(URL) THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI
Thay đổi trang: << < 343536 > >> | Trang 34 của 45 trang, bài viết từ 496 đến 510 trên tổng số 666 bài trong đề mục
Nhatho_PhamNgocThai 16.04.2010 13:27:42 (permalink)


.

                       PHẠM NGỌC THÁI - NGƯỜI HAI LẦN THI SĨ


                                                                                             Trần Việt Thịnh
                                                                                  NS Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội


Có một triết gia từng nói: "Hạnh phúc của đời người là được sống và làm những gì mình yêu thích!" - Phạm Ngọc Thái là một trong những người như thế! Anh yêu thơ, say thơ và làm thơ khá nhiều.

Tôi biết đến thơ anh từ những năm 70 của thế kỉ trước, và cảm thấy anh thực sự hạnh phúc với công việc mình làm.
Nếu thơ ca là ngôi đền kì vĩ và cao sang, thì có thể coi anh là một tín đồ của không nhiều tín đồ trong ngôi đền đó. Thơ anh gồ ghề, hầu hết là thơ tự do, ít tuân theo niêm luật, song nó chứa đựng nhiều mặt của cuộc sống. Anh mượn thơ như một công cụ để lý giải sự đời:
Đời bình dị - Mái tường sạt đổ
Lẽ sống giản đơn... mâu thuẫn chất chồng...
(Tập thơ CÓ MỘT KHOẢNG TRỜI)
Hay là:

Đời chỉ thế có gì quan trọng
Đừng cao siêu, cũng đừng quá coi xoàng!
(Tập thơ NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG)

Anh viết nhiều, sắc mầu đủ cả - Ngay từ thưở còn chiến tranh, anh cũng có những bài thơ tình giàu hình ảnh chứa chan:
Sao em không tắm nắng trên đồi
Không gội đầu dưới suối
Quấn làm duyên quanh cành cụt chơ vơ...
Ta gọi tên em: Hoa phong lan,
em ơi - có nghe!
(Bên nhành hoa phong lan)

Về nỗi nhọc nhằn của những người con xa xứ, anh viết:
Kẻ tìm vàng - Người vì cảnh nghèo đi
... Hạt muối xót tháng năm và lòng ai đắng
Tôi nhận chìm tôi vào những lãng quên!
(Nỗi trăn trở người đi tìm vàng)

Anh đã đau nỗi đau của sự đời lắm éo le mà có thật. Những ngày tha hương, ở xa quê anh viết nhiều thơ về vợ con, tôi thích cái tứ:
Có một khoảng trời để thương để nhớ
Là khoảng trời ở đó có em!
Những bóng cây trên đường phố thân quen
Đêm đêm chiếc lá nhớ lại bay về, xào xạc...
(Có một khoảng trời)

Anh xin làm một chiếc lá, mà đây là lá nhớ, lá mong... của một thân cây trên con phố quen thuộc ở quê mình.
Nhất là tập thơ RUNG ĐỘNG TRÁI TIM (XNB Thanh niên 2009)- Thi phẩm rất đặc biệt của anh. Viết về thiên nhiên hình tượng đẹp lại giàu chất đời sống phong phú, còn về tình yêu đôi lứa thì với cách nhìn mang màu sắc triết lý nhân sinh:
Bờ Bãi Đời Người - Cuộc Sống Tình Yêu
Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ!
(Em Về Biển)

Anh thương một đứa trẻ ăn mày:
Trước đứa ăn mày tất cả chúng ta Hoá Thánh!
Nó đói lòng cúi lậy rất từ bi....
(Đêm trung thu và đứa ăn mày)

Rồi anh xót xa cho người em vợ vừa lìa bỏ cõi trần:
Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này?
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay
(Làm ma em vợ)

Để nói về nỗi tình trước cảnh người quét rác đêm, anh viết:
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa,
... Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya...
(Cô quét lá đêm hồ)

Thơ anh bao trùm nhiều đề tài, thể loại, mà loại nào cũng đậm đà sâu sắc đến lạ kỳ. Mảng thơ tình anh viết khá hay và rất trội:
Em đến để làm sông làm sóng
Để cuộc đời đang vắng bỗng phi lao...
(Tiếng ếch)

Anh cũng thường sử dụng những hình ảnh rất đời thường để nói về nỗi quạnh vắng của tình yêu, câu thơ vẫn không kém phần dung dị và hay:
Thiếu vắng em nên anh lẻ bóng
Lá vàng rơi thay vào chỗ em ngồi...
(Một góc hồ Tây)

Ngay trong bài NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG khá nổi tiếng, có những câu thơ mà hình tượng đạt đến sự hoàn bích:
Người đàn bà đi trong mưa rơi
Chứa một trời thầm như hoa vậy...

Hay là:
Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!

Để rồi trào theo dòng cảm súc tác giả kết thúc bài thơ:
Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát
Khúc thơ tình anh lại viết về em
Người đàn bà ngậm cả vầng trăng...

Nó không giống Xuân Diệu hay Thế Lữ, có chăng phảng phất đâu đó của thơ Hàn Mặc Tử. Có chút cay chua của Hồ Xuân Hương, hoặc âm hưởng của Uýt-Man (nhà thơ Mĩ).

Có những bài anh lại viết theo phong cách rất Tú Mỡ trong cách nhìn về hiện tại:
Bà chủ quán bước ra ngoài đón khách
Bóng nàng đi dẫm bẹp cả hoàng hôn...
(Bà Chủ Quán)

Lâu lắm rồi, thi đàn của ta vẫn còn hiếm lắm những bài thơ hay để ca lên được, thăng hoa lên được thi vị tính chất của cuộc đời... qua sự chắt lọc của người nghệ sĩ - mà Phạm Ngọc Thái là một nghệ sĩ giầu chất men say.
Thơ anh không dễ đọc và cũng không dễ hiểu. Song, đọc đi đọc lại ta mới thấm cái sâu xa lí lẽ con người trong cuộc tồn sinh. Anh muốn đi đến tận cùng của sự việc - Mà thơ ca đạt đến độ này thực khó!...
Miệt mài như con ong, anh chắt chiu cho từng trang viết. Có lúc tưởng chừng sự thái quá làm anh nhập thiền vào cõi thi ca! Thơ anh nay đã có nhiều tiếng vang & được nhiều người biết đến, cũng mong rằng trong thời gian tới tầm vóc chân dung anh sẽ được đánh giá đầy đủ hơn.
Đã vào cái tuổi hoa niên có lẻ cùng với Tuyển thơ anh để lại cho đời cũng sung mãn rồi, nhưng thấy anh vẫn còn say sưa lắm - Tôi tin, thơ và cả những bài bình thơ của anh sẽ giúp cho bạn đọc cảm nhận đầy đủ hơn về lẽ Chân Thiện Mĩ ở đời!
Nữ thi sĩ Nga On Ga Béc Gôn có viết:
" Trong số nghề nghiệp và nghệ thuật tác động vào tâm hồn con người, không có sức mạnh nào vừa khoan dung vừa tàn nhẫn hơn thơ. Không có công việc nào tự nguyện và đầy đủ hơn công việc phục vụ thơ. Không có tình yêu nào được đền đáp hơn tình yêu thơ - Và bởi vậy người nào yêu thơ là hai lần thi sĩ !"...
Phạm Ngọc Thái là một người như thế !

TVT.



 




<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.02.2011 23:52:22 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 12.05.2010 11:23:42 (permalink)
Bài thơ 491:

             TỰ THÁN
             
Phố phường làm gì có tiếng chim
Tình thì đã hết, chán không em?
Chiều ngồi như một cây gỗ chết,
Rượu - gái, rồi cả thuốc cũng không. (*)

Sống vô vi... sao gió vẫn vi vu?
Lẩm cẩm nhất là đứa làm thơ
Thiên hạ thời nay toàn điếc cả
Chỉ nghe thấy tiếng của tiền ru...

Không lẽ tự cắt ngắn cuộc đời?
Thời gian tiếp nối thế mà trôi
Tối đi ngủ sớm thì cũng tiếc
Thức xem phim Mỹ đánh nhau thôi!

                       28/9/2009


(*)  
Nghiện thuốc đã mấy chục năm, do tình hình sức khoẻ đành phải cai cả thuốc,
mồm miệng nhạt phèo - nhưng cũng đành.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.02.2012 23:47:17 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 07.06.2010 12:40:39 (permalink)
Bài thơ 492:


          HỒN THƠ ANH CHÍN
            

Một chiều thu như bức gấm thêu
Thiếu nữ đi tất cả dường ngưng lại...
Chiếc lá rơi lên ngực em cũng thầm hương
Thiên nhiên cất bản tình ca khát vọng!

Anh đang đứng giữa trời xế bóng
Nghe cây đàn trái tim hát vang
Gió mơn man quanh tấm thân trong trắng
Hồn thơ anh chín nắng thu vàng...

                          2005


<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2012 21:58:17 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 06.07.2010 12:36:28 (permalink)
Bài thơ 493:

          THI BÁ ĐẦY ĐƯỜNG MÀ QUẠNH HIU
                

Có lẽ ta như đám mây kia
Bay khắp thiên hà mộng giữa khuya
Hỡi cơn gió rét về trong phố
Ngẫm ngợi điều gì lòng tái tê?

Ước chi được gặp cụ Tản Đà
Hay cụ Tú xương, cụ Nguyễn Du...
Đời nay: cụ ạ, nhà thơ nó
Thực chất rặt phường lính đánh thuê.

"Thi bá" đầy đường mà quạnh hiu
Điện thoại tân kỳ vẫn mang theo
Ngẫm mãi rồi nên... đành lặng bóng
Mình với mình thôi, đời nhạt phèo!

Ngày nay chẳng có bạn thơ đâu?
Các cụ ngày xưa dẫu bể dâu
So với bây giờ còn sướng chán
Chủ nghĩa nháo nhào như cám heo...

                             18/11/2009



<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2012 22:05:44 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 25.07.2010 02:07:02 (permalink)
 
Bài thơ 494: 


          NGẪM SỐNG THẾ CÒN GÌ HƠN NỮA


Ta lại đến với thơ khi lòng hiu quạnh
Muốn
ẩn mình sau bóng cuộc đời trôi
Nhìn thế giới bằng đôi mắt người viễn vọng
Vừa yêu đời, vừa thả nổi buông xuôi...

Hàn Mặc Tử chết năm 28 tuổi
Vũ Trọng Phụng mới 27 xuân cũng đi rồi
Nguyễn Nhược Pháp số còn yểu hơn
Chết khi tuổi vừa hai bốn (24) *
Thơ chỉ có mươi bài
Vẫn lưu danh lại cho đời.

Ta! Số kiếp có đa truân, bao lần vào sinh ra tử
Đã qua tuổi lục tuần: vẫn còn đang sống đấy thôi?
Lại có bao nhiêu thơ - Không nói phét, 
                                         chẳng ít bài bất hủ!
Trước sau ắt phải thấu đời.

Ngẫm sống thế... còn gì hơn nhỉ?
Thời thế nào chả xô bồ, hỗn loạn, nhiễu nhương
Đom đóm thì bay ngập trời, sao xanh lại xa tít tắp
Nhưng sao vẫn là sao, đom đóm chỉ là giống sâu ăn sương. 

Về với phật cứ ung dung thanh thản
Dù gì thì ta cũng không thể chết nữa rồi!
Số kiếp bao văn nhân xưa nay thường vậy cả
Sống long đong, khi khuất đi tên tuổi mới chói ngời! 

                                            27/10/09


(*) 
Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938), chết yểu năm ông mới 24 tuổi.
   Thơ cũng chỉ có một tập "Ngày xưa", độ mươi bài - Tác giả của bài thơ "Chùa Hương" nổi tiếng!




             
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2012 23:01:35 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 25.07.2010 02:34:09 (permalink)
.


Mail thứ 2 gửi kèm:

                           BA BÀI THƠ ĐỜI TRONG TẬP "RUNG ĐỘNG TRÁI TIM"                                                                                           



        Những bài thơ đời này cùng với 5 bài thơ tình ở mail kia, như đã nói: Cả thơ với lời bình đều được trích ra từ nguyên bản của tập thơ Rung Động Trái Tim đã xuất bản. Những ai muốn tham khảo đầy đủ đời thơ Phạm Ngọc Thái, xin xem trên mạng internet qua Web. của Việt Nam Thư Quán (vnthuquan.net / Danh mục Diễn đàn / Trang Tác giả Người Việt) - Đã được đăng cả Tuyển thơ Đại bàng của tôi với 500 bài trên đó. Sau đây là phần thơ:
                                  
                                                                     


   CÔ QUÉT LÁ ĐÊM HỒ
 
 
Một đêm hồ nước đầy sương gió
Người đi không rõ mặt người
Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng
Em thầm thì quét lá, bên tôi!
 
Em quét lá lẫn đời, lẫn kiếp
Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!
Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ
Trong cõi lòng tôi buồn triền miên.
 
Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
Con nai vàng chết bóng thu xưa…
Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya.

         
                          - viết bên bờ hồ Gươm 1994

 
     Vào một đêm trời đầy sương gió bên hồ nước, tác giả đã gặp cô quét lá… chính là người quét rác trong phố khuya. Đó là những con người lao khổ. Cuộc sống cũng giống như những chiếc chổi tre, ngày tháng quét lê trên đường để mòn vẹt dần đi:

              Em quét lá lẫn đời, lẫn kiếp                    
                  Tiếng chổi mòn kêu xiết vào tim!

    Cái tiếng chổi đời, chổi kiếp ấy đã kêu xiết vào trái tim người thi sĩ, để những giọt thơ từ trong anh rơi ra. Thông qua bức chân dung về Cô Quét Lá Đêm Hồ (CQLĐH), nhà thơ muốn phản ánh cuộc sống cũng như nhân ảnh những con người lao động , cõi dân gian truyền đời, truyền kiếp. Giữa khối lòng buồn, tình buồn của nhà thơ… nhưng lại ở trong cõi mộng. Nó mơ mộng đến mức hình ảnh cô quét lá trên đường hóa thành như tiên nữ từ trong tranh bước ra, lặng lẽ đi vào bến bờ thi:

               Em hóa thành thơ rơi lặng lẽ
                    Trong cõi lòng tôi buồn triền miên
    Tấm hình của bức chân dung trở thành siêu thực. Siêu thực theo nghĩa của nó: thực mà đã siêu trần. Nghĩa là - cái thực thăng tới đỉnh hiện ra từ trong tâm linh. Cảm giác vừa xa xót, vừa mộng mơ hòa quyện trong tâm hồn tác giả - như ở đoạn thơ hai mà ta vừa phân tích, đã tạo thành nhân cốt của bài thơ - Nhưng đây là Nhân Cốt Đời!

