400 câu hỏi nữ giới cần biết
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 6 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 79 bài trong đề mục
Asin 02.07.2004 06:18:44 (permalink)
25. Sự rụng trứng xảy ra như thế nào?

Nữ giới trong độ tuổi sinh con, trong buồng trứng có khoảng 2 vạn nang noãn nguyên thủy, nhưng trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ chỉ có 400 đến 500 nang noãn phát triển thành trứng chín, số nang noãn còn lại phát triển đến một chừng mực nhất định rồi tự thoái hóa đi. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, thông thường chỉ có một nang noãn phát triển thành trứng chín, nang noãn đó tiếp cận dần dần với bề mặt buồng trứng, rồi lồi ra, cuối cùng nang noãn chỉ còn cách khoang bụng một lớp màng mỏng tức màng nang. Do áp lực bên trong của nang noãn và ảnh hưởng phân giải chất xúc tác albumin trong dịch nang noãn, nang noãn bèn phá vỡ màng nang ở chỗ lồi ra, thế là tế bào trứng tách khỏi nang noãn, đi vào khoang bụng của tử cung, đó chính là trứng rụng.

Thời gian rụng trứng thường ở giữa hai kỳ kinh. Trứng có thể rụng lần lượt từ hai buồng trứng, cũng có thể rụng liên tục ở một bên, trứng rụng sẽ được vòi trứng đưa vào ống dẫn trứng, nếu trứng gặp tinh trùng ở thân ống dẫn trứng thì thụ thai, nếu trong 24 tiếng đồng hồ vẫn chưa được thụ tinh thì trứng bắt đầu thay đổi tính chất.

26. Tự đoán kỳ rụng trứng như thế nào?

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ có một lần rụng trứng. Tự đoán kỳ rụng trứng như thế nào, bạn có thể lựa chọn mấy biện pháp sau:

1. Cách suy tính từ giữa chu kỳ kinh nguyệt:

Sau kỳ kinh nguyệt, trong điều kiện hạ khâu não, tuyến yên, trục buồng trứng bình thường, nang noãn chủ yếu chỉ tiết ra nội tiết tố oestrogen, khiến lượng oestrogen trong cơ thể tăng dần lên và lên đến mức cao trước khi rụng trứng.

Dưới tác dụng của nội tiết tố oestrogen, niêm mạc tử cung mọc dầy lên, như một lớp vữa trát trên tường. Sau khi rụng trứng, nang noãn tiết ra hoàng thể (một chất kích thích tố màu vàng được tiết ra từ buồng trứng sau mỗi lần rụng trứng), chủ yếu tiết ra nội tiết tố progestin (còn gọi là chất hoàng thể) và một lượng rất ít nội tiết tố oestrogen. Do tác dụng của nội tiết tố progestin, khiến niêm mạc tử cung được phát triển theo chu kỳ. Hai tuần sau khi trứng rụng, hoàng thể co lại, niêm mạc tử cung bong ra, khiến tử cung xuất huyết, như vậy đã đến kỳ kinh nguyệt.

Có thể thấy rằng rụng trứng là “tuyến môi giới trung gian” của chu kỳ kinh nguyệt, thường xảy ra vào giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, tức là vào ngày thứ 14 và 16 trước khi có kỳ kinh tiếp theo. Việc đoán ra kỳ rụng trứng qua cách tính bắt đầu từ giữa chu kỳ kinh, thường là khá chính xác đối với những người thấy kinh đều đặn.

2. Cách đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể

Nhiệt độ cơ bản của cơ thể là nhiệt độ đo được vào sáng sớm mỗi ngày hoặc sau 5 tiếng đồng hồ ngủ yên giấc, tỉnh dậy rồi mà vẫn chưa làm bất cứ việc gì. Trong tình hình bình thường, nhiệt độ cơ thể sau kỳ kinh nguyệt thường tụt xuống, đặc biệt là nhiệt độ cơ thể trong những ngày rụng trứng lại càng thấp, nhưng sau khi rụng trứng, do tác dụng làm nóng của nội tiết tố progesteron, nhiệt độ cơ bản của cơ thể tăng lên từ 0,3 - 0,5 độ C so với trước khi rụng trứng, kéo dài liên tục như thế từ 11 - 16 ngày, chỉ trước kỳ kinh sau một ngày hoặc ngày đầu tiên của kỳ kinh thì nhiệt độ cơ thể mới hạ xuống.

Vì vậy các bác sĩ gọi tuyến nối liền nhiệt độ cơ bản của cơ thể mỗi ngày từ nhiệt độ cao - đến nhiệt độ thấp trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường là “nhiệt độ cơ thể hai pha”. Nhìn chung, trứng rụng vào trước lúc nhiệt độ cơ bản của cơ thể sẽ tăng lên hoặc vào thời điểm nhiệt độ hạ xuống một chút trước khi nhiệt độ cơ bản của cơ thể tăng lên hoặc vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình nhiệt độ cơ bản của cơ thể tăng từ thấp lên cao.

3. Cách quan sát chất nhầy cổ tử cung

Chất nhầy cổ tử cung cũng chịu ảnh hưởng của kích thích tố giới tính, nó do hệ thống các tuyến trong cổ tử cung tiết ra. Lượng nhầy, tính chất và trạng thái của nó, kết tinh chất nhầy thay đổi theo sự biến đổi của kích thích tố giới tính, trong chu kỳ kinh nguyệt. Sau chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố oestrogen tăng lên, chất nhầy cũng nhiều hơn, trước khi rụng trứng chất nhầy lại càng nhiều, có màu trong suốt, chất loãng như lòng trắng trứng gà có thể chảy dài thành sợi, chiều dài có thể tới 10 cm, được gọi là phản ứng kéo sợi.

Căn cứ vào những đặc trưng này của chất nhầy cổ tử cung, qua cảm giác hoặc qua quan sát trạng thái, tính chất của chất nhầy khi đi tiểu tiện hoặc lấy chất nhầy ở cửa âm hộ dính vào đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ mà kéo ra, có thể dự tính được liệu đã đến kỳ rụng trứng hay chưa. Những biện pháp đã nêu ở trên, đều có ý nghĩa nhất định đối với việc dự đoán kỳ rụng trứng, nhưng rất khó đoán ra ngày chính xác. Để đoán được tương đối chính xác, có thể tiến hành kết hợp cả ba phương pháp, cũng có thể đến bệnh viện nhờ bác sĩ xác định giúp lượng kích tố giới tính trong máu hoặc quan sát bằng kính hiển vi những chất tiết ra ở âm đạo và chất nhầy ở cửa tử cung, giúp tính ra ngày rụng trứng.

------> healthy books <------------
#16
    Asin 12.07.2004 18:31:58 (permalink)
    27. Rụng trứng có ý nghĩa thế nào?

    Sinh con có kế hoạch là điều kiện phải có để loài người tồn tại và phát triển. Mặc dù có rất nhiều nhân tố liên quan đến việc sinh con nhưng rụng trứng là điều kiện tiên quyết vì có rụng trứng mới có khả năng thụ thai, còn không rụng trứng thì không có khả năng sinh con. Cho nên nắm vững kỳ rụng trứng của mình cũng như nắm chiếc chuông sinh mạng của con mình. Sau khi rụng trứng, có thể sống tiếp từ 12 đến 24 tiếng đồng hồ, trong môi trường thích hợp có thể sống 24 - 28 tiếng. Để đạt được mục đích sinh con, nên động phòng giao hợp vào đúng kỳ rụng trứng, như vậy khả năng trứng gặp được tinh trùng có xác suất cao hơn, khả năng thụ thai cũng cao hơn.

    Ngược lại, để tránh thụ thai có thể sinh hoạt tình dục trong thời gian trước và sau kỳ rụng trứng khá xa, như vậy giúp cho trứng không thể gặp được tinh trùng, từ đó đạt được mục đích tránh thai. Cái gọi là tránh thai “ thời kỳ an toàn” chính là vì điều này. Thuốc tránh thai đang được ứng dụng hiện nay, cơ bản là để ghìm việc rụng trứng, từ đó đạt được mục đích tránh thai. Do vậy có thể thấy rằng, nếu buồng trứng không rụng trứng, tự nhiên sẽ mất đi khả năng sinh con, do đó sẽ dẫn đến chứng vô sinh.

    Không chỉ như thế, việc buồng trứng không rụng trứng còn gây nên sự rối loạn của các nội tiết tố, dẫn đến sự biến đổi thất thường của niêm mạc tử cung, gây ra sự chảy máu có tính chức năng của tử cung mà không có rụng trứng, vì thế dẫn đến sự đau khổ buồn rầu về tinh thần và tổn hại về sức khỏe của người phụ nữ. Cho nên, khi phát hiện thấy chức năng buồng trứng có tật, phải kịp thời tìm bác sĩ điều trị.

    28. Làm thế nào xác định được nhiệt độ cơ bản của cơ thể?

    Gọi tắt nhiệt độ cơ bản của cơ thể là BT. Trong thời gian suốt một ngày đêm, nhiệt độ cơ bản của cơ thể của một người chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và hoạt động trong cơ thể mà bị xáo trộn. Để tách khỏi những ảnh hưởng bên trong và bên ngoài cơ thể, sáng sớm mỗi ngày tỉnh dậy, không làm bất cứ việc gì cả, không uống nước, không ăn sáng, lấy nhiệt kế ngậm vào mồm 3 - 5 phút, sau khi đọc rõ số chỉ trên nhiệt kế thì ghi số liệu vào biểu mẫu kẻ sẵn.

    Khi đo nhiệt kế phải chú ý điều kiện cơ bản, bởi vì việc đứng dậy, hoạt động ăn sáng, nói chuyện v.v… đều có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ bản của cơ thể. Thông thường, nhiệt độ cơ bản của cơ thể vào buổi sáng sớm biến động rất ít trong khoảng thời gian 3 - 6 giờ, nhưng biến đổi khá lớn vào tầm từ 3 đến 7 giờ chiều. Vì vậy, những người làm việc vào buổi trưa và ban đêm, cần phải ghi rõ thời gian trên tờ biểu mẫu nhiệt độ để tham khảo.

    Nếu ban ngày quá mệt mỏi cũng gây ảnh hưỏng đến nhiệt độ cơ bản của cơ thể trong ngày hôm sau, chẳng hạn như cảm cúm, đau bụng đi ngoài, mất ngủ, uống rượu. Nếu trong chu kỳ kinh nguyệt thấy có các hiện tượng khác thường như đau bụng dưới trong thời gian ngắn, âm đạo ra máu nhỏ giọt, khí hư (tức bạch đối) bỗng nhiên ra rất nhiều… thì nên thuyết minh rõ trong biểu mẫu nhiệt độ.

