(URL) THƠ TÌNH CỦA PHẠM NGỌC THÁI
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 45 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 666 bài trong đề mục
Nhatho_PhamNgocThai 18.09.2006 11:23:44 (permalink)
 

Bài thơ 47:


           ĐÊM BÓNG CÔ ĐƠN


Em đột ngột qua mưa chiều tạt lá
Chút thơ lòng tầm tã tim anh!...
Mối tình nhỏ líu lo đùa một gã
Người tuy xa còn lại bản đàn êm.

Người con gái đi rồi ra phố vắng
Em về đâu trong đêm bóng cô đơn?
Anh muốn níu cơn gió đường lặng thoáng
Để cùng trinh nữ tắm yêu thương...

Đêm tháng bảy - Em ơi! lòng da diết
Nén hương thơm thắp trước cửa đền
Khe khẽ vào đời anh làm bể biếc
Thành phố buồn! Mùa thu đến chăng em?

Thì đi nhé! Dù chia ly là biệt tích
Đời thầm vương... Tình cũng vở kịch câm...

Mùa lá rụng em bước mùa lá rụng
Gió cứ bay mây trắng đầy đường...
Người con gái đi rồi ra phố vắng
Em về đâu trong đêm bóng cô đơn?


                
                 Phạm Ngọc Thái
              (cuối tháng 7/1999)
         


       Vào một đêm của mùa lá rụng, người con gái cô đơn ấy đã nghĩ gì bước đi trên phố vắng - Tôi không biết!...

          Đời thầm vương... Tình cũng vở kịch câm...
                                           
  - Đúng thật, tình là một vở kịch câm! Đoạn thơ:

          Em về đâu trong đêm bóng cô đơn?

      Đã được tác giả nhắc đi nhắc lại hai lần làm điệp khúc cho bài thơ - Còn câu thơ:

          Nén hương thơm (anh) thắp trước cửa đền
                                          
     Nghĩa là, lòng anh thực cũng muốn về bên em! Nhưng tình thì trắc trở... Người con gái đang bước đi trong mùa lá rụng, em có nghe thấy cả mùa thu đang đến không? Mùa của chia ly đấy!

     Như khúc tình ca yêu thương, mưa cũng đang rơi tầm tã trong anh.

     Đêm Bóng Cô Đơn là một tình thơ nuối tiếc về hình bóng đối với một người trinh nữ, như dòng suối thiết tha chảy mãi trong trái tim chàng thi sĩ!...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2010 11:34:09 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
#46
    Nhatho_PhamNgocThai 18.09.2006 11:43:56 (permalink)

     
    NHỮNG NHÀ XUẤT BẢN (HOẶC CÁ NHÂN) TRONG NƯỚC CÙNG QUỐC TẾ    
    NẾU NHẬN MUA BẢN QUYỀN  XB "  TUYỂN THƠ ĐẠI BÀNG " BẤT HỦ, 

    CÓ MỘT KHÔNG HAI NÀY!...XIN NGHIÊN CỨU VÀ LIÊN HỆ VỚI TÁC GIẢ 








    Bài thơ 48:


           CHIỀU PHỐ NHẠT NHOÀ

    Đưa chân em ra phố
    Để mình chia nhau xa
    Hay để rồi thương nhớ
    Chiều phố sao nhạt nhoà...

    Mắt em đong đầy lá
    Rồi quay đi hơi buồn
    Thoắt bỗng thành quá khứ
    Trái tim tình mênh mông

    Anh muốn ngược thời gian
    Lại cùng em tha thiết
    Người con gái yêu thương
    Tình ta không thể chết!

    Ôi, vầng trăng xa xăm
    Lòng ta man dại quá!
    Cuộc đời là nghịch lý
    Đành chia tay bẽ bàng.

    Nhìn cánh hoa rơi rơi
    Nó chết vì chính nó,
    Trái tim anh, em ơi
    Em mang đi rồi đó!

                   30/7/1995
          
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.04.2011 12:17:59 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
    #47
      Nhatho_PhamNgocThai 18.09.2006 12:03:59 (permalink)
       

      Bài thơ 49:


            ĐÊM VẮNG

      Đêm thanh vắng ngồi bên thềm man mác
      Anh một mình nhặt ánh sao rơi!
      Lại nhớ đến em bao năm trước
      Nỗi buồn vào làm đêm thêm xa xôi...

      Phố phường ngủ tiếng chim kêu trong tổ
      Vài ba ngọn cỏ khẽ vi vu
      Gió gọi anh về con đường dạo đó
      Chúng mình thường đi mãi canh khuya

      Hương tóc ai bay và tiếng xa ru
      Má mơn man tư lự nghe gió thoảng
      Giờ chỉ còn thấy mây trôi lãng đãng
      Mái đầu anh đêm thoắt bạc thêm ra...


                                    18/1/1996
             





      _________________________________________________________________________
      _________________________________________________________________________






                NHỮNG THI PHÁP NGHỆ THUẬT CƠ BẢN
      SỬ DỤNG TRONG SÁNG TÁC "TUYỂN THƠ ĐẠI BÀNG"


                                          

       
                                                                    Tác giả giới thiệu

                                                    

                                                                                   



           Nghĩa là trong phần lớn các bài thơ hay của tôi, nhất là chân dung các thi phẩm đã có thể đạt tới là những kiệt tác thi ca !... thì hầu như đều được sử dụng bằng những thi pháp nghệ thuật cơ bản này.

        Trước hết xin nói khái quát ít nét về các trường phái thơ hiện đại thế giới - mà tác giả đã sử dụng làm thi pháp sáng tác trong Tuyển Thơ Đại Bàng.

      Tôi cũng đã tìm hiểu và nghiên cứu ( để sáng tác ), đặc biệt là các trường phái thơ hiện đại ở châu Âu, từ những năm cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX.

        Như trường phái thơ lãng mạn Lamartin (1790-1869), được xem như là một hiện tượng thi ca vĩ đại trong lịch sử. Ông thuộc những người chủ xướng hàng đầu của trường phái thơ ca lãng mạn này.

        Nó gắn liền với tên tuổi các nhà thơ lớn khác như : H.Hainơ, A.Puskin, V.Huy-Gô, M.Lecmôntốp... mà sau này ảnh hưởng của họ đã phát triển rào rạt, rộ lên trong giai đoạn thơ mới ở VN. Cho ra đời những nhà thơ lãng mạn có tên tuổi của nước ta như: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Huy Cận, Vũ Hoàng Chương, Thế Lữ, Bích Khê...

        Thơ lãng mạn nó không còn dừng lại ở cảm xúc miêu tả một cách khách quan như thơ hiện thực, mà nghiêng về những cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Là thơ của tâm hồn, ra khỏi các qui phạm trói buộc của giáo huấn để tự bộc lộ mình. Tả "chân" sự vật bằng trực cảm, dựa vào tâm lý và chảy tràn cảm xúc theo tưởng tượng.

          Nó cũng phá vỡ mọi hình thức của dòng thơ cổ điển, thịnh hành ở Việt Nam thời Lê ( như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, tới Nguyễn Khuyến, Tú Xương...).

        Nếu như nhà thơ cổ điển là nhà kiến trúc, sử dụng thuộc tính chất liệu khách quan để xây dựng công trình thi ca, còn những yếu tố chủ quan hầu như không dùng đến - thì những nhà thơ lãng mạn lại phơi bày chiều sâu xúc cảm của tâm hồn. Tự chiêm nghiệm, tự ý thức về cái tôi đó !

        Nghĩa là chất lãng mạn nằm trong cách cảm nhận biểu hiện thế giới, xã hội và con người qua cái tôi của nhà thơ ! Một quan niệm cực kỳ cởi mở, vô tư đối với đời sống và thế giới.

        Những dòng thơ lãng mạn đó thường là các dòng thơ cuồng say, rào rạt tuôn chảy theo cảm xúc. Nhưng cũng bởi vậy, nó lại mắc một nhược điểm là nhiều lời. Thiếu sự hàm xúc, cô đọng như dòng thơ cổ điển.

         Chính từ trên những yếu tố này: cần phải bổ khuyết, đối với cả dòng thơ lãng mạn cũng như cổ điển. Tôi đã sử dụng hoà nhuyễn nó trong quá trình sáng tác thơ của mình. Để tạo nên được nhiều những thi phẩm hay, xúc tích và sâu sắc, cùng nhiều kiệt tác cho Tuyển Thơ Đại Bàng đó.     


         Vì cái nhược điểm của dòng thơ lãng mạn như thế , các nhà thơ sau đó lại đi tìm một cách biểu đạt mới cô đúc hơn: nên đã ra đời các trường phái thơ tượng trưng, sau nữa là trường phái thơ siêu thực... ( thơ siêu thực hay còn gọi là hậu kỳ của dòng thơ tượng trưng ).

         Tôi xin nói qua đôi nét về những dòng thơ tượng trưng này:    


         Nhà thơ tượng trưng Bỉ Vecharơn (1887) đã nói: " Chủ nghĩa tượng trưng hiện đại đi từ cái cụ thể đến trừu tượng... ". Nó khác với chủ nghĩa tượng trưng cổ điển Hy Lạp trước đó là, đi từ trừu tượng tới cụ thể.

         Như Hecquin, tượng trưng cho sức mạnh. Thần Vênus, tượng trưng cho tình yêu. Nghĩa là chủ nghĩa tượng trưng hiện đại đi tìm kiếm những cái bí ẩn đằng sau những ngôn ngữ hình ảnh. Các biểu tượng được phục hiện từ trong thẳm sâu của tâm linh... để phản ánh, giải thích về bản chất của thế giới và cuộc sống , từ trong cảm giác và vô thức.