  Sở dĩ tôi nói “nhân cốt đời“ bởi vì: Nếu ta phân tích tới hai câu thơ đầu của đoạn thơ thứ ba, ta sẽ lại gặp một nhân cốt  khác nữa của bài thơ. Nhưng nó đã là những hình ảnh mang tính tượng trưng – Vì những câu thơ ấy dẫu vẫn toát lên chất đời, nhưng rung cảm lại ra khỏi bến trần ai thường tình:              

              Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng
                     Con nai vàng chết bóng thu xưa...      
     Nhìn sâu vào trong đêm đó, giữa nhà thơ và cô quét lá bên hồ như có hai khoảng đời cách biệt: một đằng anh thi sĩ mộng mơ, còn em lại đang quét lá rơi. Nói một cách khác, em đang lao động kiếm sống vì miếng cơm manh áo, còn tâm trí nào mà cảm đồng với tâm hồn xúc cảm, lãng mạn của nhà thơ? Chung quanh tiếng lá cây reo nghe bình thản một cách rờn rợn, lạnh lùng. Bóng trăng trên đầu trở nên nhợt nhạt, côi cút trong cả khoảng không gian vô tận, vô bờ. Em quét lá có cô đơn không? Nhà thơ không biết! Em cứ thầm thì lặng lẽ quét… chẳng hề để ý đến sự có mặt của anh lúc đó, đứng gần ngay ở bên em. Nhưng nhà thơ thấy chính lòng mình cô đơn! Câu thơ:
             Trăng như đứa không nhà trôi lạc lõng  
Đã ra đời như thế! Trong thi ca: Từ xúc cảm truyền sang cảnh, để rồi nhân cách hóa - Thí dụ như bài Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử có câu thơ:
              Hổn hển như lời của nước mây
     Lúc ấy lòng thi nhân đang hổn hển đấy chứ! Khi nhìn cảnh các thiếu nữ xinh xắn vui say đi trên đồi, lòng Ông bồi hồi cảm xúc, thế là cả đất trời cùng rung lên hổn hển... Còn ở trong bài CQLĐH này thì bóng trăng đã được hóa thân, nó kết hợp với câu thơ dưới:
                     Con nai vàng chết bóng thu xưa...
     Tạo nên những hình ảnh đồng điệu. Nhưng nguyên nhân vì sao lại có cảnh con nai vàng bị chết giữa bóng của rừng thu? Từ nỗi đời ra mà thôi! Hình ảnh cô quét lá cứ quét ngày, quét tháng, đời này qua kiếp nọ... cũng như chiếc chổi tre  năm tháng  mòn vẹt dần  - Còn con người thì lại "không nhân ảnh"! Vậy những con người bần khổ ấy làm gì có tâm hồn mà mộng với sầu như cố thi nhân Lưu Trọng Lư, để mơ đến cảnh bóng con nai vàng của Tiếng Thu kia? Thế là từ cảnh đời ấy nảy ra ý ngược thơ - Con nai vàng phải chết!
     Con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô... như trong thơ của cố thi nhân, bọc chứa cả thế giới huyền ảo như cổ tích  nằm bên trong tình thơ. Còn hình ảnh "con nai vàng chết" của bài thơ CQLĐH này, ý nghĩa xã hội của nó nằm bên ngoài tình thơ -  Để phản ánh tới sự mất mát cả giá trị đời sống thẩm mĩ và tinh thần của những kẻ bần hàn. Họ là những con người lao động trong đáy cùng xã hội.   Đây là hai câu thơ hay nhất bài, nâng tình thơ cao lên! Ý nghĩa câu thơ còn rộng rãi… tùy theo người đời suy xét khác nhau mà khai phá nó.
Giờ xin quay trở lại với những câu thơ mở đầu:
                     Một đêm hồ nước đầy sương gió                    
                   Người đi không rõ mặt người                    
                   Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng                  
                   Em thầm thì quét lá, bên tôi!     
Miêu tả cảnh trời sương gió – nghĩa đen , nhưng chính để phản ánh những cảnh lầm lụi gió sương của những con người lao động đang lặn lội ở đó - nghĩa bóng. Thông qua không gian thơ, hình ảnh hồ nước là nước non xứ sở, mảnh đất mà mồ hôi họ đã tắm vào trong đó. Câu thơ:
                     Người đi không rõ mặt người…
    Những gương mặt bị nhòe đi không còn nhìn rõ ấy - Đấy chính là nhân ảnh của nhân gian! Phải chăng họ cũng chỉ vất vưởng, nhạt nhòa như những kiếp phù du? Nghĩa là bài thơ không dừng lại ở thân phận cô quét lá. Nhà thơ đã chạnh lòng nghĩ về những kiếp đời của chốn nhân quần! Cái lớp người bần khổ… thời nào mà họ chẳng phải chịu những bất công? Sống vật vã suốt đời chỉ để lo miếng cơm, manh áo. Đến cuối bài thơ cái nhân ảnh mờ mịt này còn được tác giả nhắc lại một lần nữa:
                     Tôi đứng trông em mịt mờ ảnh vọng
       Suốt dọc bài thơ từ không gian gió sương hay cuộc sống, mặt người, cái chổi tre, vầng trăng đến cả bóng con nai vàng... đều là những hình ảnh dẫu thực vẫn hàm ý biểu tượng. Nó phản ánh nhân sinh quan xã hội của nhà thơ. Ta hãy nghe tác giả tả về cảnh liễu hồ:
                     Liễu ru nhè nhẹ quanh bờ vắng                      Em thầm thì quét lá, bên tôi!
     Cái tiếng liễu đìu hiu ru quanh hồ vắng , bên những bước đi âm thầm của cô quét lá - cảnh ấy, đời ấy!...Như Nguyễn Du đã viết :
              Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Đã được hòa tấu bằng một giọng thơ  trầm lắng và hơi hiu hắt. Có lẽ chỉ những rặng liễu kia đã cùng thức và cảm đồng với nhà thơ mà lặng lẽ ru cuộc đời cô quét lá? Đưa ta vào khoảng không gian thật mơ hồ, êm ả, nửa thực, nửa không...Nhà thơ thương cô , xót với nỗi đau đời mà hóa buồn chăng? Chính trong tâm trạng ấy, cô quét lá thành thơ rơi vào cõi lòng anh.  Đến câu thơ kết nhịp thơ đã được kéo dài ra, hạ xuống êm đềm như một khúc nhạc du dương:
                     Cô quét lá đêm hồ khe khẽ vào khuya.
     Ở ngoài kia, xa kia...cô quét lá đêm hồ vẫn đang lặng lẽ quét, lặng lẽ đi, khuất dần vào trong màn sương tối. Em không còn đây nữa! Khoảng không gian giờ đây chỉ còn lại mình anh nhà thơ ở đó, với một bóng trăng ngàn thu cô đơn soi mãi trên đầu đi vào cõi muôn năm!...








                           EM BÁN XOÀI

- Anh trai mua xoài cho em đi?
Nha Trang! Ta nhớ Nha Trang!...

Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
Dưới hàng dừa se sẽ gió ru êm
Dãy cột đèn đứng đêm côi lạnh.

Xoài em chín! Đêm tàn canh em đón khách…
Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi
Em bán xoài thơm! Em bán xoài thơm!
Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm
Linh hồn treo ngoài thế giới em đi
Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?

Thế giới em đi “Vòng thiên la địa võng“
Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
Xoài em thơm, hương toả mát thân người...
Ai mua xoài?
                        Còn ai có mua em?

Các cô gái đi đêm như các cột đèn
Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
Biển ru ta và ta ru em
Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.
 
                                                   
1992


Vào mùa hè năm 1975, những ngày sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Tôi cùng một nhóm sĩ quan quân giải phóng từ Sài Gòn đến thành phố Nha Trang. Buổi tối đó chúng tôi ra thăm biển và đã gặp những cô gái bán xoài . Một em gái trẻ rất dễ thương, thân hình bó lẳn trong chiếc áo cánh chẽn mềm mỏng tới mời tôi!

      Không hiểu sao lúc đó tôi lại từ chối? Rồi bao năm tháng qua đi, hình ảnh người con gái ấy cứ đọng mãi , in sâu vào kí ức tôi thành kỉ niệm. Ngót hai mươi năm sau, tới một ngày những xúc động xưa lại quay về...và bài thơ Em Bán Xoài (EBX) đã ra đời từ đó:
                    Em bán xoài đi đêm trên cát trắng
                    Bãi biển chập chờn kiếp đời các cô gái lang thang
      Đó là những thân phận nổi trôi sau một cuộc chiến tranh, những kiếp đời cát bụi. Những kiếp đời ấy thật nhỏ bé, côi cút trong cả biển sống đầy sóng bão chỉ muốn nuốt chửng lấy nó:
                    Biển to lớn - Bóng em nhỏ thẫm                  
                  Linh hồn treo ngoài thế giới em đi                   
                  Trên những cành dừa hay trong đám mây qua?
      Đó là những thân phận lạc loài , linh hồn gần như không có nơi bám víu. Cái thế giới mà các cô gái đang đi, đang sống trong đó thật hãi hùng giống như “ Vòng thiên la địa võng “...Sống hôm nay không biết đến ngày mai:
                    Thế giới em đi “Vòng thiên la địa võng“                    
             Tóc còn xanh em bán kiếp đời trôi
      Mặc dù sự tồn tại của thế giới đó - chính phải nhờ vào vị thơm của những trái xoài và hương mát của những người con gái kia! Thế mà, ngay sự tồn tại của em cũng vật vờ cát bụi:
                    Ai mua xoài?
                                           Còn ai có mua em?  
      Tôi cứ nhìn mãi vào bóng biển xanh đêm đó: thế giới biển vừa dạt dào sóng vỗ vừa sâu thăm thẳm... cái thăm thẳm đến hãi hùng. Biển càng to lớn mênh mang bao nhiêu, thì bóng hình những người con gái bé nhỏ ấy càng yếu ớt bấy nhiêu! Còn bóng của những chiếc cột đèn đứng trong đêm thành phố thì thật là côi lạnh, đã được khắc hoạ ở trong những câu thơ, lại nhập hoà vào thân phận với những người con gái đang nổi trôi...để rồi cùng vô vi trong cát bụi cuộc đời:
                    Các cô gái đi đêm như các cột đèn                   
                   Bóng nuốt lẫn vào bờ cát ấy...
      Như thế là những thăng trầm của lịch sử và xã hội loài người, nó cũng chỉ giống như chiếc túi càn khôn bủa vây, vùi lấp đám dân lành tội nghiệp. Bài thơ được kết thúc trong những lời ru, sự cảm đồng của hàng dừa quê hương cùng với nỗi lòng của nhà thơ bên người con gái bán xoài:
                    Biển ru ta và ta ru em                   
                  Dưới hàng dừa xứ sở gió ngàn năm.
      Ba chữ "xứ sở gió..." nó vừa diễn tả sự da diết gắn bó của thiên nhiên,trời đất, quê hương với con người... nhưng đồng thời, vừa như có cái gì đó thật hoang lạnh, vô tình? Làm cho tình thơ vừa thân yêu mà xa xót, đậm màu sắc triết học… như những nhân chứng của lịch sử. Thơ từ những hình ảnh hiện thực đã chuyển sang màu siêu thực, để cuối cùng chỉ thấy có bờ cát trắng là tồn tại!...với những giọt buồn của nhà thơ đã rỏ lên những thân phận và linh hồn bèo bọt của chốn con người:
                    Xoài em chín! Đêm tàn canh em đón khách,                    
               Giọt thơ buồn như ngọc sương rơi…
      Thân phận của dân gian nghìn năm đó chăng?








      Suối Yến chùa Hương




                    LÀM MA EM VỢ
                    Kính viếng hương hồn cụ Nguyễn Du.

                                     
Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi " kiếp"
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi!
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di-Phật!

Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.

Em ơi : chữ Kiếp trước chữ Người!
Sống cần cố gắng - Chết rồi thôi,
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ... (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời.

                                       5/7/1998

(*) Nàng Kiều trẫm mình trên sông Tiền Đường nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Theo thuyết bản mệnh của Phật giáo ở cụ Nguyễn Du: Nàng chưa thể chết... vì chưa trả hết nợ đời!

