(URL) SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG

Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 60 bài trong đề mục
Tác giả Bài
LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 19.11.2006 04:09:57

25. Nguyễn Như Phong đừng đẩy báo An Ninh Thế Giới vào vòng tội lỗi

 
Nguyễn Như Phong đừng đẩy báo An Ninh Thế Giới vào vòng tội lỗi

 
 

Do hấp tấp, cơ hội loạt bài Nguyễn Như Phong tung ra trên An ninh Thế giới các số 210, 211, 212 mắc rất nhiều sai phạm. Sai phạm trong nghiệp vụ báo chí, sai phạm về đạo lý... và mắc ít nhất là hai tội theo quy định của bộ luật hình sự: tội vu khống (Ðiều 117), tội làm nhục người khác (Ðiều 116- Bộ luật Hình sự). Những sai phạm rất nghiêm trọng của Nguyễn Như Phong làm dấy lên sự công phẫn và khinh bỉ trong dư luận xã hội. Hàng chục lão thành cách mạng, trí thức, cựu chiến binh ... đã chính thức lên tiếng bằng văn bản. Lẽ ra Phong nên phục thiện, công khai tạ tội và rút kinh nghiệm rồi sửa chữa để tiến bộ. Tiếc rằng Phong lại ngoan cố, tổ chức kích động và vận động một số người phát biểu ý kiến rồi cho đăng lên số 214 của báo mình!
 
Tôi đọc các nhà văn, nhà thơ Mai Văn Tạo, Dương Duy Ngữ, Trần Nhật Thu mà thấy thật ngạc nhiên. Vợ chồng tôi và nhiều người khác biết Mai Văn Tạo từ những ngày anh còn công tác ở Ðài Tiếng nói Việt Nam. Anh vốn chân chất, đứng đắn, có nghĩa khí. E rằng nay tuổi đã cao, không có điều kiện nắm bắt thông tin đầy đủ, lại bị kích động với động cơ xấu nên anh đã giận dữ thóa mạ Hà Sĩ Phu ghê gớm đến như vậy. Chắc chắn đây không phải ý kiến xác thực của Mai Văn Tạo. Tội lớn là do Nguyễn Như Phong đã cắt xén, biến tấu để xuyên tạc sự thật của bản chất. Tôi hiểu. Bởi vì ngay cả tôi, nếu chỉ đọc Nguyễn Như Phong, thì do lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nặng, có thể tôi cũng đã viết gần gần như anh Mai Văn Tạo.
 
Có điều nực cười là, ngay giữa trang báo mang tiêu đề "ý kiến của một số nhà văn và bạn đọc ..." mà lại nổi lên bốn mảnh bút lục không phải của nhà văn hay bạn đọc nào mà là của Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Nguyễn Thanh Giang một cách rất lạc lõng. Lạc lõng và trơ trẽn như chính bộ mặt của Nguyễn Như Phong tự phơi trần!
 
Vậy là Nguyễn Như Phong đã cùng đường rứt giậu. Không thể phê phán được bất cứ chỗ nào trong trên dưới 500 trang chính luận của tôi, không thể xăm soi được bất cứ vết đen nào trong tư cách đạo đức, trong công tác và đời tư của tôi, Phong ra sức khai thác tập hồ sơ thẩm vấn của công an Hà Nội đối với tôi trong suốt 66 ngày tôi bị giam trong trại giam B14. Với tất cả sự hằn học điên cuồng, với tâm địa hết sức nham hiểm và đen tối, nhằm bôi nhọ tôi cho kỳ được mà cuối cùng Phong cũng chỉ trưng ra được mấy dòng lưu bút như vậy. Phong điên cuồng, giẫy giụa đến mức lại ngang nhiên phạm tội. Pháp luật nào cho phép công bố những tư liệu cá nhân như thế trong hồ sơ vụ án chưa được đem xét xử công khai ? Phong hoảng loạn, lú lẫn đến mức tưởng có thể đánh lừa độc giả một cách quá ngây ngô khi trưng 2 lần bản chụp mấy dòng viết của tôi ở ngay cùng một vị trí trên trang báo. Phong chắp vá cũng quá vội vàng, thô thiển.
 
Ai cũng biết đã viết tự kiểm điểm thì không thể nào chỉ nói ưu điểm (vì như vậy tự mình cũng thấy ngượng). Ði chỉnh huấn cũng thế, ở cơ quan cũng thế, huống chi đang ở trong tù. Cho nên, sau hàng chục trang bảo vệ cái đúng và những ưu điểm, tôi đành nặn ra cho được mấy khuyết điểm nặng nhất như Phong đã cố tình lợi dụng : "Mặc dầu vậy, trong đó cũng có nhiều ý, nhiều đoạn không ổn. Nhiều chỗ tỏ ra nôn nóng đòi hỏi dân chủ công khai quá nhanh, nhiều chỗ nhìn hơi sâu vào những "khoảng tối" của xã hội đã trở nên bi quan, một đôi khi xúc phạm cả đến Hồ chủ tịch ...".
 
Hẳn là Phong muốn mập mờ trong cái ý "Một đôi khi xúc phạm cả đến Hồ chủ tịch" để khơi gợi và kích động độc giả căm thù mà lăng mạ tôi ?!
 
Hãy nghe đoạn viết sau đây của cựu chiến binh Phạm Vũ Sơn tường thuật lại buổi "đấu tố" Nguyễn Thanh Giang do Mặt trận Tổ quốc xã Trung Hoà tổ chức ngày 25 tháng 3 năm 1997 : "Anh bảo vệ uy tín, danh dự Hồ Chí Minh còn tốt hơn hệ thống tuyên giáo của Ðảng và Nhà nước. Cách tuyên truyền Hồ Chí Minh như là thần thánh là kiểu tuyên truyền quan liêu vô trách nhiệm. Cách làm đó dễ nhưng không thuyết phục, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Anh chủ trương nói rõ cụ Hồ là một con người mang yếu tố thánh nhân. Yếu tố này thấy rõ ở nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Ðã là con người thì có sai, có đúng, có xấu, có tốt". Ðối với Hồ Chủ tịch, tôi cố giữ sự tỉnh táo và công bằng nên đã từng viết trong một bài đề ngày 20 tháng 11 năm 1993 : "Người ta có thể phê phán Bác Hồ về khuyết điểm này, sai lầm kia, nhưng ý chí đấu tranh cho tự do, dân chủ và công bằng của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc thì mãi mãi được nhân loại biểu dương và được tôn vinh trong lòng tôi".
 
Chắc chắn Nguyễn Như Phong không dám dẫn ra những đoạn gọi là "xúc phạm" Hồ Chủ tịch của tôi. Bởi vì nó rất đúng đắn. Chỉ có điều là bây giờ có phải lúc đã nên nói ra hay chưa mà thôi .
 
Việc công bố bút lục của tôi trong lưu trữ nhà nước một cách trái phép chỉ càng làm cho tội của Nguyễn Như Phong thêm nặng. Vả chăng độc giả càng đễ dàng thấy rõ hơn sự lếu láo của Phong. Khuyết điểm lớn nhất chỉ là như vậy mà sao dám quy kết người ta là "người cơ hội chính trị có hoạt động cực đoan chống phá trong nước" !.
Hay là Phong muốn mập mờ hướng độc giả vào cái dòng này : "... tôi đã sa đà vào những việc làm lẽ ra rất không nên làm".
 
Vậy thì tôi xin công bố rõ ràng những việc gì tôi đã làm, trong đó, những việc gì "lẽ ra rất không nên làm"?
 
Hơn một lần, tôi đã trả lời các nhà báo nước ngoài rằng : "Ðối với tôi bây giờ, không nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ chỉ dám sống không hơn một sinh vật bình thường là bao nhiêu ; không nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ chỉ biết úp mặt vào hạnh phúc riêng của gia đình mình mà quên mất nghĩa vụ đối với đất nước với đồng bào, với các thế hệ con cháu mình ... những gì tôi đã suy nghĩ chín chắn, đã khẳng định trong đầu và thấy cần phải nói ra thì chỉ có thể bị khuynh đảo hoặc bằng những lý lẽ đủ sức thuyết phục, hoặc bởi những phát súng bắn vào đó. Tuy nhiên, bất kỳ thế nào tôi cũng không thể chết mà chỉ càng sống rực rỡ hơn trong lòng nhân dân tôi, kể cả trong lòng hàng triệu đảng viên Cộng sản Việt Nam". Câu nói này, một đôi lần tôi cũng đã chân tình giãi bầy với một số tướng tá ngành an ninh.
 
Thế còn việc gì đã "lẽ ra rất không nên làm"?
 
Ðó là việc tán phát bài viết "Góp ý xây dựng Ðảng" mà ở đấy ngoài những điều tâm đắc, có hai điều tự tôi cũng không đồng tình : đả kích cá nhân và đưa ra những d" liệu không sở cứ.
 
Sau này, nhiều người tâm huyết cũng chân tình khuyên tôi nên để những việc đó người khác làm còn bản thân phải giành thời giờ đọc và tư duy những điều cần thiết đóng góp cho quốc kế dân sinh. Vả chăng, chính vì dính dáng vào việc đó mà người ta đã kiếm cớ để bắt bớ tôi một cách sai pháp luật do ngộ nhận.
 
Tôi ưa sự đàng hoàng, công khai nên đã viết là ký tên thật và ghi địa chỉ rõ ràng. Tôi ao ước được đăng công khai toàn bộ những chính luận tôi đã viết thậm chí với điều kiện, sau đó chỉ để cho bè lũ Nguyễn Như Phong săm soi, phê phán và kích động căm thù. Tôi hoàn toàn tin ở nhân dân tôi. Chẳng những thế, tôi còn ao ước được công bố công khai toàn bộ hồ sơ thẩm vấn của công an HàNội đối với tôi cùng tất cả những bút lục của tôi những ngày ở trong tù gồm : các bản tự thuật, tường trình, những bức thư tôi gửi các ông Lê Khả Phiêu, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nông Ðức Mạnh, Lê Minh Hương ..., những lời phê của tôi vào các biên bản y tế trong những ngày tuyệt thực, những bức thư viết từ trong tù gửi về gia đình ... Tôi nhớ, được sự gợi ý của công an, tôi đã viết tới bốn bức thư về gia đình mà công an chỉ dám đưa một bức, ẻm nhẹm đi ba bức, chỉ vì trong đó có những đoạn như :"Ba tin rằng cái hạt cứng bị vùi xuống đất đen sẽ nẩy mầm và nở hoa tươi thắm" ...
 
Phong thâm thù và điên cuồng phản kích tôi nên đã cố lôi kéo hoặc dựng lên một vài "bạn đọc" có thể là không có thật để phát biểu lăng nhăng như ông Nam Lộc nào đó ở hộp thư 177, bưu điện tỉnh Trà Vinh. Nếu Nam Lộc là người cộng sản hay dân thường ở trong nước thì dù tả hay hữu khuynh cũng không bao giờ sắp xếp thứ tự căm thù theo kiểu này: "Nhân đọc bài của anh Nguyễn Như Phong tôi đề nghị tác giả viết thêm sự thật về các con người : Nguyễn Thanh Giang, Bùi Tín, Ðoàn Viết Hoạt, nhóm Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Kim, Nguyễn Ngọc Ðức". Không ai ngu hơn Nguyễn Như Phong mà từ đây không dễ dàng nhận ngay ra rằng Nam Lộc chính là Phong hay ít ra là cái chân gỗ hoặc con cò mồi của Phong.
 
Hiện tượng này làm độc giả liên tưởng chuyện cách đây không lâu. Khi không thể đấu tranh bằng lý luận với tướng Trần Ðộ, người ta đành hạ nhục ông bằng cách dựng nên một Hoài Việt nào đó đã bỏ tổ quốc ra đi mà còn ngang mhiên viết thư lăng mạ và giảng dạy đạo đức cộng sản cho một Trung Ương uỷ viên đã từng giữ cương vị Trưởng ban Tuyên Huấn Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam. Ngưòi ta còn đểu cáng một cách ngu xuẩn đến mức đang tâm dựng chuyện để bôi bẩn Trần Ðộ bằng cách gán chuyện xác thịt đê tiện cho một ông già gần tuổi 80 mà mới hôm qua còn được bầu là Phó Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN và trên ngực hiện vẫn còn lấp lánh Huân chương Hồ Chí Minh!
 
Nguyễn Như Phong chẳng những đã tự bôi lên mặt mình một vết nhơ nhục nhã không biết đến bao giờ mà còn làm cho làng báo Việt Nam phải xấu hổ lây. Nguy hiểm hơn, Phong còn mang tội với nước, với Ðảng. Hãy nghe ý kiến của ông Trần Ðại Sơn, một lão thành cách mạng 54 tuổi Ðảng : "Ðăng loạt bài ấy (của N. N. Phong) trong tình hình hiện nay tức là báo An ninh thế giới góp phần làm mất an ninh xã hội. Giữa lúc đang chuẩn bị Ðại hội IX, đang tiến tới chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ ... báo An ninh thế giới bỗng xới to chuyện trấn áp trí thức, nói xấu hết người này người khác ... một cách không thận trọng, dẫn chứng không đầy đủ, lý lẽ không vững vàng". Tệ hại hơn là có thể do ảnh hưởng của cuộc luận chiến gay gắt này mà Lâm Ðồng đã hấp tấp ra quyết định quản chế Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh ngay sát trước kỳ họp của Quốc Hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo và tình hình nhân quyền ở Việt Nam, trong khi đáng lẽ phải ban hành chậm hơn dăm ngày. Thật là vô chính trị và vô trách nhiệm biết chừng nào ! Thật là một hành động phá hoại lợi ích đất nước, lợi ích dân tộc!
 
Càng giẫy giụa điên cuồng, càng dấn sâu vào tội lỗi, Phong cần bình tâm sám hối để nhận cho ra cái bản chất xấu xa của mình mà cải sửa. Bởi vì, không chỉ những người bị Phong xúc phạm trong loạt bài báo này nổi giận mà những đồng nghiệp cũng ghê sợ Phong. Hãy đọc bức thư ai đó vừa gửi cho tôi :
 
 *** Xuân Tân Tỵ
Kính gửi ông Giang,
 
Tình cờ, tôi được đọc lá thư ngỏ ông gửi cho Nguyễn Như Phong. Tôi thông cảm và sẻ chia với ông vì con người Phong thì nhiều người biết, Phong hãm hại không chỉ một người mà nhiều người, kể cả đồng nghiệp của mình. Phong là người cơ hội, song ông ta lại được sủng ái, đó mới là điều đáng buồn. Nhưng tôi tin rằng ông trời sẽ có mắt, còn mắt ông Trời ở đâu thì tôi cũng chịu, song tôi tin ông Trời có mắt để nhìn thấu nhân gian. Thư ngỏ cũng cho chúng tôi nhận thức rằng làm nghề gì cũng phải có Tâm, cái tâm có sáng, mọi hành động mới sáng và ngược lại.
 
Hiện nay, đáng buồn là bọn cơ hội nhiều như nấm sau mưa, còn người chính trực thì khan hiếm quá. Thư ngỏ của ông liệu người ta đọc rồi người ta có bênh vực ông không và ai sẽ dám bênh vực ông, hay là người ta cứ tin, cứ nghe Nguyễn Như Phong?
Xin chúc ông vui mạnh
 
*** Một người không quen biết nhưng đồng cảm với ông
Nghe đâu đây là Tổng Biên tập một tờ báo khác.
Tuy nhiên, hãy nghe George Eliot "The beginning of compunction is the beginning of a new life". Tôi vốn không thích thù hận nên chỉ mong sao Nguyễn Như Phong biết hối cải để có cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp một khi Phong thành khẩn xin lỗi công khai trên mặt báo.
 
Hà Nội 16 tháng 2 năm 2001
Nguyễn Thanh Giang
Nhà A13 P9 - TTPK Hoà Mục
Phường Trung Hoà- Quận Cầu Giấy
 
http://www.lmvntd.org/dossier/doithoai/doithoai10.htm
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 19.11.2006 09:32:21
 
Suy Tư và Ước Vọng
 
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 19.11.2006 21:59:41

26. Nguyễn Trần Thiết: Chất Việt Nam


Nguyễn Trần Thiết: Chất Việt Nam

Hẹn …
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
Bức Thư của Đại Tá Nguyễn Trần Thiết
 

Đại tá: NGUYỄN TRẨN THIẾT
NHÀ BÁO - NHÀ VẮN
25A Phan Đình Phùng
Ngày 22 tháng 8 năm 1997
ĐT:280048

 
Kính gửi: Thủ Trưởng Tổng Cục Chính Trị
 
Sau ba tháng vào TP HCM, khi trở ra Hà Nội tôi được các bạn đồng nghiệp trao cho tập tài liệu kèm theo đây để phân tích. Tôi đọc tới lần thứ ba mới bầy tỏ chính kiến: đây là chuyện thật.
 
Tôi không rõ thủ trưởng TCCT [tức Tổng Cục Chính Trị] đã biết việc này chưa và đã có biện pháp ngăn chặn không cho chuyện tương tự xảy ra chưa, nên xin phát biểu ý kiến riêng.
 
Cách đây 3 hoặc 4 năm, Thư Viện Quân Đội giao cho tôi 4 tập "Đường Thời Đại " đề nghị tôi đọc và có tham luận trong hội thảo. Tôi nhận lời. Là người cầm bút, tôi rất trân trọng các tác giả. Tôi nghe kể nhiều huyền thoại về Đặng Đình Loan. Từ cán sự 3 hoặc 4 gì đó đã ra khỏi biên chế, Loan đã làm cách nào lọt vào các hội nghị tổng kết quân sự cấp chiến lược; Loan được nhiều cấp trung tướng, thượng tướng, đại tướng tiếp và đến thăm nhà; Loan đã xoay cách nào để có trên 300 triệu tài trợ để xuất bản "Đường Thời Đại ". Loan sắp phục hồi Đảng tịch, được nâng lên cấp chuyên viên 8; Loan rất giàu.
 
Tôi không quan tâm đến chuyện ngoài lề. Không cần vắt óc suy nghĩ, chỉ cần ngồi chép được 2000 trang đã đáng phục rồi. Tôi đọc "Đường Thời Đại ", là người trong cuộc, đã có nhiều tài liệu viết về đề tài chiến tranh, tôi nhận ra ngay nhược điểm không có gì bù đắp nổi của tác giả "Đường Thời Đại ": Đó là anh thiếu vốn sống, không có mặt ở chiến trường, trình độ khái quát yếu, lại tham vọng vươn quá cao. Tôi từ chối đọc tham luận vì mình khen lấy lệ sẽ không thật lòng; nếu mình chê sẽ không hợp ý Ban Tổ Chức và tác giả.
 
Gần đây tôi được thông tin là Loan đã xin tài trợ thêm được 900 triệu, được phục hồi Đảng; được nhận lương chuyên viên 9, tôi thoáng ngạc nhiên vì Loan chưa phải hội viên Hội Nhà Văn sao lại được ưu ái quá mức như vậy ? Hôm nay đọc tài liệu này, tôi mới rõ chân tướng của Đặng Đình Loan. Loan là kẻ đầu cơ chính trị, buôn chính trị. Loan hồ đồ, chủ quan, suy diễn những việc xảy ra theo sự hiểu biết hời hợt của mình. Tôi trách Loan một phần, nhưng trách Tỉnh Ửy Thừa Thiên - Huế hai lần. Nếu lãnh đạo tỉnh không bật đèn xanh, không cho phép, làm sao Đặng Đình Loan có diễn đàn ? Có lẽ Loan là người đầu tiên của nước ta phê phán anh Giáp ở Điện Biên Phủ. Tôi là phóng viên của báo QĐND [tức Quân Đội Nhân Dân] ở Điện Biên Phủ, sống cạnh lán anh Giáp và trong suốt chiến dịch tôi không một lần gặp anh Nguyễn Chí Thanh, tại sao Đặng Định Loan dám đổi trắng thay đen khi mọi nhân chứng còn sống ? Nghị quyết 15 do ai soạn thảo đã có kết luận của Trung Ương, sao Loan còn dám nói ngược lại mà các thính giả - đặc biệt là các đồng chí có chức có quyền trong tỉnh ủy - không phản ứng lại ?
 
Tôi không đi vào tranh luận từng điểm với Loan vì khi người nói có động cơ không trong sáng với dụng ý bóp méo, xuyên tạc lịch sử theo nhận thức chủ quan của mình thì nội dung sẽ rất sai lệch. Tôi giật mình vì những nội dung cuối trang 3, đầu trang 4. Tại sao chuyện cung đình lớn như vậy, hệ trọng như vậy mà Loan dám đưa ra công khai phê phán ? Tôi hoàn toàn không tin anh Võ Văn Kiệt đánh giá anh Giáp là con số không, và chả có cơ sở nào để tin rằng việc Bộ Chính Trị không đồng ý anh Giáp là chủ tịch danh dự Hội Cựu Chiến Binh. Việc đồng chí Lê Đức Anh đưa ra lời khuyên Loan "nên đứng lơ lững có lợi hơn " là đúng hay sai sự thật? Tại sao anh Anh có quan hệ quá mật thiết với Loan như vậy? Phải chăng Loan dụng ý tô vẽ cho mình trong mọi cơ hội?
 
Dựa vào những ý kiến phân tích trên đây, tôi đề nghị:
 
1/ Tổng Cục Chính Trị ra thông báo không công nhận nội dung buổi nói chuyện của Đặng Đình Loan. Phê phán những người tổ chức cho Loan nói chuyện là sai nguyên tắc.
2/ Rà xét lại và thu hồi những quyền lợi Đặng Đình Loan hưởng bất hợp pháp như:


a/ Thu hồi toàn bộ tiền trợ cấp sáng tác cho Loan
b/ Xóa tên Đặng Đình Loan trong danh sách Đảng viên.
c/ Nếu thực sự đã có quyết định đề bạt Loan lên chuyên viên cấp 9 (hay chuyên viên 7, 8), ta nên thu hồi lại, trả Loan về vị trí xuất phát của anh ta.
d/ Tịch thu những tài sản bất minh của Đặng Đình Loan.
đ/ Cảnh cáo những người tổ chức nói chuyện.


Với trách nhiệm của Đảng Viên là Nhà Văn, tôi xin phản ảnh để thủ trưởng TCCT tường và có cách xử lý thích đáng
 
Kính
(ký tên)
Nguyễn Trần Thiết
 
http://www.lmvntd.org/dossier/ddloan.htm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.11.2006 08:29:00 bởi LXMai >
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 19.11.2006 22:07:01

27. Vũ Xuân Ba: Thân tặng Thanh Giang – Tuyết Mai

 
Vũ Xuân Ba: Thân tặng Thanh Giang – Tuyết Mai

 
Hẹn …
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 19.11.2006 22:28:55

28. Ngô Thức: Đục hay trong

 
Ngô Thức: Đục hay trong

 
Hẹn …
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 19.11.2006 22:42:58

29. Vũ Cao Quận: Tặng anh – người chưa quen


Vũ Cao Quận: Tặng anh – người chưa quen
 
Hẹn …

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Thư gửi bạn

Hải Phòng, ngày 20 tháng 9 năm 2000
Anh Thanh Giang thân quí và kính trọng.


