400 câu hỏi nữ giới cần biết
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 6 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 79 bài trong đề mục
Asin 24.07.2004 20:20:34 (permalink)
53. Người phụ nữ có thai tự theo dõi mình như thế nào?

Phần lớn, thời gian người phụ nữ mang thai đều sống ở gia đình, có điều gì xảy ra trong giai đoạn mang thai thì người phụ nữ là người biết đầu tiên. Do vậy, việc nắm vững những triệu chứng báo trước có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai và kịp thời chữa trị là điều rất quan trọng đối với mỗi người mẹ đang mang thai…

Thông thường trong 3 tháng đầu thai nghén, do vận chuyển vật nặng, ngã, sinh hoạt vợ chồng hoặc do những bệnh trong tử cung, rất dễ dẫn đến sảy thai. Triệu chứng báo trước của việc xảy thai, chủ yếu là cảm thấy mỏi lưng trước, đau cuộn bụng dưới và âm đạo ra một ít máu. Khi gặp trường hợp này, phải lên giường nằm nghỉ ngay và gọi bác sĩ đến điều trị.

Nếu máu ra quá nhiều hoặc có thấy máu cục ra theo, việc xảy thai thường là khó tránh khỏi. Nhưng phải đưa đến bệnh viện, để bác sĩ khám xem đã xảy thai hẳn hay chưa và quyết định xem có cần nạo vét tử cung hay không.

Khi mang thai đến tháng thứ 4, người mẹ sẽ cảm thấy thai máy cùng với sự tịnh tiến của thời gian, thai càng ngày càng máy rõ hơn. Khi thai từ tuần thứ 30 - tuần thứ 38 thì đạt đến đỉnh cao, một ngày một đêm có thể máy tới 130lần. Số lần và cường độ thai máy thường đi theo một quy luật nhất định. Thai máy hơi ít vào sáng sớm, buổi tối thì thai máy nhiều hơn. Tiếng thai máy biểu thị tình trạng sức khỏe thai nhi khỏe mạnh, bình thường.

Khi nhau thai bị lão hóa, tác dụng bị giảm đi, làm thai nhi bị thiếu ô xy mạn tính thì thai bớt máy, tình trạng này có thể kéo dài mấy ngày cho đến một tuần, nếu không kịp thời cứu chữa thì thai sẽ chết trong tử cung. Vì vậy, việc thai máy ít đi là một loại tín hiệu của tình trạng thai thiếu ô xy. Nhưng cũng nên chú ý, khi nhau thai bị thiếu ô xy cấp, mới đầu thai phụ chỉ cảm thấy thai máy không yên, vì thế người mẹ phải tự đếm số lần thai máy, theo dõi tình hình thai nhi ở trong tử cung, cần nhất là sau khi thai đầy 7 tháng.

Phương pháp đếm số lần thai máy là: cứ vào sáng sớm, buổi trưa, buổi tối mỗi ngày, người mẹ mỗi buổi tự đếm số lần thai máy trong một tiếng đồng hồ, rồi cộng tổng số thai máy trong 12 tiếng đồng hồ nếu trong 12 tiếng thai máy trên 30 lần thì bình thường; nếu thai máy dưới 20 lần thì có nghĩa là thai bị ngạt trong tử cung, thai máy chưa đến 10 lần thì dự báo hậu quả không hay xảy ra.

Khi phát hiện thấy thai máy có vẻ khác thường, người mẹ phải đến bệnh viện khám ngay. Khi có thai đến tháng thứ 7, thứ tám nếu người mẹ cảm thấy bụng đau từng cơn, âm đạo chảy ra mấy giọt máu thì phải nghĩ ngay đây có thể bị sinh con non, phải lên giường nằm nghỉ ngay và cho gọi bác sĩ đến khám và điều trị.

------> healthy books <-------
#31
    Asin 24.07.2004 20:21:46 (permalink)
    Chương 4: Sinh con

    54. Làm thế nào tính được ngày sinh con?

    Sau khi có thai , bất cứ bà mẹ nào cũng đều muốn biết cái ngày đứa tre chào đời, tức là dự đoán chính xác ngày sinh con, để chuẩn bị tốt mọi việc trước khi sinh con. Thường có 2 cách dự tính trước kỳ ở cữ như sau:

    1. Cách tính từ lần hành kinh cuối cùng: là cách thông dụng nhất hiện nay, nhìn chung thường bắt đầu tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, lấy số tháng trừ đi 3, lấy số ngày cộng với 7, kết quả là ta có được ngày sinh con tính sẵn. Chẳng hạn như ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của một phụ nữ X nào đó là ngày 2 tháng 10 năm 1988. Ta lấy số tháng là 10 trừ đi 3 thì còn 7, lấy số ngày là ngày 2 cộng với 7 thì được 9, vậy thì ngày sinh nở của người phụ nữ này là ngày 9 tháng 7 năm 1989. Nếu đã mang thai từ 1- 3 tháng thì có thể lấy số tháng cộng với 9, lấy số ngày cộng với 7 thì kết quả thu được chính là ngày ở cữ đã tính trước ví dụ như kỳ kinh cuối cùng của một phụ nữ là ngày 6 tháng 2 năm 1987 thì ngày sinh nở của chị là ngày 13 tháng 11 năm 1987. Nếu người phụ nữ chỉ nhớ ngày âm lịch thì lấy số tháng cộng trừ như trên, lấy số ngày cộng với 15. Nếu trước khi có thai, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ ngắn, quá nửa số người này đều sinh con trước ngày tính sẵn nếu chu kỳ kinh nguyệt dài thì phần lớn đêù sinh con sau ngày tính.

    2. Cách tính căn cứ vào đặc trưng cơ thể thể hiện qua các triệu chứng bên ngoài: Đối với một số phụ nữ không nhớ rõ được ngày hành kinh của kỳ kinh lần cuối hoặc nhớ không chính xác kỳ kinh hoặc có thai trong khi còn đang cho con bú thì không thể dùng cách tính trên được nên có thể áp dụng cách tính căn cứ vào đặc trưng cơ thể thể hiện qua các triệu chứng ra bên ngoài.

    3. Tính theo chiều cao của đáy tử cung: Bởi vì sau khi có thai, cùng với sự tăng trưởng của thai nhi, tử cung cũng phình to dần lên trong khoang tử cung. Thông thường khi có thai được 3 tháng, tử cung to bằng đầu đứa trẻ mới sinh, đáy tử cung cao hơn khớp mu từ 2- 3 đốt ngón tay. Khi thai được 4 tháng, đáy tử cung nằm giữa rốn và khớp mu. Thai được 5 tháng thì đáy tử cung ở dưới rốn 2 đốt ngón tay, 6 tháng thì đáy tử cung cao ngang bằng rốn. Đến cuối tháng thứ 7 đáy tử cung cao hơn rốn 3 đốt ngón tay, cuối tháng thứ 8 thì đáy tử cung nổi cao hơn rốn một chút nữa, được 9 tháng đáy tử cung thấp xuống một ít, sang tháng thứ 10 đáy tử cung trở lại cao bằng tháng thứ 8. Như vậy có thể căn cứ vào độc đáo của đáy tử cung mà phán đoán sơ bộ thời gian sinh nở của người phụ nữ.

    4. Cách tính căn cứ vào biểu hiện nôn oẹ của tháng thai nghén: Đa số phụ nữ đều có biểu hiện thai nghén trong mấy tháng có thai đầu chẳng hạn như buồn nôn, nôn oẹ… Những biểu hiện này thường xảy ra vào ngày thứ 42 của kỳ kinh cuối cùng (tức sau khi đã mang thai 6 tuần) đến ngày thứ 80 (tức 12 tuần sau mang thai) thì hết vì thế có thể dự tính thời gian sinh nở của người phụ bắt đầu từ ngày thai nghén, rồi cộng với 238 ngày tiếp theo, đó chính là khoảng thời gian sinh con. Đối với những phụ nữ có biểu hiện nghén quá sớm hoặc không có biểu hiện nghén thì không thể tính bằng cách tính này.

    5. Cách tính theo ngày thai máy: Theo cảm giác của quan của người phụ nữ, phần lớn thai máy trong khoảng thời gian từ tuần thứ 18 - tuần thứ 20 của giai đoạn mang thai. Cứ tính từ ngày thai máy đầu tiên cộng với 140 ngày tiếp theo nữa thì đến ngày ở cữ. Trong mấy cách tính nêu trên, cách tính theo kỳ kinh nguyệt cuối cùng là tương đối chính xác, cách tính theo biểu hiện nghén và đặc trưng cơ thể có độ sai số khá lớn. Nếu có thể ứng dụng kết hợp cả mấy cách tính lại thì độ chính xác càng cao.

    -------> healthy books <-------
    #32
      Asin 25.07.2004 23:23:14 (permalink)
      55. Khám thai trước khi sinh con có ý nghĩa gì?

      Đã là những phụ nữ có thai, đều nên khám thai theo định kỳ trước khi sinh con. Bởi vì qua việc kiểm tra sức khỏe toàn diện, trước hết, có thể phát hiện thấy một số bệnh của thân thể người phụ nữ đang mang thai. Nếu những bệnh này không phù hợp với việc có thai, có thể kịp thời đem nạo bỏ đi. Hơn nữa, qua khám thai định kỳ, có thể biết được sự phát triển của thai nhi và những thay đổi sinh lý của cơ thể mẹ. Nếu phát hiện thấy điều gì không bình thường, có thể kịp thời chữa trị sớm. Thứ ba, thông qua việc khám thai, sẽ được các bác sĩ phổ biến những kiến thức về vệ sinh, tâm lý, sinh hoạt, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, nắm đượccác điều cần chú ý trước khi sinh con, sau khi sinh con. Thứ tư, qua việc kiểm tra một cách có hệ thống, có thể đoán trước được có sinh con khó hay không, để quyết định phương thức sinh con hoặc sau khi sinh con, đảm bảo sinh con an toàn. Do đó, mỗi một người phụ nữ có thai, đều phải coi trọng việc khám thai.

      Nội dung khám thai có rất nhiều việc phải làm. Khi đi khám lần đầu, phải kê khai tỉ mỉ bệnh án và kiểm tra toàn diện. Trong bệnh án, ngoài việc ghi rõ tuổi, nghề nghiệp, nơi ở ra, phải điền trả lời các nội dung sau:

      1.Trước kia có bệnh gì, đã làm phẫu thuật gì?

      2. Gia đình có ai bị bệnh kết hạch hay bệnh truyền nhiễm không? Có bệnh cao huyết áp và bệnh di truyền hay không? Mấy thế hệ trước có ai có tiền sử thai đôi không?

      3.Thấy kinh lần đầu tiên ở độ tuổi nào? Tình hình chu kỳ kinh nguyệt và số ngày hành kinh, lượng máu hành kinh có bình thường hay không?