-------------------------------------------

      Làm Ma Em Vợ (LMEV) là một bài thơ khóc! Trước hết xin nói qua đôi bài thơ khóc có tiếng trong thi đàn của các thi nhân xưa. Hồ Xuân Hương đã viết hai bài thơ khóc về hai ông chồng. Thực ra bài Khóc Tổng Cóc không phải vì ông Tổng Cóc chết, chỉ vì chuyện vợ chồng tan vỡ đứt đuôi con nòng nọc đấy thôi:
                        Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!                         Thiếp bén duyên chàng có thế thôi                         Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé                         Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
       Qua đó bà than cho thân phận mình. Lời từ biệt một ông chồng chưa chết, hờn giận chê bai ông vô tích sự, đã là chàng Tổng Cóc còn hèn kém nhu nhược. Bà nguyền rủa sự rẽ duyên của người vợ cả cùng với những người nhà ông. Bà đã đem cả một xâu: nào nhái bén, nòng nọc, chẫu chàng, chẫu chuộc ra mà giễu cợt. Lời nghe có vẻ cũng thống thiết , nhưng ý lại cay chua...Bài thơ mang tính bi hài.
       Còn bài Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường - Lời than có phần chân thành tha thiết, đủ thấy lòng bà cũng tỏ sự tiếc thương. Bà tiếc cái hạnh phúc ngắn ngủi sau 27 tháng chung sống được ông Phủ thương yêu, còn quí trọng như một người bàu bạn đồng cảm văn chương:
                        Cái nợ ba sinh đã trả rồi                         Chôn chặt văn chương ba thuớc đất...
      Rồi bà trách tạo hoá không công bằng:
                        Cán cân tạo hoá rơi đâu mất                         Miệng túi càn khôn khép lại rồi.
      Bà phẫn xót cái phận bạc bẽo của mình nên giọng thơ có vẻ nhạo báng cõi đời. Nói chung hai bài thơ khóc của HXH , theo một cách nói: đó là hai tiếng thở dài khác nhau, tuy bộc lộ tính cách không kém ngạo ngược, nhưng nó vẫn chứa chất nỗi oán thán và chua chát cảnh thế gian.
      Lại bàn đôi lời về bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến (NK) - Cả thảy dài 38 câu. Viết từ nỗi đau tận cõi lòng , khi nghe tin người bạn tri kỷ (đương thời cùng thi đỗ khoa cử nhân với ông) đã mất. Áng thi viết như kiểu văn tế (điếu văn) bằng thể song thất lục bát. Giọng kể như lời tự sự bày tỏ lòng thương tiếc:
                        Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước                       
                      Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau                       
                       Kính yêu từ trước đến sau                      
                      Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?                     
                       Cũng có lúc chơi nơi dặm khách                        
                 Tiếng suối reo róc rách lưng đèo                        
                 Có khi tầng gác cheo leo                        
                Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang...
Từ bầu bạn văn chương đến sở thích đều tương đồng hợp ý nhau:
                        Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp                       
                     Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân...
      Rồi ông than thời thế đảo điên, cảnh đời hoạn nạn phải từ bỏ quan trường, bạn bè vẫn cùng tri kỷ, lui tới thăm nhau chốn thôn hương:
                        Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn                       
                     Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời....
      Nỗi thơ thống thiết, khi dùng cả tích xưa để nói tình thân giữa hai người:
                        Giường kia treo cũng hững hờ                        
                  Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
     Câu trên kể về tình bạn rất thân giữa Trần Phồn và Từ Trĩ: Trần Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn tới thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo lên!...Câu sau mựơn ý nói đến nghĩa tri âm giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ: khi Chung Tử Kỳ mất, Bá Nha đập nát cây đàn không gẩy nữa. Cứ thế theo nỗi lòng xót xa thơ ông trào ra, rồi chạnh nghĩ về sự cô đơn không có bạn:
                        Rượu ngon không có bạn hiền                      
                      Không mua không phải không tiền không mua...
      Khóc Dương Khuê là một trong ít bài thơ nổi tiếng nhất của NK - Tôi trích một số câu như thế, để làm cơ sở phân tích cho bạn đọc dễ nhận thấy, sự khác nhau về cả cấu tứ cũng như thi pháp -  Khi bình sang đến bài thơ khóc LMEV  sau đây:
                        Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"                        
                Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi!
      Hai câu mở đầu này giống như những lời khóc van khi đưa đám trong dân gian của các bà, các cô...đối với những người thân hoặc các đức ông chồng :
 -  Anh ơi! Sao anh không sống để suốt ngày rượu chè, suốt ngày cờ bạc, suốt ngày đánh con chửi vợ, anh ơi!
       Ấy lúc sống thì rền rĩ, có khi mắng rủa nhau: Sao không chết quách đi cho rồi! Nhưng lúc chết thật thì lại khóc: “Anh cứ sống tồi như thế cũng được, đừng chết mà bỏ vợ, bỏ con mà đi có hơn không?“ - Tôi ví như các bà, các cô khóc tang...là nói về giọng điệu, cũng như cách thức cảm xúc của tác giả để diễn đạt bài thơ khóc mang màu sắc dân gian. Chứ còn thơ có đạo của thơ, có nghĩa của thơ, không thể khóc tuốt tuồn tuột tạp-pí-lù theo kiểu các bà , các cô được.
      Ta xem trong câu thơ hai, nửa vế đầu viết: "Chết thật hèn", nửa vế sau lại nói :"... nhưng sống thế càng ôi"! Như thế là ngay trong một câu thơ, đã đưa ra hai nhận định về cái sống và sự chết của nó (tức là người em vợ): Chết như nó thì dở , thì hèn, nhưng sống mà sống kém, sống tệ như vậy thì...Nhưng đây là một câu thơ khóc trước vong linh em - Có thể trách nó về cái chết thì còn được, nhưng nếu đem cả cách sống tệ ra trách trước mồ mả em...e cũng thật là bất nhẫn.
Tôi xin trích những lời của Hoài Thanh khi nói về Hàn Mặc Tử trong Thi Nhân Việt Nam - Kết thúc bài giới thiệu về HMT ông đã viết: " Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ chết rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn".
      Trở lại với bài LMEV -  Thế là lòng nhà thơ mâu thuẫn. Nhưng một bài thơ khóc tang thì phải nói đến cả nghĩa sống và cái chết của bài thơ đó! Huống hồ tính nhân bản trong thi ca, nó đòi hỏi phải đặt ra một giác độ nhìn nhận trách nhiệm của một con người trước xã hội, trước cộng đồng:
                        Sống cần cố gắng -  Chết rồi thôi...
       Bởi vậy để đỡ cho câu thơ khóc rất thật ấy, ngay hai câu sau đó: với nghĩa tử là nghĩa tận, đã thể hiện cái tâm và cái đạo của anh đối với người em. Những giọt nước mắt của nhà thơ đã nhỏ xuống , tình cảm anh xót xa mà thắp nén hương lòng, khấn cầu cho vong hồn em sớm được siêu thoát:
                        Anh thắp cho em một nén nhang đời                        
                Và lễ tạ: Nam-mô-di...Phật!
       Trách là trách những người thân đang sống quanh không cứu vớt được nó? Trách thực tế cộng đồng không đủ sự nhân ái cần thiết đưa nó ra khỏi bờ vực thẳm? Nhưng thôi, dù sao thì em cũng đã chết rồi! Hãy để cho vong hồn em được an ủi, yên nghỉ nơi suối vàng. Nhưng ý tưởng bao trùm tình thi LMEV này, đã được tác giả khai phá phát sáng lên ngay từ trong câu thơ đầu. Tôi quay lại để bình xét về câu thơ thứ nhất ấy:
                      Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"
      Ba chữ "tự giải thoát" là tiếng kêu trong trời đất và xã hội, từ dưới đáy hạ tầng của lớp chúng sinh: Cuộc đời đến mức phải tự kết liễu để giải thoát mình ra khỏi "kiếp sống", thật là bi thương! Nhìn theo quan điểm nhân đạo: suy cho cùng nó cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương của xã hội mà thôi! Tiếng kêu chúng sinh đó đòi hỏi, thậm chí chất vấn...cả thượng tầng kiến trúc kia? Huống hồ cảnh đời còn bao thương tâm, bao oan nghiệt, phi lý bất công vẫn đè nặng lên lớp nhân quần lương thiện. Chữ "kiếp" đã được vọt trào ra chính vì nỗi đau đời đó!
      Đến câu thơ thứ chín, ta thấy nhà thơ còn nhắc lại chữ "kiếp" ấy một lần nữa:
                          Em ơi! Chữ Kiếp trước chữ Người...
     Đứng trước bao cảnh đời khốn khổ, với tâm khảm xót xa và ở trên bờ bến của nhân gian nhà thơ đã viết ra bài khóc tang này -  Tôi bình sang đoạn thơ hai:
                         Người sống đưa chân người chết đây                        
                       Đầu bạc làm ma mái xanh này
      Cái lời tiễn người đã chết khi đưa ra mồ, ra mả, nhưng ở đây nó ngược cảnh : đầu bạc lại làm ma mái đầu xanh... nghe rền rĩ như tiếng kèn đám ma. Đó là sự bi ai của cuộc sống!
      Trong dân gian lắm khi cảnh gia đình lục đục , cha mẹ già hay ông bà tính khí trái nắng giở giời...thường rít lên rỉa rói con cháu: Đến con giun, con dế nó còn muốn sống nữa là con người? Tâm lý cảnh đời thường ấy đã được tác giả vận vào hai câu sau của đoạn thơ hai này, để nói lên nỗi xót xa bi thương đối với người em:
                        Mẹ,cha...queo quắt còn ham thọ                       
                     Em nhởn thanh xuân lại vội quay.
       Quay là quay lơ, lăn ra chết... đi liền với "nhởn thanh xuân" (nhởn nhơ tuổi thanh xuân) : nghĩa thơ có ý trào lộng, ngôn ngữ nhịp điệu hợp với sự cúng điếu của sự khóc tang. Lời than ấy giống như những người đi theo xe tang khóc viếng, đưa linh hồn kẻ chết về nơi chín suối. Nghĩa là, một cái chết tội tình đáng thương thay! Mẹ, cha đã phải chịu đựng bao nhiêu khốn khổ , tủi nhục đắng cay mà vẫn sống đó... Em còn trẻ, dù có cảnh đời thế nào đi nữa, cũng việc gì phải phẫn chí tìm cách quên sinh?
        Đôi nét về phong thi: từ lời cầu nguyện trong ý của đoạn thơ một phát triển sang đoạn thơ hai, nó khác với cái chết bởi tạo hoá mà bà HXH đã khóc ông Phủ Vĩnh Tường: như kiểu bài tụng (theo thể thất ngôn bát cú). Bà nuối xót vĩnh biệt ông, trách trời trách đất...Rồi cám cảnh đời đen đỏ long đong đối với thân phận mình, bà than:
                        Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc                        
                   Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!
      Còn cái chết già của người bạn Dương Khuê mà NK đã khóc tang (như đã phân tích trên), mạch thơ dài theo một dòng cảm xúc, để kể cho ta về mọi chuyện của hai người... và nhà thơ thương tiếc:
                        Làm sao bác vội về ngay                        
               Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời
      Hay là:
                        Sao vội vàng (bác) đã mải lên tiên  
       Còn LMEV  -  Tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng, và còn nhuốm đầm sắc thái theo quan điểm của nỗi kiếp đoạn trường, bể khổ dân tình của cụ Nguyễn Du. Để cho rõ hơn , xin phân tích sang đoạn thơ ba là đoạn thơ kết bài:
                        Em ơi! Chữ Kiếp trước chữ Người...                        
                   Sống cần cố gắng -  Chết rồi thôi,                       
                       Hãy đi , yên nhé! Coi hết nợ...                        
                 Anh ở vì chưng trả nợ đời.
      Lại nói về thân phận Kiều trong tác phẩm của cụ Nguyễn Du: trải qua bao khổ ải, nhục nhã ê chề phải trẫm mình xuống dòng sông Tiền Đường để chết, nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời! Như thế món nợ Kiếp của Kiều, dù đã phải trải qua hai lần thanh lâu, mấy lần muốn tự vẫn không thành:
                        Làm cho sống đoạ thác đầy                        
                 Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!
                                                                ( Kiều )
      Còn cái việc nàng đã được cụ Nguyễn Du cho tái hợp lại với chàng Kim Trọng để cuộc đời bi thảm của Kiều có phần kết hậu, âu đó cũng chỉ là món nợ đời cuối cùng mà nàng phải trả nốt đó thôi: món nợ tình ! Bởi 15 năm khổ ải định chết, chết không xong. Tới khi được Giác Duyên cứu sống lại rồi, Kiều chỉ muốn đem tấm thân đã "dơ" của mình:
                        Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru?
      Để mà yên thân nơi cửa chùa:
                        Đã đem mình bỏ am mây...                        
                Mầu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng
      Thế mà phận cũng có được yên đâu? Khi Kiều từ chối duyên tái hợp với chàng Kim kia, từng thốt ra than:
                        Nói chi kết tóc xe tơ                        
                 Đã buồn cả ruột mà nhơ cả đời...
      Thế mà Vương Ông vẫn còn trì triết , mắng con gái rằng:
                        Tình kia, hiếu nọ ai đền cho đây?
      Vì "hiếu" đã phải bán cả tấm thân trong trắng , ngà ngọc của mình để chuộc cha. Với "tình" lòng vẫn thuỷ chung son sắt, cũng đành phải dứt duyên nhờ em là Thuý Vân thay mình!... Hiếu, tình sâu nặng đến thế? mà vẫn chưa đủ trả!... Cuối cùng Kiều vẫn cứ phải đem cái tấm thân mình, như nàng đã nói:
                        Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa...
      Để mà đền nốt cho chàng Kim! "món nợ kiếp người" tưởng cũng chỉ khổ đến thế là cùng? Trở lại với bài LMEV, câu thứ ba của đoạn thơ này là:
                         Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
     Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm bể ải trong nhân tình thế sự, chiêm nghiệm trong thẳm sâu tâm linh cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ Kiếp luân hồi ấy... để nỗi thơ thương xót từ trong lòng tác giả đã trào ra: Em chết, là coi như đã trả hết nợ đời đó em! (Vì muốn nó cũng có sống lại được nữa đâu?), đồng thời đó cũng là lời an ủi, xoa bớt nỗi đau xót cho vong hồn người em nơi chín suối. Mặt sau của bản thơ là tiếng kêu cứu xã hội, tiếng khóc nấc bật ra từ trong khối cộng đồng của thời đại hiện đại này!
                        Em ơi! Chữ Kiếp trước chữ Người...
  Ta trở lại với câu thơ đầu tiên:
                        Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"
       Thì đây cũng chính là tiếng khóc chung của nạn người! Lời khóc tang của bài LMEV này, là tiếng khóc bật ra từ trong nỗi kiếp nhân gian. Một mảng màu xám trên cái bình diện chung của hiện thực đời sống hôm nay:
                        Anh ở vì chưng trả nợ đời.
       Anh còn phải sống tiếp, cũng chả sung sướng gì đâu? Bao khổ nạn, mệt mỏi ê chề...chẳng qua chỉ vì đời chưa hết nợ, trả hết nợ rồi anh cũng đi thôi! Bài thơ chỉ như một lời khấn cầu từ bi nơi cửa Phật, để thắp cho đứa em tội nghiệp, cùng những kẻ đáng thương đã sinh ra ở trên cõi sống trần ai đây... một nén nhang đời!



        
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.09.2010 01:10:57 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 25.07.2010 02:50:14 (permalink)
.

        Mail thứ 3 gửi kèm:


                         NĂM BÀI THƠ TÌNH TRONG TẬP "RUNG ĐỘNG TRÁI TIM"                                                                                                          

   Những bài thơ với lời bình kèm theo đều được in ra từ nguyên bản của tập thơ đã xuất bản, cho nên mới được dư luận đánh giá: Làm cho những tình thơ càng thêm sâu sắc, là một tập thơ hay và độc đáo xưa nay chưa từng có!       Như sự khen ngợi hết lời của nhà văn Cao Tiến Lê.
  Cũng chính Hữu Thỉnh sau khi biếu tập thơ, tôi đã hỏi sự nhận xét của ông? Trong  một sáng mùa xuân, dưới mái hiên của HNVVN ( tại 9 Nguyễn Đình Chiểu HN), ông đã nói: Anh vĩ đại rồi!    