Chiều ngày 13 - 9 - 2000 nhận được " Tuyển tập Thôi hữu" của anh gửi tặng. Tôi biết rất ít về đời tư cũng như sự nghiệp văn chương của bác Thôi Hữu nên khi cầm "tuyển tập" một linh cảm về kiến thức, tôi tin rằng tôi sẽ tìm được nhiều điều hay và những ý tưởng uyên thâm và tốt đẹp ở "Nhà báo - Nhà văn - Nhà thơ " đã trở thành người thiên cổ. Như một anh "thày bói nói dựa" tôi đã nghĩ không sai về "tuyển tập". Thật là tuyệt vời.... cứ như là Thôi Hữu đang sống cùng chúng ta và đang nói những điều chúng ta đang trăn trở suy nghĩ. Càng đọc, càng thấy Thôi Hữu như một nhà tiên tri: tắm mìn trong cái bối cảnh hùng tráng và đau thương của dân tộc những ngày đầu của cách mạng Tháng Tám và 5 năm trong kháng chiến trường kỳ (tính đến ngày ông mất), ông dấn thân cho một sự nghiệp thiêng liêng và cao cả, ông tin tưởn chiến đấu vì nó, nhưng chính ngay ở những giờ khắc lịch sử ấy ông đã lường trước được "cái mặt phía sau của tấm huân chương", cái mà từ khi tôi biết đọc sách của các nhà văn tiền bối chưa từng có một ai có một linh cảm "tuyệt vời" như ông. Những dòng tôi viết dưới đây không dám "phạm thượng" nhận định và đánh giá về Thôi Hữu mà chỉ là cảm nghĩ về một bậc cha, chú tàu hoa mà bạc mệnh. Nếu có gì thất thố cũng xin chị Tuyết Mai và anh bỏ lỗi.

Xin mở đầu bằng một nhận xét của Thép Mới: "Có lẽ Thôi Hữu chưa để lại cho chúng ta một cái gì lớn... "Những ý tưởng vốn không có hình hài, kích thước để mà so sánh lớn hay nhỏ, nhưng khi viết những dòng này tôi thấy Thôi Hữu rất lớn với cuộc đời ngày hôm nay ở những suy nghĩ, trở trăn tưởng như rất nhỏ: "Nhiều người bảo bố tôi là người hay chạnh lòng, hay day dứt trước một biểu hiện nhỏ mà ông cảm thất sứt mẻ trong quan hệ đồng chí..." Lời của Lan Hương. Nhà báo Thép Mới cho rằng đó là điểm yếu của bố tôi. Nếu còn sống đến sau này, đời ông sẽ có thể gặp nhiều trắc trở?... Ðiều của Thép Mới dự đoán cũng là điều khẳng định. Với tấm lòng nhân ái, trung thực, với nhạy cảm về nhân tình thế thái, với nhãn quan chính trị... nếu Thôi Hữu còn sống thì Thôi hữu sẽ là người đi "mở đường" trước cả nhóm NVGP và ngày hôm nay anh và tôi cùng vô vàn người khác đi theo con đường ấy. Và cái điều không thể tránh là Thôi Hữu sẽ lần thứ hai vào Hỏa Lò Hà Nội. Nguyễn Hữu Ðang, Vũ Ðình Huỳnh, Hoàng Minh Chính... chả là những minh chứng hay sao? Không ai muốn chết sớm bao giờ, nhưng chuyện "Tái ông mất ngựa" vẫn cho ta một niềm an ủi.

Trong "Tuyển tập" tôi "nhặt nhạnh" được từ Thôi Hữu bao điều "cũ mà rất mới" và trong những điều ấy có một điều mà chúng ta lại sẵn sàng "xả thân" vì nó "......sang đó, cậu cố xem xem người ta thiết lập và tổ chức nền dân chủ thế nào. Bằng một linh cảm quí báu , anh chàng đó ngày từ ngày đó đã thấy một cái gì chưa thật ổn...! (lời Thép Mới "Tuyệt vời thay! ngay những năm đầu của Việt Nam dân chủ Cộng hoà, có lẽ chỉ có Thôi Hữu là người đầu tiên duy nhất "ngờ ngợ" về nền dân chủ này ở buổi đầu trứng nước, là người phát hiện "cái gót A - Sin " của những người cộng sản dù chính ông cũng là một là Ðảng viên. Chỉ nghĩ đến điều này thôi thì cuộc đời tôi nếu phải quỳ xuống lạy 3 lạy thì chỉ có 3 người nếu tôi được gặp. hai người là ông bà Châu ở phòng 1 b9 - Thủ lệ I- Cầu giấy người nuôi dưỡng anh thương binh suốt 5 năm trời vì lòng nhân ái phúc đức của hai ông bà. Và hôm nay, nếu được đứng trước ông kể cả lúc ông sống cũng như trước nấm mộ ông ở Võ Tranh xa xôi vì cái dự đoán thiên tài có một không hai ở ông.

".....Hỡi sách vở ! các ngươi đã làm ta cao quý nhưng cũng bắt ta làm nô lệ ! Nhục nhã cho ta biết bao! Khi các ngươi ra đời, hẳn không ngờ rằng sẽ gặp một nhân loại mau vâng lời như một đứa con nít và mãn nguyện như một kẻ giàu sang. Họ đã yân trí sống theo lời các ngươi khuyên bảo và vui vẻ nằm trong khuôn khổ mà do các ngươi tạo tác. Họ nhận cuộc đời như các ngươi đã trình bày cho họ biết, chẳng gắng công tìm kiếm những cuộc đời khác phong phú hơn muôn phần.

Ta nằm trong khuôn khổ cũ, cố đặt bày những hình thức mới để che đậy cái tầm thường của những ý tưởng nghìn xưa..."

"....Có lẽ ta chẳng có tài sáng tác làm gì, nếu chỉ để bôi thêm một nước vôi nhợt nhạt lên muôn nghìn lớp vôi khác phủ một pho tượng quá thời?

Hỡi sách vở! các người là những cây thơm mát mọc ở trên con đường thời gian mờ mịt. Mỗi cây chỉ làm thêm được một đoạn đường. Ðừng bắt khách bộ hành sẽ chậm bước và nghèo nàn chỉ biết có một thứ hương.

Ta sẽ bỏ các ngươi, chẳng phải vì bạc bẽo, mà ta chỉ để kịp bước với thời gian...."

Ðúng như lời ông nói! ta đứng ở quãng khinh thanh nhìn thấy rõ cuộc đời...!"

Những lời trên là những "áng thơ triết học", những tiên tri và những sấm truyền. Sấm Trạng Trình tôi chỉ nghe qua và xem qua lời truyền tụng với những điều huyền bí xa xăm. Còn "Sấm Thôi Hữu" như ông đang đứng trước ta, giải và muốn tranh luận với những kẻ còn tin vào những mớ giáo điều đang han rỉ và đang dần mục nát với thời gian.

"Tôi thương xót những chàng trai cùng thế hệ với tôi cũng đang chìm đắm trong lầm than, ngu tối. Cả một luân lý nghìn xưa làm cho họ ươn hèn, nô lệ, cả một sự sống khắc khe đã làm cho họ ích kỷ, ngu đần.

Tôi liên tưởng đến bao kẻ miệng hô hào những thuyết kts vị tha, ca ngợi những tinh thần cao thượng anh hùng mà thật ra rất hèn hẹ, lý tài, hám danh, ích kỷ, kiêu hãnh ở cử chỉ thường ngày...".

Chị Tuyết Mai ơi! Anh Thanh Giang ơi và cùng các cháu nội ngoại của ông, bên chiếc máy chữ vô tri, vô giác tôi muốn "ôm" lấy linh hồn bác mà nói: "Bác ơi! Những gì bác nghĩ, bác nói đã trôi qua hơn nửa thế kỷ rồi hôm nay tôi mới được đọc thì ra.... bác đã nghĩ trước, nói trước cả rồi. Thật tự hào khi anh chị và các cháu có người cha, người ông tuyệt vời đến "nao lòng". Những chàng trai cùng thế hệ với bác phỏng còn được mấy người không bị chìm đắm trong lầm thân, ngu tối. Tôi chỉ là một kẻ xa lạ đứng bên lề của gia đình anh chị nhưng tôi sung sướng thay, hạnh phúc thay khi những suy nghĩ, những con chẽ của chính tôi được xếp hàng đi theo con đường đầy khắc khoải, suy tư của bác từ những năm xưa, để "Rồi" ta đi đến đâu đầu cũng ngẩng lên gió lộng".

"...Lúc về Hà Nội, đến các làng ngoại thành quen thuộc, thấy các đồng chí mỗi người một bàn nhưng không còn thân thiết chia xẻ với nhau như hồi còn lăn lóc bên bụi chuối, ổ rơm. Bố tôi buồn mãi và tâm sự với bác Tô Hoài: Ngồi bàn ghế mình lại nhớ ổ rơm...! Giờ đây bác đã ở cõi vĩnh hằng xa thăm thẳm liệu còn nhớ chuyện người xưa: Giới Tử Thôi phò vương tử Trùng Nhĩ khi cơ hàn khoét thịt đùi nấu với rau rừng dâng chúa để rồi chết thui giữa chốn rừng xanh. Rồi Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ dựng cơ đồ, Phạm Lãi lận đận theo Việt Vương Câu Tiễn giành lại ơn hà và Việt Nam ta có Trần Nguyên Hãn, đệ nhất công thần theo Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa... để đến nỗi người chịu cực hình tàn khốc, kẻ phải đào nhiệm cao chạy xa bayvà thân anh hùng lại đáy nước gieo mình! Còn thời hiện đại, cảnh "cẳng đậu đun hạt đậu" và "dê lại giết dê" gây ra bao thảm cảnh, tôi không dám nhắc lại để chốn người hiền bác đỡ đau lòng. Khi gian nan cũng chung vai gánh vác, chia ngọt xẻ bùi. Lúc vinh hoa phú quý thì quên tình xưa nghĩa cũ, âu cũng là lối mòn lịch sử xưa cũng như nay.

Những lời nói với: "Hỡi sách vở..." của Thôi Hữu phải chăng một linh cảm mơ hồ nào đó mà ông giúp chúng ta ngày hôm nay phân tích một cách nghiêm túc về những sai lầm tệ hại của học thuyết Marx, nó không tưởng, nó duy ý chí và những câu chữ của nó phải dừng lại trên sách vở làm cột mốc cho một đoạn đường lịch sử, mà đã đến lúc tầm vóc của thời đại không cần đến đó nữa!
...Ta sẽ bỏ các ngươi chẳng phải vì bạc bẽo mà chỉ để kịp bước với thời gian...!

Trong thư này nay tôi hay lặp đi lặp lại chữ "tuyệt vời" vì Thôi Hữu tuyệt vời quá với cuộc đời tôi, ông nói hộ tôi những điều tôi chưa đủ hiểu biết để nói. Giá tôi được đọc ông sớm vài ba năm thì khi tôi ra Ðảng tôi chả có điều gì phải trăn trở, day dứt. Ta bỏ người chẳng phải vì ta bạc bẽo, ta quên lời thề năm xưa mà chỉ để kịp bước với thời gian... Những lý luận của người đứng lại còn ta đủ trí khôn để không dừng bước theo ngươi!

Giở đến trang có bài của Hữu Thọ: Anh nên nằm ở đâu? Ðọc xong nỗi bực bội buộc tôi viết thêm vài dòng.

"Anh có đủ loại "phẩm hàm" để chúng tôi đề nghị rước anh về Mai Dịch...! Ðọc câu này thấy "ghê ghê" cả người khi nghĩ về những người cộng sản. Lúc sống thì bon chen, công hầu khanh tướng khi chết thì toan tính chỗ để nằm. Tôi chợt nhớ đọc một đoạn một bài viết của anh đã lâu có nói về ngôi mộ của Tổng thống Ken-nơ-dy trang nghiêm, giản dị nằm lẫn với dân thường mới thấy lợm giọng về bọn trọc phú hãnh tiến. Trách chi trong dân đã có câu: Khi sống chúng cũng xa dân đến khi chết chúng cũng vẫn xa dân! Xin bác Thôi Hữu cứ yên nghỉ trong lòng dân, nơi an nghỉ của những người tử tế!

Anh Thanh Giang ơi! Anh thật là có hồng phúc: Bố vợ thế, con rể thế, thế thời phải thế! Xin anh tiếp tục làm rạng danh cho người đã khuất.

Xin cám ơn anh, cám ơn chị Lan Hương (xin tò mò một chút Lan Hương với Tuyết Mai có phải là một không anh?) đã cho tôi được biết một Thôi Hữu tuyệt vời, chỉ tiếc một điều là biết về ông quá muộn..

Xin ngừng lời và tạm biệt anh trong tình lưu luyến.


Rất thân
Vũ Cao Quận
 
http://www.ykien.net/vcqthoih-u.html
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.11.2006 22:48:17 bởi LXMai >
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 20.11.2006 12:31:39

30. Trần Xuân Bách: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

 
Trần Xuân Bách: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

 
Hẹn …
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 
 
TS Nguyễn Thanh Giang Đòi Truy Tố Trùm Công An
Cựu ủy viên Trần Xuân Bách đòi Lê Khả Phiêu ngưng sách nhiễu Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang để quốc tế ngưng lên án Hà Nội
 
HANOI (VB) -- Một lá thư từ Hà Nội, do nhóm anh em Nối Kết chuyển ra hải ngoại, ký tên Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang gửi cho nhà nước CSVN, đòi trả lại các vật dụng mà công an tịch thu của ông trong các đợt bố ráp trước đây. Thư cho biết, nhiều trí thức quốc nội đề nghị TS Giang khiếu kiện nhà nước, nhưng ông chỉ muốn đề nghị truy tố một trung tá công an tội cướp tài sản công dân. Thư cũng ghi rằng cựu ủy viên BCT Trần Xuân Bách đã xin gặp Lê Khả Phiêu (qua đại diện Phạm Thế Duyệt) để đòi 3 điểm trong đó có điểm bảo phải ngưng hạch sách TS Giang. Văn bản do Nối Kết gửi như sau.


(Nhân dân thấp cổ bé miệng làm sao có cơ may nói lên được những oan khiên áp bức mà chế độ đang áp đặt lên đầu cổ nhân dân! Làm sao mọi người lên tiếng được như tiếng nói can đảm của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang? Hãy xem đây là tiếng nói tiêu biểu của nhân dân Việt nam dưới chế độ độc tài toàn trị của đảng, với đay rẫy bất công từ bấy lâu nay, và tự hỏi chế độ này còn tồn tại bao lâu nữa! - Nối Kết)
 
*
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam
Độc lập Tự do Hạnh phúc
Hà nội ngày 5 tháng 5 năm 2000
Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
 
Tôi là Nguyễn Thanh Giang, sinh năm 1936, tham gia cách mạng từ Kháng chiến chống Pháp. Vốn là một cán bộ khoa học tự nhiên, những lĩnh vực đóng góp của tôi trong quá trình công tác chủ yếu thuộc ngành giáo dục và khảo cứu địa vật lý. Tuy nhiên, do ý thức trách nhiệm công dân thôi thúc mạnh mẽ, hơn mười năm qua tôi thường viết một số bài mang tính chính luận gửi cơ quan ngôn luận và các đồng chí lãnh đạo tham gia bàn bạc những vấn đề quốc kế dân sinh. Tuy trình độ hạn chế do chỉ được học chính quy về khoa học tự nhiên nhưng thực tế những ý kiến phát biểu của tôi đã từng đóng góp không nhỏ giúp sửa đổi một số văn kiện lớn và điều chỉnh một vài chủ trương, chính sách chưa thật đúng đ¡n của Đảng và Chính phủ. Suốt đời, tôi sống trung thực, trong sáng, chưa hề phạm khuyết điểm dù chỉ đến mức bị cảnh cáo.
 
Vậy mà, ngày 4 tháng 3 năm 1999 công an bỗng ập tới, tống giam tôi suốt hơn hai tháng trời. Đang từ người bình thường, mạnh khoẻ, những đầy đoạ tinh thần một cách dã man và những lý do nào đó nữa trong tù đã gieo chứng tật về huyết áp cho tôi. Tệ hại hơn, sáng 11 tháng 10 năm 1999 họ lại vô cớ xông vào nhà lấy đi một số thiết bị văn phòng trị giá bằng tiền lương nhiều năm của tôi.
 
Ngày 4 tháng 3 năm 2000, tuy họ đã buộc phải tuyên bố bãi bỏ cuộc điều tra vô căn cứ đối với tôi, nhưng đến nay, họ vẫn không chịu đem trả các máy thiết bị văn phòng mà họ đang thu giữ phi pháp cho tôi. Điện thoại nhà tôi vẫn chưa được nối lại!
 
Đáng phàn nàn hơn, phụ họa với công an Hà Nội, ban Văn hoá Tư tưởng Thành ủy Hà Nội còn tán phát rộng rãi một bản thông báo và một số cán bộ ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương còn đi phổ biến đó đây nhiều thông tin bịa đặt, nhiều nhận định sai lầm gieo rắc sự ngộ nhận rất đáng tiếc đối với tôi và gia đình tôi. Tổng hợp những thủ đoạn xảo trá đó đã tạo nên tình trạng cô lập, vây hãm gia đình tôi. Tuy không còn bị nhốt trong nhà giam, nhưng thực tế, tôi vẫn bị đầy đoạ trong kiếp tù tại nhà!
 
Thương cảm trước cảnh tai ương, nhiều người khuyên tôi nên đệ đơn kiện lên toà án. Song le, trước tình cảnh nước nhà đang có nguy cơ lâm vào khủng hoảng trầm trọng nhiều mặt, tôi muốn nén lòng chịu đựng để tránh gây thêm một xáo động dù nhỏ. Mặc dầu vậy, để đảm bảo sự công minh, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, để răn đe và ngăn chặn những hành động lạm quyền, nhiễu nhương, tôi xin đề nghị những việc sau:
 
1 - Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc bằng hình thức nào đó cải chính lại những thông tin thất thiệt đối với tôi và gia đình tôi mà Công an và cơ quan Văn hoá Tư tưởng đã gây ra.


2 - Trả lại những tài sản mà công an Hà nội đang thu giữ phi pháp của tôi. Nối lại điện thoại cho gia đình tôi.

3 - Đưa ra khỏi ngành công an và truy tố trước pháp luật trung tá Phạm văn Ngọ, phó cơ quan an ninh điều tra thuộc sở công an Hà nội về tội vu khống (điều 117), tội cướp đoạt tài sản của công dân (điều 151). Tại sao trong công văn gửi Bưu điện thành phố Hà nội, trung tá Ngọ dám vu cáo tôi sử dụng điện thoại để gây rối, phá hoại an ninh quốc gia? Yêu cầu đưa bằng chứng cụ thể. 4 - Kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật thích đáng đối với một số cán bộ ở ban Văn hoá Tư tưởng Hà nội và Trung ương, do nhận thức non kém, do hàm hồ đã công bố những ý kiến sai lạc, gây rối loạn xã hội. Tại sao họ dám công bố trong một văn bản của Thành uỷ Hà nội rằng "Nguyễn Thanh Giang đã viết nhiều tài liệu chống Đảng và Nhà nước" - "Qua những vật chứng thu giữ được, đã thể hiện rõ sự cấu kết chặt chẽ của Thanh Giang với các lực lượng phản động ở nước ngoài nhằm âm mưu gây rối loạn xã hội"?
 
Kính thưa Quốc hội


Nỗi oan khiên, thiệt thòi của một cá nhân dù lớn đến đâu cũng không đáng kể gì so với nghĩa vụ đối với đất nước. Những đề nghị nêu trên của tôi không nhằm thoả mãn chỉ cho yêu sách cá nhân mà cơ bản vì đất nước. Những cư xử sai lầm vừa qua đối với tôi không chỉ làm thương tổn lương tri những người chân chính trong nước, mà cả thế giới. Tất cả đều đã hiểu rằng chúng ta đàn áp trí thức và rõ ràng nước ta có tù chính trị. Chính vì vậy, những phản ứng quyết liệt đã dấy lên rất mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. Nguyên uỷ viên bộ chính trị Trần Xuân Bách tiếp nhận ý kiến nhiều lão thành cách mạng và dư luận xã hội, sau nhiều năm "kính nhi viễn chi", đã phải quyết định đăng ký gặp tổng bí thư Lê Khả Phiêu (đồng chí Phạm Thế Duyệt được cử thay mặt), để chỉ trao đổi ba vấn đề; trong đó, vấn đề thứ hai dành riêng phân tích những sai lầm và mối lo ngại về hậu quả xấu gây ra do việc hành xử không đúng đắn đối với tôi. Trên trường quốc tế, không chỉ trí thức và các tầng lớp quần chúng phẫn nộ (hàng chục ngàn người ký tên vào các bản kháng nghị, hàng ngàn người xuống đường biểu tình); không chỉ hàng chục tổ chức quốc tế và phi chính phủ mà nhiều nhà nước (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp...) chính thức lên án. Hình ảnh nước ta trên thế giới bị xấu đi rất nhiều. Do đó, đã gây nên những thiệt thòi lớn, không đáng có cho nhân dân ta, cho đất nước ta.
 
Kính mong Quốc hội kịp thời chỉ đạo các cơ quan hữu trách kiên quyết chống thói cửa quyền, ỷ thế quyền lực coi thường oan khiên một cách vô đạo đức, dũng cảm và chân thành nhận sai lầm, nghiêm túc nhận tội và sửa chữa sai lầm để được nhân dân ta và thế giới thừa nhận.
 
Trân trọng
(ký tên)
Tiến sỹ, Viện sỹ Nguyễn Thanh Giang
Nhà A13P9 TTPK Hoà mục
Phường Trung hoà - Quận Cầu giấy - Hà Nội
 
http://members.tripod.com/dansinh/hr/ntgdtt.htm
 
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 21.11.2006 07:17:46

31. Đinh Xuân Lãm: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

 
Đinh Xuân Lãm: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

 
Hẹn …
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Hoàng Hữu Nhân - 21.11.2006 07:34:10

32. Hoàng Hữu Nhân: Thư gửi Bộ Chính Trị

 
Hoàng Hữu Nhân: Thư gửi Bộ Chính Trị

 
Hẹn …
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
 

Một Sự Đối Xử Khó Hiểu
Lời Giới Thiệu : Liên Minh Việt Nam Tự Do xin ghi lại nguyên văn lá thư của ông Hoàng Hữu Nhân, cựu Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nặng nhà nước CSVN, gửi cho lãnh đạo đảng. Lá thư này do Nhóm Nối Kết phổ biến, nội dung trình bày những quan điểm của ông về cách đối xử của đảng CSVN đối với ông Trần Độ.
 
****
Tại sao ông Hoàng Hữu Nhân mạnh dạn lên tiếng phản đối việc khai trừ tướng Trần Độ ? Ông đã tỏ thái độ với trung ương đảng CSVN về bản "kết luận của hội nghị TƯ khóa 8" ra sao trước khi có quyết định khai trừ tướng Trần Độ ? Trung ương đảng đuối lý đã né tránh và cuối cùng đã phải nhờ cơ sở địa phương đối phó bịt miệng các đảng viên lão thành có lòng với nhân dân đất nước trong thời gian như thế nào? Vì đâu mà có "một sự đối xử thật là khó hiểu" theo nhận xét của ông Hoàng Hữu Nhân, một cựu Ủy viên Ban chấp hành TƯ đảng, nguyên bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng trước đây, đề cập trong bức thư gởi TƯ Đảng dưới đây. Nối kết xin gởi đến các bạn.

 
Kính gửi đồng chí Tổng bí thư, các ủy viên Bộ chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng.
 
