400 câu hỏi nữ giới cần biết
Thay đổi trang: << < 456 > | Trang 5 của 6 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 79 bài trong đề mục
Asin 09.11.2004 06:28:11 (permalink)
124. Khi bộ máy sinh dục bị lao thường có biểu hiện gì?

Bệnh viêm bộ máy sinh dục do trực khuẩn lao gây nên được gọi là bệnh lao bộ máy sinh dục. Bệnh lao bộ máy sinh dục tiến triển chậm chạp, biểu hiện lâm sàng không giống nhau. Rất nhiều người do không thấy triệu chứng gì lúc đầu nên hay coi thường. Mấy biểu hiện dưới đây là một số triệu chứng mà ta hay gặp, gồm có:

1) Kinh nguyệt thất thường

Trong thời gian đầu mới mắc bệnh do bệnh nhân bị vi khuẩn lao xâm nhập vào niêm mạc tử cung, gây viêm ở niêm mạc tử cung, thậm chí bị xung huyết hoặc bị loét, nên hành kinh ra quá nhiều máu, kỳ kinh bị kéo dài ra hoặc ra máu loạn xạ. Nhưng vào giai đoạn cuối khi bệnh đã biến đổi, do niêm mạc tử cung bị hoại tử, bị khô héo đi thì kinh nguyệt bắt đầu ra ít đi. Những người bị chuyển sang nặng lên thì niêm mạc tử cung bị phá hoại toàn bộ, tạo nên các tổ chức vết sẹo, thậm chí còn làm khoang tử cung dính liền lại, khiến kinh nguyệt bị tắc không thoát ra được.

2) Đau bụng dưới

Do khoang chậu bị viêm và dính liền lại, có thể có những cơn đau quặn bụng dưới, đến kỳ hành kinh thì đau rõ nhất. Nếu bị viêm nhiễm còn có thể đau bụng cấp.

3) Khí hư ra nhiều

Bệnh lao ở bộ máy sinh dục cũng là một chứng viêm, cho nên nó cũng giống như các chứng viêm khác, làm ra nhiều khí hư.

4) Không thụ thai được

Không thụ thai được là một trong những biểu hiện hay xảy ra ở những người bị bệnh lao ở bộ máy sinh dục và cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên chứng không có con. Đó là vì sau khi vi khuẩn lao xâm nhập vào bộ máy sinh dục thì bộ phận bị bệnh trước tiên là ống dẫn trứng. Sau khi niêm mạc trong ống dẫn trứng bị phá hoại, ảnh hưởng đến sự nhu động của vòi trứng, nặng hơn có thể làm cho ống dẫn trứng bị dính liền lại, khiến lòng ống dẫn trứng bị tắc, vì thế không sao thụ tinh được hoặc đưa trúng đã thụ tinh vào trong, do đó không thể thụ thai.

5) Biểu hiện trên toàn thân

Thời kỳ đầu khi bệnh mới biến chứng, phần đông bệnh nhân đều không cảm thấy khó chịu lắm nhưng có một số người nhất là vào thời kỳ cuối của bệnh hay cảm thấy mệt mỏi, sút cân, không muốn ăn, hay bị thấp nhiệt, ra mồ hôi trộm về buổi chiều v.v…

125. Chữa bệnh lao ở bộ máy sinh dục nữ như thế nào?

Khi chữa trị các ổ nhiễm bệnh ở bộ máy sinh dục nữ, việc trước tiên là phải nằm trên giường nghỉ ngơi thoải mái. Khi nào khỏi bệnh mới được hoạt động và rèn luyện sức khỏe cho thật phù hợp. Bệnh lao sinh dục nữ cũng giống như các bệnh lao khác, là một căn bệnh tiêu hao sức khỏe mạn tính, vì thế cần phải coi trọng chế độ dinh dưỡng, phải ăn tăng các thức ăn giàu vitamin, bảo đảm ngủ đẫy giấc và giữ tinh thần thoải mái, vứt bỏ lo lắng ưu phiền, để sức khỏe mau hồi phục.

Về mặt chữa trị, trước tiên phải cân nhắc việc chữa kết hợp 3 loại thuốc streptomycin rimifon, dexa. Khi dùng streptomycin, mỗi ngày tiêm vào cơ bắp 0,5 gam, tiêm thành 2 lần, cứ tiêm như thế liên tục trong 2-3 tháng. Sau đó mỗi tuần tiêm từ 3-3 lần, liều lượng có thể điều chỉnh theo khả năng chịu đựng của bệnh nhân, sức hấp thụ thuốc của vi khuẩn bệnh và chuyển biến của ổ bệnh, thường tiêm khoảng 60-90 gam là đủ. Rimifon mỗi lần uống 0,1 gam, ngày uống 3 lần, uống liên tục từ 1-2 năm. Dexa ngày uống 3 lần, 4 lần tính theo trọng lượng cơ thể mà uống thuốc, cứ 1 kg trọng lượng cơ thể thì phải uống 0,2 gam, uống sau bữa ăn. Do dexa có tác dụng kháng lại tuyến giáp trạng ở mức độ nhẹ nên sau khi chữa bệnh được nửa năm, phải uống thêm viên giáp trạng, để tránh làm giảm sút cơ năng của tuyến giáp trạng. Sau khi điều trị kết hợp cả 3 loại thuóc trên mà bệnh vẫn chưa chuyển hẳn hoặc gây tác dụng phụ thì chọn dùng Rifamycin etambutol…hoặc chữa thuốc Đông y theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu việc chữa trị bằng thuốc trở nên vô hiệu hoặc có u cục trong hố chậu, phải nghiên cứu cắt bỏ ngay.

126. Vì sao phụ nữ dễ bị viêm đường tiêt niệu? Thường có những triệu chứng gì? Phòng chữa như thế nào?

Viêm đường tiết niệu bao gồm viêm niệu đạo, viêm bàng quang và viêm bể thận. Do đường niệu đạo của phụ nữ ở khá gần hậu môn nên dễ bị nhiễm bẩn, khiến các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào, nhất là hay bị vi khuẩn roi của đại tràng nhiễm vào. Lại do đặc điểm giải phẫu sinh lý của phụ nữ, không những lỗ đái gần với âm đạo, mà còn hay bị kích thích và bị rách do sinh hoạt tình dục và sinh đẻ, chính những điều này đã làm tăng thêm cơ hội nhiễm bệnh. Cộng với đường niệu đạo của nữ ngắn mà thẳng, khoang bên trong rộng mà to, rất thuận lợi cho vi khuẩn tràn vào trong, xâm nhập vào bàn quang, bể thận, thậm chí cả thận, cho nên phụ nữ hay mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

Sau khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường cảm thấy đau như bị nóng ở niệu đạo, nhất là lúc bắt đầu đi tiểu tiện thì thấy rất rõ. Thường muốn đi giải gấp, đi giải nhiều lần, nướctiểu vẩn đục, có người còn đi ra mủ hoặc máu, có người rất kho đi tiểu tiện, bụng dưới căng đau, ấn nhẹ vào bụng dưới là đau. Triệu chứng sớm nhất của bệnh viêm đường tiết niệu là đau một bên thắt lưng. Nếu đau lên đến trên thắt lưng, chúngtỏ bệnh đã nặng và vào đến tạng thận, lúc này thường xuất hiện các triệu chứng người khó chịu, sốt và đau đầu…nếu ấn nhẹ vào chỗ đau ở thắt lưng thì cảm thấy đau nhói ở bụng dưới.

Còn có một triệu chứng nữa là chứng viêm bể thận mạn tính kiểu tiềm ẩn, chỉ có thể phát hiện thấy bằng cách kiểm tra nước tiểu hoặc kiểm tra vi khuẩn, ngoài ra không có biểu hiện gì là rõ nét.

Chữa viêm đường tiết niệu không triệt để thường có thể bị biến sang viêm mạn tính, thậm chí làm tổn hại đến chức năng của thận, do đó phải tích cực chữa trị. Do bệnh viêm đường tiết niệu có thể phát sinh ở bất cứ độ tuổi nào nên ngay từ khi là bé gái, đã phải hết sức giữ gìn phòng tránh, sau khi trẻ đi đại tiện xong phải thay lót và rửa sạch âm hộ ngay. Nên tạo thành một thói quen cho cả trẻ em và người lớn biết dùng giấy vệ sinh chùi từ đằng trước ra đằng sau sau khi đi đại tiện xong, để tránh cho phân và khí hư tiết ra từ trong âm đạo làm nhiễm bẩn đường tiết niệu. Nếu có điều kiện, hàng ngày nên rửa sạch âm hộ và hậu môn. Phải thường xuyên thay giặt và thay băng vệ sinh. Những phụ nữ đã có chồng lại càng phải chú ý giữ vệ sinh khi sinh hoạt tình dục và giữ sạch âm hoọ.

Về phương diện chữa trị, có thể dùng các loại thuốc kháng sinh chống viêm và các loại thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như tiêm thuốc Streptomycin mỗi ngày tiêm một lần với liều lượng là 1 gam, tiêm vào cơ bắp, uống Streptomycin mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần uống 0,5 gam, uống furacilinum, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần uống 0,1 gam. Phải kiên trì dùng thuốc đến khi khỏi hẳn, sau khi xét nghiệm nước tiểu đã trở lại bình thường vẫn phải uống thêm 1-2 tuần thuốc nữa. Chữa bệnh bằng thuốc Đông y cũng rất hiệu quả. Châm cứu vào các huyệt Thận du, Tam âm giao, Túc tam lý, Quan nguyên, ủy trung…cũng có chuyển biến rõ rệt. Đối với những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu cấp hoặc bị mắc đi mắc lại nhiều lần chứng viêm đường tiết niệu mạn, sau khi đã hạn chế được bệnh mỗi ngày, phải uống một lần 0,1 gam fura cilinum trong khoảng nửa năm, đồng thời sau khi giao hợp xong phải đi giải cho hết nước tiểu, thường xuyên như vậy có thể tránh được tái phát bệnh. Những người đã bị viêm đường tiết niệu nên uống một số thuốc kháng sinh và thuốc lợi tiểu mỗi khi hành kinh cũng có thể tránh được tái phát. Ngoài việc chữa bằng thuốc còn phải chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, nghỉ ngơi yên tĩnh và uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ đi tiểu nhiều, cơ thể thải được vi khuẩn và chất độc ra ngoài theo nước tiểu. Ngoài ra, trong thời gian chữa trị nên tránh sinh hoạt tình dục.
#61
    Asin 09.11.2004 06:32:44 (permalink)
    127. Tự kiểm tra vú mình như thế nào?

    Vú là bộ phận dễ bị ung thư. Định kỳ kiểm tra vú có thể kịp thời phát hiện thấy khối u vú. Có nhiều phụ nữ cảm thấy ngại ngùng khi đến bệnh viện khám, đã tự kiểm tra vú mình trước. Để tự kiểm tra cho mình tốt nhất nên kiểm tra vào tuần đầu tiên ngay sau khi vừa hành kinh xong. Khi kiểm tra vú nên nằm thẳng, gối cánh tay của tay bên kiểm tra lên gáy; sau đó nắn nhẹ bàn tay của tay bên kia vào trên vú, dưới vú, hai bên vú, xung quanh vú. Khi sờ nắn vú, phải kiểm tra cho kỹ. Phải kiểm tra hốc nách và phần nách vú. Kiểm tra xong một bên, ta sang kiểm tra vú bên kia cũng theo phương pháp như vậy và phải so sánh đối chiếu cẩn thận hai bên vú.

    Tạng vú bình thường mềm mại, hình dạng kích thước đối xứng như nhau, da vú không có gì biến đổi khác thường, cũng không có u cục cứng và sưng to. Nếu sờ nắn thấy, u cục cứng và sưng to, phải để ý xem vị trí, số lượng và độ cứng của khối u xem có chạy trong vú không. Trong vú có từ 15 - 20 lá tuyến sữa do các tổ chức bọng sữa tạo thành, xếp thẳng hàng với nhau xung quanh đầu vú. Do đó khi sờ vào vú, không được lấy đầu tay nặn bóp vú, để tránh nặn bóp vào các tổ chức xơ đệm tạo nên thân vú lại cho đó là u ú. Sau khi kiểm tra vú xong còn phải kiểm tra hố nách 2 bên và tuyến hạch lympho ở dưới xương quai sanh xem có sưng to không, đồng thời để ý đến số lượng, kích cỡ, độ cứng và sự di động của nó.

    128. Ung thư vú có biểu hiện gì ở giai đoạn đầu? Làm thế nào để tự kiểm tra mình?

    Ung thư vú là khối u ác tính ở phụ nữ hay gặp nhất, cũng là loại u ác tính chiếm vị trí thứ hai, Đông y hay gọi là “vú đá”. Loại u này hay mọc ở độ tuổi từ 40 - 60. Triệu chứng của nó ở giai đoạn đầu là trong vú có một nốt cứng nhỏ, vú có hình dạng méo hoặc khác thường (vú bình thường có đường nét rất tròn), có vết hằn rõ trên áo lót hoặc xu-chiêng phụ nữ trongthời kỳ không cho con bú, nếu lấy tay bóp vú có thể tiết ra chất màu vàng nhạt hoặc chất có máu. Nếu có những biểu hiện như vậy, có thể đó là tính hiệu của ung thư vú giai đoạn đầu.

    Mấu chốt của việc phòng chữa bệnh ung thư vú là thực hiện ba sớm, tức là sớm phát hiện, sớm chuẩn đoán ra bệnh, sớm chữa trị. Nhìn chung việc phát hiện sớm, kịp thời chữa trị một cách triệt để thì khả năng sống được thêm 5 năm nữa đạt trên 90%. Nếu phát hiện muộn, không kịp thời chữa trị thì dù có chữa triệt để, tỷ lệ sống được 5 năm nữa cao nhất cũng không quá 40%.

    Việc nắm được phương pháp tự mình kiểm tra là phương pháp tốt nhất kịp thời phát hiện ra khối u vú. Phương pháp kiểm tra rất đơn giản. Trước tiên hãy ngồi hoặc đứng trước một chiếc gương lớn có tia sáng tốt, cởi bỏ áo ngoài, để lộ cặp vú ra, cánh tay buông tự nhiên, quan sát hình dáng bên ngoài của hai bên vú, có gì đổi khác không? Kích thước có đối xứng nhau không? Sắc da có bình thường không,có hiện tượng co dúm và lõm vào không. Sau đó giơ hai tay lên qua đầu, chống vào hông, nhiều lần thay đổi tư thế, quan sát xem vú có gì thay đổi trong khi thay đổi tư thế. Sau khi kiểm tra xem xét hình dáng bên ngoài của tuyến vú, hãy nằm thẳng lên giường, lấy tay sờ lên bề mặt vú, kiểm tra lại một lần nữa. Khi kiểm tra vú trái, có thể kê vai trái lên chiếc gối, tay trái gối xuống dưới đầu, tay phải kiểm tra vú trái, dùng bàn tay xoa vào 12 vị trí ở vú, xoa một vòng tròn, rồi từ từ sờ vào các vị trí xung quanh theo thứ tự.

    Sau khi xoa xong, dùng ngón tay khám cả vú theo hình tròn, bắt đầu từ đầu vú. Kiểm tra vú trái xong hãy kiểm tra vú phải theo cách làm tương tự. Kiểm tra hai vú xong, còn phải kiểm tra hai bên hố nách, xem hạch có sưng to không. Nếu bình thường thì không sờ thấy hạch. Nếu sờ thấy hạch ở nách thì phải chú ý xem vị trí, độ to nhỏ, độ cứng của hạch và xem ấn tay vào có bị đau không v.v…Trong quá trình tự kiểm tra nếu phát hiện thấy có u cục hoặc có những nghi ngờ nào đó, nên đến gặp bác sĩ khám ngay.Nhưng lúc này cũng không được lo lắng hoang mang, vì 85% u cục là u lành tính còn khối u ác tính chiếm 10 - 15%.

    129. Vì sao phụ nữ hay mắc nhiều bệnh tật trong thời kỳ sinh đẻ?

    Đến kỳ sinh nở, người phụ nữ dốc hết thiên chức của mình để sinh được đứa con, vì vậy những bệnh tật mà họ mắc phải phần lớn đều liên quan đến việc sinh đẻ. Do giao hợp, sảy thai, sinh đẻ mà khả năng “giữ sạch” của âm đạo bị kém đi, bộ phận sinh dục ở bên trong có nhiều chỗ thông ra với bên ngoài, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào, vì thế hay viêm nhiễm. Hay bị viêm nhiễm nhất là các bệnh viêm âm đạo thể trùng roi, viêm âm đạo dạng nấm, viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm phần phụ, viêm khoang chậu v.v…Những bệnh liên quan tới khoa sản do sinh đẻ gây ra cũng bắt đầu phát sinh từ đây như sẩy thai, chửa ngoài dạ con. Các căn bệnh của chứng hậu sản cũng ập đến từ lúc này. Tỷ lệ phát sinh một số bệnh ung thư, chẳng hạn như u xơ tử cung, u nang buồng trứng cũng bắt đầu tăng lên. Điều khiến người ta hay chú ý là: nếu kinh nguyệt ra quá nhiều là do u xơ tử cung gây nên, bụng chướng to, đau bụng là do bị u nang buồng trứngv.v…Chứng niêm mạc tử cung mọc lung tung cũng là một căn bệnh đặc thù hay phát sinh trong thời kỳ này. Do niêm mạc tử cung mọc ở những chỗ khác nhau cũng giống như niêm mạc tử cung bình thường, đều chịu tác động của các nội tiết tố tiết ra từ buồng trứng nên cũng tăng sinh, cũng tiết ra các chất thải, rụng đi và chảy máu, khiến kinh nguyệt ra quá nhiều, bị thống kinh, bị đau khi giao hợp.

    130. Những người bị bệnh tim có thể mang thai được không?

    Để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai, hệ thống tuần hoàn của cơ thể mẹ sẽ có một loạt biến đổi. Dung lượng máu sẽ tăng từ 40-50% so với lúc chưa có thai, lượng đập của tim tăng từ 20-30% so với lúc chưa mang thai, rõ ràng là đã tăng thêm gánh nặng cho tim. Gần đến tháng đẻ, do tử cung ngày càng to lên, cơ hoành cách bị đẩy lên, tim bị lệch đi, áp lực tâm thất bên phải tăng lên, động mạch bị gập lại… cũng làm tim phải gánh nặng thêm một cách máy móc. Sau khi chuẩn bị đẻ, do tử cung co bóp một lượng lớn máu đổ vào hệ tuần hoàn của cơ thể mẹ,làm tăng lượng máu về tim, hơn nữa do áp lực trong bụng tăng lên và các chỗ chảy máu sau khi đẻ bị đóng lại, một lượng máu lớn bị dồn đưa vào tuần hoàn. Những thay đổi này, tim người bình thường khẻo mạnh thì có thể chịu được. Nếu chức năng của tim không đầy đủ thì không chịu được gánh nặng này, dễ làm tim bị suy kiệt khi gần đến ngày sinh, khi sinh con và ngay sau 3-4 ngày đầu sau khi sinh. Theo các báo cáo trong nước, tỷ lệ phát bệnh ở những người vưa mang thai vừa bị bệnh tim chiếm 22% số sản phụ vào viện chiếm 32% tỷ lệ số sản phụ tử vong. Có thể thấy rằng những bệnh nhân bị bệnh tim sẽ rất nguy hiểm sau khi có thai. Cho nên trước khi chưa có thai, cần phải tìm hiểu bệnh tim của mình nặng hay nhẹ. Nếu bệnh tình tương đối nhẹ, chức năng tim vẫn hoạt động tốt, không ảnh hưởng tới một số hoạt động thể lực thông thường hoặc chỉ bị hạn chế chút ít, chỉ cảm thấy hơi hoảng hốt, thở hổn hển hoặc mệt mỏi khi tham gia các hoạt động chân tay thường ngày thì có thể mang thai được, nhìn chung đều an toàn khi mang thai và khi sinh đẻ. Nếu bệnh tim tương đối nặng, chức năng hoạt động kém, bị ảnh hưởng rõ rệt khi tham gia một số hoạt động chân tay thông thường hoặc khi làm những việc nhẹ vẫn cảm thấy khó chịu, khi nghỉ ngoiư cũng cảm thấy mệt mỏi, thở dốc hoặc đau tim hoặc đã từng xảy ra trường hợp tim bị suy kiệt…thì không nên có thai, dù đã mang thai rồi, cũng phải sớm nạo hút đi.

    #62
      Asin 09.11.2004 06:34:53 (permalink)
      131. Bệnh nhân lao phổi loại nào thì không được mang thai?

