TRUYỆN KIỀU BẢN 1866

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 110 bài trong đề mục
Tác giả Bài
sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 05:57:48
 





865    Những là đo đắn ngược xuôi,

Tiếng gà nghe đã gáy thôi mé tường.

Lầu mai vừa rúc còi sương,

Mã sinh giục rạo vội vàng ra đi.

Đoạn trường thay lúc phân kỳ,

870    Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh.

Bề ngoài mười dặm trường đình,

Vương Ông mở tiệc tiễn hành đưa theo.

Ngoài thì chủ khách dập dìu,

Một nhà huyên với một Kiều ở trong.

875    Nhìn càng lã chã giọt hồng,

Rỉ tai nàng mới giải lòng thấp cao.

"Hổ sinh ra phận thơ đào,

Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong?

Lỡ làng nước đục bụi trong,

880    Trăm năm để một tấm lòng từ đây.

Xem gương trong bấy nhiêu ngày,

Thân con chẳng kẻo mắc tay bợm già.

Khi về bỏ vắng trong nhà,

Khi vào dồi dắng, khi ra vội vàng.

885    Khi ăn, khi nói lỡ làng,

Khi thầy, khi tớ xem thường xem khinh.

Khác màu kẻ quý người thanh,

Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn







Chú Thích:





Câu 865:
Đo đắn:  tính đi tính lại xem hơn thiệt ra sao.

Câu 866:
Gáy sôi:  gáy vang dội lên vì có nhiều con cùng gáy một lúc.

Câu 867:
Lầu mai:  lầu canh, chòi canh lúc gần sáng.

Câu 867:
Còi sương:  nói rúc còi lúc trời chưa sáng, hãy còn hơi sương.

Câu 870:
Vó câu:  vó ngựa.

Câu 871:
Trường đình:  ("trường": dài, "đình": cái đình, cái quán) cái nhà trạm. Đời tần cứ mười dặm đường thì đặt một cái nhà trạm để cho khách nghỉ chân.

Câu 872:
Tiễn hành:  ("tiễn": đưa chân, "hành": đi) khi sắp đi xa người ta thường làm tiệc rượu đưa nhau gọi là "tống tiễn" hay "tiễn hành".

Câu 874:
Nhà huyên:  "huyên đường" chỉ người mẹ, đây là Vương bà.
  Xem chú thích câu 224.

Câu 875:
Giọt hồng:  giọt lệ. Xem chú thích câu 762.

Câu 877:
Thơ đào:  chỉ thân phận yếu đuối như cây đào non. Ta thường nói: yếu liễu thơ đào.

Câu 879:
Nước đục bụi trong:  nước trong mà hoá ra đục, bụi bẩn đục mà hoá ra trong sạch, chỉ cảnh huống trái ngược, như thân ngàn vàng mà lại ngửi vào giống hôi tanh không còn phân biệt gì đục trong nữa.

Câu 881:
Xem gương:  xem bộ dạng Mã Giám sinh.

Câu 882:
Chẳng kẻo:  e rằng, chắc rằng.

Câu 884:
Dùng dắng:  coi bộ ngập ngừng, không đàng hoàng. Bản nôm KOM viết là dồi dằng ; vì chữ dồi giống chữ đôi và chữ dắng giống chữ đoá , nên BK-TTK đã phiên âm là đôi đoá. Thực ra hai chữ ấy là "dồi dắng". Trương Vĩnh Ký đã phiên âm là "dùi dắng": chữ này cúng có nghĩa như "dồi dắng", "dùi dắng", "dùng dắng". Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của có ghi đủ mấy chữ này.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 06:01:15





Thôi, con còn nói chi con,

890    Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người!"

Vương bà nghe bấy nhiêu lời,

Tiếng oan đã muốn vạch trời kêu lên.

Vài tuần chưa cạn chén khuyên,

Mái ngoài nghỉ đã giục liền ruổi xe.

895    Xót con lòng nặng chề chề,

Trước yên ông đã nằn nì thấp cao.

"xót thân yếu liễu thơ đào,

Rấp nhơ đến đỗi giấn vào tôi ngươi.

Từ đây góc bể bên trời,

900    Nắng mưa thui thủi quê người một thân.

Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân,

Tuyết sương che chở cho thân cát đằng.

Cạn (?) lời khách mới thưa rằng:

"Buộc chân thôi cũng xích thằng nhiệm trao.

905    Mai sau dầu dến thế nào,

Kìa gương nhật nguyệt, nọ dao quỉ thần."

Đùng đùng gió giục mây tần,

Một xe trong cõi hồng trần như bay,

Trông vời gạt lệ phân tay,

910    Góc trời thăm thẳm, ngày ngày đăm đăm.

Nàng thì cõi khách xa xăm,

Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây.







Chú Thích:





Câu 889:
Thôi, con còn nói chi con:  Thôi! Mẹ ơi! Thân con còn nói làm chi, con tự nay sống là kẻ lưu lạc quê người, chết là con ma nơi đất khách.

Câu 893:
Chén khuyên:  chén rượu khuyên nhủ lúc đưa chân lên đường.

Câu 894:
Nghỉ:  hắn. Ở đây dùng chữ "nghỉ" mới thích hợp vì Mã Giám sinh là "đứa phong tình" đáng khinh bỉ. Nguyễn Du còn dùng chữ "nghỉ" để chỉ Sở Khanh ở câu 1188.

Câu 896:
Trước yên:  trước yên ngựa.

Câu 897:
Yếu liễu:  ví thân người con gái yếu ớt như cây liễu.

Câu 898:
Rấp:  điều rủi, điều không may xảy đến một cách ngặt nghèo.
  Chữ "rấp" cũng viết là "rớp".

Câu 898:
Tôi ngươi:  làm tôi tớ cho người.

Câu 899:
Góc bể bên trời:  nói ở chỗ xa xôi đất khách quê người.

Câu 901:
Tùng quân:  cây tùng, cây trúc hai cây mọc rất thẳng cà cao, tượng trưng cho người trượng phu, kẻ quân tử.

Câu 902:
Cát đằng:  ("cát": dây sắn, "đằng": dây bìm) hai thứ cây leo chỉ sống nhờ vào cây khác che chở cho mọc lên.

Câu 904:
Xích thằng:  sợi dây đỏ để buộc chân những cặp trai gái thành vợ chồng. Xem chú thích câu 333.

Câu 904:
Nhiệm trao:  Mã Giám sinh nói để an ủi Vương ông rằng duyên vợ chồng cũng là do nguyệt lão xe nên một cách nhiệm màu lắm.

Câu 907:
Gió giục mây vần:  ý nói xe đi nhanh lắm.

Câu 908:
Hồng trần ("hồng":  đỏ, "trần": bụi) bụi đỏ, đây chỉ cảnh đi đường, xe chạy cuốn tung bụi đỏ lên.

Câu 911:
Dặm khách:  dặm đường xa nơi đất khách.

Câu 912:
Cầu giá:  ("giá: nước đóng thành lớp băng mỏng) cầu có giá phủ.

Câu 912:
Ngàn mây:  ("ngàn": rừng cây mọc trên núi) rừng núi ở chân trời có mây phủ.
 
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 10:57:41




Vi lau san sát hơi may,

Một trời thu để riêng ai một người.

915    Dặm khuya ngất tạnh mù khơi,

Thấy trăng mà thẹn những lời non sông.

Lầu thu từng biếc chen hồng,

Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn.

Những là lạ nước lạ non,

920    Lâm Truy vừa một tháng tròn đến nơi.

Xe châu dừng bánh cửa ngoài,

Rèm trong đã thấy một người bước ra.

Thoắt trông nhờn nhợt màu da,

Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?

925    Trước xe lôi lả han chào,

Vâng lời nàng mới bước vào tận nơi.

Bên thì mấy ả mày ngài,

Bên thì ngồi bốn năm người làng chơi.

Giữa thì hương lửa hẳn hoi,

930    Trên treo một tượng trắng đôi lông mày.

Lầu xanh quen lối xưa nay,

Nghề này thì lấy ông này tiên sư,

Hương hôm hoa sớm phụng thờ,

Cô nào xấu vía cho thưa mối hàng,

935    Cổi xiêm lột áo chán chường,

Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm.







Chú Thích:





Câu 913:
Hơi may:  hơi gió heo may thổi về mùa thu.

Câu 915:
Ngất tạnh:  nói trời cao ngất và quang đãng.

Câu 916:
Lời non sông:  lời thề nguyền có nước non làm chứng. Cả câu ý nói Thuý Kiều trông thấy vừng trăng thì nhớ đến những lời thề xưa với Kim Trọng mà tự thẹn.

Câu 917:
Rừng thu:  rừng phong về mùa thu.

Câu 917:
Từng biếc chen hồng:  cây phong về mùa thu có lá đỏ toàn cành nên trông lên khu rừng trên núi thấy từng vòm lá đỏ hồng chen lẫn với những vòm lá cây khác màu xanh. Kiều Oánh Mậu sửa là "rỗ biếc ố hồng" thì sai vì ông đã hiểu lầm cây phong là cây bàng.

Câu 918:
Thần hôn:  ("thần": buổi sớm, "hôn": buổi chiều tối) nói đến việc con cái sớm tối thăm nom cha mẹ, xem cha mẹ có được mạnh khoẻ luôn không.

Câu 920:
Lâm Truy:  tên huyện thuộc tỉnh Sơn Đông. Chữ ? phải đọc là "Truy" mới đúng.

Câu 921:
Xe châu:  xe có rèm trang sức bằng những hạt cườm, hạt châu.

Câu 925:
Han chào:  chào mừng hỏi han về việc đi đường.

Câu 927:
Ả mày ngài:  gái làng chơi.

Câu 929:
Hương án:  án để trước bàn thờ bày hương hoa, bộ ngũ sự, quả phẩm...

Câu 930:
Tượng trắng đôi lông mày:  tức bức hình vẽ thần Bạch mi là tổ sư của chỗ thanh lâu.

Câu 931:
Lầu xanh:  dịch chữ "thanh lâu", xem chú thích câu 809.

Câu 932:
Tiên sư:  người đã có công lập ra một nghề nghiệp gì, cũng gọi là ông tổ.

Câu 934:
Xấu vía:  ở lầu xanh nếu cô nào không đắt khách thì người ta cho là xấu vía.

Câu 935:
Chán chường:  tỏ tường, bày ra trước mắt (Đại Nam quốc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Của). Quyển Dictionnaire Annamite Francais của J.F.M. Génibrel đã giảng là "qui saute aux yeux" thì cũng có nghĩa như "bày ra trước mắt". Cả câu ý nói: Tú bà bắt Thuý Kiều phải cổi bỏ quần áo ra trước bàn thờ thần Bạch mi và trước mắt mọi người.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=39&IDcat=153

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:00:29




Đổi hoa lót xuống chiếu nằm,

Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi!

Kiều còn ngơ ngẩn biết gì?

940    Cứ lời lạy xuống mụ thì khấn ngay:

"Cửa hàng buôn bán cho may,



Muôn nghìn người thấy cũng yêu,

Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai.

945    Tin nhạn vẩn, lá thơ bài,

Đưa người cửa trước, rước người cửa sau!"

Lạ tai nghe chửa biết đâu,

Xem tình ra cũng những màu dở dang.

Lễ xong hương hoả gia đường,

950    Tú bà vắt nóc lên giường ngồi ngay.

Dạy rằng: "Con lạy mẹ đây,

Lạy rồi thì lạy cậu mày ngộ kia!"

Nàng rằng: "Phải bước lưu ly,

Phận hèn vâng đã cam bề tiểu tinh.

955    Điều đâu lấy yến làm anh,

Ngây thơ chẳng biết là danh phận gì.

Đủ điều nạp thái vu qui,

Đã khi xuồng xã, lại khi đứng ngồi.

Giờ ra thay bậc đổi ngôi,

960    Dám hô gửi lại một lời cho minh."







Chú Thích:





Câu 938:
Bướm ong:  ví với khách làng chơi hiếu sắc.

Câu 938:
Tứ vi:  ("vi": vòng vây) bốn phía.

Câu 942:
Đêm đêm:  đúng ra phải nói là ngày ngày.

Câu 942:
Hàn thực:  ngày ăn đồ nguội (lạnh), ở vào khoảng 105 ngày sau tiết Đông Chí, để tưởng nhớ Giới Tử Thôi. Theo Hậu Hán thư, Giới Tử Thôi giúp Tấn Văn Công khôi phục được đất nước nhưng đã không được nhà vua trọng dụng, ông bèn vào rừng ở ẩn. Vua cho người đi mời về, ông nhất định không chịu về. Nhà vua không biết làm thế nào đã cho đốt rừng. Ông vẫn ở trong đó chịu chết. Nhà vua thương tiếc mới đặt ra lễ Hàn thực, cấm lửa ba ngày chỉ ăn đồ nguội.

Câu 942:
Ngày ngày:  đúng ra phải nói là "đêm đêm".

Câu 942:
Nguyên Tiêu:  đêm tiết Thượng nguyên, tức rằm tháng riêng âm lịch. Tục xưa ở Trung Quốc đêm ấy thắp đèn vui chơi suốt đêm.

Câu 944:
Anh yến:  tên hai thứ chim, con trống con mái thường hay cặp với nhau nên được dùng để ví với cảnh trai gái giao du thân mật với nhau.

Câu 944:
Trúc mai:  cây trúc, cây mai, vì hai cây thường đươcj bày gần nhau hoặc được vẽ thành cặp với nhau nên được dùng để ví với tình nghĩa thân thiết. Cả câu ý nói lúc nào cũng có đông khách làng chơi đến với Thuý Kiều.

Câu 945:
Tin nhạn:  ("nhạn": loài ngỗng trời). Hán thư chép rằng: Tô Vũ đời Hán samg sứ Hung Nô bị bắt đi chăn dê ở phương Bắc. Sau hai nước hoà thân với nhau. Vua Hán đòi lại Tô Vũ nhưng chúa Thiền Vu nói rằng Tô Vũ đã chết. Thường Huệ bày mưu cho vua Hán, nói rằng có bắt được một con chim nhạn, chân nó có buộc lá thư của Tô Vũ gửi về. Thiền Vu sau đó phải tìm Tô Vũ để trả lại cho vua nhà Hán. Do điển đó tin nhạn được dùng để chỉ tin tức.

Câu 945:
Vẩn:  đến thật nhiều, rối bời lên.

Câu 945:
Lá thư:  tức những bức thư của khách làng chơi gửi tới.

Câu 945:
Bài bày ra đầy bàn, ý nói thật nhiều. Chữ cũng có thể đọc là bời có nghĩa là ngổn ngang, nhiều đến rối bời lên, hết lá thư này lại đến lá thư khác.

Câu 949:
Hương hoả gia đường:  bàn thờ tổ tiên, đây là bàn thờ thần Bạch mi, ông tổ thanh lâu.

Câu 950:
Vắt nóc:  ngồi lên cao và vắt chéo hai chân lại.

Câu 952:
Cậu mày:  chữ cậu có nghĩa là bố chồng. "Cậu" là chữ nôm, "cữu" là chữ Hán. Chữ "cữu" có mấy nghĩa như sau:
  1. anh em với mẹ mình;
  2. bố chồng (con dâu gọi bố chồng bằng cữu);
  3. bố vợ (chồng gọi bố vợ là ngoại cữu);
  4. các anh em vợ cũng gọi là cữu.
  Như vậy Tú bà bắt Kiều gọi mình là mẹ thì cũng coi Kiều là con dâu nên đã bắt Thuý kiều gọi Mã Giám sinh bằng cậu tức bố chồng là đúng rồi. Tú bà coi Mã Giám sinh là chồng của mình. Nguyên truyện đã viết: "Kiều đạo: Tha thị trượng phu, dữ ngã đồng miên đồng túc, kim nhật chẩm ma giáo ngã khiếu tha tố cá cữu cữu? Tú mụ thính liễu; cấp đắc tam thi thần bạo khiêu. Đạo: Giá đẳng thuyết lai, nễ yếu chiếm ngã đích lão công liễu!"
  (Kiều rằng: Ông ấy là chồng tôi, đã ăn nằm với tôi, hôm nay sao lại bảo tôi kêu ông

Câu 953:
Lưu ly:  trôi nổi xa lìa quê hương.

Câu 954:
Tiểu tinh:  sao nhỏ, chỉ người vợ lẽ, chữ lấy trong Kinh Thi, bài Tiểu tinh.

Câu 955:
Lấy yến làm anh:  ý nói đâu có sự đổi ngôi, từ chỗ lấy lẽ xuống làm con dâu được.

Câu 956:
Danh phận:  danh hiệu và chức phận, vợ lẽ hay con dâu.

Câu 957:
Nạp thái:  lễ dẫn cưới.

Câu 957:
Vu qui:  lễ rước dâu.

Câu 960:
Cho minh:  cho rõ ràng.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=40&IDcat=153

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:02:43




Mụ nghe nàng nói hay tình,

Bấy giờ mới nổi tam bành mụ lên:

"Này này sự đã quả nhiên,

Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi!"

965    Bảo rằng: "Đi dạo lấy người,

Đem về rước khách kiếm lời mà ăn.

Tuồng vô nghĩa, ở bất nhân,

Buồn mình trước đã tần mần thử chơi.

Màu hồ đã mất đi rồi,

970    Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!"

"Con kia đã bán cho ta,

Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây!

Này (?) kia có giở bài bây,

Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe!

975    Cớ sao chịu tót một bề,

Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!

Phải làm cho biết phép tao!"

Giật bì tiên rắp sấn vào ra tay.

Nàng rằng: "Trời thẳm đất dày,

980    Thân này đã bỏ những ngày ra đi.

Thôi thì thôi có tiếc gì!"

Sẵn dao tay áo tức thì giở ra.

Sợ gan nát ngọc liều hoa,

Mụ còn trông mặt, nàng đà quá tay.







Chú Thích:





Câu 962:
Tam Bành:  Theo kinh của Đạo gia thì trong thân người ta có ba vị thần là Bành Kiểu, Bành cứ và Bành Chất. Ba vị thần ấy thường hay xui người ta làm điều ác rồi lên tâu với Ngọc Hoàng thượng đế.