    Trên biểu mẫu nhiệt độ, tọa độ ô cột dọc là số độ của nhiệt độ cơ thể. Mỗi một ô vuông là 0,1 độ C, để thấy rõ hơn, có thể lấy mỗi ô vuông thay cho 0,05 độ. Tọa độ ô ngang là ngày và ngày chu kỳ kinh nguyệt, mỗi ô vuông là một ngày. Hằng ngày ghi số độ đo được của nhiệt độ cơ bản của cơ thể vào trong ô vuông bằng các điểm chấm tròn.

    Vào kỳ kinh, ghi theo dõi vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cho đến ngày cuối cùng của kỳ kinh, sau đó nối tuần tự các chấm nhỏ lại, sẽ tạo được chuỗi nhiệt độ cơ bản của cơ thể. Đồng thời với việc ghi lại nhiệt độ cơ thể, hãy dùng ký hiệu chữ “x” đánh dấu những ngày hành kinh lại, ngày ra nhiều thì đánh hai dấu “xx”, ngày ra ít thì “chấm tròn”. Như vậy đã làm xong biểu đồ nhiệt độ cơ bản của cơ thể một cách hoàn chỉnh. Ngoài ra, để so sánh tình hình của mấy chu kỳ kinh liền nhau nên ghi mỗi chu kỳ thành một hàng.

    ------> healthy books <-------
    #17
      Asin 12.07.2004 18:33:09 (permalink)
      29. Nhiệt độ cơ bản của cơ thể phản ánh những vấn đề gì?

      Qua việc đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể, có thể biết được buồng trứng có rụng trứng hay không và chuẩn đoán có thai sớm hay không?

      Trong tình hình bình thường, nhiệt độ cơ bản của cơ thể phụ nữ ở độ tuổi sinh con thì từ khoảng giữa của nửa chu kỳ kinh về trước thường khá thấp, dao động giữa 36,2 độ C - 36,7 độ C.

      Nhiệt độ cơ bản của cơ thể của ngày rụng trứng có thể hạ xuống một chút. Sau khi trứng rụng, dưới tác dụng làm nóng của những chất nội tiết tố progesteron tiết ra không qua hệ thống thần kinh trung ương, đã làm cho nhiệt độ cơ bản của cơ thể đột nhiên hoặc từ từ tăng lên trong 24 tiếng đồng hồ hoặc trong mấy ngày, thông thường có thể tăng 0,3 - 0,6 độ C, nhưng không nhỏ hơn 0,3 độ C và kéo dài liên tục từ ngày 14 đến 16 của chu kỳ kinh, ít nhất không dưới ngày thứ 12. Vào ngày hành kinh đầu tiên hoặc trước ngày hành kinh một hai ngày của kỳ kinh nguyệt sau, nhiệt độ của cơ thể lại hạ xuống, cho nên tuyến nối liền nhiệt độ cơ bản của cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường là thấp - cao, tạo nên một “hình sin”, còn gọi là “nhiệt độ (cơ thể) hai pha”.

      Nếu buồng trứng không rụng trứng, trong cơ thể không có nội tiết tố progesteron thì nhiệt độ cơ bản của cơ thể luôn luôn ở mức khá thấp, được gọi là (nhiệt độ cơ thể một pha). Vì vậy qua việc đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể có thể biết được trong cơ thể có nội tiết tố progesteron hay không, cũng gián tiếp cho ta biết rằng trứng có rụng hay không, hay sau khi rụng trứng chức năng của hoàng thể tốt hay xấu. Nếu đang ở trong tình trạng chữa bệnh thì cũng ghi lại, vẫn phản ánh được hiệu quả chữa trị.

      Mặt khác, nếu đã thụ tinh sau khi rụng trứng, hoàng thể không co lại mà hình thành hoàng thể thai nghén việc tiết ra nội tiết tố progesteron càng được tăng cường, do đó nhiệt độ cơ thể không những không hạ thấp, ngược lại liên tục duy trì ở mức khá cao, thường trong khoảng từ 36,8 độ C đến 37 độ C hoặc có thể cao hơn một chút. Nếu nhiệt độ cơ bản của cơ thể bắt đầu tăng lên từ ngày rụng trứng, 18 ngày sau vẫn chưa tụt xuống nên nghi là có khả năng có thai, còn nếu nhiệt độ cơ thể vẫn ở mức cao từ 20 ngày trở lên thì chắc chắn có thai. Có thể thấy rằng việc đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể còn có thể giúp cho ta đoán được mình có thai hay không?

      Chương 3: Thai nghén

      30. Thế nào là thụ tinh? Điều kiện cơ bản của việc thụ tinh là gì?

      Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Quá trình này được biểu hiện ở chỗ: sau khi trứng tách ra khỏi buồng trứng, qua vòi của ống dẫn trứng đi vào ổ bụng thân tử cung lúc đó nếu có tinh trùng đi vào trong cơ thể, qua cổ tử cung vào tử cung, đến ống dẫn trứng và gặp trứng kết hợp thành một tế bào mới - tức phôi thai. Chúng ta gọi quá trình này là thụ tinh. Thụ tinh là một quá trình sinh lý phức tạp, tất phải có đủ các điều kiện sau:

      1. Đường ống sinh dục thông suốt

      Đây là điều kiện phải có của việc thụ tinh, nếu không tinh trùng không có cách nào gặp được trứng, tất yếu sẽ không có thai. Nếu phía nữ bị viêm ống dẫn trứng mạn tính, ống dẫn trứng bị bít lại không thông, tinh trùng cũng không có cách nào gặp được trứng, có nghĩa là không thể thụ tinh được.

      2. Tinh trùng, trứng bình thường

      Đối với phía nữ mà nói, buồng trứng phải rụng trứng một cách bình thường. Đối với nam giới, tinh dịch phải bình thường. Tinh dịch tiết ra trong mỗi lần phóng tinh của nam giới khỏe mạnh có số lượng từ 2 - 5 ml, mỗi ml mang 100 triệu tinh trùng. Nếu mỗi ml mang ít hơn 60 triệu tinh trùng, thì tỷ lệ thụ tinh thấp, nếu dưới 4 triệu tinh trùng thì khó thụ tinh. Vì khi thụ tinh, dù chỉ có một tinh trùng đi vào gặp trứng, nhưng tất phải có hàng trăm triệu tinh trùng tham gia và quá trình phá hoại noãn. Đồng thời trong quá trình đi từ âm đạo qua tử cung vào ổ hình phễu của ống dẫn trứng rất nhiều tinh trùng bị chết trên đường đi, hơn nữa trong tinh dịch có tinh trùng khỏe có tinh trùng yếu, thường số tinh trùng hoạt động mạnh chỉ chiếm khoảng 60%, cộng thêm năng lượng vật chất dự trữ của tinh trùng khá ít, cho nên số tinh trùng chính thức đến được chỗ thụ tinh phần lớn là còn rất ít, khi tinh dịch quá ít thì khả năng thụ thai càng ít.

      3. Thời gian giao hợp thỏa đáng, thích hợp

      Vì trứng rụng ra từ buồng trứng thường chỉ có khả năng thụ tinh trong khoảng 12 - 24 tiếng đồng hồ, lúc này gặp được tinh trùng thì thụ tinh dễ nhất, nếu không trứng dần dần thoái hóa rồi chết. Khả năng thụ tinh của tinh trùng thường chỉ có thể kéo dài 1 - 2 ngày, thời gian dài ra, khả năng thụ tinh bị giảm đi hoặc teo mất, làm chết tinh trùng. Cho nên muốn có thai, phải lựa chọn thời gian thích hợp để giao hợp

      -----> healthy books <------
      #18
        Asin 12.07.2004 18:34:50 (permalink)
        31. Tinh trùng hoạt động trong đường sinh dục nữ như thế nào?

        Tinh trùng có khả năng vận động. Khi giao hợp, đại bộ phận tinh dịch phóng vào cuối âm đạo và cửa cổ tử cung. Trong điều kiện bình thường, mấy phút sau tinh trùng đã chui vào đến ống cổ tử cung. Mỗi lần phóng tinh có hàng trăm triệu con tinh trùng được xuất ra, phần lớn số tinh trùng này bị mất khả năng hoạt động hoặc chết trong dung dịch âm đạo có tính acid, số còn lại vào được cửa cổ tử cung sẽ tham gia tiếp vào quá trình thụ tinh.

        Sau khi qua kì kinh nguyệt, chất nhầy ở cổ tử cung ít đi và có độ keo dính, chất dinh dưỡng mang theo ít, đồng thời có khá nhiều bạch tế bào, tinh trùng rất khó qua được chất nhầy này. Vào thời gian trước khi rụng trứng, chất nhầy ở cổ tử cung chuyển sang thể loãng, lượng cũng tăng lên, trong chất nhầy đó có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng này cung cấp cho tinh trùng những năng lượng cần thiết, duy trì hoạt động của tinh trùng, giúp cho tinh trùng vào tiếp.

        Cuối kỳ rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung đặc lại, chất dinh dưỡng giảm đi, lại không thích hợp cho tinh trùng đi qua, cho nên thời kỳ rụng trứng là thời kỳ thích hợp nhất cho tinh trùng đi vào. Khi tinh trùng đi qua cổ tử cung, sau khi vào được tử cung, nhờ tác dụng co bóp của thành tử cung và sự vận chuyển của dung dịch khoang tử cung, tinh trùng nhanh chóng vào đến đáy tử cung, qua cửa của ống dẫn trứng đi vào trong ống dẫn trứng. Tế bào của lớp da trên của ống dẫn trứng có lông tơ, số lông này chuyển động theo hướng ngả từ vòi ống vào trong khoang tử cung.

        Thế nhưng đặc tính của tinh trùng là chuyển động ngược, thế là những tinh trùng vào đến ống dẫn trứng bèn chuyển động vào đầu xa của ống dẫn trứng, thường ở chỗ khoảng 1/3 phía ngoài của ống dẫn trứng, tức ở chỗ ổ hình phễu và gặp trứng ở đó, như vậy có thể kết hợp với trứng mà thụ tinh. Một sinh mạng mới cũng được bắt đầu từ đó. Nhìn chung mà nói, sau khi giao hợp khoảng 1 tiếng đồng hồ thì vào đến khoang tử cung, thêm 1 tiếng đồng hồ nữa là vào đến ống dẫn trứng, có thể rất nhanh.

        32. Trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung như thế nào?

        Sau khi trứng thụ tinh trong ống dẫn trứng, bèn trở thành trứng thụ tinh, còn được gọi là phôi thai. Do sự vận động của lông tơ màng dính trong ống dẫn trứng và sự nhu động của cơ thịt thành ống, giúp trứng thụ tinh di chuyển dần về khoang tử cung sau, khi thụ tinh khoảng 4 - 5 ngày thì trứng về đến khoang tử cung.