        Hay nói một cách khác: tượng trưng là sự thăng hoa của cảm giác và tri giác. Thí dụ như trong bài thơ Bẽn Lẽn của Hàn Mặc Tử:

            Trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu
            Đợi gió đông về để lả lơi 
       Hay là:
            Ô kìa ! Bóng nguyệt trần truồng tắm
            Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe

         Những hình tượng về người trinh nữ, thế giới của người trinh nữ ấy... làm xao động tâm hồn thi nhân, hiện lên qua cảm giác từ cái bóng nguyệt trên trời cao. Nhà thơ mường tượng, rồi từ trong khoái lạc bởi cảm giác ở một cõi vô thức nào đó, làm rung động trái tim ông mà tạo thành hình ảnh của thi ca !...

        Ở châu Âu khi đó, chủ yếu là  khuynh hướng của hai trường phái thơ tượng trưng hiện đại cơ bản:

      1)  Thơ tượng trưng cảm quan tương ứng:

          Baudelaire (1821-1867) được mệnh danh là ông tổ của nền thơ ca hiện đại Pháp, chính là nhà tiên khu của trường phái thơ tượng trưng này. Với tập thơ Những Bông Hoa Ác nổi tiếng của ông, điển hình như bài Tương Ứng.

      - Nó đã được hoà nhập kí ức cùng với sự thăng hoa của cảm giác và tri giác, mà tạo thành siêu cảm giác...  Hàn Mặc Tử là thi nhân đã chịu ảnh hưởng chủ yếu loại thơ tượng trưng này của Baudelaire.

         Chính chùm thơ hay nhất của HMT như Đây Thôn Vĩ Dạ, Mùa Xuân Chín, hoặc bài Bẽn Lẽn mà ta đã phân tích trên... được tạo thành đều nhờ vào sự hoà quyện giữa thơ lãng mạn và các tố chất dòng thơ tượng trưng cảm quan tương ứng đó.

      2)  Khuynh hướng tượng trưng bằng trí năng:

         Cũng giống như Baudelaire nhìn nhận sự việc bằng biểu tượng, nhưng thơ tượng trưng tương ứng trí năng, không hoàn toàn bởi sự thăng hoa của cảm giác và tri giác nữa, mà biểu tượng được diễn tả theo phép loại suy.

        Tức là quan hệ tương đồng giữa hai sự vật được áp đặt một cách hợp lý, của tri thức trí tuệ và kinh nghiệm.

         Nhà thơ Pháp Stéphane Mallarmé (1842-1898) là người đứng đầu của khuynh hướng tượng trưng bằng trí năng này. Nhiều nhà thơ châu Âu lúc đó, ngay cả nhà thơ Mĩ nổi tiếng Walt Whitman (1819-1892), người sau này trở thành Đại thi hào của nước Mĩ cũng rất cảm phục ông.

      Cũng như Hàn Mặc Tử - Trong Tuyển Thơ Đại Bàng của tôi, những hình ảnh thơ tượng trưng mà tôi sử dụng: chủ yếu nghiêng về khuynh hướng tượng trưng cảm quan của Baudelaire.

         Bởi vì theo tôi, tượng trưng nhờ sự thăng hoa của cảm giác và tri giác , đó là thơ nhất ! Tạo cho thơ một sự huyền ảo, sinh động và sâu xa hơn.

         Cái mơ hồ nào đó khi gợi trong cảm quan ấy được biểu tượng ra trong tâm linh nhà thơ, nó thường tạo nên bề dày để nâng tầm vóc thơ lên, và cũng gần gũi với tâm hồn , trái tim người ta hơn.

        Tuy nhiên trong một số bài ( thí dụ như ở bài thơ Khóc Bên Hồ Núi Cốc ), tôi cũng đã sử dụng ít nhiều những hình ảnh của loại thơ tượng trưng bằng trí năng này của Mallarmé.

          Nhưng trong mỗi loại thơ thường lại có những nhược điểm của nó : Nếu tất cả các hình ảnh đều sử dụng toàn bằng thơ tượng trưng ( nghĩa là tượng trưng toàn phần ), thì thơ sẽ khó tránh khỏi sự khô cứng và hạn chế xúc cảm của người đọc.

        Rồi trở thành bí hiểm... làm cho các nhà thơ đi vào sự bế tắc và ngõ cụt. Ngay cả Mallarmé cũng vậy: vào giai đoạn cuối đời ông, ông đã đi đến một quan niệm hết sức cực đoan về thơ, để rồi ông đã sáng tác toàn những bài thơ thần bí kín mít.

        Những bài thơ mà chỉ những nhà thơ ấy mới giải mã được thế giới của họ. Nó không còn phải là thơ cho thế giới người đọc và nhân quần nữa.

      Như tôi đã nói ở trên, vào giai đoạn hậu kỳ của trường phái thơ tượng trưng, chính là giai đoạn thơ siêu thực đã ra đời ! Nhưng dù là chủ nghĩa tượng trưng toàn phần hay siêu thực toàn phần, sự thái quá tất yếu sẽ dẫn đến sự suy sụp.

          Như các nhà nghiên cứu đã tổng kết : chủ nghĩa tượng trưng là một hiện tượng chóng tàn. Cũng như chủ nghĩa siêu thực toàn phần, sau đó đã nhanh chóng bị sụp đổ. Mà không ít các nhà thơ ở châu Âu thời đó, cũng giống như Mallarmé đều rơi vào chủ nghĩa kín mít thần bí. Họ rơi vào thảm cảnh buồn nản, bế tắc và chán chường. Đó là kết cục tất yếu !

        Bởi vì dù ở trường phái nào, cuối cùng cũng cần phải có sự cảm đồng của thế giới xung quanh, thế giới cuộc đời... thì khát vọng , tâm hồn nhà thơ mới có thể được giải thoát.

      Tuy nhiên, đánh giá về tầm vóc của thơ tượng trưng và siêu thực, như các nhà nghiên cứu lý luận đã nhận định: Chủ nghĩa tượng trưng tuy là một hiện tượng chóng tàn, nhưng giá trị của nó đã ảnh hưởng sâu xa tới thơ ca của toàn thế giới.

        Hay như Đông Hoài đã viết trong tập sách nghiên cứu về chủ nghĩa siêu thực thế kỉ XX ( NXB Văn học 1994 ) rằng: " Cho đến nay chủ nghĩa siêu thực chỉ còn là một vấn đề lịch sử.

        Tuy nhiên ảnh hưởng của nó vẫn thấm nhuyễn và biến hoá trong thi ca và hội hoạ khắp nơi trên thế giới ". Hay như Maurice Nadeau, một nhà siêu thực có tầm vóc đẳng cấp ở châu Âu lúc đó cũng đã nói :" Sức chịu đựng của chủ nghĩa siêu thực là hằng cửu ".


                          TRỞ LẠI VỚI TUYỂN THƠ ĐẠI BÀNG


      Trong những lần trò chuyện với nhà thơ và bình thơ Vũ Quần Phương ( là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn VN ), tôi đã nói với ông : Về thi pháp thể hiện trong thế giới thơ tôi, đó là sự tổng hợp từ các trường phái thơ hiện đại của thế giới !

        Trên cơ sở của dòng thơ lãng mạn ( với sự cô đọng , hàm xúc của thơ cổ điển phương Đông ) , kết hợp các yếu tố từ thơ hiện thực, tới thơ tượng trưng, siêu thực và thơ triết học... làm điều tiết khi xây dựng cấu tứ cho một tình thơ.

         Chính bởi vậy trong Tuyển Thơ Đại Bàng của tôi, đã tạo nên được nhiều các bài thơ hay... và không ít bài còn đạt tới giá trị là những kiệt tác ! Có thể liệt kê ra đây một số tình thơ tiêu biểu như :

      -    Người đàn bà trắng.......................  *     Bài thơ thứ    38              +    trang    3
      -    Sáng thu vàng                               *     ----------     32              +    --------
      -    Em bán xoài    ...........................    *     Bài thơ         18              +    trang    2
      -    Khóc Bên Hồ Núi Cốc                       *     ----------      23             +    ---------
      -    Trước núi Mĩ Nhân (I)                      *     ----------      27             +    ---------
      -    Thông và Biển  ..........................   *      Bài thơ           51             +    trang  4
      -    Khóc Hàn Mặc Tử                           *     ----------      56             +    --------
      -     Làm ma em vợ                               *     ----------      57             +     --------
      -     Cô quét lá đêm hồ .....................    *      Bài thơ         9               +  trang   1
      -    Tiếng rúc chim đêm                         *     ----------      16             +    ---------
      -    Một góc Hồ Tây                              *     ----------      1               +    ---------
      -    Sáng xuân nay  .........................     *     ----------      2               +    ---------
      -    Người con gái sông xưa...............      *     ----------      4               +    ---------
      -    Thời áo trắng                                  *     ----------      5               +    ---------
      -    Phố thu và áo trắng                         *     ----------      8                +   ---------
      -    Khoảng trôi trong lá ....................     *     Bài thơ          65              +    trang   5
      -    Đi dưới những hàng đêm                    *     ----------     67             +     ---------
      -    Nỗi trăn trở người đi tìm vàng........     *     Bài thơ          80            +     trang    6
      -    Cỏ hoang                                        *     ----------     75            +     ---------
      -    Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ     *     ----------       86          +     ---------
      -    Em về biển                                      *     ----------       95          +    ---------
      -    Chiều hoàng hôn ........................     *      Bài thơ           99           + trang    7 

         Vân vân và vân vân.