Câu 962:
Nổi tam Bành:  nổi giận lên mà làm dữ, dùng riêng để chỉ về đàn bà.

Câu 964:
Chông min:  chồng ta, chồng tao. Bản Quan văn đường chép là "của min" thì cũng có thể hiểu là chồng của tao, chữ chồng tuy không nói ra nhưng ta vẫn nhận ngay được.
  Câu 963-964 là lời Tú bà mắng Thuý Kiều.
  Câu 965-970 là lời Tú bà mắng Mã Giám sinh.
  Câu 971-977 là lời Tú bà mắng Thuý Kiều.

Câu 965:
Lấy người:  mua lấy người.

Câu 967:
Vô nghĩa:  không biết điều nghĩa lý, không biết điều phải trái.

Câu 967:
Bất nhân:  không có nhân đức, ăn ở độc ác.

Câu 968:
Tần mần:  mó máy trong lúc buồn mình.

Câu 969:
Màu hồ:  lớp hồ láng trên vải lụa cho đẹp bóng.
  Cả câu ý nói Thuý Kiều đã mất trinh tiết thì cũng như tấm vải đã mất mầu hồ.

Câu 971:
Con kia:  chỉ nàng Kiều. Lời của Tú bà mắng Kiều đã hết sức gay gắt vì nàng đã dám cãi lại.
  Nguyên truyện viết:
  Thuý Kiều cãi lại:
  - Rõ ràng trước đây y bảo cưới tôi làm thiếp, giờ sao lại bảo ai cướp chồng?
  Nguyễn Du đã lược bỏ đi đoạn này.

Câu 972:
Nhập gia:  vào nhà, ý nói vào nhà ai thì phải theo phép tắc nhà ấy, không được cãi lại.

Câu 973:
Lão kia:  chỉ Mã Giám sinh.

Câu 973:
Bài bây:  ý nói giở trò lần khân muốn làm chuyện bậy bạ.

Câu 974:
Văng vào mặt:  mắng xả vào mặt hoặc đập vào mặt mà chửi bới cho một trận.

Câu 975:
Chịu tốt:  chịu yên một bề.

Câu 976:
Ngứa nghề:  thích chuyện ân ái, ham chuyện nguyệt hoa.

Câu 977:
Phải làm cho biết phép tao:  Nguyễn Du đã chấm dứt lời mắng của Tú bà ở câu lục một cách đột ngột như vậy để cho ta thấy được hành động tức thì của Tú bà "giật bì tiên" mà "sấn vào ra tay".

Câu 978:
Bì tiên:  (bì: da; tiên: cái roi) cái roi da.

Câu 979:
Trời thẳm đất dày:  lời kêu trời, cũng như nói: "Ới trời đất ơi!".

Câu 983:
Nát ngọc liều hoa:  ý nói Tú bà sợ nàng Kiều có gan liều mình làm cho ngọc nát hoa tàn.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=41&IDcat=153

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:05:32




985    Thương ôi, tài sắc mực này,

Một dao oan nghiệt, dứt dây phong trần.

Nỗi oan vỡ lở xa gần,

Trong nhà người chật một lần như nêm.

Nàng thì bằn bặt giấc tiên,

990    Mụ thì mồn một, mặt nhìn hồn bay.

Vực nàng vào chốn hiên tây,

Cắt người coi sóc, liền thầy thuốc thang.

Nào hay chưa hết trần duyên,

Trong mây thôi đã đứng bên một nàng.

995    Rỉ rằng: "Nhân quả dở dang,

Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao?

Số còn nặng nghiệp má đào,

Người dù muốn quyết, trời nào đã cho!

Hãy xin hết kiếp liễu bồ,

1000    Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau."

Thuốc thang suốt một ngày thâu,

Giấc mê nghe đã dàu dàu vừa tan.

Tú bà chực sẵn bên màn,

Gieo lời khuyên giải miên man gỡ dần.

1005    "Một người dễ có mấy thân.

Hoa xuân đăng nhuỵ, ngày xuân còn dài.

Cũng là lỡ một lầm hai,

Đá vàng sao nỡ ép nài mây mưa.







Chú Thích:





Câu 986:
Oan nghiệt:  mầm tai hại tự mình gây ra.

Câu 986:
Phong trần:  gió bụi, chỉ chung những sự gian khổ ở đời.
  Cả câu ý nói một lưỡi dao gây mối oan trái kia đã cắt đứt cuộc đời khổ sở không còn vương víu gì nữa.

Câu 987:
Nỗi oan:  nỗi oan ức của Thuý Kiều bị Tú bà hành hạ.

Câu 987:
Vỡ lở:  lan ra khắp nơi không giữ kín được.

Câu 988:
Một lần:  một vòng.

Câu 988:
Chật như nêm:  chật cứng như nêm lại, chữ "nêm" ở đây là một động từ, khác với chữ "nêm" ở câu 48 là một danh từ.

Câu 989:
Giấc tiên:  giấc ngủ mê man không biết gì như linh hồn đã thoát lên cõi tiên.

Câu 990:
Cầm cập:  ý nói run cả tay chân vì sợ.

Câu 991:
Hiên tây:  hiên nhà ở về phía tây.

Câu 993:
Trần duyên:  duyên nợ ở cõi đời.

Câu 994:
Một nàng:  chỉ Đạm Tiên.
  Cả câu ý nói nàng Kiều những tưởng kiếp mình đến thế là xong nào ngờ chưa dứt đi được, trong cơn mê đã thấy có Đạm Tiên đứng bên.

Câu 995:
Rỉ rằng:  nói nhỏ bên tai rằng.

Câu 995:
Nhân quả dở dang:  nhân quả báo ứng từ kiếp trước sang kiếp này còn dở dang, chưa dứt bỏ được, cho nên muốn chết mà chưa chết được.

Câu 996:
Nợ đoạn tràng:  cái nợ của kẻ hồng nhan phải chịu nhiễu nỗi gian truân khổ sở ở đời.

Câu 997:
Nghiệp má đào:  (nghiệp: những việc do mình làm ra và phải chịu mang vào thân) nghiệp của người đàn bà có nhan sắc phải mang, thường bị tạo hoá ghét ghen và phải chịu nhiều gian truân vất vả.

Câu 999:
Kiếp liễu bồ:  ví cuộc sống của người phụ nữ yếu đuối như cây liễu cây bồ.

Câu 1002:
Nghe:  xem chừng.

Câu 1002:
Dàu dàu:  buồn ủ rũ, kém tươi vui. Đây có thể hiểu là dìu dịu, có hơi giảm dần đi.

Câu 1004:
Mơn man:  vuốt ve dỗ dành.

Câu 1006:
Hoa xuân đương nhuỵ:  tức hoa vừa mới nở, nhuỵ còn nguyên ví với người con gái đương thì nhan sắc còn lộng lẫy, tấm thân còn trong trắng.

Câu 1007:
Lỡ một lầm hai:  ý nói Thuý Kiều đã lầm lỡ làm điều dại dột một hai lần, thiếu suy nghĩ.

Câu 1008:
Đá vàng:  ví với tình yêu chung thuỷ.

Câu 1008:
Mây mưa:  ám chỉ sự ân ái của trai gái. Cả câu ý nói nếu Thuý Kiều muốn giữ lòng trinh tiết thì Tú bà cũng không ép phải tiếp khách nữa.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=42&IDcat=153

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:07:45




Lỡ chân trót đã vào đây,

1010    Khoá phòng xuân để hành ngày đào non.

Người còn thì của hãy còn,

Tìm nơi xứng đáng là con cái nhà.

Làm chi tội báo oan gia,

Thiệt mình mà hại đến ta hay gì?

1015    Kề tai mấy mỗi nằn nì,

Nàng nghe dường cũng thị phi rạch ròi.

Vả trong thần mộng mấy lời,

Túc nhân thì cũng có trời ở trong.

Kiếp này nợ trả chưa xong,

1020    Làm chi thì cũng một chồng kiếp sau.

Lặng nghe tẩm thấm gót đầu,

Thưa rằng: "Ai có muốn đâu thế này.

Được như lời thế là may,

Hẳn rằng mai có như vầy cho chăng.

1025    Sợ khi ong bướm đãi đằng,

Đến điều sống đục sao bằng thác trong."

Mụ rằng: "Con hãy thong dong,

Phải điều lòng lại dối lòng mà chơi.

Mai sau ở chẳng như lời,

1030    Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi.

Thấy lời quyết đoán hẳn hoi,

Đành lòng nàng cũng sẽ nguôi nguôi dần.







Chú Thích:





Câu 1010:
Khoá buồng xuân:  ý nói cấm cung không tiếp ai.

Câu 1010:
Đợi ngày đào non:  đợi ngày lấy chồng. Xem chú thích câu 503.

Câu 1013:
Oan gia:  gây thù hại ai thì bị điều dữ báo hại. Chữ Hán có câu: "Oan oan tương báo" nghĩa là gây mối thù với người thì lại bị báo lại băng mối thù.

Câu 1016:
Thị phi:  điều phải, điều trái.

Câu 1017:
Thần mộng:  vị thần báo cho biết trong mộng, đây chỉ Đạm Tiên.

Câu 1018:
Túc nhân:  cái nhân duyên có sẵn từ trước, do tiền định.

Câu 1020:
Chồng:  chồng chất thêm lên.

Câu 1025:
Đãi đằng:  đả động đến, nhắc nhở đến.
  Cả câu ý nói Thuý Kiều sợ có khách yêu thích nàng mà Tú bà lại đả động đến chuyện tiếp khách, ép nàng phải làm vừa lòng họ thì thà chết đi cho được tiếng thơm trong sạch còn hơn là sống để chịu tiếng xấu xa.

Câu 1031:
Quyết đoán:  xác định một cách chắc chắn, không bao giờ có sự thay đổi nữa.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=43&IDcat=153

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:10:17




Trước sau Ngưng bích khoá xuân,

Vết non xa, tấm trăng gần ở chung.

1035    Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

1040    Tin sương luống hãy rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng đắp lạnh những ai đó giờ?

1045    Bồng Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Buồn trông cửa bể gần hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,

1050    Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dàu dàu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

OM thòm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

1055    Chung quanh những nước non người,

Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu.







Chú Thích:





Câu 1033:
Ngưng Bích:  ("ngưng": đọng lại, "bích": màu xanh), tên cái lầu, nơi đây bốn chung quanh đều có màu xanh của non nước, cây cỏ. Bản LVĐ 71 chép là "Trước sau".

Câu 1035:
Bát ngát:  bao la không biết đến đâu là cùng (Việt Nam tự điển. K.T.T.Đ). Theo Đ.N.Q.Â.T.V. của Huỳnh Tịnh Của thì "bát ngát" có nghĩa là áy náy, lo xa, lo buồn nhiều nỗi. Nghĩa này cũng hợp với câu thơ của Nguyễn Du.

Câu 1037:
Bẽ bàng:  đỗi với cảnh, đối với tình lấy làm ngượng ngùng hổ thẹn.

Câu 1037:
Mây sớm đèn khuya:  ý nói Thuý Kiều ở có một mình ở lầu Ngưng Bích, sáng thì làm bạn với mây, tối thì làm bạn với ngọn đèn cho đến tận khuya.

Câu 1038:
Tấm lòng:  tấm lòng buồn rầu, nỗi sầu.

Câu 1039:
Người dưới nguyệt chén đồng:  (chén đồng: chén rượu uống cùng thề đồng tâm với nhau) chỉ Kim Trọng.

Câu 1040:
Tin sương:  cho chữ "sương tín". Khi sương xuống nhiều là báo tin mùa đông đã đến nên gọi là "tin sương". Cũng như "tin nhạn" vì chim nhạn hễ thấy mùa sương đến là bay về phương nam.

Câu 1042:
Tấm son:  tấm lòng son, tấm lòng son sắt của Thuý Kiều đối với Kim Trọng.

Câu 1043:
Người tựa cửa hôm mai:  chỉ người mẹ thường tựa cửa trông con. Đây nói Thuý Kiều thương xót cha mẹ ở nhà chắc vẫn trông mong tin tức của mình.

Câu 1044:
Quạt nồng ấp lạnh:  ý nói người con có hiếu với cha mẹ thì mùa hạ nóng nực phải quạt cho mát, mùa đông lạnh lẽo phải vào chăn nằm trước cho ấm để cha mẹ vào nằm đỡ bị lạnh.

Câu 1045:
Sân Lai:  sân nhà ông Lão Lai, đây chỉ sân nhà cha mẹ Thuý Kiều. Theo "Hiếu tử truyện", Lão Lai, người nước Sở, rất có hiếu tuy đã già mà còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. Bản LVĐ 71 chép là "Bông Lai".

Câu 1046:
Gốc tử:  cây tử. Chữ lấy trong Kinh Thi, bài "Tiểu bàn (Tiểu nhã): "Duy tang dữ tử, tất cung kính chỉ" = chỉ có cây dâu và cây tử do cha mẹ trồng là ta ắt phải cung kính. Theo điển này về sau người ta dùng chữ "gốc tử để chỉ quê hương."

Câu 1053:
Duềnh:  vùng biển ăn sâu vào đất liền.

Câu 1056:
Lưu lạc:  lang thang nay đây mai đó.

Câu 1056:
Nên vài bốn câu:  theo nguyên truyện thì Thuý Kiều có làm một bài thơ Đường luật, thất ngôn bát cú.
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=44&IDcat=153

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:13:31
 





Ngậm ngùi rủ bước rèm châu,

Cách lầu nghe có tiếng đâu hoạ vần.

Một chàng vừa trạc thanh xuân,

1060    Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng.

Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,

Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở khanh.

Bóng nga thấp thoáng dưới mành.

Trông chàng, nàng cũng ra tình đeo đai.

1065    "Than ôi! Sắc nước hương trời,

Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây?

Giá đành trong nguyệt trên mây,

Hoa sao hoa khéo dã dày mấy hoa?

Nhớ gan riêng giận trời già,

1070    Lòng này ai tỏ cho ai hỡi lòng!

Thuyền quyên ví biết anh hùng,

Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi!"

Song thu đã khép cánh ngoài,

Tai còn đồng vọng mấy lời sắt đanh.

1075    Nghĩ người thôi lại nghĩ mình,

Cám lòng chua xót, lạt tình như vi.

Những là lần lữa nắng mưa,

Kiếp phong trần biết bao giờ là thôi?

Đánh liều nhắn một hai lời,

1080    Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân.







Chú Thích:





Câu 1057:
Rèm châu:  bức rèm lấy hạt châu mà kết thành, nói bức rèm quí.

Câu 1058:
Hoạ vần:  làm bài thơ đáp lại dựa theo nguyên vần của bài xướng.

Câu 1059:
Thanh xuân:  người còn trẻ tuổi đang thời xuân sắc.

Câu 1060:
Dịu dàng:  ý nói nền, ra vẻ nho nhã.

Câu 1061:
Thư hương:  mùi thơm của sách, con nhà dòng dõi có học.

Câu 1063:
Bóng nga:  bóng người con gái đẹp, đây chỉ Thuý Kiều.

Câu 1064:
Trông chàng, nàng cũng ra tình đeo đai:  bản LVĐ và bản QVĐ đều chép như trên. Nguyên truyện: "Lại một ngày Sở khanh lại đứng cách lầu ngâm thơ, Kiều đứng tựa vào cửa lầu để mắt nhìn kỹ. Sở khanh vẫn biết là Kiều đang nhìn mình, song vờ đi như không thấy, chờ cho Kiều ngắm no ngắm chán, lúc ấy mới quay lại vái một vái chào Kiềụ.. "

Câu 1064:
Đeo đai:  lưu luyến, trông thấy rồi muốn đi cũng không được.

Câu 1065:
Sắc nước hương trời:  do chữ "quốc sắc thiên hương" chỉ người con gái đẹp nổi tiếng và cao quí.

Câu 1067:
Giá đành trong nguyệt trên mây:  Cả câu ý nói cái giá về nhan sắc chắc phải quí trọng như cây quế, cây đào ở trong cung trăng hoặc cây hạnh ở bên mây, ở trên trời.

Câu 1069:
Nổi gan:  phát giận, nổi giận.

Câu 1071:
Anh hùng:  ("anh": phần tốt đẹp nhất trong loài cây cỏ tức bông hoa, "hùng": giống thú mạnh nhất trong loài thú) chỉ người có tài năng, có trí dũng hơn người.

Câu 1074:
Đồng vọng:  ý nói còn nghe văng vẳng tiếng của Sở Khanh từ phía dưới vọng lên.

Câu 1074:
Sắt đanh:  ý nói vứng bền, chắc chắn như sắt như đanh.

Câu 1076:
Cám lòng chua xót:  cảm lòng Sở khanh thương xót đến mình là kẻ lưu lạc.

Câu 1076:
Lạt tình như vi:  Thuý Kiều thấy mình bớt bơ vơ ở nơi đất khách.

Câu 1077:
Lần nữa nắng mưa:  ý nói đã trải qua lâu ngày mưa nắng đã chịu nhiều vất vả.

Câu 1078:
Kiếp phong trần:  ("phong": gió; "trần": bụi) kiếp sống gian khổ như chịu cảnh gió bụi trên đường dài.

Câu 1080:
Tế độ:  ("tế": đưa qua sông; "độ": đưa lên bờ) cứu vớt chúng sinh ra khỏi bể khổ.

Câu 1080:
Trầm luân:  ("trầm": chìm; "luân": mất, dìm mất) chìm đắm trong bể khổ.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:15:33
 





Mảnh tiên kể hết xa gần,

Nỗi nhà báo đáp, nỗi thân lạc loài.

Tan sương vừa rạng ngày mai,

Tiện hồng nàng mới nhắn lời gửi sang.

1085    Trời tây lãng đãng bóng vàng,

Phục thư đã thấy tin chàng đến nơi.

Mở xem một bức tiên mai,

Rành rành tích việt có hai chữ đề.

Lấy trong ý tứ mà suy,

1090    Ngày hai mươi mốt, tuất thì phải chăng?

Chim hôm thoi thót về rừng,

Giá trà mi đã ngậm trăng nửa mành.

