(URL) SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG
Thay đổi trang: << < 4 | Trang 4 của 4 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 60 bài trong đề mục
LXMai 22.11.2006 22:15:10 (permalink)

38. Phạm Quế Dương: Kỷ niệm của tôi về Nguyễn Thanh Giang

 
Phạm Quế Dương: Kỷ niệm của tôi về Nguyễn Thanh Giang

 
Hẹn …
 
#46
    LXMai 24.11.2006 22:26:31 (permalink)


    39. Phan Dũng: Về việc giáo sư Nguyễn Thanh Giang bị bắt và trích những bài viết, cũng như lời phát biểu hiện nay của Việt Nam


    Phan Dũng: Về việc giáo sư Nguyễn Thanh Giang bị bắt và trích những bài viết, cũng như lời phát biểu hiện nay của Việt Nam


    Hẹn …

    #47
      LXMai 24.11.2006 22:33:26 (permalink)
       
      Hoàng Tiến
      Kẻ sĩ đất Thăng Long chẳng chịu cúi đầu trước bạo ngược
       
      #48
        LXMai 24.11.2006 22:40:39 (permalink)

        40. Hoàng Tiến: Về việc ông Nguyễn Thanh Giang bị bắt

         
        Hoàng Tiến: Về việc ông Nguyễn Thanh Giang bị bắt

         

        Nhà Văn Hoàng Tiến Gửi Thư Cho Ðảng CSVN
        Về Việc Ông Nguyễn Thanh Giang Bị Bắt
        Lời Giới Thiệu : Nhà văn Hoàng Tiến, sinh năm 1933 tại Hà Nội, thường xuyên viết nhiều bài vở, kiến nghị lên án chế độ Hà Nội chà đạp tự do dân chủ, vi phạm nhân quyền. Hồi tháng 4/99 vừa qua, ông bị công an "bắt cóc" ngay trên đường phố Hà Nội và mang đi thẩm tra hai ngày về các hoạt động "âm mưu lật đổ chế độ".
        Liên Minh Việt Nam Tự Do xin gửi đến Quý Vị lá thư của ông Hoàng Tiến gửi cho lãnh đạo Hà Nội, phản đối việc giam giữ Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang do Thông Ðiệp Xanh phổ biến.
         
        Kính gửi các vị lãnh đạo Ðảng và Nhà nước Việt Nam,
        Nhà khoa học địa vật lý Nguyễn Thanh Giang đã bị bắt chiều ngày 4-3-1999.
         
        Ông là tác giả của nhiều bài viết gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam nói về đường lối phát triển đất nước, về kinh tế, về khoa học, về giáo dục và nhất là về tổ chức một xã hội dân chủ, tôn trọng quyền làm dân, quyền làm người, những quyền đã được pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước ghi nhận.
         
        Vậy mà vừa rồi ông đã bị bắt. Tuy báo đài không đưa tin, chỉ là tin truyền miệng trong dân, nhưng gia đình ông Giang đã thừa nhận. Vậy là việc đó có thật. Và điều đó chỉ chứng tỏ thêm một lần nữa, chúng ta vẫn tiếp tục chính sách bạo lực đàn áp trí thức.
        Truyền thống của cha ông vốn tôn trọng kẻ sĩ. Kẻ sĩ là nguồn hiền tài của đất nước, là chính khí của quốc gia. 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu còn ghi khá rõ. Truyền thống của cha ông lấy hòa làm quý. Nhiều đình làng còn treo bức hoành : "Dĩ hòa vi quý", ghi nhận và tôn thờ cung cách ứng xử của tổ tiên. Nhờ thế mà cả nước một lòng, tạo thành một sức mạnh dời non lấp biển.
         
        Truyền thống của cha ông ta là "nhiễu điều phủ lấy giá gương", "gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". Vì thế mà vua Trần Nhân Tôn sau hai lần thắng giặc ngoại xâm, đã cho đốt những giấy tờ bắt được của các quan lại nhà Trần tư thông với giặc. Nhờ thế mà mọi người dốc sức toàn lực vào công cuộc kiến thiết nước nhà.
         
        Ngược lại, chúng ta đã cư xử với trí thức như thế nào ?  Không kể cái khẩu hiệu của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nêu : "trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ", mà ta đã thấy nó tả khuynh, ấu trĩ, giáo điều, từ lâu đã phế bỏ rồi. Nhưng người trí thức ở chế độ ta vẫn không được tin dùng, không được quý trọng, không được giao công việc theo đúng khả năng. Họ luôn bị nghi ngờ, bị theo dõi và bị vô hiệu hóa. Xin đơn cử những dẫn chứng :
         
        1. Luật sư hai bằng tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, chỉ vì phát biểu ở Mặt Trận Tổ Quốc nhân sai lầm của Cải cách ruộng đất, yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ (cuộc họp ngày 30-10-1956) mà ông bị vô hiệu hóa, mất dần các chức vụ. Ông bị bao vây cô lập đến mức muốn dạy tiếng pháp để kiếm tiền nuôi gia đình cũng không có ai dám đến học. Trước khi chết ông viết cuốn hồi ký "Người bị đuổi khỏi cộng đồng" (Un ex-communiste, xuất bản ở bên Pháp), có những lời tự bạch in ở trang bìa 4 rất đỗi thương tâm : "Nếu người ta đẩy sự việc tàn bạo bắt tôi phải chịu, cũng như cách đối xử với những trí thức khác bị kết tội bôi xấu chế độ, tôi chờ đợi không lùi bước trước những thử thách mà tôi biết là rất nặng nề. Tôi đã quyết định, nếu tình huống đó xảy ra, tôi sẽ tuyệt thực cho đến khi tôi chết. Ở tuổi 84 này, tôi đã hiểu rõ những điều tốt đẹp cùng những việc xấu xa của cuộc đời, và tôi không nuối tiếc khi từ giã cuộc đời này, cuộc đời suốt thời gian cùng nó tôi đã làm đầy đủ trách nhiệm của một trí thức trước nhân dân và trước lịch sử" (nguyên văn bằng tiếng pháp : "Mais si la barbarie va jusqu'à m'infliger le même traitement qu'à d'autres intellectuels accusés du régime, j'attends de pied ferme les épreuves dont je connais la dureté. Je suis désidé, si l'éventualité se produisait, d'entamer une grève de la faim jusqu'à ce que la mort s'ensuive. A 84 ans, j'ai connu de la vie le meilleur et le pire et n'éprouve pas de regret à quitter cette vie au cours de laquelle j'ai rempli mon devoir d'intellectuel devant le peuple et devant l'histoire!").
         
        2. Giáo sư Trần Ðức Thảo, nhà triết học Việt kiều ở Pháp, tự nguyện rời bỏ cuộc sống ở Paris hoa lệ, tìm lên Việt Bắc để được hòa mình vào cuộc chiến đấu gay go gian khổ cùng dân tộc. Hòa bình lập lại (1954), ông bị phê phán trong vụ Nhân văn - Giai phẩm. Bị vô hiệu hóa kéo dài. Cuối đời đau ốm, được cho sang Paris chữa bệnh và chết ở bên đó. Pháp làm ma to. Trớ trêu là bên ta cũng làm truy điệu rầm rĩ, tỏ lòng thương tiếc. Nhưng khi tro hài cốt của ông đưa về Việt Nam thì bị bỏ nằm hàng tháng ở gầm cầu thang nhà tang lễ Phùng Hưng, vì không có người nhận.
         
        3. Giáo sư Nguyễn Khắc Viện, người trí thức yêu nước, đảng viên ÐCS, cũng từ bên Pháp về, rồi vì bài viết "Cuộc kháng chiến mới", mà bị vô hiệu hóa, mất chức giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn. Cuối đời, ông đi vào thiền, tìm sự yên tĩnh trong tâm khảm, với lời tuyên bố xanh rờn : "Dù ngày mai họ có đến bắt tôi, tôi vẫn giữ được lòng yên ổn không xao động".
         
        4. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, đã một thời làm phó chủ tịch Quốc Hội, rồi chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trước khi chết, cũng đã ngán ngẩm nhận ra thân phận mình chỉ là cây cảnh.
         
        5. Nhà văn nữ Dương Thu Hương bị bắt giam 7 tháng trời, vì những cuốn sách và những lời phát biểu thẳng thắn, không e dè, đối với những việc làm sai trái của lãnh đạo. Hiện nay chị vẫn bị bao vây cô lập. Những bài viết và tiểu thuyết của chị không một nơi nào trong nước dám in.
         