        Trong tuyển thơ còn khá nhiều các tình thơ khác nữa cũng rất chí lý, sâu sắc và không kém phần hay. Tôi cũng đã đọc khá nhiều thơ thế giới qua các bản dịch: thì chưa thấy xuất hiện những thi nhân nào đã tổng hợp như thế !

         Tôi đã nói với ông: Rất có thể Tuyển Thơ Đại Bàng của tôi, đã chẳng phải mở ra cho cả một trường phái thi ca lớn... trong các dòng thơ hiện đại của nhân loại đó sao?

      Tôi cũng có những cuộc trao đổi với ông Hữu Thỉnh (nhà thơ và là Chủ tịch Ban chấp hành Hội nhà văn VN hiện nay ), tôi đã có một số nhận định với ông:

         Nhìn vào tình hình thơ ca của đương đại VN trong mấy chục năm qua, mặc dù hàng năm vẫn có hàng trăm rồi hàng nghìn các tập thơ được xuất bản - Nhưng nhìn chung đó chỉ là các thứ thơ nổi nênh, chỉ để làm công tác văn nghệ phong trào, hoặc phục vụ cho việc cổ động văn hoá chính trị nhất thời.

        Hầu hết là các thứ thơ không có khả năng tồn tại, để có thể lưu lại được trong nền văn hiến ngàn năm Thăng Long của nước nhà.

        Nhìn vào bối cảnh xã hội tôi đã nói với ông: Có thể phải hàng nửa thế kỉ hoặc hơn nữa, nền thơ ca hiện đại của văn học VN , đã chắc gì có nổi một hoặc hai nhà thơ lớn như thời tiền chiến? Thế đã đành, song chỉ mong có lấy vài ba tên tuổi chân dung thi nhân thực sự, dù chỉ cỡ tầm tầm... chắc cũng còn khó?

      Và tôi cũng đã khẳng định với ông Chủ tịch Hội nhà văn VN rằng : Tuyển Thơ Đại Bàng của tôi có khả năng ôm trùm của một vũ trụ thi ca ! Mà chân dung của rất nhiều thi phẩm đạt tới là các bài thơ hay, kiệt tác... Không ít bài đã đi tới tột điểm của thi ca, ngang ngửa với các tầm bậc thi nhân có tiếng trong nhân loại.

         Tôi tin rằng : Một khi Tuyển Thơ Đại Bàng ấy đã được ( hoặc cá nhân và các tổ chức văn học trong nước hoặc ở nước ngoài ) mua bản quyền để xuất bản   công bố rộng rãi trong toàn quốc cũng như Việt Kiều ở các nước, đồng thời tiến hành dịch thuật để truyền bá ra thế giới.

      - Chắc rằng, Tuyển Thơ Đại Bàng sẽ là một tuyển thơ có tầm vóc của cả dân tộc và đất nước , sẽ góp một phần thích đáng để mang tầm chân dung thơ hiện đại Việt Nam nâng cao lên, vụt sáng lên trên bàu trời thi ca chung của toàn Quốc Tế !...

                                                                      
        Phạm Ngọc Thái
                                                     (  Hà Nội  - mùa xuân năm Đinh Hợi * 2007 ) 





      <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2011 11:34:43 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
      #48
        Nhatho_PhamNgocThai 18.09.2006 12:42:12 (permalink)
         

        Bài thơ 50:


                   TRIẾT LÝ NHÂN SINH HỌC

        Ta đi bên cỏ, bên bèo...
        Nghĩ đến vài ngài Tổng Thống:
        Nhảm, cũng trò thôi!

        Một loài động vật tiến lên thành người
        Lấy việc ăn thịt nhau làm cái thú chí sống ở đời,
        Nhà khoa học lại chứng minh rằng:
        Đó cũng một qui luật của sinh sôi?

        Có bà phu nhân ở trong Toà Năm Góc
        Đêm đêm ngủ với vầng trăng cởi truồng:
        Triết lý nhân sinh học!

                              Viết bên hồ Tây * Đêm 26/9/1994
               

             Chiến tranh Vùng Vịnh hay là để châm ngòi nổ mở ra cuộc chiến thảm khốc vào I Rắc của Tổng thống Bush, cùng với liên quân trong những năm đầu thiên niên kỷ: chẳng phải cũng chỉ là một thứ "trò người", lấy mạnh đè yếu của các ngài tổng thống đó sao?

           Cái gọi là "đi tìm vũ khí huỷ diệt" hay thực chất đó chỉ là để chiếm đoạt nguồn lợi về dầu lửa?

           Cả Thế chiến I hay Thế chiến II nữa: Đó là loài phát xít đầy khát máu, đó cũng chính là tham vọng thống trị loài người của các ngài... Thống Chế!

            Có lược lại từ thời Napônêông - Mà như Đại văn hào L.Tônxtôi đã từng bình phẩm về ngài Hoàng đế ấy rằng: Ông đã lên đến tột đỉnh vinh quang bằng máu của hàng vạn thanh niên Pháp, hay thời Hoàng đế La Mã cũng thế thôi! Cho nên câu thơ:

                 Một loài động vật tiến lên thành người
                 Lấy việc ăn thịt nhau làm cái thú chí sống ở đời!

        Nghĩa là như thế! Cái thứ "trò người" ấy lại không phải là "nhảm" hay sao? Vậy mà, nó lại làm thành cả lịch sử của loài người mà chúng ta đang sống đấy! Thế mới tai hoạ chứ?
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.05.2011 12:28:01 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
        #49
          Nhatho_PhamNgocThai 19.09.2006 13:11:49 (permalink)
           

          Bài thơ 51:


                     THÔNG VÀ BIỂN


          Cuộc sống như đoàn tầu nghiền ta tan nát
          Con sông thời gian...có mùa thu xanh
                                     và bèo cỏ dềnh trôi.
          Anh đứng làm cây thông trên đá , sỏi
          Vi vu kêu...tình thiếu nữ qua rồi!

          Cuộc Sống - Tình Yêu : Trái tim ta vĩnh cửu!
          Kéo đoàn tàu chạy ngược phía hư không...
          Tháng năm xa em hoá biển vô cùng
          Cùng dấu trong lòng một loài hoa tan vỡ!

          Biển thì xô - Thông suốt đời quạnh quẽ
          Thân xù xì nắng héo mưa dông
          Gió khát màu trắng tinh da nguyệt
          Cái thời Vú Biển hãy còn non.

          Thời con gái em lưu lại an-bom
          Đừng buồn nhé! Thành đá chẳng bao giờ già cả
          Anh vẫn ngủ giữa hồn trinh nữ
          Nhìn tóc mình biết tóc em phai.

          Vỗ mãi anh thành cát mất thôi
          Tình chỉ mộng đời cũng là hư ảo
          Biển xa xót dịu dàng và sóng bão
          Lời anh ru như gió thổi mây ngàn...


                       
                          Phạm Ngọc Thái
                                2/1995
                 

                Cây thông trên bờ biển - Hình ảnh người con trai! Biển ở đây, là chính người con gái ấy! Thông Và Biển (TVB) là tiếng hát tâm tình, thủ thỉ của người con trai với người con gái:

                    Cuộc sống như đoàn tầu nghiền ta tan nát
                    Con sông thời gian...có mùa thu xanh
                                                       và bèo cỏ dềnh trôi.

               Vào đầu bài thơ ta đã nghe như có tiếng của đoàn tầu chạy xình xịch - Đó là tác giả đã mô tả về sự hung dữ của cuộc sống, giống như một đoàn tầu nghiền đời ta thành tan nát.

               Sang câu thơ thứ hai là hình ảnh về " con sông thời gian..." : nhịp điệu thơ được trải dần ra như mặt sóng, nước chảy dần xuống nhẹ dần, đỡ lấy sự rền xiết của câu thơ thứ nhất.

                Còn hình ảnh "mùa thu xanh" (là biểu tượng cho niềm vui sướng, êm ả hạnh phúc) và "...bèo cỏ dềnh trôi" (nó nói về những vật vã, tạp nhạp, bức bối đời thường) - Đó là hai hình ảnh tương phản lấy trong thiên nhiên và cảnh vật, để nói về trạng thái mâu thuẫn có phần nghịch lý trong đời sống.

               Đọc lên lời thơ vẫn êm và nhẹ. Cảnh vật có ánh đẹp chiếu sáng...đang cùng chảy trôi trên con sông thời gian, con sông cuộc đời. Nỗi thơ đều được bọc lại, độ sâu lắng thấm sâu bên trong những hình ảnh lời thơ.

              Vậy là chỉ bằng hai câu thơ mở đầu, tác giả đã đưa ra một trạng thái khái quát về năm tháng và sự sống. Đây là một bài thơ tình, được viết ra từ trong cõi lòng và trái tim đang bị dầy vò bởi sự cô đơn:
           
                   Anh đứng làm cây thông trên đá, sỏi
                    Vi vu kêu... tình thiếu nữ qua rồi!

