiêng có lành!

                  Một tối nọ, trong dịp hiếm hoi hai vợ chồng nói chuyện với nhau, bà bác sỹ quân y về hưu ngập ngừng đề nghị gã:
                  - Sư ông lại bảo là em có thể khỏi được nếu anh cho phóng sinh tất cả cá cảnh trong nhà.

                  Lần này gã còn bàng hoàng hơn lần trước, như bom tấn nổ ngay bên tai. Con hồng long gã không tiếc, bầy cá vàng thì đáng kể gì, riêng nàng công chúa biển thì ...không lẽ gã mất nàng ư?

                  Rồi cũng phải quyết định thả thôi. Đám cá vàng có sống sót được nửa buổi nếu chúng trở lại với tự nhiên, con hồng long quê hương tận Nam Mỹ làm sao mà tồn tại được giữa hỗn độn Hồ Tây? Phóng sinh mà đưa người ta vào chỗ chết là làm điều thiện hay làm điều ác đây?

                  x
                  x x


                  Chỉ có hai cô cháu – bà vợ Sếp và chú lái xe đưa công chúa biển ra Vịnh Hạ Long, họ thuê một tàu ra xa ngoài vịnh, chọn chỗ nào nước trong nhất, ít người qua lại nhất để thả con cá bé nhỏ xuống biển. Con cá sung sướng lượn đi lượn lại mấy vòng rồi biến mất dưới biển xanh sâu thẳm.
                  - Sa ơi, em hãy hạnh phúc nhé! Chú lái xe lẩm bẩm một mình.

                  Khoảng mười phút sau, bỗng nhiên biển động sóng cồn, con tàu chở hai cô cháu không thể nào đi được nữa. Nước rẽ ra hai bên, Thuỷ Tề dẫn đầu văn võ bá quan chắp tay tạ ơn hai người đã cứu mạng nàng công chúa biển yêu quý của Người:
                  - Để trả ơn, ta ban cho mỗi người một điều ước, các ngươi ước ngay đi.
                  Chú lái xe vội vàng:
                  - Con mong cho bà chủ của con đây hết bệnh ung thư!
                  Thuỷ Tề vuốt râu cười ha hả:
                  - Bà chủ kính mến của con có bị ung thư bao giờ đâu!
                  Bà bác sỹ về hưu chắp tay như niệm Phật:
                  - Con đã theo Phật rồi, con không có điều gì cầu mong riêng cho con nữa!
                  Trời lại trong xanh, biển lại dịu êm như bất kỳ một ngày đẹp trời nào khác.

                  x
                  x x


                  Một tuần sau khi để vợ thả công chúa biển về với đại dương, gã lại mò ra Tuần Châu, thuê căn hộ quen thuộc rồi lại lững thững đi dọc theo bờ biển. Lần này gã không ngắm trời sao, không nghe biển gieo những vần thơ bất tận. Gã mong gặp lại cô gái xinh đẹp đáng ra đã là của gã, cũng chẳng phải để ngắm lại dung nhan của nàng, mà với mục đích khác - gặp được bố nàng. Gã đâu còn năng lực yêu mặc dù năng lực đàn ông của gã chưa hề suy giảm, thậm chí còn mạnh mẽ hơn hồi thanh niên nhờ những bình rượu ngọc dương, tắc kè và cá ngựa mà đàn em luôn lo đủ cho gã. Món đông trùng hạ thảo lão dùng thường xuyên như người ta ăn rau muống. Để yêu người ta cần phải có năng lực khác - năng lực hiểu và hy sinh dâng hiến cho người mình yêu, cái đó nay đã khô cạn trong lòng gã, đám đàn em làm sao tìm ra thứ thuốc khả dĩ chữa được bệnh này.

                  Ngay hôm vợ gã xách xe ra Hạ Long, gã gọi điện cho một người quen ở Thanh tra Bộ Y tế, nói rất khéo:
                  - Ông xem hộ hồ sơ bệnh án bà xã tôi ở Bệnh viện K. Tôi nghi là bà ấy bị ung thư nhưng các bác sỹ còn dấu. Tôi muốn biết để sớm lo liệu, cho dù đó là sự thật tàn nhẫn nhất.

                  Không quá nửa buổi, người bạn kia gọi điện trả lời là vợ gã chưa hề điều trị ở Bệnh viện K nên không có hồ sơ bệnh án ở đấy. Thôi rồi, cao nhân hữu tắc cao nhân trị, vợ lão, con nai vàng ngơ ngác ấy đã đi một nước cờ cao qua mặt gã!

                  Đã thế thì gã phải đòi lại một cái gì chứ, không lẽ mất tuột hết? Vì lẽ đó gã có mặt ở Tuần Châu, vừa chậm rãi đi dọc bờ biển, vừa lẩm bẩm:
                  - Thuỷ Tề đâu, ta tha con gái nhà ngươi, đến một triệu đô la ta còn không thèm lấy, không lý gì ngươi không biết ơn ta?

                  Đúng lúc đó Thuỷ Tề hiện lên, ăn mặc bình dân kiểu vi hành, dắt theo vài chú vệ sỹ thuồng luồng, nghiêng mình chào gã:
                  - Thuỷ Tề ta tuy không được ăn học bằng nọ cấp kia nhưng lễ nghĩa ở đời không phải là không biết. Hôm nay ta đến đây để ban cho nhà ngươi một điều ước nhằm đền ơn ngươi đã cứu mạng và thả con gái út yêu quý của ta.
                  - Tôi nhớ ngày xưa có ông già câu được con cá vàng, thả nó ra, nó còn cho ba điều ước, sao bây giờ Thuỷ Tề chỉ cho tôi có một là sao?
                  - Thời văn minh hiện đại phải khác với thời cổ hủ xưa kia chứ. Ngày xưa ai dám ước có máy bay để đi, có internet để giao du với cả thế giới loài người? Một điều ước ngày nay có giá bằng mười điều ước ngày xưa, ngươi có hiểu điều đó không? Thôi ngươi hãy nói ra điều ước của ngươi ngay đi!
                  Gã suy nghĩ một lúc rồi gạ gẫm:
                  - Tôi ước gì được thăng lên đến cái chức mà tôi sẽ không bao giờ phải về hưu. Gã biết có chức là có quyền, có quyền là có tiền, có tiền là có tất cả.
                  Thuỷ Tề vuốt râu cười:
                  - Trong vòng 100 ngày điều ước của ngươi sẽ thành hiện thực.
                  - Phép thần gì mà 100 ngày mới linh nghiệm, ông không gạt tôi đấy chứ?
                  - Ta là Thuỷ Tề còn thèm lường gạt ai? Công tác tổ chức cán bộ làm có 100 ngày là thần thánh lắm rồi. Good bye nhà ngươi!