Tới dự cuộc họp chi bộ ngày 3/10/98, tôi và các đảng viên được nghe phổ biến bản thông báo về bản "Kết luận của hội nghị TW 5 khóa VIII về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ cương lĩnh, điều lệ và đường lối của Đảng" cùng bản hướng dẫn, yêu cầu chi bộ thảo luận và tỏ thái độ. Đến mục này thì thời gian cũng gần hết, một vài đồng chí nói đại khái là đồng ý thôi, chứ thông báo chung chung như vậy thì thảo luận sao được. Tôi cũng muốn phát biểu ý kiến của mình và tỏ thái độ theo yêu cầu, nhưng cảm thấy không đúng chỗ, đúng đối tượng nên thôi, không nói gì. Nay tôi xin biên thư này gửi tới các đồng chí để tỏ thái độ về việc đó với đầu đề là một sự đối xử khó hiểu.
I/ Quá trình diễn biến của sự việc đó :
1/ Báo Nhân dân ngày 9/3/98 mở màn để cùng một số báo khác nữa phê phán những quan điểm được coi là sai lầm, hoặc sai trái với đường lối, cương lĩnh, điều lệ đảng như : "bài bác chủ nghĩa Mác Lê", "phủ nhận vai trò lãnh đạo toàn diện của đảng, đòi bỏ nguyên tắc dân chủ tập trung", "từ bỏ CNXH", "phủ nhận vai trò của XN quốc doanh", "đòi thực hiện tự do dân chủ tư sản"... của các lực lượng cơ hội, thù địch (nội tung ngoại hứng) nhằm mục đích tác động đến các đồng chí lãnh đạo chủ yếu mới, hòng thay đổi đường lối ; gây mất ổn định chính trị ; tạo dư luận và xây dựng lực lượng chính trị v.v... Đợt tấn công bằng báo chí này dồn dập trong 2 tháng là tháng 3 và 4 năm 1998 với thái độ thật tàn ác là đã cố tình cắt xén để xuyên tạc ý kiến, quan điểm lẫn động cơ của bản kiến nghị của một lão thành cách mạng đến mức coi như thù địch.

2/ Khi biết các bài báo hoàn toàn tập trung công kích bản kiến nghị với Bộ chính trị (BCT) của đ/c Trần Độ, tôi đã qua điện thoại hỏi đồng chí Phạm Thế Duyệt thì đ/c cho biết bộ chính trị chưa có ý kiến gì, đó là quyền của báo họ làm. Sau đó tôi viết thư riêng cho đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Thủ tướng để phản đối thái độ và hành động dối trá đó của các báo. Chủ trương đó của cá nhân hay tập thể đều là sai lầm. Trong đấu tranh tư tưởng, Đảng ta không bao giờ dùng đến những biện pháp, thủ đoạn dối trá như vậy.

3/ Vào cuối tháng 3/98, tác giả của bản kiến nghị đó cũng có biên thư cho các đ/c Thường vụ BCT về thái độ không đúng đắn của báo chí.

4/ Khoảng tháng 4/98, theo công điện của thường vụ BCT, thành uỷ Hà Nội và thành ủy Hồ Chí Minh có thông báo đến các chi bộ về tình hình có một số người viết hồi ký hoặc viết kiến nghị và phát tán với nội dung sai trái có hại, không nêu tên ai nhưng khi phổ biến thông báo đó thì lác đác ở một số phường ở hai thành phố, người phổ biến tự tiện nêu một số tên cụ thể như Trần Quỳnh, Trần Độ, Phan Đình Diệu, Nguyễn Trung Thành, có nơi lại nêu cả Dương Thu Hương... rất lộn xộn mỗi nơi một khác về số người và tên người. Tôi có hỏi đồng chí Lê Xuân Tùng qua điện thoại thì đồng chí cho biết : " Thông báo không hề nêu tên ai. Để khi có cuộc họp với các quận huyện tôi sẽ nói về những phát ngôn tuỳ tiện về nguyên tắc đó".

5/ Ngày 25/5/98, đ/c Phạm Thế Duyệt cùng 3, 4 đồng chí lãnh đạo khác đã gặp tác giả khoảng 2 tiếng đồng hồ, không phải để đối thoại, tranh luận về quan điểm sai trái mà chỉ trả lời gọn là không thể chấp nhận bản kiến nghị đó chỉ vì lẽ nó trái với cương lĩnh, đường lối, điều lệ của Đảng và pháp luật nhà nước.
 
6/ Cuối tháng 5/98, tác giả lại biên thư ngỏ gửi cho tòa soạn của các báo có liên quan, nhưng điều đáng hổ thẹn là không nơi nào chịu đưa lên báo của mình.
 
7/ Các chi bộ họp thường kỳ tháng 10/98 được nghe phổ biến bản kết luận của Ban chấp hành Trung ương nhằm phê phán những quan điểm sai trái (giống như các báo đã nêu và công kích) và hành động tán phát tài liệu, việc tiếp và trả lời phóng viên nước ngoài một cách vô nguyên tắc. Kèm theo thông báo này còn có bản hướng dẫn của Ban văn hóa tư tưởng trung ương yêu cầu các chi bộ thảo luận và tỏ thái độ. Qua hơn 10 cán bộ lão thành sinh hoạt ở các chi bộ khác nhau đến chơi thì được biết ý kiến của đa số chi bộ là không thảo luận gì, chỉ nghe trên nói thì biết vậy thôi, chung chung như thế thì thảo luận làm sao được ! Chỉ có một chi bộ muốn biết đồng chí nào đã phạm sai lầm như vậy, TW đã sử trí như thế nào thì thông báo cho biết. Ở một chi bộ khác, đa số là cựu chiến binh muốn có bản kiến nghị đó để thảo luận thì mới thật dân chủ.

II/ Tác giả của bản kiến nghị gửi BCT đó là ai ? Quan điểm và hành động thực của đồng chí đó như thế nào ?
1/ Tác giả của bản kiến nghị đó là Trung Tướng Trần Độ (TĐ) sinh năm 1923 quê Thái Bình, vào Đảng năm 1940 đã qua các chức vụ như : bí thư quân khu uỷ, phó chính uỷ quân giải phóng miền Nam, 2 lần Trưởng ban văn hóa văn nghệ của Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng các khóa 3,4,5,6.
 
2/ Thực chất của các quan điểm được coi là sai trái đó là như thế nào ?
Bản kết luận của hội nghị trung ương lần thứ 5 khóa 8 về đấu tranh chống các quan điểm sai trái của bản kiến nghị đó như sau :

a/ Bài bác chủ nghĩa Mác Lê, cho rằng "giữ vai trò độc tôn của CN Mác Lê chỉ đưa tới sự trì trệ về trí tuệ".
 
b/ Phủ nhận định hướng XHCN, cho rằng định hướng XHCN "là thất bại, là ngõ cụt", "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, giữa 2 cái phải chọn một, không thể bắt cá hai tay".
 
c/ Phủ nhận sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, cho rằng sự lãnh đạo hiện nay của Đảng là "Đảng trị" là "nguồn gốc của sự tham nhũng", phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
 
d/ Muốn đòi tự do dân chủ tư sản, tư nhân được ra báo và xuất bản, "tự do" bầu cử theo kiểu tư sản.
Đem đối chiếu với bản kiến nghị của TĐ thì sự tiếp thu và đánh giá của tôi khác hẳn với tinh thần của bản kết luận trên. Tôi xin lần lượt đối chiếu từng điểm một cách cụ thể như sau:

Về điểm a/ Với chủ nghĩa Mác Lê (CNML) :
Nguyên văn của bản kiến nghị của đ/c TĐ như sau : "Về hệ tư tưởng, ta vẫn giữ vai trò độc tôn của CNML, không những trong Đảng mà cả trong toàn xã hội. Tôi hoàn toàn thừa nhận vai trò của CNML trong lịch sử cách mạng nước ta, nó đã đóng góp quan trọng. Nhưng hiện nay, ngoài CNML ra, còn có rất nhiều trào lưu tư tưởng rất đáng nghiên cứu và tiếp thu một cách phù hợp với điều kiện nước ta. Giữ vai trò độc tôn của CNML chỉ đưa tới sự trì trệ về trí tuệ". Một sự đánh giá rất khách quan và đầy trí tuệ như vậy là đúng, có gì là bài bác CNML ?
 
Về tinh thần nó không khác gì với Nghị quyết của Bộ chính trị ĐCSVN số 01/NQ-TW 28/03/1992 về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay :
 
"... Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác-Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế giới. Hậu quả là số đông cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài người, do đó khả năng phát triển bị hạn chế.
.... Đối với những học thuyết khác - ngoài CNML - về xã hội, cần được nghiên cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng.
.... Đảng phát huy tự do tư tưởng, tạo mọi điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu và các mặt công tác khác trên lĩnh vực lý luận..."
 
Về việc này khiến tôi nghĩ tới mặt trận lý luận, tư tưởng ngày nay. Thế giới ngày nay có nhiều thay đổi lớn lao so với thời Mác sống, kể cả bản thân giai cấp công nhân lẫn tư bản, nhưng một số cán bộ nòng cốt của mặt trận lý luận, tư tưởng của ta gần đây trên một số sách báo vẫn còn giới thiệu những quan điểm đánh giá như sau :
- Tuyên ngôn CS 1848 vẫn còn nguyên giá trị.
- Giai cấp tư bản vẫn bóc lột, ăn bám, hủ bại, sắp suy tàn.
- Quốc tế xã hội, các đảng xã hội dân chủ vẫn là lực lượng cải lương, đánh lạc hướng giai cấp công nhân để duy trì chế độ tư bản.
- Không có CNXH thì không có độc lập thực sự.
v.v...
Nên vẫn có thái độ muốn gắn chiếc "mũ kim cô" lên đầu mọi người. Những nhà Mác xít giáo điều như vậy chỉ có khả năng bôi nhọ chủ nghĩa Mác, chứ không thể phát triển, bảo vệ được những tinh hoa của chủ nghĩa Mác để giúp loài người phát triển.
Thật đáng lo ngại !

Về điểm b/ Về định hướng XHCN :
Trần Độ đã phân tích khá dài với ý muốn tham gia nghiên cứu một mô hình XHCN phù hợp với Việt Nam, rất tâm đắc với đường lối "phát triển kinh tế, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh", coi đó như là mô hình XHCN của Việt Nam. Đúng là TĐ có chỗ nói "định hướng XHCN là thất bại, là ngõ cụt" hoặc "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, giữa 2 cái phải chọn một, không thể bắt cá hai tay". Nhưng CNXH mà Trần Độ nói ở đây là mô hình XHCN cổ điển mà mọi người vẫn hiểu nội dung của nó là: kinh tế hiện vật, công hữu hóa, vô sản chuyên chính ; mô hình XHCN đó đã thất bại, đã đổ vỡ nên không thể đi đôi với kinh tế thị trường được. Tinh thần thực của quan điểm đó là như vậy, ý tác giả muốn xây dựng mô hình XHCN phù hợp với nước ta, khắc phục được những suy nghĩ giáo điều và tránh hiểu lầm là rất đúng. Quả là Trần Độ muốn phủ nhận, nhưng là phủ nhận định hướng XHCN theo mô hình cổ điển đã thất bại ở Liên Xô và các nước Đông Ấu.
Về vị trí kinh tế quốc doanh, tài liệu cũng đã phân tích khá dài, ý muốn coi các thành phần kinh tế như là phương tiện và cần biết đánh giá sử dụng đúng, nhằm mục đích đạt hiệu quả và phát triển nhanh kinh tế và đời sống. Sau khi phân tích những mặt tiêu cực khách quan trong thành phần kinh tế quốc doanh, Trần Độ đã khẳng định : "không thể bỏ kinh tế quốc doanh, vì trong một số lĩnh vực nó vẫn là cần thiết, nhưng đặt nó làm chủ đạo thì chỉ có nghĩa là làm triệt tiêu hoặc suy yếu các thành phần kinh tế khác, nhất là kinh tế tư nhân". Theo tôi, nên coi đây là vấn đề cần tiếp tục theo dõi và kịp tổng kết, thực tiễn để điều chỉnh các thành phần kinh tế sao cho đạt hiệu quả cao nhất, không nên bác bỏ một cách giản đơn, chủ quan.

Về điểm c/ Sự lãnh đạo của Đảng :
Đúng là Trần Độ có nói cách lãnh đạo của Đảng hiện nay là "Đảng trị" là "nguồn gốc của lạm quyền và tệ tham nhũng". Trần Độ đã phân tích khá dài và rất tâm huyết về vấn đề Đảng lãnh đạo, trong tài liệu này có những đoạn nói : "Tôi vẫn tán thành và ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng, vai trò đó là cần thiết, nhưng lãnh đạo không có nghĩa là thống trị, không có nghĩa là Đảng trị. Kinh nghiệm lịch sử trong nước và trên thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều dẫn tới thoái hóa, ruỗng nát, tắc tị, không những của cơ thể xã hội mà còn của cơ thể Đảng nữa". Ở một đoạn khác đã khẳng định một cách mạnh mẽ : "Hiện nay có thể nói một cách chắc chắn rằng, không có một thế lực nào trong nước cũng như ngoài nước có thể phá được Đảng CSVN, chỉ có Đảng không tự mình thích ứng làm suy yếu mình đi thôi".
Như vậy, nói về Đảng trong tài liệu này cũng như trong bản kiến nghị đổi mới Đảng toàn diện gửi cho tất cả uỷ viên trung ương năm 1995, Trần Độ chỉ muốn Đảng chỉ nên lãnh đạo chính trị, nghĩa là về đường lối chính sách, những vấn đề quan trọng, chứ không phải lấy phương châm lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, cụ thể, để đi tới bao biện, làm thay công việc của nhà nước, biến Đảng với nhà nước là một ở tất cả các cấp, các ngành, khiến hai bộ máy cồng kềnh, chồng lấn lên nhau, biến Đảng với nhà nước là một, thành chế độ chuyên chế, toàn trị mà gọi gọn lại là "Đảng trị", là nguồn gốc của tệ lạm quyền và tham nhũng hiện nay, là nguyên nhân của hiện tượng đạo đức, lối sống thoái hóa mà hội nghị TW 5 đã phải nêu lên.
 
Bác Hồ cũng đã nói, một tổ chức cũng như cá nhân, lúc này tốt, lúc khác có thể trở nên xấu nếu mắc chủ nghĩa cá nhân. Để hiểu đầy đủ câu đó ta cần suy rộng thêm : một tổ chức hay cá nhân nếu không có môi trường tốt để tu dưỡng, nếu không bị giám sát bởi lực lượng nào thì vì quyền lợi nó sẽ bị thoái hóa dần. Phân tích một cách cụ thể hơn là chế độ toàn trị, Đảng với chính quyền là một, khách quan đã tạo ra và khuyến khích một tầng lớp đảng viên có chức, có quyền ở tất cả các cấp, dễ lộng quyền, tham nhũng mà không có cách nào ngăn được, chỉ trừ khi phải thay đổi chế độ lãnh đạo đó.
 
Với nội dung chung và bao quát như vậy thì không thể kết luận Trần Độ phủ nhận sự lãnh đạo toàn diện của Đảng mà ngược lại, tôi hiểu cả ý và tâm của Trần Độ là lo đổi mới Đảng cho đúng mới có thể thực sự tăng cường, giữ vững được vai trò lãnh đạo của Đảng, khôi phục được uy tín và hình ảnh đẹp đẽ của Đảng trong lòng dân như trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, Đảng với dân thực sự là một.

Về điểm d/ Sai lầm muốn đòi tự do dân chủ tư sản :
Tôi hiểu là Trần Độ muốn nhà nước ta thực hiện chế độ dân chủ mà lâu nay nhiều người thường gọi là "dân chủ tư sản" đó thật, mà tôi cũng như nhiều người, nhất là gìới trí thức (vì họ có trình độ nghiên cứu, hiểu biết nhiều) cũng đương mong có một chế độ tự do dân chủ như vậy với sự phân tích khoa học như sau: Tự do, dân chủ, nhân quyền là nguyện vọng muôn đời của loài người mà không phải tự nhiên mà Bác Hồ kính yêu đã kết luận mạnh mẽ : "không có gì quý hơn độc lập tự do" hoặc "độc lập mà không có tự do hạnh phúc thì cũng không có ý nghĩa gì". Cũng vì mục tiêu cần thiết và chính đáng đó mà nước ta đã ký vào công ước quốc tế và nhân quyền ; Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã ghi rõ các quyền tự do ngôn luận, tổ chức, lập hội... của công dân.
Các quyền dân được tự do ra báo, xuất bản, tự do bầu cử, hội họp, mít ting, biểu tình, thi hành chế độ đại nghị với pháp quyền... là kết quả đấu tranh quyết liệt của nhân dân lao động chống các chế độ chuyên chế độc tài của giai cấp phong kiến mà trong phong trào đó tầng lớp trên là tư sản có học thức, thông minh đã giành được quyền lãnh đạo, khéo léo biết lợi dụng thành quả đó thiết lập chế độ dân chủ ở các nước tư bản phát triển, nên đến nay vẫn còn có người ngộ nhận, gắn thành quả dân chủ đó với chế độ tư bản để có thành kiến là rất sai. Một hiện tượng ở Mỹ khiến nhiều người quan tâm là Tổng Thống Mỹ mắc tội về quan hệ nam nữ mà phải ra hầu tòa, có dư luận đòi phải từ chức và các luật gia tuyên bố không thể đặt Tổng Thống lên trên pháp luật. Mặc dù 2 chế độ khác nhau nhưng dân ta không thể không khao khát nét dân chủ đó. Chính cả phe XHCN đã ngộ nhận gắn cả chế độ kinh tế thị trường vốn xuất hiện từ trong chế độ phong kiến là của riêng chế độ tư bản nên đã thực hiện chế độ kinh tế phi thị trường đồng thời thực hiện chế độ chính trị chuyên chế (vô sản chuyên chính), nghĩa là đã xây dựng một chế độ kinh tế, chính trị cho khác hẳn với chế độ tư bản nên đã dẫn đến tan rã toàn bộ mà cả thế giới đã biết. Đảng ta mới sửa được một vế kinh tế, trước sau rồi cũng phải sửa về hệ thống chính trị nếu muốn phát triển nhanh, vững chắc. Phải xây dựng được một nhà nước thực sự là của dân. Nhất là ngày nay, ta đã hội nhập vào thế giới, chấp nhận một cuộc cạnh tranh gay gắt về kinh tế với tất cả các nước, trong khi nước ta về trình độ kinh tế cũng như kinh nghiệm quản lý nền kinh tế trị trường thua xa các nước hàng 10, hàng 100 lần. Cho nên chỉ có một nền chính trị thật sự dân chủ thì mới có khả năng động viên được hết nhiệt tình, tính sáng tạo, phát huy được hết trí tuệ của nhân dân thì mới có thể nhanh chóng khắc phục được sự chênh lệnh quá lớn đó.
 
Đến đây tôi vẫn cảm thấy mình trình bày không hết được tinh thần của bản kiến nghị đó, nên tôi mong những ai thật quan tâm tới việc này thì tìm đọc toàn văn tài liệu đó. Trong tài liệu cũng có một số ý tôi không tán thành nhưng là mặt phụ không cần nói ra đây.
Có thể nói tinh thần cơ bản và tổng quát của bản kiến nghị đó là muốn dân chủ hóa hệ thống chính trị cho cân đối với dân chủ trên mặt trận kinh tế, cho phù hợp với bản chất của chế độ XHCN của nước ta. Đó là đòi hỏi của tình hình khách quan, của dư luận xã hội hiện nay mà một vài tiêu biểu như : "hiện tượng Thái Bình" 1997 và một hiện tượng thường xuyên nữa cũng đáng được quan tâm : nhân dân "ngày nằm vườn hoa, đêm ra nhà thủ tướng". Tinh thần bản kiến nghị đó đáng được cơ quan lãnh đạo coi trọng và nghiên cứu. Nếu coi ý kiến đó là sai lầm, có hại thì cũng cần có thái độ trung thực (đạo đức quan trọng nhất của mỗi tổ chức cũng như cá nhân) giới thiệu và phân tích nó trong phạm vi nội bộ hoặc nhân dân để mọi người biết mà tránh sai lầm đó, chứ không phải bằng cách xuyên tạc để đả kích một cách hết sức độc đoán và nhẫn tâm như đã làm.
3/ Thực chất của việc phân phát tài liệu, tiếp và trả lời phóng viên nước ngoài vô nguyên tắc là gì ?
Bản kiến nghị đó, TĐ có gửi Đảng, Chính phủ, Quốc Hội và các bạn quan tâm. Tôi hiểu đây là ý tốt, muốn đóng góp ý kiến với lãnh đạo đồng thời trao đổi với một số bạn quan tâm, điều này hoàn toàn theo đúng luật pháp, điều lệ Đảng.
Không hề có luật pháp nào cấm người Việt Nam quan hệ trao đổi với người nước ngoài kể cả các phóng viên báo chí. Vậy tại sao lại bảo Trần Độ là vô nguyên tắc. Thực chất phải xem xét nội dung đã trao đổi và trả lời là gì ? Ngày 4/3/98 nhân dịp gặp đồng chí Phạm Thế Duyệt, tôi có thuật lại cuộc gặp gỡ của tôi với một Việt kiều không quen biết qua điện thoại đồng thời cũng nói giá có người nước ngoài nào xin gặp thì tôi cũng vui lòng vì nếu từ chối thì là hạ sách, tự thú nước tôi không có dân chủ. Họ khai thác được gì để phản tuyên truyền hay không là do mình quyết định. Nghe xong đồng chí Duyệt không có can ngăn gì cả.
 
Nhân đây tôi cũng xin nói thêm là nhiều người quá lo ngại địch lợi dụng những mặt tiêu cực mà ta nêu trên các bản kiến nghị hoặc báo cáo để phản tuyên truyền, để đi tới không dám nói thẳng nói thật với nhân dân để cùng nhau khắc phục những khó khăn tiêu cực. Cố nhiên nên tránh nói những gì không cần thiết để địch có thể lợi dụng, nhưng mối quan tâm chính của chúng ta phải là dân chủ, công khai bàn bạc các ý kiến khác nhau để đi tới thống nhất, tăng thêm sức mạnh. Nếu ta mạnh, địch có gây giông tố cũng không bị đổ, ngược lại ta yếu, họ hắt hơi thôi ta cũng khó đứng yên. Cần nhắc lại ở đây câu trả lời rất hay của người phát ngôn bộ ngoại giao ta hồi tháng 2/98 khi có phóng viên báo phương tây hỏi về 3 tài liệu (có bản kiến nghị của TĐ) mà các đài phương tây đã nêu thì đã trả lời : "đó là chuyện bình thường, trong năm có hằng ngàn tài liệu góp ý kiến như vậy gửi tới các cơ quan lãnh đạo quản lý".
III/ Dư luận của dân chúng và thái độ của tác giả (chỉ nói những gì trong phạm vi thông tin tôi nhận được):
1/ Dư luận : Vì các báo lẫn thông báo chỉ nêu lên phê phán những quan điểm lớn một cách xuyên tạc nhưng lại không nêu tên ai nên nói chung họ không quan tâm nhiều và không có phản ứng rõ ràng. Cũng có một số người do mù tịt tin tức, không đọc bản kiến nghị của TĐ nên cũng a dua phê phán TĐ là đã đánh giá tình hình quá đen tối, phát tán tài liệu, đưa ra cả nước ngoài, đứng ngoài chửi đổng hoặc đã chê chế độ ta không bằng chế độ thực dân Pháp trước đây. Một ông bạn bệnh nhân nằm cạnh phòng tôi cũng phê phán TĐ nhiều điểm, tôi hỏi đã đọc tài liệu của TĐ hay sao mà biết nhiều thế thì đồng chí nói đã đọc đâu, chỉ nghe dư luận. Tôi đưa tài liệu của TĐ cho đồng chí đó đọc. Đọc xong đồng chí đó chỉ nói : "Sao lại hiểu sai nhau đến thế nhỉ". Còn những người được trực tiếp đọc bài của TĐ thì một số cao hứng viết thư ngỏ gửi lãnh đạo và bạn bè tỏ đồng tình với TĐ, có người coi TĐ như Chu Văn An ngày nay. Một thư ngỏ của 10 đảng viên lão thành sinh hoạt ở các chi bộ khác nhau đã tỏ thái độ gay gắt không cần thiết như "Nếu khai trừ TĐ chúng tôi xin trả thẻ đảng, nếu bắt TĐ, chúng tôi sẽ xuống đường, không phải 10 người mà là hàng ngàn, hàng vạn".

