(url) “Nhân Văn Giai Phẩm”
Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 4 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 47 bài trong đề mục
LXMai 23.02.2007 10:53:51 (permalink)
Thảm kịch “Nhân Văn Giai Phẩm”

Kính dâng hương hồn các nạn nhân
dưới chế độ độc tài toàn trị



Nguyễn Minh Cần

Đúng 50 năm trước, khi tấn thảm kịch Cải cách Ruộng đất (1953-1956) vừa hạ màn, để lại cả một vùng nông thôn tan hoang đầy tang thương trên miền Bắc vì trận bão diệt chủng rợn người với 172008 nạn nhân (1), thì cũng bắt đầu một tấn thảm kịch khác có tên là “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm”! Lần này, nạn nhân phần lớn là những trí thức, văn nghệ sĩ có khát vọng tự do dân chủ và đầu óc suy tư độc lập. Cả thảm kịch trước cũng như thảm kịch sau đều do các lãnh tụ Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCS) đạo diễn và đều khủng khiếp chưa từng thấy trong lịch sử mấy ngàn năm của Đất nước ta.

Về cuộc CCRĐ, chúng tôi đã từng có dịp nói đến, hôm nay xin kể lại với bạn đọc về “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm”.

Bối cảnh chung

Trước hết, chúng tôi xin nói sơ qua bối cảnh chung của miền Bắc hồi giữa thập niên 50 thế kỷ trước để bạn đọc ngày nay dễ hiểu được nguyên nhân của trào lưu tư tưởng đòi tự do trong sáng tác văn nghệ cũng như đòi mở rộng dân chủ trong xã hội hồi đó.

Sau Hiệp định Genève và nhất là sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp thu miền Bắc từ tay quân đội Pháp trao trả thì một tâm trạng khao khát được tự do, nhất là tự do sáng tác, tự do suy tư nổi lên trong trí thức, văn nghệ sĩ đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời chiến tranh, chính trị được coi là “thống soái” nên cán bộ chính trị tha hồ kiểm duyệt sáng tác của trí thức, văn nghệ sĩ, từ câu văn, cấu trúc, văn phong cho đến nội dung tư tưởng. Mà than ôi, trình độ của cán bộ chính trị hồi đó quá thấp, mà lại thường kênh kiệu về cái vai trò “thống soái” của mình, họ coi thường trí thức văn nghệ sĩ là “tạch tạch sè” (tiểu tư sản) thậm chí là “đại biểu tư tưởng tư sản”. Trong chiến tranh, trí thức, văn nghệ sĩ kháng chiến phải ép mình chịu đựng tình cảnh đó, nhưng khi hoà bình đã được lập lại rồi thì họ muốn được nới rộng tự do hơn, ít nhất là trong sáng tác: ai mà không thấy xót xa đau đớn khi những “đứa con tinh thần” của mình bị cắt xén vô tội vạ! Đấy là tâm trạng chung của trí thức văn nghệ sĩ kháng chiến hồi đó.

Còn tâm trạng của dân chúng, đặc biệt là dân chúng sống trong vùng trước đây bị Pháp chiếm, là nỗi khiếp sợ bị thành kiến là dân vùng địch, bị trả thù, bị đấu tố như trong CCRĐ, khiếp sợ chế độ đăng ký hộ khẩu rất ngặt nghèo, lo sợ bị bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo, bị “mất đạo”, “mất Chúa”... Chính vì thế, một làn sóng di cư ào ạt đã nổi lên lôi cuốn cả một triệu người bỏ nhà cửa, bỏ ruộng vườn chạy vào Nam.

Sự đời éo le

Trong bối cảnh đó, hồi cuối năm 1954 đầu năm 1955, một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ đảng viên trong quân đội gồm có Trần Dần, Tử Phác, Đỗ Nhuận (về sau Đỗ Nhuận sớm xin rút lui) đã gặp Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, uỷ viên Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam (ĐLĐVN) Nguyễn Chí Thanh để đề nghị “cải tiến công tác văn nghệ trong quân đội”. Khi trình bày về những can thiệp quá đáng của cán bộ chính trị đối với các tác phẩm thì Trần Dần đã kết luận “xin trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ”. Chính cái câu nói đó làm cho Nguyễn Chí Thanh và những người lãnh đạo văn nghệ, đứng đầu là Tố Hữu, buộc tội cho nhóm văn nghệ sĩ này là “phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng”, là “tư tưởng tự do tư sản phản động”. Khốn nỗi, hồi đó, Trần Dần lại đang gặp phải bi kịch lớn trong đời riêng: anh yêu một cô gái Hà Nội (bị coi là dân vùng tạm chiếm), mà lại là một giáo dân Công giáo, lại được uỷ quyền cho thuê mấy ngôi nhà (mà chị đã tự nguyện giao lại cho chính quyền thành phố). Dưới con mắt đầy cảnh giác của Đảng hồi đó, Trần Dần bị nghi ngờ là đã “sa lưới địch”, bị “trúng viên đạn bọc đường” của tư sản. Tổ chức Đảng không đồng ý cho Trần Dần kết hôn với người yêu nhưng nhà văn vẫn cứ sống với chị ấy. Lại thêm một chuyện nữa, hồi tháng 3 năm 1955, có cuộc phê bình tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. Trong lúc đám nịnh thần tâng bốc thơ Tố Hữu lên mây thì Hoàng Cầm, Lê Đạt, Hoàng Yến, Trần Dần... lại dám nói đến mặt yếu kém của thơ Tố Hữu. Trần Dần nhận xét thơ của Tố Hữu là “nhỏ bé, nhạt nhẽo trước cuộc sống vĩ đại” và “Tố Hữu mắc sai lầm thần thánh hoá lãnh tụ”... Hồi đó mà dám phát ngôn như thế về thơ của người lãnh đạo văn nghệ đầy quyền uy thì thật là quá bạo. Vì thế, một loạt bài báo đả kích những người đã dám phê bình thẳng thắn, tiếp theo là một loạt buổi họp “kiểm thảo” (nói theo từ ngữ thời ấy, có nghĩa như hạch hỏi, truy đấu) với những lời buộc tội rùm beng, dẫn đến việc Trần Dần và Tử Phác bị bắt giam...

Khi Trần Dần còn bị câu lưu, đầu năm 1956, một số nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng, như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Văn Cao, Sỹ Ngọc, Nguyễn Văn T‎ý... chủ trương ra tập “Giai Phẩm 1956”, sau này gọi là “Giai Phẩm Mùa Xuân”, do nhà xuất bản Minh Đức ấn hành. Trong tập đó, đáng chú ý có các bài “Chống Công Thức”, “Ông Bình Vôi” của Lê Đạt, “Cái Chổi Quét Rác Rưởi” của Phùng Quán và bài thơ “Nhất Định Thắng” của Trần Dần (của đáng tội, Trần Dần không hay biết gì việc đưa bài của mình vào Giai Phẩm). “Giai Phẩm Mùa Xuân” mới ra liền bị thu hồi.

Sau ba tháng bị giam, Trần Dần và Tử Phác được thả ra. Nhưng chỉ vì một vài câu thơ trong bài “Nhất Định Thắng”, như ...“Tôi bước đi/không thấy phố/không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/trên màu cờ đỏ” và ...“Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người/Người vẫn thường hốt hoảng trước tương lai”, mà Trần Dần bị “đánh” rất mạnh, bị đem ra “luận tội” (chữ của Hoàng Cầm) là “bôi đen chế độ”, “xuyên tạc thực tế tốt đẹp của miền Bắc”, là “phản bội”...

Vươn tới tự do

Hồi năm 1956, tình hình thế giới cũng như trong nước có thêm những nhân tố kích thích lòng hăng hái phát biểu của các công dân có đầu óc suy nghĩ và có ý thức trách nhiệm xã hội. Đó là ảnh hưởng lớn lao của việc Đại hội 20 ĐCS Liên Xô (tháng 2.1956) vạch trần những sai lầm (nói đúng hơn là tội ác) trầm trọng của Stalin, ảnh hưởng của phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” của ĐCS Trung Quốc đưa ra tháng 5.1956 (hồi đó ít ai biết đó là trò ma giáo của Mao Trạch Đông và ĐCS TQ nhằm đánh bẫy những người bất đồng chính kiến cho họ xuất đầu lộ diện để sau này dễ bề tiêu diệt họ) và tiếng vang của Hội nghị Trung ương ĐLĐVN (tức là ĐCS) tháng 9.1956 chính thức thừa nhân những sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ và đưa ra nhiệm vụ “sửa sai”.

Vì thế, mặc dù “Giai Phẩm Mùa Xuân” bị thu hồi, nhưng đến tháng 8.1956 “Giai Phẩm Mùa Thu” tập I vẫn cứ ra, rồi tiếp theo là tập II. Trong tập I có những bài khá thẳng thắn, như “Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ” của Trương Tửu, “Bức thư gửi một người bạn cũ” của Trần Lê Văn và đặc biệt là bài báo bộc trực “Phê bình lãnh đạo văn nghệ” của Phan Khôi. Tờ báo tư nhân duy nhất còn lại từ thời Pháp chiếm đóng, báo “Thời Mới” của Hiền Nhân, đã coi bài này của cụ Phan là “quả bom tạ nổ giữa Hà Thành”.

Đến ngày 20.9.1956, báo “Nhân Văn” ra số 1, có ghi rõ tên người chủ nhiệm Phan Khôi, thư ký toà soạn Trần Duy. Ngay trên trang đầu, toà soạn đã tuyên bố rõ ràng: “...báo “Nhân Văn” đứng dưới sự lãnh đạo của ĐLĐVN, theo chủ nghĩa Mác-Lênin với tinh thần thực tiễn, để xúc tiến công cuộc củng cố miền Bắc, thống nhất nước nhà, để đi đến thực hiện chủ nghĩa xã hội, theo như ý muốn của Đảng cũng là ý muốn của nhân dân cả nước” (nguyên văn). Trong số 1 có một bài ngắn mang tựa đề: “Ý kiến của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Giáo sư đại học”, trong đó ông Tường trình bày ý kiến thẳng thắn về mở rộng tự do và dân chủ. Một bài khác với tựa đề: “Chống bè phái trong văn nghệ” của Trần Công với lời lẽ nhẹ nhàng, lịch sự, tác giả dám đề cập đến sự độc đoán của nhóm lãnh đạo văn nghệ. Chắc bài này đã “chạm nọc” một số quan chức văn nghệ hồi đó. Một bài thơ của Lê Đạt nhan đề “Nhân câu chuyện mấy người tự tử” với câu “Phải hiểu, phải yêu, phải quý trọng con người”. Đặc biệt nhất trong số 1 là bài ký dài của Hoàng Cầm, với tựa đề: “Con người Trần Dần”, đã kể lại bi kịch tình yêu của Trần Dần, việc Trần Dần đã hai lần bị bắt và có lần đã tự cắt cổ mình, những lần bị “kiểm thảo” vì bài thơ “Nhất định thắng” của ông. Qua bài ký đó, Hoàng Cầm đã hé tấm màn bí mật về sự đàn áp tự do tư tưởng, tự do sáng tác. Một bức ký hoạ của Nguyễn Sáng vẽ chân dung Trần Dần với vết thương chéo ngang cổ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Trong ngày báo “Nhân Văn” ra mắt số đầu tiên, cả Hà Nội nhốn nháo, sôi động, người người truyền tin cho nhau, rộn ràng chạy đi tìm mua báo, và số báo hôm đó “bán chạy như tôm tươi”. Nhiều người mua hai, ba số để gửi cho bạn bè các nơi khác. Tờ báo mới ra đời đã gây dư luận xôn xao ở Hà Nội, rồi lan xuống Hải Phòng, Nam Định và truyền đi nhiều nơi khác.

Phản pháo của Đảng

Năm ngày sau, 25.9.1956, báo “Nhân Dân” của Đảng tung ra một bài dài của Nguyễn Chương, phó trưởng ban tuyên huấn trung ương, cố tình ghép tội chính trị cho báo “Nhân Văn” là “muốn nhân việc phê bình lãnh đạo văn nghệ hẹp hòi, mệnh lệnh mà làm cho người ta tưởng rằng toàn bộ sự lãnh đạo của ĐLĐVN và toàn bộ chế độ chính trị ở miền Bắc là độc đoán, độc tài, chà đạp con người, không có nhân văn” (nguyên văn). Những ngày sau, các báo khác của Đảng đồng loạt đăng nhiều bài phê phán kịch liệt “Nhân Văn” với giọng điệu giống nhau, với lời buộc tội tương tự: báo “Nhân Văn” đánh vào đảng lãnh đạo, đánh vào chế độ.

Nhưng những bài trên báo chí “chính thống” thường quá nhiều chất “lưỡi gỗ”, kém tính thuyết phục đối với đông đảo dân Hà Nội, vì họ cảm thấy bằng kinh nghiệm bản thân là báo “Nhân Văn” nói thật. Ai chứ những ông Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo... thì chẳng lạ gì với dân Hà Nội và họ thành thực có cảm tình. Vì thế, dù bị công an doạ dẫm, các cán bộ đảng ở cơ sở răn đe, nhiều trí thức, sinh viên, giáo viên vẫn cứ công nhiên cổ động cho báo “Nhân Văn”, phản bác lại những điều báo Đảng viết. Hăng nhất là sinh viên, nơi các Giáo sư Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường giảng dạy.

Một hiện tượng nữa cho thấy ảnh hưởng của “Nhân Văn-Giai Phẩm” đối với thanh niên là hồi đó họ thường ngâm nga, như lời cửa miệng, mấy câu thơ nổi tiếng“Đem bục công an/đặt giữa trái tim người/Bắt tình cảm ngược xuôi/Theo luật đi đường nhà nước” (Lê Đạt), “Tôi bước đi/không thấy phố/không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/trên màu cờ đỏ” (Trần Dần). Tôi còn nhớ một chuyện làm dư luận ở Hà Nội hồi đó rất phẫn nộ, là theo lệnh “trên”, Sở Báo chí của Thủ tướng phủ đã phái cán bộ của Sở, tên là Thiết Vũ, đưa một bài phê phán báo “Nhân Văn” đến cho tờ “Trăm Hoa” và yêu cầu đăng. Chủ bút Nguyễn Bính không chịu nhận bài. Thiết Vũ nài ép không được, thế là anh chàng vũ phu kia đã hành hung nhà thơ. Dư luận phản đối ầm lên một dạo.

Đàn áp khủng bố

Vượt qua bao khó khăn do nhà cầm quyền gây ra, báo “Nhân Văn” ra được năm số. Đến số 6, khi nhà in đã lên khuôn, thì trưởng ban tuyên huấn trung ương Tố Hữu hô hoán ầm lên rằng trong số 6, Nguyễn Hữu Đang trắng trợn xúi giục dân chúng biểu tình trong dịp Quốc hội họp, âm mưu gây bạo loạn. Rồi... theo một kế hoạch định sẵn, những tuyên bố đồng loạt được tung lên, đặc biệt là tuyên bố của “235 văn nghệ sĩ Nam Bộ” (thật ra, đây là tác phẩm nguỵ tạo của báo “Thống Nhất”) đăng trên báo “Nhân Dân” ngày 15.12.1956 buộc tội cho báo “Nhân Văn” để cho kẻ địch lợi dụng, gây chia rẽ Bắc Nam, gây sự hiểu lầm về chế độ tốt đẹp của miền Bắc, nguy hại cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Cùng ngày đó, Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Hà Nội đã ra lệnh cấm báo “Nhân Văn”, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh ra sắc lệnh báo chí. Thế là những tờ “Trăm Hoa”, “Đất Mới”, “Giai Phẩm”... đều bị bóp chết không kèn không trống.

Về sau, số phận những người tham gia vào trào lưu Nhân Văn-Giai Phẩm này như thế nào thì chắc nhiều người đã biết. Người ta đã trắng trợn biến chuyện văn chương thành một “vụ án gián điệp”. Nhà văn nữ Thuỵ An chẳng dính dấp gì đến báo “Nhân Văn” cũng bị ghép vào nhóm “Nhân Văn” và ngày 21.1.1960 đưa ra xử trong “vụ án gián điệp” cùng với Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Bảo (nhà xuất bản Minh Đức) và Phan Tài và Lê Nguyên Chi (hai người này bị coi là tòng phạm). Nhà văn Thuỵ An và nhà hoạt động văn hoá Nguyễn Hữu Đang mỗi người lĩnh án 15 năm tù ngồi, nhà xuất bản Minh Đức – 10 năm tù ngồi, tịch thu tài sản, hai tòng phạm – mỗi ông lĩnh 5 năm tù. Nhưng đó chỉ mới là mặt nổi của tảng băng mà thôi. Số còn lại thì người ta không công khai xét xử tại toà án, nhưng lại ngấm ngầm tống vào tù, như các ông Phùng Cung, Trần Duy, Phan Tại, Hoàng Công Khanh, Tuân Nguyễn... Riêng nhà thơ Phùng Cung “âm thầm” ngồi tù đến 12 năm – từ tháng 12.1961 đến tháng 11.1972, qua nhiều nhà tù độc ác nhất trên miền Bắc, bị biệt giam nhiều lần với cùm kẹp man rợ. Nhà văn Phan Khôi, các giáo sư đại học Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh đều bị cách chức, bao vây kinh tế và quản thúc cho đến cuối đời. Có người bị đày đoạ đến đói khổ, như luật sư Nguyễn Mạnh Tường... Các văn nghệ sĩ có dính đến Nhân Văn-Giai Phẩm đều bị “kỷ luật” – trên văn bản ghi hai, ba năm, nhưng thực tế thì kéo dài đến 30 năm. Trong thời gian đó họ bị đưa đi lao động cải tạo, bị cô lập, bị “treo bút”, nghĩa là suốt 30 năm không một tác phẩm nào của họ được phép xuất bản, như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Hữu Loan, Quang Dũng...

Khốn khổ nhất là những người gọi là “Nhân Văn phường”, “Nhân Văn xã”, “Nhân Văn huyện”... tức là những người có cảm tình với “Nhân Văn” ở khắp nơi, đã từng ủng hộ, bênh vực, chuyền tay báo, thậm chí chỉ đọc hay lưu giữ báo “Nhân Văn”, đều bị công an địa phương ghép tội “liên quan với “Nhân Văn”, thế là suốt đời bị kỳ thị, bị nghi ngờ. Mà “cái án” này thì không bao giờ được xoá cả. Đó là khổ nạn của người dân có chút đầu óc suy nghĩ.

Trận đòn chí mạng mà ĐCS đánh vào trào lưu Nhân Văn-Giai Phẩm không chỉ gây đau thương cho hàng trăm, hàng ngàn con người, mà nghiêm trọng nhất là nó đã đánh gục hầu như cả một thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ miền Bắc, dìm họ trong nỗi khiếp sợ triền miên, đè bẹp trí sáng tạo của họ, tạo nên một nếp nghĩ theo công thức chết cứng của Đảng, tạo nên một thứ “văn nghệ minh hoạ” (hay còn gọi là “văn nghệ phải đạo”) tồi dở. ĐCS đã làm cho cả một nền văn học, nghệ thuật, văn hoá, giáo dục bị lụn bại, méo mó, què quặt, thụt lùi hàng mấy chục năm trời so với trước. Suy cho cùng, đây chính là tội ác lớn nhất của Đảng đối với Dân tộc.

Hồn tự do bất diệt

Một điều cần nhấn mạnh, dù đảng cầm quyền đàn áp tàn bạo trào lưu dân chủ đến thế nào đi nữa, nhưng trong lòng Dân tộc, hồn tự do bất diệt vẫn sống mãi, khát vọng dân chủ mãnh liệt vẫn sục sôi, khi có điều kiện thì lại bùng lên không thể nào dập tắt được. Hồi năm 1987, sau nhiều năm cầu xin, cuối cùng thì “Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ” được thành lập, do nhà cách mạng lão thành Nguyễn Hộ làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ đã phát huy tinh thần tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và dù không được phép vẫn cho ra báo “Truyền Thống Kháng Chiến” với 2 ngàn bản in. Câu lạc bộ đã dám thảo luận những vấn đề chính trị rất hóc búa, như yêu cầu Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm công việc của mình trước Trung ương, yêu cầu thi hành kỷ luật những bộ trưởng, thứ trưởng phạm sai lầm để cho 10 triệu dân miền Bắc bị đói năm 1987, yêu cầu Trung ương đừng “độc diễn” khi Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mà để cho Quốc hội được bầu cử dân chủ... Đảng cầm quyền tức giận, bắt đầu đàn áp những người tham gia Câu lạc bộ thì ông Nguyễn Hộ – người đảng viên với 50 tuổi đảng – đã tuyên bố ra khỏi ĐCSVN (1990).

Trong năm 1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói” cho văn nghệ sĩ – sự thật là chỉ tạm thời nới lỏng dây trói thôi – thì giới trí thức, văn nghệ sĩ, các nhà báo đã biết nhân cơ hội đó vươn lên. Nhà văn Nguyên Ngọc đã đưa ra bản “Đề cương đề dẫn thảo luận ở hội nghị đảng viên bàn về sáng tác văn học”, một lần nữa đặt lại quan hệ giữa văn học và chính trị, phản đối dung tục hoá mối quan hệ này, phản đối sự “tuyệt đối hoá chính trị, tuyệt đối hoá sự chi phối tất yếu của chính trị đối với văn học” (nguyên văn), nói một cách khác văn học đòi “tự do”, đòi thoát khỏi sự đè đầu cưỡi cổ của “đảng tính”. Thật ra cũng không khác mấy yêu cầu đòi Đảng “trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ” mà Trần Dần đã đưa ra hồi cuối năm 1954 đầu năm 1955, khởi đầu cho trào lưu “Nhân Văn-Giai Phẩm”. Một phong trào sáng tác mạnh mẽ đã được dấy lên: nhiều tác phẩm vang dội một thời đã xuất hiện, như “Thời Xa Vắng” (1986) của Lê Lựu, “Tiểu Thuyết Vô Đề” “Thiên Đường Mù” và “Bên Kia Bờ Ảo Vọng” (1987) của Dương Thu Hương, “Ly Thân” (1987) của Trần Mạnh Hảo, “Lời Khai Của Bị Can” (1987) của Trần Huy Quang, “Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Gì” (1988) của Phùng Gia Lộc, “Tiếng Đất” (1988) của Hoàng Hữu Cát, “Mùa Lá Rụng Trong Vườn” (1985) của Ma Văn Kháng, “Tướng Về Hưu” của Nguyễn Hữu Thiệp... Văn thơ của Nguyễn Minh Châu, Trần Vàng Sao, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Bùi Minh Quốc, Thanh Thảo, hội hoạ của Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Bửu Chỉ, kịch nghệ của Lưu Quang Vũ, Tất Đạt... đã để lại những dấu ấn đẹp cho thời kỳ đó. Những đổi thay của báo chí cũng khá tích cực, nổi bật là tuần báo “Văn Nghệ” dưới thời tổng biên tập Nguyên Ngọc, “Sông Hương” với tổng biên tập Tô Nhuận Vĩ, “Lang Bian” với tổng biên tập Bùi Minh Quốc, “Tuổi Trẻ” với tổng biên tập Vũ Kim Hạnh. Cũng cần nhắc đến vai trò của ông Trần Độ, hồi đó là trưởng Ban Văn nghệ Trung ương đã có công thuyết phục Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Bộ chính trị ra nghị quyết 05 (công bố đầu tháng 12.1987) với tinh thần nới rộng tự do cho văn nghệ sĩ, phần nào đã có tác dụng mở đường cho các tác phẩm tốt ra đời. Về ấn phẩm bí mật thì phải kể đến tờ “Diễn Đàn Tự Do” do Giáo sư Đoàn Viết Hoạt chủ trương. Một thời gian sau thì đảng cầm quyền hoảng sợ, lại siết chặt dây trói, lại bày ra “vụ án Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ”, đưa vào tù các ông Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Đình Mạnh... cuối cùng là ông Nguyễn Hộ, “vụ án Lang Bian” với việc khai trừ khỏi ĐCS và quản chế nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và đàn áp Hội Văn nghệ Lâm Đồng. Ông Nguyên Ngọc, bà Vũ Kim Hạnh đều bị gạt ra khỏi cương vị tổng biên tập các báo họ đã phụ trách. Các nhà tu hành từng ủng hộ ĐCS trong cuộc chiến tranh miền Nam, đến khi họ cất tiếng nói chính nghĩa cũng bị đàn áp, tù đày, quản chế, như Linh mục Chân Tín, ông Nguyễn Ngọc Lan... Đó là chưa nói đến vụ án Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt với mức án cực kỳ nặng.