                  Chuyện 100 ngày sau gã có được thăng quan tiến chức hay không, chúng ta hãy cố đợi, khi nào có tin tức gì tôi xin chép lại cho các bạn hay.

                  Riêng cô công chúa biển, sau khi đã hoàn hồn sau chuyến chu du bất hạnh kia, cô rất ăn năn là khi chia tay cô không hề nói một lời với bà chủ và anh lái xe, không cả cảm ơn những người đã cứu mạng mình. Anh lái xe còn chúc cô hạnh phúc, vậy mà cô vội vã đến mức quên cả tạm biệt các vị cứu tinh của mình!

                  Thế là cô xin phép Vua cha được báo mộng cho chú lái xe, yêu cầu anh phải dùng lại lời ước mà lần trước anh sử dụng chưa đúng (anh cầu mong bà chủ khỏi bệnh ung thư, nhưng bà chủ đâu có bệnh tật gì). Chú lái xe rất vui mừng được gặp lại cô, vốn tính đa cảm, lại rơi nước mắt. Lần này nàng công chúa biển không uống những giọt nước mắt của anh lái xe như lần trước, nàng muốn hôn lên vầng trán trong sáng của anh như kiểu em gái hôn anh trai nhưng nàng không dám, dù sao nàng cũng đã lớn rồi.

                  - Sa ạ, anh chỉ mong em được hạnh phúc là anh mãn nguyện.
                  - Không được, phép thần của cha em chỉ có tác dụng khi anh ước cho bản thân anh.
                  - Nhà anh nghèo, anh phải đi làm nuôi mẹ và các em, không học lên đại học được...
                  - Nghĩa là anh muốn học đại học? Chuyện nhỏ như con thỏ! Anh vào khoa Công nghệ thông tin Đại học Bách khoa nhé? Giữa tháng này anh sẽ nhận được giấy gọi. Anh đừng thắc mắc là không thi sao lại được gọi, việc này cha em lo được. Anh phải làm có mỗi một việc là sáng mai mua một vé xổ số, anh sẽ trúng giải đặc biệt, đủ tiền nuôi mẹ cùng các em và anh ăn học đến lúc nào anh hết muốn học thì thôi.


                  Chuyện đã dài, tôi không dám làm mất thêm thì giờ các bạn nữa, chỉ xin nói thêm một tình tiết: chú lái xe đã làm đơn xin thôi việc, gã chủ cũng đồng ý ngay (kinh nghiệm của các Sếp là lâu lâu nên thay lái xe, để bọn này biết nhiều là không có lợi).
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2006 10:51:28 bởi PCT >
                  #24
                    PCT 08.08.2006 23:16:46 (permalink)
                    Anh mắt lác

                    Tôi quen Đức đã lâu. Tôi thích anh ta, từ tính tình đến dáng vẻ bên ngoài. Đức hòa nhã, nói năng ngắn gọn nhưng dễ hiểu. Đức không bao giờ cáu gắt với cấp dưới. Chỗ này tôi phải mở ngoặc nói thêm một chút. Bạn không nên thấy một người luôn nói năng lịch sự với cấp trên mà vội kết luận rằng anh ta là người lịch sự. Bạn phải xem anh ta đối xử với cấp dưới như thế nào, nếu anh ta cũng lịch sự với thuộc cấp, thì đó mới là một người đích thị có văn hóa.

                    Là giám đốc một doanh nghiệp nhà nước, anh ta tỏ ra là người có đầu óc kinh doanh, biết làm ăn và biết nuôi quân ngon lành. Có thể liệt kê nhiều ưu điểm của Đức, nhưng điều tôi thích nhất ở anh là kiểu anh ta thường nhìn thẳng vào mặt người đối thọai, một cái nhìn chăm chú và cởi mở. Tôi rất ghét những người mắt cứ lấm lét hay lơ láo trong khi nói chuyện, trông nó cứ gian giảo thế nào ấy. Đến đây tôi lại xin mở một cái ngoặc đơn nữa. Do cái sự giáo dục của nước ta hình như chưa đạt yêu cầu, học sinh của ta biết rất nhiều thứ đâu đâu, nhưng những thứ đơn giản, tối ư cần thiết trong giao tiếp cộng đồng thì chúng lại không biết. Chúng nói năng thiếu lễ độ, lúng búng hay cộc lốc, đi đứng thì giặt dẹo, trông không đàng hoàng một tẹo nào. Tôi nói thế để bạn đọc hiểu là không phải hễ thấy ai khi nói chuyện mà mắt không nhìn thẳng vào tôi thì tôi đều ghép người đó vào đám người bất nhã, thực ra tôi có biết một số lớn trong họ như thế chỉ là do nhà trường không biết dạy cho họ mà thôi, chứ họ có thể là những người rất tử tế.

                    Lâu lâu tôi lại gặp Đức, lúc thì tại cuộc họp này, khi thì tại chầu bia kia, lần nào anh cũng để lại trong tôi một cảm giác dễ chịu, có thể nói là hài lòng. Anh biết lắng nghe, biết bám sát chủ đề, đôi khi chen một vài câu làm cho câu chuyện thêm hào hứng sôi nổi. Đặc biệt là anh có thể tham gia được rất nhiều đề tài trong các lĩnh vực khác nhau. Giao du với những người như Đức quả thật là thú vị.

                    Nghe đồn anh ta có cơ còn được thăng tiến về đường công danh, tôi thấy cũng là hợp tình hợp lý.

                    Duy chỉ có một điều làm tôi khó hiểu. Đó là Đức luôn tìm cớ này lý do kia để thoái thác lời tôi mời anh đến chơi tennis với tụi tôi, ít ra là một lần giao lưu vui vẻ. Dân chơi tennis thường hay mời mọc nhau chơi chung, trước hết là cho vui, sau là để làm quen với nhiều “môn phái” khác nhau, cọ sát học hỏi. Đó là tôi nói chung chung vậy, chứ còn mời nhau đi chơi tennis để làm quen, tiến tới mánh mung làm ăn thì lại là một lẽ khác.

                    Tìm hiểu một thời gian tôi được biết là Đức chơi quần vợt rất giỏi, nhưng chỉ chơi duy nhất một sân, cùng đám bạn cùng học thời phổ thông, ngoài ra không bao giờ chơi ở hội nào khác. Kể cũng lạ, một người lịch lãm và quảng giao như Đức, sao lại né tránh giao lưu tennis?