               Đó là tiếng của người con trai vọng hát về mối tình xưa. Ta bỏ cách đoạn thơ hai, tôi bình trước đoạn thơ ba:
           
                   Biển thì xô - Thông suốt đời quạnh quẽ
                    Thân xù xì nắng héo mưa dông

            Tình yêu không bao giờ yên lặng! Cũng như biển cả, cứ gào thét, xô vỗ xung quanh cây thông đứng quạnh quẽ suốt đời. Năm tháng để lại sự mỏi mòn, trống vắng và nuối tiếc trong lòng người con trai. Chàng - chai sạn, xù xì như thân của cây thông, vật vã chịu đựng trong "...nắng héo mưa dông":
           
                   Gió khát màu trắng tinh da nguyệt
                    Cái thời Vú Biển hãy còn non.
                                      
                 Rõ ràng đây là thời nhớ về cái thuở em vẫn còn trinh nữ!... qua hình ảnh của biển cả. Cái làn gió khát khao đang mơn man xung quanh" màu trắng tinh da nguyệt" kia, chẳng phải cũng như ngày nào, chàng vẫn từng mơn man xoa trên đôi tí...của người yêu?

               Bởi vì ngay câu sau đó, hình ảnh Vú Biển bỗng nhiên được nhảy vào trong thơ!... Nếu như cả bài thơ người con gái được hoá thân thành biển, thì đến đây hình tượng biển lại được hoàn thân...để trả lại thân thể cho người con gái ấy!

              Chất đời tràn vào trong thơ. Từ hình ảnh lấy trong vũ trụ: cái màu trắng tinh của nguyệt hiện ra , cũng giống như màu trắng trên làn da của người con gái - thuộc lối thơ " thi cảm tượng trưng"!

              Thi pháp của loai thơ tượng trưng cảm quan này, được nhà thơ Pháp Charles Baudelaire (1821-1867), bậc thầy của trường phái thơ tượng trưng hiện đại Pháp vào cuối thế kỷ XIX chủ xướng.

               Lại nói về biển mà có...vú, thật siêu hình. Lại còn là thời " Vú Biển hãy còn non"! Nghĩa là, thời ấy em vẫn còn trinh nữ. Đây lại thuộc thơ ấn tượng gợi hình: Từ biển người trinh nữ đi ra, vú nàng vẫn nguyên khôi, non tươi như hoa trái...

               Như thế hai câu thơ trong cặp hình ảnh đồng điệu này, diễn tả chung về một biểu tượng (về đôi vú người yêu) , nhưng đã được sử dụng bằng hai thi pháp khác nhau để thể hiện cảm xúc - Câu trên về bóng nguyệt, da nguyệt... thơ gợi cảm nhưng rất nhuỵ nhàng. Nhưng khi hình ảnh Vú Biển vụt hiện lên (câu thơ dưới), lập tức nó trở thành có da có thịt.

              Đó là những cảm xúc đã mang sự ham muốn, về thân thể của người yêu... cựa quậy, tình thơ mãnh liệt hơn.

               Một bài thơ hay trước hết phải là sự hoàn tứ ở toàn bài. Còn sự hoàn mỹ đến đâu, nó quyết định tầm hay của bài thơ ở đó! Chính hai câu thơ này, giúp cho khả năng tồn tại của bài thơ và sức lưu truyền của nó vào cõi dân gian.

              Nếu ví như ánh sáng qua một chiếc gương kính hội tụ, thì hình ảnh của hai câu thơ ấy chính là điểm hội tụ, phản quang ánh sáng của cả bài. Tình thơ trở nên xao xuyến, có hồn và có xác. Làm cho mối tình trong TVB thêm sống động.

               TVB đã cho ta thấm tháp được cái hương vị của người trinh nữ đang yêu!
            Giờ tôi xin quay trở lại để bình vào đoạn thơ hai:
           
                  Cuộc Sống - Tình Yêu : Trái tim ta vĩnh cửu!
                    Kéo đoàn tầu chạy ngược phía hư không...
                    Tháng năm xa em hoá biển vô cùng
                    Cùng dấu trong lòng một loài hoa tan vỡ!
           
               Loài hoa tan vỡ ấy chính là " hoa trái tim" ! Ngàn năm thông đứng reo với tiếng sóng biển gào, bằng trái tim của cả đôi trai gái! Chẳng phải để tạc tình yêu ấy vào trong tạo hoá, đất trời đó sao? Cho nên:

                    Cuộc Sống - Tình Yêu: Trái tim ta vĩnh cửu!

               Và hình ảnh đoàn tầu trong câu thơ mở đầu, giờ lại quay trở lại trong đoạn thơ này:

                    Kéo đoàn tầu chạy ngược phía hư không...

                Cái đoàn tầu cuộc sống đó cứ nghiến rít mãi trên đường ray cuộc đời mà họ đang đi... về phía hư không! Không có em cuộc sống thành hoang vắng, vô nghĩa, không không.

              Anh vẫn phải vật vã chống chọi với cuộc sống đời thường đấy, nhưng hạnh phúc chỉ là hư ảo. Tháng năm chỉ còn nghe tiếng sóng biển vỗ vô cùng... Cả tình yêu và trái tim của đôi trai gái thành tan nát!

               Đến đoạn thơ thứ tư , người con gái ấy đã tạc vào năm tháng mà hoá đá:
           
                   Thời con gái em lưu lại an - bom
                    Đừng buồn nhé! Thành đá chẳng bao giờ già cả...
                                         
            Năm tháng trôi qua họ không còn trẻ. Nhưng tình yêu vẫn đó, như đôi trống mái giữa biển khơi. Nàng mãi mãi trắng trong với mối tình trinh nữ giữa hồn anh:

                    Anh vẫn ngủ giữa hồn trinh nữ
                    Nhìn tóc mình biết tóc em phai
                                            
            Xưa nay, thường mỗi nhà thơ chí ít cũng một đôi lần viết thơ về biển. Nhiều không kể hết. Nhưng những bài thơ thực sự hay của thi đàn, chỉ đếm được trên đầu ngón tay thôi!
               Xin điểm qua đôi tình thơ hay về biển từ thời tiền chiến đến nay - Đó là bài thơ Thuyền Và Biển của nữ sĩ Xuân Quỳnh. Trong Thuyền Và Biển , tình yêu lứa đôi đã được hình tượng hoá:
           
                   Chỉ có thuyền mới hiểu
                    Biển mênh mông nhường nào
                    ...Nếu từ giã thuyền rồi
                    ...Biển bạc đầu thương nhớ
                    Nếu phải cách xa anh
                    Em chỉ còn bão tố!

                Mối quan hệ gái trai ấy, đã được nữ sĩ gắn nhịp mà thả suốt bài thơ. Nhưng "biển" của Xuân Diệu thì lại sóng xô ào ạt - Bờ cát hoá thành người con gái. Nhà thơ tự ví mình như bể biếc:

                    Để hát mãi bên gành
                    Một tình chung không hết!
                    ...Cũng có khi ào ạt
                    Như nghiền nát bờ em...
                    Hôn thật khẽ thật êm
                    Hôn êm đềm mãi mãi...

                 TVB cũng là một bài thơ tình trai gái, nhưng nó nuối cảm về một mối tình đã qua. Thông - Tháng năm trên bờ đầy sỏi đá cuộc đời, để nghe biển vỗ mãi cùng tiếng sóng gào thét quanh mình. Gió biển thổi, tiếng thông vi vút reo!...cô đơn, khát vọng và xót xa!
               
                 Bài thơ được mở ra nhiều chiều của cuộc đời, thông qua tiếng reo của cây thông ấy.Anh đã hát về cuộc sống và tình yêu! Và đến cuối bài, nhà thơ đã trở về với làn điệu thơ ru lòng biển xanh:
           
                   Vỗ mãi anh thành cát mất thôi
                    Tình chỉ mộng đời cũng là hư ảo
                    Biển xa xót dịu dàng và sóng bão
                    Lời anh ru như gió thổi mây ngàn...

                Không có tình yêu : cuộc đời thật mà ra ảo. Tình là cõi mộng và năm tháng hoá hư vô! (câu 1-2 của đoạn). Bên bờ sóng vỗ khi thì xa xót như lòng biển, lúc dịu dàng như tình em, nhưng có lúc biển lại gào thét đầy sóng bão (câu thơ 3).

                Đây là đoạn thơ kết khá hay, có sức rung động đưa trái tim ta vào hoan lạc trong một bến bờ vô vi...Dẫu vậy, thông vẫn cứ đứng reo bên biển. Nó vẫn thổi như gió núi, mưa ngàn...để hát mãi về tình em!

               Nó hát rằng: Trong sự tồn tại của đất trời, vũ trụ cùng thế giới - Tình yêu gái trai là vĩnh hằng bất tử !...
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.10.2010 11:55:32 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
          #50
            Nhatho_PhamNgocThai 20.09.2006 11:09:25 (permalink)
             

            Bài thơ 52:


                       XEM EM TẮM

            Em để truồng luân lý tắm trong ao
            Thế giới vỗ bạch bì giang háng hạc!
            Nguyệt ở trên soi nguyệt nằm dưới nước
            Thiên tạo rành rành Nhân khoái sao...

                                            Đ
            êm trăng ven Đô 
             

               Ta hãy xét về hai câu thơ giữa:

                   Thế giới vỗ bạch bì giang háng hạc!...
                                          
            Trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tượng hình của thi ca: Cái bóng hạc thanh tao để đỡ cho chữ "háng" bớt thô!

              Đây là một câu thơ bao hàm nhiều ý tứ hình ảnh.Ta cứ cắt ra từng mảnh nhỏ sẽ thấy:

                           Thế Giới/...Vỗ/...Bạch Bì/...Giang Háng/...Hạc/ !

              Đêm - Một mình em vùng vẫy tắm dưới bóng trăng kia, đôi chân trần trắng giang ra như đôi Cánh Hạc - Đó là cả một thế giới! Một vũ trụ!...

               ( Thế giới vỗ bạch bì...), chẳng thế mà cụ Nguyễn Du lại tả về Kiều:

                   Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên!