2/ Thái độ của TĐ : Ngoài 2 lần biên thư cho thường vụ BCT và cho các báo như đã kể trên, TĐ ngồi viết bút ký, đã viết xong 2 bài bút ký khá dài có nội dung rất bổ ích, đặc biệt với cán bộ lãnh đạo (hình như có gửi tặng TBT).
Trước sóng gió, thái độ của TĐ như thế đấy. Qua cuốn hồi ký, biết TĐ đã qua nhiều sóng gió nhưng luôn luôn giữ được tự tin và ứng xử phù hợp với nhân cách của mình. Trước sóng gió đầu tiên là mật thám Thái Bình, muốn buộc TĐ phải khai, đã dùng hình thức đưa ra một bát cơm và một bát cứt để TĐ tự chọn, nếu không khai thì phải ăn cứt, TĐ chọn ngay bát sau, lấy đũa ngoáy đưa lên miệng, bọn mật thám vội ngoảnh mặt đi. Sau 2 lần như vậy thì kẻ đầu hàng lại là lũ mật thám đó.
 
Qua nỗi lo lắng và những hoạt động của TĐ trong những năm hưu trí, càng thấy rõ anh TĐ là một Đảng viên cộng sản gương mẫu, suốt đời lo làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc, dân tộc thân yêu, là tấm gương về các mặt : học tập nghiên cứu, hiểu biết rộng, nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin, liên hệ chặt lý luận với thực tiễn, tác phong giản dị, chân chất, cởi mở, dễ hòa vào mọi người và rất có nhân cách.
 
Tôi đã thuật lại quá trình đối xử với bản kiến nghị và thành thật đánh giá TĐ như vậy không phải để thanh minh hay bảo vệ TĐ mà để nêu lên vấn đề lớn hơn nhiều mà tôi sẽ trình bày dưới đây. Tôi tự biết mình dù có muốn cũng không có uy tín thế lực để bảo vệ nổi TĐ một khi cả ban chấp hành TW Đảng đã kịch liệt phê phán. Tôi tin chắc rằng nhân dân và đông đảo cán bộ đảng viên sẽ lên tiếng. Lịch sử rất công minh.
IV/ Vì đâu mà xảy ra cách và thái độ đối xử rất khó hiểu, đáng buồn, đáng tiếc như vậy ?
Từ trước tới nay có nhiều cán bộ lãnh đạo gửi thư cho các đ/c lãnh đạo kiến nghị vấn đề này, vấn đề khác chứ không riêng đ/c TĐ. Cách giải quyết thông thường là chấp nhận để tham khảo, nghiên cứu. Hoặc với vấn đề cấp bách thì có thư trả lời hoặc tổ chức gặp gỡ đối thoại trực tiếp. Như trường hợp đối với các bản kiến nghị chính của tôi, một số đ/c uỷ viên BCT đã trả lời bằng thư hoặc gặp gỡ trực tiếp đặc biệt cuộc gặp gỡ ngày 3/6/98 với các ddồng chí Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Phú Trọng, Hữu Thọ v.v... Tôi đã nói lên nỗi xúc động trước thái độ trân trọng của các đồng chí đó và còn hứa tiếp tục viết 5 vấn đề mà tôi hằng nung nấu bấy lâu nay để các đ/c lãnh đạo tham khảo. Với bản kiến nghị của TĐ, nếu lãnh đạo cũng tổ chức gặp gỡ ngay từ đầu để hiểu rõ hơn các quan điểm, trao đổi xem những gì có thể nhất trí được, còn lại thì giao cho ban có liên quan nghiên cứu. Nếu tiến hành như vậy thì rất ổn và đã không gây ra biết bao nhiêu lãng phí trong non một năm qua về thời gian, giấy tờ, công sức, do một quá trình đối xử tóm tắt như sau:
Bản kiến nghị của TĐ gửi cho các cơ quan lãnh đạo từ cuối tháng 12/97 nhưng cho đến nay chưa đồng chí lãnh đạo hoặc cơ quan nào gặp TĐ để trao đổi về các quan điểm của bản kiến nghị đó. Chỉ có lần gặp chính thức ngày 25/5/98 để trả lời về bản kiến nghị đó, nhưng không có trao đổi gì về quan niệm đúng, sai mà chỉ trả lời gọn ghẽ : "những ý kiến của bản kiến nghị đó trái với cương lĩnh, đường lối, điều lệ Đảng và luật pháp của nhà nước nên không thể chấp nhận được". Đó là lý do. Đ/c TĐ chỉ còn biết ngậm ngùi : "nếu giống thì còn viết làm gì để mất thì giờ người khác"
 
Bỗng nhiên báo chí mở một cuộc tranh luận chỉ có một bên với nội dung cắt xén, xuyên tạc, vu khống như đấm vào không khí làm cho mọi người khó phân biệt thực hư, đúng sai. Đó là cách đối sử thô bạo, dối trá.  Rồi cuối cùng đã tranh thủ được cả ban chấp hành TW ra bản kết luận đại thể cũng với nội dung về các quan điểm mà các báo đã nêu.
 
Đến ngày 19/11/98 lại diễn ra cuộc gặp của đồng chí TBT với TĐ. Đồng chí TĐ đã phàn nàn về tình trạng bị công an bao vây theo dõi, về bản thông báo kết luận của ban chấp hành TW Đảng. Hai đồng chí đã trao đổi thẳng thắn cởi mở với nhau.  Được các thông tin đầy đủ như trên tôi đã đặt ra nhiều câu hỏi để tìm lời giải đáp:
 
Tại sao hiện tượng đối xử không dân chủ, không tôn trọng nhau, thiếu trung trực, thiếu nhất quán, thực thực, hư hư, úp úp, mở mở đến như vậy? Và tôi đặt ra các giả thuyết như sau :

a/ công việc lãnh đạo ngày nay khó khăn, phức tạp hơn trước rất nhiều nên các đồng chí lãnh đạo thiếu thì giờ để tự đọc các tài liệu dày nhiều trang, nên chỉ dựa vào thư ký tham mưu. Trường hợp của TĐ có lẽ đã không may gặp phải tham mưu "rởm" để họ dẫn dắt lãnh đạo đi tới quyết định sai lầm. Nhưng tôi lại tự hỏi chẳng lẽ lại không một đồng chí lãnh đạo nào đọc bản kiến nghị đó sao?
 
b/ Trong tài liệu đó, TĐ có viết một đoạn "không có gì khổ và nhục cho bằng khi người dân tự nhiên thấy trên đầu mình chễm chệ những vị tai mặt lớn thiếu nhân cách, thiếu trình độ hiểu biết..." mà tôi không tán thành cách đánh giá "vơ đũa cả nắm" như vậy. Có lẽ đoạn văn này đã khiến cho các đồng chí đương quyền không bằng lòng dẫn tới cách đối xử như vậy chăng. Nhưng chẳng lẽ tất cả các đồng chí lãnh đạo đều thiếu rộng lượng để đi tới "giận chuột mà đập cả lọ lộc bình"!
 
c/ Có lẽ chính là vì xung đột quan điểm chăng? Quan điểm chính toát ra trong bản kiến nghị của TĐ về kinh tế chủ yếu xử dụng các thành phần kinh tế đặc biệt là đổi xí nghiệp quốc doanh xí nghiệp tư nhân sao cho có hiệu quả nhất, coi thành phần kinh tế là biện pháp chứ không phải là mục đích. Về hệ thống chính trị và sự lãnh đạo của Đảng, yêu cầu đổi mới toàn diện theo hướng dân chủ hóa làm cho chính quyền thực sự là của dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, không duy trì chế độ "Đảng trị" như hiện nay. Có thể các đồng chí lãnh đạo cho rằng quan điểm đó là xét lại, có thể gây mất ổn định chính trị, làm yếu vai trò lãnh đạo của Đảng. Có lẽ quan điểm khác nhau lớn đó đã khiến các đồng chí lãnh đạo đối xử gay gắt để nhanh chóng dẹp các quan điểm mà mình cho là sai? Nhưng khi nghĩ tới ý kiến của đồng chí TBT đã phát biểu ở đôi nơi : "dân chủ là chìa khóa vạn năng", "Tôi hoan nghênh những người có ý kiến trái với mình" thì tôi lại không tin sự phán đoán như trên của mình nữa.
Tóm lại tôi suy nghĩ nhiều, nêu ra nhiều giả thuyết nhưng rồi cuối cùng quả thật vẫn không hiểu nỗi, khó đoán trúng được. Chỉ có những ai chỉ đạo quá trình đối xử đó thì mới nắm chắc được nguyên nhân của nó.
Kết luận
Đây chỉ là một việc nhỏ đối xử với một cá nhân, nhưng nó lại phản ánh một phong cách, một thái độ của cơ quan lãnh đạo đối với những kiến nghị đầy trí tuệ, đầy tâm huyết của một lão thành có bề dày cách mạng, do vậy nó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự lãnh đạo, đến uy tín của TW nên tôi phải báo cáo với TW với mục đích duy nhất là để hành động như vậy không bao giờ diễn lại nữa và tôi tha thiết đề nghị TW xem xét lại sự đối xử vừa qua với anh TĐ bằng hành động đơn giản như sau :
1/ Đại diện BCT cùng với các ban tham mưu có liên quan tổ chức cuộc gặp gỡ, đối thoại với TĐ về các quan điểm của bản kiến nghị, về vấn đề phát tán tài liệu, về việc tiếp và trả lời phóng viên báo nước ngoài.
 
2/ Trên cơ sở kết quả, kết luận của cuộc gặp gỡ trên, BCT báo cáo lại với TW để làm một bản thông báo khác gửi đến các chi bộ cơ sở. Nếu xét thấy cần thì cho đăng thông báo đó trên báo Nhân Dân.
Tôi cho làm như vậy là xóa được những sai lầm vừa qua, đồng thời nêu một tấm gương về tự phê bình.
 
Tôi thẳng thắn báo cáo và kiến nghị như trên xuất phát từ lòng kính trọng của tôi với BCH TW khóa 8 cũng như khóa 7 đã lãnh đạo thực hiện thành công đường lối đổi mới của Đại hội 6, nhất là trên mặt trận kinh tế và đối ngoại mà một biểu hiện gần đây là sự thành công của hội nghị cấp cao ASEAN VI tại Hà Nội. Các vị đứng đầu 8 nước đã đánh giá cao sự điều khiển sáng suốt của lãnh đạo nước chủ nhà trong việc dàn xếp các công việc của hội nghị cấp cao ASEAN VI. Đối ngoại ta biết thực hiện chính sách đoàn kết tốt như vậy, chẳng lẽ đối nội lại dở. Tôi tin là các đồng chí sẽ đánh giá lại đúng mức giá trị bản kiến nghị của TĐ cũng như tôi tin rằng các đồng chí sẽ chuẩn bị cho đại hội 9 tới đây có kết quả như đại hội 6 nghĩa là cũng nhìn thẳng vào sự thật để đổi mới lần thứ 2, tạo ra một bước ngoặt nữa trong sự nghiệp phát triển đất nước, mà nhiều đồng chí cũng như tôi dự đoán là đổi mới hệ thống chính trị sẽ là chính đi đôi với hoàn chỉnh đường lối đổi mới kinh tế.
 
Thưa các đồng chí,
 
Quá trình hoạt động vì độc lập hạnh phúc của Tổ quốc thân yêu, tôi thấy mình luôn luôn có nhiệt tình nhưng lại kém tài, là một tiêu chuẩn không kém gì đức, nên để khắc phục một phần mặt yếu đó của mình, tôi luôn luôn quan tâm phát hiện và nâng đỡ tài năng dù lớn dù nhỏ của mọi người, tôi quý đ/c Trần Độ là vì thói quen đó.
Được dịp trình bày ý kiến của mình với trung tâm lãnh đạo của toàn Đảng, tôi đã thành thật thổ lộ hết lòng dạ của mình, nếu có gì không hợp, mong được lượng thứ.
 
Xin chúc các đồng chí mạnh khỏe luôn.
 
Chào kính trọng một cán bộ lão thành hưu trí sinh năm 1920 hoạt động cách mạng từ năm 1936 được tặng huân chương Hồ Chí Minh
 
Hoàng Hữu Nhân
 
TB : Khi nhận được xin đ/c báo ngay cho biết qua ĐT số 04-8357817

 
http://www.lmvntd.org/dossier/99hhnhan.htm
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Hoàng Tiến - 21.11.2006 20:32:03


33. Hoàng Tiến: Đề xuất một việc lợi ích cho đất nước


Hoàng Tiến: Đề xuất một việc lợi ích cho đất nước

Hẹn …

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Gần đây có một bài viết gửi anh em dân chủ trong nước ký tên nặc danh là Sông Lam, chê trách ông Hoàng Minh Chính tự ý chọn ông Trần Khuê làm người đại diện cho phong trào dân chủ. Xin trích nguyên văn:

Anh em dân chủ có xôn xao và rất bất bình trước việc anh Hoàng Minh Chính tự ý chọn anh Trần Khuê làm người đại diện cho toàn bộ anh em ở trong nước. Cá nhân tôi cũng rất phân vân không biết ứng xử như thế nào về vẫn đề này”.

Ðoạn về ông Trần Khuê, thư nặc danh viết:

“Tôi dám chắc, anh Trần Khuê cũng không đồng ý việc làm này của anh Chính. Anh Khuê đã nhiều lần tâm sự với mọi người rằng: kinh nghiệm hoạt động của anh không nhiều, uy tín ảnh hưởng cũng chưa lớn, nên chỉ nhận làm thành viên tích cực của phong trào. Anh Khuê cũng một số lần bàn với anh em về việc tìm người thay anh Chính, nhưng chưa bao giờ anh Khuê dám nhận trách nhiệm này về mình”.

Lối viết hai mặt này chắc chúng ta đã nhận ra là ai.

Xin hỏi, anh em dân chủ rất bất bình là những anh em nào? Trong 10 nhà dân chủ mà bài viết nêu tên (Hoàng Minh Chính, Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Hoàng Tiến, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Trần Khuê, Bùi Minh Quốc, Vũ Cao Quận, Ðỗ Nam Hải) chỉ có một người bất bình mà thôi. Người đó là ai đã lộ ra rồi. Mà giỏi lắm thì có thể kéo theo được một người nữa, vì nể nang mà phụ hoạ. Còn 8 người, nào có ai bất bình gì, tất cả đều đồng tình và hoan nghênh người dũng cảm đứng ra thay mặt anh em lúc này.

Có thể cụ Hoàng Minh Chính, nằm bệnh viện cấp cứu, trong cơn hiểm nghèo, anh em đến thăm, cụ đã có những lời tâm sự giối giăng với mọi người. Và ông Trần Khuê trở về Nam, đã làm theo lời cụ Chính. Không có gì đáng gây xôn xao và bất bình hết. Tình hình đến lúc nên làm như vậy.

Việc này cũng không phải là mới. Vì cách đây 5 năm (năm 2001) trong một kiến nghị tập thể gửi lãnh đạo Ðảng và Nhà nước về tình hình biên giới, về nạn tham nhũng (cả ông Nguyễn Thanh Giang ký) có đề xuất, để tiện việc liên hệ trao đổi, thì trong Nam ông Trần Khuê làm đại diện, và ngoài Bắc ông Phạm Quế Dương làm đại diện. Hai người đều ghi tên họ, chức danh, chỗ ở rõ ràng.

Vậy thì ông Trần Khuê tuyên bố là phát ngôn viên của phong trào, đâu chỉ do một mình cụ Chính độc tài chỉ định. Toàn bộ những người ký trong lá đơn tập thể năm 2001 đã đồng tình đề cử như thế.

Lá thư nặc danh tỏ ra ý chê bai ông Khuê không đủ tài đủ sức, nào là kinh nghiệm hoạt động không nhiều, nào là uy tín ảnh hưởng chưa lớn, lại gây sự mâu thuẫn giữa ông Khuê và ông Chính bằng câu: “Anh Khuê cũng một số lần bàn với anh em về việc tìm người thay anh Chính, nhưng chưa bao giờ dám nhận trách nhiệm này về mình”.

Lối viết rất nham hiểm, khiến ta càng nhận ra nó là ai. Dựng đứng ra những chuyện không nói có.

Theo mạch thư nặc danh ta hiểu ý ngầm nhưng không dám nói ra là người đại diện cho phong trào hẳn phải là ông Nguyễn Thanh Giang. Và chính ông Giang viết lá thư này. Nhưng không dám ký thật tên mình. Tại sao? Có điều gì bất minh mà ngại ngần, thiếu thẳng thắn?

Vậy ông Nguyễn Thanh Giang là người thế nào?

Hãy đọc những bài viết của ông Giang từ khi tham gia phong trào dân chủ. Bài nào cũng có đoạn hoặc có câu ông ấy nói về mình, đề cao mình. Ông Giang còn viết cả những bài tự khen mình nhưng ký tên người khác. Bài viết một năm ông Trần Ðộ mất, chỉ nhằm một cái đích giới thiệu với bạn đọc, ông Giang là người ông Trần Ðộ tin cậy nhất, người thân cận nhất của ông Trần Ðộ, người ông Trần Ðộ muốn giối giăng những điều bí mật, nhưng không nói được nữa, vì cổ họng bị chọc lỗ để thở ôxy.

Sự thật không phải thế. Ðiều này chúng tôi biết rõ. Ông Giang in tập Suy tư và ước vọng có biếu ông Trần Ðộ và đề nghị ông Ðộ viết bài cảm tưởng. Ông Ðộ không viết, ông tâm sự với chúng tôi: “Hai phần ba tập sách là cậu ấy ca ngợi cậu ấy. Tôi còn biết viết gì nữa”. Ông Trần Ðộ có lần nói với Vũ Huy Cương và tôi: “Cái cậu này (tức Nguyễn Thanh Giang) bấp bênh lắm. Khi hăng khi xịt. Biết thế liệu mà giúp nhau”.

Khi ông Trần Ðộ còn sống, Thanh Giang từng chê ông Ðộ mất tinh thần (lúc bị công an bao vây chỗ ở và lấy mất bản thảo), Thanh Giang phải đến lên dây cót mấy lần mới vực lên được. Tôi nghe đến lần thứ 3 thì phải nói thẳng với ông Giang rằng: “Những người tham gia cách mạng lâu đời như ông Trần Ðộ, từng làm chính ủy Sư đoàn rồi chính ủy Miền, không dễ gì mất tinh thần đâu. Lúc nào người ta cần làm gì, cần nói gì, thì người ta mới làm mới nói, đâu phải vì anh lên dây cót. Anh nói thế là xúc phạm đến người ta đấy”.

Tôi đánh giá Thanh Giang là con người thông minh, lập luận sắc sảo, có hiểu biết, nhưng háo danh, cá nhân chủ nghĩa, và tham gia phong trào với tính cơ hội nặng.

Người cơ hội thì làm gì cũng tính lợi cho mình trước. Thấy tình hình thuận lợi thì nhảy ra đấu tranh dân chủ, để được tiếng là cấp tiến, là hàng đầu. Nhưng tình thế gay cấn thì cũng cơ hội tìm cách thoát thân. Thanh Giang bị bắt giam 2 tháng, hoang mang đến mức định tự tử trong nhà giam. Dẫn đến viết bản thú tội 11 trang ngày 5-5-1999, cứ tưởng những bí mật này không ai biết.

Ðược tha về, sau rồi được biết trong thời gian bị tạm giam, dư luận trong nước và nhất là nước ngoài ủng hộ ông Giang rất nhiều, biểu tình phản đối khắp nơi, ông Giang lại hoắng lên thách đố công an bắt giam lần nữa. “Tôi thách họ đấy. Họ bắt giam tôi nữa là tôi được Nobel.” Rồi tự cho mình là ngọn cờ dân chủ sau khi ông Ðộ mất. Còn ông Chính thì già rồi, xơ cứng, lỗi thời, những ý nào ông Chính nói nghe được là do ông Giang gà cho cả. Tiếng nói của ông Giang có trọng lượng lớn, có uy tín lớn với ngoài nước và trong nước. Hoắng lên như thế thì công an mới tung cái bản thú tội trong nhà giam của Thanh Giang lên mạng Internet cho thiên hạ đều biết. Nghĩa là công an bóc mẽ Thanh Giang về nhân cách, tử hình Thanh Giang về tinh thần. Mà ông Giang không dám phản ứng gì.

Quả vậy, bản nhận tội của Thanh Giang đã mang tính phản bội (phản bội lại ý tưởng của mình), lộ rõ đầu hàng. Ai muốn tìm hiểu có thể vào mạng mà xem, hoặc đến chỗ tôi xin cung cấp. Phải nói công an đã chơi một đòn quá ác, tung lên mạng bản viết tay của Thanh Giang, có chữ ký của Thanh Giang, nghĩa là không thể chối cãi được.

Tính háo danh lộ rõ trong 3 ngày ăn khao nhận bằng viện sĩ New York. (Có mời tôi, nhưng tôi không dự.) Sau này đi đâu cũng xưng cái danh hiệu viện sĩ tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang. Anh em Việt kiều nhắn về bảo đừng xưng viện sĩ New York, đối với bên ngoài chỉ thành một trò cười. Cứ đóng 100 đôla là được một chứng chỉ hội viên Hội hàn lâm khoa học New York. Không cần bảo vệ luận án khoa học chi chi cả. Nó không phải là một tổ chức nghiên cứu khoa học. Nó thoả mãn tính háo danh của con người. Góp ý, thì Thanh Giang cho rằng anh em ghen tức với tấm bằng viện sĩ của ông ta. Có vài nhà khoa học Việt Nam cũng vì hiếu danh, mắc lầm như thế chứ không phải mình ông Giang. Nhưng vì ăn 3 ngày khao nên ông Giang thành chuyện.

Cái xấu tính của Thanh Giang là lối ứng xử hai mặt. Viết về ông Phạm Quế Dương thì đoạn trên là khen đoạn dưới là chê. Chê ông Dương đả kích lung tung. Ai nỡ lòng nào lại đưa cả tổng bí thư Nông Ðức Mạnh ra bêu riếu: Ðức nông mà mạnh cũng nông v.v... Chúng ta phải thông cảm với các đồng chí lãnh đạo. Nếu ta ở địa vị các đồng chí ấy thì ta cũng làm như các đồng chí ấy thôi. (Vậy thì đấu tranh để làm gì? Ghen tỵ quyền lực ư?)

Công an bắt ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê vì làm đơn xin thành lập Hội chống tham nhũng lên xét hỏi 3 ngày, thì ông Giang vội tuyên bố: Tôi không tham gia Hội chống tham nhũng, thấy không cần thiết phải làm như thế.

Ðến khi công an đại khủng bố bắt các ông Phạm Quế Dương, Trần Khuê rồi đến ông Trần Dũng Tiến (và trước đấy là các bạn trẻ Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình) và tung tin sẽ còn bắt nhiều người nữa, danh sách lên đến 19 người. Ông Giang không những không lên tiếng phản đối (nhất là khi ông Trần Dũng Tiến bị bắt, tôi có giục ông Giang đến ba lần, nhưng ông Giang lờ đi) mà ông Giang còn lén lên Sở Công an xin gặp giám đốc Phạm Chuyên. Giám đốc Sở Công an không cho gặp. Chỉ cho cán bộ của Sở tên là Hùng xuống gặp mà thôi. Họ thừa biết tâm lý ông Giang lúc ấy thế nào. Tìm cơ hội thoát thân cho mình.

Lấy ngay lá thư nặc danh ký tên Sông Lam gửi anh em dân chủ vừa đây, vẫn dùng lối hai mặt ấy. Một mặt bật đèn xanh vẽ đường cho chính quyền đàn áp phong trào, mặt khác như muốn nói với chính quyền có bắt xin đừng bắt tôi, vì tôi không có tán thành việc làm này. “Việc làm này rất nguy hại, vì có thể chính quyền lấy đây làm cơ sở cho rằng chúng ta có tổ chức và họ sẽ thực hiện một số biện pháp cứng rắn, không có lợi, trong khi tình hình như thế nào thì mọi người đã rõ, tôi thấy bây giờ chưa phải là lúc”. (Thư phôtô nhiều bản, gửi công khai, và chắc chắn công an đã phải có).