      Người bị bệnh lao phổi có được mang thai hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà xác định. Nhìn chung đều cho rằng, đối với những bệnh nhân lao phổi mà mức độ lao không tiến triển hoặc phạm vi biến chứng của bệnh không rộng, có thể thay thế được bằng các tổ chức phổi khỏe mạnh, chức năng phổi không có gì biến đổi thì có thể mang thai được, bởi vì tình trạng này không gây ảnh hưởng gì lớn tới sự phát triển của thai nhi và bản thân ngươì phụ nữ có thai. Nhưng đối với bệnh nhân bị lao phổi có tính tiến triển hoặc phạm vi biến chứng của bệnh khá rộng, bệnh tình nghiêm trọng, các tổ chức phổi bị phá hoại, dinh dưỡng cơ thể bị giảm sút nặng, liệu trình điều trị vẫn chưa có kết quả thì không được mang thai.Đó là bởi vì sau khi bệnh nhân lao phổi có thai, do ảnh hưởng của việc thai nghén mà dinh dưỡng không đưa vào được cơ thể, không có lợi cho việc chữa khỏi các vết lao.

      Hơn nữa việc thiếu dinh dưỡng cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển lớn lên của thai nhi. Đồng thời sự hấp thu của thai nhi, khiến các cơ quan trong cơ thể người mẹ phải làm việc tăng lên, cộng thêm phải dùng sức nín thở rặn đẻ khi sinh con, nên áp lực trong bụng sau khi đẻ bị tụt xuống thấp, cơ hoành cách nhanh chóng hạ xuóng, vùng phổi được mở rộng đột ngột, dễ làm cho bệnh lao phổi tái phát hoặc gây nên tụ huyết ở ngực.

      Ngoài ra, các bệnh nhân lao phổi còn phải uống thuốc rimifon hoặc streptomycin, việc sử dụng lâu dài các loạithuốc này sẽ dễ làm cho thai nhi bị tật hoặc chết. Người ta đã biết đích xác rằng streptomycin có thể làm cho thai nhi bị điếc bẩm sinh. Để kiểm tra sự biến chuyển của bệnh lao phổi, người ta phải chiếu hoặc chụp X- quang định kỳ mà tia X- quang sẽ làm cho trẻ bị tật nguyền. Cho nên để bảo đảm sức khỏe cho con và mẹ,những bệnh nhân bị lao khá nặng hoặc bị laocó tính tiến triển thì không được mang thai. Đợi sau khi vùng lao đã liền sẹo, cơ bản ổn định mà không cần dùng đến thuốc nữa thì hãy có thai.

      132. Những người bị lao phổi nên chữa trị như thế nào sau khi đã có thai?

      Những người bị lao phổi sau khi đã có thai, nhìn chung lao phổi không gây ảnh hưởng nhiều lắm đến việc thai nghén, trừ khi bị lao phổi nặng có kèm theo sốt cao thì có thể gây ra sẩy thai, đẻ non hoặc thai nhi bị chết.

      1) Cách điều trị thông thường

      Nên kịp thời điều trị chứng nôn ọe của thai nghén, chú ý chế độ dinh dưỡng, đảm bảo ăn nhiều thức ăn có độ đạm cao, nhiều loại sinh tố và giàu chất khoáng, đồng thời nghỉ ngơi thích hợp tùy theo bệnh tình.

      2) Điều trị bằng thuốc

      Dùng thuốc kháng lao, chẳng hạn như rimifon, mỗi lần uống từ 0,1 - 0,2 gam, mỗi ngày uống 3 lần và uống cả pi-za-na-mit (P.A.S). Có thể uống luân phiên hai loại thuốc này hoặc uống cả hai loại cùng một lúc, cũng không có gì ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Cũng có thể dùng rifamycin khi thai đã đầy 3 tháng. Nếu cần phải dùng streptomycin trong một thời gian dài, có thể làm cho 3-10% số trẻ sơ sinh bị tổn thương thần kinh thính giác. Theo báo cáo, trong số 17 trẻ sơ sinh mỗi ngày được tiêm 1 gam streptomycin trong thời kỳ người mẹ đang mang thai thì có 4 cháu có sức nghe kém. Nhưng trong 70 trẻ sơ sinh được tiêm mỗi tuần 2 gam streptomycin, có 32 cháu được tiêm mãi đến 6 tuổi thì khả năng nghe vẫn bình thường. Cho nên, khi tiêm streptomycin cho phụ nữ có thai, có thể tiêm gián đoạn (mỗi tuần chỉ tiêm từ 2-3 gam) hoặc mỗi ngày tiêm 0,75 gam vào cơ bắp thì thai nhi ít bị ảnh hưởng, tránh cho trẻ bị điếc bẩm sinh.

      Ngoài ra, đối với những phụ nữ có thai mắc bệnh lao đang ở bệnh tiến triển, có thể đưa vào viện nằm nghỉ và đẻ trước hai tuần, để điều trị bằng thuốc chống lao và áp dụng liệu pháp nâng sức khỏe toàn thân. Khi sinh con nên cho vào đẻ trong buồng cách ly, chú ý giữ ấm, hết sức tránh để sản phụ kiệt sức. Khi sản phụ đau đẻ đến chu trình ha, có thể dùng dụng cụ trợ giúp sản phụ đẻ, chú ý cầm máu sau khi đẻ xong. Sau khi đẻ xong, quấn chặt bụng lại, để tổ chức phổi đỡ bị dãn rộng ra do có áp lực trong bụng giảm đi và cơ hoành cách tụt xuống, nhằm hạn chế sự hoạt động và lan rộng của các ổ lao.

      133. Những phụ nữ bị hen suyễn do viêm phế quản có mang thai được không?

      Có người Trung Quốc đã làm công trình nghiên cứu đối với 273 phụ nữ mang thai mà bị hen suyễn vì viêm phế quản, phát hiện thấy có 271 người bệnh tình không hề thuyên giảm, 9 người chuyển bệnh, 13 người nặng lên trong thời gian đang mang thai.

      Ở nước ngoài cũng có người đã từng theo dõi tỷ mỉ những trường hợp này. Theo phân tích điều tra 300 phụ nữ có thai bị hen suyễn do viêm phế quản, phát hiện thấy 93% phụ nữ sau khi có thai, bệnh tật vẫn giữ như trước, không nặng thêm, cũng không giảm đi, số lần phát tác cũng không nhiều lên hoặc ít đi, 7% số còn lại thì một nửa đỡ hơn và một nửa nặng lên, điều này cơ bản thống nhất với các quan sát của các chuyên viên. Đối với trẻ sơ sinh, trừ trường hợp cá biệt bị bệnh nặng, do thiếu ôxy nặng mà thai nhi bị chết hoặc thai còi cọc chậm phát triển ra còn trên 90% trẻ khi sinh ra đều phát triển và có thể trọng bình thường.

      Qua đó, có thể thấy, những phụ nữ bị hen suyễn do viêm phế quản có thể mang bầu được. Chẳng qua, hen suyễn, có thể làm cho cơ thể bị thiếu ôxy và làm mất cân bằng giữa kiềm và acid mà sức chịu đựng của thai nhi đối với bệnh máu thiếu dinh dưỡng khí là khá kém.

      Thông thường nếu người mẹ bị hen suyễn nhẹ thì thai không bị ảnh hưởng gì lớn lắm. Nếu người mẹ bị hen suyễn nặng hoặc bị hen suyễn mức trung bình thì có thể gây ra chứng thiếu ô xy ở trẻ hoặc dẫn đến nguy hiểm tử vong. Ngoài ra cũng có chuyên gia cho biết, tỷ lệ bội nhiễm ở thai của phụ nữ có thai bị hen suyễn (như mắc chứng tổng hợp của bệnh cao huyết áp, chảy máu âm đạo, nôn mửa dữ dội khi có thai…) thường cao hơn ở những phụ nữ có sức khỏe bình thường.

      Vì thế, những phụ nữ có thai bị hen suyễn do viêm phế quản, không những phải cố gắng hạn chế sự phát tác của bệnh, mà còn phải thường xuyên mời bác sĩ khám thai kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi và phát hiện xem có phát sinh chứng bệnh gì kèm theo không. Một khi đã phát hiện ra có điều gì khác thường, phải sớm chữa trị.

      134. Những người mắc chứng tiểu cầu giảm (tức khả năng đông máu kém) có thể mang thai được không?

      Cơ số tiểu cầu trong máu của người bình thường là10-300 x 109/lít. Nếu số đơn vị tiểu cầu trong máu giảm đi, cơ số tiểu cầu trong máu ở dưới mức 50 x 109/lít thì gây nên chảy máu thì được gọi là chứng tiểu cầu giảm. Căn bệnh này thường hay thấy có ở các nữ thanh niên, do còn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh nên gọi là chứng tiểu cầu giảm có tính nguyên phát.

      Căn bệnh này không bị di truyền, dù kháng thể của tiểu cầu trong máu của người mẹ có thể thấm qua nhau thai vào trong cơ thể của thai nhi, khiến cho một số trẻ sơ sinh sau khi chào đời trong mấy tiếng đồng hồ, do tiểu cầu giảm mà cả da, niêm mạc hoặc nội tạng đều bị chảy máu. Nhưng sau từ 1-3 tuần, do kháng thể của tiểu cầu dần dần mất đi, việc chảy máu cũng đỡ dần và tự khỏi. Ngoài ra, khi căn bệnh tiểu cầu giảm có tính tự phát này chảy máu khá nặng, đã áp dụng các biện pháp mà vẫn không hiệu quả thì người ta hay chữa trị bằng cách sử dụng các loại hormon vỏ thượng thận và đòi hỏi phải dùng thuốc trong một thời gian khá dài. Việc sử dụng các loại thuốc hormon vỏ thượng thận ở thỏ, khỉ sẽ tạo nên các dị tật nứt vòm họng cho con cháu của chúng, nhưng khi sử dụng ở người, theo dõi 428 trường hợp bệnh nhân điều trị bằng thuốc này, chỉ thấy có 3 người bị nứt vòm họng hoặc rách môi. Có thể thấy rằng, nguy cơ bị dị tật là rất ít. Nếu tránh được dùng thuốc trong giai đoạn đầu mới có thai, trong giai đoạn các bộ phận trong cơ thể thai nhi đang phân tách mạnh thì có thể khắc phục được căn bệnh này. Hơn nữa có người nói rằng, chứng tiểu cầu giảm sẽ gây chảy máu ào ạt khi đẻ, nhưng do thành tử cung rất giầy, mạch máu luồn qua các bó cơ xoắn vào nhau nên khi tử cung co bóp sau khi đẻ xong mạch máu bị các cơ chèn ép vào nên có thể đỡ chảy máu được phần nào.

      Qua theo dõi phát hiện ở 12 sản phụ mắc chứng tiểu cầu giảm tự phát đã sinh con thì thấy rằng lượng máu ra sau khi đẻ tương đương với lượng máu ra của sản phụ khỏe mạnh. Từ đó thấy rằng, những phụ nữ bị bệnh chứng tiểu cầu giảm tự phát có thể mang thai và sinh con được. Nhưng nếu bệnh khá nặng, có khuynh hướng chảy máu rõ rệt, tạm thời không nên có thai, để tránh gây khó khăn cho việc chữa trị.

      #63
        Asin 09.11.2004 06:36:25 (permalink)
        135. Bệnh đái đường có ảnh hưởng gì tới sản phụ - thai nhi và trẻ sơ sinh?

        Bệnh đái đường có ảnh hưởng nhiều hay ít tới người mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh phụ thuộc vào bệnh nặng hay nhẹ và việc khống chế bệnh có hiệu quả hay không, ảnh hưởng của bệnh đái đường thường biểu hiện ở 5 phương diện sau:

        1) Dễ bộc phát cùng với hội chứng cao huyết áp.

        Đó là bởi vì ở đa số những người mắc bệnh đái đường, do tế bào nội bì của mạch máu dày lên và do lòng mạch máu bị nhỏ hẹp lại nên phát sinh thành bệnh. Tỷ lệ phát sinh hội chứng cao huyết áp ở những người bị bệnh đái đường thường cao gấp 4 - 8 lần những phụ nữ có thai bình thường. Vì thế tỷ lệ phát sinh bệnh như trẻ bị bệnh phong, nhau thai rụng sớm, đứt mạch máu não đột ngột… cũng tương đối cao.

        2) Dễ viêm hệ tiết niệu: Đó là những người mắc bệnh đái đường bị thiếu hụt một khối lượng lớn bạch cầu, do đó tác dụng kháng khuẩn, tính xu thế hóa bị sút giảm rõ rệt, mức độ nặng có thể dẫn đến bệnh thiếu máu.

        3) Quá trình sinh con diễn ra chậm: Đó là vì những sản phụ mắc bệnh đái đường đã không hấp thu đủ đường nên không có đủ năng lượng, có trường hợp còn bị chảy máu ác tính do dạ con co bóp sau khi đẻ.

        4) Phụ nữ có thai bị bệnh đái đường: Dễ ra quá nhiều nước ối, tỷ lệ phát bệnh có thể đạt 8-30%, những người bị nặng có thể còn bị mất điều hòa chức năng tim, phổi.

        5) Tỷ lệ mổ đẻ cao: Bởi vì tỷ lệ thai quá to ở những phụ nữ bị bệnh đái đường khá cao, có lúc còn phải nhanh chóng kết thúc việc sinh đẻ do tình trạng khẩn cấp của thai nhi nên cần phải phẫu thuật, như vậy đã đẩy tỷ lệ mổ đẻ lên cao, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ phát sinh bệnh tật do việc mổ đẻ gây ra.

        Bệnh đái đường ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh trên nhiều phương diện. Một là do tỷ lệ đường trong máu của cơ thể mẹ cao, sau khi đi vào hệ tuần hoàn của thai nhi, đã làm cho chất insulin tiết ra từ tuyến tụy tăng sinh, tạo ra một lượng lớn chất insulin, rồi xúc tiến hợp thành Protein, acid béo, hạn chế khả năng tiêu hóa mỡ, vì thế hay sinh thai cực đại. Hai là dễ bị dị tật, hiện nguyên nhân gây ra vẫn chưa rõ. Ba là do những người mắc bệnh đái đường hay bị biến chứng sang bệnh huyết quản hoặc bị mắc các bệnh phụ khoa khác, do đó việc cung cấp mau của nhau thai bị ảnh hưởng, chức năng hoạt động giảm sút, dễ xảy ra chết thai. Còn đối với trẻ sơ sinh, do việc cung cấp đường trong máu của cơ thể mẹ bị gián đoạn, có thể gây ra chứng máu thiếu đường và thiếu chất hoạt tính trên bề mặt túi phổi, từ đó tạo ra hội chứng khó thở.

        136. Bệnh nhân mắc bệnh đái đường sau khi có thai cần chú ý những gì?

        Bệnh đái đường có ảnh hưởng rất lớn đối với phụ nữ có thai và thai nhi, mức độ tác động nặng hay nhẹ của bệnh còn phụ thuộc vào việc ngăn chặn bệnh có hiệu quả hay không, khống chế bệnh này càng tốt càng ổn định, làm hạ thấp tỷ lệ phát sinh các chứng bệnh kèm theo và tỷ lệ tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh. Sau khi người mắc bệnh đái đường có thai, nên định kỳ khám sức khỏe trong thời gian trước khi đẻ, cứ 1-2 tuần khám 1 lần, kiểm tra lượng đường trong máu khi đói bụng, kiểm tra lượng đường trong nước tiểu. Kịp thời phát hiện chứng bệnh có xê-tôn trong nước tiểu, kiểm tra mạch máu ở đáy mắt, xem có bị xơ cứng động mạch không.

        Về phương diện ăn uống, những người bệnh nhẹ có thể ăn hạn chế những chất có đường một cách thích hợp còn cơ bản vẫn ăn bình thường các chất có đạm và chất béo. Qua nhiều lần kiểm tra điều chỉnh duy trì độ âm tính của bệnh đái đường tới mức (+) thì có thể làm những công việc hàng ngày và lao động, lại không cảm thấy đói là được. Những người bị bệnh ở mức độ trung bình và nặng, ngoài việc phải hạn chế ăn uống ra còn phải điều trị bằng insulin, để khống chế lượng đường trong máu khoảng 5-6 mmol/lít, khống chế lượng đường trong nước tiểu trong khoảng (-) - (+). Thông thường, người ta không dùng loại có tác dụng kích thích tiết ra chất insulin. Những phụ nữ có thai bị bệnh đái đường nên vào viện nằm từ tuần thứ 35-36, nếu xảy ra các trường hợp sau thì nên cho đẻ ngay. Đó là: việc ngăn chặn bệnh đái đường gặp khó khăn, hơn nữa trong nước tiểu thường hay có xêtôn hoặc là bị bội nhiễm hội chứng cao huyết áp thai hoặc là nước ối tăng lên quá nhiều, kèm theo biến chứng của bệnh huyết quản nếu các động mạch nhỏ ở đáy mắt bị xơ cứng hoặc chức năng của thận kém đi, lượng insulin cần thiết bị giảm xuống đột ngột thì thai nhi sẽ bị ngạt thở.

        137. Những người bị viêm gan có mang thai được hay không?

        Viêm gan là một căn bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng viêm gan gây nên, bị viêm gan có mang thai được hay không, điều đó còn tùy thuộc vào mức độ bị nặng hay nhẹ. Nhìn chung ý kiến đa số đều cho răng, gan phải gánh vác nhiều trong thời gian mang thai, lượng tiêu hao dinh dưỡng trong cơ thể mẹ cũng nhiều lên, dễ làm cho bệnh gan nặng thêm. Hơn nữa, lại hay phát sinh hội chứng cao huyết áp vào những tháng mang thai cuối cùng, do các mạch máu nhỏ bị co giật, việc cung cấp máu cho gan không đủ, thường làm cho bệnh viêm gan nặng hơn, thậm chí còn làm cho gan bị hoại tử.

        Ngoài ra, viêm gan có ảnh hưởng hay làm phát sinh hội chứng cao huyết áp thai mà còn làm cho gien đông máu bị ảnh hưởng, gây chảy máu sau khi đẻ. Bệnh viêm gan còn ảnh hưởng tới thai nhi trên nhiềumặt. Virus của bệnh viêm gan có thể làm cho thai nhi bị dị tật, thai chết trong tử cung qua nhau thai hoặc làm cho thai nhi bị lây bệnh qua sản đạo khi đang được đẩy ra ngoài trong lúc người mẹ đang sinh nở, kể cả cũng có thể làm cho trẻ lây bệnh qua nước bọt, sữa bú của người mẹ sau khi trẻ đã chào đời. Cho nên đối với những người bị viêm gan mạn đã bị thay đổi thì không nên có thai. Chỉ nên có thai sau khi đã khỏi bệnh viêm gan khoảng nửa năm hoặc 1 năm.

        138. Những người bị viêm gan sau khi có thai cần chú ý những gì?

        Chế độ ăn uống, chăm sóc vừa mang thai vừa bị viêm gan về cơ bản giống như khi họ chưa mang thai, chẳng hạn như cần chú ý cách ly, khử trùng, tất cả các đồ dùng, nghỉ ngơi thỏa đáng, tránh mệt mỏi. Về ăn uống, cần chú ý ăn các thức ăn có độ đạm cao, ít béo và giàu các chất vitamin, bổ sung lượng đường thích hợp, uống thuốc bổ gan Đông tây y kết hợp…Do bệnh viêm gan mang thai dễ làm cho bệnh tình nặng thêm mà còn có thể làm lây sang trẻ em, vì thế sau khi có thai nên đi bệnh viện để khám, để bác sĩ quyết định xem có tiếp tục mang thai nữa hay không? Nhìn chung, nếu có thai chưa đến 3 tháng, tốt nhất nên đi nạo hút. Nếu có thai đã được 4-5 tháng hoặc sắp đến tháng đẻ, do việc dùng thuốc và nạo hút thai không phù hợp nữa nên thường không phá thai, chỉ khi đã áp dụng mọi biện pháp chữa trị mà vẫn vô hiệu, bệnh tình nghiêm trọng thêm thì phải cẩn thận khi phá thai. Do sự hoại tử của tế bào gan, khiến cơ thể mẹ bị thiếu nhiều chất đông máu nên sẽ gây băng huyết khó cầm được máu khi đẻ. Vì thế, khi gần đến kỳ sinh nở nên đến những bệnh viện có điều kiện tiếp máu để đẻ. Đồng thời mặc dù có hay không có hiện tượng chảy máu, mỗi ngày phải tiêm 20 mg vitamin K vào cơ bắp. Trước khi sắp đẻ, mỗi ngày còn phải tiêm thêm vào tĩnh mạch 20 mg vitamin K. Khi đẻ, phải cố gắng đẻ bằng âm đạo. Nếu đẻ quá lâu hoặc việc đẻ tự nhiên bị khó khăn, phải nghĩ đến phẫu thuật. Nếu ra máu nặng,, phải lập tức tiếp máu tươi ngay và tiêm vào tĩnh mạch thuốc thúc đẻ. Đẻ xong bệnh viên gan dễ làm cho chức năng gan bị xấu đi nên phải tích cực phòng chữa. Khi chọn thuốc tránh sử dụng các loại thuốc có hại tới gan như tetracyclin streptomycin…có thể dùng các loại kháng sinh phổ biến như ampicilin ít có hại cho gan. Đối với trẻ sơ sinh của những người bị mắc bệnh viêm gan B, nếu có điều kiện có thể tiêm thuốc miễn dịch kháng nguyên vào bề mặt gan B. Trong sữa của những sản phụ bị viêm gan siêu vi trùng, trên 50% có siêu vi trùng trong viêm gan, cho nên những người mắc bệnh viêm gan sau khi đẻ xong không được cho con bú mà phải cách ly trẻ với mẹ 4 tuần. Khi sữa về không được tiêm nội tiết tố Estrogen, có thể uống nước mầm thóc, mầm lúa, mạch rang v.v…

        139. Bệnh nhân viêm thận loại nào không được mang thai?

        Những bệnh nhân viêm thận cấp có khả năng bị nặng hơn sau khi mang thai, thậm chí còn bị nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng điều trị viêm thận cấp chỉ sau 4 tuần là chuyển bệnh, chữa khoảng 1-2 năm có thể khỏi hoàn toàn, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân chuyển sang viêm mạn tính. Cho nên đối với những bệnh nhân viêm thận cấp, nên đợi cho bệnh khỏi hẳn, để cho urênitơ trong huyết tương và chất acid anhydrit trong cơ hồi phục lại bình thường,sau 2 năm kiểm tra xét nghiệm nước tiểu thấy không còn hiện tượng đái ra máu, đái ra albumin thì mới được có thai.

