TRUYỆN KIỀU BẢN 1866
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 8 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 110 bài trong đề mục
sóng trăng 13.02.2007 12:50:05 (permalink)
 






Thương càng nghĩ, nghĩ càng đau,

Dễ ai lấp thảm quạt sầu cho khuây.

Gần miền nghe có - -

Phi phù sát quỷ, cao tay thông huyền.

1685    Trên tam bảo, - - - - -

Tìm đâu thì cũng biết tin rõ ràng.

Sắm sanh lễ vật rước sang,

Xin tìm cho thấy mặt nàng, hỏi han.

Đạo nhân phục trước tĩnh đàn.

1690    Xuất thần giây phút chưa tàn nén hương

Trở về minh bạch nói tường:

"Mặt nàng chẳng thấy, việc nàng đã tra.

Người này nặng kiếp oan gia,

Còn nhiều nợ lắm sao đà thoát cho!

1695    Bột cung đang mắc nạn to,

Một năm nữa mới thăm dò được tin.

Hai bên giáp mặt chiền chiền,

Muốn nhận mà chẳng dám nhận lạ thay!"

Nghe lời nói lạ dường này,

1700    Sự nàng đã thế, lời thầy dám tin.

Chẳng qua đồng cốt quàng xiên,

Người đâu mà lại thấy trên cõi trần?

Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân,

Thân này dễ lại mấy lần gặp tiên!
 




Chú Thích:




Câu 1682:
Rấp thảm quạt sầu:  chôn lấp được nỗi buồn thảm, xua tan được nỗi sầu đau trong lòng.

Câu 1682:
Khuây:  khuây khoả, ý nói nguôi bớt nỗi buồn mà cảm thấy thanh thản đôi chút trong lòng.

Câu 1684:
Phi phù:  ("phi": bay, "phù": bùa) đốt lá bùa thổi tan cho bay đi.

Câu 1684:
Trí quỷ:  ("trí": đến) gọi quỷ thần đến.

Câu 1684:
Thông huyền:  thông được đến cõi huyền bí, hiểu suốt được đến quỉ thần.

Câu 1685:
Tam đảo:  ba núi tiên là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu. Trong bài "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị cũng có nói đến chuyện đạo sĩ gọi hồn nàng Dương Quí Phi phải lên cả non tiên để tìm. Bản LVĐ 66 và 71 chép là "Tam bảo".

Câu 1685:
Cửu tuyền:  chín suối, tức âm phủ.

Câu 1689:
Đạo nhân:  tức đạo sĩ, thầy pháp.

Câu 1689:
Tĩnh đàn:  ("tĩnh": thanh tĩnh hư vô, chỉ cõi Phật, "đàn": nền đắp cao để tế lễ) bàn thờ để làm lễ, chỗ đắp nền cao để làm lễ.

Câu 1690:
Xuất thần:  thần hồn của đạo sĩ thoát ra khỏi thể xác để vào cõi thần linh dò xét.

Câu 1695:
Mệnh cung:  cung vận mệnh theo phép tính lá số tử vi. Bản LVĐ 66 và 71 chép là "Bột cung".

Câu 1697:
Chiền chiền:  ý nói giáp mặt, rành rành ra đó.

Câu 1701:
Đồng cốt:  (nam gọi là "ông đồng", nữ gọi là "bà cốt") chỉ những người tin vào thần thánh rồi lên đồng cầu khấn xin thánh thần giáng để chỉ bảo mọi việc.

Câu 1701:
Quàng xiên:  ("quàng": bậy bạ) bậy bạ, xiên xẹo.

Câu 1703:
Tiếc hoa:  tiếc thương Thuý Kiều.

Câu 1703:
Ngậm ngùi xuân:  buồn bã cho mối tính xuân của mình ngắn ngủi.
 



#61
    sóng trăng 13.02.2007 12:52:52 (permalink)
     





    1705    Nước trôi hoa rụng đã yên,

    Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian!

    Khuyển Ưng đã đắt mưu gian!

    Vực nàng đưa xuống để an dưới thuyền.

    Buồm cao lèo thẳng cánh xuyền,

    1710    Đè chừng huyện Tích băng miền vượt sang.

    Giã đò, lên trước sảnh đường,

    Khuyển Ưng hai đứa nộp nàng dâng công.

    Vực nàng tạm xuống môn phòng,

    Hãy còn thiêm thiếp giấc nồng chưa phai.

    1715    Hoàng lương nghe tỉnh hồn mai,

    Cửa nhà đâu mất, lâu đài nào đây?

    Bàng hoàng dở tỉnh, dở say,

    Sảnh đường mảng tiếng đòi ngay lên hầu.

    Ả hoàn trên dưới giục mau,

    1720    Hãi (?) hùng nàng mới theo sau một người.

    Nhìn trông toà rộng dãy dài.

    Thiên quan gia tể có bài treo lên.

    Ban ngày sáp thắp hai bên.

    Trên giường thất bảo, ngồi trên một bà.

    1725    Gạn gùng ngọn hỏi ngành tra,

    Sự mình nàng đã cứ mà gửi thân.

    Bất tình nổi trận mây mưa.

    Việc nàng những giống bơ thờ quen thân.







    Chú Thích:





    Câu 1705:
    Nước trôi hoa rụng:  tức hoa rụn nước trôi, dịch ở câu "hạc hoa lưu thuỷ" ý nói Thuý Kiều đã chết như đoá hoa rụng bị nước cuốn trôi đi mất.

    Câu 1706:
    Địa ngục:  ngục tù dưới âm phủ giam và trừng phạt linh hồn những kẻ có tội ở thế gian.
      Cả hai câu 1705-1706 ý nói: tưởng Thuý Kiều đã chết ai ngờ nàng vẫn còn sống và bị đày đoạ khổ sở ở trên thế gian này.

    Câu 1709:
    Lèo thẳng:  ("lèo": dây buộc để điều khiển cánh buồm) dây lèo căng thẳng vì cánh buồm gió thổi lên.

    Câu 1709:
    Cánh xuyền:  ("xuyền": đi nhanh, KOM chú) cánh buồm đi mau.

    Câu 1711:
    Giã đò:  dời đò lên bộ.

    Câu 1711:
    Sảnh đường:  ("sảnh": chỗ làm việc công, "đường": nhà chính), dinh thự, chỗ công thự, đây là nhà ở của mẹ Hoạn thư, chỗ tư dinh.

    Câu 1713:
    Môn phòng:  phòng của bọn môn hạ, của những người làm trong nhà.

    Câu 1715:
    Hoàng lương:  ("hoàng": vàng, "lương": kê) giấc mộng kê vàng. Theo "Chẩm trung ký", Lư sinh đi thi không đậu, vào quán gặp đạo sĩ Lã ông đương nấu nồi kê, Lư sinh than vãn, Lã ông đưa cho cái mượn gối nằm nghỉ. Lư sinh chiêm bao thấy mình thi đậu, lấy vợ giàu, làm quan tọ.. chợt tỉnh dậy, nồi kê vẫn chưa chín. Lã ông cười, nói: "Việc đời thì cũng như giấc mộng thôi!". Bởi thế mới gọi là giấc mộng hoàng lương.

    Câu 1715:
    Hồn mai:  giấc ngủ nhẹ nhàng của người đẹp. Theo sách "Long thành lục", Triệu Sư Hùng đi chơi núi La Phù (tỉnh Quảng Đông) gặp một người con gái đẹp dẫn vào quán rượu, uống say, nằm ngủ thiếp đi. Sáng dậy thấy mình nằm ngủ dưới gốc cây mai. Nghĩ lại thì chỉ là một giấc mộng.
      Cả câu này ý nói Thuý Kiều bị đánh thuốc mê bây giờ mới tỉnh.

    Câu 1718:
    Mảng tiếng:  chợt nghe tiếng.

    Câu 1719:
    Ả hoàn:  đày tớ gái trong các gia đình quyền quí xưa.

    Câu 1722:
    Thiên quan chủng tể:  chức quan lớn nhất triều đình, ngang với chức Tể tướng hoặc Thượng thư bộ Lại. Hoạn thư đã được giới thiệu là con quan Lại bộ...

    Câu 1722:
    Thiên quan chủng tể:  chức quan lớn nhất triều đình, ngang với chức Tể tướng hoặc Thượng thư bộ Lại. Hoạn thư đã được giới thiệu là "Con quan Lại bộ... "

    Câu 1724:
    Thất bảo:  bảy thứ vật quí dùng để khảm đồ là san hô, hổ phách, xa cừ, mã mão, vàng bạc, trân châu và lưu ly.

    Câu 1724:
    Giường thất bảo:  giường có khảm các vật quí.

    Câu 1725:
    Ngọn hỏi ngành tra:  tra hỏi đầu đuôi mọi việc.

    Câu 1727:
    Bất tình:  việc không ngờ, không nghĩ đến.

    Câu 1727:
    Trận mây mưa:  cơn giận dữ nổi lên đột ngột như mây kéo mưa sa.
      Cả câu ý nói đột nhiên Hoạn bà nổi giận mắng Thuý Kiều.

    Câu 1728:
    Bơ thờ:  ý nói không có gốc gac gì, cầu bơ cầu bất, sống lang bạt, không có nết na gì.
     
    #62
      sóng trăng 13.02.2007 12:55:34 (permalink)
       





      Con này chẳng phải thiện nhân,

      1730    Chẳng màu đạo chúa thì quân lộn chồng.

      Ra tuồng mèo mả gà đồng,

      Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào.

      Đã đem mình bán cửa tao,

      Lại còn khủng khỉnh làm cao thế này!

      1735    Nào là gia pháp nọ bay!

      Hãy cho ba chục biết tay một lần!

      Ả hoàn trên dưới dạ rân,

      Dẫu rằng trăm miệng khôn phân lẽ nào!

      Trúc côn ra sức đập vào,

      1740    Thịt nào chẳng nát, gan nào chẳng kinh!

      Xót thay đào lý một cành,

      Một phen mưa gió, tan tành một phen!