        Khi trứng thụ tinh về đến khoang tử cung, do tế bào không ngừng phân chia, lúc đó đã hình thành phôi thai, và tiết ra một loại dung môi có thể phân giải chất sống albumin, chất dung môi này sẽ phá rách niêm mạc tử cung, đưa phôi thai hút về phía niêm mạc và dần dần lún sâu vào. Đồng thời niêm mạc tử cung của cơ thể mẹ nhanh chóng tăng trưởng, khiến vết rách trên bề mặt niêm mạc liền lại nhanh chóng, lúc này cả phôi thai được bao bọc trong niêm mạc tử cung. Cả quá trình này được Y học gọi là “làm tổ” hoặc “cấy vào”.
        #19
          Asin 12.07.2004 18:36:09 (permalink)
          33. Làm thế nào lựa chọn thời cơ thụ thai tốt nhất?

          Mỗi cặp vợ chống trẻ đều hy vọng sinh được một đứa con khỏe mạnh, thông minh, hoạt bát. Để thực hiện được nguyện vọng này, nắm bắt được thời cơ tốt nhất của việc thụ thai là vô cùng quan trọng. Thông thường, những nữ thanh niên chưa tròn 20 tuổi tuy bộ máy sinh dục đã phát triển đầy đủ, nhưng các bộ phận trên cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

          Nói rõ hơn, thời kỳ thanh niên chính là thời kỳ tinh thần sức lực dồi dào, trí nhớ tốt, ý chí ham học hỏi muốn hiểu biết cao, là thời kỳ tốt nhất để nỗ lực phấn đấu học tập, cố gắng công tác. Nếu yêu đương sinh con quá sớm, tất phải tăng thêm gánh nặng, làm phân tán tinh thần sức lực ảnh hưởng đến công tác và học tập.

          Đứng ở góc độ Y học, kết hôn sớm, sinh con sớm không có lợi cho sức khỏe cơ thể mẹ. Theo các tài liệu thống kê thì thấy rõ, trẻ bị dị tật bẩm sinh do những sản phụ chưa đầy 20 tuổi sinh ra cao hơn 50% so với số trẻ bị tật này sinh ra ở các bà mẹ 25 - 35 tuổi. Nhưng kết hôn muộn, sinh con muộn cũng bị hạn chế. Tốt nhất không nên kết hôn ở tuổi quá 30, càng không nên để quá tuổi 35. Người sinh con ở độ tuổi 35 trở lên, Y học xếp vào loại “sản phụ sinh con lần đầu cao tuổi”. Phụ nữ tuổi cao, không những tế bào trứng bị lão hóa mà dễ bị nhiễm độc của bệnh tật, bị ảnh hưởng của sự thay đổi hormon, của những kích thích vật lý và hóa học v.v…khiến trứng trong cơ thể giảm số lần phân chia mà phát sinh những điều khác, bào thai được hình thành sau khi thụ tinh sẽ sinh ra bị bệnh nhiễm sắc thể, chẳng hạn như trẻ ngu đần bẩm sinh chính là do tuổi này mang lại.

          Vậy thì bao nhiêu tuổi là tuổi sinh con tốt nhất?

          Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng sinh con ở độ tuổi 25 - 29 tuổi là thích hợp nhất. Tỷ lệ ngôi thai khác thường và tỷ lệ phẫu thuật của những sản phụ sinh con lần đầu ở nhóm tuổi này thấp hơn so với sản phụ ở các nhóm tuổi khác. Tỷ lệ phát sinh các chứng tổng hợp của bệnh cao huyết áp khi thai nghén cũng thấp. Có thể thấy rằng việc lựa chọn sinh con ở độ tuổi sinh con tốt nhất có lợi cho sức khỏe của cơ thể mẹ và các con. Thứ nữa, khi đang mắc một số bệnh thì không nên có thai, chẳng hạn như một trong hai bên nam hoặc nữ đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh kết hạch, thiếu máu, bệnh đái đường, cao huyết áp, viêm âm đạo, các bệnh có sốt v.v…Khi cơ thể ở trong tình trạng này, việc thụ thai có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng của tinh trùng, trứng và sự phát triển của phôi thai.

          Khi phía nữ mắc các bệnh tim, gan, thận v.v… thì không thích hợp với việc thụ thai, bởi sẽ làm chậm sự phát triển của thai, thể trạng thấp, trí lực kém, thậm chí sinh con non hoặc chết lưu trong tử cung.

          Thứ ba, không nên thụ thai sau khi uống rượu. Các thầy thuốc Đông y nói rằng “Tửu hậu bất nhập phòng” (tức không được động phòng sau khi uống rượu) là có lý, vì tinh rượu sẽ làm cho phôi thai phát triển kém, khiến thể lực, trí tuệ của trẻ bị sa sút. Trong những tết lễ hay kỳ nghỉ phép, những đứa trẻ được thụ thai sau những trận uống rượu điên cuồng hầu như đều là những đứa trẻ thiểu năng. Ngoài uống rượu ra, hút thuốc lá, uống cà phê v.v…đều có thể dẫn thai nhi đến chỗ bị dị tật. Tốt nhất là một năm trước khi định có con, hai bên bố mẹ đều cai thuốc lá, bỏ rượu. Một trong hai bên nam nữ làm việc ở các phòng gây mê, phòng phẫu thuật, phòng phóng xạ và ở nhiệt độ cao, kể cả những người tiếp xúc với chất độc, khi có những stress lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như: bị điều khỏi cương vị cũ thì phải sau 3 - 6 tháng mới nên có thai.

          Thứ tư, phải có một môi trường tốt để thụ thai. Môi trường trong hàm ý này có nghĩa là sức khỏe phải khỏe mạnh, tinh thần sức lực dồi dào, tâm trạng vui vẻ.

          Ngoài một số nội dung đã nêu ở trên, các bác sĩ còn đề xuất rằng, không nên có thai trong 3 tháng mới kết hôn, không những sự mệt mỏi của giai đoạn tân hôn đã được hồi phục mà tình cảm cũng vui vẻ, ngày sinh hoạt tình dục cũng đi vào nề nếp, cuộc sống giữa hai bên đã thích hợp với nhau. Chính lúc này, lựa chọn việc giao hợp vào thời kỳ rụng trứng và sau ngày thứ 14 trước khi có kinh là rất dễ thụ thai. Nói một cách xác đáng là việc giao hợp vào trước khi rụng trứng hay sau khi rụng trứng là thời cơ tốt nhất để thụ thai. Còn đối với hoàn cảnh bên ngoài, như địa điểm, mùa khí hậu, thời tiết v.v… đều hết sức quan trọng.

          Theo phân tích của các nhà Y học, mùa hè nóng nực không thích hợp cho việc thụ thai, vì lúc đó nhiệt độ nóng cao, việc ăn uống và ngủ nghỉ đều thất thường, thể lực và tinh thần đều sa sút, vì thế chất lượng tế bào được sinh sản lúc đó cũng bị ảnh hưởng nhất định. Nghiên cứu gần đây của các nhà khí tượng sinh vật cho thấy rõ, kết qua những đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện nhiệt độ ngoài phòng khoảng 20 độ C đều có thân thể khỏe mạnh, trí lực của những đứa trẻ được mang thai và sinh ra trong tháng giá rét cao hơn trí lực của những đứa trẻ mang thai và sinh ra trong tháng nóng. Có tài liệu thống kê cho thấy trong số những nhân vật tương đối có thành tựu, phần lớn đều là những người được mẹ của họ mang thai trong giá lạnh hoặc trong xuân sớm.

          ------> healthy books <------
          #20
            Asin 12.07.2004 18:37:23 (permalink)
            34. Cần chú ý những gì trước khi thụ thai?

            Để giữ gìn sức khỏe cho đời sau, ngoài việc lựa chọn thời cơ mang thai tốt nhất ra, trước khi có bầu còn cần phải chú ý mấy vấn đề sau:

            Thứ nhất, chú ý dinh dưỡng ăn uống. Trước khi thụ thai, hai vợ chồng phải chú ý dinh dưỡng ăn uống, nên thường xuyên ăn các thức ăn có lượng albumin cao và nhiều vitamin, đặc biệt là những thức ăn có nhiều sinh tố A và C là những thành phần không thể thiếu được của cơ thể con người, là nền tảng vật chất của việc sinh con trong tương lai. Đồng thời còn phải ăn nhiều hoa quả có tác dụng rửa sạch đường ruột, bổ sung vitamin.

            Thứ hai, tăng cường rèn luyện thân thể. Thường xuyên tham gia một số vận động điền kinh, kiên trì đi bộ ra ngoài vào sáng sớm và buổi tối, đến những nơi có môi trường trong lành để hít thở không khí tươi mới, tham gia hoạt động giải trí phù hợp. Như vậy vừa rèn luyện sức khỏe, lại vừa bồi dưỡng tâm lý sâu sắc, chức năng tác dụng điều khiển hệ thống thần kinh.

            Thứ ba, tránh phát sinh bệnh tật. Trước khi thụ thai, phòng chống để khỏi mắc nhiều bệnh tật, nhất là một số bệnh có tính nhiễm độc như bệnh sởi, cảm cúm v.v… vì khả năng nhiễm độc của các bệnh này có thể làm cho thai nhi bị dị tật.

            Thứ tư, cấm hút thuốc, uống rượu, lạm dụng thuốc… Thuốc lá, rượu đều là những thứ bất lợi cho tế bào sinh sản còn việc lạm dụng thuốc thường làm cho thai nhi bị dị hình. Chẳng hạn như uống các loại thuốc nội tiết của nữ có thể làm cho thai nhi bị nữ hóa, uống các loại thuốc nội tiết của nam có thể làm cho thai nhi bị nam hóa. Đối với các vật có chất độc và có khả năng phóng xạ thì cũng phải hết sức tránh. Cuối cùng, chính là phải giữ được môi trường sạch sẽ và tinh thần sức lực dồi dào khi giao hợp. Khi giao hợp, môi trường phải thật yên tĩnh, tập trung tinh lực, chủ động phối hợp với nhau, như vậy mới có thể giúp cho việc sinh con được tốt đẹp.

            35. Có những hiện tượng gì để có thể biết được đã mang thai?

            Sau khi người phụ nữ mang thai, cùng với sự hình thành của bào thai và sự phát triển của thai nhi, tất yếu sẽ gây ra cho người mẹ một loạt thay đổi. Những biến đổi này khiến người phụ nữ có thai sinh ra một số cảm giác, hình thành các hiện tượng đặc trưng cho sự có thai. Tắt kinh là một trong những đặc trưng quan trọng đầu tiên của việc mang thai. Đối với một người phụ nữ khỏe mạnh đã lập gia đình, nếu kinh nguyệt trước kia luôn luôn bình thường, trong những điều kiện không đặc biệt (chẳng hạn như tinh thần bị kích thích, mệt mỏi và suy kiệt quá độ v.v…) bỗng nhiên kỳ kinh lên tới 40 ngày mà vẫn chưa thấy kinh trước tiên phải nghĩ tới khả năng có thai. Nếu tắt kinh trong khoảng 6 tuần, kèm theo choáng đầu, mệt mỏi, háo nhủ, ăn uống thất thường, buồn nôn, nôn oẹ v.v…sáng sớm ngủ dậy sau khi bắt đầu hoạt động càng thể hiện nhiều hơn thì triệu chứng có thai lại càng rõ.