                    Khi đã thắc mắc, người ta thường tò mò tìm hiểu cho bằng được. Vậy là nhân một lần công ty của Đức rất cần sự ủng hộ của cơ quan bên tôi để thắng thầu một dự án tương đối tốt, tôi ra điều kiện:
                    - Sếp tôi muốn mời ông hôm nào so vợt một hôm, OK? Ông thắng hay sếp tôi thắng đối với chúng tôi không quan trọng, đằng nào chúng tôi đều được uống bia!

                    Tôi cười ha hả, vui vẻ vì mình kiếm được cớ co kéo bắt anh này phá lệ. Tuy cười nhưng tôi vẫn kịp nhận thấy một thoáng ưu tư khó hiểu trên khuôn mặt anh ta.

                    Thế là trận banh giao hữu giữa sếp tôi và Đức được tổ chức. Nói là tổ chức cho nó oai, chứ chỉ cần Đức đến là chúng tôi có sân bãi sẵn sàng đón chờ, nghĩa là sếp bảo khẽ với đám nhân viên nào đang có giờ sân thì nhường cho sếp tiếp khách.

                    Sếp tôi chơi hay, Đức cũng không thua kém. Trận đấu diễn ra khá sôi nổi và đẹp mắt.
                    Bạn đọc thân mến ơi, bạn đừng bắt tôi phải tường thuật diễn biến trận đấu ấy, tôi sợ như thế sẽ lạc đề.
                    Điều tôi muốn nói là cái khác.
                    Trận đấu mới qua được vài game, tôi đang chăm chú theo rõi và thán phục cú đánh trái tay rất đẹp và đầy uy lực của Đức thì ông bạn ngồi bên cạnh ghé tai nói nhỏ:

                    - Hình như tay Đức này lác hay sao ấy?

                    Tôi thôi không quan sát đường banh nữa, tập trung nhìn vào đôi mắt Đức. Quả thật là anh ta lác! Tại sao đã bao nhiêu năm quen biết mà tôi không phát hiện ra điều ấy?

                    Trận đấu kết thúc, sếp tôi thắng sít sao, không rõ vì sếp chơi hay hơn hay Đức tế nhị nhường đôi chút. Quả thực lúc đó tôi không quan tâm nhiều đến trận đấu nữa mà chỉ chờ lúc ngồi uống bia để nghiên cứu kỹ hơn cặp mắt của Đức. Vẫn cặp mắt nhìn thẳng vào người đối thoại, cặp mắt và cái nhìn từng tạo nhiều thiện cảm nơi tôi và nhiều người khác!

                    Thôi chết rồi, tôi hiểu ra rồi! Hóa ra Đức đã kỳ công luyện tập: biết được cái nhìn của mình lệch bao nhiêu độ so với đối tượng, Đức nhìn lệch bấy nhiêu độ ra chỗ khác theo chiều ngược lại, kết quả phép tính đại số - âm A cộng với dương A bằng không! Người đối diện luôn tưởng là Đức đang chăm chú nhìn mình.

                    Nhưng khi chơi tennis, Đức không thể nhìn “nhân tạo” lệch đi một góc như khi ngồi nói chuyện mà buộc phải nhìn “thẳng” vào trái banh, nên đã để lộ cái sự lác của mình.

                    Dưng cơ mà tại sao tôi lại đi kể với các bạn câu chuyện chán ngắt này nhỉ?







                    #25
                      PCT 10.08.2006 14:53:46 (permalink)
                      Tiết mục hát bội của đơn vị lão Hâm

                      Đích thân Bộ trưởng ký quyết định thành lập “Ban tổ chức và chỉ đạo Hội diễn văn nghệ quần chúng toàn ngành nhân các ngày lễ lớn”, trong đó nêu rõ ý nghĩa mục đích của Hội diễn, quy định thành phần Ban tổ chức và chỉ đạo Hội diễn đứng đầu bởi hai ông đồng trưởng ban: Thứ trưởng thường trực và Chủ tịch Công đoàn ngành. Đến lượt mình, ban tổ chức và chỉ đạo Hội diễn lại ban hành Quy chế Hội diễn, thời gian địa điểm tiến hành, thành phần Ban Giám khảo, ba rem tính điểm, các mức giải thưởng v.v.

                      Tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ đều nô nức chuẩn bị để tham gia Hội diễn. Sếp Tổng Công ty của lão Hâm ký một quyết định thành lập “Ban tổ chức và chỉ đạo Hội diễn văn nghệ quần chúng Tổng công ty X nhân các ngày lễ lớn”, theo đó đích thân sếp làm trưởng ban – phụ trách chung, Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty là Phó ban phụ trách phong trào, Kế toán trưởng Tổng công ty làm ủy viên phụ trách tài chính, Bí thư Thanh niên làm thư ký thường trực và nhiều cán bộ cốt cán khác. Cái quyết định này cũng giông giống như các quyết định thành lập các ban bệ khác mà chúng ta thường thấy.

                      Quy luật “mạnh nhờ gạo, bạo nhờ tiền” thường chi phối mọi chuyện ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của đời sống, đương nhiên trong phong trào văn nghệ quần chúng, anh nào mạnh chi tiền thì anh ấy sẽ hơn những anh chi ít hơn. Do đó các giải thưởng lớn thường rơi vào tay các Tổng Công ty đại gia, không những tiền nhiều của lắm mà còn rất dám chịu chi.