  Còn nhà thơ Lê Đình Cánh thì đánh giá: Phạm Ngọc Thái đã đi trước các nhà thơ đương đạicủa HNVVN 4-50 năm!
  Người bạn thơ Nguyễn Quang Thiều của tôi cũng rất ca ngợi: Tập thơ rất tuyệt!
  Nhà thơ đồng thời là nhà bình luận "Chân dung & đối thoại" Trần Đăng Khoa  đã từng phát biểu: "Phạm Ngọc Thái - Một thiên tài cô độc!".
Vào một buổi cùng ngồi uống bia, nhà thơ Bằng Việt (Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thủ đô) đã nói với tôi: "Đúng là anh có cả một thế giới thơ riêng! Nhưng... số anh không may!".
     Không may có nghĩa là sao? Là sẽ có nhiều kẻ ghen ghét,đố kỵ... tìm cách dìm lấp chăng? - Thế thì phải mượn cụ Nguyễn Du một câu thơ mà chiêm nghiệm rằng:                     Chữ tài đi với chữ tai một vần      Nhưng anh Bằng Việt là ai nhỉ? Cũng một tầm bậc có tên tuổi đương thời. Trong lĩnh vực báo chí, văn chương... quyền hạn có kém gì Hữu Thỉnh? Thế đấy!...

Chẳng thế mà nhà thơ Chử Văn Long - Khi tôi chuẩn bị cho xuất bản tập thơ, anh nói: Ông cẩn thận, kẻo chúng hơi hóng biết được... chúng sẽ đâm chọc với NXB, sẽ phá - Ông khó mà xuất bản!
   Thực tình, tôi đã phải lẳng lặng mà làm... cho đến khi tập thơ xuất bản trót lọt xong rồi! Cầm tập thơ rất đẹp trên tay tôi biếu, anh phải thốt lên : Đúng là... thượng đế đã không cắt hết đường ai!
    Tôi bảo: Đúng thế - Trời hại thì mới sợ, chứ... người hại thì không sợ!
   Sau khi đọc xong tập thơ, anh lại gọi điện thoại mà nói với tôi rằng: Phạm Ngọc Thái thắng rồi!

   Chà - Biết là thơ hay, thơ bất hủ tồn tại muôn đời thì vô giá lắm!... Nhưng, cái nghiệp thơ sao mà nghiệt ngã, gian nan?       Bây giờ thì xin mời mọi người hãy thưởng thức mấy tình thơ:



                           EM VỀ BIỂN

                                           Bờ Bãi Đời Người - Cuộc Sống Tình Yêu
                                             Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ!
                                             Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả
                                            yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu
                                
( kỉ niệm K.A - người nữ sinh trường SPNN năm xưa Quê hương thành phố biển )

Em về biển để vùi vào trong cát    
Nỗi buồn nước mắt
Những nát tan vòm ngực đã thương đau.

Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả
Xô mãi bờ với lá thông reo,
Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
Mang nỗi niềm không biết đã đi đâu ?

Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
Đã thổi thành bão tố ở trong anh.

Hàng bạch đàn năm xưa còn đó
Anh còn đây - Em hỡi! Anh còn đây,
Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ
Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...

Tóc nửa bạc rồi… Tình vẫn đó , em ơi!


                                                         2/12/1993

         Có lẽ sau khi tốt nghiệp trường SPNN, người nữ sinh đã trở về sống và công tác trên quê hương thành phố biển của em , để lại phía sau cả một mối tình dang dở với:
                         Nỗi buồn nước mắt
       Bài thơ kể lại câu chuyện về mối tình của người con gái đó đối với nhà thơ, một mối tình đầy lệ!
                        Em về biển để vùi vào trong cát                      
                     Nỗi buồn nước mắt                       
                     Những nát tan vòm ngực đã thương đau.
        Hình ảnh "cát" ở đây mang màu sắc thơ siêu thực - Nghĩa là:  dạt vào trong chốn  cát bụi cuộc đời. Nó còn được tác giả  khắc hoạ lại một lần nữa:
                        Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng
       Một bãi cát chân trời trắng phau, vô vi. Tình yêu bị tan vỡ, người nữ sinh ấy ôm vết thương lòng ra đi! Biển - là thành phố quê hương em, nhưng biển ở đây cũng là” Bãi biển đời người “ Trở thành những biểu tượng "tình em biển cả", "biển cuộc đời" đầy sóng bão, người sống trong nó và... nó có thể nghiền nát con người:
                        Biển cứ vỗ tan... nát tình biển cả                       
                       Xô mãi bờ với lá thông reo,                       
                      Người thiếu nữ ấy dần thành cát trắng                       
                      Mang nỗi niềm không biết đã đi đâu ?
     Biển tự quặn đau dâng ngập bến ngày đêm, để rồi chính biển lại tự xé lòng mình thành tan nát. Nó khao khát về một thời dĩ vãng, khi hàng thông bên bờ vẫn vi vút gió reo:
                        Xô mãi bờ với lá thông reo
       Cái hàng thông năm tháng đứng trên bờ biển hát, khắc khoải về người trinh nữ. Vừa như sự vô tình, vừa hữu tình của thiên nhiên một cách thơ mộng mà xa xót, lạnh lùng. Sự nghịch lý ngỡ như vô tri giữa tạo hoá và bể tình đời đầy nước mắt - Như tình em năm tháng cào xé mãi không thôi! Người con gái đã đi không trở lại:
                           Mang nỗi niềm không biết đã đi đâu?
       Tôi xin bình bốn câu thơ làm tựa đề của bài:
                          Bờ Bãi Đời Người - Cuộc Sống Tình Yêu                          
                      Trái tim nhỏ em dựng cả toà sen chân Phật Tổ!                          
                      Ta cũng thể loài cua còng trong bể cả                         
                      Yêu thương nhiều hưởng đã bao nhiêu.
        Như Puskin đã từng nói: Chỉ có tình yêu mới giết được thù oán! Tình yêu của em đưa ta về nơi thánh thiện, em chính là cả toà sen nát bàn Phật Tổ của đời anh! Thế mà trên Bờ Bãi Con Người ấy, thân phận em vẫn nổi chìm như kiếp rong rêu. Thì ra, tình yêu không chỉ là hạnh phúc, mà còn là bi kịch đớn đau trong cuộc đời.  Hình tượng của 4 câu thơ đã đạt đến điểm đỉnh, nó khái quát nội dung tư tưởng của toàn bài để đưa tấm phẩm bích Em Về Biển (EVB) vào trong miếu mạo của thi ca. Đây là 4 câu thơ hay nhất bài , đặt vương miện cho cả tình thơ! Tôi xin bình tiếp vào bài:
                        Tháng năm trôi…tình cũ cháy như khêu
                            Dòng suối thần tiên nuôi đời ta mục ải
                            Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
                            Đã thổi thành bão tố ở trong anh.
       Tình cũ như ngọn đèn càng khêu càng cháy. Người con trai cũng như cây thông mỏi mòn mãi, năm tháng dần thành mục ải... Thì -  mối tình trong trắng thơ ngây, thơm mát như ban mai của người con gái xưa lại hiện về, xoa bớt nỗi đau của lòng anh. Hình ảnh người sinh nữ âm thầm lặng lẽ mà cào xé, tưởng như những trận bão lòng không dứt.
Thi sĩ Bích Khê là một thi nhân có danh tiếng thời tiền chiến, Ông đã viết một bài thơ có tiếng tăm: Tranh Loã Thể - Khi ông miêu tả:
                       Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?                       
                   Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?...
      Hay là:
                       Nàng ở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây?                       
                   Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm
      Nghĩa là tất cả những khuất khúc, những nét đầy phong hoa ngọc thể của tấm thân người thiếu nữ chứa vô vàn châu báu:
                       Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc                      
                   Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc                      
                    Vài chút trăng say đọng ở làn môi
      V.v... Như Hàn Mặc Tử có nhận xét về ông:
      " Ở Tranh loã thể, sự trần truồng dâm đãng đã nhường lại cho ý vị nên thơ của hương, của nhạc, của trăng và của tuyết - Thi sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào thực tế thì từ thực tế thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu" -   Nói như thế để ta thấy rằng: từ sự thực thành chiêm bao, hay từ chiêm bao sang huyền diệu...là thế giới mộng mơ của người thi sĩ. EVB tuy không đi sâu vào miêu tả tấm thân bên trong của em , hồi ức chỉ phục lại những ấn tượng có tính điển hình qua các hình ảnh:
                        Đôi gót đỏ ánh mắt nhìn thơ dại
       Hay vòm ngực tan vỡ của người yêu !... như ở trên đã phân tích. Sự trần truồng dù đó là sự trần truồng trinh trắng, cũng đều không thấy xuất hiện trong bài thơ này. Chỉ có những hương vị thơm tho nên thơ, thanh thoát được hiện lên. Đó là những hình ảnh mang đầy cảm xúc da diết , mộng mơ, năm tháng không phai nhoà trong anh. Đời hiện hữu mà tình yêu lại là ảo ảnh . Cuộc sống chỉ còn là một bãi cát vô vi, trắng phau để những trận bão gió lòng anh thổi mãi không thôi!       Đến đây một mảng thơ hiện thực được tràn vào, tình thơ lại càng thêm tha thiết:
                         Hàng bạch đàn năm xưa còn đó                         
                      Anh còn đây - Em hỡi! Anh còn đây,                         
                     Nhớ những buổi đón em bên cổng trường sinh ngữ...
      Những buổi đón người yêu bên cổng trường - Nó gợi lại bao nhiêu kỷ niệm, để nói về một thời đôi trai gái đã say đắm yêu nhau. Bóng trăng huyền diệu thuở ấy, bước đi em nhè nhẹ, những chiếc lá rơi dưới chân khẽ khua lên xào xạc. Ôi! Tấm thân của người con gái như một tảng thiên thạch trinh trắng vô vàn, cuốn hút cả những linh hồn. Chạm vào thiên thạch ấy, mọi sức mạnh đều tiêu tan mềm nhũn, để tan hoà thành nước. Ánh mắt, đôi môi, cả cặp "tuyết lê" trắng ngần, trinh khôi của người thiếu nữ... tựa như đôi mỏm núi kỳ vĩ nhô lên làm nên luỹ thành sừng sững nghìn năm, và là thiên kiệt tác nhân sinh của loài người.  Khi ta áp môi hôn, khi đôi bàn tay man dại của tạo hoá đặt vào đó : nó nóng hổi và huyền thoại...
      Ta từng sống qua nửa thế kỉ, chứng nhận bao điều lớn lao cùng những điên đảo xẩy ra trong thế giới loài người - Để cuối cùng lại quay về, chỉ ngợi ca em bất tử hơn mọi thứ trên đời! Thế mà, đời người như bóng câu bay qua trong vòm trời vô định, tất cả đều tan vỡ lẫn vào trong cát bụi cuộc đời:
                         Tóc nửa bạc rồi chỉ thấy gió mưa bay...
                         Tóc nửa bạc rồi…tình vẫn đó - Em ơi!
      Tình thơ EVB đã được kết thúc ở đó. Mái tóc sương của nhà thơ soi xuống dòng sông vô cùng, vô tận của thời gian, lẫn nhoà trong tiếng gió mưa phủ kín đất trời. Ta khóc cho bể tình chính là để ngợi ca muôn năm bể tình ấy! Anh đã hát và hát mãi - Để rồi năm tháng qua đi lặng lẽ mà héo úa, như những chiếc lá vàng rơi rụng xuống , phủ lên trên cuộc đời em một nấm mộ tình...










                      THỜI ÁO TRẮNG
 
 
 Trả lại cho anh một thời áo trắng
Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!...
Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.
 
Ôi, yêu dấu cái thời còn cắp sách
Mắt em cười mùa thu xanh lên!
Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!
 
Trả lại cho anh một thời áo trắng
Đã đi qua và...đã đi qua...
Với cả dòng sông trôi mơ mộng
Lá lá rụng vàng, tóc tóc hóa sương pha.
 
Nghe gió thổi hàng cây vi vút
Em biển xanh xa mãi vô cùng…
Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc
Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.
 
Trả lại cho anh một thời áo trắng
Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!...
                                               