      4. Lập gia đình vào thời gian nào, tình hình của chồng (bao gồm nghề nghiệp và tình hình sức khỏe).

      5. Đã có thai mấy lần? Tình hình đã trải qua sau mỗi lần thai nghén, sinh nở? Đã sảy thai, sinh con non, mổ khi sinh con hoặc có các bệnh khác kèm theo không? Tình hình con cái ra sao?

      6. Có nghén không? Cảm thấy thai máy vào tháng nào? Có các hiện tượng tim thình thịch, thở gấp phù thũng, co giật chi dưới không? Âm đạo có ra máu không ?.

      Tất cả những vấn đề đó đều có quan hệ mật thiết tới sức khỏe và an toàn của người mẹ và thai nhi tất cả phải trả lời kỹ càng. Sau khi nắm được những điều đã nêu ở trên thì sẽ tiến hành kiểm tra tỉ mỉ và toàn diện, bao gồm

      1. Kiểm tra độ phát triển và dinh dưỡng của người mẹ đang mang thai.

      2. Đo chiều cao, cân nặng và huyết áp.

      3. Kiểm tra tim, phổi, gan, lá lách và tình hình phát dục của tuyến vú.

      4. Kiểm tra âm đạo (thông thường chỉ kiểm tra thời gian đầu mới có thai và vào giữa thời kỳ mang thai).

      5. Đo độ rộng hẹp của xương chậu và hình dạng của nó.

      6. Xét nghiệm máu, nước tiểu, phân.

      7. Kiểm tra phần bụng: chủ yếu kiểm tra độ lớn bé của tử cung xem có thai không? Có nghe thấy tiếng tim thai không? Khi đã nghe thấy tim thai lại còn phải tìm hiểu xem số lần đập và cường độ đập của tim thai, chú ý ngôi thai có bình thường không, đầu thai với tỷ lệ của xương chậu như thế nào?

      Thông qua những lần kiểm tra tỉ mỉ toàn diện này, bác sĩ sẽ gợi ý có mang thai tiếp tục được không, điều trị và giữ gìn sức khỏe như thế nào đối với các bệnh đi theo, khi sinh con thì sinh con bình thường hay phải mổ hoặc dùng cách nào khác.

      ----------> healthy books <-----------
      #33
        Asin 27.07.2004 05:04:53 (permalink)
        56. Cần chuẩn bị những gì cho trước khi sinh con?

        Gần tới kỳ sinh nở, để chào đón một sinh mạng mới ra đời, người mẹ đều phải chuẩn bị xong mọi thứ cả về tinh thần cũng như vật chất, để tránh luống cuống khi sắp sinh con. Bỏi vì bắt đầu từ hai tuần trước ngày sinh con đã tính sẵn, người phụ nữ có thể sinh con vào bất cứ lúc nào. Cho nên, bắt đầu từ lúc này, phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết, chẳng hạn như chuẩn bị quần áo lót để thay, giấy vệ sinh dùng cho sau khi sinh con xong và băng hành kinh, dây lưng để buộc băng hành kinh phải dài, vì sau khi sinh con phần bụng chỗ thắt lưng xổ ra khá to hơn trước khi có thai.

        Còn phải chuẩn trứng gà và đường đỏ, phải cho đường đỏ vào hấp trước, kẻo uống vào bị đi ngoài. Trước mỗi tối đi ngủ, phải sắp sẵn phích nước nóng, chậu rửa mặt tã lót và các đồ dùng cần thiết để vào một chỗ, khi cần là xách đi được ngay. Còn phải dặn người nhà nếu là mùa đông thì hãy chuẩn bị đốt lò sưởi, để sau khi sinh con 3, 4 ngày về đến nhà là có lò sưởi ngay nếu sinh con ở nhà thì ngoài những thứ nói trên, hãy chuẩn bị sẵn một bánh xà phòng, một phích nước ấm đã đun sôi, một miếng vải nhựa to vuông và một chiếc chậu to sạch, một đôi đũa sạch để đề phòng khi sắp sinh con đem khử trùng, dùng làm dụng cụ đỡ đẻ.

        Ngoài việc chuẩn bị những thứ nói trên, về tư tưởng, không những phải an tâm, ngủ đẫy giấc mà phải ăn uống tốt và phải chú ý tới 3 việc sau.

        1. Tử cung co: Chính là chỉ sự co bóp của tử cung. Khi gần đến ngày đứa trẻ ra đời, do tử cung bắt đầu co bóp, bụng thường cảm thấy một ngày bị căng lên mấy lần. Khi cảm giác này chuyển thành những cơn đau trụy ở bụng dưới hoặc đau mỏi ở thắt lưng theo một quy luật, quá trình sinh con đã bắt đầu nên gấp rút đưa vào viện.

        2. Vỡ nước ối: Chính là bọc nước ối bị vỡ, qua âm đạo chảy ra ngoài loại nước có màu vàng nhạt. Thông thường khi sắp sinh con, màng nước ối bị vỡ, nếu trước khi sinh con màng thai bị rách trước, nước ối chảy ra, phải lập tức nằm thẳng và khiêng ngay vào viện, trong tư thế nằm thẳng như vậy. Nước ối thường ộc ra nhiều khi mới chảy, nhưng có khi chỉ xảy ra một chút xíu, lúc này cũng nên đưa đi viện ngay để kiểm tra, để phân biệt đó là nước ối hay là bạch đới loãng (tức khí hư loãng). Nếu nước ối có màu máu hoặc màu xanh, vẩn đụch thì càng phải chú ý.

        3. Chảy máu: Trước khi sinh con vẫn có thể có một ít máu cá hoặc máu sẫm có lẫn một ít bạch đới nhầy nhầy từ âm đạo chảy ra, đó chính là dấu hiệu của việc sinh nở đến gần, là hiện tuợng bình thường. Nếu máu ra nhiều hoặc ra máu tươi hoặc ra máu đen hoặc ra những chất nội tiết loãng như nước, cũng phải đến bệnh viện khám ngay.

        57. Trước khi sinh con có dấu hiệu gì báo trước?

        Một số dấu hiệu báo trước của việc sắp sinh con gồm:

        1. Đáy tử cung tụt xuống:

        Mấy tuần trước khi sinh con, đáy tử cung tụt thấp xuống.Lúc đó, người mẹ cảm thấy phần bụng trên nhẹ đi, do đó cảm thấy dễ thở, ăn uống dễ hơn nhưng bụng dưới càng xệ ra và cảm thấy tức trong bụng.

        2. Có biểu hiện thúc xuống rõ rệt.

        Do đầu thai chúc xuống, chui vào trong xương chậu, đè vào các tổ chức và các bộ phận xung quanh hay làm cho đi đái liên tục, cử động chậm chạp, có hiện tượng mỏi tắt lưng, đau đùi và gân rút, ngay cả trở mình khi nằm trên giường cũng khó khăn.

        3. Tử cung co bóp.

        Người mẹ tự cảm thấy đau ngắt quãng do tử cung co bóp từng cơn một. Sự co bóp này của dạ con không theo một quy tắc nào, có lúc 10 phút đau một lần, có lúc nửa tiếng đau một lần hoặc lúc đau lúc không hoặc lúc nằm xuống thì đau, lúc ngồi dậy làm cái gì đó thì hết, hơn nữa thời gian co bóp cũng rất ngắn phạm vi co bóp chỉ giới hạn ở bụng dưới, Y học gọi hiện tượng co bóp này của dạ con là hiện tượng “co bóp tử cung giả”

        4. Thấy dịch hồng ở âm đạo.

        Mấy tuần cuối cùng của thời kỳ có thai, chất nội tiết từ trong âm đạo tiết ra ngoài ngày càng nhiều, đồng thời thấy xuất hiện chất có màu máu, gọi là “dịch hồng”, có lúc còn trong âm đạo còn ộc ra khá nhiều nước đó chính là do màng nước ối vỡ ra ngoài, Y học gọi là “vỡ ối”. Sau 24 tiếng đồng hồ thấy ra dịch hồng và vỡ ối thì bắt đầu sinh con, cho nên đó là điềm báo trước quan trọng.

        ---------> healthy books <----------
        #34
          Asin 06.08.2004 23:27:52 (permalink)
          60. Yếu tố nào quyết định việc sinh con thuận lợi?

          Toàn bộ quá trình sinh con có thuận lợi hay không được quyết định bởi 3 nhân tố gồm sức lực để sinh con, sản đạo (tức chỉ sự để mở của tử cung, khung xương chậu và thai) và thai nhi. Nếu 3 nhân tố này bình thường, thích hợp với nhau, thai nhi sẽ được sinh ra một cách dễ dàng suôn sẻ; nếu không sẽ gây khó khi sinh con.

          1. Sức lực sinh con.

          Là chỉ sức đưa thai từ trong tử cung qua sản đạo ra ngoài, bao gồm sức co bóp của tử cung,sức co bóp cả cơ bụng và sức co bóp của cơ tầng sinh môn, trong đó sức co bóp của tử cung là sức sinh con chính. Sức co bóp của tử cung lúc sắp đẻ gọi là “co bóp dồn”, có thể làm cho cổ tử cung dần dần mở to ra và đẩy thai nhi xuống. Khi cổ tử cung mở hết, chỏm đầu thai nhi xuống đến âm đạo. Mỗi lần tử cung co bóp, thai nhi nhích dần ra túi nước ối được đè lên các tổ chức ở đáy chậu và trực tràng, gây cảm giác buòn đi ngoài. Khi người mẹ chủ động nín thở rặn xuống, làm cơ bụng và cơ hoành cách co bóp, khiến áp lực trong khoang bụng được tăng lên, thúc thai nhi ra ngoài.

          Sau khi thai nhi được sinh ra còn có thể kéo theo cả nhau thai. Cho nên, sức co bóp của cơ bụng là điều kiện quan trọng để đưa thai nhi ra ngoài trong giai đoạn 2. Thế nhưng chỉ co bóp cơ bụng khi tử cung co bóp, nếu không sẽ phí công mà làm cho sản phụ dễ mệt mỏi, kéo dài quá trình sinh con. Khi phần đầu thai nhi xuống đến mép dưới khớp mu, tử cung co bóp sẽ làm cho cơ tầng sinh môn co bóp, phối hợp đưa thai nhi ra. Khi thai nhi xuống đến âm đạo, sự co bóp của cơ tầng sinh môn còn có tác động đẩy nhau thai ra.