        Trước kia người ta thường cho rằng viêm thận mạn tính không thích hợp với việc mang thai. Việc có thai có thể khiến bệnh viêm thận nặng thêm, thậm chí còn làm cho chức năng hoạt động của nhau thai bị suy giảm, thai nhi rất dễ bị chết, cho nên phần lớn đều chủ trương: những bệnh nhân bị viêm thận mạn khi đã có thai thì phá thai là tương đối an toàn. Nhưng hơn 20 năm trở lại đây, qua theo dõi thì thấy rằng, số người bị viêm thận mạn tính có thể sinh đẻ một cách bình thường không còn là con số nhỏ bé, điều mấu chốt là ở mức độ nặng nhẹ của chứng viêm thận mạn trước khi người phụ nữ có thai, kể cả trong thời gian mang thai liệu có phát sinh thêm hội chứng cao huyết áp hay không. Nhìn chung mọi người đều nhận thấy rằng: nếu trong nước tiểu chỉ có albumin ở mức độ cho thấy bệnh tình tương đối nhẹ hoặc bệnh mới đang ỏ trong giai đoạn đầu thì việc mang thai không bị ảnh hưởng gì. Các tài liệu có liên quan đã chứng minh: trong số những bệnh nhân phát hiện nước tiểu có albumin, chỉ có 17% bệnh nhân bị bội nhiễm hội chứng cao huyết áp sau khi có thai. Còn cơ hội để thai nhi sống và ra đời đạt mức cao là 93%. Trong nước tiểu có albumin mà người mẹ lại mắc cả bệnh cao huyết áp thì tỷ lệ phát sinh hội chứng cao huyết áp cũng càng cao, rất nguy hiểm cho bệnh viêm thận, do đó cơ hội cho trẻ sống được càng ít. Nếu trước khi có thai đã bị bệnh có nitro trong máu (tức khi xét nghiệm máu thấy urênitơ trong huyết tương > 25 m mol / lít, lượng acid anhydrit là 177 m mol / lít), điều đó chứng tỏ bệnh khá nặng hoặc đã phát triển ở giai đoạn cuối. Việc mang thai lúc này tất làm cho bệnh nặng thêm, thậm chí còn làm suy kiệt chức năng thận bị bệnh mạn tính, gây hậu quả không tốt, cho nên khi người bệnh có huyết áp trên mức 200/130 mm Hg hoặc bị mắc chứng có nitơric trong máu đều không nên có thai.

        #64
          Asin 09.11.2004 06:37:26 (permalink)
          140. Những người viêm thận mạn tính nên làm thế nào sau khi có thai?

          Từ xưa tới nay, việc vừa viêm thận mạn tính vừa mang thai luôn đượccoi là chứng hội nhiễm nghiêm trọng của người có thai, nên trước kia người ta cho rằng, những người bị viêm thận mạn tính không được mang thai. Nếu có thai rồi thì cũng phải phá thai. Nhưng hơn hai mươi năm trở lại đây, qua theo dõi người ta thấy rằng: số người bị viêm thận mạn tính có thể sinh đẻ một cách bình thường không phải là hiếm. Mấu chốt ở chỗ là mức độ bệnh nặng hay nhẹ khi người phụ nữ có thai và trong thời gian mang thai người mẹ có bị mắc thêm hội chứng cao huyết áp hay không.

          Biểu hiện chính của chứng viêm thận mạn tính là trong nước tiểu có chứa albumin, huyết áp cao và bị bệnh có nitơric trong máu (tức khi xét nghiệm dung dịch máu thì phát hiện thấy có urênitơ trong huyết tương > 25m mol / lít, acid anhydrit là 177 m mol / lít. Nếu trong nước tiểu chỉ có albumin cho thấy bệnh ở mức độ nhẹ hoặc bệnh đang ở giai đoạn đầu thì đứa trẻ sinh ra không bị ảnh hưởng gì. Có tài liệu đã chỉ rõ rằng, khi nước tiểu chỉ có albumin thì chỉ có 17% bệnh nhân phát sinh thêm hội chứng cao huyết áp sau khi có thai, do đó trẻ sống và ra đời được đạt ở mức độ cao đạt tới 93%.

          Nếu trong nước tiểu có albumin, đồng thời lại mắc thêm chứng cao huyết áp (huyết áp ở trên mức 200-130 mm thủy ngân (Hg)), thì tỷ lệ phát sinh hội chứng bội nhiễm cao huyết áp đạt tới 70%, cơ hội để trẻ sống được đạt 55%. Hơn nữa huyết áp trước khi có thai càng cao thì tỷ lệ phát sinh hội chứng bội nhiễm cao huyết áp cũng càng cao, khiến độ nguy hiểm của bệnh viêm thận rất lớn, cơ hội trẻ sống được càng ít đi. Nếu trong thời gian mang thai đã mắc chứng có urênitơ trong máu và cho thấy rõ bệnh mắc khá nặng hoặc bệnh đã ở vào giai đoạn cuối thì việc mang thai lúc này càng làm cho bệnh nặng thêm, dễ làm cho chức năng của thận suy kiệt, thậm chí còn xảy ra những hậu quả. Cho nên, sau khi có thai trước tiên bệnh nhân mắc bệnh viêm thận mạn cần chú ý nghỉ ngơi, điều này vô cùng quan trọng trong việc giảm nhẹ bệnh tật và ngăn chặn phát sinh bội nhiễm hội chứng cao huyết áp.

          Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, người mẹ phải nằm nghiêng, do đó cần đề phòng tử cung đè vào động mạch ở trước cột sống khi nằm nghiêng, làm lưu lượng máu cung cấp cho thận và tử cung bị giảm đi. Về mặt ăn uống phải thanh đạm. Khi không bị mắc chứng có urênitơ trong máu mà trong nước tiểu có một lượng lớn albumin phải ăn các thức ăn giàu chất đạm như trứng, thịt, đậu. Khi mắc chứng có urênitơ và acid anhydrit trong máu và đem xét nghiệm nước tiểu để sau 24 tiếng đồng hồ để xem tổng hàm lượng albumin trong đó. Một khi phát hiện thấy huyết áp lên cao trên mức 200/130 mm Hg (thủy ngân), sau khi đã tích cực chữa trị vẫn không sao hạ thấp được hoặc khi phát hiện thấy urênitơ trong máu tăng lên thì phải phá thai.

          Ngoài ra, phải hết sức chú ý theo dõi bản thân vì khi mắc bệnh viêm thận mạn tính, do cuống nhau thai và nhau thai nhỏ lại, khiến chức năng của nhau thai hoạt động kém, có thể gây cho thai nhi phát triển chậm và đi tới cái chết, do đó có thể thông qua số lần thai đạp để biết được nhau thai hoạt động ra sao. Trong tình hình bình thường, khi thai được 5 tháng thì thai máy rât rõ. Về sau, thai máy càng ngày càng nhiều hơn cùng với sự gia tăng của từng tháng. Thời gian thai được khoảng 30-38 tuần là thời gian thai máy nhiều nhất. Có thể số lần thai máy vào các buổi sáng sớm, buổi trưa, buổi tối mỗi ngày, mỗi buổi một tiếng đồng hồ hoặc đếm vào lúc thai đạp nhiều nhất là từ 8- 10 giờ tối, đếm khoảng 1 tiếng đồng hồ, tiếng thai máy bình thường không quá 3 lần. Nếu trong một tiếng đồng hồ thai không máy được 3 lần thì phải đến bệnh viện khám ngay. Nếu nhau thai hoạt động kém hẳn, phải kịp thời phẫu sản, chớ để thai nhi chết trong tử cung. Về phương thức đẻ nếu thận viêm tương đối nhẹ, vào cuối thời kỳ mang thai bị mắc thêm hội chứng cao huyết áp nặng, chức năng của nhau thai lại không suy giảm hẳn thì có thể đợi để đẻ tự nhiên, nếu không thì có thể đẻ chỉ huy hoặc mổ đẻ theo yêu cầu.

          141. Những người mắc bệnh u xơ tử cung có thể có thai được không? Sau khi có thai liệu có ảnh hưởng gì đối với việc mang thai và sinh đẻ?

          U xơ tử cung là một u lành tính. Đa số phụ nữ bị u xơ tử cung là có thể có thai được, thế nhưng theo tài liệu lâm sàng cho biết, khoảng 1/3 phụ nữ bị u xơ tử cung không thụ thai được. Điều này có thể là do u xơ ngăn cản trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung hoặc là do u xơ to lên khiến khoang tử cung biến dạng, cửa vào ống dẫn trứng bị ngăn cản không cho tinh trùng vào.Có lúc u xơ tử cung còn làm chức năng của buồng trứng mất điều hòa, đó cũng là nguyên nhân không thụ thai.

          Sau khi những phụ nữ bị u xơ tử cung có thai, do u xơ ngăn cản trứng thụ thai làm tổ và lớn lên nên rất dễ bị sẩy thai. Vào cuối thời kỳ có thai, ngôi thai hay bị lệch. Khi đẻ, có thể gây ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung, do tử cung không đủ sức co bóp, thường ảnh hưởng đến tiến trình đẻ. U xơ mọc ở đoạn dưới tử cung, đặc biệt là u xơ mọc ở cổ tử cung, hay gây đẻ khó, gây chảy máu sau khi đẻ. Tóm lại, khi u xơ tử cung cùng song song tồn tại với thai nhi, tuy phần lớn đều có thể vượt qua được thời kỳ mang thai và sinh đẻ, những cũng có một số trường hợp hay phát sinh chống bội nhiễm, nhất là khi u xơ tử cung tăng trưởng khá nhanh trong thời kỳ thai nghén, rất dễ sinh ra biến chứng nên chú ý.

          142. Vừa có u xơ tử cung vừa có thai thì làm thế nào?

          Những trường hợp khi vừa bị u xơ tử cung lại vừa có thai, tuy đại đa số đều vượt qua dễ dàng thời kỳ mang thai và sinh đẻ nhưng có một số trường hợp hay xảy ra những chuyện bất thường nên hết sức chú ý. Chẳng hạn như trong thời gian mang thai, do u xơ ngăn cản trứng thụ thai làm tổ và phát triển nên dễ dẫn đến sảy thai;u xơ tử cung tăng trưởng khá nhanh thì hay biến chứng, hay bị lệch ngôi thai vào những tháng cuối.

          Trong khi đẻ, do u xơ tử cung vẫn còn trong tử cung, thường có thể gây ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung; do u xơ mọc ở đoạn cuối tử cung gây cản trở cho thai nhi chui ra, tạo thành ca đẻ khó và chảy máu sau khi đẻ. Cho nên những phụ nữ bị u xơ tử cung, sau khi có thai phải kịp thời đến bệnh viện khám và khám theo thời gian hẹ trước của bác sĩ, định kỳ chuẩn đoán bệnh tật. Nếu u xơ mọc ở cuối đoạn trên của tử cung, nhìn chung không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh con.

          Nếu trong thời kỳ mang thai không thấy có biểu hiện khác biệt gì thì có thể không cần xử lý gì, đợi sau khi đẻ xong khám xét lại một lần nữa, rồi quyết định biện pháp chữa trị. Nếu u xơ chuyển sang biến chứng, gây đau bụng cấp hoặc khối u mọc thấp ở phía dưới, cản trở thai nhi chui ra thì dùng phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc tiến hành phẫu sản.

          143. Nếu khối u ở buồng trứng, sau khi có thai thì làm thế nào?

          Người phụ nữ có khối u ở buồng trứng lại có thai, không những phải chịu thêm nguy hiểm do khối u xoắn lại và bị vỡ, mà còn dễ bị sẩy thai hay khó đẻ. Cho nên sau khi phát hiện thấy khối u ở buồng trứng mà lại mang thai, phải gấp rút đến bệnh viện khám xem tính chất kích thước, vị trí và cả chứng trạng của khối u đó là gì, nhằm xác định biện pháp điểu trị. Nếu đã khám nghiệm xác định được khối u ở buồng trứng, thường khi thai đã được 4-6 tháng là thời kỳ tương đối an toàn cho thai thì làm phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bởi vì nếu cắt quá sớm, dễ dẫn đến sẩy thai. Nếu mang thai đến nhứng tháng cuối mới phát hiện ra khối u thì phải tùy theo vị trí và tính chất của khối u mà xác định biện pháp chữa trị. Nếu thuộc khối u lành tính, vị trí cao mà không ảnh hưởng gì đến quá trình sinh đẻ, có thể đợi đẻ xong mới xử lý. Nếu khối u mọc trong lòng hố chậu, cản trở việc sinh đẻ thì phải tiến hành phẫu sản khi có thời cơ thích hợp, đồng thời cắt bỏ khối u, để tránh khối u bị chèn vỡ khi đẻ. Như vậy bắn một phát có thể trúng hai đích. Nếu là khối u ác tính nên sớm phát hiện, mổ kịp thời, không thể để lâu. Khi khối u xoắn lại hoặc vỡ ra, bất kể khối u đó thuộc loại nào cũng phải mổ ngay.

          144. Việc mang thai có nguy hiểm gì đối với người lưng gù? Cần chú ý những gì sau khi có thai?

          Những phụ nữ lưng gù là do khoang ngực bị tật, không những làm cho diện tích hô hấp bị thu nhỏ lại mà còn vì thế làm cho phổi không nở, phổi bị xơ hóa khiến các mạch máu ở phổi bị ngăn cản nhiều. Tình trạng này, tuy gây ra nhiều điều bất tiện cho người bị gù, nhưng vẫn có thể tham gia các hoạt động bình thường. Nếu mang thai, hoạt động của lồng ngực sẽ bị hạn chế. Cùng với sự tăng lên của thời gian mang thai, tử cung to dần, cơ hoành cách vị đội lên, khiến diện tích hô hấp có hiệu quả trong phổi bị thu hẹp lại, gây nên tình trạng thiếu ôxy và ứ đọng CO2, tạo nên vẻ tím tái và thở khó khăn . Nếu mắc bệnh viêm đường hô hấp trên thì dễ làm cho hơi thở bị suy kiệt và dẫn đến bệnh tim có nguồn gốc từ phổi, đe doạ rất lớn đến tính mệnh. Vì thế, sau khi có thai, những phụ nữ bị gù lưng nhất định phải tích cực đề phòng và chữa bệnh viêm đường hô hấp và phải thường xuyên đến gặp bác sĩ kiểm tra, tìm hiểu tình hình tim phổi ra sao, để quyết định có tiếp tục mang thai được nữa hay không. Đồng thời phải ngăn ngừa tình trạng để tim bị suy kiệt, chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, tránh mệt mỏi, bổ sung chất sắt và tăng dinh dưỡng, chống thiếu máu. Chú ý giữ ấm, chống viêm phổi. Nếu thấy có các triệu chứng của giai đoạn đầu của bệnh suy tim như tần số tim đập nhanh lên quá lâu, tần số tim đập trên mức 110 lần/phút, ho lâu và khó thở, chữa mãi không khỏi v.v…nên uống thuốc trợ tim theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đến ngày sắp ở cữ nên vào bệnh viện để mổ đẻ, nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho tim phổi.

          #65
            Asin 09.11.2004 06:38:18 (permalink)
            145. Vì sao phụ nữ có thai hay bị viêm thận, viêm bể thận?

            Viêm thận, viêm bể thận là một trong những căn bệnh thường hay bị phát sinh trong thời kỳ mang thai. Theo điều tra, tỷ lệ phát bệnh viêm thận của những phụ nữ có thai chiếm từ 0,5-2%, sau khi mang thai được 4 tháng lại càng dễ phát bệnh. Có lúc bệnh chuyển sang cả hai bên thận nhưng phần lớn là hay bị một bên thận. Nếu phát bệnh thận ở một bên thì phần lớn là ở thận bên phải. Vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là trực khuẩn đại tràng đường nhiễm bệnh là nhiễm lên trên. Phụ nữ có thai dễ bị bệnh viêm thận, nguyên nhân chủ yếu là do bị ảnh hưởng của các chất nội tiết phàm chủ yếu là nội tiết tố Progesteron, làm lớp cơ trơn của ống dẫn nuớc tiểu dão ra, khiến lòng ống rộng ra, sức bóp kém, vì thế đưa nước tiểu ra chậm, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu trong bể thận và ống dẫn nước tiểu. Ngoài ra, việc tử cung to lên và đè nặng lên ống dẫn nước tiểu ở mép hố chậu cũng làm ảnh hưởng đến việc dẫn thông nước tiểu, điều này đã tạo cơ hội cho vi khuẩn tồn tại và phát triển. Sau khi có thai, lưu lượng tăng lên trên 30% so với lúc bình thường. Các chất dinh dưỡng như đường gluco, acid amin dễ lọc qua thận vào trong nước tiểu, khiến lượng chất dinh dưỡng chứa trong nước tiểu tăng lên, càng tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Hơn nữa do tầng cơ ở chỗ nối liền ống dẫn nước tiểu với bàng quang bị nhão ra, khi thải nước tiểu bàng quang phải co bóp, dung dịch nước tiểu có chứa vi khuẩn ở trong bàng quang cũng có thể chảy ngược lên ống dẫn nước tiểu. Do nước tiểu bị ứ đọng trong bể thận, lượng các chất dinh dưỡng chứa trong nước tiểu nhiều lên và dung dịch nước tiểu chứa vi khuẩn trong bàng quang thấm ngược lên, chính sự tổng hòa của ba nhân tố này đã cấu thành nguyên nhân có bản gây nên bệnh viêm bể thận, viêm thận ở các phụ nữ có thai.

            Khi đã bị viêm thận nên nằm nghỉ ngơi, trong thời gian cấp tính nên nằm nghiêng sang cả hai bên để giảm bớt lực đè lên ống dẫn nước tiểu, giúp nước tiểu lưu thông. Nên uống nhiều nước, mỗi ngày không dưới khoảng 3 lít nước để tăng lượng nước tiểu, buộc phải đi tiểu nhiều để bài tiết các chất độc của vi khuẩn ra ngoài. Về việc điều trị bằng thuốc, có thể uống thuốc kháng sinh loại sulfa tổng hợp hoặc dùng thuốc Furacilinum loại 100 mg, mỗi ngày uống 3 lần, uóng liền 4 tuần là một chu trình chữa bệnh. Dùng sulfa tổng hợp và Furacilinum trong thời gian đầu mới mang thai khá an toàn nhưng thỉnh thoảng cũng gây nên bệnh thiếu máu. Trong hai tuần cuối cùng của tháng đẻ thì không được dùng sulfa vì có thể gây nên bệnh vàng da vàng mắt dạng hạt (tức bệnh viêm gan). Có thể chọn dùng các loại thuốc kháng sinh như Penicilin, Streptomycin…hơn nữa phải thử phản ứng thuốc rồi mới quyết định thử phản ứng thuốc. Bởi vì các loại thuốc kháng sinh dùng để chữa bệnh viêm niệu đạo này đều có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi bị hoại tử gan, làm cho thai nhi phát sinh hội chứng màu xám. Do đó phải có sự hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc, việc tăng giảm chữa trị bằng các bài thuốc Đông y như bát chính tán, đạo xích tán, khá an toàn chắc chắn. Do rất khó chữa khỏi hẳn bệnh viêm thận nên phải khám lại ngay sau khi đẻ và sau sáu tuần nữa, để trị bệnh tận gốc.