            Thứ hai là vú căng to. Sau khi thai nghén do sự kích thích của các nội tiết tố là oestrogen và progesteron, bầu vú to dần lên, căng đau đầu vú chạm vào là đau, thể hiện rõ nhất ở lần thai nghén đầu tiên.

            Thứ ba là sắc tố da xạm đi. Điều này thể hiện ở đầu vú và màu sắc núm vú, ở hai bên má có thể có vết xạm đối xứng. Chính giữa bụng dưới có thể có “vân thai” màu sẫm. Vân thai của phụ nữ có thai lần đầu tiên là màu tím hồng. Vân thai của phụ nữ đã qua một lần sinh nở có màu trắng.

            Thứ tư là đái nhiều. Trong thời kỳ đầu mang thai, số lần đi tiểu cũng có thể nhiều hơn lúc bình thường, những xuất hiện đái buốt mà không phải bị viêm nhiễm ở vào hệ tiết niệu, điều này chủ yếu là do tử cung to lên đè vào bàng quang mà có. Nếu xác định được nhiệt độ cơ bản của cơ thể, có thể thấy rằng nhiệt độ cơ thể đã tăng lên sau khi rụng trứng và không hề giảm xuống, đó cũng là một trong những đặc trưng của thai nghén. Nếu bạn biết bắt mạch thì thấy hiện tượng mạch đập nhanh. Nếu một người phụ nữ đã có chồng thấy có những biểu hiện trên thì phải nghĩ đến là mình đã có thai, nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra để xác định thêm.

            ------> healthy books <-------
            #21
              Asin 12.07.2004 18:38:25 (permalink)
              36. Bắt đầu mang thai hay có những triệu chứng gì?

              Phụ nữ đã có thai, khoảng một nửa số người có hiện tượng buồn nôn, nôn oẹ và đau nửa đầu ở những mức độ khác nhau trong thời kỳ mới có thai. Đồng thời kèm theo các triệu chứng, choáng đầu, mệt mỏi rã rời, thèm nhủ và chán ăn… Theo y học, những hiện tượng này thường được gọi là phản ứng thai sớm, tức là hiện tượng nghén khi bắt đầu có thai. Những hiện tượng này thường xuất hiện trong khoảng thời gian có thai đã được 6 - 12 tuần. Chẳng hạn như buồn nôn, nôn oẹ hay xảy ra vào lúc sáng sớm và khi đói bụng, hơn nữa lại không chịu được những mùi vị như mùi mỡ và các mùi vị đặc biệt khác nếu không, lập tức nôn ngay. Nhiều người thích ăn của chua và những thứ thanh đạm hợp khẩu vị, có một số người lúc thì thích ăn cái này, lúc lại muốn ăn thứ khác, ăn được một chút lại bỏ. Những hiện tượng này, phần lớn diễn ra trong khoảng 3 tháng là hết.

              37. Có mấy biện pháp chuẩn đoán thai sớm?

              Sau khi phụ nữ có thai, thường xuất hiện tình trạng tắt kinh và có những biểu hiện có thai. Những biểu hiện này, thường có thể giúp cho việc chuẩn đoán có thai trong thời gian đầu, nhưng tuyệt không phải là những căn cứ hết sức chắc chắn mà còn phải kết hợp phân tích tổng hợp mấy biện pháp sau thì việc chuẩn đoán mới có thể không có sai sót. Đó là:

              1. Kiểm tra phụ khoa: Nếu quả thật có thai sớm thì qua kiểm tra, có thể phát hiện thấy âm đạo, cổ tử cung trở nên mềm mại và có màu xanh tái. Tử cung từ chỗ xẹp xuống biến thành hình tròn và dần phồng to lên, cổ tử cung dường như không nối liền với thân tử cung…

              2. Quan sát bầu vú: Bắt đầu từ tuần thứ tư sau khi có thai, tuyến sữa bắt đầu cương to, có thể sờ thấy thân tuyến sữa, đầu vú và núm vú ngày càng thâm lại, đồng thời nổi rõ những tĩnh mạch màu xanh trên bề mặt bầu vú. Nếu bóp đầu vú ra, có lúc có thể thấy có dung dịch nước màu vàng chảy ra.

              3. Chuẩn đoán hỗ trợ: Có rất nhiều phương pháp chuẩn đoán hỗ trợ, biện pháp hay dùng nhất là thử ếch. Cách thử này đơn giản, dễ làm. Dương tính giả rất thấp. Tỷ lệ chuẩn xác có thể đạt 95 - 98%. Ngoài ra có thể dùng các biện pháp như xác định độ miễn dịch phóng xạ của các chất nội tiết tuyến sinh dục, kiểm tra chất nhầy cổ tử cung, đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể, thử hoàng thể và kiểm tra sóng siêu thanh B.

              38. Vì sao phải xét nghiệm thai bằng nước tiểu sáng sớm? Làm thế nào giữ thật tốt nước tiểu sáng sớm?

              Khi trứng thụ tinh vào làm tổ trong tử cung bèn sinh ra một chất nội tiết tố mới, điều đó có nghĩa là màng nhung mao (hay còn gọi là màng lông) thúc đẩy nội tiết tố tuyến sinh dục, giúp cho bào thai sinh trưởng và làm tổ. Sau 45 ngày thai nghén, chất nội tiết tố này được tiết ra ngày càng nhiều, làm tăng nồng độ có trong cơ thể và có thể thải ra ngoài qua nước tiểu. Cho nên kiểm tra bằng nước tiểu trên lâm sàng có thể chuẩn đoán thai sớm.

              Nước tiểu sáng sớm, sau khi được lưu giữ khá lâu trong cơ thể, thường khá đậm đặc, khiến nồng độ chất nội tiết tuyến sinh dục được tiết ra khá cao, dễ đạt được mức xét nghiệm thấp nhất, nâng cao được tỷ lệ dương tính đã kiểm tra. Vì vậy khi xét nghiệm nên lấy nước tiểu buổi sáng sớm. Cách lấy và bảo quản như sau:

              Trước khi đi ngủ phải đi tiểu, để nước tiểu do cơ thể tiết ra sau đó được giữ trên người trên 6 tiếng đồng hồ. Ngoài điều đó ra, tốt nhất nên uống ít nước, ra ít mồ hôi, cách làm cho nước tiểu đậm đặc hơn. Sáng sớm hôm sau đi giải cho ra trước một ít nước tiểu, sau đó đi nốt phần còn lại cho vào chiếc lọ nhỏ sạch sẽ đưa lọ nước tiểu đến phòng hóa nghiệm kiểm tra. Để đảm bảo độ chính xác của việc xét nghiệm, khi lấy nước tiểu, phải chú ý rửa thật sạch lọ. Nếu âm đạo bị xuất huyết hoặc ra nhiều bạch đới, tốt nhất nên đi giải trực tiếp vào lọ, để tránh nhiễm bẩn.

              ------> healthy books <------
              #22
                Asin 12.07.2004 18:40:02 (permalink)
                39. Có thai mấy tháng thì có thể nghe thấy tiếng tim thai?

                Hệ thống tuần hoàn của thai nhi lớp phôi giữa hình thành và bắt đầu phát triển rất sớm. Thế nhưng tiếng tim thai còn gọi là “tim thai” thường phải đến tuần thứ 18 hay tuần thứ 20 mới nghe được. Tiếng tim thai gần giống tiếng “tịch tà” của đồng hồ, tốc độ rất nhanh, mỗi phút đập 120 - 160 lần, vang rõ. Tỷ số lần đập của tim thai vào giữa thời gian có thai đập nhanh hơn vào cuối kỳ, có lúc mỗi phút có thể đập trên 160 lần. Trước khi thai được 6 tháng, sẽ nghe được tiếng tim thai ở chính giữa hoặc khoảng phía dưới rốn. Sau khi thai được 6 tháng thì có thể kiểm tra rõ ngôi thai, căn cứ vào tiếng tim thai đã nghe thấy để đoán ngôi thai, thường nghe thấy rõ nhất ở đằng lưng của thai nhi. Trên lâm sàng, nhờ nghe tim thai có thể biết được tình hình của thai nhi ở trong tử cung, đồng thời cũng giúp cho việc phán đoán ngôi thai và số thai. Nếu tần số đập của tim thai luôn luôn bình thường, đột nhiên tăng nhanh, mỗi phút đập vượt quá 160 lần hoặc chậm đến 120 lần hoặc từ mạnh chuyển sang yếu hoặc lúc nhanh lúc chậm không đều thì phải lập tức đến ngay bệnh viện điều trị.

                40. Có thai bao nhiêu lâu thì thai máy? Số lần thai máy có ý nghĩa gì?

                Sau khi người phụ nữ mang thai, phôi thai lớn dần trong tử cung.

                Khi mang thai đến tuần thứ 8 thì bào thai đã mang hình người. Đã có thể nhìn thấy mắt, tai, miệng, mũi ở phần đầu. Lúc đó thai nhi đã có thể hoạt động. Nhưng do hoạt động rất khẽ và yếu. Người mẹ không thể cảm thấy được, chỉ có thông qua siêu âm mới thấy được.

                Khi thai được khoảng 16 tuần (4 tháng), tử cung phồng to lên khá nhanh, lượng nước ối cũng nhanh chóng nhiều lên. Hệ thống xương tứ chi của thai nhi phát triển khá hơn, giúp cho sức hoạt động của thai nhi mạnh hơn, khiến người mẹ có thể cảm thấy thai máy, cứ như có vật gì đang đội lên ở bụng dưới. Thời gian mang thai tăng dần, thai máy ngày càng rõ.

                Khi được khoảng 7 - 8 tháng, có lúc người mẹ sẽ cảm thấy có bàn tay bàn chân nhỏ đang đạp trong bụng. Nếu chú ý quan sát kỹ lưỡng việc thai máy thì sẽ thấy nó có tính quy luật nhất định. Thường trong một tiếng đồng hồ thì thai máy 3 - 5 lần, trong 12 tiếng đồng hồ có thể máy tới trên 30 - 40 lần.