      Hoa nô truyền dạy đổi tên,

      Phòng đào dạy ghép vào phiên thị tì.

      1745    Ra vào theo lũ thanh y,

      Dãi đèn mây rối da chì quản bao!

      Quản gia có một mụ nào,

      Thấy người thấy nết, ra vào mà thương.

      Khi chè chén, khi thuốc thang,

      1750    Đem lời phương tiện, mở đường hiê'u sinh.

      Dạy rằng: "May rủi đã đành,

      Liễu bồ mình giữ lấy mình cho hay.







      Chú Thích:





      Câu 1729:
      Thiện nhân:  người lương thiện.

      Câu 1730:
      Phường trốn chúa:  chỉ bọn nô tì bỏ chủ trốn đi, bọn bất lương.

      Câu 1730:
      Quân lộn chồng:  chỉ bọn con gái đàn bà hư hỏng, bỏ chồng mà đi theo trai.

      Câu 1731:
      Mèo mả gà đồng:  nói mèo ở mả, gà ở đồng, tức mèo hoang và gà hoang; dùng để ví với hạng con gái đi hoang, đồ vô lại không biết giữ phẩm tiết gì.

      Câu 1735:
      Gia pháp:  phép tắc nhà, được dùng để chỉ cái roi.

      Câu 1735:
      Nọ bay:  nọ tụi bay, chỉ bọn đầy tớ.

      Câu 1738:
      Khôn phân:  không phân giải được, không giải thích được.

      Câu 1739:
      Trúc côn:  gậy bằng tre.

      Câu 1741:
      Đào lý:  cây đào, cây mận ví với người phụ nữ đẹp.

      Câu 1742:
      Mưa gió:  mưa sa, gió táp.
        Cả hai câu 1741-1742 ý nói xót thay cho nàng Kiều như một cành đào, cành lý mà bị trận đòn tơi bời như gió táp mưa sa thì cũng phải tan tành hoa lá.

      Câu 1743:
      Hoa nô:  người đầy tớ gái. Hoạn bà truyền đổi tên Thuý Kiều và gọi là Hoa nô.

      Câu 1745:
      Thị tỳ:  người đày tớ gái.

      Câu 1745:
      Thanh y:  áo xanh, chỉ người đày tớ gái vì ngày xưa thường mặc áo màu xanh.

      Câu 1746:
      Tóc rốị.. da chì:  cả câu ý nói Thuý Kiều phải làm con hầu thì không có thì giờ mà chải chuốt, tóc rối không gỡ, ga dạm như chì cũng chẳng quản chi.

      Câu 1747:
      Quản gia:  người đứng cai quản các việc trong nhà trông coi cả bọn đày tớ.

      Câu 1750:
      Phương tiện:  như nhà Phật, "tuỳ phương nhân tiện dĩ vi lợi đạo = nhằm tuỳ phương tiện để dìu dắt chúng sinh. Nói rộng ra có thể giúp ai đôi chút cũng là phương tiện.

      Câu 1750:
      Lời phương tiện:  chỉ lời chỉ bảo cho Thuý Kiều về cách giữ gìn cư xử cho hợp với phép nhà họ Hoạn để tránh mọi sự trừng phạt khác.

      Câu 1750:
      Hiếu sinh:  lòng nhân đức muốn cứu sống cho người ta.

      Câu 1752:
      Liễu bồ:  hai thứ cây mềm yếu, chỉ người con gái.
       
      #63
        sóng trăng 13.02.2007 12:58:22 (permalink)
         





        Cũng là oan nghiệp chi đây,

        Sa cơ mới đến thế này, chẳng dưng.

        1755    Ở đây tai vách mạch rừng.

        Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.

        Kẻo khi sấm sét bất khi,

        Con ong cái kiến kêu gì được oan!"

        Nàng càng giọt ngọc như chan,

        1760    Nỗi lòng no những bàng hoàng niềm tây.

        Phong trần kiếp đã chịu đầy,

        Lầm than lại có thứ này bằng hai!

        Làm sao bạc chẳng vừa thôi,

        Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan!

        1765    Đã đành túc trái tiền oan,

        Cũng liều ngọc nát hoa tàn mà chi!

        Những là nương náu qua thì,

        Tiểu thư phải buổi mới về ninh gia,

        Mẹ con trò chuyện lân la,

        1770    Phu nhân mới gọi nàng ra dạy lời:

        "Tiểu thư dưới trướng thiếu người,

        Cho về bên ấy theo đòi lầu trang."

        Lĩnh lời nàng mới theo sang,

        Biết đâu địa ngục thiên đàng là đâu!

        1775    Sớm khuya khăn mặt, lược đầu,

        Phận con hầu giữ con hầu dám sai.









        Chú Thích:





        Câu 1753:
        Oan nghiệp:  tiền oan nghiệp chướng, ý nói cái nghiệp do điều oán ở kiếp trước gây thành mà kiếp này mình phải chịu.

        Câu 1755:
        Tai vách mạch rừng:  vách có tai, rừng có mạch ý nói phải giữ gìn lời ăn tiếng nói vì ở đâu cũng có người nghe ngóng cả.
        Cũng có người viết là "dừng" và hiểu "dừng" là do chữ "dứng" tức cốt vách bằng tre, nứa.

        Câu 1756:
        Quen thuộc:  chỉ Thúc sinh. Mụ quản gia cũng chỉ dám dặn như vậy, không dám nói rõ tên ra, sợ bị liên luỵ. Bản LVĐ chép là "người cũ".

        Câu 1758:
        Con ong cái kiến:  chỉ thân phận hèn mọn như hai con vật nhỏ bé ấy.

        Câu 1759:
        Giọt ngọc:  giọt nước mắt.

        Câu 1760:
        Bàn hoàn:  băn khoăn, nghĩ quanh quẩn.

        Câu 1760:
        Niềm tây:  nỗi niềm riêng.

        Câu 1762:
        Lầm than:  (bùn và than) cực khổ. Cả câu ý nói cái cảnh làm thanh y này còn khổ bằng hai cái cảnh ở thanh lâu.

        Câu 1763:
        Bạc:  phận bạc.

        Câu 1764:
        Khăng khăng:  cứ giữ chặt lấy không buông ra.

        Câu 1764:
        Người hồng nhan:  người đàn bà con gái đẹp mà bạc phận.

        Câu 1765:
        Túc trái:  (túc: trước, trái: nợ) nợ kiếp trước.

        Câu 1765:
        Tiền oan:  oan nghiệt đời trước gây ra.

        Câu 1766:
        Ngọc nát hoa tàn:  ý nói tấm thân tàn tạ của Thuý Kiều ví như ngọc đã nát, hoa đã tàn.

        Câu 1768:
        Ninh gia:  về thăm nhà cha mẹ.

        Câu 1769:
        Mẹ con:  Hoạn bà và Hoạn thư.

        Câu 1771:
        Tiểu thư:  ("tiểu": nhỏ, "thư": nàng) tiếng dùng để gọi con gái những nhà quyền quí.

        Câu 1771:
        Trướng:  bức màn.

        Câu 1772:
        Lầu trang:  chỗ phụ nữ ở và là nơi trang điểm.

        Câu 1774:
        Địa ngục... thiên đàng:  cả câu ý nói biết đâu là chỗ khổ sướng, bên nhà Hoạn bà hay bên nhà Hoạn thư, chưa thể biết được.
         
         
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 13.02.2007 12:59:38 bởi sóng trăng >
        #64
          sóng trăng 13.02.2007 13:02:10 (permalink)
           





          Phải đêm êm ả chiều trời,

          Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mọi ngày.

          Lĩnh lời nàng mới giở dây,

          1780    Nỉ non thánh thót dễ say lòng người!

          Tiểu thư xem cũng thương tài,

          Khuôn uy dường cũng bớt vài bốn phân.

          Warning: imagepng(): Unable to open 'kieu/image_kieu/Nom14.png' for writing in /var/www/html/vnpf/kieufuncs.php on line 43

          Warning: imagepng(): Unable to open 'kieu/image_kieu/Nom12.png' for writing in /var/www/html/vnpf/kieufuncs.php on line 43

          Cửa người, đày đoạ chút thân,

          Sớm năn nỉ bóng, đêm ngơ hận lòng.

          1785    Lâm Truy chút nghĩa đèo bòng,

          Nước non để chữ tương phùng kiếp sau!

          Bốn phương mây trắng một màu,

          Trông vời cố quốc biết đâu là nhà.

          Lần lần tháng trọn (?) ngày qua,

          1790    Nỗi gần nào biết đường xa thế này?

          Lâm Truy từ thuở uyên bay,

          Phòng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân.

          Mày xanh trăng mới giáp ngần,

          Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa!

          1795    Sen tàn, mai lại nở ra,

          Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

          Tìm đâu cho thấy cố nhân.

          Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương.

          Chạnh niềm nhớ cảnh gia hương,

          1800    Nhớ quê, chàng lại tìm đường thăm quê.







          Chú Thích:





          Câu 1777:
          Phải đêm:  gặp được đêm.

          Câu 1778:
          Trúc tơ:  ("trúc": là các thứ sáo, địch làm bằng cây trúc, "tơ": tức ti là các thứ đàn có dây tơ) đây ý nói nghề đàn, âm nhạc.

          Câu 1782:
          Khuôn uy:  khuôn phép, oai quyền của Hoạn thư "Ở vào khuôn phép, nói ra mối giường".

          Câu 1784:
          Năn nỉ:  than vãn, than thở.

          Câu 1784:
          Ân hận:  day dứt trong lòng và tự trách mình về việc không hay đã xảy ra.

          Câu 1785:
          Đèo bòng:  mang lấy vào mình cho vường víu, bận bịu thêm.

          Câu 1786:
          Nước non:  chỉ lời thề thốt gắn bó với nhau.

          Câu 1786:
          Tương phùng:  gặp gỡ nhau.
            Cả hai câu 1785-1786 nói: Thuý Kiều nhớ đến Thúc sinh ở Lâm Truy nhưng lời thề thốt trăm năm đành để kiếp sau gặp lại vậy.