            146. Vì sao phụ nữ có thai dễ sinh ra thiếu máu? Phòng chữa như thế nào?

            Cái gọi là bệnh thiếu máu là chỉ lượng hồng cầu trong máu và lượng huyết sắc tố trong mỗi tế bào hồng cầu bị giảm đi. Thông thường lượng huyết sắc tố trong máu của nam giới đã trưởng thành mà thấp hơn 12 gam/lít và lượng huyết sắc tố của nữ thấp hơn 110 gam/lít thì có thể chuẩn đoán là thiếu máu. Nhưng sau khi người phụ nữ mang thai, dung lượng máu tăng lên, trong đó lượng tăng của huyết tương sẽ nhiều hơn lượng tăng hồng cầu, làm dung dịch máu loãng ra, cho nên tiêu chuẩn chẩn đoán phụ nữ có thai bị thiếu máu cũng được giảm xuống khi huyết sắc tố trong máu những người phụ nữ mang bầu ở dưới mức 100 gam/lít, hồng cầu ở dưới 3,3 x 1012/lít thì mới chẩn đoán là thiếu máu. Bệnh thiếu máu mà người phụ nữ có bầu hay mắc nhất là bệnh thiếu chất sắt. Đó là bởi vì chất sắt là nguyên liệu quan trọng để tạo máu. Người phụ nữ có thai bắt đầu từ tháng thứ 4, một mặt do lượng máu trong người tăng lên yêu cầu khá nhiều sắt, một mặt khác do thai nhi phát triển, việc tạo máu cho thai nhi cũng cần đến sắt. Lượng sắt cần cho mỗi ngày từ 1-2 mg khi người phụ nữ chưa có thai và tăng trên 4 mg khi thai tròn 9 tháng, như vậy tăng gấp 3 lần so với lúc chưa có bầu.

            Hơn nữa, lượng sắt có thể hấp thụ được qua 3 bữa ăn hàng ngày chỉ có 2 mg, vì thế không thể đáp ứng đủ nhu cầu về sắt, cộng thêm các phản ứng cũng cần nhu cầu về sắt, như phản ứng thai nghén biểu hiện buồn nôn, nôn mửa…Trong mấy tháng đầu mới mang thai, người mẹ nôn mửa trong thời gian tương đối dài, không những làm cho lượng sắt mà cơ thể hấp thụ được ít đi mà còn mất đi một số lượng lớn acid trong dạ dày nên không thể hấp thụ đầy đủ lượng sắt có trong thức ăn, vì thế khiến cho cơ thể không có đủ nguyên liệu tạo máu, gây ra bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Theo điều tra, lượng sắt dự trữ trong cơ thể số đông phụ nữ có thai luôn bị thiếu giảm, khoảng 25% số phụ nữ có thai bị thiếu chất sắt. Ngoài ra cũng có trường hợp do bị thiếu vitamin B1 mà dẫn đến bệnh thiếu tế bào máu non còn bệnh thiếu máu do khó tái tạo được tế bào máu thì rất ít thấy.

            Để phòng chữa bệnh thiếu máu, ngoài việc tăng cường chất dinh dưỡng, ăn nhiều thức ăn nhiều chất sắt như gan lợn,thịt nạc…trong thời kỳ mang thai, phải kịp thời chữa các bệnh đường ruột, dạ dày. Bắt đầu từ tháng thứ tư trở đi, mỗi ngày uống 1 viên sắt, có thể giúp cho cơ thể hấp thụ được 6 mg sắt, đáp ứng đủ nhu cầu mỗi ngày. Nếu bị bệnh thiếu máu, khi huyết sắc tố giảm xuống dưới mức 10%, có thể uống viên sunphat sắt thiếu hoặc viên carbonat sắt thiếu 0,3-0,6 g; mỗi ngày uống 3 lần hoặc 10 ml dung dịch xitric sắt amonium loại 10%, mỗi ngày uống 3 lần. Tiêm B12 loại 100 micoron, mỗi ngày tiêm một lần vào cơ bắp. Nếu hồng cầu tụt xuống dưới mức 1,5 x 1012 / lít huyết sắc tố dưới mức 60 gam/ lít ma lại gần tới tháng đẻ, tốt nhất là nên tiếp máu nhiều lần, mỗi lần một ít. Nếu là bệnh thiếu tế bào hồng cầu non, có thể uống vitamin B1, mỗi lần uống 10 mg, ngày uống 3 lần. Để phòng chống bệnh thiếu tế bào hồng cầu non, có thể uống viamin B1 bắt đầu có thai từ tháng thứ tư trở đi, mỗi ngày uống 5 - 10 mg nên ăn những thức ăn có nhiều vitamin B1, chẳng hạn như rau tươi. Khi nấu thức ăn không được nấu quá kỹ, để vitamin B1 không bị phá mất quá nhiều. Đông y cho rằng thiếu máu chủ yếu là do huyết suy yếu, có thể uóng viên thập toàn đại bổ, viên nhân sâm, viên đương quy kiện tỳ…mỗi ngày 1 viên, ngày uống 3 lần.

            147. Phòng chữa phản ứng nghén trong mấy tháng đầu mới có thai như thế nào?

            Sau khi người phụ nữ có thai, do cơ thể tiết ra một lượng lớn chất nội tiết tố oestrogen gây kích thích đến gan, khiến dạ dày, đường ruột bị phản ứng, gây ra cảm giác không muốn ăn uống, chán ăn, sợ mùi dầu mỡ, cảm thấy buồn nôn khi ăn các món ăn không hợp khẩu vị, thậm chí bị nôn, sau khi nôn vẫn ăn được những món ăn mà mình thích. Những biểu hiện này thường xuất hiện khi có thai được hơn một tháng, đến tháng thứ ba, đa số đều tự hết, đay chính là phản ứng nghén. Hiện tượng nghén gây nhiều ảnh hưởng tới công tác, sinh hoạt, nhưng không cần điều trị, chỉ cần chú ý điều hòa ăn uống, nghỉ ngơi thích hợp là được. Về ăn uống, cần chú ý ăn các thức ăn tuơi, thơm mát, giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, thích hợp khẩu vị, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau tươi, tương đậu, sữa bò, bột sen…Đồng thời phải chú ý phối hợp màu sắc, hương thơm, mùi vị, ăn ít món ăn giàu chất đạm, tránh ăn các chất có tính kích thích như cay, nóng…Hàng ngày khi đến giờ ăn tốt nhất nên tránh ăn vào khoảng thời gian hay nôn, chẳng hạn như sáng sớm, trước khi ngủ dậy có thể uống một cốc trà, ăn chút gì đó, ăn xong nghỉ ngơi một lúc rồi mới dậy. Có thể ngậm trong mồm hoặc ăn những thứ có vị chua ngọt hoặc vị cam thảo hoặc vị gừng thì sẽ đỡ buồn nôn, kích thích ăn uống. Khi ngồi xuống ăn có thể làm mất đi cảm giác buồn nôn. Sau nhiều lần nôn, phải nằm nghỉ trên giường cho hết mệt, đảm bảo ngủ đủ thời gian. Buồng ngủ phải thông thoáng, nóng lạnh thích hợp, nhưng không cần phải nằm suốt ngày trên giường. Nên giữ tinh thần sảng khoái, vứt bỏ ưu phiền lo lắng, tin tưởng vào sức khỏe có thể thắng nổi bệnh tật. Có thể uống một ít vitamin B1, B6 mỗi thứ 10 mg và vitamin C 100 mg, mỗi ngày 3 lần. Có thể dùng thuốc Đông y gồm các vị thuốc: Trần bì 10 g, nấm tre 6 g, khương bán hạ 10 g, bạch truật 10 g, mộc hương 6 g, sa nhân 6 g, gừng sống 3 lát, đổ nước vào sác uống, uống một ít chia làm nhiều lần, hiệu quả rất tốt mà không có tác dụng phụ.

            148. Bị nôn khi mang thai thì làm thế nào?

            Có một số phụ nữ mang thai, bắt đầu từ khi thai được hơn một tháng là bị buồn nôn, nôn mửa và ngày càng nặng hơn, khi bị nặng thì không ăn, không uống được, gọi là nôn nghén. Nếu bị nôn, trước tiên không nên quá căng thẳng về tinh thần, phải giải thoát những lo lắng suy tư về tư tưởng, tạo niềm tin chiến thắng bệnh tật, sau đó áp dụng các biện pháp chữa trị khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ của chứng bệnh. Nếu nôn nhẹ, có thể chú trọng nghỉ ngơi thích đáng, ăn những thứ có độ ngọt cao, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa, ăn ít mà ăn thành nhiều bữa, ăn theo nguyên tắc sao cho thật hợp khẩu vị. Đồng thời uống nhiều vitamin B1, B6 và vitamin C và uống thuốc chống nôn, giữ bình tĩnh, chẳng hạn như uống thuốc ru-mi-nam 0,03 g, mỗi ngày uống 3 lần…0,5 mg, mỗi ngày uống từ 2-3 lần. Có thể sắc bài thuốc Đông y để uống gồm các vị: trần bì 10 g, nấm tre 9 g, khương bán hạ 9 g, hoàng liên 6 g, gừng sống 3 lát, đất lòng bếp 100 g. Sau khi sắc xong để lắng rồi uống, ngày uống 2-3 lần. Nếu bệnh nặng thì phải vào viện điều trị, sau khi nhập viện phải nhịn ăn trước từ 12 -24 tiếng đồng hồ và kịp thời tiếp nước để bổ sung nhiệt lượng kịp thời điều chỉnh tình trạng thoát nước, thường tiêm vào tĩnh mạch dung dịch đường glucô loại 5% - 10% dung dịch muối đường glucô loại 5% với liều lượng từ 1,5 đến 3,0 lít và vitamin C, mỗi ngày tiếp 1 lần, thường tiếp 3 ngày liền thì đỡ bị nôn. Nếu bị trúng độc acid nên tiêm vào tĩnh mạch muối hydro acid cacbonic. Đồng thời tiêm 25-50 mg vitamin B6 vào cơ bắp hoặc tiêm 12,5-25 mg…hoặc châm cứu vào các huyệt nội quan, túc tam lý, để làm dịu cơn nôn. Các thầy thuốc Đông y dựa vào nguyên tắc mát gan làm điều hoà vị, giáng nghịch hết nôn mà đưa ra các phương thuốc điều trị, hiệu quả cũng rất tốt. Đợi hết đợt nôn lại ăn thử một chút nên ăn các thức ăn thanh đạm nhưng giàu chất dinh dưỡng, ăn ít và ăn thành nhiều bữa là phù hợp.

            Nếu thấy xuất hiện các tình huống sau thì nên bỏ thai:

            1) Nôn mửa nghê gớm ảnh hưởng đến sức khỏe.

            2) Đã tích cực chữa trị mà vẫn không đỡ nôn.

            3) Nhiệt độ cơ thể lên tới 38 độ C, mạch đập nhanh lên tới 110 lần/phút.

            4) Xuất hiện bệnh vàng da.

            5) Nước tiểu liên tục có albumin, nitơ phi protein tăng lên trong máu.

            6) Nồng độ i-on clo trong máu giảm xuống sau khi tiếp máu vẫn không thể nhanh chóng đạt tới kết quả.

            7) Thị lực và ý thức cảm thấy bị kém đi.
            #66
              Asin 09.11.2004 06:39:24 (permalink)
              149. Thế nào là nước ối quá nhiều. Xử lý thế nào khi nước ối quá nhiều?

              Trước khi trẻ ra đời, chúng nằm trong nước ối chứa trong bọc màng ối. Một phần nước ối là do màng ối tiết ra, một phần là của thai nhi. Nước ối có tác dụng bảo vệ thai nhi, lượng nước ối được tăng dần treo sự phát triển của thai. Khi thai được hai tháng, nước ối có khoảng 5-10 ml. Khi thai gần 3 tháng đến 6 tháng, mỗi tuần nước ối tăng trung bình khoảng 25 ml. Khi thai từ 6 tháng đến 7 tháng, trung bình mỗi tuần tăng khoảng 50 ml.

              Khi thai được 8-9 tháng, lượng nước ối được tiết ra nhiều nhất, khoảng 0,5 - 1,5 lít, trung bình là 1,0 lít, sau đó lượng nước ối bớt dần đi. Đến khi thai đủ tháng, lượng nước ối lên tới hơn 2,0 lít được coi là nước ối quá nhiều. Căn cứ vào mức độ nhanh chậm khi phát bệnh, có thẻ chia ra thành hai loại là loại cấp tính và loại mạn tính.

              Nước ối cấp tính là chỉ loại nước ối tăng nhiều lên một các nhanh chóng, khiến bụng chỉ trong mấy ngày to hẳn lên, người bị nước ối cấp cảm thấy đau bụng, thành bụng căng ra, đồng thời tim đập loạn nhịp, thở dốc, không nằm thẳng được, hai chân và âm hộ sưng lên, cử động khó khăn, tiêu hóa không tốt, nôn mửa, táo bón v.v… Khi khám bệnh thì thấy da bụng căng bóng, vòng bụng quá 100 cm, lấy tim thai nghe không rõ, có chỗ không sờ thấy thai. Lấy tay ấn nhẹ vào một bên bụng, rồi lại buông tay ra, có thể có cảm giác thai đang nổi. Đồng thời lấy bàn tay đặt lên một bên bụng, bàn tay kia gõ vào bên bụng đối xứng, lập tức cảm thấy bàn tay áp vào bị xô đập vào. Nước ối cấp tính quá nhiều thường hay xuất hiện vào độ thai khoảng 6-7 tháng, nhưng tương đối ít thấy.

              Nước ối quá nhiều loại mạn tính là chỉ loại nước ối từ từ tăng nhiều lên, hay ra vào cuối thời kỳ mang thai. Do nước ối tăng lên dần dần, người chửa có thể thích ứng được một cách từ từ, bản thân cảm thấy có biểu hiện nhẹ, chỉ khi nằm thẳng mới hói cảm thấy khó thở, cơ thể cử động nặng nề bất tiện, tử cung to quá số tháng mang thai, thành bụng và tử cung căng ra sờ không thấy rõ thai nhi, nghe không rõ tiếng tim thai, có lúc còn kèm theo những biểu hiện của hội chứng cao huyết áp.

              Nước ối quá nhiều phần lớn là do thai nhi bị dị tật (chẳng hạn như không có não, toác cột sống, não tích nước, đóng kín thực đạm bẩm sinh) hoặc mang nhiều thai hoặc người mẹ bị bệnh (như bệnh đái đường, hội chứng cao huyết áp)… gây nên. Sau hi bị nước ối quá nhiều nên căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của người chửa mà áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau để bảo tồn thai và xem thai có bị dị tật hay không.

              Nếu các triệu chứng của người chửa không rõ, thai nhi không bị dị tật, có thể nằm nghỉ ở trên giường theo hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế lượng nước và uống các thuốc lợi tiểu, thuốc cho bình tĩnh lại theo liều lượng thích hợp. Khi thấy các triệu chứng biểu hiện rõ nên vào viện chữa trị, nếu thai không bị dị tật cần giữ thai lại, có thể chọc thủng màng ối ở thành bụng, từ từ rút nước ối ra. Nếu thai bị dị tật nặng nên mổ phá thai.

              150. Bị phù trong thời gian mang thai là do đâu? Nên làm như thế nào?

              Vào cuối thời kỳ mang thai, người mẹ hay bị phù, không nên hoang mang lo lắng. Đó là bởi vì, trong những tháng cuối, do tử cung to lên đè vào tĩnh mạch khoang dưới và tĩnh mạch khoang chậu, làm nghẽn đường máu về của chi dưới. Khi tĩnh mạch của chi dưới bị chèn tăng lên, áp lực trong các mao mạch tăng quá áp lực thẩm thấu của máu một số dịch thể trong các mao mạch thấm vào giữa các khe của các tổ chức gây nên phù. Thế nhưng trường hợp phù này không những không bị phù nặng, chỉ hạn chế từ khớp gối trở xuống nên chú ý nghỉ ngơi là hết phù. Cho nên, không cần điều trị trường hợp này, sau khi đẻ xong là khỏi phù.

              Tuy vậy, nếu bị phù trong những tháng đầu mới mang thai hoặc sau khi bị phù thấy bệnh cứ nặng dần lên, đã nghỉ ngơi mà bệnh vẫn không thuyên giảm hoặc bị kèm theo các chứng cao huyết áp, thiếu máu và đái ra albumin v.v… đều là những thứ không thuộc hiện tượng sinh lý, phần lớn là do các bệnh hội chứng cao huyết áp, thiếu máu, viêm thận mạn tính và các bệnh nội tiết gây ra. Lúc này phải đến bệnh viện khám định kỳ để đo huyết áp, xét nghiệm huyết sắc tố, xét nghiệm lượng albumin trong nước tiểu và các chức năng có liên quan của thận, khi cần thiết còn phải kiểm tra tuyến nội tiết có liên quan, để tìm ra nguyên nhân bị phù, tiến hành chữa đúng bệnh

              151. Thế nào là hội chứng cao huyết áp? Phòng tránh như thế nào?

              Hội chứng cao huyết áp trong thời kỳ có thai xưa kia được gọi là “chứng trúng độc thai”, là một căn bệnh riêng của những người có mang, hay phát sinh trong giai đoạn thai đã được hơn 5 tháng.

              Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa xác định được rõ, có thể là do kết quả tác dụng tương hỗ giữa các nhân tố. Hiện nay đa số đều cho rằng, căn bệnh này có liên quan tới các nhân tố như thiếu máu cho nhau thai, sự tăng cường có tính phản ứng của mạch máu v.v…Biểu hiẹn chủ yếu của nó là bị cao huyết áp, phù thũng, đái ra albumin, khi bị nặng thì có thể bị co giật và hôn mê, đe doạ đến tính mạng của người mẹ và thai nhi. Căn cứ vào các giai đoạn khác nhau của sự thay đổi bệnh lý và biểu hiện lâm sàng ở những mức độ khác nhau, có thể chia hội chứng cao huyết áp ra làm 3 giai đoạn nhẹ, trung bình, nặng. Nếu người phụ nữ có thai chỉ bị cao huyết áp hoặc bị phù mà không có albumin trong nước tiểu thì là hội chứng cao huyết áp nhẹ. Những người cùng một lúc bị cao huyết áp, phù thũng và đái ra albumin hoặc bị mắc hai thứ trong những bệnh đó là những bệnh nhân bị hội chứng cao huyết áp trung bình.Khi nước tiểu có lượng albumin cao thì thường là bệnh nặng, xuất hiện những triệu chứng báo trước của bệnh phong, tức là hội chứng cao huyết áp nặng, lúc này rất nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn con.

              Để phòng tránh bệnh hội chứng cao huyết áp thai nghén nặng, trước tiên phải đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục vệ sinh trong thời kỳ mang thai. Giúp cho mỗi một bà mẹ có thai nắm được những kiến thức thông thường có liên quan đến việc mang thai, sinh đẻ và máu đẻ ra sau khi sinh, giải thoát gánh nặng tử thương hay nghĩ ngợi lung tung và tâm trạng lo sợ việc phải mang thai và sinh đẻ, tích cực hoạt động và tham gia các công việc thích hợp, đồng thời đảm bảo nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Giúp cho các bà mẹ biết được tình hình của huyết áp cơ bản và thận của mình trong những tháng đâù mới có thai, sau khi thai tròn 6 tháng thì phải định kỳ khám thai, hết sức chú ý đến sự thay đổi của trọng lượng cơ thể, huyết áp…Đối với những phụ nữ có thai bị mắc bệnh cao huyết áp, bệnh thận, thiếu máu, có thai đôi…đặc biệt là những phụ nữ có thai lần đầu thì phải coi trọng gấp bội và tích cực chữa trị thì có thể hạ được tỷ lệ phát bệnh của bản thân bệnh này. Nếu thấy huyết áp cao tăng lên, phải kịp thời chuẩn bị. Nếu đã nghỉ ngơi mà không tiêu được phù, cũng phải chữa trị gấp rút. Nếu trọng lượng cơ thể mỗi tuần tăng quá 0,5 kg, ngàn vạn lần xin chớ bỏ qua nên chú ý theo dõi xem có phải bị phù cấp không? Khi thấy có các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, buồn nôn…nên đo huyết áp, xét nghiệm albumin trong nước tiểu ngay, để sớm chuẩn đoán kịp thời chữa trị.

              152. Thế nào là điềm báo trước của bệnh động kinh? Khi xuất hiện các điềm báo trước của bệnh động kinh nên làm như thế nào?