Tường đông lay động bóng cành,

Đẩy song đã thấy Sở khanh lẻn vào.

1095    Sượng sùng đánh dạn ra chào,

Lạy thôi nàng mới rỉ trao ân cần.

Rằng: "Tôi (*) bọt chút thân,

Lạc đàng mang lấy nợ nần yến anh.

Dám nhờ cốt nhục tử sinh,

1100    Còn nhiều kết cỏ ngậm đà về sau!

Lặng ngồi tủm tỉm gật đầu:

"Ta đây phải mượn ai đâu mà rằng!

Nàng đà biết đến ta chăng,

BỂ trầm luân lấp cho bằng mới thôi!







Chú Thích:





Câu 1081:
Mảnh tiên:  lá thư viết trên giấy hoa tiên.

Câu 1084:
Tiện hồng:  ("tiện": nhân có, tiện có; "hồng: chim hồng như chim nhạn"), nhân tiện có người đưa thư. Người ta thường nói "tin nhạn" nhưng ở đây Nguyễn Du dùng đã dùng chữ hồng vì chữ thứ hai ấy thuộc thanh bằng.

Câu 1085:
Lãng đãng:  lơ lửng chập chờn.

Câu 1086:
Phục thư:  thư trả lời lại.

Câu 1087:
Tiên mai:  giấy hoa tiên có vẻ hoa mai.

Câu 1088:
Tích Việt hai chữ ám hiệu của Sở khanh hẹn ngày đi trốn. Theo phép chiết tự thì chữ (tích) tách ra thành (trấp nhất nhật) nghĩa là ngày 21, chữ tách ra thành (việt) (tẩu) nghĩa là vượt tường chạy chốn. Vì chữ (việt) có tự dạng gần giống (tuất) nên Nguyễn Du mới để cho Thuý Kiều đoán "tuất thì phải chăng?" Tự điển Khang Hi có ghi chữ gồm (mậu) và (tẩu). Chữ "huấn" ấy khác với chữ "việt". Trong nguyên truyện, cũng có viết: "Tha ước ngã nhị thập nhất nhật tuất thì việt tường tương kiến". (Chàng hẹn ta ngày 21 giờ tuất sẽ vượt tường vào gặp mặt ta). Như vậy Sở khanh chỉ hẹn với Thuý Kiều là sẽ vượt tường vào gặp mặt chứ chưa rủ đi chốn ngay.

Câu 1090:
Tuất thì phải chăng:  Nguyễn Du đã để cho Thuý Kiều thắc mắc ngờ vực không biết có phải là giờ tuất ? không, vì khi tách chữ (việt) ra lại là chữ (việt) chứ không phải chữ (tuất). Chữ "phải chăng" có ý nghĩa như vậy.

Câu 1091:
Thoi thót:  mệt mỏi vì đã bay từ xa về, cũng có thể hiểu là lác đác về trễ bay vội vã.

Câu 1092:
Giá trà mi ("trà mi": cũng viết là đồ mi). Các bản nôm đều chép là (giá), các bản quốc ngữ phần nhiều chép là đoá. Sự nhầm lẫn ấy do chữ đoá có tự dạng giống chữ "giá".
  "Giá trà mi": là cái giàn gỗ bắc cho cây đồ (trà) mi leo lên.
  (xem thêm trang 34)
  "Ngậm trăng nửa vành": cái giá đồ (trà) mi nó ngậm lấy vành trăng hạ huyền chứ hoa đồ (trà) mi nhỏ như hoa tường vi làm sao mà ngậm được vừng trăng.

Câu 1093:
Tường đông:  tường nhà bên phía đông.

Câu 1094:
Lẻn vào:  bước vào một cách lén lút. Sở khanh làm ra như vậy chứ thực ra hắn là người của mụ Tú bà thuê để thực hiện kế thâm độc.

Câu 1096:
Rỉ trao:  nói nhỏ nhẹ.

Câu 1097:
Bèo bọt:  cánh bèo bọt nước ví với thân phận con người bị lưu lạc.

Câu 1098:
Nợ nần yến anh:  cái nợ của người con gái phải bán thân vào chỗ lầu xanh làm gái làng chơi.

Câu 1099:
Cốt nhục tử sinh:  ý nói xương khô mà làm cho có thịt, chết mà cứu cho sống lại. Đây Thuý Kiều muốn nhờ Sở khanh cứu giúp cho.

Câu 1100:
Kết cỏ:  ý nói báo ơn sâu. Theo Tả truyện: Nguỵ Khoả người nước Tấn đã cho người thiếp của cha mình đi lấy chồng khác chứ không chôn sống theo xác cha. Sau Khoả đánh nhau với Đỗ Hồi (nước Tần) thấy có một ông già cứ kết cỏ cho vướng chân ngựa của Hồi. Hồi bị ngã ngựa và bị Khoả giết chết. Đêm chiêm bao Khoả thấy người thiếp ấy nói: "Con gái tôi đã được ông cho đi lấy chồng, tôi kết cỏ để ngựa của Đỗ Hồi ngã, xin đền đáp ân sâu ấy".

Câu 1100:
Ngậm vành:  cũng có nghĩa là trả ơn. Theo Hậu Hán thư. Dương Bảo đời Hậu Hán bắt được một con chim sẻ bị thương, đem về nuôi cho nó khoẻ lại rồi thả đi. Về sau có một đứa bé mặc áo vàng đến nói: "Tôi là sứ giả của Tây Vương mẫu, cậu là người đã cứu sống tôi nên nay đem bốn chiếc vòng đến tạ ơn".

Câu 1104:
Bể trầm luân:  tức bể khổ (người ta phải đắm chìm trong đó).
 
http://sager-pc.cs.nyu.edu/vnpf/nfkieu.php?page=46&IDcat=153

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:17:49
 





1105    Nàng rằng: "Muôn sự ơn người,

Thế nào xin quyết một bài cho xong?"

Rằng: "Ta có ngựa truy phong,

tên dưới trướng vốn dòng kiện nhi.

Thừa cơ lẻn bước ra đi,

1110    Ba mươi sáu chước, chước gì lại hơn?

Dù khi gió kép, mưa đơn,

Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì!"

Nghe lời, nàng đã sinh nghi.

Song đà quá đến, quản gì được thân.

1115    Cũng liều nhắm mắt đưa chân,

Mà xem con Tạo xoay vần đến đâu!

Cùng nhau lẻn bước dưới lầu,

Song song, ngựa trước ngựa sau một đoàn.

Đêm thu khắc lậu canh tàn,

1120    Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương.

Lối mòn cỏ lợt mùi (màu) sương,

Lòng quê đi một bước đường một đau.

Tiếng gà xao xác gáy mau,

Tiếng người đâu đã sau dậy dàng.

1125    Nàng càng thổn thức gan vàng,

Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào!

Một mình khôn biết làm sao,

Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng.







Chú Thích:





Câu 1106:
Thế nàọ.. cho xong:  câu này ý nói Sở khanh cứ chần chừ chưa quyết định đưa Thuý Kiều đi trốn nên nàng mới yêu cầu chàng hãy "quyết một bài cho xong".

Câu 1107:
Truy phong:  đuổi theo được gió, ý nói chạy rất nhanh.

Câu 1108:
Tên dưới trướng:  người hầu hạ dưới màn tức kẻ theo hầu.

Câu 1108:
Kiện nhi:  người trẻ tuổi có sức mạnh.

Câu 1109:
Thừa cơ:  nhân dịp người ta không để ý.

Câu 1110:
Ba mươi sáu chước:  lấy ý ở câu: "Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách" = ba mươi sáu chước, chạy trốn là chước hay nhất.

Câu 1111:
Gió kép mưa đơn:  ý nói đến những sự trở ngại lớn nhỏ ở dọc đường.

Câu 1112:
Cơn cớ:  tức "can cớ" nghĩa là liên can vì duyên cớ gì.

Câu 1114:
Quá đỗi:  quá chừng, lỡ đã làm sai quấy quá rồi không lấy lại được nữa. Chữ này mang một ý nghĩa kín đáo. Theo nguyên truyện thì Sở khanh, ngày 21 có vượt tường đến với Thuý Kiều nhưng chưa đưa nàng đi trốn ngay mà còn lợi dụng đêm đầu tiên ấy để ăn nằm với nàng. Kiều đã phải chiều lòng Sở khanh vì muốn được chàng cứu vớt và nghĩ mình cũng chẳng còn trinh trắng gì nữa. Đêm sau chàng lại đến. Kiều đã phải yêu cầu: "Thế nào xin quyết một bài cho xong". Sở khanh mới rủ Kiều đi trốn, cho đó là cách hay nhất. Kiều nghe như vậy đã sinh nghi, nhưng tấm thân mình đã phó thác cho hắn rồi, đã "quá đỗi" rồi biết làm sao? Đành phải liều vậy.

Câu 1119:
Khắc lậu:  (khắc: thời khắc, lậu: dỏ giọt xuống). Đồng hồ đời xưa làm bằng một cái bình đổ đầy nước rồi để cho nước dỏ (lậu) giọt ra ngoài dần. Hễ nước vơi đi, ngấn nước đến khắc nào thì biết là giờ ấy.

Câu 1119:
Canh tàn:  đêm đã khuya. Thuý Kiều theo Sở khanh đi trốn như vậy không phải là ngày 21 giờ tuất (9 giờ tối) mà vào ngày hôm sau lúc đêm đã khuya lắm rồi. Có hiểu như vậy chúng ta mới khỏi thắc mắc tại sao ngày 21 lúc 9 giờ tối mà Nguyễn Du lại tả "trăng ngàn ngậm gương".

Câu 1124:
:  chữ nôm viết thì có thể phiên là mái hoặc mé. Ở đây phiên là mé thì đúng nghĩa hơn, tức là ở mé đắng sau.

Câu 1124:
Dậy dàng:  ầm ĩ, ồn ào.

Câu 1125:
Gan vàng:  tức lòng dạ, chữ vàng được dùng cho đẹp lời.

Câu 1126:
Rẽ:  cũng viết trẽ như bản Kom . Ta thường nói rẽ. Ở đây tả Sở khanh đã kéo dây cương cho ngựa rẽ vào con đường tắt rồi lẩn đi mất.

Câu 1128:
Dặm rừng:  đường đi ở trong rừng.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:20:51
 





Hoá nhi thật có nỡ lòng,

1130    Làm chi dày tía vò hồng lắm nau!

Một đoàn đổ đến trước sau,

Vuốt đâu dưới đất, cánh đâu trên trời?

Tú bà tốc thẳng đến ngay,

Hằm hằm áp điệu một hơi lại nhà.

1135    Hưng hành chẳng hỏi, chẳng tra,

Đang tay vùi liễu, giập hoa tơi bời.

Thịt da ai cũng là người,

Lòng nào hồng rụng, thắm rời chẳng đau!

Hết lời thú phục, khẩn cầu,

1140    Uốn lưng núi đổ, cất đầu máu sa.

Rằng: "Tôi chút phận đàn bà,"

Nước non lìa cửa, lìa nhà đến đây.

Bây giờ sống chết ở tay,

Thân này đã đến thế này thì thôi!

1145    Nhưng tôi có sá chi tôi.

Phận tôi đành vậy, vốn người để đâu?

Thân lươn bao quản lấm đầu,

Xót lòng trinh bạch từ lâu đến giờ"

Được lời mụ mới tuỳ cơ,

1150    Bắt người bảo lãnh, làm tờ cung chiêu.

Bày vai có ả Mã Kiều,

Xót nàng, ra mới đánh liều chịu đoan.







Chú Thích:





Câu 1129:
Hoá nhi:  trẻ tạo, gọi như vậy là có ý trách ông trời (đấng tạo hoá) như đứa trẻ con hay bày ra lắm chuyện khi thế này khi thế khác làm khổ người ta.

Câu 1130:
Giày tía vò hồng:  giày vò những đoá hoa màu tía màu hồng, ý nói giày vò người con gái đẹp.

Câu 1130:
Lắm nau:  lắm cơn đau lòng, lắm nỗi khổ sở.

Câu 1131:
Một đoàn:  toán người nhà của Tú bà.

Câu 1132:
Xuống đất... lên trời:  cả câu ý nói không còn cách trốn đi đâu được nữa vì muốn xuống đất cũng không có vuốt, muốn lên trời cũng không có cánh.

Câu 1133:
Tốc thẳng:  xông thẳng tới.

Câu 1134:
Hằm hằm:  vẻ giận dữ nóng nảy.

Câu 1134:
Áp điệu:  dẫn lôi về vừa đi vừa canh giữ.

Câu 1135:
Hưng hành:  đánh đập tàn nhẫn.

Câu 1136:
Vùi liễu dập hoa:  ý nói đánh đập một cách phũ phàng.

Câu 1138:
Hồng rụng thắm rời:  "hồng thắm" là nói sắc đẹp của một bông hoa, ví với sắc đẹp của người con gái. "Rụng" rời là nói tan nát từng cánh hoa không còn gì. Đây tả cảnh Thuý Kiều bị tan xương nát thịt.

Câu 1139:
Thú phục:  chịu nhận tội.

Câu 1139:
Khẩn cầu:  năn nỉ kêu xin tha cho.

Câu 1140:
Thịt đổ... máu sa:  câu này tả một cách quá đáng cái cảnh "hồng rụng thắm rời" ở câu trên.

Câu 1146:
Phận tôị.. vốn người:  Thuý Kiều đã nói đúng tâm lý Tú bà, nếu nàng có chết đi thì cái thân nàng đành chịu vậy chứ cái vốn của Tú bà (450 lạng bạc) sao lại để đâu mà không nghĩ đến.

Câu 1147:
Thân lươn:  con lươn ở dưới bùn còn không quản lấm đầu thì cái thân hèn này đâu còn ngại việc gì.

Câu 1148:
Chút lòng trinh bạch:  Thuý Kiều cũng tự nhận mình chỉ còn một chút lòng trinh bạch, chứ tấm thân nàng đâu còn có trong trắng nữa. Nàng đã ăn nằm với Mã Giám sinh và Sở khanh rồi đâu còn "nước trước" để khách bẻ hoa nữa.

Câu 1148:
Cũng chừa:  chữ cũng này nói lên được sự miễn cưỡng bó buộc Thuý Kiều phải từ bỏ lòng trinh bạch. Thuý Kiều đâu có xin chừa một cách tự nguyện. Đây chẳng qua là vì bị đánh đập đau quá nên mới đành phải chịu như vậy khiến Nguyễn Lượng phải phê rằng: "Trinh bạch hữu thời nhi hối dã, trào hước chi cực" = Đến sự trinh bạch có khi còn phải từ bỏ như vậy thật là hài hước quá lắm!

Câu 1150:
Bảo lĩnh:  đứng đảm bảo nhận lãnh trách nhiệm.

Câu 1150:
Cung chiêu:  làm tờ khai nhận mọi tội lỗi.

Câu 1151:
Bày vai:  băng vai, ngang vai, cùng lứa.

Câu 1152:
Chịu đoan:  chịu làm giấy cam đoan đứng ra bảo lãnh.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:22:56





Mụ càng kể nhặt, kể khoan,

Gạn gùng đến mực nồng nàn mới tha,

1155    Vực nàng vào nghỉ trong nhà,

Mã Kiều lại hở ý ra dặn lời:

"Thôi đà mắc lận thì thôi!

Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh?

TỰ tình nổi tiếng lầu xanh,

1160    Một tay chôn biết mấy cành phù dung!

Đà đao lập sẵn chước dùng,

Lạ gì một cốt, một đồng xưa nay!

Có ba trăm lạng trao tay,

Không dưng chi có người này, nọ kia!

1165    Rồi ra trở mặt tức thì,

Bớt lời kêu chớ lây chi mà đời.

Nàng rằng: "Thề thốt nặng lời,

Có đâu mà lại là người hiểm sâu!

Còn đương suy trước nghĩ sau,

1170    Mặt mo đã thấy ở đâu dẫn vào.

Sở Khanh lên tiếng rêu rao:

ĐỘ nghe nàng có con nào ở đây,

Phao cho quyến gió rủ mây,

Hãy xem có biết mặt này là ai?

1175    Nàng rằng: "Thôi thế thì thôi!

Rằng không, thì cũng vâng lời rằng không."







Chú Thích:





Câu 1153:
Kể nhặt kể khoan:  kể liên hồi lúc nói mau sa sả, lúc nói chậm khoan thai.

Câu 1154:
Gạn gùng:  hỏi cặn kẽ đủ điều cho đến hết lý lẽ mới thôi.
  "Gạn gùng đến mức nồng nàn mới tha": Tú bà đã theo lời khai của Thuý Kiều mà gạn hỏi dần ra cho đến tận cùng của sự việc rồi mới tha.

Câu 1154:
Nồng nàn:  gắt gao đến hết lý lẽ.

Câu 1157:
Mắc lận:  mắc lừa. Tú bà đã thuê Sở khanh ba mươi lạng bạc để thực hiện mưu kế của mình mà đánh lừa Thuý Kiều.

Câu 1159:
Phụ tình:  phải bội với tình, lừa gạt tình yêu. Bản QVĐ đã chép phụ tình là đúng vì ở câu 1187 Nguyễn Du đã khẳng định: "Phụ tình án đã rõ ràng". Án phụ tình nặng hơn án bạc tình vì kẻ bạc tình chỉ ăn ở thiếu chung thuỷ chứ kẻ phụ tình thì phản bội người tình ngay từ đầu.

Câu 1160:
Phù dung:  theo Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển thì "phù dung" có hai loại: loại mọc ở dưới nước gọi là thảo "phù dung" tức là một thứ hoa sen, loại mọc ở trên đất gọi là "mộc phù dung" tức là mộc liên.
  Cây phù dung cao chừng hơn một thước, lá to, hoa trắng hoặc hồng đậm nở về mùa thu và mùa đông.

Câu 1160:
Cành phù dung:  tức cành cây mộc phù dung (vì thảo phù dung không có cành, chỉ có cuống lá và cuống hoa) chỉ người đẹp.