        6. Nhà khoa học Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sĩ Phu. Ông là người Việt Nam đầu tiên có những bài viết mang tính học thuật phê phán chủ nghĩa Mác, cùng đề xuất với lãnh đạo nhà nước nhiều ý kiến về đổi mới tư duy (Những bài : "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ", "Ý kiến của một công dân" và "Chia tay ý thức hệ"). Ðáng ra được tạo điều kiện làm việc tốt, ông có thể tiến tới những công trình triết học có giá trị cho thời đại, làm rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam. Tiếc rằng nhà nước đã bỏ phí nhân tài. Ông bị đàn áp, bị bắt giam 12 tháng tù, với cái tội danh vu vơ "làm lộ bí mật quốc gia".
         
        7. Nhà toán học Phan Ðình Diệu, ủy viên đoàn chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, cũng chỉ vì mấy bài phát biểu về tình hình đất nước mà cũng bị vô hiệu hóa, các chức vụ đang giảm dần.
         
        8. Gần đây việc quản chế các nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự theo nghị định 31/CP đã gây nhiều điều tiếng rất không hay. Thế giới đã tố cáo phản đối. Trong nước nhiều người đã gửi thư cho Quốc Hội đề nghị hủy bỏ nghị định trên. Vì nó vi phạm hiến pháp, vi phạm luật hình sự và tố tụng hình sự vừa ban hành ; đối với nhân loại thì nó vi phạm quyền con người của công pháp quốc tế. Việc quản chế khá là bất nhân. Cắt điện thoại, bao vây thư tín, không cho ai đến thăm, hàng ngày phải lên công an phường ngồi viết kiểm điểm. Nhà thơ Bùi Minh Quốc viết giấy phép xin chính quyền đi ăn giỗ bố vợ ở ngay Ðà Lạt, mà không được. Vợ anh dắt đứa con 10 tuổi về ăn giỗ. Mọi người đều hỏi bố cháu đâu ? Sao không về ? Chỉ còn biết khóc. Sự việc rất nhỏ, nhưng nó chạm đến cõi tâm linh sâu thẳm của người Việt Nam. Nó đã khiến cháu bé 10 tuổi phẫn uất thốt lên : "Họ thật dã man ! Cứ bảo bố cháu về ! Sợ gì họ !".
         
        9. Nhà khoa học tâm linh, giáo sư Nguyễn Hoàng Linh, giảng dạy vật lý ở trường đại học Tổng hợp Hà Nội, có những công trình nghiên cứu về tâm linh học nổi tiếng thế giới và trong nước. Ông làm đơn xin ra khỏi đảng để phản đối việc ban Tư Tưởng Văn Hóa cấm phổ biến sách của ông và cấm các nơi không được mời ông đến thuyết giảng. Ông còn tố cáo việc họ định tổ chức lấy cắp bản thảo công trình của ông, và 6 lần định mưu sát ông.
         
        10. Xin lấy dẫn chứng ngay trường hợp bản thân. Trong một buổi học tập nghị quyết và góp ý kiến với Ðảng của Hội Nhà Văn (ngày 30-11-1996), tôi đã phát biểu bằng giấy hẳn hoi đề nghị cho báo chí tự do, thực hiện đúng điều 69 ghi trong Hiến Pháp về quyền công dân. Thế là tôi bị rầy rà. Càng viết thư gửi lãnh đạo Ðảng và Nhà nước càng bị gây phiền hà. Cắt điện thoại. Bao vây thư tín. Bạn bè đến chơi bị đe dọa. Tác phẩm không được in. Có lần họ còn gởi những tài liệu phản động đến nhà tôi, rất may là tôi đã gửi trả lên bộ Công an.
         
        Nhìn một cách tổng quát thì những vụ Hát-xanh-văng-đơ (H122, thời Việt Bắc chống Pháp), vụ án Nhân văn - Giai phẩm, vụ án Xét lại chống Ðảng... những nạn nhân đều rơi vào những phần tử trí thức. Thành ra cái khẩu hiệu của một thời Xô Viết Nghệ Tĩnh hình như vẫn còn lởn vởn đâu đấy. Và người trí thức, có những suy nghĩ độc lập, dễ trở thành đối tượng bị đẩy sang phía thù địch ; ... thêm bạn bớt thù và biến thù thành bạn, mà chúng ta do ý thức cảnh giác quá cao cứ đẩy bạn thành thù và thêm thù bớt bạn.
        Nói cho đúng thì chính quyền chỉ muốn những người trí thức phục tùng, ngoan ngoãn, dễ bảo. Những trí thức sẵn sàng chứng minh ngô khoai bổ hơn lúa gạo, chỉ vì hồi đó chúng ta thiếu gạo đang phải ăn độn ngô khoai. Những trí thức ca ngợi sáng kiến đổ nước lã vào xăng chỉ vì lúc ấy thiếu xăng. Những văn nghệ sĩ ca ngợi hợp tác hóa nông thôn, ca ngợi cấy dầy lên án cấy thưa, ca ngợi việc xếp hàng mua thực phẩm, vân vân và vân vân...
         
        Thời gian trôi qua đã thành câu hỏi : Những hạng trí thức ấy phỏng có ích gì cho sự tiến bộ của cộng đồng ?
         
        Nhìn bề ngoài thì hạng sĩ quân tử và hạng sĩ tiểu nhân khó phân biệt. Nhưng họ khác nhau một trời một vực. Một đàng lấy sự làm đẹp lòng chính quyền để leo bậc thang danh vọng, cốt vinh thân phì gia là mục đích cuối cùng. Một đàng lấy cốt cách cá nhân (phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất) làm thước đo phẩm giá, coi sự phát triển của cộng đồng làm chuẩn đích ở đời. Các triều đại hiển hách trong sử thời Lý, thời Trần, thời Lê đều xuống chiếu cầu lời nói thật. Trong triều chính đều lập chức quan gián nghị đại phu, được quyền can gián, bắt bẻ những lỗi của nhà vua. Nhờ thế mà nhiều triều đại tồn tại được hàng mấy trăm năm. Mở rộng ra các nước văn minh hiện đại, họ tổ chức các đảng đối lập, hoặc cho báo chí tự do, có quyền chỉ trích, phanh phui những sai lầm của chính phủ. Nhờ thế mà họ mạnh lên, chứ họ đâu có yếu đi.
         
        Kẻ sĩ là bộ phận nhạy cảm nhất của cộng đồng. Họ phải làm cái công việc của gián nghị đại phu ngày xưa, lại phải làm cái công việc dự báo khoa học ngày nay, nghĩa là chỉ ra những hiểm họa cùng những thuận lợi trên con đường đi tới của cộng đồng. Nghèo khổ không làm họ sờn lòng, giàu sang không khiến họ đổi thay, uy vũ không khuất phục được họ. Thiên chức của người trí thức là như vậy. Nếu để rơi thiên chức này, họ không còn là trí thức nữa.
         
        Sách xưa viết : "Trung ngôn nghịch nhĩ" (lời nói thật làm người ta khó chịu). Nhiều vụ án oan uổng cũng chỉ vì cái tội này. Chúng tôi nghĩ, chính quyền bắt ông Nguyễn Thanh Giang thì sẽ có một ông Nguyễn Thanh Giang khác. Nếu bắt hết các ông Nguyễn Thanh Giang thì lại có những trí thức khác làm cái công việc của ông Nguyễn Thanh Giang. Vì cuộc đời vẫn cần giai tầng trí thức.
         
        Bạo lực không giải quyết được vấn đề. Vậy phải làm thế nào ? Trên thế giới các nước nổ súng bắn nhau, rồi còn ngồi vào bàn thương lượng. Vậy thì trong một nước, sự khác biệt ý kiến, sao lại không thể ngồi bàn bạc cùng nhau. Tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, chỉ có lợi vì tất cả đều mong muốn đất nước phát triển, thoát cảnh đói nghèo lạc hậu, tiến lên ngang hàng với các nước văn minh tiến bộ của hành tinh.
        Các thể chế rồi sẽ qua đi. Cái còn lại là dân tộc, là đất nước.
         
        Chúng ta đang nắm quyền hành (Ðảng ta là đảng cầm quyền), chúng ta cũng nên biết sợ với đời sau, với hậu thế. Hậu thế sẽ phán xét. Hậu thế sẽ định công luận tội. Mà cũng chẳng cần phải chờ đợi lâu la gì, nhiều sự việc đã xảy ra trước nhãn tiền rồi. Lịch sử đang sang trang, lịch sử rất công bằng.
         