              Vào những tháng cuối của giai đoạn mang thai (sau 24 tuần), những người bị xuất hiện các triệu chứng của người bệnh như cao huyết áp phù thũng, đái ra albumin, kèm theo váng đầu, đau đầu, hoa mắt, mắt nhìn nhập nhòe, tức bụng trên, ngực thấy buông phiền, buồn nôn, nôn mửa… thì gọi là điềm báo trước của bệnh động kinh (sản giật). Nếu không kịp thời chữa trị sẽ bị co giật rất nhanh và phát triển thành bệnh động kinh, đồng thời dễ dẫn đến các hội chứng tổng hợp như nhau thai rụng sớm, tim bị suy kiệt, chức năng của thận bị suy hẳn…

              Khi thấy xuất hiện các triệu chứng báo trước của bệnh động kinh nên sớm vào bệnh viện, nằm nghỉ tuyệt đối trên giường, tránh ánh sáng, tiếng ồn và sự kích động khác, bởi vì bất cứ sự kích thích, kích động không hay nào chẳng hạn như tiếng ầm ĩ, sự kích động về tinh thần căng thẳng, sợ hãi, hưng phấn quá độ…đều có thể gây nên động kinh. Cần ăn nhạt những món ăn có độ đạm cao để đảm bảo cho cơ thể có đủ nhiệt lượng cần thiết. Nếu ăn được ít, lại bị phù thũng nên tiêm đường glucô và vitamin C vào tĩnh mạch. Cần theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi của bệnh tình, ghi rõ số lượng nước uống vào và thải ra, kiểm tra nước tiểu xem có bình thường không, kiểm tra đáy mắt và sức kết hợp của CO2. Lúc cần thiết phải kiểm tra chức năng của gan, thận và hàm lượng kali, natri, clo, để kịp thời điều chỉnh sự rối loạn chất độc trong axit và chất điện giải. Sử dụng hợp lý các thuốc an thần, hạ huyết áp, chống co giật và giảm áp lực trong não, chẳng hạn như các loại thuốc sunphat, ma-giê, thuốc ngủ số I và rượu Cam lộ…

              Ngoài ra, do sự phát minh của những điềm báo trước của bệnh động kinh có liên quan tới thai nhi, nếu đã chữa trị bằng thuốc mà vẫn không có hiệu quả, bệnh vẫn tiếp tục phát triển, có khả năng tiến triển thành bệnh động kinh hoặc thời gian kéo dài bệnh quá lâu, có thể để lại các di chứng như cao huyết áp… thì phải gấp rút phá thai. Sau khi phá thai xong, các triệu chứng hết dần, huyết áp cũng có thể trở lại bình thường. Nhưng có một số phụ nữ, chứng cao huyết áp có thể kéo dài mãi cho đến sau khi đẻ, thậm chí phát sinh thành bệnh động kinh sản hậu, vì vậy nên chú ý chữa trị và chăm sóc bồi bổ sau khi đẻ
              #67
                Asin 09.11.2004 06:42:20 (permalink)
                153. Vì sao mắc chứng rút gân bắp chân (chuột rút) vào mấy tháng cuối mang thai? Nên làm như thế nào?

                Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, người mẹ thường hay bị chuột rút. Nguyên nhân gây nên bệnh này chủ yếu là do cơ thể bị thiếu canxi mà gây nên. Hơn nữa trong những tháng cuối mang thai, do trọng tâm cơ thể thay đổi, khi đỡ trọng lượng của cả cơ thể, cơ bắp chân phải chịu quá nặng, có lúc có thể sinh ra hiện tượng co giật có tính tạm thời, dẫn đến tình trạng rút gân,

                Khi cơ bắp thường xuyên bị rút gân, phải phơi nắng đúng mức, nhất là về mùa đông, không được ngồi suốt ngày trong phòng nên thường xuyên ra ngoài hoạt động khi trời đẹp. Trước khi đi ngủ, phải dùng túi nước nóng chườm vào và lấy tay xoa bóp vào cơ bắp của bắp chân, sẽ đỡ bị rút gân. Trong suốt những tháng mang thai, không được đi guốc, đi giày cao gót để giảm bớt gánh nặng làm cơ bắp chân phải chịu. Về mặt ăn uống, có thể ăn nhiều thức ăn có hàm lượng canxi cao, chẳng hạn như sữa bò, nước canh nấu xương, canh cá, rauv.v… hoặc uống thuốc canxi với liều lượng thích hợp thì có thể bổ sung lượng canxi thiếu trong cơ thể. Mặt khác hiện tượng rút gân hay xảy ra thình lình trong đêm nên phải chú ý không được duỗi chân mạnh. Nếu cảm thấy mình sắp bị rút gân, phải lập tức duỗi thẳng chân dùng sức hất mũi chân lên cao, gân bị rút sẽ đỡ đi rất nhanh.

                154. Vì sao phụ nữ có thai dễ bị bệnh trĩ (bệnh lòi dom)?

                Giữa màng dính hậu môn với đầu dưới trực tràng có rất nhiều tĩnh mạch. Nếu các tĩnh mạch này phồng to lên, xoắn thành bụi thì gây nên trĩ. Do tĩnh mạch trực tràng nối liền với tĩnh mạch tử cung, sau khi mang thai tử cung to dần lên đè vào khung chậu, đồng thời cũng đè vào tĩnh mạch trực tràng, dễ làm cho tĩnh mạch của trực tràng bị ứ máu, lưu thông chậm. Ngoài ra, do sự hoạt động của người mang thai càng ngày càng ít đi, sức co bóp (tức sức nhu động) của ruột càng ngày càng kém vì thế dễ gây táo bón. Sau khi bị táo bón, lại do phân bị giữ lại trong ruột khá lâu, lượng nước trong đó lại hấp thụ nhiều hơn, khiến phân bị táo, kết lại thành những cục khô, không những phân bị tích ép lại mà việc thải phân ra ngoài phải rặn rất khó khăn, có thể làm cho tĩnh mạch của trực tràng bị căng lên uốn khúc và xung huyết nên người phụ nữ có thai dễ bị lòi dom. Nếu đã bị trĩ trước khi có thai thì bệnh sẽ tăng nặng sau khi có thai.

                155. Vì sao người chửa hay bị táo bón? Phòng chữa như thế nào?

                Người phụ nữ có thai, do trong cơ thể có một lượng lớn nội tiết tố Progesteron, khiến sức nặng cơ trơn của dạ dày, đường ruột bị giảm đi và dão ra, sức co bóp yếu đi, cộng thêm với sức đàn hồi của cơ hoành thành bụng bị kém đi, tử cung to lên đè vào trực tràng, lượng hoạt động của những phụ nữ có thai lại ít đi nên dễ bị đầy bụng và táo bón.

                Sau khi bị táo bón, không những bụng trướng lên mà còn dẫn đến trĩ và chảy máu, vì thế phải tích cực phòng chữa. Để phòng chữa bệnh táo bón, trước tiên người phụ nữ có thai phải luôn luôn hoạt động với một mức độ thích hợp trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là vào những tháng cuối, để dễ tiêu hóa và thải phân ra ngoài. Ngoài ra phải uống nhiều nước đun sôi, ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều nước, ăn nhiều rau có nhiều chất xơ như rau cần, củ cải, rau hẹ, rau cải bắp và các lương thực phụ như khoai, ngô v.v… nếu có điều kiện thì có thể ăn thêm mật ong và hoa quả. Thứ ba là phải tạo thành thói quen đi ngoài theo đúng một giờ nhất định, tốt nhất mỗi ngày đi một lần vào sáng sớm. Nếu đã bị táo bón thì ngoài việc điều chỉnh ăn các thức ăn nói trên, có thể chữa bằng cách uống thuốc nhuận tràng hoặc uống thuốc đi lỏng nhẹ, chẳng hạn như mỗi ngày nên uống 50 g mật ong, chia làm hai lần hoặc mỗi ngày ăn từ 50-100 g vừng rang, ngày ăn một lần hoặc uống viên Ma nhân bổ tỳ (tức viên hạt đay bổ tỳ), mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một viên. Ngoài ra có thể thụt hậu môn bằng chất gliceryn cũng có tác dụng thông tiện tạm thời. Nhưng xin chớ uống những viên thuốc đi lỏng mạnh, như sunphat magiê, đại hoàng, sunphat natri ngậm nước, để đề phòng do ruột co bóp của tử cung mà gây sẩy thai hoặc đẻ non.

                156. Vì sao sau khi có thai hay đi giải liên tục?

                Nhiều phụ nữ sau khi có thai cứ chốc chốc lại thấy đi giải, số lần đi giải tăng gấp nhiều lần so với trước, tâm lý rất buồn phiền, kỳ thực hiện tượng đi giải nhiều là do thai gây ra. Trong thời gian đầu mới có thai, do khoang chậu bị xung huyết, tử cung to lên đẩy bàng quang dịch lên trên nên đã làm bàng quang bị kích thích, gây ra đi giải nhiều. Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, do đầu thai nhi chúc xuống chui vào hố chậu, đè lên bàng quang, làm bàng quang bị nhỏ lại, vì thế mà đi tiểu nhiều lần. Không nên lo lắng sợ hãi khi thấy mình đi tiểu tiện nhiều sau khi có thai. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu thấy đi tiểu tiện quá nhiều, có thể uống viên bổ trung ích khí của Đông y, sáng tối mỗi lần một viên có thể làm giảm bớt số lần đi giải. Nhưng cũng cần hiểu rõ một điều, việc đi tiểu tiện nhiều lần là hiện tượng sinh lý, khi đi tiểu tiện không có cảm giác đau buốt.Nếu đi tiểu nhiều, bị niệu cấp, đi giải bị đau buốt thì đó là viêm tiết niệu, phải đi khám và chữa trị.

                157. Vì sao mắc hội chứng nằm ngửa trong thời gian có thai? Ngăn chặn như thế nào?

                Trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu nằm ngửa trong một thời gian dài, nhất là khi mang thai, thai đôi, thai ba hoặc nước ối quá nhiều, do tử cung to lên đè vào các tĩnh mạch khoang chậu, khiến lượng máu về tim ít đi, lượng máu cung cấp cho cơ thể do tim co bóp cũng vì thế làm giảm đi, gây nên hội chứng nằm ngửa do mang thai, biểu hiện gồm các triệu chứng như váng đầu, hoa mắt, buồn nôn, nôn mửa, mặt trắng bệch, ra mồ hôi trộm, tim đập gấp…bắt mạch thì thấy mạch yếu và huyết áp tụt nhanh. Nếu lượng máu về tĩnh mạch bị nghẽn, sẽ làm cho mạch máu bị thoái hóa đi, vỡ ra và chảy máu, khiến nhau thai rụng sớm.

                Để ngăn ngừa phát sinh hội chứng nằm ngửa do mang thai nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm hoặc nên nằm nghiêng nhiều hơn, như vậy sẽ giúp ích cho tuần hoàn máu, không những cơ thể không bị hội chứng nằm ngửa mà còn làm giảm áp lực xuống tĩnh mạch của chi dưới, cải thiện được sự tuần hoàn máu ở từng chỗ. Hơn nữa, lượng thức ăn dẫn vào nhau thai ở vị trí nằm nghiêng là tốt nhất, đồng thời cũng có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi.

                158. Bị cảm khi có thai thì nên làm thế nào?

                Sau khi người phụ nữ mang thai, do sức đề kháng bị giảm đi nên rất dễ bị cảm. Thường có hai loại bệnh cảm : một là cảm cúm thông thường, do nhiều virus hoăcj vi khuẩn gây nên nhưng không bị lây, biểu hiện chủ yếu là sốt nhẹ, đau đầu, đau cỏ họng, tịt mũi, chảy nước mũi, toàn thân khó chịu, không muốn ăn…Những người có sức khỏe tốt, thường không cần phải uống thuốc gì, qua 2-3 ngày là khỏi, thường không co ảnh hưởng gì đến với thai nhi. Loại bệnh cảm thứ hai là cảm cúm dịch, gọi tắt là “cúm dịch”, do siêu vi trùng cảm cúm gây nên không những hắt hơi, tắc mũi, chảy nước mũi, đau đầu mà còn rét run, sốt cao, đau nhức các khớp toàn thân, bệnh tình khá nặng, thông thường phải 3-4 ngày sau hoặc 1 tuần mới đỡ và có thể làm thai bị dị tật. Vì thế, sau khi bị cảm, ngoài việc phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ít ăn các món ăn có tính kích thích hoặc có mỡ ra, phải kịp thời uống thuốc chữa bệnh khi bệnh mới bắt đầu. Cũng có thể uống thuốc aspirin hoặc các loại thuốc giải sốt giảm đau khác nhưng không được uống nhiều, để bớt ra mồ hôi quá nhiều
                #68
                  Asin 09.11.2004 06:43:35 (permalink)
                  159. Các bệnh siêu vi trong thời kỳ mang thai thường có những biểu hiện gì? Phòng tránh như thế nào?

                  Sau khi có thai, do phải tiêu hao chất dinh dưỡng để nuôi thai nên sức đề kháng của cơ thể người mẹ bị giảm đi dễ bị mắc các bệnh siêu vi trùng. Có nhiều loại bệnh siêu vi trùng còn đường lây bệnh của các loại bệnh này cũng không giống nhau, biểu hiện triệu chứng của từng bệnh cũng khác nhau. Những bệnh hay gặp gồm cúm dịch, virus sởi, viêm gan siêu vi trùng. Nếu bị lây cúm dịch qua đường hô hấp qua những siêu vi trùng bay trong không khí thì phát bệnh rất nhanh, thườngcó những triệu chứng phát sốt, phát rét, đau đầu, đau mỏi các khớp toàn thân…

                  Nếu bị lây cúm dịch trong mấy tháng đầu mới có thai, thai nhi có thể bị dị tật như dị tật về thần kinh, rách môi, toác hàm, không có mũi…Tuy tỷ lệ trẻ bị dị tật rất thấp nhưng không thể coi thường, nếu bị lây sởi qua đường hô hấp vào vụ đông xuân, thường thấy có các triệu chứng sốt, chảy nước mũi, ho, đau họng…sau khi phát bệnh 24 tiếng đồng hồ, bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ từ mặt lên đến đầu, sau đó lan ra người và tứ chi, rồi các nốt mẩn tự bay hêt trong 2-7 ngày. Loại virus này có thể gây ảnh hưởng tới thai qua nhau thai. Nếu chỉ bị ảnh hưởng nhẹ thì sẽ làm cho thai chậm phát triển, đục thủy tinh thể, cao huyết áp, tim bẩm sinh, viêm não…Nếu bị ảnh hưởng nặng thì sẽ làm sảy thai, đẻ non, chết thai…Nếu bị lây siêu vi trùng viêm gan qua đường tiêu hóa hoặc qua tiêm chung mũi kim thì có thể mắc bệnh viêm gan, triệu chứng đầu tiên là mệt mỏi, không muốn ăn, buồn nôn, nôn mửa, có người còn bị vàng da. Bị viêm gan trong 2-3 tháng đầu mới có thai, đặc biệt là bị viêm gan B, dễ làm thai nhi bị dị tật. Nếu bị mắc bệnh viêm tuyến nước bọt siêu vi trùng qua đường hô hấp thì bệnh phát rất nhanh, người bệnh sẽ bị rét run, sốt đau đầu, nôn mửa ,chán ăn, và bị sưng to một bên hoặc cả hai bên tuyến nước bọt. Nếu mắc bệnh viêm tuyến nước bọt siêu vi trùng, có thể dẫn thai nhi đến tử vong.

                  Phụ nữ có thai sau khi các bệnh siêu vi trùng này, không những đem lại cho mình nỗi đau khổ to lớn và những tổn hại cho cơ thể mà còn có thể làm cho thai nhi bị dị tật, vì thế phải tích cực phòng tránh, nhất là trong mấy tháng đầu, việc phòng tránh khỏi bị lây các bệnh siêu vi trùng này càng quan trọng hơn.

                  Do con đường lây của các siêu vi trùng chủ yếu là lây qua không khí và đường hô hấp nên sau khi có thai, phải chú ý giữ vệ sinh môi trường xung quanh, phải bớt đi hoặc không đi vào những nơi công cộng đông người hoặc ngột ngạt, không dùng chung bát, chung đũa để ăn cơm, để làm giảm các cơ hội bị lây. Ngoài ra cũng phải chú ý giữ vệ sinh các nhân, áo quần chăn chiếu phải giặt phơi thường xuyên, không khí trong phòng phải thoang đãng, lưu thông. Để tăng sức đề kháng của cơ thể cong phải tham gia vận động một cách thích hợp. Nếu sức khỏe suy yếu hoặc sống giữa những người bị mắc các loại bệnh siêu vi trùng thì phải tiêm phòng, sẽ gây được tácdụng nhất định đối với việc phòng tránh lây nhiễm hoặc giảm nhẹ sự phát bệnh.

                  160. Ngôi thai không bình thường hay có biểu hiện gì? Nắn ngôi thai như thế nào?

                  Ngôi thai là nhân tố chủ yếu quyết định việc sinh đẻ của người phụ nữ có thuận lợi hay không. Nhìn chung ngôi thai bình thường là khi xương chẩm của thai nằm ở vị trí trước xương chẩm của cửa vào hố chậu của người mẹ. Còn tất cả các ngôi thai khác như ngôi hông, ngôi ngang, ngôi lộ mặt, ngôi lộ trán và ngôi chẩm ngang, ngôi chẩm sau v.v… đều là những ngôi thai không bình thường.

                  Khi thai được hơn 6 tháng, do nước ối tương đối nhiều nên ngôi thai không cố định được, hay bị lệch, chớ vội nắn ngôi thai lại. Sau này , phần lớn số thai bị lệch ngôi đều xoay thành ngôi thuận. Nếu trong khoảng thời gian thai được hơn 6 tháng đến 7 tháng, ngôi thai vẫn chưa thuận thì nên đi nắn lại để tránh bị đẻ khó, gây nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và con. Các phương pháp nắn cho thuận ngôi thương vẫn được áp dụng gồm:

                  1) Nằm sấp, chổng mông lên

                  Nằm khi đói bụng, vừa đi tiểu xong, nới lỏng thắt lưng, hai tay khuỵu xuống giường, dưới ngực lót một chiếc gối, mông chổng lên, đầu gối gập ra sau tạovới đùi thành một góc vuông, mỗi ngày làm 2-3 lần, mỗi lần 10 -15 phút, sau một tuần thì đi kiểm tra lại ngôi thai. Cách làm này có thể giúp cho thai nhi lùi về hố chậu, nhờ trọng tâm của thai nhi thay đổi mà tạo điều kiện cho thai xoay sang ngôi đầu, khoảng 60-70% đạt kết quả tốt.

                  2) Châm cứu vào các huyệt âm

                  Để người mang thai ngồi, nới lỏng thắt lưng, đồng thời châm cứu vào hai bên huyệt âm (ở cạnh ngoài ngón chân út, cách móng chân khoảng 1cm) mỗi lần 15 phút, mỗi ngày làm từ 1-2 lần.

                  3) Dùng thuốc Đông y

                  Có thể dùng bài thuốc giữ thai vô lo gồm các vị thuốc: đương quy 9 g, xuyên khung 6 g, xuyên bố, dây tơ hồng mỗi thứ 5 g, hoàng kỳ sống, kinh giới, lá ngải sao, chỉ xác, hậu phác sao tẩm, khương hoạt, bạch thược mỗi thứ 4 g, cam thảo 2 g, gừng 3 lát. Hoặc dùng bài thuốc đương quy thược gồm: bạch truật, bạch thược, phục linh mỗi thứ 9 g, trạch tả 6 g, xuyên khung 3 g. Mỗi ngày sắc một thang, chia ra uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 3 thang, một tuần sau đi khám lại ngôi thai. Nếu ngôi thai vẫn chưa thuận, có thể uống từ 6 đến 9 thang thuốc, nếu thấy ra máu thì ngừng uống thuốc ngay. Chữa kết hợp cả ba phương pháp trên, hiệu quả sẽ tốt hơn. Nếu ngôi thai vẫn chưa thuận, có thể đến bệnh viện đề nghị bác sĩ xoay lại.