          Câu 1787:
          Mây trắng:  ý nói nhớ quê hương. Xem chú thích chữ "Mây bạc" câu 1599.

          Câu 1788:
          Cố quốc:  nước cũ, đây chỉ quê nhà.

          Câu 1792:
          Thương kẻ:  thương cho Thúc sinh.

          Câu 1793:
          Mày xanh... in ngần:  cả câu ý nói Thúc sinh thấy mặt trăng về đầu tháng trông còn mờ nét như lông mày xanh nhạt mà nhớ đến nàng Kiều. Chữ "xanh" đi với chữ "ngần". Nếu thay bằng chữ "ai" như bản KOM thì có vẻ cầu kỳ.

          Câu 1794:
          Phấn thừa hương cũ:  đây nói phấn thừa hương cũ của nàng Kiều để lại. Thực ra đó chỉ là tâm tưởng thôi chứ phòng lương của nàng Kiều đã bị đốt ra tro rồi.

          Câu 1795:
          Sen tàn, maị.. hoa:  ý nói hè đã qua từ lâu nay xuân đã tới.
            Cả câu 1795 và câu 1796 ý nói vừa giáp một năm rồi: hè qua, thu tới, đông hết, xuân sang.

          Câu 1797:
          Cố nhân:  người cũ, chỉ nàng Kiều.

          Câu 1798:
          Lấy câu vận mệnh:  ý nói để tự an ủi mình, cho rằng Thuý Kiều có bị chết cũng là do số mệnh.

          Câu 1799:
          Gia hương:  quê nhà.
           
          #65
            sóng trăng 13.02.2007 13:06:24 (permalink)





            Tiểu thư đón cửa giã giề,

            Hàn huyên vừa cạn mọi bề gần xa.

            Nhà hương cao cuốn bức là,

            Buồng trong truyền gọi nàng ra lạy mừng.

            1805    Bước ra một bước một dừng,

            Trông xa, nàng đã tỏ chừng nẻo xa:

            Phải rằng nắng quáng đèn loà.

            Rõ ràng ngồi đó, chẳng là Thúc sinh?

            Bây giờ tình mới rõ tình,

            1810    Thôi thôi đã mắc vào vành chẳng sai!

            Chước đâu có chước lạ đời!

            Người đâu mà lại có người tinh ma!

            Rõ ràng thật lứa đôi ta,

            Làm ra con ở, chúa nhà đôi nơi!

            1815    Bề ngoài thơn thớt nói cười,

            Mà trong nham hiểm chết người không dao.

            Bây giờ đất thấp trời cao,

            Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?"

            Càng trông mặt, càng ngẩn ngơ,

            1820    Ruột tằm đòi đoạn như tơ rối bời,

            Sợ uy, dám chẳng vâng lời,

            Cúi đầu nép xuống sân mai một chiều.

            Sinh đà phách lạc hồn xiêu:

            "Thương ôi! Chẳng phải nàng Kiều ở đây?









            Chú Thích:





            Câu 1801:
            Dã dề:  hỏi thăm vồn vã, vui mừng trò truyện khi gặp nhau.

            Câu 1803:
            Nhà hương:  như nhà lan, tức nhà có hương thơm, nơi ở của những người có đạo đức, có danh vọng. Cũng dùng để chỉ phòng ở của phụ nữ, như phòng hương, buồng lương.

            Câu 1803:
            Bức là:  bức màn the, màn lụa.

            Câu 1807:
            Nắng quáng đèn loà:  ý nói bị chói mắt mà không nhìn rõ được. Cả câu này và câu dưới ý nói rằng: Thuý Kiều trông thấy rõ ràng người ngồi đó là Thúc sinh, đâu có phải bị nắng quáng đèn loà mà nhìn lầm.

            Câu 1809:
            Bây giờ tình mới tỏ tình:  Thuý Kiều thông minh lẽ ra phải biết từ khi mới bị bắt về chứ! Sao đến bây giờ mới biết?

            Câu 1810:
            Mắc vào vành:  mắc vào vòng cạm bẫy.

            Câu 1812:
            Tinh ma:  tinh quái, quái ác.

            Câu 1814:
            Chúa nhà:  chủ nhà.

            Câu 1815:
            Thơn thớt:  nói cái bộ hời hợt giả dối bề ngoài, xoen xoét cái miệng.

            Câu 1817:
            Đất thấp trời cao:  ý nói không có cách gì kêu cứu được.

            Câu 1820:
            Ruột tằm đòi đoạn:  ruột rối như tơ tằm, đau đớn như đứt ra làm nhiều đoạn.

            Câu 1821:
            Dám chẳng vâng lời:  không dám ngỏ ra lời. Thúc sinh sợ Hoạn thư đến như vậy, thế mà lúc dụ dỗ Thuý Kiều lấy mình thì lại quả quyết rằng "Đường xa chớ ngại Ngô - Lào, trăm điều hãy cứ trông vào một ta".
             
             
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.02.2007 04:01:54 bởi sóng trăng >
            #66
              sóng trăng 13.02.2007 13:09:36 (permalink)





              1825    Nhân làm sao đến thế này?

              Thôi thôi, ta đã mắc tay ai rồi!"

              Sợ quen dám hở ra lời,

              Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa.

              Tiểu thư trông mặt hỏi tra:

              1830    Mới về có việc chi mà động dong?"

              Sinh rằng: "Hiếu phục vừa xong,

              Suy lòng trắc khởi (dĩ) đau lòng chung thiên.

              Khen rằng: "Hiếu tử đã nên!

              Tẩy trần mượn chén giải phiền đêm thu."

              1835    Vợ chồng chén tạc chén thù,

              Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.

              Bắt khoan bắt nhặt đến lời,

              Bắt quì tận mặt, bắt mời tận tay.

              Sinh càng như dại như ngây,

              1840    Giọt dài giọt ngắn, chén đầy chén vơi.

              Dựng (?) đi, chợt nói chợt cười,

              Cáo say, chàng đã đạm bài lảng ra.

              Tiểu thư vội thét: "Con Hoa!

              Khuyên chàng chẳng cạn thì ta có đòn!"

              1845    Sinh càng nát ruột tan hồn.

              Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay!

              Tiểu thư cười nói tỉnh say,

              Chưa xong cuộc rượu lại bày trò chơi.







              Chú Thích:





              Câu 1830:
              Động dong:  biến đổi sắc mặt vì có sự xúc động trong lòng.
                Sinh rằng: "Hiếu phục vừa xong,
                Suy lòng trắc khởi (dĩ), đau lòng chung thiên!"

              Câu 1831:
              Hiếu phục:  đồ y phục để tang. Mẹ của Thúc sinh như vậy mất đã ba năm rồi, Thúc sinh mới bỏ đồ tang.

              Câu 1832:
              Trắc khởi (dĩ) chữ này các bản Trương Vĩnh Ký, Hổ Đắc Hàm, Ưng Dự chép là "trắc ty".
                Quyển Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh cũng phiên âm là "trắc tỵ". Quyển Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh cũng phiên âm là dĩ (trắc dĩ).
                Quyển Tự điển Trung Việt của Văn Tân đã phiên âm chữ là "kỷ".
                Các bản Truyện Kiều của Phạm Kim Chi, Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Vĩnh, Tản Đà, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Thạch Giang, Đào Duy Anh... đều chép là "trắc dĩ" mà hầu hết đều viết hoa chữ "Dĩ", coi chữ ấy là tên một ngọn núi.
                Đúng ra chữ phải phiên là "khởi" (khỉ) mới có nghĩa. Bài "Trắc hỗ" (Kinh Thi, Nguỵ Phong 4) có câu: "Trắc bỉ khởi (khỉ) hề, chiêm vọng mẫu hề". Ta leo lên núi trọc (không có cây) kia, để ngóng trông mẹ. "Trắc khởi" (sau được dùng để chỉ người

              Câu 1832:
              Trắc hỗ:  được dùng để chỉ người con nhớ cha.

              Câu 1832:
              Trắc khởi:  được dùng để chỉ ngươi con nhớ mẹ.

              Câu 1832:
              Trắc cương:  được dùng để chỉ người em nhớ anh.

              Câu 1832:
              Chung thiên:  hết những ngày, ý nói cả cuộc đời.

              Câu 1835:
              Chén tạc chén thù:  ("tạc": mời, "thù": trả) chén chủ mời khách, chén khách mời trả lại chủ.

              Câu 1836:
              Trì hồ:  ("trì": cầm, "hồ": bầu rượu) cầm bầu rượu dứng hầu mà rót.

              Câu 1837:
              Bắt khoan bắt nhặt:  ("khoan": rộng, không vội, "nhặt": liền, mau, khít chặt) bắt bẻ từng li từng tí.

              Câu 1841:
              Ngảnh đi:  ý nói Thúc sinh không dám ngó mặt Kiều vì vừa thương vừa sợ nên phải tìm cách ngảnh đi mà vừa nói vừa cười (thiếu hẳn tự nhiên).

              Câu 1846:
              Chén mời:  chén Hoạn thư mời Thúc sinh do Thuý Kiều rót.

              Câu 1846:
              Ngậm bồ hòn:  bồ hòn thì đắng mà phải ngậm bồ hòn làm ngọt tất hẳn đau khổ lắm nhưng Thúc sinh cũng phải cạn chén mời ngay.
               
               
              #67
                sóng trăng 13.02.2007 13:12:22 (permalink)
                 





                Rằng: "Hoa nô đủ mọi tài,

                1850    Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe!"

                Nàng đà tán hoán tê mê,

                Vâng lời ra trước bình the vặn đàn:

                Bốn dây như khóc như than,

                Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!

                1855    Cùng trong một tiếng tơ đồng,

                Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm!

                Giọt châu lã chã khôn cầm,

                Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt sương.

                Tiểu thư lại nẹt lấy nàng:

                1860    "Cuộc vui gảy khúc đoạn tràng ấy chi!