          2. Sản đạo

          Bao gồm 2 bộ phận là sản đạo mềm và sản đạo xương. Sản đạo xương là chỉ khung xương chậu, là bộ phận quan trọng của sản đạo, kích thước hình dáng của nó có liên quan mật thiết tới viẹc sinh con. Nếu kích thước, hình dáng khung xương chậu không bình thường, khi sinh con sẽ bị khó khăn, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Sản đạo mềm là đường ống dẫn cong do đoạn dưới của tử cung, cổ tử cung âm đạo và các tổ chức cơ của hố chậu nhỏ tạo thành. Nếu cửa tử cung mở ra được một cách dễ dàng, âm đạo thông suốt, hội âm (nằm giữa hậu môn và phần ngoài bộ phận sinh dục) lỏng ra thì thai có thể ra một cách thuận lợi, ngược lại thì sẽ trở thành lực cản của việc sinh con.

          3. Thai nhi

          Việc sinh con có thuận lợi dễ dàng hay không, ngoài các nhân tố sức sinh con, sản đạo ra còn có mối quan hệ mật thiết với ngôi thai, kích thước của thai và sự phát triển của thai có bình thường hay không hoặc do xương sọ quá cứng, không mềm thì dù kích thước, hình dáng của xương chậu bình thường cũng không thể qua lọt được, khiến sinh con khó.

          Trong tình hình bình thường, khi sinh con, đầu thai nhi trong tử cung chúc xuống dưới, mông đít quay lên trên, tư thế này giúp sinh con dễ nếu không mông thai nhi ra trước hoặc thai nhi xoay ra nằm ngang thì sinh con khó. Nếu thai nhi phát triển không bình thường, chẳng hạn như bị úng não, hai thai dính liền vào nhau… thì cũng gây sinh khó

          ------> healthy books <---------
          #35
            Asin 06.08.2004 23:28:54 (permalink)
            61. Thế nào là hiện tượng bình thường sau khi sinh con?

            Trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh, trừ tuyến vú ra, các bộ phận trong cơ thể sản phụ đều phải hồi phục trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu trước khi có thai. Như vậy thường một loạt những thay đổi về sinh lý của sản phụ, là những hiện tượng bình thường sau:

            Trước tiên, sau khi sản phụ sinh nở xong, giống như vừa qua một trận vật lộn dữ dội, người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vậy là sau khi sinh xong được ít phút, người mẹ ngủ thiếp đi. Trong 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh, nhiệt độ cơ thể có thể hơi lên cao, thường không lên quá 38 độ C, 24 tiếng đồng hồ sau cơ thể dần dần trở lại nhiệt độ bình thường. Do nín thở lấy sức rặn nên năng lượng cơ thể giảm xuống, bề mặt da bị mất nhiệt rất nhanh, gây cảm giác rét lạnh nhưng hồi phục rất nhanh.

            Sau khi sinh, áp lực trong bụng giảm xuống, mô hoành cách không bị đẩy lên nữa, hơi thở sâu hơn và chậm hơn, mỗi phút thở được 14 đến 16 lần. Do hệ tuần hoàn của nhau thai không còn hoạt động, ổ đệm niêm mạc không còn, cơ thể bài tiết ra nhiều mà hấp thụ kém, các bộ phận trở nên lỏng lẻo mạch đập chậm, đi dần vào quy luật, mỗi phút đập từ 60 đến 70 lần. Sau khi sinh, da bài tiết nhiều, mồ hôi ra nhiều. Khi mới ngủ dậy càng ra nhiều hơn.

            Một hai ngày sau khi sinh, sản phụ thường cảm thấy khát, uống nhiều nhưng dạ dày hấp thụ kém. Đẻ xong, do cơ bụng bị nhão ra, ít vận động sự co bóp của ruột yếu đi nên thường gây nên táo bón. Ngược lại có thể lại cần thải ra ngoài một lượng nước lớn qua nước tiểu, do đó, lượng nước tiểu càng ngày càng nhiều lên, mỗi ngày có thể lên tới 2 hoặc 3 lít nước tiểu.

            Trong thời kỳ sau khi sinh (tính đến khi bộ phận sinh dục khôi phục trở lại trạng thái bình thường) có nhiều chất thải ra từ âm đạo, gọi là “máu sinh”.Thường sau khi sinh khoảng 3 đến 4 ngày, lượng “máu sinh” ra nhiều, màu đỏ tươi, từ 7 đến 10 ngày thì màu máu nhạt dần, khoảng 3 tuần thì sạch hẳn. Máu sinh thường có mùi tanh của máu, nhưng không hôi.

            Sau khi sinh, do sữa kéo về ngày càng nhiều, làm cho bầu vú căng đầy, bắt đầu tiết ra sữa. Trong 1 đến 2 ngày đầu sau khi sinh, trong vú có một lượng khá ít dịch thể màu vàng, gọi là “sữa non”. Thường sau khi sinh 2 đến 3 ngày thì sữa về, lúc này bầu vú căng to rõ rệt, cương cứng, các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, nhiệt độ ở da vú nóng lên, có lúc nhiệt độ của cơ thể cũng tăng lên, nách nổi hạch. Ngoài ra trong thời kỳ sau khi sinh, bạch cầu cũng tng lên tới 15x109/lít, rồi trở lại bình thường sau khi sinh 2 tuần.

            62. Vì sao sau khi sinh lại bị đau co tử cung?

            Sau khi sinh xong, tử cung nhanh chóng co lại, co nhỏ đến mức chỉ to bằng đầu đứa trẻ rồi tiếp tục co dần lại. Hơn 40 ngày sau kể từ khi sinh, tử cung đã co lại nhỏ như quả lê, trở lại trạng thái bình thường trước khi chưa có thai.

            Trong quá trình tử cung co nhỏ dần lại, sản phụ thường không có cảm giác gì. Nhưng có một số sản phụ, trong 1 hay 2 ngày sau khi sinh, thường cảm thấy bụng dưới đau cuồn cuộn từng cơn và có thể sờ thấy tử cung tương đối cứng và đang co lại. Y học gọi hiện tượng này là hiện tượng “đau co tử cung”.

            Thường những sản phụ sinh con dạ đều bị “đau co tử cung”, đặc biệt dễ xảy ra sau khi bị sản cấp (bắt đầu từ khi sinh đến khi kết thúc, không quá 3 tiếng đồng hồ). Nguyên nhân gây đau dữ dội, có thể là do tử cung bị thiếu máu, thiếu ô xy hoặc do áp lực trong bụng ép vào mạng thần kinh trong thành tử cung mà gây ra. Chớ lo lắng khi bị đau co tử cung, thường chỉ 3 đến 4 ngày sau là có thể dễ chịu hơn. Nếu đau quá nên lấy túi nước nóng chườm vào bụng hoặc uống một ít nước nóng gừng đường, uống thêm viên giảm đau là khỏi.

            ------------> healthy books <------------
            #36
              Asin 06.08.2004 23:30:31 (permalink)
              63. Sau khi sinh, nhiệt độ cơ thể, mạch đập, huyết áp có gì thay đổi?

              Sau khi sinh, cơ thể sản phụ có những thay đổi trên tất cả các mặt, biểu hiện ở nhiệt độ cơ thể, mạch đập, huyết áp đều có những biến đổi mới.

              1.Về nhiệt độ cơ thể.

              Trong 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh, do bị tiêu hao sức lực trong quá trình sinh và mệt mỏi quá độ, nhiệt độ cơ thể có thể hơi tăng lên nhưng thường không cao quá 38 độ C, rồi đều trở lại bình thường sau 24 giờ. Sau khi sinh được 3 đến 4 ngày do sữa căng mà nhiệt độ cơ thể có thể lên hơi cao, Đông y gọi đây là sốt sữa. Nếu vú xung huyết nhiều và chạy hạch, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đột ngột, có lúc lên tới 40 độ C, nhưng chỉ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, nhiều nhất không quá 12 tiếng đồng hồ là nhiệt độ cơ thể lập tức hạ xuống. Nếu nhiệt độ cơ thể tiếp tục tang lên mà không giảm thì phải nghĩ ngay đến việc bị nhiễm bệnh trong thời kỳ sau khi sinh.

              2. Về mạch đập

              Sau khi sinh mạch đập trở nên mạnh hơn, thường mỗi phút đập khoảng 60 đến 70 nhịp. Đó là sau khi sinh, áp lực trong bụng giảm đi, cơ hoành tụt xuống, tuần hoàn máu của nhau thai không hoạt động nữa, ổ đệm niêm mạc bong ra, khiến mạch đập chậm lại, nhưng phần lớn thường hồi phục lại nhịp đập bình thường từ sau 7 đến 10 ngày. Nếu mạch đập nhanh lên, thường báo hiệu mất máu quá nhiều hoặc mắc bệnh tim, cần hết sức chú ý.

              3. Về huyết áp

              Sau khi sinh, huyết áp thường tụt xuống và dần hồi phục lại trạng thái huyết áp bình thường trước khi có thai. Nếu huyết áp tụt hẳn xuống, thường là do sau khi sinh máu ra quá nhiều. Ngược lại nếu huyết áp tăng lên thì phải chú ý tìm nguyên nhân, xem liệu có phải bị cao huyết áp hoặc đã mắc hội chứng cao huyết áp từ trước khi sinh không…

              64. Vì sao lại ra nhiều mồ hôi sau khi sinh xong? Nên xử lý như thế nào?

              Sau khi sinh xong, người mẹ hay ra nhiều mồ hôi, lúc ngủ và khi tỉnh dậy càng ra nhiều hơn, thậm chí ra đầm đìa vào mùa hè, đến mức quần áo đều bị mồ hôi thấm ướt. Đó là do lượng nước trữ trong cơ thể vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai khá lớn, khiến sau khi sinh da phải hoạt động bài tiết nhiều mà dẫn đến tình trạng đó.

              Có thể coi việc đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý là quá trình quan trọng giúp sản phụ thải ra một lượng nước lớn dư thừa trong cơ thể. Nhưng nếu ra mồ hôi quá nhiều thì sẽ làm cho thể chất sản phụ suy yếu và dễ bị cảm gió, cảm cúm. Do đó, phải giữ nhiệt độ trong buồng người sinh cho thích hợp, mùa đông ấm, mùa hè mát, có không khí lưu thông, thoáng đãng, nhất là vào mùa hè thì càng phải chú ý hơn.

              Nhưng nên chú ý tránh để gió lùa qua đầu giường và tránh để quạt điện quạt trực tiếp vào người. Việc mặc quần áo, đắp chăn của người sinh phải lựa theo thời tiết mà mặc áo dày hay mỏng, đắp nhiều chăn hay đắp ít chăn cho thích hợp. Nên phá bỏ tập quán cũ là đội khăn, mặc nhiều áo, đắp chăn dày. Ngoài ra, khi mồ hôi ra nhiều, phải lấy khăn mặt lau khô mồ hôi hoặc lấy nước nóng lau người, để giữ cho da sạch sẽ. Phải thay ngay những bộ quần áo đang mặc bị mồ hôi thấm ướt, để chống bị cảm lạnh.