                  161. Thế nào là chửa trứng? Người bị chửa trứng còn có thể mang thai bình thường được hay không?

                  Chửa trứng còn gọi là thai bọc, do tế bào tiểu mô có lông tơ tăng sinh, gây thủy thũng về chất giữa các tế bào, bị biến chứng mà thành. lông tơ biến thành các bọng nước to nhỏ không đều, giữa các bọc nước này được nối liền với nhau bằng một cuống nhỏ, tạo thành một chùm nên gọi là thai trứng. Trong 2.000 phụ nữ có thai ở Trung quốc chỉ có một người bị chửa trứng mà trong đó lại có từ 7-16% khả năng là thai trứng ác tính. Cho đến nay người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân nào gây ra chửa trứng, có thể liên quan tới những trở ngại về dinh dưỡng, lây nhiễm, di truyền, cơ chế miễn dịch v.v…Biểu hiện lâm sàng của loại bệnh này là phản ứng nghén thấy trên một nửa số phụ nữ chửa trứng thường nặng hơn những người có thai bình thường. Có người còn bị ra máu ở âm đạo, lượng máu ra ít nhưng dai dẳng, liên tục, có lúc có thể chảy máu ồ ạt, có lúc có thể thấy những vật giống như bọng nước trong số máu chảy ra ngoài này. Khi khám phụ khoa, bác sĩ thường phát hiện thấy tử cung to hơn số tháng bình thường. Nồng độ xét nghiệm thai trong nước tiểu quá cao, có biểu hiện dương tính mạnh, kiểm tra ổ bụng bằng siêu âm thì không thấy có phản xạ về hình thế thai, tim thai, thai đạp v.v…Nếu các triệu chứng đã nêu ở trên thì có thể khẳng định là bị chửa trứng.

                  Sau một lần bị chửa trứng, phụ nữ rất có thể bị chửa trứng tiếp. Có người bị chửa trứng liên tục đến 10 lần, vậy thì sau khi bị chửa trứng có thể có thai bình thường được không? Theo các biểu hiện lâm sàng đã thấy, việc tiếp tục mang thai sau khi bị chửa trứng tuy có thể có những trường hợp không bình thường, nhưng phần lớn vẫn bình thường. Nhiều bác sĩ đã bỏ công ra theo dõi và thực nghiệm lâm sàng một cách tỉ mỉ, lâu dài với các trường hợp này, đã phát hiện ra có khá nhiều nhân tố biến chứng trong một số thai trứng lành tính. Sau khi mổ lấy hết thai trứng, phải dùng hóa liệu triệt khả năng bị lại hoặc có một số trường hợp bị biến chứng thành chửa trứng ác tính phải dùng hóa liệu nhiều lần, nhưng vẫn chưa phát hiện thấy có ảnh hưởng xấu tới việc mang thai, sinh đẻ và sự phát triển của thai nhi, mọi trẻ sinh ra đều bình thường. Vì thế, những phụ nữ đã từng bị chửa trứng không nên lo lắng cho việc sinh đẻ về sau. Tuy vậy, đối với những người đã từng bị chửa trứng, nhất là đối với những người đã từng dùng hóa liệu, phải tránh có thai trong hai năm đầu sau khi vừa bị chửa trứng xong, để tránh gây khó khăn về chuẩn đoán, chữa trị sau khi mang thai
                  #69
                    Asin 09.11.2004 06:44:36 (permalink)
                    162. Vì sao phụ nữ có thai hay bị rách màng thai trước? Xử lý thế nào khi bị vỡ nước ối trong mấy tháng đầu?

                    Trước khi người mang thai chính thức đẻ con, màng thai bị phá rách trước nên có nước ối chảy ra từ cửa mình, được gọi là rách màng thai trước, cũng gọi là “vỡ nước ối sớm”. Có 4 nguyên nhân chính làm cho màng thai bị rách trước. Đó là:

                    1) Khoang hố chậu nhỏ hẹp, bị dị tật và ngôi thai không thuận.

                    Khi bị tình trạng này, do bộ phận ra trước của thai không vào được hố chậu, không lọt gọn trong khoang hố chậu, bọng nước ối ở phía trước do bị đè vào với những lực không đều nhau nên dễ dẫn đến màng thai bị rách trước.

                    2) Do áp lực trong lòng tử cung bị tăng lên.

                    Khi nước ối quá nhiều, lại bị mang thai đôi hoặc mang thai ba, khiến áp lực trong lòng tử cung bị dồn nén lên cao hoặc do mệt mỏi quá độ hay do tử cung co bóp mạnh đột ngột khiến áp lực trong khoang tử cung bỗng nhiên tăng vọt, chèn vào phía cổ tử cung mà làm cho màng thai bị rách trước.

                    3) Bị tổn thương bên ngoài.

                    Do ngôi thai không thuận, buộc phải dùng cách xoay thai từ bên ngoài hoặc bị thương ở phần bụng và do giao hợp, có thể làm cho màng thai rách trước.

                    4) Thành màng nước ối bị dòn gãy.

                    Do không đủ dinh dưỡng và âm đạo bị viêm, có thể dẫn đến tình trạng nước ối bị viêm khiến thành màng bị dòn nên dễ bị rách màng thai.

                    Cuống rốn bị rụng là căn bệnh bội nhiễm nặng của việc vỡ nước ối trong mấy tháng đầu có thai,có thể gây tử vong cho thai nhi. Khi vỡ nước ối sớm, cũng có thể do nước ối bị chảy hết, thành tử cung bó chặt lấy thai nhi, gây ảnh hưởng tới tuần hoàn máu của nhau thai, khiến thai nhi bị ngạt trong tử cung, hơn nữa còn có thể làm cho cổ tử cung mở không hết, khiến quá trình sinh đẻ bị kéo dài và gây viêm nhiễm cho tử cung. Cho nên vỡ nước ối sớm rất bất lợi cho người mẹ và thai nhi. Sau khi bị vỡ nước ối sớm, từ trong âm đạo chảy ra một loại dịch thể (tức một loại nước) không màu sắc không mùi vị. Thông thường sản phụ có thể cảm thấy được. Một khi thấy mình bị vỡ nước ối sớm, xin chớ hoang mang bối rối, hãy nằm ngay lên giường, đề phòng cuống rốn nhau thai bị rụng và phải đưa vào bệnh viện ngay. Cho theo dõi chặt chẽ mọi thay đổi của tử cung co bóp như thế nào, tim thai ra sao, quá trình đẻ và nhiệt độ cơ thể. Nếu vỡ nước ối đã từ 12-24 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa đẻ thì phải tiêm kháng sinh chống viêm nhiễm. Khi vỡ nước ối đã quá 24 tiếng đồng hồ, có thể dẫn đẻ cho những sản phụ có mang gần 9 tháng.

                    163. Những nhân tố nào có thể dẫn đến sảy thai?

                    Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sảy thai, chủ yếu gồm:

                    1) Sinh hoạt tình dục quá nhiều.

                    Việc sinh hoạt tình dục liên tục sẽ kích thích khoang chậu của phụ nữ xung huyết, khiến tử cung co bóp nên thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra sảy thai.

                    2) Bào thai kém phát triển.

                    Do tế bào sinh sản của phía nam hoặc phía nữ không đầy đủ, tuy tạm thụ thai nhưng rốt cục sẽ chết yểu sớm, đây thuộc về “ sự đào thải tự nhiên” do việc phát dục kém gây ra. Có một số phụ nữ có thai bị nôn mửa kịch liệt, khiến cơ thể và thai nhi bị thiếu dinh dưỡng mà dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, sự khác thường của nhiễm sắc thể không hợp với loại máu của người mẹ, cũng là nguyên nhân sảy thai.

                    3) Bộ máy sinh dục bị tật bệnh.

                    Nếu tử cung có vách ngăn dọc, tử cung bị u xơ tử cung, tử cung 2 sừng, cửa tử cung không đóng kín và tử cung phát triển xấu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển lớn lên của thai nhi, đều có thể dẫn đến sảy thai. Do các nguyên nhân này làm cho cửa cổ tử cung bị doãng ra hoặc bị tổn thương nặng, thường có thể làm cho màng thai nhi bị vỡ nước ối sớm nên gây sảy thai.

                    4) Bị ốm

                    Việc mắc các bệnh lây cấp, chẳng hạn như cảm cúm dịch, sốt rét, thương hàn, viêm phổi… có thể làm cho tử cung của người mang thai co bóp mà gây ra sảy thai; virus hoặc vi trùng có thể xâm nhập tuần hoàn máu qua nhau thai, làm cho thai nhi bị dị tật hoặc tử vong cũng gây nên sảy thai; bị trúng độc thuốc, thiếu vitamin B1 hoặc vitamin E cũng có thể gây sảy thai. Những bệnh mạn tính, chẳng hạn như thiếu máu nghiêm trọng, suy tim đều có thể làm cho trẻ bị ngạt, bị tử vong. Do chất nội tiết oestrogen, thiếu nội tiết tố của tuyến giáp trạng mà gây nên rối loạn nội tiết, cũng là nguyên nhân không kém phần quan trọng gây ra sảy thai. Các nguyên nhân khác như bị thương bên ngoài bụng, phẫu thuật... cũng khiến tử cung co bóp, gắn liền với việc sảy thai.

                    164. Nên giữ thai như thế nào khi phát hiện thấy có các dấu hiệu sảy thai?

                    Căn cứ vào thời gian phát sinh ra các vụ sảy thai ở phụ nữ có mang, có thể chia ra thành hai loại: sảy thai sớm và sảy thai muộn. Sảy thai sớm là trường hợp sảy thai trước khi thaui được 12 tuần. Nếu sảy thai trong khoản thời gian sau khi thai đã được 12 tuần trở lên thì được gọi là sảy thai muộn.Căn cứ vào từng giai đoạn khác nhau của quá trình sảy thai, lại có thể chia ra thành sảy thai báo trước, sảy thai quá kỳ, sảy thai vì bệnh và sảy thai theo thói quen.

                    Để giữ được thai, khi thấy có xuất hiện các dấu hiệu báo trước sẽ sảy thai thì phải lập tức áp dụng các biện pháp giữ thai. Cái gọi là sảy thai báo trước còn gọi là động thai là chỉ trường hợp thai mới có được hai tháng đầu, người phụ nữ cảm thấy đau bụng và mỏi thắt lưng, âm đạo ra một chút máu đỏ tươi hoặc máu nhạt hoặc máu thẫm màu. Máu có thể ra trong mấy tiếng đồng hồ, trong mấy ngày hoặc lâu hơn, khi khám thì thấy kích thước của thân tử cung phù hợp với số tháng mang thai, cửa cổ tử cung chưa mở. Khi thấy có những dấu hiệu báo trước này, biện pháp giữ thai thông thường là phải lên giường nằm nghỉ ngay, cấm tham gia bất kỳ hoạt động gì , cố gắng hạn chế những động tác khám âm đạo không cần thiết, uống một lượng thuốc thích hợp để giảm đau và an thai mà loại thuốc cần uống đầu tiên là thuốc xê tôn hoàng thể. Đó là vì xê-tôn hoàng thể có giúp cho cơ tử cung dãn ra, giảm sức co bóp, bớt phản ứng với các yếu tố bên ngoài, hạn chế sự mẫn cảm của tử cung đang mang thai đối với các nhân tố gây động thai, giúp cho bào thai sinh trưởng phát triển trong tử cung. Nhưng thuốc xê-tôn hoàng thể chỉ phù hợp với những trường hợp động thai khi thai nhi chưa được 3 tháng, trước khi nhau thai chưa hình thành, phát triển đầy đủ mà bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khiến tử cung bị hưng phấn mạnh mà gây ra. Ngoài ra, dùng vitamin E cũng giúp cho sự phát triển của bào thai, mỗi ngày có thể uống từ 10-20 mg, ngày uống 3 lần.

                    Nhưng nguyên nhân gây sảy thai rất phức tạp, liệu có giữ được thai không, cũng nhất định phải đến bệnh viện khám xét kỹ càng. Điều này không chỉ vì một số trường hợp, chảng hạn như bào thai có sự khác thường, rất dễ chết yểu trong mấy tháng đầu, không có lợi gì cho việc giũ lại thai hoặc đối với một số phụ nữ có thai, do cơ thể mắc bệnh nặng hoặc do tử cung bị dị tật nặng, hoặc bị u xơ tử cung v.v… việc giữ thai lại chỉ có hại mà không có lợi, hơn nữa khi dùng xê tôn hoàng thể để giữ thai trong mấy tháng đầu còn có thể làm cho trẻ nữ bị nam tính hóa,đường niệu đạo trẻ nam bị nứt v.v…Vì thế, khi phát hiẹn ra trườn g hợp sảy thai có báo trước, xin chớ mù quáng giữ thai lại.

                    165. Nguyên nhân gây nên trường hợp sảy thai thành thói quen là gì? Nên xử lý như thế nào?

                    Tự nhiên sảy thai liên tục 3 lần trở lên, hơn nữa cứ đến tháng có thai đó lại sảy thai thì gọi là sảy thai thành thói quen. Đông y gọi là “hoạt thai”. Có thể nêu tóm tắt nguyên nhân gây nên sảy thai thành thói quen trên 4 phương diện.

                    1). Một là: Bào thai phát triển không bình thường.

                    Nếu tinh trùng hoặc trứng phát triển không tốt hoặc trứng thi tinh phát triển không đầy đủ, làm cho thai không thể phát triển được nữa, dẫn đến sảy thai.

                    2) Nội tiết tố không điều hòa.

                    Nếu chức năng của tuyến giáp trạng giảm sút, hoàng thể khong phát huy đầy đủ tác dụng, khiến thai không thể tiếp tục được nữa.

                    3) Triệu chứng có khác thường.

                    Tử cung phát triển kém do bẩm sinh, tử cung bị dị tật hoặc tử cug bị u xơ v.v… có thể gây ra sảy thai nhiều lần.

                    4) Cửa cỏ tử cung không khép kín, bị doãng rộng.

                    Do phẫu thuật hoặc nạo tử cung nhiều lần khiến cửa cổ tử cung bị doãng rộng ra, thường có thể gây ra sảy thai trong mấy tháng giữa.

                    Những phụ nữ đã từng sảy thai thành thói quen, sau khi bị sảy thai nên đợi khoảng 6 - 12 tháng sau hãy mang thai lại, để kéo dài thời gian cách quãng phải mang thai, giúp cho niêm mạctử cung sau khi sảy thai được bình phục lại. Còn nếu có thai rồ, phải tìm rõ nguyên nhân phát bệnh ngay khi vừa có thai, áp dụng các biện pháp phòng tránh tương ứng. Trước tiên phải tránh các hoạt động mạnh và những căng thẳng về tinh thần, cấm giao hợp. Nếu chức năng của hoàng thể không đủ thì phải sử dụng thuốc xê-tôn hoàng thể để chữa trị, mỗi ngày uống một lần, mỗi lần uống 20 mg, uống liên tục đến khi thai được 4 tháng, lúc đó nhau thai đã hình thành đầy đủ thì mới dừng thuốc. Nên kết hợp uốn cùng với vitamin E mỗi lần 10 mg, mỗi ngày uống 3 lần. Nếu chức năng của tuyến giáp trạng bị giảm sút, có thể uống viên tuyến giáp trạng hàm lượng 0,03 g, mỗi ngày uống từ 1-2 lần. Nếu cơ thể không có phản ứng gì đặc biệt, có thể uống vào những tháng cuối. Nếu thuộc loại tử cung phát triển khác thường, chẳng hạn như những người bị dị tật ở cổ tử cung như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn dọc v.v… thì phải dùng phẫu thuật chữa trị khi đang có thai. Đối với những người bị sảy thai vào mấy tháng cuối do cửa cổ tử cung doãng rộng gây ra thì có thể dùng phẫu thuật khâu cửa cổ tử cung lại khi thai được gần 4-5 tháng, để giữ cho thai gần đủ tháng đẻ hoặc đến tháng đẻ. Có thể kết hợp uống thêm Đông y bổ tỳ ở thận, an thai dưỡng huyết, hiệu quả cũng rất cao.
                    #70
                      Asin 09.11.2004 06:45:29 (permalink)
                      166. Đề phòng đẻ non như thế nào?

                      Những người ở cữ trong khoảng thời gian mới được hơn 6 tháng hoặc hơn 8 tháng thì gọi là đẻ non. Các cơ quan khí quan của trẻ đẻ non đều phát triển chưa hoàn thiện, cơ năng điều tiết, khả năng sống và sức đề kháng bệnh tật đều kém, vì thế tỷ lệ trẻ bị ốm yếu hay bị bệnh, tử vong cũng rất cao. Cho nên cần hết sức đề phòng đẻ non. Những nguyên nhân dẫn đến đẻ non gồm có:

                      - Những phụ nữ có thai mắc bệnh lây cấp tính hoặc mắc bệnh mạn tính.

                      - Bộ máy sinh dục có dị tật hoặc thai có sự khác thường.

                      - Bị tổn thương bên ngoài, sinh hoạt tình dục quá mức độ, tâm trạng không ổn định và thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

                      Vì thế phải nhằm trúng vào nguyên nhân khác nhau mà phòng tránh đẻ non trên nhiều phương diện.

                      Trước tiên, phải đi khám thai đúng kỳ hạn, thời gian quy định, tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh trong thời kỳ mang thai, chẳng hạn như tránh mệt mỏi quá độ, cấm sinh hoạt tình dục sau tháng thứ 7, tích cực chữa trị hội chứng nghén thì có thể hạn chế được đẻ non.

                      Khi thấy các triệu chứng báo trước về việc đẻ non, chẳng hạn như tử cung co bóp không theo một quy luật nào thì phải nằm xuống giường nghỉ ngơi, chớ nên lo lắng nghĩ ngợi quá, cũng có thể uống thuốc làm giảm sự co bóp của tử cung hoặc uống thuốc trấn tĩnh với liều lượng thích hợp. Dùng thuốc tiêu, viên loại 25 mg, cứ 4 tiếng đồng hồ uống một lần, có thể khống chế có hiệu quả sự co bóp của tử cung hoặc kéo dài thời gian mang thai cho đến khi thai nhi hoàn thiện. Thế nhưng việc dùng các loại thuốc này lại có tác dụng hạn chế sự trao đổi chất của các tế bào, nên phải hết sức thận trọng khi sử dụng.

                      Có thể uống thuốc Đông y theo chỉ dẫn của thầy thuốc với cácvị thuốc: dây tơ hồng, đỗ trọng, tang ký sinh, xuyên đoạn v.v…cũng có tác dụng an thai chống đẻ non. Nếu vì cửa tử cung có vết rách cũ hoặc bị doãng ra thì phải vào viện sớm, làm phẫu thuật đặt vòng tử cung, đó là một biện pháp hữu hiệu.

                      167. Xử lý thế nào khi ra máu trước khi đẻ?

                      Khi phát hiện thấy ra máu trước khi đẻ nên tìm rõ nguyên nhân, sớm có những biện pháp chữa trị hữu hiệu. Nguyên nhân gây chảy máu trước khi đẻ hay gặp nhất là do nhau thai nằm ở phía trước và nhau thai rụng sớm.

                      Nếu lượng máu ra ít, thai mới được hơn 8 tháng thì phải cố gắng giữ cho thai sống tới khi thai nhi ra đời, phải nằm lên giường nghỉ ngơi, uống thuốc cầm máu với liều lượng thích hợp và phải theo dõi chặt chẽ tình hình ra máu. Chú ý ghi rõ lượng máu ra từ âm đạo, đồng thời cũng còn phải theo dõi độ cao của đáy tử cung và tình trạng chảy máu trong.

                      Nếu lượng máu ra nhiều, phải đưa gấp vào viện, trước hết cho tiếp máu ngay để cấp cứu, rồi căn cứ vào nguyên nhân phát sinh mà áp dụng các biện pháp khẩn cấp, không được để sản phụ đợi ở nhà, càng không được sử dụng thuốc cầm máu một cách bừa bãi, để tránh mất đi cơ hội chữa trị, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

                      168. Chửa ngoài dạ con xảy ra như thế nào? Thường có những triệu chứng gì?

                      Trong điều kiện bình thường, trứng của người mẹ và tinh trùng của người nam gặp và kết hợp với nhau trong ống trứng thì gọi là trứng thụ tinh, ba bốn ngày sau thì trứng về đến khoang tử cung, cấy vào niêm mạc tử cung và phát triển lớn lên ở đó cho đến khi đủ tháng thì ra đời.

                      Nếu trứng thụ tinh dừng lại ở một chỗ nào đó ở ngoài khoang tử cung, rồi phát triển lớn lên ở chỗ đó thì gọi là chửa ngoài dạ con, y học gọi là “chửa sai vị trí”.Các vị trí chửa ngoài dạ con có thể là ở ống dẫn trứng, cũng có thể chửa ở buồng trứng, ở chỗ dây chằn rộng hoặc ổ bụng hay gặp nhất là chửa ở ống dẫn trứng chiếm trên 95% trong các ca chửa ngoài dạ con là do ống dẫn trứng bị viêm khiến lòng ống dẫn trứng bị dính liền lại, bị biến dạng đi và lòng ống dẫn trứng bị thu nhỏ lại, làm cho rứng thụ tinh bị cản lại khi đi qua, vì thế dẫn đến tình trạng chửa ngoài dạ con. Một nguyên nhân nữa là do ống dẫn trứng phát triển kém hoặc bị dị tật do khối u của các khí quan trong khoang chậu đè vào mà gây ra và có cả nguyên nhân trứng thụ tinh bị tuột ra ngoài tức sau khi một vòi trứng đưa trứng vào thụ tinh, trứng thụ thai bèn tuột ra ngoài sang ống dẫn trứng phía bên kia, tất cả đều gây nên tình trạng chửa ngoài dạ con; một lý do khác như việ phẫu thuật ống dẫn trứng sẽ làm cho lòng ống hẹp lại, ảnh hưởng đến quá trình đưa trứng thụ tinh vào, cũng là một nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài dạ con.