Một nguy hiểm nữa của lối sống hai mặt. Thanh Giang viết thư gửi thủ tướng Phan Văn Khải và tổng thống Bush dịp hai người sắp gặp nhau tại Mỹ. Thư khen hết lời. Thế rồi sau đó lại có một thư gửi tổng thống Bush thay mặt 80 triệu nhân dân Việt Nam, lại chê Bush hết lời, chê Phan Văn Khải hết lời. Phan Văn Khải là tên độc tài, bàn tay vấy máu, đề nghị Bush hủy bỏ cuộc họp với Phan Văn Khải. Chê trách Bush nói một đằng làm một nẻo, nói rằng sẽ hỗ trợ cho các phong trào dân chủ, sẽ đứng bên cạnh các chiến sĩ dân chủ, thế mà lại dang tay đón thủ tướng độc tài Phan Văn Khải. Bức thư đặc biệt đề cao viện sĩ tiến sĩ Nguyền Thanh Giang, người đấu tranh dân chủ nổi tiếng trong nước và ngoài nước, đầy uy tín, quang minh chính đại, chiếm đến 2 phần 3 lá thư. Cuối thư lại nhắc tổng thống Bush nói lời nên giữ lấy lời. Ý đồ bức thư đã rõ quá rồi. Lối chơi hai mặt nguy hiểm là thế.

Phải nói lá thư thay mặt 80 triệu nhân dân Việt Nam là một lá thư phá hoại, nó mang tính phản động. Nó không đặt quyền lợi của dân tộc lên trên. Nó chửi tùm lum chỉ vì mục đích cá nhân nhỏ hẹp. Những điều gì các nhà lãnh đạo làm sai thì ta phê bình, góp ý, thậm chí đấu tranh với họ, nhưng làm đúng thì ta phải hoan nghênh. Việc thủ tướng Việt Nam sang thăm Mỹ lúc này, ký kết những hiệp ước với Mỹ, vận động Mỹ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, là cần thiết, là đúng đắn, là làm lợi ích cho đất nước. Dù có chính kiến khác nhau, nhưng biết đặt quyền lợi đất nước lên trên, thì phải ủng hộ việc làm này, hoan nghênh việc làm này.

Lá thư thay mặt 80 triệu nhân dân Việt Nam, đứng về phía quyền lợi nào mà lại chửi bới loạn xị lên như thế?!

Cụ Chính trên giường bệnh đưa cho tôi lá thư này khi tôi vào thăm. Chúng tôi, cũng như gia đình cụ Chính và sau này những người bạn tôi được đọc lá thư, thảy đều thấy lối hai mặt của ông Giang vô cùng nguy hiểm. Nó không còn trong phạm vi danh lợi cá nhân, mà đã mở rộng ra tai hại cho quyền lợi đất nước.

Vì vậy mà tôi phải lên tiếng.

Chúng tôi nhận định đây là lá thư của ông Giang, vì 2 lẽ sau. Lẽ thứ nhất, những chuyện ông Giang bị bắt như thế nào, bị giam cầm trong tù ra làm sao, thì chỉ có hai nơi biết rõ chi tiết: công an và ông Giang.

Công an có thể viết lá thư này không? Họ làm gì thì cũng phải làm theo sự chỉ đạo của Ðảng và Nhà nước. Họ không thể phá thối cuộc bang giao Việt Mỹ, và không thể kết tội thủ tướng Việt Nam là phát xít, độc tài, bàn tay vấy máu. Vậy ta loại trừ họ ra.

Dùng phưong pháp loại suy thì đáp số còn lại là rõ ràng.

Lẽ thứ hai, văn phong của bức thư cũng như cách lập luận sắc sảo là của Nguyễn Thanh Giang. Dù cho ông Giang có đạo diễn cho ai viết lá thư này thì tác phẩm vẫn thuộc quyền đạo diễn, nghĩa là vẫn của ông Giang.

Bố cục lá thư giấu một mạch ngầm cầu xin. Rằng ông Bush ơi, ông nói là đứng về phía những người đấu tranh cho dân chủ tự do, thì chúng tôi đang có những con người như thế. Nổi tiếng là cụ Hoàng Minh Chính kiên cường bất khuất, nhưng 86 tuổi rồi, đang hấp hối trên giường bệnh. Còn nổi tiếng nữa là ông viện sĩ tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, (trích nguyên văn): “chưa hề có một tiền án, tiền sự, một trí thức yêu nước nổi tiếng đã có nhiều đóng góp tích cực cho dân cho nước [...] Viện sĩ tiến sĩ Thanh Giang bao giờ cũng là một con người quang minh chính đại, viết tài liệu gì, viết thư gửi cho ai, kể cả ban lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước ông đều nói thẳng, nói thật, ký tên thật với một thái độ lịch sự, văn hoá, có sức thuyết phục cao, mang tính chiến đấu mạnh mẽ...” Những lời lẽ khen ngợi, giới thiệu, đề cao ông tiến sĩ Thanh Giang đầy rẫy trong lá thư.

Cuối thư không quên nhắc ông Bush hãy giữ lời hứa:“Hoa Kỳ luôn đứng bên cạnh những chiến sĩ đấu tranh cho tự do ở khắp mọi nơi trên thế giới”. Nghĩa là cầu xin ông Bush hãy quan hệ với các chiến sĩ dân chủ Việt Nam, cụ thể là với ông tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, còn ai vào đây nữa (!)

Mánh lới cầu xin hèn mạt và quỉ quái đến thế là cùng!

một bài viết trước đây, ông Thanh Giang viết về vụ T4 ủng hộ thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, bỗng nhiên chen vào một đoạn chiến tranh chống Mỹ. Ông Giang lên tiếng bênh người Mỹ không xâm lược Việt Nam, không có ý đồ đô hộ Việt Nam. Cuộc chiến tranh chống Mỹ chết chóc hàng triệu người là vô nghĩa. Bài viết đã gây phẫn nộ trong dân chúng Việt Nam. Nhiều thương binh nổi đoá xông đến nhà ông Giang đe doạ đập phá. Ông Giang phải viết thư cầu cứu công an, và công an đã cử người đến xem xét, an ủi, hứa bảo vệ.

Ông Giang thực ra muốn lấy lòng người Mỹ, làm người Mỹ chú ý đến mình. Ông ta thường khoe với mọi người tiếp khách Mỹ đến nhà, và thỉnh thoảng được đại sứ Mỹ mời cơm.

Người Mỹ khôn ngoan, chắc đã biết bản thú tội của ông Giang, nên kỳ kỷ niệm quốc khánh Mỹ vừa rồi, lại mời ông Trần Khuê (cả vợ chồng) chứ không phải ông Giang, tới toà Tổng lãnh sự Mỹ dự quốc khánh. Tình báo Mỹ đâu phải chuyện đùa!

Những điều tôi viết ra đây về ông Giang, những chứng cứ tôi nêu ra đây về ông Giang, không phải bây giờ mới nói. Tôi đã nói trước mặt ông Giang vài lần, tranh cãi phê phán hẳn hoi. Có nhiều người biết. Người biết một cách tổng thể là nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng là người làm chứng cho một buổi phê phán quyết liệt tất cả những điều tôi đã viết ở trên về ông Giang, tại ngôi nhà mới của ông Giang ở xã Trung Văn, có mặt ông Thanh Giang, ông Bùi Minh Quốc và tôi.

Ðầu tiên là đến thăm nhau với ý đồ tốt muốn giải toả những điều bất hoà trong anh em dân chủ, nhân dịp ông Bùi Minh Quốc ở Ðà Lạt ra.

Ông Thang Giang nói trước, ông chê trách ông Hoàng Minh Chính với những lời khá tàn nhẫn, cho rằng cụ Chính nói xấu ông Giang khắp nơi rất tệ hại. Sau một thôi một hồi kể tội cụ Chính, ông Giang kết luận bằng một lời mạ lị độc địa, bôi bẩn cụ Chính hết cỡ nói. Tôi xin lỗi, không muốn nhắc lại nó vào trang giấy vì không muốn lại làm đau lòng cụ Chính, cũng như chọc thối thêm nhân cách của ông Giang vẫn thường xưng là trí thức, có học vị, mà lại nói những bậc đáng tuổi cha chú mình như thế. Lại nói vắng mặt người ta. Ai muốn biết cụ thể xin hỏi nhà thơ Bùi Minh Quốc. Viết ra đây nó bẩn cả bút cả giấy.

Bùi Minh Quốc đặt một câu hỏi, thắc mắc: “Cụ Chính vì động cơ gì mà phải nói xấu ông Giang?”

Ông Giang trả lời: “Vì ghen tức với tôi.”

Suýt nữa tôi bật cười to. Ông Giang tự đánh giá mình quá lớn. Khái niệm ghen tức nhau thường xảy ở những người sàn sàn nhau về tài năng, về sự nghiệp, về tuổi tác. Không mấy ai là cha lại ghen tức con vì thấy con hơn cha. Càng không thấy ông ghen tức với cháu vì cháu hơn ông. Về tuổi đời, về địa vị xã hội, về tham gia cách mạng bị giam giữ tù đầy, ông Chính đều vượt trội hơn ông Giang khá xa. Hơn 20 năm bị tù đầy cả thời Tây lẫn thời ta ông Chính vẫn kiên cường bất khuất giữ vững lý tưởng của mình. Còn ông Giang, mới có hai tháng bị giam cầm chờ xét xử, muốn được tha, đã thành khẩn khai báo và viết bản nhận tội tháng 5/1999, phản bội lại lý tưởng một cách ê chề.

(Nhà văn nữ Dương Thu Hương rất khinh bỉ Thanh Giang về việc này. Nữ văn sĩ đã sỗ sàng đuổi Thanh Giang ra khỏi nhà khi hai ông Trần Dũng Tiến có Thanh Giang đi theo đến thăm nhà văn. Dương Thu Hương chỉ hẹn tiếp có Trần Dũng Tiến. Chắc nữ văn sĩ đã được biết những bản cung Thanh Giang khai với công an, tất nhiên là do phía công an để lộ).

Buổi nói chuyện hôm đó, mới đầu tôi cũng bình tĩnh hỏi ông Giang có thấy những việc làm của ông vài năm gần đây đã gây thắc mắc, dị nghị trong anh em dân chủ không?

Ông Giang suy nghĩ rồi khẳng định: “Không, không có gì sai trái hết.”

Tôi nói: “Vậy thì tôi kể để ông Giang nhớ lại, và cả ông Bùi Minh Quốc cùng nghe, rồi ta kết luận.”

Tôi rành rẽ kể từng việc. Thứ nhất, ông Giang tuyên bố ở nhà ông Phạm Quế Dương lúc đó có những người lạ rằng, ông Giang không muốn ký kiến nghị tập thể, đến lá đơn thứ ba phản đối việc bắt ông Hà Sĩ Phu là ông bị ép phải ký, lá đơn thứ tư cũng thế, lời lẽ găng quá, và bây giờ họ sắp ra tay đàn áp (Lúc ấy có một bài viết rất căng đăng trên An ninh Thế giới ký tên Như Phong, kết tội ông Hà Sĩ Phu, chuẩn bị dư luận để đưa Hà Sĩ Phu ra toà về tội phản bội tổ quốc.) Ông Giang nói to như thế, ở chỗ có người lạ tức là nhằm báo cáo cho công an biết, tìm cách thoát thân cho riêng mình. Mánh lới hai mặt này của ông Giang không che mắt được chúng tôi, những người đã hai thứ tóc trên đầu.

Thứ hai, gọi điện thoại cũng thế, chê trách những bài viết của ông Trần Dũng Tiến dùng từ ngữ nặng quá, phải biết giữ thể diện cho các đồng chí lãnh đạo còn làm việc chứ. Cũng cốt để công an nghe, hiểu cho thái độ của Thanh Giang. Ðiển hình cho lối sống hai mặt.

Thứ ba, ông Giang lén lên xin gặp giám đốc công an trong khi công an tung tin sẽ bắt hàng loạt anh em dân chủ.

Thứ tư, không dám đi dự những buổi xét xử các nhà dân chủ trẻ tuổi (Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình) vì công an nhắn tin đe doạ, nhưng lại trả lời phỏng vấn nước ngoài như là chính mình cũng đi tham dự cùng với anh em. Lối sống hai mặt.

Thứ năm, vân vân ... và ... vân vân.

Tôi kể một thôi một hồi những thiếu sót của ông Giang, cuối cùng ông Giang phát cáu, nhận liều là người của công an, đuổi chúng tôi về, và thật không thể tưởng tượng nổi, dùng cả cách xưng hô đầu đường mày tao của bọn hạ đẳng. Ðến lúc bực tức, cuống lên, ông Giang đã bộc lộ rõ mình cùng ngôn ngữ bụi đời của những người thiếu giáo dục.

Trước khi về, tôi có đe ông Giang, có ông Bùi Minh Quốc làm chứng. Nếu ông Giang cứ tiếp tục lăng mạ cụ Chính cùng gây hiểu lầm trong anh em dân chủ, không sửa chữa những sai trái của mình, thì tôi cân nhắc lợi hại phong trào sẽ viết bài vạch rõ trắng đen, cho ông Giang lộ nguyên hình. Lúc ấy đừng có trách tôi. Tôi yêu cầu ông Giang phải đến xin lỗi cụ Chính về sự mạ lị.

Cho đến lúc này, không thể làm ngơ được nữa. Chờ đợi đã 5 năm rồi (kể từ khi bản thú tội của ông Giang được công an đưa lên mạng) ông Giang không thấy có chuyển biến. Những ngày cụ Chính cấp cứu nguy hiểm tính mạng, ông Giang có vào thăm và biếu cụ Chính một cái phong bì 500.000 đ. Cụ Chính nói, đại ý, ông Giang có những cái sai với anh em, có những lời quá đáng với cá nhân tôi. Nhiều anh em đã đề nghị ông Giang nên xin lỗi tôi. Nhưng tôi không lấy đó làm điều, tôi học tập ông Nguyễn Khắc Viện, bỏ qua tất cả. Nếu là người có thiện chí, ông Giang nhân cơ hội ấy xin lỗi cụ Chính một câu. Thì tốt đẹp. Ðằng này ông Giang nói, việc xin lỗi không phải ở đây, ông Giang đến thăm một người ốm, trong quan hệ tình người giữa người với người. Vì thế mà cụ Chính nói: “Anh có lòng đến thăm tôi ốm, tôi xin cám ơn. Còn số tiền anh cho, tôi không dám nhận, xin anh mang về.”

Kẻ có tiền cứ tưởng dùng đồng tiền là mua được tất cả. Nhầm!

Ông Giang giàu có hơn mọi anh em dân chủ. Thường mở tiệc chiêu đãi, ăn sinh nhật, thuê xe ô tô đi thăm các nơi, có ý dùng đồng tiền để lôi kéo anh em. Nhầm!

Nghĩa là ông Giang không chút biến đổi, ngày càng bộc lộ tính háo danh, cá nhân, cơ hội.

Biểu hiện rõ nhất gần đây ở hai cái thư gửi tổng thống Bush và thủ tướng Phan Văn Khải. Rồi cái thư gửi anh em dân chủ phản đối việc ông Trần Khuê làm đại diện. Tôi thấy nó nguy hiểm cho phong trào dân chủ nói riêng, và quyền lợi của đất nước nói chung.

Vì vậy mà phải vạch rõ chân tướng ông Nguyễn Thanh Giang ra. Từ ngữ dân gian gọi là bóc mẽ.

Tôi không có điều gì ghen tức cá nhân hay thù hằn cá nhân với ông Thanh Giang cả.

Học tập nhà thơ Bùi Minh Quốc, khi đã chứng kiến sự nổi đoá của ông Thanh Giang, và được đọc bản thú tội của ông Giang trong nhà giam, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã xin rút lại bài thơ trước đây đã làm gửi tặng vợ chồng Thanh Giang. (Lá thư tôi còn giữ.) Nay tôi cũng xin rút lại bài viết trước đây giới thiệu ông Thanh Giang đăng trong tập Khát vọng ngàn đời của ông Giang in bên Mỹ. Vì thấy ông Giang hiện nay không xứng đáng với bài viết ấy nữa.

Tình cảm văn nghệ sĩ chúng tôi rõ ràng. Yêu, ghét, khinh, trọng rạch ròi, không có mập mờ, dối trá.

Những văn nghệ sĩ chúng tôi tham gia dân chủ (Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Hoàng Tiến...) là do lương tâm thôi thúc và để giải toả nỗi bức xúc trong lòng. Chúng tôi không có tham vọng chính trị. Sự nghiệp chúng tôi là văn chương. Như nhà văn quá cố Nguyễn Minh Châu đã viết trong một bức thư gửi bạn trước lúc qua đời: “Làm một thằng nhà văn Việt Nam lúc này mà lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách...”

Tôi đã tham gia dân chủ, và bây giờ tôi sẽ phải dành thời gian nhiều hơn cho văn chương, vì đó là nghề nghiệp và công việc yêu thích của tôi. Có những tiểu thuyết đã ký hợp đồng với nhà xuất bản cần thời gian hoàn thành. Xin mọi người cảm thông cho tôi. Nhưng tôi vẫn ủng hộ phong trào dân chủ, và nếu cần cũng sẽ viết ít nhiều. Chứ không phải đoạn tuyệt.

Còn tôi đoạn tuyệt với ông Nguyễn Thanh Giang.

Có thể với lối sống hai mặt, ông Giang vẫn kiếm lợi được với nhà nước Việt Nam. Chính quyền có thể cho ông Giang ra một tờ báo hoặc hội đoàn chi chi đó đấu tranh dân chủ. Nhưng ông ta vẫn là kẻ hai mặt.

Phía Mỹ có thể cho ông Giang làm giám đốc một trung tâm viện trợ gì gì đó của Mỹ, để ông Giang có thanh thế phân phát quà nhân đạo của Mỹ cho đồng bào ông. Nhưng ông ta vẫn là kẻ hai mặt.

Tôi viết bài này. Nếu ông Giang thấy có điều gì sai về chứng cứ, về lập luận, xin cứ viết tranh luận với tên tuổi rõ ràng. Tôi sẵn sàng tư thế để bàn bạc.

Ở đây không có điều gì bất ngờ. Tôi thực hiện cái điều tôi đã đe ông Giang trước đây, rằng, ông Giang không sửa chữa thì tôi sẽ viết bài lên án ông ta. Ông Giang thường cho mình là trí thức, là tiến sĩ, lại viện sĩ New York nữa, tôi xin nhắc ông Giang một câu của trí thức Pháp làm bài học sửa mình: Le moi est haisable! (Cái tôi là đáng ghét!)

Và khuyên ông Giang đã tham gia vào cái chung nên cố theo lời Phật dạy: bỏ chấp danh, chấp lợi, chấp kỷ thì sẽ làm được cái gì đó cho chúng sinh, cho cộng đồng.

Kết thúc bài viết, tôi muốn nói với ông Giang một câu bằng ngôn ngữ thân mật pha chút bụi đời: Ông (tức Nguyễn Thanh Giang) sánh thế đếch nào được với ông Trần Khuê. Xin chào!

Ðất thiêng Thăng Long. Tháng 7 năm 2005

Ðịa chỉ: Nhà A 11 Phòng 420, Thanh Xuân Bắc—Hà Nội.
Ðiện thoại: Vẫn bị cắt. Hiện dùng nhờ di động nội hạt. Số máy: 9160574.

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4960&rb=0401
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.11.2006 20:38:23 bởi LXMai >
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Hoàng Tiến - 22.11.2006 16:01:06

Trích đoạn: LXMai



33. Hoàng Tiến: Đề xuất một việc lợi ích cho đất nước


Hoàng Tiến: Đề xuất một việc lợi ích cho đất nước

Hẹn …

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>


Nguyễn Thanh Giang
Gửi nhà văn Hoàng Tiến
 Kính gửi Toà soạn talawas, Chiều nay tôi vừa đọc được bài của nhà văn Hoàng Tiến trên talawas, vừa nhận được thư của quý toà soạn mời gửi bài phản hồi. Xin khất vài bữa nữa, sau khi tìm đọc được bức thư của tác giả Sông Lam nào đấy mà nhà văn Hoàng Tiến nói đến ở phần đầu bài viết, tôi sẽ viết bài trả lời.

Trước mắt, tôi xin gửi tới quý toà soạn bức thư mà tôi đã gửi ông Hoàng Tiến sau khi nghe tin rằng ông ấy bảo tôi là tác giả Thư gửi Tổng thống Bush ký tên “Thay mặt 80 triệu dân Việt Nam”. Thư này tôi đã gửi qua bưu điện và vốn chỉ định gửi riêng cho ông Hoàng Tiến. Nay tôi thấy cần gửi rộng rãi cho những ai muốn tham khảo sau khi đọc bài của nhà văn Hoàng Tiến.

Nguyễn Thanh Giang

Tôi nghe ông và ông HMC rêu rao với hết người này người khác rằng tôi không chỉ là tác giả bức thư ký tên thật đề ngày 6 tháng 6 năm 2005 mà còn là tác giả Thư ngỏ gửi tổng thống Bush ký tên “Thay mặt 80 triệu dân Việt Nam”. Các ông xỉ vả tôi nào là lá mặt lá trái (thư này thì hoan nghênh chuyến đi của thủ tướng Phan Văn Khải sang Hoa Kỳ, thư kia thì chửi bới), nào là mạo danh để tự đánh bóng mình (trong thư ấy có đoạn ca ngợi tôi).

(Lẽ nào tôi có thể dại dột, hớ hênh đến mức đã muốn làm chính trị kiểu hai mặt mà lại dễ dàng để lộ tung tích của mình như vây! Nếu muốn tự đánh bóng thì thiếu gì cách, thiếu gì lúc.)

Phải chi thề độc có tác dụng thật thì tôi sẵn sàng thề công khai rằng nếu sự thực đúng như các ông nói thì tôi sẽ chịu bất cứ sự trừng phạt nặng nề nào của Trời Phật.

Những tưởng rằng ông đã thấy xấu hổ và chừa hẳn sau vụ ông vu cáo trâng tráo rằng tôi là tác giả bài “Nguyễn Thanh Giang – tên một dòng sông đẹp” của Lê Nguyễn và bài “Một chuyến đi làm náo loạn ban bí thư ÐCSVN” của Trà Bồng bị lật tẩy. Nhiều người (trong đó có Hà Sỹ Phu) biết hai người đó, một ở Sài Gòn, một ở Úc.

Ai ngờ, vẫn thế! Hình như bất cứ lời khen ngợi nào từ trong nước hay nước ngoài đối với tôi đều làm cho các người lại lồng lộn lên.

Tại sao ông có thể nanh nọc đến vậy! Tại sao ông và ông HMC cứ hận thù tôi dai dẳng và tìm mọi cách bôi bẩn, hạ nhục tôi, trong khi nếu tôi không từng đã làm được những việc rất tốt cho các người thì tôi cũng không hề có ý thức làm hại các người.

Ðương đầu trước bao nhiêu thách thức hiểm nguy, lẽ ra phải chung lưng đấu cật khăng khít lắm. Sao ông nỡ đâm chọc cuồng bạo để phá nát nội tình chúng ta!

Việc đâu đó, trong và ngoài nước khen ngợi tôi, việc Ðại sứ quán Hoa Kỳ và các chính khách quốc tế, các nhà báo nước ngoài, các lão thành cách mạng, trí thức … trong nước đến với tôi nhiều mà bỏ quên HMC và ông là do họ và các ông chứ nào tôi có xui ai được đâu.

Thật oan uổng khi bỗng dưng vô cớ tôi bị biến thành đối thủ cần phải triệt hạ của lòng ganh ghét, tỵ hiềm của các ông.