              -------------> health books <------------
              #37
                Asin 17.08.2004 17:02:46 (permalink)
                65. Máu sinh là gì? Có đặc điểm gì?

                Sau khi sinh trong quá trình tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi sinh, tử cung đã hoàn thành xong sứ mệnh tăng sinh niêm mạc lót ổ, để niêm mạc bắt đầu đi vào hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra, lẫn lộn với máu, chất nhầy theo âm đạo thoát ra ngoài, người ta gọi đó là máu sinh hay thường gọi là sản dịch (âm Hán Việt là “ố lộ”). Cho nên trong máu sinh có máu, niêm mạc bị hoại tử và chất nhầy…

                Trong 3 ngày sau khi sinh, máu sinh ra nhiều, màu đỏ tươi, sau đó màu máu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng. Trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, trong máu sinh có mang một lượng lớn tế bào và niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn goị là máu sinh trắng (tức “bạch ố lộ”), trong khoảng 20 ngày thì máu sinh ra hết, chỉ có một số ít sản phụ bị kéo dài đến một tháng. Thường máu sinh có mùi tanh của máu, trong 6 ngày đầu sau khi sinh, lượng máu ra nhiều, trung bình là 250 mililit (1/4 lít).Quan sát lượng máu, màu sắc, trạng thái và thời gian ra máu là điều hết sức quan trọng để hiểu được tình hình sức khỏe sản phụ sau khi sinh. Nếu máu sinh có mùi hôi hoặc có màu nâu sẫm, chứng tỏ khoang tử cung bị viêm nhiễm. Nếu máu sinh ra nhiều hoặc ra mãi không sạch, chứng tỏ còn sót nhau thai nên hết sức chú ý và mời bác sĩ đến chữa trị.

                66. Chăm sóc tuyến vú như thế nào sau khi sinh?

                Sau khi sinh, bầu vú có những thay đổi rất lớn. Việc chăm sóc bầu vú là nhằm tạo điều kiện tốt cho việc bú sữa bình thường. Thường trong 12 tiếng đồng hồ sau khi sinh thì bắt đầu cho trẻ bú. Sau khi trẻ bú, sẽ giúp cho tuyến sữa lưu thông, tránh làm cho vú bị cương đau, phát sốt, thậm chí làm tắc tuyến sữa mà gây ra viêm tuyến vú. Do đó nên tập cho trẻ có thói quen bú theo giờ, hàng ngày cứ cách từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ có thể cho bú một lần. Để tránh cho vú to không đều nhau nên cho trẻ bú đều hai bên. Trước khi bú phải rửa sạch tay và rửa sạch đầu vú bằng nước lọc. Trẻ bú xong, lấy khăn mặt sạch lau sạch sữa rớt trên đầu vú, sau đó lấy vải gạc sạch hoặc khăn mềm sạch phủ lên đầu vú. Mỗi lần cho trẻ bú no xong, phải dứt đầu vú ra khỏi miệng trẻ, không cho trẻ ngậm đầu vú ngủ, tránh để sữa tích ở đầu vú hoặc do miệng trẻ không sạch mà làm vú bị viêm nhiễm, gây viêm tuyến sữa.

                67. Sinh con xong nên chăm sóc hội âm như thế nào?

                Hội âm là bộ phận nằm giữa hậu môn và phần ngoài bộ phận sinh dục. Sau khi sinh, bộ phận hội âm của sản phụ có thể bị chảy máu nhẹ, bị sưng, thậm chí có thể bị rách hoặc bị rạch rách một bên để giúp cho việc sinh được dễ dàng, cộng với việc máu sinh ra liên tục sau khi sinh xong nếu không chú ý giữ vệ sinh, không những làm cho hội âm lau lành mà còn có thể bị viêm nhiễm. Muốn giữ vệ sinh cho bộ phận hội âm (chỗ rách cửa mình), trước hết phải chú ý đến tư thế nằm nghỉ. Nếu không bị rách cửa mình hoặc không phải khâu thì những sản phụ như vậy khá dễ dàng, có thể đứng dậy ngồi dậy hoặc hoạt động nhẹ nhàng. Như vậy không những giúp cho dạ con nhanh chóng hồi phục mà còn kích thích muốn ăn, giúp đại tiểu tiện đi được dễ dàng, giúp bộ phận hội âm nhanh lành. Nếu bộ phận hội âm bị rạch hoặc bị rách chớ nên đi lại hoạt động ngay.

                Thường sau khi sinh khoảng 8 ngày mới ra khỏi giường là phù hợp, nhưng chớ làm gì động chạm đến miệng vết rách, làm vết khâu khó lành. Thứ nữa là giữ về sinh sạch sẽ. Hãy dùng nước sôi để ấm để rửa bộ phận hội âm (chú ý không được xối nước vào trong âm đạo). Nếu cửa mình bị rách thì rửa bằng dung dịch nước sôi để ấm pha muối theo tỉ lệ 1/5000, hàng ngày rửa từ 1 đến 2 lần và sau khi đại tiện thì rửa 1 lần. Sau đó lấy gạc sát trùng thấm khô, lót vào đó. Gạc lót hội âm cũng phải được sát trùng cẩn thận và thay thường xuyên, để giữ cho sạch sẽ. Người bị sưng viêm bộ phận hội âm, có thể bôi thuốc tiêu viêm. Bắt đầu từ ngày thứ 5 đến thứ 6 sau khi sinh nên ngồi ngâm bộ phận hội âm trong dung dịch sát khuẩn (pha theo tỉ lệ 1/5000) để vết rách mau lành miệng. Sau khi vết rách đã lành hẳn, mỗi ngày rửa bộ phận hội âm một lần. Đồng thời phải chú ý thay băng vệ sinh và quần lót khi hành kinh, giặt xong phải mang phơi ra ngoài nắng để sáy trùng. Sau khi sinh xong, cửa cổ tử cung vẫn chưa khép lại, bề mặt phía trong của tử cung vẫn còn những vết sây sát khi nhau thai bong ra nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào, gây nên viêm nhiễm, do đó phải giữ sạch cửa mình, không những giúp cho bộ phận hội âm mau lành, đồng thời cũng là biện pháp phòng chống viêm nhiễm sau khi sinh.

                -------> healthy book <---------
                #38
                  Asin 17.08.2004 17:04:19 (permalink)
                  68. Thế nào là thời kỳ hậu sản? Theo dõi và chăm sóc sản phụ như thế nào?

                  Thời kỳ sau khi sinh là khoảng thời gian được tính từ lúc nhau thai xổ ra cho đến khi bộ máy sinh dục và cơ thể người mẹ hồi phục trở lại khỏe mạnh bình thường. Quãng thời gian này thường từ 6 đến 8 tuần.

                  Trong giai đoạn này, bộ máy sinh dục và tất cả các bộ phận trong cơ thể đều đang hồi phục. Sau khi nhau thai xổ ra, tử cung lập tức co lại, đáy tử cung cao, ngang rốn, sau đó cứ mỗi ngày lại tụt xuống từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 10 ngày thì tụt xuống khoang xương chậu. Lúc này kiểm tra phần bụng sẽ không sờ được đáy tử cung nữa. Từ độ cao của đáy tử cung, chúng ta có thể biết được tình trạng co lại của tử cung. Đối với những sản phụ bị đau do co tử cung sau khi sinh thì phải áp dụng những biện pháp xử lý đặc biệt, chẳng hạn như khi đau dữ dội thì có thể châm cứu, uống nước đường phèn và thuốc giảm đau. Đồng thời chú ý xem máu sinh ra nhiều hay ít, có mùi hôi không? Nếu máu sinh ra dầm dề không ngớt, có thể điều trị theo bài thuốc Đông y chứng bệnh “Máu sinh (ố lộ) không dứt”. Phải giữ gìn âm hộ sạch sẽ trong cả giai đoạn sau khi sinh để tránh viêm nhiễm. Nếu bộ phận hội âm (tức chỗ rách cửa mình) bị sưng đau, có thể bôi dung dịch sát khuẩn với nồng độ 50% với cồn. Những người bị khâu cửa mình, cần phải theo dõi xem vết khâu có lành miệng hay không.

                  Phải chú ý chăm sóc bầu vú, phải lau rửa sạch đầu vú trước khi cho trẻ bú. Nếu đầu vú bị nứt có thể bôi thuốc trước khi cho bú. Nếu bầu vú cương đau, sau khi cho trẻ bú bớt đi, có thể dùng máy hút sữa hút hết lượng sữa còn lại trong vú hoặc có thể phối hợp với một số biện pháp khác để làm giảm nhẹ tình trạng này. Sau khi sinh nên động viên sản phụ ra khỏi giường đi tiểu. Đối với những người đi tiểu tiện khó khăn, có thể chườm nóng, châm cứu để thông tiểu tiện. Cần tăng cường cho sản phụ ăn uống điều hòa các chất dinh dưỡng để dễ tiêu hóa. Cũng cần chú ý ăn nhiều rau xanh, kết hợp với ăn các chất có độ dinh dưỡng cao để chống táo bón. Nên chú ý nghỉ ngơi, sản phụ cần được nằm yên tĩnh trên giường trong 24 tiếng đồng hồ sau khi sinh. Những sản phụ bị mổ thì phải sau một tuần mới được hoạt động. Cần tránh lao động nặng, vì các tổ chức ở hố chậu nhỏ đều bị dão ra còn chưa hồi phục ngay sau khi sinh, việc lao động quá sức sẽ làm cho dạ con bị sa xuống. Khoảng 6 đến 8 tuần sau khi sinh nên đưa sản phụ đi khám để tìm hiẻu xem người mẹ đã bình phục hoàn toàn hay chưa, có gì khác thường thì phải xử lý ngay.

                  69. Sau khi sinh nên tắm rửa gội đầu như thế nào?

                  Sau khi sinh, do da sản phụ bài tiết nhiều, mồ hôi ra đầm đìa, bầu vú cương đầy luôn chảy ra sữa, máu sinh thường xuyên ở trong trạng thái ướt át, tỏa ra nhiều mùi lẫn lộn, rất khó chịu vì thế phải hết sức chú ý làm vệ sinh sạch sẽ hơn cả lúc bình thường,để giữ sạch toàn thân và âm hộ, chống bị viêm nhiễm sau khi sinh.

                  Thông thường, sản phụ có thể đánh răng súc miệng, rửa chân gội đầu bằng nước ấm sau khi sinh, nhưng khi tắm thì phải chú ý đến thời tiết và sức khỏe của sản phụ khỏe hay yếu. Nếu sau khi thể lực đã hồi phục cơ bản thì có thể tắm được nhưng phải múc nước dội lên người mà tắm, không được ngâm người trong bể tắm để tránh nước bẩn ngấm vào âm đạo gây nên viêm nhiễm. Nếu vào mùa đông cơ thể sản phụ rất yếu, chỉ thích hợp dùng khăn tay sạch lau người hoặc dùng nước nóng lau người. Tốt nhất là không được tắm, để chống cảm lạnh.