Câu 1161:
Đà đao:  miếng vỏ hiểm lừa cho người ta đuổi theo rồi bất ngờ quay trở lại mà chém. Đây nói Sở khanh theo mưu của Tú bà rủ Thuý Kiều đi trốn rồi nửa đường bỏ chạy mất.

Câu 1162:
Một cốt một đồng:  bà cốt với con đồng là cùng một phường với nhau. Đây nói Tú bà và Sở khanh là cùng một bọn, liên kết với nhau để lừa Thuý Kiều.

Câu 1163:
Trao tay:  trả tiền trước cho Sở khanh ba mươi lạng bạc.

Câu 1166:
Chớ dây:  chữ Trương Vĩnh Ký đã phiên là lay. Ed.Nordemann đã phiên là "dây" như trên.

Câu 1166:
Mà đời:  mà thiệt đời.

Câu 1170:
Mặt mo:  mặt như đeo mo, không biết xấu hổ.

Câu 1173:
Phao cho:  nói vu cho.

Câu 1173:
Quyến gió rủ mây:  ý nói quyến rũ con gái cũng như quyến anh rủ yến. Đây ý nói phao cho Sở khanh đã quyến rũ Thuý Kiều đi trốn.
 
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:25:22
 





Sở Khanh quát mắng đùng đùng,

Bước vào vừa rắp thị hùng ra tay.

Nàng rằng: "Trời nhé có hay!

1180    Quyến anh, rủ yến, sự này tại ai?

Đem người dảy xuống giếng thơi.

Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay!

Còn tiên Tích Việt ở tay,

Rõ ràng mặt ấy, mặt này chứ ai?"

1185    Lời ngay, đông mặt trong ngoài,

Kẻ chê bất nghĩa, người cười vô lương.

Phụ tình án đã rõ ràng,

Chờ xong nghỉ mới kiếm đường tháo lui.

Buồng riêng, riêng những sụt sùi,

1190    Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân:

Tiếc thay trong giá trắng ngần,

Đến phong trần, cũng phong trần như ai!

Tẻ vui cũng một kiếp người,

Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru!

1195    Kiếp xưa đã vụng đường tu,

Kiếp này chẳng kẻo đền bù mới xuôi!

Dẫu sao bình đã vỡ rời,

Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!

Vừa tuần nguyệt rạng gương trong,

1200    Tú bà ghé lại thong dong dặn dò:







Chú Thích:





Câu 1178:
Thị hùng ("thị":  cậy, "hùng": mạnh) ỷ có sức mạnh doạ người, bặt nạt người.

Câu 1180:
Quyến anh rủ yến:  quyến rũ con gái.

Câu 1181:
Dảy xuống giếng thơi:  ("thơi": sâu) ý nói hãm hại người ta một cách thâm độc như dảy ngã xuống giếng sâu rồi còn liệng đá theo. (Mạnh Tử: Thôi nhân nhập tỉnh nhi hạ chi thạch).

Câu 1183:
Tiên Tích Việt:  Tờ giấy hoa tiên có viết hai chữ Tích Việt.

Câu 1186:
Bất nghĩa:  không có tình nghĩa, bội bạc.

Câu 1186:
Vô lương:  không có lương tâm, không có lòng lành, lòng tốt, ác độc.

Câu 1188:
Dơ tuồng:  xấu hổ.

Câu 1188:
Nghỉ:  chữ dùng có tính cách khinh bỉ để chỉ Sở khanh.

Câu 1191:
Trong giá trắng ngần:  (ngần là bạc vì viết có bộ kim) ý nói tấm lòng trinh tiết trong như giá, trắng như bạc. Đại Nam quốc âm tự vị cũng giảng "trắng ngần" là trắng lốp, trắng bong, trắng như bạc.

Câu 1192:
Phong trần:  cực khổ vất vả như kẻ đi đường bị gió thổi bụi bay vào mặt.

Câu 1193:
Tẻ vui:  buồn vui.

Câu 1194:
Hồng nhan phải giống... :  cái sắc đẹp của người phụ nữ có phải là cái mầm mống, cái mối sinh ra mọi nỗi khổ sở ở đời không?

Câu 1195:
Vụng:  không khéo, kém.

Câu 1196:
Chẳng kẻo:  e phải. Cả câu ý nói kiếp trước đã không khéo tu nhân tích đức nên kiếp này e phải trả nợ đời cho xong.

Câu 1197:
Bình đã vỡ:  ý nói Thuý Kiều đã thất tiết với Mã Giám sinh và Sở khanh rồi thì cũng không khác gì chiếc bình đã vỡ, còn gì nữa mà phải giữ gìn.

Câu 1199:
Nguyệt sáng gương trong:  ý nói buổi đẹp trời, mặt trăng sáng như tấm gương.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:27:32
 





"Nghề chơi cũng lắm công phu,

Làng chơi ta phải biết cho đủ điều."

Nàng rằng: "mây gió dập dìu,

Liều thân thì cũng phải liều thế thôi!"

1205    Mụ rằng: "Ai cũng như ai,

Người ta ai mất tiền (?) hoài đến đây?

Ở trong còn lắm điều hay,

Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng chung.

Này con thuộc lấy làm lòng:

1210    Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề.

Chơi cho liễu chán hoa chê,

Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời.

Khi khoé yểu lúc nét ngài,

Khi ngâm ngợi nguyệt, khi cười răn hoa.

1215    Đều là nghề nghiệp trong nhà,

Đủ ngần ấy nết mới là người soi.

Gót đầu vâng dạy mấy lời,

Dường chau nét nguyệt, dường phai vẻ hồng.

Những nghe nói đã thẹn thùng,

1220    Nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe!

Tủi mình cửa các phòng khuê,

Vỡ lòng, học lấy những nghề nghiệp hay!

Khéo là mặt dạn mày dày,

Kiếp người đã đến thế này thì thôi!







Chú Thích:





Câu 1202:
Làng chơi:  chỉ chung bọn gái tiếp khách bà bọn khách tới chơi ở thanh lâu. Cũng dùng để gọi chỗ thanh lâu.

Câu 1203:
Mưa gió dập dìu:  ý nói khách đến ái ân hết lớp này đến lớp khác, tha hồ phá hại cánh hồng nhan.

Câu 1204:
Liều thân:  ý nàng Kiều nói dù có phải tiếp khách thì cũng phải liều thân cho họ thoả lòng chứ còn biết làm sao hơn được nữa.

Câu 1208:
Nỗi đêm khép mở:  ý nói về ban đêm khi tiếp khách có thể lúc thì khép nép giữ ý, lúc thì cởi mở tự nhiên.

Câu 1208:
Nỗi ngày riêng chung:  ý nói về ban ngày thì tiếp khách có thể nói chuyện với riêng một người hay với nhiều người.

Câu 1210:
Bảy chữ:  bảy cách để làm cho khách phải say mê.
  1. Khấp (khóc với khách làm giả bộ thương họ)
  2. Tiển (cắt tóc đưa cho khách làm tin)
  3. Thích (thích tên khách vào cánh tay mình cho khách thương)
  4. Thiêu (đốt hương châm vào da làm khổ nhục kế để cùng nhau thề nguyền)
  5. Giá (ước lấy nhau làm vợ chồng).
  6. Tẩu (rủ khách đi trốn để rồi bóc lột khách)
  7. Tử (giả chết cho khách luyến tiếc không nỡ bỏ)

Câu 1210:
Tám nghề:  tám cách để ăn nằm với khách, tuỳ theo mỗi người mà chiều chuộng.

Câu 1211:
Liễu chán hoa chê:  liễu hoa chán chê, ý nói chơi cho đến chán thì thôi.

Câu 1212:
Lăn lóc đá:  ý nói chiều đãi khách sao cho những kẻ vô tình như đá cũng phải chết lăn chết lóc mà tới lui chơi bời.

Câu 1212:
Mê mẩn đời:  ý nói chiều đãi khách sao cho họ phải say mê không còn biết sự gì khác nữa.

Câu 1213:
Khoé hạnh ("hạnh":  quả hạnh) Thơ của Trương Nguyên Nhất có câu: "Tiên tác hạnh tử nhãn khổng" = làm ngay ra con mắt quả hạnh.
  Cả câu ý nói khi khách nhìn mình thì mình phải đưa mắt liếc tình, phải đưa mày gợi tình sao cho khách thấy đầu mày cuối mắt càng nhìn càng yêu.

Câu 1216:
Người soi:  người sành sỏi biết đủ mọi ngón chơi.

Câu 1218:
Chau nét nguyệt:  nhăn lông mày vì ngượng ngùng, e sợ trước những lời dạy của Tú bà.

Câu 1218:
Phai vẻ hồng:  tái mặt đi vì ngượng ngùng e sợ.
  "Vẻ hồng": là vẻ mặt hồng hào của người con gái.

Câu 1220:
Nước đời:  cảnh ngộ ở đời, nỗi đời, trò đời.

Câu 1220:
Khắt khe:  cay nghiệt, điêu đứng, éo le (do những kẻ bụng dạ hẹp hòi, ác độc gây ra để hành hạ người ta).

Câu 1221:
Cửa các buồng khuê:  do chữ "khuê" các chỉ chỗ ở của người phụ nữ sang trọng. Đây ý Kiều muốn nói mình cũng là con nhà tử tế sang trọng.

Câu 1222:
Vỡ lòng:  bắt đầu học, cũng nói như "khai tâm".

Câu 1223:
Mặt dạn mày dày:  ý nói trơ ra rồi không còn biết xấu hổ gì nữa.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:30:02
 





1225    Thương thay thân phận lạc loài,

Dẫu sao cũng ở tay người biết sao?

Lầu xanh mới rủ trướng đào,

Càng treo giá ngọc, càng cao phẩm người.

Biết bao bướm lả ong lơi,

1230    Cuộc say đầy tháng, trận cười trót đêm.

Dập dìu lá gió cành chim,

Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh.

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,

Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

1235    Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong tinh bấy thân?

mặc người mưa Sở, mây Tần,

1240    Những mình, nào biết có xuân là gì?

Đòi phen gió tựa, hoa kề,

Nửa rèm mây ngỏ, bốn mùa trăng thâu.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!

1245    Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung cầm trong nguyệt, nước cờ dưới hoa

Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?







Chú Thích:





Câu 1227:
Trướng đào:  tấm màn che mầu hồng.

Câu 1228:
Treo giá ngọc:  bán ngọc thì phải nói giá cho cao thì người ta mới cho là ngọc tốt.

Câu 1228:
Cao phẩm người:  ý nói Thuý Kiều cũng phải treo giá cao thì mới đề cao được phẩm chất của con người nàng.

Câu 1229:
Bướm lả ong lơi:  bướm ong lả lơi, ý nói khách làng chơi đến dập dìu như ong bướm để vui thú cùng nàng Kiều.

Câu 1231:
Lá gió cành chim:  mượn ý ở hai câu thơ của Tiết Đào, đời Đường: "Chi nghinh nam bắc điểu, diệp tống vãng lai phong" - cành đón chim nam bắc, lá đón gió qua lại. Nàng Tiết Đào khi ấy còn nhỏ, người cha xem thơ có ý lo cho con sau này sẽ sa vào cảnh "cành đưa lá đón" (tức cảnh đưa đón khách làng chơi).

Câu 1232:
Tống Ngọc:  người nước Sở.

Câu 1232:
Tràng Khanh:  tức Tư mã Tương Như đời nhà Hán.
  Hai người này đều là hạng phong lưu tài tử.
  Cả câu ý nói Thuý Kiều toàn đưa đón những khách sang trọng chứ không phải tiếp những khách tầm thường.

Câu 1234:
Tiật mình:  chợt tỉnh lại mà nhớ những việc đã qua.

Câu 1237:
Dày gió dạn sương:  ý nói quen rồi với những cuộc đưa đón nên không còn biết xấu hổ nữa.

Câu 1238:
Bướm chán ong chường:  chán chường ong bướm, ý nói chán cả những cảnh ân ái với khách.

Câu 1239:
Mưa Sở mây Tần:  lấy chữ "Tần vân Sở vũ" trong câu thơ của Tư Không Đồ. "Mây mưa" (vân vũ) chỉ sự ái ân của trai gái. (Xem thêm chú thích câu 439 và câu 513).
  Cả câu ý nói mặc khách muốn tìm vui trong sự ái ân, riêng nàng Kiều thì không thấy hứng thú gì.

Câu 1241:
Đòi phen:  nhiều phen, nhiều khi.

Câu 1241:
Gió tựa hoa kề:  tả những cảnh vui thú khi hóng gió và khi xem hoa, ngồi tựa kề bên cửa sổ với khách.

Câu 1242:
Nửa rèm tuyết ngậm:  tả cảnh tuyết rơi bên ngoài phủ lên cảnh vật đã trắng xoá cả mà ở trong nhà nhìn ra đã cao ngang của rèm, trông như tuyết ngậm lấy bức rèm.

Câu 1242:
Bốn hè trăng thâu:  ở quanh bốn hè nhà trăng khuya trong vắt rọi sáng vào.
  Câu này tả cái cảnh đêm đông lạnh lẽo có tuyết phủ, có trăng trong (mà Nguyễn Du có dịp đã trông thấy khi đi sứ sang Trung Quốc).

Câu 1245:
Vẽ... thợ.. cầm... cờ... :  đó bốn cái thú chơi tao nhã mà Thuý Kiều đã cùng khách bày ra để giải trí. Điều này chứng tỏ các khách của Thuý Kiều cũng là những bậc phong lưu tài tử.

Câu 1248:
Tri âm:  người bạn thân thiết hiểu được lòng mình.
  Xem chú thích câu 464.
 
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:32:52
 





Thờ ơ gió trúc mưa mai,

1250    Ngẩn ngơ trăm nỗi, giùi mài một thân.

Ôm lòng đòi đoạn xa gần,

Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau!

Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.

1255    Dặm ngàn nước thẳm, non xa,

Nghĩ đâu thân phận con ra thế này!

Sân hoè đôi chút thơ ngây,

Trân cam, ai kẻ đỡ thay một mình?

Nhớ lời nguyện ước ba sinh,

1260    Xa xôi ai có biết tình chăng ai?

Khi về hỏi liễu Chương Đài,

Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!

Tình sâu, mong trả nghĩa dày,

Hoa kia đã chắp cây này cho chưa?

1265    Mối tình đòi đoạn vò tơ,

Giấc hương quan luống lần mơ canh dài.

Song sa vò võ phương trời,

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.

Lần lần thỏ bạc ác vàng,

1270    Xót người trong hội đoạn tràng đòi cơn!

Đã cho lấy chữ hồng nhan,

Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân!







Chú Thích:





Câu 1249:
Gió trúc mưa mai:  Gió thổi trên cành trúc, mưa điểm trên hoa mai, đó là những cảnh đẹp ai cũng thích ngắm (thế mà Thuý Kiều vẫn thấy thờ ơ).

Câu 1250:
Giùi mài một thân:  thui thủi một mình.

Câu 1251:
Ôm lòng:  giữ lấy ở trong lòng không để lộ ra.

Câu 1252:
Dần:  đập liên tiếp cho dập, cho mềm ra.

Câu 1253:
Chín chữ:  nói công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi dạy con cái.
  Chín chữ ấy gồm có: "sinh" (đe ra), "cúc" (nâng đỡ), "phủ" (vuốt ve), "súc" (nuôi cho bú mớm), "trưởng" (nuôi cho khôn lớn), "dục" (dạy dỗ),"cố" (trông nom), "phục" (xem tính tình mà dạy bảo), "phúc" (gìn giữ).

Câu 1254:
Bóng dâu:  bóng mặt trời xế trên ngọn dâu, dùng để ví với lúc tuổi già xế bóng.

Câu 1257:
Sân hoè:  sân có trồng cây hoè, chỉ sân nhà cha mẹ. Theo Tống sử, Vương Hựu có trồng ba cây hoè ở sân va nói con cháu mình tất có người làm đến tam công. Về sau người con thứ ba là Vương Đán làm đến chức tể tướng. Do điển này người ta thường dùng "sân hoè" để chỉ nhà có con cháu hiển đạt.

Câu 1257:
Đôi chút:  chỉ Thuý Vân và Vương Quan.

Câu 1258:
Trân cam:  ngon ngọt, chỉ những thức ăn ngon mà con cái phụng dưỡng cha mẹ.

Câu 1259:
Nguyện ước ba sinh:  lời thề ước được kết thành vợ chồng. Xem chú thích câu 257.

Câu 1260:
Thấu:  hiểu biết đến. Các bản nôm và quốc ngữ hầu hết đều chép là "biết", cũng cùng nghĩa nhưng chữ "thấu" có vẻ tha thiết hơn.

Câu 1261:
Liễu Chương Đài:  theo "Toàn đường thi thoại", Hàn Hoành người đời Đường, có lấy một người kỹ nữ tên là Liễu thị rồi phải đi làm quan xa, đã để nàng ở lại Tràng An tại đường Chương Đài. Không may kinh đô có biến, Liễu thị bị tướng Phiên cướp mất. Khi loạn được dẹp yên, Hàn Hoành có gửi thư về hỏi thăm Liễu thị trong đó có mấy câu thơ: "Chương Đài liễu, Chương Đài liễu, tích nhật thanh thanh kim tại phủ? Túng sử trường điều tự cựu thuỳ, dã ưng phan thiết tha nhân thủ" = (Cây liễu ở Chương Đài, cây liễu ở Chương Đài, ngày trước xanh xanh nay có còn không? Cho dù cành dài còn buông rủ như cũ, thì có lẽ cũng đã bị bẻ vào tay người khác rồi). Về sau nhờ có Hứa Tuấn mà Liễu thị lại được trở về với Hàn Hoành.
  Cả câu này và câu 1262 ý nói khi chàng Kim ở Liêu Dương về hỏi

Câu 1264:
Chắp cánh:  cả câu này là lời Thuý Kiều tự hỏi không biết Thuý Vân đã thay mình mà lấy Kim Trọng hay chưa?

Câu 1266:
Hương quan:  cổng làng, chỉ quê nhà.
  "Giấc hương quan" là giấc mơ về quê nhà.