Đấu tranh không ngừng

Trong tình hình vô cùng khó khăn đó, cuộc đấu tranh đòi dân chủ hoá vẫn không ngừng tiến tới. Các nhà cách mạng lão thành Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Lê Giản, La Văn Lâm, Nguyễn Văn Trấn, Ngô Thức, Trần Độ, Nguyễn Văn Đào, Hoàng Hữu Nhân, Lê Hồng Hà, Trần Dũng Tiến, Vũ Huy Cương... đã cất cao tiếng nói chính nghĩa của mình. Ông Nguyễn Hộ đã cho ra tập luận văn “Quan Điểm Và Cuộc Sống”, ông Nguyễn Văn Trấn – tập tạp luận “Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội”, ông Hà Sỹ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) – ba tập sách “Dắt Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ”, “Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân” và “Chia Tay Ý Thức Hệ”, Trần Thư – “Người Tù Bị Xử Lý Nội Bộ”, Hoà Thượng Thích Quảng Độ – “Nhận Định Những Sai Lầm Tai Hại Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Đối Với Dân Tộc Và Phật Giáo Việt Nam”, ông Trần Độ – “Hồi Ký”, Tiêu Dao Bảo Cự – “Nửa Đời Nhìn Lại”, Trần Khuê – “Đối Thoại”... Nhiều người khác, như Lữ Phương, Nguyễn Kiến Giang, Nguyên Phong Hồ Hiếu, Nguyễn Thanh Giang, Vũ Cao Quận... cũng đã công bố những luận văn, những nghiên cứu của mình để chỉ rõ con đường tất yếu phải dân chủ hoá Đất nước. Cũng chính trong thời gian này, một tờ báo bí mật nhỏ nhắn viết rất hay mang tên “Người Sài Gòn” mà người ta đồ rằng do Ông Già Chợ Đệm Nguyễn Văn Trấn làm. Tờ báo được những người dân chủ đón nhận rất nồng nhiệt.

Bước vào thế kỷ mới, nhà văn Bùi Ngọc Tấn cho ra “Chuyện Kể Năm 2000”, nhưng bị thu hồi ngay, ông Nguyễn Thanh Giang tự xuất bản “Suy Tư Và Ước Vọng” cũng bị tịch thu. Tướng Trần Độ định cho ra “Nhật Ký Rồng Rắn” nhưng bị công an cướp đoạt ngay khi sắp đưa đi photocopy. Ông Vũ Cao Quận định ra cuốn “Gửi Lại Trước Khi Về Cõi” cũng bị chặn lại và tước ngay.

Nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho quyền tự do phát biểu của mình bằng sự mất tự do, tức là bằng nhiều năm cầm tù, quản chế, bằng những sách nhiễu thường xuyên của nhà cầm quyền...

Phong trào sôi động

Ngày 21.2.2001, từ Thanh Minh thiền viện ở Sài Gòn, Viện trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã công bố “Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam” với sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước rất rõ ràng và cụ thể. Đến năm 2005, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, thay mặt Cao Trào Nhân Bản, đã đưa ra “Lộ Trình 9 Điểm Nhằm Dân Chủ Hoá Việt Nam”. Và đặc biệt là ngày 8.4.2006, 118 nhà tranh đấu cho dân chủ trong nước đã tung ra bản “Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006” có tính chất cương lĩnh của phong trào dân chủ, minh định mục tiêu, phương pháp đấu tranh của những người dân chủ. Tuyên Ngôn đó được nhiều người trong nước nhiệt tình đón nhận, tính đến nay đã có trên 2 ngàn người khắp các tỉnh thành trong cả nước can đảm ký tên và được người Việt ở hải ngoại hoan nghênh nồng nhiệt. Tuyên Ngôn 2006 cũng được dư luận thế giới biết đến và ủng hộ. Mười mấy ngày sau, vào ngày 15.4.2006, tờ bán nguyệt san “Tự Do Ngôn Luận” do Linh mục Têphanô Chân Tín làm chủ nhiệm đã ra số đầu tiên từ trong nước mà không cần xin phép. Đây là một tờ báo giấy được phổ biến ở khắp ba miền đồng thời được đưa lên mạng lưới điện tử. Cho đến ngày 15.11.2006, tờ “Tự Do Ngôn Luận” ra được 15 số. Đó là một cố gắng rất lớn của những người chủ trương và những người ủng hộ bán nguyệt san. Nhà văn Hoàng Tiến cùng với bốn nhà trí thức ở Hà Nội định ra tờ báo in “Tự Do Dân Chủ” vào ngày 15.8.2006 thì ba ngày trước đó công an đã xông vào nhà thô bạo lùng sục, cướp đi mọi phương tiện, nên tờ báo in không ra được.Tuy nhiên, đến ngày 2.9.2006 báo “Tự Do Dân Chủ” điện tử đã xuất hiện trên mạng. Và ngày 15.9.2006, tờ bán nguyệt san “Tổ Quốc”, tiếng nói từ suy tư và ước vọng của nhân dân Việt Nam, cũng đã ra số 1 từ trong nước do những cây bút trong nước với sự cộng tác của một số cây bút ngoài nước. Đến nay tờ “Tổ Quốc” đã ra được 5 số. Đây cũng là báo giấy đồng thời là báo điện tử.

Về mặt tổ chức cũng đã xuất hiện những tập hợp, những hiệp hội, nghiệp đoàn rất độc đáo trong năm nay. Ngày 8.5.2006, các bạn trẻ du học sinh Việt Nam ở nhiều nước, như Nguyễn Tiến Trung, Hoàng Lan... đã cùng một số sinh viên, học sinh trong nước thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ và Tập Hợp này đã có những hoạt động của tuổi trẻ rất ngoạn mục. Tiếp đến, ngày 1.6, ông Hoàng Minh Chính đã tuyên bố phục hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam, thực chất là cho ra đời một Đảng Dân Chủ mới gọi là Đảng Dân Chủ (XXI) với Cương Lĩnh và Điều Lệ hoàn toàn mới. Ngày 8.9, Đảng Thăng Tiến Việt Nam đã tuyên bố thành lập với Cương Lĩnh đấu tranh rõ ràng và có cơ quan đại diện đặt ở nhiều nước. Đến ngày 16.10, sau bao nhiêu ngày tháng vận động vất vả, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền đã thành lập. Đây là cố gắng lớn để tập hợp mọi lực lượng đấu tranh cho dân chủ vào một mặt trận có tính đại diện rộng rãi. Ngày 20.10, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời với sứ mệnh đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao động Việt Nam, chống ách áp bức bóc lột người lao động. Đây là một sự kiện rất mới trong sinh hoạt chính trị của Việt Nam đến nỗi bà Cù Thị Hậu, đại diện cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã kêu gọi tại Quốc Hội Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cần phải tăng cường giúp đỡ cho Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam không thì Công Đoàn Độc Lập Việt Nam sẽ tranh thủ mất quần chúng công nhân. Để ủng hộ cho phong trào công nhân lao động trong nước, từ ngày 28 đến ngày 30.10, “Hội Nghị Warszawa 2006” quy tụ nhiều đại biểu từ nhiều nước trên thế giới đã họp tại đại sảnh Quốc Hội Cộng Hoà Ba Lan và đã bầu ra Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, đánh dấu sự kết hợp hài hoà và chặt chẽ cũng như sự ủng hộ lẫn nhau giữa phong trào trong nước và ngoài nước. Cũng cần nói rõ là ngày 27.10, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đã tuyên bố thành lập, Hội tuyên bố sẽ kết nạp tất cả mọi tù nhân chính trị, lương tâm và tôn giáo đã từng bị tù đày dưới chế độ độc tài toàn trị trước và sau năm 1975. Tin chắc rằng Hội Ái Hữu này sẽ có số hội viên rất đông đảo ở khắp mọi miền đất nước. Còn đến ngày 30.10, Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông Việt Nam đã ra đời với các đại biểu công nhân và nông dân. Nếu tất cả các tổ chức này chịu khó đi sâu vào quần chúng và hoạt động vì lợi ích thiết thực của quần chúng, đồng thời biết tự bảo vệ mình, thì cái lực lượng quần chúng này sẽ có sức mạnh lớn lao.

Về mặt đấu tranh của quần chúng, thì một hiện tượng nổi bật nhất trong đầu năm nay là phong trào đình công, biểu tình của công nhân lao động đã bùng nổ, bắt đầu từ Sài Gòn Bình Dương, Vũng Tàu rồi lan rộng ra toàn miền Nam, lan ra miền Trung, miền Bắc thu hút đến trên 100 ngàn người tham gia đấu tranh, bất chấp sự cản trở ngăn cấm của nhà cầm quyền. Các cuộc đình công biểu tình này hoàn toàn có tính tự phát với những yêu sách đơn thuần về mặt kinh tế. Tuy vậy, chúng cũng phần nào mang màu sắc chính trị rõ rệt, vì chúng đi ngược lại ý muốn của kẻ cầm quyền, phơi bày cái mặt thật của đảng cộng sản và giai cấp cầm quyền, ngoài miệng tự xưng là đảng của giai cấp công nhân, chính quyền của công nhân và nhân dân lao động, nhưng lại ra mặt bênh vực giới chủ nhân, đàn áp công nhân lao động, thậm chí bắt bớ nhiều người cầm đầu của công nhân. Một phong trào nữa bền bỉ, dai dẳng hàng chục năm nay, vừa qua lại bột phát mạnh mẽ hơn nữa là phong trào khiếu kiện của dân oan. Những đoàn dân oan từ các tỉnh khắp nước kéo về Hà Nội, Sài Gòn để đòi lại đất đai, nhà cửa bị cưỡng chiếm bởi bọn “cường hào ác bá” mới. Nhiều đại biểu dân oan đã liên kết với những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, có nhiều người đã ký tên vào bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006, điều đó làm cho kẻ cầm quyền rất lo sợ. Vấn đề đất đai ngày nay đã trở thành vấn đề sinh tử của quần chúng, người ta đã lao vào đấu tranh không còn biết sợ nữa. Đó là một điểm rất mới của phong trào quần chúng hiện nay. Chẳng hạn, như cuộc đấu tranh vừa qua của nhân dân ba xã huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã kéo lên Hà Nội để khiếu kiện đất đai. Hàng ngàn dân chúng đã kéo đến trước cửa trụ sở Quốc Hội 35 phố Ngô Quyền phản đối việc lấy đất đai của họ để xây dựng khu đô thị Văn Giang, theo như dự án đã được chính phủ thông qua. Quần chúng đứng chật ních trên vỉa hè trước trụ sở Quốc Hội, bao vây cả ngày liền đêm trong năm ngày, làm cho Văn phòng Quốc Hội phải đóng cửa mấy ngày liền, nhân viên của Văn phòng phải đi cửa sau để đến chỗ làm việc. Trong lúc đó, lực lượng công an chỉ đứng dưới đường chứ không dám hung hăng can thiệp như trước. Đây là biểu hiện rõ nét của sức mạnh quần chúng khiếu kiện.

Thế là trên chặng đường gian khổ đầy máu và nước mắt dài dằng dặc suốt 50 năm qua, biết bao chiến sĩ dân chủ đã bị hy sinh, đã bị đày đoạ khốn khổ trong ngục tù, nhưng hàng loạt các chiến sĩ khác vẫn tiếp tục dũng cảm xông tới không ngừng để chống lại bạo quyền và thúc đẩy cuộc đấu tranh hoà bình, bất bạo động nhằm chuyển hoá Đất nước ta từ chế độ độc đảng toàn trị sang chế độ dân chủ đa nguyên, đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn thể dân ta.

Điều đáng mừng là bên cạnh các nhà tranh đấu cho tự do dân chủ không mệt mỏi trong nhiều năm qua, như các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Văn Trấn, Trần Độ, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Trần Dũng Tiến, Vũ Huy Cương, Vũ Cao Quận, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Mai Thái Lĩnh, Hoàng Tiến, Trần Khuê, như hai‎ vị đại lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, các nhà tu hành Thích Tuệ Sỹ, Thích Thiện Hạnh, Thích Thiện Minh, Thích Không Tánh, Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Lê Quang Liêm, v.v... đã xuất hiện thêm nhiều chiến sĩ dân chủ mới rất dũng cảm, năng động, thông minh, sắc sảo, như Nguyễn Vũ Bình, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Phương Nam Đỗ Nam Hải, Trần Mạnh Hảo, Bạch Ngọc Dương, Phan Thế Hải, nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thuỷ, hai mục sư Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính, các luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Bùi Kim Thành, v.v...2 Ngay cả những cán bộ đảng viên, những cựu công thần của ĐCS, như các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi, tướng Nguyễn Nam Khánh, cựu phó thủ tướng Đoàn Duy Thành, cựu thứ trưởng Bộ công an Nguyễn Tài... cũng đã cất cao tiếng nói thẳng thắn vạch mặt những kẻ lãnh đạo độc tài mang tính lưu manh trong Đảng, như Đỗ Mười, Lê Đức Anh. Một số cán bộ đảng viên đã từng giữ những trọng trách trong ĐCS cũng đã nhập cuộc vào việc vận động dân chủ theo cách riêng của họ, như các ông Phan Đình Diệu, Nguyễn Trung Thành, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Luật sư Trần Lâm, Đặng Văn Việt, Trần Quốc Toản, v.v...

Cũng rất đáng mừng là ngày nay, việc kết hợp đấu tranh giữa trong nước và ngoài nước đã chặt chẽ và nhịp nhàng hơn trước. Cộng đồng người Việt hải ngoại đã có nhiều khả năng chi viện cho phong trào trong nước, cũng như khả năng vận động chính giới của các nước dân chủ, vận động dư luận và các tổ chức quốc tế yểm trợ cuộc đấu tranh để dân chủ hoá Đất nước ta, nhờ đó đã tạo thêm được nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho phong trào trong nước.

Tất cả những điều đó đem lại niềm tin vững chắc cho mọi người đang tranh đấu vì tự do dân chủ: dù có gian nguy thế nào đi nữa, dù kẻ thù của tự do dân chủ có đàn áp, khủng bố ác liệt đến thế nào đi nữa, nhưng cái chế độ độc tài toàn trị lỗi thời nhất định sẽ bị thay thế bởi thể chế dân chủ đa nguyên, có khả năng tạo điều kiện cho Đất nước tiến lên mạnh mẽ, đem lại tự do, công bằng xã hội và phúc lợi chung cho mọi công dân.

Moskva, 11.11.2006

Ghi chú:
1. Số nạn nhân dẫn theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam” gồm 3 tập, tập I (1945-1954), tập II (1955-1975), do Viện Kinh tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội. Trong sách có ghi rõ CCRĐ đã tiến hành ở 3563 xã với 10 triệu dân số mà tỷ lệ địa chủ được quy định là 5% (xem tr.85-86 tập II) thì số bị quy là “địa chủ” phải lên tới trên 500 ngàn người.
2. Chúng tôi chỉ xin dẫn tên những người trong nước, và chắc chắn là còn thiếu sót nhiều. Xin bạn đọc lượng thứ.

Bài do tác giả gởi đến cho DCVOnline


Re: Thảm kịch “Nhân Văn Giai Phẩm”
2006-11-15 02:40:37


Địa đạo
Củ chi

Bất kì tổ chức nào trên con đường vươn tới sự hoàn mỹ đều phải có những sai sót nhất định,Đảng cộng sản cũng không ngoại lệ.

Nhân văn giai phẩm và cải cách ruộng đất ...là những sai lầm như bao sai lầm khác.

Có thể có một số người bị chết oan ức nhưng điều có là cần thiết chọ sự trưởng thành của cả một đất nước và dân tộc.  Sự mất mát của họ cũng như hàng triệu người khác đã ngã xuống cho một Việt nam tươi sáng như ngày nay.

Không nên ôm mãi hận thù của dĩ vãng,hãy hoà cùng dòng chảy của cách mạng để vươn tới tương lai.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.05.2007 21:49:22 bởi TTL >
#1
    LXMai 23.02.2007 11:02:30 (permalink)
    15 Tháng 2 2007 - Cập nhật 15h10 GMT



    Vĩnh biệt trụ cột Nhân văn giai phẩm




    Các nhà văn, nhà báo Hà Nội tham gia diễn đàn Talawas tới viếng ông Nguyễn Hữu Đang

    Nhiều nhà văn có tiếng đã tiễn đưa ông Nguyễn Hữu Đang về nơi an nghỉ cuối cùng tại Việt Nam vào ngày mùng 10 vừa qua.
     
    Ông qua đời ngày mồng 8 tháng Hai năm 2007, hưởng thọ 94 tuổi.
    Ông Nguyễn Hữu Đang được coi là một cột trụ của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm hồi cuối thập niên 1950.

    Ông cũng từng giữ các chức vụ thứ trưởng Bộ Thanh Niên, thứ trưởng Bộ Tuyên Truyền thuộc nội các đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
    Thập niên 1960, ông Nguyễn Hữu Đang đã bị giam cầm nhiều năm tại Hà Giang vì chống lại chế độ "cực quyền toàn trị " của đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông còn bị buộc tội 'làm gián điệp'.
    Nhà phê bình văn học Đặng Tiến hiện đang sống tại Pháp nói ông Nguyễn Hữu Đang có nhiều thành tích về văn hoá, nhưng người ta lại biết tới vai trò của ông trong thời kỳ Nhân văn giai phẩm nhiều hơn.

    Nghe phỏng vấn ông Đặng Tiến

    Được biết, ông Nguyễn Hữu Đang hoạt động cách mạng từ thập niên 1940, tham gia tích cực phong trào truyền bá quốc ngữ, sau đó phụ trách mảng thanh niên trong phong trào Việt Minh.
    Ông Đang chính là người đã xây dựng khán đài tại Quảng trường Ba Đình để Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập, theo bản vẽ của hoạ sỹ Lê Văn Đệ.
    Về sau này, ông bị cho là người lãnh đạo phong trào Nhân văn Giai phẩm.
    Theo ông Đặng Tiến, ông Nguyễn Hữu Đang gia nhập Đảng Cộng Sản từ năm 1947, nhưng tới năm 1951 thì ông hầu như không còn liên hệ gì với Đảng.
    Ông Đặng Tiến cho biết, ông còn giữ một bài viết của ông Nguyễn Hữu Đang đăng trên báo Nhân Văn số bốn, với tiêu đề "Cần phải chính quy hơn nữa".
    Trong bài viết này, ông Nguyễn Hữu Đang đòi Việt Nam phải có một chế độ pháp lý rõ ràng, một bản hiến pháp mới và xây dựng nền dân chủ pháp trị.
    Trong bài có đoạn: "Do pháp trị thiếu sót mà cải cách ruộng đất đã hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có một chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng bên Bờ Hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn mất ngủ. Cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà. Ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung..."
    Ông Nguyễn Hữu Đang được phóng thích theo nội dung Hiệp Định Paris, sau 15 năm bị tù.
    Khi ông Đang qua đời, báo chí trong nước hầu như không đăng bài nhắc tới ông.
    Tuy nhiên mới đây, chủ tịch nước Việt Nam đã ký quyết định trao Giải thưởng Nhà nước cho bốn nhà thơ thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm là các ông Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Trần Dần và Phùng Quán. Trong số này chỉ có hai ông Lê Ðạt và Hoàng Cầm là còn sống.
    -----------------------------------------------------------
    Lê Quang Huy, TP HCM
    Lịch sử ĐCS Việt Nam gắn liền với bốn sự kiện lớn "long trời lở đất" : Cải cách ruộng đất, vụ án Nhân văn - Giai phẩm, vụ án Xét lại - chống Đảng, Cải tạo tư sản. Cả 4 sự kiện đó đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng, bức hại hàng vạn người phải bỏ nước ra đi. Tôi vô cùng khâm phục các văn nghệ sĩ đã dám đấu tranh chống chế độ đảng trị muốn bóp nghẹt tiếng nói của nhân dân. Họ đã không chấp nhận làm văn nô cho Đảng, cúi đầu tung hô cường quyền.
    Xin thắp lên một nén hương tưởng nhớ hương hồn cụ Đang và những nạn nhân của vụ án Nhân văn - Giai phẩm. Đảng CSVN đừng mong dùng bạo lực mà diệt được tiếng nói đòi tự do của nhân dân.

    Mai Ninh, VN
    Cha tôi nói, ông hối hận vì tin vào những tuyên truyền sai lệch, bịp bợm, đầy ác ý mà nghĩ rằng cụ Nguyễn Hữu Đang là "phản động". Dẫu sao, biết hối, biết lỗi, thì vẫn còn chất "người". Cha tôi bảo thế.

    Tô Ngọc Bình
    Xin bái vọng hương hồn cụ,cùng lời tri ân và sự thương tiếc vô vàn. Đọc bài này tôi mới thấy được công lao vô cùng to lớn của những nhà cách mạng VN, trong đó có những nhà văn, nhà báo thực sự góp phần vào chiến thắng thần thánh giành độc lập cho đất nước, và tranh đấu cho tự do, hạnh phúc của dân tộc, tiếc thay những vị hiền tài đã thất thế sa cơ, và cho đến hôm nay dân tộc VN vẫn chưa có được chủ quyền như tiền nhân kỳ vọng.

    Ẩn danh
    Tai họa gây nên cho nhóm Nhân văn giai phẩm, chính phạm là ngài Tố Hữu. Nguyên bị đều đã qua trang. Nhưng cần biết đây là phương sách " tiên hạ thủ vi cường "của hầu hết những người làm chính trị.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070215_nguyenhuudang.shtml
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.02.2007 11:05:34 bởi LXMai >
    #2
      LXMai 23.02.2007 11:09:11 (permalink)
      22 Tháng 2 2007 - Cập nhật 06h13 GMT
       
      Nhân Văn-Giai Phẩm được tặng giải





      Nhà thơ Hoàng Cầm cùng ba người bạn được trao Giải thưởng Nhà nước

      Bốn trong số các nhân vật chính của “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm” đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước, cùng 154 người khác.
       