        Tôi rất mong các nhà lãnh đạo Việt Nam ngừng chính sách bạo lực đối với những người khác biệt ý kiến với mình. Gần đây chúng ta thường nói : phát huy truyền thống dân tộc, giữ gìn đậm đà bản sắc dân tộc. Vậy cụ thể trong lĩnh vực trị nước là những điều gì ?
         
        Truyền thống và bản sắc dân tộc là tôn trọng kẻ sĩ.
        Truyền thống của dân tộc là dĩ hòa vi quý.
        Truyền thống và bản sắc dân tộc là "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng".
         
        Rất mong các nhà lãnh đạo Việt Nam hãy làm được những điều mình nói. Ðừng để xảy ra các cảnh "gà cùng một mẹ cứ hoài đá nhau".
         
        Xin chào trân trọng.
        Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 1999
        Hoàng Tiến nhà văn.
         
        http://www.lmvntd.org/dossier/htien/9905ntg.htm
        #49
          LXMai 25.11.2006 22:54:28 (permalink)

          41. Trần Dũng Tiến: Thư gửi Bộ Chính Trị và Chính Phủ Nhà Nuớc, Chính Phủ, Quốc Hội

           

           

        • Chẳng Nhẽ Lại Khởi Sự Bằng Đàn Áp Ư ? - 26.04.2001
        • Góp ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp - 25.08.2001
           
          Ông Trần Dũng Tiến, 74 tuổi, một nhà cách mạng lão thành, một cựu cận vệ của Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, ông Trần Dũng Tiến từng là một tiếng nói chỉ trích chế độ độc đảng, ông đã viết một số thư ngỏ và tiểu luận để kêu gọi cải tổ chính trị và phân tích những thất bại của đảng Cộng Sản.
           
          Ông Tiến cũng là một trong số 21 nhân vật đối lập nổi bật đã ký bản kiến nghị tháng Tám 2002 để phản đối tình trạng tham nhũng thường xuyên lan tràn trong chính phủ và phản đối việc đàn áp những người phê bình chế độ.
           
          Ông Tiến bị bắt tại thủ đô Hà Nội ngày 22 tháng Giêng, hai ngày sau khi viết một lá thư ngỏ, trong đó ông phê bình việc bắt hai nhân vật đối lập: cựu đại tá, sử gia quân đội Phạm Quế Dương và nhà nghiên cứu Hán-Nôm Trần Khuê.
           
          Là một đảng viên Cộng Sản, một cựu chiến sĩ trong cuộc chiến chống sự cai trị của thực dân Pháp và chống sự can thiệp của Hoa Kỳ, ông Tiến đã kêu gọi "những người yêu nước, những người yêu chuộng công lý và lẽ phải, các trí thức và các cựu đồng chí từng sát vai chiến đấu" phải đòi hỏi phóng thích các ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê. "Giữ im lặng là vô trách nhiệm, gia tăng chấp nhận cho sự tiếp tục của tội ác và bạo ngược chuyên chế", ông Tiến phát biểu trong lá thư.
           
          http://www.ykien.net/tl_tdt.html#_ftn01
        • #50
            LXMai 25.11.2006 23:08:53 (permalink)
            Trần Dũng Tiến: Thư gửi Bộ Chính Trị và Chính Phủ Nhà Nuớc, Chính Phủ, Quốc Hội

             
            Hẹn …
             
             
            #51
              LXMai 26.11.2006 21:08:34 (permalink)

              42. Trần Đại Sơn: Thư gửi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ, Quốc Hội

               
              Trần Đại Sơn: Thư gửi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ, Quốc Hội

               
              Hẹn …
               
              >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 
               
              Tổ quốc trên hết
               
              Hà Nội, ngày 8 tháng 11 năm 2004
               
              Kính gửi: Lãnh đạo Đảng và Nhà nước
              "
              Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn
              Lấy chính nhân thay cường bạo
              "
               
              Ngày còn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác thường nhắc cán bộ Quân đội chúng tôi câu nói của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi:

              "Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn
              Lấy chính nhân thay cường bạo"


              Trước thời Nguyễn Trãi, khi có chiến tranh giữa hai Quốc gia, hai Bộ lạc đều chém giết nhau đến người cuối cùng, không bắt tù binh.

              Nguyễn Trãi chỉ đạo vây hãm thành Đông Quan (Hà Nội), dụ Vương Thông, tướng nhà Minh bỏ thành Đông Quan ra hàng.

              Khi quân thù hạ vũ khí, Nguyễn Trãi tha tội chết, cấp lương thực lừa ngựa cho về quê hương với Bố mẹ, vợ con ở Trung Quốc. Bác Hồ lấy gương Nguyễn Trãi giáo dục chúng tôi và Đảng ta lúc ấy có chính sách tù hàng binh rõ ràng, rất nhân đạo.

              Kẻ thù tàn ác như bọn Sénégalais rạch mặt, hãm hiếp tàn sát bà con ta khi đã đầu hàng, không được trả thù bắn giết họ.

               
              * * *
               
              Trong Chiến dịch Biên giới, anh nuôi gánh cơm đi bắt tù binh, vì chúng sợ chết chạy vào rừng sâu, chịu đói khát.

              Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Văn chỉ thị phải đối xử nhân đạo với tù binh, cho phép máy bay giặc hạ cánh xuống chở thương binh về Hà Nội cứu chữa. Lúc ấy Hà Nội còn bị giặc chiếm đóng.

              Quân đội ta ai phạm chính sách tù hàng binh, kỷ luật chiến trường bị nghiêm trị, nặng nhất có thể xử bắn.

               
              * * *
               
              Tại sao ngày nay ta đối xử với những người khác chính kiến với Chủ nghĩa cộng sản rất thô bạo: Bắt giữ, hỏi cung, tra khảo dã man:

              • Khi xử Phúc thẩm Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, Công an thuê bọn "Nữ quái" đánh chị ruột Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị thương, khi đến Tòa án không được vào, phải đứng ngoài chờ biết tin Tòa xử em trai mình.

              Các Nhà báo Quốc tế đến Tòa theo dõi xử, không được vào dự, phải đứng ra bảo vệ mới cứu thoát chị gái Nhà báo Nguyễn Vũ Bình không bị đánh chết.

              Thấy công an ta đứng giữ trật tự của Tòa án để mặc cho bọn "Nữ quái" hoạt động, một Nhà báo người Đức nổi nóng đá cho một anh công an rất đau.

              • Tôi biết tin gần đây Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thanh Giang nhận được nhiều thơ nặc danh hăm dọa vợ con và dọa sẽ đến phá nhà.

              Một buổi chiều ngày 27/10/2004, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đi xe máy đón cháu nội đến đường Láng Hạ - Thanh Xuân có một người trung niên cố tình lao vào xe anh rồi gây gổ chửi bới.

              • Anh Nguyễn Khắc Toàn, Cựu chiến binh đánh Mỹ, tốt nghiệp Đại học Sư phạm đi dạy học bị vu oan là gián điệp, bị bắt xử 12 năm tù, giam ở Trại Ba Sao, Hà Nam bị cùm chân nên sức khoẻ kém.

              • Anh Phạm Hồng Sơn, Bác sĩ – Thạc sĩ cũng bị vu oan là gián điệp cũng bị giam ở Trại Ba Sao, cho ăn đói, nấu thêm mỳ Miliket không có nước đun sôi.

               
              * * *
               
              Những người làm An ninh Cộng sản còn giữ thói vu oan cho mọi người để kiếm cớ bắt giữ:

              • Ngày 9/10/2004, hai Công an ở A25 tên là Sỹ và Ngọ đến "hỏi thăm" sức khoẻ tôi và hỏi:
              - Ông Hồng Hà chắc sang chơi luôn.
              - Ông Thanh Giang đèo xe máy, Cụ đi chơi có vững tay lái không ?

              Tôi trả lời:



              - Ông Hồng Hà trước kia là cán bộ cao cấp Ngành Công an đâu có chơi với tôi. Tôi đến 62 Ngô Quyền vì bà Lê Thi, Giáo sư Tiến sĩ vợ ông Hồng Hà là chiến sĩ Quyết tử Liên khu 1, anh hùng Trung đoàn Thủ đô sinh hoạt cùng một tổ với tôi, tôi làm tổ trưởng.

              - Ông Thanh Giang là trí thức có tài, Tiến sĩ Địa vật lý, Viện sĩ Viện Khoa học Nữu Ước, Hoa Kỳ, tôi không quen vì tôi làm gì có bằng cấp, học vị. Các anh làm Công an mà mắt quá kém trông nhầm rồi.
               