Câu 1266:
Lần mơ:  lần theo canh dài để tìm lại trong giấc mơ hình ảnh quê nhà.

Câu 1267:
Song sa:  song cửa có treo bức màn the.

Câu 1268:
Hoàng hôn:  ("hoàng": vàng, "hôn": tối) lúc trời sắp tối, khi trời đã vàng dần. Thơ Chu Thục Chân: "Khấp tổn song mâu dục đoạn trường, phạ hoàng hôn đáo hựu hoàng hôn." = Khóc nhoà con mắt ruột đau, hôm nay chiều tối, hôm sau tối trời.

Câu 1269:
Thỏ bạc ác vàng:  cả câu ý nói lần lượt đêm qua ngày tới, ngày này sang ngày khác. Xem chú thích câu 79.

Câu 1272:
Cho cân:  cho xứng, Cả câu ý nói làm cho cái hồng nhan phải tàn phai mới xứng đáng với cái số bạc mệnh.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:36:31





Đã đày vào kiếp phong trần,

Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

1275    Khách du bỗng có một người,

Kỳ Tâm họ Thúc, cũng dòng thư hương.

Vốn người huyện Tích, châu Thường,

Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Truy.

Hoa khôi mộ tiếng Kiều nhi,

1280    Thiếp hồng tìm đến hương khuê gửi vào.

Trướng tô giáp mặt hoa đào,

Vẻ nào chẳng mặn, nét nào chẳng ưa?

Hải đường mơn mởn cành tơ,

Ngày xuân càng gió, càng mưa, càng nồng!

1285    Nguyệt hoa, hoa nguyệt, não nùng,

Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng?

Lạ gì thanh khí lẽ hằng,

Một dây một buộc, ai giằng cho ra?

Sớm đào, tối mận, lân la,

1290    Trước còn trăng gió, sau ra đá vàng.

Dịp đâu may mắn lạ dường!

Lại vừa gặp khoảng xuân đường lại quê.

Sinh càng một tỉnh mười mê,

Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân.

1295    Khi gió gác, khi trăng sân,

Bầu tiên rót rượu, câu thần nối thơ.







Chú Thích:





Câu 1275:
Khách du:  người khách từ phương xa đến.

Câu 1276:
Nòi thư hương:  dòng dõi con nhà có học.

Câu 1278:
Nghiêm đường:  ("nghiêm": nghiêm khắc, "đường": nhà) chỉ người cha cũng như nghiêm phụ, nghiêm quân.

Câu 1279:
Hoa khôi:  ("hoa": bông hoa, "khôi": đứng đầu) người con gái xinh đẹp nổi tiếng vào bậc nhất.

Câu 1280:
Thiếp hồng:  mảnh giấy đỏ đề tên người gửi, thường gọi là danh thiếp.

Câu 1280:
Hương khuê:  buồng phụ nữ (có hương thơm của nước hoa và phấn sáp).

Câu 1281:
Trướng tô:  do chữ "lưu tô trướng" là cái màn có kết tua ngũ sắc. Thơ Vương Duy: Thuý vũ lưu tô trướng = màn lưu tô màu xanh cánh trả.

Câu 1281:
Giáp mặt hoa đào:  ý nói được gặp mặt Thuý Kiều.

Câu 1283:
Hải đường:  một thứ cây cao độ hơn một trượng, hoa đỏ không hương, có sắc đẹp (1 trượng = 3,33m).
  Cả câu 1283 và 1284 ý nói Thuý Kiều đẹp như cành hoa hải đường còn tươi mơn mởn. Thúc sinh đến chơi càng ân ái càng thêm nồng nàn say đắm.

Câu 1285:
Nguyệt hoa, hoa nguyệt:  đây chỉ chuyện trăng hoa, ái ân giữa Thúc sinh và Thuý Kiều. Sự đi lại giữa chàng Thúc và nàng Kiều ngày càng đằm thắm, càng tha thiết.

Câu 1285:
Não nùng:  làm cho trong lòng tê mê.

Câu 1287:
Thanh khí:  ("thanh": tiếng, "khí": hơi) phàm vật gì đồng thanh thì ứng với nhau, đồng khí thì hoà với nhau, ý nói người có đồng tâm, đồng chí thì thường kết bạn thân thiết với nhau.

Câu 1287:
Lẽ hằng:  lẽ thường.

Câu 1289:
Sớm đào tối mận:  chữ lấy trong Kinh Thi, bài Ức (Đại nhã). Đầu ngã dĩ đào, báo chi dĩ lý = người ném cho ta quả đào, ta sẽ cho lại người quả lý. Mấy chữ này sau được dùng để chỉ sự tặng quà qua lại cho nhau. Ở đây ý nói Thúc sinh và Thuý Kiều thường tặng nhau quà để kết thân.

Câu 1290:
Trăng gió... đá vàng:  cả câu ý nói lúc đầu Thúc sinh chỉ tới chơi cho thoả tình trăng gió, sau hoá ra khăng khít cùng nhau thề ước đá vàng trăm năm.

Câu 1292:
Xuân đường:  cha. Xem chú thích câu 534.

Câu 1294:
Ngày xuân... với nhau:  cả câu ý nói Thúc sinh (được dịp cha đi vắng tha hồ say mê) hằng ngày thường lắm lúc đi lại chơi bời với Thuý Kiều, không kể giờ giấc gì nữa.

Câu 1296:
Bầu tiên:  bầu rượu các vị tiên thường dùng, đây chỉ bầu rượu ngon.

Câu 1296:
Câu thần nối thơ:  câu thơ cực hay cùng nối tiếp nhau làm.
 
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:39:31
 





Khi hương sớm, khi mây trưa,

Bàn trà điểm nước, đường tơ hoạ đàn.

Miệt mài trong cuộc truy hoan,

1300    Càng quen thuộc nết, càng dan díu tình.

Lạ cho cái sóng khuynh thành,

Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi!

Thúc sinh quen nết bốc rời,

Trăm nghìn đổ một trận cười như không!

1305    Mụ càng tô lục chuốt hồng,

Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê,

Dưới trăng quyên đã gọi hè,

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.

Buồng the phải buổi thong dong,

1310    Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa.

Rõ màu trong ngọc trắng ngà,

Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên!

Sinh càng tỏ nét càng khen,

TẢ tình tay thảo một thiên luật Đường.

1315    Nàng càng: "Vâng biết lòng chàng,

Lời lời châu nguyệt hàng hàng gấm thêu.

Hay hèn, lẽ cũng nối điêu,

Nỗi quê nghĩ một hai điều ngang ngang.

Lòng còn gửi áng mây vàng,

1320    Hoạ vần, xin hãy chịu chàng hôm nay".







Chú Thích:





Câu 1298:
Bàn vây:  do chữ "vi kỳ" tức bàn cờ vây.

Câu 1298:
Điểm nước:  tính từng nước trước khi đi quân cờ.

Câu 1299:
Truy hoan:  chạy theo sự vui chơi.

Câu 1300:
Thuộc nết:  hiểu được tính nết, biết là người tốt.

Câu 1301:
Sóng khuynh thành:  ý nói con mắt người phụ nữ đẹp long lanh như sóng nước chỉ liếc một cái là có thể làm nghiêng được thành, tức làm cho người ta phải xiêu lòng.

Câu 1303:
Bốc rời:  ngày xưa người ta xâu tiền thành chuỗi, khi lấy ra phải đếm từng đồng. Thúc sinh cứ quen thói bốc tiền rời từng nắm để tiêu. Ý nói tiêu không tiếc tiền, hoang phí. Tản Đà chép là "bốc trời" và giảng là cái thói ngông. Nhưng đó chỉ là do suy luận chứ ở các bản chữ nôm đều viết "bốc rời".

Câu 1306:
Hơi đồng:  hơi tiền (tiền đúc bằng đồng).

Câu 1307:
Quyên đã gọi hè:  con cuốc đã kêu báo mùa hè.
  (Con chim cuốc mà gọi là "đỗ quyên" thì sai. Quyển tự điển Việt Hán của Thương vụ ấn thư quán - Bắc Kinh in năm 1960 có ghi chú:
  Cuốc = chim cuốc. "Đỗ quyên" đích ngoa xưng.
  Con cuốc người Trung Hoa gọi là phiền
Warning: imagepng(): Unable to open 'kieu/image_kieu/Nom40429.png' for writing in /var/www/html/vnpf/kieufuncs.php on line 43
hoặc
Warning: imagepng(): Unable to open 'kieu/image_kieu/Nom40429.png' for writing in /var/www/html/vnpf/kieufuncs.php on line 43

Warning: imagepng(): Unable to open 'kieu/image_kieu/Nom19655.png' for writing in /var/www/html/vnpf/kieufuncs.php on line 43
"phiền vũ". Theo hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển thì "phiền" là loại chim lội nước (thiệp cầm loại), hình tựa con gà (tục ngữ ta có câu "trông gà hoá cuốc") sống ở vùng ao hồ sông rạch, ăn tôm tép, cá nhỏ và con tùng, vào cuối mùa hè làm tổ ở đám lau sậy, đẻ trứng rồi con đực con cái thay nhau ấp.
  Vì không phân biệt "chim quyên" và "chim cuốc" nên trong thơ văn ta thường dùng chữ "quyên" để chỉ cả hai thứ chim ấy. Ở câu này chữ "quyên" là chỉ con quốc).

Câu 1308:
Lửa lựu:  hoa lựu nở đỏ chói trông như đốm lửa.

Câu 1310:
Thang lan:  nước tắm nấu sôi có bỏ thêm hoa lan vào cho thơm.

Câu 1310:
Tẩm hoa:  cũng như tắm, ho chữ "mộc hoa". Cả câu ý nói Thuý Kiều đun nước thơm rồi buông màn tắm.

Câu 1313:
Tỏ nét:  nhìn rõ những đường nét của thân hình Thuý Kiều lúc đang tắm. Chữ có thể phiên âm là "nết" hoặc "nét". Ở câu 1300 chữ phiên là "nết" thì đúng (càng quen thuộc nết càng dan díu tình) nhưng ở câu 1313 phải phiên là "nét" mới có nghĩa và mới hợp với câu "Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên".

Câu 1314:
Luật Đường:  thơ làm theo luạt đời nhà Đường. Ở nguyên truyện, Thúc sinh đã làm một bài thơ thất ngôn bát cú.

Câu 1317:
Nối điêu:  ("điêu": loài chồn đuôi to lông dài) ở Trung Quốc xưa các quan ngự sử đội mũ có làm ngù bằng đuôi điêu. Đến cuối đời Tấn, Triệu Vương Luân cướp được ngôi vua, phong quan chức bừa bãi cho bọn tôi tớ nên không kiếm đủ đuôi điêu làm ngù mũ. Người đời bấy giờ có câu giễu rằng: "Điêu bất túc, cẩu vĩ tục" = đuôi điêu không đủ thì nối bằng đuôi chó. Đây là lời nói khiêm của Thuý Kiều không nối lời hoạ lại.

Câu 1318:
Nỗi quê:  nỗi lòng nhớ quê nhà.

Câu 1319:
Mây vàng:  mây màu vàng. "Cổ thi": Thiên thượng hoàng vân ảnh, du tử hà thời qui = trên trời có bòng mây vàng, khách phuơng xa đi bao giờ về. Mây vàng là nói đến lòng nhớ nhà, nhớ cha mẹ. Bản KOM chép là "mây Hàng" thì không đúng hẳn với tích Địch Nhân Kiệt vì điển này nói đến mây trắng chứ không phải mây vàng.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:42:27
 





Rằng: "Sao có lạ lùng thay!

Cành kia chẳng phải cội này mà ra?

Nàng càng tủi xót thu ba,

Đoạn trường lúc ấy giở mà buồn tênh:

1325    Khác như hoa đã lìa cành,

Chàng như con bướm liệng vành mà chơi.

Chúa xuân đành đã có nơi,

Ngắn ngày, thôi chớ dài lời làm chi!

Sinh rằng: "Từ thuở tương tri,

1330    Tấm riêng, riêng những nặng vì nước non.

Trăm năm tính cuộc vuông tròn,

Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông."

Nàng rằng: "Muôn đội ơn lòng,

Chút e bên thú, bên tòng dễ đâu.

1335    Bình khang nấn ná bấy lâu,

Yêu hoa, yêu được một màu điểm trang.

Rồi ra lở phấn phai hương,

Lòng kia giữ được thường thường là chăng?

Vả trong thềm quế, cung trăng,

1340    Chủ trương đành đã chị thường ở trong.

Bấy giờ khăng khít dải đồng,

Thêm người, người cũng chia lòng riêng tây.

Vẻ chi chút phận bèo mây,

Làm cho bể ái khi đầy khi vơi.







Chú Thích:





Câu 1322:
Cội này:  gốc cây này. Chữ "cội" cũng viết là "cỗi". Cả câu ý Thúc sinh muốn nói: Thế nàng không phải là con của Tú bà ư?

Câu 1323:
Thu ba:  sóng thu, ý nói con mắt người con gái đẹp long lanh như sóng nước mùa thu.

Câu 1327:
Chúa xuân:  vị thần chủ trương mùa xuân, đây chỉ người vợ chính làm chủ trong nhà. Cả câu ý nói ở nhà đã có vợ rồi.

Câu 1329:
Tương tri:  biết nhau.

Câu 1330:
Tấm riêng... nước non:  Cả câu ý nói Thúc sinh trong lòng riêng những muốn cùng nàng hẹn thề non nước, kết duyên vợ chồng.

Câu 1331:
Trăm năm:  chỉ việc lấy nhau trăm năm hạnh phúc.

Câu 1334:
Bên thú, bên tòng:  bên chàng Thúc lấy vợ lẽ, bên Thuý Kiều bỏ thanh lâu đi lấy chồng (tòng lương).

Câu 1335:
Bình khang:  nguyên là tên cái ngõ ở kinh đô Tràng An, các kỹ nữ thường tập trung ở đó. Sau chữ này được dùng để chỉ xóm làng chơi, chỗ gái điếm ở.

Câu 1336:
Màu điểm trang:  ý nói lúc còn trẻ đẹp như đoá hoa còn hương sắc.

Câu 1337:
Lạt phấn phai hương:  ("lạt" cũng viết là "nhạt") ý nói lúc nhan sắc đã tàn tạ.

Câu 1339:
Thềm quế:  chỉ mặt trăng vì người xưa cho rằng trên cung trăng có ả Hằng Nga và có cây quế.

Câu 1340:
Chị Hằng:  Chị Hằng Nga. Theo truyền thuyết thì Hằng Nga là vợ Hậu Nghệ. Hậu Nghệ xin được thuốc trường sinh chưa kịp uống thì vợ lấy uống mất rồi thành tiên, bay lên cung trăng. Cả câu ý nói ở nhà Thúc sinh, Hoạn thư đã là người chủ trương mọi việc cả rồi.

Câu 1341:
Dải đồng:  dải đồng tâm. Cả câu ý nói Thúc sinh bấy lâu vẫn sống đầm ấm với vợ là Hoạn thư.

Câu 1343:
Phận bèo mây:  thân phận của kẻ lưu lạc như bèo mây trôi nổi.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:44:38
 





1345    Trăm điều ngang ngửa vì tôi,

Thân sau ai chịu tội trời ấy cho?

Như chàng có vững tay co,

Mười phần cũng đắp điếm cho một vài.

Thế trong dù lớn hơn ngoài,

1350    Trước hàm sư tử gửi người đằng la.

Cúi đầu luồn xuống mái nhà,

Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng.

Ở trên còn có nhà thung,

Lòng trên trông xuống biết lòng có thương?

1355    Sá chi liễu ngõ, hoa tường,

Lầu xanh, lại bỏ ra phường lầu xanh!

Lại càng dơ dáng dại hình,

Đành thân phận thiếp, nghĩ danh giá chàng.

Thương sao cho vẹn thì thương,

1360    Tính sao cho trọn mọi đường thì vâng."

Sinh rằng: "Hay nói đè chừng,

Lòng đây, lòng đấy, chưa từng hay sao?

Đường dài chớ ngại Ngô, Lào,

Trăm điều hãy cứ trông vào một ta.

1365    Đã gần chi có điều xa,

Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều."

Cùng nhau căn vặn đến điều,

Chỉ non thề bể nặng gieo đến lời.







Chú Thích:





Câu 1347:
Tay co:  thanh gỗ đóng ngang miệng thùng nước để giữ cho cái thùng nước được vững và để buộc dây vào mà gánh.
  Cả câu ý Thuý Kiều muốn nói nếu chàng có vững tay mới chống đỡ được với vợ cả là Hoạn thư.

Câu 1348:
Đắp điếm:  che chở.

Câu 1349:
Trong... ngoài:  trong là nói người đàn bà lo công việc nhà, ngoài là nói người đàn ông lo công việc ở ngoài xã hội. Nghĩa ấy lấy từ câu "nam ngoại nữ nội" trong Kinh Dịch.
  Cả câu ý Thuý Kiều muốn nói nếu như vợ của chàng có quyền lớn hơn chàng, áp đảo được chàng...

Câu 1350:
Sư tử:  chỉ người vợ dữ tợn. "Truyền đăng lục" chép rằng: Trần Tháo người đời Tống có vợ (họ là Liễu) dữ lắm. Khách đến chơi nhà thường nghe thấy tiếng quát tháo. Tô Đông Pha đã làm bài thơ đùa Trần Tháo, trong có câu: "Hốt văn Hà Đông sư tử hống, trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên" = Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống, gậy chống rời tay những hoảng hồn.

Câu 1350:
Đằng la:  loài dây leo thường mọc bám vào các cây lớn, đây chỉ người vợ lẽ. Cả câu ý nói bị làm vợ lẽ dưới quyền một người vợ cả ác nghiệt.

Câu 1352:
Giấm chua:  chỉ lòng ghen tuông của người vợ cả.

Câu 1352:
Lửa nồng:  ví với cảnh ở lầu xanh cực khổ chẳng khác gì sa vào hầm lửa nóng.
  Cả câu ý nói nếu chịu bỏ lầu xanh mà vào làm lẽ thì phải luồn cúi trước mặt vợ cả như thế thì cái thân phận làm lẽ còn cực khổ gấp ba lần làm gái làng chơi.