                      Triệu chứng của chửa ngoài dạ con có liên quan đến vị trí trứng thụ thai cấy vào. Vị trí cấy trứng khác nhau thì biểu hiện của triệu chứng cũng khác nhau. Nhìn chung chửa ngoài dạ con có mấy triệu chứng chủ yếu sau:

                      1) Tắt kinh: Đây là biểu hiện thông thường của việc mang thai lúc ban đầu, có lúc còn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa. Có người sau khi tắt kinh còn bị ra máu thất thường, máu màu đỏ tươi.

                      2) Đau bụng: Đây là triệu chứng chính của ca chửa ngoài dạ con, phần lớn sau khi tắt kinh bèn cảm thấy một bên bụng dưới bị cương đau âm ỉ. Nếu ống trứng bị vỡ rách thì đột nhiên cảm thấy bụng đau như dao cắt. Nếu do ống dẫn trứng bị vỡ rách ra hoặc bị sảy thai, máu sẽ chảy vào ổ bụng, kích thích bàng quang hoặc trực tràng, có thể gây đi tiểu tiện liên tục và muốn đi đại tiện. Khi máu chảy đến phần bụng trên sẽ kích thích dạ dày gây đau dạ dày, kích thích cơ hoàn cách sẽ gây đau xương bả vai theo phản xạ. Thường do đau bụng mà bệnh nhân đột nhiên cáu bẳn, còn kèm theo cả đau đầu, hoa mắt, sắc mặt trắng bệch, mồ hôi trộm ra đầm đìa, khi nặng còn bị hôn mê. Loại đau bụng này không những sợ bị ấn tay vào mà ngay cả thở cũng phải kiềm chế trong lồng ngực, không dám thở động đến bụng sợ bị đau. Nếu ra máu quá nhiều thì sẽ bị choáng. Khi thấy có các triệu chứng này, nếu đã từng có tiền sử bị viêm khoang chậu mạn hoặc không có thai thì khả năng là bị chửa ngoài dạ con.

                      169. Phòng chữa căn bệnh chửa ngoài dạ con như thế nào?

                      Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chửa ngoài dạ con là do ống dẫn trứng bị viêm.Vì thế muốn ngăn chặn tình trạng chửa ngoài dạ con, điều chủ chốt nhất là phải tích cực điều trị bệnh viêm khoang chậu và chứng viêm ống dẫn trứng; cần chú ý giữ gìn vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, sau khi đẻ, trong thời kỳ cho con bú, làm tốt sinh đẻ có kế hoạch, giảm số lần phẫu thuật vì thai; chống viêm nhiễm sau khi đẻ và sau khi sảy thai. Tất cả các biện pháp này đều là các biện pháp trọng yếu phòng chống khỏi bị chửa ngoài dạ con.

                      Nếu đã bị chửa ngoài dạ con thì có thể chữa trị bằng cách kết hợp cả Đông, Tây y. Khi thai ngoài dạ con còn chưa bị vỡ ra, phôi thai vẫn còn sống, có thể lấy bột rễ cây quất lâu (tên vị thuốc Đông y) loại bỏ phôi thai. Nếu thai đã bị vỡ ra, người mẹ bị sốc thì phải nhanh chóng tiếp máu, tiếp nước và cho thở ôxy, giữ ấm, đồng thời có thẻ sắc cho uống loại thuốc hoạt huyết hóa ứ của Đông y, chẳng hạn như đan sâm 30 g, xích thược 12 g, nhân hạt đào 10 g, cây một dược 10 g, nhũ hương 10 g. Nếu bệnh nhân không tỉnh lại được thì phải mổ ngay. Nếu thai mới bị vỡ, máu ra ít, không có hiện tượng bị sốc nhưng có khả năng ra máu tiếp thì có thể cho thêm ngân hoa, liên kiều vào bài thuốc Đông y đã nêu ở trên, để thanh nhiệt, giải độc, chống viêm nhiễm. Nếu bệnh tình vẫn không chuyển, có thể đưa vào mổ. Nếu thai nhi bị vỡ đã khá lâu, tạo thành cục trong khoang bụng, thì có thể uống bài thuốc Đông y hoạt huyết hóa ứ (tức lưu thông máu, tan u cục) và bổ khí dưỡng âm, gồm đan sâm 15 g, xích thược 12 g, tam lăng 10 g, nga truật 10 g, nhân hạt đào 10 g, hoàn kỳ 10 g, đan sâm 10 g, mạch đông 12 g, tất cả đều cho vào ấm sắc lấy nước uống, có tác dụng tiếp thêm nước, chống viêm nhiễm. Nếu bị viêm khoang chậu nặng mà không chữa được, đồng thời muốn triệt để thì dùng phẫu thuật cắt bỏ.
                      #71
                        Asin 09.11.2004 06:46:33 (permalink)
                        170. Thai già tháng mà chưa sinh nở có hại gì?

                        Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng một lần, nhưng có thai vượt quá kỳ đẻ 2 tuần hoặc lâu hơn, có nghĩa là mang thai đã trên 294 ngày mà vẫn chưa đẻ thì gọi là “ thai già tháng” (trong dân gian vẫn thường gọi là “chửa trâu”).

                        Khi bị mang thai quá lâu, nhau thai của những thai già tháng sẽ bị lão hóa dần, mạch máu bị tắc, máu chảy chậm dần, chức năng của nhau thai dần dần suy giảm, không thể tiếp tục cung cấp dinh dưỡng và ôxy cho thai nhi, rất hại đến sự sinh trưởng của trẻ. Nếu bị thiếu ôxy trong một thời gian dài, trẻ có thể chậm lớn hoặc không lớn được nữa. Nó cũng có thể làm cho lực của trẻ phát triển chậm hoặc phát triển kém đi do các tổ chức não bị thiếu ôxy gây ra. Nếu bị nặng thì chức năng của nhau thai bị suy thoái, có thể làm trẻ bị chết ngạt trong tử cung.

                        Còn nếu chức năng nhau thai của những thai già tháng vẫn chưa bị ảnh hưởng gì, thai nhi vẫn tiếp tục lớn, có khi có thể tạo nên những thai cực đại, đầu thai quá to, xương sọ quá cứng, khi đẻ đầu thai không còn khả năng đàn hồi, khiến thai chui ra ngoài theo đường sản đạo rất khó khăn, dễ gây chảy máu trong sọ thai nhi và gây tổn thương đường sản đạo của cơ thể mẹ…

                        Vì thế, sau khi thấy thai đã quá kỳ sinh nở, phải vào ngay bệnh viện, để y bác sĩ theo dõi tình trạng của thai nhi, đồng thời áp dụng các biện pháp phù hợp dẫn thai ra hoặc nghiên cứu xem có cần mổ đẻ không. Khi đẻ cần chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện dụg cụ cấp cứu trẻ sơ sinh, không được chờ đẻ một cách mù quáng.

                        171. Vì sao lại bị chết thai? Sau khi thai chết người mẹ có những hiện tượng gì?

                        Thai đã được trên 6 tháng, chết trong tử cung, gọi là thai chết. Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến thai bị chết. Đó là :

                        1. Cuống rốn không bình thường, chẳng hạn như cuống rốn bị xoắn, bị đè vào v.v…

                        2. Nhau thai bị đẩy về phía trước hoặc nhau thai rụng sớm, khiến thai nhi có thể bị chết do thiếu máu, thiếu ôxy.

                        3. Thai nhi bị dị tật nặng.

                        4. Chức năng của nhau thai bị suy giảm, do nhau thai ảnh hưởng của thai già tháng của hội chứng cao huyết áp, của bệnh cao huyết áp, bệnh đái đường, bệnh viêm thận v.v… mà không cung cấp đủ ôxy cho thai nhi, làm thai nhi bị chết ngạt.

                        Sau khi thai chết, cảm giác đầu tiên mà người mẹ nhận biết là không thấy thai đạp nữa, bụng sụt xuống thấp, đồng thời có thể có một ít máu đen từ âm đạo chảy ra. Nếu thai chết đã lâu, người mẹ thường có cảm giác chán ăn, toàn thân không còn sức lực, buồn nôn, nôn mửa, ghê lạnh, mồm hôi, từ âm đạo chảy ra chất như mủ. Nếu bản thân kiểm tra tỉ mỉ, sẽ thấy đầu vú chảy xuống, có ít dịch sữa tiết ra; độ cao của đáy tử cung khong còn cao như trước nữa, cũng không thấy vòng bụng to lên, thậm chí còn nhỏ hơn trước, sờ không thấy ngôi thai, cũng không có cảm giác thai đạp.

                        Nếu thấy có hững hiện tượng bất thường này thì có khả năng là thai đã chết nên vào ngay bệnh viện, sớm xử lý kịp thời

                        172. Thế nào là thai có độ nguy hiểm cao? Những tình trạng nào thai có độ nguy hiểm cao?

                        Việc những thai gây độ nguy hiểm cao tới người mẹ, thai nhi, trẻ sơ sinh đều được gọi là thai có độ nguy hiểm cao. Người phụ nữ có chửa mang những nhân tố có độ nguy hiểm cao thì gọi là người chửa có độ nguy hiểm cao, thai nhi là thai nhi có độ nguy hiểm cao, trẻ sơ sinh là trẻ có độ nguy hiểm cao.

                        Có nhiều nhân tố gây nên thai có độ nguy hiểm cao. Những thai trong các trường hợp dưới đây, thuộc nhóm những thai có độ nguy hiểm cao. Đó là :

                        - Có thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 35.

                        - Trong thời gian mang thai còn bị kèm theo các bệnh cao huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh viêm gan nặng, bệnh đái đường, bệnh cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng hoạt động quá mức bình thường, bệnh viêm ruột thừa cấp, bệnh lao phổi có tính phát triển rộng.

                        - Đã từng có tiền sử sinh đẻ không bình thường, chẳng hạn như chửa ngoài dạ con, sảy thai thành thói quen hoặc đẻ non, chết thai, đẻ khó, bị dị tật hoặc trẻ mới sinh ra thì chết. Khi mang thai lần sau này thì xuất hiện tình trạng không bình thường của thai, chẳng hạn như nước ối quá nhiều hoặc quá ít, ra máu trước khi đẻ, bị hội chứng cao huyết áp thai nghén, thai đôi, chửa già tháng, lệch ngôi thai, hẹp khoang chậu, thai cực đại, nhóm máu của mẹ và con không hợp nhau và thai phát triển chậm; tiếp xúc với tia phóng xạ quá nhiều trong khi đang mang thai, tiếp xúc với chất độc hóa học hoặc uống quá nhiều thuốc, rượu mạnh gây ảnh hưởng tới thai hoặc bị nhiễm virus gây bệnh.

                        173. Chăm sóc những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao như thế nào?

                        Những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao có tỷ lệ trẻ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn những phụ nữ mang thai bình thường. Các chuyên gia ở Trung Quốc đã thống kê rằng số người mang thai có độ nguy hiểm cao chỉ chiếm 10-20% tổng số những người mang thai nhưng 70-80% tỷ lệ trẻ mắc bệnh và tỷ lệ trẻ tử vong xung quanh kỳ đẻ (tính từ 6 tháng trở ra cho đến sau khi đẻ một tuần) và 60% các ca phẫu sản đều xảy ra ở những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao. Tỷ lệ bị đẻ non, nhẹ cân và mắc bệnh ở hệ hô hấp cũng cao gấp hai lần những người đẻ bình thường. Theo tổng kết của thành phố Tô Châu năm 1083, số người mang thai có độ nguy hiểm cao chiếm 23,5% tổng số người có thai, trong đó tỷ lệ tử vong xung quanh kỳ đẻ cao gấp 6,6 lần những người mang thai bình thường. Có thẻ thấy rằng làm tốt việc chăm sóc những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao là hết sức quan trọng đối với an toàn của người mẹ và đứa trẻ.

                        Sau khi những phụ nữ mang thai có độ nguy hiểm cao vào nằm viện, ngoài việc điều trị đúng vào các nguyên nhân bệnh tật còn về mặt chăm sóc trước tiên phải bố trí ngỉ ngơi ở một nơi yên tĩnh, dễ chịu và phải luôn luôn nằm nghiêng, để giúp ích cho việc tuần hoàn máu của nhau thai và cung cấp ôxy cho thai nhi.

                        Về mặt ăn uống, phải cho ăn các chất dinh dưỡng cao, có nhiệt lượng cao, giàu đạm và bổ sung đủ các chất vitamin, chất sắt, chất canxi, để nâng cao tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, thúc thai nhi lớn lên. Định kỳ kiểm tra tiếng tim thai (bình thường cứ mỗi phút đạp từ 120-160 lần), kiểm tra tiếng thai đạp (bình thường cứ một tiếng đồng hồ thai đạp 3-5 lần), tốt nhất là nên ghi lại số lần thai đạp trong 12 tiếng đồng hồ.Nếu số lần tim thai đập quá nhanh hoặc quá chậm, hoặc không đúng nhịp, tiếng tim thai yếu đi, đều chứng tỏ chức năng nhau thai đã bị suy giảm. Mỗi tiếng đồng hồ thai đạp không đến 3 lần, chứng tỏ thai có thể bị thiếu ôxy nên kịp thời báo cho bác sĩ để kịp xử lý.

                        #72
                          Asin 09.11.2004 06:47:26 (permalink)
                          174. Tình trạng nào thì phải mổ đẻ?

                          Những người có thai từ sáu tháng rưỡi trở lên, phải phẫu thuật mổ tử cung để lấy thai nhi và nhau thai ra thì gọi là phẫu sản (tức mổ đẻ). Có sản phụ vừa mới đau đẻ đã đề nghị mổ đẻ, nói rằng có làm như vậy mới giúp cho con trẻ bớt phải chịu tội; cũng có sản phụ vừa nghe thấy phải mổ đẻ thì sợ mất mật, không dám vào mổ đẻ. Thực ra, việc phẫu sản có đặc trưng riêng gồm.

                          1.Về đường sản đạo: Những người phải phẫu sản là những người có xương chậu nhỏ hẹp, xương chậu bị biến dạng, đường sản đạo mềm bị bít lại (chẳng hạn như có khối u ung thư ở khoang chậu và âm đạo, âm đạo bị dính liền lại), người meệ sinh con lần đầu ở độ tuổi đã cao từ 35 tuổi trở lên nên tử cung bị cứng không mở rộng ra được…đều cản trở thai nhi chui qua âm đạo.

                          2. Sức đẻ không bình thường: Tử cung không có sức co bóp, ca đẻ kéo dài, đã dùng nhiều biện pháp xử lý mà không có kết quả, gây nguy hại nghiêm trọng cho cả mẹ và con .

                          3. Thai nhi không bình thường: Ngôi thai lệch (gồm những sản phụ đẻ lần đầu bị ngôi thai ngược khi đã đủ tháng, những sản phụ đã từng sinh đẻ vẫn bị ngôi thai ngược kèm theo nước ối quá nhiều hoặc nước ối đã ra hết, những sản phụ đẻ lần đầu khi tuổi đã cao mà ngôi thai là mông đứa trẻ ra trước hoặc ngôi thai mặt…), thai cực đại, thai nhi bị ngạt trang tử cung đã gắng cứu chữa vẫn vô hiệu, những người cao tuổi đẻ lần đầu đã từng bị chết thai khi đẻ.

                          4. Các tổ chức kèm theo thai có sự bất thường như: Nhau thai ở phía trước, nhau thai tách ra sớm cùng lúc với việc ra máu ồ ạt trước khi đẻ, cuống rốn đã rời ra nhưng thai nhi còn sống.

                          5. Mắc chứng bội nhiễm thai: Đó là những người bị hội chứng cao huyết áp nặng đã từng chữa trị mà không khỏi; những người vừa mang thai vừa bị bệnh tim muốn đẻ sớm nhưng không thể tự đẻ bằng đường âm đạo; những người đã từng mổ đẻ hoặc có vết sẹo mổ ở bụng chưa được 2 năm hoặc sau khi mổ xong đã từng bị viêm hay bị loét rách vét mổ, thế mà lần mang thai này lại có các yếu tố khác bất lợi cho việc sinh đẻ bằng âm đạo…Để đảm bảo tính mạng và an toàn cho cả mẹ lẫn con, tất cả các trường hợp nêu trên đều phải mổ đẻ.

                          175. Làm giảm bớt được cơn đau khi đẻ

                          Khi đẻ, do tử cung co bóp mạnh mà gây nên những trận đau bụng dữ dội. Muốn giảm bớt được cơn đau đẻ trước tiên phải gạt bỏ mọi lo lắng và sợ hãi về tư tưởng. Việc sinh đẻ vốn là việc dưa chín đến ngày rụng cuống, nếu lo sợ quá mức sẽ làm cho cơn đau nặng thêm. Khi bắt đầu đẻ, có thể áp dụng mấy biện pháp giúp giảm nhẹ cơn đau như sau:

                          1. Thở sâu: Khi tử cung bắt đầu co bóp, làm động tác hít thở sâu vào bụng, tử cung càng co bóp mạnh càng hít thở sâu hơn, cho đến khi tử cung ngừng co bóp thì ngừng lại.

                          2. Xoa ấn tay vào thành bụng: Để đẩy nhanh quá trình đẻ ban đầu, lấy hai tay xoa ấn nhẹ vào bụng, chú ý kết hợp động tác xoa ấn với thở sâu.

                          3. Cách ấn: Khi bác sĩ thông báo tử cung đã mở hết còn 1-2 giờ đồng hồ nữa thì đúng vào lúc tử cung co bóp, lấy tay hoặc nắm tay ấn vào những chỗ khó chịu như thắt lưng, trên khớp mu, cánh chậu.

                          4. Cách rặn đẻ: Sau khi rặn đẻ ở sản trình 2, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, có thể vận hết áp lực của bụng rặn dồn xuống dưới, để đẩy nhanh quá trình đẻ, như vậy rút ngắn được thời gian đẻ, giảm được đau đớn.

                          176. Vì sao đau bụng sau khi đẻ. Xử lý như thế nào?

                          Có một số phụ nữ, trong 3-4 ngày đầu sau khi đẻ vẫn thấy bụng dưới đau dồn từng cơn, khi đau dữ còn có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy tử cung nhô lên, hơi cứng, đồng thời máu đẻ ra nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, có thể cảm thấy đau rõ hơn.Y học gọi là đau co bóp tử cung sau khi đẻ. Tình trạng này thường hay gặp ở những phụ nữ đẻ con dạ hoặc sản cấp. Việc tử cung co bóp mạnh đã làm cho các chùm dây thần kinh ở thành tử cung bị ép vào, tổ chức tử cung bị thiếu máu, thiếu ôxy, vì thế dẫn đến đau bụng.

                          Khi cho bú, tử cung co bóp càng rõ hơn, cho nên càng đau nhiều hơn. Ngoài ra, nếu trong tử cung vẫn còn máu cục hoặc những miếng màng thai còn sót lại nhau thai, cũng có thể dẫn đến đau co bóp tử cung sau khi đẻ kèm theo chảy máu. Cơn đau thường xuật hiện vào ngày đầu tiên sau khi đẻ, sau đó giảm dần và hết hẳn.

                          Thường không cần phải xử lý gì khi bị đau co tử cung. Nếu đau quá không chịu được, có thể chườm bụng bằng túi nước nóng, cơn đau có thể giảm bớt. Có thể uống một chút rượu màu pha với đường phèn, nước sơn tra pha đường phèn hoặc ăn hột sơn tra cũng có hiệu quả.

                          177. Thế nào là tử cung không hồi phục lại đầy đủ sau khi đẻ? Xử lý như thế nào?

                          Sau khi sản phụ sinh con xong, thường trong khoảng 10-14 ngày, tử cung đã co về chui vào trong hố chậu. Lúc này không còn sờ thấy tử cung ở dưới bụng nữa. Nếu sau khi đẻ, tử cung vẫn chưa co về và trở lại vị trí cũ trong khoảng thời gian đã nêu, thì gọi là tử cung không hồi phục lại đầy đủ.