              * * *
               
              Còn một vụ vu oan lớn, báo cáo lên trên chắc xin được nhiều tiền:

              "Ông Hoàng Minh Chính là trùm nhóm dân chủ cùng ông Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến họp ở nhà ông Hồng Hà số 62 Ngô Quyền bàn kế hoạch phá Đại hội 10 Đảng Cộng sản".

              Trong bản báo cáo láo này dựng lên những tình tiết như thật.

               
              * * *
               
              Tôi nhân danh một Đảng viên Cộng sản gần 60 tuổi Đảng, được Bác Hồ dạy dỗ và gửi tôi cho 1 võ quan người Nhật ở trong Tổ chức Hắc Long, cơ quan tình báo cao cấp Nhật Bản huấn luyện, đề nghị những người tốt trong Ban chấp hành Trung ương Đảng lên án bọn An ninh báo cáo lừa bịp lãnh đạo, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, làm hại những trí thức tốt có tài sẵn sàng giúp nước chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.

              Đề nghị phải quy định như Quân đội, có kỷ luật chiến trường.

              Bọn làm công tác An ninh báo cáo láo, lừa bịp Lãnh đạo phải nghiêm trị.

              Nếu vu oan cho nhiều người, phá vỡ Khối Đại đoàn kết toàn dân có thể xử bắn như Quân đội phạm chính sách tù hàng binh.

               
              Kết luận
               
              Các bạn làm công tác An ninh hãy nhớ lời Tổ tiên ta căn dặn: "ác giả ác báo".
               
              Kính

              Trần Đại Sơn
              51 Hàng Bài – Hà Nội
              ĐT: 8. 263 700
               
              http://home.tiscali.be/mykvn/trandaison03.html
              #52
                LXMai 29.11.2006 23:54:01 (permalink)


                43. Vũ Cao Quận: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

                 
                Vũ Cao Quận: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang
                 
                Hải Phòng, ngày 20 tháng 9 năm 2000
                Anh Thanh Giang thân quí và kính trọng.

                Chiều ngày 13 - 9 - 2000 nhận được " Tuyển tập Thôi hữu" của anh gửi tặng. Tôi biết rất ít về đời tư cũng như sự nghiệp văn chương của bác Thôi Hữu nên khi cầm "tuyển tập" một linh cảm về kiến thức, tôi tin rằng tôi sẽ tìm được nhiều điều hay và những ý tưởng uyên thâm và tốt đẹp ở "Nhà báo - Nhà văn - Nhà thơ " đã trở thành người thiên cổ. Như một anh "thày bói nói dựa" tôi đã nghĩ không sai về "tuyển tập". Thật là tuyệt vời.... cứ như là Thôi Hữu đang sống cùng chúng ta và đang nói những điều chúng ta đang trăn trở suy nghĩ. Càng đọc, càng thấy Thôi Hữu như một nhà tiên tri: tắm mìn trong cái bối cảnh hùng tráng và đau thương của dân tộc những ngày đầu của cách mạng Tháng Tám và 5 năm trong kháng chiến trường kỳ (tính đến ngày ông mất), ông dấn thân cho một sự nghiệp thiêng liêng và cao cả, ông tin tưởn chiến đấu vì nó, nhưng chính ngay ở những giờ khắc lịch sử ấy ông đã lường trước được "cái mặt phía sau của tấm huân chương", cái mà từ khi tôi biết đọc sách của các nhà văn tiền bối chưa từng có một ai có một linh cảm "tuyệt vời" như ông. Những dòng tôi viết dưới đây không dám "phạm thượng" nhận định và đánh giá về Thôi Hữu mà chỉ là cảm nghĩ về một bậc cha, chú tàu hoa mà bạc mệnh. Nếu có gì thất thố cũng xin chị Tuyết Mai và anh bỏ lỗi.
                 
                Xin mở đầu bằng một nhận xét của Thép Mới: "Có lẽ Thôi Hữu chưa để lại cho chúng ta một cái gì lớn... "Những ý tưởng vốn không có hình hài, kích thước để mà so sánh lớn hay nhỏ, nhưng khi viết những dòng này tôi thấy Thôi Hữu rất lớn với cuộc đời ngày hôm nay ở những suy nghĩ, trở trăn tưởng như rất nhỏ: "Nhiều người bảo bố tôi là người hay chạnh lòng, hay day dứt trước một biểu hiện nhỏ mà ông cảm thất sứt mẻ trong quan hệ đồng chí..." Lời của Lan Hương. Nhà báo Thép Mới cho rằng đó là điểm yếu của bố tôi. Nếu còn sống đến sau này, đời ông sẽ có thể gặp nhiều trắc trở?... Ðiều của Thép Mới dự đoán cũng là điều khẳng định. Với tấm lòng nhân ái, trung thực, với nhạy cảm về nhân tình thế thái, với nhãn quan chính trị... nếu Thôi Hữu còn sống thì Thôi hữu sẽ là người đi "mở đường" trước cả nhóm NVGP và ngày hôm nay anh và tôi cùng vô vàn người khác đi theo con đường ấy. Và cái điều không thể tránh là Thôi Hữu sẽ lần thứ hai vào Hỏa Lò Hà Nội. Nguyễn Hữu Ðang, Vũ Ðình Huỳnh, Hoàng Minh Chính... chả là những minh chứng hay sao? Không ai muốn chết sớm bao giờ, nhưng chuyện "Tái ông mất ngựa" vẫn cho ta một niềm an ủi.
                 
                Trong "Tuyển tập" tôi "nhặt nhạnh" được từ Thôi Hữu bao điều "cũ mà rất mới" và trong những điều ấy có một điều mà chúng ta lại sẵn sàng "xả thân" vì nó "......sang đó, cậu cố xem xem người ta thiết lập và tổ chức nền dân chủ thế nào. Bằng một linh cảm quí báu , anh chàng đó ngày từ ngày đó đã thấy một cái gì chưa thật ổn...! (lời Thép Mới "Tuyệt vời thay! ngay những năm đầu của Việt Nam dân chủ Cộng hoà, có lẽ chỉ có Thôi Hữu là người đầu tiên duy nhất "ngờ ngợ" về nền dân chủ này ở buổi đầu trứng nước, là người phát hiện "cái gót A - Sin " của những người cộng sản dù chính ông cũng là một là Ðảng viên. Chỉ nghĩ đến điều này thôi thì cuộc đời tôi nếu phải quỳ xuống lạy 3 lạy thì chỉ có 3 người nếu tôi được gặp. hai người là ông bà Châu ở phòng 1 b9 - Thủ lệ I- Cầu giấy người nuôi dưỡng anh thương binh suốt 5 năm trời vì lòng nhân ái phúc đức của hai ông bà. Và hôm nay, nếu được đứng trước ông kể cả lúc ông sống cũng như trước nấm mộ ông ở Võ Tranh xa xôi vì cái dự đoán thiên tài có một không hai ở ông.
                 
                ".....Hỡi sách vở ! các ngươi đã làm ta cao quý nhưng cũng bắt ta làm nô lệ ! Nhục nhã cho ta biết bao! Khi các ngươi ra đời, hẳn không ngờ rằng sẽ gặp một nhân loại mau vâng lời như một đứa con nít và mãn nguyện như một kẻ giàu sang. Họ đã yân trí sống theo lời các ngươi khuyên bảo và vui vẻ nằm trong khuôn khổ mà do các ngươi tạo tác. Họ nhận cuộc đời như các ngươi đã trình bày cho họ biết, chẳng gắng công tìm kiếm những cuộc đời khác phong phú hơn muôn phần.
                 
                Ta nằm trong khuôn khổ cũ, cố đặt bày những hình thức mới để che đậy cái tầm thường của những ý tưởng nghìn xưa..."
                 
                "....Có lẽ ta chẳng có tài sáng tác làm gì, nếu chỉ để bôi thêm một nước vôi nhợt nhạt lên muôn nghìn lớp vôi khác phủ một pho tượng quá thời?
                Hỡi sách vở! các người là những cây thơm mát mọc ở trên con đường thời gian mờ mịt. Mỗi cây chỉ làm thêm được một đoạn đường. Ðừng bắt khách bộ hành sẽ chậm bước và nghèo nàn chỉ biết có một thứ hương.
                 
                Ta sẽ bỏ các ngươi, chẳng phải vì bạc bẽo, mà ta chỉ để kịp bước với thời gian...."
                 
                Ðúng như lời ông nói! ta đứng ở quãng khinh thanh nhìn thấy rõ cuộc đời...!"
                 