      
                                             31/7/1996

         Tiếng vọng từ trong trái tim của người con trai về một khoảng xa xăm nào đó, mỗi khi động vào lòng anh lại quặn lên đau xót. Anh bàng hoàng nhớ lại một thời đã  dan díu bên em. Những kỷ niệm trong sáng, hồn nhiên mà êm đềm tha thiết:
                    Trả laị cho anh một thời áo trắng                   
                    Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!...     
     " Em đi rồi "!  Hình ảnh ra đi của người con gái - Nhưng cái sự đi ở đây nó không phải là cuộc chia tay bình thường như một cuộc tan vỡ tình yêu? Đứng bên bờ của sự hẫng hụt, mất mát…lòng anh vẫn say đắm nồng nàn, tha thiết yêu em. Câu thơ bật ra từ trong trái tim thảng thốt. Bóng người thiếu nữ cùng anh bao buồn vui hạnh phúc , giờ đã khuất xa. Nàng giận dỗi hay nàng đã chán bỏ anh đi theo một tình trai khác ? Có thể nàng ra đi không bao giờ còn trở lại? Và lòng anh tan nát, lặng đi…vì những mất mát quá lớn - Anh khẽ xót xa kêu lên: Em đi rồi!...
      Thực ra sự đi này là sự rời bỏ tình yêu tuổi thanh xuân của người con gái với cuộc đời anh khi đã về chiều… Người thiếu nữ đi để lại cả một  thành phố hiu hắt vì buồn:
                     Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!...
       Cái thành phố có trái sấu rụng , lá me rơi với bao tháng năm tuổi trẻ, anh đã từng sống êm đềm trong  tình yêu với người con gái. Nhưng nó lại vừa là thành phố tượng trưng trong tưởng tượng, trong hoài niệm: Thành phố của cuộc đời anh! Giờ em đã bỏ đi chỉ còn lại mình anh trống vắng , lạnh lẽo. Câu thơ hiện lên vừa thực, vừa ảo...nghĩa là, cái thành phố ấy cũng cô đơn như trái tim chàng! Một thành phố của tình yêu mà không có bóng của người yêu? Hai câu thơ đầu là cả một khúc tình ly biệt - Đó là sự ly biệt  bởi thời gian, quy luật của sự tàn úa …dần dần đưa thơ đi vào những hình ảnh thời quá khứ.
      Những lá vàng theo tuổi tác thi nhau rụng xuống cuộc đời anh. Rêu phong nhoà nhoạt phủ lên trên cả một trái tim tình vẫn tha thiết, đam mê. Hai câu thơ đó cũng đã là cả một bài thơ, để đến cuối cùng còn được nhà thơ hạ xuống  làm câu thơ kết:
                    Trả lại cho anh một thời áo trắng                   
                  Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!...
      Khi xưa còn em : Thành phố ấy trên  bầu trời thì đầy những ánh sao xa, dưới ánh sáng điện lung linh, những hàng cây bên đường nở hoa  thơ mộng biết bao. Thế mà hôm nay:
                    Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
                    Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.
     Ta thấy như bóng của nhà thơ đang lang thang với những ngày tháng  hắt hiu và tê tái.
     Em đi rồi!... Cái thời áo trắng của người yêu sẽ không bao giờ còn quay trở lại với anh nữa. Năm tháng của đời anh sẽ tàn tạ, mỏi mòn.  Sang đoạn thơ hai, những kỉ niệm xưa lại vụt  về… từ ánh mắt , tiếng cười của người yêu:
                    Mắt em cười mùa thu xanh lên!
       Cái màu trong xanh thắm của mùa thu có em càng trong xanh hơn, đất trời cũng trở nên xao xuyến, thân thương:
                    Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học                   
                   Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!     
    " khe khẽ nát"  -  Ta nghe như những mảnh trái tim đang tan vỡ, lạo xạo như thủy tinh tan. Trái tim ấy bồi hồi, xao động khi tà áo trắng của em động vào. Âm thanh phát ra khe khẽ… nhưng  lòng người thì thổn thức , quặn thắt lại. .Một cái gì như thể muốn bùng nổ… trong sự ham muốn đầu tiên của cuộc đời cả về tâm hồn và thân thể người yêu!
      Anh Phạm Công Trứ - nhà thơ, khi trở lại thăm trường cũ lòng cũng đã bồi hồi, xao xuyến nhớ về một thuở với người bạn gái năm xưa :
                    Cái bậc lan can kia nơi em vẫn thường ngồi                
                   Chiều mùa hạ ôn thi bao nhiêu là câu hỏi?                  
                  Tóc em buông xòa gió bay bối rối                   
                 Ánh mắt em nhìn lửa đốt lòng tôi!
                                                         ( những ngày này)
      Bao hình ảnh về người con gái ấy đã in đậm vào trong ký ức anh…
      Thời Áo Trắng (TAT) cũng là một bài thơ nói về tình yêu chớm nở thuở ban mai ấy -  Cái thời ngồi trong giảng đường đại học, hay vẫn còn là thưở cùng em cắp sách đến trường:
                    Ôi, yêu dấu cái thời còn cắp sách                  
                 Mắt em cười mùa thu xanh lên!                 
                 Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học               
                 Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!    
   "...khe khẽ nát tim anh " -  là hình ảnh của câu thơ hay! Hé ra những ham muốn, khao khát được tìm tòi… lần cởi những gì có bên trong người con gái. Đó là những cảm giác yêu đầu tiên trong cuộc đời. Bởi thế tâm trạng vừa xao xiết, bồi hồi, lại vừa như tan vỡ.
      Đoạn thơ ba:  Tiếng vọng thổn thức của người con trai với người con gái âm hưởng mà vang mãi:
                    Trả lại cho anh một thời áo trắng…
       Nỗi thơ đã được đẩy cao lên -  Cái thời trong sáng, mộng mơ đã trôi đi mất rồi… lòng anh choáng váng, bàng hoàng:
                     Đã đi qua và...đã đi qua...                  
                   Với cả dòng sông trôi mơ mộng
                    Lá lá rụng vàng, tóc tóc hoá sương pha.
       Trên con đường đời tóc chàng cũng bạc dần sương pha... chàng không thể nào níu kéo lại được cái thời áo trắng cho mình? Những người con gái cứ dần rời xa chàng mãi,cả sự tốt tươi mơn mởn thanh xuân của em... chàng lặng lẽ đứng nhìn mà nuối tiếc!...Đứng trên bờ vực của tình yêu trai gái , chàng quay nhìn về quá khứ đẹp đẽ, say mê. Người con gái đã chia ly, họ đâu còn quấn quít mơ màng về tình yêu đối với chàng nữa? Chỉ còn những mùa thu tàn, những chiếc lá vàng ngày ngày rơi phủ dày mãi lên cuộc đời đang tàn tạ của anh - Đoạn thơ đã kết ở đó!
       Nhà thơ Chế lan Viên cũng đã từng thốt lên: “ Chiều rồi! Phải, chiều rồi!...” . Bài thơ  TAT  đã được viết ra trong cái cảnh vào chiều của đời người như thế! Những câu thơ thảng thốt bay ra từ trong tâm trạng bàng hoàng và trái tim rỉ máu vẫn còn khao khát, tưởng như lệ cũng đầm đìa đẫm cả hồn thơ.
       Sang đoạn thơ thứ tư - Những âm thanh ấy rền xiết, vang động cả đất trời:
                    Nghe gió thổi hàng cây vi vút                   
                  Em biển xanh xa mãi vô cùng...                   
                  Anh đứng lặng một mình bên bờ biếc                  
                  Những âm thanh kêu bổi hổi trong lòng.
      Những âm thanh ấy ta không nghe thấy, nhưng nó lại rền xiết trong trí não ta, như bão biển và như sóng đánh - một cảnh biển đầy tượng trưng, để diễn đạt thời gian và không gian của tình yêu trong cuộc đời! Tình thơ đã được kết tụ lại thành hương, thành gió bay đi. Tình yêu ấy đã hóa mình vào trong biển, vào cây, vào vũ trụ. Một không gian xa thẳm như một huyền thoại… nói về tình yêu một thời áo trắng giữa người con trai và người con gái đã xa xưa.
      Cuối cùng - Tôi chỉ xin chép lại hai câu thơ… mà trong trái tim khắc khoải , thổn thức nhà thơ  đã bật ra vừa làm mở đầu lại vừa để kết lại khúc tình ca:
                    Trả lại cho anh một thời áo trắng                 
                   Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!...
       Giờ đây -  trong cái thành phố trống vắng, buồn tẻ và đầy  thương nhớ này : Anh  chỉ còn biết hát mãi những bài hát về em !...






    



                                  KHÓC BÊN HỒ NÚI CỐC

 Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay.

Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...(*)
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng ?
Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con.

Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu !
Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.

Anh đến bên Hồ Núi Cốc giữa chiều
Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
Mai chết rồi làm nước tắm cho em...

 
                                 -  Đêm 9/7/1997


(*)  Huyền thoại kể: Nàng Công ( con gái quan lang dân tộc ) thương nhớ chàng Cốc khóc mà chết! Nước mắt nàng chảy thành suối nay biến ra hồ. Chàng Cốc (chỉ là một tiều phu đốn củi) thương nàng Công cũng chết dưới gốc cây sồi, hoá thành non bao bọc lấy hồ… nên mới có tên gọi: Hồ Núi Cốc!
----------------------------------------------------




      Vào một đêm mưa gió, không gian hồ núi huyền thẳm, hoang dại và vô tận.Con người cô đơn! Từng làn gió rít vút qua ngàn, mưa táp trên mặt hồ nước mênh mang màu xanh thẫm. Niềm hạnh phúc lớn nhất của đời anh là được sống bên nàng: một niềm đam mê man dại. Trời ơi! Có phải chăng con người sinh ra trên thế gian này, chỉ có tình yêu gái trai là bất diệt? Toà Thượng Đài ngự trị cả trên triết học và chính trị! Tâm hồn và thể xác hoà quyện nhau đưa anh về cõi cực lạc vô biên ! Bài thơ Khóc Bên Hồ Núi Cốc (KBHNC) được dựng lên bên câu chuyện tình cổ của nàng Công, chàng Cốc bất hủ trong truyền thuyết vọng về. Và - chính giữa đêm mưa gió đó tình thi diễm lệ ấy đã ra đời !
      Lamartin - thi sĩ thuộc trường phái thơ lãng mạn Pháp (1790-1869) đã viết bài thơ tình Hồ -A-Đờ nổi tiếng thế giới! Hình ảnh người đàn bà rền xéo lên tâm hồn và trái tim thi sĩ mà vang động khắp không gian:
       “ Xin giữ lại trong hiu hiu ngọn gió / Trong âm vang xao động mãi hai bờ / Trong gương mặt nguyệt hằng có vầng trán bạc / Đang toả lan dìu dịu sáng trên hồ/...Hay là: Ôi thời gian, hãy ngừng bay. Và những giờ tươi đẹp / Vội vàng chi, thôi cuồn cuộn đi nào / Cho ta kịp hưởng trọn niềm diễm tuyệt / Của những ngày ta kì diệu ngọt ngào/…”.
      Sở dĩ tôi trích một số trong bài thơ dài 52 câu của ông, để bạn đọc nhìn ra dung dáng và phong cách cảm xúc - Khi phân tích về bài KBHNC ta sẽ thấy: tuy cùng thuộc loại thơ tình lãng mạn, tình yêu với người đàn bà rền xiết trên hai mặt hồ...nhưng giữa hai bài thơ đã được ra đời cách nhau đến hơn hai trăm năm này, thi pháp thơ của chúng cũng rất khác biệt nhau.
      Gọi là KBHNC nhưng bài thơ không phải là một tiếng khóc, nó là khúc tình ca! Dù khúc tình ca ấy trào ra từ một nỗi tình bi. Viết thế cho có vẻ đượm màu sắc lâm ly mà thôi:
                    Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc                  
                Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
      Hồn chàng theo dòng nước cuốn đến với nàng. Thiên nhiên đang bao trùm sự lạnh lẽo hoang vắng. Giờ anh đứng đây nhìn ra dòng nước mênh mang trôi dạt kia, chỉ còn lại một thế giới trong anh vô vi và trống rỗng. Mà cái "thây" nó cũng đang trôi về phía vĩnh cửu đấy chứ? Biểu tượng "trôi thây" đã dược thăng hoa từ trong cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ, để mở đầu cho bản tình luyến ái gái trai… ngàn năm vô bến, vô bờ. Xin bình tiếp câu ba:
                     Gió gào thét trong lặng chìm tim óc    
   Trong cái tiếng gió mưa cào xé đất trời kia (bên ngoài) , lại đang bao bọc cả một thế giới tĩnh lặng đến rùng mình của tim óc con người (bên trong) : chúng cùng chứa đựng một khát vọng mãnh liệt tột cùng cả thể xác và tâm hồn tình yêu trong nó! Để đẩy nỗi thơ đi đến điểm cực đại, mà bắn vọt ra một bức tranh hoành tráng, hoàn bích nhất về nàng:
                    Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay...
      Ta chạnh nhớ tấm thân nàng Kiều được Nguyễn Du mô tả :
                    Rõ màu trong ngọc trắng ngà                   
                 Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên.
      Nhưng bức tranh Nguyễn Du mô tả là bức tranh mĩ miều có thật của Kiều đang khoả thân trong khi tắm, còn bức tranh khoả thân của KBHNC chỉ là bức tranh ảo: bởi ấn tượng từ trong kí ức, nỗi cồn cào của trái tim nhà thơ mà bật ùa ra. Ta thấy tác giả không tả một nét gì trên thân thể nàng, thế mà nàng vẫn hiển hiện lên vẻ đẹp không kém kiêu sa. Hình ảnh người đàn bà đã được tháo gỡ, bóc ra nõn nà trong trắng khắc hoạ trên nền trời Hồ Núi Cốc: "...trên bóng bến xưa bay" - thần sắc ảo mà vẫn sống động và man dại.Tình thơ tuy có bạo loạn nhưng trong sáng. Rõ ràng đây là một khúc tình ca chứ đâu phải là một bi kịch tình? Đó là sự bùng nổ của ánh sáng và sự sống muôn đời.
      Những yếu tố cảm xúc này theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX hoà phối trong dòng thơ lãng mạn...để hình ảnh ngôn ngữ, ý tình thơ được hàm xúc cô đọng. Chứ không viết chảy tràn theo tình cảm...mà các trào lưu của các trường phái thơ lãng mạn đã có ở châu Âu từ thế kỉ XVIII về trước đó (Người tiêu biểu là nhà thơ Lamartin như đã trích dẫn trên. Tuy nhiên bài thơ Hồ-A-Đờ của ông cũng đã lấp lánh không ít những hình ảnh tượng trưng ).
      Sang đoạn thơ hai là sự gắn bó giữa câu chuyện huyền thoại xưa với câu chuyện tình nay , nói về cái chết chung tình của một đôi trai gái:
                    Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối                   
                    Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...
      Mối tình đôi trai gái ấy đã bị các quan lại và lễ giáo phong kiến ngăn cấm. Họ đã quyết quên sinh để giữ trọn lòng chung thuỷ sắt son. Nàng thì biến ra hồ nước, còn chàng lại hoá thành non! Không có tình yêu tất cả trở nên vô nghĩa. Tình yêu gái trai là nơi trú ngụ , ý nghĩa tồn tại của cuộc đời ta:
                    Nhưng để làm gì khi tình vô vọng ?                   
                  Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con!
   Tôi xin phân tích đôi nét về ba chữ " khoảng đời con " - Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết bốn câu thơ:
                     Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp                  
                  Giấc mơ con đè nát cuộc đời con                    
                  Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp                   
                  Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
      Cách nhìn như vậy của ông xuất phát trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Ba chữ "cuộc đời con" mang theo những quan niệm của hệ thống tư tưởng đang bao trùm lúc đó –  Bởi vậy, ba chữ “ khoảng đời con “ của bài thơ KBHNC này vì thế đã ra đời : để phản ảnh một quan niệm khác… về nhân sinh quan cùng thế giới quan của nó!
      Trong bài thơ tình nổi tiếng của nhà thơ Thổ Nhĩ Kỳ F.K.Đaglargia, với nhan đề
 “ Tình yêu“ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ ngắn:
                    Yêu, có nghĩa                   
                 Là cùng người yêu                   
                 Chia đều                    
               Trái đất thành hai nửa.
      Nghĩa là, hai người yêu nhau là cả trái đất, là tất cả! Còn nhà thơ Nga M.Lermôntốp (1814-1841) bằng một cách nói khác trong thi ca, đã ví về tình yêu bất hủ đối với người đàn bà:
                    Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng                   
                   Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
      Lật mặt kia của hình ảnh thơ thì cũng có nghĩa như:
                    Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con!
      Không có sự ấm áp trong tình yêu của người đàn bà mang lại cho những "khoảng đời con" ấy!... thì thử hỏi: sự sinh tồn trên trái đất này để làm gì? Không có sự phát quang, bùng nổ hay tiến bộ xã hội nữa! Nó tạo thành máu chảy, sáng tạo và cả huỷ diệt. Mặc dù tác giả có đặt câu hỏi:
                    Nhưng để làm gì khi tình vô vọng ?
      Đó chẳng qua chỉ là  tiếng than thở hắt ra mà thôi. Người than cho câu chuyện tình trong trời đất của nàng Công, chàng Cốc hay là than cho mình? Mượn tình xưa để nói nỗi đời nay, ý tình cứ rền xiết lên nhau như hai câu thơ khác trong đoạn thơ bốn:
                    Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén                  
                 Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm   
  Cảm xúc thơ cứ tràn ứa mà đẫm lệ - Tôi bình sang đoạn ba, là đoạn thơ máu thịt nhất của bài:
                    Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ                  
                  Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!                   
                  Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở                   
                  Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.
      Khi mưa gió phủ táp xuống miền hồ núi, ta nghe như tiếng câu chuyện tình xưa nghiền xé vang lên: Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ /-  Tình đời là một dải băng tang trắng ư? Tình yêu gái trai cho ta bao nguồn suối yêu thương hạnh phúc, song cũng gieo lên cuộc đời những bất hạnh đớn đau.
       Chẳng thế mà Lamartin (cũng trong bài thơ Hồ-A-Đờ ) đã thốt lên:
                    Hãy yêu nhau, hãy yêu! Khắc giờ đang vụt biến                   
                  Vội vàng lên cho hưởng trọn giờ vui                    
               Thời gian không có bờ, con người không có bến                   
                 Thời gian trôi đi, đời người mau qua thôi!
      Trong bài thơ KBHNC tác giả khoác lên cả không gian kia một dải băng tang trắng. Nghĩa là, trời đất cũng để tang linh hồn và trái tim son sắt của tình yêu! Nói về thi pháp của cả 4 câu thơ trong đoạn thơ ba này: ba câu thơ ảo (câu 1-3 và 4) là thơ trừu tượng, để nuôi một câu thơ thật, thật và rất đời! Chính là câu thơ 2 trong đoạn:
                    Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
      Hình ảnh thơ đã động tới cái chốn linh thiêng ấy, có thể sờ mó, xoa nắn được. Nhưng tôi xin tạm dừng ở đây để bình những câu thơ ảo trước, (câu 1 đã bình trên):
                    Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở                    
                   Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu. 
  "Máu ta đổ đầy..." là biểu tượng nói về tình yêu! Thơ ngả sang màu siêu thực: cái bóng xanh rì muôn thuở của non ngàn, với "bức phù điêu" đã được tạc lên trên nền thiên nhiên kì vĩ kia, là bởi máu và nước mắt tình của những đôi trai gái tắm vào trong nó ! Nghĩa là thơ không dừng lại để than vãn cho sự tan vỡ của cuộc tình, cả trong bất hạnh đau thương nó cũng tô đẹp, là bản tình ca bất hủ trong vũ trụ cũng như cuộc sống con người. Chỉ có tình yêu trường cửu mãi không già - Đoạn thơ ba như một bức hoạ dựng sững giữa trời, trên nền thảm xanh ảo huyền của hồ núi, có cả băng tang và máu chảy. 
      Bằng một cách định nghĩa thi ca Chế Lan Viên đã viết:
                    Anh phải mang tiếng hát từ bờ này sang bờ kia đấy
                    Bờ bên kia hư ảo - Bờ thơ.
                                                        (trích di cảo - Bờ bên kia )
      Nhưng sự hư ảo ở đây phải là cái hư ảo thấm đầy huyết, đầy hồn, đầy sự sống và ma lực trong thế giới thơ của nó!
      Xin trở lại để nói tiếp về câu thơ 2 của đoạn - Nếu không có Vú Người Yêu thì thử hỏi: Hồ núi có xanh thắm hơn thế nữa, thiên nhiên có đẹp hơn thế nữa... để làm gì? Cả chiến tranh và hoà bình trong thế giới này, nếu không có Vú Người Yêu thì loài người gây ra nó cũng để làm gì? Cắn Vú Người Yêu là một hình tượng rất đời được đưa vào trong thơ, hình ảnh thơ đọc vẫn không thô, không sượng...(như trên đã nói: ba câu thơ ảo để nuôi một câu thơ thật) - Viết được câu thơ như thế là một thành công trong thi ca của tình thơ KBHNC ! Nỗi tình , hình ảnh thơ như tia lửa hạt nhân bùng nổ để cháy cả hoàn cầu. Nó sẽ còn sống mãi để đưa bài thơ đi xa trên bến bờ Thi!...Viết xong bài thơ KBHNC này, tôi biết rằng: Tôi đã đi đến tột đỉnh thi ca của đời tôi mất rồi ! Cứ cho là tôi vẫn còn có thể viết ra những tình thơ hay khác, Nhưng hay hơn Hồ Núi Cốc thì chắc là không !? KBHNC sẽ mãi mãi là bản tình ca man dại, bất hủ và… tôi cũng đã hoàn thành sứ mạng của sự nghiệp Thế Giới Thơ Tôi!
      Đến đây tác giả chỉ xin nói thêm đôi chút nữa về câu thơ cuối cùng của bài:
                    Mai chết rồi làm nước tắm cho em...
      Xuân Diệu thì nói rằng:
                    Anh không xứng là biển xanh                  
                 Nhưng cũng xin làm bể biếc
      Còn đây, tác giả lại viết : "Mai chết rồi”… thậm chí cả kiếp sau nữa, chỉ làm một dòng nước tắm cho em! Con người có thể làm bao chuyện phi thường - lên cả vũ trụ mà chinh phục sao Hoả, sao Kim cùng các vì sao. Bao nhiêu phát minh khoa học vĩ đại, sáng chế ra cả những tên lửa xuyên lục địa, bom nguyên tử đầu đạn hạt nhân để tiêu huỷ hoàn cầu... Ấy thế mà! Phải, ấy thế mà: liệu có gì còn có thể cao xa hơn là làm một dòng suối mát, một hồ nước xanh, hay thậm chí chỉ là một bồn nước trong nho nhỏ...để mà  kì cọ, tắm rửa thoả thuê cho cuộc đời và thân thể của người yêu?
      Đấy, nhà thơ của bài Khóc Bên Hồ Núi Cốc này chỉ xin được kết tình thơ ở đó!