                      Đi sâu vào tìm hiểu mới thấy có rất nhiều khoản chi, người ngoài cuộc chắc hẳn không thể biết hết.
                      Thứ nhất, nếu Tổng Công ty anh to và mạnh, anh phải nuôi một đội văn nghệ, tuy gọi là đội văn nghệ quần chúng nhưng thực chất là hoạt động chuyên nghiệp theo nghĩa tuy ăn lương chuyên viên nọ, công nhân kia nhưng việc của họ là suốt ngày lo luyện tập và thỉnh thoảng biểu diễn động viên phong trào. Các diễn viên không chuyên này là những người có năng khiếu, vì lý do nào đó mà không có duyên đi làm chuyên nghiệp, hoặc ngược lại, họ từng là chuyên nghiệp nhưng bị bật bãi ra làm nghiệp dư. Ví dụ có một cô văn công chuyên nghiệp, sau khi lấy chồng, anh chồng không cho cô ta tối tối đi hát đến gần nửa đêm mới mò về nhà nữa. Hẳn là anh này rất thuộc câu: “Giường bệnh xá, má văn công, mông bộ đội”? Thế là cô ta thành diễn viên nghiệp dư ở một công ty quốc doanh to lớn nào đó.
                      Thứ hai, nếu đơn vị anh không đủ sức nuôi một đội văn nghệ nghiệp dư như đã nói ở trên, anh phải tổ chức thi tuyển từ cơ sở để tìm chọn nhân tài, chi tiền bồi dưỡng, thuê thầy thuê thợ cho họ tập. Thầy ở đây có thể là một đạo diễn dàn dựng tổng thể, có thể là một nghệ sỹ chuyên nghiệp hay một giảng viên trường văn hóa nghệ thuật nào đó có kinh nghiệm làm phong trào quần chúng, thợ là mấy nhạc công đệm đàn, tốp múa phụ họa, người tô son điểm phấn. Chỗ này phải giải thích thêm là tuy Hội diễn văn nghệ quần chúng là cuộc chơi dành cho những người nghiệp dư nhưng quy chế Hội diễn cho phép các đơn vị tham gia được mượn nhạc công và người múa phụ họa từ bên chuyên nghiệp sang bởi lẽ ít người lao động nào có thân hình và kỹ năng múa, mà nếu đã từng có thì nay cũng vào cái tuổi 3 vòng đo giống nhau rồi, múa gì nữa? Tương tự như vậy, mấy ai biết chơi đàn piano điện tử, thôi thì ta thuê ngoài cho nhanh, mà đám này giỏi lắm, bảo chơi bài gì là họ chơi được ngay. Bạn hãy tưởng tượng xây dựng một tiết mục đồng ca có khoảng dăm chục người tham gia thì số tiền phải chi sẽ không phải là nhỏ. Ấy nhưng theo quy chế, tiết mục tập thể được cộng thêm điểm vì đó là phong trào, nhất là khi trong cái giàn đồng ca này lại có cả các vị lãnh đạo doanh nghiệp cùng đứng vào nhép môi, không biết họ có hát thật hay không.
                      Thứ ba, phải chi cho cả “đoàn văn công” đi lại bằng máy bay, ăn ở khách sạn có khi mất cả tuần ở Thủ đô hay ở một thành phố xa nơi sinh sống và làm việc của họ.
                      Thứ tư, mua sắm trang phục, đạo cụ.
                      Thứ năm, cái thứ năm này mới là vui đây. Anh phải tham gia tài trợ cho Hội diễn, nếu anh tài trợ nhiều hơn một ngưỡng nào đó, tên của đơn vị anh sẽ được ghi rõ to trên cái phông chính của sân khấu hội diễn, trên tờ thiếp mời khách khứa đến xem Hội diễn. Cái này rất quan trọng, các vị trong ban Giám khảo không thể không bị mấy cái tên to đùng kia ám ảnh trong khi cho điểm các tiết mục dự thi.
                      Cuối cùng là cái năm phẩy, tôi chỉ nói nhỏ với bạn, xin bạn đọc đừng nói lại với ai, không thì tôi ngượng lắm. Nhưng để tý nữa, đến đoạn sau tôi mới nói.

                      Tôi mới liệt kê năm chuyện chủ yếu phải chi tiền, mấy cái thứ yếu như liên hoan, ăn trưa, phong bì cho các cuộc họp của ban Tổ chức và chỉ đạo thì người ta đưa vào chi phí quản lý nên ta chẳng cần quan tâm.

                      x
                      x x

                      Bây giờ ta đi vào cái cụ thể chuyện đơn vị lão Hâm tham gia Hội diễn như thế nào. Sếp của lão Hâm là một người khôn ngoan, làm gì cũng có định hướng, có sách lược và biện pháp cụ thể. Ông phán:
                      - Tổng Công ty chúng ta không mạnh bằng nhiều tổng công ty bạn, do đó, ngoài một số tiết mục cá nhân như hát, độc tấu, chúng ta phải xây dựng một vài tiết mục “quả đấm mạnh” thì mới mong có giải tại Hội diễn kỳ này, tôi đề nghị đó sẽ là tiết mục “Hợp xướng không dàn nhạc đệm” mà từ chuyên môn gọi là acapela và đặc biệt là thêm một kịch ngắn tự biên tự diễn, anh em thấy thế nào?

                      Tất nhiên là anh em thấy sếp nói quá đúng! Sếp nói tiếp:
                      - Nhưng kịch thì ta phải chọn lọai hình nghệ thuật kịch nào thật độc đáo, có thể là duy nhất chỉ đơn vị chúng ta mới có…

                      Sếp ngừng giọng, đưa mắt nhìn một vòng hội nghị, cái hội nghị đang im thin thít chưa biết phải nói gì. Sau khoảng mươi giây, biết trước hiệu quả câu nói của mình, sếp nói tiếp:

                      - Chúng ta sẽ làm một tiết mục tuồng. Tuồng là gọi theo kiểu miền bắc, trong nam người ta họi là hát bội. Tôi tin chắc sẽ không có đơn vị nào làm tuồng cả, vậy đương nhiên chúng ta sẽ đạt huy chương vàng hội diễn lần này!

                      Cả hội nghị ngớ người, nhưng suy cho cùng thì sếp nói đúng. Ối giời ơi, sếp có bao giờ nói sai đâu?
                      Riêng cô bí thư thanh niên – thư ký thường trực của Ban chỉ đạo Hội diễn còn trẻ người non dạ thì e ngại:
                      - Nhưng ta hát tuồng gì ạ? Chẳng lẽ lại Lã Bố hý Điêu Thuyền hay Súy Vân giả dại?

                      Sếp nghiêm mặt:
                      - Súy Vân giả dại là chèo cô ạ, không phải tuồng, các bạn thanh niên bây giờ chỉ thích rock với rít thôi, lẫn lộn hết các lọai hình văn hóa dân tộc truyền thống rồi. Ý tôi là chúng ta sẽ sáng tác một vở tuồng hoàn toàn mới, mang tính hiện đại. Xin lưu ý là tiết mục tự biên sẽ được cộng hệ số phụ!

                      Cuối cùng cuộc họp đi đến kết luận là …như ý sếp: tiết mục acapela giao cho Công ty X, nơi có hơn 3000 công nhân lao động đảm trách còn tiết mục tuồng sẽ do chính cơ quan văn phòng Tổng công ty dàn dựng.