            Đành rằng ở ngoài đời ai mà chẳng thích cái ấy! Nhưng đưa được sự trần truồng vào thơ để làm nên một thi phẩm, là đã tạo được một giá trị thành công của bài thơ này.

            Còn cái bóng nguyệt kia:

                   Nguyệt ở trên soi nguyệt nằm dưới nước
                                              
            Cứ thực lại ảo. Nguyệt trời thì ảo soi xuống nguyệt em lại rất thực... nằm in dưới nước!...

            Nguyệt nào sướng hơn đây? Chính cái ấy của người phụ nữ đã đưa thế giới loài người đến cực lạc vô biên. Thế giới này chả có gì kì vĩ và quan trọng hơn (!)
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.05.2011 11:04:00 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
            #51
              Nhatho_PhamNgocThai 20.09.2006 11:38:30 (permalink)
               

              Bài thơ 53:


                            CHIỀU PHỐ GIÓ &
                       MỐI TÌNH LÔNG NGỖNG TRẮNG



              Một chiều nắng đỏ
              Gió đi dưới các hàng cây
              Biết bao nàng thiếu nữ qua đây
              Giờ này người con gái xưa có về trên phố cũ?

              Chiều phố gió trái tim ta náo động
              Ôi, hôn hoàng run khe khẽ hồn ta
              Những cành lá đánh đu lẩy bẩy
              Trời đã xin cưới đâu mà nắng vội lên xe hoa!

              Chiều phố gió như thể rừng thu động
              Lá thì bay còn mây đám thì tan
              Liễu xác xơ như buổi tối tân hôn
              Níu giữ cảnh hoang tàn diễm tuyệt.

              Em chìm đắm nẻo nào cuộc sống
              Để trái tim anh vỡ vụn biến tan!
              Những mảnh tình bay tứ tung theo dòng-lông-ngỗng-trắng
              Mà nàng Mỵ Châu năm xưa đã rắc hộ trên đường...

              Tình tan vỡ anh cạn ly cuộc sống
              Gạn cả sướng vui lẫn với khổ đau
              Con tim hát tháng năm luyện thành trai ngọc
              Sáng long lanh trong biển sóng gầm gào.

              Chiều phố gió tan dần bóng xế
              Các nàng thiếu nữ cũng đi xa
              Trong số đó liệu có ai đã mang theo lông-ngỗng-trắng
              Để cho tình được hát ngọc chia ly!


                                                               5/1994
                   
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2011 12:52:58 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
              #52
                Nhatho_PhamNgocThai 20.09.2006 12:02:57 (permalink)
                 

                Bài thơ 54:


                         CÔ GÁI ĐI BÊN HỒ

                Hồ mùa đông dại nắng
                Em bước nhẹ trong hàng cây nghiêng bóng
                Gió khẽ reo sau tà áo thanh tân
                Mắt em thầm mang cả mùa xuân.

                Cánh buồm đỏ đưa em vào xa vắng
                Anh mải nhìn theo màu áo trắng
                Cái màu mây thiếu nữ dịu hiền
                Em đi rồi - Còn lại một trái tim!

                Em xa rồi! Còn lại nỗi đau êm
                Tiếng lòng cứ âm thầm bên vệ cỏ...
                Chỉ thiên nhiên mãi mãi là tươi trẻ!
                Tuổi ta ơi, vội héo làm gì?

                Cánh buồm đỏ anh đưa em vào xa vắng
                Năm tháng đời anh, tóc trắng đầu anh
                Nhưng rồi ngày mai
                em cũng sẽ già và chán?
                Cô gái đi bên hồ: ta sẽ hoá ra chim...

                                                  1/11/1994
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2011 12:51:19 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                #53
                  Nhatho_PhamNgocThai 20.09.2006 13:31:29 (permalink)
                   

                  Bài thơ 55:


                            MỘNG HỒN TÊ TÁI

                                    Sao không đợi đến ngày trăng khuyết
                                    Lỡ cuộc tình em biết bắt đền ai?
                                        (thơ của một nữ sĩ trẻ)

                                                    

                  Đêm anh đứng, phương trời xa em có nhớ!
                  Lỡ cuộc tình anh sẽ bắt đền ai?
                  Xa em rồi... một biển sóng mù khơi
                  Tình hư ảo - em ơi, ngao ngán vậy!

                  Phút gặp gỡ lòng thêm rồ thêm dại
                  Nhớ thương hoài cuộc sống những chán chê
                  Để hồn thêm tê tái mộng tràn trề
                  Bao thất vọng dày vò nơi thể xác.

                  Không dám mộng cùng em yêu trọn kiếp
                  Một thoáng vui phút chốc hoá hư không
                  Đến gần em nhưng tình cách muôn phương
                  Nhìn trái ngọt mà hàm răng anh cứng chặt...

                  Em là gái tươi ròn thơm và mát
                  Anh như con sói muốn vồ ăn
                  Muốn vậy thôi! Sói nào dám nhe nanh
                  Đành lặng lẽ quay đi mà nuối tiếc.


                                 

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.05.2011 12:03:49 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                  #54
                    Nhatho_PhamNgocThai 21.09.2006 13:36:36 (permalink)
                     

                    Bài thơ 56:


                              KHÓC HÀN MẶC TỬ


                    Tôi khóc Tử khóc hào quang khóc huyết
                    Khóc gió mưa cây cỏ đến chân trời
                    Khóc tạo hoá: từ thiên và địa
                    Rồi khóc người! Đời - con tạo quay chơi...

                    Hàn Mặc Tử ơi! Ớí , Tử ơi !
                    Sống chơi vơi cũng giống người
                    Khác chi là con chim cánh lá
                    Giọt thơ này hoà lệ máu tôi rơi!

                    Nơi Tử nằm trong mồ hoa thơm nở
                    Đầu Tử gối lên sườn sóng gió
                    Với sao sương vằng vặc trăng ngàn năm
                    Nỗi đau đè nặng cõi dân gian.

                    Hỡi biển Đông núi cao Gành Ráng!
                    Thơ của Tử mai sau còn sáng láng
                    Sóng nước non non nước vỗ ngày đêm
                    Quạnh hiu buồn rờn rợn bóng thi nhân!

                    Ngồi đọc Tử tim vỡ toang máu đỏ
                    Tôi khóc biển khóc trời xanh khóc gió
                    Chúa ở đâu? Thượng đế có trên đời?
                    Người Thơ Xưa hoá chốn nao rồi?

                    Thì tham vọng vinh quang ai chẳng muốn
                    Ngu cũng buồn! Tài lại lắm tai ương?
                    Giữa đời nhiều khi phải cười nhăn răng mà sống
                    Thương nhau để mặc lệ rơi tuôn!...

                    Tử dù đau nỗi đau ngang bể
                    Nhưng đã có bao người khóc Tử
                    Suy cho cùng: tuyệt đến thế thì thôi!
                    Trên này nhiều chuyện lắm - Tử ơi!

                    Rót mắt thành thơ khóc Tử lại khóc đời
                    Chúng tôi đang quần cuộc sống...
                    Có khi phải tập nén mình như bánh nén
                    Thỉnh thoảng cũng thương nhau.
                                        Phần lớn chỉ đấu tranh.

                    Niềm sướng đau khôn dại dại khôn:
                    Em gái - Nhà thơ - Nhà chính khách
                    Tuốt tuồn tuột mấy ai không bất trắc
                    Buồn làm chi! Đời - sắc sắc không không.

                    Đời vậy mà. Người thế, chuyện thế gian!...
                    Suy cùng lý chẳng gì phải chán
                    Lại thương Tử không được dự phần bon chen xô lấn
                    Giây phút khóc cho nhau hoá hạnh phúc lớn trên đời.

                    Hàn Mặc Tử ơi! Ới, Tử ơi!
                    Bao đêm nghiền ngẫm chữ thơ Người
                    Châu rỏ đầm đìa trang giấy trắng
                    Bay về Gành Ráng đẫm hồn tôi.

                    Thắp nén nhang chùa tôi khấn anh
                    Tài hoa xuất sắc vóc giai nhân
                    Vung tay búng bút xô báu ngọc
                    Chữ thơ như tuyết máu lênh đênh...

                    Qui Nhơn biển sóng vỗ mây lừng
                    Tài này - phận ấy! Những bi thương
                    Nay đã yên mình khe nước ngọc
                    (*)
                    Hẹn nhau mai mốt bữa tương phùng.

                    Tôi khóc Tử khóc hào quang khóc huyết
                    Khóc gió mưa hoa cỏ lẫn sao sương...
                    Tử có nghe! Thơ Người - Tôi viết tiếp
                    Cúi lậy không gian cả tám phương!...
                    (*)


                                     Phạm Ngọc Thái
                                     1/5/1995
                      

                    (*) Ý thơ của Hàn Mặc Tử.
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.10.2010 00:42:42 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                    #55
                      Nhatho_PhamNgocThai 22.09.2006 15:02:36 (permalink)
                       

                      Bài thơ 57:


                                 LÀM MA EM VỢ
                                   

                                          Kính viếng hương hồn cụ Nguyễn Du.

                                                           


                      Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi " kiếp"
                      Chết thật hèn. Nhưng sống thế càng ôi,
                      Anh thắp cho em một nén nhang đời
                      Và lễ tạ: Nam-mô-di-Phật!

                      Người sống đưa chân người chết đây
                      Đầu bạc làm ma mái xanh này
                      Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
                      Em nhởn thanh xuân lại vội quay.