                       NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG
                                          Người đàn bà đi trong mưa rơi
                                     Chứa một trời thầm như hoa vậy...



Chiếc mũ trắng mềm em đội bàu trời
Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
Đôi mắt em đong những áng mây
Người đàn bà trắng!...

Em đi - về... chao những hàng cây
Hồ gió thổi lệch vành mũ đội
Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội
Xoã ngang vai mái hất tơi bời.

Nỗi niềm thao thức
Những đêm trăng nước...
Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
Người đàn bà ai mà định nghĩa?

Đường xưa đó về đây em ơi!
Những con đường đã đầy xác lá rơi
Xác ve, xác gió và xác của mưa.

Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                              suốt đời chèo sông vắng
Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau!

Vết thương lòng không dễ đã lành đâu
Những đêm sao buồn, những đêm gió khát,
Khúc thơ tình anh lại viết về em!
Người đàn bà... ngậm cả vầng trăng...

 
                                    ( những năm 90 )




        Tôi gọi em bằng cái tên Người Đàn Bà Trắng (NĐBT), thực ra khi ấy em vẫn còn là một thiếu nữ:
                    Chiếc mũ trắng mềm em đội bàu trời                  
                  Khóm mây trắng bay nghiêng trôi trên tóc
      Từ chiếc mũ vải trắng mềm em thường đội trên đầu lẫn vào trong khóm mây, và khóm mây kia nghiêng trôi trên mái tóc em. Nghĩa là: bóng em đi hiển hiện dưới một bàu trời cao vời vợi. Ấn tượng nhà thơ về em cứ vờn bay cùng trời mây, gió cuốn. Đến đôi mắt của người yêu:
                    Đôi mắt em đong những áng mây
                    Người đàn bà trắng!...
       Đó là đôi mắt của mùa thu êm ái, ngọt ngào, trong xanh và xa thẳm. Bích Khê trong bài thơ Tranh Loã Thể cũng đã tả về đôi mắt người mỹ nữ:
                    Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường
      "châu" ở đây là châu ngọc - Đôi mắt đẹp của người đàn bà được thi nhân mô tả ấy mang tính mỹ học (châu ngọc, nghê thường). Thân thể nàng cũng trinh trắng bay ra như hương, như tuyết. Khoé mắt nàng lung linh ánh sáng kỳ ảo, dị thường. Còn NĐBT - đôi mắt em lại đẹp một cách hiền dịu , mộng mơ. Nhà thơ đã lấy những hình ảnh từ trong vũ trụ, trời đất qua cảm xúc mà tả về em.
      "...đong những áng mây" : Đôi mắt người yêu vừa huy hoàng lại vừa nhân ái, anh đã phiêu du trong đôi mắt ấy. Nó chìm ngập một thế giới...chiếu rọi vào những ngõ ngách làm cho cuộc đời anh sáng bừng lên, nhưng nó cũng từng làm tan nát trái tim anh! Đôi mắt người yêu mang đầy sự huyền ảo như Xuân Diệu đã viết:
                    Đến tan cả đất trời                   
                 Anh mới thôi dào dạt
      Em thật hiền! Ta đã yêu em từ đôi mắt ngời lên như một trời châu báu, là cánh cửa tâm hồn của người đàn bà, mà thăm thẳm bao la cả bể ái tình. Sang đoạn thơ hai hình ảnh người thiếu nữ hiện lên đi giữa cuộc đời, qua một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ:
                    Em đi - về... chao những hàng cây                   
                  Hồ gió thổi lệch vành mũ đội                  
                  Thấm đẫm mình em cả thềm nắng gội...        
  Cả thềm nắng hắt lên mình em như tơ lụa của đất trời có gió thổi, cây đưa...Vẫn chiếc mũ vải trắng mềm xưa mà em thường đội lệch, che lên khuôn mặt đẹp như một vầng trăng mọc. Cái bờ hồ gió thổi ấy chứng kiến bao nhiêu kỷ niệm của nhà thơ đã có. Những tháng năm anh đã sống trong êm đềm và hạnh phúc của tình yêu. Giờ đi lại những con đường đã qua, anh như nghe thấy cả một khúc tình ca đang sống lại. Ở đó, mái tóc người con gái xưa vẫn xoã tung bay trên đôi vai trần trắng của nàng :
                             Xoã ngang vai mái hất tơi bời        
     "tơi bời" ở đây có ý nghĩa của sự chói loà, chói ngợp...bởi sự chinh phục thời con gái.  Là tình yêu tơi bời, mãnh liệt và sấm sét của nàng. Tơi bời là tơi bời xuống sự sống, là bão tố phong ba, là sức mạnh phóng túng của con người Nàng có thể làm say đắm , ngả nghiêng cả tâm hồn, trí não và trái tim ta!
      "Xoã ngang vai mái hất tơi bời" -  Nó tôn vinh thêm sự rực rỡ bởi quyền năng thời con gái của em. Em đi…vẫn bàu trời trong xanh, mĩ miều, mềm mại với chiếc mũ vải mềm xưa và khóm mây trắng nghiêng trôi trên mái tóc. Nhịp thơ trải dài ra như những làn mây, lớp lớp trên những dòng thơ. Bồi hồi trong kí ức xưa, hồn nhà thơ như con đò mộng lạc vào nơi bến vắng, cô đơn! Chỉ còn nghe thấy tiếng gió táp mưa sa, cùng những lá vàng tháng năm rơi phủ xuống trời đất. Trong cảm xúc, tiếng lòng nhà thơ đã cất lên gọi vọng tình em:
                    Đường xưa đó về đây em ơi!               
                   Những con đường đã đầy xác lá rơi
                    Xác ve, xác gió và xác của mưa
      Những con đường ấy giờ đây thật là hoang dã trong qui luật bụi cát của thời gian. Con đường mà người con gái đã đi qua cuộc đời nhà thơ ấy, dù cuộc sống có bao nhiêu trăn trở, năm tháng cứ trôi đi nhưng.hình bóng em không phai nhoà. Thân thể của người yêu như một vườn đầy tiếng chim và hoa thơm.  Tình yêu em  đang làm xa xót trái tim anh!...Người con gái năm xưa  cũng đang phiêu dạt nơi nào trong gió mưa phủ táp cuộc đời? Dông bão sẽ dội xuống mà em như một đoá hoa thơm rực rỡ đang bị nhấn chìm , vò xé ở trong đó! Hình ảnh đoạn thơ nghe như trong giấc mộng : xác gió, xác mưa, đã đầy xác lá, xác ve...trôi . Nghĩa là: lớp lớp năm tháng chồng lên nhau phủ xuống nấm mồ tình! Những kỉ niệm êm đềm và những tối yêu em đã rất xa...nhưng vẫn lẩn khuất trong tâm tư của lòng chàng. Khi những ánh điện đêm thành phố, bàu trời sao giăng chiếu qua khoảng trống của những tán lá cây soi lên mình em...khuôn mặt em tha thiết biết bao. Đôi má em  mịn mà như một miếng trăng thơm, anh chỉ muốn cắn hôn lên
   Mắt em nhìn thân thương, trìu mến. Anh khẽ kéo em vào hôn đắm đuối trên đôi môi nàng ngọt ngào như thể trái cây. Bóng cây mờ tỏ che khuất đi những cử chỉ thèm muốn của nỗi đam mê (?) Anh lần qua làn áo mỏng xoa trên thân thể nồng cháy, đặt lên bộ ngực êm mát của nàng - Hai bàu trái cũng nóng hổi xúng xính trong tay anh. Mắt em nghiền nhắm lại đưa hồn vào cõi ru mê!...Ôi, cái của người thiếu nữ mãi mãi là báu vật mà nàng mang tặng nó cho ta! Bàn tay anh chỉ muốn đi tìm vào cõi thiên thai. Bà Hồ Xuân Hương đã tả về cái đó của em thế nào:
                    Cỏ gà lún phún leo quanh mép                
                   Cá diếc le te lách giữa dòng...
       Anh khẽ vén búi cỏ gà để vuốt ve thiên tạo. Đôi chân trần trắng như ngà em giương cao như đôi cánh hạc, để lộ ra cả một vòm điện ngọc : Đó là cổng trời!...Ở nơi ấy vào cung nguyệt, một động ngọc ngà tuyệt đẹp! Khe vào cổng sâu thẳm để đón tình yêu của anh vào với em. Nơi giáp gianh giữa trời đất, âm dương tận cùng gặp nhau. Như trong bài thơ NĐBT đã viết:
                    Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
                    Người đàn bà ai mà định nghĩa?
         Cụ Nguyễn Du cũng đã tả về cái của nàng Kiều:
                    Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên
      Nhưng đây là cả một động thiên thai tạo hoá đã dầy công để tạo ra, gắn lên tấm thân người đàn bà thần tiên và tuyệt mĩ biết bao! Vũ trụ ấy của em đã sinh ra tất cả các kiệt tác của nhân loại này, cao vời vợi và bất tử!
      Giờ đây nhà thơ chỉ còn nghe thấy tiếng gió mưa phủ lên những con đường ấy, đã đầy xác lá, xác ve...trôi. Cái bờ hồ gió thổi  ngàn năm sau vẫn còn quyến luyến bóng hình em ở đó. Mãi mãi ở trong anh...
       Tôi xin trở lại phân tích sâu thêm về đoạn thơ ba:
                     Nỗi niềm thao thức                    
                  Những đêm trăng nước...                    
                  Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai !                   
                   Người đàn bà ai mà định nghĩa ?
      "Chùm trinh em hát..." : Hình ảnh thơ đã được cách điệu hoá. Trong bài thơ Bẽn Lẽn của Hàn Mặc Tử : Vào một đêm trăng sao lòng những cô đơn - Thi nhân đã mơ đến những giây phút được vui vầy với người trinh nữ . Ông mường tượng ra cả cái của nàng cũng giống như vành nguyệt đang in soi trong khe nước. Lòng thi nhân bồi hồi thảng thốt kêu lên:
                    Ô kìa! Bóng nguyệt trần truồng tắm                  
                  Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...
      Đó là một áng thi tuyệt tác, có thể coi đó là những câu thơ vàng. Ông run rẩy mê man đắm nhìn cái vầng trăng của người trinh nữ ấy:
                    Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
         Chính bởi thế Bẽn Lẽn đã trở thành một trong số bài thơ hay nhất của ông. Còn cái ấy của NĐBT thì sao?
                    Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!
      Hình ảnh thơ mô tả lại mang màu sắc trừu tượng và gợi cảm.
      " Chùm trinh em hát...": Nó đã mang cái của nàng bay lên! Suy cho cùng vũ trụ và thế giới đều tồn tại và sinh ra ở đó! Nó vừa vĩ đại vừa man dại. Nếu không có cái chỗ thiên thai ấy của người đàn bà thì không có thế giới, không có cả linh hồn lẫn sự sống và cũng không có ý nghĩa gì về lịch sử của thế gian này. Với câu thơ:
                    Người đàn bà ai mà định nghĩa ?
      Tôi nhớ đã được đọc những trang sách viết về thân thế và sự nghiệp của Đại văn hào Nga vĩ đại Lép Tônxtôi - Ông là một thiên tài xây dựng hàng trăm tính cách về đàn bà có những mẫu mực khác nhau. Người từng nói những câu đại ý rằng: Không thể đưa ra những luân lý có tính khuôn mẫu nhất định đối với người đàn bà, mà chỉ có những sự tìm tòi, tìm tòi và tìm tòi mãi...
      Nàng không thể nào định nghĩa được trong sự tồn tại của đời ta? Câu thơ treo trên đầu ta như một câu hỏi vĩnh cửu, lại như thể một định mệnh!
      "Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!" - Đoạn thơ tả khúc triết này đã đưa thi phẩm NĐBT bay vào cõi huyền bí khi viết về đàn bà. Thật đúng là: Người đàn bà ai mà định nghĩa ?
      Tôi xin bình sang đoạn thơ 5 - Đây lại là một mảng thơ đời. Nó đã triết lý về tình yêu và cuộc sống giữa nhà thơ với nàng:
                    Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu                   
                 Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                                                       suốt đời chèo sông vắng                    
                Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng                   
                 Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau (!)
      Mâu thuẫn giữa cuộc sống và tình yêu là vậy - Đó cũng là hai mặt nghịch lý của cuộc đời:
                    Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
      Còn anh cũng không đầy mình để cứ làm mãi cái anh chàng Trương Chi suốt đời chèo thuyền trên con sông quạnh vắng cô đơn, rồi tương tư nàng Mỵ Nương mà chết! Thực ra… chảy trong tình thơ thì anh cũng đã thầm tương tư em suốt đời rồi.
       Mối tình  của nhà thơ với NĐBT cũng chỉ là một bi kịch tình. Vết thương trái tim đôi trai gái ấy tháng năm vẫn không hàn gắn lại được, như câu thơ đã viết:
                    Vết thương lòng không dễ đã lành đâu  
      Nhưng cái Con Đường Lông Ngỗng Trắng mà nàng Mỵ Châu đã rắc cho chàng Trọng Thuỷ theo, thần tượng thì rất đẹp… nhưng để cuối cùng chàng cũng nhảy xuống biển mà chết, hoá thành ngọc trai giữ tình son sắt với nàng. Nó bi ai quá! Cái hay của khúc triết lý  trong bài thơ NĐBT là nó đã được viết như đời. Trong tấn bi kịch tình yêu ấy: dẫu mối tình bị tan vỡ phải chia lìa năm tháng, nhưng tình thơ đã không kết thúc bằng sự bi thảm như một định mệnh - Đôi trai gái vẫn phải sống và tồn tai! Dù là theo chiều gió cuốn của cuộc đời...Phải chăng đó cũng là một cuốn tiểu thuyết "cuốn theo chiều gió" như bao bi kịch Tình - Đời trên bờ bến nhân gian? Cả đoạn thơ thấm đẫm giọt lệ, nó như những tiếng than bật ra trong đời sống đầy mất mát và đau đớn của tình yêu!
      Đây là một trong hai mảng thơ xương cốt lõi nhất - Mảng thứ nhất như trên đã nói, chính là đoạn thơ ba: "Chùm trinh em hát: Đấy chỗ thiên thai!"... Làm thành nền tảng , như tim óc, như tuỷ sống, như cái cây đã được kết thành trái chín cho cả tình thơ NĐBT này.
      Trên con đường vô định... nhà thơ vẫn thiết tha, khao khát gặp lại người thiếu nữ. Trong những đêm hoang vắng và sâu thẳm của không gian mênh mông, lòng anh lại âm thầm khắc khoải:
                    Những đêm sao buồn, những đêm gió khát,                  
                 Khúc thơ tình anh lại viết về em!
      Những ngôi sao trên vòm trời xa xôi kia, nó cũng hiu hắt như nỗi vắng vẻ, trống lạnh của nhà thơ. Những ngọn gió đêm vô tình bay qua, như thể vẫn còn cất giữ ngọn lửa tình mà người thiếu nữ xưa từng sưởi ấm trái tim anh! Để rồi bài thơ đã được kết thúc bằng một câu thơ tuyệt bút đẹp nhất về nàng:
                    Người đàn bà... ngậm cả vầng trăng...
       Cái vầng trăng ấy của nàng quen quen mà vẫn lạ! Nó cứ nguyên thuỷ như hang động thời tiền sử, lại huyền bí như thánh linh... Đây là một câu thơ siêu thực chứa đầy trầm tích đã được thăng hoa. Một thiên tạo vĩ đại đang nép trong tấm thân người đàn bà hay chính nàng là một vầng trăng? Nhưng chao ôi, dù gì thì nàng cũng đã "ngậm" cả cái vầng trăng của nàng để rời bỏ nhà thơ để đi rồi! Những tháng năm buồn nhớ về em: Anh đã viết thiên tình ca NĐBT bất diệt này để lại cho thế gian.
      Cuối cùng xin mượn cụ Nguyễn Du đôi câu thơ mà Người đã kết trong Kiều để khép lại bài viết bình về thi phẩm NĐBT ở đây. Nhưng nếu chẳng may có ai đó không ưa cách bình tán thơ như tác giả ở trên, xin cũng được miễn thứ! Đó chẳng qua cũng chỉ là những tiếng nói tri âm thôi mà... Thiết nghĩ: trong cái bể khổ trầm luân này, nếu có thể mang lại được cho nhau những phút giây cảm khoái - Thì âu đó cũng là một điều có nghĩa:
                    Lời quê chắp nhặt dông dài                   
                    Mua vui cũng được một vài trống canh./.




                          


                TRƯỚC NÚI MỸ NHÂN  (1)
                                 Núi Mỹ Nhân nằm giữa biển Nha Trang gần Hòn Chồng. Truyền kể: Nàng
                  Mỹ Nhân nằm ở đó nhiều năm tháng chung thuỷ chờ chồng - Chồng nàng là một
                  tướng cướp trẻ đã dẫn một đạo quân cướp bể, thuyền bè của họ bị bão biển đánh
                  đắm… đi đã không về.


Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều
Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở
Nghe cả biển , tình yêu và đời vỗ...
Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.

Em nằm đây, em hỡi! Em nằm đây,
Làm núi đợi ngàn năm cùng với bể
Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ
Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời.

Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời
Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ!
Xin lỗi những mảng đời ta đang có
Đôi lúc thèm được bám rêu xanh.

Gió hút Hòn Chồng bể sóng mênh mông
Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn
Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn
Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân ?

Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non
Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi
Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại
Cây Thánh Giá Cuộc Đời anh đặt dưới chân em!

Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long
Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
Hồ yêu tinh - và đàn bà nơi trần thế
Vừa là tiên vừa là quỉ: nàng ơi!

Cô gái bán hàng trong quán gió chơi vơi
Cứ nhìn khách đôi mắt tròn đen láy,
Đã kể tôi nghe chuyện về nàng Mỹ Nhân thuở ấy!
Nghe trong chiều gió cuốn bụi đường bay...

 
                                                   1994
 

      Đứng trên Hòn Chồng vào buổi sớm mai, khi mặt trời lan toả những ánh nắng vàng rực rỡ...Nhìn ra một dải núi nằm giữa biển Nha Trang, người ta thấy nổi lên đôi gò núi , trông giống như đôi gò vú của một nàng thiếu nữ. Nàng đang ngả mình phơi nắng. Triền núi xanh thoai thoải làm nên thân thể nàng. Khe núi xanh chạy dài xuống mặt sóng như mái tóc nàng xoã xuống biển - Người Sàigòn lên chiêm ngưỡng cảnh đẹp, gọi là núi Mỹ Nhân! Nàng Mỹ Nhân đã nằm ở đó chung thuỷ chờ chồng - Chồng nàng là một tướng cướp trẻ của đạo quân cướp bể. Trong một chuyến đi, thuyền bè của họ đã bị bão biển đánh đắm. Xác họ dạt vào bờ và hoá thành bãi sỏi đá, hiện vẫn còn dấu tích tại đó:
                    Bờ Hòn Chồng, quán gió, một trưa chiều                
                  Anh đứng dưới bóng dừa xứ sở                    
                 Nghe cả biển, tình yêu và đời vỗ...                 
                  Nhúm cỏ lòng xé rách bụi thơ bay.
      Cái bóng nàng Mỹ Nhân vẫn nằm ở đó để làm một tượng thần trong trắng giữa chốn đời thường bụi bặm, xô bồ này mà tạc vào năm tháng:
                    Tình yêu vỗ muôn đời trong sóng vỗ                  
                  Không vấn vương bụi bặm cõi trần đời
      Sau những ngày giải phóng miền Nam, người chiến sĩ giải phóng đã qua đây - Anh còn là một nhà thơ!... ( Bài thơ được anh nhớ lại để viết vào gần 20 năm sau đó), vừa là sự minh chứng của lịch sử, vừa là sự trải nghiệm dâu bể trong chốn đời người: Những thương tích chiến tranh, dù bao bom đạn đã bắn vào thân thể anh cũng chỉ là nỗi đau thể xác, nhưng nỗi đau nơi nhân tình thế thái này đã bắn vào cả trái tim, tâm hồn anh… còn đau đớn nặng nề hơn! Đó mới chính là vết đạn ngàn thu bao giờ lành lại được? Cho nên dừng chân nghỉ lại trước bờ biển sóng gió mênh mông, ngước nhìn đỉnh núi Mỹ Nhân kia, anh mới thốt lên rằng:
                    Ta! Con chim đã trúng bao vết đạn
                    Dừng chân nghỉ bên bờ xanh hữu hạn                   
                 Chốn vô cùng ta muốn hỏi Mỹ Nhân?
      Anh muốn ngả vào lòng nàng, trong vòng tay êm ái của tình yêu nàng - Phải, chỉ có nàng… chỉ có tình yêu của người đàn bà mới xoa bớt được vết thương sâu nhói tận trái tim anh:
                    Cho anh hôn lên đôi vú đá tơi bời                
                  Dầm dãi nắng mưa ru em trong giấc ngủ!
      Anh ru nàng và nàng ru anh! Nhưng trong cuộc đời thực này, tình yêu của nàng Mỹ Nhân âu lại cũng chỉ là mộng ảo? Dẫu vậy, anh vẫn muốn ngủ trong tình yêu ấy… để quên hết đi chốn nhân tình thế thái, quên hết đi cái cõi đời mệt mỏi, hỗn loạn và đầy rẫy những lo âu:
                    Xin lỗi những mảng đời ta đang có                  
                  Đôi lúc thèm được bám rêu xanh...    
     Đến đây -  Tôi xin đi sâu phân tích vào đoạn thơ thứ 5 của bài:
                    Bóng nàng nằm trơ mãi cái nước non                   
                  Lòng nguyệt tỏ tháng năm mòn đá sỏi                  
                 Niềm vĩ đại lại vô cùng man dại...
      Hình ảnh của đỉnh núi Mỹ Nhân nằm giữa biển khơi xanh, chờ người chồng đi xa mãi mà không trở về...Tình của nàng chỉ có vầng nguyệt tháng năm soi tỏ. Dù sông cạn đá mòn nàng vẫn thuỷ chung - Ôi! Sự hoang dại tạo hoá chẳng phải là đỉnh cao hùng vĩ muôn đời trong thế giới hỗn mang mà chúng ta đang sống hay sao? Đó cũng là chính kiến của nhà thơ trứơc thần tượng vĩnh hằng của đỉnh núi Mỹ Nhân kia! Nghĩa là, sự thần tượng về tình yêu với người đàn bà sinh ra trong cõi thế gian này, nó đã được tác giả dồn nén vào trong câu thơ cuối đoạn:
                    Cây Thánh Giá Cuộc Đời anh đặt dưới chân em!
      Nhà thơ không phải là người theo tôn giáo, nhưng hình tượng Cây Thánh Giá Cuộc Đời cần hiểu theo nghĩa tượng trưng - Người Nhật thì đặt thanh gươm trên đầu người đàn bà, người Pháp lại đặt thanh gươm dưới chân người đàn bà!...Cho nên, nhà thơ mới phát biểu quan niệm , chính kiến của mình trong sự tồn tại thế giới : "Cây Thánh Giá Cuộc Đời anh đặt dưới chân em "! Nó còn biểu hiện một sự phản ứng mãnh liệt của tác giả trước thực tại của thế giới con người đầy rẫy những bạo lực phi lý, còn nhiều dã tâm mãnh thú nữa...Đến đây tình thơ đã được đẩy cao lên ý nghĩa thời đại, hình ảnh thơ bốc lửa và cháy sáng! Cùng với đoạn thơ thứ 6 làm thành hai đoạn thơ trung tâm cốt lõi nhất của bài. Tôi xin phân tích tiếp về đoạn thơ thứ 6 ấy:
                    Hồ yêu tinh - và đàn bà nơi trần thế                   
                 Vừa là tiên vừa là quỉ :nàng ơi!
      Đàn bà - Đúng là cuộc sống không thể thiếu được họ! Thiếu họ, cuộc đời ta sẽ trở nên hoang tàn, vô nghĩa. Nhưng chính đàn bà cũng đem đến cho ta bao mệt mỏi? Có nhiều khi ta chỉ muốn vào quách trong chùa để đi tu, cho cuộc đời được sống yên. Có họ và không có họ đều dở cả - Họ là thiên đường trong cuộc đời ta , nhưng đồng thời cũng là âm phủ!...Họ vừa là linh hồn, là tiên nữ, lại vừa là quỉ dạ xoa...Chả trách  - thi sĩ Tản Đà đã từng một thời tìm đường lên núi tu tiên, để dứt bỏ chốn hồng trần. Nhưng rồi ông vẫn lại phải quay về với cõi đời thường ấy, để sống tiếp cuộc đời chán chường với bao nỗi đoạ đầy. Vì lẽ đó - đứng trước đỉnh núi Mỹ Nhân thanh cao kia, nhà thơ mới thốt lên:
                    Nếu có thể sống chung đầu bạc răng long                   
                  Anh nguyện với nàng cả đời vui thú
      Hình ảnh đoạn thơ chan chứa tình yêu, làm cho bài thơ mang sâu sắc tính đời và gắn liền vào trong cuộc sống - Để tình thơ Trước Núi Mỹ Nhân thật sự trở thành một thi phẩm hoàn bích và viên mãn!...