                      Thú vị nhất là chính sếp sẽ sáng tác kịch bản tuồng, tất nhiên là có kết hợp với một nghệ sỹ tuồng có tên tuổi, vị này sẽ kiêm luôn vai trò đạo diễn và chỉ đạo nghệ thuật luôn. Thật khổ cho cái nhà ông đạo diễn này vì tất cả diễn viên nghiệp dư tập hợp trong tay ông theo lệnh của sếp chưa ai dù chỉ một lần đi xem tuồng, chưa nói đến chuyện tự hát một câu tuồng!

                      Cô bí thư thanh niên là thạc sỹ kinh tế được phân vai nữ công nhân đỏm dáng, cậu kỹ sư tin học, admin website của Tổng Công ty thì là anh công nhân tích cực trong phong trào an toàn vệ sinh lao động, chú lái xe được phân công làm anh công nhân cẩu thả… Riêng lão Hâm có ngọai hình không phù hợp với ánh đèn sân khấu thì được phân một công việc rất quan trọng, đó là nhắc vở. Tại sao lại có công việc đó? Chỉ những vở kịch đồ sộ, khối lượng diễn viên nhiều, lời thọai lắm người ta mới bố trí một người nhắc vở ngồi ngay trong cái hốc trước sân khấu đọc lời thọai cho diễn viên khỏi nói nhầm. Trường hợp bản tuồng của sếp kéo dài có 14 phút 38 giây (theo quy chế, các tiết mục tập thể không được dài quá 15 phút) vậy mà lại phải có người nhắc vở? Lý do là không biết làm sao mà các diễn viên của chúng ta hễ cứ tập trung hát đúng điệu thì lại quên mất lời, mà hát đúng lời thì lại sai mất điệu!

                      Lão Hâm chả dại gì chui vào cái hốc của người nhắc vở, lão dùng power point chiếu lên màn hình LCD để ngay trước cái hốc đó những dòng thọai to đùng đi kèm luôn cả lời nhắc đã được ghi âm từ trước. Vậy là các diễn viên có thể nghe hoặc xem lời thọai một cách dễ dàng, từ bất kỳ góc nào của sân khấu. Sếp rất khoái cái sáng kỉến áp dụng công nghệ hiện đại này, riêng một khoản đó đã chứng tỏ tính ưu việt của Tổng Công ty do sếp lãnh đạo.

                      Đêm biểu diễn đã đến. Bây giờ tôi mới nói đến cái mục chi năm phết ở trên tôi đã hứa kể và bạn đọc cũng đã hứa là sẽ không kể lại với ai.

                      Vào trước giờ biểu diễn của Tổng công ty chúng tôi, sếp trịnh trọng đến bắt tay các vị trong Ban giám khảo, hình như sếp có quen biết một số vị trong đó. Sếp gửi cho mỗi vị một phong bì dán kín, nói lớn để cho những người ngồi ở xa cũng có thể nghe thấy:

                      - Sắp tới Tổng Công ty chúng tôi kỷ niệm 10 năm thành lập, xin gửi giấy mời các vị đến dự, rất hân hạnh được đón tiếp!

                      Ha ha, trong mỗi phong bao tất nhiên là có giấy mời và một lượng nhất định hàng hóa, ấy chết, tôi nói nhịu, đó là tiền, bao nhiêu tiền thì chỉ có sếp và kế toán mới biết. Sở dĩ tôi nói nhịu là vì trong đầu chợt hiện lên câu định nghĩa: “Tiền là hàng hóa” mà ai cũng được học từ hồi sinh viên.

                      Tiết mục văn nghệ quần chúng duy nhất hát tuồng bắt đầu, mọi con mắt tò mò đổ dồn lên sân khấu. Ai cũng biết là tuồng có nhiều ước lệ, nhìn màu mặt, trang phục, ta biết ngay nhân vật là chính hay tà, nhìn diễn viên đang tưng tưng quất roi là đang phi ngựa, đang ngúc ngắc cái đầu là chán nản v.v. Nhưng tuồng của sếp là câu chuyện hiện đại, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, làm sao cho nhân vật đội mũ mãng, đeo cân đai, đi hia như tuồng cổ được? Nói vậy là để khen sếp lão Hâm rất sáng tạo, ông cho anh công nhân đội mũ bảo hiểm, mặc bộ đồ lao động, thắt lưng da to bản, chân đi giày chống cháy, mức độ nào đó trông cũng có vẻ rất tuồng.

                      Anh chàng admin xuất hiện, chân đi chữ bát, vừa vuốt râu vừa hát:

                      - Như ta đây là công nhân phân xưởng gò hàn
                      Ta luôn biết an toàn
                      là bạn
                      Tai nạn
                      là thù
                      Trong phong trào phấn khởi thi đua
                      Lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn
                      Ta càng phải quan tâm đến chuyện
                      Sản xuất phải an toàn, an toàn cho sản xuất
                      Không thể nào sơ suất
                      Bớ anh em!

                      Chàng admin quay một vòng rất điệu, làm khán giả cuời rộ lên thích thú.

                      Đến lúc này cô bí thư thanh niên trong vai cô gái điệu đàng xuất hiện, ăn mặc cũng như admin, chỉ tội không đội mũ bảo hiểm, môi son má phấn, tóc bay theo gió (bên trong cánh gà có bố trí một cái quạt công nghiệp, thổi gió vù vù). Chàng admin gáy lên ngay tức thì:
                      - Cha chả, cha chả!
                      Tạo sao lại có một cô nàng kỳ quá
                      Vào nhà máy mà như đi dạo chơi
                      Này này cô em ơi,
                      Mái tóc kia mà bị quấn vào máy tiện
                      Thì đời em cầm bằng như mất điện,
                      Tóc gió thôi bay!

                      Bạn đọc thấy tuồng hay đấy chứ? Khán giả vỗ tay rào rào, ban giám khảo cũng cười vui vẻ. Tôi chả kể tiếp vở tuồng sẽ tiếp tục như thế nào, để cho bạn còn tò mò mà tìm cách đi xem cho bằng được, tất nhiên, nếu nó còn được diễn lại một lần nữa.

                      Và cũng chả cần phải nói, bạn đọc cũng đoán ra là tiết mục tuồng của đơn vị lão Hâm đã được nhận huy chương vàng Hội diễn.