                Những lời trên là những "áng thơ triết học", những tiên tri và những sấm truyền. Sấm Trạng Trình tôi chỉ nghe qua và xem qua lời truyền tụng với những điều huyền bí xa xăm. Còn "Sấm Thôi Hữu" như ông đang đứng trước ta, giải và muốn tranh luận với những kẻ còn tin vào những mớ giáo điều đang han rỉ và đang dần mục nát với thời gian.
                 
                "Tôi thương xót những chàng trai cùng thế hệ với tôi cũng đang chìm đắm trong lầm than, ngu tối. Cả một luân lý nghìn xưa làm cho họ ươn hèn, nô lệ, cả một sự sống khắc khe đã làm cho họ ích kỷ, ngu đần.
                 
                Tôi liên tưởng đến bao kẻ miệng hô hào những thuyết kts vị tha, ca ngợi những tinh thần cao thượng anh hùng mà thật ra rất hèn hẹ, lý tài, hám danh, ích kỷ, kiêu hãnh ở cử chỉ thường ngày...".
                 
                Chị Tuyết Mai ơi! Anh Thanh Giang ơi và cùng các cháu nội ngoại của ông, bên chiếc máy chữ vô tri, vô giác tôi muốn "ôm" lấy linh hồn bác mà nói: "Bác ơi! Những gì bác nghĩ, bác nói đã trôi qua hơn nửa thế kỷ rồi hôm nay tôi mới được đọc thì ra.... bác đã nghĩ trước, nói trước cả rồi. Thật tự hào khi anh chị và các cháu có người cha, người ông tuyệt vời đến "nao lòng". Những chàng trai cùng thế hệ với bác phỏng còn được mấy người không bị chìm đắm trong lầm thân, ngu tối. Tôi chỉ là một kẻ xa lạ đứng bên lề của gia đình anh chị nhưng tôi sung sướng thay, hạnh phúc thay khi những suy nghĩ, những con chẽ của chính tôi được xếp hàng đi theo con đường đầy khắc khoải, suy tư của bác từ những năm xưa, để "Rồi" ta đi đến đâu đầu cũng ngẩng lên gió lộng".
                 
                "...Lúc về Hà Nội, đến các làng ngoại thành quen thuộc, thấy các đồng chí mỗi người một bàn nhưng không còn thân thiết chia xẻ với nhau như hồi còn lăn lóc bên bụi chuối, ổ rơm. Bố tôi buồn mãi và tâm sự với bác Tô Hoài: Ngồi bàn ghế mình lại nhớ ổ rơm...! Giờ đây bác đã ở cõi vĩnh hằng xa thăm thẳm liệu còn nhớ chuyện người xưa: Giới Tử Thôi phò vương tử Trùng Nhĩ khi cơ hàn khoét thịt đùi nấu với rau rừng dâng chúa để rồi chết thui giữa chốn rừng xanh. Rồi Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ dựng cơ đồ, Phạm Lãi lận đận theo Việt Vương Câu Tiễn giành lại ơn hà và Việt Nam ta có Trần Nguyên Hãn, đệ nhất công thần theo Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa... để đến nỗi người chịu cực hình tàn khốc, kẻ phải đào nhiệm cao chạy xa bay và thân anh hùng lại đáy nước gieo mình! Còn thời hiện đại, cảnh "cẳng đậu đun hạt đậu" và "dê lại giết dê" gây ra bao thảm cảnh, tôi không dám nhắc lại để chốn người hiền bác đỡ đau lòng. Khi gian nan cũng chung vai gánh vác, chia ngọt xẻ bùi. Lúc vinh hoa phú quý thì quên tình xưa nghĩa cũ, âu cũng là lối mòn lịch sử xưa cũng như nay.
                 
                Những lời nói với: "Hỡi sách vở..." của Thôi Hữu phải chăng một linh cảm mơ hồ nào đó mà ông giúp chúng ta ngày hôm nay phân tích một cách nghiêm túc về những sai lầm tệ hại của học thuyết Marx, nó không tưởng, nó duy ý chí và những câu chữ của nó phải dừng lại trên sách vở làm cột mốc cho một đoạn đường lịch sử, mà đã đến lúc tầm vóc của thời đại không cần đến đó nữa!
                 
                ...Ta sẽ bỏ các ngươi chẳng phải vì bạc bẽo mà chỉ để kịp bước với thời gian...!
                 
                Trong thư này nay tôi hay lặp đi lặp lại chữ "tuyệt vời" vì Thôi Hữu tuyệt vời quá với cuộc đời tôi, ông nói hộ tôi những điều tôi chưa đủ hiểu biết để nói. Giá tôi được đọc ông sớm vài ba năm thì khi tôi ra Ðảng tôi chả có điều gì phải trăn trở, day dứt. Ta bỏ người chẳng phải vì ta bạc bẽo, ta quên lời thề năm xưa mà chỉ để kịp bước với thời gian... Những lý luận của người đứng lại còn ta đủ trí khôn để không dừng bước theo ngươi!
                Giở đến trang có bài của Hữu Thọ: Anh nên nằm ở đâu? Ðọc xong nỗi bực bội buộc tôi viết thêm vài dòng.
                 
                "Anh có đủ loại "phẩm hàm" để chúng tôi đề nghị rước anh về Mai Dịch...! Ðọc câu này thấy "ghê ghê" cả người khi nghĩ về những người cộng sản. Lúc sống thì bon chen, công hầu khanh tướng khi chết thì toan tính chỗ để nằm. Tôi chợt nhớ đọc một đoạn một bài viết của anh đã lâu có nói về ngôi mộ của Tổng thống Ken-nơ-dy trang nghiêm, giản dị nằm lẫn với dân thường mới thấy lợm giọng về bọn trọc phú hãnh tiến. Trách chi trong dân đã có câu: Khi sống chúng cũng xa dân đến khi chết chúng cũng vẫn xa dân! Xin bác Thôi Hữu cứ yên nghỉ trong lòng dân, nơi an nghỉ của những người tử tế!
                 
                Anh Thanh Giang ơi! Anh thật là có hồng phúc: Bố vợ thế, con rể thế, thế thời phải thế! Xin anh tiếp tục làm rạng danh cho người đã khuất.
                 
                Xin cám ơn anh, cám ơn chị Lan Hương (xin tò mò một chút Lan Hương với Tuyết Mai có phải là một không anh?) đã cho tôi được biết một Thôi Hữu tuyệt vời, chỉ tiếc một điều là biết về ông quá muộn...
                 
                Xin ngừng lời và tạm biệt anh trong tình lưu luyến.
                 
                Rất thân
                Vũ Cao Quận
                 

                http://home.tiscali.be/lngu1008/vcqthoih-u.html
                #53
                  LXMai 30.11.2006 18:53:07 (permalink)

                  44. Nguyễn Quý Dy: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

                   
                  Nguyễn Quý Dy: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

                   
                  Hẹn …
                  #54
                    LXMai 02.12.2006 14:16:26 (permalink)

                    45. Trần Độ: Tôi đọc “Suy tư và ước vọng”

                    Trần Độ: Tôi đọc “Suy tư và ước vọng”

                     
                    Hẹn …
                     
                    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
                     

                    * Ðại tá Trần Nhật Ðộ - nguyên chính ủy Bộ đội Ðặc công :
                     
                    ".... Qua những trang viết của anh, tôi nhận thấy con người giàu tâm huyết, giàu lòng yêu nước, viết rất trí tuệ. Anh hiểu biết nhiều cổ kim đông tây; trích dẫn đúng, nhiều cái tôi không biết. Anh thu thập thông tin tư liệu cũng khá dồi dào, cả trong nước và thế giới, đủ chứng minh cho luận điểm của mình. Những trang viết của anh đều có tư duy chiều sâu, có luận lý, có chứng minh thực tiễn sinh động. Anh cũng là con người dũng cảm, nói thẳng, nói thật những suy tư, chính kiến của mình dù khác lạ hoặc trái ngược với chính thống. Lời lẽ có văn hóa, biện giải chứ không bỗ bã đả kích; không lên giọng dạy đời. Tôn trọng sự công bằng, phân biệt chỗ đúng chỗ sai, không mang tính phủ định, sổ toẹt tất cả; cố gắng thuyết minh khoa học và thực tiễn chứ không nói một cách hồ đồ, mơ hồ; vẫn để chỗ cho người khác tranh luận. Nỗi lòng anh cũng chất chứa nhiều trăn trở trước tình hình đất nước..."