                          Việc tử cung hồi phục trở lại trạng thái cũ nhanh hay chậm, tuy có liên quan tới độ tuổi, số lần đẻ, tình trạng sức khỏe toàn thân, quá trình đẻ nhanh hay chậm và liệu có sữa hay không nhưng nguyên nhân dẫn tới việc tử cung không hồi phục đầy đủ chủ yếu là do niêm mạc tử cung không bong hết, có lúc có thể ra nhiều máu, đau thắt lưng, bụng dưới trướng đầy, thời gian ra máu đẻ kéo dài hoặc bạch đới ra nhiều, thể tích tử cung lớn nhưng mềm…Nếu không kịp thời chữa trị thì sẽ làm co tử cung bị thay đổi trạng thái mãi mãi, hơn nữa còn làm cho lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn, kỳ kinh kéo dài ra. Vì thế nên liểm tra tìm nguyên nhân, tích cực chữa trị. Có thể uống cao ích mẫu để tăng cường khả năng co lại của tử cung; Nếu bị viêm, co thể lựa chọn dùng loại kháng sinh thíc hợp. Nếu tử cung ngả ra đằng sau nên nằm úp sấp mỗi ngày hai lần, mỗi lần từ 10-15 phút. Khi nghi ngờ còn sót nhau thai, phải đến bệnh viện khám và nạo tử cung.

                          178. Bị viêm nhiễm trong thời kỳ ở cữ là thế nào? Phòng chữa ra sao?

                          Viêm nhiễm sau khi đẻ cũng gọi tắt là sốt sản hậu hay sốt ở cữ là một căn bệnh khá nặng trong thời gian ở cữ. Người phụ nữ sau khi sinh con xong, do có bề mặt sát thương rộng ở những chỗ nhau thai áp vào trong khoang tử cung, cơ sản đạo bị tổn thương nhiều hoặc ít khi thai nhi chui ra,do có một khối lượng lớn máu đẻ chảy qua sản đạo ra ngoài trong thời gian tử cung hồi phục lại sau khi đẻ, do quá trình kéo dài hoặc bị ra nhiều máu, khiến sức đề kháng của toàn thân yếu đi, vì thế làm cho vi khuẩn vốn ẩn náu trong âm đạo hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào dễ sinh sôi phát triển, khiến bộ máy sinh dục bị viêm nhiễm dẫn đến mắc bệnh sốt sản hậu.

                          Khi bắt đầu bị viêm, thường những chỗ bị sát thương sẽ viêm trước. Nếu bị viêm ở âm hộ hoặc âm đạo thì có thể xuất hiện tình trạng tấy đỏ, đau rát từng chỗ, còn toàn thân phản ứng nhẹ. Nếu bị viêm trong tử cung, thường sau khi đẻ khoảng 2-5 ngày thì sản phụ bắt đầu sốt, đau đầu, toàn thân khó chịu và bụng dưới đau tức, máu đẻ ra nhiều và có mùi. Nếu kéo dài sẽ trở thành bệnh viêm các tổ chức ở hai bên tử cung, sẽ sốt liên tục kéo dài, hai bên tử cung đau tức. Nếu phát triển thành viêm màng bụng thì ngoài sốt cao còn bị rùng mình, vùng bụng bị đau dữ dội và trướng đầy. Nếu chuyển sang chứng bại máu thì bệnh tình càng nặng, nếu không kịp thời chữa chạy có thể nguy đến tính mạng. Đối với bệnh sốt sản hậu, việc phòng chống sẽ tốt hơn việc chữa trị. Nên bắt đầu phòng chống từ khi có thai bằng cách tăng cường dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, thường xuyên khám sản, đề phòng đẻ khó, giảm bớt sát thương do mổ đẻ hoặc đẻ thường.

                          Vào cuối thời kỳ mang thai, cần tránh tắm ngâm người trong bể tắm và tránh sinh hoạt tình dục. Khi đẻ, chú ý chống viêm, sau khi đẻ phải giữ vệ sinh sạch sẽ, những người bị rách cửa mình phải chú ý giữ sạch hội âm. Đương nhiên,nhân viên đỡ đẻ vô trùng là điều quảntọng hơn. Nếu đã bị viêm, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tiêu độc hạ sốt của Đông y. Đồng thời nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, để khoanh vùng chỗ viêm nằm trong khoang chậu, máu đẻ dễ thoát ra ngoài và nên uống nhiều nước, thức ăn phải giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.Qua tích cực chữa trị và chăm sóc, phần lớn sản phụ mắc bệnh này đều qua khỏi.

                          #73
                            Asin 09.11.2004 06:48:21 (permalink)
                            179. Vì sao sau khi đẻ lại ra nhiều mồ hôi? Cần chú ý những gì?

                            Sau khi đẻ, cơ thể sản phụ ra rất nhiều mồ hôi, nhất là lúc ngủ hay vừa tỉnh dậy; mồ hôi ra càng nhiều, thậm chí ra ròng ròng vào mùa hè, khiến quần áo ướt đẫm. Vì sao sau khi đẻ sản phụ lại ra nhiều mồ hôi như vậy? Đó là bởi vì trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản phụ tích trữ khá nhiều nước, đến lúc ở cữ, chức năng bài tiết của da hoạt động mạnh. Cho nên ra nhiều mồ hôi sau khi đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần phải lo lắng.

                            Việc ra nhiều mồ hôi sau khi đẻ tuy là hiện tưọng sinh lý bình thường, nhưng phải quan tâm chăm sóc. Trước tiên, buồng nghỉ của sản phụ phải ấm nhưng không được nóng nhưng phải thoáng, lưu thông không khí nhưng không được quá mát, càng cần tránh để gió thổi qua đầu giường hoặc dùng quạt trực tiếp vào. Quần áo, chăn đắp cũng không được quá dày. Khi mồ hôi ra nhiều nên thường xuyên thay quần áo. Có thể lấy khăn mặt lau khô người hoặc dùng nước ấm lau người, như vậy có thể chống bị cảm.

                            180. Vì sao sau khi đẻ hay bị đi tiểu khó? Khi bị đi tiểu khó thì làm thế nào?

                            Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai, cơ thể người sản phụ tích trữ một lượng nước khá lớn. Sau khi đẻ, một phần được bài tiết qua da từ tuyến mồ hôi, một phần qua thận đi tiểu ra ngoài. Cho nên sau khi sinh con, người sản phụ vừa nhiều mồ hôi, vừa đi tiểu nhiều. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng cũng có một số sản phụ, đặc biệt là những sản phụ sinh con so, có thể đi tiểu khó khăn. Đó là vì:

                            1. Quá trình đẻ kéo dài: Do quá trình đẻ kéo dài, bàng quang do bị thai chèn trong thời gian dài mà bị xung huyết, sưng phù, thậm chí màng dính lại rồi ra máu, làm ảnh huởng đến sự co bóp của cơ bàng quang, khiến chức năng của bàng quang mất điều hòa mà đi tiểu khó khăn.

                            2. Do thành bụng nhão chảy ra sau khi đẻ: Sau khi đẻ, thành bụng trở nên lỏng lẻo, khoảng trống trong thành bụng to lên, khiến dung lượng của bàng quang cũng phình thêm. Bàng quang không chịu được áp lực bên trong. Khi dung dịch nước tiểu quá nhiều, sức căng của bàng quang càng bị đè xuống, khả năng cảm thụ càng kém, khi nước tiểu bị giữ lại thì không buồn đi tiểu.

                            3. Bộ phận hội âm bị tổn thương: Do bộ phận hội âm bị rách, đau, có thể khiến cho cơ vòng của niệu đạo bị co giật, tiến tới đi tiểu khó khăn.

                            4. Thói quen thay đổi khác đi: Sau khi đẻ, sản phụ phải nằm ngửa khi đi tiểu tiện hoặc tiểu tiện trên giường, có sản phụ khó khăn với kiểu này, vì thế tinh thần căng thẳng, cũng có thể gây ra đi tiểu khó khăn.

                            Biện pháp tốt nhất để phòng chữa đi tiểu khó là sau khoảng 6-8 tiếng đồn hồ sau khi đẻ, hãy đốc thúc sản phụ đi tiểu, không được đến khi buồn đi tiểu mới đi. Nếu không quen nằm trên giường đi tiểu,có thể đỡ sản phụ dậy đi tiểu ngồi. Nếu sản phụ không thể tự đi tiểu được, có thể lấy túi nước nóng chườm vào bụng dưới hoặc dùng nước nóng xông rửa bộ phận âm hộ và xung quanh niêm đạo. Lấy tay ấn vào bụng dưới, dùng kim châm cứu hoặc dùng điếu ngải khô cứu trên các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Trung cực.

                            Sau khi dùng những phương pháp trên, nếu vẫn chưa đi tiểu được, cần dùng ống dẫn nước tiểu ra ngoài và để như vậy trong 1 ngày tròn, đợi hết phù không còn xung huyết, độ căng của bàng quang trở lại bình thường thì có thể tự đi giải được.

                            181. Nguyên nhân nào có thể dẫn đến chảy máu sau khi đẻ?

                            Khi đẻ bình thường, lượng máu mất đi thường vào khoảng 50-200 ml. Nếu ra máu quá 400 ml trong 24 tiếng đồng hồ sau khi đẻ thì gọi là xuất huyết sản hậu thời kỳ đầu. Nếu ra máu ồ ạt sau thời gian 24 tiếng đồng hồ sau khi đẻ thì gọi là xuất huyết sản hậu thời kỳ cuối.

                            Chủ yếu có mấy nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau khi đẻ, đó là: Tử cung yếu, co bóp không hết, mạch máu trên các vùng bị sát thương mở ra, dẫn đến chảy máu liên tục. Tình trạng này chiếm 70-75% số sản phụ bị chảy máu sau khi đẻ. Ngoài ra còn bị sót mảnh nhau thai, gây ảnh hưởng đến sức co bóp của tử cung hoặc do đường sản đạo mềm bị tổn thương hoặc vết mổ đẻ chưa lành hoặc máu tụ lại gây cản trở, cũng sẽ dẫn đến chảy máu sau khi đẻ.

                            Nhau thai bị sót, gây chảy máu nhiều thường hay xảy ra trong khoảng 10 ngày sau khi đẻ. Kèm theo với việc sót nhau thai, có cả tình trạng bề mặt nhau thai áp vào tử cung phục hồi trở lại không tốt dẫn đến chảy máu thì hay xảy ra trong khoảng 2 tuần sau khi đẻ. Thành tử cung bị cứa vào chỗ nứt rạn gây chảy máu thường xảy ra trong khoảng từ 2-3 tuần sau khi mổ đẻ.

                            Việc chảy máu sau khi đẻ không những gây ra thiếu máu, nặng hơn còn dẫn đến bị choáng,có người đồng thời bị viêm nhiễm. Vì thế phải tích cực đề phòng. Cần sinh đẻ có kế hoạch, chú ý giữ vệ sinh khi mang thai, định kỳ khám thai trước khi đẻ, phát hiện có vấn đề phải kịp thời giải quyết sớm, những điều kiện này rất quan trọng đối với việc phòng tránh chảy máu sau khi đẻ. Nếu bị chảy máu sau khi đẻ, lượng máu ra không dứt,có thể dùng cao ích mẫu hoặc thuốc kháng sinh, một mặt cầm máu, một mặt chống viêm nhiễm. Nếu nghi còn sót nhau thai, màng niêm mạc bong ra hoặc bề mặt nhau thai áp vào bề mặt phục hồi không tốt phải đi khám và nạo tử cung ngay.

                            182. Vì sao sản phụ phải tránh gió lạnh?

                            Đông y có câu “một chậu lửa trước thai, một cục nước đá sau khi đẻ”. Sau khi đẻ chân khí của sản phụ bị tổn thương lớn, khí huyết không đủ, các mạch đều rỗng, hơi một chút không cẩn thận là sẽ bị bệnh. Đẻ xong, tuyến mồ hôi của sản phụ mở rộng lỗ, mồ hôi ra nhiều, gió lạnh khí lạnh rất dễ ngấm vào người qua những kẽ hở, có thể trực tiếp gây đau thần kinh hoặc do sau khi bị lạnh, nhiệt độ cơ thể hạ xuống, mạch máu co lại, gây ảnh hưởng đến việc cung cấp máu bình thường, vì việc tuần hoàn bị cản trở mà gây ra các chứng bệnh đau đầu, đau thắt lưng, đau chân…

                            Cho nên sau khi đẻ xong, sản phụ phải tránh gió lạnh. Vì thế cần ăn mặc thích hợp, mềm mại, giữ ấm, giường nằm không được kê ở chỗ có gió lùa (nhưng phải chú ý độ thoáng đảm bảo ánh sáng của cả phòng). Không được lau rửa chân tay bằng nước lạnh, càng không được tắm bằng nước lạnh. Ngoài ra, khả năng tiêu hóa của sản phụ kém, tốt nhất không ăn thức ăn sống lạnh, đẻ tránh bị trúng lạnh cản trở tuần hoàn máu, gây đau dạ dày hoặc đau bụng.

                            183. Phòng chữa trúng nắng sau khi đẻ như thế nào?

                            Sinh con vào mùa hè rất dễ bị trúng nắng, nhất là những sản phụ có sức khỏe yếu, có bệnh, mất nhủ hoặc thiếu nhủ, lao động mệt mỏi quá độ, phải nằm trên giường lâu dài, càng dễ bị trúng nắng. Sau khi bị trúng nắng, nhẹ thì miệng khát, đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, đầu váng, đau đầu, đau ngực, trong lòng hoảng hốt, người không còn sức…Nếu trúng gió khá nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng lên, mạch đập nhanh và thở nhanh, mặt trắng bệch, ngừng ra mồ hôi, da không nóng.

                            Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên cao thì xuất hiện các triệu chứng nguy cấp như sốt cao, hôn mê, co giật, huyết áp tụt và thở dốc. Nếu không kịp thời cứu chữa sẽ nguy đến tính mạng. Cho nên cần tích cực đề phòng tránh nắng sau khi đẻ. Trước tiên, không được đóng kín cửa sổ vào mùa hè nóng nực, không được mặc quần áo dày, đắp chăn dày, nên làm cho buồng ở thông gió, lưu thông không khí và tán nhiệt nhanh. Nhưng lại không được để gió lùa hoặc dùng quạt điện gió lùa, để tránh bị lạnh. Tiếp nữa, có thể dựng mái che ở ngoài cửa sổ, ngăn cản nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, ở xa bếp lửa, để tránh bị nóng quá, khi mồ hôi ra nhiều, có thể uống nhiều nước sôi pha muối nhạt, có tác dụng rất quan trọng đối với việc chống trúng nắng sau khi đẻ.

                            #74
                              Asin 09.11.2004 06:49:10 (permalink)
                              184. Nguyên nhân bầu vú căng đau sau khi đẻ là gì? Nên xử lý như thế nào?

                              Sau khi sinh xong, sữa bắt đầu được tiết ra với một lượng lớn, đồng thời ống limpha ở tuyến vú va mạch máu căng lên, lúc này các tia sữa trong tuyến vú bị tắc, sẽ dẫn đến tình trạng bầu vú bị đầy sữa ứ đọng lại. Chính điều này có thể làm cho bầu vú bị căng đau.

                              Do tình trạng vú sữa bị căng đau ở mỗi người mỗi khác, có thể xử lý theo các phương pháp khác nhau. Nếu sản phụ cảm thấy tạm thời bầu vú bị cương lên hơi đau, nhưng dịch sữa vẫn tiết ra được thì không cần áp dụng biện pháp đặc thù, chỉ cần cho trẻ bú hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa ra là được. Nếu bầu vú bị cương đau, hơi cứng, có thể dùng nịt hút sữa hoặc cho trẻ bú là mềm dần. Nếu vú bị sưng to, sờ cứng cục rắn, khá đau, bề mặt da sưng lên mà nóng rực, đầu vú tụt vào thì có thể chườm nóng, xoa bóp từng chõ và chú ý giữ gìn đầu vú, chống bị nứt núm vú. Bầu vú sưng to, đau dữ dội, nóng rát, thậm chí phát sốt toàn thân thì nên chườm nóng, xoa bóp nhẹ vào xung quanh bầu vú, đầu vú nặn sữa ra, cũng có thể tiêm thuốc kích thích để ra sữa, 15 phút sau cho trẻ bú hoặc dùng nịt hút sữa hút. Lúc cần có thể dùng kháng sinh để chống viêm nhiễm hoặc dùng bài thuốc Đông y để thông sữa làm tan chỗ kết rắn lại.

                              185. Phòng trị viêm tuyến sữa như thế nào?

                              Bệnh viêm tuyến sữa thường hay xảy ra sau khi đẻ, đặc biệt là phụ nữ mới sinh con lần đầu, càng dễ bị viêm. Đó là bởi vì đầu vú của phụ nữ sinh con lần đầu khá mềm, rất dễ bị nứt thành những lỗ nhỏ khi trẻ bú mạnh, từ đó tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào. Ngoài ra, do lần đầu tiên tiết sữa, ống dẫn sữa của tuyến sữa không được thông lắm, sữa dễ bị tích lại trong các tổ chức xơ đệm của vú, cũng là môi trường để vi khuẩn sinh sôi phát triển, vì thế dễ gây viêm tuyến sữa.

                              Sau khi bị viêm tuyến sữa, sờ thấy u cục rắn cứng ở trong vú, lớp da bề mặt vú sưng đỏ, nóng rực, rát đau, nếu bị nặng thì còn bị phát sốt ,chứng viêm tiếp tục phát triển có thể nung thành mủ. Để phòng chống bị viêm tuyến sữa, việc chú ý giữ sạch bầu vú là rất quan trọng. Nếu đầu vú bị nứt, có thể lấy đầu vú bằng thủy tinh (hãy đến hiệu thuốc mua) chụp lên đầu vú, cho bú gián tiếp, để đầu vú không bị trẻ nhay trực tiếp,có thể giúp cho vết nứt nhanh chóng liền lại. Nếu lỗ tuyến sữa bị tắc, sữa ứ đọng lại trong bầu vú, có thể dùng tay xoa bóp nhẹ vào xung quanh bầu vú và đầu vú hoặc dùng lược gỗ chải nhẹ, giúp cho sữa ra ngoài (nhất thiết không được bóp mạnh) như vậy có thể phòng được bệnh viêm tuyến sữa nên ngừng cho trẻ bú ở bên vú bị viêm. Để sữa tiết ra không bị giảm đi, có thể dùng nịt hút sữa định kỳ hút sữa ra, đồng thời chườm lạnh khi mới bị viêm, cuối thời kỳ bị viêm thì chườm nóng, mỗi ngày chườm 3-4 lần và có thể tiêm kháng sinh với liều lượng thích hợp để chữa trị, cũng có thể nghiền thành bột hai vị Hoàng bá, Thạch cao uóng thuốc Đông y thanh nhiệt tiêu độc. Nếu vú bị nung mủ nên đến bệnh viện chích lấy hết mủ.

                              186. Phòng chống nứt núm vú và tụt đầu vú sau khi đẻ như thế nào?

                              Đầu vú bình thường phải nhô cao lên trên bề mặt vú, đặc biệt là sau khi mang thai, đầu vú càng to hơn, càng nhô hẳn lên. Nếu đầu vú tụt xuống thì ảnh hưởng đến việc bú sữa, nếu tụt sâu hẳn vào trong thì không thể bú được. Sữa bị tích đọng trong vú, còn có thể gây viêm tuyến sữa nên trong thời kỳ có thai nếu phát hiện thấy đầu vú tụt lõm vào nên hết sức cẩn thận. Nếu đầu vú hơi bị tụt vào trong, vào những tháng cuối thời kỳ mang thai, hàng ngày bạn có thể lấy tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài. Nếu đầu vú tụt sâu vào trong, dùng tay kéo mà không được có thể lấy nịt hút sữa hút sữa ra hoặc lấy đầu vú thủy tinh chụp vào cho bú gián tiếp. Một số phụ nữ do đầu vú bằng tịt, tụt vào trong khiến trẻ bú rất khó khăn, thời gian bú kéo dài mà bị nứt cổ vú. Việc bị nứt núm vú không những gây đau đớn khi cho trẻ bú mà còn dễ gây đọng sữa, nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào, dẫn đến viêm tuyến sữa. Cho nên bắt đầu vào những tháng cuối có thai, phải phòng chống bị nứt núm vú. Mỗi ngày lau rửa sạch đầu vú từ 1-2 lần bằng xà phòng và nước, nắn đầu vú bị tụt, làm tăng độ bền của lớp da vú, nhẹ thì có thể tiếp tục cho trẻ bú hoặc cho bú thay đổi, gián đoạn hai bên vú. Sau mỗi lần bú lại bôi loại dầu cá 10% hoặc trộn 3 g phèn chua nghiền thành bột với 10ml dầu vừng, đem bôi đều lên trên, lấy băng tiêu độc phủ lên, khi cho bú lần sau thì rửa sạch. Nếu bị nặng có thể hút sữa ra bằng nịt hút sữa hoặc cho vú gián tiếp qua đầu vú thủy tinh
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > | Trang 5 của 6 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 79 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9