                      Hai năm nữa mới lại có Hội diễn, khi đó nếu có chuyện gì hay tôi sẽ xin chép lại hầu các bạn!
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.08.2006 11:06:39 bởi PCT >
                      #26
                        PCT 15.08.2006 15:40:24 (permalink)
                        Cậu Toại

                        Cậu là em mẹ tôi. Thời kháng chiến chống Pháp, cậu đi bộ đội, hoà bình lập lại năm 1954 cậu chuyển ngành sang làm ngoại thương rồi sau làm ngoại giao, nhờ có ít chữ nghĩa có được từ Quốc học Huế.
                        Hồi tôi còn nhỏ, thỉnh thoảng cậu ghé thăm bố mẹ tôi, biếu một vài thứ quà lặt vặt sau chuyến công tác nước ngoài nào đó. Có lần đi Bắc Kinh về, cậu kể là nhà bên đó cao lắm, mình đứng ngoài đường ngẩng đầu nhìn lên là mũ rơi ra đằng sau. Tôi cứ nhớ mãi chuyện này, sau thấy cái nhà nào cao tôi cũng thử dương mắt nhìn lên xem có rơi mũ không, mới hay là cái nhà chỉ cao dăm tầng mà anh đứng dưới chân nhà nhìn lên thì mũ cũng rơi được ngay.
                        Cậu lấy vợ theo motiv phổ biến trong cán bộ thời đó: lấy thành phần chứ không phải lấy vợ. Anh nguồn gốc tạch tạch xè lấy được một bà thành phần cơ bản là rất tốt. Bấy giờ người ta nói lóng tiểu tư sản là tạch tạch xè, ngụ ý mấy người tiểu tư sản lập trường không kiên định như dây pháo lép, một trái xè mấy trái tạch. Tổ chức giới thiệu cho cậu một bà cán bộ phụ nữ xã mãi tít trên Phú Thọ. Tôi cứ băn khoăn: hay bà này là em hay cháu ông cán bộ tổ chức cơ quan cậu?
                        Hai vợ chồng cậu là hai cực đối nghịch. Cậu thư sinh, bà vợ thô kệch. Cậu lịch sự, bà vợ đuểnh đoảng. Có lần cậu đưa mợ về chơi Hà nội, ghé thăm chúng tôi, cả nhà đang xúm xít vui vẻ nói chuyện bỗng mợ tụt quần cô em gái 9 tuổi của tôi đang đứng bên cạnh hóng chuyện, xem ở trong quần còn có gì nữa không. Mợ cười rất thật thà:
                        - Nghe họ bảo ở thành phố trẻ con cũng mặc quần xịp?
                        Con bé khóc nức nở, dỗ mãi mới nín.
                        Ấy thế rồi họ cũng sinh con đẻ cái, có lẽ nhờ một năm cậu về thăm vợ đôi ba lần. Thường thì cậu ở Hà nội, trong một căn hộ độc thân có 18 mét vuông, đầu giường đơn của cậu, đúng hơn là cái phản gỗ bộ đội, có cái hòm gỗ, trong đó có bếp dầu, mắm muối, gạo và một ít mì chính. Đến bữa, cậu mở khoá hòm, lôi bếp dầu ra nấu cơm. Rau muống cậu không bao giờ luộc hay xào mà hấp trên cơm để đỡ tốn dầu hoả và cũng đỡ mất công lâu lắc. Một ngày cậu nấu một lần, ăn sáng xong lấy một ít cho vào cặp lồng trưa ăn ở cơ quan, còn lại tối về ăn nốt. Mẹ tôi thấy thế, thương cậu, nói chủ nhật ghé qua nhà chị chơi với các cháu, thực ra là để làm cái gì đó tươi tươi cho cậu ăn.
                        Khác với nhiều cán bộ thời đó (và cả thời nay), cậu không tìm cách xin cho vợ con về Hà nội. Khó gì đâu, xin cho vợ về làm một chân cấp dưỡng hay làm tạp vụ là trong tầm tay của cậu, nhưng tính cậu khí khái, không muốn phiền hà ai và cũng không muốn quỵ luỵ xin xỏ ai. Vì vậy con cái cậu cứ lớn lên ở quê, học hành được đến đâu thì học, cậu chẳng thể kèm cặp chúng nó được phút nào. Bây giờ đứa thì đi công nhân, đứa đi trung cấp, ở khắp ba miền đất nước, có gia đình riêng hết cả rồi.
                        Nói như thế, chắc bạn đọc hiểu là cậu đã già rồi, năm nay ngót nghét 80. Khi về hưu, cậu vẫn sống trong căn hộ độc thân ở khu tập thể của cơ quan. Mấy năm sau, cơ quan có chủ trương đập nhà tập thể đó đi, xây lại cho đàng hoàng to đẹp hơn, nếu cậu chịu khó đợi xây xong sẽ được cấp lại căn hộ ngon lành, nhưng vì không có tiền, cậu chấp nhận phương án đền bù giải phóng mặt bằng mười tám triệu và thế là hết nơi tá túc ở Hà nội.
                        Cậu về Phú Thọ ở, mỗi tháng đáp tàu hoả về Hà nội một lần. Ngày mồng năm họp chi bộ tổ hưu, mồng sáu tham gia sinh hoạt tổ thơ “Sông Tô”, mồng bảy đi lĩnh lương hưu. Những ngày đó cậu ở nhà tôi. Nhà tôi không rộng nhưng có một phòng chuyên dành tiếp khách từ xa đến.
                        Cậu chỉ ngủ ở nhà tôi, cả ngày cậu đi mấy cái sinh hoạt kể trên. Nói chung cậu không gây phiền hà xáo trộn gì cho cuộc sống gia đình chúng tôi, khác hẳn với cậu Tú. Cậu Tú là em sau cậu Toại, cũng đi bộ đội, bị thương về an dưỡng ở Thiệu Hoá, Thanh Hoá rồi làm hiệu trưởng suốt đời trường cấp một ở đấy và cũng lấy một bà nông dân như cậu Toại. Mỗi lần cậu Tú ra Hà nội là cả một chuyện kinh hoàng. Mỗi bữa phải lo cho cậu một chai nửa lít quốc lủi. Tiền thì không đáng bao nhiêu, nhưng trông chướng mắt lắm, nhất là bố tôi lại rất ghét uống rượu và những ai uống rượu. Nhưng mình phải chiều khách chứ biết làm sao? Khổ nhất là cậu hút thuốc lào, thổi phì bã tàn thuốc bay khắp sàn, cặn chè cậu cũng vô tư hắt xuống nền nhà lát gạch men, cái nền mà hai anh em chúng tôi phải thay nhau lau mấy lần hàng ngày để tối tối còn lăn ra ngủ trên đó! Có lần cậu vào nhà tắm, đứng trong đó cả tiếng đồng hồ, tôi sốt ruột hỏi vọng vào xem có chuyện gì, cậu nói vọng ra:
                        - Cậu đang chờ cho nước nguội!
                        Hoá ra cậu Tú xả toàn nước nóng 80 độ vào chậu, rồi trần truồng đứng đợi nước nguội!
                        Cậu Toại chỉ hành hạ tôi duy nhất có mỗi một việc, đó là phải ngồi nghe cậu đọc thơ. Cậu làm nhiều thơ lắm, hàng trăm bài, phần lớn theo Đường luật, đọc bài nào cũng na ná như bài nào, mây, gió, trăng sao, lạc quan yêu đời, tin tưởng ở tương lai tươi sáng v.v.. Cậu chép thơ của mình vào một quyển sổ tay bằng nét chữ đẹp và chân phương. Quyển sổ thơ cậu bọc kỹ trong túi ni lông, có giây chun chằng bên ngoài, lỡ đi đâu gặp mưa khỏi ướt.
                        Thơ cậu không dở, nhưng chả có gì đặc sắc. Tôi nhẫn nại ngồi nghe hết bài này đến bài khác, thỉnh thoảng làm ra vẻ tâm đắc ý nọ tứ kia, làm cho mắt cậu sáng lên phấn khởi:
                        - Cháu cũng hiểu thơ đấy nhỉ?