                     
                    http://www.danchu.net/ArticlesChinhLuan/CollectionVN/NguyenTGiang014.htm
                    #55
                      LXMai 13.12.2006 20:05:28 (permalink)

                      46. Viện hàn lâm Khoa Học Nữu Ước: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

                      Viện hàn lâm Khoa Học Nữu Ước: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

                       
                      Hẹn …
                      #56
                        LXMai 15.12.2006 02:13:16 (permalink)

                        47. Quốc Hội Châu Âu: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương

                         
                        Quốc Hội Châu Âu: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương

                        Hẹn …
                         
                        >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

                         QUYẾT NGHị CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU
                        về tình trạng Nhân quyền tại Cam Bốt, Lào và Việt Nam
                         
                         (thông qua lúc 11 giờ 30 ngày 1.12.2005 tại Brussels)
                         
                        Quốc hội Châu Âu ra Quyết nghị yêu sách CHXHCNVN : thực thi chế độ Ða đảng, chấm dứt 30 năm đàn áp GHPGVNTN và phục hồi quyền sinh hoạt cho Giáo hội, Pháp luật Việt Nam phải tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Quyền tự do xuất bản báo chí tư nhân
                         
                        "Quyết Nghị về tình trạng Nhân quyền tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam" vừa được toàn thể 730 vị Dân biểu đồng thanh thông qua sáng hôm nay, thứ năm 1.12.2005, vào lúc 11 giờ 30 trưa tại trụ sở Quốc hội Châu Âu ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ. Quốc hội Châu Âu bao gồm 25 quốc gia thành viên thuộc Ðông Âu, Tây Âu và Bắc Âu.
                         
                        Trên phạm vi Việt Nam, Quyết Nghị tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí và yêu sách CHXHCNVN thực thi chế độ Ða đảng, chấm dứt 30 năm đàn áp GHPGVNTN và phục hồi quyền sinh hoạt cho Gíao hội, Pháp luật Việt Nam phải tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Quyền tự do xuất bản báo chí tư nhân.
                         
                        QUỐC HỘI CHÂU ÂU
                        chiếu Phúc trình Thường niên về tình trạng Nhân quyền năm 2005,
                        chiếu các Quyết Nghị trong quá khứ tại các quốc gia Cam Bốt, Lào và Việt Nam, đặc biệt là những Quyết Nghị về tình trạng Nhân quyền trên thế giới năm 2004,
                        chiếu các Hiệp ước Hợp tác thỏa thuận năm 1997 giữa Cộng đồng Châu Âu và một bên là Vương quốc Cam Bốt và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Hiệp ước Hợp tác thỏa thuận năm 1995 giữa Cộng đồng Châu Âu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ;
                        chiếu đường hướng của Liên hiệp Châu Âu bảo vệ những Người đấu tranh cho nhân quyền, đường hướng đã được Hội đồng Châu Âu chuẩn y tháng 7 năm 2004 ;

                        chiếu điều 108 trong Quy tắc thủ tục ;
                         
                        A. công nhận những tiến bộ quan trọng thực hiện trên lĩnh vực phát triển kinh tế trong những năm vừa qua tại ba nước, và hậu thuẫn các nỗ lực này nhằm tham gia tại các diễn đàn đa phương trong khu vực hay ngoài khu vực ;
                         
                        B. hậu thuẫn các hoạt động của Liên hiệp Châu Âu, các quốc gia thành viên và những thành viên trong cộng đồng thế giới giúp đỡ cho những chương trình giảm nghèo của các chính phủ này ;
                         
                        C. thất vọng về sự việc những cải cách chính trị và các quyền dân sự cho đến nay chưa tương xứng với những cải cách kinh tế và xã hội ;
                         
                        D. chào đón những cuộc gặp gỡ đầu tiên vào tháng 6 năm 2005 giữa các Tổ Công tác Liên Âu - Việt Nam và Liên Âu - Lào nhằm xây dựng các thiết chế, cải cách hành chính, cai trị và nhân quyền, nhưng nhận xét rằng tình trạng các quyền cơ bản cho đến ngày hôm nay là điều đáng quan tâm ;
                         
                        VỀ CAM BỐT (không dịch 6 đoạn từ E đến J)
                        VỀ LÀO (không dịch 4 đoạn từ K đến N)
                        VỀ VIỆT NAM
                        O. chào đón sự kiện Việt Nam chấp nhận hôm tháng 6 năm 2005 " Sơ đồ tổng thể các liên hệ hiện tại và tương lai với Liên Âu" cũng như tỏ ra sẵn sàng thảo luận vấn đề nhân quyền ;
                        P. dựa vào các thông tin xã hội và dựa vào Bảng chỉ dẫn về sự Phát triển Con người của Chương trình Phát triển LHQ, thừa nhận CHXHCNVN đạt những tiến bộ đáng kể trên lĩnh vực kinh tế và xã hội ;
                        Q. xét rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế tự do ngôn luận và tự do báo chí, đặc biệt trong năm 2004 thiết lập lực lượng cảnh sát để kiểm duyêt các mạng Internet và bắt bỏ tù những nhà ly khai sử dụng Internet, gán cho họ tội gián điệp, mà thực tế họ chỉ lưu hành các thông tin trên mạng Internet, như trường hợp các ông Nguyễn Ðan Quế, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình và Nguyễn Khắc Toàn ;
                        R. xét rằng các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên Trung phần và Thượng du Bắc Việt, đặc biệt giới người Thượng, bị chà đạp vì nạn phân biệt đối xử và những vụ chiếm đất của tổ tiên họ, hoặc bị đàn áp tôn giáo ;
                        S. xét rằng từ năm 1975, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị khủng bố có hệ thống vì đã tận tâm lo cho tự do tôn giáo, nhân quyền và cải cách dân chủ, năm 1981 Giáo hội bị ngăn cấm hoạt động, tài sản Giáo hội bị tịch thu, các hệ thống giáo dục trung, tiểu và đại học, các cơ quan từ thiện xã hội và văn hóa của Giáo hội bị hủy phá, và rằng Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và người phụ tá ngài, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, bị giam cầm độc đoán gần 25 năm ;
                         
                        T. xét rằng các Ban Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vừa được công cử trong năm 2005 tại 9 tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam để lo liệu cho nhân dân tại các tỉnh nghèo thiếu này, bị công an sách nhiễu có hệ thống, và rằng Tăng sĩ Thích Viên Phương bị phạt một số tiền tương đương với 43 tháng lương tối thiểu của người lao động, chỉ vì đã quây hình Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đọc Thông điệp kêu gọi Nhân quyền và Dân chủ cho Việt Nam để gửi đến Ủy hội Nhân quyền LHQ vào tháng Tư 2005 ;
                        U. ghi nhận lời chứng của Thượng tọa Thích Thiện Minh vừa được trả tự do sau 26 năm tù đày, về những điều kiện khắc nghiệt mà tù nhân đang phải chịu đựng tại Trại Z30A ở Xuân Lộc (tỉnh Ðồng Nai), đặc biệt là trường hợp các Linh mục Phạm Minh Trí và Nguyễn Ðức Vinh bị giam cầm suốt 18 năm qua, và ông Ngô Quang Vinh, 87 tuổi, thành viên Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo ;
                         
                        V. ghi nhận rằng, mặc dù Pháp lệnh mới về Tôn giáo ban hành năm 2004 hệ thống hóa mọi mặt của đời sống tôn giáo, nhưng rất nhiều hạn chế đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các Giáo hội Tin Lành, kể cả Giáo hội Mennonite, vẫn duy trì nguyên vẹn ;
                         
                        W. xét rằng Ủy ban Nhân quyền LHQ đã đưa nhiều khuyến cáo (số Tham chiếu CCPR/CO/75/VNM ngày 26.7.2002) cho nhà cầm quyền Việt Nam lưu ý về Chiến lược Phát triển Hệ thống Pháp luật, một kế hoạch 10 năm được nhiều quốc gia tài trợ, trong số này có một số quốc gia thành viên của Liên hiệp Châu Âu ;
                         
                        QUỐC HỘI CHÂU ÂU KÊU GỌI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM :

                        cam kết cải cách chính trị và các thiết chế dẫn tới nền dân chủ và pháp quyền, khởi đầu bằng cách chấp nhận hệ thống đa đảng và quyền tự do phát biểu của mọi khuynh hướng ;
                        áp dụng Chiến lược Phát triển Hệ thống Pháp luật theo hướng tuân thủ các khuyến cáo của Ủy ban Nhân quyền LHQ và các điều khoản trong Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị ;

                        chấm dứt mọi hình thức đàn áp các thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chính thức công nhận quyền hiện hữu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như các Giáo hội chưa được thừa nhận tại Việt Nam ;