      Đây là giải thưởng văn nghệ lớn thứ hai ở Việt Nam sau giải Hồ Chí Minh.
      Các nhà thơ Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm được tặng giải vì các tác phẩm “có giá trị cao về văn học nghệ thuật, ca ngợi đất nước, nhân dân, góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

      Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22.02.07, nhà thơ Hoàng Cầm, năm nay 86 tuổi, sống ở Hà Nội nói rằng phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm thực chất là một tiếng nói đòi thay đổi cách lãnh đạo văn nghệ.
      Ông nói mong muốn duy nhất của Nhân Văn-Giai Phẩm là có tự do sáng tác chứ không hề muốn "chống Đảng, chống nhà nước."

      Phỏng vấn nhà thơ Hoàng Cầm 


      Ông cũng tỏ ý buồn rằng các bạn hữu như Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung v.v. đã không còn sống để thấy giải thưởng hôm nay.
      Theo ông, thực tế là từ năm 1958 đến nay, tức là 2007, vụ Nhân Văn Giai Phẩm mới "được giải tỏa", vì trước đó, bắt đầu từ thời Đổi Mới, mọi thứ được phục hồi nhưng không công khai.

      Nhận xét về thời nay, nhà thơ Hoàng Cầm nói văn nghệ sĩ đã được tự do sáng tác nhưng nhiều khi tự do đã bị lạm dụng quá mức.
      Ông mong rằng các nhà văn, nghệ sĩ trẻ viết gì cũng cần giữ lòng tự trọng và vì đất nước.


      'Xin lỗi'


       Nhân Văn Giai Phẩm hồi đó cũng chỉ mong có tự do sáng tác
       
       
      Nhà thơ Hoàng Cầm

      Tại buổi họp báo hôm 13-2, bên cạnh quyết định chung tặng giải thưởng cho 154 nhà văn, nghệ sĩ, Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam đã đọc riêng bốn quyết định trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho bốn người từng chịu vạ vì vụ Nhân Văn - Giai Phẩm thập niên 1950.
      Nhân Văn - Giai Phẩm - tên của hai tờ báo có tuổi thọ ngắn ngủi - được dùng để chỉ phong trào đòi nới rộng tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ, trí thức miền Bắc.

      Nó bắt đầu từ năm 1955 và bị chính thức dập tắt năm 1958.

      Các văn nghệ sĩ có dính đến Nhân Văn-Giai Phẩm đều bị kỷ luật. Mặc dù trên văn bản chỉ ghi khoảng hai, ba năm, nhưng thực tế, đa số bị treo bút, cô lập suốt 30 năm cho đến ngày Việt Nam tiến hành Đổi Mới năm 1986.
      Nhà văn Đỗ Chu - thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học - được báo trong nước dẫn lời rằng Giải thưởng Nhà Nước có thể xem là "lời xin lỗi của anh em đối với các anh”.

      Trả lời báo điện tử VietNamNet, nhà thơ Lê Đạt nói: "Đây là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không."
      Ông nói thêm: "Các tác phẩm của bạn bè tôi trong Nhân Văn Giai Phẩm có giá trị khác nhau nhưng đều xứng đáng với giải thưởng."
      Còn nhà thơ Hoàng Cầm thì nói với BBC rằng ông nghe thấy người ta kể lại rằng khi "trung ương Đảng họp để quyết định về giải thưởng cho Nhân Văn Giai Phẩm, vẫn có những người chống lại".

      Theo ông, điều đó cho thấy đến cả hôm nay không phải ai trong hệ thống chính trị cũng hài lòng với việc phục hồi Nhân Văn.

      Giải thưởng Nhà nước kèm theo số tiền trị giá 60 triệu đồng.
      Năm nay, Giải thưởng Hồ Chí Minh, với tiền thưởng 100 triệu đồng, được trao cho các tác giả, nghệ sĩ: Đình Quang, Anh Thơ, Đặng Nhật Minh, Hải Ninh và Bùi Đình Hạc.

      Lễ trao giải sẽ được chính thức tiến hành vào tháng Ba.

      -------------------------------------------------------------------
      EM, San Jose
      Tôi còn nhớ thời gian cựu Tuớng Trần Độ trông coi Nhân Văn Giai Phẩm thì ông ta kình địch với Trần Dần và viết bài chê bai Trần Dần chỉ vì ganh tị tài năng. Khoảng năm 1998 khi Trân Dần quá cố thì Trần Độ cũng không màng chia buồn và khoảng vài năm sau Trần Độ mới tỉnh hẳn nguời ra và đòi đuợc quyền tự do viết lách. Thật là oái oăm "Đỉnh cao trí tuệ loài người."
       
      Minh Đức, Montreal, Canada
      Đây là giải thưởng trao cho văn, nghệ sĩ mà không phải cho tác phẩm nào cụ thể của họ. Tôi cho rằng ngay cả một số văn, nghệ sĩ có viết một số bài trong các số báo Nhân Văn Giai Phẩm hay bất cứ báo chí nào khác, không đồng ý với đường lối văn hóa, văn nghệ của nhà nước thì với các tác phẩm khác họ vẫn xứng đáng được khen tặng. Không cần phải đến bây giờ mà đáng lẽ phải từ lâu lắm rồi. Điều này có nghĩa là nên tách rời tác phẩm và con người. Một văn, nghệ sĩ có thể có một số tác phẩm không hay, có chứa đựng nội dung không hay, nhưng nếu họ có các tác phẩm hay khác thì các tác phẩm khác vẫn đáng được ca ngợi và tác giả vẫn nên được có quyền sáng tác. Tác phẩm nào dở, xấu thì chê tác phẩm đó, đừng bắt tội mà trù dập cả đời người nghệ sĩ, cấm họ sáng tác.

      http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070222_state_awards.shtml
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.02.2007 11:11:54 bởi LXMai >
      #3
        LXMai 23.02.2007 22:04:34 (permalink)
        Post #: 4
         
        1. Cải cách ruộng đất
        2. Nhân văn - Giai phẩm
        3. Xét lại - chống Đảng
        4. Học Tập Cải Tạo
        5. Cải tạo tư sản
         
        >>>>>>>>>>>>>
         
        .....
         
        1) Quá khứ hận thù Quốc Cộng
        Có thể quy lỗi cho chiến tranh có yếu tố ngoại nhập như ông từng đề cập, chiến tranh đã chấm dứt, và cũng không cần tranh cãi là ai phải chịu trách nhiệm về quá khứ hận thù này, nên trả về cho lịch sử phán xét.
        Một câu hỏi cần đặt ra là có cần thiết để kêu gọi quên loại quá khứ này không? Có thể quên được chăng? Một khi quá khứ này đã gắn liền với con người từ lúc nhỏ cho đến khi cận kề ranh giới của cuộc sống. Theo quy luật tự nhiên con người càng lão hóa lại càng mong muốn ôn lại quá khứ.
        Nên chăng để cho vấn đề này tự lụi tàn theo quỹ thời gian còn lại của mỗi người?
         
        2) Quá khứ hận thù dân tộc
         
        Đây là loại hận thù phát xuất từ những chính sách sai lầm nhằm thực hiện Xã Hội Chủ Nghĩa trên đất nước Việt Nam của đảng cộng sản như cải cách ruộng đất, vụ án “Nhân văn Giai phẩm”, “vụ án xét lại”, “cải tạo công thương nghiệp”, “đánh Hoa kiều”, “bán bãi lấy vàng, đẩy dân ra biển đông”“chính sách cải tạo đối với quân nhân, dân chính của Việt Nam Cộng Hoà”. Loại quá khứ hận thù dân tộc này giữa người cộng sản và dân tộc xảy đến cho tất cả gia đình hai miền Bắc Nam có thể ảnh hưởng đến nhiều thế hệ chứ không riêng gì thế hệ trong chiến tranh.
        Loại quá khứ hận thù này xảy ra trong thời gian hòa bình, hoàn toàn không có yếu tố ngoại nhập.
         
        Như vậy, phải khẳng định rõ ràng là:
         
        ....

          http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=115&nid=107413
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.05.2007 01:23:30 bởi LXMai >
        #4
          LXMai 24.02.2007 23:04:50 (permalink)
           
           http://www.bbc.co.uk/vietnamese/index.shtml
          #5
            LXMai 24.02.2007 23:29:19 (permalink)
            23 Tháng 2 2007 - Cập nhật 11h47 GMT
             
            Nguyễn Hữu Đang và Nhân văn Giai phẩm
             
            Đặng Tiến
            Viết cho BBC từ Orleans, Pháp
             
             
            Học giả Nguyễn Hữu Đang qua đời hôm 8-2-2007
             
            Đám tang học giả Nguyễn Hữu Đang, qua đời vào tuổi 94, tại Hà Nội ngày 8-2-2007 hốt nhiên nhắc đến một nhân vật tưởng đã chìm vào quên lãng, mặc dù đã tham dự vào nhiều biến cố lịch sử trọng đại.
             
            Các cơ quan truyền thông trong nước không mấy đề cập đến sự kiện, trong khi ngoài nước, báo chí, nhất là trên mạng, đã đưa nhiều thông tin.
             
            ...
             
            http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070223_nguyenhuudang.shtml
            #6
              LXMai 24.02.2007 23:38:01 (permalink)
              23 Tháng 2 2007 - Cập nhật 11h47 GMT

              Nguyễn Hữu Đang và Nhân văn Giai phẩm
              Đặng Tiến
              Viết cho BBC từ Orleans, Pháp

              ....

              Chủ yếu Chủ yếu họ nhắc lại vai trò của Nguyễn Hữu Đang trong thời kỳ chống Pháp, bị bắt từ 1930, tham gia Mặt Trận Dân chủ Đông Dương (1937-1939), hội truyền bá Quốc ngữ (1938-1945), phong trào Văn Hóa Cứu Quốc (1943-1946), Ủy Ban Giải phóng Dân Tộc tại Tân Trào 1945…
              Ông là người tổ chức ngày lễ tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, xây dựng khán đài để Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội.

              Ông là người tổ chức ngày lễ tuyên ngôn độc lập 2-9-1945, xây dựng khán đài để Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội.

              Vai trò chỉ đạo báo Nhân Văn
               
              Báo giới ngoài nước đều nhất loạt ghi nhận vai trò chủ yếu của Nguyễn Hữu Đang trong phong trào Nhân văn Giai phẩm (1956-1958).
              Mạng lưới Diễn Đàn gọi ông là lãnh đạo, Talawas cho là chủ chốt, mạng Nhịp Cầu Thế Giới dùng từ thủ lĩnh. Tài liệu thời chửi bới Nhân văn Giai phẩm tại Hà Nội, cũng nói vậy. Báo Nhân Dân, dưới ngòi bút Như Phong khẳng định Nguyễn Hữu Đang trực tiếp chỉ đạo từ đầu đến cuối công cuộc phá hoại bằng báo chí ấy (12-5-1958).

              Hồng Vân, bút danh của Hoàng trung Thông, còn chi tiết và chì chiết hơn: "Ngay từ số đầu, tờ Nhân Văn đã lộ rõ là một tờ báo chính trị. Bề ngoài do Phan Khôi và Trần Duy chủ trương, bề trong chính một tay Nguyễn Hữu Đang lo liệu, từ tiền bạc đến bài vở."

              "Phần lớn những bài quan trọng đều do hắn trông coi và sửa chữa, hoặc đội tên người khác để viết." (Báo Văn Nghệ, số 12 tháng 5-1958)


               Ngay từ số đầu, tờ Nhân Văn đã lộ rõ là một tờ báo chính trị. Bề ngoài do Phan Khôi và Trần Duy chủ trương, bề trong chính một tay Nguyễn Hữu Đang lo liệu, từ tiền bạc đến bài vở. 
              Hồng Vân, tức Hoàng Trung Thông

              Mạnh Phú Tư cũng viết đại khái như vậy: "Người ta không thấy tên tuổi Nguyễn Hữu Đang trên những số đầu báo Nhân Văn, nhưng chính hắn là linh hồn của tờ báo. Hắn tìm tiền, tìm giấy và biết bài nhưng lại ký tên người khác…" (Báo Độc Lập, 24-4-1958).

              Nguyễn Hữu Đang là đầu não của tạp chí Nhân Văn. Số 1 ra ngày 20-9-1956, được Tố Hữu cho là lá cờ phản cách mạng, đánh thẳng vào Đảng và nhà nước, chống lại nền chuyên chính dân chủ nhân dân (…)

              "Trong khi cuộc bạo động phản cách mạng đã nổ ra ở Hung ga ri, càng như đổ dầu vào lửa (…) Còn Nguyễn Hữu Đang, hắn vẫn tiếp tục làm vai trò của kẻ tổ chức phá hoại…" (Báo cáo 4-9-1958, sau khi báo đã bị đóng cửa sau 5 số).

              Tội phá hoại chính trị
               
              Do đó, Nguyễn Hữu Đang bị quy vào tội "phá hoại chính trị", một tội trạng hết sức trầm trọng dưới chế độ Cộng Sản. Ông bị bắt năm 1958 và năm 1960 lãnh 15 năm tù, là cái án nặng nhất so với các bạn cùng liên lụy đến "vụ án Nhân văn Giai phẩm".

              Bị biệt giam ở Hà Giang, được phóng thích 1973 theo Hiệp Định Paris, Nguyễn Hữu Đang là người Việt Nam duy nhất không nghe tiếng máy bay, không biết có chiến tranh Việt-Mỹ.

              Nhưng người đọc ngày nay vẫn tò mò: sự kiện diễn biến ra sao? Sao chỉ vì dăm ba bài báo, mà tội trạng và bản án nặng thế ?

              Theo lời "tự thú" của Trần Dần, một trong vài ba nhà văn đầu tiên trong quân đội đã phát động phong trào đối kháng từ đầu 1955 : "Đến lớp học 18 ngày, Nguyễn Hữu Đang từ lâu nằm phục xuống, sau nhờ cơ hội này đứng dậy phất cờ, nếu không có Đang sẽ không có tham luận với những đề nghị : gặp Trung Ương, ra báo, v.v…. và cũng không có tờ Nhân Văn" (báo Văn Nghệ số 12 , tháng 5-1958).

              "Tự thú" là những lời bị cưỡng bách, nhưng chúng ta thử lần theo đó để tìm lại chuỗi sự kiện.

              Lớp học 18 ngày
               
              Lớp học 18 ngày, từ 1 đến 18 tháng 8-1956 là một đợt học tập do Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ thuật triệu tập tại Hà Nội, gồm hơn 300 cán bộ tham dự trong giới văn nghệ và khoa học xã hội.

              Mục đích chính thức là để nâng cao trình độ lý luận, thực tế là để uốn nắn, rèn cặp giới văn nghệ, nhưng kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại.




              Báo Văn Nghệ quy ông Đang là chỉ đạo "tờ báo chính trị" Nhân Văn
              Lớp học 18 ngày xảy ra trong một hoàn cảnh chính trị, xã hội, tâm lý hết sức đặc biệt.

              Về nội tình Việt Nam, dự án Tổng tuyển cử sau hai năm Hiệp định Genève đã không được thực hiện, viễn ảnh thống nhất đất nước sụp đổ. Việc này, lúc ấy và ngày nay, ít ai nói lên, nhưng trong ý thức hay tiềm thức người làm chính trị, người quan tâm đến đất nước, nhất định là có hoang mang.
              Đồng thời là cuộc thất bại đẫm máu của Cải Cách Ruộng Đất gây công phẫn, chia rẽ sau cuộc cải tạo thương nghiệp và tư sản làm kinh tế kiệt quệ. Xã hội không biết cơ man nào tệ đoan vì không có công pháp mà chỉ có công an pháp.

              Lẻ tẻ, đã có những phong trào nhân dân nổi dậy như ở Quỳnh Lưu, Nam Định và vài nơi miền núi. Trường Chinh trong báo cáo ngày 13-3-1958 trước Mặt trận Tổ quốc đã nêu lên bối cảnh này.
              Cùng thời điểm này, giới trí thức biết đại khái tin tức về Đại Hội lần 20 của đảng Cộng Sản Liên Xô.

              Đầu năm 1956, trong đó Khơ Rút Sốp công khai thừa nhận sai lầm của Đảng. Người dân Việt Nam tự hỏi : thế Đảng Ta có sai lầm không? Cải Cách Ruộng Đất thì sao? Báo cáo Khơ Rút Sốp lại yêu cầu Đảng, Nhà nước, Công Đoàn, … phải tôn trọng luật pháp Xô Viết.

              Vậy Việt Nam thì sao?

              Ngoài ra, còn có tin những phong trào dân chủ nổi dậy ở Ba lan, Hung ga ri, (và sẽ bùng nổ vào tháng 10 sau đó).
              Họa vô đơn chí : từ tháng 5-1956, Trung Quốc tung ra phong trào "Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng" qua diễn văn của Lục định Nhất, được một tạp chí đại học Hà Nội dịch ra từ tháng 7, và được báo Nhân Dân loan tin ngày 5 tháng 8, nghĩa là đúng vào lớp học 18 ngày.

              Nhân văn Giai phẩm, khát vọng một thời đại
               
              Văn nghệ sĩ là những tâm hồn bén nhậy. Họ lại là những người chịu thiệt thòi và o ép trong cuộc sống.
              Vậy trong tình hình xã hội căng thẳng, trước thời cuộc quốc tế thôi thúc, họ phải làm gì? Họ có trách nhiệm gì? Tình cờ họ được tụ họp đông đảo ở lớp 18 ngày, nên có sự đồng thuận về mặt tư tưởng hay tâm cảm.
              Nguyễn Hữu Đang nhớ lại : "Ở thời đó thì tư tưởng gọi là đấu tranh phê bình của anh em văn nghệ cũng lên cao lắm. Thành thử tư tưởng đấu tranh của tôi gặp tư tưởng đấu tranh của anh em, cho nên cuối cùng gặp nhau thành phong trào Nhân văn Giai Phẩm (…)."

              "Anh em có một điểm gặp nhau là dù thế nào đi nữa cũng không thể chấp nhận đựơc cái chế độ cực quyền, chế độ toàn trị là cái biến dạng của chuyên chính vô sản." (NHĐ trả lời Thụy Khuê, đài RFI).




               Tư tưởng đấu tranh của tôi gặp tư tưởng đấu tranh của anh em, cho nên cuối cùng gặp nhau thành phong trào Nhân văn Giai Phẩm
               

              Nguyễn Hữu Đang là người đứng tuổi, có uy tín, thành tích, óc tổ chức, tư tưởng chính trị, nên có khả năng tập hợp các khuynh hướng phản kháng. Trong lớp 18 ngày, đại diện cho tổ 2, ngày 26/8, ông đã đọc bản tổng kết phê phán nảy lửa , nhắc lại vụ án Trần Dần, chuyện giải thưởng văn học, nạn bè phái, chuyên quyền.
              Ông nói : "Bất cứ vấn đề gì, tổ chúng tôi cũng thấy cái nút cuối cùng ở chỗ lãnh đạo."

              Thậm chí ông còn đòi hỏi, quyết liệt và cay đắng : phải làm một cuộc cải cách ruộng đất trong văn nghệ (trích theo Hồng Vân, bài đã dẫn). Nói khác đi, ý ông muốn thay đổi hoàn toàn guồng máy lãnh đạo.

              Báo Nhân văn số 1 đã tóm lược bản tham luận:

              1. Đường lối lãnh đạo văn nghệ của Trung ương Đảng hẹp hòi, gò bó do nhận thức không đúng về mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ,
              2. Trung ương Đảng chưa có một chính sách cụ thể hẳn hoi về văn nghệ,
              3.Tổ chức (bộ phận trực tiếp lãnh đạo văn nghệ) không hợp lý và không trong sạch, nguy hiểm nhất là có tính chất bè phái.
              4.Bản tham luận này trước khi đem đọc đã được bàn tán và chờ đợi nhiều, khi đem đọc nó được hoan hô nhiệt liệt (17 lần vỗ tay dài) và sau khi đọc đã có vang dội rất lớn (tr. 5-6)

              Đấu tranh chính trị : dân chủ tự do
               
              Sau đó Nguyễn Hữu Đang viết những bài xã luận, ký tên thật, bắt đầu từ Nhân Văn số 4, ngày 5-11-1956, đăng ở trang nhất. Đó là bài "Chính quy hơn nữa", đòi hỏi một xã hội pháp trị, thi hành hiến pháp, tạo quyền hành cho ngành tư pháp, cái mà ngày nay ta gọi là xã hội công dân.
              Số 5, ngày 15-12, trong bài "Hiến Pháp Việt Nam và Hiến Pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ như thế nào", ông đòi thực thi hiến pháp 1946, với những quyền : tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú đi lại trong nước và ra ngoài nước.

              Ông viện dẫn điều 87 trong hiến Pháp Trung Hoa 1954, thừa nhận các quyền nói trên, thêm quyền tổ chức tuần hành thị uy.




              Ông Nguyễn Hữu Đang có công lớn trong truyền bá quốc ngữ

              Ông còn cảnh báo: "chuyên chính với nhân dân thì cần xét kỹ. Nếu không, hậu quả sẽ tai hại lớn.
              Nguyên nhân sâu xa của những biến cố ở Ba Lan và Hung ga ri là vì thiếu dân chủ, tại sao lại hiểu ra là thiếu chuyên chính."

              Bên cạnh bài này, lại có bài Lê Đạt, ký tên Người Quan Sát, thông tin và bình luận "bài học về Ba Lan và Hung ga ri" về những cuộc nổi dậy vừa mới xảy ra.

              Trên số 6, dự tính có bài dữ dội của Nguyễn Hữu Đang, nhưng báo bị tịch thu ngay tại nhà in. Vì vậy, tờ báo bị lên án là khiêu khích, kêu gọi biểu tình lật đổ chế độ.

              Đôi bờ định mệnh. Oan khiên và vinh dự
               
              Mục đích bài này là truy niệm bậc hào kiệt Nguyễn Hữu Đang, bằng cách nhắc lại chính xác và ngắn gọn vai trò chủ yếu của ông trong việc xuất bản tạp chí Nhân Văn, mà về sau để lên án, chính quyền đã đánh đồng chập choạng thành nhóm Nhân Văn Giai phẩm.

              Thời gian từ Giai phẩm đến Nhân văn chỉ vỏn vẹn trong một năm, 1956, và "nhóm" này - nếu có thật – chỉ kết hợp trong "lớp học 18 ngày" và không thành một tổ chức nào chính thức. Do đó, những từ : lãnh đạo, lãnh tụ, thủ lĩnh… vừa là vinh dự, vừa là oan khiên thái quá cho ông.
              Vinh dự phù du ; mà oan khiên đăng đẳng.

              Nguyễn Hữu Đang bị tù, biệt giam trong 15 năm, sau đó bị quản thúc tại quê hương Thái Bình non 20 năm. Và trong tang lễ của ông, đại diện chính quyền đọc điếu văn còn nhắc tội trạng : "phạm sai lầm tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm".

              Trong lịch sử nhân loại, vô số người tranh đấu cho tự do, dân chủ đã bị tù đày, lưu đày, thiệt mạng, biệt tích. Nhưng không có ai sai lầm.
              Sai lầm chỉ ưu đãi phía cường quyền và bạo lực.