Câu 1353:
Nhà thung:  đúng ra là nhà xuân (cha) nhưng vì chữ xuân không hiệp vần được nên mới đổi ra là nhà thung. Chữ (thung) là chữ (xuân) chỉ khác nhau một chút. Kiều Oánh Mậu đã đổi ra là "thông".

Câu 1355:
Liễu ngõ hoa tường:  cây liễu ở trước ngõ, cành hoa ở bên tường, Ai hái cũng được; ví với hạng con gái ở thanh lâu, ai đến cũng phải tiếp.

Câu 1357:
Dơ dáng dại hình:  ý nói xấu hổ cả mặt mũi.

Câu 1361:
Nói dè chừng:  nói phỏng chừng.

Câu 1362:
Chưa từng:  chưa từng hiểu biết.

Câu 1363:
Ngô Lào:  ("Ngô": Trung Quốc, "Lào": nước Ai Lao) hai nước xưa kia vì đi lại khó khăn nên ta cho là xa lắm. Cả câu ý Thúc sinh muốn khuyên Kiều đừng có ngại gì cả, đừng có nghĩ đến những chuyện khó khăn như sang Ngô hoặc sang Lào.

Câu 1365:
Gần... xa:  Cả câu ý nói đã gần nhau thì làm gì có chuyện xa nhau được nữa.

Câu 1366:
Đá vàng... phong ba:  ("phong": gió; "ba": sóng) cả câu ý nói đã quyết một lòng với nhau thì dù có gặp khó khăn đến mấy cũng liều, không ngại gì.

Câu 1367:
Căn vặn:  nói cho hết mọi lời, thật kỹ càng.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:47:35
 





Nỉ non đêm ngắn tình dài,

1370    Ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm gương.

Mượn điều trúc viện thừa lương.

Rước về hãy tạm giấu nàng một nơi.

Chiến, hoà sắp sẵn hai bài,

Cậy tay thầy thợ, mượn người dò la.

1375    Bắn tin đến mặt Tú bà,

Thua cơ, mụ cũng cầu hoà, dám sao!

Rõ ràng của dẫn, tay trao,

Hoàn nguyên một thiếp, thân vào cửa công.

Công tư hai lẽ đều xong,

1380    Gót tiên phút đã thoát vòng trần ai.

Một nhà sum họp trúc mai,

Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông.

Hương càng đượm, lửa càng nồng;

Càng sôi vẻ ngọc, càng lồng màu sen.

1385    Nửa năm hơi tiếng vừa quen,

Sân ngô cành biếc đã chen lá vàng.

Giậu thu mới nảy giò sương,

Gối yên đã thấy xuân đường đến nơi.

Phong lôi nổi trận bời bời,

1390    Nặng lòng e ấp, tính bài phân chia.

Quyết nghe biện tự một bề,

Dạy cho má phấn lại về lầu xanh!







Chú Thích:





Câu 1369:
Nỉ non:  tỉ tê, nhỏ to tâm sự.

Câu 1370:
Thỏ:  mặt trăng. Xem chú thích câu 79.

Câu 1370:
Non đoài ngậm gương:  ý nói mặt trăng đã ngả xuống ngang với ngọn núi ở phía tây, trong tưởng chừng như ngọn núi ngậm lấy vừng trăng.

Câu 1371:
Trúc viện:  nhà làm bằng tre hoặc chung quanh có trồng trúc.

Câu 1371:
Thừa lương:  nghỉ mát, hóng mát.

Câu 1374:
Thầy thợ:  (tay thầy thước thợ) người khôn khéo biết thu xếp mọi việc cho tốt đẹp.

Câu 1375:
Bắn tin:  đưa tin một cách gián tiếp, không ra mặt.

Câu 1378:
Hoàn lương:  ("hoàn": về, "lương": tốt, lành) ý nói người con gái ở lầu xanh có người chịu chuộc ra cưới làm vợ hoặc làm thiếp thì được phép trở về cuộc sống lương thiện.

Câu 1379:
Công tư:  việc công và việc tư, tức việc xin quan cho về hoàn lương và việc trả tiền cho Tú bà để chuộc Thuý Kiều ra.

Câu 1380:
Gót tiên:  gót chân người thiếu nữ đẹp như tiên, đây chỉ Thuý Kiều.

Câu 1380:
Vòng trần ai:  ("trần": cõi đời: "ai": bụi bậm) vòng khổ sở ở chốn thanh lâu.

Câu 1381:
Trúc mai:  đây nói sự sum họp vợ chồng đầm ấm như cảnh gió trúc mưa mai. Xem chú thích câu 708.

Câu 1383:
Hương... lửạ.. :  chỉ tình vợ chồng thắm đượm nồng nàn.

Câu 1384:
Vẻ ngọc... màu sen:  cả câu ý nói từ ngày lấy Thúc sinh, Thuý Kiều càng thêm xinh đẹp và càng lộ vẻ cao quí sang trọng.

Câu 1385:
Hơi tiếng:  cũng như quen hơi bén tiếng, tức đã ăn ở với nhau quá quen thuộc rồi.

Câu 1386:
Sân ngô:  sân có trồng cây ngô đồng.

Câu 1386:
Cành biếc đã chen lá vàng:  cành lá xanh đã có điểm những lá vàng, ý nói đã bắt đầu sang mùa thu. Cổ thi có câu: "Ngô đồng thất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu" = một lá ngô đồng rụng, mọi người đều biết thu về.

Câu 1387:
Giậu thu:  hàng rào về mùa thu.

Câu 1387:
Giò sương:  mầm cúc gặp sương mọc ra.

Câu 1388:
Gối yên:  cái gối dựa và cái yên ngựa.

Câu 1389:
Phong lôi:  cơn giận dữ dội như sấm gầm gió rít.

Câu 1390:
Nặng lòng e ấp:  ý nói trong lòng đầy sự e ngại. Bản BK-TTK đã giảng là "Thúc ông sợ về nỗi con đã có vợ rồi mà lại chơi bời lấy người giang hồ. Vậy ông mới tính bài bắt phải bỏ ra". Tản Đà thì gi "Bốn chữ "Nặng lòng e ấp" đây, nghĩa chưa được tường".
  Theo nguyên truyện thì Thúc ông đã tỏ ra sợ nếu che đậy cho việc Thúc sinh lấy Thuý Kiều. Thúc ông đã mắng con rằng: "Mày là thằng ngu xuẩn... Mày phải biết bố vợ mày là hạng người nào? Vợ mày là một tiểu thư con nhà đài các. Nếu vợ mày biết tin này nó sẽ giận đến chừng nào; khi ấy mày bảo tao sẽ làm sao mà chịu cho nổi cái điều tức giận của nó".

Câu 1391:
Biện bạch:  trình bày các lý lẽ cho rõ ràng.

Câu 1392:
Má phấn:  chỉ Thuý Kiều.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:50:14
 





Thấy lời nghiêm huấn rành rành,

Đánh liều Sinh mới lấy tình nài kêu.

1395    Rằng: Con biết tội đã nhiều,

Dẫu rằng sấm sét, búa rìu cũng cam.

Trót vì tay đã nhúng chàm,

Dại rồi còn biết khôn làm sao đây?

Cùng nhau vả tiếng một ngày,

1400    Ôm cầm, ai nỡ dứt dây cho đành!

Lượng trên quyết chẳng thương tình,

Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi!

Thấy lời vàng đá tri tri,

Sốt gan, ông mới cáo tì cửa công.

1405    Đất bằng nổi sóng đùng đùng,

Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra

Cùng nhau theo gót sai nha.

Song song vào trước sân hoa lạy quì.

Trông lên mặt sắt đen sì,

1410    Lập nghiêm trước hãy ra uy nặng lời:

"Gã kia dại nết chơi bời,

con người thế là người đong đưa!

Tuồng chi hoa thải, hương thừa,

Mượn màu son phấn đánh lừa con đen!

1415    Suy trong tình trạng nguyên đơn,

Bề nào, thì cũng chưa yên bề nào.







Chú Thích:





Câu 1393:
Nghiêm huấn:  lời chỉ dạy của cha.

Câu 1396:
Sấm sét:  oai nghiêm của trời. Cả câu ý nói dù có la hét quở mắng hoặc phạt tội nặng thế nào cũng đành phải chịu.

Câu 1397:
Tay đã nhúng chàm:  ý nói đã lỡ rồi, tay đã nhúng chàm rồi thì có rửa cũng không sạch; ví với việc đã trót lấy Thuý Kiều rồi.

Câu 1400:
Ôm cầm:  ôm đàn.

Câu 1402:
Bạc đen:  ("bạc" là bạc tình) ý nói lòng dạ đơn bạc, đổi trắng thay đen. Cả câu ý nói nếu phải xử ra người bội bạc với Thuý Kiều thì thôi cũng đành liều thân cùng số mệnh.

Câu 1403:
Tri tri:  vững, trơ ra, không có gì lay chuyển nổi.

Câu 1404:
Sốt gan:  nóng gan nóng ruột; ý nói tức giận quá.

Câu 1405:
Đất bằng nổi sóng:  do câu "bình địa khởi ba đào" dịch ra; ý nói đương yên lặng bỗng xảy ra việc rắc rối.

Câu 1406:
Phủ đường:  dinh quan phủ.

Câu 1406:
Phiếu hồng:  tờ trát của quan sai đi bắt (viết trên giấy màu hồng, màu đỏ).

Câu 1406:
Thôi tra:  ("thôi": đòi; "tra": xét hỏi) đòi lên để xét hỏi.

Câu 1407:
Sai nha:  chỉ bọn thông lại và lính lệ ở các phủ huyện.

Câu 1408:
Sân hoa:  sân trước phủ đường. Chữ "hoa" dùng cho đẹp lời.

Câu 1409:
Mặt sắt:  do chữ "thiết diện" dịch ra, chỉ vẻ mặt oai nghiêm của ông quan chính trực.

Câu 1409:
Đen sì:  hai chữ này thêm vào để đi với chữ sắt và cũng để hợp vần, chứ thực ra mặt ông quan đâu có đen đến như vậy.

Câu 1410:
Lập nghiêm:  làm ra vẻ oai nghiêm.

Câu 1411:
Gã kia:  chỉ Thúc sinh.

Câu 1412:
Con người:  chỉ Thuý Kiều.

Câu 1412:
Đong đưa:  trai lơ, không đứng đắn.

Câu 1413:
Hoa thải hương thừa:  ý nói đã không còn quí giá gì nữa, thứ con gái ở thanh lâu, đổ của thừa bỏ đi.

Câu 1414:
Con đen:  đây chỉ những người khơ khạo, không có con mắt tinh đời (xem thêm câu 839).

Câu 1415:
Nguyên đơn:  bên đi kiện.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:53:20
 





Phép công chiếu án luận vào,

Có hai đường ấy, muốn sao mặc mình:

Một là cứ phép gia hình,

1420    Một là lại cứ lầu xanh phó về!

Nàng rằng: "Đã quyết một bề,

Nhện này vương lấy tơ kia mấy lần!

Đục trong thân cũng là thân,

Yếu thơ, vâng chịu trước sân lôi đình."

1425    Dạy rằng: "Cứ phép gia hình!

Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.

Phận đành chi dám kêu oan,

Đào hoen quẹn má, liễu tan tác mày.

Một sân lầm cát đã đầy,

1430    Gương lờ nước thuỷ, mai gầy vóc sương.

Nghĩ tình chàng Thúc mà thương,

Nẻo xa trông thấy, lòng càng xót xa.

Khóc rằng: "Oan khốc vì ta,

Có nghe mình trước, chớ đà lụy sau.

1435    Cạn lòng, sinh mới nghĩ sâu,

Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai?

Phủ đường nghe thoảng vào tai,

Động lòng, lại gạn đến lời riêng tây.

Sụt sùi, chàng mới thưa ngay,

1440    Đầu đuôi kể sự ngày ngày cầu thân:







Chú Thích:





Câu 1417:
Chiếu án:  cứ theo bản án mà định tội.

Câu 1419:
Gia hình:  áp dụng hình phạt đối với kẻ có tội.

Câu 1426:
Ba cây:  ba thứ đồ làm bằng gỗ để gông cùm kẻ có tội, do chữ tam mộc trong Hán thư mà dịch ra: "nữu" (cái khoá tay), "già" (cái gông cổ) và "giới" (cái cùm chân).

Câu 1426:
Cành mẫu đơn:  ví với người con gái đẹp, đây chỉ Thuý Kiều. Cả câu ý nói đem đồ gông cùm ra làm tội Thuý Kiều.

Câu 1428:
Hoen quẹn:  ý nói nước mắt làm hoen cả má phấn.

Câu 1428:
Tan tác:  rã rời tả tơi.
  Cả câu ý nói Thuý Kiều khóc lóc nước mắt giàn giụa làm hoen ố cả má phấn và lông mày nhíu cong lại vì đau đớn như muốn tả tơi rã rời.

Câu 1429:
Lầm cát:  ý nói nàng Kiều chịu hình phạt ở giữa sân, thân đầy cát bẩn thỉu.

Câu 1430:
Gương lờ... mai gầy:  cả câu ý nói đau đớn đến nỗi mặt nguyên sáng như gương mà nay mờ sạm hẳn đi, thân hình nguyên đẹp như cây mai mà bây giờ gầy như vóc sương; tả vẻ tiều tuỵ của Thuý Kiều sau khi bị đánh đập.

Câu 1433:
Oan khốc:  bị oan ức một cách thảm khốc.

Câu 1434:
Lời trước:  tức là lời Thuý Kiều nói trước với Thúc sinh:
  "Chút e bên thú bên tòng dễ đâu" và "Trăm điều ngang ngửa vì tôi, thân sau ai chịu tội trời ấy cho".

Câu 1434:
Luỵ sau:  để luỵ về sau cho Thúy Kiều.

Câu 1436:
Để ai:  để nàng Kiều.

Câu 1436:
Vì ai:  vì Thúc sinh.

Câu 1436:
Trăng tủi hoa sầu:  ("trăng hoa": đây chỉ nhan sắc người con gái) ý nói Thuý Kiều phải chịu cảnh tủi sầu nhục nhã.

Câu 1437:
Phủ đường:  đây chỉ quan phủ.

Câu 1438:
Động lòng:  động lòng thương.

Câu 1440:
Cầu thân:  tìm cách làm quen, làm thân thiết, xin kết duyên vợ chồng.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:57:05
 





"Nàng đà tính hết xa gần.

Từ xưa nàng đã biết thân có rày!

Tại tôi xứng lấy một tay,

Để nàng cho đến nỗi này vì tôi."

1445    Nghe lời nói, cũng thương lời,

Dẹp uy mới dạy mở bài giải vi.

Rằng: "Như hẳn có thế thì,

Trăng hoa song cũng thị phi biết điều!"

Sinh rằng: "Chút phận bọt bèo,

1450    Theo đòi cũng vả ít nhiều bút nghiên."

Cười rằng: "Đã thế thì nên,

Mộc già hãy thử một thiên, trình nghề."

Nàng vâng cất bút tay đề,

Tiên hoa trình trước án phê, xem tường.

1455    Khen rằng: "Giá lợt Thịnh Đường,

Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân!

Thật là tài tử giai nhân,

Châu Trần, còn có Châu Trần nào hơn!

Thôi đừng rước dữ, cưu hờn,

1460    Làm chi lỡ nhịp cho đờn ngang cung.

Đã đưa đến trước cửa công,

Ngoài thì là lý, song trong là tình.

Dâu con trong đạo gia đình,

Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong!"







Chú Thích:





Câu 1443:
Hứng lấy:  nhận lấy trách nhiệm. Thúc sinh đã từng nói:
  "Đường xa chớ ngại Ngô Lào, trăm điều hãy cứ trông vào một ta".

Câu 1446:
Giải vi:  mở vòng vây, ý nói không buộc tội Thuý Kiều nữa.

Câu 1448:
Trăng hoa:  đây chỉ Thuý Kiều tuy ở lầu xanh quen thói trăng hoa.

Câu 1448:
Thị phi:  phải trái, điều phải điều trái.

Câu 1449:
Bọt bèo:  ý nói thân phận hèn mọn như bọt nước cánh bèo trôi nổi theo dòng nước.

Câu 1450:
Bút nghiên:  ý nói có học hành, có biết chữ nghĩa.

Câu 1452:
Mộc già:  cái gông bằng gỗ. Quan phủ ra đề là "Cái gông" để Thuý Kiều vịnh.

Câu 1452:
Trình nghề:  trình bày tài nghệ của mình.

Câu 1454:
Tiên hoa:  tờ giấy hoa tiên dùng để viết thơ.

Câu 1454:
Án phê:  bàn nhỏ bày trước mặt quan để phê công văn giấy tờ.

Câu 1455:
Thịnh Đường:  thời kỳ thịnh trị của nhà Đường. Lịch sử văn học đời Đường (618-907) chia ra làm bốn thời kỳ: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713-766), Trung Đường (766-835), Văn Đường (835-907). Cũng có sách chia ra làm ba thời kỳ: Sơ Đường, Thịnh Đường và Văn Đường.
  Thơ Đường vốn đã hay àm trong thời Thịnh Đường lại là hay hơn cả, thế mà thơ của Thuý Kiều còn làm lợt (mà nhạt) cả đi.

Câu 1458:
Châu Trần:  họ Châu và họ Trần. Hai họ ngày xưa ở tỉnh Giang Tô vẫn đời đời làm thông gia với nhau nên về sau người ta dùng Châu Trần để nói việc hôn nhân.

Câu 1459:
Rước dữ cưu hờn:  mua rước điều dữ vào mình, cưu mang lấy sự hờn giận vào mình.

Câu 1460:
Lỡ nhịp... ngang cung:  cả câu ý nói đừng để lỡ dịp tốt hoà giải khiến cuộc nhân duyên bị ngăn trở, bị ngang trái.

Câu 1464:
Bất bình:  không bằng lòng.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 11:59:58
 





1465    Kíp truyền sắm sửa lễ công,

Kiệu hoa cất gió, đuốc hồng ruổi sao.