                Sao chẳng biết ý tứ gì?

                Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi!"

                Sinh càng thảm thiết bồi hồi,

                Vội vàng gượng nói, gượng cười cho qua.

                1865    Giọt rồng canh đã điểm ba,

                Tiểu thư nhìn mặt dường đà can tâm.

                Lòng riêng khấp khởi mừng thầm:

                "Vui này đã bõ đau ngầm xưa nay!"

                Sinh thì gan héo ruột đầy,

                1870    Nỗi lòng càng nghĩ càng cay đắng lòng.

                Người vào chung gối loan phòng,

                Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài.









                Chú Thích:





                Câu 1851:
                Tán hoán:  tan nát cả tinh thần, mất cả tinh thần mà sinh ra ngơ ngẩn.

                Câu 1852:
                Bình the:  bình phong có căng the (vải thưa).

                Câu 1855:
                Tơ đồng:  (đồng: gỗ cây ngô đồng dùng làm đàn) chỉ chung cây đàn. "Tiếng tơ đồng": tiêng đàn.

                Câu 1857:
                Giọt châu:  giọt lệ, giọt nước mắt.

                Câu 1857:
                Lã chã:  ý nói nước mắt chảy dòng dòng.

                Câu 1858:
                Giọt sương:  giọt nước mắt. Thơ Nguyễn Khuyến có câu: "Tuổi già hạt lệ như sương", có bản chép là giọt Tương, lấy điển bà Nga Hoàng (xem chú thích câu 238) nhưng có vẻ cầu kỳ và cũng không hợp với Thúc sinh là đàn ông.

                Câu 1860:
                Khúc đoạn trường:  khúc đàn buồn bã nghe muốn đứt ruột.

                Câu 1861:
                Chẳng biết ý tứ:  chẳng biết giữ gìn gì, ngày vui mà lại gảy khúc đàn buồn.

                Câu 1863:
                Thảm thiết:  đau đớn như cắt ruột.

                Câu 1863:
                Bồi hồi:  bồn chồn ở trong lòng.

                Câu 1865:
                Giọt rồng:  giọt nước ở chiếc đồng hồ có chạm hình con rồng nhỏ xuống để đo thời gian. Bài "Cung từ" của Đường Tiết Phùng có câu: "Thuỷ trích đồng long trú lậu trường" = giọt nước của cái đồng hồ khắc hình con rồng nhỏ xuống đều đều (lậu) suốt cả ngày dài.

                Câu 1865:
                Canh đã điểm ba:  đêm có năm canh, khi sang canh ba thì đã nửa đêm rồi.

                Câu 1866:
                Can tâm:  thoả lòng, hả dạ.

                Câu 1867:
                Khấp khởi:  mừng hí hửng trong lòng.

                Câu 1869:
                Gan héo ruột đầy:  ý nói buồn bã đến héo cả lá gan và uất ức đầy cả trong ruột.

                Câu 1871:
                Loan phòng:  phòng đàn bà ở. Loan là con mái, phụng là con trống. Chung gối loan phòng: ý nói vợ chồng vào chung chăn gối với nhau.

                Câu 1872:
                Đèn chong:  đèn đốt để thâu canh.
                 
                 
                ______________
                 





                Bây giờ mới rõ tăm hơi,

                Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen!

                1875    Chước đâu rẽ thuý chia uyên.

                Đã ra đường đao, ai nhìn được ai!

                Bây giờ một vực một trời,

                Hết điều khinh trọng, hết lời thị phi!

                Nhẹ như bấc, nặng như chì,

                1880    Gỡ cho ra nữa còn gì là duyên!

                Lỡ làng chút phận thuyền quyên,

                Bể sâu sóng cả có tuyền được vay?

                Một mình âm ỉ đêm chầy,

                Đĩa dầu vơi, nước mắt đầy năm canh.

                1885    Sớm khuya hầu hạ đài doanh.

                Tiểu thư chạm mặt, đè tình hỏi tra.

                Lựa lời nàng mới thưa qua:

                "Phải khi mình lại xót xa nỗi mình."

                Tiểu thư lại hỏi Thúc sinh:

                1890    "Cậy chàng tra lấy, thực tình cho nao!"

                Sinh đà rát ruột như bào,

                Nói ra chẳng tiện, trông vào chẳng đang!

                Những e lại luỵ đến nàng,

                Đánh liều mới sẽ lựa đường hỏi tra.

                1895    Cúi đầu quì trước sân hoa.

                Thân cung nàng mới lên qua một lời.







                Chú Thích:





                Câu 1873:
                Tăm hơi:  ("tăm": bọt ở dưới đáy nước nổi lên cho biết là có cá) tin tức lộ ra ngoài, bể sâu kín của câu chuyện, mưu sâu bị lộ ra.

                Câu 1874:
                Lạ đời nhà ghen:  ke ghen tuông ít thấy có ở đời.

                Câu 1875:
                Rẽ thuý chia uyên:  ("thuý": chim phỉ thuý, "uyên": chim uyên ương) thuý và uyên là hai loại chim thường hay đậu cặp, bay cặp. "Rẽ" và "chia" là nói cảnh đôi chim trống mái bị chia rẽ, đây nói việc Hoạn thư làm cho Thúc sinh và Thuý Kiều phải rời bỏ nhau.

                Câu 1877:
                Một vực một trời:  ý nói bên là Thuý Kiều bị đày làm con ở như rớt xuống vực sâu, một bên là Thúc sinh bị Hoạn thư bắt lên vai ông chủ như mình ở ngôi cao ví như trên trời, hai bên không còn sánh với nhau được nữa.

                Câu 1878:
                Khinh trọng... thị phi:  cả câu ý nói địa vị Hoạn thư và Thuý Kiều đã rõ ràng không còn có chuyện so sánh bên trọng bên khinh, không còn có chuyện thi phi của những người đồn đại về tin Thúc sinh có vợ lẽ nữa.

                Câu 1879:
                Nhẹ như bấc, nặng như chì:  ý nói cách ăn nói của Hoạn thư thật thâm trầm nham hiểm, khi thì nhẹ như bấc, khi thì nặng như chì, không làm sao mà lường cho được.

                Câu 1880:
                Gỡ cho ra nữa:  có nghĩa là gỡ cho ra được đi nữa tức là khi Thuý Kiều có gỡ ra được khỏi tay Hoạn thư đi nữa thì cũng chẳng còn gì là duyên.
                  Bản QVĐ khắc chữ thì phải đọc là nữa.
                  KOM đã sửa lại là (nợ). Trương Vĩnh Ký đã chép câu này là: "Gỡ ra cho được còn gì là duyên?" thì đúng ý với câu bản QVĐ đã chép.

                Câu 1882:
                Bể sâu sóng cả:  ý nói Thuý Kiều đã sa vào tay Hoạn thư, người có lòng sâu hiểm, thì cũng như đi trên chiếc thuyền nhỏ giữa bể sâu sóng lớn khó an toàn được.

                Câu 1885:
                Đài doanh:  lâu đài dinh thự của những bậc quyền quí, đây chỉ nhà ở của Hoạn thư.

                Câu 1886:
                Đè tình:  đoán theo tình ý.

                Câu 1890:
                Cho nao:  chữ "nao" chính là chữ "nào" đọc theo thượng bình thanh, cũng như "nghĩ nao", "lắm nao".

                Câu 1892:
                Chẳng đang:  chẳng đành lòng, chẳng nỡ lòng.

                Câu 1896:
                Thân cung:  ("thân": tỏ bày, "cung": khai ra) trình bày ra cho rõ ràng.
                 
                 
                __________________
                 





                Diện tiền trình với tiểu thơ,

                Thoắt xem dường có ngẩn ngơ chút tình.

                Liền tay trao lại Thúc sinh,

                1900    Rằng: "Tài nên trọng mà tình nên thương!

                Ví chăng có số giàu sang,

                Trái này dẫu đúc nhà vàng cũng nên!

                Bể trần chìm nổi thuyền quyên,

                Hữu tài thương nỗi vô duyên lạ đời!"

                1905    Sinh rằng: "Thật có như lời,

                Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay!

                Nghìn xưa âu cũng thế này,

                "bây giờ âu liệu bớt tay mới vừa."

                Tiểu thư rằng: "Ý trong tờ,

                1910    Rắp đem mệnh bạc xin nhờ cửa không.

                Thôi thì thôi cũng chiều lòng,

                Cũng cho nghỉ nghị trong vòng bước ra.

                Sẵn Quan âm các vườn ta,

                Có cây trăm thước, có hoa bốn mùa.

                1915    Có cổ thụ, có sơn hồ,

                Cho nàng ra đó, giữ chùa chép kinh."

                Tâng tâng trời mới bình minh,

                Hương hoa ngũ cúng, sắm sanh lễ thường.

                Đưa chàng đến trước Phật đường,

                1920    Tam qui ngũ giới cho nàng xuất gia







                Chú Thích:





                Câu 1897:
                Diện tiền:  trước mặt.

                Câu 1898:
                Ngẩn ngơ:  ý nói hơi đờ người ra vì xúc cảm và cũng vì ngạc nhiên.

                Câu 1902:
                Nhà vàng:  do chữ "kim ốc" là nhà cửa rất đẹp đẽ, sang trọng.
                  Theo "Hán Vũ cố sự", Hán Vũ đế hồi còn bé, có lần được bà cô hỏi đùa: "Cháu có muốn lấy vợ không?" Nhà vua cười đáp: "Nếu lấy được A Kiều thì cháu sẽ làm nhà vàng cho nàng ở" (Nhược đắc A Kiều đương dĩ kim ốc trữ chi). Về sau lên ngôi vua, Vũ Đế lập A Kiều làm hoàng hậu.

                Câu 1908:
                Từ bi:  ("từ": yêu thương, "bi": thương xót). Đức Phật lấy lòng từ bi thương xót chúng sinh, muốn cho ai cũng được vui sướng và thoát được cảnh khổ não.