                      Em ơi : chữ Kiếp trước chữ Người!
                      Sống cần cố gắng! Chết rồi thôi,
                      Hãy đi - Yên nhé! Coi hết nợ... (*)
                      Anh ở vì chưng trả nợ đời!


                                    
                                  Phạm Ngọc Thái
                                       5/7/1998
                           


                      (*) Nàng Kiều trẫm mình trên sông Tiền Đường nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Theo thuyết bản mệnh của Phật giáo ở cụ Nguyễn Du:
                      Nàng chưa thể chết... vì chưa trả hết nợ đời!

                      ---------


                              Làm Ma Em Vợ (LMEV) là một bài thơ khóc! Trước hết xin nói qua đôi bài thơ khóc có tiếng trong thi đàn của các thi nhân xưa.

                          Hồ Xuân Hương đã viết hai bài thơ khóc về hai ông chồng. Thực ra bài Khóc Tổng Cóc không phải vì ông Tổng Cóc chết, chỉ vì chuyện vợ chồng tan vỡ đứt đuôi con nòng nọc đấy thôi:

                               Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
                               Thiiếp bén duyên chàng có thế thôi
                               Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
                               Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

                        Qua đó bà than cho thân phận mình. Lời từ biệt một ông chồng chưa chết, hờn giận chê bai ông vô tích sự...Đã là chàng Tổng Cóc còn hèn kém nhu nhược. Bà nguyền rủa sự rẽ duyên của người vợ cả, cùng với những người nhà ông.

                           Bà đã đem cả một xâu: nào nhái bén, nòng nọc, chẫu chàng chẫu chuộc ra mà giễu cợt. Lời nghe có vẻ cũng thống thiết , nhưng ý lại cay chua...Bài thơ mang tính bi hài.

                           Còn bài Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường lời than có phần chân thành tha thiết, đủ thấy lòng bà cũng tỏ sự tiếc thương.Bà tiếc cái hạnh phúc ngắn ngủi sau 27 tháng chung sống được ông Phủ thương yêu, còn quí trọng như một người bàu bạn đồng cảm văn chương.Nào là:

                               Cái nợ ba sinh đã trả rồi
                               Chôn chặt văn chương ba thuớc đất...

                        Rồi bà trách tạo hoá không công bằng:

                               Cán cân tạo hoá rơi đâu mất
                               Miệng túi càn khôn khép lại rồi.

                        Bà phẫn xót cái phận bạc bẽo của mình nên giọng thơ có vẻ vẫn nhạo báng cõi đời. Nói chung hai bài thơ khóc của HXH , theo một cách nói: đó là hai tiếng thở dài khác nhau, tuy bộc lộ tính cách không kém ngạo ngược, nhưng nó vẫn chứa chất nỗi oán thán và chua chát cảnh thế gian.

                           Lại bàn đôi lời về bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến (NK) - Cả thảy dài 38 câu. Viết từ nỗi đau tận cõi lòng , khi nghe tin người bạn tri kỷ (đương thời cùng thi đỗ khoa cử nhân với ông) đã mất.

                           Áng thi viết như kiểu văn tế (điếu văn) bằng thể song thất lục bát. Giọng kể như lời tự sự bày tỏ lòng thương tiếc:

                               Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước
                               Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau
                               Kính yêu từ trước đến sau
                               Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
                               Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
                               Tiếng suối reo róc rách lưng đèo
                               Có khi tầng gác cheo leo
                               Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang...

                        Từ bầu bạn văn chương đến sở thích đều tương đồng hợp ý nhau:

                              Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
                               Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân...

                        Rồi ông than thời thế đảo điên, cảnh đời hoạn nạn phải từ bỏ quan trường, bạn bè vẫn cùng tri kỷ, lui tới thăm nhau chốn thôn hương:

                               Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn
                               Phận đẩu thăng chẳng dám tham trời...V.V...
                       
                          Nỗi thơ thống thiết, khi dùng cả tích xưa để nói tình thân giữa hai người:
                       
                              Giường kia treo cũng hững hờ
                               Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
                                                    
                        Câu trên kể về tình bạn rất thân giữa Trần Phồn và Từ Trĩ: Trần Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn tới thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo lên!...

                           Câu sau mựơn ý nói đến nghĩa tri âm giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ: khi Chung Tử Kỳ mất, Bá Nha đập nát cây đàn không gẩy nữa. Cứ thế theo nỗi lòng xót xa thơ ông trào ra, rồi chạnh nghĩ về sự cô đơn không có bạn:
                       
                              Rượu ngon không có bạn hiền
                               Không mua không phải không tiền không mua...

                            Khóc Dương Khuê là một trong ít bài thơ nổi tiếng nhất của NK - Tôi trích một số câu như thế, để làm cơ sở phân tích cho bạn đọc dễ nhận thấy, sự khác biệt nhau về cả cấu tứ cũng như thi pháp... Khi bình sang đến bài thơ khóc LMEV của PNT sau đây:

                               Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"
                               Chết thật hèn. Nhưng sống thế càng ôi,

                            Hai câu mở đầu này giống như những lời khóc van khi đưa đám trong dân gian của các bà, các cô...đối với những người thân hoặc các đức ông chồng :

                           " Anh ơi! Sao anh không sống để suốt ngày rượu chè, suốt ngày cờ bạc, suốt ngày đánh con chửi vợ, anh ơi!".

                           Ấy lúc sống thì rền rĩ, có khi mắng rủa nhau: Sao không chết quách đi cho rồi! Nhưng lúc chết thật thì lại khóc: Anh cứ sống tồi như thế cũng được, đừng chết mà bỏ vợ bỏ con mà đi có hơn không?

                           Tôi ví như các bà, các cô khóc tang...là nói về giọng điệu ngôn cú, cũng như cách thức cảm xúc của tác giả để diễn đạt bài thơ khóc cho mang màu sắc, phong dáng dân gian. Chứ còn thơ có đạo của thơ, có nghĩa của thơ! Không thể khóc tuốt tuồn tuột tạp-pí-lù theo kiểu các bà , các cô được.

                          Ta xem trong câu thơ hai, nửa vế đầu viết: " Chết thật hèn", nửa vế sau lại nói :"... nhưng sống thế càng ôi" !

                           Như thế là ngay trong một câu thơ, đã đưa ra hai nhận định về cái sống và sự chết của nó (tức là người em vợ): Hai nhận định này mang mâu thuẫn đời sống...Chết như nó thì dở , thì hèn, nhưng sống mà sống kém sống tệ như vậy thì...

                          Nhưng đây là một câu thơ khóc trước vong linh em - Có thể trách nó về cái chết thì còn được, nhưng nếu đem cả cách sống tệ ra trách trước mồ mả em...lại thật là bất nhẫn!

                           Tôi xin trích những lời của Hoài Thanh khi nói về Hàn Mặc Tử trong Thi Nhân Việt Nam - Kết thúc bài giới thiệu ông đã viết: " Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ chết rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn".

                           Trở lại với bài LMEV ! Thế là lòng nhà thơ mâu thuẫn. Nhưng một bài thơ khóc tang thì phải nói đến cả nghĩa sống và cái chết của bài thơ đó! Huống hồ tính nhân bản trong thi ca, nó đòi hỏi phải đặt ra một giác độ, trách nhiệm của một con người trước xã hội, trước cộng đồng mình :

                               Sống cần cố gắng! Chết rồi thôi...
                                                       
                           Bởi vậy để đỡ cho câu thơ khóc rất thật ấy, ngay hai câu sau đó: với nghĩa tử là nghĩa tận, đã thể hiện cái tâm và cái đạo của anh đối với người em. Những giọt nước mắt của nhà thơ đã nhỏ xuống , tình cảm anh xót xa mà thắp nén hương lòng, khấn cầu cho vong hồn em sớm được siêu thoát:

                               Anh thắp cho em một nén nhang đời
                               Và lễ tạ: Nam-mô-di...Phật!
                                                     
                           Trách là trách những người thân đang sống quanh không cứu vớt được nó? Trách thực tế cộng đồng không đủ sự nhân ái cần thiết đưa nó ra khỏi bờ vực thẳm?

                          Nhưng thôi, dù sao thì em cũng đã chết rồi! Hãy để cho vong hồn em được an ủi, yên nghỉ nơi suối vàng.

                           Nhưng ý tưởng bao trùm tình thi LMEV này, đã được tác giả khai phá phát sáng lên ngay từ trong câu thơ đầu. Tôi quay lại để bình xét về câu thơ thứ nhất ấy:

                                    Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"

                            Ba chữ "tự giải thoát" là tiếng kêu trong trời đất và xã hội, từ dưới đáy hạ tầng của lớp chúng sinh: Cuộc đời đến mức phải tự kết liễu để giải thoát mình ra khỏi "kiếp sống", thật là bi thương!

                             Nhìn theo quan điểm nhân đạo: suy cho cùng nó cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương của xã hội mà thôi!

                          Tiếng kêu chúng sinh đó đòi hỏi, thậm chí chất vấn...cả thượng tầng kiến trúc kia? Huống hồ cảnh đời còn bao thương tâm, bao oan nghiệt, phi lý bất công vẫn đè nặng lên lớp nhân quần lương thiện. Chữ "kiếp" đã được vọt trào ra chính vì nỗi đau đời đó!

                           Đến câu thơ thứ chín, ta thấy nhà thơ còn nhắc lại chữ "kiếp" ấy một lần nữa:

                               Em ơi! Chữ Kiếp trước chữ Người...