                  -------> healthy books <-------
                  #39
                    Asin 17.08.2004 17:07:49 (permalink)
                    70. Vì sao sau khi sinh cần ăn mặc kín đáo?
                    Sau khi sinh, cơ thể sản phụ có rất nhiều thay đổi, da bài tiết nhiều để thải ra một lượng nước tích trữ quá nhiều trong cơ thể, vì thế đổ rất nhiều mồ hôi. Lúc này nên chú ý lau khô cơ thể, không được để gió thổi trực tiếp vào, không được mặc quần áo sơ sài mỏng manh, dễ bị cảm. Nhưng cũng có nhiều sản phụ sợ “trúng gió sau khi sinh”, bất kể nóng lạnh, đông hè, lúc nào cũng đóng kín cửa, mặc nhiều quần áo, cẩn thận lắm. Thực ra cách làm này cũng chưa đúng. Ăn mặc quá nhiều, quá kín, hơi nóng quá nhiều trong cơ thể không tỏa đi được, mồ hôi ra nhiều hơn, không những làm cho cơ thể trở nên yếu đi, ảnh hưởng đến sự hồi phục của sức khỏe, khi nắng quá thì dễ bị cảm nắng, khiến váng đầu hoa mắt, tim hoảng hốt, sốt cao, thậm chí ngất đi không tỉnh. Điều này rất nguy hiểm. Cho nên việc ăn mặc sau khi sinh phải tùy thuôc vào thời tiết nóng lạnh, vụ đông hay vụ hè mà tăng giảm cho thích hợp với từng hoàn cảnh. Xin chớ mặc quá nhiều, thậm chí một số sản phụ còn bịt khăn mặc áo dày, đắp chăn dày… đều là những thói quen nên từ bỏ.

                    71. Khi nào sản phụ có thể đi lại, hoạt động là thích hợp nhất? Nên chú ý những gì?
                    Mười tháng mang thai và sự mất sức ghê gớm sau khi sinh đã làm cho sản phụ mệt mỏi rã rời suy yếu. Cho nên trong 24 tiếng đồng hồ ngay sau khi sinh, sản phụ phải nằm im trên giường nghỉ ngơi, để có thể bớt mệt mỏi. Đối với những phụ nữ sinh thuận, nếu cơ thể khỏe mạnh, sau 24 tiếng đồng hồ nằm trên giường là có thể ngồi dậy đi lại được. Còn đối với những sản phụ bị rách cửa mình lớn, khó sinh, bị phẫu thuật thì phải nằm trên giường lâu hơn, thường phải nằm im trên giường từ 3 đến 4 ngày là thích hợp, nhưng phải luôn luôn trở mình, cử động thích hợp ở trên giường. Sau khi ra khỏi giường đi lại, sáng chiều có thể ngồi trên giường khoảng nửa tiếng đồng hồ. Ngày thứ hai có thể đi đi lại lại trong buồng. Sau ngày thứ ba, tăng dần thời gian và phạm vi hoạt động có thể tập thể dục, co duỗi chân, nằm ngửa rồi ngồi dậy, vận động cơ hậu môn… đều là những vận động có ích. Khoảng nửa tháng sau khi sinh có thể làm một số việc nhà nhẹ nhàng, chỉ làm lao động nặng sau khi đã đầy tháng và chú ý không được đứng lâu, ngồi xổm và làm những việc như phải xách nặng, để tránh làm dạ con bị sa xuống.

                    72. Vì sao phải chú ý vận động một cách thích hợp sau khi sinh?
                    Vận động sẽ giúp cho con người khỏe mạnh hơn, đây là điều mà ai cũng biết. Vận động thích hợp, mang một ý nghĩa mới đối với sản phụ. Bởi vì sau khi người phụ nữ mang thai, do thai không ngừng lớn lên, chiếm vị trí lớn dần ở trong bụng. Để thích ứng với sự biến đổi này, cơ thể đã có một loạt những thay đổi về sinh lý và giải phẫu. Chẳng hạn như thân tử cung to dần lên, làm vị trí các bộ phận ở xung quanh bị xê dịch, hoành kết tràng và dạ dày bị đẩy lên, thành bụng ngày càng to ra… Sau khi sinh, thành bụng trở nên lỏng lẻo, các bộ phận nội tạng phải trở lại vị trí cũ.
                    Để giúp cho các bộ phận nội tạng sớm hồi phục trở lại vị trí sinh lý trước kia, sản phụ nên vận động một cách thích hợp. Ví dụ khi nằmnghỉ trên giường nên chú ý trở mình, thay đổi tư thế nằm. Ngày đầu tiên có thể tập ngẩng đầu lên. Ngày thứ hai thì tập cử động tay. Ngày thứ ba tập cử động chân. Ngày thứ 4 chống hai tay vào giường để tập lưng. Ngày thứ 5 tập chân theo kiểu đạp xe. Ngày thứ 6 tập nằm ngửa rồi ngồi dậy… Luyện tập theo thứ tự tăng tiến dần như vậy sẽ giúp cho cơ bụng căng ra, đưa tử cung về vị trí cũ và giúp máu lưu thông, cải thiện chức năng sinh lý. Khi ra đồng làm việc, lúc đầu có thể cảm thấy tim đập mạnh, tâm thần hoảng hốt, váng đầu, đổ mồ hôi, do vậy chỉ nên làm ít, sau đó làm tăng dần lên.
                    Những hoạt động trong thời kỳ đầu sau khi sinh, cần kết hợp cả với việc xoa bóp bụng, để tác động tử cung trở về vị trí trước kia, hết sức có ích cho việc tránh bị mắc các chứng bệnh sản hậu. Nếu cứ nằm trên giường suốt một tháng ròng thì thật hết sức sai lầm, bởi vậy như vậy không giúp gì cho sự bình phục của cơ thể. Đặc biệt là việc nằm lâu ngày, dễ làm cho tử cung khi cong chưa kịp co về vị trí cũ được, sẽ bị lệch về phía sau vì lúc đó thân tử cung vẫn còn lớn và nặng, dây chằng lại rão, từ đó gây đau thắt lưng và dẫn đến tình trạng không có con. Vì vậy sau khi sinh, không nên nghỉ ngơi quá lâu mà nên chú ý vận động một cách phù hợp.

                    73. Nên chú ý sinh hoạt tình dục như thế nào sau khi sinh?
                    Sau khi sinh con, do bề mặt tổn thương trong tử cung vẫn chưa lành, sự cân bằng về chất kiềm, chất acid trong âm đạo vẫn chưa khôi phục lại, nhất là máu sinh còn chưa ra sạch nên vi trùng dễ xâm nhập vào và sinh sôi phát triển. Sau khi sinh nếu sinh hoạt tình dục quá sớm, sẽ là nhân tố đưa vi trùng vào trong âm đạo, gây viêm nhiễm cho âm đạo và tử cung.
                    Hơn nữa, việc giao hợp có thể làm cho người phụ nữ hưng phấn, kích thích các tạng khí trong khoang chậu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, bị xung huyết, khiến sức đề kháng bệnh tật bị kém đi, dễ bị viêm khoang chậu. Vì thế, khi chưa hết máu sinh, tuyệt đối cấm sinh hoạt tình dục. Để tử cung trở lại bình thường, phải mất khoảng từ 6 đến 8 tuần. Do đó sau khi sạch máu sinh, cũng nên tránh sinh hoạt tình dục.
                    Cho đến khi được 2 tháng, bề mặt tổn thương ở trong tử cung đã lành, tử cung hoàn toàn hồi phục trở lại như cũ thì có thể sinh hoạt tình dục. Đối với những sản phụ bị rách cửa mình hoặc bị tổn thương sản đạo, việc sinh hoạt tình dục nên chậm lại một chút, như vậy có lợi cho việc lành vết rách, chống được vi trùng xâm nhập vào. Ngoài ra còn cần phải chú ý rằng, khi bắt đầu sinh hoạt tình dục, nhất định phải chú ý tránh thai. Vì có một số phụ nữ, tuy không hành kinh trong thời kỳ cho con bú những vẫn có thai.

                    74. Bố trí việc ăn uống như thế nào sau khi sinh?
                    Để lấy lại sức lực đã tiêu hao và bị tổn thương trong quá trình sinh con, sản phụ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng, vừa là để chuẩn bị cho thời kỳ bú sữa của trẻ. Vì thế phải cho sản phụ ăn các món ăn ngon, có độ đạm cao, thuần chất sau khi sinh. Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa mà giàu chất dinh dưỡng. Thường sau khi sinh một ngày bắt đầu cảm thấy khát, phải uống nhiều nước và cho ăn các thức ăn dễ dẫn lưu. Sang ngày thứ hai, có thể ăn những món ăn thanh đạm, hơi loãng, mềm như phở, mì, trứng gà trần, cháo kê… Việc ăn cháo kê, đường phèn, trứng gà, vừng là một tập tục tốt, vì có nhiều chất sắt và vitamin… Sang ngày thứ ba trở đi thì có thể ăn các món ăn có độ đạm cao một cách bình thường, nhưng phải chú ý nhiệt lượng của thức ăn, trong món ăn phải có đủ chất albumin, chất khoáng và vitamin, có thể tăng vừa phải lượng trứng, tôm và một số món ăn chế từ đậu. Ngoài ra, do nằm lâu, cơ bụng và cơ hố chậu nhỏ lỏng rão, đường ruột co bóp kém, dễ bị táo bón nên vẫn phải ăn nhiều canh cá, canh thịt, cũng có thể ăn nhiều rau. Mặt khác, không nên bắt sản phụ quá kiêng khem trong việc ăn uống. Đối với những trường hợp không cho sản phụ ăn tạp, chỉ cho ăn tinh, thậm chí kiêng này kiêng nọ, chỉ cho uống nước cháo, đều là những cách làm sai.