                Thế nhưng thai máy sớm hay muộn còn do sự khác nhau của từng người. Thông thường những phụ nữ sinh con so thường thấy thai máy muộn hơn những phụ nữ sinh con dạ. Nhưng khi có thai đã được năm, sáu tháng, vẫn không thấy thai máy thì phải đi bệnh viện kiểm tra. Bởi vì thai có máy hay không, yếu hay khỏe và số lần thai máy nhiều hay ít là những tiền tố quan trọng phản ánh một số bệnh lý khác thường trong cơ thể mẹ và chức năng của nhau thai bị gây trở ngại, kể cả việc thai nhi bị thiếu ôxy mạn tính. Chẳng hạn như, có thể mẹ mắc bệnh viêm phổi trên diện rộng trong thời gian mang thai, do thiếu ôxy trong cơ thể, tim đập nhanh lên, thở gấp, sự cung cấp máu của thai nhi bị khó khăn, thì biểu hiện ra ngoài là thấy thai máy không yên ổn. Nếu như tâm trạng người mẹ bị xáo động, quá sợ hãi buồn rầu có thể làm tăng những chất hóa học có trong mạch máu, dễ gây hại đến hệ thống thần kinh và mạch máu của tim, khiến tần số và cường độ máy của thai bỗng tăng gấp mấy lần. Điều này hiển nhiên là đã gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sự tăng trưởng bình thường của thai nên có những biện pháp xử lý ngay, khắc phục và chấn chỉnh lại những nhân tố không hay này, để giúp cho thai nhi sinh trưởng và phát triển được tốt.

                Nếu số lần thai máy giảm ít đi, số lần máy (hay đạp) hàng ngày tụt xuống, trong 12 tiếng đồng hồ chỉ đạp dưới 10 lần hoặc hoàn toàn không còn nghe thấy gì nữa thì chứng tỏ thai thiếu ôxy rất nghiêm trọng, phải phá thai để cứu mẹ.

                ------> healthy books <-------
                #23
                  Asin 15.07.2004 17:16:33 (permalink)
                  41. Làm thế nào để đoán được số tháng có thai theo vòng bụng to nhỏ?

                  Bắt đầu từ khi trứng thụ tinh vào làm tổ trong niêm mạc tử cung cho đến thai lớn lên đủ tháng đủ ngày và được sinh ra, tổng cộng tất cả khoảng 40 tuần, cũng chính là thời gian 280 ngày. Trong một thời gian kéo dài này cùng với sự lớn lên của thai nhi, tử cung cũng dần dần to lên. Qua thực tiễn một thời gian dài, người ta phát hiện thấy, vòng bụng to hay nhỏ có quan hệ tỷ lệ nhất định với số tháng mang thai. Vì thế trên lâm sàng có thể thông qua quan sát vòng bụng to nhỏ để đoán thai được bao nhiêu tháng. Điều này rất có ý nghĩa đối với những phụ nữ có thai mà kinh nguyệt không đều.

                  Thông thường mà nói, đến cuối tháng thai nghén thứ nhất của người phụ nữ, tử cung to bằng quả trứng; hết tháng thứ 2 tử cung to bằng quả trứng ngỗng. Đầy 3 tháng, tử cung to bằng nắm tay người lớn, có thể sờ thấy ở bụng dưới, cuối tháng thứ 4, tử cung to bằng đầu đứa trẻ mới sinh, đáy tử cung cao hơn khớp mu từ 2 đến 3 đốt ngón tay; hết tháng thứ 5, đáy tử cung nhô lên cách dưới rốn 2 đốt ngón tay, tròn 6 tháng đáy tử cung ngang bằng rốn; cuối tháng thứ 7 đáy tử cung nhô lên trên rốn 2 đốt; hết tháng thứ 8 đáy tử cung nổi cao hơn rốn chút nữa; 9 tháng, đáy tử cung tụt xuống 2 đốt ngón tay; tháng thứ 10, do đầu thai chúc xuống, đáy tử cung lại cao bằng độ cao tháng thứ 8. Thông qua sự to nhỏ của vòng bụng mà tính ra số tháng có thai, đây chỉ là cách tính sơ bộ. Bởi vì điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng của từng phụ nữ khác nhau, khiến tốc độ sinh trưởng phát triển của thai nhi cũng khác nhau nên vòng bụng mỗi phụ nữ đang mang thai đều có sự khác nhau.

                  Để tính số tháng có thai một cách chính xác, tốt nhất nên nhớ kỹ ngày hành kinh lần cuối trước khi bạn mang thai. Kết hợp với những hiện nghén, ngày thai máy để tính ra số tháng mang thai.

                  42. Phụ nữ mang thai có những đặc điểm sinh lý gì?

                  Để thích ứng với nhu cầu sinh trưởng phát triển của thai nhi và để chuẩn bị tốt cho việc sinh con, nuôi con bằng sữa, sau khi người phụ nữ có thai, hệ thống sinh dục và các bộ phận trên toàn thể cơ thể người mẹ đều có những thay đổi tương ứng theo như:

                  1. Bộ máy sinh dục

                  Chủ yếu là tử cung cùng với sự lớn lên của thai nhi, tử cung to dần lên, đến gần ngày sinh nở, trọng lượng của riêng tử cung từ 30 gam tăng lên đến 1,0 kg, to gấp 33 lần; sức chứa cũng tăng lên đến 4000 - 5000 mililít, tăng trên 500 lần so với lúc bình thường. Đồng thời số lượng mạch máu trong tử cung cũng tăng lên nhiều, vì vậy lưu lượng máu chuyển vận trong tử cung phải tăng gấp 4 - 6 lần so với lúc bình thường, vị trí tử cung dần dần được nâng cao. Sau 3 tháng có thai, có thể sờ thấy tử cung ở phía trên khớp mu. Khi được 5 - 6 tháng, tử cung cao ngang rốn; 9 tháng, tử cung cao hơn rốn một ít. Ngoài những điều đó ra, để thích ứng với sự tăng trưởng của thai nhi, niêm mạc tử cung cũng có những biến đổi rất rõ rệt. Trong tế bào mang nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú, trở thành “màng xác”. Còn về cổ tử cung và âm đạo, sự sung huyết rõ hơn và trở nên mềm mại trong thời kỳ mang thai. Vào tháng cuối của thời kỳ thai nghén, cổ tử cung dần dần co lại và biến đi, để khi sinh nở thai nhi chui ra được.

                  2. Bầu vú

                  Do tác động các nội tiết tố nữ khi người mẹ mang thai, bầu vú căng to rõ rệt tuyến sữa và nang tuyến phát triển, tổ chức đệm kết xung huyết, vú phình to, núm vú thâm lại, sắp đến kỳ sinh nở thì đầu vú tiết ra một ít sữa non màu vàng.

                  3. Hệ thống mạch máu tim

                  Để thích ứng với việc lưu lượng máu tăng lên trong tử cung và nhau thai, bắt đầu từ sau khi thai được 3 tháng, tổng lượng máu trong cơ thể mẹ dần dần tăng lên. Đến cuối thời gian mang thai, đã tăng lên khoảng 30% số máu so với lúc bình thường. Do lượng tăng lên lại là bộ phận dịch thể trong máu, khiến hồng cầu tăng lên khá ít, vì thế dễ gây ra tình trạng “ thiếu máu có tính sinh lý trong thời kỳ có thai”. Hơn nữa, do tử cung ngày càng lớn to lên, thậm chí làm cho mô hoành cách bị nâng lên, tim bị đẩy lên phía trên, sang trái. Đồng thời, do tổng lượng máu tăng lên, cũng làm cho tim phải gánh nặng thêm, cho nên trong thời kỳ có thai, tim thường to lên, đập nhanh hơn, lượng máu được đưa ra từ tim trong mỗi phút tăng lên 50% so với bình thường. Do tim có chức năng thay thế, tuy phải gánh thêm nhiều, nhưng vẫn bình thường. Nhưng nếu trước kia có bệnh thì khi có thai tim sẽ phải hoạt động quá nặng, chỉ có thể làm cho bệnh nặng thêm.

                  ----------> healthy books <--------------
                  #24
                    Asin 15.07.2004 17:21:34 (permalink)
                    42. Phụ nữ mang thai có những đặc điểm sinh lý gì? (tiếp)

                    4. Về huyết áp

                    Không có sự thay đổi lớn đối với những trường hợp mang thai bình thường, khi gần đến ngày sinh nở thì có thể cao hơn một chút. Thế nhưng huyết áp tối thiểu không nên vượt quá huyết áp cơ bản 40 mmHg, huyết áp tối đa không nên vượt quá 20 mmHg.

                    5. Hệ hô hấp

                    Lượng ôxy cần cho thời kỳ mang thai và lượng carbonic (CO2) thải ra ngoài đều tăng nên phổi phải làm việc nhiều. Đồng thời, do mô hoành cách bị đẩy lên vì tử cung ngày càng to lớn nên khoang ngực bị hẹp lại. Vì vậy, người phụ nữ thường hay thở gấp.

                    6. Hệ tiêu hóa

                    Phần lớn số phụ nữ có thai đều có phản ứng nghén trong thời gian đầu khi mới mang thai như chán ăn, buồn nôn, nôn oẹ… Do acid trong dạ dày tiết ra ít, sự nhu động của thành ruột kém nên họ hay đầy bụng và táo bón. Ngoài ra, gan cũng phải hoạt động nặng hơn trong thời kỳ có thai.

                    7. Hệ triết niệu

                    Khi có thai, do cả mẹ cả con thay nhau bài tiết nên thận phải hoạt động nhiều. Lưu lượng máu trong thận và lượng lọc của tiểu cầu thận tăng 30 - 50% so với trước khi có thai. Nếu vượt quá khả năng hấp thụ nặng nề của tiểu cầu thận, có thể gây ra “đái đường có tính sinh lý” trong thời kỳ có thai. Dưới tác dụng của nội tiết tố progesteron, sức căng của ống dẫn nước tiểu kém, nhu cầu chậm, cộng thêm với việc bàng quang bị tử cung đè lên, nước tiểu thải ra không hết, vì thế dễ bị viêm nhiễm hệ tiết niệu. Trong thời gian đầu có thai, tử cung to lên, đẩy bàng quang lên phía trên và đè lên bàng quang, vì vậy hay đi giải nhiều sau khi tử cung phồng to lên, lên cao đến khoang bụng, đỡ đè lên bàng quang làm giảm bới số lần đi giải. Cuối thời gian mang thai, do đầu thai nhi chúc xuống đè vào bàng quang, số lần đi giải lại tăng lên.