Bày hàng cổ vũ xôn xao,

Song song đưa tới trướng đào sánh đôi.

Thương vì hạnh, trọng vì tài.

1470    Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba.

Huệ hương sực nức một nhà,

Từng cay đắng, lại mặn mà hơn xưa.

Mảng vui rượu sớm cờ trưa,

Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh.

1475    Trướng hồ vắng vẻ đêm thanh,

E tình nàng mới bày tình riêng chung:

Phận bồ từ vẹn chữ tòng,

Đổi thay nhạn cá đã cùng đầy niên.

Tin nhà ngày một vắng tin,

1480    Mặn tình cát luỹ, lạt tình tao khang.

Nghĩ ra thật cũng nên dường,

Tăm hơi ai kẻ giữ giàng cho ta?

Trộm nghe kẻ lớn trong nhà,

Ở trong khuôn phép, nói ra mối giường.

1485    E hay những dạ phi thường,

Dễ dò rốn bể, khôn lường đáy sông!

Mà ta suốt một năm ròng,

Thế nào cũng chẳng dấu xong được nào.







Chú Thích:





Câu 1465:
Kíp truyền:  vội ra lệnh cho sai nha.

Câu 1466:
Kiệu hoa cất gió:  kiệu hoa nhấc lên đi mau như gió.

Câu 1466:
Đuốc hồng ruổi sao:  đuốc thắp sáng hồng cầm đi mau như đuổi theo sao.

Câu 1467:
Cổ xuý:  ("cổ": trống, "xuý": kèn, sáo) đánh trống thổi sáo, nói chung là âm nhạc.
  Đoạn này Tản Đà có nhận xét như sau: "Trở lên bốn câu đây, ngờ không đúng với sự tình lúc đó. Như quan phủ có rộng lượng thời tha cho đã là tốt; không lẽ lại vì những kẻ bị kiện mà làm lễ cưới hộ cho họ. Huống "phủ đường" đó, một ông quan "mặt sắt" đâu có "kíp truyền" nhảm như thế?... Cho nên theo ngụ ý riêng nghĩ, bốn câu này chỉ nên cắt bỏ..."
  Lời nhận xét của Tản Đà là đúng nhưng Nguyễn Du đã theo nguyên truyện mà viết như vậy.
  Nguyên truyện: "Tri phủ hựu khiếu tả hữu tu thái kỳ cổ nhạc, hoa hồng hỉ kiệu, song song tống hồi Thúc trạch" (Quan phủ lại sai lính sắm sửa cờ vẽ, ban nhạc, đèn hoa và kiệu cưới, tiễn vợ chồng Thúc sinh về tận nhà).
  Đoạn này, Tô Nam Nguyễn Đình Diệm

Câu 1470:
Phong ba:  (gió-sóng) ý nói cơn giận giữ mạnh như sóng gió ầm ầm nổi lên.

Câu 1471:
Huệ lan:  hai thứ hoa thơm, đây ý nói vợ chồng Thúc sinh - Thuý Kiều lại được sum họp một nhà vui vẻ. Bản LVĐ 66 và 71 chép là "Huệ hương".

Câu 1472:
Mặn mà:  đắm thắm.

Câu 1473:
Mảng vui:  mải vui, những vuị.. mà quên đi mọi việc khác.

Câu 1474:
Đào đà phai thắm:  ý nói mùa xuân đã qua.

Câu 1474:
Sen vừa nảy xanh:  ý nói mùa hè đã sang.

Câu 1475:
Trướng hồ:  vách bằng giấy lấy hồ dán thành; đây chỉ chỗ phòng the.

Câu 1476:
E tình:  có sự e ngại trong lòng. Thuý Kiều nghĩ đến vợ cả của Thúc sinh là Hoạn thư ma lòng những e ngại.

Câu 1477:
Phận bồ:  phận của kẻ yếu như cây bồ liễu phải sống nhờ vào cây lớn hơn.

Câu 1477:
Chữ tòng:  chữ tòng phu, chỉ người con gái lấy chồng phải theo chồng.

Câu 1478:
Nhạn yến:  ("nhạn": ngỗng trời) chim nhạn về mùa thu, chim yến về mùa xuân. Cả câu ý nói chim nhạn chim yến đã đổi thay nhau báo hiệu mùa nọ qua mùa kia đến, thấm thoắt đã hơn nửa năm rồi.

Câu 1480:
Cát luỹ:  ("cát": dây sắn, "luỹ": cây leo) thứ dây leo, chỉ người vợ lẽ.

Câu 1480:
Tao khang:  ("tao": bã rượu, "khang": cám gạo) chỉ người vợ cả lấy từ lúc còn nghèo túng, chưa làm nên. Chữ này nguyên ở lời Tống Hoằng, đời nhà Hán. Vua Quang Vũ có người chị gái mới goá chồng muốn gả cho Tống Hoằng. Hoằng thưa rằng: "Tao khang chi thế bất khả hạ đường" (vợ từ hồi ăn bỗng cám với nhau không thể cho xuống nhà dưới được). Vua biết ý vậy rồi thôi.

Câu 1480:
Tình tao khang:  Kiều Oánh Mậu đổi là "nguyền tao khang" cho đúng nhưng vần chữ "tình" nghe thuận hơn. Ta vẫn thường nói "tình" vợ chồng chứ không ai nói "nguyền" vợ chồng.

Câu 1485:
Phi thường:  khác thường.

Câu 1486:
Rốn bể:  chỗ sâu ở dưới biển, đáy biển.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 12:17:33
 





Bấy chầy chưa tỏ tiêu hao,

1490    Hoặc là trong có làm sao chăng là?

Xin chàng liệu kíp lại nhà,

Trước là đẹp ý, sau ta biết tình.

Đêm ngày giữ mực dấu quanh,

Rày lần mai lữa như hình chưa thông!"

1495    Nghe lời khuyên nhủ thong dong,

Định lòng Sinh mới quyết tình hồi trang.

Rạng ra gửi đến xuân đài,

Thúc ông cũng vội giục chàng ninh gia.

Tiễn đưa một chén quan hà,

1500    Xuân đình thoắt đã dọn ra Cao đình.

Sông Tần một dải xanh xanh,

Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương quan.

Cầm tay dài ngắn thở than,

Chia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lời.

1505    Nàng rằng: "Non nước xa khơi,

Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.

Dễ loà yếm thắm trôn kim,

Làm chi cho mắt bắt chim khó lòng.

Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,

1510    Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh.

Dù khi mưa gió bất tình,

Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi.







Chú Thích:





Câu 1489:
Tiêu hao:  tin tức, tăm hơi.

Câu 1491:
Liệu kíp:  tính định sớm (lại nhà).

Câu 1493:
Giữ mực:  giữ trong mức độ, giữ không quá giới hạn, chỉ cứ ở trong vòng.

Câu 1494:
Rày lần mai lữa:  cứ để kéo dài ngày này qua ngày khác.

Câu 1494:
Thông:  xong xuôi; chưa thông: chưa giải quyết được cho êm xuôi, vẫn còn bị vướng mắc.

Câu 1496:
Hồi trang:  ("hồi": về, "trang": đồ dùng, quần áo) sửa soạn đồ dùng quần áo để về nhà (thăm Hoạn thư).

Câu 1497:
Rạng:  rạng sáng, mới tang tảng sáng.

Câu 1497:
Xuân đường:  cha. Xem chú thích câu 534, 1292.

Câu 1497:
Gửi:  trình với ai việc gì đó có vẻ cung kính như đi thưa về gửi.

Câu 1498:
Ninh gia:  ("ninh": về thăm, "gia": nhà) về thăm nhà.

Câu 1499:
Quan hà:  ("quan": cửa ải, "hà": sông) ý nói đường đi xa xôi cách trở.
  "Chén quan hà": chén rượu đưa tiễn người đi xa.

Câu 1500:
Xuân đình:  đây chỉ chỗ sân nhà, nơi Thuý Kiều đưa tiễn Thúc sinh.

Câu 1500:
Thoắt:  vội, chỉ trong một lát thôi. Thuý Kiều và Thúc sinh không lưu luyến nhau được nữa. Theo nguyên truyện thì lúc ấy có Thúc ông và các bạn thân đến tiễn. Thuý Kiều phải đứng sau tấm bình phong ở sân nhà không dám ra.
  Thúc sinh chỉ nói được một câu tạm biệt rồi chào phụ thân và các bạn. Chàng lên ngựa đi ra sông Hoàng Hà để đáp thuyền sang huyện Vô Tích.

Câu 1500:
Dạo ra Cao đình:  đây là nói Thúc sinh đi ngựa ra chỗ bến đò nên Nguyễn Du thay vì tả sông Hoàng Hà, đã nói đến sông Tần.

Câu 1500:
Cao đình:  nơi tiễn biệt nhau. Bản BK-TTK có ghi thêm câu cổ thi: Cao đình tương biệt xứ (chỗ biệt nhau ở Cao đình).
  Nguyên truyện để cho Thúc sinh và Thuý Kiều tâm sự với nhau trong phòng, tối hôm trước ngày đưa tiễn.
  Nguyễn Du ngược lại đã để cho Thuý Kiều tiễn chân Thúc sinh ra đến tận Cao đình và còn để hai vợ chồng quyến luyến dặn dò nhau lúc chia tay.
  "Cầm tay dài ngắn thở than,
  Chia phôi ngừng chén, hợp tan nghẹn lời"
  Ở đoạn này Nguyễn Du đã cho cô Kiều nói dài dòng tới 14 câu.

Câu 1502:
Loi thoi:  cành liễu dài ngắn không bằng nhau.

Câu 1502:
Dương quan:  tên một cửa ải ở tỉnh Cam Túc (Trung Quốc). Thơ Vương Duy có câu: "Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, tây xuất Dương quan vô cố nhân" = khuyên chàng cạn chén rượu mời, Dương quan ra khỏi vắng người bạn xưa".

Câu 1507:
Dễ loà yếm thắm trôn kim:  tục ngữ có câu: Loà được yếm thắm, khó loà được trôn kim, ý nói cái yếm thắm tuy là màu đỏ nhưng có khi vô ý cũng không biết, cái trôn kim tuy rằng nhỏ nhưng nhìn kỹ thì cũng nhận ra. Đây ý nói việc Thúc sinh lấy vợ lẽ làm sao mà giấu cho được một khi Hoạn thư để tâm theo dõi.

Câu 1508:
Bưng mắt bắt chim:  mở mắt còn khó bắt được chim huống là bưng mắt, đây ý nói khó lòng mà làm được, mà giấu được.

Câu 1509:
Đèo bòng:  dan díu, vương vít mối tình với nhau.

Câu 1510:
Nói sòng:  nói thẳng ra tất cả sự thực.

Câu 1511:
Bất tình:  bất ngờ.
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 12:20:25





Hơn điều giấu ngược giấu xuôi,

Lại mang những việc tày trời đến sau.

1515    Thương nhau xin nhớ lời nhau,

Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy!

Chén đưa nhớ bữa hôm nay,

Chén mừng xin đợi đêm này năm sau!"

Người lên ngựa, kẻ chia bào,

1520    Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

1525    Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm dài.

Kể chi những nỗi dọc đường.

Buồng trong, này nỗi chủ trương ở nhà.

Vốn dòng họ Hoạn danh gia,

1530    Con quan Lại bộ tên là Hoạn thư.

Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa,

Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày

Ở ăn thì nết cũng hay,

Nói điều dàm buộc thì tay cũng già.

1535    Từ nghe vườn mới thêm hoa,

Miệng người đã lắm, tin nhà thì không.









Chú Thích:





Câu 1518:
Ngày này:  Thúc sinh và Thuý Kiều chia tay nhau lúc sáng sớm nên bản BK-TTK đã chép là "ngày này". Nếu chép là "đêm" như bản LVĐ thì đúng với nguyên truyện: Hai vợ chồng uống rượu chia tay nhau vào đêm hôm trước.

Câu 1519:
Chia bào:  buông tay ra, không níu áo nữa.

Câu 1520:
Rừng phong:  cây phong ở bên Trung Quốc có vùng mọc thành rừng, mùa thu có sương lá đỏ tươi khắp cành.

Câu 1520:
Màu quan san:  ("quan": cửa ải, "san": núi non) màu của lá cây phong đỏ nơi núi rừng cửa ải, nơi xa xôi cách biệt. Màu ấy gợi cho ta cảnh ly biệt vẫn thường diễn ra vào mùa thu.

Câu 1521:
Chinh an:  ("chinh": đi xa, "an": cái yên ngựa) cái yên ngựa của người đi xa.

Câu 1521:
Dặm trường:  dặm dài, đường xa.

Câu 1528:
Chủ trương:  đứng đầu trông nom một việc gì.

Câu 1529:
Danh gia:  nhà có danh tiếng.

Câu 1531:
Duyên Đằng:  duyên may mắn. Vương Bột đời Đường đi thăm cha làm quan ở đất Giao Chỉ, tối hôm trước thuyền còn ở ghềnh Mã Dương nay thuộc tỉnh An Huy mà nhờ thuận gió; sáng hôm sau đã tới Đằng vương các kịp dự yến và làm một bài văn nổi tiếng là "Đằng vương các tự".
Gác Đằng vương do Đằng vương Nguyên Anh cho xây ở trên cửa sông Chương Giang thuộc tỉnh Giang Tây. Thơ Tô Thức đời Tống có câu: Thời lai phong tống Đằng vương các = thời vận đến, gió đưa tới gác vua Đằng.

Câu 1532:
Xe tơ:  xe duyên vợ chồng. Do chữ "chỉ hồng", xem chú thích câu 333.

Câu 1535:
Vườn mới thêm hoa:  nói Thúc sinh mới lấy vợ lẽ.
 
 
____________________
 





Lửa tâm càng dập càng nồng,

Giận người đen bạc ra lòng trăng hoa:

"Ví bằng thú thật cùng ta,

1540    Cùng dung kẻ dưới mới là lượng trên.

Dại chi chẳng giữ lấy nền,

Tốt chi mà rước tiếng ghen vào mình?

Lại còn bưng bít giấu quanh,

Làm chi những thói trẻ ranh nực cười!

1545    Tính rằng cách mặt khuất lời,

Giấu ta, ta cũng liệu bài giấu cho!

Lo gì việc ấy mà lo,

Kiến trong miệng chén lại bò đi đâu?

Làm cho nhìn chẳng được nhau,

1550    Làm cho đày đoạ cất đầu chẳng lên!

Làm cho trông thấy nhãn tiền.

Cho người thăm ván bán thuyền biết tay"

Nỗi nhẫn kín chẳng ai hay,

Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài.

1555    Tuần sau bỗng thấy hai người,

Mách tin ấy cũng liệu bài tân công.

Tiểu thư nổi giận đùng đùng:

"Gớm thay thêu dệt ra lòng trêu ngươi!

Chồng tao nào phải như ai,

1560    Điều này hẳn miệng những người thị phi!"







Chú Thích:





Câu 1537:
Lửa tâm:  ý nói lòng ghen nung nấu trong lòng như lửa đốt.

Câu 1538:
Đen bạc:  chỉ người ăn ở không trung thuỷ. Thiếu trung hậu, cũng như nói đơn bạc.

Câu 1538:
Trăng hoa:  ý nói chơi bời trai gái.

Câu 1541:
Nền:  nề nếp trong nhà.

Câu 1546:
Giấu cho:  cả câu ý nói chàng đã muốn giấu ta thì ta cũng sẽ có cách giấu cho chàng biết tay, tức sẽ có thủ đoạn nham hiểm hơn.

Câu 1551:
Nhãn tiền:  ngay trước mắt.

Câu 1552:
Thăm ván bán thuyền:  ý nói có mới nới cũ, mới thăm ván mà đã tính bán ngay thuyền cũ. Đây nói mới cưới vợ lẽ mà đã quên vợ cả rồi.

Câu 1554:
Gió bay mái ngoài:  việc Thúc sinh lấy vợ lẽ, kẻ nói qua người nói lại mà Hoạn thư cứ gác bỏ ngoài tai, làm như không biết gì.

Câu 1556:
Tâng công:  nịnh nọt lấy công với người trên. Bản nôm viết tân . Kiều Oánh Mậu chú: Chu Tất Đại thi: "Táo tỳ sá tân công" = Thơ Chu Tất Đại: các cô gái làm bếp khoe công mới. Như vậy "tân công" cũng có nghĩa tương tự như "tâng công".

Câu 1560:
Thị phi:  phải trái. Đây ý nói những người xấu, không biết phải trái là gì.
 
 
________________________
 





Vội vàng xuống lệnh ra uy,

Đứa thì vả miệng, đứa thì bẻ răng.

Trong ngoài kín mít như bưng,

Nào ai còn dám nói năng một lời!

1565    Buồng đào khuya sớm thảnh thơi.

Ra vào một mực nói cười như không.

Đêm ngày lòng những nhủ lòng,

Sinh đà về đến lầu hồng dưới yên.

Lời tan hợp, nỗi hàn huyên,

1570    Chữ tình càng mặn, chữ duyên càng nồng.

Tẩy trần vui chén thong dong,

Nỗi lòng ai ở trong lòng mà ra?

Chàng về xem ý tứ nhà,

Sự mình cũng rắp lân la giải bày.

1575    Mấy phen cười nói tỉnh say,

Tóc tơ bất động mảy may sự tình.

Nghĩ đà bưng kín miệng bình,

Nào ai có khảo mà mình lại xưng?

Những là e ấp dùng dằng,

1580    Rút dây sợ nữa động rừng, lại thôi.

Có khi vui chuyện mua cười,

Tiểu thư lại giở những điều đâu đâu.

Rằng: "Trong ngọc đá vàng thau,

Mười phần ta đã tin nhau cả mười.







Chú Thích:





Câu 1561:
Ra uy:  ("uy": cũng nói là oai) tỏ ra uy quyền cho mọi người phải sợ.

Câu 1565:
Buồng đào:  buồng của phụ nữ, chữ "đào" được dùng cho đẹp lời chứ không nhất thiết phải là buồng màu hồng nhạt.

Câu 1567:
Lòng những dặn lòng:  vẫn tự nhủ không để lộ sự ghen tức ra.