              Viết ngày 20/02/2007


              http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070223_nguyenhuudang.shtml
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.02.2007 23:42:33 bởi LXMai >
              #7
                LXMai 24.02.2007 23:45:18 (permalink)
                Nguyễn Hữu Đang và Nhân văn Giai phẩm

                 
                Đặng Tiến
                Viết cho BBC từ Orleans, Pháp
                 
                .....
                 
                Sai lầm chỉ ưu đãi phía cường quyền và bạo lực.
                Viết ngày 20/02/2007
                -----------------------------------------------------------------------
                 
                Trung, Hamilton, Canada

                Tôi không đồng ý với ông Đặng Tiến là Nguyễn Hữu Đang không sai lầm. Có đấy chứ ! Sai lầm của ông là " quá thông minh, quá nhạy bén" - quá "trong sáng và thẳng thắn" nghĩ sao nói vậy và tưởng ai cũng yêu nước như mình mà chịu nghe lời nói phải.
                Ông đã đi trước xã hội của ông, thời đại của ông hàng mấy chục năm. Vì vậy, giải thưởng cho những "đồng chí" của ông như Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt... cũng phải phát chậm lại đến mấy chục năm sau !!
                 
                http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070223_nguyenhuudang.shtml
                #8
                  LXMai 24.02.2007 23:48:43 (permalink)
                  Phạm Xuân Nguyên
                  Ông Đang

                  Mỗi số phận chứa một phần lịch sử
                  (E. Evtushenko)
                  1. Họp mặt cuối năm tạp chí Tia Sáng, vừa thấy tôi ló mặt vào hội trường Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Lê Đạt vẫy lại nói: “Anh Đang mất rồi, Nguyên”.

                  “Mất lúc nào vậy anh?

                  “Sáng nay (8/2/2007).”

                  “Trước anh Quán một ngày (nhà thơ Phùng Quán mất vào ngày âm là 22 tháng Chạp).”

                  “Ừ. Sáng ngày ông Công đưa ma.”

                  “Nơi nào đứng ra làm tang lễ, anh?”

                  “Tao bảo thằng Quốc (Dương Trung) đứng ra, nhân danh Hội truyền bá Quốc ngữ. Cứ để anh em trong nhóm làm mãi. Mà mày viết một bài về anh Đang đi.”

                  “Anh viết mới phải chứ, cùng hội cùng thuyền. Em là lớp hậu sinh.

                  "Hậu sinh càng phải viết. Mà mày cũng cùng hội chứ sao!"

                  Tan họp, gọi điện thoại cho một anh bạn thân quen, tổng biên tập của một tờ báo có tiếng: "Ông Nguyễn Hữu Đang mất, tôi muốn viết một bài." – "Không được ông ơi. Có chỉ thị rồi!"

                  Về nhà mở email, có thư của anh Nguyễn Ngọc Giao ở nhóm Diễn Đàn từ Paris với chữ URGENT: "Choa thân mến, vừa nghe tin ông Nguyễn Hữu Đang từ trần hôm qua. Choa có thông tin gì (xác nhận, précision...) thì cho biết ngay nhé."


                  2. Tôi biết gì về ông Đang?

                  Tôi không biết gì về ông Đang!

                  Tháng 11/1992, nhà thơ Phùng Quán đưa tôi một giấy mời:


                  "Mừng sống dai
                  Nguyễn Hữu Đang chiến sĩ kách mệnh. Trưởng ban tổ chức ngày đại lễ của đất nước Tuyên ngôn Độc lập mùng 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội. 1992 (Nhâm Thân) 80 xuân ngồi trầm tư tại bản quán trong căn hộ độc thân - nguyên cái chái bếp của tập thể giáo viên trường phổ thông cơ sở thôn Trà Vy, xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Chúng tôi Phùng Cung và Phùng Quán (em kết nghĩa) xin trân trọng kính mời: đúng 10 giờ 30 ngày 20 tháng 11 năm 1992 đến tại nhà riêng chúng tôi số 10 Thụy Khuê - khu tập thể giáo viên trường Chu Văn An, uống chung rượu khổ sâm mừng sự sống dai.
                  Phùng Cung và Phùng Quán”

                  In cùng những dòng này là bức ảnh ông Đang ngồi trong xó nhà của mình ở Thái Bình sáng mồng một tết Nhâm Thân (1992) kèm dòng chữ “Nguyễn Hữu Đang. Tám mươi xuân - trai tân - độc thân”. Mặt sau giấy mời là bản chụp lại trang bìa tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số đặc biệt kỷ niệm 45 năm Cách mạng tháng Tám (1990) ghép với phần chụp bài viết trong tạp chí đó nói về vai trò của Nguyễn Hữu Đang, trưởng ban tổ chức Ngày tuyên bố Độc lập 2/9/1945. Phần chụp này là đoạn công bố hai bức thư do Nguyễn Hữu Đang viết gửi ông Thị trưởng Hà Nội.

                  Thư 1:

                  “Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội

                  Bộ Tuyên truyền của Chính phủ Lâm thời sẽ tổ chức ngày 2-9-1945 một Ngày Độc lập. Muốn cho ngày ấy có một tính cách thiêng liêng, Ban Tổ chức chúng tôi yêu cầu Ngài hạ lệnh cho các chùa chiền, nhà thờ phải cho mở cửa, quét tước sạch sẽ và đốt trầm hương suốt ngày hôm ấy để mừng Ngày Độc lập.

                  Kính thư
                  Nguyễn Hữu Đang”

                  Thư 2:

                  “Kính gửi ông Thị trưởng Hà Nội

                  Nhân Ngày Độc lập, chúng tôi yêu cầu Ngài cho treo cờ ở vườn hoa Ba Đình và hai bên những phố lân cận. Còn về lễ chào quốc kỳ, chúng tôi nhờ ngài cho sửa soạn một chiếc cột cao 12 thước tây và bánh xe (poulie); sẽ có chỉ thị về chỗ dựng cột cho phu Toà Thị chính.

                  Kính thư
                  Nguyễn Hữu Đang”

                  Tôi đã bỏ lỡ dịp gặp ông Đang lần đầu này do “nhát sợ” trước một lời khuyên (chuyện đó tôi đã kể trong bài viết “Nhớ ông Quán”). Mãi sau tôi mới gặp ông khi ông Quán mất và những dịp giỗ ông Quán. Gặp nhưng vẫn không biết gì về ông. Ông Đang vẫn là một khối bí ẩn đối với tôi.

                  Trong một lần giỗ ông Quán, khi ấy vẫn ở tại nhà bên Hồ Tây, nhân nhắc lại chuyện mừng thọ ông Đang, có người đã chép lại cho tôi bài thơ làm ngay dịp đó tặng “người sống dai”:


                  Bốn mặt Tây Hồ bát ngát trông
                  Nơi đây bè bạn tới mừng ông
                  Sống dai tám chục còn dư sức
                  Chết ẻo trong tù có uổng công
                  Tuyệt thế nhân gian ờ cứ thế
                  Bắc Hà “hào kẹt” có tên ông
                  Thân hữu xa gần nâng cốc rượu
                  Trăm năm duyên nợ biết bao xong!
                  (Tùng Quân)

                  “Hào kẹt” là viết chại của “hào kiệt” để hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.


                  3. Khi Đổi mới xướng lên, nhiều vấn đề tồn đọng của lịch sử hiện đại Việt Nam được xới ra, lật lại, nhiều nhân vật bị khuất lấp được chiếu sáng. Ông Đang với tư cách một yếu nhân của Hội truyền bá Quốc ngữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trách nhiệm tổ chức Ngày lễ Độc lập 2/9/1945 dần dần hiện hình trở lại trên dòng thời gian và lịch sử. Nhưng điều đó không thành được sự “bảo chứng” để nói về ông Đang với tư cách một nhân vật chủ chốt của phong trào Nhân văn-Giai phẩm, như nhiều người mong đợi. Cho đến hôm nay, khi ông nằm xuống, vụ việc này vẫn chưa được bạch hoá và con người ông trong đó vẫn bị che phủ, dẫu đã nửa thế kỷ trôi qua.

                  Trong một bản viết cho một nhà nghiên cứu nước ngoài về phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm vào cuối tháng 11/1998 tại Hà Nội, ông đã phân tích nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này như sau:


                  “1. Ý thức, tư tưởng chủ đạo của phong trào là chống lại sự biến chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ chế độ chuyên chính thông thường đã bắt đầu có xu hướng hướng cực quyền (còn gọi là toàn trị, tiếng Pháp là totalitarisme, tiếng Anh là totalitarianism) trong đó con người bị cưỡng bức toàn diện, triệt để nhiều khi tàn nhẫn đến vô nhân đạo, phi nhân văn, biến con người bị trị thành nô lệ của một tập đoàn thống trị ít người và duy ý chí tuy nhân danh cách mạng mà hành động, nhưng hiệu quả khách quan của hành động lại phản tiến hoá.

                  Sự biến chất này do ảnh hưởng tai hại của chủ nghĩa Stalinchủ nghĩa Mao Trạch Đông, cả hai đều tự nhận là chủ nghĩa Mác-Lênin! Rất tiếc là lúc ấy Đảng Cộng sản Việt Nam tin là như thế.

                  Phong trào còn lo ngại đáng lẽ chế độ chuyên chính vốn chỉ là một biện pháp bất đắc dĩ cách mạng phải dùng đến, trong thời gian ngắn gọn tiếp theo liền Tổng khởi nghĩa, để củng cố chính quyền vừa mới giành được, nhưng khi nó đã trở thành chế độ cực quyền, toàn trị, nó sẽ kéo dài không thời hạn, nghiễm nhiên tự coi như hình thái “đích thực”, “chân chính” của chủ nghĩa xã hội khoa học mà loài người mong ước sau những mò mẫm vô hiệu quả của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

                  2. Ý thức, tư tưởng chống đối này âm ỷ từ lâu trong lòng những người trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam, ngay trong các đợt chỉnh huấncải cách ruộng đất được tiến hành song song với kháng chiến đánh thực dân Pháp mấy năm cuối. Đến năm 1956, gặp hoàn cảnh thuận lợi, nó nổ bùng ra thành động cơ sôi nổi của một cuộc đấu tranh mãnh liệt trong nội bộ dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó sẽ tồn tại mãi trong lịch sử Việt Nam như một cái mốc đánh dấu bước chuyển tiếp từ giai đoạn đấu tranh giành độc lập sang giai đoạn đấu tranh giành dân chủ.

                  Việc chuyển hướng là cần thiết, nó phù hợp với một tất yếu lịch sử, đáp ứng nhu cầu đời sốngtiến hoá xã hội. Trước mắt, nó là nguyện vọng cao cả của nhân dân. Chính Cụ Hồ, trước khi vĩnh biệt cuộc đời cũng để lại một lời tuyên bố nổi tiếng - sau khi đã nêu ra khẩu hiệu cho toàn dân: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” - vừa mạnh bạo nhận trách nhiệm, vừa thắm thiết ân tình: “Nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì”. Nếu chúng ta hiểu “tự do” đây là dân chủ thì câu nói chí tình của ông cụ không xa cách cái thiện chí của phong trào Nhân văn-Giai phẩm nhiều lắm”.

                  Ông Đang viết tay, những từ những đoạn in đậm là của ông.


                  4. Tôi đang đọc tiểu thuyết Sách cười và lãng quên của Milan Kundera. Đây là đoạn mở đầu của tác phẩm này:


                  “Tháng hai 1948, nhà lãnh đạo cộng sản Klement Gottwald đứng trên ban công một cung điện baroc ở Praha diễn thuyết trước đám đông hàng trăm nghìn công dân tụ tập trên quảng trường Thành phố Cũ. Đây là một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử xứ Bohêm. Một thời khắc định mệnh mà nghìn năm chỉ xảy ra một hay hai lần.

                  Gottwald được vây giữa các đồng chí của mình, đứng sát ngay cạnh ông là Clementis. Tuyết rơi, trời lạnh, Gottwald để đầu trần. Clementis đầy ân cần cởi chiếc mũ lông không vành của mình ra và đặt nó lên đầu Gottwald.

                  Ban Tuyên huấn của Đảng đã cho in ra hàng trăm nghìn bản tấm ảnh chụp cái ban công nơi Gottwald đội chiếc mũ lông không vành đứng giữa các đồng chí đang nói chuyện với nhân dân. Chính trên cái ban công đó đã bắt đầu lịch sử của xứ Bohêm cộng sản. Tất cả trẻ em đều biết tấm ảnh này vì đã thấy chúng trên các áp phích, trong sách giáo khoa hay trong các bảo tàng.

                  Bốn năm sau, Clementis bị kết án phản bội và bị treo cổ. Ban Tuyên huấn của Đảng lập tức cho ông ta biến khỏi Lịch sử, và dĩ nhiên cũng biến khỏi tất cả các tấm ảnh. Từ đây, Gottwald chỉ còn một mình trên cái ban công. Nơi trước đây Clementis đứng giờ chỉ còn lại bức tường trống của cung điện. Còn về Clementis thì chỉ còn lại chiếc mũ lông không vành trên đầu Gottwald.” (Theo bản tiếng Pháp Le livre du rire et de l’oubli, Gallimard, Paris, 1985).

                  5. Đám tang ông Đang diễn ra sáng ngày ông Táo Bính Tuất về giời (10/2/2007) tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Một liên danh các cơ quan có dính dáng đến những ngành nghề ông Đang từng làm đứng ra chủ tang: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban liên lạc Hội truyền bá Quốc ngữ, Ban liên lạc Hội diệt dốt, Báo Văn Nghệ... Trưởng ban tang lễ là ông Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quan chức cao nhất đến viếng là bà Thứ trưởng bộ này. Ông Bộ trưởng bộ này bận việc, gửi vòng hoa đến viếng. Bà Ngô Thị Kim Thoa (vợ ông Phùng Cung) và bà Vũ Bội Trâm (vợ ông Phùng Quán) chít khăn tang lên đầu, viếng xong, đứng cùng thân quyến ông Đang bên linh cữu chịu tang, thay chồng làm bổn phận người em.




                  Tôi cùng nhà văn Nguyên Ngọc viếng ông Đang một vòng hoa trắng. Khá nhiều vòng hoa trắng viếng ông Đang. Chị bán hoa tang bảo: cụ ấy không vợ không con thì hoa trắng là đúng rồi, nhưng thọ thế thì em sẽ viền thêm hoa cúc vàng xung quanh. Lại bảo: anh đứng đây chờ em làm hoa xong để theo anh mang vào, chứ đám này bọn em không được tự mình mang hoa vào trong cho khách như các đám khác. Tôi hỏi vì sao. Chị ta bảo là họ đặt biển báo kia rồi.



                  Tôi đi tới cổng nhà tang lễ và thấy một tấm biển nền đỏ chữ vàng có chân đứng đặt ở lối ra vào: “Chú ý: Khách đến viếng vui lòng tự mang hoa vào. Xin cảm ơn”. Biển làm sẵn thế này là dùng cho những lúc cần dùng như thế này. Vào viếng cùng lượt với chúng tôi là nhà thơ Dương Tường mang vòng hoa bị hàng hoa đề sai tên mình thành ra rất tếu với ông Đang “Thương tiếc Anh, Dương Cường”.

                  Viếng xong lượt mình, chúng tôi lại đi cùng đoàn viếng của talawas do nhà thơ Hoàng Hưng dẫn đầu. Giới thiệu đoàn này vào viếng, người xướng danh chỉ nói là đoàn nhà văn, nhà báo, vờ như không thấy cái tên talawas trong phiếu đăng ký viếng và trên băng tang vắt ngang vòng hoa.



                  Ông Đang nằm vây phủ lụa vàng trong quan tài mở nắp. Chín mươi lăm tuổi (âm) một đời người, ông còn gì, để lại gì, sau khi thân thể tan thành tro bụi (hoả thiêu). Cái quan định luận. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo chép lại cho họ hàng ông Đang đôi câu đối ông làm khi ra tù về quê (1994) mà ông đã ghi vào sổ tay anh:


                  “Nào công, nào tội, nào nhục, nào vinh, thương số phận Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi
                  Vận nước, vận nhà, biết thời, biết thế, quý cuộc đời Phạm Lãi, Trương Lương”

                  Từ Đà Lạt, nhà thơ Bùi Minh Quốc nhờ chị Vũ Bội Trâm đặt viết trên lụa đôi câu đối viếng ông Đang:


                  “Dâng Tổ Quốc kỳ đài Độc Lập vun gốc Nhân Văn một đời trong trắng
                  Hiến Nhân Dân diệu lý Tự Do đắp nền Pháp Trị muôn thuở sáng ngời”

                  Tôi ghi sổ tang:


                  Ông Nguyễn Hữu Đang là ai?
                  Ông truyền bá Quốc ngữ.
                  Ông tổ chức Ngày Độc lập 2/9/1945.
                  Ông làm Nhân văn-Giai phẩm.
                  Ông đã sống và đã chết Một Con Người.
                  "Mỗi số phận chứa một phần lịch sử 
                  Nền dân chủ tự do của nước Việt sẽ có ghi tên Ông."

                  Hà Nội 8-10/2/2007

                  © 2007 talawas
                  http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9196&amp;rb=0401
                  #9
                    LXMai 24.02.2007 23:52:15 (permalink)
                    Loạt bài: Hồ sơ Nhân văn-Giai phẩm
                     1   2   45   67   89   1011   1213   1415   1617   1819   2021   2223   2425   2627   2829   3031   3233   3435   3637   3839   4041   4243   4445   4647   4849   5051   5253   5455   5657   5859   6061   6263   6465   6667   6869   7071   7273   7475   7677   7879   8081   8283   8485   8687   8889   9091   9293   9495   9697   9899   100101   102103   104105   106107   108109   110111   112113   114115   116117   118119   61 
                     
                     19.2.2007  Con đường phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang Hồng Vân Từ bất mãn đến phản bội

                    Giới văn nghệ biết đến Nguyễn Hữu Đang không phải vì những tài năng nghệ thuật, những công trình sáng tạo của hắn, mà vì hắn đã khéo len lỏi vào trong hàng ngũ những người văn nghệ bằng cái khiếu kinh doanh tổ chức. Hắn vốn không phải là văn nghệ, cũng chẳng phải là một tay trí thức gì. Nhưng vì xưa kia có làm "truyền bá Quốc ngữ" nên khi cách mạng thành công thì hắn nghiễm nhiên trở thành một người "vận động văn hoá", rồi cứ thế mà chơi bời quen biết một số anh chị em văn nghệ sĩ.

                    Hắn là con một tên chánh tổng ở Thái Bình. Chính gia đình địa chủ cường hào này đã rèn luyện cho hắn từ lâu cái đầu óc thích "ăn trên ngồi trốc", thích địa vị với nhiều thủ đoạn nham hiểm và tàn nhẫn. Lớn lên, học được ít nhiều hắn chạy chọt thi vào làm thư ký Phủ Toàn quyền. Được ít lâu, hắn xin thôi và sống một cuộc đời lang bạt. Lúc này chính là lúc phong trào Mặt trận Bình dân đang phát triển mạnh, là một thanh niên nhanh nhẹn hoạt bát, hắn được phong trào tìm đến. Cũng có khi làm phát hành sách báo, cũng có lúc hắn được phân công viết dăm ba bài. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc lồng lộn khủng bố, toàn bộ Đảng ta rút vào bí mật. Không những các cán bộ, đảng viên, mà cả những đoàn viên thanh niên dân chủ cũng bị lùng bắt. Nguyễn Hữu Đang vẫn hoạt động công khai trong phong trào truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giờ cụ Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng Hội đó và được Đảng hết sức ủng hộ. Nhưng Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em đánh đổ cụ Tố xuống để Đang làm hội trưởng. Công việc của Đang thất bại. Vì Đảng vẫn ủng hộ cụ Tố. Đến khi bọn mật thám chú ý phong trào truyền bá Quốc ngữ, Đang bỏ nhiệm vụ và tìm cách lẩn trốn. Ngay trong giai đoạn này, bề ngoài Đang làm ra vẻ hăng hái, nhưng rất kín đáo, Đang cũng muốn phất trên trường "chợ đen" và cũng đã nhiều lần lăn lộn ở các sòng bạc trên những chiếc thuyền bên kia Gia Quất.

                    Mãi đến năm 1942 khi phong trào Việt Minh lên cao Nguyễn Hữu Đang mới được liên lạc lại và tham gia Văn hóa Cứu quốc. Chính trong thời kỳ này, khi phân công Nguyễn Hữu Đang đi vận động nhóm Hàn Thuyên thì hắn trở về mang theo cái chủ trương "cần dựa vào Nhật" của bè lũ tờ-rốt-skít. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Hữu Đang được đề cử nhận một trách nhiệm trong Chính phủ.

                    Nhưng vì đầu óc địa vị quá nặng, Đang đã tỏ ra bất mãn vì thấy chức vị mình chưa được cử dứt khoát. Sau đó Nguyễn Hữu Đang lại được điều động sang công tác trong Văn hóa Cứu quốc. Vì Đang chưa có uy tín gì trong địa hạt văn nghệ nên không thể để Đang làm Tổng thư ký được. Đang lại kèn cựa với các đồng chí Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Huy Tưởng. Ngay từ 1945 Nguyễn Hữu Đang đã câu kết với tên Trần Thiếu Bảo là chủ nhà xuất bản Minh Đức. Đang vận động anh em để Trần Thiếu Bảo về phụ trách nhà xuất bản của Văn hóa Cứu quốc. Nhưng, một nhà xuất bản của một đoàn thể cách mạng không thể để lọt vào tay một tên tư bản cơ hội như tên Trần Thiếu Bảo, các anh em kiên quyết không tán thành đề nghị của Nguyễn Hữu Đang. Bất mãn với đoàn thể Văn hóa Cứu quốc và nhân cơ hội Đảng chủ trương mở Đại hội Văn hóa Toàn quốc, Nguyễn Hữu Đang xin ra lập ban vận động Đại hội Văn hóa Toàn quốc. Hồi đầu cách mạng, công việc của Đảng và chính phủ rất bận. Tình hình lúc đó lại gặp nhiều khó khăn đối với bọn quân Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch sang tước vũ khí quân đội Nhật Bản và bọn Quốc dân Đảng Nguyễn Tường Tam, bọn Cách mạng Đồng minh Hội Nguyễn Hải Thần và bè lũ của chúng âm mưu phá hoại chế độ ta. Lợi dụng lúc khó khăn đó không ai kiểm tra đôn đốc, Nguyễn Hữu Đang tự động làm mọi việc không thảo luận gì với các anh em, không xin chỉ thị của Đảng. Nguyễn Hữu Đang liên hệ với người này người khác, không cần biết người đó là ai? Thái độ chính trị ra sao? Công việc đương tiến hành thì kháng chiến bùng nổ. Nguyễn Hữu Đang không nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến mà chỉ nghĩ đến thích thú cá nhân của mình; làm cái gì cũng muốn làm to, khoa trương, hình thức. Đang tổ chức thanh niên xung phong rất quy mô và tiêu tốn rất nhiều tiền. Đầu óc lãnh tụ nổi lên, Đang muốn làm thủ lĩnh thanh niên và ý định đào tạo một lớp thanh niên với danh nghĩa: Thanh niên Nguyễn Hữu Đang (!).