                            Đứng trước bao cảnh đời còn vật vã khốn khổ, trong tâm khảm xót xa và ở trên bờ bến của nhân gian, để nhà thơ viết ra bài khóc tang này! Tôi bình sang đoạn thơ hai:

                               Người sống đưa chân người chết đây
                               Đầu bạc làm ma mái xanh này
                        
                            Cái lời tiễn người đã chết khi đưa ra mồ ra mả, nhưng ở đây nó ngược cảnh : đầu bạc lại làm ma mái đầu xanh... nghe rền rĩ như tiếng kèn đám ma. Đó là sự bi ai của cuộc sống !

                             Trong dân gian lắm khi cảnh gia đình lục đục , cha mẹ già hay ông bà tính khí trái nắng giở giời...thường rít lên rỉa rói con cháu: Đến con giun, con dế nó còn muốn sống nữa là con người?

                           Tâm lý cảnh đời thường ấy đã được tác giả vận vào hai câu sau của đoạn thơ hai này, để nói lên nỗi xót xa bi thương đối với người em:

                               Mẹ,cha...queo quắt còn ham thọ
                               Em nhởn thanh xuân lại vội quay.
                                                       
                           Quay là quay lơ, lăn ra chết... đi liền với "nhởn thanh xuân" (nhởn nhơ tuổi thanh xuân) : nghĩa thơ có ý trào lộng, ngôn ngữ nhịp điệu hợp với sự cúng điếu của sự khóc tang.

                           Lời than ấy giống như những người đi theo xe tang khóc viếng để đưa linh hồn kẻ chết về nơi chín suối. Nghĩa là, một cái chết tội tình đáng thương thay!

                            Mẹ, cha đã phải chịu đựng bao nhiêu khốn khổ , tủi nhục đắng cay mà vẫn sống đó... Em còn trẻ, dù có cảnh đời thế nào đi nữa, cũng việc gì phải phẫn chí tìm cách quên sinh?

                            Đôi nét về phong thi: từ lời cầu nguyện trong ý của đoạn thơ một phát triển sang đoạn thơ hai, nó khác với cái chết bởi tạo hoá mà bà HXH đã khóc ông Phủ Vĩnh Tường:

                          Như kiểu bài tụng (theo thể thất ngôn bát cú). Bà nuối xót vĩnh biệt ông, trách trời trách đất...Rồi cám cảnh đời đen đỏ long đong đối với thân phận mình, bà than:

                               Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc
                               Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!

                           Còn cái chết già của người bạn Dương Khuê mà NK đã khóc tang (như đã phân tích trên), mạch thơ chẩy dài theo một dòng cảm xúc, để kể cho ta về mội chuyện của hai người...và nhà thơ thương tiếc:

                               Làm sao bác vội về ngay
                               Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời
                        Hay là:
                               Sao vội vàng (bác) đã mải lên tiên v.v...

                           Còn LMEV của PNT: tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng,và còn nhuốm đầm sắc thái theo quan điểm của nỗi kiếp đoạn trường...chốn bể khổ dân tình của cụ Nguyễn Du.

                          Để cho rõ hơn , xin phân tích sang đoạn thơ ba, cũng là đoạn thơ kết bài:

                               Em ơi! Chữ Kiếp trước chữ Người...
                               Sống cần cố gắng! Chết rồi thôi,
                               Hãy đi - Yên nhé! Coi hết nợ...
                               Anh ở vì chưng trả nợ đời!

                           Lại nói về thân phận Kiều trong tác phẩm của cụ Nguyễn Du: trải qua bao khổ ải, nhục nhã ê chề phải trẫm mình xuống dòng sông Tiền Đường để chết, nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời!

                            Như thế món nợ Kiếp của Kiều, dù đã phải trải qua hai lần thanh lâu, mấy lần muốn tự vẫn không thành:

                               Làm cho sống đoạ thác đầy
                               Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!
                                                                           (Kiều).
                       
                           Còn cái việc nàng đã được cụ Nguyễn Du cho tái hợp lại với chàng Kim Trọng để cuộc đời bi thảm của Kiều có phần kết hậu, âu đó cũng chỉ là món nợ đời cuối cùng mà nàng phải trả nốt đó thôi: món nợ tình !

                            Bởi 15 năm khổ ải định chết, chết không xong. Tới khi được Giác Duyên cứu sống lại rồi, Kiều chỉ muốn đem tấm thân đã "dơ" của mình:
                       
                              Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru?

                        Để mà yên thân nơi cửa chùa:

                               Đã đem mình bỏ am mây...
                               Mầu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng

                        Thế mà phận cũng có được yên đâu? Khi Kiều từ chối duyên tái hợp với chàng Kim kia, từng thốt ra than:
                       
                              Nói chi kết tóc xe tơ
                               Đã buồn cả ruột mà nhơ cả đời...

                        Thế mà Vương Ông vẫn còn trì triết , mắng con gái rằng:

                               Tình kia, hiếu nọ ai đền cho đây?

                        Vì "hiếu" đã phải bán cả tấm thân trong trắng , ngà ngọc của mình để chuộc cha. Với "tình" lòng vẫn thuỷ chung son sắt, cũng đành phải dứt duyên nhờ em là Thuý Vân thay mình!...

                            Hiếu, tình sâu nặng đến thế? mà vãn chưa đủ trả!... Cuối cùng Kiều vẫn cứ phải đem cái tấm thân mình, như nàng đã nói:

                               Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa...

                             Để mà đền nốt cho chàng Kim! "món nợ kiếp người" tưởng cũng chỉ khổ đến thế là cùng? Trở lại với bài LMEV, câu thứ ba của đoạn thơ này là:

                                Hãy đi - Yên nhé! Coi hết nợ...
                                              
                            Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm bể ải trong nhân tình thế sự, chiêm nghiệm trong thẳm sâu tâm linh cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ Kiếp luân hồi ấy... để nỗi thơ thương xót từ trong lòng tác giả đã trào ra:

                           Em chết, là coi như đã trả hết nợ đời đó em! (Vì muốn nó cũng có sống lại được nữa đâu?)Đồng thời đó cũng là lời an ủi, xoa bớt nỗi đau xót cho vong hồn người em nơi chín suối.

                          Mặt sau của bản thơ là tiếng kêu cứu xã hội, là tiếng khóc nấc bật ra từ trong khối cộng đồng của thời đại hiện đại này!

                               Em ơi! Chữ Kiếp trước chữ Người...

                        Ta trở lại với câu thơ đầu tiên:

                               Em kết liễu! Tự giải thoát mình khỏi "kiếp"

                        Thì đây cũng chính là tiếng khóc chung của nạn người! Lời khóc tang của bài LMEV này, là tiếng khóc bật ra từ trong nỗi kiếp nhân gian. Một mảng màu xám trên cái bình diện chung của hiện thực đời sống hôm nay:

                               Anh ở vì chưng trả nợ đời!

                            Anh còn phải sống tiếp, cũng chả sung sướng gì đâu? Cũng bao khổ nạn, mệt mỏi, ê chề...chẳng qua chỉ vì đời chưa hết nợ, trả hết nợ rồi anh cũng đi thôi!

                           Bài thơ chỉ như một lời khấn cầu từ bi nơi cửa Phật, để thắp cho đứa em tội nghiệp, cùng những kẻ đáng thương đã sinh ra ở trên cõi sống trần ai đây... một nén nhang đời!
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.10.2010 00:56:37 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                      #56
                        Nhatho_PhamNgocThai 23.09.2006 12:15:22 (permalink)
                         

                        Bài thơ 58:


                                   TIẾNG ẾCH

                        Đêm nghe tiếng ếch vọng đền sang
                        Mấy đám mây đàn bay lang thang
                        Nguyệt cũng cười tình đi tứ xứ
                        Sân nhà có kẻ đứng trông trăng

                        Đêm nghe ếch trầm trầm hồ nước
                        Buồn như con trống cô đơn!
                        Tóc ai vương trong gió êm đềm
                        Tình năm ấy em về quyến luyến.

                        Em đến để làm sông, làm sóng
                        Để cuộc đời đang vắng bỗng phi lao
                        Với đôi hồn ong bướm xôn xao
                        Hoá mây trắng trôi mãi vào vô định.

                        Em đã đi! Rất xa,

                                          không thể nào cứu vãn
                        Anh nhặt lên đôi mảnh vỡ hoang tàn
                        Cái tiếng ếch lẫn vùi cùng bụi cát
                        Giọt thơ lòng anh xoã tóc

                                                       áp môi hôn...

                                                             1991
                          

                            Đêm mưa gió... cái tiếng ếch vọng sang từ đền Quán Thánh, bên kia hồ Tây nghe thật não nùng. Trên đầu bóng nguyệt trôi nhàn nhạt, đêm hoang xơ...
                          Em lại về với tôi: mái tóc em bay, tình em quyến luyến giữa một đống tro tàn đổ nát của cát bụi cuộc đời. Hồn mây trắng tôi trôi mãi vào nơi vô định...

                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2011 11:32:24 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                        #57
                          Nhatho_PhamNgocThai 23.09.2006 12:45:04 (permalink)
                           

                          Bài thơ 59:


                                            TÌNH THƠ
                                        GẶP LẠI Ở TÂY HỒ

                          Em trút lá hay hoa rụng cánh ?
                          Nước hồ xanh ngắt cả mùa đông
                          Hỡi người con gái thời xa vắng
                          Sớm mai này anh gặp lại em.

                          Cái tuổi học trò ngủ quên vào gió cát...
                          Sáng Tây Hồ đánh thức lại trong nhau!
                          Anh xin được đưa em về bến hát
                          Phơ phơ mây đã bám hai đầu.