                    8. Hệ nội tiết

                    Trong thời gian có thai, khí quan, nội tiết đều có những thay đổi rõ rệt về kết cấu và cơ năng. Thuỳ trước của tuyến yên rộng gấp 2 -3 lần so với bình thường, có lần cao quá mức bình thường, vì vậy kích thích các tuyến nội tiết của toàn thân lên cao quá mức theo. Tuyến giáp trạng tăng 30 - 40% so với bình thường, chúng ta thường thấy cổ người phụ nữ có thai to lên là do nguyên nhân này. Do tuyến giáp trạng to lên nên cơ thể người phụ nữ cũng theo đó to lớn lên. Các bộ phận khác nhu tuyến thận, tuyến giáp trạng phụ cũng tăng theo.

                    9. Hệ thần kinh

                    Trong thời gian có thai, do sự thay đổi của hệ thần kinh, người mẹ có thể có nhiều thay đổi về trạng thái thần kinh chẳng hạn như buồn nôn, nôn mửa, háo ngủ, vị giác và tâm trạng không ổn định.

                    10. Da dẻ

                    Khi có thai, sắc tố da thường sẫm lại, nhất là ở xung quanh đầu vú, âm hộ, đường sọc chính giữa rốn phía dưới rốn hai bên mũi, má thường có vết xạm. Có người sau khi sinh con xong vẫn chưa sạch hết xạm do tuyến mồ hôi và tuyến mỡ của da tiết ra nhiều hơn, móng tay và lông tóc mọc nhanh. Trên bề mặt lớp da thành bụng, bầu vú và dọc hai bên đùi ngoài, có nhiều vết rạn của da, khi mới có thì mang màu hồng tím, khi cũ thì có màu trắng.

                    11. Bộ xương và dây chằng

                    Trọng lượng tử cung khi có thai làm cho trọng tâm cơ thể đổ về phía trước. Để giữ cân bằng, đầu và vai người mẹ phải ngả về phía sau, vì thế tạo nên “ hình dáng đàn bà chửa”. Sự thay đổi của dây chằng chỉ yếu do các dây chằng khớp và các bộ phận gắn với khung chậu lỏng ra, giúp cho xương chậu hoạt động dễ dàng, dễ mở ra cho thai nhi chui ra khi sinh con. Cá biệt có trường hợp, do dây chằng quá rão, có thể gây nên đau khớp, gây cản trở cho hành động, không thể đứng lâu hay đi lâu, hiện tượng này càng gần đến tháng sinh con càng thấy rõ, sau khi sinh con mới hồi phục được.

                    12. Trọng lượng cơ thể

                    Khi mới có thai, do ăn uống thất thường nên trọng lượng cơ thể thường bị giảm sút. Nhưng sau 4 tháng, cơ thể bắt đầu tăng cân. Tính đến tháng sinh con, có thể tăng 10-14 kg, bình quân mỗi tuần tăng 0,5 kg. Nếu trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh hoặc trọng lượng cơ thể tăng quá ít là không bình thường.

                    ---------> healthy books <----------
                    #25
                      Asin 15.07.2004 17:23:03 (permalink)
                      44. Vì sao người đang mang thai dễ mắc bệnh?

                      Khi có thai, ngoài những nhu cầu của bản thân cần thay thế những cái cũ bằng cái mới, người phụ nữ còn phải đáp ứng một lượng tiêu hao ngày càng tăng của thai nhi, vì thế nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi ngày càng nhiều một khi bổ sung không đủ thì sẽ khiến cho cơ thể có những thay đổi phức tạp. Dù những thay đổi này thuộc những thay đổi có tính sinh lý, phần lớn người mang thai cũng có thể qua được dễ dàng, Nhưng những thay đổi phức tạp này cũng đem lại nhiều nhân tố bất lợi cho nhiều phụ nữ, tạo điều kiện cho nhiều bệnh tật phát sinh.

                      Ví dụ như, để cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi, tổng lượng máu trong cả cơ thể người mẹ ngày càng nhiều lên, màng dính ở mũi dày lên, việc phù thũng dễ làm cho các chất độc bệnh có tính lây. Tử cung to lên sẽ đè lên bàng quang ống dẫn nước tiểu… gây nên các chứng viêm của hệ tiết niệu. Dưới tác dụng của nội tiết tố Progesteron, các khớp xương chậu và dây chằng lỏng ra, thường dẫn đến chứng đau lưng và đau khớp.

                      Nếu trong cơ thể có những bệnh mạn tính, sau khi có thai sẽ tăng nặng hơn. Ví dụ như trước kia mắc bệnh tim, sau khi có thai, do tim phải làm việc nhiều hơn, không những sẽ làm cho bệnh tim đột phát mà có lúc còn làm cho sức tim suy kiệt. Nếu mắc bệnh thận, vì sự biến đổi của chức năng thận, sẽ làm cho chức năng thận mạn tính hoạt động kém. Từ đó có thể thấy, tuy việc sinh con là thiên chức của nữ giới, nhưng có thai lại gây nên rất nhiều nhân tố bất lợi cho phụ nữ. Vì thế phải hiểu rõ những trường hợp này, giữ gìn sức khỏe cho người mẹ trong thời kỳ có thai, để phòng hoạ khi chưa xảy ra mới có thể giúp cho người mẹ dễ dàng qua được thời kỳ mang thai.

                      45. Cần chú ý giữ vệ sinh như thế nào trong thời kỳ có thai?

                      Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ sống trong điều kiện sinh lý riêng, vì thế để giữ gì sức khỏe cả mẹ lẫn con, tất phải chú ý giữ vệ sinh cá nhân, bao gồm:

                      1. Về lao động: Thông thường, trong thời gian có thai cũng như khi bình thường, có thể tham gia lao động và công tác bình thường, nhưng phải tránh những lao động chân tay quá nặng nhọc, tránh quỳ lâu, đứng lâu hoặc cúi khom lưng quá. Những phụ nữ làm việc lao động chân tay, sau 7 tháng có thai, có thể giảm bớt cường độ lao động cho thật thích hợp, bảo vệ phần bụng, chớ để va chạm bị thương, để tránh bị sinh con non hoặc đứt cuống rốn.

                      2. Về mặt vận động: Đi bộ hàng ngày có tác dụng rất tốt đối với việc tăng cường sức cơ và thúc đẩy sự thay thế các chất cũ bằng chất mới trong cơ thể nên tránh những vận động mạnh, chẳng hạn như chạy thi, nhảy cao. Nên giảm bớt việc đi du lịch đường dài, để đề phòng sảy thai và sinh non.

                      3. Về giấc ngủ: Cơ thể người phụ nữ có chửa phải gánh vác khá nặng nề nên dễ mệt mỏi, cần được ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Ngoài thời gian ngủ 8 - 9 tiếng đồng hồ một ngày ra, tốt nhất nên có 1- 2 tiếng đồng hồ ngủ buổi trưa. Nhiệt độ nóng lạnh trong nhà phải thích hợp, không khí phải trong lành, thoáng.

                      4. Ăn mặc: Quần áo của người có thai phải luôn luôn sạch sẽ, ấm áp, rộng rãi dễ chịu, không được bó thít ở ngực, không được thắt lưng quá chặt, để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu và sự hoạt động cũng như phát triển của thai nhi.

                      5. Về làn da: Trong thời gian có thai, tuyến mồ hôi và tuyến mỡ dưới da tiết ra nhiều bạch đới (khí hư), do đó phải chú ý giữ gìn cơ thể sạch sẽ, chịu khó tắm rửa cơ thể và âm hộ, hay thay quần áo, giữ sạch làn da, để giúp cho da bài tiết dễ, khi tắm phải múc nước dội hoặc lau cọ người, không được ngâm người trong bồn tắm hay trong chậu, để tránh nước bẩn vào trong âm đạo.

                      6. Bầu vú: Sau khi có thai, bầu vú to dần lên, có thể mặc áo coóc-xê, nhưng không được mặc quá chật. Bắt đầu từ tháng thứ 5, phải lấy nước ấm và xà phòng rửa sạch bầu vú và đầu vú, lau cậy sạch những ghét bẩn, vẩy khô tích ở đầu vú, sau đó xoa một ít dầu mỡ lên, để da mỡ màng mềm mại mà tăng thêm độ dẻo dai, nhằm giúp cho bầu vú chịu được sự háu ăn của đứa trẻ sau khi sinh, tránh được tình trạng nứt đầu vú. Nếu đầu vú tụt vào sâu, có thể lấy một tay ấn bầu vú xuống, tay kia khẽ kéo đầu vú ra ngoài, dần dần đầu vú sẽ nhô ra, để cho trẻ dễ bú.

                      7. Về việc đi đại tiện: Trong thời gian có thai nên tạo thành thói quen đi đại tiện hàng ngày không nên giảm bớt lượng vận động, vì sức căng và sức nhu động của đường ruột bị yếu đi sẽ dẫn đến tình trạng táo bón. Để điều tiết sinh hoạt, làm cho tinh thần sảng khoái, người mẹ nên tham gia một số hoạt động giải trí thích hợp.

                      ----------> healthy books <----------
                      #26
                        Asin 16.07.2004 16:53:14 (permalink)
                        46. Khi đang mang thai nên giữ gìn sức khỏe như thế nào?

                        Khi người phụ nữ có thai, cùng với sự sinh trưởng phát triển của thai nhi, trong cơ thể người mẹ có một loạt thay đổi. Vì sức khỏe của người mẹ, hãy làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe, để thích ứng với những thay đổi này. Về phương diện hô hấp, để chống thủy thũng, sưng màng dính của khí quản, mũi họng…dẫn đến cảm cúm nên chú ý ăn mặc phù hợp theo mùa, không nên để mặc nóng quá hoặc lạnh quá, tích cực tham gia các hoạt động chân tay nhẹ nhàng, chống bị cảm cúm. Để cải thiện tình trạng mô hoành cách bị thai đẩy lên cao, phần dưới của phổi bị ép phải dịch lên, khoang ngực bị thu hẹp lại, dẫn đến tình trạng thở gấp, khoang màng phổi không thông suốt, do vậy không được thắt eo lưng chặt, càng không được mặc áo bó ngực, khi nằm có thể gối cao đầu.

                        Về phương diện tiêu hóa, tùy theo đặc điểm từng người trong thời gian thai nghén, việc ăn uống phải thanh đạm mà giàu chất dinh dưỡng, ăn ít và ăn nhiều bữa. Nếu vì bụng to lên, bị tử cung đè vào mà làm cho lượng acid trong dạ dày bị dồn ngược lên trên, khiến họng và thượng phúc (bụng trên) bị nóng, có thể uống một ít thuốc dạ dày có tính kiềm. Nếu chưa kịp mua thuốc, có thể thay bằng nửa cốc sữa.

                        Ngoài ra, do ít hoạt động, đường ruột hay bị đầy hơi và sức co bóp yếu, dễ gây đầy bụng và táo bón, vì thế nên ăn nhièu rau, hoa quả, mới đièu hòa được đường ruột và dạ dày. Về phương diện tuần hoàn máu nên ăn nhiều thưc ăn có chất sắt như gan, lòng đỏ trứng v.v…để tăng lượng hồng cầu trong máu. Nếu do tim phải hoạt động quá nhiều, thấy tim hoảng hốt, nhảy loạn xạ nên thường xuyên ăn nhãn nhân hạt táo chua có thể giúp cho tỳ khỏe lên.