                Câu 1910:
                Cửa không:  cửa chùa gọi là cửa không (không môn) vì nhà Phật coi mọi sự, moi vật đều là hư không cả. Cũng gọi là "cửa từ", "cửa thiền".

                Câu 1912:
                Luỵ:  điều khổ vướng phải, vòng gian khổ.

                Câu 1913:
                Quan âm các:  gác thờ đức Quan Thế Âm, vị Bồ tát thường cứu khổ chúng sinh.

                Câu 1914:
                Có cây trăm thước, hoa bốn mùa:  do câu Bồ đề bách xích thụ, bát nhã tứ thời hoa = cây bồ đề cao trăm thước, hoa bát nhã nở bốn mùa.
                  Câu 1913-1914 chỉ có ý nói Quan Âm các nhà Hoạn thư cũng không kém gì một cảnh chùa chứ không phải là tả cảnh thực. Cảnh thực ở nhà Hoạn thư được tả tiếp theo ở câu 1915. "Có cổ thụ, có sơn hồ": nghĩa là có cây cổ thụ, có núi giả và có cả hồ nước nữa.

                Câu 1916:
                Tụng kinh:  tụng kinh niệm Phật là việc chính còn chép kinh chỉ là việc làm thêm để Thuý Kiều lúc nào cũng bận, không có thì giờ rảnh mà nghĩ đến Thúc sinh nữa.

                Câu 1918:
                Ngũ cúng:  năm thức cũng Phật là: hương, đèn, trà, hoa và quả (trái cây).

                Câu 1920:
                Tam qui:  ("qui": dốc lòng tin theo) nhà Phật có ba phép qui y : qui y Phật, qui y pháp, qui y tăng. "Qui y" là bỏ nơi tối tăm mà đem cả thân tâm quay về nơi sáng tỏ.

                Câu 1920:
                Ngũ giới:  năm điều răn cấm đối với người tu theo đạo Phật: cấm sát sinh, cấm ăn trộm, cấm tà dâm, cấm uống rượu và cấm nói càn nói bậy.

                Câu 1920:
                Xuất gia:  rời khỏi nhà vào chùa đi tu.
                 
                 
                __________________________
                 





                Áo xanh đổi lấy cà sa,

                Pháp danh lại đổi tên ra Trạc Tuyền.

                Sớm khuya sắm đủ dầu đèn,

                Xuân, Thu, cắt sẵn hai tên hương trà.

                1925    Nàng từ lánh dấu vườn hoa,

                Dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng.

                Nhân duyên đâu lại còn mong,

                Khỏi điều thẹn phấn tủi hồng thì thôi!

                Phật tiền thảm lấp sầu khơi

                1930    Ngày pho thủ tự, đêm nồi tâm hương.

                Cho hay giọt nước cành dương,

                LÒ lòng tưới tắt mọi đường trần duyên.

                Sồng nâu từ trở mầu thiền,

                Sân thu trăng đã vài phen đứng đầu.

                1935    Cửa phòng then nhặt lưới mau,

                Nói lời trước mặt, rơi châu vắng người.

                Gác kinh viện sách đôi nơi,

                Trong gang tấc lại gấp mười quan san.

                Những là ngậm thở nuốt than,

                1940    Tiểu thơ phải buổi vấn an về nhà.

                Thừa cơ sinh mới lẻn ra,

                Xăm xăm đến mé vi hoa với nàng.

                Sụt sùi giở nỗi đoạn trường,

                Giọt châu tầm tã đượm dài áo xanh:







                Chú Thích:





                Câu 1921:
                Áo xanh:  áo của những người đày tớ gái ở các nhà quyền quí mặc.

                Câu 1921:
                Cà sa:  áo của nhà sư mặc. "Cà sa" chính nghĩa là hoại sắc (nhuộm cho xuống màu, cho mất cái giá trị nơi thương trường, như nhuộm nâu). Mặc áo cà sa tức là xa lìa việc thế tục, rời bỏ cảnh lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp).

                Câu 1922:
                Pháp danh:  nhà Phật gọi đạo là pháp cho nên giảng đạo gọi là thuyết pháp, tên của người tu theo đạo Phật gọi là pháp danh.

                Câu 1924:
                Xuân, Thu:  Xuân Hoa, Thu Nguyệt, là tên hai đứa hầu gái được cắt ra để lo việc thắp hương, pha trà. Thực ra Hoạn thư đã cho hai đứa hầu gái ra để canh chừng Thúy Kiều, không cho có dịp được gặp Thúc sinh.

                Câu 1926:
                Rừng tía:  do chữ "tử trúc lâm" ở truyện Tây du, là nơi đức Quan Thế Âm Bồ tát ở.

                Câu 1926:
                Xa bụi hồng:  xa cõi trần tục.

                Câu 1928:
                Thẹn phấn tủi hồng:  cả câu ý nói đi tu cho Hoạn thư khỏi làm nhục mình là được rồi.

                Câu 1930:
                Pho thủ tự:  pho kinh chép tay ra. Hoạn thư giao cho Thuý Kiều chép bộ kinh để nàng có việc làm qua ngày, khỏi nghĩ vơ vẩn đến Thúc sinh.

                Câu 1930:
                Nồi tâm hương:  nồi hương, đốt để tụng niệm cầu nguyện, cũng như bát hương.

                Câu 1931:
                Giọt nước cành dương:  theo "Pháp uyển châu lâm" có người Thiên Trúc tên là Đồ Trừng lấy nước cành dương rẩy lên mình con trai ông Thạch Lặc gần chết lại tỉnh dậy. Đây nói đến phép mầu của đạo Phật.

                Câu 1933:
                Nâu sồng:  áo màu nâu của người tu hành mặc.
                  Cả câu ý nói từ khi khoác áo tu hành ở Quan Âm các.

                Câu 1933:
                Thiền:  yên tịnh, lặng lẽ suy xét. Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lý làm tôn chỉ nên gọi là "thiền".

                Câu 1935:
                Quan phòng:  đóng cửa canh giữ. Cả câu ý nói Hoạn thư cho canh phòng nghiêm nhặt, cửa đóng cài then không cho Thúc sinh gặp được Thúy Kiều. Sự canh gác cẩn mật chẳng khác nào như căng lưới bao kín chung quanh.

                Câu 1937:
                Gác kinh:  gác ngồi chép kinh, chỉ Quan Âm các.

                Câu 1937:
                Viện sách:  chỉ phòng đọc sách của Thúc sinh.

                Câu 1938:
                Quan san:  cửa ải và núi non, chỉ sự xa xôi cách trở.

                Câu 1939:
                Ngậm thở ngùi than:  ngậm ngùi than thở, buồn rầu than thở.

                Câu 1940:
                Vấn an:  hỏi thăm sức khoẻ.

                Câu 1944:
                Áo xanh:  do chữ thanh sam dịch ra, là áo của người học trò, khác với thanh y là áo của người hầu gái.

                Câu 1944:
                Đượm:  ướt đẫm.
                 
                 
                ______________________
                 





                1945    "Đã cam chịu bạc với tình,

                Chúa xuân để tội một mình cho hoa.

                Thấp cơ thua trí đàn bà,

                Trông vào đau ruột, nói ra ngại lời.

                Vì ta cho luỵ đến người,

                1950    Cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh.

                Quản chi trên gác dưới duềnh,

                Cũng toan sống thác với tình cho xong.

                Tông đường chút chửa cam lòng,

                Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai.

                1955    Thẹn mình đá nát vàng phai,

                Trăm thân dễ chuộc một lời được sao?"

                Nàng rằng: "Chiếc bách sóng đào,

                Nổi chìm cũng mặc lúc nào rủi may!

                Chút thân quằn quại vũng lầy,

                1960    Sống thừa còn tưởng đến rày nữa sao?

                Cũng liều một giọt mưa rào,

                Mà cho thiên hạ trông vào cũng thay!

                Chút vì cầm đã bén dây,

                Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta.

                1965    Liệu bài mở cửa cho ra,

                Ấy là tình nặng, ấy là ân sâu!"

                Sinh rằng: "Riêng tưởng bấy lâu,

                Lòng người nham hiểm biết đâu mà lường?







                Chú Thích:





                Câu 1946:
                Chúa xuân:  tức Thanh đế, thần giữ việc mùa xuân, đây chỉ Thúc sinh. Thơ nàng Chu Thục Chân: "Nguyện giao Thanh đế thường vi chủ, mạc khiển phân phân điểm thuý đài" = mong cho Thanh đế thường làm chúa, giữ đừng để hoa rụng điểm xuống làm rêu xanh. Câu 1946 ý nói Thúc sinh không bảo vệ được cho Thuý Kiều, đã để tội cho nàng một mình phải gành chịu cảnh đày đạo.

                Câu 1950:
                Cát lầm ngọc trắng:  cát làm mờ đục cả viên ngọc trong sáng. Cả câu ý nói Thuý Kiều bị Hoạn thư đày đoạ như vậy thì cũng thiệt cả một thời trẻ trung.

                Câu 1953:
                Tông đường:  nhà thờ tổ tiên. Cả câu ý nói Thúc sinh còn chưa có con trai để nối dõi tông đường nên phải ở lại với Hoạn thư mà không thể bỏ trốn với Thuý Kiều được.

                Câu 1954:
                Chữ đồng:  chữ đồng tâm, cùng một lòng với nhau.
                  Cả câu ý nói Thúc sinh đành phải cắn răng (cam chịu) chia cắt mối tình với Thuý Kiều.

                Câu 1955:
                Đá nát vàng phai:  ý nói không giữ được lời thề vàng đá.

                Câu 1956:
                Trăm thân dễ chuộc một lời:  một lời là lời Thúc sinh đã nói với Thuý Kiều: "Trăm điều hãy cứ trông vào một ta". Nay lời ấy đã không giữ được tì dẫu có đem trăm mạng người ra cũng không chuộc lại được.

                Câu 1957:
                Chiếc bách:  chiếc thuyền bằng gỗ bách, chỉ thân phận người con gái bấp bênh như chiếc thuyền gỗ ở giữa dòng nước chảy.