                        X
                        X x

                        Gần đây cậu Toại sinh sự. “Sinh sự” là từ mà bà dì ruột tôi đặt tên cho sự việc xảy ra với cậu. Cậu yêu! Cậu yêu say đắm một người đàn bà ngoài ba mươi tuổi, nhan sắc trung bình, làm nghề cô nuôi dạy trẻ ở một làng ngoại thành Huế. Người đàn bà này bị một kẻ lừa gạt buông lời ngon ngọt sao đó mà sinh với hắn một đứa con gái rồi hắn ù té:
                        - Nhà tôi không có con trai, tưởng cô sinh cho tôi con trai, chớ con gái tôi đâu cần?
                        Mẹ kiếp, giả sử có đẻ ra con trai cho mày mà bùng thì mày vẫn cứ bùng?
                        Cô ta một mình nuôi con, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng và làng xóm.
                        Không biết cậu Toại quen người đàn bà này vào dịp nào, ở đâu, hình như cũng đã mấy năm. Tháng rồi, nhân dịp giỗ ông ngoại tôi, bà dì về quê ra kể chuyên cậu Toại sinh sự tôi mới biết. Cậu xin đưa cô người yêu về ra mắt họ tộc nhân dịp cả đại gia đình có mặt đông đủ, cả họ nhảy đựng lên:
                        - Gần 80 tuổi rồi, mổ tiền liệt tuyến, thay thuỷ tinh thể cả hai mắt rồi mà còn yêu với đương!
                        - Ông chấm dứt cái trò này đi kẻo con cháu nó cười cho không có lỗ mà chui xuống đất đâu!
                        - …

                        Dì tôi kể: “Cậu mày ngang như cua, dám công bố với mọi người rằng đó chính là tình yêu của cuộc đời cậu, rằng bây giờ cậu mới biết thế nào là yêu, rằng muốn ra sao thì ra, cậu không bao giờ bỏ người đàn bà đó”.
                        Tình yêu là cái mà ta không bao giờ có thể lý giải, nhưng chuyện một ông già gần kề miệng lỗ mà lại bắt đầu yêu và yêu say đắm thì quả là người tân tiến như tôi cũng không hiểu nổi. Càng không thể hiểu cái người đàn bà trẻ kia, cô ta có được những rung động gì bên cạnh một ông già nghèo kiết xác, tài sản duy nhất là một tập thơ mà không nhà xuất bản nào thèm đọc lướt qua?
                        Nhưng sự thực là họ yêu nhau. Có lẽ người đàn bà kia cần một tấm lòng đàn ông yêu thương hơn là cần một tấm thân đàn ông tình ái? Cậu Toại dành dụm tiền, mấy tháng lại mua vé tàu hoả (khổ thân, cậu mua vé ngồi thôi, tiền đâu mua vé nằm?) về thăm cô người yêu, bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của bà con làng xóm.

                        X
                        X x

                        Lâu lắm rồi cậu Toại mới lại ghé nhà tôi, ở chơi ba ngày như những năm tháng trước đây. Trông cậu khoẻ khoắn, nhanh nhẹn hơn trước, giọng nói cũng sang sảng hơn. Có phải tình yêu làm cho người ta tăng thêm sinh lực?
                        Chúng tôi chả đả động gì đến câu chuyện tình của cậu. Tôi vai cháu, không được hỗn. Cậu là bề trên, cậu nghĩ là có nói ra tôi cũng sẽ không thông cảm, chỉ rách việc.

                        Chúng tôi lại ngồi đọc thơ của cậu mới sáng tác, cậu đọc ngân nga và tôi nghe với vẻ chăm chú giả tạo. Vẫn là những bài thơ tuy mới viết nhưng không có gì khác những bài thơ trước, sáo mòn và công thức!
                        Không hiểu vì sao tôi bỗng đứng bật dậy:
                        - Cậu vứt những bài thơ rỗng tuếch này đi!
                        Cậu Toại bị bất ngờ, há hốc mồm nhìn thằng cháu từ xưa đến nay vẫn một mực lễ phép với cậu mà nay dám đỏ mặt tía tai quát vào mặt cậu:
                        - Tại sao cậu không làm thơ về tình yêu của cậu, về những gì cậu thực sự rung động, về những khoảnh khắc chờ đợi, về niềm vui gặp gỡ, về …tất cả những gì đang cháy trong tim cậu? Không nhất thiết phải là thơ Đường, mà thể loại nào cũng được, thậm chí không cần cả vần nữa, miễn đó đúng là những xúc cảm thơ chân thực nhất mà ta không thể nào không ghi lại?
                        Tôi tại sao, tại sao một hồi, mệt quá ngồi phệt xuống. Cậu Toại lặng lẽ cho quyển sổ thơ vào túi ni lông, buộc mấy sợi dây chun, cất vào túi xách.
                        Hôm sau cậu ra về, chả thèm chào tôi lấy một tiếng.
                        Tuần sau, tôi nhận được lá thư từ cậu, trong đó không có gì ngoài một bài thơ cậu mới viết:

                        Em cho tôi bốn mùa

                        Em cho tôi mùa xuân
                        Tim tôi tràn nhựa sống
                        Một nhành hoa lay động
                        Một cánh chim cuối trời