                        trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân vì lương thức bị giam cầm vì đã biểu tỏ chính đáng và ôn hòa các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, đặc biệt là trả tự do cho nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ, hai Hòa thượng đã được LHQ xác nhận là nạn nhân bị giam cầm trái phép (Quan điểm mang số tham chiếu 18/2005 ngày 26.5.2005 của Tổ Hành động Chống Bắt bớ trái phép của LHQ) ;

                        bảo đảm việc được hưởng toàn bộ các quyền cơ bản ghi trong Hiến pháp Việt Nam và trong Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, đặc biệt thừa nhận quyền đích thực được tự do xuất bản báo chí ;

                        bảo đảm quyền an toàn hồi hương, theo hiệp ước đã ký kết giữa Cam Bốt - Việt Nam - Cao ủy Tị nạn LHQ, cho những người Thượng chạy thoát khỏi Việt Nam và cho phép Cao ủy Tị nạn LHQ và các tổ chức Phi chính phủ được quyền đến quan sát hiện trạng của những người hồi hương này ;
                        Hơn thế nữa, QUỐC HộI CHÂU ÂU
                        ,
                        Hậu thuẫn các dự án do Hội đồng Châu Âu tài trợ nhằm thăng tiến việc phát triển nghề làm báo và hậu thuẫn khả năng tác tạo những chương trình tại Quốc hội Lào cũng như những hoạt động của Tổ Công tác tại Việt Nam nhằm thực hiện việc thiết lập các thiết chế, cải cách hành chính, sự cai trị và nhân quyền ;
                         
                        Kêu gọi Hội đồng và Ủy hội Châu Âu đưa Quốc hội Châu Âu vào đảm nhiệm toàn triệt các công tác liên quan đến Tổ Công tác Liên Âu - Việt Nam và Liên Âu - Lào trong vấn đề xây dựng các thiết chế, cải cách hành chính, sự cai trị và nhân quyền ;
                         
                        Kêu gọi Hội đồng và Ủy hội Châu Âu đánh giá trong từng chi tiết việc thực hiện các chính sách tại Cam Bốt, Lào và Việt Nam kể từ khi Hiệp ước liên kết và hợp tác được ký kết, mà Ðiều 1 của các Hiệp ước này nhấn mạnh việc tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và các quyền cơ bản là yếu tố chủ yếu của Hiệp ước, rồi phúc trình cho Quốc hội Châu Âu ;
                         
                        Ủy nhiệm Chủ tịch Quốc hội Châu Âu chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, đến ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và các Chính phủ cùng Quốc hội ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam.
                         
                        (Bản dịch tiếng Việt của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam)
                         
                        http://www.lmvntd.org/print.php3?id_article=1887
                        #57
                          LXMai 15.01.2007 22:08:16 (permalink)

                          48. Hội Địa Lý Thăm Dò Hoa Kỳ: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương

                           
                          48. Hội Địa Lý Thăm Dò Hoa Kỳ: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương

                           
                          Hẹn …
                          #58
                            LXMai 04.02.2007 09:20:51 (permalink)

                            49. Quốc Hội Hoa Kỳ: Thư gửi thủ tướng Phan Văn Khải

                            49. Quốc Hội Hoa Kỳ: Thư gửi thủ tướng Phan Văn Khải

                             
                            Hẹn …
                             
                            >>>>>>>>>>>>>>
                             





                            Năm dân biểu gửi thư cho ông Khải đòi CSVN thả các tù nhân lương tâm
                            Saturday, June 25, 2005























                            WASHINGTON 25-6 - Năm Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ gửi thư cho ông Phan văn Khải, thủ tướng CSVN, yêu cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị cầm tù hay quản chế. Ðồng thời họ cũng yêu cầu cấp chiếu khán cho các người cháu của LM Nguyễn văn Lý đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho qua đây.
                             
                            Bức thư này được viết sau cuộc điều trần tại tiểu ban Nhân Quyền Hạ Viện hôm Thứ Hai 20-6-2005. Ðại diện Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) của chính phủ, và nhiều tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam đã điều trần. Nhiều bản điều trần từ trong nước gửi đến vì họ không thể nào đến trực tiếp lên tiếng.
                            Dưới đây là bản dịch lá thư nói trên của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV):
                             

                            Washington ngày 24 tháng 6, 2005
                            Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam

                            Xin kính chuyển đến quí vị lá thư của các DB: Chris Smith, Tom Lantos, Ed Royce, Don Payne và Jeff Fortenberry gởi cho ông Phan Văn Khải sau buổi điều trần tại quốc hội ngày 20 tháng 6, 2005 vừa qua.

                            Xin lược dịch lá thư sau:
                             

                            Quốc Hội Hoa Kỳ
                            Washington DC. 20515
                            23 tháng 6, 2005
                            Kính gởi: Ông Phan Văn Khải
                            Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
                            c/o Tòa Ðại Sứ Việt Nam
                            1223 20th St. NW #400
                            Washington DC. 20036
                             
                            Thưa Thủ Tướng,
                             
                            Nhân dịp chuyến viếng thăm chính thức của ông tại Hoa Kỳ để kỷ niệm 10 năm liên hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, chúng tôi muốn trình ông vấn đề về việc giam cầm một số công dân tại nước ông vì lý do tôn giáo hay chính trị. Tiểu ban Ngoại Giao, phân bộ Châu Phi, nhân quyền toàn thế giới và kế hoạch quốc tế, đã thực hiện một buổi điều trần ngày 20-6-2005 về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi vô cùng quan tâm với những bằng chứng trong cuộc điều trần cho biết là Việt Nam vẫn tiếp tục cầm giữ tù nhân chính trị và tôn giáo. Ðây là sự vi phạm hiệp ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, đồng thời đi ngược với những giá trị tinh thần căn bản của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một hội viên.
                            Chúng tôi cũng quan tâm sâu xa việc quí quốc từ chối cấp chiếu khán cho những người dân Việt Nam để ngăn cản không cho họ được định cư Hoa Kỳ mặc dù họ đã được chấp nhận trong chương trình tị nạn. Luật thương mại quốc tế, đã ghi rõ trong tu chính án Jackson-Vanik, đòi hỏi những quốc gia hưởng qui chế tối huệ quốc phải cho phép người dân được tự do chọn lựa việc định cư của mình.
                            Chúng tôi xin kèm với lá thư này danh sách một số các tù nhân đang bị giam giữ vì chính kiến khác biệt hoặc lòng tin tưởng vào đạo giáo. Cũng như một số người không được cấp chiếu khán xuất cảnh. Chúng tôi đòi hỏi quí chính phủ phải lập tức trả tự do các tù nhân, cũng như cấp chiếu khán cho những người đã được Hoa Kỳ chấp nhận được nhập cảnh theo diện di dân. Những hành động này là dấu hiệu khởi sắc chứng tỏ thiện chí của quí ông đối với những vấn đề đáng quan tâm và những lời cam kết của ông với Tổng Thống Hoa Kỳ tại tòa Bạch Ốc trong tuần này.
                            Xin cảm ơn thì giờ và sự quan tâm của quí ông cho những vấn đề khẩn thiết này. Chúng tôi mong nhận được câu trả lời của quí ông.
                            Kính thư,
                            Ðồng ký tên: DB Chris Smith, DB Tom Lantos, DB Ed Royce, DB Don Payne, DB Jeff Fortenberry

                            DANH SÁCH NHỮNG CÔNG DÂN ÐANG BỊ TÙ, BỊ CẦM GIỮ HAY ÐANG BỊ KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ LIÊN QUAN ÐẾN QUAN ÐIỂM CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO

                            Hiện đang bị cầm giữ:
                            1- Bùi Tấn Nhã
                            2- Ðỗ Văn Mỹ
                            3- Hồng Thiện Hạnh
                            4- Mùa Sáy Só
                            5- Nguyễn Khắc Toàn
                            6- Nguyễn Thiên Phùng
                            7- Nguyễn Vũ Bình
                            8- Phạm Hồng Sơn
                            9- Trần Văn Hoàng
                            10- Trần Văn Lương: Cựu SQ/QLVNCH
                            11- Trần Văn Lương: GÐ Trung Tâm Nghiên Cứu Vật Lý của Viện Khoa Học Kỹ
                            Thuật Hà Nội
                            12- Trần Văn Thắng
                            13- Y-Bom (Jona)
                            14- Y-Nuen Buon Ya
                            15- Y-Hoang B. Krong