Vài tuần lễ gần đây, tôi lại còn bị rơi vào tình trạng rất khó xử trước những câu hỏi từ trong và ngoài nước rằng có biết việc “Phong trào dân chủ” đã chính thức thành lập công khai và bầu Trần Khuê làm phát ngôn nhân không? Tôi trả lời biết thì rồi đây tôi sẽ bị đánh giá là người nhảm nhí. Tôi trả lời không thì sẽ phơi bầy hiện trạng “ông chẳng bà chuộc” của anh em dân chủ trong nước để làm trò cười cho thiên hạ!

Về vụ này, không những tôi mà cả đại tá Phạm Quế Dương cũng không biết. Ông Lê Hồng Hà khi nghe tin thì phản đối.

Nếu ông Trần Khuê muốn phất cờ và đứng lên cao thì tôi rất mừng và ủng hộ. Tôi không hề có lòng ghen tuông đố kỵ thấp hèn như các người đâu.

Tuy nhiên, tôi biết đây chỉ là xảo thuật phục vụ ý đồ chèn cạnh cá nhân của ông HMC. Cái vụ “đề bạt miệng” Trần Khuê làm đại diện anh em dân chủ miền Nam, Phạm Quế Dương làm dại diện miền Bắc của riêng ông HMC cách đây vài năm (PQD bảo rằng chính anh ấy cũng không biết những ai đã bàn bạc và cắt cử nhiệm vụ đại diện dân chủ miền Bắc cho anh ấy) đã từng góp phần tích cực đẩy PQD và TK vào tù. Khi đại diện miền Bắc vào gặp đại diện miền Nam, người ta tưởng có việc quốc gia đại sự sắp nổ ra nên đã vội vàng xử trí một cách quyết liệt. Lần làm trò mèo này nữa, không biết rồi sẽ dẫn đến cái gỉ đây?

Tôi thương và nể trọng HMC vì ông ta hơn tuổi tôi khá nhiều, lại vì ông có thành tích cách mạng lâu dài, có chí khí kiên cường cho đấu tranh dân chủ. Tôi hằng mong ông ấy giữ được vai trò ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh dân chủ hoá nhưng tôi không tài nào hiểu nổi vì sao ông ấy lại như thế! Tôi đau lòng đến chán ngán vì ngạc nhiên nhận thấy rằng sao đang còn khổ sở gian nguy như thế này mà đã không biết yêu thương đùm bọc nhau thì khi có chút quyền lợi thực người ta còn điên cuồng tranh giành, hãm hại nhau khủng khiếp đến mức nào!

E rằng, rồi đây khi người ta biết sự thực thì uy tín TK sẽ bị thương tổn. Ðấy là điều đau lòng cho tôi. Lực lượng đã quá mỏng lại rơi rụng nhanh chóng vì tuổi già, vì tự hoại một cách điên cuồng và dại dột thì uy tín chung còn đâu nữa, còn làm được gì nữa cho nhân dân, cho đất nước.

Tôi mong các người hãy tỉnh táo nhận cho được rằng chúng ta đều đã già, không nên hám vì không ai còn có thể đảm đương được bất cứ quyền chức gì nữa đâu. Làm được chút gì thì cũng chỉ là để góp phần rất nhỏ cho tình hình đất nước chuyển hoá về hướng tốt hơn. Ðảm trách cương vị này nọ sau này phải là anh em trẻ. Phần thưởng nhân dân trao cho chúng ta bao nhiêu rồi đây chẳng qua sẽ chỉ là sự đánh giá những ý kiến, những đề xuất mà chúng ta đã đóng góp và tư tưởng mà chúng ta biểu hiện một cách trung thực như thế nào thôi. Muốn vậy thì phải “Hữu xạ tự nhiên hương” chứ không thể bằng cách chèn cạnh nhau, dập vùi nhau.

Vài lời thức tỉnh và khuyên nhủ thực lòng. Mong các người bình tâm suy nghĩ và phục thiện

Hà Nội 14 tháng 7 năm 2005

© 2005 talawas
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4977&rb=0102
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 22.11.2006 16:08:27

34. Vũ Hoàng Phương: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

 
Vũ Hoàng Phương: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

 
Hẹn …
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 22.11.2006 16:20:58

35. Lê Chí Quang: Nguyễn Thanh Giang - một chí sĩ yêu nuớc

 
Lê Chí Quang: Nguyễn Thanh Giang - một chí sĩ yêu nuớc

 
Hẹn …
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 
 
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 22.11.2006 16:31:25

36. Nguyễn Vũ Bình: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang - một tấm gương đấu tranh cho tự do dân chủ

 
Nguyễn Vũ Bình: Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang - một tấm gương đấu tranh cho tự do dân chủ

 
Hẹn …
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 22.11.2006 22:06:16

37. Vũ Ngọc Khánh: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

 
Vũ Ngọc Khánh: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

 
Hẹn …
 
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 22.11.2006 22:15:10

38. Phạm Quế Dương: Kỷ niệm của tôi về Nguyễn Thanh Giang

 
Phạm Quế Dương: Kỷ niệm của tôi về Nguyễn Thanh Giang

 
Hẹn …
 
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 24.11.2006 22:26:31


39. Phan Dũng: Về việc giáo sư Nguyễn Thanh Giang bị bắt và trích những bài viết, cũng như lời phát biểu hiện nay của Việt Nam


Phan Dũng: Về việc giáo sư Nguyễn Thanh Giang bị bắt và trích những bài viết, cũng như lời phát biểu hiện nay của Việt Nam


Hẹn …

.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Suy Tư và Ước Vọng - 24.11.2006 22:33:26
 
Hoàng Tiến
Kẻ sĩ đất Thăng Long chẳng chịu cúi đầu trước bạo ngược
 
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Hoàng Tiến - 24.11.2006 22:40:39

40. Hoàng Tiến: Về việc ông Nguyễn Thanh Giang bị bắt

 
Hoàng Tiến: Về việc ông Nguyễn Thanh Giang bị bắt

 

Nhà Văn Hoàng Tiến Gửi Thư Cho Ðảng CSVN
Về Việc Ông Nguyễn Thanh Giang Bị Bắt
Lời Giới Thiệu : Nhà văn Hoàng Tiến, sinh năm 1933 tại Hà Nội, thường xuyên viết nhiều bài vở, kiến nghị lên án chế độ Hà Nội chà đạp tự do dân chủ, vi phạm nhân quyền. Hồi tháng 4/99 vừa qua, ông bị công an "bắt cóc" ngay trên đường phố Hà Nội và mang đi thẩm tra hai ngày về các hoạt động "âm mưu lật đổ chế độ".
Liên Minh Việt Nam Tự Do xin gửi đến Quý Vị lá thư của ông Hoàng Tiến gửi cho lãnh đạo Hà Nội, phản đối việc giam giữ Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang do Thông Ðiệp Xanh phổ biến.
 
Kính gửi các vị lãnh đạo Ðảng và Nhà nước Việt Nam,
Nhà khoa học địa vật lý Nguyễn Thanh Giang đã bị bắt chiều ngày 4-3-1999.
 
Ông là tác giả của nhiều bài viết gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam nói về đường lối phát triển đất nước, về kinh tế, về khoa học, về giáo dục và nhất là về tổ chức một xã hội dân chủ, tôn trọng quyền làm dân, quyền làm người, những quyền đã được pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước ghi nhận.
 
Vậy mà vừa rồi ông đã bị bắt. Tuy báo đài không đưa tin, chỉ là tin truyền miệng trong dân, nhưng gia đình ông Giang đã thừa nhận. Vậy là việc đó có thật. Và điều đó chỉ chứng tỏ thêm một lần nữa, chúng ta vẫn tiếp tục chính sách bạo lực đàn áp trí thức.
Truyền thống của cha ông vốn tôn trọng kẻ sĩ. Kẻ sĩ là nguồn hiền tài của đất nước, là chính khí của quốc gia. 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu còn ghi khá rõ. Truyền thống của cha ông lấy hòa làm quý. Nhiều đình làng còn treo bức hoành : "Dĩ hòa vi quý", ghi nhận và tôn thờ cung cách ứng xử của tổ tiên. Nhờ thế mà cả nước một lòng, tạo thành một sức mạnh dời non lấp biển.
 
Truyền thống của cha ông ta là "nhiễu điều phủ lấy giá gương", "gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau". Vì thế mà vua Trần Nhân Tôn sau hai lần thắng giặc ngoại xâm, đã cho đốt những giấy tờ bắt được của các quan lại nhà Trần tư thông với giặc. Nhờ thế mà mọi người dốc sức toàn lực vào công cuộc kiến thiết nước nhà.
 
Ngược lại, chúng ta đã cư xử với trí thức như thế nào ?  Không kể cái khẩu hiệu của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nêu : "trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ", mà ta đã thấy nó tả khuynh, ấu trĩ, giáo điều, từ lâu đã phế bỏ rồi. Nhưng người trí thức ở chế độ ta vẫn không được tin dùng, không được quý trọng, không được giao công việc theo đúng khả năng. Họ luôn bị nghi ngờ, bị theo dõi và bị vô hiệu hóa. Xin đơn cử những dẫn chứng :
 
1. Luật sư hai bằng tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, chỉ vì phát biểu ở Mặt Trận Tổ Quốc nhân sai lầm của Cải cách ruộng đất, yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ (cuộc họp ngày 30-10-1956) mà ông bị vô hiệu hóa, mất dần các chức vụ. Ông bị bao vây cô lập đến mức muốn dạy tiếng pháp để kiếm tiền nuôi gia đình cũng không có ai dám đến học. Trước khi chết ông viết cuốn hồi ký "Người bị đuổi khỏi cộng đồng" (Un ex-communiste, xuất bản ở bên Pháp), có những lời tự bạch in ở trang bìa 4 rất đỗi thương tâm : "Nếu người ta đẩy sự việc tàn bạo bắt tôi phải chịu, cũng như cách đối xử với những trí thức khác bị kết tội bôi xấu chế độ, tôi chờ đợi không lùi bước trước những thử thách mà tôi biết là rất nặng nề. Tôi đã quyết định, nếu tình huống đó xảy ra, tôi sẽ tuyệt thực cho đến khi tôi chết. Ở tuổi 84 này, tôi đã hiểu rõ những điều tốt đẹp cùng những việc xấu xa của cuộc đời, và tôi không nuối tiếc khi từ giã cuộc đời này, cuộc đời suốt thời gian cùng nó tôi đã làm đầy đủ trách nhiệm của một trí thức trước nhân dân và trước lịch sử" (nguyên văn bằng tiếng pháp : "Mais si la barbarie va jusqu'à m'infliger le même traitement qu'à d'autres intellectuels accusés du régime, j'attends de pied ferme les épreuves dont je connais la dureté. Je suis désidé, si l'éventualité se produisait, d'entamer une grève de la faim jusqu'à ce que la mort s'ensuive. A 84 ans, j'ai connu de la vie le meilleur et le pire et n'éprouve pas de regret à quitter cette vie au cours de laquelle j'ai rempli mon devoir d'intellectuel devant le peuple et devant l'histoire!").
 
2. Giáo sư Trần Ðức Thảo, nhà triết học Việt kiều ở Pháp, tự nguyện rời bỏ cuộc sống ở Paris hoa lệ, tìm lên Việt Bắc để được hòa mình vào cuộc chiến đấu gay go gian khổ cùng dân tộc. Hòa bình lập lại (1954), ông bị phê phán trong vụ Nhân văn - Giai phẩm. Bị vô hiệu hóa kéo dài. Cuối đời đau ốm, được cho sang Paris chữa bệnh và chết ở bên đó. Pháp làm ma to. Trớ trêu là bên ta cũng làm truy điệu rầm rĩ, tỏ lòng thương tiếc. Nhưng khi tro hài cốt của ông đưa về Việt Nam thì bị bỏ nằm hàng tháng ở gầm cầu thang nhà tang lễ Phùng Hưng, vì không có người nhận.
 
3. Giáo sư Nguyễn Khắc Viện, người trí thức yêu nước, đảng viên ÐCS, cũng từ bên Pháp về, rồi vì bài viết "Cuộc kháng chiến mới", mà bị vô hiệu hóa, mất chức giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn. Cuối đời, ông đi vào thiền, tìm sự yên tĩnh trong tâm khảm, với lời tuyên bố xanh rờn : "Dù ngày mai họ có đến bắt tôi, tôi vẫn giữ được lòng yên ổn không xao động".
 
4. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, đã một thời làm phó chủ tịch Quốc Hội, rồi chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trước khi chết, cũng đã ngán ngẩm nhận ra thân phận mình chỉ là cây cảnh.
 
5. Nhà văn nữ Dương Thu Hương bị bắt giam 7 tháng trời, vì những cuốn sách và những lời phát biểu thẳng thắn, không e dè, đối với những việc làm sai trái của lãnh đạo. Hiện nay chị vẫn bị bao vây cô lập. Những bài viết và tiểu thuyết của chị không một nơi nào trong nước dám in.
 
6. Nhà khoa học Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sĩ Phu. Ông là người Việt Nam đầu tiên có những bài viết mang tính học thuật phê phán chủ nghĩa Mác, cùng đề xuất với lãnh đạo nhà nước nhiều ý kiến về đổi mới tư duy (Những bài : "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ", "Ý kiến của một công dân" và "Chia tay ý thức hệ"). Ðáng ra được tạo điều kiện làm việc tốt, ông có thể tiến tới những công trình triết học có giá trị cho thời đại, làm rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam. Tiếc rằng nhà nước đã bỏ phí nhân tài. Ông bị đàn áp, bị bắt giam 12 tháng tù, với cái tội danh vu vơ "làm lộ bí mật quốc gia".
 
7. Nhà toán học Phan Ðình Diệu, ủy viên đoàn chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, cũng chỉ vì mấy bài phát biểu về tình hình đất nước mà cũng bị vô hiệu hóa, các chức vụ đang giảm dần.
 
8. Gần đây việc quản chế các nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự theo nghị định 31/CP đã gây nhiều điều tiếng rất không hay. Thế giới đã tố cáo phản đối. Trong nước nhiều người đã gửi thư cho Quốc Hội đề nghị hủy bỏ nghị định trên. Vì nó vi phạm hiến pháp, vi phạm luật hình sự và tố tụng hình sự vừa ban hành ; đối với nhân loại thì nó vi phạm quyền con người của công pháp quốc tế. Việc quản chế khá là bất nhân. Cắt điện thoại, bao vây thư tín, không cho ai đến thăm, hàng ngày phải lên công an phường ngồi viết kiểm điểm. Nhà thơ Bùi Minh Quốc viết giấy phép xin chính quyền đi ăn giỗ bố vợ ở ngay Ðà Lạt, mà không được. Vợ anh dắt đứa con 10 tuổi về ăn giỗ. Mọi người đều hỏi bố cháu đâu ? Sao không về ? Chỉ còn biết khóc. Sự việc rất nhỏ, nhưng nó chạm đến cõi tâm linh sâu thẳm của người Việt Nam. Nó đã khiến cháu bé 10 tuổi phẫn uất thốt lên : "Họ thật dã man ! Cứ bảo bố cháu về ! Sợ gì họ !".
 
9. Nhà khoa học tâm linh, giáo sư Nguyễn Hoàng Linh, giảng dạy vật lý ở trường đại học Tổng hợp Hà Nội, có những công trình nghiên cứu về tâm linh học nổi tiếng thế giới và trong nước. Ông làm đơn xin ra khỏi đảng để phản đối việc ban Tư Tưởng Văn Hóa cấm phổ biến sách của ông và cấm các nơi không được mời ông đến thuyết giảng. Ông còn tố cáo việc họ định tổ chức lấy cắp bản thảo công trình của ông, và 6 lần định mưu sát ông.
 
10. Xin lấy dẫn chứng ngay trường hợp bản thân. Trong một buổi học tập nghị quyết và góp ý kiến với Ðảng của Hội Nhà Văn (ngày 30-11-1996), tôi đã phát biểu bằng giấy hẳn hoi đề nghị cho báo chí tự do, thực hiện đúng điều 69 ghi trong Hiến Pháp về quyền công dân. Thế là tôi bị rầy rà. Càng viết thư gửi lãnh đạo Ðảng và Nhà nước càng bị gây phiền hà. Cắt điện thoại. Bao vây thư tín. Bạn bè đến chơi bị đe dọa. Tác phẩm không được in. Có lần họ còn gởi những tài liệu phản động đến nhà tôi, rất may là tôi đã gửi trả lên bộ Công an.
 
Nhìn một cách tổng quát thì những vụ Hát-xanh-văng-đơ (H122, thời Việt Bắc chống Pháp), vụ án Nhân văn - Giai phẩm, vụ án Xét lại chống Ðảng... những nạn nhân đều rơi vào những phần tử trí thức. Thành ra cái khẩu hiệu của một thời Xô Viết Nghệ Tĩnh hình như vẫn còn lởn vởn đâu đấy. Và người trí thức, có những suy nghĩ độc lập, dễ trở thành đối tượng bị đẩy sang phía thù địch ; ... thêm bạn bớt thù và biến thù thành bạn, mà chúng ta do ý thức cảnh giác quá cao cứ đẩy bạn thành thù và thêm thù bớt bạn.
Nói cho đúng thì chính quyền chỉ muốn những người trí thức phục tùng, ngoan ngoãn, dễ bảo. Những trí thức sẵn sàng chứng minh ngô khoai bổ hơn lúa gạo, chỉ vì hồi đó chúng ta thiếu gạo đang phải ăn độn ngô khoai. Những trí thức ca ngợi sáng kiến đổ nước lã vào xăng chỉ vì lúc ấy thiếu xăng. Những văn nghệ sĩ ca ngợi hợp tác hóa nông thôn, ca ngợi cấy dầy lên án cấy thưa, ca ngợi việc xếp hàng mua thực phẩm, vân vân và vân vân...
 
Thời gian trôi qua đã thành câu hỏi : Những hạng trí thức ấy phỏng có ích gì cho sự tiến bộ của cộng đồng ?
 
Nhìn bề ngoài thì hạng sĩ quân tử và hạng sĩ tiểu nhân khó phân biệt. Nhưng họ khác nhau một trời một vực. Một đàng lấy sự làm đẹp lòng chính quyền để leo bậc thang danh vọng, cốt vinh thân phì gia là mục đích cuối cùng. Một đàng lấy cốt cách cá nhân (phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất) làm thước đo phẩm giá, coi sự phát triển của cộng đồng làm chuẩn đích ở đời. Các triều đại hiển hách trong sử thời Lý, thời Trần, thời Lê đều xuống chiếu cầu lời nói thật. Trong triều chính đều lập chức quan gián nghị đại phu, được quyền can gián, bắt bẻ những lỗi của nhà vua. Nhờ thế mà nhiều triều đại tồn tại được hàng mấy trăm năm. Mở rộng ra các nước văn minh hiện đại, họ tổ chức các đảng đối lập, hoặc cho báo chí tự do, có quyền chỉ trích, phanh phui những sai lầm của chính phủ. Nhờ thế mà họ mạnh lên, chứ họ đâu có yếu đi.
 
Kẻ sĩ là bộ phận nhạy cảm nhất của cộng đồng. Họ phải làm cái công việc của gián nghị đại phu ngày xưa, lại phải làm cái công việc dự báo khoa học ngày nay, nghĩa là chỉ ra những hiểm họa cùng những thuận lợi trên con đường đi tới của cộng đồng. Nghèo khổ không làm họ sờn lòng, giàu sang không khiến họ đổi thay, uy vũ không khuất phục được họ. Thiên chức của người trí thức là như vậy. Nếu để rơi thiên chức này, họ không còn là trí thức nữa.
 
Sách xưa viết : "Trung ngôn nghịch nhĩ" (lời nói thật làm người ta khó chịu). Nhiều vụ án oan uổng cũng chỉ vì cái tội này. Chúng tôi nghĩ, chính quyền bắt ông Nguyễn Thanh Giang thì sẽ có một ông Nguyễn Thanh Giang khác. Nếu bắt hết các ông Nguyễn Thanh Giang thì lại có những trí thức khác làm cái công việc của ông Nguyễn Thanh Giang. Vì cuộc đời vẫn cần giai tầng trí thức.
 
Bạo lực không giải quyết được vấn đề. Vậy phải làm thế nào ? Trên thế giới các nước nổ súng bắn nhau, rồi còn ngồi vào bàn thương lượng. Vậy thì trong một nước, sự khác biệt ý kiến, sao lại không thể ngồi bàn bạc cùng nhau. Tôn trọng lẫn nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, chỉ có lợi vì tất cả đều mong muốn đất nước phát triển, thoát cảnh đói nghèo lạc hậu, tiến lên ngang hàng với các nước văn minh tiến bộ của hành tinh.
Các thể chế rồi sẽ qua đi. Cái còn lại là dân tộc, là đất nước.
 
Chúng ta đang nắm quyền hành (Ðảng ta là đảng cầm quyền), chúng ta cũng nên biết sợ với đời sau, với hậu thế. Hậu thế sẽ phán xét. Hậu thế sẽ định công luận tội. Mà cũng chẳng cần phải chờ đợi lâu la gì, nhiều sự việc đã xảy ra trước nhãn tiền rồi. Lịch sử đang sang trang, lịch sử rất công bằng.
 
Tôi rất mong các nhà lãnh đạo Việt Nam ngừng chính sách bạo lực đối với những người khác biệt ý kiến với mình. Gần đây chúng ta thường nói : phát huy truyền thống dân tộc, giữ gìn đậm đà bản sắc dân tộc. Vậy cụ thể trong lĩnh vực trị nước là những điều gì ?
 
Truyền thống và bản sắc dân tộc là tôn trọng kẻ sĩ.
Truyền thống của dân tộc là dĩ hòa vi quý.
Truyền thống và bản sắc dân tộc là "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng".
 
Rất mong các nhà lãnh đạo Việt Nam hãy làm được những điều mình nói. Ðừng để xảy ra các cảnh "gà cùng một mẹ cứ hoài đá nhau".
 
Xin chào trân trọng.
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 1999
Hoàng Tiến nhà văn.
 
http://www.lmvntd.org/dossier/htien/9905ntg.htm
.......
....... Như-Ý * Trai Làng
.........

LXMai
  • Số bài : 201
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 15.04.2005
  • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
Trần Dũng Tiến - 25.11.2006 22:54:28

41. Trần Dũng Tiến: Thư gửi Bộ Chính Trị và Chính Phủ Nhà Nuớc, Chính Phủ, Quốc Hội

 

 

  • Chẳng Nhẽ Lại Khởi Sự Bằng Đàn Áp Ư ? - 26.04.2001
  • Góp ý với dự thảo sửa đổi Hiến pháp - 25.08.2001
     
    Ông Trần Dũng Tiến, 74 tuổi, một nhà cách mạng lão thành, một cựu cận vệ của Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, ông Trần Dũng Tiến từng là một tiếng nói chỉ trích chế độ độc đảng, ông đã viết một số thư ngỏ và tiểu luận để kêu gọi cải tổ chính trị và phân tích những thất bại của đảng Cộng Sản.
     
    Ông Tiến cũng là một trong số 21 nhân vật đối lập nổi bật đã ký bản kiến nghị tháng Tám 2002 để phản đối tình trạng tham nhũng thường xuyên lan tràn trong chính phủ và phản đối việc đàn áp những người phê bình chế độ.
     
    Ông Tiến bị bắt tại thủ đô Hà Nội ngày 22 tháng Giêng, hai ngày sau khi viết một lá thư ngỏ, trong đó ông phê bình việc bắt hai nhân vật đối lập: cựu đại tá, sử gia quân đội Phạm Quế Dương và nhà nghiên cứu Hán-Nôm Trần Khuê.
     