                    Chủ trương của Đang không sát với hoàn cảnh thực tế rất khó khăn của kháng chiến, và cách tung tiền của Nguyễn Hữu Đang theo kiểu "xắn tay áo xô đốt nhà táng giấy" không quỹ nào cung cấp cho đủ. Tổ chức Thanh niên Xung phong của Đang phải giải tán, Nguyễn Hữu Đang lại được Đảng điều động về làm thanh tra Bình dân Học vụ. Về đây chẳng bao lâu, đầu óc địa vị lại trỗi dậy, Nguyễn Hữu Đang lại kèn cựa, công kích đồng chí Vương Kiêm Toàn là giám đốc Nha Bình dân Học vụ, một người rất cần cù bền bỉ, một người đã có công rất nhiều từ phong trào truyền bá Quốc ngữ. Nguyễn Hữu Đang lại vận động anh em hòng lật đổ đồng chi Vương Kiêm Toàn. Nhưng anh em rất sáng suốt, Nguyễn Hữu Đang một lần nữa lại thất bại. Con đường cách mạng không phải như một cái thang để cho những kẻ đầu cơ như Nguyễn Hữu Đang trèo lên làm vương làm tướng, cũng không phải như một canh bạc đỏ đen như những canh xóc đĩa Đang đã từng lăn lộn trên những chiếc thuyền trên sông Hồng bên kia Gia Quất. Con đường cách mạng lại cũng không phải những món hàng chợ đen mà Nguyễn Hữu Đang đã lăn lộn trước đây từ Hà Nội đến Sài Gòn hòng mong đầy túi. Đang tham gia phong trào đã lâu nhưng vì đầu óc vô chính phủ và tư tưởng cơ hội nặng nề như vậy nên mãi đến nam 1947 mới được kết nạp vào Đảng. Nhưng rồi công không thành, danh không toại Đang sinh ra chán nản. Cơ quan Bình dân Học vụ dọn lên Việt Bắc, Đang ở lại Thanh Hóa và làm "quân sư" cho nhà xuất bản Minh Đức. Trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, mọi người đều cố gắng đem khả năng của mình ra để cống hiến cho sự nghiệp quang vinh của tổ quốc thì Nguyễn Hữu Đang, vì bất mãn cá nhân, đã nằm bẹp, không hoạt động gì cho cách mạng, bám vào nhà xuất bản Minh Đức để chia lời với một cái tên cũng khá kêu là "giám đốc chính trị". Từ ngày đó Nguyễn Hữu Đang đã tự ý bỏ cơ quan và cũng từ ngày đó Đang đã xa rời hàng ngũ của Đảng. Khoảng năm 1951 thì Đang cắt đứt sinh hoạt của Đảng. Từ đó, khi Cầu Bố khi Hậu Hiền, Đang luôn luôn chửi Đảng chửi cách mạng. Phẩm chất cách mạng của Nguyễn Hữu Đang đã mất. Đang đã trốn trách nhiệm với cơ quan, Đang đã bỏ quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc để đi làm cái việc chia lãi với tên Trần Thiếu Bảo, một tên tư bản cơ hội, bẩn thỉu.

                    Đã nhiều lần Đảng muốn cứu vớt Nguyễn Hữu Đang, cho Đang đi tham dự các lớp học chính trị của Đảng nhưng Đang tìm hết cách nọ cách kia chối từ sự giáo dục của Đảng.

                    Hòa bình được lập lại, một số các anh em vốn muốn cứu vớt Nguyễn Hữu Đang, đưa Đang về làm báo Văn nghệ, mong Đang hối cải trở lại công tác cách mạng. Nhưng cái đầu óc lãnh tụ của Đang quá nặng, tư tưởng chống Đảng đã có từ lâu, chứng nào vẫn tật ấy Nguyễn Hữu Đang câu kết với những phần tử xấu và mưu đồ lật đổ sự lãnh đạo của Đảng trong văn nghệ. Lợi dụng lớp nghiên cứu tài liệu của Hội Văn nghệ mở cho các anh chị em văn nghệ sĩ học tập, hồi cuối năm 1956, Nguyễn Hữu Đang cùng với những phần tử phản động và bất mãn như Phan Khôi, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Sĩ Ngọc, Trần Duy, Hoàng Cầm v.v. khoét sâu vào những khuyết điểm của một số anh em lãnh đạo trong văn nghệ, lung lạc những anh em văn nghệ sĩ lập trường còn bấp bênh, hòng tranh thủ quần chúng văn nghệ sĩ về mình để đối lập với sự lãnh đạo của Đảng. Sau đó Nguyễn Hữu Đang đi vận động một vài nhà tư sản lạc hậu bỏ tiền ra tờ báo Nhân văn. Để che lấp hành vi bỉ ổi của mình, Nguyễn Hữu Đang giở trò bịp bợm cho đăng lên báo tên các anh em văn nghệ sĩ đóng góp người năm nghìn, người một vài vạn để lừa dối nhân dân, tỏ ra nhóm Nhân văn là những người trong sạch, vì "trái tim", vì "con người", anh em phải gom góp nhau lấy tiền ra báo. Cố nhiên danh sách quyên tiền đó là bịa đặt. Như Hoàng Cầm góp 1 vạn, đăng là 10 vạn. Nhiều văn nghệ sĩ không góp đồng nào cũng thấy bị đăng tên mình vào danh sách.

                    Nguyễn Hữu Đang đưa Phan Khôi và Trần Duy công khai ra làm chủ nhiệm và thư ký tòa soạn còn hắn thì tích cực hoạt động bên trong, liên lạc với nhóm này, người khác để "lấy quần chúng" về mình. Âm mưu của Nguyễn Hữu Đang là tìm những người nào có điều gì bất mãn với Đảng và chính phủ để lung lạc tinh thần trước đã rồi sau cho người vào gây nhân ở các cơ sở như các trường học, chủ yếu là trường đại học, các cơ quan văn nghệ và các cơ quan của Chính phủ.

                    Một mặt trên tờ báo Nhân văn tung ra những luận điệu rất có hại cho chế độ độ lung lạc tinh thần nhân dân, một mặt Nguyễn Hữu Đang cũng tích cực đi gây cơ sở, hòng có dịp phất cờ. Thấy những hoạt động của Nguyễn Hữu Đang gây nhiều tai hại cho sự nghiệp cách mạng, các đồng chí lãnh tụ của Đảng đã gọi Đang đến khuyên giải, nói cho hắn biết những sai lầm nguy hại của hắn. Đang không nhìn thấy sự ân cần và đại lượng của Đảng. Hắn cho là đã có cơ hội tấn công vào Đảng, hắn càng chiêu binh mãi mã, làm tích cực hơn, ráo riết hơn, càng ra mặt khiêu khích trắng trợn hơn, đi hẳn vào con đường chống Đảng, chống chế độ, thực sự phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân.


                    Nấp sau chiêu bài "trăm hoa đua nở"

                    Về làm ở báo Văn nghệ không phải là ý nguyện tha thiết của Nguyễn Hữu Đang vì hắn không có khả năng sáng tác mà cũng chẳng hiểu gì về nghệ thuật. Ngay trong thời kỳ đầu, hắn có viết một số bài phê hình hội họa, treo tên hắn lên rất cao, nhưng rồi cũng chẳng mấy người chú ý. Tuy vậy hắn đã bắt đầu gieo rắc vào trong tòa soạn báo Văn nghệ lúc bấy giờ lối làm báo tư sản với các mục "Chữ với nghĩa", "Cũ và mới", với cách trình bày hình thức, cốt khêu gợi sự tò mò của quần chúng hơn là thực chất nội dung của bài viết. Lúc này, trước những lời phê bình của lãnh đạo và của quần chúng về những bài viết của hắn trên báo Văn nghệ, Nguyễn Hữu Đang thường tỏ ra bất mãn, oán trách, và cùng với Lê Đạt hắn tìm cách đả kích và hạ uy tín của một số nhà văn phụ trách tờ báo kiên quyết bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng.

                    Cho đến lớp học 18 ngày, từ một tên viết lách tầm thường, hắn nhảy ra như một tên trùm khiêu khích. Trong tổ 2 lúc đó, hắn ngang nhiên phủ nhận văn nghệ kháng chiến mà hắn chẳng có một chút đóng góp gì, mạt sát sự lãnh đạo của Đảng, gọi bài phát biểu của đồng chí Lục Định Nhất về "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" là có "tính chất chiến thuật", cho bài "Tổ chức Đảng và văn học Đảng" của Lê-nin là lỗi thời. Nhưng đến khi cần chống Đảng thì hắn lại nấp sau cái chiêu bài "Trăm hoa đua nở" và những ý kiến của Lê-nin. Hắn tụ tập xung quanh hắn những Phan Khôi, Thụy An, Ngọc Giao, Đoàn Phú Tứ, để cho bọn này công nhiên xỉ vả văn nghệ sĩ kháng chiến và chính bản thân hắn cũng tuyên bố là "phải làm một cuộc cải cách ruộng đất trong văn nghệ" nghĩa là phải đánh đổ lãnh đạo đi cho bọn chúng nắm lấy quyền lãnh đạo. Thế rồi như mưu mô đã sắp sẵn, lợi dụng cái "vết sẹo giả vờ" của Trần Dần, hắn khích động những thắc mắc nhất thời của một số văn nghệ sĩ, và làm một bản "tham luận" đầy một giọng khiêu khích hằn học. Với bản "tham luận" này, hắn đã xuyên tạc trắng trợn những sự thật về tinh hình văn nghệ, bịa đặt ra những "vụ" giải thưởng văn học, "vụ" Trần Dần, vu khống cái gọi là "bè phái lãnh đạo", "độc quyền văn nghệ". Tất cả những mưu mô của hắn chỉ nhằm đánh vào đường lối văn nghệ của Đảng, sự lãnh đạo văn nghệ của Đảng. Chính hắn đã viết: "Vì bất cứ phát hiện sự việc gì, hoặc tìm giải quyết vấn đề gì, tổ chúng tôi cũng thấy cái nút cuối cùng ở chỗ lãnh đạo". Và hắn viết thêm: "Cho tới nay trên thực tế, Đảng dã dùng văn nghệ một cách căn bản là sự vụ chủ nghĩa, căn bản là thực dụng chủ nghĩa, bó buộc về cả nội dung lẫn hình thức, không kể người sáng tác có cảm nghĩ sâu sắc hay không, bó buộc đến cả thời gian bao giờ cũng quá ngặt nghèo". Hắn gọi sự lãnh đạo của Đảng ta là "sự lãnh đạo cay nghiệt", hắn cho "đường lối của Đảng là gò bó, cần sửa đổi". Rõ ràng âm mưu đầu tiên của Nguyễn Hữu Đang và bè lũ là đánh mạnh vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng tiếng chó sủa không làm tắt được ánh trăng. Đường lối văn nghệ mà Đảng ta đề ra trong bao nhiêu năm nay hướng văn nghệ đi vào con đường rộng rãi phục vụ cách mạng, phục vụ công nông binh dù có thực hiện thiếu sót, chưa đầy đủ, vẫn là đường lối duy nhất đúng. Ngoài đường lối văn nghệ phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng, phục vụ công nông binh ra, chỉ còn là đường lối văn nghệ phục vụ bọn bóc lột, bọn ăn không ngồi rồi, bọn thù địch mà thôi. Giới văn nghệ Việt Nam không bao giờ lại nhắm mắt cho bọn Đang đẩy vào đường lối đen tối đó.

                    Nguyễn Hữu Đang và bè lũ thường vu khống Đảng ta lãnh đạo văn nghệ theo "thực dụng chủ nghĩa". Nhưng thực dụng chủ nghĩa là gì? Đó là một triết học tối phản động của bọn tư bản Mỹ "sáng tạo" ra, trực tiếp phục vụ cho lợi ích tư bản chủ nghĩa thối nát của chúng. Theo triết học này thì con người có thể dùng bất kỳ phương pháp thủ đoạn gì để có thể đạt mục đích riêng của mình. Đó chính là triết học phản cách mạng để kiếm lãi của công ty Nguyễn Hữu Đang - Minh Đức, của bè lũ Nhân văn, đúng là "đường lối" của chúng, nghĩa là dùng mọi thủ đoạn kể cả gái, rượu, thuốc phiện để trụy lạc hóa, lưu manh hóa, phản động hóa văn nghệ sĩ. Còn đường lối của Đảng là đường lối cách mạng, yêu cầu những người văn nghệ quyết tâm lăn vào quần chúng, tự nâng cao mình, một lòng một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân loại, phục vụ quần chúng lao động; đường lối đó chứa chan lý tưởng cao quí, bọn Nhân văn làm sao hiểu được!

                    Sau bài "tham luận" đầy giọng khiêu khích tấn công độc ác vào sự lãnh đạo của Đảng, Nguyễn Hữu Đang liền viết thêm hai bài nữa có tính cách vạch đường lối. Một bài là "Từ Pơ-rô-lê-kun đến trăm hoa đua nở" đăng ba kỳ (145, 147, 148) vào tháng 11-1956 trên tuần báo Văn nghệ và một bài là "Phấn đấu cho trăm hoa đua nở" ký mạo tên Trần Duy đăng trên báo Nhân văn. Cũng trong những bài này một lần nữa Nguyễn Hữu Đang đả kích sự lãnh đạo của Đảng là hẹp hòi gò bó mà hắn ám chỉ là Pơ-rô-lê-kun, rồi hắn hò hét kêu gào "phóng tay trăm hoa đua nở" hiểu theo nghĩa hoàn toàn cơ hội, vô chính phủ của hắn.

                    Để vạch một đường lối văn nghệ hoàn toàn phản động, hắn ném ra những lý luận sặc mùi duy tâm thần bí, phỉnh nịnh văn nghệ sĩ tự thân là tiến bộ, những nào là "họ mang trong người họ một cái khả năng tiến bộ đặc biệt giúp cho họ đi theo cách mạng", những nào là "do cái trí tuệ minh mẫn mà họ có thể tiếp thu kiến thức và khát vọng của đồng loại rồi tổng kết để cuối cùng đem phổ biến. Cũng giống như cái ‘bản năng làm mẹ’ nó thôi thúc người phụ nữ (và các con vật cái). Bởi vậy hướng đi bình thường của họ phải là về phía chân thiện mỹ". Hắn cố bịa ra cái "trí tuệ tính" đối lập với giai cấp tính và theo hắn cái trí tuệ tính mới là căn bản. Lập luận này chẳng có gì là mới mẻ. Từ lâu, bọn duy tâm tư sản đã phát minh ra đủ các thứ lý luận chủ quan thần bí để chứng minh văn nghệ sĩ là siêu nhân, là đứng trên tất cả nhưng rồi cuối cùng vẫn đứng không cao hơn túi tiền của bọn tư sản. Bọn Hồ Phong cũng chả là luôn mồm nói đến "lương tâm nghệ thuật", "tinh thần chiến đấu chủ quan", "lực lượng nhân cách của nhà văn", nhưng cuối cùng cũng tự phơi bày cái lương tâm đen tối phản cách mạng của chúng ra đấy ư? Trong một xã hội có giai cấp mà định bịa đặt ra cái trí tuệ bản chất là tiến bộ, văn nghệ sĩ tự thân là cách mạng, để xóa mờ tính giai cấp của tư tưởng, phủ nhận cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng trong văn nghệ thì thật là lừa bịp một cách trắng trợn. Bè lũ Nguyễn Hữu Đang không phải không biết vậy, nhưng đầu có đi đuôi mới lọt. Có đề cao được văn nghệ tự thân là tiến bộ bản chất là cách mạng thì mới có thể kêu gọi được "không lý gì không để cho trăm hoa đua nở", để cho văn nghệ "tự do không giới hạn". Cái danh từ "tự do không giới hạn" này (liberté illimitée) cũng chẳng phải là của bè lũ Nguyễn Hữu Đang "sáng tạo" ra đâu. Nó là một danh từ của Lukács György, một nhà triết học cơ hội chủ nghĩa đã tham gia chính phủ phản bội Im-rê Na-giơ mà bè lũ Nguyễn Hữu Đang nhập cảng vào. Nếu cái danh từ đó đã trở thành võ khí của bọn phản cách mạng Hung-ga-ri thì ở ta nó cũng đã thành mũi nhọn tiến công vào Đảng, vào chế độ của những phần tử phản bội.

                    Ở đâu bọn cơ hội chủ nghĩa cũng không giấu giếm được cái chân tướng phản bội của chúng. Dù chúng cố tô son điểm phấn bằng những danh từ "tự do", "dân chủ", cuối cùng cũng chỉ là những bọn chống Tổ quốc chống nhân dân một cách hèn nhát bẩn thỉu mà thôi.

                    Nguyễn Hữu Đang, tên bất học vô thuật này, nhảy vào văn nghệ với thủ đoạn của một tên khiêu khích, cũng chẳng tài giỏi gì hơn là cóp nhặt một số luận điệu, một số danh từ của những phần tử cơ hội chủ nghĩa đã ném ra, xuyên tạc những chính sách văn nghệ đúng đắn của Lê-nin, của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để tấn công vào sự lãnh đạo của Đảng ta trên văn nghệ. Nhưng không riêng gì trong văn nghệ. Âm mưu của hắn còn đi xa hơn. Hoạt động về chính trị, chống Đảng, chống chế độ về mọi mặt mới thật là mục đích cuối cùng của hắn.


                    Những thủ đoạn và luận điệu chính trị phản động

                    Nhằm đúng lúc Đảng và chính phủ ta phát hiện một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và chấn chỉnh tổ chức, đời sống của nhân dân còn gặp những khó khăn, đồng thời tình hình thế giới cũng có những biến cố lớn ở Ba-lan và Hung-ga-ri, bọn theo chủ nghĩa xét lại theo sau những luận điệu của phản động quốc tế đang chửi rủa vu khống phong trào cộng sản quốc tế, tư tưởng phản cách mạng của Nguyễn Hữu Đang cũng trỗi dậy. Hắn tưởng thời cơ đã đến, nên càng đi sâu vào con đường phản động. Nguyễn Hữu Đang vội vàng dựa vào một nhóm văn nghệ sĩ cơ hội, và liên lạc chặt chẽ hơn với tên tơ-rốt-skít Trương Tửu và một số phần tử lạc hậu ở đại học. Hắn chủ trương cùng một lúc ra tờ Nhân văn để tuyên truyền về chính trị, ra các tập Giai phẩm để vận động văn nghệ, tờ Đất mới để vận động sinh viên học sinh và tờ Tự do diễn đàn để tập hợp trí thức.

                    Ngay từ số đầu, tờ Nhân văn đã lộ rõ là một tờ báo chính trị. Bề ngoài do Phan Khôi và Trần Duy chủ trương, bề trong chính là một tay Nguyễn Hữu Đang lo liệu, từ tiền bạc đến bài vở. Phần lớn những bài quan trọng đều do hắn trông coi và sửa chữa, hoặc đội tên người khác để viết hòng che giấu bộ mặt phản bội của hắn. Bài "Một cuộc đấu tranh trong văn nghệ" ký tên Người quan sát, "Phấn đấu cho trăm hoa đua nở" ký tên Trần Duy, "Chống luận điệu vu cáo chính trị" ký tên Hoàng Cầm, Trần Duy, Hữu Loan, v.v. đều do chính tay Nguyễn Hữu Đang viết. Bài "Con người Trần Dần" được hắn nâng lên thành nhan đề "Một vụ án văn học", bài của Trần Lê Văn được hắn chữa thành "Không sợ địch lợi dụng". Bộ mặt khiêu khích gian hiểm của hắn lúc này còn khéo giấu kín để chờ cơ hội. Đi đâu hắn cũng nói "mình chỉ lo cho ra được số đầu còn thì sẽ giao lại cho bọn Giai phẩm mùa Xuân làm". Nhưng chúng ta thừa biết thủ đoạn xảo trá thâm độc của hắn.

                    Thế rồi, trên thế giới, tình hình Ba-lan, Hung-ga-ri có những biến chuyển, trong nước cũng có những rắc rối khó khăn. Nguyễn Hữu Đang liền tập hợp những phần tử phản động nhất lại, và trong hội nghị này chúng quyết định từ số 4 chuyển mạnh sang vấn đề chính trị. Nguyễn Hữu Đang liên tiếp trong ba số liền viết ba bài xã luận chính trị ký tên hẳn hoi không còn giấu giếm bộ mặt phản cách mạng của hắn nữa. Đồng thời trên tờ báo, hắn xoay mạnh vào vấn đề dân chủ và chuyên chính, đề lên rất cao vấn đề dân chủ tư sản, hạ thấp đến phủ nhận chuyên chính vô sản. Trong ba bài xã luận tự tay hắn viết, giọng lưỡi cũng thay đổi dần. Từ chỗ kêu gọi dân chủ tư sản, đến chỗ vu cáo miền Bắc là không có dân chủ, từ chỗ còn gọi Đảng và chính phủ một cách kiêng dè đến chỗ ngang nhiên vu cáo Đảng và chính phủ của chúng ta là "tập đoàn thống trị", từ chỗ đòi hỏi "cần chính quy hơn nữa" đến chỗ hô hào quần chúng đứng dậy biểu tình mưu một cuộc biến động. Liên kết với một vài phần tử xấu trong Đảng Dân chủ, dựa vào một bộ phận lạc hậu trong giới tư sản, ngoặc chặt với những phần tử tác động tinh thần, và tờ-rốt-skít như Thụy An, Trương Tửu hắn tưởng có thể thực biện được âm mưu phản cách mạng của hắn.

                    Đã nhiều lần hắn tuyên truyền trong một số phần tử Nhân văn về việc phải thành lập một cái đảng chính trị để chống chọi với Đảng ta và trong những ngày Quốc hội họp vào cuối năm 1956 hắn tưởng có thể dùng áp lực của những phần tử cơ hội là có thể gây khó khăn trong phiên họp này. Nhưng âm mưu của hắn đã bại lộ. Tờ báo Nhân văn không che giấu nổi bộ mặt phản động của nó đã lộ rõ chân tướng một tờ báo khiêu khích vừa sặc mùi tờ-rốt-skít vừa y hệt cơ quan tác động linh thần của Mỹ Diệm. Đảng ta kịp thời chặn tờ báo Nhân văn lại. Trong những ngày quần chúng sôi nổi đấu tranh, Nguyễn Hữu Đang giả đò nằm im đau ốm nhưng một mặt chỉ đạo cho các phần tử Nhân văn không được tự phê bình. Và chỉ ít lâu sau, khi cuộc đấu tranh đã qua hắn lại nhổm dậy trong nhà xuất bản Minh Đức, ra loại "sách Tết", hòng tập hợp lực lượng và duy trì tinh thần những phần tử trong nhóm phá hoại. Hắn gắn chặt với tên Minh Đức như bóng với hình. Ngoài việc chia tiền lãi 20%, hắn còn dùng nhà xuất bản này để tập hợp lực lượng chống Đảng chống chế độ, và cố nhiên tên lái buôn văn hóa này đã cung đốn đủ các thứ rượu mùi, bơ sữa cho tên lưu manh chính trị Nguyễn Hữu Đang tha hồ trụy lạc và làm chuyện phản phúc.