                            Những đối tượng đang bị quản chế:
                            1- Nguyễn Lập Mã
                            2- Nguyễn Nhật Thông
                            3- Nguyễn Văn Lý
                            4- Phan Văn Lợi
                            5- Thân Văn Trương
                            6- Thích Ðồng Thọ
                            7- Thích Huyền Quang
                            8- Thích Nguyên Lý
                            9- Thích Nguyên Vương
                            10- Thích Phước An
                            11- Thích Quảng Ðộ
                            12- Thích Thái Hòa
                            13- Thích Thanh Huyền
                            14- Thích Tiến Hanh
                            15- Thích Tuệ Sỹ
                            16- Thích Viên Ðịnh

                            Những người được chấp nhận trong chương trình tị nạn nhưng chính phủ Việt Nam từ chối cấp chiếu khán:
                            1- Nguyễn Lập Mã
                            2- Nguyễn Nhật Thông
                            3- Nguyễn Vũ Việt
                            4- Nguyễn Trực Cường
                            5- Nguyễn Thị Hoa









                            http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=27673&z=3
                             
                             
                            #59
                              LXMai 04.02.2007 09:32:53 (permalink)
                              Bài đọc thêm
                              Hoa Kỳ và Việt Nam được gì sau chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Khải?
                              2005.06.30
                              Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
                              Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ mà Thủ Tướng Việt Nam Phan Văn Khải mới hoàn tất hồi cuối tuần trước sẽ đem lại những điểm lợi nào cho cả hai quốc gia?


                              Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
                              Tải xuống để nghe


                              Thủ tướng Khải và Bộ trưởng Thương mại Carlos Gutierrez chứng kiến lễ ký thoả thuận giữa Tổng giám đốc Vietnam Airlines Nguyễn Xuân Hiển và đại diện Boeing Alan Mulally. AFP PHOTO
                               
                              Ðó là câu hỏi đang được các nhà phân tích chính trị ở Washington cũng như tại Châu Á nói đến, và cũng là đề tài cuộc phỏng vấn mà Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi thực hiện với Bà Virginia Foote, Chủ Tịch Hội Ðồng Thương Mại Việt-Mỹ, một tổ chức uy tín chuyên hoạt động cổ võ quan hệ giữa Washington và Hà Nội. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.
                              Nguyễn Khanh: Thủ Tướng Phan Văn Khải mới hoàn tất chuyến viếng thăm Mỹ. Theo Bà, những điều lợi nào mà cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam có được sau chuyến viếng thăm lịch sử này?

                              Thảo luận những khác biệt tồn đọng

                              Bà Virginia Foote: chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Khải rất quan trọng cho cả hai nước, trải qua một thời gian dài của lịch sử và là một bước mới cho mối quan hệ song phương, cùng xây dựng tương lai.


                              Chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Khải giúp hai bên cơ hội tiếp tục thảo luận những khác biệt còn tồn đọng, và giúp hai bên cùng tiến đến phía trước, cùng xây dựng quan hệ bền vững hơn về chính trị, ngoại giao và kinh tế.
                              Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội Ðồng Thương Mại Việt-Mỹ

                              Tôi nghĩ là chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Khải giúp hai bên cơ hội tiếp tục thảo luận những khác biệt còn tồn đọng, và giúp hai bên cùng tiến đến phía trước, cùng xây dựng quan hệ bền vững hơn về chính trị, ngoại giao và kinh tế.
                              Nguyễn Khanh: trong những bài diễn văn đọc ở Washington, ở New York và tại thành phố Boston, Thủ Tướng Việt Nam nhắc đi nhắc lại lời hứa tiếp tục đổi mới.
                              Hầu hết đều nói là ông Khải quyết tâm làm điều này, nhưng những người khác trong giới lãnh đạo Việt Nam, chẳng hạn như các nhân vật đang nằm trong Bộ Chính Trị thì sao? Liệu họ có đi cùng con đường với ông Khải không?

                              Bà Virginia Foote: tôi nghĩ nếu nhìn lại phát triển của Việt Nam trong một thập kỷ qua, trong 15 năm qua, chúng ta sẽ thấy những đổi mới thật đáng kể về cả mặt chính trị và kinh tế.
                              Tôi nghĩ chính sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo đã giúp Việt Nam thành công, mức phát triển kinh tế của Việt Nam càng ngày càng cao, trở thành một trong những nước có mức phát triển nhanh nhất trên thế giới. Các chương trình, kế hoạch đổi mới kinh tế của Việt Nam đều thành công, được ủng hộ về cả mặt chính trị lẫn sự tham gia của người dân vào một nền kinh tế mới.

                              Phải đổi mới nhiều hơn và nhanh hơn nữa

                              Nguyễn Khanh: nhưng cũng có những lập luận cho rằng Việt Nam phải đổi mới nhiều hơn nữa và nhanh hơn nữa. Làm sao Việt Nam có thể làm điều đó? Bà có đề nghị nào cho Thủ Tướng Khải không?
                              Bà Virginia Foote: tôi nghĩ chuyện Việt Nam dồn nỗ lực được WTO thu nhận làm hội viên là một kế hoạch đầy tham vọng và tôi hy vọng họ thành công vào cuối năm nay.
                              Ðiều này cũng đòi hỏi Chính Phủ Việt Nam phải sửa đổi rất nhiều luật lệ, nhiều dự luật đang được soạn thảo và bàn thảo, quy chế, thủ tục cũng sẽ thay đổi, và những điều này sẽ đưa Việt Nam kế hoạch cải tổ kinh tế của Việt Nam lên một tầm cao mới, và tôi tin là Việt Nam cũng sẽ thành công vượt bực.

                              Những khác biệt



                              Trên thế giới, bao giờ cũng có những khác biệt giữa Chính Phủ này với Chính Phủ khác. Ðiều quan trọng nhất dù bất đồng ý kiến với nhau, nhưng hai bên đồng ý tiếp tục thảo luận.
                              Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội Ðồng Thương Mại Việt-Mỹ

                              Nguyễn Khanh: vẫn còn những khác biệt giữa hai Chính Phủ Hoa Kỳ và Việt Nam. Làm sao có thể giải quyết được trở ngại này?
                              Bà Virginia Foote: trên thế giới, bao giờ cũng có những khác biệt giữa Chính Phủ này với Chính Phủ khác. Ðiều quan trọng nhất dù bất đồng ý kiến với nhau, nhưng hai bên đồng ý tiếp tục thảo luận về một số nhỏ vấn đề, về một số trở ngại nhỏ của mối quan hệ song phương.
                              Hai bên đã đạt được rất nhiều tiến bộ khi giải quyết những tồn đọng còn lại sau chiến tranh, vấn đề POW/MIA, các vấn đề liên quan đến y tế như HIV/AIDS, bệnh SARS xảy ra một vài năm trước đây, và bây giờ là dịch bệnh cúm gà.
                              Thành ra hai nước hợp tác rất chặt chẽ với nhau trong nhiều lãnh vực, chẳng hạn như giáo dục, và đặc biệt trong chuyến viếng thăm của ông Khải có thêm nhiều chương trình hợp tác giáo dục, quan hệ quân sự. Nói chung, tôi thấy là thành quả hai nước đạt được thật tốt.

                              Một biến chuyển lịch sử

                              Nguyễn Khanh: trong thời gian Thủ Tướng Phan Văn Khải có mặt ở Mỹ, Bà là một trong số rất ít người có cơ hội tiếp cận với ông. Bà có thể kể cho chúng tôi nghe ông Khải nói gì với Bà lúc mới đến Mỹ và trước khi rời Mỹ để sang Canada không?
                              Bà Virginia Foote: đó là một chuyến viếng thăm đầy thú vị của đoàn Việt Nam và của cả những người Hoa Kỳ góp phần thực hiện chuyến đi này. Ðây là một biến chuyển lịch sử.


                              Bạn nghĩ gì về nhận định này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

                              Trong khi nhiều quốc gia không thể nào xóa bỏ được quá khứ hận thù để nhìn về tương lai thì Việt Nam và Hoa Kỳ đã nỗ lực tối đa để mở một quan hệ mới. Thủ Tướng Khải rất hài lòng được mời sang thăm nước Mỹ, và hài lòng về những điều ông đạt được trong thời gian có mặt tại Mỹ để quan hệ hai bên cùng cất bước. Tất cả các thành viên của đoàn của Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm như vậy.
                              Nguyễn Khanh: xin cám ơn Bà Virginia Foot.



                              Ăng-ten chống phá sóng »





                              Những bài liên quan
                              http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/06/30/WhatBenefitsTheUsAndVietnam_NKhanh/
                               
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 4 | Trang 4 của 4 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 60 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9