    Là một đảng viên Cộng Sản, một cựu chiến sĩ trong cuộc chiến chống sự cai trị của thực dân Pháp và chống sự can thiệp của Hoa Kỳ, ông Tiến đã kêu gọi "những người yêu nước, những người yêu chuộng công lý và lẽ phải, các trí thức và các cựu đồng chí từng sát vai chiến đấu" phải đòi hỏi phóng thích các ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê. "Giữ im lặng là vô trách nhiệm, gia tăng chấp nhận cho sự tiếp tục của tội ác và bạo ngược chuyên chế", ông Tiến phát biểu trong lá thư.
     
    http://www.ykien.net/tl_tdt.html#_ftn01
  • .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Trần Dũng Tiến - 25.11.2006 23:08:53
    Trần Dũng Tiến: Thư gửi Bộ Chính Trị và Chính Phủ Nhà Nuớc, Chính Phủ, Quốc Hội

     
    Hẹn …
     
     
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Trần Đại Sơn - 26.11.2006 21:08:34

    42. Trần Đại Sơn: Thư gửi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ, Quốc Hội

     
    Trần Đại Sơn: Thư gửi các vị lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Chính Phủ, Quốc Hội

     
    Hẹn …
     
    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 
     
    Tổ quốc trên hết
     
    Hà Nội, ngày 8 tháng 11 năm 2004
     
    Kính gửi: Lãnh đạo Đảng và Nhà nước
    "
    Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn
    Lấy chính nhân thay cường bạo
    "
     
    Ngày còn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác thường nhắc cán bộ Quân đội chúng tôi câu nói của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi:

    "Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn
    Lấy chính nhân thay cường bạo"


    Trước thời Nguyễn Trãi, khi có chiến tranh giữa hai Quốc gia, hai Bộ lạc đều chém giết nhau đến người cuối cùng, không bắt tù binh.

    Nguyễn Trãi chỉ đạo vây hãm thành Đông Quan (Hà Nội), dụ Vương Thông, tướng nhà Minh bỏ thành Đông Quan ra hàng.

    Khi quân thù hạ vũ khí, Nguyễn Trãi tha tội chết, cấp lương thực lừa ngựa cho về quê hương với Bố mẹ, vợ con ở Trung Quốc. Bác Hồ lấy gương Nguyễn Trãi giáo dục chúng tôi và Đảng ta lúc ấy có chính sách tù hàng binh rõ ràng, rất nhân đạo.

    Kẻ thù tàn ác như bọn Sénégalais rạch mặt, hãm hiếp tàn sát bà con ta khi đã đầu hàng, không được trả thù bắn giết họ.

     
    * * *
     
    Trong Chiến dịch Biên giới, anh nuôi gánh cơm đi bắt tù binh, vì chúng sợ chết chạy vào rừng sâu, chịu đói khát.

    Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Văn chỉ thị phải đối xử nhân đạo với tù binh, cho phép máy bay giặc hạ cánh xuống chở thương binh về Hà Nội cứu chữa. Lúc ấy Hà Nội còn bị giặc chiếm đóng.

    Quân đội ta ai phạm chính sách tù hàng binh, kỷ luật chiến trường bị nghiêm trị, nặng nhất có thể xử bắn.

     
    * * *
     
    Tại sao ngày nay ta đối xử với những người khác chính kiến với Chủ nghĩa cộng sản rất thô bạo: Bắt giữ, hỏi cung, tra khảo dã man:

    • Khi xử Phúc thẩm Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, Công an thuê bọn "Nữ quái" đánh chị ruột Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị thương, khi đến Tòa án không được vào, phải đứng ngoài chờ biết tin Tòa xử em trai mình.

    Các Nhà báo Quốc tế đến Tòa theo dõi xử, không được vào dự, phải đứng ra bảo vệ mới cứu thoát chị gái Nhà báo Nguyễn Vũ Bình không bị đánh chết.

    Thấy công an ta đứng giữ trật tự của Tòa án để mặc cho bọn "Nữ quái" hoạt động, một Nhà báo người Đức nổi nóng đá cho một anh công an rất đau.

    • Tôi biết tin gần đây Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thanh Giang nhận được nhiều thơ nặc danh hăm dọa vợ con và dọa sẽ đến phá nhà.

    Một buổi chiều ngày 27/10/2004, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đi xe máy đón cháu nội đến đường Láng Hạ - Thanh Xuân có một người trung niên cố tình lao vào xe anh rồi gây gổ chửi bới.

    • Anh Nguyễn Khắc Toàn, Cựu chiến binh đánh Mỹ, tốt nghiệp Đại học Sư phạm đi dạy học bị vu oan là gián điệp, bị bắt xử 12 năm tù, giam ở Trại Ba Sao, Hà Nam bị cùm chân nên sức khoẻ kém.

    • Anh Phạm Hồng Sơn, Bác sĩ – Thạc sĩ cũng bị vu oan là gián điệp cũng bị giam ở Trại Ba Sao, cho ăn đói, nấu thêm mỳ Miliket không có nước đun sôi.

     
    * * *
     
    Những người làm An ninh Cộng sản còn giữ thói vu oan cho mọi người để kiếm cớ bắt giữ:

    • Ngày 9/10/2004, hai Công an ở A25 tên là Sỹ và Ngọ đến "hỏi thăm" sức khoẻ tôi và hỏi:
    - Ông Hồng Hà chắc sang chơi luôn.
    - Ông Thanh Giang đèo xe máy, Cụ đi chơi có vững tay lái không ?

    Tôi trả lời:



    - Ông Hồng Hà trước kia là cán bộ cao cấp Ngành Công an đâu có chơi với tôi. Tôi đến 62 Ngô Quyền vì bà Lê Thi, Giáo sư Tiến sĩ vợ ông Hồng Hà là chiến sĩ Quyết tử Liên khu 1, anh hùng Trung đoàn Thủ đô sinh hoạt cùng một tổ với tôi, tôi làm tổ trưởng.

    - Ông Thanh Giang là trí thức có tài, Tiến sĩ Địa vật lý, Viện sĩ Viện Khoa học Nữu Ước, Hoa Kỳ, tôi không quen vì tôi làm gì có bằng cấp, học vị. Các anh làm Công an mà mắt quá kém trông nhầm rồi.
     
    * * *
     
    Còn một vụ vu oan lớn, báo cáo lên trên chắc xin được nhiều tiền:

    "Ông Hoàng Minh Chính là trùm nhóm dân chủ cùng ông Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến họp ở nhà ông Hồng Hà số 62 Ngô Quyền bàn kế hoạch phá Đại hội 10 Đảng Cộng sản".

    Trong bản báo cáo láo này dựng lên những tình tiết như thật.

     
    * * *
     
    Tôi nhân danh một Đảng viên Cộng sản gần 60 tuổi Đảng, được Bác Hồ dạy dỗ và gửi tôi cho 1 võ quan người Nhật ở trong Tổ chức Hắc Long, cơ quan tình báo cao cấp Nhật Bản huấn luyện, đề nghị những người tốt trong Ban chấp hành Trung ương Đảng lên án bọn An ninh báo cáo lừa bịp lãnh đạo, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, làm hại những trí thức tốt có tài sẵn sàng giúp nước chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.

    Đề nghị phải quy định như Quân đội, có kỷ luật chiến trường.

    Bọn làm công tác An ninh báo cáo láo, lừa bịp Lãnh đạo phải nghiêm trị.

    Nếu vu oan cho nhiều người, phá vỡ Khối Đại đoàn kết toàn dân có thể xử bắn như Quân đội phạm chính sách tù hàng binh.

     
    Kết luận
     
    Các bạn làm công tác An ninh hãy nhớ lời Tổ tiên ta căn dặn: "ác giả ác báo".
     
    Kính

    Trần Đại Sơn
    51 Hàng Bài – Hà Nội
    ĐT: 8. 263 700
     
    http://home.tiscali.be/mykvn/trandaison03.html
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Vũ Cao Quận - 29.11.2006 23:54:01


    43. Vũ Cao Quận: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

     
    Vũ Cao Quận: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang
     
    Hải Phòng, ngày 20 tháng 9 năm 2000
    Anh Thanh Giang thân quí và kính trọng.

    Chiều ngày 13 - 9 - 2000 nhận được " Tuyển tập Thôi hữu" của anh gửi tặng. Tôi biết rất ít về đời tư cũng như sự nghiệp văn chương của bác Thôi Hữu nên khi cầm "tuyển tập" một linh cảm về kiến thức, tôi tin rằng tôi sẽ tìm được nhiều điều hay và những ý tưởng uyên thâm và tốt đẹp ở "Nhà báo - Nhà văn - Nhà thơ " đã trở thành người thiên cổ. Như một anh "thày bói nói dựa" tôi đã nghĩ không sai về "tuyển tập". Thật là tuyệt vời.... cứ như là Thôi Hữu đang sống cùng chúng ta và đang nói những điều chúng ta đang trăn trở suy nghĩ. Càng đọc, càng thấy Thôi Hữu như một nhà tiên tri: tắm mìn trong cái bối cảnh hùng tráng và đau thương của dân tộc những ngày đầu của cách mạng Tháng Tám và 5 năm trong kháng chiến trường kỳ (tính đến ngày ông mất), ông dấn thân cho một sự nghiệp thiêng liêng và cao cả, ông tin tưởn chiến đấu vì nó, nhưng chính ngay ở những giờ khắc lịch sử ấy ông đã lường trước được "cái mặt phía sau của tấm huân chương", cái mà từ khi tôi biết đọc sách của các nhà văn tiền bối chưa từng có một ai có một linh cảm "tuyệt vời" như ông. Những dòng tôi viết dưới đây không dám "phạm thượng" nhận định và đánh giá về Thôi Hữu mà chỉ là cảm nghĩ về một bậc cha, chú tàu hoa mà bạc mệnh. Nếu có gì thất thố cũng xin chị Tuyết Mai và anh bỏ lỗi.
     
    Xin mở đầu bằng một nhận xét của Thép Mới: "Có lẽ Thôi Hữu chưa để lại cho chúng ta một cái gì lớn... "Những ý tưởng vốn không có hình hài, kích thước để mà so sánh lớn hay nhỏ, nhưng khi viết những dòng này tôi thấy Thôi Hữu rất lớn với cuộc đời ngày hôm nay ở những suy nghĩ, trở trăn tưởng như rất nhỏ: "Nhiều người bảo bố tôi là người hay chạnh lòng, hay day dứt trước một biểu hiện nhỏ mà ông cảm thất sứt mẻ trong quan hệ đồng chí..." Lời của Lan Hương. Nhà báo Thép Mới cho rằng đó là điểm yếu của bố tôi. Nếu còn sống đến sau này, đời ông sẽ có thể gặp nhiều trắc trở?... Ðiều của Thép Mới dự đoán cũng là điều khẳng định. Với tấm lòng nhân ái, trung thực, với nhạy cảm về nhân tình thế thái, với nhãn quan chính trị... nếu Thôi Hữu còn sống thì Thôi hữu sẽ là người đi "mở đường" trước cả nhóm NVGP và ngày hôm nay anh và tôi cùng vô vàn người khác đi theo con đường ấy. Và cái điều không thể tránh là Thôi Hữu sẽ lần thứ hai vào Hỏa Lò Hà Nội. Nguyễn Hữu Ðang, Vũ Ðình Huỳnh, Hoàng Minh Chính... chả là những minh chứng hay sao? Không ai muốn chết sớm bao giờ, nhưng chuyện "Tái ông mất ngựa" vẫn cho ta một niềm an ủi.
     
    Trong "Tuyển tập" tôi "nhặt nhạnh" được từ Thôi Hữu bao điều "cũ mà rất mới" và trong những điều ấy có một điều mà chúng ta lại sẵn sàng "xả thân" vì nó "......sang đó, cậu cố xem xem người ta thiết lập và tổ chức nền dân chủ thế nào. Bằng một linh cảm quí báu , anh chàng đó ngày từ ngày đó đã thấy một cái gì chưa thật ổn...! (lời Thép Mới "Tuyệt vời thay! ngay những năm đầu của Việt Nam dân chủ Cộng hoà, có lẽ chỉ có Thôi Hữu là người đầu tiên duy nhất "ngờ ngợ" về nền dân chủ này ở buổi đầu trứng nước, là người phát hiện "cái gót A - Sin " của những người cộng sản dù chính ông cũng là một là Ðảng viên. Chỉ nghĩ đến điều này thôi thì cuộc đời tôi nếu phải quỳ xuống lạy 3 lạy thì chỉ có 3 người nếu tôi được gặp. hai người là ông bà Châu ở phòng 1 b9 - Thủ lệ I- Cầu giấy người nuôi dưỡng anh thương binh suốt 5 năm trời vì lòng nhân ái phúc đức của hai ông bà. Và hôm nay, nếu được đứng trước ông kể cả lúc ông sống cũng như trước nấm mộ ông ở Võ Tranh xa xôi vì cái dự đoán thiên tài có một không hai ở ông.
     
    ".....Hỡi sách vở ! các ngươi đã làm ta cao quý nhưng cũng bắt ta làm nô lệ ! Nhục nhã cho ta biết bao! Khi các ngươi ra đời, hẳn không ngờ rằng sẽ gặp một nhân loại mau vâng lời như một đứa con nít và mãn nguyện như một kẻ giàu sang. Họ đã yân trí sống theo lời các ngươi khuyên bảo và vui vẻ nằm trong khuôn khổ mà do các ngươi tạo tác. Họ nhận cuộc đời như các ngươi đã trình bày cho họ biết, chẳng gắng công tìm kiếm những cuộc đời khác phong phú hơn muôn phần.
     
    Ta nằm trong khuôn khổ cũ, cố đặt bày những hình thức mới để che đậy cái tầm thường của những ý tưởng nghìn xưa..."
     
    "....Có lẽ ta chẳng có tài sáng tác làm gì, nếu chỉ để bôi thêm một nước vôi nhợt nhạt lên muôn nghìn lớp vôi khác phủ một pho tượng quá thời?
    Hỡi sách vở! các người là những cây thơm mát mọc ở trên con đường thời gian mờ mịt. Mỗi cây chỉ làm thêm được một đoạn đường. Ðừng bắt khách bộ hành sẽ chậm bước và nghèo nàn chỉ biết có một thứ hương.
     
    Ta sẽ bỏ các ngươi, chẳng phải vì bạc bẽo, mà ta chỉ để kịp bước với thời gian...."
     
    Ðúng như lời ông nói! ta đứng ở quãng khinh thanh nhìn thấy rõ cuộc đời...!"
     
    Những lời trên là những "áng thơ triết học", những tiên tri và những sấm truyền. Sấm Trạng Trình tôi chỉ nghe qua và xem qua lời truyền tụng với những điều huyền bí xa xăm. Còn "Sấm Thôi Hữu" như ông đang đứng trước ta, giải và muốn tranh luận với những kẻ còn tin vào những mớ giáo điều đang han rỉ và đang dần mục nát với thời gian.
     
    "Tôi thương xót những chàng trai cùng thế hệ với tôi cũng đang chìm đắm trong lầm than, ngu tối. Cả một luân lý nghìn xưa làm cho họ ươn hèn, nô lệ, cả một sự sống khắc khe đã làm cho họ ích kỷ, ngu đần.
     
    Tôi liên tưởng đến bao kẻ miệng hô hào những thuyết kts vị tha, ca ngợi những tinh thần cao thượng anh hùng mà thật ra rất hèn hẹ, lý tài, hám danh, ích kỷ, kiêu hãnh ở cử chỉ thường ngày...".
     
    Chị Tuyết Mai ơi! Anh Thanh Giang ơi và cùng các cháu nội ngoại của ông, bên chiếc máy chữ vô tri, vô giác tôi muốn "ôm" lấy linh hồn bác mà nói: "Bác ơi! Những gì bác nghĩ, bác nói đã trôi qua hơn nửa thế kỷ rồi hôm nay tôi mới được đọc thì ra.... bác đã nghĩ trước, nói trước cả rồi. Thật tự hào khi anh chị và các cháu có người cha, người ông tuyệt vời đến "nao lòng". Những chàng trai cùng thế hệ với bác phỏng còn được mấy người không bị chìm đắm trong lầm thân, ngu tối. Tôi chỉ là một kẻ xa lạ đứng bên lề của gia đình anh chị nhưng tôi sung sướng thay, hạnh phúc thay khi những suy nghĩ, những con chẽ của chính tôi được xếp hàng đi theo con đường đầy khắc khoải, suy tư của bác từ những năm xưa, để "Rồi" ta đi đến đâu đầu cũng ngẩng lên gió lộng".
     
    "...Lúc về Hà Nội, đến các làng ngoại thành quen thuộc, thấy các đồng chí mỗi người một bàn nhưng không còn thân thiết chia xẻ với nhau như hồi còn lăn lóc bên bụi chuối, ổ rơm. Bố tôi buồn mãi và tâm sự với bác Tô Hoài: Ngồi bàn ghế mình lại nhớ ổ rơm...! Giờ đây bác đã ở cõi vĩnh hằng xa thăm thẳm liệu còn nhớ chuyện người xưa: Giới Tử Thôi phò vương tử Trùng Nhĩ khi cơ hàn khoét thịt đùi nấu với rau rừng dâng chúa để rồi chết thui giữa chốn rừng xanh. Rồi Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ dựng cơ đồ, Phạm Lãi lận đận theo Việt Vương Câu Tiễn giành lại ơn hà và Việt Nam ta có Trần Nguyên Hãn, đệ nhất công thần theo Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa... để đến nỗi người chịu cực hình tàn khốc, kẻ phải đào nhiệm cao chạy xa bay và thân anh hùng lại đáy nước gieo mình! Còn thời hiện đại, cảnh "cẳng đậu đun hạt đậu" và "dê lại giết dê" gây ra bao thảm cảnh, tôi không dám nhắc lại để chốn người hiền bác đỡ đau lòng. Khi gian nan cũng chung vai gánh vác, chia ngọt xẻ bùi. Lúc vinh hoa phú quý thì quên tình xưa nghĩa cũ, âu cũng là lối mòn lịch sử xưa cũng như nay.
     
    Những lời nói với: "Hỡi sách vở..." của Thôi Hữu phải chăng một linh cảm mơ hồ nào đó mà ông giúp chúng ta ngày hôm nay phân tích một cách nghiêm túc về những sai lầm tệ hại của học thuyết Marx, nó không tưởng, nó duy ý chí và những câu chữ của nó phải dừng lại trên sách vở làm cột mốc cho một đoạn đường lịch sử, mà đã đến lúc tầm vóc của thời đại không cần đến đó nữa!
     
    ...Ta sẽ bỏ các ngươi chẳng phải vì bạc bẽo mà chỉ để kịp bước với thời gian...!
     
    Trong thư này nay tôi hay lặp đi lặp lại chữ "tuyệt vời" vì Thôi Hữu tuyệt vời quá với cuộc đời tôi, ông nói hộ tôi những điều tôi chưa đủ hiểu biết để nói. Giá tôi được đọc ông sớm vài ba năm thì khi tôi ra Ðảng tôi chả có điều gì phải trăn trở, day dứt. Ta bỏ người chẳng phải vì ta bạc bẽo, ta quên lời thề năm xưa mà chỉ để kịp bước với thời gian... Những lý luận của người đứng lại còn ta đủ trí khôn để không dừng bước theo ngươi!
    Giở đến trang có bài của Hữu Thọ: Anh nên nằm ở đâu? Ðọc xong nỗi bực bội buộc tôi viết thêm vài dòng.
     
    "Anh có đủ loại "phẩm hàm" để chúng tôi đề nghị rước anh về Mai Dịch...! Ðọc câu này thấy "ghê ghê" cả người khi nghĩ về những người cộng sản. Lúc sống thì bon chen, công hầu khanh tướng khi chết thì toan tính chỗ để nằm. Tôi chợt nhớ đọc một đoạn một bài viết của anh đã lâu có nói về ngôi mộ của Tổng thống Ken-nơ-dy trang nghiêm, giản dị nằm lẫn với dân thường mới thấy lợm giọng về bọn trọc phú hãnh tiến. Trách chi trong dân đã có câu: Khi sống chúng cũng xa dân đến khi chết chúng cũng vẫn xa dân! Xin bác Thôi Hữu cứ yên nghỉ trong lòng dân, nơi an nghỉ của những người tử tế!
     
    Anh Thanh Giang ơi! Anh thật là có hồng phúc: Bố vợ thế, con rể thế, thế thời phải thế! Xin anh tiếp tục làm rạng danh cho người đã khuất.
     
    Xin cám ơn anh, cám ơn chị Lan Hương (xin tò mò một chút Lan Hương với Tuyết Mai có phải là một không anh?) đã cho tôi được biết một Thôi Hữu tuyệt vời, chỉ tiếc một điều là biết về ông quá muộn...
     
    Xin ngừng lời và tạm biệt anh trong tình lưu luyến.
     
    Rất thân
    Vũ Cao Quận
     

    http://home.tiscali.be/lngu1008/vcqthoih-u.html
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Nguyễn Quý Dy - 30.11.2006 18:53:07

    44. Nguyễn Quý Dy: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

     
    Nguyễn Quý Dy: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

     
    Hẹn …
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Suy Tư và Ước Vọng - 02.12.2006 14:16:26

    45. Trần Độ: Tôi đọc “Suy tư và ước vọng”

    Trần Độ: Tôi đọc “Suy tư và ước vọng”

     
    Hẹn …
     
    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
     

    * Ðại tá Trần Nhật Ðộ - nguyên chính ủy Bộ đội Ðặc công :
     
    ".... Qua những trang viết của anh, tôi nhận thấy con người giàu tâm huyết, giàu lòng yêu nước, viết rất trí tuệ. Anh hiểu biết nhiều cổ kim đông tây; trích dẫn đúng, nhiều cái tôi không biết. Anh thu thập thông tin tư liệu cũng khá dồi dào, cả trong nước và thế giới, đủ chứng minh cho luận điểm của mình. Những trang viết của anh đều có tư duy chiều sâu, có luận lý, có chứng minh thực tiễn sinh động. Anh cũng là con người dũng cảm, nói thẳng, nói thật những suy tư, chính kiến của mình dù khác lạ hoặc trái ngược với chính thống. Lời lẽ có văn hóa, biện giải chứ không bỗ bã đả kích; không lên giọng dạy đời. Tôn trọng sự công bằng, phân biệt chỗ đúng chỗ sai, không mang tính phủ định, sổ toẹt tất cả; cố gắng thuyết minh khoa học và thực tiễn chứ không nói một cách hồ đồ, mơ hồ; vẫn để chỗ cho người khác tranh luận. Nỗi lòng anh cũng chất chứa nhiều trăn trở trước tình hình đất nước..."

     
    http://www.danchu.net/ArticlesChinhLuan/CollectionVN/NguyenTGiang014.htm
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Viện hàn lâm Khoa Học Nữu Ước - 13.12.2006 20:05:28

    46. Viện hàn lâm Khoa Học Nữu Ước: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

    Viện hàn lâm Khoa Học Nữu Ước: Thư gửi Nguyễn Thanh Giang

     
    Hẹn …
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Quốc Hội Châu Âu - 15.12.2006 02:13:16

    47. Quốc Hội Châu Âu: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương

     
    Quốc Hội Châu Âu: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương

    Hẹn …
     
    >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

     QUYẾT NGHị CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU
    về tình trạng Nhân quyền tại Cam Bốt, Lào và Việt Nam
     
     (thông qua lúc 11 giờ 30 ngày 1.12.2005 tại Brussels)
     
    Quốc hội Châu Âu ra Quyết nghị yêu sách CHXHCNVN : thực thi chế độ Ða đảng, chấm dứt 30 năm đàn áp GHPGVNTN và phục hồi quyền sinh hoạt cho Giáo hội, Pháp luật Việt Nam phải tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Quyền tự do xuất bản báo chí tư nhân
     
    "Quyết Nghị về tình trạng Nhân quyền tại ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam" vừa được toàn thể 730 vị Dân biểu đồng thanh thông qua sáng hôm nay, thứ năm 1.12.2005, vào lúc 11 giờ 30 trưa tại trụ sở Quốc hội Châu Âu ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ. Quốc hội Châu Âu bao gồm 25 quốc gia thành viên thuộc Ðông Âu, Tây Âu và Bắc Âu.
     