                    Vừa viết bài công khai trên báo, hắn vừa đi tuyên truyền bằng miệng, gieo rắc mọi thứ luận điệu khiêu khích của bọn tờ-rốt-skít, truyền bá mọi thứ sách báo phản động, phóng ra đủ các thứ tin bịa đặt của đài phát thanh địch. Tất cả mọi luận điệu của hắn đều xoay quanh vào việc vu khống Đảng ta là "một hệ thống quan liêu" như bọn tờ-rốt-skít xưa nay vẫn thường vu khống. Hắn gọi hàng ngũ cán bộ Đảng ta là "giai cấp mới" y như luận điệu của tên phản bội Gi-lát ở Nam Tư. Hắn dùng hết lời chửi rủa Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa và hít lấy rất nhanh những hơi thở thối độc mà bọn phản động quốc tế nhả ra. Hắn tung ra cái lý luận về thuyết phải "tiến hóa" (évolutionisme) chứ không thể "cách mạng" (révolution) được vì theo hắn, cách mạng thì phải đấu tranh giai cấp gay go quyết liệt, còn tiến hóa thì loài người cứ theo luật tiến hóa tự nhiên rồi cũng đi dần đến mục đích. Đến đây bộ mặt cải lương bịp bợm của hắn đã hiện nguyên hình, hắn không che giấu nổi hy vọng hão huyền của tên địa chủ cường hào trước cuộc cách mạng ruộng đất. Nhưng "tiến hóa luận" chỉ là cái thuyết hắn đưa ra lừa bịp cách mạng mà thôi, còn đối với hắn và bè lũ, có cơ hội nào có thể chống cách mạng là hắn sẽ chống một cách quyết liệt không chịu điều hòa. Chính sau này khi có người hỏi hắn có ý nghĩ gì hiện nay sau khi Nhân văn bị đóng cửa thì hắn không ngần ngại trả lời: "Trước lúc chết, nếu tao có phải kiểm điểm thì tao chỉ kiểm điểm là tại sao hồi đó không làm mạnh hơn nữa mà thôi". Câu trả lời đó chứng tỏ đối vớỉ cách mạng, đối với Đảng và nhân dân ta, hắn đã tỏ rõ thái độ dứt khoát một còn một mất, hắn không hề tự che giấu là kẻ thù bẩn thỉu của nhân dân. Nhưng đến khi lớp học mở ra, các văn nghệ sĩ nô nức đến lớp, thì hắn vội vã đi tìm các phần tử Nhân văn - Giai phẩm để dặn họ: "Chỉ được nói các bài vở trong Nhân văn đều là do tập thể bàn bạc viết ra". Và một mặt khác làm ra vẻ bình tĩnh, hắn đi sắm hoa, viết thư vay tiền của cơ quan để "chữa bệnh". Nhưng thực chất là để che mắt mọi người để dễ bề hành động, vì cũng trong những ngày ấy, hắn đã liên lạc với những "người của hắn" để tìm cách phản bội Tổ quốc một lần cuối cùng.

                    Nhưng chậm lắm rồi. Một số phần tử Nhân văn - Giai phẩm sau khi học tập đã nhận rõ sai lầm tội lỗi của mình, tố cáo hết mọi âm mưu thủ đoạn phản cách mạng của hắn. Và mặc dù có nhiều thủ đoạn xảo quyệt, nhiều mánh lới nham hiểm của một tên khiêu khích chuyên nghề, hắn cũng không giấu nổi những hành vi phản dân phản nước. Ngày nay bộ mặt thực và tội ác của hắn đã bị bóc trần. Âm mưu của hắn đã bị phơi bày ra trước ánh sáng. Không phải chờ đợi những lời tố cáo của các phần tử Nhân văn-Giai phẩm, Đảng ta và nhân dân ta nhờ một tinh thần cảnh giác chính trị rất cao, sớm đã biết những hành vi tội ác của hắn. Nhân dân ta chỉ còn chờ ngày hắn cúi đầu nhận hết tội ác trước nhân dân cùng với những phần tử phản cách mạng đầu sỏ khác.

                    Nguyễn Hữu Đang, chẳng phải là "văn nghệ", chẳng phải là "trí thức", mà cũng chẳng phải là "cách mạng lâu năm" gì hết. Hắn chỉ là một tên khiêu khích gian ngoan và hiểm độc, đi vào cách mạng để tìm danh lợi địa vị. Bị thất thế về chính trị, hắn vội tìm cơ hội trong văn nghệ dù hắn biết rằng ở địa hạt này hắn chỉ là một tên bất học vô thuật, lộn sòng vào để kiếm chác. Nhưng rồi, công bất thành danh bất toại, hắn chỉ còn tìm một con đường thích hợp với hắn nhất: con đường phản cách mạng xấu xa và bẩn thỉu.

                    Nguồn: Văn nghệ, số 12 tháng 5 năm 1958 (Số đặc biệt thứ hai chống Nhân văn-Giai phẩm). Bản điện tử do talawas thực hiện.http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=9256&amp;rb=0401
                    #10
                      LXMai 03.03.2007 23:39:24 (permalink)
                      Loạt bài: Hồ sơ Nhân văn-Giai phẩm
                       1   2   3   4   6
                      7   89   1011   1213   1415   1617   1819   2021   2223   2425   2627   2829   3031   3233   3435   3637   3839   4041   4243   4445   4647   4849   5051   5253   5455   5657   5859   6061   6263   6465   6667   6869   7071   7273   7475   7677   7879   8081   8283   8485   8687   8889   9091   9293   9495   9697   9899   100101   102103   104105   106107   108109   110111   112113   114115   116117   118119   120121   122123   124125 
                      24.5.2002
                      Trần Dầnjờ joạcx
                      Chính tả như một phương tiện nghệ thuật: Talawas xin giới thiệu một trích đoạn
                      jờ joạcx, một trong những tác phẩm then chốt của sự nghiệp thơ Trần Dần (di cảo, chưa xuất bản).
                       jờ joạcx
                      thơ-tiểu thuyết một bè đệm


                      joạc jờ jêrô... vòng tròn
                      thằng truồng bị vây trong vòng
                      tròn.
                      tôi không hiểu tôi bò 2 chân trên sẹo
                      joạc jờ nào?
                                    sao cứ thun thút những
                      sẹo mưa jọc jài ỗng ễnh bầu mưa?
                      chứ tôi đâu phải thằng quíc-ss? mà tôi vẫn
                      bị ngửa thì jờ ướt mưa jòng mùa jọc nịt joạc
                      vườn jịch ngực joạt đùi jầm mùi jũi lòng.
                                                          tôi biết
                      jành jạch sử kí cả những luồng phùn mọc lọc
                      người đi.

                      hôm nọ lơ thơ bình minh tôi bóc lịc mịch ngày
                                                              tôi đi
                      song song cơn mưa to juỳnh juỵch jạng đông
                      tôi gặp
                               một con nữ vận động viên
                               ướt
                               jượt
                               toàn thân
                               chạy joạch vòng mưa
                               jòng jòng
                               1 - 9 - 6 - 3 min mét nữ.

                      jờ jạchx nở jòn jọtx

                                            chính ja tôi thíc cái yếm
                      nín cái nịt thịt của các kilômét đùi joạcx. tôi
                      gương trong jập mùng đùi sẹo nữ.
                      tôi là một cái sẹo mòng mọc khoái jữa các
                      sẹo bàn ghế tủ nam nữ đồ đạcx.

                      tôi lúc nhúc cả ngày tứ phía câu-đố-bé-tí. ẩn số hở
                      số những hạt cốc tách song song xe cộ. người. giờ.

                      tôi tòi.
                               tôi cốc jâu tươi ướp đường chai bia xuôi vai
                      sẹo mát hạt mùa nực.
                                           tôi chiếc ôtô mui sinh vật-4-chân
                      bon trong khi jàn jạt sẹo-2-chân nam nữ
                      joạc bộ hành.
                                   tôi quần không slip nữ sẹo jọc vườn
                      hoa kể cả chiếc nữ đồng hồ đeo tay là hạt sẹo
                      joạc jờ
                            nhưng làm jì có thì jờ chỉ có ngày đêm
                      là sẹo nghỉ ngoài jờ.

                      tôi từ chức tiến sĩ. phó bác sĩ. sử kí. chân lí. thẩm mĩ.

                      thi sĩ.

                      jạch khi truồng mưa lèo lẹo bầu phùn. tôi
                      không thi hơi nữa với thằng Tìm. vạ jì cởi
                      trần đăm đắp cộm người 1- 9- 6- 3 nốt sẹo-
                      mùn-mưa?

                                  tôi cụt jủn là thằng Tòi.
                      tôi tòi ja từ cái cống hở vũ trụ nở sẹo khóc
                      ja ja nhà sẹo hộ sinh
                                  tôi iêu những chiếc nữ mayô
                      jính ngấn. capôt nữ. jụng cụ nữ buồng jờ.

                      toàn thân tôi là một chiếc sinh thực khí jứt
                      thánh bỏ trí của tất cả nam nữ.
                                                  tôi thường trực
                      jục cưới jao cấu phố. buồng. đường. người.
                      ngày. mùa.

                                  tôi thíc những cái tòi -
                                                  tòi tí quần lót
                      thịt tí nịt ngủ tí sẹo đèn hàn hạt
                                                  tí câu-đố-bé-tí
                      chẳng hạn jải jic phố sẹo mưa mùn phùn tí
                      nữ bộ hành joạc đùi ươn ướt tí...
                                                  tí tăc xi tòi
                      sẹo cửa kính jạch
                                  tí nữ điện thoại jọc vành tai tí
                      mắt Mông cổ lao sẹo xếchx của nhìn.
                                                   tí bồn tắm nữ
                      tòi ja ngoài vòng tròn jờ.

                      ________________________________________________

                      Mời quý vị và các bạn tìm đọc: Trần Dần, Ghi 1954-1960, nxb td mémoire, Paris, 2001, Văn Nghệ phát hành (vannghe@pacbell.net).

                      Nguồn: Trần Dần, Ghi 1954-1960, nxb td mémoire, Paris, 2001, Văn Nghệ phát hành (vannghe@pacbell.nethttp://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=50&rb=
                      #11
                        LXMai 09.03.2007 01:59:00 (permalink)
                         
                         
                         
                        Nhà thơ Hoàng Cầm nói về sự ra đi của ông Nguyễn Hữu Đang
                         
                         
                         
                        Nhà thơ Hoàng Cầm: Ông Nguyễn Hữu Đang là một người tham gia cách mạng rất sớm, từ hồi còn trẻ.
                        Ông ấy làm việc gì cũng rất..., tôi dùng hai chữ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói, ông Đang là một con người "hùng hổ - kiên quyết". Tính cách của ông Đang lúc làm việc thời trẻ cũng thế làm việc gì cũng rất tận tụy và kiên quyết lắm, đấy là một trong những tính cách mà tôi nhận định về ông ấy.

                        Tôi với ông Nguyễn Hữu Đang trong thời kỳ Nhân Văn (những năm 50 thế kỷ trước) mới chỉ cộng tác thôi, chứ chưa phải thân gì cả, chúng tôi có cùng ý nghĩ để cùng nhau ra tờ báo Nhân Văn, lúc đầu chỉ vậy thôi chứ gọi là thân mật thì chưa. Sau khi Nhân Văn đóng cửa tôi với ông ấy cũng xa nhau luôn, xa đến gần 20 năm.

                        Sau đó có một thời gian ông ấy lên Hà Nội ở, các đây độ mươi mười lăm năm ông ấy lên ở hẳn trên Hà Nội, dù là ở một mình nhưng ông ấy rất yêu đời và thường đạp xe đạp đi chơi với các bạn ở dưới phố. Ông ở trên khu chợ Bưởi ngày nào cũng đạp xe xuống phố, xuống Hà Nội rồi lại đạp xe về.

                        Mỗi ngày ông ấy đạp xe chừng 30 cây số nên ông ấy rất khỏe. Kể cả khi lên Hà Nội ở rồi ông ấy cũng chẳng nghĩ đến chuyện lập gia đình lấy vợ có con gì nữa cả. Gần 15 năm cuối đời tôi lại gần ông ấy nhiều hơn và luôn thấy ông ấy yêu đời, lạc quan, không thấy ông ấy nghĩ nhiều về thời sự chính trị, không thấy ông ấy nói bao giờ, thậm chí có gợi ra đi nữa thì ông ấy chỉ nói qua qua chút rồi lảng sang chuyện khác, thì đấy là cái mà tôi nhận xét rõ ràng trong thời ký cuối đời trong khoảng 15 năm trước khi ông ấy mất.

                        Việt Hùng: Thưa nhà thơ Hoàng Cầm, lần cuối cùng nhà thơ gặp cụ Nguyễn Hữu Đang là vào thời gian nào?



                        Ông Nguyễn Hữu Đang là một người tham gia cách mạng rất sớm, từ hồi còn trẻ. Ông ấy làm việc gì cũng rất..., tôi dùng hai chữ của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói, ông Đang là một con người "hùng hổ - kiên quyết".

                        Nhà thơ Hoàng Cầm

                        Nhà thơ Hoàng Cầm: Khi mà ông ấy mệt, ốm nằm liệt giường cách đây độ hơn 2 năm, ông ấy mệt lắm, nằm liệt giường không đi lại được nữa.

                        Cách đây độ 1 tháng, trước khi ông mất có người cháu gọi ông Nguyễn Hữu Đang bằng bác ruột (nuôi ông ấy từ ngày ông ấy lên Hà Nội sống) có đến gặp tôi và mời tôi lên gặp ông Đang, anh cháu nói cũng rất cảm động "thôi thì biết là các bác là bạn cũ với nhau, bây giờ bác cháu sắp sửa đi rồi, già yếu lắm rồi, nên bây giờ chúng tôi tổ chức để mời bác lên chơi gặp bác cháu để nhìn nhau, hay để nói với nhau điều gì, hay làm điều gì đó cho nhau lần cuối cùng... thế thì tôi và anh Lê Đạt (nhà thơ) cũng lên thăm, gặp ông ấy.

                        Khi chúng tôi lên, thực sự ông Nguyễn Hữu Đang chỉ nằm không nói được điều gì, ông Đang có mở mắt ra và có biết là chúng tôi đến, có biết là chỉ hơi gật gật thôi, chúng tôi cũng ở chơi một lúc rồi chúng tôi về và đấy là lần gặp cuối cùng với ông ấy cách đây độ 1 tháng.

                        Việt Hùng: Trong cuốn Hồi ký của nhà thơ Phùng Quán khi nói về ông Nguyễn Hữu Đang nhà thơ Phùng Quán có viết "trên thế gian này không biết có còn ai cô đơn như ông Nguyễn Hữu Đang", phải chăng điều nhà thơ Phùng Quán thốt lên như vậy có thể hiểu như thế nào?
                         
                        Nhà thơ Hoàng Cầm: Anh Phùng Quán viết như thế rất thực tế và rất đúng đấy! Anh Đang không có gia đình trong khi bạn bè cũng muốn giúp cho anh ấy lập gia đình nhưng anh ấy không nghe, có người rồi, người ta cũng đã đồng ý rồi nhưng anh ấy không nghe và rồi sau thôi. Ông Phùng Quán ông ấy muốn nói là như vậy, cả đời sống cô đơn, tức là ông Nguyễn Hữu Đang sống cô đơn cả đời không vợ con gì cả.

                        Việt Hùng: Một khoảng thời gian dài cụ Nguyễn Hữu Đang sống ẩn dật tại miền quê Thái Bình, thậm chí phải trải qua những thời kỳ "thăng trầm" và trong một lần ghé thăm nhà thơ Phùng Quán có viết, điều băn khoăn nhất của cụ Nguyễn Hữu Đang là đến lúc nhắm mắt xuôi tay không biết sẽ chết ở đâu...
                         
                        Nhà thơ Hoàng Cầm: Có, lúc bấy giờ ông ấy về Thái Bình ở ẩn, ở đến gần 20 năm, trong thời gia trước trong số những anh em Nhân Văn còn lại thì có ông Phùng Quán đã về đến tận Thái Bình thăm ông Nguyễn Hữu Đang. Ông Phùng Quán có viết và đã được in rồi, cuốn đó đầu đề là: 3 phút sự thật, trong đó Phùng Quán có viết những chuyện chung quanh ông Nguyễn Hữu Đang.
                        Trong đó nhà thơ Phùng Quán đặc biệt tả về hoàn cảnh của ông Đang rất yêu đời, đời sống rất khổ cực, tằn tiện nhưng rất chu đáo với bạn khi về thăm có cái gì ăn cái đó. Ông Phùng Quán tả ra thì thấy đó là những cái ông Đang ông ấy tiết kiệm được, thí dụ như con tép, con tôm hay nồi cá kho...,
                        Ông ấy rất cẩn thận và chu đáo những chuyện đó, nhà văn Phùng Quán có tả những cái đó, thế nhưng mà cuối cùng Phùng Quán cũng phải nói "ở trên đời này tìm được một nhà văn bình thường thì quá dễ, nhưng ở đây ông Nguyễn Hữu Đang không phải là nhà văn, anh em văn nghệ ở Hà Nội thường coi ông ấy là nhà báo, hoặc là một người hoạt động chính trị.



                        Trước Cách mạng tháng 8 ông Nguyễn Hữu Đang là người làm việc truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giời ông Nguyễn Hữu Đang tìm ra được một người rất có uy tín đứng đầu Phong trào truyền bá Quốc Ngữ đó là cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ, trí thức có uy tín, danh tiếng trong quần chúng.

                        Nhà thơ Hoàng Cầm

                        Trước Cách mạng tháng 8 ông Nguyễn Hữu Đang là người làm việc truyền bá Quốc ngữ. Lúc bấy giời ông Nguyễn Hữu Đang tìm ra được một người rất có uy tín đứng đầu Phong trào truyền bá Quốc Ngữ đó là cụ Nguyễn Văn Tố, một nhân sĩ, trí thức có uy tín, danh tiếng trong quần chúng.
                        Chính ông Đang đã đưa cụ Nguyễn Văn Tố ra làm Chủ tịch Hội Truyền bá Quốc ngữ thế cho nên cảm tưởng của mọi anh em đều nghĩ rằng, sao ông Đang ông ấy giỏi đến như thế mà sao cuộc đời nghiệt ngã, cô độc đến như thế mà rồi ông ấy vẫn rất "vui vẻ", đấy là điều mà anh em rất quí ông ấy.
                        Anh em quí về ý chí của ông ấy trong khi đời sống thì cô đơn như thế. Đến bây giờ khi ông ấy vừa qua đời rồi nhưng anh em luôn vẫn rất kính phục một con người như thế mà vẫn say sưa, đàng hoàng, được lòng mọi người, anh em...

                        Việt Hùng: Cụ Nguyễn Hữu Đang trong cuộc đời dù là không để lại cho hậu thế những tác phẩm, phải chăng nhà thơ có biết được những tác phẩm, những áng văn, hay những bài thơ, hay những bài phân tích lý luận của cụ Nguyễn Hữu Đang?
                         
                        Nhà thơ Hoàng Cầm: Cái thời Truyền bá Quốc ngữ và gia đoạn đầu cuộc cách mạng ông Nguyễn Hữu Đang được cử làm Bộ trưởng không Bộ của Chính phủ Lâm thời, lúc bấy giờ thì tôi cũng chưa thân gì, biết là ông ấy có tác phẩm đấy nhưng mà cũng không chú ý, thành ra bây giờ cũng tiếc là không được đọc cái gì của ông ấy, tôi chỉ được đọc mấy bài báo của ông ấy thôi.

                        Việt Hùng: Một lời trước khi chia tay, để nói về sự ra đi của cụ Nguyễn Hữu Đang, thưa nhà thơ Hoàng Cầm, nhà thơ sẽ chia sẻ điều gì?
                         
                        Nhà thơ Nguyễn Hữu Đang: Tôi với ông ấy cũng có cộng tác với nhau trong một khoảng thời gian đấy, thế nhưng tình cảm cũng chưa thể gọi là bạn hữu đâu, chỉ là như một người quen biết và cũng có lúc thân mật.

                        Vì cũng xa cách nhiều nhưng cuối cùng ông ấy cũng để lại cho bạn hữu và con cháu một cái đức tính rất tốt đó là ý chí bất cứ làm một việc gì dù lớn hay nhỏ thì ông ấy đều có một ý chí mạnh mẽ và say sưa làm việc thì đấy là cảm tưởng chung của rất nhiều người và cái đó là rất đáng quí mặc dù sống cô đơn như thế nhưng ông ấy vẫn bình tĩnh, làm việc gì cũng rất say sưa và cho đến lúc già cũng thế...
                        Tôi tin là ông ấy có thể là có Hồi ký hay một cái gì đó, có thể là có..., nhưng tôi cũng không được biết cái đó.

                        Việt Hùng: Xin được đa tạ nhà thơ Hoàng Cầm.



                        Những bài liên quan
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.03.2007 02:01:08 bởi LXMai >
                        #12
                          LXMai 10.03.2007 23:29:54 (permalink)
                          Hồ sơ Nhân Văn Giai Phẩm
                          Thụy Khuê
                           

                          Nhân văn giai phẩm là phong trào đòi hỏi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức VN có tầm vóc lớn trong thế kỷ nàỵ Phong trào đã bị dập tắt từ hơn 30 năm nay, nhưng ảnh hưởng và hệ quả đối với đời sống văn hoá và chính trị ở VN vãn còn kéo dài tới ngày naỵ Hôm nay, 38 năm sau, mở lại hồ sơ NVGP, chúng tôi nghĩ rằng không sớm mà cũng chưa muộn.
                           
                          Theo phát biểu mới đây cuả nhà thơ Lê Ðạt trên RFI thì NVGP là cố gắng nghiêm túc đầu tiên của văn nghệ sĩ để đối thoại với nhà nước. Tiếc rằng cuộc đối thoại đã chấm dứt một cách bi kịch. Cuộc đối thoại này khởi nguồn từ đầu năm 1955 và kết thúc vào tháng Sáu năm 1958 với lao tù và cải tạo.
                           
                          Ðầu năm 58, có 2 hội nghị quan trọng của những người làm công tác văn nghệ. Hội nghị đầu, tháng Hai năm 1958 gồm có 172 người tham dự, Hội nghị sau vào tháng Ba năm 1958 có 304 người tham dự với mục đích chính thức là: nghiên cứu Nghị quyết cuả bộ Chính Trị Ban chấp hành Trung ương đảng Lao Ðộng VN, kết hợp với 2 bản tuyên ngôn và tuyên bố của Hội nghị các đảng Cộng sản và các đảng Công nhân, họp tại Mạc Tư Khoa cuối năm 1957.
                           
                          Qua 2 hội nghị trên đây, những người dính líu đến phong trào NVGP bị phát hiện, bị tố giác. Một danh sách nhiều tên tuổi được thành hình, dường như sắp theo thứ tự từ tên đầu sỏ từ trong nguyên văn trở đi: Thụy An, Nguyễn Hữu Ðan, Trần Thiếu Mão, Trương Tửu, Trầu Ðức Thảo, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Ðạt, Từ Phát, Ðặng Ðình Hưng, Hoàng Cầm, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Văn Cao, Nguyễn văn Tý, Phùng Quán, Hoàng Tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Phan Vũ, Hoàng Huế, Huy Phương, Vĩnh Mai, Như Mai tức Châm văn Biếm, Hữu Thung, Nguyễn Ðắc Dực, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Yến, Thanh Bình, Yến Lan, Nguyễn Thành Long, Trần Lê Văn, Lê Ðại Thanh, v.v ... và v.v ...
                           