      
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.09.2010 01:09:33 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 22.08.2010 11:12:27 (permalink)
Bài thơ 495:


    
NÓI CHUYỆN VỚI NHÀ THƠ
              CHỬ VĂN LONG

            
.  Anh ấy nói: Hiện anh đang yếu lắm, vẫn bệnh cũ...

Anh ấy hơn tôi sáu tuổi
Vào độ cuối đời phải đâu là ngắn
Thời gian nếu đến tuổi anh
Tôi sẽ làm khối việc thật đám đình.

Cái tuổi về già yếu như sên anh nhỉ?
Nhưng bù lại ta như cây ươm quả
Ra được quả nào cũng sẽ ngọt và ngon.
Nói vậy thôi - Chứ với thơ văn
Tuổi càng cao muối sẽ bám đặc tâm hồn...

Đã mệt mỏi, chán chường đủ thứ
Cố giữ mọi bề cho cuộc sống ngoai yên
Cái cần cố: cả đời ta đã cố!
Đến phút này cầu thượng đế ra ơn.

Ta vẫn dấn tiếp làm, không chỉ vì kiếp này đâu anh ạ!
Mà chính vì tượng đài thơ ta để lại hậu sinh
Khi mình đã khuất
Con cháu sẽ nhắc đến tên ta như một bậc cao hiền!

                                          21/11/2009



<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2012 23:14:44 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 20.09.2010 12:11:16 (permalink)
Bài thơ 496:

          BIẾT THẾ NÀO LÀ DẠI, LÀ KHÔN

 
Con đường thượng đế dẫn ta đi
Có thần thánh chỉ đường, quỉ ma đưa lối
Bươn bả cuộc đời biết thế nào là dại, là khôn?
Cứ bình thản vui mà tồn tại.

Chốn đương đại: vừa nghiêm chỉnh,

                              vừa lăng nhăng bờ bụi
Muốn vào cõi thánh ư?
Phải đi giữa bãi người...
Bằng bộ óc thông minh và nhẫn nại.

Định mệnh ta đã ghi ở trên trời
Chốn nhân gian chỉ để sống mà thôi
Lựa lối thoát trong bể tình thế thái
Sướng, khổ, buồn, vui... tất cả cũng định rồi!

                                  2006


<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2012 23:22:19 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 18.10.2010 01:28:32 (permalink)
Bài thơ 497:

            KHẼ HIU HẮT MỘNG
                  

Sóng bên bờ khẽ hiu hắt mộng
Vỗ vào đêm đông
Mai xuân về ắt sẽ già hơn!

Cuộc đời mênh mông
Tình như hoa trái
Thế giới cuối cùng chỉ là một khoảng không
Và chúng ta là những giọt máu loang
Đi từ đầu vũ trụ này xuống đất!...

Phía cuối con đường dẫn ta đi đâu?
Vào kiếp khác hay thành bụi cát
Ta không biết!
Chỉ tình yêu anh và em bất tử ở vô cùng...

                            30/11/2009


<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2012 23:29:30 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 14.11.2010 12:19:24 (permalink)
Bài thơ 498:


        BUỒN TÌNH VIẾT MẤY VẦN THƠ
     

Ngày tháng trôi đi những vẩn vơ
Buồn tình nên viết mấy vần thơ
Trẻ trung thi tứ còn thánh thót
Giờ gió phật phờ đưa cành khô...

Đêm nằm nuối xưa bao gái đẹp!
Một thời trai quí lỡ bỏ qua?
Nào phải vì mình làm cao đạo
Tại cái dại khờ với ngu ngơ.

Khát vọng ngút ngàn thân dâu bể
Chí quyết tận cùng há kể chi!
Đã thấy trời cao đang rộng mở
Sao buổi chiều ni lại chán phè?

Than ôi! Giấc mộng suốt một đời
Nửa lòng thây kệ tháng năm trôi...
Nửa dạ nén chờ vin nguyệt quế...
Chẳng còn hiểu nữa cái thằng tôi?

             Chiều 29/10/2010
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.02.2012 12:37:53 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 30.11.2010 23:42:01 (permalink)
Bài thơ 499:


      
ĐÊM NAY TRỜI LẠI KHÔNG MƯA
 
Trời không mưa áo em đâu có ướt
Chỉ ướt lòng em: Cô gái nhỏ của anh!
Em ngả vào anh mà hình như có khóc…
Tiếng con tim thật rõ bên mình.
 
Mùa thu đã qua ta nghe lá rụng
Buổi cuối cùng em đến để chia tay
Ngày mai em lấy chồng phải xa vĩnh viễn
Chẳng sao mà,  trời có mưa đâu, em ơi?
 
Kìa không mưa mà áo anh lại ướt,
Mùa thu đi… sao nắm mãi bàn tay?
Ai nói tình gió mây sẽ quên trong chốc lát
Bao năm trời hồn anh vẫn mưa bay…
 
Tại đêm đó không mưa hay bởi vì anh nhớ
Phố vắng em buốt giá cả canh dài
Em dại lắm lấy chồng làm chi vội
Đưa em sang sông rồi lòng mới biết đã yêu ai!
 
Ta lại bước lang thang trên phố ấy
Đến mỗi gốc cây có vệt cũ em ngồi
Tiếng hát xưa đưa bờ hồ gió thổi
Bóng với mình đi mãi tới ban mai…
 
Cứ tưởng buổi cuối cùng em đến… đã chia tay?
 

                        Hà Nội - Đêm 19/11/2010
 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2012 23:42:35 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 08.12.2010 00:09:09 (permalink)
Bài thơ 500:

            PHỐ TRONG ĐÊM

Đã trôi vào dĩ vãng rồi em
Còn đâu những tối yêu hẹn hò tình tứ
Những đêm không chiếu, không màn thời thiếu nữ
Phố vẫn đây mà anh mất em.

Sống giữa phố phường cứ ngỡ hư không
Đêm trăng trống trênh, ngày cây xao xác
Trái tim anh vết thương đời tan tác
Tháng năm trôi… cuộc sống hoang tàn.

Người đàn bà cho vũ trụ sinh tồn
Ta tìm thấy ở em thế giới này hoàn mỹ!
Thế thái đổi thay tuyên ngôn và chủ nghĩa
Em là bản tuyên ngôn cao nhất của nhân sinh!

Phố anh đi lấp lóa ánh đèn
Nhìn thế sự cả chính tà đang diễn…
Tình yêu em: Điểm tựa để linh hồn anh vịn,
Không em rồi! Anh biết níu đâu đây?

Marx hoang tưởng ư? Xô-viết Nga sụp lâu rồi!
Em có thấy Việt Nam ta cũng đang vào màn cuối?
Tiếng chuông điện Kremlin giờ nghe như mõ ấy
Tình bơ vơ nên anh cũng bơ vơ.

Hà Nội trong anh không một chút phai mờ
Em đừng hỏi thơ anh sao buồn thế,
Chả lẽ ta viết thơ phải giả dối như làm chính trị?
Đọc thơ buồn để cho đời vui đó, em yêu!

Anh đi trong phố đêm mà suy nghĩ bao điều…
 
                             Đêm 30/11/2010
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2012 23:46:36 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 08.12.2010 00:15:28 (permalink)

Bài thơ 501:


    
NGỬA MẶT NGẮM MÂY TRÔI
            
. Nhớ bài thơ "Mộng uống rượu với Tàn Đà" của Huyền Trân

Ngửa mặt ngắm những vì sao xa lắc
Trời mênh mang tôi gọi: thế gian ơi!
Mây trôi, mây trôi, mây trôi, mây trôi
Xin mời cụ Tản Đà chén rượu uống cho vui!

Này cụ ạ: Kiếp sau đừng làm thi sĩ nữa!
Tôi sẽ ra bờ sông kiếm chiếc cần câu cá
Hay cái vó bè thả lưới dưới trăng sao…
Ừ nhỉ, nhưng không thơ hồn biết trú vào đâu?

Ngày xưa cụ nửa đời những muốn quên trần thế (1)
Sống chán chường lên núi định tu tiên,
Chẳng thoát được đâu cụ ơi?
Cõi hồng trần đày đọa kiếp chúng sinh
Thân thi sĩ mảng bèo trôi dâu bể.

Tôi thay bác Huyền Trân mời cụ thêm ly nữa! (2)
Ừ thì theo, làm thi sĩ cũng chẳng sao
Hôm nay đời ca ngợi cụ bao nhiêu
Khi xưa sống thì lận đà, lận đận.

Giờ tôi sống cũng bập bềnh như bọt biển
Mai người có ca... đã chết còn đâu?
Ta uống đi! Mời cụ, hãy cạn cả ly sầu
Cho quên hết chuyện nhân tình thế thái.

Dẫu say rồi vẫn xin cụ uống thêm
Uống chẳng vì ta, cũng chẳng phải vì chung
Vì cái chi chi của…kiếp?
Nào, uống đi cụ!
Bởi càng tỉnh thì lòng càng xa xót
Sống trên đời chẳng ai thoát được, cụ ơi!
 
                            Đêm 6/12/2010

 
(1)  “Trần thế em nay chán nửa rồi!”: Câu thơ của Tản Đà.
    Thi sĩ Tản Đà có thời chán đời đã bỏ lên núi định tu tiên, nhưng rồi
   ông vẫn  phải quay về cuộc sống ở cõi hồng trần để tiếp tục chịu cảnh đọa đầy.
(2)    Nhà thơ Trần Huyền Trân đã viết bài thơ “Mộng uống rượu với Tản Đà” nổi tiếng:
             Cụ hâm rượu nữa đi thôi
             Be này đã cạn hết rồi còn đâu!
             Rồi lên ta uống với nhau
             Rót đau lòng ấy vào đau lòng này.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.02.2012 22:01:13 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Nhatho_PhamNgocThai 24.12.2010 12:12:00 (permalink)

Bài thơ 502:


              HÀ NỘI VÀO ĐÔNG
                                

Ta nhắp chén thi ca như ly rượu hải hồ
Mua một chút niềm vui đời thi sĩ:
Chân xoạc Hồ Xuân Hương (1)

Hồn Xuân Diệu bay (2)
Chí hùm thiêng Thế Lữ (3)
Viết bài thơ “Hà Nội vào đông”...

Lá vàng rơi chiu chít mênh mông
Chuyện thế sự đảo điên đã thành bệnh dịch
Cứ như hòn xúc xắc lăn tròn quay tít
Mong con lục để ù, nhưng vẫn... "số không"!

Hình như quốc hội vừa mới họp xong
Hoặc vẫn còn đang họp?
Việc của cả non sông cứ để họ bàn...
Còn ta nghĩ đến chuyện ghi tên mình
                         vào hàng thi nhân lịch sử!

                                    2/12/2010


(1)  Hồ Xuân Hương:
                           Hai tay với thử trời cao thấp
                           Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài
(2)   Hồn Xuân Diệu:
                    Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
                    Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
                    Để tâm hồn ràng buộc với muôn giây
(3)  Hình ảnh  hùm thiêng nhưng bị nhốt ở vườn thú trong thơ Thế Lữ:
                    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
                    Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua...
      

<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.02.2012 22:12:48 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
Thay đổi trang: << < 343536 > >> | Trang 34 của 45 trang, bài viết từ 496 đến 510 trên tổng số 666 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9