                          Nếu có thể anh sẵn sàng đánh đổi
                          Cả cuộc đời để lấy lại em
                          Em vẫn trẻ như hồi thơ dại
                          Vô tư nhè nhẹ tựa vầng trăng.

                          Anh vẫn ngủ giữa lòng em - Em biết đấy!
                          Tháng năm qua một cuộc chiến chinh dài
                          Bao dĩ vãng xanh thềm rêu, gió thổi
                          Lửa bỏng chân trời xé nát cuộc đời trai.

                          Anh đã đi những miền quê xứ sở
                          Gặp những con người và những yêu thương
                          Tình trong trắng trong lòng không xoá nổi
                          Bụi thời gian rơi rã xuống tâm hồn.

                          Xin giữ lại xinh tươi thời con gái
                          Tạo hoá cho mình để mà yêu!
                          Gặp nhau vẫn biết rồi xa mãi
                          Xa bao nhiêu càng nhớ bấy nhiêu.

                          Xin giữ lại những dấu hoen trên làn môi nước mắt
                          Vòm ngực đàn bà lắm lúc có xanh xao
                          Những kỉ niệm như thu về lá trút
                          Ta hôn nhau mưa đẫm trắng hai đầu.

                          Anh lặng lẽ hớp lấy từng sợi nắng
                          Giọt mưa tuôn hay lệ em rơi?
                          Tình em thắm hay lòng em rã cánh
                          Hồ xanh ơi! Ướt hết cả đông rồi.

                          Ba mươi năm - Thời gian trôi qua trôi
                          Anh quì xuống giơ hai tay đón lấy
                          Những cái lá: lá xanh, lá vàng,
                          Những cái lá như mầu hoa lửa cháy

                          Của một đời người con gái đã tàn phai...

                                                         11/1993
                              
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.04.2011 13:00:52 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                          #58
                            Nhatho_PhamNgocThai 23.09.2006 13:06:52 (permalink)
                             

                            Bài thơ 60:


                                          CẢM TÁC THU HÀ NỘI


                            Có con thỏ trong vườn đang nhởn nhơ ăn cỏ
                            Em gái qua vô tình góc phố ngẩn ngơ
                            Cành sấu ngả bên đường lá lá bay lả tả
                            Nửa xanh màu hạ nửa vào thu...

                            Thu đến gợi chi lòng
                            Mà mắt em ươm nụ
                            Trái tim xin cứ ngủ bình yên
                            Trong chiếc giỏ đa tình của chàng thi nhân đi lượm quả!

                            Con chim nhỏ ríu ran quanh tổ nhỏ
                            Tôi níu chân nàng đi hay nhặt thu rơi,
                            Thu ơi, thu! Hà Nội ơi, Hà Nội!
                            Cho tôi hôn theo môi em... người thiếu nữ xa vời...


                                                                       . Thập kỷ 90
                               
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.11.2011 22:29:30 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                            #59
                              Nhatho_PhamNgocThai 24.09.2006 13:55:21 (permalink)
                               

                              Bài thơ 61:


                                       KHÚC ĐÀN CHƠI VƠI


                              Em đã đi rồi không trở lại
                              Tình yêu vừa bén lửa đã mồ côi!
                              Để lại một bầu trời nhung nhớ mãi
                              Tiếng đàn buồn anh gảy khúc chơi vơi.

                              Ôi! Đoá hoa lưu ly tình ly biệt
                              Với hàm răng khoé mắt em cười
                              Giây phút ấy sao lại nhìn anh tha thiết
                              Để cánh chim qua cũng ngẩn ngơ hoài?

                              Em là động thiên thai thơm ngát
                              Là hoang xơ điên dại lẫn phồn hoa...
                              Ta sung sướng ghì lấy nhau mà tan nát
                              Em tan trong anh và anh hoá khổng lồ.

                              Thế giới này đầy hỗn mang bạo ngược
                              Chỉ em thôi: Đài chót vót cao xanh!
                              Ta tận hưởng cùng nhau bể đời khoái lạc
                              Em mang cho anh cuộc sống tốt lành...


                                           
                                              Phạm Ngọc Thái
                                                  1/7/2003
                                      


                                    Đoạn thơ hay nhất chính là đoạn thứ ba:

                                        Em là động thiên thai thơm ngát
                                        Là hoang xơ điên dại lẫn phồn hoa...
                                        Ta sung sướng ghì lấy nhau mà tan nát
                                        Em tan trong anh và anh hoá khổng lồ.

                                   Thân thể nàng, tình yêu nàng, những say đắm với nàng mang đến cho ta niềm sung sướng và hạnh phúc! Bao gồm cả ba tố chất tạo ra trong người con gái:

                                        Là hoang xơ điên dại lẫn phồn hoa...
                                                                
                                   Khi nàng đã yêu hết mình, thả hết mình - Hai tố chất trên tạo nên sự "phồn hoa" từ nàng ra, cũng như khi ta yêu nàng!

                                   Nhưng nghĩa phồn hoa ở đây, tuy nó cũng chỉ về sự phồn thịnh... nhưng đó không phải là sự phồn thịnh về tiền bạc, mà là về cực lạc.Còn câu thơ:

                                        Ta sung sướng ghì lấy nhau mà tan nát
                                                               
                                   Hai chữ "tan nát" trong nhau thể hiện sự thăng hoa đã đến tột điểm! Ghì lấy nhau mà yêu đến hết mình...Cho nên cái nghĩa tan nát này, cũng là để thể hiện một sự phì nhiêu cường tráng, mang tình yêu bay lên, anh và em đều đã hoá thân:

                                        Em tan trong anh và anh hoá khổng lồ.
                               
                                   Có em: Anh trở nên vĩ đại, thành người khổng lồ.Còn em hoà trong anh mà làm thành vũ trụ. Bốn câu thơ ấy quặn xiết, khúc triết để luận xét cho sự muôn năm của tình trai gái - Và nó khẳng định: Lâu đài tình ái là vĩnh cửu vô biên!

                                  Ta trở lại với những câu thơ mở đầu của bài Khúc Đàn Chơi Vơi (KĐCV):

                                        Em đã đi rồi không trở lại
                                        Tình yêu vừa bén lửa đã mồ côi!

                                     Tình nàng trao cho chàng, vừa bén mà nàng đã dứt áo ra đi! Nhưng rõ ràng như ở đoạn thơ ba mà ta vừa phân tích thì... Tình ấy, giữa anh và em đã tha thiết lắm, nồng nàn lắm!

                                  Làm gì mà chàng chẳng tiếc, chẳng than! Cho nên, như hai câu sau đó diễn giải rằng:

                                        (em) để lại một bầu trời nhung nhớ mãi
                                        Tiếng đàn buồn anh gẩy khúc chơi vơi.

                                     Cái khúc đàn tình chơi vơi này, anh đã gẩy trong nỗi lòng xa xót thương nhớ về em!

                                  KĐCV là một khúc ca ly biệt, giằng xé trong lòng nhà thơ. Tuy cũng có lúc vì yêu mà anh đã trách người yêu:
                               
                                       Giây phút ấy sao lại nhìn anh tha thiết
                                        Để cánh chim qua cũng ngẩn ngơ hoài?
                                                                    
                                   Nghĩa là, nếu không tại em nhìn anh đằm thắm như thế, thì chắc gì đã có mối tình để lòng anh phải trĩu nặng, đau đớn vì thương nhớ? Bài thơ được kết lại bằng sự so sánh giữa tình yêu - trong mối quan hệ đầy mâu thuẫn của bể nhân tình thế thái:
                               
                                        Thế giới đầy hỗn mang bạo ngược
                                         Chỉ em thôi! Đài chót vót cao xanh...
                                                                 
                                    Trong cái thế giới đó của con người, những thế lực phi nghĩa ngày càng tràn lan. Nhà thơ đã trải nghiệm bằng cả cuộc đời mình, thế sự tác động vào anh.

                                    Qua nhận thức tinh thần và ý thức - Cái " Đài chót vót cao xanh" đó, là đài tình yêu! Ở đó, chỉ có con người yêu nhau, trai gái yêu nhau.

                                   Câu thơ không chỉ khẳng định về linh hồn cuộc sống, mà nó còn biểu hiện một thái độ, phản ứng của tác giả... trước sự tồn tại còn nhiều dã thú của con người, của giống loài.

                                   Cái bản chất truyền nòi của con người ấy, vốn cũng sinh ra từ mãnh thú. Quan điểm, thế giới quan - Chủ nghĩa nhân đạo nằm trong ý tưởng, chính đã được bộc lộ bằng lời tuyên cáo của nhà thơ:

                                        Chỉ em thôi! Đài chót vót cao xanh...

                                     Để rồi cho đến khi kết thúc bài, nhà thơ đã đi đến khẳng định bằng một ý thức quyết liệt rằng: Lý do sống của con người sinh ra là để hưởng thụ, để yêu nhau!...chứ không phải là để chiến tranh, giành giật hay cắn xé nhau:

                                        Ta tận hưởng cùng nhau bể đời khoái lạc
                                        Em mang cho anh cuộc sống tốt lành...

                                    Nghĩa là, chỉ có em thôi, chỉ có tình yêu! Mới mang đến cho con người những niềm vui hạnh phúc, sự tốt lành. Còn những hỗn mang trong thế giới vẫn đầy rối ren bạo loạn kia - Chỉ gây hiểm hoạ. Là những điều phi lý nhất... Trong sự tồn tại của thời đại mà chúng ta đã sống và đang sống hôm nay!...
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.10.2010 01:05:02 bởi Nhatho_PhamNgocThai >
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 4 của 45 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 666 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9