                    75. Cần chú ý ăn uống những gì trong thời kỳ cho con bú?
                    Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh đều lấy từ sữa mẹ. Cho nên yêu cầu về nhiệt lượng và chất dinh dưỡng cần cho người mẹ đang cho con bú, thường nhiều hơn bình thường và lượng thức ăn trong thời kỳ cho con bú phải nhiều hơn lúc bình thường 1/3. Vì thế trong thời kỳ cho con bú, trừ mỗi ngày ăn 3 bữa ra còn phải cho ăn thêm, để giữ sức khỏe cho cơ thể mẹ. Hơn nữa chất lượng thức ăn mà người mẹ ăn vào có liên quan chặt với chất lượng và lượng của sữa. Chẳng hạn nếu lượng dinh dưỡng trong cơ thể người mẹ không tốt thì sẽ làm giảm lượng sữa, rồi đến chất albumin, chất béo, nhiệt lượng cũng không đủ, sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Nếu trong thành phần thức ăn chỉ chủ yếu dùng các lương thực chính mà không ăn gì đến lương thực phụ, trong sữa sẽ thiếu mất chất albumin dành cho cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, lớn lên của trẻ. Do đó trong bữa ăn của sản phụ, ngoài việc phải đảm bảo số lượng cần thiết mà còn phải đảm bảo chất lượng. Có thể ăn tăng thêm thịt gà, trứng, thịt, cá và các nội tạng của động vật (như tim, gan, thận…). Vì những thức ăn này không những có acidamin rất cần cho cơ thể con người mà còn có nhiều loại sinh tố mà con người cần. Đồng thời cong phải ăn nhiều loại hoa quả và rau tươi chẳng hạn như táo, chuối, quýt, sơn tra và rau, rau cải dầu, hồng, cà rốt… Đây là những loại rau và hoa quả giàu chất sắt và đồng, đồng thời có cả vitamin B1 và các vitamin khác. Để bổ sung chất canxi mà cơ thể cần, có thể ăn nhiều canh xương, canh đậu phụ. Như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mẹ, lại có đủ sữa tốt đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng phát triển của trẻ sơ sinh. Nhưng phải chú ý không được ăn các chất quá béo, ngọt, đồ rán và các chất kích thích như nóng, cay, để tránh làm tổn thương dạ dày, đường ruột, gây chán ăn, làm kém sữa. Phải duy trì chế độ ăn uống hài hòa, đủ chất này cho đến khi cai sữa. Có những người khi đang nuôi con bú lại ăn rất ít, kết quả là không đủ sữa, gây khó khăn cho việc nuôi con.


                    ------>healthy books <------
                    #40
                      Asin 17.08.2004 17:10:59 (permalink)
                      76. Vì sao phải thận trọng dùng thuốc trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ?
                      Khi người mẹ dùng thuốc trong thời kỳ đang cho con bú, có khá nhiều loại thuốc tiết ra qua sữa, chẳng hạn như các loại thuốc Atropin, thuốc phiện, các loại thuốc có chứa hàm lượng iod, thuốc streptomycin, tetracyclin, muối acid salicylic, sulfa… Nếu trẻ bú phải loại sữa có chứa những chất thuốc này, thường bị ảnh hưởng không tốt. Nếu người mẹ sử dụng lâu dài, những loại thuốc này hoặc dùng với liều lượng cao, có lúc còn làm cho trẻ bị ngộ độc thuốc. Chẳng hạn như các loại thuốc Atropin có thể gây đỏ mặt, khô họng, tim đập nhanh, nóng ruột không yên. Thuốc Tetracyclin làm cho trẻ xạm răng… Cho nên người mẹ phải hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc trong giai đoạn đang cho con bú. Khi phải sử dụng thuốc nếu bệnh nhẹ, thời gian điều trị ngắn, không ảnh hưởng lắm đến trẻ thì trẻ vẫn bú được. Nếu bệnh nặng, phải chữa trị lâu dài, ảnh hưởng lớn đến trẻ thì tốt nhất không cho trẻ bú nữa mà nên dùng nịt hút sữa hút sữa ra đổ đi, sau khi khỏi bệnh lại tiếp tục cho trẻ bú. Nếu là bệnh gây viêm nhiễm đầu vú thì nên bôi thuốc bên ngoài. Trước khi cho trẻ bú nên dùng nước ấm rửa sạch thuốc đi.

                      77. Những thay đổi của thời kỳ mang thai được hồi phục lại như thế nào sau khi sinh?
                      Mọi biến đổi của cơ thể mẹ trong thời kỳ mang thai, trong điều kiện bình thường, đều được hồi phục trở lại trạng thái bình thường trong khoảng thời gian sau khi sinh từ 6 đến 8 tuần.
                      Về bộ máy sinh dục, sau khi nhau thai xổ ra, thân tử cung đã co lại ngay chỉ to bằng đầu đứa trẻ, nặng 1 kg. Đáy tử cung cao ngang rốn, sau đó mỗi ngày lại tụt thấp xuống từ 1 đến 2 cm, khoảng 10 ngày thì tử cung xuống đến khoang chậu, dùng tay khám phần bụng đã không thể sờ thấy đáy tử cung nữa. Trong tuần đầu tiên, sau khi sinh, trọng lượng của tử cung rút xuống còn 500 gam, hết tuần thứ hai chỉ còn 350 gam. Được khoảng 8 tuần thì trọng lượng rút xuống chỉ bằng trọng lượng tử cung lúc bình thường là 60 đến 80 gam. Sau khi nhau thai xổ ra, niêm mạc tử cung theo ra cùng với máu sinh, thành tử cung lại mọc lên lớp niêm mạc mới. Trong khoảng 10 ngày sau khi sinh, các bộ phận khác trong tử cung đều được phủ một lớp niêm mạc mới sinh, làm bề mặt tử cung lành lại. Những chỗ mạch máu bị đứt gãy thì cầm lại, các tổ chức đã hoại tử và những vết máu lưu trên bề mặt của nó bong ra, hoàn toàn lành lại trong khoảng từ 6 đến 8 tuần sau khi sinh. Đẻ xong, cổ tử cung bị giãn ra, xung huyết, hơi sưng lên, trong giống như cổ tay áo. Khoảng 7 ngày sau khi sinh thì cửa cổ tử cung khép lại, cổ tử cung dần dần hồi phục trở lại hình dạng trước kia. Sau bốn tuần thì cổ tử cung hồi phục lại hoàn toàn bình thường. Nhưng do bị tổn thương sau khi sinh, hình dạng của cổ tử cung từ chỗ trước kia là hình tròn thì nay trở thành hình bẹt bị rách ngang. Bộ phận âm hộ và âm đạo, hội âm do bị rách mà bị xung huyết và sưng lên, nếp nhăn màng dính của thành âm đạo mở ra, sau khi sinh xong tuy nó dần dần hồi phục trở lại, nhưng không thể hồi phục trở lại nguyên dạng. Màng trinh bị rách nên chỉ để lại một số dấu vết. Các tổ chức xung quanh hố chậu nhỏ bị rão ra sau khi sinh, sẽ dần dần hồi phục sau 2 đến 3 tuần. Về buồng trứng, khi người phụ nữ mang thai, do nhau thai tiết ra một số chất kích thích tố, làm trứng không rụng và người có thai cũng không thấy hành kinh nữa. Sau khi sinh xong, do nội tiết tố của nhau thai không còn, buồng trứng được khôi phục lại chức năng cũ, nang noãn mới lại bắt đầu phát triển. Thường thường có thể hành kinh lại sau khoảng 6 tuần. Nếu người mẹ vẫn cho con bú thì việc hành kinh và rụng trứng có thể đến chậm hơn.
                      Về các hệ thống tổ chức khác trong toàn cơ thể, chẳng hạn như hệ thống tiết niệu, trong thời kỳ người mẹ mang thai, ống dẫn nước tiểu và bể thận được phình to ra, sẽ từ từ hồi phục trở lại trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh, lượng nước tiểu cũng dần trở lại bình thường. Còn hệ thống hô hấp và tiêu hóa, sau khi sinh, do áp lực trong khoang bụng không còn nữa, mô hoành cách được hạ xuống nên người mẹ không còn thở hổn hển nữa mà trở lại bình thường. Ruột, dạ dày cũng trở lại vị trí bình thường, khôi phục lại chức năng cũ. Tuy vậy, sức co bóp của đường ruột hơi chậm, lại do các nguyên nhân như nằm giường lâu, ăn ít, lượng nước bài tiết nhiều… mà có thể bị táo bón, thường phải tăng cường hoạt động, ăn nhiều hoa quả, rau để chống táo bón. Về hệ thống tuần hoàn, sau khi sinh, lưu lượng máu về tĩnh mạch tăng lên rõ rệt, hồng cầu bị giảm đi, huyết áp thấp xuống, nhưng sau đó sẽ dần dần trở lại bình thường. Ngoài ra, do phải mang thai lâu ngày thành bụng bị chảy xuống, khoảng 6 tuần sau khi sinh mới thu nhỏ lại được, bề mặt da bụng cũng co lại, những vẫn còn những vân thai màu trắng.

                      78. Thế nào là tuổi mãn kinh?
                      Cuộc đời người phụ nữ, bắt đầu từ khi ra đời cho đến khi kết thúc thì sự thay đổi của tất cả các khí quan, các hệ thống trong cơ thể đều được diễn ra qua nhiều giai đoạn khác nhau kể từ tuổi thơ ấu, tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành, tuổi mãn kinh và tuổi già.
                      Cái gọi là tuổi mãn kinh chính là thời kỳ chuyển đổi chức năng sinh lý phụ nữ từ chỗ chín nục sang suy thoái; cũng chính là giai đoạn quá độ, thời kỳ chuyển tiếp từ trạng thái chức năng sinh lý dồi dào sang trạng thái suy thoái của tuổi già mà Đông y gọi là “trước và sau thời kỳ mãn kinh”. Thời kỳ này chỉ kéo dài trong mấy tháng hoặc cùng lắm là mấy năm.
                      Thời kỳ mãn kinh có thể chia ra thành 3 giai đoạn là thời kỳ tiền mãn kinh, thời kỳ tắt kinh và thời kỳ hậu mãn kinh. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, do nang noãn trong buồng trứng cảm ứng không nhạy với các nội tiết tố có tác dụng kích thích giới tính mà tuyến yên tiết ra, cho nên một số nang noãn bị giảm ít hẳn đi và phát dục không đầy đủ, thậm chí không chín được để rụng thành trứng mà chỉ có thể tiết ra một ít nội tiết tố ostrogen, vì thế mà mất đi khả năng sinh. Niêm mạc tử cung tăng trưởng, phát triển hay bong ra, rụng xuống đều phụ thuộc vào sự tăng lên hay giảm đi của nội tiết tố ostrogen trong máu. Vì thế mà chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, kỳ kinh và lượng máu cũng có những biến đổi khác.
                      Sau đó, do chức năng buồng trứng càng ngày càng bị yếu đi, lượng nội tiết tố oestrogen tiết ra bị giảm đi đến mức không đủ làm cho niêm mạc tử cung bong ra, dẫn đến tình trạng tắt kinh. Khi đến thời kỳ tắt kinh, độ tuổi tắt kinh của người phụ nữ phần lớn trong khoảng 45 đến 50 tuổi, bình quân là 47 tuổi, có người tắt sớm ở độ tuổi 40, cũng có người kéo dài đến tận 55, 56 tuổi. Những hiện tượng này đều là những hiện tượng bình thường. Vào cuối thời kỳ tắt kinh, buồng trứng của phụ nữ càng bị xơ hóa, teo nhỏ lại, trở nên cứng hơn, cuối cùng bị mất hẳn chức năng nội tiết.
                      Trong thời kỳ mãn kinh, do cơ thể chuyển từ trạng thái nội tiết theo chu kỳ trong suốt một thời gian dài quá độ sang trạng thái nội tiết mới nên có nhiều biểu hiện bị rối loạn cơ năng nội tiết và mất cân bằng hệ thống thần kinh thực vật. Thế nhưng, những biểu hiện này thể hiện ra nặng hay nhẹ, nhiều hay ít, diễn ra lâu hay chóng đều có sự liên quan chặt chẽ tới thể chất, loại thần kinh, tình trạng dinh dưỡng và môi trường sống của từng cá nhân, đặc biệt là có liên quan mật thiết tới nhân tố tinh thần.
                      Tuy nhiên, những biểu hiện này phần lớn đều là những hiện tượng sinh lý ình thường, là những biểu hiện tạm thời, thuận theo sự điều trị xử lý của bản thân, không những có thể thích ứng dần mà còn tạo nên sự cân bằng mới về nội tiết trong đó. Những cảm giác khó chịu và hiện tượng đau đầu cũng dần dần biến mất.