                Câu 1957:
                Sóng đào:  ("đào": sóng lớn) sóng to, sóng lớn.

                Câu 1961:
                Hạt mưa rào:  Thuý Kiều ý nói cũng liều mình cho sự may rủi như hạt mưa rào rơi vào đâu cũng đành chịu.
                  Cả hai câu 1961 - 1962 là ý Thuý Kiều muốn nói thân mình như hạt mưa sa, rơi vào đâu thì ở yên đó, cũng muốn ở luôn Quan Âm các mà cho thiên hạ trông vào thấy cái cảnh trớ trêu ấy cũng hay.

                Câu 1963:
                Cầm đã bén dây:  cái đàn đã hợp với sợi dây, ý nói vợ chồng đã quen hơi bén tiếng với nhau.
                 
                 
                 
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.02.2007 04:08:08 bởi sóng trăng >
                #68
                  sóng trăng 13.02.2007 13:15:28 (permalink)
                   





                  Nữa khi giông tố phũ phàng,

                  1970    Thiệt riêng đấy, cũng lại càng cực đây.

                  Liệu mà cao chạy xa bay,

                  Ái ân ta có ngần này mà thôi!

                  Bây giờ kẻ ngược người xuôi,

                  Biết bao giờ lại nối lời nước non?

                  1975    Dẫu rằng sông cạn đá mòn,

                  Con tằm đến chết cũng còn kéo tơ."

                  Cùng nhau kể lể sau xưa,

                  Nói rồi lại nói, lời chưa hết lời.

                  Mặt trông tay chẳng nỡ rời,

                  1980    Hoa tì đã động tiếng người nẻo xa.

                  Nhận ngừng nói tủi (?) đứng ra,

                  Tiểu thư đâu đã lánh hoa bước vào.

                  Cười cười nói nói ngọt ngào,

                  Hỏi: "Chàng mới ở chốn nào lại chơi?"

                  1985    Dối quanh sinh mới liệu lời:

                  "Tìm hoa quá bước, xem người viết kinh."

                  Khen rằng: "Bút pháp đã tinh,

                  So vào với thiếp hương đình nào thua!

                  Tiếc thay lưu lạc giang hồ,

                  1990    Nghìn vàng thực cũng nên mua lấy tài!

                  Thuyền trà cạn nước hồng mai,

                  Thong dong nối gót thư trai cùng về.







                  Chú Thích:





                  Câu 1969:
                  Dông tố:  mưa to gió lớn. Cả câu ý nói sợ nhỡ khi Hoạn thư giận dữ mà gây nên chuyện bất bình.

                  Câu 1974:
                  Nối lời nước non:  nối được lời thề trăm năm chung sống với nhau.

                  Câu 1975:
                  Sông cạn đá mòn:  ý nói trải qua thời gian lâu dài, đã có nhiều biến đổi.

                  Câu 1976:
                  Con tằm... vương tơ:  cả câu ý nói lòng Thúc sinh không bao giờ quên được Thuý Kiều dù có xa cách cũng vẫn còn vương vấn.

                  Câu 1977:
                  Sau xưa:  trước sau mọi chuyện.

                  Câu 1980:
                  Hoa tì:  người hầu gái ở các nhà quyền quí xưa, cũng gọi là hoa nô.

                  Câu 1981:
                  Nhận ngừng:  nén chặn sự cảm động và ngừng ngay sự tâm tình, làm ra vẻ tự nhiên. Vì chữ nhận ngừng hơi khó hiểu và không được thông dụng nên bản Hồ Đắc Hàm đã chép là "Ngại ngần nuốt tủi lảng ra" và hai bản Bùi Khánh Diễn - Tản Đà đã chép là: "Ngập ngừng nuốt tủi lảng ra".

                  Câu 1983:
                  Ngọt ngào:  nói êm dịu như không, vẫn vui vẻ tươi cười làm như không có chuyện gì.

                  Câu 1987:
                  Bút pháp:  phép viết, lối viết chữ nho.

                  Câu 1988:
                  Thiếp Lan đình:  Vương Hy Chi, người đời Tấn, nổi danh về chữ tốt hơn là về văn thơ nên các sách văn học sử không chép tên ông và ông cũng chỉ lưu truyền có mỗi một bài "Lan đình tập tự" (Lan đình là tên một cái đình bên sông Lan Chữ xưa Vương Hy Chi và mấy người bạn hay ngâm thơ ở đó). Bài tự tập thơ Lan đình này ông làm rồi viết ra thiếp, văn đã hay, chữ lại đẹp, người ta gọi là thiếp Lan đình.
                    Cả câu ý nói: chữ Thuý Kiều chép kinh rất đẹp nếu đem so với chữ của Vương Hy Chi trong thiếp Lan đình thì cũng không thua kém gì. Bản LVĐ 66 và 71 chép là "Thiếp Hương đình".

                  Câu 1989:
                  Lưu lạc giang hồ:  ý nói bị xa lìa quê hương lang thang khắp nơi.

                  Câu 1991:
                  Thiền trà:  ("thiền": hoặc thuyền chỉ nhà chùa) chén trà của nhà chùa. Bản TVK-BK-TTK đều viết "thuyền" như ở các câu:
                    1933. Nâu sồng từ trở màu thuyền
                    2061. Cửa thuyền vừa cữ cuối năm.
                    Bản LVĐ-DMT viết là (thuyền = cái thuyền) chữ cốt ghi âm. Chữ "thiền" nguyên gốc không phải là chữ Hán mà chỉ là chữ phạn Dhyana tức là "thiền na" sau rút gọn lại là "thiền". Có nghĩa là Phật gia, Phật tự, tăng già, thiền, thiền định.

                  Câu 1991:
                  Hồng mai:  các sách thường giảng là nước gỗ mai già, sắc nước đỏ hồng nên gọi là "hồng mai".

                  Câu 1992:
                  Thư trai:  phòng đọc sách, cũng như viện sách.
                   
                  #69
                    sóng trăng 13.02.2007 13:18:02 (permalink)
                     





                    Nàng càng e lệ ủ ê,

                    Rỉ tai hỏi lại hoa tì trước sau.

                    1995    Hoa rằng: "Bà đến bấy lâu,

                    Dón chân đứng núp độ đâu nữa giờ.

                    Rành rành kẽ tóc chân tơ,

                    Mấy lời nghe hết, đã dư tỏ tường:

                    Bao nhiêu đoạn khổ tình thương.

                    2000    Nỗi ông vật vã nỗi nàng thở than.

                    Ngăn tôi đứng lại một bên,

                    Chán tai rồi mới bước lên trên lầu."

                    Nghe thôi, kinh hãi xiết đâu:

                    Đàn bà thể ấy, thấy âu một người!

                    2005    Ấy mới gan, ấy mới tài,

                    Nghĩ càng thêm nỗi đắng cay rụng rời!

                    Người đâu sâu sắc nước đời,

                    Mà chàng Thúc phải ra người bó tay!

                    Thực tang, bắt được dường này,

                    2010    Máu ghen ai cũng chau mày cắn răng.

                    Thế mà im chẳng đãi đằng,

                    Chào mời vui vẻ, nói năng dịu dàng!

                    Giận dầu ra dạ thế thường,

                    Cười dầu mới thực khôn lường hiểm sâu.

                    2015    Thân ta, ta phải lo âu,

                    Miệng hùm nọc rắn ở đâu chốn này!







                    Chú Thích:





                    Câu 1995:
                    Hoa:  tức hoa tì.

                    Câu 1996:
                    Dón chân:  đi nhẹ trên đầu ngón chân để không gây ra tiếng động.

                    Câu 1997:
                    Kẽ tóc chân tơ:  ý nói nghe hết câu truyện từng li từng tí một, không sót điều gì.

                    Câu 2000:
                    Vật vã:  ý nói giậm chân vật mình tỏ ý đau khổ.

                    Câu 2006:
                    Sởn gai:  rợn ốc gai mình, ý nói kinh sợ.

                    Câu 2008:
                    Thúc... bó tay:  Thúc là họ của Kỳ Tâm tức Thúc sinh. Chữ "thúc" lại có nghĩa là bó tay chịu thua (thúc thủ) được dùng ở đây như một cách chơi chữ của Nguyễn Du.

                    Câu 2009:
                    Thực tang:  quả tang, có tang chứng rõ ràng trước mắt cũng như nói bắt được tại chỗ khi công việc đang xảy ra.

                    Câu 2010:
                    Chau mày nghiến răng:  ý nói tức giận lắm đến nỗi phải chau mày nghiến răng.

                    Câu 2011:
                    Đãi đằng:  nói đả động đến.

                    Câu 2013:
                    Giận dầu:  chữ dầu có thể hiểu là "thế ru" hoặc cũng có thể coi như tiếng thêm lót như Tản Đà đã ghi chú.
                      Câu 2013-2014 là mượn ý ở câu: "Nộ giả thường tình, tiếu giả bất khả trắc dã" của Ngư Triều Ân (đời Đường) có nghĩa là giận ấy là tình thường, cười ấy mới không sao lường được. Ở đây Thuý Kiều nghĩ rằng thấy việc như vậy mà Hoạn thư không tức giận như thường tình lại vẫn tươi cười vui vẻ thì thật là nham hiểm không thể lường được.

                    Câu 2016:
                    Miệng hùm nọc rắn:  ý nói nguy hiểm chết người.
                     
                    #70
                      sóng trăng 13.02.2007 13:20:29 (permalink)
                       





                      Ví chăng chắp cánh cao bay,

                      Trèo cây lâu cũng có ngày bẻ hoa!

                      Phận bèo bao quản nước sa,

                      2020    Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.

                      Chỉn e quê quán một mình,

                      Tay không chưa dễ tìm vành ấm no!"

                      Nghĩ đi, nghĩ lại quanh co.

                      Phật tiền sẵn có mọi đồ kim ngân.

                      2025    Bên mình giắt để hộ thân,

                      Lần nghe canh đã một phần trống ba.