                        Hơn nữa, do thai nhi dài ra và tử cung ngày càng to lên đè vào đường trở về của tĩnh mạch xương chậu, khiến máu của tĩnh mạch chi dưới khi chảy về bị cản trở. Khi hai bên đùi non và bắp chân xuất hiện những đoạn tĩnh mạch căng phồng, có thể ăn nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi tất căng hoặc mặc quần mỏng sát người v.v…

                        Nếu máu chảy về tĩnh mạch chi dưới, khó khăn nếu đứng quá lâu, cổ chân bị xuống máu (phù to) cách tốt nhất là ngồi bệt xuống, chân gác cao lên, có thể giúp cho máu ở chân chảy trở về hòa vào vòng tuần hoàn của cơ thể.

                        Nếu tử cung tiếp nhận một lượng máu cung cấp lớn nhưng máu cấp cho chi dưới và xương sống lại quá ít, khi thấy mệt mỏi nên chú ý nghỉ ngơi và ngủ cho đầy đủ. Về phương diện tiết niệu nếu xét nghiệm nước tiểu, thấy trong nước tiểu, có albumin và đường, nên thường ăn các loại thuốc như câu khởi tử thì sẽ giúp cho việc làm giảm albumin và đường.

                        Về làn da và tuyến mồ hôi, sau khi có thai, do có sự thay đổi của các nội tiết tố trong cơ thể, tuyến mồ hôi tiết ra nhiều nên người phụ nữ có thai thường thấy có nhiều mồ hôi. Lớp mỡ dưới da cũng dày lên, tóc cảm thấy có nhiều dầu hơn, vì vậy nên chú ý thường xuyên gội đầu, lau người, giữ sạch đầu tóc và làn da.

                        Về bầu vú, cùng với sự tiến triển của thai, bầu vú dần dần lớn lên và căng to, đầu vú tiết ra một số chất và dễ bị kết tụ tích bẩn lại, cho nên lúc đó phải thường xuyên lau rửa bầu vú và đầu vú, giữ cho vú sạch sẽ. Có thể mặc áo coóc-xê nhưng phải điều chỉnh cho vừa, rộng rãi mới thích hợp, không được nén chặt bầu vú. Nếu đầu vú bị tụt sâu vào thì trên các coóc xê nên lót thêm một cái nịt vú, để thúc cho đầu vú lồi ra.

                        Tóm lại, sau khi có thai, trong cơ thể người phụ nữ có thai thay đổi rất nhiều, nhưng chỉ cần quan sát cặn kẽ, làm tốt việc giũ gìn sức khỏe thì sẽ an toàn vượt qua thời kỳ có thai.
                        #27
                          Asin 21.07.2004 23:26:18 (permalink)
                          47. Tâm lý người phụ nữ mang thai có ảnh hưởng gì đối với việc mang thai và sinh con?

                          Mang thai và sinh con là giai đoạn quan trọng trong cuộc sống người phụ nữ sau khi lập gia đình. Nó cũng giống như việc có kinh và việc tắt kinh, đều gây nên những biến đổi tâm lý đặc trưng, chẳng hạn như trong thời kỳ có thai do lượng nội tiết tố Progesteon tăng lên, đã làm cho người phụ nữ có thai chú ý đến sự thay đổi của cơ thể mình nhiều hơn mà bớt hứng thú với chồng, hơn nữa tâm trạng lại bất ổn, dễ bị kích động, cáu gắt, đặc biệt đòi hỏi người khác quan tâm đến mình v.v…

                          Còn về thái độ đối việc mang thai, do có những cá tính cụ thể và môi trường hoàn cảnh khác nhau mà có thái độ không giống nhau. Đại đa số phụ nữ đều vui sướng khi có thai và tích cực chuẩn bị cho đứa con ra đời, nhưng đối với một số phụ nữ, việc mang thai lại là một gánh nặng khó đảm đương, do cuộc sống có nhiều điều bất tiện, gây ra tâm sợ hãi lo lắng. Có phụ nữ sợ sinh con ra quái thai, quá lo lắng cho tình hình phát triển của thai nhi có được bình thường không? Có người hết sức mong mỏi sinh được một đứa con trai, để giành được sự quan tâm đặc biệt và những tình cảm tốt đẹp của người thân xung quanh mình. Có người muốn sinh con nhưng lại sợ có con sẽ phải gánh nặng thêm trong công tác, học tập và cuộc sống. Có người sợ đau khi sinh con, chảy máu khi sinh con, vì thế tâm lý mâu thuẫn chồng chất, thậm chí căng thẳng, sợ hãi, lo lắng, mất ngủ v.v…

                          Sự biến đổi của những tâm lý này của người có thai đều sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt cho việc mang thai và sinh con. Thông thường nếu người mẹ có tâm trạng vui vẻ, bên trong cơ thể cân bằng thì những thay đổi đó không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và việc sinh con được diễn ra bình thường. Nếu lo lắng, sợ hãi, không những làm rối loạn quá trình thay thế trong cơ thể người mẹ, làm bên trong cơ thể bị mất cân bằng mà còn làm cho thai nhi bị xáo động không yên. Nếu tình trạng này cứ kéo dài mà không dứt được thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của thai nhi, nếu nặng thì sẽ gây ra những khiếm khuyết bẩm sinh cho trẻ. Đến khi sinh con, do quá ưu tư lo lắng, tinh thần căng thẳng cao độ, cơ thể gầy sút nhiều thì sẽ làm cho tử cung không còn sức co bóp, cửa tử cung không mở, kéo dài thời gian sinh con hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng như băng huyết sau khi sinh con. Từ đó thấy rằng, tâm lý người phụ nữ có thai đều có ảnh hưởng quan trọng đến việc mang thai và sinh con, cho nên mỗi một người mẹ đều nên nắm lấy một số kiến thức có liên quan đến việc mang thai và sinh con.

                          48. Trong thời gian mang thai nên nằm ngủ ở tư thế nào?

                          Nhìn chung, vào giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của thời kỳ mang thai, thai nhi trong tử cung khá bé, khi ngủ dù nằm nghiêng hay nằm ngửa đều được, không cần phải nằm theo một tư thế riêng biệt nào. Nhưng đến giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, vị trí nằm của người mẹ có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể mẹ và sự an nguy của thai nhi. Bởi vì trong giai đoạn này, cùng với sự lớn vọt của thai nhi, làm cho thể tích, dung tích của tử cung to hẳn lên rõ rệt, do đó các tạng phủ mạch máu của tử cung và xung quanh cũng có những thay đổi kèm theo. Nếu ngủ hay nghỉ ngơi theo tư thế nằm ngửa trong giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai, tất yếu sẽ làm cho tử cung đang nặng sẽ đè lên động mạch chủ ở vùng bụng, từ đó sẽ làm cho áp lực của động mạch của tử cung bị hạ thấp xuống, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của tử cung, do đó việc cấp máu cho thai nhi sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, gây khó khăn cho việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và việc thải các chất thay thế. Lượng cung cấp máu cho tử cung bị giảm đi, sẽ làm thiếu máu ở nhau thai, vì thế sẽ dẫn đến tình trạng nhau thai tiết ra một lượng lớn thận tố, sau khi chất này hòa vào tuần hoàn máu của cơ thể mẹ, sẽ làm cho áp lực động mạch của cơ thể mẹ tăng cao, có thể gây ra chứng cao huyết áp tổng hợp cho thai.

                          Vậy thì lúc đó, người mẹ nên ngủ ở tư thế nào cho phù hợp? Căn cứ vào cơ chế tuần hoàn máu nói trên và quan sát thực tiễn lâm sàng, tốt nhất người mẹ nên ngủ ở tư thế nghiêng sang trái. Bởi vì tư thế nằm này có thể hiệu chỉnh được việc xoay sang phải của tử cung, có thể làm giảm bớt sức đè của tử cung, đối với động mạch chủ ở bụng và động mạch xương chậu, cải thiện tuần hoàn máu, làm tăng lượng cung cấp máu cho thai, giúp cho thai sinh trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, tư thế nằm nghiêng sang trái còn có thể làm giảm sức đè lên tĩnh mạch khoang trái, giữ lưu lượng máu về tim được nhiều hơn, cải thiện tác dụng của mạch máu tim, làm cho lợi tiểu, khiến lượng nước tiểu tăng lên, làm giảm hoặc mất các chứng bệnh của chứng tổng hợp tĩnh mạch chi dưới.

                          Đối với những phụ nữ có chứng bệnh cao huyết áp khi mang thai, việc nằm ở tư thế nằm nghiêng sang trái trong 24 tiếng đồng hồ có thể làm lợi tiểu được 1361 = 2722 mililít. Những người bị bệnh nặng mà nằm nghiêng sang trái, thể trọng có thể giảm từ 1,2 đến 1,8 kg, huyết áp hạ thấp xuống tùy theo những mức độ khác nhau, rất có lợi cho việc chữa trị các chứng bệnh cao huyết áp khi mang thai. Nếu bụng người mẹ quá to, khi nằm nghiêng sang trái thấy khó khăn, cũng có thể nằm ngửa, dùng gối hoặc vỏ chăn cuộn lại lót vào phía hông bên phải cho cao lên khoảng 15 - 20 centimét, như vật có được hiệu quả như của tư thế nằm nghiêng bên trái. Vậy là, không những bảo đảm được việc tuần hoàn máu cho cơ thể mẹ mà còn giúp ích cho việc điều trị các chứng bệnh kèm theo đồng thời cũng đảm bảo bài tiết các chất thải và dẫn các chất dinh dưỡng mà thai nhi cần, tạo cho thai nhi một môi trường sống thật tốt.

                          --------< healthy books <-------
                          #28
                            Asin 21.07.2004 23:56:08 (permalink)
                            49. Người phụ nữ mang thai có thể tham gia những hoạt động gì?

                            Sau khi có thai, cơ thể người mẹ có một loạt thay đổi sinh lý, phần lớn những phụ nữ khỏe mạnh bình thường đều thích ứng được với những thay đổi này, thế nhưng cũng nên sắp xếp hợp lý sinh hoạt của mình, mới có thể đảm bảo được sức khỏe cho người mẹ và thai nhi. Thế nhưng có một số phụ nữ lại không phải như vậy. Một khi họ có thai, là họ sợ này sợ nọ, thậm chí dứt khoát chỉ nằm trên giường mà không chịu dậy. Hơn nữa có người chẳng chú ý gì cả, làm bất cứ một công việc nào, kỳ thực hai cách làm này đều không đúng.