                        Em cho tôi mùa hè
                        Phượng đỏ reo trong lá
                        Tôi thấy mình trẻ quá
                        Nắng tràn dâng lên môi

                        Em cho tôi mùa thu
                        Tôi lặng yên suy nghĩ
                        Cuộc đời ta bình dị
                        Như những cánh cúc vàng

                        Em cho tôi mùa đông
                        Gió heo may se lạnh
                        Tôi biết mình cô quạnh
                        Vì em xa - xa xăm

                        Em cho tôi ngàn năm
                        Để được yêu em mãi…

                        Đó là bài thơ hay nhất của cậu mà tôi được biết.
                        8/2006
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2006 12:50:28 bởi PCT >
                        #27
                          Minh Nguyệt 17.08.2006 14:35:29 (permalink)

                          Không hiểu vì sao tôi bỗng đứng bật dậy:
                          - Cậu vứt những bài thơ rỗng tuếch này đi!
                          Cậu Toại bị bất ngờ, há hốc mồm nhìn thằng cháu từ xưa đến nay vẫn một mực lễ phép với cậu mà nay dám đỏ mặt tía tai quát vào mặt cậu:

                          - Tại sao cậu không làm thơ về tình yêu của cậu, về những gì cậu thực sự rung động, về những khoảnh khắc chờ đợi, về niềm vui gặp gỡ, về …tất cả những gì đang cháy trong tim cậu?
                          Không nhất thiết phải là thơ Đường, mà thể loại nào cũng được, thậm chí không cần cả vần nữa, miễn đó đúng là những xúc cảm thơ chân thực nhất mà ta không thể nào không ghi lại?


                          Tôi tại sao, tại sao một hồi, mệt quá ngồi phệt xuống. Cậu Toại lặng lẽ cho quyển sổ thơ vào túi ni lông, buộc mấy sợi dây chun, cất vào túi xách.
                          Hôm sau cậu ra về, chả thèm chào tôi lấy một tiếng.
                          Tuần sau, tôi nhận được lá thư từ cậu, trong đó không có gì ngoài một bài thơ cậu mới viết:

                          Em cho tôi bốn mùa

                          Em cho tôi mùa xuân
                          Tim tôi tràn nhựa sống
                          Một nhành hoa lay động
                          Một cánh chim cuối trời

                          Em cho tôi mùa hè
                          Phượng đỏ reo trong lá
                          Tôi thấy mình trẻ quá
                          Nắng tràn dâng lên môi

                          Em cho tôi mùa thu
                          Tôi lặng yên suy nghĩ
                          Cuộc đời ta bình dị
                          Như những cánh cúc vàng

                          Em cho tôi mùa đông
                          Gió heo may se lạnh
                          Tôi biết mình cô quạnh
                          Vì em xa - xa xăm

                          Em cho tôi ngàn năm
                          Để được yêu em mãi…


                          Bài thơ hay cho một câu chuyện thật hay! Nếu không có câu chuyện chưa chắc bài thơ đã ngấm vào lòng người như vậy và ngược lại nếu không có bài thơ chắc gì câu chuyện đã có nút gỡ cuối cùng!

                          Câu thơ cuối thật tuyệt vời

                          Em cho tôi ngàn năm
                          Để được yêu em mãi…


                          Thật là hạnh phúc cho người được sở hữu bài thơ này!

                          Chẳng hiểu sao dạo này Ct. Ly ít post chuyện vào thư viện thế nhỉ???

                          Bạn đâu rồi Ct. Ly ơi!
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2006 10:06:25 bởi Minh Nguyệt >
                          #28
                            PT 17.08.2006 14:56:53 (permalink)
                            Cậu TQ "nghịch thơ" cậu PCT nhột quá.Nhưng cũng có cái thú vị của nó vì rất nữ tính.
                            Tớ mới chân thấp chân cao vào đây thôi nhưng tớ đọc các truyện ngắn của cậu PCT, tớ thấy nội dung được , lối viết văn giản dị , sâu, đằm tuy đôi chỗ không có thật trong đời lắm. Cậu PCT lưu ý hộ.
                            Tớ là khách nên chỉ đọc chứ không biết viết gì. Mấy dòng cảm nhận chân tình gửi lại đây. Chúc vui.
                            #29
                              Minh Nguyệt 17.08.2006 16:34:16 (permalink)


                              Trích đoạn: PT

                              Cậu TQ "nghịch thơ" cậu PCT nhột quá. Nhưng cũng có cái thú vị của nó vì rất nữ tính.
                              Tớ mới chân thấp chân cao vào đây thôi nhưng tớ đọc các truyện ngắn của cậu PCT, tớ thấy nội dung được , lối viết văn giản dị , sâu, đằm tuy đôi chỗ không có thật trong đời lắm. Cậu PCT lưu ý hộ.
                              Tớ là khách nên chỉ đọc chứ không biết viết gì. Mấy dòng cảm nhận chân tình gửi lại đây. Chúc vui.




                              Khì khì những người chân thấp chân cao hay bị nhột nhỉ??? Ở đâu vậy...
                              Thì chính cái đôi chỗ không có thật trong đời lắm mới thành chuyện. Phi lý cao độ nên thành có lý, chứ như tớ với cậu bằng vai phải lứa mà iu nhau [sm=z_harhar1.gif] thì ha...ha...ha, chuyện nhỏ như con bò, ai đọc ???

                              Thực ra đó là cách dẫn mở câu chuyện tài tình của PCT thôi, chứ nội dung chỉ là một tình yêu thực sự giữa hai con người. Để có những cảm giác


                              rung động, về những khoảnh khắc chờ đợi, về niềm vui gặp gỡ, về …tất cả những gì đang cháy trong tim cậu?


                              mà đôi khi cả đời có người tưởng mình đã có tình yêu không có được!

                              Truyện Cậu Toại là một trong những chuyện hay nhất của PCT, theo tớ mặc dù cái tình tiết kụ 80 yêu một cô ngoài 30 cứ như là chuyện của kụ lão Cứu Thế trên bờ Hồ ( có thật mà) hoặc ít ra là tin đồn có thật

                              Tranh thủ chủ nhà đi vắng tớ chát với PT một " tí" cho vui, đừng giận nhé, nhận xét của bạn khá sâu đấy!
                              và vụ tố cáo ra TQ nữa thì có lẽ hai chân bạn bằng nhau mà hì...hì
                              Suỵt...chỉ tớ với cậu biết thôi đấy nhé !
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 48 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9