                      Cất mình qua ngọn tường hoa,

                      Lần đường theo bóng trăng tà về tây.

                      Mịt mù dặm cát đồi cây,

                      2030    Tiếng gà điếm cỏ, dấu giày cầu sương.

                      Canh khuya thân gái dặm trường.

                      Phần e đường sá, phần thương dãi dầu.

                      Trời đông vừa rạng ngàn dâu,

                      Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà!

                      2035    Chùa đâu trông thấy nẻo xa,

                      Rành rành Chiêu ẩn am ba chữ bài.

                      Xăm xăm gõ mé cửa ngoài,

                      Trụ trì nghe tiếng rước mời vào trong.

                      Thấy âu ăn mặc nâu sồng,

                      2040    Giác Duyên sư trưởng lành lòng liền thương.







                      Chú Thích:





                      Câu 2017:
                      Ví chăng:  ví chăng, nếu không.

                      Câu 2018:
                      Rào cây:  cắm cọc chung quanh để giữ gìn cho cây khỏi bị phá hoại. Cả hai câu 2017-2018 ý nói nếu chẳng chạy trốn đi mà cứ ở lại trong sự bao vây theo dõi của Hoạn thư thì tất cũng sẽ có ngày bị hãm hại. Bản LVĐ 66 và 71 chép là "trèo cây".

                      Câu 2021:
                      Chỉn e:  chỉ sợ.

                      Câu 2024:
                      Đồ kim ngân:  chỉ chuông vàng khánh bạc.

                      Câu 2025:
                      Hộ thân:  phòng bị cho thân mình gặp lúc khó khăn.

                      Câu 2027:
                      Cất mình:  nhảy qua.

                      Câu 2027:
                      Tường hoa:  tường nhà ngăn cách với ngoài đường cái, vì ở chân tường hay trồng hoa nên gọi là "tường hoa". Cũng có khi được dùng cho đẹp lời như "tường gấm".

                      Câu 2030:
                      Điếm cỏ... cầu sương:  điềm canh dưới trăng, cầu ván có sương ướt. Câu thơ này mượn ý tư hai câu thơ của Ôn Đình Quân: "Kê thanh mao điếm nguyệt, nhân tích bản kiều sương" = tiếng gà gáy ở dưới bóng trăng bên điếm cỏ, vết chân người đi đã thấy có dấu để lại trên cái cầu gỗ có sương phủ. Câu thơ của Nguyễn Du còn tả thêm được tâm trạng của Thuý Kiều nghe tiếng gà gáy sợ trời sáng và thấy vết chân người sợ có kẻ đã đuổi theo.

                      Câu 2036:
                      Chiêu Ẩn am:  tên của chùa nhỏ này có ý nghĩa là chiêu gọi những người đi ẩn tránh.

                      Câu 2036:
                      Chữ bài:  chữ đề.

                      Câu 2038:
                      Trụ trì:  ("trụ": còn đấy, "trì": giữ) trụ trì tam bảo. Phật tuy nhập Niết bàn rồi nhưng tượng Ngài còn lưu lại cũng như Phật còn mãi ở đời thế là "trụ trì Phật bảo", kinh sách của Phật còn lưu truyền mãi ở đời thế là "trụ trì Pháp bảo", các vị sư còn kế tục lo Phật sự thế là "trụ trì tăng bảo". Vì thế vị sư nào làm chủ trông nom một ngôi chùa cũng gọi là trụ trì.
                       
                      #71
                        sóng trăng 13.02.2007 13:23:10 (permalink)





                        Gạn gùng ngành ngọn cho tường,

                        Lạ lùng, nàng hãy tìm đường nói quanh:

                        "Tiểu thiền quê ở Bắc kinh,

                        Qui sư, qui Phật, tu hành bấy lâu.

                        2045    Bản sư rồi cũng đến sau,

                        Dạy đưa pháp bảo sang hầu sư huynh."

                        Rày vâng diện hiến rành rành,

                        Chuông vàng, khánh bạc bên mình giở ra.

                        Xem qua sư mới dạy qua:

                        2050    "Phải ni Hằng Thuỷ là ta hậu tình.

                        Chỉn e đường sá một mình,

                        Ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày."

                        Gửi thân được trốn am mây,

                        Thái dưa đắp đổi, tháng ngày thong dong,

                        2055    Kệ kinh câu cũ thuộc lòng,

                        Hương đèn việc cũ, trai phòng quen tay.

                        Sớm khuya ra mái, phướn mây,

                        Ngọn đèn khêu nguyệt, tiếng chày nặng sương.

                        Thấy nàng thông tuệ khác thường,

                        2060    Sư càng nể mặt, nàng càng vững chân.

                        Cửa thiền vừa đã cuối xuân,

                        Bóng hoa đầy đất, vẻ ngân ngang trời.

                        Gió quang mây tạnh thảnh thơi,

                        Có người đàn việt lên chơi cửa già.







                        Chú Thích:





                        Câu 2043:
                        Tiểu thiền:  những người mới đi tu ở chùa gọi là tiểu, Thuý Kiều còn trẻ nên tự xưng như vậy.

                        Câu 2045:
                        Bản sư:  sư thầy của mình.

                        Câu 2046:
                        Pháp bảo:  đây chỉ các đồ thờ tức chuông vàng và khánh bạc mà Thuý Kiều đã lấy ở Quan Âm các.

                        Câu 2046:
                        Sư huynh:  Thuý Kiều gọi ni Giác Duyên là sư huynh để tỏ ý tôn kính, coi như hơn cả sư thầy của mình.

                        Câu 2047:
                        Diện hiến:  đem dâng ngay lên trước mặt.

                        Câu 2050:
                        Ni Hằng Thuỷ:  thực ra Thúy Kiều làm gì có sư thầy nào đâu. Khi vào gặp ni sư Giác Duyên, thấy ni sư nói có quen sư huynh Hằng Thuỷ ở tỉnh Trấn Giang thì nhận liều ngay là phải. Như vậy chữ phiên âm là "ni" thì đúng hơn là "nơi".

                        Câu 2050:
                        Hậu tình:  ("hậu": dày) tình trân trọng quí mến.

                        Câu 2053:
                        Am mây:  chỗ tu hành của các nhà sư thường ở chỗ núi cao có mây phủ nên gọi là "am mây".

                        Câu 2055:
                        Kệ kinh:  ("kệ": câu kệ, câu chú, các bài thơ của nhà Phật cũng gọi là kệ) nói chung về kinh của đạo Phật tức những sách chép giáo lý của đức Phật.

                        Câu 2056:
                        Trai phòng:  phòng tăng hoặc ni ở, phòng chay.

                        Câu 2057:
                        Lá bối:  lá cây bối đa xưa dùng để chép kinh Phật; đây chỉ kinh Phật.

                        Câu 2057:
                        Phướn mây:  thứ cờ của nhà Phật có bức vóc hay lụa nhiều màu rủ xuống, cũng gọi là "trướng phan". Vì lá phướn rất dài nên cột phướn phải cao và khi lá phướn gặp gió bay cao ta trông cảm tưởng như lá phướn rợp mây. Ca dao có câu: Chùa Tàu mở hội bên Ngô, cớ sao bóng phướn sang chùa An Nam.

                        Câu 2058:
                        Ngọn đèn khêu nguyệt:  ý nói khêu bấc ở ngọn đèn cho sáng thêm để được tỏ như ánh trăng.

                        Câu 2058:
                        Tiếng chày nện sương:  ý nói đánh chuông lúc trời còn sớm như lay động cả màn sương.
                          Cả câu ý nói thức khuya và dậy sớm để lo công việc trong chùa như đèn hương và tụng kinh.

                        Câu 2059:
                        Thông tuệ:  thông minh sáng trí.

                        Câu 2061:
                        Cửa thiền:  cửa chùa.

                        Câu 2062:
                        Vẻ ngân vang trời:  vẻ sáng của ánh trăng ngang trên trời.

                        Câu 2064:
                        Đàn việt:  phiên âm của tiếng Phạn Dânapati có nghĩa là thí chủ tức những vị có hằng tâm hằng sản hay cúng dường cho chùa.

                        Câu 2064:
                        Cửa già:  của chùa, phiên âm của tiếng Phạn samghàràma (tăng già lam ma) có nghĩa là nơi thanh tịnh để tăng chúng tu hành. Chữ này sau được rút gọn là "già lam" để chỉ ngôi chùa.
                         
                         
                        #72
                          sóng trăng 13.02.2007 13:26:04 (permalink)





                          2065    Giở đồ chuông khánh xem qua,

                          Khen rằng: "Khéo giống của nhà Hoạn nương!"

                          Giác Duyên thực ý lo lường,

                          Đêm thanh mới hỏi lại nàng trước sau.

                          Nghĩ rằng khôn nỗi giấu mầu,

                          2070    Sự mình, nàng mới gót đầu bày ngay:

                          "Bây giờ, sự đã dường này,

                          Phận hèn, dù rủi dù may tại người."

                          Giác Duyên nghe nói rụng rời.

                          Nửa thương, nửa sợ bồi hồi chẳng xong.

                          2075    Rỉ nghe nàng mới giãi lòng:

                          "Ở đây cửa Phật là không hẹp gì;

                          E chăng những sự bất kỳ,

                          Để nàng cho đến thế này cũng thương!

                          Lánh xa trước liệu tìm đường,

                          2080    Ngồi chờ nước đến nên dường còn quê."

                          Có nhà nàng Bạc bên kia,

                          Am mây quen lối đi về dầu hương,

                          Nhắn sang dặn hỏi mọi đường,

                          Dọn nhà hãy tạm cho nàng chứa chân,

                          2085    Những mừng được chốn an thân,

                          Vội vàng nào kịp tính gần, tính xa.

                          Nào ngờ cũng tổ bợm già,

                          Bạc bà học với Tú bà đồng môn!







                          Chú Thích:





                          Câu 2069:
                          Giấu mầu:  giấu kín như có phép mầu nhiệm.