                      ------> healthy books <-------
                      #41
                        Asin 17.08.2004 17:12:39 (permalink)
                        79. Độ tuổi và thời gian mãn kinh của phụ nữ liên quan tới những yếu tố nào?

                        Độ tuổi của người phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh đã được cuốn sách “ Hoàng đế nội kinh” của Trung quốc có từ cách đây hơn 2000 năm viết rằng:

                        “ Nữ tử…thất thất nhâm mạch hư, thái xung mạch suy thiểu…địa đạo bất thông, cố hình hoài nhi vô tử dã”; có nghĩa là: “Đàn bà… 49 tuổi thì mạch Nhâm hư, mạch (thái xung) suy giảm…địa đạo không thông, vì thế bị teo đi mà không có con”.

                        Điều này đã nói rõ độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là 49 tuổi. Lúc này do chức năng buồng trứng bị thoái hóa nên không còn kinh nguyệt, không thể sinh con được nữa. Nhìn chung, độ tuổi mãn kinh bắt đầu từ tuổi 45 đến 50, bình quân là ở độ tuổi 47. Nhưng lại khác nhau tùy theo từng nước, từng khu vực. Độ tuổi tắt kinh phần lớn ở độ tuổi sớm nhất là 35 tuổi, muộn nhất là 55 tuổi, bình quân là 47 tuổi. Độ tuổi tắt kinh trung bình của phụ nữ nông thôn Trung quốc là 47,5 tuổi. Theo thống kê của một số nhà học giả của Trung quốc, số phụ nữ tắt kinh trước tuổi 40 chiếm 13,4%, số phụ nữ tắt kinh ở độ tuổi 55 chiếm 3%. Nếu tắt kinh trước độ tuổi 30 đến 40 thì là tắt kinh quá sớm, thoái hóa sớm, còn tắt kinh ở độ tuổi trên 50 thì là tắt kinh quá chậm hoặc tắt kinh muộn.

                        Thời gian mãn kinh là khoảng thời gian 5 năm trước khi tắt kinh và 5 năm sau khi tắt kinh, thế những có người diễn ra rất ngắn, chỉ trong mấy tháng hoặc 2 đến 3 năm, có người lại kéo dài mười mấy năm. Theo thống kê của nước ngoài, số người có thời gian mãn kinh kéo dài từ 3 đến 12 tháng chiếm 35%, số người có thời gian mãn kinh kéo dài từ 8 đến 12 tháng chiếm 40%, số người có thời gian mãn kinh kéo dài trong 24 tháng hoặc lâu hơn chiếm 25%.

                        Việc phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh sớm, hay muộn, thời gian mãn kinh dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Theo con số thống kê, phụ nữ sống ở những niên đại khác nhau, ở các thời kỳ lịch sử khác nhau thì tuổi tắt kinh cũng khác nhau. Hơn nữa, cùng với sự chuyển dịch của từng niên đại số phụ nữ tắt kinh sớm càng ngày càng ít đi, số người tắt kinh muộn càng ngày càng theo xu hướng tăng lên. Sự thật này đã chững minh rằng: độ tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh của phụ nữ có kéo dài được hay không rất có thể có quan hệ chắc chắn tới sự phát triển của xã hội, tới việc cải thiện đời sống cư dân và tới tuổi thọ của con người.

                        Qua nghiên cứu của các nhà khoa học còn phát hiện ra mối quan hệ chặt chẽ giữa độ tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh với độ tuổi thấy kinh lần đầu. Đại đa số đều cho rằng: thấy kinh sớm thì khả năng tình dục, khả năng sinh con khá mạnh, tuổi sinh cũng kéo dài hơn, tuổi mãn kinh muộn hơn. Ngược lại, nếu thấy kinh muộn thì tuổi mãn kinh sớm. Cũng có nhà khoa học phát hiện ra rằng, tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh còn có quan hệ tới di truyền. Theo thống kê, tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh của đa số phụ nữ khá giống với người mẹ của họ. Có người còn quan sát, độ tuổi mãn kinh của đa số các chị em gái sinh đôi đều giống nhau, cho dù điều kiện sinh sống của những phụ nữ mang thai đôi rấtkhác nhau, những độ tuổi mãn kinh lại hoàn toàn giống nhau,thời gian mãn kinh cũng gần như nhau. Điều này đủ để chứng tỏ, độ tuổi mãn kinh và thời gian mãn kinh dài hay ngắn có liên quan chặt chẽ tới nhân tố di truyền của dân tộc. Có người đã thống kê rằng, những phụ nữ mãn kinh sớm đều thuộc loại người có thể chất gầy yếu, không có sức, có thời gian mãn kinh tương đối ngắn.

                        Những người mãn kinh muộn đa phần là những người có thể chất khỏe mạnh, thời gian mãn kinh khá dài. Đương nhiên vẫn còn một số nhân tố khác có ảnh hưởng tới độ tuổi mãn kinh, chẳng hạn như chịu sự hạn chế của điều kiện khí hậu ở các nước khác nhau, ở từng vùng khí hậu khác nhau. Điều kiện sống cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới độ tuổi mãn kinh. Điều kiện sống kém hay quá thừa dinh dưỡng, ăn nhiều, béo phì làm mất điều hòa sự trao đổi chất trong cơ thể… đều có thể làm cho con người ta bước vào tuổi mãn kinh sớm. Cho nên mong rằng, những phụ nữ càng gần đến tuổi mãn kinh càng nên hiểu rằng tuổi mãn kinh là quá trình sinh lý mà mỗi một phụ nữ tất phải trải qua, xin chớ quá căng thẳng lo lắng, bởi vì nhân tố tinh thần cũng là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng tới thời kỳ mãn kinh.

                        -------->healthy books <--------
                        #42
                          Asin 17.08.2004 17:16:50 (permalink)
                          Chương 5: Phòng và chữa các bệnh nữ giới

                          80. Tuổi dậy thì thường gặp những bệnh gì?

                          Những bệnh hay gặp nhất trong độ tuổi dậy thì chính là những trở ngại trong quá trình phát dục đầy đủ. Biểu hiện là đặc trưng giới tính và kinh nguyệt không bình thường. Đặc trưng giới tính thể hiện rõ nét nhất ở người con gái trong tuổi dậy thì là bộ ngực đầy đặn, mông, vai tròn trịa, hình dáng cân đối nở nang và bắt đầu thấy kinh nguyệt.

                          Nếu không thấy có sự thay đổi rõ rệt nào ở bản thân cô gái, ngược lại lông tóc rậm rì, cơ bắp thì phát triển, da thô, thậm chí âm hộ phát triển không bình thường hoặc đến 18 tuổi mà vẫn chưa hành kinh thì đa số đều là những cô gái có vấn đề trong việc phát dục, chẳng hạn như có dị tật ái nam ái nữ. Nếu đặc trưng giới tính phát triển bình thường, điều khiếm khuyết duy nhất là vẫn chưa thấy kinh nguyệt thì phải xem liệu có phải dị tật, không có âm đạo bẩm sinh, có vách ngăn ngang âm đạo và màng trinh bị bít kín hay không.

                          Kinh nguyệt bình thường có vị trí hết sức quan trọng trong các bệnh ở tuổi dậy thì biểu hiện là kinh nguyệt muộn, bế kinh, kinh nguyệt ít, xuất huyết tử cung theo chức năng và thống kinh.

                          Cái gọi là kinh muộn, tức là chỉ những cô gái bắt đầu hành kinh sau khi đã qua tuổi 18. Nếu đã đến tuổi dậy thì mà vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc đã thấy kinh nguyệt lần đầu, kinh nguyệt đã tương đối đều đặn, sau đó bị tắt kinh từ 3 tháng trở nên thì gọi là bế kinh.

                          Những cô gái đã đến tuổi dậy thì mà vẫn chưa hành kinh thì gọi là chứng “bế kinh có tính nguyên phát”. Còn những trường hợp bế kinh thuộc dạng thứ 2 gọi là chứng “ bế kinh có tính kế phát”. Nếu kỳ kinh cách nhau khá lâu mới thấy kinh một lần, hơn nữa máu hành kinh lại ít thì gọi là ít kinh. Nếu do vệ sinh hành kinh không được sạch sẽ hoặc do chức năng buồng trứng không bình thường, không rụng trứng được, khiến niêm mạc tử cung mất bình thường, gây chảy máu tử cung, gọi là chảy máu tử cung dạng chức năng. Nếu trước và sau khi hành kinh hoặc đúng vào lúc hành kinh bị đau bụng dưới, mỏi lưng, khi đau dữ dội còn làm đau hậu môn, âm hộ, đồng thời còn có cảm giác buồn nôn, bị nôn mửa, chân tay lạnh, nặng hơn còn bị hôn mê, hiện tượng này gọi là chứng thống kinh.

                          Việc bị viêm nhiễm trong tuổi dậy thì là khá hiếm, nhưng thiếu nữ có thể bị viêm âm đạo. Phần lớn là do thiếu nội tiết tố oestrogen. Cũng có người mắc bệnh viêm nhiễm đặc biệt khác, chẳng hạn như kết hạch ở bộ máy sinh dục. Nếu phát hiện thấy bị bế kinh, kinh nguyệt ít, kèm theo sốt nhẹ, hâm hấp, đau bụng, toàn thân mệt mỏi… nên nghĩ ngay đến bệnh này. Nếu bị u hạch ở các bộ phận khác, như kết hạch ở phổi, kết hạch ở tuyến dịch Lympho (tên la tinh), kết hạch ở ruột… phải cảnh giác vì xương chậu rất dễ bị mỏi. Còn bệnh ung thư, thường ít thấy trong tuổi dậy thì, nhưng cũng có thể có ở tử cung, ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng trong tuổi dậy thì thường hay thấy nhất là “u nang dạng da”, thuộc loại u lành tính. Tuy vậy, trong số u buồng trứng trong độ tuổi dậy thì, các cô gái không thể coi thường việc khám khoang chậu.