                          Vẫn theo ngôn ngữ chính thống thì "trận chiến đấu chống bọn phá hoại NVGP" đã kết thúc bằng hội nghị của ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật VN, họp lần thứ 3 tại Hà Nội ngày 4-6-1958 với báo cáo tổng kết của Tố Hữu, và nghị quyết của ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật lên án nhóm NVGP. Ngày 5-6-1958 tại Hà Nội, hơn 800 văn nghệ sĩ thảo bàn nghị quyết gọi là "Nghị quyết cuả 800 văn nghệ sĩ" phụ hoạ với nghị quyết cuả hội Liên hiệp. Sau đó trong tuần lễ từ 21-6 cho đến mùng 3-7-1958, lần lượt các ban chấp hành hội Nhạc sĩ, hội Mỹ thuật, hội Nhà văn hùa nhau thi hành biện pháp kỷ luật đối với các thành viên của hội có chân trong phong trào NVGP: hội Nhà văn khai trừ Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh khỏi ban chấp hành, hội Mỹ thuật cảnh cáo Sĩ Ngọc, chấp nhận Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng rút khỏi ban chấp hành, hội Nhạc sĩ chấp nhận Văn Cao, Nguyễn văn Tý rút khỏi ban chấp hành và cả 3 hội nghị quyết định khai trừ Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An ra khỏi hội Nhà văn, Trần Duy ra khỏi hội Mỹ thuật, khai trừ trong thời hạn 3 năm Trần Dần, Lê Ðạt khỏi Hội nhà văn, Từ Phát, Ðặng Ðình Hưng ra khỏi hội Nhạc sĩ Sáng tác và cảnh cáo một số hội viên khác đã tích cực hoạt động trong nhóm NVGP.
                           
                          Những điều chúng tôi vừa trình bày trên đây rút ra từ quyển sách dầy 370 trang tựa đề "Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận" do nhà xuất bản Sự Thật phát hành tại Hà Nội năm 1959, ở đây chúng tôi xin gọi tắt là tài liệu cuả nhà Sự Thật.
                           
                          Tập tài liệu này tập hợp những nghị quyết của các buổi họp, "những lời thú tội", nhóm từ trong nguyên văn, của những thành viên trong NVGP. Những bài viết lên án và mạ lỵ phong trào NVGP cuả 83 văn nghệ sĩ, cùng những lời buộc tội khiếm nhã cuả các đoàn thể và báo chí của nhân dân, quần chúng cũng như của các vị trong ban Chấp hành Trung ương Ðảng.
                           
                          Nhưng cũng nhờ vào tập tài liệu của nhà xuất bản Sự Thật này và những bài viết đả kích Lê Ðạt và Văn Cao in trong tập tiểu luận "Dao có mài mới sắc" của Xuân Diệu và cuốn sách "Trăm hoa đua nở trên Ðất Bắc" của Hoàng văn Chí mà ngày nay chúng ta có thể biết rõ hơn về tổ chức và hình thức tranh đấu kéo dài của nhóm NVGP trong những năm 55, 56, 57 và 58.
                           
                          Rời Hà Nội đầu năm 1955, trong 2 năm từ 56 đến 58, Hoàng văn Chí thu thập tài liệu nhờ 1 người bạn làm việc ở ủy ban Kiểm soát Ðình chiến đem báo chí từ Bắc vào Nam. Tập "Trăm hoa đua nở trên đất Bắc" xuất bản tháng giêng năm 1959 tại miền Nam qui tụ phần lớn những tác phẩm tiêu biểu, xuất hiện trong thời kỳ NVGP với tiểu sử tác giả. Nhờ đó mà độc giả miền Nam nhiều người thuộc lòng thơ cuả Trần Dần, Phùng Quán từ hơn 30 năm nay.
                           
                          Phong trào NVGP manh nha từ đầu năm 1955. Trong quân đội Trần Dần, Lê Ðạt, Từ Phát, Hoàng Cầm đã bắt đâù phản đối đảng bằng 2 con đường: một mặt lên tiếng phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu; một mặt đòi thứ nhất trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ, thứ hai thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội, thứ ba thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội, thứ tư thành lập trong quân đội một Chi hội Văn nghệ trực thuộc hội Văn nghệ, không qua cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị. Theo lời buộc tội cuả Tố Hữu, tài liệu cuả nhà Sự Thật trang 24.
                           
                          Cùng lúc đó, báo Nói Thật cuả Hoàng Công Khanh trích đăng bài "Sự Chia tay giữa văn nghệ và chính trị" của Lỗ Tấn.
                           
                          Ðến tháng 6 năm 1956 văn nghệ sĩ mới thực sự chống đối công khaị Giai phẩm mùa Xuân ra đời do Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Ðạt, Trần Dần, Sĩ Ngọc, Từ Phát, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Tô Vũ lập chủ biên. Ngoài những bài đả kích lãnh đạo văn nghệ của đảng còn có bài "Nhất định thắng" của Trần Dần. Giai phẩm muà Xuân bị tịch thu ngay tức khắc. Trần Dần bị bắt. Trong tập tài liệu của nhà Sự Thật, Hồng Cương xác nhận rằng "Nhân cơ hội đó, tất cả các lực lượng đối lập với chủ nghĩa xã hội đều ngóc đầu dậy chống lại sự lãnh đạo cuả đảng và chính phủ. Bọn phản động trong Công giáo hành động phá rối trật tự ở Nghệ An, Nam Ðịnh, v.v ..."
                           
                          Ba tháng sau đảng phát động chính sách sửa sai. Lợi dụng thời cơ, văn nghệ sĩ cho ra đời Giai phẩm muà Thu, tập một ngày 29-8-1956 với bài Phê bình Lãnh đạo Văn nghệ của Phan Khôi. Ngày 15-9-1956, bán nguyệt san Nhân Văn số 1 ra đời và cuối tháng 10 năm 1956, ở đại học, các giáo sư Trương Tửu, Trần Ðức Thảo huy động sinh viên cho ra tờ Ðất Mới với Phùng Quán, Bùi Quang Ðoài. Ðất Mới ra được một số thì bị đình bản. Cuối tháng 11 năm 1956, đảng hạ lệnh đóng cửa tờ Nhân Văn và Nhân Văn số 6 bị tịch thu. Sắc lệnh ngày 15-12-56 được ban hành cấm tự do báo chí trừ những báo của đảng, chấm dứt số phận những tờ Giai Phẩm, Trăm Hoa, Ðất Mới. Ðảng cho ra tuần báo Văn thay thế với Nguyên Công Hoan, Nguyễn Tuân và Nguyên Hồng. Chẳng bao lâu, báo Văn cũng lại đổi thái độ, bỏ bớt những bài ca tụng, thêm dần những bài chỉ trích. Những cây bút cũ của Nhân Văn giai phẩm lại thấy xuất hiện trên báo Văn. Sau khi báo Văn số 36 ra ngày 10-1-58 đăng bài Ông Năm Chuột cuả Phan Khôi thì Văn bị đình bản hẳn, chấm dứt phong trào Nhân văn giai phẩm.
                           
                          Về hoạt động cuả phong trào, theo lời buộc tội cuả Tố Hữu, sự phân phối công tác được chia ra như sau: Trần Dần, Lê Ðạt, Hoàng Cầm hoạt động hội Nhà văn.; Trần Duy, Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng ở hội Mỹ thuật; Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh ở hội Nghệ sĩ Sân khấu; Từ Phát, Văn Cao, Nguyễn văn Tý, Ðặng đình Hưng ở hội Âm nhạc; Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Ðức Thảo là những nhà tư tưởng của phong trào; Thụy An, Nguyễn Hữu Ðang liên lạc, huy động và khuyến khích anh em; Trần Thiếu Bảo, chủ nhà in Minh Ðức, in các giai phẩm, giúp đỡ tiền bạc và phương tiện để phát hành báo Nhân Văn. Nhà in Minh Ðức còn là trụ sở cuả các cuộc họp báo Nhân văn và Ðất Mới.
                           
                           
                          Theo lời buộc tội của Nguyễn Ðình Thi thì chủ trương của nhóm NVGP dưạ trên 6 điểm:
                           
                          Thứ nhất cho chủ nghĩa Cộng sản là "không nhân văn, là chà đạp con người, coi những người cộng sản là những người khổng lồ không tim", Trần Duy. Văn học xã hội chủ nghĩa là "công thức giả tạo đẻ ra những thi sĩ máy", Như Mai. Ðòi quyền tự do cá nhân, tự do sống đời sống tình cảm riêng tư của mõi con người "Ðem buộc công an máy móc đặt giữa tim người, Bắt tình cảm ngược xuôi theo luật đi đường nhà nước", thơ Lê Ðạt.
                           
                          Ðiểm thứ nhì phản đối chuyên chính, đòi dân chủ tự do trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá; đả kích mậu dịch, quản lý hộ khẩu, các bộ máy nhà nước đòi tự do đối lập.
                           
                          Ðiểm thứ ba chống sùng bái cá nhân, cho sự lãnh đạo của đảng là đảng trị, là độc đoán, mâu thuãn với quyền lợi căn bản của con người. Trong bài Ông Bình Vôi cuả Lê Ðạt có những câu:
                           
                          Những kiếp người sống lâu trăm tuổi

                          Y như một cái bình vôi, càng sống càng tồi
                          Càng sống càng bé lại.  Ðiểm thứ tư đề cao chủ nghĩa quốc gia tư sản, đả kích Liên sô, cho sự giáo dục con người ở Liên sô là rập khuôn, văn học nghệ thuật Liên sô là công chức.
                           
                          Ðiểm thứ năm chống chính sách cải cách ruộng đất. Ngày 30-10-56 trước Mặt trận Tổ quốc Hà Nội, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn quan trọng tựa đề "Qua những sai lâm` trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo". Nguyễn Mạnh Tường phân tích những sai lầm của chế độ đi từ sai lầm cải cách ruộng đất ở thôn quê, sang sai lầm trong chế độ mậu dịch ở thị thành, đến chính sách kinh tế có tính cách bóc lột. Ông truy nguyên nguồn gốc các sai lầm và trình bày những nguyên tắc mới để sửa sang lại guồng máy luật pháp, chính trị, văn học, kinh tế.
                           
                          Ðiểm thứ sáu và là điểm sau cùng, về văn nghệ NVGP chủ trương phát triển "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng", chối bỏ sự lãnh đạo của đảng, nêu cao khẩu hiệu trả lại văn nghệ cho văn nghệ sĩ, nhược bằng bắt mọi người viết phải viết theo 1 lối với mình thì rồi đến một ngày kia, "hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết".
                           
                           
                          Những thành viên của phong trào NVGP nhiều người đã khuất và thế hệ ngày nay ít ai biết rõ về con người, về cuộc sống cuả họ. Nhưng ký ức văn học may mắn không bị thời gian lôi cuốn đi, nhờ đó mà số phận của các tác giả dù có trải những đoạn trường, văn bản của họ vẫn sống, vẫn được người đời đọc lại và viết lại.
                          Thụy An, trong vụ án NVGP tên bà được nêu lên hàng đầu với cái tựa "Con phù thủy xảo quyệt" cùng bản cáo trạng nặng nề và độc ác nhất dành cho bà. Thụy An là ai Thụy An tên thật là Lưu thị Yến, trong địa hạt tiểu thuyết, bà là nhà văn phụ nữ đi tiên phong với cuốn "Một linh hồn". Thụy An đã cộng tác với báo Phụ Nữ Tân Văn và là chủ nhiệm các báo Ðàn Bà Mới ở Sài Gòn và Ðàn Bà ở Hà Nội. Là phóng viên chiến tranh, bà đã tham dự nhiều cuộc nhảy dù ra mặt trận để cung cấp tài liệu cho báo chí. Bà Thụy An đã từng giữ chức quyền giám đốc Việt Tấn Xã. Cuối năm 53, Thụy An liên lạc với Hồ Hữu Tường, cổ động cho báo Ðông Phương và Thuyết Trung Lập Chi.
                           
                          Về cuốn tiểu thuyết Một Linh Hồn của Thụy An, nhà phê bình Vũ Ngọc An nhận định trong tờ Nhà Văn Hiện Ðại như sau: Một Linh Hồn chính là một tiểu thuyết tình cảm, tác giả Thụy An lại vốn là một nhà thơ, Hàn Mạc Tử đã đem vào thi ca VN lòng tin tưởng ở đạo Gia Tô với một giọng say sưa đầm ấm, Thụy An đã xây dựng cho tiểu thuyết của bà, có những nhân vật tin cậy ở Ðấng Cứu Thế, ở Ðức Mẹ Ðồng Trinh và sản lòng nhịn nhục hy sinh. Hãy đọc bà diễn tả những sự tin tưởng êm đẹp cuả người con gái dòng Thức Ðường: "Trên bàn thờ Chuá và những bàn thờ nhỏ chung quanh, vài ngọn nến le lói trong bóng nửa tối nửa sáng. Ánh nến dập dờn làm linh động những pho tượng, những bức tranh. Mặt Ðức Bà như càng lúc càng rầu rĩ thêm và cứ dần dần sát xuống mặt Vân, và 2 bàn tay mềm dẽo của người thường chắp lại nay từ từ rời ra và đang xoa trên cái trán rạo rực nóng bừng của Vân. Vân tưởng hít thấy cái hơi thở thiêng liêng của người và nghe người thì thào như một cơn gió: "Hỡi con, hãy đem nỗi đau khổ gởi vào lòng ta đây". Vân ngã hẳn đầu, tựa vào bức tường mà bấy giờ Vân mơ màng thấy ấm ấm như tựa vào ngực Ðức Bà."
                           
                          Một câu chuyện bắt đầu giữa nguồn an ủi muôn năm và nỗi đớn đau cực điểm, và Vũ Ngọc Phan kết luận: Một Linh Hồn đáng kể là cuốn tiểu thuyết xuất sắt nhất cuả phụ nữ VN từ trước đến nay, tác giả đã giầu tưởng tượng, truyện lại xây dựng 1 cách vững vàng, chắc chắn.
                           
                          Thời kỳ NVGP, theo lời khuyên cuả Nguyễn Hữu Ðang, Thụy An không lộ mặt trên báo, tuy vậy tập tài liệu của nhà xuất bản Sự Thật có nói đến 2 bài viết cuả bà tựa đề "Bích Xu Va" và "Trường hợp tòng quân của thiếu úy Lâm". Thụy An thường ra vào hội nhà văn, mạt sát chế độ bần cùng hoá nhân dân và Thụy An liên lạc, nâng đỡ tinh thần, giúp đỡ quần áo, tiền bạc cho văn nghệ sĩ. Thụy An có 1 ảnh hưởng lớn đối với họ. Trong bản tự kiểm thảo, Lê Ðạt viết về Thụy An: Mỗi lần ở nhà Thụy An ra, là mỗi lần tôi thấy mình tài giỏi thêm, oán đảng thêm và chán nản thêm, lòng tin tưởng vào đảng của tôi mất dần khi Thụy An nói đến những con người không đất đứng và tôi cũng tự hỏi đất đứng của mình ở đâu. Không chịu đi chỉnh huấn, Thụy An bị bắt giam vào Hoả Lò Hà Nội .
                           
                          Người được nêu tên hàng thứ nhì trong vụ án NVGP ngay sau Thụy An là Nguyễn Hữu Ðang với cái tựa "Tên quân sư quạt mo" với lời buộc tội nặng nề và thô thiển. Nguyễn Hữu Ðang quê quán ở Thái Bình, ông tham gia những phong trào ái quốc rất sớm. Trước năm 1942, ông hoạt động trong phong trào truyền bá Quốc ngữ. Năm 1942, ông tham gia Văn hoá cứu quốc, ngay từ 1945, Nguyễn Hữu Ðang đã liên lạc mật thiết với Trần Thiếu Bảo, sau này là chủ nhà xuất bản Minh Ðức.
                           
                          Trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, Nguyễn Hữu Ðang tổ chức Thanh Niên Xung phong và sau đó làm thanh tra bình dân học vụ. Ðến năm 1947, Nguyễn Hữu Ðang mới chính thức vào đảng. Năm 1951, ông ly khai đảng và từ đó khi ở Cầu gỗ, khi ở Hậu hiền, ông lên tiếng đả kích đường lối của đảng.
                           
                          Theo lời buộc tội cuả Mạnh Phú Tư thì Nguyễn Hữu Ðang là linh hồn cuả tờ Nhân Văn, ông tìm tiền, kiếm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài, nhưng lại ký tên người khác, che lấp những nguồn tài chính, những người cung cấp phương tiện bằng hình thức nêu danh những người góp tiền in báo có một nhân lên gấp mười. Trong bản tự kiểm thảo, Trần Dần viết về Nguyễn Hữu Ðang: nếu không có Ðang, không ai có thể tập họp anh em được, sẽ không có tham luận những đề nghị gặp trung ương ra báo mà cũng sẽ không có tờ Nhân Văn. Nguyễn Hữu Ðang chủ trương tranh đấu triệt để và trực tiếp. Nhân lớp học 18 ngày do hội Văn Nghệ tổ chức, ông đọc 1 bản tham luận nẩy lửa nhằm đả kích đường lối văn nghệ lãnh đạo của đảng. Nguyễn Hữu Ðang không chịu đi chỉnh huấn bị bắt giam vào Hoả Lò Hà Nội.
                           
                          Trần Thiếu Bảo xuất thân trong 1 gia đình giàu có ở Thái Bình. Trần Thiếu Bảo mở hiệu sách Minh Ðức sau trở thành nhà xuất bản, trước ở Thái Bình đến năm 1954 dời về phố Phan Bội Châu, Hà nộị Trần Thiếu Bảo không theo cách mạng ngay từ đầu và ông có tiếng là mạnh thường quân đối với văn nghệ sĩ. Cùng với Nguyễn Hữu Ðang, Trương Tửu, ông tổ chức lễ kỷ niệm Vũ Trọng Phụng khi ấy Vũ Trọng Phụng chưa được vinh thăng như bây giờ. Nhà xuất bản Minh Ðức lợi dụng chuyện khai thác vốn cổ để tái bản những sách cuả Tự Lực Văn Ðoàn như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, v.v ... Nhà xuất bản Minh Ðức cũng là trụ sở các cuộc hội họp báo Nhân văn, in giai phẩm Ðất Mới. Trần Thiếu Bảo xuất tiền bạc giúp phương tiện in ấn và phát hành.
                           
                          Ba giáo sư đại học đã tham gia phong trào NVGP là Trương Tửu, Trần Ðức Thảo và Ðào Duy Anh. Cả ba đều bị cất chức và bị quản thúc gần như suốt đời .
                           
                          Trương Tửu là nhà phê bình, nhà văn, giáo sư đại học và lý thuyết gia. Trương Tửu bước vào làng văn với loạt bài phê bình những tác phẩm cuả Tự Lực Văn Ðoàn trên báo Loa, Hà Nội năm 1935. Ông còn là tác giả của những tập tiểu thuyết tranh đấu và xã hội. Khi mặt trận dân chủ của Việt Minh bắt đầu phát động, ông đã viết bài đả kích mặt trận trên các báo Quốc gia và Thời thế.
                           
                          Trương Tửu tuyên bố "Văn nghệ không làm chính trị để giữ sự độc lập cuả trí thức". Cùng với Nguyễn Ðức Tùng ông thành lập nhóm Hàn Thuyên. Nhóm Hàn Thuyên theo chủ trương cộng sản đệ tứ in những sách của Lương đức Thiệp, Thái văn Tam, Nguyễn Tế Mỹ, Lý Hải Âu và các sách của Nguyễn Bách Khoa, tức Trương Tửu như "Nguyễn Du và Truyện Kiều", "Hai bà Trưng". Ngày mùng 10-9-45, Trương Tửu cho xuất bản cuốn Tương Lai Văn Nghệ Việt Nam, trong đó ông nhắc đến cái hôm nay đen tối và chật hẹp, và mượn lời André Gide khuyên các văn nghệ sĩ hãy gieo rắt vào tâm trí mọi người chất men bất phục tòng và phản kháng. Tuy vậy, khi toàn quốc kháng chiến, ông cũng đi theo trào lưu trong 9 năm trời.
                           
                          Về hoạt động của Trương Tửu trong thời kỳ NVGP, Hoài Thanh tố cáo: "Trong 3 tập giai phẩm liên tiếp, nó tức là Trương Tửu đả kích thậm tệ vào toàn bộ cán bộ đảng phụ trách công tác văn nghệ, phủ nhận tính chất Mác XiÓt, tính chất vô sản của đảng" và Bằng Sĩ Nguyên viết: "Tửu đã nói gì khi giảng dạy ? Tửu đã vu khống đảng là hiện tượng tha hoá, trường đại học có đảng trị, có đảng cụ thể và đảng trừu tượng. Cụ thể bao giờ cũng có sai lầm, vậy mỗi giai đoạn cần có 1 đảng mới. Tửu gây ý thức thoát ly sự lãnh đạo của đảng, cụ thể là tấn công vào cán bộ lãnh đạo của đảng trong bài học. Tửu đề cao quá đáng Vũ Trọng Phụng để nói rằng không có đảng lãnh đạo, nhà văn vẫn viết được những tác phẩm có giá trị và văn nghệ sĩ còn sáng suốt hơn đảng, cố vấn cho đảng phát hiện vấn đề cho đảng biết.
                           
                          Trần Ðức Thảo nổi tiếng về tài học, đỗ đầu vào trường Normale Superieur ở Pháp năm 1936, thạc sĩ triết học. Trong thời kỳ ở Pháp, ông cộng tác với Jean Paul Sartre tham gia nhóm Les temps modernes. Sau này ông kiện Sartre về 1 cuốn sách viết chung mà Sartre lại không muốn xuất bản.
                           
                          Những năm 44, 45 ông hoạt động cho hội Việt kiều theo lời buộc tội của Phạm Huy Thông. Khi phái đoàn Việt minh đồng chiếu hộ sang Pháp năm 1946, Trần Ðức Thảo đả kịch phái đoàn, cho chính sách ngoại giao của Việt Minh là đầu hàng và phản bội, và đảng cộng sản Pháp có đầu óc đế quốc thực dân. Trần Ðức Thảo chống lại hiệp ước sâu bọ 6-3-1946. Năm 1949, tại đại hội hòa bình thế giới ở Paris, Trần Ðức Thảo lên tiếng cảnh cáo đại biểu Liên Sô và đại biểu Pháp là phản bội các dân tộc thuộc địa
                           
                          Năm 1951, Trần Ðức Thảo về nước và năm 56, tham gia phong trào NVGP. Sau khi Nhân văn bị cấm, Trần Ðức Thảo vẫn tiếp tục hoạt động, che chở và giúp đỡ các sinh viên. Ông mở diễn đàn tự do ở đại học để truyền bá tinh thần tự do dân chủ. Hai bài viết quan trọng của ông trong thời kỳ NVGP là bài "Nội Dung Xã Hội và Hình thức tự do" đăng trong giai phẩm muà đông, tập 1, năm 1956 lên án những sai lầm trong cải cách ruộng đất và bài "Nỗ Lực Phát Triển Tự Do Dân Chủ" đăng trên Nhân văn số 3 tháng 10-56 được coi như một đề cương tranh đấu cho tự do dân chủ của nhóm NVGP. Trần Ðức Thảo viết: "Cái tự do mà họ tức là những người lao động trí thức và chân tay muốn phát triển là tự do của toàn dân phê bình lãnh đạo. Cái tự do đó là quyền của người công dân đã được hoàn toàn công nhận và bảo đảm trong chế độ ta. Tự do không phải là cái gì có thể ban ơn.
                           