                          Câu 2073:
                          Rụng rời:  ý nói sợ hãi quá chân tay như muốn rụng rời ra.

                          Câu 2074:
                          Bồi hồi:  bồn chồn ở trong lòng mà lo nghĩ không sao thôi được.

                          Câu 2077:
                          Bất kỳ:  ý nói những tai hoạ có thể bất chợt xảy ra.

                          Câu 2080:
                          Ngồi chờ nước đến:  theo câu tục ngữ "Nước đến châm mới nhảy" ý nói không biết lo xa, định trước.

                          Câu 2080:
                          Còn quê:  còn quê mùa dại dột.

                          Câu 2081:
                          Họ Bạc:  chữ (Bạc) là họ Bạc đồng âm với chữ (bạc) là bạc tình, bạc nghĩa, bội bạc.

                          Câu 2084:
                          Trú chân:  nghỉ chân ở tạm. Các bản nôm và quốc ngữ hầu hết đều chép là chứa chân. Bản TVK-E.N nôm Kim Vân Kiều Quảng tập (Khải Định cửu niên) chép là trú chân.

                          Câu 2087:
                          Bợm già:  kẻ gian xảo đã lão luyện về cách đi lừa người.

                          Câu 2088:
                          Đồng môn:  cùng một thầy, cùng một trường học; đây dùng theo nghĩa xấu là cùng một nghề, cùng một phường buôn phấn bán hương.
                           
                           
                          #73
                            sóng trăng 13.02.2007 13:29:15 (permalink)
                             





                            Thấy nàng lạt phấn sạm son,

                            2090    Mừng thầm được buổi bán buôn có lời.

                            Hư không đặt bỏ nên lời,

                            Nàng đà lớn sợ, rụng rời lắm phen.

                            Mụ càng xui đuổi cho liền,

                            Lấy lời hung hiểm, ép duyên Châu Trần.

                            2095    Rằng: "Nàng muôn dặm một thân,

                            Lại mang lấy tiếng dữ gần, lành xa.

                            Hại oan gia, của phá nhà,

                            Còn ai dám chứa vào nhà nữa đây!

                            Kíp toan kiếm chốn xe dây,

                            2100    Không dưng chưa dễ mà bay đường trời!

                            Nơi gần thì chẳng tiện nơi,

                            Nơi xa được chẳng có người nào xa.

                            Này chàng Bạc Hạnh cháu nhà.

                            Cùng trong thân thích ruột rà chẳng ai.

                            2105    Cửa nhà buôn bán Châu Thai,

                            Thật thà có một, đơn sai chẳng ngờ.

                            Thế nào nàng cũng phải nghe.

                            Thành thân rồi sẽ liệu về châu Thai.

                            Bấy nay ai lại biết ai,

                            2110    Dầu lòng bể rộng sông dài thênh thênh,

                            Nàng dù chẳng quyết thuận tình.

                            Trái mình nẻo trước, luỵ mình đến sau."







                            Chú Thích:





                            Câu 2089:
                            Lạt phấn sàm son:  ý nói Thuý Kiều tuy để mộc mạc không trang điểm gì nhưng nếu có thoa phấn tô son thì cũng rất đẹp. (Xem thêm trang 58).

                            Câu 2091:
                            Hư không:  ý nói không có chuyện gì.

                            Câu 2092:
                            Nhớn nhác:  trỏ bộ hoảng hốt nhìn quanh như có sự gì sắp xảy đến.

                            Câu 2093:
                            Cho liền:  cho xong ngay.

                            Câu 2094:
                            Hung hiểm:  ác độc nham hiểm.

                            Câu 2094:
                            Châu Trần:  duyên đôi lứa, duyên vợ chồng.
                              Xem chú thích câu 1458.

                            Câu 2096:
                            Dữ gần lành xa:  tục ngữ có câu: "Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa". Thuý Kiều ăn chộm chuông khánh của nhà Hoạn thư thì tiếng dữ ấy cũng đồn xa đồn gần như câu tục ngữ chứ chẳng riêng gì tiếng lành. Ở đây vì phải hiệp vần nên Nguyễn Du đã đổi chữ "xa" ra chữ "gần".

                            Câu 2097:
                            Khéo oan gia, của phá gia:  ý Bạc bà muốn vu tội cho Thuý Kiều rằng kông khéo nhà họ Bạc lại bị tội oan vì chứa chấp nàng, coi nàng như "của phá gia".

                            Câu 2099:
                            Xe dây:  xe duyên vợ chồng.

                            Câu 2100:
                            Không dưng:  không làm như thế thì...

                            Câu 2104:
                            Thân thích:  ("thân": bà con bên nội, "thích": bà con bên ngoại) chỉ chung bà con họ hàng.

                            Câu 2104:
                            Ruột già:  nói tình thân cùng dòng máu.

                            Câu 2105:
                            Châu Thai:  tức là Thai Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

                            Câu 2108:
                            Thành thân:  thành vợ chồng.

                            Câu 2109:
                            Ai lại biết ai:  ý nói không còn ai biết Thuý Kiều là Trạc Tuyền nữa.

                            Câu 2110:
                            Thênh thênh:  thư thái nhẹ nhàng, không bị ràng buộc gì cả.
                              Cả câu ý nói Thuý Kiều được thoải mái tự do muốn đi đâu thì đi chẳng còn lo sợ gì nữa.
                             
                            #74
                              sóng trăng 13.02.2007 13:32:04 (permalink)





                              Nàng càng mặt ủ mày chau,

                              Càng nghe mụ nói càng đau như dần.

                              2115    Nghĩ mình túng đất sẩy chân,

                              Thế cùng, nàng mới xa gần thở than.

                              "Thiếp như con én lạc đàn,

                              Phải cung, rày đã sợ làn mây cong!

                              Cùng đường dù tính chữ tòng,

                              2120    Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao?

                              Nữa khi muôn một thế nào,

                              Bán hùm, buôn hổ, chắc vào lưng đâu?

                              Dù ai lòng có sở cầu,

                              Tâm minh, xin quyết với nhau một lời.

                              2125    Chứng minh có đất, có trời,

                              Bấy giờ vượt bể ra khơi quản gì?"

                              Được lời mụ mới ra đi,

                              Mách tin họ Bạc tức thì sắm sanh.

                              Một nhà dọn dẹp linh đình,

                              2130    Quét sân, đặt trác, rửa bình, thắp hương

                              Bạc sinh quì xuống vội vàng,

                              Quá lời xin hết thành hoàng, sĩ công.

                              Trước sân, lòng đã giãi lòng,

                              Trong màn làm lễ tơ hồng kết duyên.

                              2135    Thành thân mới rước xuống thuyền,

                              Thuận buồm một lá, xuôi miền Châu Thai.







                              Chú Thích:





                              Câu 2113:
                              Mặt ủ mày chau:  tỏ vẻ buồn bã ở trong lòng.

                              Câu 2114:
                              Dần:  đập cho đến mềm ra.

                              Câu 2115:
                              Túng đất sẩy chân:  lỡ bước mà không có chỗ nương thân, ở vào bước đường cùng.

                              Câu 2116:
                              Thế cùng:  ở vào hoàn cảnh bế tắc, không có lối thoát.

                              Câu 2117:
                              Con én lạc đàn:  ý nói bị lạc lõng một mình, không có ai thân thích.

                              Câu 2118:
                              Sợ làn mây cong:  con chim bị cung bắn thì thấy cây nào cong cũng tưởng là cây cung mà bay cao để tránh tên. Kiều Oánh Mậu có chú thích: Kinh cung chi điểu kiến thúc mộc nhi cao phi = con chim sợ cung thấy cành cây cong cũng vội bay cao.
                                Cả câu ý nói Thuý Kiều đã bị mắc lừa với Mã Giám sinh một lần rồi nên lại sợ bị mắc lừa một lần nữa.

                              Câu 2119:
                              Chữ tòng:  chữ "tòng phu" là theo chồng. Xem chú thích câu 506.

                              Câu 2122:
                              Bán hùm buôn hổ:  Kiều Oánh Mậu chú: "Kỳ quan: mại lang mãi hổ, tả khoán vô bằng" = sách Kỳ quan: bán sói mua hổ viết văn tự đâu có bằng cớ. Cả câu ý nói với những người buôn bán không có bằng cớ gì rõ rệt thì còn có thể tin vào đâu được (vì hùm sói ở trong rừng chưa săn bắn được thì làm sao có thể coi là những món hàng để đem ra mua bán).

                              Câu 2123:
                              Sở cầu:  cầu điều ấy, tức muốn lấy Thuý Kiều làm vợ.

                              Câu 2124:
                              Tâm minh:  thề giữ tấm lòng chung thuỷ với nhau.

                              Câu 2125:
                              Chứng minh:  soi tỏ mà biết rõ cho, làm chứng cho.

                              Câu 2126:
                              Quản gì:  không ngại gì. Cả hai câu 2125-2126 ý nói một khi đã có trời đất chứng minh cho lời thề của Bạc Hạnh thì dầu có phải đi đâu nàng cũng chẳng ngại gì.

                              Câu 2130:
                              Trác:  cái hương án nhỏ đặt trước bàn thờ để hương đèn.

                              Câu 2132:
                              Quá lời:  ý nói Bạc Hạnh khấn nguyện với trời đất rồi còn quá lời khấn nguyện thêm cả với thành hoàng, thổ công.

                              Câu 2132:
                              Thành hoàng:  vị thần coi một khu như một làng hoặc một thành.

                              Câu 2132:
                              Thổ công:  vị thần coi đất đai trong khu vực của một nhà nào.

                              Câu 2134:
                              Lễ tơ hồng:  khi hai vợ chồng làm lễ hợp cẩn thì có cúng thần ti hồng nguyệt lão thiên tiên.

                              Câu 2136:
                              Một lá:  chỉ chiếc thuyền nhỏ mỏng manh.
                               
                               
                              #75
                                Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 5 của 8 trang, bài viết từ 61 đến 75 trên tổng số 110 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9