                          --------> healthy books <------
                          #43
                            Asin 17.08.2004 23:33:58 (permalink)
                            81. Chữa bệnh trứng cá như thế nào?

                            Trứng cá được gọi là “nụ hoa tuổi trẻ”, y học gọi là “mụn trứng cá”, là một chứng bệnh ngoài da thường hay có ở thanh niên. Do nội tiết tố giống đực trong cơ thể khi ở độ tuổi dậy thì tăng lên khá cao, kích thích tuyến nhầy ở da phát dục đầy đủ, khiến chất nhầy ở da tiết ra nhiều.

                            Chất nhầy ở da phải đi qua lỗ chân lông để ra đến bề mặt cơ thể nếu lỗ chân lông bị bít kín, chất nhầy ở da bèn tích lại dưới lỗ chân lông, tạo thành những hạt nhỏ lấm tấm như hạt gạo trên mặt da, đó chính là trứng cá, lấy tay bóp nhẹ sẽ thấy chảy ra một chất giống như bã đậu có màu trắng. Có lúc do chất nhầy tích lại dần dần bị khô, bị không khí ô xy hóa, lại bị nhuốm bụi nên thấy có “vẩy đen” mà tạo nên trứng cá đen.

                            Nếu bề mặt da không sạch, lại bị vi khuẩn xâm nhập vào và phát triển, sẽ gây nên viêm nhiễm làm trứng cá bị sưng đỏ, nặng thì mưng thành mủ, để lại những nốt sẫm, rất khó hết. Có lúc chứng viêm này còn ăn sâu vào da, đến khi khỏi viêm còn để lại những lỗ sâu, ảnh hưởng đến vẻ đẹp.

                            Khi có trứng cá xin chớ nặn bóp, để tránh làm lỗ chân lông bị doãng rộng ra, gây nên viêm nhiễm. Phải thường xuyên rửa mặt bằng xà phòng và nước ấm, để cọ sạch những chất bẩn và chất nhầy trên bề mặt lớp da giữ cho lỗ chân lông được thông thoáng, nên tránh sử dụng các loại kem mỹ phẩm. Về mặt ăn uống nên hạn chế ăn các loại thức ăn ngọt và béo, kem, lạc… nên tránh ăn các thức ăn có chất kích thích cay nóng, ăn nhiều rau, hoa quả, giữ cho đại tiện đều đặn.

                            Khi sử dụng thuốc, nên dùng loại thuốc sát trùng có lưu huỳnh để rửa bên ngoài, có tác dụng tiêu viêm chất nhầy và tẩy đi các chất tích tụ trên da. Bên trong thì uống vitamin A vì rất có tác dụng đối với những mụn trứng các mẩn đỏ. Tetracyclin rất nhạy cảm với loại khuẩn hình roi của mụn trứng cá, dùng nó lâu dài với một liều lượng nhỏ, rất có tác dụng đối với mụn trứng cá bị mưng thành mủ và loại mụn mẩn đỏ dạng bị viêm.

                            Ngoài ra, vitamin B1 hoặc B5 cũng có tác dụng chữa trị đối với trứng cá. Có thể dùng thang thuốc Đông y gồm: Thạch cao sống 15 gam, lá Sơn tra 12 gam, vỏ cây dâu trắng (tang bạch bì) 9 gam, hoàng tinh 9 gam, quả sơn tra 15 gam, lá trắc bá 9 gam, cho tất cả vào ấm sắc lấy nước uống. Dùng bài thuốc này hiệu quả khá hay.

                            Còn có thể lấy đại hoàng, lưu huỳnh, mỗi thứ một ít, số lượng bằng nhau, đem nghiền nhỏ rồi trộn đều lên, hòa với nước chè, bôi lên mụn trứng cá, mỗi ngày bôi từ 1 đến 2 lần, kiên trì chữa trị, cũng có thể khỏi. Uống các loại viên tễ của Đông y như viên phòng phong thông thánh, viên đường quy long hội, mỗi ngày uống từ 6 đến 9 gam, vừa chữa khỏi mụn trứng cá, vừa khỏi táo bón.

                            ------> healthy books <------
                            #44
                              Asin 23.08.2004 17:39:12 (permalink)
                              82. Làm thế nào giữ được mái tóc khỏe đẹp?

                              Tóc không những có tác dụng bảo vệ da đầu mà còn có tác dụng làm đẹp phần đầu. Mấu chốt của việc giữ vẻ đẹp của tóc là ở chỗ bạn gội, chải, chăm sóc tóc như thế nào. Phải thường xuyên gội sạch đầu để giữ cho tóc sạch sẽ. Nếu tóc không bắt bụi, mỗi tuần có thể gội đầu một lần. Nếu tóc bắt bụi nên gội đầu thường xuyên. Trước khi gội đầu, phải chải mượt tóc trước, để tránh cho tóc bị rụng quá nhiều khi gội.

                              Độ nóng của nước gội đầu ở trong khoảng từ 37 đến 38 độ C là thích hợp. Nếu nước nóng quá sẽ làm cho tóc bị tổn thương mà bị rão, dòn, dễ bị rụng. Nếu dùng nước lạnh thì không sạch gầu. Khi gội đầu, không nên lấy sức cào giật, kẻo làm xước da đầu. Khi gội đầu, tốt nhất nên dùng loại xà phòng trung tính như xà phòng thơm, kem gội đầu… Sau khi gội xà phòng xong phải dùng nước ấm gội sạch.

                              Phải thường xuyên chải tóc. Việc chải tóc sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu ở da đầu, khiến tóc tốt hơn, và giữ cho tóc sạch sẽ, thẳng sóng, bóng đều và dài bền. Chải đầu còn giúp cho tóc bông lên, mềm ra lưu thông không khí, tạo điều kiện cho da trao đổi không khí. Khi mái tóc được chăm sóc tạo thành những kiểu tóc đẹp sẽ làm tăng vẻ đẹp cho con người. Khi chải đầu, chớ giật tóc quá mạnh, để tránh làm tổn thương da đầu mà gây nên viêm nhiễm. Không được dùng chung lược, nếu không dễ bị lây các bệnh về tóc. Không nên dùng lược quá cứng, có răng lược quá nhọn, để khỏi làm xước da đầu, và phải thường xuyên cọ lược sạch sẽ.

                              Cắt tóc là biện pháp quan trọng để bảo vệ đầu tóc. Cắt tóc có thể kích thích tóc mọc. Nếu sợi tóc quá nhỏ và màu quá nhạt, việc cắt tóc thường xuyên có thể làm cho tóc đen hơn và sợi to hơn. Việc uốn tóc bằng điện, sẽ làm cho tóc khô mà dễ gãy, vì thế tốt nhất là nên nửa năm hay một năm mới làm đầu một lần, không nên uốn tóc thường xuyên. Việc sấy tóc cũng giống như uốn tóc, bôi dầu vào tóc rồi mới sấy sẽ tốt hơn sấy khô.

                              Ngoài ra, còn có thể dùng biện pháp xoa bóp da đầu để chăm sóc mái tóc. Việc xoa bóp sẽ giúp cho việc điều tiết sự nội tiết của tuyến nhầy dưới da, tác động vào sự trao đổi chất của da đầu. Cách làm như sau: hai tay đặt lên đỉnh đầu, dùng ngón trỏ và ngón giữa vạch thành một vòng tròn rồi bóp mạnh vào từng vùng trên da đầu, xoa bóp từ trước trán ra đến sau gáy, sau đó xoa bóp đến 2 bên thái dương. Mỗi ngày làm từ 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.

                              83. Vết sạm ở mặt được hình thành như thế nào? Có thể làm mất đi được không?

                              Các học giả gọi vết sạm là vết rám hay còn gọi là vết vân gán, phần lớn xuất hiện ở hai bên gò má, sống mũi, phía bên dưới trước trán và xung quanh miệng…, hình dạng to nhỏ khác nhau, có màu nâu nhạt hoặc màu nâu sậm. Do vết sạm thường xuất hiện ở phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai nên cũng gọi là vân thai. Người ta còn chưa rõ nguyên nhân phát sinh ra các vết sạm, có thể là do nội tiết tố oestrogen kích thích tế bào sắc tố màu đen, làm cho sắc tố bị tán phát và lặn vào mặt mà gây ra. Ngoài việc xuất hiện ở thời kỳ mang thai, vết sạm còn xuất hiện khi cơ thể con người bị mắc một số bệnh mạn tính như viêm gan mạn, lao, viêm khoang chậu mạn hoặc do uống thuốc tránh thai lâu ngày, dinh dưỡng kém hoặc thiếu máu… Số người rám da như thế này khá nhiều, hơn nữa, thường bị rám nhiều hơn vào mùa hè, mùa đông thì bị ít hơn hoặc mất hẳn vết rám. Điều này chứng tỏ rằng, vết sạm có thể liên quan tới phản xạ quá mức của ánh nắng mặt trời. Cũng có người bị sạm da theo di truyền. Những năm gần đây, có người đã quan sát trên lâm sàng thấy rằng: một số người quá lo lắng, buồn phiền sợ hãi vì vết sạm trên má, có thể làm cho bệnh nặng thêm; bởi vì việc xét bệnh tình cũng có sự quan hệ nhất định tới các nhân tố thần kinh.

                              Muốn chữa vết sạm, trước tiên phải triệt các nhân tố gây bệnh có liên quan, chữa một cách tích cực các bệnh mạn tính có khả năng gây nên các vết sạm, tránh phơi nắng lâu ngày. Thứ ba, có thể uống hoặc tiêm vào cơ bắp một lượng lớn vitamin C. Nếu uống, mỗi ngày uống 0,2 đến 0,3 gam, mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần. Khi tiêm vào cơ bắp, mỗi lần tiêm 200mg, mỗi ngày tiêm một lần. Đồng thời có thể bôi thêm dung dịch ôxy già 3% vào bên ngoài vết sạm, mỗi ngày bôi từ 1 đến 2 lần. Theo Đông y, nguồn gốc gây ra bệnh này là do thận âm không đủ, can khí uất mà trì hoặc do khí huyết không điều hòa mà tạo nên, nên thường chữa trị bằng cách bổ âm, bổ thận, điều hòa can khí, điều hòa khí huyết, phần lớn hay dùng viên địa hoàng 6 vị, viên tiêu dao hoặc viên thư an, mỗi lần uống từ 6 đến 9 gam, mỗi ngày uống 2 lần.

                              ------->healthy books <-----
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 6 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 79 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9