                          Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở, có tự do thì mới đẩy mạnh được sáng tác văn nghệ, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật. Phát triển tự do là nhu cầu thiết thân đồng thời là nhiệm vụ số 1 của người trí thức cũng như của toàn dân. Hình thức tự do là tự do cá nhân, cá nhân phục tòng tập thể nhưng tập thể cũng phải có cá nhân xây dựng. Xét đến tình hình thế giới mới đây, lý tưởng tự do cá nhân lại là lý tưởng của những ngày tiến tới, lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản bây giờ đến bắt đầu trở thành 1 thực tế lịch sử ở Liên Sô", ký tên Trần Ðức Thảo.
                           
                          Học giả Ðào Duy Anh đóng góp tiếng nói cuả mình trong Giai phẩm muà Thu tập 3 năm 1956 với bài "Muốn phát triển học thuật", nội dung phân tích những sai lầm trong nguyên tắc dùng chính trị để lãnh đạo học thuật. Ông viết: "Sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn, cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Cái điều kiện không thể thiếu được để cho học thuật phát triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh 2 hình thức hạn chế tự do tư tưởng tác hại nặng nhất đối với học thuật là bệnh giáo điều và biến chứng của nó là bệnh sùng bái cá nhân. Ở nước ta thì các bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại còn trầm trọng hơn, khiến người ta vô luận bàn về vấn đề gì cũng đều phải bắt đầu dẫn những đề án của Marx, Angel va Lenin, hoặc những ý kiến của Stalin hay các lãnh tụ khác. Bệnh giáo điều và bệnh sùng bái cá nhân lại dẫn thẳng đến cái tệ tư tưởng độc tôn, hễ thấy ai có ý kiến gì vượt ra ngoài nhưng công thức cũ, những khuôn khổ sản có thì người ta chụp ngay cho những cái mũ dễ sợ như danh hiệu "cải biến chủ nghĩa" chẳng hạn để bịt mồm, bịt miệng người khác.
                           
                          Tư tưởng không tự do thì không thể tự do thảo luận được, mặc dầu không ai cấm tranh luận, các nhà lãnh đạo vẫn thường nói nên mở rộng tranh luận, nhưng trong thực tế thì sự tranh luận đã bị thủ tiêu từ gốc rồi. Nghiên cứu hay nghị luận 1 vấn đề gì, người người chỉ nơm nớp lo sợ, không khéo thì trật ra ngoài đường lối tư tưởng chính thống độc tôn. Ðối với những người ấy công tác học thuật trở thành trò xiếc leo giây. Con đường học thuật phải là con đường cái thênh thang cho mọi người tự do đi lại chứ không phải là sợi dây căng cho người làm xiếc.
                           
                          Phải trừ bỏ những bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân để trả lại tự do cho học thuật.
                           
                          Trần Dần là 1 trường hợp đặc biệt quả cảm, bất phục tòng và đã chịu sự trù dập nặng nề nhất. Hăng say theo kháng chiến thời kỳ Ðiện Biên, Trần Dần viết: "người người lớp lớp". Năm 54 yêu 1 người con gái thuộc thành phần tiểu tư sản ở phố Sinh Từ, gia đình đã di cư vào Nam. Bất chấp sự ngăn cấm cuả đảng, Trần Dần vẫn kết hôn với người yêu. Ðầu năm 1955 cùng với Hoàng Cầm, Lê Ðạt, Từ Phát chủ trương việc phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và phản đối chính sách cai trị văn nghệ trong quân đội. Trần Dần bị kiểm thảo và bị bắt giam. Giai phẩm muà Xuân ra đời vào tháng 3 năm 1956 in bài Ông Bình Vôi cuả Lê Ðạt, "Cái chổi quét rác rưởi" cuả Phùng Quán và bài thơ Nhất Ðịnh Thắng cuả Trần Dần. Ðây là bài trường ca tha thiết và u uẩn về số phận cuả đất nước và con người, nói lên cái hận chia đôi đất nước:
                           
                          Trời vẫn quần muôn vàn tảng gió

                          Bắc Nam ơi đứt ruột chia đôi
                          Tôi cúi xuống quỳ xin mưa bão
                          Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi Nói đến cảnh đói rét thê thảm cuả quê hương, Trần Dần viết:
                          Trời mưa to lụt cả gian nhà,

                          Ôm tất cả che mưa cản gió,
                          Con chó mực nghe mưa là nó rú,
                          Tiếng nó lâu nay như khản em ạ. Và sự hoài nghi cuả con người trước tương lai:
                          Ôi xưa nay Người vẫn thiếu tin Người

                          Người vẫn thường kinh hoảng trước tương lai  Giai phẩm muà Xuân bị tịch thu, Trần Dần bị kiểm thảo nặng nề và bị bắt giam vào hoả lò Hà Nội. Trần Dần lấy dao cứa cổ tự vận nhưng không chết. Mấy tháng sau, đảng phát động phong trào sửa sai, Giai phẩm muà Thu và Nhân Văn số 1 ra đời, Phan Khôi viết bài Phê Bình Lãnh Ðạo Văn Nghệ, binh vực Trần Dần. Trong Nhân Văn số 1, ngoài bức chân dung cuả Trần Dần do Nguyễn Sáng vẽ, với vết sẹo ở cổ, còn có bài viết tha thiết của Hoàng Cầm về con người Trần Dần. Ðảng xét lại trường hợp của Trần Dần, Trần Dần được thả và hội Văn nghệ phải viết bài tự kiểm thảo đăng trên các báo. Ðến cuối năm 57, báo Văn in bài Hãy Ði Mãi cuả Trần Dần, tính cách tranh đấu quyết liệt hơn:
                          Tôi có thể mặc thay ngàn tiếng chữi tục tằn

                          Trừ tiếng chữi sống không sáng tạo  Trong bài tự kiểm thảo, Trần Dần viết về hoạt động của mình: "những sáng tác cuả tôi đều là cái loại đả kích vào các chính sách của đảng cả. Nếu đọc cả một đống như thế, người ta sẽ cảm thấy sự lãnh đạo của đảng là một sự ngột ngạt không thể nào sống nổi. Người sáng tác phải có quyền và có gan như nhà viết sử thời xưa, vua chém đi 6 người đến người thứ 7 vẫn chép sử đúng như sự thật, vua đành chịu vậy, Riết, bây giơ lỡ nên làm xô đổ thôi tức là đả kích xen ca ngợi thì lãnh đạo cũng phải bằng lòng, tôi hay nói với anh em, vó phải kín mới được trước hở quá rồi, đấu tranh bộ đội, Giai phẩm muà Xuân, Nhân văn đều manh động cả, chỉ có chui vào sáng tác, tức là cái xác chủ dẫn nhất đánh cũng không chết."
                           
                          Hoàng Cầm sinh năm 1921 tại làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hải Dương. Trước kháng chiến, Hoàng Cầm nổi tiếng trong văn đàn với 3 vở kịch thơ Viễn Khách, Kiều Loan và Lên Ðường. Thời kỳ NVGP, cùng với Trần Dần và Lê Ðạt, Hoàng Cầm là những cột trụ của tờ Nhân văn và Giai Phẩm, những sáng tác của ông trong thời kỳ này được in lại trong tài liệu của hội Báo chí có 2 bài là bài thơ "Em bé lên 6 tuổi" nói về hoàn cảnh đau thương của 1 em bé con địa chủ, bố bị đấu tố, mẹ bỏ đi Nam: "Chị Ðội bỗng lùi lại nhìn đứa bé mồ côi cố tìm vết thù địch, chỉ thấy một con người" và kịch thơ Tiếng Hát Trương Chi mươn hình ảnh tiếng hát để nói về nghệ thuật và khẳng định "không thể cưỡng bức được nghệ thuật". Bài Con Người của Trần Dần được George Boudarein dịch ra tiếng Pháp tập Trăm Hoa Ðua Nở của ông.
                           
                          Lê Ðạt là người chủ trương đổi mới tư duy văn học, đổi mới thơ ngay từ thời kỳ NVGP. Chủ trương này được Tố Hữu gán cho biệt hiệu "cái thùng sắt Tây Lê Ðạt" và Xuân Diệu viết bài "Những biến hoá cuả chủ nghĩa cá nhân tư sản qua thơ Lê Ðạt". Qua bài tự kiểm thảo, Lê Ðạt xác nhận: "Tôi tham gia Nhân Văn với ý thức là người lãnh đạo lý luận cuả tờ báo vì tôi cho tôi vững vàng hơn Nguyễn Hữu Ðang. Ban biên tập lúc đó gồm có 4 người: Nguyễn Hữu Ðang, Trần Duy, Hoàng Cầm và tôi. Ðể tấn công quan điểm vô sản chuyên chính của đảng, tôi vận động Thanh Châu viết bài Mậu Dịch, tôi góp ý, vẽ tranh 1 người đẽo chân cho vừa giày mậu dịch. Nhân Văn bị đóng cửa nhưng tư tưởng Nhân văn, tư tưởng chống đối vẫn chưa hết. Sau 1 thời gian các báo ngớt đánh, tình hình trở lại bình thường, chúng tôi lại vẫn gặp nhau đả kích đảng, cho là độc đoán". Thơ Lê Ðạt có những lời lẽ rất tiên tri:
                          Lịch sử muôn đời duyệt lại,

                          Không ai lừa được cuộc đời. Khuôn mặt văn học tiêu biểu sau cùng mà chúng tôi gợi lại và tưởng niệm là Phan Khôi. Phan Khôi, bút hiệu Trương Dân, nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, nhà báo, nhà biên khảo là 1 trong những cây bút tiên phong sắc và dạn nhất cuả văn học VN cùng thời với Bùi Kỳ, Trần Trọng Kim, Nguyễn văn Ngọc, Nguyễn văn Tố, Ðào Duy Anh. Phan Khôi sinh năm 1887, tại làng Bảo An, huyện Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam, mất năm 1959. Phan Khôi là cháu ngoại Hoàng Diệu. Năm 1907, Phan Khôi ra Hà Nội tham gia phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục và viết cho tạp chí Nam Cỗ Tùng Báo. Ít lâu sau, phong trào bị khủng bố, Phan Khôi trở lại Quảng Nam, hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với Huỳnh Thúc Kháng. Bị Pháp bắt, ông học tiếng Pháp trong tù. Năm 1914, ra tù, ông làm nghề viết báo.
                           
                          Trong nửa thế kỷ từ Bắc chí Nam, ngọn bút sắc bén của Phan Khôi tung hoành trên các báo Nam Phong, rồi Lục Tỉnh Tân Văn, Ðông Pháp Thời báo, Thần Chung, Phụ Nữ Tân văn, Trung Lập, Thực nghiệp Dân báo, Hữu Thanh, Phụ Nữ Thời Ðàm, Tràng An, Sông Hương. Tác phẩm đầu tiên của Phan Khôi là tập Nam Âm thi thoại, ra đời năm 1920 ở Hà Nội. Ðến năm 1936, tái bản tại Huế và đổi tên là Trương Dân Thi Thoại. Bài thơ Tình Già cuả Phan Khôi đăng lần đầu tiên trên báo Phụ Nữ Tân Văn tháng 3 năm 32 được coi như bài thơ mở đường cho phong trào thơ mới. Là nhà Hán học, lý luận khúc chiết và đanh thép theo phương pháp Tây phương, những bài bút chiến cuả Phan Khôi với Hải Triều gây không khí sôi nổi trên văn đàn những năm 30. Khó có người nào xứng đáng hơn Phan Khôi về kiến thức cũng như về tài năng trong vai trò ngự sử văn đàn.
                           
                          Trong thời kỳ NVGP, ông đứng tên chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Nhân văn để bao che cho các cây bút tre. Trong bài Phê Bình Lãnh Ðạo Văn Nghệ trong Giai Phẩm muà Thu tập 1 với tác phong Ngự sử Văn đàn, ông chỉ trích Trường Chinh ăn nói bưà bãi, chất vấn gắt gao Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Ðình Thi. Những người chủ chốt trong việc kết tội Trần Dần. Sau khi tách bạch 2 giai cấp Lãnh đạo văn nghệ và Quần chúng văn nghệ, Phan Khôi nhắm 3 tiêu đề:
                           
                          Thứ nhất vấn đề tự do của văn nghệ sĩ, sau những dẫn chứng những trường hợp cụ thể về việc lãnh đạo nghiệt ngã bắt bẻ người viết phải theo đúng đường lối, Phan Khôi hỏi lãnh đạo: chính trị muốn đạt đến cái mục đích của nó thì cứ dùng khẩu hiệu, biểu ngữ thông tri chỉ thị không được hay sao mà phải cần dùng đến văn nghệ rồi ông cảnh cáo: "Lãnh đạo đã xâm phạm mỗi ngày một hơn vào quyền riêng nghệ thuật của văn nghệ sĩ.
                          Ðiểm thứ hai, về vụ Giai phẩm muà Xuân, Phan Khôi chất vấn ban chủ toạ hội Văn nghệ: "hỏi độc tội một Trần Dần thôi là cái ngón chính trị tài tình lắm đấy, để cô lập Trần Dần và phân hóa những người trong Giai Phẩm, cái ngón ấy đã thành công. Tôi còn nhớ có vị bắt lỗi trong bài thơ Trần Dần có chữ Người viết hoa, lấy lẽ rằng chữ Người viết hoa chỉ để xưng Hồ chủ tịch, thế mà Trần Dần lại viết hoa chữ Người không phải để xưng Hồ chủ tịch. Tôi ngồi nghe mà tưởng như ở trong chiêm bao, chiêm bao thấy mình đứng ở 1 sân rộng nọ, ông Lê Ngỗ tố cáo ông Nguyễn Mỗ trước ngai vàng: trong phép viết chỉ có chữ nào thuộc về Hoàng thượng mới phải đai, thế mà tên Nguyễn Mỗ viết thư cho bạn dám xài những chữ không phải thuộc về Hoàng thượng. Nhân may cho tôi, tôi tỉnh ngay ra là mình đang ngồi trong phòng họp hội Văn nghệ"
                          Về vụ giải thưởng văn học năm 1954, 55, ba tác phẩm Mưa Sao của Xuân Diệu, Truyện Anh Lộc của Nguyễn Huy Tưởng và Nam bộ Mến Yêu của Hoài Thanh đều chiếm giải. Phan Khôi phê rằng đảng giáo dục Xuân Diệu làm cách mạng chứ có giáo dục Xuân Diệu làm thơ đâu, và 3 ông Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh đều có tác phẩm dự thi mà đều ở trong ban trung khảo. Nếu ở trong ban trung khảo mà thôi còn khá, thử điều tra lại hồ sơ, thì 3 ông còn ở trong ban sơ khảo nữa, sao lại có thể như thể Trường thi phong kiến xưa, tuy có ám muội gì bên trong, chứ bên ngoài họ vẫn sạch tiếng. Một người nào có con em đi thi thì người ấy có được cắt cử cũng phải hồi tị, không được chấm trường. Bây giờ, đến cả chính mình đi thi mà cũng không hồi tị, một lẽ là ở thời đại Hồ Chí Minh, con người đã đổi mới, đã liêm chính cả rồi, một lẽ là trắng trợn vì thấy mọi cái miệng đã bị vú lấp.
                           
                          Chuyện Ông bình Vôi cuả Phan Khôi đăng trong Giai phẩm muà Thu tập 1 ngẫu hứng từ bài thơ Ông Bình Vôi của Lê Ðạt. Phan Khôi viết để bênh vực Lê Ðạt, đồng thời nhạo báng lãnh tụ, gọi lãnh tụ là Ông Cọp, Ông Trưởng, Ông Ðầu Rau, Ông Tre và Ông Bình Vôi và chế giễu 3 bài vị mà người dân thường phải để chân dung trong nhà. Trong bài Ông Năm Chuột, Phan Khôi gián tiếp đòi hỏi trả văn nghệ cho văn nghệ, chuyên môn cho chuyên môn, ông nhắn lãnh đạo qua lời cuả người thợ bạc rằng: "người ta cái gì biết ít thì chỉ nên nghe chứ không nên nói, tôi không nói chuyện văn chương chữ nghĩa với ông, cũng như ông không dậy nghề làm thợ bạc cho tôi"
                           
                          Theo bài viết của Ðoàn Giỏi, đăng trên báo Văn nghệ số 15-8-58 thì tháng 12 năm 1957, Phan Khôi đưa đến nhà xuất bản hội Nhà văn 1 tập bản thảo dầy, bên ngoài đề 2 chữ Nắng chiều gồm nhiều bài bút ký, tạp văn, viết từ đầu kháng chiến Việt Bắc đến 1957. Ðoàn Giỏi trích đoạn những bài viết cuả Phan Khôi cố ý đả phá, đồng thời cho độc giả biết những nét đại cương của tác phẩm. Ngay trong 2 bài đầu tưạ đề Cầm Vịt và Tiếng Chim, Phan Khôi đã khẳng định: "xã hội không có đấu tranh giai cấp, của ai người nấy ăn. Vấn đề tranh đấu giai cấp chỉ là kiểu rình phần cuả kẻ khác. Về bài viết Cây Cộng Sản, Ðoàn Giỏi tự hỏi, tại sao Phan Khôi lại đem cây cứt lợn cũng gọi là cây chó đẻ và bọ xít toàn những tên không nhã tí nào hết để gọi nó là cây Cộng sản và cỏ cụ Hồ. Ðến bài giới thiệu Nguyễn Trường Tộ, Phan Khôi viết: "Vua thì như thế, còn đám quan liêu từ triều đình đến các tỉnh phần nhiều là hủ nho, đám sĩ phu ở dân gian càng đông hơn, cũng đều là hủ nho, dưới vua, hai hạng người này nắm quyền lợi một nước trong tay họ, họ cấu kết với nhau để giữ lấy quyền lợi thì còn ai mà làm gì được. Ðoàn Giỏi bị kiểm thảo về tội "vờ đả kích Phan Khôi để công bố những nét đại cương cuả 1 tác phẩm bị cấm. Bản thảo tập Nắng chiều hiện nay ở đâu, còn hay mất, đó là công việc của những nhà sưu tầm và nghiên cứu văn bản học, trách nhiệm trước hết với Phan Khôi và sau nữa với văn học VN.
                           

                          oOo 
                          Phong trào NVGP là một cuộc tranh đấu lớn lao cuả trí thức và văn nghệ sĩ nhằm mục đích dân chủ hoá và canh tân đất nước về mọi mặt chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hoá và tư tưởng. Chính quyền miền Bắc đã dập tắt phong trào, chính quyền miền Nam đã lợi dụng phong trào để làm vũ khí tuyên truyền chống cộng, và đất nước đã rơi vào hoàn cảnh xáo trộn, chiến tranh, lạc hậu và chuyên chính trong gần nửa thế kỷ qua. Trở lại hồ sơ NVGP, tìm lại những văn bản đã bị tịch thu, đã bị thất lạc là trách nhiệm cuả người làm văn học nghệ thuật. Trách nhiệm đối với dĩ vãng và để rút tỉa bài học cho hiện tại và tương lai.

                          http://members.fortunecity.de/thongtinberlin1/diendan/nhanvangiaipham.html
                          #13
                            LXMai 11.03.2007 22:20:03 (permalink)
                            Việt Nam trao giải thưởng cho 4 văn nghệ sĩ với tác phẩm từng bị cấm
                            Matt Steinglass
                            Hà Nội
                            11/03/2007
                             
                            Bốn văn nghệ sĩ Việt Nam thuộc một nhóm trí thức bất đồng chính kiến trong thập niên 1950 với tác phẩm bị kiểm duyệt và bị tù, vừa được trao tặng giải thưởng Văn Học và Nghệ Thuật của Việt Nam. Trong số 4 người chỉ có 2 còn sống là thi sĩ Hoàng Cầm và Lê Đạt. Việc trao giải thưởng này như một lời xin lỗi đối với các văn nghệ sĩ đã trở thành những gương mặt rất được yêu thích trong lãnh vực văn chương Việt Nam thế kỷ 20.
                             
                             
                            Thi sĩ Hoàng Cầm
                             
                            Ông Hoàng Cầm năm nay đã 86 tuổi, và bạn ông là Lê Đạt năm này đã 85 tuổi. Hai ông nổi tiếng trong phong trào văn chương mới từ nhiều thập niên qua và đã từng bị chính phủ sách nhiễu và bị tù.
                             
                            Tuy nhiên trong những năm gần đây, chế độ kiểm duyệt của Việt Nam đã nới lỏng, và chính phủ đã chấp nhận những điều mà một thời bị phê phán.  Buổi lễ trao giải đã diễn ra hôm thứ bảy vừa qua.  Hai cố nghệ sĩ cùng thời với ông Hoàng Cầm, và Lê Đạt là Phùng Quán và Trần Dần đã được truy tặng giải. 
                             
                            Trong những năm đầu thập niên 1950, nhà thơ Hoàng Cầm đã sáng tác những vần thơ ái quốc khích lệ tinh thần của bộ đội Hồ Chí Minh trong trận chiến giành độc lập từ tay người Pháp. 
                             
                            Sau khi Việt Nam độc lập năm 1954, ông và các văn nghệ sĩ khác, cũng được tặng giải trong buổi lễ hôm thứ bảy, đã tham gia một tạp chí độc lập là Nhân Văn Giai Phẩm.
                             
                            Nhân Văn Giải Phẩm đã cho đăng các bài viết và thơ phê phán việc thực thi chương trình cải cách ruộng đất tàn bạo của chính phủ Cộng Sản.  Tháng 12 năm 1956, chính phủ đã cho đóng cửa tạp chí và đàn áp thẳng tay nhóm văn nghệ sĩ này. 
                             
                            Trong 30 năm, ông Hoàng Cầm đã không được chính thức phổ biến các sáng tác của ông, song thơ của ông được lén lút loan truyền rộng rãi. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam mở cửa trong những năm cuối thập niên 1980, tác phẩm của nhà thơ Hoàng Cầm đã trở thành một phần của văn chương chính thức. 
                             
                            Không khí sáng tác và kiểm duyệt thơ văn ở Việt Nam hiện nay đã bớt ngột ngạt, song giới văn nghệ sĩ vẫn biết phải dừng ở giới hạn nào.  Những lời chỉ trích trực tiếp quyền lực của đảng Cộng Sản vẫn còn là điều cấm kỵ.
                             
                            #14
                              LXMai 21.03.2007 19:31:01 (permalink)
                              Mạc Đình
                              Nhân Văn Giai Phẩm

                              Không Phải Chuyện Cười
                              Chung quanh tờ Nhân Văn
                               
                              http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3n2n0n31n343tq83a3q3m3237nnn4n&cochu=
                               
                               
                              Mạc Đình
                              Nhân Văn Giai Phẩm

                              Phùng Quán
                               
                              http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n3n2n0n31n343tq83a3q3m3237nvn1n&cochu=
                               
                              Thảm kịch “Nhân Văn Giai Phẩm”
                              Ngày: 14-11-2006
                              Đề tài: Lịch Sử

                              http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=print&sid=2596
                              #15
                                Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 4 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 47 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9