Câu 1568:
Lầu hồng:  chỉ nhà ở của các phụ nữ sang trọng. Thơ Lý Bạch có câu: "Mỹ nhân nhất tiếu khiên châu bạc, dao chỉ hồng lâu thị thiếp gia" = nhoẻn cười vén bức rèm châu, xa kia nhà thiếp, hồng lâu đó mà.

Câu 1568:
Lầu hồng:  đây chỉ nhà ở của Hoạn thư.

Câu 1569:
Hàn huyên:  lời hỏi thăm về sức khoẻ xem có bị ảnh hưởng gì về thời tiết khi lạnh ấm không. Sau hai chữ ấy được dùng để chỉ câu chuyện tâm tình, những lời tâm sự.

Câu 1571:
Tẩy trần:  rửa sạch bụi. Tục của người Trung Quốc xưa ở xa mới về có bữa rượu mừng gọi là chén rượu tẩy trần, có nghĩa là rửa sạch bụi tronglúc đi đường.

Câu 1572:
Nỗi lòng... mà ra:  cả câu ý nói thấy sắc mặt của Hoạn thư vui vẻ như vậy, ai ở trong lòng ra mà biết được nàng có sự ghen tuông tức giận Thúc sinh.

Câu 1573:
Ý tứ nhà:  ý tứ của Hoạn thư.

Câu 1574:
Lân la:  dần dần làm thân, tìm cách lại gần để làm thân.

Câu 1576:
Tóc tơ bất động:  ý nói Hoạn thư không hề nói động tới việc Thúc sinh lấy vợ lẽ.

Câu 1580:
Rút dâỵ.. động rừng:  rút sợi dây leo quấn ở trên cây lại sợ động cả một khu rừng. Chữ rừng bản nôm viết . Cũng có người phiên chữ là "dừng" là do chữ "dứng" tức cốt vách bằng che, nứa.

Câu 1583:
Ngọc đá vàng thau:  ngọc có thể lầm với đá, vàng có thể lẫn với thay, ý nói sự lừa dối lẫn nhau hoặc sự phân biệt thực giả mọi việc ở đời. Cả câu này và câu dưới, ý Hoạn thư muốn nói mọi việc thực giả hoặc gian dối nàng đâu có nghi ngại vì hai vợ chồng đã tin nhau tât cả rồi.
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.02.2007 12:44:17 bởi sóng trăng >

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 12:41:00





1585    Khen cho những miệng dông tiện,

Bướm ong lại đặt những lời nọ kia!

Thiếp dù bụng chẳng hay suy,

Đã dơ bụng nghĩ, lại bia miệng cười!"

Thấy lời thủng thỉnh như chơi,

1590    Thuận lời chàng cũng nói xuôi đỡ đòn,

Những là cười phấn cợt son,

Đèn khuya chong bóng, trăng tròn sánh vai,

Non quê thuần hức bén mùi,

Giếng vàng đã khổn một vài lá ngô.

1595    Chạnh niềm nhớ cảnh giang hồ,

Một niềm quan tái, mấy mùa gió trăng.

Tình riêng chưa dám rỉ răng,

Tiểu thư trước đã liệu chừng nhủ qua:

"Cách năm mây bạc xa xa,

1600    Lâm Truy cũng phải tính mà thần hôn."

Được lời như mở tấc son,

Vó câu thẳng ruổi nước non quê người.

Long lanh đáy nước in trời,

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

1605    Roi câu vừa gióng dặm dái,

Xe hương nàng đã thuận đường quy ninh,

Thưa nhà huyên hết mọi tình,

Nỗi chàng ở bạc, nỗi mình chịu đen.







Chú Thích:





Câu 1585:
Dông dài:  đặt bày ra, thêu dệt ra.

Câu 1586:
Bướm ong:  ý nói đến những chuyện chơi bời, trai gái.

Câu 1588:
Bia miệng cười:  để tiếng xấu cho người ta chê cười.

Câu 1590:
Đỡ đòn:  đỡ cho khỏi bị đánh, ý nói lảng đi cho qua việc.

Câu 1591:
Cười phấn cợt son:  cười cợt phấn son, ý nói Thúc sinh tìm mọi cách để làm cho Hoạn thư vui vẻ.

Câu 1593:
Thuần hức:  ("thuần": loài thuỷ quì, tức loài sen thường mọc ơ ao hồ vùng Giang Nam. Loại mọc ở Tây Hồ rất nổi danh; "hức": tên một loại cá như cá lư) chữ này thuộc điển thuần lư. Trương hàn ở đất Ngô Quận đời Tấn. Ông sang đất Lạc làm quan rồi một buổi gió thu bắt đầu thổi, ông nhớ tới quê nhà, liền bỏ quan mà về. Bạch cư Dị mới có thơ rằng:
  "Thu phong nhất trợ lô ngư khoái, Trương Hàn dao đầu hoán bất hồi" = Gió thu thổi, nhớ tới một gắp đũa gỏi cá lô, Trương Hán quyết lắc đầu, gọi cũng không quay trở lại.
  Ở đây vì chữ thứ tư thuộc thanh trắc nên Nguyễn Du đã đổi "thuần lư" thành "thuần hức".

Câu 1594:
Lá ngô:  lá cây ngô đồng. Cả câu tả cảnh mới sang thu, có một vài chiếc lá cây ngô đồng úa vàng đã rụng vào giếng nước.

Câu 1595:
Giang hồ:  sông hồ, đây chỉ cảnh cách biệt xa xôi khi Thúc sinh nhớ đến Thuý Kiều.

Câu 1596:
Quan tái:  cửa ải. "Màu quan tái": cũng như màu quan san, ý nói màu sắc cảnh vật về mùa thu đã gợi mối sầu ly biệt.

Câu 1599:
Mây bạc:  do chữ "bạch vân" dịch ra. Địch Nhân Kiệt đời Đường đi làm quan ở Tinh Châu, xa cha mẹ ở tận Hà Dương. Một hôm Nhân Kiệt lên núi Thái Hàng thấy một đám mây trắng bảo với người tả hữu rằng: "Nhà cha mẹ ta ở dưới đám mây ấy". Sau mây trắng được dùng để chỉ lòng nhớ cha mẹ.
  Cả câu ý nói cách xa cha mẹ đã gần cả năm rồi.

Câu 1600:
Thần hôn:  sớm tối. Do câu "thần hôn định tỉnh" = sớm tối săn sóc hầu hạ cha mẹ.

Câu 1601:
Tấc son:  tấm lòng son, đây chỉ tấc lòng.

Câu 1602:
Vó câu:  vó ngựa.

Câu 1605:
Roi câu:  cái roi để đánh con ngựa thúc cho nó đi mau.

Câu 1605:
Vừa gióng:  vừa mới cho chạy đều.

Câu 1606:
Qui ninh:  về nhà cha mẹ.
 
 

sóng trăng
  • Số bài : 1013
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.02.2006
RE: TRUYỆN KIỀU BẢN 1866 - 13.02.2007 12:46:26
 





Nghĩ rằng: "giận ghẻ hờn ghen,

1610    Xấu chàng mà có ai khen chi mình!

Vậy nên ngảnh mặt làm thinh,

Mưu cao vốn đã rắp ranh những ngày,

Lâm Truy đường bộ tháng chầy,

Mà đường hải đạo sang ngay thì gần.

1615    Dọn thuyền lựa mặt gia nhân,

Hãy đem dây thắm buộc chân nàng về.

Làm cho, cho mệt, cho mê,

Làm cho đau đớn, ê tòng cho coi!

Trước cho bõ ghét những người,

1620    Sau cho để một tiếng cười về sau!"

Phu nhân khen chước rất mầu,

Chiều con, mới dạy mặc dầu ra tay.

Sửa sang buồm gió lèo mây,

Khuyển Ưng lại chọn một vài côn quang.

1625    Dặn dò hết các mọi đường,

Thuận phong một lá vượt sang bến Tề.

Nàng từ chiếc bóng song the,

Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu.

Bóng dâu đã xế ngang đầu,

1630    Biết đâu ấm lạnh, biết đâu ngọt bùi.

Tóc thề đã chấm quanh vai,

Nào người non nước, nào người sắt son?













Chú Thích:





Câu 1609:
Ngứa ghẻ hờn ghen:  ý nói hờn ghen như ngứa ghẻ, gãi chừng nào lại ngứa thêm chừng ấy, cũng như sự hờn giận nghen tuông càng nghĩ đến lại càng tăng thêm, không sao dập tắt đi được.

Câu 1614:
Hải đạo:  đường biển.

Câu 1615:
Gia nhân:  kẻ ăn ở trong nhà.

Câu 1618:
Ê chề:  đau đớn đến tái tê cả tinh thần, xấu hổ cả mặt mũi.

Câu 1621:
Phu nhân:  vợ của vị quan chức lớn. Đây chỉ Hoạn phu nhân, vợ của Quan Lại bộ Thượng thư.

Câu 1623:
Buồm gió lèo mây:  cánh buồm và dây lèo, dây lái ý nói đi mau như gió, như mây.

Câu 1624:
Khuyển Ưng:  chó săn và chim cắt. Trong chuyện hai chữ ấy được dùng để chỉ hai tên đày tớ đắc lực của Hoạn thư, sai đi bắt Thúy Kiều.

Câu 1624:
Côn quang:  gậy gộc, ý nói đến bọn du côn, côn đồ.

Câu 1626:
Thuận phong:  xuôi theo chiều gió.

Câu 1626:
Một lá:  một lá buồm.

Câu 1626:
Biển Tề:  Thuý Kiều ở Lâm Truy thuộc về phần đất nước Tề.

Câu 1627:
Song the:  cửa sổ có căng bức màn the.

Câu 1629:
Bóng dâu:  ý nói cha mẹ đã già rồi. Xem chú thích câu 1254.

Câu 1630:
Ấm lạnh:  ý Thuý Kiều lo lắng cho cha mẹ ở nhà không biết có được mạnh khoẻ không. Xem chú thích câu 918.

Câu 1630:
Ngọt bùi:  ý Thuý Kiều lo cho cha mẹ ở nhà không biết có được phụng dưỡng đầy đủ không. Xem chú thích câu 1258

Câu 1631:
Tóc thề:  tóc cắt lúc thề nguyền với Kim Trọng.

Câu 1632:
Lời sắt son:  lời thề chung thuỷ với nhau như son không thể phai, như sắt không thể hỏng.
 
 
_________________________
 





Sắn bìm chút phận con con,

Khuôn duyên biết có vuông tròn cho chăng?

1635    Thân sao lắm nỗi bất bằng?

Liều như cung Quảng, ả Hằng, nghĩ nao!

Đêm thu gió lọt song đào,

Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời.

Nén hương đến trước thiên đài,

1640    Nỗi lòng khấn chửa cạn lời vân vi.

Dưới hoa dậy lũ ác nhân,

Ầm ầm khốc quỷ kinh thần mọc ra!

Đầy sân gươm tuốt sáng (?) loà,

Thất kinh nàng chửa biết là làm sao.

1645    Thuốc mê đâu đã rưới vào,

Mơ màng như giấc chiêm bao biết gì!

Dảy ngay lên ngựa tức thì,

Phòng đào viện sách, tư bề lửa giong.

Sẵn thây vô chủ bên sông

1650    Đem vào để đó, lận sòng ai thay?

Tôi đòi phách lạc hồn bay,

Pha càn bụi cỏ gốc cây ẩn mình.

Thúc ông nhà cũng gần quanh,

Chợt trông ngọn lửa, thất kinh rụng rời.

1655    Tớ thầy nhảy thẳng đến nơi,

Tơi bời tưới lửa, tìm người lao ....











Chú Thích:





Câu 1633:
Sắn bìm:  cây dây leo vì với thân phận làm lẽ.

Câu 1634:
Khuôn duyên:  ý nói duyên số do trời định.

Câu 1635:
Bất bằng:  không bình yên gặp nhiều trắc trở.

Câu 1636:
Cung Quảng:  cung Quàng Hàn tức cung trăng. Cả câu ý nói khi Thúc sinh đi vắng. Thuý Kiều ở nhà một mình đành liều như Hằng Nga ở trong cung Quảng một mình.

Câu 1637:
Song đào:  cửa sổ có căng màn màu hoa đào. Thực ra các chữ "đào", "sa", "the", "mai", "hồ"... dùng với chữ "song" chỉ cốt cho đẹp lời mà thôi.

Câu 1638:
Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời:  câu này tả cảnh về ban đêm lúc đã khuya, khi ấy trên trời trăng hạ huyền đã lên cao và có lác đác vài ba ngôi sao. Hình ảnh của vành trăng và ba ngôi sao ấy gợi ra chữ (tâm) khiến Thuý Kiều càng thêm nhớ Thúc sinh tức Thúc Kỳ Tâm.

Câu 1639:
Thiên đài:  bệ cao thờ ở ngoài sân tức cây hương. Ở đây phải chép là "thiên đài" mới đúng, vì theo nguyên truyện, Thuý Kiều đã vái trời: "Đê đê cao bái thiên đình" (lầm rầm khấn vái trời).

Câu 1641:
Ác nhân:  người hung ác, bọn côn đồ.

Câu 1642:
Khốc quỉ kinh thần:  ý nói bọn côn đồ hung dữ đến nỗi quỉ phải khóc, thần phải kinh.

Câu 1644:
Thất kinh:  sự mất vía mất hồn.

Câu 1648:
Phòng đào:  phòng của phụ nữ ở, màu hồng đào.

Câu 1649:
Vô chủ:  không có ai nhận làm thân nhân.

Câu 1650:
Lận sòng:  đánh tráo để lừa người ta. Cũng nói là lộn sòng.

Câu 1651:
Tôi đòi:  đày tớ trai và gái, nói chung kẻ hầu hạ trong nhà.

Câu 1651:
Phách lạc hồn bay:  ý nói sợ quá mất cả hồn vía.

Câu 1652:
Pha càn:  nhảy bừa vào, chạy vội vào.
 
 
____________
 





Gió cao ngọn lửa càng cao,

Tôi đòi tìm đủ, nàng nào thấy đâu!

Hớt hơ hớt hải nhìn nhau,

1660    Giếng sâu bụi rậm trước sau tìm quàng.

Chạy ra chốn cũ phòng hương,

Trông than thấy một đống xương cháy tàn,

Tình ngay ai biết mưu gian,

Hẳn nàng thôi lại có bàn rằng ai!

1665    Thúc ông sùi sụt ngắn dài,

Nghĩ con vắng vẻ thương người nết na.

Di hài nhặt sắp về nhà,

Nào là khâm liệm, nào là tang trai

Lễ thường đã đủ một hai,

1670    Lục trình chàng cũng đến nơi bấy giờ.

Bước vào chốn cũ lầu thơ,

Tro than một đống, nắng mưa bốn tường.

Sang nhà cha, tới trung đường,

Linh sàng bài vị thờ nàng ở trên.

1675    Hỡi ôi! Nói hết sự duyên,

Tơ tình đứt ruột, lửa phiền cháy gan!

Gieo mình vật vã khóc than:

Con người thế ấy, thác oan thế này!

Chắc rằng mai trúc lại vầy,

1680    Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau (?).







Chú Thích:





Câu 1659:
Hớt hơ hớt hải:  tả bộ dạng hoảng hốt, sớn sác.

Câu 1660:
Tìm quàng:  tìm lung tung cả, tìm vội vã.

Câu 1661:
Phòng hương:  phòng phụ nữ ở.

Câu 1666:
Nghĩ con:  nghĩ đến Thúc sinh.

Câu 1666:
Thương người:  thương Thuý Kiều.

Câu 1667:
Di hài:  thi thể cháy chưa hết còn sót lại, đống xương tàn.

Câu 1668:
Khâm liệm:  ("khâm": lấy vải bọc xác người chết, "liệm": để xác người chết vào quan tài và đặt các đồ niệm vào) bọc xác người chết trước khi niệm quan.

Câu 1668:
Tang trai:  ("tang": làm đám ma, "trai": làm đám chay) làm ma, làm chay.

Câu 1669:
Một hai:  ý nói đủ cả, không thiếu gì.

Câu 1670:
Lục trình:  đi đường bộ.

Câu 1671:
Lầu thơ:  phòng đọc sách, phòng văn. Cũng nói là "lầu thư".

Câu 1673:
Trung đường:  ngôi nhà giữa hoặc gian chính giữa nhà.
  Đây là ngôi nhà giữa. Các nhà giàu có thường làm thành ba dãy hình chữ tam gọi là tiền đường, trung đường và hậu đường (tức nhà ngoài, nhà giữa và nhà trong). Thúc ông cho đặt bàn thờ Thúy Kiều ở trung đường vì Thuý Kiều mới chết còn thờ riêng, chưa đặt bài vị thờ chung với bàn thờ tổ tiên (thường đặt ở gian giữa ngôi nhà chính hoặc tiền đường).

Câu 1673:
Đến:  chữ "đến" đã tỏ rõ được vị trí của trung đường. Thúc sinh phải qua tiền đường rồi mới đến được trung đường.

Câu 1674:
Linh sàng:  ("sàng": giường) giường thờ, bàn thờ.

Câu 1674:
Bài vị:  tấm gỗ viết tên hiệu người chết để thờ (linh vị).

Câu 1675:
Sự duyên:  ("sự": việc, "duyên": căn nguyên, gốc rễ) câu chuyện từ đầu đến cuối, kể hết đầu đuôi ngọn ngành.
  "Nói hết sự duyên": Thúc ông kể hết lại câu truyện cho Thúc sinh nghe.

Câu 1679:
Mai trúc:  chỉ vợ chồng. Xem chú thích câu 1381.
  Cả câu ý nói: tưởng rằng vợ chồng lại sẽ vui vầy sum họp.

Câu 1680:
Vĩnh quyết:  ("vĩnh": lâu mãi, "quyết": từ biệt) từ biệt mãi, không bao giờ gặp lại nhau nữa, ý nói từ biệt hẳn, kẻ sống người chết.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.02.2007 03:57:25 bởi sóng trăng >

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 110 bài trong đề mục