    Trên phạm vi Việt Nam, Quyết Nghị tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội đàn áp tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí và yêu sách CHXHCNVN thực thi chế độ Ða đảng, chấm dứt 30 năm đàn áp GHPGVNTN và phục hồi quyền sinh hoạt cho Gíao hội, Pháp luật Việt Nam phải tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Quyền tự do xuất bản báo chí tư nhân.
     
    QUỐC HỘI CHÂU ÂU
    chiếu Phúc trình Thường niên về tình trạng Nhân quyền năm 2005,
    chiếu các Quyết Nghị trong quá khứ tại các quốc gia Cam Bốt, Lào và Việt Nam, đặc biệt là những Quyết Nghị về tình trạng Nhân quyền trên thế giới năm 2004,
    chiếu các Hiệp ước Hợp tác thỏa thuận năm 1997 giữa Cộng đồng Châu Âu và một bên là Vương quốc Cam Bốt và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Hiệp ước Hợp tác thỏa thuận năm 1995 giữa Cộng đồng Châu Âu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ;
    chiếu đường hướng của Liên hiệp Châu Âu bảo vệ những Người đấu tranh cho nhân quyền, đường hướng đã được Hội đồng Châu Âu chuẩn y tháng 7 năm 2004 ;

    chiếu điều 108 trong Quy tắc thủ tục ;
     
    A. công nhận những tiến bộ quan trọng thực hiện trên lĩnh vực phát triển kinh tế trong những năm vừa qua tại ba nước, và hậu thuẫn các nỗ lực này nhằm tham gia tại các diễn đàn đa phương trong khu vực hay ngoài khu vực ;
     
    B. hậu thuẫn các hoạt động của Liên hiệp Châu Âu, các quốc gia thành viên và những thành viên trong cộng đồng thế giới giúp đỡ cho những chương trình giảm nghèo của các chính phủ này ;
     
    C. thất vọng về sự việc những cải cách chính trị và các quyền dân sự cho đến nay chưa tương xứng với những cải cách kinh tế và xã hội ;
     
    D. chào đón những cuộc gặp gỡ đầu tiên vào tháng 6 năm 2005 giữa các Tổ Công tác Liên Âu - Việt Nam và Liên Âu - Lào nhằm xây dựng các thiết chế, cải cách hành chính, cai trị và nhân quyền, nhưng nhận xét rằng tình trạng các quyền cơ bản cho đến ngày hôm nay là điều đáng quan tâm ;
     
    VỀ CAM BỐT (không dịch 6 đoạn từ E đến J)
    VỀ LÀO (không dịch 4 đoạn từ K đến N)
    VỀ VIỆT NAM
    O. chào đón sự kiện Việt Nam chấp nhận hôm tháng 6 năm 2005 " Sơ đồ tổng thể các liên hệ hiện tại và tương lai với Liên Âu" cũng như tỏ ra sẵn sàng thảo luận vấn đề nhân quyền ;
    P. dựa vào các thông tin xã hội và dựa vào Bảng chỉ dẫn về sự Phát triển Con người của Chương trình Phát triển LHQ, thừa nhận CHXHCNVN đạt những tiến bộ đáng kể trên lĩnh vực kinh tế và xã hội ;
    Q. xét rằng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế tự do ngôn luận và tự do báo chí, đặc biệt trong năm 2004 thiết lập lực lượng cảnh sát để kiểm duyêt các mạng Internet và bắt bỏ tù những nhà ly khai sử dụng Internet, gán cho họ tội gián điệp, mà thực tế họ chỉ lưu hành các thông tin trên mạng Internet, như trường hợp các ông Nguyễn Ðan Quế, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình và Nguyễn Khắc Toàn ;
    R. xét rằng các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên Trung phần và Thượng du Bắc Việt, đặc biệt giới người Thượng, bị chà đạp vì nạn phân biệt đối xử và những vụ chiếm đất của tổ tiên họ, hoặc bị đàn áp tôn giáo ;
    S. xét rằng từ năm 1975, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị khủng bố có hệ thống vì đã tận tâm lo cho tự do tôn giáo, nhân quyền và cải cách dân chủ, năm 1981 Giáo hội bị ngăn cấm hoạt động, tài sản Giáo hội bị tịch thu, các hệ thống giáo dục trung, tiểu và đại học, các cơ quan từ thiện xã hội và văn hóa của Giáo hội bị hủy phá, và rằng Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và người phụ tá ngài, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, bị giam cầm độc đoán gần 25 năm ;
     
    T. xét rằng các Ban Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vừa được công cử trong năm 2005 tại 9 tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam để lo liệu cho nhân dân tại các tỉnh nghèo thiếu này, bị công an sách nhiễu có hệ thống, và rằng Tăng sĩ Thích Viên Phương bị phạt một số tiền tương đương với 43 tháng lương tối thiểu của người lao động, chỉ vì đã quây hình Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đọc Thông điệp kêu gọi Nhân quyền và Dân chủ cho Việt Nam để gửi đến Ủy hội Nhân quyền LHQ vào tháng Tư 2005 ;
    U. ghi nhận lời chứng của Thượng tọa Thích Thiện Minh vừa được trả tự do sau 26 năm tù đày, về những điều kiện khắc nghiệt mà tù nhân đang phải chịu đựng tại Trại Z30A ở Xuân Lộc (tỉnh Ðồng Nai), đặc biệt là trường hợp các Linh mục Phạm Minh Trí và Nguyễn Ðức Vinh bị giam cầm suốt 18 năm qua, và ông Ngô Quang Vinh, 87 tuổi, thành viên Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo ;
     
    V. ghi nhận rằng, mặc dù Pháp lệnh mới về Tôn giáo ban hành năm 2004 hệ thống hóa mọi mặt của đời sống tôn giáo, nhưng rất nhiều hạn chế đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và các Giáo hội Tin Lành, kể cả Giáo hội Mennonite, vẫn duy trì nguyên vẹn ;
     
    W. xét rằng Ủy ban Nhân quyền LHQ đã đưa nhiều khuyến cáo (số Tham chiếu CCPR/CO/75/VNM ngày 26.7.2002) cho nhà cầm quyền Việt Nam lưu ý về Chiến lược Phát triển Hệ thống Pháp luật, một kế hoạch 10 năm được nhiều quốc gia tài trợ, trong số này có một số quốc gia thành viên của Liên hiệp Châu Âu ;
     
    QUỐC HỘI CHÂU ÂU KÊU GỌI NHÀ CẦM QUYỀN VIỆT NAM :

    cam kết cải cách chính trị và các thiết chế dẫn tới nền dân chủ và pháp quyền, khởi đầu bằng cách chấp nhận hệ thống đa đảng và quyền tự do phát biểu của mọi khuynh hướng ;
    áp dụng Chiến lược Phát triển Hệ thống Pháp luật theo hướng tuân thủ các khuyến cáo của Ủy ban Nhân quyền LHQ và các điều khoản trong Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị ;

    chấm dứt mọi hình thức đàn áp các thành viên thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chính thức công nhận quyền hiện hữu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như các Giáo hội chưa được thừa nhận tại Việt Nam ;

    trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân vì lương thức bị giam cầm vì đã biểu tỏ chính đáng và ôn hòa các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, đặc biệt là trả tự do cho nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ, hai Hòa thượng đã được LHQ xác nhận là nạn nhân bị giam cầm trái phép (Quan điểm mang số tham chiếu 18/2005 ngày 26.5.2005 của Tổ Hành động Chống Bắt bớ trái phép của LHQ) ;

    bảo đảm việc được hưởng toàn bộ các quyền cơ bản ghi trong Hiến pháp Việt Nam và trong Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị, đặc biệt thừa nhận quyền đích thực được tự do xuất bản báo chí ;

    bảo đảm quyền an toàn hồi hương, theo hiệp ước đã ký kết giữa Cam Bốt - Việt Nam - Cao ủy Tị nạn LHQ, cho những người Thượng chạy thoát khỏi Việt Nam và cho phép Cao ủy Tị nạn LHQ và các tổ chức Phi chính phủ được quyền đến quan sát hiện trạng của những người hồi hương này ;
    Hơn thế nữa, QUỐC HộI CHÂU ÂU
    ,
    Hậu thuẫn các dự án do Hội đồng Châu Âu tài trợ nhằm thăng tiến việc phát triển nghề làm báo và hậu thuẫn khả năng tác tạo những chương trình tại Quốc hội Lào cũng như những hoạt động của Tổ Công tác tại Việt Nam nhằm thực hiện việc thiết lập các thiết chế, cải cách hành chính, sự cai trị và nhân quyền ;
     
    Kêu gọi Hội đồng và Ủy hội Châu Âu đưa Quốc hội Châu Âu vào đảm nhiệm toàn triệt các công tác liên quan đến Tổ Công tác Liên Âu - Việt Nam và Liên Âu - Lào trong vấn đề xây dựng các thiết chế, cải cách hành chính, sự cai trị và nhân quyền ;
     
    Kêu gọi Hội đồng và Ủy hội Châu Âu đánh giá trong từng chi tiết việc thực hiện các chính sách tại Cam Bốt, Lào và Việt Nam kể từ khi Hiệp ước liên kết và hợp tác được ký kết, mà Ðiều 1 của các Hiệp ước này nhấn mạnh việc tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và các quyền cơ bản là yếu tố chủ yếu của Hiệp ước, rồi phúc trình cho Quốc hội Châu Âu ;
     
    Ủy nhiệm Chủ tịch Quốc hội Châu Âu chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, đến ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và các Chính phủ cùng Quốc hội ba nước Cam Bốt, Lào và Việt Nam.
     
    (Bản dịch tiếng Việt của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam)
     
    http://www.lmvntd.org/print.php3?id_article=1887
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Hội Địa Lý Thăm Dò Hoa Kỳ - 15.01.2007 22:08:16

    48. Hội Địa Lý Thăm Dò Hoa Kỳ: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương

     
    48. Hội Địa Lý Thăm Dò Hoa Kỳ: Thư gủi chủ tịch nuớc Nguyễn Đức Lương

     
    Hẹn …
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Quốc Hội Hoa Kỳ - 04.02.2007 09:20:51

    49. Quốc Hội Hoa Kỳ: Thư gửi thủ tướng Phan Văn Khải

    49. Quốc Hội Hoa Kỳ: Thư gửi thủ tướng Phan Văn Khải

     
    Hẹn …
     
    >>>>>>>>>>>>>>
     





    Năm dân biểu gửi thư cho ông Khải đòi CSVN thả các tù nhân lương tâm
    Saturday, June 25, 2005























    WASHINGTON 25-6 - Năm Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ gửi thư cho ông Phan văn Khải, thủ tướng CSVN, yêu cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị cầm tù hay quản chế. Ðồng thời họ cũng yêu cầu cấp chiếu khán cho các người cháu của LM Nguyễn văn Lý đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho qua đây.
     
    Bức thư này được viết sau cuộc điều trần tại tiểu ban Nhân Quyền Hạ Viện hôm Thứ Hai 20-6-2005. Ðại diện Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) của chính phủ, và nhiều tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam đã điều trần. Nhiều bản điều trần từ trong nước gửi đến vì họ không thể nào đến trực tiếp lên tiếng.
    Dưới đây là bản dịch lá thư nói trên của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV):
     

    Washington ngày 24 tháng 6, 2005
    Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam

    Xin kính chuyển đến quí vị lá thư của các DB: Chris Smith, Tom Lantos, Ed Royce, Don Payne và Jeff Fortenberry gởi cho ông Phan Văn Khải sau buổi điều trần tại quốc hội ngày 20 tháng 6, 2005 vừa qua.

    Xin lược dịch lá thư sau:
     

    Quốc Hội Hoa Kỳ
    Washington DC. 20515
    23 tháng 6, 2005
    Kính gởi: Ông Phan Văn Khải
    Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
    c/o Tòa Ðại Sứ Việt Nam
    1223 20th St. NW #400
    Washington DC. 20036
     
    Thưa Thủ Tướng,
     
    Nhân dịp chuyến viếng thăm chính thức của ông tại Hoa Kỳ để kỷ niệm 10 năm liên hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, chúng tôi muốn trình ông vấn đề về việc giam cầm một số công dân tại nước ông vì lý do tôn giáo hay chính trị. Tiểu ban Ngoại Giao, phân bộ Châu Phi, nhân quyền toàn thế giới và kế hoạch quốc tế, đã thực hiện một buổi điều trần ngày 20-6-2005 về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi vô cùng quan tâm với những bằng chứng trong cuộc điều trần cho biết là Việt Nam vẫn tiếp tục cầm giữ tù nhân chính trị và tôn giáo. Ðây là sự vi phạm hiệp ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, đồng thời đi ngược với những giá trị tinh thần căn bản của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một hội viên.
    Chúng tôi cũng quan tâm sâu xa việc quí quốc từ chối cấp chiếu khán cho những người dân Việt Nam để ngăn cản không cho họ được định cư Hoa Kỳ mặc dù họ đã được chấp nhận trong chương trình tị nạn. Luật thương mại quốc tế, đã ghi rõ trong tu chính án Jackson-Vanik, đòi hỏi những quốc gia hưởng qui chế tối huệ quốc phải cho phép người dân được tự do chọn lựa việc định cư của mình.
    Chúng tôi xin kèm với lá thư này danh sách một số các tù nhân đang bị giam giữ vì chính kiến khác biệt hoặc lòng tin tưởng vào đạo giáo. Cũng như một số người không được cấp chiếu khán xuất cảnh. Chúng tôi đòi hỏi quí chính phủ phải lập tức trả tự do các tù nhân, cũng như cấp chiếu khán cho những người đã được Hoa Kỳ chấp nhận được nhập cảnh theo diện di dân. Những hành động này là dấu hiệu khởi sắc chứng tỏ thiện chí của quí ông đối với những vấn đề đáng quan tâm và những lời cam kết của ông với Tổng Thống Hoa Kỳ tại tòa Bạch Ốc trong tuần này.
    Xin cảm ơn thì giờ và sự quan tâm của quí ông cho những vấn đề khẩn thiết này. Chúng tôi mong nhận được câu trả lời của quí ông.
    Kính thư,
    Ðồng ký tên: DB Chris Smith, DB Tom Lantos, DB Ed Royce, DB Don Payne, DB Jeff Fortenberry

    DANH SÁCH NHỮNG CÔNG DÂN ÐANG BỊ TÙ, BỊ CẦM GIỮ HAY ÐANG BỊ KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ LIÊN QUAN ÐẾN QUAN ÐIỂM CHÍNH TRỊ VÀ TÔN GIÁO

    Hiện đang bị cầm giữ:
    1- Bùi Tấn Nhã
    2- Ðỗ Văn Mỹ
    3- Hồng Thiện Hạnh
    4- Mùa Sáy Só
    5- Nguyễn Khắc Toàn
    6- Nguyễn Thiên Phùng
    7- Nguyễn Vũ Bình
    8- Phạm Hồng Sơn
    9- Trần Văn Hoàng
    10- Trần Văn Lương: Cựu SQ/QLVNCH
    11- Trần Văn Lương: GÐ Trung Tâm Nghiên Cứu Vật Lý của Viện Khoa Học Kỹ
    Thuật Hà Nội
    12- Trần Văn Thắng
    13- Y-Bom (Jona)
    14- Y-Nuen Buon Ya
    15- Y-Hoang B. Krong

    Những đối tượng đang bị quản chế:
    1- Nguyễn Lập Mã
    2- Nguyễn Nhật Thông
    3- Nguyễn Văn Lý
    4- Phan Văn Lợi
    5- Thân Văn Trương
    6- Thích Ðồng Thọ
    7- Thích Huyền Quang
    8- Thích Nguyên Lý
    9- Thích Nguyên Vương
    10- Thích Phước An
    11- Thích Quảng Ðộ
    12- Thích Thái Hòa
    13- Thích Thanh Huyền
    14- Thích Tiến Hanh
    15- Thích Tuệ Sỹ
    16- Thích Viên Ðịnh

    Những người được chấp nhận trong chương trình tị nạn nhưng chính phủ Việt Nam từ chối cấp chiếu khán:
    1- Nguyễn Lập Mã
    2- Nguyễn Nhật Thông
    3- Nguyễn Vũ Việt
    4- Nguyễn Trực Cường
    5- Nguyễn Thị Hoa









    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=27673&z=3
     
     
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    LXMai
    • Số bài : 201
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 15.04.2005
    • Nơi: Sài Gòn, Gia Định
    Quốc Hội Hoa Kỳ - 04.02.2007 09:32:53
    Bài đọc thêm
    Hoa Kỳ và Việt Nam được gì sau chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Khải?
    2005.06.30
    Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
    Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ mà Thủ Tướng Việt Nam Phan Văn Khải mới hoàn tất hồi cuối tuần trước sẽ đem lại những điểm lợi nào cho cả hai quốc gia?


    Bấm vào đây để nghe cuộc phỏng vấn này
    Tải xuống để nghe


    Thủ tướng Khải và Bộ trưởng Thương mại Carlos Gutierrez chứng kiến lễ ký thoả thuận giữa Tổng giám đốc Vietnam Airlines Nguyễn Xuân Hiển và đại diện Boeing Alan Mulally. AFP PHOTO
     Ðó là câu hỏi đang được các nhà phân tích chính trị ở Washington cũng như tại Châu Á nói đến, và cũng là đề tài cuộc phỏng vấn mà Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi thực hiện với Bà Virginia Foote, Chủ Tịch Hội Ðồng Thương Mại Việt-Mỹ, một tổ chức uy tín chuyên hoạt động cổ võ quan hệ giữa Washington và Hà Nội. Cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện.
    Nguyễn Khanh: Thủ Tướng Phan Văn Khải mới hoàn tất chuyến viếng thăm Mỹ. Theo Bà, những điều lợi nào mà cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam có được sau chuyến viếng thăm lịch sử này?

    Thảo luận những khác biệt tồn đọng

    Bà Virginia Foote: chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Khải rất quan trọng cho cả hai nước, trải qua một thời gian dài của lịch sử và là một bước mới cho mối quan hệ song phương, cùng xây dựng tương lai.


    Chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Khải giúp hai bên cơ hội tiếp tục thảo luận những khác biệt còn tồn đọng, và giúp hai bên cùng tiến đến phía trước, cùng xây dựng quan hệ bền vững hơn về chính trị, ngoại giao và kinh tế.
    Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội Ðồng Thương Mại Việt-Mỹ

    Tôi nghĩ là chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Khải giúp hai bên cơ hội tiếp tục thảo luận những khác biệt còn tồn đọng, và giúp hai bên cùng tiến đến phía trước, cùng xây dựng quan hệ bền vững hơn về chính trị, ngoại giao và kinh tế.
    Nguyễn Khanh: trong những bài diễn văn đọc ở Washington, ở New York và tại thành phố Boston, Thủ Tướng Việt Nam nhắc đi nhắc lại lời hứa tiếp tục đổi mới.
    Hầu hết đều nói là ông Khải quyết tâm làm điều này, nhưng những người khác trong giới lãnh đạo Việt Nam, chẳng hạn như các nhân vật đang nằm trong Bộ Chính Trị thì sao? Liệu họ có đi cùng con đường với ông Khải không?

    Bà Virginia Foote: tôi nghĩ nếu nhìn lại phát triển của Việt Nam trong một thập kỷ qua, trong 15 năm qua, chúng ta sẽ thấy những đổi mới thật đáng kể về cả mặt chính trị và kinh tế.
    Tôi nghĩ chính sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo đã giúp Việt Nam thành công, mức phát triển kinh tế của Việt Nam càng ngày càng cao, trở thành một trong những nước có mức phát triển nhanh nhất trên thế giới. Các chương trình, kế hoạch đổi mới kinh tế của Việt Nam đều thành công, được ủng hộ về cả mặt chính trị lẫn sự tham gia của người dân vào một nền kinh tế mới.

    Phải đổi mới nhiều hơn và nhanh hơn nữa

    Nguyễn Khanh: nhưng cũng có những lập luận cho rằng Việt Nam phải đổi mới nhiều hơn nữa và nhanh hơn nữa. Làm sao Việt Nam có thể làm điều đó? Bà có đề nghị nào cho Thủ Tướng Khải không?
    Bà Virginia Foote: tôi nghĩ chuyện Việt Nam dồn nỗ lực được WTO thu nhận làm hội viên là một kế hoạch đầy tham vọng và tôi hy vọng họ thành công vào cuối năm nay.
    Ðiều này cũng đòi hỏi Chính Phủ Việt Nam phải sửa đổi rất nhiều luật lệ, nhiều dự luật đang được soạn thảo và bàn thảo, quy chế, thủ tục cũng sẽ thay đổi, và những điều này sẽ đưa Việt Nam kế hoạch cải tổ kinh tế của Việt Nam lên một tầm cao mới, và tôi tin là Việt Nam cũng sẽ thành công vượt bực.

    Những khác biệt



    Trên thế giới, bao giờ cũng có những khác biệt giữa Chính Phủ này với Chính Phủ khác. Ðiều quan trọng nhất dù bất đồng ý kiến với nhau, nhưng hai bên đồng ý tiếp tục thảo luận.
    Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội Ðồng Thương Mại Việt-Mỹ

    Nguyễn Khanh: vẫn còn những khác biệt giữa hai Chính Phủ Hoa Kỳ và Việt Nam. Làm sao có thể giải quyết được trở ngại này?
    Bà Virginia Foote: trên thế giới, bao giờ cũng có những khác biệt giữa Chính Phủ này với Chính Phủ khác. Ðiều quan trọng nhất dù bất đồng ý kiến với nhau, nhưng hai bên đồng ý tiếp tục thảo luận về một số nhỏ vấn đề, về một số trở ngại nhỏ của mối quan hệ song phương.
    Hai bên đã đạt được rất nhiều tiến bộ khi giải quyết những tồn đọng còn lại sau chiến tranh, vấn đề POW/MIA, các vấn đề liên quan đến y tế như HIV/AIDS, bệnh SARS xảy ra một vài năm trước đây, và bây giờ là dịch bệnh cúm gà.
    Thành ra hai nước hợp tác rất chặt chẽ với nhau trong nhiều lãnh vực, chẳng hạn như giáo dục, và đặc biệt trong chuyến viếng thăm của ông Khải có thêm nhiều chương trình hợp tác giáo dục, quan hệ quân sự. Nói chung, tôi thấy là thành quả hai nước đạt được thật tốt.

    Một biến chuyển lịch sử

    Nguyễn Khanh: trong thời gian Thủ Tướng Phan Văn Khải có mặt ở Mỹ, Bà là một trong số rất ít người có cơ hội tiếp cận với ông. Bà có thể kể cho chúng tôi nghe ông Khải nói gì với Bà lúc mới đến Mỹ và trước khi rời Mỹ để sang Canada không?
    Bà Virginia Foote: đó là một chuyến viếng thăm đầy thú vị của đoàn Việt Nam và của cả những người Hoa Kỳ góp phần thực hiện chuyến đi này. Ðây là một biến chuyển lịch sử.


    Bạn nghĩ gì về nhận định này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

    Trong khi nhiều quốc gia không thể nào xóa bỏ được quá khứ hận thù để nhìn về tương lai thì Việt Nam và Hoa Kỳ đã nỗ lực tối đa để mở một quan hệ mới. Thủ Tướng Khải rất hài lòng được mời sang thăm nước Mỹ, và hài lòng về những điều ông đạt được trong thời gian có mặt tại Mỹ để quan hệ hai bên cùng cất bước. Tất cả các thành viên của đoàn của Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm như vậy.
    Nguyễn Khanh: xin cám ơn Bà Virginia Foot.



    Ăng-ten chống phá sóng »




    Những bài liên quan
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/06/30/WhatBenefitsTheUsAndVietnam_NKhanh/
     
    .......
    ....... Như-Ý * Trai Làng
    .........

    Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 60 bài trong đề mục