                            Thông thường mà nói, trong thời kỳ mang thai một cách bình thường, có thể lao động và công tác như thường lệ, nhưng phải chú ý: Không được làm những công việc ở trên cao, ở nơi có nhiệt độ cao và ở dưới nước ngầm, nên tránh những động tác cúi khom lưng, tránh những công việc có cường độ lao động mạnh và có độ rung lớn. Đối với nhưng công việc có tiếp xúc với chất độc hoặc có khí độc thì phải kịp thời điều động sang làm công việc khác, để tránh sảy thai hoặc gây ra những dị tật cho thai nhi. Vận động thích hợp có thể thúc đẩy sự thay thế nhau trong cơ thể. Chẳng hạn như tập thể dục, đi bộ hay làm những công việc bình thường trong nhà thì đều nên làm, nhưng không được làm những việc đòi hỏi vận động mạnh như đi du lịch đường dài. Để tránh vận động quá độ làm cho thai bị nghiêng xóc khiến thai nhi bị tổn thương. Sau khi thai được bốn tháng, không nên đi xe đạp nữa. Khi thai tròn 8 tháng, vùng xung quanh bụng càng ngày càng to, tim càng ngày càng phải làm việc nhiều hơn nên phải giảm nhẹ cường độ lao động. Do trọng tâm cơ thể đổ về phía trước, dễ bị ngã, cho nên cũng nên cẩn thận khi làm những việc vặt hàng ngày trong nhà, ví dụ như: phơi quần áo ở chỗ cao, đạp máy khâu.

                            Lúc này nên đi bộ là phù hợp, nhưng cũng không nên để mệt mỏi quá. Ngoài ra nên thường xuyên nghe âm nhạc, xem múa, rất có lợi cho việc thư giãn thần kinh và giúp ngủ ngon.

                            50. Phụ nữ có thai nên chú ý ăn những thức ăn gì?

                            Chất dinh dưỡng là những thứ mà người có thai cần rất nhiều. Ngoài nhu cầu đáp ứng cho việc thay thế bình thường trong cơ thể, việc phát triển của bầu vú, tử cung, nhau thai và sức lực cần cho khi sinh đều đòi hỏi được bổ sung vượt mức, đồng thời còn phải đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của thai nhi, cho nên mỗi ngày người phụ nữ có thai phải đảm bảo hấp thu được 28 gam chất albumin; thấp hơn mức này sẽ gây ra sinh con non hoặc chết. Đặc biệt trong thời gian có thai 3 - 4 tháng, đúng vào thời kỳ đại não thai nhi phát triển nhất, người phụ nữ có thai càng phải bổ sung một lượng lớn chất albumin hơn nên phải ăn nhiều thức ăn giàu chất albumin như cá, trứng, thịt nạc…

                            Ngoài chất albumin ra, việc bổ sung các chất như canxi, phốt pho, sắt và các loại vitamin đều khá quan trọng. Thiếu canxi và phốt pho sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển bộ xương, răng , cơ bắp, thần kinh của thai nhi. Phốt pho có rất nhiều trong sữa, đậu thịt… nên chú ý bổ sung bằng cách ăn các thức ăn này. Công dụng chủ yếu của sắt là tạo hồng cầu cho máu, thiếu sắt sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, làm giảm chất albumin trong hồng cầu, hơn nữa lượng chất sắt cần cho người phụ nữ có thai cũng cao hơn lượng chất sắt cần cho người bình thường, vì vậy việc bổ sung đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể là điều vô cùng quan trọng. Trong gan của động vật chứa rất nhiều sắt, ngoài ra trong lòng đỏ trứng gà, lá rau xanh, các loại đậu đỗ cũng chứa nhiều, cho nên về mặt ăn uống nên chú ý đến số lượng ăn các loại thực phẩm này. Các chất vitamin, đặc biệt là việc bổ sung vitamin D cũng rất quan trọng, bởi vì vitamin D không những có thể giúp cho việc hấp thụ Canxi mà còn có thể bổ sung cho việc thiếu dinh dưỡng mà phần lớn là thiếu vitamin ở phụ nữ có thai.

                            Để đảm bảo cho việc cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng này, người phụ nữ có thai cần chú ý ăn những thức ăn sau:

                            1.Ăn nhiều thức ăn thô, ít ăn các loại bột gạo tinh chế vì trong các loại bột ngô, kê… có chứa nhiều vitamin B và chất albumin hơn so với gạo tẻ và bột mì trắng.

                            2. Ăn nhiều rau và quả tươi, không những có thể cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể về vitamin A, C, chất canxi và chất sắt mà còn có thể chống táo bón, nhưng phải chú ý cách nấu rau, không được nấu lâu quá.

                            3. Ăn các loại ngũ cốc, ăn lạc… Trong các loại lương thực và thực phẩm này, có chứa một lượng lớn chất albumin, vitamin D, C, chất sắt và canxi, lại có thể cung cấp một phần chất béo.

                            4. Bổ xung một lượng thích hợp một lượng cá, thịt nạc, trứng…, nhất là vào những tháng cuối của thời kỳ có thai, lại càng cần thiết. Vì những thức ăn này, đặc biệt là các loại trứng rất giàu chất albumin, canxi, phốt pho và các loại vitamin.

                            5. Bớt ăn mặn và các thức ăn nóng có tính kích thích. Việc bớt ăn mặn có thể chống được phù thũng và cao huyết áp. Các thức ăn có tính kích thích như hạt tiêu, ớt, rượu, chè đặc rất có hại cho sự phát triển của thai. Ngoài ra, việc phơi nắng nhiều có thể giúp cho cơ thể sản sinh ra vitamin D, đảm bảo cho bộ xương thai nhi phát triển.

                            ----------> healthy books <--------
                            #29
                              Asin 21.07.2004 23:59:28 (permalink)
                              51. Khi mang thai có sinh hoạt tình dục được không?

                              Khi đã có thai, cả hai vợ chồng nên cùng quan tâm, đặc biệt là sinh hoạt tình dục thời kỳ có thai nên được hạn chế cho thật phù hợp với những thay đổi của thời kỳ này. Thời gian đầu khi có thai từ 1-3 tháng, nhau thai còn chưa phát dục trong tử cung, phôi thai sống bám trong tử cung của cơ thể mẹ lỏng lẻo, sự hưng phấn tình dục có thể làm cho tử cung xung huyết và co bóp, có kha năng gây xảy thai. Lúc này cần tuyệt đối tránh sinh hoạt tình dục.

                              Thời gian giữa, khi có thai 4-6 tháng, nhau thai đã phát triển xong. Người mẹ không bị nghén nữa, việc ăn uống cũng đã trở lại bình thường, việc sinh hoạt tình dục trong thời gian này không gây hại mấy đến thai nhi. Nhưng phải chú ý, không được sinh hoạt quá lâu, quá nhiều lần. Mặt khác do bụng người phụ nữ có thai ngày càng to, khi sinh hoạt tình dục cần hết sức chú ý đến tư thế, tránh đè lên tư cung trong bụng.

                              Đến thời kỳ cuối khi mang thai 7-9 tháng, lúc này người mẹ cơ bản không có đòi hỏi về tình dục, âm hộ bắt đầu to lên, âm đạo và màng dính tử cung mềm ra và xung huyết, rất dễ bị tổn thương, nhất là âm đạo và tử cung càng cao dễ chảy máu hơn mà việc giao hợp lại dễ đưa vi khuẩn vào đường sinh con, gây nên viêm nhiễm khi sinh con và sau khi sinh con.

                              Tháng cuối cùng của thời kỳ thai nghén, việc sinh hoạt tình dục vẫn có thể dẫn đến những nguy hiểm như sinh con non, vỡ nước ối và thai chết lưu. Vì thế nên tránh hẳn sinh hoạt tình dục vào những tháng cuối.

                              52. Giữ gìn bầu vú trong thời kỳ có thai như thế nào?

                              Vú là cơ quan nuôi sữa sau khi sinh con, có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển bình thường của đứa trẻ, vì vậy cần phải giữ gìn sự khỏe mạnh của bầu vú thật tốt trong giai đoạn có thai.

                              Mỗi một quả vú có từ 15-20 tuyết sữa, có lỗ thông với đầu vú. Mỗi tuyến lại chia thành hai bộ phận là nang tuyết và ống dẫn. Nang tuyết tiết ra sữa, đưa qua ống dẫn sữa ra ngoài. Giữa các tuyết sữa có nhiều tổ chức sơ, đệm và mỡ, bề mặt được một lớp da bao bọc. Sau khi có thai, thân tuyết sữa bắt đầu lớn lên, bầu vú cương to dần, tuyết mỡ dưới da xung quanh vú cũng bắt đầu to phì ra. Lúc này không được nặn, bóp bầu vú, khi ngủ phải nằm nghiêng hay nằm ngửa, nằm sấp sẽ làm cho bầu vú bị đè ép. Thời kỳ này không được mặc áo trong quá chặt, càng không được bó ngực.

                              Cho đến những tháng cuối của thời kỳ có thai, bầu vú to hẳn lên, bắt đầu chảy xuống cũng không được thắt chặt coóc xê, để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyết sữa, hoặc làm tắc tuyến sữa khiến tuyến sữa không thông sau khi sinh con. Hơn nữa nên thường xuyên tắm, thay áo trong, giữ sạch bầu vú đặc biệt là trước khi sinh con khoảng ba bốn tháng phải thường xuyên rửa bầu vú bằng nước ấm, lấy khăn bông có xà phòng cọ nhẹ những ghét bẩn trên da rồi rửa sạch. Như vậy vừa giữ vệ sinh cho bầu vú, đồng thời làm tăng sức bền của bề mặt lớp da núm vú để chịu được những lần mút sữa của trẻ. Nếu đầu vú tụt sâu vàp trong, khi cọ rửa, có thể lấy tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài. Những đầu vú tụt sâu thường tích nhiều ghét bẩn, có thể rửa sạch trước những chất nhầy bẩn, làm cho đầu vú mềm đi. Sau đó lấy nước ấm và xà phòng cọ sạch.

                              Trong thời gian mang thai, nếu thấy đầu vú có những thay đổi bên ngoài hoặc bị đau khác thường nên kịp thời tìm bác sĩ chữa trị. Cấm không được chữa lung tung gây ảnh hưởng đến việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ. Ngoài ra cũng cần phải nhắc nhở rằng, có người thấy vú mình nhỏ bèn xoa thuốc phong nhũ xương, có người thấy vú to bèn uống thuốc giảm béo, dù là thuốc phong nhũ xương hay thuốc giảm béo đều chứa một lượng chất kích thích nhất định, dùng không đúng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tuyến vú, cho nên không được dùng.

                              ----------> healthy books <---------
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 6 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 79 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9